TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 09

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

Lần thứ mười nói phẩm pháp giới bao quát tất cả số lần cõi nước trong mười phương, chúng sanh, Phật cùng một thể tánh. Tùy nơi tâm chúng sanh nên có sai khác. Điều đó được gói trọn trong sáu tướng và mười sự mầu nhiệm. Hãy quán xét bằng tâm vô tư để thấy. Cũng có thể xem Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm là lần, (Hội) ba lần ở Điện Phổ Quang là một lần, năm lần lên núi Tu Di, cõi Dạ ma, cõi Đâu Xuất, cõi Tha Hóa, cõi Thiền thứ ba. Phẩm pháp giới được thuyết ở Kỳ Viên là lần Hội tám, Thiện Tài ở tháp Phật quá khứ là lần thứ chín, pháp giới hư không là lần thứ mười. Đó là giải thích về năm vị. Người xưa nói chín lần vì không biết địa 11 được nói ở cõi Thiền thứ ba. Kinh này mượn số mười làm chuẩn, không thể là chín lần. Lần ở phía đông thành Giác muốn thể hiện những lần trước chỉ nói pháp năm vị, nhưng chưa nói về người ta, lần này nói về người ta và phương pháp tiện độ sanh của Bồ-tát.

– Nguyên nhân Phật ra đời: Như Lai ra đời nói pháp về các vị (quả vi) là đúng. Nếu nói Như Lai thành tựu chánh giác ba thời giáo chánh tượng mạt là sai là chưa thấy sự ra đời của Phật, hiểu biết kém cõi. Người cầu học chánh giác không nên như vậy. Hỏi: Nên thấy sự ra đời của Phật như thế nào? Đáp: Nên thấy thân mình không thân tâm, không ra khỏi chìm đắm, không trong ngoài động tịch, không suy xét tìm cầu, thế gian xuất thế gian đều không dừng trụ, không sở hữu tâm pháp, tâm pháp không chỗ tựa, bản tánh không đầu cuối. Dùng trí không nương tựa nói phápnhư vậy, dạy chúng sanh ngộ nhập. Như Phẩm Quang Minh Giác, Bồ-tát Văn Thù nói kệ:

“Vượt trên thế xuất thế,

Biết rõ tất cả pháp,

Thành trí sáng chiếu soi.

Từ nhứt thiết chủng trí,

Phát khởi tâm hồi hướng,

Thấy tâm không nơi sanh,

Sẽ thành bậc đại sĩ,

Chúng sanh không nơi sanh,

Cũng chẳng có hoạt diệt,

Người đạt trí như vậy,

Sẽ thành đạo vô thượng,

Trong một thấy vô số,

Trong vô số thấy một,

Biết các pháp đan xen,

Sẽ đạt pháp không sợ.

Phần trước Phật nói ra đời, phần sau nêu trí trong chánh giác. Nếu biết sự ra đời của Phật như vậy, không nên để chúng sanh thấy sự ra đời, Niết-bàn trước sau, thấy rõ mình chúng sanh cùng một thể tánh không sanh diệt. (Thuyết kinh này có 228 chúng khác nhau, mỗi loài biểu hiện một pháp. Phẩm đầu có 5 hội chúng (sau sẽ nói rõ, vì văn nhiều nói trước khó hiểu, đến đó sẽ chỉ rõ, phải tận mắt nhìn thấy, đạo pháp mới tồn tại). Lần thứ nhất thành tựu chánh giác có sáu phẩm: Thế chủ Diệu Nghiêm, Như Lai hiện tướng, Định Phổ Hiền, Sự thành tựu của thế giới, Cõi Hoa Tạng, Tỳ-lô-giá-na, gồm sáu ý: Từ câu “Tôi nghe như vầy” trở về sau đủ ba đoạn. Các lần khác cũng vậy. Từ tôi nghe… thành chánh giác là phần tựa. Từ mặt đất Kim Cang trở về sau là phần chính, rải hoa cúng dường là phần lưu thông. Trong phần chính nói nhân quả thành Phật có 50 chúng Bồ-tát, trời, thần… là đại chúng mà Phật độ thoát, các Bồ-tát biết rõ nhân quả, thị hiện đạt đạo chứng chơn, hiểu biết như Phật. Đó là phép tắc cho kẻ hậu học. Phàm phu chứng nhập pháp là có sự hiểu biết như Phật, vừa phát tâm là thành chánh giác. Phần phó chúc, lưu truyền là phẩm Như Lai xuất hiện. Phẩm Thế chủ Diệu Nghiêm: Phật thành chánh giác, các đức Phật đến chúc mừng, còn gọi là tự lợi, Như Lai hành pháp năm vị. Phẩm Như Lai xuất hiện: Phật thành tựu chánh giác, phóng Ánh sáng từ Kim Khẩu bảo đại chúng tập hợp, phóng Ánh sáng giã chặng này chỉ dạy pháp. Phẩm Định Phổ Hiền: Phật dạy Bồ-tát Phổ Hiền nhập định Như Lai tạng thân, xét kỹ pháp, ra khỏi định nói quả Phật, nghiệp lực chúng sanh thành y báo chánh báo. Phẩm sự thành tựu của thế giới: Do nghiệp lực chúng sanh. Cõi Hoa Tạng là quả báo từ trí Phật. Tỳ-lô-giá-na: Mượn việc xưa chứng minh việc nay để chúng sanh tin xưa nay dung hợp. Cũng có cách giải thích khác, phân sáu phẩm thành hai môn: 1) Thế chủ Diệu Nghiêm: Phật thành chánh giác lược nói y báo chánh báo; 2) Năm phẩm: Nêu quả khuyên tu. Riêng phẩm Thế chủ Diệu Nghiêm chia thành mười môn: 1) Y báo chánh báo của đức Tỳ-lô-giá-na; 2) Mười chúng Phổ Hiền thường ở bên cạnh Phật; 3) Tám bộ trời thần đến đạo tràng; 4) Đại chúng tập hợp; 5) Mười thiên vương đạt pháp khen hặnh mười địa; 6) Tám bộ thiên vương như Nhựt Nguyệt… Đạt pháp khen hạnh mười hồi hướng; 7) Mười thần như Chủ giá… đạt pháp khen mười hạnh; 8) mười Bồ-tát như Hải Nguyệt quang đại minh và chín loài thần đạt pháp khen mười trụ; 9) Đại chúng trong hội nói hạnh Phổ Hiền và quả báo của Phật; 10) Vô số cõi nước chấn động thể hiện Phật ra đời, oai đức cảm hóa mọi loài. Các Bồ Tat, trời thần của mười môn này đều đạt pháp năm vị. Chúng sanh được giáo hóa chứng nhập vị là khế hợp một phần chơn như, được gọi là thần, có khả năng chỉ dạy chúng sanh, không phải là thần của quỉ trời. Nhờ nhập trí Như Lai pháp lực tự tại nên mười địa như trời.

Phẩm: THẾ CHỦ DIỆU NGHIÊM

Đoạn thứ nhất trong sáu đoạn nói Phật thành chánh giác, đoạn này có hai phần: 1) Giải thích tên kinh; 2) Giải thích nghĩa kinh. Giải thích tên: Vì sao có tên là thế chủ Diệu Nghiêm phẩm thứ nhất của kinh đại Phương Qưảng phật Hoa Nghiêm? Đại: Không phương hướng; Phương: phép tắc; Quảng: Lý trí tột cùng; Phật: thể trí không nương tựa, tự tại. Hoa: vô số hạnh, nở hoa kết trái nơi mình, người. Nghiêm: trang sức. Dùng hạnh mười tín đạt quả trí vi diệu mười trụ, phát mười hạnh không tạo tác, luôn trang sức bằng pháp, đem lại lợi ích cho mình người. Hạnh là trang sức. Thế chủ Diệu Nghiêm: trời thần, tám bộ đều là người đứng đầu trong thế gian, mỗi vị lại có vô số tùy tùng bằng số bụi trong cõi Phật. Còn gọi là vô số chúng đế đạo tràng Phật, Bồ-tát cũng là người trong thế gian, có khả năng chỉ dạy chúng sanh. (Riêng phẩm này cũng có biểu hiện cho toàn bộ kinh Hoa Nghiêm). Nếu nêu hết, có 228 hội chúng; nhiều bằng vô số bụi một trong cõi Phật, mười cõi Phật, vô số cõi Phật trang nghiêm đạo tràng. Thế chủ Diệu Nghiêm là sự trang nghiêm của y báo chánh báo Phật. Còn gọi là Như Lai, Người chỉ dạy chúng sanh. Phẩm: Khác biệt, nêu nhân quả sai khác của sáu vị để kẻ hậu học biết rõ trừ mê. Thứ nhứt: Không phải là thứ nhứt của số thứ tự, vì pháp giới không trước sau, chỉ một sát na, cùng lúc biểu hiện.

Thứ nhứt là thứ nhứt của pháp duyên sanh một nhiều, là cùng lúc đầy đủ tương xứng, một nhiều dung hợp, không phải thứ nhứt của vọng tình phân biệt.

– Theo Văn giải thích nghĩa: Từ câu: “Tôi nghe… đến vô số công đức” có 71 hàng, phân bốn phần: 1) Tôi nghe… chánh giác, tám câu, đoạn nghi thành tín, ba câu đầu là người nghe kiết tập, năm câu sau là người nghe thành đạo; 2) Mặt đất… tiếng vang khắp nơi có 26,5 hàng khen ngợi y báo chánh báo của Phật, là phần trang nghiêm đạo tràng, thần lực của Bồ Tat, cõi nước như lưới Đế Thích; 3) Thế Tôn an tọa… hiện mọi sự trang nghiêm có 13 hàng, khen ngợi y báo chánh báo và sự thành đạo của Phật, sự độ sanh tự tại không ngại của Phật; 4) Từ vô số Bồ-tát, Vô số công đức “Có 30 hàng: đại chúng vây quanh. Phần đoạn nghi thành tín chia ba ý: 1) Người truyền giáo; 2) Thời gian thuyết kinh; 3) Giải thích nghĩa kinh

1. Người truyền giáo: Quyển hai của Luận Đại Trí Độ (ba thừa) có câu: “Lúc sắp Niết-bàn, Phật bảo A Nan: Ông nên lưu truyền 12 bộ kinh; bảo Ưu Ba Ly: Ông nên thọ trì giới luật; bảo A Na Luật: Ông đã đạt thiên nhãn nên độ chúng sanh; bảo đại chúng: Dù ta trụ thêm một kiếp hay diệt trước một kiếp vẫn phải đoạn diệt. Nói xong, Phật nằm giữa hai cây Sa La, đầu hướng về phương bắc sắp nhập Niết-bàn. A Nan và quyến thuộc vì chưa đoạn ái nên sầu khổ. A Nê Lô Đậu nói với A Nan: “Ông là người giữ gìn tạng pháp của Như Lai, không nên sầu khổ như phàm phu, các pháp hữu vi đều là vô thường, sao ông lại sầu khổ? Thế Tôn giao phó tạng pháp cho ông, ông đau buồn là trái với pháp. Đêm nay Phật diệt độ, ông nên hỏi những việc cần yếu sau này. A Nê Lô Đậu bảo A Nan hỏi bốn việc: 1) Như Lai ở đời thuyết pháp, mọi người tin thọ, Như Lai diệt độ, đầu mỗi kinh để câu gì? 2) Như Lai ở đời các Tỳ kheo tôn ngài là thầy, Như Lai diệt độ, ai là thầy? 3) Như Lai ở đời các Tỳ kheo nương tựa Phật, Như Lai diệt độ nương tựa ai? ) Như Lai ở đời điều phụ kẻ ác, Như Lai diệt độ, làm sao sống chung? A Nan hỏi xong, Phật đáp: 1) Đầu mỗi kinh nên để sáu chữ: Tôi nghe như vầy một thời…; 2) Các Tỳ kheo xem giới luật là thầy; 3) An trụ nơi y niệm xứ; 4 Dùng phạm đàn (tiếng Hoa) để điều phục hàng Tỳ kheo xấu ác. (Trung hoa dịch là mặc tẫn: khai trư bằng cách im lặng, không tiếp xúc tra hỏi) Khi đã thuần tâm, thuyết kinh Ca chiên diên (Trung hoa dịch là lìa có không, phá tâm ngã mạn). Như kinh Đại Bi có câu: A Nan hỏi Phật : Làm sao kiết tập tạng pháp? Phật đáp: Sau khi ta diệt độ, các Tỳ kheo hỏi rằng: Thế Tôn thuyết kinh A Đà Na U ở đâu? Ông nên đáp: “Tôi nghe như vầy, bấy giờ Thế Tôn ở hội Bồ Đề thuộc nước Ma Già Đà thành chánh giác thuyết pháp”… ở Sa La song thọ như thế có hơn 20 nơi chốn thuyết giảng kinh. Vì vậy sáu chữ này là do Phật dạy để đoạn trừ tâm nghi của kẻ hậu học, không phải do người khác hay A Nan nói. Kinh Niết-bàn: Tôi nghe… chánh giác có sáu câu; tôi nghe: Câu một; như vầy: Câu hai; bấy giờ: Câu ba; Phật ở: Câu bốn; đạo tràng…Câu năm; thành chánh giác: Câu sáu. Như là như lời Phật dạy. Như thị là câu nói tắc. Chính Phật nói không phải A Nan tự nói cũng chẳng phải Ma phạm nói. Ngã Văn: Là A Nan theo Phật được nghe, không phải là sự truyền tụng dần dần được nghe cũng chẳng phải là chỗ tạo tác của hàng phi nhân, lại cũng chẳng phải như ngoại đạo, các thứ sách vở để bói toán phong thủy tạp nhạp. Đây là một phần đoạn nghi thành tín. Theo Tam Tạng pháp sư chơn Đế: Trong luật vi tế, lúc Tôn giả A Nan lên tòa thuyết pháp, thân gồm đủ tướng tốt như Phật. Thấy vậy đại chúng sinh ba nghi: Phật tái xuất hiện thuyết pháp; đức Phật ở nơi khác đến thuyết; A Nan chuyển thân thành Phật. Vì nhằm trừ ba mối nghi ấy nên lập ra sáu chữ này. Tôn giả A Nan khẳng định: Pháp này tôi nghe Phật nói, không phải ba việc trên. Vì oai lực của pháp nên thân tôi như Phật, nên sau khi xuống tòa A Nan trở lại như trước. Hỏi: trong ba thừa, Tôn giả A Nan chào đời lúc Phật thành đạo, 20 tuổi xuất gia. Những kinh Phật nói sau khi A Nan xuất gia thì chính A Nan nghe. Những kinh Phật nói trước khi A Nan xuất gia thì A Nan nghe người khác truyền lại. Kinh chuyển pháp luân, A Nan nói kệ: “Lúc đầu Phật thuyết pháp, tôi không thấy không nghe tôi nghe người khác nói, Phật đến Ba-La-nại, nơi pháp bốn Thánh đế, cho năm vị Tỳ kheo “luận Tát Bà Da chép: Lúc làm thị giả, A Nan thưa Phật: Xin Thế Tôn nói cho con nghe những pháp trong 20 năm trước đây; Thế Tôn không nên cho con y phục và thức ăn dư của Ngài. Kinh Niết-bàn trước đây chép: A Nan là bậc thông đại, dù có mặt hay không đều tự nhiên thông hiểu thường vô thường. A Nan đạt định giác ý, dù ở xa hay gần đều nghe pháp Phật. (Trong ba thừa giáo) Kinh Hoa Nghiêm thì khác: Đã là việc giáo hóa của đấng Điều ngự, trời trong trời không phải là việc nhỏ, người nghe người nói phải tương đương, như âm dương cùng ảnh hưởng, ba đời, chín đời, vô số kiếp đều từ một sát na. Nếu với sự thấy biết nhanh chậm của ba thừa thì không thấy việc truyền giáo. Người nghe người nói phải tương xứng như việc hỏi đáp của Văn Thù, Phổ Hiền. Không thể lấy năm tháng thông thường để phân biệt trưiớc sau. Phật ra đời thuyết pháp là dùng ấn trí huệ in vào tâm chúng sanh, trong một âm thanh ấy không có trước sau, chỉ tùy sở thích của chúng sanh nghe pháp khác nhau. Việc A Nan truyền giáo là hạnh Phổ Hiền tùy căn tánh cao thấp, hiện thân ra vào tự tại, không nên đem ví dụ nơi ba thừa ấn định. Đó là việc tùy thuận hóa độ của Thánh hiền, không phải là thật. Như kinh A Xà Thế sám hối, có ba vị tên A Nan: 1) A Nan Đà (Khánh Hỷ): thọ trì tạng pháp Thanh Văn; 2) A Nan Đà Bạt Đà La (Khánh Hỷ Hiền): thọ trì tạng pháp trung thừa, tùy khả năng phân biệt Đại thừa Tiểu thừa. 3) A Nan Đà Bà Già La (Khánh Hỷ Hải): thọ tứ tạng pháp Đại thừa Tiểu thừa, đều là A Nan truyền giáo ba thừa, không phải thật giáo trong kinh Hoa Nghiêm, A Nan lúc lên tòa thân như Phật, diễn thuyết bốn giáo, tùy chúng sanh kiết tập pháp. Thể dụng A Nan. Phật là một. Càch giải thích này hợp lí. Kinh có câu: Những kinh A Nan chưa nghe, Bồ-tát Hoằng Quảng lưu truyền. Ba thừa không biết việc này. Như vậy câu “Tôi nghe như vầy” là chỉ Bồ-tát Hoằng Quảng, Luận Trí Độ chép: “Tôi nghe như vầy” là Văn Thù nói. Vì theo luận này trong 00 năm sau khi Phật diệt độ, Văn Thù luôn ở thế gian. Văn Thù – A Nan ở nơi thanh tịnh kiết tập tạng Đại thừa. Đây lá phương tiện giải thích của các bậc Thánh. Về tổng thể tất cả đều là Phật, Văn Thù, Phổ Hiền, ba vị A Nan. Do Phật tùy căn cơ thuyết giảng

2. Thời gian thuyết giáo: Lược lập mười thuyết: 1) Kinh Lực Sĩ: Sau khi thành đạo, suy xét bảy ngày, Phật đến vườn Nai thuyết pháp; 2) Kinh Đại Phẩm: Sau khi thành đạo Phật đến vườn Nai thuyết pháp bốn đề vô số chúng sanh phát tâm Thanh Văn, Độc Giác, Bồ-tát; 3) Kinh Pháp Hoa: Sau 21 ngày thành đạo Phật đến vườn nai thuyết pháp; 4) Tứ Phần Giới và Luận Tát Bà Da: Sau 2 ngày thành đạo Phật mới thuyết pháp; 5) Kinh Hưng khởi hành và kinh xuất diệu: Sau 9 ngày thành đạo…; 6) Ngũ Phần Luật: Sau 56 ngày thành đạo…; 7) Luận Đại Trí Độ: Sau 350 ngày…; 8) Kinh thập nhị được hành: Sau một năm…; 9) Theo pháp sư Tạng đời Đường: Sau 1 ngày thành đạo Phật nói kinh Hoa Nghiêm. (Đó là do sự thấy biết khác nhau); 10) (Theo tác giả Thông Huyền). Kinh Hoa Nghiêm khác, từ pháp chơn như, Phật ra đời độ sanh, dạy chúng sanh trở về chơn như. Nếu phân biệt bằng vọng tình thì ở mãi trong mê mờ, trái với pháp chơn thật. (Trong kinh đã rõ, sao lại theo quyền bỏ thật, nghiệp chướng đến bao giờ đoạn hết?). Phẩm mười định: Cùng lúc Như Lai hiện tám tướng thành đạo; một sát na là mượn ngôn ngữ để diễn tả. Vì không phân biệt được thời gian nên lúc nào Phật cũng thuyết pháp; tịnh dụng không ngăn ngại, tùy chúng sanh thị hiện. Kinh Pháp Hoa có câu: Ta đã thành Phật từ vô số kiếp. Vì không có thời gian để đo lường nên nói vô số. Đó là thời gian Phật thuyết pháp, không như sự hiểu biết xa gần của vọng tình. Vì Phật pháp được thuyết bằng thời gian thật (thời gian thật là pháp giới không phân biệt) một sát na hiện tám tướng thành đạo trong mười định là biểu hiện cho sự không thay đổi, pháp giới không biến khác. Thời gian thuyết pháp ở đây không đo được bằng sự phân biệt ba đời xưa nay, không phải là quyền pháp.

3. Giải thích nghĩa kinh: Theo Luận Trí Độ, tám câu trong phần đoạn nghi thành tín. Như là thuận, thị lá ấn định, ấn định tùy thuận thọ trì, chính mình nghe. Theo Tam Tạng Trường Nhĩ, giải thích theo nghĩa tam bảo: Tôi nghe pháp Phật nói. Theo Pháp sư Tạng, giải thích bằng pháp: Như những gì tôi nghe Phật nói là pháp Phật, hợp với giáo lý. Theo Thông Huyền, Như! Các pháp như như; Thị là Phật. Ngã chơn thật nghe kinh chơn thật. Vì thầy trò cùng một thể, lý trí nhân quả của người vừa phát tâm và Phật giống nhau. Tất cả pháp đều như, trí nghe hiểu cũng như. Tâm cảnh hợp nhứt mới nghe được kinh Phật. Ngược lại thì không nghe được. Tôi nghe tức là tôi thật, thấy thật Phật, nghe thật pháp. Người nghe người nói đều thật, độ chúng sanh thật, nhập thật tánh. Thánh giáo Bồ-tát Hoằng Quảng Văn Thù, Phật, Phổ Hiền truyền giảng là thật giáo, không phải pháp ba thừa. A Nan cũng là người vào dòng Phật, đủ ngã thường lạc tịnh và trí thật. Tôi nghe kinh của Phật. Trong Niết-bàn, người có bốn điều kiện: 1) Tai không hư; 2) Vừa tầm nghe; 3) Không chướng ngại 4) Muốn nghe. (Đó là việc nghe của phàm phu). Trong ba thừa có mười điều kiện: 1) Thức căn bản; 2) Nhĩ thức; 3) Thức mạt na; ) Thức thứ sáu; 5) Nhĩ thức không gián đoạn; 6) Nhĩ căn không hư; 7) Muốn nghe; 8) Hoàn cảnh; 9) Không chướng ngại; 10) Vừa tầm nghe. Việc nghe của ba thừa phàm phu còn hạn che. Ở đây Bồ-tát nghe bằng trí lớn, không phân biệt người nghe pháp nghe. Chỉ 1 cảnh trí viên tịch, một sát na nghe đủ việc ba đời và vô số kiếp. Vô số kiếp của ba thừa là một sát na trong pháp giới. Vì thế không trước sau. Theo Lương Nhiếp Luận, nhứt thời có ba nghĩa: 1) Bình đẳng, không điên đảo chìm nổi; 2) Hòa hợp cả ba khía cạnh: Làm cho nghe, khả năng nghe, chính thức được nghe; 3) Thuyết pháp: Thời gian giảng thuyết. Theo các bậc tiên đức, nhứt thời là thời gian thuyết một bộ kinh như Pháp Hoa, Bát-nhã… Kinh Hoa Nghiêm khác, nhứt thời là một sát na gồm đủ cả tám tướng thành đạo, từ một âm thanh cùng lúc vang khắp mười phương. Phật là giác (có Thể giác, Bản Giác). Giác không trước sau, đoạn chướng hoặc ba đời là Phật. Với Quyền giáo, tám tướng thành đạo có trước sau. Theo Luận Đại Trí Độ, Phật có bốn nghĩa: 1) Hữu đức (Bà Già Là Đức, Bà Là Hữu); 2) Thiện xảo phân biệt; 3) Hữu thinh; 4) Phá trừ tham sân si. (Phân tích như trước). Luận Thập Địa, Phật có sáu nghĩa: Tự tại, dũng mãnh, đoan nghiêm, danh xưng, các tường, tôn quí. Gọi chung là Bạc Già. Tại là ở; có hai (lý, sự): Sự: Ở nước Ma Kiệt Đề; Lý: Ở mọi nơi. Vì pháp giới không lớn nhỏ, lưu đày. Ma Kiệt Đề (Trung Hoa dịch là Bất Hại), Ma là không, Kiệt Đề là hại; Ma là Bất, Kiệt Đề là Chí. Vì nước này binh tướng dũng mãnh mưu lược, nước khác không xâm lấn được. Ma là cùng khắp, Kiệt Đề là trí huệ; nước này có nhiều người tài giỏi. Ma là đại, Kiệt Đề là thể, trong năm nước của Ấn Độ, nước này lớn nhứt, cai trị các nước khác. Vua nước này không hành luật sát, ai phạm tội đưa vào rừng lạnh. (Đó là lòng bi của Phật) Mượn nơi chốn biểu hiện đức tánh. A Lan Nhã (Trung Hoa dịch là tịch tịnh) có hai (lý, sự): Sự: Xóm Âu Lâu Tần Loa, bên bờ sông Ni Liên nước Ma Già Đà, cách chỗ dân ở năm dặm có một nơi tên Ngưu Hống (Phật thành đạo ở đây). Nơi này có 11 vạn đạo tràng, lá nơi Phật thị hiện thành chánh giác. Đó là trọn vẹn hạnh trung đạo. Đây là trung tâm của cõi Diêm Phù Đề. Lý: Thể tánh thanh tịnh của các pháp. Tuy động nhưng luôn tịnh. Đạo tràng Bồ Đề có hai (lý, sự): Sự: Như bên bờ sông Ni Liên. Lý: Cùng khắp pháp giới. Pháp giới trung đạo không ranh giới, lúc nào cũng thành Phật. Đạo tràng thế gian trừ ô uế, đạo tràng chánh giác điều phục hoặc chướng. Đây là y chủ thích (một cách giải thích trong lục ly hiệp thích). Vì là nơi Phật thành đạo nên là đạo tràng Bồ Đề. Đoạn trừ vọng tình xưa nay là thỉ, tâm không nương tựa là chánh, lý trí tương xứng là giác, đạt pháp như vậy là thành, tự giác ngộ, giác ngộ cho người khác là giác. Trang nghiêm đạo tràng: từ “Mặt đất… vang khắp mọi nơi có 26,5 hàng. Là y báo chánh báo trang nghiêm của Phật. Như Lai hành bốn nhân đạt bốn quả từ một tánh hành sáu Ba-lamật, đạt mười sự trang nghiêm. Từ nhân pháp thân đạt quả đất bằng kim cang. Mặt đất có mười sự trang nghiêm. mười Ba-la-mật là y báo; đất kim cang là chánh báo. 1) Thể của đạo tràng là trí tánh rộng lớn (một hạnh đủ mười hạnh). Tông chỉ kinh này: Một hạnh là tất cả hạnh, đủ người hành và pháp hạnh nên xuất hiện bánh xe báu; 2) Hoa báu. Tánh giới thanh tịnh như hoa thơm diệu xinh đẹp ai cũng thích xem, phát sanh nhân quả lành cho chúng sanh; 3) Ngọc ma ni: (ly cấu). Hạnh nhẫn cao thượng đoạn trư như uế; 4) Các sắc tướng khác, hạnh tinh tấn Ba-la-mật bao hàm các hạnh, cảm quả cho mình người; 5) Tràng phan ma ni: Thể định thanh tịnh không lay động, có khả năng làm thanh tịnh cho tất cả; 6) Ánh sáng vang tiếng pháp: Từ định phát huệ, thuyết pháp đủ trí Ba-la-mật; 7) Lưới báu: Phương tiện Ba-la-mật, thành tựu độ sanh, thuyết pháp. Trụ thứ bảy… địa thứ bảy thành tựu bi, thuyết pháp độ sanh, đưa chúng sanh đến bờ an lạc; 8) Hoa thơm an lạc rũ khắp hư không, dùng trí nguyện Ba-la-mật vào đời độ sanh. Trong mười địa, bảy địa trước hành bảy độ như luyện vàng làm đồ trang sức; 9) Ngọc ma ni tự tại biến hiện trong hư không, trụ thứ chín… địa thứ chín hành lực Bala-mật, là pháp sư, tự tại thuyết pháp; 10) Rải hoa báu, trụ thứ mười… địa thứ mười dùng trí lớn độ sanh. Ngọc ma ni cũng là hoa báu của địa Pháp Vân, vì trụ trụ… địa địa như nhau. Muôn hạnh là nhân, Như Lai hành hạnh Phổ Hiền nên có quả cây báu trang nghiêm khắp mười phương. Kinh dạy. Các hiện tượng trang nghiêm trong đạo tràng là thể rộng lớn của hạnh giác. Đây là nêu chung về các sự trang nghiêm trên cây. Sau nêu riêng cây Bồ đề. Đất kim cang là chánh báo, sự trang nghiêm trên cây là y báo. Như Lai hành hạnh đạt quả. Thân cây bằng kim cang, là chánh báo, nhánh lá hoa trái là y báo. Cây hạnh, hoa pháp, trái trí, lá bi, nhánh Ba-la-mật, thân cây là pháp thân. Từ mười hạnh đạt mười quả: 1) Thân cây bằng kim cang, tánh pháp là thể của thí Ba-la-mật, mọi hạnh đều có từ tánh pháp. Cây cao lớn như cây trong mười địa. Chu vi bằng mười vạn tam thiên đại thiên cảnh giới, cao trăm vạn tam thiên đại thiên cảnh giới. Hạnh quả mười địa còn như vậy, huống gì hạnh quả của Như Lai?; 2) Cán cây bằng lưu ly (nơi mọc cành nhánh là cán; từ đó trở xuống phía dưới, không mọc cành nhánh là thân) do hành giới Ba-la-mật (thân mọc thẳng là cán, cành nhánh chung quanh là chi, cành mọc từ chi là điều). Từ thế giới tùy thuận chúng sanh hành muôn hạnh không nhiễm; 3) cành nhánh bằng các báu: Tùy thuận chúng sanh hành các hạnh tịnh nhiễm thành tựu nhẫn, tự lợi, lợi người; 4) Lá báu che rợp: hạnh tinh tấn Ba-la-mật lợi mình, lợi người, hành pháp lợi sanh không nhiều ít, hợp trung đạo; 5) Hoa báu đủ màu, Như Lai dùng vô số định, tùy thuận chúng sanh hiện thân lợi ích, hoa định kết trái huệ; 6) Trái bằng ma ni: Hoa định kết trái huệ, tịnh dụng tự tại. Sáng rực là đuốc tuệ soi chiếu mình người; 7) Cây phát sáng, dùng phương tiện Ba-la-mật, sống trong sanh tử phá trừ đen tối; 8) Từ Ánh sáng có ngọc ma ni, nguyện Ba-la-mật tự tại không ngại; 9) Trong ngọc có vô số Bồ-tát, lực Ba-la-mật tự tại lợi sanh bằng trí không dụng công. Bồ-tát địa thứ chín là pháp sư, y báo chánh báo tương xứng. Bồ-tát xuất hiện từ cây là nhân quả đan cài. Bồ-tát xuất hiện từ ngọc là trí không dụng công của địa thứ tám. Địa thứ chín thuyết pháp lợi sanh, Bồ-tát hành hạnh đạt quả; 10) Cây vang tiếng pháp, trí Ba-la-mật của mười trụ… mười địa, mưa pháp lợi sanh. Nhân quả của bi, Như Lai dùng bi làm nhân, nơi Như Lai ở là quả, đủ năm đức: 1) Đức nuôi dưỡng; 2) Lợi sanh bằng trí; 3) Dùng trí quán chiếu tạo lợi ích cho mình người; 4) Từ trí lớn căn tánh chúng sanh, thuyết pháp đem lại lợi ích ; 5) Nguyện lớn tạo lợi ích cho chúng sanh. Từ đó có cung điện lầu gác khắp mười phương. Mười Ba-la-mật đều có từ tâm bi, thành mười quả. Từ pháp thân bi trí đạt quả khác biệt như từ mặt đất có vô số hiện tượng khác nhau. (Hoặc như nước). Về lý do mười Ba-la-mật cùng một tánh, tùy pháp thân hạnh nguyện bi trí mà có quả sai khác. Mười Ba-la-mật này không thể thiếu một, địa thứ tám vẫn chưa trọn vẹn công đức. Nếu bỏ một thì không có nhiều. Người học đạo giác nên tu tập tất cả. Nếu chuyn tu lý thì chấp tịnh, chuyên tu trí thì thiếu bi, chuyên tu bi thì tập nhiễm nhiều, chuyên tu nguyện thì sanh vọng tình hữu vi. Những hạnh này, Bồ-tát không bỏ cũng không chấp. Vì tánh pháp bình đẳng, hãy dùng định huệ quán sát, không nên suy xét bằng vọng tình mà thêm bi ái. mười hạnh đạt mười quả: 1) Dùng tâm bi không chấp, pháp tánh bình đẳng hành thí Ba-la-mật có vô số ngọc quí. (Các hạnh đủ tịnh nhiễm) 2) Dùng tự thể thanh tịnh của pháp tính hành giới Ba-la-mật, tùy thuận độ sanh, có hoa báu; 3) Dùng nhẫn Ba-la-mật vào đời độ sanh, không giao động trước sự khen chê, có tràng phan (Tràng: Không khuynh động,vượt trên sự khen chê); 4) Dùng tinh tấn Ba-la-mật hành bi, có vô số Bồ-tát ; 5) Dùng thiền Ba-la-mật hành bi, có Bồ-tát phóng Ánh sáng (định phát sanh huệ); 6) Dùng huệ Ba-la-mật hành bi, có lưới báu (trí có khả năng phân biệt các pháp); 7) Dùng phương tiện Ba-la-mật hàng bi, sống trong pháp tịnh nhiễm, đạt thần thông tự tại biểu hiện mọi cảnh. Như Lai dùng trí không nương tựa thành tựu từ bi đạt thần thông như địa thứ bảy. Ví như hai cõi nước nhiễm, tịnh. Khó biết được nhữ người việc trong ấy. Bồ-tát địa thứ bảy dùng phương tiện hành bi, với hai pháp nhiễm tịnh khó đoạn khó thành, dùng tâm bi hóa độ chúng sanh; 8) Dùng nguyện Ba-la-mật hành bi, hiện khắp mọi nơi. Với nguyện lớn, Như Lai tùy thuận chúng sanh hiện thân, đó là trí viên tịnh; 9) Dùng lực hành bi, là pháp sư, được Phật gia hộ; 10) Dùng trí Ba-la-mật hành bi, được thần lực hiện có khắp nơi. Đó là trí dung nhiếp. mười hạnh đan cài, một là tất cả, quả có từ nhân. (Hãy dùng trí suy xét kỹ nhân quả xưa nay luôn tương xứng). Nhân quả bi trí của Như Lai, đủ muôn hạnh, vào đời thành phật là nhân, tào sư tử là quả. Tòa sư tử có ba phần: 1) Giải thích tên tòa; 2) Chiều cao rộng của tòa; 3) Sự trang nghiêm trên tòa. Tên tòa: (y chủ thích), ở trong chúng Như Lai không lo sợ. Không phải có tòa sư tử thật, nếu có cũng chỉ là biểu hiện y giáo. Chiều cao rộng : Trong kinh chỉ nói tòa cao lớn, không nói số lượng. Ở đây mượn ví dụ để so sánh. Trong mười trụ, tòa Phật ở cung Đế Thích có mười tầng cấp; trong mười hạnh, tòa Phật ở cung Dạ Ma có trăm vạn tầng cấp; trong mười hồi hướng, tòa Phật ở cõi Đâu Suất, có trăm vạn ức tầng cấp. Cao rộng tương xứng với địa vị. Theo thứ tự đó, ta biết, trong mười địa tòa ở cõi Tha Hóa sẽ có ức vạn ức tầng cấp. Vì cõi đó ở trên cõi Hóa Lạc. Tòa ở cõi thiền thứ ba thì gấp bội bội lần. Chiều cao của tòa khác nhau là do sự thấy biết khác nhau. Kỳ thật, tòa Phật không có hạn lượng. Vì tâm Như Lai không hạn lượng nên quả báo cũng khôn lường. Dù vô số Bồtát cùng suy lường vẫn không được. Vì vượt trên số lượng của vọng tình nên dù ở trong lỗ chân lông thân không nhỏ đi, dù ở trong pháp giới thân không lớn lên. Thân đã tùy địa vị thì tòa ngồi cũng vậy.Về thể tánh, thể của tòa là pháp giới. Nhân đã vậy thì quả cũng thế, không thể suy lường. Như phẩm pháp giới, tòa ngồi bằng pháp giới. Sự trang nghiêm trên tòa (đều căn cứ y báo chánh báo của Như Lai) có mười: 1) Đài bằng ma ni, Như Lai hành thí Ba-la-mật, thể trí thanh tịnh vượt khỏi thế gian; 2) Lưới hoa sen hành giới Ba-la-mật, tánh giới chơn tịnh, ở trong đời nhưng không nhiễm như hoa sen trong bùn. Lưới là hạnh độ sanh; 3) Bánh xe bằng ngọc báu thanh tịnh, hành nhẫn Ba-lamật, Sanh trong cung vua thành tựu chánh giác, giả hiện Điều Đạt, Ma Ba Tuần não hại nhưng không giận, trọn vẹn hạnh nhẫn; Anh lạc đủ màu, hành tinh tấn Ba-la-mật, vì hạnh này trang sức thêm trí lớn, trí hạnh trang sức cho nhau. 5) Lầu gác thềm thang đều trang nghiêm bằng báu vật, hành thiền Ba-la-mật, vì định không động tịnh, đủ hạnh trí. (Theo sách thế gian: Nhà lớn là tạ, phía trên bằng, dùng làm nơi xem cảnh, bốn mặt có mái, thềm hiên, ở giữa trống, bên trên có cây). 6) Xung quanh có cây báo, hành trí Ba-la-mật, tùy căn tánh độ sanh, tu tập đủ trí bi nguyện… mười môn; 7) Ngọc sáng: Hành phương tiện Ba-lamật, tùy căn tánh lợi sanh, rực sáng là biết tánh chúng sanh, sống trong chúng sanh; 8) Các đức Phật trong mười phương hiện ngọc báu, búi tóc Bồ-tát hiện ngọc sáng. Địa thứ tám trọn vẹn công dụng của trí Như Lai, đủ bi trí, các đức Phật xoa đầu, hiện thân Phật, Bồ-tát khắp mười phương. Ngọc của các đức Phật là tự tại như Phật, ngọc Bồ-tát là trọn vẹn hạnh Bồ Tát. (mọi quả báo đều căn cứ sáu tướng và mười sự mầu nhiệm trong một sát na đủ tất cả,không thể suy xét bằng vọng tình phải dùng trí định để hiểu); 9) Phật gia hộ, hành lực Ba-la-mật, là pháp sư, thuyết pháp Phật, đủ oai lực Phật; 10) Tòa phát tiếng pháp vang khắp mọi nơi làm vui chúng sanh. Đó là quả báo của địa Pháp Vân thứ mười. Như Lai thành đạo tự tại độ sanh; từ bấy giờ… biểu hiện có 13 câu, Như Lai thành Phật, ba nghiệp thanh tịnh, tự tại độ sanh. Thể của tòa Như Lai là pháp giới. Quả trang nghiêm có từ hạnh trí Phật như rồng bay, mây kéo, cọp gầm, gió nổi. Mọi quả báo không do người khác tạo nên. Việc thành chánh quả không phải việc ngồi trên tòa cỏ dưới cội Bồ Đề, chán bỏ cõi tục, vượt khỏi sự trói buộc của ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác trong quyền giáo. Dạy chúng sanh yếu kém tu học ba thừa trừ tám khổ không phải là chánh giác cứu cánh. Chánh giác này là tối chánh giác, không thích chán, không ra khỏi, chìm đắm, không nhiễm tịnh. Vì trí lớn tập hợp pháp giới, tự tại độ sanh báo thân cảnh giới không hạn lượng, Phật chúng sanh, mình, người là một, không phải là quả báo trong ba ngàn đại thiên cảnh giới, không có cõi tịnh ở phương khác. Thận Phật có 97 tướng tốt và vô số vẻ đẹp. Chẳng phải như ba thừa, chán ghét cõi tục, xuất gia, khuyên Bồ-tát sanh về cõi tịnh ở phương khác. Tỳ-lô-giá-na Trung Hoa dịch là Ánh sáng chiếu khắp. Vì trí lớn tùy căn chúng sanh, phá trừ hoặc chướng, trí nhập ba đời bình đẳng, có khả năng tùy thuận thế gian, thể của thế tục là chơn như (hãy xét bằng sáu tướng). Tất cả dều không do sự suy xét của vọng tình. Giống khác có không thường đoạn… đều là thể dụng của y báo chánh báo của Phật. Hãy dùng trí tuệ không phân biệt suy xét. 13 hàng ấy đều nói về ba nghiệp, thể dụng y báo chánh báo tự tại của Phật. Từ câu vô số Bồtát… vô số công đức: có 30 hàng, là đại chúng vây quanh. Trong phần này có 7 hội chứng. Trong 7 hội chứng ấy (từ chúng lưu quang trong cội bồ đề đến chúng Phổ Hiền) chia thành ba nhóm.