LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ ĐẠT-MA TẠP TẬP
SỐ 1606
Tác giả: Bồ-tát An Tuệ
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang-đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Quyển 5
Phẩm 1: BA PHÁP TRONG PHẦN BẢN SỰ (Phần 5)
Duyên Đẳng vô gián, ở giữa không có khoảng cách là Đẳng vô gián, Đồng phần, Dị phận, tâm tâm pháp sinh Đẳng vô gián, là nghĩa duyên Đẳng vô gián. “Ở giữa không có khoảng cách là Đẳng vô gián”, chẳng phải trong sát-na không có khoảng cách, tuy cách sát-na, nhưng ở giữa không có tâm khác ngăn cách, cũng gọi là ở giữa không có ngăn cách. Nếu không như thế thì tâm nhập định vô tâm và tâm mong xuất định, lẽ ra không phải duyên Đẳng vô gián, nhưng là duyên Đẳng vô gián kia, nên tâm trước mong tâm sau trong một nối tiếp, ở giữa không có tâm khác ngăn cách, thì đó là duyên Đẳng vô gián. Như tâm mong tâm, nên biết tâm pháp cũng vậy. “Đồng phần dị phận tâm tâm pháp sinh Đẳng vô gián”, là thiện tâm tâm pháp mong đồng phần thiện dị phận bất thiện Vô ký vô gián mà sinh tâm tâm pháp làm duyên Đẳng vô gián, như vậy tâm tâm pháp bất thiện Vô ký mong đồng phần dị phận vô gián sinh tâm tâm pháp cũng vậy. Lại nữa, tâm tâm pháp cõi Dục đối với cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc và vô lậu vô gián sinh tâm tâm pháp làm duyên Đẳng vô gián, như vậy tâm tâm pháp của cõi Sắc… mỗi mỗi đều riêng đối với cõi Sắc… và Đẳng vô gián cõi Dục sinh tâm tâm pháp, như sự thích ứng của nó đều phải biết.
Hỏi: Là tất cả tâm Vô gián tất cả tâm sinh, hay có chắc chắn riêng mỗi thứ ?
Đáp: Có. Hiện tại trong đây hoặc riêng nói rộng tâm Vô gián như vậy, như vậy tâm sinh, thì sinh vô lượng ngôn luận, do đó chỉ nên lược lập ra chung về tướng của tâm sinh khởi. Các tâm sinh khởi do mười thứ lực:
- Do năng lực quán tập.
- Do năng lực lạc dục.
- Do năng lực phương tiện.
- Do năng lực đẳng chí.
- Do năng lực dẫn phát.
- Do năng lực nhân.
- Do năng lực cảnh giới.
- Do năng lực nhớ nghĩ.
- Do năng lực tác ý.
- Do năng lực nối tiếp.
– Lực quán tập, lại có ba thứ là hạ trung thượng. Nếu các tướng nhập trụ xuất của định mà chưa liễu đạt thì là Hạ Phẩm. Tuy đã liễu đạt nhưng chưa khéo tập quen thì là Trung Phẩm. Đã liễu đạt rồi lại khéo tập quen thì gọi là Thượng Phẩm. Hoặc có hạ phẩm lực quán tập, đối với các tĩnh lự, các định Vô Sắc chỉ có thể nhập thứ lớp; hoặc có trung phẩm lực quán tập, cũng có thể nhập siêu vượt, chỉ có thể siêu vượt một khoảng; hoặc có thượng phẩm lực quán tập, tùy theo sự mong muốn của nó, hoặc vượt qua tất cả, hoặc thuận hoặc nghịch mà nhập các đẳng chí.
– Lực lạc dục, là người đã đắc tĩnh lự thứ hai, nhập sơ tĩnh lự rồi, hoặc muốn dùng tâm của địa tĩnh lự thứ hai mà xuất, hoặc muốn dùng tâm của cõi Dục thiện và Vô phú Vô ký mà xuất, thì có thể hiện tiền xuất định. Nói rộng như vậy, tất cả địa còn lại phải biết như ly.
– Lực phương tiện, là người mới tu hành, nhưng cõi Dục thiện tâm Vô gián mà tâm cõi Sắc sinh; vị chí định tâm thiện vô gián mà tâm sơ tĩnh lự căn bản sinh; sơ tĩnh lự căn bản tâm Vô gián mà tâm địa tĩnh lự thứ hai sinh. Như vậy nói rộng, cho đến hữu đảnh đều như ly mà biết.
– Lực đẳng chí, là người đã nhập Tam-ma-bát-để thanh tịnh, hoặc có khi sinh lại đẳng chí thanh tịnh, hoặc có khi sinh nhiễm.
– Lực dẫn phát, là người xuất Tam-ma-địa khởi cho đến tâm hiện hành định địa, với tâm sát-na xen lẫn tùy chuyển bất định, cho đến do phiền não trái nhau kia hiện hành thì liền thoái mất, phiền não trái nhau nầy tương ưng với tâm, lại do bốn lực của nhân mới được hiện hành.
– Lực nhân, trước là dùng sự chứa nhóm có thể đẩy lui chướng ngại, nên chắc chắn phải thoái lui.
– Lực cảnh giới, là thế lực của tướng tịnh tăng thượng mà cảnh giới hiện tiền, nên có thể thuận theo sinh ra các phiền não như tham…
– Lực nhớ nghĩ, là nhớ nghĩ phân biệt cảnh giới quá khứ sinh hý luận.
– Lực tác ý, là do quán sát và tác ý tư duy các thứ tướng mạo trong sạch, đẹp đẽ.
– Lực nối tiếp, có chín thứ. Khi qua đời thì tâm tương ưng với tự thể ái, trong ba cõi đều khiến cho cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc sinh nối tiếp, là từ người cõi Dục chết đi rồi sinh lại cõi Dục, tức là lấy tự thể ái của cõi Dục tương ưng với tâm qua đời kết sinh nối tiếp. Hoặc người sinh cõi Sắc cõi Vô Sắc thì lấy tự thể ái của cõi Sắc cõi Vô Sắc tương ưng với tâm qua đời kết sinh nối tiếp. Như vậy từ cõi Sắc cõi Vô Sắc chết đi thì hoặc sinh tại các đường đó hoặc sinh ở các xứ khác. Tâm có sáu thứ, như sự thích ứng đều phải biết. Lại nữa, tự thể ái nầy chỉ là cùng sinh, không rõ cảnh của sở duyên, tánh hữu phú Vô ký thâu nhiếp mà có thể phân biệt tự thể của ngã, sinh cảnh giới sai khác, do thế lực nầy mà các loài dị sinh khiến cho trong vô gián mà có nối tiếp. Bậc Thánh chưa lìa dục cũng vậy. Khi sắp qua đời đến vị chí thì vị tưởng không rõ ràng, trong đó có thể khởi ái nầy hiện hành, nhưng có thể phân biệt, vì sự nhiếp phục của năng lực đối trị, bậc Thánh đã lìa dục thì năng lực đối trị mạnh mẽ, tuy chưa dứt hẳn nhưng ái nầy không còn hiện hành nữa. Đó là do thế lực của tùy miên khiến cho sinh trung hữu nối tiếp. Sát-na nối tiếp đầu tiên chỉ có Vô phú Vô ký, vì thuộc về Dị thục, từ đây về sau hoặc thiện hoặc bất thiện hoặc vô ký, tùy sự thích ứng của nó mà trừ bỏ tâm chết kia, vì tâm chết của trung hữu thường là nhiễm ô, giống như tử có tâm sát-na sinh có nối tiếp, cũng chỉ có Vô phú Vô ký. Hoặc nguyện lực thọ sinh của chư Bồ-tát, là tâm qua đời phải biết tất cả đều là thiện. Đã nói nương vào luận sinh luận… là nghĩa duyên vô gián.
Duyên sở duyên, là có cảnh phân biệt sở duyên, cảnh vô phân biệt sở duyên, cảnh vô dị hành tướng sở duyên, cảnh hữu dị hành tướng sở duyên, cảnh hữu sự sở duyên, cảnh vô sự sở duyên, sự sở duyên, phân biệt sở duyên, hữu điên đảo sở duyên, vô điên đảo sở duyên, hữu ngại sở duyên, vô ngại sở duyên, là duyên sở duyên.
Cảnh sở duyên có giới hạn, phạm vi đều là cảnh giới sở duyên của năm thức thân, vì năm thức thân mỗi thức thân đều có riêng cảnh giới.
Cảnh sở duyên không có giới hạn, phạm vi, là cảnh giới sở duyên của ý thức, vì ý thức thân duyên tất cả pháp làm cảnh giới.
Cảnh sở duyên không khác hành tướng, là không thể phân biệt rõ cảnh giới sở duyên của danh, tưởng, chúng sinh, ý thức, vì hành tướng không khác kia đối với cảnh không thể khởi danh tự.
Cảnh sở duyên có khác hành tướng, là trái với trên.
Cảnh sở duyên hữu sự, là trừ kiến, mạn và pháp tương ưng nầy, hữu sự là các cảnh giới sở duyên còn lại.
Cảnh sở duyên vô sự, là cảnh giới sở duyên bị trừ nói trên, vì đối với ngã xứ mà khởi.
Sự sở duyên, là trừ duyên vô lậu không đồng phần giới địa, biến hành đối với sự bất quyết đoán và sở duyên vị lai là Cảnh giới sở duyên còn lại.
Phân biệt sở duyên, là cảnh giới sở duyên bị trừ nói trên, vì cảnh giới sở duyên đó chỉ duyên tự chỗ phân biệt làm cảnh giới.
Sở duyên có điên đảo, là cảnh giới sở duyên của các hành như thường…
Sở duyên vô điên đảo, là cảnh giới sở duyên của các hành như Vô thường.
Sở duyên hữu ngại, là cảnh giới sở duyên của người chưa dứt chướng Sở tri.
Sở duyên vô ngại, là cảnh giới sở duyên của người đã dứt Sở tri chướng.
Lại nữa, nếu muốn quyết trạch nghĩa của duyên sở duyên thì phải dùng tướng, sai khác, an lập, biến tri, đoạn. Lập ra tướng sở duyên, hoặc nghĩa là tương tự hiển hiện tâm tâm pháp nầy sinh nhân, nhân kia đã sinh rồi có thể trở lại chấp trước, để làm sáng tỏ nội chứng của nghĩa nầy, là tướng sở duyên.
Sai khác, có hai mươi chín thứ:
1. Sở duyên phi hữu, là cảnh giới sở duyên của tâm tâm pháp điên đảo và duyên quá khứ, vị lai, mộng, ảnh, huyễn…
2. Sở duyên hữu, là cảnh giới sở duyên còn lại.
3. Sở duyên Vô sở duyên, là sắc, tâm, bất tương ưng hành, vô vi.
4. Sở duyên hữu sở duyên, là tâm tâm pháp.
5. Sở duyên chánh tánh, là pháp thiện.
6. Tà tánh sở duyên, là pháp nhiễm ô.
7. Sở duyên phi chánh tánh phi tà tánh, là pháp Vô phú Vô ký.
8. Sở duyên như ly, là pháp tâm thiện.
9. Sở duyên bất như ly, là tâm pháp nhiễm ô.
10. Sở duyên phi như ly phi bất như ly, là khác với tâm tâm pháp trên.
11. Sở duyên đồng loại, là thiện… duyên thiện…, tự tha duyên tự tha, hữu lậu duyên hữu lậu, vô lậu duyên vô lậu, đều như vậy…
12. Sở duyên dị loại, là thiện duyên bất thiện… địa khác duyên địa khác, hữu lậu vô lậu duyên vô lậu hữu lậu, như vậy…
13. Sở duyên dị tánh, là sở duyên của tâm tâm pháp hữu tầm, hữu tứ.
14. Sở duyên nhất tánh, là sở duyên của tâm tâm pháp vô tầm, vô tứ.
15. Sở duyên oai thế, là cảnh giới sở duyên của vô tưởng, phương tiện tâm tâm pháp kia, và cảnh giới sở duyên của Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ. Trong đây hai câu trước có thể trừ tưởng nên gọi là oai thế, hai câu sau là tánh đại nên gọi là oai thế.
16. Lược tế sở duyên, là cảnh giới sở duyên của Vô sở hữu xứ.
17. Sở duyên cực tế, là sở duyên của Phi tưởng Phi phi tưởng, vượt qua khỏi phi tưởng nầy là tánh vô cực tế.
18. Sở duyên phiền não, tức là sở duyên năng hữu nầy, như trong kinh nói đoạn diệt sở duyên.
19. Sở duyên pháp, là Danh Cú Văn Thân của Thánh giáo.
20. Sở duyên nghĩa, là nương vào pháp nghĩa của Thánh giáo.
21. Sở duyên hẹp nhỏ, là Thanh văn Tiểu thừa…
22. Sở duyên rộng lớn, là đại thừa.
23. Sở duyên tướng, là tướng của chỉ nêu xả.
24. Sở duyên vô tướng, là Niết-bàn và bậc nhất hữu.
25. Sở duyên chân thật, là sở duyên nơi đế của Chân như và mười sáu hành.
26. Sở duyên an trụ, là sở duyên của định Diệt tận và định Phương tiện của tâm tâm pháp.
27. Sở duyên tự tại, là sở duyên của giải thoát cho đến các công đức của Nhất thiết chủng trí.
28. Sở duyên tu-du, là sở duyên của bậc Vô học chỉ có duyên nầy sinh.
29. Sở duyên tùy chuyển, là cảnh giới sở duyên của chư Phật Bồtát. An lập, là thể của cảnh sở duyên chẳng phải chân thật, vì chỉ có an lập, do bốn nhân nên biết thể của cảnh sở duyên chẳng phải chân thật:
– Vì trái với thức tướng.
– Không có cảnh sở duyên, vì thức khả đắc.
– Không do công dụng, vì thích ứng vô đảo.
– Vì tùy ba trí mà chuyển.
Do lý nầy mà tự tánh của năng thủ cũng chẳng phải chân thật. Ba trí, là trí tự tại, trí quán sát, và trí phân biệt. Để hiển bày bốn nhân nên nói tụng:
Quỷ, bàng sinh, người, trời,
Đều tùy sự thích ứng,
Sự đồng nhưng tâm khác,
Hiểu nghĩa chẳng chân thật.
Đối sự quá khứ thảy,
Trong hai ảnh mộng, tượng,
Tuy sở duyên không thật,
Nhưng cảnh tướng thành tựu.
Nếu tánh nghĩa nghĩa thành,
Không trí Vô phân biệt,
Nếu không có quả Phật,
Thì chứng đắc phi lìá.
Bồ-tát đắc tự tại,
Do năng lực nguyện giải,
Như muốn địa đều thành,
Người đắc định cũng vậy,
Người thành tựu lựa chọn,
Người có trí đắc định,
Tư duy tất cả pháp,
Như nghĩa đều hiển hiện.
Hành trí Vô phân biệt,
Các nghĩa đều không hiện,
Phải biết không có nghĩa,
Nên cũng không có thức.
Biến tri, là biết như thật các tướng, sai khác, an lập, cảnh giới sở duyên. Đoạn, là đã đắc chuyển y của Thanh văn Độc giác và Đại thừa. Đã đắc chuyển y của Thanh văn thừa và Độc giác thừa, tuy đối với sở duyên của Uẩn Giới Xứ mà được giải thoát, nhưng đối với Uẩn Giới Xứ kia không được tự tại; đã đắc chuyển y của Đại thừa có hai thứ đắc đầy đủ đã nói. Duyên Sở duyên thì tùy văn mà quyết chọn nghĩa.
Duyên tăng thượng, là nhậm trì tăng thượng, dẫn phát tăng thượng, câu hữu tăng thượng, cảnh giới tăng thượng, sản sinh tăng thượng, trụ trì tăng thượng, thọ dụng quả tăng thượng, thế gian thanh tịnh lìa dục tăng thượng, xuất thế thanh tịnh lìa dục tăng thượng, là nghĩa Tăng thượng duyên.
Nhậm trì tăng thượng, là phong luân…, đối với khí thế gian của nước lớn…, đối với đại chủng của hữu tình thế gian, đối với sự tạo các căn, đều như vậy…
Dẫn phát tăng thượng, là tất cả cộng nghiệp của hữu tình đối với khí thế gian, nghiệp hữu lậu đối với quả Dị thục, đều như vậy…
Câu hữu tăng thượng, là tâm đối với tâm pháp tác ý, đối với tâm xúc, đối với thọ, đều như vậy… Sau đây tăng thượng nương vào hai mươi hai căn mà lập ra.
Cảnh giới tăng thượng, là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn. Do năng lực tăng thượng nầy mà sắc… sinh khởi.
Sản sinh tăng thượng, là nam, nữ căn. Do năng lực tăng thượng nầy mà được nhập thai.
Trụ trì tăng thượng, là mạng căn. Do năng lực tăng thượng nầy mà Chúng đồng phần được trụ.
Thọ dụng quả tăng thượng, là khổ, lạc, ưu, hỷ, xả căn. Nương vào đây mà có thể thọ ái và phi ái.
Thế gian thanh tịnh lìa dục tăng thượng, là tín, cần, niệm, định, tuệ căn. Do các căn nầy chế phục các phiền não.
Xuất thế thanh tịnh lìa dục tăng thượng, là sự lập ra Vị tri dục tri căn, Dĩ tri căn, Cụ tri căn. Do các căn nầy trừ hẳn bỏ tùy miên.
Hỏi: Thế nào là đồng phần bỉ đồng phần? Có bao nhiêu đồng phần bỉ đồng phần? Vì nghĩa sao lại quán đồng phần bỉ đồng phần?
Đáp: Không lìa thức bỉ tướng tương tự căn đối với cảnh nối tiếp sinh, lìa thức tự tướng tương tự nối tiếp sinh, là nghĩa đồng phần bỉ đồng phần. Câu thứ nhất là đồng phần, vì các căn và thức cùng nhận thức tương tự, đối với các căn nối tiếp sinh, do căn cùng với thức tương tự chuyển, nên gọi là đồng phần. Câu thứ hai là bỉ đồng phần, vì các căn lìa thức tự loại tương tự mà nối tiếp sinh, do căn không hợp chung với thức, chỉ có tướng tự thể tương tự nối tiếp mà sinh. Nghĩa của căn và tướng tương tự nhau nên gọi là bỉ đồng phần. Một phần sắc uẩn, một phần nhãn… năm hữu cõi Sắc xứ là đồng phần bỉ đồng phần. Để xả chấp tương ưng với thức bất tương ưng ngã, nên quán sát đồng phần bỉ đồng phần.
Hỏi: Thế nào là chấp thọ? Có bao nhiêu chấp thọ? Vì nghĩa sao lại quán chấp thọ?
Đáp: Thọ sinh dựa nơi sắc là nghĩa chấp thọ. Hoặc nương vào sắc nầy mà thọ được sinh, gọi đó là chấp thọ. Một phần sắc uẩn, toàn phần năm hữu cõi Sắc xứ và một phần tư (1/4) là chấp thọ. “Một phần sắc uẩn”, là các căn thuộc về xứ sở. “Toàn phần năm hữu cõi Sắc xứ”, là nhãn… “một phần tư (1/4)”, là không lìa sắc, hương, vị, xúc của căn. Để xả chấp ngã thân tự tại chuyển, nên quán sát chấp thọ.
Hỏi: Thế nào là căn? Có bao nhiêu căn? Vì nghĩa sao lại quán căn?
Đáp: Giữ lấy cảnh tăng thượng, chủng tộc không dứt tăng thượng, Chúng đồng phần trụ tăng thượng, thọ dụng tịnh bất tịnh nghiệp quả tăng thượng, thế gian lìa dục tăng thượng, xuất thế lìa dục tăng thượng, là nghĩa căn.
Giữ lấy cảnh tăng thượng, là nhãn nơi sáu thức do năng lực tăng thượng nầy đối với các cảnh của sắc mà tâm tâm pháp chuyển.
Chủng tộc không dứt tăng thượng, là nam nữ căn do năng lực tăng thượng nầy mà con cháu nối dõi lưu truyền không dứt. Các tăng thượng còn lại cũng như đã nói trong duyên Tăng thượng. Toàn phần thọ thức uẩn, một phần hành uẩn, toàn phần mười hai giới, sáu xứ, một phần pháp giới pháp xứ là căn. “Một phần sắc uẩn”, là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nam căn, nữ căn. “Một phần hành uẩn”, là mạng, tín, cần, niệm, định, tuệ căn. “Toàn phần mười hai giới”, là sáu căn và sáu thức giới. “Toàn phần sáu xứ”, là sáu xứ nội. “Một phần pháp giới pháp xứ”, là mạng căn, lạc, khổ… và năm căn như tín căn. Để xả chấp ngã tăng thượng, nên quán sát căn.
Hỏi: Thế nào là tánh khổ khổ? Có bao nhiêu tánh khổ khổ? Vì nghĩa sao lại quán tánh khổ khổ?
Đáp: Tự tướng khổ thọ, tự tướng thuận theo khổ thọ pháp, là nghĩa tánh khổ khổ. Tự tướng khổ thọ, là khổ thọ dùng khổ thể làm tự tướng, nên gọi là tánh khổ khổ. Tự tướng thuận theo khổ thọ pháp, là có thể sinh khởi căn cảnh và pháp tương ưng của thọ nầy thuận theo khổ thọ, gọi là tánh khổ khổ. Một phần trong tất cả là tánh khổ khổ. Để xả chấp ngã hữu khổ, nên quán sát khổ khổ tánh.
Hỏi: Thế nào là tánh hoại khổ? Có bao nhiêu tánh hoại khổ? Vì nghĩa sao lại quán tánh hoại khổ?
Đáp: Lạc thọ biến hoại tự tướng, thuận theo lạc thọ pháp biến hoại tự tướng, đối với ái kia tâm biến hoại, là nghĩa tánh hoại khổ. Trong đây lạc thọ và thuận theo pháp lạc thọ, đối với vị biến hoại có thể sinh lo buồn, biến hoại nầy là tánh hoại khổ. Lại nữa, do ái mà khiến cho tâm biến hoại cũng là hoại khổ, như trong kinh nói. Một phần trong tất cả nhập biến hoại tâm là tánh hoại khổ. Để xả chấp ngã hữu lạc, nên quán sát tánh hoại khổ.
Hỏi: Thế nào là tánh hành khổ? Có bao nhiêu tánh hành khổ? Vì nghĩa sao lại quán tánh hành khổ?
Đáp: Bất khổ bất lạc thọ tự tướng, thuận theo bất khổ bất lạc thọ pháp tự tướng, chỗ nhiếp thọ của hai thứ thô nặng kia, không lìa chỗ tùy thuộc bất an ổn của hai Vô thường, là nghĩa tánh hành khổ. Bất khổ bất lạc thọ, là thức A-lại-da tương ưng với thọ. Thuận theo pháp bất khổ bất lạc thọ, là thuận với các hành của thọ nầy. Sự thâu nhiếp của hai thô nặng kia, là sự tùy thuộc của hai thứ khổ thô nặng là khổ khổ và hoại khổ. Không lìa sự tùy bất an ổn của hai Vô thường, là vì không giải thoát hai thứ khổ, hoặc trong một lúc rơi vào vị khổ, hoặc cùng lúc rơi vào vị lạc, chẳng phải tất cả thời chỉ có bất khổ bất lạc vị, nên nghĩa chỗ tùy thuộc không an ổn của hai Vô thường là tánh hành khổ. Trừ một phần ba cõi hai xứ và các uẩn, còn lại tất cả đều là tánh hành khổ. Ba cõi, là ý giới, pháp giới và ý thức giới. hai xứ, là ý xứ và pháp xứ. “Một phần”, là trừ tướng vô lậu ra. Để xả chấp có ngã bất khổ bất lạc, nên quán sát tánh hành khổ.
Hỏi: Thế nào là hữu Dị thục? Có bao nhiêu hữu Dị thục? Vì nghĩa sao lại quán hữu Dị thục?
Đáp: Hữu lậu bất thiện và thiện, là hữu Dị thục. Do pháp Hữu lậu bất thiện và thiện có thể có thức A-lại-da tương lai và tương ưng Dị thục, do Dị thục kia nên hai thứ nầy gọi là hữu Dị thục. Một phần mười giới bốn xứ và các uẩn, là hữu Dị thục. mười giới, là bảy thức giới, cõi Sắc, thanh giới và pháp giới. Bốn xứ, là sắc, thanh, ý và pháp xứ. “Một phần”, là trừ vô lậu Vô ký ra. Để xả chấp năng xả năng tục các uẩn nơi ngã, nên quán sát hữu Dị thục.
Lại, Dị thục là chỉ có thức A-lại-da và pháp tương ưng, ngoài ra chỉ có Dị thục sinh, chẳng phải Dị thục. “Ngoài ra”, là nhãn, nhĩ… và khổ vui… là ngoài thức A-lại-da, vì những pháp nầy chỉ được gọi là Dị thục sinh, vì từ Dị thục mà sinh.
Hỏi: Thế nào là thực (ăn)? Có bao nhiêu thực? Vì nghĩa sao lại quán thực?
Đáp: Vì biến hoại nên có và biến hoại, vì cảnh giới nên có cảnh giới, vì hy vọng nên có người hy vọng, vì thủ nên có người thủ, là nghĩa thực.
Biến hoại là đoạn thực, vì khi biến hoại là nuôi lớn căn và đại.
Cảnh giới là xúc thực, do nương vào cảnh khả ái mà xúc nhiếp ích chỗ nương.
Hy vọng là ý tư thực, do lệ thuộc ý vào lực hy vọng sự đáng ưa mà tăng ích chỗ nương.
Thủ là thức thực, là do năng lực chấp trì của thức A-lại-da mà thân được trụ. Vì sao? Nếu lìa chỗ nương của thức nầy thì thân liền tan rã hư hoại. Một phần ba uẩn, mười giới và năm xứ, là thức thực. Để xả chấp do thực trụ ngã, nên quán sát thực.
Lại nữa, lập ra sai khác của bốn cách ăn (nuôi sống) nầy, lược có bốn thứ:
- Y chỉ bất tịnh trụ thực, là dị sinh cõi Dục do có đủ trói buộc.
- Y chỉ tịnh bất tịnh trụ thực, là bậc Hữu học và dị sinh cõi Sắc cõi Vô Sắc có các trói buộc khác.
- Y chỉ thanh tịnh trụ thực, là A-la-hán… Giải thoát tất cả trói buộc.
- Thị hiện trụ thực, là các Phật và Bồ-tát đã chứng đại oai đức do chỉ thị hiện lực của ăn nầy mà trụ.
Hỏi: Thế nào là hữu thượng? Có bao nhiêu hữu thượng? Vì nghĩa sao lại quán hữu thượng?
Đáp: Tất cả hữu vi, một phần vô vi, là nghĩa hữu thượng. Trừ một phần pháp giới pháp xứ, còn lại tất cả là hữu thượng, vì trong tất cả pháp thì Niết-bàn và Chân như thanh tịnh là tướng trên hết. Để xả chấp sự thấp kém là ngã, nên quán sát hữu thượng.
Hỏi: Thế nào là vô thượng? Có bao nhiêu vô thượng? Vì nghĩa sao lại quán vô thượng?
Đáp: Một phần vô vi, là nghĩa vô thượng. Một phần pháp giới pháp xứ, như đã nói trên là vô thượng. Để xả chấp sự trên hết là ngã, nên quán sát vô thượng. Do đã nói lý sai khác nầy, vô lượng môn khác có thể quán sát tương tự như vậy.
Lại nữa, sai khác của uẩn giới xứ, lược có ba thứ:
- Tướng biến kế sở chấp sai khác.
- Tướng sở phân biệt sai khác.
- Tướng pháp tánh sai khác.
– Tướng Biến kế sở chấp sai khác, là Biến kế sở chấp trong uẩn giới xứ, là ngã, hữu tình mạng, là sinh, là dưỡng, là sác thủ thú, là ý sinh, là ma-nạp-bà… trong Uẩn, Giới, Xứ thật ra không có tự tánh ngã, vì chỉ là tướng Biến kế sở chấp.
– Tướng sở Phân biệt sai khác, tức là pháp của uẩn giới xứ, do đối với các pháp này mà hữu tình ở trong ngã đồng với phân biệt luống dối chuyển.
– Tướng Pháp tánh sai khác, là ngã và vô tánh, vô ngã hữu tánh ngay trong uẩn giới xứ, do lý Chân như hữu tướng và vô tướng, dùng ngã và vô tánh vô ngã hữu tánh trong Uẩn Giới Xứ làm tướng. Phải biết trong đây là nương vào ba tự tánh và phần nhiều nương vào sổ thủ thú nơi ly vô ngã mà nói ba thứ tướng.
– Lại có bốn thứ sai khác: 1. Tướng sai khác; 2. Phân biệt sai khác; 3. Nương tựa sai khác; 4. Nối tiếp sai khác.
– Tướng sai khác, là mỗi tự tướng sai khác của uẩn giới xứ, như sắc, thọ…
– Phân biệt sai khác, là ngay trong uẩn giới xứ, thật có, giả có, thế tục hữu, thắng nghĩa hữu, hữu sắc, Vô Sắc, hữu kiến, vô kiến, đều như vậy… với vô lượng sai khác, phân riêng nói như trước.
– Nương tựa sai khác, là cho đến hữu tình nương tựa sai khác có chỗ như vậy. Phải biết Uẩn Giới Xứ cũng vậy. Do nương tựa khác nhau mà nội thân các pháp của Uẩn Giới Xứ các thứ đều khác nhau.
– Nối tiếp sai khác, là Uẩn Giới Xứ chuyển mỗi sát-na, tánh các pháp của Uẩn Giới Xứ trong một thân, từng sát-na đổi khác.
Hỏi: Đối với tướng sai khác, phải khéo biết rõ thế nào?
Đáp: Biết rõ tội lỗi của chấp ngã.
Hỏi: Đối với Phân biệt sai khác, phải khéo biết rõ thế nào?
Đáp: Biết rõ lỗi của nhóm tưởng.
Hỏi: Đối với nương tựa sai khác, phải khéo biết rõ thế nào?
Đáp: Biết rõ không làm mà được, tuy làm mà lỗi mất tưởng.
Hỏi: Đối với nối tiếp sai khác, phải khéo biết rõ thế nào?
Đáp: Biết rõ lỗi củạ tưởng an tru.
– Lại, Uẩn Giới Xứ có sáu thứ sai khác:
- Ngoại môn sai khác.
- Nội môn sai khác.
- Trường thời sai khác.
- Phần hạn sai khác.
- Tạm thời sai khác.
- Hiển bày sai khác.
– Ngoại môn sai khác, là đa phần là nơi sai khác cõi Dục. Chữ “đa phần” là lựa riêng với pháp đẳng lưu, vì sở trụ tuệ là do văn tư.
– Nội môn sai khác, là tất cả địa định.
– Trường thời sai khác, là các dị sinh.
– Phần hạn sai khác, là Hữu học và trừ sát-na sau rốt nơi Uẩn Giới Xứ của các bậc Vô học khác.
– Tạm thời sai khác, là sát-na sau rốt nơi Uẩn Giới Xứ của các bậc Vô học.
– Hiển bày sai khác, là sự thị hiện các uẩn giới xứ, của các Phật và Đại Bồ-tát đã đắc rốt ráo.
Phẩm 2: NHIẾP TRONG PHẦN BẢN SỰ
Lại nữa, nếu nói lược thâu nhiếp thì có mười một thứ:
- Tướng nhiếp.
- Giới nhiếp.
- Chủng loại nhiếp.
- Phần vị nhiếp.
- Bạn nhiếp.
- Phương nhiếp.
- Thời nhiếp.
- Nhất phần nhiếp.
- Cụ phần nhiếp.
- Cánh hỗ nhiếp.
- Thắng nghĩa nhiếp.
– Tướng nhiếp: Là mỗi mỗi tự tướng của Uẩn Giới Xứ ngay nơi thể mà tự nhiếp, như sắc uẩn thâu nhiếp sắc uẩn, nói rộng cho đến pháp xứ thâu nhiếp pháp xứ.
– Giới nhiếp: Tất cả hạt giống thức A-lại-da của Uẩn Giới Xứ có thể nhiếp giới kia. Do hạt giống kia mà trong giới nầy có.
– Chủng loại thâu nhiếp: Là Uẩn Giới Xứ tuy tướng khác nhau, nhưng nghĩa uẩn, nghĩa giới, nghĩa xứ đồng nhau nên xoay vần nhiếp nhau. Nghĩa uẩn đồng nhau, là sắc, thọ… đều có nghĩa là tụ, tuy tướng mỗi mỗi đều khác nhưng tất cả đều đối nhau đồng một loại. Nghĩa giới đồng nhau, là nhãn, nhĩ… đều có thể trì giữ nghĩa thọ dụng, nên thuộc về tất cả tướng. Nghĩa xứ đồng nhau, là nhãn, nhĩ… đều nghĩa sinh trưởng môn tương ưng nên tất cả tướng thâu nhiếp.
– Phần vị thâu nhiếp: Là lạc vị của Uẩn Giới Xứ tức là thuộc về tự tướng. Vị khổ và vị bất khổ bất lạc cũng vậy, vì phần vị đồng nhau. Như sắc, thọ… tuy đồng loại uẩn, nhưng khổ lạc… thì phần vị sai khác, lạc vị lại thâu nhiếp lạc vị, bất khổ bất lạc vị… như vậy vị khổ và vị bất khổ bất lạc lại tự thâu nhiếp nhau. Như uẩn, giới xứ cũng vậy.
– Bạn thâu nhiếp: Là sắc uẩn làm bạn lẫn nhau với các uẩn khác, tức là thâu nhiếp trợ giúp. Các Uẩn Giới Xứ khác cũng vậy, như sắc uẩn làm trợ giúp lẫn nhau với thọ… khác có thể thâu nhiếp năm uẩn. Như vậy thọ… mỗi mỗi trợ giúp đều thâu nhiếp năm uẩn. Như Uẩn Giới Xứ cũng vậy, làm bạn lẫn nhau, mỗi mỗi đều thâu nhiếp tất cả giới xứ.
– Phương thâu nhiếp: Là nương vào phương đông, các Uẩn, Giới, Xứ lại tự thâu nhiếp lẫn nhau các phương khác. Uẩn giới xứ cũng vậy.
– Thời thâu nhiếp: Là các Uẩn Giới Xứ của đời quá khứ, lại tự thâu nhiếp lẫn nhau. Các Uẩn, Giới, Xứ của vị lai và hiện tại cũng vậy.
– Nhất phần thâu nhiếp: Là tất cả pháp, thuộc về Uẩn Giới Xứ, chỉ thâu nhiếp một phần, chẳng phải phần khác, như giới (luật) uẩn chỉ thâu nhiếp một phần sắc uẩn, định tuệ uẩn… chỉ thâu nhiếp một phần hành uẩn, dục sân hại giới chỉ thâu nhiếp một phần pháp giới. Không vô biên xứ… chỉ thâu nhiếp một phần ý pháp xứ, đều như vậy…
– Cụ phần thâu nhiếp: Là tất cả pháp, thuộc về Uẩn, Giới, Xứ, năng nhiếp toàn phần. Như khổ uẩn, nhiếp năm thủ uẩn cõi Dục thâu nhiếp mười tám giới, vô tưởng hữu tình xứ thâu nhiếp mười xứ, trừ hương và vị. Do lý nầy, trong các kinh khác, nói thuộc về Uẩn, Giới, Xứ, tất cả pháp năng nhiếp toàn phần.
– Cánh hỗ thâu nhiếp: Là sắc uẩn thâu nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ? Toàn phần mười và một phần ít.
Thọ uẩn thâu nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ? Một phần ít. Cũng như thọ uẩn, thì tưởng uẩn và hành uẩn cũng vậy. Ý giới gồm nhiếp bao nhiêu uẩn, bao nhiêu xứ? Một uẩn một xứ. Pháp nhiếp bao nhiêu uẩn, bao nhiêu xứ? Hoàn toàn ba uẩn, phần ít sắc uẩn, hoàn toàn một xứ.
Nhãn thức giới nhiếp bao nhiêu uẩn, bao nhiêu xứ? Phần ít thức uẩn ý xứ, như nhãn thức, đối với nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức cũng vậy.
Nhãn xứ nhiếp bao nhiêu uẩn, bao nhiêu giới? Phần ít sắc uẩn, toàn bộ một giới.
Thức uẩn thâu nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ? Bảy giới và một xứ.
Nhãn giới thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu xứ? Ít phần sắc uẩn và toàn phần một xứ. Cũng như nhãn giới, tỷ, nhĩ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc giới cũng vậy.
Nhãn xứ thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới? Ít phần sắc uẩn và toàn phần một giới. Cũng như nhãn xứ, tỷ, nhĩ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc xứ cũng vậy.
Ý xứ thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới? Một uẩn bảy giới.
Pháp xứ thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới? Toàn phần ba uẩn, một ít phần, toàn phần một giới. Như vậy cá pháp khác lấy tên của Uẩn Giới Xứ mà nói, và tên của phi Uẩn Giới Xứ khác mà nói, như thật có, giả có, thế tục hữu, thắng nghĩa hữu, chỗ nhận biết, chỗ phân biệt, chỗ thông đạt, hữu sắc, Vô Sắc, hữu kiến, vô kiến, như vậy đều như đã nói về ở trước, tùy theo sự thích ứng nhiếp nhau với Uẩn Giới Xứ, phải biết. “Tùy theo sự thích ứng”, là thâu nhiếp mỗi uẩn, các giới xứ, mỗi giới thâu nhiếp các uẩn xứ, mỗi xứ thâu nhiếp các uẩn giới. Nói rộng như vậy, nên suy nghĩ hiểu rõ.
– Thắng nghĩa thâu nhiếp: Là uẩn giới xứ, thuộc về Chân như.
Nhiếp nhau như vậy, tùy các thế gian có chung sự thành lập, đạo lý nhiếp nhau lại có sáu thứ:
– Y xứ thâu nhiếp, như thế gian nói, châu thiệm bộ thì nhiếp người a-luyện-nhã thì thâu nhiếp lộc (nai), phải biết các căn trong đây thâu nhiếp nhãn… nhiếp các thức như nhãn thức, v.v… cũng vậy.
– Nhậm trì thâu nhiếp: Như thế gian nói, như sợi dây thâu nhiếp bó củi, phải biết trong đây thân căn thâu nhiếp các căn như nhãn… cũng vậy.
– Đồng sự thâu nhiếp: Như thế gian nói, nhiều người đồng sự, chung nhau bảo vệ niềm tin cùng thâu nhiếp lẫn nhau, phải biết trong đây đồng một duyên mà chuyển, các pháp tương ưng thâu nhiếp nhau cũng vậy.
– Nhiếp thọ thâu nhiếp: Như thế gian nói, chủ năng nhiếp trông coi các người làm của mình, phải biết trong đây thức A-lại-da nhiếp thọ tự thân cũng vậy.
– Bất lưu tán thâu nhiếp: Như thế gian nói, bình thâu nhiếp giữ nước, phải biết trong đây các Tam-ma-địa thâu nhiếp các tâm tâm pháp khác cũng vậy.
– Lược tập thâu nhiếp: Như thế gian nói, biển thâu nhiếp nhiều sông, phải biết trong đây sắc uẩn, thọ uẩn… Thâu nhiếp nhãn, nhĩ… cũng vậy. Như chỗ nói mười một thứ thâu nhiếp ở trước, đều nương vào lược tập thâu nhiếp trong đây mà nói.
Hỏi: Đối với thâu nhiếp, khéo léo được thắng lợi gì ?
Đáp: Được đối với sở duyên sơ lược nhóm hợp thắng lợi, tùy theo các cảnh kia mà sơ lược quy tụ ở tâm của nó, như vậy như vậy gốc lành tăng thắng.
Phẩm 3: TƯƠNG ƯNG TRONG PHẦN BẢN SỰ
Lại nữa, nói lược tương ưng có sáu thứ:
- Tương ưng bất tương lìa.
- Tương ưng hòa hợp.
- Tương ưng tụ tập.
- Tương ưng câu hữu.
- Tương ưng tác sự.
- Tương ưng đồng hành.
– Tương ưng bất tương lìa: Là tất cả sắc hữu phương phần và xứ cực vi không lìa nhau, vì chỗ thâu nhiếp cực vi của các sắc đồng một xứ sở không lìa nhau.
– Tương ưng hòa hợp, là cực vi trở lên, tất cả hữu phương phân sắc hòa hợp lẫn nhau, như trong nước bẩn, cực vi của đất và nước hòa hợp lẫn nhau.
– Tương ưng tụ tập, là sắc phương phần tụ xoay vần tập hợp, như hai hòn đất bùn nhập nhau mà thành tụ.
– Tương ưng câu hữu, là trong một thân, các Uẩn Giới Xứ đồng thời trôi lăn đồng sinh trụ diệt.
– Tương ưng tác sự, là đối với một chỗ tạo tác các sự xoay vần thâu nhiếp nhau, như hai bí-sô tùy một việc làm mà tương ưng lẫn nhau.
– Tương ưng đồng hành, là tâm tâm pháp đối với một sở duyên xoay vần đồng hành, tương ưng của đồng hành nầy lại có nhiều nghĩa, là tánh của người khác tương ưng, không phải tánh mình, như tâm không tương ưng với tâm khác, thọ không cùng với thọ khác tương ưng, đều như vậy…
Lại nữa, tương ưng không trái nhau chẳng phải trái nhau, như tham và sân không tương ưng, thiện và bất thiện không tương ưng, đều như vậy…
Lại nữa, đồng thời tương ưng với phi dị thời, như hiện tại, quá khứ và vị lai không tương ưng.
Lại nữa, đồng phần giới địa tương ưng với phi dị phận giới địa, như cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc không tương ưng, tĩnh lự đầu và tĩnh lự thứ hai không tương ưng, đều như vậy…
Lại có nhất thiết biến hành đồng hành tương ưng, là thọ, tưởng, xúc, tác ý và thức, vì sáu pháp nầy đối với tất cả đều lập chắc chắn tương ưng, hễ không có bất cứ một pháp nào thì các pháp còn lại cũng không!
Lại có nhiễm ô biến hành đồng hành tương ưng, là đối với bốn thứ phiền não của ý nhiễm ô, do bốn thứ nầy bất cứ lúc nào cũng thường tương ưng.
Lại có phi nhất thiết thời đồng hành tương ưng, là nương vào tâm, hoặc có khi khởi các pháp thiện như tín, hoặc có khi khởi tham nơi phiền não tùy phiền não.
Lại có phần vị đồng hành tương ưng, là cùng với các tướng tương ưng pháp của lạc thọ, cùng với khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.
Lại có vô gián đồng hành tương ưng, là ở vị hữu tâm. Lại có hữu gián đồng hành tương ưng, là chỗ khoảng cách của Định vô tâm.
Lại có ngoại môn đồng hành tương ưng, là phần nhiều cõi Dục trói buộc tâm tâm pháp. Lại có nội môn đồng hành tương ưng, là tất cả tâm tâm pháp của các địa Định.
Lại có tằng tập đồng hành tương ưng, là tất cả tâm tâm pháp của các dị sinh, và một phần tâm tâm pháp của các bậc Hữu học và Vô học. “Một phần”, là thâu nhiếp hoàn toàn pháp thiện, bất thiện và Vô ký xưa nay của thế gian. Như sự thích ứng của nó, lại có vị tằng tập đồng hành tương ưng, là các tâm tâm pháp của xuất thế gian, và sơ hậu thời (lúc bắt đầu và sau) các tâm tâm pháp của xuất thế gian hậu sở đắc. “Sơ hậu thời”, là vì hiển không phải chủng loại trước bắt đầu niệm trở đi và niệm thứ hai… trở đi, thì tâm tâm pháp của xuất thế gian là tánh chưa từng tập.
Hỏi: Đối với tương ưng khéo được thắng lợi gì ?
Đáp: Có thể khéo tỏ ngộ, y chỉ tâm có nhiễm tịnh của thọ tưởng, thì nghĩa các pháptương ưng và bất tương ưng, do tỏ ngộ nầy liền xả ly chấp ngã là năng thọ, năng tưởng, năng tư, năng niệm nhiễm tịnh, lại cũng có thể khéo léo mau nhập vô ngã.
Phẩm 4: THÀNH TỰU TRONG PHẦN BẢN SỰ
Lại nữa, tướng thành tựu như trước đã nói, là đối với pháp thiện, bất thiện và vô ký, hoặc thêm hoặc bớt mà giả lập được thành tựu. Sai khác nầy có ba thứ:
- Hạt giống thành tựu.
- Tự tại thành tựu.
- Hiện hành thành tựu.
– Hạt giống thành tựu: Là nếu sinh cõi Dục, thì phiền não tùy phiền não của cõi Dục cõi Sắc và cõi Vô Sắc do hạt giống thành tựu mà thành tựu, và thiện sinh đắc sinh cõi Dục. “Phiền não tùy phiền não của ba cõi thành tựu”, là nương vào dị sinh chưa lìa dục mà nói, hoặc đã lìa dục, hoặc đã sinh thượng địa, tùy địa lìa dục, ngay trên địa nầy, phiền não tùy phiền não vừa được tạo thành, vừa không tạo thành, vì chưa dứt trừ bỏ hẳn tùy miên. Chỗ tổn của đạo đối trị, như thứ lớp của nó. “Và thiện sinh đắc”, là tùy địa được sinh, ngay trên địa nầy mà thành tựu. Hoặc sinh cõi Sắc, phiền não tùy phiền não cõi Dục, do hạt giống thành tựu mà thành tựu, cũng gọi là bất thành tựu. Hoặc sinh cõi Sắc, phiền não tùy phiền não của cõi Vô Sắc, do hạt giống thành tựu mà thành tựu, và thiện sinh đắc. Hoặc sinh cõi Vô Sắc, phiền não tùy phiền não của cõi Dục cõi Sắc, do hạt giống thành tựu mà thành tựu, và thiện sinh đắc. Hoặc đã đắc ba cõi đạo đối trị, tùy các phẩm như vậy như vậy mà đối trị các phẩm đã sinh, như các phẩm loại hạt giống thành tựu nầy mà đắc bất thành tựu, tùy như vậy như vậy phẩm loại đối trị chưa sinh, như vậy như vậy phẩm loại do hạt giống thành tựu mà thành tựu. Người đã đắc ba cõi đạo đối trị, là đã đắc Thánh đạo xuất thế. Tùy như vậy như vậy phẩm loại đối trị đã sinh rồi, là tu đạo đã dứt, phiền não đối trị thượng phẩm đã sinh rồi, thì như chủng loại hạt giống thành tựu nầy mà đắc bất thành tựu, vì đã dứt hẳn trừ bỏ tùy miên.
– Tự tại thành tựu, là các phương tiện thiện pháp, hoặc công đức tĩnh lự, giải thoát, Tam-ma-địa, Tam-ma-bát-để của thế gian hoặc xuất thế gian, và một phần pháp vô ký, do tự tại thành tựu mà thành tựu. Phương tiện thiện pháp, là tuệ do văn sinh… tuy trước kia có hạt giống, nếu lìa hiện tại mà phát sinh tập quen tăng trưởng, cuối cùng cũng không thể khởi hiện hành. “Một phần pháp vô ký”, là tâm xứ công xảo biến hóa…
– Hiện hành thành tựu, là các pháp uẩn giới xứ, tùy sự hiện tiền, hoặc thiện hoặc bất thiện hoặc vô ký. Ba tánh kia do hiện hành thành tựu mà thành tựu.
Nếu người đã dứt gốc lành, thì tất cả pháp thiện đó là do hạt giống thành tựu mà thành tựu, cũng gọi là bất thành tựu. Hoặc pháp phi Niếtbàn, Nhất-xiển-để-ca, rốt ráo thành tựu, pháp tạp nhiễm, do thiếu nhân giải thoát, cũng gọi là A-điên-để-ca, vì đắc nhân giải thoát của A-điênđể-ca kia rốt ráo không thành tựu.
Hỏi: Thế nào là đắc nhân giải thoát?
Đáp: Hoặc đối với Chân như trước là dùng tập khởi phiền não thô nặng, hoặc gặp thuận theo đắc duyên đối trị thì liền có thể hại tánh có thể gắng nhận nầy, gọi là đắc nhân giải thoát, hoặc trái với nhân nầy thì gọi là vô nhân giải thoát.
Hỏi: Đối với thành tựu, khéo được lợi ích gì?
Đáp: Có thể khéo biết rõ sự thêm, bớt của các pháp, vì biết thêm bớt nên đối với hưng suy thế gian được lìa tưởng chắc chắn, cho đến có thể lìa, ái hoặc sân.