Trì Tụng Kim Cương Kinh Linh Nghiệm Công Đức Kí
Xưa vào thời nhà Lương có vị tăng tên là Diễm ở chùa Chiêu Đề,mới làm Sa-di, khi đó có vị thầy coi tướng nói với sư rằng:
Ngài rất thông minh trí tuệ nhưng không hiểu vì sao lại có tuổi thọ rầt ngắn. Diễm nghe vậy, liền đi đến thưa hỏi một vị đại đức để rõ về phưóc đức của mình. Ngài hỏi rằng;
Tu công đức gì để kéo dài tuổi thọ?
Đại đức bảo:
Theo lời Phật dạy nương vào pháp thọ trì Kim Cang Bát Nhã thì có công đức rất lớn,hẵn là được tuổi thọ kéo dài
Bấy giờ,vâng theo lời dạy, Diễm tức thì vào núi thọ trì kinh Bát-nhã ròng rã suốt sáu năm mới ra đoạn gặp lại thầy coi tướng hỏi rằng :
Gần đây pháp sư tu công đức gì mà chóng được tướng trưòng thọ như thế
Diễm liền nói trưóc đây bị tướng tuổi thọ ngắn bèn vào núi thọ trì kinh Kim Cang Bát Nhã nên không cò nghiệp báo nữa.
Thầy coi tưóng khen:
Thật không thể nghĩ bàn. Nhờ công đức nầy cho nên được đức lớn, tuổi thọ của pháp sư hơn trăm tuổi mới thị tịch.
Vào đời Lưong, ở chùa Khai Thiện,có vị tăng tên là Tạng sư vang danh giảng thuyết. Bấy giờ, có Dận sư coi tướng rất giỏi,vừa gặp Tạng sư liền nói rằng:
Thưa Tạng sư! Thầy nên dừng sự thông minh làm việc giảng thuyết lại,mà hạ bút nương vào kinh tạng soạn một quyển thì nhất định sẽ được sống lâu.
Thời gian sau, Tạng mới đưọc tìm được kinh Kim Cang Bát Nhã, nên bèn đem kinh Kim Cang Bát Nhã trì tụng suốt ba năm không ra khỏ phòng.
Sau, Dận gặp lại Tạng thì vui vẻ mà hỏi rằng:
Thầy có pháp gì mà thay đổi dung mạo như thế, điều coi tướng của đệ tử không linh nghiệm rồi
Tạng nói:
Thí chủ coi tưóng có linh nghiệm lắm.
Khi ấy bần tăng trãi qua nguy khốn nhưng nhờ vào năng lực thọ trì kinh Kim Cang Bát Nhã nên nay mới được như vầy.
Dận nói rằng:
Công đức và phưóc báo như vậy là rất lớn không thể nghĩ bàn. Nay Thầy được tướng thọ ngoài trăm tuổi.Về sau quả thật tuổi thọ cuả Tạng đúng như điều mà Dận đoán.
Vào đời nhà Tùy có Pháp sư Bà-la-tăng-tạng thường hay trì Kim Cang kinh cấm chú trừ nhất thiết chư ác, có tiểu tăng đến học thành tựu chú pháp trong vòng vài năm phục Ngài,rồi đến bên bờ sông,thấy có một cái miếu của thần hồ tức thì vào ngồi trong miếu,ban đêm tụng cấm chú, thần phạm đến liền chết.
Tạng nghe đệ tử chết,lòng phẫn uất tự mình đích thân đến chỗ thần,cũng ngồi ở nơi miếu tụng chú,nhân đó liền chết
Bấy giờ có vị cúng chùa hằng thọ trì kinh Kim Cang Bát Nhã nghe Tạng sư và học trò của sư đều bị thần đánh chết,bèn đến chỗ thần cũng ngồi trong miếu tụng kinh Bát Nhã, đến tối nghe có tiếng gió lưót qua rất nhanh,thoáng thấy một vật kỳ hình hoài dị tráng lệ kì đặc khả úy bội thường chủng chủng hình dung nhãn quang tự điện hình nó tráng lệ kỳ lạ đáng sợ hơn người thường gấp bội,mắt sáng tợ như điện.
Sư ngồi chánh niệm tụng kinh Kim Cang không ngớt,cũng không thấy gì sợ hãi. Thần đến phía trước gôm hết uy thế gối phải chạm đất chấp tay cung kính ,nghe tụng kinh xong, sư hỏi Thần rằng:
Đàn Việt là thần gì mà ban đầu đến thì có vẻ hung hổ nhưng sau lại lặng lẽ bất động?
Thần đáp:
Đệ tử là thần hồ ở miếu nầy,vì có tánh cứng rắn, đến thấy Sư tu tập kinh điển đại thừa không thể nghĩ bàn, do vậy lắng nghe.
Đàn Việt đã hay tin kính như thế. Trước đây có hai vị tăng tụng chú, lý do gì đánh chết?
Thần đáp:
Hai vị tăng kia không trì được kinh điển Đại Thừa. Thấy đệ tử đến thì ngảnh đầu mắn nhiếc, miệng tụng chú thuật mà lại nói lời hung ác, đệ tử không kính phục.Hai vị tăng đó thấy hình dáng của đệ tử thảy đều tự mình sợ hãi mà chết chứ cũng chẳng phải do đệ tử cố sát hại họ.
Mọi ngưòi ở xung quanh vùng biết sư vào nghỉ lại đêm ở trong miếu thần ấy,sợ sư cũng bị đánh chết như hai vị tăng trước nên đến sáng mọi người cũng nhau lũ lượt đến chỗ thần đẻ xen thì thấy sư vẫ bình an hỏi sư duyên do sự việc,sư trả lời tường tận mọi người nhân đó phát tâm thọ trì kinh Kim Cang Bát Nhã rất đông.
Vào năm Khai Hoàng thứ mười một Quan Thái Phủ Tự là Triệu Văn Xương qua đời, người nhà không dám tẫn liệm. Nhưng Xương bèn đến vua Diêm La.
Diem La hỏi Xương rằng:
Từ khi sanh ra đến nay ông làm phước nghiệp gì?
Xương đáp:
Không có công đức gì khác, chỉ thường trì tụng kinh Kim Cang Bát Nhã.
Vua Diêm La nghe vậy, chấp tay cung kính khen rằng:
Lành thay! Thọ trì kinh Kim Cang Bát Nhã công đức rất lớn, không thể nghĩ bàn. Liền bảo Chấp nhơn rằng:
Ngưoi tra xét lại,trong tương lai đừng để lầm lẫ nữa! Hễ còn lầm lẫn với bất kỳ người nào nữa trong tương lai thì ta không chấp nhận.
Nói xong, Vua Diêm La lien bảo với Xướng rằng:
Ngưoi có thể hướng vào trong tạng kinh lấy ra kinh Kim Cang Bát Nhã đem đến.
Rồi Diêm La sai một sai một người dẫn Xương đi xuống hưóng Tay Nam đến tạng kinh
Đến nơi,Xương thấy dãy nhà rộng lớn hơn mười gian rất tráng lệ, trong đó chứa đầy kinh đều là pho kinh gấy bằng vàng báu, và chưng bày nhiều hoa đẹp cực kỳ trang nghiêm không thể diễn tả. Xương bèn nhằm mắt nhất tâm rút ra một quyển tên là: Đại Đức Tối Vi Đệ Tử Nhất Kinh. Xương sợ hãi nói đây chẳng phải Bát Nhã cầu mong Ngài sai ngưòi xin đổi nhưng không chịu. Xương liền mở mắt xem thì đó chính là kinh Kim Cang Bát Nhã. Đem đến chỗ vua Diêm La sai chấp nhơn ở bên Tây.
Xướng đứng bên Đông tụng kinh Kim Cang Bát Nhã một biến, đều được thông lợi. Vua Diêm La tức thì thả Xướng nhưng vẫn còn điều ràng buộc là Xướng hãy thọ trì kinh nầy thật sự đừng lãng quên.Vua Diêm La bèn sai một người dẫn Xuớng tiễn ra cửa thì lại gặp Chu Vũ Đế giam cầm ở trong phòng cửa Đông gọi hỏi:
Ngươi là người nước nào? Hãy tạm đến đây cùng nói chuyện.
Xương liền đến gặp Võ Đế vái chào.
Võ Đế hỏi:
Ngươi biết ta chăng?
Xương nói:
Xưa kia,bề tôi từng đảm nhiệm Phục Sự Vệ Bệ Hạ.
Võ Đế vui vẻ nói:
Khanh chính là cựu thần của ta.Khanh có thể vì ta mà hướng trở lại nhà. Nay đế luận về các tội của ta đều xong chỉ có chuyện diệt Phật Pháp thì chưa rõ. Đưong thời, Ta bị Vệ Nguyên Tung sàm tấu nên bị giam giữ chẳng bao lâu thì điều nầy chưa rõ.
Xương nói Võ Đế:
Vệ Nguyên Tung là người ngoài ba cõi chẳng phải nằm trong sự quản nhiếp cuả Vua Diêm La. Vì thế không thể truy được, nay Đế xin ít công đức cầu cứu khổ nạn mới dám mong rõ được.
Xướng về nhà thì liền được sống lại, trãi qua năm ngày hoạn nạn từ từ giảm bớt Xướng bèn đem việc ấy tâu rõ. Văn Đế biết rõ sự việc bèn ban chiếu chỉ cho mời sư tăng ở cá chùa trong nước vì Chu Võ Đế trì trai tu đạo, tụng kinh Kim Cang Bát Nhã cũng như việc ghi chép vao sử ký trong vòng ba ngày.
Vào năm Trinh Quán thứ nhất, ở Toại Châu có một người chết nhưng trãi qua ba ngày thì sống lại. Khi vừa chết bị số ngưòi đồng bạn kéo đến Vua Diêm La, trong đó có một vị Tăng. Vua Diêm La thấy trưóc gọi sư đến hỏi trưóc đây đã tu công đức gì?
Sư đáp:
Chỉ tụng kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật
Vua Diêm La vừa nghe liền chấp tay khen ngợi:
Lành thay! Đã là thọ trì kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật thì đáng lẽ được lên trời,vì lỗi lầm gì mà phải đoạ vào đây. Diêm La nói chua dứt lời tức thì liền thấy y trời giáng xuống dẫn sư lên trời.
Vua Diêm La ngồi lại thừ tụ hỏi người Toại Châu các ngươi xưa kia đã làm phước báo gì?
Đáp:
Kinh điển đọc tụng một đời đến nay là ưa tập theo văn chương của Dữu Tín và các sách của chư tử. Gần đây học tụng kinh Kim Cang Bát Nhã mà vẫn chưa được.
Vua Diêm La hỏi:
Người có tội lón các ông biết không?
Đáp:
Mặc dù, đọc văn chưong của Dữu Tín nhưng thật sự không biết mặt mũi.
Vua Diêm La liền chỉ người khồ chính là con rùa lớn một mình hai đầu. Ngưòi cho đây là Dữu Tín. Rùa vừa đi khỏi Vua Diêm La nói người này học tụng kinh Kim Cang Bát Nhã lại khiến thả ra, đi đến thấy một người nói rằng:
Ta là Dữu Tín khi còn sống ở đời ưa dẫn các kinh dủng làm văn chưong hoặc sanh lòng chê bai,huỷ hoại kinh văn nay mắc phải tội báo rất lớn, trước đó thì bị đoạ làm thân rùa,do đó sống lại nói nhân duyên này.
Mọi người nghe cảm thấy bi thương, đề rõ đó là sự thực.
Đất đai của người Toại Châu phần nhiều là do người di dân sống nghề săn bắn giết hại mạng sống để làm thức ăn. Đương thời chúng tôi biết rõ sẽ bị cộng thức, để đoạn trừ nhân giết hại sinh linh,nên chúng tôi phát tâm cùng thọ trì kinh Kim Cang Bát Nhã tin nhận sự cung kính của người cúng dường.
Huề Ngạn Thông ở Vị Châu suốt một đời thưòng tụng kinh Kim Cang Bát Nhã. Trước kia, Lý Mật Hạ đảm nhận chức Võ Ngục Huyện, khiến bị giặc phá thành mong tìm muốn giết. Ngạn Thông sợ hãi,liền xuống phía Dông thành giêo mình xuống suối để chuốc lấy cái chết.
Dòng suối ấy nằm sâu dưới ngọn núi hơn cả trăm trượng,từ trên không mà gieo mình xuống như có người tiếp giúp thoáng chốc xuống đến đáy suối bèn ngồi an nhiên ngay ngắn trên phiến đá,hồi lâu mới đứng dậy,hoàn toàn không bị hề hấn gì.
Ngạn Thông tự lấy làm lạ vui sợ khác thường than th ở không thôi từ đó trở đi tự biết oai lực của kinh Kim Cang Bát Nhã rất lớn. Nhờ biết oai lực của kinh rất lớn, công đức không thể nghĩ bàn, càng thêm đem lòng tin kính, siêng năng thọ trì, không dám coi thường, thường được vô lượng phước báo.
Vị tăng Pháp Tạng ở chùa Bào Thất ở Phu Châu,giới hạnh tinh nghiêm ,tánh tình chất phát ngay thẳng. Vào năm Khai Hoàng thứ mười ba đời nhà Tùy, sư xây một nhà tăng ở thành Lâu Xuyên, Huyện Lạc Giao hơn hai mươi gian, điện Phật cổng tam quan khung sườn đều xây bằng gạch, lợp ngói màu sắc tráng lệ, nhưng trang trí bằng tranh tượng trắng cao sáu trượng, gồm có các bộ khác nhau, đều có mười một việc. Tượng Quán Thế Âm bằng đá, một tượng thân ngàn bình phong, đến năm Đại Nghiệp được nhiều chùa.
Bấy giờ, chùa tượng đều bị lịnh phải dời đến Châu Quách, già lam an trí phá hoại đều được tu bổ thành tựu, lại in chép tất cả kinh điển khoảng được hơn tám trăm quyển, tạo riêng chùa Nguyện Ái ở kinh thành, để người sao chép kinh. Tất cả đều bằng đàn hương cốt là để làm đẹp trang nghiêm.
Đến tháng tư năm Vũ Đức thứ hai,Tạng lâm bịnh suốt hai tuần mộng thấy một người áo xanh ở trên gác cao, tay cầm một quyển kinh nói rằng:
Pháp sư Tạng một đời đã tạo công đức đều rất tốt, duy chỉ có tội nhỏ là dùng đồ của Tam Bao là chưa được tiêu trừ, trong tay ta là một quyển kinh Kim Cang Bát Nhã là bộ kinh điển Đại Thừa bậc nhất do ngươi tư tạo một quyển nhờ đó mà các tội được tiêu trừ.
Tạng nghe vậy đáp rằng:
Nếu được hết bịnh thì đệ tử sẽ nhất định phát tâm tạo trăm bộ Bát Nhã. Đệ tử tự xét một đời đã qua, mặc dù tu công đức nhưng thật sự chưa chép Kim Cang Bát Nhã nay được Chư Phật, Bồ-tát khai ngộ chắc chắn không còn biến lười, đệ tử chỉ có ba y, bình bát khi bày vai bên phải đem hết phó chúc. Đại đức đệ tử đích thân biết dùng tạo Kim Cang Bát Nhã năm ba ngày có thể khỏi tâm nương vào ý nguyện liền đến nước Bà già sa Xá-vệ chép một quyển đem phân phát cho mọi người lưu truyền đọc tụng biết rõ rằng kinh Kim Cang Bát Nhã là bộ kinh điển Đại Thừa có uy lực rất lớn kỳ diệu không thể nghĩ bàn. Nếu có người nào có nhân duyên thì cùng nhau sách tấn thọ trì kinh Kim Cang Bát Nhã thì sẽ được vô lưọng công đức.
Vào đời Tùy có vị tăng Linh Thúc có hai người đệ tử. Một hôm Tăng chủ bỗng gọi hai vị đệ tử này đến bảo rằng Ta nghe trong núi Ngũ Đài có Bồ- tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi, mỗi khi có ngưòi đến lễ lạy thì Ngài hiện ra để tiếp dẫn, ba thầy trò ta hãy đến đó đảnh lễ Ngài thật là điều tốt lành cho chúng ta! Ý muốn đem hai đầu lừa một giá chở hai trăm tấm lụa sống sai hai đệ tử một đầu còn Tăng tự cỡi để đi đến Ngũ Đài. Vị tăng ấy sống ở đó một năm chỉ trì kinh Kim Cang Bát Nhã không làm gì khác.
Bấy giờ ở nơi đó trong cái tráp chỉ đem kinh Kim Cang Bát Nhã cuộc hành trình trãi qua vài tháng,nhân vì dừng lại nghỉ ngơi, thả lừa trong đầm cỏ, Tăng liền dừng chân nơi gốc cây trải dồ nằm ngủ. Hai người đệ tử bàn bạc chúng ta định giết Hòa Thượng, mỗi người lấy một trăm tấm vải và một con lừa vào kinh dạo chơi. Há chẳng phải là sung sướng một đời sao?
Tâm niệm vừa dấy khởi,một người đệ tử nắm lấy con dao,một người chận ngang hông, liền chặt xuống ba nhát đến chả máu dao thứ tư thì vừa đưa dao lên thì dao mắc trong không, lấy dao không được nhưng tay cũng không rời dao trên dao như có đôi chút thức ăn, bỗng nhiên Hòa Thượng tỉnh giấc, thấy hai người đệ tử qùy gối,hai tay cầm dao im lặng không nói.
Tăng hỏi:
Các thầy khởi ác ý gì?
Hai người đệ tử qùy song song hướng về thầy thưa hết ý nghĩ của mình, Hòa Thuợng cũng có thể bị lỗi lầm của nghiệp qủa nên liền lục trong tráp lấy ra kinh Kim Cang Bát Nhã định đọc, thì giữa hông của cái tráp có ba vết dao đều bị chặt đứt thẳng đến gấy kinh, giữa hông của vị tăng khi sai người xem thì có ba đường mảu đỏ do vì có hai ba lớp y nên nhũng nhát dao đâm không xuyên qua và không làm tổn thưong đến Ngài.
Đó há chẳng phải là nhờ thần lực của kinh Kim Cang Bát Nhã mà được như vậy sao?
Xưa kia, tại chùa Ôn Quốc ở Trường An có v ị tăng Linh U bỗng nhiên chết. Trãi qua bảy ngày gặp vua Bình Đẳng.
Vua hỏi:
Khi còn sanh tiền Hòa Thượng có nghiệp kinh gì?
Linh U đáp:
Trì kinh Kim Cang. Vua bằng chấp tay thỉnh niệm,thoáng chốc niệm xong.
Vua lại hỏi:
Hòa Thưọng cho biết mặc dù Hòa Thưọng tụng kinh ấy nhưng còn thiếu bài kệ nào?
Linh U tâu rằng:
Tiểu tăng chỉ nương vào bổn kinh tụng niệm,nhưng không biết bài kệ nào thiếu.
Vua nói :
Hòa Thượng thọ mạng đã hết nhưng còn sống đến mười năm nữa. Kinh ấy ở trên bia đá nằm phía Tây thành Hào Châu từ khi có chơn bản khiến thiên hạ lưu truyền.Vị tăng đó khi sống lại, kể rõ duyên do đầu đuôi sự việc.
Vào đời nhà Hán ở Châu Khổng có Mục Điển Trần Chiêu chết trải qua hai ngày thì sống lại kể rõ rằng vừa đến âm phủ phán quan hỏi:
Ngươi làm việc cho Lưu Thưọng Thư giết bốn mươi bảy đầu bò. Chiêu vì cớ gì lấy của ông ấy một đầu?
Chiêu tránh không nhận lấy, bỗng nhiên có một người hiện ra xưng là Giáp đưa Chiêu đầu trâu, khiến Chiêu biết là không thể nào tránh được, Chiêu bèn hỏi phán quan làm sao thoát khỏi tội này.
Phán quan hỏi:
Sanh tìền đã gieo tạo công đức gì?
Chiêu đáp:
Thường trì tụng kinh Kim Cang.
Nói chưa dứt lời thì kinh ấy từ trên không mà đến liền được thả về sống lại đến mười tám năm.
Nếu cư sĩ tích chuyên tâm trì tụng kinh Kim Cang thì hãy phát tâm.
Trong thôn phía Tây Bắc của huyện Tân Phồn dùng bút viết kinh Kim Cang cho chư thiên nơi ấy mỗi khi có trời mưa không ướt, ban đầu không ai biết người trong thôn thả trâu ở đó bò lại đến đó núp mưa, sau có một vị Tang người Ấn từ khi qua đó thấy vậy mới bảo với mọi người trong thôm rằng:
Đây là đàn kinh, trong không có kinh, ngày trai có hóa ra báu, mây thường xuất hiện ở đây. Đàn nầy cách thành huyện về hướng Tây Bắc khoảng ba mươi dặm, hiện nay còn thấy
Xưa kia,Vương Đà một đời giết hại vô số bèn phát tâm chuyên trì kinh Kim Cang một vạn biến nhưng tụng được năm ngàn biến bỗng một hôm vào giờ ngọ thấy mấy chục con qủy tới trưóc mặt nói rằng:
Vua có công văn truy tìm ngươi,ngưoi hãy đừng trì kinh.
Đà liền nói khiến qủy theo sau, lại có qủy khiến phi ngựa đến bảo qủy rằng:
Vua ban sắc lệnh hãy thả người trì kinh.
Vương Đà liền thoát chết. Sau đó, thọ đến chin mươi tám tuổi mới qua đời.
Xưa kia, Vương Xước bị Thiên Thủy Quận Ty Pháp là Tiết Cử làm loạn giết hại binh sĩ đến lượt Vương Xước thì dao liền gãy lại sai lực sĩ là Tống La cầm dao trảm Vương Xưóc nhưng dao cũng bị gãy. Tiết Cử tháy thế lấy làm lạ nói rằng:
Ngươi có pháp thuật gì?
Vương Xưóc đáp:
Thuở nhỏ tôi trì kinh Kim Cang, nên đó là thần lực của kinh.
Tiết Cử nghe vậy, liền thả Vương Xước, Vương Xước sợ hãi vào nấp trong nhà xí thầm niệm kinh Kim Cang, trong nhà xí phát sáng bị chúng giặc tìm ánh sáng đi đén nhà xí thì thấy người hỏi rằng:
Ai đó?
Người trong nhà xí đáp:
Tôi là Vương Xước bị đao hình nhưng không chết.
Giặc nói:
Ngươi không cần phải nấp, các binh sĩ đã biết hết rồi,thôi mau về nhà đi.
Từ đó, Vương Xước được thoát nạn.
Xưa kia có Châu Sĩ Hành do tính tình thô ác không kính tín Tam Bảo, bị Tả Bộc của nước Lưong bắn. Vợ ông thuòng ưa chuyên tâm trì kinh Kim Cang, người chồng ấy đi vắng trong lúc người vợ trì kinh Kim Cang, đến khi người chồng từ ngoài về thấy bèn đoạt cuốn kinh trong tay vợ ném vào trong lửa,cho đến khi lửa tắt nhưng kinh không bị cháy cả hai vợ chồng nhặt lấy quyển kinh, đến trước bàn Phật sám hối.
Xưa kia, Thôi Thiện Xung làm quan phán ở Huề Châu gặp kẻ phản bội là Thứ Thứ Sử bị giết. Thiện Xung dẫn dắt hơn hai mươi ngườitrang bị đầy đủ cung kiếm đến thành Côn Minh thì gặp lúc trời tối nên không biết đường. Thìện Xung bảo binh sĩ rằng:
Hãy hết lòng niệm Phật!
Riêng Thiện Xung thì niệm kinh Kim Cang. Tín Mã đi trước bỗng thấy một ngọn đuốc dẫn đường đì được vài dặm thì lửu tắt không còn thấy, bèn đến được thành Côn Minh đều là nhờ vào thần lực của kinh.
Xưa kia, Đường Yến là quan lại của huyện Tử Châu Thê, thưòng trì kinh Kim Cang do vì làm việc không cẩn thận trở về đến huyện Lộ Bổn ở Toại Châu thì bị Quan Trung sai ngưòi bắt. Yến nghe trên không có tiếng người nói rằng:
Đường Yến! ông hãy đi mau đi.
Yến bèn ngẫn đầu lên thì thấy có một vị tăng người Ấn Yến tức thì đến bên bớng cây dốc lòng niệm kinh người bắt số vài mươi người đối diên mà không thấy. Đường Yến đưọc thoát nạn.
Ngụy Hu là người Tần, thường trì kinh Kim Cang, thầm khiến ba lần truy tìm không được, vua mời đến báo là Trẫm tha cho ngươi.
Lý Diên là người quận Nam Dương làm quan úy ở huyện Đức Châu một đời trì kinh Kim Cang, mỗi khi đến giờ trì kinh thì có hào quang hiện.
Xưa kia, Đậu Thị ban đêm bị đau đầu bèn sai tỳ nữ vào trong bếp lấy lửa, tỳ nữ thưa không có lửa,bỗng nhiên thấy trước thềm có một ngọn đuốc sáng,bèn bước lên thềm thì sáng như ban ngày đầu phu nhân liền bớt đau, thấy thế ai nấy đều thành tâm thọ trì kinh Kim Cang.
Đó đều là thần lực nhiệm mầu của kinh Kim Cang, lại có người trì kinh Kim Cang thì đưọc linh nghiệm như thế rất nhiều vì sợ văn rườm rà nên không thể kể hết ra đây.
TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG ĐIỀU LINH ỨNG KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT.
Giả sử có người đem bảy báu trong ba ngàn đại thiên thế giới ra dùng làm bố thí thì không bằng lưu truyền công đức thù thắng của kinh nầy.
Nếu có người biên chép,thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang cũng khiến cho người khác biên chép, lưu bố kinh nầy thì cũng ví như từ một ngọn đèn đem mồi ra hang trăm ngàn vạn đèn thì mọi nơi tối tăm đều được chiếu sáng không cùng.
Nếu có người sao chép kinh văn nầy trên vách chùa thì được vô lượng vô biên công đức không thể nghĩ bàn.
Khai Nguyên Hoàng Đế khen ngợi công đức kinh Kim Cang rằng:
Kim Cang một quyển nặng Tu Di
Vì thế Trẫm đây chuyên thọ trì
Tám vạn pháp môn đều thấu đạt
Mắt tuệ rạng soi chẳng ngại gì
Ví ngày vịnh hát ca khúc cũ
Lắng nghe trì niệm Kim Cang kinh
Khai Nguyên Hoàng Đế đích thân chú
Chí thành đảnh lễ chớ sanh nghi
Kinh đây trừ sạch bao đau khổ
Phát tâm thiên nhãn dự quán tri
Không bị vô minh sáu giặc dắt
Thoát ngày tăm tối lẫn chấp si
Thế Tôn Niết-bàn vô lượng kiếp
Tăng kỳ trăm ức quá khứ xưa
Quốc vương đại thần truyền thánh giáo
Trẫm nay tín kinh thế gian hi
Mỗi tháng mười trai gìn không giết
Rộng tu nghiệp thiện giúp Tăng ni
Thai sanh noãn sanh siêng niệm Phật
Tinh cần dũng mãnh lớn từ bi
Nhàm thấy ngũ dục ở trong cung
Rõ biết tướng thân là hư ảo
Ở ngôi vương vị còn giác ngộ
Huống gì phàm tục chẳng nghĩ suy
Xưa kia Đề-bà vua nước nọ
Vì cầu diệu pháp bỏ cung phi
Khổ hạnh tinh cần cầu Phật Pháp
Thân làm nô bộc sá quan gì
Nay Đế rõ xa ngàn muôn nước
Cử tâm động niệm quán không ngừng
Uy danh văn võ trùm thiên hạ
Bốn bề yên ấm muôn dân an
Ngự chú Kim Cang nghĩa diệu kỳ
Xuẩn đông hàm linh cùng thọ trì
Hộ pháp thiện thần đều khen ngợi
Chư thiên tán thán chẳng nề chi
Voi trắng giá lâm chùa Kính Thọ
Xe báu tràng phang phủ vây quanh
Minh sư thỉnh dẫn dâng hương hoa
Giá hạc tiên nhơn bay khắp chốn
Tám nạn xoay về sanh cực lạc
Năm trược hóa thành bảy báu ao
Khai Nguyên vang mãi hằng sa kiếp
Ma vương ngoại đạo thảy nương về
Muôn đời ngàn kiếp truyền thánh giáo
Tựa hồ kiếp chẳng phủi thiên y
Do bởi chúng sanh có nhiều phước
Đắc phùng chư Phật trọng khí thời
Diệu lý Kim Cang khó giảng bày
Hết thảy trong kinh Trẫm gôm đây
Vì Phật trãi vàng trùm mặt đất.
Định mua vườn cảnh của Kỳ Đà
Bát bộ quỷ thần cùng theo Phật
Tháp nhạn cung rồng hiện khắp ra
Trên cành Kỳ Thọ chim nương hót
Dưới có suối vàng để rửa chân
Việc ăn ôm bát vào Xá-vệ
Dẫn dắt muôn loài ruộng phước gieo
Bấy giờ Thế Tôn không ngã tưóng
Tu-Bồ-đề kính ngưỡng nhận kim ngôn
Bốn qủa sáu thông là thượng phẩm
Cung rồng hưởng lạc cõi chư thiên
Nơi ở Thánh Vưong là tiên giới
Võ thần Hoàng Đế cũng như nhiên
Lại nói xưa kia Ca-lợi vương
Cắt đi thân thể được sanh thiên
Thi-tì bỏ mạng nuôi cưu cáp
Làm thân La-hán qúa ba ngàn
Chúng sanh Diêm Phù vin nhà lửa
Trẫm đây dắt dẫn khiến sanh thiên
Hết thảy hữu tình như con đỏ
Chỉ là trăm họ đều lợi lanh
Chưng ngôi qủa vị Vô Thưọng Giác
Lại cùng chư Phật kết nhân duyên
Trăm kiếp ngàn đời không thối chuyển
Công đức vô lượng cũng vô biên
Không chỉ như hình nơi chùa quán
Mười phưong thế giới rạng chơn thiền
Đây là diệu nghĩa của Kim Cang
Đệ tử há đâu dám thất truyền
Phàm người muốn tụng niệm kinh Kim Cang trước hết cần phải khải thỉnh tên gọi của tám vị đại thần Kim Cang, tám vị Kim Cang nầy tự đến thường ủng hộ cho người trì kinh
1. Phụng thỉnh Thanh Trừ Tai Kim Cang
Có thể trừ tất cả tai ương đời trước
2. Phụng thỉnh Tích Độc Kim Cang
Có thể trừ tất cả những bức bách bịnh khổ của chúng sanh
3. Phụng thỉnh Hoàng Tùy Cầu Kim Cang.
Có thể khiến cho những điều mong ước của tất cả chúng sanh đều được thành tựu
4. Phụng thỉnh Bạch Tịnh Thủy Kim Cang
Có khiến cho khổ não bức bách của tất cả chúng sanh được tiêu trừ
5. Phụng thỉnh Xích Thanh Kim Cang
Có thể chiếu soi khiến cho tất cả chúng sanh thấy được ánh quang minh Phật
6. Phụng thỉnh Định Tai Trừ Kim Cang
Có thể trừ nỗi khổ tam tai,bát nạn cho tất cả chúng sanh
7.Phụng thỉnh Tử Hiền Kim Cang
Khiến cho tất cả chúng sanh tỏ ngộ phát tâm bồ-đề
8.Phụng thỉnh Đại Thần Kim Cang
Có thể khiến cho tất cả chúng sanh thành tựu mầm trí tuệ lực tăng trưởng
Đại thân chân ngôn:
Nam Mô Bà Già Phiệt Đế Bát La Nhưỡng Ba-la-mật-đa Duệ Úm Y Lợi Để Y Thất Lợi Du Lô Đà Tỳ Xá Da Tì Xá Da Ta Bà Ha. (3 lần)
Tùy tâm chân ngôn:
Nam Mô Bạc Ca Phiệt Đế Bát Lạt Nhạ Ba-la-mật-đa Duệ Đát Điệt Tha Úm Hô Phiệt Chiết La Miệt Lệ Ta Bà Ha. (3 lần)
Tâm trung tâm chân ngôn:
Úm Ô Luân Nê Ta Bà Ha. (3 lần)
Kim cương nhi chú:
Nam Mô Bạt Chiết Cưu Ma La Ca Nễ Độ Ám Bà. (3 lần)
Phật mẫu chú:
Nam Mô Đà Xá Nam Mô Đà Câu Nam Úm Hộ Lỗ Hộ Lỗ Tử Đà Lô Già Nễ Tát La Sa La Tha Sa Đạt Nễ Ta Bà Ha. (3 lần)
Văn-thù Bồ-tát tâm trung chân ngôn:
Ôm A Ra Ba Sa Na Đi (3 lần)
Người nào hết lòng trì tụng thần chú nầy giống như tụng một biến tạng kinh trong thiên hạ.
Tiếng Phạn nói:Vì sao ở nơi kinh nầy rốt tráo đến bờ kia?Xin Phật khai giảng diều vi diệu sâu kín vì chúng sanh mà nói rõ,vì chúng sanh mà chuyển pháp luân.