LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG IV: NGHIỆP UẨN

Phẩm Thứ Hai: LUẬN VỀ TÀ NGỮ

(Từ cuối quyển 116 – đầu quyển 118)

Các loại tà ngữ thì đó là tà mạng chăng? Giả sử tà mạng thì đó là tà ngữ chăng? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần phải giải thích rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì cần phải ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh nghĩa. Nghĩa là phái Thí Dụ nói lìa bỏ ngữ và nghiệp, có Thể tánh của Chánh mạng-Tà mạng riêng biệt. Vì sao họ đưa ra cách nói này? Bởi vì dựa vào kinh. Như trong kinh nói đến tám chi Thánh đạo, họ đưa ra cách nói này: Đức Phật nói tám Chi, tất cả có Thể tánh không tạp loạn lẫn nhau. Vì vậy liền nói là Chánh mạng-Tà mạng lìa bỏ ngữnghiệp ra có Thể khá có thể đạt được. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày về Chánh mạng-Tà mạng đều chính là ngữ-nghiệp, cho nên soạn ra phần luận này.

Như ở trong nghiệp đạo của ngư bất thiện, nếu do tham mà khởi lên thì gọi là tà ngữ, cũng gọi là tà mạng, bởi vì mạng mà khởi lên; do sân-si mà khởi lên thì chỉ gọi là tà ngữ, không gọi là tà mạng, bởi vì không do mạng mà khởi lên. Ở trong nghiệp đạo của thân bất thiện, nếu do tham mà khởi lên thì gọi là tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; do sânsi mà khởi lên thì chỉ gọi là tà nghiệp, không gọi là tà mạng, nguyên cớ như trước. Ở trong nghiệp đạo của ngữ thiện do không có tham mà khởi lên thì gọi là chánh ngữ, cũng gọi là chánh mạng, bởi vì đối trị với tà mạng; do không có sân-si mà khởi lên thì gọi là chánh ngữ, không gọi là chánh mạng, nguyên cớ như trước. Ở trong nghiệp đạo của thân thiện, do không có tham mà khởi lên thì gọi là chánh nghiệp, cũng gọi là chánh mạng; do không có sân-si mà khởi lên thì gọi là chánh nghiệp, không gọi là chánh mạng, nguyên cớ như trước. Dựa vào đây đã hiển bày về Chánh mạng-Tà mạng, đều do ngữ nghiệp thâu nhiếp làm Thể thánh. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.

Hỏi: Các loại tà ngữ thì đó là tà mạng chăng? Giả sử tà mạng thì đó là tà ngữ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc tà ngữ mà không phải là tà mạng, đó là trừ ra bốn hành  ác của ngữ hướng đến tà mạng, còn lại các hành ác của ngữ, tức là do sân-si mà khởi lên ngữ nghiệp, là tánh của ngữ nghiệp, không phải là do mạng mà khởi lên.

2. Có lúc tà mạng mà không phải là tà ngữ, đó là ba hành ác của thân hướng đến tà mạng, tức là do tham mà khởi lên thân nghiệp, bởi vì mạng mà khởi lên, không phải là tánh ngữ của nghiệp. Trong các câu sau này nên dựa theo cách giải thích này.

3. Có lúc tà ngữ cũng là tà mạng, đó là bốn hành ác của ngữ hướng đến tà mạng.

4. Có lúc không phải là tà ngữ cũng không phải là tà mạng, đó là trừ ra ba hành ác của thân hướng đến tà mạng, còn lại các hành ác của thân.

Hỏi: Các loại tà nghiệp thì đó là tà mạng chăng? Giả sử tà mạng thì đó là tà nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc tà nghiệp mà không phải là tà mạng, đó là trừ ra ba hành ác của thân hướng đến tà mạng, còn lại các hành ác của thân, tức là do sân-si mà khởi lên thân nghiệp, bởi vì là tánh của thân nghiệp, không phải là do mạng mà khởi lên.

2. Có lúc tà mạng mà không phải là tà nghiệp, đó là bốn hành ác của ngữ hướng đến tà mạng, tức là do tham mà khởi lên ngữ nghiệp, bởi vì mạng mà khởi lên, không phải là tánh của thân nghiệp. Hai câu sau dựa theo cách giải thích này.

3. Có lúc tà nghiệp cũng là tà mạng, đó là ba hành ác của thân hướng đến tà mạng.

4. Có lúc không phải là tà nghiệp cũng không phải là tà mạng, đó là trừ ra bốn hành ác của ngữ hướng đến tà mạng, còn lại các hành ác của ngữ. Trong này, do các tham mà khởi lên đều bởi vì hướng đến tà mạng, cho nên gọi là tà mạng.

Hỏi: Các loại chánh ngữ thì đó là chánh mạng chăng? Giả sử chánh mạng thì đó là chánh ngữ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc chánh ngữ mà không phải là chánh mạng, đó là trừ ra bốn hành diệu của ngữ hướng đến chánh mạng, còn lại các hành diệu của ngữ, tức là do không có sân-không có si mà khởi lên ngữ nghiệp, bởi vì là tánh của ngữ nghiệp, không phải là đối trị với tà mạng.

2. Có lúc chánh mạng mà không phải là chánh ngữ, đó là ba hành diệu của thân hướng đến chánh mạng, tức là do không có tham mà khởi lên thân nghiệp, bởi vì là đối trị với tà mạng, không phải là tánh của ngữ nghiệp. Hai câu sau dựa theo cách giải thích này.

3. Có lúc chánh ngữ cũng là chánh mạng, đó là bốn hành diệu của ngữ hướng đến chánh mạng.

4. Có lúc không phải là chánh ngữ cũng không phải là chánh mạng, đó là trừ ra ba hành diệu của thân hướng đến chánh mạng, còn lại các hành diệu của thân.

Hỏi: Các loại chánh nghiệp thì đó là chánh mạng chăng? Giả sử chánh mạng thì đó là chánh nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc chánh nghiệp mà không phải là chánh mạng, đó là trừ ra ba hành diệu của thân hướng đến chánh mạng, còn lại các hành diệu của thân, tức là do không có sân-không có si mà khởi lên thân nghiệp, bởi vì là tánh của thân nghiệp, không phải là đối trị với tà mạng.

2. Có lúc chánh mạng mà không phải là chánh nghiệp, đó là bốn hành diệu của ngữ hướng đến chánh mạng, tức là do không có tham mà khởi lên ngữ nghiệp, bởi vì đối trị với tà mạng, không phải là tánh của thân nghiệp. Hai câu sau dựa theo cách giải thích này.

3. Có lúc chánh nghiệp cũng là chánh mạng đó là ba hành diệu của thân hướng đến chánh mạng.

4. Có lúc không phải là chánh nghiệp cũng không phải là chánh mạng, đó là trừ ra bốn hành diệu của ngữ. Trong này, các hành do không có tham mà khởi lên, đều bởi vì hướng đến chánh mạng, cho nên gọi là chánh mạng.

Đã sơ lược biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạp-không xen tạp, nay sẽ nói rộng về tướng sai biệt ấy. Nghĩa là nếu có lúc vì nhân duyên lợi ích của mạng sống mà khởi lên các hành ác, thì loại này gọi là tà ngữ-tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng, bởi vì là tánh của ngữ nghiệp, là do mạng mà khởi lên; nếu có lúc vì các loại nhân duyên khác mà khởi lên các hành ác, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, không gọi là tà mạng, bởi vì là tánh của ngữ nghiệp, không phải là do mạng mà khởi lên. Phần còn lại dựa theo cách giải thích này.

Lại nữa, nếu có lúc tùy theo các loại bàng sinh-minh chú, duyên với mạng sống tà vạy khởi lên các hành ác, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; nếu có lúc vì các loại nhân duyên khác mà khởi lên các hành ác, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, không gọi là tà mạng.

Lại nữa, nếu vì bốn nhân duyên của ái, khởi lên các hành ác thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; nếu vì duyên khác mà khởi lên các hành ác, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, không gọi là tà mạng.

Lại nữa, nếu có tướng giả dối hiện rõ vì lợi-cầu lợi duyên với năm loại tà mạng, khởi lên các hành ác, thì gọi là tà người-tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; nếu vì duyên khác mà khởi lên các hành ác, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, không gọi là tà mạng.

Lại nữa, nếu khởi lên gia hạnh của hành ác, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; nếu khởi lên nghiệp đạo căn bản của hành ác, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, không gọi là tà mạng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì gia hạnh khó trừ chứ không phải là căn bản.

Lại nữa, nếu khởi lên các loại Giá tội, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; nếu khởi lên Tánh tội, thì gọi là tà ngữ-tà nghiệp, không gọi là tà mạng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Giá tội khó phòng ngừa chứ không phải là Tánh tội.

Bởi vì đạo lý đã nói về sáu môn-bảy môn như vậy, cho nên quyết định không thể nào tách lìa ngữ-nghiệp ra mà thiết lập tà mạng riêng biệt.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói ba loại như tà ngữ…, và ở trong kinh nói tám chi Thánh đạo, ngoài chánh ngữ-chánh nghiệp còn nói đến chánh mạng riêng biệt?

Đáp: Đức Phật vì tà mạng lừa dối làm cho người ta mê hoặc, vi tế khó nhận biết cho nên cùng lúc với ngữ-nghiệp nêu bày rõ ràng, lại nêu bày rõ ràng riêng biệt. Như quân giặc và tướng giặc cùng mọi người chém giết lẫn nhau, lại chém ban đầu riêng biệt.

Lại có người nói: Bởi vì các loại tà mạng khó có thể trừ sạch, cho nên cùng lúc chỉ trích với ngữ-nghiệp, lại chỉ trích riêng biệt. Giống như người nữ cùng với những điều ham muốn và phiền não ham muốn, cùng lúc nói đến lỗi lầm, lại chỉ trích riêng biệt. Thế nào là tà mạng khó có thể trừ sạch? Đó là có hai pháp khó loại trừ-khó rời bỏ, tức là người tại gia thì tà kiến, và người xuất gia thì tà mạng. Những người tại gia tuy rất sáng suốt thọ trì năm giới, nhưng nếu bị khổ đau làm cho bức bách thì dùng các loại hương hoa-đồ ăn thức uống để cúng vái cầu khẩn Thiên thần. Những người xuất gia tuy rất sáng suốt thọ trì Cụ túc giới, nhưng bởi vì duyên cung cấp cho nên thân mạng mà hệ thuộc người khác, lúc thấy thí chủ chỉnh đốn oai nghi, hiện rõ tướng thân thiện gần gũi. Vì vậy cho nên nói riêng biệt về tà mạng-chánh mạng.

Trong kinh và luận Thi Thiết đều nói như vậy: “Sát sinh cho đến tà kiến đều có ba loại:

  1. Từ tham mà sinh ra.
  2. Từ sân mà sinh ra.
  3. Từ si mà sinh ra.”

Thế nào là sát sinh do tham mà sinh ra? Đó là như có một người bởi vì tham thịt da gân xương…, cho nên giết hại hữu tình khác; hoặc là làm vừa long những người yêu quý, bạn thân đã từng làm điều lợi ích đối với mình, mà làm điều giết hại; hoặc là người khác dùng tiền bạc và các sự lợi ích để cầu mình làm điều giết hại, như các Quốc Vương dùng các loại tiền của-địa vị, chiêu mộ người dũng mãnh để đánh dẹp đối phương chưa quy phục. Những sự giết hại như vậy gọi là do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là như có một người đối với hữu tình khác, có tâm phiền muộn tổn hại, tâm oán trách hiềm khích, tâm đầy ác ý mà đoạn mất mạng sống của người ấy; hoặc là làm hại bạn bè thân thuộc của họ để cắt đứt con đường thù oán. Những sự giết hại như vậy gọi là do sân mà sinh ra.

Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là như có một loại người khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Lừa ngựa trâu dê gà heo hươu nai…, đều là vật cúng tế để con người sử dụng ăn uống, vì vậy giết hại mà không có tội. Lại có một loại người khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Cọp beo chồn sói rắn rít… làm tổn hại cho con người, vì trừ bỏ tai họa cho người mà giết hại cũng không có tội. Và lại, ở phía tây vùng này có Miệt-lệ-xa tên gọi là Mục-ca, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa rách nói như vậy: Cha mẹ già yếu, và gặp phải bệnh tật lâu ngày khó chữa, nếu có thể giết chết thì được phước chứ không có tội. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì người già yếu thì các căn mục nát hư hoại không thể nào ăn uống, nếu chết đi thì lại được các căn tốt đẹp mới hơn, uống sữa ấm áp mới hơn; nếu gặp phải bệnh tật lâu ngày khó chữa, chịu nhiều khổ não, chết đi sẽ giải thoát, cho nên giết chết thì không có tội. Những sự giết hại như vậy gọi là do si mà sinh ra, bởi vì mê mờ nghiệp quả cho nên khởi lên sự bài báng tà vạy.

Thế nào là trộm cắp do tham mà sinh ra? Đó là như một người muốn đồ vật tiền bạc của người khác, người ta không cho mà lấy; hoặc là làm vừa lòng người yêu quý, bạn thân đã từng làm điều lợ ích cho mình, mà làm điều trộm cắp; hoặc là người khác dùng tiền bạc và các sự lợi ích để cầu mình làm điều trộm cắp, như chiêu mộ quân tướng cướp bóc tiền bạc châu báu của người khác. Những sự trộm cắp như vậy gọi là do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là như có một người đối với các

hữu tình, có tâm phiền muộn tổn hại-oán trách hiềm khích-đầy ác ý, mà trộm lấy đồ vật của họ, làm cho họ phải khốn đốn phiền muộn; hoặc là lấy trộm tiền bạc vật dụng của bạn thân với họ, bởi vì oán ghét họ.

Những sự trộm cắp như vậy gọi là do sân mà sinh ra.

Thế nào là do sinh ra? Như có một loại người đối với các Bàla-môn, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy? Tất cả những gì trên mặt đất vốn là do thần lực của Phạm Vương hóa ra, ban cho các Bà-la-môn, nay thế lực của Bà-la-môn suy yếu, Sát-đế lợi cùng nhau xâm lấn chiếm đoạt để hưởng thụ, cho nên lúc Bà-la-môn lấy mà hưởng thụ là lấy vật của mình, cũng không có tội trộm cắp. Nhưng mà lúc họ lấy thì dấy lên tưởng rằng vật của người khác. những sự trộm cắp như vậy gọi là do si mà sinh ra, bởi vì mê mờ đối với nghiệp quả cho nên khởi lên sự bài báng tà vạy.

Thế nào là tâm do tham mà sinh ra? Đó là điều này phần lớn vì tâm đam mê nhiễm ô; hoặc là dùng tiền bạc và những điều lợi ích, ở khắp mọi nơi làm điều tà dâm. Đó gọi là do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là như có một người đối với hữu tình khác, tâm có phiền muộn tổn hại-oán trách hiềm khích-đầy ác ý, muốn làm cho ô nhục-nhận chịu những điều suy sụp có hại, liền đối với người ấy mà làm điều tà dâm. Đó gọi là do sân mà sinh ra.

Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là Bà-la-môn khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Các Bà-la-môn khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Các Bà-la-môn cần phải nuôi bốn vợ, Sát-đế-lợi ba vợ, Phệ-xá thuận theo hai, Thú-đạt-la một vợ. Những Bàla-môn nếu chưa đủ số vợ, dâm với vợ người khác cũng không có tội. Nhưng lúc họ hành dâm thì khởi lên tưởng đến thuộc về người khác. Vả lại, ở phía Tây vùng này có Miệt-lệ-xa tên gọi là Mục-ca, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Mẹ-chị em gái và vợ-con gái…, làm điều dâm tục đối với họ đều không có tội. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả nữ sắc, đều như trái chín đã mua, ăn uống ngay trên đường-bên cầu-dưới thuyền-ở bậc thềm-bên cối xay…, pháp vốn như vậy hữu tình cùng nhau mà hưởng thụ, vì vậy làm điều dâm tục đối với họ không có tội. Tà dâm như vậy gọi là do si mà sinh ra, nguyên cớ như trước.

Thế nào là lời nói dối trá do tham mà sinh ra? Đó là như có một người bởi vì danh lợi, cho nên đối với hữu tình khác che dậy ý tưởng mà nói, hoặc là vì mình-hoặc là vì người khác, như các Quốc Vương chiêu mộ người có tài biện luận, khiến đi khắp nơi giảng giải để dụ dỗ những người chưa quy phục. Người ấy lúc bấy giờ bởi vì tiền của-địa vị, cho nên hoặc là dựa vào bên trong-dối gạt bên ngoài, hoặc là dựa vào bên ngoài-dối gạt bên trong, hoặc là dựa vào hai bên-dối gạt hai bên. Lời nói dối trá như vậy gọi là do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là như đối với người khác, tâm có phiền muộn tổn hại-oán trách hiềm khích-đầy ác ý, muốn làm hại người ấy cho nên phát ra lời nói dối trá; hoặc là đối với bạn thân mà người ấy yêu quý, phát ra lời nói dối trá, bởi vì oán ghét người ấy. Lời nói dối trá như vậy gọi là do sân mà sinh ra. Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là như có một người, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Những người vì thân mạng của mình và thân mạng của người khác mắc nạn, mà nói dối thì không mang tội nói dối. Như thợ săn hỏi con cừu ở chỗ nào, và quân giặc hỏi quân nhà vua ở nơi nào, tuy thấy thật sự-biết thật sự mà bởi vì sợ làm hại đến họ, tuy trả lời không thật mà không có tội. Nếu biết rằng loại ấy không phải là không có tội, họ nói là đều không có thì sẽ gây ra nhiều lần. Lời nói dối trá như vậy gọi là do si mà sinh ra, nguyên cớ như trước.

Thế nào là lời nói chia rẽ do tham mà sinh ra? Đó là như có một người bởi vì danh lợi, đối với hữu tình ấy, hoặc là bạn thân của họ mà phát ra lời nói chia rẽ. Hoặc vì mình-hoặc vì người khác, như các Quốc Vương chiêu mộ người có tài biện luận, khiến làm mưu kế chia rẽ để cho người khác quy phục. Người ấy lúc bấy giờ bởi vì tiền của-địa vị, cho nên hoặc là dựa vào bên trong, hoặc là dựa vào hai bên-chia rẽ hai bên. Lại như Bà-la-môn có hai thí chủ:

1. Giúp cho áo mặc. 2. Giúp cho cơm ăn.

Bà-la-môn nghĩ rằng: Nếu hai thí chủ hòa thuận vui vẻ với nhau, thì mình ở hai nơi đều có được một điều, nếu họ chống đối nhau thì mỗi một nơi mình đều có được hai món. Bởi vì nhân duyên này mà thực hiện lời nói chia rẽ. Đó gọi là do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là như có người đối với người khác, tâm có phiền muộn tổn hại-oán trách hiềm khích-đầy ác ý, mà chia rẽ người ấy-hoặc là bạn thân của họ, bởi vì muốn phá hoại người ấy. Đó gọi là do sân mà sinh ra.

Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là như có một loại Bà-la-môn, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Những người không có luật nghi, nếu vui vẻ hòa thuận thì làm điều ác thêm nhiều, nếu chốngđối tách rời nhau thì làm điều ác sẽ ít hơn, vì vậy nếu có ở trong loại ấy, nói ra lời nói chia rẽ thì hoàn toàn không có tội. Đó gọi là do si mà sinh ra, nguyên cớ như trước.

Thế nào là lời nói hung ác do tham mà sinh ra? Đó là như bởi vì danh lợi mà mắng nhiếc làm nhục đối với hữu tình khác, hoặc là vì mình-hoặc là vì người khác. như các Quốc Vương giao cho người thỉ hành pháp luật tàn ác khiến làm chủ ngục tù, và sai quân lính phụ tá soạn ra bài kịch răng đe, dựa vào những duyên này mà phát ra lời nói hung ác. Đó gọi là do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là như đối với người khác, tâm có phiền muộn tổn hại-oán trách hiềm khích-đầy ác ý, liền mắng nhiếc làm nhục người ấy, hoặc là bạn thân của họ. Hoặc là vì mình-hoặc là vì người khác, đó gọi là sân mà sinh ra.

Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là như ngoại đạo Thiên Kế gọi là thờ thần lửa, tánh vốn có sẵn rất nóng nảy vội vàng, nói nhiều lời hung ác. Các đệ tử của ông ta cho là tốt đẹp tuyệt vời, đều luyện tập lời nói hung ác. Đó gọi là do si mà sinh ra, nguyên cớ như trước.

Thế nào là lời nói dơ bẩn do tham mà sinh ra? Đó là như có một người vì danh lợi… của mình và người khác, cho nên phát ra lời nói dơ bẩn. Như người làm trò hề bởi vì tiền bạc-lợi lộc, cho nên ở chốn đông người tụ tập, dùng các loại từ ngữ-ca vịnh-trêu đùa xen tạp mà nói. Lại như những người nam-nữ vì tâm ái nhiễm mà nói ra những lời dơ bẩn. Lại có người soạn ra văn chương thế tục, thọ trì đọc tụng ngâm nga. Đó gọi là do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là như đối với người khác, tâm có phiền muộn tổn hại-oán trách hiềm khích-đầy ác ý, tùy tiện trêu chọc người ấy cho nên phát ra lời nói dơ bẩn; hoặc là tùy tiện trêu chọc nạn thân mà người ấy yêu quý, bởi vì oán ghét họ. Đó gọi là do sân mà sinh ra.

Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là như có một loại Bà-la-môn, khởi lên cách nhìn như vậy, đưa ra cách nói như vậy: các hữu tình cúng tế thần lửa, hoặc cúng tế thần khác, hoặc là đọc tụng Phệ-đà và các loại chú thuật…, tất cả đều được thanh tịnh và giải thoát. Đó gọi là do si mà sinh ra.

Thế náo là tham do tham mà sinh ra? Đó là tham ràng buộc(Triền) không gián đoạn-tham ràng buộc hiện rõ trươc mắt. Đó gọi là tham do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là sân ràng buộc không gián đoạn-tham ràng buộc hiện rõ trước mắt. Đó gọi là tham do sân mà sinh ra.

Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là si ràng buộc không gián đoạntham ràng buộc hiện rõ trước mắt. Đó gọi là tham do si mà sinh ra.

Thế nào là sân do tham mà sinh ra? Đó là tham ràng buộc không gián đoạn-sân ràng buộc hiện rõ trước mắt. Đó gọi là sân do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là sân ràng buộc không gián đoạn- sân ràng buộc hiện ở trước mắt. Đó gọi là sân do sân mà sinh ra.

Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là si ràng buộc không gián đoạnsân ràng buộc hiện rõ trước mắt. Đó gọi là sân do si mà sinh ra.

Thế nào là tà kiến do tham mà sinh ra? Đó là tham ràng buộc không gián đoạn-tà kiến ràng buộc hiện rõ trước mắt. Đó gọi là tà kiến do tham mà sinh ra.

Thế nào là do sân mà sinh ra? Đó là sân ràng buộc không gián đoạn-tà kiến ràng buộc hiện rõ trước mắt. Đó gọi là tà kiến do sân mà sinh ra.

Thế nào là do si mà sinh ra? Đó là si ràng buộc không gián đoạntà kiến ràng buộc hiện rõ trước mắt. Đó gọi là tà kiến do si mà sinh ra.

Hỏi: Đã biết về mười nghiệp đạo bất thiện, tất cả đều do thamsân-si mà khởi lên, trong đó mỗi một loại có mấy làm gia hạnh, mấy làm cứu cánh, mà có thể khởi lên?

Đáp: Hoặc có người nói: Ba loại là sát sinh-nói lời hung ác và sân giận, làm gia hạnh-do sân làm cứu cánh; ba loại là trộm cắp-tà dâm và tham dục, làm gia hạnh-do tham làm cứu cánh; còn lại ba nghiệp đạo cùa ngữ, làm gia hạnh-do ba loại làm cứu cánh; một loại tà kiến có đủ ba loại, làm gia hạnh-do si làm cứu cánh.

Lại có người nói: Tà dâm là không nhất định, nghĩa là nếu dâm tục khiến cho phải chảy ra bất tịnh mới thành nghiệp đạo, thì ba loại làm gia hạnh- do tham làm cứu cánh; nếu có dâm tục khiến cho vừa mới đưa vào cửa âm vật đã thành nghiệp đạo, thì ba loại làm gia hạnh-do ba loại làm cứu cánh. Những nghiệp đạo còn lại, tất cả đều dùng ba loại làm gia hạnh-do ba loại làm cứu cánh.

******

 

Có loại là luật nghi, có loại là không luật nghi, có loại trú vào luật nghi, có loại trú vào không luật nghi.

Thế nào là luật nghi? Đó là có bảy loại, tức là lìa bỏ sát sinh, cho đến lìa bỏ lời nói dơ bẩn.

Thế nào là không luật nghi? Đó là cũng có bảy loại, tức là sát sinh cho đến lời nói dơ bẩn.

Thế nào là trú vào luật nghi? Đó là có bảy chúng:

  1. Tỳ kheo.
  2. Tỳ kheo.
  3. Chánh học.
  4. Cần sách nam.
  5. Cần sách nữ.
  6. Cận sự nam.
  7. Cận sự nữ.

Thế nào là trú vào không luật nghi? Đó là có mười hai loại người không luật nghi:

  1. Mổ dê.
  2. Mổ gà.
  3. Mổ heo.
  4. Bắt chim.
  5. Bắt cá.
  6. Đi săn.
  7. Làm giặc cướp.
  8. Kẻ cầm đầu thái thịt.
  9. Trói rồng.
  10. Giữ ngục.
  11. Luộc chó.
  12. Bà-cụ-lữ-ca.

Trong này, mổ dê là vi mạng sống cho nên ôm tâm sát hại, hoặc mua-hoặc bán-chăn nuôi mà giết hại mạng sống, như vậy tất cả đều gọi là mổ dê. Mổ gà-mổ heo cũng lại như vậy. Bắt chim là vì mạng sống cho nên bắt lấy các loại chim. Bắt cá… cũng như vậy. Trói rồng là vì mạng sống cho nên luyện tập chú thuộc về rồng rắn, hoặc nói là trói ni. Luộc chó, đó là những người bẩn thỉu xấu xa như hạng Chiên-đồ-la. Bà-cụ-lữ-ca, nghĩa là có một loài bàng sinh tên gọi Bà-cụ-la, tức là loài mãng xà, luôn luôn ở tại đồng vắng hoang vu nuốt ăn người buôn bán đi ngang qua, có người chuyên môn có thể giết chết loài ấy, lấy giá cả theo từng người buôn để tự nuôi sống mạng mình, vì vậy cho nên gọi là Bà-cụ-lữ-ca. Có người nói: Giăng lưới bay gọi là Bà-cụ-la, có người vì mạng sống cho nên luôn luôn tìm cách giăng lưới bay, bắt lấy các chúng sinh cho nên gọi là Bà-cụ-lữ-ca. có người nói: Chủ cuộc săn gọi là Bàcụ-lữ-ca, như có tụng nói:

“Hươu thoát khỏi khổ của Bà-cụ-lữ-ca,
Cuối cùng không trở vào lại Bà-cụ-la,
Người trí xuất gia rời bỏ chốn phàm tục,
Cuối cùng không trở lại khổ bức bách.”

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Nếu nhận mệnh lệnh của cấp trên thẩm vấn tù nhân, cậy thế tùy ý bạo ngược thêm vào những sự khổ sở, hoặc là quyết định sự việc một cách phi lý, hoặc là tâm ác độc thu lấy thuế mà, tất cả như vậy đều gọi là trú vào không luật nghi.

Hỏi: Như vậy các luật nghi cần phải thọ nhận mới có được, không luật nghi này cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc có người nói: Cũng do tiếp nhận mà mang lấy, nghĩa là tay cầm dụng cụ giết hại thề rằng kể từ hôm nay cho đến lúc mạng chung, thường làm nghiệp này để tự nuôi sống mạng mình. Lúc bấy giờ liền mang lấy pháp không luật nghi này.

Lại có người nói: Tuy cầm dụng cụ giết hại tự mình lập lời thề, nhưng lúc ấy không mang lấy pháp không luật nghi này. Do hai duyên mà mang lấy:

  1. Do thực hiện công việc.
  2. Do tiếp nhận việc làm.

Do thực hiện công việc, nghĩa là sinh vào nhà không luật nghi, lúc đầu làm những công việc sát sinh ấy, lúc bấy giờ liền mang lây pháp không luật nghi này. Do tiếp nhận việc làm, nghĩa là sinh vào nhà khác, vì mạng sống cho nên ấp ủ tâm giết hại, đi đến những nơi không luật nghi như lò mổ trâu dê…, phát ra lời thề này: Tôi bắt đầu từ hôm nay cho đến lúc mạng chung, thường làm công việc mà các ông đã làm, để tự nuôi sống mạng mình. Lúc bấy giờ liền mang lấy pháp không luật nghi này.

Lại có người nói: Loại này cũng vào lúc đầu làm công việc ấy, thì mới mang lấy pháp không luật nghi này. Đó là nói đến pháp không luật nghi chỉ do một duyên mà mang lấy. Nếu có người dùng tâm phẩm Hạ khởi lên nghiệp có biểu lộ (Hữu biểu nghiệp) tiếp nhận các luật nghi, tận cùng Chúng đồng phần thì các luật nghi ấy chuyển theo phẩm Hạ, tuy vào thời gian sau nỗ lực phát khởi hành ác-hành diệu thuộc về thânngữ-ý, nhưng luật nghi ấy thường xuyên ở phẩm Hạ mà vẫn không tăng trưởng. Nếu có người dùng tâm phẩm Trung khởi lên nghiệp có biểu lộ tiếp nhận các luật nghi, tận cùng Chúng đồng phần thì các luật nghi ấy chuyển theo phẩm Trung, tuy vào thời gian sau cố gắng phát khởi thân-ngữ-ý thâu nhiếp hành ác và hành diệu, nhưng luật nghi ấy thường chuyển ở phẩm Trung không tăng-không giảm. Nếu có người dùng phẩm Thượng khởi lên nghiệp có biểu lộ tiếp nhận các luật nghi, tận cùng Chúng đồng phần thì các luật nghi ấy chuyển theo phẩm Thượng, tuy vào thời gian sau cố gắng phát khởi thân-ngữ-ý thâu nhiếp hành ác và hành diệu, nhưng luật nghi ấy thường chuyển ở phẩm Thượng mà vẫn không giảm sút.

Hỏi: Có thể Tỳ kheo mới học mà thành tựu luật nghi phẩm Thượng, A-la-hán thì thành tựu luật nghi phẩm Hạ chăng?

Đáp: Có, đó là Tỳ kheo mới học dùng tâm phẩm Thượng khởi lên nghiệp có biểu lộ tiếp nhận các luật nghi, có A-la-hán dùng tâm phẩm Hạ khởi lên nghiệp có biểu lộ tiếp nhận các luật nghi. Như vậy, Tỳ kheo mới học thành tựu luật nghi phẩm Thượng, mà A-la-hán thành tựu luật nghi phẩm Hạ.

Nếu có người lúc đầu dùng Triền phẩm Hạ giết hại mạng sống chúng sinh, đối với chúng sinh này mang lấy nghiệp có biểu lộ-không có biểu lộ (biểu-vô biểu nghiệp) thuộc về sát sinh ở phẩm Hạ, và thuộc về pháp không luật nghi; ở trên thân tất cả hữu tình khác, chỉ mang lấy nghiệp Vô biểu thuộc về pháp không luật nghi ở phẩm Hạ. Nếu người ấy về sau tùy theo dùng Triền phẩm Hạ-Trung-Thượng giết hại mạng sống chúng sinh, đối với chúng sinh này chỉ mang lấy nghiệp Biểu-Vô biểu thuộc về sát sinh ở phẩm Hạ-Trung-Thượng, lại không mang lấy nghiệp Biểu-Vô biểu thuộc về pháp không luật nghi, bởi vì trước đã mang lấy. Như vậy, lúc đầu dùng Triền phẩm Trung, dùng Triền phẩm Thượng, nói rộng ra cũng như vậy. Sát sinh…, tùy theo nghiệp riêng biệt dần dần mang lấy pháp không luật nghi mà nhanh chóng mang lấy khắp nơi.

Hỏi: Như người mổ dê không muốn giết hại chúng sinh khác, tại sao người này đối với tất cả hữu tình khắp nơi đã mang lấy pháp không luật nghi?

Đáp: Tuy đối với Xứ của con dê khởi lên pháp không luật nghi, nhưng tất cả các hữu tình đều có Uẩn-Giới-Xứ của con dê. Vả lại, cảnh giới của tâm ác kia rộng lớn khắp nơi, cho nên mang lấy pháp không luật nghi đối với tất cả, bởi vì không có Xứ này để phân biệt. Giả sử các hữu tình đều làm hình dạng con dê, qua lại trước mắt thì đối với tất cả hữu tình ấy, đều khởi lên tâm ác, đều muốn giết hại, cho đến đã mang lấy pháp không luật nghi đối với tất cả hữu tình.

Trú vào pháp không luật nghi, có lúc đối với tất cả hữu tình mang lấy pháp không luật nghi, không phải là do tất cả các Chi, không phải là do tất cả các Nhân; có lúc đối với tất cả hữu tình mang lấy pháp không luật nghi, do tất cả các Chi, không phải là do tất cả các Nhân; có lúc đối với tất cả hữu tình mang lấy pháp không luật nghi, do tất cả các Nhân, không phải là do tất cả các Chi; có lúc đối với tất cả hữu tình mang lấy pháp không luật nghi, do tất cả các Chi, do tất cả các nhân.

Nếu do tất cả các Chi, do tất cả các Nhân, mang lấy pháp không luật nghi, không phải là đối với tất cả hữu tình, thì loại này không có; tất cả hữu tình, tức là chủng loại của tất cả hữu tình.

Tất cả các Chi, đó là sát sinh cho đến nói lờ dơ bẩn. Tất cả các Nhân, đó là Triền phẩm Hạ-Trung -Thượng, hoặc là tham-sân-si.

Có lúc đối với tất cả hữu tình mang lấy pháp không luật nghi, không phải là do tất cả các Chi, không phải là do tất cả các Nhân, đó là dùng Triền phẩm Hạ giết hại mạng sống chúng sinh, hoặc là phẩm Trung-hoặc là phẩm Thượng chứ không phải là loại khác, cũng không khởi lên Chi khác.

Có lúc đối với tất cả hữu tình mang lấy pháp không luật nghi, do tất cả các Chi, không phải là do tất cả các Nhân, đó là dùng Triền phẩm Hạ giết hại mạng sống chúng sinh, cho đến nói lời dơ bẩn, hoặc là phẩm Trung-hoặc là phẩm Thượng chứ không phải là loại khác.

Có lúc đối với tất cả hữu tình mang lấy pháp không luật nghi, do tất cả các Nhân, không phải là do tất cả các Chi, đó là dùngTriền phẩm Hạ-Trung-Thượng giết hại mạng sống chúng sinh, không khởi lên Chi khác.

Có lúc đối với tất cả hữu tình mang lấy pháp không luật nghi, do tất cả các Chi, do tất cả các Nhân, đó là dùng Triền phẩm Hạ-Trung -Thượng giết hại mạng sống chúng sinh, cho đến nói lời nói dơ bẩn.

Trú vào luật nghi, có lúc đối với tất cả hữu tình có được luật nghi, không phải là do tất cả các Chi, không phải là do tất cả các Nhân; có lúc đối với tất cả hữu tình có được luật nghi, do tất cả các Chi, không phải là do tất cả các Nhân; có lúc đối với tất cả hữu tình có được luật nghi, do tất cả các Chi, do tất cả các Nhân.

Nếu đối với tất cả hữu tình có được luật nghi, do tất cả các Nhân, không phải là do tất cả các Chi, thì loại này không có. Nếu do tất cả các Chi, do tất cả các Nhân có được luật nghi, không phải là đối với tất cả hữu tình, thì loại này củng không có; tất cả hữu tình, tức là chủng loại của tất cả hữu tình.

Tất cả các Chi, đó là lìa bỏ sát sinh cho đến lìa bỏ lời nói dơ bẩn; tất cả các Nhân, đó là tâm phẩm Hạ-Trung-Thượng, hoặc là không có tham-không có sân-không có si.

Có lúc đối với tất cả hữu tình có được luật nghi, không phải là tất cả các Chi, không phải là tất cả các Nhân, đó là tất cả các Nhân, đó là dùng tâm phẩm Hạ thọ giới Cận sự và Cần sách, hoặc là phẩm Trunghoặc là phẩm Thượng, chứ không phải là loại nào khác.

Có lúc đối với tất cả hữu tình có được luật nghi, cũng là tất cả các Chi, không phải là tất cả các Nhân, đó là dùng tâm phẩm Hạ thọ giới Cận sự cho đến giới Tỳ kheo, hoặc là phẩm Trung-hoặc là phẩm Thượng-hoặc là hai phẩm chứ không phải là loại gì khác.

Có lúc đối với tất cả hữu tình có được luật nghi, cũng là tất cả các Chi, cũng là tất cả các Nhân, đó là dùng tâm phẩm Hạ-Trung-Thượng, như thứ tự thọ giới Cận sự-Cần sách-Tỳ kheo.

Hỏi: Nếu dùng tâm phẩm Hạ-Trung-Thượng, như thứ tự lúc thọ giới Cận trú-Cận sự-Cần sách, thì gọi là đối với tất cả hữu tình có được luật nghi, cũng là tất cả các Nhân, không phải là tất cả các Chi, tại sao nói là không có?

Đáp: Trong này chỉ dựa vào luật nghi suốt đời mà soạn luận chứ không dựa vào ngày đêm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì pháp ấy gọi là Trai, ở trong luật nghi không phải là quyết định.

Hỏi: Như thọ luật nghi ở phẩm Hạ về sau lại có được phẩm Trung, ở phẩm Trung về sau lại có được phẩm Thượng, các pháp không luật nghi cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc có người nói: Như có được luật nghi, pháp không luật nghi cũng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các luật nghi thiện làm công dụng to lớn, làm gia hạnh to lớn mà còn nhiều lần có được, huống là pháp không luật nghi hay sao?

Nói như vậy thì luật nghi dần dần có được chứ không phải là pháp không luật nghi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì luật nghi khó có được, vì khó có được cho nên dần dần thọ-dần dần có được; pháp không luật nghi dễ mang lấy, bởi vì dễ mang lấy cho nên lập tức tiếp nhận-lập tức mang lấy.

Hỏi: Như luật nghi thiện có Chi không đầy đủ, các pháp không luật nghi cũng như vậy chăng?

Đáp: Các Luận Sư của nước Kiện-đà-la nói: “Nghiệp của pháp không luật nghi có Chi không đầy đủ, nếu các hữu tình sinh vào các loại nhà thuộc pháp không luật nghi, thì sinh ra đã bị câm ngọng đến hết Chúng đồng phần mà không có thể nói năng, họ chỉ có thể mang lấy nghiệp không luật nghi thuộc tánh của ba nghiệp thân, không mang lấy bốn nghiệp của ngữ.”

Các Đại Luận Sư của nước Ca-thấp-di-la đều đưa ra cách nói này: “Các pháp không luật nghi không có Chi nào không đầy đủ, như luật nghi thiện dần dần thọ thì có Chi không đầy đủ, các pháp không luật nghi thì không như vậy, bởi vì không có dần dần tiếp nhận, bởi vì dễ dàng có thể mang lấy.”

Hỏi: Trú vào pháp không luật nghi thì lúc thọ tám giới Trai, rời pháp không luật nghi-có được luật nghi, đến lúc trời sáng thì rời luật nghi vẫn mang lấy pháp không luật nghi chăng?

Đáp: Các Luận Sư của nước Kiện-đà-la nói: “Trú vào pháp không luật nghi thì lúc thọ tám giới Trai, rời pháp không luật nghi-có được luật nghi, đến lúc trời sáng thì rời luật nghi vẫn mang lấy pháp không luật nghi, bởi vì có được luật nghi cho nên pháp không luật nghi gián đoạn, rởi luật nghi cho nên pháp không luật nghi nối tiếp.”

Các Đại Luận Sư của nước Ca-thấp-di-la đều đưa ra cách nói này: “Trú vào pháp không luật nghi thì lúc thọ tám giới Trai, rời pháp không luật nghi-có được luật nghi, đến lúc trời sáng thì rời luật nghi mà không mang lấy pháp không luật nghi, bởi vì có được luật nghi cho nên rời pháp không luật nghi, đến phạm vi cuối cùng cho nên lại rời luật nghi, vì vậy lúc bấy giờ gọi là không phải luật nghi-không phải là không luật nghi.”

Nếu hữu tình ấy tận cùng Chúng đồng phần, không còn thọ tác thì không mang lấy pháp không luật nghi; nếu còn tạo tác thì vẫn mang lấy pháp không luật nghi. Luật nghi suốt đời do bốn duyên mà rời bỏ:

  1. Rời bỏ pháp đã học.
  2. Phát sinh hai hình thể.
  3. Đoạn mất căn thiện.
  4. Rời bỏ Chúng đồng phần.

Những người trì luật nói: Lúc pháp diệt mất là duyên thứ năm, nghĩa là lúc pháp diệt mất, tất cả pháp đã học, xuất gia thọ Cụ túc giới, kiết giới Yết-ma, thảy đều diệt mất, vì vậy lúc bấy giờ luật nghi cũng rời bỏ.

Nói như vậy là đang lúc bấy giờ không rời bỏ luật nghi có được trước đây, người đã xuất gia vẫn gọi là xuất gia, người đã thọ Cụ túc giới vẫn gọi là thọ Cụ túc giới, người chưa xuất gia không còn xuất gia nữa, người chưa thọ Cụ túc giới không còn thọ Cụ túc giới nữa. Dựa vào điều này cho nên nói là tất cả diệt mất.

Các pháp không luật nghi, do bốn duyên mà rời bỏ:

  1. Thọ luật nghi biệt giải thoát.
  2. Có được luật nghi Tĩnh lự.
  3. Phát sinh hai hình thể.
  4. Rời bỏ Chúng đồng phần.

Hỏi: Như luật nghi thiện rời bỏ pháp đã học, rời bỏ pháp không luật nghi này cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc có người nói: Nếu có thể quyết định rời bỏ các dụng cụ giết hại, thì lúc bấy giờ rời bỏ pháp không luật nghi.

Nói như vậy thì tuy là quyết định rời bỏ các dụng cụ giết hại, nhưng nếu không thọ giới có được luật nghi thiện, thì cuối cùng không có thể gọi là rời bỏ pháp không luật nghi.

Ba hành ác, ba Khúc (uốn cong)-Uế (xấu ác)-Trược (hỗn loạn).

Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba hành ác, ba Khúc-Uế-Trược.” Trong kinh tuy nói ra điều này, mà không giải thích rộng ra, nói rộng ra như trước. Lại có người nói: Trong phẩm luận trước đã phân biệt về ba hành ác, mà chưa phân biệt về ba loại Khúc-Uế và Trược, nay cần phải phân biệt cho nên soạn ra phần luận này.

Ba loại Khúc-Uế và Trược, đó là thân Khúc-thân Uế và thân Trược, ngữ Khúc-ngữ Uế và ngữ Trược, ý Khúc-ý Uế và ý Trược.

Ba Khúc là thế nào? Đó là do nịn bợ mà khởi lên nghiệp thân-ngữ ý.

Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nịnh bợ gọi là Khúc (uốn cong), do uống cong tướng của pháp mà khởi lên ba nghiệp, cho nên gọi là Khúc, là quả của pháp ấy.

Hỏi: Lại vì nhân duyên gì mà nịnh bợ gọi là Khúc?

Đáp: Bởi vì trái ngược với thẳng thắn. Như có tụng nói:

“Những đồ vật vòng vèo uốn cong, không bằng phẳng và không ngay ngắn,

Hầm hố-khe sâu và rừng rậm, như vậy đều dụ cho nịnh bợ.”

Lại có người nói: Bởi vì các hữu tình do nịnh bợ mà tổn hại bẩn thỉu, khó ra khỏi sinh tử-khó tiến vào Niết-bàn, giống như cây gỗ cong queo khó đưa ra khỏi rừng rậm-khó đem vào trong thôn xóm; ở đây cũng như vậy, cho nên gọi là Khúc.

Lại có người nói: Bởi vì các hữu tình do mịnh bợ mà tổn hại bẩn thỉu, những sự việc đã làm sắp hiện rõ ở trước mắt lại còn vứt bỏ, sắp phát ra lời nói lại vẫn dừng ở bên trong, tánh ấy hiểm ác khó có được ý nghĩa, khó có thể qua lại với nhau, cho nên gọi là Khúc.

Lại có người nói: Bởi vì các hữu tình do nịnh bợ mà tổn hại bẩn thỉu, những người sáng suốt dều phải xa lìa, như người thích sạch sẽ tránh xa thây xác hôi thối dơ bẩn trong bãi tha ma, do thẳng thắn mà chán ngán cho nên gọi là Khúc.

Lại có người nói: Bởi vì các hữu tình do nịnh bợ mà tổn hại bẩn thỉu, chư Phật đối với loại ấy cũng rời bỏ Đại Bi, như người bệnh nịnh bợ mà thấy thuốc giỏi đã bỏ mặc, chướng ngại đến sự giáo hóa đích thực, cho nên gọi là Khúc.

Hỏi: Nịnh bợ ở nơi nào?

Đáp: Ở cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, chứ khong phải là ở địa trên.

Hỏi: Tại sao những địa trên không có nịnh bợ?

Đáp: Bởi vì những địa trên đối với nịnh bợ, không phải là thửa ruộng-không phải là dồ chứa-không phải là đất đai-không phải là chỗ dựa; không phải là thửa ruộng-đồ chứa, không phải là đất đai-chỗ dựa, cho nên ở đó không có.

Lại có người nói: Vì loại trừ nịnh bợ cho nên hướng đến địa trên. Nếu ở địa trên lại có nịnh bợ, thì không cần phải gia hạnh cầu đến địa trên. Nếu pháp của địa dưới mà ở địa trên cũng có, thì không cần phải thi thiết pháp diệt dần dần. Nếu không thi thiết pháp diệt dần dần, thì sẽ không có pháp diệt hoàn toàn. Nếu không có pháp diệt hoàn toàn, thì không có giải thoát. Nếu không có giải thoát cũng không có sinh tử, thì tất cả các pháp không có. Muốn làm cho không có lỗi lầm như vậy, cho nên ở địa trên không có nịnh bợ.

Lại có người nói: Nếu ở nơi này an lập vua-quan, an lập chúng sinh trên-dưới sai khác, thì có nịnh bợ; không phải là ở địa trên có thể có sự việc này, cho nên ở địa trên không có nịnh bợ. Những nơi có vuaquan, khách-chủ, trên-dưới sai khác, thì chắc chắn lòng dạ nịnh bợ cong queo thay đổi nhau mà nhận việc.

Lại có người nói: Nếu ở nơi này có các thức thân, có Tầm-có Tứ, và có nghiệp Biểu của thân-ngữ thuộc tự tánh, thì có nịnh bợ. Các pháp như vậy ở địa trên đều không có, cho nên không có nịnh bợ.

Ba Uế là thế nào? Đó là do sân mà khởi lên nghiệp thân-ngữ và ý. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì sân gọi là Uế (xấu ác), do tướng xấu ác của pháp mà khởi lên ba nghiệp, cho nên gọi là Uế, là quả của pháp ấy.

Hỏi: Các phiền não đều là xấu ác, như có tụng nói:

“Các loài cỏ dại ở thế gian, luôn luôn làm bẩn đến ruộng tốt,
Như vậy các pháp tham xấu ác, xấu ác làm bẩn các hữu tình.
Các loài cỏ dại ở thế gian, luôn luôn làm bẩn thỉu đến ruộng tốt,
Như vậy các pháp uế xấu ác, xấu ác làm bẩn các hữu tình.”

Man-Ái-Vô minh và các phiền não khác, tụng nói cũng như vậy, tại sao trong này chỉ riêng sân gọi là Uế?

Đáp: Tuy các phiền não đều gọi là Uế, nhưng chỉ riêng sân nhuế có tên gọi của hai Uế, cho nên một mình nó gọi là Uế, như tụng trên nói: Như vậy các pháp uế xấu ác, xấu ác làm bẩn các hữu tình.

Lại có người nói: Bởi vì sân nhuế này làm bẩn sự nối tiếp nhau của mình, làm bẩn sự nối tiếp nhau của người khác, mạnh hơn các phiền não khác, cho nên gọi là Uế. Thế nào là làm bẩn sự nối tiếp nhau của mình? Đó là nếu lúc sân nhuế hiện có ở trước mắt, thì toàn thân thô lỗ ngang bướng-phiền muộn tiều tụy-cau mày nhăn mặt-vùng vằng lồng loạn không yên, như quỷ đã đeo bám, làm cho người ta không ưa trong thấy. Thế nào là làm bẩn sự nối tiếp nhau của người khác? đó là nếu lúc sân nhuế làm não loạn đến người khác, làm cho người khác phiền não, hoặc là bị roi đánh đập, thậm chí mất mạng.

Hỏi: Sân có ở nơi nào?

Đáp: Ở cõi Dục chứ không phải là hai cõi trên.

Hỏi: Vì sao hai cõi trên không có sân?

Đáp: Bởi vì không phải là thửa ruộng, không phải là đồ chứa, cho đến nói rộng ra. Lại có người nói: Vì loại bỏ sân cho nên cầu đến cõi trên, nói rộng ra như trước.

Lại có người nói: Nếu ở nơi này có kiết San-Tật thì có sân nhuế. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các hữu tình dựa vào kiết San-Tật, khởi lên sân nhuế đối với sự nối tiếp nhau của người khác, cõi trên thì không như vậy, cho nên không có sân nhuế. Lại nữa, nếu nơi nào có Vô tàm-Vô quý, thì nơi ấy có sân nhuế, cõi trên thì không như vậy. Lại nữa, nếu nơi nào có căn Khổ-Ưu, thì nơi ấy có sân nhuế, cõi trên thì không như vậy. Lại nữa, nếu nơi nào có căn Nam-Nữ, thì nơi ấy có sân nhuế, cõi trên thì không như vậy. Lại nữa, nếu nơi nào có Đoàn thự-Ái và Dâm dục-Ái, thì nơi ấy có sân nhuế, cõi trên thì không như vậy. Giải thích đều nói như trước, vì vậy cho nên cõi trên không có sân nhuế.

Lại có người nói: Nếu ở nơi này có nhân oán hại thì có sân nhuế. Nhân oán hại ấy gọi là chín sự não loạn, cõi Sắc-Vô sắc không có nhân oán hại, cho nên không có sân.

Vì vậy Tôn giả Diệu Âm nói rằng: Nhân duyên oán hại thì làm cho sân chuyển vòng.

Hoặc có người nói: Nếu thân sở y khô cháy-thô kệch-ngang bướng thì có sân nhuế, cõi trên dựa vào thân thấm ướt-nhu hòa-mềm mỏng cho nên không có sân nhuế.

Lại có người nói: Cõi Sắc-Vô sắc có pháp đối trị với sân, đó là Đẳng dẫn Từ (Từ định), cho nên không có sân. Như ở nơi này, nếu có luồng gió Phệt-lam-bà, thì mây mù ở nơi này cuối cùng không thể nào dừng lại được; cõi trên cũng như vậy, có Từ trong Đẳng dẫn đối với trị sân, như luồng gió Phệt-lam-bà, cho nên mây mù của sân ở nơi ấy không tồn tại.

Ba Trược là thế nào? Đó là do tham mà khởi lên nghiệp thân-ngữ và ý. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tham gọi là Trược (hỗn loạn), do tướng của pháp hỗn loạn mà khởi lên nghiệp thân-ngữ và ý, cho nên gọi là Trược, là quả của pháp ấy.

Hỏi: Vì nhân duyên gì mà tham gọi là Trược?

Đáp: Bởi vì có thể làm cho nhiễm ô hỗn loạn, thế gian nhiễm theo sắc cho nên gọi là Trược. Như thế gian nói gốc rễ hỗn loạn, thân hỗn loạn, lá hỗn loạn, hoa hỗn loạn, quả hỗn loạn; những loại này đều có thể làm nhiễm theo, cho nên gọi là Trược. Lại nữa, Trược là nghĩa của thấp hèn, thế gian đều nói người nhiều tham dục gọi là thấp hèn hỗn loạn. Lại nữa, Trược là nghĩa của không thanh tịnh, bởi vì tham che phủ tâm, thói quen gần với pháp nhiễm ô-rời xa pháp thanh tịnh.

Hỏi: Tham có ở nơi nào?

Đáp: Ở cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Đã nói về tự tánh, nay sẽ biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạpkhông xen tạp.

Hỏi: Là ba hành ác thâu nhiếp ba loại Khúc-Uế-Trược, hay là ba loại Khúc-Uế-Trược thâu nhiếp ba hành ác?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc hành ác mà không phải là Khúc-Uế-Trược, đó là trừ ra hành ác của thân-ngữ-ý thuộc cõi Dục do nịnh bợ-sân-tham mà khởi lên, còn lại các hành ác của thân-ngữ-ý.

2. Có lúc Khúc-Uế-Trược mà không phải là hành ác, đó là nghiệp thân-ngữ-ý của Tĩnh lự thứ nhất do nịnh bợ-tham mà khởi lên, và ý nghiệp do tham mà khởi lên của cõi Sắc-Vô sắc.

3. Có lúc hành ác cũng là Khu-Uế-Trược, đó là hánh ác của thânngữ-ý do nịnh bợ-sân-tham mà khởi lên thuộc cõi Dục.

4. Có lúc không phải là hành ác cũng không phải là Khúc-UếTrược, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng thuộc về tên gọi, như trước đã nói. Nghĩa là ở trong Sắc uẩn trừ ra sắc bất thiện, và sắc hữu phú vô ký do nịnh bợ-tham mà khởi lên, chọn lấy Sắc uẩn còn lại; ở trong Hành uẩn trừ ra Tư bất thiện, tham-sân-tà kiến và Tư hữu phú vô ký do nịnh bợ-tham mà khởi lên, chọn lấy Hành uẩn tương ưng-không tương ưng còn lại, và ba Uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi; như vậy tất cả làm thành câu thứ tư, cho nên nói đó là trừ những tướng trước.

Trong này, có hai loại cùng phát khởi, đó là nhân cùng phát khởi, và sa-na cùng phát khởi. Nhân cùng phát khởi gọi là có thể chuyển tâm, sát-na cùng phát khởi gọi là chuyển theo tâm.

Hỏi: Năm thức cũng có thể làm hai loại cùng phát khởi, phát ra nghiệp thân-ngữ hay không?

Đáp: Hoặc có người nói: Năm thức không có thể phát ra nghiệp thân-ngữ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ có ý thức đối với nghiệp thânngữ, làm chuyển và chuyển theo khiến nghiệp ấy hiện rõ trước mắt, năm thức không có thể làm chuyển, cũng không có thể làm chuyển theo, không có thể khiến cho nghiệp ấy hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Nếu như vậy thì như nói tự thấy nghiệp của thân biểu lộ, tự nghe nghiệp của ngữ biểu lộ, ba thức nhận biết; điều này làm sao không hiểu?

Đáp: Không thấy thân biểu lộ nhưng thấy tướng khác, không nghe ngữ biểu lộ nhưng nghe âm khác, tức là do nghĩa này cho nên gọi là thấy-gọi là nghe. Ba thức nhận biết, là duyên vào nghiệp của thân khác chứ không phải là nghiệp của thân mình.

Lại có người nói: Năm thức cũng có thể phát ra người thân-ngữ, bởi vì ý thức làm chủ động chuyển cũng làm chuyển theo, năm thức tuy không làm chủ động chuyển mà làm chuyển theo phát ra nghiệp ấy.

Nói theo cách này, tức là dễ dàng thông hiểu về tự thấy thân biểu lộ, tự nghe ngữ biểu lộ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu dùng ý thức làm chủ động chuyển và chuyển theo, cũng dùng nhãn thức làm chuyển theo thì sẽ thấy thân biểu lộ; nếu dùng ý thức làm chủ động chuyển và chuyển theo, cũng dùng nhĩ thức làm chuyển theo thì sẽ nghe ngữ biểu lộ. Ba thức nhận biết, thì cũng duyên với nghiệp của mình, cũng duyên với nghiệp của người khác.

Tôn giả Tăng-già-phạt-tô nói rằng: “Năm thức cũng có thể phát ra nghiệp thân-ngữ, làm nhân cùng phát khởi và sát-na cùng phát khởi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì như có người khỏe mạnh, trước đó không tác ý, bất ngờ bị người khác đánh liền quay lại đánh kẻ ấy, không phải là ở lúc bấy giờ có thể khởi lên suy nghĩ là mình nên đánh kẻ ấy. Nên biết rằng chính là trú trong thân thức mà đánh. Vì vậy năm thức cũng có thể phát khởi hai nghiệp thân-ngữ, làm nhân cùng phát khởi và sát-na cùng phát khởi.”

Nói như vậy thì năm thức không có thể làm nhân cùng phát khởi, phát ra nghiệp thân-ngữ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ý thức đối với nghiệp thân-ngữ, làm chủ động chuyển và chuyển theo; năm thức chỉ làm chuyển theo chứ không làm chủ động chuyển.

Trong này, nếu tâm thiện làm chủ động chuyển, thì tâm thiện làm chuyển theo; nếu tâm nhiễm ô làm chủ động chuyển, thì tâm nhiễm ô làm chuyển theo; nếu tâm oai nghi lộ làm chủ động chuyển, thì tâm oai nghi lộ làm chuyển theo; nếu tâm công xảo xứ làm chủ động chuyển, thì tâm công xảo xứ làm chuyển theo, phát ra nghiệp thân-ngữ.

Hỏi: Nếu tâm oai nghi lộ làm chủ động chuyển, thì tâm ấy làm chuyển theo, như có người lúc đi đường trông thấy tượng Phật… khởi lên nhãn thức thiện, hoặc trông thấy dâm dữ… khởi lên nhãn thức nhiễm ô, như vậy lẽ nào không phải là thiện-nhiễm ô chuyển theo khởi lên nghiệp ấy hay sao?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Đây là do Giác Tuệ nhanh chóng xoay chuyển khởi lên tăng thượng mạn, nghĩa là ở phần vị của hành khởi lên nhãn thức này, mà thật ra lúc hành thì tâm thiện-tâm nhiễm ô không hiện rõ trước mắt; nếu lúc tâm thiện-tâm nhiễm ô hiện rõ ở trước thì dừng lại chứ không hiện hành. Tâm thiện và tâm nhiễm ô này, chỉ giống như bạn bè chứ không gọi là cùng phát khởi.”

Lại có người nói: Lúc tâm oai nghi lộ phát khởi nghiệp, tâm thiệntâm nhiễm ô… giúp đỡ nhau phát khởi, vì vậy lúc tâm oai nghi lộ chuyển biến, tâm chuyển theo của nó cho phép có ba loại, đó là thiện-nhiễm ô và vô ký.

Hỏi: Nếu tâm công xảo xứ làm chủ động chuyển, thì tâm ấy làm chuyển theo, như lúc người thợ vẽ vẽ ra hình ảnh Đức Phật khởi lên nhãn thức thiện, lúc vẽ ra người nữ khởi lên nhãn thức nhiễm ô, như vậy lẽ nào không phải là thiện và nhiễm ô chuyển theo khởi lên nghiệp ấy hay sao?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Giác Tuệ nhanh chóng khởi lên tăng thượng main, nghĩa là vào lúc vẽ khởi lên nhãn thức này, mà thật ra lúc vẽ thì tâm thiện-tâm nhiễm ô không hiện rõ ở trước mắt; nếu lúc tâm thiện-tâm nhiễm ô hiện rõ ở trước mắt thì dừng lại chứ không vẽ. Tâm thiện và tâm nhiễm ô này, chỉ giống như bạn bè chứ không gọi là cùng phát khởi.”

Lại có người nói: Lúc tâm công xảo xứ phát khởi nghiệp, tâm thiện-tâm nhiễm ô cùng giúp đỡ phát khởi, vì vậy lúc tâm công xảo xứ làm chủ động chuyển, tâm chuyển theo với nó cho phép có ba loại, đó là thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký.

Hỏi: Tâm dị thục sinh tại sao không có thể làm hai loại cùng phát khởi, phát ra nghiệp thân-ngữ?

Đáp: Tâm mạnh mẽ phát ra nghiệp thân-ngữ, tâm dị thục sinh thì tánh yếu kém cho nên không thể phát ra.

Lại có người nói: Nếu nghiệp thân-ngữ do tâm dị thục sinh làm hai loại này cùng phát khởi, thì nghiệp thân-ngữ này nên nói là gì? Là oai nghi lộ, là công xảo xứ hay là dị thục sinh? Nếu như oai nghi lộ, hoặc là công xảo xứ, thì tâm dị thục sinh làm sao có thể phát khởi? Nếu như dị thục sinh thì nghiệp thân-ngữ này phải là dị thục. Nhưng nghiệp thân-ngữ thì chắc chắn không phải là dị thục, bởi vì gia hạnh khởi lên; cũng có thể nói là thiện-nhiễm ô, bởi vì chấp do tâm dị thục mà khởi lên. Vì vậy tâm dị thục sinh, không có thể phát ra nghiệp thân-ngữ.

Lại nữa, nếu tâm do kiến mà đoạn làm chủ động chuyển, tâm do tu mà đoạn làm chuyển theo; hoặc là tâm do tu mà đoạn làm chủ động chuyển, thì tâm do tu mà đoạn làm chuyển theo, phát khởi nghiệp thânngữ thì điều này là có. Nếu tâm do kiến mà đoạn làm chủ chuyển động, thì tâm do kiến mà đoạn làm chuyển theo; hoặc là tâm do tu mà đoạn làm chủ chuyển động, tâm do kiến mà đoạn làm chuyển theo, phát khởi nghiệp thân-ngữ, thì điều này là không có. Tại sao? Bởi vì tâm do kiến mà đoạn không có thể làm sát-na cùng phát khởi, phát ra nghiệp thânngữ. Nay ở trong này, dựa vào luận mà sinh ra luận.

Hỏi: Vì sao trú vào tâm do kiến mà đoạn, không có thể làm sát-na cùng phát khởi, phát ra nghiệp thân-ngữ?

Đáp: Phải là tâm thô thiển rời rạc, mới có thể làm sát-na cùng phát khởi, phát ra nghiệp thân-ngữ; tâm này vi tế cho nên không có thể phát khởi. Lại nữa, tâm chuyển ở bên ngoài, có thể làm sát-na cùng phát khởi, phát ra nghiệp thân-ngữ; tâm này chuyển ở môn bên trong, cho nên không có thể phát khởi.

Lại có người nói: Nếu tâm do kiến mà đoạn, có thể làm sát-na cùng phát khởi, pphat1ra nghiệp thân-ngữ, thì nghiệp này nên nói là gì? Là do kiến mà đoạn, là do tu mà đoạn, hay là do cả hai mà đoạn? Nếu do kiến mà đoạn, thì nghiệp thân-ngữ này lẽ ra không phải là pháp do tu mà đoạn làm phương tiện dựa vào, đó là bốn Đại đã tạo ra do tu mà đoạn. Nếu do tu mà đoạn, thì không cần phải dùng tâm do kiến mà đoạn, làm sát-na cùng phát khởi. Nếu do cả hai mà đoạn, thì thuận theo một nghiệp đã khởi lên phải làm thành hai phần, như vậy thì một pháp mà có hai tự tánh. Nhưng mà không thể như vậy, bởi vì tâm do kiến mà đoạn không phải là sát-na cùng phát khởi.

Hỏi: Nếu tâm do kiến mà đoạn không có thể làm sát-na cùng phát khởi, phát ra nghiệp thân-ngữ, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Những người tà kiến vốn có nghiệp thân-ngữ hoặc là suy nghĩ-hoặc là cầu mong-hoặc là đã tạo tác, tất cả đều mang lấy quả không đáng yêu-không đáng vui-không phải là vừa ý. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì kiến này do bạo ác mà gọi là tà kiến.”

Đáp: Dựa vào nhân cùng phát khởi mà đưa ra cách nói như vậy, không phải là dựa vào sát-na cùng phát khởi, cho nên không có gì sai. Lại nữa, nếu tâm thuộc Chúng đồng phần này làm chuyển theo; hoặc là tâm thuộc Chúng đồng phần khác làm chủ động chuyển, thì tâm thuộc Chúng đồng phần khác làm chuyển theo, phát ra nghiệp thân-ngữ thì điều này là có. Nếu tâm thuộc Chúng đồng phần này làm chủ động chuyển, tâm thuộc Chúng đồng phần khác làm chuyển theo, phát ra nghiệp thân-ngữ, thì điều này là không có.

Lại có người nói: Điều này cũng có, nghĩa là như có người phát nguyện sẽ làm hội lớn nhân dịp đúng năm năm, mà giữa chừng thì mạng chung. Nhờ vào nguyện lực này sinh vào gia đình giàu sang, tự nhớ lại đời sống trước kia của mình, tất cả đều thực hiện như xưa đã phát nguyện. Như vậy thì gọi là tâm thuộc Chúng đồng phần này làm chủ động, tâm thuộc Chúng đồng phần khác làm chuyển theo, phát ra nghiệp thân-ngữ.

Ba hành diệu-ba thanh tịnh, đó là thân-ngữ-ý thanh tịnh. Cho đến nói rộng ra.

Hỏi:Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba hành diệu, ba thanh tịnh.” Tuy nói ra điều này mà không giải thích rộng ra nói rộng ra như trước. Lại có người nói: Trong phẩm luận trước đây đã phân biệt về ba hành diệu, chưa phân biệt ba thanh tịnh, nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Là ba hành diệu thâu nhiếp ba thanh tịnh, hay là ba thanh tịnh thâu nhiếp ba hành diệu?

Đáp: Tùy theo sự việc mà lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp lẫn nhau. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các hành diệu của thân tức là thân thanh tịnh, các hành diệu của ngữ tức là ngữ thanh tịnh, các hành diệu của ý tức là ý thanh tịnh.

Hỏi: Hành diệu vô lậu vĩnh viễn lìa bỏ Cấu-lìa bỏ Uế-lìa bỏ Trược có thể gọi là thanh tịnh, hành diệu hữu lậu đã là có Cấu-có Uế-có Trược, tại sao gọi là thanh tịnh?

Đáp: Hành diệu hựu lậu lấy phần thanh tịnh cho nên gọi là thanh tịnh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hành diệu hữu lậu cũng có thể lìa bỏ các phiền não cho đến Vô sở hữu xứ, cho nên được gọi là thanh tịnh.

Lại có người nói: Hành diệu hữu lậu có thể dẫn dắt phát khởi thuận với thanh tịnh đệ nhất nghĩa, cho nên cũng gọi là thanh tịnh.

Ba hành diệu, ba tịch mặc, đó là thân-ngữ-ý tịch mặc. Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn phân biệt về nghiã trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba hành diệu, ba tịch mặc.” Tuy nói ra điều này mà không giải thích rộng ra; nói rộng ra như trước. Lại có người nói: Trong phẩm luận trước đây đã phân biệt về ba hành diệu, chưa phân biệt về ba tịch mặc, nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Ba hành diệu-ba tịch mặc, là ba hành diệu thâu nhiếp ba tịch mặc, hay là ba tịch mặc thâu nhiếp ba hành diệu?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc hành diệu mà không phải là tịch mặc, đó là trừ ra hành diệu của thân-ngữ Vô học, còn lại các hành diệu của thân-ngữ, và tất cả hành diệu của ý.

2. Có lúc tịch mặc mà không phải là hành diệu, đó là tâm Vô học.

3. Có lúc hành diệu cũng là tịch mặc, đó là hành diệu của thânngữ Vô học.

4. Có lúc không phải là hành diệu cũng không phải là tịch mặc, đó là trừ những tướng trước. Tướng là thuộc về tên gọi, như trước nói rộng ra. Nghĩa là ở trong Sắc uẩn trừ ra sắc thiện; ở trong Hành uẩn trừ ra không có tham-không có sân, Chánh kiến và các Tư thiện; trong Thức uẩn trừ ra tâm Vô học, chọn lấy Sắc-Hành-Thức uẩn còn lại và hai Uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi. Như vậy tất cả làm thành câu thứ tư, cho nên nói đó là trừ những tướng trước.

Hỏi: Ba thanh tịnh-ba tịch mặc, là ba thanh tịnh thâu nhiếp ba tịch mặc, hay là ba tịch mặc thâu nhiếp ba thanh tịnh?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc thanh tịnh mà không phải là tịch mặc, đó là trừ ra thânngữ thanh tịnh của Vô học, còn lại các thân-ngữ thanh tịnh, và tất cả thanh tịnh của ý. Điều này lại là thế nào? Đó là thân-ngữ thanh tịnh của Học-Phi học Phi vô học, và ba loại thanh tịnh của ý, bởi vì ý tịnh mặc chỉ là tâm Vô học.

2. Có lúc tịnh mặc mà không phải là thanh tịnh, đó là tâm Vô học chứ không phải là tánh của nghiệp.

3. Có lúc thanh tịnh cũng là tịch mặc, đó là thân-ngữ thanh tịnh của Vô học.

4. Có lúc không phải là thanh tịnh cũng không phải là tịch mặc, đó là trừ những tướng trước. Tướng là thuộc về tên gọi, như trước nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao ở trong năm Uẩn, chỉ có Sắc uẩn-Thức uẩn kiến lập tịch mặc chứ không phải là những Uẩn khác?

Đáp: Cần phải kiến lập đầy đủ mà không kiến lập, thì nên biết là nghĩa này có khác.

Lại có người nói: Trong này biểu hiện rõ ràng về đầu tiên và cuối cùng, cho nên đưa ra cách nói này. Đầu đó là Sắc uẩn, sau gọi là Thức uẩn. Như nói về đầu-sau, như vậy tiến vào-rời ra, hướng đến-đã qua, phương tiện-cứu cánh, nên biết cũng như vậy.

Lại có người nói: Trong này biểu hiện rõ ràng về thô nhất và đế nhất, ở trong năm Uẩn thì Sắc uẩn là thô nhất, Thức uẩn là tế nhất.

Lại có người nói: Tịch mặc chân thật chỉ riêng tâm Vô học. Tâm Vô học này dựa vào đâu để so sánh mức lượng? Đó là nghiệp thân-ngữ, vì vậy chỉ riêng nghiệp thân-ngữ của tâm Vô học mới kiến lập tịch mặc.

Hỏi: Vì sao tịch mặc chỉ thuộc về Vô học?

Đáp: Chỉ riêng trong thân Vô học có thể đạt được tịch mặc, trong thân Học và Phi học phi vô học đều không thể nào đạt được.

Hỏi: Dựa vào luận mà phát sinh luận, tại sao chỉ riêng trong thân Vô học mới có thể đạt được tịnh mặc, chứ không phải là thân khác?

Đáp: Bởi vì pháp tịch mặc này là pháp thù thắng nhất, không phải là trong thân kém cõi có pháp thù thắng có thể đạt được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu nói đến pháp thù thắng thì pháp Vô học là thù thắng, chứ không phải là pháp Học…,nếu nói đến Bổ-đặc-già-la thù thắng thì Bổ-đặc-già-la Vô học là thù thắng, chứ không phải là Bổ-đặc-già-la Hữu học…

Lại có người nói: Phiền não trong thân Vô học, ý nói là hoàn toàn diệt hết, tịch mặc trọn ven đầy đủ, cho nên kiến lập tịch mặc; thân khác tì không như vậy, cho nên không kiến lập.

Hỏi: Hành diệu-thanh tịnh và tịch mặc có gì sai biệt?

Đáp: Hoặc có người nói: Tên gọi chính là sai biệt, đó là tên gọi hành diệu, tên gọi thanh tịnh, tên gọi tịch mặc.

Lại có người nói: Nghĩa cũng sai biệt, đó là nghĩa về khéo léo thực hiện là nghĩa của hành diệu, nghĩa về Thể trong sáng là nghĩa của thanh tịnh, nghĩa về rời xa ngu si hỗn loạn là nghĩa của tịch mặc.

Lại có người nói: Có thể cảm đến quả yêu quý cho nên gọi là hành diệu, không xen tạp phiền não cho nên gọi là thanh tịnh, vắng lắng hoàn toàn cho nên gọi là tịch mặc.

Đó gọi là sự sai biệt giữa ba loại hành diệu-thanh tịnh và tịch mặc.

Các hành ác của thân, tất cả hành ấy do phi lý mà dẫn đến thân nghiệp chăng? Giả sử do phi lý mà dẫn đến thân nghiệp, thì đó đều là hành ác của thân chăng? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: vì sao soạn ra phầm luận này?

Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có nghiệp thân-ngữ-ý do phi lý mà dẫn đến.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà không phân biệt rộng ra; nói rộng ra như trước. Lại có người nói: Trong phẩm luận trước đây đã phân biệt về ba loại hành ác, mà chưa phân biệt về nghiệp thân-ngữ-ý do phi lý đã dẫn đến, nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Các hành ác của thân, đó là điều thân nghiệp do phi lý mà dẫn đến chăng? Giả sử thân nghiệp do phi lý mà dẫn đến. Tại sao?

Đáp: Bởi vì các hành ác đều trái với lý, do tác ý phi lý mà cùng dấy khởi. Có thân nghiệp do phi lý mà dẫn đến, nhưng không phải là hành ác của thân, đó là thân nghiệp hữu phú vô ký, và thân nghiệp vô phú vô ký do phi lý mà dẫn đến. Thân nghiệp hữu phú vô ký, đó là thân nghiệp do phiền não nịnh bợ-ái… mà khởi lên ở địa Tĩnh lự thứ nhất. Thân nghiệp vô phú vô ký do phi lý mà dẫn đến, đó là cần phải đi lại như vậy mà không đi lại như vậy… Nói rộng ra như trước.

Hỏi: Các hánh ác của ngữ, đó đều là ngữ nghiệp do phi lý mà dẫn đến chăng? Giả sử ngữ nghiệp do phi lý mà dẫn đến, thì đó đều là hành ác của ngữ chăng?

Đáp: Các hành ác của ngữ, đó đều là ngữ nghiệp do phi lý mà dẫn đến. Tại sao? Bởi vì các hành ác đều trái với lý. Do tác ý phi lý mà cùng dấy khởi. Có ngữ nghiệp do phi lý mà dẫn đến, nhưng không phải là hành ác của ngữ, đó là ngữ nghiệp hữu phú vô ký, và ngữ nghiệp vô phú vô ký do phi lý mà dẫn đến. Ngữ nghiệp hữu phú vô ký, đó là ngữ nghiệp do nịnh bợ-ái… mà khởi lên ở địa Tĩnh lự thứ nhất. Ngữ nghiệp vô phú vô ký do phi lý mà dẫn đến, đó là cần phải nói ra lời mà không nói ra… Nói rộng ra như trước.

Hỏi: Các hành ác của ý, đó đều là ý nghiệp do phi lý mà dẫn đến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc hành ác của ý mà không phải là ý nghiệp do phi lý đã dẫn đến, đó là tham dục-sân nhuế và tà kiến, ba loại hành ác của ý.

2. Có lúc ý nghiệp do phi lý đã dẫn đến mà không phải là hành ác của ý, đó là ý nghiệp hữu phú vô ký, và ý nghiệp vô phú vô ký do phi lý đã dẫn đến. Ý nghiệp hữu phú vô ký, đó là Hữu thân kiến-Biên chấp kiến tương ưng với Tư hệ thuộc cõi Dục, và tất cả phiền não tương ưng với Tư của cõi Sắc-Vô sắc. Ý nghiệp vô phú vô ký do phi lý mà dẫn đến, đó là Tư có thể khởi lên, như trước đã nói về hai nghiệp thân-ngữ vô phú vô ký do phi lý mà dẫn đến.

3. Có hành ác của ý cũng là nghiệp do phi lý mà đẫn đến, đó là ý nghiệp bất thiện.

4. Có lúc không phải là hành ác của ý cũng không phải là ý nghiệp do phi lý mà dẫn đến, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về tên gọi, như trước nói rộng ra. Nghĩa là ở trong Hành uẩn làm thành bôn câu, trong đó trừ ra tham-sân-tà kiến và Tư nhiễm ô, cùng với Tư vô phú vô ký mà dẫn đến, chọn lấy Hành uẩn tương ưngkhông tương ưng còn lại, và bốn Uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi. Tất cả như vậy làm câu thứ tư, cho nên nói đó là những tướng trước.

Hỏi: Các hành diệu của thân, đó đều là thân nghiệp do như lý mà dẫn đến chăng? Giả sử thân nghiệp do như lý mà dẫn đến, thì đó đều là hành diệu của thân chăng?

Đáp: Các hành diệu của thân, đó đều là thân nghiệp do như lý mà dẫn đến. Tại sao? Bởi vì tất cả hành diệu không trái với lý, do tác ý như lý mà cùng dấy khởi. Có thân nghiệp do như lý mà dẫn đến. Điều này lại là thế nào? Đó là cần phải đi lại như vậy, mà có thể đi lại như vậy… Nói rộng ra như trước.

Hỏi: Các hành diệu của ngữ, đó đều là ngữ nghiệp do như lý mà dẫn đến chăng? Giả sử ngữ nghiệp do như lý mà dẫn đến, thì đó đều là hành diệu của ngữ chăng?

Đáp: Các hành diệu của ngữ, đó đều là ngữ nghiệp do như lý mà dẫn đến. Tại sao? Bởi vì tất cả hành diệu không trái với lý mà dẫn đến, nhưng không phải là hành diệu của ngữ, đó là ngữ nghiệp vô phú vô ký do như lý mà dẫn đến. Điều này lại là thế nào? Đó là cần phải nói ra một lời mà nói ra một lời… Nói rộng ra như trước.

Hỏi: Các hành diệu của ý, đó đều là ý nghiệp do như lý mà dẫn đến chăng? Giả sử ý nghiệp do như lý mà dẫn đến, thì đó đều là hành diệu của ý chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc hành diệu của ý mà không phải là ý nghiệp do như lý đã dẫn đến, đó là không tham-không sân và Chánh kiến, ba loại hành diệu của ý.

2. Có lúc ý nghiệp do như lý đã dẫn đến mà không phải là hành diệu của ý, đó là một phần ý nghiệp vô phú vô ký do như lý mà dẫn đến, tức là Tư có thể khởi lên, như trước đã nói về hai nghiệp thân-ngữ vô phú vô ký mà dẫn đến chăng.

3. Có lúc hành diệu của ý cũng là ý nghiệp do như lý mà dẫn đến, đó là ý nghiệp thiện.

4. Có lúc không hải là hành diệu của ý cũng không phải là ý nghiệp do như lý mà dẫn đến, đó là trừ những tướng trước. Tướng là thuộc về tên gọi, như trước nói rộng ra. Nghĩa là ở trong Hành uẩn làm thành bốn câu, trong đó trừ ra không tham-không sân-Chánh kiến và Tư thiện, cùng với Tư vô phú vô ký do như lý mà dẫn đến, chọn lấy Hành uẩn tương ưng-không tương ưng còn lại, và bốn Uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi. Tất cả như vậy làm câu thứ tư, cho nên nói đó là trừ những tướng trước.

********

 

Các pháp do nghiệp mà có được, pháp ấy nên nói là thiện-bất thiện hay là vô ký? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa của mình. Nghĩa là Độc Tử Bộ, Luận giả Phân Biệt, muốn làm cho âm thanh đều là quả dị thục.

Hỏi: Học dựa vào Lượng nào mà đưa ra cách nói như vậy?

Đáp: Dựa vào lời nói của bậc Thánh. Như luận Thi Thiết nói: “Vì sao Bồ-tát cảm được tướng Phạm âm của bậc Đại Sĩ? Bởi vì Bồ-tát xưa kia trong đời khác, lìa bỏ lời nói thô ác, nghiệp này đến cuối cùng đạt được âm thanh cõi Phạm.” Dựa vào cách nói này cho nên họ liền chấp âm thanh là quả dị thục. Vì ngăn chặn ý này để hiển bày tất cả âm thanh không phải là quả dị thục, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Các pháp do nghiệp mà có được, pháp ấy nên nói là thiệnbất thiện hay là vô lý?

Đáp: Dựa vào quả dị thục, các pháp do nghiệp mà có được thì pháp ấy là vô ký.

Hỏi: Tại sao đưa ra cách nói này?

Đáp: Hoặc có các pháp tuy do nghiệp mà có được nhưng không phải là vô ký, như các luật nghi-không luật nghi…, vì chọn lấy pháp ấy cho nên đưa ra cách nói này: Dựa vào quả dị thục, các pháp do nghiệp mà có được thì pháp ấy là vô ký.

Trong này, Độc Tử Bộ và Luận giả Phân Biệt hỏi Luận giả Ứng Lý rằng: Nhất định đưa ra cách nói này dựa vào quả dị thục, các pháp do nghiệp có được thì pháp ấy là vô ký chăng? Đây là thẩm định tông chỉ của người khác đã nói. Nếu không thẩm định tông chỉ của người khác đã lập ra mà vấn nạn người ta, thì không có đủ điều kiện cho rằng người ta làm sai; cũng là đưa ra vấn nạn những điều mà người ta không nói, cho nên thẩm định rằng: Nay ông chấp nhận có thể nhất định đưa ra cách nói này, dựa vào quả dị thục, các pháp do nghiệp mà có được, thì pháp ấy là vô ký chăng? Luận giả Ứng Lý trả lời rằng đúng như vậy. Vị ấy lại hỏi rằng: Là ý muốn thế nào, tâm thiện của Như Lai nói ra lời nói với âm thanh vi diệu-âm thanh ngọt ngào-âm thanh hòa nhã-âm thanh vừa ý, lời nói này là thiện chăng? Luận già Ứng Lý trả lời rằng đúng như vậy. Vị ấy liền vấn nạn rằng: Hãy nghe tôi nói, nơi thất bại-nơi sai lạc của ông trái với nơi tự mình nó ra. Nếu đưa ra cách nói này: Dựa vào quả dị thục, các pháp do nghiệp mà có được, thì pháp ấy là vô ký; thì không nên nói tâm thiện của Như Lai nói ra lời nói với tâm thanh vi diệu-âm thanh ngọt ngào-âm thanh hòa nhã-âm thanh vừa ý, lời nói này là thiện. Đưa ra cách nói này là không hợp với đạo lý. Nếu đưa ra cách nói này: Tâm thiện của Như Lai nói ra lời nói với âm thanh vi diệu-âm thanh ngọt ngào-âm thanh hòa nhã-âm thanh vừa ý, lời nói này là thiện; thì không nên nói là dựa vào quả dị thục, các pháp do nghiệp mà có được, pháp ấy là vô ký; mà đưa ra cách nói này thì không hợp với đạo lý. Luận giả Ứng Lý giải thích vấn nạn ấy rằng: Nên đưa ra cách nói này: Bồ-tát xưa kia trong đời khác, tạo tác tăng trưởng nghiệp Đại Tông Diệp-cảm đến quả dị thục, nhờ vào nhân duyên này lần lượt chuyển đổi sinh ra Đại chủng vi diệu là yết hầu của Như Lai, từ đây có thể phát ra âm thanh của lời nói vi diệu,mà âm thanh không phải là dị thục.

Hỏi: Nếu tất cả âm thanh không phải là quả dị thục, thì luận Thi Thiết nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Dựa vào nhân lần lượt chuyển đổi, cho nên dưa ra cách nói như vậy, nhưng mà tất cả âm thanh không phải là quả dị thục.

Hỏi: Vì sao các âm thanh không phải là quả dị thục?

Đáp: Hoặc có người nói: Âm thanh thuộc về sự biểu đạt thứ ba, nghĩa là lúc đầu do nghiệp sinh ra các Đại chủng, Đại chủng sinh ra âm thanh, âm thanh thuộc về thứ ba cho nên không phải là quả dị thục.

Lại có người nói: Âm thanh thuộc về sự biểu đạt thứ năm, nghĩa là ban đầu do nghiệp sinh ra Đại chủng dị thục, Đại chủng dị thục sinh ra Đại chủng trưởng dưỡng, Đại chủng trưởng dưỡng sinh ra Đại chủng đẳng lưu, từ Đại chủng đẳng lưu này sinh ra âm thanh, âm thanh thuộc về thứ năm cho nên không phải là quả dị thục.

Lại có người nói: Âm thanh tùy theo ý muốn mà chuyển, không phải là pháp dị thục có thể theo ý muốn mà chuyển.

Lại có người nói: Âm thanh lại sinh ra âm thanh, không phải là từ dị thục lại sinh ra dị thục.

Lại có người nói: Âm thanh là do gia hạnh hiện tại mà phát ra, quả dị thục là nghiệp trước kia mà dấy khởi.

Lại có người nói: Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất thì ngữ biểu liền đoạn mất, nếu là dị thục thì phải đến lúc lìa nhiễm của ba cõi mới đoạn mất.

Lại có người nói: Âm thanh có ba loại, đó là thiện-bất thiện và vô ký, quả dị thục chỉ là vô ký.

Lại có người nói: Nếu âm thanh là dị thục thì sinh vào nơi đáng yêu quý, lẽ ra tất cả mọi lúc đều phát ra âm thanh như ý; sinh vào nơi không phải là đáng yêu quý, lẽ ra tất cả mọi lúc đều phát ra âm thanh không như ý. Hiện thấy có lúc cùng với điều này trái ngược nhau, cho nên không phải là dị thục.

Lại có người nói: Âm thanh có gián đoạn, sắc chất dị thục không có gián đoạn, cho nên âm thanh không phải là dị thục.

Nhưng các Bồ-tát do hai nhân duyên, phát nguyện cầu mong tướng Đại sĩ phu và Phạm âm vi diệu của Đức Phật:

  1. Do đã từng thấy.
  2. Do đã từng nghe.

Do đã từng thấy, nghĩa là Bồ-tát ấy, từng thấy Chư Phật ở nơi pháp hội lớn, vì các hữu tình mà dùng âm thanh cõi Phạm, thuyết giảng Chánh pháp để phá tan luận thuyết của ngoại đạo, sâu xa vi diệu-đầy đủ tướng trượng phu. Do đã từng nghe, nghĩa là Bồ-tát ấy, vốn có nghe Như Lai dùng âm thanh cõi Phạm, thuyết giảng Chánh pháp cho đến đầy đủ tướng trượng phu. Lúc bấy giờ Bồ-tát thấy-nghe hoan hỷ, tâm yêu thích sâu sắc, vì vậy liền thề nguyện tiếp nhận thuận theo Chánh nhân ấy, các giới cấm-phạm hạnh tịnh tiến của mình, đều nên hồi hướng nguyện ở đời vị lai, được chú trong chủng loại công hạnh của Đại Sĩ như vậy. Do ý thích này lại dùng các loại hoa hương-vật dụng cúng dườngâm nhạc tuyệt vời nhất, cúng dường như Phật-Độc giác-Thanh văn, tạo ra nhiều hình tượng, vâng lời hầu hạ cúng dường cha mẹ-thầy dạy và người cùng chung phạm hạnh. Lúc tu những phước nghiệp thù thắng như vậy, tất cả đều hồi hướng cầu mong tướng âm thanh cõi Phạm này. Lại thường xuyên trừ hết hai loại nghiệp đạo, đó là lời nói thô ác và lời nói tạp uế. Bởi vì thường xuyên trừ hết lời nói thô ác, cho nên cảm được tướng Đại Sĩ và Phạm âm vi diệu, nhờ vào phạm âm này phá tan tất cả luận thuyết khác của ngoại đạo. Bởi vì thường xuyên trừ hết lời nói tạp uế, cho nên cảm được ngôn từ nghiêm túc-uy dũng và trong trẽo, nhờ vào ngôn từ này làm mất đi tác dụng của tất cả luận thuyết lạ lùng thuộc thế tục. Ví như có người trông thấy nơi khác ở chốn lầu đài tuyệt vời rực rỡ, trưng bày năm loại nhạc cụ vui chơi thỏa thích, nghe người ta tấu lên âm thanh của năm loại nhạc cụ, dấy lên suy nghĩ như vậy: Mình đến lúc nào có lầu đài tuyệt vời như vậy, trưng bày năm loại nhạc cụ, vui chơi thỏa thích? Đã suy nghĩ rồi chịu khó dồn hết công sức thực hiện, tích góp tiền bạc của cải, giống như sự mong cầu ấy đều có thể làm được. Bồ-tát cũng như vậy, do thấy và nghe mà phát nguyện cầu mong tướng âm thanh cõi Phạm của Đức Phật.

Các nghiệp quá khứ… Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Có những người không biết đến quá khứ-vị lai, ngu muội về ba đời, muốn làm cho quá khứ-vị lai đều là không có, chỉ nói vô vi hiện tại là có. Vì ngăn chặn ý chấp ấy để hiển bày quá khứ vị lai là pháp có thật, cho nên soạn ra phần luận này.

Lại nữa, nguyên cớ soạn ra phần luận này, là bởi vì muốn ngăn chặn những luận thuyết của ngoại đạo. Họ nói rằng tất cả các pháp sau làm nhân cho trước, giống như luồng nước sau thúc ép luồng nước trước làm cho tung lên-làm cho tuôn chảy; như vậy luồng nước sau làm nhân cho luồng nước trước; các pháp cũng như vậy, do pháp của niệm sau đã thúc đẩy, khiến cho từ vị lai khởi lên tiến vào hiện tại, lai từ hiện tại diệt mất tiến vào quá khứ, vì vậy vị lai làm nhân cho hiện tại, hiện tại làm nhân cho quá khứ. Vì ngăn chặn ý chấp kia để làm rõ tất cả các pháp, trước làm nhân cho sau, không phải là sau làm nhân cho trước. Nếu nói pháp sau làm nhân cho pháp trước, thì trái với duyên khởi của các pháp trong-ngoài. Trái với duyên khởi của pháp bên trong, nghĩa là thuận theo Hành duyên vô minh, cho đến Lão tử duyên sinh; nhờ vào con cái mà có cha mẹ; nhãn thức làm duyên sinh ra nhãn sắc, cho đến ý thức làm duyên sinh ra ý pháp; từ phần vị Át-bộ-đàm sinh ra phần vị Yết-la-lam, cho đến từ phần vị già yếu sinh ra phần vị trẻ trung. Trái với duyên khởi của pháp bên ngoài, nghĩa là thuận theo mầm non làm nhân cho hạt giống, cho đến quả làm nhân của hoa… Nếu như vậy thì có sai lầm lớn, đó là chưa làm mà sẽ có được; phải nhận lấy dị thục thiệnác trước, sau mới tạo ra nghiệp thiện-ác; rơi vào ngục vô gián trước, sau mới tạo ra năm tội ngỗ nghịch; nhận lấy ngôi vị Luân Vương trước, sau mới tạo ra nghiệp Luân Vương; chứng quả Vô thượng chánh đẳng

Bồ-đề trước, sau đó mới tu hạnh Bồ-tát. Nếu chưa làm mà có được, thì cũng phải là đã mất đi. Như vậy thì không có ràng buộc và giải thoát, đừng có sai lầm này! Vì vậy, các pháp trước làm nhân cho pháp sau, không phải là sau làm nhân cho trước. Bởi vì nhân duyên này, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Các nghiệp quá khứ thì quả ấy là quá khứ chăng?

Đáp: quả ấy hoặc là quả quá khứ, hoặc là quả vị lai, hoặc là quả hiện tại. Nghĩa là quả dị thục bỡi vì đã diệt… sai khác, cho nên trở thành ba loại.

Hỏi: Các nghiệp vị lai thì quả ấy là vị lai chăng? Đúng như vậy, bởi vì không phải là quả ở trước-nhân ở sau.

Hỏi: Các nghiệp hiện tại thì quả ấy là hiện tại chăng?

Đáp: Quả ấy hoặc là hiện tại, hoặc là vị lai; như trước đã giải thích.

Trong này, có người nói: dựa và sát-na hiện tại mà soạn luận. Dựa vào đây mà nói các nghiệp quá khứ, thì quả ấy tùy thuộc vào đời nào, mà nghiệp ấy đều có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận quả, cho đến thuận theo không nhất định mà nhận quả. Các nghiệp vị lai-các nghiệp hiện tại, tùy theo quả vốn có, nghiệp ấy cũng có bốn loại, mà không nên nói các nghiệp hiện tại thì quả ấy là hiện tại, bởi vì không phải là sát-na này tạo nghiệp, thì ngay sát-na này nhận lấy quả dị thục.

Hoặc có người nói: Trong này dựa vào phần vị hiện tại mà soạn luận. Dựa vào đây mà nói các nghiệp quá khứ thì quả ấy là quá khứ-vị lai-hiện tại. Các nghiệp vị lai-các nghiệp hiện tại thì quả ấy là vị lai, đều nói như trước. Các nghiệp hiện tại thì quả ấy là vị lai, đều nói như trước. Các nghiệp hiện tại thì quả ấy là hiện tại, nghiệp ấy có hai loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận quả, thuận theo không nhất định mà nhận quả.

Lại có người nói: Trong này dựa vào một chúng đồng phần hiện tại mà soạn ra luận. Dựa vào đây mà nói các nghiệp quá khứ, quả ấy hoặc là quá khứ, như trước đã nói; hoặc là vị lai, nghiệp ấy có hai loại, đó là thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, và thuận theo không nhất định mà nhận quả; hoặc là hiện tại, nghiệp ấy có ba loại, trừ ra thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Các nghiệp vị lai cũng nói như trước. Các nghiệp hiện tại , quả ấy hoặc là hiện tại, nghiệp ấy có hai loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận quả, và thuận theo không nhất định mà nhận quả; hoặc là vị lai, nghiệp ấy có ba loại, trừ ra thuận theo pháp hiện tại nhận quả.

Hỏi: Có thể có nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, mà nhân ở quá khứ, quả ở vị lai chăng?

Đáp: Có, đó là dựa vào sát-na ở phần vị hiện tại mà nói, không dựa vào một Chúng đồng phần hiện tại mà nói.

Lại có người nói: Cũng dự vào một chúng đồng phần hiện tại mà nói, nghĩa là như có một người, tạo tác tăng trưởng nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả rồi, chưa đạt được quả mang lại mà bất ngờ mạng chung, lúc bấy giờ thì gọi là nhân ở quá khứ, quả ở vị lai.

Có thể có nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, mà nhân ở quá khứ, quả ở hiện tại; hoặc là nhân ở hiện tại, quả ở vị lai chăng? Nếu dựa vào một chúng đồng phần hiện tại để hỏi, thì nên trả lời là không có.

Tôn giả Diệu Âm nói là có, nghĩa là như trước nói.

Có thể có như thân nghiệp cảm đên quả dị thục, ngữ nghiệp-ý nghiệp thì không như vậy chăng? Cho đến nói rộng ra.

Nay ở trong này phương tiện biểu hiện rõ ràng do ba nghiệp mà cảm dến quả yêu quý-không yêu quý, trong chương Kiến Uẩn sau phương tiện biểu hiện rõ ràng về phần vị sai biệt. Trong này, những câu hỏi thì trước là trả lời về phẩm Hắc(ác), sau là trả lời về phẩm Bạch (thiện). Đó gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp cảm đến quả dị thục, ngữ nghiệpý nghiệp thì không như vậy chăng?

Đáp: Có, như thân không giữ gìn-ngữ giữ gìn, người ấy vào lúc bấy giờ có tâm thiện-hoặc là tâm vô ký, nghĩa là vào lúc này khởi lên nghiệp Biểu của thân bất thiện, từ đó phát khởi nghiệp vô biểu chuyển theo; và vào lúc này hoặc là lúc trước khởi lên nghiệp Biểu của ngữ thiện, từ đó phát khởi nghiệp Vô biểu chuyển theo, ngay ở lúc bấy giờ hiện khởi tâm thiện-hoặc là tâm vô ký.

Trong này, thân nghiệp cảm đến dị thục không yêu thích, ngữ nghiệp cám đến dị thục yêu thích, ý nghiệp nếu tâm thiện khởi lên thì cảm đến dị thục yêu thích, nếu tâm vô ký khởi lên thì không cảm đến dị thục yêu thích-không yêu thích.

Lại như thân giữ gìn-ngữ không giữ gìn, người ấy vào lúc bấy giờ có tâm bất thiện-hoặc là tâm vô ký, nghiệp là vào lúc này khởi lên nghiệp Biểu của thân thiện, từ đó phát khởi nghiệp Vô biểu chuyển theo; và vào lúc này hoặc là do lúc trước khởi lên nghiệp Biểu của ngữ bật thiện, từ đó phát khởi nghiệp Vô biểu chuyển theo, ngay ở lúc bấy giờ hiện khởi tâm bất thiện-hoặc là tâm vô ký.

Trong này, thân nghiệp cảm đến dị thục yêu thích, ngữ nghiệp cảm đến dị thục không yêu thích, ý nghiệp nếu tâm bất thiện khởi lên thì cảm đến dị thục không yêu thích, nếu tâm vô ký khởi lên thì không cảm đến dị thục yêu thích-không yêu thích. Đó gọi là như thân nghiệp cảm đến quả dị thục, ngữ nghiệp-ý nghiệp thì không như vậy.

Hỏi: Có thể có như ngữ nghiệp cảm đến quả dị thục, thân nghiệpý nghiệp thì không như vậy chăng?

Đáp: Có, như thân giữ gìn-ngữ không giữ gìn, người ấy vào lúc bấy giờ có tâm thiện-hoặc là tâm vô ký, nghĩa là vào lúc này hoặc là do lúc trước khởi lên nghiệp Biểu của thân thiện, từ đó phát khởi nghiệp Vô biểu chuyển theo; và vào lức này khởi lên nghiệp biểu của ngữ bất thiện, từ đó phát khởi nghiệp Vô biểu chuyển theo, ngay ở lúc bấy giờ hiện khởi tâm thiện-hoặc là tâm vô ký.

Trong này, thân nghiệp cảm đến dị thục yêu thích, ngữ nghiệp cảm đến dị thục không yêu thích, ý nghiệp nếu tâm thiện khởi lên thì cảm đến dị thục yêu thích, nếu tâm vô ký khởi lên thì không cảm đến dị thục yêu thích-không yêu thích.

Như thân không giữ gìn-ngữ giữ gìn, người ấy vào lúc bấy giờ khởi lên tâm bất thiện-hoặc là tâm vô ký, nghĩa là vào lúc này hoặc là do lúc trước khởi lên nghiệp Biểu của thân bất thiện, từ đó phát khởi nghiệp Vô biểu chuyển theo; và vào lúc này khởi lên nghiệp Biểu của ngữ thiện, từ đó phát khởi nghiệp Vô biểu chuyển theo, ngay ở lúc bấy giờ khởi lên tâm bất thiện-hoặc là tâm vô ký.

Trong này, thân nghiệp cảm đến dị thục không yêu thích, ngữ nghiệp cảm đến dị thục yêu thích, ý nghiệp nếu tâm bất thiện khởi lên thì cảm đến dị thục không yêu thích, nếu tâm vô ký khởi lên thì không cảm đến dị thục yêu thích-không yêu thích. Đó gọi là như ngữ nghiệp cảm đến quả dị thục, thân nghiệp và ý nghiệp thì không như vậy.

Các quả báo của chúng sinh muốn làm cho có sự thiếu kém về luật nghi-không luật nghiệp, trong các câu này dựa vào ý nghĩa ấy, thì thân giữ gìn-ngữ không giữ gìn, ngữ giữ gìn-thân không giữ gìn, đều có thể dựa vào ba loại mà nói, đó là trú trong luật nghi, hoặc là trú trong không luật nghi, hoặc là trú trong không phải là luật nghi-không phải là không luật nghi.

Các quả báo của chúng sinh muốn làm cho không có thiếu kém về luật nghi-không luật nghi, trong các câu này dựa vào ý nghĩa ấy, chỉ dựa vào trú trong không phải là luật nghi-không phải là không luật nghi mà nói chứ không phải là loại khác.

Hỏi: Có thể có như ý nghiệp cảm đến quả dị thục, thân nghiệp và ngữ nghiệp thì không như vậy chăng?

Đáp: Có, như thân giữ gìn-ngữ giữ gìn, người ấy vào lúc bấy giờ có tâm bất thiện; nói trái với tướng này cũng như vậy. Trái với tướng này…, như trước đã giải thích.

Trong này, nếu ý nghiệp cảm đến dị thục không yêu thích, thì thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm đến dị thục yêu thích; nếu ý nghiệp cảm đến dị thục yêu thích, thì thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm đến dị thục không yêu thích. Đó gọi là như ý nghiệp cảm đến quả dị thục, thân nghiệp và ngữ nghiệp thì không như vậy.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm đến quả dị thục, ý nghiệp thì không như vậy chăng?

Đáp: Có, như thân không giữ gìn-ngữ không giữ gìn, người ấy vào lúc bấy giờ có tâm thiện-hoặc là tâm vô ký; nói trái với tướng này cũng như vậy, như trước đã giải thích.

Trong này, nếu thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm đến dị thục không yêu thích, thì ý nghiệp cảm đến dị thục yêu thích; hoặc là cũng không cảm đến; nếu thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm đến dị thục yêu thích, thì ý nghiệp cảm đến dị thục không yêu thích, hoặc là cũng không cảm đến. Đó gọi là như thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm đến quả dị thục, ý nghiệp thì không như vậy.

Các quả báo của chúng sinh muốn làm cho có sự thiếu kém về luật nghiệp-không luật nghiệp, và các quả báo của chúng sinh muốn làm cho không có thiếu kém về luật nghi-không luật nghi, trong các câu này dựa vào ý nghĩa ấy, thì thân giữ gìn-ngữ giữ gìn, thân không giữ gìn-ngữ không giữ gìn, đều có thề dựa vào ba loại mà nói, đó là hoặc trú trong luật nghi, hoặc là trú trong không luật nghi, hoặc là trú trong không phải là luật nghiệp-không phải là không luật nghi.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp và ý nghiệp cảm đến quả dị thục, ngữ nghiệp thì không như vậy chăng?

Đáp: Có, như thân không giữ gìn-ngữ giữ gìn, người ấy vào lúc bấy giờ có tâm bất thiện. Nói trái với tướng này cũng như vậy, như trước đã giải thích.

Hỏi: có thể có như thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm đến cảm đến quả dị thục, ý nghiệp cũng như vậy chăng?

Đáp: Có, như thân không giữ gìn-ngữ không giữ gìn, người ấy vào lúc bấy giờ có tâm bất thiện. Nói trái với tướng này cũng như vậy, như trước đã giải thích.

Trong này, hoặc là ba nghiệp đều cảm đến dị thục không yêu thích, hoặc là ba nghiệp đều cảm đến dị thục yêu thích. Đó gọi là như thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm đến quả dị thục, ý nghiệp cũng như vậy.

Hỏi: Có thể có quả dị thục không phải là thân nghiệp-ngữ nghiệp và ý nghiệp cảm đến mà cảm đến quả dị thục chăng?

Đáp: Có, đó là tâm bất tương ưng hành cảm đến quả dị thục, sắctâm-sở pháp và tâm bất tương ưng hành. Điều này lại là thế nào? Đó là Vô tưởng định-Diệt tân định, đắc (pháp bất tương ưng) và sinh-lão-trúvô thường của pháp ấy.

Hỏi: Vô tưởng định cảm đến dị thục nào?

Đáp: Hoặc có người nói: Vô tưởng định cảm đến dị thục Vô tưởng và Sắc, mạng căn chúng đồng phần là dị thục của nơi ấy có tâm Tĩnh lự, các Uần còn lại là dị thục cùng có.

Lại có người nói: Vô tưởng định cảm đến dị thục Vô tưởng và Sắc, mạng căn là dị thục của nơi ấy có tâm Tĩnh lự, các Uẩn còn lại là dị thục cùng có.

Lại có người nói: Vô tưởng định cảm đến dị thục Vô tưởng, các Uẩn còn lại là dị thục cùng có.

Hỏi: nếu như vậy thì mạng căn không phải là dị thục do nghiệp mà cảm đến,luận Phẩm Loại Túc nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Một pháp là nghiệp, dị thục không phải là nghiệp, đó gọi là mạng căn.”

Đáp: Tất cả mạng căn là quả dị thục, các quả dị thục phần nhiều do nghiệp mà cảm đến, cho nên đưa ra cách nói này. Như vậy không có dị thục nào không phải là do nghiệp mà cảm đến.

Lại có người nói: Nếu lúc có tâm thì cũng cảm đến dị thục của các Uẩn không có tâm, nếu lúc không có tâm thì cũng cảm đến dị thục của các Uẩn có tâm.

Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra nhân có tâm cảm đến quả không có tâm, lẽ ra nhân không có tâm cảm đến quả có tâm?

Đáp: Điều này cũng không có gì sai. Như nhân có sắc cảm đến quả không có sắc, hoặc là nhân không có sắc cảm đến quả có sắc, nghiệp của sai biệt không trái với Chánh lý; ở đây cũng như vậy.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Dị thục Vô tưởng chỉ cảm đến Vô tưởng định, tất cả mạng căn và Chúng đồng phần, sắc căn như nhãn… đều do nghiệp mà cảm đến, Uẩn khác cùng cảm đến.

Hỏi: Diệt tận định cảm đến dị thục nào?

Đáp: Cảm đến dị thục của bốn Uẩn thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hỏi: Đắc (pháp bất tương ưng) cảm đến dị thục nào?

Đáp: Cảm đến sắc-tâm-tâm sở pháp và bất tương ưng hành.

Hỏi: Đắc có thể cảm đến Chúng đồng phần hay không?

Đáp: Hoặc có người nói: Không cảm đến. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chúng đồng phần là do nghiệp mà cảm đến, Đắc này không phải là nghiệp, cho nên không có thể cảm đến Chúng đồng phần, họ nói các Đắc cảm đến dị thục của sắc, thì có thể cảm đến bốn Xứ, đó là SắcHương-Vị-Xúc; cũng cảm đến dị thục của tâm-tâm sở pháp, đó là Lạc thọ-Khổ thọ-không Khổ không Lạc thọ và pháp tương ưng; cảm đến dị thục của tâm bất tương ưng hành, đó là Đắc-sinh-trú-lão-vô thường.

Tôn giả Tăng-già-phạt-tô nói rằng: “Đắc cũng có thể cảm đến quả Chúng đồng phần, nghĩa là rất nhiều Đắc tích tập có thể cảm đến một Chúng đồng phần; những Đắc dựa vào thân ngu đần chậm chạp yếu kém, không rõ ràng-không sắc bén, giống như giun đất-ba ba-rắnvoi…, Chúng đồng phần ấy là do Đắc mà cảm đên. Những người nói Đắc cũng có thể cảm đến Chúng đồng phần, họ nói Đắc này cảm đến dị thục của sắc, đó là chín Xứ trừ ra Thanh xứ; cảm đến dị thục của tâmtâm sở pháp, đó là Lạc thọ-Khổ thọ-không Khổ không Lạc thọ, và pháp tương ưng; cảm đến dị thục của tâm bất tương ưng hành, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh-tử-lão-vô thường.”

Vị ấy không nên đưa ra cách nói này. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đắc và Đắc hướng về nhau không cùng chung một quả, giả sử tích tập với số lượng vượt quá Câu-chi thì đâu có ích gì; nếu cùng chung một quả thì có thể có điều này. Vì vậy, như trước đã nói là hợp lý.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Đắc không có thể cảm đến Chúng đồng phần, lúc nghiệp khác cảm được Chúng đồng phần, đối với Nhãn xứ cho đến Ý xứ ấy, Đắc cũng có thể cảm đến dị thục của tướng trạng, tức là các pháp sinh-trú-lão-vô thường kia, trong này cũng thâu nhiếp dựa vào pháp kia, bởi vì không tự tại.”

Hỏi: Có thể có ba nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả…, nhận lấy quả dị thục không phải là trước-không phải là sau chăng?

Đáp: Có thể nói rộng ra.

Trong này, không phải là trước, là ngăn chặn quá khứ; không phải là sau, là ngăn chặn vị lai; nhận lấy quả dị thục, đó là ba nghiệp cùng ở trong một sát-na nhận lấy quả dị thục. Dựa vào đây lập ra câu hỏi, vì vậy đáp rằng là có. Nghĩa là sắc của nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn Xứ, đó là Sắc-Hương-Vị-Xúc; tâm-tâm sở pháp của nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của Lạc thọ-Khổ thọkhông Khổ không Lạc thọ, và dị thục tương ưng với nó; tâm bất tương ưng hành của nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục cảu bốn loại, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường.

Lại nữa, tâm bất tương ưng hành là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của hia loại, đó là Đắcsinh trú lão vô thường; sắc là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ, trừ ra Thanh xứ; tâmtâm sở pháp là nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của Lạc thọ-Khổ thọ-không Khổ thọ không Lạc thọ, và dị thục tương ưng với nó.

Lại nữa, tâm-tâm sở pháp là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của Lạc thọ-Khổ thọ-không Khổ không Lạc thọ, và dị thục tương ưng với nó; tâm bất tương ưng hành là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loại, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; sắc là nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ, trừ ra Thanh xứ.

Hỏi: Có thể có ba nghiệp là thuận theo Lạc thọ…, nhận lấy quả dị thục không phải là trước-không phải là sau chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là sắc thuộc về nghiệp thuận theo Lạc thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ ở loài người-trời, trừ ra Thanh xứ; có thể cảm đến dị thục của bốn Xứ ở nẽo ác, đó là Sắc-Hương-VịXúc. Tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp thuận theo Khổ thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của Khổ thọ, và dị thục tương ưng với nó. Tâm bất tương ưng hành thuộc về nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loại ở loài người-trời, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; có thể cảm đến dị thục của hai loại ở nẽo ác, đó là Đắc-sinh trú lão vô thường.

Lại nữa, tâm bất tương ưng hành thuộc về nghiệp thuận theo Lạc thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loài người-trời, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; có thể cảm đến dị thục của hao loại ở nẽo ác, đó là Đắc-sinh trú lão vô thường. Sắc thuộc về nghiệp thuận theo Khổ thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ ở nẽo ác, đó là trừ ra Thanh xứ; có thể cảm đến dị thục của bốn Xứ ở loài người-trời, đó là Sắc-Hương-Vị-Xúc. Tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục không Khổ không Lạc thọ, và dị thục tương ưng với nó.

Lại nữa, tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp thuận theo Lạc thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục Lạc thọ, và dị thục tương ưng với nó. Tâm bất tương ưng hành thuộc về nghiệp thuận theo Khổ thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loại ở nẽo ác, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; có thể cảm đến dị thục của hai loại ở loài người-trời. Đó là Đắc-sinh trú lão vô thường. Sắc thuộc về nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ ở loài người-trời, đó là trừ ra Thanh xứ; có thể cảm đến dị thục của bốn Xứ ở nẽo ác, đó là Sắc-Hường-Vị-Xúc.

Hỏi: Có thể có nghiệp của ba cõi, nhận lấy quả dị thục không phải là trước-không phải là sau chăng?

Đáp: Có, cho đến nói rộng ra.

Trong này, đạo lý nên đáp rằng là không có, bởi vì quả dị thục quyết định vào cõi và địa, mà nói là có thì có lý chăng?

Có người nói: Trong này bởi vì hỏi không hợp lý, cho nên tùy theo điều đó mà đưa ra cách trả lời không hợp lý. Vì sao cần phải đưa ra câu hỏi không hợp lý? Bởi vì muốn thử nghiệm người khác cho nên đưa ra câu hỏi này.

Từng nghe ở nước Ca-thấp-di-la có một Luận Sư, đi đến Tăng già lam ở Ám Lâm thuộc Bắc Ấn Độ, người tri sự trong chúng sai làm công việc của Tăng giao phó, cho nên không nhận lời và nói tôi là Luận Sư cần phải tránh điều ấy. Người tri sự ấy đi đến trình bày với A-la-hán đứng đầu trong rằng: Có một Tỳ kheo ở nước Ca-thấp-di-la, đến Tăng già lam này theo thứ tự nên làm công việc của Tăng giao phó, người ấy không nhận lời và nói tôi là Luận Sư cần phải tránh điều ấy. Vị A-lahán nói: Ông nên đến hỏi có thể có nghiệp của ba cõi nhận lấy quả dị thục không trước-không sau chăng? Người tri sự Tăng liền đi đến hỏi điều đó. Người kia gặp câu hỏi này trả lời rằng không có. Người tri sự Tăng trở về nơi vị A-la-hán đứng đầu trong chúng thưa rằng: Đã hỏi và người ấy trả lời rằng không có. Vị A-la-hán nói: Chắc chắn là Luận Sư nên tránh bớt công việc của Tăng.

Vì vậy, nay ở đây thuật lại câu hỏi ấy, muốn có sự thử nghiệm cho nên cũng tiếp tục đưa ra câu trả lời không hợp lý.

Lại có người nói: Dựa vào quả tăng thượng để hỏi-đáp như vậy cũng không trái với lý, bởi vì nghiệp của ba cõi có lẽ có cùng một lúc nhận lấy quả này. Nghĩa là sắc của nghiệp hệ thuộc cõi Dục, nghiệp này cũng cảm đến dị thục của chín Xứ hệ thuộc cõi Dục, đó là trừ ra Thanh xứ. Tâm-tâm sở pháp của nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là Bà-lamôn, Trưởng giả, Cư sĩ, những người có niềm tin thanh tịnh, nghe có Tỳ kheo chứng được Tĩnh lự, liền cúng dường các loại quần áo-ăn uốngcác vật dụng cung cấp cho thân, vị ấy tiếp nhận cúng dường rồi phát sinh Lạc thọ và pháp tương ưng, tâm bất tương ưng hành của nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ, những người có niềm tin thanh tịnh, nghe có Tỳ kheo đạt được định Vô sắc, liền cúng dường các loại áo quần-ăn uống-các vật dụng cung cấp cho thân, vị ấy tiếp nhận cúng dường rồi mạng căn không đoạn mất.

Lại nữa, tâm bất tương ưng hành thuộc về nghiệp hệ thuộc cõi Dục, nghiệp này cũng cảm đến dị thục của bốn loại ở cõi Dục, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường. Sắc thuộc về nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ, những người có niềm tin thanh tịnh, nghe có Tỳ kheo chứng được Tĩnh lự, liền cúng dường các loại áo quần-ăn uống-các vật dụng cung cấp cho thân, vị ấy tiếp nhận cúng dường rồi nuôi lớn các căn, tăng thêm Đại chủng. Tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là Bà-lamôn, Trưởng giả, Cư sĩ, những người có niềm tin thanh tịnh, nghe có Tỳ kheo chứng được Định Vô sắc, liền cúng dường các loại áo quần-ăn uống-các vật dụng cung cấp cho thân, vị ấy tiếp nhận cúng dường rồi phát sinh Lạc thọ và pháp tương ưng.

Lại nữa, tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp hệ thuộc cõi Dục, nghiệp này cũng cảm đến Lạc thọ-Khổ thọ-không Khổ không Lạc thọ, và pháp tương ưng với nó. Tâm bất tương ưng hành thuộc về nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, đó là Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ, những người có niềm tin thanh tịnh, nghe có Tỳ kheo chứng được Tĩnh lự, liền cúng dường các loại áo quần-ăn uống-các bật dụng cung cấp cho thân, vị ấy tiếp nhận cúng dường rồi mạng căn không đoạn mất. Sắc thuộc về nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ, những người có niềm tin thanh tịnh, nghe có Tỳ kheo chứng được Định Vô sắc, liền cúng dường các loại áo quần-ăn uống-các vật dụng cung cấp cho thân, vị ấy tiếp nhận cúng dường rồi nuôi lớn các căn, tăng thêm Đại chủng.

Bởi vì đạo lý này cho nên nay ở trong này, dựa vào quả tăng thượng đưa ra hỏi-đáp như vậy, cũng không trái với lý. Bởi vì quả tăng thượng đối với tất cả cõi và địa, không có sự gián đoạn ngăn cách.

Hỏi: Có thể có nghiệp thiện-bất thiện, nhận lấy quả dị thục không trước-không sau chăng?

Đáp: Có, cho đến nói rộng ra.

Nghĩa là sắc thuộc về nghiệp thiện, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ ở loài người-trời, đó là trừ ra Thanh xứ; có thể cảm đến dị thục của bốn loại ở nẽo ác, đó là Sắc-Hương-Vị-Xúc. Tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp bất thiện, nghiệp này có thể cảm đến dị thục Khổ thọ và dị thục tương ưng với nó. Tâm bất tương ưng hành, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loại ở nẽo ác, đó là mạng cănChúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; có thể cảm đến dị thục của hai loại ở loài người-trời, đó là Đắc-sinh trú lão vô thường. Lại nữa, tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp thiện, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của Lạc thọ-không Khổ không Lạc thọ, và dị thục tương ưng với nó. Tâm bất tương ưng hành, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loại ở loài người-trời, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; có thể cảm đến dị thục của hai loại ở nẽo ác, đó là Đắcsinh trú lão vô thường. Sắc thuộc về nghiệp bất thiện, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ ở nẽo ác, đó là trừ ra Thanh xứ; có thể cảm đến dị thục của bốn Xứ ở loàing-trời, đó là Sắc-Hương-Vị-Xúc.

Hỏi: Có thể có nghiệp do kiến-tu mà đoạn, nhận lấy quả dị thục không trước-không sau chăng?

Đáp: Có, cho đến nói rộng ra.

Nghĩa là sắc thuộc về nghiệp do kiến mà đoạn, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ ở nẽo ác, đó là trừ ra Thanh xứ; có thể cảm đến dị thục của bốn Xứ ở loài nghiệp-trời, đó là Sắc-HươngVị-Xúc. Tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành thuộc về nghiệp do tu mà đoạn, nghiệp này có hai loại, đó là thiện và bất thiện. Tâmtâm sở pháp thuộc về nghiệp thiện, nghiệp này có thể cảm đến dị thục Lạc thọ-không Khổ không Lạc thọ, và dị thục tương ưng với nó; tâm bất tương ưng hành, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loại ở loài người-trời, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; có thể cảm đến dị thục của hai loại ở nẽo ác, đó là Đắc-sinh trú lão vô thường. Tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp bất thiện, nha này có thể cảm đến dị thục Khổ thọ và dị thục tương ưng với nó; tâm bất tương ưng hành, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loại ở nẽo ác, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; có thể cảm đến dị thục của hai loại ở loài người-trời, đó là Đắc-sinh trú lão vô thường.

Lại nữa, tâm-tâm sở pháp thuộc về nghiệp do kiến mà đoạn, nghiệp này có thể cảm đến dị thục Khổ thọ và dị thục tương ưng với nó. Tâm bất tương ưng hành, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của bốn loại ở nẽo ác, đó là mạng căn-Chúng đồng phần-Đắc-sinh trú lão vô thường; có thể cảm đến dị thục của hai loại ở loài người-trời, đó là Đắc-sinh trú lão vô thường. Sắc thuộc về do tu mà đoạn, nghiệp này có hai loại, đó là thiện và bất thiện. Sắc thuộc về nghiệp thiện, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ ở loài người-trời, đó là trừ ra Thanh xứ; có thể cảm đến dị thục của bốn Xứ ở nẽo ác, đó là Sắc-Hương-VịXúc. Sắc thuộc về nghiệp thiện, nghiệp này có thể cảm đến dị thục của chín Xứ ở nẽo ác, đó là trừ ra Thanh xứ; có thể cảm đến dị thục của bốn Xứ ở loài người-trời, đó là Sắc-Hương-Vị-Xúc. Nhân quả dị thục như trong phẩm luận về Trí ở chương Tạp Uẩn đã nói rộng.