TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 08

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

Cúi lạy chư Phật khắp mười phương

Đức Tỳ Lô Giá – Báo thân Phật

Bồ-tát tu tập trong sáu vị

Văn Thù, Phổ Hiền và đại chúng

Các đấng thanh tịnh thuyết Phật pháp

Công đức Viên mãn, chí vững bền

Con nay giải thích nghĩa kinh mầu

Hầu đem lợi ích cho chúng sanh

Thông hiểu pháp Phật không chướng ngại

Những ai nghe thấy đều lợi lạc

Xin đấng từ bi rủ lòng thương

Đạt sự thanh tịnh như Lô Giá.

Thông thường, xiển dương kinh pháp có bốn ý: 1) Ý kinh; 2) Tông chỉ của kinh; 3) Thể của giáo; 4) Số lần thuyết giảng.

– Ý kinh: Tạm phân mười đoạn: 1) Thành tựu chánh giác; 2) Nêu quả khuyên tu; 3) Nêu quả để thành tựu lòng tin; 4) Chứng nhập chơn như; 5) Phát nguyện tu tập; 6) Trí bi dung hợp; 7) Tích tu thành đức; 8) Lợi sanh không ngại; 9) Tùy vị Bồ-tát độ sanh; 10) Phàm phu chứng nhơn. Thành tựu chánh giác: Phẩm thế chủ Diệu Nghiêm; Nêu quả khuyên tu: Năm phẩm: Hiện tướng… Tỳ-lô-giá-na và quả Phật trong phẩm thế chủ Diêu Nghiêm; Nêu quả thành tựu lòng tin: sáu phẩm: Danh hiệu Như Lai… Hiền Thủ và phẩm thế chủ Diêu Nghiêm. Mười đức Phật có tên Trí là quả tự tâm (tức Bất Động Trí là đầu). Trí vững chải trước mọi sự sai khác; Chứng nhập chơn như: sáu phẩm: Lên núi tu di… mười trụ là thể sanh trong nhà Phật; Phát nguyện tu tập: bốn phẩm: Lên cõi Dạ ma… mười hạnh là thể hành hạnh Phật ; Bi trí dung hợp: ba phẩm: Lên cõi đâu suất… mười hồi hướng là thể dung nhiếp chơn tục, thành tựu từ bi; Tích tập công đức: Phẩm mười địa (được nói ở cõi Tha Hóa) siêng tu thành tựu đầy đủ ba pháp trước; Lợi sanh không ngại: 11 phẩm: mười địa… hạnh Phổ Hiền. mười địa tu tập thành tựu công đức, địa 11 viên mãn hạnh độ sanh. Đây mới là trọn vẹn pháp Phật, tánh không tạo tác ấy không hề thay đổi, là tánh trí rộng lớn. Ngay trụ thấy đạo thứ nhứt đã không phân biệt thời gian, ba đời công tánh, chỉ một sát na. Việc này không thể biết bằng thức, phải dùng trí để hiểu; Tùy vị Bồ-tát độ sanh: các Bồ-tát (trong 37 phẩm) và Phật ra đời đều từ cảnh giới trí tánh, phương tiện hiện thân; tạm nêu mười tín… Đẳng Giác để phàm phu tin học không sai; Phàm phu chứng thật: từ pháp giới lập ra sáu vị, mười tín… tu tập phương tiện, mười địa không rời thể dụng, không bỏ phương tiện. Trí cao cả, hạnh rộng lớn, tùy căn tánh, trọn vẹn hạnh nguyện là tiến tu. Tùy khả năng an lập các vị, tùy vị biết hạnh, hiểu nhân quả, để chúng sanh biết rõ tướng chung riêng, thành tựu công đức, không chấp pháp ban đầu, cũng không bỏ pháp ấy. Vì thế, Thiện Tài, ưu bà tắc, ưu bà di, đồng nam, đồng nữ tiêu biểu cho năm vị: mười trụ… địa 11. Mỗi vị có mười thông = 500. Sáu ngàn Tỳ kheo là sáu vị một vạn rồng là muôn hạnh. Tất cả đều là phàm phu, đều tin quả Phật rộng lớn, đạt mười trụ… mười địa. Chỉ một phẩm pháp giới bao quát cả mười phẩm; pháp giới là pháp ba đời. Phẩn pháp giới là quả của Phật, chúng sanh. Vì thế kinh này có năm sự rộng lớn: 1) Nhân quả thành tựu chánh giác (năm phẩm Thế chủ diệu nghiêm…); 2) Nhân quả mười tín và sự tiến tu (sáu phẩm danh hiệu Như Lai…) 3) Thể định: mười định, mười thông, mười nhẫn) 4) Hạnh nguyện (hạnh Phổ Hiền, lìa thế gian) 5) Trí pháp giới (phẩm pháp giới) vì năm nghĩa này nên năm phẩm kinh đều bắt đầu bằng câu: “Lúc ấy Thế Tôn ở nước Ma Kiệt Đề”. Vì năm pháp được nói trong một thời gian, một địa phẩm, một thể dụng, là pháp của các đức Phật, một nhân quả, không trước sau, không ngoài giây phút nhập định. Tám tướng thành đạo cũng thế. Riêng phẩm pháp giới khác biệt vì nêu năm sự rộng lớn, trí căn bản viên mãn của pháp giới, và là tông chỉ của bộ kinh này. Từ lúc phát lòng tin đến sự tiến tu, nhân quả trước sau đều không ngoài thể định. Vì không phân biệt thời gian, phàm Thánh như nhau, xưa nay vốn vậy. Vì vọng tình ràng buộc nên phân biệt thời gian, có sanh già bệnh chết, nhanh chậm trong pháp giới căn bản. Vì không hiểu lý tánh không trái với thật pháp “không phân biệt thời gian”. Tùy vọng tình thấy có nhanh chậm nên không gieo hạt giống tin trong pháp Phật. Vị này dù tu hành vượt ba cõi vẫn không có hạt giống thành Phật. Đó chính là Thanh Văn, Duyên giác, Bồ-tát sáu thông trong quyền giáo. Bồ-tát không thoái chuyển trong Pháp Hoa cũng không hiểu được. Vì đó là Bồ-tát không thoái chuyển ra khỏi thế gian. Không phải Bồ-tát không thoái chuyên trong sanh tử. Và chỉ dùng pháp quán không chiết phục phiền não hiện hành, đạt vị thấy đạo-địa thứ nhứt, chưa đạt không thoái chuyển trong trí căn bản và trong vô minh căn bản. Việc thấy đạo của ba thừa chỉ là ba bậc ý sanh thân, không phải là thông thái chuyển trong trí căn bản trụ phát tâm thứ nhứt đồng Phật. Ba bậc ý sanh thân: Bồ-tát địa 1, 2, 3 là Tam-ma-bạt đề lạc ý sanh thân, Bồ-tát địa , 5, 6 là Giác pháp tự tánh ý sanh thân; Bồ-tát địa 7, 8, 9, 10 là chủng loại câu sanh vô hành ý sanh thân. Ba bậc này đều ở ngoài trí lớn. Ba xe ngoài cửa là phương tiện cứu những đứa con thoát khỏi hỏa hoạn. Kinh dạy: Thanh Văn tuy ở trong đạo tràng nhưng như người điếc, Bồ-tát sáu thông dù nghe vẫn không tin. Dù đã phát lòng tin từ lâu nhưng chỉ là lòng tin của vọng tình, không biết trí mình, không có niềm tin hợp chơn như. Nếu không chuyển tâm thì vĩnh viễn không thành Phật, dù có giáo hóa chúng sanh thì cũng chỉ gieo hạt giống trời người, ba thừa, chỉ ở cõi tịnh một phương, không có công dụng rộng lớn của trí lớn, không tùy cõi nước nơi mười phương thị hiện thân hình, không tùy căn tánh chỉ dạy chúng sanh ba thừa, chỉ thấy ba ngàn đại thiên thế giới; thế giới hải, thế giới tánh, thế giới chủng của kinh này sâu xa rộng lớn. Ba thừa dù thấy Phật ở 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp hay tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp vẫn không thấy Phật với số tướng tốt bằng số bụi trong mười cõi Phật. Ba thừa chỉ thấy hạnh độ sanh trong ba ngàn đại thiên cõi nước của Phật, không thấy hạnh rộng lớn cùng khắp của Phật. Những việc làm của ba thừa còn hạn chế, không biết hạnh rộng lớn không ngăn ngại của Phổ Hiền.

2) Tông chỉ của Kinh: có sáu: 1) Tông chỉ Kinh; 2) Thuộc tạng nào; 3) Phần tựa; 4) Phần chính; 5) Phó chúc cho ai; 6) Lưu truyền ở đâu.

– Tông chỉ của Kinh này: Là trí lớn Tỳ-lô-giá-na đủ thể dụng chơn thật, tánh tướng quả đức không ngăn ngại. Phật thừa là tông. Kinh Pháp Hoa có câu: “Ngồi xe báu thẳng đến đạo tràng”. Kinh này có câu: “Ai mong đạt quả Phật, nói pháp thù thắng, tối thượng, vô thượng, không thể nghĩ bàn là làm cho chúng sanh phát tâm lập chí lớn, đạt trí Phật .” Trí Phật như trí mình. Tông chỉ của Kinh này sâu xa khó tin. Công đức của người tin Kinh này hơn công đức người phụng sự vô số Phật bằng số bụi trong mười cõi Phật. Công đức đạt trong một kiếp không bằng công đức tin trí Phật của kinh này. Phần tụng phẩm Hiền Thủ dạy: “Có người tay nâng mười cõi Phật ở trong hư không trọn một kiếp, việc làm người ấy chưa phải là khó. Tin hiểu pháp này mói là khó; suốt trong một kiếp đi khắp nơi, đem lại an lạc cho chúng sanh trong mười phương, phước đức người này chưa thù thắng, tin hiểu kinh này mới là tối thắng; công đức phụng Phật trong một kiếp, chẳng bằng công đức đọc kinh này.” Lại có câu: “Chúng sanh trong khắp các cõi nước, ít ai cầu học pháp Thanh Văn, người cầu Độc giác lại ít hơn, người học Đại thừa thật khó có. Vì tông chỉ của kinh này sâu xa khó tin. Người ta tu pháp không, dứt trừ vọng niệm, người tu thiền định vẫn còn phân biệt tịnh uế. Thanh Văn, Độc giác Bồ-tát sáu thông chưa chuyển tâm nên không hiểu được. Phần sau kinh có câu: Bồ-tát dù trải qua vô số kiếp hành sáu ba-la-mật, đạt sáu thông vẫn là Bồ-tát giả danh nên nghe kinh này không tin không chứng nhập. Kinh Pháp Hoa đưa ba về một, đổi ba xe ngoài cửa thành xe lớn, phá trừ chấp pháp, đạt trí không nương tựa tự tại của Như Lai. Kinh Hoa Nghiêm được nói lúc thành chánh giác và nói cho hành thượng văn, kinh Pháp Hoa được nói sau năm thành đạo và nói để chuyển tâm ba thừa. Phật thừa, ba thừa đều được nói trong một thời gian. Vì văn tánh sai khác nên tuy cùng một pháp môn, chúng sanh hiểu khác nhau. Từ đó có nghĩa chung riêng. Về thật thể thì không có thời gian, không trước sau. Kinh Pháp Hoa dạy: trong cõi Phật mười phương chỉ có một thừa pháp, không có hai, ba, trừ phi đức Phật, theo phương diện thuyết giảng, mượn danh tụ chỉ dạy chúng sanh. Chỉ một việc thật, dư nhị không phải chơn. (Dư nhị là ba thừa, là quyền pháp) Vì thế dùng một thật pháp đối trị các quyền pháp. Kinh Pháp Hoa, trách Thanh Văn Duyên giác Bồ-tát bất thoái chưa tin pháp nhứt thừa. Bồ-tát quyền pháp tuy có tâm cầu bồ đề nhưng còn sợ sanh tử, đạt bất thoái lìa nhiễm, chưa đạt bất thoái ứng hợp tánh chơn như bình đẵng. Bồ-tát tu quán không, thích pháp không, Bồ-tát quán chơn như giả thoát khỏi sự ràng buộc, còn tâm yêu ghét, thích sanh về cõi tịnh. Các Bồ-tát ấy đạt bất thoái ra khỏi sanh tử trói buộc, chưa đạt pháp giới chơn như không thích chán. Về Phật thừa, người thích hay chán sanh tử đều là thoái chuyển. Người tu pháp không và chơn như giả, hành sáu Ba-la-mật, đạt sáu thông, đạt bất thoái ra khỏi sanh tử, chưa đạt bất thoái trong sanh tử. (Niết-bàn sanh tử cùng một thể). Kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa đều dạy: Người thọ trì 800 tạng pháp – 12 bộ kinh, diễn thuyết cho chúng sanh nghe pháp đều đạt sáu thông vẫn chưa phải là khó. Người nghe thọ kinh này mới là khó. Sự tin hiểu của ba thừa là tùy sự vui thích của vọng tình. Vì sao? Vì họ cho rằng phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp mới đạt quả phật, cõi tịnh của phật ở phương khác, cõi Ta bà là cõi uế. Họ ghét cõi uế, thích cõi tịnh, mong sanh về cõi tịnh. Bồ-tát ở đời là giữ hoặc độ sanh, vì độ sanh không phải là sức tự tại của trí căn bản và pháp rộng lớn. Bồ-tát ấy hành pháp theo vọng tình nên là pháp dễ tin. Kinh này khác, người đạt quả Phật không qua một sát na, chỉ có mê ngộ cách biệt. Dù vô số kiếp vẫn là một sát na. Phàm phu vừa thấy đạo là thấy nhân quả cùng thời, không thấy chưa hay đã thành Phật, không thấy đoạn trừ phiền não chứng bồ đề. Tất cả không ngoài một sát na. Sự tu tập năm vị, thành tựu nhứt thiết chủng trí, sáu tướng chung riêng giống khác thành hoại là một. Mười tín có cõi kim sắc, Phật Bất Động Trí, Bồ-tát đều là Văn Thù (Trung Hoa dịch là Diệu Đức) Kim Sắc là trong sạch không nhơ, là lý pháp thân; Phật Bất Động Trí là trí trong lý, phàm Thánh đều có. Nơi nào cũng là Văn Thù, Phật Bất Động Trí, cõi kim sắc. Người tin hiểu tâm mình không nương tựa, là trí huệ diệu vi, là giải thoát, là Văn Thù. Từ đó tự tại phân biệt diệu lý tánh không. Không gì lay chuyển là Phật Bất Động Trí; lý trí không hai, diệu dụng tự tại là Diệu Đức. Tất cả các đức Phật đều có từ tín vị nên nói Văn Thù là mẹ của các đức Phật trong mười phương. Văn Thù là Bồ-tát của đồng tử. Thành tựu lòng tin là dùng sức trí tuệ ấn định. Sát na Khế hợp chơn như là trụ thứ nhứt thành tựu chánh giác. Hạnh nguyện cùng khắp làPhổ Hiền; trí không nương tựa là Văn Thù. Trí phân biệt căn tánh là Phật Bất Động. Đủ ba pháp đó là chánh giác. Hơn nữa, khả năng tin là lòng tin, hợp chơn như là trụ tâm, vì an trụ nơi Phật an trụ đủ trí huệ vi diệu, giải thoát, đoạn tướng, không vong niệm. Nếu thấy Phật ngoài tâm thì không phải là tin; là tà kiến. Tất cả các đức Phật đều như tâm mình, chúng sanh cùng một tánh không nương tựa, thể không sai khác, một trí huệ, tâm Phật và chúng sanh là một. Hãy tin hiểu như vậy, đừng tự lừa dối mình. Tông chỉ của kinh này là chúng sanh tâm lớn. Những pháp diệu dụng nhứt thừa đều là pháp để chúng sanh tâm lớn nhập trí Phật, đạt quả Phật, khế hợp chơn như là hiển hiện cho lý trí, là Phật. Trong đạo lý pháp giới không có trước giữa sau. ba thừa vì hiểu biết thô cạn nên thấy trải qua ba tăng kỳ kiếp mới thành Phật, cõi tịnh của đức Thích Ca ở phương khác, Ta bà là cõi uế. Trong Pháp Hoa vì chuyên tâm yếu kém nơi ba thừa nên nói long nữ chỉ tích tắc thành Phật. Đó là biểu hiện cho lòng tin rộng lớn, không thuộc quyền pháp, là thật pháp. Người ta nói thật pháp không nên vướng chấp. Long nữ tám tuổi thành Phật là sự tu tập thành tựu trong hiện tại, không phải tu học trong quá khứ. Vì pháp không ngăn ngại thể tánh của pháp giới không thuộc ba đời, sát na hợp chơn như, vọng tình ba đời đoạn hết,trí không ra khỏi. Không chìm đắm là Phật. Kinh dạy: Vì độ hàng chúng sanh yếu kém nên hiện tám tướng thành đạo. Chúng sanh Ta bà thấy long nữ đi về phương nam, thành Phật ở nước Vô Cấu. Nam là sáng là đúng, là thuộc quẻ ly. Ly là sáng, là mặt trời, là hư không, không nhơ uế (vô cấu). Đại chúng thấy từ xa là vì ba thừa quyền giáo tin nhưng chưa chứng pháp giới chơn như dung nhiếp mình người, tự chứng đạt là thấy từ xa. Thiện tài một đời thành Phật, một đời: Sau khi phàm phu tin hiểu, đạt trụ phát tâm thứ nhứt là không sanh. Vì sanh từ trí không do nghiệp (sau sẽ nói, ở đây chỉ lược nói tông chỉ kinh, mong những bậc thông đạt suy xét kỹ).

– Kinh này thuộc tạng nào? Kinh này thuộc tạng Tỳ-lô-giá-na. Vì soi chiếu dung nhiếp tất cả các pháp. Ba thừa quyền giáo không thể tin hiểu pháp chơn như của báo thân Phật, chỉ biết pháp ba thừa. Dù là Bồtát cũng chỉ biết ba ngàn đại thiên thế giới là cõi báo thân Phật, trăm ngàn ức thân Đức Thích Ca là hóa thân. Kinh này là quả Phật, trí căn bản, không thuộc quyền giáo ba thừa và hóa Phật. Trong phẩm pháp giới, lầu Bồ-tát ở là lầu Tỳ-lô-giá-na trang nghiêm tạng. Vào đó Thiện Tài chỉ thấy thật pháp, báo thân với vô số phước tướng là hành pháp của Đức Tỳ Lô, nhân quả có từ pháp giới, tướng tốt của báo thân cũng vậy. Tạng: Dung nhiếp, dung nhiếp vô số nhân quả giáo pháp. Kinh điển ba thừa phần nhiều dùng số cát sông Hằng để nêu rõ hạn lượng của pháp môn rộng lớn. Kinh này phần nhiều mượn số bụi trong một cõi Phật, hai cõi Phật, vô số cõi Phật để làm hạn lượng. Pháp tướng trong ba thừa là l, 2, 3…10, kinh này mỗi pháp đều có mười, là sự viên mãn của pháp môn quả Phật. Tên, số đã khác thì tạng pháp cũng khác. Kinh này thương nêu quả Phật là mục tiêu của sự tu tập. Từ trí căn bản tu trí sai biệt. Nếu khác thì không thành Phật. Ba thừa chỉ trừ một phần khổ sanh tử, không phải nương trí căn bản tu Phật thừa.

– Nêu rõ về phần tựa: Phần tựa có hai: 1) Bao quát toàn bộ kinh, 2) Mỗi phần đều có phần tựa. Bao quát toàn bộ kinh là phẩm Thế chủ Diệu nghiêm. Mỗi phẩm đều có phần tựa và trong các phẩm đề có câu: lúc bấy giờ… Toàn bộ kinh này có năm phần tựa: Phật ở đạo tràng Bồ đề. Vì sao? Từ quyển một: “Tôi nghe như vầy, bấy giờ Đức Phật ở nước Ma Kiệt Đề” (thành tựu chánh giác ở nơi tịch tĩnh). Lần thứ hai có câu: Lúc bấy giờ Phật ở đạo tràng Bồ đề nước Ma Kiệt Đề, thành tựu chánh giác (không rời chỗ ngồi nhưng lại đế Điện Phổ Quang) quả ấy có từ hạnh nơi lý trí. Nghĩa là phải chứng đạt nơi tịch tịnh rồi mới đen các nơi khác (như quan điểm thế gian). Những việc lên cõi trời cũng thế. Lên cõi trời là sự tu tiến. Không rời chỗ ngồi vì trong pháp giới không có đến đi, trong ngoài, trí thể cùng khắp. Phẩm mười định có câu: “Lúc bấy giờ Phật ở đạo tràng Bồ đề nước Ma Kiệt Đề thành tựu chánh giác, đến điện Phổ Quang nhập định sát na”. Thể của định là pháp thân, pháp giới không có ba đời, tám tương thành đạo đều từ một sat na. Định này dung nhiếp tất cả, không xưa nay, ba đời. Nghĩa là các đức Phật quá khứ vị lai đều thành chánh giác trong một sát na, sự sống chết của chúng sanh cũng thế. Chỉ vì chúng sanh mê mờ nên phân biệt năm tháng nhanh chậm. Đức Phật dạy: Sống chết đều cùng một sát na. Kinh dạy: Trong một sát na quán sát vô số kiếp không đến đi, cũng chẳng dừng trụ. Cứ thế biết rõ mọi việc trong ba đời, vượt lên mọi phương tiện, thành tựu mười lực. Chỉ một phẩm bao quát tất cả, không trước sau đầu cuối. Nghĩa là phàm phu phát tâm thấy đạo, tiến tu các vị: Mười trụ… Đẳng giác, thành Phật, thuyết pháp, Niết-bàn đeù không ngoài một sát na. Dùng pháp giới khai ngộ chúng sanh. Vì thật pháp là vậy, nên mượn đinh biểu hiện. Chỉ một phẩm đã đủ tất cả thể dụng đầu cuối của pháp nhất thừa, nên nó là điều kiện đầu tiên đẻ thành Phật. Phẩm lìa thế gian kế đo cũng vậy. Từ đầu đến câu ở điện Phổ Quang là Bồ-tát Phổ hiền nhập định Phật hoa. Phật hoa là hạnh Phật. Định: Thể dụng không ngăn ngại. Nơi chốn giống phần tựa phẩm trước, vì tu tập hạnh Phật, thể dụng viên mãn, không trước sau ba đời. Phẩm này nêu việc hành hạnh Phổ Hiền bằng trí lớn, làm đủ mọi việc trong ba đời nhưng không rời một sát na, không thêm bớt đến đi. Phẩm Nhập Pháp Giới có câu: “Bấy giờ Thế tôn ở vườn Cấp Cô Độc, rừng Thệ đa, nước Thất La Phiệt”. Đây là phần chính pháp Như Lai thông suốt trước sau, trời người mười phương đều có chung một thể pháp giới, không hư dối. Vì mê mờ không hiểu, nên phẩm này nói trời người mười phương là thể dụng tự tại của pháp giới, để chúng sanh thông đạt chứng nhập. Vì vậy phẩm này do Như Lai dùng sưc thần thông thuyết giảng chứ không mượn ngôn ngữ thông thường. Vì thế gian là chân như, là thần thông, không có sự ra khỏi hay chìm đắm. Pháp giới bao quát tất cả nên không cần ở đạo tràng Bồ đề như trước. (Bồ đề là pháp giới). Lần trước cũng thuộc pháp giới nên có phần tựa như thế. Thể dụng của mười lần thuyết giảng đều gói gọn trong phẩm này, cùng một thể tánh thời gian trí huệ. Năm phần tựa này đều nêu pháp giới không trước sau. Bốn phẩm: Thế Chủ Diệu Nghiêm, Danh hiệu Như Lai, Mười định, Lìa Thế Gian có chung một phần tựa. Thành tự chánh giác, ở điện Phổ Quang. Phẩm Nhập Pháp giới lải là ở vườn Cấp Cô Độc. Năm phẩm này có năm sự rộng lớn bao quát tất cả, thành trí lớn pháp giới, vì thế bốn phẩm tên gần giống nhau, chỉ phẩm Pháp giới là khác. Năm sự rộng lớn: 1) Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm:

Nói việc thành Phật (không rời chỗ ngồi nhưng thân hiện ở khắp nơi). 2) Phẩm Danh Hiệu Như Lai: Ở điện Phổ Quang nói báo thân, cõi nước, danh hiệu, pháp môn, tạo lợi ích cho chúng sanh. Lần này giảng sáu phẩm thành mười tín. Đây là lòng tin rộng lớn. 3) Phẩm Mười định: Như Lai nhập định sát na. Vì định này tóm thâu các định khác và số kiếp tất cả đều một sát na, không xưa nay. Tám tướng thành đạo cũng thế. Đây là thể dụng rộng lớn, tịch dụng tự tại. 4) Phẩm Lìa Thế Gian: Dùng trí tịch tịnh rộng lớn làm thể của hạnh Phổ Hiền. Đây là hạnh giác ngộ rộng lớn. Phật Hoa là hạnh giác ngộ. Định là thể bản giác; 5) Phẩm nhập pháp giới: pháp giới trí căn bản, quả Phật. Năm sự rộng lớn này đều cùng một thể pháp giới, là pháp rộng lơn bao quát tất cả. Chúng sanh không hiểu nên làm sai lệch ý kinh. Năm phần tựa này bao quát tất cả. Kinh này vốn không có thứ tự, đầu cuối giữa bên dài ngắn. Như ấn vua đóng vào văn bản không trước sau. Ấn pháp cũng cùng lúc ấn định các vị. Về sự tu tập nơi năm vị khác nhau nhưng thể tánh không sai khác. Vì đủ sáu tướng và mười sự mầu nhiệm. Sáu tướng này tạo thành ba cặp: chung riêng, giống khác, thành hoại. Chúng không tách rời nhau, không thể bỏ hay giữ một hay hai cặp nào. Những sự thường đoạn, sanh diệt, giữa bên đều là sự phân biệt của vọng tình, không hiểu pháp duyên sanh. Phải dùng sức của trí huệ chơn chánh mới hiểu được diều này. Người suy xét biết được, phát lòng tin là Bồ-tát địa thứ nhứt, quán thế gian do duyên khởi, tuy giống nhau nhưng không tự có, tuy khác nhưng đều là tự tánh không, không phải là cùng không, hai cặp kia cũng vậy. Tất cả đều thuộc sự phân biệt có không, không có không, đủ, không đủ, thường, vô thường của vọng tình. Các pháp do duyên sanh, như tiếng vang trong hư không vốn không, vì tương ứng với vật tạo thành âm thanh. Như người xem bói không suy xét, không tạo tác, không phải quỷ thần nhưng tùy nhiên biết mọi việc, rồi nói cho người đến xem việc tốt xấu xưa nay. Tất cả đều tùy duyên không do suy xét, một nhiều dung hợp, giống khác thành hoại không trước sau. Đạo lý pháp giới cũng thế. Tất cả đều tùy tánh hành từ, tùy nguyện không tạo tác, tùy duyên hợp trí không tạo tác, không cũ mới, tám tướng thành đạo đều không có đến đi qua lại, đều cùng sức tự tại của trí không sanh diệt. Nhị thừa tự chúng tịch tịnh nhưng đọan vọng niệm mà không trí huệ. Nguyện độ sanh mà không vọng tưởng về nguyện, độ sanh bằng đức từ bi nhưng không tham ái vào sanh tử mà không đắm nhiễm, sống trong Niết-bàn nhưng luôn đem lại lợi ích cho chúng sanh. Đó là trí không tạo tác, không nương tựa của Như Lai, không thể phân biệt quá khứ, vị lai, hiện tại.

– Phần chính có ba: Tùy vị, tùy phẩm, đại thể. Tùy vị: Mười tín… Đẳng giác đều có phần chính. Mười tín là Phật Bất Động Trí; Mười trụ là trí huệ diệu vi nơi quả đức Như Lai; Mười hạnh là hạnh Phổ Hiền dung hợp trí căn bản; Mười hồi hướng: Phát nguyện lớn thành tựu bi trí bằng trí viên dung chơn tục, bi trí quân bình không thiên tịnh loạn; Mười địa: Tu tập bi trí độ sanh; Địa mười một: Lợi sanh bằng hạnh Phổ Hiền và trí căn bản. Tùy phẩm: Toàn bộ kinh này có bốn mươi phẩm, mỗi phẩm đều có phần chính (thông qua tên phẩm ta có thể biết được). Đại thể: Phần chính là trí rộng lớn, quả Phật nhứt thừa, đủ thể dụng tịnh tịnh, thường nêu quả Phật để phổ độ chúng sanh, tiến tu, dần thành tựu. Trong bốn mươi phẩm, phẩm pháp giới là phần chính, các phẩm khác là phần phụ. Các đức Phật trong mười phương từ phiền não nơi tâm thành tựu nhất thiết trí, nhất thiết chủng trí, thể dụng pháp giới. Vì thế ba thừa không hiểu được phiền não căn bản này. Nhị thừa chỉ điều phục, không cho phiển não sanh khởi, Bồ Tát quán pháp không, chế phục phiền não hiện hành (rõ như trong kinh Thắng Man). Dùng páp giới khai ngộ chúng sanh: Trí căn bản của Như Lai là tâm phân biệt của chúng sanh, dung hợp thành một là sự tự tại của pháp giới. Vì thế nơi trụ phát tâm thứ nhất là thành chính giác, mười hạnh… Đẳng giác là thành tựu bi trí. Song vẫn không ngoài trí ban đầu. Thể dụng của trí pháp giới không nương tựa, đối trị hoặc chướng bằng trí, hoặc chướng càng ít thì trí tuệ càng sáng. Chỉ cần dùng sức của định huệ quán sát sẽ thấy thân tâm không nương tựa, không nguồn gốc, tham sân si sẽ đoạn trừ,trí Phật hiển sáng vui với pháp, không vui với thế gian. Đó là sự dần tiến không đầu cuối của pháp giới.

– Kinh này phó chúc cho ai? Cho hàng phàm phu có tâm rộng lớn. Kinh dạy : Chúng sanh khác không hiểu kinh này, chúng sanh khác là ba thừa, ngoại đạo – những kẻ thích sự vui sướng nơi cõi trời người và ra khỏi đời. Vì sao? Kể cả Bồ Tat đạt sáu thông của ba thừa còn chưa nghe tin kinh này huống gì nhị thừa, ngoại đạo, trời người? Chỉ có hàng đệ tử chơn chánh của Phật, sanh trong nhà Phật mới hiểu. Tức là phàm phu có tâm lớn tin hiểu chứng nhập, sanh trong nhà Phật, không phải Bồ Tat sanh trong nhà Phật. Các Bồ-tát lớn thường thuyết pháp cho chúng sanh, nhưng không có phàm phu tâm lớn tin hiểu chùng nhập thì không là phó chúc, truyền bá. Vì không ai tin nhập. Nếu không có phàm phu tâm lớn thì kinh này bị đọan diệt. Nếu không có họ, hãy còn có vô số Bồ-tát đã sanh trong nhà Phật, sao Như Lai lại lo kinh này đoạn diệt? Như Lai không nghĩ về Bồ-tát đã sanh trong nhà Phật mà là nghĩ về phàm phu có tâm rộng lớn – những kẻ chưa đạt vị Thánh.

– Kinh này lưu truyền ở đâu? (Sự lưu tryuền được ghi trong phần cuối của kinh như mặt đất rung chuyển, mưa hoa, rúng dường…) Phẩm Như Lai xuất hiện được đặt cuối kinh vì nó là phẩm ba mươi bảy, đúc kết nhân quả nơi năm vị của Bồ-tát. Phẩm Hiện tướng (quyển 6) Như Lai phóng Ánh sáng từ răng dạy Bồ-tát Phổ Hiền nói nhân quả của Phật, chúng sanh và cõi Phật. Phóng Ánh sáng từ giữa chặng này dạy Bồ-tát Văn Thù, Hiền Thủ nói pháp mười tín. Kế đến nói pháp mười trụ … Đẳng giác. Từ phẩm hiện tướng đến phẩm xuất hiện có ba mươi sáu phẩm. Vị Đẳng giác được thuyết ở cõi thiền thứ ba (một phẩm nhưng chưa đủ). Kể cả phẩm này thành ba mươi bảy phẩm. Bốn mươi phẩm kinh, đến phẩm Như Lai xuất hiện mới đạt trọn vẹn năm quả nhân vị. Vì thế Phật phóng Ánh sáng giữa chặng này chiếu đến đỉnh đầu Văn Thù, Ánh sáng từ kim khẩu chiếu đến kim khẩu Phổ Hiền để hai vị hỏi đáp về thể dụng nhân quả năm vị. Văn Thủ là thể của pháp giới, Phổ Hiền là dụng của pháp giới. Văn Thù là nhân Phổ Hiền là quả. Kinh hoa nghiêm thường nêu hai vị này, biểu hiện cho nhân quả thể dụng. Các đức Phật từ xưa đến nay đều thế. Đó là lợi ích của việc tiến tu nhân quả. Như Lai phóng Ánh sáng giữa chặng này và kim khẩu chiếu đến hai vị là biểu hiện cho nhân quả năm vị trọn vẹn. Ánh sáng từ kim khẩu là phó chúc lưu truyền để giáo pháp được tồn tại. Ánh sáng giữa chặng này là quả. Phóng Ánh sáng quả phó chúc Văn Thù để Văn Thù hỏi quả pháp Phổ Hiền trả lời, Phật xuất hiện là lưu truyền. Phẩm này đủ cả phó chúc lưu truyền, như thái tử của chuyển luân đủ tướng vua có khả năng nối ngôi. Phẩm lìa thế gian: Sau khi thành thạo Phật hành hạnh Phổ Hiền đem lại lợi ích cho chúng sanh. Bồ-tát mười địa hành hạnh Phổ Hiền tự lợi, lợi người. Bồ-tát mười một hành hạnh Phổ Hiền, lợi người. Phẩm pháp giới bao quát toàn bộ kinh, được nói ở Kỳ Viên. Vì thế gian chúng sanh là pháp giới; tánh chúng sanh là pháp không thể nghĩ bàn, sự phân biệt của chúng sanh là trí Như Lai. Nghĩa là ở ngay nơi thế gian nơi pháp không thể nghĩ bàn.

3) Nêu rõ về giáo thể: Theo sự giảng thuyết về giáo thể của pháp sư Thiệp: Tất cả Thánh giáo, bốn pháp là thể, câu cú là tánh. Thông thường, có bốn điều kiện để nghe hiểu, thọ trì, truyền bá giáo pháp; nhưng kỳ thật có sáu điều kiện để pháp tồn tại:1) thao pháp(12 phần giáo) 2) theo nghĩa (tùy hành tướng các vị); 3) theo các việc nơi mình, người, ba đời; 4) Theo nơi chốn (ở nơi nào); 5) Theo số (1, 10, 100, 1000, số bụi), 6) Theo Bổ-đặc-già-la (Phật chứng minh. Bổ-đặc-già-la Trung hoa dịch là sác thủ thú). Theo Thông Huyền (tác giả) căn cứ nơi kinh Hoa Nghiêm tạm lập mười giáo thể. (Nếu rộng thì khôn lường): 1) Chúng sanh (Phật dùng một tiếng pháp, thuyết giảng trong một thời gian) 2) Quả báo trang nghiêm của cảnh giới Thánh phàm (thấy cảnh phát tâm không cần nói, ghét ác,tu thiện, mọi việc đều là việc Phật); 3) Tự tánh các pháp thanh tịnh (dùng sức quan sát khế hợp, không cần nói) 4) Đi đứng nằm ngồi (người thấy kính trọng phát tâm, không cần nói); 5) Sự ra đời, Niết-bàn của Phật, Bồ Tat (chúng sanh thấy vậy kính trọng phát tâm); 6) Đạo lực thông của Phật, Bồ Tat (hiện thần biến, người thấy phát tâm, không cần nói); 7) Vô thường,khổ, không (quán sát phát tâm, không cần nói); 8) Không nói năng (Sự trả lời bằng im lặng của cư sĩ Tịnh Danh); 9) Danh cứ văn thân (mượn ngôn ngữ biểu hiện); 10) Pháp giới (các pháp chơn như, thanh tịnh). Nói tóm lại, tất cả phiền não, chúng sanh, trời người, Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tat, Phật, giải thoát, Niết-bàn… đều là giáo thể. Quán sát bằng mắt, nghe bằng tai, suy sét, huân tu, đoạn ác, nói, không nói… đều là giáo thể. Nếu không có phiền não thì không có giáo thể

4) Số lần thuyết pháp: Có ba ý. 1) Số chung; 2) Ý nghĩa số lần; 3) Nguyên nhân Phật ra đời. Số chung là mười lần.

– Ý nghĩa của số lần: Lần thứ nhứt ở đạo tràng bồ đề thị hiện thành tựu chánh giác, giáo hóa chúng sanh. Lần thứ hai ở điện Phổ quang nói về y báo chánh báo (ở đây chỉ nói thành chánh giác), không nói ở đạo tràng Bồ đề, vì sự đạt đạo không ngoài thể đó. Đây là lời ở, như người đời quan niệm, thành đạo ở cõi tịch mới thị hiện thuyết pháp, không đến đi qua lại); Lần thứ ba ở cung Đế Thích trên núi Tu Di (trước ở điện Phổ Quang nói pháp mười tín, phát lòng tin ở cõi người, ở cung Đế Thích là biểu hiện cho sự tăng tiến, mười trụ được nói ở đây, mười trụ hợp một phần chơn như pháp không, đạt công dụng tự tại như trời. Như lên núi cao thấy mình hư không. Đây là mượn nơi chốn để tiêu biểu cho sự thù thắng, không phải là lên cõi trời. Vì công dụng trí tuệ không hình tướng, tự tại như trời. Núi cao vững biểu hiện cho sự không thoái chuyển của mười trụ, trí không hình tướng vượt khỏi thế gian, phá trừ hoặc chướng) Lần thứ bốn ở cõi Dạ Ma (cõi Dạ ma ở giữa hư không, cách mặt đất, mười hạnh hành pháp không tham ái. Mười hạnh được nói ở cõi này là như vậy, không phải lên cõi trời thật. Hạnh nguyện trống không, không nương tựa). Lần thứ năm ở cõi Đâu Suất (vị này dung nhiếp lý sự, đủ bi trí, không thiên lệch, không tham đắm dục lạc thế gian, cũng chẳng thích tịch tĩnh Niết-bàn, không vướng chấp hay tách rời bi nguyện, ở trong đời nhưng không đắm nhiễm như hoa sen. Cõi này ở giữa cõi Dục, phía dưới là Đao Lợi, Dạ ma, phía trên là Tha Hóa, Hóa lạc. Mười hồi hướng được nói ở đây vì bi trí quân bình, không yêu thương như thế gian, không ra khỏi đời như ba thừa, không thích cõi tịnh như nhị thừa, không giữ lãi hoặc độ sanh như Bồ-tát sáu thông. Vì việc đó không hợp với thật pháp. Không phải lên cõi trời này, mà là đưa chơn vào tục, bi trí đồng hành). Lần thứ sáu ở cõi Tha Hóa nói mười địa (cõi trời này vui khi thấy sự biến hóa của kẻ khác, mười địa trọn vẹn bi trí , vui với việc độ sanh. Vì sao mười địa được nói ở cõi Tha Hóa mà không nói ở cõi Hóa Lạc? Vì mười hồi hướng dung hợp bi trí. Vị này nguyện lực thù thắng, không cần theo thứ tự như các vị trước. Như thế gian có mười đồng, lợi mười đồng thành 20 đồng. Sau dùng 20 đồng thành lợi 0 đồng, vượt hai lần lợi. Mười địa ở trong thế gian nhưng không đắm nhiễm, vượt trên thế gian nhưng không ra khỏi, không bị dục vọng trói buộc. Vì trời này cùng sống với ma, phạm để giáo hóa ma ba tuần, sống với ma, giáo hóa quyến thuộc ma. Tự tại hóa giáo nên ở cõi này. Đạo lực công hạnh của Bồ-tát này hợp nhất, nhưng vì chưa đoạn hết vô minh nên chưa trọn vẹn. Địa11vẫn còn hai ngu. Hai phẩm A-tăng-kỳ, tướng tốt Như Lai có câu: “Đại 11 chưa trọn vẹn hạnh Phổ Hiền ( phẩm này Như Lai nói). Vì phải trọn vẹn nhân quả mới đủ công đức tướng tốt. Pháp của các vị trước do Bồ-tát đương vị nói. Phật này dùng lực nói phẩm nhập pháp giới vì trong pháp giới, các pháp đều là thần, chơn, không thể nghĩ bàn, phàm Thánh là một. Quả Phật mới đoạn hết hai ngu. mười địa tùy khả năng lãnh thọ nên đến cõi này. Sự tiến tu của các vị tuy khác, nhưng trong pháp giới tất cả đều từ một sát na. Đạt một là đạt tất cả, pháp giới không có sự trước sau nhanh chậm của vọng tình. Hãy dùng sức định huệ quán chiếu để biết). Lần thứ bảy ở cõi thiền thứ ba nói trăm vạn ức bài kệ (sau khi giáo hóa ba thừa Như Lai đến cội Bồ Đề nói lại việc thuyết kinh Hoa Nghiêm kể cả lần này thành mười lần, mười nơi, 0 phẩm. Vì kinh này mượn số mười biểu hiện cho sự viên mãn. Trong ba cõi thiền: cõi thứ nhứt trừ ái, thứ hai diệt khổ, thứ ba không lo khổ, vui với pháp. Vì còn vui nên còn sắc. Sắc vui với thiền định, khác với sắc của cõi dục. Còn vui thích thiền định, theo dõi hơi thở, đạt thanh tịnh, thân như tuyết, y phục rực sáng, đi lại trong hư không, chân không bước. Cõi thứ nhứt thân cao 2,5 dặm; cõi thứ hai thân cao năm dặm, cõi thứ ba thân cao mười dặm. Y phục hơn đó. Địa 11 được nói ở cõi trời này vì vĩ này thuận pháp thân hành muôn hạnh, giáo hóa chúng sanh, vui với pháp. Cõi thiền thứ bốn là quả Phật, hợp chơn như, không hơi thở, tùy lý hiển hiện, đoạn hết chủng tử mê mờ, tùy thuận chúng sanh, thông đạt mọi việc thế, xuất thế. Đó là Ánh sáng cùng khắp. Trí viên mãn vốn không qua lại lên xuống, dùng trí căn bản tùy chúng sanh hiện thân. Vị này hơn mười địa vượt hai cõi thiền, vì trí của vị này thù thắng gấp bội. Lên cõi trời là biểu hiện cho sự thăng tiến tự tại, không phải lên đó thật, hiện có khắp nơi). Lần thứ tám ở điện Phổ Quang nói mười định nhập sát na. (Trong ba thừa, 80 lần sanh diệt là một sát na, 80 sát na là một niệm. Trong một thừa sát na là một số nhỏ nhất, không sanh diệt. Vì sự ra đời của Như Lai trước sau là một. Phẩm lìa thế gian, tám tướng thành đạo cùng một sát na không có sanh diệt. Đó là ý nghĩa của toàn bộ kinh này. Theo các bậc tiên đức, lần này là lần thứ hai đến điện Phổ Quang không thể có sự trùng lặp 2, 3. Nếu có là trái chơn như không đến đi. Kinh này, tâm bi không tạo tác là mẹ, nhứt thiết chủng trí là Phật pháp không tánh không nương tựa là thời gian, chúng sanh là gương sáng, từ tâm chúng sanh Phật đạt đạo, dạy chúng sanh hướng thiện đạt bồ đề. Phật không đến đi trùng lặp. Điện Phổ Quang là thể của nhứt thiết chủng trí, là y báo. Định sát na là pháp tánh của nhứt thiết trí, là tổng thể của các pháp, vì không muốn kẻ học Phật phân biệt đến đi mình người. Ý kinh không có sự phân biệt, như ấn vua). Lần thứ chín ở điện Phổ Quang (sau khi phát lòng tin, tu tập mười trụ… Đẳng giác, mười định, mười thông, mười nhẫn, quả Phật đều là hạnh Phổ Hiền, là 36 kinh trước phẩm Như Lai xuất hiện; và là phẩn Phổ Hiền. Sau khi đạt quả Phật trọn vẹn hạnh độ sanh của Phổ Hiền nên sau phẩm xuất hiện là phẩm lìa thế gian. Từ lúc phát tâm ở điện Phổ Quang trong lần thứ hai đến lúc thành tựu trọn vẹn nhân quả năm vị đều là hạnh Phổ Hiền của quả Phật. Mười định được nói ở đây. Vì pháp thân thể định là một. Tất cả đều có từ điện Phổ Quang, không đến đi. Thiện Tàisau khi gặp Văn Thù ở phía đông thành Giác phát lòng tin, cầu học 50 thiện tri thức, đến đồng Nữ Hưũ Đức, đồng tử Đức Sanh vẫn chưa trọn vẹn hạnh Phổ Hiền, tự lợi lơi tha của quả Phật. Đến vị Diệu Giác 12, gặp từ thị mới trọn vẹn quả Phật. Ở đây Thiện Tài lại gặp Văn

Thù và quả trước sau là một. Nghe tin Phổ Hiền thấy mình như Phổ Hiền là hạnh Phổ Hiền sau khi đạt đạo. Kinh có câu: “Nhập vô số định là hiểu rõ hai ngu của quả Phật. Hai ngu: 1) Cho rằng A-tăng-kỳ là số lớn; 2) Cho rằng công đức tướng tốt của Phật nhiều. Chỉ Phật hiểu rõ hai ngu. Bồ-tát tự lợi tu lập năm vị chưa đoạn hết hai ngu. Vì thế hai phẩm này do Phật nói. Như Lai dùng sức thần thuyết phẩm pháp giới vì pháp giới là quả rốt ráo của Phật , là sự khai ngộ chúng sanh, 37 phẩm kia do Bồ-tát đương vị nói. Kinh Thắng Man có câu: “Đến quả Phật mới đoạn trừ vô minh. Quả vị mà trải qua ba tăng kỳ kiếp tu tập của ba thừa, người chấp tịnh uế, Bồ-tát về cõi mình đều là vọng tình. Nhân quả của pháp giới không thay đổi, dung nhiếp chung riêng một nhiều, nhưng phương tiện hoàn toàn khác nhau. Phẩm lìa thế gian được nói ở điện Phổ Quang vì hàng mười tín và quả Phật là một. Việc biểu hiện trong lầu Từ Thị, các đức Phật ba đời, Bồ-tát, chúng sanh đều từ một sát na, không trước sau xưa nay.