KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Trí Nghiêm
Giảo chính: Hòa Thượng Quảng Độ
HỘI THỨ NHẤT
XXXXV. PHẨM CHƠN THIỆN HỮU
(Giữa quyển 313 đến đầu quyển 316)
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi mới bắt đầu sự nghiệp nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào? Nên học tịnh lự Ba-la-mật-đa như thế nào? Nên học tinh tấn Ba-la-mật-đa như thế nào? Nên học an nhẫn Ba-la-mật-đa như thế nào? Nên học tịnh giới Ba-la-mật-đa như thế nào? Nên học bố thí Ba-la-mật-đa như thế nào?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mới bắt đầu sự nghiệp, nếu muốn tu học Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa thì trước hết phải gần gủi, cung kính, cúng dường chơn thiện tri thức có khả năng giỏi nói Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nghĩa là khi nói kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, nói như thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Khi ngươi bố thí thì, nên nghĩ thế này, việc tu bố thí này ban khắp cho tất cả hữu tình, cùng chung hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi ngươi trì giới, nên nghĩ thế này, việc tu tịnh giới này ban khắp cho tất cả hữu tình, cùng chung hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi ngươi tu nhẫn, nên nghĩ thế này, việc tu nhẫn này ban khắp cho tất cả hữu tình, cùng chung hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi ngươi tinh tấn, nên nghĩ thế này, việc tu tinh tấn này ban khắp cho tất cả hữu tình, cùng chung hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi ngươi tu định, nên nghĩ thế này, việc tu tịnh lự này ban khắp cho tất cả hữu tình, cùng chung hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi ngươi tu tuệ, nên nghĩ thế này, việc tu Bát-nhã này ban khắp cho tất cả hữu tình, cùng chung hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào sắc để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng nên dựa vào thọ, tưởng, hành, thức để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ sắc thì thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào nhãn xứ để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng nên dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ nhãn xứ thì thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào sắc xứ để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng nên dựa vào thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ sắc xứ thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào nhãn giới để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ nhãn giới thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào nhĩ giới để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ nhĩ giới thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào tỷ giới để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ tỷ giới thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào thiệt giới để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ thiệt giới thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào thân giới để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ thân giới thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào ý giới để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ ý giới thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào địa giới để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng nên dựa vào thủy, hỏa, phong, không, thức giới để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ địa giới thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào vô minh để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ vô minh thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào bố thí Ba-la-mật-đa để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ bố thí Ba-la-mật-đa thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào pháp không nội để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ pháp không nội thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào chơn như để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ chơn như thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào Thánh đế khổ để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào Thánh đế tập, diệt, đạo để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ Thánh đế khổ thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào bốn tịnh lự để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào bốn vô lượng, bốn định vô sắc để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ bốn tịnh lự thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ bốn vô lượng, bốn định vô sắc mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào tám giải thoát để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ tám giải thoát thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào bốn niệm trụ để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ bốn niệm trụ thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào pháp môn giải thoát không để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ pháp môn giải thoát không thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào mười địa Bồ-tát để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ mười địa Bồ-tát mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào năm loại mắt để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào sáu phép thần thông để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ năm loại mắt thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ sáu phép thần thông mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào mười lực Phật để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ mười lực Phật thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào pháp không quên mất để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào tánh luôn luôn xả để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ pháp không quên mất thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ tánh luôn luôn xả mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào trí nhất thiết để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ trí nhất thiết thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào tất cả pháp môn Đà-la-ni để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào tất cả pháp môn Tam-ma-địa để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ tất cả pháp môn Đà-la-ni thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ tất cả pháp môn Tam-ma-địa mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào quả Dự-lưu để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nên dựa vào quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ quả Dư lưu thì mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng chấp thủ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào quả vị Độc-giác để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ quả vị Độc-giác mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào tất cả hạnh đại Bồ-tát để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ tất cả hạnh đại Bồ-tát mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Ngươi chẳng nên dựa vào quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật để thủ đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nếu chẳng chấp thủ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này thiện nam tử! Đối với sắc, ngươi chớ sanh tham ái, đối với thọ, tưởng, hành, thức, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với nhãn xứ, ngươi chớ sanh tham ái, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì nhãn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với sắc xứ, ngươi chớ sanh tham ái, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì sắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với nhãn giới, ngươi chớ sanh tham ái, đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với nhĩ giới, ngươi chớ sanh tham ái, đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với tỷ giới, ngươi chớ sanh tham ái, đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với thiệt giới, ngươi chớ sanh tham ái, đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với thân giới, ngươi chớ sanh tham ái, đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với ý giới, ngươi chớ sanh tham ái, đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với địa giới, ngươi chớ sanh tham ái, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì địa thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với vô minh, ngươi chớ sanh tham ái, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với bố thí Ba-la-mật-đa, ngươi chớ sanh tham ái, đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì bố thí cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với pháp không nội, ngươi chớ sanh tham ái, đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với chơn như, ngươi chớ sanh tham ái, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với Thánh đế khổ, ngươi chớ sanh tham ái, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với bốn tịnh lự, ngươi chớ sanh tham ái, đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với tám giải thoát, ngươi chớ sanh tham ái, đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với bốn niệm trụ, ngươi chớ sanh tham ái, đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với pháp môn giải thoát không, ngươi chớ sanh tham ái, đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với mười địa Bồ-tát, ngươi chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với năm loại mắt, ngươi chớ sanh tham ái, đối với sáu phép thần thông, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với mười lực Phật, ngươi chớ sanh tham ái, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với pháp không quên mất, ngươi chớ sanh tham ái, đối với tánh luôn luôn xả, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với trí nhất thiết, ngươi chớ sanh tham ái, đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, ngươi chớ sanh tham ái, đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với quả Dự-lưu, ngươi chớ sanh tham ái, đối với quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với quả vị Độc-giác, ngươi chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với tất cả hạnh đại Bồ-tát, ngươi chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Này thiện nam tử! Đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, ngươi chớ sanh tham ái. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là pháp có thể tham ái. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, là ở trong tự tánh không của tất cả pháp, mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Phật dạy: Đúng vậy! Đúng vậy! Này Thiện Hiện! Như lời ông nói! Các đại Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, là ở trong tự tánh không của tất cả pháp, mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tuy biết tất cả pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như sự biến hóa, như ảo thành, tự tánh đều không, nhưng vì nghĩa lợi cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì khiến cho thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì khiến thế gian được an lạc mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn cứu vớt thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm nơi nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm nơi cư trú cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm con đường rốt ráo cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm đạo sư cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm chỗ hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến thế gian được nghĩa lợi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành bố thí, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tịnh giới, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành an nhẫn, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tinh tấn, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tịnh lự, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành Bát-nhã, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm cho thế gian được nghĩa lợi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến cho thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình ra khỏi sự sợ hãi của năm thú, đặt họ ở bờ Niết-bàn vô úy kia mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì khiến thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến thế gian được an lạc mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình khỏi ưu, sầu, khổ não đặt họ ở bờ Niết-bàn an ổn kia mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì khiến thế gian được an lạc mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các khổ sanh tử của hữu tình mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột mới có khả năng nói đúng như thật pháp đoạn khổ; hữu tình nghe rồi, nương vào giáo pháp ba thừa mà lần lượt tu hành để được giải thoát.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm chỗ nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì khiến tất cả hữu tình có các sự sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não, giải thoát khỏi sự sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não, an trụ cõi Vô-dư-y Niết-bàn mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm nơi nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm chỗ cư trú cho thế gian mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều chẳng hòa hợp mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là vì đại Bồ-tát làm nơi cư trú cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp đều chẳng hòa hợp?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Sắc chẳng hòa hợp tức là sắc chẳng hệ thuộc nhau; sắc chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc vô sanh; sắc vô sanh tức là sắc vô diệt; sắc vô diệt tức là sắc chẳng hòa hợp. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng hòa hợp tức là thọ, tưởng, hành, thức chẳng hệ thuộc nhau; thọ, tưởng, hành, thức chẳng hệ thuộc nhau tức là thọ, tưởng, hành, thức vô sanh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh tức là thọ, tưởng, hành, thức vô diệt; thọ, tưởng, hành, thức vô diệt tức là thọ, tưởng, hành, thức chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng hòa hợp tức là nhãn xứ chẳng hệ thuộc nhau; nhãn xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là nhãn xứ vô sanh; nhãn xứ vô sanh tức là nhãn xứ vô diệt; nhãn xứ vô diệt tức là nhãn xứ chẳng hòa hợp. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hòa hợp tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hệ thuộc nhau; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng hòa hợp tức là sắc xứ chẳng hệ thuộc nhau; sắc xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc xứ vô sanh; sắc xứ vô sanh tức là sắc xứ vô diệt; sắc xứ vô diệt tức là sắc xứ chẳng hòa hợp. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hòa hợp tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hệ thuộc nhau; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng hòa hợp tức là nhãn giới chẳng hệ thuộc nhau; nhãn giới chẳng hệ thuộc nhau tức là nhãn giới vô sanh; nhãn giới vô sanh tức là nhãn giới vô diệt; nhãn giới vô diệt tức là nhãn giới chẳng hòa hợp. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Nhĩ giới chẳng hòa hợp tức là nhĩ giới chẳng hệ thuộc nhau; nhĩ giới chẳng hệ thuộc nhau tức là nhĩ giới vô sanh; nhĩ giới vô sanh tức là nhĩ giới vô diệt; nhĩ giới vô diệt tức là nhĩ giới chẳng hòa hợp. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Tỷ giới chẳng hòa hợp tức là tỷ giới chẳng hệ thuộc nhau; tỷ giới chẳng hệ thuộc nhau tức là tỷ giới vô sanh; tỷ giới vô sanh tức là tỷ giới vô diệt; tỷ giới vô diệt tức là tỷ giới chẳng hòa hợp. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Thiệt giới chẳng hòa hợp tức là thiệt giới chẳng hệ thuộc nhau; thiệt giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thiệt giới vô sanh; thiệt giới vô sanh tức là thiệt giới vô diệt; thiệt giới vô diệt tức là thiệt giới chẳng hòa hợp. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Thân giới chẳng hòa hợp tức là thân giới chẳng hệ thuộc nhau; thân giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thân giới vô sanh; thân giới vô sanh tức là thân giới vô diệt; thân giới vô diệt tức là thân giới chẳng hòa hợp. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Ý giới chẳng hòa hợp tức là ý giới chẳng hệ thuộc nhau; ý giới chẳng hệ thuộc nhau tức là ý giới vô sanh; ý giới vô sanh tức là ý giới vô diệt; ý giới vô diệt tức là ý giới chẳng hòa hợp. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Địa giới chẳng hòa hợp tức là địa giới chẳng hệ thuộc nhau; địa giới chẳng hệ thuộc nhau tức là địa giới vô sanh; địa giới vô sanh tức là địa giới vô diệt; địa giới vô diệt tức là địa giới chẳng hòa hợp. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hòa hợp tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hệ thuộc nhau; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Vô minh chẳng hòa hợp tức là vô minh chẳng hệ thuộc nhau; vô minh chẳng hệ thuộc nhau tức là vô minh vô sanh; vô minh vô sanh tức là vô minh vô diệt; vô minh vô diệt tức là vô minh chẳng hòa hợp. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hòa hợp tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hệ thuộc nhau; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hệ thuộc nhau tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp tức là bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau; bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau tức là bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh; bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh tức là bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt; bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt tức là bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sanh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sanh tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô diệt; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô diệt tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Pháp không nội chẳng hòa hợp tức là pháp không nội chẳng hệ thuộc nhau; pháp không nội chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không nội vô sanh; pháp không nội vô sanh tức là pháp không nội vô diệt; pháp không nội vô diệt tức là pháp không nội chẳng hòa hợp. Pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng hòa hợp tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hệ thuộc nhau; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sanh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sanh tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Chơn như chẳng hòa hợp tức là chơn như chẳng hệ thuộc nhau; chơn như chẳng hệ thuộc nhau tức là chơn như vô sanh; chơn như vô sanh tức là chơn như vô diệt; chơn như vô diệt tức là chơn như chẳng hòa hợp. Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng hòa hợp tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hệ thuộc nhau; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sanh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sanh tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ chẳng hòa hợp tức là Thánh đế khổ chẳng hệ thuộc nhau; Thánh đế khổ chẳng hệ thuộc nhau tức là Thánh đế khổ vô sanh; Thánh đế khổ vô sanh tức là Thánh đế khổ vô diệt; Thánh đế khổ vô diệt tức là Thánh đế khổ chẳng hòa hợp. Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hòa hợp tức là Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hệ thuộc nhau; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hệ thuộc nhau tức là Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt; Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt tức là Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự chẳng hòa hợp tức là bốn tịnh lự chẳng hệ thuộc nhau; bốn tịnh lự chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn tịnh lự vô sanh; bốn tịnh lự vô sanh tức là bốn tịnh lự vô diệt; bốn tịnh lự vô diệt tức là bốn tịnh lự chẳng hòa hợp. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hòa hợp tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hệ thuộc nhau; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Tám giải thoát chẳng hòa hợp tức là tám giải thoát chẳng hệ thuộc nhau; tám giải thoát chẳng hệ thuộc nhau tức là tám giải thoát vô sanh; tám giải thoát vô sanh tức là tám giải thoát vô diệt; tám giải thoát vô diệt tức là tám giải thoát chẳng hòa hợp. Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hòa hợp tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hệ thuộc nhau; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ chẳng hòa hợp tức là bốn niệm trụ chẳng hệ thuộc nhau; bốn niệm trụ chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn niệm trụ vô sanh; bốn niệm trụ vô sanh tức là bốn niệm trụ vô diệt; bốn niệm trụ vô diệt tức là bốn niệm trụ chẳng hòa hợp. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng hòa hợp tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hệ thuộc nhau; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sanh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sanh tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không chẳng hòa hợp tức là pháp môn giải thoát không chẳng hệ thuộc nhau; pháp môn giải thoát không chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp môn giải thoát không vô sanh; pháp môn giải thoát không vô sanh tức là pháp môn giải thoát không vô diệt; pháp môn giải thoát không vô diệt tức là pháp môn giải thoát không chẳng hòa hợp. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hòa hợp tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hệ thuộc nhau; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Mười địa Bồ-tát chẳng hòa hợp tức là mười địa Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau; mười địa Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau tức là mười địa Bồ-tát vô sanh; mười địa Bồ-tát vô sanh tức là mười địa Bồ-tát vô diệt; mười địa Bồ-tát vô diệt tức là mười địa Bồ-tát chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Năm loại mắt chẳng hòa hợp tức là năm loại mắt chẳng hệ thuộc nhau; năm loại mắt chẳng hệ thuộc nhau tức là năm loại mắt vô sanh; năm loại mắt vô sanh tức là năm loại mắt vô diệt; năm loại mắt vô diệt tức là năm loại mắt chẳng hòa hợp. Sáu phép thần thông chẳng hòa hợp tức là sáu phép thần thông chẳng hệ thuộc nhau; sáu phép thần thông chẳng hệ thuộc nhau tức là sáu phép thần thông vô sanh; sáu phép thần thông vô sanh tức là sáu phép thần thông vô diệt; sáu phép thần thông vô diệt tức là sáu phép thần thông chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Mười lực Phật chẳng hòa hợp tức là mười lực Phật chẳng hệ thuộc nhau; mười lực Phật chẳng hệ thuộc nhau tức là mười lực Phật vô sanh; mười lực Phật vô sanh tức là mười lực Phật vô diệt; mười lực Phật vô diệt tức là mười lực Phật chẳng hòa hợp. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hòa hợp tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hệ thuộc nhau; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất chẳng hòa hợp tức là pháp không quên mất chẳng hệ thuộc nhau; pháp không quên mất chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không quên mất vô sanh; pháp không quên mất vô sanh tức là pháp không quên mất vô diệt; pháp không quên mất vô diệt tức là pháp không quên mất chẳng hòa hợp. Tánh luôn luôn xả chẳng hòa hợp tức là tánh luôn luôn xả chẳng hệ thuộc nhau; tánh luôn luôn xả chẳng hệ thuộc nhau tức là tánh luôn luôn xả vô sanh; tánh luôn luôn xả vô sanh tức là tánh luôn luôn xả vô diệt; tánh luôn luôn xả vô diệt tức là tánh luôn luôn xả chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết chẳng hòa hợp tức là trí nhất thiết chẳng hệ thuộc nhau; trí nhất thiết chẳng hệ thuộc nhau tức là trí nhất thiết vô sanh; trí nhất thiết vô sanh tức là trí nhất thiết vô diệt; trí nhất thiết vô diệt tức là trí nhất thiết chẳng hòa hợp. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hòa hợp tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hệ thuộc nhau; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hệ thuộc nhau tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hòa hợp tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hệ thuộc nhau; tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh; tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt; tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hòa hợp. tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hòa hợp tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hệ thuộc nhau; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu chẳng hòa hợp tức là quả Dự-lưu chẳng hệ thuộc nhau; quả Dự-lưu chẳng hệ thuộc nhau tức là quả Dự-lưu vô sanh; quả Dự-lưu vô sanh tức là quả Dự-lưu vô diệt; quả Dự-lưu vô diệt tức là quả Dự-lưu chẳng hòa hợp. Quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hòa hợp tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hệ thuộc nhau; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hệ thuộc nhau tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác chẳng hòa hợp tức là quả vị Độc-giác chẳng hệ thuộc nhau; quả vị Độc-giác chẳng hệ thuộc nhau tức là quả vị Độc-giác vô sanh; quả vị Độc-giác vô sanh tức là quả vị Độc-giác vô diệt; quả vị Độc-giác vô diệt tức là quả vị Độc-giác chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hòa hợp tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau; tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh; tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát vô diệt; tất cả hạnh đại Bồ-tát vô diệt tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hòa hợp tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hệ thuộc nhau; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hệ thuộc nhau tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô diệt; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô diệt tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều có tướng chẳng hòa hợp như vậy mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát muốn tạo con đường cứu cánh cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột vì muốn hữu tình nói pháp thế này: Sắc rốt ráo tức chẳng phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tức chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức; nhãn xứ rốt ráo tức chẳng phải là nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo tức chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; sắc xứ rốt ráo tức chẳng phải là sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo tức chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; nhãn giới rốt ráo tức chẳng phải là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; nhĩ giới rốt ráo tức chẳng phải là nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; tỷ giới rốt ráo tức chẳng phải là tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; thiệt giới rốt ráo tức chẳng phải là thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; thân giới rốt ráo tức chẳng phải là thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; ý giới rốt ráo tức chẳng phải là ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; địa giới rốt ráo tức chẳng phải là địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo tức chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới; vô minh rốt ráo tức chẳng phải là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo tức chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo tức chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo tức chẳng phải là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; pháp không nội rốt ráo tức chẳng phải là pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh rốt ráo tức chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; chơn như rốt ráo tức chẳng phải là chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì rốt ráo tức chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; Thánh đế khổ rốt ráo tức chẳng phải là Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo rốt ráo tức chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo; bốn tịnh lự rốt ráo tức chẳng phải là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc rốt ráo tức chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tám giải thoát rốt ráo tức chẳng phải là tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ rốt ráo tức chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; bốn niệm trụ rốt ráo tức chẳng phải là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo rốt ráo tức chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; pháp môn giải thoát không rốt ráo tức chẳng phải là pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo tức chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; mười địa Bồ-tát rốt ráo tức chẳng phải là mười địa Bồ-tát; năm loại mắt rốt ráo tức chẳng phải là năm loại mắt, sáu phép thần thông rốt ráo tức chẳng phải là sáu phép thần thông; mười lực Phật rốt ráo tức chẳng phải là mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo tức chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất rốt ráo tức chẳng phải là pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả rốt ráo tức chẳng phải là tánh luôn luôn xả; trí nhất thiết rốt ráo tức chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo tức chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni rốt ráo tức chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo tức chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa; quả Dự-lưu rốt ráo tức chẳng phải là quả Dự-lưu, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo tức chẳng phải là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; quả vị Độc-giác rốt ráo tức chẳng phải là quả vị Độc-giác; tất cả hạnh đại Bồ-tát rốt ráo tức chẳng phải là tất cả hạnh đại Bồ-tát; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rốt ráo tức chẳng phải là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Lại nữa, Thiện Hiện! Giống như tướng rốt ráo của các pháp này, tướng của tất cả pháp cũng như thế.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu tướng của tất cả pháp như tướng rốt ráo thì làm sao đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, ứng hiện đẳng giác? Vì sao? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc có sự phân biệt thế này: Đây là sắc; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức có sự phân biệt thế này: Đây là thọ, tưởng, hành, thức.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhãn xứ có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn xứ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc xứ có sự phân biệt thế này: Đây là sắc xứ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có sự phân biệt thế này: Đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhãn giới có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhĩ giới có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tỷ giới có sự phân biệt thế này: Đây là tỷ giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của thiệt giới có sự phân biệt thế này: Đây là thiệt giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của thân giới có sự phân biệt thế này: Đây là thân giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của ý giới có sự phân biệt thế này: Đây là ý giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của địa giới có sự phân biệt thế này: Đây là địa giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có sự phân biệt thế này: Đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của vô minh có sự phân biệt thế này: Đây là vô minh; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có sự phân biệt thế này: Đây là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bố thí Ba-la-mật-đa có sự phân biệt thế này: Đây là bố thí Ba-la-mật-đa; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có sự phân biệt thế này: Đây là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không nội có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không nội; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của chơn như có sự phân biệt thế này: Đây là chơn như; cũng chẳng phải trong pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của Thánh đế khổ có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế khổ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của Thánh đế tập, diệt, đạo có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế tập, diệt, đạo.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn tịnh lự có sự phân biệt thế này: Đây là bốn tịnh lự; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có sự phân biệt thế này: Đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tám giải thoát có sự phân biệt thế này: Đây là tám giải thoát; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có sự phân biệt thế này: Đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn niệm trụ có sự phân biệt thế này: Đây là bốn niệm trụ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có sự phân biệt thế này: Đây là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát không; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của mười địa Bồ-tát có sự phân biệt thế này: Đây là mười địa Bồ-tát.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của năm loại mắt có sự phân biệt thế này: Đây là năm loại mắt; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của sáu phép thần thông có sự phân biệt thế này: Đây là sáu phép thần thông.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của mười lực Phật có sự phân biệt thế này: Đây là mười lực Phật; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có sự phân biệt thế này: Đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không quên mất có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không quên mất; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tánh luôn luôn xả có sự phân biệt thế này: Đây là tánh luôn luôn xả.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của trí nhất thiết có sự phân biệt thế này: Đây là trí nhất thiết; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có sự phân biệt thế này: Đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Đà-la-ni có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả Dự-lưu có sự phân biệt thế này: Đây là quả Dự-lưu; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có sự phân biệt thế này: Đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả vị Độc-giác có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị Độc-giác.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả hạnh đại Bồ-tát có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả hạnh đại Bồ-tát.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của sắc không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc; trong cái rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thọ, tưởng, hành, thức.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhãn xứ không có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn xứ; trong cái rốt ráo của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của sắc xứ không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc xứ; trong cái rốt ráo của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhãn giới không có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn giới; trong cái rốt ráo của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhĩ giới không có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ giới; trong cái rốt ráo của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tỷ giới không có sự phân biệt thế này: Đây là tỷ giới; trong cái rốt ráo của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của thiệt giới không có sự phân biệt thế này: Đây là thiệt giới; trong cái rốt ráo của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của thân giới không có sự phân biệt thế này: Đây là thân giới; trong cái rốt ráo của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của ý giới không có sự phân biệt thế này: Đây là ý giới; trong cái rốt ráo của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của địa giới không có sự phân biệt thế này: Đây là địa giới; trong cái rốt ráo của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của vô minh không có sự phân biệt thế này: Đây là vô minh; trong cái rốt ráo của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bố thí Ba-la-mật-đa không có sự phân biệt thế này: Đây là bố thí Ba-la-mật-đa; trong cái rốt ráo của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp không nội không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không nội; trong cái rốt ráo của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của chơn như không có sự phân biệt thế này: Đây là chơn như; trong cái rốt ráo của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới, cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của Thánh đế khổ không có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế khổ; trong cái rốt ráo của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bốn tịnh lự không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn tịnh lự; trong cái rốt ráo của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tám giải thoát không có sự phân biệt thế này: Đây là tám giải thoát; trong cái rốt ráo của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bốn niệm trụ không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn niệm trụ; trong cái rốt ráo của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát không không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát không; trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của mười địa Bồ-tát không có sự phân biệt thế này: Đây là mười địa Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của năm loại mắt không có sự phân biệt thế này: Đây là năm loại mắt; trong cái rốt ráo của sáu phép thần thông cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của mười lực Phật không có sự phân biệt thế này: Đây là mười lực Phật; trong cái rốt ráo của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp không quên mất không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không quên mất; trong cái rốt ráo của tánh luôn luôn xả cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tánh luôn luôn xả.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của trí nhất thiết không có sự phân biệt thế này: Đây là trí nhất thiết; trong cái rốt ráo của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Đà-la-ni không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni; trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả Dự-lưu không có sự phân biệt thế này: Đây là quả Dự-lưu; trong cái rốt ráo của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả vị Độc-giác không có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tất cả hạnh đại Bồ-tát không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả hạnh đại Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện! Đây là việc khó khăn của đại Bồ-tát, đó là tuy quán tất cả pháp đều là tướng tịch diệt nhưng tâm không chìm đắm trong nghĩ thế này: Ta đối với pháp ấy, hiện đẳng giác rồi, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, vì các hữu tình tuyên thuyết, khai thị pháp vi diệu tịch diệt như vậy.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì muốn tạo con đường rốt ráo cho thế gian nên phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì muốn tạo cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Thí như ở trong biển cả, sông ngòi lớn nhỏ, có chỗ nhô cao lên khỏi mặt nước, có thể ở được thì gọi đó là cù lao.
Này Thiện Hiện! Cũng vậy, khoảng trước, sau của sắc đều dứt, khoảng trước, sau của thọ, tưởng, hành, thức đều dứt; khoảng trước, sau của nhãn xứ đều dứt, khoảng trước, sau của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều dứt; khoảng trước, sau của sắc xứ đều dứt, khoảng trước, sau của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều dứt; khoảng trước, sau của nhãn giới đều dứt, khoảng trước, sau của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của nhĩ giới đều dứt, khoảng trước, sau của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của tỷ giới đều dứt, khoảng trước, sau của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của thiệt giới đều dứt, khoảng trước, sau của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của thân giới đều dứt, khoảng trước, sau của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của ý giới đều dứt, khoảng trước, sau của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của địa giới đều dứt, khoảng trước, sau của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều dứt; khoảng trước, sau của vô minh đều dứt, khoảng trước, sau của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều dứt; khoảng trước, sau của bố thí Ba-la-mật-đa đều dứt, khoảng trước, sau của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều dứt; khoảng trước, sau của pháp không nội đều dứt, khoảng trước, sau của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều dứt; khoảng trước, sau của chơn như đều dứt, khoảng trước, sau của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều dứt; khoảng trước, sau của Thánh đế khổ đều dứt, khoảng trước, sau của Thánh đế tập, diệt, đạo đều dứt; khoảng trước, sau của bốn tịnh lự đều dứt, khoảng trước, sau của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều dứt; khoảng trước, sau của tám giải thoát đều dứt, khoảng trước, sau của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều dứt; khoảng trước, sau của bốn niệm trụ đều dứt, khoảng trước, sau của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều dứt; khoảng trước, sau của pháp môn giải thoát không đều dứt, khoảng trước, sau của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều dứt; khoảng trước, sau của mười địa Bồ-tát đều dứt; khoảng trước, sau của năm loại mắt đều dứt, khoảng trước, sau của sáu phép thần thông đều dứt; khoảng trước, sau của mười lực Phật đều dứt, khoảng trước, sau của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều dứt; khoảng trước, sau của pháp không quên mất đều dứt, khoảng trước, sau của tánh luôn luôn xả đều dứt; khoảng trước, sau của trí nhất thiết đều dứt, khoảng trước, sau của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều dứt; khoảng trước, sau của tất cả pháp môn Đà-la-ni đều dứt, khoảng trước, sau của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều dứt; khoảng trước, sau của quả Dự-lưu đều dứt, khoảng trước, sau của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán đều dứt; khoảng trước, sau của quả vị Độc-giác đều dứt; khoảng trước, sau của tất cả hạnh đại Bồ-tát đều dứt, khoảng trước, sau của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đều dứt.
Này Thiện Hiện! Do khoảng trước, khoảng sau này đều dứt nên tất cả pháp đều dứt.
Này Thiện Hiện! Khoảng trước, sau của tất cả pháp này đều dứt tức là tịch diệt, tức là vi diệu, tức là như thật, đó là không, không có sở đắc, con đường dứt ái hết, lìa nhiễm không có gì, vĩnh viễn Niết-bàn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột, muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp vi diệu tịch diệt như thế.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì phá tan đêm dài vô minh, đập vỡ vỏ trứng che khuất hữu tình nhiều lớp đen tối, vì trị liệu mắt nhặm vô tri của hữu tình, khiến cho trong sáng, vì tất cả hữu tình ngu tối làm ánh sáng chiếu soi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình tuyên thuyết sáu phép Ba-la-mật-đa, và kinh điển tương ưng bốn nhiếp pháp, nghĩa thú chơn thật để phương tiện giáo hóa dẫn dắt, khuyên họ tu học mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm đạo sư cho thế gian, mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn khiến cho hữu tình đang hướng về tà đạo, bỏ làm bốn việc chẳng nên làm; vì họ nói con đường duy nhất khiến về chánh giáo; vì muốn kẻ tạp nhiễm được thanh tịnh; vì muốn kẻ lo sầu được vui vẻ; vì muốn người khổ não được an vui; vì muốn hữu tình phi lý chứng pháp như lý; vì muốn hữu tình lưu chuyển được nhập Niết-bàn mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm đạo sư cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị giác ngộ cao tột là muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, sáu phép thần thông vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tánh luôn luôn xả vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm nơi hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị giác ngộ cao tột muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc lấy hư không làm chỗ hướng đến, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ lấy hư không làm chỗ hướng đến, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ lấy hư không làm chỗ hướng đến, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh lấy hư không làm chỗ hướng đến, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ lấy hư không làm chỗ hướng đến, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát lấy hư không làm chỗ hướng đến, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt lấy hư không làm chỗ hướng đến, sáu phép thần thông cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất lấy hư không làm chỗ hướng đến, tánh luôn luôn xả cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết lấy hư không làm chỗ hướng đến, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni lấy hư không làm chỗ hướng đến, tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu lấy hư không làm chỗ hướng đến, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật lấy hư không làm chỗ hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhãn xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhãn giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc giới cho đến tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhĩ giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thanh giới cho đến tánh của các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tỷ giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của hương giới cho đến tánh của các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thiệt giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của vị giới cho đến tánh của các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thân giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của xúc giới cho đến tánh của các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của ý giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của địa giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của vô minh là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của hành cho đến tánh của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tịnh giới Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của an nhẫn Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tinh tấn Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tịnh lự Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nguyện Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của lực Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không nội là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không ngoại cho đến tánh của pháp không không tánh tự tánh là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của chơn như là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của cảnh giới bất tư nghì là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế khổ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn tịnh lự là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tám giải thoát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn niệm trụ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tánh của tám chi thánh đạo là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát không là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của mười địa Bồ-tát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của năm loại mắt là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; sáu phép thần thông cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sáu phép thần thông là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của mười lực Phật là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn điều không sợ cho đến tánh của mười tám pháp Phật bất cộng là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không quên mất là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tánh luôn luôn xả là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí nhất thiết là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả Dự-lưu là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả vị Độc-giác là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm chỗ hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều lấy không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh không, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô tướng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô nguyện làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô nguyện, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô khởi, vô tác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô khởi, vô tác, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sanh, vô diệt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô sanh, vô diệt; chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô nhiễm, vô tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô nhiễm, vô tịnh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sở hữu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô sở hữu, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy huyễn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong huyễn, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mộng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong mộng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tiếng vang làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tiếng vang, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ảnh tượng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong ảnh tượng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bóng sáng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bóng sáng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bóng nắng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bóng nắng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc biến hóa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc biến hóa, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ảo thành làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong ảo thành, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô lượng, vô biên làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô lượng, vô biên, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc chẳng cho, chẳng lấy làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc chẳng cho, chẳng lấy, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc chẳng nâng, chẳng hạ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc chẳng nâng, chẳng hạ, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô khứ, vô lai làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô khứ, vô lai, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô tăng, vô giảm làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô tăng, vô giảm, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bất nhập, bất xuất làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bất nhập, bất xuất, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự chẳng tụ, chẳng tán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự chẳng tụ, chẳng tán, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự chẳng hợp, chẳng lìa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự chẳng hợp, chẳng lìa, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy hữu tình làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì hữu tình rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy dòng sanh mạng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì dòng sanh mạng rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng sanh khởi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự sanh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự dưỡng dục làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự dưỡng dục rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự trưởng thành làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự trưởng thành rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chủ thể luân hồi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì chủ thể luân hồi rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ý sanh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ý sanh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nho đồng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Nho đồng rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng làm việc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng làm việc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người làm việc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng khiến người làm việc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng thọ quả báo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng thọ quả báo rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người thọ nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng khiến người thọ nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng tạo nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng tạo nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người tạo nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Khả năng khiến người tạo nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cái biết làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì cái biết rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cái thấy làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì cái thấy rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thường làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thường rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy lạc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì lạc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô thường làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì vô thường rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khổ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khổ rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì vô ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bất tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bất tịnh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự tham làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự tham rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự sân làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự sân rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự si làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự si rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự thấy việc làm làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự thấy việc làm rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chơn như làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong chơn như, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp giới, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp tánh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh chẳng hư vọng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh chẳng hư vọng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh chẳng đổi khác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh chẳng đổi khác ấy, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh bình đẳng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh đình đẳng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh ly sanh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh ly sanh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp định làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp định, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp trụ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp trụ, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thật tế làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong thật tế, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cảnh giới hư không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong cảnh giới hư không, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cảnh giới bất tư nghì làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong cảnh giới bất tư nghì, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự bất động làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự bất động, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sắc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thọ, tưởng, hành, thức làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sắc xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Sắc giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn xúc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn xúc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy địa giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Địa giới rốt ráo còn chẳng có thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô minh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Vô minh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bố thí Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh giới Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh giới Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy an nhẫn Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì an nhẫn Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tinh tấn Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tinh tấn Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh lự Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh lự Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không nội làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không nội rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không ngoại làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không ngoại rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không nội ngoại làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không nội ngoại rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không lớn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không lớn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không thắng nghĩa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không thắng nghĩa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không hữu vi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không hữu vi rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không vô vi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không vô vi rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không rốt ráo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không rốt ráo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không biên giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không biên giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tản mạn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tản mạn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không đổi khác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không đổi khác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không bản tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không bản tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tự tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tự tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không cộng tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không cộng tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tất cả pháp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tất cả pháp rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không chẳng thể nắm bắt được làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không chẳng thể nắm bắt được rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tự tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tự tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không tánh tự tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không tánh tự tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn niệm trụ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn niệm trụ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn chánh đoạn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn thần túc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn thần túc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm căn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm căn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm lực làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm lực rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bảy chi đẳng giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bảy chi đẳng giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám chi thánh đạo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám chi thánh đạo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế khổ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế khổ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế tập làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế tập rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế diệt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế diệt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế đạo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế đạo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn tịnh lự làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn tịnh lự rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn vô lượng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn vô lượng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn định vô sắc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn định vô sắc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám giả thoát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám giải thoát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám thắng xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám thắng xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chín định thứ đệ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì chín định thứ đệ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười biến xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười biến xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn giải thoát không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm loại mắt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm loại mắt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu phép thần thông làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sáu phép thần thông rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn Tam-ma-địa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn Đà-la-ni làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn Đà-la-ni rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười lực Phật làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười lực Phật rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn điều không sợ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn điều không sợ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn sự hiểu biết thông suốt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn sự hiểu biết thông suốt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại từ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại từ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại bi, đại hỷ, đại xả làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại bi, đại hỷ, đại xả rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười tám pháp Phật bất cộng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả Dự-lưu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả Dự-lưu rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Dự-lưu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Dự-lưu rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả vị Độc-giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Độc-giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Độc-giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tất cả hạnh đại Bồ-tát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại Bồ-tát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại Bồ-tát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí nhất thiết làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí nhất thiết rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí đạo tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí đạo tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí nhất thiết tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí nhất thiết tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Như thế là đại Bồ-tát vì làm chỗ hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.