LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG III: TRÍ UẨN
Phẩm Thứ Tư: LUẬN VỀ TU TRÍ
(Từ cuối quyển 5 – quyển 8)
Có tám trí, đó là Pháp trí cho đến Đạo trí. Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần phải giải thích rộng ra.
Hỏi: Vì sao Tôn giả dựa vào tám trí này mà soạn luận?
Đáp: Bởi vì những người soạn luận tùy theo ý muốn mà soạn ra luận, cho nên không cần phải vặn hỏi. Luận Sư của bản luận này tùy theo ý muốn của mình không trái với pháp tướng mà soạn ra luận này. Nơi khác cũng dựa vào tám trí mà soạn luận, như chương Kiết Uẩn trước đây và chương Định Uẩn sau này…
Hỏi: Có nơi chỉ dựa vào trí trong một sát na mà soạn luận, như trong phẩm luận về Trí ở chương Tạp Uẩn nói: “Có thể có một trí nhận biết tất cả pháp chăng?
Đáp: Không có.” Có nơi chỉ dựa vào hai trí mà soạn luận, như tiếp theo phẩm luận trước đây và trong chương Căn Uẩn-Định Uẩn. Có nơi chỉ dựa vào bốn trí mà soạn luận, như chương Căn Uẩn sau này. Có nơi dựa vào đầy đủ mười trí mà soạn luận, đó là Luận Sư của bản luận này đối với cảnh đã nhận biết đầy đủ, thông hiểu rõ ràng, tự tướng và cọng tướng, tùy theo ý muốn soạn ra luận, hoặc là tóm lược-hoặc là mở rộng mà không trái với pháp tướng, cho nên không cần phải vặn hỏi.
Lại nữa, không cần phải vặn hỏi về ý của người soạn luận, nghĩa là tám trí này là do Đức Phật đã nói, Luận Sư của bản luận này dựa vào kinh mà soạn ra luận, kinh nói tám trí không có thể thêm bớt, Tôn giả không thể nào bớt một mà nói bảy-thêm một mà nói chín. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chư Phật đã nói không có thêm bớt, và Đức Phật đã nói vô lượng vô biên, bởi vì nghĩa vô lượng-văn vô biên; như nước biển rộng vô lượng vô biên, bởi vì sâu vô lượng-rộng vô biên. Giả sử các Đại Luận Sư như Tôn giả Xá-lợi-tử, số nhiều hơn trăm ngàn Na-dữu-đa… cùng lúc xuất hiện ở đời để giải thích về nghĩa của hai câu kinh Phật, soạn ra trăm ngàn Câu-chi các luận, Giác tuệ cùng tận hãy còn không thể nào hiểu rõ phạm vi của nghĩa trong hai câu như vậy, huống là Luận Sư của bản luận này ở trong nghĩa của tám trí mà Đức Phật đã nói, có thể có sự thêm bớt hay sao?
Hỏi: Đức Phật ở trong kinh có lúc nói hai trí, có lúc nói bốn trí, có lúc nói tám trí, có lúc nói mười trí, vì sao Tôn giả ở trong này chỉ dựa vào tám trí mà soạn luận?
Đáp: Bởi vì tám trí này là nói theo cách dung hòa (xử trung), thâu nhiếp tất cả các trí, cho nên dựa vào tám trí soạn ra luận. Nghĩa là hai trí-bốn trí đều là nói tóm lược, thâu nhiếp trí không hết, mười trí trong kinh tuy thâu nhiếp tất cả các trí mà là nói mở rộng, chỉ có tám trí này thâu nhiếp tất cả các trí, là cách dung hòa trong dung hòa, cho nên chỉ dựa vào tám trí.
Lại nữa, tám trí như vậy đều có trong thân người Học-Vô học và người có nhiễm ô-không có nhiễm ô, cho nên chỉ dựa vào tám trí. Tận trí-Vô sinh trí chỉ có thể đạt được trong thân người Vô học, và chỉ có thể đạt được trong thân người Vô nhiễm, vì thế cho nên không dựa vào.
Lại nữa, tám trí như vậy bao gồm tánh của Trí-Kiến, cho nên chỉ dựa vào tám trí. Tận trí-Vô sinh trí không bao gồm tánh Kiến, vì thế cho nên không dựa vào.
Lại nữa, tám trí như vậy thường xuyên tu khởi, cho nên chỉ dựa vào tám trí. Tận trí-Vô sinh trí không thường xuyên tu khởi, vì thế cho nên không dựa vào.
Lại nữa, tám trí như vậy thường xuyên tu khởi, cho nên chỉ dựa vào tám trí. Tận trí-Vô sinh trí không thường xuyên tu khởi, vì thế cho nên không dựa vào.
Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên trong này chỉ dựa tám trí mà soạn luận.
******
Hoặc có một trí thâu nhiếp tất cả các trí, đó là Pháp trí, không phải là trí như pháp, bởi vì Thể của trí là p. hoặc có hai trí thâu nhiếp tất cả các trí, đó là trí hữu lậu và trí vô lậu. Hoặc có ba trí thâu nhiếp tất cả các trí, đó là Pháp trí-Loại trí và Thế tục trí. Hoặc có bốn trí thâu nhiếp tất cả các trí, đó là ba trí cọng thêm Tha tâm trí. Hoặc có năm trí thâu nhiếp tất cả các trí, đó là Thế tục trí và Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí. Hoặc có sáu trí thâu nhiếp tất cả các trí, đó là năm trí trước cọng thêm Tha tâm trí. Hoặc có bảy trí thâu nhiếp tất cả các trí, đó là trong tám trí trừ ra Tha tâm trí. Hoặc có tám trí thâu nhiếp tất cả các trí, đó là trong này nói Pháp trí-Loại trí-Tha tâm trí-Thế tục trí-Khổ trí-Tập trí-Diệt trí và Đạo trí.
Hỏi: Nếu tám trí này thâu nhiếp tất cả các trí, lại có tám trí, đó là Pháp trú trí-Niết-bàn trí-Tử sinh trí-Lậu tận trí-Túc trú tùy niệm tríDiệu nguyện trí-Tận trí và Vô sinh trí, tám trí như vậy thì trí nào thâu nhiếp?
Đáp: Tùy theo sự thích hợp đều thâu nhiếp vào tám trí này. Nghĩa là Pháp trú trí biết về nhân, cho nên biết quả bậc Hạ-Trung-Thượng của ba cõi là do pháp trú trong nhân, trí ấy tức là do bốn trí này thâu nhiếp,đó là là Pháp-Loại-Thế tục và Diệt trí. Trí Tử sinh tức là do trí Thế tục này thâu nhiếp.
Tôn giả Diệu Âm nói: “Trí Tử sinh do bốn trí thâu nhiếp, đó là
Pháp-Loại-Thế tục và Khổ trí.”
Lời bình: Nên biết trong này, cách nói trước là hợp lý.
Trí Lậu tận, muốn làm cho quả báoc chúng sinh (chư hữu) duyên vào pháp lậu tận, cho nên gọi là trí Lậu tận, do bốn trí thâu nhiếp, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Diệt trí; muốn làm cho quả báo của chúng sinh
đạt được thân lậu tận, cho nên gọi là trí Lậu tận, do tám trí thâu nhiếp. Trí Túc trú tùy niệm do Thế tục trí thâu nhiếp.
Tôn giả Diệu Âm nói: “Trí Túc trú tùy niệm do sáu trí thâu nhiếp, tức là trong tám trí trừ ra Tha tâm trí bởi vì duyên với pháp quá khứ, và trừ ra Diệt trí bởi vì duyên với pháp hữu vi.”
Lời bình: Nên biết trong này, cách nói trước là hợp lý.
Trí Diệu nguyện do Thế tục trí thâu nhiếp.
Tôn giả Diệu Âm nói: “Trí Diệu nguyện do tám trí thâu nhiếp, đó là trong mười trí trừ ra Tận trí và Vô sinh trí, bởi vì là tánh thuộc Kiến.”
Lời bình: Nên biết trong này, cách nói trước là hợp lý.
Tận trí và Vô sinh trí đều do sáu trí thâu nhiếp, trừ ra Tha tâm trí bởi vì không phải là tánh thuộc kiến, và trừ ra Thế tục trí bởi vì là vô lậu. Vì vậy tám trí này thâu nhiếp tất cả các trí.
Tôn giả Tăng-già-phiệt-tô nói rằng: “Nên nói là một trí, đó là trí Quyết định, bởi vì nghĩa quyết định là nghĩa của trí. Trí Quyết định này có hai loại sai biệt:
- Hữu lậu.
- Vô lậu.
Nếu như hữu lậu, thì bởi vì tự tánh cho nên gọi là Thế tục trí; nếu như vô lậu, thì bởi vì đối trị sai biệt cho nên lại thiết lập hai loại, đó là đối trị cõi Dục thì gọi là Pháp trí, đối trị cõi Sắc-Vô sắc thì gọi là Loại trí. Ngay ba trí trước, nếu có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác, thì gọi là Tha tâm trí. Vả lại, trí vô lậu do hành tướng sai khác, cho nên lại thiết lập bốn trí, nếu đối với Khổ đế làm bốn hành tướng chuyển thì gọi là Khổ trí, cho đến nếu đối với Đạo đế làm bốn hành tướng chuyển thì gọi là Đạo trí.”
Hỏi: Nếu trí Quyết định chỉ có một loại, hoặc là hai-hoặc là ba, thì tại sao trong này thiết lập có tám trí?
Đáp: Bởi vì năm sự cho nên thiết lập có tám trí:
- Vì đối trị cho nên thiết lập Pháp-Loại trí.
- Vì tự tánh cho nên thiết lập Thế tục tri.
- Vì gia hạnh cho nên thiết lập Tha tâm trí.
- Vì hành tướng cho nên thiết lập Khổ-Tập trí.
- Vì hành tướng sở duyên cho nên thiết lập Diệt-Đạo trí.
Tôn giả Tả Thọ đưa ra cách nói như vậy: “Bởi vì đối trị bốn loại ngu cho nên thiết lập có tám trí. Bốn loại ngu là:
- Ngu về cõi.
- Ngu về tâm.
- Ngu về pháp.
- Ngu về đế.
Đối trị ngu về cõi cho nên thiết lập Pháp-Loại trí, đối trị ngu về tâm cho nên thiết lập Tha tâm trí, đối trị ngu về pháp cho nên thiết lập Thế tục trí, đối trị ngu về Đế cho nên thiết lập Khổ-Tập-Diệt và Đạo trí.”
Đó gọi là bổn tánh-tướng phần-tự Thể-ngã vật-tự tánh của tám trí.
Đã nói về tự tánh của trí, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là trí, trí là nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa quyết định là nghĩa của trí.
Hỏi: Như vậy thì Nghi tương ưng với Tuệ không nên gọi là trí, bởi vì không quyết định đối với cảnh sở duyên?
Đáp: Đó cũng là trí, bởi vì trong một sát na cũng quyết định đối với cảnh sở duyên. Nhưng trong tụ này thì thế lực tác dụng của Nghi mạnh hơn, khiến cho tâm đối với cảnh do dự không quyết định trong nhiều sát na, cho nên gọi là tụ Nghi. Như Tam-ma-địa trong một sát na đối với cảnh luôn luô dừng lại, có lúc nếu tương ưng với trạo cử, làm cho nhiều sát na chuyển dời đối với cảnh, thì gọi là hỗn loạn. Lại như hữu tình, nếu tham nhiều thì gọi là hạnh tham, nếu sân nhiều thì gọi là hạnh sâu, nếu si nhiều thì gọi là hạnh si, mỗi một loại không phải là không có những phiền não khác; ở đây cũng như vậy, cho nên không có gì sai.
Phái Thí Dụ nói: “Nếu tâm có trí thì không có sự không hiểu biết, nếu tâm có nghi thì không có quyết định, nếu tâm có thô thì không có tế. Nhưng mà Đối Pháp đã nói là pháp tướng giống như rừng cây rậm rạp, nghĩa là trong một tâm, có trí-có sự không hiểu biết, có loại không phải là trí-không phải là không hiểu biết, có nghi-có quyết định, có loại không phải là nghi-không phải là quyết định, có thô-có tế, có loại không phải là thô-không phải là tế.”
Các Luận sư A-Tỳ Đạt Ma nói: “Các pháp câu sinh thì có gì sai? Nghĩa là các tâm sở lần lượt chuyển đổi làm cho sinh khởi một tâm tương ưng mà tướng dụng khác nhau. Trí gọi là Bát-nhã; không hiểu biết gọi là Vô minh; không phải là trí-không phải là không hiểu biết, đó là những tâm sở pháp khác. Nghi gọi là do dự; quyết định gọi là trí; không phải là nghi-không phải là quyết định, đó là những tâm sở pháp khác. Thô gọi là Tầm; tế gọi là Tứ; không phải là thô-không phải là tế, đó là những tâm sở pháp khác. Như các sắc pháp câu sinh khác chủng loại, tâm sở cũng như vậy, cho nên không có gì sai.”
Có người đưa ra cách nói này: Nghĩa quyết định chọn lựa lại đối với cảnh sở duyên là nghĩa của trí; các Tuệ hữu lậu đối với cảnh sở duyên, từ vô thì đến nay thường xuyên quyết định chọn lựa, cho nên đều gọi là trí; các Tuệ vô lậu quyết định chọn lựa lại, cho nên đều gọi là trí; chỉ riêng Nhẫn vô lậu đối với bốn Thánh đế, chưa đưa quyết định chọn lựa lại, cho nên không gọi là trí.
Lại có người nói: Bởi vì hai nghĩa cho nên gọi là trí, đó là nghĩa chứng thực biết rõ và nghĩa nhận biết rõ ràng. Nghĩa chứng thực biết rõ, đó là chứng thực biết rõ Khổ cho đến chứng thực biết rõ Đạo, cho nên gọi là trí. Nghĩa nhận biết rõ ràng, đó là nhận biết rõ ràng về sự nối tiếp nhau của mình, nhận biết rõ ràng về sự nối tiếp nhau của người khác, cho nên gọi là trí.
Đã nói tổng quát về nguyên cớ của các trí, nguyên cớ của mỗi một loại nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là Pháp trí?
Đáp: Bởi vì Thể của trí là pháp, cho nên gọi là Pháp trí.
Hỏi: Nếu như vậy thì Thể của trí khác cũng là pháp, tại sao không gọi là Pháp trí?
Đáp: Tuy Thể của tất cả các trí đều là pháp, mà chỉ thiết lập tên gọi Pháp trí đối với một loại; như mười tám Giới, mười hai xứ, bảy Giác chi, sáu Tùy niệm, bốn Niệm trú, bốn Chứng tịnh, bốn Vô ngại giải, ba Bảo-ba Quy, Thể đều là pháp mà chỉ kiến lập tên gọi là là Pháp đối với một; ở đây cũng như vậy cho nên không cần phải vặn hỏi.
Lại nữa, Pháp trí chỉ có một tên gọi, đó là tên gọi chung; trí khác có hai tên gọi, đó là tên gọi chung và không chung; bởi vì chọn lấy sự khác nhau, cho nên nói tên gọi không chung. Lại nữa, bắt đầu hiểu biết về pháp cho nên gọi là Pháp trí, pháp hiểu đúng về sau cho nên gọi là Loại trí. Lại nữa, nếu bắt đầu đạt được trí tương ưng với Pháp Chứng tịnh, thì gọi là Pháp trí; sau trí này mà đạt được, cho nên gọi là Loại trí. Lại nữa, đối với pháp hiện thấy, đạt được trí Hiện lượng, cho nên gọi là Pháp trí; sau trí này mà đạt được, cho nên gọi là Loại trí. Lại nữa, khởi Dục có nhiều phiền não không phải là pháp, đó là phẩn-hận-phú-nãotật-san… tương ưng với phiền não, nếu trí là đối trị gần của chúng thì gọi là Pháp trí, cõi Sắc-Vô sắc không có phiền não không phải là pháp như vậy; đối trị chúng là Pháp trí, về sau sinh khởi cho nên gọi là Loại trí.
Lại nữa, nếu trí do sáu địa thâu nhiếp, có thể duyên với một địa thì gọi là Pháp trí; nếu trí do chính địa thâu nhiếp, có thể duyên với tám địa thì gọi là Loại trí. Đây là dựa vào địa hữu lậu mà nói. Lại nữa, nếu trí do sáu địa thâu nhiếp, có thể duyên với sáu địa thì gọi là Pháp trí, nếu trí do chín địa thâu nhiếp, có thể duyên với chín địa thì gọi là Loại trí. Đây là dự vào địa vô lậu mà nói. Lại nữa, nếu trí đối trị với mười tám Giới-mười hai Xứ-năm Uẩn thì gọi là Pháp trí, nếu trí đối trị mười bốn Giới-mười Xứ-năm Uẩn thì gọi là Loại trí. Lại nữa, nếu trí đối trị năm Uẩn thiện-bất thiện và vô ký thì gọi là Pháp trí, nếu trí đối trị năm Uẩn thiện-vô ký thì gọi là Loại trí. Lại nữa, nếu trí đối trị hành phước-phi phước và bất động thì gọi là Pháp trí, nếu trí đối trị hánh phước và bất động thì gọi là Loại trí. Lại nữa, nếu trí đối trị đoàn thực-dâm dục và ái thì gọi là Pháp trí, nếu trí đối trị các Định và ái thì gọi là Loại trí.
Hỏi: Vì sao gọi là Tha tâm trí?
Đáp: Bởi vì biết tâm của người khác, cho nên gọi là Tha tâm trí.
Hỏi: Trí này cũng biết các tâm sở pháp của người khác, tại sao chỉ gọi là Tha tâm trí?
Đáp: Bởi vì tâm mong mỏi, nghĩa là người tu quán trước tiên khởi lên ý thích, mong muốn biết tâm của người khác, do ý thích này sau lúc biết tâm thì cũng biết được tâm sở. Như người có ý thích chủ yếu là mong muốn trong thấy vua, sau lúc trông thấy vua thì cũng trông thấy các quán. Lại nữa, các phát có được tên gọi là do nhiều duyên, nghĩa là hoặc do tự tánh có được tên gọi, như Đế-như Uẩn-như Thế tục trí; hoặc do đối trị có được tên gọi, như Pháp-Loại trí; hoặc do gia hạnh có được tên gọi, như Tha tâm trí…; hoặc do tương ưng có được tên gọi, như nói: Pháp tương ưng với Lạc thọ…, gọi là pháp thuận với Lạc thọ…; hoặc do sở y có được tên gọi, như nhãn thức…; hoặc do hành tướng có được tên gọi như Khổ-Tập trí; hoặc do sở duyên có được tên gọi, như Niệm trú…; hoặc do hành tướng sở duyên có được tên gọi, như Diệt-Đạo trí. Vì vậy do gia hạnh mà gọi là Tha tâm trí.
Lại nữa, bởi vì tâm mạnh hơn cho nên tuy cũng biết tâm sở, mà chỉ gọi là Tha tâm trí; như vua đến… Lại nữa, bởi vì tâm là Đại địa, tâm sở của pháp gọi là Đại địa. Lại nữa, bởi vì lúc chứng Tha tâm thông thì đạo vô gián chỉ duyên với tâm. Lại nữa, bởi vì nói tâm đi xa và chỉ đi một mình… Lại nữa, bởi vì nói tâm là đi trước… Lại nữa, bởi vì nói tâm là vô tăng thượng. Lại nữa, bởi vì nói tâm là chủ khu thành. Lại nữa, bởi vi nói tâm là nơi nương vào. Lại nữa, bởi vì nói tâm có thể khởi lên các giới thiện-ác. Lại nữa, bởi vì nói tâm có thể dẫn đến các nẽo thiện-ác. Lại nữa, bởi vì tâm là nội xứ có sở duyên khắp các cõi-địa. Lại nữa, bởi vì tâm là sở y chứ không phải là tâm sở. Lại nữa, bởi vì nếu tâm hoạt động thì tâm sở thuận theo. Lại nữa, bởi vì nếu lúc tâm điều phục-không điều phục, thì các tâm sở pháp cũng như vậy. Lại nữa, bởi vì nếu lúc tâm tản mác hay không tản mác, thì các tâm sở pháp cũng như vậy.
Bởi vì những duyên này, cho nên Tha tâm trí này tuy cũng biết tâm sở, mà chỉ gọi là Tha tâm trí.
Hỏi: Vì sao gọi là Thế tục trí?
Đáp: Biết rõ thế tục cho nên gọi là Thế tục trí.
Hỏi: Cũng biết về thắng nghĩa, tại sao chỉ gọi là Thế tục trí?
Đáp: Tuy cũng biết phần ít về thắng nghĩa các pháp như UẩnXứ-Giới bốn Thánh đế…, mà biết phần nhiều về pháp thế tục như nam nữ-đi lại-bình chậu-áo quần-xe cộ-nhà cửa-núi rừng…, cho nên gọi là Thế tục trí.
Lại nữa, trí Thế tục này thật ra không có tướng của trí, mà đối với thế tục cùng thiết lập tên gọi của trí; như không phải là chủng loại vua chúa, nhưng mọi người tưởng tượng thi thiết cùng lập ra tên gọi của vua chúa. Lại nữa, trí Thế tục này tất cả hữu tình lần lượt chuyển đổi cùng chấp nhận, chứ không có gì tranh luận; như Tăng ngồi trên-như vừa lòng mọi người, mọi người đều đồng ý, cho nên gọi là Thế tục.
Lại nữa, trí Thế tục này bao trùm các hữu tình, duyên vơi tất cả các cảnh, cho nên gọi là Thế tục. Lại nữa, trí Thế tục này do ngu si dựa vào, hệ thuộc ngu si, là nơi dừng chân yên ổn của ngu si, cho nên gọi là Thế tục.
Phái Tranh luận nói: Trí Thế tục này bị các sự không hiểu biết làm cho che phủ, như vật trong đồ đựng bị đồ đựng làm cho che kín, cho nên gọi là Thế tục.
Lại nữa, trí Thế tục này bị đạo đối trị làm cho biến hoại, vì người ngu si đã vui mừng tôn trọng, cho nên gọi là Thế tục.
Hỏi: Vì sao gọi là Khổ trí, cho đên Đạo trí?
Đáp: Duyên với Khổ Thánh đế, chuyển bốn hành tướng, cho nên gọi là Khổ trí; cho đến duyên với Đạo Thánh đế, chuyển bốn hành tướng, cho nên gọi là Đạo trí.
Hỏi: Các trí Thế tục cũng có thể duyên với bốn Đế, đều chuyển bốn hành tướng, lẽ nào gọi là bốn trí hay sao?
Đáp: Nếu chỉ duyên với Khổ đế, chỉ chuyển bốn hành tướng, thì gọi là Khổ trí; cho đến nếu chỉ duyên với Đạo đế, cỉ chuyển bốn hành tướng thì gọi là Đạo trí. Các trí đối với bốn Thánh đế, hoặ là duyên riêng biệt với từng loại một, hoặc là duyên kết hợp với hai loại một, hoặc là duyên kết hợp với ba loại một, hoặc là duyên tổng quát với bốn Đế, hoặc là duyên với pháp khác, hoặc lại duyên tổng quát với hành tướng đã khởi, cũng không quyết định cho nên không gọi là Khổ trí cho đến Đạo trí, bởi vì tạp loạn.
Lại nữa, nếu duyên riêng biệt với bốn Đế, đều chuyển bốn hành tướng, kông cùng chung một ràng buộc với Khổ-Tập thì gọi là trí của bốn Đế; các trí Thế tục tuy cũng có duyên riêng biệt với bốn Đế, đều chuyển bốn hành tướng, mà cùng chung một ràng buộc với Khổ-Tập, cho nên không gọi là trí của bốn Đế.
Hỏi: Trí này không cùng chung một ràng buộc với Diệt-Đạo, tại sao không thiết lập Diệt-Đạo trí?
Đáp: Đầu không thiết lập cho nên sau cũng không thiết lập.
Lại nữa, nếu duyên riêng biệt với bốn Đế, đều chuyển bốn hành tướng, có thể đối trị phiền nảo thì gọi là trí của bốn Đế; các trí Thế tục cũng có duyên riêng biệt với bốn Đế, đều chuyển bốn hành tướng, mà không có thể đối trị phiền não, cho nên không gọi là trí của bốn Đế.
Lại nữa, nếu duyên riêng biệt với bốn Đế, đều chuyển bốn hành tướng, đối với bốn Thánh đế chứng thấy rõ ràng, không bị Kiến-NghịVô minh làm cho mê hặc, không tăng thêm phiền não-không dẫn đến ba cõi, nhất định hướng đến Niết-bàn thì gọi là trí của bốn Đế; các trí Thế tục không có nghĩa như vậy, cho nên không gọi là trí của bốn Đế.
Lại nữa, nếu duyên riêng biệt với bốn Đế, đều chuyển bốn hành tướng, là tánh Thánh thì gọi mười hai trí của bốn Đế; các trí Thế tục không phải là tánh Thánh thâu nhiếp, cho nên không gọi là trí của bốn Đế.
Tám trí như vậy, về cõi thì Tha tâm trí nếu là hữu lậu thì hệ thuộc cõi Sắc, nếu là vô lậu thì không hệ thuộc; Thế tục trí gồm chung ba cõi; sáu trí còn lại thì không hệ thuộc.
Về địa, Thế tục trí thuộc về sáu địa; Loại trí thuộc về chín địa; Tha tâm trí thuộc về bốn địa; Thế tục trí thuộc về mười tám địa, đó là tám Đẳng trí-tám cận phần-Tĩnh lự trung gian và cõi Dục; còn lại bốn trí, Pháp trí thâu nhiếp là thuộc về sáu địa, Loại trí thâu nhiếp là thuộc về chín địa.
Về sở y, Pháp trí chỉ dựa vào cõi Dục mà dấy khởi; Tha tâm tí chỉ dựa vào cõi dục-Sắc mà dấy khởi; Loại trí và Thế tục trí đều dựa vào ba cõi mà dấy khởi; trí còn lại nếu Pháp trí thâu nhiếp thì chỉ dựa vào cõi Dục mà dấy khởi, Loại trí thâu nhiếp thì dựa vào tất cả ba cõi mà dấy khởi.
Về hành tướng, Pháp trí và Loại trí đều làm mười sáu hành tướng;
Tha tâm trí nếu vô lậu thì làm bốn hành tướng của Đạo, hữu lậu thì làm hành tướng không rõ ràng; Thế tục trí làm mười sáu hành tướng, cũng làm những hành tướng khác, Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí đều làm bốn hành tướng.
Hỏi: Các Khổ trí đều làm chuyển hành tướng Khổ chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Hoặc có lúc Khổ trí mà không phải là làm chuyển hành tướng khổ, đó là Khổ trí làm chuyển hành tướng Vô thường-Không-Vô ngã.
2. Hoặc có lúc làm chuyển hành tướng Khổ mà không phải là Khổ trí, đó là pháp tương ưng với Khổ trí làm chuyển hành tướng Khổ;
3. Hoặc có lúc Khổ trí cũng làm chuyển hành tướng Khổ, đó là Khổ trí làm chuyển hành tướng Khổ.
4. Hoặc có lúc không phải là Khổ trí cũng không phải là làm chuyển hành tướng Khổ, nếu chỉ chọn lấy chủng loại này thì đó là pháp tương ưng với Khổ trí làm chuyển hành tướng Vô thường-Không-Vô ngã, nếu không chỉ chọn lấy chủng loại này thì trừ ra những tướng trước.
Như chuyển có bốn câu phân biệt, đã chuyển-sẽ chuyển nên biết cũng như vậy. Như Khổ trí đối với hành tướng Khổ có ba loại bốn câu phân biệt, đối với hành tướng Vô thường-Không-Vô ngã nên biết cũng như vậy. Như Khổ trí có mười hai câu phân biệt, Tập-Diệt-Đạo trí nên biết cũng như vậy. Như tổng cọng có bốn mươi tám loại bốn câu phân biệt.
Về sở duyên, Pháp trí và Loại trí đều duyên với bốn Đế, Tha tâm trí duyên với tâm-tâm sở pháp của người khác, Thế tục trí duyên với tất cả các pháp, Khổ trí duyên với Khổ đế, Tập trí duyên với Tập đế, Diệt trí duyên với Diệt đế, Đạo trí duyên với Đạo đế.
Về Niệm trú, Tha tâm trí là ba Niệm trú trừ ra Thân niệm trú, Diệt trí là pháp niệm trú, trí còn lại gồm chung bốn Niệm trú.
Về Trí, tám trí này tức là tám trí.
Về Tam-ma-địa, Pháp trí và Loại trí đi cùng ba Tam-ma-địa; Tha tâm trí nếu vô lậu thì Đạo đi cùng Tam-ma-địa Vô nguyện, hữu lậu thì không phải là đi cùng Tam-ma-địa; Thế tục trí không phải là đi cùng Tam-ma-địa; Khổ trí đi cùng Tam-ma-địa Không-Vô nguyện, Tập trí đi cùng Tam-ma-địa Tập-Vô nguyện, Diệt trí đi cùng Tam-ma-địa đi cùng Vô tướng, Đạo trí đi cùng Tam-ma-địa Vô nguyện-Đạo.
Về Căn tương ưng, Thế tục trí tương ưng với năm căn; trí còn lại tương ưng với ba Căn, đó là Lạc-Hỷ và Xả.
Về ba đời, tám trí này đều gồm chung ba đời.
Duyên với ba đời, Pháp trí-Loại trí và Thế tục đều duyên với ba đời và tách rời thế gian; Tha tâm trí quá khứ duyên với quá khứ. Hiện tại duyên với hiện tại, vị lai sinh pháp thì duyên với vị lai, không sinh pháp thì duyên với ba đời; Diệt trí duyên với tách rời thời gian, trí còn lại duyên với ba đời.
Về thiện-bất thiện và vô ký Thế tục trí gồm chung ba loại, trí còn lại chỉ là thiện.
Duyên với thiện-bất thiện và vô ký, Loại trí duyên với thiện-vô ký, Diệt-Đạo trí chỉ duyên với thiện, trí còn lại duyên với ba loại.
Về hệ thuộc ma cõi-không hệ thuộc, Tha tâm trí nếu hữu lậu thì hệ thuộc cõi Sắc, nếu vô lậu thì không hệ thuộc; Thế tục trí hệ thuộc chung cả ba cõi; trí còn lại thì không hệ thuộc.
Duyên với hệ thuộc ba cõi-không hệ thuộc, Pháp trí duyên với hệ thuộc cõi Dục và không hệ thuộc, Loại trí duyên với hệ thuộc cõi SắcVô sắc và không hệ thuộc, Tha tâm trí duyên với hệ thuộc cõi Dục-Sắc và không hệ thuộc, Thế tục trí duyên với hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc Khổ-Tập trí duyên vời hệ thuộc ba cõi, Diệt-Đạo trí duyên với không hệ thuộc.
Về Học-Vô học và phi học phi vô học, Tha tâm trí chung cả ba loại, Thế tục trí chỉ riêng Phi học phi vô học, trí còn lại còn lại là Học và Vô học.
Duyên với Học-Vô học và phi học phi vô học, Pháp-Loại-Thế tục và Tha tâm trí đều duyên với ba loại, Khổ-Tập-Diệt trí chỉ duyên với Phi học Phi vô học, Đạo trí duyên với Học và Vô học. Về kiến-tu mà đoạn và không đoạn, Tha tâm trí nếu là hữu lậu thì do tu mà đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn; Thế tục trí là do kiến-tu mà đoạn, trí còn lại là không đoạn. Duyên với kiến-tu mà đoạn và không đoạn, Pháp-LoạiThế tục và Tha tâm trí duyên với ba loại, Khổ-Tập trí duyên với kiến-tu mà đoạn, Diệt-Đạo trí duyên với không đoạn.
Duyên với danh-duyên với nghĩa, Pháp-Loại-Thế tục-Khổ-Tập trí duyên chung với danh và nghĩa, trí còn lại chỉ duyên với nghĩa.
Duyên với Tự-Tha tương tục và Phi tương tục, Pháp-Loại và Thế tục trí duyên với ba loại, Tha tâm trí duyên với Tha tương tục, Khổ-TậpĐạo trí duyên với Tự-Tha tương tục, Diệt trí duyên với Phi tương tục.
Gia hạnh đắc-ly nhiễm đắc và sinh đắc, Thế tục trí gồm chung ba loại, trí còn lại gồm chung gia hạnh đắc và ly nhiễm đắc.
Từng đạt được-chưa từng đạt được, Tha tâm trí và Thế tục trí gồm cả từng đạt được-chưa từng đạt được, trí còn lại chỉ riêng chưa từng đạt được.
– Lại nữa, Pháp trí có bốn loại:
- Đối với pháp bắt đầu biết cho nên gọi là pháp trí.
- Đối với pháp hiện đang biết cho nên gọi là Pháp trí.
- Đối với pháp thật sự biết cho nên gọi là Pháp trí.
- Đối với pháp rời khỏi nhận biết cho nên gọi là Pháp trí.
– Tỷ loại trí cũng có bốn loại:
- Dùng nhân tỷ loại biết quả.
- Dùng quả tỷ loại biết nhân.
- Dùng nghiệp thân-ngữ tỷ loại biết tâm.
- Dùng pháp đã nói tỷ loại biết Phật.
Tha tâm trí cũng có bốn loại, đó là từ bốn duyên mà sinh ra cũng có thể làm bốn duyên, trí phụ thuộc của trí này cũng như vậy.
– Thế tục trí cũng có bốn loại:
- Biết tên gọi thế tục.
- Biết ràng buộc thế tục.
- Biết giả lập thế tục.
- Biết chấp trước thế tục.
– Khổ trí cũng có bốn loại:
- Biết khổ của sinh.
- Biết khổ của lưu chuyển.
- Biết khổ của nóng bức phiền muộn.
- Biết khổ của hòa hợp.
– Tập trí cũng có bốn loại:
- Biết nghiệp.
- Biết phiền não.
- Biết ái.
- Biết sự việc.
– Diệt trí cũng có bốn loại:
- Biết ba kiếp vĩnh viễn đoạn trừ.
- Biết thâm sân si mỏng dần.
- Biết năm kiếp thuận phần dưới không còn.
- Biết tất cả các kiết dứt sạch.
– Đạo trí cũng có bốn loại:
- Biết từ Bổ-đặc-già-la thứ tám cho đến tất cả phần vị Học đều có những việc đã làm.
- Biết làm cho oàn địch phải thuần phục.
- Quán xét việc làm vốn có.
- Quán xét gần hết lậu.
– Tận trí cũng có bốn loại:
- Kiến mà không nhiếp.
- Lìa xa Định Không.
- Không phải là Tha tâm trí.
- Gia hạnh chậm chạp.
– Vô sinh trí cũng có bốn loại:
- Bởi vì nhân.
- Bởi vì quả.
- Bởi vì nối tiếp nhau.
- Bổ-đặc-già-la.
Trong này đã nói đến bốn Pháp trí…, là giải thích rộng ra các trí sai biệt trong kinh, chứ không phải đầu chính là Pháp trí… thâu nhiếp.
Lại nữa, nên nói mười trí tổng hợp là một trí, đó là Pháp trí, bởi vì đều lấy pháp làm Thể. Nên nói mười trí tổng hợp làm một trí, đó là Loại trí, bởi vì đều là chủng loại Thánh. Nên nói mười trí tổng hợp làm một trí đó là trí đã nhận biết, bởi vì đã biết mà nhận biết cho nên xem xét quyết định lại. Nên nói mười trí tổng hợp làm một trí, đó là Đạo trí, bởi vì Đạo đề thâu nhiếp. Nên nói mười trí tổng hợp làm một trí, đó là Nguyện trí, bởi vì có năng lực thoả mãn điều mong cầu. Nên nói mười trí tổng hợp làm một trí, đó là Tận trí, bởi vì đạt được trong thân người không còn phiền não. Nên nói mười trí tổng hợp làm một trí, đó là Vô sinh trí, bởi vì không lui sụt rơi rụng.
Hỏi: Thế nào Pháp trí?
Đáp: Tất cả trí vô lậu đối với các hành-nhân của các hành-diệt các hành-đạo có thể đoạn các hành của cõi Dục.
Trong này, các hành là khổ đế, nhân của các hành là Tập đế, diệt các hành là Diệt đế, đạo có thể đoạn các hành là Đạo đế. Các trí vô lậu có thể nhận biết về bốn Đế của cõi Dục như vậy, gọi chung là pháp trí. Lại nữa, tất cả trí vô lậu đối với Pháp trí và địa của Pháp trí, đó gọi là Pháp trí.
Hỏi: Vì sao lại nói đến trí này?
Đáp: Trước đây tuy nói về đạo vô gián có thể đoạn các hành ủa cõi Dục, mà chưa nói đến đạo gia hạnh-giải thoát-thắng tiến, nay cần phải nói đến.
Trong này, Pháp trí là pháp trí của ba đạo; địa của Pháp trí là các pháp cùng có tương ưng với Pháp trí của ba đạo. Lại nữa, đạo có thể đoạn là Pháp trí của đạo vô gián , Pháp trí là Pháp trí của ba đạo khác; địa của Pháp trí là các pháp cùng có tương ưng với Pháp trí của bốn đạo, và bốn phẩm Pháp nhẫn. Lại nữa, đạo có thể đoạn là pháp vô lậu của bốn đạo có thể đoạn phiền não của cõi Dục, Pháp trí là Pháp trí đã tu-đã khởi vào lúc khác; địa của Pháp trí là các pháp cùng có tương ưng với lúc ấy. Tiếp theo sau Loại trí dựa theo đây nên biết. Tha tâm trí… như văn nói rộng ra, nên biết về tướng ấy.
Pháp trí cho đến Đạo trí, ở trong tám trí thì mỗi một trí thâu nhiếp mấy loại?
Hỏi: vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Các pháp thâu nhiếp, đó là thâu nhiếp tánh khác chứ không thâu nhiếp tự tánh. Như Luận giả Phân Biệt đã chấp. Vì ngăn chặn cái chấp ây, muốn nhấn bày về các pháp đều thâu nhiếp tự tánh chứ không thâu nhiếp tánh khác, cho nên soạn ra phần luận này. Nghĩa lý trong này như trong chương Kiết Uẩn đã phân biệt rộng ra.
Pháp trí thâu nhiếp Pháp trí và phần ít cùa năm trí đó là Tha tâm trí và Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí.
Trong này, nói tổng quát là Pháp trí thâu nhiếp Pháp trí, nhưng Pháp trí thuộc về sáu địa, Vị chí Định thì thâu nhiếp Vị chí Định, cho đến Tĩnh lự thứ tư thì thâu nhiếp Tĩnh lự thứ tư. Lại nữa, Pháp trí có bốn loại đó là trí của bốn Đế , Khổ trí thâu nhiếp Khổ trí, cho đến Đạo trí thâu nhiếp Đạo trí. Lại nữa, Pháp trí thuộc về ba đời, quá khứ thâu nhiếp quá khứ, vị lai thâu nhiếp vị lai, hiện tại thâu nhiếp hiện tại; quá khứ và vị lai đếu có nhiều sát-na, mỗi một sát-na tự mình thâu nhiếp.
Ngay Pháp trí này thâu nhiếp phần ít của Tha tâm trí, nghĩa là Tha tâm trí có hữu lậu, có vô lậu; trí này chỉ thâu nhiếp vô lậu. Vô lậu ấy lại có phẩm Pháp trí, có phẩm Loại trí; trí này chỉ thâu nhiếp phẩm Pháp trí. Vì vậy nói thâu nhiếp phần ít của trí kia.
Ngay Pháp trí này thâu nhiếp phần ít của Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí, nghĩa là bốn trí ấy đều có phẩm Pháp trí, có phẩm Loại trí; trí này chỉ thâu nhiếp phẩm Pháp trí, cho nên nói là thâu nhiếp phần ít của bốn trí
Loại trí thâu nhiếp Loại trí và phần ít của năm trí, đó là Tha tâm trí và Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí.
Trong này, nói tổng quát là Loại trí thâu nhiếp Loại trí, nhưng loại trí thuộc về chính địa, Vị chí Định thì thâu nhiếp Vị chí Định, cho đến Vô sở hữu xứ thì thâu nhiếp Vô sở hữu xứ, phần còn lại nói rộng ra như Pháp trí.
Tha tâm trí thâu nhiếp Tha tâm trí và phần ít của bốn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Đạo trí. Trong này, nói tổng quát là Tha tâm trí thâu nhiếp Tha tâm trí, nhưng Tha tâm trí thuộc về bốn tĩnh lự căn bản, Tĩnh lự thứ nhất thì thâu nhiếp Tĩnh lự thứ nhất, cho đến Tĩnh lự thứ tư thì thâu nhiếp Tĩnh lự thứ tư. Lại nữa, Tha tâm trí có hữu lậu-có vô lậu, hữu lậu thâu nhiếp hữu lậu, vô lậu thâu nhiếp vô lậu. Hữu lậu này thì có đã từng đạt được-có chưa từng đạt được, đã từng đạt được thâu nhiếp đã từng đạt được, chưa từng đạt được thâu nhiếp chưa từng đạt được; vô lậu này thì có phẩm Pháp trí-có phẩm Loại trí, Pháp trí thâu nhiếp phẩm Pháp trí, phẩm Loại trí thâu nhiếp phẩm Loại trí. Lại nữa, Tha tâm trí này gồm chung ba đời, quá khứ thâu nhiếp quá khứ vị lai thâu nhiếp vị lai hiện tại thâu nhiếp hiện tại quá khứ và vị lai đều có sát-na, mỗi một sát-na tự mình thâu nhiếp.
Ngay Tha tâm trí này thâu nhiếp phần ít của Pháp trí, nghĩa là pháp trí thuộc về sáu địa, trí này chỉ thâu nhiếp Pháp trí của bốn Tĩnh lự căn bản kia. Lại nữa, Pháp trí có bốn loại, đó là trí của bốn Đế, trí này chỉ thâu nhiếp Pháp trí của Đạo trí. Lại nữa, Pháp trí của Đạo trí có duyên riêng biet-có duyên toàn bộ, có duyên hiện tại-có duyên quá khứ và vị lai, có duyên Tự tương tục-có duyên Tha tương tục, có duyên tâm-tâm sở pháp, có duyên với Uẩn khác; trí này chỉ thâu nhiếp Pháp trí duyên riêng biệt-hiện tại-Tha tương tục-tâm tâm sở pháp, cho nên nói là thâu nhiếp phần ít của Pháp trí. Như nói trí này thâu nhiếp phần ít của Pháp trí, nói trí này thâu nhiếp phần ít của Loại trí cũng như vậy; có điểm khác nhau là nên nói Loại trí thuộc về chính địa, trí này chỉ thâu nhiếp Loại trí thuộc về bốn Tĩnh lự căn bản.
Lại nữa, Tha tâm trí này thâu nhiếp phần ít của Thế tục trí, nghĩa là Thế tục trí thuộc về mười tám địa; trí này chỉ thâu nhiếp Thế tục trí thuộc về bốn tĩnh lự căn bản. Lại nữa, Thế tục trí có thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký, trí này chỉ thâu nhiếp Thế tục trí thiện. Lại nữa, Thế tục trí thiện có duyên riêng biệt, có duyên tổng quát, nói rộng như trước; trí này chỉ thâu nhiếp Thế tục trí thiện có duyên riêng biệt-hiện tại-Tha tương tục và tâm-tâm sở pháp, cho nên nói là thâu nhiếp phần ít của Thế tục trí.
Lại nữa, Tha tâm trí này thâu nhiếp phần ít của Đạo trí, nghĩa là Đạo trí thuộc về chính địa; trí này chỉ thâu nhiếp Đạo trí thuộc về bốn Tĩnh lự căn bản. Lại nữa, Đạo trí của bốn Tĩnh lự căn bản có duyên riêng biệt, có duyên tổng quát, nói rộng như trước; trí này chỉ thâu nhiếp Đạo trí có duyên riêng biệt-hiện tại-Tha tương tục và tâm-tâm sở pháp, cho nên nói là thâu nhiếp phần ít của Đạo trí.
Thế tục trí thâu nhiếp Thế tục trí và phần ít của Tha tâm trí.
Trong này, nói tổng quát là Thế tục trí thâu nhiếp Thế tục trí, nhưng Thế tục trí thuộc về mười tám địa, cõi Dục thì thâu nhiếp cõi Dục, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì thâu nhiếp Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Lại nữa, Thế tục trí có thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký, thiện thì thâu nhiếp thiện, nhiễm ô thì thâu nhiếp nhiễm ô, vô phú vô ký thì thâu nhiếp vô phú vô ký. Lại nữa, Thế tục trí gồm chung ba đời, quá khứ thâu nhiếp quá khứ, vị lai thâu nhiếp vị lai, hiện tại thâu nhiếp hiện tại; quá khứ và vị lai đều nhiều sát-na, mỗi một sát-na tự mình thâu nhiếp.
Lại nữa, Thế tục trí thâu nhiếp phần ít của Tha tâm trí, nghĩa là Tha tâm trí có hữu lậu-có vô lậu; trí này chỉ thâu nhiếp Tha tâm trí hữu lậu, cho nên nói là thâu nhiếp phần ít của Tha tâm trí.
Khổ trí thâu nhiếp Khổ trí và phần ít của hai trí, đó là Pháp trí và Loại trí.
Trong này, nói tổng quát là Khổ trí thâu nhiếp Khổ trí, nhưng Khổ trí thuộc về chình địa, Vị chí Định thì thâu nhiếp Vị chí Định, cho đến vô sở hữu xứ thì thâu nhiếp vô sở hữu xứ; phần còn lại như trước nói.
Lại nữa, Khổ trí này thâu nhiếp phần ít của Pháp trí, nghĩa là Pháp trí có Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí; trí này chỉ thâu nhiếp các trí của Khổ trí, cho nên nói là thâu nhiếp phần ít của Pháp trí. Như nói trí này thâu nhiếp phần ít của Pháp trí, nói trí này thâu nhiếp phần ít của Loại trí cũng như vậy. Như Khổ trí thâu nhiếp một trí và phần ít của hai trí, Tập trí và Diệt trí nên biết cũng như vậy.
Đạo trí thâu nhiếp Đạo trí và phần ít của ba trí, đó là Pháp-Loại và Tha tâm trí.
Trong này, nói tổng quát là Đạo trí thâu nhiếp Đạo trí, nhưng Đạo trí thuộc về chính địa, Vị chí Định thì thâu nhiếp Vị chí Định, cho đến Vô sở hữu xứ thì thâu nhiếp Vô sở hữu xứ; phần còn lại như trước nói.
Lại nữa, Đạo trí này thâu nhiếp phần ít của Pháp trí-Loại trí, như trước nói về Khổ trí thâu nhiếp phần ít của Pháp trí-Loại trí.
Lại nữa, Đạo trí này thâu nhiếp phần ít của Tha tâm trí, nghĩa là Tha tâm trí có hữu lậu-có vô lậu, trí này chỉ thâu nhiếp Tha tâm trí vô lậu, cho nên nói là thâu nhiếp phần ít của Tha tâm trí.
Trong này, thâu nhiếp có nghĩa là thâu nhiếp tự tánh, tự tánh đối với tự tánh thật sự có thể đạt được, không lìa ra-không cởi bỏ, thường tồn tại chứ không trống rỗng, luôn luôn làm chướng ngại, cho nên nói là thâu nhiếp.
Nếu thành tựu Pháp trí, cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Tánh thành tựu và không thành tựu không có thật. Như phái Thí Dụ đã chấp. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày về tành thành tựu-tánh không thành tựu là quyết định thật có, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi:: Nếu thành tựu Pháp trí thì đối với tám trí này, có mấy thành tựu-mấy không thành tựu?
Đáp: Hoặc là ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là lúc Khổ pháp trí-Khổ loại trí nhẫn, không có Tha tâm trí thì thành tựu ba, có Tha tâm trí thì thành tựu bốn.
Trong này, ba đó là Pháp trí-Khổ trí và Thế tục trí; bốn đó là ba trí trước cọng thêm Tha tâm trí.
Nếu chưa lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tành ly sinh, thì lúc bấy giờ thành tựu ba; nếu đã lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh thì lúc bấy giờ thành tựu bốn. Những điều nói sau này dựa theo đây nên biết.
Lúc Khổ pháp trí, thì Pháp trí-Khổ trí thành tựu hiện tại và vị lai, tức là Thể một trí mà bởi vì đối trị cho nên gọi là Pháp trí, bởi vì hành tướng cho nên gọi là Khổ trí. Thế tục trí-Tha tâm trí thành tựu quá khứvị lai.
Lúc Khổ loại trí nhẫn, thì tăng thêm Kiến-tăng thêm Tuệ-tăng thêm Đạo, không phải là Trí-không phải là Danh, lúc bấy giờ Pháp trí-Khổ trí-Thế tục trí hoặc là Tha tâm trí, đều chỉ thành tựu quá khứ-vị lai, nởi vì hiện tại không có. Những điều nói sau này dựa theo đây nên biết.
Lúc Khổ loại trí-Tập pháp trí nhẫn, không có Tha tâm trí thì thành tựu bốn, có Tha tâm trí thì thành tựu năm.
Trong này, bốn đó là Pháp-Loại-Khổ và Thế tục trí; năm đó là bốn trí trước cọng thêm Tha tâm trí.
Lúc Khổ loại trí, thì tăng thêm Kiến-tăng thêm Tuệ-tăng thêmĐạo-tăng thêm Trí-tăng thêm Danh, nghĩa là Loại trí gọi cho Khổ trí này, bởi vì lúc ấy tên gọi Khổ pháp trí đã có được. Lúc Tập pháp trí nhận, thì tăng thêm Kiến-Tuệ-Đạo, không phải là Trí-không phải là Danh.
Lúc Tập pháp trí cho đến lúc Diệt pháp trí nhẫn, không có Tha tâm trí thì thành tựu năm, có Tha tâm trí thì thành tựu sáu.
Trong này, năm đó là Pháp-Loại-Khổ-Tập và Thế tục trí, sáu đó là năm trí trước cọng thêm Tha tâm trí.
Lúc Tập pháp trí, thì tăng thêm Kiến-Tuệ-Đạo và Trí-Danh, nghĩa là Tập trí gọi cho Pháp trí này bởi vì lúc ấy tên gọi Khổ pháp trí đã cò được.
Lúc Tập loại trí nhẫn-Tập loại trí-Diệt pháp trí nhẫn, thì tăng thêm Kiến-Tuệ-Đạo, không phải là Trí-không phải là Danh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc ấy Tập loại trí đã có được tên gọi Tập trí, không khác với lúc Tập pháp trí đã có được tện gọi Tập trí; bởi vì lúc bấy giờ đã có được tên gọi Loại trí, không khác với lúc Khổ loại trí đã có được tên gọi Loại trí.
Lúc Diệt pháp trí cho đến lúc Đạo pháp trí nhẫn, không có Tha tâm trí thì thành tựu sáu, có Tha tâm trì thì thành tựu bảy.
Trong này, sáu đó là Pháp-Loại-Khổ-Tập-Diệt và Thế tục trí, bảy đó là sáu trí trước cọng thêm Tha tâm trí.
Lúc Diệt pháp trí,thì tăng thêm Kiến-Tuệ-Đạo và Trí-Danh, nghĩa là Diệt trí gọi cho Diệt loại trí nhẫn.
Lúc Diệt loại trí-Đạo pháp trí nhẫn, thì tăng thêm Kiến-Tuệ-Đạo, không phải là Trí-không phải là Danh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc ấy Diệt loại trí đã có được tên gọi Diệt trí, không khác với lúc Diệt pháp trí đã có được tên gọi Diệt trí; bởi vì lúc bấy giờ đã có được tên gọi Loại trí, không khác với lúc Khổ loại trí đã có được tên gọi Loại trí.
Lúc đạo Pháp trí cho đến lúc Đạo loại trí, không có Tha tâm trí thì thành tựu bảy, có Tha tâm trí thành tựu tám.
Trong này, bảy đó là trong tám trí trừ ra Tha tâm trí, tám đó là bảy trí trước cọng thêm Tha tâm trí.
Lúc Đạo pháp trí, thì tăng thêm Kiến-Tuệ-Đạo, không phải là Tríkhông phải là Danh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc ấy Đạo loại trí đã có được tên gọi Đạo trí, không khác với lúc Đạo pháp trí đã có được tên gọi Đạo trí; bởi vì lúc bấy giờ đã có được tên gọi Loại trí, không khác với lúc Khổ loại trí đã có được tên gọi Loại trí.
Nếu thành tựu Loại trí cho đến nếu thành tựu Đạo trí, thì đối với tám trí này thành tựu bao nhiêu, như văn nói rộng ra nên biết về tướng ấy.
Tăng thêm về Kiến-Tuệ-Đạo và tăng thêm về Trí-Danh, như trong Pháp trí nên biết về tướng ấy.nhưng thành tựu Pháp trí và Khổ trí, lấy lúc Khổ pháp trí làm thành tựu thứ nhất; Loại trí lấy lúc Khổ loại trí làm thành tựu thứ nhât; Tha tâm trí lấy Đạo giải thoát thứ chín lìa nhiễm cõi Dục, và ở cõi Vô sắc chết đi sinh vào cõi Sắc lúc tâm Trung Hữu đầu thai, làm thành tựu thứ nhất; Thế tục trí không có thứ nhất, bởi vì tất cả hữu tình vốn có thành tựu. Thành tựu Tập trí lấy lúc Tập pháp trí làm thành tựu thứ nhất, Diệt trí lấy lúc Diệt pháp trí làm thành tựu thứ nhất, Đạo trí lấy lúc Đạo pháp trí làm thành tựu thứ nhất. PhápLoại-Tập-Khổ-Diệt-Đạo trí, từ lúc bắt đầu đạt được về sau, cho đến lúc chưa nhập Niết-bàn thì luôn luôn thành tựu; Thế tục trí từ thời gian ban đầu không thể biết được, cho đến lúc chưa nhập Niết-bàn thi luôn luôn thành tựu; Tha tâm trí đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa sinh vào cõi Vô sắc chưa nhập Niết-bàn thì luôn luôn thành tựu. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.
Nếu tu Pháp trí thì cũng tu Loại trí chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi:Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Pháp thiện-nhiễm và vô ký đều có nghĩa cuảt. Vì ngăn chặn caí chấp ấy để hiển bày chỉ riêng pháp thiện hữu vi có thể có nghĩa tu. Tại sao biết như vậy? Như trong kinh nói: “Pháp thiện hữu vi cần phải tu chứ không phải là pháp nào khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu Pháp trí là quả yêu quý, thì khuyến khích chịu khó tinh tiến tu tập làm cho dần dần tăng trưởng, cho nên gọi là tu. Chỉ riêng pháp thiện hữu vi có năng lực đạt được quả yêu quý, đó là bởi vì đạt được quả dị thục tăng thượng đáng yêu quý của thế gian, cũng bởi vì đạt được quả lìa cxa ràng buộc của xuất thế gian. Những người có trí chịu khó tinh tiến tu tập, từ bậc Hạ đến bậc Trung, từ bậc Trung đến bậc Thượng, khiến cho nhanh chóng đạt được quả yêu quý đã mong cầu. Pháp nhiễm-vô ký và thiện vô vi không có tác dụng như vậy, cho nên không gọi là tu.” Hoặc có người bác bỏ không có nghĩa của tu vị lai, nghĩa là bởi vì quá khứ và vị lai đều không có Thể thật sự. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày chắc chắn thật sự có quá khứ và vị lai, hiện tại có thể tu pháp thiện của vị lai, nghĩa là pháp thiện thù thắng của đời hiện tại làm nhân, dẫn dắt phát khởi đạt được các pháp thiện của vị lai, thì sẽ không có nghĩa đạt được quả…, nghĩa là lúc đạt được quả… thì hiện tại chỉ có một trí mà vị lai tu tám trí, hiện tại chỉ có một hành tướng mà vị lai tu mười sáu hành tướng, hiện tại chỉ có một sát-na mà vị lai tu vô lượng sát-na, hiện tại hoặc là chỉ có tâm-tâm sở pháp hữu lậu mà vị lai tu tâm-tâm sở pháp hữu lậu và vô lậu, hoặc có lúc hiện tại chỉ có tâm-tâm sở pháp vô lậu mà vị lai tu tâm-tâm sở pháp vô lậu và hữu lậu, những sự việc như vậy đều sẽ không thể thành tựu. Lại nữa, lúc chư Phật chứng được Đại Bồ-đề, hiện tại chỉ có công đức của Tận trí; nếu không có nghĩa của tu thiện vị lai, thì lẽ ra chư Phật không có Nhất thiết trí. Đừng có sai lầm quá mức như vậy, cho nên nhất định phải thừa nhận là tu pháp thiện của vị lai. Bởi vì ngăn chặn các loại chấp lạ lùng như vậy, và hiển bày về Chánh lý, cho nên soạn ra phần luận này.
Tu có bốn loại, nói rộng trước. Trong này chỉ dựa vào hai loại tu mà soạn luận, đó là tu đạt được và tu luyện tập.
*******
Dị sinh, lúc lìa nhiễm cõi Dục, trong các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí; trong đạo giải thoát thú chín, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu Thế tục trí và Tha tâm trí. Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, nếu dựa vào Tĩnh lự thứ nhất làm gia hạnh, thì trong đạo gia hạnh ấy hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu Thế tục trí và Tha tâm trí; nếu dựa vào cận phần của Tĩnh lự thứ hai làm gia hạnh, thì trong đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí, trong đạo giải thoát thứ chín thì hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu Thế tục trí và Tha tâm trí. Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba, nên biết cũng như vậy. Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, nếu dựa vào Tĩnh lự thứ tư làm gia hạnh, thì trong đạo gia hạnh ấy hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu Thế tục trí và Tha tâm trí; nếu dựa vào cận phần của Không vô biên xứ làm làm gia hạnh, thì trong đạo gia hạnh-chín đạo vô gián giải thoát ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí. Lúc lìa nhiễm của Không vô biên xứ, trong các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí. Lúc lìa nhiệm của Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ, nên biết cũng như vậy.
Dị sinh chưa lìa nhiễm cõi Dục, lúc khởi lên bốn Vô lượng-hai Giải thoát đầu-bốn Thắng xứ trước-Bất tịnh quán-Trí tức niệm-Niệm trú và Noãn-Đảnh-nhẫn-Thế đệ nhất pháp, thì hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí. Dị sinh đã lìa nhiễm cõi Dục, lúc khởi lên bốn Vô lượng-ba Giải thoát đầu-tám Thắng xứ-tám Biên xứ trướcBất tịnh quán- Trí tức niệm-Niệm trú, thì hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu Thế tục trí và Tha tâm trí. Lúc khởi lên Noãn-Đảnh-Nhẫn-Thế đệ nhất pháp, thì hiện tại tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí. Lúc khởi lên Vô sắc-bốn Giải thoát-hai Biến xứ và Niệm trú, thì hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí. Lúc dẫn dắt phát sinh năm Thông, trong các đạo gia hạnh-hai đạo giải thoát, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu Thế tục trí và Tha tâm trí; trong một đạo giải thoát, hiện tại tu Thế tục trí và Tha tâm trí, vị lai cũng tu Thế tục trí và Tha tâm trí; trong năm đạo vô gián, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí; trong hai đạo giải thoát, không tu trí bởi vì vô ký.
Thánh giả trong Kiến đạo, nếu hiện tại tu công đức như vậy, thì vị lai tu công đức như vậy. Như lúc các Nhẫn hiện rõ ở trước mắt, hiện tại tu Nhẫn như vậy, vị lai cũng tu Nhẫn như vậy; lúc các trí hiện rõ ở trước mắt, hiện tại tu Trí như vậy, vị lai cũng tu Trí như vậy. Trừ ra trong ba tâm, vị lai cũng tu Thế tục trí, đó là lúc Khổ-Tập-Diệt loại trí, cũng tu Thế tục trí Hiện quán biên thuộc vị lai.
Hỏi: Vì sao trong Kiến đạo chỉ tu Đồng phần (cung thành phần), trong Tu đạo có thể tu Đồng phần và không Đồng phần?
Đáp: Bởi vì Kiến đạo là xứ sở ổn định-đối trị ổn định, cho nên chỉ tu đồng phần; Tu đạo thì xứ sở không ổn định-đối trị không ổn định, cho nên có thể tu đồng phần và không đồng phần. Lại nữa, bởi vì Kiến đạo là sở duyên ổn định-đối trị ổn định, cho nên chỉ tu đồng phần; Tu đạo thì sở duyên không ổn định-đối trị không ổn định, cho nên có thể tu đồng phần và không đồng phần. Lại nữa, trong Kiến đạo lần đầu đạt được chủng tánh Thánh-đối với bốn Thánh đế bắt đầu tu về hành tướng Thánh, cho nên chỉ tu đồng phần; trong Tu đạo đã đạt được chủng tánh Thánh-đối với bốn Thánh đế đã tu về hành tướng Thánh, cho nên có thể tu đồng phần và không đồng phần. Lại nữa, trong Kiến đạo lân đầu đạt được Kiến đế-lần đầu đạt được Hiện quán, cho nên chỉ tu đồng phần; trong Tu đạo đã đạt được Kiến đế-đã đạt được Hiện quán, cho nên có thể tu đồng phần và không đổng phần.
Lúc Đạo loại trí không có Tha tâm trí, hiện tại tu Đạo trí và Loại trí, vị lai tu sáu trí, trừ ra Thế tục trí và Tha tâm trí; có Tha tâm trí thì hiện tại tu Đạo trí và Loại trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Thế tục trí.
Thánh giả, lúc dùng đạo thế tục lìa nhiễm cõi Dục, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại tu tùy theo hai trí trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu bảy trí, từ ra Tha tâm trí; nếu thế tục làm gia hạnh, thì trong đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Tha tâm trí; trong đạo giải thoát thứ chín, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu tám trí.
Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại tu tùy theo hai trí trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu tám trí; nếu thế tục làm gia hạnh, thì trong đạo gia hạnh-chín đạo giải thoát ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu tám trí; trong chín đạo vô gián, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Tha tâm trí . cho đến lúc lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, nên biết cũng như vậy.
Lúc dùng đạo vô lậu lìa nhiễm cõi Dục, nếu thế tục làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Tha tâm trí; nêu vô lậu làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại tu tùy theo hai trí trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Tha tâm trí; trong chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát, hiện tại tu tùy theo hai trí trong bốn Pháp trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Tha tâm trí; trong đạo giải thoát thứ chín, hiện tại tu theo hai trí trong bốn Pháp trí, vị lai tu tám trí.
Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, nếu dùng thế tục làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu tám trí. Nếu vô lậu làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại tu tùy theo hai trí trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu tám trí; trong chín đạo vô gián, hiện tại tu tùy theo hai trí trong hai Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Tha tâm trí; trong chín đạo giải thoát, hiện tại tu tùy theo hai trí trong hai Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu tám trí. Cho đến lúc lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, nên biết cũng như vậy.
Lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu thế tục làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu tám trí. Nếu vô lậu làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại tu tùy theo hai trí trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu tám trí; trong chín đạo vô gián, hiện tại tu tùy theo hai trí trong hai Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu sáu trí, trừ ra Thế tục trí và Tha tâm trí; trong tám đạo giải thoát, hiện tại tu tùy theo hai trí trong hai Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Thế tục trí; trong đạo giải thoát thứ chín, hiện tại tu tùy theo hai trí trong hai loại trí, vị lai tu tám trí và tu thiện căn Vô lượng của ba cõi.
Tín thắng giải chưa lìa nhiễm cõi Dục, lúc luyện căn làm Kiến chí, nếu thế tục làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Tha tâm trí. Nếu vô lậu làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại tu tùy theo hai trí trong bốn Pháp tríbốn Loại trí, vị lai tu bảy trí, trừ ra Tha tâm trí; trong đạo vô gián, hiện tại tu tùy theo hai trí trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu sáu trí, trừ ra Thế tục trí và Tha tâm trí; trong đạo giải thoát, hiện tại tùy theo hai trí trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai có nơi nói tu sáu trí trừ ra Thế tục trí và Tha tâm trí, có nơi nói tu bảy trí trừ ra Tha tâm trí.
Tín thắng giải đã lìa nhiễm cõi Dục, lúc luyện căn làm Kiến chí, nếu thế tục làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại tu hai trí tùy theo trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu tám trí; trong đạo vô gián, hiện tại tu hai trí tùy theo trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu sáu trí, trừ ra Thế tục trí và Tha tâm trí; trong đạo giải thoát, hiện tại tu hai trí tùy theo trong bốn pháp Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai có nơi nói tu bảy trí trừ ra Thế tục trí, có nơi nói tu tám trí.
A-la-hán Thời giải thoát, lúc luyện căn làm Bất động, nếu thế tục làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu tám trí. Nếu vô lậu làm gia hạnh thì trong đạo gia hạnh ấy, hiện tại tu hai trí tùy theo trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu tám trí; trong chín đạo vô gián, hiện tại tu hai trí tùy theo trong hai Pháp trí- bốn Loại trí, vị lai tu sáu trí trừ ra Thế tục trí và Tha tâm trí; trong tám đạo giải thoát, hiện tại tu hai trí tùy theo trong hai Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu bảy trí trừ ra Thế tục trí; trong đạo giải thoát thứ chín, hiện tại tu hai trí tùy theo hai Loại trí, vị lai tu tám trí và tu thiện căn Vô lượng của ba cõi.
Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục, lúc khởi lên bốn Vô lượng-hai Giải thoát đầu-bốn Thắng xứ trước-Bất tịnh quán-Trì tức niệm và Thế Tục-Niệm trú, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu bảy trí trừ ra Tha tâm trí. Lúc tu Tĩnh lự lẫn trộn, trong sát-na thứ nhất, hiện tại tu hai trí tùy theo trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, vị lai tu bảy trí trừ ra Tha tâm trí; trong sát-na thứ hai, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu bảy trí trừ ra Tha tâm trí; trong sát-na thứ ba, hiện tại tu hai trí tùy theo trong bốn Pháp trí-bốn Loại trí, tu tám trí. Lúc dẫn dắt phát khởi năm Thông, trong năm đạo vô gián, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu bảy trí trừ ra Tha tâm trí; trong các đạo gia hạnh-hai đạo giải thoát, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu tám trí; trong một đạo giải thoát, vị lai tu tám trí, hiện tại chỉ tu Thế tục trí và Tha tâm trí, có nơi nói cũng tu Tha tâm trí tùy theo hai trí là Đạo pháp trí và Đạo loại trí; hai đạo giải thoát không tu trí, bởi vì vô ký.
Thành giả đã lìa nhiễm cõi Dục, lúc khởi lên bốn Vô lượng-Thế tục-Giải thoát-Thắng xứ-Biến xứ-Bất tịnh quán-Trì tức niệm thế tụcNiệm trú thế tục-Vô ngại giải-Vô tranh-Nguyện trí-Biên tế Định, Tamma-địa Không Không-Vô nguyện Vô nguyện-Vô tướng Vô tướng, nhập diệt định tưởng-tâm vi tế, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai tu tám trí; lúc khởi lên Tha tâm trí vô lậu, hiện tại tu Tha tâm trí tùy theo hai trí là Đạo pháp trí và Đạo loại trí, vị lai tu tám trí.
Dựa vào địa Tĩnh lự, lúc khởi lên Niệm trú vô lậu-Nghĩa vô ngại giải vô lậu, hiện tại tu hai trí tùy theo bốn Pháp trí, tu tám trí; lúc khởi lên Biện vô ngại giải vô lậu, hiện tại tu hai trí tùy theo Đạo pháp trí và Đạo loại trí, vị lai tu tám trí.
Dựa vào Định vô sắc, lúc khởi lên Niệm trú vô lậu-Nghĩa vô ngại giải vô lậu-Giải thoát vô lậu, hiện tại tu hai trí tùy theo bốn Loại trí, tu tám trí.
Dựa vào Định Vô sắc, lúc khởi lên Biện vô ngại giải vô lậu, hiện tại tu hai trí là Đạo trí và Loại trí, vị lai tu tám trí; lúc khởi lên nhập diệt tận định-tâm vi tế, hiện tại chỉ tu Thế tục trí, vị lai cũng chỉ tu Thế tục trí. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.
Hỏi: Nếu tu Pháp trí thì cũng tu Loại trí chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có lúc tu Pháp trí mà không phải là Loại trí, đó là lúc Pháp trí tiến vào Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt-Đạo, học thấy dấu tích A-la-hán, lúc đã đạt được Pháp trí hiện rõ ở trước mắt. Trong này, lúc Pháp trí tiến vào Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt-Đạo, đó là trong Kiến đạo thì bốn Pháp trí chỉ tu Pháp trí chứ không tu Loại trí. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong Kiến đạo, nếu hiện tại tu công đức như vậy thì vị lai vẫn tu công đức như vậy, lúc Pháp trí hiện rõ ở trước mắt chỉ tu phẩm Pháp trí của vị lai, lúc Loại trí hiện rõ ở trước mắt chỉ tu phẩm Loại trí của vị lai. Học thấy dấu tíchA-la-hán, lúc đó đã đạt được Pháp trí hiện rõ ở trước mắt, thì Học nghĩa là Bổ-đặc-già-la Dự lưu-Nhất lai và Bất hoàn, dấu tích nghĩa là bốn Thánh đế, dùng Tuệ vô lậu đã thấy đầy đủ dấu tích của bốn Đế cho nên gọi là học thấy dấu tích; A-la-hán nghãi là Tuệ giải thoát, hoặc là Câu giải thoát. Lúc bậc Học và Vô học này đã đạt được Pháp trí hiện rõ ở trước mắt thì chỉ tu Pháp trí, là tu luyện tập cho nên không tu Loại trí. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc pháp đã từng đạt được hiện rõ ở trước mắt, thế lực yếu kém hãy còn không thể nào đến được sát-na thứ hai, huống là có thể tu pháp vị lai xa xôi nào khác hay sao?
2. Có lúc tu Loại trí mà không phải là Pháp trí, đó là lúc tiến vào Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí, học thấy dấu tích A-la-hán, lúc đã đạt được Loại trí hiện rõ ở trước mắt. Trong này, lúc tiến vào Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí, đó là trong Kiến đạo thì ba Loại trí chỉ tu Loại trí chứ không tu Pháp trí, nghĩa nói như trước. Học thấy dấu tích A-la-hán, lúc đã đạt được Loại trí hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là lúc HọcVô học đã từng đạt được Loại trí hiện rõ ở trước mắt; trước đây tu Loại trí chứ không tu Pháp trí, nghĩa nói như trước.
3. Có lúc tu cả hai trí, đó là lúc tiến vào Hiện quán về Đạo loại trí, học thấy dấu tích A-la-hán, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện rõ ở trước mắt, chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt, lúc ấy có thể tu cả hai trí. Trong này, lúc tiến vào hiện quán về Đạo loại trí, nghĩa là lúc Kiến đạo về sau, Đạo loại trí có thể tu Pháp trí, cũng tu Loại trí, bởi vì trong phần vị này rời bỏ đạo đã từng đạt được, đạt được đạo chưa từng đạt được, chứng được một vị đoạn hết kiết, lập tức đạt được tám trí, cùng lúc tu mười sáu hành tướng. Học thấy dấu tích A-la-hán, lúc chưa đạt được trí ô lậu hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là phần vị Hữu học dùng đạo vô lậu để lìa nhiễm cõi Dục, nếu vô lậu làm gia hạnh thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát, cho đến lúc lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, cũng như vậy; lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát; Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu vô lậu làm gia hạnh thì lúc ấy là đạo gia hạnh-đạo vô gián-đạo giải thoát; lúc Tĩnh lự xen tạp tâm trước-tâm sau, lúc ấy khởi lên Tha tâm trí vô lậu-Niệm trú vô lậu-Giải thoát vô lậu. Những phần vị Học như vậy, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện rõ ở trước mắt, có thể tu Pháp trí, cũng tu Loại trí.
Nếu phần vị Vô học thì lúc lìa nhiễm Phi tưởng phi phi tưởng xứ là đạo giải thoát thứ chín; Thời gian thoát luyện căn làm Bất động, nếu vô lậu làm gia hạnh thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát; lúc tu Tĩnh lự xen tạp tâm trước-tâm sau, lúc ấy khởi lên Tha tâm trí vô lậu-Niệm trú vô lậu-Vô ngại giải vô lậu-Giải thoát vô lậu. Những phần Vô học như vậy, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện rõ ở trước mắt, có thể tu Pháp trí, cũng tu Loại trí.
Chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mặt, lúc ấy có thể tu cả hai trí, nghĩa là phần vị Học dùng đạo thế tục để lìa nhiễm cõi Dục, nếu Thế tục làm gia hạnh thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát, cho đến lúc lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ cũng như vậy; lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu Thế tục làm gia hạnh thì lúc ấy là đạo gia hạnh; Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu Thế tục làm gia hạnh thì lúc ấy là đạo gia hạnh, lúc tu Tĩnh lự xen tạp tâm trung gian, lúc dẫn dắt phát khởi năm Thông là các đạo gia hạnh-năm đạo vô gián-ba đạo giải thoát, lúc ấy khởi lên bốn Vô lượng-Thế tụcGiải thoát-Thắng xứ-Biến xứ-Bất tịnh quán-Trì tức niệm-Niệm trú thế tục-nhập diệt định tưởng-tâm vi tế.
Nếu phần vị Vô học, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu Thế tục làm gia hạnh thì lúc ấy là đạo gia hạnh; lúc tu Tĩnh lự xen tạp tâm trung gian, lúc dẫn dắt phát khởi năm Thông là các đạo gia hạnhnăm đạo vô gián-ba đạo giải thoát, lúc ấy khởi lên bốn Vô lượng-Thế tục-Giải thoát-Thắng xứ-Biến xứ-Bất tịnh quán-Trì tức niệm-Niệm trú thế tục-Vô ngại giải thế tục-Vô tranh-Nguyện trí, Tam-ma-địa Không Không-Vô nguyện Vô nguyện-Vô tướng Vô tướng-Biên tế Định-nhập diệt định tưởng-tâm vi tế.
Những phần Học-Vô học như vậy, lúc chưa đạt được trí Thế tục hiện rõ ở trước mắt, có thể tu Pháp trí và Loại trí của vị lai.
4. Có lúc không tu cả hai trí, đó là học thấy dấu tích A-la-hán, lúc đã đạt được trí Thế tục hiện rõ ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí Thế tục hiện rõ ở trước mắt thì không tu cả hai trí, tất cả dị sinh-tâm nhiễm ôtâm vô ký-Vô tưởng Định-Diệt Định-Vô tưởng Thiên-lúc Nhẫn vô lậu.
Trong này, học thấy dấu tích A-la-hán, lúc đã đạt được trí Thế tục hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là phần vị Hữu học-Vô học-lúc đã đạt được trí Thế tục hiện rõ ở trước mắt, thế lực yếu kém hãy còn không thể nào tu công đức hữu lậu của chủng loại mình ở vị lai, huống là có thể tu phẩm Pháp trí-Loại trí của chủng loại khác hay sao? Lúc chưa đạt được trí Thế tục hiện rõ ở trước mắt thì không tu cả hai trí, nghĩa là chính phần vị Hữu học-Vô học chưa từng đạt được Tuệ do Văn-Tư mà thành, và lúc nhập diệt Định-tâm vi tế hiện rõ ở trước mắt, đều không thể nào tu Pháp trí và Loại trí. Tất cả dị sinh, nghĩa là phần vị dị sinh lúc có các tâm đều không thể nào tu Pháp trí và Loại trí, bởi vì hai trí này không phải là pháp tu của dị sinh. Tâm nhiễm ô, nghĩ là các Thánh giả lúc các tâm nhiễm ô hiện rõ ở trước mắt, đều không thể nào tu Pháp trí và Loại trí, bởi vì tâm nhiễm ô là thuận với phần lui sụt, tánh của nó nặng nề tương ưng với giải đãi, tự mình hãy còn không phải là tu, huống gì có thể tu công đức vô lậu khác? Cần phải thuận với phần hơn hẳn, tánh ấy nhẹ nhàng tương ưng với tinh tiến, thì tâm mới có thể tu thiện được. Tâm vô ký, nghĩa là các Thánh giả lúc các tâm vô ký hiện rõ ở trước mắt, đều không thể nào tu Pháp trí và Loại trí, bởi vì tâm vô ký thấp hèn yếu kém như hạt giống hư nát, tự mình hãy còn không phải là tu, huống gì có thể tu công đức vô lậu khác? Cần phải là tâm cứng rắn hơn hẳn thì mới có thể tu công đức. Vô tưởng Định và Diệt Định, nghĩa là lúc trú trong Vô tưởng Định và trú trong Diệt Định, cả hai không có thể tu Pháp trí và Loại trí, phải là phần vị có tâm thì mới có sự tu tập, bởi vì trong phần vị không có tâm thì không thể tu được. Vô tưởng Thiên, có nơi nói xin đến cõi kia thì ở tất cả mọi lúc không khởi lên tâm thiện, cho nên không thể nào tu Pháp trí và Loại trí; có nơi nói sinh đến cõi kia tuy khởi lên tâm thiện, mà không thể nào tu pháp thiện gia hạnh, bởi vì cõi kia chỉ khởi lên tâm thiện có được do nơi sinh, hãy còn không thể nào tu gia hạnh hữu lậu, huống là Pháp trí-Loại trí lẽ nào cõi kia có thể tu được hay sao? Lúc Nhẫn vô lậu, nghĩa là trong Kiến đạo thì tám Nhẫn vô lậu không thể nào tu trí, bởi vì lúc bấy giờ chỉ tu công đức của chủng loại mình chứ không phải là chủng loại khác.
Hỏi: Vì sao lúc đã đạt được pháp thiện hiện rõ ở trước mắt, không có thể tu các công đức thiện của vị lai?
Đáp: Bởi vì tác dụng thua kém, vì đã thọ dụng, vì đã làm xong việc, vì đã mang lại quả. Lại nữa, bởi vì đã tu-đã ngừng không còn thế mạnh tác dụng. Lại nữa, lúc khởi lên pháp đã đạt được hiện rõ ở trước mắt, trước đã tu đạt được nay lại tu luyện tập, hai tu trải qua thời gian chỉ có giảm bớt mà lại không có tăng thêm, lẽ nào có thể tu lại pháp thiện chưa từng đạt được hay sao? Như người sử dụng lương thực do trước đây đã tích góp để dành, chỉ có giảm bớt lại không có tăng thêm, lẽ nào nói là tích góp lại tiền bạc chưa từng tích góp hay sao? Lại nữa, nếu dụng công nhiều mà khởi lên pháp thiện, thì có thể tu các pháp thiện khác của vị lai; lúc khởi lên pháp thiện đã đạt được hiện rõ ở trước mắt, bởi vì không dụng công nhiều cho nên không thể nào tu pháp thiện của vị lai. Lại nữa, nếu lúc pháp thiện đã đạt được hiện rõ ở trước mắt, có thể tu các pháp thiện của vị lai, thì lúc Đức Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn, lần lượt tiến vào các Tĩnh lự-Đẳng chí, cũng sẽ có thể tu công đức của vị lai; lúc Đức Thế Tôn hiện khởi Tận trí lần đầu tiên, đã tu đạt được đầy đủ tất cả công đức, nay nếu tu lại thì trước đây lẽ ra chưa đạt được. Nếu như vậy thì công đức của phần vị trước chưa đầy đủ, lúc mới thành Phật sẽ không phải là hoàn toàn chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng mắc sai lầm như vậy, cho nên lúc phát hiện đã đạt được hiện rõ ở trước mắt, chắn chắn không thể nào tu pháp thiện của vị lai. Nghĩa về tu trí còn lại như văn nói rộng rồi, dựa theo phần trước nên biết về tướng ấy.
Pháp trí cho đến Đạo trí, ở trong tám trí thì mỗi một trí duyên với mấy trí?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Các sở duyên duyên không phải là Thể có thật. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày về sở duyên duyên là tự Thể có thật, cho nên soạn ra phần luận này.
Trả lời: Pháp trí duyên với bảy trí trừ ra Loại trí. Loại trí duyên với bảy trí,trừ ra Pháp trí. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Pháp trí duyên với dưới thấp, Loại trí duyên với trên cao, cho nên không duyên với nhau; như có hai người cùng đứng một nơi, một người nhìn xuống đất, một người nhìn lên trời, như vậy hai người không trông thấy mặt nhau. Tha tâm trí và Thế tục trí cùng duyên với tám trí, bởi vì hai trí này có thể duyên với toàn bộ tâm-tâm sở pháp. Khổ trí và Tập trí cùng duyên với hai trí, đó là Tha tâm trí và Thế tục trí, bởi vì hai trí này chỉ có thể duyên với phẩm tâm hữu lậu. Diệt trí không duyên với trí, bởi vì duyên với vô vi. Đạo trí duyên với bảy trí, trừ ra Thế tục trí, bởi vì duyên với Đạo đế.
Có người khác đối với điều này đưa ra cách hỏi khác: Pháp trí cho đến Đạo trí, ở trong tám trí thì mỗi một trí có mấy trí duyên vào? Chính họ tự trả lời: Pháp trí có bốn trí duyên vào, trừ ra Loại-Khổ-Tập-Diệt trí. Loại trí có bốn trí duyên vào, trừ ra Pháp-Khổ-Tập-Diệt trí. Tha tâm trí có bảy trí duyên vào, trừ ra Diệt trí. Thế tục trí có sáu trí duyên vào, trừ ra Diệt-Đạo trí. Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí có năm trí duyên vào, trừ ra Khổ-Tập-Diệt trí. Pháp trí cho đến Đạo trí, tự mình và trí khác hướng về với nhau làm mấy duyên?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp duyên không có thật Thể. Vì ngăn chặn ý kia mà cần phải hiển bày bốn duyên thật có tự Thể, cho nên soạn ra phần luận này.
Trả lời: Pháp trí làm bốn duyên cho Pháp trí, cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao trong này cùng với phẩm Bất Thiện trong chương Kiết Uẩn trước đây đã nói có khác nhau, đó làtrong này nói Pháp trí làm bốn duyên cho Pháp trí, torng phẩm Bất Thiện nói Hữu thân kiến thì hoặc là làm bốn-ba-hai-một duyên?
Đáp: Như trong này nói thì phẩm mấy cũng thuận theo như vậy, như phẩm ấy đã nói thì trong này cũng thuận theo như vậy, chỉ là biểu hiện rõ ràng về hình thức khác-văn từ khác kàm cho người thọ trì sinh tâm vui thích.
Lại nữa, bởi vì muốn hiển bày về hai phạm trù-hai cách thức-hai cảnh vật-hai hình ảnh-hai bậc thang-hai bước chân-hai ngọn đuốc-hai ánh sáng, làm cho nhận biết điều đã nói trở lại hiển bày lẫn nhau.
Lại nữa, phẩm ấy nói là nghĩa rõ ràng, phần này nói không phải là nghĩa rõ ràng; phẩm ấy nói không có ý riêng biệt, phần này nói có ý riêng biệt; phẩm ấy nói không có duyên riêng biệt, phần này nói có duyên riêng biệt; phẩm ấy dựa vào thắng nghĩa, phần này nói dựa vào thế tục.
Lại nữa, phẩm ấy dựa vào bốn loại sai biệt mà nói, đó là cảnh giới sai biệt, đời kiếp sai biệt, sát-na sai biệt, đẳng vô gián duyên sai biệt; phần này chỉ dựa vào một loại sai biệt mà nói, đó là đẳng vô gián duyên sai biệt.
Pháp trí làm bốn duyên cho Pháp trí, đó là nhân-đẳng vô gián-sở duyên-tăng thượng. Trong này, nhân lại giống như pháp gieo hạt giống, đẳng vô gián là giống như pháp phát triển, sở duyên là giống như pháp dựng cây cột, tăng thượng là giống như pháp không ngăn cách.
Pháp trí làm Nhân duyên cho Pháp trí, đó là làm một Nhân, tức là nhân Đồng loại; làm Đẳng vô gián duyên, đó là Pháp trí không gián đoạn Pháp trí hiện rõ ở trước mắt; làm Sở duyên duyên, đó là Pháp trí duyên với Pháp trí mà sinh khởi; làm Tăng thượng duyên, đó là Pháp trí không chướng ngại Pháp trí sinh khởi.
Pháp trí làm ba duyên cho Loại trí, trừ ra Sở duyên; làm Nhân duyên, đó là Pháp trí làm một nhân cho Loại trí, tức là nhân Đồng loại; làm Đẳng vô gián duyên, đó là Pháp trí không gián đoạn Loại trí hiện rõ ở trước mắt, làm Tăng thượng duyên, đó là Pháp trí không chướng ngại Loại trí sinh khởi; trừ ra sở duyên, dó là Pháp trí và Loại trí không duyên vào lẫn nhau.
Pháp trí làm bốn duyên cho Tha tâm trí…, đó là Pháp trí cùng với Tha tâm trí thuộc sự nối tiếp nhau của mình, làm Nhân và Đẳng vô gián chứ không phải là sở duyên; cùng với Tha tâm trí thuộc sự nối tiếp nhau của nơi khác, làm Sở duyên chứ không phải là Nhân-Đẳng vô gián; phần còn lại như trước nói.
Pháp trí làm ba duyên cho Thế tục trí, trừ ra Nhân, nghĩa là Nhân duyên như pháp gieo hạt giống, vô lậu không phải là pháp gieo hạt giống cho hữu lậu, cho nên Pháp trí không phải là Nhân duyên cùng Thế tục trí, mà chỉ làm ba duyên.
Pháp trí làm ba duyên cho Khổ-Tập-Diệt trí trừ ra Sở duyên, nghĩa là Khổ trí-Tập trí duyên với hữu lậu, Pháp trí là vô lậu cho nên không phải là Sở duyên của hai trí kia; Diệt trí duyên với pháp vô vi, Pháp trí là hữu vi cho nên không phải là Sở duyên của Diệt trí.
Pháp trí làm bốn duyên cho Đạo trí, như trước nói.
Loại trí làm bốn duyên cho Loại trí…, dựa theo Pháp trí ở trước nên biết về tướng ấy.
Tha tâm trí cùng với Tha tâm trí làm bốn duyên… trong này, Nhân duyên đó là một Nhân đồng loại, phần còn lại nói như trước.
Tha tâm trí cùng với Thế tục trí làm bốn duyên. Trong này, Nhân duyên đó là hai nhân Đồng loại và dị thục, phần còn lại nói như trước.
Tha tâm trí cùng với Thế rục trí làm bốn duyên. Trong này, Nhân duyên đó là hai nhân Đồng loại và Dị thục, phần còn lại nói như trước.
Tha tâm trí cùng với Khổ-Tập trí làm bốn duyên…, đó là Tha tâm trí vô lậu; cùng với Khổ-Tập trí làm một nhân Đồng loại, chắc chắn không phải là Sở duyên, bởi vì hai trí kia duyên với hữu lậu; nếu Tha tâm trí hữu lậu, cùng với Khổ-Tập trí làm Sở duyên, thì chắc chắn không phải là Nhân duyên, bởi vì hữu lậu không làm Nhân duyên cho vô lậu.
Tha tâm trí cùng với Diệt trí làm ba duyên trừ ra Sở duyên, bởi vì Diệt trí duyên với vô vi. Tha tâm trí cùng với Đạo-Pháp-Loại trí làm bốn duyên, nghĩa như trước đã nói.
Thế tục trí cùng với Thế tục trí làm bốn duyên; trong này Nhân duyên, đó là ba nhân Đồng loại-Biến hành và Dị thục, phần còn lại như trước nói.
Thế tục trí cùng với Khổ-Tập trí làm ba duyên trừ ra Nhân, bởi vì hữu lậu không làm Nhân duyên cho pháp vô lậu.
Thế tục trí cùng với Diệt-Đạo trí làm hai duyên, đó là Đẳng vô gián và Tăng thượng, bởi vì hai trí ấy duyên với vô lậu, phần còn lại như trước nói.
Thế tục trí cùng với Pháp-Loại trí làm ba duyên trừ ra Nhân, bởi vì hữu lậu không phải là như gieo hạt giống cho vô lậu.
Thế tục trí cùng với Tha tâm trí làm bốn duyên…, đó là Thế tục trí cùng với Tha tâm trí hữu lậu thuộc sự nối tiếp nhau của mình, làm nhân Đồng loại và Đẳng vô gián duyên; cùng với Tha tâm trí vô lậu thuộc sự nối tiếp nhau của mình, làm Đẳng vô gián duyên, cả hai không phải là Sở duyên; cùng với Tha tâm trí hữu lậu thuộc sự nối tiếp nhau của nơi khác, làm Sở duyên chứ không phải là Nhân và Đẳng vô gián.
Khổ trí cùng với Khổ trí và Tập-Diệt trí làm ba duyên trừ ra Sở duyên…, như văn nói rộng, trong đó nguyên cớ dựa theo trước nên biết.
Các kiết hệ thuộc cõi Dục thì kiết ấy do Pháp trí đoạn chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định, nghĩa là Pháp trí có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, Loại trí không thể nào đoạn kiết của cõi Dục. Hoặc có người sinh nghi: Như Pháp trí có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, Loại trí là cũng có năng lực đoạn kiết của cõi Dục chăng? Như Loại trí không thể nào đoạn kiết của cõi Dục, Pháp trí là cũng không thể nào đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc chăng? Muốn làm cho mối nghi này có được quyết định, hiển bày về Pháp trí chắc chắn có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, Loại trí chắc chắn không thể nào đoạn kiết của cõi Dục, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao Pháp trí có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, Loại tri không thể nào đoạn kiết của cõi Dục?
Đáp: Bởi vì Pháp trí trước đó đã đoạn kiết của cõi Dục, cho nên cũng có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc; Loại trí trước đây không đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, cho nên không thể nào đoạn kiết của cõi Dục. Lại nữa, Loại trí chưa đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, cho nên Pháp trí đoạn kiết ấy; Pháp trí đã đoạn kiết của cõi Dục, cho nên Loại trí không đoạn.
Lại nữa, nếu Loại trí có năng lực đoạn kiết của cõi Dục, thì đoạn thế nào? Là trước phải đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, sau mới đoạn kiết của cõi Dục; hay là trước phải đoạn kiết của cõi Dục, sau mới đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc? Nếu trước là đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, sau mới đoạn kiết của cõi Dục, thì kiết của cõi Dục thô thiển cho nên trước đó đã đoạn, còn đoạn nơi nào? Nếu trước là đoạn kiết của cõi Dục, sau mới đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, thì Loại trí sẽ nhận lấy sự chỉ trích của nơi khác, các kiết của cõi mình còn chưa có thể lìa bỏ, làm sao mong muốn đoạn kiết của cõi khác được? Như vậy vị vua chưa làm cho kẻ thù của nước mình phải quy hàng mà muốn chinh phục nước khác, thì sẽ bị người khác chỉ trích.
Lại nữa, tất cả Loại trí nhất định lấy Pháp trí làm nhân, cho nên Pháp trí có thể giúp đỡ Loại trí đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc; không phải là tất cả Pháp trí nhất định lấy Loại trí làm nhân, cho nên Loai trí không thể nào giúp đỡ Pháp trí đoạn kiết của cõi Dục. Lại nữa, sau Đạo loại trí thì phần nhiều Loại trí không hiện rõ ở trước mắt, giả sử hiện rõ ở trước mắt mà thế lực hoạt dụng yếu kém, cần phải hoàn toàn lìa bỏ kiết của cõi Dục rồi, tác dụng mạnh lên thì Loại trí mới có thể hiện rõ trước mắt, vì vậy Loại trí không thể nào đoạn kiết của cõi Dục.
Lại nữa, Pháp trí cần phải lìa bỏ kiết cuả cõi Dục rồi, tác dụng mới mạnh mẽ sắc bén, bởi vì mạnh mẽ sắc bén cho nên có năng lực đoạn kiết của cõi trên; Loại trí cần phải lìa bỏ kiết của Hữu Đảnh rồi, tác dụng mới mạnh mẽ sắc bén, lúc Loại trí mạnh mẽ sắc bén thì kiết của cõi dưới đã đoạn, lại đoạn nơi nào?
Lại nữa, Pháp trí rất mạnh mẽ sắc bén, đoạn kiết bất thiện hãy còn không dụng công, huống chi là kiết vô ký mà không thể nào đoạn được hay sao? Như con dao rất sắc bén hãy còn có thể chặt đứt sắt thép, huống là cỏ cây… hay sao? Loại trí không mạnh mẽ sắc bén lắm, đoạn kiết vô ký hãy còn dụng công nhiều, huống chi là kiết bất thiện mà cho rằng có thể đoạn được hay sao? Như dùng con dao mòn đùi chặt gãy cỏ cây…, hãy còn dụng công nhiều, huống là có thể chặt đứt sắt théo hay sao?
Lại nữa, Pháp trí có năng lực đoạn đầy đủ mười tám Giới-mười hai Xứ-năm Uẩn, như Lực sĩ cường tráng địch nổi ngàn người, có năng lực đoạn kiết của cõi trên; Loại trí chỉ có thể đoạn mười bốn Giới-mười Xứ-năm Uẩn, khả năng sử dụng yếu kém cho nên không đoạn được kiết của cõi dưới.
Lại nữa, tà kiến của cõi Dục có thể duyên với Khổ-Tập của ba cõi mà đoạn trước tiên, nó đã đoạn rồi lại cần phải đoạn sở duyên của nó, cho nên Pháp trí có năng lực đoạn kiết của hai cõi trên; tà kiến của cõi Sắc-Vô sắc, không thể nào duyên với Khổ-Tập của cõi Dục, cho nên Loại trí không thể nào đoạn kiết của cõi Dục.
Lại nữa, các kiết bh duyên với cõi khác của cõi Dục có thể duyên với Khổ-Tập của cõi Sắc-Vô sắc, trước tiên đoạn nó rồi lại cần phải đoạn sở duyên của nó, cho nên Pháp trí có năng lực đoạn kiết của hai cõi trên; các kiết bh duyên với cõi khác của cõi trên, không duyên với Khổ-Tập của cõi Dục, cho nên Loại trí không thể nào đoạn kiết của cõi Dục. Như có vị Quốc Vương trước phải giết chết giặc thù, sau cũng phá hủy nơi dạo chơi vui thú của giặc thù.
Lại nữa, các Uẩn của cõi Dục bức bách hữu tình còn hơn gánh nặng, đã đoạn nó rồi lại thường xuyên ca ngợi pháp đối trị cho đến diệt mất nó, lúc bấy giờ lại có năng lực đoạn các Uẩn cõi trên, cho nên Pháp trí có năng lực đoạn kiết của cõi trên; Loại trí không thể nào đoạn kiết của cõi Dục, nhưng Pháp trí có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, là Pháp trí thuộc Diệt-Đạo chứ không phải là Pháp trí thuộc Khổ-Tập. Tại sao như vậy? Bởi vì pháp thuận theo như vậy, nghĩa là người tu hành bị Uẩn hiện tại của cõi Dục làm cho bức bách còn hơn gánh nặng, đã rời bỏ nó rồi đền đáp đối trị và diệt mất điều xấu xa ác đó, cho nên lại thường xuyên quán sát, lúc quán sát thường xuyên thì tự nhiên có thể đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc.
Lại nữa, cõi Dục là cõi không ổn định, không phải là nơi của tu, không phải là nơi của lìa nhiễm; cõi Sắc-Vô sắc là cõi của Định, là địa của tu, là địa của lìa nhiễm; không phải là pháp chán chê của cõi không ổn định mà có thể đoạn kiết của cõi Định.
Lại nữa, cõi Dục là thô, cõi Sắc-Vô sắc là tế, không phải là pháp chán ngán của cõi thô mà có thể đoạn kiết của cõi tế.
Lại nữa, cõi Dục là thấp kém, cõi Sắc-Vô sắc là tốt đẹp, không phải là pháp chán ngán của cõi thấp kém mà có thể đoạn kiết của cõi tốt đẹp.
Lại nữa, cõi Dục là dưới thấp, cõi Sắc là ở giữa, cõi Vô sắc là trên cao, không phải là pháp chán ngán của cõi dưới thấp mà có thể đoạn kiết của cõi ở giữa và cõi trên cao.
Lại nữa, nếu Pháp trí thuộc Khổ-Tập có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, thì đó là đối với nơi khác tu pháp chán ngán lìa bỏ đối với nơi khác mà được giải thoát, như chặt đứt tay thì tay bị trói được cởi bỏ, hoặc là chặt đứt chân thì chân bị trói được cỏi bỏ, không phải là chặt đứt tay mà chân bị trói được cởi bỏ, không phải là chặt đứt chân mà tay bị trói được cởi bỏ. Vì vậy cho nên Pháp trí có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, là Pháp trí thuộc Diệt-Đạo chứ không phải là Pháp trí thuộc Khổ-Tập. Nhưng Pháp trí thuộc Diệt-Đạo có năng lực đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc, chỉ sinh khởi ở cõi Dục chứ không phải là sinh khởi ở cõi Sắc-Vô sắc. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tâm phương tiện vào-ra Pháp trí chỉ hệ thuộc cõi Dục mà sinh khởi, hai cõi trên thì đã rời bỏ tâm này cho nên chắc chắn không khởi lên.
Lại nữa, Pháp trí tùy chuyển Giới, chỉ là do Đại chủng đã tạo của cõi Dục sinh ra, hai cõi trên thì rời bỏ Đại chủng này cho nên chắc chắn không khởi lên.
Lại nữa, sinh vào hai cõi trên thì chắc chắn đối với Pháp trí đã làm xong những việc làm, gia hạnh đã ngừng không trở lại hiện rõ trước mắt; như A-la-hán đối với đạo đối trị đoạn kiết của ba cõi, việc làm đã xong không còn hiện rõ trước mắt.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao các A-la-hán khởi lên trí vô lậu?
Đáp: Bởi vì muốn quán xét lỗi lầm tai họa của các Uẩn đã rời bỏ, và quán xét lợi ích thù thắng của Diệt-Đạo đã đạt được, cho nên họ lại khởi lên các trí vô lậu.
Lại nữa, họ do bốn duyên mà khởi lên trí vô lậu:
- Bởi vì trú trong niềm vui của pháp hiện tại.
- Bởi vì dạo chơi trong các công đức.
- Bởi vì quán xét những việc làm trước đây.
- Bởi vì tiếp nhận sử dụng tài sản bậc Thánh.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Đệ tử của Đức Thế Tôn sinh vào cõi Vô sắc, không khởi lên Tĩnh lự và trong Tĩnh lự đã phát sinh công đức, sinh vào cõi Sắc thì cũng có thể khởi lên. Đó là nói về nghĩa gì? Đó là nói nếu sinh vào cõi Vô sắc, thì không khởi lên Pháp trí đoạn kiết của cõi trên; sinh vào cõi Sắc nếu chưa lìa nhiễm của cõi Sắc-Vô sắc, thì cũng có thể khởi lên Pháp trí thuộc Diệt-Đạo đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc.”
Lời bình: Vị ấy không nên nói như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu có nghĩa này thì lẽ ra không quyết định, nghĩa là sinh vào cõi Sắc đối với Pháp trí thì phần ít có thể khởi lên, phần ít không có thể khởi lên. Phần ít có thể khởi lên, đó là Pháp trí thuộc Diệt-Đạo; phần ít không có thể khởi lên, đó là Pháp trí thuộc Khổ-Tập. Hoặc có lúc có thể khởi lên, hoặc có lúc không có thể khởi lên. Hoặc có lúc có thể khởi lên, đó là chưa lìa nhiễm của cõi ấy; hoặc có lúc không có thể khởi lên, đó là đã lìa nhiễm của cõi ấy. Hoặc luôn luôn có thể khởi lên, hoặc luôn luôn không có thể khởi lên. Hoặc luôn luôn có thể khởi lên, đó là lúc khởi lên đạo lìa nhiễm; hoặc luôn luôn không có thể khởi lên, đó là lúc dẫn dắt căn thiện. Vì thế cho nên cách nói trước đối vói lý là đúng.
Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Dục thì kiết ấy do Pháp trí đoạn chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định:
1. Có kiết hệ thuộc cõi Dục mà không phải là do Pháp trí đoạn, đó là kiết của cõi Dục, hoặc là do Nhẫn đoạn, hoặc là do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn. Trong này, hoặc là do Nhẫn đoạn, đó là bốn Pháp trí nhẫn đoạn; hoặc là do trí khác đoạn, đó là Thế tục trí đoạn; hoặc là không đoạn, đó là bởi vì đã đoạn, hoặc là chưa khởi lên gia hạnh đoạn kiết ấy.
2. Có kiết do Pháp trí đoạn mà không phải là hệ thuộc cõi Dục, đó là kiết của cõi Sắc-Vô sắc do Pháp trí đoạn, tức là kiết do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc, do Pháp trí thuộc Diệt-Đạo đoạn.
3. Có kiết hệ thuộc cõi Dục cũng do Pháp trí đoạn, đó là kiết của cõi Dục do Pháp trí đoạn, tức là kiết do tu mà đoạn của cõi Dục, do bốn Pháp trí đoạn.
4. Có kiết không phải là hệ thuộc cõi Dục cũng không phải là Pháp trí đoạn, đó là kiết của cõi Sắc-Vô sắc, hoặc do Nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn. Trong này, hoặc do nhẫn đoạn, đó là bốn Loại trí nhẫn đoạn; hoặc do trí khác đoạn, đó là Loại trí hoặc là Thế tục trí đoạn; hoặc là không đoạn, đó là bởi vì đã đoạn, hoặc là chưa khởi lên gia hạnh đoạn kiết ấy.
Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc thì kiết ấy do Loại trí đoạn chăng?
Đáp: Các kiết do Loại trí đoạn, kiết ấy hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà không phải là Loại trí đoạn, đó là kiết của cõi Sắc-Vô sắc, hoặc do Nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn. Trong này, hoặc do Nhẫn đoạn, đó là bốn Loại trí nhẫn đoạn; hoặc do trí khác đoạn, đó là Pháp trí hoặc là Thế tục trí đoạn; hoặc là không đoạn, đó là bởi vì đã đoạn, hoăc là chưa khởi lên gia hạnh đoạn kiết ấy.
Hỏi: Các kiết do kiến Khổ mà đoạn thì kiết ấy do Khổ trí đoạn chăng?
Đáp: Các kiết do kiến Khổ mà đoạn, kiết ấy không phải là do Khổ trí đoạn, hoặc do Nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn. Trong này, hoặc do Nhẫn đoạn, đó là Khổ loại trí nhẫn đoạn; hoặc do trí khác đoạn, đó là Thế tục trí đoạn; hoặc là không đoạn, đó là bởi vì đã đoạn, hoặc là chưa khởi lên gia hạnh đoạn kiết ấy. Nhất định không có Khổ trí có năng lực đoạn kiết ấy, bởi vì trí vô lậu chỉ có năng lực đoạn kiết do tu mà đoạn.
Hỏi: Giả sử kiết do Khổ trí đoạn thì kiết ấy là do kiến Khổ mà đoạn chăng?
Đáp: Các kiết do Khổ trí đoạn, kiết ấy không phải là do kiến Khổ mà đoạn, là do tu mà đoạn, bởi vì trí vô lậu không có năng lực đoạn kiết do kiến mà đoạn.
Kiết do kiến Tập-Diệt-Đạo mà đoạn, đối với Tập-Diệt-Đạo trí đoạn dựa theo trước nên biết. Chỉ riêng đạo vô gián có năng lực đoạn các kiết, bởi vì trong này nói Khổ trí… không có năng lực đoạn kiết do kiến mà đoạn.
*******
Các kiết do Pháp trí thì đoạn kiết ấy do Diệt pháp trí tác chứng chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Đạo vô gián đoạn được các kiết, đạo giải thoát chứng được diệt các kiết ấy. Như các Luận sư nước ngoài đã chấp. Vì ngăn chặn ý kia để hiển bày về đạo vô gián có thể đoạn được các kiết cũng chứng được diệt các kiết ấy. Nếu đạo vô gián chĩ đoạn được kiết, đạo giải thoát mới có thể chứng được diệt các kiết thì trái với cách nói ở đây: Các kiết do Pháp trí đoạn, kiết ấy do Diệt pháp trí tác chứng… Nếu dùng Pháp trí thuộc Diệt-Đạo hoàn toàn lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc ấy dùng Pháp trí làm đạo vô gián, Loại trí làm đạo vô gián, Loại trí làm đạo giải thoát, thì làm sao có thể nói các kiết do Pháp trí đoạn, kiết ấy diệt tức là Pháp trí tác chứng? Vì vậy cho nên biết rằng: Đạo vô gián có thể đoạn được các kiết, cũng chứng được diệt các kiết ấy, lý lẽ không có thể trái ngược. Bởi vì nhân duyên này, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Các kiết do Pháp trí đoạn, kiết ấy diệt do Pháp trí ác chứng?
Đáp: Các kiết do Pháp trí đoạn, kiết ấy diệt do Pháp trí tác chứng, nghĩa là tùy theo Pháp trí làm đạo vô gián, đoạn bao nhiêu kiết, thì đạo vô gián này có thể chứng diệt bấy nhiêu kiết đã đoạn. Có kiết diệt do Pháp trí tác chứng, mà kiết ấy không phải là do Pháp trí đoạn, nghĩa là hoặc do Nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, mà kiết ấy diệt do Pháp trí tác chứng.
Như người Dự lưu, dùng đạo thế tục đoạn một phẩm kiết cho đến
phẩm kiết của cõi Dục rồi, lại dùng Pháp trí làm đạo vô gián, đoạn phẩm thứ sáu đạt được quả Nhất lai. Lúc bấy giờ Pháp trí thuộc đạo vô gián, chứng diệt kiết do kiến mà đoạn của ba cõi do Nhẫn mà đoạn trước kia, và chứng diệt kiến do tu mà đoạn thuộc năm Uẩn trước của cõi Dục do Thế tục trí đã đoạn trước kia.
Người Nhất lai dùng đạo thế tục đoạn kiết thuộc phẩm thứ bảythứ tám của cõi Dục rồi, lại dùng Pháp trí làm đạo vô gián, đoạn phẩm thứ chín đạt được quả Bất hoàn. Lúc bấy giờ Pháp trí thuộc đạo vô gián, chứng diệt do kiến mà đoạn của ba cõi do Nhẫn đã đoạn trước kia, và chứng diệt kiết do tu mà đoạn thuộc tám phẩm trước của cõi Dục do Thế tục trí đã đoạn trước kia.
Người Bất hoàn dùng đạo thế tục hoặc là Loại trí, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Vô sở hữu xứ, dùng Loại trí đoạn tám phẩm kiết của Phi tưởng phi phi tưởng xứ rồi, lại dùng Pháp trí làm đạo vô gián, đoạn phẩm thứ chín đạt được quả Vô học. Lúc bấy giờ Pháp trí thuộc đạo vô gián chứng diệt kiết do kiến mà đoạn của ba cõi do Nhẫn đã đoạn trước kia, và chứng diệt kiết do tu mà đoạn của cõi Dục do Thế tục trí đã đoạn trước kia, chứng diệt kiết do tu mà đoạn của bảy địa do Loại trí vàThế tục trí đã đoạn, chứng diệt kiết do tu mà đoạn thuộc tám phẩm trước của Phi tưởng phi phi tưởng xứ do Loại trí đã đoạn. Như vậy các kiết diệt do Pháp trí tác chứng, kiết ấy không phải là Pháp trí đoạn.
Hỏi: Các kiết do Loại trí đoạn, kiết ấy diệt do Loại trí tác chứng chăng?
Đáp: Các kiết do Loại trí đoạn, kiết ấy do Loại trí tác chứng nghĩa là tùy theo Loại trí làm đạo vô gián, đoạn bao nhiêu kiết, thì đại vô gián này có thể chứng diệt bầy nhiêu kiết đã đoạn. Có kiết diệt do Loại trí tác chứng, mà kiết ấy không phải là do Loại trí đoạn, đó là hoặc do Nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, mà kiết ấy diệt do Loại trí tác chứng.
Như các Thánh giả dùng Pháp trí hoặc là đạo thế tục lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, dùng Pháp trí đoạn tám phẩm kiết của Phi tưởng phi phi tưởng xứ rồi, lại dùng Loại trí đoạn phẩm thứ chín đạt được quả Vô học. Lúc bấy giờ Loại trí thuộc đạo vô gián, chứng diệt kiết do kiến mà đoạn của ba cõi Nhẫn đã đoạn trước kia, và chứng diệt kiết do tu mà đoạn của tám địa do Pháp trí và Thế tục trí đã đoạn trước kia, chứng diệt kiết do tu mà đoạn thuộc tám phẩm trước của Phi tưởng phi phi tưởng xứ do Pháp trí đã đoạn. Như vậy các kiết diệt do Loại trí tác chứng, mà kiết ấy không phải là do Loại trí đoạn.
Hỏi: Các kiết do Khổ trí đoạn, kiết ấy diệt do Khổ trí tác chứng chăng?
Đáp: Các kiết do Khổ trí đoạn, kiết ấy diệt do Khổ trí tác chứng, nghĩa là tùy theo Khổ trí làm đạo vô gián, đoạn bao nhiêu kiết, thì đạo vộ gián có thể chứng diệt bấy nhiêu kiết đã đoạn. Có kiết diệt do Khổ trí tác chứng, mà kiết ấy không phải là do Khổ trí đoạn, đó là hoặc do Nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, mà kiết ấy diệt do Khổ trí tác chứng.
Như người Dự lưu, dùng đạo thế tục hoặc là Tập-Diệt-Đạo trí, đoạn một phẩm kiết cho đến năm phẩm kiết của cõi Dục rồi, lại dùng Khổ trí làm đạo vô gián để đoạn phẩm thứ sáu. Lúc bấy giờ Khổ trí thuộc đạo vô gián, chứng diệt kiết do kiến mà đoạn của ba cõi do Nhẫn đã đoạn trước kia, và chứng diệt kiết do tu mà đoạn thuộc năm phẩm trước của cõi Dục do Thế tục trí và Tập-Diệt-Đạo trí đã đoạn trước kia.
Người Nhất lai dùng đạo thế tục và Tập-Diệt-Đạo trí, đoạn kiết phẩm thứ bảy-thứ tám của cõi Dục rồi, là dùng Khổ trí làm đạo vô gián, đoạn phẩm thứ chín đạt được quả Bất hoàn. Lúc bấy giờ Khổ trí thuộc đạo vô gián, chứng diệt kiết do kiến mà đoạn của ba cõi do Nhẫn đã đoạn trước kia, và chứng diệt kiết do tu mà đoạn thuộc tám phẩm trước thuộc cõi Dục do Thế tục trí và Tập-Diệt-Đạo trí đã đoạn trước kia.
Người Bất hoàn dùng đạo thế tục hoặc là Tập-Diệt-Đạo trí, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất cho đến vô sở hữu xứ, dùng Tập-Diệt-Đạo trí để đoạn tám phẩm kiết của Phi tưởng phi phi tưởng xứ rồi , lại dùng Khổ trí làm đạo vô gián, đoạn phẩm thứ chín đạt được quả Vô học. Lúc bấy giờ Khổ trí thuộc đạo vô gián, chứng diệt kiết do kiến mà đoạn của ba cõi do Nhẫn đã đoạn trước kia, và chứng diệt Kiết do tu mà đoạn của tám địa do Thế tục trí và Tập-Diệt-Đạo trí đã đoạn trước kia, chứng diệt Kiết do tu mà đoạn thuộc tám phẩm trước của Phi tưởng phi phi tưởng xứ do Tập-Diệt-Đạo trí đã đoạn. Như vậy các Kiết diệt do Khổ trí tác chứng, mà kiết ấy không phải là do Khổ trí đoạn. Như nói về Khổ trí, nói về Tập-Diệt-Đạo trí nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Phần trước và phần này có gì sai biệt?
Đáp: Có những người muốn làm cho đạo vô gián đoạn trước các kiết, đạo giải thoát chứng được diệt kiết đã đoạn, họ nói phần trước hiển bày về tác dụng của đạo vô gián, phần này hiển bày về tác dụng của đạo giải thoát. Có những người muốn làm cho đạo vô gián có thể đoạn được các kiết đã đoạn, họ nói phần trước hiển bày về đạo vô gián có thể đoạn được các kiết và chứng được diệt kiết đã đoạn, phần này chỉ hiển bày về đạo vô gián chứng được diệt các kiết.
Như đoạn được kiết-chứng được diệt kiết ấy, rời bỏ sai lầm-tu công đức, rời bỏ vô nghĩa-đạt được có nghĩa, rời bỏ thấp kém-đạt được cao đẹp, lìa khổ của ái nhiễm-chứng niềm vui tịch tĩnh, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, phần trước hiển bày về đoạn hữu vi, phần này hiển bày về chứng vô vị. Lại nữa, phần trước hiển bày về lập tức đoạn, phần này hiển bày về thường xuyên đoạn. Lại nữa, phần trước hiển bày về đoạn thì lập tức chứng, phần này hiển bày về trước đoạn rồi sau mới chứng. Đó gọi là sự sai biệt giữa phần trước và phần này.
Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, ở trong mười trí có mấy trí nhận biết? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Có những Giác tuệ không có cảnh sở duyên, như giữ lấy sự vật huyễn ảo của thành Kiền-đạt-phược, cảnh tượng trong gương, bóng trăng trong nước, vòng lửa xoay tròn…, các loại Giác tuệ đều không có cảnh thật. Vì ngăn chặn cài chấp ấy để hiển bày các Giác tuệ để thật sự có cảnh.
Hoặc lại có người chấp: Có trí có thể nhận biết mà khôn nhận biết sự vật đã nhận biết, có cảnh đã nhận biết mà không phải là trí đã nhận biết. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày không có trí có thể nhận biết mà không nhận biết sự vật đã nhận biết, và không có cảnh đã nhận biết mà không phải là trí đã nhận biết. Bởi vì nhân duyên này, cho nên soạn ra phần luận này.
Nếu hỏi về thâu nhiếp thì nên dựa vào mười tám Giới suy nghĩ kỹ càng mà trả lời; nếu hỏi về Thức thì nên dựa vào mười hai Xứ suy nghĩ kỹ càng mà trả lời; nếu hỏi về Tùy miên thì nên dựa vào năm Bộ suy nghĩ kỹ càng mà trả lời; nếu hỏi về Trí thì nên dựa vào bốn Thánh để suy nghĩ kỹ càng mà trả lời. Như vậy các pháp có thể dễ dàng biểu hiện rõ ràng, có thể dễ dàng thi thiết.
Trong này hỏi về Trí cho nên thuận theo dựa vào bốn Thánh đế suy nghĩ kỹ càng mà trả lời. Nhưng tất cả các pháp tóm lược có năm loại, đó là do bốn Đế thâu nhiếp và vốn không thâu nhiếp. Trong này, khổ-Tập của ba cõi và pháp do Đạo đế thâu nhiếp đều có hai loại, đó là tương ưng và không tương ưng; pháp do Diệt đế thâu nhiếp, và pháp vốn không do Đế thâu nhiếp đều chỉ có một loại, đó là không tương ưng.
Do Khổ-Tập đế của cõi Dục thâu nhiếp, pháp tương ưng có bảy trí nhận biết, trừ ra Loại-Diệt-Đạo trí; pháp không tương ưng có sáu trí nhận biết, trừ ra Loại-Tha tâm-Diệt-Đạo trí. Do Khổ-Tập đế của cõi Sắc thâu nhiếp, pháp tương ưng có bảy trí nhận biết, trừ ra PhápDiệt-Đạo trí; pháp không tương ưng có sáu trí nhận biết, trừ ra PhápTha tâm-Diệt-Đạo trí. Do Khổ-Tập đế của cõi Vô sắc thâu nhiếp, pháp tương ưng và không tương ưng đều có sáu trí nhận biết, trừ ra Pháp-Tha tâm-Diệt-Đạo trí. Pháp do Diệt đế thâu nhiếp có sáu trí nhận biết, trừ ra Tha tâm-Khổ-Tập-Đạo trí. Pháp do Đạo đế thâu nhiếp, pháp tương ưng có bảy trí nhận biết, trừ ra Khổ-Tập-Diệt trí; pháp không tương ưng có sáu trí nhận biết, trừ ra Tha tâm-khổ-Tập-Diệt trí. Pháp không do Đế thâu nhiếp có một trí nhận biết, đó là Thế tục trí. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở chỗ này.
Trong này, nhãn căn có bảy trí nhận biết…, dựa theo trước đã nói nên biết về tướng ấy.
Hỏi: Vì sao gọi là trí?
Đáp: Có năng lực nhận biết mà nhận biết, cho nên gọi là trí.
Hỏi: Vì sao gọi là sự nhận biết?
Đáp: Là do trí mà nhận biết, cho nên gọi là sự nhận biết. Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Có năng lực suy tính cho nên gọi là trí, do suy tính cho nên gọi là sự nhận biết. Năng xưng-sở xưng, năng độ-sở độ, nên biết cũng như vậy”.
Hiếp Tôn giả nói: “Có nămg lực nhận biết cho nên gọi là trí; nếu pháp là trí thì sự của cảnh đã giữ lấy-đã duyên vào-đã hiện hành, gọi là sự đã nhận biết. Trí và sự đã nhận biết kiến lập tương đối, cho nên không có trí nào không nhận biết sự đã nhận biết, cũng không có sự đã nhận biết nào không phải là do trí đã nhận biết, không có trí nào không có sự nhận biết, không có sự nhận biết nào không có trí”.
Như nói Tưởng về vô thường, hoặc là tập-hoặc là tu, hoặc là do thực hành nhiều, có thể loại bỏ tất cả tham cõi Dục, tham cõi Sắc, tham cõi Vô sắc, trạo cử, ngã mạn, vô minh…, cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì phân biệt rộng về nghĩa trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Tưởng về vô thường, hoặc là tập-hoặc là tu , hoặc là do thực hành nhiều…” Trong kinh tuy có nói lời này mà không phân biệt về nghĩa ấy, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong kinh chưa nói thì nay cần phải nói đến điều đó, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói kinh này?
Đáp: Có các hữu tình, tâm nhiều lười nhác uể oải, không chịu khó tinh tiến, rời bỏ các pháp thiện, vì khuyến khích thúc đẩy họ cho nên nói kinh này. Lại nữa, vì khuyến khích người học rời bỏ sự yêu quý của báo của rời sau, cho nên nói kinh này. Nghĩa là Đức Thế Tôn nói về sự việc của Di Lặc thành Phật ở tương lai, lúc ấy có những người học lấy lên ý niệm này: Nguyện cho con sẽ trông thấy sự thành Phật của Di Lặc mới nhập Niết-bàn, vì vậy không nên tham đắm yêu quý quả báo của đời sau.
Do đó, vì người học cho nên nói kinh này. Nhưng tưởng về Vô thường, hoặc là tập-hoặc là tu, hoặc là do thực hành nhiều, có thể loại bỏ tất cả tham cõi Dục, thì Tưởng này nên nói là tương ưng với Pháp trí, đó là Khổ pháp trí; Tưởng này nên nói là có Tầm-có Tứ, đó là Tầm-Tứ câu sinh của Vị chí Định; Tưởng này nên nói là tương ưng với xã căn, đó là xả căn câu sinh của Vị chí Định; Tưởng này nên nói là đi cùng với Vô nguyện, đó là Khổ tương ưng với Vô nguyện; Tưởng này nên nói là duyên với hệ thuộc của cõi Dục, đó là duyên với năm Uẩn của cõi Dục.
Có thể loại bỏ tất cả tham cõi Sắc, thì Tưởng này nên nói là tương ưng với loại trí, đó là Khổ loại trí; Tưởng này nên nói hoặc là có Tầmcó Tứ, đó là Tầm-Tứ câu sinh của Vị chí Định và Tĩnh lự trung gian, hoặc là không có Tầm-không có Tứ, đó là thuộc về ba Tĩnh lự sau; Tưởng này nên nói hoặc là tương ưng với Lạc căn, đó là thuộc về Tĩnh lự thứ ba, hoặc là tương ưng với Hỷ căn, đó là thuộc về hai Tĩnh lự đầu, hoặc là tương ưng với xả căn, đó là thuộc về Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian và Tĩnh lự thứ tư; Tưởng này nên nói là đi cùng với Vô nguyện, đó là Khổ tương ưng với vô nguyện; Tương này nên nói là duyên với hệ thuộc của cõi Sắc, đó là duyên với năm Uẩn của cõi Sắc.
Có thể loại bỏ tất cả tham cõi Vô sắc, thì Tưởng này nên nói là tương ưng với loại trí, đó là Khổ loại trí; hoặc là có Tầm-có Tứ, hoặc là không có Tầm-chỉ có tứ, hoặc là không có Tầm-không có Tứ, tương ưng với Lạc-Hỷ-Xả căn, đi cùng với Vô nguyện, duyên với hệ thuộc của cõi Vô sắc, như trước nói về Tưởng có thể loại bỏ tham cõi Sắc. Có điểm si biệt là Tưởng này hoặc là không có Tầm-không có tứ, đó là thuộc về ba Tĩnh lự sau và ba Vô sắc trước; hoặc là tương ưng với xả căn, đó là thuộc về Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian-Tĩnh lự thứ tư và ba Vô sắc trước; duyên với hệ thuộc của cõi Vô sắc, đó là duyên với bốn Uẩn của cõi Vô sắc.
Có thể loại bỏ tất cả trạo cử-ngã mạn-vô minh, thì Tưởng này nên nói tương ưng với pháp trí-Loại trí, đó là Khổ pháp trí-Khổ loại trí; Tưởng này nên nói hoặc có Tầm-có Tứ, hoặc là không có Tầm-chỉ có Tứ, hoặc là không có Tầm-không có tứ, tương ưng với Lạc-Hỷ-Xả căn, đi cùng với Vô nguyện, đều như trước nói về Tưởng có thề loại bỏ tham cõi Vô sắc; Tưởng này nên nói hoặc là duyên với hệ thuộc của cõi Dục, đó là duyên với năm Uẩn của cõi Dục, hoặc là duyên với hệ thuộc của cõi Vô sắc, đó là duyên với bốn Uẩn của cõi Vô sắc.
Hỏi: Tất cả Thánh đạo đều có thể đoạn kiết, tại sao chỉ nói về Tưởng Vô thường?
Đáp: Trong này thanh Tưởng là hiển bày về các Thánh đạo, nghĩa là Đức Phật hoặc có lúc dùng thanh Thọ-thanh Tưởng-thanh tư-thanh Ý-thanh Đẳng, thanh Tín-tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ, thanh Thuyền bèthanh Núi đá-thanh Nước-thanh Hoa, thanh Từ-Bi-Hỷ-Xả để hiển bày vể các Thánh đạo, nói rộng ra như trước; trong này cũng như vậy, cho nên không cần phải chất vấn.
Hỏi: Tưởng về Vô thường chỉ có thể đối trị phiền não của hai Bộ, đó là do kiến Khổ mà đoạn và do tu mà đoạn, tại sao trong này nói là có thể loại bỏ tất cả tham của ba cõi…?
Đáp: Trong này chỉ nên nói là có thể loại bỏ tham của ba cõi…, không nên nói là tất cả, mà nói là tất cả, bởi vì tất cả có hai loại, đó là phần ít của tất cả và tất cả của tất cả. Trong này chỉ nói đến phần ít của tất cả, đó là tất cả do kiến Khổ mà đoạn và do tu mà đoạn chứ không phải là loại khác. Lại nữa, Đức Phật vì Thánh giả mà nói về kinh này, họ đã vĩnh viễn đoạn hết kiết do kiến mà đoạn, khuyến khích họ tụ tập tưởng về Vô thường này, khiến cho đoạn hết tất cả kiết do tu mà đoạn của ba cõi, cho nên không có gì sai.
Hỏi: Tưởng về Vô thường có thể đối trị bảy tùy miên, tại sao trong này chỉ nói là có thề đoạn Tham-Mạn-Vô minh?
Đáp: Bởi vì ba loại này gồm chung ba cõi và có khắp năm Bộ, cho nên chỉ nói đến chúng; năm Kiến và Nghi tuy gồm chung ba cõi mà không có khắp năm Bộ mà không gồm chung ba cõi, cho nên không nói đến. Lại nữa, bởi vì ba loại này gồm chung ba cõi, dị sinh và Thánh giả đều có thể hiện hành, cho nên chỉ nói đến chúng; năm Kiến và Nghi tuy gồm chung ba cõi, dị sinh và Thánh giả đều có thể hiện hành, cho nên chỉ nói đến chúng; năm kiến và Nghi tuy gồm chung ba cõi mà các Thánh giả chắc chắn không hiện hành, Sân tuy là dị sinh và Thánh giả đều có thể hiện hành mà không gồm chung ba cõi, vì vậy không nói đến.
Hỏi: Vì sao tham phân ra ba cõi sai biệt mà Trạo cử… thì không như vậy?
Đáp: Chúng cũng cần phải phân ra ba cõi sai biệt, mà không phân ra thì nên biết là có khác. Lại nữa, muốn hiển bày về cách nói khác nhau-văn từ khác nhau để trang nghiêm đối với nghĩa, làm cho người thọ trì sinh tâm vui mừng thích thú. Lại nữa, muốn hiển bày về hai phương pháp-hai cách thức, cho đến nói rộng ra. Lại nữa, tham ái là nặng khó đoạn trừ-khó phá bỏ, nhiều những lỗi lầm tai họa, cho nên chỉ phân riêng chúng. Lại nữa, bởi vì tham ái cho nên các cõi-các địa-các Bộ có sai biệt, vì vậy chỉ phân riêng chúng.
Hỏi: Tu Tưởng về Vô thường có thể loại bỏ bảy Mạn, vì sao ở đây nói là chỉ loại bỏ Ngã mạn?
Đáp: Trong này tạm thời nói đến pháp đối trị gần, nghĩa là Tưởng về vô thường là pháp đối trị gần của Ngã mạn. Như trong kinh nói: “ Nếu các Tỳ kheo tu pháp Tưởng về Vô thường thì có thể dẫn đến Tưởng về Vô ngã; nếu trú trong tưởng về Vô thường-Vô ngã thì có thể đoạn hết Ngã mạn, nhanh chóng hết sạch các lậu.”
Hỏi: Tại sao trong tất cả các tùy phiền não chỉ nói đến Trạo cử? Đáp: Trong các tùy phiền não sai lầm tai họa tăng lên thì chỉ có Trạo cử, đó là gồm cả ba cõi-là tánh ràng buộc thâu nhiếp; Hôn trầm tuy có đủ hai nghĩa như vậy, mà ở cõi trên thuận với Đẳng chí, cho nên sai lầm tai họa không tăng lên, vì vậy trong này chỉ nói đến Trạo cử.
Như nói đến bảy xứ thiện-ba nghĩa quán, có thể ở trong pháp Tunại-da này nhanh chóng hết sạch các lậu. Thế nào là bảy? Đó là biết đúng như thật về Sắc-Sắc tập-Sắc diệt-hướng đến hành Sắc diệt-Sắc vị-sắc hoạn-Sắc xuất. Biết đúng như thật về Thọ-Tưởng-Hành-Thức, có bảy cũng như vậy.
Trí này nên nói là pháp trí cho đến Đạo trí chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì phân biệt rộng về nghĩa trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết, có bảy xứ thiện và ba nghĩa quán…” Trong kinh tuy nói ra điều này mà không phân biệt về nghĩa ấy, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong kinh chưa nói thì nay cần phải nói đến điều ấy, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói kinh này?
Đáp: Có những người học đã tiến vào Kiến đạo, trú trong Tu đạo bị phiền não do tu mà đoạn làm cho phiền muộn, Đức Thế Tôn muồn làm cho họ tu pháp đối trị phiền não ấy, nói cho biết rằng: Các công cụ đã đạt được Thánh đạo, sao không dựa vào Thánh đạo để đoạn phiền não khác? Như người khỏe mạnh bị kẻ thù làm cho phiền muộn, người khác bảo rằng: Ông đã khỏe mạnh, lẽ nào không giết hại kẻ thù mà để kể thì làm cho họ phiền muộn hay sao?
Lại nữa, có những người học đã đạt được quả thứ nhất, đối với quả thù thắng tiếp sau không thực hiện gia hạnh, giả sử thực hiện gia hạnh nhưng không biết đúng như thật, Đức Thế Tôn muốn làm cho phát khởi gia hạnh thù thắng mà nói cho biết rằng: Nếu các ông có thể không rời bỏ các gia hạnh đạt được quả Dự lưu trước đây, thì không bao lâu chắc chắn được lậu tận hoàn toàn. Đức Phật vì điều ấy cho nên nói kinh này.
Biết đúng như thật về Sắc là bốn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Khổ trí. Trong này, Pháp trí biết về quả của Sắc thuộc cõi Dục, Loại trí biết về quả của Sắc thuộc cõi Sắc, Thế tục trí biết về quả của tất cả các Sắc, Khổ trí biết về quả của Sắc hữu lậu; Vô thường-Khổ-Không-Vô ngã, pháp này tuy có bốn mà thiết lập làm một thiện, bởi vì đều cùng quán sát về quả của một Sắc.
Biết đúng như thật về Sắc tập là bốn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Tập trí. Trong này, Pháp trí biết về nhân của Sắc thuộc cõi Dục, Loại trí biết về nhân của Sắc thuộc cõi Sắc, Thế tục trí biết về nhân của tất cả các Sắc, Tập trí biết về nhân của Sắc hữu lậu; Tập-Sinh-Duyên, pháp này tuy có bốn mà thiết lập làm một thiện, bởi vì đều cùng quán sát về nhân của một Sắc.
Biết đúng như thật về Sắc diệt là bốn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Diệt trí. Trong này, Pháp trí biết về diệt của Sắc thuộc cõi Dục, Loại trí biết về diệt của Sắc thuộc cõi Sắc, Thế tục tri biết về diệt của tất cà các Sắc, Diệt trí biết về Diệt-Tĩnh-Diệu-Ly của Sắc hữu lậu; loại này tuy có bốn mà thiết lập làm một thiện, bởi vì đều cùng quán sát về diệt của một Sắc.
Biết đúng như thật về hướng đến hành diệt Sắc là bồn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Đạo trí. Trong này, Pháp trí biết về đạo đối trị của Sắc thuộc cõi Dục, Loại trí biết về đạo đối trị của Sắc thuộc cõi Sắc, Thế tục trí biết về đạo đối trị của tất cả các Sắc, Đạo trí biết về ĐạoNhư-Hành-Xuất đối trị của Sắc hữu lậu; loại này tuy có bốn mà thiết lập làm một thiện, bởi vì đều cùng quán sát về đạo của một Sắc.
Biết đúng như thật về vị của Sắc là bốn trí, đó là Pháp-LoạiThế tục và Tập trí. Trong này, bốn trí đều biết về vị của Sắc, như trước nên biết; loại này tuy có bốn mà thiết lập làm một thiện, bởi vì đều cùng quán sát về tập của một Sắc.
Biết đúng như thật về tai họa của Sắc là bốn trí, đó là Pháp-LoạiThế tục và Khổ trí. Trong này, bốn trí đều biết về tai họa của Sắc, như trước nên biết; loại này tuy có bốn mà thiết lập làm một thiện, bởi vì đều cùng quán sát về khổ của một Sắc.
Biết đúng như thật về thoát khỏi Sắc là bốn trí, đó là-Pháp-LoạiThế tục và Diệt trí. Trong này, bốn trí đều biết về thoát khỏi Sắc, như trước nên biết; loại này tuy có bốn mà thiết lập làm một thiện, bởi vì đều cùng quán sát về diệt của một Sắc.
Biết đúng như thật về Thọ-Tưởng-Hành-Thức, có bảy cũng như vậy, là nói như quán về Sắc.
Hỏi: Nếu như vậy thì phải nói là có ba mươi lăm xứ thiện, hoặc là vô lượng xứ thiện, tại sao nói là bảy?
Đáp: Quán sát mỗi một Uẩn, tất cả đều có bảy, không vượt qua số bảy cho nên nói là có bảy. Như trong kinh khác nói: “Những người Dự lưu cuối cùng có bảy lần trở lại.” Điều ấy nếu nói riêng biệt về hai nẽo-hai đời thì phải là hai mươi tám, đó là nẽo người có bảy-nẽo trời có bảy, Trung Hữu loài người có bảy-Trung Hữu loài trời có bảy, nhưng không vượt qua cho nên nói là bảy.
Lại như kinh khác nói: “Có hai pháp, đó là nhãn sắc cho đến ý pháp.” Lại như kinh khác nói: “ba lần chuyển pháp luôn có mười hai hành tướng.” Điều ấy không vượt qua hai và mười hai, cho nên nói là hai-mười hai; ở đây cũng như vậy.
Hiếp Tôn giả nói: “Kinh này nên nói là biết đúng như thật về Sắc cho đến Thức, biết đúng như thật về Sắc tập cho đến Thức tập, biết đúng như thật về Sắc diệt cho đến Thức diệt, biết đúng như thật về hướng đến hành diệt Sắc cho đến hướng về hành diệt Thức, biết đúng như thật về vị của Sắc cho đến vị của Thức, biết đúng như thật về tai họa của Sắc cho đến tai họa của Thức, biết đúng như thật về thoát khỏi Sắc cho đến thoát khỏi Thức. Nếu nói theo cách này thì chỉ có bảy xứ thiện, không phải là ba mươi lăm hay là vô lượng loại.”
Lại nữa, nếu nói tóm lược thì có bảy xứ thiện, nếu nói mở rộng thì có ba mươi lăm loại, hoặc là vô lượng loại. Trong kinh nói tóm lược cho nên chỉ có bảy loại. Như tóm lược-mở rộng, tổng quát-riêng biệt, không phân biệt-phân biệt, nói nhanh-nói chậm nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, vì người lợi căn thì nói là bảy xứ thiện, vì người độn căn thì nói là ba mươi lăm, hoặc là vô lượng loại. Như lợi căn-độn căn, lực của nhân-lực của duyên, lực của phần bên trong-lực của phần bên ngoài, lực của tư duy bên trong-lực của nghe pháp bên ngoài, khai mở về trí-nói về trí, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, dựa vào quán sát gần nói về bảy xứ thiện, dựa vào quán sát xa nói về ba mươi lăm, hoặc là vô lượng loại. Như gần-xa, áp sát bên cạnh, hiện rõ trước mắt-không phải là hiện rõ trước mắt, chúng đồng phần này-chúng đồng phần khác, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, dựa vào quán vô lậu thì nói bảy xứ thện, dựa vào quán hữu lậu thì nói ba mươi lăm, hoặc là vô lượng loại. Như hữu lậu-vô lậu, thế gian-xuất thế gian, ràng buộc-giải thoát, hệ thuộc-không hệ thuộc, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, dựa vào lúc Hiện quán thì nói bảy xứ thiện, dựa vào lúc quán sát thì nói ba mươi lăm, hoặc là vô lượng loại.
Lại nữa, dựa vào quán sát về tướng chung cho nên nói bảy xứ thiện, dựa vào quán về tướng riêng cho nên nói ba mươi lăm, hoặc là vô lượng loại. Như quán về tướng chung-tướng riêng, quán về tự tướngcọng tướng, hiểu về tự tướng-cọng tướng, tác ý về tự tướng-cọng tướng, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Trong này là nói về tự tướng tác ý, hay là nói về cọng tướng tác ý? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu nói về tự tướng tác ý, thì trong này đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói bảy xứ thiện-ba nghĩa quán, có thể ở trong pháp Tỳ-nại-da này nhanh chóng hết sạch các lậu, chứ không phải là tự tướng tác ý có thể có năng lực hết sạch các lậu. Nếu nói về cọng tướng tác ý, thì trong này đã nói lại thông hiểu thế nào? Như nói biết đúng như thật về Sắc cho đến biết đúng như thật về Thức.
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Trong này chính là nói về tự tướng tác ý.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao có thể nhanh chóng hết sạch các lậu?
Đáp: Tự tướng tác ý này có thể dẫn đến cọng tướng tác ý, cọng tướng tác ý kia có thể nhanh chóng hết sạch các lậu, dựa vào nhân lần lượt chuyển đổi cho nên đưa ra cách nói này. Lại có người nói: Trong này chính là nói về cọng tướng tác ý.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao kinh này nói : Biết đúng như thật về Sắc cho đến biết đúng như thật về Thức?
Đáp: Trong kinh này nên đưa ra cách nói này: Biết đúng như thật về Uẩn-Uẩn tập-Uẩn diệt-hướng đến hành diệt Uẩn-vị của Uẩn-tai họa của Uẩn-thoát khỏi Uẩn. Nhưng mà nói khác đi, thì nên biết là lúc nói khác nhau, lúc Hiện quán khác nhau. Như Đức Phật vì bốn Tiên vương, trước phải dùng Thánh ngữ để nói về bốn Thánh đế, hai vị hiểu đượchai vị không hiểu được…, như trước đây đã nói. Vì thế biết rằng lúc nói khác nhau, lúc Hiện quán khác nhau, nghĩa là lúc nói thì nói riêng biệt, lúc Hiện quán thì Hiện quán tổng quát.
Hỏi: Bảy xứ thiện-ba nghĩa quán có gì sai biệt?
Đáp: Tên gọi chính là sai biệt, đó là bởi vì tên gọi bảy xứ thiện, tên gọi ba nghĩa quán. Có người đưa ra cách nói này: Bảy xứ thiện là vô lậu, ba nghĩa quán là hữu lậu.
Hỏi: Nếu như vậy thì ở đây nói nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Biết đúng như thật về Sắc là bốn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Khổ trí… Trí Thế tục này tuy cũng có thể có mà không hiện hành. Lại nữa, bảy xứ thiện này là hành tướng Thánh, nói là vô lậu mà thật sự gồm chung hữu lậu, đối với ba nghĩa quán chẳng phải là hành tướng Thánh, chỉ là hữu lậu, cho nên gọi là vô lậu.
Hỏi: Là có thể dùng bảy xứ thiện để tiến vào ba nghĩa quán chăng?
Đáp: Không thể nào, bởi vì bảy xứ thiện là thánh tướng vô lậu, ba nghĩa quán là hành tướng hữu lậu. Lại có người nói: Bảy xứ thiện gồm chung hữu lậu và vô lậu, ba nghĩa quán chỉ riêng hữu lậu.
Hỏi: Là có thể dùng bảy xứ thiện để tiến vào ba nghĩa quán chăng?
Đáp: Có thể, nhưng sử dụng nhiều công lực, dấy khởi nhiều tác ý, thực hiện nhiều gia hạnh, đó là biết đúng như thật về Sắc cho đến Thức, biết đúng như thật về tai họa của Sắc cho đến tai họa của Thức mà tiến vào quán xét Uẩn; biết đúng như thật về Sắc tập cho đến Thức tập, biết đúng như thật về vị của Sắc cho đến vị của Thức mà tiến vào quán xét về Xứ; biết đúng như thật về Sắc diệt cho đến Thức diệt, biết đúng như thật về thoát khỏi Sắc cho đến thoát khỏi Thức mà tiến vào quán xét về Giới. Tuy có thể dùng bảy xứ thiện để tiến vào ba nghĩa quán như vậy, mà sử dụng nhiều công lực, dấy khởi nhiều tác ý, thực hiện nhiều gia hạnh.
Hỏi: Ba nghĩa quán ở trước-bảy xứ thiện ở sau, vì sao Đức Thế Tôn trước là nói về bảy xứ thiện, sau là nói đến ba nghĩa quán?
Đáp: Tuy ba nghĩa quán ở trước-bảy xứ thiện ở sau, mà trước là nói về bảy xứ thiện, sau là nói đến ba nghĩa quán, bởi vì đối với cách nói-đối với văn từ đều tùy thuận. Lại nữa, bởi vì theo thứ tự như vậy người nói-người tiếp nhận đều tùy thuận. Lại nữa, nếu đưa ra cách nói này thì đối với văn-đối với nghĩa đều trọn vẹn đầy đủ; nếu trước là nói về ba nghĩa quán-sau là nói đến bảy xứ thiện, thì đối với nghĩa tuy trọn vẹn đầy đủ mà đối với văn lại không trọn vẹn đầy đủ.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Điều cần phải nói trước thì nói trước, điều cần phải nói sau thì nói sau, cả hai không có sai lầm gì. Bởi vì phần vị của ba nghĩa quán có hai loại riêng biệt:
- Ở trước lúc Kiến đạo.
- Ở trước lúc Tu đạo.
Trước lúc Kiến đạo thì trong này không nói đến, trước lúc Tu đạo thì trong này nói đến. Như Kiến đạo-Tu đạo, Kiến địa-Tu địa, Vị tri đương tri căn-Dĩ tri căn, nên biết cũng như vậy.”
Hiếp Tôn giả nói: “Trong này nói về bốn địa, đó là Tu hành địaKiến địa-Tu địa và Vô học địa. Như nói về bảy xứ thiện-ba nghĩa quán là nói về địa tu hành, biết đúng như thật về Sắc-Sắc tập-Sắc diệt-hướng về hành diệt Sắc cho đến Thức cũng như vậy là nói về địa Kiến, biết đúng như thật về vị của Sắc-tai họa của Sắc, thoát khỏi Sắc cho đến Thức cũng như vậy là nói về địa Tu, nhanh chóng hết sạch các lậu là nói về địa Vô học.”
Hỏi: Vì sao trong Kiến đạo nói về bốn xứ thiện, trong Tu đạo chỉ nói đến ba xứ thiện?
Đáp: bởi vì Kiến đạo là xứ sở quyết định-đối trị quyết định chứ không phải là Tu đạo. Lại nữa, bởi vì Kiến đạo là sở duyên quyết địnhđối trị quyết định chứ không phải là Tu đạo. Lại nữa, bởi vì Kiến đạo là bắt đầu đạt được Kiến đế, đã đạt được Hiện quán. Lại nữa, bởi vì Kiến đạo là bắt đầu đạt được chủng tánh Thánh-bắt đầu đạt được hành tướng Thánh, còn Tu đạo thì đã đạt được chủng tánh Thánh, đã đạt được hành tướng Thánh.
Hỏi: Vì sao ở trong bảy xứ thiện này, hai lần nói về ba đế trước, một lần nói về Đạo đế?
Đáp: Bởi vì trong này Đạo đế thường xuyên phân biệt, nghĩa là biết đúng như thật về Sắc tập cho đến Thức tập, Sắc diệt cho đến Thức diệt, hướng về hành diệt Sắc cho đến hướng về hành diệt thức, vị của Sắc cho đến vị của Thức, tai họa của Sắc cho đến tai họa của Thức, thoát khỏi Sắc cho đến thoát khỏi Thức, biết đúng như thật về những điều này cũng đều là Đạo đế. Đã thường xuyên phân biệt đối với Đạo đế, cho nên không nói lại với Đạo đế.
Lại nữa, có pháp đã sinh ra khổ, có pháp chưa sinh ra khổ, có pháp đã sinh ra nhân của khổ, có pháp chưa sinh ra nhân của khổ, có pháp đã sinh ra diệt trừ khổ, có pháp chưa sinh ra diệt trừ khổ; các pháp như vậy chỉ có Đạo đế có năng lực nhận biết về đoạn và chứng, cho nên nói ba Đế thì đã nói đến Đạo đế.
Lại nữa, có khổ gần-có khổ xa, có nhân của khổ gần-có nhân của khổ xa, có diệt của khổ gần- có diệt của khổ xa; các pháp như vậy chỉ có Đạo đế có năng lực nhận biết về Đoạn và Chứng, cho nên nói ba Đế thì đã nói đến Đạo đế.
Lại nữa, ba Đế có giới hạn cho nên nói hai lần, Đạo đế không có giới hạn cho nên chỉ nói một lần.
Hỏi: Dựa vào luận mà sinh ra luận, vì sao ba Đế nói là có giới hạn mà đạo đế nói là không có giới hạn?
Đáp: Bởi vì Khổ có thể biết hết, Tập có thể đoạn hết, Diệt có thể chứng hết, Đạo không thể nào tu hết; nghĩa còn lại nói rộng ra như phần Thế tục trí Hiện quán biên.
Lại nữa, bốn xứ thiện trước nói về phần vị Kiến đạo, Kiến đạo thì nhất định phải quán sát bốn Đế đầy đủ, cho nên nói đầy đủ bốn loại; ba xứ thiện sau nói về phần vị Tu đạo, Thánh đạo đã tu trong phần vị Tu đạo đức là Đạo đế, không hẳn là quán xét đầy đủ về bốn Thánh đế, cho nên chỉ nói đến ba loại. Lại nữa, tất cả Hiền Thánh đều chán ngán Khổ-Tập, vui mừng với Niết-bàn; Thánh đạo thì không như vậy, cho nên Đức Thế Tôn nói hai lần về ba Đế mà chỉ nói một lần về Đạo đế.
Hỏi: Tại sao trong Kiến đạo thì trước là nói đến Khổ đế-sau mới nói đến Tập đế, mà trong Tu đạo thì trước là nói đến Tập đế-sau mới nói đến Khổ đế?
Đáp: Trong Kiến đạo dựa vào thứ tự của Hiện quán, Trong Tu đạo dựa vào thứ tự của nhân quả, cho nên nói theo cách ấy. Lại nữa, trong Kiến đạo dựa vào thấy theo thứ tự, trong Tu đạo dựa vào nói theo thứ tự, cho nên đưa ra cách nói ấy; bởi vì thấy theo thứ tự quả trước-nhân sau, nói theo thứ tự nhân trước-quả sau.
Lại nữa, Đức Phật dựa vào Tu đạo vì hành giả nghiêng về ái, nói về pháp đoạn ái mà dạy bảo như vậy: Các ông trước tiên nên quán sát về vị của các Uẩn, quán sát về vị rồi thấy rõ sai lầm tai họa của vị, thấy rõ sai lầm tai họa rồi có thể nhanh chóng thoát ra.
Lại nữa, trong phần vị Tu đạo đã có phạm vi giới hạn đối sử với sinh tử, cho nên không chán ngán nhiều đối với khổ, chỉ vì phiền não làm cho tâm rối loạn, do đó chán ngán nhiều đối với phiền não. Trong các phiền não thì ái thường xuyên hiện hành, cho nên phần nhiều chán ngán đối với ái. Vì vậy trong Tu đạo trước là quán về vị của ái, tiếp đến là quán về tai họa của ái, cuối cùng là quán về thoát khỏi ái.
Lại nữa, ái đối với hiện tại rất có năng lực dẫn dắt tâm rong đuổi khắp các cảnh, ái đối với vị lai rất có năng lực tưới thấm quả báo làm cho không đoạn dứt, cho nên các Thánh giả chán ngán ái tăng lên, trong phần vị Tu đạo trước là quán về vị của ái, tiếp đến là quán về tai họa của ái, sau cùng là quán về cách thoát khỏi ái.
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn khiến cho hữu tình đã cảm hóa thường xuyên quán sát về cảnh giới đã nhận biết?
Đáp: Từ vô thỉ đến nay mê theo cảnh đã nhận biết mà lạc mất chánh đạo, chìm nổi trong sinh tử nhận chịu đủ loại khổ đau, Đức Thế Tôn muốn làm cho hiểu rõ về cảnh đã nhận biết, hướng về với chánh đạo, vượt ra khỏi sinh tử, lìa xa các loại khổ đau, cho nên khiến thướng xuyên quán xét về cảnh giới đã nhận biết. Trong này, chủ yếu là nói đến bảy xứ thiện và ba nghĩa quán.
Hỏi: Trước là Tập-sau là Vị có gì sai biệt?
Đáp: Tên gọi chính là sai biệt, nghĩa là bởi vì tên gọi Tập của Sắc…, tên gọi vị của Sắc… Lại nữa, Tập gồm chung sáu thức, Vị chỉ riêng ý địa. Lại nữa, Tập gồm chung nhiễm ô-không nhiễm ô, Vị chỉ riêng nhiễm ô. Lại nữa, Tập gồm chung ba cõi, Vị chỉ riêng cõi dục. Lại nữa, Tập gồm chung nghiệp-phiền não, Vị chỉ riêng phiền não. Lại nữa, Tập gồm chung các phiền não, Vị chỉ là ái. Đó gọi là sự sai biệt giữa Tập và Vị.
Hỏi: Tập của các Uẩn là một hay là có khác nhau? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu như là một thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Bởi vì Tập của vui mừng cho nên có Tập của Sắc, bởi vì Tập của xúc chạm cho nên có Tập của ba Uẩn, bởi vì Tập của Danh sắc cho nên có Tập của Thức.” Nếu như có khác nhau, thì luận Thi Thiết nói lại thông hiểu thế nào? Như nói: “Ái này hoặc là quá khứ-hoặc là vị lai-hoặc là hiện tại, đều mười hai nhân của khổ, nguồn gốc của khổ, con đường của khổ, đầu mối của khổ, luôn luôn gây ra khổ, khổ vì vô minh, khổ vì duyên, khổ vì quả báo, khổ vì tập khí, và khổ cùng khởi lên.”
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Có duyên riêng biệt cho nên Tập của các Uẩn là một, có duyên riêng biệt cho nên Tập của các Uẩn có khác nhau, nghĩa là dựa vào nhân xa cho nên Tập của các Uẩn là một, dựa vào nhân gần cho nên Tập của các Uẩn có khác nhau. Như dựa vào xa-gần, ở nơi kia-ở nơi này, không hiện rõ trước mắt-hiện rõ trước mắt, chúng đồng phần thân khác-chúng đồng phần thân này, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, trong kinh nói ba loại Tập khác nhau:
- Tập của phiền não.
- Tập của khổ.
- Tập của nghiệp.
Nghĩa là bởi vì có Tập của vui mừng cho nên có Tập của Sắc, là nói về Tập của phiền não; bởi vì Tập của xúc chạm cho nên có Tập của ba Uẩn, là nói về Tập của khổ; bởi vì Tập của Danh sắc cho nên có Tập của Thức, là nói về Tập của nghiệp. Trong kinh này nói về nghiệp-danh sắc. Như nói về Tập của phiền não-khổ-nghiệp, quả báo của phiền não-khổ-nghiệp, sinh ra phiền não-khổ-nghiệp, con đường của phiền não-khổ-nghiệp, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, trong kinh nói ba thời gian có khác nhau:
- Thời gian tích tập.
- Thời gian thọ dụng.
- thời gian giữ gìn.
Nghĩa là bởi vì Tập của vui mừng cho nên có Tập của Sắc, là nói về thời gian tích tập; bởi vì Tập của xúc chạm cho nên có Tập của ba Uẩn, là nói về thời gian thọ dụng; bởi vì Tập của Danh sắc cho nên có Tập của Thức, là nói về thời gian giữ gìn.
Lại nữa, trong này nói riêng biệt về ba thời gian có khác nhau:
- Thời gian sắp hòa hợp.
- Thời gian đang hòa hợp.
- Thời gian không biệt ly.
Nghĩa là bởi vì Tập của vui mừng cho nên có Tập của Sắc, là nói về thời gian sắp hòa hợp; bởi vì Tập của xúc chạm cho nên có Tập của ba Uẩn, là nói về thời gian đang hòa hợp; bởi vì Tập của Danh sắc cho nên có Tập của Thức, là nói về thời gian không biệt ly.
Lại nữa, trong kinh này nói ba Hữu khác nhau:
- Trung hữu.
- Bốn hữu.
- Sinh hữu.
Nghĩa là bởi vì Tập của vui mừng cho nên có Tập của Sắc, là nói về Trung hữu; bởi vì Tập của xúc chạm cho nên có Tập của ba Uẩn, là nói về Bốn hữu; bởi vì Tập của Danh sắc cho nên có Tập của Thức, là nói về Sinh hữu.
Lại nữa, bởi vì Tập của vui mừng cho nên có Tập của Sắc, là nói về Danh duyên Sắc; bởi vì Tập của xúc chạm cho nên có Tập của ba Uẩn, là nói về Danh duyên Danh; bởi vì Tập của Danh sắc cho nên có Tập của Thức, là nói về Danh sắc duyên Danh.
Lại nữa, dùng ái để mong cầu tự Thể của thân phận thuộc các quả báo ở vị lai, cho nên Đức Thế Tôn nói bởi vì Tập của vui mừng mà có Tập của Sắc; xúc chạm luôn luôn nuôi lớn tâm-tâm sở pháp, duy trì dẫn dắt làm cho hiện rõ ở trước mắt, cho nên Đức Thế Tôn nói bởi vì Tập của xúc chạm mà có Tập của ba Uẩn; Thức dựa vào Danh sắc tăng trưởng ộng lớn, cho nên Đức Thế Tôn nói bởi vì Tập của Danh sắc mà có Tập của Thức.
Hỏi: Trước là khổ-sau là tai họa, có gì sai biệt?
Đáp: Tên gọi tức là sai biệt, đó là tên gọi về khổ của Sắc…, tên gọi về tai họa của Sắc… Lại nữa, khổ gồm chung ba Thọ, tai họa chỉ riêng Khổ thọ. Lại nữa, khổ gồm chung nhiễm ô-không nhiễm ô, tai họa chỉ riêng nhiễm ô. Lại nữa, khổ gồm chung ba cõi, tai họa chỉ riêng cõi Dục. Lại nữa, khổ gồm chung phiền não-nghiệp-khổ, tai họa chỉ riêng phiền não. Lại nữa, khổ gồm chung các phiền não, tai họa chỉ thuộc về ái. Đó gọi là sự sai biệt giữa khổ và tai họa.
Hỏi: Sắc cho đến Thức diệt, Sắc cho đến Thức thoát ra, có gì sai biệt?
Đáp: Nếu do ái này mà khởi lên Tập của các Sắc, ái kia đoạn thì gọi là Sắc diệt; nếu các ái khác duyên với Sắc tăng nhiều, ái kia đoạn thì gọi là Sắc thoát ra, cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao trong này hỏi về Sắc… diệt mà trả lời là ái… diệt?
Đáp: Nhân đoạn cho nên quả đoạn theo, nhân diệt cho nên quả diệt theo, nhân ngừng cho nên quả ngừng theo, bỏ nhân cho nên cũng bỏ quả, loại bỏ nhân cho nên quả cũng loại bỏ. Nếu cắt đứt con đường thì các quả báo không nối theo, Sắc… vĩnh viễn diệt mất thì đến giới hạn của khổ, cho nên hỏi về Sắc… diệt mà trả lời là ái… diệt.
Hỏi: Vì sao trong này đoạn các ái… đã sinh thì gọi là diệt, đoạn các ái… chưa sinh lại gọi là thoát ra?
Đáp: Đã sinh ra phiền não-nghiệp, đã có sự tạo tác, đã ngăn cách Thánh đạo, đã chọn lấy quả, đã mang lại quả, đã làm nhân đồng loạiBiến hành-Dị thục, đã giữ lấy quả Đẳng lưu-Dị thục, đối với sự nối tiếp nhau của mình đã gây ra nhiễm ô, đã làm cho ràng buộc, đã làm điều khổ đau, chỉ có thể đoạn diệt chứ không thể nào thoát ra, cho nên nói là diệt. Chưa sinh ra phiền não-nghiệp, cùng với bên trái ngược nhau, có thể thoát ra được, cho nên nói là thoát ra. Như ba sự việc khổ đau:
- Đã nhận chịu.
- Đang nhận chịu.
- Sẽ nhận chịu.
Sự việc đã và đang nhận chịu thì không thể nào thoát ra được; sự việc sẽ phải nhận chịu thì hoặc là dùng sức của mình, hoặc là nhờ sức của người khác, hoặc là sức mạnh của tài sản tiền bạc mà có thể thoát ra được.
Hỏi: Vì sao trong này ba lần nói về ái, hai lần nói về phiền nãonghiệp khác?
Đáp: Bởi vì ái khó đoạn trừ-khó phá bỏ, khó có thể vượt qua được, nhiều lỗi lầm tai họa, rất đáng chỉ trích cho nên ba lần nói về ái. Như những người nữ trộm cướp cùng với pháp sấu xa khác, chê trách ngao ngán tổng quát rồi lại chê trách ngao ngán riêng biệt. Lại nữa, bởi vì sức mạnh của ái cho nên cõi sai khác-địa sai hác-Bộ sai khác, tất cả phiền não bởi vì ái mà sinh ra, bởi vì ái mà tăng lên, cho nên ba lần nói về ái.
Hỏi: Vì sao các nơi dùng các loại câu hỏi, thường xuyên phân biệt về Diệt đế chứ không phải là Đế nào khác?
Đáp: Bởi vì Diệt đế này mười hai thù thắng nhất-tuyệt vời nhất trong tất cả các pháp, cũng thù thắng-tuyệt vời nhất trong bốn Thánh đế, cho nên phân biệt nhiều.
Hỏi: Vì sao trong này chỉ hỏi-đáp phân biệt về sự sai biệt giữa diệt và thoát ra chứ không phải là vị của Tập-tai họa của Khổ?
Đáp: Cũng nên nói đến sự sai biệt của hai loại ấy, mà không nói đến là có cách nói khác. Lại nữa, trong này dùng phần sau để biểu hiện rõ ràng đối với phần trước, nghĩa là hỏi-đáp phân biệt về sự sai biệt giữa diệt và thoát ra, thì nên biết là hai phần trước cũng phải nói đến. Lại nữa, diệt đế là thù thắng cho nên chỉ phân biệt về Diệt, Khổ-Tập không phải là thù thắng cho nên không nói đến.