Trang 02 tiếp theo “Phẩm Học Phương Tiện Thiện Xảo”

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như lời ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của pháp không nội mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của pháp không nội mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của pháp không nội mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của pháp không nội mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của pháp không nội mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của pháp không nội mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của pháp không nội mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của pháp không nội có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của chơn như mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của chơn như mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của chơn như mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của chơn như mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của chơn như mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của chơn như mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của chơn như mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của chơn như có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của Thánh đế khổ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của Thánh đế khổ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của Thánh đế khổ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của Thánh đế khổ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của Thánh đế khổ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của Thánh đế khổ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của Thánh đế khổ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của Thánh đế khổ có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của bốn tịnh lự mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của bốn tịnh lự mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của bốn tịnh lự mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của bốn tịnh lự mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của bốn tịnh lự mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của bốn tịnh lự mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của bốn tịnh lự mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của bốn tịnh lự có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của tám giải thoát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của tám giải thoát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của tám giải thoát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của tám giải thoát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của tám giải thoát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của tám giải thoát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của tám giải thoát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của tám giải thoát có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của bốn niệm trụ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của bốn niệm trụ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của bốn niệm trụ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của bốn niệm trụ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của bốn niệm trụ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của bốn niệm trụ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của bốn niệm trụ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của bốn niệm trụ có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của pháp môn giải thoát không có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của bậc Cực hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của bậc Cực hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của bậc Cực hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của bậc Cực hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của bậc Cực hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của bậc Cực hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của bậc Cực hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của bậc Cực hỷ có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của năm loại mắt có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của sáu phép thần thông có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của mười lực Phật có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của pháp không quên mất có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của tánh luôn luôn xả có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của trí nhất thiết có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của quả Dự lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự tận của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của quả Dự lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự ly của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của quả Dự lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự diệt của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của quả Dự lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô sanh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của quả Dự lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì sự vô diệt của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của quả Dự lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì bản lai tịch tịnh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của quả Dự lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Vì tự tánh Niết-bàn của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của quả Dự lưu có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của quả vị Độc giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của quả vị Độc giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của quả vị Độc giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của quả vị Độc giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của quả vị Độc giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của quả vị Độc giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của quả vị Độc giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của quả vị Độc giác có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của hữu tình có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của Bồ-tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của Bồ-tát có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Như lời ông hỏi, nếu Đại Bồ-tát vì sự tận của Như Lai mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự ly của Như Lai mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự diệt của Như Lai mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô sanh của Như Lai mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì sự vô diệt của Như Lai mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì bản lai tịch tịnh của Như Lai mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Nếu Đại Bồ-tát vì tự tánh Niết-bàn của Như Lai mà học, là học trí nhất thiết trí chăng? Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chơn như của Như Lai có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ-tát đối với chơn như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học bố thí Ba-la-mật-đa, là học tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học pháp không nội, là học pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Nếu Đại Bồ-tát học các pháp không nội, pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học chơn như, là học các pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Nếu Đại Bồ-tát học chơn như, pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học Thánh đế khổ, là học Thánh đế tập, diệt, đạo. Nếu Đại Bồ-tát học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học bốn tịnh lự, là học bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Nếu Đại Bồ-tát học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học tám giải thoát, là học tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Nếu Đại Bồ-tát học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học bốn niệm trụ, là học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Nếu Đại Bồ-tát học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học pháp môn giải thoát không, là học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Nếu Đại Bồ-tát học các pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học bậc Cực hỷ, là học bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Nếu Đại Bồ-tát học bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học năm loại mắt, là học sáu phép thần thông. Nếu Đại Bồ-tát học năm loại mắt, sáu phép thần thông là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học mười lực Phật, là học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu Đại Bồ-tát học mười lực Phật, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học pháp không quên mất, là học tánh luôn luôn xả. Nếu Đại Bồ-tát học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học trí nhất thiết, là học trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Nếu Đại Bồ-tát học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học tất cả pháp môn Đà-la-ni, là học tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Nếu Đại Bồ-tát học tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát học tất cả hạnh Đại Bồ-tát là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu Đại Bồ-tát học quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là học trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là đạt đến chỗ rốt ráo viên mãn của tất cả sự học. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì tất cả thiên ma và các ngoại đạo không thể phá hoại. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì mau đạt đến địa vị Bất thối chuyển của Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là tự tu hành chỗ nên tu hành của tổ phụ tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì đối với pháp năng hộ không bị chuyển theo sự điên đảo. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế thì có khả năng tu hành pháp thích ứng để xa lìa hôn ám. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học pháp nghiêm tịnh cõi Phật của mình. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế là học pháp thành thục các hữu tình. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì có khả năng như thật nghiêm tịnh cõi Phật. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì có khả năng như thật thành thục hữu tình. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì có khả năng phát khởi đại từ, đại bi thương yêu tất cả. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, là học mười hai hành tướng vi diệu của ba phen chuyển pháp luân. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, là học độ thoát tất cả hữu tình đưa vào cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, là học diệu hạnh không đoạn giống Phật. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, là học chư Phật mở cửa cam lồ cho loài hữu tình. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, là học an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình trụ ở pháp Ba thừa. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, là học thị hiện cảnh giới chơn vô vi, rốt ráo, tịch diệt của tất cả hữu tình, là chơn tu học trí nhất thiết trí. Việc học như thế thì hữu tình hạ liệt không có thể học được. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì có khả năng thật sự cứu vớt sanh, lão, bệnh, tử của tất cả hữu tình, làm cho siêng năng tu học điều nên tu học.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, quyết định chẳng đọa trở lại địa ngục, bàng sanh, quỷ giới. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, quyết định chẳng sanh dòng hạ liệt ở chốn biên địa ác kiến. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, quyết định chẳng sanh vào nhà hạ tiện, vào nhà làm nghề khiêng xác chết và các nhà khác bần cùng, ti tiện, chẳng biết phép tắc. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, chẳng bao giờ bị điếc, đui, câm, ngọng, cùi, cụt, căn chi chẳng đủ, lưng gù, điên cuồng và bao nhiêu bệnh ung nhọt ác hiểm khác. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì đời đời thường được quyến thuộc đông đảo trọn vẹn, hình mạo đẹp đẽ, lời nói oai nghiêm, mọi người kính mến. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì đời đời sanh ra ở chốn xa lìa giết hại sanh mạng, xa lìa việc không cho mà lấy, xa lìa dâm dục, tà hạnh, xa lìa lời nói hư dối, xa lìa lời nói thô ác, xa lìa lời nói ly gián, xa lìa lời nói hỗn tạp, cũng xa lìa tham dục, sân nhuế, tà kiến. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, đời đời sanh vào chốn chẳng dùng tà pháp để sanh sống, chẳng bao giờ dung túng tà pháp hư dối, cũng chẳng chấp nhận hữu tình phá giới, ác kiến hủy báng chánh pháp. Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì chẳng bao giờ sanh cõi trời trường thọ, đam mê dục lạc, trí tuệ kém cỏi. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy thành tựu thế lực phương tiện thiện xảo. Do sức phương tiện thiện xảo này, nên tuy thường nhập định vô lượng và định vô sắc, nhưng chẳng theo thế lực ấy mà thọ sanh. Vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa nhiếp thọ nên thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, ở trong các định tuy thường nhập xuất được tự tại, nhưng chẳng theo thế lực của các định ấy mà sanh cõi trời trường thọ, bỏ tu hạnh Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì đối với các pháp như mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cùng vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp khác, đều được thanh tịnh, quyết định chẳng rơi vào tất cả các bậc Thanh văn và Độc giác.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Nếu bản tánh của tất cả pháp là thanh tịnh, thì làm sao Đại Bồ-tát ở trong các pháp để được thanh tịnh?

Phật bảo Thiện Hiện:

– Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã hỏi, tự tánh bản lai của các pháp là thanh tịnh, Đại Bồ-tát ấy ở trong bản tánh thanh tịnh của tất cả pháp tinh cần tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, như thật thông đạt, không chìm đắm, không ngưng trệ, xa lìa tất cả phiền não nhiễm trước, cho nên nói là Bồ-tát được thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tuy tất cả pháp bản tánh thanh tịnh nhưng các phàm phu chẳng biết thấy, hiểu. Đại Bồ-tát ấy vì muốn cho họ biết, thấy, hiểu, nên tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; an trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; an trụ chơn như, an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; an trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lương, bốn định vô sắc; tu hành tám giải thoát, tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông; tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả; tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đối với bản tánh thanh tịnh của tất cả pháp, khi học như thế thì đối với mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng v.v… cùng vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp khác đều được thanh tịnh, chẳng rơi vào bậc Thanh văn và Độc giác; đối với tâm hành sai biệt của các hữu tình đều có thể thông đạt đến chỗ rốt ráo, phương tiện khéo léo làm cho các hữu tình chứng bản tánh thanh tịnh của tất cả pháp.

Này Thiện Hiện! Nên biết, thí như trên đại địa, có ít chỗ sanh ra vàng bạc, châu báu, nhiều chỗ sanh ra sỏi, đá, ngói, gạch; các loài hữu tình cũng giống như thế, phần ít có khả năng học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, phần nhiều học pháp của bậc Thanh văn, Độc giác.

Này Thiện Hiện! Nên biết, thí như loài hữu tình thiểu số có khả năng tu nghiệp Chuyển luân vương, đa số phải chịu hành nghiệp các tiểu vương; các loài hữu tình cũng giống như thế, thiểu số có khả năng tu đạo trí nhất thiết trí, đa số phải chịu hành đạo Thanh văn, Độc giác.

Này Thiện Hiện! Nên biết, các chúng Bồ-tát cầu hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, số ít chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, phần nhiều rơi vào bậc Thanh văn và Độc giác.

Này Thiện Hiện! Nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, nếu chẳng xa lìa phương tiện thiện xảo Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thì nhất định có khả năng nhập vào bậc Bất thối chuyển. Nếu xa lìa phương tiện thiện xảo Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thì nhất định đối với quả vị giác ngộ cao tột sẽ bị thối chuyển. Cho nên, Đại Bồ-tát muốn đắc bậc Bồ-tát Bất thối chuyển, muốn nhập hàng Bồ-tát Bất thối chuyển, nên siêng tu học phương tiện thiện xảo Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu học phương tiện thiện xảo Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thì chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng xan tham, phá giới, sân giận, giải đãi, tán loạn, ác tuệ; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng tham dục, sân nhuế, ngu si, kiêu mạn; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng các tội lỗi khác; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ sắc tướng, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng thọ, tưởng, hành, thức; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ nhãn xứ, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng sắc xứ, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng nhãn giới, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng sắc giới, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng nhãn thức giới, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng nhãn xúc, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng địa giới, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng vô minh, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng pháp không nội, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng chơn như, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng Thánh đế khổ, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng bốn tịnh lự, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng tám giải thoát, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng tám thắng xư, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng bốn niệm trụ, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng pháp môn giải thoát không, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng bậc Cực hỷ, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng năm loại mắt, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng sáu phép thần thông; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng mười lực Phật, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng pháp không quên mất, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng tánh luôn luôn xả; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng trí nhất thiết, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng quả Dự lưu, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng quả vị Độc giác; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chẳng bao giờ phát khởi tâm tương ưng sự chấp thủ tướng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy tu hành phương tiện thiện xảo Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa hoàn toàn chẳng thấy có pháp nào là pháp có thể đạt được; vì không có sở đắc nên chẳng khởi tâm tương ưng sự chấp thủ pháp tướng như sắc v.v…

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu học phương tiện thiện xảo Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thì có khả năng gồm thâu tất cả Ba-la-mật-đa; có khả năng tập trung tất cả Ba-la-mật-đa; có khả năng dẫn dắt tất cả Ba-la-mật-đa. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa bao gồm hết tất cả Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Thí như thân kiến có khả năng gồm thâu hết sáu mươi hai kiến chấp, Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cũng lại như vậy, bao gồm hết tất cả Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Thí như các người chết, vì mạng căn diệt nên các căn diệt theo, Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cũng như thế, tất cả pháp học về Ba-la-mật-đa đều tùy thuộc; nếu không có Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì cũng không có tất cả Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn đạt đến bờ rốt ráo bên kia của Ba-la-mật-đa thì phải siêng năng tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện! Nên biết, nếu Đại Bồ-tát tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thì đối với các hữu tình là bậc cao tột. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy đã có khả năng tu học chỗ tột cùng vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Ở thế giới Tam thiên đại thiên này, các loài hữu tình có nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Các loài hữu tình trong châu Thiệm-bộ còn nhiều vô số, huống là hữu tình trong thế giới Tam thiên đại thiên.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Giả sử, các loài hữu tình ở thế giới Tam thiên đại thiên, chẳng phải trước, chẳng phải sau đều được thân người, được thân người rồi, chẳng phải trước, chẳng phải sau đều chứng quả vị giác ngộ cao tột, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào trụ Bồ-tát thừa, suốt cả cuộc đời thường dùng y phục, thức ăn uống, đồ nằm, thuốc thang thượng diệu cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác này, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều, Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào trụ Bồ-tát thừa, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thường lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, sao chép, tư duy, tu tập, thì công đức đạt được nhiều hơn vị trước vô lượng, vô số. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đủ lợi ích lớn, có khả năng làm cho chúng Đại Bồ-tát mau dẫn đến quả vị giác ngộ cao tột, hơn hẳn các thiện căn đã được của vị trước. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn đứng đầu tất cả hữu tình, thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế. Nếu Đại Bồ-tát muốn làm lợi ích cho khắp tất cả hữu tình, thì đối với người không ai cứu hộ, làm người cứu hộ, người không nơi nương tựa, làm chỗ nương dựa, người không nơi hướng về, làm chỗ hướng về, người không có mắt, làm đôi mắt sáng, người không ánh sáng làm ánh sáng, người lạc đường chỉ cho đường đi, người chưa Niết-bàn khiến được Niết-bàn. Nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế. Nếu Đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, muốn đi trên cảnh giới chư Phật đã đi, muốn dạo chơi chỗ chư Phật đã dạo chơi, muốn rống tiếng rống đại sư tử của chư Phật, muốn đánh trống pháp vô thượng của chư Phật, muốn dộng chuông pháp vô thượng của chư Phật, muốn thổi loa pháp vô thượng của chư Phật, muốn lên tòa pháp vô thượng của chư Phật, muốn nói nghĩa pháp vô thượng của chư Phật, muốn phá lưới nghi của tất cả hữu tình, muốn vào cõi pháp cam lồ của chư Phật, muốn hưởng hỉ lạc vi diệu của chư Phật, thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thì không có bất cứ thiện căn công đức nào mà không có thể đạt được.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thì cũng đâu có thể đạt được thiện căn công đức của Thanh văn, Độc giác.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Thiện căn công đức của Thanh văn, Độc giác, các chúng Đại Bồ-tát này cũng đều có thể đạt được, chỉ đối với bậc ấy, không trụ, không trước dùng trí kiến thù thắng, quán sát đúng đắn rồi, vượt qua bậc ấy, thẳng vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, cho nên chúng Đại Bồ-tát này không có bất cứ thiện căn công đức nào mà không có thể đạt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế thì được  gần gũi trí nhất thiết trí, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế thì được phước điền chơn thật của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì vượt lên trên phước điền của Sa-môn, Phạm chí thế gian, và Thanh văn, Độc giác, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như thế, thì tùy theo chỗ thọ sanh chẳng bỏ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thì nên biết, đối với trí nhất thiết trí, đã đắc Bất thối chuyển, xa lìa bậc Thanh văn, Độc giác, gần gũi quả vị giác ngộ cao tột.Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nghĩ thế này: Đây là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đây là lúc tu, đây là chỗ tu, ta thường tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này, ta do Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà xả ly pháp cần xả như thế, chắc chắn sẽ chứng đắc trí nhất thiết trí. Nếu nghĩ thế thì chẳng phải là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể hiểu rõ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nghĩ thế này: Đây là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đây là lúc tu, đây là chỗ tu, đây là người tu, đây là chướng pháp phiền não phải xa lìa của Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đây là quả vị giác ngộ cao tột sở chứng của Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nghĩ thế này: Đây chẳng phải là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là lúc tu, đây chẳng phải là chỗ tu, đây chẳng phải người tu, chẳng do Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể có sự xả ly và có sự chứng đắc. Vì sao? Vì tất cả pháp đều trụ chơn như, pháp giới, thật tế, không sai biệt. Nếu hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Trang: 1 2