LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG III: TRÍ UẨN
Phẩm Thứ Ba: LUẬN VỀ THA TÂM TRÍ
(Từ cuối quyển 99 – đầu quyển 105)
Thế nào là Tha tâm trí? Thế nào là Túc trú tùy niệm trí? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương, đã lĩnh hội rồi, tiếp theo nên giải thích rộng ra.
Hỏi: Vì sao Tôn giả dựa vào hai Trí trước mà soạn luận?
Đáp: Là ý của Tôn giả ấy muốn như vậy, nghĩa Luận sư của bản luận này tùy theo ý muốn tạo luận không trái với pháp tướng, cho nên không cần phải vặn hỏi. Như Tôn giả này ở trong chương Căn Uẩn, dựa vào Pháp trí-Loại trí mà soạn luận; ở trong chương Định uẩn, dựa vào Tận trí-Vô sinh trí mà soạn luận. Lại ở trong chương Căn Uẩn dựa vào bốn trí của Khổ-Tập-Diệt-đạo mà soạn luận; ở trong chương Kiết uẩnĐịnh uẩn và sau Uẩn này dựa vào tám Trí mà soạn luận; ở các phẩm như Tu Trí… dựa vào mười Trí mà soạn luận. Như vậy Tôn giả ở Uẩn này, ban đầu dựa vào hai Trí là Tha tâm và Túc trú mà soạn luận, như người thợ gốm khéo léo tài hoa trước điều chế thuần thục cục bùn rồi đặt trên vòng quay, tùy thao ý thích của mình mà làm ra đồ vật như đồ đựng… Tôn giả cũng như vậy, dùng Tuệ văn-Tư-Tu mà quán sát về pháp tướng, đoạn cái ngu về tự tánh và cái ngu về sở duyên, tùy theo ý muốn tạo luận, cho nên không cần phải vặn hỏi. Lại nữa, hai Trí trước cùng bao gồm gia hạnh đắc và lìa nhiễm đắc, cùng là do tu mà thành, cùng là bao gồm tự tánh, cùng là quả thuộc bốn Chi-năm Chi của Tĩnh lự, cho nên chỉ dựa vào hai Trí đó àm soạn ra phần luận này. Lại nữa, bởi vì hai Trí trước cùng lấy Trí-Kiến làm tự tánh, cùng đối với phạm vi mà chọn lấy sở duyên, đó là Tha tâm trí chỉ duyên với hiện tại, Túc trú tùy niệm trí chỉ duyên với quá khứ, cho nên chỉ dựa vào hai trí đó mà soạn ra phần luận này.
Có người đưa ra cách nói này: Bởi vì hai Trí này cùng bao gồm hai phẩm hữu lậu và vô lậu, cho nên chỉ dựa vào hai trí đó mà soạn ra phần luận này.
Lời bình: Người ấy không nên đưa ra cách nói này, bởi vì Túc trú tùy niệm trí chỉ là hữu lậu.
Hỏi: Thế nào là Tha tâm trí?
Đáp: Nếu trí do tu àm thành, là quả của tu, nương tựa vào tu, đã được không mất, có thể biết tâm-tâm sở pháp ở cõi Dục-Sắc hiện tại nối tiếp nhau của người khác, hoặc là tâm-tâm sở pháp vô lậu, đó gọi là Tha tâm trí. Trong này, nếu trí đó do tu mà thành, nghĩa là Tuệ do tu mà thành là tự tánh. Là quả của tu, nghĩa là quả thuộc bốn Chi-năm Chi của Tĩnh lự. Nương tựa vào tu, nghĩa là dựa vào thường xuyên luyện tập mà thành tựu. Đã được không mất, bởi vì đã chứng được mà không rời bỏ.
Hỏi: Vì sao không nói chưa được đã mất?
Đáp: Nên nói mà không nói thì phải biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, nếu dựa vào trí này mà nói là thành tựu Tha tâm thông, thì trong này nói đến; chưa được đã mất thì các Tha tâm trí không có nghĩa như vậy, cho nên không nói.
Có thể biết tâm-tâm sở pháp ở cõi Dục-Sắc hiện tại nối tiếp nhau của người khác, hoặc là tâm-tâm sở pháp vô lậu, nghĩa là có thể biết như thật về tâm-tâm sở pháp thuộc cõi Dục-Sắc ở đời hiện tại trong thân của hữu tình khác, hoặc là tâm-tâm sở pháp vô lậu. Đây là nói về tướng thuộc cảnh sở duyên của Tha tâm trí.
Có tụng khác nói: Nếu trí hiện khởi biết như thật về hữu tình khác có sự tìm kiếm, có sự quán xét, có sự nhiếp thọ, do nhiều duyên mà khởi ý và ý sở hữu, thì gọi là Tha tâm trí. Trong này, nếu trí hiện khởi, là nói đến Tha tâm trí hiện hành. Biết như thật, là chọn lấy những trí xem tướng khác nhau… Hữu tình khác, là chọn lấy tâm-tâm sở pháp mà mình biết khác nhau. Có sự tìm kiếm, nghĩa là tâm-tâm sở pháp của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất. Có sự quán xét, là tâm-tâm sở pháp của Tĩnh lự trung gian. Có sự nhiếp thọ, là tâm-tâm sở pháp của ba Tĩnh lự sau.
Lại có người nói: Có sự tìm kiếm là hiển bày về cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất. Có sự quán xét là hiển bày về cõi Dục cho đến Tĩnh lự trung gian. Có sự nhiếp thọ là hiển bày từ cõi Dục cho đến Tĩnh lự thứ tư. Trong này biệu hiện rõ ràng có năng lực tìm kiếm…, cho nên các pháp như Sắc… không phải là cảnh của trí này.
Do nhiều duyên mà khởi, như trí chủ động biết (năng trí) do bốn duyên phát sinh, trí thụ động biết (sở tri) cũng do bốn duyên phát sinh. Ý và ý sở hữu, ý tức là tâm, các tâm sở pháp gọi là ý sở hữu. Như vậy đều nói đến cảnh của Tha tâm trí.
Tha tâm trí này không nên nói là một, đó là Tha tâm trí thông và nêu rõ dẫn dắt; hoặc nên nói là hai, đó là hữu lậu-vô lậu, có ràng buộc-giải thoát, có hệ thuộc-không hệ thuộc; hoặc nên nói là ba, đó là phẩm Hạ-Trung-Thượng; hoặc nên nói là bốn, đó là quả của bốn Tĩnh lự; hoặc nên nói là sáu, đó là hữu lậu và vô lậu đều có ba phẩm; hoặc nên nói là tám, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có hữu lậu-vô lậu; hoặc nên nói là chín, đó là phẩm Hạ hạ cho đến phẩm Thượng Thượng; hoặc nên nói là mười hai, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có ba phẩm; hoặc nên nói là mười tám, đó là hữu lậu-vô lậu đều có chín phẩm; hoặc nên nói là hai mươi bốn, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều hữu lậu-vô lậu, hữu lậu-vô lậu lại đều có ba phẩm; hoặc nên nói là ba mươi sáu, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có chín phẩm; hoặc nên nói là bảy mươi hai, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có hữu lậu-vô lậu, hữu lậu-vô lậu lại đều có chín phẩm. Nếu dùng sát-na thuộc về thân để phân biệt thì nên nói là vô lượng vô biên. Trong này nói chung về một Tha tâm trí.
Hỏi: Tha tâm trí này lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Lấy Tuệ làm tự tánh. Đó gọi là tự tánh của Tha tâm trí, tự Thể của Ngã vật, bổn tánh của tướng phần.
Đã nói về tự tánh, nguyên cớ sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là Tha tâm trí, Tha tâm trí là nghĩa gì?
Đáp: Biết tâm của người khác cho nên gọi là Tha tâm trí.
Hỏi: Trí này cũng biết các tâm sở pháp của người khác, vì sao chỉ gọi là Tha tâm trí?
Đáp: Các sư Du-già ý thích gia hạnh, muốn biết tâm của người khác chứ không phải là tâm sở của người khác, cho nên chỉ thiết lập tên gọi Tha tâm trí. Lấy tâm làm trước tiên cũng biết được tâm sở, ví như có người ý thích gia hạnh chỉ muốn trông thấy vua, nếu lúc trong thấy vua thì cũng thấy được các quan.
Lại nữa, các pháp lập thành tên gọi dựa vài nhiều duyên, nghĩa là hoặc dựa vào tự tánh, hoặc dựa vào đối trị, hoặc dựa vào gia hạnh, hoặc dựa vào tương ưng, hoặc dựa vào sở y, hoặc dựa vào sở duyên, hoặc dựa vào hành tướng, hoặc dựa vào sở duyên và hành tướng… Dựa vào tự tánh thiết lập tên gọi, đó là năm Uẩn-bốn Đế-Thế tục trí… Dựa vào đối trị thiết lập tên gọi, đó là Pháp trí-Loại trí đối trị cõi Dục và hai cõi trên. Dựa vào gia hạnh thiết lập tên gọi, đó là Không-Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, năm Dịnh hiện thấy-Tha tâm trí… Dựa vào tương ưng thiết lập tên gọi, như luận Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là thuận với pháp như Lạc thọ…? Đó là pháp tương ưng với Lạc thọ… tất cả đều như vậy.” Dựa vào sở y thiết lập tên gọi, đó là nhãn thức… Dựa vào sở duyên thiết lập tên gọi, đó là bốn Niệm trú-Vô tướng Định… Dựa vào hành tướng thiếp lập tnê gọi, đó là Khổ trí-Tập trí, hai hành tướng này không có xen tạp mà sở duyên xen tạp. Dựa vào sở duyên và hành tướng thiếp lập tên gọi, đó là Diệt trí-Đạo trí, hai sở duyên-hành tướng này đều không có xen tạp. Các nhân duyên thiết lập tên gọi các pháp như vậy quả là có vô lượng, nay Tha tâm trí chỉ dựa vào gia hạnh mà thiết lập tên gọi chứ không phải là loại nào khác.
Lại nữa, trong phẩm tương ưng thì tâm thù thắng nhất, cho nên dựa vào pháp thù thắng về nhận biết mà thiết lập tên gọi của trí này, như nói nàh vua đến thì không phải là không có các quan.
Lại nữa, bởi vì dựa vào tâm cho nên gọi là tâm sở pháp, tâm là mặt đất, ácc tâm sở pháp gọi là những gì vốn có trên mặt đất, cho nên chỉ nói đến tâm.
Lại nữa, tu Tha tâm thông ở phần vị đạo vô gián, chỉ duyên với tâm cho nên chỉ nói là nhận biết tâm.
Tha tâm trí này, về cõi (Giới) thì Tha tâm trí hữu lậu và cõi Sắc, Tha tâm trí vô lậu là không hệ thuộc.
Hỏi: Vì sao cõi Vô sắc không có Tha tâm trí?
Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất-đồ đựng, cho đến nói rộng ra. Lại nữa, bởi vì tu Tha tâm trí dựa vào Sắc mà dấy khởi.
Về Địa, chỉ thuộc về bốn Tĩnh lự căn bản chứ không phải cận phần, Vô sắc thì địa ấy không có thể phát sinh năm thần thông.
Hỏi: Tâm-tâm sở pháp của Tĩnh lự trung gian thì trí của địa nào có thể nhận biết?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Trí phẩm Thượng của Tĩnh lự thứ nhất có thể nhận biết. Lại có người nói: trí phẩm Hạ của Tĩnh lự thứ hai có thể nhận biết.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trí thuộc ba phẩm của Tĩnh lự thứ nhất đều có thể nhận biết. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì một địa thâu nhiếp.
Về sở y, chỉ dụa vào thân của cõi Dục-Sắc mà dấy khởi. Về hành tướng, Tha tâm trí vô lậu, làm bốn hành tướng duyên với Đạo đế mà chuyển, Tha tâm trí hữu lậu, làm hành tướng không rõ ràng mà chuyển. Về sở duyên, Tha tâm trí của Tĩnh lự thứ nhất duyên với tâm-tâm sở pháp ở địa cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất; Tha tâm trí của Tĩnh lự thứ hai duyên với tâm-tâm sở pháp ở địa cõi Dục và hai Tĩnh lự đầu; Tha tâm trí của Tĩnh lự thứ ba duyên với tâm-tâm sở pháp ở địa cõi Dục và ba Tĩnh lự trước; Tha tâm trí của Tĩnh lự thứ tư duyên với tâm-tâm sở pháp ở địa cõi Dục và bốn Tĩnh lự. Không có Tha tâm trí nào có thể biết được tâm-tâm sở pháp của Vô sắc, bởi vì địa ấy mạnh hơn; như Tha tâm trí của Tĩnh lự thứ nhất…, không biết được tâm-tâm sở pháp của Tĩnh lự thứ hai…
Hỏi: Sinh ở cõi Dục-Sắc dấy khởi tâm-tâm sở pháp của địa Vô sắc, là cảnh sở duyên của Tha tâm trí hay không?
Đáp: không phải là cảnh sở duyên, như không biết về quả thì nhân cũng như vậy.
Về Niệm trú, là ba Niệm trú trừ ra Thân niệm trú. Về Trí, là bốn Trí, đó là Pháp-Loại-Đạo và Thế tục trí, tức là nói chung bốn trí ấy là Tha tâm trí. Về Tam-ma-địa đi cùng, Tha tâm trí vô lậu thì đạoVô nguyện đi cùng, Tha tâm trí hữu lậu không phải là Tam-ma-địa đi củng. Về căn tương ưng, nói chung Tha tâm trí tương ưng với ba căn đó là Lạc-Hỷ-Xả. Về ba đời, là ba đời. Về duyên với ba đời, thì quá khứ duyên với quá khứ, hiện tại duyên với hiện tại, vị lai nếu sinh ra pháp thì duyên với vị lai, nếu không sinh ra pháp thì duyên với ba đời. Về thiện-bất thiện và vô ký, thì chỉ là thiện. Về duyên với thiện-bất thiện và vô ký, thì duyên với cả ba loại. Về hệ thuộc và không hệ thuộc, Tha tâm trí hữu lậu chỉ hệ thuộc cõi Sắc, Tha tâm trí vô lậu chỉ là không hệ thuộc. Về duyên với hệ thuộc và không hệ thuộc, thì duyên với hệ thuộc cõi Dục-Sắc và không hệ thuộc. Về Học-Vô học và Phi học phi vô học, thì bao gồm ba loại. Về duyên với Học-Vô học và Phi học phi vô học, thì duyên với ba loại. Về kiến-tu mà đoạn và không đoạn, Tha tâm trí hữu lậu chỉ do tu mà đoạn, Tha tâm trí vô lậu là không đoạn. Duyên với kiến-tu mà đoạn và không đoạn, thì duyên với ba loại. Về duyên với danh-duyên với nghĩa, thì chỉ duyên với nghĩa. Về duyên với Tự-Tha tương tục và không tương tục, thì chỉ duyên với Thua tương tục. Về già hạnh đắc-lìa nhiễm đắc, thì bao gồm gia hạnh đắc và lìa nhiễm đắc. Lìa nhiễm đắc, đó là ở Tĩnh lự thứ nhất đạt được lúc lìa nhiễm của cõi Dục, cho đến ở Tĩnh lự thứ tư đạt được lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, hoặc là lìa nhiễm của địa trên địa mình thì cũng có thể tu mà đạt được. Gia hạnh đắc, đó là đạt được lúc tu gia hạnh tinh tiến hơn hẳn; và khởi lên gia hạnh làm cho hiện ở trước mắt, nghĩa là các Thanh văn dùng gia hạnh phẩm Trung-Thượng, Độc giác chỉ dùng gia hạnh phẩm Hạ, Phật không dùng gia hạnh mà có năng lực hiện rõ ở trước mắt. Từng đạt được và chưa từng đạt được, thì tất cả Thánh giả và dị sinh ở trong pháp đều gồm chung đã từng đạt được và chưa từng đạt được, dị sinh ở ngoài pháp chỉ là đã từng đạt được.
Hỏi: Tu Tha tâm trí thì gia hạnh thế nào?
Đáp: Trong luận Thi Thiết nói: “Người bắt đầu sự nghiệp tu tập đối với Định thế tục đã được tự tại, thường xuyên khởi lên hiện rõ trước mắt làm cho càng rõ ràng nhanh nhạy. Trước tiên quán sát kỹ càng về tướng thân-tâm của mình, nếu lúc thân có tướng như vậy hiện rõ, thì lúc bấy giờ liền khởi lên tướng tâm như vậy; nếu lúc tự mình khởi lên tướng tâm như vậy, thì lúc bấy giờ thân có tướng như vậy hiện rõ”.
Tự quán sát kỹ càng về tướng thân-tâm của mình rồi, tiếp đến quán sát kỹ càng về tướng thân-tâm của người khác. Nếu lúc thân có tướng như vậy hiện rõ, thì lúc bấy giờ liền khởi lên tướng tâm như vậy; nếu lúc người khác khởi lên tướng tâm như vậy, thì lúc bấy giờ thân có tướng như vậy hiện rõ. Quán sát kỹ càng về tướng thân-tâm của người khác rồi, tiếp đến chỉ quán xét về tâm-tâm sở pháp kia, dấy lên tư duy này: Mình nên quán xét tâm-tâm sở pháp kia, tìm kiếm những gì, quán xét những gì, nhiếp thọ những gì? Đã tư duy rồi chỉ quán xét tâm ấy nối tiếp nhau với hành tướng trước sau sai biệt. Quán xét về tướng tâm ấy, nếu được thuần thục thì đến đây gọi là thành tựu đầy đủ về gia hạnh tu Tha tâm trí.”
Trong luận Tập Dị Môn đưa ra cách nói như vậy: “Gia hạnh tu Tha tâm trí thế nào? Đó là quán sát kỹ càng duyên với năm Thủ uẩn, là hành tướng sai biệt của trí về Khổ-Vô thường-Không-Vô ngã, dần dần có thể dẫn dắt phát sinh trí vô lậu, khéo léo nhận biết tâm của người khác, gọi là Tha tâm trí.”
Hỏi: Tha tâm trí vô lậu có thể duyên với trí của bốn đế, vì sao chỉ nói là duyên với Khổ trí?
Đáp: Cũng nên nói là duyên với trí của ba đế còn lại, mà không nói đến thì phải biết là có nghĩa khác. Lại nữa, trong này chỉ nói đến bắt đầu tiến vào gia hạnh, chỉ duyên với Khổ trí chứ không nói đến duyên nào khác, về sau lúc nối tiếp nhau thì cũng duyên với trí khác.
Hỏi: Luận Thi Thiết trước-luận Tập Dị Môn sau đã nói về gia hạnh, có gì sai biệt?
Đáp: Trước nói về gia hạnh Tha tâm trí hữu lậu, sau nói về gia hạnh Tha tâm trí vô lậu. Lại nữa, trước nói về gia hạnh Tha tâm trí, không phải là thù thắng vi diệu rõ ràng thanh tịnh; sau nói về gia hạnh Tha tâm trí, thù thắng vi diệu rõ ràng thanh tịnh. Nhưng Tha tâm trí tuy lúc gia hạnh cũng duyên với Sắc để dấy khởi, mà lúc thành tựu đầy đủ thì không còn duyên với Sắc… nguyên cớ thế nào? Bởi vì trước tiên quán về pháp thô để tiến vào pháp tế. Vả lại, Tha tâm trí tuy lúc gia hạnh cũng duyên với sự nối tiếp của mình, mà lúc thành tựu đầy đủ thì chỉ duyên với sự nối tiếp nhau của người khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì duyên với chính mình không gọi là Tha tâm trí. Hơn nữa, Tha tâm trí chỉ duyên với tâm của người khác, không chuyển với hành tướng-sở duyên nơi tâm người khác; nếu duyên với hành tướng-sở duyên nơi tâm người khác, thì phải duyên với tâm mình chứ không phải là Tha tâm trí, bởi vì tâm mình là hành tướng sở duyên và năng duyên của trí kia.
Hỏi: Nếu mắt không thấy Sắc thì có thể nậhn biết tâm người khác hay không?
Đáp: Có thể nhận biết, bởi vì tai nghe Thanh.
Hỏi: Nếu không thấy Sắc-không nghe Thanh thì có thể nhận biết tâm người khác hay không?
Đáp: Có thể nhận biết, bởi vì mũi ngửi Hương.
Hỏi: Nếu không thấy Sắc-không nghe Thanh-không ngửi Hương thì có thể nhận biết tâm người khác hay không?
Đáp: Có thể nhận biết, bởi vì lưỡi nếm Vị.
Hỏi: Nếu không thấy Sắc-không nghe Thanh-không ngửi Hươngkhông nếm Vị thì có thể nhận biết tâm người khác hay không?
Đáp: Có thể nhận biết, bởi vì thân cảm nhận xúc.
Hỏi: Nếu không thấy Sắc-không nghe Thanh-không ngửi Hươngkhông nếm Vị-không cảm nhận Xúc thì có thể nhận biết tâm người khác hay không?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Lúc ấy không có thể nhận biết. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Tha tâm trí dấy khởi nhờ vào duyên với Sắc.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Lúc bắt đầu dẫn dắt phát khởi thì không có thể nhận biết, đã thành tựu đầy đủ thì tuy không duyên với Sắc mà cũng có thể nhận biết.
Từng đạt được tâm-tâm sở pháp hữu lậu có mười lăm loại, là do Tha tâm trí mà thuận theo chọn lấy cảnh, đó là cõi Dục và bốn Tĩnh lự đều có tâm-tâm sở pháp thuộc ba phẩm hạ-Trung-thượng. Từng đạt được Tha tâm trí hữu lậu có mười hai loại, đó là bốn Tĩnh lự đều có Tha tâm trí thuộc ba phẩm hạ-Trung-Thượng. Trong này, Tĩnh lự thứ nhất từng đạt được Tha tâm trí hữu lậu thuộc phẩm hạ, có thể nhận biết ba phẩm của cõi Dục và phẩm hạ của Tĩnh lự thứ nhất. Từng đạt được tâm-tâm sở pháp hữu lậu thuộc phẩm Trung, có thể nhận biết ba phẩm của cõi Dục và hai phẩm hạ-Trung của Tĩnh lự thứ nhất. Từng đạt được tâm-tâm sở pháp hữu lậu thuộc phẩm Thượng, có thể nhận biết cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều có ba phẩm, từng đạt được tâm-tâm sở pháp hữu lậu. Như vậy lần lượt chuyển tiếp cho đến Tĩnh lự thứ tư từng đạt được Tha tâm trí hữu lậu thuộc phẩm Thượng, có thể nhận biết cõi Dục và bốn Tĩnh lự đều có ba phẩm từng đạt được tâm-tâm sở pháp hữu lậu từng đạt được. Chưa từng đạt được mười hai Tha tâm trí hữu lậu nhận biết mười lăm loại tâm-tâm sở pháp hữu lậu chưa từng đạt được, cũng như vậy.
Tâm-tâm sở pháp vô lậu cũng có mười hai loại, đó là bốn Tĩnh lự đều có ba phẩm.
Trong này Tha tâm trí vô lậu thuộc phẩm hạ của Tĩnh lự thứ hai, có thể nhận biết Tĩnh lự thứ nhất và Tĩnh lự thứ hai, đều chỉ là tâm-tâm sở pháp vô lậu thuộc phẩm hạ; phẩm Trung thì có thể nhận biết Tĩnh lự thứ nhất và Tĩnh lự thứ hai, đều là tâm-tâm sở pháp vô lậu thuộc hai phẩm hạ-Trung; phẩm Thượng thì có thể nhận biết Tĩnh lự thứ nhất và Tĩnh lự thứ hai, đều là tâm-tâm sở pháp vô lậu thuộc ba phẩm. Như vậy lần lượt chuyển tiếp cho đến Tĩnh lự thứ tư, Tha tâm trí vô lậu thuộc phẩm Thượng có thể nhận biết bốn Tĩnh lự đều có tâm-tâm sở pháp vô lậu thuộc ba phẩm.
Hỏi: Vì sao Tha tâm trí hữu lậu thuộc phẩm Hạ-Trung của địa trên đều có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp hữu lậu thuộc ba phẩm của địa dưới, mà Tha tâm trí vô lậu thuộc phẩm Hạ-Trung của địa trên không nhận biết tâm-tâm sở pháp vô lậu thuộc phẩm Trung-Thượng của địa dưới?
Đáp: Tâm-tâm sở pháp hữu lậu và vô lậu thiết lập đều khác nhau, nghĩa là tâm-tâm sở pháp hữu lậu dựa vào sự nối tiếp nhau của một thân thành tựu ba phẩm tâm-tâm sở pháp hữu lậu; tâm-tâm sở pháp vô lậu dựa vào phẩm căn mà thiết lập, không có trong sự nối tiếp nhau của một thân thành tựu hai phẩm tâm-tâm sở pháp vô lậu, huống gì là có thành tựu ba phẩm? Thiết lập đã khác cho nên nhận biết có khác.
Có mười bốn loại Thông của tâm-tâm sở pháp, đều là do Tha tâm trí mà thuận theo chọn lấy cảnh, đó là cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều có quả của bốn Tĩnh lự, Tĩnh lự thứ hai có quả của ba Tĩnh lự sau, Tĩnh lự thứ ba có quả của hai Tĩnh lự sau, Tĩnh lự thứ tư chỉ có quả của Tĩnh lự thứ tư.
Hỏi: Tha tâm trí của Tĩnh lự thứ nhất, đối với Thông của tâm-tâm sở pháp của cõi Dục và bốn Tĩnh lự, có thể nhận biết mấy loại?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Có thể nhận biết bốn loậi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả đều là cõi Dục thâu nhiếp.
Lại có người nói: Chỉ có thể nhận biết quả của Tĩnh lự thứ nhất chứ không nhận biết quả của ba Tĩnh lự còn lại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì giống như không nhận biết về nhân thì quả cũng như vậy.
Các Tha tâm trí, đối với tâm-tâm sở pháp vượt qua Địa-vượt qua Căn-vượt qua Bổ-đặc-già-la, đều không có thể nhận biết. Đối với tâmtâm sở pháp vượt qua Địa không có thể nhận biết, đó là Tha tâm trí của Tĩnh lự thứ nhất, không có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp của Tĩnh lự thứ hai trở lên; cho đến Tha tâm trí của Tĩnh lự thứ ba, không có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp của Tĩnh lự thứ tư trở lên. Đối với tâm-tâm sở pháp vượt qua Căn không có thể nhận biết, đó là Tha tâm trí của người độn căn, không có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp của người lợi căn. Đối với tâm-tâm sở pháp vượt qua Bổ-đặc-già-la không có thể nhận biết, đó là Tha tâm trí của Hữu học không có thể nhận biết tâmtâm sở pháp của Vô học.
Hỏi: Tha tâm trí của tất cả Vô học, đều có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp của tất cả Hữu học chăng?
Đáp: Không phải vậy. Nghĩa là Tha tâm trí của Thời giải thoát, không có thể nhận biết tâm-tâm sở của Kiến chí; Tha tâm trí của Kiến chí, cũng không có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp của Thời giải thoát. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Tha tâm trí của Thời giải thoát, đối với tâmtâm sở pháp của Kiến chí, vượt qua Căn cho nên không nhận biết; Tha tâm trí của Kiến chí, đối với tâm-tâm sở pháp của Thời giải thoát, vượt qua Bổ-đặc-già-la cho nên không nhận biết.
Hỏi: Tha tâm trí thuộc địa của Hữu học, Tha tâm trí thuộc địa dưới của Vô học, hai loại này là có thể nhận biết lẫn nhau chăng?
Đáp: Không phải vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Tha tâm trí thuộc địa trên của Hữu học, đối với Tha tâm trí thuộc địa dưới của Vô học, vượt qua Bổ-đặc-già-la cho nên không nhận biết. Tha tâm trí ở địa dưới của Vô học, đối với Tha tâm trí ở địa trên của Hữu học, vượt qua Địa cho nên không nhận biết.
Hỏi: Tha tâm trí ở địa trên của Thanh văn, Tha tâm trí ở địa dưới của Như-lai, hai loại này là có thể nhận biết lẫn nhau chăng?
Đáp: Không phải vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Tha tâm trí ở địa trên của Thanh văn, đối với Tha tâm trí ở địa dưới của Như-lai, vượt qua Căn cho nên không nhận biết. Tha tâm trí ở địa dưới của Như-lai, đối với Tha tâm trí ở địa trên của Thanh văn, vượt qua Địa cho nên không nhận biết. Độc giác hướng về Thừa khác, dựa theo nghĩa trước nên biết mà nói.
Tâm-tâm sở pháp vô lậu của Như-lai, và tâm-tâm sở pháp hữu lậu chưa từng đạt được, đều không phải là do Tha tâm trí hiện rõ mà chọn lấy cảnh; tâm-tâm sở pháp hữu lậu từng đạt được, Đức Phật muốn làm cho người khác biết thì lập tức biết. Nghĩa là nếu Đức Phật muốn làm cho người độn căn biết tâm mình chứ không phải là người lợi căn, thì hạng nô bộc ngu dốt cũng biết tâm Phật, Xá-lợi-tử… đều không có thể nhận biết; nếu muốn làm cho những loài bàng sinh biết tâm mình chứ không phải là loài trời-người, thình loài bàng sinh cũng biết tâm Phật, loài người và trời đều không có thể nhận biết. Vì sao biết như vậy? bởi vì trong kinh nói.
Nghĩa là trong kinh nói: “Một lúc nọ, Đức Phật an trú trong tinh xá Trùng Các bên hồ Di Hầu thuộc thành Quảng Nghiêm. Lúc ấy các Tỳ-kheo đem bát của Đức Thế Tôn và bát của chính họ, tất cả đều đặt vào nơi trống trải. Có một con khỉ từ trên cây Sa-la trụt xuống đi đến nơi đặt bát. Lúc ấy các Tỳ-kheo sợ rằng con khỉ ấy làm vỡ bát, cho nên đua nhau xua đuổi con khỉ. Đức Phật bảo rằng: Các ông không cần phải xua đuổi, nó có ý riêng trong chốc lát sẽ biết. Lúc ấy con khỉ kia chọn lấy bát của Đức Thế Tôn, chầm chậm trở về leo lên cây hứng đầy dòng mật ngọt, khoan thai mà trụt xuống bưng đến dâng lên Đức Thế Tôn. Bởi vì có côn trùng cho nên Đức Thế Tôn không nhận. Đức Phật khởi lên phẩm tâm hữu lậu đã từng đạt được khiến nó lấy đi côn trùng trong bát mật. Con khỉ liền biết bưng bát mật lùi về đứng một nơi, chọn bỏ đi côn trùng rồi bưng đến dâng lên Đức Thế Tôn. Bởi vì chưa làm sạch cho nên Đức Phật lại không nhận. Đức Phật khởi lên phẩm tâm hữu lậu đã từng đạt được, khiến con khỉ lấy nước vẩy khắp nơi làm cho sạch sẽ. Con khỉ liền biết bưng bát mật lui về đứng một nơi, lấy nước làm sạch rồi trởi lại dâng lên Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn thương xót mà nhận lấy, con khỉ vui mừng sung sướng vô cùng, nhảy múa rồi đi thụt lùi rơi xuống hố mà chết. Nhờ vào phước nghiệp này được sinh trong loài người, lớn lên xuất gia chịu khó tu tập phạm hạnh, không bao lâu thì đạt được quả Ala-hán, thế gian cùng gọi là Thượng tọa Hiến Mật.” Tôn giả Luận Lực do nhân duyên ấy, dùng bài kệ tuyệt diệu mà ca ngợi Đức Phật rằng:
Đấng điều phục dẫn dắt trời người Vô thượng,
Có thể làm cho nẽo ác cũng biết tâm,
Nếu an trú trong Định vi diệu sâu xa,
Ngay cả trời người không thể nào hiểu được.
Tha tâm trí của Phật có năng lực nậhn biết ba đạo, Tha tâm trí của Độc giác có năng lực nhận biết hai đạo, Tha tâm trí của Thanh văn có năng lực nhận biết một đạo.
Hỏi: Phật có thể duyên với Tha tâm trí của Phật hay không?
Đáp: Có người nói không có thể. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không có hai Đức Như-lai cùng xuất thế.
Lại có người nói có thể, đây là nói về năng lực duyên chứ không nói hiện khởi.
Hỏi: Độc giác có thể duyên với Tha tâm trí của Độc giác hay không?
Đáp: Lân Giác Dụ thì dựa theo Phật nên biết. Độc giác xuất hiện trong chúng thì quyết định có thể duyên với Tha tâm trí của Độc giác, đây là nói về năng lực duyên cũng nói đến hiện khởi. Thanh văn cũng nhất định có thể duyên với Tha tâm trí của Thanh văn, đây là cũng nói về năng lực duyên-cũng nói đến hiện khởi. Dị sinh chắc chắn có thể duyên với Tha tâm trí của dị sinh, nói như Độc giác xuất hiện trong chúng và các Thanh văn.
Có người đưa ra cách nói này: Độc giác Lân giác dụ cũng nhất định có thể duyên với Tha tâm trí của Độc gaíc Lân giác dụ, cũng nói về năng lực duyên-cũng nói đến hiện khởi, bởi vì trong thế giới khác có Độc giác Lân giác dụ xuất thế, không có lý nào ngăn chặn. Chỉ riêng tâm-tâm sở pháp vô lậu của Phật, và tâm-tâm sở pháp hữu lậu chưa từng đạt được, là chắc chắn không có năng lực duyên và hiện khởi của Tha tâm trí. Tất cả tâm-tâm sở pháp của cõi Vô sắc, chắc chắn không phải là sở duyên của Tha tâm trí, bởi vì không phải là cảnh của Tha tâm trí.
******
Các loài hữu tình, có người lưu chuyển, có người hoàn diệt. Người lưu chuyển, nghĩa là trải qua thọ sinh. Người hoàn diệt, nghĩa là hướng đến Niết-bàn. Nếu các hữu tình sinh vào cõi Dục-Sắc, và các dị sinh đến cõi Vô sắc, tu Tha tâm trí thì đối với tâm-tâm sở pháp của cõi ấy, do hai sự cho nên đạt được Tha tâm trí:
- Năng lực duyên.
- Hiện khởi.
Nếu các hữu tình đã nhập Niết-bàn, và các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc, tu Tha tâm trí thì đối với tâm-tâm sở pháp ấy, do một sự cho nên đạt được Tha tâm trí, đó là chỉ có năng lực duyên chứ không có năng lực hiện khởi.
Hỏi: Nếu các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc, thì có thể tu Tha tâm trí của địa dưới hay không?
Đáp: Có người nói không tu, bởi vì cõi ấy hoàn toàn không có nghĩa phát khởi.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Tuy nhất định không phát khởi mà cõi ấy có thể tu, bởi vì sinh ở cõi trên có thể tu vô lậu của cõi dưới, như phẩm pháp trí cho nên không trái với lý. Dị sinh ở cõi ấy thì không có nghĩa về tu trí này.
Hoặc có tâm-tâm sở pháp là cảnh thuộc Tha tâm trí của Phật chứ không phải là Độc giác-Thanh văn. Hoặc có tâm-tâm sở pháp là cảnh thuộc Tha tâm trí của Phật-Độc giác chứ không phải là các Thanh văn. Hoặc có tâm-tâm sở pháp là cảnh thuộc Tha tâm trí của Phật-Độc giácThanh văn.
Như trong kinh nói: “Tỳ-kheo nên biết! Trong núi Tuyết to lớn có nơi như vậy vượn khỉ và con người đều không có thể đi lại, có nơi như vậy vượn khỉ có thể đi lại mà con người không có thể đi lại, có nơi như vậy vượn khỉ và con người cả hai đều có thể đi lại.”
Trong kinh này, núi Tuyết to lớn là hiển bày về pháp to lớn đã biết, nơi như vậy là hiển bày mười lăm sát-na thuộc Kiến đạo, vượn khỉ là hiển bày về Độc giác, con người là hiển bày về Thanh văn, có thể đi lại-không có thể đi lại là hiển bày về các Tha tâm trí.
Nhưng mà Tha tâm trí có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp đồng loại chứ không phải không đồng loại, nghĩa là hữu lậu thì nhận biết hữu lậu, vô lậu thì nhận biết vô lậu, từng đạt được thì nhận biết từng đạt được, chưa từng đạt được thì nhận biết chưa từng đạt được, phẩm Pháp trí thì nhận biết phẩm Pháp trí, phẩm Loại trí thì nhận biết phẩm Loại trí.
Tha tâm trí của Thanh văn đối với Kiến đạo chỉ có thể nhận biết tâm của hai sát-na, Tha tâm trí của Độc giác đối với Kiến đạo chỉ có thể nhận biết tâm của ba sát-na, Tha tâm trí của Phật đối với Kiến đạo theo thứ tự có năng lực nhận biết tâm của mười lăm sát-na. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Tha tâm trí của Phật không do gia hạnh mà hiện rõ ở trước mắt, Tha tâm trí của Độc giác do gia hạnh bậc Hạ mà được hiện rõ ở trước mắt, Tha tâm trí của Thanh văn do gia hạnh bậc Trung hoặc là gia hạnh bậc Thượng mới hiện rõ trước mắt. Nghĩa là người tu quán sắp tiến vào Kiến đạo, Thanh văn muốn biết tâm Kiến đạo ấy, trước tiên phải tu gia hạnh của Tha tâm trí thuộc phẩm Pháp trí. Lúc ấy tu quán đã tiến vào Kiến đạo, gia hạnh của Tha tâm trí này đã đầy đủ, thì có thể nhận biết tâm trong hai sát-na ấy, đó là Khổ pháp trí nhẫn và Khổ pháp trí cùng với tâm. Lúc ấy tu quán tiến vào phẩm Loại trí, Thanh văn lại tu gia hạnh của Tha tâm trí thuộc phẩm Loại trí, trải qua mười sát-na gia hạnh mới đầy đủ, mới có thể nhận biết tâm thứ mười sáu ấy, đó là ban đầu biết tâm thứ ba, nay chính là biết tâm thứ mười sáu ấy. Vì thế cho nên Tha tâm trí của Thanh văn chỉ biết hai tâm đầu trong Kiến đạo. Nếu người tu quan sắp tiến vào Kiến đạo, Độc giác muốn biết tâm kiến đạo ấy, trước tiên là tu gia hạnh của Tha tâm trí thuộc phẩm Pháp trí. Lúc ấy tu quán đã tiến vào Kiến đạo, gia hạnh của Tha tâm trí này đã đầy đủ, thì có thể nhận biết tâm trong hai sát-na ấy, đó là Khổ pháp trí nhẫn và Khổ pháp trí cùng với tâm. Lúc ấy tu quán tiến vào Phẩm Loại trí, Độc giác lại tu gai hạnh của Tha tâm trí thuộc phẩm Loại trí, trải qua năm sát-na gia hạnh mới đầy đủ, mới nhận biết tâm thứ tám ấy, đó là ban đầu muốn biết tâm thứ ba ấy, nay mới biết đó là Tập loại trí cùng với tâm.
Có người nói: Biết tâm thứ mười lăm ấy, trải qua mười hai sát-na gia hạnh đầy đủ.
Có người nói: Độc giác có thể nhận biết bốn tâm, đó là nhận biết hai tâm đầu và tâm thứ tám-thứ mười bốn.
Có Sư khác nói: Có thể nhận biết hai tâm đầu và tâm thứ mười một-thứ mười hai, tức là Diệt loại trí nhẫn giới Diệt loại trí cùng với tâm. Tha tâm trí của Phật không do gai hạnh mà nhận biết đầy đủ tâm trong mười lăm sát-na Kiến đạo ấy.
Trí của Phật đối với ba đạo đều có năng lực nhận biết về tự tướng và cọng tướng; trí của Độc giác đối với đạo của Độc giác-Thanh văn, có năng lực nhận biết về tự tướng và cọng tướng, đối với đạo của Phật thì có năng lực nhận biết cọng tướng chứ không phải là tự tướng; trí của Thanh văn đối với đạo của Thanh văn, có năng lực nhận biết về tự tướng và cọng tướng, đối với đạo của Phật-Độc giác thì có năng lực nhận biết cọng tướng chứ không phải là tự tướng.
Hỏi: Thanh văn có lúc tiến vào Hiện quán, đối với đạo của PhậtĐộc giác thì có thể hiện quán hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu có thể Hiện quán, thì tại sao Tha tâm trí của Thanh văn không có thể nhận biết tâm của Phật và Độc giác? Nếu không có thể Hiện quán thì tại sao cũng có thể duyên với sự chứng tịnh ấy? Vả lại, thuận theo Hiện quán thì không quán tất cả Đạo đế chăng?
Đáp: Nên đưa ra các nói này: Thanh văn lúc ấy tiến vào Hiện quán, cũng có thể Hiện quán đối với đạo của Phật và Độc giác.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao Tha tâm trí của Thanh văn không có thể nhận biết tâm của Phật và Độc giác?
Đáp: Lúc tiến vào hiện quán thì biết cọng tướng ấy chứ không phải là tự tướng, Tha tâm trí có thể Hiện quán chỉ nhận biết tự tướng, cho nên Tha tâm trí của Thanh văn không nhận biết tâm của Phật và Độc giác.
Hỏi: Tha tâm trí vốn có trong sự nối tiếp nhau của một hữu tình, có thể nhận biết tâm-tâm sở pháp của tất cả hữu tình tùy theo điều kiện thích hợp, trí này đối với điều đó là biết tổng quát về vật loại, hay là biết riêng biệt từng sát-na? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu biết tổng quát về vật loại chứ không phải là riêng biệt từng sát-na, thì đối với từng sát-na riêng biệt làm sao có thể nhận biết? Nếu biết riêng biệt từng sát-na thì tại sao sở y của trí này không phải là nhiều? Nghĩa là tụ Tha tâm trí của mình có hai mười mốt pháp, duyên với Thọ trong một sát-na của một hữu tình; như Thọ trong một sát-na, Thọ trong tất cả sátna cũng như vậy; như Thọ trong vô lượng vô biên sát-na, đối với tất cả tâm-tâm sở pháp khác, sát-na cũng như vậy; như tâm-tâm sở pháp của một hữu tình có vô lượng vô biên sát-na, đối với tâm-tâm sở pháp của tất cả hữu tình khác, sát-na cũng như vậy. như vậy, tâm-tâm sở pháp của mình là nhiều, tất cả hữu tình khác do trí nhiều cho nên sở y cũng nhiều hay sao?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Biết tổng quát về vật loại chứ không phải là riêng biệt từng sát-na.
Hỏi: Nếu như vậy thì đối với từng sát-na riêng biệt làm sao có thể nậhn biết?
Đáp: Không hề có điều này, nhưng bởi vì phân biệt, gải sử trí không còn có thể nhận biết vật loại, đối với sát-na khác không muốn biết nữa, nếu như vẫn muốn biết thì cũng không có thể biết được. Nếu trí chưa hết thì muốn biết lập tức biết ngay. Vả lại, trí nhận biết vật loại đối với các sát-na không muốn biết riêng biệt, nếu muốn biết riêng biệt thì cũng không có thể biết được, bởi vì những điều muốn biết chỉ riêng đối với vật loại.
Lại có người nói: Biết riêng biệt từng sát-na.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao sở y của trí này không phải là nhiều?
Đáp: Không có sai lầm như vậy, bởi vì bên này-bên kia bằng nhau, như tụ Tha tâm trí của mình có hai mươi mốt pháp, có vô lượng vô biên sát-na, đối với tất cả tâm-tâm sở pháp của tất cả hữu tình khác, mỗi một sát-na có thể duyên riêng biệt; như vậy đối với tụ Tha tâm trí của tất cả hữu tình khác, cũng đều có vô lượng vô biên sát-na, đối với tất cả tâm-tâm sở pháp của tất cả hữu tình khác, mỗi một sát-na có thể duyên riêng biệt, cho nên sở y của trí không có lỗi nghiêng về nhiều.
Lời bình: Nên biết trong này cách nói sau là thích hợp, bởi vì sở duyên của tâm-tâm sở pháp là Định.
Hỏi: Các Tha tâm trí, là có thể duyên với tất cả ba đời, hay là chỉ duyên với hiện tại?
Đáp: Các Tha tâm trí chỉ duyên với hiện tại.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong luận đã nói phải thông hiểu thế nào? Như nói: “Pháp quá khứ-vị lai có chín trí nhận biết, trừ ra Diệt trí.”
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Pháp quá khứ-vị lai có tám trí nhận biết, trừ ra Diệt trí và Tha tâm trí; pháp hiện tại có chín trí nhận biết, trừ ra Diệt trí. Nhưng mà không nói như vậy, thì nên biết là có ý nghĩa khác. Nghĩa là chủng loại ấy do chín trí đã nhận biết, nếu ở quá khứ thì tức là do Tha tâm trí quá khứ mà nhận biết; cũng là pháp không sinh ở vị lai, do Tha tâm trí mà nhận biết. Nếu ở vị lai thì chỉ là do Tha tâm trí vị lai mà nhận biết. Nếu ở hiện tại thì tức là do Tha tâm trí hiện tại mà nhận biết; cũng là pháp không sinh ở vị lai, do Tha tâm trí mà nhận biết. Dựa vào ý này mà nói pháp quá khứ-vị lai là do chín trí mà nhận biết, chứ không nói pháp quá khứ-vị lai là do Tha tâm trí hiện tại mà nhận biết.
Lại có người muốn làm cho lúc Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt thì có thể nhận biết tâm trong ba sát-na nối tiếp nhau của người khác, nghĩa là hiện rõ ở trước mắt thì tiếp theo sát-na trước diệt đi-tiếp theo sát-na sau sinh ra. luận dựa vào đây mà nói cũng không trái ngược nhau.
Lời bình: Người kia không nên đưa ra cách nói này, bởi vì Tha tâm trí chỉ nhận biết tâm-tâm sở hiện tại của nước khác, chứ không phải là pháp khác.
Hỏi: “Tha tâm trí là duyên với một vật, hay là duyên với tụ tâm sở câu sinh? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu duyên với một vật, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: Đối với tâm có tham biết đúng như thật đây là tâm có tham…” Nếu ở cùng một lúc nhận biết tham và tâm thì lẽ nào không phải là tụ duyên hay sao? Trong kinh khác đã nói, lại thông hiểu thế nào? Như “Đức Thế Tôn nói: ta vừa tác ý biết tất cả các tâm niệm của Tỳ-kheo Tăng.” Nếu là tụ duyên thì tại sao Tha tâm trí có ba niệm trí riêng biệt?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Tha tâm trí khởi lên trong một sátna chỉ duyên với một vật.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Đối với tâm có tham biết đúng như thật đây là tâm có tham.”
Đáp: Tâm có tham, đó là tâm tương ưng với tham. Nhưng mà lúc biết tham thì không lập tức biết tâm, nếu lúc biết tâm thì không còn biết tha. Như nhìn áo có vết bẩn, nếu lúc nhìn vết bẩn thì không nhìn áo, nếu lúc nhìn áo thì không còn nhìn vết bẩn. Ở đây cũng như vậy, cho nên không trái ngược nhau.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong kinh khác đã nói, lại làm sao thông hiểu. Như “Đức Thế Tôn nói: Ta vừa tác ý biết tất cả các tâm niệm của Tỳ-kheo Tăng.”
Đáp: kinh ấy không nói về Tha tâm trí mà chỉ nói đến Tỷ trí (Loại trí), nghĩa là Đức Phật trước tiên dùng mmột Tha tâm trí quán sát tâm niệm của một Tỳ-kheo rồi, sau đó cùng Tỷ trí quán sát tổng quát về các tâm niệm của Tỳ-kheo Tăng, biết họ đều trú trong Chánh hạnh tịch tĩnh.
Có người đưa ra cách nói này: Đây không phải là Tha tâm trí, cũng không phải là Tỷ trí, mà chính là Nguyện trí, biết tổng quát về các tâm niệm của Tỳ-kheo Tăng.
Lại có người nói: Đây không phải là Tha tâm trí, cũng không phải là Tỷ trí và Nguyện trí, nhưng lúc Tận trí của Đức Thế Tôn hiện rõ ở trước mắt thì đạt được tâm-tâm sở pháp vô phú vô ký chưa từng đạt được thuộc chủng loại như vậy của cõi Dục, chứ không tiến vào Tĩnh lự, cũng không dấy khởi thần thông, vì vậy lúc vừa tác ý thì có năng lực nhận biết các tâm niệm của tất cả Tỳ-kheo Tăng.
Có người nói: Đây là tâm thiện của cõi Dục đạt được lúc Tận trí hiện khởi, đó là Tư Tuệ thù thắng.
Có Sư khác nói: Các Tha tâm trí có thể duyên với tụ tâm-tâm sở câu sinh.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao Tha tâm trí có ba Niệm trú riêng bệit?
Đáp: Bởi vì lúc ban đầu dẫn dắt phát khởi thì có ba Niệm trú, sau lúc thành tựu đầy đủ thì duyên với tất cả tâm-tâm sở pháp câu khởi, làm duyên xen tạp với pháp niệm trú.
Lời bình: Tất cả Tha tâm trí, trong một sát-na chỉ duyên với một pháp, chỉ duyên với vật thật, chỉ quán về tự tướng, chỉ quán về thời hiện tại, chỉ quán về Tha tương tục, chỉ quán về tâm-tâm sở pháp, không thuộc về Kiến đạo, không phải là đi kém Tam-ma-địa Không-Vô tướng, cũng không phải là Tận trí-Vô sinh trí thâu nhiếp, trong đạo vô gián không tu-không dấy khởi, là bởi vì có thể thâu nhiếp trong chủng loại của Đạo.
Hỏi: Thế nào là Túc trú tùy niệm trí?
Đáp: Nếu trí do tu mà thành, là quả của tu, nương nhờ vào tu, đã được không mất, có thể ngay hiện tại nhớ lại và nhận biết các sự việc, các loại tướng trạng và những lời nói của đời trước, thì gọi là Túc trú tùy niệm trí.
Trong này, nếu trí do tu mà thành, đó là lấy Tuệ do tu mà thành làm tự tánh; là quả của tu, đó là quả của bốn Chi-năm Chi thuộc Tĩnh lự; nương nhờ vào tu, đó là dựa vào t xuyên luyện tập mà thành tựu; đã được không mất, là bởi vì đã chứng được mà không rời bỏ.
Hỏi: Vì sao không nói đến chưa được đã mất?
Đáp: Nên nói mà không nói đến thì phải biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, nếu do trí này mà nói là thành tựu Túc trú thông, thì trong này nói đến; chưa được đã mất, các trí Túc trú không có nghĩa như vậy cho nên không nói đến.
Có thể ngay hiện tại nhớ lại và nhận biết các sự việc của đời trước, nghĩa là trí này có thể nhờ lại và nhận biết rõ ràng sự việc nối tiếp nhau của mình và người khác ở cõi Dục-Sắc trong đời sống quá khứ. Các loại tướng trạng và những lời nói, nghĩa là Sinh vốn có Tử Hữu gọi là các loại tướng trạng, bởi vì có thể biểu hiện rõ ràng về tướng trạng sai khác ấy; Trung Hữu gọi là những lời nói, bởi vì Trung Hữu vi tế chỉ có thể nói năng, chứ không thể nào hiện rõ tướng trạng sai khác ấy.
Có người đưa ra cách nói này: Trung Hữu gọi là các loại tướng trạng, bởi vì tựa như Bổn Hữu; Sinh bổn và Tử Hữu gọi là những lời nói, bởi vì có thể nói đó là chủng tánh sai khác như Sát-đế-lợi… Vả alị, bởi vì lúc Bổn Hữu có thể phát khởi các loại sự việc nói năng bàn luận.
Lại có người nói: Các loại tướng trạng là hiển bày tóm lược về sự việc của đời trước, và những lời nói là hiển bày rộng về sự việc của đời trước.
Có Sư khác nói: Các loại tướng trạng, là hiển bày sự việc bên ngoài đã được giải thích ở đời quá khứ; và những lời nói, là hiển bày sự việc bên ngoài có thể giải thích ở đời quá khứ. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Nếu có tướng trạng và có lời nói có thể thi thiết, có sắc thân thì gọi là thân. Nếu không có tướng trạng và không có lời nói có thể thi thiết, thì có tăng ngữ xúc-có đối xúc hay không? A-nan thưa với Đức Phật: Không thể nào, thưa Đức Thế Tôn!” trong này, sáu xứ bên trong gọi là tướng trạng, sáu xứ bên ngoài gọi là lời nói.
Có người đưa ra cách nói này: Sáu xứ bên ngoài gọi là tướng trạng, sáu xứ bên trong gọi là lời nói. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì dựa vào sáu xứ bên trong có thể nói ra chữ sáu thức và xúc, nghĩa là nói (Thuyết) ra tên gọi nhãn thức-nhãn xúc cho đến ý thức-ý xúc. Vả lại, trong kinh nói: “Do tướng trạng như vậy tiến vào Tĩnh lự thứ nhất trú đầy đủ.” Trong này, tướng nghĩa là tướng của gia hạnh, trong nghĩa là tình trạng sở duyên. Như luận đã nói: Trừ ra những tướng trước, tướng là thuộc về tên gọi. Như bài kệ nói:
“Nếu người nào thành tựu tám trí, và thành tựu mười sáu hành tướng,
Thì như vàng ròng châu Thiệm bộ, không thể nào nói lỗi người ấy.”
Trong này, thanh Tướng là nói về Tuệ vô lậu. Nên biết trong này, các sự việc của đời trước, các loại tướng trạng và những lời nói, đều hiển bày về cảnh của trí Túc trú tùy niệm, tức là năm uẩn hữu lậu đã trãi qua của mình và người khác trong đời sống quá khứ ở cõi Dục-Sắc.
Trí Túc trú tùy niệm này, hoặc nên nói là một, đó là năng lực thông suốt rõ ràng của trí Túc trú tùy niệm; hoặc nên nói là hai, đó là từng đạt được và chưa từng đạt được; hoặc nên nói là ba, đó là ba phẩm Hạ-Trung-Thượng; hoặc nên nói là bốn, đó là quả của bốn Tĩnh lự; hoặc nên nói là sáu, đó là từng đạt được và chưa từng đạt được đều có ba phẩm; hoặc nên nói là tám, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có từng đạt được và chưa từng đạt được; hoặc nên nói là chín, đó là phẩm Hạ Hạ cho đến phẩm Thượng Thượng; hoặc nên nói là mười hai, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có ba phẩm; hoặc nên nói là mười tám, đó là từng đạt được và chưa từng đạt được đều có chín phẩm; hoặc nên nói là hai mươi bốn, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có từng đạt được. hai loại này lại đều có ba phẩm; hoặc nên nói là ba mươi sáu, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có chín phẩm; hoặc nên nói là bảy mươi hai, đó là quả của bốn Tĩnh lự đều có từng đạt được và chưa từng đạt được, hai loại này lại đều có chín phẩm. Nếu dùng sát-na thuộc về thân để phân biệt thì nên nói là vô lượng vô biên. Trong này nói chung về một trí Túc trú tùy niệm.
Hỏi: Trí Túc trú tùy niệm này lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Lấy Tuệ làm tự tánh. Như vậy gọi là tự tánh của trí Túc trú tùy niệm, bổn tánh-tướng phần-tự thể của Ngã-vật. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là trí Túc trí tùy niệm, trí Túc trú tùy niệm là nghĩa gì?
Đáp: Năm Uẩn hữu lậu của các đời sống quá khứ gọi là Túc trú, tùy theo thế lực của ý niệm mà có thể biết về đời sống ấy, cho nên gọi là trí Túc trú tùy niệm. Nghĩa là trong tụ này tuy có nhiều pháp, mà lực của Niệm tăng mạnh cho nên nói là Tùy niệm; như bốn Niệm trú tuy Tuệ làm Thể, mà lực của Niệm tăng mạnh cho nên gọi là Niệm trí; như Trì tức niệm tuy Tuệ làm Thể, mà lực của Niệm tăng mạnh cho nên gọi là Trì tức niệm; như trí Bổn tánh niệm sinh tuy Tuệ làm Thể, mà lực của Niệm tăng mạnh cho nên gọi là trí Bổn tánh niệm sinh; như Phục trừ Sắc tưởng tuy Tuệ làm Thể, mà lực của Tưởng tăng mạnh cho nên gọi là Phục trừ sắc tưởng; trí này cũng như vậy, tuy Thể là Tuệ mà lực của Niệm tăng mạnh, cho nên gọi là trí Túc trú tùy niệm.
Trí Túc trú tùy niệm này, về cõi thì thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Vì sao cõi Vô sắc không có trí Túc trú tùy niệm?
Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất-đồ đựng, cho nên nói rộng ra. Lại nữa, trí Túc trú tùy niệm dựa vào Sắc làm cho phát khởi, cõi Vô sắc là không có Sắc cho nên không có trí này.
Về Địa, chỉ thuộc về bốn Tĩnh lự căn bàn, không phải là cận phần-Vô sắc, bởi vì địa ấy không có thể phát khởi năm thần thông.
Hỏi: Các sự việc đời trước của Tĩnh lự trung gian, dựa vào trí của địa nào có thể tùy niệm biết được?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Trí tùy niệm phẩm Thượng của Tĩnh lự thứ nhất có thể biết được. Lại có người nói: Trí tùy niệm phẩm Hạ của Tĩnh lự thứ hai có thể biết được.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trí tùy niệm thuộc ba phẩm của Tĩnh lự thứ nhất đều có thể biết được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì một địa thâu nhiếp.
Về sở y, chỉ dựa vào thân của cõi Dục-Sắc mà phát khởi. Về Hành tướng, làm hành tướng không rõ ràng, bởi vì không phải là mười sáu hành tướng thâu nhiếp. Về Sở duyên, trí Túc trú tùy niệm của Tĩnh lự thứ nhất, duyên với năm Uẩn hữu lậu đời trước của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, cho đến trí Túc trú tùy niệm của Tĩnh lự thứ tư, duyên với năm uẩn hữu lậu đời trước của cõi Dục và bốn Tĩnh lự. Trí này không thể nào duyên với các sự việc đời trước của cõi Vô sắc, bởi vì địa ấy có thế mạnh hơn. Như trí Túc trú tùy niệm của Tĩnh lự thứ nhất, không biết được các sự việc đời trước của Tĩnh lự thứ hai trở lên; cho đến trí Túc trú tùy niệm của Tĩnh lự thứ ba, không biết được các sự việc đời trước của Tĩnh lự thứ tư trở ên. Vì vậy cho nên trí Túc trú tùy niệm của Tĩnh lự thứ tư, không biết được các sự việc đời trước của cõi Vô sắc.
Hỏi: Từng sinh cõi Dục-Sắc mà khởi lên các sự việc đời trước của cõi Vô sắc, là sở duyên của trí này phải không?
Đáp: Không phải là sở duyên của trí này, bởi vì như không biết về quả thì nhân cũng như vậy.
Hỏi: Nếu trí Túc trú tùy niệm, không có thể biết được sự việc đời trước của cõi Vô sắc, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Đức Thế Tôn đối với các sự việc đời trước trong quá khứ, hoặc có Sắc-hoặc không có Sắc, hoặc có Tưởng-hoặc không có Tưởng, các loại tướng trạng và những lời nói đều có thể nhớ lại và biết rõ.”
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Hoặc có Sắc, nghĩa là Sinh Bổn và Tử Hữu của cõi Dục-Sắc, bởi vì sắc tướng thô thiển; hoặc không có Sắc, nghĩa là phần vị Trung Hữu, bởi vì sắc vi tế.
Lời bình: Người ấy không nên đưa ra cách nói này. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu đưa ra cách nói này thì Thanh văn cũng biết, cùng với Phật đâu khác gì, mà Xá-lợi-tử vì điều này ca ngợi công đức Vô lượng của Phật hay sao? Nên đưa ra cách nói này: Hoặc có Sắc, đó là cõi DụcSắc; hoặc không có Sắc, đó là cõi Vô sắc. Nhưng Đức Phật không dùng trí Túc trú tùy niệm nhớ biết các sự việc đời trước của cõi Vô sắc, chỉ dùng Tỷ trí mà biết các sự việc đời trước của cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu như vậy thì ngoại đạo và các Thanh văn cũng có Tỷ trí cùng với Phật đâu khác gì, mà Xá-lợi-tử vì điều này ca ngợi công đức của Phật là Vô thượng hay sao?
Đáp: Nên biết Tỷ trí tóm lược có ba loại:
- Ngoại đạo.
- Thanh văn.
- Phật.
Ngoại đạo muốn xem các sự việc đời trước, nếu nhìn cõi Dục-Sắc hoặc là hai vạn kiếp không thấy, hoặc bốn vạn kiếp không thấy, hoặc sáu vạn kiếp không thấy, hoặc tám vạn kiếp không thấy, thì nói là đoạn diệt. Thanh văn muốn xem các sự vệic đời trước, nếu nhìn cõi Dục-Sắc hai vạn kiếp không thấy, thì nói là người kia sinh lên Không vô biên xứ, mà người kia hoặc là sinh lên địa trên, hoặc là thọ lượng không hết mà chết. Nếu nhìn cõi Dục-Sắc bốn vạn kiếp không thấy, thì nói là người kia sinh lên Thức vô biên xứ, mà người kia hoặc là sinh trở lại Không vô biên xứ, hoặc sinh lên địa trên mà thọ lượng chưa hết đã chết. Nếu nhìn cõi Dục-Sắc sáu vạn kiếp không thấy, thì nói là người kia sinh đến Vô sở hữu xứ, mà người kia hoặc là lần thứ ba sinh ở Không vô biên xứ, hoặc một đời-nửa đời ở Thức vô biên xứ, hoặc sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà thọ lượng chưa hết đã chết. Nếu nhìn cõi Dục-Sắc tám vạn kiếp không thấy, thì nói là người kia sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, mà người kia hoặc là bốn đời sinh ở Không vô biên xứ, hoặc hai đời sinh ở Thức vô biên xứ, hoặc một đời-một phần sinh ở Vô sở hữu xứ Đức Thế Tôn muốn xem các sự việc đời trước, nếu nhìn tâm lúc mạng chung của cõi Dục-Sắc hoặc là tâm lúc đầu thai, thì biết đúng như thật về hữu tình như vậy sẽ sinh đến Không vô biên xứ, hoặc từ nơi ấy chết đi; hữu tình như vậy sẽ sinh đến Vô sở hữu xứ, hoặc từ nơi ấy chết đi; hữu tình như vậy sẽ sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc từ nơi ấy chết đi; ở tại bốn xứ này hoặc là thọ lượng không còn mà chết, hoặc là thọ lượng không hết mà chết, đều biết đúng như thật. Vì thế cho nên Tỷ trí của ngoại đạo nói là người kia đoạn diệt, Tỷ trí của Thanh văn hoặc là giống như sự việc ấy-hoặc không giống như sự việc ấy, Tỷ trí của Phật sáng ngời thanh tịnh-thù thắng vi diệu tất cả đều biết đúng như thật.
Dị sinh nội pháp và các Độc giác, Tỷ trí biết về các sự việc đời trước thuộc không có Sắc, như các Thanh văn nên biết về tướng ấy.
Hỏi: Trí túc trú tùy niệm do Tĩnh lự thứ tư mà dấy khởi, là trong một sát-na duyên chung với năm địa về các sự việc của đời trước, hay là duyên riêng với từng địa mmột? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu duyên chung với năm địa, thì làm sao thô tế trong một lúc có thể biết được? Nếu duyên riêng với từng địa một, thì tại sao nói trí này có thể duyên với năm địa?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Duyên riêng với từng địa một.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói trí này có thể duyên với năm địa?
Đáp: Chỉ nói trí này có thể duyên với năm địa, chứ không nói là cùng một lúc, điều này có gì sai? Ba Tĩnh lự dưới, dựa theo đây nên biết.
Có người đưa ra cách nói này: Nếu bắt đầu làm cho dấy khởi thì duyên riêng với từng địa một, nếu đến lúc thành tựu đầy đủ thì có thể duyên chung với năm địa.
Về Niệm trú, chỉ là duyên xen tạp với Pháp niệm trú.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: Gồm chung bốn Niệm trú. Như trong kinh nói: “Ta nghĩ đến cảm thọ về Lạc-cảm thọ về Khổ trong quá khứ.” Đã nghĩ đến nhận biết Lạc-Khổ tức là Thọ niệm xứ.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Nghĩ đến các sự Lạc-Khổ vốn có trong đời quá khứ thì gọi là cảm thọ lạc-Khổ, không phải là chỉ duyên với Thọ, cho nên điề đó không phải là chứng cứ. Nhưng trí Túc trú tùy niệm, quán xét chung về các phần vị sai biệt của đời trước, chỉ là duyên xen tạp thuộc về Pháp niệm trú.
Về Trí, chỉ là Thế tục trí.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: Trí này bao gồm sáu trí, đó là trong tám trí trừ tâm ra Tha tâm trí và Diệt trí. Trừ ra Tha tâm trí, bởi vì trí ấy duyên với hiện tại, trí này duyên với quá khứ. Trừ ra Diệt trí, bởi vì trí ấy duyên với vô vi, trí này duyên với hữu vi.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trí nầy chỉ là Thế tục trí, bởi vì duyên với sự việc của đời trước.
Về Tam-ma-địa đi kèm, không phải là Tam-ma-địa đi kèm, bởi vì chỉ là hữu lậu. Về Căn tương ưng, thì tương ưng với ba căn, đó là LạcHỷ-Xả căn. Về ba đời, thì cả ba đời. Duyên với ba đời thì quá khứ-hiện tại là duyên với quá khứ, vị lai là duyên với ba loại. Thiện-bất thiện và vô ký, thì chỉ là thiện. Duyên với thiện-bất thiện và vô ký, thì duyên với cả ba loại. Hệ thuộc và không hệ thuộc, chỉ hệ thuộc cõi Sắc. Duyên với hệ thuộc-không hệ thuộc, chỉ duyên với hệ thuộc cõi Dục-Sắc. Học-Vô học và Phi học phi vô học, chỉ là Phi học phi vô học. Duyên với Học-Vô học và Phi học phi vô học, chỉ duyên với Phi học phi vô học. Kiến-tu mà đoạn và không đoạn, chỉ là do tu mà đoạn. Duyên với Kiến-tu mà đoạn và không đoạn, là duyên với Kiến-tu mà đoạn. Duyên với danh-duyên với nghĩa, là duyên chung cả danh và nghĩa. Duyên với Tự-Thường tương tục và không tương tục, chỉ duyên với Tự-Tha tương tục.
Gia hạnh lìa nhiễm đắc, gồm chung gia hạnh đắc và lìa nhiễm đắc. Lìa nhiễm đắc, nghĩa là Tĩnh lự thứ nhất thì đạt được lúc lìa nhiễm của cõi Dục, cho đến Tĩnh lự thứ tư thì đạt được lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, hoặc là lúc lìa nhiễm của địa mình và địa trên thì cũng có thể tu được. Gia hạnh đắc, nghĩa là tu gia hạnh tiến lên mạnh hơn thì đạt được; và dấy khởi gia hạnh làm cho hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là các Thanh văn dùng gia hạnh phẩm Trung-Thượng, Độc giác chỉ dùng gia hạnh phẩm Hạ, Phật không dùng gia hạnh mà luôn luôn hiện rõ ở trước mắt. Trí này đã đạt được, chỉ do tu mà thàn, bởi vì có thuộc về Định. Từng đạt được và chưa từng đạt được, tất cả Thánh giả và dị sinh nội pháp, đều bao gồm từng đạt được và chưa từng đạt được; dị sinh ngoại pháp, chỉ là từng đạt được.
Có người đưa ra cách nói này: Dị sinh trú trong thân cuối cùng và các Thánh giả, bao gồm từng đạt được và chưa từng đạt được; các dị sinh khác chỉ là từng đạt được.
Hỏi: Gia hạnh tu trí Túc trú tùy niệm như thế nào?
Đáp: Trong luận Thi Thiết nói: “Người bắt đầu sự nghiệp tu tập, đối với Định thế tục đã được tự tại, thường xuyên khởi lên hiện rõ trước mắt làm cho càng sắc bén rõ ràng, trước tiên nhớ lại kỹ càng tiếp theo tâm diệt trước đó tùy theo niệm biết rồi, tiếp theo nhớ lại kỹ càng tâm diệt đã lâu lâu tùy theo niệm biết rồi,lần lượt chuyển tiếp cho đến gia hạnh thành tựu đầy đủ.”
Trong này, có người nói: Dần dần nhớ lại kỹ càng đến lúc vào thai mẹ, tâm trong một sát-na trước gọi là gia hạnh thành tựu đầy đủ. Nếu nói như vậy thì không phải là khéo léo thành tựu đầy đủ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tâm trong một sát-na trước tiến vào thai mẹ là phần vị Trung Hữu, Trung Hữu tức là thuộc về đời này, bởi vì chúng đồng phần không có sai biệt, hãy còn nhớ lại đời này thì lẽ nào khéo léo thành tựu đầy đủ hay sao? Nên đưa ra cách nói này: Dần dần nhớ lại kỹ càng cho đến Trung Hữu này, tâm trong một sát-na trước gọi là gia hạnh thành tựu đầy đủ, bởi vì đó là tâm mạng chung của đời trước, có thể tùy theo niệm nhận biết gọi là khéo léo thành tựu đầy đủ.
Hỏi: Tu gia hạnh này lúc dần dần nhớ lại, là dùng sát-na hay là dùng nhiều phần vị?
Đáp: Đây là dùng phần vị chứ không dùng sát-na. nếu dùng sátna dần dần nhớ lại chưa hết nửa đời thì đã mạng chung, lẽ nào có thể tu đến lúc gia hạnh thành tựu đầy đủ hay sao? Nghĩa là trước hết nhớ lại phần vị già lão của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị trung niên của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị thiếu niên của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị thơ ấu của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị sơ sinh của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị Bát-la-ra-khư của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị Kiện-nam của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị Bế-thi của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị Át-bộ-đàm của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị Yết-la-lam của đời này, tiếp đến nhớ lại phần vị tiến vào thai mẹ, tiếp đến nhớ lại ở trong phần vị Trung Hữu, tiếp đến nhớ lại bắt đầu nhận lấy phần vị Trung Hữu, cuối cùng nhớ lại phần vị mạng chung của đời trước, lúc bấy giờ gia hạnh của trí này thành tựu đầy đủ.
Hỏi: Lúc tu gia hạnh này là dựa vào nối tiếp nhau của mình, hay là dựa vào sự nối tiếp nhau của người khác?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Dựa vào sự nối tiếp nhau của mình. Nếu như vậy thì đời trước của mình ở cõi Dục-Sắc là có thể như vậy, nếu đời trước ở cõi Vô sắc thì làm sao có thể như vậy? lại có người nói: Dựa vào sự nối tiếp nhau của người khác. Nếu như vậy thì đời trước của người khác ở cõi Dục-Sắc là có thể như vậy, nếu đời trước ở cõi Vô sắc thì làm sao có thể như vậy?
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Lúc tu gia hạnh này, cũng dựa vào sự nối tiếp nhau của mình, cũng dựa vào sự nối tiếp nhau của người khác. Dựa vào sự nối tiếp nhau của mình mà tu gia hạnh, nếu đời trước của mình ở cõi Dục-Sắc, thì dựa vào sự nối tiếp nhau của mình mà gia hạnh thành tựu đầy đủ; nếu đời trước của mình ở cõi Vô sắc, thì chuyển sang dựa vào sự nối tiếp nhau của người khác mà gia hạnh thành tựu đầy đủ. Dựa vào sự nối tiếp nhau của người khác mà tu gia hạnh, nếu người khác đời trước ở cõi Dục-Sắc, thì dựa vào sự nối tiếp nhau của người khác mà gia hạnh thành tựu đầy đủ; nếu người khác đời trước ở cõi Vô sắc, thì chuyển sang dựa vào sự nối tiếp nhau của mình mà gia hạnh thành tựu đầy đủ.
Hỏi: Lúc tu gia hạnh này là dựa vào cõi Dục, hay là dựa vào cõi
Sắc?
Đáp: Ở đây có bốn loại:
1. Hoặc có lúc dựa vào cõi Dục bắt đầu tu gia hạnh, sau dựa vào cõi Sắc mà gia hạnh thành tựu đầy đủ, nghĩa là cùng ở chung với người tàn ác khó khăn, cùng ở một nơi dấy lên tư duy này: Người này chắc chắn đời trước tứ cõi Dục chết đi. Dần dần xem xét nhớ lại người này là đời trước từ cõi Sắc chết đi.
2. Hoặc có lúc dựa vào cõi Sắc bắt đầu tu gia hạnh, sau dựa vào cõi Dục mà gia hạnh thành tựu đầy đủ, nghĩa là cùng ở chung với người điều hòa tốt lành dễ dãi, cùng ở một nơi dấy lên tư duy này: Người này chắc chắn đời trước từ cõi Sắc chết đi. Dần dần xem xét nhớ lại người này là đời trước từ cõi Dục chết đi.
3. Hoặc có lúc dựa vào cõi Dục bắt đầu tu gia hạnh, sau trở lại dựa vào cõi Dục mà gia hạnh thành tựu đầy đủ, nghĩa là cùng ở chung với người tán ác khó khăn, cùng ở một nơi dấy lên tư duy này: Người này chắcc hắn đời trước từ cõi Dục chết đi. Dần dần xem xét nhớ lại người này đúng là đời trước từ cõi Dục chết đi.
4. Hoặc có lúc dựa vào cõi Sắc bắt đầu tu gia hạnh, sau trở lại dựa vào cõi Sắc mà gia hạnh thành tựu đầy đủ, nghĩa là cùng ở chung với người điều hòa tốt lành dễ dãi, cùng ở một nơi dấy lên tư duy này: Người này chắc chắn đời trước từ cõi Sắc chết đi. Dần dần xem xét nhớ lại người này đúng là đời trước từ cõi Sắc chết đi. Như dựa vào cõi (Giới) mà tu gia hạnh có sai biệt, dựa vào nẽo (Thú) … cũng như vậy.
Hỏi: Trí Túc trú tùy niệm này là chỉ nhớ lại và biết rõ sự việc đã từng trải qua, hay là cũng nhớ-biết sự việc chưa từng trải qua?
Đáp: Trí này chỉ nhớ lại và biết rõ sự việc đã từng trải qua.
Hỏi: Nếu như vậy thì trí này sẽ không nhớ-biết sự việc ở năm cõi trời Tịnh cư, bởi vì từ vô thỉ đến nay chưa sinh ở nơi ấy?
Đáp: Sự việc đã từng trải qua, tóm lược có hai loại:
- Đã từng thấy.
- Đã từng nghe.
Tuy chưa từng thấy sự việc của năm cõi trời Tịnh cư, mà đã từng nghe cho nên cũng có thể nhớ lại và biết được. Các sự việc khó biết rất xa, rất thù thắng khác của cõi Dục-Sắc, dựa theo đây nên biết.
Hỏi: Trí Túc trú tùy niệm này, là một lần nhập Định chỉ biết được một đời, hay là một lần nhập Định biết được nhiều đời?
Đáp: Lúc bắt đầu dẫn dắt phát khởi, nếu một lần nhập Định thì chỉ biết được một đời; về sau lúc thành tựu thuần thục, nếu một lần nhập Định thì biết được trăm ngàn đời. Đức Thế Tôn một lần nhập Định, hoặc là trước-hay là sau đều có thể biết được trăm ngàn đời.
Hỏi: Trí Túc trú tùy niệm này, là có thể bỏ qua sự việc của trăm ngàn đời gần, mà biết được sự việc của trăm ngàn đời xa chăng?
Đáp: Lúc bắt đầu dẫn dắt phát khởi thì không có thể, về sau lúc thành tựu thuần thục thì có thể. Đức Thế Tôn hoặc là trước-hay là sau đều có thể.
Hỏi: Trí Túc Trú tùy niệm này, dần dần nhớ lại và biết rõ vô lượng sự việc của đời trước rồi, lúc muốn rời xa là dựa theo trước tiến vào dần dần mà rời ra, hay là nhanh chóng rời ra?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Cần phải dựa theo trước tiến vào dần dần mà rời ra.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Tùy theo ý thích, hoặc là dần dần-hoặc là mau lẹ đều có thể rời ra.
Hỏi: Dùng trí Túc trú nhớ lại và biết rõ sự việc của những đời trước rồi, không gián đoạn thì có thể dấy khởi Tử sinh, quán sát sự việc tử sinh của đời sau?
Đáp: Đức Phật mới có năng lực chứ không phải là ai khác, bởi vì công đức của chư Phật không thcự hiện gia hạnh mà luôn luôn hiện rõ trước mắt; Độc giác-Thanh văn và các ngoại đạo…, cần phải thực hiện gia hạnh thì mới có thể dấy khởi.
Hỏi: Trí Túc trú tùy niệm này, trong một sát-na có thể biết được mấy đời?
Đáp: Có thể biết được một đời. Vì sao biết như vậy? Bởi vì có Thánh giáo. Như trong Tỳ-nại-da nói: “Tôn giả Tịnh Diệu nói cho các Tỳ-kheo biết rằng: Tôi vừa khởi tâm nhớ lại và biết được sự việc trong năm trăm đời quá khứ. Lúc ấy các Tỳ-kheo đều cùng nhau chỉ trích và gạt bỏ rằng: Ông tự nói mình đạt được pháp hơn người thì không nên ở chung, chắc chắn không có chuyện chỉ khởi tâm trong một sát-na mà biết được nhiều đời. Lúc bấy giờ Đức Phật bảo với các Tỳ-kheo rằng: Các ông không nên chỉ trích gạt bỏ Tịnh Diệu, bởi vì tùy theo Tưởng thật sự mà nói cho nên không phạm tội nặng, nghĩa là Tịnh Diệu này đã từng sinh trong cõi trời Vô tưởng hữu tình, thọ năm trăm kiếp nay nhớ lại sự việc ấy, đó là năm trăm đời tùy theo Tưởng thật sự mà nói, cho nên không phạm tội nặng.” Vì vậy chứng minh nhận biết trong một sát-na chỉ biết được một đời.
Hỏi: Trí Túc trú tùy niệm này, trong một sát-na có thể biết mấy nẽo?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Trí này trong một sát-na chỉ biết được một nẽo, đó là hoặc biết nẽo địa ngục, cho đến hoặc biết nẽo trời.
Lại có người nói: Trí này trong một sát-na có thể biết hai nẽo, đó là hoặc biết nẽo địa ngục và bàng sinh, hoặc biết nẽo quỷ và bàng sinh, hoặc biết nẽo người và bàng sinh, hoặc biết nẽo trời và bàng sinh.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trí này trong một sát-na tùy theo sự thích hợp có thể biết được nhiều nẽo. Đó là nếu nhớ lại sự việc của Chuyển luân vương, thì trong một sát-na biết được ba nẽo là ngườiquỷ và bàng sinh; nếu biết được Luân vương-các quan và quyến thuộc, thì gọi là biết nẽo người; nếu biết được năng lực của Chuyển luân và loài quỷ được cúng tế, thì gọi là biết nẽo quỷ; nếu biết được voi-ngựa…, thì gọi là biết nẽo bàng sinh. Nếu có thể nhớ lại sự việc của vua Mạnđà-đa và Thiên Đế Thích cùng nhau tụ hội, thì có thể biết được bốn nẽo, chỉ trừ ra địa ngục. Biết được ba nẽo còn lại, nói rộng ra như trước. Biết được nẽo trời, nghĩa là biết Đế Thích và các quyến thuộc của Đế Thích. Giả sử năm nẽo tụ hội cùng một nơi, trong một sát-na đều có thể nhớ biết. Vì thế cho nên trí này trong một sát-na, tùy theo sự thích hợp có thể biết được nhiều nẽo.
Như trong kinh nói: “Người bàn luận về thường kiến nhớ biết sự việc của đời trước, có ba loại sai biệt:
1. Có người bàn luận về Thường kiến nhớ biết sự việc trong hai vạn kiếp.
2. Có người bàn luận về Thường kiến có thể nhớ biết sự việc trong bốn vạn kiếp.
3. Có người bàn luận về thường kiến có thể nhớ biết sự việc trong tám vạn kiếp.”
Lại có tụng khác: Loại thứ ba nhớ biết sự việc trong sáu vạn kiếp.
Hỏi: Như thế nào là người bàn luận về Thường kiến có thể nhớ biết sự việc trong hai vạn kiếp, cho đến như thế nào là người bàn luận về Thường kiến có thể nhớ biết sự việc trong tám vạn kiếp?
Đáp: Căn của người bàn luận về Thường kiến có ba phẩm, nếu người Hạ căn thì có thể nhớ biết hai vạn kiếp, nếu người Trung căn thì có thể nhớ biết bốn vạn kiếp, nếu người Thượng căn thì có thể nhớ biết tám vạn kiếp.
Lại nữa, người bàn luận về Thường kiến có thể nhớ biết ba sự việc của kiếp hoại, nếu người có thể nhớ biết sự việc của kiếp hoại do lửa, thì người ấy có thể nhớ biết hai vạn kiếp; nếu người có thể nhớ biết sự việc của kiếp hoại do nước, thì người ấy có thể nhớ biết bốn vạn kiếp; nếu người có thể nhớ biết được sự việc của kiếp hoại là do gió, thì người ấy có thể nhớ biết tám vạn kiếp.
Lại nữa, người bàn luận về Thường kiến có thể nhớ biết ba sự việc của căn hoại, nếu người có thể nhớ biết sự việc của căn hoại do Hỷ, thì người ấy có thể nhớ biết hai vạn kiếp; nếu người có thể nhớ biết sự việc của căn hoại do Lạc, thì người ấy có thể nhớ biết được bốn vạn kiếp; nếu người có thể biết sự việc của căn hoại do xả, thì người ấy có thể nhớ biết được tám vạn kiếp.
Lại nữa, người bàn luận về Thường kiến có chủng tánh của ba thừa sai biệt, nếu người có chủng tánh Thanh văn, thì người ấy có thể nhớ biết hai vạn kiếp; nếu người có chủng tánh Độc giác, thì người ấy có thể nhớ biết bốn vạn kiếp; nếu người có chủng tánh Phật, thì người ấy có thể nhớ biết tám vạn kiếp. Đó gọi là duyên của ba loại nhớ biết khác nhau.
Đã nói về tự tánh của hai trí, tướng xen tạp và không xen tạp nay sẽ nói đến.
Hỏi: Các Tha tâm trí đều ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Tha tâm trí bao gồm ba đời, ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác chỉ là hiện tại, nhưng bao gồm Tha tâm trí và không phải là Tha tâm trí, cho nên có bốn câu phân biệt.
1. Có lúc Tha tâm trí mà không phải là ngay lúc đó nhận biết tâmtâm sở pháp và người khác, đó là Tha tâm trí quá khứ và vị lai. Loại này có tướng của Tha tâm trí mà không có tác dụng ngay lúc đó nhận biết tâm… của người khác, nghĩa là quá khứ thì tácdụng đã diệt đi, vị lai thì chưa có tác dụng.
2. Có lúc ngay lập tức nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác mà không phải là Tha tâm trí, đó là như có một loại hoặc là nhìn thấy tướng, hoặc là nghe lời nói, hoặc là có được trí đạt được do nơi sinh ra như vậy, có thể ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác.
Nhìn thấy tướng ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác, là có trong loài người. Như Thích tử Ô-ba-nan-đà, đến nhà một Cận sự, trông thấy bên cổng nhà ấy có một co bê lốm đốm, liền nói với cận sự rằng: Nếu có được đồ nằm như da con bê lốm đốm bên cổng nhà ông thì lẽ nào không thích ư? Lúc ấy cận sự kia dấy lên nghĩ như vậy: Nay Thích tử này chắc chắn là muốn có được bộ da con bê lốm đốm của mình để mang về làm đồ năm! Thế là giết thịt con bê lốm đốm lấy bộ da đem cho Thích tử. Thích tử nhận lấy bộ da trở về nơi ở của mình, mẹ con bê kêu gào đau xót tìm đi theo phía sau. Vì vậy biết trong loài người có trí nhìn thấy tướng mà nhận biết tâm người khác.
Nghe lời nói ngay lúc ấy nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác, là có trong loài người. Như Thích tử Ô-ba-nan-đà, thấy một cư sĩ mặc áo mới tốt đẹp đi vào rừng Thệ-đa, liền nói với người ấy rằng: Nếu có được ba y đầy đủ giống như chiếc áo của ông đang mặc thì lẽ nào không thích lắm sao? Lúc ấy cư sĩ kia dấy lên nghĩ như vậy: Nay Thích tử này chắc chắn là muốn có được chiếc áo mà mình đang mặc để làm cái y trải chỗ nằm. Thế là cởi chiếc áo đưa cho Thích tử. vì vậy biết trong loài người có trí nghe lời nói mà nhận biết tâm người khác.
Có người đưa ra cách nói này: Hai loại đã dẫn chứng đều thuộc về nghe lời nói mà biết, hoặc là đều nhìn thấy tướng mà biết.
Văn trong bản luận này nên nói như vậy: Hoặc là nhìn thấy tướng, hoặc là xem bói, có thể ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác. Hoặc là nhìn thấy tướng, đó là như trước đã nói, và thấynghe về tướng khác của thân nghiệp-ngữ nghiệp mà nhận biết tâm của người khác. Hoặc là xem bói, như các loại bốc quẻ xem bói của các ngoại đạo mà nhận biết tâm của người khác.
Trí đạt được do nơi sinh ra ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác, đó là các địa ngục đều có. Sự việc ấy như thế nào? Vả lại, trong địa ngục cũng có trí đạt được do nơi sinh ra, có thể nhận biết tâm… của người khác, nhưng không có sự việc hiện rõ ra riêng biệt để có thể nói được.
Hỏi: Loại đó ở vào lúc nào thì nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Lúc mới sinh vào địa ngục chưa nhận chịu khổ đau; nếu nhận chịu khổ đau rồi thì tâm niệm của chính mình hãy còn không có thể nhận biết, huống gì là có thể nhận biết tâm-tâm sở của người khác hay sao?
Hỏi: Loại đó trú vào tâm-tâm sở nào mà nhận biết tâm… của người khác, trú vào thiện-trú vào nhiễm ô hay là vô phú vô ký?
Đáp: Cả ba loại đều có thể nhận biết.
Hỏi: Là trú vào ý thức, hay là trú vào năm thức mà nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Chỉ trú vào ý thức.
Hỏi: Là trú vào tâm Oai nghi lộ, hay là trú vào tâm Công xảo xứ, hay là trú vào tâm Dị thục sinh mà nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Chỉ trú vào tâm Oai nghi lộ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì loại đó không có tâm Công xảo xứ hiện khởi, mà tâm Dị thục kia chỉ có ở năm thức.
*******
Nẽo bàng sinh cũng có trí đạt được do nơi sinh ra, có thể nhận biết tâm… của người khác. Làm sao biết như vậy?
Xưa có người phụ nữ đặt con nhỏ ở một nơi để làm công việc khác, lúc ấy có một con sói mang đứa trẻ ấy đi mất. Người bên cạnh vì vậy đuổi theo nói với con sói kia rằng: Nay ông tại sao mang con nhỏ của người ta đi mất? Con sói liền trả lời rằng: Bà mẹ ấy trong năm trăm đời quá khứ thường làm hại con của tôi, tôi cũng trong năm trăm đời quá khứ làm hại con của người kia, oán thù và oán thù trả cho nhau đến nay chưa dứt, nếu người kia có thể xả bỏ thì tôi cũng xả bỏ. Người bên cạnh liền nói cho mẹ đứa trẻ ấy biết rằng: Nếu cô thương đứa con thì nên xả bỏ tâm oán thù! Người phụ nữ trả lời rằng: Tôi đã xả bỏ rồi. Con sói xem ý của người phụ nữ cũng không xả bỏ oán thù, chỉ sợ làm hại đứa trẻ mà nói dối là đã xả bỏ, liền hại chết đứa trẻ ấy vứt lại đó mà chạy đi.
Hỏi: Lúc nào bàng sinh nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Phần vị đầu-giữa và sau đều có thể nhận biết hết.
Hỏi: Loại đó trú vào tâm mà nhận biết tâm… của người khác, thiện-nhiễm ô hay vô phú vô ký?
Đáp: Cả ba loại đều có thể nhận biết.
Hỏi: Là trú vào ý thức, hay là trú vào năm thức mà nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Chỉ trú vào ý thức.
Hỏi: Là trú vào tâm Oai nghi lộ, là trú vào tâm Công xảo xứ, hay là trú vào tâm Dị thục sinh mà nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Cả ba loại đều có thể nhận biết, bởi vì loài đó cũng hiện khởi tâm Công xảo xứ, tâm Dị thục sinh ấy cũng có ý thức, không phải là như địa ngục quyết định không nhận lấy quả dị thục của thiện.
Loài quỷ cũng có trí đạt được do nơi sinh ra, có thể nhận biết tâm… của người khác. Làm sao biết như vậy?
Xưa có người phụ nữ, bị quỷ làm cho mê loạn gầy yếu sắp chết, thầy chú nguyện hỏi quỷ: Nay ông vì sao làm não loạn người phụ nữ này? Quỷ liền trả lời rằng: Người phụ nữ này trong năm trăm đời quá khứ thường làm hại mạng sống của tôi, tôi cũng trong năm trăm đời quá khứ thường làm hại mạng sống người kia, oán thù và oán thù đền trả cho nhau đến nay chưa dứt, nếu người kia có thể xả bỏ thì tôi cũng có thể xả bỏ. Thầy chú nguyện vì thế bảo với người phụ nữ kia rằng: Nếu cô tiếc mạng sống thì nên xả bỏ tâm oán thù! Người phụ nữ trả lời rằng: Tôi đã xả bỏ rồi. Quỷ xem ý của người phụ nữ cũng không xả bỏ oán thù, sợ mạng sống không an toàn mà nói dối là đã xả bỏ, liền đoạn mất mạng sống của người ấy bỏ lại mà đi mất.
Hỏi: Lúc nào loài quỷ nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Phần vị đầu-giữa và sau đều có thể nhận biết hết.
Hỏi: Loại đó trú vào tâm nào mà nhận biết tâm… của người khác, thiện-nhiễm ô hay là vô phú vô ký?
Đáp: Cả ba loại đều có thể nhận biết.
Hỏi: Là trú vào ý thức, hay là trú vào năm thức mà nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Chỉ trú vào ý thức.
Hỏi: Là trú vào tâm Oai nghi lộ, là trú vào tâm Công xảo xứ, hay là trú vào tâm Dị thục sinh mà nhận biết tâm… của người khác?
Đáp: Cả ba loại đều có thể nhận biết, như loài bàng sinh đã nói.
Loài trời cũng có trí đạt được do nơi sinh ra có thể nhận biết tâm… của người khác, nhưng mà vi tế cho nên không nói riêng biệt, còn lại nói rộng ra như loài súc sinh-quỷ.
Trong loài người không có trí đạt được do nơi sinh ra có thể nhận
biết tâm… của người khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là ruộng đất-đồ chứa, bởi vì có trí nhìn thấy tướng-nghe lời nói… mạnh hơn làm cho che lấp giảm bớt, bởi vì có Tha tâm thông và Nguyện trí làm cho mờ khuất ánh sáng.
Hỏi: Trí đạt được do nơi sinh ra của loài nào nhận biết tâm của mấy loài?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Tất cả chỉ tự biết mình. Lại có người nói: Địa ngục chỉ biết địa ngục, bàng sinh biết hai, loài quỷ biết ba, loài trời biết năm.
Trong luận Thi Thiết nói: “Long vương Thiện Trú Ai-la-phạt-noa nhận biết tâm của loài trời, là trí dựa vào tướng mà nhận biết chứ không phải là trí đạt được do nơi sinh ra.”
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Ở trong bốn loài, trí đạt được do nơi sinh ra, đều nhận biết năm loài, đối với lý không có gì trái.
Hỏi: Loài người cũng có chủng loại của trí Bổn tánh niệm sinh, thích hợp có thể nhận biết tâm… của loài khác, tại sao không nói đến?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, bởi vì ít cho nên không nói đến, nghĩa là trong loài người đạt được trí này thì rất ít có, cho nên không nói đến trí ấy.
Có người đưa ra cách nói này: Chủng loại của trí Bổn tánh niệm sinh, không thể nào ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác, cho nên ở đây không nói đến.
Có lúc Tha tâm trí cũng là ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác, đó là nếu trí do tu mà thành, là quả của tu, nương tựa vào tu, đã được không mất, có thể ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp thuộc cõi Dục-Sắc hiện tại của người khác, hoặc tâm-tâm sở pháp vô lậu. Đây là Tha tâm trí thông hiện tại, giải thích rộng ra như trước.
Có lúc không phải là Tha tâm trí cũng không phải là ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở pháp của người khác, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về danh cho đến nói rộng ra, nghĩa là trong Hành uẩn tổng quát trừ ra Tha tâm trí thông thuộc ba đời, và trừ ra trí đạt được do nơi sinh-nhìn thấy tướng-nghe lời nói của hiện tại, có thể ngay lúc đó nhận biết tâm-tâm sở của người khác, còn lại các Hành uẩn và bốn Uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi làm thành câu thứ tư.
Hỏi: Các trí Túc trú tùy niệm đều ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, trí Túc trú tùy niệm bao gồm ba đời, ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước thì chỉ riêng hiện tại, nhưng bao gồm trí Túc trú tùy niệm và không phải là trí Túc trù tùy niệm, cho nên có bốn câu phân biệt.
1. Có trí Túc trú tùy niệm, mà không phải là ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước, đó là trí Túc trú tùy niệm của quá khứ-vị lai. Loại này có tướng của trí Túc trú tùy niệm, mà không có tác dụng của ngay lúc đó nhớ viết các sự việc của đời trước, bởi vì quá khứ thì tác dụng đã không còn, vị lai thì chưa có tác dụng.
2. Có ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước, mà không phải là trí Túc trú tùy niệm, đó là như có một loại đạt được trí Bổn tánh niệm sinh, hoặc là đạt được trí có được do nơi sinh ra như vậy, có thể ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước.
Trí Bổn tánh niệm sinh ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước, chỉ có trong loài người, trong bốn loài khác không có trí này. Trí có được do nơi sinh ra có thể ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước, đó là có ở những địa ngục. Sự việc ấy thế nào? Tạm thời trong địa ngục, như trong kinh nói: “Hữu tình chốn địa ngục cùng nói với nhau rằng: Kỳ lạ thay sai lầm của mình, chúng ta trong quá khứ đã từng nghe Sa-môn và Bà-la-môn nói về lỗi lầm tai họa của các Dục, luôn luôn dẫn đến sự việc thật là sợ hãi của vị lai, các người cần phải đoạn dứt. Chúng ta tuy nghe mà không tin dùng, nay vì Dục ấy mà chịu khổ đau ác liệt ở đây.”
Hỏi: Loài ấy vào lúc nào nhớ biết sự việc của đời trước?
Đáp: Lúc mới sinh vào địa ngục chưa nhận chịu khổ đau. Nếu nhận chịu khổ đau rồi thì sự việc diệt đi tiếp theo trước đó hãy còn không thể nào nhớ lại, huống hồ sự việc diệt đi đã lâu mà có thể nhớ biết được ư?
Hỏi: Loài ấy trú vào tâm nào mà nhớ lại sự việc của đời trước?
Đáp: Trú vào tâm thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký đều có thể nhớ biết; ở trong sáu thức thì chỉ trú vào ý thức; ở trong vô ký thì chỉ trú vào Oai nghi lộ.
Hỏi: Trí có được do nơi sinh ra ấy có thể nhớt biết mấy đời?
Đáp: Có thể nhớ biết một đời, đó là từ nơi khác chết đi sinh đến nơi này.
Có người nói: Cho đến nhận biết năm trăm đời.
Loài bàng sinh có trí đạt được do nơi sinh ra, có thể ngay lúc đó nhớ biết sự việc của đời trước, như trong kinh nói: “Có con ốc nói tiếng loài chó, xưa làm Phạm chí tên gọi Đạo-đề-na, nhớ lại sự việc của đời trước, người ta khiến leo lên chỗ ngồi ăn cơm để chỉ rõ là vật báu, đều thuận theo lời nói của người ấy.”
Hỏi: Vào lúc nào nhớ lại sự việc của đời trước?
Đáp: Phần vị đầu-giữa và sau đều có thể nhớ biết.
Hỏi: Loài ấy trú vào tâm nào mà nhớ lại sự việc của đời trước?
Đáp: Trú vào tâm thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký đều có thể nhớ biết; ở trong sáu thức thì chỉ trú vào ý thức, ở trong ba vô ký thì trú vào tất cả ba loại.
Hỏi: Trí có được do nơi sinh ra của loài ấy có thể nhớ biết mấy đời?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chỉ nhớ lại một đời, đó là từ nơi khác chết đi sinh đến nơi này.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Có thể nhớ lại nhiều đời, như con sói nhớ biết sự việc trong năm trăm đời.
Loài quỷ cũng có trí đạt được do nơi sinh ra, có thể ngay lúc đó nhớ biết sự việc của đời trước. Như bài kệ nói:
“Xưa tôi tích góp các của cải, dùng pháp hoặc là không hợp pháp,
Nay người khác hưởng thụ giàu-vui, một mình tôi nhận chịu nghèokhổ.”
Hỏi: Loài ấy vào lúc nào nhớ lại sự việc của đời trước?
Đáp: Phần vị đầu giữa và sau đều có thể nhớ biết.
Hỏi: Loài ấy trú vào tâm nào mà nhớ lại sự việc của đời trước? Đáp: Phần vị đầu giữa và sau đều có thể nhớ biết.
Hỏi: Loài ấy trú vào tâm nào mà nhớ lại sự việc của đời trước?
Đáp: Trú vào tâm thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký đều có thể nhớ biết; ở trong sáu thức thì chỉ trú vào ý thức, trong ba vô phú vô ký thì trú vào tất cả ba loại.
Hỏi: Trí có được do nơi sinh ra của loài ấy có thể nhớ biết mấy đời?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chỉ nhớ lại một đời, đó là từ nơi khác chết đi sinh đến nơi này.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Có thể nhớ lại nhiều đời, như quỷ nhớ biết sự việc trong năm trăm đời.
Loài trời cũng có trí đạt được do nơi sinh ra, có thể ngay lúc ấy nhớ biết sự việc của đời trước. Như bài kệ nói:
“Tôi cúng dường khu rừng Thệ-đa, được đấng Đại Pháp vương an trú.
Hiền Thánh Tăng tiếp nhận sử dụng, cho nên tâm tôi thật hoan hỷ.”
Hỏi: Loài ấy vào lúc nào nhớ lại sự việc của đời trước?
Đáp: Phần vị đầu-giữa và sau đều có thể nhớ biết.
Hỏi: Loài ấy trú vào tâm nào mà nhớ lại sự việc của đời trước?
Đáp: Trú vào thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký đều có thể nhớ biết; ở trong sáu thức thì chỉ trú vào ý thức, trong ba vô ký thì trú vào tất cả ba loại.
Hỏi: Trí của được do nơi sinh ra của loài ấy có thể nhớ biết mấy đời?
Đáp: Có người đưa ra cách nói như vậy: Chỉ nhớ lại một đời, đó là từ nơi khác chết đi sinh đến nơi này.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: có thể nhớ lại nhiều đời.
Trong loài người không có trí đat được do nơi sinh ra nhớ lại sự việc của đời trước, bởi vì không phải là ruộng đất-đồ chứa, bởi vì bị trí Bổn tánh niệm sinh… làm cho giảm bớt và mờ khuất, bởi vì vị trí Túc trú tùy niệm thông và Nguyện trí… làm cho mờ khuất.
3. Có trí Túc trú tùy niệm mà cũng ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước, đó là nếu trí do tu mà thành, là quả của tu, nương tựa vào tu, đã được không mất, có thể ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước, các loại tướng trạng và những lời nói. Đây là trí thông Túc trú tùy niệm hiện tại, rộng ra như trước giải thích.
4. Có lúc không phải là trí Túc trú tùy niệm, cũng không phải là ngay lúc đó nhớ biết các sự việc của đời trước, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về danh, cho đến nói rộng ra. Nghĩa là trong Hành uẩn trừ ra toàn bộ trí thông Túc trú tùy niệm của ba đời, và trừ ra trí Bổn tánh niệm sinh của hiện tại, trí của được do nơi sinh ra, có thể ngay lúc đó nhớ biết sự việc đời trước, còn lại các Hành uẩn và bốn Uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi làm thành câu thứ tư.
Hỏi: Các trí Túc trú tùy niệm, đều biết Uẩn-Xứ-Giới-Tâm nối tiếp nhau trong quá khứ của người khác chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, trong này câu thứ nhất là duyên với trí Túc trú tùy niệm nối tiếp nhau của mình, câu thứ hai là duyên với Nguyện trí nối tiếp nhau của người khác và gia hạnh của trí Túc trú tùy niệm, câu thứ ba là duyên với trí Túc trú tùy niệm nối tiếp nhau của người khác, câu thứ tư là duyên với Nguyện trí nối tiếp nhau của mình và gia hạnh của trí Túc trú tùy niệm. Đó gọi là Tỳ Bà Sa tóm lược ở chỗ này.
1. Có lúc trí Túc trú tùy niệm, không phải là nhận biết Uẩn-XứGiới-Tâm nối tiếp nhau trong quá khứ của người khác, đó là nếu trí do tu mà thành, là quả của tu, nương tựa vào tu, đã được không mất, nhận biết Uẩn-Xứ-Giới-tâm nối tiếp nhau trong quá khứ đời trước của mình. Đây chính là duyên với trí Túc trú tùy niệm nối tiếp nhau của mình, bởi vì duyên với sự việc đời của mình trong đời sống quá khứ.
2. Có lúc nhận biết Uẩn-Xứ-giới tâm nối nhau trong quá khứ của người khác, không phải là trí Túc trú tùy niệm, đó là nếu trí do tu mà thành, là quả của tu, nương tựa vào tu, đã được không mất, nhận biết Uẩn-Xứ-Giới-tâm nối tiếp nhau trong quá khứ ngay đời này của người khác. Đây chính là duyên với Nguyện trí nối tiếp nhau của người khác và gia hạnh của trí Túc trú tùy niệm, bởi vì duyên với sự việc quá khứ của người khác trong đời sống hiện tại.
3. Có lúc trí Túc trú tùy niệm cũng nhận biết Uẩn-Xứ-giới-tâm nối tiếp nhau trong quá khứ của người khác, đó là trí do tu mà thành, là quả của tu, nương tựa vào tu, đã được không mất, nhận biết Uẩn-XứGiới-tâm nối tiếp nhau trong quá khứ ở đời sống trước kia của người khác. Đây chính là duyên với trí Túc trú tùy niệm nối tiếp nhau của người khác, bởi vì duyên với sự việc đời trước của người khác trong đời sống quá khứ.
4. Có lúc không phải là trí Túc trú tùy niệm, cũng không phải là nhận biết Uẩn-Xứ-Giới-tâm nối tiếp nhau trong quá khứ của người khác, đó là nếu trí do tu mà thành, là quả của tu, nương tựa vào tu, đã được không mất, nhận biết Uẩn-Xứ-Giới-tâm nối tiếp nhau trong quá khứ ngay đời sống này của mình. Đây chính là duyên với Nguyện nối tiếp nhau của mình, và gia hạnh của trí Túc trú tùy niệm, bởi vì duyên với sự việc quá khứ trong đời sống hiện tại của mình.
Trong này, Nguyện trí chỉ duyên với đời này, và các pháp hữu lậu của quá khứ; trí Túc trú tùy niệm chỉ duyên với đời trước, và các pháp hữu lậu của quá khứ; gia hạnh của trí Túc trú tùy niệm cũng chỉ duyên với đời này, và các pháp hữu lậu của quá khứ. Nhưng các Nguyện trí duyên chung với ba đời, trong này chỉ chọn lấy duyên với pháp hữu lậu của quá khứ trong đời này.
Hỏi: Trước đây đã nói đến trí Bổn tánh niệm sinh, lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Lấy Tuệ làm tự tánh, đó gọi là bổn tánh-tướng phần-tự thểngã vật-tự tánh của trí Bổn tánh niệm sinh. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là trí Bổn tánh niệm sinh, trí Bổn tánh niệm sinh là nghĩa gì?
Đáp: Sinh là các pháp hữu lậu của đời trước, Trí là đời này có thể nhận biết trí kia, Niệm là trí này cùng sinh ra niệm thù thắng. Nói Bổn tánh ấy là chọn lấy tu đạt được riêng biệt, tức là trí Bổn tánh do Niệm lực thù thắng mà nhận biết các pháp hữu lậu của đời sống quá khứ, cho nên gọi là trí Bổn tánh niệm sinh. Lại nữa, trú vào tâm của Bổn tánh do Niệm lực thù thắng phát khởi trí này, nhận biết các pháp hữu lậu của đời sống quá khứ, cho nên gọi là trí Bổn tánh niệm sinh. Tâm của Bổn tánh, đó là thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký, không do tu đạt được cho nên gọi là Bổn tánh. Lại nữa, Bổn tánh ấy là tự tánh của các pháp, tức là tự tánh các pháp hữu lậu của đời quá khứ, trí do Niệm lực nhận biết Bổn tánh sinh ra, cho nên gọi là trí Bổn tánh niệm sinh. Lại nữa, Bổn tánh ấy là tự tánh của các pháp, tức là tự tánh các pháp hữu lậu của đời quá khứ, trí do Niệm lực nhận biết Bổn tánh sinh ra, cho nên gọi là trí Bổn tánh niệm sinh. Lại nữa, Bổn tánh ấy là pháp tánh thuộc đời trước, tức là tánh thuộc pháp hữu lậu của đời quá khứ, trí do Niệm lực nhận biết Bổn tánh sinh ra, cho nên gọi là trí Bổn tánh niệm sinh.
Hỏi: Trí này cùng sinh ra có nhiều loại, vì sao chỉ nói đến Niệm?
Đáp: Bởi vì Niệm lực tăng mạnh; như bốn Niệm trú-Trì tức niệmtrí Túc trú tùy niệm, tuy Tuệ là Thể mà Niệm lực tăng mạnh, cho nên gọi là Niệm trú… như Phục trừ Sắc tưởng tuy Thể là Tuệ, mà lực của Tưởng tăng mạnh, cho nên gọi là Phục trừ Sắc tưởng; trí này cũng như vậy, tuy Thể là Tuệ mà Niệm lực tăng mạnh, cho nên gọi là trí Bổn tánh niệm sinh.
Hỏi: Trí Bổn tánh niệm sinh này ở cõi nào có?
Đáp: Chỉ có ở cõi Dục.
Hỏi: Trí Bổn tánh niệm sinh này ở nẽo nào có?
Đáp: Chỉ có ở nẻo người. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ ở trong nẽo người cõi Dục có thể tạo ra nghiệp thù thắng làm cho đạt được trí này, và bởi vì trong nẽo người thì trí tệu mạnh mẽ sắc bén hơn hẳn nẽo khác.
Hỏi: Trí Bổn tánh niệm sinh này do nghiệp lực nào mà làm cho phát khởi?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Nếu các hữu tình vui thích nói ra lời nói yêu thương làm cho người khác hoan hỷ, thì do nghiệp lực ấy có thể dẫn đến trí này.
Lại có người nói: Nếu các hữu tình vui thích truyền bá việc tốt làm cho tâm người khác vui sướng-thân được an lạc, thì do nghiệp lực ấy có thể dẫn đến trí này.
Có Sư khác nói: Nếu các hữu tình người khác lo sợ hoảng hốt, tìm cách an ủi nói cho biết làm nơi quay về nương tựa cho họ khiến được hết sợ hãi, thì do nghiệp lực ấy có thể dẫn đến trí này.
Hoặc có người nói: nếu các hữu tình thấy người khác buồn lo sầu não, dùng pháp chỉ bày nói cho biết khiến được hết buồn lo, thì do nghiệp lực ấy có thể dẫn đến trí này. Có người khác lại nói; Nếu các hữu tình thấy nơi hiểm nguy ách nạn sữa chữa làm cho rộng rãi thuận lợi, để cho người qua lại không có gian nan, thì do nghiệp lức ấy ở trong bụng mẹ không có nỗi khổ của sự bức ép chật hẹp, cho nên có được trí này.
Hoặc có người khác nói: Nếu các hữu tình bố thí các loại đồ ăn thức uống ngon lành cho người khác, thì do nghiệp lực ấy có thể dẫn đến trí này.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Nếu các hữu tình không tạo ra nghiệp làm não hại người khác, luôn luôn làm điều lợi ích cho người khác, thì do nghiệp này cho nên ở trong bụng mẹ, không bị các bệnh như gió-nóng-đàm-suyễn làm cho bức bách quá lắm, về sau lúc ra khỏi thai mẹ không có nỗi khổ của sự bức ép chật hẹp, vì thế cho nên có thể nhớ lại các sự việc của đời trước.
Có người nói như vậy: Nếu các hữu tình ở trong bụng mẹ và lúc ra khỏi thai, không nhận chịu nhiều căn bệnh bức ép chật hẹp khổ sở, thì đều thuận theo có thể nhớ lại sự việc của đời quá khứ, chỉ do mẹ mắc bệnh và bức bách chật hẹp khổ sở cho nên đều quên hết mọi việc.
Hỏi: Trí bốn tánh niệm sinh này, lúc đầu-giữa và sau thì lúc nào là hơn hẳn?
Đáp: Điều này không quyết định được, đó là hoặc có người lúc mới sinh ra thì hơn hẳn, như Thế-bạt-la… lúc mới sinh ra, liền phát ra nói như vậy: Nay trong nhà này có thể có tiền bạc của cải, để cho con tùy ý thực hánh bố thí chăng? Hoặc có người lúc tuổi trưởng thành thì hơn hẳn, như Tôn giả Hộ Quốc…, hoặc có người lúc tuổi già thì hơn hẳn, như Am-bà-sắt-trĩ…, nói rộng ra như trong kinh.
Hỏi: Trí Bổn tánh niệm sinh này có thể nhớ lại sự việc mấy đời?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chỉ có thể nhớ lại sự việc của một đời, đó là từ nơi khác mất đi dinh đến nơi này.
Hoặc có người nói: Trí này có thể nhớ lại sự việc của hai đời, hoặc cho đến sự việc của bảy đời.” Như trong thành Vương Xá có một người đồ tể, tên gọi là Già-tra, là bạn quen biết thưở còn trẻ nhỏ với vua Vị Sinh Oán (A-xà-thế), đã từng thưa với Thái Tử: Ngài lên ngôi vua ban cho tôi nguyện gì? Thái Tử nói rằng: Sẽ tùy ông đề nghị. Về sau Vị Sinh Oán hại chết vua cha tự lên nguyện vua, Già-tra ngay sau đó đi theo nhà vua xin điều mong muốn. Nhà vua liền bảo rằng: Tùy ý ông cầu mong. Già-tra thưa rằng: Xin nhà vua vua cho phép tôi một mình làm nghề tàn sát trong thành Vương-xá. Nhà vua liền bảo rằng: Nay ông sao cầu mong điều nguyện tàn ác này, lẽ nào không sợ hãi quả báo khổ đau trong tương lai hay sao? Người đồ tể thưa với nhà vua: Các nghiệp thiện ác đều không có quả báo thì việc gì phải sợ hãi? Nhà vua liền bảo rằng: Ông làm sao biết được? Già-tra thưa với nhà vua: Tôi nhớ lại sáu đời trong quá khứ, ở trong thành Vương-Xá này thường làm nghề tàn sát, cuối cùng sinh vào cõi trời Tam Thập Tam hưởng thụ nhiều vui sướng, từ cõi trời ấy chết đi sinh đến nơi này, trẻ nhỏ được làm bạn quen biết với nhà vua, cho nên biết thiện ác thì quả ấy chắc chắn không có. Nhà vua nghe nói sinh lòng nghi ngờ liền đi đến thưa hỏi Đức Phật. Đức Phật bảo với nhà vua rằng: Sự việc này không sai, nhưng người đồ tể kia đã từng đem một bửa ăn cúng dường cho vị Độc giác mà phát tà nguyện rằng: Khiến cho con thường ở trong thành Vương Xá một mình làm nghề tàn sát, sau đó được sinh lên cõi trời. Bởi vì nhân của nghiệp thù thắng cho nên quả được như lời nguyện. Người ấy trước kia là nghiệp thù thắng và quả nay không còn, sau bảy ngày nữa chắc chắn sẽ mạng chung sinh vào địa ngục Hào Khiếu (gào thét), lần lượt nhận chịu quả báo khổ đau của nghiệp đồ tể trước kia.” Vì thế cho nên trí này biết cao nhất là bảy đời.
Lại có người nói: Trí này cao nhất có thể nhớ lại sự việc trong năm trăm đời. Đó là “Có Tỳ kheo tự nhớ lại trong năm trăm đời quá khứ rồi vào loài ngạ quỷ, nghĩ về lúc ấy đã nhận chịu nỗi khổ đói khát, toàn thân toát mồ hôi-tâm hết sức sợ hãi buồn phiền, ngưng các việc làm tinh tiến hừng hực, sau trải qua thời gian dài đạt được quả Dự lưu. Vị ấy dấy lên ý niệm này: Mình từ trước đến nay, nhờ vào các Tỳ kheo giúp cho vật dụng tiền bạc, khiến cho sự sợ hãi của mình đã được vĩnh viễn diệt trừ, nay cần phải truy tìm các vật dụng cung cấp cho thân để đền trả ân huệ trước đây. Dấy lên ý niệm này rồi đi khắp nơi tìm kiếm các vật dụng cung cấp cho thân. Lúc ấy các Tỳ kheo trông thấy mà gọi lại nói rằng: Trước đây ông ít việc nay vì sao lại nhiều? Vị ấy liền nói đầy đủ sự việc của mình cho người khác biết. Lại có Tỳ kheo tự nhớ lại trong năm trăm đời quá khứ rơi vào chốn địa ngục, nghĩ về lúc ấy đã nhận chịu khổ đau trong điạ ngục, trong các lỗ chân lông toàn thân đều chảy ra máu, thân thể và áo quần vô cùng dơ bẩn, hàng ngày đến bên dòng nước tắm rữa giặt giũ, mọi người nói rằng nghĩ nước làm sạch. Vị ấy ngừng việc làm tinh tiến hừng hực, trải qua thời gian dài chứng quả A-la-hán. Về sau không thường xuyên tắm rữa giặt giũ, mọi người cảm thấy quái lạ bèn hỏi, vị ấy cũng nói đầy đủ sự việc của mình cho người khác biết.” Vì vậy cho nên biết trí này nhớ lại cao nhất là năm trăm đời.
Có Sư khác nói: Trí này có thể nhận biết sự việc về kiếp thành và kiếp hoại trong quá khứ. Đó là “Đức Phật xưa kia lúc còn làm Bồ-tát, vì cảm hóa hữu tình mà phát Đại thệ nguyện, có lúc đã từng làm vị vua Chiên-đồ-la gọi là Tam câu, khéo léo thông hiểu tất cả sách luận-chú thuật. Lúc bấy giờ A-nan làm con của vị vua ấy tên là Sư Tử Nhĩ, dung mạo đoan chánh tuyệt vời không ai sánh bằng. Lúc ấy Xá-lợi-tử làm bà-la-môn tên gọi là Trì Kiên, khéo léo thông hiểu Minh luận (luận Viđà) và các quyến thuộc. Vị ấy có một cô con gái tên gọi là Trinh Khiết, dung mạo đoan chánh mọi người đều thích gặp. Lúc ấy nhà vua đi đến chỗ Bà-la-môn cầu hôn cho con trai, Trì Kiên rất tức giận nói rõ với vị vua ấy rằng: Dòng họ nhà ông là hèn mạt nhất trong các dòng họ, Ta là Phạm chí tôn quý trong các dòng họ vì sao đến đây cố tình xem thường làm nhục lẫn nhau? Lúc ấy nhà vua nói vơi Bà-la-môn rằng: Dòng họ cao thấp cũng không có cố định thường xuyên, ông nhìn nhận thế nào mà bỗng nhiên tự mình kiêu căng cao ngạo, có thể ông đã từng nghe các sách chữ Phạm là do ai mà soạn ra? Trì Kiên trả lời rằng: Ta nghe cổ xưa có bà-la-môn tên gọi Cù-tần-đà, là do vị ấy mà soạn ra. Nhà vua nói: Cù-tần-đà lúc ấy tức là thân tôi bầy giờ, ông lại có thể nghe sách chữ Khư-lô-sắt-tra là do ai mà soạn ra? Bà-la-môn nói: Ta nghe cổ xưa có Đại Tiên nhân tên gọi Khư-lô-sắt-tra, là do vị ấy mà soạn ra. Nhà vua nói: Đại Tiên nhân lúc ấy tức là thân tôi bây giờ. Nhà vua lại hỏi rằng: Ông có thể đã từng nghe các luận Phệ-đà và các sách thế tục-quyến thuộc của luận ấy là ai soạn ra chăng? Bà-la-môn nói: Sách luận bộ phái như vậy và như vậy, chính là các Bà-la-môn và Tiên nhân ấy… soạn ra. Nhà vua lại trả lời rằng: Đó đều là tên gọi thời xưa của tôi, ông có thể biết chăng, làm sao nay ông tự mình kiêu căng xem thường người khác? Trì Kiên ngay sau đó suy ra chứng minh từng điều một, biết lời nhà vua đã nói là thật chứ không phải là sai lầm, tâm hết sức cung kính và ngưỡng mộ, liền nhận lời cầu hôn của nhà vua.” Vì vậy cho nên biết trí này có thể nhớ lại sự việc của kiếp thành-kiếp hoại trong đời quá khứ cuối cùng.
Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với chủ thôn ấp: Ta tự nhớ lại chín mươi mốt kiếp quá khứ đến nay, đối với ruộng Giới thanh tịnh cúng dường đồ ăn thức uống… từng không có bỏ lỡ hoặc thiếu sót, lại cũng không nhớ làm đồ ăn thức uống… cho người làm hỏng Giới.”
Hỏi: Đức Thế Tôn là dùng trí Túc trú tùy niệm mà nhớ biết sự việc này, hay là dùng trí Bổn tánh niệm sinh mà nhớ biết sự việc này? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu dùng trí Túc trú tùy niệm mà nhớ biết sự việc này, thì tại sao trước đây nói có người nói trí này chỉ nhớ lại một đời, có người nói nhớ lại hai đời cho đến cao nhất là bảy đời, có người nói nhớ lại năm trăm đời, có người nói nhớ lại kiếp thành-kiếp hoại, mà không nói có thể nhớ lại chín mươi mốt kiếp?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Đức Thế Tôn dùng trí Túc trú tùy niệm để nhớ biết sự việc này.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao chỉ nhớ lại chín mươi mốt kiếp mà không nhớ lại nhiều hơn?
Đáp: Thật sự có năng lực nhớ lại nhiều mà nói chỉ bấy nhiêu.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao không nói nhớ lại nhiều hơn?
Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Tất cả sinh ra nghi ngờ, nếu nói nhớ lại nhiều hơn, hoặc là nói nhớ lại ít hơn không cần phải vặn hỏi.”
Lại nữa, từ đó kiến lập bảy vị Phật Thế Tôn, cho nên chỉ nói như vậy. Lại nữa, từ đó đến nay tu về nghiệp tướng tốt, cho nên chỉ nói như vậy. Lại nữa, từ đó đến nay nghiệp đạo thanh tịnh không rơi vào nẽo ác, luôn luôn thọ thân năm, thường nhớ lại đời trước, cho nên chỉ nói như vậy. Lại có người nói: Đức Thế Tôn dùng trí Bổn tánh niệm sinh để nhớ biết sự việc này.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao trước đây nói có người nói chỉ nhớ lại một đời, cho đến có người nói nhớ lại kiếp thành-kiếp hoại, mà không nói là có thể nhớ lại chín mươi mốt kiếp?
Đáp: Trước đây nói người khác có thể nhớ lại nhiều hơn.
Hỏi: Trí Bổn tánh niệm sinh thì có thể nhớ biết. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì sự việc của Trung Hữu rất vi tế, cho nên không phải là cảnh của trí này.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trí Bổn tánh niệm sinh cũng có thể nhớ biết sự việc trong giai đoạn Trung Hữu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu không nhớ biết thì cảnh nhận biết của trí này sẽ trở thành lẫn lộn, nghĩa là phần ít có thể nhận biết, phần ít không thể nhận biết.
Hỏi: Bồ tát ở đời trước đã có trí Bổn tánh niệm sinh, ở đời sau cùng thì cũng có hay là không? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu có thì tại sao lực của duyên không phải là mạnh hơn lực của nhân? Nếu không có thì tại sao Bồ-tát không phải là chuyển biến suy thoái?
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao lực của duyên không phải là mạnh hơn lực của nhân?
Đáp: Không phải là không có lực của duyên, thì gọi là có lực của nhân bên trong, và bởi vì lợi căn cho nên gọi là có lực của nhân bên trong, nghĩa là Bồ tát này có căn tánh thù thắng nhất đối với các hữu tình cho nên gọi là có lực của nhân. Vả lại, ai nói Bồ-tát không có lực của duyên vậy? Có trời Tịnh Cư hiện rõ cảnh tượng già-bệnh-chết, giác ngộ mà phát tâm Bồ-tát chán ngán sinh tử, lẽ nào không phải là lực của duyên hay sao? Lại nữa, Lộc Thích Nữ vì Bồ-tát mà nói bài tụng ca ngợi Niết-bàn, giác ngộ mà phát tâm Bồ-tát vui cầu Niết-bàn, cùng là lực của duyên. Như nói:
“Không bao lâu ông sẽ đạt được, yên ổn vui vẻ lấy làm mẹ,
Không có buồn lo lấy làm cha, vắng lặng thư thái lấy làm vợ.”
Bồ-tát thấy và nghe sự việc như vậy rồi, đã tăng thêm chán ngánvui mừng vượt thành mà xuất gia. Lại nữa, đời quá khứ có vô lượng Đức Phật, vì Bồ-tát mà nói về tư lương Bồ-đề. Những sự việc như vậy đều gọi là lực của duyên. Có người đưa ra cách nói này: Thân cuối cùng của Bồ-tát không có trí Bổn tánh niệm sinh.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao không phải là chuyển biến suy thoái?
Đáp: Tuy không có trí này, mà có trí Túc trú tùy niệm thù thắng, và Nguyện trí…, cho nên không phải là suy thoái.
Lời bình: Nên biết trong này, cách nói trước là hợp lý, bởi vì từ chín mười mốt kiếp đến này luôn luôn có trí này.
Thế nào là Thời ái tâm giải thoát? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Tỳ-kheo không nên vi thích tụ tập với chúng và mê đắm các hý luận. Nếu người vui thích tụ tập với chúng và mê đắm hý luận, có thể chúng được Thời ái tâm giới và Bất động tâm giải thoát, thì không có điều này. Nếu các Tỳ-kheo không thích tụ tập đông người, không mê đắm hý luận, có thể chứng được hai loại giải thoát, thì điều này là có.” Trong kinh tuy nói ra như vậy, mà không giải thích rộng về nghĩa ấy, không nói đến tự tánh và nhân duyên đạt được hai loại giải thoát này. Trong chương Căn Uẩn tuy nói về hai nhân duyên đạt được, mà không hiển bày về tự tánh, cho nên nay cần phải hiển bày về điều ấy.
Lại nữa, vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Thời ái tâm giải thoát là Hữu họccó những việc làm, Bất động tâm giải thoát là Vô học-không có những việc làm. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày về hai giải thoát đều là Vô học lại không có những việc làm.
Hoặc lại có người nói: Thời ái tâm giải thoát là hữu lậu, Bất động tâm giải thoát là vô lậu. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày hai giải thoát đều là Vô học không có những việc làm.
Hoặc lại có người nói: Thời ái tâm giải thoát là hữu lậu, Bất động tâm giải thoát là vô lậu. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày về hai giải thoát đều là vô lậu.
Lại có người muốn làm cho Thời ái tâm giải thoát đều là hữu vi, Bất động tâm giải thoát là vô vi. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày về hai giải thoát đều là hữu vi.
Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là Thời ái tâm giải thoát?
Đáp: Tận trí của A-la-hán Thời giải thoát, hoặc là Chánh kiến Vô học tương ưng với tâm thắng giải, đã thắng giải và đang thắng giải.
Hỏi: Thế nào là Bất động tâm giải thoát?
Đáp: Tận trí-Vô sinh trí của A-la-hán Bất động pháp, hoặc là Chánh kiến Vô học tương ưng với tâm thắng giải, đã thắng giải và đang thắng giải.
Trong này, Tận trí-Vô sinh trí-Chánh kiến Vô học tương ưng với tâm, là chọn lựa kahc1 với Hữu học và hữu lậu; tâm thắng giải ấy là hiện tại, đã thắng giải ấy là quá khứ, đang thắng giải ấy là vị lai. Đây chính là chọn lấy khác với vô vi giải thoát, hiển bày hai giải thoát chỉ dùng tâm Vô học-vô lậu tương ưng với thắng giải để làm tự tánh. Nhưng trong tất cả các pháp chỉ có hai pháp là tự tánh giải thoát, đó là trong pháp vô vi thì Trạch diệt là tự tánh giải thoát, trong pháp hữu vi thì thắng giải do pháp Đại địa thâu nhiếp là tự tánh giải thoát. Thắng giải này có hai loại:
1. Nhiễm ô, đó là tương ưng với tham… gọi là tà thắng giải.
2. Không nhiễm ô, đó là tương ưng với không tham… gọi là Chánh thắng giải. Chánh thắng giải này lại có hai loại:
1- Hữu lậu, đó là quán Bất tịnh-Trì tức niệm, Vô lượng-Giải thoátThắng xứ-Biến xứ… tương ưng với thắng giải.
2- Vô lậu, đó là thắng giải về Học Vô học. Thắng giải về Học, đó là thắng giải do bốn Hướng-ba Quả thâu nhiếp, tức là Khổ Pháp trí nhẫn cho đến Định Kim cang dụ tương ưng với thắng giải. Thắng giải về Vô học, đó là thắng giải do quả A-la-hán thâu nhiếp, tức là Tận trí-Vô sinh trí-Chánh kiến Vô học tương ưng với thắng giải. Thắng giải về Vô học lại có hai loại:
1/ Thời ái tâm giải thoát, tức là năm loại thắng giải do quả A-lahán thâu nhiếp, cũng gọi là Thời giải thoát.
2/ Bất động tâm giải thoát, đó là thắng giải do quả A-la-hán Bất động pháp thâu nhiếp, cũng gọi là Bất thời giải thoát.
Hai giải thoát này đều có hai loại:
- Gọi là Tâm giải thoát, bởi vì tham ái.
- Gọi là Tuệ giải thoát, bởi vì lìa Vô minh.
Hỏi: Nếu thắng giải Vô học lìa tham ái cho nên gọi là Tâm giải thoát, lìa Vô minh cho nên gọi là Tuệ giải thoát, thì luận Tập Dị Môn nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Thế nào là Tâm giải thoát? Đó là căn thiện không tham đối trị với tham ái. Thế nào là Tuệ giải thoát? Đó là căn thiện không si đối trị với Vô minh.”
Đáp: Luận Tập Dị Môn nên nói như vậy: Thế nào là Tâm giải thoát? Đó là căn thiện không tham tương ưng với thắng giải. Thế nào là Tuệ giải thoát? Đó là căn thiện không si tương ưng với thắng giải. Nên nói như vậy mà không nói là có ý nghĩa khác, đó là dựa vào căn thiện để biểu hiện rõ ràng về thắng giải, nếu dựa vào không tham cho nên tâm giải thoát tham ái, tương ưng với thắng giải này thì gọi là Tâm giải thoát; nếu dựa vào không si cho nên tuệ giải thoát Vô minh, tương ưng với thắng giải này thì gọi là Tuệ giải thoát. Vì vậy trong này, hai tâm giải thoát đều dùng thắng giải Vô học làm tự tánh.
Đó gọi là bổn tánh-tướng phần-tự thể-ngã vật-tự tánh của giải thoát. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là Thời giải thoát, Thời giải thoát là nghĩa gì?
Đáp: Bởi vì giải thoát ấy chờ đến lúc đạt được, thời gian tuy có nhiều mà tóm lược có sáu loại:
- Lúc có được áo mặc tốt đẹp.
- Lúc có được cơm ăn tốt lành.
- Lúc có được đồ ăn tốt lành.
- Lúc có được nơi ở tốt lành.
- Lúc được nghe thuyết pháp tốt lành.
- Lúc gặp được Bổ-đặc-già-la tốt lành.
Chờ đến lúc có được áo mặc tốt đẹp, nghĩa là người ấy cần phải có được y phục mềm mại tươi sáng tốt đẹp tuyệt vời thì mới được giải thoát, nếu không như vậy thì không đạt được giải thoát. Chờ đến lúc có được cơm ăn tốt lành, nghĩa là người ấy cần phải có được đồ ăn thức uống ngon lành tuyệt vời như bơ sữa-mật ngọt… thì mới được giải thoát, nếu không như vậy thì không đạt được giải thoát. Chờ đến lúc có được đồ nằm tốt lành, nghĩa là người ấy cần phải có được đồ nằm dày êm mềm mại như giườn gối chăn đệm… thì mới được giải thoát, nếu không như vậy thì không đạt được giải thoát. Chờ đến lúc có được nơi ở tốt lành, nghĩa là người ấy cần phải có được nơi ở vắng lặng-phòng ốc tốt đẹp tuyệt vời thì mới được giải thoát, nếu không như vậy thì không đạt được giải thoát. Chờ đến lúc được nghe thuyết pháp tốt lành, nghĩa là người ấy cần phải có được sự khuyên nhủ giảng dạy hợp cơ-đúng như lý thì mới được giải thoát, nếu không như vậy thì không đạt được giải thoát. Chờ đến lúc gặp được Bổ-đặc-già-la tốt lành, nghĩa là người ấy cần phải gặp được người đầy đủ đức hạnh tốt đẹp-bẩm tính nhu hòa dễ chịu cùng ở chung, cùng với nhau cư trú thì mới được giải thoát, nếu không như vậy thì không đạt được giải thoát.
Hỏi: Vì sao gọi là Bất thời giải thoát, Bất thời giải thoát là nghĩa gì?
Đáp: Bởi vì giải thoát ấy không chờ đến lúc đạt được, thời gian tức là sáu loại đã nói như trước.
Không chờ đến lúc có được áo mặc tốt đẹp, nghĩa là người ấy tuy lúc có được áo rách xấu cũ, mà có thể mau chóng được giải thoát, hơn hẳn Thời giải thoát lúc có được áo mặc giá trị trăm ngàn lạng vàng. Không chờ đến lúc có được cơm ăn ngon lành, nghĩa là người ấy tuy có lúc có được đồ ăn thức uống đơn sơ dở dang, mà có thể mau chóng được giải thoát, hơn hẳn Thời giải thoát lúc có được đồ ăn thức uống đầy đủ ngon lành. Không chờ đến lúc có được đồ nằm tốt lành, nghĩa là người ấy tuy lúc có được đồ nằm thô lậu như giường đá-gối gỗ…, mà có thể mau chóng được giải thoát, hơn hẳn Thời giải thoát lúc có được đồ nằm tuyệt vời nhất. Không chờ đến lúc có được nơi ở tốt lành, nghĩa là người ấy tuy lúc có được nơi ở ồn ào-phòng ốc sơ sài, mà có thể mau chóng được giải thoát, hơn hẳn Thời giải thoát lúc có được nơi ở vắng lặng tuyệt vời, bởi vì chán ngán cảnh ồn ào lẫn tạp mà nhanh chóng nhập Định. Không chờ đến lúc được nghe thuyết pháp tốt lành, nghĩa là người ấy tuy lúc gặp phải sự khuyên nhắc giảng dạy khác cơ-trái với lý, mà có thể mau chóng được giải thoát, hơn hẳn Thời giải thoát lúc gặp được sự khuyên nhủ giảng dạy hợp cơ-đúng như lý, bởi vì chán ngán những lời đã nói kia mà nhanh chóng nhập Định. Không chờ đến lúc gặp được Bổ-đặc-già-la tốt lành, nghĩa là người ấy tuy lúc gặp phải người không có đủ đức hạnh vì tánh tàn ác khó khăn cùng ở chung-cùng cư trú với nhau, mà có thể mauc hóng được giải thoát, hơn hẳn Thời giải thoát lúc gặp được người đầy đủ đức hạnh… cùng với nhau cư trú, bởi vì chán ngán sự thô lỗ xấu xa ấy mà nhanh chóng nhập Định.
Lại nữa, dựa vào đạo nhỏ hẹp mà được giải thoát, cho nên gọi là Thời giải thoát. Đạo nhỏ hẹp, nghĩa là nếu rất mau chóng thì trong đời thứ nhất gieo trồng căn thiện, trong đời thứ hai làm cho thành thục, trong đời thứ ba đạt được giải thoát, còn lại thì không quyết định. Dựa vào đạo rộng lớn àm được giải thoát, thì gọi là Bất thời giải thoát. Đạo rộng lớn, nghĩa là nếu rất chậm chạp thì Thanh văn Thừa trải qua sáu mươi kiếp mà được giải thoát, như Xá-lợi-tử; Độc giác Thừa trải qua trăm kiếp mà được giải thoát, như Lân Giác Dụ; Phật thừa trải qua ba Vô số kiếp mà được giải thoát.
Lại nữa, dựa vào đạo yếu kém mà được giải thoát, cho nên gọi là Thời giải thoát. Đạo yếu kém, nghĩa là đối với gia hạnh thuộc phẩm thiện của giải thoát, không thể nào thường xuyên tu tập sâu nặng thiết tha, nếu ở thời gian đầu ngày tu tập, thì ở thời gian giữa và cuối ngày không thể nào tu tập; nếu ở thời gian đầu đêm tu tập, thì ở thời gian giữa và cuối đêm không thể nào tu tập, tuy tạm thời có thể tu tập mà không sâu nặng thiết tha. Dựa vào đạo mạnh mẽ hơn hẳn mà được giải thoát, cho nên gọi là Bất thời giải thoát. Đạo mạnh mẽ hơn hẳn là cùng với trên trái ngược nhau.
Lại nữa, dựa vào đạo tăng về Chỉ mà được giải thoát, cho nên gọi là Thời giải thoát; dựa vào đạo tăng về Quán mà được giải thoát, cho nên gọi là Bất thời giải thoát.
Lại nữa, dựa vào đạo có thể khiến cho mất đi mà được giải thoát, cho nên gọi là Thời giải thoát. Đạo có thể khiến cho mất đi, nghĩa là đạo đã tu có thể là vừa ý-không vừa ý, lợi ích-không lợi ích, cung cấp đầy đủ khổ-vui mà khiến cho mất đi. Dựa vào đạo không có thể khiến cho mất đi mà được giải thoát, cho nên gọi là Bất thời giải thoát. Đạo không có thể khiến cho mất đi là cùng với trên trái ngược nhau.
Lại nữa, dựa vào đạo của năm loại chủng tánh mà được giải thoát, cho nên gọi là Thời giải thoát. Đạo của năm loại chủng tánh, đó là đạo của chủng tánh Thối pháp, cho đến đạo của chủng tánh Kham đạt pháp. Dựa vào đạo của một loại chủng tánh mà được giải thoát, cho nên gọi là Bất thời giải thoát. Đạo của một loại chủng tánh, đó là đạo của chủng tánh Bất động pháp. Đây là nói A-la-hán thuộc năm loại chủng tánh gọi là Thời giải thoát, A-la-hán thuộc chủng tánh Bất động pháp gọi là Bất thời giải thoát.
Hỏi: Nhờ vào luận mà phát sinh luận, vì sao A-la-hán thuộc năm chủng tánh trước thiết lập chung làm một Thời giải thoát, A-la-hán thuộc chủng loại thứ sáu thiết lập riêng làm một Bất thời giải thoát?
Đáp: Bởi vì có duyên khác nhau, Thời giải thoát nhiều, Bất thời giải thoát ít, nghĩa là dựa vào chủng tánh thi thiết năm chủng tánh trước gọi là A-la-hán Thời giải thoát, chủng tánh thứ sáu gọi là A-la-hán Bất thời giải thoát. Bởi vì có duyên khác nhau, Thời giải thoát ít, Bất thời giải thoát nhiều, nghĩa là dựa vào Thừa mà thi thiết chỉ riêng Thanh văn Thừa có A-la-hán Thời giải thoát, ba Thừa đều có A-la-hán Bất thời giải thoát. Bởi vì có duyên khác nhau, hai loại giải thoát cân bằng, nghĩa là hai loại giải thoát đều lìa phiền não, cùng là thuộc về Thánh đạo trong thân Vô học thanh tịnh.
Lại nữa, Thời giải thoát yếu kém cho nên thi thiết năm loại, Bất thời giải thoát mạnh hơn cho nên kiến lập một loại. Như ở thế gian bây giờ, Quốc vương-Đại thần-Trưởng giả-Cư sĩ, những người giàu sang thì số ấy rất ít, những loại nghèo hèn thì số ấy rất nhiều. Lại như ở thế gian, Phật-Độc giác cho đến Thanh văn cứu cánh thì số ấy rất ít, các Thanh văn còn lại thì số ấy rất nhiều. Lại như ở thế gian, người làm điều thiện thì ít, người làm điều ác thì nhiều. Lại như ở thế gian, người Chánh kiến thì ít, người tà kiến thì nhiều. Lại như ở thế gian, người đoan chánh thì ít, người xấu xí thì nhiều. Lại như ở thế gian, người nhu hòa thì ít, người ngang ngược thì nhiều. Như vậy, A-la-hán thuộc năm chủng tánh trước bởi vì yếu kém cho nên hợp lại gọi là Thời giải thoát, A-la-hán thuộc chủng tánh thứ sáu mạnh hơn cho nên tách riêng gọi là Bất thời giải thoát.
Lại nữa, A-la-hán thuộc năm chủng tánh trước, bởi vì thế gian dễ đạt được, cho nên hợp lại lập thành một, gọi là Thời giải thoát; A-la-hán thuộc chủng tánh thứ sáu, bởi vì thế gian khó đạt được, cho nên tách riêng lập thành một, gọi là Bất thời giải thoát. Như người thế gian bây giờ đi đến nước Chí-na (Trung Quốc), nước Chấp-sư-tử (Tích lan) trở về thì rất ít, người đi đến thôn làng ở gần trở về thì rất nhiều; ở đây cũng như vậy.
Lại nữa, A-la-hán thuộc năm chủng tánh trước, không sử dụng nhiều công lực, không thực hiện nhiều gia hạnh, không tác ý nhiều mà đạt được, cho nên hợp lại lập thành một, gọi là Thời giải thoát; A-la-hán thuộc chủng tánh thứ sáu cùng với trên trái ngược nhau, cho nên riêng lập thành một, gọi là Bất thời giải thoát.
Lại nữa, A-la-hán thuộc năm chủng tánh trước, có tăng-có giảm cho nên hợp lại lập thành một, gọi là Thời giải thoát; A-la-hán thuộc chủng tánh thứ sáu, không tăng-không giảm cho nên tách riêng lập thành một, gọi là Bất thời giải thoát. Trong này, tăng ấy là tiến lên, giảm ấy là lui sụt.
*******
Hỏi: Vì sao Thời tâm giải thoát gọi là ái?
Đáp: A-la-hán Thời giải thoát, luôn luôn đối với pháp này ân cần giữ gìn-quý trọng cất giữ, đừng để cho mình gặp phải duyên lui sụt mất đi pháp này; như người một mắt tự mình và bạn bè thân thích thiết tha bạo vệ-yêu quý cất giữ, đừng để cho gặp phải các duyên lạnh-nóng-bụi bặm…, làm cho một mắt này lại phải hư hoại mất đi, A-la-hán kia cũng như vậy, cho nên gọi là ái. Nghĩa là người độn căn đối với công đức của mình lấy làm tánh yêu quý hơn hẳn người lợi căn; như những người phụ nữ đối với con cái của mình, bẩm tính yêu thương hơn hẳn những người đàn ông.
Lại nữa, A-la-hán Thời giải thoát, đối với sự giải thoát của mình, chưa đạt được tự tại, sử dụng nhiều công lực mới có thể hiện rõ trước mắt, đã được hiện rõ trước mắt thì hoan hỷ quý trọng, cho nên gọi là ái. A-la-hán Bất thời giải thoát, đối với sự giải thoát của mình, đã được tự tại, sử dụng ít công lực thì có thể hiện rõ trước mắt, tuy được hiện rõ trước mắt mà không quá coi trọng, cho nên không gọi là ái.
Lại nữa, A-la-hán Thời giải thoát thì công đức có thể lui sụt, họ sợ lui sụt cho nên thường xuyên dấy khởi hiện rõ trước mắt, vì vậy gọi là ái. A-la-hán Bất thời giải thoát thì công đức không có lui sụt, không sợ lui sụt cho nên không thường xuyên hiện rõ trước mắt, vì vậy không gọi là ái.
Lại nữa, A-la-hán Thời giải thoát, do đạo của Tín tăng mạnh mà chứng, cho nên gọi là ái; A-la-hán Bất thời giải thoát, do đạo của Tuệ tăng mạnh mà chứng, cho nên không gọi là ái.
Lại nữa, A-la-hán Thời giải thoát, tánh nhiều điều hòa khéo léonhiều người yêu quý ưa thích, cho nên gọi là ái. A-la-hán Bất thời giải
thoát, tánh nhiều kiên quyết cứng rắn-người ta không yêu quý ưa thích, cho nên không gọi là ái. Như người thế gian bây giờ, người có tánh không sắc sảo, phần nhiều mềm mỏng khéo léo, mọi người thích gần gũi; người có tánh không chậm chạp, phần nhiều kiên quyết mạnh mẽ, mọi người không gần gũi được.
Lại nữa, A-la-hán Thời giải thoát, căn hiện không có chán ngán rời bỏ Thánh đạo, cho nên gọi là ái. A-la-hán Thời giải thoát, căn thiện có lúc chán ngán rời bỏ Thánh đạo, cho nên không gọi là ái. Căn thiện chán ngán rời bỏ Thánh đạo, đó là căn thiện tương ưng với Tam-ma-địa Không-Không, Vô nguyện, Vô tướng-Vô tướng. Văn của bản luận này tuy không hỏi-đáp, mà nghĩa thì có cho nên nay cần phải nói đến.
Hỏi: Vì sao Bất thời giải thoát gọi là Bất động?
Đáp: Bởi vì Thể thù thắng cho nên gọi là Bất động. Như ở thế gian hiện nay, ăn uống-áo quần-đồ vật trang nghiêm thù thắng thì gọi là Bất động, bởi vì không bị vật thua kém tùy theo quy cách mà chuyển đổi.
Lại nữa, các phiền não như tham… làm cho thân tâm các hữu tình nóng nảy tùy tiện, khiến các căn thiện sinh ra bị thúc đẩy ly tán, cho nên gọi là Động; A-la-hán Bất thời giải thoát không bị phiền não như vậy làm cho lay động, cho nên gọi là Bất động.
Lại nữa, các phiền não như tham… luôn luôn làm cho hữu tình không nhất định đối với các phần vị hơn-kém, cho nên gọi là Động; Ala-hán Bất thời giải thoát không bị phiền não như vậy làm cho lay động, cho nên gọi là Bất động. Như người khỏe mạnh không có đối thủ nào có thể làm lay động, thì gọi là người Bất động.
Lại nữa, A-la-hán Bất thời giải thoát, đối với các cộng đức chắc chắn không lui sụt mất đi, cho nên gọi là Bất động. Như người có sở trường về bắn tên, khi bắn thì nhất định trúng đích, cho nên gọi là Bất động.
Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợi-tử: Nếu có Tỳkheo, Tỳ-kheo-ni…, thành tựu Bất động tâm giải thoát, là ngọc quý Mani, thì có thể đoạn dứt pháp bất thiện, có thể tu tập pháp thiện.”
Hỏi: Vì sao Bất động tâm giải thoát, mà nói là ngọc quý Ma-ni?
Đáp: Bởi vì Bất động tâm giải thoát, là kiên cố vững vàng, thù thắng tuyệt vời, không có lỗi lầm, thấu suốt rõ ràng, không có vết bẩn, thanh tịnh hoàn toàn, khó mà đạt được, đáng yêu quý ưa thích, cho nên gọi là ngọc quý Ma-ni.
Lại nữa, bởi vì Bất động tâm giải thoát, có năng lực phá tan bóng đen của Vô minh, cho nên gọi là ngọc quý Ma-ni. Như dùng ngọc Mani sáng chói đặt vào trong ngôi nhà tối tăm, có thể phá tan bóng tối ấy, làm mọi vật được soi chiếu rõ ràng. Như vậy dùng ngọc quý Ma-ni của Bất động tâm giải thoát, đặt vào trong sự nối tiếp nhau, có năng lực phá tan bóng đen của Vô minh, làm mọi điều được soi chiếu rõ ràng.
Lại nữa, bởi vì Bất động tâm giải thoát, có năng lực trừ bỏ bụi bẩn của phiền não, cho nên gọi là ngọc quý Ma-ni. Như ngọc ma-ni làm nước trong xanh, đặt vào trong nước đục ngầu thì nước liền lắng trong. Như vậy dùng ngọc quý Ma-ni của Bất động tâm giải thoát, đặt vào trong sự nối tiếp nhau, có năng lực trừ bỏ bụi bẩn của tất cả phiền não.
Lại nữa, bởi vì Bất động tâm giải thoát, khéo léo an trú cho nên gọi là ngọc quý Ma-ni. Như ngọc Ma-ni ở mọi nơi, hễ đặt vào nơi nào thì liền dễ dàng đứng yên. Như vậy dùng ngọc quý Ma-ni của Bất động tâm giải thoát, đặt vào trong sự nối tiếp nhau, thì khéo léo an trú, nhất định không có lui sụt mất đi.
Lại nữa, bởi vì Bất động tâm giải thoát, có năng lực trừ bỏ sự nghèo thiếu Thánh tài, cho nên gọi là ngọc quý Ma-ni. Như ngọc quý Ma-ni vô giá đặt vào trong ngôi nhà, có thể làm cho đầy đủ của cải châu báu, trừ bỏ những sự nghèo túng thiếu hụt. Như vậy dùng ngọc quý Ma-ni của Bất động tâm giải thoát, đặt vào trong sự nối tiếp nhau, có năng lực dẫn đến công đức của Thánh tài, trừ bỏ sự thiếu hụt công đức.
Lại nữa, bởi vì Bất động tâm giải thoát, có năng lực làm lợi ích cho các hữu tình, cho nên gọi là ngọc quý Ma-ni. Như viên ngọc Như ý đặt ở trên cột cao, tùy theo ý mà mình ưa thích, mưa xuống các vật quý báu để giúp cho trăm ngàn hữu tình nghèo túng thiếu thốn. Như vậy, Đức Thế Tôn dùng ngọc quý Ma-ni của Bất động tâm giải thoát, đặt ở trên vô lượng cột cao không phóng dật, tùy theo sự ưa thích sai biệt của các hữu tình, mưa xuống vật báu của Chánh pháp, có thể làm cho vô lượng vô biên hữu tình lìa xa sinh tử khổ đau mà đầy đủ căn thiện.
Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên nói Bất động tâm giải thoát, gọi là ngọc quý Ma-ni.
Hỏi: Nếu Bất động tâm giải thoát có sự việc thù thắng như vậy, thì tại sao Đức Thế Tôn nói Bất động tâm giải thoát gọi là pháp không giảm-không tăng?
Đáp: Bởi vì người tu hành bình đẳng mà nói, nghĩa là nếu phương Đông có vô lượng người dòng Sát-đế-lợi, phương Nam có vô lượng người dòng Bà-la-môn, phương Tây có vô lượng người dòng Phệ-xá, phương Bắc có vô lượng người dòng Thú-đạt-la, đều trở về với Ta mà cạo bỏ râu tóc, khoác mặc Ca-sa, Chánh tín rời bỏ gia đình-hướng về nơi không còn gia đình, thân tác chứng-an trú đầy đủ đối với Bất động tâm giải thoát. Hoặc là không vui, thì Bất động tâm giải thoát này cũng không giảm-không tăng.
Lại nữa, bởi vì dựa vào vô biên công đức của Thánh giáo mà nói, nghĩa là trong Thánh giáo có vô biên công đức, không phải là chỉ có Bất động tâm giải thoát, giả sử Bất động tâm giải thoát này có đi cũng không giảm-có đến cũng không tăng.
Lại nữa, bởi vì dựa vào vô biên công đức của Phật mà nói, nghĩa là trong thân Phật có vô biên công đức, không phải là chỉ có Bất động tâm giải thoát, giả sử Bất động tâm giải thoát có đi cũng không giảm-có đến cũng không tăng.
Lại nữa, bởi vì trừ bỏ sự nghi ngờ của mọi người cho nên nói ra như vậy, nghĩa là Đại Mục-kiền-liên vào đêm bố tát, đuổi Tỳ-kheo Chiêm-ba, khiến đi ra khỏi chúng. Lúc ấy có Tỳ-kheo sinh tâm nghi ngờ nghĩ rằng: Đừng làm cho Tỳ-kheo Tăng dẫn đến giảm bớt! Vì vậy Đức Thế Tôn nói: Giả sử công đức thù thắng trong chúng tùng lâm, gạt bỏ ra khỏi Bất động tâm giải thoát, thì Tỳ-kheo Tăng của Ta cũng không có giảm đi, nếu người kia quay lại thì chúng cũng không tăng lên, huống hồ Tỳ-kheo kia phá giới-phạm vào luật cấm, làm hỏng các oai nghi-xa lìa pháp thanh tịnh, lẽ nào làm cho chúng thanh tịnh có giảm-có tăng hay sao?
Lại nữa, bởi vì Bất động tâm giải thoát, không có thể làm lui sụt cho nên nói là không giảm, không tiến lên mạnh hơn cho nên nói là không tăng. Vì vậy, Bất động tâm giải thoát tuy có sự việc thù thắng, mà Đức Phật nói là không giảm-không tăng.
Các Thời ái tâm giải thoát đều tương ưng với Tận trí chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Nghĩa là có người nghe nói A-la-hán Thời giải thoát chỉ tu Tận trí và Chánh kiến Vô học, liền nghi là A-la-hán Bất thời giải thoát cũng chỉ tu hai loại ấy. Lại có người nghe nói A-la-hán Bất thời giải thoát tu Tận trí-Vô sinh trí-Chánh kiến Vô học, liền nghi là A-la-hán Thời giải thoát cũng tu ba loại này. Muốn trừ bỏ sự nghi ngờ ấy mà hiển bày Thời giải thoát chỉ tu hai loại, Bất thời giải thoát tu đủ cả ba loại.
Lại nữa, trước đây tuy nói về tự tánh của hai loại giải thoát, mà chưa nói đến tướng xen tạp và không xen tạp ấy, nay cần phải nói đến, cho nên soạn ra phần luận này.
Trong này, Thời giải thoát đối với Tận trí tương ưng có bốn câu phân biệt, Bất động tâm giải thoát đối với Vô sinh trí tương ưng, làm thuận theo câu sau đều như bản văn, nên biết.
Hỏi: Những A-la-hán nào chỉ tu hai Tuệ vô lậu và Tận trí và Chánh kiến Vô học? Những A-la-hán nào tu đầy đủ ba Tuệ vô lậu là Tận trí-Vô sinh trí và Chánh kiến Vô học?
Đáp: Có A-la-hán tâm khéo léo giải thoát chứ không phải là tuệ khéo giải thoát, có A-la-hán tâm và tuệ đều khéo léo giải thoát; trước chỉ tu hai loại, sau tu đầy đủ ba loại. Lại nữa, có A-la-hán do lực của nhân-lực của gia hạnh-lực của không phóng dật đều nhỏ hẹp, có Ala-hán thì lực của nhân-lực của gia hạnh-lực của không phóng dật đều rộng lớn; trước chỉ tu hai loại, sau tu đầy đủ ba loại. Lại nữa, có A-lahán là hành Xa-ma-tha, có A-la-hán là hành Tỳ-bát-xá-na; trước chỉ tu hai loại, sau tu đầy đủ ba loại.
Như hai Hành, hai Lạc-hai Dục-hai Ái cũng như vậy.
Lại nữa, có A-la-hán tu Chỉ làm đầu tiên mà tiến vào Thánh đạo, có A-la-hán tu Quán làm đầu tiên mà tiến vào Thánh đạo; trước chỉ tu hai loại, sau tu đầy đủ ba loại. Lại nữa, có A-la-hán dùng Chỉ tu tâm dựa vào Quán đạt được giải thoát, có A-la-hán dùng Quán tu tâm dựa vào Chỉ đạt được giải thoát; trước chỉ tu hai loại, sau tu đầy đủ ba loại. Lại nữa, có A-la-hán đạt được Xa-ma-tha trong tâm mà cũng đạt được pháp quán về tuệ tăng thượng; trước chỉ tu hai loại, sau tu đầy đủ ba loại.
Lại nữa, như trong kinh nói: “Hai nhân-hai duyên có thể sinh ra Chánh kiến:
- Bên ngoài nghe tiếng của người khác.
- Bên trong tác ý đúng đắn.”
Nếu bên ngoài nghe tiếng của người khác mà tăng lên thì chỉ tu hai loại, nếu bên trong tác ý đúng đắn mà tăng lên thì tu đầy đủ ba loại.
Lại nữa, như trong kinh nói: “Có bốn pháp thì có nhiều việc làm:
- Thân cận bậc Thiện sĩ.
- Lắng nghe Chánh pháp.
- Tác ý đúng như lý.
- Pháp tùy pháp hành.”
Hai pháp trước tăng mạnh thì chỉ tu hai, hai pháp sau tăng mạnh thì tu đầy đủ ba loại.
Lại nữa, người độn căn chỉ tu hai loại, người lợi căn tu đầy đủ ba loại. Như độn căn và lợi căn, lực của duyên-lực của nhân, lực của phần bên ngoài-lực của phần bên trong, trí của nói-trí của nghe, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, nếu căn thiện không tham tăng mạnh thì chỉ tu hai loại, nếu căn thiện không si tăng mạnh thì tu đầy đủ ba loại.
Lại nữa, nếu dùng Diệt trí-Đạo trí trừ hết kiết của ba cõi thì chỉ tu hai loại, nếu dùng Khổ trí-Tập trí trừ hết kiết của ba cõi thì tu đầy đủ ba loại.
Lại nữa, nếu dùng Vô tướng-Đạo và Tam-ma-địa Vô nguyện trừ hết kiết của ba cõi thì chỉ tu hai loại, nếu dùng Không-Khổ-tập và Tamma-địa Vô nguyện trừ hết kiết của ba cõi thì tu đầy đủ ba loại.
Trong này, Thời ái tâm giải thoát A-la-hán, Định Kim cang dụ chỉ có một sát-na, Tận trí lưuc huyển vào trải qua thời gian dài nối tiếp nhau, từ Tận trí phát ra, hoặc là dấy khởi Chánh kiến Vô học, hoặc là dấy khởi tâm thế tục. A-la-hán Bất động tâm giải thoát, Định Kim cang dụ và Tận trí chỉ có một sát-na, Vô sinh trí lưu chuyển vào trải qua thời gian dài nối tiếp nhau, từ Vô sinh trí phát ra, hoặc là dấy khởi Chánh kiến Vô học, hoặc là dấy khởi tâm thế tục. Tất cả A-la-hán đều tu Chánh kiến Vô học trọn vẹn đầy đủ, mà không phải là tất cả đều hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Tận trí và Vô sinh trí có gì sai biệt?
Đáp: Ngay tên gọi tức là sai biệt, nghĩa là loại này gọi là Tận trí, loại này gọi là Vô sinh trí. Lại nữa, nhân là Tận trí, quả là Vô sinh trí. Lại nữa, đã làm ra là Tận trí, nhân nuôi lớn và Vô sinh trí. Lại nữa, chưa được mà được-hoặc là đã được mà được là Tận trí, chỉ có chưa đạt được mà được là Vô sinh trí. Lại nữa, hoặc đạo giải thoát-hoặc là đạo thắng tiến thâu nhiếp là Tận trí, chỉ có đạo thắng tiến thâu nhiếp là Vô sinh trí. Lại nữa, dựa vào sự kiến lập năm loại chủng tánh A-la-hán là Tận trí, dựa vào sự kiến lập một loại chủng tánh A-la-hán là Vô sinh trí. Lại nữa, gồm chung lợi căn và độn căn đạt được là Tận trí, chỉ riêng lợi căn đạt được là Vô sinh trí. Đó gọi là sai biệt giữa Tận trí và Vô sinh trí.
Hỏi: Đầu tiên của Tận trí là trí nào?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Là Khổ loại trí. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các sư Du-già quán về quả của sinh tử mà tiến vào Thánh đạo, quán về quả của sinh tử đầy đủ Thánh đạo, như dùng mũi tên tẩm độc bắn vào các loại cầm thú, chất độc ấy ban đầu từ miệng vết thương đi vào, dần dần lan khắp toàn thân gây ra sự cố ngấm độc rồi, lúc chết lại từ miệng vết thương mà ra ngoài; Thánh đạo cũng như vậy.
Lại có người nói: Là Tập loại trí. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các
sư Du-già quán về quả của sinh tử mà tiến vào Thánh đạo, quán về nhân của sinh tử đầy đủ Thánh đạo, tất cả sinh tử đều là quả do nhân thâu nhiếp, trước biết khắp về quả, sau biết khắp về nhân, thì con đường của sinh tử đoạn dứt không còn nối tiếp nhau nữa, gọi là giới hạn của Khổ.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Đầu tiên của Tận trí cũng là Khổ loại trí cũng là Tập loại trí, nếu dấy khởi Khổ loại trí thì lúc bấy giờ không dấy khởi Tập loại trí, nếu dấy khởi Tập loại trí thì lúc bấy giờ không dấy khởi Khổ loại trí.
Như trong kinh nói: “Các A-la-hán tự mình biết đúng như thật: Đời sống mình đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc làm đã xong, không nhận lấy thân đời sau.”
Trong này, đời sống mình đã hết, nhưng mà các tên gọi về Sinh hiển bày nhiều loại nghĩa, đó là hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày tiến vào thai mẹ, hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày ra khỏi thai mẹ, hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày phần vị của năm Uẩn, hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày phần ít của Hành uẩn không tương ưng, hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày bốn Uẩn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày tiến vào thai mẹ, như nói: Thế nào là sinh? Nghĩa là hết thảy hữu tình kia, ở trong hết thảy chúng đồng phần kia, sinh cùng nhau sinh, tiến vào dấy khởi-rời ra hiện rõ.
Hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày ra khỏi thai mẹ, như nói: Bồ-tát mới sinh ra liền đi bảy bước. Hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày ra khỏi thai mẹ, như nói: Bồ-tát mới sinh ra liền đi bảy bước. Hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày phần vị của năm Uẩn, như nói: Hữu duyên Sinh. Hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày phần ít của Hành uẩn không tương ưng, như nói: Thế nào là Sinh? Đó là các Uẩn dấy khởi. Hoặc có tên gọi về Sinh hiển bày bốn Uẩn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như trong này nói: Đời sống mình đã hết.
Hỏi: Đây là hết thuộc đời sống nào, quá khứ, vị lai hay là hiện tại? Nếu hết thuộc về quá khứ, thì đời sống quá khứ đã diệt, đâu còn hết nữa? Nếu hết thuộc về đời sống vị lai, thì đời sống vị lai chưa đến, hết nơi nào? Nếu hết thuộc về đời sống hiện tại, thì đời sống hiện tại không dừng lại, đâu cần phải hết?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Hết thuộc về đời sống ba đời. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong này tên gọi về Sinh đã hiển bày bốn Uẩn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, các sư Du-già quán tổng quát về bốn Uẩn thuộc ba đời của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lìa nhiễm của xứ ấy, cho nên khiến nhân quả của Sinh đều không thể nào thành tựu.
Đại đức nói rằng: Nói là đời sống mình đã hết, như Đức Thế Tôn nói: Mâu-ni quán về Sinh không còn. Điều ấy cũng như vậy, cần phải đưa ra cách hỏi riêng biệt, mà nên đáp rằng: Không còn Sinh thuộc về vị lai. Bởi vì người tu hành thọ trì giới cấm, chịu khó tu phạm hạnh, đều vì ngăn chặn Sinh thuộc về đời vị lai làm cho không dấy khởi. Ví như có người có ba ách nạn:
- Đã nhận chịu.
- Đang nhận chịu.
- Sẽ nhận chịu.
Những gì đã nhận chịu thì người ấy đã nhận chịu, cho nên không còn ngăn chặn nữa. Những gì đang chịu thì người ấy đang nhận chịu, cho nên không có thể ngăn chặn được. Những gì sẽ nhận chịu thì cần phải dùng tiền bạc của cải, hoặc là sức mạnh của bạn bè thân thích, hoặc là phương tiện khác, mà ngăn chặn ách nạn. Hành giả cũng như vậy, các đời sống thuộc về quá khứ đã diệt, cho nên không cần phải ngăn chặn; các đời sống thuộc về hiện tại thì đang tiếp nhận, cho nên không có thể ngăn chặn được; các đời sống thuộc về vị lai thì tu gia hạnh đích thực mà ngăn chặn nó khiến cho vĩnh viễn không sinh ra, cho nên nói là hết.
Phạm hạnh đã lập, nghĩa là hành vô lậu đã lập.
Hỏi: Là phạm hạnh về Học đã lập, hay là phạm hạnh về Vô học đã lập?
Đáp: Phạm hạnh về Học đã lập, không phải là phạm hạnh về Vô học. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì phạm hạnh về Vô học nay mới bắt đầu lập.
Những việc làm đã làm xong, là tất cả phiền não đều đã đoạn trừ, tất cả những việc làm đã đến nơi cuối cùng, tất cả những con đường đã ngăn chặn kỹ càng. Lại nữa, sinh lão bệnh tử thuộc các cõi-nẽo-sinh loại đều hoàn toàn không còn, cho nên gọi là những việc làm đã xong.
Không nhận lấy thân đời sau, là hiển bày về Vô sinh trí.
Hỏi: Không phải là tất cả A-la-hán đều đạt được Vô sinh trí, vì sao bắt đầu trong các kinh, đều nói là A-la-hán không nhận lấy thân đời sau?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đức Phật ở trong kinh tùy theo có thì nói, mà người kết tập kèm chung vào đầu các kinh. Lại có người nói: Pháp kết tập thì đều có được công đức thù thắng như Nguyện tríVô ngại giải…, quán sát lúc Đức Thế Tôn thuyết giảng các kinh, chúng A-la-hán nếu có Vô sinh trí, thì cũng nói vị ấy không nhận lấy thân đời sau; nếu không có Vô sinh trí, thì không nói vị ấy không nhận lấy thân đời sau. Về sau người tụng trì không khéo léo chọn lấy khác nhau, cho nên tụng chung ở đầu tất cả các kinh.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Các A-la-hán đều không có thân đời sau, cho nên nói chung là không nhận lấy thân đời sau, chứ không nói Vô sinh trí là không nhận lấy thân đời sau, cho nên không trái ngược nhau.”
Hiếp Tôn giả nói: “Nếu các phiền não chưa đoạn-chưa biết khắp, thì đều không nói là đời sống mình đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc làm đã xong, không nhận lấy thân đời sau. Nếu các phiền não đã đoạn-đã biết khắp, thì đều nói chung là đời sống mình đã hết, cho đến không nhận lấy thân đời sau.”
Hỏi: Đời sống mình đã hết, cho đến không nhận lấy thân đời sau, mỗi một câu nên nói là thuộc trí nào?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đời sống mình đã hết là Tận trí, phạm hạnh đã lập-những việc làm đã xong-không nhận lấy thân đời sau là Vô sinh trí.
Hoặc có người nói: Đời sống mình đã hết-phạm hạnh đã lập là Tận trí, những việc làm đã xong-không nhận lấy thân đời sau là Vô sinh trí.
Lại có người nói: Đời sống mình đã hết-phạm hạnh đã lập-những việc làm đã xong là Tận trí, không nhận lấy thân đời sau là Vô sinh trí.
Hỏi: A-la-hán Bất thời giải thoát, bắt dầu dấy khởi Tận trí chỉ có một sát-na không gián đoạn, chắc chắn dấy khởi Vô sinh trí, hãy còn không có nghĩa hai sát-na Tận trí không gián đoạn dấy khởi Vô sinh trí, huống là có ba sát-na Tận trí về sau mới dấy khởi Vô sinh trí, tại sao nay nói đời sống mình đã hết-phạm hạnh đã lập-những việc làm đã xong là Tận trí, không nhận lấy thân đời sau là Vô sinh trí?
Đáp: Đối với tự tánh của Tận trí trong một sát-na, nghĩa nói là ba chứ không phải là ba sát-na, cho nên không trái vối lý.
Hiếp Tôn giả nói: “Bốn câu trong này không nói đến Tận trí-Vô sinh trí, cũng không nói đến Chánh kiến Vô học, chỉ ca ngợi chung mà nói các A-la-hán thì tất cả đời sống không còn-phạm hạnh đã lập-những việc làm đã xong-không nhận lấy thân đời sau, bốn loại như vậy không có tự tánh riêng biệt.”
Có người nói: Trong này, đời sống mình đã hết là Tận trí, phạm hạnh đã lập là Đạo trí, những việc làm đã xong là Diệt trí, không nhận lấy thân đời sau là Vô sinh trí.
Có người nói: Trong này, đời sống mình đã hết là Tập trí, phạm hạnh đã lập là Đạo trí, những việc làm đã xong là Diệt trí, không nhận lấy thân đời sau là Khổ trí.
Có người nói: Trong này, đời sống mình đã hết là biết khắp về Tập, phạm hạnh đã lập là biết khắp về Đạo, những việc làm đã làm xong là biết khắp về Diệt, không nhận lấy thân đời sau là biết khắp về Khổ.
Có người nói: Trong này, đời sống mình đã hết là quán về Tập, phạm hạnh đã lập là quán về Đạo, những việc làm đã xong là quán về Diệt, không nhận lấy thân đời sau là quán về Khổ.
Có người nói: Trong này, đời sống mình đã hết là chứng về Tập, phạm hạnh đã lập là chứng về Đạo, những việc làm đã xong là chứng về Diệt, không nhận lấy thân đời sau là chứng về Khổ.
Có người nói: Trong này, đời sống mình đã hết là đoạn về Tập, phạm hạnh đã lập là tu về Đạo, những việc làm đã xong là chứng về Diệt, không nhận lấy thân đời sau là biết về Khổ.
Có người nói: Trong này, đời sống mình đã hết rời bỏ nhân, phạm hạnh đã lập là đạt được đạo, những việc làm đã xong là chứng được quả, không nhận lấy thân đời sau là biết rõ sự việc.
Có người nói: Trong này, đời sống mình đã hết là Tập-Vô nguyện, phạm hạnh đã lập là Đạo-Vô nguyện, những việc làm đã xong là DiệtVô tướng, không nhận lấy thân đời sau là Khổ-Vô nguyện và Không.
Hỏi: Vì sai gọi là Tận trí, vì duyên không còn cho nên gọi là Tận trí hay vì dấy khởi trong thân không còn phiền não cho nên gọi là Tận trí? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu duyên không còn cho nên gọi là Tận trí, thì Tận trí chỉ cần duyên với Diệt Thánh đế, không nên nói là trí này duyên với bốn Thánh đế? Nếu dấy khởi trong thân không còn phiền não cho nên gọi là Tận trí, thì Vô sinh trí và Chánh kiến Vô học cũng phải gọi là Tận trí, bởi vì hai loại ấy cũng dấy khởi trong thân không còn phiền não?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Chỉ riêng dấy khởi trong thân không còn phiền não cho nên gọi là Tận trí.
Hỏi: Nếu như vậy thì Vô sinh trí và Chánh kiến Vô học cũng phải gọi là Tận trí?
Đáp: Nếu bắt đầu dấy khởi trong thân không còn phiền não và có khắp nơi thì mới gọi là Tận trí; Chánh kiến Vô học tuy đều có khắp nơi mà không phải là bắt đầu dấy khởi; Vô sinh trí không phải là có khắp nơi, bởi vì Thời giải thoát thì không thành tựu, cũng không phải là bắt đầu dấy khởi, bởi vì nhất định phải sau Tận trí mới hiện rõ trước mắt.
Có người đưa ra cách nói này: Trí này duyên không còn cho nên gọi là Tận trí.
Hỏi: Trí này duyên với bốn Đế, lẽ nào một mình không còn duyên?
Đáp: Bởi vì hơn hẳn tất cả cho nên một mình nêu tên gọi của trí, nghĩa là trong bốn Đế thì Diệt đế là thù thắng nhất, bởi vì tánh của Niết-bàn, bởi vì là thiện-là thường, dựa vào đó kiến lập tên gọi của trí có năng lực duyên vào, cho nên gọi là Tận trí.
Hỏi: Có Tuệ vô lậu lìa bỏ mười sáu loại hành tướng Thánh hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu có thì trong luận Thức Thân vì sao không nói? Nếu không có thì luận Phẩm Loại Túc nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Thế nào là Tận trí? Đó là Ta đã biết về Khổ, đã đoạn về Tập, đã chứng về Diệt, đã tu về Đạo.” Trí ấy trong mười sáu hành tướng do hành tướng nào thâu nhiếp? Lại nói: “Thế nào là Vô sinh trí? Đó là Ta đã biết về Khổ không còn biết nữa, cho đến ta đã tu về Đạo không còn tu nữa.” Trí ấy trong mười sáu hành tướng do hành tướng nào thâu nhiếp? Trong luận Tập Dị Môn lại làm sao thông hiểu? Như nói: “Ta đã hết Dục lậu-Hữu lâu Vô minh lậu là Tận trí, ba lậu ấy không còn khởi lên nữa là Vô sinh trí.” Trí ấy trong mười sáu hành tướng do hành tướng nào thâu nhiếp? Trong chương Kiến uẩn của luận này lại làm sao thông hiểu? Như nói: “Lúc cảm nhận Lạc thọ thì biết đúng như thật về cảm nhận Lạc thọ.” Loại này trong mười sáu hành tướng do hành tướng nào thâu nhiếp? Trong kinh đã nói lại thông hiểu thế nào? Như nói: “Đời sống mình đã hết, cho đến không nhận lấy thân đời sau.” Trí ấy trong mười sáu hành tướng do hành tướng nào thâu nhiếp?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Lìa bỏ mười sáu hành tướng không có Tuệ vô lậu nào khác.
Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông hiểu luận Thức Thân Túc, luận Phẩm Loại Túc nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Ta đã biết về Khổ không còn biết nữa, là bốn hành tướng về Khổ; đã đoạn về Tập không còn đoạn nữa, là bốn hành tướng về Tập; Ta đã chứng về Diệt không còn chứng nữa, là bốn hành tướng về Diệt, Ta đã tu về Đạo không còn tu nữa, là bốn hành tướng về Đạo.
Hỏi: Trong luận Tập Dị Môn lại làm sao thông hiểu?
Đáp: Biết ba lậu không còn và không còn khởi lên nữa là sáu hành tướng, đó là Khổ-vô thường và bốn hành tướng duyên với Tập.
Hỏi: Trong chương Kiến Uẩn của luận này lại làm sao thông hiểu?
Đáp: Ý kia không nói là biết cảm nhận Lạc thọ, chỉ nói về bốn hành tướng như biết Đạo chính là đạo…
Hỏi: Trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Bởi vì năm loại duyên cho nên đưa ra cách nói ấy:
- Bởi vì gia hạnh.
- Bởi vì đối trị.
- Bởi vì tác sự.
- Bởi vì tương tục.
- Bởi vì Bổ-đặc-già-la.
Bởi vì gia hạnh, nghĩa là Sư Du-già trước lúc gia hạnh dấy lên ý niệm như vậy: Mình sẽ không còn tất cả các đời sống, cho đến mình sẽ không nhận lấy thân đời sau. Bởi vì đối trị, nghĩa là Sư Du-già tu pháp đối trị như vậy, khiến cho tất cả các đời sống không còn, cho đến khiến không nhận lấy thân đời sau. Bởi vì tác sự, nghĩa là Sư Du-già thực hiện sự việc như vậy, đó là không còn tất cả các đời sống cho đến không nhận lấy thân đời sau. Bởi vì tương tục, nghĩa là Sư Du-già đạt được sự nối tiếp nhau như vậy làm cho tất cả các đời sống không còn, cho đến không nhận lấy thân đời sau. Bởi vì Bổ-đặc-già-la, nghĩa là Bổ-đặcgià-la như vậy dễ thấy-dễ thi thiết, đó là tất cả các đời sống không còn, cho đến không nhận lấy thân đời sau. Bởi vì năm duyên này cho nên trong kinh nói như vậy: “Đời sống mình đã hết, cho đến không nhận lấy thân đời sau; không phải là trong pháp quán vô lậu có hành tướng như vậy, cần phải sau hai trí mới dấy khởi phân biệt này. Có người đưa ra cách nói này: cũng có Tuệ vô lậu lìa bỏ mười sáu hành tướng.
Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông hiểu các luận như Phẩm Loại Túc…, trong luận Thức Thân tại sao không nói?
Đáp: Nếu các hành tướng hiện tại có tác dụng có thể làm được việc thù thắng, thì luận ấy nói đến; nếu không như vậy thì luận ấy không nói. Lại nữa, nếu các hành tường có thể tiến vào Thánh đạo, đạt được quả-lìa nhiễm-không còn các lậu, thì luận ấy nói đến; nếu không như vậy thì luận ấy không nói. Lại nữa, nếu các hành tướng đều có bốn đạo là gia hạnh-vô gián-giải thoát-thắng tiến, thì luận ấy nói đến; hành tướng của Tuệ vô lậu khác, bởi vì chỉ thuộc về đạo gia hạnh xa và đạo thắng tiến xa có thể đạt được, cho nên luận ấy không nói.
Lời bình: Không có Tuệ vô lậu tách rời mười sáu hành tướng của Thánh đạo.
Thế nào là Minh của Học? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Cư sĩ: Như ông trước kia dùng trí của Học-kiến của Học-minh của Học để quán về bốn Thánh đế, nay Đồng tử Gia-xá này cũng dùng trí của Vô học-kiến của Vô học-minh của Vô học để quán về bốn Thánh đế, cho nên Đồng tử này quyết định không còn thích sống ở nhà, cất giữ các của cải tiền bạc, hưởng thụ năm thứ dục lạc nữa.” Trong kinh tuy nói ra như vậy, mà không phân biệt về nghĩa ấy; kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong kinh chưa nói thì nay cần phải nói đến.
Lại nữa, thế gian vọng chấp các loại bùa chú-sách luận, cho là minh thực sự, đó là minh về kỹ thuật, minh về sự việc, minh về loài vật, minh về chim muông, minh về Cù-lạp-tỳ, minh về Sát-ni-ca, minh về Kiền-đà-lê, minh về tinh tú, minh về loài quạ, minh về chim Khổng tước, minh về móc câu thuần phục voi, minh về bùa chú trị loài rồngrắn, minh về lửa, minh về nước, minh về mê loạn…, và các sách luận ngoại đạo, thế gian đối với các loại này khởi lên tưởng là minh thực sự. Vì ngăn chặn ý đó, cần phải hiển bày về minh thực sự có nghĩa thù thắng riêng biệt, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là minh của Học?
Đáp: Tuệ thuộc về Học, đó là Tuệ vô lậu của phần vị Học.
Hỏi: Thế nào là trí của Học?
Đáp: Tuệ thuộc về Vô học, đó là các Tuệ vô lậu của phần vị Vô học.
Hỏi: Thế nào là trí của Vô học?
Đáp: Tám trí thuộc về Vô học, đó là bốn Pháp trí-bốn Loại trí của phần vị Vô học.
Hỏi: Vì sao gọi là minh?
Đáp: Thông đạt và hiểu rõ ràng cho nên gọi là minh.
Hỏi: Nếu như vậy thì các Tuệ hữu lậu thiện cũng thông đạt và hiểu rõ ràng lẽ ra cũng gọi là minh?
Đáp: Nếu có thể thông đạt và hiểu rõ ràng mà cũng quyết trạchhiện quán đối với bốn Thánh đế, thì mới gọi là minh; các Tuệ hữu lậu thiện tùy có thể thông đạt và hiểu rõ ràng, mà không có thể quyết trạchhiện quán đối với bốn Thánh đế, cho nên không gọi là minh. Như Tuệ do thuận quyết trạch-hiện quán, chưa có thể quyết trạch-hiện quán về Đế hoàn toàn chân thật.
Lại nữa, nếu có thể thông đạt và hiểu rõ ràng, không vì do dự không biết gì và tà kiến làm cho tạp loạn, đoạn trừ kiến-nghi rồi không trở lại làm cho dấy khởi, không tăng thêm các quả báo về sinh lão bệnh tử, không phải là sự của Thân kiến, không phải là rơi vào Khổ-Tập, không tăng thêm vô minh, vĩnh viễn lìa bỏ phiền não ma vương quỷ sứ, thì mới gọi là minh. Các Tuệ hữu lậu thiện tuy có thể thông đạt và hiuể rõ ràng, mà không có những công đức khác, cho nên không gọi là minh.
Lại nữa, các Tuệ hữu lậu thiện, cùng liên quan đến hai phẩm, cho nên không gọi là minh, đó là cùng làm ba duyên cho minh và Vô minh. Như người và mình oán thù thân thiết liên quan đan xen nhau, không nhất định gọi là thân thiết.
Lại nữa, các Tuệ hữu lậu thiện đi cùng với sự bài báng về minh, là Khổ-Tập do phẩm thế gian thâu nhiếp, cho nên không gọi là minh.
Hỏi: Nếu Tuệ hữu lậu thiện không gọi là minh, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Có ba minh:
- Trí Túc trú tùy niệm chứng minh về minh.
- Trí tử sinh chứng về minh.
- Trí lậu tận chứng về minh.”
Một loại sau thì có thể như vậy, hai loại trước là thế nào?
Đáp: Hai loại trước cũng có tướng minh phần ít cho nên mượn gọi là minh, nghĩa là vì trái với phiền não, vì không xen tạp phiền não, vì thuận với thắng nghĩa về minh, vì dẫn đến minh vô lậu.
Vì vậy, Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Ở trong ba minh chỉ trí Lậu tận là thắng nghĩa về minh, hai trí còn lại có thể dẫn đến thắng nghĩa của minh, cho nên mượn mà thiết lập tên gọi của minh.”
Lại nữa, trí Túc trú tùy niệm chứng về minh, là thông đạt và hiểu rõ ràng về pháp của thời gian trước; trí Tử sinh chứng về mình, là thông đạt và hiểu rõ ràng về pháp của thời gian sau; trí Lậu tận chứng về minh, là thông đạt và hiểu rõ ràng về tánh của Niết-bàn, đều nói là minh.
Lại nữa, minh thứ nhất là biết về pháp lưu chuyển của thời gian trước, minh thứ hai là biết về pháp lưu chuyển của thời gian sau, minh thứ ba là biết về pháp hoàn diệt, đều nói là minh.
Lại nữa, minh thứ nhất là trừ bỏ không biết gì về thời gian trước, minh thứ hai là trừ bỏ không biết gì về thời gian sau, minh thứ ba là trừ bỏ không biết gì về Niết-bàn, đều nói là minh.
Lại nữa, minh thứ nhất là trừ bỏ ngu dốt về Uẩn, minh thứ hai là trừ bỏ ngu dốt về hữu tình, minh thứ ba là trừ bỏ ngu dốt về pháp, đều nói là minh.
Lại nữa, minh thứ nhất là biết về thời gian trước của các hữu tình, bởi vì nghiệp như vậy mà chết nơi kia-sinh nơi này, nhân quả nối tiếp nhau; minh thứ hai là biết về thời gian sau của các hữu tình, do nghiệp như vậy mà chết nơi này-sinh nơi kia, nhân quả nối tiếp nhau; minh thứ ba là biết về các hữu tình, nhờ vào đạo như vậy có thể không còn các lậu, ngăn cách đoạn dứt nhân quả. Chỉ một loại này là thắng nghĩa về minh, hai loại trước là minh thuộc về thế tục.
Lại nữa, ba minh như vậy đều có thể tùy thuận chán ngán rời bỏ sinh tử, đều có thể dẫn dắt phát sinh công đức thù thắng, đều có thể hướng về Niết-bàn tuyệt đối, cho nên gọi là minh, mà minh thật sự thì chỉ là Tuệ vô lậu.
Hỏi: Vì sao trong sáu Thông thì ba loại thiết lập là Minh, ba loại không thiết lập là Minh?
Đáp: Thần cảnh trí chứng Thông như Công xảo xứ chuyển đổi, Thiên nhĩ trí chứng Thông chỉ có năng lực chọn lấy âm thanh, Tha tâm trí chứng Thông chỉ chọn lấy tự tướng chứ không có tác dụng thù thắng, cho nên không thiết lập làm Minh, ba loại Thông sau đều có tác dụng thù thắng cho nên thiết lập làm Minh. Tác dụng thù thắng, nghĩa là đều có thể tùy thuận hán ngán rời bỏ sinh tử, đều có thể dẫn dắt phát sinh công đức thù thắng, đều có thể hướng về Niết-bàn tuyệt đối.
Hỏi: Vì sao ba loại Thông sau đều có tác dụng thù thắng này?
Đáp: Trí Túc trú tùy niệm chứng Thông thứ tư, thấy sự việc của thời gian trước sinh tâm chán ngán lìa bỏ sâu sắc; trí Tử sinh chứng Thông thứ năm, thấy sự việc của thời gian sau sinh tâm rất chán ngán lìa bỏ; trí Lậu tận chứng Thông thứ sáu, đã chán ngán lìa bỏ rồi mừng rỡ vui với Niết-bàn. Vì vậy, ba Thông này đều có thể tùy thuận chán ngán rời bỏ sinh tử, cho đến đều có thể hướng về Niết-bàn tuyệt đối.
Lại nữa, Thông thứ tư thấy sự việc suy tổn của chính mình ở thời gian trước, sinh tâm chán ngán lìa bỏ sâu sắc; Thông thứ năm thấy sự việc suy tổn của người khác ở thời gian sau, sinh tâm hết sức chán ngán lìa bỏ; Thông thứ sáu đã chán ngán lìa bỏ rồi mừng rỡ vui với Niết-bàn.
Vì vậy, ba Thông này đều có ba tác dụng thù thắng như trước.
Lại nữa, Thông thứ tư thấy các loại nối tiếp nhau của các UẩnGiới-Xứ ở thời gian trước, sinh tâm chán ngán lìa bỏ sâu sắc; Thông thứ năm thấy các loại tan rã hư hoại của các Uẩn-Giới-Xứ ở thời gian sau, sinh tâm hết sức chán ngán lìa bỏ; Thông thứ sáu đã chán ngán lìa bỏ rồi mừng rỡ vui với Niết-bàn. Vì vậy, ba Thông này đều có ba tác dụng thù thắng như trước.
Lại nữa, Thông thứ tư có thể trừ bỏ Thường kiến, Thông thứ năm có thể trừ bỏ Đoạn kiến, Thông thứ sáu đã lìa bỏ hai bên mà an trú với Trung đạo, vì vậy ba Thông này đều có ba tác dụng thù thắng như trước.
Lại nữa, Thông thứ tư có thể dẫn dắt đến Không giải thoát môn, Thông thứ năm có thể dẫn đến Vô nguyện giải thoát môn, Thông thứ sáu có thể dẫn đến Vô tướng giải thoát môn, vì vậy ba Thông này đều có ba tác dụng thù thắng như trước.
Lại nữa, Thông thư tư có thể dẫn đến Không giải thoát môn, Thông thứ năm có thể trừ bỏ Đoạn kiến, Thông thứ sáu đã lìa bỏ hai bên mà an trú với Trung đạo, vì vậy ba Thông này đều có ba tác dụng thù thắng như trước.
Lại nữa, Thông thứ tư có thể dẫn đến Không giải thoát môn, Thông thứ năm có thể dẫn đến Vô nguyện giải thoát môn, Thông thứ sáu có thể dẫn đến Vô tướng giải thoát môn, vì vậy ba Thông này đều có ba tác dụng thù thắng như trước.
Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, ba Thông đều có tác dụng thù thắng, cho nên trong sáu Thông chi thiết lập ba Thông sau làm Minh.
Trong luận Tập Dị Môn đưa ra cách như vậy: “Có ba loại Minh của Vô học:
1. Trí Túc trú tùy niệm chứng về Minh của Vô học, nghĩa là trí thuộc về Vô học nhận biết Hành-Hữu nối tiếp nhau của các hữu tình.
2. Trí Tử sinh chứng về Minh của Vô học, nghĩa là trí thuộc về Vô học nhận biết tự nghiệp hơn-kém của các hữu tình.
3. Trí Lậu tận chứng về Minh của Vô học, nghĩa là trí thuộc về Vô học nhận biết Lậu không còn.”
Hỏi: Trí Lậu tận chứng về Minh, là pháp Vô học cho nên có thể nói là trí thuộc về Vô học; hai Minh trước là pháp Phi học phi Vô học, làm sao có thể nói là trí thuộc về Vô học?
Đáp: Luận ấy nên đưa ra cách nói này: Có ba loại Minh của Vô học, lại nên nói là trí thuộc về Vô học. Nhưng mà không đưa ra cách nói này, thì nên biết là bởi vì dấy khởi trong thân Vô học; hai loại trước
cũng gọi là Vô học, lược bỏ đi phần trung gian, như xe trâu … Như luận Thi Thiết nói: “Có hai loại Tam-ma-địa:
- Thánh.
- Không phải Thánh lại có ba loại:
- Hữu lậu thiện.
- Vô học.
- Vô phú vô ký.”
Trong này, Định hữu lậu thiện bởi vì thiện cho nên gọi là Thánh, không phải bởi vì vô lậu cho nên gọi là Thánh; nếu Định vô lậu bởi vì thiện và bởi vì vô lậu thì gọi là Thánh; Định vô phú vô ký tuy không phải là vì thiện-vì vô lậu mà gọi là Thánh, nhưng bởi vì dấy khởi trong thân Thánh giả, cho nên cũng gọi là Thánh. Ở đây cũng như vậy, bởi vì dấy khởi trong thân của bậc Vô học, cho nên cũng gọi là Vô học, và trí thuộc về Vô học.
Hỏi: Hai loại Minh trước thì bậc Học cũng có, tại sao chỉ thiết lập ở phần vị Vô học?
Đáp: Bởi vì nghĩa của Minh mạnh hơn ở phần vị Vô học, nghĩa là nếu nói về pháp hơn hẳn thì pháp Vô học là hơn hẳn chứ không phải là Học, nếu nói về Bổ-đặc-già-la hơn hẳn thì Bổ-đặc-già-la Vô học là hơn hẳn chứ không phải là Học.
Lại nữa, Minh thuộc về Vô học là hơn hẳn, bởi vì không xen tạp Vô minh; Minh thuộc về Học thì yếu kém, bởi vì xen tạp Vô minh, cho nên không thiết lập làm Minh.
Có bốn loại công đức thù thắng:
- Thông.
- Minh.
- Lực.
- Dẫn dắt.
Trí Lậu tận trong thân Như lai đầy đủ nghĩa của bốn loại, đó là trí Lậu tận chứng Thông, trí Lậu tận chứng Minh, trí Lậu tận về Lực, khuyên nhủ dẫn dắt. Trí Lậu tận của Độc giác và Thanh văn Vô học có nghĩa của ba loại, đó là trừ ra nghĩa của Lực, ba nghĩa còn lại nói như trước. Trí Túc trú tùy niệm và trí Tử sinh trong thân Như lai có nghĩa của ba loại, đó là trừ ra dẫn dắt, có đủ Thong-Minh và Lực. Độc giác và Thanh văn Vô học thì hai trí trước có nghĩa của hai loại, đó là Thông và Minh chứ không phải là Lực và dẫn dắt. Trong thân của bậc Học và dị sinh, thì hai trí trước chỉ có nghĩa của Thông, không có ba loại còn lại.
Có người đưa ra cách nói này: Trí Lậu tận trong thân A-la-hán Thời giải thoát chỉ có hai nghĩa, đó là Thông và dẫn dắt, chứ không phải là Lực-không phải là Minh; hai trí còn lại chỉ có một nghĩa, đó là Thông chứ không phải là loại nào khác.
Thần cảnh trí-Tha tâm trí, trong tất cả các thân đều chỉ có hai nghĩa, đó là Thông và dẫn dắt. Thiên nhĩ trí, trong tất cả các thân chỉ có một nghĩa, đó là Thông chứ không phải là loại nào khác.
Hỏi: Vì sao trong thân Như lai có trí thiết lập là Lực, các trí trong thân Thanh văn và Độc giác đều không thiết lập là Lực?
Đáp: Nghĩa về không có thể khuất phục-không có chướng ngại là nghĩa của Lực, các trí trong thân Thanh văn và Độc giác, hãy còn bị khuất phục vì không biết gì, và có chướng ngại, cho nên không gọi là Lực.
Từng nghe: “Đức Phật cùng với Tôn giả Xá-lợi-tử: Ông có thể quán xét những hữu tình này trong quá khứ đã từng làm bạn thân với ông ở nơi nào? Lúc ấy Xá-lợi-tử dùng trí Túc trú tùy niệm từ Tĩnh lự thứ nhất cho đến Tĩnh lự thứ tư mà quán xét, đều không thể nào thấy được, liền từ trong Định đứng dậy mà thưa với Đức Phật rằng: Định lực của con quán xét không thể nào thấy được. Đức Phật bảo với Xá-lợi-tử: Hữu tình như vậy, đã từng làm bạn thân với ông trước kia trong kiếp như vậy ở quá khứ, lúc ấy đã xa xăm không phải là cảnh giới của các Thanh văn-Độc giác, cho nên ông không biết.
Đức Phật lại vào một lúc khác cùng với Xá-lợi-tử kinh hành một nơi, lúc ấy có một người gặp phải duyên xấu mà chết, Đức Phật bảo với Xá-lợi-tử: Ông nên quán xét người ấy sẽ sinh vào nơi nào! Lúc ấy Xálợi-tử dùng Thiên nhãn từ Tĩnh lự thứ nhất cho đến Tĩnh lự thứ mà quán xét, đều không thể nào thấy được, liền từ trong Định đứng dậy mà thưa với Đức Phật rằng: Thiên nhãn của con quán xét không thể nào thấy được. Đức Phật bảo vơi Xá-lợi-tử: Người này mạng chung sinh vào thế giới ấy, nơi ấy đã xa xôi không phải là cảnh giới của các Thanh văn-
Độc giác, cho nên ông không biết.”
Hỏi: Lậu tận của ba Thừa đã không có sai biệt, tại sao trí năng lựcậu tận của hai Thừa không phải là Lực?
Đáp: Trí Lậu tận của Phật mạnh mẽ sắc bén thù thắng tuyệt vời, không phải là các Thanh văn-Độc giác mà sánh kịp, tuy cùng là Lậu tận mà có nhanh-chậm. Như có hai người, mỗi người chặt một cây, một người mạnh mẽ lại sử dụng cái rìu sắc bén, một người sức yếu lại sử dụng cái rìu cùn mòn, tuy cùng chặt cây mà có kẻ chậm-người nhanh. Vì vậy trí Lậu tận của Phật thiết lập là Lực chứ không phải là hai Thừa. Vả lại, trí của hai Thừa tuy có thể Lậu tận mà có tập khí còn sót lại, cho nên không gọi là Lực. Hơn nữa, trí Lậu tận thiết lập là Lực, không dựa vào khả năng trừ hết lậu của chính mình, mà chỉ dựa vào khả năng làm cho thân người khác trừ hết lậu; nghĩa là Đức Phật khéo léo thông hiểu hữu tình như vậy cần phải dựa vào Thông hạnh chậm về Khổ thì sẽ được trừ hết lậu, cho đến hữu tình như vậy cần phải dựa vào Thông hạnh nhanh về Lạc thì sẽ được trừ hết lậu, từ đây phương tiện để nói về Chánh pháp, đều làm cho trừ hết lậu, cho nên thiết lập tên gọi của Lực. Hai Thừa thì không như vậy, cho nên không gọi là Lực
*******
Hỏi: Trong sáu Thông, mấy loại là Minh mà không phải là dẫn dắt, mấy loại là dẫn dắt mà không phải là Minh, mấy loại là minh cũng là dẫn dắt, mấy loại không phải là Minh cũng không phải là dẫn dắt?
Đáp: Hai Thông là Minh mà không phải là dẫn dắt, đó là trí Túc trú tùy niệm chứng Thông, và trí Tử sinh chứng Thông; hai Thông là dẫn dắt mà không phải là Minh, đó là Thần cảnh trí chứng Thông, và Tha tâm trí chứng Thông; một Thông là Minh cũng là dẫn dắt, đó là Lậu tận trí chứng Thông; một Thông không phải là Minh cũng không phải là dẫn dắt, đó là Thiên nhĩ trí chứng Thông.
Hỏi: Vì sao sáu Thông, ba loại là dẫn dắt-ba loại không phải là dẫn dắt?
Đáp: Hiện bày sự việc hiếm có làm cho người khác tin phục, dẫn dắt tiến vào Chánh pháp cho nên gọi là dẫn dắt (Thị đạo). Ba loại có nghĩa này, ba loại khác thì không như vậy, đó là nếu tự mình nói tôi có thể nghe xa, tôi có thể nghe xa, tôi có thể thấy xa, tôi có thể nhớ xa đối với các sự việc của đời trước, thì người khác đều sinh nghi là giả-hay là thật, chứ không lập tức tin phục, cho nên không phải là dẫn dắt.
Từng nghe có một Cư sĩ tin theo pháp của ngoại đạo, cúi đầu thỉnh Thân tử Ly Hệ (ngoại đạo phái Ly Hệ) và đồ chúng của vị ấy, đi đến nhà mình để cúng dường đồ ăn thức uống. Thân tử Ly Hệ vừa đi vào nhà ấy thì liền mỉm cười, Cư sĩ cảm thấy lạ bèn hỏi: Thầy lìa bỏ tarọ cử thì vì sao mà cười vậy? Vị ấy liền trả lời rằng: Ta có phẩm đức tuyệt vời, ông là người tại gia lẽ nào biết hết hay sao? Thế là Cư sĩ thiết tha hỏi về điều đó, vị ấy liền nói rằng: Bên bờ sông Nại-mạt-đà có hai con khỉ, đánh nhau mãi không thôi, cùng rơi xuống dòng sông ấy bị nước nhấn chìm, Ta vì sự cố ấy mà thương hại cho nên cười vậy thôi. Cư sĩ ca ngợi rằng: Thật là hiếm có, Thiên nhãn của Đại sư thanh tịnh mới như vậy! Giờ ăn đã đến, cư sĩ nghĩ rằng: Mình nên mượn bữa ăn để nghiệm xét việc ấy thật hay giả? Liền lấy cơm che kín thịt đem đến cho thầy trước hết, đem cơm có thịt béo ngạy cho đệ tử của vị ấy. Lúc ấy đệ tử của vị kia nhận rồi liền ăn, chỉ một mình thầy không ăn. Cư sĩ hỏi rằng: Đại sư vì sao mà một mình không ăn? Vị ấy nói: Không có thịt thì làm sao ăn được? Cư sĩ nói trêu: Kỳ lạ thay, Thiên nhãn quả là có thể thấy xa xhứ không thể nào nhìn gần được! Thầy trò ngoại đạo lúc ấy hết sức xấu hổ thẹn thùng.
Vì vậy ba loại như Thiên nhãn… không phải là dẫn dắt; tự nói mình nghe xa và có thể nhớ xa, cũng không làm cho người khác lập tức tin phục, đã không tin phục thì làm sao có thể dẫn dắt khiến cho tiến vào Chánh pháp? Vì thế cho nên ba loại này đều không phải là dẫn dắt.
Nếu như là hiện bày rõ ràng Thần cảnh trí Thông, biến một làm nhiều-biến nhiều làm một, cho đến thần lực tự tại như cõi Phạm Thế, làm cho nhiều hữu tình sinh tâm tin phục sâu sắc, dẫn dắt tiến vào Chánh pháp, thì gọi là dẫn dắt… nếu như là hiện bày rõ ràng Tha tâm trí thông, ghi nhận và nói về những ý nghĩ sai biệt trong tâm ấy giống như sự ghi nhận và nói ra, đều là thật chứ không phải là giả, làm cho nhiều hữu tình sinh tâm tin phục sâu sắc, dẫn dắt tiến vào Chánh pháp, thì gọi là dẫn dắt. Nếu như là hiện bày rõ ràng Lậu tận trí Thông, tùy theo sự thích hợp để khuyên nhủ giảng dạy, mau chóng làm cho thấy rõ chân lý-xa lìa bụi bẩn phiền não, ở trong các pháp sinh ra Pháp nhãn thanh tịnh, lần lượt xoay chuyển cho đến các lậu vĩnh viễn không còn, khiến cho nhiều hữu tình sinh tâm tin phục sâu sắc, dẫn dắt tiến vào Chánh pháp, thì gọi là dẫn dắt.
Hỏi: Nên hiện bày sự việc thần biến cho những Bổ-đặc-già-la nào?
Đáp: Nếu người quyết định tin đối với Phật pháp, và người không tin thì không nên vì họ mà hiện bày. Nếu người không nhất định thì nên vì họ mà hiện bày để dẫn dắt tiến vào Chánh pháp, bởi vì ngoài cách này ra lại không có phương tiện nào khác. Tại sao biết như vậy?
Như trong kinh nói: “Một thuở nọ, Đức Phật an trú trong rừng Amla vòng quanh, bên canh khu thành Na-đồ-kiến-tha, có con trai của Cư sĩ tên gọi kê-phiệt-đa, đi đến nơi Đức Phật đảnh lễ sát hai chân, rồi lùi về đứng một bên mà thưa với Đức Phật rằng: Nay trong thành này yên ổn-dồi dào-vui vẻ, phần lớn mọi người sinh tâm tin tưởng cung kính sâu sắc đối với Phật-Pháp-Tăng bảo, chỉ nguyện đức Thế Tôn để lại một vị đệ tử luôn luôn ở nơi này, đối với các Sa-môn và Bà-la-môn…, luôn hiện bày thần biến chỉ rõ pháp hơn người, làm cho người tin vào Phật pháp ở trong thành này tăng thêm niềm tin vững chắc bội phần, khiến cho những người không tin qua lại trong chốc lát có thể tin nhận Phật pháp! Lúc ấy Đức Phật bảo với con trai của Cư sĩ kia rằng: Ta không hề để cho các chúng đệ tử, đối với các Sa-môn dòng Bà-la-môn, hiện bày các thần biến chỉ rõ pháp hơn người, nhưng Ta thường khiến cho các chúng đệ tử che giấu điều tốt của mình mà nói rõ điều xấu của mình. Lúc ấy con trai của Cư sĩ lại thưa với Đức Phật rằng: Nếu đệ tử của Đức Phật đối với các Sa-môn dòng Bà-la-môn, hiện bày sự việc thần biến chỉ rõ pháp hơn người, thì có gì sai lầm tai họa mà Đức Phật không cho phép? Nếu đệ tử của Đức Phật che giấu điều tốt của mình mà nói rõ điều xấu của mình, thì có công đức gì mà Đức Phật cho phép? Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với con trai của Cư sĩ: Nay Ta hỏi con, tùy ý con mà trả lời, nếu đệ tử của Ta đối với các Sa-môn dòng Bà-la-môn, hiện bày sự việc thần biến, biến một làm nhiều-biến nhiều làm một, cho đến thần lực tự tại giống như Phạm Thế, người tin Phật pháp thấy sự việc này rồi, hướng về người không tin nói lời như vậy: Kỳ lạ thay, các Thánh đệ tử của Đức Thế Tôn, có năng lực hiện bày sự việc rất hiếm có như vậy! Lúc ấy người không tin nói với người tin rằng: Điều này đâu có hiếm có, thế gian có Minh chú gọi là Kiện-đà-lê, người khéo léo thọ trì cũng có thể hiện bày rõ ràng sự việc huyền ảo làm cho mê hoặc như vậy, người nào có trí mà hiện bày sự việc thấp hèn ấy? Đức Phật bảo với con trai của Cư sĩ: Đối với ý của con thế nào? Có người không tin nói ra như vậy để mỉa mai người tin hay không? Con trai của Cư sĩ thưa rằng: Thật sự có điều này! Đức Thế Tôn lại bảo với con trai của Cư sĩ rằng: Nếu đệ tử của Ta ghi nhận và nói về những ý nghĩ sai biệt trong tâm người khác, giống như sự ghi nhận và nói ra, đều là thật chứ không phải là giả, người tin Phật pháp biết sự việc này rồi, hướng về người không tin nói lời như vậy: Kỳ lạ thay, các Thánh đệ tử của Đức Thế Tôn, mới có sự việc rất hiếm có như vậy! Lúc ấy người không tin nói với người tin rằng: Điều này đâu hiếm có, thế gian có Minh chú gọi là Sát-ni-ca, người khéo léo thọ trì cùng có thể tạo ra sự việc huyền ảo làm cho mê hoặc như vậy, người nào có trí mà làm sự việc thấp hèn ấy? Đức Phật bảo với con trai của Cư sĩ: Đối với ý của con thế nào? Có người không tin nói ra như vậy để mỉa mai người tin hay không? Con trai của Cư sĩ thưa rằng: Thật sự có điều này!
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với con trai của Cư sĩ: Nếu đệ tử của Ta đối với các Sa-môn dòng Bà-la-môn, hiện bày sự việc thần biến chỉ rõ pháp hơn người, thì có sai lầm tai họa này, cho nên Ta không đồng ý. Nếu đệ tử của Ta che giấu điều tốt của mình mà nói rõ điều xấu của mình, thì thuận với pháp của Hiền Thánh mà thế gian đã ca ngợi, có công đức ấy cho nên Ta đồng ý.”
Vì vậy cho nên biết người quyết định tin và người không tin, không nên vì họ mà hiện bày các sự việc thần biến. Nếu người không nhất định thì nên vì họ mà hiện bày, phương tiện dẫn dắt giúp cho tiến vào Chánh pháp của Phật.
Trong kinh này, Đức Phật vì con trai của Cư sĩ mà nói về ba loại dẫn dắt:
- Dần dắt bằng thần biến.
- Dẫn dắt bằng ghi nhận tâm.
- Dẫn dăt bằng khuyên nhủ.
Hỏi: Vì sao gọi là dẫn dắt (Thị đạo)?
Đáp: Thị nghĩa là hiện bày rõ ràng, đạo có nghĩa dẫn dắt, hiện bày sự việc hiếm có để dẫn dắt tiến vào Chánh pháp cho nên gọi là dẫn dắt. Như người canh cổng thiết lập tên gọi là dẫn dắt, nghĩa là người canh cổng chỉ ra rõ ràng sự việc bên trong để hướng dẫn cho người bên ngoài, chỉ ra rõ ràng sự việc bên ngoài để dẫn dắt cho người bên trong.
Chỉ ra rõ ràng sự việc bên trong để hướng dẫn cho người bên ngoài, nghĩa là người ấy đợi lúc nhà vua, nếu không tắm rửa-ngủ nghỉăn uống-ngắm nhìn vật báu, thì dẫn đường cho người khác tiếp Kiến. Chỉ ra rõ ràng sự việc bên ngoài để dẫn dắt cho người bên trong, nghĩa là người ấy quan sát bên ngoài có dâng tăng tín vật quý hiếm từ nơi khác đến, thì dẫn dắt cho người bên trong đến tiếp nhận. Như vậy, chỉ ra rõ ràng công đức vi diệu trong Chánh pháp của Phật, để phương tiện dẫn dắt mà cảm hóa hữu tình, khiến cho hướng về mà tiến vào, cho nên gọi là dẫn dắt.
Trong kinh này lại nói: “Bồ-tát đầu-giữa và cuối đêm đều dấy khởi Thông-Minh dấy khởi Thông-Minh rồi lúc sao Mai mọc, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. ”
Hỏi: Vì sao đầu-giữa và cuối đêm Bồ-tát đều dấy khởi ThôngMinh?
Đáp: Sau Hằng hà sa số thân Bồ-tát, lúc sắp chứng được quả vị Đại Giác thì pháp cần phãi như vậy. Lại nữa, đầu-giữa và cuối đêm đều dấy khởi Thông-Minh, bởi vì muốn làm cho thân mình trở thành pháp khí. Lại nữa, bởi vì muốn hiện bày thần biến để hiểu rõ ràng sự việc, Thông có năng lực hiện bày thần biến, Minh có năng lực hiểu rõ ràng sự việc, cho nên dấy khởi Thông-Minh. Lại nữa, bởi vì muốn hiện bày an trú đầy đủ để làm công việc lâu xa, Thông hiện bày an trú đầy đủ, Minh làm công việc lâu xa, cho nên dấy khởi Thông-Minh. Lại nữa, bởi vì giống như đạo vô gián-đạo giải thoát, Thông như đạo vô gián, Minh như đạo giải thoát, cho nên dấy khởi Thông như kiến đạo, Minh như Tu đạo, cho nên dấy khởi Thông-Minh. Lại nữa, muốn hiển bày về pháp hữu lậu thiện-vô phú vô ký, pháp hữu lậu-vô lậu và pháp vô lậu hiện rõ trước mắt có tác dụng, cho nên dấy khởi Thông-Minh; pháp hữu lậu thiện, đó là Thần cảnh trí chứng Thông, và trí Túc trú tùy niệm chứng Thông-Minh; pháp vô phú vô ký, đó là Thiên nhãn trí chứng Thông và Thiên nhĩ trí chứng Thông; pháp hữu lậu-vô lậu, đó là Tha tâm trí chứng Thông; pháp vô lậu, đó là trí Luận tận chứng Thông-Minh. Lại nữa, vì muốn lần lượt làm cho ma oán phải hàng phục, cho nên đầu-giữa và cuối đêm đều dấy khởi Thông-Minh.
Từng nghe: “Bồ-tát biết tu khổ hạnh không phải là đạo thực sự rồi, liền nhận bát cháo sữa-mật thơm ngát có đủ mười sáu vị do chị em Nan-đà và Nan-đà-bạt-la đã dâng cúng, ăn xong thân tâm an ổn có sức mạnh, từ bên Đồng tử Cát Tường nhận lấy bó cỏ Cát Tường, đi đến dưới tán cây Bồ-đề tự tay mình trải bày, giống như cái mâm của Long vương Bà-tô-cát, thân ngồi Kiết già, ngồi yên rồi liền phát ra lời thề kiên cố: Nếu tôi ở tại nơi này không trừ hết các lậu-chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thề sẽ không đứng dậy!
Lúc bấy giờ mặt đất-biển rộng-núi cao phát ra sáu loại chấn động, như thuyền nhẹ giữa biển bồng bềnh theo sống cao thấp, cho đến cung trời Tha Hóa Tự Tại thảy đều chấn động, giống như gió mạnh thổi vào tàu lá chuối. Ma vương kinh hãi khiếp sợ quán xét nguyên nhân gây ra chấn động, liền thấy Bồ-tát ngồi dưới tán cây Bồ-đề, thân thẳng đứngkhông lay động thề giữ lấy quả vị Bồ-đề, lập tức rời khỏi cung điện của mình đi đến nơi Bồ-tát, nói với Bồ-tát rằng: Hỡi con trai của Sát-đế-lợi, nên rời khỏi chỗ ngồi này, nay thời trược a-chúng sinh cang cường, chắc chắn không có thể chứng được Vô thượng Bồ-đề, hãy thuận theo hiện tại tiếp nhận ngôi vị Chuyển Luân Vương, Ta đem bảy vật báu để dâng tặng cho nhau.
Bồ-tát bảo rằng: Nay ông đã nói như dụ dỗ trẻ thơ, mặt trời và trăng sao có thể làm cho rơi rụng, núi rừng mặt đất có thể bay lên giữa hư không, muốn làm cho ta bây giờ không giữ lấy ngôi vị Đại giác, rời khỏi chỗ ngồi này thì chắc chắn không có điều đó xảy ra!
Lúc bấy giờ Ma vương nói với Bồ-tát rằng: Nếu ông không cần đến lời nói mềm mỏng tốt đẹp của Ta, thì trong chốc lát khiến cho trông thấy sự việc rất khiếp sợ. Nói ra lời này rồi rưới mưa hoa, trở về cung nói với tất cả cõi trời thứ sáu: Các ông mau chóng chuẩn bị cung nỏgươm dao-vòng xe-dây lụa-giáo mác-mâu kích cùng các vũ khí đánh trận, ta có kẻ thù lớn ở dưới tán cây Bồ-đề, sẽ cùng với các ông gấp rút đến chỗ ấy đánh nhau. Bồ-tát lúc bấy giờ dấy lên ý niệm như vậy: Cùng với phàm phu đánh nhua hãy còn không thể nào tùy tiện, huống là chúa tể Đại tự tại của cõi trời Tha Hóa ư? Nghĩ rồi lập tức tu đạo lìa nhiễm cõi Dục, lìa nhiễm của cõi Dục khởi lên Thần cảnh trí Thông của Tĩnh lự thứ nhất, hóa làm các loại vũ khí thù thắng để đối phí kẻ địch; nếu quần ma làm hình dáng loài chim bay đến, thì mình nên hóa làm hình dáng loài mèo bay để đối phó; nếu quan ma làm hình dáng loài mèo bay, thì mình phải hóa làm hình dáng loài chó sói để đối phó; nếu quân ma làm hình dáng loài chó sói; thì mình phải hóa làm hình dáng loài báo để đối phí; nếu quân ma làm hình dáng loài báo, thì mình phải hóa làm hình dáng loài cọp để đối phó; nếu quân ma làm hình dáng loài cọp, thì mình phải hóa làm sư tử để đối phó; nếu quân ma làm hình dáng sư tử, thì mình phải hóa làm lân-rồng để đối phó; nếu quan ma làm hình dáng lân-rồng, thì mình phải hóa làm lửa mạnh để đối phó; nếu quân ma làm hình dáng lửa mạnh, thì mình phải hóa làm mưa lớn để đối phó; nếu quân ma hóa làm hình dáng mưa lớn, thì minh phải hóa làm tàn che lớn để đối phó. Chủng loại đối phó như vậy có vô lượng chủng loại. Lại hóa làm đài cao bằng Phệ-lưu-ly kiên cố, thân tuy ở trong đó mà có thể nhìn thấy rất xa; dưới mặt đất phía trước chỗ ngồi, hóa làm chủng loại có thể phát ra sấm sét gầm vang.
Dấy lên những sự biến hóa này rồi, lại tự nghĩ rằng: Đời trước mình không ngăn cản người khác tu thiện? Liền khởi lên trí Túc trú tùy niệm chứng về Minh, tự thấy đời trước không hề làm chướng ngại những người tu thiện, mà chính là dùng đủ loại những vật dụng tu thiện để cung cấp giúp đỡ cho họ.
Lại tự mình tư duy: Không lẽ thiện nghiệp của mình kém hơn thiện nghiệp của ma kia? Tư duy rồi liền thấy Ma vương ở đời trước, chỉ từng tổ chức một hội bố thí Vô giá (Vô giá hội: Bố thí không ngăn cản), ở trong hội ấy có một vị Độc Giác, nhờ vào thiện nghiệp ấy nay được sinh lên cõi trời; tự thấy mình ở đời trước tổ chức trăm ngàn vạn ức hội
Vô giá, số lượng ấy khó biết hết, Phật-Độc giác … ở trong các hội có trăm ngàn vạn ức vị, số lượng cũng khó biết hết.
Lại tự mình tư duy: Phước bố thí của mình thì ma kia hãy còn không thể so sánh với nhau, huống là vô lượng thiện nghiệp như GiớiĐịnh thì ma kia đều hết phần hay sao? Dấy lên ý niệm này rồi, thân thẳng đứngý trong sáng mà ngồi trang nghiêm. Sau đó Ma vương dẫn theo ba mươi sáu Câu-chi quân ma, tất cả đều hiện ra các loại hình tướng đáng sợ, cầm giữ vũ khí đánh nhau với vô biên chủng loại sắc thái, bao trùm phạm vi ba mươi sáu Du-thiện-na, cùng lúc lao nhanh đến dưới tán cây Bồ-đề.
Lúc bấy giờ Bồ-tát bảo với Ma vương rằng: Xưa ông chỉ tổ chức một hội bố thí lớn mà tác dụng thần kỳ hãy còn như vậy, Ta ở xưa kia tổ chức trăm ngàn vạn ức hội Vô giá, số lượng ấy khó biết hết, huống hồ công đức khác thì ông đều hết phần, tại sao đến đây muốn làm phiền nhau vậy? Lúc ấy Ma vương xấu ác nói với Bồ-tát: Công đức của Ta lấy ông làm chứng, công đức của ông thì ai lại làm chứng? Bồ-tát liền duỗi tay trang nghiêm bằng tướng tốt vỗ vào mặt đất phía trước chỗ ngồi, lúc ấy dưới mặt đất kia phát ra sấm sét gầm vang, sáu loại chấn động dữ dội. Quân ma đã nghe mà kinh hãi rút lui tán loạn, biết mình không phải là đối thủ cho nên tất cả tự trở về cung của mình. Bồ-tát đã thành tựu sự nghiệp sinh ra mắt tai chỉ nghe-thấy xa nhất là một Du-thiện-na; quân ma đã cách xa, muốn nghe tiếng của chúng có bình luận điều gì, liền khởi lên Thiên nhĩ; đã nghe rõ tiếng rồi, muốn trông thấy sắc mặt của chúng đang hiện ra như thế nào, lại khởi lên Thiên nhãn; đã trông thấy sắc mặt rồi, muốn biết tâm của chúng đang suy nghĩ thế nào, khởi lên Tha tâm Thông, biết tâm của Thiên chúng-Đế Thích sinh niềm vui mừng, tâm của quyến thuộc Ma vương sinh ra ganh ghét bực tức.
“Bồ-tát ngay sau đó lại tư duy kỹ càng, vì sao quân ma phát khởi sự việc xấu ác này? Biết rõ phát khởi sự việc xấu ác đều bởi vì năm dục, đắm say năm dục đều bởi vì phiền não. Đã chán ngán phiền não liền hết sạch các lậu, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.”
Vì vậy, muốn lần lượt làm cho ma oán phải hàng phục, cho nên đầu-giữa và cuối đêm đều dấy khởi Thông-Minh.
Lúc Hiện quán về Đế thì đầu tiên ở đâu mà được chứng tịnh, là Phật-là pháp hay là Tăng?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của nga khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Đối với bốn Thánh đế Hiện quán cùng một lúc. Như Luận giả Phân Biệt đã nói.
Hỏi: Tại sao vị ấy đưa ra cách nói này?
Đáp: Vị ấy dựa vào kinh, như “Đức Thế Tôn nói: Nếu đối với Khổ đế không có gì nghi hoặc, thì đối với Tập-Diệt-Đạo đế cũng không có gì nghi hoặc.” Đã lập tức không có gì nghi hoặc gì đối với bốn Đế, cho nên biết Hiện quán nhất định mau chóng chứ không phải là từ từ. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày lúc Hiện quán, đối với bốn Thánh đế nhất định từ từ chứ không phải là mau lẹ, nếu không như vậy thì trái với kinh. Như trong kinh nói: “Trưởng giả Cấp-cô-độc đi đến nơi Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Đức Phật rồi thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Các sư Du-già đối với bốn Thánh đế, là mau chóng Hiện quán hay là từ từ hiện quán? Đức Phật bảo với Cư sĩ: Các sư Du-già đối với bốn Thánh đế nhất định từ từ Hiện quán, như pháp từ từ bước lên bốn bậc thang.”
Hỏi: Nếu từ từ Hiện quán đối với bốn Đế, thì làm sao giải thích thông suốt về kinh mà Luận giả Phân Biệt đã dẫn chứng?
Đáp: Kinh mà vị ấy đã dẫn chứng nên nói như vậy: Nếu đối với Đạo đế không có gì nghĩa hoặc, thì đối với Khổ-Tập-Diệt đế cũng không có gì nghi hoặc. Nhưng mà không nói ra như vậy, thì nên biết là có ý nghĩa khác. Nghĩa là kinh ấy nói đến người đã đạt được quả, nếu đối với Khổ đế không có gì nghi hoặc, thì đối với ba Đế còn lại cũng không có nghi hoặc, bởi vì nghi ngờ sai lạc về bốn Đế đều đã đoạn trừ.
Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Ý trong kinh ấy nói: Nghi không hiện hành. Nghĩa là sư Du-già, nếu đối với Khổ đế đã tiến vào Hiện quán không có gì nghi hoặc, thì đối với ba Đế còn lại vốn có nghi hoặc, có thể tuy chưa đoạn mà vĩnh viễn không hiện hành, bởi vì lúc ấy đã đạt được Phi trạch diệt.”
Đại đức nói rằng: “Nếu ban đầu có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì đối với các Đế quý báu đều gọi là hiện Tín.”
Hỏi: Đại đức kia cũng nói đối với bốn Thánh đế vào lúc đạt được Hiện quán thì từ từ mà không phải là mau chóng, nay tại sao đưa ra cách nói này?
Đáp: Vị ấy nói nếu lúc trú vào Khổ pháp nhẫn, nếu đối với bốn Đế đều không đạt được Tín thì chắc chắn không có nghĩa về Trú. Như cầm đồ vật bằng đất nung đi lên trên gác cao ném vào mặt đất, trong thời gian chưa đến mặt đất tuy chưa vỡ mà chắc chắn sẽ vỡ, cho nên cũng mang lấy tên gọi là vỡ; ở đây cũng như vậy.
Vì thế cho nên để ngăn chặn tông chỉ của người khác đã nói và hiện bày về Chánh lý mà soạn ra phần luận này.
Trong này, Phật nghĩa là các pháp Vô học trong thân Phật, duyên với Tín vô lậu kia, gọi là Phật chứng tịnh.
Trong này, Pháp nghĩa là pháp học-Vô học như ba căn vô lậu… trong thân Độc giác, các pháp Học như hai căn vô lậu… trong thân Bồtát, và ba đế Khổ-Tập-Diệt duyên với Tín vô lậu kia, gọi là Pháp chứng tịnh.
Trong này, Tăng nghĩa là pháp Học-Vô học trong thân Thanh văn, duyên với Tín vô lậu kia, gọi là Tăng chứng tịnh. Các Giới vô lậu gọi là Giới chứng tịnh, tự tánh thanh tịnh dựa vào Chứng mà dấy khởi, cho nên cũng gọi là Chứng tịnh.
Nếu lúc Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt thì đầu tiên được chứng tịnh đối với pháp, lúc Hiện quán về Đạo thì đầu tiên được Chứng tịnh đối với Phật-Pháp-Tăng.
Trong này, lúc Hiện quán về Khổ thì đầu tiên được Chứng tịnh đối với pháp, nghĩa là ngay nơi pháp Khổ đạt được Tín vô lậu.
Hiếp Tôn giả nói: “Lúc bấy giờ đối với Khổ tin là có sai lầm tai họa, cũng đối với Khổ diệt tin là có lợi ích thù thắng, đó là Khổ này diệt đi rất là thanh tịnh tuyệt vời, Khổ thô lậu thấp hèn như vậy diệt đi thì thật là vui sướng thay!”
Lúc Hiện quán về Tập thì đầu tiên được Chứng tịnh đối với Pháp, nghĩa là ngay nơi pháp Tập đạt được Tín vô lậu.
Hiếp Tôn giả nói: “Lúc bấy giờ đối với Tập tin là có sai lầm tai họa, cũng đối với Tập diệt tin là có lợi ích thù thắng, đó là Tập này diệt đi rất là thanh tịnh tuyệt vời, Tập thô lậu thấp hèn như vậy đi thật là vui sướng thay!”
Lúc Hiện quán về Diệt thì đầu tiên được Chứng tịnh đối với Pháp, nghĩa là ngay nơi pháp Diệt đạt được Tín vô lậu, tin vào lợi ích thù thắng của Diệt rất là thanh tịnh tuyệt vời, đó là pháp hữu lậu hoàn toàn vắng bặt rỗng rang thật là vui sướng.
Hỏi: Lúc đạt được Hiện quán đối với ba Thánh đế, mỗi một Thánh đế đều đạt được hai loại Chứng tịnh, đó là Tín và Giới, tại sao trong này chỉ nói đạt được Tín?
Đáp: Nên nói đạt được hai loại mà không nói, thì phải biết là trong này có cách nói khác. Lại nữa, trong này không những hỏi về người nào đạt được mấy loại Chứng tịnh, àm còn hỏi đến người nào đạt được mấy duyên Chứng tịnh thuộc Bảo nào? Giới không có sở duyên, cho nên tuy đạt được mà không nói đến.
Có người đưa ra cách nói này: Đầu tiên được Chứng tịnh đối với pháp, không nói là chỉ có thể duyên với Pháp Chứng tịnh, chỉ nói đối với Pháp mà được Chứng tịnh, Tín và Giới cùng nhờ vào Pháp bảo mà đạt được, cho nên đều được gọi là Pháp Chứng tịnh.
Lúc Hiện quán về Đạo thì đầu tiên được Chứng tịnh đối với PhậtPháp-Tăng, các Sư nước ngoài đưa ra cách nói như vậy: “Lúc Hiện quán về Đạo, trong ba sát-na tức là hiện tại Tín và tùy chuyển Giới, nên biết có đủ nghĩa của bốn Chứng tịnh, nghĩa là ngay Tín này duyên với pháp Vô học trong thân Phật, cho nên gọi là Phật Chứng tịnh; Tín này lại duyên với pháp Học-Vô học trong thân Độc giác, các pháp Học trong thân Bồ-tát, cho nên gọi là Pháp Chứng tịnh; Tín này lại duyên với pháp vô lậu trong thân Thanh văn, cho nên gọi là Tăng Chứng tịnh. Tùy chuyển Giới này gọi là Giới Chứng tịnh.”
Lời bình: Họ không nên đưa ra cách nói này, bởi vì lúc hiện tại Tín duyên chung với pháp vô lậu của ba Thừa, chỉ tạp duyên thuộc về Pháp Chứng tịnh. Nhưng ngay lúc Tín này hiện rõ ở trước mắt, cũng tu Tín trong nhiều sát-na thuộc vị lai, ở trong Tín thuộc vô lượng sát-na này, nếu có lúc chỉ duyên với pháp Vô học của Phật thì gọi là Phật Chứng tịnh; nếu có lúc chỉ duyên với pháp Vô lậu của Độc giác và Bồ-tát, thì duyên không xen tạp thuộc về Pháp Chứng tịnh; nếu có lúc chỉ duyên với pháp Học-Vô học trong thân Thanh văn thì gọi là Tăng Chứng tịnh. Nếu có lúc duyên xen tạp với pháp vô lậu trong thân Phật-Độc giác và Bồ-tát; nếu có lúc duyên xen tạp với pháp vô lậu trong thân Phật và Thanh văn; nếu có lúc duyên xen tạp với pháp vô lậu trong thân Độc giác, Bồ-tát và Thanh văn. Nếu có lúc duyên xen tạp với pháp vô lậu trong thân Phật và Độc giác, Bồ-tát, Thanh văn; thì đều là duyên xen tạp thuộc về pháp Chứng tịnh. Tín hiện tại-vị lai và tùy chuyển Giới là Giới Chứng tịnh.
Như phần vị Kiến đạo lúc hiện quán về Đạo về ba sát-na, lúc Đạo loại trí nên biết cũng như vậy. Có điểm sai biệt là trong ba sát-na thì chỉ tu các Tín và Giới duyên với Đạo, Đạo loại trí thì tu các Tín và Giới duyên với bốn Đế.
Hỏi: Diệt đế-Đạo đế là sự thanh tịnh, là nơi đáng tin, lúc hiện quán hai đế này thì có thể được Chứng tịnh; Khổ đế-Tập đế là sự tạp nhiễm, không phải là nơi đáng tin, bởi vì là nơi nương tựa của các ác hành-điên đảo-phiền não, lúc Hiện quán hai Đế kia thì làm sao cũng được Chứng tịnh?
Đáp: Bởi vì hai duyên mà được Chứng tịnh:
- Bởi vì có thể tin.
- Bởi vì có thể cầu.
Đối với Diệt đế-Đạo đế bởi vì hai duyên đầy đủ mà được Chứng tịnh; đối với Khổ đế-Tập đế chỉ bởi vì một duyên mà được Chứng tịnh, đó là có thể tin mà không phải là có thể cầu. Như người đào hố ở nơi có vật báu…, người ấy có tin-có cầu đối với nơi này; nếu người đào hố ở nơi không có vật báu…, thì người ấy có tin-mà không có cầu, nơi này tuy không có những vật báu-nước trong…, nhưng có công việc mà phải đào bới nơi ấy. Ở đây cũng như vậy, cho nên không có gì sai.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Các sư Du-già, trước tiên thấy Khổ-Tập có sai lầm tai họa, về sau đối với Diệt-đạo thấy có lợi ích thù thắng, đó là Diệt-Đạo này rất là thanh tịnh tuyệt vời, bởi vì vĩnh viễn chấm dứt và có năng lực trừ bỏ Khổ đế-Tập đế xấu ác như vậy. Vì vậy hành giả đối với Khổ đế-Tập đế tuy không hề mong cầu mà cũng được Chứng tịnh.”
Hiếp Tôn giả nói: “Các sư Du-già, vì sự bức bách phiền muộn của Khổ đế và Tập đế, cho nên đối với Diệt-Đạo thấy có lợi ích thù thắng, ví như có người do mưa gió bức ngặt, thì thấy mái nhà là nơi có thể quay về nương tựa, cho nên đối với Khổ-Tập tuy không hề mong cầu mà cũng được Chứng tịnh.”
Các sư Du-già, đều đối với Diệt đế do hai duyên mà được Chứng tịnh:
- Do đáng tin cậy.
- Do đáng mong cầu.
Không phải là đối với Đạo đế đều do hai duyên mà được Chứng tịnh, nghĩa là người Tùy tín hành đối với đạo của Tùy tín hành và Tùy pháp hành, cùng do hai duyên mà được Chứng tịnh; đối với đạo của Tùy tín hành, chỉ do một duyên mà được Chứng tịnh, đó là đáng tin cậy chứ không phải là sự mong cầu. Người Tín thắng giaiỉ đối với đạo của Tín thắng giải và Kiến chí, cùng do hai duyên mà được Chứng tịnh. Nếu người Kiến chí thì đối với đạo của Kiến chí, do hai duyên đầy đủ mà được Chứng tịnh; đối với đạo của Tín thắng giải, chỉ do một duyên mà được Chứng tịnh, đó là đáng tin cậy chứ không phải là sự mong cầu. Thời giải thoát đối với đạo của Thời giải thoát và Bất thời giải thoát, cùng do hai duyên mà được Chứng tịnh. Bất thời giải thoát đối với đạo của Bất thời giải thoát, do hai duyên đầy đủ mà được chứng tịnh; đối với đạo của Thời giải thoát, chỉ do một duyên mà được Chứng tịnh, đó là đáng tin cậy chứ không phải là sự mong cầu. Thanh văn Thừa đối với đạo của ba Thừa, đều do hai duyên mà được Chứng tịnh. Độc giác Thừa đối với đạo của Thừa trên mình và Thừa của mình, cùng do hai duyên mà được Chứng tịnh; đối với đạo của Thanh văn Thừa, chỉ do một duyên mà được Chứng tịnh, đó là đáng tin cậy chứ không phải là sự mong cầu. Phật Thừa đối với đạo của Phật Thừa, do hai duyên đầy đủ mà được Chứng tịnh; đối với đạo của hai Thừa, chỉ do một duyên mà được Chứng tịnh, đó là đáng tịn cậy chứ không phải là sự mong cầu.
Hỏi: Nếu duyên với pháp Vô học trong thân Xá-lợi-tử mà khởi lên Tín vô lậu, thì đó là Pháp Chứng tịnh, hay là Tăng Chứng tịnh? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu là pháp Chứng tịnh, thì đó là duyên với pháp Vô học của Thanh văn mà khởi lên, làm sao gọi là Pháp Chứng tịnh? Nếu là Tăng Chứng tịnh, thì tại sao chỉ có một Bổ-đặc-già-la mà được gọi là Chúng?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Là Tăng Chứng tịnh.
Hỏi: Vị ấy đã chỉ có một mình thì làm sao gọi là Tăng?
Đáp: Xá-lợi-tử là bậc tôn quý-thù thắng nhất trong Thanh văn Thừa, tuy là chỉ có một Bổ-đặc-già-la, mà Tăng Chứng tịnh dựa vào pháp để kiến lập, chứ không phải là dựa vào Bổ-đặc-già-la, bởi vì duyên với pháp Vô học của Thanh văn Thừa mà khởi lên Tín vô lậu, chứ không phải là Tín vô lậu duyên với hữu tình giả tạm.
Nếu dựa vào Vị chí Định, chưa từng đạt được Phật Chứng tịnh hiện rõ ở trước mắt, thì hiện tại tu hai chứng tịnh, vị lai tu bốn Chứng tịnh; từng đạt được Phật Chứng tịnh hiện rõ ở trước mắt, thì hiện tại tu hai Chứng tịnh, vị lai không có. Cho đến dựa vào Tĩnh lự thứ tư, nên biết cũng như vậy.
Nếu dựa vào Vô-sắc Định, lúc Phật Chứng tịnh chưa từng đạt được hiện rõ ở trước mắt, thì hiện tại tu một Chứng tịnh, vị lai tu bốn Chứng tịnh; lúc Phật Chứng tịnh đã từng đạt được hiện rõ ở trước mắt, thì hiện tại tu một Chứng tịnh, vị lai không có. Như Phật Chứng tịnh, nên biết ba Chứng tịnh còn lại cũng như vậy; có điểm sai biệt là trong Vô-sắc Định không có Giới Chứng tịnh.
Hỏi: Vì sao kiến lập bốn Chứng tịnh? Bởi vì tự Thể, hay là vì sở duyên? Nếu vì Tự thể thì chỉ cần có hai, đó là Tín và Giới. Nếu vì sở duyên thì chỉ cần có ba, đó là Phật-Pháp-Tăng Chứng tịnh, bởi vì Giới không có sở duyên.
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Cũng vì tự thể-cũng vì sở duyên mà kiến lập bốn Chứng tịnh, nghĩa là dùng tự Thể mà kiến lập Giới Chứng tịnh, ởi vì Hoặc không có sở duyên; dùng sở duyên mà kiến lập ba Chứng tịnh còn lại, bởi vì Tín duyên với Tam bảo.
Như dùng tự Thể-dùng sở duyên mà kiến lập, dùng tự Thể-dùng
Tam Bảo, dùng tự Thể-dùng tùy niệm mà kiến lập, nên biết cũng như vậy. Đó gọi là bổn tánh-tướng phần-tự Thể-ngã vật-tự tánh của Chứng tịnh. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là Chứng tịnh, Chứng tịnh là nghĩa gì?
Đáp: Tịnh nghĩa là Tín và Giới, bởi vì lìa bỏ cấu uế; đối với bốn Thánh đế quán sát từng Đế riêng biệt, trù lượng từng Đế riêng biệt, giác chứng từng Đế riêng biệt, mà đạt được pháp tịnh này cho nên gọi là Chứng tịnh.
Hiếp Tôn giả nói: “Pháp tịnh này nên gọi là Bất hoại. Tịnh nói là Bất hoại, bởi vì không bị Bất tín và các ác giới làm cho phải phá hoại. Tịnh nghĩa là thanh tịnh, Tín là tướng thanh tịnh của tâm, Giới là tướng thanh tịnh của Đại chủng.”
Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Pháp này nên gọi là Tịnh không đoạn mất, nghĩa là đạt được pháp này rồi, không có Sa-môn Bà-la-môn… nào có khả năng làm cho mất đi, khiến cho đoạn dứt. Như trong kinh nói: Pháp này gọi là Kiến làm cho mất đi, khiến cho căn ấy đoạn hoại.”
Đại đức nói rằng: “Nếu đối với Phật pháp không có thể quán sáttrù lượng-giác chứng, thì Tín-Giới đã đạt được dễ dàng có thể lay động thay đổi, như thuyền trên mặt trước. Nếu đối với Phật pháp có thể quán sát-trù lượng-giác chứng chính xác, thì Tín-Giới đã đạt được không thể nào lay động biến chuyển, bởi vì giống như cột đá vững vàng. Pháp này đích thực nên gọi là Tịnh bất động.”
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Bốn loại như vậy nên gọi Kiến tịnh, bởi vì thấy rõ bốn Thánh đế mà đạt được pháp tịnh này; hoặc nên gọi là Tuệ tịnh, bởi vì Thánh tuệ cùng chuyển.”
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn trước tiên nói về Phật Chứng tịnh, cho đến sau cùng nói về Giới Chứng tịnh?
Đáp: Nếu đưa ra cách nói này, thì bởi vì pháp thứ tự tùy thuận với văn từ. Lại nữa, bởi vì pháp thứ tự tùy thuận với người nói-người tiếp nhận-người giữ gìn.
Lại nữa, Phật là người chủ động nói cho nên thuận theo đầu tiên, Tín pháp là điều được nói đến cho nên thuận theo sau, Tín Tăng là điều đã làm cho nên thuận theo sau, Tín Giới là nơi an trú của Tăng cho nên nói cuối cùng.
Lại nữa, Phật như thầy thuốc giỏi cho nên thuận theo đầu tiên, Tín pháp như lúc không có bệnh cho nên thuận theo sau, Tín Tăng như người khám bệnh cho nên thuận theo sau, Tín Giới như vị thuốc tuyệt vời cho nên nói sau cùng.
Lại nữa, Phật như người chủ buôn có năng lực chỉ rõ đường đi cho nên thuận theo đầu tiên, Tín pháp như hòn đảo quý báu là nơi đích thực hướng đến cho nên thuận theo sau, Tín Tăng như bạn buôn có năng lực làm bạn đường giúp nhau cho nên thuận theo sau, Tín giới như lương thực tiền bạc có thể đích thực duy trì giữ gìn cho nên nói sau cùng.
Lại nữa, Phật như người lái thuyền cho nên thuận theo đầu tiên, Tín pháp như bờ bên kia cho nên thuận theo sau, Tín Tăng như bạn cùng đi thuyền cho nên thuận theo sau, Tín Giới như tàu thuyền-bè mảng cho nên nói sau cùng.
Bởi vì những duyên này, cho nên bốn Chứng tịnh này thuận theo thứ tự như vậy.
Như trong kinh nói: “Giới mà bậc Thánh yêu quý không phá hỏngkhông chọc thủng không xen tạp-không xấu ác, do bậc Thánh tiếp nhận sử dụng chứ không phải là do phàm giữ lấy, người trí đã ca ngợi, có thể dễ dàng đến nơi cuối cùng, có thể dễ dàng làm cho phát sinh.” Hỏi: Vì sao gọi là Giới mà bậc Thánh yêu quý?
Đáp: Bởi vì là nơi nương tựa của các công đức, nghĩa là các Thánh giả yêu thích công đức cho nên yêu quý Giới này. Như người yêu quý vật báu cũng coi trọng đồ đựng vật báu; như vậy Thánh giả yêu thích vật báu công đức của pháp phần Bồ đề thanh tịnh, cho nên cũng yêu quý đồ đựng mà Giới đã nương tựa như vậy. Lại nữa, Thánh giả chán ghét các Giới rách hỏng-Giới xấu ác, Giới có năng lực đối trị với Giới rách hỏng-xấu ác, cho nên Thánh giả yêu quý Giới? Lại nữa, Thánh giả chán ghét các nẽo hiểm ác, Giới có năng lực vượt lên trên các nẽo hiểm ác, cho nên Thánh giả yêu quý Giới. Lại nữa, Thánh giả chán ghét sinh tử lưu chuyển, Giới có năng lực vượt lên trên sinh tử lưu chuyển, cho nên Thánh giả yêu quý Giới. Lại nữa, Thánh giả yêu quý Niết-bàn, Giới có năng lực hướng đến Niết-bàn, cho nên Thánh giả yêu quý Giới.
Như trong kinh nói: “Giới có năng lực lần lượt chuyển tiếp hướng về Niết-bàn, cho nên Thánh giả yêu quý và vui với Giới.”
Hỏi: Không phá hỏng-không chọc thủng-không xen tạp-không xấu ác, bốn câu như vậy có gì sai biệt?
Đáp: Có nơi nói không có sai biệt, bởi vì bốn loại như vậy, thanh âm tuy có khác mà nghĩa không có khác nhau, như luận Tập Dị Môn nói: “Đối với các Giới này luôn luôn thực hiện-luôn luôn chuyển biến, khuyến khích thực hiện-khuyến khích chuyển biến, cũng gọi là không phá hỏng, cũng gọi là không chọc thủng, cũng gọi là không xen tạp, cũng gọi là không xấu ác.” Vì vậy biết là bốn loại này thanh âm khác mà nghĩa giống nhau.
Có nơi nói bốn loại này cũng có sai biệt, đó là tên gọi đã có sai biệt, loại này gọi là không phá hỏng, loại này gọi là không chọc thủng, loại này gọi là không xen tạp, loại này gọi là không xấu ác.
Lại nữa, đối với tụ phạm thứ nhất không vượt qua sai trái, cho nên gọi là không phá hỏng; đối với tụ phạm thứ hai không vượt qua sai trái, cho nên gọi là không chọc thủng; đối với tụ phạm thứ ba-thứ tư không vượt qua sai trái, cho nên gọi là không xen tạp; đối với tụ phạm thứ năm không vượt qua sai trái, cho nên gọi là không xen tạp; đối với tụ phạm thứ năm không vượt qua sai trái, cho nên gọi là không xấu ác.
Lại nữa, không vượt qua sai trái cho nên gọi là không phá hỏng, không dựa vào tham cho nên gọi là không chọc thủng, không dựa vào sân cho nên gọi là không xen tạp, không dựa vào si cho nên gọi là không xấu ác.
Lại nữa, không vượt qua sai trái cho nên gọi là không phá hỏng, dựa vào không tham cho nên gọi là không chọc thủng, dựa vào không sân cho nên gọi là không xen tạp, dựa vào không si cho nên gọi là không xấu ác.
Lại nữa, không vượt qua sai tarí cho nên gọi là không phá hỏng, dựa vào Xa-ma-tha cho nên gọi là không chọc thủng, dựa vào Tỳ-bátxá-na cho nên gọi là không xen tạp, có thể đoạn phiền não cho nên gọi là không xấu ác.
Lại nữa, không vượt qua sai trái cho nên gọi là không phá hỏng, không bị sự tìm kiếm xấu ác làm cho tổn hoại cho nên gọi là không chọc thủng, tự Thể an trú vững chắc cho nên gọi là không xen tạp, rất thanh tịnh cho nên gọi là không xấu ác.
Lại nữa, tự tánh vững vàng mạnh mẽ cho nên gọi là không phá hỏng, lìa xa những việc làm sai trái cho nên gọi là không chọc thủng, không phạm vào giới xấu ác làm cho lẫn lộn với nhau cho nên gọi là không xen tạp, không rời bỏ ý thích tốt lành cho nên gọi là không xấu ác.
Trong này lại nói, do bậc Thánh tiếp nhận sử dụng, là nơi nương tựa của các công đức; không phải là do phàm phu giữ lấy, là không phải các dị sinh chấp vào Giới thanh tịnh này làm đạo thực sự; người trí đã ca ngợi, là Phật và đệ tử của Phật đã ca ngợi; có thể dễ dàng đến nơi cuối cùng, là cùng lúc trọn vẹn đầy đủ, có thể dễ dàng làm cho phá sinh, là có năng lực dẫn đến quả yêu quý.
Như trong kinh nói: “Có voi chúa to lớn dùng Tín làm tay, dùng Xả làm ngà, dùng Tuệ làm đầu, dùng Niệm làm cổ, ở trên hai vai mang nhiều pháp thiện.”
Hỏi: Tại sao Đức Thế Tôn nói dùng Tín làm tay?
Đáp: Bởi vì giữ lấy pháp thiện, như voi có tay có thể giữ lấy nhiều vật hữu tình-vô tình, như vậy Thánh giả có bàn tay của Tín, cho nên có thể giữ lấy các loại pháp thiện vi diệu, vì thế cho nên Đức Thế Tôn nói dùng Tín làm tay. Như trong kinh nói: “Tỳ-kheo nên biết! Trong cõi trời luôn luôn có bốn thanh âm khởi lên. Thế nào là bốn? Đó là nếu ở nơi này có đệ tử bậc Thánh thành tựu phần lớn trú vào Phật Chứng tịnh, lúc bấy giờ thành tựu Phật Chứng tịnh, thì chư Thiên vui mừng hớn hở cao tiếng nói to rằng: Trước đây tôi thành tựu Phật Chứng tịnh cho nên đã sinh đến nơi này, nay đệ tử bậc Thánh thành tựu phần lớn trú vào Phật Chứng tịnh, cho nên cũng sẽ sinh trong chúng đồng phần với tôi, làm bạn cùng với tôi, thật là vui sướng thay!” Thành tựu phần nhiều trú vào ba Chứng tịnh còn lại, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Đệ tử bậc Thánh nơi này và chư Thiên kia, đều thành tựu đầy đủ bốn loại Chứng tịnh, tại sao nói có người thành tựu phần lớn trú vào Thân Chứng tịnh, cho đến nói có người thành tựu phần lớn trú vào Giới Chứng tịnh?
Đáp: Dựa vào lúc tu gia hạnh tiến vào pháp mà nói, nghĩa là hoặc có hành giả cầu mong Phật Chứng tịnh, chịu khó tu gia hạnh mà tiến vào Thánh đạo, cho đến hoặc có hành giả cầu mong Giới Chứng tịnh, chịu khó tu gai hạnh mà tiến vào Thánh đạo, cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào phần nhiều yêu thích tác ý mà nói, nghĩa là hoặc có hành giả phần nhiều yêu thích tác ý duyên với Phật, cho đến hoặc có hành giả phần nhiều yêu thích tác ý duyên vào Giới, cho nên nói như vậy.
Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ-kheo: Nếu có người tin và vui với điều ông đã nói, thì ông nên thương xót phương tiện vì họ nói về bốn loại Chứng tịnh, khuyến khích làm cho an trú để tự điều phục mình. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đối với bốn Đại chủng có thể làm cho biến đổi, thành tựu bốn Chứng tịnh như vậy thì cuối cùng không có biến đổi.”
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói ra kinh này?
Đáp: Bởi vì chỉ rõ nghi thức nói pháp của vị thầy nói pháp, nghĩa là có người nói mà không biết người tiếp thu là có trình độ hay là không có trình độ, tùy tiện như vậy mà nói cho họ, khiến cho người tiếp điều kia, hoặc là sinh tâm khinh mạn, hoặc là sinh tâm khiếp sợ, trống rỗng không được gì. Vì vậy Đức Thế Tôn nói: Nếu có người tin và vui với điều ông đã nói, thì ông nên thương xót mà phương tiện nói cho họ, không được tùy tiện như thế!
Lại nữa, bởi vì chỉ rõ cách báo ân thực sự của người báo ân. Như trong kinh khác nói: “Tỳ-kheo nên biết! Nếu có người con hiếu thảo, một vai cõng cha-một vai gánh mẹ, trải qua trăm năm đi khắp mọi nơi, hãy còn không phải là chân thật báo ân cha mẹ. Nếu có người con hiếu thảo, có thể khuyến khích cha mẹ, đối với Phật-Pháp-Tăng và các pháp về nhân quả…, chưa tin thì làm cho tin, tin rồi làm cho tăng lên; không có Giới thanh tịnh thì khuyến khích thọ trì Giới cấm, có tánh tha, lam keo kiệt thì khuyến khích thực hành bố thí, không có Tuệ thù thắng thì khuyến khích tu Tuệ thù thắng, khiến cho khéo léo an trú để tự điều phục mình, đó mới gọi là chân thật báo ân cha mẹ.” Vì vậy trong kinh này dạy bảo về nghĩa thức nói pháp hợp với người nghe.
Hỏi: Trong pháp của chư Phật có vô lượng chủng loại công đức pháp bảo, đều cần phải nói rõ ràng cho người khác, vì sao ở đây chỉ khiến nói cho họ về bốn Chứng tịnh? Đáp: Nên biết trong này lấy Chứng tịnh làm đầu, dù sao cũng phải khiến nói cho người khác về các công đức quý báu.
Hiếp Tôn giả nói: “Trong này, Đức Thế Tôn dùng thanh Chứng tịnh để nói về các Thánh đạo, nghĩa là các Thánh đạo hoặc là tương ưng, không là cùng có, nếu nói đến Tín thì nên biết là nói chung về Thánh đạo tương ưng, nếu nói đến Giới thì nên biết là nói chung về Thánh đạo cùng có.”
Lại nữa, trong này sơ lược hiển bày về pháp môn bắt đầu tiến vào, nghĩa là các công đức quý báu trong Phật pháp, hoặc là pháp thuộc về sắc, hoặc là pháp thuộc về phi sắc; nếu nói đến Giới thì nên biết là nói chung về pháp bảo thuộc sắc, nếu nói đến Tín thì nên biết là nói chung về pháp thuộc phi sắc.
Như sắc-phi sắc, như vậy tương ưng-không tương ưng, có sở ykhông có sở y, có sở duyên, có hành tướng-không có hanh tướng, có cảnh giác-không có cảnh giác, là căn-không phải là căn …, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, bốn Chứng tịnh này có tướng bất hoại và tướng thành tựu, cho nên chỉ nói đến nó.
Lại nữa, dựa vào bốn Chứng tịnh đã dẫn đến đẳng lưu, thi thiết bốn quả Sa-môn thù thắng, cho nên chỉ nói đến nó.
Lại nữa, bốn Chứng tịnh này có năng lực ngăn chặn sự sợ hãi nẽo ác và nghèo thiếu, cho nên chỉ nói đến nó. Bởi vì Giới có năng lực ngăn chặn sợ hãi nẽo ác, Tín có năng lực ngăn chặn sợ hãi nghèo túng. Tuy Tín-Giới vô lậu không dẫn đến quả dị thục, mà Tín-Giới vô lậu nhất định cùng với Tín-Giới hữu lậu dẫn dắt phát sinh lẫn nhau, cho nên có năng lực ngăn chặn hai loại sợ hãi.
Lại nữa, vì muốn phương tiện dẫn dắt có thể cảm hóa hữu tình ngoại đạo tiến vào Phật pháp. Nghĩa là các Tỳ-kheo hoặc có thân thuộc, trước kia là ngoại đạo vì tình thân ái cho nên đến thăm hỏi lẫn nhau, lúc ấy các Tỳ-kheo không giữ ý với họ, ca ngợi Phật pháp-chê bai ngoại đạo, làm cho họ căm tức càng xa rời Phật pháp. Vì vậy Đức Thế Tôn bảo: Tỳ-kheo các ông, không có những đức như Lực-Vô úy-Đại bi…, không biết căn cơ ham muốn và tánh hạnh của hữu tình, không nên tùy tiện nói pháp cho người khác. Nếu có người tin thích điều ông đã nói, thì ông nên thương xót tìm phương tiện nói về bốn loại Chứng tịnh cho họ, khuyến khích giúp cho an trú để tự điều phục mình. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đối với bốn Đại chủng có thể làm cho biến đổi, thành tựu bốn loại Chứng tịnh như vậy thì cuối cùng không có biến đổi.
Hỏi: Tánh của tất cả các pháp đều không biến đổi, tại sao chỉ nói đến bốn Đại chủng?
Đáp: Muốn dùng bốn pháp để hiển bày bốn pháp. Lại nữa, các sư Du-già trước là quán xét bốn Đại chủng không có tướng biến đổi, sau thì quán xét tánh các pháp không biến đổi, tâm liền vui sướng, cho nên chỉ nói đến bốn Đại chủng. Lại nữa, bởi vì bốn Đại chủng có năng lực duy trì tất cả sinh tử lưu chuyển, cho nên nói đến bốn Đại. Lại nữa, bởi vì Đại chủng có năng lực duy trì năm uẩn làm cho không đoạn tuyệt, cho nên chỉ nói đến bốn Đại chủng. Lại nữa, các ngoại đạo nói Đại chủng có năm loại, tánh ấy thường tồn tại; vì đối trị điều đó cho nên Đức Phật nói chỉ có bốn mà là vô thường, giả sử Đại chủng mà ông chấp là Thường có thể làm cho biến đổi, đạt được Chứng tịnh thì cuối cùng không có biến đổi.
Như trong kinh nói: “Vua Vị Sinh Oán có thể thành tựu Tín không có căn.”
Hỏi: Các pháp hữu vi, không có pháp nào không có căn, tại sao nói Tín ấy không có căn?
Đáp: Bởi vì Tín này không có căn của Kiến đạo. Như trong kinh nói: “Đây gọi là Kiến làm căn tương ưng với trí chứng về Tín.” Nghĩa là Vị Sinh Oán đã thành tựu Tín mà không dựa vào Kiến đạo, cho nên gọi là Không có căn, nhưng tâm Tín ấy kiên cố khó hủy hoại, như dựa vào Kiến đạo.
Lại nữa, Vị Sinh Oán đạ thành tựu Tín không có thể thay đổi, như Tín vô lậu mà không có căn; Tín vô lậu dựa vào căn vô lậu, dùng trí vô lậu-căn thiện vô lậu làm căn bản.
Lại nữa, Tín này không có nhân Đồng loại cho nên nói là không có căn, nghĩa là từ vô thỉ đến nay chưa đạt được Tín kiên cố như vậy; ví như có cây dựa vào đất mà mọc cành, tự mình đã không có gốc, cho nên gọi là cây không có gốc.
Lại nữa, Vị Sinh Oán đã thành tựu Tín, tự tánh kiên cố không do thân cận với Phật và chúng đệ tử của Phật mới có thể phát sinh, cho nên gọi là không có căn. Nhờ vào lực của Tín này, hoặc là cưỡi voi ngựa, hoặc ở trên lầu cao, từ xa trông thấy Đức Thế Tôn lập tức tự mình bước xuống đảnh lễ sát hai chân, do lực của Tín kiên cố hoặc là uy thần của Đức Phật không hề bị thương tổn.
Lại nữa, Vị Sinh Oán đã thành tựu Tín chưa tránh khỏi nơi nẽo ác, cho nên gọi là không có căn, sau đó mạng chung tạm thời rơi vào địa ngục nhận chịu một phần khổ đau rồi mới sinh lên cõi trời.
********
Hỏi: Những người Dự lưu, đối với điên đảo, mấy loại đã đoạn, mấy loại chưa đoạn?
Đáp: Tất cả đã đoạn.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Có mười hai điên đảo, tám loại chỉ là do kiến mà đoạn, bốn loại gồm chung do tu àm đoạn. Như Luận giả Phân Biệt đã nói.
Hỏi: Vị ấy dựa vào Lượng nào mà đưa ra cách nói như vậy?
Đáp: Bởi vì dựa vào kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Đối với Vô thường khởi lên tưởng điên đảo-tâm điên đảo-kiến điên đảo cho là Thường; đối với Khổ khởi lên Lạc, đối với Vô ngã khởi lên Ngã, đối với bất tịnh khởi lên Tịnh, là tưởng điên đảo-tâm điên đảo-kiến điên đảo.” Vì vậy cho nên biết tất cả điên đảo có mười hai loại, trong đó tám loại chỉ do kiến mà đoạn, đó là trong Thường-Ngã đều giữ lấy ba loại, trong Lạc-Tịnh đều chỉ giữ lấy kiến điên đảo; bốn loại gồm chung do tu ma đoạn, đó là trong Lạc-Tịnh đều giữ lấy tưởng điên đảo và tâm điên đảo. Trong này, do kiến mà đoạn, là lúc Khổ loại trí nhẫn hiện rõ ở trước mắt thì mới đoạn hoàn toàn; do tu mà đoạn, là lúc Định Kim cang dụ hiện rõ ở trước mắt thì mới đoạn hoàn toàn. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày các điên đảo chỉ có bốn loại, chỉ do kiến mà đoạn, cho nên soạn ra phần luận này. Nghĩa là ở đây hỏi rằng những người Dự lưu đối với bốn điên đảo, có mấy loại đã đoạn-mấy loại chưa đoạn, tức là ngăn chặn điên đảo có mười hai loại; ở đây lại đáp rằng tất cả đã đoạn, tức là ngăn chặn điên đảo gồm chung do tu mà đoạn, bởi vì không có Dự lưu đã đoạn pháp do tu mà đoạn. Vả lại, nếu điên đảo có mười hai loại bao gồm do tu mà đoạn thì trái với kinh. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ-kheo: Nếu người điên đảo do bốn loại điên đảo, thì nên biết kẻ ấy là ngu phu dị sinh.” Kinh này đã nói có bốn loại điên đảo, nên biết điên đảo không phải là mười hai loại. Đã nói người điên đảo do điên đảo, thì nên biết kẻ ấy là ngu phu dị sinh, cần phải biết là điên đảo không phải do tu mà đoạn.
Hỏi: Nếu các điên đảo chỉ có bốn loại, thì kinh do Luận giả Phân biệt đã dẫn chứng nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Hai loại tưởng và tâm thật sự không phải là điên đảo, nhưng bởi vì thân cận với điên đảo, tương ưng với điên đảo, cho nên cũng gọi là điên đảo.
Hỏi: Nếu như vậy thì các rạm sở pháp như Thọ…, cũng nên gọi là điên đảo, bởi vì loại ấy có nghĩa tương tự với tâm và tưởng?
Đáp: Thế gian chỉ đối với hai loại tâm-tưởng mà nói đến tên gọi điên đảo, không phải là Thọ-Tư…, cho nên chỉ nói tâm-tưởng điên đảo, vì vậy Đức Phật thuận theo thế tục mà nói pháp.
Hỏi: Bốn loại điên đảo này tự tánh là gì?
Đáp: Kiến là tự tánh.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong năm kiến có mấy kiến làm tự tánh?
Đáp: Loại này dùng hai kiến rưỡi do kiến khổ mà đoạn để làm tự tánh, đó là Hữu thân kiến-kiến thủ toàn phần và Thường kiến trong Biên chấp kiến; hai kiến rưỡi không phải là tự tánh điên đảo, đó là Tà kiến-Giới cấm thủ toàn phần và Đoạn kiến trong Biên chấp kiến.
Có người đưa ra cách nói này: Bốn loại điên đảo này ở trong năm kiến thì ba kiến đều lấy một phần để làm tự tánh, đó là Ngã kiến trong Hữu thân kiến là tự tánh của Ngã điên đảo chứ không phải là Ngã sở kiến, Thường kiến trong Biên chấp kiến là tự tánh của Thường điên đảo chứ không phải là Đoạn kiến, kiến chấp về Lạc-Tịnh do kiến Khổ mà đoạn trong Kiến thủ là tự tánh của Lạc-Tịnh điên đảo chứ không phải là Kiến thủ nào khác.
Hỏi: Vì sao chỉ riêng loại này là điên đảo?
Đáp: Bởi vì ba sự cho nên kiến lập điên đảo:
- Vì tánh suy đoán.
- Vì tăng thêm sai lạc.
- Vì luôn luôn trái ngược.
Tà kiến thuộc Đoạn kiến tuy là tánh suy đoán và luôn luôn trái ngược, mà không phải là tăng thêm sai lạc, bởi vì chuyển thành sự việc hư hoại. Giới cấm thủ tuy là tánh suy đoán và tăng thêm sai lạc, mà không phải là luôn luôn trái ngược, bởi vì cũng chuyển đối với phần ít của thật xứ. Nghĩa là có lúc đạo của cõi Sắc có thể làm sạch cõi Dục có lúc đạo của cõi Sắc có thể làm sạch cõi Sắc, có lúc đạo của địa trên có thể làm sạch địa dưới, bởi vì nghĩa tương tự với đạo vô lậu đoạn nhiễmchứng diệt.
Như vậy gọi là bổn tánh-tướng phần-tự Thể-ngã vật-tự tánh của điên đảo. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là điên đảo, điên đảo là nghĩa gì?
Đáp: Điên đảo mà chuyển đối với lý của Đế thô thiển, cho nên gọi là điên đảo, vì vậy bốn điên đảo này chỉ do kiến khổ mà đoạn.
Hỏi: Vì sao bốn điên đảo chỉ do kiến khổ mà đoạn?
Đáp: Bởi vì loại này chỉ chuyển từ nơi khổ, cho nên lúc thấy khổ đế thì loại này liền vĩnh viễn đoạn mất.
Lại nữa, bởi vì loại này chỉ chuyển từ nơi quả, cho nên nếu lúc thấy quả thì loại này liền vĩnh viễn đoạn mất.
Lại nữa, bốn điên đảo này có lúc là Hữu thân kiến, có lúc dựa vào Hữu thân kiến, lúc Hữu thân kiến đoạn mất thì những loại còn lại cũng đoạn theo, bởi vì đối trị giống nhau. Vì vậy bốn điên đảo này chỉ do kiến khổ mà đoạn.
Lại nữa, Khổ đế hiển bày thô thiển, từ trong đó mê lầm sai lạc rất nặng, Hiền thánh đã chỉ trích cho nên kiến lập điên đảo; ba Đế ẩn kín sâu xa, từ trong đó mê lầm sai lạc không phải là rất nặng, không đáng bị chỉ trích cho nên không kiến lập điên đảo. Như người giữa ban ngày mà té nhào nơi dất bằng, mọi người cùng chê trách cười nhạo, chứ không phải là nơi đèo dốc giữa đêm tối.
Lại nữa, các sư Du-già hiện quán về Khổ rồi tâm không còn điên đảo, cho nên lúc thấy Khổ thì điên đảo đều đoạn mất. Giả sử thấy khổ rồi mà chưa thấy ba Đế khác, thì liền ra khỏi hiện quán. Nếu có người hỏi rằng: Năm Thủ uẩn này là Thường hay Vô thường? Vị ấy liền trả lời chắc chắn: Đều là Vô thường, bởi vì sau một sát-na nhất định không dừng lại. Nếu lại hỏi rằng: Năm Thủ uẩn này là vui hay là khổ? Vị ấy liền trả lời chắc chắn: Tất cả đều là khổ, giống như viên sắt nóng. Nếu hỏi lại rằng: Năm Thủ uẩn này là tịnh hay là bất tịnh? Vị ấy liền trả lời chắc chắn: Đều là bất tịnh giống như đống rác rưỡi dơ bẩn. Nếu lại hỏi rằng: Năm Thủ uẩn này có Ngã hay không có Ngã? Vị ấy liền trả lời chắc chắn: Đều không có Ngã, chắc chắn không có kẻ tạo tắc, không có kẻ sai bảo tạo tác, cũng không có kẻ nhận lấy, không có kẻ sai bảo nhận lấy, chỉ có một tập hợp hoạt động trống rỗng, cho nên bốn điên đảo chỉ do kiến Khổ mà đoạn, bởi vì lúc Khổ loại trí phát sinh thì tất cả đã đoạn mất.
Hỏi: Nếu như vậy thì cũng có người Tùy tín hành-Tùy pháp hành, đã đoạn bốn điên đảo này, tại sao trong này không nói, mà chỉ nói là những người Dự lưu đã đoạn tất cả?
Đáp: Nên nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, người Tùy tín hành-Tùy pháp hành có tướng sai biệt; có lúc đã đoạn hết, đó là Khổ loại trí đã sinh; có lúc chưa đoạn hết, đó là Khổ loại trí chưa sinh, vì vậy nên không nói. Những người Dự lưu không có tướng sai biệt, bởi vì đều đã đoạn, cho nên trong này nói đến.
Lại nữa, muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định, cho nên chỉ nói đến Dự lưu. Nghĩa là người Dự lưu, hãy còn nuôi giữ vợ con, sử dụng đồ nằm tuyệt với, vuốt ve nắm tay người nữ, mặc áo quần tốt đẹp, thoa ướp hương thơm-trang điểm xinh đẹp, sai khiến tôi tớ hầu hạ, đánh đập-trói giữ các loài hữu tình, cùng với các dị sinh có cách nhìn sinh ra ngờ vực chưa đoạn điên đảo, vì thế cho nên nói họ đã đoạn điên đảo. Nhất lai dựa theo đây cho nên không nói riêng ra. Những người Tùy tín hành-Tùy pháp hành, tâm thiện hữu lậu hãy còn không hiện khởi, huống là hiện khởi lên tâm nhiễm ô-vô phú vô ký, đối với họ không có nghi ngờ vì thế cho nên không nói.
Hỏi: Dự lưu-Nhất lai, đối với cảnh của năm dục, lúc khởi lên ái nhiễm, là khởi lên tưởng về Lạc-Tịnh, hay là khởi lên tưởng về KhổBất tịnh? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu khởi lên tưởng về Lạc-Tịnh, thì làm sao không phải là điên đảo? Nếu khởi lên tưởng về Khổ-Bất tịnh, thì làm sao đối với cảnh mà khởi lên ái nhiễm?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Dấy khởi tưởng về Lạc-Tịnh.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao không phải là điên đảo?
Đáp: Trước đây nói như vậy: Bởi vì ba sự cho nên kiến lập điên đảo. Dự lưu và Nhất lai đối với cảnh mà khởi lên tưởng về Lạc và Tịnh, tuy là tăng thêm sai lạc mà không phải là tánh suy đoán, bởi vì không phải là tánh của kiến; cũng không phải là luôn luôn trái ngược, bởi vì có phần ít của sự thật.
Lại nữa, đối với Đế lý mà khởi lên tưởng về Lạc-Tịnh là do điên đảo thâu nhiếp. Dự lưu và Nhất lai đều đã đoạn hết; đối với sự của cảnh mà khởi lên tưởng về Lạc-Tịnh thì không phải là do điên đảo thâu nhiếp, đối với Dự lưu và Nhất lai hãy còn chưa đoạn hết, cho nên có thể có lúc hiện rõ trước mắt.
Có người đưa ra cách nói này: Dự lưu và Nhất lai đối với cảnh của năm dục, lúc khởi lên ái nhiễm, đối với cảnh ấy chỉ khởi lên tưởng về Khổ-Bất tịnh.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao khởi lên ái nhiễm?
Đáp: Lúc ấy tuy đối với cảnh biết là Khổ-Bất tịnh, mà tập khí phiền não xuyên suốt từ vô thỉ đến nay, đốt cháy thân tâm-nóng bức đau khổ làm cho ép ngặt, bất giác đối với cảnh mà khởi lên ái nhiễm.
Như có con trai Bà-la-môn thích sạch sẽ, có lúc ngón tay mình tiếp xúc với vật không sạch sẽ, đi đến chỗ người thợ rèn tìm lấy lửa làm cho sạch sẽ. Người thợ rèn nói cho biết rằng: May mắn có tro… dùng nước trong rửa ráy thì đủ để có thể làm cho sạch sẽ, sao có thể chịu khổ sở để tìm lấy lửa nung cho sạch? Con trai của Bà-la-môn nói: Tro và nước… rửa ráy không thể nào làm cho sạch được, hãy vì tôi mà lấy lửa làm sạch ngón tay! Thế là người thợ rèn lấy cái kìm sắt nóng mà kẹp chặt ngón tay của người ấy, lúc ấy con trai của Bà-la-môn bị lửa nóng khổ đau bức bách, bất giác đưa bàn tay lên ngậm ngón tay vào trong miệng. Người ấy tuy biết đích xác là ngón tay không sạch sẽ, mà khổ đau bức bách cho nên bất giác ngậm vào trong miệng. Dự lưu và Nhất lai khởi lên ái nhiễm cũng như vậy.
Lại nữa, người ấy tuy đối với cảnh biết là Khổ và Bất tịnh, mà tập khí phiền não xuyên suốt từ vô thỉ đến nay, đốt cháy thân tâm-nóng bức đau khổ làm cho ép ngặt, vì ngăn chặn cho nên đối với cảnh khởi lên ái nhiễm.
Như người yếu đuối, thân mắc phải ung nhọt lở loét, đau đớn khó chịu nổi, thầy thuốc nói cho biết rằng: Ông nên lấy phân chó tẩm ướt xoa vào ung nhọt thì đau đớn có thể ngừng lại. Người ấy nghe rồi lập tức lấy phân chó xoa vào ung nhọt. Người ấy tuy biết rõ ràng phân chó là dơ bẩn, mà bởi vì ngăn chặn sự đau đớn cho nên lấy để xoa vào. Dự lưu và Nhất lai khởi lên ái nhiễm cũng như vậy, cho nên lúc ấy tuy khởi lên tưởng về Khổ-Bất tịnh, mà đối với năm dục khởi lên sự ái nhiễm.
Những người Dự lưu, đối với ba Tam-ma-địa là Không-Vô nguyệnVô tướng, thành tựu mấy quá khứ-mấy vị lai-mấy hiện tại?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Quá khứ và vị lai không có tự tánh thật sự. Vì lại có người nói: Không có tánh thành tựu-không thành tựu thật sự. Vì ngăn chặn ý đo mà cần phải hiển bày thật sự có quá khứ-vị lai và tánh thành tựu…, cho nên soạn ra phần luận này.
Trả lời: Vị lai có tất cả, quá khứ nếu đã diệt không mất, hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt. Trong này, vị lai có tất cả, là thành tựu đầy đủ ba loại; quá khứ nếu đã diệt không mất, là tùy theo một-hai-ba đã diệt bởi vì không phải là luyện căn, mất thì thành tựu quá khứ như vậy; hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt, là nếu tùy theo một loại hiện rõ ở trước mắt thì thành tựu hiện tại là một. Vả lại, lúc Đạo loại trí ở sát-na thứ nhất thì không thành tựu quá khứ, bởi vì không có một sát-na nào đã sinh diệt. Đã sinh diệt là đạt được quả mà rời bỏ. Thành tựu vị lai có ba, bởi vì cả ab loại có thể tu. Thành tựu hiện tại có một, đó là Đạo-Vô nguyện, từ đây diệt rồi không mất. Nếu không hiện rõ ở trước mắt thì lúc ấy thành tựu quá khứ có một, đó là Vô nguyện; vị lai có ba; hiện tại có một, đó là Không, từ đây diệt rồi không mất. Nếu Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì lúc ấy thành tựu quá khứ có hai, đó là Không-Vô nguyện; vị lai có ba; hiện tại có một, đó là Vô tướng, từ đây diệt rồi không mất. Nếu ba Tam-ma-địa tùy theo một loại hiện rõ ở trước mắt, thì lúc ấy thành tựu quá khứ-vị lai đều có ba; hiện tại có một, đó là hiện rõ ở trước mắt.
Có ba Tam-ma-địa, đó là Không-Vô nguyện-Vô tướng. Nhưng mà Tam-ma-địa, hoặc nên nói là một, đó là pháp Đại địa trong tâm sở gọi là Tam-ma-địa, lại trong năm Căn gọi là Định căn, trong năm Lực gọi là Định lực, trong bảy Giác chi gọi là Định giác chi, trong tám Đạo chi gọi là Chánh định. Hoặc nên nói là hai, đó là Tam-ma-địa hữu lậu và vô lậu, hoặc là hệ phược và giải thoát, hoặc là Tam-ma-địa hệ thuộc và không hệ thuộc. Hoặc nên nói là ba, đó là ở đây đã nói. Hoặc nên nói là bốn, đó là hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc. Hoặc nên nói là năm, đó là hệ thuộc ba cõi và Học-Vô học. Nói rộng ra cho đến nếu dùng sát-na nối tiếp nhau để phân biệt, thì có vô lượng Tam-ma-địa.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao Đức Thế Tôn tăng một mà giảm vô lượng…, kiến lập ba loại Tam-ma-địa?
Đáp: Bởi vì ba duyên cho nên chỉ kiến lập ba loại:
- Vì đối trị.
- Vì tâm mong mỏi.
- Vì sở duyên.
Vì đối trị, đó là bởi vì Tam-ma-địa không là đối trị gần của Hữu thân kiến.
Hỏi: Tam-ma-địa không có hai hành tướng là Không-Vô ngã, Hữu thân kiến có hai hành tướng là Ngã và Ngã sở, trong này dùng hành tướng như thế nào để đối trị hành tướng như thế nào?
Đáp: Dùng hành tướng Vô ngã để đối trị hành tướng Ngã, dùng hành tướng Không để đối trị hành tướng Ngã sở. Lại nữa, dùng hành tướng Vô ngã để đối trị hành tướng của năm Ngã kiến, dùng hành tướng Không để đối trị hành tướng của mười lăm Ngã sở kiến.
Như đối trị hành tướng của Ngã kiến và Ngã sở kiến, như vậy đối trị hành tướng của mình thấy-do mình thấy, hành tướng là Ngã-thuộc về Ngã, hành tướng là mình-thuộc về mình, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, dùng hành tướng Vô ngã để đối trị Ngã ái, dùng hành tướng Không để đối trị Ngã sở ái.
Như đối trị Ngã ái và Ngã sở ái, như vậy đối trị ái bản thân-ái của bản thân, si về Ngã-do si về Ngã, si bản thân-si của bản thân…, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, dùng hành tướng Vô ngã để đối trị hành tướng chấp Uẩn là Ngã, dùng hành tướng Không để đối trị hành tướng chấp trong Uẩn có Ngã.
Như đối trị hành tướng chấp Uẩn là Ngã-chấp trong Uẩn có ngã, như vậy đối trị hành tướng chấp Xứ là Ngã-chấp trong Xứ có Ngã, chấp Giới là Ngã-chấp trong Giới có Ngã, hoặc là chung-hoặc là riêng thì hành tướng nên biết cũng như vậy.
Vì tâm mong mỏi, đó là tâm mong mỏi của các hành giả tu tập Tam-ma-địa Vô nguyện, bởi vì không mong pháp của ba cõi (Hữu).
Hỏi: Hành giả đối với Thánh đạo cũng không mong mỏi chăng?
Đáp: Tuy đối với Thánh đạo không phải là hoàn toàn không mong mỏi, mà tâm mong mỏi ấy không mong muốn Thánh đạo của ba cõi, bởi vì dựa vào cõi cho nên cũng không mong muốn. Lại tâm mong mỏi ấy không mong muốn Thánh đạo của năm Uẩn, bởi vì đều là Uẩn cho nên cũng không mong muốn. Lại tâm mong mỏi ấy không mong muốn Thánh đạo của ba đời, bởi vì rơi vào thời gian cho nên cũng không mong muốn. Lại tâm mong mỏi ấy không mong muốn Thánh đạo của mọi khổ đau, bởi vì cùng với khổ lần lượt chuyển đổi nối tiếp nhau cho nên cũng không mong muốn.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao tu Thánh đạo?
Đáp: Vì hướng đến Niết-bàn cho nên tu Thánh đạo, nghĩa là hành giả tu tập dấy lên tư duy này: Niết-bàn tuyệt đối nhờ vào đâu để hướng đến chứng được? Tư duy rồi chắc chắn biết cần phải nhờ vào Thánh đạo, cho nên tuy không mong muốn mà cần phải tu tập. Như vượt qua dòng thác chảy xiết, cần phải nhờ vào thuyền bè.
Vì sở duyên, nghĩa là Tam-ma-địa Vô tướng, bởi vì sở duyên của Định này lìa bỏ mười tướng, đó là lìa bò Sắc-Thanh-Hương-Vị-Xúc và tướng nam-nữ-ba pháp hữu vi. Lại nữa, Uẩn gọi là tướng, sở duyên của Định này lìa bỏ các tướng của Uẩn, cho nên gọi là Vô tướng. Lại nữa, Thế gọi là tướng, tướng của tên gọi trước-sau, tướng của tên gọi Thượng-Trung-Hạ…, sở duyên của Định này lìa bỏ tướng của Thế…, cho nên gọi là Vô tướng.
Có người đưa ra cách nói này: Ba Tam-ma-địa đều do đối trị sai biệt mà kiến lập, đó là Tam-ma-địa Không đối trị gần của Hữu thân kiến, Tam-ma-địa Vô nguyện đối trị gần của Giới cấm thủ, Tam-mađịa Vô tướng đối trị gần của Nghi, từ đây làm đầu tiên để đối trị với tất cả.
Lại có người nói: Ba Tam-ma-địa đều dựa vào hành tướng sai biệt mà kiến lập, đó là Tam-ma-địa Không có hai hành tướng là Không-Vô ngã, Tam-ma-địa Vô nguyện có hai hành tướng là Khổ-Vô thường và Tập-Đạo đều có bốn hành tướng, Tam-ma-địa Vô tướng có bốn hành tướng của Diệt, cho nên Tam-ma-địa chỉ kiến lập ba loại.
Trong luận Thi Thiết ban đầu đưa ra cách nói này: “Tam-ma-địa Không là Không, chứ không phải là Vô nguyện-Vô tướng; Tam-ma-địa Vô nguyện là Vô nguyện, chứ không phải là Không-Vô tướng; Tamma-địa Vô tướng là Vô tướng, chứ không phải là Không-Vô nguyện. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hành tướng của ba loại này khác nhau.” Ngay trong luận ấy tiếp theo đưa ra cách nói này: “Tam-ma-địa Không là Không cũng là Vô nguyện chứ không phải là Vô tướng, Tamma-địa Vô nguyện là Vô nguyện cũng là Không chứ không phải là Vô tướng, Tam-ma-địa Vô tướng chỉ là Vô tướng chứ không phải là Không Vô nguyện.”
Hỏi: Vì sao Không-Vô nguyện lần lượt chuyển đổi tướng, mà Vô tướng chỉ đứng một mình?
Đáp: Dựa vào ban đầu đạt được có giống nhau và khác nhau, nghĩa là nếu dựa vào Tam-ma-địa Không tiến vào Chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ trong bốn tâm thì cũng tu Vô nguyện; nếu dựa vào Tamma-địa Vô nguyện tiến vào Chánh tánh ly sinh, hiện quán về Khổ trong bốn tâm thì cũng tu Không; vì vậy Không-Vô tướng lần lượt chuyển đổi tướng cũng bắt đầu đạt được, Vô tướng tu tự mình chứ không phải là loại khác.
Lại nữa, dựa vào đối trị ban đầu có giống nhau và khác nhau, nghĩa là Không-Vô nguyện lúc ban đầu đối trị, cùng có năng lực đối trị những phiền não do kiến về Khổ mà đoạn; Vô tướng lúc ban đầu đối trị, chỉ có năng lực đối trị những phiền não do kiến Diệt mà đoạn.
Ngay trong luận ấy lại đưa ra cách nói này: “Tam-ma-địa Không là Không cũng là Vô nguyện-Vô tướng, Tam-ma-địa Vô nguyện là Vô nguyện cũng là Không-Vô tướng, Tam-ma-địa Vô tướng là Vô tướng cũng là Không-Vô nguyện.”
Hỏi: Ba loại rnày tại sao mỗi một loại có đủ ba?
Đáp: Bởi vì tự Thể của mỗi một loại có ba nghĩa, đó là mỗi một loại này không phải là thường còn-không phải là luôn luôn có-không phải là không thay đổi, không phải là Ngã và Ngã sở, cho nên đều gọi là Không; không mong muốn sinh trưởng tham sân si… và quả báo của đời sau, cho nên đều gọi là Vô nguyện; lìa bỏ bảy loại tướng là SắcThanh-Hương-Vị-Xúc-Nữ-Nam, cho nên đều gọi là Vô tướng.
Đó gọi là bổn tánh-tướng phần-tự Thể-ngã vật-tự tánh của ba Tam-ma-địa. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là Tam-ma-địa, Tam-ma-địa là nghĩa gì?
Đáp: Bởi vì ba duyên cho nên gọi là Tam-ma-địa:
- Vì bình đẳng.
- Vì thâu nhiếp giữ gìn.
- Vì tương tự nối tiếp nhau.
Vì bình đẳng, nghĩa là từ vô thỉ đến nay, phiền não ác hạnh-tà kiến điên đảo, làm cho tâm-tâm sở sai lầm lệch lạc mà chuyển, nhờ vào Định lực này làm cho tâm sở đối với cảnh thẳng thắn bình đẳng mà chuyển, cho nên gọi là Tam-ma-địa.
Vì thâu nhiếp giữ gìn, nghĩa là từ vô thỉ đến nay, tâm-tâm sở pháp rong ruổi phân tán theo cảnh, nhờ vào Định lực này làm phương tiện thâu nhiếp giữ gìn khiến trú vào một cảnh, cho nên gọi là Tam-mađịa.
Vì tương tự nối tiếp nhau, nghĩa là từ vô thỉ đến nay, tâm-tâm sở pháp thiện-nhiễm-vô ký khác chủng loại nối tiếp nhau, nhờ vào Định lực này trước-sau cùng một chủng loại chỉ là thiện nối tiếp nhau, cho nên gọi là Tam-ma-địa.
Lại nữa, bởi vì ba duyên cho nên gọi là Tam-ma-địa, đó là vì trú vào một cảnh, vì nối tiếp nhau an trú, vì suy xét chính xác.
Lại nữa, bởi vì ba duyên cho nên gọi là Tam-ma-địa, đó là vì có năng lực giữ thân khiến cho bình đẳng, vì thâu nhiếp các pháp thiện khiến cho không phân tán, vì có năng lực khiến cho tâm thiện bình đẳng mà chuyển.
Lại nữa, bởi vì ba duyên cho nên gọi là Tam-ma-địa, đó là vì đối với sở duyên luôn luôn không rời bỏ, vì duy trì giữ gìn các loại pháp thiện thù thắng, vì làm cho Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na trú vào một sở duyên bình đẳng mà chuyển.
Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Vì sao gọi là Tamma-địa? Bởi vì thâu nhiếp giữ gìn nhiều loại tâm-tâm sở thiện, khiến cho đối với một cảnh bình đẳng nối tiếp nhau, cho nên gọi là Đẳng trì.” Lại đưa ra cách nói này: “Có năng lực giữ gìn bình đẳng, cho nên gọi là Đẳng trì. Như có năng lực giữ gìn trẻ thơ cho nên gọi là giữ gìn, trẻ thơ thì có thể giữ gìn nước uống cho nên gọi là người giữ gìn nước uống, có thể giữ gìn cái cân cho nên gọi là người giữ gìn cái cân. Ở đây cũng như vậy, có năng lực giữ gìn các loại pháp bình đẳng thù thắng cho nên gọi là Đẳng trì.”
Đại đức nói rằng: “Ngay nơi Đẳng trì này cũng gọi là Đẳng trì. Loại này lại có nhiều loại, đó là pháp thiện Đẳng chí, pháp bất thiện Đẳng chí, pháp vô ký Đẳng chí, chín thứ tự Đẳng chí, hai loại một cùng hợp lại cũng gọi là Đẳng chí. Ở trong nghĩa này, chỉ nói có năng lực giữ gìn tâm-tâm sở thiện, làm cho nó nối tiếp nhau bình đẳng àm chuyển cho nên gọi là Đẳng trì, bất thiện-vô ký… không phải là ở đây đã nói.”
Ba Tam-ma-địa, về cõi thì nếu hữu lậu là ba cõi, nếu vô lậu thì không hệ thuộc. Về địa, nếu hữu lậu thì thuộc về mười một địa, nếu vô lậu thì thuộc về chín địa. Về sở y, thì dựa vào ba cõi nối tiếp nhau. Về hành tướng thì Tam-ma-địa Không có hai hành tướng, Tam-ma-địa Vô nguyện có mười hành tướng, Tam-ma-địa Vô tướng có bốn hành tướng.
Hỏi: Các Tam-ma-địa Không đều làm hành tướng không mà chuyển chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Tam-ma-địa Không nhưng không phải là làm hành tướng Không mà chuyển, đó là Tam-ma-địa Không làm hành tướng Vô ngã mà chuyển.
2. Có lúc làm hành tướng Không mà chuyển nhưng không phải là Tam-ma-địa Không, đó là hành tướng Không chuyển các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không.
3. Có lúc Tam-ma-địa Không cũng làm hành tướng Không mà chuyển, đó là hành tướng không chuyển Tam-ma-địa Không.
4. Có lúc không phải là Tam-ma-địa Không cũng không phải làm hành tướng Không mà chuyển, đó là nếu chỉ nói đến chủng loại này, thì tức là hành tướng Vô ngã chuyển các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, nếu không chỉ nói đến chủng loại này thì tức là trừ ra những tướng trước.
Như chuyển làm thành bốn câu phân biệt, đã chuyển-sẽ chuyển nên biết cũng như vậy. Như hành tướng không làm thành ba loại bốn câu phân biệt, hành tướng Vô ngã nên biết cũng như vậy.
Như vậy Tam-ma-địa Không có sau loại bốn câu phân biệt, Tamma-địa Vô nguyện có ba mươi loại bốn câu phân biệt, Tam-ma-địa Vô tướng có mười hai loại bốn câu phân biệt. Như vậy Tam-ma-địa tổng cọng có bốn mươi tám loại bốn câu phân biệt.
Về sở duyên, Tam-ma-địa Không, nếu là hữu lậu thì duyên với tất cả các pháp, nếu là vô lậu thì chỉ duyên với Khổ đế; Tam-ma-địa Vô nguyện duyên với ba Đế, trừ ra Diệt đế; Tam-ma-địa Vô tướng chỉ duyên với Diệt đế. Về niệm trú, Tam-ma-địa Không Vô nguyện đều có bốn niệm trú đic ùng, Tam-ma-địa Vô tướng chỉ riêng Pháp niệm trú đi cùng. Về trí, Tam-ma-địa Không có bốn trí đi cùng, đó là Pháp-LoạiKhổ-Thế tục trí; Tam-ma-địa Vô nguyện có bảy trí đi cùng, trừ ra Diệt trí; Tam-ma-địa Vô tướng có bốn trí đi cùng, đó là Pháp-Loại-DiệtThế tục trí. Về Tam-ma-địa thì tức là Tam-ma-địa. Về căn tương ưng, là tương ưng với ba căn, đó là Lạc-Hỷ-Xả. Về ba đời, đều là ba đời. Duyên với ba đời, Tam-ma-địa Không nếu là hữu lậu thì duyên với ba đời và tách rời thời gian, nếu là vô lậu cùng với Tam-ma-địa Vô nguyện thì duyên với ba đời, Tam-ma-địa Vô tướng dyên với tách rời thời gian. Thiện-bất thiện và vô ký, thì đều là thiện. Duyên với thiện-bất thiện và vô ký, Tam-ma-địa Không và Vô nguyện duyên với ba loại, Tam-mađịa Vô tướng chỉ duyên với thiện. Hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, nếu hữu lậu thì hệ thuộc ba cõi, nếu vô lậu thì không hệ thuộc. Duyên với hệ thuộc ba cõi và Không hệ thuộc, Tam-ma-địa Không nếu hữu lậu thì duyên với hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, nếu vô lậu thì chỉ duyên với hệ thuộc ba cõi; Tam-ma-địa Vô nguyện duyên với hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc; Tam-ma-địa Vô tướng chỉ duyên với không hệ thuộc. Học-Vô học và Phi học phi Vô học, đều gồm chung ba loại. Duyên với Học-Vô học và Phi học Phi Vô học, Tam-ma-địa không nếu hữu lậu thì duyên với ba loại, nếu vô lậu thì chỉ duyên với Phi học phi Vô học; Tam-ma-địa Vô nguyện duyên với ba loại; Tam-ma-địa Vô tướng chỉ duyên với Phi học phi Vô học. Do kiến-tu mà đoạn và không đoạn, nếu hữu lậu thì đều do tu mà đoạn, nếu vô lậu thì đều không đoạn. Duyên với kiến-tu mà đoạn và không đoạn, Tam-ma-địa Không nếu hữu lậu thì duyên với ba loại, nếu vô lậu thì chỉ duyên với kiến-tu mà đoạn; Tam-ma-địa Vô nguyện duyên với ba loại; Tam-ma-địa Vô tướng chỉ duyên với Không đoạn. Duyên với danh-duyên với nghĩa, Tam-ma-địa Không và Vô nguyện duyên chung với danh và nghĩa, Tam-ma-địa Vô tướng duyên với nghĩa. Duyên với Tự tương tục-Tha tương tục và Phi tương tục, Tam-ma-địa Không nếu là hữu lậu thì duyên với ba loại, nếu là vô lậu và Tam-ma-địa Vô nguyện thì chỉ duyên với Tự-Tha tương tục; Tam-ma-địa Vô tướng chỉ duyên với Phi tương tục. Gia hạnh đắc và ly nhiễm đắc, đều gồm chung hai loại. Từng đạt được và chưa từng đạt được, đều gồm chung hai loại.
Ba Tam-ma-địa này cũng gọi là Giải thoát môn.
Hỏi: Tam-ma-địa cùng với Giải thoát môn có gì sai biệt?
Đáp: Tam-ma-địa gồm chung hữu lậu và vô lậu, Giải thoát môn chỉ riêng vô lậu.
Hỏi: Vì sao Giải thoát môn chỉ riêng vô lậu?
Đáp: Bởi vì hữu lậu có ràng buộc làm Giải thoát môn thì không hợp lý.
Hỏi: Dựa vào nghĩa nào thiết lập Giải thoát môn? Là dựa theo tiến vào Chánh tánh ly sinh, hay là dựa theo không còn lậu? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu dựa theo tiến vào Chánh tánh ly sinh để thiết lập Giải thoát môn, thì lẽ ra chỉ riêng Khổ pháp trí nhẫn tương ưng với Định gọi là Giải thoát môn? Nếu dựa theo không còn lậu để thiết lập Giải thoát môn, thì lẽ ra chỉ riêng Định Kim cang dụ gọi là Giải thoát môn?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Cùng dựa theo hai nghĩa để thiết lập Giải thoát môn. Nhưng Giải thoát môn thâu nhiếp toàn bộ tất cả các Định vô lậu, nghĩa là tất cả Thánh đạo đều gọi là Chánh tánh ly sinh, lúc đạt được tất cả Thánh đạo thì đều gọi là tiến vào (Nhập), lúc đoạn dứt các lậu thì đều gọi là không còn lậu. Bốn Đạo cùng Định đều có nghĩa của không còn (Tận). Như Thế đệ nhất pháp không gián đoạn, lúc Khổ pháp trí nhẫn hiện rõ ở trước mắt, đạt được Tam-ma-địa Không gọi là tiến vào Chánh tánh ly sinh; Hiện quán về Khổ không gián đoạn, lúc Hiện quán về Tập hiện rõ ở trước mắt, đạt được Tam-ma-địa Vô nguyện, cũng gọi là tiến vào Chánh tánh ly sinh; Hiện quán về Tập không gián đoạn, lúc Hiện quán về Diệt hiện rõ ở trước mắt, đạt được Tam-ma-địa Vô tướng, cũng gọi là tiến vào Chánh tánh ly sinh. Phần vị khác không gián đoạn, lúc khởi lên Định vô lậu, nên biết cũng như vậy. Trong phần vị Kiến đạo tách biệt dấy khởi ba Tam-ma-địa vô lậu, tách biệt không còn các lậu; trong phần vị Tu đạo tổng quát dấy khởi ba Tam-ma-địa vô lậu, tổng quát không còn các lậu; trong phần vị Vô học tổng quát dấy khởi ba Tam-ma-địa vô lậu, tổng quát ngăn chặn các lậu, cũng gọi là không còn lậu. Vì thế cho nên Giải thoát môn thâu nhiếp toàn bộ các Định vô lậu.
Hỏi: Vì sao gọi là Giải thoát môn?
Đáp: Niết-bàn gọi là Giải thoát, dựa vào ba Tam-ma-địa này, có năng lực hướng đến chứng Giải thoát, cho nên gọi là Giải thoát môn. Lại nữa, như lá chắn dàn hàng ngang cho nên gọi là Giải thoát môn. Như lúc đánh trận, trước tiên dùng lá chắn dàn hàng ngang để phòng ngừa quân thù, sau dùng kiếm sắc chặt đầu quân thù, khiến cho rơi trên chiến trường, tùy theo ý muốn mà hướng về. Như vậy, hành giả cùng với quân thù phiền não, lúc cùng nhau đánh trận, trước tiên dùng ba Giải thoát môn làm lá chắn dàn hàng ngang để phòng ngừa quân thù phiền não, sau dùng gươm Tuệ vô lậu chặt đầu của tánh thành tựu phiền não, làm cho rơi xuống mặt đất của tánh không thành tựu, như mong muốn vốn có mà hướng về Niết-bàn.
Như trong kinh nói: “Định là Chánh đạo, không Định là tà đạo, tâm Định được giải thoát chứ không phải là tâm không Định.” Vì thế cho nên ba Tam-ma-địa vô lậu là Giải thoát môn chứ không phải là Định hữu lậu.
Trong luận Thi Thiết nói: “Không có nhiều loại, đó là nội Không, ngoại Không, nội ngoại Không, hữu vii Không, vô vi Không, vô biên tế Không, bổn tánh Không, vô sở hành Không, thắng nghĩa không, Không Không.” Mười loại Không như vậy, như nơi khác phân biệt nhiều.
Hỏi: Vì sao các nơi phân biệt nhiều về Không?
Đáp: Bởi vì hành tướng Không là đối trị gần của hai mươi loại Tát-ca-da kiến, hai mươi loại Tát-ca-da kiến ấy luôn luôn làm căn bản của tất cả phiền não, tuôn chảy vào sinh tử mà không hướng về Niếtbàn. Bởi vì sai lầm tai họa tăng lên, cho nên nói nhiều về pháp đối trị gần của chúng.
Như trong kinh nói: “Nếu đệ tử bậc Thánh, thành tựu đầy đủ chuổi ngọc (Man) của ba Đẳng trì, thì có năng lực đoạn hết tất cả pháp ác bất thiện, tu tập pháp thiện amuc hóng được trọn vẹn đầy đủ.” Hỏi: Vì sao Đẳng trì gọi là chuổi ngọc?
Đáp: Bởi vì tánh đoan nghiêm, bởi vì đáng yêu thích. Như người trẻ trung trên đầu đội mũ kết vòng hoa tươi đẹp, hình dáng diện mạo đoan nghiêm làm cho mọi người yêu thích; như vậy, Thánh giả đội mũ gắn chuổi ngọc Đẳng trì, công đức trang nghiêm làm cho trời-người kính yêu.
Lại như người trên đầu đội mũ kết vòng hoa tươi đẹp, không bị gió mạnh làm cho rối tung mái tóc của mình; như vậy Thánh giả đội mũ gắn chuỗi ngọc Đẳng trì, các công đức thù thắng xoay chuyển không thể nào làm cho rối loạn.
Lại như người trên đầu đội mũ kết vòng hoa tươi đẹp, tùy nơi đã đi qua thu được nhiều lợi ích tốt đẹp; như vậy, Thánh giả đội mũ gắn chuỗi ngọc Đẳng trì, ở trong các phần vị đạt được nhiều công đức. Các phần vị nghĩa là tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-lìa nhiễm-vĩnh viễn không còn các lậu.
Lại như dùng dây tơ hết hoa làm thành vòng hoa, có thể khiến cho những đóa hoa bền lâu không bị rời ra hư hoại; như vậy, Định thù thắng giữ gìn các công đức, tuy trải qua thời gian dài mà không mất mát hư hoại, vì thế cho nên nói pháp này gọi là chuỗi ngọc của Đẳng trì.
Lại như dùng dây tơ xâu qua những cánh hoa, thế gian từ trong đó cùng sinh ra ý tưởng chuỗi ngọc; như vậy, Thánh giả dùng ba Đẳng trì thâu nhiếp các công đức, chư Thiên và loài người đối với pháp này cùng sinh ra ý tưởng chuỗi ngọc của Đẳng trì.
Lại như dùng chỉ tơ xâu qua những cánh hoa treo vào một nơi, thế gian từ trong đó khởi lên ý tưởng đeo xâu chuỗi ngọc; như vậy, Thánh giả dùng Định thâu nhiếp các tâm thiện buộc vào một cảnh, chư Thiên và mọi người đều nói là Thánh giả đeo xâu chuỗi ngọc của Đẳng trì. Vì thế cho nên Đẳng trì lấy chuỗi ngọc để làm thí dụ.
Như trong kinh nói: “Tam-ma-địa Không là trú xứ của Thượng tọa.”
Hỏi: Vì sao Đức Phật nói Tam-ma-địa Không là trú xứ của Thượng tọa?
Đáp: Bởi vì Thượng tọa phần nhiều trú trong Định Không này, nghĩa là trong ba cõi thì Phật là bậc Thượng tọa công đức thứ nhất phần nhiều trú trong Định Không, Độc giác là bậc Thượng tọa công đức thứ hai cũng phần nhiều trú trong Định Không, Tôn giả Xá-lợi-tử là bậc Thượng tọa công đức thứ ba cũng phần nhiều trú trong Định Không. Các vị Đại Thanh văn như Mục-kiền-liên… cũng gọi là Thượng tọa, các vị ấy cũng phần nhiều trú trong Tam-ma-địa Không, cho nên nói Định Không này là trú xứ của Thượng tọa.
Lại nữa, Tam-ma-địa Không là trú xứ bất cọng của các Thánh giả nội đạo, tất cả Thánh giả nội đạo đều là Thượng tọa, tất cả ngoại đạo đều là trẻ thơ. Nghĩa là trong pháp của nội đạo thì người tám tuổi cũng gọi là Thượng tọa, bởi vì thành tựu công đức của pháp Thượng tọa; trong pháp của ngoại đạo thì người tám tuổi cũng gọi là trẻ thơ, bởi vì thành tựu sai lầm theo pháp trẻ thơ.
Hỏi: Ngoại đạo lẽ nào có Vô nguyện-Vô tướng, mà chỉ nói Không là pháp bất cọng?
Đáp: Trong pháp của ngoại đạo tuy Không có Vô nguyện-Vô tướng chân thật, mà có tương tự, nghĩa là những hành tướng thô thiển … tương tự với Vô nguyện, những hành tướng vắng lặng… tương tự với Vô tướng. Trong pháp của chín mươi sáu loại ngoại đạo, hãy còn không có pháp tương tự với Định Không, huống là có chân thật hay sao? Vì thế chỉ nói Định Không là pháp bất cọng của nội đạo.
Lại nữa, Tam-ma-địa Không có năng lực dẫn dắt pháp công đức và Thượng tọa, cho nên gọi là trú xứ của Thượng tọa. Pháp công đức của Thượng tọa, đó là đạo và đạo quả. Tam-ma-địa Không có năng lực dẫn dắt, bởi vì lực của pháp ấy thù thắng chứ không phải là pháp nào khác, là đối trị gần của Hữu thân kiến.
Lại nữa, Tam-ma-địa Không có năng lực làm cho thân tâm an trú bất động, cho nên gọi là trú xứ của Thượng tọa. Nghĩa là các hữu tình cho đến người chưa đạt được Tam-ma-địa Không, thân tâm tùy tiện vội vàng giống như gió bụi, nếu đạt được Định này thì thân tâm bất động yên lặng như núi.
Vì thế cho nên Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Nếu biết các pháp là Không-thân Vô ngã, và Giác tuệ đều không làm dao động, thì thân tâm an ổn vắng lặng, cho nên gọi là Thượng tọa. Vì thế nói Không là trú xứ của Thượng tọa.”
Lại nữa, các sư Du-già nếu trú trong Định Không thì tâm mình an trú, không vì sự vừa ý-không vừa ý, đáng yêu-không phải là đáng yêu, lợi ích-không phải là lợi ích, vốn có vui-vốn có khổ của thế gian làm cho lay động. Vì thế cho nên nói là trú xứ của Thượng tọa.
Nói đến Thượng tọa là bởi vì tâm an trú. Tại sao biết như vậy?
Như trong kinh nói: “Tôn giả Xá-lợi-tử gặp lúc thân mẫu qua đời và đệ tử cùng ở với mình hoàn tục, có Tỳ-kheo Bao Xỉ, thường đối với Tôn giả có tâm oán hận, nghe sự việc này rồi lập tức nói vơi Tôn giả Xá-lợi-tử rằng: Mẹ ông qua đời, đệ tử hoàn tục, ý ông thế nào vậy? Xálợi-tử nói: Mẹ tôi qua đời thì pháp sinh tử vốn như vậy, đệ tử hoàn tục thì phàm phu ngu muội đâu lạ gì? Tỳ kheo Bao Xỉ trộm dấy lên ý niệm này: Tuy tự an ủi mình mà trong tâm nhất định phải buồn phiền sợ hãi. Lúc ấy Xá-lợi-tử phần nhiều trú trong Định Không, cho nên tuy nghe sự việc này mà tâm không dao động, vào sáng sớm khoác y ôm bát, đi vào thành Thất-la-phiệt khất thực theo thứ tự, ăn cơm đã xong trở về Thệ-đa-lâm thu xếp y bát, rửa tay chân xong lấy tạo cụ (Ni sư đàn) vắt trên vai trái, rời khỏi trú xứ của mình đi đến quãng rừng tối tăm, ngồi dưới một tán cây tiến vào Thiền định (Thiên trú) dấy lên tư duy này: Thế gian có thể có lúc sắc xinh đẹp đáng yêu thay đổi hư hoại, làm cho mình đau buồn sinh ra khổ não hay không? Tự mình quán sát kỹ càng cũng không có điều này. Vào lúc xế chiều trở về Thệ-đa-lâm, lúc bấy giờ A-nan gặp xá-lợi-tử liền hỏi Tôn giả từ nơi nào đến? Xá-lợi-tử nói từ quãng rừng tối tăm đến đây. A-nan lại hỏi Tôn giả ở chỗ ấy tiến vào những Định nào? Trả lời rằng tôi tiến vào định Tầm-Tứ. Lại hỏi trú vào Định ấy tìm hiểu suy nghĩ những điều gì? Lúc ấy Xá-lợi-tử đem tất cả sự việc trên mà trả lời.
A-nan liền hỏi Xá-lợi-tử rằng: Tôn giả thường nói nếu Phật Thế Tôn không xuất thế, thì chúng ta cứ làm kẻ không có mắt mà chết, Phật là sắc vi diệu đáng yêu giữa thế gian, nếu sẽ thay đổi hư hoại thì Tôn giả lẽ nào có thể không sinh lòng đau buồn khổ não hay sao? Xá-lợitử nói: Nếu có điều này thì cũng đâu phiền muộn buồn lo, chỉ dấy lên nghĩ thế này: Đức Thế Tôn diệt độ sao mà nahnh quá, ánh mắt của thế gian mất rồi thì ai có năng lực dẫn dắt? A-nan ca ngợi rằng: Khéo thay, khéo thay! Tôn giả khéo tu Tam-ma-địa Không, chấp Ngã-Ngã sở và Ngã mạn… đã đoạn biết khắp, như chặt đứt gốc cỏ-chặt đứt đầu cây đa-la, khiến cho nó về sau mãi mãi không mọc ra nữa. Sắc vi diệu của Đức Thế Tôn tuy sẽ thay đổi hư hoại, mà pháp hữu vi như vậy nào buồn phiền lo sợ gì.”
Vì vậy cho nên biết trú vào Định không thì tâm mình an trú, không vì sự trái thuận của thế gian làm cho lay động. Vì thế cho nên nói là trú xứ của Thượng tọa. Thế lực của Vô nguyện-Vô tướng thì không như vậy, cho nên không nói là trú xứ của Thượng tọa.
Như trong kinh nói: “Tôn giả Xá-lợi-tử ở trong một khu rừng thuộc nước Kiều-tát-la. Lúc ấy có ngoại đạo xuất gia vì mạng sống, cũng ở gần bên cạnh khu rừng ấy, cách khu rừng Tôn giả ở không xa. Trong các thôn ấp ven bìa rừng có lúc nói nhiều về lễ hội tháng Tư, lúc ấy ngoại đạo kia đi đến các thôn ấp, ăn thịt heo no nê mặc tình uống rượu thỏa thích, trộm mang phần còn lại quay về trong khu rừng, thấy Xálợi-tử ngồi dưới một tán cây. Do rượu mà đầu óc mơ màng cho nên khởi tâm khinh miệt, nay mình cùng với người kia tuy đều xuất gia, mà chỉ riêng mình giàu có vui sướng còn người kia thì nghèo thiếu khổ sở. Liền đến chỗ Tôn giả nói ba bài tụng này:
Rượu thịt ăn uống tôi đã no, lại trộm mang phần còn lại về,
Cây cỏ núi rừng trên mặt đất, đều nhìn thấy giống như đống vàng.
Lúc ấy Xá-lợi-tử nghe rồi nghĩ rằng: Ngoại đạo này có chết cũng không có chút hổ thẹn, mới có thể bất chấp đạo lý mà nói bài tụng này, nay mình cũng cần phải đối với kẻ ấy để nói bài tụng. Dấy lên nghĩ vậy rồi liền nói bài tụng rằng:
“Ta thường xuyên no nê Vô tướng, luôn luôn ở trong cửa Định Không,
Cây cỏ núi rừng trên mặt đất, đều nhìn thấy giống như nước bọt.”
Nay trong bài tụng này, Tôn giả Xá-lợi-tử làm bậc Sư tử hống, nói về ba Giải thoát môn, nghĩa là ở câu thứ nhất nói về Vô tướng Giải thoát môn, ở câu thứ hai nói về Không Giải thoát môn, ở hai câu sau nói về Vô nguyện Giải thoát môn.
Hỏi: Lúc ấy thân mạng của ngoại đạo kia hãy còn tồn tại, vì sao tùy tiện nói là ngoại đạo chết này?
Đáp: Nên biết rằng chữ Chết là xem như sự việc xấu xa thấp hèn. Lại nữa, ngoại đạo kia không có tuệ mạng, cho nên nói là chết.
Trong này, Tam-ma-địa Vô tướng, đó là thanh Vô tướng mà nói về nhiều loại nghĩa, hoặc đối với Tam-ma-địa Không mà nói thanh Vô tướng. Như vậy, hoặc đối với Kiến đạo, hoặc đối với Bất động tâm giải thoát, hoặc đối với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc đối với chính Tamma-địa Vô tướng mà nói thanh Vô tướng.
Đối với Tam-ma-địa Không mà nói thanh Vô tướng, như trong kinh nói: “Có một Tỳ kheo đạt được Định thuộc tâm Vô tướng, nhưng căn tánh chậm chạp cho nên không biết Định này có quả báo gì-có lợi ích thù thắng gì? Vị ấy dấy lên nghĩ vậy: Tôn giả A-nan được Đức Phật và các đệ tử thường khen ngợi, mình nên đến chỗ Tôn giả để hỏi! Lại dấy lên ý nghĩ này: Tôn giả A-nan dễ dàng biết rõ tướng của Thanh, nếu gặp mình hỏi thì nhất định phải hỏi lại mình, ông đã đạt được pháp này mà hỏi về Định chăng? Nếu trả lời rằng đạt được, thì trở thành tự mình biểu lộ pháp thù thắng đã đạt được, trái với hạnh ít ham muốn; nếu nói là không đạt được, thì lời nói dối trá không thật; nếu đưa ra lời nói khác, thì đều là phạm lỗi làm phiền muộn gây rắc rối đến bậc Tỳ kheo Thượng tọa, trái ngược với quy cách phép tắc! Lại dấy lên ý nghĩ này: Mình nên tùy theo Tôn giả A-nan, nếu vì người khác mà nói về sự việc của Định này, thì mình cũng được nghe. Thế là đi theo sáu năm trời ròng rã nhưng không nghe nói đến, vị ấy hoài nghi đã lâu cho nên quyết định hỏi rằng: Nếu có người đạt được Định thuộc tâm Vô tướng mà không chìm xuống-không nổi lên, thâu nhiếp giữ gìn các hành như bờ đê giữ nước, giải thoát cho nên an trú-an trú cho nên giải thoát, thì Đức Phật nói Định này có quả báo gì, có lợi ích thù thắng gì? A-nan nghe rồi liền hỏi vặn lại rằng: Ông đạt được Định này chăng? Vị ấy dấy lên ý nghĩ này: Xưa mình đã suy nghĩ, nay quả nhiên gặp phải. Liền đứng im lặng không nói gì. A-nan nói cho biết rằng: “Đức Phật nói Định này được hiểu rõ về quả báo-được hiểu rõ về lợi ích thù thắng, hiểu rõ nghĩa là trí phát sinh tu đạo-không còn lậu, ông cũng không bao lâu sẽ đạt được điều này.”
Trong này, không chìm xuống là bởi vì đạt đoạn Ngã kiến, không nổi lên là bởi vì đã đoạn Ngã sở kiến. Lại nữa, không chìm xuống là bởi vì đã đoạn năm Ngã kiến, không nổi lên là bởi vì đã đoạn mười lăm Ngã sở kiến.
Như Ngã kiến-Ngã sở kiến, thấy mình-thấy của mình, Ngã ái-Ngã sở ái, yêu mình-yêu của mình, Ngã si-Ngã sở si, si mê mình-si mê của mình, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, không chìm xuống là bởi vì đạt được Niết-bàn, không nổi lên là bởi vì rời bỏ sinh tử. thâu nhiếp giữ gìn các hành, là khởi lên nhiều gia hạnh, sử dụng nhiều công lực, tác ý rất thiện cho nên đạt được Định này. Như bờ đê ngăn nước, như nước từ nguồn suối chảy ra chầm chậm tràn vào trong hồ, bờ đê ngăn giữ dòng nước khiến cho không chảy mất. Như vậy Định này tùy theo một cảnh mà chuyển, đầy khắp cảnh này liền dừng lại chứ không phân tán. Giải thoát cho nên an trú, là tự tánh giải thoát. An trú cho nên giải thoát, là nối tiếp nhau giải thoát. Định này quán xét không có tướng của Ngã-Ngã sở, cho nên gọi là Vô tướng là thật sự là Không. Bởi vì Tỳ kheo ấy không chuyên tu về Định này, có thể ban đầu chứng thực tiến vào Chánh tánh ly sinh, vào lúc cuối cùng hết sạch các lậu. Trong kinh Pháp Ấn nói: “Nếu quán xét tướng của Sắc-Thanh-Hương-Vị-Xúc, mà rời bỏ các tướng thì gọi là Định Vô tướng.” Đó là quán về tướng của cảnh giới mà rời bỏ tướng của hữu tình, nghĩa là dùng Định Không để quán xét các pháp như Sắc…, rời bỏ tưởng về hữu tình, cho nên ở trong đó cũng không có nam nữ…
Vì vậy Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Các tưởng về hữu tình dựa vào tướng của cảnh giới, quán xét về tướng của cảnh rời bỏ tưởng về hữu tình, không có tướng nam nữ cho nên gọi là Định Vô tướng, mà thật sự là thuộc về Tam-ma-địa Không.”
*******
Đối với Kiến đạo mà nói thanh Vô tướng, như nói: “Mục-kiềnliên không nói về trú Vô tướng thứ sáu. Thế nào là trú Vô tướng thứ sáu? Đó là Tùy tín hành-Tùy pháp hành không có thể thi thiết, ở nơi này-ở nơi kia không có thể thi thiết, ở nơi này-ở nơi kia không có thể thi thiết, bởi vì thuộc về Khổ pháp trí nhẫn cho đến thuộc về Đạo loại trí nhẫn.”
Hỏi: Vì sao Kiến đạo mà gọi là Vô tướng?
Đáp: Bởi vì Kiến đạo nhanh chóng không khởi tâm mong cầu, không có thể thi thiết tướng này-tướng kia.
Đối với Bất động tâm giải thoát mà nói thanh Vô tướng, như nói: “Đại đức Cù-đạt-đa nên biết! Tham dục-sân nhuế-ngu si là tướng thuộc về có, Bất động tâm giải thoát là Vô tướng thù thắng nhất.” Hỏi: Vì sao Bất động tâm giải thoát gọi là Vô tướng?
Đáp: Tất cả phiền não đều gọi là tướng, tâm ấy không bị phiền não làm cho rối loạn, phiền não đối với tâm không được tự tại, tâm đối với phiền não có thể tự tại, cho nên gọi là Vô tướng.
Đối với Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà nói thanh Vô tướng, như nói: “Mình khởi lên nhiều gia hạnh, sử dụng nhiều công lực, đạt được Định thuộc về tâm Vô tướng, không nên nhiễm trước ở trong sự mừng vui thích thú.” Đây là nói không dấy khởi Định có ý vị của Hữu Đảnh, chỉ dấy khởi Định thanh tịnh.
Hỏi: Vì sao Phi tưởng phi phi tưởng xứ gọi là Vô tướng?
Đáp: Cõi ấy không có tướng tưởng rõ ràng, cũng không có tướng vô tưởng, chỉ có tưởng mơ hồ-chậm chạp không rõ ràng, hiện hành rất vi tế, như Nghi mà chuyển cho nên gọi là Vô tướng.
Đối với chính Tam-ma-địa Vô tướng mà nói thanh Vô tướng, như trong này nói về ba Tam-ma-địa, đó là trong cảnh sở duyên của Tamma-địa Không-Vô nguyện-Vô tướng Không có mười tướng.
Như trong kinh nói: “Một thời gian Đức Phật an trú trong Tinh xá Lộc Mẫu phái Đông thành Thất-la-phiệt, Tôn giả A-nan đi đến trú xứ Đức Phật, đảnh lễ sát hai chân mà thưa với Đức Phật rằng: Con nhớ lại một lúc nọ Đức Phật an trú trong khu vườn Mê-chủ-lư của dòng họ Thích, chính mình nghe nghĩa như vậy từ Đức Thế Tôn: Bởi vì Ta trú nhiều vào trong Tam-ma-địa Không… Con đối với nghĩa này thọ trì khéo léo chăng? Đức Thế Tôn bảo rằng: Ông thọ trì khéo léo giống như giảng giải không có gì khác.”
Hỏi: Nếu thọ trì khéo léo thì không nên sinh ra do dự, đã sinh ra do dự thì làm sao thọ trì khéo léo?
Đáp: Tuy sinh ra do dự mà không phân biệt sai lạc, không hoàn toàn quên mất cho nên cũng gọi là thọ trì khéo léo.
Hỏi: Tôn giả A-nan nghe và giữ gìn bậc nhất, Đức Như lai đã nói tám vạn pháp uẩn, dùng Chánh niệm chứ đựng đều có thể thọ trì, lẽ nào đối với một câu mà sinh ra nghi hoặc?
Đáp: Bởi vì lúc nghe pháp này trong tâm đang buồn rầu phiền muộn, những người dòng họ Thích bị giết hại là nhân duyên của điều này. Nghĩa là bởi vì Tỳ-lô-trạch-ca rất ngu si, tàn phá khu thành Kiếptỳ-la, giết hại những người dòng họ Thích rồi, đến ngày thứ hai Tôn giả A-nan dẫn theo một Tỳ kheo, đi vào trong khu thành ấy, khu thành này ngày trước giống như cung trời xinh đẹp, đang lúc bấy giờ nơi ấy giống như bãi tha ma, tất cả lầu đài cung quán-tường thành đẩy lùi quân địch, các khung cửa lớn nhỏ… thảy đều hủy hoại tan tành, hàng cây như vật báu không có cây nào không bị chặt đổ, suối trong-hồ mát đầy máu và bùn lẫn lộn, các loài chim én-nhạn-uyển ương-Khổng tước-anh vũmạng mạng…, đều bị khói lửa làm cho bức bách hãi hùng cho nên bay tán loạn giữa hư không, các trẻ trai-trẻ gái vì mất cha mẹ cho nên đi theo A-nan khóc lóc kêu gào thảm thương, tất cả kể rõ về sự mất mác cha mẹ và những người thân; A-nan lại đến bên hồ Mẫu Trư, trông thấy những người dòng họ Thích hôm qua bị tên vua ngu si chôn nửa người, dùng sắt mài đi mài lại mà giết chết, người chứng Thánh mà chết bảy vạn bảy ngàn người. Tôn giả A-nan trông thấy sự cố này rồi, sinh lòng hết sức buồn phiền khổ sở. Sau đó Đức Thế Tôn vắng lặng các căn, an trú trong Giác tuệ, bất động như núi lớn, tâm ý thanh thản vẫn ôm bát bằng đá nhiếp niệm yên lặng, giống như ôm bình đựng dầu, các căn điều hòa tùy thuận, như ngựa chúa quý báu, thẳng thắn nhìn khoan thai, đi vào trong khu thành quán sát pháp hữu vi biến hoại vô thường. Lúc bấy giờ A-nan nhìn sắc diện của Đức Thế Tôn, thấy uy quang càng tăng mạnh-dung nhan tướng mạo thanh thản ung dung, thấy rồi nghĩ rằng: Đức Thế Tôn và mình ở nơi hoang tàn-nhà cửa bị phá hủy-quyến thuộc bị giết hại không có gì khác, Đức Thế Tôn an tĩnh bất động như núi, mà thân tâm mình sinh nỗi buồn khổ vô cùng? Đức Phật biết rõ ý nghĩ ấy, bảo với A-nan rằng: Bởi vì Ta trú nhiều trong Tam-ma-địa Không, nơi ông khởi lên tưởng đến thành ấp, ta khởi lên tưởng đến A-luyện-nhã; nơi ông khởi lên tướng đến thân thuộc, Ta khởi lên tưởng đến người bình thường; nơi ông khởi lên đến hữu tình, Ta khởi lên tưởng đến pháp viên mãn, cho nên Ta an tĩnh bất động như núi. Đức Phật biết rõ tâm của A-nan và chúng Tỳ kheo, ở tại nơi này không thể nào tu thiện dễ dàng, liền từ từ đi đến thành Thất-la-phiệt, tạm thời an trú tại Tinh xá Lộc Mẫu. Lúc bấy giờ sự buồn đau sầu lo trong lòng A-nan đã giảm đi, liền đến nơi Đức Phật mà thưa với Đức Phật rằng: Con nhớ lại một lúc nọ…” Vì vậy lúc Tôn giả nghe pháp này, bởi vì trong tâm đang ưu sầu phiền muộn mà sinh nghi hoặc.
Hỏi: Đức Phật nói Ta trú nhiều trong Tam-ma-địa Không, là trú nhiều trong Không nào?
Đáp: Có người nói: Trú nhiều trong Vô sở hành Không, bởi vì đối với bốn oai nghi thuận với Không này, nghĩa là nếu có một loại thì ba loại còn lại sẽ Không, vì thế cho nên Đức Phật trú nhiều trong Không này.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trú trong Bổn tánh Không, bởi vì quán tánh vốn của pháp là Không-Vô ngã, cho nên tuy thấy biến đổi hư hoại mà không ưu sầu phiền muộn. “Lúc ấy các Tỳ kheo nghe Đức Thế Tôn nói bởi vì Ta trú nhiều trong Tam-ma-địa Không, liền nghi rằng pháp này là Định bất cọng của Phật. Đức Phật biết rõ ý đó, liền bảo với A-nan rằng: Nếu có Tỳ kheo cũng muốn trú nhiều trong Định Không này, thì nên loại bỏ tưởng về thành ấp và tưởng về hữu tình, khởi lên tưởng về A-luyện-nhã. Nếu có thể như vậy thì cùng với Ta không khác gì.”
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn khuyên các Tỳ kheo trước tiên phải loại bỏ hai tưởng?
Đáp: Bởi vì hai tưởng này làm cho các Tỳ kheo sinh tâm ưu sầu phiền muộn.
“Ngay sau đó Đức Thế Tôn lại bảo với A-nan: Nếu những Tỳ kheo khác cũng muốn trú nhiều trong Định Không này, thì nên loại bỏ tưởng về hữu tình và tưởng về A-luyện-nhã, khởi lên tưởng về địa. Nếu có thể như vậy thì cùng với Ta không khác gì. Như vậy có Tỳ kheo khác nên loại bỏ tưởng về A-luyện-nhã và tưởng về địa, khởi lên tưởng về Không vô biên xứ, cho đến có Tỳ kheo khác nên loại bỏ tưởng về Thức vô biên xứ và tưởng về Vô sở hữu xứ, khởi lên tưởng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu có thể như vậy thì cùng với Ta không khác gì. Nếu lại có thể loại bỏ tưởng về Vô sở hữu xứ và tưởng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì mới có thể hoàn toàn trú nhiều trong tưởng về không.”
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn đối với tất cả phần vị, giảm dần một tưởng trước, tăng dần một tưởng sau, chứ không khuyên tổng quát là loại bỏ các tưởng trước?
Đáp: Bởi vì hằng hà sa số chư Phật quá khứ đều đưa ra cách nói theo thứ tự như vậy. Lại nữa, bởi vì muốn làm cho văn đã nói không rối loạn, nếu khuyên tổng quát là loại bỏ các tưởng trước thì văn ấy sẽ rối loạn, chư Phật nói pháp chắc chắn văn từ không rối loạn, cho nên giảm dần một tưởng trước mà tăng dần một tưởng sau. Lại nữa, bởi vì muốn làm cho văn đã nói không nặng nề, nếu khuyên tổng quát là loại bỏ các tưởng trước thì văn ấy sẽ nặng nề, chư Phật nói pháp chắc chắn văn từ nặng nề, cho nên nói theo cách này. Lại nữa, bởi vì muốn làm cho văn đã nói tóm tắt được điểm chính, nếu khuyên tổng quát là loại bỏ các tưởng trước thì văn ấy sẽ nhiều phức tạp, chư Phật nói pháp chắc chắn văn từ phải tóm tắt được điểm chính, cho nên nói theo cách này. Lại nữa, bởi vì muốn biểu hiện phương pháp bàn luận về đạo thì phải như vậy, nghĩa là Luận sư cổ xưa hễ thực hiện bàn luận về đạo, nếu lấy một loại sau thì cần phải bỏ một loại trước, Đức Thế Tôn đã là bậc Luận sư Vô Thượng, cho nên dựa vào sự bàn luận về đạo mà nói theo cách như vậy.
Hỏi: Trong này, tưởng về thành ấp cho đến tưởng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tất cả hiển bày về điều gì?
Đáp: Tưởng về thành ấp là hiển bày duyên với tưởng về thành Kiếp-tỷ-la. Tưởng về hữu tình là hiển bày duyên với tưởng về dòng họ Thích. Tưởng về A-luyện-nhã là hiển bày duyên với tưởng về khu vườn Nặc-cù-đà, và duyên với tưởng về Tỳ kheo tu thiện. Tưởng về địa là hiển bày tưởng về sắc phân tán. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu có các sắc thì có nỗi khổ đau bị chặt đứt tay chân-tai-mũi-thân thể… Tưởng về Không vô biên xứ, tức là hiển bày tưởng về Không vô biên xứ; cho đến tưởng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức là hiển bày tưởng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Lại nữa, tưởng về thành ấp là hiển bày mười lăm Ngã sở kiến. Tưởng về hữu tình là hiển bày năm Ngã kiến. Tưởng về A-luyện-nhã là hiển bày năng duyên của tưởng về Không xứ. Tưởng về bốn sắc là hiển bày về pháp đối trị của nó.
Lại nữa, tưởng về thành ấp là hiển bày về khí thế gian của cõi Dục. Tưởng về hữu tình là hiển về hữu tình thế gian của cõi Dục. Tưởng về A-luyện-nhã là hiển bày về hai Tĩnh lự trước. Tưởng về địa là hiển bày về hai Tĩnh lự sau. Tưởng về bốn Vô sắc là hiển bày về pháp đối trị của nó.
Lại nữa, tưởng về thành ấp là hiển bày tổng quát về cõi Dục. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cõi Dục uế tạp giống như thành ấp. Như bài tụng nói:
“Nếu có thể điều phục thành ấp, đâm-mắng-trói chặt và làm hại…,
Khổ-vui không thể nào lay động, như núi thì gọi là Tỳ kheo.”
Tưởng về hữu tình là hiển bày Tĩnh lự thứ nhất. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì địa Tĩnh lự thứ nhất hãy còn có chúng hữu tình sai biệt như vua-quan-sang-hèn. Tưởng về A-luyện-nhã là hiển bày về Tĩnh lự thứ hai-thứ ba. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lìa bỏ Tầm-Tứ-Hỷ gọi là bậc Thánh im lặng. Tưởng về địa là hiển bày về Tĩnh lự thứ tư. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong đất ấy có đất ở mọi nơi. Tưởng về bốn Vô sắc là hiển bày về pháp đối trị của nó.
Ngay trong kinh ấy nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Như vậy hướng về tiến vào Định Không vô thượng, có thể nhanh chóng hết sạch các lậu, chứng được vô lậu không có gia hạnh giải thoát.”
Hỏi: Thế nào gọi là có gia hạnh giải thoát-không có gia hạnh giải thoát?
Đáp: Thời giải thoát gọi là có gia hạnh giải thoát, Bất thời giải thoát gọi là không có gia hạnh giải thoát. Lại nữa, trong sự nối tiếp nhau của A-la-hán thuộc năm chủng tánh trước, gọi là có gia hạnh giải thoát; trong sự nối tiếp nhau của A-la-hán thuộc chủng tánh Bất động, gọi là không có gai hạnh giải thoát. Lại nữa, nếu dựa vào địa Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian và ba Vô sắc dưới, thì gọi là có gia hạnh giải thoát; nếu dựa vào bốn Tĩnh lự căn bản, thì không có gia hạnh giải thoát. Đó gọi là sự sai biệt của hai loại giải thoát.
Có ba trùng Tam-ma-địa, đó là Tam-ma-địa Không Không, Tamma-địa Vô nguyện Vô nguyện, Tam-ma-địa Vô tướng Vô tướng.
Trong luận Thi Thiết nói: “Thế nào là Tam-ma-địa không Không?
Đó là có Tỳ kheo tư duy các hành có rơi mất-có giữ thảy đều là Không, quán xét các hành có rơi mất-có giữ lấy này là Không-Vô thường, phápngã và ngã sở luôn luôn không biến đổi. Quán xét như vậy luôn luôn không gián đoạn, lại khởi lên tâm-tâm sở pháp, tư duy về quán xét không trước đây cũng lại là Không, quán về quán xét Không này cũng Không-Vô thường, pháp-ngã và ngã sở luôn luôn không biến đổi. Như người tích tụ rất nhiều cây củi, dùng lửa đốt cháy đống củi, tay cầm gậy dài đi vòng quanh đẩy gom lại, muốn làm cho cháy hết, đã biết sắp cháy hết, cây gậy dài đã cầm cũng ném vào trong lửa, đốt cháy khiến cho cùng hết sạch. Thế nào là Tam-ma-địa Vô nguyện Vô nguyện? Đó là có Tỳ kheo, tư duy về các hành có rơi mất-có giữ lấy thảy đều Vô thường, quán xét các hành có rơi mất-có giữ lấy này không phải là thường còn-không phải là luôn có, đều là pháp biến đổi. Quán xét như vậy luôn luôn không gián đoạn, lại khởi lên tâm-tâm sở pháp, tư duy về quán xét Vô thường trước đây cũng lại là Vô thường, quán về quán xét Vô thường này cũng không phải là thường còn-không phải là luôn có, đều là pháp biến đổi. Thí dụ nói như trước. Thế nào là Tam-ma-địa Vô tướng Vô tướng? Đó là có Tỳ kheo, tư duy về Trạch diệt đều là rỗng rang vắng lặng, quán xét về Trạch diệt này rời bỏ các nơi nương tựa-ái không còn-lìa diệt Niết-bàn. Quán xét như vậy luôn luôn không gián đoạn, lại khởi lên tâm-tâm sở pháp, tư duy về quán xét rỗng rang vắng lặng, Phi trạch diệt cũng là rỗng rang vắng lặng, quán xét Phi trạch diệt này cũng không sinh ra các pháp lẫn tạp. Thí dụ nói như trước.”
Nên biết rằng nghĩa trong luận ấy đã nói, đó là trước tiên khởi lên Định Không để quán xét năm Thủ uẩn là Không, sau đó khởi lên Định Không Không để quán về quán xét Không trước đây cũng là Không, nghĩa là bởi vì quán xét về Không thì cũng là Không. Trước tiên khởi lên Định Vô nguyện để quán xét năm Thủ uẩn là Vô thường, sau đó khởi lên Định Vô nguyện Vô nguyện, quán về quán xét Vô nguyện trước đây cũng là Vô thường, nghĩa là bởi vì quán xét về Vô thường ấy cũng là Vô thường. Trước tiên khởi lên Định Vô tướng để quán xét Trạch diệt là rỗng rang vắng lặng, sau đó khởi lên Định Vô tướng Vô tướng, quán về quán xét Vô tướng trước đây cũng là rỗng rang vắng lặng, nghĩa là quán xét về sự rỗng rang vắng lặng ấy là Phi trạch diệt cũng là rỗng rang vắng lặng, bởi vì ba tướng hữu vi đều rỗng rang vắng lặng. Như hạng Chiên-đồ-la tập trung cây củi, lúc đốt cháy xác chết, tay cầm gậy dài đẩy gom lại làm cho cháy hết, sau đó cũng đốt cháy cây gậy. Ở đây cũng như vậy.
Hỏi: Lúc nào đạt được trùng Tam-ma-địa này?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đạt được trong Kiến đạo, như lúc đạt được Thế tục trí Hiện quán biên thì cũng đạt được pháp này. Hoặc có người nói: Đạt được trong Tu đạo, như lúc Thánh giả lià nhiễm đạt được tâm biến hóa thì cũng đạt được pháp này. Lại có người nói: Đạt được lúc Tận trí hiện khởi, như lúc Tận trí hiện khởi, tu đạt được căn thiện hữu lậu của ba cõi, cũng đạt được pháp này.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Nếu thuận theo đạt được Tamma-địa này, thì lúc ấy lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, mới đạt được trùng Tam-ma-địa, chứ không phải là đều có thể đạt được. Các hữu tình đạt được sau đó khởi lên gia hạnh mới hiện rõ ở trước mắt, Phật không có gia hạnh, Độc giác có gia hạnh bậc Trung, Thanh văn có gia hạnh bậc Trung-Thượng.
Hỏi: Trùng Tam-ma-địa này có mấy trí sau khi hiện rõ ở trước mắt? Đáp: Có bốn trí sau khi hiện rõ ở trước mắt, đó là Pháp trí-Loại trí-Khổ trí và Diệt trí.
Trùng Tam-ma-địa của cõi Dục do Vị chí định thâu nhiếp, sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt; trùng Tam-ma-địa của hi tưởng phi phi tưởng xứ do Vô sở hữu xứ thâu nhiếp, sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt; trùng Tam-ma-địa của địa khác đều do mình thâu nhiếp, sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt.
Ba trùng Tam-ma-địa này, về cõi thì gồm chung ba cõi. Về địa thì thuộc về mười một địa, đó là Vị chí định-Tĩnh lự trung gian-bốn Tĩnh lự căn bản-bốn Vô sắc căn bản và cõi Dục. Về sở y thì chỉ dựa vào thân ở cõi Dục. Về hành tướng, Tam-ma-địa không có hai hành tướng, Tamma-địa Không Không chỉ có hành tướng Không. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ riêng hành tướng Không sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Vì sao Định này chỉ riêng hành tướng Không sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Bởi vì hành tướng Không cùng với Có trái ngược nhau, có năng lực làm cho hữu tình mau chóng rời bỏ sinh tử; Định trùng Không này chán ngán rời bỏ Thánh đạo, hãy còn có thể rời bỏ Thánh đạo, huống là Không rời bỏ sinh tử hay sao? Vì vậy chỉ riêng hành tướng Không sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Vì sao Định này không làm hành tướng Vô ngã?
Đáp: Nếu thấy các pháp Vô ngã mà không thấy là Không, thì tuy chán ngán sinh tử mà không phải là tăng mạnh lên; nếu thấy là Không thì lực chán ngán đối với sinh tử tăng mạnh lên. Như người đi một mình ở giữa đường, gặp một người bạn tuy biết không phải là thân thuộc với mình, mà không quá lo lắng, về sau nếu lúc chia tay thì rất lo lắng buồn phiền. Hành tướng không đối với chán chán sinh tử thì mạnh hơn đối với Vô ngã, vì vậy Định này không làm hành tướng Vô ngã.
Tam-ma-địa Vô nguyện có mười hành tướng, Tam-ma-địa Vô nguyện Vô nguyện chỉ có hành tướng Vô thường. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ riêng hành tướng Vô thường sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Vì sao Định này chỉ riêng hành tướng Vô thường sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Bởi vì hành tướng Vô thường cùng với Có trái ngược nhau, có năng lực làm cho hữu tình mau chóng rời bỏ sinh tử; Định trùng Vô nguyện này chán ngán rời bỏ Thánh đạo, hãy còn có thể rời bỏ Thánh đạo, huống là không rời bỏ sinh tử hay sao? Vì vậy chỉ riêng hành tướng Vô thường sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Vì sao Định này không làm hành tướng Khổ?
Đáp: Bởi vì Thánh đạo không phải là Khổ.
Hỏi: Vì sao Định này không làm bốn hành tướng duyên với Tập?
Đáp: Bởi vì Thánh đạo không có thể dẫn đến quả báo của ba cõi.
Hỏi: Vì sao Định này không làm bốn hành tướng duyên với Đạo?
Đáp: Định này nếu làm hành tướng duyên với Đạo, thì phải vui mừng cầu mong Thánh đạo chứ không nên chán ngán rời bỏ.
Tam-ma-địa Vô tướng có bốn hành tướng, Tam-ma-địa Vô tướng Vô tướng chỉ có hành tướng Tĩnh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ riêng hành tướng Tĩnh sau khi Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Vì sao Định này không làm hành tướng Diệt?
Đáp: Diệt có hai loại:
- Phi trạch diệt.
- Vô thường diệt.
Nếu làm hành tướng Diệt thì không biết duyên với Diệt nào.
Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra cũng không phải là hành tướng Tĩnh, đó là Tĩnh cũng có hai loại:
- Phi trạch diệt.
- Trạch diệt.
Nếu làm hành tướng Tĩnh lự thì cũng không biết là duyên với Tĩnh nào?
Đáp: Có nói hai Diệt, không có nơi nào nói hai Tĩnh, vì vậy không nên ví dụ. Lại nữa, nghĩa của Diệt lạm dụng nhiều, nghĩa của Tĩnh lạm dụng ít, đó là bởi vì Diệt có ba-Tĩnh chỉ có hai. Nếu lại không làm hành tướng Tĩnh, thì Định này lại làm hành tướng gì?
Hỏi: Vì sao Định này không làm hành tướng Diệt?
Đáp: Bởi vì Phi trạch diệt không phải là pháp Diệu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì luận phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là pháp Diệu? Đó là pháp thiện vô lậu.” Phi trạch diệt là vô ký cho nên không phải là pháp Diệu.
Hỏi: Vì sao Định này không làm hành tướng Ly?
Đáp: Bởi vì Phi trạch diệt phải là pháp Ly. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì luận phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là pháp Ly? Đó là Giới thiện của cõi Dục.” Cõi Sắc-Vô sắc do xuất ly mà sinh ra các Đẳng chí thiện, pháp Học-pháp Vô học và Trạch diệt là sở duyên của Định này, bởi vì Phi trạch diệt không có tướng của pháp Ly đã nói kia.
Sở duyên của trùng Tam-ma-địa này, thì Tam-ma-địa Không Không và Vô nguyện Vô nguyện, có nơi nói: Duyên riêng với Thánh đạo ở sát na cuối cùng; có nơi nói: Duyên riêng với Thánh đạo ở sát na cuối cùng của Tam-ma-địa câu sinh; có nơi nói: Duyên chung với Thánh đạo nối tiếp nhau; có nơi nói: Duyên chung với Thánh đạo nối tiếp nhau của Tam-ma-địa câu sinh. Tam-ma-địa Vô tướng Vô tướng thì duyên với Phi trạch diệt.
Về Niệm trú, đều chỉ riêng Pháp niệm trú đi cùng. Về trí, đều chỉ riêng Thế tục trí đi cùng. Về Tam-ma-địa, tức là Tam-ma-địa hữu lậu chứ không phải là Tam-ma-địa vô lậu. Về căn tương ưng, là tương ưng với ba Căn, đó là Hỷ-Lạc và Xả. Về ba đời thì đều là ba đời. Duyên với ba đời, Tam-ma-địa Không Không và Vô nguyện Vô nguyện, nếu ở quá khứ-hiện tại thì duyên với quá khứ; nếu ở vị lai thì có những người muốn làm cho duyên riêng với Thánh đạo ở sát na cuối cùng, hoặc đó là Tam-ma-địa câu sinh, họ nói đang khởi lên là duyên với hiện tại, còn vị lai thì duyên với ba đời; có những người muốn làm cho duyên chung với Thánh đạo nối tiếp nhau, hoặc đó là Tam-ma-địa câu sinh, họ nói đang khởi lên là duyên với quá khứ-hiện tại, còn lại vị lai thì duyên với ba đời. Có Sư khác nói: “Tam-ma-địa Không Không và Vô nguyện Vô nguyện duyên chung với tất cả Thánh đạo, đó là nói ba đời đều duyên với ba đời.” Tam-ma-địa Vô tướng Vô tướng chỉ duyên với tách rời thời gian (Ly thế).
Về thiện-bất thiện và vô ký, thì ba loại đều là thiện. Duyên với thiện-bất thiện và vô ký, hai loại đầu chỉ duyên với thiện, một loại sau chỉ duyên với vô ký. Hệ thuộc ba cõi-không hệ thuộc, ba loại đều hệ thuộc tất cả ba cõi. Duyên với hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, ba loại đều duyên với không hệ thuộc. Học-Vô học và Phi học phi vô học, ba loại đều là Phi học phi vô học. Duyên với Học-Vô học và Phi học và phi vô học, hai loại trước duyên với Vô học, một loại sau duyên với Phi học phi vô học. Do kiến-tu mà đoạn và Không đoạn, ba loại đều là do tu àm đoạn. Duyên với kiến-tu mà đoạn và không đoạn, ba loại đều duyên với không đoạn. Duyên với danh-duyên với nghĩa, ba loại đều duyên với nghĩa. Duyên với Tự-Tha tương tục và Phi tương tục, hai loại trước duyên với Tự tương tục, một loại sau duyên với Phi tương tục. Gia hạnh đắc-ly nhiễm đắc, ba loại đều bao gồm cả hai đắc. Từng đạt được và chưa từng đạt được, ba loại đều chỉ là chưa từng đạt được.
Hỏi: Ba trùng Tam-ma-địa này ai khởi lên và ở nơi nào?
Đáp: Cõi Dục khởi lên chứ không phải là cõi Sắc-Vô sắc, loài người khởi lên chứ không phải là nẽo khác, ba châu khởi lên chứ không phải là Bắc châu, trong ba châu thì nam nữ đều có thể khởi lên chứ không phải là Phiến-trĩ…
Tôn giả Cù-sa-phiệt-ma nói rằng: “Chỉ có châu Thiệm bộ có thể khởi lên chứ không phải là châu khác, chỉ có thân nam có thể khởi lên chứ không phải là thân nữ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Định này chỉ dựa vào thân mạnh mẽ, chỉ có thân nam ở châu Thiệm bộ là mạnh mẽ.”
Lời bình: Nên biết trong này cách nói trước là hợp lý, bởi vì nữ nam ở ba châu đều mạnh mẽ. Như thân nam ở châu Thiệm bộ đối với Định tâm đều được tự tại, thân nữ ở hai châu Đông-Tây và châu này cũng đối với tâm Định đều được tự tại, bởi vì đều mạnh mẽ.
Hỏi: Những Bổ-đặc-già-la nào có thể khởi lên Tam-ma-địa này?
Đáp: Thánh giả có thể khởi lên chứ không phải là dị sinh, Vô học có thể khởi lên chứ không phải là Hữu học, Bất thời giải thoát có thể khởi lên chứ không phải là Thời giải thoát. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu đối với Định được tự tại và thân không có phiền não, thì mới có thể khởi lên Tam-ma-địa này. Tất cả dị sinh và Tín thắng giải thì hai sự đều không có, Kiến chí tuy đối với Định được tự tại mà trong thân còn có phiền não, Thời giải thoát tuy trong thân không có phiền não mà đối với Định không được tự tại, cho nên đều không có thể hởi lên Định này. Chỉ có Bất thời giải thoát có đủ hai sự, cho nên có thể khởi lên Định.
Hỏi: Lúc nào là Tam-ma-địa này? Là sát na thứ nhất hay là toàn bộ nối tiếp nhau? Nếu sát na thứ nhất là Định này, thì sau đó nối tiếp nhau gọi là Định gì? Nếu toàn bộ nối tiếp nhau là Định này, thì luận Thức Thân nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Có thể có pháp thế gian, có rơi mất, có giữ lấy do Thủ uẩn thâu nhiếp, dựa vào bên trong dấy khởi-nhờ vào chọn lựa sinh ra, chỉ là tánh thiện hệ thuộc cõi Dục, Định từ vô lậu không gián đoạn mà sinh ra, duyên với pháp vô lậu, chỉ là pháp bất cọng của Thánh giả chứ không phải là pháp cùng chung của dị sinh chăng?
Đáp: Có, đó là Tam-ma-địa Không Không, Vô nguyện Vô nguyện và Vô tướng Vô tướng hệ thuộc cõi Dục.” Có người đưa ra cách nói này:
Chỉ có sát na thứ nhất là thuộc về Định này.
Hỏi: Nếu như vậy thì sau đó nối tiếp nhau gọi là Định gì?
Đáp: Đó là căn thiện tương tự với Định này chứ không phải là thuộc về Định này. Lại có người nói: Toàn bộ sự nối tiếp nhau đều là Định này.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Thức Thân nói nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Luận ấy nói chung về chủng loại của Định này, nghĩa là Định này từ trước đến sau tuy nhiều sát na, mà đều là thuộc về một chủng loại của Định này; ở đây từ vô lậu không gián đoạn mà sinh ra, cho nên không trái với nơi kia. Nếu nói riêng biệt thì Định ở sát na thứ nhất tiếp theo vô lậu sinh ra duyên với pháp vô lậu; sau đó nối tiếp nhau thì tuy không phải là vô lậu không gián đoạn mà sinh ra, nhưng mà duyên với vô lậu.
Hỏi: Trùng Tam-ma-địa này thì lúc nào hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Lúc sắp Niết-bàn mới khởi lên Định này. Nghĩa là A-la-hán sắp nhập Niết-bàn lại khởi lên Thánh đạo, tiếp theo sau Thánh đạo thì Định này hiện rõ trước mắt, rời khỏi Định này rồi liền nhập Niết-bàn, không còn khởi lên Định này mà cũng không khởi lên Thánh đạo.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Đạt được Định này thì tùy theo lúc muốn hiện rõ trước mắt chứ không quyết định vào lúc nào.
Hỏi: Thánh đạo không gián đoạn thì Định này hiện rõ trước mắt, Định này không gián đoạn thì khởi lên Thánh đạo hay không?
Đáp: Định này không gián đoạn không khởi lên Thánh đạo. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chán ngán Thánh đạo. Có người đưa ra cách nói này: Định này không gain1 đoạn cũng không khởi lên Thánh đạo.
Hỏi: Định này không gián đoạn nếu khởi lên Thánh đạo, thì tại sao nói Định này chán ngán Thánh đạo?
Đáp: Định này tuy có thể chán ngán rời bỏ Thánh đạo mà không bằng Thánh đạo có thể chán ngán rời bỏ Định này, Thánh đạo tuy có thể chán ngán rời bỏ Định này mà sau Thánh đạo thì Định này hiện rõ trước mắt, Định này tuy có thể chán ngán Thánh đạo rời bỏ Thánh đạo mà sau Định này lẽ nào Thánh đạo không hiện rõ trước mắt hay sao?
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Thánh đạo không gián đoạn thì Định này hiện rõ trước mắt, Định này không gián đoạn mà không khởi lên Thánh đạo, bởi vì không có tác dụng. Vì vậy nên biết, cách nói trước là hợp lý.
Hỏi: Định này không có thể đoạn các phiền não, cũng không có thể dẫn đến công đức thù thắng, vì sao Thánh giả có lúc liên tục khởi lên?
Đáp: Vì bốn nhân duyên mà có sự dấy khởi thường xuyên:
- Vì trú trong pháp Lạc hiện tại.
- Vì dạo chơi trong công đức.
- Vì quán xét những việc làm trước đây.
- Vì thọ tài sản bậc Thánh.
Lại nữa, thế lực và tác dụng của Tam-ma-địa này sâu xa kín đáo, Định tự tại thì mới có thể hiện rõ trước mắt, cho nên thường xuyên khởi lên, dạo chơi quán sát.
Các đạo quá khứ đã tu đã ngừng hay chăng? Cho đến nói rộng ra. Tu có bốn loại:
- Tu đạt được.
- Tu luyện tập.
- Tu đối trị.
- Tu loại bỏ.
Tu đạt được và tu luyện tập, đó là tất cả pháp hữu vi thiện. Tu đối trị và tu loại bỏ, đó là tất cả pháp hữu lậu.
Các Sư phương Tây nói tu có sáu loại, đó là bốn loại trước, lại thêm vào hai loại tu:
- Tu phòng hộ.
- Tu phân biệt.
Tu phòng hộ, đó là phòng hộ các căn. Như trong kinh nói: “Đối với sáu căn này khéo léo điều phục, khéo léo che giấu, khéo léo giữ gìn, khéo thâu nhiếp, khéo léo thâu nhiếp, khéo léo tu tập, có năng lực dẫn đến niềm vui đời sau.” Tu phân biệt, đó là phân biệt sắc thân. Như trong kinh nói: “Trong thân này có tóc-lông-móng-răng…”
Các Sư nước này nói hai loại sau, tức là thuộc về tu đối trị và tu
loại bỏ, cho nên tất cả các tu chỉ có bốn loại.
Trong này, dựa vào hai loại tu trước mà soạn luận. Nhưng bốn loại tu trải qua pháp phân biệt cần phải làm thành bốn câu:
1. Có pháp là hai loại tu trước mà không phải là hai loại tu sau, đó là pháp hữu vi vô lậu.
2. Có pháp là hai loại tu sau mà không phải là hai loại tu trước, đó là pháp hữu vi nhiễm ô và vô phú vô ký.
3. Có pháp là hai loại tu trước cũng là hai loại tu sau, đó là pháp thiện hữu lậu.
4. Có pháp không phải là hai loại tu trước cũng không phải là hai loại tu sau, đó là pháp vô vi.
Hỏi: Tu là nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa về xông ướp phát ra nghĩa của tu, nghĩa về luyện tập học hỏi là nghĩa của tu, nghĩa làm cho rõ ràng trong ánh sáng là nghĩa của tu.
Pháp thiện hữu vi, hiện tại là do tu luyện tập mà hiển lộ; hiện tại là luyện tập mà đạt được cho nên gọi là tu, vị lai thì chỉ có đạt được cho nên gọi là tu; hiện tại là tiếp nhận sử dụng cho nên gọi là tu, vị lai thì dẫn dắt phát khởi cho nên gọi là tu, hiện tại là thuộc về thân cho nên gọi là tu, vị lai thì khởi lên đạt được cho nên gọi là tu; hiện tại là hiện rõ trước mắt cho nên gọi là tu, vị lai thì thành tựu cho nên gọi là tu; hiện tại đang làm những việc làm cho nên gọi là tu, vị lai thì như từ xa mong muốn qua lại cho nên gọi là tu.
Hỏi: Các đạo quá khứ đều đã tu-đã ngừng chăng?
Đáp: Các đạo quá khứ đều đã tu-đã ngừng. Đã tu, đó là thiện quá khứ, bởi vì đã có hai loại tu đạt được và tu luyện tập. Đã ngừng đó là pháp quá khứ, bởi vì những việc làm đã ngừng lại. Có đạo đã tu-đã ngừng mà không phải là quá khứ, đó là đạo vị lai đã tu-đã ngừng, như lúc quán Bất tịnh cho đến lúc Tận trí hiện rõ ở trước mắt, có thể tu pháp thiện hữu vi trong vô lượng sát na của vị lai. Pháp đã tu này, từ sát na thứ hai trở về sau đều gọi là đã tu, bởi vì đã có tu đạt được, cũng gọi là đã ngừng, bởi vì những việc làm đã xong, mà không phải là quá khứ bởi vì là hiện tại và vị lai.
Hỏi: Các đạo vị lai đếu chưa hẳn đã tu-đã ngừng chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định:
1. Có đạo vị lai mà không phải là chưa hẳn đã tu-đã ngừng, đó là vị lai đã tu-đã ngừng; loại này chính là thứ tự trước đây đã nói.
2. Có đạo chưa hẳn đã tu-đã ngừng mà không phải là vị lai, đó là chưa từng đạt được bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là chưa từng đạt được quán Bất tịnh, cho đến Tận trí đang hiện rõ ở trước mắt; loại này chưa hẳn đã tu, bởi vì đang có tu đạt được và tu luyện tập, cũng chưa hẳn đã ngừng, bởi vì đang làm những việc làm, mà không phải là vị lai bởi vì thuộc về hiện tại.
3. Có đạo vị lai cũng chưa hẳn đã tu-đã ngừng, đó là đạo vị lai chưa hẳn đã tu-đã ngừng, nghĩa là lúc quán Bất tịnh cho đến Tận trí hiện rõ ở trước mắt, có thể tu pháp thiện hữu vi trong vô lượng sát na của vị lai, pháp đã tu này trong sát na thứ nhất gọi là chưa hẳn đã tu, bởi vì nay đang tu đạt được, cũng gọi là chưa hẳn đã ngừng bởi vì đang làm những việc làm, đạo đã tu này hãy còn thuộc về vị lai.
4. Có đạo không phải là vị lai cũng không phải là chưa hẳn đã tu-đã ngừng, đó là đạo quá khứ và đạo đã từng đạt được nay hiện rõ ở trước mắt. Đạo quá khứ, là đã tu-đã ngừng, như trước đã nói; và đạo đã từng đạt được nay hiện rõ ở trước mắt, là trước kia có tu đạt được cho nên gọi là đã tu, những việc làm đã xong cho nên gọi là đã ngừng, tức là đã từng đạt được quán Bất tịnh… vào lúc hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Đạo hiện tại này bởi vì nay tu luyện tập-bởi vì đang làm công việc, nên gọi là chưa hẳn đã tu-đã ngừng, tại sao nói không phải là chưa hẳn đã tu-đã ngừng?
Đáp: Tuy dựa vào tu luyện tập thuận theo chỉ nói đạo quá khứ là câu này thâu nhiếp, mà dựa vào tu đạt được cho nên cũng nói đạo hiện tại đã từng đạt được là câu này.
Hỏi: Các đạo hiện tại đều đang tu chăng?
Đáp: Các đạo hiện tại đều đang tu, nghĩa là nếu đạo hiện tại chưa từng đạt được, thì do tu đạt được và tu luyện tập cho nên gọi là đang tu; nếu đạo hiện tại đã từng đạt được chỉ do tu luyện tập thì gọi là đang tu. Có đạo đang tu mà không phải là hiện tại, đó là đạo chưa từng đạt được bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, mà tu chủng loại đạo ấy ở vị lai. Nhưng chủng loại thì có bốn loại:
- Chủng loại về tu.
- Chủng loại về luật nghi.
- Chủng loại về phạm vi.
- Chủng loại tương tự.
Chủng loại về tu, như trong này nói đạo chưa từng đạt được bắt đầu hiện ỡ ở trước mắt, mà tu chủng loại đạo ấy ở vị lai. Trong này có người nói: Đạo hữu lậu dùng đạo hữu lậu làm chủng loại, đạo vô lậu dùng đạo vô lậu làm chủng loại.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Đạo hữu lậu dùng đạo hữu lậu-vô lậu làm chủng loại, đạo vô lậu dùng đạo vô lậu-hữu lậu làm chủng loại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì mỗi một loại hiện rõ trước mắt đều tu hai loại đạo của vị lai. Do thế lực ấy cho nên tu ở vị lai đều có thể nói là chủng loại ấy.
Chủng loại về luật nghi, như chương Nghiệp Uẩn nói: “Nếu thành tựu về Giới quá khứ, thì cũng thành tựu về Giới thuộc chủng loại này ở vị lai-hiện tại chăng?” Trong này. Luật nghi dùng luật nghi làm chủng loại, biệt giải thoát luật nghi dùng biệt giải thoát luật nghi làm chủng loại, Tĩnh lự luật nghi dùng Tĩnh lự luật nghi làm chủng loại, vô lậu luật nghi dùng vô lậu luật nghi làm chủng loại, luật nghi gia hạnh dùng luật nghi gia hạnh làm chủng loại, luật nghi hậu khởi dùng luật nghi hậu khởi làm chủng loại, ở trong biểu dùng biểu làm chủng loại, vô biểu dùng vô biểu làm chủng loại.
Chủng loại về phạm vi, như chương Căn Uẩn nói: “Nếu thành tựu nhãn căn thuộc về chủng loại này thì cũng thành tựu thân căn thuộc chủng loại này chăng? Trong này, nếu là pháp của cõi này thì vẫn dùng pháp của cõi này làm chủng loại, nghĩa là pháp cõi Dục lấy pháp cõi Dục làm chủng loại, pháp cõi Sắc lấy pháp cõi Sắc làm chủng loại, pháp cõi Vô sắc lấy pháp cõi Vô sắc làm chủng loại.
Chủng loại tương tự, như trong Tỳ-nại-da nói: “Tôn giả Vật-độctử, tay trái tỏa ra ánh sáng, tay phải phân chia những đồ nằm…, trao cho Tỳ kheo thuộc chủng loại tương tự, nói là để cho người trì Tố-đát-lãm và người trì Tố-đát-lãm cùng ở một nơi, người trì Tỳ-nại-da và người trì Tỳ-nại-da cùng ở một nơi, người trì A-Tỳ Đạt Ma và người trì A-Tỳ Đạt Ma cùng ở một nơi, người ở chốn A-luyện-nhã và người ở chốn Aluyện-nhã cùng ở một nơi, khiến cho các Tỳ kheo cùng chủng loại, cùng với nhau ở một nơi bàn luận yên lặng, tùy thuận lẫn nhau tu các pháp thiện, không lo buồn khổ sở.”
Trong kinh cũng nói: “Các loài hữu tình, các cõi khác nhau mà chủng loại giống nhau, thì lại yêu thích lẫn nhau, ác thì thích ác, thiện thì thích thiện.”
Ở trong bốn chủng loại, trong này chỉ dựa vào chủng loại về tu mà soạn luận, nghĩa là quán Bất tịnh cho đến Tận trí hiện rõ ở trước mắt, thì có thể tu pháp thiện hữu vi trong vô lượng sát na của vị lai, pháp đã tu này trong sát na thứ nhất, là đang tu đạt được mà không phải hiện tại, bởi vì thuộc về vị lai. Trong này, hiện tại đối với đang tu.
Hỏi: Nếu chỉ dựa vào tu đạt được mà nói thì nên làm thành bốn câu phân biệt, đó là:
1. Hoặc có lúc hiện tại mà không phải là đang tu, như đạo đã từng đạt được nay hiện rõ ở trước mắt.
2. Hoặc có lúc đang tu mà không phải là hiện tại, như trong sát na thứ nhất tu ở vị lai.
3. Hoặc có lúc hiện tại cũng là đang tu, như đạo chưa từng đạt được hiện rõ ở trước mắt.
4. Hoặc có lúc không phải là hiện tại cũng không phải là đang tu, như đạo quá khứ và vị lai, đã tu-đã ngừng.
Đáp: Trong này dựa chung vào tu đạt được và tu luyện tập mà nói, cho nên dùng hiện tại đối với đang tu.
Hỏi: Chỉ làm thuận theo câu trước?
Đáp: Bởi vì đạo hiện tại nhất định phải có tu luyện tập, cho nên gọi là đang tu.
Hỏi: Nếu lúc lui sụt quả trên trú vào quả dưới, thì quả dưới đã đạt được gọi là tu đạt được chăng?
Đáp: Gọi là đạt được chứ không phải là tu.
Hỏi: Lúc ấy lại tiến lên đạt được quả đã lui sụt, thì quả trên đã đạt được gọi là tu đạt được hay không?
Đáp: Nếu quá khứ thì gọi là đạt được chứ không phải là tu, nếu vị lai thì gọi là tu đạt được.
Hỏi: Vì sao quá khứ thì gọi là đạt được chứ không phải là tu, vị lai thì gọi là tu đạt được?
Đáp: Nếu đạo hiện tại làm nhân cho quả ấy, thì nếu có thể nói quả ấy là tu đạt được, đạo hiện tại không có nghĩa làm nhân cho quá khứ, cho nên đạo quá khứ gọi là đạt được chứ không phải là tu.
Hỏi: Lúc lui sụt quả trên trú vào quả dưới, đã đạt được quả vô lậu dưới ở vị lai, đã có nhân đạt được vô lậu của hiện tại, sao không gọi là tu?
Đáp: Nếu nhân của hiện tại do thắng tiến cho nên đạt được ở vị lai, thì quả ấy có thể gọi là tu. Lúc lui sụt trú vào quả dưới thì đạt được vô lậu của hiện tại, tuy là nhân của nó mà không phải là thắng tiến, cho nên không gọi là tu, bởi vì không do tu đạt được ở hiện tại, mà vị lai ấy chỉ do lui sụt cho nên nó được hiện rõ ở trước mắt.