TÁNH KHÔNG VÀ KINH KIM CANG
Tịnh Liên – Nghiêm Xuân Hồng

 

CHƯƠNG 1
THUYẾT NHÂN DUYÊN VÀ TÁNH KHÔNG

Thuyết nhân – duyên và Tánh Không là những điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật, và cũng là những điểm dễ khiến cho người học Phật dễ hoa mắt nhức đầu.

Nhưng nếu ta chịu khổ công lặn lội bì bõm, suy tư lâu ngày về những điểm đó, thì sẽ lãnh hội được ít phần, và lúc đó, ta sẽ thấy rằng lời dạy thật là lạ lùng kỳ diệu. Và nếu Tuệ Nhãn của nhà Phật thực là lạ lùng kỳ diệu. Và nếu Bậc Đại Giác không giảng giải phơi bày, thì chắc trong hàng nhơn thiên, chẳng có ai nghĩ ra nỗi.

Tuệ Giác của nhà Phật là cốt dạy chúng ta biết MỞ RỘNG VÀ SÂU cái Tâm của mình: mở rộng từ bình diện cực-đại hữu-hình, xuống đến bình diện những sự vật hữu-hình ở kích-độ thông thường (chelle ordinaire deconnaissance), rồi mở sâu vào bình-diện cực-vi hữu-hình, rồi vượt qua bờ mé ranh giới của hình sắc, bước vào hư không, rồi nhập vào Thức vô hình, rồi nhập vào Bình diện TỘT KHÔNG của Thực-tại tuyệt đối.

Phật dạy như vậy, là vì phàm phu chúng ta thường trôi lăn theo ngoại cảnh, chỉ ưa thích phóng Tầm-nhìn của mình vào những sự vật ở kích-độ thông thường để mong nắm bắt lấy chúng. Nên càng ngày, Tâm chúng ta càng bị teo nhỏ lại tương tự như miếng da lừa của Balzac, và Tầm-nhìn càng bị thu hẹp lại và ngày càng thô kệch vì chứa đầy tình nhiễm cùng vọng tưởng.

Những lời dạy trong Kinh đôi khi có vẻ như trái ngược. Tỷ dụ như có 1 vài chỗ, Phật dạy là có Ngã, nhưng ở phần đông những trường họp khác, Ngày lại dạy là Vô Ngã… Ngoài ra, lối lập-luận trong kinh (tỷ dụ như Kinh Lăng-nghiêm) đôi khi khá kỳ dị lạ lùng. Lại thêm những danh từ rất nhiều, và nhiều khi trùng nghĩa… Nên người học Phật có thể bị băn khoăn thắc mắc… Nhưng nếu lãnh hội được ít phần, thì sẽ thấy rằng lời dạy nào cũng không-mảy-may-hư-vọng, và danh từ nào cũng có ý nghĩa cần thiết cả. Vì Phật là Bậc đã đạt tới: nghĩa-vô-ngại và ngôn-từ-vô-ngại.

Muốn để lãnh hội ý Kinh, thiết tưởng cần lưu tâm về mấy điểm nhận định sau đây:

ĐIỂM 1: Trước hết, nên luôn luôn nhớ rằng: tất cả các cảnh giới, sự vật, quốc-độ, y-báo chánh-báo đều là do Tự-Tâm của MỖI chúng sanh BIẾN HIỆN. Tự tâm là cái Biển-tinh-lục-uyên-nguyên làm khởi lên và nở ra mọi cảnh-giới.

Tự Tâm của chúng sanh, so với Tâm của Chư Phật, thì cũng là MỘT mà cũng là KHÁC. Một là vì cùng là cái Biển-tinh-lực-uyên-nguyên hay Biển-quang-minh-uyên-nguyên ấy. Khác là vì Tâm Phật thì đã gột sạch mọi ám-chướng mê mờ, mọi tập-khí vô- minh vi-tế, cỏn tâm chúng sanh thì đầy rẫy ám-chướng mê mờ hay màn sương mù ngăn cách, nên tuy cốt cách vẫn trong sáng tột bực, nhưng chưa thể chiếu soi được mấy nổi.

Tâm này chính là cái Thực tại tuyệt đối, cái Thực tại cuối cùng mà Chư Phật chứng-nhập được…Vì không thể có một TÊN gì để mệnh danh nó được, nên Chư Phật đã đặc ra rất nhiều tên để tạm gọi nó: Pháp Thân Thường Trụ, Chân Tâm Diệu Minh, Như Lai Tạng xuất triền, Đại Bát Niết Bàn, Phật Tánh, Pháp Tánh, Giác Tánh, Trung Đạo, Phật Tri Kiến, Trí Huệ Phật, Trí Huệ Bát Nhã Ba La Mật, Thật Tướng, Chơn Thiệt Tế, Chân Như, Chân Không, TỘT KHÔNG..v.v…

Nhiều tên như vậy, nhưng mỗi tên đều có ý nghĩa, Tỷ dụ như:

Chân Tâm Diệu Minh là vì tâm ấy vốn diệu vốn minh, Minh là vì nó vốn trong sáng tột bực, hào quang tột bực. Diệu là vì tuy nó vô hình tướng, rỗng lặng, trạm-nhiên bất động, mà vẫn luôn luôn, làm khởi lên vô cùng tận những cảnh-giới có hình tướng. Và danh btừ Tỳ Lô Giá na có nghĩa là Quang minh Biến Chiếu, hay Biến Nhất thiết-xứ.

Trung Đạo là vì tâm của chúng ta phải luôn luôn quán-chiếu theo chiều Trung Đạo, luôn luôn SONG CHIÊU cả Giả lẫn Không, lìa khỏi mọi ý niệm nhị biên thì mới có thể khế-hợp chứng-nhập Thực tại ấy.

Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật là vì phải có Trí Tuệ Bát Nhã rốt ráo đáo-bỉ-ngạn thì mới chứng nhập đuợc… Hàng Nhị Thừa cũng có Trí Tuệ Bát Nhã, nhưng chỉ mới nhìn rõ thấy Ngã Không thôi, chưa phải là Ba La Mật. Đệ bát địa Bồ tát có Trí Huệ Bát Nhã, nhìn rõ Ngã Không và Pháp Không, nhung còn vướng mắc mấy phần tập-khí vô-minh vi-tế, nên cũng chưa hoàn toàn Ba La Mật.

Thật Tướng là chỉ có cái đó là thật thôi, còn ngoài ra, tất cả những pháp khác đều là giả cả, đều là Như- huyễn. Như-huyễn có nghĩa là có, nhưng không phải thực có (existent but unreal), tương tự như một người huyễn, do huyễn-thuật tạo nên. Người huyễn ấy có đấy, vì có thể nhìn thấy nghe thấy, nhưng không phải thực có.

TỘT KHÔNG hay Chân Không là vì trong việc chứng nhập cái tâm Không Tịch, có nhiều mức-độ NÔNG SÂU… Nhị thừa có tâm Không Tịch, như ngài Tu bồ đề chẳng hạn, nhưng chưa phải Tột Không. Bồ Tát cũng có tâm Không Tịch cao hơn, sâu hơn nhị thừa, vì từ cái tâm Không Tịch ấy, Bồ Tát đã có thể khởi lên nhiều sắc-tướng để đi độ duyên. Nhưng vẫn chưa phải là TỘT KHÔNG. Chỉ có Phật mới có Tâm Không Tịch Tột Không mà thôi. Là vì từ cái Tâm Không Tịch ấy, từ nơi Không Hải ấy. Phật luôn luôn khởi lên vô lượng cảnh-giới, vô lượng sắc tướng để độ sanh. Do đó, cái Tâm Tột Không ấy có 2 nghĩa song chiếu là: NHƯ THẬT KHÔNG và NHƯ THẬT BẤT KHÔNG.. .Cho nên, Kinh Lăng Nghiêm mới dạy rằng: tánh của Chân Không chính là Chân sắc.

Bởi thế, khi nghe nói đến thuyết Không của nhà Phật, ta chớ nên lầm tưởng rằng không ấy là không hẳn, là không suông, là ngoan-không (inexistent) hay hư vô đâu… Trái lại, đến chỗ Tột của Không thì lại biến ra Chân-sắc.

Trong 1 vài bộ kinh thường nói đến 11 cái không (Vacuite hay emptiness), còn Kinh Đại Bát Nhã lại nói đến 18 cái Không. Và ngài Long Thọ thì triển khai thuyết Tánh Không trong những bộ luận kiệt tác như Đại Trí độ luận và Trung luận. Nhưng chữ Không trong Kinh và luận này không có nghĩa là ngoan-không… Trái lại, chữ Không chỉ có nghĩa là: tất cả các sự vật hay cảnh-giới đều Vô Tự tánh, đều không có tự tánh gì hết. Đều không có tự thể gì hết, đều không có vật gì nhất định là vật gì hết. Tỷ dụ như sự vật là một con sông. Loài người nhìn con sông, thì đối đại đa số đều thấy là con sông và cho là con sông, có thể xuống tắm rửa bơi lội và uống nước được. Nhưng loài Ngạ Quỷ, bị nghiệp lực chiêu cảm và hành hạ, thì lại thấy con sông là một dòng lửa cháy bỏng, không thể uống được. Chư thiên nhìn lại thấy là 1 dòng ngọc lưu ly. Loài rồng nhìn lại thấy toàn là điện đài lầu các, có thể ăn ở ngủ nghỉ được. Sức chiêu cảm của nghiệp lực là như vậy, Pháp Nhĩ là như vậy…Vả lại, trong hình sắc nào thì cũng có hư không cả, và trong pháp nào thì cũng có niết bàn cả.

Nhưng tại sao các sự vật lại Vô tự tánh như vậy?

Chỉ là vì chúng đều là BIẾN HIỆN của vọng-thức nghiệp-lực, đều là Như-huyễn, đều là Mộng-Ảo-Bào-Ảnh-Lộ-Điển, đều là Không thật Không hư (existent but unreal) như trong Kinh Kim Cang, Đại Bát Nhã và Lăng Nghiêm đã dạy. Chúng không thật là có vì có những loài chúng sanh không nhìn thấy vật ấy, tỷ dụ như núi Tu Di thì loài người không nhìn thấy. Nhưng chúng không phải là hư, vì chư thiên nhìn thấy núi Tu Di, và thường khởi tâm tra thích hoặc phiền não vì núi ấy.

Bởi vậy, nên chữ Không trong nhà Phật có ý nghĩa thăm thẳm không lường. Không có nghĩa là Vô tự tánh, là Biến hiện, là Như huyễn, là Mộng-Ảo-Bào-Ảnh-Lộ-Điển, là không thật không hư…Rồi đi dần đến chỗ TỘT Không hay Như-như-tịch-tịnh, thì Tột Không lại chính là Chân-sắc. Và cũng vì thể nên Kinh Đại Bát Nhã hay bộ Đại trí độ luận luôn luôn nhắc tới Như- huyễn và Mộng-Ảo-Bào-Ảnh-Lộ-Điển…

Tuy nhiên, nói rằng sự vật là Vô tự tánh chỉ có nghĩa là sự vật không hề có tự tánh của sự vật. Chứ không phải là chúng tuyệt nhiên không có tánh gì hết. Vì cái Tánh thâm sâu của chúng, cái Bản-thể vi-diệu của chúng… lại chính là Phật Tánh, là Pháp Tánh, là Giác Tánh, là cái Thực-thể như-như trạm-nhiên bất động, là Đại Niết Bàn…Nhưng cái Tánh tối thượng này lại tuyệt nhiên chẳng có một đặc tánh gì hết, chẳng có chẳng không, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng mất chẳng dị, chẳng lai chẳng xuất, chẳng ngã chẳng phi ngã, chẳng hữu tình chẳng phi-hữu-tình. Tóm lại, không thể dùng một ngôn-từ nào, một vọng-thức phân biệt nào, một ý-niệm nào để chỉ 1 đặc tánh nào của Thực-thể ấy cả…Nhưng chính cái không-đoạn-không-thường ấy mới chính là Chân Thường, và chính cái Chẳng-ngã-chẳng-phi-ngã ấy mới chính là Chân Ngã. Vì sao? Vì đã vượt hết thảy mọi móng-niệm-vọng- thức-lưu-chuyển để HOÀN DIỆT trở về Tâm.

Khi luận bàn hoặc suy tư hoặc trầm tư về Thực-thể này, các trường phái ngoại đạo cùng Nhị thừa thường hay khởi những móng-niệm-kiến-chấp. Tỷ dụ như hàng ngoại đạo thường coi Thực-thể đó là Minh Đế, là Thần ngã, là Phạm thiên đấng sáng tạo, là Thời gian, là Cực vi…v.v…Còn hàng Nhị Thừa thì chưa thấu hiểu được lẽ Pháp Không, chưa hiểu lý Như-huyễn, chưa hiểu Lý Duy tâm sở hiện… Cho nên, Kinh Đại Bát Nhã hoặc Lăng Nghiêm hay Viên Giác, hay những bộ luận của ngài Long Thọ là cốt nhằm tiêu trừ hết thảy những móng-niệm-kiến-chấp.

Tại sao lại phải tiêu trừ như vậy?

Là vì nếu còn 1 GỢN móng niệm, thì tâm kẻ hành giả chưa thể chứng nhập trọn vẹn cái Biển Như- như ấy, cái Biển Viên giác ấy chưa thể trong sáng tròn đầy, chưa hiển lộ hoàn toàn Trung đạo, chưa có hào quang tột bực cùng đại-tự-tại-lực để hóa hiện độ sanh và ôm trọn pháp-giới vào thân tâm được.

ĐIẾM 2: Nhưng tại sao cái Tâm trong sáng nhiệm màu ấy lại HÓA HIỆN rắc rối như vậy? Tại sao lại hóa hiện thành những cảnh-giới lung linh vô cùng tận, tạo thành một thứ mê-đồ-ảo-phố triền miên bất tuyệt khiến cho những chúng sanh như chúng ta đều bị lạc nẻo từ vô lượng kiếp? Tại sao lại biến-hiện thành một tòa Hồng-lâu-mộng, trong đó những niềm vui hư- ảo phù-du luôn luôn trôi dạt biến thành những khổ lụy triền miên, khiến cho chúng sanh như tỉnh như say nẩy ra không biết bao nhiêu ảo-tưởng tình nhiễm cùng tâm- niệm phù hoa?…Tại sao vậy? Có nguyên-nhân gì không mà trở thành như vậy???

Bậc Đại Giác đã trả lời là: Pháp Nhĩ vốn là như vậy (Pháp Nhĩ như thị) Lý cũng là như vậy, cái vòng-triển-chuyển của Chân Tâm Diệu Minh vốn là Như-thị. Đừng có hỏi tại sao? Hỏi tại sao vẫn là câu hỏi ú ớ do vọng-thức của một kẻ ngủ mê. Đừng có tìm nguyên nhân, vì ở BỜ MÉ nầy, mà muốn đi tìm nguyên nhân thì vẫn còn là sự suy nghĩ lẩm cẩm của một kẻ chưa tỉnh giấc chiêm bao về Hồng-lâu-mộng. Khi tỉnh giấc mộng rồi, thì toàn thể giấc chiêm bao lung linh sẽ bị xóa sổ toẹt và sẽ làm hiển lộ cái Thực tại còn lung linh gấp trăm-ngàn-vạn-lần, và cái hư-minh ra đi sẽ nhường chỗ cho cái Trong-sáng-Nhiệm-màu-hào-quang-tột- bực…Sở dĩ không có nguyên nhân, vì đó chỉ là một cơm Mê-sảng, một giấc chiêm bao, dài hay ngắn vẫn là tùy tâm chúng sanh. Một con mê sảng thì làm sao có nguyên nhân được?!…Cũng tương tự như trong Kinh Lăng nghiêm có anh chàng Diễn Nhã Đạt Đa kia, đứng soi gương, thấy mặt mũi người-trong-gương phương phi đẹp đễ, lấy làm ưa thích, rồi nghĩ rằng chắc là mình cũng có đầu có mặt, mà tại sao đầu mình không nhìn thấy mặt mình, bèn chợt TƯỞNG là mình mất đầu, hoặc đầu mình là yêu quái, bỗng nổi cơn mê sảng chạy đi khắp phố phường để tìm kiếm cái đầu!? Trong khi cái đầu vẫn lừng lững ở trên cổ mình…Soi gương tức là KHỞI VỌNG rồi, rồi khi nhìn thấy người-trong-gương lại không nhận biết là mình, tức là chồng thêm 1 tầng Vọng nữa, rồi lại khởi tâm ưa thích tức là 1 tầng Vọng thứ 3, ngần lóp vọng khơi lên trùng-trùng khiến cơn mê-sảng ngày càng sâu…

Tâm của chúng sanh cũng vậy… Nó vốn Diệu Vốn Minh. Nó vốn minh vì vốn trong sáng tột bực, hào quang tột bực, vì chính nó là Giác Tánh, luôn luôn lặng lẽ chiếu soi. Nhưng nó lại cũng là Diệu, tức là nhiệm màu kỳ ảo, luôn luôn phan duyên mà huyễn hiện các cảnh giới..Vậy thì Bản giác ấy, Tâm ấy, Như lai tạng ấy vốn thường Diệu thường Minh. Nếu có cứ an nhiên như vậy thì không sao… Nhưng Pháp Nhĩ vốn là Như-thị, không thể miêu tả được. Nên trong cái Giác Thể thanh tịnh rỗng lặng tròn đầy ấy, bỗng khởi lên một- niệm-mê-mờ-vô-thủy.

Nên ấy là mê-mờ, vì quên rằng mình chính là nhiệm-mầu-trong-sáng-tột-bực, và quay-trở-lại-muốn-chiếu-soi-vào-chính-mình. Do đó, niệm ấy khởi lên như 1 màng sương mù của chiêm bao, màng sương mù của Vô minh. Một niệm mê mờ nổi lên, thì có vô lượng niệm mê mờ nổi lên tiếp theo, tương tự như những gợn sóng trên mặt biển Tâm, nối nhau không dứt…

Như thế, Minh đã quay trở lại chiếu soi vào Diệu, tự lìa bỏ Diệu, và tự khoác lên mình một màng sương Vọng nhuốm đầy tình nhiễm ngày càng nặng nề, nên Minh tột bực ấy đã chuyển hư-minh. Và vọng-thức dấy lên…

Khi một niệm mê mờ nổi dậy, thì tương tự như có cơn-lốc hư-minh nổi lên giữa Biển-hào-quang-tột-bực. Cái vòng huyễn-hiện của Vô-minh, của cơn mê sảng, có thể gọi là bắt đầu. Cơn lốc hư-minh ấy cứ xoay tròn theo hình chôn-ốc như thế mãi, từ thời vô thuỷ, tạo thành một chiều-hướng hướng về trung-tâm của cơn lốc: đó tức là cái xu-hướng âm thầm chấp Ngã. Cũng tương tự như sự chuyển động spin của một hạt âm điện-tử (electron)..Vì những niệm mê-mờ cứ tiếp nối nổi lên, vô cùng vô tận qua các kiếp và các cõi, nên cơn lốc hư minh càng ngày càng chất chứa tình nhiễm, nặng nề và thô kệch. Trên cuộc hành trình, cơn lốc hư-minh hay vọng-thức ấy đã làm phát-hiện những vọng-tuởng điên đảo hoặc hư-minh tức là cái vọng-tâm của chúng sanh đều thường huân tập từ thời vô thủy trong Tàng thức của mình những chủng-tử nghiệp lực tương đồng gọi là cộng-nghiệp, và những chủng tử biệt nghiệp. Đến kiếp này, những chủng-tử tương đồng nở ra, làm phát hiện những ảnh-tượng thân-căn và quốc độ tương-đồng. Những ảnh-tượng tương đồng ấy xen-lẫn-lồng-vào-nhau,tạo thành những cảnh giới có vẻ như có xứ sở nhất định, khiến cho mỗi loài chúng sanh đều lầm tưởng rằng những cảnh giới ấy có một thực tại khách quan biệt lập với tâm-thức mình. Kỳ thực chúng chỉ là những biến-hiện của những quang-minh của vọng thức chúng sanh, huân tập từ thời vô thuỷ, nảy NỞ ra mà thôi. Và cảnh giới không hề lìa tâm thức.

Cái vòng ảnh-hưởng-trùng-trùng-huyễn-hiện và trùng-trùng-thẩm-thấu ấy, kinh Kim cang và các kinh khác đều gọi là Vô tự tánh, là không-thật-không-hư, Không, là Như-huyễn, là Mộng-ảo-bào-ảnh-lộ-Điển.

Về 6 chữ này, thì 5 chữ Mộng-ảo-bào-ảnh-lộ tương đối dễ hiểu và dễ lý giải. Nhưng riêng về chữ Điển, thiết tưởng cần lý giải kỹ hơn thì sau đây mới dễ hiểu thuyết Nhân-duyên trùng-trùng-duyên-khởi của nhà Phật.

Chữ Điển nầy là bờ-mé của lối nhìn Như-huyễn của nhà Phật, và cũng coi là thuyết sát-na của nhà Phật, và cũng là đầu mối của thuyết về Thời gian và Không gian của thuyết nhà Phật. Ở đây là bờ-mé của sự bí ẩn (mystery). ĐIỂN có nghĩa là TIA CHỚP NHÁNG.

Cần phải hiểu rằng mọi sự vật trong pháp-giới này đều là do những quan minh trong tâm thức kết tập và dệt nên. Kể cả những sự vật rắn chắc nhất (solides) như núi đá hay cây. Cái cảm giác rắn chắc mà thân tâm thân-căn ta thường thọ lãnh, nếu nhìn kỹ thì chẳng qua cũng chỉ là 1 cảm giác thôi. Nghĩa là cũng hư ảo, tương tự như làn khói toả. Vì xúc giác, cũng như cảm giác khác, chỉ là một sự Huyền-khởi-tương ưng do sự hội tụ một số nhân duyên… vã lại cái núi đá kia, mà ta tưởng rắn chắc, thì lại có một loại quỷ-thần mang 1 nghiệp-lực khác và thân căn dệt bằng một thứ quan minh khác, có thể dễ dàng đi qua núi đá. Sở dĩ đối với loài người chúng ta, núi đá phát hiện như có vẻ rắn chắc, chỉ là vì nó được dệt nên bằng quang kình của những kiên-cố vọng tưởng của ta tích lũy từ kiếp vô thủy. Vì vọng tưởng ấy quá kiên cố, nên khó hoá giải.

Trong bộ Đại Trí Độ Luận, Ngài Long Thọ dạy: “Không có gì có thể coi là nhất định rắn chắc cả. Vì sao? Là vì nếu núi đá rắn chắc thật, thì tại sao lại có nguời, nhập cơn tam muội rồi đi qua núi đá được? Tỷ dụ như Ngài Ca Diếp đã đến núi Kê Túc, rồi nhập tam muội, đi vào ngồi giữa lòng núi đá, để chờ Đức Di Lặc ra đời…”

Do đó, nói theo danh từ khoa học ngày nay, mọi sự vật chỉ là những đám mây mù điện tử, như khoa học đã chứng minh. Tỷ dụ 1 ngọn nến cháy chẳng hạn. Chúng ta nhìn ngọn nến cháy, thì thấy ảnh-tượng một ngọn lửa. Ảnh tượng do từ đâu mà phát hiện?…Nó phát hiện từ vô lượng vô số những tia-chóp-nhoáng liên- tiếp-nối nhau-không-dứt (flash hay etinccle), vừa sanh ra đã diệt đi, và trong mỗi khoảnh khắc, tổng số những loạt tia-chóp-nhoáng ấy đã kết họp lại thành một tổng- tướng ảnh-tượng mà mắt ta nhận ra là 1 ngọn nến đang cháy. Và những tia-chóp-nhoáng ấy đều là do sự đốt cháy của vô lượng những phần-tử cực-vi của sáp và của dưỡng-khí trong không khí.

Đấy là mới nói về phần thô cho dễ nhận định. Tìm hiểu sâu hơn nữa, thì những phần tử cực-vi kia là gì? Chúng là những-hiện tượng biến ảo, nửa như tâm nửa như vật, nửa như vô hình nửa như có hình sắc, nửa hư hạt-lượng-tử, nửa như làn-sóng-ba động, vì chúng có ở nơi bờ mé của sắc và hư-không. Khoa học ngày nay nhận thấy điểm lạ lùng ấy, và kêu lên rằng: “Những cực-vi khi chúng tác động thì có vẻ như là một hạt- lượng-tử (corpuscule), nhưng khi chúng di động thì có vẻ như 1 làn-sóng-ba động (one vibratoire)… Chúng chỉ là những lượng-tử-mơ-hồ, tạm gọi là lượng tử, và rung chuyển theo một nhịp-điệu riêng biệt bất tuyệt. Và thực ra, chúng chỉ là những tia-chớp-nhoáng ĐỘT KHỞI LÊN TỪ BIỂN CHÂN KHÔNG, từ Biển- quang-minh-uyên-nguyên. Và những quang minh uyên-nguyên vô hình tượng này lại chính là quang- minh của Vọng-thức mà các chúng sanh đã làm phát hiện và tích lũy từ vô thủy.

Như vậy, những loạt tia-chóp-nhoáng thường hằng đột khởi lên từ nơi Chân Không, vừa hiện lên đã biến mất ngay. Nhưng do sức hiện hành của những chủng-tử nghiệp-lực tàng thức chứa trong Chân Không, nên chúng xuất hiện liên-miên, và TƯƠNG TỢ TƯƠNG TỤC. Và vì tương-tợ-tương-tục, nên chúng tạo thành những ảnh tượng có vẽ nhất định mà giác quan con người hay chúng sanh lầm tưởng là những sự vật cố định, rồi khởi mọi thứ phiền não vì chúng. Kỳ thực, vật chỉ là 1 đám mây của những-tia-chóp-nhoáng, của những làn ĐIÊN… Vì thế kệ nhà Phật mới dạy:

Muôn vật đến từ đó (tức từ Chân Không)
Đột HIỆN rồi đột tan,
Tương-tự như bào-ảnh
Chẳng khác một giấc mơ…
Kẻ mê muốn nắm bắt
Như nắm bắt hư-không
Tựa như đường chim bay
Mịt mùng không vết tích…

Trên đây là tỷ dụ lấy ngọn nến cháy cho dễ hiểu, dễ nhận định tính cách nhu-huyễn. Nhưng các sự vật khác cũng vậy, đều là những dòng-xuất hiện-liên-miên và tương-tợ của những loạt tia-chớp-nhoáng đột khởi từ Chân Không, rồi tạo nên những ảnh-tượng sự vật. Tỷ dụ như cái cây hay hòn đá cũng vậy… Cây bưởi kia cũng là một ảnh-tượng tạo nên do một dòng-xuất-hiện liên miên và tương tợ như những loạt tia chớp nháng nối nhau.

Sỡ dĩ chúng ta không biết là một dòng-xuất-hiện liên miên của những tia-chớp-nhoáng, là vì giác quan chúng ta quá thô kệch. Nhưng nếu chúng ta tu tập Thiền Như-huyễn đến cao độ, tiêu trừ được sắc-uẩn, Thọ-uẩn và Tưởng-uẩn, rồi bước vào Hành-uẩn thì chúng ta sẽ tế thấy cái dòng-xuất-hiện-LƯU-CHUYỂN liên miên ấy của sự vật cũng như của tâm thức ta. Và khi kẻ hành giả phá vỡ cả Hành-uẩn để bước vào bình diện Thức- uẩn, thì người đó sắp được rời bỏ khỏi lãnh vực LƯU CHUYỂN để nhập vào con đường HOÀN DIỆT, thấy được cái BẤT BIẾN của Tự-tâm…Và Tự-tâm chính là cái Thực tại chẳng phải là Biến cũng chẳng phải Bất biến.

Còn Đức Phật thì Ngài là Bậc Đại giác, có đủ Ngũ Nhãn, có Nhứt Thiết Chủng Trí, có 10 lực, đã phá vỡ Tàng thức từ nhiều kiếp lâu xa rồi và chuyển thành Bạch tịnh thức, nên Ngài nhìn rõ mọi guồng máy sinh cơ của tạo vật. Và ngài đã đem giảng nói hết cho chúng sanh chúng ta. Nhưng vì ám chướng sâu dày, nên nhiều khi, chúng ta không chịu hiểu và không chịu tin…

Nay hãy trở lại 2 chữ LƯU CHUYỂN.

Mỗi một tia-chớp-nháng ấy có thể coi là một- niệm-vi tế hay một sát-na, tức là 1 khoảnh khắc, hay 1 đơn-vị thời gian nhỏ nhất mà tâm-thức chúng sanh có thể quan-niệm. vấn đề sát-na này cũng rất tế-vi và khó hiểu. Vì trong kinh thường chỉ nói rằng: “Những-tia-chóp-nháng ấy vừa hiện ra là biển mất ngay…”, chứ không nói rõ hơn nữa.

Do đó, có những điểm thắc mắc đặt ra là:

– Những tia-chớp-nháng-ấy vừa sanh ra là diệt ngay. Vậy thì giữa khoảng sanh-diệt đó, nó có tồn tại được chút nào chăng?. Nếu nó có tồn tại được 1 chút, thì tức là tia-chớp-nháng ấy phải sanh ra ở sát-na này, và diệt ở sát-na kể tiếp. Nghĩa là tia-chóp-nháng ấy có hàm chứa Thời-gian-tính.

– Những tia-chóp-nháng ấy sanh ra ở chỗ này, và diệt ngay ở chỗ đó, hay là diệt ở một chỗ khác? Nghĩa là nó có hàm chứa Không-gian-tính hay không?

Về 2 điểm thắc mắc này, thì xưa kia, 1 số những vị luận-sư A Tỳ Đàm đã tranh luận với nhau rất nhiều. Ở bên Trung hoa, thì có ngài Huệ-viễn đại sư đã mang vấn-đề này (sanh-diệt nhất thời hay dị thời?) ra hỏi ngài Cưu ma La thập… Ngài La Thập trả lời rằng: “Phật dạy rằng thân con người thì có sanh-lão-bịnh-tử, niệm niệm không đình trụ, bên ngoài thì lá vàng cỏ úa rơi rụng điêu linh cũng không phải là hằng thường. Bản ý Phật là khiến con người lìa bỏ kiến chấp thường tại đối với thế pháp, nhàm chán thế pháp, bước vào Chánh Đạo mà thôi…Thực sự, Phật không nói nhất thời hay dị thời gì cả…”

Về điểm này cũng như về câu trả lời của Ngài La Thập,kẻ viết thiển nghĩ cần hiểu như sau:

Mỗi khi Phật nói pháp Vi Diệu, Phật thường dùng 2 cách: một là Ngài dùng ngay thần-lực vô biên của mình để vô-ngôn-thuyết-pháp, nâng ngay tâm-thức của chúng hội lên mức độ thanh tịnh có thể trực nhận Pháp-thân-chân-cảnh, trực nhận những cảnh giới hào quang siêu-xuất ở bờ-mê của sanh và vô sanh. Tỷ dụ như trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Tựa, Ngài phóng hào quang khiến cho chúng hội nhìn thấy rõ 18000 cõi ở phương Đông. Rồi đến phẩm Hiện Bửu tháp, Ngài lại hóa hiện 400 vạn ức cõi nước để lấy chỗ ngồi cho các hóa thân Phật và cũng khiến cho chúng-hội đều nhìn thấy…Sau đó, nếu Ngài nhận thấy rằng chúng hội vẫn chưa hiểu rõ, thì ngài lại phải khởi tâm Đại Bi, dùng ngôn từ để diễn giảng.

Ngôn từ vốn là của thế tục, của trí thức thường nghiệm. Nên khi Ngài dùng ngôn từ, thì Ngài thường phải diễn giảng theo trí thức thưởng nghiệm, theo Tục Đế…Nhưng tuy dùng ngôn từ và diễn nói theo Tục Đế (tức là chân-lý tương đối), bản ý của Ngài lại là muốn chúng-hội vươn tới những bình-diện chân lý cao hơn, và nhất là tới chân-lý tối thượng Duy tâm sở hiện. Nên thường khi, Ngài không thể đóng khung lời giảng trong những ý-niệm cứng nhắc nào cả. Vì ý niệm nào cũng không thể diễn tả được trọn vẹn cái lễ Biến-hiện và lý Như-như. Nên Ngài thường chỉ nói 1 phần, còn một phần thì dễ cho người nghe tự suy tư và lãnh hội.

Cho nên, khi nói tới tia-chớp-nháng hay sát-na, Ngài chỉ thường nói rằng thâm tâm chúng sanh cùng vạn vật đều vô thường, niệm-niệm-sanh-diệt để khiến chúng sanh lìa kiến chấp thường tại. Nhưng ngài không thể nói rõ rằng lễ sanh-diệt đó là nhất thời hay dị thời được. Vì sao?… là vì dị thời hay nhất thời, hay phi-di-phi-nhất đều là tùy thuộc cái tâm của chúng sanh nhận thức, tùy theo cái NHỊP ĐẬP BỀNH BỒNG của tâm chúng sanh. Mỗi 1 tia-chớp-nháng của sự vật hay tâm thức đều là 1 nhịp-đập của tâm chúng sanh… Nếu tâm chúng sanh có nhiều ám chướng tình nhiễm, thì chúng sanh ấy sẽ nhận thấy rằng trong cái dòng-biển-hiện- như-huyễn kia, lẽ sanh-diệt là dị thời. Và sẽ khởi lên 1 vọng-tưởng về Thời-gian DÀI LÊ THÊ. Nếu tâm chúng sanh ít âm chướng tình nhiễm, thì chúng sanh ấy sẽ nhận thấy rằng trong dòng-biến-hiện, lẽ sanh diệt có vẻ như nhất thời. Và sẽ khởi lên 1 vọng-tưởng nhẹ nhàng về thời-gian, thấy thời-gian trôi nhanh và lẹ như 1 khảy móng tay. Như có người ngồi thiền cao độ, nhập định 5, 6 ngày, lúc xuất định thấy thời gian đó trôi qua như khảy móng tay… Còn đối với 1 bậc Đại Bồ Tát, thì tâm đã gột sạch hết mọi tình nhiễm cùng vô minh vi tế, thì tâm của ngài là như-như, phi-di-phi-nhất, phi- đại-phi-tiểu, đã lìa lưu chuyển trở lại HOÀN DIỆT rồi, nên thời-gian cùng Không gian đều bị hóa giải. Vì Không-gian cùng Thời-gian đều là những vọng tưởng lớn của chúng sanh.

Trong cuốn Lăng Kính Đại Thừa, chương Cực-vi Như huyễn, kẻ viết đã có dịp trình bày tường tận hơn về thuyết Không-gian và Thời-gian trong kinh Phật.

ĐIÊM 3: Sau nữa, cần hiểu rằng mỗi chúng sanh, mỗi loài chúng sanh đều có 1 mức độ tâm-thức riêng biệt, một mức độ nghiệp-lực hay đạo-lực riêng biệt, một mức độ nhãn-lực riêng biệt. Do đó, nên khi nhìn pháp-giới, thường làm phát hiện những ảnh-tượng có vẻ như khác nhau… Và Chư Như Lai cũng thường phải y cứ vào đó để giảng dạy, tùy theo căn cơ của chúng sanh nghe pháp.

Bởi vậy, Kinh Hoa Nghiêm, trang 1369 dạy:

“Tất cả các pháp đều duyên khởi
Tất cả các pháp đều như-huyễn
Tất cả các pháp đều như-như
Tất cả các pháp đều tịch-tĩnh…”

Đó là nói về những mức độ nhãn-lực (differents levels of seeing) của chúng sanh và của người tu. Nếu không hiểu rõ điểm này, thì nhiều khi đọc Kinh Đại Thừa, ta thấy nghi hoặc khó hiểu, vì có lúc ta thấy Phật nói nhân duyên, rồi có lúc Phật lại bác nhân duyên và nói như-huyễn như trong Kinh Lăng Nghiêm chẳng hạn.

Về mức độ nhãn lực này, thì vì chúng sanh vô lượng nên mức độ tâm-thức cũng vô lượng. Nhưng tựu trung, trên đại để, có mấy loại như sau:

A. Mức độ phàm phu: Ở mức độ này, phàm phu chúng ta thường thả tâm rong ruổi theo vọng tâm và thường tình của thế gian. Thường nghĩ và chấp rằng:

Các sự vật là CÓ, là THƯỜNG CÒN, là CÓ NGÃ, và sau cùng là có vật này là nguyên nhân của vật kia, có vật này SANH ra vật kia, có người mẹ sanh ra con, có cây cam kia sanh ra hoa cam và trái cam, có chất sữa sanh ra chất lạc rồi sanh ra chất tô rồi sanh ra đề hồ, có người này là con của tôi vì tôi sanh ra nó, có người kia là mẹ của tôi vì bà ta sanh ra tôi… Đại để là như vậy.

Lối nhìn đó không phải hoàn toàn là sai, vì nó nói lên một khía cạnh nhân duyên nào đó, nhưng nó còn lệch lạc, có kiến chấp, và dễ khởi phiền não… Nếu ta suy nghĩ kỹ càng hon nữa và dùng một chút tuệ nhãn mà nhìn sự vật, thì ta sẽ thấy rằng: thực ra, chẳng có cái gì có thể sanh ra cái gì cả, chẳng có cái gì thực sự là NHÂN của cái gì cả, và mọi vật đều chỉ là DUYÊN lẫn cho nhau. Sở dĩ gọi là Nhân là vì cái Duyên ấy có vẻ CHÍNH YÊU, nên nói theo thế tục mà gọi nó là Nhân thôi. Kỳ thực, nó cũng chỉ là Duyên. Tỷ dụ như người mẹ và đứa con. Lấy tuệ-nhãn mà nhìn, thì sẽ thấy rằng người mẹ ấy không phải Sanh ra đứa con, không phải là Nhân của đứa con, nhưng chỉ là Duyên thôi tuy cái duyên này có vẻ chính yếu. Vì sao? Là vì người mẹ ấy chỉ cho mượn cái duyên thôi, cái duyên ấy là hạt trứng, hạt trứng nầy phối hợp với tinh trùng của người cha, tạo thành một môi trường hình chất. Rồi thần thức của người con, đột khởi từ chỗ vô hình, lãng đãng từ nhiều kiếp lúc lên lúc xuống, đến kiếp này do những làn-sóng quang minh của nghiệp lực hoặc tương đồng hoặc tương nghịch, đã GÁ vào môi trường hình chất ấy, rồi quyện dần những cực-vi thể chất để phát hiện thành 1 hình hài, rồi chui ra thành người con…Như thế, người mẹ cũng chỉ là cái Duyên, hoặc Ân hoặc oán, nhưng phần nhiều là ân của người con mà thôi.

Bởi thế, ở cái thế giới sai biệt này, cái sự vật đều chỉ là Duyên. Còn cái NHÂN THỰC SỰ, thì nó nằm ở những chủng từ nghiệp lực ở nơi tàng thức vô hình, ở nơi chân không, đến nay trở thành hiện hành thì nó liền mượn các thứ duyên hình chất để NỞ ra mà thôi.

Hạt giống của cây cam, làm phát hiện lên cây cam, rồi nở hoa cam…cũng tương tự như vậy thôi. Hạt giống không phải là nhân thực sự của cây cam, gọi là nhân là nói theo thế tục và cũng vì nó có vẻ chính yếu. Kỳ thực, nó cũng chỉ là duyên, nó là một môi trường duyên sinh. Nhận thực sự của cây cam thì nó nằm ở chỗ vô hình, ở những ba động quang minh của chủng-tử cây cam. Tuy chủng tử ấy không thể gọi là thần thức được, nhưng cây cỏ cũng có một thứ thức giác thô sơ của nó (như ngày nay các nhà thảo mộc học đã chứng minh và Kinh Tâm Địa Quán cũng gọi cái thức giác thô sơ ấy là Phi-tình-thần thức). Và những chủng tử ba-động của thức giác thô sơ ấy đã gá vào môi trường duyên sinh của hạt giống để làm phát hiện nên cây cam…Bởi vậy, nên nếu theo đúng giới luật của nhà Phật, thì ngay đến cây cỏ tươi cũng không được bứt chặt… Vả lại, nếu hạt giống là nhân thực sự của cây cam, thì nó cũng không cần tới những duyên khác (như đất nước, ánh mặt trời…) mà vẫn làm mọc lên cây cam được.

Bởi thế, nên trong bộ Trung quán luận, Ngài Long Thọ đã dạy: “Sự vật không phải tự-sanh, không phải Tha-sanh, không phải Cộng-sanh, cũng không phải không nhân…”

Có nghĩa là: Trong pháp-giới này, sự vật không phải là Tự-nó-sanh-ra-nó, cũng không phải là cái khác (Tha) sanh ra nó, cũng không phải là Nó-hòa-hiệp-với- cái-khác mà sanh ra nó, nhung cũng không phải là không có nguyên nhân hay lý do. Lý do là: sụ vật đều là duyên khởi, là duyên sinh, tức là nuơng vào nhau mà khởi lên, mà phát hiện ra mà thôi.

Lời dạy bí hiểm này của Ngài Long Thọ, nếu ta mới đọc thì thấy ngớ người ra. Nhưng suy nghĩ lâu, thì thấy thực là đúng… Tuệ-nhãn của nhà Phật lạ lùng kỳ diệu là như vậy.

Vì thế, nên trong đạo Bà la môn giáo, nếu họ nói rằng: Phạm thiên là Đấng sáng tạo, đã sanh ra thế-giới này, thì đó là một lối nhìn đượm mùi thế tục. Nhưng nếu họ nói rằng: thế giới này là một giấc mơ của Phạm thiên, thì lối nhìn này đã cao hơn và chân xác hơn, vì đã lìa được ngã-tướng và đi gần tới tính cách như huyễn của sự vật… Nhưng dù sao chăng nữa, thì Phạm thiên chỉ là một bậc thần linh, chưa có đủ tự-tại-lực để hóa hiện ra vũ trụ này. Và vũ trụ chỉ là một giấc chiêm bao của cái tâm chúng sanh thì chân xác hơn…

B. Mức độ Nhị thừa và THUYẾT NHÂN DUYÊN:

Đến mức độ này, để tiếp dẫn căn cơ của những đệ tử tu hành, Phật thường giảng nói nhiều về Lý Duyên Khởi, về Lý Tương Sanh Tương Duyên, về Lý Nhân Duyên. Theo đúng nghĩa, thì phải dùng danh từ Lý Duyên Khởi, hay Lý Tương Sanh Tương Duyên (Universal Relativity) thì đúng hơn là Lý Nhân Duyên.

Mức độ Nhị thừa là mức độ của những người đã vượt qua các chặng đường tu tập của ngoại phàm và nội phàm và bắt đầu bước vào Trí Huệ siêu xuất.

Lối giảng dạy của nhà Phật cũng thường rất tế-vi uyên áo. Phật thường giảng lần lần từ chỗ thấp đến chỗ cao, từ bình điện duyên sanh đến mức độ Như-huyễn rồi đến mức độ như-như-tịch-tĩnh. Tỷ dụ như pháp môn Tứ Đế chẳng hạn… Lúc đầu, khi giảng cho hàng Thanh Văn, thì Ngài chỉ nói Tứ Đế 12 hành là: Đây là khổ đây là tập đây là diệt đây là đạo, Khổ nên biết Tập nên dứt Diệt nên chứng Đạo nên tu, và Khổ biết rồi Tập dứt rồi Diệt chứng rồi Đạo tu rồi…Nhưng đến khi giảng Kinh Đại Bát Niết Bàn, thì Ngài lại dạy rằng: Nếu người tu Tứ Đế mà biết phóng tầm nhìn của mình, hiểu rằng những pháp đó không phải là thực có, chỉ là như-huyễn, chỉ là sự biến hiện của Pháp-thân thường trụ, và chúng vốn như-như tịch-tĩnh, thì người đó không phải là tu Tứ để mà chính là tu Tứ Thánh Đế.

Do đó, thì hiểu rằng mọi pháp môn đều có sâu có cạn, quả đắc có cao có thấp… đều là tùy thuộc vào lối nhìn của hành giả, tuỳ thuộc vào Tâm của hành giả. Ngoài ra, trong việc chiếu soi quán tưởng, Phật cũng thưởng dạy chiếu soi quán tưởng theo nhiều khía cạnh hoặc khía cạnh ngang hoặc khía cạnh dọc, hoặc khía cạnh sâu, hoặc từ ngoài vào trong hoặc tử trong ra ngoài, hoặc từ vô-hình ra hữu-hình hoặc ngược lại…v.v… Tỷ dụ như quán về thân-tâm con người chẳng hạn. Có thể quán ngũ-uẩn, từ sắc vào đến Thức. Hoặc quán 7 đại, là địa-thủy-hỏa-phong-không-kiến- thức. Hoặc quán 12 xứ, 18 giới… Như vậy, chúng sanh có thể tùy theo căn cơ của mình mà lựa chọn phép quán chiếu thích ứng. Hoặc nếu 1 hành giả có thể quán theo nhiều khía cạnh được, thì sự quán chiếu của mình sẽ được sâu xa thuần thục hơn…

Nay nói đến Lý Duyên Khởi hay thuyết NHÂN DUYÊN.

Thuyết Nhân Duyên của nhà Phật rất là phiền mật. Ngay trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, cũng có nhiều đoạn nói về nhân duyên và có nhiều cách xếp hạng nhân-duyên. Ở đây, kẻ viết chỉ muốn nhắc tới những điểm chính yếu và có thể hiểu đuợc mà thôi.

Lý Duyên Khởi là một lối nhìn. Nhìn thấy rằng sự vật không phải là cố định ù lỳ, không phải là thường còn, không phải là Ngã, không phải là cái nọ sanh ra cái kia…mà thấy rằng pháp-giới chính là 1 dòng-mênh-mang biến-chuyển của hiện-tượng, thiết-yếu-tương- quan, thiết-yếu-tương-duyên-tương sinh. Nghĩa là không có vật gì nhất-định là vật gì cả, và tất cả các pháp, các hiện-tượng đều NƯƠNG vào nhau mà phát khởi lên hoặc biến dị mà thôi.

Về Lý Duyên Khởi này, cũng như đối với nhiều pháp-môn khác, kẻ hành giả có thể phóng tầm-nhìn của mình theo nhiều mức độ.

Tỷ dụ như ở mức độ đơn sơ, thì ta có thể nói theo như Phật đã giảng trong Kinh A Hàm:

Cái này có thì cái kia có
Cái này sanh thì cái kia sanh,
Cái này không thì cái kia không
Cái này diệt thì cái kia diệt…

Còn ở mức độ tối thượng thì lại phải nói rằng: mọi sự vật đều có vô lượng nhân duyên, và pháp-giới là một màn huyễn-hiện của vô-vàn-ảnh-tượng-huyền-khởi-trùng-trùng, thẩm-thấu-trùng-trùng, và trùng- trùng-ảnh-tượng-lẫn-nhau…và tất cả đều viên-dung- vô-ngại. Trong một có thể thấy tất cả và trong tất cả có thể thấy một… Nhưng đó thì lại bước vào giáo-lý tối thượng của kinh Hoa nghiêm rồi.

Ở đây, trong tiết này, thiết tưởng chỉ cần nói tới 2 thuyết Nhân Duyên ở mức độ trung bình, và thường được đặt vào mức-độ Nhị thừa: đó là thuyết 12 nhân duyên, và thuyết 4 nhân duyên.

 

GIÁO LÝ THẬP-NHỊ NHÂN-DUYÊN

Về giáo lý này, đã có nhiều sách vở giảng nói, nên cũng không cần nói dài ở đây.

Đây là một giáo lý khá thâm sâu mà Chư Phật đã nói ra. Cũng được gọi là Thập Nhị Trùng Thành, hay Thập Nhị Liên Hoàn… Nó mô tả cái-vòng-biển- chuyển của vô minh hay nghiệp lực, chuyển từ chỗ vô- hình ra bình diện hữu-hình, rồi lại từ hữu-hình huân tập trở lại chỗ vô hình để tiếp nối không dứt cái vòng biến chuyển… Nó cũng là cái lịch-trình chuyển-biến từ Tam Tế ra đến Lục Thô, rồi lại từ Lục Thô huấn tập trở lại Tam Tế, mà Ngài Mã Minh đã diễn nói trong bộ luận Đại Thừa Khởi Tín… Nó gồm 12 khoen tròn nhân duyên vừa tương sinh vừa tương duyên, mỗi cái vừa là nhân vừa là quả của những cái kia, và mỗi cái đều hàm chứa những bản chất của những cái kia… Kinh Kim Quang Minh dạy rằng, xưa kia, trong 1 tiền thân của Phật Thích Ca là Ngài trưởng giả Lưu Thủy, và Ngài Lưu Thủy đã mang giáo lý thậm thâm 12 nhân duyên này giảng cho 10000 con cá hấp hối nghe để khiến cá được sanh lên cõi trời, vì Bồ Tát cũng thường thuyết pháp cho loài súc sanh nghe.

12 Khoen tròn nhân-duyên là:

– Vô-minh duyên Hành: Trên dòng đổi dời lưu-chuyển của 12 khoen tròn nhân-duyên nầy, nhà Phật bao giờ cũng dùng chữ DUYÊN, Tỷ dụ như vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức… chứ không bao giờ dùng chữ Nhân cả. Là vì chỉ có cái nầy duyên cái nọ, chứ không hề có cái gì sanh ra cái gì cả.

Vô minh ở đây là chỉ cho những phiền-não hoặc-lậu của thời QUÁ KHỨ, tức là những niệm-mê-vô-thủy, những niệm-vô-minh câu sanh. Mê sự mê lý, quên mình chính là Chân Tâm Diệu Minh trong sáng tột bực, rồi quay trở lại chiếu soi vào chính mình, làm phát hiện mọi thứ trần lao cùng mọi kiến chấp. Chấp có mình có người, có trong có ngoài, có căn có cảnh, có thường có đoạn, có đến có đi, có tốt có xấu, có nam có nữ…

Do mê lầm như vậy, nên liên-miên tạo tác thi-vi, tạo thành những hạnh-nghiệp lành dữ. Gọi đó là Hành. Hành là đổi-dời-trôi-lăn-lưu-chuyển, như 1 dòng-thác lũ, không có niệm nào ngừng nghĩ, luôn luôn bập bềnh giao động.

– Hành duyên Thức: Những hạnh-nghiệp lành dữ ấy không bao giờ mất được, nó tạo thành những vết-hằn của thời QUÁ KHỨ và in sâu vào tâm-khảm. Nó tạo thành những cơn-lốc-ba-động-quang-minh, tương tự như những vết- xoáy-nước, gọi là những tập-khí-chủng-tử huân tập vào trong Tàng-thức của chúng sanh. Nên Thức đậy tức là Tàng-thức, tức A lại đa thức, tức Thần-thức… chứ không phải là 7 thức kia.

Do sự suy-động u-uẩn-vi-tế của những chủng-tử hiện hành NỞ ra, nên thần-thức này bị dẫn dắt đi tìm đường thọ thai hay thọ sanh.

– Thức duyên Danh-sắc: Lọt vào thai rồi, thì thần-thức GÁ vào tinh-trùng và máu huyết của cha mẹ, lấy đó làm khởi-điểm và môi-trường duyên sanh. Môi-trường này cũng tương tự như cái mà ngày nay gọi là điện-tử-trường (electromagnetic íĩeld), nhưng vi-tế u-uẩn hơn nhiều.

Lọt vào thai nầy cũng không phải là sự ngẫu-nhiên. Mà là do những ba-động của chủng-tử nở ra, có những nhịp-điệu TƯƠNG ỨNG với những ba-động của tinh-huyết cha mẹ. Tương ứng hoặc là theo chiều thuận, hoặc theo chiều nghịch, hoặc ân hoặc oán.

Thần-thức tiếp tục dùng sức rung-động nội-tại của mình để quyện các cực-vi thể chất chung quanh, sát nhập chúng vào môi trường của mình. Tạo thành một hình hài tương tự như một cục sữa đặc gọi là Ca- la-lã. Sức rung động nội tại ấy, danh từ nhà Phật gọi là những cơn phong luân của nghiệp lực.

Lúc đó, ca-la-lã này đã gồm đủ 5 uần: sắc thọ tưởng hành thức. Nhưng các căn thì chưa thành hình đủ: mới chỉ có ý-căn và thân-căn thôi. Còn thiếu 4 căn là: nhãn nhĩ tỷ thiệt.

Nên gọi là Danh-sắc, sắc là chỉ cho hình sắc, còn Danh chỉ cho 4 uẩn kia.

– Danh-sắc duyên Lục-nhập: Ca-la-lã ngày càng tăng trưởng hoàn bị. Sở di tăng trưởng là do những trận phong luân vi-tế của chủng-tử nghiệp-lực. Cũng tương tự như ở kiếp Thành, những trận đại-phong-luân của cộng-nghiệp chúng sanh đã nổi lên ào ạt để phôi thai lần lần lên Hoa tạng thế-giới. Vì trong và ngoài cũng tương tự như nhau, chỉ khác ở kích-độ mà thôi.

Đủ cả 6 căn rồi, thì gọi là Lục nhập. Vì 6 căn luôn luôn đắm nhiễm 6 trần. Và cũng vì căn trần đều là do Nghiệp thức biến hiện tạo dựng lên.

– Lục nhập duyên Xúc: Cái thai HIỆN TẠI đã hoàn toàn thành tựu rồi, bèn chui ra khỏi bào thai và xúc tiếp với thế-giới bên ngoài. Gọi là Xúc.

Xúc này còn mơ hồ, chưa phân biệt rõ được Khổ Vui.

– Xúc duyên Thọ: Lần lần phân biệt được khổ vui, hoặc không khổ không vui… thì gọi là Thọ.

– Thọ duyên Ái: Thọ lãnh sự vui thích quen rồi, trở thành tập-nhiễm, ưa thích ngũ dục (tài, sắc, danh, thực,thùy) thì gọi là Ái…. Thân tâm HIỆN TẠI như vậy đã lần lần hoàn bị.

– Ái duyên Thủ: Do Ái nên luôn luôn khởi tâm tham cầu. Tham cầu bên trong, tham cầu bên ngoài, lúc nào cũng muốn giữ lấy. Gọi là Thủ.

Do đó, Ái và Thủ tức là những mê-lậu của thân tâm hiện tại. Chúng tức là Vô minh của đời hiện tại…Ái và Thủ này đều lấy cái vọng-tưởng Ngã làm tiêu chuẩn.

– Thủ duyên Hữu: Do chấp trước muốn giữ, nên lại tạo khởi đủ các nghiệp thân-khẩu-ý. Gọi đó là Hữu.

Hữu cũng tức là Hành của thời quá khứ và đã nói ở trên. Do Hữu hay Hành này, nên những chủng-tử nghiệp-lực mới lại được huân tập vào trong Tàng thức, để làm đầu mối cho sự Sanh trong một kiếp VỊ LAI.

– Hữu duyên Sanh: những chủng-tử nghiệp lực mới ấy sẽ làm đầu mối cho sự Sanh trong 1 kiếp VỊ LAI.

– Sanh duyên Lão-Bịnh-Tử: Đã có sanh thì dĩ nhiên sẽ có Lão Bịnh Tử.

Thập nhị nhân duyên nầy là nói về cái vòng biến-chuyển của phân-đoạn sanh tử trong 3 thời quá khứ hiện-tại-vị lai… Còn về lẽ biến dịch sanh tử, thì dĩ nhiên là thân tâm của mỗi chúng sanh đều thay đổi biến chuyển trong từng sát-na, theo như những tia chóp-nháng đã nói ở trên.

 

THUYẾT 4 NHÂN DUYÊN

Giáo lý 12 nhân duyên trên đây là đi vào chiều SÂU, đi từ chỗ vô hình nở ra thành hữu hình, rồi lại từ hữu hình huân tập vào chỗ vô hình, rồi lại nở ra, cứ nhu vậy liên miền luu-chuyển không dứt…Chỉ trừ đối với những bậc nào đã chuyển hóa được mọi mầm mống sanh tử… Giáo lý đó cũng đi ngang qua hệ thống Duy thức của nhà Phật, và lý giải về cái bí ẩn của luân-hồi nghiệp báo. Nên thường được coi là giáo lý thậm thâm. Xưa kia, đã từng có nhiều bậc ẩn thân ở nơi hang sâu núi thẩm, ngồi nhìn hoa rơi cỏ rụng và quản Lý Nhân Duyên này mà đắc quả Duyên Giác hay Bích Chi Phật.

Thuyết 4 nhân duyên thì không nhìn vào chiều sâu mấy, mà là một lối nhìn về bề MẶT của sự phát khởi các hiện tượng, nên nương vào hình tượng nhiều hơn…Thực ra, thì trong nhiều Kinh Phật vẫn thường nói vô lượng nhân duyên, và Kinh Đại Bát Niết Bàn có nhắc đến nhiều cách xếp hạng nhân duyên. Nhưng thiết tưởng không nên đi sâu vào nhiều vì dễ bị lạc.

Tuy nhiên, nếu suy ngẫm kỹ thì thấy ý thú của thuyết 4 nhân duyên này cũng rất là vi điệu và tầm mức cũng rất bao quát, có thể bao quát thâu gồm vô lượng nhân duyên… Thuyết này dĩ nhiên cũng xuất xứ từ Kinh, và các luận sư A Tỳ Đàm đã luận giải khá kỹ càng trong các bộ luận. Đồng thời, cũng được hầu hết các tông phải thừa nhận.

Cũng cần ghi rằng lối nhìn duyên-khởi nầy của Nhị thừa có thể coi như tương xứng với lối nhìn Y-tha- khởi trong hệ thống Duy thức. Trong hệ thống này, thưởng chia ra có 3 tự tánh: tự tánh Biến kế sở chấp, tánh Y tha khởi và tánh Viên thành thực. Biến kế sở chấp là lối nhìn đầy vọng thức phân biệt, nên tương xứng với mức độ nhãn lực của phàm phu Y tha khởi là lối nhìn tương duyên tương sinh, coi mọi vật là hàm-số của những vật khác, nên tương xứng với lối nhìn duyên-khởi của Nhị thừa… Còn lối nhìn Viên thành thật là tương xứng với lối nhìn Biển-hiện-như-huyễn và Như-như-tịch-tịnh. Trên đại để là như vậy.

Nhân duyên cũng có thể gọi nôm na là điều kiện. Nhưng chữ điều kiện thiếu ý nghĩa linh động và tương duyên tương sanh, nên thiết tưởng không nên dùng.

Theo thuyết 4 nhân duyên, thì sự vật ở bên ngoài hay tầm tưởng ở bên trong cũng thường khởi lên do 4 nhân duyên:

Nhân duyên
Tăng thượng duyên
Sở duyên duyên
Đẳng vô gián duyên.

4 nhân duyên nầy là đi từ lối nhìn thiển cận đến lối nhìn sâu sắc hơn, đồng thời đi từ chỗ hẹp đến chỗ rộng hơn.

– Thế nào là Nhân Duyên? Là tỷ dụ nhu người mẹ sanh ra người con, hạt giống cam sanh ra cây cam, sữa sanh ra chất lạc v.v… về điểm này, ở trên đã giải rằng thực ra, người mẹ và hạt giống và sữa cùng chẳng phải là nhân mà chỉ là duyên thôi. Nhưng được gọi là nhân là vì Duyên này có vẻ như chính yếu. .Nếu nhìn sâu hơn nữa, thì sẽ thấy rằng Sanh-nhân thực sự của người con không phải là người mẹ, mà nó nằm ở trong chỗ vô hình, trong những chủng-từ nghiệp-lực tàng trữ nơi thần-thức lãng đãng. Và Sanh-nhân của cây cam cũng nằm trong những ba-động quang minh của chủng-tử thức giác thô sơ của cây cam, chủng tử gá vào hạt giống như 1 môi-trường duyên sinh mà thôi.

Nhưng vì cái Duyên này có vẻ chính yếu, nên tạm gọi nó là Nhân-duyên hay Sanh-nhân.

Ba tỷ dụ trên đây đều thuộc về ngoại-pháp, tức là những hiện-tượng tạm gọi là bên ngoài…Neu nói đến nội-pháp tức là những tâm niệm hay tâm-tưởng, thì dĩ nhiên Sanh-nhân của chúng lại cảng u-uẩn và ở sâu hơn nữa. Sanh-nhân của chúng chính là những chủng tử phiền-não tích lũy từ kiếp vô thủy, đến kiếp này gặp ngoại duyên tương ưng và thuận lợi nên nở xòe ra. Tỷ dụ như 1 người đã tích lũy nhiều chủng-tử sân thi dễ khởi những tâm-niệm sân. Hoặc một người đã niệm Phật hay thiền quán từ nhiều kiếp, thì đến nay dễ niệm Phật hay thiền quán hơn v.v…

Đại khái Nhân-duyên hay Sanh-nhân là như vậy…

– Thế nào là Tăng thượng Duyên? Tăng-thượng là làm cho tăng trưởng, lớn mạnh… Tỷ dụ như đối với cây cam, thì đất nước phân bón ánh sáng mặt trời và công người vun sới là những tăng- thượng-duyên. Đối với người con, thì sự giữ gìn ăn uống dưỡng thai của người mẹ là tăng- thượng-duyên. Đối với chất lạc, thì sự ủ ấp chất sữa chẳng hạn là tăng-thượng-duyên.

– Còn đối vói những tâm-tưởng thì sao? Trong vụ nầy, tăng-thượng-duyên chính là sự xuất hiện những ngoại duyên tương ưng, hoặc là công phu suy tư hay quán chiếu của người trong cuộc… Tỷ dụ như đối với một người đã có sẵn trong Tàng thức nhiều chủng-tử đọc Kinh Phật tích lũy từ kiếp trước. Nhưng đến kiếp này, cũng cần phải gặp Kinh hay thiện trí thức thì tâm-niệm đọc Kinh mới chóng tăng trưởng. Và khi được đọc Kinh rồi, cũng cần phải nhiếp tâm suy tư hay quán chiếu theo lời kinh, thì những tâm- tưởng đạo lý mới chóng lớn mạnh…Đối với người có nhiều chủng-tử tham hay sân cũng vậy. Nếu quen gần những người ác, thì những tâm-niệm tham sân nổi lên bời bời. Nếu gần được thiện tri thức chỉ bảo cho cách suy tư hay quán chiếu theo ánh sáng của đạo-lý, thì những tâm niệm ấy lại giảm bớt đi… Tâm tưởng của con người hoặc chúng sanh thực là lạ lùng, và nếu biết dùng sức Quán chiếu để quán chiếu ngay vào tâm-niệm ấy, thì tâm-niệm ấy sẽ biến hóa thay đổi đi hoặc được hóa giải. Tỷ dụ như 1 người đang khởi tâm tham cầu, hoặc sân hoặc buồn. Nhưng nếu biết dùng ngay tâm mình, quay lại quán chiếu ngay vào tâm trạng đang khởi lên đó, hoặc suy tư phân tích nguyên do cùng diễn biến của nó, hoặc quán chiếu nó là Như-huyễn, nổi lên như 1 áng-mây-sầu, một lần khói tỏa, nổi lên chẳng từ đâu, và biến đi cũng chẳng đến đâu… thì tâm trạng buồn hay sân sẽ biển hóa thay đổi, hoặc tan biến đi như đám sương mù bị ảnh mặt trời dọi vào…

Hai duyên trên đây (nhân-duyên và tăng-thượng-duyên) là thuộc lối nhìn thiển cận và hẹp. Hai duyên sau đây sẽ mở tung cánh cửa để nhìn vào một chân trời rộng hơn, sâu hơn.

– Thế nào là SỞ DUYÊN DUYÊN?… Sở-duyên- duyên tức là TẤT CẢ những ĐỐI TƯỢNG bao quanh 1 pháp hay 1 hiện tượng. Những đối-tượng này đều là tương duyên, hoặc TƯƠNG SANH hoặc TƯƠNG KHẮC. Hoặc rất gần ở ngay chung quanh, hoặc rất xa ở trong tất cả pháp-giới. Nghĩa là tất cả sự vật chung quanh (environnement), rồi trải rộng ra trên khắp KHÔNG GIAN trong toàn pháp giới. Vì sao vậy?…Là vì tất cả sự vật đều có thể ảnh hưởng tới 1 sự vật, đều là đối tượng tương duyên của sự vật…Đại Trí độ luận dạy: “Sở duyên-duyên, tức là tất cả các pháp…” Như thế, Sở duyên-duyên không giới hạn nhân-duyên ở 1 số sự vật nữa, mà mở tung cánh cửa cho vô-luợng nhân duyên.

Nếu lấy tỷ dụ là cây cam, thì con ong con kiến bò trên cây cam, hoặc 1 luồng gió thổi qua… một trận mua đều là sở-duyên duyên. Con ong có thể hút nhị hoa cam, làn gió có thể làm tươi mát hoặc thổi gãy cành cam. Trận mưa cũng vậy. Ngay những vì tinh tú ở xa lắc, cũng có thể ảnh hưởng đến cây cam vì có thể ảnh hưởng đến ánh sáng mặt trời v.v…

Nếu lấy tỷ dụ là đứa con, thì một con chó con mèo chạy qua, hoặc một chiếc ghế để bên…đều là sở duyên-duyên, vì có thể ảnh-hưởng tốt xấu. Khi còn ngồi trong thai, thì mấy bát cơm do người mẹ ăn vào quá no, cũng khiến cái thai khó thở. Mặt trời hoặc các vì tinh tú xa lắc cũng thường phóng ánh sáng hoặc 1 thứ quang minh nào đó, có ảnh hưởng nhiều hay ít tới cái thai… Xưa kia, Phật có một đệ tử lúc trước tu theo ngoại đạo, nên rất giỏi về khoa chiêm tinh. Một đêm, ông ta ngồi lặng coi các tinh tú, rồi bỗng hốt hoảng thưa với Phật: “Bạch Thể tôn, thật là nguy kịch. Miền này sẽ bị mưa nguồn giòng giã triền miên trong suốt 12 năm. Chắc là sẽ lụt lội to, đói kém và nhiều người chết…”Phật ngồi yên giây lâu, rồi hỏi lại: “Bây giờ, ông thử coi kỹ lại các vì tinh tú xem sao, xem có chắc là 12 năm không?” Vị đệ tử coi lại một hồi lâu, rồi thưa?” Bạch Thế tôn, thực là lạ lùng! Con coi lại thì thấy nhiều vì sao đã thay đổi hướng đi. Chắc là chỉ mưa độ 6 tháng thôi…” Phật lại bảo: “Ông ráng coi kỹ lại một lần nữa xem sao…” Vị đệ tử lại coi, rồi thưa; “Bạch Thế tôn, con thực không hiểu ra sao nữa. Con coi lại thì thấy rằng chỉ còn mưa có 7 ngày đêm thôi…”…Thì ra Phật, vì lòng Đại Bi, đã nhập Từ tam muội, dùng thần lực vô biên của mình để thay đổi cả đến sự vận hành của tinh tú…Câu chuyện này được kể trong Đại Trí độ luận.

Như thế, thì tất cả chúng sanh ở miền ấy đã được nương nhờ vào thần lực của Phật mà vẫn không hay không biết… Sở dĩ Phật còn để lại 7 ngày mưa, là vì chư Phật cũng phải tôn trọng luật tắc nhân-quả nghiệp-báo và để cho dân chúng phải trả nghiệp một cách tượng trưng. Còn về chỗ nghiệp báo dư thừa kia, thì chính Ngài phải gánh chịu hộ cho dân chúng miền ấy. Nhưng vì phước báo của Ngài, trải qua a-tăng-kỳ kiếp tu lục độ vạn hạnh, đã tích tụ lại ngang bằng pháp giới, nên nghiệp báo dư thừa kia đã chìm vào biển phước ấy tương tự như 1 hạt muối tan vào biển cả…Một vị đạo-sư bản lãnh thấp hơn thì không thể nào gánh vác như vậy được. Và chắc là dân chúng miền ấy cũng đã gây nhiều túc duyên với Phật tử nhiều kiếp, nên Ngài mới làm vậy.

Cũng bởi thế nên trong pháp giới này, Chư Phật cùng Đại Bồ Tát nhiều như a-tăng-kỳ số cát sông Hằng, cũng đều là Sở-duyên-duyên của chúng ta. Vì sao? Là vì chúng ta vẫn nằm trong quang minh của các Ngài, trong diệu-sắc-thân của các Ngài, vẫn nuơng vào thần lực cùng nguyện lực ấy mà tồn tại, mà chúng ta vẫn chẳng hay chẳng biết, chẳng nhìn thấy gì hết và nhiều khi cũng chẳng chịu tin… Thực ra, thì Phật-tánh chính là Sanh-nhân hay Chánh-nhân của chúng ta, còn Chư Như Lai cùng Bồ Tát đã hiển hiện thành sắc-tướng chính là sở duyên-duyên và tăng-thượng-duyên của chúng ta. Và cũng bởi thế, nên chúng ta, mặc dầu còn mê muội, vẫn cần cố gắng lẽo đẽo đi theo.

Nói theo nghĩa này, thì tăng-thượng-duyên cũng nằm trong Sở duyên-duyên.

Trên đây là mới nói về Sở-duyên-duyên của ngoại-pháp. Còn về Sở duyên-duyên của nội-pháp thì sao? Nội pháp tức là những tâm-niệm, tâm-tưởng.. Sở Duyên-Duyên của tâm niệm, tức là đối tượng của nó…

Tâm niệm khi khởi lên từ chỗ mịt mùng, thường bao giờ cũng có đối-tượng của nó. Không có tâm-niệm

nào là không có đối tượng cả, có lễ chỉ trừ những tâm- niệm vô-niệm của Chư Phật cùng Đại Bồ Tát thôi… Tỷ dụ như khi ta nhìn 1 bông hồng, thì tâm thức ta khởi 1 tâm niệm về bông hồng, còn đối tượng nhận thức là bông hồng ở ngoại cảnh. Rồi đến khi ta ngồi buồn tưởng nhớ lại bông hồng, thì tâm thức ta khởi lên một tâm-niệm về bông hồng. Do đó giữa khoảng mông lung mịt mùng của tâm thức nổi lên một ảnh tượng bông hồng, ảnh-tượng này lở mờ hay rõ rệt là tùy theo mức độ định lực của ta. Và ảnh-tượng ấy là đối-tượng của tâm-niệm…Khi ta nằm mộng cũng vậy, ý-thức vẫn hoạt động và khởi lên hàng hoạt tâm-niệm, và những bóng dáng trong mộng là đối tượng.

Bởi vậy, tất cả hiện-tượng hay pháp ở trong pháp-giới này đều CÓ THỂ là đối-tưọng nhận thức của tâm niệm. Và như thế, đều là Sở-duyên-duyên… Ngay cho đến trường hợp một tâm niệm buồn nổi lên, rồi tâm thức ta lại quay lại quán chiếu vào chính tâm-niệm buồn đó, thì lúc ấy, tâm-niệm buồn lại trở thành đối tượng hay sở-duyên-duyên cho tâm-niệm quán chiếu kia… Và cứ như thế, trùng trùng, cái này có thể là sở- duyên-duyên cho cái kia hoặc cho tất cả lần lượt, hoặc tất cả có thể lần lượt làm sở-duyên-duyên cho cái đó…

Sở-duyên-duyên đã nói rồi, nay đến Đẳng-vô-gián-duyên…

Thế nào là ĐẲNG VÔ GIÁN DUYÊN?

Điểm này vi-tế và sâu. Và không có nền triết học thế gian nào, hay một nền giáo-lý nào khác lại có thể nói tới duyên này.

Thực ra, về điểm đẳng-vô-gián-duyên này, các vị luận su từ trước tới nay, có thể đưa ra 1 số lý-giải khác nhau… Sau đây là chỉ nói tới lối lý-giải được thừa nhận nhiều hơn hết, và nhất là đã được Ngài Long Thọ xác nhận trong bộ Đại Trí Độ Luận.

Muốn hiểu Đẳng-vô-gián-duyên, cần phải nhắc lại chữ ĐIỂN ở trong 6 chữ Mộng-Ảo-Bào-Ảnh-Lộ- ĐIỂN đã được nói đến trong Kinh Kim Cang, và đã được giải thích kỹ càng ở những trang trên.

ĐIỂN có nghĩa là tia-chớp-nháng (Flash hay etincelle). Những ta-chớp-nháng nầy là những hiện tượng biến ảo, nửa như tâm nửa như vật, nửa như vô hình nửa như có hình sắc, nửa như Hạt-phần-tử nửa như Làn-sóng-ba-động, vì chúng ở nơi bờ-mé của sắc và hư-không. Có thể nói chúng chính là những tâm- niệm vi-tế (sát-na) trong diễn-trình biến-hiện của Tâm, và cũng chính là những viên gạch cỏ bản đã tạo nên thân và tâm các loài chúng sanh cũng như tạo nên vũ trụ hay pháp-giới nầy.

Mỗi tâm tưởng của chúng ta là một DÒNG-biến-hiện-liên-miên của vô lượng những tia-chớp-nháng đó, vừa sanh ra đã diệt đi, những cái sau tiếp nối cái trước gần như không có kẽ hở, cái sau không phải là một với cái trước nhtmg cũng không phải là khác. Như thế, sự xuất-hiện liên-miên ấy có vẻ như TƯƠNG TỢ TƯƠNG TỤC, và tạo nên những tâm tưởng triền miên.

Không những tâm tưởng (nội-pháp) là như vậy, mà những sự vật bên ngoài cũng được dệt nên như vậy, bằng những tia-chóp-nháng đột khởi lên từ nơi Chân Không hay Diệu Tâm. Như ở những trang trên đã nói về ngọn nến cháy hay cây cam…Trong một sát-na ấy, có vô lượng những tia-chớp-những tỉnh lực hay điện- tử xẹt lên, và tất cả kết lại thành 1 tổng-tướng-ảnh-tượng có hình sắc mùi vị và có vẻ rắn chắc, mà nghiệp-lực cùng những giác quan thô kệch của chúng ta nhận định cho là cây cam. Rồi đến sát-na kế tiếp cũng vậy, cũng có vô lượng tia-chóp nhưng xẹt lên tương-tục, và kết thành 1 tổng tướng-ảnh-tượng tương-tợ mà ta vẫn cho là cây cam… Kỳ thực thì vật ấy (cây cam) chỉ là một DÒNG-biến-hiện-liên-miên của những tia-chóp- nháng vi tế chiêu cảm bởi nghiệp-lực tích lũy từ vô thủy của chúng ta. Và những tia ấy vi-tế quá, xuất hiện mau lẹ quá, nên nhãn quan của chúng ta không thấy nổi, mà chỉ thấy là cây cam…Khi chúng ta tu hành đắc thiên-nhãn hay pháp-nhãn thì sẽ nhìn thấy, và lúc đó, mới thấy rõ rằng thế gian này là biến-hóa như-huyễn.

Vì tâm tưởng cùng sự vật đều niệm-niệm biến- hiện-lưu-chuyển-trôi lăn như vậy, không biết đến ngày nào mới trở lại HOÀN DIỆT, nên nhà Phật thường gọi là HÀNH, và kinh nói: Chữ hành vô thường, Chữ Hành ấy là chỉ cho cái khía cạnh lưu-chuyển-trôi-lăn- đổi-dời, và đồng thời cũng chỉ cho cái Đà nội tại (élan intrinsèque ou immanent) hay Tinh-lực nó khiến cho mọi vật biến-hiện-lưu chuyển…Trong ngũ uẩn, thì có Hành uẩn. Hành uẩn tức là cái Ý chí (will) cái nghiệp lực của tâm thức, nó khiến cho dòng tâm thức biển- hiện-lưu-chuyển liên miên như thác đổ. Nhưng không những tâm tưởng biến hiện lưu chuyển, mà những sự vật bên ngoài cũng biển hiện-lưu-chuyển như vậy… Nhưng sở dĩ chúng ta dễ nhận thấy sự biển-hiện của tâm tưởng hơn, là vì tâm thức con người dễ nhận thấy sự trôi-lăn của những hư-minh vọng-tưởng của chính nó, trong khi 5 giác quan thô kệch không thể tế nhận nổi dòng lưu-chuyển của ngoại vật.

Vậy thì Đẳng-vô-gián-duyên là cái gì?… Đối với một tâm niệm B hoặc tia-chóp nháng B, thì Đẳng-vô-gián-duyên của nó chính là tâm-niệm hay tia-chóp-nháng A xuất hiện NGAY TRƯỚC NÓ. Tia-chóp nháng A nầy xẹt lên rồi biến đi, và DUYÊN cho tia-chớp-nháng B xẹt lên. Vì 2 tia đó kế-tiếp nhau gần khít, như không có kẽ hở, nên gọi là Vô-gián. Và như thế, tức là Đẳng-vô-gián duyên, vì có cái tia-chớp trước mới có tia-chớp-sau… Suy ngẫm rộng hơn nữa, thì tất cả những tia-chớp xuất-hiện trước A đều là duyên cho tia- chớp B, nhưng đó đều là những viễn-duyên và hữu- gián, chứ không phải là vô-gián.

Cũng có thể nói rằng Đẳng-vô-gián-duyên là Duyên trải theo THỜI GIAN.

Đối với sự vật cũng vậy… Tỷ dụ như đối với cây cam ở sát-na B, thì sự hiện hữu của nó ở sát-na ấy là 1 tổng-tưởng-ảnh-tượng của cây cam ở sát-na ấy, và được kết tập bằng vô lượng tia-chóp ở sát-na ấy. Và Đẳng vô gián duyên của B tức là tổng-tưởng-ảnh-tượng A xuất-hiện ở sát-na ngay trước nó.

Đẳng-vô-gián-duyên là như vậy.

Bởi vậy, nên Đại Trí Độ Luận nói: “Khi một hành giả nhập Vô-tưởng định, hay 1 bậc A La Hán nhập Diệt Thọ Tưởng Định, thì cái dòng biến-hiện của tâm thức vị đó cũng tạm thời chấm dứt, và cái chuỗi đẳng- vô-gián-duyên cũng tạm thời ngừng lại…”

Và trong các kinh, Phật cũng thường dạy: cái tâm-niệm đầu tiên của t hành giả sơ-phát-tâm vào Đạo, và cái tâm-niệm sau cùng lúc thành Chánh Giác, 2 tâm- niệm đó không phải là một mà cũng chẳng phải là khác.

Nói cho đúng ra, khi 1 hành giả quán-chiếu về nhân-duyên mà đã biết quán chiếu Đẳng-vô-gián- duyên theo thể thức chữ ĐIỂN trên đây, thì hành giả đó đã gần như bước vào bình diện quán chiếu cùng lối nhìn như-huyễn của các bậc Bồ Tát rồi…

C – Mức độ Bồ Tát và lối nhìn NHƯ HUYỄN:

Khi bước tới mức-độ Bồ Tát, thì tâm-thức lại chuyển lên một bình diện vi-diệu hơn nữa, và lối nhìn cảnh giới lại thâm sâu bao quát hơn nữa.

Diễn trình biện-chứng giải thoát của nhà Phật cũng tương tự như diễn trình THOÁT XÁC của một loài bướm quý, càng ngày càng rũ bỏ những xác thân thô kệch, để khoác những thân-sắc ngày càng vi-diệu, để cuối cùng đạt được Thân Kim Cang chân thường bất hoại, mà Phật đã nhắc tới trong Kinh Kim Cang.

Thân nầy là thân Chư Phật, là thân Kim Cang bất hoại. Vì sao?

Là vì thân nầy không phải dệt nên bởi những quang-minh thô kệch, mà bởi những hào-quang tột bậc, chuyển động cực kỳ mau lẹ, có thể tùy theo tâm niệm chúng sanh mà ỨNG HIỆN tức khắc. Nên cũng được gọi là thân Vô-khứ-vô-lai, là thân vô-sở-y, là thân chẳng phải-sắc-cũng chẳng-phải-chẳng-sắc… Là thân vừa Tột-không lại vừa chứa đựng mọi sắc-tướng diệu- hữu. Là thân có diệu dụng vô cùng, có quãng đại vô ngại đại-tự-tại-lực biến hóa vô cùng. Là thân vừa đồng như hư-không, lại vừa bao trùm các cỏi, đồng thời lại có thể chui vào từng vi-trần được… Cũng là thân bất-hoại, vì không gì có thể hư hoại được…Mức độ tối thượng của giáo lý nhà Phật và của Kinh Đại Thừa là đạt tới chỗ BÙNG NỞ viên mãn tròn đầy ấy, tương tự như vầng trăng ngày rằm. Nên các nền giáo lý khác đều không sánh kịp.

Nay trở lại lối nhìn như-huyền của Bồ Tát.

Trên kia đã nói tới lối nhìn theo Nhân-duyên của các bậc Nhị thừa. Các vị này, quán chiếu sự vật, thâm tâm và cảnh-giới dưới ánh sáng trí tuệ của nhân-duyên khởi lên, có thể diệt được nhiều phiền não (diệt được tham-sân-si-mạn), diệt được nhiều tà-kiến cùng lưới nghi (tỷ dụ như diệt được tà-kiến có cái này sanh ra cái kia), chứng được quả Duyên Giác hay 4 quả Thanh Văn, biết cái Ngã là không thực có và chứng được tâm không-tịch, như Ngài Tu Bồ Đề chẳng hạn…Nhưng cái tâm không-tịch nầy mới chỉ có Ngã-không thôi, chưa gồm được Pháp-không.

Là vì sao?

Chỉ là vì trong khi tu quán chiếu nhân-duyên,các bậc Nhị thừa vẫn còn giữ cái tâm kiến-chấp, vẫn còn khởi những tâm niệm có Trụ, chưa phải là vô-trụ… vẫn còn nghĩ rằng nhân duyên là thực có, đường tu của mình là THẬT CÓ, và chấp rằng có Chứng có Đắc, và có Quả chứng đắc. Và tuy đã hiểu rằng thần-tâm là không-tịch, nhung đôi khi vẫn âm thầm nghĩ rằng tâm thức có chỗ chứng đắc và có quả chứng đắc.

Như thế, là Tâm còn GỢN sóng, còn gọn niệm-vi-tế, còn gợn vọng-niệm-lăn-tăn, còn chua thể chúng nhập trọn vẹn vào Biển Pháp-thân-thuờng-trụ, vào Biển Quang-minh-tinh-lực-uyên-nguyên được.

Cho nên, bậc Bồ Tát lại phải VƯỢT lên 1 giai-tầng nữa, vượt qua kiến-chấp về nhân-duyên. Nhìn thấy mọi nhân-duyên có vẻ như là có, nhưng không phải THỰC CÓ, thấy như là Huyễn, như là Mộng, như trăng-đáy-nước, như làn khói tỏa, như hoa-trong- gương, như ảo-ảnh-nước giữa sa mạc, như tiếng vang, như 1 tuồng ảo-hóa bày ra bởi một đại phù thủy ngồi xổm ở ngã tư đường… Vì sao?

Vì đều là BIẾN HIỆN, đều là do Tự-tâm biến hiện, đều là những ánh-biển-hiện của tự-tâm, do những chủng-tử nghiệp lực hiện hành chiêu cảm.

Bồ Tát vượt qua kiến chấp về nhân-duyên không có nghĩa là Bồ Tát không tu quán chiếu nhân duyên… Trái lại, Bồ Tát vẫn hằng quán chiếu thân bất tịnh để diệt lòng tham dục, vẫn thường quán nhân-duyên để diệt si-mê tà-kiến, vẫn quán từ-bi để diệt sân, vẫn quán sổ-tức để đối trị tâm tản loạn. Nhưng đồng thời, Bồ Tát lại cũng hiểu rằng cái thân đó, cái tham dục đó, những nhân-duyên ấy, những tà-kiến ấy… và cả sự quán chiếu đó, con đường tu đó, và cả người tu đó… cũng đều như huyễn, như mộng, vì đều là do Tự-tâm biến hiện tương ứng mà thôi. Con đường tu là con đường vạch ra trong mộng, pháp là pháp trong mộng, tương tự như vết chim bay giữa hư-không, cả người tu cũng tu trong mộng, và chứng-đắc cũng trong mộng… Rồi thì độ sanh cũng là trong mộng, vì chúng sanh, người độ và việc độ cũng đều như-huyễn mộng mà thôi.

Đó là pháp quán-chiếu Như-huyễn. Nếu Bồ Tát luôn luôn quán chiếu được như vậy, thì tất cả mọi vọng-niệm vi-tế lăn tăn chấp ngã, chấp pháp, chấp mình, chấp người, chấp chúng sanh, chấp thọ mạng…đều lần lần tiêu trừ, và Bồ Tát có thể chứng nhập Thật-tướng. Và tuy tất cả những pháp tu đều là hư-huyễn, nhưng sự chứng nhập này lại có thể coi là thực, vì là chứng nhập Thật-tướng tức Thực tại cuối cùng. Vì thế, Kinh Đại Bát Niết Bàn dạy:

“Các pháp đều là hư, nhưng có thể được thực…”

Lối nhìn Như-huyễn của Bồ Tát nầy được giảng dạy trong tất cả các Kinh Đại Thừa, nhất là Đại Bát Nhã, Kim Cang, Thủ Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật và Viên Giác.

Bộ Kinh Lăng Nghiêm là chỉ cốt dạy về phép Quán Như-huyễn tam muội. Nên suốt bộ Kinh, Phật đã bác mọi thuyết nhân-duyên và tự nhiên, và Ngài nhắc đi nhắc lại về cái Lẽ Huyễn-hiện-trùng-trùng-tương-ưng của mọi sự vật cùng cảnh giới.

Ở tiết mục nầy, chỉ cần nói sơ lược về lối nhìn Như-huyền vậy thôi. Sau đây ở chương ba, sẽ nói về Kinh Kim Cang và Lý như-huyễn kỹ càng hơn.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật cũng thường nhắc rằng: “Đại Bồ Tát có Trí-vi-tế, Trí-như-biển, thấy rõ Chư Phật thảy đều như huyễn-mộng, mà vẫn đến tất cả chỗ Chư Phật để lễ lạy cúng dường.”

Tưởng cũng cần nhắc rằng, trong bộ Nam Hoa Kinh, thiên Thu thủy, Trang tử có viết: “Mọi vật sanh ra, như mau như chậm. Không có khoảnh khắc nào là không biến đổi… Làm sao như thế, làm sao không như thế…?

Ấy vốn là tự hóa…” Lối nhìn này của Trang tử quả là khá sâu sắc, hơi tương tự như lối nhìn vô thường niệm niệm-sanh-diệt của nhà Phật, và lối nhìn biến-hiện từ cái đà-nội-tại. Nhưng có điều là Trang tử chưa triển khai được điểm đó đến chỗ rốt ráo hoàn bị, tới chỗ như-huyễn và do Tâm biến-hiện…

Pháp-giới là như-huyễn, do Tâm biển-hiện… Các thứ nhân-duyên cũng vậy thôi, cũng đều biến hiện như-huyễn.

Do đó, nên trong bộ Đại Trí Độ Luận, Ngài Long Thọ sau khi đã trình bày về thuyết 4 nhân-duyên của luận A-tỳ-đàm, lại dùng luận-lý và thuyết Tánh Không để xóa bỏ và hóa giải ngay 4 nhân duyên đó. Ngài lập luận đại khái như sau:

“Thực ra, thì 4 nhân-duyên ấy đều là Không cả. Vì sao?

Tỷ dụ như về nhân-duyên chẳng hạn, chúng ta thường nói rằng SỮA đã sanh ra LẠC. Nhưng thật ra, thì sữa cũng chẳng phải thực là NHƠN và lạc cũng chẳng phải thực là QUẢ. Vì sao? Vì nếu Lạc quả thực đã được sanh ra từ nơi Sữa, thì Sữa đến lượt nó cũng phải được Sanh ra tử 1 cái nào khác. Và cái nào khác lại phải được sanh ra từ 1 cái nào khác nữa. Và cứ như thế, trở ngược lại hoài hoài trong một vòng-triển- chuyển vô thủy và vô tận. Vì vô thủy và vô tận, nên cũng không có nguyên-nhân đầu tiên. Và vì không nguyên nhân đầu tiên, nên là không có Nhân sanh ra.

Về Đẳng-vô-gián-duyên cũng vậy, một tâm-niệm hay một tia-chớp-nháng vừa sanh-ra-đã-diệt-rồi, thì làm sao có thể tạo dựng cho cái tâm-niệm hay tia- chớp kế tiếp được?!… Bởi thế, cả 4 nhân-duyên, tuy có vẻ như có mà vẫn là không, vì đều là như-huyễn, là biến-hiện. Như trăng-đáy-nước, như dương-diệm, như điện-đài lầu các của Càn Thát Bà… Người hiền-nhân vẫn trông thấy đấy, nhưng không hề móng tâm chấp trước…”

Và trong bộ Trung Luận, trình bày về Lý tương-duyên-tương-sanh, ngài cũng luôn luôn nhắc câu: Như trăng-đáy-nước, như dương-diệm, như thành Càn Thát Bà v.v…

D – Mức độ Chư Phật: Các pháp đều NHƯ NHƯ TỊCH TĨNH

Nơi bình diện tâm thức nầy, nhìn các pháp cùng cảnh-giới thấy đều rỗng lặng, bình đẳng, như như tịch tĩnh, phi sanh phi diệt, phi thường phi đoạn, phi nhất phi dị, phi khứ phi lai… không thể lấy ý-niệm mà hiểu được, cũng không thể hoại diệt được. Không có gì làm ra được cả, và cũng chẳng có gì hoại diệt được cả. Một vi trần cũng không hề hoại diệt, vì nó chỉ biến đi.

Ở nơi bình diện này, thì một-niệm-vi-mật-hiện-tiền-an-trụ-như-như-tịch-tĩnh. Bất tư nghi, bất khả ngôn-thuyết, lìa ngôn từ cùng ý niệm. Ra khỏi bờ-mê của vọng thức phân biệt.

Phàm trí không thể hiểu nổi, chỉ có Thánh trí mới chứng-nhập được, như người uống nước, nóng lạnh tự biết.

Bởi thế, nên xưa kia, khi các người Bà La Môn lần lượt tới hỏi Phật về 14 câu hỏi siêu hình như: Pháp-giới này là có cùng tận hay vô cùng tận? Pháp-giới này là vĩnh cửu hay không vĩnh cửu? v.v.., thì Phật thường mỉm cười, yên lặng mà không trả lời. Ngài im lặng, không phải là Ngài không có giải đáp. Mà chỉ là vì Ngài muốn bảo rằng: những câu hỏi đó đều lấn sang bờ-mé của Thật tướng, bất tư nghì và bất-khả-ngôn-thuyết, và người nào cứ dùng vọng thức lăng xăng phân biệt mãi, thì càng ngày càng đi sâu vào mê-đồ-vọng-tưởng mà thôi.

Và cũng bởi thế, nên trong pháp-hội Lăng Già, Phật đã đưa ra 4 chữ: VÔ, BẤT, PHI, LY để phá bỏ mọi kiến chấp vọng tưởng. Nên ngài dạy: sát-na là phi-sát-na, thời-gian là phi-thời-gian, vi-trần là phi-vi-trần, thế-giới là phi-thế-giới.v.v…để trả lời 108 câu hỏi của Ngài Đại Huệ.

Và sau này, hon 600 năm sau khi Phật thị hiện nhập Niết bàn, Ngài Long Thọ đã suy ngẫm triền miên về sự im lặng của Phật cùng chữ Phi của Phật đưa ra, rồi tạo dựng nền Biện chứng Phủ-định của Trung Luận, để hóa giải và vô-lý-hóa mọi ý-niệm, mọi phạm-trù ý niệm (categories antinomiques)… và có lẽ cũng vì vậy, nên ngay ở pháp hội Lăng Già, Phật đã huyền ký rằng: Sau nầy, sẽ có một Đại tỳ kheo ra đời, tên là Long Thọ, để xiển dương giáo lý này…

ĐIỂM 4: Đọc Kinh Đại Thừa, cũng cần nhớ rằng: Phật không những là 1 Bậc có Nhứt Thiết Chủng Trí biết-rõ-các-pháp, nhưng đồng thời cũng là 1 ĐẠI Y VƯƠNG biết rõ các căn cơ cùng tâm-bệnh chúng sanh, nên TÙY BỆNH BỐC THUỐC.

Phật nói pháp thường là để tiêu trừ những căn bệnh kiến-chấp của chúng sanh nghe pháp. Những căn bệnh đó thường là những tà-kiến (tỷ dụ như chấp có cái nầy sanh ra cái kia, hoặc chấp là có Phạm-thiên hay Vi- trần sanh ra thế giới…), hoặc là những kiến-chấp đối-đãi nhị biên, như là chấp có chấp không, chấp thường chấp đoạn, chấp nhất chấp dị…cần phải tiêu trừ những kiến-chấp tích lũy từ nhiều kiếp ấy, và chuyển tâm thức của người nghe pháp, thì mới có thể bước vào Trung Đạo, và chứng nhập Thật tướng được.

Cho nên, Phật cũng như 1 vị Đại Y Vương, tùy theo căn bệnh cùng mức-độ tâm thức của người nghe mà nói pháp, để lấy pháp đó làm diệu-được… Do đó, nên những lời Ngài nói ra đôi khi thuộc Chân-lý rốt ráo liễu nghĩa, đôi khi thuộc chân-lý bất liễu nghĩa, đôi khi thực, đôi khi quyền, có khi thuận, có khi nghịch và có vẻ như trái ngược. Nhưng vẫn không hề mảy may hư vọng, vì để đối trị cho căn cơ người nghe. Và sự quyền-biến trong việc chuyển pháp luân đó, chính là upaya tức phương tiện thiện xảo của Phật. Và cũng phải là Bậc có đủ Nhứt Thiết Chủng Trí cùng Đại Bi bình đẳng mới có thể nói pháp đúng mức với căn cơ và thời tiết được. Bởi vậy, nên không những Đức Mâu Ni phương- tiện nói pháp, mà tất cả Chư Như Lai cũng đều phương tiện nói pháp.

Về điểm này, có thể đơn cử mấy tỷ dụ như sau:

a. Nói có Ngã và nói Vô-ngã:

Trong các Kinh, ở đại-đa số các trường họp, thì Phật thường giảng nói về Vô-ngã. Nhưng cũng có 1 vài trường họp, ngài lại nói là có Ngã. Tỷ dụ như 1 lần, khi đi đường, ngài gặp 1 thanh niên đương hớt hơ hớt hải chạy đi tìm kiếm một người tình nhân vừa bỏ trốn đi. Ngài liền bảo người thanh niên: “Anh đi tìm kiếm người con gái ấy làm gì nữa? Sao không để thì giờ tìm kiếm cái Tự-ngã của chính anh có phải hơn không?”. Nghe lời ấy, người thanh niên chợt tỉnh ngộ về con đường vào Đạo.

Cũng bởi vậy, nên xưa kia, có 1 số Bà La Môn ngoại đạo, vì không hiểu, nền phàn nàn rằng: “Sa môn Cù Đàm ăn nói rối loạn, lúc thì nói có Ngã, lúc thì bảo không có Ngã…”

Thực ra, thì trong tối đại đa số trường hợp, Phật thường luôn luôn giảng nói Vô-ngã. Vì sao vậy? Chỉ là vì tối đại đa số chúng sanh đều mắc căn bệnh kiến chấp, cho rằng có Ngã và Ngã là thường còn. Và hết thảy các hàng ngoại đạo cũng đều tín rằng có thần-ngã (Atman hay Pudgala hay Jiva), và cho thần-ngã là thường tồn bất biến… Bởi vậy, nên Phật phải nhọc công thuyết giảng nhiều về Vô-ngã để hóa giải cái kiến chấp sâu nặng tích lũy từ vô lượng kiếp ấy.

Nhưng trong 1 vài trường hợp, khi Ngài gặp 1 người không tin nhân-quả-nghiệp-báo gì hết, và cho rằng con người sau khi chết là HẾT HẲN, là hoàn toàn ĐOẠN DIỆT, THÌ Ngài lại dạy là Có Ngã để cảnh tỉnh người ấy.

Sở dĩ Phật có phương-tiện giảng nói như vậy, mà lời nói vẫn không mảy may hư vọng là vì: có-ngã hay không-có-ngã, thường còn hay đoạn-diệt cũng đều là những kiến-chấp nhị-biến lệch lạc, chưa đúng với Chân-lý rất ráo Trung Đạo.

Và theo Chân-lý Trung Đạo, thì CHÂN-NGÃ của Pháp-thân-thường-trụ là chẳng-phải-ngã-cũng chẳng phải-không-ngã, vì là Như-như-tịch-tịnh.

Cho nên, nếu giả thiết như tối đại đa số chúng sanh đều mắc phải bệnh kiến-chấp về Đoạn-diệt và không-ngã, thì chắc rằng Phật sẽ giảng thuyết nhiều về Có-ngã.

Theo lời ghi trong Đại Trí Độ Luận, thì Phật cũng từng dạy rằng: “Mắc phải bệnh kiến chấp là có ngã thường cỏn, thì cỏn để đối trị. Nếu mắc phải kiến-chấp Đoạn diệt, thì thực là khó chữa. Vì đoạn diệt và không nhân quả-nghiệp-báo, thì thực là khó thể tu hành…

b. Nói về Có và nói về không:

Nói Có hay nói Không cũng vẫn là phương-tiện thiện xảo của Chư Phật.

Vị tối đại đa số chúng sanh đều chấp rằng thân-tâm của mình là CÓ thật, nên Đức Bổn Sư phải thuyết giảng nhiều về KHÔNG.

Nhưng khi 1 bậc hành giả đã bước vào những Không-định của Vô-sắc giới, hoặc đắc quả A La Hán, hoặc bước lên Đệ Bát Địa, thì bật đó dễ nảy tâm muốn an-trụ trong niềm an lạc trầm-không-thú-tịch, nên Chư Phật lại phải luôn luôn nhắc nhở về DIỆU HỮU, về Bi- nguyện từ nhiều kiếp… để hành giả đó bước vào bình diện Trung Đạo Song-chiếu để độ sanh, và ôm trọn pháp giới vào thân tâm mình.

Bởi thế, nên khi ngài Huệ Khả trình với Tổ Đạt Ma rằng tâm mình đã không-tịch, không còn móng niệm nữa, thì Tổ bèn nhắc rằng: “Hãy cẩn thận, chớ rơi vào Đoạn-diệt, hãy đi vào Diệu-hữu…” Và trong Kinh Kim Cang, ở đoạn gần cuối, Phật cũng nhắc Ngài Tu Bồ Đề vốn đã được tâm không-tịch rằng: “Cẩn thận, chớ rơi vào đoạn-diệt. Vì 32 tướng tốt ấy của Như Lai, tuy không phải thực là tướng, nhưng vẫn cần phải tu tập 32 tướng ấy. Vì 32 tướng ấy là Diệu-hữu, nghĩa là chẳng phải có chẳng phải không, chẳng thật chẳng hư, là vô ngại, là Như-như-tịch-tịnh”.

c. Nói về ý niệm VÔ THỦY, rồi lại vượt Vô-thủy:

Đây cũng là 1 điểm độc đáo của nhà Phật.

Trong các Kinh, nhất là Kinh Đại Thừa, thường luôn nói: Chúng sanh vô-thủy, pháp-giới Vô-thủy, các kiếp Vô-thủy v.v…

Tại sao vậy?

Chỉ là vì Phật muốn phá 1 kiến-chấp tích lũy từ quá nhiều kiếp của chúng sanh. Đó là kiến chấp HỮU THỦY. Vì tối đại đa số chúng sanh thường chấp rằng: Có vật nầy sanh ra vật kia, có nhân nầy sanh ra quả kia, và cứ lần lượt như thế thì các sự vật phải có 1 nguyên nhân đầu tiên, tức là Hữu-thủy… Kiến chấp này thường làm khởi lên nhiều Tham-sân-si cùng tà kiến.

Bởi vậy, Phật luôn luôn nói Vô-thủy để phá chấp Hữu-thủy. Đồng thời, Phật cũng muốn khiến chúng sanh ý thức được rằng mình đã trôi lăn trong 6 nẻo, lên lên xuống xuống, loanh quanh luẩn quẩn từ quá nhiều kiếp, từ những kiếp-số khó thể tính đếm.

Do đó, ngài luôn luôn nhắc tới Vô-thủy.

Vả lại, ý niệm vô-thủy thưởng làm khởi lên trong tâm thức chúng sanh những tâm niệm Từ Bi Hỷ Xả, cùng những lối nhìn chính xác hơn. Nên cần nói Vô- thủy.

Nhưng trong Đại Trí Độ Luận, thì Ngài Long Thọ đã triển khai mật ý của Phật và dạy rằng: “Đứng về phương diện Chân lý rốt ráo, thì ý niệm Vô-thủy cũng vẫn là nhị-biên, chưa phù hợp với Trung Đạo. vẫn còn là vọng thức… cần phải vượt Vô-thủy mà không rơi vào Hữu-thủy, để bước vào Trung Đạo. Vì Chư Phật cũng chỉ dùng Vô-thủy như 1 phương tiện thiện xảo có lợi ích trong 1 giai đoạn nào cho các chúng sanh mà thôi…”

Trên đây đã nói về Lý Nhân Duyên hay Lý-tương-sanh-tương-duyên, cùng sự liên hệ của nó với thuyết Tánh Không.

Nay bước vào thuyết Tánh Không cùng nền Biện-chứng Phủ-định mà Ngài Long Thọ đã triển khai để làm hiển lộ Trung Đạo Thật-tướng…