Nhất Mộng Mạn Ngôn
(Kiến Nguyệt Luật Sư Tự Truyện)
Kiến Nguyệt Lão Nhơn tự thuật
Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt
Năm tôi bảy mươi ba tuổi, vào đời vua Khang Hy, mùa đông năm Giáp Dần (T.L. 1674), các vị A xà lê Ly Ngôn, …, cùng các vị chấp sự trong chùa Bảo Hoa, đến phương trượng đảnh lễ, thỉnh cầu tôi thuật lại quảng đời hành cước tầm sư học đạo của mình, để khuyến khích những thế hệ tương lai. Thể theo lời thỉnh cầu này, tôi đã cầm bút thuật lại quãng đời tầm sư học đạo mà tôi đã gian khổ trải qua. Đây là những lời thành thực xuất phát tự đáy lòng, tuyệt đối không có sự thêm thắt.
Tôi là con nhà họ Hứa, ở phủ Sở Hoành, tỉnh Vân Nam. Năm mười bốn tuổi, lúc hai đứa em trai còn thơ ấu, thì chẳng may cha mẹ chúng tôi lần lượt qua đời. Chúng tôi vô cùng đau buồn vì đã mất nơi nương tựa. Cũng may, ông bác tôi tuổi đã già mà lại không con, thương xót mấy đứa cháu mồ côi, bèn đem chúng tôi về nuôi nấng dạy bảo. Tôi có tài hội họa, có lần đã vẽ một bức tượng của Đại Sĩ Quán
m, mọi người xem qua đều trầm trồ khen ngợi, cho rằng tôi là “tiểu Ngô Đạo Tử”. Tính tôi hay thích đi du ngoạn, nghe có nơi danh lam thắng cảnh nào cũng đều muốn tìm đến, hai chân hình như không chịu dừng bước.
Năm hai mươi lăm tuổi, đời Thiên Khải năm thứ sáu (TL 1626), nghe nói vùng đất ở giữa phủ Đại Lý và châu Bắc Thắng, có sông Kim Sa (cát vàng), những người dân gần đó đều làm nghề đãi cát tìm vàng để sinh sống qua ngày, tôi bèn cùng với hai ba người bạn, trải qua một cuộc hành trình hơn năm trăm dặm, tìm đến để xem hư thực. Đến nơi, quả đúng như lời đồn đãi, mới biết là thiên nhiên nuôi dưỡng muôn loài, đôi khi có những phương thức khác thường như vậy.
Lại nghe ở phủ Hạc Khánh có những dãy núi cao ngất trời xanh, địa thế hiểm trở. Theo truyền thuyết, có một con rồng muốn biến vùng núi đó thành biển. Vùng đất ở phía đông nam của dãy núi, tên là Điện Vỹ, địa thế trũng xuống, nước suối tích tụ gây nên sự lụt lội trong vùng. Có một vị thần tăng Ấn Độ là Tôn giả Ma Già Đà, vì lòng từ bi muốn cứu độ sinh linh trong vùng, bèn dùng tích trượng chọc thủng núi Điện Vỹ khoảng mấy mươi lỗ, mỗi lỗ sâu hơn năm dặm, nhân đây nước lụt từ những lỗ hổng chảy xuống nhập thành một giòng, tức là sông Kim Sa.
Trong khi đang đi du ngoạn ở vùng này, tôi bỗng gặp lại nho sĩ Tiêu Ám Sơ. Lúc trước tại huyện Lãng Khung, anh ấy đã từng yêu cầu tôi vẽ một bức tượng Đại Sĩ Quán m. Vừa gặp mặt, anh ấy rất hoan hỷ, bèn mời tôi về chơi ở huyện Lãng Khung. Khi vừa đến nơi, có một nhóm bạn hữu do Hiếu liêm (Tú tài) Dương Thiệu Tiên hướng dẫn, tìm đến thăm hỏi. Hai anh Ám Sơ và Thiệu Tiên đều là bạn thân từ trước, cả hai đều là người giàu có, hơn nữa, mỗi người đều có một vườn hoa nổi tiếng. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, lại thêm tâm đầu ý hợp, thành thử họ đã giữ tôi ở lại đó hơn một năm.
Năm hai mươi bảy tuổi, đời Sùng Trinh năm thứ nhất (TL 1628), khoảng đầu tháng mười hai, tôi cùng các bạn đang sum vầy ở vườn đào của Tiêu Ám Sơ (Tiêu Viên), đây cũng là nơi đọc sách (thư viện) của anh ta. Vườn này ở cách huyện lỵ độ hơn hai mươi dặm, nằm sát dưới chân núi Thạch Bảo, diện tích khoảng hơn mười mẫu. Trong vườn có trồng lê, độ vài trăm cây, ngoài ra, còn đủ loại hoa kiểng, bốn mùa đều tưng bừng đua nở.
Trong buổi tiệc rượu náo nhiệt, đang lúc cười nói tiếp chuyện cùng các bạn, bỗng có người nhà đem tin đến, cho hay ông bác đã mấy lần nhắn tôi về, và nay mới vừa tạ thế, tuổi vừa hơn bảy mươi. Nghe xong tôi vô cùng kinh ngạc, tỉnh ngay cơn say, lòng muôn vàn đau xót, òa lên khóc nức nở. Xưa nay, tôi chưa hề khởi lòng tin đối với đạo Phật cũng như đạo Lão, thế mà lúc đó bỗng nhiên phát tâm xuất gia, bèn nói với mọi người: “Tôi thực là bất hiếu. Ơn của cha mẹ và ông bác đều chưa báo đáp. Khó mà trốn khỏi tội đại nghịch này. Hôm nay tôi quyết ý xuất gia, trước là để sám hối tội lỗi của mình, sau là để báo đáp thâm ân dưỡng dục. Từ đây xin vĩnh biệt, không còn gặp lại các bạn nữa!”
Mọi người nghe nói, đều trợn mắt nhìn tôi chòng chọc, cho rằng có lẽ tôi đã phát điên. Tiêu Ám Sơ nói: “Anh xưa nay không ngày nào mà có thể thiếu rượu. Làm sao lại nói đến việc xuất gia chay lạt? Nếu như muốn xuất gia, chẳng cần phải đi đâu hết, tôi sẽ đem mảnh vườn này cúng dường cho anh làm chỗ tu hành.”
Dương Thiệu Tiên nghe xong bèn tiếp lời: “Anh Tiêu Ám Sơ đã cúng dường mảnh vườn, còn phần phí dụng hằng ngày, tất cả tôi sẽ cung cấp cho anh.”
Nói xong lại ra lệnh cho đứa tiểu đồng theo hầu ở lại chăm sóc cho tôi. Tôi nói: “Bốn sự cúng dường, hai bạn đã lo cho tôi chu đáo, âu cũng là duyên lành nhiều đời. Xin giao ước là từ nay không được đem rượu thịt đến đây nữa. Còn phần gạo củi, cũng xin không nên hạn định ít ỏi. H- có các vị tăng hành cước đến, tôi đều sẽ cúng dường.”
Mấy lời yêu cầu của tôi, mọi người đều vui vẻ đáp ứng, không một ai lên tiếng phản đối cả.
Cách vườn khoảng hơn hai mươi dặm có một am đạo sĩ, tôi bèn tìm đến thăm viếng, trình bày ý định xuất gia của mình. Có một vị đạo sĩ già muốn dụ tôi làm đệ tử, nhưng thấy ông ấy cử chỉ hàm hồ, ăn nói quàng xiêng, thành thử tôi lên tiếng cáo từ, nói là để về suy nghĩ lại. Vừa dợm bước ra, bỗng thấy trên bàn thờ có bày một bộ Lương Hoàng Sám, tôi bèn tỏ ý muốn thỉnh bộ kinh về tụng. Ông ấy nói: “Chú chưa phải là đạo sĩ, làm sao có thể tùy tiện thỉnh kinh?”
Nghe xong, tôi bèn cởi áo khoác, đổi lấy áo đạo bào của ông ấy. Ông ấy bèn nói: “Chú bây giờ đã là người xuất gia, có thể thỉnh bộ kinh về.”
Tôi trở về Tiêu Viên, đem bộ kinh ra l- bái, sau đó tự đặt pháp danh là Chơn Nguyên, pháp hiệu là Hoàn Cực.
Đến ngày ba mươi tháng chạp, tôi viết một bài vị Ngọc Hoàng Thượng Đế để cúng dường, chí thành l- bái, xưng danh hiệu của ngài. Như thế, mãi đến nửa đêm thì cảm thấy tâm thần mệt mỏi, bất giác quỵ xuống đất ngủ quên lúc nào không hay. Trong giấc mộng, tôi thấy trên vòm trời xanh bát ngát xuất hiện một mặt trời đỏ chói. Lại thấy mình đi đến một ngôi chùa lớn, điện Phật nguy nga, chung quanh được bao bọc bởi một hàng rào màu đỏ. Trong sân chùa có trồng những cây tùng, cây bách cao ngất trời, nhưng lại rất ngay hàng thẳng lối. Phía trước điện Phật, chính giữa có một cửa vào, bên trong có vô số vị tăng đang tụ tập, tất cả đều cạo đầu mặc áo cà sa. Tôi vui mừng muốn bước vào trong điện, nhưng ngạch cửa lại quá cao, tôi không thể nào bước qua được. Tôi bèn đem hết sức bình sinh cố gắng nhún mình nhảy qua, sau khi cố gắng vài ba lần như thế, liền vượt qua được ngạch cửa. Vừa bước qua, nhìn lại bỗng thấy mình không còn là một đạo sĩ nữa, mà đã biến thành một vị tăng. Ở giữa đám đông có bày một tòa cao, trên tòa có một vị Hòa thượng già mặc áo cà sa màu đỏ. Vừa thấy tôi bước vào, ngài liền mỉm cười, gọi tôi bước lên. Tôi bèn đẩy dạt những người xung quanh để bước lên tòa. Vị Hoà thượng đưa cho tôi một quyển kinh, nói: “Con hãy giảng bộ kinh này cho đại chúng nghe!” Tôi bèn đứng bên cạnh ngài mà giảng cho đại chúng. Mọi người đều cung kính quỳ xuống lắng nghe. Được một lúc, tôi bỗng tỉnh giấc, toàn thân mồ hôi toát ra như tắm, quên bẵng đi là mình đã giảng những gì. Tôi bèn ngẫm nghĩ, biết số mình không phải làm đạo sĩ, mà sau này nhất định sẽ làm tăng.
Sáng hôm sau nhằm đời Sùng Trinh năm thứ hai, tôi được hai mươi tám tuổi. Từ ngày hôm đó, tôi lập công khóa thường nhật là mỗi ngày đều quỳ tụng một bộ Lương Hoàng Sám, và cứ ba ngày thì l- sám một lần. Mỗi khi đến phần hồi hướng, tôi đều cảm thấy xúc động, nước mắt quanh tròng, bẩm bạch Tam bảo, khẩn cầu báo đáp bốn ơn nặng. Những người bạn quen đến vườn thăm viếng, thấy tôi xả bỏ được những thói quen xấu ngày trước, chân thực tu hành không chút xao lãng, đều lên tiếng khen ngợi. Có người phát tâm ăn chay trường, lại cũng có người phát tâm muốn xuất gia cầu đạo. Từ đó, trong vòng một trăm dặm, ai cũng đều nghe tiếng Đạo nhơn Hoàn Cực ở Tiêu Viên.
Đời Sùng Trinh năm thứ ba, cách huyện Lãng Khung hơn tám mươi dặm, có chùa Đại Giác ở trấn Tam Doanh tổ chức hội Long Hoa. Trước đêm giao thừa ít ngày, tôi đến chùa l- Phật. Khi ấy, vị Trụ trì là ngài Vân Quan, cùng các vị trong ban tổ chức đang tụ tập tại chánh điện. Tôi cung kính lạy Phật xong, bèn đến trai đường ngồi nghỉ. Lúc ấy, có một ông lão tóc bạc trắng, đầu chít khăn nhà Nho, đến gần vái chào, hỏi tôi từ đâu đến. Tôi trả lời từ huyện Lãng Khung đến. Ông ấy bèn hỏi: “Ngài có biết Đạo nhơn Hoàn Cực ở Tiêu Viên không? Ngài ấy đạo đức, tu hành thế nào?”
Tôi trả lời: “Tôi đã từng gặp qua. Gã đó chỉ nên biết tên chớ không nên gặp mặt. Hắn giả vờ tu hành, lừa mình dối người. Huống chi, vừa mới xuất gia, chẳng có đạo đức gì đáng kể!”
Vị cư sĩ già nghe xong, liền nghiêm mặt nói: “Ngài đã là đạo sĩ, thấy kẻ khác có đạo đức thì nên tán thán, biết kẻ khác có lỗi lầm thì nên che giấu. Nay lại đố kỵ kẻ đồng môn. Làm sao gọi là đạo sĩ được?”
Vừa khi ấy, có một vị cư sĩ quen từ ngoài bước vào, thấy tôi bèn vui mừng vái chào. Vị cư sĩ già hỏi: “Ông biết vị đạo sĩ này sao?”
Người đó trả lời: “Vị này là Đạo nhơn Hoàn Cực ở Tiêu Viên!”
Vị cư sĩ già bèn nói: “Xuýt nữa không nhận ra Ngài!”
Bèn lập tức mời vị Trụ trì cùng ban tổ chức đến để giới thiệu. Mọi người bèn khẩn khoản mời tôi làm Chủ đàn. Tôi nói: “Người Chủ đàn hội Long Hoa phải biết nghi l- của đạo sĩ, tôi chỉ biết tĩnh tu, chuyên môn l- bái tụng kinh.”
Bọn họ lại khẩn khoản, nài nỉ không thôi. Tôi cũng cố gắng từ chối đôi phen, nhưng thấy bọn họ tỏ ra kiên quyết, không chịu thay đổi ý định, bèn nói: “Kỳ đại hội này, công việc chính phải là cúng Trai tăng, các vị đã dự bị xong chưa?”
Tôi lại nói tiếp: “Nếu thiếu việc cúng Trai tăng, làm sao có thể gọi là Thắng hội? Việc này tôi sẽ cố gắng đảm trách. Thứ nhất là sẽ hướng dẫn các vị cư sĩ trang hoàng đạo trường, thứ hai là sẽ hướng dẫn các vị thiện tín bố thí tu phúc.”
Mọi người nghe xong, vui mừng bái tạ.
Ngày hôm sau tôi dò hỏi ai là người có danh vọng trong vùng, dự định mời họ làm thủ lãnh chỉ huy công tác. Có người đề nghị: “Trong trấn này, có ông Hương hoạn họ Ngải, và ông quan Chỉ huy họ Cung. Ông họ Cung là rể ông họ Ngải. Cả hai đều là người giàu có và thích làm việc nghĩa. Hơn nữa, họ Cung lại là bạn rất thân của ông Tiêu Ám Sơ ở huyện Lãng Khung, Trừ hai vị này ra, ngoài ra không còn ai nữa.” Nghe xong, tôi nghĩ thầm rằng công việc có cơ hội thành tựu, bèn quyết định đến nhà họ Cung trước. Khi đến nơi, vừa đúng lúc Tiêu Ám Sơ phái người nhà đem quà tết đến, tôi bèn nhắn người ấy vào báo. Quan Chỉ huy họ Cung liền mời tôi vào nhà. Vào trong thì thấy vị Hương hoạn họ Ngải cũng có mặt nơi đó. Hai người tuy đã nghe danh Đạo nhơn Hoàn Cực, nhưng chưa từng cùng tôi giáp mặt. Tôi trình bày lý do thiết lập đại hội cúng Trai tăng. Bọn họ trả lời: “Tổ chức pháp hội Long Hoa, lẽ nào lại không cúng Trai tăng? Đạo nhơn Hoàn Cực đã hoan hỷ đảm nhiệm việc này, chúng tôi cũng xin nguyện tham gia quyên góp.”
Hai người bèn triệu tập các bậc kỳ lão cùng các vị thiện tín trong vùng lại thương nghị. Mọi người đều vui vẻ hưởng ứng. Ngày hôm sau, hai vị họ Ngải và họ Cung cầm hai tàng lọng xanh vàng đi hai bên, còn tôi thì mặc áo đạo sĩ, mang giày cỏ đi chính giữa, phía sau là các vị kỳ lão cùng các vị thiện tín rầm rộ đi theo. Chúng tôi đi rảo một vòng thị trấn, những người tham dự đều khuyến khích bạn bè, thân thuộc cùng nhau hoàn thành công việc phúc thiện. Nội ngày hôm đó, tiền gạo cúng dường tính ra được hơn ba trăm lượng bạc và hơn năm chục thạch gạo.
Sau khi về đến chùa, tôi bèn mời thợ đến dựng khoảng mấy mươi gian phòng cỏ, là nơi tạm trú cho các vị khách tăng. Đồ đạc cần thiết đều là đi vay mượn đâu đó cũng tạm đủ dùng, chỉ có điều là vẫn chưa tìm ra vị phụ trách trai soạn. Đến khoảng xế trưa, có một vị tăng hành cước tìm vào. Tôi thấy vị ấy dáng người nghiêm nghị kín đáo, cử chỉ nhã nhặn, ăn nói nhỏ nhẹ dịu dàng, hơn nữa, vừa trẻ tuổi lại vừa cường tráng. Tôi hỏi từ đâu đến, thì vị ấy cho biết là đang đi thăm viếng núi Kê Túc, nhân tiện ghé qua, vốn người phủ Tầm Điện, pháp hiệu là Thành Chuyết. Tôi yêu cầu ở lại trợ giúp công việc nấu nướng, vị ấy liền nhận lời. Thầy Thành Chuyết là người rất có đạo tâm, ngày đêm làm việc siêng năng, không hề biếng nhác.
Nhân đây, hai chúng tôi bèn kết làm bạn đạo.
Mỗi ngày, các vị tăng hành cước tham dự Trai tăng đều không dưới một trăm vị, hơn nữa, lại có hơn một trăm cô nhi, quả phụ, và những người nghèo khổ đến xin ăn. H- có vị tín chủ nào đến cúng trai tăng, tôi đều khuyên họ vào l- bái các vị tăng để cầu phúc báo. Hơn nữa, lại khai thị cho các thí chủ rằng: “Những người nghèo khổ trong đám xin ăn đó, có thể đã là cha mẹ, hoặc bà con nhiều đời trước của các vị. Bởi vì lúc trước không biết cúng dường Tam Bảo, không biết bố thí kẻ nghèo, cho nên ngày nay phải chịu những quả báo như vậy. Chỉ vì mắt thịt của các vị không nhìn thấy mà thôi. Bởi vậy, các vị phải cố gắng dẹp tâm ngã mạn, cung kính l- bái chư tăng, hầu mong được phước báo đời sau!” Các vị thí chủ nghe xong, bèn y theo lời khuyên nhủ, cung kính l- lạy các vị tăng sĩ.
Tổ chức pháp hội cúng Trai tăng, từ xưa đến nay là một sự kiện rất ít xảy ra ở tỉnh Vân Nam, mà đây cũng là một nhân duyên hy hữu cho tôi, tuy chưa đọc kinh sách, chỉ hoàn toàn hướng dẫn mọi người theo thiển ý của mình. Đến lúc pháp hội gần bế mạc, nghe các vị trong ban tổ chức bàn riêng với nhau là sẽ sắm l- vật để cúng dường riêng cho tôi. Vì vậy, một ngày trước khi pháp hội hoàn tất, tôi bèn lén đến cáo từ thầy Thành Chuyết. Hôm sau, trời vừa hừng sáng, tôi đã một mình lầm lủi trên con đường trở về huyện Lãng Khung.
Đời Sùng Trinh năm thứ tư, tôi được ba mươi tuổi. Khoảng tháng hai, có hai anh em ông Lý Quân Phụ, Lý Quân Bật, là người ở châu Kiếm Xuyên đến thăm. Hai vị này đều là Nho sĩ nổi danh, và cũng là hai vị Phật tử thuần thành. Họ thường hay đến đây thăm viếng. Hai người có một thư viện ở cách châu lỵ khoảng hơn ba mươi dặm, phong cảnh ngoạn mục, núi đỏ trùng trùng, tùng xanh điệp điệp, hơn nữa, lại rất hoang vắng tịch mịch. Hai anh em có ý mời tôi đến đó ẩn tu. Vì cả hai đều là bạn thân của Tiêu Ám Sơ, do đó tôi bèn lập tức phái người đến báo tin cho họ Tiêu biết chuyện này. Họ Tiêu cảm thấy trù trừ khó xử. Một bên là bạn Đạo, không nỡ nói lời tạm biệt với tôi; một bên là bạn Nho, cảm thấy phải tùy thuận theo lời yêu cầu của hai anh em nhà họ Lý. Tôi bèn nói với Ám Sơ: “Chỗ này cách Kiếm Xuyên cũng không xa, chi bằng để tôi về tạm trú bên đó tốt hơn.” Sau đó tôi từ biệt Ám Sơ, ngày mười lăm tháng ba đến tĩnh tu nơi thư viện của anh em nhà họ Lý. Ở đây, tôi vẫn tiếp tục công việc cúng dường các vị tăng hành cước, hơn nữa, sự dụng công tu hành càng ngày càng tiến bộ. Hai anh em họ Lý thấy thế càng tăng lòng tin tưởng đối với Tam Bảo. Người anh là Lý Quân Phụ bèn phát tâm ăn chay trường.
Đầu tháng sáu, khí trời oi bức, tôi bèn trèo lên đỉnh núi, ngồi trên một mỏm đá, vừa để tọa thiền, vừa để hóng mát. Hướng nhìn về phía tây khoảng năm dặm, trong dãy núi ngoằn ngoèo, rừng cây rậm rạp, thấp thoáng hình như có một ngôi chùa cổ. Tôi bèn lần mò tìm đến nơi, té ra chỉ là một am tranh. Thấy cửa trước chỉ khép hờ, phía trong nghe có tiếng gõ mõ tụng kinh, tôi bèn ngồi đợi cho đến khi thời kinh chấm dứt mới bước vào. Thấy bên trong có một vị tăng già, dáng mạo khả kính, tôi bèn bước đến đảnh l-. Vị ấy nói: “Bên phái Đạo sĩ, ít có người l- lạy chư tăng. Ông từ đâu đến đây? Pháp danh là gì?”
Tôi trả lời: “Con là đạo nhơn Hoàn Cực ở Tiêu Viên, huyện Lãng Khung. Nay theo lời mời đến tĩnh tu tại thư viện Xích Nham (của hai anh em nhà họ Lý).”
Vị tăng bèn chắp tay nói: “Tôi có nghe nói, ông trong kỳ đại hội Long Hoa đã tổ chức cúng dường trai tăng, chẩn tế người nghèo, không phân biệt tông phái, lại khéo dẫn dắt các vị đàn na tín chủ bỏ tâm san tham phân biệt. Xin hỏi ai là thầy của ông, và ông đang đọc tụng những bộ kinh nào mà có thể làm những Phật sự lớn lao như vậy?”
Tôi nói: “Con chưa từng lạy ai làm thầy, và cũng chưa từng đọc qua kinh điển, bất quá đó chỉ là một việc làm theo thiển ý của mình mà thôi.”
Vị tăng kinh ngạc nói: “Những việc làm của ông, đều là hạnh nguyện của Bồ tát. Ông là người rất có tuệ căn, vậy phải nên cấp tốc đi tìm minh sư, xin xuất gia làm tăng, để có thể hoằng dương Phật pháp, hóa độ chúng sanh! Tôi thường tụng kinh Hoa Nghiêm, ông có thể thỉnh về cung kính quỳ đọc. Đọc xong ông sẽ biết rằng Phật pháp rất là thâm sâu, hạnh nguyện của Bồ tát cũng rất là rộng lớn vô lượng. Tự nhiên ông sẽ phát tâm Bồ đề, mà không cần sự chỉ dẫn của ai hết!”
Nghe xong, tôi liền bái tạ, cung kính thỉnh bộ kinh về. Sau khi trở về thư viện, tôi bèn thắp hương quỳ đọc, đến hết phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm, tự nhiên nhớ lại giấc mộng đêm mới xuất gia làm đạo sĩ, bèn nôn nao mong ước sớm được xuất gia làm tăng.
Đến cuối tháng bảy, có vị Trụ trì chùa Đại ở huyện Lãng Khung là thầy Diệu Tông, đem thư của Tiêu Ám Sơ đến, ước hẹn sẽ cùng nhau đi triều bái núi Kê Túc. Thấy những điều mà họ Tiêu đề nghị đều hợp với ý nguyện của mình, tôi bèn từ giã hai anh em họ Lý, sau đó cùng thầy Diệu Tông và Tiêu Ám Sơ khởi hành đến núi Kê Túc. Ngày mười lăm tháng tám thì đến nơi, tá túc tại chùa Tịch Quang. Tôi bèn dò hỏi các vị thiện tri thức đang ẩn tu trong núi, thì nghe đồn ở Sư Tử Nham có hai vị lão hòa thượng là ngài Đại Lực và ngài Bạch Vân chuyên tu pháp môn Tịnh độ, đã hơn ba mươi năm chưa hề xuống núi. Vào ngày mười tám, tôi cùng thầy Diệu Tông và Tiêu Ám Sơ bèn lên núi tìm hai vị ấy. Trải qua một cuộc hành trình vất vả, băng rừng lội suối, xuống vực qua đèo, chúng tôi đã tìm đến tịnh am của hai ngài. Sau khi diện kiến, tôi bèn l- lạy cầu xin được xuống tóc xuất gia. Hòa thượng Đại Lực, sau khi hỏi rõ nguyên do tại sao tôi muốn xin xuất gia, bèn từ bi chấp thuận. Ngài dặn tôi nên trở về sắm sửa đủ y bát. Nghe thế, Tiêu Ám Sơ bèn thưa với Hòa thượng: “Hòa thượng đã từ bi thu nhận Đạo nhân Hoàn Cực, còn phần y bát và cúng trai, xin để cho con lo liệu.”
Hòa thượng Bạch Vân nghe nói thế bèn lên tiếng: “Tôi thấy vị này trong tương lai sẽ trở thành rường cột cho Phật giáo, không thể nào thu nhận anh ấy một cách hấp tấp, e rằng anh ấy sẽ nghĩ việc xuất gia là d- dàng, do đó không chịu giữ gìn giới luật cẩn thận. Hãy để cho anh ấy tự mình đi từng nhà hóa duyên y bát, hầu có thể điều phục phần nào tính ngã mạn của mình. Hơn nữa, đây cũng là một cơ hội để khảo nghiệm xem tâm chí của anh ấy thế nào. Sau khi anh ấy hóa duyên được y bát xong, sẽ trở lại đây để được làm l- xuống tóc xuất gia!”
Tôi suy ngẫm thấy hai vị thiện tri thức, một vị thì thâu nhận, còn một vị thì thử thách, làm cho người khác nể trọng, kính sợ. Mới biết rằng đạo Phật, đối với vấn đề xuất gia rất thận trọng chứ không có bừa bãi, khác xa với đạo Lão. Hơn nữa, tôi cũng biết rằng nhân duyên của mình vẫn chưa đến, bèn mủi lòng thưa với hai vị Hòa thượng: “Lời của hai Ngài, con nguyện sẽ nhất nhất tuân hành, nhưng lên núi lần này, chẳng lẽ đi về tay không. Xin hai Ngài ban cho con một pháp danh, để con tuy rằng chưa xuống tóc, nhưng trong tâm vẫn có cảm nghĩ rằng mình là một vị tăng.”
Hòa thượng Đại Lực nghe thế bèn mỉm cười, đặt cho tôi pháp danh Thư Quỳnh.
Sau đó, tôi bèn lạy hai ngài cáo từ. Ra đến bên ngoài, tâm trạng vẫn còn đang băn khoăn lưỡng lự, thì có một vị tăng, pháp hiệu Nguyệt Phong, đến gần hỏi tôi: “Này Đạo nhân! Trong tâm ông có việc gì khó xử phải không!”
Tôi trả lời: “Con đang nghĩ không biết phải đi hóa duyên y bát ở nơi nào?”
Thầy ấy nói: “Từ huyện Lãng Khung, vượt qua núi Phụng Vỹ khoảng hai trăm dặm có vùng sản xuất muối tên là Lạc Mã, cư ngụ khoảng hơn một vạn gia đình, dân cư tương đối khá giả lại hay ưa làm việc thiện. Tôi là người ở vùng đó. Chỉ độ một vài hôm tôi sẽ trở về thăm thầy tôi, nếu ông chưa đến vùng đó, có thể cùng tôi đến đó một chuyến.”
Cuối tháng chín, tôi cùng thầy Nguyệt Phong rời núi Kê Túc để đi Phụng Vỹ, và phải mất mười lăm hôm mới đến Lạc Mã. Chúng tôi tạm trú ở chùa Phóng Quang ở núi Tây. Vị trụ trì là thầy Ngộ Tông vui vẻ đón tiếp, dường như đã quen biết nhau từ lâu. Chùa này là hương hỏa của dòng họ Dương. Gia đình nhiều đời ưa làm việc phúc thiện, con cháu phần lớn theo nghiệp Nho. Nhờ sự khen ngợi và khuyến khích của hai thầy Nguyệt Phong và Ngộ Tông, tôi được rất nhiều thiện nam tín nữ đến thăm hỏi và giúp đỡ. Lại có vị thổ quan họ Tự, hiệu Yến Chi, vừa gặp tôi đã cảm thấy tâm đầu ý hợp, và càng lúc càng tỏ ra kính mến.
Tưởng là tìm đến nơi xa lạ, té ra lại trở thành nơi quen thuộc. Tôi rất nôn nóng muốn trở lên núi Kê Túc làm l- xuất gia, không ngờ lại bị đàn việt giữ lại. Tháng chín đời Sùng Trinh năm thứ ba, có lão Hòa thượng Lượng Như từ tỉnh thành đến phủ Vĩnh Xương giảng kinh. Sau khi giảng xong ngài bèn trở về tỉnh thành. Trên đường về ngài có đi ngang qua vùng tôi đang ở và đến tạm trú tại chùa Đại Giác ở núi Đông gần đó. Tôi bèn thảo luận với thầy Nguyệt Phong: “Các vị thí chủ ở đây kiên quyết giữ con ở lại, làm cho con không được toại ý xuất gia. Hiện nay con dự định xuất gia với lão Hòa thượng Lượng Như, để tiện việc thân cận học hỏi, nhưng lại sợ thất hứa với hai vị Hòa thượng trên núi Kê Túc. Việc này không biết phải làm sao?”
Thầy Nguyệt Phong nói: “Tôi biết Hoà thượng Lượng Như thuộc về phái Tịch Quang, Ngài đã làm Trụ trì ở chùa Tịch Quang ba năm. Pháp danh của ông cũng thuộc về tông phái Tịch Quang. Hiện nay nếu xuất gia với ngài Lượng Như, tuy có vẻ như bội ước với hai vị ở núi Kê Túc, nhưng nếu luận về dòng phái, ông vẫn thuộc về hàng cháu của Hoà thượng Đại Lực, không phải là hoàn toàn thất tín, mà việc xuất gia cũng được toại nguyện. Việc này phải làm cho mau, đừng nên do dự chần chờ gì nữa.”
Nghe xong, tôi bèn quyết định xuất gia với ngài Lượng Như. Sau đó, tôi với thầy Nguyệt Phong rời chùa Pháp Quang ở triền núi phía tây đến chùa Đại Giác ở núi phía đông để làm l- yết kiến ngài Lượng Như, nhưng chỉ nói là đến để xin theo hầu hạ ngài, chứ chưa dám tùy tiện nói đến việc xin xuất gia. Ngài Lượng Như bèn cho phép tôi dời qua chùa Đại Giác tạm trú.
Sáng hôm sau, tôi đến tìm ngài Lượng Như l- bái, thành khẩn cầu được xuất gia. Ngài cười nói: “Tối hôm qua ta nằm mộng thấy một vị tăng đắp cà sa, theo sau có vô số đệ tử đến tìm ta, nói rằng tóc đã dài xin được xuống tóc. Hôm nay có được nhân duyên này, con chắc là kẻ thừa nguyện tái lai, có thể nối tiếp công nghiệp hoằng pháp lợi sanh của ta, ta sẽ đặt cho con pháp danh là Độc Thể, pháp hiệu là Thiệu Như, và sẽ chọn ngày tốt để làm l- xuất gia cho con, con nên chuẩn bị y năm điều để thọ ngũ giới.”
Tôi cảm thấy hơi buồn là mình xuất gia quá tr-, nhưng lại vui mừng là có được nhân duyên sâu dầy đời quá khứ. Ngài Lượng Như chọn ngày mồng năm tháng mười làm l- xuống tóc cho tôi. Các thiện nam tín nữ ở khắp nơi trong vùng, đến ngày đó ùn ùn lên núi tham dự chúc mừng. Lúc đó đang thiếu người phụ giúp việc nghi l-, tôi không biết làm thế nào, bèn đi ra phía ngoài tìm xem ai có thể phụ giúp, thì vừa lúc ấy thầy Thành Chuyết bước vào. Từ lúc tạm biệt ở Tam Doanh đến nay đã gần hai năm, hôm nay gặp lại, giống như có sự hẹn ước từ trước, quả thật là một điều kỳ lạ! Tôi bèn hỏi từ đâu đến, thì thầy ấy trả lời: “Tôi từ núi Bảo Đài, phủ Vĩnh Xương đến, mục đích là muốn tìm ngài Lượng Như xin xuất gia. Hôm qua tôi đến chân núi, nghe ngài Lượng Như đang ở tại chùa Pháp Quang, hôm nay sẽ làm l- xuất gia cho một đạo sĩ. Tưởng ai, té ra là đạo nhơn Hoàn Cực!”
Cả hai chúng tôi đều té ra cười, quả thực là một nhân duyên kỳ lạ. Đến giờ tỵ làm l- xuống tóc, mọi người trong vùng, nam nữ lão ấu, đến vây quanh giới đàn, giống như đang nhìn ngắm một người thân yêu đang xuất gia, lên tiếng ca ngợi khôn xiết. Buổi l- hoàn tất, sau khi dùng trai xong, mọi người bèn xuống núi ra về, tiếng niệm Phật vang động cả một góc trời.
Chiều hôm sau, thầy Nguyệt Phong nói với tôi: “Thiện nam tín nữ vùng này, tuy có nhiều người tụng kinh, nhưng họ vẫn chưa được nghe Hòa thượng thuyết pháp, nếu thầy Thiệu Như sẵn lòng, xin thỉnh Hòa thượng từ bi thuyết pháp, ắt Phật tử vùng này muôn năm sẽ không dám quên cái nhân duyên của buổi l- xuất gia này. Chẳng lẽ một người đói gặp bữa ăn ngon mà lại không được ăn no?”
Nghe xong, tôi bèn đem lời thầy Nguyệt Phong trình bạch với Hòa thượng, đồng thời tự nguyện đứng ra tổ chức một khóa giảng kinh. Hòa thượng nghe xong bèn hứa bắt đầu từ ngày mùng mười sẽ giảng kinh Pháp Hoa. Tất cả những đồ vật cần dùng cho pháp hội đều do quan Thổ ty Tự Yến lo liệu, còn các phí dụng hằng ngày như tiền, gạo, v.v…, đều do thập phương tín thí cúng dường. Ban ngày tôi phụ trách chức vụ trưởng ban kiêm tri khách, ban đêm lại phải xem kinh để ngày hôm sau phụ giảng. Tôi giao cho thầy Thành Chuyết phụ trách mọi việc bên trong, còn thầy Nguyệt Phong thì lo các việc bên ngoài. Mỗi ngày số người đến nghe thuyết pháp đều rất đông đảo. Ba bữa cơm cháo, thức ăn đều rất phong phú dồi dào. Đến ngày mồng tám tháng mười hai thì pháp hội viên mãn. Tiền gạo thí chủ cúng dường vẫn tiêu dùng không hết. Không những làm việc lợi ích chúng sanh, mà còn làm cho họ tăng trưởng lòng tin đối với Phật pháp.
Ngày mồng chín, tôi cáo từ các vị đàn việt hộ pháp, ngày mồng mười theo Hoà thượng đi vân du. Đến ngày mười lăm thì đến huyện Lãng Khung, tạm trú tại chùa Diệu Tông. Tiêu Ám Sơ có việc phải đi xa, còn Dương Thiệu Tiên khi nghe tin tôi đến, bèn mời chúng tôi về thư viện của anh tạm trú cho đến qua năm mới. Có một vị đồng đạo tên Biến Châu, người phủ Hạc Khánh, cũng là pháp quyến của vị Trụ trì am Thê Vân ở núi Long Hoa, thấy tôi mới xuất gia mà đã chủ động trong việc thỉnh cầu người khác giảng kinh, bèn cũng phát tâm mời Hòa thượng Lượng Như đến am Thê Vân giảng kinh Lăng Nghiêm. Hòa thượng đối với việc bố thí pháp không hề bỏn sẻn, bèn vui vẻ nhận lời. Sau ngày rằm tháng giêng, chúng tôi từ biệt Dương Thiệu Tiên và mấy người bạn cũ để lên đường. Bọn họ thấy không thể tiếp tục giữ tôi lại, bèn cúng dường cho tôi một số tiền lộ phí. Tôi một mực từ chối, làm cho mọi người lộ vẻ không vui, thấy thế tôi bèn nhận một ít tiền cho bọn họ vui lòng. Hòa thượng thấy tôi tâm tính thanh cao, không tham lợi lộc, ngài tỏ vẻ rất vui lòng, từ đó đối với tôi lại càng thương mến.
Ngày hai mươi hai chúng tôi đến am Thê Vân. Vị thổ quan ở phủ Lệ Giang, người họ Mộc, vốn là một Phật tử thuần thành. Mỗi khi nghe có vị thiện tri thức hay vị tăng nào đến phủ Hạc Khánh, họ Mộc đều sai người đến mời thỉnh về dinh ông ta. Vì thế, khi nghe tin ngài Lượng Như đến, họ Mộc bèn theo lệ, sai người đến mời thỉnh. Tôi cũng được đi theo để hầu thầy. Vùng này, phía đông giáp ranh với sông Kim Sa, phía tây giáp ranh với sông Hắc Thủy, phía nam giáp ranh với châu Kiếm Xuyên, còn phía bắc giáp ranh với nước Tây Tạng. Dinh thự của thổ quan họ Mộc dựa sát chân núi Tuyết Sơn, đỉnh núi cao vút đến tận mây xanh, chung quanh bao bọc bởi những khu rừng xanh bát ngát. Họ Mộc giữ chúng tôi ở đó nửa tháng để thỉnh vấn những vấn đề Phật pháp.
Ngày mười tám tháng hai, chúng tôi từ giã vị thổ quan để trở về phủ Hạc Khánh. Ngày hai mươi bắt đầu giảng kinh Lăng Nghiêm. Tôi may mắn được bổ vào chức vụ Hậu đường; thầy Li-u Nhiên, người châu Kiếm Xuyên, một vị tăng chùa Vạn Phật ở núi Thạch Bảo, làm chức Thủ Tòa. Thầy ấy lúc thiếu thời thường hay đến nghe giảng kinh ở vùng Giang Nam. Lần này bốn vị “chấp sự” luân phiên nhau giảng kinh. Khi đến phiên thầy Li-u Nhiên giảng chương Bát Hoàn, thầy ấy giảng sai lạc ý nghĩa của kinh, lại còn tỏ vẻ châm biếm ngài Lượng Như, mọi người cảm thấy rất bất mãn. Vị thủ lãnh Tây đường là thầy Nhất Vân đem việc ấy thuật lại cho tôi nghe làm cho tôi rất bất bình, liền ra trước giảng đường công khai tuyên bố lỗi lầm của thầy Li-u Nhân, và sau đó đem Thanh quy ra xử phạt thầy ấy. Ngài Lượng Như nghe trong chúng xôn xao, bèn đi xuống dọ hỏi hư thực. Mọi người đều thưa với ngài: “Thầy Li-u Nhân có tâm khinh mạn, vi phạm nội quy, thầy Thiệu Như có tính bộc trực, nên đã y theo Thanh quy xử phạt thầy Li-u Nhiên, có điều là chưa bạch trước với Hòa thượng, ngưỡng mong Ngài từ bi tha thứ …”
Hòa thượng nói với thầy Li-u Nhiên: “Ý nghĩa của chương Bát Hoàn rõ ràng như thế, vì thầy có ý muốn xuyên tạc, nên mới đưa đến hậu quả như thế. Thầy phải quán xét lỗi lầm của mình.”
Kế đó Hòa thượng nói với tôi: “Con chưa được lệnh của thầy mà lại có vẻ chuyên quyền đem Thanh quy ra xử phạt Thủ tòa, đáng lẽ phải bị phạt nặng, nhưng theo như ý kiến của mọi người, nên thầy chỉ phạt nhẹ. Bây giờ phạt con quỳ một cây hương.”
Sau đó Hòa thượng nói với mọi người: “Thầy Thiệu Như là người rất tận tâm bảo hộ Chánh pháp. Tương lai nếu làm nên, thì sẽ là người chỉ biết làm việc theo đúng quy củ, không biết mua chuộc cảm tình, hoặc sợ hãi ai hết.”
Một hôm có hai ba vị mới xuất gia đến nghe thuyết pháp, thái độ của bọn họ giống hệt như những kẻ thô tục ngoài đời, làm cho mọi người cảm thấy chán ghét. Hòa thượng khuyên răn bọn họ: “Người xuất gia trước tiên phải thọ mười giới sa di, kế đó phải nên thọ giới tỳ kheo, đầy đủ uy nghi thì mới được gọi là tăng, nếu như không thọ giới tỳ kheo, uy nghi không đầy đủ, không những không thể gọi là tăng mà lại còn làm ô nhục Phật pháp.”
Lúc đó tôi ở bên cạnh nghe Hòa thượng nói lời ấy xong, bèn lạy Hòa thượng, bạch rằng: “Con thỉnh cầu Hòa thượng truyền cho con giới tỳ kheo để con được làm tăng.”
Hòa thượng nói: “Ta là pháp sư, muốn thọ giới tỳ kheo cần phải có luật sư.”
Tôi bèn hỏi Hòa thượng: “Thưa Hòa thượng, vậy ai
là luật sư?”
Hòa thượng nói: “Khi luật tông gần như bị diệt, thì được vị luật sư Cổ Tâm ở Nam Kinh trung hưng lại. Người đời gọi ngài là Luật tổ. Hiện nay ngài đã viên tịch. Thừa kế ngài chỉ còn Hòa thượng Tam Muội đang nỗ lực hoằng dương giới luật. Hiện nay, Hòa thượng Tam Muội đang ở vùng Giang Nam.”
Tôi bèn thưa: “Xin Hòa thượng cho phép con đi Giang Nam thọ giới, sau đó sẽ trở lại hầu hạ Hòa thượng.”
Hòa thượng nói: “Đường xa đến cả vạn dặm. Đến đó đâu có d- dàng như con tưởng.”
Tôi nói: “Nếu không thọ tỳ kheo, không được gọi là tăng. Con bỏ đạo Lão theo đạo Phật, mục đích là để làm tăng. Nếu như không làm tăng thì xuất gia làm gì?”
Hòa thượng im lặng không trả lời. Thấy thế, tôi vẫn không nản lòng, cứ lẽo đẽo theo nài nỉ Hòa thượng xin đi thọ giới. Mỗi lần như thế, Hòa thượng đều giữ thái độ im lặng. Đến ngày mồng tám tháng tư, sau khi khóa giảng kinh hoàn tất, tôi bèn đến phòng phương trượng từ biệt Hòa thượng, ngài thấy tôi ý chí kiên quyết, bèn nói: “Đây là do nghiệp lực của con dẫn dắt. Con đường trước mặt, dù sướng dù khổ, cũng phải đi thọ giới. Thôi con cứ sửa soạn lên đường.”
Có một số bạn đồng tu cũng muốn cùng tôi đi thọ giới, chúng tôi bèn đến cáo từ Hòa thượng. Ngài dặn dò: “Con hôm nay mới đi hành cước lần đầu, vậy mà đã có nhiều người bạn cùng đi với nhau. Nếu làm tốt sẽ trở thành thiện tri thức cho nhau, còn nếu không thì sẽ trở thành một lũ giang hồ.”
Tôi cúi lạy cảm tạ Hòa thượng đã từ bi dặn bảo, thưa với ngài: “Con hôm nay xin ra đi với tư cách một người thiện tri thức.”
Bấy giờ là đời Sùng Trinh năm thứ sáu, tôi được ba mươi hai tuổi. Vào ngày mồng tám tháng tư, khoảng giờ thân chúng tôi rời am Thê Vân, đi được hai mươi lăm dặm thì trời đã tối mịt, chúng tôi bèn vào tá túc trong một cái am nhỏ. Khoảng tháng hai vừa qua, thầy Thành Chuyết đã đi núi Kê Túc trước, thầy ấy có hẹn với tôi vào ngày hai mươi mốt tháng tư sẽ gặp nhau ở chùa Tam Tháp, phủ Đại Lý. Chúng tôi đến nơi đúng ngày hẹn, nhưng thầy Thành Chuyết vẫn chưa đến. Ngày hôm sau chúng tôi đến chùa Cảm Thông dự l- thì thấy thầy ấy cũng vừa đến. Từ đây đi về phương nam, chúng tôi không còn rời nhau nữa. Đi được bốn ngày, đến chùa Cốc Ô ở vùng Bắc Nham, thì gặp được một người quen cũ bây giờ cũng đã xuất gia ở đó. Khi châm trà, thầy ấy thấy tôi bèn rất kinh ngạc, hỏi tôi vì sao lại làm tăng hành cước. Thầy ấy lại than là tuổi đã già không thể đi theo chúng tôi được. Tôi khuyên thầy ấy nên chuyên tu Tịnh độ. Nghe xong, thầy ấy bèn phát nguyện sẽ niệm Phật suốt đời. Chúng tôi ở tạm nơi đó mười hôm rồi lại tiếp tục lên đường.
Đến ngày mồng hai tháng năm, nhìn theo làn mây trắng xa xa, thì ra cố hương đã ở trong tầm mắt. Chúng tôi tá túc ở chùa Kim Thiềm cách phủ lỵ độ mười dặm. Đêm nằm nghĩ đến việc không thể phụng dưỡng cha mẹ, không thể tự thân làm ma chay cho ông bác, hai giòng lệ cứ chảy dài không dứt. Lại nhớ đến mấy đứa em nhỏ, thất lạc bảy năm nay, không biết đã lênh đênh phiêu bạt đến nơi nào, đang nương tựa vào ai. Lần ra đi xuất gia này sẽ là lần vĩnh biệt, không thể nào không tìm gặp lại chúng. Sáng hôm sau tôi thố lộ cho thầy Thành Chuyết hay những tâm sự của mình. Sau khi rời chùa, lòng tôi cảm thấy hoang mang, cứ đi một đoạn lại dừng, vừa nhớ tưởng vừa sụt sùi rơi lệ. Nhưng lại thầm nghĩ: “Nếu như mình vẫn còn cái tâm lưu luyến gia đình, có lẽ sẽ bị đọa vào lưới nghiệp, không những việc xuất gia thọ giới tu hành không thành, mà việc báo đáp ơn sâu sanh thành dưỡng dục của mẹ cha cũng không thể nào thực hiện được.” Tôi lại tự nhủ thầm: “Phải quán sát rõ ràng, định nghiệp nhân duyên của mỗi người, phàm sanh ra trên đời, những sự giàu nghèo khổ vui thọ yểu đều là do nghiệp đã tạo đời trước. Quả báo của mỗi người trong đời này, dù chí thân như cha con cũng không thể thay cho nhau nhận chịu được.” Tôi cảm thấy ân hận là không gặp lại mấy đứa em. Điều này có vẻ như quên nhân nghĩa, thiếu từ bi, thế nhưng, không còn cách nào khác hơn là đem công đức tu hành của mình hồi hướng tế độ cho họ. Nghĩ thế xong, tôi đành gạt lệ, không đi vào trong phủ lỵ, mà tìm đường đi vòng quanh phía ngoài thành phố. Tôi hướng về dãy núi phía tây nơi phần mộ của tổ tiên, quỳ mọp xuống đất, khóc òa lên như muốn trút hết những nỗi niềm sầu khổ trong tâm khảm của mình. Đôi chân mềm nhũn như không còn sức lực nào nữa, tôi gắn gượng bước đi như muốn chạy trốn những nỗi niềm u uất trong lòng. Buổi chiều chúng tôi đến huyện Quảng Thông, nghỉ đêm tại một ngôi chùa cổ.
Ngày hôm sau, trên đường đi đến huyện Lộc Phong, tôi gặp một người bà con tên Châu Chi Tân, đang từ tỉnh thành trở về phủ lỵ, từ xa ông ấy vẫy chào tôi: “Hứa Xung Tiêu! Bây giờ chú ở đâu? Xuất gia được bao lâu rồi? Hiện giờ đang đi đâu đó?”
Tôi trả lời: “Xuất gia ở núi Kê Túc. Hiện giờ đang đi đến Giang Nam để thọ giới cầu học.”
Ông ấy hỏi: “Sẽ có thư từ gì cho gia đình không?”
Tôi trả lời: “Tâm sự nhiều lắm, viết không hết. Nhờ anh trông nom dùm hai đứa em tôi.”
Miệng tuy trả lời, thế nhưng đôi chân vẫn không dừng bước. Ông ấy lại hỏi tiếp, nhưng lúc bấy giờ tôi cảm thấy quá xúc động, nghẹn ngào không nói thành lời. Ông ấy đứng bên vệ đường nhìn theo bóng tôi dần khuất mới tiếp tục lên đường.
Thầy Thành Chuyết nói: “Đã không gặp lại thì nên trả lời là sẽ viết thơ thăm.”
Tôi nói: “Đã cắt đứt dây thân ái, nếu mà viết thư thăm hỏi, e rằng lại tiếp tục dây dưa tình cảm. Người xưa có nói: Tâm như sắt đá thì chí nguyện mới kiên cố, nếu
không quên tình ái thì khó mà thành tựu chí đạo.”
Đi được vài ngày nữa thì thấy gần đến tỉnh thành.
Thế nhưng trước khi đến tỉnh thành phải qua Bích Kê Quan. Đây là một dãy núi hùng vĩ, đỉnh núi cao vút, phong cảnh tú lệ, đẹp nhất trong các dãy núi lân cận. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, chỉ thấy một vùng rừng núi bao la xanh ngắt, trải dài đến tận chân trời. Chúng tôi lần xuống chân núi, qua đò để đi vào tỉnh thành, đêm đó chúng tôi tá túc tại chùa Di Lặc ở ngoại ô thành phố. Mấy người bạn đồng hành muốn ở lại vài ngày để đi thăm viếng các chùa miếu trong vùng lân cận, nhưng tôi sợ gặp lại người thân, làm chướng ngại cho cuộc hành trình, thành thử sáng hôm sau đốc thúc mọi người tiếp tục lên đường.
Trước tiên đến đê Tùng Hoa, sau đó qua Kim Mã Quan, đến trạm Bản Kiều nghỉ một đêm. Phủ Tầm Điện là quê cũ của thầy Thành Chuyết. Thầy đã xuất gia tại am Quán m ở vùng Dương Lâm. Vì tiện đường nên thầy mời các vị đồng hành cùng đến thăm sư phụ của mình, sau đó sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Nghe xong mọi người đều đồng ý. Chúng tôi vượt qua Thố Nhi Quan, đêm đó tá túc tại am Hà Hữu, sáng hôm sau thì đến am Quan m. Sư phụ của thầy Thành Chuyết là một bậc rất có hậu đức, còn vị sư huynh thì là một người hiền lành chất phác, cả hai đều là những bậc chơn tu. Hai vị ấy tiếp đãi chúng tôi rất nồng hậu và chơn thật. Tá túc ở đó độ nửa tháng, chúng tôi bèn cáo biệt rồi lại tiếp tục lên đường.
Đi được vài ngày thì đến phủ Khúc Tĩnh, sau đó đến Phá Tần Sơn, đây là nơi mà Chu Cát Lượng ngày xưa đã từng cùng với tù trưởng trong vùng (Mạnh Hoạch) tuyên thệ đồng minh. Nơi đó có một ngôi chùa cổ, chúng tôi bèn ở đó ngủ qua đêm. Tôi nói với các bạn: “Chúng ta ra đi kỳ này, không giống như các vị du tăng thông thường khác, chỉ mải mê xem cảnh vật, mà không lo việc tu hành. Ở đây chúng ta nên làm một giá đèn La hán, trên thì có thể đốt đèn, dưới thì có thể chứa dầu. Ban ngày thì gánh theo, ban đêm thì thắp lên. Mỗi ngày luân phiên một người, sau khi ăn chiều xong, vào giờ tuất (khoảng bảy đến chín giờ tối) phụ trách việc thắp đèn. Mọi người ngồi chung quanh đèn, tùy bộ kinh mà mình đang học tập, hoặc đọc, hoặc nghiền ngẫm nghĩa lý, đến nửa đêm thì đi nghỉ. Dùng đây làm quy định cho cuộc hành cước.” Mọi người nghe xong đều gật đầu tán thành.
Chúng tôi đi đến Bình Di Nha, rời khỏi vùng thắng cảnh của đất Điền Nam (miền nam tỉnh Vân Nam). Đây là vùng tiếp cận với tỉnh Quý Châu. Qua vùng Nhất Tự Khổng, vào châu Phổ An. Đi được vài ngày thì qua Quan Sách Lãnh. Dãy núi này địa thế cao vút, chu vi đến hơn trăm dặm, trên núi có một trại binh, trong đó có một ngôi miếu thờ đức Quan Công. Đi tiếp vài ngày thì đến Bàn Giang, vùng này đường núi quanh co hiểm trở. Phút chốc bỗng gặp cơn mưa tầm tã, dưới mấy khe suối, nước cuồn cuộn như gào thét. Mấy con đường núi đều trở thành những rãnh nước lớn. Bốn bề gió lốc xoáy mạnh, làm cho chúng tôi không thể đứng vững. Nước từ cổ áo chảy vào quần trong. Chúng tôi phải bò dưới đất mà đi, cảm tưởng như đang cưỡi trên một chiếc phao nổi. Mỗi khi tháo dây lưng, nước từ trên thân chảy xuống giống như mở cửa đê. Chúng tôi phải tháo dây lưng mấy lần như thế, cơn lạnh như thấu vào xương tủy. Tôi nói với mấy bạn: “Ngày xưa, các vị cổ đức đi cầu học, đã xả thân vì pháp mà không lấy làm khổ. Chúng ta không nên vì cơn mưa này mà thoái thất đạo tâm của mình. Trong tương lai thuật lại câu chuyện hành cước của mình, chắc là mọi người sẽ cười ồ.”
Chúng tôi lầm lũi đi trong cơn mưa, đến chiều xuống đến chân núi, đêm đó chúng tôi tá túc tại chùa Đại Nguyện. Tôi gặp một vị tăng từ vùng Giang Nam đến, bèn hỏi thầy ấy về tình hình dọc đường. Thầy ấy nói: “Lúc này hành cước rất khổ. Bọn giang hồ đang hoành hành khắp mọi nơi. Thế nhưng bọn chúng thấy các vị tăng hành cước, mặc áo nạp, mang bồ đoàn thì lại không gây sự. Nếu đi đường không mặc áo nạp bồ đoàn thì có lẽ chúng sẽ làm khó d-, chướng ngại cho việc đi cầu học.”
Tôi bèn nói với mấy bạn: “Nếu chúng ta muốn đi đường bình an, phải nên thay đổi hành lý.”
Tạm trú ở đó mười hôm chúng tôi lại lên đường. Sau khi qua cầu Thiết Sách ở vùng Bàn Giang Độ, đồi núi trở nên hiểm trở, phía trên là những khu rừng trúc rậm rạp xanh mướt, phía dưới là giòng sông, nước cuồn cuộn chảy xiết. Đây là bến sông quan trọng tiếp nối giữa hai tỉnh Vân Nam và Quí Châu.
Ngày hôm sau, đang trên đường đến An Trang Nha, lối đi ngoằn ngoèo, sỏi đá lồi lõm, bỗng nhiên gót giầy bị thủng lỗ, đế bị sút ra, không còn mang được nữa. Tôi bèn vứt bỏ để đi chân đất. Đi được vài chục dặm, đến tối lúc dừng chân, hai gót chân phồng to lên đến nỗi không còn thấy được mắt cá. Tôi cảm thấy đau nhức như bị lửa đốt, hoặc bị kim châm. Nửa đêm nằm suy nghĩ: “Thân không có một đồng tiền, đây lại là chỗ hoang vu hẻo lánh không có chỗ để hóa duyên, không thể ở lâu. Sớm mai phải tiếp tục cuộc hành trình.” Lại nghĩ: “Người đời vì tham công danh phú quí mà còn phải chịu đựng bao nhiêu gian khổ, sau đó mới thành toại; nay mình vì xuất gia tu hành, cầu đạo giải thoát, chẳng lẽ vì không có giầy mà lui sụt đạo tâm hay sao?”
Ngày hôm sau mi-n cưỡng lên đường, lúc đầu cảm tưởng như hai gót chân không thể chạm xuống đất, kế đó dùng gậy từ từ lết đi, đi được năm sáu dặm, thì có cảm tưởng là hai chân không còn phải là của mình nữa, mà cũng không còn cảm thấy đau nhức gì cả, mà trên lộ trình cũng không cần phải tạm nghỉ chân. Đến tối tính ra thì đã đi được hơn năm mươi dặm. Buổi tối nghỉ đêm tại am An Trang Nha. Hôm sau xin được một đôi giầy cỏ, vừa học cách mang thì giầy rách, cỏ lòi cả ra ngoài, tôi bèn bỏ đi không thèm dùng tới.
Có một gã giang hồ bám theo sau chúng tôi cả mấy ngày. Hôm sau, sau giờ ngọ, chúng tôi đi đến một con sông nhỏ, chỉ có một chiếc cầu độc mộc bắc ngang. Thầy Thành Chuyết cùng mấy người bạn đồng hành qua cầu trước, tôi thủng thỉnh đi phía sau chót, gã giang hồ cũng lẽo đẽo theo sau. Đợi hắn qua đến nửa cầu, tôi bèn quay đầu lại hét lên một tiếng, gã hoảng hồn rơi xuống nước. Tôi chỉ vào gã ấy nói: “Anh từ ngày hôm nay phải lo sửa đổi tâm tính làm người lương thiện.”
Gã giang hồ tỏ vẻ hổ thẹn, leo lên bờ xong, bèn lủi thủi tìm đường đi mất.
Trên lộ trình chúng tôi gặp nhiều khó khăn, nhưng những người bạn đồng hành đều không chút nao núng. Thấm thoát mùa hè đã chuyển sang mùa thu, khoảng tháng mười chúng tôi đến châu Vũ Cương, là vùng giáp ranh giữa tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hồ Nam, tá túc ở am Chỉ Thủy. Thầy Trụ trì, pháp danh Dị Hủy, là người rất có tình đạo, hỏi han mọi người một cách thân mật. Sau khi biết chúng tôi từ miền Vân Nam xa xôi đến, thầy bèn mời chúng tôi tạm ở lại cho đến hết mùa đông. Một hôm thầy ấy mời tôi vào phòng uống trà, tôi thấy trên bàn có một bộ Pháp Hoa Tri m. Lúc ở Vân Nam thường nghe thầy tôi khen ngợi bộ chú giải này, thành thử trong tâm cũng có phần ưa thích. Tôi định mượn bộ sách ấy để chép lại, nhưng không có giấy bút. Sư đệ của thầy Trụ trì là thầy Trung Lập là người rất háo học, biết được ý định của tôi bèn chuẩn bị đầy đủ hết cả. Mùa đông năm đó, mỗi ngày trời đều đổ tuyết lớn, hơn nữa phòng tôi lại trống không, thành thử gió lạnh thấm vào. Tôi chỉ có một áo nạp, nên phải ngồi co rúm người lại để chép kinh. Tuy mấy ngón tay tê cóng cả lại, còn mực thì dường như đông cứng, thế nhưng tôi vẫn chép kinh không ngừng nghỉ. Hai huynh đệ thầy Trụ trì thấy tôi là người có chí, siêng cần học hỏi, lại càng kính mến, bèn đem tặng cho tôi một chiếc áo bông. Tôi cảm thấy rất ngượng ngùng khi mặc vào, vì từ lúc sinh ra đến nay, đây là lần đầu tiên được mặc áo bông. Trong nhóm bạn đồng hành có hai ba người từ biệt để đi triều hải (ngắm biển), chỉ còn thầy Thành Chuyết và Giác Tâm ở lại với tôi.
Châu Vũ Cương này thuộc quyền thống lãnh của tù trưởng Mân Vương. Có một vị tôn thất tên là Yên Ly rất ham thích thư họa, thường tới lui với thầy Dị Hủy. Khoảng giữa tháng mười ông ấy lội tuyết đến am, đem theo một trang giấy bản lớn, dự định vẽ một bức họa “Ngư ông đội nón lá câu cá trên sông lúc trời đang mưa tuyết”. Ông ấy dùng than vẽ thử vài lần, xong vẫn chưa quyết định, tôi đứng bên cạnh thấy vậy bèn nói với ông: “Thông thường người vẽ hay, phải lập ý trước khi nâng bút. Khi đã hạ thủ thì không còn nghĩ ngợi gì nữa. Như vậy bức họa mới có thần. Nếu phải suy nghĩ đôi ba lần, e rằng bức họa sẽ không còn sự tuyệt diệu tự nhiên.”
Ông ấy quay lại nhìn tôi nói: “Nói nghe thì d-, nhưng khi làm thì thật khó. Thầy có thể làm được hay không?”
Tôi cười nói: “Tôi cũng hiểu biết đôi chút.”
Ông ấy bèn đưa bút cho tôi nói: “Thỉnh thầy vẽ bức họa này.”
Tôi cầm bút trên tay, trong đầu trước tiên phác hoạ bối cảnh, sau đó vung bút lên một thoáng thì bức họa đã hoàn thành. Ông ấy khen ngợi không ngớt lời, nói với thầy Dị Hủy: “Những vị cao sĩ ẩn tích trong chúng tăng quả thật không ít. Xin thầy đem bức họa này treo trong am.”
Từ đó ông ấy thường đến am ngồi đàm luận với chúng tôi. Ông ấy có ba tập sách, tự tay viết về những kỷ niệm ông ấy đã đi khắp nơi yết kiến những bậc cao nhân, đem tặng cho tôi cùng hai thầy Thành Chuyết và Giác Tâm.
Ngày mồng năm tháng giêng, Pháp sư Hòa Nghi khai giảng Kinh Lăng Nghiêm tại am Lương Gia, cách Chỉ Thủy độ sáu mươi dặm. Thầy Trung Lập muốn chúng tôi cùng đi nghe kinh. Thầy Thành Chuyết vì chưa đọc Kinh Lăng Nghiêm, thành thử đi tới phủ Bảo Khánh trước, gần gũi ngài Đại sư Chuyên Ngu tại am Ngũ Đài, sau khi nghe kinh xong, tôi và thầy Giác Tâm sẽ đến phủ Bảo Khánh để gặp thầy ấy. Chúng tôi ba người đến am Lương Gia, số người nghe kinh chỉ độ hai mươi vị. Mỗi người đều đem theo một thạch gạo và một lượng bạc để làm lệ phí nghe kinh. Thầy Trung Lập đóng tiền lệ phí, còn tôi và thầy Giác Tâm thì chỉ mang theo áo nạp và bồ đoàn, không có tiền vật để đóng góp, trong lòng chỉ muốn đến tùy hỷ công đức xong rồi đi ngay. Thầy Trung Lập thấy thế bèn bạch với Pháp sư Hòa Nghi, sau khi biết chúng tôi là những tăng sĩ đạm bạc từ Vân Nam đến, ngài bèn mi-n lệ phí, cho chúng tôi được phép tham dự nghe kinh. Tôi nói với thầy Giác Tâm: “Tuy pháp là do pháp sư bố thí, nhưng phần ẩm thực là do đại chúng đài thọ, chẳng lẽ mình ăn không mà không làm.” Do đó chúng tôi hai người bèn tự nguyện hành đường, rửa bát, quét dọn, gánh nước, không cần ai phải sai bảo gì cả, h- có thì giờ rảnh là chúng tôi nhào vào phụ giúp công việc. Đến ngày mồng một tháng tư, kỳ giảng hoàn tất, thầy Trung Lập ở lại am Lương Gia, còn tôi và thầy Giác Tâm thì lên đường đến phủ Bảo Khánh, tá túc tại chùa Báo n.
Nghe trong chùa có thầy Tự Như cũng là người Vân Nam, chúng tôi bèn đến yết kiến. Sau khi nghe chúng tôi kể lại nhân duyên từ Vân Nam đến, thầy bèn gọi chúng tôi là sư đệ. Tôi hỏi thầy ấy tại sao lại xưng hô như vậy. Thầy nói: “Tôi là người châu Kiếm Xuyên, xuất gia ở núi Thạch Bảo, lúc nhỏ có theo học với Hòa thượng Lượng Như, y chỉ ngài khoảng sáu năm, lãnh hội rất nhiều những lời giảng của ngài. Sau khi rời khỏi Vân Nam thì không còn liên lạc, nên không biết tin tức gì về ngài nữa. Hôm nay gặp lại thầy thì cũng giống như thấy được Hòa thượng Lượng Như, cho nên nếu luận về pháp quyến, thì phải gọi thầy là sư đệ.
Thầy ở Vân Nam đã nghe qua kinh nào rồi?”
Tôi trả lời: “Đã có nghe qua Kinh Pháp Hoa và Lăng Nghiêm, nhưng chỉ là để trồng nhân duyên, chứ chưa am hiểu nghĩa lý gì nhiều.”
Thầy Tự Như lại hỏi chúng tôi mới từ đâu đến. Tôi đáp: “Mới từ am Lương Gia nghe Pháp sư Hòa Nghi giảng
Kinh Lăng Nghiêm đến.”
Thầy Tự Như nói: “Pháp sư Hòa Nghi là bạn đồng học của tôi. Các vị đến đây vừa phải lúc. Đại sư Chuyên Ngu vừa soạn xong bộ Lăng Nghiêm Tứ Y Giải. Các vị cư sĩ hộ pháp thỉnh ngài in ra để phát hành. Đại sư bảo tôi tại đây thay thế ngài giảng giải bộ chú giải đó. Thính chúng đã được hơn một trăm vị, nhưng vẫn còn thiếu người đảm nhiệm chức vụ Hậu đường. Sư đệ có thể đảm nhiệm việc đó.”
Tôi nói: “Thầy cho phép được một chỗ nghe kinh là đủ. Còn việc đảm nhiệm chức vụ, thực sự con không dám.”
Thầy ấy nói: “Đã là con của Sư Tử, thì không nên quá khiêm tốn. Tôi sẽ chuẩn bị y phục để bổ nhiệm thầy vào chức vụ này.”
Tôi nói: “Cúi mong thầy cho con được xin hai việc. Thứ nhất, xin được mặc áo nạp mang bồ đoàn nhập chúng. Thứ hai, thỉnh cầu Phương trượng đừng cho riêng thức ăn, chỉ cần được nghe pháp là đã mang ơn vô lượng.”
Thầy Tự Như không chấp nhận lời thỉnh cầu, cương quyết bắt tôi phải thay đổi y phục.
Trong chùa có một vị tăng thường trụ, pháp danh là Dã Khê, từ lâu đã y chỉ Đại sư Chuyên Ngu, cũng là một người tham dự nghe kinh. Ngày hôm sau thầy ấy đến Am Ngũ Đài thăm Đại sư. Đại sư hỏi han về sự tình trong kỳ giảng kinh sắp tới. Thầy Dã Khê đem lai lịch cùng sự khẩn cầu của tôi trình bạch cho Đại sư biết. Đại sư nói: “Ta lúc còn nhỏ ở chùa Trúc Lâm ở núi Bắc Ngũ Đài, y chỉ Đại sư Kiến Xuyên, tùy chúng nghe kinh cũng mặc áo nạp, mang giày cỏ, gậy, nón, bồ đoàn. Nhẫn đến khi đi hành cước đến núi Ngũ Đài, Nam Nhạc, nhẫn đến khi đến phủ Hạc Khánh này cũng vậy, chưa hề thay đổi. Nhân vì đàn việt xây cất am này, quỳ dâng y áo giày dép, thỉnh ta thay đổi, nếu không họ sẽ không đứng dậy; cho nên ta đã tùy thuận mà thay đổi, mục đích làm cho họ sinh khởi lòng tin. Thế nhưng, mỗi khi thấy các vị thiền tăng vẫn giữ cổ phong đó, ta đều cảm thấy rất kính mến, bởi vì rất ít người có những phong thái khác thường như vậy. Nay nghe có thầy từ Vân Nam đến, không bị hoàn cảnh lay chuyển, thầy ấy ít nhất cũng đã bước trên những bước chân mà ta đã trải qua. Nay thầy về bạch với thầy Tự Như nên cho thầy ấy được toại ý, không nên cưỡng ép. Có thể dùng đó làm gương, cảnh tỉnh những kẻ tham lam.”
Thầy Tự Như bèn cho tôi được tùy ý nguyện. Trong chúng có kẻ khen tôi là người bảo trì cổ phong đạm bạc, lại cũng có người chê tôi là kẻ ưa thích lập dị. Hai lời khen chê ấy, tôi đều gác ngoài tai, không để ý đến.
Ngày thứ ba sau khi khóa giảng bắt đầu, thầy Phương trượng ra lệnh cho bốn vị bản thủ giảng lại, thay phiên nhau trong vòng sáu tuần. Thầy phụ trách Tây đường có việc phải đi xa, còn thầy Thủ tòa thì bị bệnh xin nghỉ. Vị Đường chủ là thầy Khả Tự, người thừa kế của Pháp sư Vô Học ở Kinh Tử Phong, núi Nam Nhạc, là người tính tình thuần hậu, háo học, tâm chí lại rất khế hợp với tôi. Tôi và thầy ấy đều kính mến nhau. Từ quyển thứ tư trở đi, hai người chúng tôi luân phiên nhau giảng cho đến khi hết bộ kinh.
Khóa giảng kinh hoàn tất, thầy Tự Như hướng dẫn mọi người đến am Ngũ Đài l- tạ Đại sư Chuyên Ngu, thì gặp lúc đại sư đang ngồi kiết già dưới một cây dù lớn (cho nên có người đặt cho ngài biệt hiệu là Tản Cư Đạo Nhơn – đạo nhơn ở dưới cây dù). Thầy Tự Như cùng mọi người l- tạ xong trở về chùa. Đại sư giữ tôi lại khoản đãi một bữa cơm. Trên mâm cơm chỉ có một dĩa khổ qua. Đại sư ăn trước, kế đó mời tôi ăn. Tôi vừa đặt một miếng khổ qua vào miệng, cảm thấy mùi vị rất đắng, nuốt xuống không xong, mà nhổ ra cũng không được. Đại sư thấy thế cười nói: “Trước đắng sau ngọt, tu hành làm bậc thiện tri thức cũng vậy.”
Tôi l- tạ lời khai thị của ngài. Đại sư hỏi: “Ta thấy con là người có khí tiết, hiện giờ con đang dự định đi đâu?” Tôi trả lời: “Dạ, lúc con khởi hành ở Vân Nam, đã có ý định đi tìm Hòa thượng Tam Muội thọ giới. Sau khi thọ giới sẽ tùy ý du phương cầu học.”
Đại sư nói: “Hòa thượng Tam Muội là một luật sư chân chánh, thầy nên đến đó thọ giới. Còn như tùy ý du phương cầu học, thì hiện nay các tùng lâm ở Giang Nam, phần lớn các khóa giảng học, quy củ không được nghiêm túc. Người học phần nhiều là bọn ngông cuồng ngạo mạn. Nếu như con thấy không thích hợp, con có thể trở về đây ở với ta. Chớ nên ngao du phóng dật. Trong tương lai con sẽ là rường cột cho Phật pháp.”
Nói xong, ngài bèn kêu thị giả viết một bức thư giới thiệu đến Hòa thượng Tam Muội. Đưa thư cho tôi xong, ngài lại khuyên nhắc: “Con nên bắt chước những tiết tháo của ta ngày trước.”
Tôi l- tạ ngài xong bèn từ biệt.
Ngày hôm sau, ước hẹn với thầy Thành Chuyết cùng nhau đi triều sơn núi Nam Nhạc. Từ Bảo Khánh đi độ năm ngày đường thì đến Dương Li-u Đường, chúng tôi leo phía sau núi mà lên, đi thăm các chùa ở Cửu Long Bình, Cổ Đại Bình, bên cạnh chùa có một cái hồ tên là Trĩ Đàm (Ngày trước, khi Hòa thượng Tam Muội mới đến đây, có một con rồng hóa thành chim trĩ từ giữa hồ vỗ cánh bay lên, hòa thượng bèn truyền tam quy ngũ giới cho nó). Kế đó chúng tôi đi thăm các chùa Mao Bình, v.v… Lại đi vòng qua đỉnh Thiên Quế, đỉnh Yên Hà, rồi từ đỉnh Chúc Dung đi xuống, đến miếu Nam Nhạc, sau đó đến nghỉ đêm tại một trà am.
Trong am gặp một du tăng, tôi bèn hỏi đường. Thầy ấy nói: “Lúc này bọn thổ tặc rất lộng hành. Hiện nay bọn chúng đang lẩn lút ở các vùng như Thương Đức, Tào Châu, Long An, Kinh Châu, v.v… Ở đó quan quân phòng vệ rất nghiêm mật, thế nhưng quan quân phần lớn lại là bọn bất lương, thường thường đoạt lấy hành lý của các vị du tăng, rồi lại còn vu khống là gian tế. Oan khuất không biết đâu mà biện bạch, thọ nhận khổ não một cách oan uổng. Các thầy chớ nên xuống núi!”
Tôi và thầy Thành Chuyết, tai tuy nghe như thế, nhưng lòng vẫn không nao núng, nghĩ thầm: “Chẳng lẽ đã vượt qua ngàn dặm sơn khê mà lại không được lợi ích gì hay sao?”, bèn đến hỏi vị Trụ trì xem có con đường nào khác hay không. Thầy ấy nói: “Thời thế loạn lạc, quý thầy nên tạm ở lại đây một thời gian, đợi đến khi thái bình lên đường cũng không muộn. Làm gì phải cấp bách như thế.”
Tôi nói: “Chúng con đã quyết định, vả lại thời gian cũng không chờ đợi mình. Xin thầy chỉ đường đi khác, chúng con rất tạ ơn.”
Thầy ấy nói: “Tuy có đường khác, nhưng rất là hoang dã. Đường này rất ít người qua lại, một mạch chỉ toàn là rừng núi. Phải từ Kiềm Dương đi đến Hội Thông, qua huyện Lão Lâm, đến chùa Từ Hóa ở Phổ An, hỏi đường đi đến huyện Vạn Tải, từ đó đi đến phủ Thụy Châu thì có thể đến tỉnh thành Giang Tây. Như vậy thì sẽ không đi qua những vùng mà bọn thổ tặc hoành hành.”
Sáng hôm sau chúng tôi y theo lời dặn khởi hành, quả thật chỉ thấy núi non trùng điệp, không thấy làng xóm nào cả, đúng là vùng đất cực kỳ hoang dã. Mỗi sáng, chúng tôi hoặc là ăn một buổi rồi đi cho đến tối, hoặc là ôm bụng trống lên đường. Mỗi ngày đi không dưới bảy tám mươi dặm.
Hơn nửa tháng sau chúng tôi đến tỉnh Giang Tây, tá túc tại chùa Tháp Hạ, sau khi nghỉ độ ba ngày, chúng tôi lại đến huyện Đức An, khi đến Lô Sơn, chúng tôi đi thăm các chùa nổi tiếng như Quy Tông, Khai Tiên, Ngũ Nhũ, v.v…
Một hôm đi đến am Vạn Tùng lúc trời đã xế chiều, chúng tôi gõ cửa am xin tá túc, thì vị Trụ trì nổi giận đóng cửa lại không cho chúng tôi vào. Một lúc sau trời tối, dưới ánh sao lấp lánh chúng tôi thấy bên cạnh đường có một tảng đá lớn, phía dưới có một khoảng trống dài độ hơn một trượng, ba người chúng tôi bèn đặt bồ đoàn ngồi nghỉ. Một lúc sau, vị Trụ trì mở cửa am bước ra lớn tiếng xua đuổi, chúng tôi tự trách thầm số phận vô duyên của mình, hơn nữa, cảm thấy thương xót sự ngu si của vị ấy, bèn không đếm xỉa đến lời xua đuổi, cố ngồi lỳ ở đó một đêm. Sáng hôm sau, ánh mặt trời vừa le lói ở phương đông là chúng tôi tiếp tục lên đường. Đến Diệp Bình dùng sáng, sau đó đi đến Sái Cốc Trạch, Ngưỡng Thiên Bình, rồi đến Kim Trúc Bình, đến lúc trời xế chiều thì tá túc ở chùa Đông Lâm. Thiền đường ở phía sau chùa, còn phòng khách tăng thì chỉ có ba gian, mà lại tàn tạ không thể tưởng tượng, chung quang cỏ mọc cao khoảng ba tấc, tường vách nứt nẻ, mái ngói loang lở, cửa cái cửa sổ đều không còn phên che. Trong chùa có một ngôi điện thờ dột nóc, chúng tôi vào đó l- Phật, thấy bụi bặm bám đầy, bồ câu chim én làm ô uế cả điện thờ. Tôi với thầy Thành Chuyết quét dọn sạch sẽ, đặt bồ đoàn phía bên trái bàn Phật, bàn với nhau là ngồi niệm Phật một đêm, để khỏi phải uổng công đến Cổ Bạch Liên Xã này. Chẳng ngờ thầy tri sự từ trong chùa đi ra, cho rằng chúng tôi không báo cáo với các vị chấp sự mà tự ý di động đồ vật trong điện thờ, bèn lớn tiếng quở trách và xua đuổi chúng tôi không cho tá túc. Đến cổng chùa, có một vị sư già phụ trách hóa duyên, mời chúng tôi ở lại dùng cơm và tá túc trong phòng của vị ấy, nhưng thầy tri sự lại đến, la rầy vị sư già, rồi lại lấy nước tạt dưới đất cho ướt, mục đích làm cho chúng tôi không thể nằm ngồi được trên mặt đất. Chúng tôi cảm tạ vị sư già xong bèn ra khỏi cổng chùa. Tôi nói với thầy Thành Chuyết và Giác Tâm: “Chúng ta nhiều đời đã gieo trồng hạt giống không tốt đối với vị ấy, thành thử hôm nay phải trả quả báo. Chúng ta nên xem họ như thiện tri thức của mình, giúp cho chúng ta thành tựu hạnh nhẫn nhục, không nên khởi tâm oán hận.”
Thế nhưng lúc này không có chỗ nghỉ ngơi. Thầy Thành Chuyết nói: “Lúc nãy khi qua đây, thấy phía dưới đường lộ có một khóm cây rậm rạp, chúng ta có thể vào đó tạm nghỉ đêm.”
Chúng tôi bèn xuống đường tìm đến nơi, té ra là một ngôi mộ cũ. Ba người trải bồ đoàn dưới đất mà ngồi. Bốn bề tịch mịch không một tiếng động, lại thêm bầu trời đen kịt không một ánh sao đêm. Khoảng canh một bỗng nghe có tiếng hô lớn: “Bắt trói nó lại.” Bốn bề đều có tiếng người họa theo: “Bắt trói bọn tặc lại.”
Tôi nói với thầy Thành Chuyết: “Nếu như vị đó muốn hạ độc thủ, đem người lại truy lùng, cũng khó mà biện bạch, biết đâu đây cũng là định nghiệp của chúng ta.”
Đến lúc trời sáng, nghe từ xa có tiếng nhạc ngựa, thì mới biết bên ngoài có một con đường lớn thông qua. Chúng tôi cảm thấy an tâm hơn một chút, bèn ra khỏi khóm cây. Thấy ngoài ruộng có người, bèn hỏi: “Tối hôm qua nghe bốn phía đều có người hò hét, không hiểu có việc gì?”
Người ấy trả lời: “Lúc này ruộng lúa đã chín, thành thử mấy người canh ruộng phải làm như vậy để dọa nạt bọn trộm cắp.”
Bọn tôi ba người nghe xong đều cười ồ cả lên.
Chúng tôi đến viếng chùa Tây Lâm, tá túc một đêm, sau đó đi đến phủ Cửu Giang thì mặt trời đã lặn về tây, các chùa am ở ngoài thành đều không cho tá túc, nói rằng vì bị luật pháp nghiêm cấm, qua sông thì mới có chỗ nghỉ đêm. Chúng tôi chỉ còn cách nhịn đói qua sông, đến giữa sông thì gã lái đò đòi tiền, tôi bèn cởi giây buộc ống quần đưa cho hắn. Có một đạo sĩ ngồi bên cạnh thấy thế bèn móc tiền ra trả giúp cho chúng tôi. Sau khi lên bờ, hỏi những người bên cạnh chỗ để tá túc, thì họ cho biết trong vùng lân cận không có chùa am nào cả, nếu như đi dọc xuống bờ đê độ bảy chục dặm đến Tạc Cảng, nơi đó có một vùng tên là Ngũ Tổ Ly Mẫu Đôn, ở đó có một trà am, cho phép người xuất gia tá túc. Tôi nói với hai thầy Thành Chuyết và Giác Tâm: “Chúng ta quả thật đã bị lừa, đường đến am còn xa, mà gió tây nam lại bắt đầu thổi mạnh, mỗi người phải cố gắng đi nhanh, không thể đứng ở đây mà do dự được nữa!”
Trong cơn gió buốt thổi tạt vào mặt, ba người cúi đầu lầm lũi dưới ánh trăng, mãi hơn nửa đêm mới đến. Chúng tôi gõ cửa xin vào tá túc, rất may vị tăng Trụ trì là người có đạo tâm, liền mở cửa mời chúng tôi vào. Thầy ấy hỏi chúng tôi lý do tại sao phải đi trong đêm khuya như vậy. Chúng tôi bèn tường thuật lại những sự việc xảy ra, thầy ấy thở dài an ủi chúng tôi đã hành cước gian khổ, sau đó bèn vui vẻ pha trà đãi khách. Tôi xúc động nói: “Không đến vùng Cửu Giang làm sao biết chỗ này có tình đạo như vậy!”
Sáng hôm sau, sau khi dùng sáng, tôi bèn hỏi đường, thì biết các tổ đình đều bị hư hỏng, thế nhưng có điều may mắn là tất cả đều đã được Hòa thượng Tam Muội tu sửa lại, nghe xong chúng tôi bèn đến các nơi đó để thăm viếng. Trước tiên chúng tôi đến huyện Hoàng Mai, lên núi Phá Ngạch l- Tứ Tổ Đạo Trường, kế đó đến núi Mã Mậu l- Ngũ Tổ Đạo Trường, kế đó đến chùa Cao Sơn l- Tịnh Giám Tổ Đạo trường, sau đó qua đến chùa Chí Lão ở Linh Đang Lãnh l- Thiên Tuế Bảo Chương Tổ Đạo Trường, rồi lại đến huyện Tiềm Sơn l- Tam Tổ Đạo Trường, sau đó đến huyện Thanh Dương, lên núi Cửu Hoa triều sơn. Từ Đại điện nhìn xuống thấy có một cái am, chúng tôi bèn đến xin tá túc, thế nhưng ở đây không có dùng cơm chiều. Sáng hôm sau chúng tôi ngồi một hồi lâu, thì vị trụ trì nói: “Am chúng tôi nghèo, chỉ cho tá túc chứ không cung cấp thực phẩm. Quý thầy có thể đến tiệm xin cơm ăn.” Tôi nói với hai thầy bạn: “Tiệm cơm mặn làm sao có thức ăn chay?” Do đó chúng tôi lên điện l- Bồ tát xong, liền nhịn đói xuống núi. Đi hơn mười dặm, đến một cái am dùng sáng.
Đến phủ Thái Bình, nghe có Pháp sư Duy Ngô tại Thanh Sơn giảng kinh Pháp Hoa, nơi đó cách phủ lỵ không xa. Chúng tôi ba người vui mừng hỏi đường tìm đến. Đến nơi thì mặt trời đã ngã về tây, thầy Tri sự thấy chúng tôi mang gậy, nón, bồ đoàn bèn không cho tá túc, chúng tôi cầu khẩn đôi ba lần, thầy ấy thấy trời đã tối mịt đường xá khó đi, bèn kêu người dẫn chúng tôi ra khỏi chùa đến một miếu thổ địa ở ven đường để nghỉ qua đêm. Chúng tôi đem bồ đoàn chồng lên với nhau rồi ngồi đối diện. Tôi nói:
“Chúng ta đã vì pháp mà đến, chẳng lẽ lần này về không?” Sáng hôm sau chúng tôi vào chùa ăn sáng, nghe xong một thời pháp liền xuống núi, vào trong xóm khất thực, ăn xong chúng tôi hỏi đường rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Ngày mồng mười lúc giờ tỵ, chúng tôi đến Nam Kinh, từ xa chiêm ngưỡng bảo tháp của chùa Báo n. Bảo tháp cao vút hiện rõ trên nền trời, dưới ánh mặt trời lại càng tỏ lộ những màu sắc chói lọi huy hoàng. Chúng tôi vào trong l- Phật, sau đó đi nhi-u tháp. Đến trưa bụng đói bèn hỏi những người đến l- tháp rằng chỗ nào có trai đường tiếp đãi chúng tăng. Có người chỉ dẫn, nói: “Trai đường ở hành lang phía nam của Tam Tạng Điện.”
Chúng tôi đến đó l- Phật xong bèn ngồi một bên điện thờ. Tuy thấy có chúng tăng ra vào, nhưng không có người nào đến hỏi han cả. Chúng tôi không biết vì lý do gì, bèn đứng dậy ra ngoài, gặp một vị sư già liền hỏi lý do, thầy ấy cho biết: “Nam Kinh là nơi giảng pháp thiền đường. Nếu như y phục giày dép tề chỉnh thì là khách tăng thanh lịch, sẽ có người ra tiếp đãi, còn các vị là du tăng hành cước, thành thử không có người đến hỏi han.”
Nghe xong chúng tôi bèn đi vào thành, đến am Đại Phật ở phía tây Chung Cổ Lầu tá túc. Am này không có chánh điện, chỉ thấy họ dùng mái lợp bằng cỏ che ở phía trên tượng Phật. Vị Trụ trì là một bậc chân tu, vì chùa nghèo, cho nên mỗi bữa ăn chỉ có thể đãi khách một bát cơm. Thấy chúng tôi đến, thầy rất vui mừng, hỏi từ đâu đến. Chúng tôi trả lời từ Vân Nam đến, thầy ấy nói: “Vị tri sự chùa Hưng Thiện, hiệu Ấn Ngô, cũng là người đồng hương của quý thầy, quý thầy có thể ghé qua thăm, thầy ấy chắc chắn sẽ cho quý thầy tá túc.”
Trưa hôm sau chúng tôi đến đó xin tá túc, thấy các vị khách tăng dùng cơm nấu bằng gạo cũ đã bị mối mọt, còn thức ăn chỉ có ít dưa chua mốc meo hôi thối. Chúng tôi đến các liêu phòng để thăm hỏi các vị tăng trong chùa, thì thấy các vị tăng thường trú ăn cơm gạo trắng, thức ăn toàn thứ tươi ngon đúng mùa. Đệ tử của thầy tri sự, hiệu Khuếch Nhiên, cũng là người Vân Nam, nhận ra giọng nói của chúng tôi. Tối đến bèn đến phòng chúng tôi hỏi thăm quê quán, tôi nói: “Chúng tôi là người Quý Châu.” Thầy ấy lại hỏi tiếp, ý muốn lưu giữ chúng tôi lại, tôi nói với thầy Thành Chuyết và Giác Tâm: “Chúng ta từ vạn dặm đến đây, phải nên y chỉ những vị thiện tri thức có đạo đức. Đối với những người không biết tưởng nghĩ đến đại chúng, chúng ta chẳng thà ăn uống đạm bạc, chứ quyết không thân cận họ.”
Nghe có Pháp sư Giác Ngộ giảng kinh Lăng Nghiêm ở am Viên Giác, bèn đi ra khỏi thành để nghe kinh, gặp thí chủ cúng trai tăng. Mỗi mâm hai người thì có bốn dĩa thức ăn. Tôi cùng một vị du tăng dùng chung một mâm. Tôi giữ uy nghi ăn uống chậm rãi, còn vị tăng ngồi đối diện thì đưa đũa gắp không ngừng, chỉ một loáng là vị ấy đã lùa sạch bách. Sau bữa trai tăng, ra khỏi cửa chùa, tôi nói với hai bạn: “Chúng ta sau này nếu có nhân duyên tổ chức trai tăng, không luận là mấy món thức ăn, tất cả đều đựng vào một bát lớn, để cho mọi người được thuận tiện. Thứ nhất là làm cho tư cách của các vị tăng trở nên trang nghiêm, thứ hai là làm cho thí chủ sanh khởi lòng kính trọng. Nếu làm như vị tăng ngày hôm nay, ắt là mất hết thể cách, có khác gì người đói.”
Chúng tôi lại đến thăm chùa Phổ Đức, tá túc trong thiền đường. Tối hôm đó chúng tôi bàn với nhau: “Bây giờ tháng mười sắp sửa qua mùa đông, nếu tiếp tục đi, e rằng sẽ bị lạnh, chi bằng tạm tá túc ở đây, qua đến mùa xuân trời ấm sẽ tiếp tục cuộc hành trình.”
Sáng hôm sau, sau bữa ăn sáng, chúng tôi tìm vị tri sự xin tá túc, thầy ấy nói: “Hai người chúng tôi còn không cho tá túc, huống hồ là ba.” Kế đó thầy ấy quay nhìn tôi, nói: “Chức hương đăng ở Chung Bản Đường giao cho mình thầy.”
Tôi cười nói: “Tay chân con vụng về, không làm hương đăng được.”
Chúng tôi bèn tom góp hành lý ra khỏi chùa. Tôi nói với thầy Thành Chuyết và Giác Tâm: “Các tùng lâm trong thành phố không cho ba người tá túc, như vậy chúng ta phải tạm chia tay, trú qua mùa đông. Hẹn vào cuối tháng chạp gặp nhau. Nghe nói núi Bảo Hoa chú trọng đến việc học tập kinh điển. Tôi sẽ đến đó học tụng chú Lăng
Nghiêm.”
Thầy Thành Chuyết nói: “Tôi với thầy Giác Tâm sẽ đến Tổ Đường. Khi nào thầy học xong chú thì qua đó gặp.”
Tôi đem bồ đoàn đổi lấy tấm ngọa cụ của thầy Giác Tâm rồi sau đó chúng tôi chia tay nhau.
Tôi lên đến lưng chừng núi Bảo Hoa thì trời đã nhá nhem, bèn xin vào tá túc ở am Thạch Môn. Buổi tối ngồi uống trà, tôi hỏi thầy Trụ trì: “Nghe núi Bảo Hoa rất chú trọng đến việc học tập kinh điển, con muốn đến đó.”
Thầy Trụ trì nói: “Trong núi có một vị sư già, cũng là người Vân Nam, ở miền bắc cũng đã lâu. Thầy ấy đến núi này cũng khoảng mười năm, và đã đọc Đại Tạng Kinh ba lần rồi. Thầy ấy là người rất siêng năng hiếu học. Tôi cũng đã từng học với thầy ấy. Chùa đó tương đối ít người, chỉ có bốn vị chấp sự, may mắn là họ nấu ăn chung với nhau chứ không nấu ăn riêng. Tuy ngày ba bữa đạm bạc, nhưng nếu có khách tăng đến, họ đều tiếp đãi và cho tá túc. Thầy đã có ý định lên núi học tập, phải nên xả bớt, không nên nệ hà với nếp sống đạm bạc ở đó.”
Sáng hôm sau tôi lên đến chùa, l- Phật xong bèn để một ngày đi xem quang cảnh và thăm hỏi các vị tăng trong chùa. Sâu kín trong lòng, tôi có cảm tưởng nơi đây rất là quen thuộc, hình như đã có đến rồi. Tôi đến đảnh l- thầy thủ tòa, cầu học chú Lăng Nghiêm. Thầy ấy hỏi tôi là người vùng nào? Xuất gia được mấy năm? Chú Lăng Nghiêm đáng lẽ phải nên học tập trước hết.
Tôi nói: “Con là người Vân Nam. Vừa mới xuất gia là đã đến Giang Nam, vả lại không biết chữ, thành thử chưa đọc tụng.”
Thầy ấy bèn chấp thuận, nói với tôi: “Thầy ở trong chùa này, có thể phụ giúp công việc hành đường, hãy tạm ngủ dưới nhà trù.”
Đến tháng mười một, chén bát bị đông đá dính vào với nhau, khó tách ra được, cho nên mỗi khi rửa bát tôi đều dùng khăn lau khô, để sáng hôm sau khi dùng đến, chén bát có thể được tách ra d- dàng. Thấy thầy phụ trách việc gánh nước trong chùa, một mình không thể cung cấp kịp số nước cần dùng, tôi bèn phụ giúp thầy ấy. Thầy điển tọa, hiệu là Li-u Nhiên, trẻ tuổi lại lanh lợi, thế nhưng mỗi khi nhà kho đem đồ vật đến, hoặc gạo hoặc thức ăn, thầy ấy đều giữ lại một mớ. Một buổi sáng tôi học chú xong, quay về nhà trù, thầy điển tọa để dành cơm mời tôi dùng. Tôi hỏi: “Mọi người đều ăn cháo, cơm này từ đâu tới?”
Thầy ấy nói: “Tôi có hảo ý để dành cơm cho thầy ăn, tại sao thầy lại truy hỏi?”
Tôi nói: “Kẻ đại trượng phu lẽ nào lại dùng thức ăn không chính đáng.”
Nói xong liền đứng dậy ra ngoài. Từ đó mấy người trong nhà trù liên kết với nhau, không cho tôi ở chung. Thầy điển tọa bàn riêng với thầy tri sự, nhân vì không có người làm hương đăng, bèn tống tôi đến Bản Đường để phụ trách việc nhang đèn và đánh bản. Chỗ tôi ngủ là một gian phòng lớn mà chỉ có một mình tôi, cho nên giống như nằm trong phòng nước đá. Có một vị sư già, hiệu Vân Sơn, vốn là một vị hoạn quan xuất gia, rất có đạo tâm, thấy tôi là người có chí cao, an bần thủ đạo; một hôm trời tối đen, thầy ấy đẩy cửa vào phòng, đến gần nói nhỏ vào tai tôi: “Tặng cho thầy tấm mền này để đắp cho đỡ lạnh.” Nói xong thầy ấy bèn len lén ra khỏi phòng. Tôi đưa tay sờ thử, thì thấy giống như bông nhưng hơi cứng, đắp lên cũng chẳng thấy ấm gì hơn. Sáng hôm sau nhìn kỹ, thì ra đó là một tấm mền bông cũ đã vá đi vá lại không biết bao nhiêu lần. Món quà tuy như thế, nhưng tôi cảm thấy rất cảm kính lòng từ bi chiếu cố của vị ấy. Đến ngày mười sáu tháng chạp, sau khi học chú xong, tôi đến l- tạ thầy Thủ tòa, thầy ấy nói: “Ngày mồng một tết, có một vị cư sĩ họ Tang ở trấn Hà Khẩu đến chùa lạy Lương Hoàng Sám, thầy nên đọc bộ đó cho thạo, có thể dùng tiền cúng dường trong dịp này mà sắm áo mền.”
Tôi đã hẹn với hai thầy Thành Chuyết và Giác Tâm gặp nhau vào ngày đó, nên hoàn toàn không cảm thấy quan tâm đến vụ l- sám này. Đến ngày hai mươi tám tháng chạp, trời mới hừng sáng, tôi liền hướng về phòng thầy thủ tòa lạy ba lạy xong liền xuống núi. Đến Đông Dương hỏi đường đến Tổ Đường. Đi hơn một trăm dặm, mãi đến tối mới đến nơi. Hỏi hai thầy Thành Chuyết và Giác Tâm thì thầy tri khách nói: “Mấy ngày trước hai vị ấy đi triều sơn ở Nam Hải, khi đi có dặn là khi nào thầy Thiệu Như ở núi
Bảo Hoa đến, thì bảo thầy ấy đến Nam Hải gặp nhau.”
Sáng hôm sau tôi bèn lên đường. Khi qua vùng Ngưu Thủ thì gặp thầy Đốn Tu, lúc trước đã từng gặp nhau ở am Vân Thủy ở Quý Châu, thầy ấy cố gắng giữ tôi ở lại đón năm mới. Ngày hôm sau, sau bữa ăn sáng, tôi không từ giã, chỉ lặng lẽ lên đường. Đến chùa Linh Cốc vào chiều ngày ba mươi tết, trong phòng khách tăng phần lớn là dân giang hồ, bọn họ làm ồn ào náo loạn cả lên. Các nơi khác trong chùa lại không có chỗ trống để nghỉ đêm, tôi bèn ngồi ở phía sau cánh cửa cho đến khi trời sáng. Sau khi ăn sáng tôi bèn lên đường, vừa đến cổng chùa thì gặp thầy tri sự, hiệu là Hoằng Truyền. Thầy ấy hỏi tôi: “Hôm nay là ngày mồng một, tại sao lại lên đường. Mời thầy ở lại nghỉ ngơi một vài ngày.”
Thấy thầy ấy có vẻ ân cần, tôi bèn trở vào, dùng cơm trưa xong, tôi lại tiếp tục lên đường. Đi được khoảng hai mươi dặm bèn tá túc tại một am nhỏ.
Ngày mồng hai nghỉ ở am Bản Kiều, ngày mồng ba lúc đang trên đường đi bỗng gặp thầy Thành Chuyết. Tôi hỏi: “Hai thầy cùng đi triều Nam Hải, tại sao chỉ có một mình thầy trở lại?”
Thầy Thành Chuyết trả lời: “Đến huyện Vô Tích, thầy Giác Tâm đến Nam Hải trước, tôi sau đó đến Hàng Châu thì nghe Hòa thượng Tam Muội tại Cựu Lộ Lãng núi Ngũ Đài truyền “hoàng giới”, thành thử quay lại tìm thầy để cùng đi với nhau.”
Tôi nói: “Đường đi đến núi Ngũ Đài còn rất xa, mà việc truyền “hoàng giới” cũng chưa chắc đã có thực. Chi bằng đi đến am Cổ Lâm ở Nam Kinh thọ giới. Nơi đó cũng là do Hòa thượng Cổ Tâm khai sáng. Thầy nghĩ thế nào?”
Sau đó chúng tôi bèn đến am Cổ Lâm xin thọ giới. Thầy tri khách nói: “Mỗi người phải đóng lệ phí một lượng năm tiền. Ngoài ra y, bát phải tự lo liệu.” Thầy Thành
Chuyết có y mà không có tiền, còn tôi thì y và tiền đều không có, chỉ có một xâu chuỗi làm bằng gỗ nạm vàng của vùng Vân Nam, bèn đưa cho thầy tri khách để làm tiền đóng lệ phí và may y. Thầy ấy cầm lấy tỏ vẻ chấp thuận, quay mình bước vào phòng. Tôi là người thính tai lanh mắt, thoáng thấy có người ở trong phòng lén nhìn ra, lại nghe bọn họ thì thầm với thầy tri khách: “Hai gã này có lẽ là dân giang hồ, sợ không biết xâu chuỗi này từ đâu tới.”
Kế đó, thầy tri khách bước trở ra nói với chúng tôi: “Thường trụ không nhận, các vị tự đi lo liệu y bát xong rồi trở lại.”
Tôi lấy lại xâu chuỗi rồi đi ngay; thầy ấy giữ chúng tôi ở lại dùng cơm trưa, tôi nói: “Rồng thì phải trở về biển
lớn, lẽ đâu lại cam phận ở trong vết chân trâu.”
Liền đi đến am khác xin tá túc. Ngày hôm sau qua sông Trường Giang đến Phố Khẩu.
Ngày mười bốn tháng giêng, đang ở Hồng Tâm Phố, thì nghe bọn cướp đến, nam nữ la khóc, quăng con ném vợ, thê thảm không thể tưởng tượng. Tôi và thầy Thành Chuyết, bụng không một hạt cơm, cổ không một giọt nước, từ sáng cho đến tối, đào tẩu hơn một trăm dặm, đến tối hôm đó, tá túc tại Tam Phố. Ngày mười lăm, bọn cướp phá Phụng Dương, đốt lăng Hoàng đế. Tôi và thầy Thành Chuyết chạy đến nghỉ đêm ở Bắc Từ Châu. Ngày hôm sau muốn qua sông Hoàng mà không có thuyền, bèn ngồi trên bờ sông đợi, đến trưa, có mấy viên chức đem ngựa đến kéo thuyền vào bến, chúng tôi bèn lên thuyền qua sông. Đến giữa sông, nước xoáy mạnh, gã lái thuyền vì uống rượu say, đôi tay mềm nhũn, giữ lái không vững, lại thêm thuyền cũ rỉ nước, mấy viên chức trên thuyền quýnh quáng cả lên, miệng lớn tiếng cầu trời khẩn đất. Chúng tôi hai người chỉ biết chuyên tâm niệm Phật. Cũng may có một cơn gió nhẹ thổi đến, đẩy thuyền vào bụi lau chỗ nước cạn, chúng tôi hai người bèn dùng hai tay nắm vào cỏ lau, từ từ bơi vào bờ. Tối hôm đó ngủ tạm tại một ngôi miếu hoang.
A di đà phật! Con xin QTV Website cho con bản .doc hay pdf của tác phẩm trên để nghiên cứu tu học.
Đã gởi vào email.