Giao Tiếp Bằng Trái Tim
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
HỌC CÁCH KHEN NGỢI
ÍT TRANH CHẤP, NHIỀU HÒA THUẬN
Tham dục của con người chia thành hai loại chính. Loại thứ nhất là tham cầu tư lợi. Với lòng tham này, con người luôn mong ước sao cho toàn bộ của cải, toàn bộ con người trên thế gian này đều thuộc về mình. Lòng tham đó được ví như hang sâu không đáy. Nếu bạn không biết điều chỉnh, ngăn chặn nó sẽ trở thành động lực gây tội ác. Để đáp ứng lòng tham của mình, bạn sẽ bất chấp thủ đoạn, căm hận tất cả những ai làm cản trở bạn thực hiện âm mưu của mình.
Lòng tham thứ hai là “tranh thủ”. Thông thường mọi người nghĩ, tranh thủ mang ý nghĩa tích cực.
Không biết tranh thủ chứng tỏ bạn không có chí tiến thủ. Bạn cằn phân biệt tranh thủ và tranh đoạt. Tranh đoạt mang nghĩa xấu, bất chấp lí do, mù quáng vơ vét của cải vốn không thuộc quyền sở hữu của mình, bất chấp lợi ích người khác. Ví dụ có ba người cùng sở hữu một món đồ, món đồ không thể chia cắt được thế là cả ba người cùng tranh nhau chiếm lấy. Thêm một ví dụ nữa, trong khi nghe giảng, chỗ ngôi ở hàng ghế đầu ít nhưng ai cũng thích ngôi nên xảy ra tranh chấp, chiếm chỗ nhau.
Có người cho rằng, tranh chấp, giành giật cũng là một cách rèn luyện. Quả thực, tranh chấp khiến người ta cứng cáp, khôn ngoan hơn, Đác-uyn đưa ra thuyết tiến hóa và nhận xét “vạn vật đều đấu tranh sinh tồn, kẻ nào thắng tồn tại”, cạnh tranh là cách loại bỏ những loài yếu kém, nhường chỗ cho loài khôn, mạnh. Tuy nhiên đấy là cạnh tranh của các loài động vật, nếu để con người cạnh tranh tự do như động vật sẽ xảy ra chiến tranh, giết chóc, khi đó lợi bất cập hại.
HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
Nếu bạn làm việc với mục đích so sánh hơn thua, tốt xãu với người khác, cuộc đời bạn sẽ khổ đau. Trong một lằn thi mồn bơi lội tại đại hội thể thao Olympic, vận động viên Nhật giành giải nhất, Nga chiếm vị trí thứ hai và Mỹ thứ ba, phóng viên đến phỏng văn người đoạt huy chương vàng đã hỏi: “Trong lằn thi đấu này, vận động viên hai bên đều từng là những vô địch, phá kỷ lục thê’ giới, anh có biết không?”. “Thưa, tôi không biết”. “Thế anh có biết các đối thủ của anh đã bám rất sát anh trong khi thi đấu, thế anh có biết lúc vận động viên Nga còn vượt lên cả anh?”. “Thưa, tôi không biết. Tôi chỉ biết toàn tâm toàn lực để bơi, còn bơi cùng ai thì tôi không cân biết”. Điều đó cho thấy, khi bạn toàn tâm toàn ý cho công việc mình thì không nên so tính hơn thiệt.
Nếu bạn cố ý muốn so tính hơn thua với người khác, có thể bạn sẽ học theo cách làm của họ, nhưng liệu bạn có thể học theo và đuổi kịp họ trong lĩnh vực đó không? Con đường mình đi do chính mình nỗ lực, dù bạn đi nhanh chậm, tốt xấu thế nào thì nó mãi mãi là con đường của riêng bạn.
Còn nhớ hôi nhỏ tôi cùng bố đi trên con đường ven sông, thấy đàn vịt bơi bố nói “con thấy không, đàn vịt kia lớn có nhỏ có, con nào cũng bơi theo ý mình, con lớn sẽ bơi theo đường lớn, con nhỏ bơi theo đường nhỏ nhưng chúng đều có một điểm chung là bơi đến bờ bên kia, dù có con đến trước, con đến sau”. Câu chuyện đã cho tôi rãt nhiều điều hữu ích, tôi hiểu rằng, con người sống cho mình, không nên so sánh với bất kì ai, chỉ cân dốc hết sức mình cho công việc mình đã chọn.
Trên đường đời dù bạn đi thế nào, chỉ cằn bạn đi trên đôi chân của mình, trên con đường mình đã chọn thì con đường kia mãi là con đường của riêng bạn.
Tôi là người đầu tiên nêu ra khái niệm “Bảo vệ môi trường tâm linh” tuy nhiên có người không những đã làm điêu đó mà còn làm rất tốt, tôi không cân phải so sánh ai làm tốt hơn, chỉ biết rằng tôi rất thích mọi người cùng tôi thực hiện tốt điều này. Từ điểm này chúng ta nhận ra một điều rằng con đường mình đi người khác cũng có thể đi và ngược lại con đường người khác đi mình cũng đã đi rồi! Điều quan trọng bạn căn nhớ so sánh với người khác sẽ là nguyên nhân của đau khổ. Tận lực tận tâm với công việc là thái độ làm việc tốt nhẫt!
Tuy nhiên so sánh không hẳn là điều không tốt. Ví dụ, chúng sinh thấy Phật đã thành Phật hoặc một người nào đó tu hành, gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp, họ có đủ trí tuệ và từ bi; nhìn lại bản thân chúng ta chưa làm được điều gì có ích cho mình, cho người, chúng ta thấy hổ thạn mà tự phát nguyện nỗ lực tinh tấn.
Theo tinh thân đó chúng ta nên có thái độ học hỏi “kiến hiền tư tề”1. Ngoài ra Phật pháp còn nói đến “tứ chính cần”2. Tứ chính cân trong 37 phẩm trợ đạo3 giúp chúng ta phát huy ưu điểm của so sánh trong quá trình tu tập.
Khi nghe người khác nói vị kia tu hành tốt, người kia có kiến thức uyên thâm thì chúng ta không nên khởi tâm so tính hơn thua, đố kị, mà nên thấy xấu hổ vì mình không bằng họ để giúp mình cố gắng hơn.
Trong tác phẩm “khuyên nhau tu hành” của các đệ tử hội Pháp cổ Sơn có câu “tốt nhất hãy tận tâm tận lực, không nên so sánh anh ít tôi nhiều”, ý muốn nói: bạn hãy làm tốt công việc của bạn, không nên so sánh với tôi, nếu không bạn không những làm tổn thương người khác mà bản thân bạn cũng thành người bị hại.
HỌC CÁCH THA THỨ VÀ KHOAN DUNG
Có nữ Phật tử viết thư hỏi tôi về việc cô ấy đã nhất thời nóng giận nói năng không kiềm soát làm tổn thương, gây bất hòa với người bạn thân, dù cô đã thật lòng xin lỗi nhưng người kia vẫn không thứ lỗi. Cô hỏi ‘Thưa thây, một khi phạm lâm lỗi thì nên làm gì để được người khác tha thứ và làm thế nào để học cách tha thứ người khác?” Người Trung Quốc có câu “họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”4. Lời nói là phương tiện giao tiếp, tuy nhiên nếu không thận trọng lời ăn tiêng nói, nhỏ thì gây bất hòa, khiến bạn thân trở thành thù địch, lớn có thể làm tổn thương cả một người, thậm chí cả xã hội! Người xưa có câu “Nhất ngôn khả dĩ hưng bang, nhất ngôn khả dĩ táng bang”5. Lời nói là con dao hai lưỡi, nó làm lợi thì cũng đủ khả năng làm hại the nên chúng ta phải cẩn thận trong từng lời nói.
Giữ lại cho mình một ít những gì mình muốn nói hết với người khác, không nên nghĩ đến đâu nói đến đó. Ngồi lê đôi mách, trách lỗi lâm của người là thói quen xấu; nên dành thời gian nhàn rỗi để nghĩ về những gì mình nói mình làm xem có đúng không, không nên chỉ biết trách người.
Nói không đúng lúc đúng nơi, nói không chọn lời có thể gây bất hòa, trở mặt thành thù, ân nhân thành oan gia, thậm chí còn làm người nghe phủ nhận hết tấm lòng tốt của mình đối với họ trước đây.
Vị Phật tử đó đã nói lỡ lời làm người khác tức giận, đã thật lòng xin lỗi nhưng vẫn không được tha thứ vậy chỉ còn cách chờ thời gian làm phai mờ dân, không nên nóng vội. Đang cơn tức
giận, thông thường người ta sẽ không dễ dàng tha thứ, hơn nữa cũng có thể người ta đang ngại nếu bỏ qua ngay thì người phạm lỗi thấy quá dễ dàng nên sẽ tái phạm, khi đó sẽ thành chuyện lớn nên họ chọn cách “tạm thời tránh mặt”.
Chúng ta thường nghe người ta nói “xa tiểu nhân, gân quân tử” tức nên tránh xa người xấu, gần gũi người tốt. Mình đã từng lỡ lời nghĩa là mình từng làm “kẻ tiểu nhân” nên đương nhiên người khác sẽ lánh xa, đấy được xem là quả báo nhãn tiền. Mỗi khi như thế, chúng ta phải thành thật sám hối, hứa với bản thân sẽ không nói lời làm tổn thương người khác nữa, chỉ nên nói những lời động viên, an ủi.
Làm được như thế chính là sám hối, là gột rửa lòng mình, thay đổi thái độ sống để trở thành người bạn tốt của tất cả mọi người. Nếu bạn làm được như thế thì những người oán hận bạn sẽ thay đổi thái độ suy nghĩ về bạn khi họ nghe người khác nói về bạn, tự nhiên họ cũng sẽ xóa hết hận thù và đợi đến khi thích hợp bạn chủ động hỏi han, quan tâm họ. Đây là cách sửa sai làm lành tốt nhất, giúp bạn có thái độ ứng xử tốt với mọi người.
Ban đầu có thể bạn sẽ thấy ngượng, không tự nhiên, nhưng dần dân bạn sẽ hàn gắn được tình bạn như ban đầu. Đề hàn gắn tình bạn chúng ta không nên nóng vội, miễn cưỡng cũng đừng quá ngọt ngào, chúng ta chỉ nên làm bạn như người xưa nói “quân tử chi giao đạm nhược thủy”6. Với bạn bè, những lúc đáng khen chúng ta khen, những lúc cân an ủi, chúng ta an ủi… hãy để lời nói mình có giá trị, không thừa thãi. Những lúc bạn bè không có việc gì mình ít gặp, những lúc có việc mình chủ động đến giúp đỡ, như thế chắc chắn tình bạn sẽ bền lâu.
HÃY BIỂT MỈM CƯỜI
Theo điều tra, người Đài Loan dễ nóng giận hơn người ở các khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Khoảng 50% số người mỗi ngày đều ít nhất có một lằn nóng giận, đối tượng làm cho họ nổi nóng lại thường là những người gân gũi trong gia đình.
Có nhiều nguyên nhân khiến con người nóng giận; có người giận vì xung đột, bất đồng quan điểm, có người nổi giận có liên quan đến vấn đề sức khỏe, thời tiết, môi trường sống… Từ đó chúng ta thấy, nóng giận không dễ khống chế. Tuy nhiên, nếu một người có tu tập vẫn có thể hóa giải nóng giận bằng từ bi và trí tuệ. Nhìn hình thức, thì khi bạn giận người khác đồng nghĩa với việc bạn làm người khác khổ, thực ra, người khổ đâu tiên là chính bạn. Đối với những người bệnh về tim mạch, huyết áp sẽ không tốt và rất nguy hiểm nếu nóng giận.
Có người nghĩ rằng nổi giận là cách để khống chế, khuất phục hoặc uy hiếp người khác, đúng thật, nhưng chỉ sử dụng được một vài lằn là hết “linh nghiệm”. Có khi không phải bạn đang giận thật mà đó chỉ là cách thể hiện thái độ để “dằn mặt”, áp đảo đối phương, trường hợp này bạn cân tỉnh táo đề kiểm điểm lại.
Nhiều người nóng giận thành thói quen, không thể khống chế bản thân một khi đã nổi nóng, dân dằn họ nghĩ rằng đấy âu cũng là chuyện thường tình, không đáng lo ngại, để bào chữa lồi lâm kia họ tự nhủ “ai mà chẳng biết giận?”. Người như thế không những không biết cách khống chế sự bực tức ngược lại còn thăy khó chịu khi không nổi nóng. Tính buông thả đó sẽ dần tạo thành thói quen xấu. Một khi nổi giận khuôn mặt họ rãt đáng sợ, khó coi, người khác thường miễn cường nhường nhịn khi họ nổi giận. Cũng từ đó họ nghĩ nóng giận sẽ giúp mình chiếm ưu thế, tuy nhiên họ không ý thức rằng, chút ưu thế kia phải đổi bằng cả tình bạn bè, mất thăng bằng tâm lí và sự lành mạnh của lòng mình.
Ví dụ như sự bất hòa giữa vợ chồng bè bạn, nếu có bên lớn tiếng trước thì bên kia sẽ càng lớn tiếng hơn, hung dữ hơn, thậm chí còn đánh nhau. Chúng ta thường thấy báo đăng tin giết người chỉ vì một câu nói hoặc một cái nhìn “đáng ghét”. Người đương cuộc thường không lường trước được mình sẽ giận đến mức độ giẽt người mà phân lớn họ giết người chỉ vì nóng giận, nhất thời không làm chủ bản thân gây nên.
Nóng giận không phải là cách giải quyết vấn đề tốt và triệt để ngược lại nó còn làm cho vấn đề càng nan giải hơn. Học cách làm chủ tâm lí cũng là một môn học bắt buộc trong cuộc sống. Xét từ góc độ Phật pháp, chúng ta có thế thay đổi:
thứ nhất là tự điều chỉnh; thứ hai là nhờ những biện pháp hỗ trợ. Điều chỉnh quan niệm tức là nhìn lại sự nóng giận.
Khi bạn thấy mình sắp nóng giận, bạn nên tập trung quán sát hơi thở; lắng nghe, cảm nhận hơi thở mình, dân dần, lòng bạn sẽ trâm lắng lại không còn nóng giận nữa. Bạn cũng có thể nghĩ “đối phương đang cố ý làm cho mình bực tức, họ mong mình đau khổ, vì thế nhãt định không để mình mắc lừa họ”. Nếu bạn không muốn mình bị mắc lừa, bạn sẽ giải quyết sự việc bằng nụ cười và bạn không còn nóng giận nữa.
ĐỐ KỴ CHỈ CÓ THIỆT HẠI
Nếu bạn thấy không vui khi người khác tỏ ra giỏi hơn bạn đấy chính là lúc lòng đố kị, ghen ghét trong lòng bạn dấy khởi. Tuy nhiên đây là tâm lí phổ biến của con người, thậm chí loài động vật cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân của đố kị là lòng tham lam, ích kỷ chỉ muốn gom hết tất cả điều hay lẽ phải trong thiên hạ về mình, dù thực sự mình không thể có tất cả. Điều này được xem là bản tính cố hữu, nó thúc đẩy phản ứng kia mà không cằn bất kì một nguyên nhân nào khác.
Bất kì ai cũng không thể độc chiếm điều tốt, vì đó là tài sản chung, thế nhưng vẫn thấy ghen ghét đố kị khi phải phân chia điều đó với người khác. Ví dụ đứa bé lên ba không cân người khác dạy dỗ cũng tự nhiên thể hiện lòng ích kỉ của mình. Khi mẹ bế đứa bé khác, nó sẽ phản ứng với ý là “mẹ” phải hoàn toàn thuộc về nó, bất kì ai cũng không thể tranh giành tình cảm kia của nó được. Tuy nhiên nó không ý thức rằng mình đang đố kị mà chỉ biẽt “mẹ là của mình sao có thể trở thành của người khác được?”. Điều đó cho thấy, đố kị là bản tính song song tôn tại với con người khi mới lọt lòng mẹ.
Đố kị được phân thành hai loại tốt, xấu; nếu bực tức vì thua thiệt người khác mang tính tích cực, đó chính là động lực giúp con người phấn đấu, phát triển hướng thượng. Khi bạn ghen tức vì người khác có kiến thức nhiều hơn bạn, tốt hơn bạn, bạn cảm thãy mình không bằng người khác bạn sẽ dốc hết toàn lực để hoàn thiện bản thân, tìm cách giúp mình vượt lên người khác, như thế cảm giác này mang tính tích cực, có ích cho sự phát triển của con người.
Tuy nhiên rất ít người tận dụng được lòng đố kị này, họ chỉ biết tìm mọi thủ đoạn nhằm ngăn chặn, gây bất lợi cho người khác. Tục ngữ có câu “con gà tức nhau tiếng gáy”, đố kị là ngọn lửa, là phiền não thiêu rụi hạnh phúc, chỉ còn lại tro tàn của đau khổ. Khi lòng bạn nghĩ “tại sao người ta có thề mình lại không thể” thì lúc đó lòng bạn nhen nhúm ý nghĩ làm tổn thương, chèn ép người khác. Nếu bạn làm thế vẫn không có được những gì mình theo đuổi thì lòng đố kị kia sẽ lớn dần thành sự thù hận, đây quả là một kiểu tâm lí rất đáng sợ của con người.
Thực ra, đố kị với người khác là điều không nên, vì người đau khổ không chỉ có mình bạn mà
một khi đối phương nhận thãy bạn đang đố kị, ghen tức với họ, họ sẽ tìm cách tránh xa bạn, bạn sẽ bị cô lập dần trong xã hội.
Bạn có thể che đậy hình thức bằng áo quân đẹp nhưng bạn không thể che đậy được lòng xấu xa của mình. Khi lòng đố kị khởi lên như đám mây đen che khuất mặt trời lương tri thì dù bạn có trang điểm thễ nào cũng không thể thoát được bóng đen kia. Một khi lòng bạn khúc mắc, thiên lệch thì thế giới mà bạn thấy cũng bị thiên lệch khúc mắc theo. Một khi sự thật bị lòng đố kị che khuất thì bạn không thể xử lí tình huống chính xác được. Vì thế, khi chúng ta thấy người khác giỏi hơn mình, tốt hơn mình, bạn hãy mở rộng cõi lòng để học hỏi và xem việc người khác làm được cũng như chính bản thân bạn làm được, đấy chính là hạnh tùy hỷ của Bồ-tát Phổ Hiền.
TÙY HỶ LÀ THUỐC GIẢI CỦA ĐỐ KỴ
“Chúc mừng bạn, bạn thật tuyệt vời, giỏi giang, tôi cảm thấy vinh dự khi được quen bạn” đấy là câu bạn nên nói thâm, nên nhắc nhủ chính mình khi bạn thấy người khác gặt hái thành công.
Tuy nhiên bạn cũng đừng biến nó thành câu chót lưỡi đâu môi, miệng nói thế nhưng lòng đắng như ngậm b’ô hòn và bạn cứ tự hỏi “tại sao việc tốt cứ đến với người khác mà lại lánh xa mình?”. Có thể lòng đố kị đó chỉ len lỏi dấy lên trong lòng nhưng đấy cũng là dấu hiệu cho thấy lòng đố kị ghen ghét đang manh nha trong bạn.
Thực ra con người rất dễ sinh lòng đố kị, có thể nói nó đến bất chợt và có mặt mọi lúc mọi nơi, chẳng qua là do mình chưa thực sự nhìn thấu bản chất của nó. Các bậc thánh mới giữ lòng mình bình thản còn người thường không ít thì nhiều bất kì lúc nào cũng thấy vị chua chát trong lòng khi thấy người khác thành công.
Tâm lí đố kị ghen tức được xếp vào loại phiền não ngấm ngâm khó trị, có người hiểu rất rõ rằng có thế suốt đời cũng không thể gặt hái được thành quả tốt đẹp như họ nhưng vẫn không chịu “nó có gì là ghê gớm lắm đâu, chẳng qua nó gặp may, có quan hệ tốt, từ nhỏ nó đã được bố mẹ toàn tâm toàn lực bôi dưỡng, xây đắp”. Những gì mình chưa thể hoặc không thề có được thì luôn luôn cảm thấy bất an, không cam tâm chút nào đấy chính là đố kị.
Có người thấy người khác thăng quan tiến chức cũng ghen ghét, cho là người đó nhờ nịnh nọt nên được như thẽ. Trong thực tế cuộc sống không nhất định thăng quan tiến chức đều nhờ nịnh bợ; bạn thử nghĩ kĩ xem tại sao họ “nịnh hót thành công” còn bạn thì không? Sao người ta có gia cảnh tốt đẹp, tại sao người khác được nhiều người yêu quý ủng hộ còn bạn thì không?
Có người từng kể với tôi về việc cấp trên của vị đó hỏi về một đông nghiệp thế nào, vị này nghĩ bụng chắc ông chủ đang có ý đề bạt, nên dù rất muốn trả lời “anh ấy là người ưu tú, không những tận tâm tận trách trong công việc mà còn rất tốt với bạn bè, đông nghiệp”. Tuy nhiên vị này cho rằng, nẽu mình nói thật như thế e rằng ông chủ sẽ chỉ chú ý đến người kia và sẽ quên hẳn mình đi thế là đành nói “xét về mặt biểu hiện, anh ấy là người tốt, nhưng theo nhận xét của một số đồng nghiệp khác thì ngược lại, mặc dù vậy, theo nhận xét của cá nhân tôi, anh ấy là người tốt. Có điều nhiều lúc anh ấy ghen tức với tôi, tôi nhận thấy anh ấy có điều gì đó thiếu sót v’ê cách sống và ứng xử với bạn bè đồng nghiệp”. Cuối cùng ông chủ vẫn quyết định cho người kia thăng chức chứ không phải vị này. Thật ra, ông chủ chỉ muốn thử lòng vị này xem có đủ tiêu chuẩn để giữ trọng trách hay không nên mới hỏi vậy.
Nếu lúc đó, vị này lòng dạ quảng đại, biết cách phát hiện ưu điểm và khen ngợi người khác thì
người thăng chức có lẽ không phải người kia mà chính là vị này.
Nhưng qua cách trả lời cho thấy vị này lòng dạ hẹp hòi, không đủ tư cách giữ trọng trách, từ đó chúng ta thấy, lòng đố kị, ghen tức đã đánh mất cơ hội cho vị này. Khi bạn thấy lòng đố kị trong mình nổi dậy, bạn cân đề cao cảnh giác, lập tức nghĩ đến hạnh tùy hỷ “người khác được điều tốt cũng như mình có được” để hóa giải lòng đố kị, ghen ghét. Chúng ta hãy học cách tán dương, khen ngợi người khác, thẫy người khác thành công mình vui như chính mình đang thành công.
Trường hợp có người cho rằng, khen ngợi, tán dương khi thấy người khác thành công phải chăng là việc “giúp họ thêm cơ hội thành công?”. Tục ngữ có câu “đã giúp thì giúp đến cùng”, nếu bạn tự thấy bản thân không thế làm được nhưng có người đã làm tốt thì bạn nên giúp đỡ, ủng hộ hết mình. Làm thế nghĩa là bạn đang tích phúc, bạn giúp mình hóa giải đố kị, ghen ghét và làm người khác vui mừng. Trong thi đấu cũng thế, khi bản thân mình không giành được huy chương nào nhưng các bạn trong đội giành được thì bạn cũng được thơm lây.
Nếu bạn có thái độ đối nhân xử thế theo tinh thằn này, biết cách khen ngợi ưu điểm và tìm cách học tập ưu điểm đó của người khác chắc chắn bạn sẽ tiến bộ không ngừng và tâm lí đố kị, ghen tức cũng sẽ không còn trong bạn nữa.
LÀM THẾ NÀO ĐẾ DIỆT TRỪ LÒNG ĐỐ KỴ
Có người khi thấy người khác thành công, vinh dự, tốt đẹp thường khen ngợi, tán dương nhưng trong lòng lại không phục; có người lại nghĩ bụng “người kia chẳng có tài cán gì”, đấy chính là biểu hiện của lòng đố kị đang dấy khởi. Đố kị, ghen ghét là tâm lí phổ biến của con người, thậm chí là người tu hành cũng không tránh được lòng đố kị, chỉ khác ở điểm là mức độ đố kị, ghen ghét ít hay nhiều, lớn hay nhỏ mà thôi!
Đố kị khiến người ta mê mờ, nghi hoặc, đánh măt cơ hội nhìn lại bản thân đồng thời còn là vật cản lớn trên con đường thành cồng của mỗi con người. Tâm lí đố kị gần giống với sự ích kỉ, hẹp hòi vì chúng đều có đặc điềm chung là “nếu mình không có được thì người khác cũng không thể có”. Ví dụ chàng trai theo đuổi một cô gái xinh đẹp nhưng cô gái đã có người yêu nên chàng trai kia theo đuổi trong vô vọng. Vì không có được tình cảm của cô gái, người kia liền nghĩ đến việc phá hoại hạnh phúc của đôi này, sở dĩ người kia làm như vậy là vì lòng đố kị, ghen ghét trong lòng anh ta quá lớn. Ví dụ nữa, mình vốn vui vẻ làm việc nhưng do lòng đố kị khởi lên, luôn nghĩ đến đối tượng mà mình ghen tức, từ đó hàng loạt “tội chứng” và những từ ngữ trách móc nung nấu trong lòng khiến mình cảm thấy bất an, không thể làm việc tập trung, cứ như thế dằn dần sẽ trở thành sự oán hận.
Xét từ quan điểm Phật pháp, đố kị là một trong những món phiền não nặng nề, nó có liên quan mật thiết đến tâm sân hận. Tam độc mà Phật giáo thường nhắc đẽn chỉ cho lòng tham lam, sân hận và ngu si nhưng cũng có một số kinh luận khác lại cho rằng tam độc gồm tham dục, tật đố (tức ghen ghét, đố kị, trong Phật giáo thường để từ Tật Đố) và tà kiến. Theo quan điểm này, tật đố (ghen ghét, đố kị) được xếp vào một trong ba độc lớn nhất của con người. Tật đố là biểu hiện của sân hận. Vì thế, tật đố chính là mặt khác của sân hận, chúng có cùng tính bất thiện chung là đều hại người, hại mình.
Vậy làm thế nào để hóa giải lòng đố kị ghen ghét?
Có hai con đường hóa giải lòng đố kị, một là không nên đố kị, ghen ghét người khác, hai là không được làm bản thân thành đối tượng đố kị, ghen ghét của người khác. Phương pháp hóa giải đố kị hữu hiệu nhất là thực hiện hạnh nguyện thứ năm trong mười nguyện lớn của Bồ-tát Phổ Hiền là “tùy hỷ công đức — công đức có được nhờ sự tán thán, vui vẻ như chính bản thân mình có được khi thấy người khác thành công”. Thêm một ý nghĩa của tùy hỷ công đức nữa là khi bạn thành công, bạn phải hôi hướng, chia đều hạnh phúc thành công đến tất cả mọi người, không nghĩ đó là thành công của riêng bản thân.
Có lân trong lễ tuyên dương, trao giải thưởng “ái tâm — tình thương” cho mười gương mặt tiêu biểu về sự nghiệp từ thiện xã hội, trong đó có tôi, tôi đã thay mặt những người còn lại phát biểu cảm tưởng với ý rằng, “tôi được tuyên dương và nhận giải thưởng ái tâm không có nghĩa là trong xã hội chỉ có mười người có tình thương, mười người làm từ thiện mà chúng tôi chỉ là những người đại diện cho tất cả những người làm sự nghiệp từ thiện trong xã hội, hơn nữa chúng tôi chỉ là người may mắn được người khác đề cử nhận giải mà thôi.
Thật ra còn có nhiều người âm thâm cống hiến, họ vĩ đại và đáng được biểu dương hơn chúng tôi nhiều”. Vả lại, đây là giải thưởng không dành riêng cho mỗi cá nhân tôi mà là giải thưởng chung cho sự cống hiến, nô lực của tín chúng Bồ-tát và nghĩa công Bồ-tát6 trong hội Pháp cố Sơn. Vì thế, khi thấy tôi nhận giải thưởng này mọi người không khởi tâm đố kị vì đây là sự nghiệp chung của mọi người chứ chẳng phải của cá nhân tôi. Giải thưởng này có ý nghĩa khích lệ động viên tất cả mọi người hãy làm điều thiện, cống hiến sức mình cho xã hội.
Khi làm được một việc gì đó thành công chúng ta không nên có tâm lí kiêu căng, thấy mình vĩ đại, vì một khi bạn khởi tâm nghĩ rằng, đây là điều vinh dự, đáng được tự hào thì sẽ gây tâm lí đố kị, ghen ghét của người khác. Bạn làm việc với sự khiêm tốn, lễ độ sẽ giúp người khác không khởi tâm đố kị với bạn.
NÊN GIEO ÂN KHÔNG NÊN KẾT OÁN
Tâm oán hận, đố kị đều liên quan mật thiết đến tâm sân hận tuy nhiên giữa chúng vẫn có nhiều điều khác biệt. Đố kị là tâm lí ghen tức, không thích người khác có được những gì mà mình nghĩ “cái đó đáng lẽ phải là của mình”, nói chung đố kị là không thích người khác có điều tốt, ví dụ khi bạn thấy người khác có xe hơi, có nhà đẹp trong khi mình không có, bạn sẽ ghen ăn tức ở, đâm bị thóc chọc bị gạo để thỏa lòng ghen tức. Còn oán hận là cảm giác bất công vì những gì mình nhận được quá bọt bèo so với những gì mình đã bỏ ra; ví dụ khi bạn thấy người khác dùng tiền có thể đẻ ra tiền, họ kiếm tiền rất dễ, rất nhiều trong một thời gian rất ngắn, trong khi đó bạn phải vất vả, khó nhọc mới kiếm được một ít tiền. Đây là điều mà hâu hết mọi người đều cảm thấy bất công, cảm thấy mình bị ấm ức, tâm lí oán hận bắt nguồn từ những suy nghĩ như thế.
Oán hận là hiện tượng mất thăng bằng tâm lí, cho rằng một đối tượng, một sự việc thậm chí cả cuộc đời này đã không đối xử công bằng với mình. Có người oán trách ỏng trời đã bất công với mình rằng: Rõ ràng mình làm việc thiện sao lại chỉ mỗi mình chịu khổ, tại sao toàn những chuyện bất hạnh xảy ra với mình mà không xảy ra với người khác? Tại sao người tốt không được quả báo tốt ngược lại người xấu lại toàn gặt hái hết quả tốt này đến quả đẹp khác?…
Những người có tư tưởng như thế thường nghĩ rằng chế độ nhà nước, môi trường xã hội, bạn bè thân thuộc đều trở mặt với mình và dường như trăm vạn điêu sai trái đều do người khác gây ra còn bản thân họ luôn là số một. Tâm lí mất thăng bằng này là cội nguồn của sự oán hận, là nguồn gốc của bất hạnh và đau khổ cho người đó.
Tình thân như ruột thịt, máu chảy ruột mềm là những câu nói thể hiện tình cảm thân thuộc, máu mủ trong quan hệ gia đình. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, do nhiều mối quan hệ lợi ích đan xen nên không ít gia đình xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Những lúc như thế nếu không biết cách hòa giải thì mâu thuẫn, xung đột sẽ ngày càng lớn. Có lúc, chuyện xích mích mâu thuẫn với người ngoài còn ít hơn là người thân trong gia đình. Ví dụ, những người làm mẹ thường đối đãi công bằng với các con mình nhưng chỉ cằn thể hiện tình cảm nhiều hơn một chút với đứa này thì đứa kia sẽ cảm thấy bất công, cảm thấy mẹ chưa chăm sóc công bằng và chu đáo từ đó hình thành ý nghĩ bố mẹ bất công, ở đâu tâm lí bất công xuất hiện thì khi đó sẽ có sự oán hận.
Tục ngữ có câu “không phải oan gia không chung nhà”, có người còn gọi vợ hoặc chồng mình là “tiểu oan gia”, điều đó có nghĩa là giữa tình yêu và hận thù có mối “duyên” gắn bó với nhau, ranh giới giữa chúng mơ hồ, khó phân biệt. Những người đã cùng chung sống với mình thì hoặc là người thân, hoặc là oan gia, nó là chuỗi ân oán trả vay không dứt, khó phân định rạch ròi nhưng nói chung thì kết oán chiếm tỷ lệ cao hơn so với kết ân vì thế kiếp sau lại tiếp tục làm người thân, kẻ oán của nhau mãi.
Phương Tây có câu ngạn ngữ “Khi bạn oán hận ai thì lúc đó bạn sẽ là nô lệ của người đó”, giao tiếp, ứng xử giữa người với người chỉ nên kết ân không nên kết oán. Một gia đình, một đoàn thề, một xã hội biết kết ân thay cho kết oán thì mọi người sẽ được chung sống trong hòa bình, hạnh phúc, nếu không thời gian bạn nghĩ đến kẻ thù nhiều hơn nghĩ về chính bạn thì sẽ biến cuộc sống thành bãi chiến trường, địa ngục. Vì thế khi bạn tiếp xúc với bất kì người nào bạn cũng đừng quên tấm lòng bao dung, đừng bao giờ nghĩ đến thù địch.
XÓA TRỪ OÁN HẬN BẰNG LÒNG CẢM ÂN
Con người thường chỉ nhớ oán mà hay quên ân vì thế đã lấy câu làm ơn mắc oán hay cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán để nhắc nhở bản thân khi thi ân. Đây quả là một nhận định, một quan niệm vô cùng sai lâm. Khi người khác đối xử tốt với bạn, với lòng tham lam của mình bạn luôn luôn mong muốn người kia sẽ đối xử tốt hơn nữa, ngược lại khi bạn vay tiền người khác bạn có cảm giác người ta cho vay ít rồi oán trách người ta hẹp hòi.
Nếu nghĩ thế chứng tỏ bạn là người vong ân, chỉ luôn mong người khác thi ân. Người có suy nghĩ như thế luôn cho rằng, việc người khác thi ân, giúp đỡ mình toàn là việc nên làm, bố mẹ, anh chị em tốt với bạn là điều hiển nhiên, thậm chí còn cho rằng mình đã giúp người khác vui khi mình trở thành đối tượng cho họ quan tâm giúp đỡ. Một khi quen với cách nghĩ đó, bạn sẽ thấy oán hận người khác nếu họ không quan tâm đến bạn.
Người vong ân thường oán hận tất cả mọi người, mọi việc, ngày trời nắng họ trách “sao trời nóng quá vậy, muốn thiêu chết con người hay sao mà không chịu mưa?”; khi trời mưa lại trách “trời sao mưa mãi mưa hoài không chịu tạnh cho ấm áp?”; nếu thời tiết bốn mùa ấm áp, tươi đẹp như mùa xuân cũng trách là “trời gì mà mùa nào như mùa năy, chẳng phân biệt xuân hạ thu đông gì cả”. Với họ, từ môi trường tự nhiên đến con người chẳng có gì để họ phải cảm ơn cả, họ luôn sống trong oán trách, hận thù. Kẻ vong ân phụ nghĩa mãi mãi không bao giờ thấy đủ, chỉ biết ôm lòng oán trách người khác.
Chính vì thế chúng ta cần chế ngự tâm oán hận, một khi thấy mình oán hận hãy nghĩ cách hóa giải như thế mới tránh ảnh hưởng xấu cho mình.
Cách hóa giải hận thù tốt nhất là hãy nuôi dưỡng lòng tri ân đối với mọi người, mọi việc. Con
người không thể sống tách rời khỏi quân thể xã hội, muôn sự muôn vật đều là ân nhân của chúng ta. Chúng ta ản uống, ngủ nghỉ, thở, đi lại đều mang ân con người và sự vật vì thế hãy học cách cảm ơn. Khi bạn biết ơn cả cỏ cây hoa lá, trời đất vạn vật thì lòng oán hận sẽ không hiện hữu trong bạn nữa.
Bạn thấy thỏa mãn, hạnh phúc hay không không liên quan đến việc bạn sở hữu được bao nhiêu của cải vật chất hay sự quan tâm của người khác mà then chốt là tâm lí bạn thế nào và bạn tiếp cận sự vật dưới góc độ nào.
Tâm sinh thì muôn vật sinh, tâm diệt thì muôn vật cũng diệt theo, mọi sự vật trong đời đều do tâm mình làm chủ, nếu bạn nuôi dưỡng lòng tri ân, biết đủ thì cuộc đời bạn tự nhiên cũng vẹn toàn. Dù bạn không còn sở hữu bất kì một điều gì nhưng chỉ cân bạn thấy hài lòng, mãn nguyện khi ăn một miếng cơm, uống một ngụm nước, hít thở không khí bạn đều phải biết cảm ơn và nói lời tri ân thì nhất định bạn sẽ sống từng ngày trong hạnh phúc.