SỐ 225
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Nam Ngô, Cư sĩ Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

Phẩm 16: TÍN NỮ HẰNG KIỆT

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát Đại sĩ không thoái chuyển do công đức lớn sinh ra nên được giảng nói cho nghe về Minh độ để nhập vào pháp sâu xa.

Phật dạy:

–Lành thay, lành thay! Nếu ở trong thì Bồ-tát làm cho đi vào pháp sâu xa. Thế nào là nhập sâu vào pháp không, đó là nhập sâu vào vô tướng, vô nguyện, vô thức, vô sinh diệt. Niết-bàn là bị giới hạn?

Thiện Nghiệp lại bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Niết-bàn là giới hạn, chẳng phải các pháp.

Phật dạy:

–Các pháp rất sâu xa. Sắc bệnh hoạn, tư tưởng sinh tử phân biệt rất sâu xa. Thế nào là năm ấm rất sâu xa? Giống như pháp vốn không, cho nên rất sâu xa.

Thiện Nghiệp thưa:

–Khó sánh bằng, bạch Đức Thế Tôn! Nếu bỏ sắc thì được Niếtbàn.

Phật dạy:

–Đây cùng tương ưng với Minh độ. Nên trụ vào đây học Minh độ. Bồ-tát tùy theo đây tu hành, suy nghĩ, nhớ tưởng, một ngày giống như trong mộng giáo hóa bao nhiêu kiếp sinh tử.

Phật dạy:

–Ví như người nam ưa thích thú vui xác thịt (dâm dật), đưa tiền của cho người nữ có sắc kia rồi hẹn hò với cô ta. Cô gái không được rảnh rỗi thì nhiều người dâm phu có tưởng nhớ nhiều không?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Vì sắc nên người nam tưởng nhớ đến khuôn mặt cô gái, hẹn hò gặp gỡ, đưa anh ta đến ngu tình.

Phật dạy:

–Trong một ngày có bao nhiêu ý niệm?

Thiện Nghiệp thưa:

–Có rất nhiều, bạch Đức Thế Tôn!

Đức Phật dạy:

–Nếu người kia nghĩ nhớ trong một ngày thì tâm dao động nhiều. Bồ-tát cũng như vậy, muốn học tịnh hạnh thì trong một ngày phải bỏ rất nhiều tội lỗi xấu xa. Nếu lìa Minh độ, thì dù bố thí như cát sông Hằng cũng không bằng. Giả sử tuổi thọ như cát sông Hằng và trước đó tu hành đạo Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Ứng cúng, Duyên giác cho đến Phật mà không đắc được Minh độ, thực hành không đúng như lời dạy thì không bằng hạnh này, dạy đúng cho Bồtát.

Lại nữa, tuổi thọ như trước, bố thí, trì giới đầy đủ, nếu cầu Minh độ thì có ý niệm nói kinh. Đức của vị ấy xuất xứ từ trên kia, đem kinh bố thí để thành đạo Vô thượng chánh chân, tự thâm nhập vào lời dạy nên đức của vị ấy càng cao. Tự thâm nhập là được trí tuệ độ ủng hộ, chưa bao giờ lìa xa nên đức của vị ấy rất nhiều.

Thiện Nghiệp hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Sự hiểu biết có chấp trước. Trong hai việc này, công đức nào nhiều?

Phật dạy:

–Bồ-tát đã biết, nếu cầu Minh độ muốn được sự an vui vô sở hữu, an vui cùng tận thì nhớ nghĩ vô thường. Đây là không xa lìa Minh độ, được đức không thể tính kể.

Thiện Nghiệp hỏi Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Không thể tính kể lại còn nói xưng số, như vậy có gì khác chăng?

Phật dạy:

–Xưng số là số ấy vô tận. Còn không thể tính kể là số lượng vô biên, cho nên gọi là không thể tính kể số lượng.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ngài dạy không thể tính kể thì năm ấm cũng vậy phải chăng?

Phật dạy:

–Theo như ông hỏi, thì chắc phải có nguyên nhân để năm ấm không thể tính lường.

Thiện Nghiệp hỏi Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là vô lượng?

Phật dạy:

–Đối với không trung mà tính đếm thì pháp không thể tính đếm được.

Phật dạy:

–Thế nào Thiện Nghiệp! Ta không từng nói các pháp là không ư?

Thiện Nghiệp thưa:

–Đúng vậy, bạch Đức Thế Tôn! Như Lai nói tất cả đều không.

Đức Phật dạy:

–Như vậy các pháp đều không, không thể tính kể được. Qua trí tuệ cũng không có, đều là dòng khác. Như Lai chỉ phân biệt để nói, không thể lường hết được, là không, là tướng, là nguyện, là thức, là diệt độ. Hễ thích nói gì thì nói, thị hiện giáo hóa. Như Lai là như thế.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Khó sánh bằng, bạch Đức Thế Tôn! Kinh vốn không thì làm sao lại ở trong không mà nói kinh? Kinh này không thể nắm bắt được, như con hiểu thì các pháp của Phật không thể nắm bắt được.

Phật dạy:

–Như vậy các pháp không thể nắm bắt được, vì các pháp là không.

Thiện Nghiệp thưa:

–Như Đức Phật đã nói vốn không thể nắm bắt được, cúi xin Ngài giải thích về trí tuệ không thể nắm bắt được có thêm bớt không?

Phật dạy:

–Không.

Thiện Nghiệp thưa:

–Trí tuệ không thể nắm bắt được không thêm không bớt, sáu Độ cũng như vậy. Nếu nó không thêm thì nguyên nhân nào Bồ-tát gần gũi đạo Vô thượng chánh chân chứng được chánh giác? Còn nếu không bớt thì Bồ-tát mong cầu giữ lấy trí tuệ khéo léo của Minh độ nên không nghĩ nhớ bố thí. Tăng thêm và giảm bớt đều không nghĩ nhớ như thế. Đây chỉ gọi là Bố thí vô cực. Đã bố thí mà còn nghĩ nhớ giữ gìn công đức này để thành đạo Vô thượng chánh chân thì đối với Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định cũng đều như vậy. Bồ-tát cầu Minh độ phải giữ lấy nó. Nếu được trí tuệ khéo léo thì không có ý niệm này. Tăng thêm hay giảm bớt chỉ là tên gọi mà thôi. Nghĩ nhớ phát tâm đúng như đạo Vô thượng chánh chân. Ta thực hành việc bố thí này. Thế nào là đạo Vô thượng chánh chân?

Phật dạy:

–Vốn là không, vì vốn không nên không thêm không bớt. Thường theo niệm này không xa lìa là gần gũi.

Thiện Nghiệp hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát lấy ý ban đầu gần gũi đạo Vô thượng chánh chân hay lấy ý sau để gần gũi? Nếu cả hai ý này không hợp lý thì công đức nào sinh ra nó rộng lớn như vậy?

Phật dạy:

–Ví như đốt đuốc, do tác dụng ban đầu làm cây đuốc phát ra ánh sáng hay do tác dụng sau phát ra ánh sáng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng phải ban đầu phát sáng, cũng không lìa ban đầu mà phát sáng, chẳng phải sau phát sáng, cũng không phải lìa sau mà phát sáng.

Phật dạy:

–Đúng vậy, không do ý ban đầu được đạo Vô thượng chánh chân, cũng không lìa ý ban đầu, chẳng phải ý sau, cũng không phải lìa ý sau mà được. Đó là được Chánh giác. Thế nào, có phải tâm trước diệt thì tâm sau sinh chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Không phải, bạch Đức Thế Tôn!

Phật hỏi:

–Thế nào, tâm mới sinh có thể diệt không?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Không thể nói sẽ bị diệt.

–Vậy có thể làm cho không diệt được chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, không thể được!

Phật hỏi:

–Có thể trụ vào pháp vốn không chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu muốn trụ vào pháp vốn không thì phải đúng như pháp vốn không mà trụ.

Phật dạy:

–Nếu ở trong cái vốn không mà trụ thì có thể vững chắc lâu dài chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

–Pháp vốn không rất sâu xa, vậy có thể cho rằng vốn không có tâm chăng, hay lìa vốn không mà có tâm?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, thưa không! –Có thấy pháp vốn không chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Thưa không thấy, bạch Đức Thế Tôn!

–Làm việc mong cầu này là mong cầu sâu xa chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn! Mong cầu như vậy là không có chỗ cầu. Vì sao? Vì pháp này rõ ràng không thể thấy được.

Phật dạy:

–Bồ-tát Đại sĩ cầu Minh độ là cầu gì?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, là cầu không! Cầu không chính là cầu.

–Thế nào là cầu vô tướng, hay là bỏ tướng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

–Thế nào là tướng không bỏ đi?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát không tìm cầu tướng hư vọng này. Vì sao? Vì Bồ-tát cầu tướng tận diệt mới có thể đắc được đạo Thanh văn. Phương tiện khéo léo của Bồ-tát không diệt tưởng chứng đắc mà hướng đến vô tưởng theo lời dạy này.

Thu Lộ Tử nói nới Thiện Nghiệp:

–Có ba việc hướng đến định giữ lấy cửa định, đó là Không, Vô nguyện, Vô tướng, chính là ba việc có ích đối với Trí tuệ độ. Chẳng những ban ngày có ích mà ngay cả ban đêm ở trong mộng cũng có ích. Vì sao? Vì ban ngày ban đêm hay ở trong mộng, Đức Phật dạy đều bình đẳng không khác.

Thiện Nghiệp thưa với Thu Lộ Tử:

–Nếu Bồ-tát ban ngày có ích, ban đêm ở trong mộng cũng có ích, vậy xin hỏi những việc đã làm trong mộng có làm được không, như các kinh đã nói?

Thiện Nghiệp thưa:

–Trong mộng làm điều lành thì ưa thích làm thêm, còn điều ác thì chán ghét không làm.

Nếu ở trong mộng giết người thì tại sao sau khi thức lại vui mừng sướng thích?

Thiện Nghiệp thưa:

–Tâm không có khổ nên đều có sở duyên. Hoặc có thấy, nghe, hoặc nghĩ tưởng làm nhân duyên cho nên biết. Từ trong đây làm cho tâm người ta dính mắc, hoặc không bị dính mắc. Đó là không luống dối, đều có sở duyên.

Thu Lộ Tử hỏi:

–Việc làm đã không thì do đâu tâm có chỗ duyên?

Thiện Nghiệp thưa:

–Tâm tưởng đến nhân duyên thì nhân duyên phát sinh.

Thu Lộ Tử nói:

–Bồ-tát ở trong mộng bố thí, dùng việc bố thí này để thành đạo Vô thượng chánh chân, như vậy có người bố thí không?

Thiện Nghiệp đáp:

–Bồ-tát Di-lặc gần ở trước, một ngày sẽ bổ xứ Phật, nếu Ngài muốn biết nên hỏi Bồ-tát.

Thu Lộ Tử hỏi Bồ-tát Di-lặc, Bồ-tát Di-lặc nói:

–Như tên tôi là Di-lặc, vậy nên lấy sắc để hiểu về trí tuệ chăng? Hay lấy tư tưởng bệnh hoạn sinh tử để hiểu? Hay đem thân này để hiểu? Nếu năm ấm là không mà hiểu năm ấm là không, vô lực thì nên hiểu là pháp không thấy, cũng không thấy nên hiểu được người đắc đạo.

Thu Lộ Tử hỏi:

–Điều Ngài nói có chứng đắc được không?

Đáp:

–Những điều tôi nói không chứng đắc được. Thu Lộ Tử có ý niệm như vầy: Di-lặc đã nhập vào trí tuệ rất sâu xa, rất sâu xa. Vì sao? Vì đã thực hành Minh độ lâu xa cho đến nay.

Phật dạy:

–Thế nào, thấy giống như thực hành đạo Thanh văn hay không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát không có ý niệm rằng: “Ta được thọ ký pháp này.”

Hoặc đối với pháp đắc được Chánh giác, cũng không đắc được Chánh giác, thực hành hạnh này là cầu Minh độ không sợ, ta không thành Chánh giác. Theo đúng trong pháp dạy, thế nên mạnh mẽ không lo sợ gì. Dù có đến chỗ nguy hiểm trong cọp sói cũng nghĩ rằng: “Nếu con vật nào ăn thịt tôi thì tôi sẽ bố thí, thực hành Bố thí độ vô cực, gần đạo Vô thượng chánh chân. Nguyện khi thành Phật, ở trong nước tôi không có cầm thú.”

Đến chỗ giặc cướp, nếu bị chết ở trong đó nghĩ rằng: “Thân tôi rốt cuộc sẽ vứt bỏ, nếu giết tôi, tôi cũng không tức giận, thực hành đầy đủ hạnh Nhẫn nhục độ vô cực, gần đạo Vô thượng chánh chân. Trong nước tôi không có giặc cướp”.

Đến nơi không có nước uống cũng nghĩ rằng “Nhân dân không có đức nên mới bị như vậy. Khi tôi thành Phật, trong nước tôi, nhân dân đều được nước tám vị của trí Nhất thiết.” Vì tất cả nên phải tinh tấn. Đến chỗ lúa gạo quý hiếm cũng nghĩ rằng: “Phải tinh tấn thành Phật. Nguyện rằng khi tôi thành Phật, trong nước tôi không có nơi nào lúa gạo quý hiếm, đều làm cho nhân dân nguyện gì, mong gì, thức ăn liền ở trước mặt, tất cả như ở cung trời Đaolợi. Vì chúng sinh nên phải tinh tấn. Có năm xấu kém, dù cho thân gặp năm xấu kém mà chết thì tâm tôi không thay đổi, chắc chắn phải hàng phục quan thuộc tà vạy, thực hành tinh tấn vì mong cầu Phật đạo. Khi tôi thành Phật, nhân dân trong nước tôi không có người nào chết vì gặp năm xấu kém. Những gì tôi nói ra, sau khi thành Phật tôi vẫn không thay đổi.”

Lại nữa, Thu Lộ Tử! Bồ-tát nghe việc này liền thở dài, đạo Vô thượng chánh chân, hoặc lâu xa về sau mới được thành Phật, cũng không có sợ hãi. Từ xưa đến nay thở dài như khoảng thời gian một ý chuyển. Vì sao? Vì không có địa vị gốc rễ mới được thành Phật, tâm an nhiên không kinh sợ.

Lúc ấy, có vị Thanh tín nữ đứng dậy khỏi chỗ ngồi, đến trước chỗ Phật đảnh lễ rồi quỳ thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Khi nghe việc này con không sợ, chắc chắn dứt được sợ hãi, đến nơi tìm cầu Phật đạo. Nếu được thành Phật con sẽ nói kinh.

Đức Phật mỉm cười, trong miệng Ngài phát ra ánh sáng mầu vàng ròng. Tín nữ thanh tịnh liền rải hoa vàng lên Đức Phật. Do oai thần của Đức Phật nên hoa không rơi xuống đất.

Đứng dậy khỏi chỗ ngồi, sửa lại ca-sa, A-nan đến trước Phật, làm lễ rồi quỳ thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đức Phật không bao giờ cười suông, Ngài đã cười thì sẽ có điều giảng nói.

Phật bảo A-nan:

–Tín nữ thanh tịnh Hằng Kiệt này về sau ở kiếp vị lai, kiếp đó có tên là Tinh tú, Đức Phật hiệu là Kim Hoa. Tín nữ này về sau vào thời gian ấy sẽ bỏ thân gái, làm thân nam và sẽ sinh về cõi Phật Vô Nộ. Từ một cõi Phật sinh về một cõi Phật. Ví như Kim luân Thánh vương từ một lầu quán đến một lầu quán. Từ khi sinh cho đến khi chết, chân không đạp đất. Tín nữ này cũng như vậy, từ một cõi Phật đến một cõi Phật bao giờ cũng gặp Phật, chân không đạp đất, tự đạt đến quả Phật.

A-nan nghĩ: “Như cõi Phật Vô Nộ, các Bồ-tát hội họp chính là Phật hội họp.” Biết tâm niệm của A-nan, Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, A-nan! Người ở các hội ấy đều đã vượt khỏi sinh tử. Tín nữ thanh tịnh này về sau thành Phật hiệu là Phật Kim Hoa, độ vô số Thanh văn, làm cho họ hết sạch ba độc. Trong nước không có cầm thú, giặp cướp, không có nơi lúa nước quý hiếm, bệnh tật và các việc ác khác đều không có.

A-nan lại hỏi Đức Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tín nữ thanh tịnh làm công đức từ Đức Phật nào?

Đức Phật dạy:

–Tín nữ này đã làm công đức nơi Đức Phật Định Quang, ban đầu phát tâm cầu Phật. Lúc ấy tín nữ này cũng đem hoa vàng rải lên Đức Phật, nguyện đem công đức cúng dường này để thành đạo Vô thượng chánh chân.

Phật dạy:

–Như ta đem năm cành hoa rải lên Đức Phật Định Quang, liền

đạt được pháp lạc không từ đâu sinh ra, an lập trong đó. Đức Phật liền thọ ký cho ta chín mươi một kiếp sau sẽ được thành Phật, hiệu là Thích-ca. Lúc ấy, tín nữ này thấy ta được Phật thọ ký, cô ấy nghĩ rằng: “Mình sẽ được thọ ký đạo Vô thượng chánh chân.” A-nan bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Điều mong cầu của tín nữ này đã đạt được.