HƯ ĐƯỜNG HÒA THƯỢNG NGỮ LỤC

SỐ 2000

QUYỂN 03

Đời Tống, Sa-môn Diệu Liên soạn.

 

* Sớ thỉnh của phủ Khánh Nguyên.

Triều tán lang, tu soạn tại điện Tập Anh, tri phủ Quân phủ Khánh Nguyên, kiêm quản nội khuyến nông sử, kiệm đặt để Công hải chế Trần Phưởng Soạn.

Lại Kính vì Tôn giả phát ra ánh sáng chỉ ra đất có tám việc lành, sáu việc cao quý. Dục Vương bưng xá lợi, hiện ra vùng mười châu ba đảo, là đạo tràng xưa của Đức Thích-ca. Cho đến chánh trượng thất của bậc giác tuyển từ bốn chúng, dứt bặt từ chốn cửu trùng, Trưởng lão Thiền sư Hư Đường ngu công là con thuyền từ trên biển tuệ, là tâm ấn chốn tông môn, hư đường chứa đầy trăng sáng mà không hề có chút bụi trần, ngọn gió mát lay động chốn rừng sâu, quét sạch mọi chướng ngại, làm chủ khắp các chùa nổi tiếng chốn Triết Giang, ngủ tạm trong chốn mây nhàn núi Linh ẩn, thích đến ngọn Ngọc Phàm, đưa ra một cành, bèn nương tựa tòa sư tử vàng, bên cạnh hành bốn câu, áo gấm về đông, lại truyền tiếp ngọn đèn, ngọn núi Linh Thứu, mặt hướng Bắc dâng hương kính ngưỡng, chúc thọ bậc Thánh. Cẩn sớ.

Ngày mồng 07 tháng 0 niên hiệu Bảo Hựu thứ tư, tại am núi Linh Thứu, sư nhận thỉnh, ngày 19 nhập tự.

Chỉ Sơn Môn, nói: Đạo ở khắp nơi, phương tiện thật nhiều, chỉ dễ thấy mà khó vào, mọi người đều phong độ như vua chẳng nhận cửa nhà.

Chỉ điện Phật nói: Bên cạnh ông lão như chẳng có người, khắp nơi xưng tôn, ngày nay tự biết lý giảm ít, trả lại ta một tọa cụ, mở tọa cụ nói: Đại chúng hãy lui ra.

Đến phương trượng, cầm ngang chủ trượng nói: Chẳng có người nào sanh ra liền biết, vào đến chỗ ta mua mũ đội đầu, chẳng bằng khóa mù gậy đui, dựa chủ trượng.

Sư đến trước pháp tòa đốt hương nhìn cửa, tạ ân xong, nâng tờ sắc mầu vàng dạy chúng rằng:

  • Ràng buộc muôn vật, rung động trời người, gió tuyết hội họp, đến từ mặt trời, tha hồ phá rối biển, có miệng cũng khó kể hết.

Cầm chế của chế phủ, tuyên bố sự mầu nhiệm của bậc Thánh, như mùa xuân đi các nước, đâu chỉ ba tất bút mới điểm ra? Nếu còn tri giải, cao hơn cơ quan thính giác.

Cầm sớ của chư sơn đồng môn vào ra, không hề dối các ông, nếu che đậy thái quá thì sơn Tăng chỉ đành che tai.

Chỉ pháp tòa: dưới gót chân mỗi người đều có tòa nầy, đâu cần dâng cao từ đất bằng, nếu ngươi đạp vững thì đăng vương có phần lui thân.

Sư thăng tòa, niêm hương rằng:

  • Nén hương này đốt từ trong lò, cung kính chúc thọ nay Thánh đế thượng hoàng muôn năm, muôn muôn năm, bệ hạ cung kính nguyện đức nhân của vua Nghiêu trùm khắp, đức của vua Thuấn ngày càng mới.

Kế dâng hương rằng:

  • Nén hương này đốt từ trong lò, kính phụng vì Đại thừa Xu sử quốc công cùng Tham chính tướng công trông coi xu mật cùng các quan văn võ thêm cao tài lộc. Lại nguyện: tôn sùng chùa miếu, đóng quân giữ yên cho dân tộc Hoa.

Kế dâng hương rằng:

–Nén hương này đốt từ trong lò, kính vì chế soái phán phủ, tập tuyển thị lang, cùng quan liêu văn võ các quận huyện thêm cao tài lộc. Lại nguyên: thạch trụ đất nước, Tổ Kim Thang nói:

–Hương này đã tắt từ lâu, vô cớ bay hết tro tàn lại bốc lên ánh lửa, kính vì Hòa thượng Tiên sư Vận Am trước ở tại thiền tự Vạn Tuế, đạo tràng Sơn Hộ Thánh ở Kiết châu, đốt ở trong lò để bồi đáp pháp nhũ.

Sư vén y ngồi xuống, nói lời khuyến tấn: trời người giao tiếp, hai bên được gặp nhau, chẳng có ai không thừa kế lời nói, không vướng mắc câu nói sao? Lúc đó, có vị Tăng hỏi: một lũ gánh ván bị người ghét, mười năm che đậy riêng khí phách mình ở mây sâu (núi cao), ngày nay rộng lượng tự thân bưng tờ sắc chỉ, Sư thật là vị thuốc linh, người học đến thỉnh sư chúc Thánh, Sư đáp:

– Mây yên tịnh thì mặt trăng, mặt trời vận hành đúng pháp độ.

Vị Tăng hỏi: Ngày xưa Phạm Vương thỉnh Phật ấy là vì chúng sanh, sáng nay Thánh chúa đặc sai là có điềm lành gì?

Sư đáp: Trời cao che không hết.

Vị Tăng nói: Như vậy thì bốn chúng được thấm nhuần ân đức rồi.

Sư đáp: Nào có ai không thừa nhận.

Vị Tăng hỏi: Chỉ như chế soái phán phủ, Tập soạn thị lang lấy đạo trung chính cương đại làm cách chọn người, có cho học Tăng mượn nước dâng hoa chăng?

Sư đáp: Trước cửa Ca-diếp gió lạnh lẽo.

Vị Tăng nói: Nếu vậy thì danh khắp thiên hạ.

Sư đáp: Ông không được quên mất. Vị Tăng lễ bái.

Sư lại nói: Ông già mặt vàng trên ngọn cây buông người ngược đầu xuống, trước trăm muôn chúng đã phó chúc Phật pháp cho các đàn việt có năng lực là các vua chúa, đại thần, đến nay hơn hai ngàn năm mà vẫn không thiếu kẻ hiền, khiến hàng Thích tử sa-môn chúng ta được đem tuệ mạng lưu thông mà giúp đỡ phong tục đất nước. Nếu nói quả có sự phó chúc Phật pháp là bài báng ông già mặt vàng. Nếu nói quả không có phó chúc Phật pháp thì ngày nay trong thành Vương-xá, bậc Thánh quân hiền thần kính phục, tôn sùng lẫn nhau, cho đến sanh linh trong biển đều được chiêm ngưỡng ánh sáng đẹp đẽ sáng trong. Sự tốt tươi của thông bách rốt cuộc lấy gì làm y cứ, Trác chủ trượng, bia tám chữ trên đỉnh Nam nhạc.

Lại nêu: Hoàng đế Thái Tông của bổn triều nhân vị Tăng đến triều kiến, Đế Tuyên gặp, vị Tăng tâu: Bệ hạ còn nhớ được chăng? Đế hỏi: gặp nhau ở đây mà nay đến?

Vị Tăng đáp: Từ ngày chia tay ở Linh sơn đến nay. Đế hỏi: lấy gì làm chứng? Vị Tăng không đáp, về sau Tuyết Đậu đáp thay: bần đạo đắc đắc mà đến.

Sư nói: Rũ xiêm áo, chắp tay đón khách các nước đến, vị Tăng ấy chẳng phải không có câu trả lời, chăng may do oai trời ép ngặt người.

Nửa đêm tiểu tham. Đêm nay lược bỏ phần cơ quan mầu nhiệm của Phật pháp, chỉ nói chút pháp môn lớn nhỏ cho mọi người trong buổi gặp gỡ ban sơ khi mới vào chùa. Mọi người lại không thể qua loa, mê loạn trong tình thức. Nếu nói xá-lợi bắt đầu từ tảng đá đen trên đầu núi, bay vào trong núi phát ra ánh sáng hiện điềm lành, điều này không ngoài việc mọi người từng biết. Nếu nói sáu nơi cao quý từ thành phố Bảo Tràng bốn mươi lăm dặm, cho đến Minh Châu thì điều này cũng đã được mọi người nhìn thấy, phải làm sao để không rơi vào tri kiến?

Cho nên nói: Pháp lìa thấy nghe hay biết, nếu hành động với thấy nghe hay biết thì đó chỉ là thấy nghe hay biết chứ chẳng phải cầu đạo. Huống chi Cổ-Mâu-Thiền-Tùng, Tuấn-Nạp-Như-Thị mỗi người đều có kẻ để phó thác, nào ai chịu thọ nhận cơm, thức ăn do ông cúng tế quỷ? Bỗng gọi thị giả nói: Hãy đem cất bình trà của huyện Củng.

Lại nêu: Thượng thư Trần Thao một hôm cùng các quan lên lầu, xa thấy mấy vị Tăng, giữa có một kẻ sĩ nói: Những người đến đó đều là Tăng hành cước.

Thượng thư nói: Chẳng phải, kẻ sĩ hỏi: sao biết không phải?

Thượng thư đáp: Đợi đến gần ta sẽ xem xét qua cho các ông xem, phút chốc Tăng đến, Thượng thư gọi: Thượng tọa, chư Tăng đều ngẩng đầu.

Thượng thư nói: Không tin đạo.

Sư nói: Mọi người đều nói dưới trời trong sáng, kẻ ngu muội lại rất đông, mà nào biết rằng: Trời đất trong quả bầu lại có mặt trăng, mặt trời riêng. Các vị sơn Tăng này đến gặp Dục Vương, đầu tiên gặp soái phủ tiết trai Trần Thị Lang, một hỏi một đáp, tràn đầy hòa khí. Nếu không có rất nhiều so sánh phân biệt thì thử hỏi giống Thượng thư Trần Tháo được bao nhiêu? Trác chủ trượng, nhàn rỗi nhìn cây vách núi càng nhìn càng đẹp, nhà vắng nghe tiếng suối chảy ra xa.

Hành lễ đến đại từ, thỉnh Thượng Đường, hình dáng thấy hay không thấy, đối nhau đều có chuẩn xác. Sắc rõ rệt hay không rõ rệt, mò vớt không tăm tích. Nếu chuyển đến chỗ đó thì qua khỏi hay không qua khỏi, không bị vật có hình dáng ràng buộc, không bị sắc trần làm trở ngại, tự nhiên vượt lên địa vị Thánh ra khỏi mọi dấu vết lớn nhỏ, vuông tròn, khe núi mây trăng nơi nơi đều về, chim nước cây cối cùng nhau hiển phát, tuy như vậy mà ông già núi từ của ta chưa chịu gật đầu. Vì sao? Trác chủ trượng, vì trong bầu riêng có núi sông đẹp đẽ, rốt ráo không tìm được năm ngọn núi già.

Lại nêu: Hòa thượng Đường Đầu Vật Sơ, nêu:

Ngũ Tổ nói: Thế nào là ý Tổ sư từ phương Tây đến? Cây bách trước sân, hội thế nào là đúng?

Sư nói: Lúc đó Ngũ Tổ có một thời gian làm cướp sơn lâm, tự nói đất rộng người thưa, nào biết rằng ngày nay bị ông già Từ Phong đào một đường cổ họng cho đến chỗ không lấy được hơi. Dục Vương đến đó, làm quyết đoán chính nơi phòng khách, chỉ đành bỏ qua, vì sao? Làm ơn được thì kết oán được.

Hòa thượng chống gậy đến, thượng đường nêu: núi phẳng đầu hình cái chậu, như từ đất nổi lên mà nào biết ngọn núi cô độc thuở xưa, như đá chưa ngọc, nào biết ngọc đó không có vết, nếu được như vậy là xuất gia chân chính.

Sư rằng: Bàn sơn thật ra chỉ cần xuất gia thì muôn pháp khôn cùng đến. Sơn Tăng xưa khi gởi thân ở Hà cốc cùng ông già Cức Lâm cũng như vậy. Chia tay hơn mười năm, ngày nay gặp nhau cũng như vậy. Thử hỏi: ý trong đó nói gì? Trác chủ trượng, như vậy như vậy mà thôi.

Giải hạ, tiểu tham: Phòng sự nhỏ nhiệm mà lấp lại dần, thắp sáng nơi sâu kín cũng là nơi không có gió, sóng lượn quanh. Nếu lại lập ra chế độ an cư thì nào khác đập vỡ viên ngọc tìm bóng, kẻ nạp Tăng trí dạo ngoài muôn vật, khéo nhập trong trần hoàn, điểm phá Phật sống chưa hưng, không rơi vào khuôn sáo cũ xưa nay. Nói gì ao cá thanh khiết, ngọc kỷ thanh bạch, cho dù ngẫng được đầu lên thì sớm đã bãi biển nương dâu. Dục Vương đã nói thế nào? Không ra ngoài thường tình, như một câu đúng kỳ thủ chứng là câu gì? Trác chủ trượng, khéo học trí tuệ dưới cây liễu thì suốt đời không bắt chước dấu vết đó.

Lại nêu: Vân Môn dạy chúng: người chết trên đất bằng nhiều vô số, kẻ ra khỏi được rừng gai là người giỏi. Lúc ấy, có vị Tăng bước ra hỏi: thế nào là tòa thứ nhất trong nhà có chỗ hay?

Môn đáp: Tô rô tô rô.

Sư nói: Vân Môn tựa như công tử Nhậm đặt một cây gậy trước năm mươi con bò thiến, đầu gậy treo biển đông. Sơn Tăng bình thường chỉ khéo nhảm nhí, không muốn nói lỗi của ngươi. Do đâu như vậy? Phất phất trần, quan nào vô tư, nước nào không có cá.

Hôm sau, Sư thượng đường. Thời gian dài thì một trăm hai mươi ngày, thời gian ngắn thì chín mươi ngày, tháng hạ trùng kiến nhiều, ông già một vàng e ngươi rảo Đông chạy Tây sát sanh hại mạng nên đã lập quy chế để cấm. Sáng nay thời hạn đã hết, môn hạ Mậu Phong, chưa hề có người nào dám dễ dàng đặt chân xuống. Vì sao? Trác chủ trượng, e đạp trúng, phạm tội Đột-cát-la.

Di thư của Hòa thượng Thạch Khê Kinh Sơn gởi đến, Sư thượng đường. Trước ngọn kê túc, bến đò Hoàng Mai, đi vòng đến Lãnh tuyền mấy khuỷu tay, nếu nói lăng tiêu chẳng phải truyền, rốt cuộc y pháp thuộc tay ai, dã can kêu, sư tử gầm, hư không đêm qua nhào lộn một cái.

Sư thượng đường nêu: Hòa thượng Nhượng hỏi Mã Tổ: ngươi học ngồi thiền là học ngồi làm Phật; nếu học ngồi thiền thì thiền chẳng phải ngồi nằm; nếu học ngồi làm Phật thì Phật chẳng phải tướng định; đối với tướng lấy bỏ, không nên thủ xả.

Sư nói: Nam Nhạc dẫn Mã Tổ vào trong sừng trâu làm kế sống của chuột, bỗng nhiên tìm được đường ra, chớ cười Nam Nhạc có lẽ đã ngồi ở bên trong.

Sư thượng đường. Trời lạnh người lạnh, mọi người ở tại đây, hội được như vậy thì tấm sắt che ngăn cũng phải lùi ra một khe hở. Bằng không, vốn định giết rồng lại thành bắn cọp.

Sư thượng đường nêu: Nham Đầu thấy Đức Sơn bèn hỏi: là phàm hay Thánh? Đức Sơn bèn hét Đầu bèn lễ bái. Về sau, Động Sơn nghe vậy nói: Đương thời nếu chẳng phải là người lớn tuổi thì cũng khó gánh vác nổi.

Nham Đầu nghe thấy nói: Ông già Động Sơn chẳng biết tốt xấu, hiểu sai danh ngôn, ta đường thời một tay nâng, một tay cầm.

Sư nói: Nham Đầu giống như Thượng tọa Minh đuổi theo Lô hành giả đến đỉnh ngọn Đại Dũ lĩnh, lại hồi hướng cùng là bạn đạo, rồi đi mất không có tin tức.

Sư thượng đường nêu: Tuyết Phong dạy chúng: Đình Vọng Châu đã gặp gỡ ông chưa? Ô Thạch Nham đã gặp gỡ ông chưa? Tăng Đường Tiền đã gặp gỡ ông chưa?

Sư nói: Chớ ngồi liền, chuốt rượu nhiều lần, sau khi chia tay thật ít gặp anh.

Sư thượng đường, Nguyên tiêu cảm tạ Tri sự.

Vị Tăng hỏi: Câu hữu câu vô, như sắn bìm leo cây, ý nầy như thế nào?

Sư nói: Bưng nước, trăng trong tay, chơi hoa, hương đầy áo.

Vị Tăng hỏi: Cây đổ bìm khô, câu về đâu?

Sư đáp: Ném vàng đi, bưng viên gạch tầm thường. Tăng Ngụy Sơn buông chậu đất xuống, cười lớn ha hả, là nghĩa gì?

Sư đáp: Cõi trời chưa trọn vẹn, mà địa ngục đã thành trước.

Lại nói: Nguyên tiêu Châu gia năm nay treo ngọn đèn đẹp cực kỳ, cùng vui với dân, chỉ có nơi hành lang của Mậu Sơn nửa sáng nửa tối, kẻ qua lại sánh vai cùng cây cột ở đất trống, lồng đèn ngang trán, vua Đăng Minh nghe được bèn ra, muốn hiển hiện phát ra ánh sáng bản thân để làm Phật sự lớn. Sơn Tăng sửa sang oai nghi với ông ta hét một tiếng, vì sao? Vì tự mình đã có tri sự Tăng, đâu cần nhọc sức cưỡng bức xuất đầu.

Hòa thượng Tuyết Đậu đến, Sư thượng đường. Đỉnh núi Kim luân, bên đình Cẩm kính có một câu làm hại các nạp Tăng trong thiên hạ, chưa có kẻ nào hiệu đính và chấm câu được cả. Dục Vương lâu ngày há miệng ngậm bít mãi sao? Hãy nói: đó là câu gì? Trác chủ trượng, thấy nói phong tục thôn phía trước càng đáng ghét, hoa hạnh không có chỗ để tránh cái lạnh của mùa xuân.

Ngày Phật Niết-bàn, Sư thượng đường. Bậc Đại giác Thế tôn vì thấy chúng sanh chấp vọng là gốc, đương lúc trăm hoa tươi đẹp, rậm rợp phô vẻ tươi tốt thì Ngài thị hiện tướng nhập diệt. Bọn Tỳ-kheo các ông nếu nháy được một mắt ở chỗ đó thì Thích-ca là Thích-ca, Ba-tuần là Ba-tuần.

Sư thượng đường, nêu: Dược Sơn xem kinh, kế có vị Tăng hỏi:

Hòa thượng bình thường không cho người xem kinh vì sao lại tự xem?

Sơn đáp: Ta chỉ muốn che mắt.

Vị Tăng hỏi: Học Tăng có xem được không?

Sơn đáp: Nếu ngươi xem thì đến da bò cũng phải lủng.

Sư nói: Thầy không bằng đệ tử.

Châm trà, kế Hòa thượng Thanh Lương đến, Sư thượng đường.

Vị Tăng hỏi: Ngụy Sơn châm trà, kế hỏi Ngưỡng Sơn: “suốt ngày chỉ nghe tiếng ông, chẳng thấy hình dạng ông”. Ngưỡng Sơn bẻ cây trà, ý là gì?

Sư nói: Tiền ra khi việc nhà gấp.

Vị Tăng hỏi: Ngụy Sơn nói: Ông chỉ được phần dụng, không được phần thể.

Sư rằng: Ra cửa không cần phải dặn dò nhiều lần. Vị Tăng nói: Ngưỡng Sơn hỏi: chẳng hay Hòa thượng nói gì? Ngụy Sơn im lặng hồi lâu.

Ngưỡng Sơn nói: Hòa thượng chỉ được phần thể, không được phần dụng.

Sư nói: Cánh tay không bao giờ gập ngược ra ngoài.

Lại nghĩ rằng: Triệu Châu có hỏi ngài Nam Tuyền rằng: Lễ lạy, đốt hương chỉ là việc ngày xưa. Nếu hằng môn Bồ-tát Thanh Lương nghe thoáng qua cũng phải chau mày.

Kiết hạ, tiểu tham: Rừng chiên đàn thì chiên đàn vây quanh, dù tách ra từng miếng mà miếng nào cũng thơm. Rừng cây gai thì cây gai vây quanh, có chọn cành nào thì cũng đều đầy gai cả. Nên ông già Thích-ca của ta dùng trí bình đẳng tánh để nhiếp các Tỳ-kheo cùng vào biển đại Viên Giác. Trong suốt thời gian dài một trăm hai mươi ngày vất vả gạn lọc. Thành tựu tuệ thân, nếu không thấy có tướng cấm túc an cư thì nay chính phải lúc cùng làm gì? Trác chủ trượng, gậy tre hóa thành rồng, người ngu tát ao khuya.

Lại nêu: Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ trong hội của Quốc sư Thiều ở núi Thiên thai, tham phỏng khắp, kế nghe củi rớt phát ra tiếng, bỗng khế ngộ bèn nói: Đánh đổ chẳng phải là vật khác, ngang dọc chẳng phải bụi trần. Núi sông cùng mặt đất đều lộ hết thân Pháp Vương.

Sư nói: Thiền sư Diên Thọ giống như kẻ cùng nho lên phủ có nhiều ngọc báu, hả hể vừa ý với tất cả mọi thứ, chỉ có điều bên trong có một chữ chưa rõ.

Sư thượng đường: Tạ người cầm phất trần lúc thọ trai trong hạ, xưng một câu Nam-mô Phật đều đã thành Phật đạo. Nếu nói đến bờ sông Kim luân, đỉnh núi Côn Luân, công lao quy về đâu? Phất phất trần, hồng hồng, có cây chùy tất la nào mau đem ra đây.

Sư thượng đường nêu: vị Tăng hỏi Hương Lâm: Thế nào là một ngòn đèn trong nhà?

Hương Lâm đáp: Có ba người làm chứng thì rùa thành ba ba.

Sư niêm rằng: Hương Lâm hai mươi năm là thị giả Vân Môn, học được vài câu trong sách vở. Dục Vương thì không phải như vậy. Bỗng có người hỏi, chỉ nói với hắn. Hoàng thiên không tư lợi, chỉ có đức là phụ giúp.

Hòa thượng Thạch Phàm đến, Sư thượng đường nêu: Vân Môn hành cước đến Cửu giang, Thượng thư Trần Thao thỉnh trai, kế hỏi: không hỏi đến sách Nho, ba thừa mười hai phần giáo cũng đã có giảng sư, thế nào là việc của nạp Tăng đi hóa đạo?

Vân Môn đáp: Đã hỏi mấy người rồi?

Thượng thư đáp: Mới chỉ hỏi Thượng tọa.

Vân Môn hỏi: Chỉ hỏi thế này: thế nào là ý của giáo?

Thượng thư đáp: Quyển vàng gáy đỏ.

Môn nói: Đó là lời lẽ văn tự, thế nào là ý của giáo?

Thượng thư đáp: Miệng muốn bàn mà từ ngữ biến mất, tâm muốn duyên mà lo toan đã quên, là đối hể với vọng tưởng, thế nào là ý của giáo?

Thượng thư không đáp được.

Môn hỏi: Nghe Ngài có xem kinh Pháp Hoa phải chăng?

Thượng thư đáp: Không dám.

Môn hỏi: Trong kinh nói, sản nghiệp quản lý đều không trái với thật tướng, hãy nói: cõi trời Phi phi tưởng đến nay có mấy người thoái vị?

Thượng thư lại không đáp được.

Môn nói: Thượng thư chớ vội vã, kẻ sư Tăng vứt hết mười kinh năm luận, đặc biệt vào chốn tòng lâm, mười năm hai mươi năm còn chưa ra sao, Thượng thư sao hội được?

Thượng thư đáp: Tôi thật tội lỗi, bèn làm lễ.

Sư nói: Thượng thư Trần Thao dùng vài lời trước mặt để khám nghiệm Vân Môn. Ngày nay bỗng có người hỏi Dục Vương thế nào là việc đi hóa đạo?

Chỉ nói với hắn rằng: Ta cùng ông già Thạch Phàm hơn mười năm đi khắp chân trời góc bể còn tự mình không biết, ngày nay gặp lại đã hai mươi năm chỉ có được răng thưa râu bạc, nói cái gì là việc đi hóa đạo! Đợi hắn suy nghĩ, bèn hét cho hắn một tiếng. Vì sao? vì tìm lửa và khói được, gánh suối mang trăng về.

Sư thượng đường. Núi trống không thì chẳng có người, nước chảy hoa thơm, Thu tử Mãn từ, lẫn lộn cả trí biện luận, loài chim thường sở trường ở nơi khoáng đãng, không cần dùng đến sự thông minh của nó nữa, vì sao? Kẻ biết pháp thì sợ.

Sư thượng đường nêu: Bàng Cư sĩ nhân ở dưới rào mại lộc bị ngã, con gái tên Linh Chiếu vừa thấy bèn đến nằm bên cạnh cha. Bàng hỏi: làm gì vậy?

Chiếu đáp: Thấy cha té vội đến đỡ dậy.

Sư nói: Cọp ghét mỏ gà, người nghe thì sợ, người sau cân nhắc không cao, nói rằng cả hai đều chơi nguy hiểm.

Kiết hạ, tiểu tham: pháp vương Phá hữu, có môn đại Đà-la-ni gọi là Viên Giác, thành tựu tất cả giống trí, phá hoại tất cả pháp môn, bên bóng hình mộng huyễn tụ tập nạp Tăng bốn phương. Trong chín mươi ngày, đặt ra hạn kỳ, quyết phải đập vỡ thùng sơn thành tựu thân trí tuệ. Tuy như lịnh chế của Tây Thiên có tin tức này không? Trác chủ trượng: thần tiễn Lý Quảng phô trương thứ chữ Thảo.

Lại nêu: Một hôm Châu Hành Quân vào chùa Nam Tế cúng dường trai Tăng, dâng hương xong, kế cầm lò sưởi xách tay đưa qua đưa lại nói: Ngay đó là đúng, ngay đó là đúng. Lúc đó, có vị Tăng hỏi: ngay đó là đúng cái gì?

Hành Quân bèn hét, vị Tăng nói: Hành Quân là người trong Phật pháp, vừa vị hỏi bèn làm dữ. Hành Quân hỏi: ngươi làm dữ được không? Vị Tăng bèn hét, Hành Quân cũng hét, nói: Câu ở chỗ không nghi, lại kêu mọi người nhận lấy vị Tăng đó.

Sư nói: Người ta nói bên ao của Vương Mẫu có một cây tên là bàn đào, ba ngàn năm mới nở hoa, ba ngàn năm kết trái và lại đợi đến ba ngàn năm mới chín. Thử hỏi: Hành Quân có phần được gặp gỡ chăng? Trác chủ trượng, tham.

Hòa thượng Tuyết Đậu Khiêm đến, Sư thượng đường, gõ vỡ vân mộng, xói dời thuyền ngọc, thừa lúc chuyển hư không, cả mặt đất không có một tấc đất. Nên ông già ta là người dừng nghỉ trên đỉnh núi diệu cao cô đỉnh, hòa trấu với bột đem bán, vực dậy tông phái, mới đến nửa đoạn đường đã đọa. Ngửi đất thổi cát, Tùng Nguyên là mắt của người, tìm nước ở cán cân, nước mắt chảy ra thì đau ruột, mọi thứ sinh diệt, kẻ thù ác, muôn cổ nghìn thu cũng không chết.

Sư thượng đường, các nơi phần nhiều nói kiến địa, Mậu phong chỉ bàn về tông chỉ. Sáng tỏ kiến địa thì bị kiến địa định đoạt, tông chỉ chung là chấp vào tông chỉ. Như nay muốn bỏ kiến địa không sáng tỏ, tông chỉ không thông suốt thì ra đây làm ngọn lửa đầu tiên (cội nguồn) trở đi của Tùng Nguyên, không thì cũng khó.

Giải hạ, tiểu tham. Thời gian dài một trăm hai mười ngày, chăm chăm làm mãi, tổ chim tài giỏi hai ngàn năm, lời xưa đổi mới, trâu đen nằm xuống nước, hội được như vậy thì, cái nhỏ nhiệm trong cái thô thì dễ, cái nhỏ nhiệm trong cái nhỏ nhiệm lại là khó, cho nên ông thầy già đất trúc là ta, xem xét thân không cẩn thận khiến làm trái với người, đến nỗi các Tỳ-kheo đời mạt phần nhiều lấy tôm làm mắt, một chúng Dục Vương khéo xem xét những biến đổi theo thời gian, đều nằm ngoài khuôn phép. Vì sao? Trác chủ trượng, có lúc nhặt được đá đầu khe, cả rêu và mây đều nằm trong bóng râm.

Lại nêu: Thiền sư Thúy Tham Linh Tham dạy chúng rằng: Suốt một hạ nói đông nói tây cùng các huynh đệ, xem thử lông mày Thúy Nham có còn không?

Bảo Phúc nói: Kẻ làm giặc thì tâm trống rỗng.

Trường Khánh nói: Sanh.

Vân Môn nói: Đóng.

Sư nói: Ba vị đại lão mỗi người đưa một tay ra để nâng đỡ cây nhà Thúy Nham mà báo đáp Tuyết Phong, nhưng lại chỉ đồng lòng mà không đồng chí.

Cảm tạ hai ban, Sư thượng đường: Rồng gặp mây thì linh, cọp được gió thì oai, chốn tùng lâm được người thì giềng mối chánh pháp được trang nghiêm, tự nhiên trên dưới đều sống an ổn. Sở dĩ như vậy là vì sao? Trác chủ trượng, năm trời lạnh biết thông bách về sau điêu tàn.

Tết Trung thu, Sư thượng đường. Cõi người không có, cõi trời có, xưa nay chẳng ai thoát khỏi khuôn sáo cũ, bốn biển đẹp đẽ rửa hồn ngọc, chín đồng hoang mênh mông thỏ trắng chạy. Hàn Sơn tử không khép miệng thì cũng rơi lại sau bầy ngựa giỏi.

Sư thượng đường nêu: Hòa thượng Pháp Tể – Kính Sơn nhân vị

Tăng hỏi: khi dập tắt như tro thì thế nào?

Tể đáp: Giống như người làm công thời nay.

Vị Tăng hỏi: Sau khi làm thì thế nào?

Tể đáp: Người cày không làm ruộng.

Vị Tăng hỏi: Rốt cuộc thế nào?

Tể đáp: Lúa chín không đem về sân, Hòa thượng Ứng Am niêm rằng: Gác phụng hương trầm. Tuyết rơi, đêm tổ lạnh, nửa song cửa sổ là trăng sáng, hòa khí dịu dàng.

Sư nói: Một kẻ muốn nghèo, nghèo chẳng được, một kẻ ham giàu, giàu chẳng xong, nên biết nghèo giàu không ngang nhau, lại thỉnh mỗi người về đứng lại chỗ mình.

Ngày kỵ Đại sư Đạt-ma niêm hương: cờ hiệu đỏ theo bước, tự nói thần cơ chẳng biện bác, cho đến đầu châu Bạch Lộ, chết dưới lời nói lão tiêu, thanh trầm nước Ngụy, bóng thoát khỏi cái trang côi, ngay pháp môn lúc giao mùa sắp vào thu, đau lòng nghĩ đến sự buông lung khi xưa, dâng lên loài cây cỏ ở khe nước này, duỗi ra ít đuổi theo xa, sương bay nơi hoang vắng mênh mông, cây ngã nơi sườn núi cao, mật vỡ tim nát, chưa nói đã nghẹn.

Tiết Đông chí, tiểu tham. Một hơi ẩn náu, mâm mài tám cạnh quay giữa hư không, sáu hào vừa động, chim diêu không lông bay lên trời. Thời tiết nhân duyên đó không thêm bớt theo bốn mùa. Kẻ nạp Tăng mắt nhìn xa, ngồi ở đây cho đến khi tro cỏ lau chưa động. Hội được, Đặng Sư Ba ở Tây xuyên, ở dưới sườn núi bên trái Đông Sơn. Nếu chưa thì đó là thời tiết cây khô nở hoa. Vì sao? Trác chủ trượng, mùa đông không lạnh thì sau tháng chạp hãy khán.

Lại nêu: người xưa nhân vị Tăng hỏi: thế nào là việc mùa đông đến?

Người xưa đáp: Chốn kinh đô có ra đại hoàng.

Sư nói: Trẫm nghe nói thời thượng cổ phong tục của nó sơ sái chất phác, lời vua nói như sợi tơ mà ai dám không nghe, bỗng có người nói Mậu sơn, chỉ nói với hắn rằng: Chống chọi lại sóng gió ngay cửa chắn gió và cửa biển thì cần có con người này mới được.

Tân Thiên Đồng từ Tương Sơn đến, Sư thượng đường. Gương chứa vuốt chim ưng, mặt mũi đáng ghét, khai phát Nam nhạc, xuống núi giáo hóa, từ rừng Du đào, đối diện vua giảng kinh, không giữ cương giới, can phạm thanh bình, diệt được chánh pháp nhãn của Trung Phong, phá vỡ bồn cát thì lời nói mới được thực hành.

Sư thượng đường nêu: Trường Sanh hỏi Linh Vân: khi hỗn độn

chưa phân thì thế nào?

Vân đáp: Cây cột ở chỗ trống mang thai. Sanh hỏi: sau khi phân thì thế nào?

Vân đáp: Như áng mây điểm quá trong. Sanh hỏi: chẳng hay quá trong rồi còn điểm không? Vân không đáp được.

Sanh nói: Như vậy thì hàm sanh không đến nữa, Vân cũng không đáp. Sanh hỏi: cho đến khi thuần trong không còn chút điểm gì thì thế nào?

Vân đáp: Giống như chân thường lưu chú. Sanh hỏi: thế nào là chân thường lưu chú?

Vân đáp: Như kiếng sáng mãi. Sanh hỏi: hướng thượng còn có việc nữa không? Vân đáp có. Sanh hỏi: việc hướng thượng là gì?

Vân đáp: Đập vỡ tấm kiếng để gặp gỡ người.

Sư nói: Vị tông sư có con mắt lớn trong thiên hạ đều nói đập vỡ tấm kiếng để gặp gỡ người cho là cực tắc, đâu biết rằng: Núi sâu nước lạnh, dặm trình của khách hơi xa, muốn biết hai ông già keo sơn hợp nhau thì trước phải hội lấy hai chỗ không đáp.

Đêm ba mươi tết, tiểu tham: Xưa đi mới đến lười đưa đón, dưới mồ trong núi thấy hình khô, nhịn đến cuối năm, giấc mộng giữa đêm, ngồi đối diện chân đèn lạnh hai tuổi. Báo cáo như vậy đã rơi vào thời nay, không liên quan đến công lao thì làm sao mà tất cả đều giống? Lão Tăng đêm nay nhịn cười không được, trước khi pháo trúc chưa nổ, mở một con đường sống cho mọi người và dạy họ biết ngày sau chắc chắn là một buổi sáng của năm đủ, nếu chưa phải thì làm sư tử ở Tây Hà.

Lại nêu: Mễ Hồ tham phỏng Vương Thường Thị, ngay lúc đang phán quyết công việc, xong việc thường thị mới thấy, cầm bút lên ra dấu, Hồ hỏi: có phán quyết được hư không chăng? Thị vứt bút trở về nhà, Mễ hồ vô cùng nghi ngờ. Hôm sau, đến nhờ Hoa Nghiêm, Nghiêm mời trà Thường Thị, rồi hỏi: Hòa thượng Mễ Hồ có lời lẽ gì mà không được gặp gỡ.

Thị đáp: Sư tử cắn người, con chó đuổi theo cục đất. Mễ Hồ nghe được, ra ngoài cười lớn nói: Ta hội rồi. Thị hỏi: thử nói xem.

Hồ nói: Thỉnh Thường Thị ra đề mục. Thị bèn đưa một chiếc đũa lên.

Hồ nói: Con chồn hoang thành tinh.

Thị đáp: Kẻ này đã ngộ suốt.

Sư nói: Mễ Hồ đương thời khi mới thấy đưa bút lên bèn vào địa vị khách, dùng cán bút làm vật quý trên bàn tiệc, vô cớ lại đặt tiệc trà, làm lụy đến Hoa Nghiêm, hắn dập đầu xuống đất, chỉ như Thường Thị nói kẻ này ngộ suốt rồi, đâu là chỗ ông ta ngộ suốt? Thử hạ một chuyển ngữ xem.

Ngày đầu năm, Sư thượng đường: Vật đổi sao dời, bỏ cái cũ, xây dựng cái mới, đất mầu mỡ chưa động, thương lượng lập xuân, Thái công có ý buông câu, phu tử vô tâm được lân.

Sư thượng đường nêu: Dược Sơn và Đạo Ngô, Vân Nham dạo núi, kế thấy một cây có hai gốc, một gốc khô, một gốc tươi. Sơn bèn hỏi:

tươi đúng hay khô đúng.

Vân Nham đáp: Tươi đúng.

Sơn nói: Nếu vậy thì mọi nơi đều sáng sủa, xán lạn.

Đạo Ngô nói: Khô đúng.

Sơn nói: Nếu vậy thì khắp nơi đều khô héo, nhạt nhẽo. Bỗng Sa-di Cao đến, Sơn cũng hỏi như vậy.

Cao đáp: Tươi thì mặc tươi, khô thì mặc khô. Sơn quay lại nói với Đạo Ngô và Vân Nham. Chẳng đúng chẳng đúng.

Sư nói: Dược Sơn nói câu “Chẳng đúng chẳng đúng” làm giảm ít nhiều oai quang của Đạo Ngô và Vân Môn.

Sư thượng đường nói: Mỗi người đều có chân thể linh giác diệu minh, nhưng do có sự chướng ngại của kiến nên chẳng thể quơ ngang ngọn mác mà tạo ra một mảnh đất không nghi, ấy là do công cố gắng tôi luyện không thiết tha nên rơi vào sấm lậu. Phải làm sao? Nếu được tấm gương linh hiển hiện tiền thì lão Tăng chẳng tiếc lông mày mà dứt bỏ kiến chướng này cho các ông, vứt chủ trượng xuống.

Nhân có việc, Sư thượng đường: Trên trời có mây, có thể che mặt trời mặt trăng, làm rơi mưa ngọt. Đất có nước, có thể đưa thuyền sang bờ kia, tươi nhuận cây cối đã héo khô. Người có tâm, sẽ làm hưng khởi họa phúc, điều phục cương nhu. Rõ được cả ba điều này thấy lý quy về một đạo, sở dĩ như vậy là vì sao? Trác chủ trượng, chim bằng to lớn khi sải cánh che cả mười châu, chim én, chim sẻ ở bên bờ rào kêu chiêm chiếp.

Sư thượng đường nêu: Triệu Châu nghe Sa-di hét tham.

Châu nói: Thị giả bảo hắn đi, Sa-di cẩn thận bèn đi. Châu nói với vị Tăng bên cạnh: Sa-di được vào cửa, thị giả ở bên ngoài.

Sư nói: Ép ngặt tằm dệt tơ thì dễ, muốn bò đực sanh con thì rất khó.

Ngày 1 tháng 0 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Bảo Hựu Sư gặp nạn, ngày 13 tháng 07 sư nhận Thánh chỉ miễn tội cho. Cảm tạ việc đó, Sư thượng đường, La Thái Úy ở Đô thành nộp tấu chương để cảm tạ, khi đi sương sớm làm vơi hết nóng bức, ngày về tiếng thu vang khắp buổi hoàng hôn. Ân thấm nhuần trùng trùng lớp lớp, lấy gì báo đáp, ngước nhìn nơi cao cao vời không bóng mây mà chúc cho, mãi mãi bền chặt.

Ngữ lục thiền tự Tuệ Chiếu Bách Nham.

Thị giả Tự Tảo biên tập.

Ngày 2 tháng 0 niên hiệu Cảnh Định thứ nhất sư nhập tự, thượng đường, Tăng hỏi: Hòa đàm dễ thấy, tri thức khó gặp, học Tăng ra đây thỉnh sư chúc Thánh.

Đáp: Oai Âm chợt phát ra bên nào nhìn.

Hỏi: Bảo Thọ khai đường, Tam Thánh đẩy ra một vị Tăng, Bảo Thọ bèn đánh, là ý gì?

Đáp: Đường lát gươm tuy nguy hiểm nhưng người đi đêm lại nhiều.

Hỏi: Tam Thánh nói: Đối người như vậy chẳng phải chỉ làm mù mắt vị Tăng nầy mà còn làm mù hết mắt người trong thành Trấn Châu. Bảo Thọ vứt chủ trượng xuống rồi quay về phương trượng, lại có nghĩa là gì?

Đáp: Lại cầm kim vàng may thật kín.

Hỏi: Hôm nay Hòa thượng khai đường chúc Thánh, bỗng có người đẩy một vị Tăng ra thì phải làm sao?

Đáp: Đốt phân bò, lấy hương đó để cúng dường, hắn cũng chưa phải là ngoài phận.

Hỏi: Do đâu như vậy?

Đáp: Ấy là do hắn là kẻ áo nạp bản sắc. Vị Tăng lễ bái.

Sư lại nói: Lý trời Thích trở lại, nơi khe núi ấy mở mắt cười, muôn lòng hưởng ứng, tin hiểu đạo này không lừa người, cho nên chân không che lấp ngụy, cong không che giấu thẳng, tự nhiên cỏ rạp khi gió qua, thái bình có đường, chỉ như đích thân đến Bách Nham, một câu này nghĩa là gì? Tùng xanh không ngại người qua lại, nước nơi hoang dã vô tâm tự đến đi.

Lại nêu: Tu-bồ-đề tọa thiền trong núi, các vị trời mưa hoa xuống khen ngợi, Tôn giả nói: Ai mưa hoa khen ngợi trong hư không.

Đáp: Ta là Phạm Thiên. Tôn giả hỏi: vì sao ông khen ngợi?

Phạm Thiên đáp: Ta trọng tôn giả khéo nói Bát-nhã Ba-la-mậtđa. Tôn giả hỏi: ta không hề nói một chữ Bát-nhã nào, vì sao ngươi lại khen ngợi?

Phạm Thiên đáp: Tôn giả không nói, ta cũng không nghe, không nói không nghe là chân thật nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa, và lại động đất, mưa hoa.

Tuyết Đậu nói: Lánh chỗ ồn tìm nơi yên tĩnh, trên đời chưa có một nơi chốn như vậy. Ông ta an tọa trong núi cũng bị một bọn hồ đồ đến bắt mà bắt chẳng được ông già đó. Hỏi câu: “ai trong hư không mưa hoa khen ngợi?” Là từ sớm đã thấy chỗ thất bại rồi. Câu: “Ta trọng Tôn giả khéo nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa”, nước dơ bỗng từ trên đầu trút xuống. Câu “ta không hề nói một chữ Bát-nhã”, đi trong cỏ. Câu “Tôn giả không nói, ta cũng không nghe”, biết cái gì xấu tốt, đều giống như bọn này chăng? Chỗ nào có hôm nay?

Lại triệu đại chúng đến nói: Tuyết Đậu may mắn là người vô sự, các ngươi đến đây tìm cái gì? Cầm gậy cùng lúc sấn tới.

Sư nói: Tuyết Đậu tuy không khéo về binh cơ huống chi là ngầm hợp với Tôn – Ngộ. Ngày nay, Bách Nham khai đường chúc Thánh sao không có ai mưa hoa cúng dường? Phất phất trần, kẻ giặc không vào cửa nhà cẩn thận.

Khai lò, Sư thượng đường nêu: Người xưa nói pháp được xương thịnh, ngày nay khai lò, không có một vị Tăng hành cước nào, chỉ có mười tám bậc cao nhân ngậm miệng ngồi quanh lò.

Sư nói: Dù cho đạo pháp xương thịnh cũng không do nhà sang giàu, phong lưu há do mặc áo nhiều hay sao? Bách Nham hôm nay khai lò, không cần nhóm họp các pho tượng đất sét, nơi đất tới tăm hơn hẳn nơi khác một nước. Vì sao? Vì răng mọc lông, cái chùy cũ, đêm khuya nghe tiếng nước ngồi bên lò.

Tạ ơn thủ tọa, Sư thượng đường: Trác chủ trượng, chết hết tâm trộm của kẻ áo nạp trong thiên hạ mới gọi là đề mục này. Trác chủ trượng, chết hết tâm trộm của kẻ áo nạp trong thiên hạ rồi chuyển đến chỗ nào? Lại rơi xuống chuyện công lao. Vì sao? Được vừa vặn tương ưng nhau. Trác chủ trượng, mắt của trời người là Thượng tọa trong thiền đường.

Buổi sáng, Sư thượng đường: Một năm lại một năm, số tuần hoàn không đủ, thượng nhân Bổn Phận Diện, giống như ngọn cách la. Chỉ có Lão nhân Nam Cực, đánh trống trời ba tiếng, nhìn về cửa Bắc mà chúc.

Vì sao? Trác chủ trượng, nguyện vua ta muôn phước.

* Ngữ lục thiền tự Tịnh Từ Báo Ân Quang Hiếu, ở phủ Lâm An.

Thị giả Chí Nguyên, Văn Hành biên tập.

Ngày 1 tháng giêng niên hiệu Cảnh Định thứ năm sư nhập tự.

Chỉ ra cửa, cửa ngoài không đóng, vượt qua thiên hạ mà không có

cầu, hội được thì cho phép ngươi thăng đường, vào nhà này.

Chỉ điện Phật, Bậc muôn đức cao vời vợi, co duỗi, hiện mất, phương tiện tuy nhiều nhưng do các ông không thấy đảnh tướng của Như lai, chỉ Duyên quá gần.

Sư đến trước pháp tòa, đốt hương nhìn về cửa khuyết, tạ ân xong, bưng tờ sắc vàng dạy chúng: Tam-muội của Đức Thế tôn do chính tiếng ngọc miệng vàng của Ngài phó chúc, kiểm xem nấm linh chi sắc bùn tím, trong thành chốn cửu trùng chim phụng ngậm đem đến thấm ơn mưa móc, pháp môn hưng thạnh chói sáng, diệu chứng trước khi phát ra tiếng, rung động lòng người.

Học trò thưa thớt, khói nhạt nhẽo, đá lung linh. Từng mặt như đứa tớ nhìn trộm, ngàn muôn ngọn núi, đầy hòa khí bên trong.

Chỉ pháp tòa: Pháp lấy không làm tòa, dở bước ắt Thích-ca ngay trước mắt, Di-lặc ở sau. Hãy nói, chính giữa nói pháp gì? Chợt bước lên tòa.

Sư thăng tòa, niêm hương nói rằng: Một nén hương này đốt ở trong lò, cung kính chúc trên Hoàng đế Thánh cung muôn năm, muôn năm, muôn muôn năm bệ hạ, kính nguyện. Thiên cơ mãi thịnh vượng, mặt trời Thuấn sáng mãi, thành nên bài thơ nhã, chúc cho ba đức rực rỡ rộng lớn.

Kế niêm hương rằng: Một nén hương này đốt từ trong lò, cung kính chúc trung cung Hoàng hậu Thánh cung muôn phước. Một nén hương này chúc Hoàng Thái tử điện hạ thêm cao phước thọ. Một nén hương này kính vì Thái tuyền cung sư xu sứ, Đại thừa tướng quốc công, Đại tham tướng công, Xu mật tướng công cùng các quan văn võ trong triều đều thêm lộc toán. Kính nguyện: nâng cao Nghiêu Thuấn, dưới nhìn Y, Chu, nhóm họp các phong tục nhã nhặn ngàn năm, che lấp sắc xuân của muôn phước. Một nén hương này kính vì phán phủ vỗ yên, đại khanh đề lĩnh, đô vận điện soạn đại khanh và quan liêu các quận huyện đều thêm lộc toán.

Kế niêm hương rằng: Đây là Thái úy do Môn Ty đề cử, cung phụng Thánh chỉ, đưa nhập tự, hỏi nhân duyên tám mươi tuổi đi hóa đạo của Triệu Châu để nương nhờ lộc toán.

Hương này phần nhiều là giàu mua nghèo bán, hiếm gặp chủ thuyền Nam Phiên. Ngày nay trời người đều hội, không dám giấu trong túi. Đốt ở trong lò, kính vì Hòa thượng tiên sư Vận Am trước trụ thiền tự Vạn Tuế, đạo tràng Sơn Hộ Thánh ở Kiết Châu để báo đáp pháp nhũ.

Sư vén y ngồi, lại nói: Đấng Đại giác Thế tôn trong hội Linh Sơn

phó chúc cho quốc vương, các quan, các đàn na ngoại hộ hữu lực phải lưu thông con đường đạo là tánh mạng của trời người này, chớ để dứt mất. Nay ắt trời người đều hội, chúc thành khai đường, chẳng lãnh hội được ý chỉ này chăng? Lúc ấy, có vị Tăng hỏi: trên đảnh môn có con mắt chiếu sáng cả trời đất, danh giá vang xa, bốn biển đều nghe, Thừa tướng trước mặt nhận câu hỏi của thiên tử, chiếu thư từ chốn cửu trùng bay ra khỏi mây sâu.

Tổ Trung Hưng nói: Chính vào lúc này một câu mà hợp cơ thì nguyện nghe.

Chúc Thánh sư nói: Núi Nam chầu cửa Bắc, đêm đêm nhìn sao sáng.

Vị Tăng nói: Chỉ dùng một pháp vị vô tâm, kính chúc trời Nghiêu mặt trời Thuấn sáng tỏ.

Sư nói: Gió lặng, mặt trời mặt trăng vận hành đúng thời tiết, tuyết ngưng trời đất vào xuân. Vị Tăng lễ bái.

Sư lại nói: Xuân đến Hồ sơn, trước nở hoa sáng cả vườn ngự uyển, người về Thượng quốc, Nam sơn hạc kêu thông xanh. Tráng hoàng đô là nơi đất linh, người tài; phủ Khuy Tử, trời trong trăng thanh, thấu suốt âm thanh mầu sắc, tài giỏi hơn hẳn các bậc, chẳng ngại thỏng tay vào chợ, rốt cuộc khó thoát khỏi lẽ biến hóa, lại nhìn cửa khuyết báo ân, chúc tán thế nào? Phất phất trần, bản đồ dài xa, trời Nghiêu cao rộng, muôn vật báo điềm lành vui với tâm Thánh.

Lại nêu: Hoàng đế Thái Tông của bản triều nhân Tăng triều kiến, vua ban cho ngồi rồi hỏi: khanh từ đâu đến? Vị Tăng tâu: am Ngọa Vân ở Lư sơn. Đế hỏi: Ngọa Vân xa xôi không chầu trời (thiên) vì sao đến nơi này? Vị Tăng không đáp được.

– Về sau, Đại sư Tuyết Đậu Minh Giác đáp thay: khó trốn khỏi khi sự biến đổi đến.

Sư nói: Minh Giác vốn là người ăn rồi không quên. Đương thời nếu hỏi: Thần Tăng đến đây liền cung kính đến gần tâu rằng: Thỉnh bệ hạ chiếu cao gương trời, bảo đảm vua sẽ rất vui mừng.

Nửa đêm, tiểu tham.

Vị Tăng hỏi: Phật pháp xen lạm, không bằng ngày nay. Bậc chánh nhân vừa ra đời, đạo trời trở lại tốt đẹp. Thế nào là câu vì người? Sư nói: Kiếm trong tay người đất.

Vị Tăng hỏi: Như Đức Sơn tiểu tham không trả lời, Triệu Châu tiểu tham phải trả lời, là ý gì?

Sư đáp: Bao vải để trên đầu họ Trịnh dường như nặng.

Vị Tăng nói: Đệ tử đêm nay ra nhỏ mà ngộ lớn.

Sư đáp: Ngươi được cái gì? Vị Tăng bèn hét.

Sư nói: Quả nhiên. Vị Tăng lễ bái.

Sư cầm gậy nói: Ở đây đã là đỉnh cô độc Diệu cao, đâu cần đỉnh khác, gặp nhau gió vù vù, nước mát lành. Kẻ nạp Tăng chẳng thể nhìn lầm. Nếu nói cách sông vẫy tay thì chính là đi ngang. Đã mất bóng người còn nói gì đêm nay trả lời hay không trả lời. Khắp trời đều giăng lưới, kẻ nào không biết? Đã biết thì hiểu được chút phần. Như chốn đô thành có mười hai cái cửa, từ sáng đến tối xe, ngựa chạy nối đuôi nhau chật đường, mũ áo văn vật vào ra không dứt. Hãy nói: mỗi người đều cầm đó là vật gì? Nếu biết được thì đêm nay gặp nhau không uổng công đã bỏ ra, bằng không, Trác chủ trượng, tháp sắt cao ngút trời vẫn thường tồn trấn giữ, đêm khuya ai nghe tiếng phong âu.

Lại nêu: Từ Minh nhân Tuyền Đại Đạo đến tham.

Minh nói: Áng mây bay ngang miệng hang núi, du khách từ đâu đến? Tuyền hỏi: đêm xuống lửa ở đâu thiêu phần mộ người xưa?

Minh nói: Chưa trải qua đạo, Tuyền bèn giả tiếng cọp. Minh đánh cho một tọa cụ. Tuyền đẩy ngã Từ Minh, Minh cũng giả tiếng cọp.

Tuyền lùi người ra sau cười nói: Tôi đã tham hơn bảy mươi vị thiện tri thức mà chỉ có sư có khả năng kế tục chánh tông Lâm Tế.

Sư nói: Trong chốn tùng lâm xưa nay đều nói: Từ Minh lúc ấy ngay câu cuối này hét một tiếng khiến Tuyền đối với đại đạo không có chỗ đặt chân. Đúng thì đúng, đâu biết rằng có sóng cao ngập trời mới chứa được con cá nuốt thuyền. Đêm khuya đứng mãi.

Kiết hạ, tiểu tham.

Vị đại tiên ở đất Thiên Trúc trong chín tháng hạ giăng lưới khắp trời, lung lạc kẻ nạp Tăng trong thiên hạ gọi là cấm túc hộ sanh đúng kỳ thủ chứng. Cho đến nội và ngoại đường Nam sơn, bày đơn xuống rập, mỗi người như cái cọc gang, chóng chọi cho đến mãn thời gian, mỗi người phải có những ghi chép lại về thiền để làm bằng chứng thưởng công. Tuy nhiên bỗng có kẻ lọt lưới, hướng đến chỗ chưa lập cấm chế, bên núi, bên sông, nói Đông nói Tây, chợt miệng quá đà nói trúng tên ông lão, lại nghĩa là gì? Mau mau ra đây hạ một chuyễn ngữ, Trác chủ trượng, nói: Kết thúc công việc thì dễ, chuộc tội hơi khó.

Lại nêu: Tuyết Phong lãnh chúng đến Phù Giang, bèn hỏi: Muốn gửi hai trăm Tăng qua hạ được không?

Phù Giang cầm gậy huơ một cái nói: Không được.

Sư nói: Hai ngọn núi cao chót vót cùng bày ra, đối diện nhau mà cách nhau ngàn dặm. Có người gửi qua hạ Nam Sơn, mở rộng Đông các, vì sao? Vì người kia đây xuất gia.

Ngữ lục thiền tự Hưng Thánh, Vạn Thọ, ở Kính Sơn, thuộc phủ Lâm an.

Tham học Duy Phần Văn Khải biên tập.

Đầu giờ thìn ngày 2 tháng 0 niên hiệu Hàm Thuần năm đầu, sư nhập tự.

Chỉ ra cửa: núi này không có đường, người đến học là ai? Hội được thì phủi tay cùng về, bằng không thì theo ta đến điện Phật, Thíchca đóng cửa thất ở Ma-kiệt, vì sao ngồi ở đây? Lễ Bái, siêng năng đều dùng lễ.

Phương trượng: Đầu cọp hàm én, mỏ chim, mang cá đều nạp khoản ở đây. Hãy nói: ở đây là chỗ nào? Trác chủ trượng.

Tờ sắc hoàng cố ý bỏ kén chọn, vô tâm cày cấy chăn nuôi.

Chốn cửu trùng giáng sắc như xuân, về khắp muôn đất nước, một đạo ân quang như ngàn mặt trời cùng chiếu, pháp môn phát triển rực rỡ, hốc núi sanh thu.

Sở phủ. Mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ, hớn hở vui hòa như lên xuân đài. Hãy nói: nhận ân lực của ai?

Cầm sở lên nói: Nghe.

Sở của chủ sơn. Ra khỏi núi thì thấy, vào nhà thì biết, ổ gà tổ phượng. Sự sáng rỡ của vách lân cận đâu cần kẻ hèn này tô điểm.

Sớ của Sơn Môn: Cần kiệm dựng được nghiệp nhà, lân phụng chốn tùng lâm, vào cửa vừa thấy, hòa khí có thể nắm lấy, biết tâm không nắm ở chỗ nhiều lần dặn dò.

Pháp tòa, Chư Phật ra đời, Tổ sư từ phương Tây đến đều chẳng lìa được tòa này. Nếu tin thì mọi người tản ra. Bằng không, lại thêm một lần cúng dường các vị.

Sư thăng tòa, niêm hương rằng: Hương này đốt ở trong lò, cung chúc: nay cung thượng hoàng đế Thánh muôn năm muôn năm muôn năm, bệ hạ kính nguyện, cầm cương tất cả kim luân, nối gót thuần phong của ba đời, lịch báu mở ra điềm lành, hưởng vận lớn muôn năm.

Kế niêm hương rằng: Hương này đốt trong lò, cung vi Hoàng Thái hậu trên nương nhờ Thánh thọ. Cung nguyện Mẫu nghi thiên hạ nuôi sanh linh như con mình, có công phò giữ xã tắc, giúp đỡ, khen ngợi sự tạo hóa của bậc Thánh minh. Hương này đốt trong lò, cung vi nay trên Hoàng hậu hai cung thiên quyến, cung nguyện thọ như cây thông muôn tuổi, như chim hạc ngàn tuổi. Khen ngợi minh quân có công xây dựng

nghiệp đế. Hương này đốt trong lò, kính vì Thái Tuyền Đại thừa tướng, Xu Sử quốc công, Đại Tham tướng công, Xu Mật tướng công, cùng trăm quan văn võ trong triều đều thêm lộc toán. Kính nguyện, đức yên bốn bể, oai răn ba bên. Hương này đốt trong lò, kính vì phán phủ vỗ yên, đề lĩnh đại Giám thị lang, đô vận phu văn đề lĩnh thị lang, quan liêu các quận huyện đều nương nhờ lộc toán. Kính nguyện: vây cánh thanh triều, cái bể thợ rèn lê thứ. Hương này kính vì Hòa thượng Tiên sư Vận Am, trước trụ ở thiền tự Vạn Tuế, đạo tràng Sơn Hộ Thánh, ở Cát Châu.

Sư vén y ngồi, lại nói: Động dây đàn thành biệt khúc, lá rơi biết thu, là chuyện hữu biên mà nạp tử các ngươi biết. Do đâu Hoàng hà chảy về hướng Bắc, nếu biết vật lý sẽ thông hiểu được chút ít. Bằng không, có nghi cứ thưa hỏi. Lúc đó có vị Tăng bước ra hỏi: gà vàng gọi sáng, Phụng ngọc ngậm hoa, một câu đầu cơ, thỉnh sư chúc Thánh.

Đáp: Khe suối, thông xanh có phục linh.

Vị Tăng hỏi: Như vậy thì chín châu bốn biển sấm động gió chạy.

Đáp: Tổ sợ gió, hang sợ mưa.

Tăng hỏi: Thế nào là câu thứ nhất?

Đáp: Chẳng phải là câu thứ hai.

Vị Tăng hỏi: Thế nào là câu thứ nhất.

Đáp: Núi Tu-di.

Vị Tăng nói: Như vậy thì tim hoa quỳ nghiêng về phía mặt trời.

Đáp: Khó có kẻ biết ơn.

Vị Tăng hỏi: Hoàng đế Thái Tông nhân Tăng triều kiến, vị Tăng tâu rằng: “Bệ hạ còn nhớ chăng”, là ý gì?

Đáp: Đem kinh trong chùa ra hỏi vặn.

Vị Tăng hỏi: Vua nói “gặp nhau chỗ nào đến đây?”

Vị Tăng đáp: “Từ khi từ biệt ở Linh Sơn cho đến nay?” có đầu mối gì hay không?”

Đáp: Cán cân bằng gang bị sâu khoét.

Vị Tăng hỏi: Như hôm nay chúc Thánh khai đường có điềm lành gì?

Đáp: Hoa thu chiếu sáng trong mắt.

Vị Tăng nói: Tiếng suối sau nửa đêm, sắc núi khi hoàng hôn.

Đáp: Nhận định sai bàn tinh, vị Tăng lễ bái.

Sư lại nói: Thời yên, đạo hanh thông, trời trong đất yên ổn, một người ngay thẳng cúng vô vi, muôn vật đều có chỗ được, dã khách trong núi, đều nhờ ơn vua, ca bài ca thái bình, cùng vui với xóm làng ruộng vườn, đâu cần kỳ lân hiện điềm lành, phụng hoàng lai nghi, chỉ mong đạo vua yên bình, tự nhiên phong vật tươm tất, lại biết ơn báo ơn, một câu nghĩa làm sao?

Trác chủ trượng nói: Diệu xướng do nhờ tuổi thọ của Thiên tử, khói trong lò là điềm lành, phong tục đất nước trong sáng.

Lại nêu: Thái Tông Hoàng đế của bản triều khi vào chùa Đại Tướng Quốc thấy vị Tăng xem kinh, hỏi rằng: Khanh xem kinh gì?

Đáp: Kinh Nhân Vương Hộ Quốc. Vua hỏi: đã là kinh của quả nhân vì sao lại nằm trong tay khanh? Tăng cung kính lui đi không đáp. Tuyết Đậu: Hoàng thiên không có thân thích, chỉ có đức là giúp đỡ, lại nghĩa là gì? Trác chủ trượng, bốn bể đều quy về trong sự cảm hóa của vua, ba bên ai dám phạm bờ cõi.

Nửa đêm, tiểu tham.

Có vị Tăng hỏi: lời lời lời, gió thổi tuyết rơi, mặc mặc mặc sấm vang chớp giật, trong lỗ sợi tơ ngó sen cưỡi đại bàng, bình thường bụi rơi xuống vầng trăng bên trời, chưa biết người nào được cơ dụng nầy.

Đáp: Đầu dài ba thước biết là ai, đối nhau không nói một chân đứng.

Vị Tăng nói: Như vậy thì trong thành chốn cửu trùng truyền bá đạo thơm khắp nơi.

Đáp: Cũng là Ba-tư vào chợ ồn ào.

Vị Tăng hỏi: Vương Thường Thị tham phỏng Lâm Tế, đến Tăng đường, kế nói: “Cả Tăng đường nầy còn xem kinh không?” Tế đáp: “Không xem kinh”. Ý nói gì?

Đáp: Rượu gặp tri kỷ mới uống.

Thường Thị hỏi: “Có ngồi thiền không?”.

Tế đáp: “Không ngồi thiền” là nghĩ gì?

Đáp: Dẹp loạn càn khôn đến thái bình.

Vị Tăng hỏi: “Đã không xem kinh, lại không ngồi thiền, rốt cuộc làm gì?”.

Tế đáp: “Toàn dạy họ làm Phật làm tổ”, là ý gì?

Đáp: Tánh mạng lão Lâm Tế rơi vào trong tay Thường Thị.

Vị Tăng hỏi: Đêm nay bỗng có một nạp Tăng ra nói rằng: “Bắt thua rồi”, ý làm sao?

Đáp: Ngươi bắt thua Thường Thị, bắt thua Lâm Tế, vị Tăng nói:

Đều không phải như vậy.

Sư hỏi: vậy rốt cuộc ra sao? Vị Tăng bèn hét.

Đáp: Dưa ngọt sanh ra hồ lô đắng.

Vị Tăng nói: Chẳng do mắt trời gần làm sao biết sao ngưu lạnh.

Đáp: Rất kỵ loạn kim, trùy, vị Tăng lễ bái.

Sư lại nói: Năm ngọn núi côi cao chót vót, muôn hang cốc mây lạnh. Người người ôm lòng báo ơn Phật Tổ, mỗi mỗi đều có mắt phân biệt rồng rắn. Toàn khách toàn chủ, toàn thả toàn thâu. Bên bờ Oai Âm biệt lập sinh nhai. Không kiếp trở về trước, đột ngột có ra chính mình, khen cơ trách hai, nêu một tỏ ba, không vượt hóa nghi, làm sao thấy nhau? Trác chủ trượng, chim trắng nhìn cái núp mình bên trong, núi xanh dứt hẳn chỗ tối tăm.

Lại nêu: Thiền sư Quốc Nhất núi nầy nhân Mã Tổ sai Tăng mang thư đến, trong thư vẽ một vòng tròn, Quốc sư mở thư nhìn thấy, bèn chấm một chấm trong vòng tròn rồi dán thư lại trả về.

Sư nói: Đáng tiếc cho đường thời chỉ đành lưu lại trên án. Mặc cho mặt trời nướng gió thổi, chẳng phải chỉ ngồi chặt đứt đầu lưỡi Mã Tổ, cũng khiến nạp Tăng trong thiên hạ chẳng có chỗ sờ mó. Sự việc đã qua rồi, lại còn chỗ gốc thay Quốc sư chăng? Trác chủ trượng.

Sư thượng đường: Núi cao sông sâu, mây nhàn gió lặng. Phật pháp rất mầu nhiệm, mầu nhiệm ở chỗ trung hòa, turng hòa thì hãy đặt để, chủ khách rõ ràng, lại nghĩa là gì? Trác chủ trượng, ngoài việc nhặt củi, múc nước suối, nấu trà ra, còn dựa gậy nhàn ngắm mây đến đi.

Tạ hai ban, Sư thượng đường nêu: Thạch Đầu dạy chúng rằng: Ngôn ngữ động dụng chẳng giao tiếp nhau.

Dược Sơn nói: Chẳng phải ngôn ngữ động dựng, cũng chẳng giao tiếp nhau.

Đầu nói: Chỗ ta đây kim chích không vào.

Sơn nói: Chỗ ta đây như trồng hoa trên đá.

Sư nói: Trí bằng với thầy thua thầy nửa đức, trí cao hơn thầy mới có khả năng truyền dạy. Vả lại trong chỗ hơn kém lại có kẻ áo nạp được ra chăng? Trác chủ trượng.

Khai lò, Sư thượng đường nêu: Bách Trượng nhân Quy Sơn đứng hầu, đêm đã khuya, Trượng nói: Xem trong lò có than không?

Quy bươi kiếm rồi nói: Không có.

Trượng cúi người bươi tìm thấy một cục than nhỏ, nói: Ông nói không có vậy vật này là gì? Quy Sơn ngay đó ngộ.

Sư nói: Đêm động phòng hoa chúc, khi bảng vàng ghi danh hẳn là lúc vui thích. Đương thời nếu tiếp tục tham phỏng Mã Tổ thi cửa nhà Quy Sơn chưa đến nỗi tịch mịch.

Sư thượng đường nêu: Ngưỡng Sơn ở chỗ Sơn Sơn chăn trâu đá.

Thượng tọa Thiên Thái hỏi rằng: Trăm muôn sư tử hiện trên trăm ức đầu sợi lông, nghĩa là gì? Ngưỡng không đáp bèn trở về. Trong lần đứng hầu Quy Sơn, bỗng Thượng tọa Thái đến.

Ngưỡng nói: Vừa đúng hỏi trăm ức đầu sợi lông có trăm ức sư tử, há chẳng phải là Thượng Tọa sao?

Thái đáp: Phải. Ngưỡng hỏi: chính lúc này hiện trước lông hay hiện sau lông?

Thái đáp: Bây giờ không nói có trước sau. Ngưỡng Sơn bèn phẩy tay áo đi ra.

Quy Sơn nói: Lưng rồng đã gãy rồi.

Sư nói: Ngưỡng Sơn chỉ muốn Quy Sơn chứng minh tự cho rằng trong chỗ tối được tiện nghi. Thượng tọa Thái lúc ấy đợi ông ta hỏi: “hiện trước sợi lông, hay hiện sau sợi lông” chỉ cần ngẩng mặt lên trời cười lớn một tiếng, Ngưỡng Sơn có muốn phẩy tay áo ra đi cũng chẳng được.

Sư thượng đường. Mỗi người đều biết có một câu thoại đầu sanh tử nầy, cho đến tiến lùi, vái chào khiêm nhường, lời lẽ thù tạc mỗi mỗi đều hiểu rõ ràng, do đâu mà khốn cùng đi, bèn không biết chỗ vơi. Nếu có người hay làm Phật sự trong mộng, như trong tối lấy vật, thử hỏi bệnh nằm ở đâu? Hôm nay Kính Sơn không tiếc lông mày, khắp vì mọi người bỏ đi những thứ chướng ngại, khiến mọi người đều đến được mảnh đất chất phác, thọ dụng không cùng tận, có tin được hay không? Trác chủ trượng, tự cầm bình đi mua rượu trong xóm, chẳng mặc áo lại làm chủ nhân.

Sư thượng đường nói: Phật pháp nằm ở ngay thẳng, không nằm ở chỗ thịnh vượng. Ở chỗ ngay thẳng thì quỷ thần chẳng đoán được nguyên do, ở chỗ thịnh vượng thì quỷ thần có thể ganh ghét phước của Phật pháp. Năm ngọn núi vốn không thuộc trong đó, do đâu suốt ngày cứ nhỏ nhoi. Phất phất trần, sương và cỏ lau đầu bờ đều là ngọc, một tiếng vang trong trẻo bỗng sợ bay.

Tạ ơn Trưởng lão Nghiêm Bảo Diệp mới được tiến cử, Sư thượng đường. Côn sơn như phiến ngọc, một cành rừng quế, không đáng gọi là quý, đáy sông bờ rừng, ba bốn mười năm, nói đông nói tây, đó gọi là quý, lại có ba chuyển ngữ của Tùng Nguyên, đi vào rừng rậm để lưu thông.

Sư thượng đường nêu: Hòa thượng Tử Hồ dạy chúng rằng: Ba mươi năm qua lại Tử Hồ, hai thời cơm cháo là khí lực Tổ, vô sự lên núi đi một vòng, hãy nói: người đương thời có hội không?

Sư nói: Tử Hồ tuổi già tâm cô độc, đi chỗ này chỗ nọ, lại hỏi người

rằng hội hay không? Kính Sơn núi cao non thẳm trải ra trước mặt, lại gặp tuyết lạnh chưa thể đi được, đợi mùa xuân cho tuyết tan, phải đi một hai lần, nhưng không hỏi người hội hay không. Vì sao? Vì Phất phất trần, lấy trăng nước làm thí dụ, xưa nay đã nhiều, nay ta không phải như vậy, phải nói với nó gì đây?

Tham.

Đêm đông, tiểu tham.

Vị Tăng hỏi: Đông đến mặt trời mọc, nước trên núi đông chảy, nhân duyên thời tiết xin được nghe pháp yếu.

Đáp: Cũng chỉ là pháp nhất định.

Vị Tăng hỏi: Đã là nước trên Đông Sơn chảy, do đâu lại thành pháp nhất định?

Đáp: Miệng lão Tăng là cửa tại họa.

Vị Tăng hỏi: Đông Sơn đêm đông ăn quả tử, kế hỏi Thủ tọa: có một vật đen như sơn thường ở trong động dụng, trong động dụng lại thu không được, hãy nói lỗi ở chỗ nào?

Tọa đáp: Lỗi ở trong động dụng. Động Sơn sai thu dọn bàn trái cây, ý đó như thế nào?

Đáp: Ngựa quan đá nhau.

Vị Tăng hỏi: Đêm nay Hòa thượng bỗng hỏi Thủ tọa: có một vật đen như sơn thường ở trong động dụng, trong động dụng thu không được, hãy nói lỗi ở chỗ nào?

Thủ tọa Kính Sơn cũng đáp: Lỗi ở trong động dụng, thì lại có nghĩa gì?

Đáp: Cho ông ta hai mâm trái cây.

Vị Tăng hỏi: Chỉ giống như Động Sơn sai thu dọn quả trác, Kính Sơn lại được thêm một mâm, có hơn kém chăng?

Đáp: Ấy là do ông ta là kẻ vác bản.

Vị Tăng hỏi: Đệ tử đêm nay mượn oai quang của đại chúng mà hỏi riêng một câu được chăng?

Đáp: Con quỷ ăn trộm đáng ghét.

Vị Tăng bèn hét.

Đáp rằng: Quả như vậy.

Vị Tăng lễ bái.

Sư nói: Ngày ngắn đêm dài, bóng mặt trời lại quay thêm một vòng. Cao đến thấp đi, hồng quân chuyển từ chín uyên, âm ma ẩn nấp thì mầm đạo sinh dương khí phát ra không có đất cứng, sai sử được mười hai thời thì nguyên tửu đại hán, liêu tinh bạc lễ, bị mười hai thời sai khiến, lậu ấp, ngõa ngói còn không cam lòng, tha hồ dạy dùng ống cỏ lau thổi tro. Trong đây vốn không có sự cảm tạ một cách vòng vèo quanh co.

Bỗng có một người bước ra nói: Lão sư chưa thoát khỏi tình lượng, bị hai mươi bốn khí sai sử, bảy điên tám đảo, sơn Tăng chỉ đành thôi nghỉ. Vì sao? Nhà giàu sanh con hiếu, nước mạnh có mưu thần.

Lại nêu: Mã Đại sư hỏi Dược Sơn: Chỗ thấy của ông gần đây thế nào?

Sơn đáp: Lột hết da chỉ có một thứ chân thật.

Mã Tổ nói: Sở đắc của ông có thể gọi là hợp cả tâm thể, phân khắp bốn chi. Đã vậy sao không lấy ba nan tre mà cột da bụng lại rồi tùy chốn mà lên núi ở đi.

Sơn đáp: Ta là người thế nào mà dám nói ở núi.

Tổ đáp: Không hề có việc đi hoài mà chẳng trụ lại, không hề có việc ở hoài mà không đi. Muốn lợi ích điều không lợi ích, muốn làm điều không chỗ làm thì nên làm một con thuyền, chớ ở lâu nơi đó.

Sư nói: Mã Đại sư mượn tay làm việc, chửi rủa con cái ông ta. Hãy nói: Dược Sơn do đâu không chịu kế thừa Mã Tổ? Bước ra hạ một chuyển ngữ thử xem, bằng không thì đêm tới mời Thủ tọa nói rõ cho chúng nghe.

Cảm tạ Thủ tọa, Sư thượng đường nói: Tuệ mạng của Phật Tổ nguy ngập như treo sợi tợ. Nếu không cầu khai dạy cho đàn hậu côn thì làm sao vãn hồi nguyên khí chốn tòng lâm?

Ông già Kính Sơn không ở Nam nham nói: “Kính” vốn không tư lợi, tùy thân mà hiện, không vốn chẳng có dấu vết, nhân hình tượng mà bày ra. Muốn biết chỗ quy về của muôn đức, an ủi sự mong mỏi của muôn loài, rồng bay thì mây nổi, cọp gầm thì gió sinh.

Đêm ba mươi tết, tiểu tham.

Có vị Tăng hỏi: Vào đêm cuối năm, rùa đen bò lên vách, chẳng phải đó là lời lẽ của Hòa thượng sao?

Sư nói: Tuổi già tâm cô quạnh, tạm thời ngổn ngang.

Vị Tăng hỏi: Có chỗ chuyển thân chăng?

Sư đáp: Nếu nói có thì ông sẽ chấp trước có không.

Vị Tăng nói: Phần nhiều tựa như khách và đệ tử Kính Sơn.

Sư đáp: Ít nhiều những kẻ hiểu sai thoại đầu.

Vị Tăng hỏi: Bắc Thiền nấu trâu trắng ở chỗ trống. Hòa thượng đêm nay phân tuổi lấy gì phân tuổi cho mọi người?

Sư đáp: Bên trái dưới chân Động Sơn.

Vị Tăng nói: Như vậy thì đại chúng sẽ no đủ các đức, bèn lễ bái.

Sư đáp: Tham nhai nhiều thì không nhai kỹ.

Sư lại nói: Vào ngày cuối năm, ông già họ Vương ở thôn Đông, đêm đốt tiền, tháng chạp hết xuân về, trên lầu có người thường khuyến uống rượu, lấy đây để phát huy sự mầu nhiệm mà Phật Tổ không truyền bá, lấy đây để khế chứng công của nạp Tăng. Bất luận là bỏ cũ xây mới thế nào, chỉ cần biết thời tiết, lại kết giao một cơ đầu, làm sao hiển lộ. Trác chủ trượng. Chỉ thích thanh đài ngày đầu năm, biếng nhìn họ Hàn tiễn cùng văn.