LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ ĐẠT-MA TẠP TẬP

SỐ 1606

Tác giả: Bồ-tát An Tuệ
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang-đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Quyển 4

Phẩm 1: BA PHÁP TRONG PHẦN BẢN SỰ (Phần 4)

Hỏi: Thế nào là bất thiện? Có bao nhiêu bất thiện? Vì nghĩa sao lại quán bất thiện?

Đáp: Tự tánh, tương thuộc, tùy trục, phát khởi, bậc nhất nghĩa, sinh đắc, phương tiện, hiện tiền cúng dường, tổn hại, dẫn dắt, chỗ đối trị, chướng ngại, là nghĩa bất thiện. Một phần năm uẩn, mười giới, bốn xứ là bất thiện. Để xả chấp phi pháp hợp ngã, nên quán sát bất thiện.

Tự tánh bất thiện là trừ ý nhiễm ô tương ưng và phiền não của cõi Sắc cõi Vô Sắc… cái còn lại có thể phát khởi hiện ác hạnh phiền não và tùy phiền não. Điều nầy thế nào? Là thuộc cõi Dục không nhậm vận khởi là bất thiện, nếu nhậm vận khởi thì có thể phát khởi hành vi ác thì cũng là bất thiện, còn lại là Hữu Phú Vô Ký.

Tương thuộc bất thiện là ngay phiền não và tùy phiền não tương ưng với pháp.

Tùy trục bất thiện tức là tập khí.

Phát khởi bất thiện là sanh khởi tập khí thân nghiệp, ngữ nghiệp.

Bậc nhất nghĩa bất thiện là tất cả trôi lăn.

Sinh đắc bất thiện là do tập quen sự bất thiện nên chiêu cảm đắc quả Dị thục như vậy, do tự tánh nầy ngay ở bất thiện nhậm vận lạc trụ.

Phương tiện bất thiện là nương tựa thân cận với trượng phu bất thiện, nghe bất chánh pháp, bất như ly tác ý, làm các hành vi ác của thân ngữ ý.

Hiện tiền cúng dường bất thiện là nghĩ tưởng quy y đối với một thiên chúng rồi, hoặc ý sát hại làm đầu, hoặc tà ác kiến làm đầu, lập ra từ miếu phát khởi nghiệp cúng dường khiến cho vô lượng chúng làm nhiều việc phi phước. “Ý sát hại làm đầu lập ra từ miếu”, là ở chỗ từ miếu đó giết hại trâu dê để cúng tế thiên thần. “Tà ác kiến làm đầu lập ra từ miếu”, là ở chỗ từ miếu đó tự nhịn đói khổ mà cầu phước cầu nguyện.

Tổn hại bất thiện là đối với tất cả xứ, khởi các thứ tà hạnh của thân ngữ ý.

Dẫn dắt bất thiện là khi đã thực hạnh nghiệp ác của thân ngữ ý rồi, đối với đường ác và đường thiện dẫn quả Dị thục bất ái, hoặc dẫn hoặc mãn, thọ đủ trong đường ác thì dẫn mãn quả Dị thục, đối với các đường thiện thì chỉ thọ mãn quả. Đã sinh quả kia rồi thì do năng lực của hành vi ác mà chịu khổ nghèo cùng.

Sở trị bất thiện là các pháp đối trị và bị đối trị.

Chướng ngại bất thiện là có thể chướng ngại các pháp Phẩm Thiện, như số và chúng tập…

Hỏi: Thế nào là Vô ký? Có bao nhiêu Vô ký? Vì nghĩa sao lại quán Vô ký?

Đáp: Tự tánh, tương thuộc, tùy trục, phát khởi, bậc nhất nghĩa, sinh đắc, phương tiện, hiện tiền cúng dường, làm lợi ích, thọ dụng, dẫn dắt, đối trị, vắng lặng, đẳng lưu, là nghĩa vô ký. Toàn phần tám giới tám xứ và một phần Uẩn Giới Xứ còn lại là vô ký. Tám giới là năm thứ cõi Sắc, căn, hương giới, vị giới và xúc giới. Tám xứ cũng vậy. Để xả chấp ngã lìa pháp phi pháp, nên quán sát vô ký.

– Tự tánh Vô ký là tám thứ:

  1. Sắc giới.
  2. Xứ.
  3. Ý tương ưng phẩm.
  4. Mạng căn.
  5. Chúng đồng phần.
  6. Danh.
  7. Cú.
  8. Văn thân.

Tương thuộc Vô ký là ôm giữ tâm phi uế phi tịnh, là tất cả sự dẫn dắt của danh cú văn thân là tâm và tâm pháp. “Tâm phi uế phi tịnh”, là nói thiện, bất thiện trái nghịch với tâm. “Danh Cú Văn Thân dẫn dắt”, là nói nghĩa của hành tướng kia, vì ý kia nói môn chuyển.

Tùy trục Vô ký tức là tập khí hý luận kia, vì Danh Cú Văn Thân huân tập vào tâm, vì sau tập khí nầy thì hý luận phát sinh.

Phát khởi Vô ký là sự thâu nhiếp của tập khí kia là sự phát khởi thân nghiệp ngữ nghiệp của tâm tâm pháp, nơi thâu nhiếp nầy là sự ôm giữ tâm phi uế phi tịnh, là tất cả hành tướng hý luận của danh cú văn thân, là đã thâu nhiếp tâm tâm pháp.

Bậc nhất nghĩa Vô ký là Hư Không Phi Trạch Diệt.

Sinh đắc Vô ký là các quả báo bất thiện, thiện pháp Hữu lậu.

Phương tiện Vô ký là tâm phi nhiễm phi thiện, là tất cả oai nghi, công xảo xứ pháp. “Tâm phi nhiễm phi thiện”, đây là nói nếu đã phát đường oai nghi… của tâm phi nhiễm phi thiện là tánh Vô ký, thì những chỗ khác tùy theo sự thích ứng của nó, hoặc thiện hoặc bất thiện.

Hiện tiền cúng dường Vô ký là như có người nghĩ tưởng quy y một thiên chúng, xa lìa ý sát hại, tà ác kiến, mà xây dựng từ miếu làm việc cúng dường, khiến cho vô lượng chúng ở những nơi như vậy không sinh trưởng phước và phi phước.

Nhiêu ích Vô ký là như có người đối với tôi tớ, vợ con của mình, dùng tâm phi uế phi tịnh mà thực hành tuệ thí.

Thọ dụng Vô ký là như có người lấy không chọn lựa tâm, tâm vô nhiễm ô mà thọ dụng vật dụng tài sản. Người không chọn lựa tâm là tánh biệt thiện, người tâm vô nhiễm ô là tánh biệt bất thiện.

Dẫn nhiếp Vô ký là như có người đối với xứ công xảo luyện tập quen, thì đối với đời vị lai lại dẫn dắt tướng thân như vậy, do thân nầy mà luyện tập công xảo xứ thì mau chóng rốt ráo.

Đối trị Vô ký là như có người vì trị bệnh mà được an vui, dùng tâm lựa chọn khéo uống thuốc điều trị.

Vắng lặng Vô ký là các phiền não cõi Sắc và cõi Vô Sắc, do chỗ tàng phục của Xa-ma-tha.

Đẳng lưu Vô ký là tâm biến hóa ở phẩm câu sinh, là chứng đẳng lưu nên gọi là đẳng lưu vô ký. Tâm biến hóa tương ưng với cộng hữu đẳng pháp gọi là phẩm câu sinh. Tâm tâm pháp nầy gọi là vui đùa nên phát khởi biến hóa là tánh vô ký, nếu vì lợi ích an vui cho hữu tình thì phải biết đó là thiện. Lại có thị hiện pháp thiện, bất thiện vô ký, pháp nầy thì thế nào? Là Phật và Đại Bồ-tát đắc rốt ráo bậc nhất, vì muốn lợi ích các hữu tình nên có sự thị hiện, phải biết trong đây không có một pháp nào chân thật để được. “Có sự thị hiện”, là Phật Bồ-tát do năng lực biến hóa hữu tình mà thị hiện các thứ thiện, bất thiện. Thị hiện bất thiện là hóa thành giặc… thị hiện các sự chém đầu chặt tay… của hữu tình, làm kinh sợ các hữu tình khác khiến cho điều phục.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Dục? Có bao nhiêu lệ thuộc cõi Dục? Vì nghĩa sao lại quán sát lệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Tất cả pháp thiện, bất thiện và pháp Vô ký của người chưa lìa dục, là lệ thuộc cõi Dục. “Chưa lìa dục”, là nói cũng chưa lìa ít phần dục của cõi Dục, là chưa chứng đắc nghĩa Tam-ma-địa. Nếu khác điều nầy thì không phải pháp chí định, đáng lẽ cũng là lệ thuộc cõi Dục. Vì sao? Vì người kia đã đắc Tam-ma-địa thì ái lạc đoạn diệt, vì cái phải đối trị thô nặng đoạn ít phần, cũng được nói là một phần lìa dục. Các sắc… bên ngoài là chưa lìa dục, vì sinh của nghiệp lực tăng thượng đã sinh, cũng gọi là lệ thuộc cõi Dục. Kinh nói: “Tất cả hữu tình đều có chung nghiệp lực tăng thượng đã sinh”, đây là nói về hữu tình sinh cõi Sắc và cõi Vô Sắc cũng chưa lìa dục, vì hạt giống của nghiệp đeo đuổi, toàn phần bốn giới hai xứ và một phần các Uẩn Giới Xứ còn lại là lệ thuộc cõi Dục. Bốn giới là hương giới, vị giới, tỷ thức giới và thiệt thức giới. hai xứ là hương xứ và vị xứ. Một phần Uẩn Giới Xứ còn lại là trừ lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô Sắc và pháp vô lậu ra. Để xả chấp dục tăng thượng ngã, nên quán sát lệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc? Có bao nhiêu lệ thuộc cõi Sắc? Vì nghĩa sao lại quán lệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Tất cả pháp thiện và pháp Vô ký của người đã lìa lệ thuộc cõi Dục nhưng chưa lìa dục của cõi Sắc, là nghĩa lệ thuộc cõi Sắc. Trừ đã nói trên bốn giới hai xứ ra, còn lại một phần Uẩn Giới Xứ là lệ thuộc cõi Sắc. “Một phần”, là trừ dục lệ thuộc cõi Vô Sắc và pháp vô lậu. Để xả chấp lìa Dục giới dục ngã (lìa dục của cõi Dục là ngã), nên quán sát lệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Vô Sắc? Có bao nhiêu lệ thuộc cõi Vô Sắc? Vì nghĩa sao lại quán lệ thuộc cõi Vô Sắc?

Đáp: Tất cả pháp thiện và pháp Vô ký của người đã lìa dục cõi Sắc nhưng chưa lìa dục của cõi Vô Sắc, là nghĩa lệ thuộc cõi Vô Sắc. Một phần ba giới hai xứ bốn uẩn là lệ thuộc cõi Vô Sắc. ba giới là ý giới pháp giới và ý thức thức giới. Hai xứ là ý xứ và pháp xứ. Bốn uẩn là thọ uẩn tưởng uẩn hành uẩn và thức uẩn. Cũng có sắc do Tam-ma-địa sinh, vì ít nên không nói. “Một phần”, là trừ lệ thuộc cõi Dục, lệ thuộc cõi Sắc và pháp vô lậu. Để xả chấp lìa Sắc giới dục là ngã, nên quán sát lệ thuộc cõi Vô Sắc.

Lại nữa, có nhất phần lìa dục, cụ phần lìa dục, thông đạt lìa dục, tổn phục lìa dục, vĩnh hại lìa dục. Nhất phần và cụ phần lìa dục là nương vào địa lìa dục mà nói, hoặc tại địa nầy cho đến có thể đoạn bát phẩm phiền não là nhất phần lìa dục, hoặc đã dứt phẩm thứ chín là cụ phần lìa dục; hoặc đối với Tát-ca-da kiến lìa dục mà nói, hoặc vị Hữu học là nhất phần lìa dục, hoặc vị Vô học là cụ phần lìa dục.

Thông đạt lìa dục là do kiến đạo lý dục. Tổn phục lìa dục là do

thế gian đạo lý dục. Vĩnh hại lìa dục là do đạo xuất thế gian lìa dục. Lại nữa, có mười thứ lìa dục:

  1. Tự tại lìa dục.
  2. Tổn hại lìa dục.
  3. Nhậm trì lìa dục.
  4. Tăng thượng lìa dục.
  5. Ngu si lìa dục.
  6. Đối trị lìa dục.
  7. Biến tri lìa dục.
  8. Vĩnh đoạn lìa dục.
  9. Hữu thượng lìa dục.
  10. Vô thượng lìa dục.

Như vậy mười thứ lìa dục phải biết, là nghĩa trái nghịch, là nghĩa không cần đoạn.

Do tự tánh mà lìa dục nên gọi là tự tánh lìa dục, cho đến dứt hẳn mà lìa dục nên gọi là vĩnh đoạn lìa dục, nghĩa của những câu như vậy phân riêng từng chủng loại phải biết.

– Tự tánh lìa dục, là đối với khổ thọ và thuận khổ thọ nơi xứ pháp mà sinh tánh chán trái.

– Tổn hại lìa dục, là người đã tập quen với dục, sướng thích và nhiệt não rồi sinh tánh chán trái.

– Nhậm trì lìa dục, là đã ăn no rồi đối với các món ngon sinh tánh chán trái.

– Tăng thượng lìa dục, là đã đắc thắng xứ rồi, đối với xứ thấp kém sinh tánh chán trái, cũng như thế gian đã được làm ông chủ kinh thành đẹp thì thấy thôn chủ thấp kém đáng chán lắm.

– Ngu si lìa dục, là các hạng ngu phu đối với giới Niết-bàn sinh tánh chán trái, vì không thông đạt tánh vắng lặng, và đắm nhiễm chặt Tát-ca-da.

– Đối trị lìa dục, là do đạo thế và đạo xuất thế đoạn các phiền não.

– Biến tri lìa dục, là người đã đắc kiến đạo đối với pháp của ba cõi sinh tánh chán trái, do đã biết rõ khắp tánh hành khổ rồi, mà chán trái tất cả sự hữu lậu.

– Vĩnh đoạn lìa dục, là đã dứt hẳn phiền não của các địa rồi thì sinh tánh chán trái.

– Hữu thượng lìa dục, là tất cả lìa dục của Thanh văn Độc giác thế gian.

– Vô thượng lìa dục, là tất cả lìa dục của chư Phật Bồ-tát, vì muốn tạo lợi lạc cho các hữu tình.

Hỏi: Thế nào là Hữu học? Có mấy Hữu học? Vì nghĩa sao lại quán Hữu học?

Đáp: Tất cả pháp thiện của người cầu giải thoát là nghĩa Hữu học. Từ chứa nhóm vị tư lương trở đi gọi là cầu giải thoát, phải biết là cầu chứng phần vị giải thoát gọi là chứa nhóm vị tư lương, một phần mười giới bốn xứ và các uẩn là Hữu học. mười giới là thất thức giới, cõi Sắc, thanh giới và pháp giới. bốn xứ là sắc xứ, thanh xứ, ý xứ và pháp xứ. Để xả chấp ngã cầu giải thoát, nên quán sát Hữu học.

Hỏi: Thế nào là Vô học? Có bao nhiêu Vô học? Vì nghĩa sao lại quán Vô học?

Đáp: Tất cả pháp thiện của người đối với các học xứ đã đắc rốt ráo, là nghĩa Vô học, vì chư A-la-hán… đối với ba thứ học xứ của giới tăng thượng, tâm tăng thượng và tuệ tăng thượng đã rốt ráo rồi, nên gọi là Vô học. Một phần mười giới bốn xứ và các uẩn là Vô học. Để xả chấp dĩ thoát ngã (đã giải thoát là ngã), nên quán sát Vô học.

Hỏi: Thế nào là Phi học Phi Vô học? Có bao nhiêu phi học phi Vô học? Vì nghĩa sao lại quán Phi học Phi Vô học?

Đáp: Tất cả pháp thiện, bất thiện Vô ký của dị sinh, pháp nhiễm ô Vô ký của Hữu học, và pháp Vô ký gồm pháp Vô vi của Vô học, là nghĩa phi học phi Vô học. “Dị sinh”, là trừ người cầu giải thoát ra, vì dị sinh kia đối với các học xứ cầu tu học thì gọi là Hữu học. “Nhiễm ô Vô ký của Hữu học”, như sự thích ứng của nó thì bất thiện và hữu phú Vô ký là nhiễm ô, vô phú Vô ký là Vô ký. Toàn phần tám giới tám xứ và một phần các Uẩn Giới Xứ còn lại là phi học phi Vô học. Để xả chấp ngã bất giải thoát, nên quán sát Phi học Phi Vô học.

Hỏi: Thế nào là kiến sở đoạn (kiến đạo dứt trừ)? Có bao nhiêu kiến sở đoạn? Vì nghĩa sao lại quán kiến sở đoạn?

Đáp: Là phân biệt sanh khởi kiến nghi nhiễm ô, kiến xứ, nghi xứ, đã tà hạnh nơi phiền não tùy phiền não của kiến… chỗ phát khởi nghiệp thân ngữ ý của kiến… và gồm Uẩn Giới Xứ của tất cả ác thú, là nghĩa kiến sở đoạn. Trong đây “Phân biệt sanh khởi kiến nghi nhiễm ô”, nghe bất chánh pháp là đầu tiên sanh khởi năm kiến, “Sự khởi phân biệt” là phân biệt với Tát-ca-da kiến và biên chấp kiến cùng sinh khởi. Hỏi: Thế nào là tướng biên chấp kiến, là câu sinh chăng?

Đáp: Người đã dứt kiến rồi tu học hiện quán thì khởi kinh sợ như vầy: “Hiện tại là ngã, ngã là ở đâu”? Kiến xứ là các kiến tương ưng với pháp cộng hữu và hạt giống của kiến kia, nghi xứ cũng vậy. “Đối với các kiến sanh khởi tà hạnh phiền não tùy phiền não…”, là nương vào các môn của kiến và duyên kiến… một phần trong tất cả như khởi tham… là kiến sở đoạn. “Một phần”, là trừ tu sở đoạn và vô lậu. Để xả chấp kiến tròn đầy là ngã, nên quán sát kiến sở đoạn.

Hỏi: Thế nào là Tu sở đoạn (do tu đạo dứt trừ)? Có bao nhiêu Tu sở đoạn? Vì nghĩa sao lại quán Tu sở đoạn?

Đáp: Sau khi được Kiến đạo, thì kiến sở đoạn trái với các pháp Hữu lậu, là nghĩa Tu sở đoạn. “Kiến sở đoạn trái nhau”, là trừ sanh khởi phân biệt các pháp hữu lậu khác của kiến nhiễm ô… Pháp hữu lậu cũng thâu nhiếp thuận theo phần quyết trạch thiện, vì tùy thuộc thô nặng, một phần trong tất cả là Tu sở đoạn. “Một phần” là trừ kiến sở đoạn và pháp vô lậu. Để xả chấp ngã tu tròn đầy, nên quán sát Tu sở đoạn.

Hỏi: Thế nào là phi sở đoạn? Có bao nhiêu phi sở đoạn? Vì nghĩa sao lại quán phi sở đoạn?

Đáp: Các pháp Vô lậu trừ phần quyết trạch thiện ra là phi sở đoạn. Pháp vô lậu là Thánh đạo xuất thế và hậu sở đắc đều là pháp vô vi. Một phần mười giới bốn xứ và các uẩn là phi sở đoạn.

Hỏi: Các sắc, thanh nào là phi sở đoạn?

Đáp: Tự tánh của thân ngữ nghiệp thiện trong thân Vô học, là phi sở đoạn. Để xả chấp ngã thành mãn, nên quán sát phi sở đoạn.

Hỏi: Thế nào là duyên sinh? Có bao nhiêu duyên sinh? Vì nghĩa sao lại quán duyên sinh ?

Đáp: Vì Tướng, vì chi phân biệt, chi lược nhiếp, chi lập ra duyên, chi lập ra nghiệp, chi thuộc tạp nhiễm, nghĩa, sâu xa, sai khác, thuận nghịch, là nghĩa duyên sinh.

1. Tướng, là duyên sinh vô tác, duyên sinh Vô thường, duyên sinh thế dụng, là tướng duyên sinh. Do tướng nầy nên đức Bạc-già-phạm nói: “Đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh, là vô minh duyên hành cho đến nói rộng”. “Đây có nên kia có”, là nói về nghĩa duyên sinh vô tác, chỉ vì có duyên nên quả pháp mới có, vì chẳng phải duyên có thật tác dụng có thể sinh quả pháp. “Đây sinh nên kia sinh”, là nói về nghĩa duyên sinh Vô thường, vì chẳng phải pháp vô sinh làm nhân, ít pháp đã sinh mà được thành lập! “Vô minh duyên hành”, là nói về nghĩa duyên sinh thế dụng, tuy các pháp là vô tác Vô thường, nhưng không tùy theo một pháp nào để làm duyên, nên tất cả quả được sinh. Vì sao? Vì công năng sai khác của các pháp, như từ lực vô minh nên các hành được sinh, cho đến lực sinh nên có già chết.

2. Chi phân biệt, là phân riêng duyên sinh làm mười hai phần, do mười hai chi duyên khởi sai khác. Thế nào là mười hai chi:

Vô minh. Hành. Thức. Danh sắc. Sáu xứ. Xúc. Thọ. Ái. Thủ.

Hữu. Sinh. Già chết.

  1. Chi lược thâu, trước đã phân biệt mười hai chi vô minh… bây giờ lại thâu làm bốn chi:
  2. Chi năng dẫn.
  3. Chi sở dẫn.
  4. Chi năng sinh.
  5. Chi sở sinh.

Chỉ do bốn chi như vậy mà lược nhiếp hết tất cả pháp nhân quả sinh khởi, là đối với nhân thì có năng dẫn và sở dẫn, đối với quả thì có năng sinh và sở sinh.

– Chi năng dẫn chi, là vô minh, hành và thức, là duyên để khởi ở đời vị lai; đối với các đế cảnh thì vô trí làm đầu, tạo tác các hành nghiệp huân tập ở tâm.

– Chi sở dẫn chi, là danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ, do năng lực huân tập của tâm có thể khiến cho tương lai danh sắc… trước sau nương nhau, xoay vần sinh khởi hạt giống được tăng trưởng.

– Chi năng sinh chi, là ái, thủ, hữu, do chưa dứt hẳn ái lực của dục. Ái lạc trong dục,hạnh diệu và hành vi ác sai khác làm đầu phát khởi tham dục, vì có hữu thủ thức, đối với vị qua đời cùng với Dị thục thuận theo tham dục, tùy theo tập khí của một nghiệp hiện tiền mà có.

– Chi sở sinh chi, là sinh và già chết, do nghiệp sai khác như vậy tập khí hiện tiền mà có, tùy một cõi một kiếp trong Chúng đồng phần sai khác, như Dị thục của danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ sinh khởi trong sở dẫn chi nói trên. Sinh và già chết là hiển nương vào ba hữu làm tướng, nên già chết hợp chung lập một chi, để nói về lìa già thì được có chết, không phải trong thai sinh thân, lìa danh sắc… mà được có pháp của sáu xứ, nên đối với các chi kia mà từng trường hợp đều riêng lập chi.

1. Lập ra duyên chi, là tập khí, dẫn phát, tư duy, câu hữu. Chi lập ra duyên là tùy theo sự thích ứng của nó, nương vào bốn duyên mà lập ra chi duyên. Lại như vô minh đối với hành, vì trước sinh tập khí thì được làm nhân duyên, do nhân duyên kia huân tập nối tiếp đã sinh các nghiệp có thể tạo nghiệp hậu hữu, trong lúc đó hiện hành vô minh có thể dẫn phát làm duyên Đẳng vô gián, do duyên Đẳng vô gián kia dẫn phát sai khác mà các hành trôi lăn nối tiếp sinh. Tư duy kia là sở duyên duyên, vì kế chấp tối thắng, không như ly tư duy, duyên ngu si vị làm cảnh giới. Câu hữu kia làm duyên Tăng thượng, do năng lực tăng thượng kia khiến cho tương ưng tư điên đảo duyên cảnh mà tạo tác. Như vậy tất cả đều tùy theo sự thích ứng của nó phải biết.

2. Lập ra nghiệp chi là: – Vô minh có hai thứ nghiệp:

3. Khiến các hữu tình ngu si đối với hữu.

4. Làm duyên với hành. “Khiến các hữu tình ngu si đối với hữu”, do sự che lấp của hữu kia, mé sau trong mé trước không hiểu rõ như thật, do nhân duyên nầy mà khởi nghi như vầy: “Đời quá khứ ta có hay không” ! “Làm duyên với hành”, là do thế lực của hành khiến cho nghiệp hậu hữu được tăng trưởng.

– Hành có hai thứ nghiệp:

1. Khiến cho các hữu tình vô số sai khác trong các đường.

2. Làm duyên với thức. “Khiến cho các hữu tình vô số sai khác trong các đường”, là do thế lực của nghiệp khiến cho các hữu tình tiến đến các đường khác nhau. “Làm duyên với thức”, là do năng lực của tập khí, có thể khiến cho danh sắc trong tương lai sinh khởi hạt giống được tăng trưởng.

– Thức có hai thứ nghiệp:

1. Giữ chắc tất cả nghiệp trói buộc của các hữu tình.

2. Làm duyên với danh sắc. “Giữ chắc tất cả nghiệp trói buộc của các hữu tình”, là cùng với sự dẫn tập khí đồng thời sinh diệt của hành. “Làm duyên với danh sắc”, là do thức nhập thai mẹ mà danh sắc được tăng trưởng.

– Danh sắc có hai thứ nghiệp:

1. Thâu nhiếp tự thể của các hữu tình.

2. Làm duyên với sáu xứ. “Thâu nhiếp tự thể của các hữu tình”, là do hữu tình kia sinh rồi, được tham dự số sai khác Chúng đồng phần của hữu tình. “Làm duyên với sáu xứ”, là do danh sắc… các chi trước là chỗ nương cho sáu xứ… các chi sau được sinh khởi.

– Sáu xứ có hai thứ nghiệp:

1. Thâu nhiếp tự thể tròn đầy của các hữu tình.

2. Làm duyên với xúc. “Thâu nhiếp tự thể tròn đầy của các hữu tình”, là do hữu tình kia đã sinh rồi, các căn khác không thiếu.

– Xúc có hai thứ nghiệp:

1. Khiến các hữu tình trôi lăn đối với cảnh giới thọ dụng.

2. Làm duyên với thọ. “Khiến các hữu tình trôi lăn đối với cảnh giới thọ dụng”, là nương vào đây mà làm môn (cửa), thọ dụng thuận với ba thứ cảnh giới của lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ.

– Thọ có hai thứ nghiệp:

1. Khiến các hữu tình trôi lăn đối với đã thọ dụng sinh quả.

2. Làm duyên với ái. “Khiến các hữu tình trôi lăn đối với chỗ thọ dụng sinh quả”, là do đây làm chỗ nương để thọ dụng các thứ nghiệp Dị thục đáng ưa, không đáng ưa, làm duyên với ái”, là mong hòa hợp với ái nầy để làm môn (cửa) cho các ái sinh.

– Ái có hai thứ nghiệp:

1. Dẫn các hữu tình trôi lăn sinh tử.

2. Làm duyên với thủ. “Dẫn các hữu tình trôi lăn sinh tử”, là do thế lực của ái kia mà sinh tử trôi lăn không đoạn dứt. “Làm duyên với thủ”, là ái vị mong cầu dục làm môn (cửa), vì tham dục trong dục chuyển.

– Thủ có hai thứ nghiệp:

1. Vì nhiếp lấy hậu hữu khiến cho các hữu tình phát khởi hữu thủ thức.

2. Làm duyên với hữu. “Vì nhiếp lấy hậu hữu khiến cho các hữu tình phát khởi hữu thủ thức”, là hậu hữu sai khác của cõi Na-lạc-ca nối tiếp không đoạn, khiến cho tập khí của nghiệp được chắc chắn. “Làm duyên với hữu”, là do thế lực nầy mà các tập khí của hành được chuyển biến.

– Hữu có hai thứ nghiệp:

1. Khiến hậu hữu của các hữu tình hiện tiền.

2. Làm duyên với sinh. “Khiến hậu hữu của các hữu tình hiện tiền”, vì có thể dẫn vô gián các đường khác. “Làm duyên với sinh”, là do thế lực nầy mà Chúng đồng phần khác bị trôi lăn.

– Sinh có hai thứ nghiệp:

1. Khiến danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ của các hữu tình thứ lớp sinh khởi.

2. Làm duyên với già chết. “Khiến danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ của các hữu tình thứ lớp sinh khởi”, là có thể dẫn các vị sai khác sau. “Làm duyên với già chết”, là do có sinh mà già chết kia nối tiếp biến hoại đều được có.

– Già chết có hai thứ nghiệp:

1. Thường khiến cho thời phần của hữu tình đổi khác hoại ít thịnh.

2. Thường khiến cho tuổi thọ của hữu tình đổi khác hoại tuổi thọ.

3. Chi thuộc về tạp nhiễm, hoặc là vô minh, hoặc ái, hoặc thủ, là thuộc về phiền não tạp nhiễm. Hoặc hành, hoặc thức, hoặc hữu, là thuộc về nghiệp tạp nhiễm, còn lại là thuộc về sinh tạp nhiễm.

Hỏi: Vì sao thức chi thuộc về nghiệp tạp nhiễm?

Đáp: Các hành tập khí đã nói rõ.

1. Nghĩa, là nghĩa vô tác giả, nghĩa hữu nhân, nghĩa lìa hữu tình, nghĩa Y tha khởi, nghĩa tác dụng, nghĩa Vô thường, nghĩa hữu sát-na, nghĩa nhân quả nối tiếp không dứt, nghĩa nhân quả dường như nhiếp thọ, nghĩa nhân quả sai khác, nghĩa nhân quả chắc chắn, là nghĩa duyên khởi; lý tác giả tự tại thiên, là nghĩa vô tác giả; lấy vô minh… làm nhân, là nghĩa hữu nhân, vô tự nhiên ngã là nghĩa lìa hữu tình, dựa vào nhiều duyên mà sinh, là nghĩa Y tha khởi; nhiều duyên tác dụng không, là nghĩa vô tác dụng. Vì không thường Hằng nên là nghĩa Vô thường, khi đã sinh rồi thì không trụ tạm thời, là nghĩa hữu sát-na, thời gian của nhân sát-na diệt quả sát-na sinh, là nghĩa nhân quả nối tiếp không dứt, không từ tất cả mà sinh, là nghĩa nhân quả tương tự nhiếp thọ, từ không phải mỗi mỗi loại nhân chẳng phải mỗi loại quả mà sinh, là nghĩa nhân quả sai khác, đối với nối tiếp khác không thọ quả, là nghĩa nhân quả chắc chắn.

2. Sâu xa, là nhân sâu xa, tướng sâu xa, sinh sâu xa, trụ sâu xa, chuyển sâu xa, là nghĩa sâu xa, tức là do những nghĩa vô tác giả nầy để nói về năm thứ sâu xa của pháp duyên khởi. Do hai thứ nghĩa nói về nhân sâu xa, vì để đối trị nhân bình đẳng và luận vô nhân, do một thứ nghĩa nói về tướng sâu xa, vì là vô ngã tướng, do hai thứ nghĩa nói về sinh sâu xa, vì tuy từ nhiều duyên mà quả pháp được sinh, nhưng không phải sự tạo tác của các duyên kia, do hai thứ nghĩa nói về trụ sâu xa, vì thật ra không có an lập để hiển hiện tương tự trụ, do bốn thứ nghĩa nói về chuyển sâu xa, vì nhân quả trôi lăn khó hiểu rõ. Lại nữa, các pháp duyên khởi tuy sát-na diệt nhưng trụ khả đắc, tuy không có tác dụng duyên, nhưng có công năng duyên có khả đắc, tuy lìa hữu tình nhưng hữu tình khả đắc, tuy không tác giả nhưng các nghiệp quả bất hoại khả đắc, nên sâu xa. “Nghiệp quả bất hoại”, là tuy bên trong vô tác giả nhưng có tác nghiệp thọ quả báo kia. Lại nữa, các pháp không từ tự sinh, không từ tha sinh, không từ cộng sinh, chẳng phải không có nhân tự tác và nhân tha tác mà sinh, nên sâu xa. “Không từ tự sinh”, là tất cả pháp không phải sự tạo tác của tự, vì tự kia khi chưa sinh thì không có tự tánh. “Không từ tha sinh”, là các duyên của tha kia không phải tác giả, không từ công sinh là do hai thứ nhân nầy. “Chẳng phải không có nhân tự tác và nhân tha tác mà sinh”, là duyên mong quả sinh ra có công năng. Lại nữa, có sai khác, là chờ nhiều duyên mà sinh nên không phải tự tác, tuy có nhiều duyên nhưng không có hạt giống thì bất sinh, nên không phải tha tác, vì tự tha kia đồng thời không có tác dụng nên không phải cộng tác. Hạt giống và các duyên đều có công năng nên chẳng phải không nhân sinh, do đó nói như vầy: “Có tự chủng nên không từ tha, vì chờ các duyên nên chẳng phải tự tác, vì vô tác dụng nên chẳng phải cộng sinh, vì có công năng nên không phải vô nhân”. Nếu lý duyên khởi chẳng phải tự không phải tha. Trừ bỏ hai câu cũng còn là sâu xa huống chi đều quên bốn câu, nên duyên khởi rất là sâu xa.

3. Sai khác, là thức sinh sai khác, nội tử sinh sai khác, ngoại cốc (hạt giống) sinh sai khác, thành hoại sai khác, thực trì sai khác, cõi ái phi ái phân biệt sai khác, thanh tịnh sai khác, oai đức sai khác, là nghĩa sai khác. “Thức sinh sai khác”, là nhãn sắc làm duyên mà nhãn thức được sinh. Như vậy, “nội tử sinh sai khác”, là nương vào hữu tình thế gian mà nói, thì vô minh… làm duyên có thể sinh hành… “ngoại cốc sinh sai khác”, là hạt giống duyên mầm, mầm duyên cọng, như vậy xoay vần cành lá hoa quả xoay vần được sinh. “Thành hoại sai khác”, là cộng nghiệp lực tăng thượng của tất cả hữu tình làm duyên đại địa… mà sinh. “Thực trì sai khác”, là bốn cách ăn làm duyên mà ba cõi hữu tình nối tiếp trụ. “Ái phi ái thú phân biệt sai khác”, là diệu hạnh và ác hạnh làm duyên mà sinh đến đường thiện và đường ác. “Thanh tịnh sai khác”, là thuận giải thoát phần thiện làm duyên sinh thuận phần quyết trạch thiện. Như vậy Kiến đạo… dần dần cho đến đắc quả A-la-hán… hoặc bên ngoài từ người khác nghe âm thanh mà bên trong như lý tác ý làm duyên phát sinh chánh kiến, xoay vần cho đến các lậu dứt hẳn. “oai đức sai khác”, là nội chứng làm điều kiện phát tối thắng công đức của thần thông… Do sai khác nầy nên tùy theo đó mà nói rộng các hành duyên khởi.

4. Thuận nghịch, là tạp nhiễm thuận nghịch, thanh tịnh thuận nghịch, là nói duyên khởi thuận nghịch. “Tạp nhiễm thuận nghịch”, hoặc là nương vào trôi lăn mà thứ lớp nói vô minh duyên hành, như vậy là thuận theo thứ lớp mà nói, hoặc nương vào đế an lập mà nói. Nói già chết khổ, già chết tập, già chết diệt, già chết đi tới diệt hạnh, như vậy là nghịch thứ lớp, “Thanh tịnh thuận nghịch”, là vô minh diệt nên hành diệt, như vậy là thuận thứ lớp mà nói là do pháp nào không có nên già chết không có, do pháp nào diệt nên già chết cũng diệt, như vậy là nghịch thứ lớp mà nói. Phải như vậy mà quán nghĩa duyên sinh khởi, tất cả đều là duyên sinh, chỉ trừ một phần pháp giới pháp xứ và các pháp Vô vi. Để xả chấp không nhân ngã và nhân ngã bình đẳng, nên quán sát duyên sinh.

Hỏi: Thế nào là duyên ? Có bao nhiêu duyên ? Vì nghĩa sao lại quán duyên ?

Đáp: Nhân, Đẳng vô gián, sở duyên, tăng thượng, là nghĩa duyên, tất cả đều là duyên. Để xả chấp ngã làm nhân pháp, nên quán sát duyên. Nhân duyên, là thức A-lại-da, tập khí thiện và các pháp Hữu lậu, vô lậu, như thứ lớp làm nhân duyên. Thức A-lại-da có hai thứ: a. Thành thục. b. Gia hạnh. Thành thục là các nhân duyên của pháp sinh đắc. Gia hạnh là các pháp phương tiện và nhân duyên thức A-lại-da khác của đời tương lai. Lại nữa, gia hạnh thức A-lại-da, là sự huân tập của hiện hành chuyển thức trong đời nầy. Tập khí thiện là tập khí của thuận phần giải thoát , do tập khí nầy dùng xuất thế gian để chứng đẳng lưu làm duyên sinh, có thể làm duyên sinh với pháp xuất thế.

Lại nữa, vì tự tánh, vì sai khác, vì trợ giúp, vì đẳng hạnh, vì tăng ích, vì chướng ngại, vì dẫn dắt, là tướng nhân duyên. Phải biết trong đây dùng sáu thứ tướng nhân như tự tánh… để nói về nghĩa nhân duyên. Nói tự tánh, sai khác, hai câu nầy lập ra nhân năng tác, các câu còn lại thứ lớp kiến lập nhân Câu hữu, nhân Tương ưng, nhân Đồng loại, nhân Biến hành và nhân Dị thục.

Tự tánh, là tự tánh của nhân năng tác, nương vào nhân tự tánh mà lập ra nhân năng tác, phải biết tất cả nhân đều là sự thâu nhiếp của nhân năng tác. Vì nói về nghĩa sai khác, lại riêng lập ra các nhân trợ giúp…

Sai khác, là sai khác của nhân năng tác, lược có hai mươi thứ:

1. Sinh năng tác, là thức hòa hợp so với thức. Do hòa hợp nầy mà đã tạo tác xưa không nay có.

2. Trụ năng tác, là ăn đối mặt đã sinh và hữu tình chưa sinh, vì thế lực nầy đã sinh rồi thì nối tiếp không đoạn.

3. Trì năng tác, là đại địa so với hữu tình, vì chở che không để cho đọa.

4. Chiếu năng tác, là đèn đối chiếu các sắc soi rõ ám chướng.

5. Biến hoại năng tác, là lửa đối với củi, khiến cho củi kia nối tiếp đổi khác.

6. Phân lìa năng tác, là lưỡi liềm đối với cái bị cắt, khiến chia vật thành hai phần.

7. Chuyển biến năng tác, là công xảo trí… đối các vật như vàng bạc… chuyển vàng bạc kia thành tướng khác.

8. Tín giải năng tác, là khói đối mặt với lửa, do đây so sánh mà biết, không phải hiện thấy.

9. Hiển rõ năng tác, là tông nhân dụ đối đã thành nghĩa, do đây mà được chánh chắc chắn.

10. Đẳng chí năng tác, là Thánh đạo đối mặt với Niết-bàn, do đây mà chứng Niết-bàn kia.

11. Tùy thuyết năng tác, là danh tưởng kiến, giống như danh tự chấp lấy tướng, tùy theo đó mà khởi nói năng.

12. Quán đãi năng tác, là quán chờ đây, đối với kia cầu muốn sinh, như chờ đói khát tìm cầu uống ăn, do đây là nhân của kia muốn sinh.

13. Chiêu dẫn năng tác, là duyên cao xa, như vô minh đối mặt với già chết, do đó mà vị khác xoay vần chiêu cảm sẽ có.

14. Sinh khởi năng tác, là duyên lân cận, như vô minh đối mặt với hành, do đây sinh vô gián sẽ có.

15. Dẫn dắt năng tác, là các duyên khác, như ruộng, nước, phân… mong hạt giống sinh, tuy giống đã sinh tự hạt, nhưng tăng thêm lực của hạt giống kia.

16. Dẫn phát năng tác, là duyên thuận theo, như bầy tôi thờ vua, giúp cho vua vui vẻ, vì do thuận theo dẫn phát.

17. Định biệt năng tác, là duyên sai khác, như năm cõi duyên mong quả nơi năm cõi, do tự tánh sai khác chiêu cảm từng quả riêng biệt.

18. Đồng sự năng tác, là duyên hòa hợp, như căn không hoại cảnh giới hiện tiền, tác ý chánh khởi đối mặt với thức đã sinh, vì thành cái tự tác thì phải chờ năng tác khác.

19. Trái nhau năng tác, là duyên chướng ngại, như mưa đá đối với hạt giống lúa, có thể tổn hại lúa kia.

20. Không trái nhau năng tác, là vô chướng ngại, như lúa giống không bị chướng ngại, trái với ở trên. Trong nhân năng tác sai khác nầy, chỉ nói thức hòa hợp… lại nêu ra cương yếu, khiến cho những người hiểu biết nương vào một mặt nầy mà suy ra các nghĩa khác.

Trợ giúp, là các pháp có chung mà sinh, chắc chắn không có thiếu giảm, như bốn đại chủng và sắc được tạo tùy theo sự thích ứng của nó, không phải tất cả tụ chắc chắn có bốn đại và sắc được tạo. Nếu ở xứ đó có dung lượng như vậy, thì đây chắc chắn là đồng thời sinh không lìa nhau.

Đẳng hành, là các pháp có chung sở duyên của đẳng hành thì phải không thiếu giảm, như tâm tâm pháp trước căn cứ theo trợ giúp, chắc chắn lập ra trong câu hữu nhân. “Chỉ nói đại chủng và sắc được tạo”, đây là chỉ lược nêu cương mục, tâm và tâm pháp không lìa nhau, vì chắc chắn cũng thuộc về trợ giúp. Nếu như thế thì không nên lập riêng nhân tương ưng, vì các tâm tâm pháp cũng có chung thuộc về nhân, tuy vậy nhưng nghĩa có khác nhau, là các pháp có chung đẳng hành sở duyên không lìa nhau, vì đẳng hành nầy nên lập nhân tương ưng, chẳng phải chỉ có chung nghĩa, như tâm và tâm pháp.

Tăng ích, là đời trước tu tập pháp thiện, bất thiện và vô ký, có thể khiến cho đời sau các pháp thiện… xoay vần tăng thắng sinh khởi sau đó. “Đời trước tu tập”, là trước kia đã tập quen nghĩa hiện hành. “Thiện đời sau … các pháp xoay vần tăng thắng sinh khởi sau đó”, là do thiện kia nuôi lớn các hạt giống, đối với đời vị lai, ngay trên chủng loại tăng thắng kia mà sinh. Như vậy các pháp có thể làm tương tự nhân tăng trưởng, nên lập nhân đồng loại.

Chướng ngại, là tùy sự tập quen các phiền não, tùy sự có hoặc thì đều được nối tiếp tăng trưởng vững chắc, khiến cho nối tiếp xa lánh Niết-bàn. Nhân biến hành nầy không phải chỉ khiến cho tương tự phiền não tăng trưởng, vì sao? Nếu có tùy theo tập quen phiền não tham sân si, thì đều khiến cho tất cả phiền não như sân… nối tiếp tăng trưởng vững chắc, do sự trói buộc sâu nặng nầy mà chướng giải thoát đắc, nên lập ra nhân biến hành.

Nhiếp thọ, là pháp Hữu lậu của thiện và bất thiện có thể nhiếp thọ tự thể, tức là nhân Dị thục, do nhân nầy có thể dẫn dắt tương lai, toàn bộ không tương tự thuộc về tự thể Vô Phú Vô Ký, nên ngay nơi nghĩa nhiếp thọ mà lập ra nhân Dị thục. “Hữu lậu thiện”, là phân biệt với Vô lậu, vì trái với sinh tử nên không thể chiêu cảm quả Dị thục.