KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Trí Nghiêm
Giảo chính: Hòa Thượng Quảng Độ
HỘI THỨ NHẤT
XXXXIV. PHẨM CHÚNG DỤ
(Giữa quyển 310 đến đầu quyển 313)
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy phát sanh tin hiểu sâu sắc, lại thường sao chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập thì đại Bồ-tát ấy từ nơi nào sanh đến chốn này?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế phát sanh tin hiểu sâu sắc, chẳng khiếp chẳng nhược, chẳng sợ chẳng hãi, chẳng nghi chẳng hoặc, mừng vui thích thú, nhất niệm tư duy nghĩa lý của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, hoặc đi khi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm không hề dừng nghỉ, thường theo Pháp sư cung kính thưa hỏi, như nghé con chẳng rời mẹ nó thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, vì cầu nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng bao giờ xa rời pháp sư Bát-nhã. Khi chưa chứng đắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, kinh điển cầm tay, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, rốt ráo thông lợi, thường theo Pháp sư chưa từng ngưng nghỉ thì này Thiện Hiện, nên biết đại Bồ-tát ấy, từ cõi người sanh vào cõi người. Vì sao? Này Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa này, đời trước đã thích nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa; nghe rồi thọ trì, đọc tụng, tư duy, tinh tấn tu tập; lại thường sao chép, dùng các báu trang sức; lại dùng các loại tràng hoa tuyệt diệu, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, kỹ nhạc, đèn đuốc, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; do căn lành này, từ cõi người chết đi, rồi sanh lại cõi người, nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa ấy, phát sanh tin hiểu sâu sắc; lại thường sao chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có đại Bồ-tát nào thành tựu công đức thù thắng như thế, cúng dường phụng sự chư Phật ở phương khác rồi từ phương ấy sanh vào cõi này, nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, phát sanh tin hiểu sâu sắc, lại thường sao chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập không mệt mỏi chăng?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Có đại Bồ-tát thành tựu công đức thù thắng như thế, cúng dường phụng sự chư Phật ở phương khác, rồi từ nơi ấy sanh vào cõi này, nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, phát sanh tin hiểu sâu sắc; lại thường sao chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, không có mệt mỏi. Vì sao? Vì đại Bồ-tát ấy, từ trước ở chỗ vô lượng chư Phật phương khác, đã nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, phát sanh tin hiểu sâu sắc; lại thường sao chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, không có mệt mỏi; họ nhờ căn lành ấy, nên từ nơi cõi kia, sanh vào chốn này.
Lại nữa, Thiện Hiện! Cũng có đại Bồ-tát từ cõi trời Đỗ-sử-đa, sau khi mạng chung, sanh vào cõi người, nên biết họ cũng thành tựu công đức thù thắng như thế. Vì sao? Vì đại Bồ-tát ấy đời trước ở cõi trời Đỗ-sử-đa, trú xứ của đại Bồ-tát Di Lặc đã thưa hỏi nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã-ba-la-mật-đa; họ nhờ vào căn lành ấy, nên từ nơi kia sanh vào chốn này, nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, phát sanh tin hiểu sâu sắc; lại thường sao chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập không có mệt mỏi.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tịnh lự Ba-la-mật-đa nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tinh tấn Ba-la-mật-đa nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe an nhẫn Ba-la-mật-đa nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tịnh giới Ba-la-mật-đa nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bố thí Ba-la-mật-đa nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bốn tịnh lự nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bốn vô lượng nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bốn định vô sắc nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tám giải thoát nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tám thắng xứ nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe chín định thứ đệ nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe mười biến xứ nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bốn niệm trụ nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bốn chánh đoạn nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bốn thần túc nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe năm căn nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe năm lực nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bảy chi đẳng giác nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tám chi thánh đạo nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe mười địa Bồ-tát nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe năm loại mắt nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe sáu phép thần thông nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe mười lực Phật nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bốn điều không sợ nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe bốn sự hiểu biết thông suốt nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe mười tám pháp Phật bất cộng nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp không quên mất nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tánh luôn luôn xả nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe trí nhất thiết nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe trí đạo tướng nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe trí nhất thiết tướng nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tất cả pháp môn Đà-la-ni nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tất cả pháp môn Tam-ma-địa nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe tất cả hạnh đại Bồ-tát nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật nhưng chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nay sanh vào cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sanh hiểu biết sai lệch.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, tuy ở đời trước được nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng từng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa nhưng chẳng thường tùy thuận tu hành trải qua một ngày, hai, ba, bốn, năm ngày, nay sanh cõi người nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, dầu trải qua một ngày cho đến năm ngày, tâm họ kiên cố không thể lay chuyển, nhưng nếu xa lìa việc nghe liền bị thối thất. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chúng sanh trụ Bồ-tát thừa ấy, do ở đời trước được nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy có thưa hỏi nghĩa lý sâu xa nhưng chẳng như thuyết, tùy thuận tu hành. Cho nên đời nay nếu gặp thiện hữu ân cần khuyến khích thì ưa lắng nghe thọ trì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa; nếu không có thiện hữu ân cần khuyến khích thì đối với kinh này chẳng ưa lắng nghe thọ trì. người ấy đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa có lúc ưa nghe, có lúc chẳng ưa, hoặc có khi kiên cố, có khi thối thất, tâm họ bất ổn, tiến thối không thường như lụa mỏng bay theo chiều gió.
Này Thiện Hiện! Nên biết chúng sanh ấy phát tâm hướng về Đại-thừa trải qua thời gian chưa lâu, chưa thận cận nhiều với các chơn thiện tri thức, chưa từng cúng dường chư Phật Thế Tôn, chưa từng thọ trì, đọc tụng, sao chép, tư duy, diễn nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nên biết chúng sanh ấy chưa từng tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, chưa từng tu học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; chưa từng tu học pháp không nội, chưa từng tu học pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chưa từng tu học chơn như, chưa từng tu học pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chưa từng tu học Thánh đế khổ, chưa từng tu học Thánh đế tập, diệt, đạo; chưa từng tu học bốn tịnh lự, chưa từng tu học bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chưa từng tu học tám giải thoát, chưa từng tu học tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chưa từng tu học bốn niệm trụ, chưa từng tu học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chưa từng tu học pháp môn giải thoát không, chưa từng tu học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chưa từng tu học mười địa Bồ-tát; chưa từng tu học năm loại mắt, chưa từng tu học sáu phép thần thông; chưa từng tu học mười lực Phật, chưa từng tu học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chưa từng tu học pháp không quên mất, chưa từng tu học tánh luôn luôn xả; chưa từng tu học trí nhất thiết, chưa từng tu học trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chưa từng tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni, chưa từng tu học tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chưa từng tu học pháp quả Dự-lưu, chưa từng tu học pháp quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chưa từng tu học pháp quả vị Độc-giác; chưa từng tu học tất cả hạnh đại Bồ-tát; chưa từng tu học quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện! Nên biết chúng sanh như thế mới hướng về Đại-thừa, đối với pháp Đại-thừa thành tựu một phần ít tin, kính, ưa, thích, chưa thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, vì người diễn nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, nếu chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, vì người diễn nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa; nếu chẳng dùng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp không nội nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng chơn như nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng Thánh đế khổ để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng Thánh đế tập, diệt, đạo để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng bốn tịnh lự để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng bốn vô lượng, bốn định vô sắc để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng tám giải thoát để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng bốn niệm trụ để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp môn giải thoát không để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng mười địa Bồ-tát để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng năm loại mắt để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng sáu phép thần thông để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng mười lực Phật để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp không quên mất để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng tánh luôn luôn xả để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng trí nhất thiết để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng tất cả pháp môn Đà-la-ni để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng tất cả pháp môn Tam-ma-địa để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp quả Dự-lưu để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng pháp quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp quả vị Độc-giác để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng tất cả hạnh đại Bồ-tát để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật để nhiếp hóa hữu tình khác, này Thiện Hiện! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, nếu chẳng tùy thuận tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, hoặc chẳng tùy thuận tu hành tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp không nội, hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng tùy thuận tu hành chơn như, hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc chẳng tùy thuận tu hành Thánh đế khổ, hoặc chẳng tùy thuận tu hành Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn tịnh lự, hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc chẳng tùy thuận tu hành tám giải thoát, hoặc chẳng tùy thuận tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn niệm trụ, hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp môn giải thoát không, hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc chẳng tùy thuận tu hành mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng tùy thuận tu hành năm loại mắt, hoặc chẳng tùy thuận tu hành sáu phép thần thông; hoặc chẳng tùy thuận tu hành mười lực Phật, hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp không quên mất, hoặc chẳng tùy thuận tu hành tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng tùy thuận tu hành trí nhất thiết, hoặc chẳng tùy thuận tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc chẳng tùy thuận tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng tùy thuận tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp quả Dự-lưu, hoặc chẳng tùy thuận tu hành quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp quả vị Độc-giác; hoặc chẳng tùy thuận tu hành tất cả hạnh đại Bồ-tát; hoặc chẳng tùy thuận tu hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện! Nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy, do nhân duyên này sẽ rơi vào một trong hai nơi thuộc nhị địa, đó là địa vị Thanh-văn, hoặc địa vị Độc-giác. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy chẳng thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa; cũng chẳng thường dùng Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa để nhiếp hóa hữu tình khác, lại chẳng thường tùy thuận tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa; do nhân duyên này, thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy sẽ rơi vào một trong hai chỗ của nhị địa, đó là địa vị Thanh-văn hoặc địa vị Độc-giác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như con thuyền bềnh bồng trên biển cả bị vỡ, người ở trong ấy, hoặc chẳng bám cây gỗ, chẳng bám đồ vật, chẳng ôm phao nổi, chẳng nắm miếng ván, chẳng nắm tử thi để làm điểm tựa, thì biết chắc là sẽ chết chìm, chẳng đến được bờ.
Này Thiện Hiện! Lại có con thuyền bồng bềnh trên biển cả, tuy bị vỡ nhưng người trong thuyền bám được cây gỗ, đồ vật, phao nổi, ván, tử thi để làm điểm tựa thì nên biết, những người ấy chắc chắn không chết chìm, đến bờ an ổn, không tổn, không hại, hưởng niềm vui vi diệu.
Này Thiện Hiện! Cũng vậy, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, đối với Đại-thừa tuy thành tựu ít phần tín, kính, ưa, thích, nhưng chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa để làm chỗ nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa để làm chỗ nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không nội để làm chỗ nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập chơn như để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Thánh đế khổ để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Thánh đế tập, diệt, đạo để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn tịnh lự để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn vô lượng, bốn định vô sắc để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tám giải thoát để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn niệm trụ để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp môn giải thoát không để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập mười địa Bồ-tát để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập năm loại mắt để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập sáu phép thần thông để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập mười lực Phật để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không quên mất để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tánh luôn luôn xả để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập trí nhất thiết để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả pháp môn Tam-ma-địa để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả hạnh đại Bồ-tát để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật để làm nơi nương tựa, thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, nửa đường suy bại, chẳng chứng được quả vị giác ngộ cao tột, mà thối nhập địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, đối với Đại-thừa có sự thành tựu viên mãn tin, kính, ưa, thích; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không nội để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập chơn như để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Thánh đế khổ để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Thánh đế tập, diệt, đạo để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn tịnh lự để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn vô lượng, bốn định vô sắc để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tám giải thoát để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn niệm trụ để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp môn giải thoát không để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập mười địa Bồ-tát để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập năm loại mắt để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập sáu phép thần thông để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập mười lực Phật để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không quên mất để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tánh luôn luôn xả để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập trí nhất thiết để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả pháp môn Tam-ma-địa để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả hạnh đại Bồ-tát để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật để làm nơi nương tựa thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, nửa đường không bao giờ thối nhập địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác, nhất định chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Như người muốn qua đồng hoang nguy hiểm, nếu chẳng mang theo lương thực, đồ dùng, thì chẳng thể đến được nơi an lạc, mà ở nửa đường gặp khổ nạn mất mạng. Này Thiện Hiện! Cũng vậy, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, đối với quả vị giác ngộ cao tột dù có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có sự ưa thích, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, hoặc chẳng nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không nội, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng nhiếp thọ chơn như, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn tịnh lự, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc chẳng nhiếp thọ tám giải thoát, hoặc chẳng nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn niệm trụ, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc chẳng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, hoặc chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; hoặc chẳng nhiếp thọ mười lực Phật, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, hoặc chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng nhiếp thọ trí nhất thiết, hoặc chẳng nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, nửa đường suy bại, chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột mà thối nhập địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Như người muốn qua đồng hoang nguy hiểm, nếu luôn mang theo lương thực, đồ dùng, chắc chắn sẽ đến được nơi an lạc, chẳng bao giờ gặp khổ nạn, phải bỏ mạng giữa đường. Này Thiện Hiện! Cũng vậy, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, nếu đối với quả vị giác ngộ cao tột có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có sự ưa thích, có thắng giải, có xả, có tinh tấn; lại thường nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, lại thường nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; lại thường nhiếp thọ pháp không nội, lại thường nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lại thường nhiếp thọ chơn như, lại thường nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; lại thường nhiếp thọ Thánh đế khổ, lại thường nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; lại thường nhiếp thọ bốn tịnh lự, lại thường nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; lại thường nhiếp thọ tám giải thoát, lại thường nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; lại thường nhiếp thọ bốn niệm trụ, lại thường nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; lại thường nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ năm loại mắt, lại thường nhiếp thọ sáu phép thần thông; lại thường nhiếp thọ mười lực Phật, lại thường nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; lại thường nhiếp thọ pháp không quên mất, lại thường nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; lại thường nhiếp thọ trí nhất thiết, lại thường nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; lại thường nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, quyết chẳng suy hao thối bại giữa đường mà vượt lên địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Thí như người con trai hoặc người con gái, mang bình đất chưa nung đi lấy nước hoặc ở sông, hoặc ở ao, hoặc ở giếng, hoặc ở suối, hoặc ở kênh ngòi, nên biết bình này chẳng bao lâu sẽ tan rã. Vì sao? Vì bình ấy chưa nung chín, chẳng thể đựng nước được, kết cục bị tan rã.
Này Thiện Hiện! Cũng như thế, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, đối với quả vị giác ngộ cao tột dù có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có ưa thích, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, hoặc chẳng nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không nội, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng nhiếp thọ chơn như, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn tịnh lự, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc chẳng nhiếp thọ tám giải thoát, hoặc chẳng nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn niệm trụ, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc chẳng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, hoặc chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; hoặc chẳng nhiếp thọ mười lực Phật, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, hoặc chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng nhiếp thọ trí nhất thiết, hoặc chẳng nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, giữa đường suy bại, chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột mà thối nhập địa vị Thanh-văn và Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Thí như các người con trai, con gái, mang bình đất nung chín đi đến sông, hoặc ao, hoặc giếng, hoặc suối, hoặc kênh ngòi để lấy nước, nên biết bình này không bào giờ bị hư rã. Vì sao? Vì bình này đã được nung chín, rất chắc chắn, có thể đựng đầy nước.
Này Thiện Hiện! Cũng như vậy, có các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, nếu đối với quả vị giác ngộ cao tột có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có ưa thích, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, lại thường nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, lại thường nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; lại thường nhiếp thọ pháp không nội, lại thường nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lại thường nhiếp thọ chơn như, lại thường nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; lại thường nhiếp thọ Thánh đế khổ, lại thường nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; lại thường nhiếp thọ bốn tịnh lự, lại thường nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; lại thường nhiếp thọ tám giải thoát, lại thường nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; lại thường nhiếp thọ bốn niệm trụ, lại thường nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; lại thường nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ năm loại mắt, lại thường nhiếp thọ sáu phép thần thông; lại thường nhiếp thọ mười lực Phật, lại thường nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; lại thường nhiếp thọ pháp không quên mất, lại thường nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; lại thường nhiếp thọ trí nhất thiết, lại thường nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; lại thường nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, không bao giờ suy hao, thối bại nửa đường, vượt qua địa vị Thanh-văn và địa vị Độc-giác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Như có người lái buôn không có trí phương tiện thiện xảo, khi thuyền còn ở bờ biển, chưa sửa chữa chuẩn bị đầy đủ, mà mang của vật chất lên đó, rồi đẩy ra giữa dòng, gấp rút ra đi thì này Thiện Hiện, nên biết thuyền ấy bị hư chìm giữa đường, người, thuyền, của cải trôi giạt tứ tán. Người lái buôn như thế không có trí phương tiện thiện xảo, nên bị tan thân mất mạng, và tiêu tan của báu.
Này Thiện Hiện! Cũng như vậy, có các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, đối với quả vị giác ngộ cao tột dù có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có ưa thích, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, nhưng nếu chẳng nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, hoặc chẳng nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không nội, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng nhiếp thọ chơn như, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn tịnh lự, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc chẳng nhiếp thọ tám giải thóat, hoặc chẳng nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn niệm trụ, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc chẳng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, hoặc chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; hoặc chẳng nhiếp thọ mười lực Phật, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, hoặc chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng nhiếp thọ trí nhất thiết, hoặc chẳng nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, bị suy bại nửa đường, tan thân mất mạng và tiêu tan của báu. Hoại thân mạng đó là rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác, mất của báu, đó là mất quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Thí như người lái buôn có trí phương tiện thiện xảo, ở tại bờ biển, trước hết sửa chữa, trang bị thuyền xong, mới đẩy xuống nước, biết không còn lỗ rĩ, sau đó mới mang của cải chất lên trên đó rồi ra đi.
Này Thiện Hiện! Nên biết thuyền ấy chắc chắn chẳng bị hư chìm, người vật an ổn, đến nơi cần đến.
Này Thiện Hiện! Cũng như vậy, có các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, nếu đối với quả vị giác ngộ cao tột có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có ưa thích, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, lại thường nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thường nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, lại thường nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; lại thường nhiếp thọ pháp không nội, lại thường nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lại thường nhiếp thọ chơn như, lại thường nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; lại thường nhiếp thọ Thánh đế khổ, lại thường nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; lại thường nhiếp thọ bốn tịnh lự, lại thường nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc, lại thường nhiếp thọ tám giải thoát, lại thường nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; lại thường nhiếp thọ bốn niệm trụ, lại thường nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; lại thường nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ năm loại mắt, lại thường nhiếp thọ sáu phép thần thông; lại thường nhiếp thọ mười lực Phật, lại thường nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; lại thường nhiếp thọ pháp không quên mất, lại thường nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; lại thường nhiếp thọ trí nhất thiết, lại thường nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; lại thường nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, không bao giờ suy hao thối bại nửa đường, vượt địa vị Thanh-văn và địa vị Độc-giác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Thí như có người một trăm hai mươi tuổi, già nua suy yếu, lại thêm có các chứng bệnh như bệnh phong, bệnh nóng, bệnh đàm, hoặc có cả ba bệnh
Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, người già bệnh này có thể từ giừơng tự ngồi dậy được chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Người ấy dù có người đỡ đứng dậy cũng không đủ sức đi một cu lô xá, hay hai cu lô xá, ba cu lô xá. Vì sao? Vì già bệnh quá đỗi.
Này Thiện Hiện! Cũng như vậy, có các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, đối với quả vị giác ngộ cao tột dù có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có ưa thích, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, nhưng nếu chẳng nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, hoặc chẳng nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không nội, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng nhiếp thọ chơn như, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn tịnh lự, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc chẳng nhiếp thọ tám giải thoát, hoặc chẳng nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn niệm trụ, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc chẳng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, hoặc chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; hoặc chẳng nhiếp thọ mười lực Phật, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, hoặc chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng nhiếp thọ trí nhất thiết, hoặc chẳng nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, suy bại nửa đường, chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột mà thối nhập địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa cho đến chẳng nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, không có phương tiện thiện xảo.
Này Thiện Hiện! Thí như có người một trăm hai mươi tuổi, già nua suy yếu lại thêm có các bệnh như bệnh phong, bệnh nóng, bệnh đàm, hoặc có đủ cả ba bệnh; người già bệnh ấy muốn rời giường đứng dậy đi tới nơi khác nhưng tự mình chẳng đi được; có hai người mạnh khỏe, dìu hai bên nách, khuyến khích ngồi dậy, nói: Không hề gì, cứ yên tâm đi tới. Hai người chúng tôi không bao giờ bỏ ông đâu, người ấy chắc chắn đi đến đích, an ổn, không tổn hại.
Này Thiện Hiện! Cũng như vậy, có các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, nếu đối với quả vị giác ngộ cao tột có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có ưa thích, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, lại thường nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thường nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, lại thường nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; lại thường nhiếp thọ pháp không nội, lại thường nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lại thường nhiếp thọ chơn như, lại thường nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; lại thường nhiếp thọ Thành đế khổ, lại thường nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; lại thường nhiếp thọ bốn tịnh lự, lại thường nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; lại thường nhiếp thọ tám giải thoát, lại thường nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; lại thường nhiếp thọ bốn niệm trụ, lại thường nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; lại thường nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ năm loại mắt, lại thường nhiếp thọ sáu phép thần thông; lại thường nhiếp thọ mười lực Phật, lại thường nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; lại thường nhiếp thọ pháp không quên mất, lại thường nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; lại thường nhiếp thọ trí nhất thiết, lại thường nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; lại thường nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện, nên biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, chẳng bao giờ suy hao thối bại nửa đường, vượt địa vị Thanh-văn và Độc-giác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì thường nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa cho đến thường nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, có phương tiện thiện xảo.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, do chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, cũng chẳng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo nên rơi lại địa vị Thanh-văn và Độc-giác?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Ông vì lợi lạc cho các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa mà thưa hỏi Như Lai việc cốt yếu như thế. Ông nay hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói.
Này Thiện Hiện! Có các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, từ khi mới phát tâm đã chấp trước ngã, ngã sở mà tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chấp trước ngã, ngã sở mà tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, chấp trước ngã, ngã sở mà tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, chấp trước ngã, ngã sở mà tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, chấp trước ngã, ngã sở mà tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, chấp trước ngã, ngã sở mà tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy, khi tu hành bố thí, nghĩ thế này, ta tu hành bố thí, người kia nhận của bố thí, ta bố thí vật như thế; khi tu hành tịnh giới, nghĩ thế này, ta giữ giới, giới là đối tượng của ta giữ, ta thành tựu giới ấy; khi tu hành an nhẫn, nghĩ thế này, ta tu hành an nhẫn, kia là đối tượng mà ta nhẫn, ta thành tựu nhẫn ấy; khi tu hành tinh tấn, nghĩ thế này, ta tinh tấn, ta vì tinh tấn này, ta đầy đủ tinh tấn ấy; khi tu hành tịnh lự, nghĩ thế này, ta tu định, ta vì việc tu định, ta thành tựu định ấy; khi tu hành Bát-nhã, nghĩ thế này, ta tu tuệ, ta vì việc tu tuệ này, ta thành tựu tuệ ấy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa này, khi tu hành bố thí, chấp có bố thí ấy, chấp do bố thí này, chấp bố thí là ngã sở; khi tu hành tịnh giới, chấp có tịnh giới ấy, chấp do tịnh giới này, chấp tịnh giới là ngã sở; khi tu hành an nhẫn, chấp có an nhẫn ấy, chấp do an nhẫn này, chấp an nhẫn là ngã sở; khi tu hành tinh tấn, chấp có tinh tấn ấy, chấp do tinh tấn này, chấp tinh tấn là ngã sở; khi tu hành tịnh lự, chấp có tịnh lự ấy, chấp do tịnh lự này, chấp tịnh lự là ngã sở; khi tu hành Bát-nhã, chấp có Bát-nhã ấy, chấp do Bát-nhã này, chấp Bát-nhã là ngã sở. Vì sao? Vì trong bố thí Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của bố thí Ba-la-mật-đa; trong tịnh giới Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tịnh giới Ba-la-mật-đa; trong an nhẫn Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của an nhẫn Ba-la-mật-đa; trong tinh tấn Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tinh tấn Ba-la-mật-đa; trong tịnh lự Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tịnh lự Ba-la-mật-đa; trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa này, vì chẳng biết tướng bờ bên này, bờ bên kia, nên chẳng thể nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thể nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng thể nhiếp thọ pháp không nội, chẳng thể nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng thể nhiếp thọ chơn như, chẳng thể nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng thể nhiếp thọ Thánh đế khổ, chẳng thể nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng thể nhiếp thọ bốn tịnh lự, chẳng thể nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng thể nhiếp thọ tám giải thoát, chẳng thể nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng thể nhiếp thọ bốn niệm trụ, chẳng thể nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, chẳng thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng thể nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; chẳng thể nhiếp thọ năm loại mắt, chẳng thể nhiếp thọ sáu phép thần thông; chẳng thể nhiếp thọ mười lực Phật, chẳng thể nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng thể nhiếp thọ pháp không quên mất, chẳng thể nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; chẳng thể nhiếp thọ trí nhất thiết, chẳng thể nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng thể nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; chẳng thể nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thì này Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, nên các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa này, bị rơi vào địa vị Thanh-văn, hoặc địa vị Độc-giác, chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao chúng sanh trụ Bồ-tát thừa không có phương tiện thiện xảo?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu chúng sanh trụ Bồ-tát thừa, từ khi mới phát tâm không có phương tiện thiện xảo tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì Này Thiện Hiện! Chúng sanh trụ Bồ-tát thừa này, khi tu hành bố thí, nghĩ thế này, ta tu hành bố thí, người kia nhận của ta bố thí, ta cho vật như vậy; khi tu hành tịnh giới, nghĩ thế này, ta giữ giới, giới là đối tượng ta giữ, ta thành tựu giới ấy; khi tu an nhẫn, nghĩ thế này, ta tu an nhẫn, kia là đối tượng ta nhẫn, ta thành tựu nhẫn ấy; khi tu hành tinh tấn, nghĩ thế này, ta tu tinh tấn, ta vì tinh tấn này, ta đủ tinh tấn ấy; khi tu tịnh lự, nghĩ thế này, ta đang tu định, ta vì tu định này, ta thành tựu định ấy; khi tu Bát-nhã, nghĩ thế này, ta đang tu tuệ, ta vì tuệ này, ta thành tựu tuệ ấy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Chúng sanh trụ Bồ-tát thừa này, khi tu bố thí, chấp có bố thí này, chấp do bố thí ấy, chấp bố thí là ngã sở rồi sanh kiêu mạn; khi tu hành tịnh giới, chấp có tịnh giới ấy, chấp do tịnh giới này, chấp tịnh giới là ngã sở rồi sanh kiêu mạn; khi tu hành an nhẫn, chấp có an nhẫn ấy, chấp do an nhẫn này, chấp an nhẫn là ngã sở rồi sanh kiêu mạn; khi tu tinh tấn, chấp có tinh tấn ấy, chấp do tinh tấn này, chấp tinh tấn là ngã sở rồi sanh kiêu mạn; khi tu tịnh lự, chấp có tịnh lự ấy, chấp do tịnh lự này, chấp tịnh lự là ngã sở rồi sanh kiêu mạn; khi tu Bát-nhã, chấp có Bát-nhã ấy, chấp do Bát-nhã này, chấp Bát-nhã là ngã sở rồi sanh kiêu mạn. Vì sao? Vì trong bố thí Ba-la-mật-đa, không phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của bố thí Ba-la-mật-đa; trong tịnh giới Ba-la-mật-đa, không phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tịnh giới Ba-la-mật-đa; trong an nhẫn Ba-la-mật-đa, không phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của an nhẫn Ba-la-mật-đa; trong tinh tấn Ba-la-mật-đa, không phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tinh tấn Ba-la-mật-đa; trong tịnh lự Ba-la-mật-đa, không phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tịnh lự Ba-la-mật-đa; trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Chúng sanh trụ Bồ-tát thừa này vì chẳng biết tướng của bờ bên này, bờ bên kia, nên chẳng thể nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thể nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thể nhiếp thọ phương tiện thiện xảo; chẳng thể nhiếp thọ pháp không nội, chẳng thể nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng thể nhiếp thọ chơn như, chẳng thể nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng thể nhiếp thọ Thánh đế khổ, chẳng thể nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng thể nhiếp thọ bốn tịnh lự, chẳng thể nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng thể nhiếp thọ tám giải thoát, chẳng thể nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng thể nhiếp thọ bốn niệm trụ, chẳng thể nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, chẳng thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng thể nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; chẳng thể nhiếp thọ năm loại mắt, chẳng thể nhiếp thọ sáu phép thần thông; chẳng thể nhiếp thọ mười lực Phật, chẳng thể nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng thể nhiếp thọ pháp không quên mất, chẳng thể nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; chẳng thể nhiếp thọ trí nhất thiết, chẳng thể nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng thể nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát; chẳng thể nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy nên chúng sanh trụ Bồ-tát thừa này rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác, chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Cũng như vậy, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, do chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, cũng chẳng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, nên thối đọa vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa vì thường nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, cũng thường nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, nên chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Có thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, từ khi mới phát tâm, lìa chấp ngã và ngã sở, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lìa chấp ngã và ngã sở, tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa; lìa chấp ngã và ngã sở, tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa; lìa chấp ngã và ngã sở, tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa; lìa chấp ngã và ngã sở, tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa; lìa chấp ngã và ngã sở, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này, khi tu bố thí, chẳng nghĩ thế này, ta tu hành bố thí, kia nhận của ta bố thí, ta bố thí vật như vậy; khi tu tịnh giới, chẳng nghĩ thế này, ta giữ giới, giới là đối tượng ta giữ, ta thành tựu giới ấy; khi tu an nhẫn, chẳng nghĩ thế này, ta tu an nhẫn, kia là đối tượng ta nhẫn, ta thành tựu nhẫn ấy; khi tu tinh tấn, chẳng nghĩ thế này, ta tu tinh tấn, ta vì tinh tấn này, ta đủ tinh tấn ấy; khi tu tịnh lự, chẳng nghĩ thế này, ta tu định, ta vì tu định này, ta thành tựu định ấy; khi tu Bát-nhã, chẳng nghĩ thế này, ta tu tuệ, ta vì tu tuệ này, ta thành tựu tuệ ấy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa này, khi tu bố thí, chẳng chấp có bố thí, chẳng chấp do bố thí này, chẳng chấp bố thí là ngã sở; khi tu tịnh giới, chẳng chấp có tịnh giới, chẳng chấp do tịnh giới này, chẳng chấp tịnh giới là ngã sở; khi tu an nhẫn, chẳng chấp có an nhẫn, chẳng chấp do an nhẫn này, chẳng chấp an nhẫn là ngã sở; khi tu tinh tấn, chẳng chấp có tinh tấn, chẳng chấp do tinh tấn này, chẳng chấp tinh tấn là ngã sở; khi tu tịnh lự, chẳng chấp có tịnh lự, chẳng chấp do tịnh lự này, chẳng chấp tịnh lự là ngã sở; khi tu Bát-nhã, chẳng chấp có Bát-nhã, chẳng chấp do Bát-nhã này, chẳng chấp Bát-nhã là ngã sở. Vì sao? Vì trong bố thí Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy để có thể khởi chấp này. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của bố thí Ba-la-mật-đa; trong tịnh giới Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy để có thể khởi chấp này. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tịnh giới Ba-la-mật-đa; trong an nhẫn Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy để có thể khởi chấp này. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của an nhẫn Ba-la-mật-đa; trong tinh tấn Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy để có thể khởi chấp này. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tinh tấn Ba-la-mật-đa; trong tịnh lự Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy để có thể khởi chấp này. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tịnh lự Ba-la-mật-đa; trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy để có thể khởi chấp này. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa này, vì biết rõ tướng bờ bên này, bờ bên kia, nên có thể nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; lại có thể nhiếp thọ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ mười địa Bồ-tát, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ năm loại mắt, sáu phép thần thông, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao chúng sanh trụ Bồ-tát thừa có phương tiện thiện xảo?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu chúng sanh Bồ-tát thừa, từ khi mới phát tâm có phương tiện thiện xảo tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì này Thiện Hiện! Chúng sanh trụ Bồ-tát thừa này khi tu bố thí, chẳng nghĩ thế này, ta tu hành bố thí, kia nhận của ta bố thí, ta bố thí vật như vậy; khi tu tịnh giới, chẳng nghĩ thế này, ta giữ giới, giới là đối tượng ta giữ, ta thành tựu giới ấy; khi tu an nhẫn, chẳng nghĩ thế này, ta tu hành an nhẫn, kia là đối tượng mà ta nhẫn, ta thành tựu nhẫn ấy; khi tu tinh tấn, chẳng nghĩ thế này, ta tinh tấn, ta vì tinh tấn này, ta đầy đủ tinh tấn ấy; khi tu tịnh lự, chẳng nghĩ thế này, ta tu định, ta vì tu định này, ta thành tựu định ấy; khi tu Bát-nhã, chẳng nghĩ thế này, ta tu tuệ, ta vì tuệ này, ta thành tựu tuệ ấy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Chúng sanh trụ Bồ-tát thừa này, khi tu bố thí, chẳng chấp có bố thí, chẳng chấp do bố thí này, chẳng chấp bố thí là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu tịnh giới, chẳng chấp có tịnh giới, chẳng chấp do tịnh giới này, chẳng chấp tịnh giới là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu an nhẫn, chẳng chấp có an nhẫn, chẳng chấp do an nhẫn này, chẳng chấp an nhẫn là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu tinh tấn, chẳng chấp có tinh tấn, chẳng chấp do tinh tấn này, chẳng chấp tinh tấn là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu tịnh lự, chẳng chấp có tịnh lự, chẳng chấp do tịnh lự này, chẳng chấp tịnh lự là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu Bát-nhã, chẳng chấp có Bát-nhã, chẳng chấp do Bát-nhã này, chẳng chấp Bát-nhã là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn. Vì sao? Vì trong bố thí Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của bố thí Ba-la-mật-đa; trong tịnh giới Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tịnh giới Ba-la-mật-đa; trong an nhẫn Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của an nhẫn Ba-la-mật-đa; trong tinh tấn Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tinh tấn Ba-la-mật-đa; trong tịnh lự Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của tịnh lự Ba-la-mật-đa; trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Chúng sanh trụ Bồ-tát thừa này, vì biết rõ tướng bờ bên này, bờ bên kia, nên có thể nhiếp thọ bố thí tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; lại có thể nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ mười địa Bồ-tát, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; lại có thể nhiếp năm loại mắt, sáu phép thần thông, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tất cả hạnh đại Bồ-tát, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Như vậy, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, vì có khả năng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, cũng có khả năng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, nên chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.