LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG IV: NGHIỆP UẨN
Phẩm Thứ Ba: LUẬN VỀ HẠI SINH
(Từ cuối quyển 118 – quyển 121)
Có thể có đã hại mạng sống-giết mạng sống chưa diệt chăng? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần phải giải thích rộng ra.
Trong này, có loại không phải là sát sinh mà dùng thanh Sát sinh để nói, có loại không phải là gia hạnh mà dùng thanh Gia Hạnh để nói, nghĩa là gia hạnh sát sinh cũng gọi là sát sinh, dấy khởi sau sát sinh cũng gọi là gia hạnh. Đó gọi là Tỳ-ba-sa tóm lượt ở chỗ này.
Hỏi: Có thể có đã hại mạng sống-giết mạng sống chưa diệt chăng?
Đáp: Có, như đã đoạn mật mạng sống loại khác mà gia hạnh ấy chưa ngừng. Nghĩa là như có người làm hại mạng sống của loài khác, dùng dao-gậy… để làm hại, gia hạnh chưa dứt mà mạng sống của loài ấy đã đoạn mất. Sai khiến-chú thuật-thuốc độc, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Có thể có chưa hại mạng sống-giết mạng sống đã diệt chăng?
Đáp: Có, như chưa đoạn mất mạng sống loài khác mà gia hạnh ấy đã ngừng. Nghĩa là như có người làm hại mạng sống của loài khác, dùng dao-gậy… để làm hại, mạng sống ấy chưa đoạn mật, không còn làm hại nữa. Sai khiến-chú thuật-thuốc độc, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Có thể đã hại mạng sống-giết mạng sống đã diệt chăng?
Đáp: Có, như đã đoạn mật mạng sống loài khác mà gia hạnh ấy đã ngừng. Nghĩa là như có người làm hại mạng sống của loài khác, dùng dao-gậy… để làm hại, ngay lúc mạng sống đoạn mất thì gia hạnh cũng ngừng. Sai khiến-chú thuật-thuốc độc, nói rộng ra cũng vậy.
Hỏi: Có thể có chưa hại mạng sống-giết mạng sống chưa diết chăng?
Đáp: Có, như chưa đoạn mật mạng sống loài khác, gia hạnh ấy chưa ngừng. Nghĩa là như có người làm hại mạng sống của loài khác, dùng dao-gậy… để làm hại, mạng sống ấy chưa đoạn mất thì gia hạnh ấy cũng chưa ngừng. Sai khiến-chú thuật-thuốc độc, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Có thể có chưa hại mạng sống-giết mạng sống chưa diệt, dị thục của nghiệp này chắc chắn sinh vào địa ngục chăng?
Đáp: Có, như lúc dấy lên gia hạnh của nghiệp vô gián thì mạng chung. Sự việc ấy như thế nào? Nghĩa là như có người muốn hại mẹ của mình vừa khởi lên gia hạnh, hoặc là bị quan quân bắt giữ, hoặc là mẹ có sức mạnh trở lại làm hại người con ấy, hoặc là mẹ nhờ phước đức mà Thiên thần giết chết người con thì người con rơi vào địa ngục nhưng mẹ vẫn còn sống. Hoặc là khởi lên gia hạnh làm cho mẹ phải chết, mà trong lòng hối hận tự làm hại mạng sống của mình, cũng sinh vào địa ngục. Như làm hại mẹ, như vậy tạo ra nghiệp vô gián khác, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Chỉ có pháp chứ không có chúng sinh thì làm sao mà có tội giết hại?
Đáp: Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Như tuy không có chúng sinh, mà có tưởng về chúng sinh, như vậy tuy không có chúng sinh, mà có tội giết hại. Lại nữa, Uẩn-Giới-Xứ này, có thể khởi lên tưởng về Ngã, tưởng về hữu tình, tưởng về mạng, tưởng về sinh, tưởng về dưỡng, tưởng về Bổ-đặc-già-la, vì vậy nếu đoạn hoại thì lúc ấy mạng lấy tội giết mạng sống. Lại nữa, Uẩn-Giới-Xứ này, có thể khởi lên tưởng về Ngã, tưởng về Thường-Lạc-Tịnh, vì vậy nếu đoạn hoại thì lúc ấy mang lấy tội giết mạng sống.”
Đại đức nói rằng: “Uẩn-Giới-Xứ này, là có chấp Thọ khởi lên nhận biết ba lúc, đó là Ngã sẽ giết-đang giết-đã giết, vì vậy nếu đoạn hoại thì lúc ấy mang lấy tội giết mạng sống. Nhưng chúng sinh là thế tục có tội giết mạng sống, là thắng nghĩa có tội giết mạng sống này, do hai duyên mà mang lấy:
- Khởi gia hạnh.
- Quả cuối cùng.
Nếu khởi lên gia hạnh mà quả không đến cuối cùng, hoặc là quả đến cuối cùng mà không khởi lên gia hạnh, thì cũng không mang lấy tội giết hại. Nếu khởi lên gia hạnh mà quả cũng đến cuối cùng thì mới mang lấy tội giết hại.”
Hỏi: Có thể có cũng khởi lên gia hạnh-quả cũng đến cuối cùng, mà không mang lấy tội giết hại chăng?
Đáp: Có, như chủ động giết hại-thụ động giết hại cùng lúc bỏ mạng, hoặc là người chủ động giết hại chết trước.
Hỏi: Giết hại Uẩn nào thì gọi là giết hại mạng sống, quá khứ chăng, vị lai chăng, hiện tại chăng? Quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại không dừng lại, đều không có nghĩa của giết hại, tại sao gọi là giết mạng sống?
Đáp: Giết hại Uẩn vị lai, không phải là quá khứ-hiện tại.
Hỏi: Vị lai chưa đến làm sao có thể giết hại?
Đáp: lúc ấy trú trong hiện tại ngăn chặn các Uẩn hòa hợp của đời vị lai, cho nên gọi là giết hại. Bởi vì ngăn chặn duyên hòa hợp sinh ra các Uẩn khác, cho nên mang lấy tội giết hại. Có người nói: Giết hại Uẩn hiện tại-vị lai chứ không phải là quá khứ.
Hỏi: Vị lai có thể như vậy, hiện tại không dừng lại, giả sử nó không bị giết hại thì cũng tự nhiên giệt mất, làm sao giết hại?
Đáp: Đoạn mật thế dụng của nó, cho nên gọi là giết hại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Uẩn hiện tại trước đó tuy không dừng lại mà diệt mất, nhưng không có thể khiến cho Uẩn sau không nối tiếp, Uẩn hiện tại bây giờ không dừng lại mà diệt đi, thì có thể làm cho Uẩn sau đó không nối tiếp, cho nên đối với Uẩn hiện tại cũng mang lấy tội giết hại.
Hỏi: Trong các Uẩn thì Uẩn nào có thể giết hại, đối với nó mang lấy tội giết hại?
Đáp: Có người nói: Sắc Uẩn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ có Sắc mới có thể bị dao-gậy… xúc chạm. Có người nói: Năm Uẩn.
Hỏi: Bốn Uẩn không có xúc chạm thì làm sao có thể giết hại?
Đáp: Nó dựa vào Sắc mà chuyển, lúc Sắc Uẩn hư hoại thì nó sẽ không chuyển, cho nên cũng gọi là giết hại. Như lúc bình vỡ tan thì sữa… cũng mất đi. Vả lại, nó cũng đối với năm Uẩn khởi lên tâm ác mà giết hại, cho nên đối với nó mang lấy tội giết hại.
Hỏi: Vì giết hại vô ký, đối với nó mang lấy tội là ba loại chăng?
Đáp: Có người nói: Vô ký. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ riêng vô phú vô ký mới có thể bị dao-gậy… xúc chạm. Có người nói: Ba loại.
Hỏi: Pháp thiện-nhiễm ô không có xúc chạm thì làm sao có thể giết hại?
Đáp: Pháp thiện-nhiễm ô dựa vào vô ký mà chuyển, lúc vô ký hư hoại thì nó sẽ không chuyển, cho nên cũng gọi là giết hại. Phần còn lại nói rộng ra như trước.
Hỏi: Như dùng một gia hạnh cùng lúc giết mẹ và người nữ khác, lúc ấy đối với mẹ mang lấy tội giết hại mạng sống và tội Vô biểu vô gián, đối với người nữ khác chỉ mang lấy tội Vô biểu giết hại mạng sống, mà nghiệp Biểu này là chỉ mang lấy một hay là hai?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chỉ mang lấy một Biểu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì một gia hạnh cùng lúc mà giết hại không có gì sai biệt.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Lúc ấy mang lấy hai Biểu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nghiệp Biểu của thân này do cực vi mà thành, hại mẹ và người khác thì cực vi đều khác nhau. Như Vô biểu mang lấy hai, Biểu cũng thuận theo như vậy.”
Hỏi: Như dùng một gia hạnh giết hại nhiều chúng sinh, tùy theo bao nhiêu chúng sinh thì mang lấy bấy nhiêu tội Vô biểu, mà nghiệp Biểu này là chỉ mang lấy một hay là mang lấy nhiều?
Đáp: Có người nói: Mang lấy một. Nguyến cớ thế nào? Bởi vì một gia hạnh cùng lúc mà giết hại không có gì sai biệt.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Lúc ấy mang lấy nhiều Biểu. Nói rộng ra như trước.”
Hỏi: Giết hại người đúng lúc thọ mạng không còn thì mang lấy tội giết hại hay không?
Đáp: Nếu sát-na này đúng lúc thọ mạng không còn, thì lúc bấy giờ người làm hại không mang lấy tội giết hại. Nếu do làm hại cho đến khiến thọ mạng dừng lại không sinh trong một sát-na ấy, pháp đều mang lấy tội giết hại, huống là nhiều sát-na hay sao?
Hỏi: Giết hại người không còn chỗ hiểm (đoạn mạt ma) thì mang lấy tội giết hại hay không?
Đáp: Nếu sát-na này đang đúng lúc xả mạng, thì lúc bấy giờ người làm hại không mang lấy tội giết hại. Nếu do làm hại cho đến khiến mạng sống dừng lại không sinh trong một sát-na ấy, pháp đều mang lấy tội giết hại, huống là nhiều sát-na hay sao?
Hỏi: Nếu có người làm hại người khác khiến cho nhất định phải chết, liền tự làm hại mạng mình thì mang lấy tội giết hại hay không?
Đáp: Không mang lấy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì quả ấy chưa đến cuối cùng, liền tự mình mất mạng, không có chúng đồng phần sau có thể thành tựu tội ấy.
Hỏi: Nếu lúc chiến đấu làm hại lẫn nhau, cùng lúc chết đi thì đều mang lấy tội giết hại hay không?
Đáp: Không mang lấy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cả hai đều là quả chưa đến cuối cùng, thì cùng mất mạng, cho nên không có chúng đồng phần sau có thể thành tựu tội ấy.
Hỏi: Nếu vì vua quan… ép buộc khiến làm điều giết hại, thì mang lấy tội giết hại hay không?
Đáp: Có người nói: Không mang lấy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thế lực khác đã khống chế chứ không phải là ý thích của người ấy.
Nói như vậy thì cũng mang lấy tội giết hại, trừ ra tự tâm mình yêu
cầu thà rằng bỏ mạng mình chứ cuối cùng không làm hại người khác, như vậy thì không có tội.
Hỏi: Nếu dựa vào pháp của đời vua trước đã chế định, làm cho hình phạt có vượt quá mức, thì mang lấy tội giết hại hay không?
Đáp: Vua và quan tòa mang lấy. Nếu sai người khác giết hại thì mang lấy tội Vô biểu cua giết hại mạng sống. Người ấy đã sai khiến người ta, và nếu tự mình giết hại thì cũng mang lấy tội Biểu-Vô biểu của giết hại mạng sống. Nếu rất nhiều hữu tình tìm cách làm hại một mạng sống, họ khởi lêm gia hạnh đích thân đoạn mất mạng sống ấy, mang lấy tội Biểu-Vô biểu của giết hại mạng sống; người cùng tìm cách và người lên tiếng ủng hộ, chỉ mang lấy Vô biểu của giết hại mạng sống. Nếu nhiều người ây cùng đưa ra gia hạnh đoạn mất một mạng sống ấy, thì nên biết là đều mang lấy tội Biểu-Vô biểu.
Hỏi: Có thể có lúc không phải là thân gây ra, mà mang lấy tội giết hại mạng sống chăng?
Đáp: Có, đó là ngữ sai khiến giết hại.
Hỏi: Có thể có lúc không phát ra lời nói, mà mang lấy tội nói lời dối gạt chăng?
Đáp: Có, đó là thân biểu hiện.
Hỏi: Có thể có lúc không phải là thân gây ra-không phát ra lời nói, mà mang lấy hai tội chăng?
Đáp: Có, đó là ý tức giận của người Tiên, và lúc Bồ-tát im lặng biểu hiện thanh tịnh.
*******
Có thể nghiệp bất thiện thuận theo khổ thọ dị thục chưa chín muồi…, cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa của mình. Đó là hoặc có người nói: không có Trung hữu. Hoặc lại có người nói: Tuy có Trung hữu mà sinh vào nẽo ác thì không có. Hoặc lại có người nói: Sinh vào địa ngục tuy có Trung hữu mà trước đó tạo nghiệp vô gián thì không có. Hoặc lại có người nói: “Trước đó tạo ra nghiệp vô gián tuy có Trung hữu mà trong Trung hữu không nhận lấy dị thục vô gián. Hoặc lại có người nói” Tuy trú trong Trung hữu cũng nhận lấy dị thục vô gián, mà chỉ nhận lấy bốn Uẩn chứ không nhận lấy Sắc uẩn.
Cần phải ngăn chặn các loại chấp lạ lùng như vậy, hiển bày có Trung hữu, ở tất cả mọi nơi sinh ra thuộc cõi có sắc thì hết thảy mọi nơi đều có, ở trong đó cũng nhận lấy dị thục của Sắc uẩn. Bởi vì nhân duyên này, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Có thể có nghiệp bất thiện thuận theo Khổ thọ dị thục chưa chín muồi, không phải là không bắt đầu nhận lấy quả dị thục, mà dấy khởi tâm nhiễm ô chăng?
Đáp: Có, như tạo tác tăng trưởng nghiệp vô gián rồi, nghiệp này lúc đầu sinh ra quả dị thục của Trung hữu địa ngục.
Hỏi: Tạo tác và tăng trưởng sai biệt thế nào?
Đáp: Có người nói: Không có gì sai biệt. Có người nói: Tên gọi tức là sai biệt, loại này gọi là tạo tác, loại này gọi là tăng trưởng. Có người nói: Nghĩa cũng có sai biệt, đó là hoặc có lúc do một hành ác mà rơi vào các nẽo ác, hoặc có lúc do ba hành ác.
Nếu do một hành ác mà rơi vào nẽo ác, thì lúc ấy gia hạnh chỉ gọi là tạo tác chứ không gọi là tăng trưởng; nếu đến cuối cùng thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng. Nếu do cả ba hành ác mà rơi vào nẽo ác, thì lúc tạo ra một-hai hành ác chỉ gọi là tạo tác chứ không gọi là tăng trưởng; nếu tạo ra đủ cả ba hành ác thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng. Như ba hành ác, ba hành diệu cũng như vậy, sai biệt là sinh vào nẽo thiện.
Lại nữa, hoặc có lúc do một vô gián mà rơi vào địa ngục, hoặc là do đủ cả năm loại. Nếu do một loại thì phần vịgia hạnh ấy chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng; nếu đến cuối cùng thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng. Nếu do đủ cả năm loại mà tạo ra một đến bốn loại, thì chỉ gọi là tạo tác chứ không gọi là tăng trưởng; nếu tạo ra đủ cả năm loại, thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng.
Lại nữa, hoặc có lúc do một nghiệp đạo bất thiện mà rơi vào các nẽo ác, hoặc là do đủ cả mười loại. Nếu do một loại thì phần vị gia hạnh ấy chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng, nếu đến cuối cùng thì gọi là tạo tác cũng gọi là tăng trưởng. Nếu do đủ cả mười loại mà tạo ra một đến chín loại, thì chỉ gọi là tạo tác chứ không gọi là tăng trưởng, nếu tạo ra đủ cả mười loại, thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng. Như mười nghiệp đạo bất thiện, mười nghiệp đạo thiện cũng như vậy sai biệt là sinh vào nẽo thiện.
Lại nữa, hoặc có lúc do nhiều hành diệu cảm đến một chúng đồng phần, như Chúng đồng phần cuối cùng của các Bồ-tát, do ba mươi hai tướng bách phước mà cảm đến. Nếu tạo ra một tướng bách phước cho đến ba mươi mốt tướng bách phước, thì chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng; nếu lúc tạo ra đủ cả ba mươi hai tướng bách phước thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng.
Lại nữa, hoặc có nghiệp do suy nghĩ trước kia mà tạo ra, hoặc có nghiệp không phải là suy nghĩ trước kia tạo ra. Nếu do suy nghĩ trước kia mà tạo ra thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng; nếu không phải là do suy nghĩ trước kia mà tạo ra, thì chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng. Suy nghĩ kỹ càng mà tạo ra, khinh suất mà tạo ra, nói cũng như vậy.
Lại nữa, hoặc có nghiệp thuận theo ba thời gian nhận quả, hoặc có nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả. Thuận theo ba thời gian nhận quả thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng. Thuận theo quyết định mà nhận quả, chi gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng. Thuận theo quyết định nhận quả, thuận theo không nhất định mà nhận quả, nói cũng như vậy.
Lại nữa, hoặc có nghiệp thuận theo quyết định riêng biệt nhận quả, hoặc có nghiệp thuận theo quyết định không riêng biệt nhận quả. Thuận heo quyết định riêng biệt nhận quả, thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng; thuận theo quyết định không riêng biệt nhận quả, chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng.
Lại nữa, hoặc có nghiệp có thời gian quyết định mà dị thục cũng quyết định, hoặc có nghiệp có dị thục quyết định mà thời gian không quyết định. Có đủ hai loại quyết định thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng; chỉ một loại quyết định thì chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng.
Lại nữa, có nghiệp bất thiện thuận theo nẽo ác nhận quả, có nghiệp bất thiện thuận theo nẽo thiện nhận quả. Loại trước gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng; loại sau gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng. Nghiệp thiện cùng với tướng này trái ngược, nói cũng như vậy.
Lại nữa, có nghiệp bất thiện lấy nghiệp bất thiện bạn giúp đỡ, có nghiệp bất thiện lấy nghiệp thiện làm bạn giúp đỡ. Loại trước gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng; loại sau gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng. Nghiệp thiện trái ngược với tướng này, nói cũng như vậy.
Lại nữa, có nghiệp bất thiện không có tác kiến-tà kiến, mê muội nhân quã sinh trong sự nối tiếp nhau; có nghiệp bât thiện có tác kiếnChánh kiến, không mê muội nhân quả sinh trong sự nối tiếp nhau. Loại trước gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng; loại sau gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng. Nghiệp thiện cùng với tướng này trái ngược, nói cũng như vậy.
Lại nữa, có nghiệp bất thiện hủy hoại giới, hủy hoại kiến, có nghiệp bất thiện hủy hoại giới mà không hủy hoại kiến. Loại trước gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng, loại sau gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng. Nghiệp thiện cùng với tướng này trái ngược, nói cũng như vậy.
Lại nữa, có nghiệp bất thiện làm hỏng gia hạnh-làm hỏng ý thích, có nghiệp bất thiện làm hỏng gia hạnh-không làm hỏng ý thích. Loại trước gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng; loại sau gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng. Nghiệp thiện trái lại với tướng này nói cũng như vậy.
Lại nữa, có nghiệp gậy ra rồi không bỏ-không đổi-không loại trừkhông dựa vào đối trị, có nghiệp gây ra rồi bỏ-đổi-loại trừ-dựa vào đối trị. Loại trước gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng; loại sau gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng.
Như vậy, có nghiệp nhận biết qua ba thời gian, không nhận biết qua ba thời gian, gây ra rồi không hối hận, gây ra rồi có hối hận, gây ra rồi nghĩ đến, gây ra rồi không nghĩ đến, thường xuyên nhớ lại, không thường xuyên nhớ lại, nói cũng như vậy.
Lại nữa, nếu nghiệp có thể chọn lấy quả-mang lại quả, thì gọi là tạo tác cũng gọi là tăng trưởng; nếu nghiệp chọn lấy quã mà không có thể mang lại quả, thì chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng.
Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Nếu nghiệp đã làm, quay lại hướng về ý thích, biểu hiện rõ ràng ý thích, là cùng chủng loại thì ca ngợi tán thưởng-trình bày rõ ràng, đó gọi là tạo tác cũng gọi là tăng trưởng. Nếu nghiệp đã làm trái lại với tướng này thì chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng”.
Có người đưa ra cách nói này: Nếu nghiệp đã làm, viên mãn tất cả chủng loại, cứu cánh tất cả chủng loại, như xây dựng Chế-đa trang hoàng nghiêm túc chu đáo, đây gọi là tạo tác cũng gọi là tăng trưởng. Nếu nghiệp đã làm trái lại với tướng này, thì chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng.
Đại đức nói rằng: “Nếu những nghiệp do nhiều duyên hòa hợp chắc chắn cảm đến quả thì gọi là tạo tác, cũng gọi là tăng trưởng. Nếu nghiệp đã làm trái ngược với tướng này, thì chỉ gọi là tạo tác, không gọi là tăng trưởng”.
Có vô lượng môn như vậy, đó gọi là sai biệt giữa tạo tác và tăng trưởng.
Nghiệp vô gián có năm loại:
- Hại mẹ.
- Hại cha.
- Hại A-la-hán.
- Phá hòa hợp tăng.
- Khởi tâm ác làm chảy máu thân Phật.
Hỏi: Năm nghiệp vô gián này lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Lấy nghiệp thân-ngữ làm tự tánh, ba loại trước và một loại sau lấy thân nghiệp làm tự tánh, loại thứ tư lấy ngữ nghiệp làm tự tánh. Vì vậy năm loại này do ba Giới-ba Xứ- một Uẩn thâu nhiếp. ba giới là Sắc-Thanh và Pháp giới, ba xứ là Sắc-Thanh và Pháp xứ, một Uẩn là Sắc uẩn. Đó gọi là tự tánh của nghiệp vô gián. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là vô gián?
Đáp: Bởi vì hai duyên cho nên gọi là vô gián:
- Ngăn chặn hiện tại và sau này.
- Ngăn chặn nẽo khác.
Ngăn chặn hiện tại và sau này, nghĩa là năm loại này chỉ là thuận theo đời kế tiếp nhận quả, không phải là thuận theo pháp hiện tại nhận quả và thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, cho nên gọi là vô gián. Ngăn chặn nẽo khác, nghĩa là nghiệp này quyết định nhận chịu ở tại địa ngục, không phải là lẫn lộn ở nẽo khác, cho nên gọi là vô gián.
Do hai nhân duyên kiến lập vô gián:
- Làm trái ân nuôi dưỡng.
- Phá hoại ruộng công đức.
Làm trái ân nuôi dưỡng, đó là hại mẹ-hại cha. Phá hoại ruộng công đức, đó là ba nghiệp còn lại.
Do hai nhân duyên mang lấy tội vô gián:
- Khởi lên gia hạnh.
- Quả đến cuối cùng.
Tuy khởi lên gia hạnh mà quả không đến cuối cùng, thì loại ấy không mang lấy tội vô gián. Tuy quả đến cuối cùng mà không khởi lên gia hạnh, thì cũng không mang lấy tội vô gián. Tuy khởi lên gia hạnh mà quả không đến cuối cùng, nghĩa là như có người muốn làm hại mẹ mình, người mẹ nhận biết rồi trốn vào trong kho thóc, có người nữ khác ở nơi chỗ ngủ của người mẹ, người ấy đã đến nói là mẹ mình liền lấy dao làm hại, làm hại rồi mới tiếp tục đi vào trong kho thóc lau chùi lưỡi dao, dao đâm trúng thân mẹ vì thế mà mất mạng. Lúc khởi lên gia hạnh thì quả chưa đến cuối cùng, lúc quả đến cuối cùng thì không còn gia hạnh, vì vậy không thành tội vô gián. Có lúc quả đến cuối cùng mà không khởi lên gia hạnh, nghĩa là như có người giúp đỡ cha mẹ đi qua đoạn đường nguy hiểm, sợ rằng có kẻ cướp xuất hiện, thúc đẩy khiến tiến tới, cha mẹ ngã nhào vì thế mà mất mạng. Quả tuy đến cuối cùng mà không phải là gia hạnh khởi lên; vì vậy cần phải khởi lên gia hạnh và quả đến cuối cùng mới thành tội vô gián.
Hỏi: Có thể có khởi lên gia hạnh và quả đến cuối cùng, mà không mang lấy tội vô gián chăng?
Đáp: Có, đó là người giết hại và người bị giết hại cùng lúc mạng chung, bởi vì không có chúng đồng phần sau có thể thành tựu tội ấy. Có người anh sai người em tự mình đi làm hại mẹ, người em y theo lời anh thì cả hai mang lấy tội vô gián; nếu người em sai người khác và cùng người khác làm hai, thì chỉ riêng người em mang lấy tội vô gián. Có người anh sai người em khiến người khác làm hại mẹ, người em y theo lời anh thì cùng mang lấy tội vô gián; nếu người em tự mình làm hại và cùng người khác làm hại, thì chỉ riêng người em mang lấy tội vô gián. Có người anh sai người em cùng người khác làm hại mẹ, người em y theo lời anh thì cùng mang lấy tội vô gián; nếu người em tự mình làm hại và chỉ khiến người khác làm hại, thì chỉ riêng người em mang lấy tội vô gián. Có người anh sai người em, mẹ đến phải làm hại, người em y theo lời anh thì cùng mang lấy tội vô gián; nếu mẹ đi mới làm hại, thì chỉ riêng người em mang lấy tội vô gián. Như người anh sai người em, người anh sai em gái, em trai sai anh trai, sai chị gái cũng như vậy. Như sai làm hại khi đến, sai làm hại khi đi-đứng-ngồi-nằm cũng như vậy. Như làm hại cha cũng như vậy. Làm hại A-la-hán làm thân Phật chảy máu, sai khiến khác nhau tương tự như vậy nên biết.
Nếu loài Phi nhân giết hại cha mẹ Phi nhân thì không mang lấy tội vô gián; loài Phi nhân giết hại loài người, loài người giết hại loài Phi nhân, nên biết cũng như vậy. Chỉ có loài người giết hại cha mẹ loài người mới mang lấy tội vô gián.
Hỏi: Nếu loại Phiến-trĩ-ca, Bán-trạch-ca, không có hình thể, hai hình thể mà giết hại cha mẹ thì có mang lấy tội vô gián hay không?
Đáp: Không mang lấy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thân ấy pháp vốn như vậy, chí lực yếu kém không có thể làm nơi chứa đựng luật nghikhông luật nghi.
Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Phiến-trĩ-ca… giết hại cha mẹ không mang lấy tội vô gián. Nguyên cớ thế nào? bởi vì loại ấy đối với cha mẹ không có tâm yêu mến kính trọng, có thể trước đó hiện rõ trước mắt mà bây giờ hoại diệt. Lại nữa, loại ấy đối với cha mẹ không có sự hổ thẹn tốt đẹp, bởi vì có thể trước đó hiện rõ trước mắt mà bây giờ hoại diệt”.
Đại đức nói rằng: “Phiến-trĩ-ca… phiền não tăng lên, cho nên nhất định thuộc về nẽo ác; thuộc về nẽo ác cho nên không có tội vô gián”.
Hỏi: Các loài bàng sinh giết hại cha mẹ có mang lấy tội vô gián hay không?
Đáp: không mang lấy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thân ấy pháp vốn như vậy, chí lực yếu kém không có thể làm nơi chứa giữ luật nghikhông luật nghi.
Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Các loài bàng sinh giết hại cha mẹ không mang lấy tội vô gián. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì loại ấy đối với cha mẹ không có tâm yêu mến kính trọng, có thể trước đó hiện rõ trước mắt mà bây giờ hoại diệt. Lại nữa, loại ấy đối với cha mẹ không có sự hổ thẹn tốt đẹp, bởi vì có thẻ trước đó hiện rõ trước mắt mà bây giờ hoại diệt”.
Đại đức nói rằng: “Các loài bàng sinh giết hại cha mẹ, đối với tội vô gián thì có mang lấy và không mang lấy. Nghĩa là loài thông minh thì mang lấy, loài không thông minh thì không mang lấy. Từng nghe có một con ngựa thông minh, người tham chủng loại ấy khiến cho giao hợp với ngựa mẹ, con ngựa về sau nhận biết cắt đứt bộ phận sinh dục mà chết”.
Hỏi: Như dùng một gia hạnh cùng lúc giết mẹ và người nữ khác, người ấy đã có Vô biểu rồi, như trước nói: Người ấy có Biểu nghiệp mang lấy tội ở phía người nào? đáp: Mang lấy tội ở phía người mẹ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ở trong đó thì tội vô gián là mạnh hơn.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Các nghiệp có biểu hiện, do cực vi mà thành, làm hại mẹ và người khác thì cực vi đều khác nhau, cho nên tội có biểu hiện mang lấy về phía hai người”.
Hỏi: Như có người nữ bị sa thai ở tuần thứ nhất (Yết-la-lam), có người nữ khác thu nhận đưa vào trong thân, về sau đứa con đã sinh ra lấy ai làm mẹ, giết hại người mẹ nào thì mang lấy tội vô gián?
Đáp: Người trước là mẹ sinh ra, người sau là mẹ nuôi dưỡng, chỉ có làm hại mẹ sinh ra thì mang lấy tội vô gián; bởi vì Yết-la-lam dựa vào người trước sinh ra, những việc đã làm cần phải hỏi mẹ nuôi dưỡng. Làm hại đối với người không phải là mẹ dấy lên tưởng là mẹ, và làm hai đối với mẹ dấy lên tưởng không phải là mẹ, đều không mang lấy tội vô gián. Cần phải làm hại đối với mẹ dấy lên tưởng là mẹ, thì mới mang lấy tội vô gián. Đối với cha và người khác, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Có thể có người nữ không phải là mẹ, không phải là A-lahán, làm hại người ấy thì mang tôi vô gián chăng?
Đáp: Có, đó là làm hại cha chuyển căn thành nữ.
Hỏi: Có thể có người nam không phải là cha, không phải là A-lahán, làm hại người ấy thì mang tội vô gián chăng?
Đáp: Có, đó là làm hại mẹ chuyển căn thành nam.
Hỏi: Nếu mẹ là A-la-hán, hoặc cha là A-la-hán, thì lúc người ấy làm hại một người cùng một lúc, là chỉ mang lấy một tội vô gián, hay là mang lấy hai tội? Nếu nói chỉ mang lấy một, thì người ấy làm trái ân nuôi dưỡng và phá hoại ruộng công đức, tại sao mang lấy một? Kinh nói lại làm sao thông hiểu? Như: “Đức Phật bảo với Thỉ-khiên-trì rằng:
Nay ông đã mang lấy hai tội vô gián, đó là làm hại cha và A-la-hán”. Nếu nói mang lấy hai, thì người ấy làm hại một mạng, vì sao mà mang lấy hai tội?
Đáp: Nêu nói là mang lấy một, bởi vì người ấy làm trái ân nuôi dưỡng và phá hoại ruộng công đức, cùng chuyển ở tại một thân. Trong kinh nên nói: Ông do hai duyên mang lấy tội vô gián, đó là làm hại cha và A-la-hán. Nhưng mà nói mang lấy hai tội, là muốn dùng hai tội để trách mắng người kia. Có Sư khác nói: Thể của tội tuy là một mà cảm đến khổ báo gấp bội, vì vậy cho nên nói là hai.
Hỏi: Như làm hại A-la-hán mang lấy tội vô gián, làm hại các bậc Hữu học cũng mang lấy tội này chăng?
Đáp: Không mang lấy. Nguyên cớ thế nào? bởi vì trước đây nói tội vô gián do hai duyên mà mang lấy:
- Làm trái ân nuôi dưỡng.
- Phá hoại ruộng công đức.
Làm hại các bậc Hữu học không phải là phá hoại ruộng công đức, bởi vì họ có công đức cũng có lỗi lầm, có hành diệu cũng có hành ác, có căn thiện cũng có căn bất thiện.
Hỏi: Người lui sụt mất đi quả A-la-hán, làm hại người ấy thì mang lấy tội vô gián chăng?
Đáp: Không mang lấy, bởi vì vẫn là Hữu học, như trước nói.
Hỏi: Bậc này vào lúc cuối cùng mạng sống sắp kết thúc, chắc chắn trú trong Vô học, tại sao không mang lấy tội vô gián?
Đáp: Bởi vì không có tâm ác đối với thân Vô học, nghĩa là người ấy chỉ khởi lên ý giết hại và gia hạnh đối với thân của bậc Hữu học, không phải là đối với bậc Vô học. Bởi vì không có nhân vô gián, cho nên không mang lấy tội vô gián.
Trong Tỳ-nại-da nói: “Trong rừng có rất nhiều Tỳ kheo, bị bọn cướp giết hại để cướp đoạt áo quần-vật dụng. Có vị quan là cư sĩ tại gia bắt được tất cả bọn cướp, đưa đến chỗ nhà vua, nhà vua truyền lệnh y theo pháp trừng trị. Trong đó có một tên cướp chạy trốn đến rừng Thệđa cầu xin được xuất gia. Lúc ấy chúng Tỳ kheo không kiểm tra kỹ càng, độ cho xuất gia và cho thọ cụ túc giới. Lúc người chủ quản hình phạt đem bọn cướp còn lại, đến nơi bãi tha ma sắp chặt tay chặt chân để trừng trị, Tỳ kheo nghe tin rồi vì biết sự việc đáng chán ngán của thế gian, cho nên đều cùng nhau đi đến xem. Người xuất gia trước đây cũng ở trong đó, trông thấy tay chân thân thể của các tội nhân bị cắt xẻ, tất cả đều mỗi thứ một nơi. Người mới xuất gia ấy, tức thì hoảng hốt sợ hãi, bất tỉnh ngã nhào xuống đất hồi lâu mới tỉnh lại. Mọi người hỏi nguyên cớ điều ấy, trả lời rằng: Người chết là bạn bè của tôi, trước kia tôi và những người ấy cùng làm điều này, nếu không xuất gia thì cũng gặp phải khổ nạn ấy. Tỳ kheo nghe rồi cùng nói với nhau rằng: Nay người ác này xử trí như thế nào? Liền đi đến thưa với Đức Phật. Đức Phật dạy: Người này giết hại chúng Tỳ kheo, mang lấy tội vô gián không hợp với xuất gia, nếu đã xuất gia thì mọi người nên đuổi ra chứ không cho phép cùng ở chung. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì người tạo tội vô gián ở trong Tỳ-nại-da chánh pháp của Ta, không có thể sinh trưởng các pháp thiện.”
Hỏi: Người ấy không biết rõ ràng là A-la-hán, tại sao mang lấy tội vô gián?
Đáp: Không bởi vì biết mà mang lấy tội, bởi vì phá hoại ruộng công đức cho nên mang lấy tội. Người ấy ở trong chúng Tỳ kheo, khởi lên ý thích giết hại không có chọn lựa…, bởi vì tâm rất ác này làm hại đến A-la-hán, cho nên mang lấy tội vô gián.
Hỏi: Nếu trước đó tạo ra tội vô gián khác, sau mới phá Tăng, thì người ấy sinh vào địa ngục phải nhận lấy quả nào trước? Nếu trước phải nhận lấy quả của tội vô gián khác, thì tội phá Tăng sẽ trở thành thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả; nếu trước phải nhận lấy quả cũa tội phá Tăng, thì tội vô gián khác sẽ thành thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả.
Đáp: Nếu trước đó tạo ra nghiệp vô gián khác, thì sau đó không có thể phá Tăng; nếu trước đó phá Tăng, thì về sau sẽ có thể tạo ra nước vô gián khác, những nghiệp đã tạo ra sau đó đều do lực tăng thượng của tội phá Tăng, cùng dẫn đến quả của địa ngục vô gián. Những hành ác khác thuận theo đời kế tiếp nhận quả, tùy theo nghiệp vô gián, dựa theo đây nên biết.
Vả lại, trước đó phá Tăng, sau tạo ra nghiệp vô gián khác, những nghiệp đã tạo ra sau đó đều do lực tăng thượng của tội phá Tăng, cùng dẫn đến quả của địa ngục vô gián, cho đến cuối cùng nhận lấy quả của thọ mạng trải qua một kiếp lại không có thọ mạng tăng lên. Những hành ác khác thuận theo đời kế tiếp nhận quả, tùy theo nghiệp vô gián có thọ mạng dài ngắn, cũng dựa theo đây nên biết.
Hỏi: Nếu bởi vì tội phá Tăng mà sinh vào địa ngục vô gián, thọ mạng chưa hết mà thế giới đã hoại diệt, thì nơi ấy bị chết yểu hay không? Nếu bị chết yểu thì do nghiệp rất nặng ấy đã dẫn đến thọ lượng, làm sao bị gián đoạn? Nếu không chết yểu thì tại sao không hoại diệt cùng với thế giới mà gây ra khó dễ? Như trong kinh nói`: “Nếu nơi nào thậm chí có một hữu tình tồn tại, thì tai họa sẽ không hủy hoại”.
Đáp: Nếu thọ lượng quyết định thì nơi ấy không có chết yểu giữa chừng.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao không hoại diệt cùng với thế giới mà gây ra khó dễ?
Đáp: Nơi ấy do nghiệp lực dẫn dắt đưa vào trong địa ngục ở thế giới khác mà nhận lấy. Như trong cung vua sắp có đợt ân xá, trước phải di chuyển tù nhân mang tội nặng đưa vào ngục khác, sau đó mới thả những tù nhân được ân xá, ở nơi ấy cũng như vậy. Có người nói: Lúc thế giới này sắp hoại diệt, nếu các hữu tình tạo ra nghiệp vô gián, thì ở nơi ấy mạng chung pháp vốn như vậy, lại không sinh vào nơi này, mà cần phải sinh vào trong địa ngục ở thế giới khác để nhận lấy quả của nghiệp này. Có người nói: Lúc thế giới sắp hoại diệt, chắc chắn không có hữu tình nào tạo nghiệp rất ác.
Hỏi: Có thể có người tạo ra đủ năm nghiệp vô gián chăng?
Đáp: Có người nói: Không có. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nghiệp này rất năng, không có vật chứa nào có thể mạnh hơn để mà tiếp nhận. Có Sư khác nói: Có người tạo ra đu năm nghiệp, như thời Đức Phật Cadiếp-ba, có Tỳ kheo tên gọi Hoa Thượng, là con trai của Dự Thượng, người ấy tạo ra đủ năm nghiệp vô gián, và đoạn mất căn thiện.
Hỏi: Do một nghiệp vô gián, và thậm chí do năm nghiệp vô gián, rơi vào địa ngục có gì sai biệt?
Đáp: Do một nghiệp vô gián rơi vào địa ngục, thì thân ấy nhỏ bé, dụng cụ làm khổ không nhiều, khổ nhận chịu hiện rõ trước mắt không phải là rất mãnh liệt. Nếu thậm chí do năm nghiệp vô gián rơi vào địa ngục, thì thân ấy rộng lớn, dụng cụ làm khổ tăng thêm nhiều, khổ nhận chịu hiện rõ trước mắt rất là mãnh liệt.
Hỏi: Năm nghiệp vô gián, nghiệp nào là nặng nhất?
Đáp: Phá hòa hợp Tăng là nặng nhất, bởi vì phá hoại Pháp thân, tiếp đến là làm thân Phật chảy máu, tiếp đến là làm hại A-la-hán, tiếp đến là làm hại mẹ, sau cùng là làm hại cha. Bởi vì ân nuôi dưỡng của mẹ so với cha là nặng hơn, thế lực của ruộng công đức so với ruộng ân tình là mạnh hơn.
Hỏi: Tất cả các pháp vô học của Đức Thế Tôn gọi là Phật, pháp này không có thể làm hại, tại sao nói tâm ác làm chảy máu mang lấy tội vô gián?
Đáp: Tôn giả Thế Hữu nói rằng: Bởi vì đối với pháp có năng lực thành tựu Đại Bồ-đề, khởi lên ý thích xấu ác muốn hủy hoại, cho nên tuy làm hại sinh thân mà mang lấy tội vô gián đối với pháp ấy. Lại nữa, thành tựu pháp Vô học của chư Phật dựa vào Sinh thân chuyển đổi, nếu hủy hoại sở y thì nên biết là cũng hủy hoại năng y; như bình vỡ thì sữa chảy mất, vì vậy mang lấy tội vô gián.
Hỏi: Như khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu thì mang lấy tội vô gián có thể có loại khởi lên tâm ác không đến nỗi làm chảy máu, cũng mang lấy tội vô gián này chăng?
Đáp: Có, bởi vì điều này cho nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có loại khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu, mà không mang lấy tội vô gián, đó là khởi tâm muốn đánh mà chảy máu.
2. Có hoại khởi lên tâm ác không đến nỗi làm chảy máu, mà mang lấy tội vô gián, đó là khởi tâm muốn giết cho đến khiến máu di chuyển nơi khác.
3. Có loại khởi lên tâm ác làm chảy máu thân Phật, cũng mang lấy tội vô gián, đó là khởi tâm muốn giết mà làm chảy máu.
4. Có loại khởi lên tâm ác không đến nỗi làm chảy máu, không mang lấy tội vô gián đó là khởi tâm muốn đánh cho đến khiến máu di chuyển nơi khác.
Hỏi: Thân Phật là có những miệng vết thương lở loét hay không?
Đáp: Không có. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả Như Lai đều có tướng tốt trọn vẹn đầy đủ, thân thẻ-lông da đều bằng phẳng rất tuyệt vời, cho nên không có những miệng vết thương lở loét.
Hỏi: Đây là quả của nghiệp gì?
Đáp: Như Lai xưa kia ở trong ba vô số kiếp, lúc tu hạnh Bồ tát, nếu thấy hữu tình nào thân thể bị thiếu sót hư hoại, thì khởi tâm thương xót sâu sắc, tìm mọi cách cứu giúp muốn làm cho đầy đủ; nếu thấy tượng Phật, tượng Bồ tát, tướng Thánh Tăng, linh khám-tháp thờ-chùa Tăng hư hoại điêu tàn, thì tìm mọi cách tu sửa muốn làm cho như ban đầu. Nhờ vào nghiệp này cho nên nay cảm được tướng tốt trang nghiêm không có những miệng vết thương lở loét như vậy.
Hỏi: Có thể có suy nghĩ trước kia làm hại mạng sống, về sau không chịu rời xa, mà có thể bảo vệ cho tất cả hữu tình chăng?
Đáp: Có, như khởi lên gia hạnh giết hại, giữa chừng chứng thấy pháp tánh. Đây là hiển bày không nhờ vào thọ các Học xứ, chỉ do lúc tiến vào chánh tánh ly sinh, đạt được luật nghi không tạo tác, gọi là bảo vệ. Sự việc ấy thế nào? Kinh Xiết Ca là căn bản của luận này.
“Xưa có người họ Thích tên gọi Xiết Ca, trước là đầy tớ nhỏ trong nhà Tổ phụ của Đức Thế Tôn, bởi vì sụ cố cho nên chạy trốn, cư trú trong núi Tuyết, sinh ra và nuôi lớn trai gái tất cả mấy chục người, bà con đây gia cường thịnh, nhà cửa nghiêm trang tốt đẹp, tuy kho đụn tràn đầy mà lấy nghề săn bắn làm sự nghiệp. Đã từng vào một lúc, đàn ông trai trẻ đều ra ngoài đi săn bắn, lúc ấy Đức Thế Tôn muốn đi đến cung trời an cư thuyết pháp để báo ân mẹ, trước tiên dùng Phật nhãn quán xét khắp thế gian, đứng có chúng sinh nào mà Đức Phật cần phải đích thân hóa độ, do không gặp Đức Phật mà mất đi lợi ích. Ngay lúc ấy trông thấy Xiết Ca và các quyết thuộc, thiện căn đã chín muồi đến lúc thấy chân lý. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn vì hóa độ cho họ, cho nên từ trú xứ ẩn hình đi đến hiện ra ở trước cửa nhà ấy. Người cha già trông thấy từ xa thì biết là Đức Phật, hoan hỷ nghênh đón, cung kính lễ lạy, thưa rằng: Thưa Thánh Tử! Hôm nay là ngày gì mà hạ cố đến nhà con? Thưa Đấng Thiện Thệ Pháp Vương! Hôm nay là ngày gì mà được rủ lòng chú ý đến? Lập tức sai người vậy nghiệp quét dọn, bày trải chỗ ngồi sạch sẽ, đốt hương rải hoa thỉnh Đức Thế Tôn vào nhà đã có chỗ ngồi. Lúc ấy người cha già kia, dẫn theo những người nữ rập đầu lạy dưới chân Đức Phật, chắp tay cung kính chọn lấy tất cả các loại thịt sạch sẽ khôtươi trong nhà, điều hòa hương vị để dâng lên Đức Thế Tôn. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng: Dừng lại, dừng lại! Chư Phật Như Lai không ăn máu thịt. Lúc ấy người cha già kia và những người nữ, vâng lời dạy xấu hổ lùi lại ngồi về một phía”.
Có người nói: Đức Phật vào ngày này ở giữa hư không mà đi đến.
Có người nói: Chọn lấy thức ăn của Bắc châu để dâng lên lúc giữa trưa.
“Đức Phật thuận theo căn cơ của họ nói cho nghe về pháp quan trọng, cả nhà lớn nhỏ cùng chứng được Ly sinh, đạt được quả Dự lưu, sinh ra pháp nhãn thanh tịnh, tâm hết sức hoan hỷ chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn. Đức Phật chú ý đến căn cơ khác lại nói pháp cho nghe. Lúc ấy những người trẻ tuổi thu lấy chim-hươu bắt được, tùy ý giết hại rồi lại bố trí hầm bẫy xong gánh thịt mà trở về. Đến nơi những người phụ nữ thường đón đợi, bỗng nhiên vào ngày này quái lạ vì sao không đến? Tất cả dấy lên suy nghĩ này: Đừng vì có kẻ khác! Leo lên chỗ cao nhìn về, từ xa trông thấy trong nhà có người phi thường, uy quang sáng rực như đài cao đúc bằng vàng, cha và nhưng người nữ vây tròn trước sau, liền sinh lòng giận dữ cùng nói với nhau rằng: Bọn họ không đón đợi như vậy chắc chắn là do kẻ kia kềm giữ. Tức giận đã sâu sắc, không rỗi để buông gánh, cầm dao tiến thẳng vào tìm cách muốn làm hại Đức Phật.
Người cha mắng rằng: Các con dừng lại, dừng lại! Đây là bậc Thánh, đấng Thiện Thệ Pháp Vương, đến cứu độ chúng ta, tất cả nên vui mừng vì may mắn, đừng khởi lên tâm ác! Các người con đã nghe đều sinh lòng hối hận xấu hổ, vứt dao không gánh rập đầu lạy cầu xin thương xót, cung kính chắp tay lùi về ngồi một phía. Đức Phật thuận theo căn cơ của họ nói cho nghe về pháp quan trọng. Những người con nghe rồi cũng chứng được Ly sinh, đạt được quả Dự lưu, sinh ra pháp nhãn thanh tịnh tâm hết sức hoan hỷ chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn. Lúc ấy trong rừng hoang, vô lượng chim chóc hươu nai, ra vào các hầm bẫy mà chết và bị thương không phải là một, do lực của Thánh đạo làm cho nghiệp đạo sát sinh Vô biểu của những người con không phát sinh”.
Hỏi: Giết hại những chúng sinh nào ở phần vị gia hạnh có thể tiến vào Thánh đạo?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Giết hại loài bàng sinh nhưng không phải là giết hại loài người. Có người đưa ra cách nói này: Cũng bao gồm giết hại loài người, chỉ trừ ra đã khởi lên gia hạnh vô gián, cho nên đưa ra cách nói như vậy: Như khởi lên gia hạnh giết hại mà ở giữa chừng chứng thấy pháp tánh.
Hỏi: Nếu đối với tất cả hữu tình được bảo vệ, thì người ấy đối với tất cả hữu tình được rời xa chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.
1. Có lúc đối với tất cả hữu tình được bảo vệ, không phải là được rời xa, như không thọ Học xứ mà chúng thấy pháp tánh. Đây là hiển bày không thọ luật nghi Biệt giải thoát, gọi là không thọ Học xứ.
2. Có lúc đối với tất cả hữu tình được rời xa, không phài là được bảo vệ, như thọ Học xứ mà phạm vào rời xa. Đây là hiển bày tuy thọ luật nghi Biệt giải thoát, mà bởi vì tác ý không như lý, và bởi vì phiền não như tham…, đối với những sự bảo vệ không có thể rời xa.
3. Có lúc đối với tất cả hữu tình được bảo vệ cũng được rời xa, như thọ Học xứ không phạm vào rời xa. Đây là hiển bày đã thọ luật nghi Biệt giải thoát, lại có thể tác ý như lý suy nghĩ chọn lựa, thậm chí vì mạng sống cũng không cố tình phạm vào.
Như nghe xưa kia có Tỳ kheo khất thực, theo thứ tự đi qua thôn xóm đến nhà người thợ ngọc, đúng lúc gặp người thợ ấy xâu ngọc cho nhà vua, thấy Tỳ kheo đến liền hoan hỷ cầm bát đi vào nhà lấy thức ăn. Tỳ kheo mặc y đó, mặt trời chiếu vào phát ra ánh sáng, từ xa chiếu lên ngọc quý cũng cùng màu đỏ. Có con ngỗng ở bên cạnh, ngỡ là miếng thịt liền nuốt mất. Tỳ kheo trông thấy ngăn lại để giữ viên ngọc nhưng không kịp. Người thợ ngọc mang bát chứa đầy thức ăn đến, trao cho Tỳ kheo và cùng cảm ơn qua lại mà ra đi. người ấy vào lát sau nhận ra thiếu một viên ngọc, thầm cho rằng Tỳ kheo lấy trộm mà mang đi. lập tức chạy đuổi theo bắt được dẫn trở về mắng rằng: Này Sa-môn! Ông đã là Thích tử, sao không có liêm sỉ mà trộm lấy ngọc nhà vua của tôi? Tỳ kheo trả lời rằng: Tôi không làm điều này. Người ấy nghĩ thầm: Nếu không trừng trị khổ sở thì ngọc không thể nào lấy lại được. Liền đánh đập khổ sở, chỗ bị đánh tóe máu, con ngỗng nuốt viên ngọc kia lại đến rỉa máu, người ấy tức giận dùng gậy đánh con ngỗng, con ngỗng vì thế mà chết. Tỳ kheo liền đề nghị xem con ngỗng chết hay sống, người ấy liền mắng rằng: Theo lý thì đưa viên ngọc ra đây liên quan đến chuyện con ngỗng? Tỳ kheo cố nài nỉ, người ấy mới chịu xem và trả lời rằng đã chết. Tỳ kheo nói cho biết rằng: Con ngỗng nuốt viên ngọc của ông. Người ấy không tin, hãy còn nghi ngờ là mượn cớ trốn tội. Tỳ kheo nói rằng: Tôi thật sự trông thấy nó nuốt. Người ấy liền cầm dao để mổ bụng con ngỗng, thế là từ trong bụng lấy được viên ngọc đã mất. Người ấy sinh lòng xấu hổ, buồn vui lẫn lộn, lễ phép xin lỗi Tỳ kheo và thưa rằng: Sao Tôn giả không chỉ rõ sớm hơn, khiến cho tôi ngu muội tối tăm, làm khổ sở đến thân thể Tôn giả, tạo ra nghiệp ác này, mãi mãi nhận chịu khổ đau không có hạn kỳ ra khỏi? Tỳ kheo bảo rằng: Tôi thọ giới cấm thà bỏ thân mạng chứ không làm tổn thương sâu kiến, nếu trước đó chỉ rõ thì nhất định ông sẽ giết hại con ngỗng, không bảo vệ chúng sinh thì sao gọi là trì giới?
Những loại như vậy gọi là đối với tất cả hữu tình cũng được bảo vệ, cũng được rời xa.
4. Có lúc không phải là đối với tất cả hữu tình được bảo vệ, cũng không phải là được rời xa, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về tên gọi, như trước nói rộng ra. Nghĩa là trừ ra thành tựu ba luật nghi của loài người, hai luật nghi của loài trời, còn lại luật nghi khác của loài người, trời và toàn phần luật nghi của nẽo khác, làm thành câu thứ tư, cho nên nói là trừ ra những tướng trước.
Có bốn loại luật nghi gọi là bảo vệ:
- Luật nghi Biệt giải thoát.
- Luật nghi Tĩnh lự.
- Luật nghi vô lậu.
- Luật nghi đoạn.
Luật nghi Biệt giải thoát, đó là Thi-la của cõi Dục. Luật nghi Tĩnh lự, đó là Thi-la của cõi Sắc. Luật nghi vô lậu, đó là Thi-la vô lậu. luật nghi đoạn, đó là ở trong hai luật nghi Tĩnh lự-vô lậu đều chọn lấy phần ít, lìa nhiễm của cõi Dục trong chín đạo vô gián, giới thế tục tùy chuyển thuộc về hai luật nghi, đó là luật nghi Tĩnh lự và luật nghi đoạn; giới vô lậu tùy chuyển cũng thuộc về hai luật nghi, đó là luật nghi vô lậu và luật nghi đoạn.
Hỏi: Vì sao chỉ riêng loại này gọi là luật nghi đoạn?
Đáp: Bởi vì có thể làm đối trị đoạn với phá và khởi lên phiền não phá giới, nghĩa là hai giới tùy chuyển trong tám đạo vô gián trước, chỉ làm đối trị đoạn với khởi lên phiền não phá giới; hai giới tùy chuyển trong đạo vô gián thứ chín, cùng làm đối trị đoạn với phá giới và khởi lên phiền não phá giới. Vì vậy luật nghi Tĩnh lự, vô lậu đối với luật nghi đoạn làm thành bốn câu phân biệt.
Luật nghi Tĩnh lự đối với luật nghi đoạn, làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc là luật nghi Tĩnh lự, không phải là luật nghi đoạn, đó là trừ ra giới thế tục tùy chuyển trong chín đạo vô gián lìa nhiễm của cõi Dục, còn lại các giới thế tục tùy chuyển.
2. Có lúc là luật nghi đoạn, không phải là luật nghi Tĩnh lự, đó là giới vô lậu tùy chuyển trong chín đạo vô gián lìa nhiễm của cõi Dục.
3. Có lúc là luận nghi Tĩnh lự, cũng là luật nghi đoạn, đó là giới thế tục tùy chuyển trong chín đạo vô gián lìa nhiễm của cõi Dục.
4. Có lúc không phải là luật nghi Tĩnh lự, cũng không phải là luật nghi đoạn, đó là trừ ra giới vô lậu tùy chuyển trong chín đạo vô gián lìa nhiễm của cõi Dục, còn lại các giới vô lậu tùy chuyển.
Luật nghi vô lậu đối với luật nghi đoạn, làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc là luật nghi vô lậu, không phải là luật nghi đoạn, đó là trừ ra giới vô lậu tùy chuyển trong chín đạo vô gián lìa nhiễm của cõi Dục, còn lại các giới vô lậu tùy chuyển.
2. Có lúc là luật nghi đoạn, không phải là luật nghi vô lậu, đó là giới thế tục tùy chuyển trong chín đạo vô gián lìa nhiễm của cõi Dục.
3. Có lúc là luật nghi vô lậu, cũng là luật nghi đoạn, đó là giới vô lậu tùy chuyển trong chín đạo vô gián lìa nhiễm của cõi Dục.
4. Có lúc không phải là luật nghi vô lậu, cũng không phải là luật nghi đoạn, đó là trừ ra giới thế tục tùy chuyển trong chín đạo vô gián lìa nhiễm của cõi Dục, còn lại các giới thế tục tùy chuyển.
Hỏi: Bốn luật nghi này, ai thành tựu mấy loại?
Đáp: Hoặc có người thành tựu một loại, đó là trừ ra luật nghi đoạn, ba luật nghi còn lại thì thành tựu từng loại một, mà không có ai chỉ thành tựu luật nghi đoạn. Hoặc có người thành tựu hai loại, đó là hoặc hai loại Biệt giải thoát, Tĩnh lự, hoặc hai loại Tĩnh lự-vô lậu, hoặc hai loại Tĩnh lự, đoạn, mà không có ai thành tựu hai loại vô lậu, đoạn. Hoặc có người thành tựu ba loại, đó là hoặc ba loại Biệt giải thoát, Tĩnh lự- vô lậu, hoặc ba loại Biệt giải thoát, Tĩnh lự- đoạn, hoặc ba loại Tĩnh lự-vô lậu-đoạn, không có ai thành tựu ba loại Biệt giải thoát-vô lậuđoạn. Hoặc có người thành tựu đầy đủ bốn loại. Trong này, người chỉ thành tựu luật nghi Biệt giải thoát, đó là dị sinh sinh ở cõi Dục thọ Học xứ, chưa đạt được tâm thiện của cõi Sắc, người chỉ thành tựu luật nghi Tĩnh lự, đó là dị sinh ở cõi Dục không thọ Học xứ, đạt được tâm thiện của cõi Sắc mà hãy còn có đủ ràng buộc, và sinh ở Tĩnh lự thứ hai, thứ ba- thứ tư; người chỉ thành tựu luật nghi vô lậu, đó là Thánh giả sinh ở cõi Vô sắc. Hoặc có người thành tựu hai loại Biệt giải thoát-Tĩnh lự, đó là dị sinh sinh ở cõi Dục thọ Học xứ, đạt được tâm thiện của cõi Sắc mà hãy còn có đủ ràng buộc. Hoặc có người thành tựu hai loại Tĩnh lự-vô lậu, đó là Thánh giả sinh ở cõi Dục không thọ Học xứ, chưa lìa nhiễm của cõi Dục, và sinh ở Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư. Hoặc có người thành tựu hai loại Tĩnh lự-đoạn, đó là dị sinh sinh ở cõi Dục không thọ Học xứ, mà lìa nhiễm của cõi Dục từ một phẩm cho đến chín phẩm, và sinh ở Tĩnh lự thứ nhất. Hoặc có người thành tựu ba loại Biệt giải thoát-Tĩnh lự-vô lậu, đó là Thánh giả sinh ở cõi Dục thọ Học xứ, chưa lìa nhiễm của cõi Dục. Hoặc có người thành tựu ba loại Biệt giải thoátTĩnh lự-đoạn, đó là dị sinh sinh ở cõi Dục thọ Học xứ, lìa nhiễm của cõi Dục từ một phẩm cho đến chín phẩm. Hoặc có người thành tựu ba loại Tĩnh lự-vô lậu-đoạn, đó là Thánh giả sinh ở cõi Dục không thọ Học xứ, lìa nhiễm của cõi Dục từ một phẩm cho đến chín phẩm, và sinh ở Tĩnh lự thứ nhất. Hoặc có người thành tựu đầy đủ bốn loại, đó là Thánh giả sinh ở cõi Dục thọ Học xứ, lìa nhiễm của cõi Dục từ một phẩm cho đến chín phẩm.
Hỏi: Bốn luật nghi này mấy loại tùy tâm chuyển, mấy loại không tùy tâm chuyển?
Đáp: Ba loại tùy tâm chuyển, một loại tùy tâm chuyển, đó là luật nghi Biệt giải thoát.
Hỏi: Tại sao luật nghi Biệt giải thoát không tùy tâm chuyển?
Đáp: Bởi vì luật nghi Biệt giải thoát thô mà nặng, luật nghi tùy tâm chuyển tế mà lại nhẹ.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát bị giới ác làm cho khuất phục suy tổn, luật nghi tùy tâm chuyển không bị giới ác làm cho khuất phục suy tổn.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát bị ý thích xấu ác và ý thích có hại làm cho khuất phục suy tổn, luật nghi tùy tâm chuyển không bị chúng làm cho khuất phục suy tổn.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát có thế dụng chậm chạp thực hành không bằng tâm, luật nghi tùy tâm chuyển có thế dụng nhanh nhạy thực hành sánh kịp tâm.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát dựa vào Biểu, luật nghi tùy tâm chuyển dựa vào Vô biểu.
Có người nói: Luật nghi Biểu giải thoát là quả thuộc về Biểu, luật nghi tùy tâm chuyển là quả thuộc về Vô biểu.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát dựa vào Biểu là quả thuộc về Biểu, luật nghi tùy tâm chuyển dựa vào tâm là quả thuộc về tâm.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát dựa vào bộ chúng do người hòa hợp mà thọ được, luật nghi tùy tâm chuyển chỉ dựa vào pháp mà được.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát dựa vào người khác mà được, luật nghi tùy tâm chuyển dựa vào chính mình mà được.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát không cùng sinh-cùng trúcùng diệt với tâm, luật nghi tùy tâm chuyển cùng sinh-cùng trú-cùng diệt với tâm.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát không cùng một quả-một đẳng lưu-một dị thục với tâm, luật nghi tùy tâm chuyển cùng một quảmột đẳng lưu-một dị thục với tâm.
Có người nói: Luật nghi Biệt giải thoát không cùng sinh với tâm, luật nghi tùy tâm chuyển cùng sinh với tâm.
Có người nói: Tùy tâm chuyển pháp, lý cần phải như vậy. Tâm nếu thiện thì pháp ấy cũng thiện; bất thiện-vô ký cũng như vậy. Luật nghi Biệt giải thoát chỉ là thiện, nếu tùy tâm chuyển thì lúc tâm thiện dấy khởi nó có thể tùy chuyển, lúc tâm bất thiện-vô ký dấy khởi thì nó cần chuyển đoạn mất.
Có người nói: Tùy tâm chuyển pháp, lý cần phải như vậy. Nếu tâm cõi Dục thì pháp ấy cũng cõi Dục; cõi Sắc-cõi Vô sắc và không hệ thuộc cũng như vậy. Luật nghi Biệt giải thoát chỉ là cõi Dục, nếu tùy tâm chuyển thì lúc tâm õi Dục dấy khởi nó có thể tủy chuyển, lúc tâm cõi Sắc-Vô sắc và không hệ thuộc dấy khởi thì nó cần phải đoạn.
Có người nói: Tùy tâm chuyển pháp, lý cần phải như vậy. Nếu tâm Học thì pháp ấy cũng là Học; Vô học-Phi học phi vô học cũng như vậy, luật nghi Biệt giải thoát chỉ là Phi học phi vô học, nếu tùy tâm chuyển thì lúc tâm Phi học phi vô học dấy khởi nó có thể tùy chuyển, lúc tâm Học, Vô học dấy khở thì nó phải đoạn mất.
Có người nói: Tùy tâm chuyển pháp, lý cần phải như vậy. Nếu tâm do kiến mà đoạn thì pháp ấy cũng do kiến mà đoạn; do tu mà đoạn và không đoạn cũng như vậy. Luật nghi Biệt giải thoát chỉ do tu mà đoạn, nếu tùy tâm chuyển thì lúc tâm do tu mà đoạn dấy khởi nó có thể tùy chuyển, lúc tâm do kiến mà đoạn và tâm không đoạn dấy khởi thì nó phải đoạn mất.
Có người nói: Nếu luật nghi Biệt giải thoát tùy tâm chuyển, thì lẽ ra vị lai tu-vị lai thành tựu. Nhưng mà luật nghi Biệt giải thoát không có vị lai tu và vị lai thành tựu.
Có người nói: Nếu luật nghi Biệt giải thoát này tùy tâm chuyển, thì lẽ ra không thi thiết trú giới-lớn nhỏ.
Có người nói: Nếu luật nghi này tùy tâm chuyển, thì lẽ ra không thi thiết giới phẩm quyết định.
Có người nói: Nếu luật nghi Biệt giải thoát này tùy tâm chuyển, thì lẽ ra không phải là bốn duyên-năm uyên mà xả. Nói bốn duyên là:
- Rời bỏ Học xứ.
- Sinh ra hai hình thể.
- Đoạn mất căn thiện.
- Rời bỏ chúng đồng phần.
Nói năm duyên, đó là bốn duyên trên, và hết đêm.
Có người nói: Nếu luật nghi Biệt giải thoát này tùy tâm chuyển, thì lẽ ra lúc từ cõi trên sinh vào cõi Dục mà có được. Nếu như vậy thì lẽ ra không có ba loại sai biệt như trú vào luật nghi-không luật nghi…
Có người nói: Nếu luật nghi Biệt giải thoát tùy tâm chuyển, thì lúc có tâm có thể có, lúc không có tâm thì phải đoạn mất.
Đừng có những sai lầm như vậy, bởi vì luật nghi Biệt giải thoát không tùy tâm chuyển.
Hỏi: Người trú trong luật nghi Biệt giải thoát, lúc vi phạm luật nghi thì rời bỏ luật nghi hay không?
Đáp: Các Sư nước ngoài đưa ra cách nói như vậy: “Người ấy rời bỏ luật nghi mang lấy phi luật nghi-phi bất luật nghi. Nếu lúc phát lộ không có tâm che giấu, như pháp sám hối trừ bỏ thì rời bỏ phi luật nghi – phi bất luật nghi, trở lại có được luật nghi”.
Nếu đưa ra cách nói này, thì làm cho dễ dàng thông hiểu, phát lộ sám hối về sai lầm của mình trở lại trú trong luật nghi, tác pháp sám hối trừ bỏ cũng không phải là không có công dụng.
Có Sư khác nói: Lúc người ấy vi phạm luật nghi thỉ rời bỏ luật nghi mang lấy phi luật nghi-phi bất luật nghi. Nếu lúc phát lộ không có tâm che giấu, như phát sám hối trừ bỏ thì rời bỏ phi luật nghi-phi bất luật nghi, mà không có được luật nghị.
Hỏi: Như nói phát lộ sám hối về sai lầm của mình trở lại trú trong luật nghi, nên thông hiểu thế nào? như pháp sám hối trừ bỏ lẽ nào không phải là vô dụng hay sao?
Đáp: Trú trong ý thích thiện gọi là trú trong luật nghi, lúc bấy giờ rời bỏ ý thích ác, phát khởi ý thích thiện cho nên không phải là vô dụng. Nhưng mà thật ra thì phần vị này không có được luật nghi.
Lại có người nói: Lúc người ấy vi phạm luật nghi, thì luật nghi hiện tại mất đi, mang lấy phi luật nghi- phi bất luật nghi, mà thành tựu luật nghi quá khư. Nếu lúc phát lộ không có tâm che giấu…, thì như cách nói thứ hai.
Hoặc có người nói: Lúc người ấy vi phạm luật nghi thì sát-na thứ nhất mất đi, tiếp theo về sau lại nối tiếp.
Các Luận Sư ở nước Ca-thấp-di-la nói: “Lúc người ấy vi phạm luật nghi không rời bỏ luật nghi, mà mang lấy phi luật nghi-phi bất luật nghi. Vì vậy, lúc bấy giờ gọi là trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, cũng gọi là trú trong luật nghi. Nếu lúc phát lộ không có tâm che giấu, như pháp sám hối trừ bỏ thì rời bỏ phi luật nghi-phi bất luật nghi, nhưng gọi là trú trong luật nghi. Như có người giàu mắc nợ người ta thì gọi là người mắc nợ, cũng gọi là người giàu, về sau trả nợ rồi thì chỉ gọi là người giàu”.
Nếu nói như vậy thì làm cho dễ dàng thông hiểu, phát lộ sám hối về sai lầm của mình trở lại trú trong luật nghi, tác pháp sám hối trừ bỏ cũng không phải là không có công dụng.
Hỏi: Giới thiện làm sao có thể sửa trị giới ác?
Đáp: Nhờ vào tâm thì thọ trì làm bạn giúp đỡ, từ vô thỉ đến nay thường xuyên quen theo các Thi-la ác, tạm thời thọ trì giới thiện thì có thể trừ bỏ. Giống như trong nhà trải qua thời gian dài tích tụ bóng tối, ngọn đèn sáng chói vừa đem vào thì bóng tối liền trừ hết. Lại như đối với sự nhạt nhẽo đã lâu quen theo tưởng đến vị mặn, vừa nếm vị của muối thì tưởng kia liền trừ hết. Giới thiện sửa trị giới ác cũng lại như vậy. Đạo sửa trị phiền não nên biết cũng như vậy.
*******
Hỏi: Luật nghi Biệt giải thoát, là chỉ có được từ Sở xứ-Năng xứ của hữu tình, hay là cũng có được từ phi sở-năng xứ? Nếu chỉ có được từ sở xứ-năng xứ, thì luật nghi này phải có tăng giảm, đó là từ phi sở-năng xứ, sinh ra sở xứ-năng xứ thì luật nghi phải tăng; ngay từ sở xứ-năng xứ, sinh ra phi sở-năng xứ thì luật nghi phải giảm. Vả lại, luật nghi này phả thọ phần ít của xứ, mà Đức Thế Tôn nói không có thọ phần ít. Lại cần phải thành lập tông chỉ Ly hệ, đó là ngoại đạo kia vì dụ dỗ người khác cho nên dấy lên nói như vậy: “Cố gắng lên hỡi người nam! Có chúng sinh cách nơi này hơn một trăm Du-thiện-na, nếu khởi lên tâm thiện rời bỏ dao gậy thề không làm hại người khác, thì đối với người khác sẽ đạt được luật nghi không giết hại”. Nếu nói cũng có được từ phi sở-năng xứ, thì luận Pháp Cứu đã nói nên thông hiểu thế nào? như luận ấy nói: “Thi-la có được từ sở xứ-năng xứ. Từ có được từ sở năng-phi sở năng xứ”.
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Luật nghi có được từ sở năng phi sở năng xứ.
Hỏi: Ba loại vấn nạn trước, ở đây làm cho dễ dàng thông hiểu, luận Pháp cứu làm sao thông hiểu?
Đáp: Nên biết rằng Tôn giả ấy dùng ý bí mật để nói. Đức Phật cũng dùng ý bí mật để thuyết ra các Kinh, huống là Tôn giả ấy không nói theo ý bí mật hay sao? Ý bí mật là gì? Nghĩa là Tôn giả ấy nói Uẩn-Giới-Xứ của đời hiện tại gọi là sở-năng, quá khứ-vị lai gọi là phi sở-năng, giới Biệt giải thoát gọi là Thi-la, hai giới Tĩnh lự-vô lậu gọi là Từ. Luận ấy nói giới Biệt giải thoát chỉ có được đối với Uẩn-Giới-Xứ thuộc về trí hữu tình hiện tại, không đối với quá khứ-vị lai, bởi vì quá khứ-vị lai rơi vào trí thuộc về pháp. Hai loại luật nghi Tĩnh lự-vô lậu, có được từ Uẩn-Giới-Xứ của cả ba đời, cho nên luận ấy đã nói theo lý cũng không trái ngược gì. Vì vậy luật nghi Biệt giải thoát, cùng với hai loại luật nghi Tĩn lự-vô lậu có tướn sai biệt, đó là luật nghi Biệt giải thoát chỉ có được đối với Xứ của hữu tình hiện tại, hai loại luật nghi Tĩnh lựvô lậu có được từ Uẩn-Giới-Xứ của cả ba đời; luật nghi Biệt giải thoát có được bao gồm từ Xứ của nghiệp đạo căn bản-gia hạnh-dấy khởi sau, hai loại luật nghi Tĩnh lự-vô lậu chỉ có được từ Xứ của nghiệp đạo căn bản.
Do sự sai biệt này nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có Uẩn-Giới-Xứ đối với nó có được luật nghi Biệt giải thoát, không phải là Tĩnh lự-vô lậu, đó là nghiệp đạo gia hạnh-dấy khởi sau thuộc hiện tại.
2. Có Uẩn-Giới-Xứ đối với nó có được luật nghi Tĩnh lự-vô lậu, không phải là Biệt giải thoát, đó là nghiệp đạo căn bản thuộc quá khứvị lai.
3. Có Uẩn-Giới-Xứ đối với nó có được luật nghi Biệt giải thoát, cũng là Tĩnh lự-vô lậu, đó là nghiệp đạo căn bản của đời hiện tại.
4. Có Uẩn-Giới-Xứ không từ nó có được luật nghi Biệt giải thoát, cũng không phải là Tĩnh lự-vô lậu, đó là nghiệp đạo gia hạnh-dấy khởi sau của quá khứ-vị lai.
Hỏi: Nếu luật nghi Biệt giải thoát chỉ có được từ Xứ của hữu tình hiện tại, không phải là từ Uẩn-Giới-Xứ thuộc quá khứ-vị lai, thì luật nghi của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không giống nhau. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc chư Phật quá khứ xuất hiện ở thế gian, vô lượng hữu tình là cảnh giới của luật nghi, loài hữu tình ấy đã nhập Niết-bàn, Đức Thích Ca Mâu Ni ở trong cảnh giới ấy không có được luật nghi. Nay đến lúc Đức Phật Thích Ca xuất hiện ở thế gian vô lượng hữu tình làm cảnh của luật nghi, loài hữu tình ấy đã nhập Niết-bàn, Đức Như Lai từ thị ở trong cảnh ấy không có được luật nghi. Cảnh có rộnghẹp, luật nghi cũng như vậy, lẽ nào không phải là luật nghi của chư Phật không giống nhau hay sao?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Cảnh giới của luật nghi tuy có nhiều ít, mà Thể của luật nghi trước sau không có gì khác, đều có được từ Xứ thuộc cảnh của tất cả hữu tình tỗng hợp lại mà phát ra.
Có người đưa ra cách nói này: Luật nghi của Như Lai ba đời không giống nhau cũng không có gì sai.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Thi Thiết nói nên thông hiểu thế nào? Như luận ấy nói: “Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thảy đều bình đẳng”.
Đáp: Do ba sự giống nhau cho nên gọi là bình đẳng:
1. Tu hành giống nhau, nghĩa là các Đức Như Lai đều từ ba vô số kiếp quá khứ, thường xuyên tu bốn loại Ba-la-mật-đa, cứu cánh viên mãn đạt được Bồ-đề.
2. Lợi ích giống nhau, nghĩa là các Đức Như Lai đều đối với hữu tình ứng hóa vô lượng, làm sự việc lợi lạc đều đến nơi cuối cùng.
3. Pháp thân giống nhau, nghĩa là các Đức Như Lai đều đạt được công đức thù thắng như mười Lực-bốn Vô sở úy, ba Niệm trú-Đại Bi, mười tám pháp Bất cọng… Do ba nghĩa này cho nên nói là bình đẳng, không phải là Thể của luật nghi không có khác nhau về nhiều ít. Lại do căn giống nhau cho nên nói là bình đẳng, bởi vì tất cả Như Lai đều trú trong căn phẩm Thượng, lại do giới giống nhau cho nên nói là bình đẳng, bởi vì tất cả Như Lai đều đạt được giới phẩm Thượng.
Có Sư khác nói: Tất cả luật nghi của hết thảy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đều có được từ Xứ của tất cả hữu tình cho nên nói là giống nhau, không phải là Thể không có khác nhau. Nghĩa là luật nghi của chư Phật quá khứ thuận vào cảnh của các hữu tình, giả sử nay vẫn còn thì Đức Thích Ca Mâu Ni từ trong cảnh ấy cũng đạt được luật nghi. Nhưng mà lý này không có. Luật nghi của Đức Thích Ca Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thuận theo cảnh của các hữu tình, giả sữ đang còn thì Đức Như Lai Từ Thị từ trong cảnh ấy cũng đạt được luật nghi. Nhưng mà lý này không có. Vì vậy nói là giống nhau cũng không có gì sai.
Nhưng các luật nghi nên nói là có một, như nói: Giới uẩn-giới tugiới học. Hoặc nên nói là hai, đó là Biểu-Vô biểu. Hoặc nên nói là ba, đó là Hạ-Trung-Thượng, hoặc là từ không có tham-không có sân-không có si mà sinh ra sai khác. Hoặc nên nói là bốn, đó là nghiệp thân-ngữ đều có Biểu-Vô biểu. Hoặc nên noi là sáu, đó là Biểu-Vô biểu đều có Thượng-Trung-Hạ, hoặc là do ba căn mà sinh ra. Hoặc nên nói là bảy, đó là lìa bỏ sát sinh cho đến lìa bỏ lời nói tạp uế. Hoặc nên nói là chín, đó là từ Hạ cho đến Thượng Thượng. Hoặc nên nói là mười hai, đó là thân-ngữ-Biểu-Vô biểu đều có ba phẩm, hoặc là ba căn sinh ra. Hoặc nên nói là mười bốn, đó là lìa bỏ sát sinh cho đến lìa bỏ lời nói tạp uế, đều có Biểu-Vô biểu. Hoặc nên nói là mười tám, đó là Biểu-Vô biểu đều có chín phẩm. Hoặc nên noi là hai mươi mốt, đó là lìa bỏ sát sinh cho đến lìa bỏ lời nói tạp uế đều có ba phẩm, hoặc là ba căn sinh ra. Hoặc nên nói là bốn mươi hai, đó là lìa bỏ sát sinh cho đến lìa bỏ lời nói tạp uế, đều có Biểu-Vô biểu, đều từ ba phẩm, hoặc là ba căn sinh ra.
Nếu dùng sát-na nối tiếp nhau để phân biệt, thì có vô lượng luật nghi. Nay nói tổng quát về bảy loại, đó là lìa bỏ sát sinh cho đến lìa bỏ lời nói tạp uế.
Trong này, có người nói: Bảy chi giới ấy, mỗi một chi đạt được từ Xứ của tất cả hữu tình, mà đã đạt được là một. Đó là nói ở nơi một hữu tình, lúc vi phạm một chi giới, thì đối với Xứ của tất cả hữu tình, một chi giới này đoạn mất, sáu chi khác hãy còn chuyển. Vậy thì dễ dàng thông hiểu lời Đức Thế Tôn đã nói: “Nếu vi phạm Học xứ, thì không phải là Tỳ kheo, không phải là Sa-môn, không phải là người họ Thích”.
Có người nói: Bảy chi giới này, mỗi một chi đạt được từ Xứ của tất cả hữu tình, mà đã đạt được đều khác; như số lượng hữu tình đã đạt được, giới cũng như vậy. Đó là nói ở nơi một hữu tình, lúc vi phạm một chi giới, thì đối với Xứ của một hữu tình này, đoạn mất một chi giới, sáu chi khác hãy còn chuyển; Xứ của hữu tình khác thì bảy chi đều chuyển.
Hỏi: Nếu như vậy thì làm sao thông hiểu lời Đức Thế Tôn đã nói: “Nếu vi phạm Học xứ, thì không phải là Tỳ kheo …” Đáp: Dựa vào Tỳ kheo thuộc về Thắng nghĩa mà nói không phải là Tỳ kheo, bởi vì không có năng lực hướng đến nơi ấy.
Có Sư khác nói: Luật nghi Biệt giải thoát, tùy theo nhân sai biệt làm thành hai mươi mốt loại.
Trong này, có người nói: hai mươi mốt loại, mỗi một loại đạt được từ Xứ của tất cả hữu tình, mà đã đạt được không khác nhau. Đó là nói do phiền não tham, ở nơi một hữu tình, lúc vi phạm một chi giới, đối với Xứ của tất cả hữu tình do không có tham mà sinh ra, đoạn mất một chi giới, hai mươi loại còn lại như trước vẫn chuyển. Vậy thì dễ dàng thông hiểu lời Đức Thế Tôn đã nói: “Nếu vi phạm Học xứ, thì không phải là Tỳ kheo…”
Có người nói: Hai mươi mốt loại này, mỗi một loại đạt được từ Xứ của tất cả hữu tình, mà đã đạt được đều khác nhau; như số lượng hữu tình đã đạt được, giới cũng như vậy. Đó là nói do phiền não tham, ở nơi một hữu tình, lúc vi phạm một chi giới, tức là Xứ của một hữu tình này do không có tham mà sinh ra, đoạn mất một chi giới, hai mươi loại còn lại như trước vẫn chuyển, Xứ của hữu tình khác đầy đủ hai mươi mốt loại đều chuyển.
Hỏi: Nếu như vậy thì làm sao thông hiểu lời Đức Thế Tôn đã nói: “Nếu vi phạm Học xứ, thì không phải là Tỳ kheo …”?
Đáp: Dựa vào Tỳ kheo thuộc về Thắng nghĩa mà nói không phải là Tỳ kheo, như trước đã nói. Dựa vào lý như vậy, cho nên đưa ra các nói này: Thà làm xuất gia vi phạm các Học xứ, chứ không làm tại gia giữ năm giới. Nguyên cớ thế nào? bởi vì nếu người ấy hủy phạm năm loại Học xứ thì trong thân sẽ trống rỗng, những người xuất gia giả sử vi phạm năm Học xứ mà còn có rất nhiều loại khác vẫn chuyển.
Các Luận Sư của nước Ca-thấp-di-la nói: “Tuy vi phạm luật nghi mà luật nghi không đoạn mất, như pháp sám hối trừ bỏ vẫn gọi là trì giới, bởi vì không có lập tức thọ mà rời bỏ-đạt được riêng biệt, cho nên lúc chưa sám hối trừ bỏ thì mang lấy đủ hai tên gọi; nếu đã sám hối trừ bỏ thì chỉ gọi là trì giới”.
Hỏi: Từ trong vật khác đạt được luật nghi hay không? Nếu có đạt được thì luật nghi đã đạt được phải có tăng giảm, nghĩa là lúc cỏ mọc rồi khô héo, lúc vị của rượu hư hỏng thì phải giảm; ngay lúc cỏ mọclúc men rượu chín muồi thì phải là tăng. Những sự việc như vậy, chủng loại ấy rất nhiều, cho nên luật nghi phải có tăng giảm. Nếu không đạt được thì cảnh của luật nghi này phải thọ phần ít của Xứ, mà Đức Thế Tôn nói: “Luật nghi như vậy không có thọ phần ít”. Vả lại, đoạn mất cỏ mọc… mà sám hối trừ bỏ thì lẽ ra không có tác dụng gì?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Tuy có đạt được mà không gọi là luật nghi, chỉ là pháp thuận theo luật nghi.
Hỏi: Pháp thuận theo luật nghi này, là luật nghi thâu nhiếp, hay là phi luật nghi thâu nhiếp? nếu là luật nghi thâu nhiếp thì nói là luật nghi, hoặc nói là thuận theo luật nghi thì lại có gì khác nhau? Nếu là phi luật nghi thâu nhiếp, thì pháp này có tướng gì mà nói là thuận theo luật nghi?
Đáp: Phi luật nghi thâu nhiếp. nói như vậy thì từ trong pháp khác cũng đạt được luật nghi.
Hỏi: Nếu như vậy thì luật nghi phải có tăng giảm:
Đáp: không có tăng giảm, bởi vì đạt được chung. Nghĩa là toàn bộ luật nghi này ở trong tất cả cỏ mọc… đạt được một Vô biểu, mà thế gian không có lúc nào không có cỏ mọc; tổng quát đối với tất cả các loại rượu như Bồ-đào…, thì lúc không hư hỏng đạt được một Vô biểu, mà thế gian không có lúc nào không có các loại rượu. Vì vậy luật nghi không có tăng giảm, phá khác cũng như vậy.
Hỏi: Luật nghi Biệt giải thoát do những tâm nào đạt được?
Đáp: Do tâm khởi lên ý thích thiện, tâm không có tổn hại đối với tất cả hữu tình mà đạt được. Nếu ở nơi ấy khởi lên tâm này thì thọ nơi ấy, không thọ thì không đạt được luật nghi. Bởi vì luật nghi này bao trùm tất cả mọi nơi mà tùy theo thọ cho nên có thể bảo vệ được. Vì vậy nói: Nếu luật nghi này có phạm vi nơi chốn thì do mặt đất mà không thọ, bởi vì luật nghi này đạt được từ Xứ của hữu tình, mà phạm vi của hữu tình thì nhiều-phạm vi của nơi chốn thì ít.
Hỏi: Nếu thành tựu thân thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.
1. Có lúc thành tựu thân mà không phải là thân nghiệp, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi thì cũng không có thân biểu; giả sử có mà mất, lúc ấy trú trong vỏ trứng và trong thai tạng, tuy thành tựu thân mà chưa có thể cho biểu lộ, bởi vì trước đã làm cho biểu lộ mà lúc chết thì đã mất, đây là biểu lộ dựa vào chúng đồng phần trước.
Hỏi: Tại sao phần vị này chưa có thể làm cho biểu lộ?
Đáp: Bởi vì thân yếu ớt chưa có thể làm sở y cho Biểu nghiệp.
Có Sư khác nói: Tâm thô có thể phát ra Biểu nghiệp của thânngữ, mà tâm ấy thì tế. Lại bởi vì tâm ở phần ngoài có thể phát ra Biểu Nghiệp, lúc bấy giờ tâm ấy chuyển ở phần trong. Lại bởi vì tâm duyên với sự bên ngoài có thẻ phát ra Biểu nghiệp, tâm ấy duyên với sự bên trong mà dấy khởi cho nên không có thể phát ra Biểu nghiệp.
Có người nói: Trong phần vị này ép sát không được tự tại, còn không thể nào nhúc nhích, huống gì gấy khởi Biểu nghiệp? Như Lai giặc thù trói chặt đưa vào trong cũi treo trên cây ao, còn không thể nào nhúc nhích, huống gì có nơi hướng đến?
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao cũng nói là trong thai có chuyển động?
Đáp: Do lực của gió mà chuyển chứ không phải là do tâm đã làm, Biểu nghiệp chắc chắn do lực của tâm mà dấy khởi.
Nếu sinh ở cõi Dục trú trong phi luật-phi bất luật nghi thì không có thân biểu, nghĩa là ngủ mê mệt rời bỏ các gia hạnh, không cầu dấy khởi biểu hiện.
Giả sử có mà mất, nghĩa là bởi vì ba duyên cho nên tuy dấy khởi biểu hiện mà mất:
– Bởi vì ý thích dừng lại.
– Bởi vì rời bỏ gia hạnh.
– Bởi vì giới hạn xu thế vượt qua.
2. Có lúc thành tựu thân nghiệp mà không phải là thân, đó là các Thánh giả sinh ở cõi Vô sắc. Trong này, Học thành tựu thân nghiệp tùy chuyển thuộc về Học, Vô học thành tựu thân nghiệp tùy chuyển thuộc về Vô học, sinh ở cõi Vô sắc cho nên không thành tựu về thân.
3. Có lúc thành tựu thân cũng là thân nghiệp, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục thì trú vào luật nghi, hoặc trú vào bất luật nghi, hoặc trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân biểu, hoặc là trước có mà không mất. Hoặc là sinh ở cõi Sắc.
Trong này, Thánh giả trú trong thai tạng thì cũng chưa có thể dấy khởi biểu hiện, chỉ thành tựu Vô biểu thuộc Tĩnh lự-vô lậu. nếu sinh ở cõi Dục thì trú vào luật nghi, nghĩa là đối với ba loại luật nghi, hoặc một-hoặc đầy đủ mà trú, tức là Biệt giải thoát-Tĩnh lự và vô lậu. trú vào bất luật nghi, nghĩa là hạng giết mổ trâu dê. Trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân biểu, nghĩa là không ngủ-không say-không mệt mỏi-không rời bỏ gia hạnh, cầu dấy khởi Biểu nghiệp. Hoặc là trước có mà không mất, nghĩa là bởi vì ba duyên, trước đó đã dấy khởi Biểu nghiệp không mất:
– Bởi vì ý thích không dừng lại.
– Bởi vì không rời bỏ gia hạnh.
– Bởi vì giới hạn xu thế chưa vượt qua. Đây là nói do niềm tin sâu nặng, hoặc là ràng buộc mạnh mẽ, dấy khởi Biểu-Vô biểu cho đến chưa rời bỏ. Hoặc là sinh ở cõi Sắc, lúc ấy quyết định thành tựu thân nghiệp Vô biểu, hoặc là cũng thành tựu thân biểu.
4. Có lúc không phải là thành tựu thân cũng không phải là thân nghiệp đó là các dị sinh sinh vào cõi Vô sắc; cõi ấy không có sắc cho nên không thành tựu thân, dị sinh cho nên không thành tựu thân nghiệp, hữu lậu thì vượt qua cõi-địa đã rời bỏ, vô lậu thì chưa đạt được.
Hỏi: Vì sao nghiệp của sắc hữu lậu vượt qua cõi-địa thì rời bỏ chứ không phải là vô lậu?
Đáp: Bởi vì nghiệp của sắc hữu lậu bị ràng buộc-có hệ thuộc, nghiệp của sắc vô lậu thì giải thoát-lìa hệ thuộc.
Có người nói: Bởi vì nghiệp của sắc hữu lậu rơi vào cõi-rơi vào địa, nghiệp của sắc vô lậu rơi vào địa mà không rơi vào cõi.
Có người nói: Bởi vì nghiệp của sắc hữu lậu cùng loại do Đại chủng tạo ra, năng tạo-sở tạo đều là hữu lậu; nghiệp của sắc vô lậu khác loại do Đại chủng tạo ra, Đại chủng là hữu lậu mà nghiệp là vô lậu.
Bởi vì nhân duyên này lúc vượt qua cõi-địa, nghiệp hữu lậu thì rời bỏ, nghiệp vô lậu thì không rời bỏ.
Hỏi: Đạt được pháp Nhẫn, lúc dị sinh mang chung có rời bỏ pháp Nhẫn hay không? Nếu rời bỏ thì tại sao không rơi vào nẽo ác? Vả lại, nếu rời bỏ thì tại sao lúc dị sinh mạng chung lại rời bỏ, mà Thánh giả thì không rời bỏ? Nếu không rời bỏ thì tại sao văn này và chương Đại Chủng Uẩn đều không nói đến?
Đáp: Nên nói là rời bỏ.
Hỏi: Nếu như vậy thì lúc ấy tại sao không rơi vào nẽo ác?
Đáp: Bởi vì thế lực to lớn của căn thiện này; tự mình có thế lực yếu kém của căn thiện, tuy rằng thành tựu mà không ngăn được nẽo ác, huống gì không thành tựu? Như sinh ra đạt được thiện, hoặc là có thế lực hùng mạnh của căn thiện, tuy không thành tựu mà ngăn được nẽo ác, huống là thành tựu như pháp Nhẫn này? Vì vậy tuy rời bỏ mà không rơi vào nẽo ác.
Lại có người nói: Bởi vì căn thiện này phát sinh trong thân, khiến dẫn đến xa lìa các nghiệp phiền não của nẽo ác, đối với thân hoàn toàn không dấy khởi, nhân hãy còn không dấy khởi; huống là rơi vào nẽo ác hay sao? Như người vào mùa Thu uống thuốc ngừa bệnh, thuốc tuy không ở trong thân người ấy mà bệnh trong thân người ấy cũng không phát sinh; ở đây cũng như vậy.
Lại có người nói: Bởi vì thế lực uy mãnh của căn thiện này huân tập vào thân, khiến cho các nghiệp-phiền não của nẽo ác vĩnh viễn không còn dấy khởi ở trong thân này, nhân không dấy khởi cho nên không rơi vào nẽo ác. Như hang đá mà sư tử chúa đã ở, sư tử chúa tuy không còn mà mùi thân thể hãy còn đọng lại, các loài cầm thú nhỏ bé không có loài nào có thể đi vào; ở đây cũng như vậy.
Lại nữa, căn thiện này như chủ trong thân có thế lực hùng mạnh, bất thiện như khách với thế lực yếu kém. Lại nữa, căn thiện này có ý thích tăng thượng, thích đoạn pháp ác-thích tu pháp thiện. Lại nữa, căn thiện này phát sinh trong thân rồi tất cả nẽo ác đạt được phi trạch diệt, pháp phi trạch diệt không có sinh khởi; vì vậy không rơi vào. Lại nữa, bởi vì căn thiện này phát sinh trong thân, khiến cho hành giả ấy rơi vào dòng chảy của Đại pháp. Bởi vì nghĩa như vậy, cho nên không rơi vào nẽo ác.
Lại có người nói: Bởi vì căn thiện này gần bên cạnh Thánh đạo, dựa vào lực của Thánh đạo cho nên không rơi vào nẽo ác. Như người sợ kẻ thù mà nương tựa vào nhà vua, dựa vào lực của nhà vua cho nên khiến những kẻ thù không dám nhìn thẳng, huống gì có thể làm hại, pháp này cũng như vậy, gần với Thánh đạo cho nên khiến các nghiệpphiền não dẫn đến nẽo ác hãy còn không hiện hành, huống là rơi vào nẽo ác hay sao?
Lại có người nói: Bởi vì căn thiện này giữ gìn thân khí của Thánh giả đã trú, nghĩa nói rằng thân này Thánh đạo đang an trú, có thể làm cho các nghiệp, phiền não dẫn đến nẽo ác phải vĩnh viễn rời xa. Như có nơi tốt đẹp là nơi nhà vua tuận lòng cư trú, quan quân canh gác quản lý, người khác không ai có thể ở được; pháp này cũng như vậy.
Lại có người nói: Bởi vì căn thiện này phát sinh trong thân, cho nên khiến hành giả ấy chắc chắn ở chốn trời-người chứ không ở trong nẽo ác. Như người giàu sang chắc chắn ở nơi tốt đẹp chứ không ở chỗ thấp kém; pháp này cũng như vậy.
Có người nói: Gia hạnh của căn thiện này đích thực hơn hẳn, làm cho thế lực của các nghiệp phiền não dẫn đến nẽo ác suy yếu, không còn có thể dẫn đến dị thục của nẽo ác, vì vậy tuy rời bỏ mà không rơi vào nẽo ác.
Có người nói: Do lực tăng thượng của căn thiện này, làm cho hành giả ấy thấy rõ sai lầm của hành ác và công đức của hành diệu, vì vậy nghiệp ác chắc chắn không còn sinh tử, huống gì rơi vào nẽo ác?
Có người nói: Do lực tăng thượng của căn thiện này, khiến cho hành giả ấy trú trong ý thích thiện, nhận thấy lỗi lầm của sinh tử và công đức thù thắng của Niết-bàn, cho nên không tạo ra nghiệp ác, không rơi vào nẽo ác.
Có người nói: Do lực tăng thượng của căn thiện này, khiến cho tâm của hành giả ấy điều hòa tùy thuận với Niết-bàn, tín căn rất vững chắc, vì vậy tuy rời bỏ mà không rơi vào nẽo ác.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Do lực tăng thượng của căn thiện này, khiến cho ý thích thù thắng của hành giả ấy, tâm đối với nhập Niết-bàn thường tùy thuận hướng về sắp tiến vào, mong muốn pháp Nhẫn cầu mong vô cùng, vì nhân duyên này mà không tạo ra nghiệp ác, cho nên tuy rời bỏ mà không rơi vào nẽo ác”.
Hỏi: Vì sao dị sinh mạng chung thì rời bỏ pháp Nhẫn đã đạt được, Thánh giả thì không rời bỏ?
Đáp: Dị sinh không có đối trị vô lậu, bởi vì tự mình duy trì cho nên lúc mạng chung thì rời bỏ căn thiện này; Thánh giả có đối trị vô lậu để tự mình duy trì, vì vậy không rời bỏ.
Có người nói: Định lực của dị sinh yếu kém, xu thế không vững chắc, bởi vì vốn là hữu lậu; như nước không có keo pha lẫn các màu sắc tùy theo vật mà vẽ ra, không tồn tại được lâu, vì vậy mà rời bỏ Định lực vô lậu vững mạnh của Thánh giả, duy trì căn thiện mà mạng chung không rời bỏ. Thí dụ đã nói ngược lại với trước nên biết.
Có người nói: Dị sinh không có Chỉ-Quán thù thắng cho nên mạng chung thì rời bỏ, Thánh giả thì ngược lại cho nên mạng chung không rời bỏ.
Có Sư khác nói: Dị sinh mạng chung cũng không rời bỏ pháp Nhẫn.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao văn này và chương Đại Chủng Uẩn không nói đến?
Đáp: Nên nó mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác.
Có người nói: Đã nói ở trong câu thứ ba, nghĩa là các Thánh giả trú trong thai tạng thành tựu thân và nghiệp. Thánh có hai loại:
- Thế tục.
- Thắng nghĩa.
Đạt được căn thiện này thì gọi là Thánh thuộc thế tục, nếu tiến vào Thánh đạo thì gọ là Thánh thuộc thắng nghĩa. Phát tâm xuất gia còn gọi là Thánh giả, huống là đạt được pháp Nhẫn ư?
Có Sư khác nói: Điều này không quyết định dị sinh mạng chung có rời bỏ hay không rời bỏ. Nếu đối với pháp Nhẫn luôn luôn gia hạnh sâu nặng, gia hạnh tu tập vững chắc, thì lúc người ấy mạng chung không rời bỏ pháp Nhẫn; nếu không như vậy thì lúc mang chung sẽ rời bỏ. Như đã quen lắng nghe, nếu rất thuần thục thì trải qua thời gian dài mà không quên; không như vậy thì sẽ quên. Như Từ Thụ Tử vào lúc mới sinh ra liền có thể nói to rằng: Kiết có hai bộ…
Nói như vậy thì dị sinh mạng chung chắc chắn rời bo pháp Nhẫn, bởi vì căn thiện yếu kém. Dị sinh dựa vào địa này khởi lên căn thiện loại này, mạng chung sinh trở lại địa này; rời bỏ Đồng phần cho nên hãy còn quyết định rời bỏ, huống là pháp của cõi Sắc trải qua đời sống của cõi Dục mà cho rằng không rời bỏ hay sao?
Trong kinh nói: “Sinh có bốn loại, đó là noãn sinh, thai sinh, thấp sinh và hóa sinh. Thế nào là noãn sinh? Đó là các hữu tình từ vỏ trứng sinh ra, sẽ trú trong vỏ trứng, đã trú-đang trú trong vỏ trứng, lớn lên bên trong phá vỡ vỏ trứng mà sinh ra…, sinh khởi-hiện khởi-vượt ra-đã vượt ra. Đó là các loài chim như Ngỗng-Nhạn-Khổng tước, Anh vũ-Xá lợi ca, Câu chỉ la-Mạng mạng…, và một loài rồng, một loài diệu sí, một loài thuộc nẽo người. Lại có những loài khác từ vỏ trứng sinh ra, nói rộng ra như trên, đó gọi là noãn sinh. Thế nào là thai sinh? Đó là các hữu tình từ màng bào thai sinh ra, sẽ trú trong màng bào thai, đã trúđang trú trong màng bào thai, lớn lên bên trong phá vỡ màng bào thai mà sinh ra…, sinh khởi-hiện khởi-vượt ra- đã vượt ra. Đó là các loài như voi-ngựa-trâu-dê-lạc đà-lừa-hươu…, và một loài rồng, một loài diệu sí, một loài quỷ, một loài thuộc nẽo người. Lại có những loài khác từ màng bào thai sinh ra, nói rộng ra như trên, đó gọi là thai sinh. Thế nào là thấp sinh? Đó là cac hữu tình từ hơi ẩm sinh ra, hoặc dựa vào các lá của cỏ cây cuộn lại làm ổ, hoặc dựa vào thịt nát rửa-ăn các loại phân dơ…, hoặc dựa vào ao hồ sông biển lần lượt chuyển đổi cùng tưới thấm-cùng áp sát-cùng nương tựa mà sinh ra…, sinh khởi-hiện khởi-vượt ra-đã vượt ra. Đó là các loài ruồi muỗi giun dế, côn trùng sâu bọ…, và một loài rồng, một loài diệu sí, một loài thuộc nẽo người. Lại có những loài khác từ hơi ẩm sinh ra, nói rộng ra như trên, đó gọi là thấp sinh. Thế nào là hóa sinh? Đó là các hữu tình sinh ra mà không có sự nhờ cậy, các căn không thiếu sót, tay chân thân thể đầy đủ, dựa vào nơi chốn lập tức sinh-lập tức hiện khởi-lập tức xuất hiện. Đó là các nẽo địa ngục-các loài trời, tất cả Trung hữu, và một loài rồng, một loài diệu sí, một loài quỷ, một loài thuộc nẽo người. Lại có những loài hữu tình khác sinh ra mà không có sự nhờ cậy, nói rộng ra như trên, đó gọi là hóa sinh.
Hỏi: Các loài chim có sắc vi diệu trong trời cõi Dục, là noãn sinh hay là hóa sinh? Nếu là noãn sinh, thì loài ấy mạng chung rồi phải có thi hài, vậy thì chư Thiên phải trông thấy sắc dơ bẩn. Nhưng chúng chư Thiên đối với cửa ngõ sáu xứ luông luôn đối diện với cảnh tuyệt vời, như trong kinh nói: “Mắt ấy đã thấy tất cả đều đáng yêu-vừa ý-bình đẳng, cho đến ý đã biết cũng như vậy”. Nếu là hóa sinh, thì trong hóa sinh trước đây tại sao không nói?
Đáp: Các loài chim ấy đều là noãn sinh.
Hỏi: Nếu như vậy thì chim ấy mạng chung rồi phải có thi hài, tại sao chư Thiên lại trông thấy sắc dơ bẩn?
Đáp: Chim ấy mang chung chưa lâu thì có luồng gió mạnh nổi lên đưa thi hài ấy ra xa bỏ vào nơi khác.
Có Sư khác nói: Các loài chim ấy đều là hóa sinh.
Hỏi: Trong hóa sinh trước đây tại sao không nói?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác. Có người nói chim ấy đã thâu nhiếp trong một loại chim diệu sí đã nói ở trước, vì vậy không có gì sai.
Hỏi: Bốn sinh như vậy lấy gì làm tụ tánh?
Đáp: Lấy bốn Uẩn-năm Uẩn để làm tự tánh, nghĩa là năm Uẩn thuộc cõi Dục-Sắc, bốn Uẩn thuộc cõi Vô sắc.
Trong này, có người nói: Chỉ lấy Uẩn dị thục để làm tự tánh.
Có người nói: Cũng bao gồm trưởng dưỡng. Đó gọi là tự tánh của bốn sinh.
Đã nói về tự tành, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là Sinh?
Đáp: Các loài hữu tình hòa hợp mà hiện khởi cho nên gọi là Sinh.
Hỏi: Ba cõi-năm nẽo đều hòa hợp mà hiện khởi, cũng gọi là sinh, đâu chỉ có bốn loại này?
Đáp: Bốn loại này chỉ làm cho số hữu tình hiện khởi, cũng thâu nhiếp tất cả số hữu tình; cõi và nẽo thì không như vậy. Bởi vì cõi tuy bao trùm tất cả số hữu tình, mà không phải là chỉ có số hữu tình hiện khởi, còn gồm chung cả loài phi tình. Nẽo tuy chỉ có hữu tình hiện khởi, mà không phải là tất cả số hữu tình, bởi vì không thâu nhiếp Trung huu4. vì vậy chỉ riêng bốn loại này gọi là Sinh.
Hỏi: Sinh là nghĩa gì? Đáp: Nghĩa về hữu tình hiện rõ là nghĩa của Sinh, nghĩa về hữu tình phát khởi-nghĩa về hữu tình xuất hiện là nghĩa của Sinh.
Hỏi: Ở cõi nào-nẽo nào, có mấy loại Sinh có thể có được? Đáp: Ở trong cõi Dục thì bốn loại Sinh có thể có được, cõi Sắc-Vô sắc chỉ có hóa sinh, bởi vì hai cõi ấy lúc thọ sinh mà không có sự nương nhờ. Ở trong năm nẽo thì trời và địa ngục, chỉ có hóa sinh. Có người nói: Nẽo quỷ cũng chỉ là hóa sinh. Có người nói: Nẽo quỷ cũng có thai sinh, như ngạ quỷ nữ thưa với Mục-liên rằng:
“Ban đêm con sinh ra năm con, hễ sinh ra đều tự mình ăn, Ban ngày sinh ra năm cũng vậy, tuy ăn hết mà không hề no”.
Nẽo bàng sinh và nẽo người đều ó đủ bốn loại Sinh. Người sinh ra từ trứng: xưa ở châu này có người buôn, đi vào biển gặp được một con Hạc mái, hình dáng màu sắc xinh đẹp to lớn, ngạc nhiên mà vui sướng, thế là sinh ra hai trứng. Về sau trứng nở ra hai bé trai đoan chánh thông minh, lớn lên xuất gia đều đạt được quả A-la-hán, người em tên gọi Ôba-thế-la, người anh tên gọi Thế-la. Lại như mẹ của Tỳ-xá-khư sinh ra ba mươi hai trứng, Phi hậu của vua Bàn-giá-la sinh ra năm trăm trứng… Người sinh ra từ thai, như người tế gian này. Người sinh ra từ biến hóa, như người ở thời gian bắt đầu của kiếp.
Bốn loại Sinh thì hữu tình đều thọ sinh rồi, có thể gặp được Thánh pháp, gặp được Thánh pháp rồi, chắc chắn không còn thọ nhận noãn sinh và thấp sinh.
Hỏi: Vì sao như vậy?
Đáp: tánh của noãn sinh và thấp sinh phần nhiều là ngu muội, Thánh giả thông tuệ cho nên không thọ sinh trong loại ấy.
Có người nói: Noãn sinh và thấp sinh pháp vốn như vậy, cùng với tánh Thánh trái ngược nhau, cho nên Thánh giả không thọ sinh trong loại ấy.
Có Sư khác nói: hai loại Sinh ấy nhiều ý thích xấu ác, nhiều ý thích làm hại; Thánh giả thì không như vậy, ý thích chỉ là thiện.
Có người nói: Hai loại Sinh ấy phần nhiều thực hành giới ác, chìm sâu trong biển khổ; Thánh giả đã có được giới mà bậc Thánh quý trọng, là phao nổi kiên cố có năng lực vượt qua biển khổ.
Có người nói: Noãn sinh và thấp sinh là loài bàng sinh, Thánh giả đã đạt được Phi trạch diệt đối với loài ấy.
Có người nói: Noãn sinh và thấp sinh phần nhiều là tướng dồn ép chật chội, Thánh giả thì không như vậy, mà phần nhiều là nghiệp rộng lớn. Bởi vì nghĩa như vậy, cho nên Thánh giả không thọ sinh trong hai loại ấy.
Có Sư khác nói: Bậc Thánh thích ở một mình, chán ngán sợ hãi sinh trở lại, mà loài thấp sinh thì quả thật là phức tạp, các loài noãn sinh thì trải qua tiếp tục sinh, nghĩa là ra khỏi thai mẹ và ra khỏi vỏ trứng, cho nên thế gian nói là Phạm chí Sa-môn, chim gọi là tiếp tục sinh, voi gọi là tiếp tục uống. Vì vậy Thánh giả không thọ sinh trong loài ấy.
Có Sư khác nói: Noãn sinh và thấp sinh phần nhiều không có nơi nương nhờ, Thánh giả thành tựu pháp nương nhờ thù thắng, cho nên không thọ sinh trong loài ấy. Vì vậy, có người nói như vậy: Nếu Amla-vệ có nơi nương nhờ thù thắng thì không nên để cho Ma-kiện-địa-ca xúc phạm làm nhục.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Nơi cha đã sinh ra thì con vẫn sinh trong đó. Điều này ý nói rằng: Như các Đại Bồ tát gần bên Phật địa, là cha của các bậc Thánh, các vị ấy chắc chắn không thọ sinh trong noãn sinh và thấp sinh, con đạt được quả Thánh cũng lại như vậy. Bởi vì các nhân duyên đã nói như vậy, cho nên bậc Thánh chắc chắn không thọ sinh trong noãn sinh và thấp sinh”.
Hỏi: Bốn loại Sinh như vậy thì loại nào rộng nhất?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Noãn sinh rộng nhất. Như nghe: trong các khe núi ở nghiệp ngoài, hễ nơi nào tồn tại thì trừng đều lấp đầy, voi ngựa… chà đạp đều không nhận biết.
Có Sư khác nói: Thai sinh rộng nhất. Như nghe: Nghiệp ngoài có một con cóc sinh con khắp bảy thửa ruộng, có một con cá đi khắp nơi sinh con chứa đày trong bảy ao hồ.
Có Sư khác nói: Thấp sinh rộng nhất. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu vào thời gian mùa mưa, giả sử có thật thối rữa-phân dơ… tích tụ, thì dưới từ tầng kim luân trên đến cõi Phạm Thế, mà ở đó tất cả đều có thể rở thành sâu bọ, như vậy các loài sâu bọ đều thuộc về thấp sinh.
Nói như vậy thì hóa sinh rộng nhất, bởi vì thâu nhiếp toàn bộ hai nẽo-phần ít của ba nẽo, và tất cả Trung Hữu đều là hóa sinh. Vả lại, bởi vì toàn bộ hai cõi và phần ít của một cõi đều là hóa sinh, ở trong cõi Dục thì ba loại Sinh gia hạnh cũng là hóa sinh.
Hỏi: Như vậy bốn loại Sinh thì loại nào mạnh nhất?
Đáp: Hóa sinh là mạnh nhất.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao thân cuối cùng của Bồ tát không thọ sinh trong loài hóa sinh?
Đáp: Bởi vì hai thời gian xuất thế không hòa hợp, nghĩa là loài người lúc bắt đầu của kiếp thì thọ sinh trong loài hóa sinh, lúc bấy giờ Phật không xuất thế; đến lúc kiếp giảm thì Phật xuất hiện ở thế gian, lúc bấy giờ loài người không còn hóa sinh.
Lại có người nói: Hóa sinh lướt nhẹ, không có thể làm nơi nương tựa cho núi chúa công đức như Lực-Vô úy… của Phật.
Lại có người nói: Tất cả hóa sinh thì thân của loài ấy yếu ớt, không thể nào gánh vác nổi gánh nặng của Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại có người nói: Nếu thọ thân hóa sinh, thì không có quan hệ như gia tộc-quyến thuộc…, mà loại ấy đều là quả của nghiệp tuyệt diệu; Bồ tát suốt cuộc đời chịu khó tu nghiệp tuyệt diệu đến cuối cùng được trọn vẹn đầy đủ, cho nên không thọ thân hóa sinh.
Lại có người nói: Bồ tát suốt cuộc đời tinh tiến mạnh mẽ tạo tác tăng trưởng cảm đến nghiệp cha mẹ, cha mẹ Bồ tát cũng suốt cuộc đời tu tập cảm đến nghiệp của người con bậc Thánh, nếu thọ thân hóa sinh thì sự tu tập của cả hai phía đều trống rỗng, không có quả gì, vì vậy không thọ thân hóa sinh.
Có người nói: Muốn hiển bày tất cả sự tôn quý thù thắng của Bồ tát, đó gọi là rí tuệ-nhận thức-dòng họ-địa vị… bởi vì nghĩa này cho nên không thọ thân hóa sinh.
Có người nói: Vì đoạn trừ tâm ngạo mạn về dòng họ của chúng sinh, dựa vào dòng họ thù thắng cho nên không thọ thân hóa sinh.
Có người nói: Muốn thâu nhiếp dẫn dắt niềm vui của người tại gia khiến họ tiến vào chánh pháp, cho nên không thọ thân hóa sinh. Nếu thọ thân hóa sinh thì họ sẽ nói rằng: Phật không có thân thích quyến thuộc, cho nên phỉ báng phép tắc trong gia đình họ hàng, lẽ nào sánh bằng chúng ta hay sao? Nếu Bồ tát sinh trong gia đình Sát-đế-lợi, tổ tiên thân thích cường thịnh, mà có thể chán ngán rời bỏ như vứt bỏ nước mũi nước bọt, mở rộng cửa ngõ cam lộ, thành tựu quả vị Đẳng Chánh Giác, thì họ đều sinh ra ý tưởng hiếm có, kính trọng tiếp nhận giáp pháp đã nói ra.
Có người nói: Bồ tát muốn làm người bảo vệ trong ngoài cho cột cao chánh chánh, cho nên không thọ thân hóa sinh. Chư Phật đều có bảo vệ trong-bảo vệ ngoài, trong nghĩa là pháp phần bồ đề, ngoài nghĩa là thân thích quyến thuộc. Nếu không có bảo vệ ngoài thì sẽ bị ngoại đạo ác đảng phá hoại, cho nên Đức Phật hóa độ những người họ Thích để bảo vệ Chánh pháp. Vì vậy, thậm chí Lục quần Tỳ kheo cũng nói: Nếu có ngoại đạo đến quấy rối Đức Phật, nếu Đức Phật không chế định thì chúng ta cũng có thể dùng sức của mình để làm bọn họ phải khuất phục.
Có người nói: Muốn chặn đứng sự phỉ báng của ngoại đạo, cho nên không thọ thân hóa sinh. Nghĩa là Phật tự mình từ cung trời Đổ-sửđa ẩn đi, ánh sáng trên thân chói lọi sai chiếu Đại thiên thế giới, tiến vào thai mẹ đã đủ mười tháng, từ thai mẹ ra ngoài, liền đi bảy bước tự xưng là Độc Tôn, xuất gia tu khổ hạnh, đến cội cây Bồ đề thành tựu quả vị Đẳng Chánh Giác, hãy còn bị phỉ báng rằng: Qua trăm kiếp sau Đại huyễn sẽ xuất hiện, không có cha-không có mẹ, ăn nuốt cả thế gian. Nếu thọ thân hóa sinh thì tăng thêm sự phỉ báng, vì vậy Bồ tát không thọ thân hóa sinh.
Có người nói: Vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình ở đời vị lai, cho nên không thọ thân hóa sinh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu thọ thân thai sinh thì có thân để lại, sau khi nhập Niết-bàn tuy trải qua ngàn năm, mà vô lượng hữu tình thậm chí nếu có thể đối với thân để lại, nhỏ như hạt cải khởi tâm thanh tịnh ân cần, cung kính cúng dường đạt được phước thiện vô biên, sinh đến cõi trời hưởng thụ vui sướng được nhập Niết Bàn. Nếu thọ thân hóa sinh thì không có sự việc này. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hóa sinh lúc mạng chung như ánh đèn sáng tắc đi không còn gì để lại.
Trong này, dựa vào luận mà phát sinh luận.
Hỏi: Vì sao hóa sinh mạng chung không còn gì để lại?
Đáp: Bởi vì loại ấy lúc sinh các căn lập tức hiện khởi, cho nên lúc chết lại cũng lập tức diệt đi, như người đùa giỡn trong nước thoắt ẩn thoắt hiện.
Lại có người nói: Thân hóa sinh nhẹ nhàng tuyệt diệu như làn mây-như chớp điện, cũng như làn gió-ngọn lửa tắt rồi không sót lại gì, không ai biết được nơi nào. Lại nữa, thân hóa sinh tăng về căn pháp, ba loại Sinh còn lại không phải là tăng về căn pháp, bởi vì tăng về căn pháp cho nên diệt thì lập tức diệt. Nghĩa là thân hóa sinh đã tiếp nhận thân hình-tóc-móng… đều là vật không có chút nào thuộc căn pháp.
Hỏi: Nếu thân hóa sinh chết đi không có gì để lại, tại sao trong kinh nói chim Diệu sí (Đại bàng cánh vàng) hóa sinh bắt loài rồng hóa sinh để ăn thịt?
Đáp: Bởi vì không biết cho nên bắt để ăn thịt, nhưng không đỡ đói tý nào.
Có người nói: Loài rồng ấy trong thời gian chưa chết thì tạm thời được đỡ đói, lúc chết rồi trở lại đói, đói lại bắt để ăn thịt, không hề trải qua xa cách.
Lại có người nói: Các loài rồng hóa sinh thì thân của chúng vô cùng tuyệt diệu, giống như bơ sữa… vừa nuốt vào bụng thì trở thành món ăn.
Hoặc có người nói: Chim Diệu sí hóa sinh có nhiều những cách thức khéo léo, bắt được loài rồng hóa sinh thì dùng chân đè lên cổ, bắt đầu từ đuôi mà nuốt vào, mạng sống chưa kết thúc thì có thể làm thức ăn, chết rồi thì không như vậy.
Có Sư khác nói: Lúc chim Diệu sí ấy ăn thịt loài rồng hóa sinh, trước tiên tiết ra nước dãi làm nát nhừ bộ não chảy theo xuống dưới, cho rồng cùng nuốt thì mới thành sự việc ăn thịt, không phải là một mình rồng hóa sinh mà thành sự việc ăn.
Hỏi: Kinh khác đã nói lại thông hiểu thế nào? như nói: “Trong Đại địa ngục, có con chó đen lốm đốm to mập khỏe mạnh và bạo ác, nhảy xổ vào các hữu tình nằm trên mặt đất bằng thép, đánh toạc bụng của hữu tình ấy mà ăn nuốt ruột gan-bao tử”.
Đáp: Bởi vì ruột gan-bao tử của hữu tình ấy chưa lìa khỏi thân, tạm thời có thể đỡ đói cho nên nói là ăn. Có người nói: Bởi vì hữu tình ấy chịu tội của nghiệp lực xấu ác, chỉ làm cho nhận chịu đua khổ chứ không phải là làm sự việc ăn thịt.
Hỏi: Nếu thành tựu thân thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
- Có lúc thành tựu thân mà không phải là ngữ nghiệp.
- Có lúc thành tựu ngữ nghiệp mà không phải là thân.
- Có lúc thành tựu thân cũng là ngữ nghiệp.
- Có lúc không phải là thành tựu thân cũng không phải là ngữ nghiệp.
Phần này cũng như trước nói trong phần thân đối với thân nghiệp, sai biệt là phần này nói về ngữ nghiệp, bởi vì nghiệp-ngữ nghiệp hệ thuộc vào địa có hay không có, chắc chắn không có khác nhau.
Hỏi: Nếu thành tựu thân thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp chăng?
Đáp: Các thân thành tựu, lúc ấy nhất định thành tựu ý nghiệp. Có lúc thành tựu ý nghiệp mà không phải là thân, đó là sinh ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu thân thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp-ngữ nghiệp chăng?
Đáp: Có lúc thành tựu thân mà không phải là thân nghiệp-ngữ nghiệp, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các sị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi- phi bất luật nghi, thì không có thân-ngữ biểu, giả sử có mà mất. Có lúc thành tựu thân và thân nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, đó là sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân biểu, hoặc là trước đó có không mất; không có ngữ biểu, giả sử có mà mất. Có lúc thành tựu thân và ngữ nghiệp mà không phải là thân nghiệp, đó là sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có ngữ biểu, hoặc là trước đó có không mất; không có thân biểu, giả sử có mà mất. Có lúc thành tựu thân và thân nghiệp-ngữ nghiệp, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, hoặc là trú trong bất luật nghi, hoặc là trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thânngữ biểu, hoặc trước đó có không mất; hoặc là sinh cõi Sắc.
Hỏi: Giả sử thành tựu thân nghiệp-ngữ nghiệp thì lúc ấy trước thân chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không trước. Thế nào là thành thành tựu? Đó là như trước nói. Thế nào là không thành tựu? Đó là các Thánh giả sinh ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu thân thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp-ý nghiệp chăng?
Đáp: Có lúc thành tựu thân và ý nghiệp mà không phải là thân nghiệp, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có thân biểu, giả sử có mà mất. Có lúc thành tựu thân và thân nghiệp-ý nghiệp, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, hoặc trú trong bất luật nghi, hoặc trú trong phi luật nghiphi bất luật nghi, hiện tại có thân biểu, hoặc trước đó có không mất, hoặc là sinh ở cõi Sắc.
Hỏi: Giả sử thành tựu thân nghiệp-ý nghiệp thì lúc ấy thành tựu thân chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Đó là như trước nó. Thế nào là không thành tựu? Đó là các Thánh sinh ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu thân thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp chăng?
Đáp: Có lúc thành tựu thân và ý nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp. Có lúc thành tựu thân và ngữ nghiệp-ý nghiệp. Phần này đều như trước nói trong phần thân đối với thân nghiệp-ý nghiệp, sai biệt là phần này nói đến ngữ biểu.
Hỏi: Giả sử thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp thì lúc ấy thành tựu thân chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu, cũng như phần ấy đã nói.
Hỏi: Nếu thành tựu thân thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp-ngữ nghiệp-ý nghiệp chăng?
Đáp: Có lúc thành tựu thân và ý nghiệp mà không phải là thân nghiệp-ngữ nghiệp. Có lúc thành tựu thân và thân nghiệp-ý nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp. Có lúc thành tựu thân và ngữ nghiệp-ý nghiệp mà không phải là thân nghiệp. Có lúc thành tựu thân và thân nghiệp-ngữ nghiệp-ý nghiệp. Phần này đều như trước nói trong phần thân đối với thân nghiệp-ngữ nghiệp, bởi vì ý nghiệp trong tất cả mọi lúc đều thành tựu.
Hỏi: Giả sử thành tựu thân nghiệp-ngữ nghiệp-ý nghiệp thì lúc ấy thành tựu thân chăng?
Đáp: hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu, cũng như phần ấy đã nói.
Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu:
1. Có lúc thành tựu thân nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, đó là sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại cóthân biểu, hoặc trước đó có không mất; không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.
2. Có lúc thành tựu ngữ nghiệp mà không phải là thân nghiệp, đó là sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có ngữ biểu, hoặc trước đó có không mất, không có thân biểu, giả sử có mà mất.
3. Có lúc trước thân nghiệp cũng là ngữ nghiệp, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, hoặc trú trong bất luật nghi, hoặc trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân-ngữ biểu, hoặc trước đó có không mất; hoặc là sinh ở cõi sinh ở cõi Sắc, hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.
4. Có lúc không phải là thành tựu thân nghiệp cũng không phải là ngữ nghiệp, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có thân-ngữ biểu, giả sử có mà mất; hoặc là các dục sinh đến cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp chăng?
Đáp: Nếu thành tựu thân nghiệp thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp. Có lúc thành tựu ý nghiệp mà không phải là thân nghiệp, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có thân biểu, giả sử có mà mất; hoặc là các dị sinh đến cõi vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp- ý nghiệp chăng?
Đáp: Có lúc thành tựu thân nghiệp và ý nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, đó là sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân biểu, hoặc trước đó có không mất; không có ngữ biểu, giả sử có mà mất. Có lúc thành tựu thân nghiệp và ý nghiệp-ngữ nghiệp, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, hoặc trú trong bất luật nghi, hoặc trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân-ngữ biểu, hoặc trước đó có không mất; hoặc là sinh vào cõi Sắc, hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.
Hỏi: Giả sử thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Đó là như trước nói. Thế nào là không thành tựu? Đó là sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có ngữ biểu, hoặc trước đó có không mất, không có thân biểu, giả sử có mà mất.
Hỏi: Nếu thành tựu ngữ nghiệp thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp chăng?
Đáp: Nếu thành tựu ngữ nghiệp thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp.
Có lúc thành tựu ý nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp. Phần này như trước nói về thân nghiệp đối với ý nghiệp, sai biệt là ở đây nói đến ngữ biểu.
Trên đây đã nói tổng quát về nghĩa tóm lược, đó là thân ấy nếu sinh đến cõi Vô sắc thì nhất định không thành tựu, sinh ở cõi Dục-sắc thì nhất định thành tựu. Thân nghiệp-ngữ nghiệp ấy, nếu ở trong vỏ trứng, dị sinh ở trong thai tạng, và các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc, thì nhất định không thành tựu. Tất cả Thánh giả, dị sinh cõi Sắc, và dị sinh cõi Dục, trú trong giới thiện-giới ác thì đều nhất định thành tựu. Còn lại hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Ý nghiệp thì tất cả đều nhất định thành tựu.
*******
Nếu nghiệp chưa lìa nhiễm, thì dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần puận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa của mình. Nghĩa là phải Độc Tử Bộ nói nghiệp thuộc năm Bộ, dị thục đã có được cũng gồm chung năm bộ. Muốn ngăn chặn ý đó để hiển bày về nghiệp tuy bao gồm năm Bộ mà dị thục ấy chỉ do tu mà đoạn, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Nếu nghiệp chưa lìa nhiễm, thì dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm chăng?
Đáp: Các nghiệp chưa lìa nhiễm, thì dị thục của nghiệp ấy nhất định chưa lìa nhiễm. Hoặc có lúc dị thúc nghiệp chưa lìa nhiễm, mà nghiệp ấy đã lìa nhiễm, đó là người Dự lưu đã lìa nhiễm của nghiệp do kiến mà đoạn, dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiểm.
Nên biết trong này, hoặc có lúc nghiệp lìa nhiễm đầu tiên, sau đó dị thục mới lìa nhiễm; hoặc có lúc nghiệp và dị thục ấy cùng lúc lìa nhiễm. Chắc chắn không có dị thục được lìa nhiễm đầu tiên, về sau nghiệp ấy mới được lìa nhiễm. Nghĩa là lúc bốn pháp nhẫn, làm cho các nghiệp bất thiện do bốn Bộ thâu nhiếp được lìa nhiễm đầu tiên, không phải là dị thục của nghiệp. Vả lại, lúc lìa nhiễm của cõi Dục thì tám đạo vô gián trước, làm cho các nghiệp bất thiện do tu mà đoạn thuộc tám phẩm trước được lìa nhiệm đầu tiên, không phải là dị thục của nghiệp. Các dị thục ấy phải đến đạo vô gián thứ chín thì mời được lìa nhiễm, đó gọi là nghiệp lìa nhiễm đầu tiên, sau đó dị thục ấy mới được lìa nhiễm. Nếu lúc lìa nhiễm của cõi Dục, thì đạo vô gián thứ chín làm cho các nghiệp bất thiện thuộc phẩm thứ chín, tất cả thân nghiệp-ngữ nghiệp bất bất thiện, nghiệp thiện của cõi Dục, và các dị thục ấy cùng lúc lìa nhiệm. Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì đạo vô gián thứ chín làm cho nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất và dị thục ấy cùng lúc lìa nhiễm. Như vậy cho đến lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì đạo vô gián thứ chín làm cho nghiệp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và dị thục ấy cùng lúc lìa nhiễm. Như vậy gọi là nghiệp và dị thục cùng lúc lìa nhiễm. Bởi vì nghiệp bất thiện phi sắc, do năm Bộ thâu nhiếp cũng do đạo thuộc chín phẩm mà đoạn; các nghiệp bất thiện thuộc sắc, nghiệp thiện hữu lậu, tất cả dị thục, chỉ do tu mà đoạn, chỉ do đạo thuộc phẩm Thượng Thượng mà đoạn. Đó gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.
Nhưng trong này dựa vào hai nghiệp mà soạn luận, đó là nghiệp do kiến mà đoạn và do tu mà đoạn, cho nên đưa ra cách nói này. Nếu dựa vào năm nghiệp mà soạn luận, thì không nên nói đó là người Dự lưu đã lìa nhiễm của nghiệp do kiến mà đoạn, cho đến nói rộng ra. Nên đưa ra cách nói này: “Đó là người chưa lìa nhiễm cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, nghiệp do kiến khổ mà đoạn đã lìa nhiễm, dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm; Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, nghiệp do kiến Khổ-tập mà đoạn đã lìa nhiễm, dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm; Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, nghiệp do kiến Khổ-Tập-Diệt mà đoạn đã lìa nhiễm, dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm. Đạo trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm của cõi Dục, nghiệp do kiến Khổ-Tâp-Diệt-Đạo mà đoạn đã lìa nhiễm, dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm. Lúc lìa nhiễm của cõi Dục từ một phẩm cho đến tám phẩm, nghiệp thuộc tám phẩm ấy đã lìa nhiễm, dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm. Lúc lìa nhiễm của cõi Dục thuộc đạo vô gián thứ chín, nghiệp thuộc phẩm thứ chín ấy, tất cả thân nghiệp-ngữ nghiệp bất thiện, nghiệp thiện của cõi Dục, và các dị thục ấy cùng lúc lìa nhiễm. Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất cho đến lìa nhiễm của Phi tướng phi phi tưởng xứ thuộc đạo vô gián thứ chín, nghiệp thiện của các địa và dị thục ấy cùng lúc lìa nhiễm”. Nhưng mà không đưa ra cách nói này, là bởi vì dựa vào hai nghiệp mà soạn luận.
Hỏi: Nếu nghiệp đã lìa nhiễm thì dị thục của nghiệp ấy đã lìa nhiễm chăng?
Đáp: Dị thục của các nghiệp đã lìa nhiễm, thì nghiệp ấy nhất định đã lìa nhiễm. Hoặc có nghiệp đã lìa nhiễm, mà dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm, đó là nghiệp do kiến mà đoạn đã lìa nhiễm của người Dự lưu, dị thục của nghiệp ấy chưa lìa nhiễm. Trong này phân biệt rộng ra như trước đã nói.
Nếu nghiệp có quả thì nghiệp ấy đều có dị thục chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ tà vạy để hiển bày về Chánh nghĩa. Nghĩa là có ngoại đạo chấp rằng tất cả nghiệp thiện-ác không có quả dị thục. Vì ngăn chặn ý đó để hiển này tất cả nghiệp đều có quả, các nghiệp hữu lậu thiện và bất thiện đều có dị thục, cho nên soạn ra phần luận này.
Nhưng trong Kinh nói: “Quả có năm loại:
- Quả đẳng lưu.
- Quả dị thục.
- Quả ly hệ.
- Quả sĩ dụng.
- Quả tăng thượng”.
Quả đẳng lưu, nghĩa là thiện sinh ra thiện, bất thiện sainh ra bất thiện, vô ký sinh ra vô ký. Quả dị thục, nghĩa là nhân của các pháp bất thiện-hữu lậu thiện đã dẫn đến dị thục, quả thiện-ác này chỉ là vô ký, khác loại mà chín muồi cho nên lập thành tên gọi dị thục. Quả ly hệ, nghĩa là đạo vô gián đoạn trừ các phiền não. Đạo vô gián này, dùng đoạn những phiền não làm quả ly hệ và quả sĩ dụng, dùng đạo giải thoát làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng, dùng các đạo sau đều hơn hẳn chủng loại của mình làm quả đẳng lưu. Nếu đạo vô gián, dùng Tập được tác chứng có thể đoạn các phiền não trước đây, thì đạo vô gián này dùng đoạn phiền não ấy, chỉ làm quả sĩ dụng.
Đây là nói tổng quát. Nếu nói riêng biệt thì khổ pháp trí nhẫn, dùng mười tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục kia đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng khổ pháp trí phẩm làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo vô lạu sau đều hơn hẳn làm quả đẳng lưu. Như vậy cho đến Đạo loại trí nhẫn, dùng mười bốn tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng Đạo loại trí phẩm làm quả Đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo vô lậu sau đều hơn hẳn làm quả đẳng lưu. Dùng Tập được tác chứng đoạn các tùy miên do kiến Khổ-tập-Diệt mà đoạn thuộc ba cõi, và các tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục đều đoạn; Đọa loại nhẫn này, dùng đoạn các tùy miên ấy làm quả sĩ dụng.
Những người Dự lưu, lúc cầu tác chứng đối với quả Nhất lai, năm đạo vô gián đầu, dùng tùy miên thuộc năm phẩm ấy đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng năm đạo giải thoát, làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo sau đều hơn hẳn chủng loại của mình làm quả đẳng lưu. Đạo vô gián thứ sáu, dùng tùy miên thuộc phẩm thứ sáu đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng đạo giải thoát thứ sáu làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo sau đều hơn hẳn chủng loại của mình làm quả đẳng lưu. Dùng tập được tác chứng cùng đạo tùy miên thuộc năm phẩm trước do kiến mà đoạn thuộc ba cõi, và do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; đạo vô gián thứ sáu này, dùng đoạn các tùy miên ấy làm quả sĩ dụng.
Những người Nhất lai, lúc cầu tác chứng đối với quả Bất hoàn, đạo vô gián khởi lên có thể đoạn bốn tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Nếu đoạn phẩm thứ bảy và thứ tám, thì đạo vô gián này dùng tùy miên thuộc hai phẩm ấy đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng hai đạo giải thoát, làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo sau đều hơn hẳn chủng loại của mình, làm quả đẳng lưu. Nếu đoạn phẩm thứ chín, thì một đạo vô gián dùng tùy miên thuộc phẩm thứ chín đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng đạo giải thoát thứ chín, làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo sau đều hơn hẳn chủng loại của mình, làm quả đẳng lưu. Dùng Tập được tác chứng cùng đoạn tùy miên thuộc tám phẩm trước do kiến mà đoạn thuộc ba cõi, và do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; đạo vô gián thứ chín này, dùng đoạn các tùy miên ấy làm quả sĩ dụng.
Những người Bất hoàn, lúc cầu tác chứng đối với quả Vô học, đạo vố gián khởi lên có thể đoạn sáu tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi SắcVô sắc. Nếu đoạn nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất từ một phẩm cho đến chín phẩm, thì đạo vô gián thứ chín này dùng tùy miên thuộc chín phẩm ấy đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng chín đạo giải thoát làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo sau đều hơn hẳn chủng loại của mình làm quả đẳng lưu.
Như vậy cho đến lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tám đạo vô gián trước dùng tùy miên thuộc tám phẩm ấy đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng tám đạo giải thoát làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo vô lậu sau đều hơn hẳn làm quả đẳng lưu. Định Kim cang dụ dùng tùy miên thuộc phẩm thứ chín đều đoạn, làm quả ly hệ và quả sĩ dụng; dùng Tận trí thuộc phẩm đầu làm quả đẳng lưu và quả sĩ dụng; dùng các đạo vô lậu sau đều hơn hẳn làm quả đẳng lưu. Dùng Tập được tác chứng cùng đoạn tùy miên thuộc tám phẩm trước, do kiến mà đoạn thuộc ba cõi và do tu mà đoạn thuộc tám địa dưới, cùng với tùy miên do tu mà đoạn thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ; Định Kim Cang dụ này dùng đoạn các tùy miên ấy làm quả sĩ dụng.
Nếu các dị sinh lìa nhiễm do kiến-tu đoạn từ cõi dục cho đến vô sở hữu xứ, thì các đạo vô gián dùng đoạn các nhiễm ấy, các đạo giải thoát và các đạo sau đều hơn hẳn chủng loại của mình, làm quả nhiều ít như lý cần phải suy nghĩ.
Quả sĩ dụng, nếu pháp do người sử dụng nó mà thành tựu pháp này, thì nói là quả sĩ dụng của pháp ấy.
Quả tăng thượng, nếu pháp do sự tăng thượng của nó mà dấy khởi, thì nên biết rằng pháp này là sự tăng thượng của nó và quả tăng thượng, là sự tăng thượng khác chứ không phải là quả tăng thương. Nghĩa là các pháp sinh sau là sự tăng thượng của pháp trước, và quả tăng thượng; các pháp sinh trước là sự tăng thượng của pháp sau, chứ không phải là quả tăng thượng. Các pháp vị lai là sự tăng thượng của pháp quá khứ-hiện tại, và quả tăng thượng; các pháp quá khứ-hiện tại là sự tăng thượng của pháp vị lại, chứ không phải là quả tăng thượng; pháp vị lai-hiện tại là sự tăng thượng của pháp quá khứ và quả tăng thượng; các pháp quá khứ là sự tăng thượng của pháp vị lai, hiện tại chứ không phải là quả tăng thượng.
Hỏi: Quả sĩ dụng và quả tăng thượng sai biệt thế nào?
Đáp: Những việc đã làm, đối với người chủ động làm ra là quả sĩ dụng và quả tăng thượng, đối với người chủ động nhận lấy chỉ là quả tăng thượng. Như các việc đã làm thuộc về đồng áng…, đối với người nông dân đều là quả sĩ dụng và quả tăng thượng, đối với người tiếp nhận sử dụng chỉ là quả tăng thượng. Lực của sĩ dụng khởi lên gọi là quả sĩ dụng, lực của tăng thượng khởi lên gọi là quả tăng thượng. Lực của tăng thượng rộng rãi cho nên không chướng ngại, lực của sĩ dụng nhỏ hẹp cho nên có thể dẫn đến chứng đắc. Đó gọi là sự sai biệt giữa hai quả.
Các Sư phương Tây nói quả có chín loại, đó là đối với năm loại trước thêm vào bốn loại:
- Quả an lập.
- Quả gia hạnh.
- Quả hòa hợp.
- Quả tu tập.
Quả an lập, nghĩa là dựa vào tầng Phong luân an lập tầng Thủy luân, lại dựa vào tầng Thủy luân an lập tầng Kim luân, lại dựa vào tầng Kim luân an lập mặt đất, lại dựa vào mặt đất an lập tất cả các loại hữu tình-phi tình. Trong này, những pháp sau là quả của những pháp trước, quả an lập khác tương tự như vậy nên biết.
Quả gia hạnh, nghĩa là quán Bất tịnh, hoặc là Trì tức niệm làm gia hạnh, cho nên dần dần dẫn dắt sinh khởi Tận trí-Vô sinh trí, quả gia hạnh khác tương tự như vậy nên biết.
Quả hòa hợp, nghĩa là nhãn và sắc hòa hợp sinh ra nhãn thức, cho đến ý và pháp hòa hợp sinh ra ý thức, quả hòa hợp khác tương tự như vậy nên biết.
Quả tu tập, nghĩa là do đạo của cõi Sắc khởi lên hóa hiện ở cõi Dục, và lời nói của cõi Dục. Hóa hiện và lời nói này là quả tu tập. Quả tu tập khác vũng vậy.
Các Luận Sư của nghiệp Ca-thấp-di-la nói: “Trong này, bốn loại sau tức là năm loại trước thâu nhiếp, bởi vì đó chính là quả sĩ dụng và quả tăng thượng”.
Nên biết rằng thế tục đối trị đạo nghiệp, đều do năm quả cho nên gọi là có quả; đạo nghiệp gia hạnh-giải thoát-thắng tiến ấy và nghiệp bất thiện-thiện hữu lậu khác, do bốn quả cho nên gọi là có quả, trừ ra quả ly hệ. Nếu các vô lậu đối trị đạo nghiệp, thì củng do bốn quả cho nên gọi là có quả, trừ ra quả dị thục; tạo nghiệp gia hạnh-giải thoátthắng tiến ấy, và nghiệp vô ký, do ba quả cho nên gọi là có quả, trừ ra quả ly hệ và quả dị thục. Đó gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.
Hỏi: Nếu nghiệp có quả thì nghiệp ấy đều có dị thục chăng?
Đáp: Các nghiệp có dị thục thì nghiệp ấy đều có quả. Nên biết nghiệp này, hoặc là do năm quả, hoặc là do bốn quả, cho nên gọi là có quả. Hoặc có nghiệp có quả, mà nghiệp ấy không có dị thục, đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu. nên biết nghiệp này hoặc là do bốn quả, hoặc là do ba quả, cho nên gọi là có quả, nhưng không có dị thục bởi vì không kiên cố vững chắc, không có ái tưới thấm.
Hỏi: Nếu nghiệp không có quả thì nghiệp ấy cũng không có dị thục chăng?
Đáp: Không có nghiệp nào không có quả, nghĩa là tất cả nghiệp, hoặc do năm quả, hoặc do bốn quả, hoặc do ba quả, cho nên nói là có quả. Trước là có nghiệp mà không có dị thục, đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu. như trước đã nói.
Hỏi: Nếu tất cả nghiệp đều có quả, thì Đức Phật đã nói tụng nên thông hiểu thế nào? Như nói:
“Như đóa hoa tuy là đáng yêu, có sắc mà không có hương thơm
Như vậy có lời nói tuyệt vời; không có quả-không có việc làm”.
Đáp: Dựa vào người nói pháp mà Đức Phật nói bài tụng này.
Nghĩa là lúc nói pháp, người lắng nghe pháp ấy không tự mình tin nhận, vâng lời thực hành như giáo pháp, gọi là không có quả. Hoặc là người nói pháp tuy là khéo nói, mà không tự mình thực hành, cho nên nói là không có quả. Hoặc là trước đó có những lời hứa giúp vật dụng cho người khác, sau đó không tự mình giúp cho họ, cho nên nói là không có quả.
Hỏi: Kinh khác đã nói lại làm sao thông hiểu? Như nói:
“Có thân mạng mà ưa ngủ nghỉ, trống rỗng không quả-không ý nghĩa,
Vô vị-không lợi ích tốt đẹp, cũng không có gì được sinh ra”.
Đáp: có thời gian thức tỉnh thì có thể đến được công đức tốt đẹp, ưa ngủ nghỉ cho nên thời gian trôi qua trống rỗng, Đức Thế Tôn dựa vào điều ấy mà nói bài tụng như vậy.
Hỏi: Nếu ưa ngủ nghỉ thì trống rỗng không có quả, kinh khác đã nói lại thông hiểu thế nào? như nói: “Thà rằng ngủ nghỉ chứ đừng tìm kiếm rình rập gì khác”.
Đáp: Có người lúc tỉnh ngủ khởi lên sự tìm kiếm rình rập xấu xa, tranh chấp làm não loạn vô lượng hữu tình, Đức Phật vì khuyên nhủ họ cho nên nói như vậy. Bởi vì nghĩa này cho nên Kinh có ý riêng, không phải là nói các nghiệp đều không có quả.
Hỏi: Nếu nghiệp bất thiện thì nghiệp ấy đều điên đảo chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu:
1. Có nghiệp bất thiện mà nghiệp ấy không phải là điên đảo, nghĩa là như có một người nhận thức rõ là có nhân quả, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Có nghiệp-có nghiệp quả dị thục. Nhưng mà làm hành ác của thân-ngữ và ý.
Hỏi: Vì nhân duyên gì mà người ấy làm hành ác?
Đáp: Bởi vì ba nhân duyên:
- Bởi vì thời gian.
- Bởi vì nơi chốn.
- Bởi vì Bổ-đặc-già-la.
Bởi vì thời gian, nghĩa là lúc năm Trược tăng lên, các loài hữu tình rút giảm uy đức, ưa tạo ra các điều ác, ở tại thời gian ấy cho nên cũng làm hành ác. Bởi vì nơi chốn, nghĩa là các loài hữu tình sinh trong chốn biên địa hạ tiện, tánh của họ ngu dần thô lỗ, tạo ra nhiều nghiệp ác, sinh vào nơi ấy cho nên cũng làm hành ác. Bởi vì Bổ-đặc-già-la, nghĩa là có một loại người mang lấy chúng đồng phần của hành ác, tánh của họ thọ bạo, tạo ra nhiều nghiệp ác, như hạng giết mổ trâu dê…., gần gũi với họ cho nên cũng làm hành ác. Nên biết nghiệp này bởi vì tự tánh cho nên gọi là bất thiện, là thuộc về hành ác của thân-ngữ-ý; bởi vì sở y cho nên gọi là không phải điên đảo, là có dấy lên cách nhìn, không ngu muội nhân quả, cùng dấy khởi trong thân chánh kiến, như trong đồ đựng quý báu chứa các vật dơ bẩn.
2. Có nghiệp điên đảo mà nghiệp ấy không phải là bất thiện, nghĩa là như có một người nhìn nhận không có nhân quả, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Không có nghiệp-không có nghiệp quả dị thục. Nhưng mà làm hành diệu của thân-ngữ-ý.
Hỏi: Vì nhân duyên gì mà người ấy làm hành diệu?
Đáp: Bởi vì ba nhân duyên:
- Bởi vì thời gian.
- Bởi vì nơi chốn.
- Bởi vì Bổ-đặc-già-la.
Bởi vì thời gian, đó là lúc năm Trược không tăng lên, các loài hữu tình có uy đức to lớn, thích tu các điều thiện, ở tại thời gian ấy cho nên tuy không thích làm, mà cũng làm hành diệu. Bởi vì nơi chốn, đó là các loài hữu tình sinh ở trung tâm đất nước, tánh tình thông minh-ý chí hài hòa, tu nhiều nghiệp thiện, sinh vào nơi ấy cho nên tuy không thích làm, mà cũng làm hành diệu. Bởi vì Bổ-đặc-già-la, đó là có một loại người có được chúng đồng phần của hành diệu, tánh tình hòa nhã, tu nhiều nghiệp thiện, như trú trong luật nghi, gần gũi với họ cho nên tuy không thích làm, mà cũng làm hành diệu. Nên biết nghiệp này bởi vì sở y cho nên gọi là điên đảo, là không dấy lên cách nhìn, ngu muội đối với nhân quả, cùng dấy khởi từ trong thân tà kiến; bởi vì tự tánh cho nên gọi là không phải bất thiện, là thuộc về hành diệu của thân-ngữ-ý, như trong đồ đựng dơ bẩn chứa các vật châu báu.
3. Có nghiệp cũng bất thiện mà cũng điên đảo, nghĩa là như có một người nhìn nhận không có nhân quả, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Không có nghiệp-không có nghiệp quả dị thục.
Lại còn làm hành ác của thân-ngữ cà ý.
Hỏi: Vì nhân duyên gì mà người ấy làm hành ác?
Đáp? Bởi vì ba nhân duyên, như trước đã nói. Nên biết người này bởi vì tự tánh cho nên gọi là bất thiện, bởi vì thuộc về hành ác của thânngữ-ý; bởi vì sở y cho nên lại gọi là điên đảo, là không dấy lên cách nhìn, ngu muội đối với nhân quả, cùng dấy khởi từ trong thân tà kiến, như trong đồ đựng dơ bẩn chứa các vật dơ bẩn.
4. Có nghiệp không phải là bất thiện cũng không phải là điên đảo, nghĩa là như có một người nhận thức rõ là có nhân quả, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như cậy: Có nghiệp-có nghiệp quả dị thục. Lại còn làm hành diệu của thân-ngữ-ý.
Hỏi: Vì nhân duyên gì mà người ấy làm hành diệu?
Đáp: Bởi vì ba nhân duyên, như trước đã nói. Nên biết nghiệp này bởi vì tự tánh cho nên gọi là không phải bất thiện, bởi vì thuộc về hành diệu của thân-ngữ-ý; bởi vì sở y cho nên gọi là không phải điên đảo, là có dấy lên cách nhìn, không ngu muội nhân quả, cùng dấy khởi từ trong thân Chánh kiến, như trong đồ đựng quý báu chứa các vật châu báu.
Hỏi: Nếu nghiệp là thiện thì nghiệp ấy không điên đảo chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, đó là câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này. Rộng ra như trước đã nói. Lại nữa, ở đây có cách giải thích khác.
Hỏi: Nếu nghiệp bất thiện thì nghiệp ấy đều điên đảo chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.
1. Có nghiệp bất thiện mà nghiệp ấy không phải là điên đảo, nghĩa là như có một người đối với cái thấy có-tưởng là không thấy, người khác hỏi rằng: Ông thấy hay không? Người ấy hoặc là vì mình, hoặc là vì người khác, hoặc là vì danh lợi, đã che giấu ý tướng này-nhận thức này-cách nhìn này-ham muốn này, trả lời rằng: Tôi thấy, nên biết nghiệp này do lực của tưởng cho nên gọi là bất thiện, bởi vì che giấu ý tưởng mà nói; do sự việc đã nói cho nên gọi là không phải điên đảo, bởi vì đối với cái thấy nói là thấy.
2. Có nghiệp điên đảo mà nghiệp ấy không phải là bất thiện, nghĩa là như có một người đối với cái thấy có-tưởng là không thấy, người khác hỏi rằng: Ông thấy hay không? Người ấy không vì mình, không vì người khác, không vì danh lợi, không che giấu ý tưởng nàynhận thức này-cách nhìn này-ham muốn này, trả lời rằng: Không thấy. Nên biết nghiệp này do sự việc đã nói cho nên gọi là điên đảo, bởi vì đối với cái thấy mà nói là không thấy; do lực của tưởng cho nên gọi là không phải bất thiện, bởi vì không che giấu ý tưởng mà nói.
3. Có nghiệp cũng bất thiện mà cũng điên đảo, nghĩa là như có một người đối với cái thấy có-tưởng là thấy, người khác hỏi rằng: Ông thấy hay không? Người ấy hoặc là vì mình, hoặc là vì người khác, hoặc là vì danh lợi, đã che dấu ý tưởng này-nhận thức này-cách nhìn nàyham muốn này, trả lời rằng: Không thấy. Nên biết nghiệp này do lực của tưởng cho nên gọi là bất thiện, bởi vì che giấu ý tướng mà nói; do sự việc đã nói cho nên lại gọi là điên đảo, bởi vì đối với cái thấy mà nói là không thấy.
4. Có nghiệp không phải là bất thiện, cũng không phải là điên đảo, nghĩa là như có một người đối với cái thấy có-tưởng là thấy, người khác hỏi rằng: Ông thấy hay không? Người ấy không vì mình, không vì người khác, không vì danh lợi, không che giấu ý tưởng này-nhận thức này-cách nhìn này-ham muốn này, trả lời rằng: Tôi thấy. Nên biết rằng nghiệp này do lực của tưởng cho nên gọi là không phải biết thiện, bởi vì không che giấu ý tưởng mà nói; do sự việc đã nói cho nên gọi là không phải điên đảo, bởi vì đối với cái thấy nói là thấy.
Như đối với cái thấy-nghe-hiểu-biết đều làm thành bốn câu, như vậy đối với sự không thấy-nghe-hiểu-biết cũng đều làm thành bốn câu.
Như dùng bất thiện đối với điên đảo làm thành tám phần-bốn câu, như vậy dùng thiện đối với không điên đảo nên biết cũng như thế.
Vậy thì tổng công thành mười sáu phần-bốn câu, và hai phần-bốn câu trước đây làm thành mười tám phần-bốn câu.
Lại tổng quát dùng chín phần nhỏ-bốn câu thuộc bất thiện, và chín phần nhỏ-bốn câu thuộc về thiện, đều làm thành một phần lớn-bốn câu, cho nên tổng quát và riêng có hai mươi phần-bốn câu.
Trong này, nhãn thức đã tiếp nhận gọi là thấy, nhĩ thức đã tiếp nhận gọi là nghe, ba thức đã tiếp nhận gọi là hiểu (giác-cảm giác nhận biết), ý thức đã tiếp nhận gọi là biết. Nói đến bốn cảnh cho nên thấynghe-hiểu-biết, là căn chứ không phải là thức. Nhưng nêu ra thức là hiển bày các căn như nhãn… cần phải do thức giúp đỡ mới có thể chọn lấy cảnh, bởi vì Đồng phần của căn luôn luôn có tác dụng chứ không phải là Bỉ đồng phần.
Hỏi: Tại sao ba thức như nhãn… đã tiếp nhận đều thiết lập một loại, mà ba thức tỷ-thiệt-thân đã tiếp nhận, hợp lại thiết lập một loại gọi là hiểu (giác)? Đáp: Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Sở duyên của ba thức đều chỉ là vô ký, cảnh vô ký cho nên căn thiết lập tên gọi là hiểu (giác). Vả lại, bởi vì ba căn chỉ chọn lấy cảnh, cùng với cảnh hợp lại cho nên thiếp lập tên gọi là hiểu (giác).”
Đại đức nói rằng: “Chỉ riêng cảnh giới của ba căn này chậm chạp mông muội giống như xác chết, cho nên lúc thức phát khởi nói tên gọi là giác”.
Có Sư khác nói: Hai thức nhãn-nhĩ dựa vào cảnh giới của mình duyên với cảnh giới của mình và nơi khác, ý thức dựa vào cảnh giới của mình-nơi khác, duyên với cảnh giới của mình-nơi khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba thức như tỷ… chỉ dựa vào cảnh giới của mình, chỉ duyên với cảnh giới của mình, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại. Như cảnh giới của mình-cảnh giới khác, nói về Đồng phần-không Đồng phần cũng như vậy.
Có Sư khác nói: Hai thức nhãn-nhĩ dựa vào Đồng phần, duyên với Đồng phần-không Đồng phần, ý thức dựa vào Đồng phần-không Đồng phần, duyên với Đồng phần-không đồng phần, cho nên ba thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba loại như tỷ… chỉ dựa vào Đồng phần, chỉ duyên với Đồng phần, cho nên ba loại ấy hợp lại thiết lập một loại. Đây là nói về Đồng phần của Giới (phạm vi-cảnh giới).
Có người nói: Hai thức nhãn-nhĩ dựa vào vô ký duyên với ba loại, ý thức dựa vào ba loại duyên với ba loại, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba thức như tỷ… chỉ dựa vào vô ký, chỉ duyên với vô ký, cho nên ba thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại.
Có người nói: Hai thức nhãn-nhĩ dựa vào gần-duyên với gần xa, ý thức dựa vào gần xa-duyên với gần xa, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba thức như tỷ… dựa vào gần-duyên với gần, cho nên ba thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại. Cảnh của ba căn này không tách rời mà tồn tại, mới có thể phát ra thức, cho nên gọi là gần.
Có người nói: Hai thức nhãn-nhĩ hoặc là sở y lớn mà sở duyên nhỏ, hoặc là sở duyên lớn mà sở y nhỏ, hoặc là sở y và sở duyên bằng nhau. Nhãn thức, sở y lớn mà sở duyên nhỏ, như thấy đầu sợi lông…; sở duyên lớn mà sở y nhỏ, như thấy rừng núi…, sở y và sở duyên bằng nhau, như thấy quả Bồ-đào… như vậy, nhĩ thức như mức độ nên biết. Ý thức thì sở y tuy không thể nói mức độ lớn nhỏ của nó, mà cảnh sở duyên thì hoặc nhỏ-hoặc lớn, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại. Ba thức như tỷ… thì sở y và sở duyên lớn nhỏ có mức độ như nhau, cho nên ba thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại. Tùy theo bao nhiêu cực vi của căn sở y, lúc kết hợp với cực vi của cảnh bấy nhiêu, mới có thể phát sinh các thức như tỷ…
Có người nói: Ba thức như nhãn… duyên với nghiệp-phi nghiệp, cho nên thức ấy đã tiếp nhận thiết lập một loại; ba thức như tỷ… chỉ duyên với phi nghiệp, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại.
Có người nói: Ba thức như nhãn…, duyên với trì giới-phạm giới và duyên với pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba thức như tỷ… chỉ duyên với pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại,
Có Sư khác nói: ba thức như nhãn…, duyên chung với luật nghikhông luật nghi và pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại một loại; ba thức như tỷ… chỉ duyên với pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại.
Có Sư khác nói: Ba thức như nhãn…, duyên chung với luật nghikhông luật nghi và pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba thức như tỷ… chỉ duyên với pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại.
Có người nói: Ba thức như nhãn… duyên chung với Biểu và pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba thức như tỷ… chỉ duyên với pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại.
Có người nói: Ba tức như nhãn… duyên chung với nhiễm-không nhiễm, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba thức như tỷ.. chỉ duyên với pháp không nhiễm, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại.
Có người nói: Ba thức như nhãn…, duyên chung với hành diệu, hành ác và duyên với pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận đều thiết lập một loại; ba thức như tỷ… chỉ duyên với pháp khác, cho nên thức ấy đã tiếp nhận hợp lại thiết lập một loại.
Do thấy-nghe-hiểu-biết đã nói như vậy, tùy theo thức dựa vào mà duyên có riêng-có chung.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp bất thiện, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?
Đáp: thành tựu các nghiệp bất thiện, lúc ấy chắc chắn thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là sinh ở cõi Dục, nếu đoạn căn thiện thì lúc ấy chắc chắn thành tựu nghiệp bất thiện, và một nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, đó là nghiệp nhiễm ô. Không đoạn căn thiện và chưa đạt được tâm thiện của cõi Sắc, cũng như vậy. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp bất thiện, và hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiện nhiễm ô; một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là nhiễm ô.
Hoặc có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà không phải là nghiệp bất thiện, nghĩa là sinh ở cõi Dục đã lìa nhiễm của cõi Dục, hoặc là sinh ở cõi Sắc. Nghĩa là sinh ở cõi Dục đã lìa nhiễm của cõi Dục, hoặc là sinh ở cõi Sắc. Nghĩa là sinh ở cõi Dục đã lìa nhiễm của cõi Dục, nếu chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký; một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là nhiễm ô. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiện-nhiễm ô và vô phú ký; hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là thiện-nhiễm ô. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiện và vô phú vô ký; hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là thiện và nhiễm ô. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiên và vô ký; một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là thiện.
Nếu sinh ở cõi Sắc, nghĩa là nếu chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiệnnhiễm ô và vô phú vô ký; một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là nhiễm ô. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký; hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là thiện và nhiễm ô. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiện và vô phú vô ký; hai nghiệp hệ thuộc cõi vô sắc, đó là thiện và nhiễm ô. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là thiện và vô phú vô ký; một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là thiện.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?
Đáp: Thành tựu các nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, lúc ấy chắc chắn thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, mà không phải là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, đó là Bổ-đặc-già-la đoạn căn thiện, nếu sinh đến cõi Sắc. Nghĩa là nếu thành tựu nghiệp thiện của cõi Dục, chưa đạt được tâm thiện của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của Dục, chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, và thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, và thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Nếu đoạn căn thiện, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Nếu sinh đến cõi Sắc chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Đời trước đoạn căn thiện, đời này sinh ở cõi Sắc, đều không thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, bởi vì đã đoạn căn thiện, đã rời bỏ căn thiện ấy.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, mà không phải là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, đó là sinh ở cõi Dục không đoạn căn thiện, chưa đạt được tâm thiện của cõi Sắc.
2. Có lúc thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, mà không phải là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, đó là sinh đến cõi Sắc, đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc.
3. Có lúc thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, cũng là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, đó là sinh ở cõi Dục đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc.
4. Có lúc không phải là thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, đó là Bổđặc-già-la căn thiện.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc Cõi dục, thì lúc ấy trước nghiệp hệ thuộc cõi Sắc chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là sinh ở cõi Dục, nếu đoạn căn thiện thì lúc ấy thành tựu ha nghiệp hệ thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Sắc; nếu không đoạn căn thiện, mà chưa đạt được tâm thiện của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Sắc. Nếu đã đạt được tâm thiên của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Dục, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúa ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc. Nếu sinh đến cõi Sắc chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Thành tựu các nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là sinh ở cõi Dục, nếu đoạn căn thiện thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu không đoạn căn thiện, chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Dục, chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Nếu sinh đến cõi Sắc, chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, mà không phải là nghiệp hệ thuộc cõi Dục, đó là Bổ-đặc-già-la sinh đến cõi vô sắc. Nghĩa là sinh đến cõi ấy, nếu chưa lìa nhiễm của cõi ấy, khởi lên tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu không khởi lên tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, khởi lên tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu không khơi lên tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đều không thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, bởi vì đã rời bỏ cõi ấy.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, mà không phải là nghiệp không hệ thuộc, đó là các dị sinh ở cõi Dục-Sắc.
2. Có lúc thành tựu nghiệp không hệ thuộc, mà không phải là nghiệp hệ thuộc cõi Dục, đó là các Thánh già sinh đến cõi Vô sắc.
3. Có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, cũng là nghiệp không hệ thuộc, đó là các Thánh giả sinh ở cõi Dục-Sắc.
4. Có lúc không phải là thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải là nghiệp không hệ thuộc, đó là các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thanh tịnh nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Thành tựu các nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy chắc chánh thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nghĩa là sinh ở cõi Dục, nếu chưa đạt được tâm thiện của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Dục, chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp cõi sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Nếu sinh vào cõi Sắc, chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hại nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, mà không phải là nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là các hữu tình sinh đến cõi Vô sắc. Nghĩa là sinh đến cõi ấy, nếu chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, khởi lên tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu không khởi lên tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, khởi lên tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu không khởi lên tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, mà không phải là nghiệp không hệ thuộc, đó là các dị sinh sinh ở cõi Dục-Sắc.
2. Có lúc thành tựu nghiệp không hệ thuộc, mà không phải là nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.
3. Có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, cũng là nghiệp không hệ thuộc, đó là các Thánh giả sinh ở cõi Dục-Sắc.
4. Có lúc không phải là thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, cũng không phải là nghiệp không hệ thuộc, đó là các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng?
Đáp: Thành tựu các nghiệp không hệ thuộc, thì lúc ấy chắc chắn thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nghĩa là các Thánh giả sinh ở cõi Dục-Sắc, nếu chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp Học không hệ thuộc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp Học không hệ thuộc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp Vô học không hệ thuộc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Nếu các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, khởi tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu nghiệp Học không hệ thuộc, ba nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu không khởi tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu nghiệp Học không hệ thuộc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc, khởi dị thục sinh thì lúc ấy thành tựu nghiệp Vô học không hệ thuộc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu không khởi tâm dị thục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp Vô học không hệ thuộc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Có lúc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc mà không phải là nghiệp không hệ thuộc, đó là các dị sinh nếu sinh ở cõi Dục-Sắc, chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu đã đạt đến được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Nếu các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc, nếu khởi tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc; nếu không khởi tâm dị thục sinh, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục-cõi Dắc-cõi Vô sắc và nghiệp không hệ thuộc, thì lúc ấy mạng chung sinh vào nơi nào?
Đáp: Hoặc là cõi Dục, hoặc là cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không có nơi sinh. Nghĩa là các Thánh giả, nếu sinh ở cõi Dục, chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu ba nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp Học không hệ thuộc, lúc ấy mạng chung sinh vào cõi Dục. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Dục, chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai hht cõi Dục, ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp Học không hệ thuộc, lúc ấy mạng chung sinh vào cõi Sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp Học không hệ thuộc, lúc ấy mạng chung cũng sinh vào cõi Sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp Học không hệ thuộc, lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Vô sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi vô sắc, thì lúc ấy thành tựu hai nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp Vô học không hệ thuộc, lúc ấy mạng chung không có nơi sinh.
Nếu các Thánh giả sinh ở cõi Sắc, chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, thì thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp Học không hệ thuộc, lúc ấy mạng chung sinh vào cõi Sắc. Nếu đã đạt được tâm thiện của cõi Vô sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, ba nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, hai nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp Học không hệ thuộc, lúc ấy mạng chung cũng sinh vào cõi Sắc. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, hai nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi vô sắc, nghiệp Học không hệ thuộc, lúc ấy thành tựu một nghiệp hệ thuộc cõi Dục, một nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, một nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp Vô học không hệ thuộc, lúc ấy mạng chung không có nơi sinh.
Vì vậy cho nên nói thành tựu bốn nghiệp thì người ấy mạng chung, hoặc là sinh ở cõi Dục, hoặc là sinh vào cõi Sắc, hoặc là sinh đến cõi Vô sắc, hoặc là không có nơi sinh.