NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 31

Kinh Lăng-già A-bạt-đa La Bảo – bốn quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Nhập Lăng-già – mười quyển – Huyền Ứng.
Kinh Đại thừa Nhập Lăng-già – bảy quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Bồ tát Cảnh Giới Thần Thông – ba quyển.
Kinh Đại Tát-giá-ni Càn Tử – bảy quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Mật Nghiêm – ba quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Hậu Dịch Mật Nghiêm – ba quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam muội – ba quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Quán Phổ Hiền Hạnh – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Chư Pháp Bổn Vô – ba quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Vô Cực Báu Tam muội – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Huệ Ấn Tam muội – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Như Lai Trí Ấn Tam muội – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Báu Như Lai Tam muội – hai quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Quán Đảnh – mười hai quyển – Huyền Ứng – Tuệ Lâm tái tu chỉnh – bên phải là mười sáu kinh sáu mươi ba quyển, đồng âm quyển này.

 

KINH LĂNG GIÀ A BẠT ĐA LA BẢO

Huyền Ứng soạn – Tuệ Lâm thêm vào.

QUYỂN 1

Lăng-già: tên núi, tiếng Phạn. Nói đúng là lăng ca bảo, âm lăng ngược lại âm lặc đặng. Chữ A-bạt-đa-la, đây dịch là nhập gọi là nhập đó là vào trong núi này, mà nói đây là kinh.

Hải Tân: Ngược lại âm tất dân. Tự Lâm cho rằng: tân là bến nước.

Thố hội: Ngược lại âm hồ đối. Sách Luận ngữ cho rằng: sau khi có

một nền trắng mới vẽ lên bức tranh. Trịnh Huyền cho rằng: hội họa, tập trung năm màu sắc gọi là hồi, trong kinh viết từ bộ quý. Sách Thuyết Văn cho rằng: dệt sợi tơ còn dư lại, hoặc viết âm quỹ chẳng phải nghĩa của kinh dùng vậy.

Trừng chúc: Ngược lại âm thác canh. Văn thông dụng cho rằng: nhìn thẳng gọi là trừng.

 

KINH LĂNG GIÀ A BẠT ĐA LA BẢO

QUYỂN 2 – Sa môn Tuệ Lâm thêm vào

Thố vẫn: Ngược lại âm trên là thổ cố. Sách Thuyết Văn cho rằng: thố là loài thú chân sau cong lại, cái đuôi của nó có chấm đen, chữ tượng hình, gọi là cái đầu của con thỏ, đầu va vào gốc cây. Chữ viết từ bộ thố cũng đồng tĩnh lược.

Quy mão: Ngược lại âm quí quỳ. Theo sách Thống Trị cho rằng: quy là loài côn trùng sống dưới nước, xương cứng bao bọc bên ngoài, mà thịt ở bên trong. Theo tánh chất của nó đầu con qui và mình của đồng với thiên địa. Loại qui và ba ba to lớn mà không có uy thế, sức mạnh, dùng nó làm sức mạnh. Chân trái của nó giống như chân phải, trên lưng của nó có vân đường nứt đầu và đuôi đều giống nhau.

Văn nhuế: Ngược lại âm trên là vật phân. Văn thường hay dùng viết đúng là từ bộ côn viết thành chữ văn. Sách Thuyết Văn cho rằng: là loài côn trùng biết bay bay cắn người. Ngược lại âm dưới là sanh nhuệ. Sách Quốc ngữ cho rằng: các loại côn trùng như: con muỗi mắt, con bươm bướm ngài, con mọt đều có thể hại người. Cố Dã Vương cho rằng: nay có loại côn trùng như con muỗi mắt, muỗi kim hay cắn người, văn thường hay dùng gọi là nó ngậm chứa chất độc. Đây tức là loài côn trùng.

– QUYỂN 3 – không có âm chữ để giải thích.

 

KINH LĂNG GIÀ A BẠT ĐA LA BẢO

QUYỂN 4 – Huyền Ứng soạn

 

Đàm bà: Ngược lại âm đồ nam. Nay mượn âm ngược lại âm đàm cam. Ở nước Tây Vức gọi là con chó nó ăn thịt người.

KINH NHẬP LĂNG GIÀ – Huyền Ứng soạn

– QUYỂN 1, 2: Trước không có âm để giải thích

– QUYỂN 3

Lộc lô: lại viết độc lô hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm lực mộc. Ngược lại âm lực hồ, nay gọi là người dùng để cấp nước vậy.

Nhân tiết: lại viết chữ tiết này cũng đồng. Ngược lại âm tiên kiết, người Giang nam gọi là tiêm. Ngược lại âm tử lâm, tiết gọi là lời mở đầu của kịch bản, tuồng, tiểu thuyết.

– QUYỂN 4

Đả quắc: trong sách hoặc là viết chữ sám cũng đồng. Ngược lại âm cổ mạch. Đây cũng nói rằng: giả mượn âm để dùng vậy.

– QUYỂN 5, 6, 7. Trước không có âm để giải thích.

– QUYỂN 8

Cửu giới: lại viết giới này cũng đồng. Ngược lại âm hài giới. Sách Thuyết Văn cho rằng: là một loại rau, kiệu; lá của nó giống như lá hẹ.

Tư cổ: văn cổ viết hai chữ tư cũng đồng. Ngược lại âm tử tà. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: lưới săn bắt thỏ gọi là tư. Lại chú giải rằng: tư là che trùm lên, dùng lưới che phủ lên để bắt con thỏ, âm cổ là âm cổ, cũng nghĩa là giăng lưới.

Cơ phát: Sách Thuyết Văn cho rằng: cái đầu máy phát ra bắn ra, âm là âm cơ, cơ là chỗ phát ra. Trong kinh văn có viết tiết thâu là dụng cụ bắn ra.

Thi-đà-lâm: nói cho đúng là Thi-đà-bà-na. Đây là tên của khu rừng rất lạnh, khu rừng này âm u rất xa mà lại lạnh lẽo, vì vậy mà gọi là tên. Ở trong thành Vương Xá Trắc-đà, phần nhiều người chết đem bỏ vào rừng này. Nay tổng gọi chỉ chỗ bỏ xác chết, vì xác chết bỏ vào trong rừng Đà lâm đó nên lấy kia là gọi tên vậy.

– QUYỂN 9

Lan thạch: Ngược lại âm lực ảnh, ngược lại âm dưới là đồ ảnh.

Bi Thương cho rằng: loại cỏ độc. Trong kinh văn viết chữ đường là chẳng phải thể chữ vậy.

Kha nhũ: Ngược lại âm khô hà, thuộc loại ốc sên, trắng sạch như tuyết. Trong kinh văn viết hai chữ kha này là chẳng phải.

– QUYỂN 10. Trước không có âm để giải thích.

 

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

Phiên dịch Sa môn Tuệ Lâm soạn

– TỰA KINH – Trường An năm thứ tư Thiên Hậu ngự chế.

Lăng-già: Ngược lại âm trên là lặc đăng. Văn thường hay dùng viết đúng là lăng từ bộ mộc thanh lăng hoặc là viết chữ mạn là vậy. Tiếng Phạn. Đây không cầu chữ để giải thích, đúng âm Phạn gọi là Lăng-ca, tên của núi. Ngược lại âm lặc đặng, chữ khứ thanh, cũng là thượng thanh. Đây cũng là tên của vật báu quí. Núi này rất phong phú phì nhiêu phong cảnh hữu tình. Cho nên gọi đây là sáu cũng là tên vậy. Núi này phía nam biển Nam hải, nước Tây Trúc thầy trò ngẫu nhiên gặp nhau ở núi lớn giữa hải đảo.

Diệu kiền: Ngược lại âm càn yển, chữ thượng thanh. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: kiền là then chốt chắc chắn. Sách Phương Ngôn cho rằng: cánh cửa tự đóng lại, mà giữa Đông Trần Sở gọi là cái khóa là kiền. Sách Khảo Thanh cho rằng: chốt đầu trục xe. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây trục xe. Chữ viết từ bộ kim thanh kiện.

Hổn giả danh: Ngược lại âm hồn ổn, chữ thượng thanh. Sách Khảo Thanh cho rằng: nước chảy cuồn cuộn. Sách Tập Huấn cho rằng: cảnh tượng thế giới trong thời kỳ hổn mang. Mơ hồ, lộn xộn chưa phân rõ. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ thủy thanh côn.

Đa suyển: Ngược lại âm xuyết suy. Sách Tập Huấn ghi rằng: suyển là bóc ra, lột vỏ ra, tạp loạn. Sách Vận Thuyên cho rằng: không đồng đều, không bằng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chống trái với nhau, trái ngược với nhau. Chữ viết từ bộ tịch, đến bộ suyển. Ngược lại âm xuân nhẫn, cũng thông dụng, âm xuyết, ngược lại âm xuyên liệt, âm suy ngưu, ngược lại âm khổ ngột.

Dĩnh thủy: Ngược lại âm dinh linh. Sách Hán Thư cho rằng: dĩnh thủy là tên của con sông Dĩnh xuyên, chảy ra thành Dương, huyện Dương càn, đến dưới chân núi sát nhập vào sông Hoài, Dư châu thấm sông nhỏ, âm linh ngược lại âm quĩ tĩnh. Chữ dĩnh viết từ bộ thủy, thanh khoảnh.

Vu điền: Ngược lại âm điền luyện, tên là Hồ Ngữ quốc thuộc tỉnh Quy tư, gọi là Địa Nhũ quốc, tức An tây, về phía Tây Nam hơn hai ngàn dặm cũng gọi là Địa Nhũ quốc.

Tề phúc: âm phủc. Sách Khảo Thanh cho rằng: mùi thơm ngào ngạt, chữ hình thanh.

Áo sách: Ngược lại âm trên là ô cáo. Ngược lại âm ư lục. Giải thích nghĩa đều đồng nhau. Quảng Nhã cho rằng: áo là chứa. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: áo là chỗ chứa ẩn kín trong nhà. Sách Thuyết Văn cho rằng suy xét, tìm tòi. Cái thất nhỏ ở vùng Tây Nam xa xôi, biên giới. Thống Tu cho rằng: chữ viết từ bộ miên, thanh lục, âm lục ngược lại âm cung lục, dưới từ bộ cũng âm cũng, trên từ văn cổ sáu chữ, âm miên là âm miên, từ bộ mễ viết thành chữ áo đó là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là sài cách. Sách Khảo Thanh cho rằng: sách là thâm sâu. Sách Tập Huấn cho rằng: hàm chứa sâu xa, gọi khác là bậc thánh nhơn dùng thiên nhãn mà xem xét thấu cả thiên địa, gọi là sách. Lưu Hoàn cho rằng: sách là rất sâu xa, u tối khó hiểu. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ di khanh trách. Sách Thuyết Văn và Tự Lâm đều đồng giải thích có chút lầm lỗi, âm di ngược lại dĩ chi.

Phỉ bạc: Ngược lại âm trên là phù vĩ. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: phỉ đó gọi là nhỏ nhít, mỏng manh, chữ hình thanh. Ngược lại âm dưới là báng mạc. Sách Khảo Thanh cho rằng: bạc là không dày. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ thảo đến bộ thủy đến chữ bác thanh tỉnh.

Quý mục: Ngược lại âm trên là quỹ vị. Đỗ Dư chú giải Tả Truyện rằng: quí là xấu hổ. Sách Bát Nhã cho rằng: quí là hổ thẹn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nữ thanh quỷ, hoặc là từ bộ tâm viết thành chữ quí. Ngược lại âm dưới là nữ lục. Sách Phương Ngôn cho rằng: cũng là hổ thẹn. Đứng trên núi nhìn Đông, nhìn Tây mà tự hổ thẹn gọi là nục. Sách Tiểu Nhỉ Nhã cho rằng: trong lòng hổ thẹn gọi là nục. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: hổ thẹn. Chữ viết từ bộ tâm thanh nhi.

 

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

QUYỂN 1

(Vu Khuyết Tam Tạng. Thật-xoa Nan-đà phủng chiếu phiên dịch kinh – Sa môn Tuệ Lâm soạn).

Đốt-trá-ca âm: Ngược lại âm trên là đô cốt, âm trá ngược lại âm trào cách, âm ca, ngược lại âm ký khư, tiếng Phạn, không cầu chữ nghĩa.

Đường Huyền Trang cho rằng: âm thanh hoan hỷ vui vẻ. Trong kinh văn viết là đô thác ca, không tương đương, cho nên phải sửa lại âm chữ vậy.

Hồi miến: Ngược lại âm miên biến. Sách Vận Anh cho rằng: miến là liếc nhìn nghiêng. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt bị thương (512)tật. Chữ viết từ bộ mục thanh miến âm miến là âm miến, chữ thượng thanh.

Bể hiếp: Ngược lại âm trên là liễn mễ. Quyển trước kinh khế Đại thừa, quyển hạ trong âm nghĩa đã giải thích rồi. Ngược lại âm dưới khiếm nghiệp. Sách Khảo Thanh cho rằng: hiếp là xương sườn. Sách Thuyết Văn cho rằng: hiếp là hai bên hông bụng, chữ viết từ bộ nhủc thanh hiếp, hoặc là viết chữ hiếp này cũng đồng nghĩa, âm hiếp là âm diệp, từ ba bộ lực. Trong kinh văn viết ba bộ đao là chẳng phải chữ đúng, âm lặc là âm lặc này.

Như hồng tha huy: âm trên là hồng. Tự Thư cho rằng: hồng là cầu vồng âm tha, ngược lại âm tha tả. Chữ thượng thanh, giống như là cây nằm ngang. Sách Khảo Thanh cho rằng: duệ là dắt lôi kéo. Lại là bình thanh, cũng thông dụng ngược lại âm thang hà. Sách Tập Huấn cho rằng: duệ là dẫn dắt, lôi kéo, cũng có nói đến tha tức là duệ, lôi kéo cùng nhau, chữ viết từ bộ thủ thanh tha, chữ viết từ bộ thủy đó là sai lầm vậy.

Đệ tương: Ngược lại âm đề lễ. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: đệ là trao đổi với nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xước thanh đệ, âm đệ, ngược lại âm thiên y. Trong kinh văn viết chữ đệ hoặc là viết chữ đế văn thường hay dùng.

Hiến cái: Ngược lại âm hiên yển. Giải thích tên gọi là cái màn xe, chỗ gọi là che ngăn sức nóng. Sách Khảo Thanh cho rằng: cái mui xe. Cố Dã Vương cho rằng: nay người ta gọi là tấm vải căng ra che trên mui xe gọi là hiến. Sách Thuyết Văn viết từ bộ cân thanh hiến.

Đằng thọ: Ngược lại âm đặng năng. Gọi là loại thực vật thân nhỏ dài có thể quấn hoặc vịn cây khác để leo lên, hoặc là bò lan rộng. Ngô Việt gọi là dây leo, có rất nhiều loại, chữ viết từ bộ thảo đến bộ chu, đến bộ quyến, đến bộ thủy âm quyến là âm quyển.

Miến mạch: Ngược lại âm hổ mãnh. Sách Khảo Thanh cho rằng: lúa đại mạch. Văn thường hay dùng cũng cho rằng: lúa đại mạch là miến mạch () chữ viết từ bộ mạch đến chữ quáng thanh tĩnh. Trong kinh văn viết từ bộ hòa viết thành chữ quáng nghĩa là loại ngũ cốc chẳng phải đây dùng.

Ức độ: Ngược lại âm ưng lực. Sách Thuyết Văn cho rằng: ức là xương ngực, chữ viết từ bộ nhủc thanh ý. Văn cổ viết đúng là chữ ức này từ bộ nhủc đến bộ ất, chữ hội ý.

 

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

QUYỂN 2

Bộc lưu: Ngược lại âm bào mạo. Sách Khảo Thanh cho rằng: bộc đó là nghĩa đột nhiên nước mưa chảy xuống. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy, thanh bạo, chữ bạo từ bộ nhựt đến bộ xuất đến bộ củng, âm củng là âm củng, từ bộ phong, âm phong là âm thao, viết từ bộ mễ đó là sai vậy.

Minh hác: Ngược lại âm trên là mịch bình. Mã Bưu chú giải sách Trang Tử rằng: minh gọi là Nam Bắc Cực, đi xa mặt trời, mặt trăng, cho nên mưa nhiều gọi là minh. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh minh. Ngược lại âm dưới là ha các. Trong kinh tương tục giải thoát đã giải thích rồi.

Quán tập: Ngược lại âm quan hoạn. Theo văn Tự Điển nói rằng: quán tập là thói quen. Theo Tả Thi truyện cho rằng: thí như người thợ săn đã quen bắn tên thì dễ dàng bắt được loài cầm thú, chữ viết từ bộ tâm than quán.

Phân tích: Ngược lại âm tinh tích. Theo Thanh Loại cho rằng: tích là tách ra. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Tích cũng giống như là phân ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: chặt cây. Chữ viết từ bộ mộc đến bộ cân, hoặc là viết từ bộ can viết thanh chữ tích cũng thông dụng. Trong kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ tích này là sai.

Tháo động: Ngược lại âm tao áo. Quyển trước kinh Bảo Vũ quyển thứ tám đã giải thích rồi. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ tẩu viết thành chữ táo này cũng thông dụng.

Lâu điệp: Ngược lại âm lục chữ. Sách Thuyết Văn cho rằng: lâu là sợi chỉ. Chữ viết từ bộ mịch thanh lâu, âm lâu là âm lầu. Ngược lại âm dưới là điềm hiệp. Trước kinh Trì Nhơn Bồ tát, quyển thứ tư đã giải thích rồi.

 

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

QUYỂN 3

Thần ngạc: Ngược lại âm ngũ các. Sách Khảo Thanh cho rằng: ngạc là lợi răng. Trong kinh văn viết chữ ngạc này cũng là văn thông dụng thường hay dùng. Sách Thuyết Văn giải thích rằng: ngạc là hàm ếch trong miệng, tùy theo văn mà giải thích ý nghĩa.

Nhân viết: Ngược lại âm tiên tiết. Trong kinh Thâm Mật Giải Thoát – quyển thứ ba đã giải thích rồi. Trong kinh văn viết tiết môn khổn nghĩa là hai cây trụ trồng hai bên cổng, là chẳng phải nghĩa ở đây dùng.

Chiêm bặc: Ngược lại âm trên là chi liêm. Ngược lại âm dưới là minh bắc. Tên của loại cỏ thơm ở Tây Vức. Trong kinh viết chữ chiêm từ bộ trúc viết thành chữ chiêm, chữ chiêm này gọi là cây cột hiên nhà, chẳng phải nghĩa đây dùng.

Khánh khái: Ngược lại âm trên là khinh đình, âm dưới là khai ái. Quyển trước trong kinh Am Nghĩa Bất Thối Chuyển Pháp Luân, quyển thứ nhất đã giải thích rồi.

Bất thuấn: Ngược lại âm luân nhuận. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt mở ra nhắm lại nhiều lần, chuyển động, gọi là nháy mắt, viết đúng là chữ thuấn này, từ bộ mục thanh dần.

 

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

QUYỂN 4

Anh vũ: Ngược lại âm trên là ách canh, âm dưới là vũ. Trong kinh Sơn Hải nói rằng: Ở trên núi Hoàng sơn có loại chim anh vũ, hình tra- ng của nó giống như chim điêu, lông xanh, mỏ đỏ, lưỡi giống lưỡi con người có thể nói tiếng người cho nên gọi tên là anh vũ. Quách Phác chú giải rằng: nay chim anh vũ lưỡi của nó giống như lưỡi của đứa trẻ, ngón chân trước và sau đều có hai móng, thường bay về hướng Nam, lông cánh của nó có năm màu sắc, cũng có lông trắng thuần tinh không pha trộn, hơi lớn như chim ưng. Sách Lễ Ký cho rằng: chim anh vũ có thể nói tiếng người, nhưng không thể bay xa như các loài chim khác. Sách Thuyết Văn cho rằng: hai chữ đều từ bộ điểu, cũng đều thanh anh vũ, hoặc là viết chữ hốt là loại chim cắt.

Tại khoáng: Ngược lại âm cổ mãnh. Tự Thư cho rằng: viết đúng là chữ kiềm. Quảng Nhã cho rằng: là loại khoáng còn nguyên chất, chưa có lọc gọi là khoáng. Sách Thuyết Văn cho rằng: là loại đồng thiếc nguyên chất, hoặc là viết từ bộ thạch thanh hoàng. Trong kinh văn viết chữ khoáng này cũng thông dụng văn thường hay dùng.

Tàm kiển: Ngược lại âm trên là tạp hàm. Sách Thuyết Văn cho rằng: tàm là loài côn trùng nhả ra sợi tơ. Chữ viết từ bộ côn thanh tàm, âm tàm. Ngược lại âm thất cảm. Ngược lại âm dưới là kiên điển. Sách Thuyết Văn cho rằng: tơ tằm có thể dệt làm áo mặc, chữ viết từ bộ mịch đến bộ trùng thành miên âm miên là âm miên nay. Lại cho rằng con tằm giống như con bươm bướm ngài, có hai sừng tương đương. Trong kinh viết chữ kiển này cũng thông dụng văn thường hay dùng. Văn cổ viết chữ hiển, âm côn là âm côn này.

 

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

QUYỂN 5

Thích-yết-la: Ngược lại âm kiến yết, tiếng Phạn. Tên của các cõi trời.

Nhiễu loạn: Ngược lại âm nhi chiểu. Sách Thuyết Văn cho rằng: phiền nhiễu, quấy rối. Chữ viết từ bộ thủ đến bộ ưu. Trong kinh văn viết từ bộ ưu viết thành chữ nhiễu là chẳng phải âm ưu ngược là âm nô đao.

Sạn đề: Ngược lại âm sát hiện, tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: nhẫn nhủc.

 

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

QUYỂN 6

Điêu thứu: Ngược lại âm trên là điểu liêu. Ngược lại âm dưới là từ tụ. Quách Phác chú giải Mục Thiên Tử truyện rằng: điêu là loài chim hay ăn thịt hưu, nai trong rừng. Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: con chim thứu cũng giống như con chim điêu vậy. Sách Tư Trách cho rằng: ở phương Nam có loại chim tên là khương thứu, đầu màu vàng, mắt màu đỏ, có năm màu sắc đều hòa lẫn với nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: con chim thứu có màu đen, nhiều chấm đen, con chim điêu cũng như con chim thứu cùng một loại. Chữ viết từ thanh điều, chữ thứu, từ bộ điểu thanh tựu, âm thứu là âm chí.

Lung hạm: Ngược lại âm lộc hồng, quyển trước. Trong kinh nhập định bất định ấn, trong âm tựa đã giải thích rồi. Ngược lại âm dưới là hàm ám. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: hạm là cái tủ của chiếc xe, cũng gọi hạm là cái nhà lao kiên cố. Sách Thuyết Văn cho rằng: hạm là chuồng heo, cũng gọi là cái lồng nhốt súc vật. Chữ viết từ bộ mộc thanh lam. Trong kinh viết từ bộ thủ là sai lầm vậy.

Trù bào: Ngược lại âm trên là trực lưu. Ngược lại âm dưới là bạch mao. Theo chữ trù bào đó đều gọi là ở trong bụng mẹ. Trong kinh văn viết chữ thúy. Ngược lại âm thất nhuệ chẳng phải nghĩa của kinh chữ trù. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hòa thanh chu.

Sang khiếu: Ngược lại âm khải chiếu. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: khiếu là lỗ, khoét cái lỗ. Sách Thuyết Văn viết từ bộ huyệt thanh khiếu, âm khiếu ngược lại âm kinh cứu.

 

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

QUYỂN 7

Hôn điếm: Ngược lại âm điểm niệm. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: người dân thấp hèn chìm đắm mê muội. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: điếm là chìm đắm yếu mềm, khốn khổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: lót ở dưới, chữ viết từ bộ thổ thanh chấp. Đà lô: Ngược lại âm trên là đường hà. Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: con lạc đà một ngày đi ba trăm dặm, vác trên lưng một ngàn cân, Chu Thư Vương hiểu biết lấy con lạc đà đem làm hiến dâng tặng. Cố Dã Vương cho rằng: con lạc đà có cục thịt lồi trên lưng có vác nhiều đồ vật và hay đi xa về phương Bắc, chỗ có cỏ phì nhiêu. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mã thanh tha, âm lạc, ngược lại âm thang lạc. Trong kinh văn viết chữ đà này là văn thường hay dùng.

Sát-nhị-ca: Âm trên là sát, chữ viết đúng là chữ sát, âm giữa là ni trí. Tiếng Phạn.

Loa cổ: Ngược lại âm trên là lỗ qua. Quyển trước trong kinh Bất

Thối Chuyển Pháp Luân, quyển thứ tư đã giải thích rồi. Ngược lại âm dưới là cô hộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ khải đến bộ chi. Trong kinh văn viết từ bộ bì viết thành chữ cổ này là chẳng phải, âm khải. Ngược lại âm chu thọ âm chi là âm, chữ viết đúng là bộ chi.

Yết-ma: Ngược lại âm kiến liệt, tiếng Phạn.

Tẫn khí: Âm trên là tân. Tư Mã Bưu chú giải sách Trang Tử rằng: tẫn cũng là khí nghĩa là bỏ đi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh tân. Ngược lại âm dưới kiết lợi. Sách Thuyết Văn cho rằng viết đúng là chữ khí này. Lại giải thích rằng: là hao tổn, chữ viết từ bộ củng đến chữ khí đến bộ lưu. Trụ văn lại viết khí này, âm củng là âm củng, âm khí ngược lại âm bán an, âm lưu ngược lại âm thổ hốt. Trong kinh văn viết từ khí này là chữ cổ.

Ca-chiên-diên: Âm trên là da, âm giữa là chi nhiên, tiếng Phạn.

Kiều-la-bà: Âm trên là kiêu, âm kế là lam hợp, tiếng Phạn.

Cúc-đa: Ngược lại âm cung lục, viết đúng là chữ cúc này, tiếng Phạn.

Thứ-miệt: Ngược lại âm miên kiết, tiếng Phạn.

Phanh lạc: Ngược lại âm phổ manh, âm dưới là lạc.

Hưu lưu: Âm trên là hưu, âm dưới là lưu. Sách văn Tự Điển nói rằng: hưu lưu là loài chim quái lạ, nó giống như con diều, tục gọi là con cú mèo. Chữ viết đều từ bộ điểu, đều là thanh hưu lưu.

Khổng khích: Ngược lại âm trên là hương nghịch. Cố Dã Vương cho rằng: chữ khích giống như có lỗ nhỏ xuyên qua. Quảng Nhã cho rằng: là có đường nứt ra. Sách Sử Ký cho rằng: giống như bạch câu là loài tuấn mã, cũng chỉ ánh mặt trời, bóng mặt trời qua khe cửa, ý nói thời gian trôi qua nhanh. Sách Thuyết Văn cho rằng: lỗ nứt trên vách tường, chữ viết từ bộ phủ đến bộ khích, âm khích cũng là thanh, âm khích đồng với âm trên, từ hai bộ tiểu đến bộ bạch. Trong kinh văn viết từ chữ sào viết từ chữ sào viết thành chữ khích là chẳng phải vậy.

 

 

KINH BỒ TÁT HẠNH PHƯƠNG TIỆN CẢNH GIỚI

THẦN THÔNG BIẾN HÓA

– Kinh bên phải đây tức là trước triều đại nhà Tống, dịch là kinh Lục Giá Ni Kiền Tử. Kinh này đều không có chữ khó có thể giải thích âm.

 

KINH ĐẠI TÁT GIÁ NI KIỀN TỬ

QUYỂN 1

Ly ngưu: Mão bao cập cũng gọi là mao ngưu. Kinh Sơn Hải nói rằng: ở núi Phan hầu có loại thú hình trạng của nó giống như con bò mà bốn chân của nó có mọc lông gọi là ly ngưu. Quách Phác cho rằng: trên lưng, đầu gối và dưới cổ, đuôi đều có lông dài ra, loài bò này có ở Tây Nam Di.

 

KINH ĐẠI TÁT GIÁ NI KIỀN TỬ

QUYỂN 2

Chúc chước: Ngược lại âm trên là gia lục, cái xẻng đào đất. Trong kinh văn viết chữ trác là ngọc mài, âm trác nghĩa cũng thông dụng, ngược lại âm dưới là chương nhược, gọi là cái búa để chặt cây. Quyển trước đã giải thích đầy đủ rồi.

Xạ sư: Ngược lại âm xà dạ. Sách Chu Lễ cho rằng: sáu nghề, nghề thứ ba gọi là ngũ xạ. Sách Thuyết Văn cho rằng: giương dây cung phát từ nơi thân mình mà trúng nơi xa, chữ từ bộ thân viết thành chữ xạ, chữ hội ý. Văn cổ viết từ bộ thốn, thốn là phương pháp để đo lường, lại là âm thạch.

Kiều lương: Ngược lại âm trên là cự kiêu, là chiếc cầu bắt ngang qua sông, chữ viết từ bộ mộc thanh kiêu chữ kiêu trên, từ bộ yêu.

Phong thử: Ngược lại âm túy tủy. Sách Thuyết Văn cho rằng: âm dưới từ bộ thúc, âm thúc, ngược lại âm thử tứ.

Xướng tiêu: Am tiếu, huých sáo, lớn tiếng kéo dài, lưỡi cong lại nơi yết hầu ở trong thổi ra thành tiếng, giống như tiếng chim phủng hoàng.

Trùy chuy: Ngược lại âm trực truy hoặc là viết chữ trùy nay là văn thông dụng thường hay dùng. Chữ viết từ bộ mộc đến bộ duy, (T513) chữ giả mượn âm dùng.

Cơ phát: Ngược lại âm phiên tiên. Sách Khảo Thanh cho rằng: động cơ phát ra, truyền đi, mở ra ánh sáng, khởi động, nhấc lên. Trong kinh văn viết từ bộ giác viết thành chữ phát là chẳng phải.

Trác thạch hỏa: Âm trên là trác. Theo Mao Thi truyện cho rằng: mài ngọc gọi trác. Chữ viết từ bộ ngọc thanh thỉ, âm thỉ ngược lại âm sữu lục.

 

KINH ĐẠI TÁT GIÁ NI KIỀN TỬ

QUYỂN 3

Khê cốc: Ngược lại âm trên khải hề. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: nước chảy trong sông. Sách Thuyết Văn cho rằng: rảnh trên núi không có nước, chỗ gọi là thông ra gọi là khê. Chữ viết từ bộ cốc thanh hề. Kinh văn viết từ bộ sơn viết thành chữ khê, hoặc là viết từ bộ thủy đều chẳng phải.

Miêu ly: Ngược lại âm trên là mão bao. Cố Dã Vương cho rằng: giống như con hổ mà nhỏ hơn. Trong nhà người hay nuôi dưỡng loài thú này, dùng để khiến cho bắt chuột. Ngược lại âm dưới là lý tri. Cố Dã Vương cho rằng: nó giống như con hổ, gọi là loại mèo nhỏ, loài thú hoang dã hay dạo chơi nhà người, tìm kiếm thức ăn. Sách Thuyết Văn cho rằng: loại thú hay nằm, ban ngày nằm, ban đêm lại đi. Hai chữ miêu ly đều từ bộ trĩ, chữ hình thanh.

Ưng diêu: Ngược lại âm trên là ức căng. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi truyện rằng: gọi chung là những giống chim hung dữ, mạnh mẽ. Cố Dã Vương cho rằng: tức là con chim tu hú, chữ hình thanh, ngược lại âm dưới là diêu sái. Cố Dã Vương cho rằng: giống như chim ưng mà nhỏ hơn. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là loại chim hung dữ, mạnh mẽ, chữ viết từ bộ điểu thanh diêu.

Hoa đẳng: Ngược lại âm vu hòa, hoặc là viết từ bộ hóa viết thành chữ hoa, hai chữ đều tự bộ cách, đều là văn thông dụng thường hay dùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết từ chữ chúc đến chữ lý viết lược, gọi là ủng, giày cao cổ, ngược lại thanh hòa, cũng là chữ chuyển chú.

Già tỏa: Âm trên là da. Ngược lại âm dưới là tảng quả. Quyển trước âm nghĩa theo thứ lớp đã giải thích xong rồi.

Đệ cộng: Ngược lại âm trên là chữ thượng thanh, hoặc là viết chữ đệ, nghĩa là thay thế, thay phiên nhau. Chữ viết từ bộ hổ đến bộ xước, thanh hệ, âm hệ là âm hệ.

Siêm tứ: Ngược lại âm trên là siểm kiểm. Lại Khảo Thanh cho rằng: siêm là dòm ngó, tức là dòm ngó hầu hạ, hoặc là viết chữ siêm này, nghĩa là nhìn trộm. Xuân Thu truyện cho rằng: làm việc công, có tin tưởng mà dòm ngó, chữ viết từ bộ kiến thanh chiêm, âm dưới là tứ.

Đẩu xưng: Ngược lại âm trên là đương cẩu. Ngược lại âm dưới là xích chứng.

Điếu xạ: Ngược lại âm trên là điêu khiếu. Sách Khảo Thanh cho rằng: điếu là câu cá, cũng là treo lên, lôi lên, dẫn ra hoặc là viết chữ điếu này.

Tố chư quỉ thần: Âm trên là tố. Sách Khảo Thanh cho rằng: bày biện, sắp xếp. Sách Luận ngữ cho rằng: vu cáo dèm pha, hoặc là chữ hai chữ tố này. Sách Thuyết Văn cho rằng: vu cáo, chữ viết từ bộ ngôn, thanh nghịch, âm nghịch là âm xích.

Dũ đọa: Ngược lại âm trên là du chủ. Sách Khảo Thanh cho rằng: dũ là lười nhác, giống như loại dưa, xấu hỏng nảy sinh ra nhiều dây leo bò, cho nên chữ viết từ hai bộ qua, cũng giống như người ở sâu trong nhà tịnh thất, không chịu ra ngoài, chữ hội ý.

Sừ bổ: Ngược lại âm trên là lặc chư sách Khảo Thanh cho rằng: mở bày ra. Tư Mã Tương Như cho rằng: phong thái thiền vị mở bày ra ý văn, tâm thoát ra ngoài vũ trụ. Sách văn Tự Điển cho rằng: chữ viết từ bộ thủ, thanh lự. Ngược lại âm dưới là bộ mộ. Theo chữ bổ đó là rộng rãi uyên bác, tựa hồ như cuộc cờ. Trong kinh văn viết từ bộ ngạc viết thành chữ sừ là chẳng phải.

Kỳ bác: Âm trên là kỳ. Bác Vật Chí cho rằng: vua Thuấn tạo ra cờ vây, mà Đan Chu giỏi đánh cờ vây. Sách Khổng Tử cho rằng: nếu không có nước cờ vây uyên bác đó thì gọi là giống như người hiền, theo ngón tay đàn chỉ con cờ đó bắt đầu từ nước Ngụy, cung Văn Đế mà mỗi ngày dùng khăn lau mà không có người nào là không biết đánh cờ. Ngược lại âm dưới là báng mạc, gọi là lục bác, chữ viết từ bộ thập.

Nhị vật: Ngược lại âm thang đắc, theo người mượn tiền bạc các vật gọi là nhị, chữ viết từ bộ bối, thanh dực, âm dực là âm vực.

Trùng minh: Ngược lại âm trên là trục dung. Sách Thuyết Văn cho rằng: có chân gọi là trùng; không có chân gọi là trĩ. Chữ viết từ ba bộ trùng. Trong kinh văn viết bộ trùng là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là mịch bình. Theo Mao Thi truyện cho rằng: loại sâu hại mạ lúa, từ lá thâm nhập vào thân hút nhựa làm cây khô gọi là minh. Quách Phác cho rằng:: minh là loại ấu trùng của một giống bướm ngài, tức ấu trùng ăn lá dâu, gần giống như con ốc cuộn tròn trong cái kén, biến làm sợi tơ nhỏ, gọi là tơ tằm.

Thủy lạo: Ngược lại âm lao đáo. Sách Khảo Thanh cho rằng: nước ứ đọng lại ngập vào ruộng mạ. Tự Thư cho rằng: nhiều nước mưa làm hư hại ruộng mạ, gọi là yểm lạo, chìm trong nước.

Thủy phiêu: Ngược lại âm thất diêu, gọi là nổi bềnh bồng trên mặt nước.

 

KINH ĐẠI TÁT GIÁ NI KIỀN TỬ

QUYỂN 4

Tiên đả: Ngược lại âm trên là tất miên. Sách Khảo Thanh cho rằng: đánh, dùng roi quất ngựa.

Tảo thấu: Ngược lại âm sưu trứu cũng với chữ sưu này cũng đồng âm. Sách Khảo Thanh cho rằng: lấy nước trong bồn chậu súc miệng gọi là thấu. Lại là tảng tấu, chẳng phải âm này, âm trứu, ngược lại âm trang sức.

Tiêm trường: Ngược lại âm tinh diêm. Sách Thuyết Văn cho rằng: sợi tơ nhỏ. Chữ viết từ bộ mịch thanh tiêm âm tiêm đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ bộ mộc viết thành chữ tiêm là chẳng phải vậy.

Đồng diệp: Âm dưới là diệp, lấy đồng nấu rồi đập tán mỏng ra. Trong kinh văn viết đơn là diệp cũng thông dụng.

Lão trứu: Ngược lại âm trang sưu. Sách Khảo Thanh cho rằng:

nếp nhăn trên da tụ lại. Lại cũng viết trứu này là văn thông dụng thường hay dùng.

Oa khúc: Ngược lại âm ô qua. Quảng Nhã cho rằng: oa là dưới thấp, chỗ trủng, hoặc là viết chữ ca này, cũng thông dụng thường hay dùng.

Dực diệu: Ngược lại âm trên tập. Lại là âm dĩ lập. Âm dưới là diệu Bì Thương cho rằng: dực diệu, giống như là điện chớp sáng có màu sắc đen vàng. Theo Mao Thi truyện cho rằng: tươi sáng, rực rỡ.

– QUYỂN 5, 6, 7. Bên phải ba quyển đều không có âm chữ có thể giải thích.

 

 

KINH ĐẠI THỪA MẬT NGHIÊM

Tuệ Lâm soạn

TỰA

Trang phiêu: Ngược lại âm dưới là phiếu miểu. Sách Khảo Thanh cho rằng: phiêu là đứng đầu. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ y thanh phiêu. Trong kinh văn viết chữ phiêu này là chẳng phải âm phiêu ngược lại là âm phiêu diêu.

 

KINH ĐẠI THỪA MẬT NGHIÊM

QUYỂN 1

Khiếu khích: Ngược lại âm trên là khải kiếu. Người thầy thuốc trị bịnh, lấy hai quyệt chín huyệt. Trịnh Huyền cho rằng: bảy huyệt dương, hai huyệt âm. Kinh Thái Huyền nói rằng: chín huyệt, chia làm mười sáu, trước là hai tai, bảy là hai mắt, tám là mũi, về sau lại gọi là khiếu là lỗ. Sách Thuyết Văn cho rằng: lỗ trống không, chữ viết từ bộ huyệt thanh kích.

Như nghê: Ngược lại âm dưới là nghệ hề. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: nghê là mây có màu sắc giống như rồng vậy. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: nghê gọi là cầu vồng có màu sắc như gà mái. Sách âm nghĩa Hán Thư cho rằng: cầu vồng phát xuất ra màu sắc rất tươi đẹp đó là màu sắc của cầu vồng, màu hơi tối là màu sắc của cầu vồng, màu hơi tối là màu sắc con gà mái. Con gà mái gọi là nghê, có hai cách gọi tên. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghê là cầu vồng cong, có màu xanh, đỏ hoặc là màu trắng khí âm, chữ viết từ bộ thanh nghê, hoặc là viết chữ nghê này cũng đồng nghĩa.

Vãn phúc: Ngược lại âm trên là mi biện. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: sách cách trang phủc đều đồng gọi là vãn. Tôn quý là trang sức trên đầu. Thế Bổn cho rằng: Hoàng đế viết chữ vãn này. Sách Khảo Thanh cho rằng: vãn là đội mũ trên đầu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhựt thanh vãn âm nhựt, ngược lại là âm mao báo.

Hàm diêm: Ngược lại âm trên là hàm cảm. Ngược lại âm dưới đàm cảm. Sách Thuyết Văn cho rằng: là loại hoa phù dung, chưa nở ra gọi hoa phù dung, nở ra rồi gọi là hàm diêm. Hai chữ đều từ bộ thảo đều là thanh hàm diêm. Trong kinh văn viết chữ hàm này là chẳng phải.

Lũy tiết: Ngược lại âm trên là luật truy, chữ đúng thể. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: lũy là ràng buộc. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: lũy là sợi dây lớn màu đen. Sách Thuyết Văn cho rằng: sợi dây lớn. Chữ viết từ bộ mịch thanh lũy âm lũy là âm lũy. Trong kinh văn viết từ bộ mịch viết thành chữ lụy. Lụy là rộng lớn, to lớn, chẳng phải nghĩa của kinh văn. Ngược lại âm dưới là tiên tiết. Cố Dã Vương cho rằng: phàm chỗ gọi là ràng buộc là tánh hay chứa chấp dẫn dắt lôi kéo. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: là trói buộc. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: tiết là buộc chặt, bó lại, quấn lại. Quảng Nhã cho rằng: sợi dây lớn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mịch thanh thế.

Thù mao: Ngược lại âm trên là trụ du. Ngược lại âm dưới là mẫu hậu. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Tri thù là con nhền nhện, thù mao là sâu đục gốc lúa. Quách Phác chú giải rằng: con sâu đào dưới gốc lúa. Sách Phương Ngôn cho rằng: từ cửa ải nhìn về phía Tây giữa nước Tần và Tấn thì gọi là con nhền nhện, hoặc gọi là con sâu đục gốc lúa. Sách Vận Anh cho rằng: là loài côn trùng giăng lưới. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đúng thể từ bộ long đến bộ mãnh, thanh chu. Trong kinh văn viết chữ thù là văn thông dụng thường hay dùng. Chữ mao viết từ bộ trùng đến bộ mao thanh tĩnh.

 

KINH ĐẠI THỪA MẬT NGHIÊM

QUYỂN 2

Đĩnh thực: Ngược lại âm trên là thiết chiên. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: đĩnh là đè nén ấn xuống. Sách giai uyển chu tòng cho rằng: là dụng cụ làm bằng đất nung gọi là đĩnh. Như Thuần chú giải sách Hán Thư rằng: đĩnh là đồ đánh gõ. Tống Trung chú giải kinh Thái Huyền rằng: đĩnh hòa trộn lẫn với nhau. Sách văn Tự Điển cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh đình từ bộ thổ viết thành chữ đĩnh là chẳng phải đúng chữ. Ngược lại âm dưới là thời lực. Hứa Thuận chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: thực đó là đất sét. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: dính đất làm gọi là thực. Giải thích tên gọi là thực nghĩa là đất màu mỡ, giống như có mỡ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thổ thanh thực.

Linh nhơn: Ngược lại âm trên là lực định. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: linh là vị quan Tư Lạc. Trịnh Huyền chú giải Mao Thi truyện rằng: linh là vị quan thị thế dưỡng lạc, mà lại rất giỏi, cho nên đời sau phần nhiều gọi Quan Lạc là linh nhân. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhơn thanh lịnh.

Bao thủy: Ngược lại âm trên là bao mao. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: bao là một loại nhạc khí gồm mười ba ống trúc ghép lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: bao là dây đàn bàu. Chữ viết từ bộ khoa thanh bao. Khoa đó cũng là thanh, âm ngược lại âm khổ trảo.

Hiệt hàng: Ngược lại âm trên là hiền kiết. Ngược lại âm dưới hạt lãng. Theo Mao Thi truyện cho rằng: bay lên, bay xuống gọi là hiệt hàng. Bay xuống gọi là hàng. Sách Khảo Thanh cho rằng: ý nói đối chọi với nhau không phân cao thấp, chợt cao, chợt thấp, cao thấp bất thường. Chánh Tự xưa nay đều viết từ bộ hiệt đều thanh kiết háng, âm kháng là âm nhạc.

Cực vãn: Ngược lại âm căng lực. Theo Mao Thi truyện cho rằng: cực là gấp gáp vội vàng. Theo Văn Tự Điển nói rằng: chữ viết từ bộ nhơn đến bộ khẩu đến bộ thủ đến bộ nhị. Nhị gọi là trời đất và nhơn sanh; giữa trời đất, tay và miệng là rất cần cấp, khẩn thiết chữ hội ý.

Tinh túy: Ngược lại âm dưới là tuy thúy. Sách Chu Dịch cho rằng: tinh túy là thuần chất không pha trộn. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: tinh túy là thuần nhất, thuần túy. Quảng Nhã cho rằng: thuần túy không tạp loạn. Sách Thuyết Văn giải thích cũng đồng nghĩa, chữ viết từ bộ mễ thanh túy.

Trì vụ: Ngược lại âm dưới là vô phó. Quách Phác chú giải sách Mục Thiên Tử rằng: vụ là chạy quanh. Cố Dã Vương cho rằng: vụ là phóng rất nhanh. Sách Sở từ cho rằng: bỗng nhiên phóng nhanh truy đuổi. Quảng Nhã cho rằng: vụ là chạy loạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mã thanh vụ, âm vụ là âm vũ.

Năng nhu: Ngược lại âm dưới là nhủ chu. Theo Mao Thi truyện cho rằng: nhu là bị vỡ đê nước tràn vào. Lại cũng gọi thấm ướt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh nhu, âm nhu là âm tu.

Năng táo: Ngược lại âm dưới là tao tảo. Sách Chu Dịch cho rằng: nước chảy xuống dập tắt lửa gọi là táo. Sách Thuyết Văn cho rằng: khô ráo. Chữ viết từ bộ hỏa thanh táo âm táo đồng với âm trên.

Tẫn đà: Âm trên là tẫn, tiếng Phạn. Tên của núi, cũng tên là tần đà.

Thích vật: Ngược lại âm trên là thư diệc. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài côn trùng đi gieo độc hại. Chữ viết từ bộ trùng thanh thích.

Trong kinh viết chữ thích này là văn thường hay dùng.

Qui oa: Ngược lại âm trên là quí quì. Âm dưới là hoạch, qua. Sách Khảo Thanh cho rằng: oa là loài thủy trùng sống dưới nước, tức là con ếch. Sách Thuyết Văn cho rằng: con ểnh ương chữ viết từ bộ mãnh thanh ca, hoặc là viết chữ oa này cũng đồng âm mãnh là âm mãnh.

 

KINH ĐẠI THỪA MẬT NGHIÊM

QUYỂN 3

Tẫn lộc: Ngược lại âm tần mẫn, âm mẫn. Ngược lại âm mật tẫn. Quảng Nhã cho rằng: tẫn là con gà mái. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài gia súc nuôi loài cái. Chữ viết từ bộ ngưu thanh chủy âm chủy là âm tỷ.

Mẫu lộc: Ngược lại âm mâu hậu. Theo Mao Thi truyện cho rằng: biết bay gọi gà trống, đi gọi là gà mái, gọi là giống cái và giống đực. Cố Dã Vương cho rằng: loài chim biết bay cũng gọi là có giống cái, đực (trống và mái). Sách Thuyết Văn cho rằng: mẫu là loài gia súc nuôi giống đực. Chữ viết từ bộ ngưu thanh thổ.

Nhơn ngột: Ngược lại âm ngô cốt. Quyển trước kinh Bảo Vũ, quyển (T514)thứ nhất đã giải thích hết rồi.

Sở nhiêu: Ngược lại âm dưới là nô điểu. Quyển trước kinh Bảo Vũ quyển thứ ba đã giải thích đầy đủ rồi.

Phu cổ: Âm trên là phù. Cố Dã Vương cho rằng: Phu là cây dùi đánh trống. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây cán dùi đánh trống, chữ viết từ bộ mộc thanh bao. Trong kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ phù âm phu. Sách Luận ngữ cho rằng: phu là cái bè lênh đênh trên biển cả, chẳng phải nghĩa củakinh văn.

Vân nghê: Ngược lại âm dưới là nghệ hề, quyển thượng đã giải thích rồi.

Hùng bi: Âm trên là hùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: là loài thú, giống như heo, mà sống ở trong núi, ẩn mình trong mùa đông, chữ viết từ bộ năng đến bộ tiêu, âm tiêu là âm phiêu. Ngược lại âm dưới là bỉ sóc. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: loài thú giống như gấu mà đầu cao chân dài, tính ngây ngô, đần độn có nhiều sức mạnh, có thể quật ngã cây trụ cổng ở Quảng tây, gọi là giả gấu. Sách Thuyết Văn cho rằng: giống như gấu mà lông nó màu vàng, trắng. Chữ viết từ chữ bãi đến chữ lùng. Thanh tĩnh, âm giả là âm da. Am hàm ngược lại âm hồ lam.

Toàn lam: Ngược lại âm dưới là lạp đam. Gọi là gió mạnh dữ dội.

Thô quảng: Ngược lại âm hổ mãnh. Quyển trước, trong kinh Bảo Vũ. Quyển thứ sáu đã giải thích rồi.

Tỳ-lam-nhĩ-đảm: Ngược lại âm trên là di chỉ. Ngược lại âm dưới là đô hàm, tiếng Phạn, cũng gọi là thanh Phạn.

 

 

KINH TÂN PHIÊN MẬT NGHIÊM

(Tam Tạng Bất Không vâng chiếu dịch – Tuệ Lâm soạn.)

TỰA ÂM KINH – Đại Tông Hoàng Đế chế.

Khải địch: Ngược lại âm dưới là đồ lịch. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: địch là đạp lên, giẫm đạp lên. Bậc cổ đức nói có niềm tin sẽ giẫm đạp lên mà đi. Lại nói rằng: Mở lối dẫn tới dìu dắt trên đường đạo. Sách Phương Ngôn cho rằng: mở lối gợi ý dẫn tới con đường chánh. Giữa Đông Từ Thanh Tề cùng nhau mở ra con đường chánh gọi là địch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ do thanh xước.

Lung cổ: Ngược lại âm cô ngọ. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: không có con mắt gọi là cổ. Con mắt không có mở ra được, bằng phẳng như mặt trống, có con ngươi mà không nhìn thấy gọi là nong tức là mờ mịch; không có con ngươi gọi là tẩu, hoặc gọi là manh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mục thanh cổ.

Doanh khuyết: Ngược lại âm dưới là khuyển duyệt. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khuyết là hao tổn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thùy thanh quyết hoặc là chữ khuyết này cũng thông dụng.

Lân giới: Ngược lại âm lật chẩn. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: lân là vảy thuộc loài cá và rồng. Sách Thuyết Văn cho rằng: vảy của cá và rồng, xếp thành lớp giáp nhau chữ viết từ bộ ngư thanh (…) âm lân. Trong kinh văn viết từ bộ lộc viết thành chữ lân, nghĩa là loài thú quí, chẳng phải nghĩa của kinh, trong sách viết sai. Ngược lại âm dưới là giai giới. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng thuộc loài rùa sống ở dưới nước mà sinh sản ở trên khô. Sách Thuyết Văn viết từ bộ bát đến bộ nhơn.

Ẩn ngoa: Ngược lại âm thân nhẫn. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: thân nghĩa là huống chi, huống gì. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: từ như là thí dụ, huống chi. Theo Thanh loại nghĩa là chỗ dùng từ ngữ. Sách Thuyết Văn cho rằng cũng gọi là huống chi nữa là. Chữ viết từ bộ thỉ đến chữ dẫn thành tĩnh. Nay viết chữ dẫn là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là ngũ hòa. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: ngoa là hóa ra. Theo Trịnh Tiển chú giải Mao Thi truyện rằng: là giả dối, hư ngụy. Theo Hàn Thi truyện cho rằng: là nói lời sai ngoa. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: ở đời lấy lời nói trêu chọc, sai ngoa làm trò đùa. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh hóa hoặc là viết chữ ngụy cũng thông dụng.

Chu tiếp: Ngược lại âm tiêm diệp. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: nếu như muốn qua sông lớn phải nhờ chiếc thuyền và mái chèo. Mao Thi truyện cho rằng: tiếp là mái chèo ngắn của chiếc thuyền. Sách Chu Dịch cho rằng: tiếp là mái chèo vót nhọn làm rẽ nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh tập. Âm tập ngược lại là âm thất nhập. Âm tiếp ngược lại âm tiếp, viết chữ tiếp này cũng thông dụng.

Tại ác: Ngược lại âm dưới là ô giác. Sách Thuyết Văn cho rằng: ác là cầm nắm giữ lại chữ viết từ bộ thủ thanh ốc.

Phàm phi: Âm trên là phàm, giải thích tên gọi là phàm là buồm của chiếc thuyền, hoặc là viết phong. Lại cũng viết chữ phàm này cũng thông dụng, chữ viết từ bộ cân.

Lưỡng phương: Ngược lại âm lương dưỡng. Quảng Nhã cho rằng: lưỡng là hai chỗ gọi là Tam Tạng giải thích. Đường Huyền Trang nói và Phạn âm là ngôn ngữ của hai nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ lưỡng là bằng nhau, phân ra làm hai đều nhau, thanh diệc. Bài tựa viết lưỡng này là chẳng phải.

Khuy giám: Ngược lại âm trên khưu quy. Sách Thuyết Văn cho rằng: khuy là trộm nhìn, hoặc là viết chữ khuy, từ bộ huyệt thanh quy.

Liễu kháng: Ngược lại âm trên là lưu cữu. Âm dưới là khang lãng, tên họ của người.

Giản độc: Ngược lại âm trên là gian hạn, thẻ tre dùng để viết ngày xưa. Cố Dã Vương cho rằng: giản là chỗ dùng để viết sách, ghi chép các việc. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây viết nếu bằng gỗ gọi là diệp. Chữ viết từ bộ trúc thanh gian. Ngược lại âm dưới là đồng lộc. Theo Hàn Thi truyện cho rằng: cầm cây bút để thao tác gọi là độc. Văn Tự Điển cho rằng: bản hiệu vuông gọi là độc, thẻ gỗ để viết ghi chép các việc lớn nhỏ gọi là giản độc mà thôi. Sách Thuyết Văn cho rằng: các bảng hiệu, chữ viết từ bộ phiến thanh độc.

Tù lệ: Ngược lại âm trên là tựu do. Sách Khảo Thanh cho rằng: tù là hết sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng viết chữ tù này từ bộ xước thanh dậu. Ngược lại âm dưới là lễ đế. Quảng Nhã cho rằng: là tốt đẹp. Sách Khảo Thanh cho rằng: chữ viết từ bộ lộc thanh lệ, âm lệ đồng với âm trên, văn cổ viết chữ lệ này.

Bí sách: Ngược lại âm tranh trách.

Bố hoạch: Ngược lại âm dưới là hồ nguyện. Lưu Lương chú giải Ngô Đô phú truyện rằng: bố hoạch là nước chảy khắp. Sách Bát Nhã cho rằng: biến đầy khắp nơi. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ thủy thanh hoạch, âm hoạch đồng với âm trên. Ngược lại âm ô hoạch, cũng từ âm viết chữ hoạch này cũng đồng nghĩa.

Khóa trữ: Ngược lại âm trên là khoa ngọa. Sách Lục Cơ cho rằng: chữ là hư tự không có chữ khóa này. Tự Thư cho rằng: đều chế ra công sách khuôn phép để xét để thử, chỉ bài học môn học. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh quả. Ngược lại âm dưới là thường lữ. Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: tuôn ra, rót ra. Tự Thư cho rằng: chữ viết từ bộ ngã thanh dữ. Tựa kinh viết từ bộ mộc viết thành chữ trữ này là sai.

 

KINH TÂN PHIÊN MẬT NGHIÊM

QUYỂN 1

Chưng dũng: Ngược lại âm trên là chức hằng. Cố Dã Vương cho rằng: gọi là hơi bốc lên, dâng lên. Sách Thuyết Văn cho rằng: hơi nóng lửa đốt đi lên. Chữ viết từ bộ hỏa thanh chưng. Trong kinh văn viết từ bộ thảo viết thành chữ chưng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: chưng giống như cúng tế, dâng lên cúng tế, chẳng phải nghĩa kinh. Ngược lại âm dưới là dung tủng. Lưu Triệu chú giải Công Dương truyện rằng: dũng là chồm lên, nhảy lên. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: vạn vật dâng đến tràn ngập. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh dũng, âm dũng đồng với âm trên, hoặc là viết chữ dũng này cũng đồng.

Bàn long: âm trên là bàn. Sách Phương Ngôn cho rằng: rồng chưa thăng lên trời gọi là “Bàn Long”. Quảng Nhã cho rằng: bàn là uốn cong lại, cuộn tròn lại. Cố Dã Vương cho rằng: bàn là ngoằn ngoèo, quanh co, vòng vèo, uốn lượn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng đến bộ phàn, bàn cũng là thanh.

Bột như: Ngược lại âm trên là bồn một. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng bộ là thình lình đổi sắc. Cố Dã Vương cho rằng: bột là bừng lên, thịnh vượng. Quảng Nhã cho rằng: biến sắc, bừng bừng sức sống dào dạt tràn đầy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ lực thanh bộ. Âm đồng với trên. Trong kinh văn viết từ bộ hỏa viết thành chữ bột.

Kim khoáng: Ngược lại âm dưới là cổ mãnh. Cũng viết chữ xuyến này.

Dung luyện: Ngược lại âm dưới là liên điện. Sách Giải Uyển Chu Tòng cho rằng: luyện là rèn đúc, vàng trăm lần rèn đúc sau mới tinh.

Sách Thuyết Văn cho rằng: lò đúc kim, chữ viết từ bộ kim thanh luyện, hoặc là viết chữ luyện này cũng thông dụng.

Đâu suất: Ngược lại âm trên là đô câu. Tiếng Phạn gọi là đỗ-sử- đa, đây dịch là tri túc thiên. Trong kinh văn viết đâu suất, văn cổ đâu thuật đều là sai, viết lược.

Chấp đà: Ngược lại âm dưới là đà tả, giải thích tên gọi là bánh lái sau đuôi thuyền gọi là đà. Ở phía sau thấy bánh lái đó để dẫn dắt chiếc thuyền đi đúng, không khiến cho chiếc thuyền xoay chuyển là do nơi bánh lái, âm đà ngược lại âm đà tả. Văn Tự Điển nói rằng: ở phía sau thuyền đúng là có thanh gỗ làm bánh lái. Chữ viết từ bộ mộc thanh đà. Trong kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ đà này là sai vậy.

Tứ-phệ-đà: tiếng Phạn. đây dịch là minh luận. Sách Luận ngữ gọi là nói về nghi thức cúng tế cầu đảo, bình thuật. Tên là Tứ-phệ-đà, xưa cũng gọi là viên đà nhất.

Khiên tiết: Ngược lại âm trên là kích hiền. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: người đến ở trước gọi là khiên. Cố Dã Vương cho rằng: khiên cũng gọi là dẫn dắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: dẫn dắt tới phía trước. Chữ viết từ bộ ngưu, giống như con trâu cần phải dẫn dắt, thanh mi huyền. Trong kinh văn viết từ bộ khứ viết thành chữ khiên này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là dư chế, chữ tiết vốn viết viết này. Cố Dã Vương cho rằng: chữ tiết này cũng giống như chữ khiên. Quảng Nhã cho rằng: tiết này là dẫn dắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thân đến bộ hán, âm hán cũng là thanh. Trong kinh văn viết chữ tiết này. Sách Thanh cho rằng: âm diên tiết, chữ mượn âm. Tự Thư cho rằng: không có chữ này. Nay viết chữ tiết này âm khiết, ngược lại âm khiên kiết âm mi, ngược lại âm mỹ bi.

Suyển cụ: Ngược lại âm xuyên nhuyễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: suyển là thở hổn hển, thở gấp. Bệnh suyển chữ viết từ bộ khẩu, thanh đoan, âm đoan là âm đoan.

Vi địch: Ngược lại âm trên là vi quỉ. Âm dưới là địch. Theo Mao Thi truyện cho rằng: cây lau mới mọc gọi là vi. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: vi cũng gọi là cây lau. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: địch là lá đậu, ăn lá đậu, ý nói ăn uống đơn sơ, thức ăn của nhà quê, của người tầm thường. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: hoắc là tên loại cỏ hoang, lá nhỏ giống như lá cây lau. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đều từ bộ thảo đều là thanh vi địch, hoặc là viết chữ trích là chữ cổ, cưu chữ địch, âm hoắc, ngược lại âm hoạt quan.

Hấp thiết: Ngược lại âm trên là ham cấp. Theo Mao Thi truyện

cho rằng: hấp giống như thu hút dẫn vào. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ khẩu. Thanh cập, âm dẫn là âm dẫn.

Noãn xúc: Ngược lại âm trên là nô quản. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: noãn là ánh lửa rực sáng. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: noãn là ấm áp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đúng là noãn từ bộ hỏa thanh nhuyễn. Trong kinh văn viết noãn ngược lại âm nô quản, văn thường hay dùng viết chữ noãn này.

Đằng dược: Ngược lại âm dưới là dương tước. Cố Dã Vương cho rằng: dược là nhảy cự ly xa. Đỗ Dự chú giải Tả truyện rằng: dược nhảy vượt qua rất xa. Quảng Nhã cho rằng: dược là tiến lên trên. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ túc thanh dược.

Thu thiên: Ngược lại âm trên là thất tu. Kinh văn viết chữ thu này là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là tiển tiên. Chữ đúng thể. Kinh văn viết chữ thiên này, nghĩa là chuyển dời. Văn thông dụng thường hay dùng, quyển trước dịch là người dìu dắt nhau đi.

Chỉ lệ: Ngược lại âm trên là khi ỷ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chỉ là tấm vải lụa có vân, đường sọc. Ngược lại âm dưới là lê đế.

Chiêm bặc: Ngược lại âm trên là chi liêm. Ngược lại âm dưới là minh mặc. Theo chữ chiêm bặc đó là tên của loại cỏ thơm.

Thanh lụy: Ngược lại âm dưới là lực truy. Theo chữ thanh lụy đó nghĩa là hình người tiên nhơn tu khổ hạnh.

Sô-ma-y: Ngược lại âm trên là trắc câu, tiếng Phạn. Nói đúng âm là thủ ma thủ, âm trâu. Đường Huyền Trang cho rằng: áo gai, áo vải thưa.

Hiên vũ: Ngược lại âm là hiến ngôn. Sách Sở Từ cho rằng: mái nhà cao trước chính điện, có mái hiên che ra. Vương Dật chú giải rằng: là cái mái che. Vi Thiệu chú giải sách Hán Thư rằng: hiên là cái bao lam trên. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xa thanh can.

Kiến tân: Ngược lại âm dưới là tín tân. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: củi gọi là tân, cỏ gọi là chông. Lại chú giải sách Chu Lễ rằng: củi lớn đó gọi đó là tân, củi nhỏ bó lại gọi là sài. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ Khảo Thanh tân.

Cao chủ: Ngược lại âm trên là cao ngạo. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: thịt heo sống. Lại cho rằng: chất mỡ của con dê, cao đó là tụ lại ngưng đọng lại gọi là chất béo, mỡ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhủc thanh cao. Ngược lại âm dưới là chu nhũ cũng thông, chữ khứ thanh. Sách Khảo Thanh cho rằng: tức là tâm chứng. Sách Tập Huấn cho rằng: chứng nội tâm, rộng khắp. Sách Thuyết Văn cho rằng: làm chủ tâm trong lửa, rèn luyện trong lúc sân hận, giống như hình thanh, chủ âm, chủ ngược lại âm chu lữ. Trong kinh văn viết từ bộ hỏa viết thành chữ chủ cũng thông dụng thường hay dùng.

Du khế: Ngược lại âm dưới là khưu lợi. Theo Mao Thi truyện cho rằng: khế tức là nghỉ ngơi. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ tức thanh thiệt, hoặc là viết chữ ký cũng viết chữ yết này cũng là nghĩa nghỉ ngơi.

Linh sính: Ngược lại âm trên là lực đinh, âm dưới phách minh. Sách Khảo Thanh cho rằng: đơn độc yếu đuối, đi không có sức mạnh. Theo chữ linh sính đó là người góa cô độc, đều từ bộ nhơn đến thanh linh sính. Trong kinh văn viết từ bộ túc viết thành chữ linh sính cùng với nghĩa không đồng.

Bạch thượng: Ngược lại âm trên là bành mạch. Quảng Nhã cho rằng: bạch là chiếc thuyền. Bì Thương cho rằng: chiếc thuyền lớn đi trong biển. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ chu thanh bạch.

Duyên lỗ: Ngược lại âm trên là duyệt toàn. Ngược lại âm dưới là tô tộ. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: nước chảy thuận dòng từ trên chảy xuống gọi là duyên. Theo Mao Thi truyện cho rằng: nước chảy nghịch dòng mà chảy lên gọi là lỗ hồi. Sách Thuyết Văn cho rằng: lỗ là nước muốn chảy xuống mà trái lại chảy ngược lên, hai chữ đều từ bộ thủy. Đều từ thanh duyên lộ, âm lỗ là âm xích duyên ngược lại cũng di chuyển.

Lũy tiết: Ngược lại âm trên là lực truy. Ngược lại âm dưới là tiên (T515) liệt. Nghĩa đã giải thích rồi. Trong kinh Đại thừa Mật Nghiêm. Quyển thứ nhất.

 

KINH TÂN PHIÊN MẬT NGHIÊM

QUYỂN 2

Du kỳ: Ngược lại âm trên du tu. Ngược lại âm dưới kiết y, tiếng Phạn, gọi là người quán hạnh tương ưng nhập định. Trong kinh viết chữ kỳ này là sai vậy.

Kiếp-tỷ-la: tiếng Phạn gọi là cũ-phệ-la. Xưa dịch là câu-hàn-la, tên cõi trời.

Nhân-đà-la: tiếng Phạn, tên cõi trời Đế Thích.

Vi-đà: tiếng Phạn, cũng gọi là phệ-đà.

Cực vãn: Ngược lại âm trên là cạnh lực. Quá cần kíp vội vàng: giữa nhơn sanh và thiên địa. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ nhị đến bộ nhân đến bộ khẩu và đến bộ thủ thủ, chữ hội ý.

Duyên tích: Ngược lại âm trên là duyệt toàn. Ngược lại âm dưới là tinh trách. Sách Thuyết Văn cho rằng: duyên là kim loại màu xanh. tích là bạc. Giữa duyên và tích đều từ bộ kim đều là thanh duyên tích. Âm duyên là âm cổn.

Ông úy: Ngược lại âm trên là ốc lữ. Ngược lại âm dưới là huy vật. Sách Tư Mã Tương Như cho rằng: thân cây cao hai, ba mươi thước, thuộc loại cúc nở hoa vàng nhạt gọi là ông úy. Cố Dã Vương cho rằng: cũng là loài thảo mộc xanh tươi, tốt tươi. Chánh Tự xưa nay đều viết từ bộ thảo đều thanh ông úy. Trong kinh viết chữ tôn là sai chẳng phải nghĩa của kinh vậy.

Ngộ hậu: Ngược lại âm trên ngô cố. Theo Mao Thi truyện cho rằng: ngộ là biết. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngộ thanh tĩnh. Am giác ngược lại âm giao hiệu. Trong kinh văn viết chữ từ bộ huyệt viết thành chữ ngộ là chẳng phải.

Phong đàm: Ngược lại âm dưới là cảm cam. Sách Khảo Thanh cho rằng: các bệnh trong nước. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: trên ngực cho chất nước dịch. Chữ viết từ bộ tật, thanh đàm âm tật, ngược lại âm nữ ách.

Năng chu: Ngược lại âm dưới là nhũ chu. Theo Mao Thi truyện cho rằng: nhu là ngâm vào trong chất lỏng, thấm ướt chấm vào, nhúng vào. Cũng gọi là nhuận trạch, thấm nhuần. Theo sách Khảo Thanh cho rằng: ẩm ướt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh nhu, âm nhu là âm tu.

Hữu ế: Ngược lại âm ế kế. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: ế là con mắt bị ngăn che. Sách Khảo Thanh cho rằng: ngăn che trong con mắt. Kinh văn viết chữ ế này, chữ ế này là yểm xuống ngăn che, che lấp, cùng với nghĩa kinh không đồng.

Trước thân: Ngược lại âm trên là trường lược. Trong kinh văn viết chữ trước này là sai, trái ngược lại nghĩa kinh.

Nhuyễn động: Ngược lại âm trên là nhuận doãn. Sách Khảo Thanh cho rằng: loài côn trùng không chân gọi là nhuyễn. Sách Trang Tử cho rằng: nhuyễn là loài côn trùng bò lút nhút. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: loài côn trùng nhỏ nhít. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là loài côn trùng nhỏ thít. Chữ viết từ bộ trùng, thanh nhuyễn. Trong kinh văn viết chữ nhuyễn này là sai.

Mộng dĩ: Ngược lại âm dưới là cơ hỷ.

Sanh dĩ: Ngược lại âm dưới là di chỉ.

Ban-trụ: Ngược lại âm trên là bát loạn, tiếng Phạn.

Chiêm-bộ-quả: Ngược lại âm trên là thiệp kiếm, tiếng Phạn.

Thích đoan tiêm: Ngược lại âm trên là thư tí. Trong kinh văn viết chữ thích này là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là đãi liêm. Âm nghĩa sách Hán Thư cho rằng: tiêm là sắc bén nhọn, nhạy bén. Thiên Thương Hiệt cho rằng: cây đao rất bén. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ kim thanh thiệt.

Hỏa liêu: Ngược lại âm dưới là lực chiêu. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: cây đuốc đốt ngoài cổng gọi là hỏa chúc. Đốt ở trong sân gọi là liệu, đều là chỗ thắp sáng, rõ ràng. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi truyện rằng: ngọn lửa cháy lan ngoài đồng ruộng gọi là liệu. Quảng Nhã cho rằng: làm cho khô ráo. Sách Thuyết Văn cho rằng: phóng hỏa. Chữ viết tử bộ hỏa thanh liệu, âm liệu đồng với âm trên.

Khôi tẫn: Ngược lại âm dưới là tịch nhẫn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: đốt lửa cháy còn dư lại tro tàn. Theo Mao Thi truyện cho rằng: lửa cháy còn dư lại tro gọi tẫn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đúng là tẫn, là lửa cháy. Một gọi là tân là củi. Chữ viết từ bộ hỏa thanh duật. Trong kinh viết chữ tẫn này là văn thường hay dùng.

Ký sơn: Ngược lại âm trên là kỳ miết. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: ký là cùng với. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: là đến. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhìn thấy một cách nghiêng lệch. Chữ viết từ bộ thả, thanh ký. Trong kinh văn viết từ bộ thủy viết thành chữ kỵ, kỵ tức là thấm ướt, đồ chứa nước chẳng phải nghĩa của kinh văn vậy.

Chi nguy: Ngược lại âm trên là chỉ chi. Cố Dã Vương rằng: chi là nghiêng lệch không chánh. Tôn Ngự Tử cho rằng: miếu của Lỗ Hằng Công có dụng cụ bị hư, lỗ hỏng. Chi là đồ chứa đựng đầy, che lại. Sách Thuyết Văn từ bộ nguy, thanh chi cũng viết chi. Trong kinh văn viết chữ chi này là đường núi nghiêng lệch gập ghềnh không bằng phẳng, cũng là hiểm trở, cùng với nghĩa kinh có phần quái lạ.

Hội sự: Ngược lại âm trên là hồi đối. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: hội là hợp tụ năm màu sắc. Trịnh Huyền lại cho rằng: hội là vẽ. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ mịch thanh hội.

Xu lệ: Ngược lại âm trên là xúc du. Mao Thi truyện cho rằng: xu là người con gái đẹp. Hàn Thi truyện cho rằng: xu là sắc đẹp tự nhiên.

Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nữ thanh chu.

Mạn kiểm: Ngược lại âm dưới là cư nghiễm. Sách Khảo Thanh cho rằng: kiểm là mí mắt. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: da ngoài con mắt, chữ viết từ bộ mục thanh kiểm.

Chơn phát: Ngược lại âm trên là chơn nhẫn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: mái tóc đẹp gọi là chơn. Sách Khảo Thanh cho rằng: tóc nhiều. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đúng là sam. Lại cho rằng: tóc dày đặc. Theo Mao Thi truyện cho rằng: sam phát đó là giống như tóc mây, chữ viết từ bộ sam thanh nhơn, hoặc viết từ bộ tiêu viết thành chữ chơn. Trong kinh văn viết chữ chơn là kết lại, chẳng phải nghĩa của kinh văn.

Thiết-bà: Ngược lại âm trên là tăng nhiệt, tiếng Phạn.

Mi lộc: Ngược lại âm trên là mỹ bi. Sách Khảo Thanh cho rằng: giống như con nai mà lớn hơn. Sách Thuyết Văn cho rằng: thuộc loại nai nhưng tối đến mùa đông là cởi bỏ cái sừng. Chữ viết từ bộ lộc thanh mi.

Bưu thố: Ngược lại âm trên là bi hưu. Sách Khảo Thanh cho rằng:

bưu là vằn có màu sắc của con cọp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hổ thanh sam. Ngược lại âm dưới là thổ lộ, văn là chữ cổ.

Ư toản: Ngược lại âm dưới là toan loạn. Sách Khảo Thanh cho rằng: toản giống như củ tỏi tây mà lại nhỏ, nhưng rất nồng. Cố Dã Vương cho rằng: nay vốn là loại cỏ, có chỗ gọi là tỏi, thì nó làm tiêu hết các loại ngũ cốc khi pha trộn vào, tỏi nhỏ gọi là hồ mà lớn gọi là toản. Sách Thuyết Văn cho rằng: loại thức ăn có thịt, đồ mặn, chữ viết từ bộ thảo thanh toản âm khứu. Ngược lại âm xú thư, âm quân ngược lại âm huấn quân.

Tuần hoàn: Ngược lại âm trên tuẩn tôn. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: tuần là thứ tự. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: tuần là đi tuần tra. Quảng Nhã cho rằng: là đi theo. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là đi, chữ viết từ bộ xích thanh thuẩn, âm thuẩn là âm thuận. Ngược lại âm dưới là hoạn quan. Trịnh Tiển chú giải sách Chu Lễ rằng: hoàn là vòng tròn. Hà Hưu chú giải Công Dương truyện rằng: đi nhiễu vòng quanh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngọc thanh hoàn âm hoàn là âm hoàn.

 

KINH TÂN PHIÊN MẬT NGHIÊM

QUYỂN 3

Từ Thạch: Ngược lại âm trên là tự tư. Sách Lã Thị Xuân Thu cho rằng: từ thạch đó có thể gọi là thiết chì vậy. Chánh Tự xưa nay, chữ viết từ bộ thạch thanh từ.

Phủ đảm: Ngược lại âm dưới là đảm lam. Sách Khảo Thanh cho rằng: lấy dây gỗ mà gánh vật lên. Quảng Nhã cho rằng: nhấc lên. Tự Thư cho rằng: cũng gọi vác trên vai. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh đảm.

Toản diêu: Ngược lại âm trên là toản loan. Sách Thuyết Văn cho rằng: Toản là cái dùi, cái khoan, khoan xuyên qua chữ viết từ bộ kim thanh toàn. Kinh văn viết chữ toàn. Toàn này có nghĩa là gom lại, chẳng phải nghĩa của kinh, văn dưới là chuẩn đây vậy.

Phiêu vật: Ngược lại âm trên là vong biều. Cố Dã Vương cho rằng: trôi nổi. Sách Thuyết Văn cho rằng: là nổi trên mặt nước, chữ viết từ bộ thủy thanh phiêu, âm phiêu ngược lại âm tiêu diêu.

Miễn lưu: Ngược lại âm trên là mi biện. Quyển trước trong kinh tựa đã giải thích rồi, ngược lại âm dưới là liễu chu. Theo Mao Thi truyện cho rằng: lưu là tua cờ, chướng ngại lớn. Sách Đái Lễ cho rằng: miễn mà ở phía trước lưu là nghĩa ngăn che ánh sáng. Sách Thuyết Văn viết lưu miễn, nghĩa là tua ngọc rũ xuống. Chữ viết từ bộ ngọc thanh lưu. Kinh văn viết lưu tức là tua cờ rũ xuống vậy.

Đài y: Ngược lại âm đại lai. Cố Dã Vương cho rằng: màu xanh lục dưới đáy nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: áo mưa. Chữ viết từ bộ thảo thanh đài, cũng viết chữ đài này.

Khí quỳnh: Ngược lại âm dưới là dữ dinh. Theo Mao Thi truyện cho rằng: quỳnh là vây bọc vòng tròn. Sách Giải Uyển Chu Tòng cho rằng: quỳnh là cuộn tròn lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: gom góp sợi tơ cuộn tròn lại. Chữ viết từ bộ mịch đến bộ dinh thanh tĩnh.

Cốt tỏa: Ngược lại âm dưới là tô quả. Sách Hán Thư cho rằng: liên kết giống như cái móc vào nhau mắc xích. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ kim thanh tỏa. Âm đồng với trên, hoặc là viết chữ tỏa này. Trong kinh viết chữ tỏa này là thông dụng văn thường hay dùng.

Toan hàm: Ngược lại âm trên là lộng đoan. Sách Lễ Ký cho rằng: mùa xuân lễ hội vui vẻ rót rượu mời nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: khách rót rượu mời chủ. Chữ viết từ bộ dậu thanh tuấn, âm tuấn ngược lại âm thất tuần. Ngược lại âm dưới là hàm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hàm là khổ. Quách Phác chú giải rằng: khổ tức là đại hàm, là chất mặn. Sách Thuyết Văn cho rằng: hàm tức là ngậm, là kết cỏ ngậm vành, tức là mùi vị phương Bắc, chữ viết từ bộ lỗ thanh hàm, âm lỗ là âm lỗ.

Nguyên quy: Ngược lại âm trên là nguyễn viên. Sách Khảo Thanh cho rằng: nguyên giống như con ba ba mà lớn hơn, bụng màu vàng, trên đầu có vằn. Sách Thuyết Văn cho rằng con ba ba lớn. Chữ viết từ bộ mãnh thanh nguyên âm mãnh là âm mãnh. Trong kinh văn viết chữ nguyên này là văn thường hay dùng vậy.

Đại mạo: Ngược lại âm trên là xuẩn đái. Ngược lại âm Ngược lại âm dưới là mai bội. Sách Khảo Thanh cho rằng: đại mạo là con rùa. Sách Chư Tự Thư cho rằng: đúng là người phương Nam lấy hạt châu, vây của con đồi mồi mà hiến cho, vật khác chí như con rùa sanh trong biển lớn Nam hải, đó là trên lưng có khắc chạm đồi mồi, vảy nối liền với nhau, làm thành dụng cụ, đem đi đốt tức cái da, vảy con đồi mồi mềm ra, đây là lấy ý mà nói, có chỗ gọi tên là đột mâu. Chánh Tự xưa nay hai chữ đều từ bộ ngọc cũng đều là thanh độc mạo. Văn cổ viết đại hoặc là viết đại cũng thông dụng.

Như âm: Ngược lại âm dưới là ấp kim. Sách Thuyết Văn cho rằng: không thể nói ra lời được gọi là ám. Chữ viết từ bộ tật thanh ám.

 

KINH PHẬT THUYẾT THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI

Tuệ Lâm soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Lan thuẫn: Ngược lại âm lạc hàn. Quảng Nhã cho rằng: lan là cái nhà lao. Sách Thuyết Văn cho rằng: cửa che kín lại. Chữ viết từ bộ môn thanh lan. Trong kinh văn viết từ bộ mộc viết thành chữ lan là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là thần nhuận. Sách âm nghĩa Hán Thư cho rằng: thuẫn cũng giống như chữ lan. Sách Thuyết Văn cho rằng: có những cây song chấn chắc chắn. Chữ viết từ bộ mộc thanh thuẫn âm thuẫn ngược lại âm thời doãn.

Long tàn: Ngược lại âm lực trung. Thiên Thương Hiệt cho rằng: long là bệnh nặng. Sách Thuyết Văn cho rằng: bệnh đã lành. Chữ viết từ bộ tật thanh long. Ngược lại âm dưới là tại an. Sách Khảo Thanh cho rằng: tàn thương tật, tàn phế. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngạc thanh tàn.

Bả kiển: Ngược lại âm ba ngã. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: bả là đi không có ngay, thọt chân. Sách Chu Dịch cho rằng: bả là chân bị què. Sách Thuyết Văn viết chữ bả này, từ bộ vưu, ngược lại âm nhất hoàng. Trong kinh văn viết bả là âm bí. Ngược lại âm dưới là cư triển. Sách Thuyết Văn cho rằng: kiển cũng giống như bả. Chữ viết từ bộ tú đến chữ kiển thanh tĩnh.

Ám á: Ngược lại âm trên là ấp kim. Ngược lại âm dưới là lưu nhã. Bì Thương cho rằng: hậu môn ruột non, ruột già sưng lên. Chữ viết từ bộ nhủc thanh phong, âm phong là âm phong. Ngược lại âm dưới là trương lượng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: cái bụng sưng đầy lên. Chánh Tự xưa nay cho rằng: bị đau bụng. Chữ viết từ bộ nhủc thanh trường.

 

 

KINH PHẬT THUYẾT THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI

QUYỂN TRUNG

Ngu lạc: Ngược lại âm ngộ câu. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngu cũng là lạc nghĩa là vui chơi giải trí. Chữ viết từ bộ nữ thanh ngu.

A-xúc Phật: Ngược lại âm sơ lục, tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: Đức Phật vô động.

 

KINH PHẬT THUYẾT THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI

QUYỂN HẠ

Hủy Tử: Ngược lại âm tư thử. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: tử là lấy lời nói hủy nhủc chê bai người. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh thử, hoặc là viết chữ tử này cũng đồng nghĩa.

Tân tích: Ngược lại âm tất tân. Sách Lễ Ký cho rằng: Lấy củi đuốc bổng lộc, thâu góp lương mà cung cấp cho trăm ngôi miếu thờ cúng lo việc đèn nhang. Trịnh Huyền chú giải rằng: củi lớn đó gọi là tân, củi nhỏ gom bó lại gọi là sài. Tân cũng gọi là phóng hỏa đốt lửa cháy dữ dội, lấy cấp cho củi đuốc. Ngược lại âm dưới là tử tứ.

Hội náo: Ngược lại âm cổ đối. Sách Thuyết Văn cho rằng: hội là tâm não loạn, rối loạn, mơ hồ, chữ viết từ bộ tâm thanh hội. Chữ viết đúng là hội. Ngược lại âm dưới là nô hiệu. Tự Thư cho rằng: náo là nhiều người, ồn ào, quấy nhiễu, nhiễu loạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thị đến bộ nhơn. Văn thường hay dùng viết chữ náo, kinh văn viết bính là sai vậy.

Toàn ma: Ngược lại âm đoan loạn. Lâm Tự cho rằng: toàn là cái chày để giả vật. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ kim thanh toàn. Ngược lại âm dưới là mạc hà. Theo Mao Thi truyện cho rằng: ma là cục đá mài. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ ma này, từ bộ thạch đến chữ ma thanh tĩnh.

Đồi phủ: Ngược lại âm trên là đô hồi. Theo Thanh loại cho rằng: đồi là đống đất nhỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là đồi là chỗ đất nhơ cao lên đồi nhỏ. Chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là phù cửu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: phủ là núi khe chỗ trủng thấp mà rộng lớn. Quảng Nhã cho rằng: đồi gò đất nhỏ mà không có đá gọi là phủ. Sách Thuyết Văn cho rằng: vùng đất cao lớn như núi mà không có đá. Chữ tượng hình. Trong kinh văn viết chữ đồi phủ là văn thường hay dùng.

 

KINH PHẬT THUYẾT QUÁN PHỔ HIỀN BỒ TÁT HẠNH PHÁP

Tuệ Lâm soạn.

Trụ địa: Ngược lại âm trên là chu lũ. Sách Khảo Thanh cho rằng: trụ là cây cột chống đỡ, đầu ngón tay. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh trụ. Chữ giả tá. Trong kinh văn viết chữ trụ này là chẳng phải.

Chân-thúc-ca: Ngược lại âm kết tiên, tiếng Phạn. Phiên dịch là vật báu có màu sắc đỏ.

Đấu cấu: Ngược lại âm đắc hậu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: đấu tranh. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: gặp nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: hai tướng gặp nhau tức là quyết đấu. Chữ viết từ bộ đấu đến bộ đoạn. Trong kinh văn viết từ bộ đấu đến bộ đẩu, viết thành chữ đấu là sai. Ngược lại âm dưới là cổ hậu. Theo Hàn Thi truyện cho rằng: cấu là loạn. Sách Khảo Thanh cho rằng: liên kết, nối liền với nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh cấu âm cấu, ngược lại âm câu. Trong kinh văn viết chữ cấu này nghĩa khác biệt, âm đoạn, ngược lại âm đinh giác, âm đấu, ngược lại âm đinh hậu.

Ly giao: Ngược lại âm trên là sĩ tri. Sách Khảo Thanh cho rằng: ly giao là lộn xộn, rối rắm, trộn lộn lại, lấy da cây đem nướng cho chảy mủ ra làm chất keo dán dính lại, có thể làm bẫy bắt chim. Sách Bát Nhã cho rằng: ly là chất dán dính, hợp nào nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thử thanh ly, trong kinh văn viết ly này sai. Ngược lại âm dưới giao hàu. Trịnh Huyền chú giải sách Khảo công lý rằng: lấy các da của con thú đem nấu keo lại, có thể làm chất keo, mà lấy dùng dán vào đồ vật. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhủc thanh giao âm giao ngược lại âm lực ấu.

Yết ma: Ngược lại âm kỷ liệt, tiếng Phạn, dịch là biện sự.

 

KINH CHƯ PHÁP VÔ HẠNH

Tuệ Lâm soạn

QUYỂN THƯỢNG

Hội náo: Ngược lại âm trên là, ngược lại âm dưới là nô hiệu. Quyển đầu trước. Kinh Lăng Nghiêm Tam muội – quyển hạ đã giải thích rồi.

Trọng đảm: Ngược lại âm dưới là đảm lam. Quyển trước kinh Mật Nghiêm quyển hạ đã giải thích rồi.

Kiền trùy: Ngược lại âm trên là kiện yên. Ngược lại âm dưới là trực truy. Tiếng Phạn ở nước Tây Vức gọi là cái vật để đánh vào làm hiệu lịnh tập hợp chúng lại một chỗ.

Phỉ báng: Ngược lại âm trên là phi vị. Sách Khảo Thanh cho rằng: phỉ báng đó là lời chê bai hủy nhủc. Sách Thuyết Văn cho rằng: phỉ cũng là báng, từ bộ ngôn thanh phi. Ngược lại âm dưới là bác lãng. Sách Khảo Thanh cho rằng: báng là lấy lời nói chê bai hủy nhủc người. Đỗ Dư chú giải Tả Truyện rằng: báng là hủy nhủc mắng nhiếc chê bai. Lại gọi là đối với người ác tâm, mà mắng nhiếc hủy nhủc. Sách Thuyết Văn cho rằng từ bộ ngôn thanh báng.

 

KINH CHƯ PHÁP VÔ HẠNH

QUYỂN TRUNG

Xí nhiên: Ngược lại âm trên xỉ chí. Theo Mao Thi truyện cho rằng: xí là lửa cháy dữ dội. Cố Dã Vương cho rằng: ngọn lửa quá mạnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hỏa thanh thức âm là âm chức.

Tuyển trạch: Ngược lại âm trên là tuyên diễn. Trong kinh viết chữ tuyển này là sai.

Độ tiệm: Ngược lại âm dưới là tiêm lãm. Sách Chu Thư cho rằng: đại quân tấn công vào thành mà không trấn thủ thì thành sẽ bị phá vỡ. Sách Khảo Thanh cho rằng: tiệm là cái hào bao quanh thành. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: là cái hầm, hố sâu. Chữ viết từ bộ thổ thanh tiệm, hoặc là viết chữ tiệm này.

Không quyển: Ngược lại âm dưới là cự viên. Hà Hưu chú giải Công Dương truyện rằng: quyển là nắm bàn tay lại. Quảng Nhã cho rằng: dùng tay để đánh trị tội. Sách Quốc ngữ cho rằng: thâu gom lại, thoải mái. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ thủ thanh quyển hoặc là chữ này.

Ba tiêu: Ngược lại âm tiêu là bá ma. Ngược lại âm dưới là huyễn diêu. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: ba tiêu đó là loại cỏ thơm. Sách Chỉ Tự cho rằng: loại cỏ này mọc lá giống như ngón chân, có thể làm chiếu, có thể dệt làm vải thưa, bố gai. Lá của nói có thể làm ngâm đay để dệt. Chánh Tự xưa nay hai chữ đều từ bộ thảo đến bộ ba thanh tiêu.

 

KINH CHƯ PHÁP VÔ HẠNH

QUYỂN HẠ

Sân nhuế: Ngược lại âm trên là chủy chơn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: sân là quắc mắt giận dữ. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhuế cũng là giận dữ. Chữ viết từ bộ ngôn thanh chơn. Kinh văn viết từ bộ mục viết thành chữ sân, sân là mở mắt to ra căng mắt ra nhìn. Chữ này cũng thông dụng. Ngược lại âm dưới là ư quí. Thiên Thương Hiệt cho rằng: nhuế cũng là giận dữ. Sách Thuyết Văn cho rằng: hận, chữ viết từ bộ tâm thanh giai.

Hư cuống: Ngược lại âm dưới cư huống. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: cuống giống như là mê hoặc. Đỗ Dư chú giải Tả Truyện rằng: khinh khi xem thường. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: khinh khi lừa dối. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh cuồng.

Thô hạnh: Ngược lại âm trên là thố hồ chữ viết tĩnh lược, chuyên dùng lâu rồi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đúng thể là thô này, cũng viết chữ thô này. Tự Thư cho rằng: vật thô không tinh mịn. Quảng Nhã cho rằng: thô là lớn. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: thô sơ. Chánh Tự xưa nay viết từ ba bộ lộc.

Khinh miệt: Ngược lại âm dưới là miên kết. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi truyện rằng: miệt cũng giống như khinh. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: chưa diệt. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: trẻ con. Sách Thuyết Văn cho rằng: khinh dễ, xem thường. Chữ viết từ bộ tâm thanh miệt. Trong kinh văn viết chữ miệt, chữ miệt này gọi là không có sáng sủa, chẳng phải nghĩa đây dùng.

Ám độn: Ngược lại âm dưới là truân đốn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: độn là ngu si. Sách Thuyết Văn cho rằng: không có lanh lợi. Chữ viết từ bộ kim, thanh truân.

Thiên đản: Ngược lại âm trên sơ miên. Sách Khảo Thanh cho rằng: thiên là không chánh. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: thiên là không bằng phẳng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: nghiêng bên trái. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: không dự bị. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhơn thanh biên. Ngược lại âm dưới đàn lại. Sách Khảo Thanh cho rằng: cởi áo trên vai xuống. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi lễ rằng: trên vai trái cởi trần để lộ cánh tay ra. Theo Tả Truyện cho rằng: Trịnh Bá cởi trần ra dắt dê đi. sách Thuyết Văn viết từ bộ y thanh đản.

 

KINH PHẬT THUYẾT CHƯ PHÁP BỔ VÔ

Tuệ Lâm soạn

QUYỂN THƯỢNG

Tượng hý: Ngược lại âm dưới là dưỡng nghi. Sách Khảo Thanh cho rằng: hý là làm trò đùa. Sách Sử ký cho rằng: Thiên tử không có nói đùa. Sách Luận ngữ cho rằng: trước nói đùa cho vui vậy thôi. Theo Mao Thi truyện cho rằng: an nhàn hưởng thú vui. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: làm trò hài hước cười đùa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ qua thanh hý.

Giảm tĩnh: Ngược lại âm trên là giáp trảm. Theo Mao Thi truyện cho rằng: giảm thiểu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: nhẹ, hao tổn. Sách Thuyết Văn cùng cho rằng: hao tổn. Chữ viết từ bộ thủy thanh hàm.

San đế: Ngược lại âm sát mịch. Tiếng Phạn.

Lại đọa: Ngược lại âm trên nhàn đản. Sách Khảo Thanh cho rằng: lại là không chuyên cần lao động. Sách Thuyết Văn cho rằng: giải đãi, biếng nhác. Chữ viết từ bộ nữ thanh lại, hoặc là viết chữ lại này. Nã-nhữ: Ngược lại âm trên là thược da, tiếng Phạn.

 

KINH PHẬT THUYẾT CHƯ PHÁP BỔ VÔ

QUYỂN TRUNG

Danh-vi-độ-giả-bể-đà-ca: Ngược lại âm trên là ty mễ, tiếng Phạn.

Danh vi tháp phá: Ngược lại âm trên là đàm lạp.

Trừ kiếp tiệm: Ngược lại âm dưới là tiêm diễm.

Bạt tiển thốc: Ngược lại âm dưới là tông lộc. Sắp về trước gọi là độ đó, đo lường. Sắp về sau đầy đủ ba mươi mốt cái tên đều là các nghĩa chư pháp. Nói rằng: gọi tên khác không cầu chữ nghĩa, cho nên không cần giải thích.

Môn khuyết: Ngược lại âm dưới là vu nguyệt. Sách Khảo Thanh cho rằng: khuyết là khúc gỗ ngắn. Quảng Nhã cho rằng: khuyết là cây cột trụ để buộc trâu bò. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: cái chốt cửa, cắm ở giữa cửa hoặc là viết chữ khuyết này. Theo văn Tự Điển nói rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh khuyết.

Quyển tương: Ngược lại âm trên là quyên viên. Quyển trước kinh chư pháp vô danh. Quyển thượng đã giải thích đầy đủ rồi.

Vô nhị: Ngược lại âm dưới là ni trí. Sách Khảo Thanh cho rằng: là chất béo, mỡ mịn màng, chất bẩn. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: nhị là trơn, nhẵn. Sách Thuyết Văn cho rằng: béo, mập, chữ viết từ bộ nhủc thanh nhị.

– QUYỂN HẠ. Không có chữ có thể giải thích âm.

 

 

KINH PHẬT THUYẾT VÔ CỰC BẢO TAM MUỘI

Tuệ Lâm soạn

Quyên phi: Ngược lại âm trên là nhất duyên. Theo sách Vận Anh Tập cho rằng: quyên là loài côn trùng lút nhút. Theo Mao Thi truyện cho rằng: quyên là con sâu tằm. Sách văn Tự Điển nói rằng: chữ viết từ bộ trùng thanh quyên, âm quyên ngược lại âm quyết duyên.

Nhuyễn động: Ngược lại âm trên là nhuận doãn. Trước trong kinh Mật Nghiêm đã giải thích rồi. Trong kinh viết chữ nhuyễn này là sai vậy.

 

KINH PHẬT THUYẾT HUỆ ẤN TAM MUỘI

Tuệ Lâm soạn.

Oán diên: Ngược lại âm trên là oán nguyễn. Ngược lại âm dưới là diễn tiên. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: oán diên là cái mũ che trên đầu. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: cũng là cái mũ che ở trên, nói rằng nó rũ xuống trước và sau. Chánh Tự xưa nay đều viết hai chữ từ bộ mịch đều là thanh oán diên.

Bân-nhủc-văn-đà: Ngược lại âm trên là duật mân. Âm dưới là nông thúc, tên của vị La hán.

Như tê: Ngược lại âm dưới là tẩy lại. Trong kinh Sơn Hải nói rằng: ở trên núi Đảo qua có rất nhiều con tê tư. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: con tê tư hình dạng nó giống như con trâu nước vậy, đầu giống con heo, bụng nó lớn, chân thấp có ba ngón chân, màu đen, có hai sừng một ở trên đỉnh đầu, một ở trước mũi. Sừng ở trên mũi thì là để ăn nên nhỏ hơn sừng ở đỉnh đầu, cỏ gai không ngon thì nó không ăn. Sách Thuyết Văn Nam Huy chú giải rằng: ngoài cái sừng trên mũi giống như mỏ heo. Chữ viết từ bộ ngưu đến bộ vĩ, thanh tĩnh.

Du siểm: Ngược lại âm trên là dụ tu, lại là khứ thanh, nay không theo âm này. Sách Trang Tử cho rằng: không chọn lựa phải quấy mà nói đó gọi là du. Thiên Thương Hiệt cho rằng: du siểm là nịnh hót theo. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: du siểm là nịnh hót. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh du. Ngược lại âm dưới là sửu kiểm. Sách Chu Dịch cho rằng: người quân tử kết giao với bậc trên thì không có nịnh hót, kết giao với bậc dưới thì không có coi khinh, xem thường. Hà Hưu chú giải Công Dương truyện rằng: siểm cũng giống như nịnh. Trịnh Huyền chú giải sách Khổng Ký rằng: siểm đó gọi là nghiêng mình lấy làm khiêm hạ. Sách Trang Tử cho rằng: ý hy vọng mong cầu, trong đạo gọi siểm nịnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: là nịnh hót, tâng bốc. Chữ viết từ bộ ngôn thanh siểm, hoặc là viết chữ siểm này, âm độc là âm độc.

Vô đễ: Ngược lại âm dưới là đinh lễ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: đễ là dừng lại trì trệ. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: xét trên tận cùng đo lường xuống tận đáy thâm sâu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nghiễm thanh đễ, âm nghiễm là âm ngư nhiễm âm đễ ngược lại âm đinh hề. Trong kinh viết chữ đễ này là sai vậy.

 

KINH PHẬT THUYẾT NHƯ LAI TRÍ ẤN

Tuệ Lâm soạn.

Khất cái: Ngược lại âm dưới là khác ngãi. Thiên Thương Hiệt cho rằng: cái là đi cầu xin. Sách Thuyết Văn cho rằng: là người ăn xin, người không còn của cải tài sản nên phải đi xin ăn vậy. Trong kinh văn viết cái này là chẳng phải vậy.

Đồng bạt: Ngược lại âm dưới là bàn bát. Sách Khảo Thanh cho rằng: bạt là tên của loại nhạc khí giống như hạt điệp tử, có mũi, miệng, cùng nhau đánh gõ, lấy làm hòa nhạc. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ kim, thanh bát. Theo chữ lạc, trong kinh viết từ bộ kim viết thành chữ bạt cũng thông dụng văn thường hay dùng.

Tuẫn sí: Ngược lại âm dưới là tuyệt trí. Sách Thuyết Văn cho rằng: sí là cánh của con chim. Chữ viết từ bộ vũ, thanh chi, hoặc là viết chữ ký này, cũng viết chữ si cũng đồng nghĩa. Trong kinh văn viết chữ sí này là văn thường hay dùng.

Si tiếu: Ngược lại âm trên là xỉ chi. Si là tiếng cười nhạo báng, chữ viết từ bộ khảm, thanh si, si tức là chữ cổ, hoặc là viết chữ si. Trong kinh văn viết chữ si này là sai vậy.

 

 

KINH BẢO NHƯ LAI TAM MUỘI

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Triệu hoàng: Ngược lại âm dĩ chiêu. Chữ viết là hỗn hoàng. Ngược lại âm hồ bổn, ngược lại âm dưới là hồ quang. Sách Phương Ngôn cho rằng: hỗn là sáng rực. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hoàng là ánh sáng rõ ràng. Lại nói rằng: hỗn hỗn là sáng rực rỡ, hoàng hoàng là ánh sáng chói chang, rực sáng. Trong kinh văn viết chữ triệu là ấm (T517)áp, tên của loại khí cụ. Chữ hoàng chẳng phải nghĩa đây dùng.

– QUYỂN HẠ

Chi dạ: Ngược lại âm dĩ thạch. Nói rằng: giống như cái áo lót. Trong kinh văn viết từ bộ ngọc viết thành chữ chi dạ là chẳng phải vậy.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

(Huyền Ứng soạn trước – Tuệ Lâm thêm vào có sửa lại)

QUYỂN 1

Ty-đề: Ngược lại âm trên là phổ mễ, tiếng Phạn, Tây Vực gọi là tên của núi, hoặc viết chủy. Lại cũng viết là cơ.

Đạo-kha: Ngược lại âm dưới là kha ngã, tiếng Phạn.

Hy-lê: Ngược lại âm trên hỷ kỳ, hoặc là viết chữ hy này. Ngược lại âm dưới là lê đế, tiếng Phạn.

Ni-bề: Ngược lại âm trên là ni lễ, tiếng Phạn. Trong kinh viết ngõa là sai.

Hầu-lăng: Ngược lại âm dưới là cẩn đăng, tiếng Phạn.

Cúc-thủy: Ngược lại âm trên là cư lục, tiếng Phạn, hoặc là viết cúc thái là sai vậy.

Kiên-tha: Ngược lại âm trên là kiện ngôn, âm tha là âm đà, tiếng Phạn.

Úc-xí: Ngược lại âm dưới là kiết chí, tiếng Phạn. Trong kinh viết âm tiên, e rằng sai chẳng phải nghĩa đây dùng.

Ca-du: Ngược lại âm dưới là trá lâu, tiếng Phạn.

Y-lê: Ngược lại âm trên là khẩn kế, tiếng Phạn.

Bôn-đóa: Ngược lại âm trên là bổn môn, hoặc là viết chữ bôn này,

tiếng Phạn. Ngược lại âm dưới là đa khả. Chữ viết từ bộ túc đến bộ đa, kinh văn viết thiếu sót là sai vậy.

Xúc-đề: tiếng Phạn, xưa dịch âm là ứng bại. Chữ viết trong kinh viết khác, vốn viết chữ xúc này.

Đan-trá-la: Ngược lại âm trên là thả, tiếng Phạn.

Ba-đa: Ngược lại âm dưới là đa, tiếng Phạn. Bên phải đều là tiếng Phạn, tên của vị vương thần. Trong văn hàm chứa nhiều ý nghĩa, có chỗ không phiên dịch còn tồn trong bản văn Phạn ngữ.

Phún sái: Ngược lại âm trên là phổ muộn. Quảng Nhã cho rằng: phún là nhổ ra, phun nước, phun vật, nhổ ra gọi là phún. Cố Dã Vương cho rằng: vật ngậm trong miệng mà phun rãi ra. Sách Ngữ văn cho rằng: thổi hơi, chữ viết từ bộ thanh bôn hoặc là viết chữ phún này. Trong kinh văn viết chữ từ bộ thủy viết thành chữ phún. Ngược lại âm phò vân, gọi là phún thủy là chẳng phải nghĩa đây dùng.

Át-chi: Ngược lại âm dưới là cư lê, tiếng Phạn. Trong kinh viết chữ chi này chẳng phải đúng chữ.

Câu-ly: Ngược lại âm trên là cụ câu, tiếng Phạn.

Thấu-lậu: Ngược lại âm trên là sưu trứu, tiếng Phạn. Trong kinh viết thấu là sách viết sai vậy.

Độc sái: Ngược lại âm dưới là sửu giới. Sách Thuyết Văn cho rằng: loại côn trùng hay cắn, chích đốt người, hoặc là viết chữ sái. Theo chữ sái này có nghĩa là con sò, con bò cạp, loại côn trùng đi gieo độc hại. Chữ tượng hình, từ chữ vạn, thanh tĩnh, âm chỉnh ngược lại âm thản đát, âm ly ngược lại âm lan đát. Trong kinh văn viết chữ sái này và văn thông dụng thường hay dùng.

Ngũ quan: chỗ gọi là sanh, lão, bệnh, tử đều hiện lên trong ngũ quan, cũng gọi là ngũ thiên sứ.

Phiên phiên: Ngược lại âm thất miên. Theo Mao Thi truyện cho rằng: là không ngừng nghỉ. Lại gọi là phiên phiên đó là qua lại, tới lui. Cố Dã Vương cho rằng: phiên phiên là lượn vòng nhẹ nhàng bay quanh, vụt bay, vùn vụt. Sách Thuyết Văn cho rằng: là bay. Chữ viết từ bộ vũ thanh biên. Trong kinh văn viết chữ thiên là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.

 

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 2

Mậu-lễ: Ngược lại âm trên mao hậu. Ngược lại âm dưới lê-đễ, tiếng Phạn.

Nghê-đề: Ngược lại âm trên là nghê hệ. Ngược lại âm dưới là đê nỉ, tiếng Phạn. Âm hệ là âm hề lễ.

Tẫn-ca: Ngược lại âm trên tần mẫn, tiếng Phạn, âm mẫn ngược lại âm mật tẫn.

Đồn-đầu: Ngược lại âm trên là độc luận, tiếng Phạn.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 3

Đễ-xỉ: Ngược lại âm trên là kê ni, tiếng Phạn. Đường Huyền Trang gọi là thiện tịch.

Tất-xà: Ngược lại âm trên là tần mật, bổ miệt, hai âm, tiếng Phạn. Đường Huyền Trang gọi là thiện thuật là khéo noi theo.

Lệ-đế: dưới, xưa là âm đễ đệ. Trong kinh văn viết chữ đế là âm đề-lệ, tiếng Phạn. Đường Huyền Trang nói rằng: thiện bị là hay khéo dự sẵn, phòng sẵn.

Phách trường giả: Ngược lại âm trên là phanh bách. Sách Bát Nhã cho rằng: phách là đánh. Sách Thuyết Văn cho rằng: gần gũi, an ủi, vỗ về. Chữ viết từ bộ thủ thanh bạch, âm phủ. Ngược lại âm phù bổ. Bổn kinh viết có khác, vốn viết chữ phách này là chẳng phải vậy.

Quán khẩu: Ngược lại âm trên là quan hoán. Cố Dã Vương cho rằng: quán cũng giống như tưới nước. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: quán là uống nước. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ thủy thanh quán. Trong kinh bổn viết có khác, là viết chữ ốc, nghĩa tưới nước.

Khẩu cấm: Ngược lại âm dưới là cầm tư. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: ngậm miệng lại gọi là cấm. Sách Thuyết Văn cho rằng: quíu giọng nói không ra tiếng, chữ viết từ bộ khẩu thanh cấm hoặc là viết chữ cấm này, cũng đồng.

Đơn y: Ngược lại âm trên là thư cúc. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: đơn là có quần áo mà không có bao gói bên ngoài. Quảng

Nhã cho rằng: đơn là quần áo mỏng. Sách Thuyết Văn cho rằng: áo không có nhiều lớp, chữ viết từ bộ y thanh đơn.

Bạch giáp: Ngược lại âm dưới là giảm hiệp. Quảng Nhã cho rằng: giáp là áo kép. Sách Thuyết Văn cho rằng: không phải áo bông tơ nhẹ, chữ viết từ bộ y thanh hạp. Trong kinh văn viết chữ giáp, ngược lại âm khẩu hiệp. Giáp là tên của loại mũ thời xưa, chẳng phải nghĩa đây dùng.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 4

Mị-đê: Ngược lại âm dưới là đễ-nỉ, tiếng Phạn.

La-mâu: Ngược lại âm dưới là mạc vưu, tiếng Phạn.

Lô-hoàng: Âm trên là lô, ngược lại âm dưới cổ hoàng. Tiếng Phạn.

Thóa chủy: Âm dưới xưa gọi là tân dật. Văn thông dụng gọi là chật hẹp mà nhỗ ra gọi là chủy. Trong kinh văn viết có khác viết chữ tàn. Ngược lại âm tử đán, nay chưa rõ chữ chủy xuất từ đâu.

Giá-sao: Ngược lại âm trên giả-nha, tiếng Phạn.

Đàm kỳ: Ngược lại âm trên là đoạn nam, tiếng Phạn.

Hổ nan: Ngược lại âm trên là giang học. Ngược lại âm dưới là trĩ ni, tiếng Phạn.

Hề-la: Ngược lại âm trên là hề lễ, tiếng Phạn.

Au-di: Ngược lại âm trên là ô hậu, tiếng Phạn.

Gia cụ: Ngược lại âm trên là giả nha. Quảng Nhã cho rằng: gia là con heo nọc. Sách Thuyết Văn cho rằng: con heo đực. Chữ viết từ bộ trĩ thanh gia. Trong kinh văn viết từ bộ khuyển viết thành chữ gia cũng thông dụng. Ngược lại âm dưới là câu hộ. Sách Khảo Thanh cho rằng: cụ cũng giống như con khỉ mà tay chân của nó dài hơn. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: loài khỉ mà thân nó lớn hơn con khỉ, lông nó có màu sắc xanh đen, nó hay nắm chủp bắt người và liếc ngó con người. Sách Thuyết Văn cho rằng: con khỉ cái lớn. Chữ viết từ bộ khuyển thanh cụ. Bổn kinh viết có khác hà mạc là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.

Tiến trân: Ngược lại âm trên là tiền tiến. Theo Mao Thi truyện cho rằng: tiến là lặp lại nhiều lần. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: tụ hội nhiều lần như vậy. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ thảo thanh tồn. Ngược lại âm dưới là tiết chu. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: trân là đến vậy.

Theo Mao Thi Truyện cho rằng: động từ ấy là đến. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ chí, thanh trân.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 5

Ưu-sa: Ngược lại âm dưới là sở da, tiếng Phạn.

Khẩn-câu: Ngược lại âm khổ nhàn, tiếng Phạn.

Yểm trở: Ngược lại âm trên là yểm giáp. Quảng Nhã cho rằng: yểm cũng giống như trở. Nghĩa nhàm chán hoặc là viết chữ yểm này. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hán thanh yểm. Ngược lại âm dưới là trắc cách. Cố Dã Vương cho rằng: trở cũng giống như yểm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trúc, thanh trở. Trong kinh văn viết từ bộ thảo viết thành chữ trở là sai vậy.

Đa-đà: Ngược lại âm trên là kỳ ca, tiếng Phạn.

Yểm-xoa: Ngược lại âm trên là cư ngọc, tiếng Phạn. Trong kinh văn viết có khác, vốn cũng viết chữ yểm.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 6

Chấn đản: Ngược lại âm trên là Chân Nhẫn, tên của một nước.

Bưu-bà: Ngược lại âm trên là hữu cầu, tiếng Phạn.

Bể-bể: Ngược lại âm bổ mễ, tiếng Phạn.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 7

Ngưu quyển: Ngược lại âm dưới là cư viện. Bì Thương cho rằng: quyển ngưu là câu thúc lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: mũi con trâu tròn. Chữ viết từ bộ thủy đến bộ tất thanh diệc. Trong kinh văn viết quyển là sai.

Giáp-lô: Ngược lại âm trên là ô giáp, tiếng Phạn.

Ủy-đa: Ngược lại âm trên là huy vật, tiếng Phạn.

Đà-nhương: Ngược lại âm dưới là hoại chương, tiếng Phạn.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 8

Thềm biên: Ngược lại âm trên là diễm chức. Lưu Triệu chú giải rằng: loại ngũ cốc lương thực. Theo Tả Truyện cho rằng: mái hiên nhà. Sách Thuyết Văn cho rằng: sửa đổi mái hiên nhà. Chữ viết từ bộ mộc thanh thiềm.

Uông trì: Ngược lại âm trên là ô nghiệt. Văn thông dung cho rằng: nước ngừng chảy gọi là uông. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: uông cũng giống như trì. Sách Sở Từ cho rằng: ao nước rộng lớn mênh mông. Quảng Nhã cho rằng: uông uông là mênh mông bao la rộng lớn bao la. Sách Thuyết Văn cho rằng: hồ sâu mà rộng, chữ viết từ bộ thủy thanh vương.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 9

Mi chủ: Ngược lại âm trên là mỹ bi. Quyển trước, trong kinh Mật Nghiêm đã giải thích rồi. Ngược lại âm dưới là chu nhũ. Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: chủ, giống như con nai mà lớn hơn. Theo Thanh loại cho rằng: cái đuôi của nó có thể làm chổi quét được. Sách Thuyết Văn cho rằng: thuộc loại nai mà lại lớn hơn, có một cái sừng, chữ viết từ bộ lộc thanh chủ.

Sa-lương-địch: Ngược lại âm dưới là đình lịch, tiếng Phạn.

Đa-môi: Ngược lại âm dưới là mẫu bôi, tiếng Phạn.

Ngu xuẫn: Ngược lại âm dưới là sữu phong. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: đứa bé mới sinh ra đã ngu ngốc rồi. Sách Thuyết Văn cho rằng: xuẫn là ngu. Chữ viết từ bộ tâm thanh xuân.

Sách dương: Ngược lại âm trên là sĩ trách: sách Thuyết Văn cho rằng: sách là cắn. Chữ viết từ bộ xỉ thanh trách. Trong kinh văn viết chữ trách thanh trách chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 10

Thế hưởng: Ngược lại âm dưới là hương ngưỡng. Theo Mao Thi truyện cho rằng: hưởng là hiến dâng, dâng lên cúng. Lưu Triệu chú giải Công Dương truyện rằng: dùng thức ăn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: hưởng, thọ nhận. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: lễ vật. Cố Dã Vương cho rằng: cúng tế cho quỉ thần đến hưởng. Sách Thuyết Văn viết chữ phu đến bộ cao thanh tĩnh.

Đồng đồng: Ngược lại âm đồ đông. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: đồng là nóng nhiệt. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ hỏa thanh đồng. Trong kinh văn viết đồng, chữ đồng này chẳng phải nghĩa đây dùng, cũng có viết chữ hoàng vi, nghĩa là sáng rực.

Lão sưu: Ngược lại âm dưới là sưu hậu. Sách Phương Ngôn cho rằng: sưu là ông già. Quảng Nhã cho rằng: ông cha. Lại giữa Đông Tề và Lỗ vi cho rằng: phàm là tôn kính người già gọi là sưu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hựu thanh tai. Chữ lại viết sưu này văn thường hay dùng, hoặc là viết chữ sưu. Trong kinh văn viết chữ sưu này là chẳng phải nghĩa đây dùng.

Huyên hoa: Ngược lại âm trên là hư nguyên. Ngược lại âm dưới là hồ qua. Theo Thanh loại cho rằng: huyên hoa đều là thanh. Sách Khảo Thanh cho rằng: huyên là nói nhiều. Chánh Tự xưa nay hai chữ đều từ bộ ngôn, thanh huyên hoa. Trong kinh văn viết chữ huyên này là sai vậy.

Bình bạc: Ngược lại âm trên là bạc minh. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: bình là loại cỏ không có rễ mà nổi lên mặt nước, lấy tên là không chìm, tức là bèo nổi trên mặt nước. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thảo thanh bình, kinh văn viết chữ tinh này là sai vậy.

Hoan ngu: Ngược lại âm dưới ngộ câu. Trong quyển kinh trước Thủ Lăng Nghiêm Tam muội đã giải thích rồi.

Nhân câu: Ngược lại âm trên là nhất dần. Bạch Hổ Thông cho rằng: nhà trai và nhà gái kết thông gia với nhau mà thành hôn gọi là nhân. Độ Dự chú giải sách Tả Truyện rằng: nhân là thân thích. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nữ thanh nhân. Ngược lại âm dưới là cổ hầu. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: trọng hôn gọi là cấu. Mao Thi Truyện cho rằng: cấu là dày. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nữ thanh cấu, âm cấu ngược lại âm cổ hạ.

Oán hận: Ngược lại âm trên là ư nguyện. Cố Dã Vương cho rằng: oán cũng là hận. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hận là trách cứ. Sách Văn tự Tập Lược cho rằng: oán hận sâu. Sách Thuyết Văn cho rằng: nỗi giận. Chữ viết từ bộ tâm thanh oán. Bổn kinh vốn viết có khác. Cũng gọi là oán hận. Ngược lại âm hoàn hoán. Chữ oán hận này nghĩa có khác là tiếc thương kinh sợ. Chẳng phải nghĩa ở đây dùng vậy.

Khảm kha: Ngược lại âm trên kham cảm. Ngược lại âm dưới là kha ngã. Sách Sở Từ cho rằng: Khảm kha đó là nói trắc trở không thuận lợi, trì trệ. Cố Dã Vương cho rằng: khảm kha đó là không may mắn. Chánh Tự xưa nay cho rằng: tiếp cái trục xe. Hai chữ đều từ bộ xa đều là thanh cảm kha.

Họa xuất: Ngược lại âm dưới tuy thúy. Theo Tả Truyện cho rằng: đoán trước nước dưới sông dâng lên gọi là xuất. Sách Thuyết Văn cho rằng: thần họa cũng gọi quỉ thần gieo tai họa. Chữ viết từ bộ thị thanh xuất.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 11

Khẩn trắc: Ngược lại âm trên là khẩu hận. Văn thông dụng cho rằng: chí thành gọi là khẩn. Trịnh Tiển chú giải sách Khảo công ký rằng: khẩn là kiên nhẫn, vững lòng chịu đựng. Văn Tự Điển nói rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh khẩn. Trong kinh văn viết chữ khẩn này là sai. Ngược lại âm dưới là sở lực. Sách Mạnh Tử nói rằng: không có lòng thương xót là chẳng phải con người. Quảng Nhã cho rằng: xót thương. Sách Thuyết Văn cho rằng: đến để chia xẻ lòng đau xót, chữ viết từ bộ tâm thanh tắc.

Như hướng: Ngược lại âm dưới là thương nhượng. Quảng Nhã cho rằng: hướng là để lại. Khảo Thanh cho rằng: hướng là dâng thức ăn cho người trên. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thực thanh hướng, âm di ngược lại âm duy quí.

Áo não: Ngược lại âm trên là ô hạo. Ngược lại âm dưới là nhu lão. Sách Khảo Thanh cho rằng: áo não là đau khổ hận. Chánh Tự xưa nay cho rằng: hai chữ đều viết từ bộ tâm đều là thanh áo não, âm nhu ngược lại âm não đao.

 

KINH ĐẠI QUÁN ĐẢNH

QUYỂN 12

Duy-tà: Ngược lại âm trên là duật tuy. Ngược lại âm dưới là dã sai, tiếng Phạn. Âm xưa gọi là tỳ-tà-ly, hoặc gọi là tỳ-xá-ly, đều sai. Nói cho đúng gọi là bể xa địch dạ thành. Ở phía Đông Ấn Độ, phía Bắc sông Ngạc già, hoặc nói là ở trung tâm Ấn Độ.

Mộng hội: Ngược lại âm trên là mặc băng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: mộng là loạn, mơ hồ. Sách Chu Lễ cho rằng: không sáng suốt, lại buồn bã. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: xấu hổ. Quảng Nhã cho rằng: tối tăm. Sách Thuyết Văn cho rằng: không sáng, chữ viết từ bộ tâm thanh mộng, cũng viết mộng. Lại cũng viết chữ mộng này. Trong kinh văn viết chữ mộng này là sai. Ngược lại âm dưới là hồi tội, kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển trung đã giải thích rồi.

Yếm đảo: Ngược lại âm trên là ư diễm. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: yếm là trong lòng cảm thấy đầy đủ, nên chán nhàm chán. Thiên Thương Hiệt cho rằng: kính phủc hợp với lòng người gọi là yếm. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hán thanh yếm. Ngược lại âm dưới là lực lão. Trước kinh Mật Nghiêm quyển trung đã giải thích đầy đủ rồi.

Phỉ thi: Ngược lại âm trên là phỉ vi. Xưa nay là phi, âm xưa cũng gọi là phi dương. Theo Tả Thị truyện cho rằng: có con phi tức con gián xuất hiện thì không có tai nạn tật dịch. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ trùng thanh phi.

Tà ngỗ: Ngược lại âm dưới là ngũ cố. Sách Thanh loại cho rằng: ngỗ là ngang bướng ngỗ nghịch. Sách Khảo Thanh cho rằng: phạm tội bất hiếu. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ tâm thanh ngỗ hoặc là viết chữ ngỗ.

Tật lê: Ngược lại âm trên là tần tất. Ngược lại âm dưới là lực tri. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: là loại côn trùng như con giòi, con dế, con nhận, cũng giống như con châu chấu, mà bụng lớn dài, có sừng, có thể làm thức ăn cho rắn. Văn Tự Điển cho rằng: từ bộ trùng đều thanh tật lê. Trong kinh viết chữ tật lê có bộ thảo đây chẳng phải nghĩa của kinh.

Ủy hoàng: Ngược lại âm trên ủy vi. Cố Dã Vương cho rằng: ủy là loại cỏ cho thú vật ăn. Sách Văn Tự Điển nói rằng: ủy là cỏ khô, héo úa; chữ viết từ bộ thảo thanh ủy. Trong kinh văn viết chữ ủy này, ủy tức là bệnh tê liệt, nghĩa cũng thông dụng.

Uông luy: Ngược lại âm trên là hộ quang. Thiên Thương Hiệt giải

thích rằng: uông là ngắn, nhỏ, ốm gầy cũng gọi là bệnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: cái chân bị cong lại, tức là thọt chân, chữ viết từ bộ uông thanh vương.

Yêu nghiệt: Ngược lại âm trên là ư kiêu. Âm dưới là nhan liệt. Sách Khảo Thanh cho rằng: yêu nghiệt là quỉ quái. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: tai họa. Sách Thuyết Văn cho rằng: y phủc quái lạ của loài nhảm nhí thảo mộc. Loài côn trùng yêu quái, cầm thú côn trùng, cũng gọi là yêu nghiệt hoặc viết là yêu nghiệt. Chữ yêu từ bộ nữ thanh yêu. Chữ nghiệt từ bộ trùng thanh nghiệt văn thường hay dùng viết chữ nghiệt này.