LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG III: TRÍ UẨN
Phẩm Thứ Nhất: LUẬN VỀ HỌC CHI
(Từ quyển 93 – đầu quyển 97)
Như Đức Thế Tôn nói: “Hành tích của Học thành tựu tám chi Học.” Sự thành tựu ấy, quá khứ có mấy, vị lai có mấy, hiện tại có mấy? Những phần như vậy và giải thích về nghĩa của từng phần đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần phải giải thích rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn giải thích về nghĩa trong kinh, như trong kinh nói: “Hành tích của Học thành tựu tám chi Học, A-la-hán không còn phiền não thành tựu mười chi Vô học.” Trong kinh tuy nói ra điều này, mà không nói đến sự thành tựu ấy, quá khứ có mấy, vị lai có mấy, hiện tại có mấy? Kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều trong kinh chưa nói thì nay cần phải nói đến.
Lại nữa, vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh tánh ly sinh. Nghĩa là hoặc có người chấp: Quá khứ-vị lai không có tự tánh thật sự, hiện tại tuy có mà là vô vi. Vì ngăn chặn ý đó để biểu hiện rõ ràng thật sự có quá khứ-vị lai, bởi vì có thể thành tựu. Nếu điều ấy không phải là có thì lẽ ra không thành tựu, giống như cái đầu thứ hai, Uẩn thứ sáu… Đã có thể thành tựu cho nên có đúng như thật. Vả lại, vì biểu hiện rõ ràng về pháp của đời hiện tại chắc chắn là hữu vi, bởi vì có sinh diệt.
Hoặc lại có người chấp: Không có tánh thật sự thành tựu và không thành tựu. Như phái Thí Dụ, họ nói hữu tình không lìa các pháp cho nên gọi là thành tựu, lúc lìa các pháp thì gọi là không thành tựu, đều là tạm mượn để thi thiết. Như năm ngón tay hợp lại thì tạm thời nói là nắm tay, rời ra thì không phải là nắm tay, ở đây cũng như vậy.
Hỏi: Tại sao phái ấy dấy lên cái chấp này?
Đáp: Bởi vì phái ấy dựa vào kinh cho nên dấy lên cái chấp này. Nghĩa là trong kinh nói: “ Có chuyển luân vương thành tựu bảy báu vật”. Nếu tánh thành tựu là thật sự có, thì bởi vì thành tựu vòng xe báungọc thần báu, cho nên tánh của pháp sẽ hủy hoại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cũng là hữu tình-cũng không phải là hữu tình. Thành tựu voi báu và ngựa báu, lại cần phải hướng đến hủy hoại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cũng là bàng sinh-cũng là loài người. Thành tựu nữ báu, cho nên thân thể lại cần phải hủy hoại, nguyên cớ thế nào? Bởi vì cũng là thân namcũng là thân nữ. Thành tựu quan làm chủ quân đội-làm chủ kho tạng, cho nên nghiệp lại cần phải hủy hoại, nguyên cớ thế nào? Bởi vì vua và quan lẫn lộn. Đừng phát sinh lỗi lầm này, cho nên tánh thành tựu chắc chắn là thật sự có.
Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày về tánh thành tựu chắc chắn là thật sự có. Nếu không như vậy thì trái với trong kinh, như nói: “ Hành tích của Học thành tựu tám chi Học, A-la-hán không còn phiền não thành tựu mười chi Vô học”. Lúc Thánh giả hiện khởi tâm hữu lậu, lẽ ra không thành tựu các pháp vô lậu của quá khứ-vị lai, tại sao thành tựu tám chi-mười chi? Lại trái với kinh khác, nhu nói:” Bổ-đặc-già-la như vậy, thành tựu pháp thiện và pháp bất thiện.” Nếu lúc pháp thiện ấy hiện rõ ở trước mắt, thì lẽ ra không thành tựu pháp bất thện; nếu lúc pháp bất thiện hiện rõ ở trước mắt, thì lẽ ra không thành tựu pháp thiện; nếu lúc pháp vô ký hiện rõ ở trước mắt, thì lẽ ra không thành tựu pháp thiện-bất thiện, tại sao nói là thành tưu pháp thiện-bất thiện? Lại trái với kinh khác, như nói: “ Thành tựu bảy pháp thiện thì ở trong pháp hiện có ấy, phần nhiều trú vào hỷ laic-chịu khó tu tập đúng như lý, chắc chắn có năng lực trừ hết phiền não. Bảy pháp thiện ấy là biết pháp-biết nghĩa…” Trong bảy pháp nếu lúc một pháp hiện rõ ở trước mắt, thì sáu pháp thiện còn lại lẽ ra không thành tựu; nếu lúc pháp khác dấy khởi hiện rõ ở trước mắt, thì bảy pháp lẽ ra không thành tựu, tại sao thành tưu bảy pháp thiện? Lại trái với kinh khác, như nói: “Như Lai thành tựu mười Lực.” Nếu dấy khởi một lực hiện rõ ở trước mắt, thì lẽ ra không thành tựu chín Lực; nếu dấy khởi pháp khác hiện rõ ở trước mắt, thì lẽ ra không thành tựu mười Lực, tại sao Như Lai thành tựu mười Lực?
Lại có sai lầm khác, đó là các dị sinh trú vào tâm không nhiễm ô hiện rõ ở trước mắt, phải trở thành Vô học, bởi vì tất cả phiền não của ba cõi không thành tựu; những người Vô học khởi lên tâm hữu lậu hiện rõ ở trước mắt, phải trở thành dị sinh, bởi vì không thành tựu tất cả pháp Học-Vô học. Đừng phát sinh lỗi lầm này, bởi vì tánh thành tựu quyết định là thật sự có.
Hỏi: Nếu tánh thành tựu là thật sự có, thì kinh mà phái Thí Dụ đã dẫn chứng truớc đây nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Luân vương đối với vật báu ấy có lực tự tại tùy ý thọ dụng như thành tựu, cho nên thiết lập tên gọi thành tựu; nếu hoàn toàn bác bỏ không có tánh thành tựu thật sự, thì làm sao đối với vật báu ấy mà thiết lập tên gọi thành tựu? Lại có Sư khác chấp nhận có thành tựu mà bác bỏ không thành tựu, vị ấy đưa ra cách nói này: Các tánh thành tựu có tác dụng cho nên có thể là thật sự có, tánh không thành tựu đã không có tác dụng thì làm sao thật sự có?
Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày về không thành tựu cũng là thật sự có. Nếu không thành tựu không phải là thật sự có, thì lẽ ra cũng không phải là có tánh thành tựu thật sự, bởi vì đối dãi nhau mà thiết lập; nhu hình ảnh và cảnh vật, sáng và tối, ngày và đêm, lạnh và nóng…, sự vật đối đãi nhau mà thiết lập, thiếu đi một thì không thành, điều này cũng như vậy. Lại nữa, bởi vì tánh không thành tựu và tánh thành tựu trái ngược gần với nhau, cho nên điều là thật sự có; như tham và không tham, sân và không sân, si và không si…, bởi vì trái ngược gần với nhau, cho nên điều là thật sự có. Lại nữa, nếu không thành tựu không phải là tánh thật sự có thì lẽ ra không thi thiết về pháp đoạn phiền não. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là Thánh đạo sinh khởi đoạn các phiền não, như dao cắt đứt đồ vật, như đá mài vụng hương thơm, nhưng lúc các Thánh đạo hiện rõ ở trước mắt, thì khiến cho các phiền não thành tựu nhất định diệt mất, cũng khiến cho phiền não không thành tựu kia nhất định sinh ra, lúc bấy giờ nói là đoạn các phiền não.
Có người khác lại chấp đạo là vô vi, như Luận giả phân Biệt. Vị ấy đưa ra cách nói này: Chỉ có một Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thường trú bất diệt, tùy theo mỗi vị Phật xuất hiện ở thế gian, người có năng lực chứng được tuy khác mà đạo đã chứng được không có gì sai khác; như một con voi chúa trang nghiêm tuyệt vời, tuy có nhiều người lần lượt cưỡi trên long, mà voi chúa ấy trước sau là một.
Hỏi: Tại sao vị ấy dấy lên cái chấp này?
Đáp: Bởi vì vị ấy dựa vào kinh. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Ta chứng đạo đã từng có.” Vì vậy biết Thánh đạo hắc chắn là vô vi. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày Thánh đạo thuộc về ba đời, cho nên chắc chắn là pháp hữu vi chứ không phải là pháp vô vi, bởi vì thuộc về ba đời. Vả lại, chấp Thể của Thánh đạo là vô vi, thì trái với kinh, như trong kinh nói: “Có một cư sĩ tên gọi Tỳ-xá-khư, đi đến chỗ Tỳ kheo Ni Pháp Thụ, hỏi rằng: Thánh đạo là hữu vi, hay là vô vi? Tỳ kheo Ni nói: Thánh đạo là hữu vi, bởi vì thuộc về ba đời.”
Hỏi: Nếu Thánh đạo là hữu vi thì kinh mà Luận giả Phân Biệt đã dẫn chứng phải thông hiểu thế nào?
Đáp: Do năm sự tương tự cho nên nói là đạo đã từng có:
1. Địa tương tự, bởi vì chư phật đều dựa vào Tĩnh lự thứ tư mà đạt được Bồ-đề.
2. Gia hạnh tương tự, bởi vì chư Phật đều trãi qua ba Vô số kiếp tu tập sáu loại Ba-la-mật-đa được viên mãn.
3. Sở duyên tương tự, bởi vi chư Phật đều duyên vào lý của bốn Thánh đế mà chứng Bồ-đề.
4. Hành tướng tương tự, bởi vì chư Phật đều dùng mười sáu hành tướng như Khổ-Vô thường… mà tu Thánh đạo.
5. Sở tác tương tự, bởi vì chư Phật đều dùng lực của đạo vô lậu mà đoạn tất cả phiền não trong thân mình, cũng khiến cho vô lượng vô biên hữu tình được nhập Niết-bàn. Nếu không dựa vào cách này để giải thích về tên gọi của đạo đã từng có mà chấp là vô vi, là nghĩa đã từng có, thì kinh ấy nói thành trì đã từng có-kinh đô đã từng có, lẽ nào thành trì-kinh đô đã từng có là pháp vô vi hay sao? Vả lại, nếu kinh nói chứng Thánh đạo đã từng có liền chấp Thánh đạo là pháp vô vi, thì trong kinh cũng nói rắn lột bỏ bộ đã từng có, lẽ nào bộ da đã từng có của rắn là pháp vô vi hay sao? Như bài kệ nói:
“Nếu đoạn trừ ái không còn sót, giống như hoa sen ở trong nước,
Tỳ kheo rời bỏ đây và kia, như rắn lột bỏ bộ da cũ.”
Như thành trì-kinh đô… đã từng có đều là hữu vi, nói Thánh đạo đã từng có thì lý cũng thuận theo như vậy. Vì ngăn chặn những tông chỉ của người khác đã nói như vậy và vì biểu hiện rõ ràng về chánh lý của các pháp, cho nên soạn ra phần luận này.
Như Đức Thế Tôn nói: “Hành tích của Học thành tựu tám chi Học.” Trong này thế nào là tám chi Học? Đó là Học thành tựu chánh kiến cho đến chánh định.
Hỏi: Ai thành tựu, là pháp thành tựu, hay là Bổ-đặc-già-la thành tựu? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu pháp thành tựu, thì tất cả pháp đã không có tác dụng, ở trong tất cả pháp không có tác dụng, pháp nào chủ động thành tựu, pháp nào thụ động thành tựu? Nếu Bổ-đặc-già-la thành tựu, thì Đế nghĩa-Thắng nghĩa, Bổ-đặc-gia-la đều không thể có được; đã không có Bổ-đặc-già-la chân thật, thì tại sao nói Bổ-đăc-gia-la có thể thành tựu pháp?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Không phải là thành tựu pháp, cũng không phải là Bổ-đặc-già-la thành tựu, nhưng có tánh thành tựu và tánh không thành tựu chân thật, mà không có người thành tựu và người không thành tựu chân thật. Như có tạp nhiễm-thanh tịch-ràng buộc-giải thoát-lưu chuyển-hoàn diệt-nhân quả-tử sinh-các nghiệp dị thục-đạo và đạo quả chân thật, mà không có người tạp nhiễm-thanh tịnh cho đến người tu đạo-chứng đạo quả chân thật. Có người đưa ra cách nói này: Pháp thành tựu.
Hỏi: Nếu như vậy thì pháp không có tác dụng làm sao thành tựu? Đáp: các pháp tuy không có tác dụng mà có công năng.
Hỏi: Nếu như vậy thì Nhãn xứ phải thành tựu mười một xứ, mười một xứ cũng phải thành tựu Nhãn xứ?
Đáp: Dựa vào lý này mà nói thì cũng không có gì sai lầm, bởi vì đều có công năng dẫn dắt lẫn nhau.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Có năng lực thành tựu không phải là pháp, cũng không phải là Bổ-đặc-già-la không phải là thật có. Nhưng lúc có bốn Uẩn-năm Uẩn sinh khởi, cùng với chủng loại như vậy đều chuyển đổi các pháp đạt được cho nên gọi là thành tựu, cùng với chủng loại như vậy không phải là pháp đạt được đều chuyển đổi cho nên gọi là không thành tựu.
Hỏi: Nếu như vậy thì kinh nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Bổ-đặc-già-la như vậy thành tựu pháp thiện và pháp bất thiện.”
Đáp: Đây là Đức Thế Tôn ở trong các uẩn dựa vào thế tục mà nói, chứ không nói thật có Bổ-đặc-già-la thành tựu các pháp.
Hỏi: Trong này thế nào là nghĩa của thành tựu?
Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Nghĩa về không đoạn là nghĩa của thành tựu.”
Hỏi: Nếu như vậy thì Bổ-đặc-già-la có đủ ràng buộc, đối với tất cả các pháp đều gọi là không đoạn, lẽ ra đều thành tựu?
Đáp: Không phải là đều thành tựu, bởi vì có pháp chưa đạt được. Lại đưa ra cách nói này: Nghĩa về đã đạt được là nghĩa của thành tựu.
Hỏi: Nếu như vậy thì Vô học đã đạt được pháp Học, phải thành tựu pháp ấy?
Đáp: Không phải là thành tựu pháp Học, mà đã rời bỏ pháp Học. Lại đưa ra cách nói này: Nghĩa về không vứt bỏ là nghĩa của thành tựu.
Hỏi: Nếu như vậy thì phần vị Học không vứt bỏ pháp Vô học, phải thành tựu pháp Vô học?
Đáp: Không phải là thành tựu pháp Vô học, mà chưa đạt được pháp Vô học. Lại đưa ra cách nói này: Nghĩa về đã đạt được mà chưa rời bỏ là nghĩa của thành tựu. Lời nói này hợp lý, bởi vì nếu pháp đã đạt được mà chưa rời bỏ thì nhất định thành tựu.
Đại đức nói rằng: Hữu tình thế tục không lìa các pháp, mượn nói là thành tựu, bởi vì tong Thắng nghĩa không có tánh thành tựu.
Hỏi: Vì sao gọi là Học, vì học đều đã học, hay vì đạt được pháp Học? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu Học đều đã học cho nên gọi là Học, thì chương Định Uẩn đã nói phải thông hiểu thế nào? Như nói: “Hữu học không phải là học đều đã học, nghĩa là Hữu học thì an trú tự tánh.” Nếu đạt được pháp Học cho nên gọi là Học, thì trong king đã nói phải thông hiểu thế nào? Như nói: “Đức Phật bảo với Thi-phược-ca rằng: Học đều đã học cho nên gọi là Học.”
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Học đều đã học cho nên gọi là Học.
Hỏi: Nếu như vậy thì chương Định Uẩn đã nói phải thông hiểu thế nào?
Đáp: Đó là nói thế tục cùng gọi là Học, nghĩa là đối với sự học thì lúc học hay không học, thế gian cùng gọi sự học ấy là Học, cho nên Luận sư của bản luận này nói đó là Học mà thật ra không phải là Học. Lại nữa, đó là đối với sự học hy vọng không dừng lại, dựa vào tâm mong mỏi ấy cho nên nói là Học. Có người đưa ra cách nói này: Đạt được pháp Học cho nên gọi là Học.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong kinh đã nói phải thông hiểu thế nào?
Đáp: Trong kinh dựa vào tâm mong mỏi không ngừng ấy, không bỏ mất gia hạnh cho nên nói ra như vậy; nghĩa là phần vị Hữu học, tuy có lúc khởi tâm thiện, có lúc khởi tâm bất thiện, có lúc khởi tâm vô ký, mà luôn luôn không rời bỏ tâm hướng đến Niết-bàn và gia hạnh ấy, cho nên tất cả mọi lúc đều gọi là học điều đã học. Nhưng cũng có lúc không học điều đã học, như người lúc đang đi trên đường tạm thời dừng chân nghỉ ngơi, có người hỏi rằng: Muốn đi đến nơi nào? Người ấy đáp rằng: Muốn đi đến phương nọ. Bởi vì không rời bỏ tâm hướng đến, tuy dừng lại mà cũng nói là hướng đến, là hành tích của người Học cho nên gọi là hành tích của Học.
Hỏi: Hành tích của Vô học sáng tỏ-thanh tịnh-thù thắng-tuyệt diệu hơn hẳn Hữu học, tại sao chỉ nói đến hành tích của Học?
Đáp: Cũng nên nói là có hành tích của Vô học mà không nói đến điều ấy, là có cách nói khác. Lại nữa, đã nói đến bắt đầu thì đã nói đến kết thúc, cho nên đã nói đến hành tích của Học thì cũng nói đến hành tích của Vô học. Lại nữa, muốn hiển bày mỗi phần vị có sự thù thắng riêng biệt, nghĩa là phần vị Hữu học có hành tích thù thắng, trong phần vị Vô học có giải thoát thù thắng; như vua và quan đều có sự hơn hẳn của mình, đó là vua thì tôn quý uy quyền thu phục thù thắng, quan đối với sự nghiệp thì dũng cảm chiến đấu thù thắng. Lại nữa, hành tích của Hữu học có năng lực đoạn phiền não, đánh bại giặc thù phiền não, Vô học thì không như vậy. Lại nữa, hành tích của Hữu học là đoạn phiền não, chịu khó tu gia hạnh, Vô học thì không như vậy. Lại nữa, nghĩa thường xuyên thực hành là nghĩa của hành tích, Hữu học thường xuyên thực hành, Vô học thì không như vậy. Vì thế cho nên không nói đến hành tích của Vô học.
Hỏi: Học thành tựu thì quá khứ có mấy, vị lai có mấy, hiện tại có mấy?
Đáp: Nếu dựa vào Định có Tầm-có Tứ, bắt đầu thấy Học hiện rõ trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai và hiện có tám. Trong này, Định có Tầm-có Tứ, đó là Vị chí Định và Tĩnh lự thứ nhất. Dựa vào thì có người nói: Cùng sinh khởi là dựa vào. Lại có người nói: Đẳng vô gián duyên là nghĩa của dựa vào ở đây.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Ngay nơi hai địa ấy nói chung là dựa vào. Bắt đầu có bốn loại:
1. Bắt đầu tiến vào Chánh tánh ly sinh, nghĩa là dựa vào địa ấy bắt đầu tiến vào Chánh tánh ly sinh.
2. Bắt đầu đạt được quả, nghĩa là dựa vào địa ấy bắt đầu đạt được quả Học.
3. Bắt đầu chuyển căn, nghĩa là dựa vào địa ấy mà Tín thắng giải bắt đầu luyện căn làm Kiến chí.
4. Bắt đầu lìa nhiễm, nghĩa là đạo thế tục lìa các nhiễm rồi, bắt đầu dựa vào địa ấy khởi lên đạo vô lậu hiện rõ ở trước mắt.
Trong này, tổng quát dựa vào bốn loại Bắt đầu để soạn ra luận, mà trải qua các phần vị thì có đủ và không đủ, tùy theo sự thích hợp nên suy xét kỹ càng rồi chọn lựa.
Thấy Học hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Người Học cũng có lúc thấy Phi học phi vô học hiện rõ ở trước mắt, lúc ấy cũng là thấy Học, là bởi vì những người Học đã khởi lên cái thấy, tại sao trong này không nói đến người Học thấy Học hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết trong này là có cách nói khác. Lại nữa, trong này thấy Học tức là nói đến thấy Học, chứ không phải là thấy người Học, cho nên không cần phải hỏi vặn.
Quá khứ không có, nghĩa là nói như trước, các sát-na đầu tiên hiện rõ ở trước mắt thì hoàn toàn không có quá khứ, bởi vì chưa có một niệm nào đã sinh-diệt, giả sử đã sinh-diệt mà đạt được quả-chuyển căn, hoặc là lui sụt rời bỏ. Vị lai có tám, nghĩa là ngay lúc ban đầu tu nay đủ tám chi Học của vị lai. Hiện tại có tám, bởi vì lúc bấy giờ tám chi hiện rõ ở trước mắt.
Tám chi Học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định có Tầm-có Tứ thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai-hiện tại đều có tám. Trong này, Học (bỉ) đó là tám chi Học. Diệt rồi, nghĩa là Vô thường.
Diệt rồi không mất, nghĩa là do ba nhan duyên mà đi đạo vô lậu:
- Bởi vì đạt được quả.
- Bởi vì chuyển căn.
- Bởi vì lui suit rời bỏ.
Không có ba duyên này cho nên nói là không mất. Nếu lại dựa vào…, nghĩa là Học từ sát-na thứ hai trở đi, lại dựa vào Định có Tầm-có Tứ thấy Học hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Tại sao khởi lên thấy Học của địa này?
Đáp: Bởi vì ý niệm báo ân, nghĩa là dựa vào địa này mà phá tan giặc thù phiền não, nghĩ đến báo đền ân ấy cho nên lại tiếp tục khởi lên; như nhờ vào áo giáp và binh khí mà dẹp tan giặc thù rồi, lại thường xuyên sửa sang tu bổ-quý trọng cất giữ can thận. Lại nữa, do bốn chuyên cho nên lại tiếp tục khởi lên thấy Học của địa ấy:
- Vì trú trong pháp lực hiện tại.
- Vì dạo chơi trong công đức.
- Vì quán xét những việc làm vốn có.
- Vì thọ dụng tài sản bậc Thánh.
Quá khứ có tám, nghĩa là từ sát-na thứ hai về sau là thành tựu quá khứ, sa-na thứ nhất thì đã khởi diệt. Vị lai và hiện tại đều có tám, như trước đã nói nên biết.
Học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định không có Tầm-không có Tứ thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại có bảy. Trong này, Định không có Tầm-không có Tứ, đó là Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư.
Hỏi: Vì sao không nói đến Tĩnh lự trung gian?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, Tĩnh lự trung gian và ba địa sau thì Chi không có tăng giảm, cho nên không nói đến.
Quá khứ-vị lai đều có tám, như trước đã nói nên biết. Hiện tại có bảy, là trừ ra Chánh tư duy, bởi vì nó không có Tầm.
Học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định Vô sắc thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại có bốn. Trong này, Định Vô sắc đó là ba Định Vô sắc trước.
Hỏi: Vì sao không nói đến Định Vô sắc thứ tư?
Đáp: Bởi vì địa ấy không cóThánh đạo, cho nên về sau sẽ nói đến khởi tâm thế tục.
Quá khứ-vị lai đều có tám, như trước đã nói nên biết. Hiện tại có bốn, là trừ ra Chánh tư duy-Chánh ngữ-Chánh nghiệp-Chánh mạng, bởi vì địa ấy không có.
Học diệt rồi không mất, nếu tiến vào Diệt đinh-hoặc là tâm thế tục hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại không có. Trong này, tiến vào Diệt định, nghĩa là đang trú trong Định Diệt thọ tưởng. Tâm thế tục, đó là tâm định hữu lậu ra khỏi Diệt định, hoặc là tâm tiếp tục khởi lên định hữu lậu khác. Quá khứ-vị lai đều có tám, nghĩa là lúc ban đầu trước đây đã khởi lên tám chi của Định có Tầmcó Tứ, và tu của vị lai. Hiện tại không có, bởi vì lúc đang Diệt định thì không có Thánh đạo, bởi vì tâm thế tục thì không khởi lên tám chi của đạo vô lậu.
Nếu dựa vào Định không có Tầm-không có Tứ, bắt đầu thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có tám, hiện tại có bảy. Trong này, nghĩa về dựa vào như trước đã nói nên biết. Định không có Tầm-không có Tứ tức là ba Tĩnh lự sau. Bắt đầu thì có đủ bốn loại nói rộng ra như trước. Giải thích về nghĩa thấy Học, cũng như trước đã nói. Quá khứ không có, bởi vì sát-na thứ nhất thì chưa có một niệm nào đã sinh diệt, giả sử đã sinh diệt mà vì ba duyên cho nên rời bỏ. Vị lai có tám, đó là ngay lúc ban đầu tu đầy đủ tám chi Học của vị lai. Hiện tại có bảy, bởi vì địa ấy không có Chánh tư duy.
Học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định không có Tầmkhông có Tứ, thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có bảy, vị lai có tám. Trong này, Học diệt rồi không mất… giải thích như trước. Quá khứ có bảy, nghĩa là từ sát-na thứ hai về sau là thành tựu quá khứ, sát-na thứ nhất thì đã khởi diệt là bảy.
Học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định Vô sắc, thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại có bốn. Trong này, quá khứ có bảy, nghĩa là sát-na thứ nhất đã khởi diệt, còn lại như trước đã giải thích.
Học diệt rồi không mất, nếu tiến vào Diệt định-hoặc là tâm thế tục hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại không có. Trong này, tất cả như trước đã nói nên biết.
Học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định có Tầm-có Tứ, thấy Học hiện rõ ở trước mắt thì quá khứ có bảy, vị lai-hiện tại có tám. Trong này, quá khứ có bảy, vị lai-hiện tại có tám. Trong này, quá khứ có bảy, nghĩa là lúc ba đầu trước đây đã khởi lên bảy chi của Định không có Tấm-không có Tứ. Vị lai có tám, tức là phần vị ban đầu đã tu vị lai. Từ tiến vào Diệt định-tâm thế tục về sau sẽ nói; khởi lên Định có Tầm-có Tứ, về sau sẽ phân biệt.
Nếu dựa vào Định Vô sắc, bắt đầu thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có tám, hiện tại có bốn. Trong này, Định vô sắc nghĩa là ba Định Vô sắc trước. Bắt đầu thì chỉ dựa vào lìa nhiễm mà soạn luận, bởi vì đạo thế tục lìa các nhiễm rồi bắt đầu khởi lên vô lậu; ba Định Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, cho nên không có nghĩa dựa vào Vô sắc mà tiến vào Kiến đạo; không có bắt đầu tiến vào Chánh tánh ly sinh ở loại thứ nhất, không có nghĩa dựa vào Vô sắc mà đạt được quả của Học, cũng không có nghĩa dựa vào Vô sắc mà phần vị Học, luyện căn, cho nên không có bắt đầu đạt được quả và bắt đầu chuyển căn. Phần còn lại giải thích như trước.
Hỏi: Định vô sắc hữu lậu cần phải dựa vào Tĩnh lự vô lậu làm gia hạnh phát khởi, Định Vô sắc vô lậu cũng nhất định phải dựa vào Tĩnh lự vô lậu làm gia hạnh phát khởi, tại sao trong này nói dựa vào Định Vô sắc bắt đầu thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ không thành tựu tám chi?
Đáp: Chi đạo vô lậu có chi thuộc về Tĩnh lự, có chi thuộc về Vô sắc; thuộc về Tĩnh lự thì tuỳ quá khứ thành tựu, mà thuộc về Vô sắc thì quá khứ không thành tựu, cho nên nói quá khứ không có tám chi.
Có người đưa ra cách nói này: Có lúc dựa vào đạo thế tục đạt được quả Bất hoàn rồi, không phát khởi đạo vô lậu, lại cùng đạo thế tục lìa nhiễm của bốn Tĩnh lự, hoặc lại lìa nhiễm của ba Vô sắc rồi, lúc bắt đầu khởi lên Định Vô sắc vô lậu, lúc ấy quá khứ không có tám chi Thánh đạo, cho nên đưa ra cách nói này: Quá khứ hoàn toán không có.
Học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định Vô sắc, thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có bốn, vị lai có tám, quá khứ có bốn, nghĩa là trước nay đã phát khởi bốn chi trong niệm thou nhất. Vị lai có tám, nghĩa là trước nay đã tu tám chi của vị lai. Phần còn lại giải thích như trước.
Học diệt rồi không mất, nếu tiến vào Diệt định, hoặc là tâm thế tục hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có bốn, vị lai có tám, hiện tại không có. Trong này, tất cả như trước đã nói nên biết.
Học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định có Tầm-có Tứ, thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có bốn, vị lai-hiện tại có tám. Trong này, quá khứ có bốn, đó là Định Vô sắc bắt đầu khởi lên bốn chi. Vị lai có tám, tức là lúc ấy tu tám chi của vị lai.
Hỏi: Định Vô sắc không gián đoạn chắc chắn không thể nào day khởi định có Tầm-có Tứ, tại sao trong này đưa ra cách nói như vậy?
Đáp: Nên biết trong này là nói theo thứ tự, chứ không phải là Định theo thứ tự; dựa vào cách nói tuỳ thuận mà nói, chứ không dựa vào Định tuỳ thuận mà nói.
Học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định không có Tầm-không có Tứ, thấy Học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có bốn, vị lai có tám, hiện tại có bảy. Trong này, quá khứ có bốn, nghĩa là trước tiên dựa vào Định Vô sắc, lúc ban đầu đã day khởi bốn vị. Vị lai có tám, tức là do Học mà tu tám chi của vị lai.
Hỏi: Tiếp theo trước đã khởi lên tám chi của Định có Tầm-có Tứ, tiến vào quá khứ đều thuận theo không mất, tại so chỉ nói quá khứ có bốn?
Đáp: Trong này đã nói quá khứ-vị lai đều là hiển bày về lúc ban đầu day khởi và tu, chứ không hiển bày về phần vị sau đã day khởi-đã tu, cho nên không có mất đi; hiện tại tuỳ theo lúc hiện rõ ở trước mắt, cho nên tuỳ theo day khởi mà nói.
Hỏi: Nay ở trong này nói đến người Học nào?
Đáp: Nếu những người học đối với tất cả các Định theo thứ tự mà tiến vào tất cả, như có người theo thứ tự bước lên bậc thang thì ở nay nói đến. Nghĩa là có người học trước heat tiến vào Định không có Tầm-không có Tứ, tiếp theo tiến vào Định Vô sắc, tiếp theo tiến vào Diệt định, sau cùng khởi tâm thế tục; người học như vậy thì ở nay nói đến. Nếu có người học trước hết tiến vào Định có Tầm-có Tứ, tiếp theo tiến vào Định không có Tầm-không có Tứ, tiếp theo Định Vô sắc, tiếp theo tiến vào Diệt định, sau cùng khởi tâm vô lậu; những người học này không phải ở đây nói đến.
Như trong chương Tạp Uẩn nói: “Nếu có một Bổ-đặc-già-la, đầy đủ mười hai chi của pháp khởi thì ở đây nói đến; nếu không đầy đủ thì không phải là ở nay nói đến.”
Như trong kinh nói: “Trước hết thấy người nữ hình dáng và mặt mày đoan nghiêm mọi người đều thích nhìn, tiếp theo thấy già yếu, tiếp theo thấy bệnh tật, tiếp theo thấy mạng chung, tiếp theo thấy các giai đoạn biến hoại sau khi chết.”
Người nữ như vậy thì trong kinh nói đến, nếu không như vậy thì không phải là kinh đã nói đến. Người học trong này nên biết cũng như vậy.
Lời bình: nên dưa ra cách nói này: Trong này nói chung về tất cả những người học, tuỳ theo những người học, ở trong các phần vị đã phát khởi chi Học đều thâu nhiếp tất cả.
Nên biết rằng hành tích có bốn loại sai biệt:
- Thông hạnh chậm về Khổ.
- Thông hạnh nhanh về Khổ.
- Thông hạnh chậm về Lạc.
- Thông hạnh nhanh về Lạc.
Nhưng các hành tích nên nói là một loại, đó là hướng đến hành diệt Khổ. Hướng đến hành diệt sinh lão bệnh tử và quả báo thế gian, hoặc phải nói là hai, đó là hướng đến hành diệt Danh và hướng đến hành diệt Sắc; hoặc phải nói là ba, đó là hướng đến hành diệt ba cõi; hoặc phải nói là năm, đó là hướng đến hành diệt năm Uẩn; hoặc phải nói là mười hai, đó là hướng đến hành diệt mười hai chi duyên khởi; hoặc phải nói là vô lượng, đó là bởi vì sa-na nối tiếp nhau sai biệt vô cùng vô tận.
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn mở rộng về một-hai-ba, tóm lược mười hai…, mà thiết lập bốn Thông hạnh như vậy?
Đáp: Bởi vì ba quan hệ (Sự):
- Bởi vì địa.
- Bởi vì căn.
- Bởi vì Bổ-đặc già-la.
Đây là nói chung, nếu nói riêng biệt thì chỉ vì hai quan hệ, đó là vì địa-vì căn, hoặc là vì địa-vì Bổ-đặc-già-la.
Vì địa-vì căn, đó là Vị chí Định, Tĩnh lự trung gian, ba Vô sắc Định. Những người căn tánh chậm chạp trong các địa này, đối với tất cả Thánh đạo gọi là Thông hạnh chậm về Khổ; những người căn tánh nhanh nhạy ngay nơi các địa này, tất cả Thánh đạo gọi là Thông hạnh nhanh về Khổ; những căn tánh chậm chạp trong bốn Tĩnh lự căn bản, tất cả Thánh đạo gọi là Thông hạnh chậm chạp về Lạc; những người căn tánh nhanh nhạy ngay nơi các địa này, tất cả Thánh đạo gọi là Thông hạnh nhanh về Lạc.
Vì địa-vì Bổ-đặc-già-la,đó là Vị chí Định, Tĩnh lự trung gian, ba Vô sắc định. Người tuỳ tính hành-Tín thắng giải-Thời giải thoát trong các địa này, đối với tất cả Thánh đạo gọi là Thông hạnh chậm về khổ; người Tuỳ pháp hành-Kiến chí-Bất thời giải thoát ngay nơi các địa này, tất cả Thánh đạo gọi Thông hạnh nhanh về Khổ; người tuỳ Tín hànhTín thắng giải-Thời giải thoát trong bốn Tĩnh lự căn bản, tất cả Thánh đạo gọi là Thông hạnh chậm về Lạc; người Tuỳ pháp hành-Kiến chíBất thời giải thoát ngay nơi các địa này, tất cả Thánh đạo gọi là Thông hạnh nhanh về Lạc.
Hỏi: Tự tánh của bốn Thông hạnh này là gì?
Đáp: Lấy năm Uẩn-bốn Uẩn làm tự tánh, nghĩa là ở Tĩnh lự và Cận phần thì lấy năm Uẩn làm tự tánh, ở Vô sắc thì lấy bốn Uẩn làm tự tánh. Như vậy gọi là tự tánh của Thông hạnh, tự Thể của ngã-vật, bổn tánh của tướng phần. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ thế nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là Thông hạnh, Thông hạnh là nghĩa gì?
Đáp: Thông gọi là thông đạt, Hạnh gọi là hành tích. Có năng lực đích thực thông đạt hướng đến Niết-bàn, là nghĩa của Thông hạnh.
Thông hạnh chậm về Khổ.
Hỏi: Thánh đạo không phải là tự tánh của Khổ thọ, cũng không phải là tương ưng với Khổ thọ, tại sao gọi là Khổ?
Đáp: Cận phần Vô sắc khó thành tựu, cho nên Thánh đạo đã phát khởi gọi là Khổ; Tĩnh lự căn bản dễ thành tựu, cho nên Thánh đạo đã phát khởi gọi là Lạc. Ở đây phân biệt rộng ra như trong bốn Tĩnh lự ở chương Kiết Uẩn trước đây.
Hỏi: Vì sao Thánh đạo gọi là chậm?
Đáp: Bởi vì Thánh đạo do người căn tánh chậm chạp mà day khởi, không có năng lực nhanh chóng hướng đến Niết-bàn cứu cánh, cho nên gọi là chậm; Thánh đạo do những người căn tánh nhanh nhạy mà day khởi, nhanh chóng hướng đến Niết-bàn, cho nên gọi là nhanh.
Hỏi: Có lúc Tìn thắng giải nhanh chóng đến Niết-bàn hơn so với Kiến chí, như Tín thắng giải tinh tiến chịu khó tu hành nhanh chóng chứng Niết-bàn, Kiến chí uể oải lơi long không thể nhanh chóng chứng được. Như có bài tụng nói:
“Người không phóng túng-người phóng túng, người thức nhiều và người ngủ nhiều,
Như cưỡi ngựa nhanh nhẹn-chậm hạp, hành giả chịu khó đến nơi trước.”
Như có hai người cùng đi đến một phía, một người cưỡi con ngựa nhanh nhẹn, một người cưỡi con ngựa chậm chạp, người cưỡi con ngựa nhanh nhẹn không chịu khó đi cho nên không thể nào nhanh chóng đến nơi, người cưỡi con ngựa chậm chạp vì chịu khó đi cho nên vẫn có thể nhanh chóng đến nơi. Như vậy, Kiến chí và Tín thắng giải cùng hướng đến Niết-bàn, nếu Tín thắng giải tinh tiến chịu khó tu hành nhanh chóng chứng Niết-bàn, Kiến chí uể oải lơi lỏng không thể nào nhanh chóng chứng được, tại sao lại nói Thánh đạo do người căn tánh chậm chạp đã day khởi, không có năng lực nhanh chóng hướng đến cho nên gọi là chậm?
Đáp: Trong này ý nói người chịu khó thực hành như nhau, nếu chịu khó thực hành như nhau thì Kiến chí nhanh chóng chứng được, chứ không phải là Tín thắng giải, cho nên nói là chậm.
Hỏi: Bốn loại hành này lấy năm Uẩn-bốn Uẩn làm tự tánh, vì sao gọi là Thông? Bởi vì Thông chỉ hiển bày về Tuệ chứ không phải là Uẩn khác.
Đáp: Bởi vì Tuệ tăng lên cho nên chỉ nói là Thông, như trong Kiến đạo tuy có đủ năm Uẩn, mà bởi vì Tuệ tăng lên cho nên chỉ thiết lập tên gọi của Kiến; như các trí thế tục Hiện quán biên, tuy dùng bốn Uẩnnăm Uẩn làm tánh, mà Tuệ tăng lên cho nên chỉ thiết lập tên gọi của Trí; Định Kim cang dụ tuy dùng bốn Uẩn-năm Uẩn làm tánh, mà Đẳng trì tăng lên cho nên chỉ thiết lập tên gọi của Định; Thông hạnh cũng như vậy, cho nên không cần phải vặn hỏi.
Như trong kinh nói: “Thế nào là Thông hạnh chậm về Khổ? Đó là các Tỳ kheo chê trách chán ghét đối với năm Thủ uẩn.”
Hỏi: Thông hạnh chậm về Khổ duyên vào cảnh của bốn Đế, vì sao Đức Thế Tôn chỉ nói là duyên với Khổ?
Đáp: Cũng phải nói Thông hạnh này duyên với ba Đế còn lại, mà không nói đến là có cách nói khác. Lại nữa, Khổ đế ở đầu tiên, đã nói duyên với Khổ, thì nên biết là cũng nói duyên với ba Đế còn lại. Lại nữa, trong kinh ấy chỉ hiển bày về gia hạnh chứ không hiển bày về căn bản, nghĩa là lúc gia hạnh thì duyên với năm Thủ uẩn mà day khởi hành tướng chán ngán, đến căn bản thì duyên với bốn Thánh đế.
Trong luận Tập Dị Môn đưa ra cách nói như vậy: “Thế nào là Thông hạnh chậm về Khổ? Đó là Tĩnh lự vốn không thâu nhiếp năm căn chậm chạp như Tín… thế nào là Thông hạnh nhanh về Khổ? Đó là Tĩnh lự vốn không thâu nhiếp năm căn nhanh nhạy như Tín… thế nào là Thông hạnh chậm về Lạc? Đó là Tĩnh lự đã thâu nhiếp năm căn chậm chạp như Tín… Thế nào là Thông hạnh nhanh về Lạc? Đó là Tĩnh lự đã thâu nhiếp năm căn nhanh nhạy như Tín…”
Hỏi: Bốn Thông hạnh này lấy năm Uẩn-bốn Uẩn làm tự tánh; tại sao luận ấy chỉ nói năm căn nhanh nhạy-chậm chạp như Tín…?
Đáp: Bởi vì dựa vào thế mạnh mà nói, nghĩa là ở trong năm Uẩnbốn Uẩn hiện hành thì năm căn là mạnh nhất. Lại nữa, năm căn như Tín… phương tiện thiện xảo đối với việc đã làm, có năng lực nhanh chóng thành tựu hơn hẳn Uẩn khác, cho nên chỉ nói đến năm căn.
Hỏi: Các loài hữu tình có căn tánh trung bình hay không? Nếu có thì luận ấy vì sao không nói đến? Nếu không có thì trong kinh nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Có các hữu tình ở thế giansinh ở thế gian, lớn lên có người căn tánh nhanh nhạy, có người căn tánh trung bình, có người căn tánh chậm chạp…”
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Không có căn tánh trung bình.
Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Kiến đạo có hai loại:
- Tùy tín hành đạo.
- Tùy pháp hành đạo.
Tu đạo cũng có hai loại:
- Đạo của Tín thắng giải.
- Đạo của Kiến chí.
Đạo vô học cũng có hai loại:
- Đạo của Thời giải thoát.
- Đạo của Bất thời giải thoát.
Vì không có đạo thứ ba, cho nên không có căn tánh trung bình.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong kinh nói nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Người được Đức Phật hoá độ, có người thấy Đế trước, có người thấy Đế giữa, có người thấy Đế sau; người thấy Đế trước thì nói là căn tánh nhanh nhạy, người thấy Đế giữa thì nói là căn tánh trung bình, người thấy Đế sau thì nói là căn tánh chậm chạp. Lại nữa, người được Đức Phật hoá độ, có người thấy Đế gần, có người thấy Đế xa, có người thấy Đế không gần không xa; người thấy Đế gần thì gọi là căn tánh nhanh nhạy, như A-nhã-đa-kiều-trần-na…, người thấy Đế xa thì gọi là căn tánh chậm chạp, như Thiện Hiền…, người thấy Đế không gần không xa thì gọi là căn tánh trung bình, như Hộ Quốc… Lại có người nói:
Cũng có căn tánh trung bình.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận ấy vì sao không nói đến?
Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, căn tánh trung bình tức là thâu nhiếp ở giữa nhanh nhạy và chậm chạp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc nói đến căn tánh chậm chạp thì căn tánh trung bình gọi là nhanh nhạy hơn căn tánh chậm chạp, lúc nói đến căn tánh nhanh nhạy thì căn tánh trung bình gọi là chậm chạp hơn hẳn căn tánh nhanh nhạy. Vì vậy, Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Căn tánh trung bình nên nói là do căn tánh nhanh nhạy thâu nhiếp, bởi vì hơn hẳn căn tánh chậm chạp; căn tánh này còn có thể nói là do căn tánh chậm chạp thâu nhiếp, bởi vì kém hơn căn tánh nhanh nhạy.”
Đại đức nói rằng: “Căn tánh trung bình có thể nói là do căn tánh nhanh nhạy-chậm chạp thâu nhiếp, mà không có thể nói là do căn tánh bậc Thượng-bậc Học thâu nhiếp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì căn tánh nhanh nhạy-chậm chạp đều có ba phẩm. Vì sao biết như vậy? Bởi vì Đại giác-Độc giác và Xá-lợi-tử…, đều thâu nhiếp trong chủng tánh Tùy pháp hành. Ba loại căn tánh này lẽ nào có thể tương tự hay sao? Trong căn tánh nhanh nhạy đã có ba phẩm, cho nên biết căn tánh chậm chạp cũng phải có ba phẩm. Hai đạo của căn tánh nhanh nhạy và chậm chạp đều có ba phẩm; bởi vì đạo thứ ba không thể nào có được, cho nên A-tỳđạt-ma nói không có căn tánh trung bình. Như vậy dễ dàng thông hiểu hai cách nói trong kinh và luận.”
Trong luận Tập Dị Môn lại đưa ra cách nói này: “Thông hạnh chậm về Khổ, hoặc là tập-hoặc là tu-hoặc là nhiều việc đã làm, có thể đầy đủ Thông hạnh nhanh về Khổ; Thông hạnh chậm chạp về laic, hoặc là tập-hoặc là tu-hoặc là nhiều việc đã làm, có thể đầy đủ Thông hạnh nhanh về Lạc.”
Hỏi: Nói đầy đủ điều gì, là đầy đủ đối với căn, hay là đầy đủ lìa nhiễm? Nếu đầy đủ đối với căn, thì Thông hạnh chậm về Khổ, hoặc là tập-hoặc là tu-hoặc là nhiều việc đã làm, lý ra nên có năng lực đầy đủ cả hai Thông hạnh về nhanh; Thông hạnh chậm về Lạc, hoặc là tậphoặc là tu-hoặc là nhiều việc đã làm, cũng phải có năng lực đầy đủ cả hai Thông hạnh về nhanh. Nếu đầy đủ lìa nhiễm, thì chậm cần phải đầy đủ chậm, nhanh cần phải đầy đủ nhanh, tại sao luận ấy đưa ra cách nói này?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Luận ấy nói đầy đủ về căn, và nói tương tự chứ không phải là không tương tự, bởi vì Khổ tương tự chứ không phải là Lạc, Lạc và Lạc tương tự chứ không phải là Khổ.
Hỏi: Ai thành tựu mấy loại Thông hạnh?
Đáp: Hoặc là người thành tựu một loại, đó là người chưa lìa nhiễm cõi Dục; hoặc là có người thành tựu hai loại, đó là người đã lìa nhiễm cõi Dục.
Tôn giả Tăng-già-phiệt-tô nói rằng: “Có người thành tựu đầy đủ bốn Thông hạnh, đó là người dựa vào Tĩnh lự căn bản mà luyện căn, lúc trú trong đạo vô gián, chưa rời bỏ hai Thông hạnh về nhanh.”
Lời bình: Vị ấy không nên đưa ra cách nói này, nếu đưa ra cách nói này thì phải là hoại căn và hoại Bổ-đặc-già-la. Hoại căn thì lúc bấy giờ phải là căn chậm chạp cũng là căn nhanh nhạy. Hoại Bổ-đặc-già-la thì lúc bấy giờ lẽ ra cũng là những Tín thắng giải-cũng là những Kiến chí. Đừng có sai lầm này, vì vậy cách nói trước đối với lý là thích hợp. Có thành tựu một-hai, không có thành tựu ba-bốn, bởi vì không có một người mà thành tựu hai căn nhanh nhạy và chậm chạp.
Hỏi: Ai sử dụng mấy loại Thông hạnh để làm những việc cần làm?
Đáp: Có lúc chỉ sử dụng một loại, hoặc có lúc sử dụng hai loại, hoặc có lúc sử dụng ba loại, có lúc sử dụng đầu đủ bốn loại mà không cùng một lúc.
Có lúc sử dụng một loại, đó là hoặc chỉ sử dụng Thông hạnh chậm về Khổ mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp dựa vào Vị chí Định, Tĩnh lự trung gian, ba Vô sắc Định, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại chỉ sử dụng Thông hạnh nhanh về Khổ mà làm những việc cần làm, như người căn tánh nhanh nhạy dựa vào Vị chí Định, Tĩnh lự trung gian, ba Vô sắc Định, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại chỉ sử dụng Thông hạnh chậm về Lạc mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp lìa nhiễm cõi Dục rồi, dựa vào bốn Tĩnh lự căn bản, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại chỉ sử dụng Thông hạnh nhanh về Lạc mà làm những việc cần làm, như người căn tánh nhanh nhạy lìa nhiễm cõi Dục rồi, dựa vào bốn Tĩnh lự căn bản, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn.
Có lúc sử dụng hai loại, đó là hoặc có lúc sử dụng Thông hạnh chậm về Khổ và Thông hạnh chậm về Lạc mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp dựa vào Vị chí Định… và dựa vào Tĩnh lự thứ nhất…, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại có lúc sử dụng Thông hạnh chậm về Khổ và Thông hạnh nhanh về Khổ mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp chỉ dựa vào Vị chí Định…, tùy theo sự thích hợp đề tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-luyện căn-lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại có lúc sử dụng Thông hạnh chậm về Lạc và Thông hạnh nhanh về Khổ mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp dựa vào Tĩnh lự thứ nhất… và dựa vào Vị chí Định…, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-luyện căn-lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại có lúc sử dụng Thông hạnh chậm về Lạc và Thông hạnh nhanh về Lạc mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp chỉ dựa vào Tĩnh lự thứ nhất…, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-luyện căn-lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại có lúc sử dụng Thông hạnh nhanh về Khổ và Thông hạnh nhanh về Lạc mà làm những việc cần làm, như người căn tánh nhanh nhạy dựa vào Vị chí Định… và dựa vào Tĩnh lự thứ nhất…, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn.
Có lúc sử dụng ba loại, đó là hoặc có lúc sử dụng Thông hạnh chậm về Khổ-chậm về Lạc và Thông hạnh nhanh về Khổ mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp dựa vào Vị chí Định… và dựa vào Tĩnh lự thứ nhất…, tùy rheo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả – luyện căn – lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại có lúc sử dụng Thông hạnh chậm về Khổ-nhanh về Khổ và Thông hạnh nhanh về Lạc mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp dựa vào Vị chí Định… và dựa vào Tĩnh lự thứ nhất…, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, dạt được quả-luyện căn-lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niếtbàn. Hoặc lại có lúc sử dụng Thông hạnh chậm về Khổ và Thông hạnh chậm về Lạc-nhanh về Lạc mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp dựa vào Vị chí Định… và dựa vào Tĩnh lự thứ nhất…, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-luyện căn-lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn. Hoặc lại có lúc sử dụng Thông hạnh chậm về Lạc-nhanh về Lạc và Thông hạnh nhanh về Khổ mà làm những việc cần làm, như người căn tánh chậm chạp dựa vào Vị chí Định… và dựa vào Tĩnh lự thứ nhất…, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả luyện căn-lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn.
Có lúc sử dụng bốn loại, đó là người căn tánh chậm chạp dựa vào Vị chí Định… và dựa vào Tĩnh lự thứ nhất…, tùy theo sự thích hợp để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-luyện căn-lìa nhiễm, tu công đức khác mà nhập Niết-bàn.
******
Hỏi: Đối với bốn laọi Thông hạnh như vậy, ai đạt được mấy loạirời bỏ mấy loại?
Đáp: Phần vị các dị sinh không có đạt được-không có rời bỏ, bởi vì bốn Thông hạnh này chỉ là vô lậu. Lúc Thế đệ nhất pháp hiện rõ ở trước mắt, đạt được một hoặc hai mà chưa có gì rời bỏ.
Hỏi: Trong này không dựa vào dị sinh để soạn luận mà chỉ dựa vào Thánh giả thôi chăng?
Đáp: Cũng có Thánh giả đối với bốn Thông hạnh không có đạt được-không có rời bỏ, đó là tự tánh trú trong phần vị tiến lên-lui sụt có nghĩa về đạt được và rời bỏ; mà trong phần vị tiến lên nếu chưa lìa nhiễm cõi Dục tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc trú trong Khổ pháp trí nhẫn cho đến Đạo pháp trí thì đều không có rời bỏ-đạt được một, Đạo loại trí nhẫn thì rời bỏ một-đạt được một; nếu đã lìa nhiễm cõi Dục dựa vào Vị chí Định tiến vào Chánh tánh ly sinh, trú trong Khổ pháp trí nhẫn cho đến Đạo pháp trí thì cũng đều không có rời bỏ-đạt được một, Đạo loại trí nhẫn thì rời bỏ một-đạt được hai; nếu dựa vào địa trên mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, trú trong Khổ pháp trí nhẫn cho đến Đạo pháp trí thì đều không có rời bỏ-đạt được hai, Đạo loại trí nhẫn thì rời bỏ haiđạt được hai.
Nếu người Dự lưu hướng về quả Nhất lai, thì lúc các đạo gia hạnhnăm đạo vô gián-năm đạo giải thoát, đều không có rời bỏ-đạt được một, lúc đạo vô gián thứ sáu thì rời bỏ một-đạt được một.
Nếu người Nhất lai hướng về quả Bất hoàn, thì lúc các đạo gia hạnh-hai đạo vô gián-hai đạo giải thoát không có rời bỏ-đạt được một, lúc đạo vô gián thứ chín thì rời bỏ một-đạt được hai. Nếu người Bất hoàn hướng về quả A-la-hán, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, thì lúc các đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát đều không có rời bỏ-đạt được hai; lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì các đạo gia hạnh-tám đạo vô gián-tám đạo giải thoát, cũng đều không có rời bỏ-đạt được hai; lúc đạo vô gián thứ chín thì rời bỏ hai – đạt được hai. Đây là nói về phần vị lìa nhiễm.
Nếu chưa lìa nhiễm cõi Dục, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, thì lúc các đạo gia hạnh không có rời bỏ-đạt được một, lúc đạo vô gián thì rời bỏ một-đạt được một. Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, lúc các đạo gia hạnh thì không có rời bỏđạt được hai, lúc đạo vô gián thì rời bỏ hai-đạt được hai.
Nếu A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, thì lúc các đạo gia hạnh-tám đạo vô gián-tám đạo giải thoát đều không có rời bỏđạt được hai, lúc đạo vô gián thứ chín thì rời bỏ hai-đạt được hai. Đây là nói về phần vị chuyển căn.
Nếu Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục, khởi lên các Vô lượngGiải thoát-Thắng xứ-Biến xứ tương tự, và quán Bất tịnh-Trì tức niệmNiệm trú…, thì các công đức đều không có rời bỏ-đạt được một. Nếu Thánh giả đã lìa nhiễm cõi Dục, khởi lên vô lượng-Giải thoát-Thắng xứ-Biến xứ, quán Bất tịnh-Trì tức niệm-các Niệm trú, Vô ngại giải-Vô tránh-Nguyện trí-Định biên tế, ba Tam-ma-địa và ba trùng Tam-mađịa, tạp tu về Tĩnh lự dẫn dắt phát sinh năm thần thông, thì các đạo gia hạnh-năm đạo vô gián-ba đạo giải thoát…, đều không có rời bỏ-đạt được hai. Nếu tiến vào Diệt định, tưởng đến tâm vi tế thì cũng không có rời bỏ-đạt được một, lúc tâm vô cùng vi tế thì không có rời bỏ-không có đạt được. Các giai đoạn như vậy là nói về phần vị tu công đức.
Nếu A-la-hán trong phần vị lui sụt, và phần vị Hữu học đã lìa nhiễm cõi Dục, lui sụt căn thù thắng trú vào căn yếu kém thì đều rời bỏ hai-đạt được hai; phần vị Hữu học chưa lìa nhiễm cõi Dục, lúc lui sụt căn thù thắng trú vào căn yếu kém. Đều rời bỏ một-đạt được một. Đây là nói về phần vị lui sụt căn.
Nếu A-la-hán, khởi lên Triền của cõi Sắc-Vô sắc mà lui sụt thì rời bỏ hai-đạt được hai, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt thì rời bỏ hai-đạt được một. Nếu người Bất hoàn, đã lìa nhiễm cõi Sắc…, khởi lên Triền của cõi sắc… mà lui sụt thì rời bỏ hai-không có đạt được; ngay người Bất hoàn, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt thì rời bỏ hai -đạt được một. Nếu người Nhất lai, lui sụt đạo của quả thù thắng thì rời bỏ một-không có đạt được; lui sụt quả Nhất lai thì rời bỏ một-đạt được một. Nếu người Dự lưu, lui sụt đạo của quả thù thắng thì rời bỏ một-không có đạt được. Đây là nói về phần vị lui sụt lìa nhiễm. Lui sụt công đức khác, dựa theo nghĩa nên biết.
Như luận Thi Thiết nói: “Có bốn loại Bổ-đặc-già-la, đó là Bổđặc-già-la chậm trong pháp hiện tại mà nhanh sau khi thân hủy hoại, hoặc có Bổ-đặc-già-la nhanh trong pháp hiện tại mà chậm sau khi thân hủy hoại, hoặc có Bổ-đặc-già-la chậm trong pháp hiện tại mà cũng chậm sau khi thân hủy hoại, hoặc có Bổ-đặc-già-la nhanh trong pháp hiện tại mà cũng nhanh sau khi thân hủy hoại.”
Hỏi: Hai loại sau có thể như vậy, hai loại trước thì thế nào? Bởi vì Thánh giả chuyển sinh thì quyết định không lui sụt cũng không chuyển căn, nhiều đời trãi qua cõi Dục quyết định không sinh vào cõi Sắc-Vô sắc, làm sao có thể nói là hiện tại chậm mà đời sau nhanh? Lại làm sao có thể nói hiện tại nhanh mà đời sau chậm? Lẽ nào có người nhiều đời trãi qua Kiến chí, lui sụt trở thành Tín thắng giải hay sao?
Đáp: Luận ấy không nói đến chuyển căn và lui sụt, mà chỉ nói đến tinh tiến và giải đãi. Nếu thân hiện tại giải đãi mà thân đời sau tinh tiến, thì gọi là chậm trong pháp hiện tại mà nhanh sau khi thân hủy hoại. Nếu thân hiện tại tinh tiến mà thân đời sau giải đãi, thì gọi là nhanh trong pháp hiện tại mà chậm sau khi thân hủy hoại. Nếu thân hiện tại giải đãi mà thân đời sau cũng giải đãi, thì gọi là chậm trong pháp hiện tại mà cũng chậm sau khi thân hủy hoại. Nếu thân hiện tại tinh tiến mà thân đời sau cũng tinh tiến, thì gọi là nhanh trong pháp hiện tại mà cũng nhanh sau khi thân hủy hoại. Như vậy gọi là ý của luận ấy đã nói.
Như trong kinh nói: “Có bốn loại hạnh:
- Hạnh không kham nhẫn.
- Hạnh kham nhẫn.
- Hạnh điều phục.
- Hạch tịch tĩnh”.
Thế nào là hạnh không kham nhẫn? Đó là không thể nào chịu nổi nóng lạnh đói khát, ruồi muỗi rắn rít, gió táp mưa sa, người xấu xúc phạm lấn hiếp, nói lời không hợp đạo lý, trong thân sinh ra các loại bệnh khổ. Đối với những điều này không thể nào chịu đựng nổi, đó gọi là hạnh không kham nhẫn. Thế nào là hạnh kham nhẫn? Đó là có thể chịu đựng được những sự nóng lạnh… đã nói như trước, thì gọi là hạnh kham nhẫn. Thế nào là hạnh điều phục? Đó là căn luật nghi, thì gọi là điều phục. Thế nào là hạnh tịch tĩnh? Đó là đạo vô lậu, thì đó gọi là hạnh tịch tĩnh.
Hỏi: Là bốn Thông hạnh thâu nhiếp bốn hạnh ấy, hay là bốn hạnh ấy thâu nhiếp bốn Thông hạnh?
Đáp: Bốn hạnh ấy thâu nhiếp bốn Thông hạnh, không phải là bốn Thông hạnh thâu nhiếp bốn hạnh ấy. Không thâu nhiếp loại nào? Đó là ba loại trước của bốn hạnh ấy.
Như trong kinh nói: “Có bốn loại Đoạn:
- Thông đoạn chậm về khổ.
- Thông đoạn nhanh về Khổ.
- Thông đoạn chậm về Lạc.
- Thông đoạn nhanh về Lạc.”
Trong này, Thông đoạn chậm về Khổ, vì Khổ-vì chậm cho nên nói là kém; Thông đoạn nhanh về Khổ, chỉ vì Khổ cho nên nói là kém; Thông đoạn chậm về Lạc, chỉ vì chậm cho nên nói là kém; Thông đoạn nhanh về Lạc, không thể nào đích thực hiển bày về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, vì không rộng lớn cho nên cũng gọi là kém. Thông đoạn của Đức Thế Tôn có thể đích thực biểu hiện rõ ràng về lợi ích rộng lớn cho chúng trời – người, cho nên chỉ gọi là Diệu.
Hỏi: Là bốn Thông hạnh thâu nhiếp bốn Thông đoạn, hay là bốn Thông đoạn thâu nhiếp bốn Thông hạnh?
Đáp: Lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp lẫn nhau, tất cả đều tùy theo sự việc, nghĩa là Thông đoạn chậm về Khổ tức là Thông hạnh chậm về Khổ, cho đến Thông đoạn nhanh về Lạc tức là Thông hạnh nhanh về Lạc, cho nên tùy theo sự việc mà lần lược chuyển đổi thâu nhiếp lẫn nhau.
Lại có người nói: Bốn Thông đoạn chỉ riêng Vô học, bốn Thông hạnh gồm chung Học và Vô học. Hoặc đưa ra cách nói này: Bốn Thông hạnh thâu nhiếp bốn Thông đoạn, không phải là bốn Thông đoạn thâu nhiếp bốn Thông hạnh. Không thâu nhiếp loại nào? Đó là bốn Thông hạnh Hữu học.
Hỏi: Thánh đạo là Diệu không nên gọi là kém, như luận Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là pháp yếu kém? Đó là pháp bất thiện-hữu phú vô ký.” Tại sao trong kinh nói bốn loại Đoạn có tên gọi là kém?
Đáp: kém có hai loại:
- Kém vì nhiễm ô.
- Kém vì giảm bớt.
Bốn loại Thông đoạn tuy không phải là kém vì nhiễm ô, mà có kém vì giảm bớt.
Có người đưa ra cách nói này: Thông đoạn chậm về Khổ, là Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian-ba Vô sắc Định, do Thánh đạo của Thời giải thoát thâu nhiếp; Thông đoạn nhanh về Khổ, tức là các Thanh văn Thừa của địa ấy, do Thánh đạo của Bất thời giải thoát thâu nhiếp; Thông đoạn chậm về Lạc, là bốn Tĩnh lự căn bản, do Thánh đạo của Thời giải thoát thâu nhiếp; trong Thông đoạn nhanh về Lạc, không thể nào đích thực hiển bày về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, tức là bốn Tĩnh lự căn bản, do Thánh đoạn của các Bất thời giải thoát thuộc Thanh văn Thừa thâu nhiếp; trong Thông đoạn nhanh về Lạc, có thể đích thực biểu hiện rõ ràng về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, là Thánh đạo của của Phật Thừa thâu nhiếp.
Hỏi: Thánh đạo của Độc giác là phẩm nào thâu nhiếp?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Do phẩm Thanh văn thâu nhiếp. Lại có người nói: Thâu nhiếp trong phẩm Phật. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì như Phật không có thầy dạy mà tự mình có năng lực giác ngộ.
Có sư khác nói: Ba Thông đoạn trước như trước nên biết; trong Thông đoạn nhanh về Lạc, không thể nào đích thực hiển bày về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, là do Thánh đạo của Độc giác thâu nhiếp; trong Thông đoạn nhanh về Lạc, có thể đích thực biểu hiện rõ ràng về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, là do Thánh đạo của Đức Thế Tôn thâu nhiếp.
Hỏi: Thánh đạo của Thanh văn Bất thời giải thoát ở Tĩnh lự căn bản là phẩm nào thâu nhiếp?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Do phẩm Độc giác thâu nhiếp. Lại có người nói: Do phẩm Phật thâu nhiếp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì căn vô lậu ấy dựa vào Phật mà đạt được.
Có người đưa ra lời này: Ba Thông đoạn trước là dị sinh ở ngoài; trong Thông đoạn nhanh về Lạc, không thể nào đích thực hiển bày về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, là do Thánh đạo của Độc giác thâu nhiếp; trong Thông đoạn nhanh về Lạc, có thể đích thực biểu hiện rõ ràng về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, là do Thánh đạo của Đức Thế Tôn thâu nhiếp.
Hỏi: Thánh đạo của Thanh văn là phẩm nào thâu nhiếp?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Do phẩm Độc giác thâu nhiếp. Lại có người nói: Do phẩm Phật thâu nhiếp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì căn vô lậu ấy dựa vào Phật mà đạt được.
Hoặc có người nói: Ba Thông đoạn trước là các ngoại đạo; trong Thông đoạn nhanh về Lạc, không thể nào đích thực hiển bày về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, là do Thánh đạo của Thanh văn thâu nhiếp; trong Thông đoạn nhanh về Lạc, có thể đích thực biểu hiện rõ ràng về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người, là do Thánh đạo của Đức Thế Tôn thâu nhiếp.
Hỏi: Thánh đạo của Độc giác là phẩm nào thâu nhiếp?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Do phẩm Thanh văn thâu nhiếp. Lại có người nói: Do phẩm Phật thâu nhiếp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì như Phật không có thầy dạy mà tự mình có năng lực giác ngộ.
Lời bình: Các cách nói như vậy tuy đều từ ý giác ngộ của mỗi đệ tử mà sinh ra, nhưng nghĩa thật sự thì bốn loại Thông đoạn tức là bốn Thông hạnh; hai loại bốn Thông thâu nhiếp Thánh đạo của ba Thừa, nhưng mà trong loại thứ tư không thể nào đích thực hiển bày về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người thì do Thánh đạo của Thanh văn và Độc giác thâu nhiếp, có thể đích thực biểu hiện rõ ràng về lợi ích rộng lớn cho chúng trời-người thì do Thánh đạo của Phật thâu nhiếp. Hai đoạn của Thông này không phải là chỉ riêng loại thứ tư, trong kinh ấy không nói đến bởi vì loại này chỉ Thông đoạn nhanh về Lạc, thuộc về thân Phật cho nên đều là Diệu.
Hỏi: Trong bốn Thông hạnh thì Đức Thế Tôn dựa vào Thông hạnh nào để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-lìa nhiễm-không còn phiền não? Độc giác dựa vào Thông hạnh nào?
Đáp: Đức Thế Tôn dựa vào Thông hạnh nhanh về Lạc, tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-lìa nhiễm-không còn phiền não. Vì sao biết như vậy? Bởi vì lấy kinh làm Thánh giáo lượng. Như trong kinh nói: “Man Mẫu vào một lúc nọ đi đến nơi Đức Phật, thưa hỏi như vậy: Đức Thế Tôn dựa vào Thông hạnh nào, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác vậy? Đức Phật bảo với Man Mẫu: Tất cả Như Lai Ưng Chánh Đẳng Giác, đều dựa vào Thông hạnh nhanh về Lạc mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Lúc bấy giờ Man Mẫu liền đưa ra hai vấn nạn: Đức Thế Tôn xưa kia nhờ vào sáu năm khổ hạnh, mới chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tại sao nói là dựa vào Thông hạnh nhanh về Lạc? Đức Phật bảo rằng: Này người ngu si! Ta không nhờ vào sáu năm khổ hạnh ấy để chứng Đại Bồ-đề, rời bỏ khổ hạnh ấy rồi nhận món ăn là cháo sữa, sau đó dựa vào Thông hạnh nhanh về Lạc, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.” Vì vậy cho nên biết Đức Thế Tôn dựa vào Thông hạnh nhanh về Lạc mà tiến vào Kiến Đạo… Bởi vì dựa vào Tĩnh lự thứ tư mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, cho đến đạt được Bồ-đề, chỉ một mình sinh ra Độc giác như Phật Thế Tôn. Nơi nương tựa của nhiều người sinh ra Độc giác thì không nhất định, như các Thánh văn Thừa, Tôn giả Xá-lợi-tử dựa vào Thông hạnh nhanh về Khổ mà tiến vào Chánh tánh ly sinh -đạt được quả-lìa nhiễm, dựa vào Thông hạnh nhanh về Lạc mà không còn phiền não. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Tôn giả ấy dựa vào Vị chí Định mà tiến vào Chánh tánh ly sinh-đạt được quả-lìa nhiễm, dựa vào Tĩnh lự thứ tư mà trừ hết phiền não. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên dựa vào Thông hạnh nhanh về Khổ mà tiến vào Chánh tánh ly sinh-đạt được quả-lìa nhiễm và không còn phiền não. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Tôn giả ấy dựa vào Vị chí Định mà tiến vào Chánh tánh ly sinh-đạt được quả-lìa nhiễm, dựa vào Vô sắc Định mà trừ hết phiền não.
Hỏi: Tại sao Xá-lợi-tử và Đại Mục-kiền-liên, cùng dựa vào Vị chí Định để tiến vào Chánh tánh ly sinh-đạt được quả-lìa nhiễm, mà Xá-lợi-tử dựa vào Tĩnh lự thứ tư đạt được quả A-la-hán, còn Đại Mụckiền-liên thì dựa vào Vô sắc Định đạt được quả A-la-hán?
Đáp: Hai Tôn giả này cùng là Thanh văn đến đẳng cấp cứu cánh, quyết định dần dần đạt được bốn quả Sa-môn, vì vậy cùng dựa vào Vị chí Định để tiến vào Chánh tánh ly sinh, mà Tôn giả Xá-lợi-tử thì thực hành Tỳ-bát-xá-na, cho nên dựa vào Tĩnh lự thứ tư đạt được quả A-lahán, còn Tôn giả Đại Mục-kiền-liên thì thực hành Xa-ma-tha, cho nên dựa vào Vô sắc Định đạt được quả A-la-hán.
Hỏi: Tất cả Thanh văn đến đẳng cấp cứu cánh, là đều quyết định dần dần đạt được bốn quả Sa-môn hay không?
Đáp: Đều quyết định dần dần đạt được bốn quả Sa-môn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả Thanh văn đến đẳng cấp cứu cánh, đều là người đi theo Đức Phật chuyển pháp luân, nếu không dần dần đạt được bốn quả Sa-môn, thì làm sao tâm có thể dễ dàng hiểu và nói đối với pháp Nhập-Trú-Xuất ấy?
Hỏi: Có thể dễ dàng hiểu và nói về tâm Nhập-Trú-Xuất đối với bốn quả Sa-môn, không có ai như Đức Phật thì lẽ nào Đức Phật cũng dần dần đạt được bốn quả Sa-môn hay sao?
Đáp: Ở trong nghĩa này không nên vấn nạn về Đức Phật, bởi vì Đức Phật xưa kia lúc còn là Bồ-tát, đã có thể dễ dàng nói về bốn quả Sa-môn, hơn hẳn Xá-lợi-tử trú trong phần vị Vô học, cho nên không cần phải dùng Thanh văn để vấn nạn về Đức Phật. Những người Thanh văn không phải là nơi tự chứng, cho nên không có thể tự tại mà nói cho người khác.
Có người đưa ra cách nói này: Tất cả Thanh văn đến đẳng cấp cứu cánh, không phải là điều quyết định dần dần đạt được bốn quả Sa-môn.
Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu họ ở phần vị dị sinh, trước đây đã lìa nhiễm cõi Dục, lẽ nào gặp lại Đức Phật nói pháp, cần phải lui sụt rồi sau mới hướng đến quả Dự lưu hay sao?
Hỏi: Nếu như vậy thì làm sao có thể dễ dàng hiểu và nói về bốn quả Sa-môn?
Đáp: Điều này không nên chất vấn, như A-nan-đà là người căn tánh chậm chạp, tuy ở phần vị Học mà có thể dễ dàng nói về bốn quả Sa-môn, có thể khiến cho vô lượng trăm ngàn hữu tình thành bậc A-lahán, huống là người căn tánh nhanh nhạy siêu việt hướng về chứng đắc trú trong địa Vô học mà không có thể nói hay sao?
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Tất cả Thanh văn đến đẳng cấp cứu cánh, đều quyết định dần dần đạt được bốn quả Sa-môn, không bởi vì có thể nói ra mà chỉ vì pháp vốn như vậy. Nghĩa là hằng ha sa số Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vốn có đệ tử Thanh văn đến đẳng cấp cứu cánh, đều dần dần chứng được bốn quả Sa-môn. Vì thế cho nên pháp vốn như vậy, không cần phải chất vấn làm gì!
Như Đức Thế Tôn nói: “A-la-hán không còn phiền não thì thành tựu mười chi Vô học.” Trong này, thế nào là mười chi vô học? Đó là Chánh kiến Vô học cho đến Chánh định Vô học, và Chánh giải thoátChánh trí Vô học.
Hỏi: Phần vị Học là có Chánh giải thoát-Chánh trí hay không? Nếu có thì trong này tại sao không nói đến? Nếu không có thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Tôn giả Xá-lợitử an ủi nói cho Trưởng giả Cấp-cô-độc biết rằng: Đừng sợ, đừng sợ! Không nghe dị sinh bởi vì thành tựu bất tín-cá giới-ít nghe-keo kiệt-ác tuệ, tà kiến-tà tư duy- tà thắng giải-tà giải thoát-tà trí, cho nên sợ rơi vào địa ngục-bàng sinh-cõi quỷ. Ông đã vĩnh viễn đoạn trừ bất tín-ác giới cho đến tà giải thoát-tà trí, thánh tựu tín-giới-văn-xả-tuệ, Chánh kiến-Chánh tư duy-Chánh thắng giải-Chánh giải thoát-Chánh trí, cho nên không cần phải lo sợ.”
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Phần vị Học cũng có Chánh giải thoát và Chánh trí.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao trong này không nói đến?
Đáp: Có hai loại Có:
- Có thuộc về Thể.
- Có thuộc về Chi.
Phần vị Học tuy có Thể của Chánh giải thoát-Chánh trí, mà không thiết lập làm chi thuộc Chánh giải thoát-Chánh trí.
Hỏi: Vì sao phần vị Vô học thiết lập Chánh giải thoát-Chánh trí làm Chi, mà phần vị Học thì không thiết lập?
Đáp: Vì dựa vào thế mạnh mà thiết lập, nghĩa là trong các pháp thì pháp Vô học mạnh hơn chứ không phải là pháp Học, trong Bổ-đặc-giàla thì Bổ-đặc-già-la Vô học mạnh hơn chứ không phải là Bổ-đặc-già-la Học, vì vậy phần vị Học tuy có hai loại này mà không thiết lập làm chi. Lại nữa, chỉ riêng phần vị Vô học thì Chánh giải thoát và Chánh trí có nhiều thế dụng, tự tánh mạnh hơn, lìa mọi lỗi lầm tai họa, cho nên thiết lập làm Chi, chỉ riêng phần vị Vô học thì Chánh giải thoát và Chánh trí đã đoạn tất cả gốc rễ của Hữu (quả báo), cho nên thiết lập làm Chi. Lại nữa, chỉ riêng tâm Vô học có đủ hai loại giải thoát:
- Tự tánh.
- Tương tục.
Bởi vì nó tương ưng với Thắng giải và Trí, cho nên thiết lập làm Chi.
Hai tâm giải thoát thì không phải là sai biệt, nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Hoặc có tâm là tự tánh giải thoát mà không phải là tương tục giải thoát, đó là tâm vô lậu Hữu học.
2. Hoặc có tâm là tương tục giải thoát mà không phải là tự tánh giải thoát, đó là tâm hữu lậu Vô học.
3. Hoặc có tâm là tự tánh giải thoát mà cũng là tương tục giải thoát, đó là tâm vô lậu Vô học.
4. Hoặc có tâm không phải là tự tánh giải thoát cũng không phải là tương tục giải thoát, đó là tâm hữu lậu Hữu học và tâm của tất cả dị sinh. Lại nữa, Chánh giải thoát và Chánh trí của Hữu học, bị tà giải thoát-tà trí làm cho che lấp và giảm sút, cho nên không thiết lập làm Chi.
Hỏi: Chánh kiến-Chánh tư duy… Hữu học cũng bị tà kiến-tà tư duy… làm cho che lấp và giảm sút, tại sao lại thiết lập làm Chi?
Đáp: Chánh kiến-Chánh tư duy… Hữu học tự mình đoạn tà kiến-tà tư duy…, tất cả phiền não có hại-giặc thù phiền não giống như áo giáp và binh khí, cho nên thiết lập làm Chi.
Hỏi: Chánh giải thoát-Chánh trí Hữu học, lẽ nào không có năng lực làm hại các phiền não hay sao?
Đáp: Giải thoát không phải là đích thực làm hại các phiền não, mà làm hại phiền não rồi mới được giải thoát; Chánh trí tuy có năng lực làm hại tất cả phiền não do tu mà đoạn, nhưng không có năng lực làm hại phiền não do kiến mà đoạn, cho nên không thiết lập làm Chi. Lại nữa, chỉ riêng Chánh giải thoát-Chánh trí của phần vị Vô học, không có pháp trái ngược nhau, cho nên thiết lập làm Chi. Pháp trái ngược nhau, đó là tà giải thoát và tà trí.
Lại nữa, chỉ riêng tâm Vô học là giải thoát toàn phần, bởi vì tâm tương ưng với Thắng giải và Trí, cho nên thiết lập làm Chi, chứ không phải là như tâm Học chỉ giải thoát phần ít, đó là tất cả phiền não do kiến mà đoạn; không giải thoát phần ít, đó là tất cả phiền não do tu mà đoạn.
Lại nữa, chỉ riêng tâm Vô học là giải thoát tất cả, lìa tất cả hệ thuộc, bởi vì tâm tương ưng với Thắng và Trí, cho nên thiết lập làm Chi. Giải thoát tất cả, đó là đối với phiền não của năm Bộ; lìa tất cả hệ thuộc, đó là đối với sở duyên của năm Bộ.
Lại nữa, chỉ riêng tâm Vô học là giải thoát tất cả chướng ngại, xa lìa tất cả chướng ngại, bởi vì tâm tương ưng với Thắng giải và Trí, cho nên thiết lập làm Chi. Giải thoát tất cả chướng ngại, đó là đối với chướng ngại của năm Bộ; xa lìa tất cả chướng ngại, đó là đối với sở duyên của năm Bộ.
Lại nữa, chỉ riêng phần vị Vô học là đoạn ái như dây mây, lìa mọi sự ràng buộc, bởi vì hai pháp ấy cho nên thiết lập làm Chi. Lại nữa, chỉ riêng phần vị Vô học là đoạn búi tóc nặng của phiền não dựa vào Hữu Đảnh, bởi vì hai pháp ấycho nên thiết lập làm Chi. Lại nữa, chỉ riêng phần vị Vô học là đã cắt bỏ đầu tóc phiền não của ba cõi, bởi vì hai pháp ấy cho nên thiết lập làm Chi. Lại nữa, chỉ riêng phần vị Vô học là giải thoát trọn vẹn, bởi vì hai pháp ấy cho nên thiết lập làm Chi.
Lại nữa, chỉ riêng phần vị Vô học có niềm vui Khinh an hơn hẳn chứ không phải là phiền não nóng bức làm cho tổn hại. Chỉ riêng phần vị Vô học cảm nhận niềm vui Khinh an thù thắng rộng lớn, bởi vì những sự nghiệp cần làm đã làm xong; như vị vua đã làm hại tất cả giặc thù, mà thụ hưởng niềm vui sướng thù thắng rộng lớn. Chỉ riêng phần vị Vô học đã diệt hết tất cả phiền não, bởi vì ý niệm-ngôn từ hoàn toàn vắng lặng.chỉ riêng phần vị Vô học đã vất bỏ gánh nặng của Uẩn nhiễm ô, mà có được cái gánh của Uẩn toàn là thanh tịnh. Chỉ riêng phần vị Vô học đã vứt bỏ Giới-Xứ nóng bức phiền muộn, mà có được Giới-Xứ mát mẻ trong lành. Chỉ riêng phần vị Vô học đã vứt bỏ nơi nương tựa của căn bất thiện, mà có được nơi nương tựa của căn thiện. Chỉ riêng phần vị Vô học đã vứt bỏ tự Thể của phiền não, mà có được tự Thể của thanh tịnh. Chỉ riêng phần vị Vô học là thửa ruộng công đức của các thế gian, như Đức Thế Tôn nói:
“Nếu người có tham lam-sân giận…, như ruộng có cỏ dại mọc đầy,
Cho nên ruộng lìa bỏ tham lam…, người bố thí được quả to lớn.”
Chỉ riêng phần vị Vô học bị làm tổn hại thì mang lấy tội vô gián. Chỉ riêng phần vị Vô học phá tan tất cả vướng mắc, đoạn hết tất cả ràng buộc, lìa bỏ tất cả chướng ngại. Chỉ riêng phần vị Vô học biết tất cả bốn loại ăn (Thực) và bốn Thức trú, vượt lên trên chín loại cư trú của hữu tình. Chỉ riêng phần vị Vô học là có công đức hiện hành không có gì tạp uế, đó là chỉ có Diệu hạnh chứ không có các ác hạnh, chỉ có căn thiện chứ không có căn bất thiện. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên chỉ riêng Chánh giải thoát-Chánh trí của phần vị Vô học được thiết lập làm Chi.
Hỏi: Nếu phần vị Hữu học có tà giải thoát và tà trí, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Này Trưởng giả! Đừng sợ, đừng sợ! Ông đã vĩnh viễn đoạn trừ bất tín-ác giới cho đến tà giải thoáttà trí.”
Đáp: Tà giải thoát-tà trí có hai loại:
1. Có thể làm cho hữu tình rơi vào ba nẽo ác, tức là loại ấy do kiến mà đoạn đã vĩnh viễn đoạn trừ.
2. Không làm cho hữu tình rơi vào ba nẽo ác, tức là loại ấy do tu mà đoạn hãy còn thành tựu.
Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Xá-lợi-tử là Tỳ kheo thông minh trí tuệ, có thể dễ dàng phân tích riêng biệt về mười loại nghĩa của bốn chi Dự lưu cho Trưởng giả Cấp-cô-độc.”
Hỏi: Thế nào là phân tích riêng biệt về mười loại nghĩa của bốn chi Dự lưu?
Đáp: Hiếp Tôn giả nói rằng: “Đối với mỗi một chi Dự lưu, đều dùng mười nghĩa để phân biệt, đó là dùng mười nghĩa để phân biệt về thân cận bậc Thiện sĩ, cho đến dùng mười nghĩa để phân biệt về pháp Tùy pháp hành.”
Tôn giả Vọng Mãn đưa ra cách nói như vậy: “Dùng Tín để phân biệt về thân cận bậc Thiện sĩ, dùng Văn để phân biệt về lắng nghe Chánh pháp, dùng Chánh kiến để phân biệt về tác ý như lý, dùng những nghĩa khác để phân biệt về pháp Tùy pháp hành.”
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Dùng Tín và Giới để phân biệt về thân cận bậc Thiện sĩ, dùng Văn để phân biệt về lắng nghe Chánh pháp, dùng Chánh kiến để phân biệt về tác ý như lý, dùng những nghĩa khác để phân biệt về pháp Tùy pháp hành.”
Các Luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: “Dùng Tín và Giới để phân biệt về thân cận bậc Thiện sĩ, dùng Văn và Tuệ để phân biệt về lắng nghe Chánh pháp, dùng Chánh kiến để phân biệt về tác ý như lý, dùng những nghĩa khác để phân biệt về pháp Tùy pháp hành.”
Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Dùng Tín-Giới và Xả để phân biệt về thân cận bậc Thiện sĩ, dùng Văn và Tuệ để phân biệt về lắng nghe Chánh pháp, dùng Chánh kiến để phân biệt về tác ý như lý, dùng những nghĩa khác để phân biệt về pháp Tùy pháp hành.”
Đại đức nói rằng: “Tôn giả Xá-lợi-tử khéo léo phân biệt về bốn chi Dự lưu và bốn Chứng tịnh cho Trưởng giả Cấp-cô-độc. Bốn chi Dự lưu tức là phân biệt về bốn chi Dự lưu, mười loại nghĩa tức là phân biệt về bốn Chứng tịnh, đó là dùng ba sự để phân biệt về bốn Chứng tịnh:
- Bởi vì tự tánh.
- Bởi vì đẳng khởi.
- Bởi vì đẳng lưu.
Bởi vì tự tánh, đó là Tín và Giới. Bởi vì đẳng khởi, đó là Văn-XảTuệ-Chánh kiến-Chánh tư duy, nhờ vào Văn-Tuệ cho nên cùng phát khởi đối với Tín, nhờ vào Chánh tư duy mà cùng phát khởi đối với Giới, nhờ vào Xả-Chánh kiến mà Tín và Giới được tăng trưởng. Bởi vì đẳng lưu, đó là Chánh thắng giải-Chánh giải thoát vá Chánh trí.”
Hỏi: Chánh thắng giải-Chánh giải thoát có gì sai biệt?
Đáp: Phần vị nhân thì gọi là Chánh thắng giải, phần vị quả thì gọi là Chánh giải thoát. Lại nữa, lúc gia hạnh thì gọi là Chánh thắng giải, đến kết quả cuối cùng thì gọi là Chánh giải thoát.
Hỏi: Văn-Tuệ-Chánh kiến-Chánh trí có gì sai biệt?
Đáp: Văn là do Văn mà thành tuệ; Tuệ là do Tư mà thành tuệ; Chánh kiến-Chánh trí là do tu mà thành tuệ, nhân thì gọi là Chánh kiến, quả thì gọi là Chánh trí.
Tôn giả Tả Thọ đưa ra cách nói như vậy: Dùng mười loại nghĩa để phân biệt về bốn chi Dự lưu, và quả Đẳng lưu ấy, nghĩa là dùng TínGiới và Xả để phân biệt về thân cận bậc Thiện sĩ, dùng Văn để phân biệt về lắng nghe Chánh pháp, dùng Chánh tư duy-Chánh thắng giải để phân biệt về tác ý như lý, dùng Tuệ-Chánh kiến để phân biệt về pháp Tùy pháp hành, dùng Chánh giải thoát-Chánh trí để phân biệt về quả Đẳng lưu ấy.”
Vụ Tôn giả nói: “Trong này dùng mười nghĩa làm năm sự để phân biệt về bốn Chứng tịnh:
- Bởi vì tự tánh, đó là Tín-Giới.
- Bởi vì tương tự, đó là Xả-Chánh thắng giải.
- Bởi vì gia hạnh, đó là Văn và Tuệ.
- Bởi vì tùy thuận, đó là Chánh kiến-Chánh tư duy.
- Bởi vì quả, đó là Chánh giải thoát-Chánh trí.”
Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: “Trong này dùng mười nghĩa để phân biệt về bốn chi Dự lưu, nghĩa là dùng Tín-Giới-Xả để phân biệt về thân cận bậc Thiện sĩ, dùng Văn và Tuệ để phân biệt về lắng nghe Chánh pháp, dùng Chánh tư duy để phân biệt về tác ý như lý, dùng những nghĩa khác để phân biệt về pháp Tùy pháp hành.” Hỏi: Vì sao gọi là A-la-hán?
Đáp: Ứng thọ sự cúng dường thù thắng của thế gian, cho nên gọi là A-la-hán, nghĩa là thế gian không có mạng duyên thanh tịnh thì không phải là sự ứng thọ của A-la-hán. Lại nữa, A La có nghĩa là tất cả phiền não, Hán gọi là có năng lực làm hại; dùng dao sắc của tuệ làm hại giặc phiền não khiến cho không còn sót lại, cho nên gọi là A-la-hán. Lại nữa, La Hán gọi là sinh, A là nghĩa của không có; bởi vì không có sinh, cho nên gọi là A-la-hán, bậc ấy ở trong pháp sinh tử của các cõi-các nẽo-các loại sinh, không còn sinh nữa. Lại nữa, Hán gọi là tất cả pháp ác-bất thiện, A-La đó là nghĩa của xa lìa; xa lìa các pháp ác-bất thiện, cho nên gọi là A-la-hán. Trong này, ác có nghĩa là nghiệp bất thiện, bất thiện có nghĩa là tất cả phiền não, bởi vì chướng ngại đến pháp thiện cho nên nói là bất thiện, là nghĩa trái với thiện. Như có tụng nói:
“Xa lìa các pháp ác-bất thiện, an trú trong thắng nghĩa các pháp, Ứng thọ cúng dường của thế gian, cho nên gọi là A-la-hán.” Lậu tận có nghĩa là các lậu vĩnh viễn không còn.
Hỏi: Các pháp thuận theo lậu cũng được vĩnh viễn không còn, tại sao chỉ nói đến lậu ấy không còn?
Đáp: Đó là lấy lậu tận để làm hàng đầu, nên biết là cụng nói đến pháp thuận theo lậu không còn. Lại nữa, các lậu khó đoạn-khó phákhó vượt qua, chứ không phải là pháp thuận theo lậu, cho nên chỉ nói đến lậu. Lại nữa, các lậu nhiều sai lầm kiên cố hơn, chứ không phải là pháp thuận theo lậu, cho nên chỉ nói đến lậu. Lại nữa, tự tánh của các lậu đoạn rồi không thành tựu, cùng với Thánh đạo trái ngược nhau, cho nên chỉ nói đến lậu tận. Các Thánh đạo dấy khởi đích thực cùng với tất cả phiền não trái ngược nhau, chứ không phải là thiện hữu lậu-vô phú vô ký, nhưng lúc các Thánh đạo đoạn trừ phiền não thì cũng đoạn luôn Thánh đạo; như ánh sáng của ngọn đèn cháy lên cùng với bóng tối trái ngược nhau, chứ không phải là dầu-bấc đèn và đồ đựng dầu, nhưng phá tan bóng tối thì cũng làm cho dầu cạn-bấc đèn cháy khô và đồ đựng dầu nóng lên.
Hỏi: Vì sao chỉ nói đến lậu tận mà không nói đến Bộc lưu-Ách…?
Đáp: Ba lậu ở trước thâu nhiếp toàn bộ phiền não, cho nên chỉ nói đến Lậu; Bộc lưu-Ách… tuy có lúc thâu nhiếp toàn bộ phiền não mà không ở trước; ba Kiết-ba căn bất thiện tuy ở trước mà thâu nhiếp phiền não không hết, vì vậy A-la-hán chỉ nói đến Lậu tận, chứ không phải là Bộc lưu …
Hỏi: Sự thành tựu ấy thì quá khứ có mấy, vị lại có mấy, hiện tại có mấy?
Đáp: Nếu dựa vào Định có Tầm-có Tứ, trí Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lại có mười, hiện tại có chín. Trong này, Định có Tầm-có Tứ, đó là Vị chí Định và Tĩnh lự thứ nhất. Dựa vào (Y) thì có nguời nói: Cùng phát sinh là dựa vào. Lại có người nói: Đẳng Vô gián duyên là nghĩa dựa vào ở đây.
Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Ngay nơi hai địa ấy nói chung là dựa vào. Bắt đầu (Sơ) có bốn loại, như trước đã nói rộng. Trong này chỉ dựa vào hai loại Bắt đầu để soạn luận:
1. Bắt đầu đạt được quả, đó là dựa vào địa ấy bắt đầu đạt được quả A-la-hán.
2. Bắt đầu chuyển căn, đó là dựa vào địa ấy Thời giải thoát bắt đầu luyện căn làm Bất động. Trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, đó là Tận trí.
Hỏi: Người Vô học cũng có lúc thấy trí Phi học phi vô học hiện rõ ở trước mắt, lúc ấy cũng là thấy trí Vô học, là thấy trí do những nguời Vô học đã phát khởi, tại sao trong này không nói nguời Vô học thấy trí Vô học hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là trong này có cách nói khác. Lại nữa, trong này thấy trí Vô học tức là nói thấy trí Vô học, chứ không phải là thấy trí của nguời Vô học, cho nên không cần phải vặn hỏi.
Quá khứ không có, đó là như trước đã nói hai sát-na đầu tiên hiện rõ ở trước mắt thì hoàn toàn không có, bởi vì quá khứ chưa có một niệm nào đã sinh-diệt, giả sử đã sinh-diệt mà đạt được quả-chuyển căn, hoặc là vì lui sụt rời bỏ. Vị lai có mười, đó là ngay lúc bắt đầu đã tu đầy đủ mười chi Vô học của vị lai. Hiện tại có chín, bởi vì lúc bấy giờ chín chi hiện rõ ở trước mắt, đó là trừ ra Chánh kiến, không có thể khởi lên trong sát-na này.
Vô học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định có Tầm-có Tứ, trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có chín, vị lai có mười. Trong này, Vô học (Bỉ) nghĩa là chín chi Vô học; diệt rồi nghĩa là Vô thường diệt rồi; không mất nghĩa là không có ba nhân duyên làm mất đi Thánh đạo ấy, như trước đã nói. Nếu lại dựa vào…, nghĩa là Vô học từ sát-na thứ hai trở đi, lại dựa vào Định có Tầm-có Tứ thì Tận tríVô sinh trí tùy theo một loại hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Tại sao lại dấy khởi trí của địa này?
Đáp: Bởi vì ý niệm báo ân, bởi vì nhờ vào bốn duyên, như trước đã nói rộng.
Quá khứ có chín, đó là từ sát-na thứ hai trở đi thì thành tựu quá khứ, sát-na thứ nhất thì đã khởi diệt, còn lại như trước đã nói.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định không có Tầmkhông có Tứ, trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có tám. Trong này, Định không có Tầm-không có Tứ, đó là ba Tĩnh lự sau; không nói đến Tĩnh lự trung gian, nghĩa như trước đã nói. Hiện tại có tám, là trừ ra Chánh tư duy, bởi vì địa ấy không có Tầm, còn lại như trước đã nói.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Vô-sắc Định, trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có năm. Trong này, Định Vô-sắc là ba Định Vô-sắc trước; không nói đến định thứ tư, nghĩa như trước đã nói. Hiện tại có năm, là trừ ra Chánh tư duyChánh ngữ-Chánh nghiệp-Chánh mạng, bởi vì địa ấy không có, còn lại như trước nói.
Vô học diệt rồi không mất, nếu tiến vào Diệt định, hoặc là tâm thế tục hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại không có. Trong này, tiến vào Diệt định, đó là trú trong Định diệt thọ tưởng; tâm thế tục, đó là tâm Định hữu lậu ra khỏi Diệt định, hoặc lại khởi lên tâm Định hữu lậu khác. Quá khứ có chín, đó là lúc ban đầu trước kia đã khởi lên chín chi của Định có Tầm-có Tứ. Vị lai có mười, là ngay lúc bắt đầu ấy đã tu mười chi. Hiện tại không có, bởi vì lúc bấy giờ Thánh đạo không hiện rõ trước mắt.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định có Tầm-có Tứ, kiến Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có chín, vị lai có mười. Trong này, kiến Vô học bắt đầ, đó là Chánh kiến Vô học. Quá khứ có chín, đó là ban đầu đã khởi lên Định có Tầm-có Tứ, trí Vô học cùng sinh khởi chín chi. Hiện tại có chín, đó là trừ ra Chánh trí, bởi vì Kiến và Trí không dấy khởi cùng lúc. Vị lai có mười, đó Trí ban đầu trước kia và Kiến bắt đầu bây giờ mà tu mười.
Vô học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định có Tầm-có Tứ, hoặc là Trí-hoặc là Kiến Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có chín. Trong này, hoặc là Trí, là Tận trí-Vô sinh trí tùy theo một loại; hoặc là Kiến, đó là Chánh kiến Vô học. Quá khứ có mười, đó là Trí ban đầu-Kiến ban đầu trước kia cùng sinh khởi mười chi. Vị lai có mười, tức là đã tu mười chi Vô học. Hiện tại có chín, là lúc Trí thì trừ ra Kiến, lúc kiến thì trừ ra Trí, còn lại chín chi. Phần còn lại như trước nói.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định không có Tầm-có Tứ, hoặc là Trí-hoặc là Kiến hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có tám. Trong này, hiện tại có tám, là trừ ra Chánh tư duy-Trí và Kiến tùy theo một loại, còn lại tám chi. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định Vô-sắc, hoặc là Trí-hoặc là Kiến Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có năm. Trong này, hiện tại có năm là trừ ra Chánh tư duyChánh ngữ-Chánh nghiệp-Chánh mạng, Trí và Kiến tùy theo một loại, còn lại năm chi. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu tiến vào Diệt định, hoặc là tâm thế tục hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại không có. Trong này, quá khứ-vị lai có mười, là lúc Trí ban đầu-Kiến ban đầu trước kia đã khởi-đã tu mười chi. Phần còn lại nói như trước.
Nếu dựa vào Định không có Tầm-có Tứ, Trí Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ không có vị lai có mười, hiện tại có tám. Trong này, Trí Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, đó là Tận trí. Quá khứ không có, là bởi vì sát-na thứ nhất thì chưa có một niệm nào đã sinh-diệt, giả sử đã sinh-diệt mà vì ba duyên cho nên rời bỏ. Vị lai có mười, đó là ngay lúc bắt đầu đã tu đầy đủ mười chi Vô học của vị lai. Hiện tại có tám, là trừ ra Chánh tư duy và Chánh kiến. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định không có Tầmcó Tứ, Trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có tám, vị lai có mười. Trong này, Trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, đó là Tận trí-Vô sinh trí tùy theo một loại. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định Vô-sắc, Trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có tám, vị lai có mười, hiện tại có năm. Trong này, quá khứ có tám, đó là Trí Vô học bắt đầu từ Định không có Tầm-không có Tứ trước đầy cùng sinh khởi tám chi. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu tiến vào Diệt định, hoặc là tâm thế tục hiễn rõ ở trước mắt, thì quá khứ có tám, vị lai có mười, hiện tại không có. Trong này, quá khứ có tám, đó là Trí bắt đầu cùng sinh khởi tám chi. Phần cón lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định có Tầm-có Tứ, Trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có tám, vị lai có mười, hiện tại có chín. Trong này, hiện tại có chín, đó là trừ ra Chánh kiến. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định không có Tầm-có Tứ, Kiến Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, đó là Chánh kiến Vô học. Quá khứ có tám, đó là Trí ban đầu cùng sinh khởi tám chi. Vị lai có mười, đó là Trí bắt đầu trước kia và Kiến bắt đầu bây giờ đã tu mườ chi.
Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định không có Tầmcó Tứ, lần lượt chuyển đổi cho đến nếu dựa vào Định có Tầm-có Tứ, hoặc là Trí-hoặc là Kiến Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì đều túy theo sự thích hợp, nên dựa theo trước mà nói.
Nếu dựa vào Định Vô-sắc, Trí Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có năm. Trong này, Trí Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, đó là Tận trí. Quá khứ không có, là bởi vì sát-na thứ nhất thì chưa có một niệm nào đã sinh-diệt, giả sử đã sinh-diệt mà vì ba duyên cho nên đã rời bỏ. Vị lai có mười, là ngay lúc bắt đầu đã tu đầy đủ mười chi Vô học của vị lai. Hiện tại có năm, là trừ ra Chánh tư duy-Chánh ngữ-Chánh nghiệp-Chánh mạng và Chánh kiến. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định Vô-sắc, Trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có năm, vị lai có mười. Trong này, Trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, đó là Tận trí-Vô sinh trí tùy theo một loại. Vị lai có mười, đó là lúc Trí ban đầu đã tu mười chi. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu tiến vào Diệt định, hoặc là tâm thế tục hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại không có. Trong này, quá khứ có năm. Đó là Trí ban đầu cùng sinh khởi năm chi. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu dựa vào Định có Tầm-có Tứ, cho đến nếu dựa vào Định không có Tầm-không có Tứ, Trí Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì đều tùy theo sự thích hợp, nên dựa theo trước mà nói.
Nếu dựa vào Định Vô-sắc, Kiến Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có năm, vị lai có mười. Trong này, Kiến Vô học bắt đầu hiện rõ ở trước mắt, đó là Chánh kiến Vô học. Quá khứ có năm, đó là Trí ban đầu trước đây cùng sinh khởi năm chi. Vị lai có mười, đó là Trí ban đầu trước đây và Kiến bắt đầu bây giờ đã tu mười chi của vị lai.
Vô học diệt rồi không mất, nếu lại dựa vào Định Vô-sắc, hoặc là Trí-hoặc là Kiến Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có năm. Trong này, quá khứ có sau, đó là Trí bắt đầu trước đây cùng sinh khởi năm chi, và Kiến bắt đầu trước đây cùng sinh khởi năm chi, hợp lại làm sáu. Phần còn lại nói như trước.
Vô học diệt rồi không mất, nếu tiến vào Diệt định, hoặc là tâm thế tục hiện rõ ở trước mắt, lần lượt chuyển đổi cho đến nếu dựa vào Định không có Tầm-không có Tứ, hoặc là Trí-hoặc là Kiến Vô học hiện rõ ở trước mắt, thì đều tùy theo sự thích hợp, cần phải dựa theo trước mà nói.
Trong này, tất cả quá khứ-vị lai đều nói đến phần vị bắt đầu khởi và tu, chứ không nói đến phần vị sau đã khởi-đã tu, hiện tại tùy theo dấy khởi hiện rọ trước mắt mà nói; đã nói về Vô học thì cũng bao gồm tất cả, chứ không phải là chỉ riêng người theo thứ tự tiến vào tất cả các Định.
Hỏi: Vì sao lúc đạt được quả Học, Kiến là đạo Vô gián, Kiến là đạo giải thoát; lúc đạt được quả Vô học, Kiến là đạo Vô gián, Trí là đạo giải thoát?
Đáp: Quả vị Vô học đã làm xong tất cả những việc cần làm, gia hạnh dừng lại không còn tìm kiếm gì nữa, cho nên không gọi là Kiến; quả vị Học thì không như vậy, cho nên được gọi là Kiến.
Hỏi: Vì sao phần vị Vô học ban đầu nói là Trí, về sau nói là Kiến; phần vị Học thì đầu và sau đều nói là Kiến?
Đáp: Phần vị Vô học ban đầu chắc chắn phát khởi Tận trí, cho nên ban đầu nói là Trí; về sau nếu lúc tiếp tục khởi lên công đức thù thắng, cũng có suy đoán, cho nên sau nói là Kiến. Phần vị Học trước tiên dấy khởi Khổ pháp trí nhẫn, chỉ có Kiến chứ không phải là Trí, cho nên ban đầu nói là Kiến; về sau trí vô lậu chưa làm xong những việc cần làm, suy đoạn không ngừng cũng được gọi là Kiến, cho nên sau nói là Kiến.
*******
Thế nào là Kiến? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Các pháp hữu vi đều là tánh Kiến. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy, cho nên pháp hữu vi đều là tánh Kiến. Vì ngăn chặn ý ấy để hiển bày chỉ riêng nhãn căn và tuệ quyết đoán là Kiến, chứ không phải là loại nào khác.
Hoặc có nguời nói: Hiện quán biên Nhẫn cũng là tánh Trí. Như phái Thí Dụ, họ nói như vậy: Trí vô lậu vào lúc nhãn bắt đầu rơi vào cảnh cho nên gọi là Nhẫn, về sau an trú trong cảnh cho nên gọi là Trí, như nguời vượt chặn đường xa đến nơi bằng phẳng, ban đầu nghĩ rằng dừng lại, về sau thì an trú. Đại đức cũng nói: Trí bậc Hạ gọi là Nhẫn, trí bậc Thượng gọi là Trí. Vì ngăn chặn ý ấy để hiển bày Nhẫn vô lậu là Kiến chứ không phải là Trí.
Có người khác lại nói: Tận trí-Vô sinh trí cũng là tánh Kiến. Vì ngănc hặn ý ấy để hiển bày sự chấm dứt tìm kiếm kia, không còn suy đoán gì nữa là Trí chứ không phải là Kiến. Lại nữa, trong chương Trí uẩn này, cần phải phân biệt đầy đủ về ba tự tánh sai biệt của Kiến-Trí và Tuệ, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là Kiến?
Đáp: Nhãn căn-năm kiến, thế tục-Chánh kiến, Kiến Học và Vô học.
Hỏi: Vì sao nhãn căn lại gọi là Kiến?
Đáp: Bởi vì bốn sự:
- Bởi vì Hiền Thánh nói.
- Bởi vì thế tục nói.
- Bởi vì trong kinh nói.
- Bởi vì thế gian hiện thấy.
Bởi vì Hiền Thánh và thế tục nói, nghĩa là các bậc Hiền Thánh và những người thế tục cùng nói như vậy: Mắt mình trông thấy những điều qua lại-đi đứng-ngồi nằm … của thấy, vì sao lại như vậy?
Bởi vì trong kinh nói, nghĩa là trong kinh nói mắt trông thấy sắc rồi, không nên giữ lấy tướng và giữ lấy vẻ đẹp tùy thuộc. Lại nói như vậy: Mắt trông thấy sắc rồi, không nên giữ lấy tướng và giữ lấy vẻ đẹp tùy thuộc. Lại nói như vậy: Mắt thấy sắc rồi nên quán tưởng bất tịnh mà tư duy đúng như lý. Lại nói như vậy: Mắt trông thấy sắc rồi, không nên yêu thích, xấu không nên chán ghét. Lại nói như vậy: Mắt trông thấy sắc rồi, dấy khởi ý cận hành với ba loại Hỷ-Ưu-Xả. Lại nói như vậy: Mắt trông thấy sắc rồi, không nên vui mừng-lo buồn, chỉ nên trú vào Chánh niệm-Chánh tri mà rời bỏ.
Bởi vì thế gian hiện thấy, nghĩa là thế gian hiện thấy mắt trong sáng thì điều đã thấy không có sai lầm, mắt không trong sáng thì điều đã thấy có sai lầm. Lại nữa, thế gian hiện thấy có nhãn căn thì có thể trông thấy các sắc, không có nhãn căn thì không thể nào trông thấy sắc. Lại nữa, thế gian hiện thấy mắt mà có nơi hướng về thì có thể trông thấy sắc nơi ấy, không có nơi hướng về thì không thể nào trông thấy được. Lại nữa, thế gian hiện thấy phần nhiều không thể nào trông thấy các sắc bị ngăn cách, bởi vì mắt có ngăn cản.
Tôn giả Thế Hữu nói như vậy: “Vì sao nhãn căn lại gọi là Kiến? Nghĩa là thế gian hiện thấy người có mắt trong sáng thì nói là tôi trông thấy rõ ràng, người có mắt không thấy trong sáng thì nói tôi trong thấy không rõ ràng.”
Đại đức nói rằng: “Vì sao nhãn căn lại gọi là Kiến? Nghĩa là trong kinh nói: Do nhãn căn mà đạt được, do nhãn thức mà hiểu rõ, cho nên gọi là cái đã trông thấy. Thế tục cũng như vậy. Vì thế cho nên nhãn căn gọi là Kiến.”
Năm Kiến , đó là Hữu thân kiến, Biên chấp kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ.
Hỏi: Tại sao năm loại này lại gọi là Kiến?
Đáp: Bởi vì bốn sự.
1. Bởi vì cách nhìn, nghĩa là tự mình quan sát nhìn nhận mà thuận theo giữ lấy cảnh.
Hỏi: Năm loại này quan sát nhìn nhận điên đảo kỳ quái, làm sao gọi là Kiến?
Đáp: Những loại này tuy quan sát nhìn nhận điên đảo kỳ quái, mà đều là tánh Tuệ, cho nên gọi là Kiến; như nhãn căn của con nguời, tuy không sáng tỏ rõ ràng mà có thể quan sát nhìn ngó, cho nên cũng gọi là Kiến.
2. Bởi vì quyết đoán, nghĩa là có thể quyết đoán mà thuận theo giữ lấy cảnh.
Hỏi: Đã là một sát-na thì làm sao quyết đoán?
Đáp: Bởi vì tánh mạnh mẽ nhanh nhạy cho nên thiết lập tên gọi là quyết đoán.
3. Bởi vì cố chấp, nghĩa là đối với cảnh của mình thì chấp trước vô cùng kiên cố, không phải là lưỡi gươm Thánh đạo thì không thể nào làm cho rời bỏ được, Phật và đệ tử dùng lưỡi gươm Thánh đạo, chặt đứt răng nhọn của Kiến ấy, sau đó mới rời bỏ được. Như có loài thú biển tên gọi Thất-thủ-ma-la, hễ đã ngậm vật gì thì giữ chặt không rời bỏ, phải dùng dao sắc chặt đứt răng của nó, sau đó mới rời bỏ; năm Kiến cũng như vậy.
4. Bởi vì đi sâu vào, nghĩa là sắc nhọn đi sâu vào sở duyên như cây kim rơi thẳng xuống bùn.
Lại nữa, bởi vì hai sự cho nên năm loại này gọi là Kiến:
- Bởi vì chăm chú nhìn theo.
- Bởi vì suy xét tìm tòi.
Lại nữa, bởi vì ba sự cho nên năm loại này gọi là Kiến:
- Bởi vì thấy tướng hợp với nhau.
- Bởi vì có thể thành sự việc trông thấy.
- Bởi vì đối với duyên không có gì ngăn ngại.
Lại nữa, bởi vì ba sự cho nên năm loại này gọi là Kiến:
- Bởi vì ý thích.
- Bởi vì chấp trước.
- Bởi vì tìm kiếm.
Lại nữa, bởi vì ba sự cho nên gọi là Kiến:
- Bởi vì ý thích.
- Bởi vì gia hạnh.
- Bởi vì không hiểu biết gì.
Bởi vì ý thích, đó là đạt được Định là kiến. Bởi vì gia hạnh, đó là suy nghĩ tìm tòi là Kiến. Bởi vì không hiểu biết gì, đó là thuận theo nghe là Kiến.
Lại nữa, bởi vì ý thích, đó là thích làm hỏng tà kiến; bởi vì gia hạnh, đó là gia hạnh làm hỏng là Kiến; bởi vì không hiểu biết gì, đó là cùng làm hỏng là Kiến.
Vì thế cho nên năm loại này cũng gọi là Kiến.
Chánh Kiến thế tục, đó là thức thiện tương ưng với Tuệ, là tánh Kiến cho nên gọi là Kiến.
Kiến Học, đó là Tuệ vô lậu của Học. Kiến Vô học, đó là Chánh kiến Vô học. Hai loại này cũng cùng là tánh Kiến, cho nên gọi là Kiến.
Nên biết trong này, năm Kiến đối với cảnh như đêm âm u thấy sắc, Chánh kiến thế tục đối với cảnh như đêm quang đãng thấy sắc, Kiến Học đối với cảnh như ngày âm u thấy sắc, Kiến Vô học đối với cảnh như ngày quang đãng thấy sắc.
Hỏi: Thế nào là Trí?
Đáp: Năm thức tương ưng với Tuệ, trừ ra Nhẫn vô lậu, còn lại ý thức tương ưng với Tuệ. Trong này, năm thức tương ưng với Tuệ có ba loại:
- Thiện.
- Nhiễm ô.
- Vô phú vô ký.
Thiện, đó là chỉ riêng Sanh đắc thiện. Nhiễm ô, đó là chỉ riêng tương ưng với tham sân si do tu mà đoạn. Vô phú vô ký, đó là dị thục sinh, cũng có phần ít Oai nghi lộ-Công xảo xứ và Thông quả tâm câu sinh. Còn lại ý thức tương ưng với Tuệ cũng có ba loại:
- Thiện.
- Nhiễm ô.
- Vô phú vô ký.
Thiện có hai loại:
- Hữu lậu.
- Vô lậu.
Thiện hữu lậu có ba loại:
- Gia hạnh đắc.
- Ly nhiễm đắc.
- Sinh đắc.
Gia hạnh đắc, đó là do Văn mà thành Tuệ, do Tư mà thành Tuệ, do Tu mà thành Tuệ; do Văn mà thành Tuệ, đó là đối với văn nghĩa quyết định chọn lựa đúng như lý; do Tư mà thành Tuệ, đó là quán bất tịnh-Trì tức niệm và Niệm trú… do Tu mà thành Tuệ, đó là Noãn-ĐảnhNhẫn-Thế đệ nhất pháp, Hiện quán biên-Thế tục trí, Vô lượng-Giải thoát-Thắng xứ-Biên xứ… Ly nhiễm đắc, đó là Tĩnh lự-Vô lượng-Vôsắc-Giải thoát-Thắng xứ-Biên xứ… Sinh sắc, đó là sinh ở địa ấy do pháp vốn như vậy mà đạt được thiện.
Vô lậu có hai loại:
- Học.
- Vô học.
Học, đó là tám trí về Học. Vô học, đó là Tận trí-Vô sinh trí, trí Chánh kiến Vô học.
Nhiễm ô, đó là phiền não-tùy phiền não tương ưng do Kiến-tu mà đoạn.
Vô phú vô ký, đó là dị thục sinh-oai nghi lộ-công xảo xứ-thông quả tâm câu sinh.
Hỏi: Thế nào là Tuệ?
Đáp: Sáu thức tương ưng với Tuệ.
Tuệ này có ba loại:
- Thiện.
- Nhiễm ô.
- Vô phú vô ký.
Rộng ra như trước nói. Có điểm sai biệt, tám Nhẫn vô lậu cũng là Tuệ thâu nhiếp, bởi vì bao gồm Trạch pháp, cho nên tất cả tâm câu sinh đều có thể có Tuệ.
Đã nói về ba loại tự tánh của Kiến-Trí và Tuệ, lại cần phải phân biệt về tướng xen tạp và không xen tạp của ba loại này.
Hỏi: Các kiến đều là Trí chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì tự tánh của Kiến và Trí cùng có rộng-hẹp.
1. Có Kiến mà không phải là Trí, đó là nhãn căn và Nhẫn vô lậu.
Hỏi: Vì sao nhãn căn không gọi là Trí?
Đáp: Bởi vì nhãn căn là sắc, Trí không phải là sắc. Lại nữa, nhãn căn không tương ưng, không có sở y, không có sở duyên, không có hành tướng, không có cảnh giác, Trí thì không như vậy.
Hỏi: Vì sao Nhẫn vô lậu không phải là Trí?
Đáp: Bởi vì Nhẫn vô lậu đối với Đế đã quán, tuy Nhẫn mà chưa quyết định, tuy quán mà chưa xem xét, tuy tìm kiếm mà chưa đến cuối cùng, tuy quán sát mà chưa biết rõ ràng, tuy hiện quán mà chưa xem xét lại, chỉ thực hiện công dụng gia hạnh không ngừng, cho nên không gọi là Trí. Lại nữa, nghĩa về quyết định là nghĩa của Trí, Nhẫn và Nghi đã đoạn có thể cùng sinh khởi, đối với cảnh đã thấy chưa quyết định đến mức cao nhất, cho nên không gọi là Trí.
Tôn giả Thế Hữu nói như vậy: “Nhẫn đối với Thánh đế tuy đích thực có thể Nhẫn, mà chưa biết kỹ càng, cho nên không gọi là Trí.”
Đại đức nói rằng: “Nhìn nhận sự việc đến cuối cùng mới thiết lập tên gọi của Trí, không phải là lúc bắt đầu Nhẫn thì nhìn nhận sự việc đến cuối cùng, cho nên Nhẫn vô lậu tuy không gọi là Trí mà thật sự là Trí.”
Vụ Tôn giả nói: “Quán xét lại gọi là Trí, từ vô thỉ đến nay đối với bốn Thánh đế, chưa có một niệm Thánh tuệ nào đã từng quán xét, Nhẫn phát khởi bắt đầu quán xét, cho nên chưa gọi là Trí. Năm thức cùng Tuệ tuy đối với sở duyên không có năng lực quán xét lại, mà cảnh như sắc… từ vô thỉ đến nay, đã khởi lên vô lượng tuệ quán hữu lậu. Dựa vào chủng loại mà nói thì đã gọi là quán xét lại, cho nên cũng gọi là Trí. Trí hữu lậu khác không duyên lại, dựa theo đây nên biết, không cần phải chất vấn làm gì.”
2. Có trí mà không phải là Kiến, đó là năm thức thân tương ưng với tuệ-Tận trí-Vô sinh trí, trừ ra năm Kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.
Hỏi: Vì sao năm thức thân tương ưng với tuệ mà không phải là Kiến?
Đáp: Hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy đi sâu vào sở duyên thì gọi là Kiến; năm thức thân tương ưng với tuệ thì hành tướng không mạnh mẽ nhanh nhạy, không có năng lực đi sâu vào sở duyên, cho nên không gọi là Kiến. Lại nữa, Kiến có năng lực phân biệt, mà tuệ ấy không có năng lực phân biệt; Kiến có năng lực duyên với tự tướng-cọng tướng, àm tuệ ấy chỉ có năng lực duyên với tự tướng; Kiến có năng lực duyên với ba đời và vô vi, mà tuệ ấy chỉ có năng lực duyên với hiện tại; Kiến có năng lực thường xuyên giữ lấy cảnh, mà tuệ ấy chỉ có năng lực giữ lấy cảnh trong một sát-na; Kiến cân nhắc quán sát đối với sở duyên, tuệ ấy thì không như vậy. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên năm thức thân tương ưng với tuệ không gọi là Kiến.
Hỏi: Tận trí-Vô sinh trí tại sao không phải là Kiến?
Đáp: Bởi vì hành tướng của hai trí này không mạnh mẽ nhanh nhạy, không đi sâu vào sở duyên. Lại nữa, Kiến thực hiện công dụng gia hạnh không ngừng; hai trí này thì không như vậy, như chim đậu yên một chỗ, cho nên không gọi là Kiến. Lại nữa, tìm kiếm quán sát thì gọi là Kiến, hai trí này không như vậy, cho nên không gọi là Kiến.
Vì vậy, Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Tận trí-Vô sinh trí đã làm xong những việc cần làm, lại không có sự việc gì hơn hẳn mà có thể tìm kiếm, cho nên không gọi là Kiến.”
Có nguời đưa ra cách nói này: Các tuệ vô lậu, tổng quát có hai loại:
- Có thể đối trị với ác kiến.
- Có thể đối trị với không hiểu biết gì.
Có thể đối trị với ác kiến thì gọi là Kiến, Tận trí-Vô sinh trí chỉ có thể đối trị với không hiểu biết gì, cho nên không gọi là Kiến.
Lại có nguời nói: Các tuệ vô lậu, tổng quát có ba loại:
- Chỉ có thể đối trị với ác Kiến.
- Chỉ có thể đối trị với không hiểu biết gì.
- Có thể đối trị với ác kiến và không hiểu biết gì.
Chỉ có thể đối trị với ác kiến, là Kiến chứ không phải là Trí, đó là Nhẫn vô lậu hiện quán biên. Chỉ có thể đối trị với không hiểu biết gì, là Trí chứ không phải là Kiến, đó là Tận trí-Vô sinh trí. Có thể đối trị cả hai loại, là Trí mà cũng là Kiến, đó là những tuệ vô lậu khác.
Tôn giả Thế Hữu nói như vậy: “Suy đoán gọi là Kiến, Tận trí-Vô sinh trí thì việc làm đã đến nơi cuối cùng, không còn suy đoán gì nữa, cho nên không gọi là Kiến.” Lại nói như vậy: “Tìm kiếm gọi là Kiến, Tận trí-Vô sinh trí đã làm xong những việc cần làm, không còn tìm kiếm gì nữa, cho nên không gọi là Kiến.” Lại nói như vậy: “Nếu Tận trí-Vô sinh trí là tánh Kiến, thì các A-la-hán chỉ thuận theo thành tựu chín chi Vô học, trừ ra chi Chánh trí. Nhưng mà Đức Thế Tôn nói: Các A-la-hán thành tựu mười chi Vô học. Vì vậy Tận trí-Vô sinh trí không phải là Kiến.”
Hỏi: Như Chánh kiến thế tục-Kiến học-Kiến Vô học, tuy cũng là Trí mà gọi là Kiến; nếu Tận trí-Vô sinh trí, tuy cũng là Kiến mà gọi là Trí, thì điều này có gì sai?
Đáp: Như lúc bắt đầu tu tập gia hạnh về quán, Chánh kiến thế tục tuy có đủ tánh của Trí-Kiến, mà thiết lập chi Chánh kiến chứ không phải là chi Chánh trí; đã tiến vào phần vị Học thì tám trí của các Học, tuy có đủ tánh của Trí-Kiến, àm thiết lập chi Chánh kiến chứ không phải là chi Chánh trí; đã đến phần vị Vô học thì Chánh kiến Vô học, tuy có đủ tánh của Trí và Kiến, mà thiết lập chi Chánh kiến chứ không phải là chi Chánh trí. Nếu Tận trí-Vô sinh trí cũng có đủ tánh Trí-Kiến, cũng cần phải thiết lập chi Chánh kiến chứ không phải là chi chánh trí, vậy thì các A-la-hán chỉ thuận theo thành tựu chín chi Vô học. Như vậy thì trái với lời Đức Thế Tôn đã nói: Các A-la-hán thành tựu mười chi Vô học.
Đại đức nói rằng: Tận trí-Vô sinh trí chắc chắn là tánh Kiến, bởi vì tánh quyết đoán.
Hỏi: Nếu như vậy thì A-la-hán thuận theo chỉ thành tựu chín chi Vô học?
Đáp: Hai chi chỉ có ở địa Vô học, đó là Chánh giải thoát và Chánh trí; tám chi cùng có ở địa Học và Vô học, đó là tám chi còn lại. Tận trí và Vô sinh trí tuy cũng là Kiến, mà những việc cần làm đã đạt được kết quả cuối cùng, khác với phần vị học trước kia, cho nên tách biệt mà thiết lập chi, không cần phải chất vấn làm gì.
Lời bình: Nên nói như vậy: Tận trí và Vô sinh trí là Trí chứ không phải là Kiến, bởi vì đã làm xong những việc cần làm, đối với bốn Thành đế không còn suy xét tìm tòi gì nữa, gia hạnh đã ngừng.
Trừ ra năm Kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức, ở đây có hai loại:
- Nhiễm ô.
- Vô phú vô ký.
Nhiễm ô, đó là Tham-Sân-Mạng-Nghi, và tuệ tương ưng với Vô minh bất cộng. Vô phú vô ký, đó là tuệ câu sinh của dị thục sinh-oai nghi lộ-công xảo xứ-thông quả tâm.
Hỏi: Vì sao tuệ tương ưng với Tham… thuộc ý địa mà không phải là Kiến?
Đáp: Bởi vì hành tướng của tuệ ấy không mạnh mẽ nhanh nhạy, không có năng lực đi sâu vào cảnh sở duyên. Lại nữa, bởi vì hai phiền não ấy làm cho khuất mờ và giảm sút; hai phiền não, đó là Tham-SânMạn-Nghi tùy theo một loại, và vô minh tương ưng với nó.
Hỏi: Nếu như vậy thì tuệ tương ưng với Vô minh bất cọng phải là Kiến, bởi vì chỉ khởi lên tương ưng với một phiền não?
Đáp: Vô minh ấy có hai loại:
1. Vô minh bất cọng do Kiến mà đoạn, che lấp ngăn ngại rất nặng vượt quá hai phiền não.
2. Vô minh bất cọng do tu mà đoạn, tương ưng với tự lực mà khởi lên cấu nhiễm buộc chặt.
Bởi vì nó độc lập, cho nên có thể che lấp làm hại đến tuệ như Tham-Sân…, tuệ tương ưng với nó như tương ưng với Tham…, cũng không gọi là Kiến.
Hỏi: Vì sao tệu vô phú vô ký không phải là Kiến?
Đáp: Bởi vì hành tướng của tuệ ấy không mạnh mẽ nhanh nhạy, không có năng lực đi sâu vào cảnh sở duyên. Lại nữa, thế lực của tuệ ấy rất yếu kém, cho nên không gọi là Kiến; cần phải có thế lực vững bền mạnh mẽ đối với cảnh thì gọi là Kiến.
Hỏi: Thế lực yếu kém của các tuệ dị thục sinh-oai nghi lộ đối với lý thì có thể như vậy, tuệ của công xảo xứ và tuệ tương ưng với Thông quả tâm có thế lực vững mạnh, lẽ nào không phải là Kiến hay sao?
Đáp: Tuệ của công xảo xứ tuy có thế lực vững mạnh nhất, như trời Tỳ-thấp-phược-yết-ma…, sự tạo tác của họ như Nguyện trí sinh ra, mà vì tà mạng làm cho che lấp và tổn hại, cho nên không gọi là Kiến. Nghĩa là việc làm tinh xảo đều cần phải lấy mạng sống làm nhân mà phát khởi, tuy tâm-tâm sở pháp của công xảo xứ vào lúc hiện rõ ở trước mắt là không nhiễm ô, mà vì sức mạnh của tà mạng đã dẫn dắt sinh ra, cho nên nói họ do tà mạng che lấp làm cho tổn hại, tức là nghĩa vì tham mà bị che lấp và tổn hại. Giả sử không bị tham làm che lấp và tổn hại, thì thế lực nông cạn-hành tướng kém cỏi, đối với cảnh sở duyên không có năng lực đi sâu vào, cho nên không gọi là Kiến.
Lại nữa, tuệ của công xảo xứ như Nghi mà chuyển, đối với cảnh sở duyên không thể nào quyết định được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tuy người rất khéo léo làm công việc tinh xảo, mà nếu bị người khác chỉ trích chê bai thì sẽ do dự; các tuệ Thông quả đối với cảnh sở duyên cũng không mạnh mẽ nhanh nhạy, không có năng lực đi sâu vào cảnh sở duyên, chỉ do thế lực của Định trước kia đã dẫn dắt tùy ý vận dụng mà chuyển, đối với cảnh sở duyên không suy xét tìm tòi, cho nên không gọi là Kiến.
Lại nữa, các tuệ Thông quả đó trước đây luyện tập thuần thục, những sự biến hóa làm nhân dẫn dắt sinh ra, như luyện tập tinh xảo, cho nên không gọi là Kiến.
Lại nữa, bốn tuệ vô ký như dị thục sinh… đều là thế lực yếu kém, như không thành tựu thiện-không thành tựu nhiễm ô, cho nên không trở thành Kiến.
1. Có kiến cũng là Trí, đó là năm Kiến-Chánh kiến thế tục, trừ ra Nhẫn vô lậu và Tận trí-Vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu tức là trí về Học, và Chánh kiến Vô học. Tuệ vô lậu này và năm Kiến-Chánh kiến thế tục trước đây, đều có đủ tướng của hai loại Kiến-Trí, cho nên câu thứ ba thâu nhiếp.
2. Có loại không phải là Kiến cũng không phải là Trí, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về danh, nếu pháp là do ba câu trước mà biểu hiện thì đều gọi là tướng, trừ ra tướng này thì pháp còn lại làm câu thứ tư, là pháp do câu thứ tư mà biểu hiện. Điều này lại là thế nào? Nghĩa là trong Sắc uẩn trừ ra Nhãn còn lại Sắc, ở trong Hành uẩn trừ ra Tuệ còn lại Hành, và ba Uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi làm thành câu thứ tư.
Hỏi: Các Kiến đều là Tuệ chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì tự tánh của Kiến và Tuệ cùng có rộng hẹp.
1. Có Kiến mà không phải là Tuệ, đó là nhãn căn có năng lực quan sát nhìn thấy, bởi vì tự tánh là Sắc.
2. Có Tuệ mà không phải là Kiến, đó là Tuệ tương ưng với năm thức thân, Tận trí-Vô sinh trí, trừ ra năm Kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại Tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức, bởi vì tánh thuộc Trạch pháp, bởi vì không phải là suy đoán, nói rộng ra như trước.
3. Có Kiến cũng là Tuệ, đó là trừ ra Tận trí-Vô sinh trí, còn lại Tuệ vô lậu và năm Kiến-Chánh kiến thế tục, tức là Nhẫn vô lậu-tám trí về Học và Chánh kiến Vô học…, bởi vì có năng lực suy đoán, bởi vì tánh thuộc Trạch pháp, có đủ hai loại tướng.
4. Có loại không phải là Kiến cũng không phải là Tuệ, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về danh, nói rộng ra như trước.
Hỏi: Các Trí đều là Tuệ chăng?
Đáp: Các Trí đều là Tuệ, bởi vì có năng lực xét quyết đoán đều là Trạch pháp. có Tuệ mà không phải là Trí, đó là Nhẫn vô lậu bắt đầu quán về cảnh của Đế mà chưa xem xét quyết đoán.
Kiến thâu nhiếp Trí hay là Trí thâu nhiếp Kiến? Cho đến nói rộng ra.
Trong này có hai loại bốn câu, một loại hai câu, dựa theo trước đã hỏi nhất định phải biết về tướng của nó.
Các Kiến thành tựu thì đó là Trí chăng? Cho đến nói rộng ra.
Trong này, ba loại Kiến-Trí và Tuệ, nếu thành tựu một loại thì chắc chắn có hai loại còn lại, vì vậy cho nên đều đưa ra câu trả lời như vậy.
Hỏi: Ai thành tựu Kiến-Trí-Tuệ?
Đáp: Tất cả hữu tình. Đây tức là nói tổng quát. Nhưng mà có nhiều ít, nghĩa là nguời đoạn căn thiện, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến mà đoạn thuộc ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Nguời không đoạn căn thiện mà chưa đạt được tâm thiện của cõi Sắc, thành tựu KiếnTrí-Tuệ do kiến mà đoạn thuộc ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc ba cõi, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện thuộc cõi Dục, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Người đã đạt được tâm thiện của cõi Sắc mà chưa lìa nhiễm cõi Dục, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến mà đoạn thuộc ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc ba cõi, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục. Người đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, nếu sinh ở cõi Dục thì thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc, thành tựu KiếnTrí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc; nếu sinh ở cõi Sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục. Người đã đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc mà chưa lìa nhiễm cõi Sắc, nếu sinh ở cõi Dục thì thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến mà đoạn của cõi SắcVô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc; nếu sinh ở cõi Sắc thì không thành tựu Kiến-TríTuệ thiện của cõi Dục, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục. Người đã lìa nhiễm ở cõi Sắc mà sinh ở cõi Dục, thành tựu KiếnTrí-Tuệ do kiến mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc; nếu sinh ở cõi Sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục. Người đã lìa nhiễm cõi Sắc mà sinh ở cõi Dục, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-TríTuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc; nếu sinh ở cõi Sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục; nếu sinh ở cõi Vô-sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục; nếu sinh ở cõi Vô-sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, và không thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc. Nếu tâm dị thục sinh hiện rõ ở trước mắt, thì thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Vô-sắc; nếu tâm dị thục sinh không hiện rõ ở trước mắt, thì cũng không thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Vô-sắc; thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục. Dị sinh là như vậy.
Nếu là Thánh giả, phần vị Tùy tín-Tùy pháp hành, Khổ trí chưa hẳn đã sinh, chưa lìa nhiễm cõi Dục thì thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến mà đoạn của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của ba cõi, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục, thành tựu Kiến-Tuệ vô lậu. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm cõi Sắc, thì thành tựu Kiến-TríTuệ do kiến mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc, nguời chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc; người đã đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu KiếnTuệ vô lậu. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Sắc, thành tựu Kiến-TríTuệ do kiến mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu àm đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Kiến-Tuệ vô lậu. Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa hẳn đã sinh, người chưa lìa nhiễm cõi Dục thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến Tập-Diệt-Đạo mà đoạn của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của ba cõi, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm cõi Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến Tập-Diệt-Đạo mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc. Người chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc; người đã đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến Tập-Diệt-Đạo mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu KiếnTrí-Tuệ vô lậu. Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa hẳn đã sinh, người chưa lìa nhiễm cõi Dục thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến Diệt-Đạo mà đoạn của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của ba cõi, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm cõi Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến Diệt-Đạo mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc; người chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc; nguời đã đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu. Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa hẳn đã sinh, người chưa lìa nhiễm cõi Dục, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của ba cõi, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm cõi Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, Sắc-Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc; người chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc; nguời đã đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ do kiến Đạo mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu.
Tín Thắng giải-Kiến chí chưa lìa nhiễm cõi Dục, thì thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của ba cõi, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Dục, nguời chưa đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, nếu sinh ở cõi Dục thì thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ của cõi Dục-Sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu; nếu sinh ở cõi Sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục. Ngay phần vị ấy đã đạt được tâm thiện của cõi Vô-sắc, người chưa lìa nhiễm cõi Sắc, nếu sinh ở cõi Dục thì thành tựu
Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi DụcSắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu; nếu sinh ở cõi Sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục. Ngay phần vị ấy đã lìa nhiễm cõi Sắc, nếu sinh ở cõi Dục thì thành tựu Trí-Tuệ nhiễm ô do tu mà đoạn của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu; nếu sinh ở cõi Sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục; nếu sinh ở cõi Vô-sắc thì không thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Dục-Sắc, và không thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc. Nếu tâm dị thục sinh hiện rõ ở trước mắt, thì thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Vô-sắc; nếu tâm dị thục sinh không hiện rõ ở trước mắt, thì cũng không thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Vô-sắc, thành tựu những loại khác nói như sinh ở cõi Dục. A-la-hán, nếu sinh ở cõi Dục thì thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của ba cõi, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu KiếnTrí-Tuệ vô lậu; nếu sinh ở cõi Sắc thì thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Sắc-Vô-sắc, thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Dục-Sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu; nếu sinh ở cõi Vô-sắc, tâm dị thục sinh không hiện rõ ở trước mắt, thì thành tựu Kiến-Trí-Tuệ thiện của cõi Vô-sắc, thành tựu Kiến-Trí-Tuệ vô lậu; nếu tâm dị thục sinh hiện rõ ở trước mắt, thì cũng thành tựu Trí-Tuệ vô phú vô ký của cõi Vô-sắc.
Hỏi: Các Kiến đã đoạn-đã biết khắp thì đó là Trí chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử Trí đã đoạn-đã biết khắp thì đó là Kiến chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Các kiến đã đoạn-đã biết khắp thì đó là Tuệ chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử Tuệ đã đoạn-đã biết khắp thì đó là Trí chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì phần vị đoạn-biết khắp của ba loại Kiến-Trí và Tuệ đều giống như nhau.
Hỏi: Ai đã đoạn-đã biết khắp đối với Kiến-Trí-Tuệ?
Đáp: Các A-la-hán, đây là nói đến phần vị đoạn-biết khắp ở mức độ cuối cùng (cứu cánh), Hữu học và dị sinh nhiều-ít không nhất định. Nghĩa là A-la-hán đối với Kiến-Trí-Tuệ của ba cõi, đều đã đoạn-đã biết khắp. Những người Bất hoàn, nếu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, thì Kiến-Trí-Tuệ do kiến đoạn của ba cõi, và Kiến-Trí-Tuệ do tu mà đoạn của tám địa, đã đoạn-đã biết khắp; cho đến nếu chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì Kiến-Trí-Tuệ do kiến mà đoạn của ba cõi, và Kiến-Trí-Tuệ do tu mà đoạn của cõi Dục, đã đoạn-đã biết khắp. Những người Nhất-lai-Dự lưu, thì đã đoạn-đã biết khắp đối với Kiến-Trí-Tuệ do kiến mà đoạn của ba cõi. Tùy tín-Tùy pháp hành, nếu Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa hẳn đã sinh, thì Kiến-Trí-Tuệ do kiến Khổ-Tập-Diệt mà đoạn của ba cõi, đã đoạn-đã biết khắp; nếu Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa hẳn đã sinh, thì Kiến-Trí-Tuệ do Kiến khổ-Tập mà đoạn của ba cõi, đã đoạn-đã biết khắp; nếu khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa hẳn đã sinh, thì Kiến-Trí-Tuệ do kiến Khổ mà đoạn của ba cõi, đã đoạn-đã biết khắp. Thánh giả là như vậy.
Nếu là các dị sinh đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, thì Kiến-TríTuệ do kiến và tu mà đoạn của tám địa, đã đoãn-đã biết khắp; cho đến đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, Kiến-TríTuệ do kiến và tu mà đoạn của một địa, đã đoạn-đã biết khắp. Đó gọi là ba môn Kiến-Trí-Tuệ nhất định thâu nhiếp thành tựu Đoạn thuộc năm môn phân biệt.
Các Chánh kiến là Trạch pháp Giác chi chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Phần luận trước là nơi nương tựa căn bản của phần luận này, nghĩa là phần trước nói như vậy: “Thế nào là Kiến? Thế nào là Trí? Thế nào là Tuệ?” tuy nói ra như vậy mà chưa phân biệt về Chánh kiếnChánh trí, và Trạch pháp Giác chi cùng có rộng hẹp, nay muốn phân biệt điều ấy, cho nên soạn ra phần luận này.
Nhưng ở trong luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí này có tướng quyết định. Nếu sau Giác chi phân biệt về Đạo chi, thì đạo chi là vô lậu, bởi vì bảy Giác chi chỉ riêng vô lậu. Nếu trước Giác chi phân biệt về Đạo chi, thì Đạo chi gồm chung hữu lậu và vô lậu. Bởi vì trong này trước Giác chi phân biệt về Đạo chi, cho nên biết Đạo chi gồm những hữu lậu và vô lậu. Đó gọi là Tỳ Bà Sa tóm lược ở nơi này. Những người có trí nên tùy theo mà phân biệt.
Hỏi: Các Chánh kiến và Trạch pháp Giác chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì Chánh kiến và Trạch pháp Giác chi đều có rộng hẹp.
1. Có lúc Chánh kiến không phải là Trạch pháp Giác chi, đó là Chánh kiến thế tục dùng Giác chi hỗ trợ, mà Giác nhộ như thật chỉ là vô lậu.
2. Có lúc Trạch pháp Giác chi không phải là Chánh kiến, đó là Tận trí-Vô sinh trí vốn không phải là tánh Kiến.
3. Có lúc chánh kiến cũng là Trạch pháp Giác chi, đó là trừ ra Tận trí-Vô sinh trí, còn lại Tuệ vô lậu, tức là tám Nhẫn thuộc hiện quán biên, và tám Trí về Học-Chánh kiến vô học, bởi vì ba loại như vậy có đủ hai tướng.
4. Có lúc không phải là Chánh kiến cũng không phải là Trạch pháp Giác chi, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về danh, những trước đã nói rộng. Điều này lại là thế nào? Đó là trong Hành uẩn trừ ra Tuệ thiện tương ưng với ý thức, còn lại các Hành uẩn toàn uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi làm thành câu thứ tư.
Hỏi: Các Chánh trí là Trạch pháp Giác chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì Chánh trí và Trạch pháp Giác chi cùng có rộng hẹp.
1. Có lúc Chánh trí không phải là Trạch pháp.
2. Giác chi không phải là Chánh trí, đó là Nhẫn vô lậu, bởi vì Nhẫn ấy không có tướng của Trí.
3. Có lúc Chánh trí cũng là Trạch pháp Giác chi, đó là trừ ra Nhẫn vô lậu, còn lại Tuệ vô lậu, tức là tám Trí về Học và Tận trí-Vô sinh tríChánh kiến vô học, bởi vì có đủ hai tướng.
4. Có lúc không phải là Chánh trí cũng không phải là Trạch pháp Giác chi, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về danh, như trước đã nói rộng. Điều này lại thế nào? Đó là trong Hành uẩn trừ ra Tuệ thiện tương ưng với sáu thức, còn lại các Hành uẩn và bốn Uẩn toàn phần cùng với pháp vô vi làm thành câu thứ tư.
Hỏi: Tại sao trong này chỉ nói Chánh kiến-Chánh trí và Trạch pháp Giác chi cùng có rộng hẹp, mà không nói những Đạo chi khác và Giác chi khác cùng có rộng hẹp?
Đáp: Bởi vì là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.
Lại nữa, trong này cũng nên nói các pháp là Chánh cần cũng là Tinh tiến Giác chi chăng?
Trả lời: Các pháp là Tinh tiến Giác chi cũng là Chánh cần. Có pháp là Chánh cần mà không phải là Tinh tiến Giác chi, đó là Chánh tinh tiến thế tục.
Cho đến các pháp là Chánh định cũng là Định Giác chi chăng?
Trả lời: Các pháp là Định Giác chi cũng là Chánh định. Dó pháp là Chánh định mà là phải là Định Giác chi, đó là Chánh định thế tục. Nên nói như vậy mà không nói, thì phải biết là trong này có cách nói khác.
Lại nữa, trong này đã nói là hiển bày về trước- hiển bày về sau mà lược qua phần giữa, cho nên nói như vậy. Trước là Chánh kiến, sau là Chánh trí. Như hiển bày về trước và sau, bắt đầu tiến vào-đã vượt qua, phương tiện cứu-cánh, nên biết cũng như vậy.
Lại nữa, nếu pháp đối lập với nhau đầy đủ bốn câu thì trong này nói đến pháp ấy, nếu pháp đối lập với nhau chỉ có thuận theo câu sau thì trong này không nói.
Lại nữa, trong Trí uẩn này nếu pháp là tự tánh của Kiến-Trí-Tuệ, thì phân biệt pháp ấy là chủng loại của Trí; bởi vì Tính tiên Niệm-Định không phải là chủng loại của Trí, cho nên trong này không nói đến.
Bảy Giác chi-tám Đạo chi, mỗi một loại vào lúc hiện rõ ở trước mắt thì có mấy Giác chi-mấy Đạo chi hiện rõ ở trước mắt?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Các pháp tâm sở theo thứ tự mà sinh khởi, chứ không phải là sinh khởi cùng một lúc. Như phái Thí Dụ đã nói. Đại đức cũng nói: “Các pháp tâm sở theo thứ tự mà sinh khởi, không phải là sinh khởi cùng một lúc. Như nhiều người buôn đi qua một con đường hẹp, cần phải từng người một đi qua chứ không phải là hai-không phải là nhiều người đi qua cùng một lúc. Các pháp tâm sở cũng lại như vậy, mỗi một pháp khác nhau do tướng sinh mà sinh ra, chắc chắn không có nghĩa cùng một lúc hòa hợp mà sinh.”
Hỏi: Họ dựa vào Lượng nào mà đưa ra cách nói như vậy?
Đáp: Dựa vào Chí giáo lượng. Nghĩa là trong kinh nói: “Nếu vào lúc bấy giờ tâm chìm xuống sợ rằng chìm xuống, tu ba Giác chi gọi là tu không đúng lúc, đó là Khinh an- Định và Xả; tu ba Giác chi gọi là tu đúng lúc, đó là Trạch pháp-Tinh tiến và Hỷ. Nếu vào lúc bấy giờ tâm khuấy động sợ rằng khuấy động, tu ba Giác chi gọi là tu không đúng lúc, đó là Trạch pháp-Tinh tiến và Hỷ; tu ba Giác chi gọi là tu đúng lúc, đó là Khinh an-Định và Xả.” Họ đưa ra cách nói này: Giác chi đã có tu đúng lúc-tu không đúng lúc, cho nên biết tâm sở theo thứ tự màisnh khởi, không phải là khởi lên cùng một lúc.
Lại trong kinh khác nói: “Xá-lợi-tử nói: Mình đối với bảy Giác chi nhất định có thể tùy ý tự tại an trú, nghĩa là mình muốn đối với Giác chi này nhất định an trú vào thời gian đầu ngày, thì sẽ có thể an trú; nếu mình muốn đối với Giác chi này nhất định an trú vào thời gian cuối ngày, thì sẽ có thể an trú.” Họ đưa ra cách nói này: Xá-lợi-tử đã đối với bảy Giác chi tùy theo ý muốn mà an trú, cho nên biết tâm sở theo thứ tự mà sinh khởi, không phải là khởi lên cùng một lúc, lý ấy đã được quyết định.
Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày các tâm sở có lúc sinh khởi trong cùng một thời gian, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Nếu các tâm sở có lú sinh khởi trong cùng một thời gian, thì làm sao thông hiểu kinh do họ đã dẫn chứng?
Đáp: Trong kinh trước nói, ba Giác chi tu đúng lúc-tu không đúng lúc, chính là chứng thực về tâm sở không phải là yêu cầu theo thứ tự từng loại một mà sinh khởi; nói ba Giác chi tu cùng một lúc, cho nên chứng thực các tâm sở có lúc sinh khởi trong cùng một thời gian.
Hỏi: Nếu các Giác chi tùy theo địa đã dựa vào, hoặc sáu-hoặc bảy cùng một lúc mà sinh khởi, thì tại sao trong kinh nói tu đúng lúc-tu không đúng lúc đều chỉ có ba loại?
Đáp: Dựa vào thế dụng của Giác chi thuộc phẩm Chỉ-Quán có tăng giảm, cho nên nói như vậy. nghĩa là ba Giác chi là phẩm Xa-matha, ba Giác chi là phẩm Tỳ-bát-xá-na. Nếu Giác chi thuộc phẩm Xama-tha tăng lên thì làm cho tâm chìm xuống, lúc bấy giờ cần phải tu Giác chi thuộc phầm Quán để thúc đẩy tâm làm cho nổi lên mà lại tu phầm Chỉ cho nên nói là tu không đúng lúc. Nếu Giác chi thuộc phầm Tỳ-bát-xá-na tăng lên thì làm cho tâm trôi nổi, lúc bấy giờ cần phải tu Giác chi thuộc phẩm Chỉ để kiềm hãm tâm làm cho thấp xuống, mà lại tu phầm Quán cho nên nói là tu không đúng lúc. Tuy các Giác chi cùng một lúc mà khởi lên, nhưng tác dụng có tăng giảm cho nên chỉ nói là ba.
Lại nữa, lúc tiến vào Thánh đạo thì dựa vào phẩm Chỉ-Quán, bởi vì có sai biệt cho nên nói như vậy. nghĩa là nếu người dựa vào Giác chi thuộc phẩm Xa-ma-tha để tiến vào Thánh đạo, thì cần phải tu Giác chi thuộc phẩm Chỉ để kềm hãm tâm làm cho thấp xuống, mà lại tu phẩm Quán cho nên nói là tu không đúng lúc. Nếu người dựa vào Giác chi thuộc phẩm Tỳ-bát-xá-na để tiến vào Thánh đạo, thì cần phải tu Giác chi thuộc phẩm Quán để thúc đẩy tâm làm cho nổi lên, mà lại tu phẩm Chỉ cho nên nói là tu không đúng lúc.
Có Sư khác nói: Cùng với trên trái ngược nhau, nghĩa là nếu người dựa vào Giác chi thuộc phẩm Xa-ma-tha để tiến vào Thánh đạo, tâm phần nhiều chìm xuống thấp, thì cnầ phải tu Giác chi thuộc phẩm Quán để thúc đẩy tâm làm cho nổi lên, mà lại tu phẩm Chỉ cho nên nói là tu không đúng lúc. Nếu người dựa vào Giác chi thuộc phẩm Tỳ-bát-xá-na để tiến vào Thánh đạo, tâm phần nhiều trôi nổi, thì cần phải tu Giác chi thuộc phẩm Chỉ để kềm hãm tâm làm cho thấp xuống, àm lại tu phẩm Quán cho nên nói là tu không đúng lúc. Tuy Thể của các Giác chi khởi lên cùng một lúc, mà tác dụng của chúng có lúc tăng giảm, cho nên trong kinh đã nói không trái với cùng lúc khởi lên, chỉ trái với thứ tự từng loại một mà sinh khởi.
*******
Sau đó họ đã dẫn kinh nói về Xá-lợi-tử, cũng không nhất định ngăn chặn về nghĩa sinh khởi cùng một lúc, nghĩa là Xá-lợi-tử dễ dàng biết tâm nhất định tiến vào-rời a Giác chi, đối với Giác chi nhất định tùy tâm mong muốn mà có thể tự tại an trú. Đây là dựa vào thời gian mà nói tùy ý tự tại trú vào Giác chi, chứ không nói riêng biệt khởi lên từng Giác chi một theo thứ tự, cho nên không thành chứng cứ.
Lại nữa, kinh ấy dựa vào Giác chi an trú thuộc ba địa, cho nên nói như thế cũng không trái với lý. Nghĩa là ở thời gian đầu ngày muốn trú vào Giác chi của địa có Tầm-có Tứ, thì sẽ có thể an trú; ở thời gian giữa ngày muốn trú vào Giác chi của địa không có Tầm-chỉ có Tứ, thì sẽ có thể an trú; vào thời gian cuối ngày muốn trú vào Giác chi của địa không có Tầm-không có Tứ, thì sẽ có thể an trú, cho nên nói như thế không trái với cùng lúc dấy khởi.
Lại nữa, kinh ấy dựa vào Giác chi trú trong ba căn tương ưng mà nói cũng không trái với lý. Nghĩa là ở thời gian đầu ngày muốn trú vào Giác chi tương ưng với Lạc căn, thì lập tức có thể an trú; ở thời gian giữa ngày muốn trú vào Giác chi tương ưng với Hỷ căn, thì lập tức có thể an trú; ở thời gian cuối ngày muốn trú vào Giác chi tương ưng với Xả căn, thì lập tức có thể an trú, cho nên nói như thế không trái với cùng lúc dấy khởi.
Lại nữa, kinh ấy dựa vào Giác chi trú trong ba Tam-ma-địa cùng lúc sinh khởi mà nói cũng không trái với lý. Nghĩa là ở thời gian đầu ngày muốn trú trong Giác chi cùng lúc sinh khởi Tam-ma-địa không, thì lập tức có thể an trú; ở thời gian giữa ngày muốn trú trong Giác chi cùng lúc snh khởi Tam-ma-địa Vô nguyện, thì lập tức có thể an trú; ở thời gian cuối ngày muốn trú trong Giác chi cùng lúc sinh khởi Tam-ma-địa
Vô tướng, thì lậ tức có thể an trú, cho nên nói như thế không trái với cùng lúc dấy khởi.
Lại nữa, kinh ấy dựa vào Giác chi trú trong ba Trí cùng lúc sinh khởi mà nói cũng không trái với lý. Nghĩa là ở thời gian đầu ngày muốn trú trong Giác chi cùng lúc sinh khởi Tận trí, thì lập tức có thể an trú; ở thời gian giữa ngày muốn trú vào Giác chi cùng lúc sinh khởi Vô sinh trí, thì lập tức có thể an trú; vào thời gian cuối ngày muốn trú trong Giác chi cùng lúc sinh khởi Chánh kiến-Chánh trí Vô học, thì lập tức có thể an trú, cho nên nói như thế không trái với cùng lúc dấy khởi.
Lại nữa, kinh ấy dựa vào Giác chi trú trong chín địa mà nói cũng không trái vối lý. Nghĩa là ở thời gian đầu ngày muốn trú trong Giác chi của ba địa như Vị chí Định…, thì lập tức có thể an trú; ở thời gian giữa ngày muốn trú trong Giác chi của địa thuộc ba Tĩnh lự sau, thì lập tức có thể an trú; vào thời gian cuối ngày muốn trú trong Giác chi của địa thuộc ba Vô sắc trước, thì lập tức có thể an trú, cho nên nói như thế không trái với cùng lúc dấy khởi.
Hoặc lại có người chấp: Cận phần Tĩnh lự có Hỷ-không có Giới. Hoặc lại có người chấp: Các địa từ Tĩnh lự trung gian trở lên có Chánh tư duy. Hoặc lại có người chấp: Trong địa Vô sắc cũng có thể có Giới. Vì ngăn chặn các loại chấp trước lạ lùng như vậy, và để hiển bày về chánh lý, cho nên soạn ra phần luận này.
Nếu dựa vào Vị chí Định, lúc Niệm giác chi hiện rõ ở trước mắt, thì sáu Giác chi-chín Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, sáu Giác chi là trừ ra Hỷ giác chi, chín Đạo chi là Chánh kiến-Chánh trí tùy theo trừ ra một loại, còn lại đều có đủ. Cách nói này tức là ngăn chặn cận phần Tĩnh lự có Hỷ-không có Giới. Cũng có tụng nói: Nếu dựa vài Vị chí Định có Tầm-có Tứ, thì Niệm giác chi hiện rõ ở trước mắt. Tuy đối với nghĩa không ích lợi gì mà vì loại trừ cho nên nói như vậy. như nơi khác nói: Dựa vào Vị chí là nói chung Tĩnh lự trung gian và Cận phần của địa trên, đều chưa đến nơi Định căn bản ấy, cho nên thiết lập tên gọi Vị chí. Nay bởi vì lược bỏ Tĩnh lự trung gian và Cận phần của địa trên, cho nên nói nếu dựa vào Vị chí Định có Tầm-có Tứ. Đây là hiển bày chỉ dựa vào Vị chí Định trước Tĩnh lự thứ nhất mà Niệm giác chi hiện rõ ở trước mắt.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc Niệm giác chi hiện rõ ở trước mắt, thì bảy Giác chi- tám Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, bảy Giác chi-chín Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, chín Đạo thì nói như trước, còn lại đều có đủ.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian, lúc Niệm giác chi hiện rõ ở trước mắt, thì sáu Giác chi-bảy Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, sáu Giác chi-tám Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Dựa vào Tĩnh lự thứ ba-thứ tư cũng như vậy. Trong này, sáu Giác chi là trừ ra Hỷ giác chi, bảy Đạo chi Học là trừ ra Chánh tư duy, tám Đạo chi Vô học là trừ ra Hỷ giác chi, bảy Đạo chi Học là trừ ra Chánh tư duy, tám Đạo chi Vô học là trừ ra Chánh tư duy và Chánh kiến-Chánh trí tùy theo một loại. Cách nói này đã ngăn chặn cái chấp về địa trên cũng có Chánh tư duy.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ hai, lúc Niệm giác chi hiện rõ ở trước mắt, thì bảy Giác chi-bảy Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, bảy Giác chi-tám Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt địa này có Hỷ-không có Chánh tư duy, còn lại nói như trước.
Nếu dựa vào Định Vô sắc, lúc Niệm giác chi hiện rõ ở trước mắt, thì sáu Giác chi-bốn Đạo chi học hiện rõ ở trước mắt, sáu Giác chinăm Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, sáu Giác chi là trừ ra Hỷ giác chi, bốn Đạo chi Học là trừ ra Chánh tư duy và Chánh ngữ-nghiệp-mạng, năm Đạo chi Vô học tức là trừ ra bốn loại trước và Chánh kiến-Chánh trí tùy theo một loại. Cách nói này đã ngăn chặn cái chấp về trong Định Vô sắc cũng có Giới.
Trạch pháp-Tinh tiến-Khinh an-Định-Xả giác chi, Chánh kiếnChánh cần-Chánh niệm-Chánh định đạo chi, cũng như vậy; đều gồm chung tất cả các địa giống như Niệm giác chi. Đây chính là nói chung, có điểm sai biệt là nếu Chánh kiến Đạo chi hiện rõ ở trước mắt thì nhất định trừ ra Chánh trí.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc Hỷ giác chi hiện rõ ở trước mắt, thì bảy Giác chi-tám Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, bảy Giác chi-chín Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, chín Đạo chi là Chánh kiến-Chánh trí tùy theo trừ ra một loại, còn lại đều có đủ.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ hai, lúc Hỷ giác chi hiện rõ ở trước mắt, thì bảy Giác chi-bảy Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, bảy Giác chi-tám Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, bảy Đạo chi Học là trừ ra Chánh tư duy, tám Đạo chi Vô học là trừ ra Chánh tư duy và Chánh kiến-Chánh trí tùy theo một loại.
Hỏi: Tại sao địa Cận phần không có Hỷ giác chi?
Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất-đồ đựng. Lại nữa, các địa cận phần đã lìa nhiễm của địa dưới và chưa lìa nhiễm của địa dưới đều được hiện rõ trước mắt, chưa hiếm lạ lắm cho nên không sinh ra Hỷ; như lúc người bị trói chặt và cởi ra mà có được điều tốt đẹp, tâm đối với điều này không lấy làm kỳ lạ, cho nên không sinh lòng vui mừng. Lại nữa, nếu địa Cận phần cũng có Hỷ, thì cùng với địa Căn bản sẽ không có sai biệt. Lại nữa, nếu địa Cận phần cũng có Hỷ, thì sẽ say đắm với Hỷ này chứ không mong cầu địa Căn bản; nếu như vậy thì sẽ ngăn ngại sự lìa nhiễm của địa dưới, như người giữa đường đi có điều làm cho say đắm, đối với chỗ đã hướng về không thể nào mau chóng đến được. Vì vậy các địa Cận phần không có Hỷ giác chi.
Nếu dựa vào Vị chí Định, lúc Chánh tư duy hiện rõ ở trước mắt, thì sáu Giác chi tám Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, sáu Giác chi-chín Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, sáu Giác chi là trừ ra Hỷ giác chi, chín Đạo chi là Chánh kiến-Chánh trí tùy theo trừ ra một loại, còn lại đều có đủ.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc Chánh tư duy hiện rõ ở trước mắt, thì bảy Giác chi-tám Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, bảy Giác chi-chín Đạo chi Vô Học hiện rõ ở mắt. Trong này, chín Đạo chi Vô học thì như trước nên biết.
Hỏi: Vì sao địa trên không có Chánh tư duy?
Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất-đồ đựng. Lại nữa, vì đối trị tìm kiếm mong cầu địa trên, nếu trong địa trên cũng có tìm kiếm, thì sẽ không mong cầu phát khởi gia hạnh thù thắng. Lại nữa, nếu pháp của địa dưới mà địa trên đều có, vậy thì sẽ không có pháp diệt bỏ dần dần; nếu không có pháp diệt bỏ dần dần thì sẽ không có pháp diệt bỏ cuối cùng; nếu không có pháp diệt bỏ cuối cùng thì sẽ không có giải thoátxuất ly và Niết-bàn. Đừng phát sinh sai lầm này! Vì thế cho nên địa trên không có Chánh tư duy. Lại nữa, Chánh tư duy thuộc về thô mà địa trên là vi tế. Lại nữa, Chánh tư duy là tướng tìm kiếm, địa trên không có tìm kiếm cho nên ở đó không có Chánh tư duy. Lại nữa, nếu trong địa co biểu nghiệp của thân-ngữ, và trong năm thức tùy theo một loại, thì có thể ở địa này có Chánh tư duy; trong địa trên không có biểu nghiệp của thân ngữ, và năm thức thân cho nên ở đó không có Chánh tư duy.
Nếu dựa vào Vị chí Định, lúc Chánh ngữ hiện rõ ở trước mắt, thì sáu Giác chi-tám Đạo chi Học hiện rõ ở mắt, sáu Giác chi-chín đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, sáu Giác chi là trừ ra Hỷ giác chi, còn lại nói như trước.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc Chánh ngữ hiện rọ ở trước mắt, thì bảy Giác chi-tám Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, chín Đạo chi Vô học thì như trước nên biết.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian, lúc Chánh ngữ hiện rõ ở trước mắt, thì sáu Giác chi-bảy Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, sáu Giác chi-tám Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Dựa vào Tĩnh lự thứ ba-thứ tư cũng như vậy. trong này, sáu Giác chi là trừ ra Hỷ giác chi, bảy Đạo chi Học là trừ ra Chánh tư duy, tám Đạo chi Vô học là trừ ra Chánh tư duy và Chánh kiến-Chánh trí tùy theo một loại.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ hai, lúc Chánh ngữ hiện rõ ở trước mắt, thì bảy Giác chi bảy Đạo chi Học hiện rõ ở trước mắt, bảy Giác chi-tám Đạo chi Vô học hiện rõ ở trước mắt. Trong này, bảy Đạo chi Học-tám Đạo chi Vô học đều nói như trước. Chánh nghiệp và Chánh mạng cũng như vậy, bởi vì đều chỉ có ở sáu địa.
Hỏi: Vì sao Vô sắc không có ba loại Giới như Chánh ngữ…?
Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất-đồ đựng. Lại nữa, Giới là một phần sắc, Vô sắc không có sắc cho nên ở đó không có Giới. Lại nữa, Giới là do Đại chủng mà tạo ra, Vô sắc không có Đại chủng cho nên cũng không có Giới.
Hỏi: Đã không có Đại chủng vô lậu, cũng sẽ không có Giới vô lậu chăng?
Đáp: Giới do Đại chủng mà được tạo thành, sắc không do Đại chủng mà thành, vô lậu chỉ do sức mạnh của tâm tạo thành vô lậu. Lại nữa, chán ngán lo sợ các sắc màtiến vào Định Vô sắc, Giới là sắc cho nên trong địa ấy không có. Lại nữa, nếu Định Vô sắc vẫn còn có sắc, thì sẽ không có pháp diệt bỏ dần dần, cho đến nói rộng ra, vì vậy ở đó không có Giới. Lại nữa, đối trị ác giới cho nên có thiện giới, Định của cõi Vô sắc không thể nào đối trị các pháp thuộc ác giới, cho nên không có thiện giới. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các pháp thuộc ác giới chỉ có ở cõi Dục, Vô sắc đối với Dục chỉ có đủ bốn loại cách xa cho nên không thể nào đối trị được. Thế nào là bốn loại cách xa? Đó là:
- Cách xa sở duyên.
- Cách xa sở y.
- Cách xa hành tướng.
- Cách xa đối trị.
Vì vậy, Định Vô sắc không có ba loại chi thuộc Giới như Chánh ngữ …
Có ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, đó là bốn Niệm trú, bốn Chánh thắng, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Đạo chi. Đức Thế Tôn tuy nói pháp phần Bồ-đề mà không nói là ba mươi bảy loại, chỉ nói bảy Giác chi gọi là pháp phần Bồ-đề. Tại sao biết như vậy? bởi vì lấy kinh làm Lượng. Nghĩa là trong kinh nói: “Có một Tỳ-kheo đi đến nơi Đức Phật, đầu lạy sát hai chân rồi lùi lại đứng về một bên mà thưa với Đức Phật rằng: Như Đức Thế Tôn nói bảy Giác chi thì cái gì là bảy Giác chi? Đức Thế Tôn nói cho biết rằng: Tức là bảy loại pháp phần Bồ-đề gọi là bảy Giác chi.”
Hỏi: Pháp phần Bồ-đề có ba mươi bảy loại, vì sao Đức Thế Tôn chỉ nói bảy Giác chi gọi là pháp phần Bồ-đề?
Đáp: Đức Phật thuận theo Tỳ-kheo đã hỏi mà trả lời, Tỳ-kheo chỉ hỏi về bảy Giác chi, cho nên Đức Phật chỉ nói là bảy pháp phần Bồ-đề; nếu Tỳ-kheo ấy hỏi về bốn Niệm trú cho đến nếu hỏi về tám Đạo chi, thì Đức Phật cũng thuận theo Tỳ-kheo ấy đã hỏi mà trả lời từng loại một. Lại nữa, trong kinh ấy chỉ nói đến pháp phần Bồ-đề vô lậu, chỉ riêng bảy Giác chi luôn luôn là vô lậu, cho nên chỉ nói đến bảy Giác chi, còn lại gồm chung hữu lậu cho nên kinh ấy không nói.
Có người đưa ra cách nói này: Trong kinh khác cũng nói đầy đủ là có ba mươi bảy loại pháp phần Bồ-đề, thời gian đã lâu xa cho nên kinh ấy diệt mất không còn. Vì sao biết như vậy? Bởi vì như Tôn giả Đạtlai-đạt-đa kia đưa ra cách nói như vậy: “Đức Thế Tôn có lúc nói một Đạo chi, có lúc nói hai, cho đến có lúc nói ba mươi bảy, tức là ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề. Như thí dụ về cán rìu, trong kinh nói: Ở trong ba mươi bảy pháp tu đạo, nếu chỉ chọn lấy pháp quyết định, thì nên nói là bảy loại pháp tu đạo, đó là bảy Giác chi, bởi vì chỉ riêng vô lậu. Nếu chỉ chọn pháp không quyết định, thì nên nói đến pháp tu đạo của sáu phần vị còn lại, đó là bốn niệm trú cho đến tám Đạo chi, bởi vì gồm chung hữu lậu và vô lậu. Nếu chọn lấy tất cả pháp quyết định và không quyết định, thì nên nói là ba mươi bảy loại pháp tu đạo, đó là sáu phần vị trước và bảy Giác chi. Vì vậy ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, cũng là kinh mà Đức Thế Tôn đã nói.”
Hỏi: Pháp phần Bồ-đề thì tên gọi có ba mươi bảy loại, Thể thật sự có mấy loại?
Đáp: Thể thật sự của pháp này có mười một hoặc là mười hai. Nếu đem tất cả thâu nhiếp vào Giác chi thì tức là bảy Giác chi, tên gọi đã có bảy thì thể thật sự cũng là bảy. Tín-Chánh tư duy đều chỉ có một loại. Chánh ngữ-nghiệp-mạng, có lúc nói là hai, bởi vì Chánh mạng tức là Chánh ngữ-nghiệp; có lúc nói là ba, bởi vì ngoài Chánh ngữ-nghiệp còn có chánh mạng. Nếu nói là hai thì chỉ có mười một, nếu nói là ba thì có mười hai. Nguyên cớ thế nào? Đó là bởi vì bốn Niệm trú-Tuệ cănTuệ lực-Chánh kiến, thâu nhiếp vào Trạch pháp Giác chi; bốn Chánh thắng-Tinh tiến căn-Tinh tiến lực-Chánh cần, thâu nhiếp vào Tinh tiến Giác chi; bốn Thần túc-Định căn-Định lực-Chánh định, thâu nhiếp vào ĐỊnh giác chi; Niệm căn-Niệm lực-Chánh niệm, thâu nhiếp vào Niệm giác chi; Tín căn-Tín lực gộp lại làm Tín.
Nếu đem tất cả thâu nhiếp vào Đạo chi thì tức là tám Đạo chi, tên gọi tuy có tám mà Thể thật sự thì không nhất định. Nếu nói Chánh mạng tức là Chánh ngự-nghiệp, thì Thể thật sự chỉ có bảy; nếu nói Chánh mạng không phải là Chánh ngữ-nghiệp, thì Thể thật sự có tám. Lại có bốn pháp Tín-Hỷ-Khinh an-xả, cho nên cũng là mười một, hoặc là có mười hai. Nguyên cớ thế nào? Đó là bởi vì bốn niệm trú-Tuệ cănTuệ lực-Trạch pháp giác chi, thâu nhiếp vào Chánh kiến; bốn Chánh thắng-Tinh tiến căn-Tinh tiến lực-Tinh tiến Giác chi, thâu nhiếp vào Chánh cần; bốn Thần túc-Định căn-Định lực-Định giác chi, thâu nhiếp vào Chánh định; Niệm căn-Niệm lực-Niệm giác chi, thâu nhiếp vào Chánh niệm; Tín căn-Tín lực hợp lại làm Tín.
Có người đưa ra cách nói này: Chánh ngữ-nghiệp-mạng bởi vì tự tánh là Giới, cho nên hợp lại làm một. Hoặc là nói như vậy: Pháp phần Bồ-đề thì tên gọi có ba mươi bảy loại, Thể thật sự chỉ có mười.
Như tên gọi và thật thể như vậy; tên gọi thi thiết;-Thể thi thiết, tên gọi khác tướng-Thể khác tướng, tên gọi khác tánh-Thể khác tánh, tên gọi sai biệt-Thể sai biệt, tên gọi phân biệt-Thể phân biệt, tên gọi là Giác-Thể là giác, nên biết cũng như vậy.
Như vậy gọi là tự tánh của pháp phần Bồ-đề, tự Thể của ngãvật, bổn tánh của tướng phần. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao gọi là pháp phần Bồ-đề, pháp phần Bồ-đề là nghĩa gì?
Đáp: Tận trí-Vô sinh trí nói tên gọi là Bồ-đề, bởi vì đã hoàn toàn giác ngộ về bốn Thánh đế. Nếu pháp tùy thuận với thế dụng tăng thượng của sự giác ngộ hoàn toàn này, thì trong này nói là pháp phần Bồ-đề. Đã giải thích về tên gọi chung, nguyên cớ của mỗi một loại nay cần phải giải thích riêng biệt.
Hỏi: Vì sao gọi là Niệm trí cho đến Đạo chi?
Đáp: Nhờ vào thế lực của Niệm phân tích loại bỏ tự thể, cho nên gọi là Niệm trú; tự Thể tức là năm uẩn hữu lậu, cần phải nhờ vào Niệm trú mà phân tích loại bỏ nó. Ở trong sự đích thực giữ gìn và thúc đẩy thân-ngữ-ý thì pháp này là thù thắng nhất, cho nên gọi là Chánh thắng, hoặc gọi là Chánh đoạn. Vào lúc đang tu tập pháp tu về đoạn, có năng lực hết lười nhác uể oải, cho nên gọi là Chánh đoạn. Có thể làm nơi nương tựa của công đức thần diệu, cho nên gọi là Thần túc. Thế dụng tăng mạnh cho nên gọi là Căn. Khó có thể kềm hãm khuất phục, cho nên gọi là Lực. Giúp đỡ sự giác ngộ đúng như thật, cho nên gọi là Giác chi. Giúp đỡ hướng về sự mong cầu chính đáng, cho nên gọi là Đạo chi.
Hỏi: Nói Giác chi ấy là nghĩa gì vậy? vì có thể giác ngộ cho nên gọi là Giác chi, hay vì cành nhánh của giác chi cho nên gọi là Giác chi? Nếu như có thể giác ngộ cho nên gọi là Giác chi, thì lẽ ra một đúng mà sáu không đúng; nếu như cành nhánh của giác ngộ cho nên gọi là Giác chi, thì lẽ ra sáu đúng mà một không đúng.
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Pháp này có thể giác ngộ cho nên gọi là Giác chi.
Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra một đúng mà sáu không đúng? Đáp: Sáu là thành phần của giác luôn luôn tùy thuận với giác, thuận theo hơn hẳn mà nói cho nên cũng gọi là Giác chi. Lại có người nói: Là cành nhánh của giác ngộ cho nên gọi là Giác chi.
Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra sáu đúng mà một không đúng?
Đáp: Trạch pháp là gaíc cũng là Giác chi, sáu pháp còn lại là Giác chi mà không phải là giác; như Chánh kiến là đạo cũng là Đạo chi, bảy pháp còn lại là Đạo chi mà không là đaô; tâm một cảnh với tánh là Tĩnh lự cũng là chi thuộc Tĩnh lự, những loại còn lại là chi thuộc Tĩnh lự mà không phải là Tĩnh lự; từ bỏ ăn không đúng lúc là Trai cũng là chi thuộc Trai, những loại còn lại là chi thuộc Trai mà không phải là Trai. Ở đây cũng như vậy.
Hỏi: Nói Đạo chi ấy là nghĩa gì vậy? Vì có thể cầu mong hướng đến cho nên gọi là Đạo chi, hay vì phần nhánh của Đạo cho nên gọi là Đạo chi? Nếu có thể cầu mong hướng đến cho nên gọi là Đạo chi, thì lẽ ra một đúng mà bảy không đúng; nếu như phần nhánh của Đạo cho nên gọi là Đạo chi, thì lẽ ra bảy đúng mà một không đúng.
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Pháp này có thể cầu mong hướng đến cho nên gọi là Đạo chi.
Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra một đúng mà bảy không đúng?
Đáp: Bảy là thành phần của Đạo luôn luôn tùy thuận với Đạo, thuận theo hơn hẳn mà nói cho nên cũng gọi là Đạo chi. Lại có người nói: Là phần nhánh của Đạo cho nên gọi là Đạo chi.
Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra bảy đúng mà một không đúng?
Đáp: Chánh kiến là Đạo cũng là Đạo chi, bảy pháp còn lại là Đạo chi mà không phải là Đạo; như Trạch pháp là Giác mà cũng là Giác chi, sáu pháp còn lại là Giác chi mà không phải là Giác. Còn lại nói như trước.
Đã nói về pháp phần Bồ-đề, nguyên cớ theo thứ tự nay sẽ nói đến.
Hỏi: Vì sao trước hết nói về bốn Niệm trú, cho đến cuối cùng nói về tám Đạo chi?
Đáp: bởi vì pháp tùy thuận với căn từ khéo léo theo thứ tự. Lại nữa, bởi vì pháp tùy thuận người nói-người tiếp thu dễ dàng theo thứ tự. Lại nữa, bốn Niệm trú từ địa bắt đầu tu tập cho đến Tận trí-Vô sinh trí, thế dụng luôn luôn hơn hẳn, cho nên nói đến trước tiên; bốn Chánh thắng từ Noãn cho đến Tận trí-Vô sinh trí, thế dụng luôn luôn hơn hẳn, cho nên nói tieố sau; năm Căn từ Nhẫn cho đến Tận trí-Vô sinh trí, thế dụng luôn luôn hơn hẳn, cho nên nói tiếp sau; tám Đạo chi hơn hẳn trong Kiến đạo, bảy Giác chi hơn hẳn trong Tu đạo.
Hỏi: Vì sao tám Đạo chi hơn hẳn trong Kiến đạo, bảy Giác chi hơn hẳn trong Tu đạo?
Đáp: Nghĩa cầu mong hướng về là nghĩa của Đạo chi, Kiến đạo nhanh chóng không vượt qua tâm mong mỏi, thuận theo nghĩa cầu mong hướng về cho nên tám Đạo chi hơn hẳn trong Kiến đạo; nghĩa giác ngộ là nghĩa của Giác chi, chín phẩm Tu đạo thường xuyên giác ngộ, thuận theo nghĩa giác ngộ cho nên bảy Giác chi hơn hẳn trong Tu đạo.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao trước là nói đến bảy Giác chi, sau mới nói đến tám Đạo chi?
Đáp: bởi vì pháp tùy thuận với văn từ khéo léo theo thứ tự. Lại nữa, bởi vì pháp tùy thuận người nói-người tiếp thu dễ dàng theo thứ tự. Lại nữa, bởi vì pháp tùy thuận với số tăng theo thứ tự, đó là trước hết nói bốn, tiếp sau nói năm, tiếp sau nói bảy, cuối cùng nói tám. Lại nữa, bởi vì bày pháp thanh tịnh dần dần tăng lên, đó là trước hết tu bốn, tiếp theo tu năm, tiếp theo tu bảy, sau cùng tu tám.
Có Sư khác nói: Những người tu hành, trước hết do Niệm trú đối với các cảnh như thân…, biết rõ ràng như thật về tự tướng-cọng tướng, loại bỏ ngu muội về tự tướng và ngu muội về sở duyên, dẫn dắt phát khởi các pháp thiện, như người có mắt dẫn đường cho người mù, vì vậy đầu tiên nói đến bốn Niệm trú. Do sức mạnh của Niệm trú biết rõ ràng về cảnh rồi, đối với sự tu tập và đoạn trừ, có năng lực phát khởi Chánh cần, cho nên thứ hai là nói đến bốn Chánh thắng. Do sức mạnh của Chánh thắng làm cho trong sự nối tiếp nhau, sai lầm thì giảm bớt mà công đức tăng thêm, đối với pháp Định thù thắng có năng lực đích thực tu tập, cho nên thứ ba là nói đến bốn Thần túc. Do sức mạnh của Thần túc làm cho năm căn như Tín… làm duyên tăng thượng cho pháp xuất thế, cho nên thứ tư là nói đến năm Căn. Nghĩa về Căn đã thành tựu có thể dẫn đến nẽo ác, phiền não ác nghiệp không thể nào làm cho khuất phục, cho nên thứ năm là nói đến năm Lực. Nghĩa về Lực đã thành tựu có thể hiểu biết đúng như thật về cảnh của bốn Thánh đế, không có gì do dự, cho nên thứ sáu là nói đến bảy Giác chi. Đã hiểu biết đúng như thật về bốn Thánh đế rồi, chán ngán mà rời bỏ sinh tử, vui mừng hướng về Niết-bàn, cho nên thứ bày là nói đến tám Đạo chi.
Lời bình: Nên biết trong này cách nói trước là hơn hẳn, bởi vì phần vị Tu đạo gần bên cạnh Bồ-đề, thuận với nghĩa của Giác hơn hẳn cho nên nói là Giác chi. Vả lại, chín phẩm-chín địa thuộc phần vị Tu đạo, thường xuyên có năng lực giác ngộ hơn hẳn Giác chi.
Như vậy đã nói tổng quát về thứ tự bảy phần vị của pháp phần Bồđề, nay sẽ nói riêng biệt về thứ tự hai phần vị Giác chi và Đạo chi.
Hỏi: Vì sao trong bảy Giác chi thì trước tiên nói đến Niệm giác chi, cho đến cuối cùng nói về Xả giác chi?
Đáp: Bởi vì pháp tùy thuận với căn từ khéo léo theo thứ tự. Lại nữa, bởi vì pháp tùy thuận người nói-người tiếp thu dễ dàng theo thứ tự.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Người đã thấy Đế, nhớ lại sự việc đã hiện quán ở thời gian trước mà làm hàng đầu, tu tập giác chi làm cho dần dần trọn vẹn đầy đủ.”
Như trong kinh nói: “Người ấy đối với pháp này giữ chặt niệm tư duy khiến cho không sai lạc mê lầm, khởi lên Niệm giác chi tu tập làm cho đầy đủ trọn vẹn. Niệm đầy đủ trọn vẹn rồi đối với pháp chọn lựa-suy tính đắn đo-quán sát, khởi lên Trạch pháp giác chi tu tập làm cho đầy đủ trọn vẹn. Trạch pháp đầy đủ trọn vẹn rồi, phát khởi thường xuyên tinh tiến, tâm không lui sụt rời bỏ, khởi lên Tinh tiến giác chi tu tập làm cho đầy đủ trọn vẹn. Tinh tiến đầy đủ trọn vẹn rồi, phát sinh niềm vui thù thắng, tâm không nhiễm theo, khởi lên Hỷ giác chi tu tập làm cho đầy đủ trọn vẹn, Hỷ đầy đủ trọn vẹn rồi, thân tâm thư thái lìa bỏ hôn trầm, khởi lên Khinh an giác chi tu tập làm cho đầy đủ trọn vẹn. Khinh an đầy đủ trọn vẹn rồi, thân tâm vui sướng đạt được tam-ma-địa, khởi lên Định giác chi tu tập làm cho đầy đủ trọn vẹn. Định đầy đủ trọn vẹn rồi, xa lìa tham lam-lo buồn, tâm liền trú vào xả bỏ, khởi lên Xả giác chi tu tập làm cho đầy đủ trọn vẹn.” Do đó, bảy Giác chi theo thứ tự như vậy.
Hỏi: Vì sao trong tám Đạo chi trước tiên nói đến chi Chánh kiến, cho đến cuối cùng nói về chi Chánh định?
Đáp: Bởi vì pháp tùy thuận với văn từ khéo léo thứ tự. Lại nữa, bởi vì pháp tùy thuận người nói-người tiếp thu dễ dàng theo thứ tự.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Người cầu mong thấy Đế đối với sự hiện quán thì Chánh kiến làm đầu tiên, tu tập Đạo chi làm cho dần dần đầy đủ trọn vẹn.”
Như trong kinh nói: “Do Chánh kiến cho nên khởi lên Chánh tư duy, do Chánh tư duy cho nên có được Chánh ngữ, do Chánh ngữ cho nên lại có được Chánh nghiệp, do Chánh nghiệp cho nên lại có được Chánh mạng, do Chánh mạng cho nên phát khởi Chánh cần, do Chánh cần cho nên liền dấy khởi Chánh niệm, do Chánh niệm cho nên có năng lực dấy khởi Chánh định.” Do đó, tám Đạo chi theo thứ tự như vậy.
Đã nói về thứ tự, địa sở y nay sẽ nói đến.
Hỏi: Địa nào có mấy pháp phần Bồ-đề?
Đáp: Trong Vị chí Định có ba mươi sáu, trừ ra Hỷ giác chi; trong Tĩnh lự thứ nhất có đủ ba mươi bảy; Tĩnh lự trung gian và Tĩnh lự thứ bathứ tư đều chỉ có ba mươi lăm, trừ ra Hỷ gaíc chi và Chánh tư duy; Tĩnh lự thứ hai có ba mươi sáu, trừ ra Chánh tư duy; ba Vô sắc trước có ba mươi hai, trừ ra Hỷ giác chi và Chánh tư duy-Chánh ngữ-nghiệp-mạng; cõi Dục và Hữu Đảnh đều có hai mươi hai, trừ ra Giác chi-Đạo chi bởi vì chỉ riêng vô lậu. Nếu trước Giác chi mànói đến Đạo chi, thì cõi Dục và Hữu Đảnh cũng có Đạo chi bởi vì gồm chung hữu lậu.
Đã nói về địa sở y, hiện rõ ở trước mắt nay sẽ nói đến.
Hỏi: Địa nào có mấy pháp phần Bồ-đề cùng lúc hiện rõ trước mắt?
Đáp: Trong Vị chí Định có ba mươi sáu pháp phần Bồ-đề, chỉ có ba mươi ba pháp cùng lúc hiện rõ trước mắt, trừ ra ba Niệm trú. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì bốn Niệm trú khác nhau về sở duyên, hãy còn không có hai loại cùng lúc hiện rõ trước mắt, huống gì có ba bốn hay sao? Trong Tĩnh lự thứ nhất cò dủ ba mươi bảy, chỉ có ba mươi bốn pháp cùng lúc hiện rõ trước mắt, trừ ra ba Niệm trú. Tĩnh lự trung gian và Tĩnh lự thứ ba-thứ tư đều có ba mươi lăm, chỉ có ba mươi hai pháp cùng lúc hiện rõ trước mắt, trừ ra ba Niệm trú. Tĩnh lự thứ hai có ba mươi sáu, chỉ có ba mươi ba pháp cùng lúc hiện rõ trước mắt, trừ ra ba Niệm trú. Ba Vô sắc trước có ba mươi hai, chỉ có hai mươi chín pháp cùng lúc hiện rõ trước mắt, trừ ra ba Niệm trú. Cõi Dục và Hữu Đảnh có hai mươi hai, chỉ có mười chín pháp cùng lúc hiện rõ trước mắt, trừ ra ba Niệm trú. Phần còn lại tùy theo nghĩa đã nói không cần phải phân biệt về Thể.
Đã nói về hiện rõ ở trước mắt, tướng xen tạp và không xen tạp nay sẽ nói đến.
Hỏi: Trong ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề này, các pháp là Giác chi cũng là Đạo chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có pháp là Giác chi chứ không phải là Đạo chi, đó là Hỷ-Khinh an và Xả.
2. Có pháp là Đạo chi chứ không phải là Giác chi, đó là Chánh tư duy-Chánh ngữ-Nghiệp-mạng.
3. Có pháp là Giác chi cũng là Đạo chi, đó là trừ ra Tín, còn lại các pháp phần Bồ-đề.
4. Có pháp không phải là Giác chi cũng không phải là Đạo chi, đó là Tín.
Hỏi: Vì sao thiết lập Hỷ làm Giác chi?
Đáp: Nghĩa thuận với giác ngộ là nghĩa của Giác chi, Hỷ thuận với nghĩa thù thắng ấy cho nên thiết lập làm Giác chi.
Hỏi: Thế nào là Hỷ thuận với nghĩa thù thắng ấy?
Đáp: Bởi vì trong Tu đạo thì chín phẩm-chín địa thường xuyên tu pháp Giác thù thắng, Như Như đối với Đế có thể Giác đúng như thật, như vậy phát sinh pháp Hỷ thù thắng; Như Như sinh ra pháp Hỷ, như vậy và như vậy lại vui thích đối với Đế khởi lên Giác đúng như thật. Như người đào đất gặp được các vật báu, Như Như đào đất như vậy và như vậy gặp được vật báu sinh lòng vui sướng; Như Như gặp được vật báu sinh lòng vui sướng, như vậy và như vậy lại vui thích đào đất. Ở đây cũng như vậy.
Hỏi: Vì sao không thiết lập Hỷ làm Đạo chi?
Đáp: Nghĩa thuận theo mong cầu hướng về là nghĩa của Đạo chi, Hỷ không phải là thuận với nghĩa thù thắng ấy cho nên không thiết lập làm Đạo chi.
Hỏi: Thế nào là Hỷ không thuận với nghĩa thù thắng ấy?
Đáp: Như Như đối với Đế phát sinh pháp Hỷ thù thắng, như vậy và như vậy vui với an trú mà không rời bỏ, cho nên đối với mong cầu hướng về thì Hỷ không phải là tùy thuận. Như người trên đường đi có những điều say đắm thích thú, đối với nơi mà mình hướng về không thể nào nhanh chóng đến nơi được. Ở đây cũng như vậy.
Hỏi: vì sao Khinh an và Xả đều thiết lập làm Giác chi?
Đáp: Nghĩa thuận với giác ngộ là nghĩa của Giác chi, Khinh an và
Xả thuận với nghĩa thù thnắg ấy cho nên đều thiết lập làm Giác chi.
Hỏi: Thế nào là Khinh an và Xả đều thuận với nghĩa thù thắng ấy?
Đáp: Nhờ vào sức mạnh của Khinh an chấm dứt các việc làm trú trong Xả bình đẳng, thì đã có năng lực đối với Đế khởi lên Giác đúng như thật, cho nên thuận với nghĩa thù thắng ấy.
Hỏi: Vì sao Khinh an và Xả không thiết lập làm Đạo chi?
Đáp: Nghĩa thuận với mong cầu hướng về là nghĩa của Đạo chi, Khinh an và Xả không phải là thuận với nghĩa thù thắng ấy cho nên không thiết lập làm Đạo chi.
Hỏi: Thế nào là Khinh an và Xả đều thuận với nghĩa thù thắng ấy?
Đáp: Nhờ vào sức mạnh của Khinh an chấm dứt các việc làm trú trong Xả bình đẳng, thì đã có năng lực đối với Đế khởi lên Giác đúng như thật, cho nên thuận với nghĩa thù thắng ấy.
Hỏi: Vì sao Khinh an và Xả không thiết lập làm Đạo chi?
Đáp: Nghĩa thuận với mong cầu hướng về là nghĩa của Đạo chi, Khinh an và Xả không phải là thuận với nghĩa thù thắng ấy cho nên không thiết lập làm Đạo chi.
Hỏi: Thế nào là hai pháp này không thuận với nghĩa thù thắng ấy?
Đáp: Khinh an ngừng mong cầu, Xả không thích hướng về, cùng với nghĩa mong cầu hướng về luôn luôn trái ngược nhau; như đi và đứng, ngủ và thức luôn luôn trái ngược nhau, ở đây cũng như vậy.
Hỏi: Vì sao Chánh tư duy thiết lập làm Đạo chi chứ không phải là Giác chi?
Đáp: Nghĩa là thuận với mong cầu hướng về là nghĩa của Đạo chi, pháp ấy thúc đẩy Chánh kiến mong cầu ra khỏi sinh tử nhanh chóng hướng về Niết-bàn; như dùng roi đánh trâu mau chóng có nơi đến, cho nên thiết lập làm Đạo chi. cầu mong hướng về không ngừng nghỉ là Chánh tư duy Giác chi, nghĩa an tĩnh không thuận với nhau, những pháp an tĩnh có năng lực Giác đúng như thật, vì thế cho nên không thiết lập Chánh tư duy làm Giác chi.
Hỏi: Vì sao Chánh ngữ-nghiệp-mạng thiết lập làm Đạo chi chứ không phải là Giác chi?
Đáp: Nghĩa thuận với mong cầu hướng về là nghĩa của Đạo chi, Chánh ngữ-nghiệp-mạng như ổ cốt xe có thể làm thành bánh xe Kiến đạo, nghĩa thuận với mong cầu hướng về cho nên thiết lập làm Đạo chi. nghĩa thuận với giác ngộ là nghĩa của Giác chi, giác ngộ không phải là Sắc mà là tương ưng, có sở y, có sở duyên, có hành tướng, có cảnh giác; Chánh ngữ-mạng cùng với những loại ấy trái ngược nhau, cho nên không thiết lập làm Giác chi.
Hỏi: Vì sao Tín không thiết lập Giác chi và Đạo chi?
Đáp: lúc mới phát tâm thì tác dụng của Tín tăng cao, đã tiến vào phần vị bậc Thánh thì tu Giác chi-Đạo chi, thời gian không giống nhau cho nên không thiết lập cả hai. Lại nữa, các pháp thanh tịnh đối với phẩm thanh tịnh, tướng có loại đầy đủ trọn vẹn, có loại không đầy đủ trọn vẹn. Đầy đủ trọn vẹn, đó là có đủ tướng của Căn-Lực-Giác chiĐạo chi, cùng với loại này trái ngược nhau gọi là không đầy đủ trọn vẹn. Trong pháp không đầy đủ trọn vẹn, có tướng Giác chi mà k có tướng Đạo chi, thì thiết lập làm Giác chi chứ không phải là Đạo chi, như Hỷ-Khinh an và Xả; có tướng Đạo chi mà không có tướng Giác chi, thì thiết lập làm Đạo chi chứ không phải là Giác chi, như Chánh Đạo chi, như Niệm-Định-Tuệ… Trong pháp không đầy đủ trọn vẹn, không có tướng Giác chi và Đạo chi, thì cả hai đều không thiết lập, như Tín.
Hỏi: Vì sao không thiết lập tâm làm pháp phần Bồ-đề?
Đáp: Bởi vì tâm không có tướng của pháp phần Bồ-đề. Lại nữa, tâm ở trong phẩm tạp nhiễm và thanh tịnh đều có thế dụng bằng nhau, pháp phần Bồ-đề thì thế dụng chỉ tăng đối với phẩm thanh tịnh, cho nên không thiết lập. Lại nữa, pháp phần Bồ-đề duyên nhiều với cọng tướng, tâm duyên nhiều với tự tướng, cho nên không thiết lập. Lại nữa, pháp phần Bồ-đề duyên nhiều với cọng tướng, tâm duyên nhiều với tự tướng, cho nên không thiết lập. Lại nữa, pháp phần Bồ-đề đối trị phiền não, tất cả phiền não đều là tâm sở, cho nên có thể đối trị cũng không phải là tâm. Lại nữa, pháp phần Bồ-đề giúp đỡ cho Bồ-đề, tâm vương không cần phải giúp đỡ cho Giác, như vua không có nghĩa giúp đỡ cho bề tôi. Lại nữa, tâm làm cho sinh tử luân chuyển vô cùng vô tận, pháp phần Bồ-đề có thể đoạn dứt sinh tử, nghĩa không tương ưng cho nên không thiết lập. Lại nữa, pháp phần Bồ-đề có năng lực điuề phục tâm, những gì không thể điều phục thì có thể điều phục thâu nhiếp. Những người có mong muốn làm cho Định tức là tâm, nói tâm cũng là pháp phần Bồ-đề, điều đó trái với lý nên không phải là ở đây bàn đến.
Hỏi: Trong pháp Đại địa tại sao thiết lập Niệm-Định-Tuệ-Thọ làm pháp phần phân biệt?
Đáp: Ba pháp Niệm-Định-Tuệ thuận với phẩm thanh tịnh có thế dụng tăng mạnh, pháp phần Bồ-đề cũng lại như vậy, cho nên thâu nhiếp ba pháp này; Thọ ở trong phẩm tạp nhiễm và thanh tịnh đều có thế dụng hơn hẳn, cho nên cũng thiết lập làm pháp phần Bồ-đề.
Có Sư khác nói: Thọ đối với tạp nhiễm tuy có thế dụng hơn hẳn mà làm sự lợi ích cho phẩm thanh tịnh, như giòng Chiên-đồ-la tuy thấp hèn mà làm việc lợi ích cho giòng họ cao sang, cho nên cũng thiết lập làm pháp phần Bồ-đề. Tưởng-Tư-Xúc-Dục chỉ tăng thế dụng đối với phẩm tạp nhiễm, cho nên không thiết lập làm pháp phần Bồ-đề. Thắng giải chỉ tăng lên đối với quán Giả tưởng, pháp phần Bồ-đề thuận với quán chân thật, vì thế cho nên Thắng giải không phải là do pháp phần Bồ-đề thâu nhiếp.
Có Sư khác nói: Pháp phần Bồ-đề chỉ tăng lên ở phần vị Học, đến phần vị Vô học thì Thắng giải mới hơn hẳn, cho nên không thiết lập làm pháp phần Bồ-đề. Tác ý đối với cảnh làm cho tâm phát sinh giác ngộ dễ lạc mất không nhất định, pháp phần Bồ-đề khiến cho tâm trú trong phát sinh giác ngộ dễ lạc mất không nhất định, pháp phần Bồ-đề khiến cho tâm trú trong cảnh, nghĩa không tương ưng cho nên cũng không thiết lập.
Có Sư khác nói: Lúc bắt đầu chọn lấy cảnh thì lực của Tác ý hơn hẳn, đến lúc cảnh nối tiếp nhau thì lực ấy dần dần ít lại, pháp phần Bồđề cần phải chọn lấy cảnh rồi trải qua thời gian dài mới có, nghĩa không tương ưng cho nên cũng không thiết lập.
Hỏi: Vì sao ba Thọ đều gồm chung vô lậu, mà chỉ thiết lập Hỷ làm pháp phần Bồ-đề?
Đáp: Bởi vì Lạc thọ-Xả thọ không có tướng của pháp phần Bồ-đề. Lại nữa, pháp phần Bồ-đề là hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy, Lạc-Xả thì chậm chạp kém cỏi, cho nên cả hai Thọ đều không thiết lập. Lại nữa, Lạc thọ vô lậu bị Lạc của Khinh an làm cho che lấp tổn hại, Xả bị hành Xả làm cho che lấp tổn hại, bởi vì tướng không rõ ràng cho nên không thiết lập làm pháp phần Bồ-đề.
Hỏi: Vì sao Tầm và Tứ đều gồm chung vô lậu, mà chỉ thiết lập Tầm làm pháp phần Bồ-đề?
Đáp: Bởi vì Tứ không có tướng ấy cho nên không thiết lập. Lại nữa, pháp phần Bồ-đề là hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy, tác dụng của Tứ bé nhỏ yếu kém, cho nên không thiết lập. Lại nữa, tác dụng của Tứ bị Tầm làm cho che lấp tổn hại, tác dụng của Tầm chỉ tăng lên đối với sự thúc đẩy Chánh kiến, cho nên Tứ không thiết lập làm pháp phần Bồ-đề.
Hỏi: Trong pháp Đại thiện địa vì sao chỉ thiết lập bốn loại Tín-
Tinh tiến-Khinh an-Xả làm pháp phần Bồ-đề?
Đáp: Bởi vì bốn loại này thuận với Bồ-đề mạnh hơn, cho nên chỉ thiết lập bốn loại ấy làm pháp phần Bồ-đề. Nghĩa là hướng đến Bồ-đề thì Tín làm hàng đầu, sắp phát khởi các hạnh thì Tín làm nền tảng đầu tiên, cho nên thiết lập Tín làm pháp phần Bồ-đề; Tinh tiến thúc đẩy tất cả các hành tướng hướng đến Bồ-đề, làm cho nhanh chóng hướng về Bồ-đề của ba Thừa, cho nên cũng thiết lập làm pháp phần Bồ-đề; Khinh an điều hòa thích hợp đối trị với hôn trầm, giúp đỡ mạnh hơn cho phẩm Quán; hành Xả bình đẳng đối trị với trạo cử, giúp đỡ mạnh hơn cho phẩm Chỉ; trong pháp phần Bồ-đề lấy Chỉ-Quán làm chính, cho nên cả hai loại này đều thiết lập làm pháp phần Bồ-đề. Sáu loại như Tàm Quý… tản mác trong phẩm thiện tuy có thế dụng hơn hẳn, mà thế dụng nhỏ bé kém cỏi đối với Định thiện, cho nên không thiết lập làm pháp phần Bồ-đề, bởi vì pháp phần Bồ-đề do Định thiện thâu nhiếp.
Có Sư khác nói: Trong pháp Đại thiên địa, nếu những pháp đối trị mạnh mẽ-tự tánh hơn hnẳ thì thiết lập làm Giác phần, còn lại không như vậy. những pháp đối trị mạnh mẽ, nghĩa là tương ưng với tất cả tâm nhiễm ô. Tự tánh hơn hẳn, nghĩa là các hành vốn có thúc đẩy phát khởi các hành giúp đỡ Chỉ-Quán mạnh hơn. Tín-Tinh tiến-Khinh an và Xả đều có đủ hai nghĩa. Sáu loại như Tàm-Quý… không có đủ hai nghĩa, đó là năm loại như Tàm… thì hai nghĩa đều không có, một loại không phóng dật chỉ thiếu tự tánh hơn hẳn, cho nên không thiết lập làm pháp phần Bồ-đề.
Hỏi: Vì sao hai pháp vui mừng và chán ngán cũng có thể là thiện, mà không thiết lập làm pháp phần Bồ-đề?
Đáp: Bởi vì hai pháp vui mừng và chán ngán không có năng lực duyên với khắp nơi, trong một phẩm tâm không cho phép cùng lúc dấy khởi, giúp đỡ cho Gíc không phải là hơn hẳn, vì thế cho nên không thiết lập.
Hỏi: Vì sao trong tất cả các pháp như sắc… chỉ riêng Vô biểu sắc là có thiết lập Giác phần chứ không phải là pháp khác?
Đáp: Chánh ngữ-nghiệp-mạng tùy thuận với Thánh đạo, thế dụng chỉ tăng lên cho nên thiết lập Giác phần; pháp khác thì không như vậy, cho nên không thiết lập.
Hỏi: Vì sao Thánh chủng không thiết lập Giác phần?
Đáp: Nếu đối với chúng tại gia và xuất gia, có hai sự thù thắng thì thiết lập làm Giác phần:
- Tâm mong mỏi thù thắng.
- Tiếp nhận thực hành thù thắng.
Bốn Thánh chủng ấy đối với chúng xuất gia có hai sự thù thắng. Bốn Thánh chủng ấy đối với chúng xuất gia có hai sự thù thắng, đối với chúng tại gia thì chỉ có một sự thù thắng, đó là có tâm mong mỏi mà không có nghĩa tiếp nhận thực hành. Như Thiên Đế Thích ngồi ở tòa ngồi bằng hoa báu, có mười hai Na-dữu-đa chư Thiên mỹ nữ luôn luôn vây quanh mình, thường có sáu vạn loại âm nhạc mà làm cho vui vẻ, đối với bốn Thánh chủng tuy có tâm mong mỏi chứ không có nghĩa tiếp nhận thực hành. Có Đại quốc vương như vua Ảnh Kiên…, các Đại trưởng giả như Cấp-cô-độc… cũng lại như vậy. Do đó, bốn Thánh chủng không thiết lập Giác phần.
Có người đưa ra cách nói này: Ba Thành chủng trước lấy căn thiện không tham để làm tự tánh, Thánh chủng thứ tư tức là Tinh tiến, bởi vì vui với đoạn trừ-vui với tu tập do Tinh tiến thâu nhiếp. Hoặc đưa ra cách nói này: Thánh chủng thứ tư cũng là Giác phần.
Luận giả Phân biệt thành lập bốn mươi mốt pháp phần Bồ-đề, đó là bốn Thánh chủng cọng với ba mươi bảy. Bởi vì không hợp lý cho nên không phải là vấn đề bàn đến ở đây.
Trong luận Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là Niệm giác chi? Đó là đệ tử bậc Thánh đối với Khổ-Tập-Diệt-Đạo, tư duy về Khổ-Tập-DiệtĐạo, khởi lên ý niệm có thể giúp đỡ Bồ-đề, cho đến nói rộng ra, là Vị tri đương tri căn. Hoặc là những người Học thấy rõ lỗi lầm tai họa của sinh tữ và lợi ích thù thắng của Niết-bàn, khởi lên ý niệm có thể giúp đỡ Bồ-đề, cho đến nói rộng ra, là Dĩ tri căn. Hoặc là A-la-hán quán sát tâm giải thoát, khởi lên ý niệm có thể giúp đỡ Bồ-đề, cho đến nói rộng ra, là Cụ tri căn. Đó gọi là Niệm giác chi; cho đến xả Giác chi, nói rộng ra cũng như vậy. Thế nào là Chánh kiến? Đó là đệ tử bậc Thánh đối với Khổ-tập-Diệt-Đạo, tư duy về Khổ-tập-Diệt-Đạo, khởi lên Trạch pháp, cho đến nói rộng ra, là Vị tri đương tri căn. Hoặc là những người Học thấy rõ lỗi lầm tai họa của sinh tử và lợi ích thù thắng của Niết-bàn, khởi lên Trạch pháp, cho đến nói rộng ra, là Dĩ tri căn. Hoặc là A-lahán quán sát tâm giải thoát, khởi lên Trạch pháp, cho đến nói rộng ra, là Cụ tri căn. Đó gọi là Chánh kiến; cho đến Chánh định, nói rộng ra cũng như vậy.”
Hỏi: Vì sao trong Giác chi nói những lời như khởi lên ý niệm có thể giúp đỡ Bồ-đề…, mà trong Đạo chi không nói những lời như khởi lên Trạch pháp có thể giúp đỡ Bồ-đề…?
Đáp: Nên nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.
Lại nữa, muốn làm rõ về cách nói khác-văn từ khác, bởi vì cách nói khác-văn từ khác, cho nên người nói-người tiếp thu đều sinh tâm vui thích. Lại nữa, muốn làm rõ hai chủng loại-hai phương thức-hai bậc cấp-hai bước chân-hai ngọn đuốc-hai ánh sáng-hai cảnh sắc-hai hình ảnh, cho nên nói như vậy. lại nữa, trước đây nói như vậy: Tận trí-Vô sinh trí gọi là Bồ-đề, trong phần vị Tu đạo thì nghĩa của Giác chi hiển bày, gần với Bồ-đề cho nên nói là giúp đỡ Bồ-đề, trong phần vị Kiến đạo thì nghĩa của Đạo chi hiển bày, cách xa Bồ-đề cho nên không nói.
Như trong kinh nói: “Quán bất tịnh cùng lúc tu Niệm Giác chi, dựa vào chán ngán-dựa vào lìa bỏ-dựa vào diệt trứ quay lại hướng về với Xả, cho đến Xả Giác chi nói rộng ra cũng như vậy.”
Hỏi: Quán bất tịnh là hữu lậu, bảy Giác chi là vô lậu, tại sao pháp hữu lậu cùng đi với pháp vô lậu?
Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Dùng quán bất tịnh thâu nhiếp chế phục tâm ấy, làm cho hết sức điều hòa mềm mỏng, có khả năng chịu đựng rồi không gián đoạn có thể khởi lên Giác chi hiện rõ trước mắt, từ đây lại có thể khởi lên quán bất tịnh. Dựa vào nghĩa như vậy, cho nên nói là cùng lúc.”
Như trong kinh nói: “Các đệ tử bậc Thánh, nếu dùng nhất tâm lắng tai nghe pháp, thì có thể đoạn dứt năm Cái-tu tập bảy Giác chi nhanh chóng làm cho đầy đủ trọn vẹn.”
Hỏi: Cần phải do ý thức tu mà thành tuệ có thể đoạn trừ phiền não, không phải là do năm thức phát sinh được nghe và suy nghĩ có thể đoạn trừ phiền não, làm sao lại nói nếu dùng nhất tâm lắng tai nghe pháp thì có thể đoạn dứt năm Cái?
Đáp: Dựa vào nhân lần lượt chuyển đổi cho nên nói như vậy. Nghĩa là Nhĩ thức hiện không gián đoạn làm cho phát sinh Ý thức thiện, Y thức thiện này không gián đoạn làm cho phát sinh Tuệ do Văn mà thành, Tuệ do Văn mà thành này không gián đoạn làm cho phát sinh Tuệ do Tư mà thành, Tuệ do Tư mà thành này không gián đoạn làm cho phát sinh Tuệ do Tu mà thành, Tuệ do Tu mà thành này tu tập thuần thục có năng lực đoạn dứt năm Cái, cho nên không trái với lý.
Hỏi: Lúc đoạn dứt năm cái thì chưa có thể tu bảy Giác chi đầy đủ trọn vẹn, vì sao trong kinh nói như vậy: “Có thể đoạn dứt năm Cái-tu tập bảy Giác chi nhanh chóng làm cho đầy đủ trọn vẹn.”
Đáp: Lúc lìa nhiễm cõi Dục thì gọi là có năng lực đoạn dứt năm Cái, lúc lìa nhiễm cõi Sắc thì gọi là tu tập bảy Giác chi, lúc lìa nhiễm cõi Vô sắc thì gọi là nhanh chóng làm cho đầy đủ trọn vẹn, cho nên không có gì sai.
Có người đưa ra cách nói này: Lúc lìa nhiễm cõi Dục thì gọi là có năng lực đoạn dứt năm Cái, lúc lìa nhiễm cõi Vô sắc thì gọi là tu tập bảy Giác chi nhanh chóng làm cho đầy đủ trọn vẹn. Đây là nói đến trước và sau mà lược bỏ phần giữa, cho nên không có gì sai.
Lại có người nói: Lúc là đạo vô gián thì gọi là có năng lực đoạn dứt năm Cái, lúc là đạo giải thoát thì gọi là tu tập bảy Giác chi nhanh chóng làm cho đầy đủ trọn vẹn, gần bên cạnh nhau cho nên nói là nhanh chóng.
*******
Các pháp tương ưng với Niệm Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Trạch pháp Giác chi? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Không có các tâm-tâm sở pháp tương ưng thật sự, bởi vì không cùng lúc dấy khởi. Vì ngăn chặn ý đó, cần phải hiển bày tương ưng là vật thật sự có, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Trạch pháp Giác chi?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Niệm và Trạch pháp Giác chi, cùng có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt nhỏ:
1. Có pháp tương ưng với Niệm mà không phải là Trạch pháp, đó là Trạch pháp Giác chi; nghĩa là Niệm câu sinh và tự tánh của Trạch pháp Giác chi, pháp ấy tương ưng với Niệm chứ không phải là Trạch pháp Giác chi, pháp ấy tương ưng với Niệm chứ không phải là Trạch pháp Giác chi. bởi vì ba duyên cho nên tự tánh không tương ứng với tự tánh:
– Bởi vì không có hai Thể cùng lúc dấy khởi.
– Bởi vì trước và sau không hòa hợp.
– Bởi vì tất cả các pháp không quán xét tự Thể thì cần phải dùng Thể khác làm duyên sinh ra.
2. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không phải là Niệm, đó là Niệm Giác chi; nghĩa là Trạch pháp câu sinh và tự tánh của Niệm Giác chi, pháp ấy tương ưng với Trạch pháp chứ không phải là Niệm Giác chi. Tự tánh không tương ưng với tự tánh, nghĩa nói như trước.
3. Có pháp tương ưng với Niệm cũng là Trạch pháp, đó là hai pháp tương ưng; nghĩa là Niệm-Trạch pháp Giác chi câu sinh, trừ ra hai tự tánh còn lại pháp tương ưng, tức là tánh pháp đại địa, mười pháp Đại thiện địa, tùy theo phần vị của địa cũng có Tầm-Tứ… và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Niệm cũng không phải là Trạch pháp, đó là còn lại tâm-tâm sở-sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành; nghĩa là trừ ra tâm-tâm sở pháp vô lậu, còn lại các tâm-tâm sở pháp hữu lậu, và tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành làm thành câu thứ tư.
Như đối với Trạch pháp Giác chi, đối với Tinh tiến-Khinh an-Định xả Giác chi, Chánh cần-Chánh định cũng như vậy; nghĩa là như Niệm Giác chi đối với Trạch pháp Giác chi làm thành bốn câu phân biệt nhỏ, đối với Tinh tiến Giác chi cho đến Chánh định nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Hỷ Giác chi?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Niệm Giác chi có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, Hỷ Giác chi có khắp tất cả các tâm vô lậu chứ không phải là tất cả các địa, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt trung bình:
1. Có pháp tương ưng với Niệm chứ không phải là Hỷ, đó là Hỷ Giác chi và Hỷ không tương ưng, pháp tương ưng với Niệm Giác chi; nghĩa là Niệm câu sinh và tự tánh của Hỷ Giác chi, pháp ấy tướng ưng với Niệm chứ không phải là Hỷ Giác chi. Tự tánh không tương ưng với tự tánh, nghĩa nói như trước. Và Hỷ không tương ưng-pháp tương ưng với Niệm Giác chi, tức là Vị chí định-Tĩnh lự trung gian, hai Tĩnh lự sau-ba Vô sắc trước, pháp tương ưng với Niệm Giác chi, pháp ấy tương ưng với Niệm chứ không phải là Hỷ Giác chi, bởi vì trong các địa ấy đều không có Hỷ.
2. Có pháp tương ưng với Hỷ chứ không phải là Niệm, đó là Niệm tương ưng với Hỷ Giác chi; nghĩa là Hỷ câu sinh và tự tánh của Niệm Giác chi, pháp ấy tương ưng với Hỷ chứ không phải là Niệm Giác chi. Tự tánh không tương ưng với tự tánh, nghĩa nói như trước.
3. Có pháp tương ưng với Niệm cũng là Hỷ, đó là hai pháp tương ưng; nghĩa là Niệm-Hỷ Giác chi câu sinh, trừ ra hai tự tánh còn lại pháp tương ưng, tức là tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, tùy theo phần vị của địa cũng có Tầm-Tứ… và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Niệm cũng không phải là Hỷ, đó là Hỷ không tương ưng với Niệm Giác chi, và còn lại tâm-tâm sở pháp-sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành; nghĩa là tự tánh Niệm Giác chi của Vị chí định-Tĩnh lự trung gian, hai Tĩnh lự sau-ba Vô sắc trước, tự tánh ấy không phải là tương ưng với Niệm Giác chi, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; cũng không phải là tương ưng với Hỷ Giác chi, bởi vì trong các địa ấy đều không có Hỷ. Trừ ra tâm-tâm sở pháp vô lậu, còn lại các tâm-tâm sở pháp hữu lậu, và tất cả să-vô vi-tâm bất tương ưng hành làm thành câu thứ tư.
Như đối với Hỷ gcm đối với Chánh kiến-Chánh tư duy cũng như vậy; nghĩa là như Niệm Giác chi đối với Hỷ Giác chi làm thành bốn câu phân biệt trung bình, đối với Chánh kiến-Chánh tư duy nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Chánh niệm?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp tương ưng với Chánh niệm, thì pháp ấy tương ưng với Niệm Giác chi?
Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là Niệm Giác chi tức là Chánh niệm, cho nên thuận theo làm thành câu trả lời đúng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Tinh tiến Giác chi?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Trạch pháp và Tinh tiến Giác chi cùng có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt nhỏ:
1. Có pháp tương ưng với Trạch pháp chứ không phải là Tinh tiến, đó là Tinh tiến Giác chi; nghĩa là Trạch pháp câu sinh và tự tánh của Tinh tiến Giác chi, pháp ấy tương ưng với Trạch pháp chứ không phải là Tinh tiến Giác chi, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
2. Có pháp tương ưng với Tinh tiến chứ không phải là Trạch pháp, đó là Trạch pháp Giác chi, nghĩa là Tinh tiến câu sinh và tự tánh của Trạch pháp Giác chi, pháp ấy tương ưng với Tinh tiến chứ không phải là Trạch pháp Giác chi, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
3. Có pháp tương ưng với Trạch pháp cũng là Tinh tiến, đó là hai pháp tương ưng; nghĩa là Trạch pháp-Tinh tiến Giác chi câu sinh, trừ ra hai tự tánh còn lại pháp tương ưng, tứ là chín pháp Đại địa, chín pháp Đại thiện địa, tùy theo phần vị của địa cũng có Tầm-Tứ… và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Trạch pháp cũng không phải là Tinh tiến, đó là còn lại tâm-tâm sở pháp-sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành; nghĩa là trừ ra tâm-tâm sở pháp vô lậu, còn lại các tâm-tâm sở pháp hữu lậu, và tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành làm thành câu thứ tư.
Như đối với Tinh tiến Giác chi, đối với Khinh an-Định-Xả giác chi, Chánh cần-Chánh niệm-Chánh định cũng như vậy; nghĩa là như Trạch pháp Giác chi đối với Tinh tiến Giác chi làm thành bốn câu phân biệt nhỏ, đối với Khinh an-Định-Xả Giác chi và Chánh cần-Chánh niệmChánh định nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ Giác chi?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Trạch pháp Giác chi có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, Hỷ Giác chi có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, Hỷ Giác chi có khắp tất cả các tâm vô lậu chứ không phải là tất cả các địa, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt trung bình:
1. Có pháp tương ưng với Trạch pháp chứ không phải là Hỷ, đó là Hỷ Giác chi và Hỷ không tương ưng, pháp tương ưng với Trạch pháp Giác chi; nghĩa là Trạch pháp câu sinh và tự tánh không tương ưng với tự tánh. Và Hỷ không tương ưng-pháp tương ưng với Trạch pháp Giác chi, tức là Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian, hai Tĩnh lự, sau-ba Vô sắc trước; pháp tương ưng với Trạch pháp Giác chi, pháp ấy tương ưng với Trạch pháp chứ không phải là Hỷ Giác chi, bởi vì trong các địa ấy đều không có Hỷ.
2. Có pháp tương ưng với Hỷ chứ không phải là Trạch pháp, đó là Trạch pháp tương ưng với Hỷ Giác chi chứ không phải là Trạch pháp Giác chi, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
3. Có pháp tương ưng với Trạch pháp cũng là Hỷ, đó là hai pháp tương ưng; nghĩa là Trạch pháp-Hỷ Giác chi câu sinh, trừ ra hai tự tánh còn lại pháp tương ưng tức là tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, tùy theo phần vị của địa cũng có Tầm-Tứ… và tậm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Trạch pháp cũng không phải là Hỷ, đó là Hỷ không tương ưng với Trạch pháp Giác chi, và còn lại tâm-tâm sở pháp-sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành; nghĩa là tự tánh Trạch pháp Giác chi của Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian, hai Tĩnh lự sau-ba Vô-sắc trước, pháp ấy không phải là tương ưng với Trạch pháp Giác chi, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; cũng không phải là tương ưng với Hỷ Giác chi, bởi vì trong các địa ấy đều không có Hỷ. Trừ ra tâm-tâm sở pháp vô lậu, còn lại các tâm-tâm sở pháp hữu lậu, và tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành làm thành câu thứ tư.
Như đối với Hỷ Giác chi, đối với Chánh tư duy cũng như vậy; nghĩa là như Trạch pháp Giác chi đối với Hỷ Giác chi làm thành bốn câu phân biệt trung bình, đối với Chánh tư duy nên biết cũng là như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Chánh kiến?
Đáp: Các pháp tương ưng với Chánh kiến cũng tương ưng với Trạch pháp. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không phải là tương ưng với Chánh kiến, đó là Chánh kiến vốn không thâu nhiếp các pháp tương ưng với Trạch pháp Giác chi; nghĩa là pháp tương ưng với Tận trí-Vô sinh trí, pháp ấy tương ưng với Trạch pháp Giác chi chứ không phải là Chánh kiến, bởi vì Tận trí-Vô sinh trí không phải là tánh thuộc Kiến. Bởi vì Trạch pháp rộng mà Chánh kiến hẹp, cho nên đưa ra thuận theo câu sau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Hỷ Giác chi?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Tinh tiến Giác chi có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, Hỷ Giác chi có khắp tất cả các tâm vô lậu chứ không phải là tất cả các địa, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt trung bình. Giải thích rộng về bốn câu phân biệt, dựa theo trước nên biết.
Như đối với Hỷ Giác chi, đối với Chánh kiến-Chánh tư duy cũng như vậy; nghĩa là như Tinh tiến Giác chi đối với Hỷ Giác chi làm thành bốn câu phân biệt trung bình, đối với Chánh kiến-Chánh tư duy nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Khinh an Giác chi?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Tinh tiến và Khinh an Giác chi cùng có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt nhỏ, giải thích rộng về bốn câu phân biệt, dựa theo trước nên biết.
Như đối với Khinh an Giác chi, đối với Định-Xả Giác chi và Chánh niệm-Chánh định cũng như vậy; nghĩa là như Tinh tiến Giác chi đối với Khinh an Giác chi làm thành bốn câu phân biệt nhỏ, đối với Định-Xả Giác chi và Chánh niệm-Chánh định nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Chánh cần?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Gải sử pháp tương ưng với Chánh cần, thì pháp ấy tương ưng với Tinh tiến Giác chi?
Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là Tinh tiến Giác chi tức là Chánh cần, cho nên thuận theo làm thành câu trả lời đúng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ Giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Khinh an Giác chi?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Hỷ Giác chi có khắp tất cả các tâm vô lậu chứ không phải là tất cả các địa, Khinh an Giác chi có khắp tất cả các tâm vô lậu và cũng có khắp tất cả các địa, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt trung bình, giải thích rộng về bốn câu phân biệt, dựa theo trước nên biết.
Như đối với Khinh an giác chi, đối với Định-Xả giác chi và Chánh cần-Chánh niệm-Chánh định cũng như vậy; nghĩa là như Hỷ giác chi đối với Khinh an giác chi làm thành bốn câu phân biệt trung bình, đối với Định-Xả giác chi và Chánh cần-Chánh niệm-Chánh định nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Chánh kiến?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Hỷ giác chi có khắp tất cả các tâm vô lậu chứ không phải là tất cả các địa, Chánh kiến có khắp tất cả các các địa chứ không phải là tất cả các tâm vô lậu, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt lớn:
1. Có pháp tương ưng với Hỷ chứ không phải là Chánh kiến, đó là Hỷ giác chi tương ưng với Chánh kiến, và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Hỷ giác chi; nghĩa là Hỷ giác chi câu sinh và tự tánh của Chánh kiến, pháp ấy tương ưng với Hỷ giác chi chứ không phải là Chánh kiến, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh. Và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Hỷ giác chi, tức là Tận trí-Vô sinh trí câu sinh và pháp tương ưng với Hỷ giác chi của hai Tĩnh lự đầu, pháp ấy tương ưng với Hỷ giác chi chứ không phải là Chánh kiến, bởi vì đều là tụ khác.
2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến chứ không phải là Hỷ, đó là Chánh kiến tương ưng với Hỷ giác chi, và Hỷ giác chi không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh kiến; nghĩa là Chánh kiến tương ưng với tự tánh của Hỷ giác chi, pháp ấy tương ưng với Chánh kiến chứ không pahỉ là Hỷ giác chi, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh. Và Hỷ giác chi không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh kiến, tức là pháp tương ưng với Chánh kiến của Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian, hai Tĩnh lự sau-ba Vô-sắc trước, pháp ấy tương ưng với Chánh kiến chứ không phải là Hỷ giác chi, bởi vì trong các địa ấy đều không có Hỷ.
3. Có pháp tương ưng với Hỷ cũng là Chánh kiến, đó là hai pháp tương ưng; nghĩa là Hỷ giác chi-Chánh kiến câu sinh, trừ ra hai tự tánh còn lại pháp tương ưng, tức là tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, tùy theo phần vị của địa cũng có Tầm-Tứ … và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Hỷ cũng không phải là Chánh kiến, đó là Hỷ giác chi không tương ưng với Chánh kiến, Chánh kiến không tương ưng với Hỷ giác chi, và còn lại tâm-tâm sở pháp-sắcvô vi-tâm bất tương ưng hành; nghĩa là Hỷ giác chi không tương ưng với Chánh kiến, tức là tự tánh Chánh kiến của Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian, hai Tĩnh lự sau-ba Vô-sắc trước, pháp ấy không hải là tương ưng với Hỷ giác chi, bởi vì trong các địa ấy đều không có Hỷ. Cũng không phải là tương ưng với Chánh kiến, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh. Chánh kiến không tương ưng với Hỷ giác chi, tức là Tận trí-Vô sinh trí câu sinh và tự tánh Hỷ giác chi của hai Tĩnh lự đầu, pháp ấy không phải là tương ưng với Chánh kiến, bởi vì đều là tụ khác. Cũng không phải là tương ưng với Hỷ giác chi, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh. Và còn lại tâm-tâm sở pháp, tức là Tận trí-Vô sinh trí câu sinh, tụ tâm-tâm sở pháp, và tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, cùng tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành của Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian, hai Tĩnh lự sau-ba Vô-sắc trước làm thành câu thứ tư.
Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng như vậy; nghĩa là như Hỷ giác chi đối với Chánh kiến làm thành bốn câu phân biệt lớn, đối với Chánh tư duy nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Định giác chi?
Đáp: nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Khinh an-Định giác chi cùng có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt nhỏ, giải thích rộng về bốn câu phân biệt, dựa theo trước nên biết.
Như đối với Định giác chi, đối với Xả giác chi và Chánh cầnChánh niệm-Chánh định cũng như vậy; nghĩa là như Khinh an giác chi đối với Định giác chi làm thành bốn câu phân biệt nhỏ, đối với Xả giác chi cho đến Chánh định, nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Chánh kiến?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Khinh an giác chi có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, Chánh kiến có khắp tất cả các địa chứ không phải là tất cả các tâm vô lậu, của thuận theo làm thành bốn câu phân biệt trung bình. Giải thích rộng về bốn câu phân biệt, dựa theo trước nên biết.
Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng như vậy; nghĩa là như Khinh an giác chi đối với Chánh kiến làm thành bốn câu phân biệt trung bình, đối với Chánh tư duy nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp ấy tương ưng với xả giác chi?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Định-Xả giác chi cùng có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt nhỏ. Giải thích rộng về bốn câu phân biệt, dựa theo trước nên biết.
Như đối với Xả giác chi, đối với Chánh cần-Chánh niệm cũng như vậy; nghĩa là như Định giác chi đối với Xả giác chi làm thành bốn câu phân biệt nhỏ, đối với Chánh cần-Chánh niệm nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Chánh kiến?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Định giác chi có khắp tất cả các địa-tất cả các tâm vô lậu, Chánh kiến có khắp tất cả các địa chứ không phải là tất cả các tâm vô lậu, cho nên thuận theo làm thành bốn câu phân biệt trung bình. Giải thích rộng về bốn câu phân biệt, dựa theo trước nên biết.
Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng như vậy; nghĩa là như Định giác chi đối với Chánh kiến làm thành bốn câu phân biệt trung bình, đối với Chánh tư duy nên biết là cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Chánh định?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giải sử pháp tương ưng với Chánh định, thì pháp ấy tương ưng với Định giác chi?
Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là Định giác chi tức là Chánh định, cho nên thuận theo làm thành câu trả lời đúng như vậy.
Các pháp tương ưng với Xả giác chi, thì pháp ấy tương ưng với Chánh kiến? Cho đến nói rộng ra.
Trong này, Xả giác chi đối với Chánh kiến-Chánh tư duy làm thành bốn câu phân biệt trung bình, đối với Chánh cần-Chánh niệm-Chánh định làm thành bốn câu phân biệt nhỏ. Chánh kiến đối với Chánh tư duy làm thành bốn câu phân biệt lớn, đối với Chánh cần-Chánh niệmChánh định làm thành bốn câu phân biệt trung bình. Chánh tư duy đối với Chánh cần-Chánh niệm-Chánh định làm thành bốn câu phân biệt trung bình. Chánh cần đối với Chánh niệm-Chánh định làm thành bốn câu phân biệt nhỏ. Chánh niệm đối với Chánh định làm thành bốn câu phân biệt nhọ. Như vậy tất cả dựa theo trước nên biết.
Thế nào là Chánh kiến thế tục? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa sâu kín trong các kinh. Như trong kinh nói: “Nếu nguời thành tựu Chánh kiến thế tục tăng lên cao, giả sử trải qua trăm ngàn đời thì cuối cùng không rơi vào nẽo ác.” Các kinh như vậy, tuy nói về các loại Chánh kiến thế tục mà không giải thích rộng ra, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong kinh chưa giải thích thì nay cần phải phân biệt. Lại nữa, trước đây tuy nói chung về ba loại là Kiến-Trí-Tuệ, mà chưa nói riêng biệt thế nào là Chánh kiến thế tục, thế nào là Chánh trí thế tục? Phần luận trước là nơi nương tựa căn bản của phần luận này, điều gì phần trước chưa thì nay cần phải nói đến.
Lại nữa, vì ngăn chặn tông chỉ của nguời khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: ý thức tương ưng với Tuệ hữu lậu thiện không phải đều là Kiến. Như phái Thí Dụ, họ đưa ra cách nói này: Năm thức đã dẫn dắt có thể phát ra biểu nghiệp, và lúc mạng chung Tuệ thiện thuộc ý địa đều không phải là tánh thuộc Kiến. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Kiến có năm thức phân biệt đã dẫn dắt Tuệ thiện thuộc ý địa, như năm thức thân không có thể phân biệt cho nên không phải là tánh thuộc Kiến. Kiến phần trong dấy khởi có thể phát ra biểu nghiệp, Tuệ thiện thuộc ý địa dựa vào phần ngoài mà chuyển cho nên không phải là tánh thuộc Kiến. Tác dụng của Kiến mạnh mẽ, lúc mạng chung thì thế dụng của Tuệ thiện yếu kém, cho nên không phải là tánh thuộc Kiến. Hỏi họ làm sao thông suốt điều trong kinh đã nói? Như trong kinh nói: “Lúc nguời ấy mạng chung thì tâm-tâm sở pháp thiện cùng hiện hành với Chánh kiến.” Họ đưa ra cách trả lời này: Đức Thế Tôn nói lúc nguời ấy sắp mạng chung, tâm thiện nối tiếp nhau cùng dấy khởi Chánh kiến, không phải là phần vị đang chết mà có Chánh kiến hiện hành. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày ý thức cùng với tất cả Tuệ thiện đều là tánh Kiến thâu nhiếp. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là Chánh kiến thế tục?
Đáp: Ý thức tương ưng với Tuệ thiện hữu lậu. Ở đây có ba loại:
- Gia hạnh đạt được.
- Lìa nhiễm đạt được.
- Sinh ra đạt được.
Gia hạnh đạt được, nghĩa là Tuệ do Văn mà thành, Tuệ do Tư mà thành, Tuệ do Tu mà thành. Trong này, sai biệt là có Tuệ câu sinh do quán Bất tịnh – Trì tức niệm…, và các Niệm trú, cùng với Noãn – Đảnh – Nhẫn – Thế đệ nhất pháp… Lìa nhiễm đạt được, nghĩa là Tuệ câu sinh của Tĩnh lự – Vô lượng – Vô sắc – Giải thoát – Thắng xứ – Biến xứ… Sinh ra đạt được, nghĩa là do sinh vào địa ấy mà đạt được Tuệ thiện.
Các loại Chánh kiến thế tục như vậy, sai biệt vô bờ bến giống như vô lượng giọt nước trong bốn biển rộng, nay ở trong này nói tóm lược để hiển bày sơ qua Chánh kiến thế tục.
Hỏi: Thế nào là Chánh trí thế tục?
Đáp: Năm thức tương ưng với Tuệ thiện, và ý thức tương ưng với Tuệ thiện hữu lậu. Năm thức tương ưng với Tuệ thiện, đó là nhãn thức tương ưng với Tuệ thiện, cho đến thân thức tương ưng với Tuệ thiện. Nhãn thức tương ưng với Tuệ thiện, nghĩa là nhìn cha mẹ, chư Phật, Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, Thân giáo, Qũy phạm sư, và những người cùng chung phạm hạnh tôn trọng khác, mà khởi lên nhãn thức tương ưng với Tuệ thiện. Nhĩ thức tương ưng với Tuệ thiện, nghĩa là nghe tất cả lời nói tốt lành của cha mẹ, Thân giáo, Quỹ phạm sư, và những người cùng chung phạm hạnh khác, và nghe ba Tạng giáo pháp của chư Phật, đệ tử bậc Thánh…, mà khởi lên nhĩ thức tương ưng với Tuệ thiện. Tỷ – thiệt thân thức tương ưng với Tuệ thiện, nghĩa là lúc thọ dụng ăn uống (đoàn thực) mà khởi lên ba thức tương ưng với Tuệ thiện. Ba thức này không phải là tất cả mọi người đều có thể dấy khởi, phải là người thực hành tu quán sát về ăn uống, mà lúc thọ dụng thì mới có thể phát khởi được. Ý thức tương ưng với Tuệ thiện hữu lậu, nói rộng ra như trước.
Đã nói về tự tánh của Chánh trí – Chánh kiến thế tục, tướng xen tạp và không xen tạp nay sẽ nói đến.
Hỏi: Các Chánh kiến thế tục, là Chánh trí thế tục chăng?
Đáp: Các Chánh kiến thế tục cũng là Chánh trí thế tục. Có Chánh trí thế tục mà không phải là Chánh kiến thế tục, đó là năm thức tương ưng với Tuệ thiện. Trong này, Chánh kiến thế tục nhất định phải xem xét quyết định lại đối với sở duyên. Năm thức cùng với Tuệ, không gọi là Kiến thì như trước đã nói.
Hỏi: Chánh kiến thế tục thâu nhiếp Chánh trí thế tục, hay là Chánh trí thế tục thâu nhiếp Chánh kiến thế tục?
Đáp: Chánh trí thế tục thâu nhiếp Chánh kiến thế tục, không phải là Chánh kiến thế tục thâu nhiếp Chánh trí thế tục. Không thâu nhiếp những gì? Đó là năm thức tương ưng với Tuệ thiện. Trong này, bởi vì Thể của Chánh trí là rộng mà Chánh kiến thì hẹp, cho nên giống như lớn thâu nhiếp nhỏ chứ không phải là nhỏ thâu nhiếp lớn.
Hỏi: Các Chánh kiến thế tục thành tựu, đó là Chánh trí thế tục chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Gỉa sử Chánh trí thế tục thành tựu, thì đó là Chánh kiến thế tục chăng? Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Ai thành tựu Chánh kiến – Chánh trí thế tục?
Đáp: Người không đoạn mất căn thiện. Đây là nói tổng quát. Nếu nói riêng biệt thì có nhiều – có ít, nghĩa là hoặc có người chỉ thành tựu Chánh kiến – Chánh trí thế tục của cõi Dục, hoặc có người chỉ thành tựu hai loại của cõi Sắc, hoặc có người chỉ thành tựu hai loại của cõi Vô sắc, hoặc có người thành tựu hai loại của cỏi Dục – Sắc, hoặc có người thành tựu hao loại của cõi Sắc – Vô sắc, hoặc có người thành tựu Chánh kiến – Chánh trí thế tục của ba cõi. Như nói về ba cõi, chín địa cũng như vậy, hoặc là ít – hoặc là nhiều nên nói đúng như lý.
Hỏi: Các Chánh kiến thế tục đã đoạn, đã biết khắp, thì đó là Chánh trí thế tục chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử Chánh tri thế tục đã đoạn – đã biết khắp, thì đó là Chánh kiến thế tục chăng? Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Ai đã đoạn, đã biết khắp đối với Chánh kiến – Chánh trí thế tục?
Đáp: Các A-la-hán. Đây là nói tổng quát. Nếu nói riêng biệt thì có nhiều, có ít, nghĩa là dị sinh và Thánh giả đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, đã đoạn, đã biết khắp về Chánh kiến, Chánh trí thế tục của tám địa; cho đến dị sinh và Thánh giả đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, đã đoạn – đã biết khắp về Chánh kiến – Chánh trí thế tục của một địa.
Chánh kiến – Chánh trí thế tục này là hữu lậu, cho nên hỏi đầy đủ về Định thâu nhiếp thành tựu và Đoạn, có năm phần phân biệt.
Hỏi: Vì sao gọi là Thế tục, vì có thể biến đổi hư hoại cho nên gọi là Thế tục, hay vì tham vào nơi nương tựa cho nên gọi là Thế tục? Nếu bởi vì có thể biến đổi hư hoại cho nên gọi là Thế tục, thì Thánh đạo cũng có thể biến đổi hư hoại, phải gọi là Thế tục. Nếu bởi vì tham vào nơi nương tựa cho nên gọi là Thế tục, thì cũng là nơi nương tựa của thân – si, tại sao chỉ nói đến tham?
Đáp: Nên nói như vậy: Là có thể biến đổi hư hoại cho nên gọi là Thế tục.
Hỏi: Nếu như vậy thì Thánh đạo cũng có thể biến đổi hư hoại, phải gọi là Thế tục chứ?
Đáp: Nếu có thể biến đổi hư hoại luôn luôn nối tiếp của quả báo (chư Hữu) tăng trưởng quả báo thì gọi là Thế tục; Thánh đạo tuy có thể biến đổi hư hoại mà không luôn luôn nối tiếp các quả báo, lại làm cho các quả báo giảm bớt, cho nên không phải là Thế tục.
Lại nữa, nếu có thể biến đổi hư hoại luôn luôn làm cho sinh tử lưu chuyển vô cùng tận, sinh lão bệnh tử luôn luôn nối tiếp nhau thì gọi là Thế tục; Thánh đạo tuy có thể biến đổi hư hoại mà không làm cho sinh tử lưu chuyển vô cùng tận, nhưng lại đoạn dứt sinh lão bệnh tử làm cho không nối tiếp nhau, cho nên không phải là Thế tục.
Lại nữa, nếu có thể biến đổi hư hoại là hành hướng đến Khổ – Tập, cũng là hành Tập hướng đến sinh lão bệnh tử – quả báo của thế gian, thì gọi là Thế tục; Thánh đạo tuy có thể biến đổi hư hoại mà không phải là hành hướng đến Khổ – Tập, cũng không phải là hành Tập hướng đến sinh lão bệnh tử – quả báo của thế gian, cho nên không phải là Thế tục.
Lại nữa, nếu có thể biến đổi hư hoại là nơi chốn của Hữu thân kiến, là nơi chốn của điên đảo, nơi chốn của ái, nơi chốn của tùy miên, là nơi dừng chân đứng yên của tham sân si, có vết bẩn – có chất độc – có lỗi lầm – có gai góc – có hỗn loạn – có nhiễm ô, thuận theo quả báo của thế gian, thuận theo Khổ – Tập đế, thì gọi là Thế tục; Thánh đạo tuy có thể biến đổi hư hoại mà trái ngược với những tướng ấy, cho nên không phải là Thế tục. Lại có người nói: Là nơi nương tựa của tham, cho nên gọi là Thế tục.
Hỏi: Nếu như vậy thì cũng là nơi nương tựa của sân – si, tại sao chỉ nói đến tham?
Đáp: Tuy đó cũng là nơi nương tựa của sân – si, mà tham là mạnh nhất cho nên chỉ nói đến tham. Nhưng trong kinh nói có thể biến đổi hư hoại cho nên gọi là Thế tục.
Như trong kinh nói: “Tỳ kheo Phong Thiêm đi đến nơi Đức Phật, đầu lạy sát hai chân rồi thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Đã nói đến Thế tục thì nghĩa của Thế tục là gì? Đức Phật bảo với Phong Thiêm: Là có thể biến đổi hư hoại, cho nên gọi là Thế tục. Tỳ kheo Phong Thiêm lại thưa với Đức Phật rằng: Cái gì là có thể biến đổi hư hoại? Đức Phật bảo với Phong Thiêm: Nhãn xứ có thể biến đổi hư hoại, Sắc xứ có thể biến đổi hư hoại, cho đến Ý xứ có thể biến đổi hư hoại, Pháp xứ có thể biến đổi hư hoại, bởi vì có thể biến đổi hư hoại cho nên gọi là Thế tục.”
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói mười hai Xứ là có thể biến đổi hư hoại cho nên gọi là Thế tục, chứ không phải là pháp nào khác?
Đáp: Quán xét người tiếp nhận hóa độ, nên nghe nói về các Xứ là Thế tục mà được hiểu biết rõ ràng, cho nên chỉ nói về Xứ; như trong kinh khác nói những Thủ uẩn gọi là Thế tục, kinh này cũng như vậy. Lại nữa, giáo thuyết mười hai Xứ là nói trong phạm vi của Xứ, mà thâu nhiếp tất cả các pháp cho nên chỉ nói đến Xứ.
Hỏi: Các pháp biến đổi hư hoại đều là Thế tục chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có pháp là Thế tục mà không phải là biến đổi hư hoại, đó là Khổ đế – Tập đế thuộc quá khứ vị lai.
2. Có pháp là biến đổi hư hoại mà không phải là Thế tục, đó là Đạo đế thuộc hiện tại.
3. Có pháp là Thế tục cũng là biến đổi hư hoại, đó là Khổ đế – Tập đế hiện tại.
4. Có pháp không phải là Thế tục cũng không phải là biến đổi hư hoại, đó là Đạo đế thuộc quá khứ – vị lai, và tất cả vô vi.
Hỏi: Biến đổi và hư hoại có gì sai biệt?
Đáp: Biến đổi là biểu hiện rõ ràng về pháp Vô thường vi tế, hư hoại là biểu hiện rõ ràng về pháp Vô thường thô thiển. Lại nữa, biến đổi là biểu hiện rõ ràng về Vô thường thuộc sát-na, hư hoại là biểu hiện rõ ràng về Vô thường thuộc chúng đồng phần. Lại nữa, biến đổi là biểu hiện rõ ràng về Vô thường thuộc phần bên trong, hư hoại là biểu hiện rõ ràng về Vô thường thuộc phần bên ngoài. Lại nữa, biến đổi là biểu hiện rõ ràng về Vô thường thuộc trí hữu tình, hư hoại là biểu hiện rõ ràng về Vô thường thuộc trí vô tình, như nói nhà cửa hư hoại – kho tàng… hư hoại.
Thế nào là Kiến vô lậu? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Tuy trước đây nó tổng quát về ba loại Kiến – Trí và Tuệ, mà chưa nói riêng biệt thế nào là Kiến vô lậu, thế nào là Trí vô lậu? Phần luận trước là nơi nương tựa căn bản của phần luận này, điều gì phần luận trước chưa nói thì nay cần phải nói đến điều đó. Lại nữa, tuy trước đây đã nói vế Kiến – Trí thế tục, nay muốn hiển bày về pháp đối trị gần của pháp ấy, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là Kiến vô lậu?
Đáp: Trừ ra Tận Trí – Vô sinh trí, còn lại Tuệ vô lậu. Điều này lại là thế nào? Đó là tám Nhẫn vô lậu hiện quán biên, và tám Trí về Học – Chánh kiến Vô học.
Hỏi: Thế nào là Trí vô lậu?
Đáp: Trừ ra Nhẫn vô lậu, còn lại Tuệ vô lậu. Điều này lại là thế nào? Đó là tám Trí về Học-Vô học.
Đã nói về tự tánh của Kiến-Trí vô lậu, nay sẽ biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạp và không xen tạp.
Hỏi: Các Kiến vô lậu là Trí vô lậu chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Kiến vô lậu mà không phải là Trí vô lậu, đó là Nhẫn vô lậu, bởi vì loại này có tướng của Kiến mà không có tướng của Trí.
2. Có lúc Trí vô lậu mà không phải là Kiến vô lậu, đó là Tận Trí – Vô sinh trí, bởi vì loại này có tướng của Trí mà không có tướng của Kiến.
3. Có lúc Kiến vô lậu cũng là Trí vô lậu, đó là trừ ra Nhẫn vô lậu – Tận trí – Vô sinh trí, còn lại Tuệ vô lậu. Điều này lại là thế nào? Đó là tám trí về Học và Chánh kiến Vô học, bởi vì loại này có tướng của Kiến và tướng của Trí.
4. Có lúc không phải là Kiến vô lậu cũng không phải là Trí vô lậu, đó là trừ ra những tướng trước. Tướng là thuộc về danh, nói rộng ra như trước. Điều này lại là thế nào? Đó là trong Hành uẩn trừ ra Tuệ vô lậu, còn lại các Hành uẩn và bốn Uẩn toàn phần, cùng với pháp vô vi làm thành câu thứ tư. Kiến – Trí vô lậu thâu nhiếp lẫn nhau, bốn câu phân biệt dựa theo Định nên biết.
Hỏi: Các Kiến vô lậu thành tựu thì đó là Trí vô lậu chăng?
Đáp: Các Trí vô lậu thành tựu cũng là Kiến vô lậu. Có lúc Kiến vô lậu thành tựu mà không phải là Trí vô lậu, đó là lúc Khổ pháp trí nhẫn hiện rõ ở trước mắt, lúc bấy giờ chưa tu về Trí vô lậu. Luận sư của bản luận này khéo léo biết rõ sự sai biệt về tành tướng của các pháp, nếu cần phải nói thì thậm chí một niệm cũng nói riêng biệt, không cần phải nói thì cho đến số lượng vượt quá nước trong bốn biển rộng mà cũng không nói, đã nói đến mở rộng hay tóm lược thì cần phải quán xét có công dụng hay không!
Hỏi: Vì sao trong này chỉ nói đến bốn phần là hỏi-xác định-thâu nhiếp và thành tựu mà không nói về Đoạn?
Đáp: Có cấu nhiễm là Đoạn, vô lậu không có cấu nhiễm cho nên không nói về Đoạn; như áo quần, đồ đựng… thì phải có vết bẩn, cần phải giặt rửa sạch sẽ, chứ không phải là đồ vật không có vết bẩn, vì thế cho nên vô lậu không cần phải nói về Đoạn.
Hỏi: Nếu pháp vô lậu không cần phải Đoạn, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Này Tỳ kheo! Nếu các ông hiểu Ta đã nói về chiếc bè dụ cho pháp môn thì pháp hãy còn phải đoạn bỏ, huống gì là không phải pháp? “Pháp này nên biết chính là Đạo vô lậu.
Đáp: Đoạn có hai loại:
1. Đoạn thuộc về đoạn bỏ ái.
2. Đoạn thuộc về rời bỏ.
Thánh đạo tuy không có Đoạn thuộc về đoạn bỏ ái mà có Đoạn thuộc về rời bỏ, lúc nhập Niết-bàn thì rời bỏ pháp này, nghĩa là các Tỳ kheo trước đó dựa vào Thánh đạo mà các lậu được trừ hết, bởi vì ý niệm báo ân cho nên thường xuyên trở lại tu tập dấy khởi Thánh đạo hiện rõ trước mắt, về sau bị những nỗi khổ của bốn trăm lẽ bốn căn bệnh ở thế gian bức bách quá sức. Vì vậy Đức Phật bảo rằng: Tỳ kheo các ông đã dựa vào Thánh đạo mà làm những việc cần làm, bây giờ nên rời bỏ để tiến vào Niết-bàn vô dư y. Như người dựa vào chiếc bè được qua sông rồi, nghĩ báo đền công ân mà hãy còn mang đi theo, người ta nói cho biết rằng: Trước đây ông dựa vào chiếc bè này đã được qua sông, này có thể rời bỏ mà đi nhẹ nhàng. Tỳ kheo cũng như vậy.
Hỏi: Trong này thế nào là pháp, là phi pháp?
Đáp: Ngôn giáo trong đạo là pháp, ngôn giáo ngoài đạo là phi pháp. Ngôn giáo trong đạo hiển bày về Không, Vô ngã tùy thuận với Niết, bàn, có năng lực làm cho vĩnh viễn đoạn dứt sinh lão bệnh tử, hãy còn cần phải đoạn bỏ, huống gì tất cả ngôn giáo ngoài đạo trái với Không-Vô ngã, ngược lại với Niết-bàn, có năng lực làm cho sinh lão bệnh tử của thế gian tăng trưởng và nối tiếp nhau mà không cần phải đoạn bỏ hay sao?
Lại có người nói: Nếu khéo léo thọ trì Danh-Cú-Văn thân thì đó là pháp, không khéo léo thọ trì Danh-Cú-Văn thân thì đó là phi pháp, khéo léo thọtrì hãy còn cần phải đoạn bỏ, huống hồ không khéo léo mà không cần phải đoạn bỏ hay sao?
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Nếu khéo léo thọ trì A-kiệp-ma thì đó là pháp, không khéo léo thọ trì A-kiệp-ma thì đó là phi pháp, khéo léo thọ trì hãy còn cần phải đoạn bỏ, huống hồ không khéo léo mà không cần phải đoạn bỏ hay sao?”
Hiếp Tôn giả nói: “Tác ý như lý là pháp, tác ý không như lý là phi pháp, tác ý như lý hãy còn cần phải đoạn bỏ, huống hồ không như lý mà không cần phải đoạn bỏ ư?”
Lại nữa, tàm-quý là pháp, không có tàm-không có quý là phi pháp; ba căn thiện là pháp, ba căn bất thiện là phi pháp; bốn Niệm trú là pháp, bốn điên đảo là phi pháp; năm Căn là pháp, năm Cái là phi pháp; sáu Tùy niệm là pháp, sáu Ái thân là phi pháp; bày Giác chi là pháp, bảy tùy miên là phi pháp; tám Đạo chi là pháp, tám Tà chi là phi pháp; chín Thứ đệ Định là pháp, chín Kiết là phi pháp; muời nghiệp đạo thiện là pháp, mười nghiệp đạo bất thiện là phi pháp. Những pháp thanh tịnh này hãy còn cần phải đoạn bỏ, huống hồ những pháp tạp nhiễm kia mà không cần phải đoạn bỏ hay sao?