TÁNH KHÔNG VÀ KINH KIM CANG
Tịnh Liên – Nghiêm Xuân Hồng

 

CHƯƠNG 2
TÁNH KHÔNG VÀ BIỆN CHỨNG PHỦ ĐỊNH

Nay chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu ít nhiều về thuyết TÁNH KHÔNG của tu tưởng Bát nhã, cùng nền Biện chứng Phủ-định của ngài Long thọ, để lần bước vào con đường quán chiếu Trung đạo Thật tướng…

Thật tướng là gì?

Thật tướng tức là cái Thực tại cuối cùng, cái Biển Tinh-lực-uyên-nguyên, Biển Quang-minh-uyên-nguyên, cỗi nguồn của mọi sự vật, mọi thân căn, của pháp-giới này…Thật tướng chính là Pháp-thân-thường- trụ, là Đại bát Niết bàn, là Chân-tâm-diệu-minh của kinh Lăng nghiêm, là Phật-tri-kiến của kinh Pháp hoa, là trí-huệ Đại Bát nhã của những pho Bát nhã…

Đó đều là những pho kinh Đại thừa. Nhưng đặc điểm độc đáo của kinh Đại thừa là gì?

Đặc điểm của kinh Đại thừa là tuyệt nhiên không giảng nói điều gì khác, mà chỉ giảng nói có 1 điều: tức là giảng nói, nhắc đi nhắc lại về DIỆU TÂM, giảng ngang giảng dọc về Lễ BIẾN HIỆN TRÙNG TRÙNG TỪ VÔ THỦY của cái Diệu-tâm ấy để dệt nên cái Pháp-giới có vẻ như không-ngằn-mé và vô-chung nầy… Giảng nói về Thần-lực-hải của Chư Phật cùng Nguyện-lực-hải của chư Đại Bồ tát, và thần-lực của Chư Phật cũng chính là thần-lực của Diệu-tâm ấy.

Giảng nói về cái Màn-sương-mờ hằng khởi lên từ Diệu tâm, và màn-sương-mờ ấy chính là màn Vô-minh của chúng sanh, và cũng là Nghiệp-lực-hải của chúng sanh… Giảng nói về những Quang-minh tuyệt vời trạm nhiên bất động, vô-khứ-vô-lai của Diệu-tâm, cùng sự Động-niệm làm chuyển-hóa những quang minh tuyệt vời ấy thành Vọng-thức, tức là những quang minh hữu- khứ-hữu-lai vì đầy vọng tưởng cùng tình-nhiễm, và chính những quang minh này đã DỆT nên tất cả sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp của pháp giới này.

Lần giở bất cứ pho kinh Đại thừa nào, từ kinh A di đà đến Quán Vô lượng thọ, đến Địa tạng, đến Lăng nghiêm, Pháp hoa, Lăng già, Hoa nghiêm..ta cũng đều nhận thấy rằng Đức Bổn sư, cũng như Chư Như lai 10 phương, 3 đời, khởi tâm từ ái chỉ giảng nói có 1 điều ấy thôi, tức là Lẽ Biến-hiện trùng trùng của Diệu tâm..Cuốn kinh có thể là trăm lá, nghìn lá, vạn lá… nhưng cũng đều chỉ làm Nở một Bông hoa, tức là bông Đại-bửu-liên-hoa của Diệu-tâm… Như trong kinh A di Đà, thì Phật dạy: “Này Xá Lợi Phất! Ông chớ tưởng rằng những loài chim ấy là do tội-báo sanh ra. Các loài ấy đều chỉ là do Đức Phật A di Đà hóa hiện làm ra, để cho tiếng pháp được tuyên lưu đấy thôi…” Chim đã được hóa hiện, thì dĩ nhiên là Cõi cũng được hóa hiện từ nơi Nguyện lực và Diệu tâm, để bắc 1 chiếc cầu thẳng tắt, đở chân cho những kẻ căn cơ hạ liệt như chúng ta.

Kinh Quán Vô Lượng thọ cũng vậy, các cõi, các bảo-thọ hay bảo-lâu đều xuất hiện trùng trùng trong quang minh của Diệu tâm… Kinh Địa tạng cũng có những đoạn tương tự. Kinh Lăng nghiêm thì Phật dạy: “Này các ông! Tất cả những cảnh giới của pháp-giới không ngằn mé này, đều được dệt nên bằng những vọng-tưởng cả. Hoặc vọng tưởng kiên-cố, hoặc vọng tưởng hư-minh, hoặc vọng tưởng dung thông, hoặc uẩn, hoặc hư vô vi tế. Đều do Vọng-thức, do cái Vọng- tâm-mặt-trăng-thứ-hai cả. Vậy các ông chớ có mê- lầm… Và cả pháp-giới này chỉ nổi lên trong Chân-tâm- diệu-minh, tương tự như một áng mây trắng nổi lên giữa nền trời xanh mà thôi…”

Còn những pho như kinh Pháp hoa, Hoa nghiêm thì khỏi phải nói. Từ đầu đến cuối, toàn là thần-biến của Diệu-tâm, của Quang-minh, các cõi các cảnh giới lồng vào nhau và thông suốt, viên-dung-vô-ngại… Riêng trong phẩm thứ 11 tức Hiện Bửu tháp của Pháp hoa, Phật đã dùng thần lực của Diệu tâm để trang nghiêm lộng lẫy cõi Ta bà, cùng hóa hiện 400 muôn ức na do tha cõi để lấy chỗ ngồi cho Chư Phật phân thân.

Và sở dĩ kinh Đại thừa chỉ giảng nói có 1 điều đó, là vì Lý Duy tâm Sở hiện là Chân lý tối thượng, và chúng sanh chúng ta luôn luôn quên lãng và hay nghi ngờ điều đó…

***

Diệu-Tâm vốn là kỳ ảo, biến hiện khôn lường, nên dĩ nhiên là những pho kinh diễn nói về Diệu-tâm cũng đượm sắc thái kỳ ảo đó… Cho nên, kinh Đại thừa có thể diễn nói trong 1 câu, hoặc một trang, hoặc 100 trang, hoặc 1000 trang, hoặc một triệu trang… Có thể diễn nói trong 1 giờ, trong vài ngày hoặc hàng kiếp số… Ngay giờ khắc này đây, tại nhiều cõi hay tại ngay cõi Ta bà này, Chư Như lại vẫn đương ngồi diễn nói kinh Pháp hoa hoặc Hoa nghiêm, nhưng chúng ta vì chưa được 6 căn thanh tịnh nên không hề hay biết…

Tại sao lại có sắc thái kỳ ảo ấy?

Chỉ là vì kinh Đại thừa hàm chứa NGHĨA vô lượng. Nói về sự Biến-hiện trùng trùng của Diệu tâm, thì dĩ nhiên phải có nghĩa vô lượng… Và Chư Phật đã đạt tới chỗ Nghĩa vô ngại và Ngôn-từ vô ngại, nên các ngài có thể dùng vô lượng ngôn từ, để diễn nói những nghĩa vô lượng trong nhiều kiếp số được…

Hơn nữa, kinh Đại thừa XUẤT HIỆN nơi đời, nhiều hay ít, dài hay ngắn… là tùy theo nghiệp-lực cùng phước báo của chúng sanh chiêu cảm. Tỷ dụ như ở cõi Ta bà hiện nay, kinh Pháp hoa chỉ xuất hiện dài chừng độ 300 trang, có thể đọc tụng trong 1 ngày hay vài ngày là hết. Nhưng ở phẩm thứ 20 của kinh, Phật lại dạy rằng về quá khứ, có ngài Thường-Bất-khinh Bồ tát, trì kinh Pháp hoa rất lâu năm, nên lúc gần mạng chung, nhập được Pháp hoa tam muội, được 6 căn thanh tịnh, nên nghe được 20 nghìn muôn ức bài kệ của kinh Pháp hoa do Đức Phật Oai-Âm-vương nói. Trong khi kinh Pháp hoa của chúng ta chỉ gồm chừng vài chục bài kệ mà thôi… Và sau khi nhập Pháp hoa tam muội, Bồ tát Thường-Bất-khinh được sức Đại-thần thông và đại thiện-tịch (tức chánh-định lớn, vô lậu), khiến tuổi thọ tăng thêm rất nhiều kiếp, và thường diễn nói kinh Pháp hoa.

Rồi cũng trong kinh Pháp hoa này, ở phẩm Tự Hóa phẩm 7, thì Đức Phật Nhật-nguyệt-đăng-minh và Đức Đại-thông-trí-thắng, đã dùng ngôn từ vô lượng, diễn nói những nghĩa vô lượng của Pháp hoa trong rất nhiều kiếp số…

Vậy thì kinh Đại thừa chỉ giảng nói về những cảnh giới vô lượng, trùng-trùng, không ngần-mé… do sự biến hiện của Diệu tâm.

Nhưng sau khi diễn nói về các cảnh-giới ấy rồi, như ở pháp hội Lăng già Đức Phật lại đưa ra 1 chữ PHI (hay chữ BẤT, chữ VÔ, chữ LY), để sổ toẹt tất cả các cảnh giới ấy…Ngài dạy rằng: “Các cảnh-giới ấy, hoặc có vẻ thô kệch hoặc rất kỳ ảo nhiệm mầu, nhưng các ông luôn luôn phải giữ tâm, đừng có tham trước. Đừng sọ hãi cũng như đừng tham luyến. Vì sao? Là vì chúng có vẻ như CÓ, nhưng không phải THỰC CÓ. Chúng chỉ CÓ như hoa-trong-gương, như trăng đáy nước, như một giấc chiêm-bao mà thôi. Là vì chúng đều chỉ là những VỌNG TƯỞNG, hoặc kiên-cố hoặc hư-minh trong cái vòng biến-hiện của Diệu-tâm mà thôi…cần luôn luôn nhớ và hiểu rằng mọi cảnh-giới là do Tâm biến-hiện. Như thế là giữ Chánh-niệm tột bực…”

Để triển khai việc sổ toẹt của chữ PHI này, Đức Phật đã diễn giải kỹ càng thành nhiều mức độ quán- chiếu: quán-chiếu sự vật hay cảnh-giới là Giả-họp (Nhứt-hiệp-tướng), quán-chiếu sự vật là Vô-thường- niệm-niệm-sanh-diệt, quán-chiếu sự vật là Duyên-khởi hay Tương sanh tương-duyên, rồi đến quán-chiếu là Như-huyễn…

Ngần ấy lối-nhìn hay quán-chiếu, đều là những cửa ngõ để bước lần lần vào thuyết Tánh Không của hệ thống Bát Nhã…

***

Dung lượng dài hay ngắn của kinh Đại thừa vô lượng nghĩa đã kỳ ảo như vậy, nên sự LƯU Bô của kinh cũng dĩ nhiên phải là kỳ ảo… Kinh Đại thừa không phải lúc nào cũng xuất hiện sờ sờ trước mắt chúng sanh đâu, mà khi ẨN khi HIỆN, tùy theo thời tiết, căn cơ và phước lực của chúng sanh. Khi phước lực cạn mỏng như giòng sông cạn, thì các kinh Đại thừa biến dần đi mất hết, hoặc do loài thiên-ma phá hủy, hoặc do chư vị quỷ-thần hộ pháp cất giấu đi vào những nơi đồng sâu núi thẳm hoặc dưới đáy biển sâu.

Nhưng nếu phước lực trở lại rồi rào như giòng sông đầy nước mưa xuân, hoặc khi thời-tiết chín mùi…thì các bậc Đại Bồ tát lại xuất hiện nơi đời, tim kiếm ở những nơi đạo-trường sâu thẳm hoặc ở long- cung, lấy những bộ kinh đó lên rồi lưu bố ở nhân gian. Tỷ dụ như ngài Mã minh, ngài Long thọ hay Thế thân. Vô trước… Bởi thế nên tại pháp-hội Lăng già, Phật mới huyền ký rằng sẽ có một vị Đại-tỳ-kheo ra đời là Long thọ, để lưu bố kinh Đại thừa, nhất là Hoa nghiêm và Đại Bát nhã…

Cũng vì không hiểu Lý Duy tâm sở hiện, và không hiểu lễ Ẩn-Hiện của kinh Đại thừa, nên cho đến ngày nay, nhiều nhà học Phật vẫn còn bàn cãi hoài về cỗi nguồn của kinh Đại thừa. Thậm chí ngay cho đến hàng Phật tử, vẫn còn 1 số người nghi ngờ tính cách xác thực của kinh Đại thừa, cho rằng không biết có phải là Phật nói ra không?…. Bởi thế nên trong pháp-hội Pháp hoa, phẩm Trị, nhiều vị Đại Bồ tát đã tiên liệu trước sự nghi ngờ đó, và tuyên xướng rằng: “Trong thời mạt thế, chúng con vẫn sẽ lưu bố kinh Pháp hoa này tại các cõi. và nếu có gặp kẻ ác-tâm mắng nhiếc hủy nhục, cho rằng kinh này là giả-tạo, thì chúng con vẫn nhẫn chịu mọi sự mắng nhiếc hủy nhục…”

Vậy thì các kinh Đại thừa đã diễn nói bởi Đức Phật ở đâu, và như thế nào?

Theo Đại trí độ luận, thì Đức Phật thường luôn diễn nói về Chân-lý Đại thừa tức Duy tâm sở hiện. Ngay trong những bộ kinh nguyên thủy của Đại chúng Bộ, cũng đã có những lời dạy rải rắc và sơ lược rồi. Nhưng chỉ rải rắc và sơ lược thôi. Vì sao? Là vì đó là những lời giảng nói trước tất cả đại chúng, và căn cơ của đa số đại chúng đều là căn cơ Thanh văn, thường chỉ cầu mong đạt tới niềm trầm-không-thú-tịch an lạc cho riêng mình mà thôi.

Nhưng trong những pháp hội thu hẹp hơn, gồm những đệ tử người có căn cơ chọn lọc hơn, thì Phật thường diễn nói về Chân-lý Đại thừa… Đó là trường họp của những kinh như Kim cang, Lăng nghiêm, A Di Đà v.v…

Rồi trong những pháp-hội thật là siêu-xuất, gồm toàn những bậc Đại Bồ tát cùng Thế-gian-chủ, và không có người hoặc rất ít người tham dự, như pháp- hội Hoa nghiêm hay Lăng già, thì Phật thi triển thần- lực của Diệu-tâm đến tột bực và liên-miên, rồi giảng nói toàn về Lý Duy tâm sở hiện cùng thứ bực chứng đắc.

Nhưng về cuối cuộc đời nhân thế, tới khi sắp thị-hiện nhập niết-bàn, thì Phật lại khởi Đại-bi-tâm một lần nữa, không muốn dấu diếm một điểm gì, và muốn hiển- lộ toàn thể Bí-tạng Đại thần thông của Chư Phật cho TOÀN THỂ ĐẠI CHÚNG, không muốn dấu diếm một ai… Do đó, trong pháp-hội Pháp hoa, Ngài đã chỉ thẳng cái Diệu-tâm tức Phật-tri-kiến, và thi triển tất cả thần lực của Diệu tâm. Thế mà ngay ở pháp-hội này, cũng còn có 5000 vị thính chúng, vì căn cơ cạn mỏng và lòng tăng- thượng-mạn, đã bỏ ra về, Vì chưa tin và chưa muốn nghe về Diệu-tâm.

Rồi 1 ngày trước khi thị hiện niết bàn, Ngài lại triệu nhóm pháp hội Đại Bát niết bàn, khởi Đại Bi tâm một lần nữa, để giảng nói về Phật tánh, về Trung đạo, về Pháp-thân thường-trụ, về điểm Chư Phật không hề nhập niết-bàn rốt-ráo-tịch-diệt… tức là về Diệu-tâm và thần-lực của Diệu-tâm… Lần này, Ngài thi triển thần lực thì ít, nhưng Ngài dùng cái biển ngôn từ vô lượng, diễn nói như nước-chảy-mây-trôi, để tiêu trừ mọi GỢN kiến-chấp hay nghi ngờ trong tâm thức các đệ tử cùng ngoại đạo…

Xem thế thì đủ rõ rằng niềm ưu-hoài của Phật đối với kinh Đại thừa, và đối với chúng ta thực là sâu nặng không thể nói xiết…

Nay nói đến phía người nghe, về người nghe, thì trong nhiều pháp-hội, ngài A-nan là người được nghe. Ngài vốn là đa-văn, nên đã ghi nhớ, đọc tụng lại và kết tập.

Còn về một số pháp-hội siêu xuất như Hoa nghiêm, Viên giác hay Lăng già… thì có thể rằng ngài A nan đã không được nghe. Nhưng lại có vô lượng bậc Đại Bồ tát nghe. Từ Đệ-bát-địa trở lên, thì các đại Bồ tát đắc đà-la-ni vô số, nhất là văn-trì-đà-la-ni. Đắc văn-trì đà la ni là ghi nhớ mọi lời pháp không thiếu sót một chữ…Nên các ngài đã đọc tụng hay ghi chép lại. Hoặc triệu tập ngài A nan ghi chép, để lại kinh cho đời sau…

Sau khi Phật thị hiện nhập diệt, trong 1 khoảng thời gian chừng 5, 6 trăm năm, các kinh Đại thừa cứ lãng đãng ẩn-hiện như vậy, và ẩn nhiều hơn là hiện.

Tới khoảng thế-kỷ thứ nhất sau Tây lịch, lúc đó Phật pháp bắt đầu kém sút và có thể suy tàn tại Ấn độ, thì những kinh Đại thừa mới xuất hiện rầm rộ, lưu bố cùng khắp và mở đường hoằng dương mạnh mẽ sang Tây tạng. Trung hoa, Cao Ly, Nhật bản và Việt Nam.

Lúc đó, ngài Mã minh xuất hiện, cực lực cổ xúy Đại thừa. Rồi ngài Long thọ đi tìm kiếm cùng lưu bố rộng rãi những bộ kinh Hoa nghiêm và Đại Bát nhã. Đồng thời, Ngài trước tác những bộ Luận, triển khai viên mãn thuyết Tánh Không trong giáo lý Bát Nhã…

Đến thế kỷ thứ 5, ngài Vô trước và Thế thân xuất hiện, triển khai hệ thống Duy thức.

Tới thế kỷ thứ 6 hay 7, thì hệ thống Mật tông xuất hiện, chủ trương mở một con đường đi thẳng vào Diệu tâm…

Cho nên, người Phật tử chúng ta không bao giờ nên nghi ngờ kinh Đại thừa cùng thần lực của kinh Đại thừa. Vì nghi ngờ kinh, là nghi ngờ ngay cái Diệu-tâm của mình và của Chư Phật. Và lòng nghi sẽ tạo dựng những ám chướng cùng túc nghiệp sâu nặng, trải qua nhiều kiếp cũng khó giải nổi…

 

BIỆN CHỨNG PHỦ ĐỊNH CỦA TRUNG QUÁN LUẬN

Tên của Ngài Đại Bồ tát LONG THỌ thường được gắn liền với nền Biện-chứng Phủ-định này.

Nhưng thực ra, nếu ta tìm kiếm kỹ trong các kinh Đại thừa, nhất là trong kinh Lăng già và Đại Bát nhã, ta sẽ thấy rằng tất cả những mầm mong của nền biện-chứng phủ định đều đã được rải rác trong lời kinh xưa. Và ngay Đức Phật, ngài cũng thường hay dùng thái độ IM LẶNG để phủ-định mọi ý-niệm kiến-chấp của những vị bà la môn ngoại-đạo tới thăm Ngài, và nêu lên những thắc mắc về những câu hỏi siêu hình lớn lao.

Vậy thì Ngài Long thọ chỉ có cái công triển khai và hệ-thống hóa đến cùng cực nền biện-chứng phủ định trong tư tưởng Bát nhã. Nhưng đó là một công lao độc nhất vô nhị rồi. Và quả thật, ngài là một bộ óc lạ lùng nhất đã xuất-hiện ở giữa cái thế gian u tối này…Một số học giả Tây phương ngày nay, say mê ngài Long thọ, bỏ ra gần cả cuộc đời để phiên dịch sách của Ngài, nhưng lại có xu hướng muốn đem Ngài ra so sánh với ZENON của trường-phái Eleates tại cổ Hy Lạp. Nhưng thiển nghĩ đó là một sự so sánh có thể rất lệch lạc…

Hãy đơn cử vài đoạn của kinh Lăng già, trong đó chính Đức Phật đã sử dụng nền biện chứng phủ định, để bác bỏ mọi lập-luận cùng ý-niệm nhị-biên của các trường phái ngoại đạo cùng học thuyết thế gian:

– “Phật bảo ngài Bồ tát Đại huệ rằng: Này Đại huệ! Ta nhớ có một hôm ta dừng nghĩ chân ở một khu rừng. Lúc đó, có 1 bà la môn say mê những lối lập-luận nhị biên của các trường phái thế-luận, đi đến chỗ ta ngồi. Vừa đến nơi, chưa kịp hỏi han vấn an gì cả, ông ta liền hỏi ngay rằng: Thưa Cù Đàm! Tất cả thế gian này là do tạo ra chăng? Là do một nguyên nhân đầu tiên TẠO ra chăng?

– Ta đáp rằng: Này Bà la môn! Nói rằng tất cả được TẠO ra là thế-luận thứ nhất.

– Người kia lại hỏi rằng: Nếu thế, thì tất cả chẳng phải là TẠO ra chăng?

– Ta lại đáp: Tất cả chẳng được tạo ra là thế-luận thứ hai.

– Người kia lại hỏi: Tất cả là THƯỜNG chăng? La VÔ THƯỜNG chăng? Tất cả là SANH chăng? Là CHẲNG SANH chăng?

– Ta lại đáp: Ấy là những thế-luận từ số 3 đến số 6.

– Này Đại huệ! Người kia lại hỏi: Tất cả là MỘT chăng? Tất cả là KHÁC chăng? Là ĐỒNG chăng? Là CHẲNG ĐỒNG chăng?

– Ta lại đáp: Ấy là những thế-luận từ số 7 đến số 10.

– Này Đại huệ! Người kia lại hỏi: Tất cả VÔ KÝ chăng? Hay HỮU KÝ chăng? Có NGÃ chăng? Không NGÃ chăng? Có đời này chăng? Không đời này chăng?… Tất cả là SÁT NA chăng? Tất cả chẳng phải SÁT NA chăng?… Tất cả như hư-không TRỌN DIỆT chăng?… Thưa Cù Đàm! TẠO ư? Chẳng TẠO ư? Có thân trung-ấm ư? Không thân trung-ấm ư?…

– Này Đại-Huệ! Ta đáp rằng: Những điều như thế, thảy đều là thế luận, là thế-luận của ông, chẳng phải chỗ ta nói. Này Bà la môn, Ta chẳng nói có NHƠN, chẳng nói không NHƠN. Chẳng nói THƯỜNG CÒN, chẳng nói TRỌN DIỆT… Ta chỉ nói DO TẬP KHÍ VỌNG TƯỞNG HƯ NGỤY tích lũy từ Vô thủy mà 3 cõi này được dựng nên. Và chỉ vì không hiểu được LẼ Tự TÂM BIẾN HIỆN mà sanh ra vọng-tưởng đấy thôi…”

(Kinh Lăng già, trang 295, bản dịch T. T Thanh từ: đoạn kinh trên đây chỉ là lược trích dịch lại, để cho dễ hiểu…).

– Ý nghĩa của đoạn kinh trên đây, thường được Phật nhắc đi nhắc lại trong nhiều bài kệ của pháp-hội Lăng già. Như:

Có-Không là 2 bên…
TÂM bình đẳng tịch diệt…
Tà kiến sanh thế-luận
Vọng tưởng chấp có-không
Nếu biết không chỗ sanh
Cũng lại không chỗ diệt
Quán Tâm thảy không tịch
Có-không hai đều lìa… (trang 247)

– Và khi khởi đầu pháp-hội Lăng già, ngài Đại huệ mang 108 câu hỏi ra hỏi Phật. 108 câu hỏi này bao gồm tất cả pháp-giới hữu hình cùng vô hình, tỷ dụ như: “Có bao nhiêu vi-trần trong 1 thân căn chúng sanh? Vi trần là gì? Thế-giới là gì? Sát-na là gì? Thời gian là gì?..v..v…

Để trả lời những câu hỏi này, Phật chỉ đưa ra có một chữ PHI. Hoặc là chữ Vô, hay Bất, hay chữ Ly cũng vậy…

Chữ PHI này có nghĩa là: “Sanh tức là phi-sanh, bất-sanh là phi-bất-sanh, thường là phi-thường, đoạn là phi-đoạn, khứ là phi-khứ, lai là phi-lai, đồng là phi- đồng, đị là phi-dị, nhân-duyên là phi-nhân-duyên, thần- ngã là phi-thần-ngã, vi-trần là phi-vi-trần, thế-giới là phi-thế- giới, sát-na là phi-sát-na, Vật là phi-Vật, tưởng là phi- tưởng, Ý-niệm là phi-ý-niệm…”

Đọc thì thấy bí hiểm, khó hiểu…Nhưng thực ra, thì tựu trung Phật muốn dặn dò chúng ta 1 điều tối quan trọng rằng: “Mục tiêu tối thượng của mọi kiếp sống cùng mọi sự tu hành chỉ là Chứng-Nhập được cái Thực tại cuối cùng, cái Thật tướng, cái Biển Quang-minh- uyên-nguyên tức là DIỆU TÂM… Nhưng cái DIỆU TÂM này vốn là bất-khả-tư-nghì, bất-khả-ngôn-thuyết, vì nằm ở bình diện PHI NHỊ, lìa mọi ngôn từ cùng ý- niệm. Nên tất cả những ngôn từ cùng ý-niệm nhị-biên xuất sanh từ Vọng-thức, tức là mọi luận-cứ của các thế-luận đều là lệch lạc, không thể mô tả nổi cái Thực tại NHƯ NHƯ ấy…Muốn thầm khế nhập Thực-tại ấy, phải LẶNG LẼ lọt vào cái Tâm nhỏ-nhiệm vi-tế, tiêu trừ hết mọi GỢN sóng lăn tăn của ý-niệm tức vọng-tuởng, thì tự nhiên chứng nhập đuợc…Cho nên, Ta đưa ra 1 chữ Phi này để khuyên các ông phải lần lần lìa bỏ mọi ý-niệm vọng tuởng đối đãi, có hay không, đoạn hay thuờng, vượt lên trên thì mới chứng nhập được Giác- thể hay Tâm Vô NHỊ được…”

Như thế, là Phật đã sử dụng đến cùng cực nền biện-chứng phủ-định để tiêu trừ mọi vọng thức phân biệt…Nhưng đồng thời trong kinh Lăng già, ngài cũng giảng giải rất kỹ càng về các nẻo đường tu chứng, khiến chúng ta bước vào Trung đạo và làm hiển lộ Diệu tâm…

– Ngoài ra, trong 1 số trường họp khác, khi có người bà-la-môn ngoại đạo tới hỏi Phật về 14 câu hỏi siêu hình lớn lao (tỷ dụ như: Pháp-giới này là vô-cùng-tận hay cùng tận? Là vĩnh cửu hay không vĩnh cửu?), thì Phật thường hay giữ thái độ IM LẶNG. Ngài im lặng không phải là ngài không có đáp số. Trái lại, giáo-lý Phật có đủ mọi đáp-số. Nhưng ngài lại thường im lặng, là vì ngài muốn bảo rằng: “Tất cả những luận- cứ, luận thuyết cùng thắc mắc của các ông đều chỉ khởi lên do Vọng-thức phân biệt. Đều chỉ là Vọng-tưởng, không ôm sát được Thực tại… Chính cái đó nó làm cho các ông trôi-lăn-chìm- nổi. Khi nào các ông hiểu được Lễ Tự tâm Biến hiện, và bước lên Tột-bờ-mé của Tâm, thì mọi băn khoăn thắc mắc ấy sẽ tự giải, và cũng sẽ tự rơi rớt lả tả rồi biến đi như người chợt TỈNH giấc chim bao…”

***

Như thế là ngài Long thọ đã phải trầm tư rất nhiều về thái độ IM LẶNG của Phật cùng chữ PHI trong kinh Lăng già, để tạo dựng nên nền Biện chứng Phủ định, và triển khai đến cùng cực.

Thân thể cùng sự xuất hiện nơi đời của ngài Long thọ cũng thực là lạ lùng. Nửa như thuộc về lịch sử, nửa thuộc về huyền thoại… Tương truyền rằng có 1 thời gian, ngài lưu trú tại Phật-học-viện Na lan Đà, và ngài có thu 1 vị đệ-tử là ngài Đe Bà (Aryadeva). Nhưng phần lớn thời gian thì ngài đi lang thang khắp chốn, giảng giải, tranh luận và hoang dương Đại thừa. Rồi sau thì ẩn tu tại Tuyết sơn. Cũng tương truyền rằng ngài đã xuống long cung, chữa bịnh cho Long vương Bạt nan đà, nhân dịp này đọc thuộc được 2 bộ kinh Hoa nghiêm và Đại Bát nhã. Rồi khi trở về, chép lại 2 bộ đó, và lưu bố rộng rãi tại miền nhân thế.

Câu chuyện này thường bị người đời coi là huyền thoại. Nhưng thực ra, huyền thoại hay sự-kiện lịch sử cũng chỉ là tùy thuộc mức độ nhãn-lực cùng đạo lực của người-trong-cuộc mà thôi. Neu chúng ta hiểu rằng pháp-giới chỉ là do Tự-tâm biến hiện, hiểu được sức khởi diệu-dụng vô cùng của các bậc Đại Bồ tát, hiểu được thần-lực khó lường của tam muội, thì sẽ thấy rằng đối với 1 bậc Đại Bồ tát, việc xuất thần-thức hay là mang cả hóa-thân lên chơi những tầng trời, hoặc xuống long cung, chỉ là một việc du-hý dễ dàng. Vì thực ra, các ngài chỉ là đi tản bộ rong chơi trong vườn Tâm mà thôi…

Đồng thời với sự lưu bố kinh Đại Bát nhã và Hoa nghiêm, ngài có trước tác nhiều bộ luận thần kỳ, trong đó có bộ Đại trí độ luận và bộ Trung quán luận. Bộ Đại trí độ là để giải thích kinh Đại Bát nhã, và làm hiển lộ mọi khía cạnh tích cực và thật-tướng của thuyết Tánh Không trong Bát nhã. Còn bộ Trung quán là để hệ thống hóa nền Biện-chứng Phủ định, khai pháo đã phá hết mọi lập luận kiến chấp.

Vậy biện chứng Phủ định là gì?

Cỏ thể tạm nói rằng: Biện-chứng phủ định là cái lộ-trình của tâm thức niệm-niệm-Ly, lìa bỏ lần lần những cặp ý-niệm đối đãi (như có-không, thưởng- đoạn, đồng-dị, lai-khứ…) tạo dựng nên từ vô thủy bởi Vọng thức phân biệt của chúng sanh, để vượt lên một bình diện cao hơn, và lần lần chứng nhập vào Thật- tướng, vào Giác-thể hay Diệu-tâm.

Nên biện chứng này THẲNG VƯỢT lên trên nền luận-lý hình thức (logique formelle) hay nhị-biên. Vì luận-lý nhị-biên thường được căn cứ trên sự phân chia thành chủ thể nhận thức, khách-thể bị nhận thức, và cái sự việc nhận thức hay động tác. Trong khi nền biện- chứng của nhà Phật là một luận-lý NHẤT NHƯ. Nghĩa là cả 3 (chủ-thể, khách-thể và sự việc nhận thức hay động tác) đều lần lần tiến tới chỗ thể nhập hoàn toàn, trở thành MỘT… Luận lý NHẤT NHƯ có thể địch là Logique de ridentité foncière. Tỷ dụ như khi một bậc Đẳng giác chứng nhập Vô thượng chánh giác tức Đại bát niết bàn tức Diệu tâm thì người chứng nhập, Quả bị chứng nhập, và Động tác chứng nhập…đều thể-nhập trọn vẹn và trở nên Một…Vì thế, nên nhà Phật thường bảo là Vô sở-đắc… Vả lại, nếu xét kỹ, thì thấy mọi thi- vi động tác, dù là của tâm thức, hay của miệng lưỡi, hay là của thân căn, hay là sự lay động của ngoại vật, thực ra chẳng có tự tánh gì hết, chỉ tương tự như vết- chim-bay giữa hư-không, vì đều là do Tâm biển hiện…

Tính cách NHẤT NHƯ này của Thật-tướng, chính là điểm bí-yếu tối thắng của tư tưởng Bát nhã… Do đó, Ba mà trở thành Một (mystery of the Trinity)…Lên đến chỗ Tột-bờ-mé, thì Phật-Pháp-Tăng cũng trở thành một. Lên đến tột-bờ-mé, thì Phật-Pháp- Chúng sanh cũng trở thành một. Lên tột-bờ-mé, thì Căn-Trần-Thức cũng là một. Không thể có Căn ngoài cảnh tức Trần, cũng không thể có Trần ngoài Căn… Thức cũng như vậy. Quán chiếu được như thế, tức là quán Bát nhã, quán Như-huyễn, quán Do-tâm-biến- hiện… Và sau cùng, thì ngay đến cái MỘT này, cũng là phi-nhất-phi-dị, vì nếu còn GỢN niệm chấp là Một, thì vẫn còn ở trong vòng ý-niệm vọng tưởng.

Ngài Long thọ đã phổ nền biện-chứng niệm-niệm-Ly này vào bộ Trung quán luận.

Bộ luận này gồm 27 thiên, viết theo hình thức tụng- ngôn (Karikas), tương tự như lời Kệ. Nên rất là cô đọng khó hiểu.

Nhimg trong suốt 27 thiên của bộ luận, ngài thỉnh thoảng nhắc đi nhắc lại Lý Như-huyễn của kinh Kim cang và Đại Bát nhã: “Mọi sự mọi vật đều nhu Mộng, như Huyễn, như Dương-diệm, như thành Càn thát bà, như trò Ảo-hóa.

Mở đầu bộ Trung luận là 1 bài kệ nổi tiếng lẫy lừng, gọi là bài Tụng-ngôn Bát Bất (8 cái Bất), vừa tán thán Phật vừa triển khai ý nghĩa mênh mang của chữ PHI trong kinh Lăng già:

Không Sanh cũng không Diệt (Bất sanh diệc bất diệt)
Không Thường cũng không Đoạn (Bất thường diệc bất đoạn)
Không Một cũng không Khác (Bất nhất diệc bất dị)
Không Đến cũng không Đi (Bất lai diệc bất xuất)
Nói được Lý Lẽ này.
Khéo diệt mọi hý-luận,
Con đảnh lễ Đức Phật
Bậc Đạo Sư Tối Thắng..

Bài tụng ngôn này chỉ đưa ra 8 bất, tức là 4 phạm-trù (categories antinomiques), 4 cặp ý-niệm đối đãi của vọng-thức của chúng sanh… Nhưng các pháp vốn vô lượng, nên các phạm trù của vọng-thức, tùy theo các cõi, cũng có thể là vô lượng. Nhưng tựu trung, 4 phạm trù đối đãi này là căn bản của vọng thức nhị biên, nên bao quát hết thảy những phạm trù khác của thể luận…

Tiếp theo là 27 thiên. Những thiên này là sự khai pháo, dùng ngày luận lý để phá hủy mọi luận cứ kiến chấp, và chỉ nhằm chứng minh rằng mọi lập luận kiến- chấp của Ngoại đạo và Nhị thừa đều không đứng vững cả. Vì sao? Là vì mọi kiến chấp đều dựa vào kiến chấp căn bản là: Vật hay cảnh-giới là CÓ TỰ THỂ (Being) hay KHÔNG CÓ TỰ THỂ (Not being) mà thôi. Là vì ngoại đạo cùng nhị thừa đều chưa thấu hiểu được Lẽ: Vật hay cảnh giới đều là Tánh Không, đều không hề có tự tánh của sự vật, đều là Vô-tự-tánh, đều là Như- huyễn, đều không-thật-không-hư, đều chẳng-có- chẳng-không, vì chỉ là Do-tâm-biến-hiện…

– 7 thiên này gồm những thiên như là: Phê phán phân tích về Nhân-Quả (Causality).

– Phê phán phân tích về Động hay Bất động (Motion and Rest),

– Phân tích về Nhãn thức và 5 thức kia,

– Phân tích về 5 uẩn,

– Phân tích về Không-đại và 5 đại kia là địa thủy hỏa phong thức,

– Phân tích về lòng Tham ái và người khởi tâm tham ái,

– Phân tích về Hiệp-tướng và Bất-hiệp tướng,

– Phân tích về Thời gian, về quá-khứ, hiện-tại, vị- lai…

– Phân tích về Tự-thể, về Thần-ngã,

– Nói về Thật tướng,

– Nói về Như Lai,

– Nói về Đại Bát niết bàn..v..v…

Và sau cùng, ngài kết thúc bằng mấy lời sau: “Con cung kính đảnh lễ Đức Thế tôn, Ngài đã khởi Đại bi tâm giảng nói về Thật-pháp, Thật-tướng…

Đối với những ai đã biết hòa-điệu với Không Tánh, thì tất cả pháp-giới này chỉ là Hòa-điệu, viên dung vô ngại. Còn đối với những ai chưa biết hòa-điệu với Không Tánh, thì cả vũ trụ này còn là tiền-trần-lưu- ngại và chưa hòa điệu”.

Đại cương những đề tài trong các thiên của bộ Luận là như vậy… Mỗi thiên chỉ gồm chừng hơn 10 bài tụng, hoặc hơn 20 bài tụng, và mỗi bài tụng gồm chừng 4 câu.

Đọc suốt cả 27 thiên này, thì phần đông chúng ta đều chới với, khó thể theo dõi đến ngọn ngành… Phần lớn là do ngôn từ quá cô đọng súc tích, và ý nghĩa quá huyền vi uyên áo. Nhung một phần nhỏ cũng là vì những bản dịch sang ngôn ngữ Tây phương có khi không được xác nghĩa cho lắm.

Muốn thấu hiểu được tới mức tạm gọi là thông suốt về bộ Luận này, thiết tưởng cần phải biết rõ về các chủ trương của những trường-phái ngoại đạo thời đó, về những tập tục suy tư cùng tranh luận của họ, đồng thời lại phải suy tư cùng quán chiếu lâu dài về những lời dạy của ngài Long thọ, thì mới tới được. Vì những lời dạy của ngài là chỉ nhằm phá vỡ và đảo ngược tất cả những tập quán suy tư và nhận thức của phàm phu chúng ta.

Đối với đa số chúng ta, thiết tưởng cũng chưa cần đi sâu vào những chi tiết cho lắm. Vì đi sâu cũng dễ bị hoang mang chới với… Nên thiết tưởng chỉ cần hiểu, và nhớ rằng lối nhìn của ngài Long thọ là lối nhìn của 1 Đại Bồ tát khi nhìn mình, nhìn người, nhìn sự vật cảnh giới. Đó là lối nhìn Tương-sanh-tương-duyên, Như-huyễn-biến-hiện hay Huyễn-khởi-tương-ưng… Vì tất cả sự vật đều chỉ là những ánh-biến-hiện của Diệu-tâm do nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm nên. Vì thế, nên trong các bài tụng ngôn, ngài Long thọ hay nhắc đi nhắc lại về Lý Nhu huyễn.

Lý Tự-tâm biến hiện do nghiệp lực chiêu cảm này, là Chân lý tối thượng do Chư Phật 3 đời đã phát minh ra và xiển dương… Cái Diệu tâm ấy, trong 1 niệm mê mờ vô thủy, bỗng quên mình chính là trong sáng nhiệm mầu tột bực, muốn quay lại soi sáng vào chính mình. Nên chuyển thành Vọng thức năng Biến, rồi khởi lên vô vàn những cơn lốc hư minh, và mỗi cơn lốc hư minh là một chúng sanh. Do sự hiện khởi này, nên phân ra có năng có sở, có đây có kia, có trước có sau. Lìa bỏ cái Nhất như uyên nguyên, và biến hiện ra thành:

– Cái Kiến phần hay Năng kiến

– Cái Tướng phần hay Sở kiến

– Và cái Gạch-nối-liền hay mối tương quan tương-sanh-tương duyên giữa 2 phần ấy.

Tỷ dụ như: bộ ba CĂN TRẦN THỨC… Cái Kiến phần tức phần Chủ thể chiếu soi vốn khởi đầu là một vọng tưởng mê mờ. Nhưng nó cứ lặng lẽ chiếu soi không ngừng từ thời vô thủy, do đó làm phát hiện vô số quang minh le lói. Những ánh hu minh le lói ấy xoay vần miền viễn hoài hoài, lần lần cô đọng lại thành những kiên cố vọng tưởng, và kết nên các CĂN của chúng sanh. Cái Tướng phần hay Sở kiến, tức là phần Bị nhận thức chiếu soi, cũng vốn là những quang minh phát xuất từ cái niệm-mê-mờ-vô-thủy, lần lần bị cái đã SUY ĐỘNG PHÂN LY của Kiến phần, nên cũng lóng lại và kết thành những TRẦN CẢNH, tức sự vật hay cảnh giới bị thấy. Và giữa hai phần đó, bao giờ cũng có cái-gạch-nối-liền, tức là THỨC, tức là tác dụng chuyển biến thêm 1 tầng VỌNG nữa của cái THẢY gần như thưởng hằng nối liền Căn và Cảnh đã được giảng nói trong kinh Lăng nghiêm… Cả 3 thứ đó, CĂN TRẦN THỨC tuy không phải là Một, nhưng cũng không thể Lìa nhau được. Tỷ dụ như TRẦN thì không thể có Ngoài CĂN và THỨC được, và 2 cái kia cũng vậy. Hơn nữa, lên đến tột-bờ-mé, thì cả 3 đều trở thành một, nhưng cái Một này là Nhất như nên phi-nhất-phi-dị, lìa ý niệm… Nhưng kẻ phàm phu chúng ta thì do những tập quán vọng thức phân biệt từ thời vô thủy, nên cứ lầm tưởng, chấp trước rằng 3 thứ ấy đều có thực, và tồn tại riêng biệt độc lập. Kỳ thực thì cả 3 đều khởi lên từ nơi Diệu tâm, như những ảnh tượng HUYỄN KHỞI TƯƠNG ƯNG.

Sự phê phán về Căn-Trần-thức này được nói đến trong thiên 3 của Trung quán luận.

Lại lấy một tỷ dụ khác, được nói đến trong thiên 2 của Trung quán luận, tức là bộ ba: NGƯỜI ĐI – CON ĐƯỜNG BỊ ĐI QUA và ĐỘNG TÁC ĐI… Nếu ta nhìn theo lối như-huyễn, thì sẽ thấy rằng Chủ thể Người đi kia cũng chỉ là một huyễn-tướng giả-họp, một vọng tưởng kiến chấp, chứ không phải là Thực Có. Con- đường-bị- đi-qua cũng chỉ là sự huyễn-hiện, là một vọng tưởng, vì cả cái ý niệm Không gian này cũng chỉ là một vọng tưởng dựng nên bởi cộng nghiệp của một loài chúng sanh mà thôi. Còn như Động-tác-đi thì như vết-chim-bay, như một thứ lay động huyễn hiện trong Diệu tâm… Cả 3 thứ đó, tuy không phải là một, nhưng cũng không thể lìa nhau được. Và lên tới chỗ tột-bờ- mé, thì 3 sẽ trở thành một…Diễn trình tu chứng cũng vậy: lên tột-bờ-mé, thì người tu, con đường tu và quả chứng được cũng nhập lại thành một. Vì thế, nên Vô sở đắc… Nhưng kẻ phàm phu thường lầm lạc, nên chấp là có 3 thứ riêng biệt.

Trong chương 3 sau đây, khi nói về kinh Kim cang cùng Lý như huyễn, sẽ trình bày rõ hơn về tính cách như huyễn của mọi Sự, tức là cơ sự hay Động tác.

Trong bộ Đạo đức kinh, ngài Lão tử cũng có nói: “Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam…”. Cũng là cùng một Lý ấy, nhưng ngài Lão tử chỉ nói sơ qua, không có triển khai kỹ càng.

***

Hai tỷ dụ trên đây được lý giải theo lối nhìn như huyễn và duy tâm sở hiện, cho được dễ hiểu hơn… Nhưng trong bộ Trung quán luận, thì ngài Long thọ không dùng trực tiếp lối lý giải này. Ngài lại dùng ngay những LUẬN Lý để đã phá mọi vọng-tưởng kiến chấp của Nhị thừa và ngoại đạo, và để chứng minh rằng mọi thế luận cùng kiến chấp đều là nghịch lý và không thể đứng vững được. Đã phá hết mọi vọng tưởng kiến chấp rồi, thì cái Thể Nhất như của Diệu tâm tự HIỂN LỘ.

Đến đây, để có một ý niệm sơ lược và dễ hiểu về lối biện chứng của ngài Long thọ, chỉ xin trích dẫn sau đây mấy bài tụng ngôn của Trung quán luận, nói về Nhân duyên và Nhân quả, vì vấn đề này là một vấn đề trung tâm trong các cuộc tranh luận giữa các trường phái thời đó. Những bài tụng ngôn này nằm trong thiên 1 và 20 của bộ luận, và đã được ngài Cưu ma la thập dịch sang Hán văn, rồi Việt dịch:

Các Pháp vốn không có Tự tánh
Nên nó là Vô tướng
Nếu bảo chúng có tướng
Điều ấy quả không đúng…
Các Pháp không phải từ Duyên sanh
Cũng không Phi duyên sanh,
Bởi vì các Pháp vốn không thực có
Nên Duyên và Phi duyên cũng không…
Các Pháp không phải Tự NÓ sanh ra
Cũng không phải do CÁI KHÁC sanh ra,
Không do CỘNG sanh, cũng không VÔ NHÂN sanh
Nên biết chúng không do ai sanh và tạo tác nên cả.

Ba bài tụng ngôn này nói lên Lẽ Vô tự tánh của các Pháp, tức là các sự vật, các hiện tượng dù hữu hình hay vô hình… Vì Vô tự tánh, nên Vô tướng, Không và Vô tác.

Tại sao vô tự tánh và Vô tướng?

Vì tất cả sự vật đều không có tự tánh nhất định là vật gì hết, vì đều là sự huyễn hiện của Diệu tâm do nghiệp lực chiêu cảm. Cả pháp giới này chỉ là một màn huyễn hiện trùng-trùng của cái niệm mê-mờ-vô-thủy, rồi trong cái màn huyễn hiện ấy, vọng thức của mỗi chúng sanh, tùy theo nghiệp lực của mình, thường phân cắt ra thành những sự vật này nọ, rồi yên chí coi chúng là có thực Nhưng thực ra, chỉ là sự phân biệt của vọng thức và danh ngôn mà thôi… Tỷ dụ như 1 con sông, thì loài người cho là nước, còn loài ngạ quỷ lại thấy là lửa… Bởi vậy: Vô tự tánh… Còn Vô tướng là vì những hình sắc và màu ấy cũng đều chỉ là huyễn hiện, tùy theo nghiệp lực chiêu cảm, tương tự như ảo ảnh nước nơi sa mạc hoặc những màu sắc của chiếc cầu vồng khi ánh dương xuyên qua làn mưa bụi. Có những chúng sanh nhìn thấy những hình sắc ấy và cảm thấy nó lưu ngại. Nhưng lại có những chúng sanh không nhìn thấy, và không cảm thấy lưu ngại gì hết. Bởi vậy: Vô tướng.

KHÔNG cũng là như vậy, vì là huyễn hiện, là huyền mộng. Neu nói rằng một pháp là do từ những Duyên này mà sanh ra thì là không đúng. Nhưng nếu nói rằng pháp ấy chẳng phải từ những duyên ấy sanh ra, (tức là Phi duyên) thì cũng lại không đúng nốt. Vì sao? Vì tất cả pháp giới chỉ là một màn Huyễn-hiện-trùng-trùng, Huyễn-khởi-tương-ưng. Tương-duyên-tương-sanh, cái nào cũng là duyên của tất cả cái khác và chẳng có cái nào là Nhân cả. Vì cái Nhân đích thực nằm trong những chủng-tử vô hình huân tập trong Tăng thức, nay hiện hành NỞ XÒE thành những hình tưởng huyễn hiện ấy mà thôi. Nên Vật nào cũng là không thực có, và vốn là Không tịch, Như-như.

Vô tác hay Vô sanh cũng lại như vậy… Nhưng đến điểm này, thì ngài Long thọ đã có dịp sử dụng đến cùng cực lưỡi gươm Luận lý sắc bén của ngài. Để đả phả tất cả những chủ thuyết về Nhân quả của ngoại đạo, như được trình bày trong thiên 20 của bộ luận. Ngài lập luận như sau:

Các pháp hay sự vật không phải là Tự SANH. Tại sao vậy? Vì Tự sanh có nghĩa là một vật hiện khởi ra từ chính nó. Nhưng nếu hiện khởi ra từ chính nó, thì nó phải hàm chứa 2 tự-thể: tự thể của cái sanh ra và tự thể của cái được sanh ra. Một vật mà hàm chứa 2 tự- thể là một điều nghịch lý, không thể đứng vững được… Còn như nếu cho rằng cái được sanh ra cũng có cùng một tự-thể với cái sanh ra, thì lại không thể nói là sanh ra được nữa.

Các pháp cũng không phải từ THA SANH, nghĩa là không phải do cái khác (Tha) sanh ra. Vì sao vậy? Vì một tự-thể này thì không thể sanh ra một tự-thể khác được. Các pháp cũng không phải CỘNG SANH, Cộng có nghĩa là phối hợp chính nó với một cái khác. Nhưng nó với cái khác vốn là 2 tự-thể khác biệt, thì làm sao phối hợp hay hòa họp được?

Nhưng sau cùng thì các pháp cũng không phải là Vô-nhân mà sanh ra. Vô-nhân tức là Không-nhân, tức là do Ngẫu nhiên (hasard) hay tự nhiên mà sanh ra. Thuyết Ngẫu-nhiên hay Tự-nhiên này là một thuyết ngoại đạo, do đó nên trong kinh Lăng nghiêm, Phật bát thuyết Tự nhiên… Các pháp không phải do Ngẫu nhiên mà phát hiện. Là vì sao? Là vì chúng cũng có một nguyên nhân sâu kín khó lường. Vì chúng là sự NỞ XÒE ra của những chủng tử nghiệp lực hiện hành, tạo thành một màn huyễn hiện tương-sanh-tưong-duyên.

Trên đại cương, lưỡi gươm Luận lý sắc bén của ngài Long Thọ là như vậy… Các luận đề (theses), hay thế-luận, hay kiến-chấp của ngoại đạo đều là những vọng-tưởng chấp trước, đều là những ý-niệm của vọng thức phân biệt. Nên va chạm phải lưỡi gươm luận lý ấy, đều trở thành nghịch lý và rơi rớt lả tả. Và khi vọng tưởng dứt rồi, thì Giác thể Nhứt như tự hiển lộ… Đấy là Đại Bát Niết Bàn…Cũng cần ghi rằng trong kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Ca Diếp Bồ tát (trong 404-409) chính Phật đã giảng giải kỹ càng về lối biện chứng Trung quán này, tức là lối Quán chiếu theo Trung đạo để có thể thấy Phật tánh. Chắc rằng ngài Long thọ cũng đã y cứ vào kinh này để xây dựng nền biện chứng…

***

Vậy thì TÁNH KHÔNG của hệ thống Bát nhã, hay của Trung quán luận hoặc Đại Trí độ luận có nghĩa là: SẤC với KHÔNG bất nhị, TỘT KHÔNG chính là DIỆU SẤC, và CHƯ PHÁP đều KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC, đều là VÔ TỰ TÁNH, là NHƯ HUYỄN, là KHÔNG THẬT KHÔNG HƯ, vì đều là HUYỄN HIỆN của Diệu tâm.

Về Tánh Không này, tức là Phật tánh, là Trung đạo tánh, là Pháp-thân-thuờng-trụ, là Đại Bát Niết bàn, là Diệu tâm… thì trong kinh Đại Bát Niết bàn, Phật dạy rằng: Phật tánh ấy, tuy nó là Vô tuớng mạo, nhung tu hành đúng mức thì CÓ THỂ THẤY Được. Bậc thập địa Bồ tát thấy Phật tánh, nhưng chưa rõ ràng. Bậc Diệu giác tức Phật thì thấy rõ ràng.

Các kinh Đại thừa thường nhắc nhở hay thuyết giảng về Tánh Không này. Nhưng không phải chỉ riêng kinh Đại thừa mới nói đến. Mà Phật đã từng nói rải rắc về Tánh Không ngay trong những kinh của Phật giáo nguyên thủy. Nhưng trong những kinh này. Ngài thường chỉ nhắc tới Ngã Không thôi, ít nói đến Pháp Không. Và phải tìm ở những kinh Đại thừa thì mới thấy sự triển khai trọn vẹn của giáo lý Tánh Không.

Kinh Đại Bát nhã thường nói đến 18 thứ KHÔNG.

Một vài kinh khác như Kinh Đại Bát Niết Bàn lại nói đến 11 thứ KHÔNG

Vì sao vậy?

Trong bộ Đại trí độ luận, ngài Long thọ giải thích rằng: “Các Pháp vốn vô lượng, và tất cả các pháp cũng đều là Không cả. Vậy thì, nếu nói tỷ mỉ theo chi tiết, thì có vô lượng thứ Không. Nhưng tất cả những thứ Không ấy đều nằm trong TÁNH KHÔNG cả.

Nay nếu nói MỘT TÁNH KHÔNG tổng quát thôi, thì nó mơ hồ và khái quát quá. cỏn nói Vô lượng thứ Không, thì lại nhiều quá, và nói mãi không hết… Bởi thế, Kinh nói hoặc 18 thứ Không, hoặc 11 thứ. Lời Kinh cũng như toa thuốc. Và con số 18 hay 11 là Liều thuốc vừa phải để chữa trị các căn bệnh kiến chấp của chúng sanh…”

Để tránh những sự dài giỏng khó hiểu, 11 món Không này có thể tạm thâu tóm như sau:

– Nội Không; nghĩa là các pháp ở trong, thuộc về thân tâm chúng sanh đều là Không. Cũng tức là Tình Không.

– Ngoại Không các pháp thuộc về ngoại vật Y báo đều Không. Tức là Cảnh Không.

– Nội Ngoại Không: Trong ngoài, tình cảnh đều không.

– Hữu vi Không: cả 3 cõi thuộc pháp hữu vi đều không

– Vô vi Không: cả các pháp siêu xuất 3 cõi của Nhị thừa cũng đều không.

– Vô thủy Không: quá khứ là một vọng tuởng phân biệt, nên là không.

– Tính Không: hiện tại không dừng chỉ là tia-chớp-nháng cũng là một vọng tuởng phân biệt, nên là không.

– Vô sở hữu Không: vị lai vô tận cũng chỉ là một vọng tưởng, nên không.

– Đệ nhứt nghĩa Không: các pháp siêu xuất vi diệu nhất cũng là không.

– Không Không: ngay đến ý niệm Không cũng là không, nên cũng phải lìa cái GỢN cuối cùng ấy, thì Biển tâm mới thực vắng lặng nhiệm mầu.

– Đại Không: tức là Tuyệt đối vô ngại Không, tức là Tột-Không, tức vắng lặng nhiệm mầu trong sáng tột bực… và khởi diệu dụng hiển hiện những sắc tướng vô cùng tận.

***

Nay bước sang Kinh Kim cang, để nghe những lời dạy về Như-huyễn và Tánh Không.