QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 18

THIÊN THỨ TƯ: PHÁP NGHĨA (PHẦN 1)

Pháp là gì? Cái gọi là làm chuẩn để nương tu hành, trong thần sạch hoặc mà làm thú hướng.

Nghĩa là gì? Cái gọi là rất có lý do ngàn Thánh không đổi được nghi kia, vạn tà chẳng quay được đầu mối kia.

Pháp năm thường của thế tục là: Nhân, Nghĩa, lễ trí, tín, trăm vua không khác sách kia, chúng hiền khen ngợi giúp đỡ mà không trụy đọa.

Đạo pháp có hai đế là chân và tục. Chư Phật do đó mà sinh, chúng sinh do đó mà ngộ. Nhưng thế tục giữ gìn năm thường, làn sóng mê hoặc nối kín. Đạo giúp hai đế thắng trí thêm sáng, cho nên chân tục là nền tảng xuất đạo, chánh pháp là phép tắc nhập không. Cho nên luận nói rằng: “Chẳng có tục thì không do đâu thông chân, chẳng có chân thì không do đâu sai khiến tục”. Lại nói rằng: “Chư Phật thuyết pháp thường nương hai đế”, đây là đại lược thành giáo. Còn hạng lớn, nhỏ, mãn, bán, sách ba hòm tám tạng, rõ hiển hối của tâm trần, hiểu đường khác nhau của nghiệp báo, thông tuệ giải để gượng mờ tâm, rõ tướng đời để thần quang soi chiếu, nếu dùng đây để nêu bày gọi là pháp nghĩa.

Còn lời nói tu hành, suy nghĩ phân biệt linh phủ, thì chánh pháp bốn y mới nghiên cứu thức đến đảo tình, tám trực minh đạo sách tấn tịnh tâm ở vọng cảnh. Ba học mở huyền phủ kia, một đầu mối gồm cả nguồn chân kia, lần nhiễm cơ cấu tự phải được bờ kia, chỉ do cửa tối khó mở, thợ đá dễ mê, chẳng nhờ phương ngôn thì không do đâu thăng lên được. Cho nên từ xưa đạo tục đồng mà hỏi bến, sơ luân tinh linh, thuật đào luyện tâm, hoặc như luận mà dẫn dắt kia hiểu, hoặc bàn thuật mà chép lòng kia, nhờ lời mà hiển bày ý thánh, nhờ dấu vết mà nêu lý nhiệm mầu. Xưa nhà Lương đã nêu bày đầu mối kia, nay đời Đường lại mở rộng trần kia, đều có chí kia, rõ đời đời lời này không mất.

Chép chung Thiên Pháp Nghĩa Quảng Hoằng Minh Tập của nhà Lương.

Luận Dụ Đạo của Tấn Tôn Xước, Luận Canh Sinh của La Quân Chương, Luận Thần Bất Diệt của Trịnh Đạo Tử, Luận Báo Ứng của Thích Tuệ Viễn, Luận Tam Báo của Thích Tuệ Viễn, Luận Chiết Tam Phá của Thích Tăng Thuận, Luận Thần Minh Thành Phật của Lương Cao Tổ, Nạn Thần Diệt Luận của Túc Sâm, Nạn Thần Diệt Luận của Tào Tư Văn, Đáp Quan Thần Bất Diệt của Lương Cao Tổ, Thích Pháp Vân và Triều Quý Thư, Tập Tạc Xỉ và Thích Công Thư.

Gồm chép thiên Pháp Nghĩa của Quảng Hoằng Minh Tập đời Đường.

Bài tựa nhiều đời hiền minh giải thích nghĩa các nghi ngờ, Luận Thích Nghi của Tấn Tải An, Tấn Tải An Thư và Pháp Sư Viễn, Nạn

Thích Nghi Luận của Chu Đạo Tổ, Thư Tải Trọng và Pháp sư Viện, Tải Đáp Chu Cư Sĩ Về Nạn Luận, thơ Viên Pháp sư cùng Tài, Hà Thừa Thiên Báo Ứng Vấn (Lưu Thiếu Phủ đáp). Đời Tống, Tạ Linh Vận cùng các đạo nhân biện Tông Luận. Hậu Tần, chúa Diêu Hưng gửi thư cho An Thành Hầu nói về nghĩa Phật. Thông Tam Thế Đẳng Luận (Pháp sư La-thập đáp). Diêu Tung, Biểu Vấn Chư Nghĩa (Diêu Hưng đáp). Đời Đường, Sa-môn Thích Tuệ Tịnh soạn Luận Chiết Nghi (Thích Pháp Lâm thuật).

Đời Tề, Cảnh Lăng Vương gửi thư cho ẩn sĩ Lưu Cầu, bài tựa Tề Thẩm Ước Nội Điển, Tề Thẩm Ước vì Hoàng Thái Tử giảng giải sớ. Tề Thẩm Ước vì Cảnh Lăng Vương phát tâm giảng sớ. Tề Thẩm Ước vì Cảnh Lăng Vương giải thích sớ. Lương Thái Tử Cương Thỉnh Đế Giảng. Lương Lục Vân thuật Ngự giảng Kim Tự Ba Nhã Tựa. Lương Túc Tử hiển bày giảng nghĩa Ba Nhã. Hoàng Thái Tử cảm tạ giảng xong. Lương Thái Tử, Cương Thượng Đại Pháp Tụng. Tấn An Vương dâng Thái Tử Huyền Phố Giảng Tụng. Bài tựa Sớ kinh Niết Bàn của Lương Võ Đế. Pháp Bảo Liên Bích Tựa của Tương Đông Vương đời Lương. Bài tựa Luận Thành Thật của Giản Văn đời Lương. Bài tựa Nội Điển Bia Minh Tập Lâm của Nguyên Đế, đời Lương. Bài tựa Thiền Lâm Diệu Ký Tập của Sa-môn Thích Huyền Tắc. Bài tựa Uyển Châu Lâm của Ty Nguyên Đại Phu Lý Nghiễm pháp. Thái tử Chiêu Minh đời Lương đáp thơ thỉnh giảng (và ba bài khải đáp). Chiêu Minh Tạ Sắc Lại Mộc Thê Như Ý Khải. Chiêu Minh, Lập Nghĩa Nhị đế (giải thích cho hai mươi hai người vừa đạo vừa tục). Chiêu Minh, Lập Pháp Nghĩa thân (cho sáu vị Tăng hỏi đáp qua lại). Chiêu Minh Tạ Sắc Khán Giảng Giải Nhị Khải, Chiêu Minh Tạ Sắc Lại Niết-bàn Kinh Sớ Giảng Khải, Chiêu Minh Tạ Sắc Lại Đại Tập Kinh Giảng Sớ Khải. Đời Lương, Tấn An Vương gởi thơ cho Quảng Tín Hầu. Tề Thẩm Ước Lập Luận Phật Pháp Nghĩa (năm bài). Tề Thẩm Ước Nạn Thần Diệt Luận của Phạm Chẩn. Trần Sa-môn Chân Quán Nhân Duyên Vô Tánh Luận (và Tự Nhiên Luận của Châu Thế Khanh).

Ngụy thâu Bắc Tề ba bộ Nhất Thiết Kinh Nguyện Văn. Vương Báo Châu Tạng Kinh Nguyện Văn. Tùy Dương Đế Bảo Đài Kinh Tạng Nguyện Văn. Bài Tựa Tam tạng Thánh Giáo của Đường Thái Tôn. Nay soạn bài tựa Tam tạng Thánh Giáo, đời Đường Lượng Thuật Chú Bátnhã Kinh Tựa, đời Đường Liễu Tuyên gởi thơ cho các Đại Đức phiên dịch kinh.

Phần đầu của thiên Pháp Nghĩa thứ tư trong bộ Quảng Hoằng Minh Tập.

Luận Thích Nghi, Tần Xử Sĩ Tải An gởi thơ cho Pháp sư Viễn. Tải An Nạn Luận Thích Nghi. Chu cư sĩ Đạo Tổ lại gởi thư cho Viễn Pháp sư Tải An (lại đáp) hỏi báo ứng, Hà Thừa Thiên (Lưu Thiếu Phủ đáp) Luận Biện Tông (hỏi đáp qua lại) Tống Thị Trung Tạ Linh Vận, Thuật Phật Pháp Các Thâm Nghĩa. Diêu Hưng chúa nhà Tần (đáp) Chiết Nghi Luận Sa-môn Tuệ Tịnh đời Đường (thuật).

THÍCH NGHI LUẬN CỦA TẤN TẢI AN

An Xử Tử hỏi Huyền Minh Tiên Sinh rằng: Nghe rằng người làm lành chắc chắn là có vui mừng, người làm bất thiện chắc chắn là có tai ương, lại nói rằng: “Thiên đạo không thân thường cùng người lành”, đây chính là cách ngôn của Thánh đạt, là tiêu rộng lớn của muôn đời. Đây thì hạnh thành ở thân mình, phước lưu ở đời sau. Ác hiển ở sự nghiệp, mắc tội chốn u minh. Nhưng bậc Thánh là lành, đều tận lý, lý tận thiện nhóm, nên nhiều đời đều không dời đổi. Hạnh không có một thiện, ác ác nương nhau, cũng phải trăm đời đều mờ tối là thiện có cửa thường, ác có định tộc, đời sau tu hành thì lợi ích gì? Lại có buộc tu che đạo, ngôn hạnh không tổn thương mà trời phạt, người cấm, trăm lưới đủ anh lạc, thả lòng tánh tình, buông lung việc bạo ngược. Sống bảo bọc vinh quý con cháu nhiều và mạnh mẽ, suy luận theo đây thì quả báo của nhóm thiện rốt cuộc ở đâu? Năm tình sáu dục, tâm người thường có, chặt lời hoa mỹ ngăn nhàn chí khổ của sự ngoài. Nếu người quỷ không rất thích ở thú hàm thì sao không thuận điều ngọt mà gượng lấy điều đắng? Xin giải thích điều nghi để dứt bỏ hoặc ấy.

Tiên Sinh đáp: Lành thay! Lời hỏi này! Sử Thiên có nói: “Quả báo trời ban cho người lành thế nào ư?” Tuân Duyệt cũng nói: “Trang sức thay đổi mà làm gian ngụy, tự đủ trong một đời. Người giữ đạo thuận lý không phải hoạn chết đói, hai sinh nghi ở trước mà chưa thể hiện, ta, ông nghi ngờ ở sau có thể nên chăng? Xin thử nói: Người nhờ tánh nhị nghi để sinh ra và lớn lên, bẩm thọ khí năm thường để sống còn, tánh có thời kỳ dài ngắn nên có sống lâu chết yểu khác nhau. Khí có tinh thô không đồng, cũng có hiền ngu sai khác, đây là định lý tự nhiên không thể thay đổi, do đây Nghiêu Thuấn Đại Thánh Châu Quân là nuôi dưỡng, kẻ mù, ông già, hạ ngu đãn sinh có Thuấn, Nhan Hồi đại hiền trời sớm tuyệt tự. Thương Thần cực ác khiến con cháu đông đầy. Di, Thúc, chí nhân mà chết đói ở núi sâu. Kẻ trộm buông lung bạo ngược mà giàu vui trọn đời. Tỷ Cang trung chánh, chết không toàn thây. Trương Thang tàn ác làm quan bảy đời Nhĩ Điêu, phàm loại này không thể tính kể. Nghiệm đó Thánh hiền đã vậy, cầu người thường lại như đây, cho nên biết hiền, ngu, thiện, ác, thọ, đoản, nghèo cùng, hiển đạt đều có phần mạng, chẳng phải do nhóm hạnh gây ra.

Lấy sự nhiệm mầu sâu xa của trời đất, sự rộng lớn của âm dương, người ở trong đó đâu chỉ là lúa gạo trong kho lớn, là mảy lông ở thân ngựa thôi sao? Mà hạnh nhỏ của người, tập quán của việc người, một thiện một ác đều có ra báo ứng thầm thầm, muốn dời đổi sự sống lâu hay chết yểu của tự nhiên, đổi ngu thanh Châu, Thuấn, ở đây rõ ràng không thể biết. Nhưng bàn nhóm thiện chứa ác, bởi lập bày ở giáo khuyên. Vì sao mà nói như vậy? Vì người sống mà tịnh tánh của trời, cảm vật mà động dục của tánh, tánh dục đã mở dòng, buông lung chớ nghiệm, bậc Thánh cứu tệ kia, nương thần đạo để lập giáo, cho nên lý nhiệm mầu mà giáo hóa mở bày, thuận suy thiên mà rước dẫn, cho nên công nhiệm mầu mà sự vừa thích. Do đây trong sáu hợp (trời đất) luận mà không bàn, khen mà không biết lý do, hằng ngày mà không thấy chỗ tột cùng. Giả sử Lễ học đã mở rộng lớn kia, danh pháp đã buộc hình vết kia, người hiền nhờ đó để thành chí kia, kẻ chẳng ra gì ngóng trông và để khỏi lỗi kia, khiến ân sâu hiểu hữu, nghĩa vua tôi cùng thạnh. Lễ tựa già trẻ, ưa chấp bạn bè, trái đó thì là người mất đạo, chê cười để khởi, hướng đó thì là người danh giáo, tiếng khen do đó bày, đây là quân tử hành xử tâm hạnh mình, chẳng lẽ trong phút chốc mà quên lành ư? Cần gì theo giáo trách thật để hẹn báo ứng? Nếu thể hội được ý chỉ sâu xa của Thánh giáo, xét cùng phần mạng, ngõ hầu rộng mang nơi tâm phủ không cầu xem xét ở trong sự mờ tối.

An Xử Tử bèn xuống tòa nói: Lý uẩn ngàn năm niệm buộc một đời. Nay nghe luận Đại Thông của Ngài đủ để giải thích trệ nghi bỏ chỗ tối tăm, bỏ kiết sử, tôi tuy không thông minh cũng xin lãnh nhận lời này.

THƠ CÙNG PHÁP SƯ VIỄN

An Công đảnh lễ: Đệ tử thường xem kinh điển đều cho nguyên do họa phước là ở nhóm hạnh, vì vậy từ nhỏ tu gấp đến nay đầu bạc, hạnh không phụ chỗ hiểu biết, lời không tổn thương mọi loài, mà một đời gian nan khổ sở đủ trải qua các sự đày đọa tàn tệ, nổi bất bình không kể xiết, chỉ có thân mình lý sâu khó suy tình gần dễ buộc, thường trong niệm mờ tối, buồn bã trong lòng, mới biết thọ, yểu, nghèo cùng, hiển đạt tự có định phần, bàn nhóm thiện chừa ác nởi là lời giáo khuyên. Gần đây soạn Luận Thích Nghi, nay đem trình Ngài tưởng các tin tức chợt có thể xét gạn. Tải An Công đảnh lễ.

PHÁP SƯ VIỄN ĐÁP

Thích Tuệ Viễn tôi ngu độn, xét ông riêng bày cho là khẳng khái, trước tuy chưa khéo đều nhau, người vật qua lại ngọn ngành tạm quên, phần mạng nghèo cùng mà hiển đạt, chẳng phải trí thường suy lường được, nhưng nương bên đại tông dường như có định kiểm. Mùa thu năm ngoái cùng mọi người chung đọc luận của ông đều cũng có đồng khác, xem ý đáp của Chu Lang cho là sách đối với kinh Phật là tạm được, trong đó nay gởi ông, nghĩ nhớ năng lực trí tuệ mặt trời mà xét gạn.

BẮT BẺ LUẬN THÍCH NGHI CỦA CHU ĐẠO TỔ

Gần đây thấy ông soạn Luận Thích Nghi, bởi tức tình mà làm, dự tính nghiệm lý muốn chỉ bình hữu, trong chỉ xét thủ phần mạng dường như chưa suốt gốc kia. Phước lành chớ nghiệm, cũng là ông thường mê mờ, tuy khắp xem sáu rương sách thì càng sâu thêm trệ kia và thấy kinh giáo mới soi nhưng có chỗ quay về, cho nên xin lấy lời bậc tiên giáo đương cự kẻ học ngày nay. Ông cho là xét phần mạng, đúc kết lại có thể không cầu nghiệm trong chỗ mờ tối, các lời vui khác chỉ tồn tại nơi khuyến giáo. Xin xét ý chỉ phần mạng làngay tình yên định đối lý nhậm mà luống nhọc ư? Là quên, nhớ, mê muội, ngay thẳng mà thôi ư? Nếu tình yên định ở lý thì lý chưa thể dụ, thiện ác xen phân, thuận nghịch chớ nghiệm. Nếu chẳng thầm bỏ đâu được luống nhọc, nếu thẳng đặt mà thôi thì tự chẳng phải ngồi quên việc, chí quyết có cảm, cảm nhân sự thì tình cũng lên xuống lại tin được giúp đỡ đâu thể không mừng, làm ác bị phạt đâu được không oán, dẫu muốn quên mà đâu thể được? Lặng cầu các vị giảo minh.

Lại lập khuyến giáo quyết gần thật mà động, thẳng mà dạy mới không thể một được mà hết, cho nên dường như ngược mà sau hội, hoặc hiểu lờ mờ đối với lời nói, do đây đường xe sô linh, nhà cửa bảo khác, hoặc hiển xa kia hoặc gạn gần kia, khiến tín đồ theo giáo pháp không tạm cầu ở biểu phần. Người uống hòa tự đủ ở nhân nghĩa, cho nên sâu cạn đều dạy mà dân nghe không lạm, thần minh dưỡng nuôi nơi diệu vật há được gọi rõ là làm lành, chánh vị che sương mà sự ngược với giáo, lý trái với lời. Bá Di Thúc Tề tự được an nhẫn, Nhan Hồi lại buồn dài nơi lý hòa, sợ có người nói hoặc khác ở đây. Nếu cho là bọn thương buôn quan lại giáo lý không kịp dạy gấp dẫn đầu mối, bởi trong trí đã trở lại mà an ổn trong lòng, nhân từ không mất thân. Tạng Hội nhờ có nước Hậu lỗ thì phần mạng hun đúc do đâu mà xét, xướng Huyền Minh lại bị nghi che. Vì vậy xưa kia quân tử biết nguồn cơn của thông suốt hay hư hoại lỗi kia chẳng mới, hiền, ngu, thọ, yểu rõ ràng từ xưa. Sở Mục do phước dày được chết, Sái linh do thiện mỏng mà thọ họa, Hy Uyển do hiềm khích sâu chớ cứu, Tống Hoàn do lỗi nhỏ dễ xương, cho nên rửa tâm để ôm tông, huyện hình để nghe đạo, nhổ gốc sâu vô minh, che giây cương tham ái, không cầu nghiệm ở minh trung, bóng và tiếng vang tự rõ, không hẹn tồn tại báo ứng mà mừng phạt bóng mình cho nên có thể ngược bước tột nơi thủy cảnh muôn cõi, nhưng gạn rõ đạo lý, cách cõi thường Nghiêu, Khổng, cứu thô kia nên có chớ chưa cùng tận. Sự thiên tạo môn kia mà chưa đạp đến nhà, tiếc kia ở đời không nghe, cho nên buồn hẳn cả năm. Ông đã hiểu luật kia lẽ ra cũng không xa mà được, đây chính là chỗ kỳ lạ của u minh, đâu chỉ có lời nói mà thôi. Trái bày nhiều năm tạm để thay thể ân cần.

Đến luận lại cho là trời đất rộng xa, việc người nhỏ gần, một thiện một ác không quan hệ báo ứng. Vậy thì lười trời lồng lộng thưa bèn lọt ư? Chớ thấy nơi an ổn, chớ hiển sự nhỏ nhiệm, chỉ đầy tràn dời đổi trong hằng ngày, giao hoãn mê mờ lý duyên, cho nên hoặc trái sự thấy nghe, núi lỡ hun đúc báo ứng, không do đường xa mất cảm, ao lửa tánh cỏ không đồng tượng thành thân, rõ nghiệm mấy điềm có thể dùng để có chút ngộ.

LẠI GỬI THƠ CHO PHÁP SƯ VIỄN

An Công đảnh lễ, bởi soạn Luận Thích Nghi là để gởi lòng kia, cho nên trình đó người khéo suy nghĩ nghe nhờ dạy dỗ. Đã nhục lại bảo mở bày dấu vết tông môn và đưa cho Châu Lang nạn rất có ý thú, nhưng lý vốn khác nhau, chỗ thấy cũng khác. Nay lại bày ý hèn đáp Châu, lại đem trình Ngài, ý chỉ thành thật có thể cầu tìm mà lời không tự bày, tưởng thoát xem xét, Tải Công đảnh lễ.

LUẬN THÍCH NGHI ĐÁP LỜI VẶN HỎI CỦA CHU CƯ SĨ

(Tải An Công)

Nhờ mặt trời mà có sáng, nhân việc mà có ra cảm, thong thả soạn Thích Nghi để trình Pháp sư, đã nhục lại bảo đưa đến nạn, lời cùng trong sạch xem chỗ gây ra có ý chỉ quay về. Nhưng tự giác tuy người quán trước chớ ngộ, chỗ thấy đã khác ai là năng chánh? Nếu lòng chưa ngộ xin cùng tận tột đó. Tôi cho rằng có thể xét phần mạng, tự gọi là biết cứu thường đồng nhiệm mầu, soi lý tông suy lường danh thật, xét nghiệm xưa nay, không thể chìm đắm cõi sinh tử, mừng cảm luống được mất. Nếu có thể ngộ sống lâu hay chết yểu thì biết tự nhiên của ngắn dài. Xét Nghiêu Thuấn ở Chu Quân, đã được Ngu Thánh có phần, suy chỗ sâu xa của thiện ác, đủ rõ minh trung không phạt, đồng với Tỷ Can và kẻ trộm, có thể biết họa phước là phi hạnh, đã có thể đây nạn sự rồi sau phần mạng mới xét được, không cầu quả báo. Như Như Lai nạn, yên lặng tình nơi lý thì lý chưa thể dụ, lặng cầu mọi người rõ xét. Đây chính là chưa dụ lý do ở mình cầu, chẳng phải là vô lý mà dụ được, nếu bỏ mình mà xét ngoài thì chắc chắn không xa mà đến.

Nạn rằng: Khuyến giáo đó lập bày quyết nhờ thật mà động, thẳng vì dạy dỗ mới không thể do một đường mà cùng tận, tôi đâu là bậc Thánh làm giáo ngược chân không lập tà.

Đáp rằng: Thiện ác sinh ở thiên lý, thị phi do ở tâm người. Nhân thiên lý để lập giáo, thuận lòng người để thành việc. Cho nên u hoài ôm lòng nhân nắm gió màu mà chỡ vui, buông lung tình ngoài vết xe, đoái hoài danh mà lượm lấy bên trong. Công huyền vật nêu bày hằng ngày mà quên ân huệ kia, lý uẩn vắng lặng, thọ đó chẳng thấy tông kia, chẳng trái hư giáo để mê hoặc đời. Vì vậy trước luận rằng: Nhân thần thông để lập giáo, cho nên lý nhiệm mầu mà mở bày giáo hóa, thuận đổi dời mà dắt dẫn cho nên công nhiệm mầu mà sự thích hợp.

Bắt bẻ rằng: An đối với lòng nhân không mất thân, Tạng Hội nhờ có nước Hậu Lỗ, thì phần mạng rút lại ở đâu mà xét? Xướng Huyền Minh lại là nghi phủ?

Đáp rằng: Đây chính là lý do thấy rõ thiện ác là có định, không do chứa hạnh. Nếu người nhân từ làm lành khen hạnh, an ổn trong lòng mà thọ phước, người giả mạo việc tà ngược lý, Tạng Hội vì đủ đó mà được hậu, bởi phần ứng mất thân, chẳng phải che nhân từ chỗ dời đổi mạng phải là hậu, hạnh giả dối chẳng thể phạt. Đâu khác Tỷ Can trung chánh mà bị mổ tim, Trương Thang làm quan tàn ác mà được nhờ cậy bảy đời. Nếu lý này không sai thì biết phần mạng có tiền định, chính đồng có phần của Huyền Minh, chẳng phải là thành nghi phủ.

Nạn rằng: Xưa người quân tử biết nguyên do thông suốt làm sụp đổ lỗi kia chẳng mới, hiền, ngu, thọ, yểu rõ ràng từ xưa, Sở Mục do phước dày được chết, Sái Linh do thiện mỏng mà nhận họa, Hy Uyển do hiềm khích sâu đâu cứu được, Tống Hoàn do lỗi nhỏ mà dễ xương.

Đáp rằng: Thông suốt hay sụp đổ chẳng phải mới, thọ, yểu từ xưa, tin chăng lời nói đây? Đây tôi cho là đều có phần mạng, nếu do phước dày được chết hiềm khích sâu chớ cứu, đây thì nguyên do báo ứng có như bóng và tiếng vang. Sái Linh do thiện mỏng mà thọ họa, Thương thần nên cho cực nghịch duy ương. Tống Hoàn do lỗi nhỏ mà dễ xương, Chu Văn ứng dụng hạnh lành nên sống lâu, mà tội đồng phạt khác, phước đồng báo khác, sao xét rõ ở Sái, Tống mà chỉ muội ở Sở, Chu? Ông cho là không cầu nghiệm minh trung, bóng và tiếng vang tụ gạn rõ, không hẹn nơi báo ứng mà mừng phạt để bày ở đây thất bại.

Bắt bẻ rằng: Lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt ư? Chớ thấy nơi ẩn, chớ hiển nơi nhỏ, nhưng tràn đầy thay đổi giấu nơi hằng ngày, lại muội chậm nơi lý duyên.

Đáp rằng: Thiên lý thầm muội biến trạng khó rõ. Vả lại phải suy mình điềm tốt đó trọn xưa. Xét báo ứng thành dấu vết. Còn như thiện ác phước họa đều có một cái thấy từ đây gặp cùng sự hiểu, chẳng phải chân nghiệm minh ty. Do đâu mà rõ đó. Nếu kia có ty sở, phải như một nhà chuyên trị nước, thiện không nhỏ mà chẳng thưởng ác không nhỏ quyết phạt, khiến người tu hành bảo bọc sự trong sạch, cho kẻ cực ác nghịch chịu họa tàn khốc. Nhưng người làm lành được sự vui mừng ở đời sau, người chẳng làm lành, dòng tai ương đến đời sau, mà nay thì không vậy, hoặc ác sâu mà chẳng phạt, hoặc chứa thiện mà họa tranh đến, hoặc làm nhân nghĩa mà quên thân, hoặc hạnh buông lung mà bạo ngược lại giáng phước, há chẳng phải không nơi chốn mà tự có phần mạng ư?

Nếu do dư thừa thay đổi chứa ở hằng ngày, giao xa mê muội ở lý duyên, nhưng khi quả báo đối đầu muộn màng không tha thiết ở trước mắt? Chẳng phải là thiện ác sai lầm, đúng sai chớ xét. Suy đây mà nói, sinh do người, tánh chia định đời trước. Người lành tự làm lành chẳng phải trước có sinh mà sau làm lành để có ra điều lành. Người ác tự là ác, chẳng phải vốn chia không ác lâu dài mà làm ác để được có ác. Cho nên biết nghèo cùng, hiển đạt thiện, ác, trí, ngu, thọ, yểu đều có phần mạng. Phần mạng khéo định ở minh số, hạnh tính đâu thể đổi tự nhiên kia ư? Lưới trời không lọt, ẩn hiện nhỏ nhiệm cho nên là lời khuyên dạy. Chẳng phải cái mà Huyền Minh cho rằng bổn định tột đến. Đã chưa ngộ sự mầu nhiệm, suy đó có tông, cũng đâu thể phần mạng có thể xét? Toan sợ trước bậc tiên giác lại vì kẻ ngộ sau, lời mặt chưa rõ liền đem nêu bày.

THƠ CỦA CHU CƯ SĨ

Thấy lại bày Luận Thích Nghi, lời lý tha thiết nghiệm thiện nơi suy lường thật. Nhưng ý tôi vẫn có chỗ không chắc nên muốn nói lại chỗ nghi ngờ, một ngày nào hầu dưới tòa Pháp sư, thô cầu ý ông rằng: Khí lực nhỏ tốt phải tự có thù đáp, nhân ý chỉ luận của ông gồm có sở kiến, vì vậy tôi không lại chất thêm củi vào đống lửa cần thành ý chỉ nhân trên. Ông nói là “xét phần mạng chính là thể tột của con người đã khác nhau” lại chỗ lập của tôi không hẹn tồn tại ở ứng báo, mà mừng hay phạt đã bày cũng không như chỗ lập của ông, thơ không tả hết lời, ở đây cũng tin, trong đó phần nhỏ cũng nhiều chưa dụ, giao cho mà chưa gặp.

THƠ CỦA PHÁP SƯ VIỄN

Thấy ông qua lại với Chu cư sĩ đủ làm chủ khách, nhưng tinh tế của Phật giáo khó dùng sự vặn hỏi, đến nơi lý màu thường nêu nghĩa ẩn ở kinh không thể kể hết. Nhưng tiếc rằng ông làm đệ tử Phật mà chưa thể để tâm vào sách thánh, mới được thơ luận cũng chưa tạm quên, tuổi già thường bịnh không nhờ có lời đáp, chợt nhân dư giờ của giảng tập, tạm nối chỗ suy nghĩ gởi đến, thử cùng người đồng nghi chung tìm, nếu thấy họ kia thì Tỷ Can, Thương Quan có thể không suy nghĩ mà được, Thích Tuệ Viễn cúi đầu.

THƠ ĐÁP PHÁP SƯ VIỄN

An Công đảnh lễ, nhục cáo và thấy Luận Tam Báo chỉ dụ rộng xa, nhiệm mầu nói rõ tông lý, xem xét hai ba lượt mừng ngộ khiêm hoài, đệ tử dầu cúi nhận lời pháp huấn, lòng tin thành cáng chí kính, mà ít qua lại nhân lâm không được học kinh, từng do khó khăn vất vả ràng buộc liền gởi nơi Thích Nghi để tự giải bày, đây bởi tình phát ở trong mà bày ra lời. Suy lòng tục kiến chấp kia thật là chưa hết, nhưng Tam Báo rộng xa khó mà giải thích rốt ráo, đệ tử xét phải quay về quyết yết kiến, gởi thân nương âm chỉ, càng bỏ trệ kia, các hoài nghi gởi Chu cư sĩ. Tải An Công đảnh lễ.

HỎI VỀ BÁO ỨNG CỦA HÀ THỪA THIÊN

Phương Tây nói báo ứng, nhánh ngọn kia tuy rõ mà gốc thường mê, lời kia xa mà ít cốt yếu, dụ kia xa mà không chứng cứ, trái với năm kinh cho nên thấy bỏ tiên thánh, dụ dỗ cận tình, cho nên được tin ở quý tục, muốn biết hành của ngày tháng phải nhờ xét cỏ tuần hoàn toan bày tin sâu tối, nên lấy thẻ nơi thấy việc, cho nên giám toại treo mà lửa nước giáng, mưa lìa đêm mà gió mây nổi. Đây đều xa do gần mà nghiệm, tối do sáng nổi, ngổng là con vật nổi ở ao trong, nhai cỏ xuân chúng sinh máy động luống phạm, mà quả báo người đầu bếp đâu được khỏi dao thớt yến bay liện tìm đồ ăn, chỉ có trùng bay là ngọt mà người đều yêu mến, dẫu sáo ổ mà không sợ, chẳng gặp ngổng, yến, chúng sinh muôn cõi thường như vậy. Phải biết sát sinh không ác báo, làm phước không ứng lành, sở dĩ dạy như thế, vì dạy đời như đây, tôi rất là mê hoặc. Nếu cho là yến chẳng phải là trùng không ngọt cho nên tội không kịp, dân ăn cỏ sô riêng bị mắc tội. Nếu cho là cầm thú không biết mà người biết kinh giáo. Vậy thì lúc chưa có kinh giáo, săn bắn, lưới cá, cũng không có tội. Vô cớ đem khoa pháp vào Trung Quốc, nên dân bị hãm nơi hố cạn, người nhân từ kia đâu lại như vậy? Cho nên tôi cho là kinh Phật chỉ là giả lập quyền giáo khuyên người làm lành, không quan hệ gì đến sự thật, cho nên bậc Thánh làm chế suy đức che vật ta làm ta hưởng là ứng thiên, nhờ vốn được ba phẩm khách nhà bếp. Nếu là thấy sống không nỡ thấy chết nghe tiếng không nỡ ăn thịt vốn là việc của quân tử, trộm xin bậc cao minh lại thêm suy nghĩ ba lần.

LƯU THIẾU PHỦ ĐÁP LỜI HÀ THỪA THIÊN

Kính xem lời cao, từ tha thiết chứng minh, cái gọi là bậc thượng nhân khó mà thù đáp, nhưng Như Lai cùng lý tận tánh, do cảm mà thành giáo, cho nên năm thiện suy nghĩ, giới phẩm nhờ đó bày, sáu tệ đợi bỏ, Bát-nhã vì đó soi chiếu, huân thì dùng mười điều lành, tịnh thì dùng vô lậu, rốt ráo giải thoát đến Bồ-đề mà thôi. Đây sở dĩ ngọn rõ mà gốc không mê muội. Khổng Tử dùng chí hiếu làm việc thì nhân từ giúp bốn biển, đạo Phật dùng đại từ làm đầu thì giáo hóa khắp năm đường, dẫn dắt chúng sinh dấu vết chẳng phải vẫn thầm ư? Nhưng ứng có thô tế, hoàn toàn tự khác. Hễ xem Bát-nhã… các kinh không cho chẳng có Khổng là nghi, đâu riêng tụng sách Khâu mà có thấy lời bỏ ư? Do rồng quỉ là loài tệ xấu mà còn cảm Thánh đến dạy dỗ được tin, đâu chỉ lý tục mà thôi ư? Túc hạ y cứ thấy nơi giáo để cột biện ba đời, xa xôi quái lạ vốn không đợi lời, nếu chấp nhận nhân quả không lầm dụ như hình với bóng, gạn cốt yếu so sánh phù hợp, nếu hạnh ngày tháng, tin nơi sáng tối, giáng của nước lửa, nổi gió mây, đều trước nhân sau quả không ngoài đạo cảm vời, cho nên duyên khởi soi có thể đến nước, duyên diệt đuốc không vẫy gọi lửa, tất cả các pháp theo duyên mà khởi diệt. Nếu ngỗng đến chết vị lên thớt, vạc chảo, yến đó được khỏi không muối me, cho nên giết ngổng đối với người dụ như trùng chết với yến, ngổng, sâu thấy đời thọ, người, yến báo vị lai, báo do ba nghiệp, nghiệp có chậm mau. Nếu người vào ra hiếu để, khen ngợi nơi sân vua, vua cha không thương mà quyết giết, đây là hiện báo mau chóng chính thân thấy nghe. Nếu trung bị khiến đức mở tìm chìm sâu nhiều kiếp, buông lung giết hại, lại có may mắn mà khỏi, đây là chậm của hậu báo, thưa mà không mất.

Thiện ác là nghiệp, nghiệp đều có báo ứng, nhưng quá khứ hay vị lai chẳng phải tai mắt mà thấy biết được, cho nên người tin thì ít mà người nghi thì nhiều. Khoa pháp thanh tịnh rửa bụi mở tuệ, Trung Quốc luống suy nghĩ cho là bị hãm nơi giếng cạn, chẳng phải ta không mưu Tần phí dùng. Khuyên người làm lành, thành thật thay lời nói này, nhưng chắc chắn cho là thật chẳng phải giả hợp. Cho nên Văn Vương phế Bá Ấp Khảo mà lập Võ Vương Quyền. Chu đến chẳng có vua bỏ có thiên mạng, lễ là sơ chế lý vốn theo thật. Bá nhưng bỏ lập thật, đều từ thật đức kia dùng giao kết quay về, tự chẳng phải kẻ đại trí ai có thể dự đó?

Kinh chép “Thiện quyền phương tiện cũng lại như vậy”, dân sinh mà muốn tánh sát sinh, uống máu trải lông ở đời Thượng Hoàng. Bậc Thánh bỏ sát sinh chẳng dạy sát sinh, nhưng dạy dân chưa hết mà hóa nghi tạm tổn, dẫu sắp hưởng tam phẩm tôn dâng khách nồng hậu. Nhưng Thang mở giềng mối kia, Khổng ước không cương yếu, Thi nhờ năm lộn, lễ phí thân tàn, y cứ đây mà quán, tâm tác giả thấy vậy. Nay nhịn không ăn thử tâm từ của mình, nếu suy không nhịn ở trong thấy nghe, đều không ăn ở trong thấy nghe, kia chí lý thay! Chí lý thay! Cầu nhờ đến bày mở dùng ống mà dòm, thật tướng không thể nói, nói thành hý luận, đã không tự phải, tưởng cũng đồng trái, nếu bậc cao minh dụ xin đợi các quân tử.

BIỆN TÔNG LUẬN CỦA TẠ LINH VẬN

Qua lại với các đạo nhân, đồng thời nghiệp tâm thần đạo cầu hiểu ngoài lời. Tôi gối bịnh, việc ít thời gian rảnh thì nhiều, liền bày ý xưa nay ngõ hầu định cầu ngộ tông.

Luận của họ Thích, Thánh đạo tuy xa, nhóm học có thể đến, nhiều tột soi đời nên phải tiệm ngộ. Luận của Khổng Khâu, Thánh đạo đã nhiệm mầu, tuy Nhan Hồi gần như thể không xét khắp, lý quy về một mối.

Có tân luận đạo sĩ cho là lặng soi nhiệm mầu không chấp nhận giai cấp, chứa nhóm học vấn không hạn chừng đâu là tự dứt? Nay bỏ tiệm ngộ của đạo Phật mà lấy năng đến của đạo Phật, bỏ cái thu của Khổng Khâu mà lấy một mối kia. Một mối khác lần ngộ, hay đến chẳng phải gần như thua, cho nên lý đã bỏ tuy hợp đều lấy, nhưng kia lìa Thích và Khổng. Tôi cho là hai nhà lời bàn cứu vật thì đạo Nho xướng thuyết đắc ý, dám lấy chiết trung, tự nhận trộm gọi là tân luận là như vậy, liền đáp ý sau, chậm có chỗ ngộ.

Pháp Húc hỏi: Kính xem Thanh Luận rõ tông tuy nhỏ mà một phen đốn ngộ, dầu ưa mới, mổ xẻ trộm có chỗ nghi. Nếu người rõ suốt cho thể lý dứt dục, kẻ mù mờ do mê hoặc bị lụy, bặt dục vốn do thấy lý, bị lụy do trái tông. Vì sao mà nói vậy? Kinh nói rằng: “Người mời học lìa Bát-nhã liền như mắt sáng, không người dẫn dắt là mắt lý, buông lung hoạn nạn ở đây đã rõ. Nếu thiệp cầu chưa tiệm đối đại tông hy vọng, dụ như lụy ở bụi nhơ thì nhiều kiếp nhọc nhằn, hẹn quả nơi mù xa đã có tâm do dự, xin chậm khen dạy. Ban đầu đáp đạo ngược lý với tục không quan hệ nhau cho nên nhân quyền để nói, quyền tuy là giả mà ý chỉ chẳng giả, trí tuy là thật có thể là chẳng thật. Chẳng chân thật mà không tổn thương chân, mục đích là giúp chúng sinh. Chẳng giả mà không theo giả giúp vật thì trái bổn, nhiều kiếp như thế chẳng phải không, ân cần hẹn quả có như ánh sáng mặt trời.

Húc lại hỏi: Xét luận đạo Khổng và đạo Phật đã giống nhau, giả cứu vật cũng chẳng khác, mà cõi thần đạo, tuy Nhan, Khổng Tử chỗ không dạy. Nhiệm mầu của thật tướng dẫu ngu Phật quyết dạy. Nhưng thời hai Thánh lập lời đâu sai trái?

Lại đáp: Hai giáo đã khác nhau, tùy phương ứng vật nơi giáo hóa có khác, lớn mà bắt chước, soi ở dân Hoa, dễ nơi thấy lý khó nơi thọ giáo, cho nên đóng lụy học mà mở một mối. Di nhân dễ thọ giáo khó thấy lý cho nên đóng đốn ngộ mở môn tiệm ngộ. Tiệm ngộ tuy có thể đến mà muội cái thật của đốn, một mối tuy biết mà gởi tuyệt nhờ nhiều học. Do người Hoa Hạ ngộ lý không tiệm mà bên cạnh không học. Người Man-di ngộ lý có học mà bên cạnh có tiệm, cho nên quyền thật dẫu đồng mà dụng kia đều khác.

Xưa Hướng Tử hẹn dùng cho Nho và đạo Phật là một Ưng Kiết Phủ cho là Khổng và Lão có thể đồng, đều muốn nhìn tông mà sánh với chân thật ư?

Húc ba lần hỏi, lại tìm đáp, do Hoa Hạ, Man-di có nghiệm tánh dễ, cho nên hai vị Thánh lập giáo có khác và đồng, trọng phương giúp tục có thể gọi là tốt đẹp. Nhưng sâu tột sự soi xét làm thì ở trên, ngu dân mê muội xin theo ở dưới, cho nên làm thì nên xét chánh kia, xin theo quyết là tông kia. Nay Khổng bỏ đường Thánh học mà đạo Phật mở đường tiệm ngộ, nơm bẫy đã lầm lộn rối rắm, lê dân nhờ đâu mà quy chân. Ba lần đáp, mùa Đông mùa Hạ khác tánh, giúp xuân thu là ngọn đầu, ngày đêm khác dụng, duyên nhục mộ để qua lại, huống chi đến chỗ tinh tế lý đâu thể tắc tiếp người chí thô, đây cho nên ở tiệm ngộ, lý do thầm tạo đốn hiểu, nhờ Khổng giáo cho nên tiệm thành Thánh học, Thánh học không ngoài sáu kinh, mà sáu kinh được đốn giải không thấy ba tạng mà lấy quả ba tạng nơm bẫy rõ ràng, đâu nghi lầm lộn, cá thỏ đã được lê dân dùng giúp đỡ.

Tăng Duy hỏi: Nương Pháp sư Tân Luận lấy tông cực vi diệu không chấp nhận giai cấp, khiến người học cùng cực có không, tự nhiên có như phù hợp, đâu cần nói không. Nếu giúp không để tận có, đâu được không cho là tiệm ngộ ư?

Ban đầu đáp: Lụy đã chưa hết đều không thật có, hết tệ lụy đó, mới có thể được không. Lụy hết thì không, thật như phù hợp định dứt lụy kia, cốt yếu phải nhờ giáo, ở lúc có học mà chẳng ngộ, ngộ ở có nên nhờ học để đến. Nhưng giai cấp bàn giáo ngu một phen ngộ luận đắc ý.

Duy lại hỏi: Luận nói rằng: “Ngộ ở có, nêu được không do tiệm, khiến thiệp học mong tông ngay ngày tiến rõ kia, chẳng bằng khiến rõ không ngày tiến cùng không nói đồng. Nếu ngày tiến kia là sáng thì chẳng phải tiệm ngộ ư?”

Lại đáp: Rõ chẳng phải tiệm đốn, tin do giáo phát, do đâu mà nói vậy? Do giáo mà tin thì có công ngày tấn, chẳng tiệm chỗ rõ thì không phân vào chiếu soi, nhưng hướng đạo tâm lành nổi, tổn lụy phát xuất cầu phục, phục dường như khác nhau, thiện dường như trái ác, đây sự vụ không đều chẳng phải tâm vốn không lụy, đến một phen ngộ muôn điều dính mắc đồng dứt.

Duy lại hỏi lần thứ ba. Đáp rằng: Do giáo mà tin thì có ngày công tiến, chẳng phải tiệm rõ thì chẳng xếp vào công chiếu soi, phàm tôn giáo mà suy tôn, tuy không hằng dụng, ngay khi phải suy đâu có thể không tạm khiến không ư? Nếu chấp nhận tạm khiến hợp kia, giống như tự hiền đối với không hợp, vì sao chẳng phải tiệm.

Ba lần đáp: Tiệm là giả, chân là thường. Giả biết vô thường, thường biết không giả. Nay há lại có thể lấy tạm của giả biết mà xâm lấn cái chân thường biết ư? Nay tạm hợp ở không hợp, thành thật thay! Lời nói của Như Lai, trộm có chứng cứ, các quan can ngăn Trang Vương rằng: Vật xa nơi mình cho nên lý là tình trước, và khi nạp Hạ Cơ đã giao hợp nơi vật cho nên tình đối với lý. Tình lý mây xen, vật mình khuynh nhau, cũng là suất nhậm trung trí. Nếu cho can ngăn gọi là ngộ há khi dung nạp là mê hoặc ư? Vả lại Nam là Thánh, Bắc là ngu, trái Bắc hướng về Nam, chẳng phải gọi là dừng Bắc. Hướng Nam trái Bắc, chẳng xưng là đến Nam. Nhưng hướng Nam có thể đến Nam trái Bắc chẳng phải dừng Bắc, chẳng phải dừng Bắc nên ngu có thể đi, có thể đến Nam, vì vậy ngộ có thể được.

HUỆ LÂN GIẢNG, TĂNG DUY HỎI

Ngay giả biết một phen hợp cùng chân biết là đồng hay khác?

Sơ đáp: Có khác với cái biết của chân.

Lân lại hỏi: Cho gì là khác?

Lại đáp: Giả biết là lụy phục, lý tạm là dụng, dụng tạm là lý, không hằng cái biết kia. Chân biết là chiếu tịch cho nên lý thường làm dụng, dụng thường ở lý, cho nên thường là chân biết.

Lân hỏi lần ba, lụy không tự dứt, cho nên cầu lý để dứt lụy. Nay giả biết một phen hợp lý thật ở tâm, ở tâm mà lụy không bỏ, thì bỏ cái gì?

Đáp lần ba. Lụy khởi vì tâm, tâm xúc thành lụy, lụy hằng xúc thì tâm ngày càng hôn mê. Giáo là dụng, tâm ngày càng phục, phục lụy càng lâu, đến lúc dứt lụy, nhưng khi diệt là ở sau phục lụy, phục lụy dứt lụy dáng mạo đồng mà thật là khác, chẳng thể không xét thể của diệt lụy, vật và ta đồng quên, có không một phen quán. Tướng trạng phục lụy, người và mình khác tình mà không thật khác thấy. Khác thật không khác mình và người là rơi vào dính mắc. Một phen có không đồng ta và vật là ra nơi chiếu.

Lân Duy hỏi: Ba đời dài cả trăm năm, ba ngàn rộng ở huyện xích, bốn bộ nhiều ở cửa khẩu, bảy báu nhiệm mầu hơn cát bụi, đây cũng mới có lớn nhỏ cho nên hóa có xa gần, lý vậy được chăng?

Sơ đáp: Sự lý khác nhau, hằng thành bốn mối, tự có lớn nhỏ đều được nghi kia, cũng có hiền ngu mà trái phương xứ, cái gọi là đời đồng thời khác, vật phải người trái, dụ như mổ con ngỗng cũng có dao mổ bò, ngọc bội ấn vua mà cho há đều là Đường Ngu. Nay gọi là dạo thể tột ở Võ thành, nhiều đời đều rộng lan nơi thiên hạ, chưa nghe điều đó. Vả lại đều xưng Diệu giác mà cõi nước tinh thô, chẳng thể lấy cõi nước tinh thô mà nói Thánh có hơn kém, cảnh ứng dấu vết vốn chẳng phải là chỗ gạn chứng.

Duy lại hỏi: Luận nói rằng: “Hoặc đạo rộng mà sự hẹp, hoặc sự phải mà người trái, nay không thể cho sự lớn nhỏ mà cách chứa nhóm đạo thô hay diệu”, thành thật thay lời nói này! Nhưng chỗ nghi không ở đây, giả sử khiến Chu Khổ thật chưa tột cùng do đó ứng thế, cho nên ở tôn đây tự là đời cách xa Thánh chưa đủ rõ tột. Giáng nhiệm mầu thấy bậc để tiếp quần thô (chúng sinh thô) thì người thô không thể so lường. Nhưng mấy bậc mầu nhiệm chẳng gọi là tột diệu, nói suy theo đây thì an ủi đời đối với thô là diệu, nhưng đối với diệu còn thô. Lấy diệu tìm thô thì không trụ bất tận, lấy thô cầu diệu thì chớ thấy nguồn kia. Không trụ bất tận nên gọi là cùng lý, chớ thấy nguồn kia cho nên ngước lên càng cao, nay há có thể từ họ Nhan chỗ tôn sùng mà đồng cực diệu ư?

Lại đáp: Nay không nhờ Nhan để suy mà gọi là tột, nhưng cho Nhan là thứ cơ thì Khổng biết cơ. Vả lại Hứa Võ Xương nói: “Khổng chẳng vốn bàn, do Nghiêu thì thể trời chẳng phải đồng, đồng thể chí cực há chấp nhận có lớn nhỏ sao?”

Duy hỏi lần ba: Người đời không thể suy lường, lại xương nói, đều có thể cho là Thánh ư?

Đáp lần ba: Xương nói là hiền, còn chấp nhận hiền kia. Xương nói Thánh, đâu được chẳng phải là Thánh? Hằng ngày không biết mê mờ trăm họ, chỉ có Phật là biết tột sự cao sùng của thật tướng. Nay muốn đem tướng sùng cao mà khiến mê mờ biết được là chưa có. Nếu chỗ không biết đâu được chẳng lấy lời Xương làm tin, đã cho đạo Phật nói là phải, sao cho Khổng nói là trái ư?

Trúc Pháp Cương hỏi: Kính mở cao luận tham cứu cực tôn, diệu phán quyền thật, tồn ý chỉ Nho, Đạo, di giáo Khổng Thích nói lời chiết trung, rõ đầy ở Tân luận, có thể cho là khích dòng dẫn nguồn, phát huy sáng rõ?

Rõ phúc đáp lời hỏi của Húc duy, hoặc cho là nhân quyền để thông, hoặc học mà chẳng ngộ, là câu huyền luống lập, không quan hệ với ngực bụng, trộm chỗ chưa an. Do đâu mà nói như vậy? Phàm đạo bày thiên cách cơ, hai hiểm dứt, học không tiệm tông, không hề phảng phất, ngang dọc có đầu mối, suy nghĩ chẳng ngoài ngôi vị, núi thần do gì mà lên, núi nhọn từ đâu mà vượt. Nếu ân cần đối với có mà ngồi thể đối với không, thí như khoa bút bày chung thì công bằng khả năng giúp dưỡng, không vậy đã rõ. Bởi đồng có chẳng phải rất ngại còn không thể lấy sự quen lờn này mà thiện kia, huống chi chỉ tột có không, trái ngược để thông nhau ư?

Lại nói rằng: “Lụy đã chưa hết, không thể đắc, hết tệ lụy mới có thể đắc chứng không.

Hỏi rằng: Mù đối với đại đạo, đòn xe gảy nơi đường huyền, đâu còn nơi lụy phong hữu. Bởi có không thể bỏ có, bỏ có quyết không chưa có, trước có lụy rồi mới không, còn như cái gọi là lụy hết thì không phải như vậy, vì lụy đó tự bỏ, thật chẳng phải không đợi, thật chẳng phải không đợi thì không thể chẳng không, cho nên không chẳng quý. Như kia trọng tối tự sáng không nhờ lửa và mặt trời, không nhờ lửa và mặt trời thì chẳng thể không lập, cũng rõ không còn, lạc đẳng cấp mà gởi đốn ngộ, chẳng lẽ ở đây thất bại ư? Các dấu vết khác may mắn suy nghĩ giải thích tốt đẹp.

Thích Tuệ Lâm hỏi: Ba lần lại bàn kỹ hai nhà châm chước Nho, Đạo, thật có nhớ nơi luận đến như bỏ tiệm ngộ của đạo Phật, sót gần như của đạo Khổng, nhờ trông chừng hoặc. Đạo Phật nói là có tiệm cho nên tự bày có tiệm, đạo Khổng cho là không tiệm cũng là không tiệm của tự đạo. Vì sao biết? Vì trung nhân có thể nói lời thượng nhân, tập lâu có thể đổi tánh, đó là lời dạy của họ Khổng. Một phen hợp với đạo tràng chẳng phải bậc Thập Địa là xướng của đạo Phật. Như vậy tiệm dứt văn luận hai Thánh rõ lời, đâu riêng gì Di, Thúc, đối với giáo Hoa câu nệ ở lý, toan sợ biện bác bỏ, lời dài đối với tân luận?

Húc Đạo nhân bắt bẻ rằng: Dứt dục do ở thể lý, phải gọi là ngày tổn, do lý tự ngộ.

Luận nói: “Đạo và tục ngược gốc không quan hệ nhau, cho nên nhân duyên để thông. Vật giúp thì ngược gốc”. Hỏi rằng: “Quyền đó đã nhờ tập tâm, cũng trọn cho là lự ư? Vì ngày hiểu ngộ và lý không của kinh đều tự ngược ư? Nếu kia thường trái luống bàn lật làm ngọn thuyết, nếu đầu cuối phò nhau có thể tu giáo mà đến.

Sau đáp Duy Lân, trong giả biết khác nhau là hoa mỹ tuyệt đẹp, chỉ trái với lập luận. Giả là do xoay mê tán lý, không cho chui lửa gây ra mê hoặc. Nếu hướng Nam có thể tạo Việt, trái Bắc có thể bỏ Yên.

Tin Yên Bắc Việt Nam, lo luống không có thể rửa tâm, tổn có thể bỏ lụy, cũng có ngu mà không thánh. Như đây chỉ phải ân cần, Bát-nhã do mặt trời quên xem, Dĩnh lộ mà chạy nhanh, lại nào lo chỗ mất ư? E rằng một phen xướng ngộ, lại vấp váp nơi thí dụ Bắc Nam ư?

ĐÁP LỜI HAI VỊ PHÁP SƯ CƯƠNG VÀ LÂM

Mở xem hai nạn mừng như tạm đối, rong nhiều luận rộng, an ủi đầy mắt, có thể cho rằng miệng thắng nhân, nhưng chưa nhàm ở tâm, liền bày ý trước không do lời đối, cầm bút mở lòng, Tạ Linh Vận đảnh lễ.

ĐÁP LỜI BẮT BẺ CỦA CƯƠNG CÔNG

Lại nạn rằng: Đồng có chẳng phải xem kỹ còn không thể vui chơi đây mà thiện kia, huống gì tột của có và không trái mà ngược để thông nhau ư? Đây là câu nệ sở tập để sinh nghi này. Người chuyên đùa bút tự có thể không công ở cung tên, cung tên đã công lại đùa với bút, sao là không chung cả ư? Nếu phong có mà chẳng hướng tông, tự là lỗi của người phong, tạo không mà bỏ trệ sao lại không thể trái được. Nhờ không gồm cả có để hạn chế không của hay gồm, chẳng phải chỉ hun đúc hổ thẹn ta đối với canh lý. Nghệ nuôi, hổ thẹn sách nơi La, Triệu. Chạm loại vấp ngã mới đủ khéo, khen là lịch lãm, nay xin theo gốc kia, nhờ không để phục có, phục lâu thì có mất, lúc phục không thể biết, biết thì không còn nói, do đây ngồi quên ngày, làm tổn gần nêu ra Lão Trang. Số duyên mà diệt, kinh có thuyết xưa, như thế đâu lụy tự bỏ, thật không chỗ giúp. Vả lại nói là thông minh công mới ở ngày hỏa, nhưng ngày hỏa không xứng công ở u tối, Bát-nhã không nói nhờ ngu uẩn. Suy đây mà vãng, chẳng lẽ đợi có nhiều.

ĐÁP LỜI BẮT BẺ CỦA LÂM CÔNG

Khổng dầu nói lời trên rằng: Bậc Thánh không có giai cấp. Phật tuy nói rằng nhất hợp, mà nói “Chúng sinh có Phật tánh”, chúng sinh có Phật tánh, đạo kia có quay về, chỗ nghi là tiệm giáo. Thánh không giai cấp lý kia đáng quý, chỗ nghi là đãi thứ. Há hai vị Thánh khác đường gần chớ khiến đó. Bác bỏ lìa đó, khen mới là có ở lời luận dài không có góc cung ư?

Bắt bẻ rằng: Nếu kia hằng trái hẳn, luống bàn dịch chưa nói. Nếu trước sau giúp nhau, có thể theo giáo mà đi, có thể gọi là lời giải thích của Công Tôn là bị đóng khung. Trí là gốc quyền, quyền là dụng của trí, nay theo ý Thánh thì trí là lời kinh, quyền nhờ quyền để làm nghiệm, cho nên ba thừa đều là nơm bẫy, đã ý để quy tông cho nên Bát-nhã là cá thỏ. Bởi do dân nhiều ngu si, nên giác cố quanh co. Nếu người đều đắc ý cũng đâu quý ở tiếp ngộ. Luận giả biết, ý chỉ rõ ở có là có thể làm đạt lý can ngăn, đây là giao chậm khâm phục nhau, chẳng là lý của ngộ đạo, lập luận có gì trái với kia. Yến Bắc Việt Nam có ngu không Thánh lý kia đã đúng, rất được ở tâm. Nếu ân cần, ngày quên xem chạy nhanh nhóm họp, cũng thật là lời của Như Lai, nhưng ân cần chưa là được nhìn, chưa là chí phải, ngay khi kia đây có thể gọi là hướng tông, đã được đã đến có thể cho là một phen ngộ toan khác nhau, giây cương đến nhanh mà nói là vết xe khác?

VƯƠNG VỆ QUÂN HỎI

Luận nói: Do giáo nà tin có ngày công tiến, chẳng phải chỗ tiệm nói, không xếp vào phần chiếu.

Hỏi rằng: Do giáo mà tin không xếp vào phần chiếu, thì là rất tin bậc Thánh. Nếu tin thầm bậc Thánh lý không quan hệ tâm, chánh có thể chẳng chó gì không là tốt nhất, do đâu có ngày công tiến.

Luận nói: Tạm là giả, chân là thường. Giả biết không thường, thường biết không giả. Lại nói rằng: Giả biết lụy phục, lý tạm là dụng, dụng tạm ở lý, không thường biết kia.

Hỏi rằng: Tạm biết là giả biết, chẳng phải không biết. Nhưng thấy lý còn cạn chưa thể thường dụng, tuy không được cùng chân biết đồng chiếu, nhưng thà không phần vào chiếu, nếu tạm biết chưa phải là thấy lý, đâu được nói rằng: Lý tạm là dụng, lại không biết cho gì gọi là biết.

Luận nói: Giáo là dụng, tâm ngày phục, phục lụy càng lâu đến nơi diệt lụy.

Hỏi rằng: Giáo là dụng, mà lụy phục, làm thế nào phục ư? Nếu đều chưa thấy lý chuyên tâm thầm tin, phải chuyên tâm kia chỉ có tin mà thôi. cho rằng đây là lụy phục, đây là lự chẳng thể đồng, là đây thì kia bỏ. Chẳng phải lý lụy tương quyền để khiến lụy phục. Thiếu tâm mấy ai không đều như vậy, phục như đây cội gốc chưa khác, một bên dựa nương một bên phục, tuần hoàn không thôi, tuy là càng lâu lụy nhờ đâu diệt.

Hoằng nói rằng: Một phen bàn ngộ thường cho là có tâm, nhưng chưa dùng chiết trung bàn về đồng khác. Cho nên nạn ở lời lẫn lộn, tìm xem đến luận chỗ giải thích rất nhiều, nhưng vẫn có chỗ giải chưa tốt, thử điều như trên là hô có thể dung. Đây nghi không, đã muốn khiến ý ta xem hết, rồi sau lại đối không triệu, gồm phải tạo gối, cầm bút thêm nhớ thật không thể nói.

VƯƠNG HOẰNG KINH ĐÁP LỜI VƯƠNG VỆ QUÂN HỎI

Hỏi rằng: Do giáo mà tin, mà không xếp vào phần chiếu thì là tin thầm bậc Thánh ư? Nếu tin thầm bậc Thánh lý không quan tâm, chánh có thể đều là tối ưu của Thánh, nhờ đâu có ngày công tiến?

Đáp rằng: Nhan Tử thể hai vị và ở chiếu soi thì hướng thiện, về trước chớ chẳng phải tin thầm. Nhưng giáo có lý do, ta có chí cầu lý cho nên nói là quan tâm, ban cho đó là hai, hồi đó là mười, há thẳng khỏi ưu mà thôi, thật có ngày công tiến.

Hỏi rằng: Tạm biết là giả, người trí thì chẳng phải không biết. Nhưng thấy lý còn cạn, chưa thể thường dùng, tuy không được cùng chân biết đồng chiếu, nhưng có thể cho là không xếp vào phần chiếu ư? Nếu tạm biết chưa là thấy lý, đâu được nói rằng lý tạm là dụng lại không biết do đâu gọi là biết.

Đáp: Không biết mà nói là biết, chính là giả biết mà được tên. Giả là tên, chẳng phải tạm biết như đâu, không hằng dụng kia há là nghĩa thường, đã chẳng phải thường dụng, cho nên giao chậm nghiêng nhau, cho nên người can ngăn thì lời chánh lý vui, mình thì phạm chỗ biết. Nếu cho khi can ngăn là chiếu, há có vui khi phạm, cho nên biết nói lý là bán nổi, phạm biết là hoặc chìm, suy theo đây mà phán, từ Thánh trở xuống, không chiếu cạn sâu, nhưng tánh người hạng trung thì tâm tôn sùng thay thế.

Hỏi rằng: Giáo làm dụng mà lụy phục, làm sao mà phục? Nếu đều chưa thấy lý, chuyên tâm tin thầm, ngay chuyên tâm kia chỉ có tin mà thôi gọi là lụy phục, đây là lự không thể đồng, thuộc đây thì kia bỏ, chẳng phải lý lụy duy nhau khiến cho lụy phục. Hễ thiếu tâm mấy ai không như vậy? Phục như thế cội gốc chưa khác, một nương tựa một lại xoay vần không thôi, dẫu lại càng lâu lụy do đâu mà dứt?

Đáp: Lụy phục thuộc đây thì bỏ kia, thật Như Lai bảo: “hễ thiếu tâm thì mấy ai không như vậy”, cũng là ý chỉ của Như Lai, lại tiếc không đến người học lập lời mà lấy hằng vật làm bàn? Thí như thuốc hiệu nghiệm thì bịnh dễ lành, lý nhiệm mầu thì bủn xỉn sẽ được rửa sạch, rửa sạch bủn xỉn há lại xoay vần, bịnh lành đâu thể khởi diệt, thì sự không bằng rõ ràng đã xong. Nhưng công vô lậu cho nên khéo giúp thế tục, tâm lành tuy nằm trong số năm phẩm mà có thể ra ngoài ba cõi. Bình lặng, cái gọi là tối tăm ngày mùa đông. Phụ Từ cũng nói rằng:

“Xa không cần dắt”, liền nhờ lời này để so sánh nhập vào không quả không trở ngại, Linh Vận từ một phen ngộ lý, thẳng dùng kinh bảo, có thể gọi là bàn văn tục, nhưng thư không hết ý, cũng là cách ngôn đời trước, vắng lặng vô sự liền cùng đạo nhân đồng hạnh chung cầu trong sự hèn hạ kia nhục cao khó nói lý gạn phân tích đâu không nghiên cứu kỹ. Tìm xem lâu ngày mừng như tạm đối, liền lại bày luận trước, dẫu không biện đáp, giải thích lời hỏi, vả lại để bày tỏ tấm lòng. Biển, núi cao xa mở bày không kỳ hẹn, đến rõ thêm lòng, càng vui rất sâu. Tạ Linh Vận bái lạy.

VƯƠNG VỆ QUÂN LẠI ĐÁP THƯ

Lại theo lời đáp trước, siêu ngộ cũng không biết, cho nên là khác, chính đáng như thế. Đưa tiễn sinh công là đạo nhân ở đây, cho nên có tiểu tiểu khác nhau. Tiểu lương nên tạn mặt nhau, nếu có lời nói lầm, thì nói trước mặt, không do đâu gởi gắm. Ở đây tán ý vẫn nhiều.

TRÚC ĐẠO SINH TRẢ LỜI THƯ VƯƠNG LỆ QUÂN

Nghiên cứu luận của Tạ Vĩnh Gia, đều không như thế, có đồng giống như nhiệm mầu tốt đẹp, chẳng thể không cho là vui, đàn việt nạn ý chỉ rất cốt yếu, thiết tưởng xét quyết tốt đẹp thông suốt. Vả lại liền thử được lấy ý luận để bày lòng vui vẻ, vì nếu không biết đâu thể có tin, nhưng do giáo mà tin, chẳng phải không biết. Nhưng giúp kia biết lý ở trong ta, giúp kia có thể đến ta, đâu được không công nơi ngày tiến, chưa phải ta biết, do đâu có mà xếp vào phần chiếu, đâu không cho thấy lý ở ngoài chẳng lại toàn muội, biết không từ trong chưa thể chiếu ư?

THƠ CỦA TUNG GỞI CHO AN THÀNH HẦU (DIÊU HƯNG)

Ta từng cho là mình chỗ nhớ Sớ điều các nghĩa của Đại thừa. Đồ Trừng cùng La-thập bình rõ thiếu suy, nên có sự tốt lành, cho nên không còn có thể dứt lý. Không bao lâu La-thập xét lại có ra thay đổi, từ ấy tan ngã, tìm nhau không việc ý sau, bèn quên bỏ đó, gần đó phải sai khiến đưa đón tượng, muốn cùng ông soạn Sớ, trong rương tráp bỗng được điều gốc ngọn ở trước. Nay đưa bày cho ông từ từ tìm hiểu, nếu ông thấy có chỗ không đủ thì hãy đến hỏi, thấy ông đến ngày đều có thể ngay nói cười.

Ta trước dùng ba đạt quán của bậc Thánh để hỏi La-thập, ông bèn đáp, nay lại đưa đến, các việc đều là ý ngày xưa, như nay đều không tình nhớ là sao?

LUẬN CHUNG VỀ BA ĐỜI

Từng hỏi các Pháp sư rõ ba đời hoặc có hoặc không đâu vừa chỗ định, đây cũng là một đoạn trong đại pháp mà chẳng thuộc có không, tình thường bao gồm. Do đây bỗng từ sớ Dã Hoài liền thử lời Mạnh Lãng, thật biết lời Mạnh Lãng không đáng hiểu lý, nhưng trong ngực áo muốn có chút ý chấp nhận, rõ ràng không thể im lặng rồi, liền dâng sớ trình ông, người khác có thể điều hòa. Tôi cho là ba đời một mối xoay vần làm dụng, quá khứ tuy diệt lý kia thường còn. Cho nên còn là chẳng phải như lời chú A-tỳ-đàm, năm ấm trơ trọi, giống như dấu giày trên đất, bàn chân thật tuy đã qua mà dấu vẫn còn, thường đến như lửa trong gỗ, trong gỗ muốn có lửa ư? Nhìn thì không thể thấy. Muốn nói là không ư? Duyên hợp thì lửa xuất hiện. Kinh lại nói rằng: Bậc Thánh thấy ba đời, nếu kia là không, thì bậc Thánh không thấy. Nếu nói có ư? Thì phạm thường hiềm, rõ quá khứ vị lai tuy là không, mắt đối lý thường nhân nhau, nếu do lý không dứt, bậc Thánh thấy ba đời không có điều gì nghi ngờ.

PHÁP SƯ LA-THẬP ĐÁP

Xưa nay đại thông rất tốt, quá khứ vị lai định là không, ở đây làm không thông. Phật nói sắc ấm, ba đời hòa hợp gọi chung là sắc, năm ấm đều như vậy. Lại nói rằng: Từ tâm sinh tâm, như từ lúa sinh lúa, do đây cho nên biết chắc chắn có quá khứ, chẳng có lỗi không nhân. Lại nói: Ý thức của sáu thức nương ý đã diệt làm gốc mà sinh ý thức, lại chánh thấy danh quá khứ nghiệp vị lai trong quả pháp. Lại trong mười Lực, lực thứ hai là biết các nghiệp ba đời.

Lại nói rằng: Nếu không có nghiệp quá khứ thì không có quả báo ba đường, lại nói: Nếu người học sống trong tâm hữu lậu thì không nên gọi là bậc Thánh. Dùng đây so sánh, vốn biết chẳng nên không có quá khứ. Nếu không có quá khứ vị lai thì chẳng thông lý kinh, pháp không chấp nhận. Lại mười hai nhân duyên là sự sâu xa của Phật pháp, nếu nhất định có quá khứ vị lai thì trái với pháp này. Vì sao? Như có hột đậu nhờ đất nước thời tiết mầm gốc mới được sinh, nếu trước đã định có thì không cần đợi mới có, nếu trước có thì không gọi là từ duyên sinh. Lại nếu trước có thì là chấp thường, đây cho nên không được nhất định là có, không được nhất định là không. Thuyết có không chỉ có thời gian, nơi chốn thích nghi, do quá khứ khởi hạnh nghiệp, chẳng được nói là không.

Lại nói rằng: Nay không cùng tự đối, không được nói là có, thông của Nhã Luận rất tốt đẹp. Lại Đại phẩm đã nói, quá khứ như không lìa vị lai hiện tại như, vị lai hiện tại như cũng không lìa quá khứ như. Đây cũng chẳng nói là không. Đây thật là đại yếu trong kinh, đợi được cao đối thông lại hết đó. Thông không trụ pháp, trụ Bát-nhã, chúng sinh sở dĩ không bậc thềm đạo là có chấp trước. Do đó giáo của bậc Thánh thường lấy sự bỏ chấp trước làm sự nghiệp, cho nên nói “do không trụ Bát-nhã” dẫu Đại Thánh huyền giám ứng chiếu không bờ mé, cũng không thể chấp, chấp cũng thành bịnh, muốn khiến người tu hành quên bỏ ngã sót chỗ gởi gắm, tràn lên như ghe không buộc, không chỗ nương nhờ thì phải đúng lý.

BẬC THÁNH PHÓNG HÀO QUANG LỚN KHẮP MƯỜI PHƯƠNG

Giáo của bậc Thánh huyền thông chẳng có bờ, cảm ứng nhiều phương, không thể làm một đường mà cầu, không thể dùng một lý mà suy, cho nên ứng thô cho thô, nên tế cho tế, lý vốn là vậy, cho nên phát ra ánh sáng lớn hiện các thần biến, đây là ứng với các Đại Bồ-tát ở mười phương sắp nối tôn vị. Nếu ở tục tiếp thô lại dung sự đây ư? Kinh A-hàm dạy: “Phật ở Thiên Trúc hơn bốn mươi năm, y phục, thức uống ăn, bị các bịnh hoạn, chẳng khác mọi người”. Kinh lại nói rằng: Bậc Thánh cũng vào loài nai, ngựa để độ nó há là loài khác với nai ngựa ư? Nếu chẳng khác nai, ngựa, ứng đời thường lưu thông đợi thần biến này đã rõ, thường sự cốt yếu phải tự đồng với vật trước, rồi mới được thực hành giáo hóa kia.

THÔNG BA ĐỜI

Chúng sinh trải qua ba đời, kia vẫn xoay vần, quá khứ vị lai tuy không ở trước mắt mà lý kia thường tồn tại, do đó bậc Thánh tìm xưa để biết xưa, ngược số để biết vị lai.

THÔNG TẤT CẢ CÁC PHÁP KHÔNG

Đạo dùng vô vi làm tông, nếu kia vô vi thì chỗ nào là có?

AN THÀNH HẦU, DIÊU TUNG BIỂU

Thần nói, “Phụng Châu Tượng Thừa là di chúc của Hoàng hậu lập, ngày bái yết hằng mộ trời đất, cúi xin cảm xưa thêm nhớ”. Thần nói: “Trước nhờ, bệ hạ chính thân lo lắng làm tượng, sự thường chú tâm, lâu dài thì mong, chậm thì gởi, tạm một lễ kình không ngộ ân thành rủ đến bèn cùng thần cúng dường tượng này, đã công báu đều trọng. Vả lại ở lý chế tác nghĩ, nếu trong thần tạo đến, chỗ thấy châu tượng thật phải kỳ diệu. Nhưng mới đó ở đây tin lại có nghe thấy, vâng lịnh vui mừng khởi khắp thật vô lượng, thọ trời thí là vô báo, được nhờ ân giáng không tạ từ, dẫu muốn ức bày ngu thật, cũng đâu biết chỗ cùng tận. Thần nói.

Thần nói: Phụng bệ hạ chung các nghĩa, lý vị sâu xa, lời lẽ trong sạch thù thắng, trong đến dụ ở hai thiên, nhiệm mầu ngang bằng trung quán, vịnh đó vui chơi đó, giấy đã có ra nhọc mệt mà tâm vẫn không nhàm thật có thể gọi là cao xướng của đương thời, tôn phạm ở nhiều kiếp. Nhưng thần ngu si tối tăm không tham dự, ngày mở tìm thật lại ca ngâm chẳng dứt không ngộ. Rộng lòng từ khéo dẫn dụ muốn khiến tham gia cho nên có ra hỏi nạn, dám quên ngu độn, liền vị bày tấm lòng, đâu nói là giữ nạn, thẳng muốn thăm hỏi chỗ chưa ngộ. Lời thần.

Thần nói: Trên chung ba đời rất có đầu mối sâu đã xa khế hợp tâm thánh, gồm lại ức chánh lời mọi người, tông đồ gắng tiến nên siêu vượt cảnh thường, tột sự vui mừng càng khiến thưởng vị thêm sâu, thêm là La-thập nghiên cứu bao gồm đầy đủ, thật ngu thần chẳng thể xưng kể hết, ngay khi viết đó lòng ôm cho là cốt yếu của tâm. Lời thần.

Thần nói: Trên thông pháp không trụ, trụ Bát-nhã, nghĩa nói rằng: “Chúng sinh sở dĩ không thềm cấp với đạo là có chấp trước”. Tâm thánh nhiệm mầu đến thật không đâu không tận, nhưng đến nêu vị sáu độ mà dùng không chấp trước làm tông, chấp ở tâm thật như lời dạy sáng suốt, tức đó ở sự thoát có chưa tột. Phàm không chấp trước tuy nhiệm mầu dường như có không tức chân cả hai thần tốt, có không tức chân cả hai thầm tối sợ là tâm quên nghĩa đó, rình tìm huyền giáo như lại có cho, cẩn thận thành lời để giải bày ngu kiến. Cho nên kinh nói rằng: “Do không chỗ bẻ pháp đầy đủ đàn Ba-la-mật” vì ba việc này không thật có, ba là đã thầm có không, chẳng phải lý không phải tức đồng huyễn hóa, do đây mà suy, sợ gây ra không trụ, chẳng phải thật quên bỉ ngã sót chỗ gởi mà thôi.

Chiếu rằng: Phát ra ánh sáng lớn hiện các thần biến, đây là tự ứng mười phương các Đại Bồ-tát sắp tiếp nối làm hưng thạnh ngôi vị tôn quý. Lý này nhiệm mầu vốn chẳng phải tầm thường gần tham gia, nhưng tình không thôi, còn muốn nói chỗ chưa hiểu. Hễ muôn cõi không đồng tình thô có khác, ứng kia dầu khác mà tâm Thánh thường chỉ một, thường chỉ một cho nên tròn đủ ứng đó, không đồng cho nên quyền giúp. Dẫu nai, ngựa, mà đầu tiên trái to lớn kia, tuy hiện thần biến mà ban đầu sót nhỏ nhiệm kia. Cho nên kinh Tịnh Danh nói: “Như Lai dùng ánh sáng làm Phật sự, hoặc lấy sự vắng lặng làm Phật sự, hiển ẩn tuy khác mà không hề có hai mối”. Nhưng thì ở trong lớn nhỏ sợ lúc này xen nói, như kinh Hoa Thủ chép: Ban đầu Phật vì Đức Tạng phát ra ánh sáng lớn, khiến các chúng sinh khắp được thấm nhuần. Lại trong kinh Tư Ích, Cương Minh hỏi Như Lai có ba mươi ba thứ ánh sáng, ai được gặp đều được lợi ích. Kinh Pháp Hoa nói: “Phật phát ra ánh sáng giữa hai đầu chân mày cũng khiến cho bốn chúng tám bộ đều sinh nghi”, lại nói rằng: “Chúng sinh ở chỗ tối tăm đều được thấy nhau, nếu người có duyên tuy ít cũng chắc chắn có lợi ích, nếu không nhân dẫu lớn đều trái người”.

Cho nên kinh Bát-nhã nói rằng: “Nếu có chúng sinh gặp ánh sáng đây chắc chắn được đạo Vô thượng. Lại do thần biến khiến chúng sinh trong ba đường ác đều được sinh lên cõi trời”, do đây mà nói về ánh sáng thần biến dường như bình đẳng, dám duyên từ đoái hoài liền cạn ân ngu. Nếu lại suy càng trọng khai đạo, đâu thẳng gạn thần riêng thọ ban ân kia.

BẮT BẺ VỀ THÔNG TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG

Chiếu rằng: Đạo dùng vô vi làm tông, nếu vô vi kia thì chỗ nào làm? Chí lý sâu xa thật không dung lời, nhưng chỗ ở hợp cầu địa, chẳng được không xét gốc để đến ngộ, không xét rõ đạo vô vi là đúng, lấy gì làm thể? Nếu dùng diệu làm tông, dẫu ở vua trước mà chẳng là tột, nếu dùng có không làm diệu, quyết phải có không là nhân của không, nhân xứng đều chưa thầm, đâu là không hai đạo ư? Cho nên luận nói rằng: Chẳng ở không quyết phải có ở có, tướng có không thí như hình tướng dài ngắn, lý không tuy mầu nhiệm toan dường như đồng với đoạn thường kia, thường còn không thể huống chi là đoạn ư? Nhưng luật có không vẫn là sự tồn tại của biên kiến, cho nên Trung Luận nói rằng: “Vì không phá thế đế thì không phá chân đế”. Lại luận nói rằng: “Nếu các pháp thật thì không có hai đế, các pháp nếu không thì không tội phước nếu không tội phước, phàm thánh không phân, hai câu không phân đạo chỗ nào có lợi ích. Do thần ám muội chưa ngộ tông cực, cúi xin nhân từ lại thêm dạy dỗ.

DIÊU HƯNG ĐÁP

Lời hỏi của ông dẫn dụ giàu lý tột sâu xa, sự cạn cợt thật chẳng thể đáp đủ, nay phải điều cách để đáp nhau. Ông dẫn kinh Bát-nhã nói rằng: “Nếu có chúng sinh gặp ánh sáng này chắc chắn được đạo Vô thượng.” Tức kinh đã nói chưa nghe có phàm lưu mà được thấy ánh sáng. Như Đức Thích-ca phát ra ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương, ngay lúc này kinh không nói có quần phẩm mà được thấy sự quái lạ kia mà khác, đều là sáng khắp, luống dùng lời này chắc chắn không là việc nhỏ. Nếu ông cho chúng sinh là nghi thì trăm ức Bồ-tát há chẳng là chúng sinh ư? Nhưng kinh lại nói rằng: “Chiếu khắp đến Thích-ca, đều cùng kẻ thiện nam người thiện nữ cầm các hương hoa đến cúng dường Đức Thích-ca, và chúng đến cúng dường tự nhiên ứng khắp mong nhờ thấm nhuần ánh sáng kia. Nhưng ánh sáng tạo ra vốn không vì thiện nam tín nữ, cho nên được nhờ sóng dư, kia dụ như con ruồi nhờ đuôi ngựa mà đi xa ngàn dặm.

Ông lại dẫn “Thần biến khiến chúng sinh ba đường ác được sinh lên cõi trời, cõi người”. Nếu ở nai làm nai ở ngựa làm ngựa mà độ thoát đó há chẳng là thần biến ư? Các kinh Hoa Thủ, Tư Ích, Pháp Hoa đã nói. Nếu nói là phóng đại quang minh tự ứng với đại phẩm chẳng khác. Nếu mỗi tia sáng để ứng đến vật trước, việc làm này trời người chẳng thể thông hiểu. Ánh sáng đều cùng vắng lặng, đây thẳng phát ý có tham sai kia suy lường một phen.

Ông dẫn kinh nói: “Người thí, người thọ và tài vật đều không thật có, đều không trụ pháp, không trụ Bát-nhã, chưa hề có khác. Hai ấy, thẳng là giáo thỉ chung. Tóm lại, đều là lời phá chấp. Vì sao tội không tội, người thí người thọ tài vật đều không thật có? Nếu đều không thật có thì chấp chỗ nào? Là khuyên không chỗ chấp đã rõ. Ông lại hỏi: “Rõ đạo vô vi là thường đồng, các pháp tự không hay là diệu không, không do thành tột ư?” Lại dẫn hai đế trong luận hỏi rằng: “Ý đã không kịp đạo vô vi nương vào đâu?”

Ý tôi cho là vì đạo chỉ là vô vi chưa rõ lý do tông, vì sao chúng sinh trôi lăn sinh tử đều từ chấp trước? Nếu dục dứt ở tâm thì không còn sinh tử, đã không sinh tử, thầm thần huyền thờ ơ cùng không hợp thể kia là gọi Niết-bàn. Đã nói là Niết-bàn vì sao cho có tên ở trong ấy? Phàm đạo dùng không gởi làm tông, nếu cầu gởi sở tại e bàn là lầm lớn. Ta đã rõ vô vi không thể là có, ý sự như ẩn tìm cầu hoặc phải nạn nhỏ. Nay lại bày lại nghĩa trước. Ông đã dẫn Trung Luận, tức tông nghĩa của ta, nếu các pháp chẳng phải không thì không hai đế, nếu chẳng có cũng không hai đế. Ở đây định rõ có không chẳng lìa nhau, làm sao nếu định nói có thì không do cứu cao sĩ, nếu định rõ không thì không do đâu cứu hạng thường. Đây do bậc Thánh có không bao gồm mà không bỏ, chính là nghĩa này. Nhưng các nhà thông Đệ nhất nghĩa, rỗng nhiên vắng lặng không có bậc Thánh, ta thường cho là quá sai, xa quá không gần tình người, nếu không có bậc Thánh thì người biết không là ai?

AN THÀNH HẦU TUNG LẠI DÂNG BIỂU

Thần nói: Ban cho chiếu chỉ lại, dạy dỗ cùng khắp, ngày phục tìm vui mừng không xiết kể. Bệ hạ phát đức âm quang giảng nói cực. Môn khai thác đạo nghĩa, trình bày chỗ sâu kín của Như Lai, thầm tông ẩn mà lại bày, cửa màu đóng mà lại mở, ý chỉ ngoài văn từ có thể gọi là rõ ràng như đèn ở chỗ tối. Lý mầu không thể dùng lời gọi, sự diệu vốn chẳng phải lời thường mà khen ngợi hết được, dầu tâm dục đè ép ca vịnh cũng quên biết chỗ tận. Do thần ngu độn mà mù quáng, nhờ bệ hạ thương xót tô điểm tốt đẹp cho, thành lại mừng chở che như quyến thuộc đặc tha thứ, ép vị gạn lời nghiên cứu ca vịnh càng sâu. Kia là nhờ ngộ đâu chỉ có lợi ích quá nửa. Nhưng thần vẫn sung túc dịch ngoài, không do chính thân thừa lãnh âm chỉ, thường mong mây xa đã thật ở trời đất, không hơn kéo dài chỉ để bày tâu. Thần Tung nói.

Được biểu đủ một, hai, ta thường gần lại thêm nhiều việc mờ mịt, gặp việc xoay mặt vô vách, không biết đạo lý, đâu ở là phục. Do ông ưa pháp mầu, do đây lại Mạnh Lãng dùng lời đó, mà đến dụ qua lợi ích tốt đẹp để không an.

LUẬN CHIẾT NGHI CỦA SA-MÔN THÍCH TUỆ TỊNH ĐỜI ĐƯỜNG

Thái tử Trung Xá Tân Tư, học gồm văn sử, cao ngạo kiêu căng tâm ưa đạo thuật, xem thường Phật pháp. Nhiễm Hàn Dũ soạn luận rõ lược Thích tông (đạo Phật). Lúc có người đối Tư quyết đập tan vụn dưới đất cho là trong Tăng không có người. Pháp sư Tuệ Tịnh không khỏi sự khinh lờn kia bèn cắt luận để phát họa đó, nói rằng: “Mở xem Cao luận, rộng nghiên cứu tinh vi, ý chỉ dồi dào, văn từ hoa mỹ, kinh tâm lòa mắt, biện vượt bậc, nói năng suôn sẻ, lý khoe nối tiếp bắt bẻ bừng bừng ngang dọc, ánh sáng tảo rong lăng xăng ngựa trạm kia, chẳng phải bậc triết sĩ thì ai có được tâm kia, nhìn bậc thượng nhân kia vốn khó cùng đối, khinh giữ không thông minh thà trả lời khách đến hỏi.

Luận nói rằng: “Một âm giảng nói tùy theo loài đều được hiểu, chúng sinh loài máy động đều có Phật tánh”. Nhưng Phật-đà cùng bậc Tiên giác lời theo thế tục mà khác, trí tuệ và nghĩa Bát-nhã vốn đồng nhiệm mầu, tu tập trí giác nếu chẳng thắng nhân niệm tuệ Phật thì đâu thể lên diệu quả.

Đáp rằng: Lớn thay! Nêu đây, sâu xa bền chắc, lý hợp gồm nghi. Nay sẽ vì ông lược bày đại khái, nếu hỏi đồng đáp khác, văn rực rỡ là sực rỡ ở sách Khổng, danh một mà nghĩa trái, lý rõ là rõ ở kinh Phật, nếu tên đồng thì không chấp nhận nghĩa khác, thì hỏi một không được đáp khác, lệ này đã lên, kia đều tự chìm xuống. Như có chưa dụ lại là xé bỏ, hề do trụ không chỗ trụ, muôn thiện sở dĩ gồm tu, vô vi không làm, một âm cho nên đều ứng, đâu chỉ bặt Thánh dứt trí, ôm một giữ sự mềm yếu lạnh nóng độc thiện nghĩa không gồm tu, xét lời hơn kém kia có thể so sánh ư?

Hai tông đã nói trăm nạn trệ này, luận nói: Quyết danh ngôn kia đây có thể phân biệt. Một âm đều hiểu bèn đùa giỡn nói không. Đáp rằng: Thành thật ý chỉ Như Lai cũng phải phân biệt, trộm lấy tiêu dao một phen, chim bằng và chim cút không thể cùng bay chín muôn, héo, tươi không đồng, cây xuân cái nấm không thể đồng nơi tám ngàn, mà huống gì lửa đom đóm bằng với mặt trời mặt trăng, tưới rưới lúc mưa đâu có phân đồng rõ thấm nhuần mà đều thấm ướt kia ư? Còn như núi, hào, một kia lớn nhỏ, sống lâu chết yểu đều là thọ và yểu, kéo dài cột nhà loạn ngang dọc kia. Thí lộn lạo xấu ác kia, do đây đợi nhau không định đoạt nhau để mất. Trang Sinh sở dĩ dứt có phong kia, chẳng phải cái gọi là trước tiên không vật, ở đây thì do đôi phân biệt, chính ông phân biệt, ông quên phân biệt tức tôi quên phân biệt. Quân tử bàn luận dữ dội mà may mắn là không dối bàn, một lời dễ mất bốn ngựa khó theo. Thật thay văn này, rất đáng dè dặt.

Luận rằng: Các hành pháp là vô thường, gặp việc duyên khởi, lại tâm có đối đãi, giúp khí hợp cầu, nhưng ta tịnh thọ nơi huân tu, tuệ định thành nơi sửa chữa.

Đáp rằng: Vô thường, cho nên ta bỏ, duyên khởi là ta mới đến. Vì cũ nên ta bỏ vì ta đâu có thường? Ta mới đến vì ta đâu có dứt? Mới cho nên truyền nhau, giả huân tu để thành tịnh, tốt xấu lại đổi, chẳng sửa mà nạn công, ở đây thì sinh diệt phá bỏ đoạn thường nhân quả hiển bày trung quán, đây là Trang và Thích huyền đồng, đông tây lý hợp, mà chúng ta bỏ đây lấy kia thì không lầm ư?

Luận nói rằng: Nối vịt trời cắt chim hạc, tầm thường chống chân như, cỏ hóa ong bay, ở đâu chìm tán.

Đáp: Tự nhiên là báo phần, huân tu là nghiệp lý. Báo phần đã định, hai chim không ham dài ngắn, lý nghiệp giúp duyên, hai con côn trùng có đối đãi mà bay hóa. Nhưng sự tượng dễ nghi, chìm tối khó hiểu, người tối tìm cầu chìm mê ở lưới quên. Cho đến đạo tròn bốn quả còn muội áo châu, ngôi vị giáng Thập địa vẫn còn hôn mê la cốc, Thánh hiền vốn vậy huống gì hạng tầm thường? Tự chẳng xem gương ba minh, hùng bay bảy biện, đâu thể diệu khế huyền cực, nghiên cứu sâu xa. Bần đạo nhờ do thọ nghiệp môn nhà bạn gởi từ đáy mong có thể chọn lành dám tiến sô nhiêu như hoặc tiếng leng keng xin rõ lá vàng. Vì vậy họ Tân lãnh nhận văn này liền dứt lưới tà (ở đây nghĩ trước, Chu Sa-môn, Diêu Đạo An hai người giáo luận đã có thành giải, nhưng người chưa thấy cho là Tân Thảo sáng lập). Có Lý Viễn hỏi Xá Nhân có đọc luận này, ý chỗ chưa rõ lại đem chỉ bày Sa-môn Pháp Lâm thỉnh càng rộng nghĩa kia giống với Lâm, bèn đáp rằng: “Nhờ chỉ bày họ Tân cùng Pháp sư Tịnh đồng vật luận, đại ước hai lời hỏi, lời lẽ ý chỉ rộng rãi đầy đủ, lý chí sâu xa tuyệt vời, đã khai nghĩa phụ đặt hiểu văn bén nhọn, bàn nêu Phật tánh bình đẳng, riêng nói chúng sinh đều hiểu. Bày hai nạn kia đây nói một môn huyền đồng, chẳng phải khế hợp trong cõi kia ai trấn giữ được Cao Luận này. Tốt thì tốt mà nghi rất nghi. Vì sao? Xét Thượng Hoàng sớm suốt tỏ, tên Tiên giác đầu dòng, Pháp vương ứng vật nêu hiệu Phật-đà, trí tuệ bởi tiểu thuật phân biệt. Bát-nhã chính là đại tông vô tri, phân biệt duyên khởi cho nên gượng gọi là tiên giác, tánh vô tri bất luận, ở đây giả gọi là Phật-đà. Phân biệt đã bày ở ngoài có số, vô tri thì ở trong không tâm. Ở ngoài có số, thấy phân biệt không mất. Đối với không tâm công dẫn dụ chẳng thiếu, vật rất nhỏ mới cự núi lớn vượt qua chim cút một thước sánh với đại bàng, không thể nói ngang nhau.

Trang Sinh nói: “Ta quên phải quấy không quên kia đây”, thường chống vậy ư? Cho nên trí nhỏ không bằng trí lớn, tuổi nhỏ không bằng tuổi lớn, chỉ có Bành Tổ là đặc biệt, mọi người chẳng theo kịp. Huống chi lý ba đời không sai, môn hai đế có thể nghiệm. Do đây Thánh lập nhân quả, phàm phu có thời kỳ chứng Thánh. Đạo xứng tự nhiên, người học không mong thành đạo, từ nhỏ nhặt đến nổi tiếng nhờ sửa chữa mới nghiên cứu, từ nhân đến quả, nhờ huân tu mà chứng. Kia đã biết mà cố hỏi, tôi cũng thuật mà lược đáp, rõ một âm khắp giúp, chìm mất do đây đồng quay về, bốn trí rộng lớn, chân như nhờ đó tự hiển, tự hiển chỉ gạn chỉ bày đồng quy về, ai đến ai đi, càng biết tùy nghiệp mà thọ báo. Hai chim không chê dài ngắn, nhân ẩm thấp mà sinh, hai trùng không lựa phi hóa, không còn đợi và không đợi, rõ tức đợi chẳng phải đợi. Xin thử bàn đó, xưa Khám Trạch có nói: Khổng Lão chịu phép trời, chư Thiên nhận pháp Phật. Chín trù rộng lớn nhờ chế dụng của trời, trên mười phương khéo thờ từ phong của Phật. Nếu sánh Khổng Lão với Thánh tôn, có thể gọi là Tử Cống hiền sánh với Trọng ni, ba ba què mà lấn ngựa ký, muốn nhìn cũng biển lại ôm nước nhỏ giọt, nào khác gì mắt nhòe mà nhìn đầu lông, đi thụt lùi mà muốn đến Dĩnh Lộ, chẳng phải việc nên làm, chẳng phải việc nên làm.

Vả lại, Vương Đạo Chu Nghĩ là đứng đầu tể phụ Vương Mông Tạ còn là vũ nghi của nhân luân, kế thì Hy Siêu, Vương Thụy, Lưu Cầu, Tạ Dung v.v… và hơn bảy mươi người ở Anh Ngạn, Giang Tả đều học tổng cữu lưu tài anh Thiên cô, đều nói tánh linh chân yếu có thể giữ thân giúp tục, chẳng phải lỗi ở giáo pháp của Phật và Tống Văn Đế cùng Vương Huyền Bảo ở Hà Thượng cũng có bàn việc này, như trong nhà kia đều tôn cốt yếu đây, ta sẽ ngồi tỏ ra thái bình ư? Từ trước lại nói rằng: “Mười điều lành được mở rộng thì người trời hưng thạnh, thực hành năm giới thì quỷ súc bặt dứt”. Thật ra! Phép tắc nhiệm mầu giúp đời có tạo tác mà có thể bàn ư? Trung Xá học giàu, tài cao, văn hoa mỹ, lý chí thiết. Tần treo một chữ, Thục quải ngàn vàng, do đâu phải kỳ lạ xinh đẹp. Không lường cái thấy của ống tre, khinh bày lý thô xấu, dám đây có đáp chỉ bày gai tục tổ. Lý Xá Nhân được Lâm giải thích lại, bỗng nhiên thần giải, nghi nặng liền dứt, vẫn do rộng xem nghe luận này, cho nên được hai văn cùng hiển đều cùng chí ư?