LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG IV: NGHIỆP UẨN
Phẩm Thứ Nhất: LUẬN VỀ ÁC HÀNH
(Từ quyển 112 – đầu quyển 116)
Ba hành ác-ba căn bất thiện, là trước thâu nhiếp sau hay là sau thâu nhiếp trước? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương, đã lĩnh hội rồi, tiếp theo nên giải thích rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba hành ác-ba căn bất thiện.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà không giải thích rộng ra, cũng không nói là ba hành ác thâu nhiếp ba căn bất thiện, hay là ba căn bất thiện thâu nhiếp ba căn hành ác. Kinh là căn bản của luận này, điều gì trong kinh chưa giải thích thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.
Ba hành ác, đó là hành ác của thân, hành ác của ngữ, hành ác của ý. Thế nào là hành ác của thân…? Như Đức Thế Tôn nói: “Thế nào là hành ác của thân? Đó là sát sinh-trộm cắp và tà dâm. Thế nào là hành ác của ngữ? Đó là nói dối trá-nói chia sẽ-nói hung ác-nói dơ bẩn. Thế nào là hành ác của ý? Đó là tham dục-sân giận và tà kiến.”
Nên biết trong này Đức Thế Tôn chỉ nói đến hành ác do nghiệp đạo căn bản thâu nhiếp, chứ không nói đến hành ác do nghiệp đạo gia hạnh về sau dấy khởi thâu nhiếp. Trong luận Phát Trí này nói chung về tất cả thân nghiệp bất thiện, hoặc là do nghiệp đạo thâu nhiếp, hoặc không phải là do nghiệp đạo thâu nhiếp, như vậy tất cả gọi là hành ác của thân; nói chung về tất cả ngữ nghiệp bất thiện, hoặc là do nghiệp đạo thâu nhiếp, hoặc không phải là do nghiệp đạo thâu nhiếp, như vậy tất cả gọi là hành ác của ngữ; nói chung về tất cả ý nghiệp bất thiện, hoặc là do nghiệp đạo thâu nhiếp, hoặc không phải là do nghiệp đạo thâu nhiếp, như vậy tất cả gọi là hành ác của ý.
Như các hànhh ác thâu nhiếp trong luận này, luận Tập Dị Môn cũng đưa ra cách nói này, bởi vì luận ấy nói: “Thế nào là hành ác của thân? Đó là sát sinh-trộm cắp và tà dâm.” Như vậy đã nói tùy thuận trong kinh. Lại nói: “Lại nữa, sát sinh-trộm cắp-phi phạm hạnh.”Như vậy lại thâu nhiếp những điều trước đây không thâu nhiếp, đối với vợ mình đã khởi lên hành động dâm dục. Lại nói: “Có thân nghiệp bất thiện khác.: như vậy lại thâu nhiếp tất cả nghiệp đạo gia hạnh sau khi dấy khởi. Lại nói: “Có các quả báo khác do phi lý mà dẫn dắt thân nghiệp.”
Hỏi: Thế nào là do phi lý mà dẫn dắt thân nghiệp, do trước chưa thâu nhiếp mà nay lại thâu nhiếp chăng?
Đáp: Trước nói về tự tánh, nay nói về cùng dấy khởi. Lúc này do điều gì mà cùng dấy khởi? Đó là tác ý phi lý.
Lại có người nói: Đây là tất cả thân nghiệp hữu phú vô ký, và một phần thân nghiệp vô phú vô ký. Tất cả thân nghiệp hữu phú vô ký, đó là địa Tĩnh lự thứ nhất do yêu thích nịnh bợ… mà dấy khởi. Một phần thân nghiệp vô phú vô ký, đó là cần phải qua lại như vậy, đi đứng như vậy, ngồi nằm như vậy, cắt may như vậy, khâu đan như vậy, mà không qua lại-đi đứng cho đến khâu đan như vậy, những thân nghiệp này làm mà không thuận với việc làm, không hợp với lý cho nên thâu nhiếp ở trong phẩm do phi lý mà dẫn dắt, vì vậy gọi là hành ác của thân.
Nếu đưa ra cách nói này, thì hành ác của thân bao gồm bất thiệnvô ký-cõi Dục-cõi Sắc, nhưng hành ác chỉ là bất thiện-chỉ thuộc cõi Dục. Vì vậy cách nói trước là hợp lý.
Vả lại, luận ấy nói: “Thế nào là hành ác của ngữ? Đó là nói đến dối trá-nói chia rẽ-nói hung ác-nói dơ bẩn.” Như vậy đã nói tùy thuận trong kinh. Lại nói: “Có ngữ nghiệp bất thiện khác.” Như vậy lại thâu nhiếp tất cả nghiệp đạo gia hạnh sau khi dấy khởi. Lại nói: “Có các quả báo khác do phi lý mà dẫn dăt ngữ nghiệp.”s
Hỏi: Thế nào là do phi lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp, do trước chưa thâu nhiếp mà nay lại thâu nhiếp chăng?
Đáp: Trước nói về tự tánh, nay nói về cùng dấy khởi. Lúc này do điều gì mà cùng dấy khởi? Đó là tác ý phi lý.
Lại có người nói: Đây là tất cả ngữ nghiệp hữu phú vô ký, và một phần ngữ nghiệp vô phú vô ký. Tất cả ngữ nghiệp hữu phú vô ký, đó là địa Tĩnh lự thứ nhất do yêu thích nịnh bợ… mà dấy khởi. Một phần ngữ nghiệp vô phú vô ký, đó là cần phải nói một lời-hai lời-nhiều lời, lời của nam-lời của nữ-lời không phải nam nữ-lời quá khứ-vị lai-hiện tại, mà không nói một lời cho đến lới quá khứ-vị lai-hiện tại như vậy, những ngữ nghiệp này nói mà không hợp với lời nói, không hợp với lý cho nên thâu nhiếp ở trong phẩm do phi lý mà dẫn dắt, vì vậy gọi là hành ác của ngữ.
Nếu đưa ra cách nói này, thì hành ác của ngữ bao gồm bất thiệnvô ký-cõi Dục-cõi Sắc, nhưng hành ác chỉ là bất thiện, chỉ thuộc cõi Dục, vì vậy cách nói trước là hợp lý.
Và lại, luận ấy nói: “Thế nào là hành ác của ý? Đó là tham dụcsân giận và tà kiến.” Như vậy đã nói tùy thuận trong kinh. Lại có: “Có nghiệp bất thiện khác.” Như vậy lại thâu nhiếp những suy nghĩ bất thiện. Lại nói: “Có những quả bào khác do phi lý mà dẫn dắt nghiệp.”
Hỏi: Thế nào là do phi lý mà dẫn dắt ý nghiệp, do trước chưa thâu nhiếp mà nay lại thâu nhiếp chăng?
Đáp: Trước nói về tự tánh, nay nói về cùng dấy khởi. Lúc này do điều gì mà cùng dấy khởi? Đó là tác ý phi lý.
Lại có người nói: Đây là tất cả ý nghiệp hữu phú vô ký, và một phần ý nghiệp vô phú vô ký, gọi là do phi lý mà dẫn dắt ý nghiệp. Tất cả ý nghiệp hữu phú vô ký do phi lý mà dẫn dắt, đó là ý nghiệp tương ưng với Hữu thân kiến-Biến chấp kiến của cõi Dục, và ý nghiệp tương ưng với tất cả phiền não của cõi Sắc-Vô sắc. Một phần ý nghiệp vô phú vô ký do phi lý mà dẫn dắt, đó là các ý nghiệp dấy khởi như trước nói, thân nghiệp- ngữ nghiệp vô phú vô ký do phi lý mà dẫn dắt.
Nếu đưa ra cách nói này, thì hành ác của ý bao gồm bất thiện và vô ký, lại bao gồm ba cõi, nhưng hành ác chỉ là bất thiện, chỉ thuộc cõi Dục, vì thế cho nên cách nói trước là hợp lý.
Như luận Phát Trí, luận Tập Dị Môn thâu nhiếp hành ác của thân và hành ác của ngữ, trong luận Thi Thiết đã nói cũng như vậy, chỉ trừ ra hành ác của ý mà luận ấy nói là có sự thâu nhiếp riêng.
Hỏi: Là ba hành ác của thân thâu nhiếp tất cả hành ác của thân, hay là tất cà hành ác của thân thâu nhiếp ba hành ác của thân?
Đáp: Tất cả thâu nhiếp ba chứ không phải là ba thâu nhiếp tất cả. Không thâu nhiếp điều gì? Đó là không phải giết hại mạng sống, mà dùng tay-gậy… để đánh đập hữu tình, và không phải tà hạnh, bởi vì đối với những hạnh thích hợp mà làm thành hạnh bất tịnh; khởi lên các nghiệp phóng túng như uống rượu…, bởi vì không nhận biết đúng đắn mà suy nghĩ sai lạc, thọ dụng các thứ đồ ăn thức uống…, và không thể nào tránh khỏi những sự việc phạm giới. Những thân nghiệp đã khởi lên như vậy không phải là do ba hành ác đã thâu nhiếp.
Hỏi: Những sự việc phạm giới thì vô lượng, làm sao có thể tránh được, tuy là rời bỏ điều này mà lại tiếp cận với điều kia?
Đáp: Ở mọi nơi đều có, muốn lìa bỏ thật là khó, có thể không nhiễm theo, thì đó là thật sự tránh được. Vì vậy có người nói: Thân tuy ở xa mà thuận theo cách nói ấy, thì gọi là gần gũi; thân tuy ở gần mà không thuận theo thói quen ấy, thì gọi là rời xa.
Hỏi: Là bốn hành ác của ngữ thâu nhiếp tất cả hành ác của ngữ, hay là tất cả hành ác của ngữ thâu nhiếp bốn hành ác của ngữ?
Đáp: Tất cả thâu nhiếp bốn chứ không phải là bốn thâu nhiếp tất cả. Không thâu nhiếp là sao? Đó là như có một người, một mình ở nơi vắng lặng trống trải, dấy lên nói như vậy: Không có bố thí, không có yêu thương, không có thờ cúng. Hành ác của ngữ như vậy, hữu tình thế gian không phát sinh hiểu biết, không phải là do bốn hành ác thâu nhiếp.
Hỏi: Là ba hành ác của ý thâu nhiếp tất cả hành ác của ý, hay là tất cả hành ác của ý thâu nhiếp ba hành ác của ý?
Đáp: Tất cả thâu nhiếp ba chứ không phải là ba thâu nhiếp tất cả. Không thâu nhiếp thế nào? Đó là tham dục-sân giận-tà kiến, cùng phát sinh Thọ-Tưởng-Hành-Thức, không phải là do ba ác hành thâu nhiếp. Trong luận ấy, ác hành của ý thâu nhiếp tự tánh của bốn Uẩn, như vậy thi thiết tự tánh của năm Unẩ làm các hành ác.
Hỏi: Luận Phát Trí này, luận Tập Dị Môn và trong kinh Phật, cùng với luận Thi Thiết thâu nhiếp các hành ác, tại sao không giống nhau?
Đáp: Dựa vào hai loại mà nói về các hành ác:
- Dựa vào thế tục.
- Dựa vào thắng nghĩa.
Đó là trong kinh phật và luận Thi Thiết dựa vào phần thế tục mà nói về các hành ác; luận Phát Trí này và luận Tập Dị Môn, dựa vào phần thắng nghĩa mà nói về các hành ác. Như dựa vào thế tụcthắng nghĩa mà phân biệt, như vậy dựa vào nghĩa không rõ ràng-nghĩa rõ ràng, có ý nghĩa riêng biệt-không có ý nghĩa riêng, có nhân duyên khác-không có nhân duyên khác, Hiện quán về thế tục đế-Hiện quán về thắng nghĩa đế…, nên biết cũng như vậy.
Lại có người nói: Bởi vì ba duyên cho nên thâu nhiếp không giống nhau:
- Bởi vì tự tánh.
- Bởi vì xen tạp với nhau.
- Bởi vì thế gian chê trách.
Luận Phát Trí này và luận Tập Dị Môn, nói đến tự tánh ấy; trong luận Thi Thiết nói về sự xen tạp với nhau, nếu pháp tuy không phải là tự tánh của hành ác, mà cùng với hành ác hòa lẫn hỗn tạp nhau, cho nên cũng mang lấy tên gọi ấy. Ở trong kinh nói về thế gian chê trách, bởi vì các thế gian phần nhiều phát sinh chê trách đối với nghiệp đạo căn bản, chứ không phải là đối với gia hạnh sau khi dấy khởi nghiệp đạo. Bởi vì duyên này cho nên kinh-luận thâu nhiếp các hành ác không giống nhau.
Như vậy gọi là tự tánh của hành ác.
Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói về nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là hành ác, hành ác có nghĩa gì?
Đáp: Đáng chán ngán hủy bỏ cho nên gọi là ác, thường xuyên thực hiện dựa vào nơi chốn cho nên gọi là hành.
Đáng chán ngán hủy bỏ cho nên gọi là ác, như có người nói: Vợ con xấu xa, ăn mặc xấu xa, người xấu xa-nơi chốn xấu xa-qua lại xấu xa…
Thường xuyên thưc hiện dựa vào nơi chốn cho nên gọi là hành, đó là giết hại mạng sống-nói lời thô ác và sân giận, thực hiện ở nơi hữu tình; không cho mà lấy-ham muốn tà hạnh và tham dục, thực hiện ở nơi vật dụng tiền của; nói lời dối trá-nói lời chia rẽ và nói lời dơ bẩn, thực hiện ở nời tên gọi; tà kiến, thực hiện ở nơi danh sắc.
Lại có người nói: Cảm lấy quả nhận chịu khổ đau cho nên gọi là ác, chuyển động nhanh chóng sắc bén cho nên gọi là hành.
Hỏi: Chìm trong các điều ác sao nói là nhanh chóng sắc bén?
Đáp: Những hành ác ấy có sự khéo léo tài tình như vậy, tuy thực hiện điếu ác mà làm cho thế gian không biết rõ điều ác ấy, cho nên gọi là nhanh chóng sắc bén.
Lại có người nói: Thói quen gần người ác cho nên có thể dẫn dắt nẽo ác, vì vậy gọi là hành ác.
Lại có người nói: Có ba nhân duyên cho nên gọi là hành ác, đó là do suy nghĩ ác mà suy nghĩ, do lời nói ác mà nói ra, do việc làm ác mà gây ra. Do suy nghĩ ác mà suy nghĩ, đó là hành ác của ý; do lời nói ác mà nói ra, đó là hành ác của ngữ; do việc làm ác mà gây ra, đó là hành ác của thân.
Lại có người nói: Có ba nhân duyên cho nên gọi là hành ác, đó là bởi vì nghĩa gây ra điều ác, bởi vì đáng chán ngán hủy bỏ, bởi vì quyết định luôn luôn cảm lấy quả không yêu thích. Nghĩa gây ra điều ác, là thực hiện các hành ác của thân-ngữ và ý, cho nên gọi là hành ác. Đáng chán ngán hủy bỏ, đó là thực hiện các hành ác vi phạm hủy hoại giới luật, thường bị chư Thiên-Đại sư-người có trí-người cùng phạm hạnh chán ghét rời bỏ. Quyết định luôn luôn cảm lấy quả không yêu thích, đó là các hành ác của thân-ngữ-ý vốn có, không có nơi nào-không có lẽ nào có thể cảm lấy quả đáng yêu thích, mà có nơi chốn-có khả năng cảm lấy quả không yêu thích.
Luận Tập Dị Môn cũng đưa ra cách nói này: “Có nhân duyên gì mà gọi là hành ác? Đó là việc làm ấy có thể cảm lấy quả không yêu thích-không vừa lòng-không như ý.” Đây là hiển bày về quả Đẳng lưu. Lại nói: “Có thể cảm lấy dị thục không yêu thích-không vừa lòngkhông như ý.” Đây là hiển bày về quả Dị thục.
Ba căn bất thiện, đó là tham-sân và si.
Hỏi: Ba căn này lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Căn bất thiện Tham có năm, tức là Ái hệ thuộc cõi Dục do năm Bộ mà đoạn; căn bất thiện Sân có năm, tức là Nhuế do năm Bộ mà đoạn; căn bất thiện Si có năm, tức là toàn phần Vô minh hệ thuộc cõi Dục do kiến Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn, cùng một phần do kiến Khổ mà đoạn. Nhưng Vô minh do kiến Khổ mà đoạn có mười loại, trong này trừ ra loại tương ưng với Hữu thân kiến-Biên chấp kiến, chọn lấy Vô minh còn lại cho nên nói là một phần. Mười lăm pháp này chỉ là bất thiện, sinh ra tất cả pháp bất thiện, cho nên gọi là căn bất thiện. Ba căn này đều tương ưng với sáu Thức thân. Đó gọi là tự tánh của ba căn bất thiện.
Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là căn bất thiện, căn bất thiện có nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa có thể sinh ra bất thiện là nghĩa của căn bất thiện; nghĩa có thể nuôi giữ bất thiện, nghĩa có thể tăng thêm bất thiện, nghĩa có thể phát triển bất thiện, nghĩa có thể thêm nhiều bất thiện, nghĩa có thể giữ gìn bất thiện, nghĩa có thể làm cho bất thiện lan rộng khắp nơi, là nghĩa của căn bất thiện.
Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Nghĩa về các nhân bất thiện là nghĩa của căn bất thiện; nghĩa về các chủng tử bất thiện, nghĩa về cùng dấy khởi bất thiện, nghĩa có thể làm nhân thay đổi dẫn đến bất thiện, nghĩa làm nhân thay đổi theo sinh ra bất thiện, nghĩa thâu nhiếp thêm tất cả pháp bất thiện, là nghĩa của căn bất thiện.”
Đại đức nói rằng: “Nương tựa vào pháp này khắp nơi có thể sinh trưởng các pháp bất thiện, có thể làm cho nhân thay đổi, làm cho nhân thay đổi theo, thâu nhiếp thêm nhiều bất thiện, cho nên gọi là căn bất thiện.”
Hỏi: Nếu nghĩa về nhân bất thiện là nghĩa của căn bất thiện, thì ngay nơi năm Uẩn bất thiện của đời trước, làm nhân cho tất cả năm Uẩn bất thiện đã sinh-chưa sinh của đời sau; mười nghiệp đạo bất thiện của đời trước, làm nhân cho tất c mười nghiệp đạo bất thiện đã sinh-chưa sinh của đời sau; ba mươi bốn phẩm tùy miên câu sinh bất thiện của đời trước, làm nhân cho tất cả ba mươi bốn phẩm tùy miên câu sinh bất thiện đã sinh-chưa sinh của đời sau. Như vậy tất cả pháp bất thiện đều nên gọi là căn bất thiện, ba loại như vậy có nhân duyên bất cọng thù thắng nào, mà Đức Thế Tôn chỉ thiết lập làm căn bất thiện?
Đáp: Đây là Đức Thế Tôn có cách nó khác, Đại Sư quán xét tâm hành-ý nguyện-ưa thích của hữu tình đã cảm hóa kia, giản lược mà nói cho rõ ràng.
Hiếp Tôn Giả nói: “Chỉ riêng Phật Thế Tôn hiểu rõ ràng tận cùng tnah1 tướng của các pháp, cũng biết rõ về thế dụng của các pháp, chứ không phải là người khác mà biết được. Nếu pháp có tướng của căn bất thiện thì thuận theo mà thiết lập, không có tướng của căn bất thiện thì không thiết lập.”
Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Đại Sư biết ba căn bất thiện này, có thế dụng như vậy, mạnh mẽ như vậy, gần gũi như vậy, luôn luôn làm nhân cho tất cả bất thiện; trừ ra căn bất thiện này, pháp bất thiện còn lại thì không có sự việc như vậy.”
Lại có người nói: Ba loại như vậy, có thể sinh ra tất cả các pháp bất thiện, khó đoạn-khó diệt-khó vượt qua, vì vậy chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Lại có người nói: Ba loại như vậy, có nhiều những lỗi lầm tai họa, đó là sinh ra rất nhiều buồn lo khổ sở của tất cả pháp hiện tại và pháp đời sau, vì vậy chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Lại có người nói: Ba loại như vậy, là chướng ngại nhất đối với sự thoát khỏi cõi Dục, như cai ngục khỏe mạnh canh giữ cửa ngục, vì vậy chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Lại có người nói: Ba loại như vậy, ở trong bất thiện là thù thắng nhất, là đúng đầu tất cả, đi phía trước-dẫn dắt phía trước, như tướng quân mạnh nhất dẫn dắt tất cả, căn bất thiện này bởi vì lực tăng thượng, có thể làm cho tất cả bất thiện tăng thêm nhiều, vì vậy chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Lại có người nói: Ba loại như vậy, làm kẻ thù chướng ngại đối trị gần với ba căn thiện, cho nên chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Lại có người nói: Ba loại như vậy, luôn luôn làm nhân-làm cănlàm mắt-làm tập-làm duyên cho tất cả bất thiện, phát khởi tất cả các pháp bất thiện, chướng ngại tất cả các pháp công đức, là thù thắng nhất trong các pháp bất thiện, cho nên chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Lại có người nói: Ba loại như vậy, thâu nhiếp tất cả các pháp bất thiện khắp nơi, đó là các bất thiện, hoặc là phẩm tham, hoặc là phẩm si, vì vậy chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Vả lại, ba loại này đầy đủ năm nghĩa, đó là bao gồm năm Bộ, có mặt khắp sáu Thức, là tnah1 tùy miên, có thể dấy khởi thân nghiệp-ngữ nghiệp thọ ác, làm gia hạnh vững manh đoạn mất căn thiện, vì vậy chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện. Bao gồm năm Bộ là ngăn chặn năm Kiến-Nghi; có mặt khắp sáu Thức là ngăn chặn các Mạn của nó; là tánh tùy miên thì ngăn chặn Triền-Cấu…; có thể dấy khởi thân nghiệpngữ nghiệp thô ác, làm gia hạnh vững mạnh đoạn mất căn thiện, là hiển bày rõ ràng về nghĩa của căn.
Vả lại, năm nghĩa này ngăn chặn tất cả các pháp để thành lập về nghĩa của căn, đó là pháp không nhiễm ô có khắp nơi sáu Thức, không có bốn nghĩa còn lại; Sắc uẩn nhiễm ô hoàn toàn không có năm nghĩa; Thọ uẩn-Tưởng uẩn nhiễm ô và trừ ra phiền não Triền-Cấu, những Hành uẩn nhiễm ô tương ưng còn lại, tuy bao gồm năm Bộ-cũng phủ khắp sáu Thức, mà không phải là gia hạnh vững mạnh đoạn mất căn thiện; tất cả Hành uẩn nhiễm ô không tương ưng, tuy bao gồm năm Bộ mà không có bốn nghĩa còn lại. Trong Thức uẩn nhiễm ô, năm Thức như Nhãn… hoàn toàn không có năm nghĩa, Ý thức bao gồm năm Bộ, cũng có thể dấy khởi thân nghiệp-ngữ nghiệp thọ ác, mà không có ba nghĩa còn lại. Năm kiến và Nghi trong mười phiền não, có tánh tùy miên chứ không có bốn nghĩa còn lại; Mạn bao gồm năm Bộ, là tánh tùy miên, có thể dấy khởi thân nghiệp và ngữ nghiệp thô ác, mà không có hai nghĩa còn lại. Ở trong mười Triền, hôn trầm-trạo cử-vô tàm-vô quý tuy bao gồm năm Bộ, cũng phủ khắp sáu Thức, mà không phải là tánh tùy miên, tuy khởi lên thân nghiệp-ngữ nghiệp thô ác mà không phải là gia hạnh vững mạnh đoạn mất căn thiện; một loại thụy miên tuy bao gồm năm Bộ mà không có bốn nghĩa còn lại; năm Triền còn lại, tuy khởi lên thân nghiệp-ngữ nghiệp thô ác mà không có bốn nghĩa khác. Sáu phiền não Cấu, tuy cũng có lúc có thể khởi lên thân nghiệp-ngữ nghiệp thô ác mà không có bốn nghĩa còn lại. Chỉ riêng tham-sân-si, đầy đủ năm nghĩa chứ không phải là pháp nào khác, cho nên chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Vả lại, ba loại này phần nhiều đuổi theo-tăng theo đối với ba Thọ, vì vậy chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Vả lại, ba loại này phần nhiều hiện khởi ở hữu tình cõi Dục, có thể phát khởi mười loại nghiệp đạo bất thiện, sinh vào mười nơi chốn xấu ác, cho nên chỉ thiết lập chúng làm ba căn bất thiện.
Ba loại như vậy bao gồm năm Bộ, cùng với sáu Thức đồng thời khởi lên các phẩm bất thiện làm căn. Trong này, phẩm tương ưng với tham, bởi vì hai căn cho nên nói là có căn, đó là tham và Vô minh tương ưng với nó; phẩm tương ưng với sân cũng có hai căn cho nên nói là có căn, đó là sân và Vô minh tương ưng với nó; trừ hai loại này ra, những phẩm tâm bất thiện khác, bởi vì một căn cho nên nói là có căn, đó gọi là Vô minh.
Hỏi: Đức Thế Tôn ở khắp mọi nơi nói về căn không giống nhau, nghĩa là có lúc nói Hữu thân kiến-Biên chấp kiến là căn, có lúc nói Thế Tôn là căn, có lúc nói Lạc dục là căn, có lúc nói không phóng dật là căn, có lúc nói tự tánh là căn, như vậy đều có nghĩa gì?
Đáp: Hữu thân kiến-Biên chấp kiến, bởi vì có thể phát khởi sáu mươi hai kiến, cho nên nói là căn. Đức Thế Tôn có năng lực nói về pháp tạp nhiễm và thanh tịnh, ràng buộc và giải thoát, sinh tử và Niết-bàn, phát khởi Chánh giáo cho nên nói là căn. Lạc dục có thể dẫn dắt tất cả pháp thiện, cho nên nói là căn. Không phóng dật, thâu nhiếp giữ gìn tất cả pháp thiện đã tu, khiến cho không phân tán mất đi, cho nên nói là căn. Tự tánh có thể duy trì tự Thể không mất đi, cho nên nói là căn. Vô vi như vậy, có thể duy trì tự Thể, cho nên nói là căn, cũng không có gì sai.
Lại có người nói: Là nhân Đồng loại duy trì quả Đẳng lưu, hoặc là do tánh của nhân Đồng loại mà duy trì, cho nên tự tánh hữu vi gọi là căn.
Lại có người nói: Do lực của nhân Tương ưng-Câu hữu duy trì, cho nên tự tánh hữu vi gọi là căn; tên gọi có thể biểu hiện rõ ràng tự tánh các pháp, cho nên cũng nói đó là căn của tự tánh. Tham-sân-si này có thể sinh ra-có thể nuôi lớn các pháp bất thiện, cho nên nói là căn. Ba căn bất thiện như chương Kiết Uẩn nói rộng ra.
Đã nói về tự tánh của ba hành ác-ba căn bất thiện, nay sẽ biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạp và không xen tap.
Hỏi: Ba hành ác-ba căn bất thiện là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc hành ác mà không phải là căn bất thiện, đó là hành ác của thân-ngữ, tà kiến-tư bất thiện, bởi vì loại này chỉ có tướng của hành ác, chứ không có tướng của căn bất thiện.
2. Có lúc căn bất thiện mà không phải là hành ác, đó là căn bất thiện Si, bởi vì loại này chỉ có tướng của căn bất thiện, chứ không có tướng của hành ác.
3. Có lúc hành ác cũng là căn bất thiện, đó là căn bất thiện Thamdục-Sân nhuế, bởi vì loại này có đủ tướng của hai loại.
4. Có lúc không phải là hành ác cũng không phải là căn bất thiện, đó là trừ những tướng trước. Tướng là thuộc về tên gọi, trừ ra tên gọi trong ba câu trước đã hiển bày về nghĩa, các pháp còn lại làm thành câu thứ tư. Nghĩa là trong Sắc uẩn, trừ ra Sắc bất thiện chọn lấy Sắc uẩn còn lại; ở trong Hành uẩn, trừ ra ba căn bất thiện, tà kiến bất thiện và tư bất thiện, chọn lấy Hành uẩn-không tương ưng còn lại, và ba Uẩn toàn phần, cùng với pháp vô vi, như vậy tất cả làm thành câu thứ tư, cho nên nói đó là trừ những tướng trước.
Lại nữa, đối với nhãn thức trong phẩm bất thiện câu sinh của Tham, hoặc là có hành ác mà không phải là căn bất thiện, nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc hành ác mà không phải là căn bất thiện, đó là tư bất thiện.
2. Có lúc căn bất thiện mà không phải là hành ác, đó là căn bất thiện Si.
3. Có lúc hành ác cũng là căn bất thiện, đó là căn bất thiện Tham.
4. Có lúc không phải là hành ác cũng không phải là căn bất thiện, đó là trừ những tướng trước.
Như đối với Nhãn thức làm thành bốn câu phân biệt, cho đến đối với Ý thức cũng như vậy. Như đối với phẩm bất thiện câu sinh của Tham làm thành sáu lượt bốn câu phân biệt, đối với phẩm câu sinh của sân cũng như vậy.
Ở trong phẩm bất thiện câu sinh của Tà kiến, chỉ có Ý địa cho nên làm thành một lượt bốn câu phân biệt:
1. Có lúc hành ác mà không phải là căn bất thiện, đó là Tà kiến và tư bất thiện.
2. Có lúc căn bất thiện mà không phải là hành ác, đó là căn bất thiện Si.
3. Có lúc hành ác cũng là căn bất thiện thì không có.
4. Có lúc không phải là hành ác cũng không phải là căn bất thiện, đó là trừ những tướng trước.
Ở trong phẩm bất thiện câu sinh của Vô minh bất cọng, bởi vì cũng chỉ có Ý địa cho nên làm thành một lượt bốn câu phân biệt:
1. Có lúc hành ác mà không phải là căn bất thiện, đó là tư bất thiện.
2. Có lúc căn bất thiện mà không phải là hành ác, đó là căn bất thiện Si.
3. Có lúc hành ác cũng là căn bất thiện thì không có.
4. Có lúc không phải là hành ác cũng không phải là căn bất thiện, đó là trừ những tướng trước.
Ba hành diệu-ba căn thiện, là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước? Cho đền nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba hành diệu-ba căn thiện.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà không giải thích rộng ra, nói rộng ra như trước.
Ba hành diệu, đó là hành diệu của thân, hành diệu của ngữ, hành diệu của ý. Thế nào là hành diệu của thân…? Như Đức Thế Tôn nói: “Thế nào là hành diệu của thân? Đó là lìa bỏ sát sinh, lìa bỏ trộm cắp, lìa bỏ tà dâm. Thế nào là hành diệu của ngữ? Đó là lìa bỏ lời nói dối trá, lìa bỏ lời nói chia rẽ, lìa bỏ lời nói hung ác, lìa bỏ lời nói dơ bẩn. Thế nào là hành diệu của ý? Đó là không có tham, không có sân, chánh kiến.” Nên biết trong này, Đức thế Tôn chỉ nói về hành diệu do nghiệp đạo căn bản thâu nhiếp, chứ không nói đến hành diệu do nghiệp đạo sau khi dấy khởi gia hạnh thâu nhiếp.
Luận Pháp trí này nói chung về tất cả thân nghiệp thiện, hoặc là do nghiệp đạo thâu nhiếp, hoặc không phải là do nghiệp đạo thâu nhiếp, như vậy tất cả gọi là hành diệu của thân; nói chung về tất cả ngữ nghiệp thiện, hoặc là do nghiệp đạo thâu nhiếp, hoặc không phải là do nghiệp đạo thâu nhiếp, như vậy tất cả gọi là hành diệu của ngữ; nói chung về tất cả ý nghiệp thiện, hoặc là do nghiệp đạo thâu nhiếp, hoặc không phải là do nghiệp đạo thâu nhiếp, như vậy tất cả gọi là hành diệu của ý.
Như các hành diệu thâu nhiếp trong luận này, luận Tập Dị Môn
cũng đưa ra cách nói này, bởi vì luận ấy nói: “Thế nào là hành diệu của thân? Đó là lìa bỏ sát sinh, lìa bỏ trộm cắp, lìa bỏ tà dâm.” như vậy đã nói tùy thuận trong kinh. Lại nói: “Lại nữa, lìa bỏ sát sinh, lìa bỏ trộm cắp, lìa bỏ phi phạm nhạnh.” Như vậy lại thâu nhiếp những điều trước đây không thâu nhiếp, lìa bỏ dấy khởi hành động dâm dục đối với vợ mình. Lại nói: “Có thân nghiệp thiện khác.” Như vậy lại thâu nhiếp tất cả nghiệp đạo sau khi dấy khởi gia hạnh. Lại nói: “ Có các quả báo khác do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp.”
Hỏi: Thế nào là do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp, do trước đây chưa thâu nhiếp mà nay lại thâu nhiếp chăng?
Đáp: Trước nói về tự tánh, nay nói về cùng dấy khởi. Lúc này do điều gì mà cùng dấy khởi? Đó là tác ý như lý.
Lại có người nói: Đây là một p[hần thân nghiệp vô phú vô ký, nghĩa là thuận theo qua lại như vậy, đi đứng như vậy, ngồi nằm như vậy, cắt may như vậy, khâu đan như vậy, mà đều là như vậy; như thuận theo qua lại, cho đến khâu đan, những thân nghiệp này do làm mà thuận theo làm, thuận theo Chánh lý, cho nên thâu nhiếp ở trong phẩm do như lý mà dẫn dắt, vì vậy gọi là hành diệu của thân.
Nếu đưa ra cách nói này, thì hành diệu của thân bao gồm thiện và vô ký, nhưng hành diệu chỉ là thiện, vì vậy cách nói trước là hợp lý.
Vả lại, luận ấy nói: “Thế nào là hành diệu của ngữ? Đó là lìa bỏ lời nói dối trá, lìa bỏ lời nói chia rẽ, lìa bỏ lời nói hung ác, lìa bỏ lời nói dơ bẩn.” Như vậy đã nói tùy thuận trong kinh. Lại nói: “Có ngữ nghiệp thiện khác.” Như vậy lại thâu nhiếp tất cả nghiệp đạo sau khi dấy khởi gia hạnh. Lại nói: “Có các quả báo khác do như lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp.”
Hỏi: Thế nào là do như lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp, do trước đây chưa thâu nhiếp mà nay lại thâu nhiếp chăng?
Đáp: Trước nói về tự tánh, nay nói về cùng dấy khởi. Lúc này do điều gì mà cùng dấy khởi? Đó là tác ý như lý.
Lại có người nói: Đây là một phần ngữ nghiệp vô phú vô ký, nghĩa là thuận theo nói một lời-hai lời-nhiều lời, lời của nam-lời của nữ-lời không phải là nam nữ, lời quá khứ-vị lai-hiện tại, mà đều là như vậy, nói một lời cho đến cho đến lời quá khứ-vị lai-hiện tại, những ngữ nghiệp này nói mà thuận theo nói, thuận theo Chánh lý, cho nên thâu nhiếp ở trong phẩm do như lý mà dẫn dắt, vì vậy gọi là hành diệu của ngữ.
Nếu đưa ra cách nói này, thì hành diệu của ngữ bao gồm thiện và vô ký, nhưng hành diệu chỉ là thiện, vì vậy cách nói trước là hợp lý.
Vả lại, luận ấy nói: “Thế nào là hành diệu của ý? Đó là không có tham, không có sân, chánh kiến.”như vậy đã nói tùy thuận trong kinh. Lại nói: “Có ý nghiệp thiện khác.” Như vậy lại thâu nhiếp tất cả tư duy thuộc thiện. Lại nói: “Có các quả báo khác do như lý mà dẫn dắt ý nghiệp.”
Hỏi: Thế nào là do như lý mà dẫn dắt ý nghiệp, do trước đây chưa thâu nhiếp mà nay lại thâu nhiếp chăng?
Đáp: Trước nói về tự tánh, nay nói về cùng dấy khởi. Lúc này do điều gì mà cùng dấy khởi? Đó là tác ý như lý.
Lại có người nói: Đây là một phần ý nghiệp vô phú vô ký, gọi là do như lý mà dẫn dắt ý nghiệp, đó là các ý nghiệp dấy khởi như trước nói về vô phú vô ký do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp-ngữ nghiệp.
Nếu đưa ra cách nói này, thì hành diệu của ý bao gồm thiện và vô ký, nhưng hành diệu chỉ là thiện, vì vậy cách nói trước là hợp lý. Như luận Phát Trí-luận Tập Dị Môn thâu nhiếp hành diệu của thân-ngữ, trong luận Thi Thiết đã nói cũng như vậy, chỉ trừ ra hành diệu của ý mà luận ấy nói là có sự thâu nhiếp riêng.
Hỏi: Là ba hành diệu của thân thâu nhiếp tất cả hành diệu của thân, hay là tất cả hành diệu của thân thâu nhiếp ba hành diệu của thân?
Đáp: Tất cả thâu nhiếp ba, không phải là ba thâu nhiếp tất cả. Không thâu nhiếp những gì? Đó là lìa bỏ dùng tay-gậy… đánh đập hữu tình, và đã thuận theo thực hiện các hành bất tịnh, cùng với các nghiệp phóng túng như uống rượu… nói trước đây, mà có thể an trú nhận biết đúng đắn-suy nghĩ đúng đắn, thọ dụng đồ ăn thức uống…, lại có thể đích thực tránh được những sự việc phạm giới. Những thân nghiệp đã khởi lên như vậy không phải là do ba hành diệu thâu nhiếp. Những hỏi-đáp còn lại thì như trước nên biết.
Hỏi: Là bốn hành diệu của ngữ thâu nhiếp tất cả hành diệu của ngữ, hay là tất cả hành diệu của ngữ thâu nhiếp cốn hành diệu của ngữ?
Đáp: Tất cả thâu nhiếp bốn, không phải là bốn thâu nhiếp tất cả. Không thâu nhiếp những gì? Đó là như có một người, ở một mình nơi vắng lặng trống trãi dấy lên lời nói như vậy: Có bố thí, có yêu thương, có thờ cúng. Nhưng diệu hạnh của ngữ như vậy, không phát sinh hiểu biết cho hữu tình thế gian, không phải là do bốn hành diệu thâu nhiếp.
Hỏi: Là ba hành diệu của ý thâu nhiếp tất cả hành diệu của ý, hay là tất cả hành diệu của ý thâu nhiếp ba hành diệu của ý?
Đáp: Tất cả thâu nhiếp ba, không phải là ba thâu nhiếp tất cả. Không thâu nhiếp những gì? Đó là không có tham-không có sân, Chánh kiến câu sinh, Thọ-Tưởng-Hành-Thức, không phải là do ba hành diệu thâu nhiếp.
Trong luận ấy hành diệu của ý thâu nhiếp tự tánh của bốn Uẩn, như vậy thi thiết tự tánh của năm Uẩn làm cho hành diệu.
Hỏi: Luận Pháp trí này, luận Tập Dị Môn, và trong kinh-luận Thi Thiết, thâu nhiếp các hành diệu tại sao không giống nhau?
Đáp: Dựa vào hai loại mà nói về các hành diệu:
- Dựa vào thế tục.
- Dựa vào thánh nghĩa.
TNghĩa là trong kinh và luận Thi Thiết, dựa vào phần thế tục mà nói về các hành diệu; luận Pháp Trí này và luận Tập Dị Môn, dựa vào phần thắng nghĩa mà nói về các hành diệu. Như dựa vào thế tục và thắng nghĩa để phân biệt, như vậy dựa vào nghĩa không rõ ràng-nghĩa rõ ràng…, nói rộng ra như trước.
Lại có người nói: Bởi vì ba duyên cho nên sự thâu nhiếp không giống nhau:
- Bởi vì tự tánh.
- Bởi vì xen tạp với nhau.
- Do thế gian vui mừng ca ngợi.
Luận Phát Trí và luận Tập Dị Môn nói về tự tánh ấy; trong luận Thi Thiết nói về sữ xen tạp với nhau, nếu pháp tuy không phải là tự tánh của hành diệu, mà xen tạp cùng với hành diệu, thì cũng có được tên gọi ấy; ở trong kinh nói đến sự vui mừng ca ngợi của thế gian, bởi vì tất cả thế gian phần nhiều khởi lên vui mừng ngợi khen đối với nghiệp đạo căn bản, chứ không phải là đối với nghiệp đạo sau khi dấy khởi gia hạnh. Bởi vì duyên này, cho nên kinh-luận thâu nhiếp các hành diệu không giống nhau. Như vậy gọi là tự tánh của hành diệu.
Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là hành diệu, hành diệu có nghĩa gì?
Đáp: Đáng vui mừng ca ngợi cho nên gọi là diệu, thường xuyên đi qua những nơi nương tựa gọi là hành.
Đáng vui mừng ca ngợi cho nên gọi là diệu, như có người nói rằng: Vợ con xinh đẹp áo quần-ăn uống tốt đẹp, người tốt đẹp, nơi chốn tốt đẹp, qua lại tốt đẹp…
Thường xuyên đi qua những nơi nương tựa cho nên gọi là hành, đó chính là đối với nơi nương tựa của ba loại hành ác trước đây, cùng với nó trái ngược nhau mà dấy khởi ba hành diệu.
Lại có người nói: Cảm lấy quả thọ nhận vui vẻ cho nên gọi là diệu, chuyển động nhanh chóng sắc bén cho nên gọi là hành.
Hỏi: Ở trong hành diệu thì làm sao nhanh chóng sắc bén?
Đáp: Thực hiện hành diệu có phương pháp khéo léo như vậy, tuy không mong cầu danh dự của thế gian, mà bởi vì muốn khuyến khích người khác tu tập hành diệu, những hành diệu đã tu đều là cho người nhận biết, cho nên gọi là nhanh chóng sắc bén.
Lại có người nói: Thói quen gần gũi người thiện có thể dẫn đến nẽo thiện, cho nên gọi là hành diệu.
Lại có người nói: Có ba nhân duyên cho nên gọi là hành diệu, đó là do suy nghĩ thiện mà suy nghĩ, do lời nói thiện mà nói ra, do việc làm thiện mà thực hiện. Do suy nghĩ thiện mà suy nghĩ, đó là hành diệu của ý; do lời bói thiện mà nói ra, đó là hành diệu của ngữ; do việc làm thiện mà thực hiện, đó là hành diệu của thân.
Lại có người nói: Có ba nhân duyên cho nên gọi là hành diệu, đó là bởi vì nghĩa thực hiện điều kiện, bởi vì đáng vui mừng ca ngợi, bởi vì quyết định có thể cảm được quả đáng yêu thích. Nghĩa thực hiện điều kiện, là thực hiện các hành thiện của thân-ngữ và ý, cho nên gọi là hành diệu. Đáng vui mừng ca ngợi, đó là thực hiện các hành thiện giữ gìn bảo vệ giới luật, thường được chư Thiên-Đại sư-người có trí-người cùng phạm hạnh luôn luôn vui mừng ca ngợi. Quyết định có thể cảm được quả đáng yêu thích, đó là tất cả hành diệu của thân-ngữ-ý, không có nơi nào-không có lẽ nào có thể cảm lấy các quả dị thục không yêu thích, mà có nơi chốn-có khả năng có thể cảm được các quả dị thục đáng yêu quý. Luận Tập Dị Môn cũng đưa ra cách nói này.” Có nhân duyên gì mà gọi là hành diệu? Đó là hành diệu ấy có thể cảm được quả đáng yêu-đáng vui-vừa lòng như ý rất đáng ưa thích.” Đây là hiển bày về quả Đẳng lưu. Lại nói: “Có thể cảm được dị thục đáng yêu-đáng vui-vừa lòng như ý rất đáng ưa thích.” Đây là hiển bày về quả Dị thục.
Ba thiện căn, đó là căn thiện không có tham-không có sân-không có si. Thế nào là căn thiện không có tham? Đó là tâm sở pháp tương ưng với tâm, là đối trị với tham, đó gọi là tánh căn thiện không có tham. Thế nào là căn thiện không có sân? Đó là tâm sở pháp tương ưng với tâm, là đối trị với sân, đó gọi là tánh căn thiện không có sân. Thế nào là căn thiện không có sân. Thế nào là căn thiện không có si? Đó là tâm sở pháp tương ưng với tâm, là đối trị với si, đó gọi là tánh căn thiện không có si. Ba căn thiện này, ở trong một tâm có thể đạt được đầy đủ; ba căn bất thiện, không phải là đối với một tâm có thể đạt được đầy đủ. Lại nữa, ba căn thiện phòng vệ đầy đủ tất cả tâm thiện, bao gồm sáu Thức thân hữu lậu và vô lậu; ba căn bất thiện không thể nào phòng vệ đầy đủ tất cả tâm bất thiện. Lại nữa, ba căn thiện tương ưng với tất cả tâm thiện, ba căn bất thiện không tương ưng với tất cả tâm bất thiện. Lại nữa, ba căn thiện có thể phát khởi tất cả tâm tiện khắp nơi, ba căn bất thiện không thể nào phát khởi tất cả tâm bất thiện khắp nơi. Như vậy tùy chuyển và không tùy chuyển…, đều cần phải nói mở rộng. Đây gọi là tự tánh của ba căn thiện.
Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là căn thiện, căn thiện có nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa có thể sinh ra thiện là nghĩa của căn thiện; nghĩa có thể nuôi lớn thiện, nghĩa có thể tăng thêm tiện, nghĩa có thể phát triển thiện, nghĩa có thể thêm nhiều thiện, nghĩa có thể giữ gìn thiện, nghĩa có thể làm cho pháp thiện lan rộng khắp nơi, là nghĩa của căn thiện.
Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Nghĩa về nhân của pháp thiện, là nghĩa của căn thiện; nghĩa về chung tử của pháp thiện, nghĩa về cùng dấy khởi thiện, nghĩa có thể làm nhân thay đổi dẫn đến các thiện, nghĩa làm nhân thay đổi theo sinh ra các thiện, nghĩa thâu nhiếp thêm nhiều tất cả các pháp thiện, là nghĩa của căn thiện.”
Đại đức nói rằng: “Nương tựa vào các pháp này có thể sinh trưởng tất cả pháp thiện khắp nơi, có thể làm cho nhân thay đổi, làm cho nhân thay đổi theo, thâu nhiếp thêm nhiều pháp thiện, cho nên gọi là căn thiện.”
Hỏi: Nếu nghĩa về nhân của pháp thiện là nghĩa của căn thiện, thì năm Uẩn thiện của đời trước, làm nhân cho tất cả năm Uẩn thiện đã sinh-chưa sinh của đời sau; mười nghiệp đạo thiện của đời trước, làm nhân cho tất cả mười nghiệp đạo thiện đã sinh-chưa sinh của đời sau; ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề của đời trước, làm nhân cho tất cả mươi bảy pháp phần Bồ-đề đã sinh-chưa sinh của đời sau. Như vậy thì tất cả pháp thiện đều nên gọi là căn thiện, ba loại như vậy có nhân duyên bất cọng thù thắng gì mà thiết lập làm căn thiện?
Đáp: Đây là Đức Thế Tôn có cách nói khác, Đại Sư quán xét tâm hành-ý nguyện-ưa thích của hữu tình đã cảm hóa kia, giản lược mà nói cho rõ ràng.
Hiếp Tôn giả nói: “Chỉ riêng Phật Thế Tôn hiểu rõ ràng tận cùng tánh tướng của các pháp, cũng biết rõ về thế dụng của các pháp, chứ không phải là người khác có thê biết được. Nếu pháp có tướng của căn thiện thì thuận theo mà thiết lập, không có tướng của căn thiện thì không thiết lập.”
Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Đại Sư biết ba loại căn thiện này, có thế dụng như vậy, mạnh mẽ như vậy, gần gũi như vậy, có thể làm nhân cho tất cả pháp thiện, những pháp thiện còn lại thì không có sự việc như vậy.”
Lại có người nói: Ba căn thiện này là thù thắng nhất đối với các pháp thiện, bởi vì thù thắng cho nên thiết lập làm căn thiện.
Lại có người nói: Ba căn thiện này đối với các pháp thiện, là đứng đầu tất cả-đi phía trước-dẫn dắt phía trước, như tướng quân mạnh mẽ nhất dẫn dắt tất cả; bởi vì lực tăng thượng của căn thiện như vậy, có thể làm cho tất cả pháp thiện tăng thêm nhiều, cho nên thiết lập làm căn thiện.
Lại có người nói: Ba căn thiện này, có thể làm nhân-làm căn-làm mắt-làm tập cho tất cả pháp thiện, phát khởi tất cả pháp thiện, chướng ngại tất cả các pháp bất thiện, ở trong pháp thiện là thù thắng nhất, cho nên thiết lập làm căn thiện.
Lại có người nói: Bởi vì ba căn thiện có thể phát khởi tất cả mười nghiệp đạo thiện, sinh vào mười sự kiện, cho nên thiết lập làm căn thiện.
Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên đối với tụ pháp thiện chỉ thiết lập ba loại này làm căn thiện.
Đã nói về tự tánh của ba hành diệu-ba căn thiện, nay sẽ biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạp-không xen tạp.
Hỏi: Ba hành diệu-ba căn thiện, là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc hành diệu mà không phải là căn thiện, đó là hành diệu của thân-ngữ và tư thiện, bởi vì loại này chỉ có tướng của hành diệu, không có tướng của căn thiện.
2. Có lúc căn thiện mà không phải là hành diệu, đó là Chánh kiến vốn không thâu nhiếp căn thiện không có si, bởi vì loại này chỉ có tướng của căn thiện, không có tướng của hành thì diệu.
3. Có lúc hành diệu cũng là căn thiện, đó là không có tham-không có sân và Chánh kiến, bởi vì loại này có đủ hai loại tướng.
4. Có lúc không phải là hành diệu cũng không phải là căn thiện, đó là trừ những tướng trước. Tướng là thuộc về tên gọi, trừ ra tên gọi trong ba câu trước đã hiển bày về nghĩa, các pháp còn lại làm thành câu thứ tư. Nghĩa là trong Sắc uẩn, trừ ra các Sắc thiện chọn lấy Sắc uẩn còn lại; ở trong Hành uẩn trừ ra ba căn thiện và các tư thiện, chọn lấy Hành uẩn tương ưng không tương ưng còn lại, và ba Uẩn toàn phần, cùng với pháp vô vi, như vậy tất cả làm thành câu thứ tư, cho nên nói đó là những tướng trước.
Lại nữa, đối với Nhãn thức trong phẩm pháp thiện câu sinh, hoặc có lúc hành diệu mà không phải là căn thiện, nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc hành diệu mà không phải là căn thiện, đó là tư thiện.
2. Có lúc căn thiện mà không phải là hành diệu, đó là căn thiện không có si.
3. Có lúc hành diệu cũng là căn thiện, đó là không có tham-không có sân.
4. Có lúc không phải là hành diệu cũng không phải là căn thiện, đó là trừ những tướng trước.
Như đối với Nhãn thức trong phẩm thiện câu sinh, như vậy cho đến đối với Thân thức trong phẩm thiện câu sinh cũng như vậy.
Đối với Chánh kiến trong phẩm câu sinh, hoặc có lúc hành diệu mà không phải là căn thiện, nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc hành diệu mà không phải là căn thiện, đó là tư thiện.
2. Có lúc căn thiện mà không phải là hành diệu, điều ấy không có.
3. Có lúc hành diệu cũng là căn thiện, đó là không có tham-không có sân và Chánh kiến.
4. Có lúc không phải là hành diệu cũng không phải là căn thiện, đó là trừ những tướng trước.
Tận trí – Vô sinh trí trong phẩm câu sinh, hoặc có lúc hành diệu mà không phải là căn thiện, nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc hành diệu mà không phải là căn thiện, đó là tư thiện.
2. Có lúc căn thiện mà không phải là hành diệu, đó là căn thiện không có si.
3. Có lúc hành diệu cũng là căn thiện, đó là không có tham-không có sân.
4. Có lúc không phải là hành diệu cũng không phải là căn thiện, đó là trừ ra những tướng trước.
*******
Ba hành ác – mười nghiệp đạo bất thiện, là ba thâu nhiếp mười, hay là mười thâu nhiếp ba? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba hành ác – mười nghiệp đạo bất thiện.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà không giải thích rộng ra; nói rộng ra như trước. Lại có người nói: Trước đã phân biệt về ba loại hành ác, mà chưa phân biệt về mười nghiệp đạo bất thiện, nay muốn phân biệt cho nên soạn ra phần luận này.
Trong này, ba hành ác thì tên gọi tóm lược mà sự việc mở rộng, mười nghiệp đạo bất thiện thì tên gọi mở rộng mà sự việc tóm lược, cho nên ba hành ác thâu nhiếp mười nghiệp đạo bất thiện, không phải là mười nghiệp đạo bất thiện thâư nhiếp ba hành ác, bởi vì các hành ác thâu nhiếp nghiệp đạo rồi mà lại có dư, vì như đồ đựng lớn che phủ đồ đựng nhỏ má lại có dư, do đó ba thâu nhiếp mười chứ không phải là mười thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Đó là trừ ra do nghịêp đạo đã thâu nhiếp, còn lại hành ác của thân – ngữ và ý. Thế nào là còn lại hành ác của thân – ngữ? Đó là nghiệp đạo của thân – ngữ sau khi dấy khởi gia hạnh, và các nghiệp đã nói trong luận Thi Thiết, cùng với tất cả các nghiệp do Giá tội ( không phải là tội của tự tánh ) thâu nhiếp. Thế nào là còn lại hành ác của ý? Đó là tư thụôc về bất thiện.
Nay sẽ biểu hiện rõ ràng về mười nghiệp đạo bất thiện, có ba loại sai biệt giữa căn bản – gia hạnh và dấy khởi sau.
Ba loại thuộc về sát sinh, đó là nếu người mổ dê, trước đó đi đến chổ con dê, hoặc là mua, kéo đi, trói chặt, đánh đập, cho đến mạng sống chưa đoạn mất, lúc bấy giờ tất cả thân – ngữ nghiệp bất thiện, là thuộc về gia hạnh sát sinh. Nếu dùng tâm giết hại đang đoạn mất mạng sống loài khác, lúc bấy giờ tất cả thân biểu bất thiện và sát-na Vô biểu này, là thuộc về căn bản sát sinh. Từ đây về sau ngay tại nơi này, tất cả hành động lột da-chặt đứt xương thịt, hoặc bán-hoặc ăn, đã khởi lên Biểu, Vô biểu nghiệp của thân, ngữ bất thiện, là thuộc về dấy khởi sau sát sinh.
Ba loại thuộc về trộm cắp, đó là bắt đầu khởi tâm trộm cắp đi đến những nơi ấy, mưu tính, quan sát, đập tường, cắt khóa lấy của cải tiền bạc của người ta, cho đến nhấc đồ vật chưa rời xa nơi ban đầu, lúc bấy giồ tất cả thân, ngữ nghiệp bất thiện, là thuộc về gia hạnh trộm cắp. Nếu dùng tâm trộm cắp đang lấy đồ vật của người ta nhấc lên rời xa nơi ban đầu, lúc bấy giờ tất cả thân biểu bất thiện và sát-na Vô biểu này, là thuộc về căn bản trộm cắp. Từ đây về sau hoặc là chủ đồ vật phát hiện cho đến đánh nhau-làm hại nhau, liền dùng gia hạnh sát sinh làm dấy khởi sau trộm cắp. Nếu người chủ không phát hiện thì mang đồ vật đi xa thọ dụng, lúc bấy giờ đã khởi lên Biểu-Vô biểu nghiệp của thân-ngữ bất thiện, là thuộc về dấy khởi sau trộm cắp.
Ba loại thuộc về tà dâm, đó là vì lửa dục đã bức bách nóng bỏng, hoặc là đưa tin, thư tư, ăn uống, tiền bạc của cải để biểu lộ tướng ái, lúc ấy hoặc vuốt ve, xúc chạm cho đến khii trước hòa hợp, tất cả thân, ngữ nghiệp bất thiện, là thuộc về gia hạnh tà dâm. Nếu vào lúc bấy giờ hai bên hòa hợp đã khởi lên thân biểu bất thiện, và sát-na Vô biểu này, là thuộc về căn bản tà dâm. Trong này, có người nói: Lúc mới hòa hợp thì thành nghiệp đạo. Có người nói: Lúc thỏa mản sự khao khát bức bách thì mới thành mghiệp đạo. Từ đó về sau vẫn dựa vào sự việc này mà có Biểu-Vô biểu nghiệp của thân-ngữ bất thiện, là thuộc về dấy khởi sau tà dâm.
Ba loại thuộc về lời nói dối trá, đó là vì tiền của-danh dự…, cho nên hướng về một hữu tình, hoặc là nơi nhiều người tu tập, giả vờ làm chứng cớ rõ ràng che lấp sự thật để nói khác đi, cho đến khi phát ra lời nói dối trá đã thâu nhiếp tiếp nhận, tất cả thân – ngữ nghiệp bất thiện lúc ấy, là thuộc về gia hạnh của lời nói dối trá. Nếu đang phát ra lời nói dối trá đã thâu nhiếp tiếp nhận, thì tất cả ngữ biểu bất thiện lúc ấy, và sát-na Vô biểu này, là thuộc về căn bản của lời nói dối trá. Từ đây về sau vẫn dựa vào sự việc này mà khởi lên biểu – Vô biểu nghiệp của thân-ngữ bất thiện, là thuộc về dấy khởi sau của lời nói dối trá.
Ba loại thuộc về lời nói chia rẽ, đó là vì tiền của-danh dự…, cho nên tìm đủ mọi cách để chia rẽ-phá hoại đối với bạn thân của người khác, cho đến khi chưa phát ra lời nó phá hoại đích thực, tất cả thân -ngữ nghiệp bất hiện lúc ấy, là thuộc về gia hạnh của lời nói chia rẽ. Nếu dùng ý phá hoại đang phát ra lời nói phá hoại, thì tất cả ngữ biểu bất thiện lúc ấy, và sát-na vô biểu này, là thuộc về căn bản của lời nói chia rẽ. Từ đây về sau vẫn dựa vào sự việc này mà khởi lên Biểu-Vô biểu nghiệp của thân-ngữ bất thiện, là thuộc về dấy khởi sau của lời nói chia rẽ.
Trong này, có người nói: Nếu lời nói chia rẽ làm cho người khác bị tổn hại thì mới thành nghiệp đạo. Nếu như vậy thì phá hoại Thánh nhân lẽ ra không phải là nghiệp đạo, nhưng mà lời nói chia rẽ phá hoại Thánh giả là tội nặng. Nói như vậy thì chỉ khởi tâm phá hoại, nói ra lời nói chia rẻ, nếu tồn hại hay không tổn hại thì đều thành nghiệp đạo.
Ba loại thuộc về lời nói hung ác, đó là vì bản tánh của người ấy nhiều sân giận, sắp phát ra lời nói thì trước tiên hiện rõ sự tức giận, thân quay đi quay lại, sắc mặt đổi khác, mắt trỡn trường dữ tợn, cho đến khi chưa phát ra lời nói nhục mạ đích thực, tất cả thân, ngữ nghiệp bất thiện lúc ấy, là thuộc về gia hạnh của lời nói hung ác. Nếu đến lúc người ấy đã phát ra lời nói nhục mạ, thì tất cả ngữ biểu bất thiện lúc ấy, và sát -na Vô biểu này, là thuộc về căn bản của lời nói hung ác. Từ đây về sau vẫn dựa vào sự việc này mà khởi lên Biểu-Vô biểu nghiệp của thân -ngữ bất thiện, là thuộc về dấy khởi sau của lời nói hung ác.
Trong này, có người nói: Làm cho người khác giận dữ phiền muộn thì mới thành nghiệp đạo. Nếu như vậy thì mắng nhiếc người ly dục lẽ ra không phải là nghiệp đạo, nhưng mà lời nói hung ác mắng nhiếc người ly dục là tội nặng; nói như vậy thì chỉ ôm lòng tức giận phát ra lời nói hung ác, nếu phiền muộn hay không phiền muộn thì đều thành nghiệp đạo.
Ba loại thuộc về lời nói đã bàn, đó là vì tiền của-danh dự-sự cung kính… và đùa cợt, cho nên thích dấy lên đủ loại lời nó không đúng nghĩa -không đúng lúc-không thuận theo pháp; hoặc là làm trò hề, muốn làm cho người ngu cười nói vui vẻ, thì chỉ chú ý nhảy nhót phát ra những lời nói vui cười, cho đến khi chưa phát ra lời nói căn bản ấy, tất cả thân-ngữ nghiệp bất thiện lúc ấy, là thuộc về gia hạnh của lời nói dơ bẩn. Nếu lúc đích thực phát ra các lời nói dơ bẩn-lời nói không có nghĩa, thì tất cả ngữ biểu bất thiện và sát-na Vô biểu này, là thuộc về căn bản của lời nói dơ bẩn. Từ đây về sau vẫn dựa vào sự việc này mà khởi lên Biểu-Vô biểu nghiệp của thân-ngữ bất thiện, là thuộc về dấy khởi sau của lời nói dơ bẩn.
Còn lại ba nghiệp đạo tham dục-sân giận-tà kiến thuộc về ý khởi lên chính là căn bản, không có gia hạnh và dấy khởi sau sai biệt. Có người nói: Cũng có gia hạnh và dấy khởi sau, đó là từ bất thiện.
Trong này, căn bản của bảy nghiệp đạo bất thiện, những loại có Biểu nghiệp và những loại không có Biểu nghiệp thuộc sát-na này, đều có đủ năm nghĩa:
- Hành ác.
- Phạm giới.
- Không phải luật nghi.
- Nghiệp.
- Nghiệp đạo.
Các vô biểu nghiệp từ đây về sau đều chỉ có bốn nghĩa, đó là trừ ra nghiệp đạo, bởi vì đồi với Tư cuối cùng chuyển một nghiệp, đó là ba nghiệp của thân lần lượt từng nghiệp một tà dấy khởi. Có lúc do Tư cuối cùng chuyển hai nghịêp, đó là như có một kẻ ăn trộm dê của người khác, có hy vọng này thì vào lúc ăn trộm cũng giết hại, trộm cắp tùy theo một loại, bởi vì tà dâm chỉ cuối cùng là do mình. Nếu pháp phát sinh có chủng loại như vậy, thì trong một sát-na do Tư cuối cùng chuyển hai nghiệp đạo bất thiện câu sinh. Có lúc do Tư cuối cùng chuyển ba nghiệp, đó là như có một người trước tiên khiến hai người làm điều sát sinh và ăn trộm, tự mình làm điều tà dâm. Nếu pháp phát sinh có chủng loại như vậy, thì trong một sát-na cả ba loại đều là cuối cùng, lúc ấy do Tư cuối cùng chuyển ba nghiệp đạo bật thiện câu sinh. Giống như bọn cướp hẹn nhau đến một nơi, lúc cướp đoạt của cải của người khác, ở trong một sát-na có kẻ kéo xe của người ấy, có kẻ giết hai mạng sống của người ấy, có kẻ hãm hiếp vợ của người ấy. Nên biết rằng lúc bấy giờ những kẻ cướp đoạt kia, có kẻ do Tư cuối cùng chuyển ba nghiệp đạo bất thiện câu sinh.
Đối với tự tánh của ngữ nghiệp trong bốn nghiệp đạo bất thiện, có lúc do Tư cuối cùng chuyển một nghiệp, đó là bốn nghiệp của ngữ lần lượt từng nghiệp một mà dấy khởi. Có người nói: Một nghiệp là chỉ riêng lời nói dơ bẩn. Có lúc do Tư cuối cùng chuyển hai nghiệp, đó là dấy lên lời nói dối trá, bởi vì không đúng lúc cho nên lời nói dơ bẩn; hoặc là dấy lên lời nói chia rẽ, bởi vì không đúng lúc cho nên có lời nói dơ bẩn; hoặc là dấy lên lời nói hung ác, bởi vì không đúng lúc cho nên có lời nói dơ bẩn. Có lúc do Tư cuối cùng chuyền ba nghiệp, đó là dấy lên lời nói dối trá, lời nói chia rẽ, bởi vì không đúng lúc cho nên có lời nói dơ bẩn; hoặc là dấy lên lời nói dối trá, lời nói chia rẻ, bởi vì không đúng lúc cho nên có lời nói dơ bẩn; hoặc là dấy lên lời nói dối trá, lời nói hung ác, bởi vì không đúng lúc cho nên có lời nói dơ bẩn; hoặc là dấy lên lời nói chia rẻ, lời nói hung ác, bởi vì không đúng lúc cho nên có lời nói dơ bẩn. Có lúc do Tư cuối cùng chuyển bốn nghiệp, đó là dấy lên lời nói dối trá, lời nói chia rẽ, lời nói hung ác, bởi vì không đúng lúc cho nên có lời nói dơ bẩn. Nếu luận tổng quát thì có lúc do Tư cuối cùng chuyển năm nghiệp, cho đến có lúc do Tư cuối cùng chuyển tám nghiệp, đó là khiến sáu người làm ra sáu nghiệp đạo, tự mình làm ra nghiệp đạo tà dâm. Nếu pháp phát sinh có chủng loại như vậy, thì trong một sát-na có bảy loại là dều cuối cùng, và ba nghiệp đạo thuộc ý tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, như vậy Tư cuối cùng chuyển tám loại nghiệp đạo câu sinh. Nên biết rằng Tư cuối cùng chuyển ba nghiệp của ý hiện khởi khác khác nhau, không có nghĩa câu sinh, bởi vì không có hai tâm, bởi vì không có sai khiến kẻ khác, vì vậy không nói đến nghĩa câu sinh của hoặc là chín-hoặc là mười.
Hỏi: Ở trong cõi nào có mấy nghiệp đạo bất thiện có thể có được?
Đáp: Chỉ ở cõi Dục có thể có được đầy đủ tất cả, hoặc là do Bất luật nghi (rất ác) thâu nhiếp, hoặc là do Phi Sắc-Vô sắc thì tất cả đều không có thể có được.
Hỏi: Ở trong nẽo nào có mấy nghiệp đạo bất thiện có thể có được?
Đáp: Nẽo Nại-lạc-ca (địa ngục) có năm loại sau, do Phi luật nghi -phi bất luật nghi thâu nhiếp; không có sát sinh, bởi vì nẽo ấy không có năng lực đoạn mất mạng sống của loài khác, như nói ở nẽo ấy thậm chí nghiệp bất thiện vốn có, chưa diệt bỏ hết thì nhất định không mạng chung; không có trộm cắp, bởi vì nẽo ấy không có phần nhận lấy tài sản; không có tà dâm, bởi vì nẽo ấy không có sự thâu nhiếp tiếp nhận vợ chồng; không có lời nói dối trá, bởi vì luôn luôn không có hòa hợp; có lời nói hunh ác, bởi vì sự bức bách của khổ đau phải nhận chịu; có lời nói dơ bẩn, bởi vì nói không đúng lúc; tham dục-sân giận và tà kiến có đủ, bởi vì chưa lìa bỏ dục.
Bàng sinh và nẽo quỷ đều có đủ mười loại, do Phi luật nghi, Phi bất luật nghi thâu nhiếp.
Loài người ở ba châu có đủ mười nghiệp đạo bất thiện, hoặc là do Bất luật nghi thâu nhiếp, hoặc la do Phi luật nghi – Phi bất luật nghi thâu nhiếp.
Bắc Câu-lô-châu có bốn loại sau, do Phi luật nghi, phi bất luật nghi thâu nhiếp. Không có sát sinh, bởi vì chắc chắn thọ mạng là một ngàn tuổi không có chết yểu, và bởi vì tánh thuần thiện cho nên nhất định tiến lên cao. Không có trộm cắp, bởi vì ở đó không có thâu nhiếp tiếp nhận phần của mình và người. Không có tà dâm. Bởi vì không có thâu nhiếp tiếp nhận vợ chồng, nếu lúc họ muốn thực hiện việc làm phi phạm hạnh, cùng với người nữ ở đó đi đến dưới tán cây, nếu như thích hợp thì cành cây sà xuống che kín để cho họ hòa hợp, nếu không che kín thì cả hai xấu hổ ma rời xa. Không có lời nói dối trá, bởi vì không có sự thâu nhiếp tiếp nhận lời nói dối trá. Không có lời nói chia rẽ, bởi vì hữu tình ở đó luôn luôn hòa hợp. Không có lời nói hung ác, bởi vì họ thường nói những lời nói dịu dàng tốt đẹp, có lời nói dơ bẩn, bởi vì họ ngâm nga ca hát cười đùa không đúng lúc. Tham dục-sân giận-tà kiến có đủ, bởi vì chưa lìa bỏ dục.
Trong loài trời cõi Dục có đủ mười nghiệp đạo bất thiện, do Phi luật nghi-phi bất luật nghi thâu nhiếp.
Hỏi: Loài trời ấy là có sự giết hại mạng sống hay không?
Đáp: loài trời ấy tuy không tự mình giết hại lẫn nhau mà giết hại loài khác. Lại có người nói: “Cũng có tự mình giết hại lẫn nhau, bởi vì nói như vậy: Tay chân của chư thiên hễ chặt đứt là mọc lại, chặt đứt giữa đầu thì lập tức chết mất.” Có trộm cắp cho đến lời nói dơ bẩn, bởi vì họ cũng có trộm cướp đồ vật của người khác, xâm lấn đến sự hưởng thụ của người khác, dấy lên lời nói giả dối, nói ra lời nói phá hoại, giận dữ mắng nhiếc làm nhục, ngâm nga ca hát không đúng lúc…; tham dục -sân giận-tà kiến có đủ, bởi vì chưa lìa bỏ dục.
Hỏi: Nếu trộm cắp đồ vật tài sản của Tỳ kheo đã qua đời, thì ở nơi nào nhận lấy nghiệp đạo căn bản?
Đáp: Nếu đã thực hiện pháp Yết-ma, thì nhận lấy ở nơi chúng Yết -ma; nếu chưa thực hiện pháp Yết-ma, thì nhận lấy ở khắp tất cả mọi nơi Đại chúng nói về pháp thiện.
Hỏi: Nếu gặp được đồ vật cất giấu dấy lên ý tưởng trộm cắp mà tự mình sử dụng, thì lúc ấy mang lại nghiệp đạo căn bản ở nơi nào?
Đáp: Mang lấy ở nơi nhà vua, bởi vì mọi thứ vốn có trên mặt đất thuộc về nhà vua.
Lại có người nói: Nang lấy ở nơi đã thuộc về ruộng đất, nhà cửa ấy. Nguyên cớ thế nào? Bởi ví người ấy gặp được lợi ích từ thuế má ở trong chổ này. Nói như vậy thì mang lấy ở nơi nhà vua, bởi vì mọi thứ vốn có trên mặt đất là do nhà vua làm chủ, người chủ ruộng đất, nhà cửa ấy chỉ chuyển vận lợi ích của đất đai chứ không phải là lợi ích của đồ vật cất giấu.
Hỏi: Nếu lấy đồ vật cất giấu ở giữa hai nước dấy lên ý tưởng trộm cắp, thì lại ở nơi nào mang lấy nghiệp đạo căn bản?
Đáp: Nếu chuyển Luân Vương xuất hiện trên thế gian thì mang lấy ở nơi Luân Vương, nếu không có Luân Vương thì cũng không có mang lấy ở nơi nào.
Hỏi: Nếu lấy trộm đồ vật trong tháp thờ Như Lai, thì mang lấy nghiệp đạo căn bản ở nơi nào?
Đáp: Có người nói: cũng mang lấy ở nơi Quốc Vương. Có người nói: Mang lấy ở nơi người cúng dường. Có người nói: Mang lấy ở nơi người canh giữ. Có người nói: Mang lấy ở nơi trời-rồng-Dược xoa và loài Phi nnhân luôn luôn bảo vệ ở đó. Nói như vậy thì mang lấy ở nơi Phật. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì như Đức Thế Tôn nói: “A-nan nên biết! Nếu ta ở đời có hữu tình đối với Ta mà cung kính cúng dường, và sau khi Niết-bàn cho đến ngàn năm, đối với xá-lợi (đà đô) của Ta chỉ nhỏ như hạt cải mà cung kính cúng dường, Ta nói nếu trú trong tâm bình đẳng, thì cảm được quả dị thục bình đẳng và bình đẳng.” Bởi vì lời nói này, cho nên Đức Thế Tôn diệt đồ tuy trãi qua ngàn năm, mà tất cả thế gian cung kính cúng dường Đức Phật đều thâu nhiếp tiếp nhận.
Hỏi: Nếu đối với người nữ thọ học cấm giới mà làm hạnh bất tịnh, đó là Tỳ kheo ni và Ưu-bà-di thường xuyên tu phạm hạnh, cho đến người nữ luôn luôn tu khổ hạnh của ngoại đạo, hủy phạm đến họ thì mang lấy nghiệp đạo căn bản ở nơi nào?
Đáp: Hoặc có người nói: Mang lấy ở nơi thầy dạy của họ. Lại có người nói: Mang lấy ở nơi cùng phạm hạnh với họ. Nói như vậy là mang lấy ở nơi nhà vua, bởi vì họ là Quốc Vương phòng hộ.
Hỏi: Làm hạnh bất tịnh đối với người nữ tự bán mình, mang lấy nghiệp đạo căn bản ở nơi nào?
Đáp: Nếu cùng với giá trị ấy thì cũng không có mang lấy nơi nào, nếu không cùng với giá trị thì mang lấy ở nơi nhà vua.
Hỏi: Làm hạnh bất tịnh đối với người nữ chưa lấy chồng, mang lấy nghiệp đạo căn bản ở nơi nào?
Đáp: Nếu đã nhận lời với người khác thì mang lấy ở nơi người chồng, nếu chưa nhận lời với người khác thì mang lấy ở nơi cha mẹ và những người thân của họ.
Hỏi: Nếu có người nữ được cha mẹ-anh em-chị em-họ hàng thân thích của mình cùng bảo vệ, có trừng phạt-có ngăn cản là thê thiếp của người khác do người khác thâu nhiếp tiếp nhận, cho đến hoặc có người tặng một đóa hoa tươi đẹp, nếu đối với người ấy mà làm hạnh bất tịnh, thì mang lấy nghiệp đạo căn bản ở nơi nào?
Đáp: Ở nơi có thể thâu nhiếp bảo vệ, cho đến mang lấy ở nơi người tặng một đóa hoa tươi đẹp.
Như luận Thi Thiết nói: “Người châu Thiệm bộ thân hình giao cấu với nhau thì thành dâm; Đông Tỳ-đề-ha, Tây Cù-đà-ni, Bắc câu-lô -châu, cõi trời Tứ Thiên Vương chúng, cõi trời Tam Thập Tam, cũng như vậy. Cõi trời Dạ Ma ôm lấy nhau thì thành dâm, cõi trời Đổ-sử-đa nắm tay nhau thì thành dâm, cõi trời Lạc Biến Hóa cười vui với nhau thì thành dâm, cõi trời Tha Hóa Tự Tại liếc mắt nhìn nhau thì thành dâm.”
Hỏi: Trời ở mặt đất (Địa cư) đã khởi lên gia hạnh của việc dâm, tức là nghiệp đạo căn bản của trời ở hư không (Không cư), nghiệp đạo của trời ở hư không thì có gia hạnh hay không?
Đáp: Đều có gia hạnh, nghĩa là cõi trời Dạ Ma thì dùng tay nắm tay, cười vui sướng, liếc mắt nhìn làm gia hạnh, cõi trời Đổ-sứ-đa thì dùng cười vui sướng, liếc mắt nhìn làm gia hạnh, cõi trời Lạc Biến Hóa thì dùng liếc mắt làm gia hạnh.
Hỏi: Nơi chỉ liếc mắt nhìn nhau thì thành nghiệp đạo là có gia hạnh hay không?
Đáp: Ở đó cũng có, trước hướng về một phía để liếc nhìn người nữ khác, quay đầu nhìn lại phía khác chưa nhìn thấy là gia hạnh, trông thấy thì thành căn bản; trước ngồi ở cùng một cung để nhìn người nữ khác, đứng dậy hướng về cung khác chưa nhìn thấy là gia hạnh, trông thấy thì thành căn bản.
Hỏi: Vì sao ở mặt đất thân hình giao cấu với nhau thì thành dâm, ở hư không thì không như vậy?
Đáp: Phiền não nơi này thô, phiền não nơi kia tế; phiền não nơi này nặng, phiền não nơi kia nhẹ; phiền não nơi này chậm, phiền não nơi kia nhanh. Vả lại, các cõi trời ấy thuộc cảnh giới thịnh vượng hừng hực, cảnh giới sáng ngời thanh tịnh, cảnh giới tốt đẹp tuyệt vời, bởi vì cảnh giới như vậy dẫn dắt, cho nên lúc mới vừa xúc chạm với nhau thì Làm cho mê mẫn, vì vậy ở nơi ấy lửa dục dễ dàng dừng lại. Lại có người nói: Bởi vì các cõi trời phía trên gần với đạo ly dục, cho nên ở nơi ấy lửa dục dần dần ít đi. Nói như vậy là tất cả việc dâm cần phải hai thân hình giao nhau thì lửa dục mới ngừng.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Thi Thiết nói nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Luận ấy nói về mức độ thời gian nhanh chậm sai khác, nghĩa là cõi trời Dạ Ma như mức độ thời gian ôm nhau thì lửa dục liền ngừng, cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại như mức độ thời gian liếc mắt nhìn thì lửa dục liền ngừng. Trong lụân Thi Thiết chỉ dựa vào mức độ thời gian cho nên đưa ra cách nói này.
Ba hành diệu, mười nghiệp đạo thiện, là ba thâu nhiếp mười, hay là mười thâu nhiếp ba? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba hành diệu, mười nghiệp đạo thiện.” Trong kinh tuy nói ra đều này mà chưa giải thích rộng ra, nói rộng ra như trước. Lại có người nói: Trước đã phân biệt về ba loại hành diệu, mà chưa phân biệt về mười nghiệp đạo thiện, nay muốn phân biệt cho nên soạn ra phần luận này.
Trong này, ba hành diệu thì tên gọi tóm lược mà sự việc mở rộng, mười nghiệp đạo thiện thì tên gọi mở rộng mà sự việc tóm lược, cho nên ba hành diệu thâu nhiếp mười nghiệp đạo thiện, không phải là mười nghiệp đạo thiện thâu nhiếp ba hành diệu, nói thí dụ như trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là trừ ra hành diệu của thân-ngữ và ý do nghiệp đạo thâu nhiếp, còn lại hành diệu của thân-ngữ và ý.
Trong này, những gì là hành diệu của thân-ngữ, và các nghiệp mà luận Thi Thiết đã nói, cùng với các nghiệp do lìa Giá tội đã thâu nhiếp. Những gì là hành diệu của ý không phải là nghiệp đạo thâu nhiếp? Đó là Tư thuộc về thiện.
Nay cần phải biểu hiện rõ ràng về mười nghiệp đạo thiện, có ba loại sai biệt giữa căn bản-gia hạnh và dấy khởi sau.
Lìa bỏ căn bản của mười nghiệp đạo bất thiện, tức là căn bản của mười nghiệp đạo thiện; lài bỏ gia hạnh-dấy khởi sau của nghiệp đạo bất thiện, tức là gia hạnh-dấy khời sau của nghiệp đạo thiện. Điều này lại là thế nào? Giống như Sa di lúc thọ Cụ túc giới, trước tiên y phục chỉnh tề tiến vào nơi thọ giới, đảnh lễ Tăng đầy đủ cầu Thân giáo Sư, thọ trì bát hướng đến hỏi Già sứ, đi đến trong chúng hỏi Già nạn, tác bạch Yếtma thứ nhất cho đến Yết-ma thứ ba chưa xong, thì gọi là gia hạnh của nghiệp đạo thiện; nếu đến cuối cùng Yết-ma thứ ba, lúc ấy Biểu nghiệp và Vô biểu trong sát-na này, thì gọi là căn bản của nghiệp đạo thiện; từ đây về sau nói cho biết về các sự việc như Tứ y-Tứ trọng…, thì gọi là dấy khởi sau của nghiệp đạo thiện.
Trong này, căn bản của bảy nghiệp đạo thiện, nếu là Biểu và Vô biểu trong sát-na này, thì đều có đủ bảy nghĩa:
- Thi-la.
- Hành diệu.
- Luật nghi.
- Biệt giải thoát.
- Luật nghi biệt giải thoát.
- Nghiệp.
- Nghiệp đạo.
Các Vô biểu nghiệp từ đây về sau đều chỉ có năm nghĩa, đó là trừ ra Biệt giải thoát và Nghiệp đạo, bởi vì đã đạt được giải thoát hoàn toàn các điều ác chứ không phải là lúc bắt đầu, cùng bởi vì chỉ vào lúc Tư cuối cùng mới gọi là nghiệp đạo.
Hỏi: Do Tư cuối cùng chuyển mấy nghiệp đạo thiện câu sinh?
Đáp: Vào lúc thọ tám giới và năm giới, nếu trú trong tâm thiện thuộc năm thức, thì do Tư cuối cùng chuyển sáu nghiệp đạo câu sinh; nếu trú trong tâm thiện thuộc ý thức, thì do Tư cuối cùng chuyển bảy nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu trú trong tâm nhiễm ô, hoặc là tâm vô ký, thì do Tư cuối cùng chuyển bốn nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu trú trong tâm thiện ý thức, thì do Tư cuối cùng chuyển mười hoặc là chín nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu trú trong tâm nhiễm ô, hoặc là tâm vô ký, hoặc là lúc không có tâm, thì do Tư cuối cùng chuyển bảy nghiệp đạo thiện câu sinh. Lúc thọ Phi luật nghi-phi bất luật nghi, bảy nghiệp đạo thiện của thân-ngữ, tùy theo ký hạn yêu cầu mà nhiều ít không nhất định; ba nghiệp đạo thiện của ý, hoặc là có, hoặc là không có, hoặc là nhiều, hoặc là ít.
Người sinh ở cõi Dục, nếu khởi lên tâm thiện thuộc năm thức của cõi Dục, thì do Tư cuối cùng chuyển hai nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm thiện thuộc ý thức của cõi Dục, thì do Tư cuối cùng chuyển ba nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm thiện của cõi Sắc, và tâm câu sinh thuộc chánh kiến vô lậu của địa ấy, thì do Tư cuối cùng chuyển mười nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm câu sinh thuộc Tận trí, Vô sinh trí của địa ấy, thì do Tư cuối cùng chuyển chín nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm thiện của cõi Vô sắc, và tâm câu sinh thuộc chánh kiến vô lậu của địa ấy, thì do Tư cuối cùng chuyển ba nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm câu sinh thuộc Tận trí, Vô sinh trí của địa ấy, thì do Tư cuối cùng chuyển hai nghiệp đạo thiện câu sinh.
Người sinh ở tĩnh lự thứ nhất, nếu khởi lên tâm thiện thuộc ba thức, thì do Tư cuối cùng chuyển hai nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm thiện không nhất định thuộc ý thức của địa mình, thì do Tư cuối cùng chuyển ba nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm định hữu lậu thuộc ý thức của địa mình, và tâm câu sinh thuộc Chánh kiến vô lậu của địa mình, thì do Tư cuối cùng chuyển mười nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm câu sinh thuộc Tận trí, Vô sinh trí của địa mình, thì do Tư cuối cùng chuyển chín nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm thiện của Tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư, và tâm câu sinh thuộc Chánh kiến vô lậu của địa ấy, thì do Tư cuối cùng chuyển mười nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm câu sinh thuộc Tận trí, Vô sinh trí của địa ấy, thì do Tư cuối cùng chuyển chín nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm thiện của cõi Vô sắc, và tâm câu sinh thuộc chánh kiến vô lậu của địa ấy, thì do Tư cuối cùng chuyển ba nghiệp đạo thiện câu sinh; nếu khởi lên tâm câu sinh thuộc Tận trí, Vô sinh trí của địa ấy, thì do Tư cuối cùng chuyển hai nghiệp đạo thiện câu sinh.
Như sinh ở Tĩnh lự thứ nhất, như vậy sinh ở Tĩnh lự thứ hai cho đến sinh ở cõi Vô sắc, đều cần phải nói rộng ra. Có điểm sai biệt là trừ ra ba thức thân, sinh ở cõi Vô sắc cũng trừ ra bảy nghiệp đạo trước.
Hỏi: Ở cõi nào, nẽo nào, có mấy nghiệp đạo thiện có thể đạt được?
Đáp: Cõi Dục có đủ mười, hoặc là luật nghi, hoặc là do Phi luật nghi, phi bất luật nghi thâu nhiếp; cõi Sắc cũng có đủ mười, đều do luật nghi thâu nhiếp; trong cõi Vô sắc thành tựu có mười, hiện rõ trước mắt chỉ có ba. Ở trong các nẽo, địa ngục có ba loại sau; bàng sinh và nẽo quỷ có đủ mười, đều do Phi luật nghi, phi bất luật nghi thâu nhiếp. Loài người ở ba châu, và trời cõi Dục đều có đủ mười, hoặc là luật nghi, hoặc là do Phi luật nghi, phi bất luật nghi thâu nhiếp; Bắc Câu-lô-châu chỉ có ba loại sau, đều do Phi luật nghi, phi bất luật nghi thâu nhiếp; trời cõi Sắc, Vô sắc như trước đã nói.
Ba nghiệp, mười nghiệp đạo, là ba thâu nhiếp mười, hay là mười thâu nhiếp ba? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba nghiệp, mười nghiệp đạo.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà chưa giải thích rộng ra; nói rộng ra như trước.
Lại có người nói: Vì muốn hiển bày về nơi chốn của nghiệp hết sức sâu xa, hết sức vi tế, khó thấy được, khó hiểu được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong tất cả các kinh mà Như Lai đã nói, không có kinh nào rất sâu xa như kinh Nghiệp; trong mười hai Chuyển không có Chuyển nào rất sâu xa như Chuyển nghiệp; trong mười Lực của Phật không có Lực nào rất sâu xa như Lực của nghiệp; ở trong tám Uẩn không có Uẩn nào rất sâu xa như Uẩn nghiệp; trong bốn Bất tư nghi không có Bất tư nghị nào rất sâu xa như Bất tư nghị về nghiệp. Bởi vì duyên này cho nên Đức Thế Tôn vào một thời gian cố gắng hết sức an trú, thiết tha ân cần tác ý, thâu nhiếp tâm ý tư duy, vào nơi yên ổn vắng lặng, ngồi thư thái yên lặng, quán sát xem xét tỉ mỉ: Các quan phụ tá của nước Ma-kiệt-đà, là nẽo nào, là thọ sinh nơi đâu, là đi đến chỗ nào? Nhờ vào tác ý này mới có thể biết rõ ràng, các quan phụ tá ấy… ở trong nẽo như vậy, thọ sinh như vậy, đi đến chỗ như vậy.
Hỏi: Phạm hạnh của chư Phật như vậy, lúc vừa mới khởi tâm, trí kiến thù thắng đối với tất cả các phạm hạnh chuyển đổi không chướng ngại gì, vì nghĩa gì mà cố gắng hết sức an trú, thiết tha ân cần tác ý, nói rộng ra cho đến ngồi thư thái yên lặng?
Đáp: Hoặc có người nói: Vì hiển bày về nơi chốn của nghiệp là hết sức sâu xa, hết sức vi tế, khó thấy vô cùng, khó hiểu vô cùng.
Lại có người nói: Vì quán sát tỉ mỉ các quan phụ tá của nước Makiệt-đà, với tánh của các loại nhân, tánh của các loại quả, tánh của các loại nối tiếp nhau, tánh của các loại đối trị, và tâm mạng chung, tâm nối tiếp sinh ra… Nhờ vào sự quán sát này, như thích hợp đều biết rõ. Lại nữa, Đức Thế Tôn vì muốn biết rõ về nơi sinh khác nhau của các quan phụ tá ấy…, cho nên hết sức tác ý.
Lại có người nói: Bởi vì đợi chúng sinh được hóa độ trong tương lai, có những chúng sinh được hóa độ thuận theo pháp nghe nói để làm điều lợi ích, hãy còn chưa tụ hội ở trong chúng này.
Lại có người nói: Bởi vì đợi Thần-na-lật-liên-bà, người ấy là Tầntỳ-sa-la ở đời trước, hãy còn chưa tụ hội ở trong chúng này.
Lại có người nói: Muốn làm cho A-nan sinh ý tôn trọng, ân cần -cung kính không trái ngược để thọ trì quán sát suy nghĩ.
Lại có người nói: Bởi vì muốn đoạn trừ tâm kiêu ngạo của những người tà mạn, nghĩa là có người biết phần ít về pháp rồi, thì sinh lòng kiêu mạn mà không tu học. Vì trừ bỏ ý đó để hiển bày Phật Thế Tôn không dựa vào gia hạnh, trí kiến thù thắng đối với tất cả các pháp chuyển đổi không chướng ngại gì, hãy còn thiết tha ân cần quán sát ở trong tất cả các sự việc hỏi và ghi nhận, huống hồ đối với trí nhỏ nhoi của ông mà cho rằng không học để sinh tâm kiêu mạn hay sao?
Lại có người nói: Bởi vì muốn hiển bày về thành tựu pháp của Bồ-tát (Chánh sĩ), các Bồ tát có pháp như vậy đều thuận theo do khéo suy nghĩ mà suy nghĩ, do khéo giảng nói mà giảng nói, do khéo thực hành mà thực hành.
Lại có người nói: Đức Thế Tôn trong một lúc nọ đi vào nơi yên ổn vắng lặng, ngồi thư thái lặng lẽ, Tôn giả A-nan thưa hỏi về điều ấy. Đức Thế Tôn chưa trả lời liền tiến vào Định yên lặng (Tịch định), từ Định đứng lên rồi mới phân biệt rõ ràng về điều ấy cho A-nan biết. Vì nhân duyên này cho nên soạn ra phần luận này.
Lại có người nói: Bởi vì ba nhân duyên cho nên soạn ra luận:
- Vì phân biệt về nghĩa trong kinh.
- Vì ngăn chặn luận thuyết của người khác.
- Vì hiển bày rõ ràng những việc làm mà thế gian hiện thấy.
Vì phân biệt về nghĩa trong kinh, nghĩa là trong kinh nói nghiệp có hai loại:
- Nghiệp tư.
- Nghiệp do tư mà dấy khởi.
Nghiệp đã nói ấy, nay cần phải giải thích rộng ra, đó gọi là phân biệt về nghĩa trong kinh. Vì ngăn chặn luận thuyết cả người khác, như ngoại đạo Thắng Luận nói năm loại nghiệp, đó là lấy, bỏ, co vào, duỗi ra, thực hành là nghiệp thứ năm; ngoại đạo Số Luận nói chín loại nghiệp đó, đó là lấy, bỏ, co vào, duỗi ra, đưa lên, hạ xuống, mở ra, đóng lại, thực hành là nghiệp thứ chín.
Hoặc có ngoại đạo nói mười hai Xứ đều là tánh của nghiệp. Họ đưa ra cách nói này: Nhãn làm nghiệp gì? Đó là thấy sắc. Sắc làm nghiệp gì? Đó là do nhãn mà hiện hành. Nói rộng ra cho đến, ý làm nghiệp gì? Đó là có thể biết pháp. Pháp làm nghiệp gì? Đó là do ý mà hiện hành.
Cần phải ngăn chặn những tông chỉ tà vậy đã lập ra như vậy, để hiển bày rõ ràng về tự tánh của các nghiệp không trái ngược.
Lại nữa, phái Thí Dụ nói: Nghiệp thân-ngữ-ý đề là một Tư. Vì ngăn chặn ý đó để hoển bày trừ ra Thể của Tư, có riêng tự tánh của hai nghiệp thân-ngữ.
Lại nữa, Phân Biệt Thuyết Bộ kiến lập tham dục-sân nhuế-tà kiến là tự tánh của nghiệp. Tại sao Bộ ấy đưa ra cách nói này? Bởi vì dựa vào kinh, như trong kinh nói: “Vốn là do Tư mà tạo ra ba loại nghiệp của thân, đã gây ra, đã tích tập là ác bất thiện, luôn luôn sinh ra nhiều khổ đau cảm lấy dị thục khổ đau. Vốn là do Tư mà rạo ra bốn loại nghiệp của ngữ, ba loại nghiệp của ý, đã gây ra, đã tích tập là ác bất thiện, luôn luôn sinh ra nhiều khổ đau cảm lấy dị thục khổ đau. Ba nghiệp của ý, đó là tham-giận-tà kiến.” Dựa vào kinh này, cho nên nói ba loại tham… là tự tánh của nghiệp. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày về tham dục… không phải là tự tánh của nghiệp, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Nếu tham dục… không phải là tánh của nghiệp, thì kinh mà Phân Biệt Thuyết Bộ đã dẫn chứng làm sao thông hiểu?
Đáp: Là tư lương của nghiệp cho nên nói là nghiệp; như trong kinh Xứ Xứ, Đức Thế Tôn nói tư lương ấy gọi là pháp ấy. Như trước nói nhiều về tư lương của Lạc… gọi là Lạc…; trong này cũng như vậy, đối với tư lương của nghiệp nói đó gọi là nghiệp.
Tôn giả Pháp Cứu đưa ra cách nói như vậy: “Trong này, Đức Thế Tôn chỉ thâu nhiếp về nghiệp ấy, dựa vào nơi nương tựa để biểu hiện rõ ràng về tánh của nghiệp, cho nên nói như vậy. Nghĩa là nếu dựa vào Tư cuối cùng chuyển bậc thang thù thắng này, thì ở tại nơi này nói rõ ràng tên gọi của nghiệp.”
Như vậy, tất cả gọi là vì ngăn chặn luận thuyết của người khác.
Vì hiển bày rõ ràng những việc làm mà thế gian hiện thấy, nghĩa là các thế gian đối với quả của nghiệp ấy mà tưởng tượng thiết lập tên gọi của nghiệp; như thấy các vật thêu gấm thêu hoa, họa vẽ rực rỡ…, nói rằng tác nghiệp tinh xảo như vậy. Đây thật ra không phải là nghiệp, mà chỉ là quả của nghiệp. Đó gọi là bởi vì hiển bày rõ ràng những việc làm mà thế gian hiện thấy. Bởi vì ba duyên này cho nên soạn ra phần luận này.
Ba nghiệp, đó là thân nghiệp-ngữ nghiệp và ý nghiệp.
Hỏi: Ba nghiệp này kiến lập thế nào? Là bởi vì tự tánh, là bởi vì sở y, hay là vì cùng dấy khởi? Nếu là tự tánh thì lẽ ra chỉ có một nghiệp, đó gọi là ngữ nghiệp, bởi vì ngữ chính là nghiệp. Nếu là sở y thì lẽ ra tất cả các nghiệp đều gọi là thân nghiệp, bởi vì ba loại nghiệp đều dựa vào thân. Nếu như cùng dấy khởi thì lẽ ra tất cả các nghiệp đều gọi là ý nghiệp, bởi vì ba loại nghiệp ấy đều là ý cùng dấy khởi.
Đáp: Tất cả do ba duyên mà kiến lập ba nghiệp:
- Bởi vì tự tánh cho nên kiến lập ngữ nghiệp.
- Bởi vì sở y cho nên kiến lập thân nghiệp.
- Bởi vì cùng dấy khởi cho nên kiến lập ý nghiệp.
Lại có người nói: Bởi vì ba duyên cho nên kiến lập ba nghiệp:
- Bởi vì dựa vào nơi chốn của mình.
- Bởi vì dựa vào nơi chốn khác.
- Bởi vì dựa vào nơi chốn tương ưng.
Dựa vào nơi chốn của mình cho nên kiến lập ngữ nghiệp, dựa vào nơi chốn khác cho nên kiến lập thân nghiệp, dựa vào nơi chốn tương ưng cho nên kiến lập ý nghiệp. Như vậy gọi là tự tánh của ba nghiệp.
Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là nghiệp, nghiệp có nghĩa gì?
Đáp: Bởi vì ba nghĩa cho nên nói tên gọi là nghiệp:
- Bởi vì tác dụng.
- Bởi vì duy trì cách thức chuẩn.
- Bởi vì Phân Biệt về quả.
Bởi vì tác dụng, nghĩa là ngay nơi tác dụng nói tên gọi là nghiệp. Bởi vì duy trì cách thức chuẩn, nghĩa là có năng lực duy trì cách thức chuẩn của bảy chúng. Bởi vì phân biệt về quả, nghĩa là có năng lực phân biệt về quả yêu thích, không yêu thích.
Hỏi: Nếu như vậy thì pháp tương ưng cùng có kia cũng có thể phân biệt về quả yêu thích, không yêu thích đều gọi là nghiệp chăng?
Đáp: Trong này chỉ nói đến pháp hơn hẳn gọi là nghiệp, bởi vì ba loại nghiệp này là thù thắng nhất ở trong các pháp tương ưng cùng có. Ví như thế gian ở nơi các loại hơn hẳn có được các loại tên gọi, ở đây cũng như vậy. Như thế gian nói thầy thuốc làm thuốc, trong này không phải là không có nguyên liệu làm thuốc, đồ đựng thuốc và người làm thuốc…, nhưng ở trong đó thầy thuốc là hơn hẳn, cho nên có được tên gọi ấy. Lại như người viết chữ, không phải là không có các loại giấy-mựcbút…, và chịu khó tìm cách hòa hợp để viết thành chữ, nhưng thuận theo người là hơn hẳn, cho nên có được tên gọi ấy. Người nhuộm áo quần -người rèn đồ vật, thí dụ cũng như vậy. Nay ở đây cũng như vậy, tuy có các loại tự tánh cùng có và pháp tương ưng, tất cả điều có thể cảm lấy quả dị thục, nhưng mà ở trong đó có thể phân biệt về quả thì nghiệp là hơn hẳn, cho nên chỉ nói đến nghiệp.
Lại có người nói: Bởi vì ba nghĩa cho nên nói tên gọi là nghiệp:
- Vì có tác dụng.
- Vì có hành động.
- Vì có tạo tác.
Vì có tác dụng, tức là ngữ nghiệp, bình luận như vậy, mình nên làm những điều như vậy… như vậy… Vì có hành động, tức là thân nghiệp, tuy thật sự không có sử dụng mà giống như đi đến nơi khác. Vì có tạo tác, tức là ý nghiệp tạo tác hai loại thức. Bởi vì nghĩa này cho nên nói tên gọi là nghiệp.
Mười nghiệp đạo, đó là ba nghiệp đạo của thân, bốn nghiệp đạo của ngữ, ba nghiệp đạo của ý.
Hỏi: Mười nghiệp đạo thiện, mười nghiệp đạo bất thiện, lẽ nào không hợp lại nói là có hai mươi loại hay sao, tại sao trong này chỉ nói có mười?
Đáp: Bởi vì không vượt quá số mười, nghĩa là dựa vào nơi mà hành ác đã nương tựa, phát khởi mười loại nghiệp đạo bất thiện; vẫn dựa vào nơi này bởi vì lìa xa, cho nên ngay nơi ấy có thể phát khởi mười nghiệp đạo thiện.
Lại có người nói: Nói tóm lược thì có mười loại, nói mở rộng thì có hai mươi loại. Như tóm lược và mở rộng, như vậy không có sai biệt-sai biệt, tổng quát-riêng biệt, khắp nơi-không khắp nơi, không khác nhau -có khác nhau, cùng lúc-lần lượt, nên biếtcũng như vậy.
Lại có người nói: Thuận theo người lợi căn cho nên nói có mười, thuận theo người độn căn cho nên nói là hai mươi. Như lợi căn và độn căn, như vậy lực của nhân, lực của duyên, lực bên trong, lực bên ngoài, bên trong do lực tác ý như lý mà duy trì, bên ngoài do lực tu tập nhiều nhờ lời nói của người khác, lực của trí tóm lược mở bày, lực của trí giải thích mở rộng, nên biết cũng như vậy. Đó gọi là tự tánh của mười nghiệp đạo.
Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi; Vì sao gọi là nghiệp đạo, nghiệp đạo có nghĩa gì?
Đáp: Tư gọi là nghiệp, do Tư thực hiện thường xuyên, cuối cùng mà chuyển thì gọi là nghiệp đạo.
Hỏi: Nếu như Tư gọi là nghiệp, do Tư thực hiện thường xuyên đến cuối cùng mà chuyển gọi là nghiệp đạo, thì thiện-bất thiện và tất cả vô ký còn lại, không pháp nào không đều là do Tư thực hiện thường xuyên đến cuối cùng mà chuyển, tất cả đều phải nói là nghiệp đạo, có nhân duyên bất cọng thù thắng gì, mà chỉ nói mười loại này để làm nghiệp đạo?
Đáp: Đây là Đức Thế Tôn có cách nói khác, Đại Sư quán xét tâm hành-ý nguyện ưa thích của hữu tình đã cảm hóa kia, giản lược mà nói cho biết.
Hiếp Tôn giả nói: “Chỉ riêng Phật Thế Tôn hiểu rõ ràng tận cùng tánh tướng của các pháp, cũng biết rõ về thế dụng của các pháp, chứ không phải là người khác có thể biết được. Nếu pháp có tướng của nghiệp đạo thì thuận theo mà thiết lập, không có tướng của nghiệp đạo thì không thiết lập.”
Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Đại Sư biết mười loại nghiệp đạo này, có thế dụng như vậy, mạnh mẽ như vậy, gần gũi như vậy, có thể làm con đường đi lại cho nghiệp Tư khiến đến cuối cùng chuyển đổi, trừ nghiệp đạo này ra thì tất cả các pháp còn lại không có sự việc như vậy.”
Lại có người nói: Do hai nhân duyên mà kiến lập nghiệp đạo:
- Do sự chê trách của thế gian.
- Do sự ca ngợi của thế gian.
Chính là mười loại nghiệp đạo bất thiện và mười loại nghiệp đạo thiện.
Hỏi: Nếu như do sự chê trách của thế gian mà gọi là nghiệp đạo, vậy thì tâm ác làm chảy máu thân Phật, tất cả thế gian đều cùng nhau chê trách, tại sao không nói đó là nghiệp đạo?
Đáp: Nếu như do sự chê trách của thế gia, Như Lai xuất thế và không xuất thế, tất cả mọi lúc đều có thì thiết lập làm nghiệp đạo; làm chảy máu thân Phật thì có Phật ở thế gian sẽ có, không có Phật ở thế gian sẽ không có, cho nên không thiết lập nghiệp đạo. Ở trong sự ca ngợi xa lìa làm chảy máu, vốn có hỏi-đáp nên biết cũng như vậy.
Lại có người nói: Do ba nhân duyên mà kiến lập nghiệp đạo:
- Do nơi nương tựa.
- Do thi thiết.
- Do phân biệt về quả yêu thích-không yêu thích.
Lại có người nói: Nếu bởi vì pháp này làm cho vật trong-ngoài, có lúc sút giảm, có lúc thêm nhiều, thì kiến lập nghiệp đạo.
Nên biết trong này, nơi nương tựa là bên ngoài, thọ lượng… là bên trong.
Thế nào là do nghiệp đạo này làm cho vật bên ngoài giảm sút, đó là lúc nghiệp đạo sát sinh tăng lên, tất cả các vật bên ngoài đều ít sáng bóng, tồn tại không lâu bền. Nếu lúc nghiệp đạo trộm cắp tăng lên, thì tất cả các vật bên ngoài phát sinh tai họa dồn dập, gặp phải nhiều trở ngại như sương mù, mưa đá, bụi bặm dơ bẩn… nếu lúc nghiệp đạo tà dâm tăng lên, thì tất cả các vật bên ngoài có nhiều sự cạnh tranh tàn ác. Nếu lúc nghiệp đạo nói lời dối trá tăng lên, thì tất cả các vật bên ngoài phần nhiều là những thứ dơ bẩn thối tha. Nếu lúc nghiệp đạo nói lời chia rẽ tăng lên, thì tất cả các vật bên ngoài phần nhiều không bằng phẳng, gò đồi hầm hố hiểm trở ngăn cách. Nếu lúc nghiệp đạo nói lời hung ác tăng lên, thì tất cả các vật bên ngoài đều là thô thiển xấu tệ, gai độc, cát đá khắp nơi, giả sử có một ít vật quý như vàng, bạc… mà không có ánh sáng, không điều hòa, khó sử dụng. Nếu lúc nghiệp đạo nói lời dơ bẩn tăng lên, thì tất cả cac vật bên ngoài do khí hậu thay đổi trái ngược, nhanh chóng bị hủy diệt, phần nhiều không thành kết quả. Nếu lúc nghiệp đạo tham dục tăng lên, thì tất cả các vật bên ngoài phần nhiều cảm sút, nhỏ nhoi ít thấy. Nếu lúc nghiệp đạo sân giận tăng lên, thì tất cả các vật bên ngoài phần nhiều khô héo, quả hạt đắng chát. Nếu lúc nghiệp đạo tà kiến tăng lên, thì tất cả các vật bên ngoài phần nhiều điêu tàn, thiếu mất hoa, quả,hoặc là hoàn toàn không có quả. Đó gọi là do nghiệp đạo này làm cho vật bên ngoài giảm sút.
Làm sao lại biết do nghiệp đạo này mà làm cho vật bên trong như thọ lượng… bị giảm xuống? Đó là nếu lúc mười nghiệp đạo bất thiện tăng trưởng đầy đủ, thì châu Thiệm bộ này có bốn loại sút giảm xuất hiện ở thế gian, nghĩa là thọ lượng sút giảm, hữu tình sút giảm, vật dụng cung cấp sút giảm, phẩm thiện sút giảm. Thọ lượng sút giảm, nghĩa là lúc kiếp ban đầu, người ờ châu Thiệm bộ này sống thọ vô lượng tuổi, đến lúc cuối cùng của kiếp thì con người sống thọ mười tuổi. Hữu tình sút giảm, nghĩa là lúc bắt đầu của kiếp, châu Thiệm bộ này rộng lớn sạch sẽ trang nghiêm, phần lớn là những hữu tình phứơc đức thuần thiện, thành ấp san sát theo thứ tự, nhân dân đông đúc khắp nơi, đến lúc cuối cùng cửa kiếp chỉ còn lại một vạn người. Vật dụng cung cấp sút giảm, nghĩa là lúc bắt đầu của kiếp, châu Thiệm bộ này yên ổn vui sướng dồi dào, các loại lúa gạo đậu mè khắp nơi là thức ăn tuyệt vời nhất, đến lúc cuối cùng của kiếp thì nhân dân đói kém, chỉ ccó bo bo -hạt cỏ… làm thức ăn tuyệt vời nhất. Phẩm thiện sút giảm, nghĩa là lúc ban đầu của kiếp, châu Thiệm bộ này có mười nghiệp đạo thiện tăng thượng đầy đủ, vào lúc kiếp giảm đi thì mười nghiệp đạo ác tăng thượng đầy đủ.
Thế nào là do nghiệp đạo này làm cho các sự vật bên ngoài có lúc tăng lên? Đó là nếu lúc lìa bỏ nghiệp đạo sát sinh tăng lên, thì tất cả sự vật bên ngoài đều nhiều sáng bóng và tồn tại vững bền trãi qua thời gian dài. Lúc lìa bỏ nghiệp đạo trộm cắp tăng lên, thì tất cả sự vật bên ngoài không phát sinh tai họa, không bị những chướng ngại như sương mù-mưa đá… làm cho tổn hại. Lúc lìa bỏ nghiệp đạo tà dâm tăng lên, thì tất cả sự vật bên ngoài không có những cạnh tranh tàn ác. Lúc lìa bỏ nghiệp đạo nói lời dối trá tăng lên, thì tất cả sự vật bên ngoài đều nhiều hương thơm sạch sẽ. Lúc lìa bỏ nghiệp đạo nói lời chia rẽ tăng lên, thì tất cả sự vật bên ngoài tốt đẹp nghiêm túc dễ cầu được, đất bằng như bàn tay, rộng lớn sạch sẽ trang nghiêm. Lúc lìa bỏ nghiệp đạo nói lời hung ác tăng lên, thì tất cả sự vật bên ngoài đều vi diệu dồi dào, không có đèo dốc, gai độc, cát đá, vật quý như vàng, bạc… sáng ngời sạch sẽ, dễ dàng điều chế và có thề duy trì ở nhiều nơi. Lúc lìa bỏ nghiệp đạo nói lời dơ bẩn tăng lên, thì tất cả sự vật bên ngoài luôn luôn kiên cố không có sự thay đổi trái ngược, thành tựu mọi kết quả thực sự.
Lúc nghiệp đạo không có tham tăng lên, thì sự vật bên ngoài sung túc, đầy đủ trọn vẹn tăng thêm nhiều. Lúc nghiệp đạo không có sân tăng lên, thì sự vật bên ngoài sáng bóng, quả hạt ngọt ngào ngon lành. Lúc nghiệp đạo chánh kiến tăng lên, thì sự vật bên ngoài dồi dào thêm, hoa, quả thành tựu sum sê. Đó gọi là do nghiệp đạo này làm cho sự vật bên ngoài tăng lên.
Làm sao lại biết do nghiệp đạo này mà làm cho sự vật bên trong như thọ lượng… tăng lên? Đó là lúc nếu mười nghiệp đạo thiện tăng trưởng đầy đủ, thì châu Thiệm bộ này có bốn sự tăng lên xuất hiện ở thế gian, nghĩa là thọ lượng tăng lên, hữu tình tăng lên, vật dụng cung cấp tăng lên, phẩm thiện tăng lên. Thọ lượng tăng lên, nghĩa là lúc cuối cùng của kiếp, người ở châu Thiệm bộ này sống thọ mười tuổi, đến lúc kiếp tăng lên thì sống thọ tám vạn tuổi. Hữu tình tăng lên, nghĩa là lúc cuối cùng của kiếp, châu Thiệm bộ này chỉ còn lại một vạn người, đến lúc kiếp tăng lên thì rộng lớn sạch sẽ trang nghiêm, phần lớn là những hữu tình phước đức thuần thiện, thành ấp san sát theo thứ tự, nhân dân đông đúc khắp nơi. Vật dụng cung cấp tăng lên, nghĩa là lúc cuối cùng của kiếp, ở châu Thiệm bộ này, nhân dân đói kém, dùng bo bo, hạt cỏ… làm thức ăn tuyệt vời nhất, đến lúc kiếp tăng lên thì yên ổn vui sướng dồi dào, các loại lúa đậu gạo mè khắp nơi là thức ăn tuyệt vời nhất. Phẩm thiện tăng lên, nghĩa là lúc cuối cùng của kiếp, mười nghiệp đạo ác tăng mạnh ở thế gian, đến lúc kiếp tăng lên thì mười nghiệp đạo thiện tăng mạnh ở thế gian.
Lại có người nói: Do ba quả cho nên kiếp lập mười nghiệp đạo:
- Quả dị thục.
- Quả đẳng lưu.
- Quả tăng thượng.
Đó lá sát sinh, nếu luyện tập, hoặc gây ra, hoặc nhiều lần luyện tập gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả dị thục; từ chổ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, chịu nhiều bệnh tật, mạng sống ngắn ngủi, là quả đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài đều ít sáng bóng, không tồn tại lâu bền, là quả Tăng thượng.
Những người trộm cắp, nếu luyện tập, hoặc gây ra, hoặc nhiều lần luyện tập gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả dị thục; từ chổ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, tiền bạc của cải thiếu hụt, là quả đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài luôn luôn phát sinh tai họa, gặp nhiều trở ngại như sương mù, mưa đá, bụi bặm dơ bẩn…, là quà Tăng thượng.
Những người tà dâm, nếu thói quen, hoặc gây ra, hoặc nhiều lần do thói quen gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả Dị thục; từ chỗ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, gặp vợ không trinh tiết lương thiện, là quả Đẳng lư; bởi vì nghiệp tăng thiện ấy cho nên cảm đến sự vật bên ngoài có nhiều cạnh tranh tàn ác, là quả Tăng thượng.
Những người nói lời dối trá, nếu thói quen, hoặc gây ra, hoặc nhiều lần do thói quen gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả Dị thục; từ chỗ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, gặp nhiều điều phỉ báng, là quả Đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài, phần nhiều là những thứ dơ bẩn thối tha, là quả Tăng thượng.
Những người nói lời chia rẽ, nếu thói quen, hoặc gây ra, hoặc phần nhiều do thói quen gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả Dị thục; từ chỗ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, gặp phải bạn thân chia lìa ngang trái, là quả Đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài, phần lớn không ngay thẳng bằng phẳng, gò đồi, hầm hố, đèo dốc hiểm trở ngăn cách cheo leo, là quả Tăng thượng.
Những người nói lời hung ác, nếu thói quen, hoặc gây ra, hoặc phần nhiều do thói quen gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả Dị thục; từ chổ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, luôn luôn nghe các loại âm thanh không vừa ý, là quả Đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy c ho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài, phần lớn là thô kệch xấu xí, gai độc, cát đá, tuy có một ít vàng, bạc… mà không có ánh sáng, không có điều hòa, khó sử dụng, là quả Tăng thượng.
Những người nói lời dơ bẩn, nếu thói quen, hoặc gây ra, hoặc phần nhiều do thói quen gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả Dị thục; từ chổ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, lời nói không uy tín nghiêm túc, là quả Đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đén sự vật bên ngoài, gặp phải khí hậu thay đổi thất thường, nhanh chóng bị hủy diệt, phần lớn không thành tựu kết quả, là quả Tăng thượng.
Những người có tham dục, nếu thói quen, hoặc gây ra – hoặc phần nhiều do thói quen gây ra, thì sinh vào địa ngục – bàng sinh và nẽo quỷ, là quả Dị thục; từ chổ ấy chết đi – sinh vào trong loài người, tham dục mạnh mẻ và sắc bén hơn, là quả Đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài phần nhiều là giảm sút, nhỏ nhoi và ít ỏi, là quả Tăng thượng.
Những người có sân giận, nếu thói quen, hoặc gây ra, hoặc phần nhiều do thói quen gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả Dị thục; từ chỗ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, sân giận mạnh mẻ và sắc bén hơn, là quả Đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài phần nhiều là khô héo, quả- hạt đắng chát, làquả Tăng thượng.
Những người có tà kiến, nếu thói quen, hoặc gây ra, hoặc phần nhiều do thói quen gây ra, thì sinh vào địa ngục, bàng sinh và nẽo quỷ, là quả Dị thục từ chỗ ấy chết đi, sinh vào trong loài người, ngu si vô cùng, là quả Đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài phần nhiều là điêu tàn, thiếu hụt và rất ít hoa, quả hoặc là hoàn toàn không có quả, là quả Tăng thượng.
Lìa bỏ sát sinh, nếu thói quen, hoặc tu dưỡng, hoặc phần nhiều do thói quen tu dưỡng, thì sinh vào loài người, trời, là quả Dị thục; từ nơi ấy chết đi, sinh đến nơi này, không có bệnh tật, thọ mạng lâu dài, là quả Đẳng lưu; bởi vì nghiệp tăng thượng ấy cho nên đã cảm đến sự vật bên ngoài đều nhiều ánh sáng, trơn láng, tồn tại bền vững trãi qua thời gian dài, là quả Tăng thượng.
Dựa vào đạo lý này, phẩm thiện của chín nghiệp đạo thiện còn lại, cùng với trên trái ngược nhau đều cần phải nói là rộng ra, cho nên do ba quả mà kiến lập mười nghiệp đạo.
Hỏi: Vì sao không nói Tư là nghiệp đạo?
Đáp: Tư chính là nghiệp, do Tư mà hành động cho nên gọi là nghiệp đạo; nên biết rằng nghiệp đạo không phải chính là Tư, vì vậy không nói đến. Như nơi nhà vua đi lại thì nói là đường đi của nhà vua, mà đường đi của nhà vua thì không phải là nhà vua. Ở đây cũng như vậy, do Tư mà hành động cho nên nói la nghiệp đạo, mà nghiệp đạo thì không phải là Tư. Thí dụ về chỗ ngồi của nhà vua…, cũng lại như vậy.
Lại có người nói: Nếu pháp cùng với Tư, ví như ba sự hòa hợp mà sinh, có tác dụng chuyển đổi thì thiết lập làm nghiệp đạo; Tư không cùng với Tư, ví như ba sự hòa hợp mà sinh, có tác dụng chuyển đổi, cho nên không phải là nghiệp đạo.
Lại có người nói: Nếu pháp cùng với Tư, cùng lúc mà sinh, có tác dụng chuyển đổi thì thiết lập làm nghiệp đạo; Tư không cùng với Tư, cùng lúc mà sinh, có tác dụng chuyển đổi, cho nên không thiết nghiệp đạo.
Lại có người nói: Nếu pháp và Tư cùng thuộc về hiện tại, làm con đường cho Tư thiết lập làm nghiệp đạo; Tư không cùng với Tư, cùng thuộc về hiện tại, làm con đường cho Tư, cho nên không thiết lập nghiệp đạo.
Hỏi: Nếu sai người khác sát sinh, cho đến dấy lên lời nói dơ bẩn, người bị sai khiến hoặc là trải qua nhiều ngày mới làm, thì người sai khiến người khác đã diệt Tư từ lâu, làm sao có thể gọi là cùng với Tư, cùng thuộc về hiện tại, làm con đường cho Tư, khiến Tư cuối cùng thiết lập làm nghiệp đạo?
Đáp: Dựa vào nghĩa có thể đạt được mà thiết lập nghiệp đạo, nghĩa là nếu pháp khác có thể đạt được cùng lúc làm con đường cho Tư, cho nên thiết lập nghiệp đạo, không phải là trong một sát-na mà hai Tư có thể đạt được hiện tại làm con đường, vì vậy không thiết lập Tư làm nghiệp đạo.
Hỏi: Tư cùng với Tư, cùng thuộc về hiện tại, đó là Tư nối tiếp nhau của người khác, tại sao không nói?
Đáp: Dựa vào sự nốiu tiếp nhau của mình mà thiết lap6 nghiệp đạo, không dựa vào người khác để thiết lập.
Đã nói về tự tánh cua ba nghiệp, mười nghiệp đạo, nay sẽ biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạp, không xen tạp.
Hỏi: Ba nghiệp, mười nghiệp đạo, là ba thâu nhiếp mười, hay là mười thâu nhiếp ba?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc nghiệp chứ không phải là nghiệp đạo, đó là nghiệp đạo vốn không thâu nhiếp thân nghiệp-ngữ nghiệp và toàn bộ ý nghiệp.
2. Có lúc nghiệp đạo chứ không phải là nghiệp, đó là ba nghiệp đạo sau.
3. Có lúc nghiệp cũng là nghiệp đạo, đó là bảy nghiệp đạo trước.
4. Có lúc không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp đạo, đó là trừ ra tướng trước. Tướng là thuộc về tên gọi, như trước nói rộng ra. Nghĩa là trong Sắc uẩn trừ ra nghiệp, chọn lấy Sắc uẩn còn lại; trong Hành uẩn trừ ra tham-sân-tà kiến bất thiện và không có tham-không có sân-chánh kiến cùng với tất cả Tư, chọn lấy Hành uẩn tương ưng-không tương ưng còn lại và ba uẩn toàn phần, cùng với pháp vô vi. Như vậy tất cả làm thành câu thứ tư, cho nên nói đó là trừ ra tướng trước.
Hỏi: Trong mười nghiệp đạo, tại sao bảy loại trước kiến lập là nghiệp và nghiệp đạo, ba loại sau chỉ là nghiệp đao chứ không phải là nghiệp?
Đáp: Như luận Thi Thiết nói: “Các hành động sát sinh là nghiệp – là tác dụng, làm nhân, làm đạo, làm dấu tích, làm con đường cho Tư có thể phát khởi sát sinh, nói rộng ra cho đến những lời nói dơ bẩn là nghiệp, là tác dụng, làm nhân, làm đạo, làm dấu tích, làm con đường cho Tư có thể phát khởi lời nói dơ bẩn. Tất cả tham – sân – tà kiến bất thiện, không phải là nghiệp – không phải là tác dụng, chỉ làm nhân – làm đạo – làm dấu tích – làm con đường cho chính Tư thuộc phẩm câu sinh của nó. Lìa bỏ sát sinh là nghiệp – là tác dụng, làm nhân – làm đạo – làm dấu tích – làm con đường cho Tư có thể phát khởi lìa bỏ sát sinh, nói rộng ra cho đến lìa bỏ lời nói dơ bẩn là nghiệp – là tác dụng, làm nhân – làm đạo – làm dấu tích – làm còn đường cho Tư có thể phát khởi lìa bỏ lời nói dơ bẩn. Tất cả không có tam – không có sân – chánh kiến, không phải là nghiệp – không phải là tác dụng, chỉ làm nhân – làm đạo – làm dấu tích – làm con đường cho chín Tư thuộc phẩm câu sinh của nó,” Vì vậy chứng minh biết rằng nghĩa ấy thuận theo như vậy.
******
Ba nghiệp, đó là nghiệp thân – ngữ và ý. Bốn nghiệp, đó là nghiệp Hắc hắc dị thục, nghiệp Bạch bạch dị thục, nghiệp Hắc bạch – hắc bạch dị thục, nghiệp Phi hắc – phi bạch không có dị thục, có thể không còn các nghiệp, là ba thâu nhiếp bốn, hay là bốn thâu nhiếp ba?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Nhu trong king nói: “Ba nghiệp – bốn nghiệp.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà chưa giải thích rộng ra, cũng chưa hề nói là ba thâu nhiếp bốn, hay là bốn thâu nhiếp ba, cho đến nói rộng ra. Lại có người nói: Trước đây tuy phân biệt về ba nghiệp, mà chưa phân biệt về bốn nghiệp, nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.
Trong này, thế nào là nghiệp Hắc hắc dị thục? Đó là nghiệp bất thiện có thể cảm đến dị thục ở nơi hiểm ác.
Hỏi: Dị thục không nên gọi là Hắc. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì như luận Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là Hắc pháp? Đó là pháp bất thiện và pháp hữu phú vô ký. Thế nào Bạch pháp? Đó là pháp thiện và pháp vô phú vô ký.” Các quả dị thục vô phú vô ký, tại sao gọi là Hắc?
Đáp: Trong này chỉ nên nói thế nào là nghiệp Hắc, đó là nghiệp bất thiện có thể cảm đến ở nơi hiểm ác, chứ không cần phải nói thêm từ Hắc dị thục. Nên nói như vậy mà không nói như vậy, là có ý nghĩa gì? Nghĩa là nói như vậy thì đã thành lập Hắc là nhân chứ không phải là quả; như nói: Đứa trẻ ngổ nghịch này đã phát ra lời mắng chưởi cha chứ không phải là con. Trong này cũng như vậy.
Lại có người nói: Trong này dựa vào Hắc không vừa ý, cho nên đưa ra cách nói này. Hắc có hai loại:
- Hắc nhiễm ô.
- Hắc không vừa ý.
Trong này, nghiệp bởi vì hai Hắc cho nên nói tên gọi là Hắc, dị thục chỉ bởi vì Hắc không vừa ý cho nên cũng gọi là Hắc.
Hỏi: Nghiệp Hắc cũng cảm đến dị t
Đáp: Cũng nên nói mà không nói, thì nên biết là nghĩa này có khác.
Lại có người nói: Điều ấy không quyết định. Nghĩa là trong loài người-trời, nếu nơi nào có dị thục của nghiệp Hắc, thì nơi ấy nhất định phải có dị thục của nghiệp Bạch; không có nơi nào chỉ có dị thục của nghiệp Hắc, mà không có dị thục của nghiệp Bạch. Trong các nẽo ác, nếu nơi nào có dị thục của nghiệp Bạch, thì nơi ấy chắc chắn có dị thục của nghiệp Hắc; có nơi chỉ có dị thục của nghiệp Hắc, chứ không có dị thục của nghiệp Bạch. Bởi vì trong nẽo ác có nơi quyết định dị thục của Hắc hắc, cho nên chỉ nói về nẽo ác.
Trong luận Tập Dị Môn lại đưa ra cách nói này: “Thế nào là nghiệp Hắc hắc dị thục? Đó là nghiệp bất thiện cảm đến nẽo địa ngục.”
Hỏi: Các nghiệp bất thiện cũng cảm đến dị thục của nẽo bàng sinh và quỷ, vì sao chỉ nói cảm đến địa ngục mà không nói nẽo khác?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác.
Lại có người nói: Điều ấy không quyết định. Nghĩa là nẽo bàng sinh và quỷ cũng nhận lấy dị thục của nghiệp bất thiện, cũng nhận lấy dị thục của nghiệp thiện; nẽo địa ngục quyết định chỉ nhận lấy dị thục của nghiệp bất thiện, cho nên chỉ nói đến địa ngục.
Lại có người nói: Trong kinh, Đức Thế Tôn dùng nghiệp ác trùng lặp để khiến cho các hữu tình sợ hãi, vì thuận theo kinh ấy cho nên chỉ nói các nghiệp bất thiện cảm đến địa ngục gọi là nghiệp Hắc hắc dị thục. Vì hiển bày về nghĩa này cho nên dẫn kinh ấy để chứng minh.
“Có hai ngoại đạo, một người tên gọi Bố-lạt-nã-kiều-trĩ-ca, thọ trì giới Trâu; một người tên gọi Át-chế-la-tây-nhĩ-ca, thọ trì giới chó. Hai ngoại đạo này ở trong một lúc cùng ngồi lại với nhau, đưa ra lời nói như vậy. Tất cả giới cấm khó thực hành ở thế gian, hai người chúng ta tu học đã đầy đủ, ai có thể ghi nhận đúng như thật về dị thục mà chúng ta cảm đến? Nghe dòng họ Thích-ca sinh ra một Thái tử dung nhan tướng mạo đoan chánh, dùng ba mươi hai tướng Đại trượng phu và tám mươi vẻ đẹp để trang nghiêm thân mình, ngắm nhìn không biết thỏa mãn, thân màu vàng ròng, ánh sáng thường tỏa ra một Tầm, tiếng nói trong trẻo hòa nhã thích ý, hơn cả âm thanh tuyệt vời của chim Yết-la-tần -ca, trí kiến vô ngại-biện tài không có gì vướng mắc, chán ngán rời bỏ phép nhà, ra bên ngoài đến nơi không phải là nhà, thường xuyên tu khổ hạnh. Lại vẫn chán ngán lìa bỏ để tu hạnh Trung đạo (Xử trung), chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đầy đủ Nhất thiết trí, chứng thấy tánh tướng của các pháp đúng như thật, đoạn dứt tất cả lưới nghi, thực hiện tất cả quyết định, suy xét thông hiểu ngọn nguồn của tất cả mọi vấn đề bàn luận. Hai người chúng ta bây giờ nên điđến thưa hỏi, nếu được ghi nhận về dị thục do giới cấm chúng ta mà cảm đến, thì sẽ y theo học hỏi, lẽ nào không vui sướng hay sao? Thế là hai người đi đến nơi Đức Phật, dùng rất nhiều lời nói thân thiện, thăm hỏi nhau rồi, lùi về ngồi một phía. Lúc ấy Bố-lạt-nã, trước là hỏi cho người khác mà thưa với Đức Phật rằng: Tây-nhĩ-ca này thọ trì giới Chó, tu học đã đầy đủ, sẽ hướng đến nơi nào, sẽ sinh vào nơi đâu? Đức Thế Tôn bảo rằng: Này Bố-lạt -nã, ông dừng lại không cần phải hỏi, đừng bởi vì sự việc này, các ông đều sẽ không chấp nhận-không tin được, tâm mang đầy oán hận nhục nhã! Như vậy đến ba lần, nhưng người ấy vẫn ân cần thưa hỏi không dừng lại. Đức Phật vì lòng thương xót mà bảo rằng: Lắng nghe kỹ càng, Ta sẽ ghi nhận đúng như thật cho ông, thọ trì giới Chó nếu không có khuyết phạm thì sẽ sinh trong loài chó, nếu có khuyết phạm thì sẽ rơi vào địa ngục. Lúc ấy Bố-lạt-nã nghe Đức Phật nói rồi, lòng dạ lo sợ đau buồn, khóc lóc nức nở không thể nào tự kềm chế được. Đức Phật bảo rằng: Trước đó không phải là Ta nhiều lần bảo với ông rằng dừng lại không cần phải hỏi, đừng bởi vì sự việc này, các ông đều sẽ không chấp nhận-không tin được, tâm mang đầy oán hận nhục nhã hay sao? Nay quả là như vậy. Lúc bấy Bố-lạt-nã liền tự nén mình mà thưa với Đức Phật rằng: Không phải vì Đức Thế Tôn ghi nhận là Tây-nhĩ-ca sẽ sinh vào loài chó mà con đau buồn khóc lóc, nhưng con luôn luôn thọ trì giới Trâu, tu học đã đầy đủ, sợ rằng cũng sẽ như vậy cho nên lo sợ, chỉ nguyện Đấng Đại Từ nói rõ cho con thọ trì giới Trâu, sẽ hướng đến nơi nào, sẽ sinh vào nơi đâu? Đức Thế Tôn bảo rằng: Thọ trì giới Trâu nếu không có khuyết phạm thì sẽ sinh trong loài trâu, nếu có khuyết phạm thì sẽ rơi vào địa ngục.” Những sự việc như vậy nói rộng ra như trong kinh.
Hỏi: Tại sao thọ trì giới Chó-giới Trâu gọi là không có khuyết phạm?
Đáp: Nếu trì giới Chó hoàn toàn giống như phép tắc của chó thì gọi là không có khuyết phạm, nếu trì giới Trâu hoàn toàn giống như phép tắc của trâu thì gọi là không có khuyết phạm; nếu không như vậy thì gọi là có khuyết phạm. Vì vậy, Đức Thế Tôn dùng nghiệp ác trùng lặp để khiến cho các hữu tình sợ hãi, cho nên nói các nghiệp bất thiện có thể cảm đến ở nẽo địa ngục. Vì thuận theo kinh ấy cho nên luận Tập Dị Môn đưa ra cách nói như vậy: “Các nghiệp bất thiện cảm đến địa ngục gọi là nghiệp Hắc hắc dị thục.”
Lại có người nói: Các nghiệp bất thiện do kiến Đạo mà đoạn gọi là nghiệp Hắc hắc dị thục, bởi vì từ trong chủng loại ấy không có nghiệp Bạch xen lẫn.
Nói như vậy thì tất cả nghiệp bất thiện đều gọi là nghiệp Hắc hắc dị thục, bởi vì bất thiện trong cõi Dục rất mạnh mẽ, không bị pháp thiện làm cho xen tạp, mà pháp bất thiện có thể chèn ép – có thể đoạn mất thiện ở địa của mình; nghiệp thiện yếu kém mà bị sự xen tạp của bất thiện, cho nên thiện của cõi Dục không có thể đoạn được bất thiện.
Thế nào là nghiệp Bạch bạch dị thục? Đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc cũng cảm đến Bạch dị thục, tại sao chỉ nói nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục, mà không nói đến nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác.
Lại có người nói: Nếu nói nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục, thì nên biết đã nói nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc cũng là nghiệp ấy, bởi vì cùng là pháp của Định, địa Tu. Nếu nói đến cõi này thì nên biết là cũng nói đến cõi kia.
Lại có người nói: Nếu các nghiệp thiện có thể cảm đến quả dị thục của hai loại, đó là Trung hữu và Sinh hữu, thì nghiệp thiện này gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục; nghiệp của cõi Vô sắc chỉ cảm đến Sinh hữu, không cảm đến Trung hữu, cho nên không nói đến.
Như Trung hữu và Sinh hữu như vậy, khởi thọ, sinh thọ, khởi dị thục, sinh dị thục, khởi quả, sinh quả, quả tế, quả thô, nên biết cũng như vậy.
Lại có người nói: Nếu nghiệp có thể cảm đến hai loại dị thục, đó là Sắc và Phi sắc, thì các nghiệp thiện này gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục; nghiệp của cõi Vô sắc chỉ cảm đến Phi sắc, không cảm đến Sắc, không cảm đến Sắc, cho nên không nói đến.
Lại có người nói: Nếu có đủ hai nghiệp có thể cảm đến dị thục, đó là Sắc và Phi sắc, thì nghiệp thiện trong này gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục; cõi Vô sắc chỉ có nghiệp Phi sắc, không có nghiệp Sắc, cho nên không nói đến.
Như Sắc và Phi sắc như vậy, tương ưng, không tương ưng, có sở y, không có sở y, có hành tướng, không có hành tướng, có sở duyên không có sở duyên, có tác ý, không có tác ý, hai loại nghiệp nên biết cũng như vậy.
Lại có người nói: Nếu có đủ ba nghiệp có thể cảm đến dị thục, đó là thân-ngữ và ý, thì nghiệp thiện thanh tịnh này gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục; trong cõi Vô sắc chỉ có ý nghiệp có thể cảm đến dị thục, cho nên không nói đến.
Lại có người nói: Nếu dùng tất cả năm Uẩn có thể cảm đến dị thục, thì nghiệp thiện thanh tịnh này gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục; trong cõi Vô sắc chỉ có bốn Uẩn có thể cảm đến dị thục, cho nên không nói đến.
Lại có người nói: Nếu có đầy đủ mười nghiệp đạo thiện có thể cảm đến dị thục, thì nghiệp thiện thanh tịnh này gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục; trong cõi Vô sắc chỉ có ba nghiệp đạo thiện có thể cảm đến dị thục, cho nên không nói đến.
Lại có người nói: Nếu trong cõi này có hai loại trong sáng, hai loại rõ ràng, một là nhân, hai là quả, thì nghiệp thiện của cõi này gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục; trong cõi Vô sắc có một loại trong sáng, rõ ràng, đó là nhân, cho nên không nói đến.
Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên chỉ riêng nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc gọi là nghiệp Bạch bạch dị thục.
Thế nào là nghiệp Hắc bạch, hắc bạch dị thục? Đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, có thể cảm đến nghiệp dị thục của loài người, trời.
Hỏi: Không có một nghiệp nào vừa Hắc vừa Bạch, tại sao gọi là nghiệp Hắc bạch, hắc bạch dị thục?
Đáp: Bởi vì muốn biểu hiện rõ ràng trong một sự nương tựa, trong một sự nối tiếp nhau, nhận lấy dị thục do hai loại nghiệp đã cảm đến:
- Hắc.
- Bạch.
Vì vậy nói là nghiệp Hắc bạch, hắc bạch dị thục.
Hỏi: Trong các nẽo ác cũng nhận lấy dị thục của hai nghiệp Hắc Bạch, tại sao chỉ nói nghiệp dị thục có thể cảm đến của loài người -trời, gọi là nghiệp Hắc bạch, hắc bạch dị thục, mà không nói đến nghiệp dị thục có thể cảm lấy của nẻo ác?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác.
Lại có người nói: Nếu nói nghiệp thiện có thể cảm đến của người, trời gọi là nghiệp Hắc bạch, hắc bạch dị thục, thì nên biết đã nói nghiệp thiện có thể cảm đến của nẻo ác cũng là nghiệp ấy, bởi vì tướng xen tạp đủ loại không có gì sai biệt. Nếu nói đến loài này thì nên biết là đã nói đến loài kia.
Lại có người nói: Điều ấy không quyết định, vì vậy không nói đến. Nghĩa là ở trong loài người, trời thuộc cõi Dục, không có một nơi nào mà không nhận lấy dị thục của nghiệp Hắc, Bạch xen lẫn; trong các nẽo ác tuy có nơi nhận lấy dị thục của nghiệp Hắc, Bạch xen lẫn, mà lại có nơi luôn luôn nhận lấy dị thục của nghiệp Hắc hoàn toàn, đó là một phần bàng sinh, quỷ, và tất cả địa ngục. Bởi vì Trung hữu của nẻo ác không quyết định, cho nên không nói đến.
Lại có người nói; Nghiệp thiện, bất thiện do tu mà đoạn hệ thuộc cõi Dục, gọi là nghiệp Hắc bạch, hắc bạch dị thục, bởi vì hai nghiệp xen lẫn trong một chủng loại.
Lại có người nói: Nếu nghiệp thiện, bất thiện có thể cảm đến dị thục trong loài trời-người-bàng sinh và quỷ của cõi Dục, thì gọi là nghiệp Hắc bạch-hắc bạch dị thục, bởi vì ở trong một loài nhận lấy dị thục của hai nghiệp xen lẫn.
Nói như vậy thì tất cả nghiệp thiện của cõi Dục, gọi là nghiệp Hắc bạch-hắc bạch dị thục, bởi vì Thể của nghiệp thiện ấy tuy là Bạch, mà bị sự chèn ép xen tạp của Hắc bất thiện, bởi vì bất thiện có thể đoạn mất thiện ở địa của mình. Bất thiện thì không như vậy, không bị sự chèn ép xen tạp do thiện ở địa của mình, bởi vì thiện ở địa của mình không có thể đoạn mất bất thiện ở địa của mình. Vì vậy nghiệp thiện của cõi Dục gọi là nghiệp thứ ba.
Thế nào là nghiệp Phi hắc-phi bạch không có dị thục, có thể không còn các nghiệp? Đó là Tư về Học có thể vĩnh viễn đoạn hết các nghiệp.
Hỏi: Các nghiệp vô lậu là Bạch thuộc thắng nghĩa, tại sao lại nói là Phi hắc-phi bạch?
Đáp: Trong luận Tập Dị Môn-luận Thi Thiết, đều nói về nghiệp này không giống nhau, Hắc bất thiện nhiễm ô và cảm Hắc dị thục không vừa ý, cho nên nói là Phi hắc; lại cũng không giống nhau, Bạch thiện hữu lậu và cảm Bạch dị thục vừa ý, cho nên nói là Phi bạch.
Lại có người nói: Ở đây dựa vào Bạch thuộc quả, cho nên nói là Phi bạch. Bạch có hai loại:
- Bạch thuộc nhân.
- Bạch thuộc quả.
Nghiệp thiện hữu lậu có đủ hai Bạch, cho nên gọi là Bạch; các nghiệp vô lậu tuy có Bạch thuộc nhân mà không có Bạch thuộc quả, cho nên không gọi là Bạch.
Lại có người nói: Dựa vào Bạch dị thục, cho nên gọi là Phi bạch.
Bạch có hai loại:
- Bạch thuộc tự Thể.
- Bạch thuộc dị thục.
Nghiệp thiện hữu lậu có đủ hai Bạch, cho nên gọi là Bạch; nghiệp vô lậu chỉ có Bạch thuộc tự thể chứ không có Bạch thuộc dị thục, cho nên không gọi là Bạch.
Lại có người nói: Nghiệp vô lậu này có thể đoạn dị thục yêu quý của thế gian, không phải là không có tướng Bạch mà thế gian yêu quý, cho nên không gọi là Bạch. Bởi vì nghĩa này cho nên gọi là Phi hắc – phi bạch. Nghiệp vô lậu này không phải là như ba nghiệp trước cảm đến quả dị thục, vì vậy nói là nghiệp không có dị thục. Nghiệp vô lậu này làm cho ba nghiệp trước hoàn toàn diệt hết, cùng hết, tất cả hết, vĩnh viễn làm hại, rời bỏ, đổi thay, lìa dục, vắng lặng, vì vậy nói là có thể không còn các nghiệp.
Như vậy thì nói về mười bảy Tư thuộc Học, nghĩa là trong Kiến đạo có Tư thuộc Học tương ưng với bốn Pháp trì nhẫn, lìa nhiễm của cõi Dục có Tư thuộc Học tương ưng với tám đạo vô gián, mười hai Tư này có thể không cò nghiệp Hắc hắc dị thục; lìa nhiễm của cõi Dục có Tư thuộc Học tương ưng với đạo vô gián thứ chín, có thể không còn nghiệp Hắc hắc dị thục, và nghiệp Hắc bạch – hắc bạch dị thục; lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất có Tư thuộc Học tương ưng với đạo vô gián thứ chín, cho đến lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư có Tư thuộc Học tương ưng với đạo vô gián thứ chín, có thể không còn nghiệp Bạch bạch dị thục. Như vậy mười bảy Tư vô lậu này, nói là Tư thuộc Học có thể đoạn các nghiệp.
Lại có người nói: Tất cả Tư vô lậu thuộc đạo vô gián, đều gọi là Tư thuộc Học có thể đoạn các nghiệp, bởi vì tất cả đạo vô gián đều có thể đoạn các nghiệp.
Lại có người nói: Tất cả Tư thuộc Học đều gọi là Tư thuộc Học có thể đoạn các nghiệp, bởi vì các Tư thuộc Học có thể đối trị với nghiệp hữu lậu.
Nói như vậy thì nghĩa là ban đầu nói chỉ có mười bảy tư vô lậu, đích thực có thể đối trị với ba nghiệp trước.
Hỏi: Các Tuệ cô lậu tương ưng cùng có, đều có thể đích thực đoạn trừ ba loại nghiệp trước, vì sao chỉ nói đến Tư thuộc Học vô lậu?
Đáp: Tư có thể phát động các pháp làm cho đoạn trừ, vì vậy chỉ nói đến Tư.
Lại có người nói: Tuy đều có thể đoạn trừ mà trong này giải thích về nghiệp, cho nên chỉ nói đến Tư.
Hỏi: Nếu như vậy thì cũng phải nói đến nghiệp thân-ngữ tùy chuyển, tại sao chỉ nói đến Tư?
Đáp: Bởi vì Tư thuộc Học này tương ưng với Tuệ vô lậu mà chuyển, cùng một sở duyên, cùng một hành tướng, cùng một sở y, hỗ trợ nhau có sức mạnh có thể đoạn các nghiệp; không phải là nghiệp thân-ngữ có thể có sự việc này, vì vậy không nói đến nghiệp thân-ngữ.
Đã nói về tự tánh của ba nghiệp, bốn nghiệp, nay sẽ biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạp, không xen tạo.
Hỏi: Ba nghiệp và bốn nghiệp, là ba thâu nhiếp bốn, hay là bốn thâu nhiếp ba?
Đáp: Ba thâu nhiếp bốn, không phải là bốn thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Đó là trừ ra Tư thuộc Học có thể đoạn các nghiệp, còn lại nghiệp vô lậu, nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, tất cả nghiệp vô ký.
Trong này, trừ ra Tư thuộc Học có thể đoạn các nghiệp, còn lại nghiệp vô lậu. Những cách nói về mười bảy Tư vô lậu là nghiệp thứ tư, đó là nói trừ ra mười bảy Tư, còn lại Tư tương ưng với đạo vô lậu, gia hạnh, vô gián, giải thoát, thắng tiến, và Học tùy chuyển gnh, cùng với tất cả nghiệp Vô học, thì gọi là còn lại nghiệp vô lậu. Những cách nói về Tư thuộc Học tương ưng với tất cả đạo vô gián là nghiệp thứ tư, đó là nói trừ ra tất cả đạo vô gián, còn lại Tư thuộc Học tương ưng với đạo vô lậu, gia hạnh, giải thoát, thắng tiến, và Học tùy chuyển nghiệp, cùng với tất cả nghiệp Vô học, thì gọi là còn lại nghiệp vô lậu. Những cách nói về tất cả Tư thuộc Học là nghiệp thứ tư, đó là nói về Học tùy chuyển, tất cả nghiệp Vô học, thì gọi là còn lại nghiệp vô lậu.
Nói như vậy thì nghĩa là ban đầu nói trừ ra nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là tất cả nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc; trừ ra nghiệp vô ký, đó là các nghiệp vô ký hệ thuộc ba cõi.
Dựa vào đạo lý này, ba nghiệp thâu nhiếp đầy đủ nghiệp Học -Vô học và Phi học phi vô học, bốn nghiệp chỉ thâu nhiếp nghiệp Học và Phi học phi vô học; ba nghiệp thâu nhiếp đầy đủ nghiệp hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc, bốn nghiệp chỉ thâu nhiếp nghiệp hệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc; ba nghiệp thâu nhiếp đầy đủ nghiệp thiện, bất thiện và vô ký, bốn nghiệp chỉ thâu nhiếp nghiệp thiện và bất thiện; ba nghiệp thâu nhiếp đầy đủ nghiệp do kiến mà đoạn, do tu mà đoạn và không đoạn, bốn nghiệp chỉ thâu nhiếp một phần của ba loại; ba nghiệp thâu nhiếp đầy đủ nghiệp hữu lậu, vô lậu, nghiệp nhiễm ô, nghiệp có dị thục, không có dị thục, nghiệp tương ưng, không tương ưng, nghiệp có tùy chuyển, không có tùy chuyển, nghiệp Biểu, Vô biểu, bốn nghiệp chỉ thâu nhiếp phần ít của các loại hai nghiệp. Các môn như vậy đều cần phải nói rộng ra, vì vậy nói là ba thâu nhiếp bốn, không phải là bốn thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Đó là trừ ra Tư thuộc Học có thể đoạn các nghiệp, còn lại nghiệp vô lậu, nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, tất cả nghiệp vô ký.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thân-ngữ và ý. Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thuận với pháp hiện tại nhân quả báo, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả báo, nghiệp thuận theo đờ kế tiếp thứ hai nhận quả báo.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả…”trong kinh nói ra điều này mà không giải thích rộng ra; nói rộng ra như trước. Lại có người nói: Trước tuy phân biệt về ba nghiệp như thân…, mà chưa phân biệt về ba nghiệp như nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả…, nay cần phải phân biệt cho nên soạn ra phần luận này.
Thế nào là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả? Đó là nếu nghiệp tạo tác tăng trưởng ở đời này, ngay trong đời này nhận lấy quả dị thục, thì gọi là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Hỏi: Nếu nghiệp tạo tác tăng trưởng ở lúc này, thì ngay lúc này nhận lấy quả dị thục chăng?
Đáp: Không phải như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các nghiệp thiện-ác nối tiếp nhau, hoặc là vượt qua nối tiếp nhau mới nhận lấy dị thục. Nghĩa là nếu tạo tác tăng trưởng nghiệp này, thì hoặc là ngay trong một sự nối tiếp nhau này, hoặc là ngay trong một thời gian này, hoặc là ngay trong một chúng đồng phần này mà nhận lấy quả dị thục. Như vậy gọi là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Nhất định không có nghĩa về nghiệp tạo tác trong sát-na này, ngay sát-na này và sát-na kế tiếp chín muồi, bởi vì khác loại, bởi vì tự mình dẫn phát.
Trong này, tất cả những sự việc mà thế gian hiện thấy, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Từng nghe: Có người làm nghề hái củi, đi vào núi gặp lúc tuyết rơi lạc mất đường đi. Lúc ấy trời đã về chiều, tuyết dày lạnh cóng, không bao lâu sẽ chết, liền tiễn về phía trước đi vào một lùm cây rậm trong rừng, mới trông thấy một con gấu trong lùn cây trước rồi, thân hình đên tuyền, đôi mắt như hai ngọn nến. Người ấy sợ hãi vô cùng, chắc chắn là sẽ mất mạng. Thực sự đây là vị Bồ-tát hiện tại nhận chịu thân loài gấu, thấy người ấy lo sợ liền an ủi nói cho biết rằng: Nay ông đừng sợ hãi, cha mẹ đối với con cái có lúc có tâm khác, nay Ta đối với ông không có ý xâu ác. Liền tiến về phía trước nâng lên đưa đi vào trong hang đá, sưởi ấm thân người ấy làm cho tỉnh táo rồi, lấy các loại trái cây-rễ củ khuyên nhủ tùy ý mà ăn, sợ rằng lạnh lẽo không tiêu cho nên ôm giữ mà nằm. Ân cần nuôi dưỡng như vậy trải qua sáu ngày, đến ngày thứ bảy thì trời quang đãng, đường đi thấy rõ ràng, người ấy có ý muốn trỡ về. Con gấu đã biết rồi, lại lấy quả ngọt no tròn mà mới ăn, đưa ra đến ngoài rứng ân cần chia tay. Người ấy quỳ xuống cảm ơn rằng: Làm sao để báo ân? Con gấu nói: Nay Ta không cần đền đáp gì khác, chỉ như những ngày qua Ta bảo vệ thân ông, ông đối với mạng sống của Ta cũng mong như vậy. Người ấy cung kính vâng dạ, gánh củi đi suống núi. Gặp hai người thợ săn, hỏi rằng: Thấy trong núi có những loài thú nào? Người hái củi đáp rằng : Tôi cũng không thấy loài thú nào khác, chỉ thấy một con gấu. Thợ săn cầu xin: Có thể chỉ rõ cho nhau được không? Người hái củi đáp rằng: Nếu có thể cho tôi hai phần ba, thì tôi sẽ chỉ rõ cho ông. Thợ săn y lời đồng ý với nhau rồi cùng đi. Cuối cùng giết hại mạng sống con gấu, chia thít làm ba phần. Hai tay người hái củi sắp nhận lấy thịt gấu, bởi vì sức mạnh của nghiệp ác mà hai cánh tay cùng rơi xuống, như sâu ngọc đứt dây, như ngó sen bị cắt lìa. Thợ săn hốt hoảng kinh ngạc hỏi nguyên do, người hái củi xấu số kể lại nguyên do. Hai người thợ săn này trách móc người hái củi rằng: Người ta đã có ân to lớn nhu vậy rồi đối với ông, nay ông vì sao đành lòng làm điều ác nghịch này, quái lạ thay sao thân ông không nát rữa ra? Thế là thợ săn cùng nhau mang thịt ấy đến cho chùa Tăng. Lúc ấy Thượng tọa trong Tăng đạt được trí Diệu nguyện, lập tức nhập Định quán xét là thịt gì, thì biết là thịt của Đại Bồ tát làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh, ngay lúc ấy xuất Định đem sự việc này trình bày với đại chúng. Đại chúng đều kinh hãi than thở, cùng nhau lấy củi thơm đốt cháy thịt ấy, thâu nhạt số xương còn lại, dựng tháp thờ mà lễ lạy cúng dường.
Nghiệp ác như vậy, cần phải nối tiếp nhau, hoặc là vượt qua nối tiếp nhau, mới nhận lấy quả ấy.
Lại nữa, xưa có người đi buôn trâu về giết thịt, lùa trâu vượt qua đường dài, nhiều người mà hết lương thực, đói khác thiếu thốn bức ngặt, dừng lại bàn bạt rằng: Bầy trâu như vậy cuối cùng không phải là vật của mình, nên cắt lấy lưỡi để qua lúc đói thiếu. Lập tức lấy muối xoa vào miệng những con trâu, trâu ham vị mặn lè lười ra liếm, liền dùng dao sắt lập tức cắt lấy, dùng lửa nướng chín mà cùng ăn với nhau. Ăn xong cùng nhau đến trước dòng nước súc miệng, cùng xỉa răng, chùi miệng rồi, dùng ngón tay để cạo lưỡi. Bởi vì sức mạnh của nghiệp ác, cho nên cuống lưỡi của những người ấy giống như trái cây chín rữa, trong một lúc cùng rụng xuống.
Nghiệp ác như vậy, cần phải nối tiếp nhau, hoặc là vượt qua nối tiếp nhau, mới nhận lấy quả ấy.
Lại nữa, nghe xưa có người hung bạo ác độc, khiến mẹ cầm đồ đựng đề tự mình vắt lấy sữa trâu. Vắt đã vượt quá số lượng, người mẹ ngăn lại và nói: Phần còn lại có thể để cho trâu nghé bú. Người ấy nghe rồi bỗng nhiên sinh ra tức giận, dùng tay vốc sữa vẩy vào mặt người mẹ. Hễ bao nhiêu giọt sữa dính vào thân mẹ, thì bởi vì sức mạnh của nghiệp ác, cho nên khiến trên thân của người ấy lại sinh ra bấy nhiêu mụt nhọt.
Nghiệp ác như vậy, cần phải nối tiếp nhau, hoặc là vượt qua nối tiếp nhau, mới nhận lấy quả ấy. Đây là sơ lược dẫn ra ba loại nghiệp ác thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Xưa ở nước Kiều-tát-la có vị vua tên gọi Thắng Quân, sinh được một cô con gái xấu xí đã đến tuổi mười tám, mà người nghèo hèn không qua lại, người giàu sang không cầu đến. Có con trai của Trưởng giả mất hết của cải địa vị, nhà vua nghe nói liền sai người gọi đến cho biết rằng: Ta có cô con gái thiếu hụt về dung mạo nhan sắc, nếu khanh không xấu hổ thì ta sẽ ban cho nhiều tiền bạc châu báu. Người ấy nhận lời, nhà vua nghe rất vui mừng, ban cho nhiều tiền của châu báu-ruộng đất nhà cửa, tôi tớ phục vụ, tùy theo ý muốn của người ấy. Đến khi làm lễ đón dâu, bí mật khiến trở về phủ, người ấy xấu hô cho nên ra ngoài thì khóa chặt cửa, bạn bè quen biết không có ai trông thấy. Có những người bạn thân trách rằng: Vì sao không chỉ rõ vợ mình? Con trai của Trưởng gia nói rằng: Có gì mà vội vàng. Mọi người cảm thấy quái lạ vì người ấy cố ý đậy lùi lại, liền cùng nhau đưa ra quy ước: Bảy ngày sau tất cả dẫn theo vợ tập trung tại khu vườn ấy dự tiệc chơi đùa vui vẻ, ai làm sai quy ước sẽ phạt năm trăm đồng tiền vàng. Đến ngày thứ bảy mọi người đều đúng như lời đã hẹn, chỉ riêng con trai của Trưởng giả không dẫn theo vợ đến tham gia, tự cậy mình giàu có chấp nhận phạt nhiều ít tùy ý. Người vợ một mình ở trong nhà tự trách móc, tự oán hận mình: Đời trước tôi có tội gì mà nhận lấy thân xấu xa này, mọi người đều vui vẻ chỉ riêng một mình tôi đau khổ, không bằng chết sớm cho xong! Lúc ấy dốc lòng niệm Phật, muốn tự hại mình. Đức Phật biết đến lúc, liền ở nơi này ẩn hình mà bất ngờ hiện ra trước mặt người ấy. Người nữ trông thấy Như Lai, lòng dạ hết sức đau xót, phát tâm thanh tịnh thiết tha ngắm nhìn tướng tốt của Đức Phật. Bởi vì sức mạnh của nghiệp thiện, cho nên trong phút chốc thân hình thay đổi giống như Thiên nữ, càng thêm vui mừng. Đức Phật thuýêt pháp cho nghe, xạ lìa trần cấu đạt được quả Dự lưu. Đức Thế Tôn đã quay về, người nữ ấy ngồi một mình, đoan chánh không ai bằng, an ổn vui sướng vô cùng. Lúc ấy bạn bè của người kia đã thấy người ấy không dẫn vợ mình theo, liền chuốc rựơu cho say, trộm lấy chìa khóa cổng cùng nhau đi đến nhà người ấy, từ xa trông thấy vợ của người ấy đoan nghiêm không ai bằng, giống như cung phi của Đế Thích. Thế là mói người sinh lòng ca ngợi ngưỡng mộ hết sức, vì vậy nói với nhau rằng: Nhiều lần không chỉ rõ cho mọi người, đích thực do điều này. Lập tức chạy đến khu vườn cùng nhau xin lỗi người chồng và chúc mừng ca ngợi. Người ấy thẹn đỏ mặt cho là chế giễu đùa cợt nhau, đến lúc quay về trông thấy thì sinh lòng nghi ngờ quái lạ hết sức, hỏi rằng: Thánh nữ là do huyễn thuật, hay là ma quỷ? Vợ tôi ở nơi nào? Người vợ đem tất cả sự việc trên mà trả lời, thế là người chồng có được điều chưa từng có, phát tâm quy y Tam Bảo.
Nghiệp thiện như vậy, cần phải nối tiếp nhau, hoặc là vượt qua nối tiếp nhau, mới nhận lấy quả ấy.
Xưa vua Ca-nị-sắc-ca nước Kiện-đà-la, có một Hoàng môn ( lưỡng tính) luôn luôn theo dõi mọi chuyện trong cung, một lúc nọ đi ra ngoài thành thấy có đàn trâu đến đủ năm trăm con đang đi vào trong thành, hỏi người đi lùa trâu: đây là trâu gì? Người lùa trâu đáp rằng: Trâu này đem đi cắt bỏ giống của nó. Ngay lúc ấy Hoàng môn liền tự suy nghĩ: Nghiệp ác đời trước của mình nhận lấy thân không phải đàn ông, nay nên lấy tiền bạc cứu nạn cho đàn trâu này. Liền đền bù giá trị ấy làm cho đều được thoát nạn. Bởi vì sức mạnh của nghiệp thiện, cho nên khiến Hoàng môn này lập tức trở lại thân đàn ông, sinh lòng vui mừng hết sức, liền trở về trong thành, đứng lặng hồi lâu trước cửa cung, nhờ người tâu với nhà vua, xin được vào yết kiến. Nhà vua truyền lệnh gọi vào, cảm thấy quái lạ mà hỏi nguyên do. Thế là Hoàng môn tấu trình đầy đủ sự việc trên, nhà vua nghe vừa kinh ngạc vừa vui mừng, ban thưởng nhiều của cải châu báu, chuyển đổi cho chức quan cao hơn, khiến cho trông coi quản lý mọi việc bên ngoài.
Nghiệp thiện như vậy, cần phải nối tiếp nhau, hoặc là vượt qua nối tiếp nhau, mới nhận lấy quả ấy.
Xưa ở nước Đát-xoa-thi-la có một người nữ, đến với Nguyệt Quang Vương xả bỏ một ngàn cái đầu, lễ lạy ngôi miếu thờ do Vô Ưu Vương xây dựng, thấy có phân chó ở trước bàn thờ Phật, liền suy nghĩ như vậy: Nơi này thanh tịnh, làm sao phân chó lại khiến trong đó ô uế? Liền dùng tay hốt vứt đi rồi lấy bột thơm hòa nhão xoa trong điện thờ. Bởi vì sức mạnh của nghiệp thiện, cho nên khiến toàn thân của người nữ này phát sinh mùi thơm như cây chiên đàn, trong miệng thường có mùi thơm của hoa sen xanh tỏa ra.
Nghiệp thiện như vậy, cần phải nối tiếp nhau, hoặc là vượt qua nối tiếp nhau, mới nhận lấy quả ấy. Đây là sơ lược dẫn ra ba loại nghiệp thiện thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Thế nào là nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả báo? Đó là nếu nghiệp tạo tác tăng trưởng ở đời này, nhận lấy quả dị thục tùy theo đời thứ ba, hoặc tùy theo đời thứ tư, hoặc lại vượt qua số này, thì gọi là nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả.
Hỏi: Các nghiệp thụân theo pháp hiện tại nhận quả, chắc chắn nhận quả đối với pháp hiện tại chăng? Thuận theo đời kế tiếp, thuận theo đời kế tiếp thứ hai, thì hỏi cũng như vậy?
Đáp: Phái Thí Dụ nói: Điều này không quyết định, bởi vì tất cả các nghiệp đều có thể chuyển, cho đến nghiệp vô gián cũng có thể làm cho thay đổi.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quà báo…?
Đáp: Họ đưa ra cách nói này: Các nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả thì không nhất định là nhận lấy quả dị thục ở trong pháp hiện tại, nếu nhận lấy thì nhất định là đối với pháp hiện tại chứ không phải là pháp nào khác, cho nên gọi là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Thuận theo đời kế tiếp, thuận theo đời kế tiếp thứ hai, đã nói cũng như vậy. Họ nói tất cả các nghiệp đều có thể chuyển, cho đến nghiệp vô gián cũng có thể chuyển. Nếu nghiệp vô gián không có thể chuyển, thì lẽ ra không có ai có năng lực vượt qua quả báo thứ nhất; nhưng mà người có năng lực vượt qua quả báo thứ nhất, cho nên nghiệp vô gián cũng thuận theo có thể chuyển.
Các Luận Sư A-tỳ-đạt-ma nói: Các nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, quyết định nhận lấy quả dị thục ở trong pháp hiện tại, cho nên gọi là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Thuận theo đời kế tiếp, thuận theo đời kế tiếp thứ hai, đã nói cũng như vậy. Vì vậy, nếu hỏi tại sao gọi là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, cho đến nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, thì nên dùng cách này để trả lời. Lại có Sư khác nói: Bốn loại nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả. Các nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, cho đến nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, nghiệp này không có thể chuyển. Các nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả, nghiệp này có thể chuyển. Chỉ vì chuyển nghiệp thứ tư này, cho nên người thọ trì giới cấm, chịu khó tu phạm hạnh, họ dấy lên suy nghĩ này: Nguyện cho tôi từ đây sẽ chuyển được nghiệp này.
Lại có Sư khác nói: Năm loại nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, đều chỉ có một loại; trong nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả lại có hai loại:
- Dị thục quyết định.
- Dị thục không quyết định.
Các nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, nghiệp dị thục quyết định trong nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả, đều không thể chuyển được; nghiệp dị thục không quyết định trong nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả, nghiệp này có thể chuyển. Chỉ vì chuyển nghiệp thứ năm này, cho nên người thọ trì giới cấm, chịu khó tu phạm hạnh, họ dấy lên suy nghĩ này: Nguyện cho tôi từ đây sẽ chuyển được nghiệp này. Lại có Sư khác nói: Tám loại nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả có hai loại:
- Dị thục quyết định.
- Dị thục không quyết định.
Nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả, cũng đều có hai loại:
- Dị thục quyết định.
- Dị thục không quyết định. Đó gọi là tám nghiệp.
Trong đó, các nghiệp dị thục quyết định đều không thể chuyển được, các nghiệp dị thục không quyết định đều có thể chuyển. Vì chuyển các nghiệp này cho nên thọ trì giới cấm, chịu khó tu phạm hạnh.
Vì vậy trong này nên làm thành bốn câu phân biệt:
- Hoặc có nghiệp là thời gian quyết định mà dị thục không nhất định.
- Hoặc có nghiệp là dị thục quyết định mà thời gian không nhất định.
- Hoặc có nghiệp là thời gian quyết định mà dị thục cũng nhất định.
- Hoặc có nghiệp là thời gian không nhất định mà dị thục cũng không nhất định.
Thế nào là nghiệp có thời gian quyết định mà dị thục không nhất định? Đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp dị thục không nhất định trong nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả. Thế nào là nghiệp có dị thục quyết định mà thời gian không nhất định? Đó là nghiệp dị thục quyết định trong nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả. Thế nào là nghiệp có thời gian quyết định mà dị thục cũng nhất định? Đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp dị thục quyết định trong nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả. Thế nào là nghiệp có thời gian không nhất định mà dị thục cũng không nhất định? Đó là nghiệp dị thục không quyết định trong nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả. Như vậy gọi là bốn câu phân biệt về tám nghiệp.
Hỏi: Có thể có trong một lúc, trong một sát-na có thể khởi lên ba loại nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả?
Đáp: Có, đó là trước sai khiến người khác sát sinh-trộm cắp, sau tự mình làm điều tà dâm, bởi vì nghiệp này do tự mình mà hoàn thành chứ không phải là do người khác. Nếu pháp có chủng loại như vậy phát sinh thì ba nghiệp cùng lúc đều được hoàn thành. Trong đó, nghiệp thứ nhất nhận lấy quả dị thục ở trong pháp hiện tại, nghiệp thứ hai nhận lấy quả dị thục đối với đời kế tiếp, nghiệp thứ ba nhận lấy quả dị thục ở các đời thuận theo đời thứ ba về sau. Những nghiệp đạo khác tự mình làm, bảo người khác làm, sai biệt cũng như vậy.
Hỏi: Nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả… này, mấy loại có thể dẫn đến quả Chúng đồng phần, mấy loại có thể đầy đủ quả Chúng đồng phần?
Đáp: Hoặc có người nói: Hai nghiệp có thể dẫn đến quả Chúng đồng phần, cũng có thể đầy đủ quả Chúng đồng phần, đó là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả; hai nghiệp có thể đầy đủ quả Chúng đồng phần mà không có thể dẫn đến quả Chúng đồng phần, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo không nhất định mà nhận quả.
Lại có người nói: Ba nghiệp có thể dẫn đến quả Chúng đồng phần, cũng có thể đầy đủ quả Chúng đồng phần, đó là trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả; một nghiệp có thể đầy đủ quả Chúng đồng phần mà không có thể dẫn đến quả Chúng đồng phần, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Lại có người muốn làm cho nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, cũng có thể dẫn đến quả Chúng đồng phần. Nếu như vậy thì bốn loại nghiệp này, tất cả đều có thể dẫn đến quả Chúng đồng phần, và đầy đủ quả Chúng đồng phần.
Hỏi: Các nghiệp như vậy thì nghiệp nào mạnh nhất?
Đáp: Hoặc có người nói: Nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả mạnh nhất, nguyên cớ thế nào? Bởi vì đạt được quả gần. Lại có người nói: Nghiệp thụân theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả mạnh nhất. Nguyên cớ thế nào? Bởi ví tất cả các nghiệp của Bồ-tát là mạnh nhất, mà đều là thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả.
Hỏi: Nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả có thể đạt được quả gần, ở trong các nghiệp có thể nói là hơn hẳn, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả thì cách quả rất xa, thế nào là mạnh nhất?
Đáp: Nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả tuy đạt được quả gần, mà quả thấp kém cho nên không gọi là mạnh nhất; nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả tuy cách xa quả, mà quả thù thắng khó hết cho nên gọi là mạnh nhất. Như hạt giống ở ngoài có loại đạt được quả gần mà quả thấp kém, có loại cách xa quả mà quả mạnh nhất. Như có loại gieo vào mùa Thu trải qua ba tháng rưỡi thì đã kết quả, quả này gần nhất mà thấp kém nhất. Như lúa mì, lúa mạch… trải qua sáu tháng thì quả ấy mới chín, cách quả xa hơn mà là mạnh hơn. Như cây Khư-lê trải qua năm, sáu năm hoặc là mười hai năm thì quả ấy mới kết thành, quả này thù thắng hơn. Như cây Đa-la trãi qua tram năm thì quả ấy mới kết thành, quả này thù thắng hơn.
Như hạt giống ở ngoài, cách quả gần nhất thì quả ấy kém nhất, cách quả xa hơn thì quả ấy mạnh hơn, cách quả xa nhất thì quả ấy mạnh nhất, tùy theo chủng loại mà quả ấy hơn-kém khác nhau, nghiệp bên trong cũng như vậy.
Nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, cách quả gần nhất mà quả kém nhất; nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, cách quả xa hơn mà quả mạnh hơn; nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, cách quả xa nhất mà quả mạnh nhất, tùy theo nghiệp loại mà quả ấy hơnkém khác nhau, cho nên nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, là mạnh nhất chứ không phải là nghiệp nào khác.
Hỏi: Ở trong cõi nào có thể tạo tác mấy nghiệp?
Đáp: Có người nói: Cõi Dục có thể tạo tác bốn loại nghiệp thiện -bất thiện, cõi Sắc-Vô sắc có thể tạo tác ba loại nghiệp thiện, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ở trong cõi Dục dựa vào bên cạnh Phật, Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, cha mẹ, thầy dạy và những người có đức, phát khởi các nghiệp thiện-ác tăng thượng, cho nên nghiệp này nhanh cóng nhận lấy quả dị thục; cõi Sắc-Vô sắc không có duyên thù thắng này, cho nên ở cõi ấy không có thể dấy khởi nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Phẩm Loại Túc nói nên thông hiểu thế nào? Như luận ấy nói: “Nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, là sự tùy tăng của tất cả tùy miên.”
Đáp: Ở trong luận ấy nên đưa ra cách nói này: Nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, là sự tùy tăng của tất cả tùy miên thuộc cõi Dục; nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, là tất cả tùy miên của cõi Dục, tùy miên biến hành cùa cõi Sắc-Vô sắc, và sự tùy tăng của tùy miên do tu mà đoạn. Cần phải nói theo cách này mà không nói, là có ý nghĩa gì? Nên biết rằng văn ấy tóm lược toàn bộ mà nói.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Tập Dị Môn nói lại thông hiểu thế nào? Như luận ấy nói: “Nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, là tất cả tùy miên của cõi Dục, tùy miên biến hành của cõi Sắc-Vô sắc, và sự tùy tăng của tùy miên do tu mà đoạn.”
Đáp: Văn ấy nên nói theo cách này: nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, là sự tùy tăng của tất cả tùy miên thuộc cõi Dục; nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, là tất cả tùy miên của cõi Dục tùy miên biến hành của cõi Sắc-Vô sắc, và sự tùy tăng của tùy miên do tu mà đoạn. Cần phải nói theo cách này mà không nói, là có ý nghĩa gì? Nên biết rằng trong luận ấy nói do thế mạnh đã dẫn dắt, cho nên đưa ra cách nói này.
Nói như vậy là cõi Sắc-Vô sắc cũng có thể dẫn đến phát khởi nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Hỏi: Trước đây nói cõi Dục dựa vào duyên thù thắng như Pháp Bồ-tát… có thể phát khởi nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, hai cõi trên không có duyên thù thắng này, làm sao có thể phát khởi?
Đáp: Nơi ấy chỉ dùng sức mạnh của nhân để duy trì, cũng có thể dẫn đến phát khởi nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Cõi Dục cũng có loại chỉ do sức mạnh của nhân mà phát khởi nghiệp này, đó là hoặc có người mở cửa bố trí rất nhiều và cúng dường các bật Hiền Thánh, mà không có thể dẫn dắt nghiệp thhuận theo pháp hiện tại nhận quả; hoặc lại có người dùng một nắm thức ăn giúp cho một bàng sinh, mà có thể dẫn đến phát khởi nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Bởi vì những loại như vậy, cho nên biết không hẳn đều là dựa vào duyên thù thắng mà phát khởi nghiệp này, nhưng chủ yếu là do sức mạnh của nhân duy trì thì mới có thể dẫn dắt phát khởi. Vì vậy xưa kia các Đại Luận Sư A-tỳ-đạt-ma của nước Ca-thấp-di-la đều đưa ra cách nói này: Nếu tâm thanh tịnh thiết tha cầm một nắm cỏ giúp cho con trâu của người khác ăn, thì nên biết là có thể dẫn dắt đến nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả dị thục.
Hỏi: Ở trong nẽo nào có thể tạo tác mấy nghiệp?
Đáp: Trong địa ngục có thể tạo tác bốn loại nghiệp bất thiện, ba loại nghiệp thiện, trừ ra thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Trong bàng sinh, ngạ quỷ và người ba châu, trời cõi Dục, có thể tạo tác bốn loại nghiệp thiện, bất thiện; Bắc Câu-lô-châu có thể tạo tác bốn loại nghiệp thiện-ba loại nghiệp bất thiện, trừ ra pháp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Trong trời cõi Sắc-Vô sắc, có thể tạo tác nhiều-ít, như trước đã nói.
Hỏi: Ở trong Sinh loại nào có thể tạo tác mấy nghiệp ?
Đáp: Ở trong bốn Sinh loại đều có thể tạo tác bốn loại nghiệp thiện, bất thiện.
Hỏi: Người nào, ở địa nào có thể tạo tác mấy nghiệp?
Đáp: Nếu các dị sinh, sinh ở cõi Dục chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì có thể tạo tác bốn loại nghiệp thiện, bất thiện của cõi Dục; nếu đã lìa nhiễm của cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, nếu là người lui sụt pháp , thì người ấy có thể tạo tác bốn loại nghiệp của cõi Dục, có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Có người nói: Người ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, đó là thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu là người không lui sụt pháp,thì người ấy có thể tạo tác ba loại nghiệp thiện của cõi Dục, trừ ra nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm cùa Tĩnh lự thứ hai, nếu là người lui sụt pháp , thì người ấy có thể tạo tác bốn loại nghiệp của cõi Dục, có thể tạo tác ba loại nghiệp của hai Tĩnh lự đầu, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Có người nói: Người ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Tĩnh lự thứ hai, đó là thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu là người không lui sụt pháp, thì người ấy có thể tạo tác ba loại nghiệp thiện của cõi Dục, trừ ra nghiệp thụân theo đời kế tiếp nhận quả; có thể tạo tác hai loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, đó là thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả và không nhất định mà nhận quả; Có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ hai, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Nói rộng ra cho đến, nếu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, nếu là người lui sụt pháp, thì người ấy có thể tạo tác bốn loại nghiệp của cõi Dục, có thể tạo tác ba loại nghiệp của bốn Tĩnh lự-bốn Vô sắc, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả dị thục.
Có người nói: Người ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu không lui sụt pháp, thì người ấy có thể tạo tác ba loại nghiệp thiện của cõi Dục, trừ ra nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả; có thể tạotác hai loại nghiệp của bốn Tĩnh lự-ba vô sắc, đó là thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Như vậy đã nói về dị sinh, sinh ở cõi Dục. Nếu các dị sinh, sinh ở Tĩnh lự thứ nhất chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy có thể tạo tác bốn loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, thì lúc ấy có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, trừ ra nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ hai, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Nói rộng ra cho đến, nếu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, trừ ra nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả; có thể tạo tác hai loại nghiệp của ba Tĩnh lự, ba vô sắc, trừ ra thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Như nói về sinh ở Tĩnh lự thứ nhất, như vậy cho đến sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng cần phải nói rộng ra. Như vậy đã nói về dị sinh ở các địa.
Nếu các Thánh giả sinh ở cõi Dục chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì lúc ấy có thể tạo tác bốn loại nghiệp thiện-bất thiện của cõi Dục. Đã lìa nhiễm của cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của cõi Dục, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác ba laọi nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, nếu lui sụt pháp thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của cõi Dục, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của hai Tĩnh lự đầu, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Có người nói: Lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Tĩnh lự thứ hai, đó là nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả và không nhất định nhận quả. Nếu không lui sụt pháp, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp thiện của cõi Dục, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất địhmà nhận quả; có thể tạo tác một loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, đó là không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ hai, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Nói rộng ra cho đến, nếu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu lui sụt pháp thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của cõi Dục, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của bốn Tĩnh lự, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của bốn Vô sắc, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả.
Đây là nói tổng quát. Nếu nói riêng biệt thì trong bốn Vô sắc, nếu tạo tác nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả, thì không tạo tác nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả; nếu tạo tác nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, thì không tạo tác nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả.
Có người nói: Lúc ấy có thể tạo tac hai loại nghiệp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu không lui sụt pháp thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp thiện của cõi Dục, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác một loại nghiệp của bốn Tĩnh lự, ba Vô sắc, đó là không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác hai loại nghiệp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của cõi Dục, có thể tạo tác một loại nghiệp của bốn Tĩnh lự, bốn Vô sắc, đó là không nhất định mà nhận quả. Như vậy đã nói về Thánh giả sinh ở cõi Dục. Như vậy đã nói về Thánh giả sinh ở cõi Dục.
Nếu các Thánh giả sinh ở Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, trừ ra nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp cùa Tỉnh lự thứ hai, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễn của Tĩnh lự thứ ba, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác ba loại nghiệp của Tĩnh lự thứ ba, trừ ra nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả. Nói rộng ra cho đến, nếu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác một loại nghiệp của ba Tĩnh lự, ba Vô sắc, đó là không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác hai loại nghiệp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất, đó là nghiệp thuận theo pháp hiên tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác một loại nghiệp của ba Tĩnh lự, bốn Vô sắc, đó là không nhất định mà nhận quả.
Như nói về Thánh giả sinh ở Tinh lự thứ nhất, như vậy sinh ở Tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư, nói rộng ra cũng như vậy. Trừ ra chưa lìa nhiễm của địa mình, lúc ấy có thể tạo tác bốn loại nghiệp của địa mình, cùng với trước có sai khác.
Nếu các Thánh giả sinh ở Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của Không vô biên xứ, thì lúc ấy có thể có thể tạo tác hai loại nghiệp của Không vô biên xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Không vô biên xứ, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Không vô biên xứ, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác hai loại nghiệp của Thức vô biên xứ, đó là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Không vô biên xứ, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác một loại nghiệp của Thức vô biên xứ, đó là không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác hai loại nghiệp của Vô sở hữu xứ, đó là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Không vô biên xứ, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác một loại nghiệp của Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, đó là không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác hai loại nghiệp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả và không nhất định mà nhận quả. Nếu đã lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy có thể tạo tác hai loại nghiệp của Không vô biên xứ, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả và không nhất định mà nhận quả; có thể tạo tác một loại nghiệp của ba Vô sắc, đó là không nhất định mà nhận quả.
Như nói về Thánh giả sinh ở Không vô biên xứ, như vậy cho đến sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nói rộng ra cũng như vậy.
Trú trong phần vị Trung hữu của cõi Dục, có thể tạo tác hai mươi hai loại nghiệp, đólà nghiệp dị thục quyết định và nghiệp không nhất định của phần vị Trung hữu; như vậy Yết-la-lam. Át-bộ-đàm, Bế-thi, Kiện-nam, Bát-la-xa-khư, mới lọt lòng, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trai trẻ, già yếu, tất cả phần vị đều có nghiệp dị thục quyết định và nghiệp không nhất định, đây gọi là hai mươi hai nghiệp.
Trú trong phần vị Yết-la-lam, có thể tạo tác hai mươi hai loại nghiệp, đó là trừ ra hai nghiệp của Trung hữu. Như vậy cho đến trú trong phần vị già yếu, có thể tạo tác hai nghiệp, đó là nghiệp quyết định và nghiệp không nhất định của phần vị Lão.
Hỏi: Nếu các nghiệp do phần vị trung hữu đã tạo tác, đến phần vị Bổn hữu mà nhận lấy quả dị thục, thì nghiệp này nếu nói là thuận theo pháp hiện tại nhận quả, hay là thuận theo đời kế tiếp nhận quả?
Đáp: Đây là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả, không phải là nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận quả. Nguyên cớ thế nào? Bời toàn bộ Chúng đồng phần của Trung hữu và Bổn hữu không có sai biệt.
Đã nói về tự tánh của ba nghiệp trước, sau, nay sẽ biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạp, không xen tạp.
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp?
Đáp: Trước thâu nhiếp sau, không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp không nhất định, nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu. Trong này, ba nghiệp trước thâu nhiếp bao gồm nghiệp quyết định, không nhất định, ba nghiệp sau chỉ thâu nhiếp các nghiệp quyết định; ba nghiệp trước thâu nhiếp bao gồm nghiệp thiện, bất thiện và vô ký, ba nghiệp sau chỉ thâu nhiếp nghiệp thiện, bất thiện; ba nghiệp thâu nhiếp bao gồm nghiệp hữu lậu, vô lậu, ba nghiệp sau chỉ thâu nhiếp nghiệp hữu lậu.
Như vậy nói rộng ra có vô lượng môn sai biệt trước, sau; nay nói giản lược, cho nên nói là trước thâu nhiếp sau chứ không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp không nhất định, nghiệp vô lý, nghiệp vô lậu.
*******
Ba nghiệp, đó là nghiệp thân-ngữ và ý. Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo Lạc thọ, nghiệp thuận theo Khổ thọ, nghiệp thuận theo không Khổ-không Lạc thọ.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Nghiệp thuận theo Lạc thọ…” Trong kinh tuy nói ra điều này, mà không giải thích rộng ra. Nói rộng ra như trước. Lại có người nói: Trước đây tuy phân biệt về ba nghiệp là thân…, mà chưa phân biệt về ba nghiệp như nghiệp thuận theo Lạc thọ…, nay cần phải phân biệt cho nên soạn ra phần luận này.
Tên gọi về Thọ đã nói, tổng quát có năm loại:
- Thọ thuộc về tự tánh.
- Thọ thuộc về hiện tiền.
- Thọ thuộc về sở duyên.
- Thọ thuộc về tương ưng.
- Thọ thuộc về dị thục.
Thọ thuộc về tự tánh, như nói ba Thọ, đó là Lạc thọ, Khổ thọ và không Khổ không Lạc thọ.
Thọ thuộc về hiện tiền, như trong kinh Đại Nhân Duyên Pháp Môn nói: “A-nan nên biết! Lúc cảm thọ về Lạc thọ thì hai Thọ còn lại sẽ diệt mất. Nên biết đã cảm thọ về Lạc thọ như vậy, là pháp của Vô thường, Khổ hoại diệt, lìa bỏ Ngã và Ngã sở. Như vậy Khổ thọ, không Khổ, không Lạc thọ, nên biết cũng như vậy.”
Thọ thuộc về sở duyên, như luận Thức Thân nói: “Nhãn-sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba hòa hợp cho nên xúc chạm, xúc chạm làm duyên cho nên cảm thọ. Nên biết cảm thọ này có thể tiếp nhận sắc chứ
không phải là Bổ-đặc-già-la (Số thủ thú), sắc là nhãn tiếp xúc mà sinh ra duyên cảm thọ chứ không phải là Bổ-đặc-già-la. Như vậy cho đến ý-pháp, nói rộng ra cũng như vậy.”
Thọ thuộc về tương ưng, như nói có pháp Lạc thọ, có pháp Khổ thọ, có pháp không Khổ không Lạc thọ. Thế nào là pháp Lạc thọ? Đó là pháp tương ưng với Lạc thọ. Thế nào là pháp Khổ thọ? Đó là pháp tương ưng với Khổ thọ. Thế nào là pháp không Khổ không Lạc thọ? Đó là pháp tương ưng với không Khổ không Lạc thọ.
Thọ thuộc về dị thục, như trong này nói: Nghiệp thuận theo Lạc thọ, nghiệp thuận theo Khổ thọ, nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ.
Ở trong năm Thọ này, dựa vào Thọ thuộc về dị thục mà soạn ra phần luận này. Thế nào là nghiệp thuận theo Lạc thọ? Đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, cho đến nghiệp thiện của Tĩnh lự thứ ba.
Thế nào là nghiệp thuận theo Khổ thọ? Đó là nghiệp bất thiện.
Thế nào là nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ? Đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Quảng Quả, và nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc.
Hỏi: Nghiệp thuận theo Lạc thọ quyết định có thể cảm đến quả dị thục Lạc thọ chăng? Nghiệp thuận theo hai Thọ còn lại thì hỏi cũng như vậy. Nếu như quyết định, thì phần sau này đã nói nên thông hiểu thế nào? Như phần sau, luận nói: “Có thể có nghiệp thiện không cảm đến dị thục Thọ của thân tâm, mà cảm đến dị thục chăng?
Đáp: Có, đó là các nghiệp cảm đến dị thục của sắc tâm bất tương ưng hành.”
Hỏi: Nếu không quyết định, thì tại sao nói là nghiệp thuận theo Lạc thọ, nghiệp thuận theo Khổ thọ, nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ?
Đáp: Có người nói nhất định cảm được, đó là nghiệp thuận theo Lạc thọ, quyết định có thể cảm đến dị thục của Lạc thọ, vì vậy cho nên gọi là nghiệp thuận theo Lạc thọ; cho đến nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ, quyết định có thể cảm đến dị thục không Khổ không Lạc thọ, vì vậy cho nên gọi là nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ.
Hỏi: Nếu như vậy thì phần sau đã nói làm sao thông hiểu? Như nói: “Có thể có nghiệp không cảm đến dị thục Thọ của thân tâm, mà cảm đến dị thục chăng? Cho đến nói rộng ra.”
Đáp: Nghiệp ấy nhất định cảm đến dị thục của Thọ ấy, và cảm lấy sắc tâm bất tương ưng hành, nhưng Thọ đã cảm được không thường xuyên hiện rõ trước mắt, và sắc tâm… đã cảm được thì luôn luôn nối tiếp nhau. Đối với lúc Thọ đã cảm đến không hiện rõ trước mắt, nói là nghiệp thuận theo Thọ ấy chỉ cảm lấy sắc tâm bất tương ưng hành, cho nên không có gì sai. Như vậy thì hai văn dễ dàng thông suốt.
Lại có người nói: Nghiệp thuận theo Lạc thọ không nhất định có thể cảm đến dị thục thuận theo Lạc thọ; cho đến nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ không nhất định có thể cảm đến dị thục thuận theo không Khổ không Lạc thọ.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nghiệp này gọi là thuận theo Lạc thọ…?
Đáp: Nghiệp thuận theo Lạc thọ, tuy không nhất định cảm đến dị thục của Lạc thọ, nhưng cảm đến dị thục của Lạc thọ thì chỉ là nghiệp này chứ không phải là nghiệp khác, cho nên nói đây là nghiệp thuận theo Lạc thọ. Nghiệp thuận theo hai Thọ còn lại, đã nói cũng như vậy.
Lại có người nói: Nghiệp thuận theo Lạc thọ, tuy không nhất định cảm đến dị thục của Lạc thọ, nhưng Lạc thọ có thể làm nơi nương tựa cho Hỷ lạc, khiến cho Hỷ lạc phát sinh nối tiếp nhau mà chuyển sang làm nơi dừng chân, quả dị thục còn lại cũng có thể như vậy, cho nên gọi là nghiệp thuận theo Lạc thọ. Nghiệp thuận theo Khổ thọ, tuy không nhất định cảm đến dị thục của Khổ thọ, nhưng như Khổ thọ có thể làm nơi nương tựa cho Ưu khổ, khiến cho Ưu khổ phát sinh nối tiếp nhau mà chuyển sang làm nơi dừng chân, quả dị thục còn lại cũng có thể như vậy, cho nên gọi là nghiệp thuận theo Khổ thọ. Nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ, tuy không nhất định cảm đến dị thục không Khổ không Lạc thọ, nhưng như không Khổ không Lạc thọ, không có thể làm nơi nương tựa cho Hỷ lạc, Ưu khổ, không có thể khiến cho Hỷ lạc, Ưu khổ phát sinh nối tiếp nhau mà chuyển sang làm nơi dừng chân, quả dị thục khác lại cũng như vậy, cho nên gọi là nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ.
Lại có người nói: Như Lạc thọ có thể nuôi lớn nơi nương tựa, dị thục khác cũng như vậy, cho nên gọi là nghiệp thuận theo Lạc thọ. Như Khổ thọ có thể làm tổn hại đến nơi nương tựa, dị thục khác cũng như vậy, cho nên gọi là nghiệp thuận theo Khổ thọ. Như không Khổ không Lạc thọ, không phải là có thể nuôi lớn cũng không phải là làm tổn hại đến nơi nương tựa, dị thục khác cũng như vậy, cho nên gọi là nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ.
Hỏi: Cõi Dục cho đến Tĩnh lự thứ ba, có dị thục không Khổ không Lạc thọ chăng? Nếu có thì trong này đã nói làm sao thông hiểu? Như nói: “Thế nào là nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ? Đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Quảng Quả, và nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc.” Nếu không có thì tất cả nghiệp thiện hệ của Tĩnh lự trung gian, nên nói là có thể cảm đến dị thục của Thọ nào?
Đáp: Hoặc có người nói: Địa dưới không có dị thục không Khổ không Lạc thọ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì địa dưới là pháp thô, Thọ này thì vi tế; địa dưới là không vắng lặng, Thọ này thì vắng lặng.
Lại có người nói: Nghiệp thiện của hữu tình ở địa dưới đã dấy khởi, đều là vì mong cầu Lạc thọ cho nên dấy khởi, không có sự mong cầu không Khổ không Lạc thọ, vì vậy tất cả nghiệp thiện của địa dưới, không cảm đến dị thục của Thọ này.
Hỏi: Nơi ấy cũng không có ai mong cầu Khổ thọ, tại sao ở địa dưới cảm đến dị thục này?
Đáp: Hữu tình ở cõi Dục vì mong cầu vui sướng cho nên tạo ra nhiều nhân của đau khổ, vì vậy tuy không mong cầu mà cảm đến dị thục ấy; Xả thọ vắng lặng không có mong cầu Lạc thọ tạo ra nghiệp thuộc Xả thọ, cho nên không có dị thục ấy.
Hỏi: Tất cả nghiệp thiện của Tĩnh lự trung gian, nên nói là có thể cảm đến dị thục của Thọ nào?
Đáp: Cảm đến dị thục của Hỷ căn ở Tĩnh lự thứ nhất. Lại có người nói: Cảm đến dị thục của Lạc thọ ở Tĩnh lự thứ nhất.
Hỏi: Nếu như vậy thì văn phần sau làm sao thông hiểu? Như nói: “Có thể có nghiệp cảm đến dị thục Thọ của tâm chứ không phải là thân chăng?
Đáp: Có, đó là nghiệp thiện không có Tầm.” Văn ấy nên nói theo cách này: Đó là nghiệp thiện không có Tầm, không có Tứ. Nhưng mà không nói như vậy là có ý gì? Nên biết rằng trong này nói đến thế mạnh giảm sút.
Lại có người nói: Tất cả nghiệp thiện của Tĩnh lự trung gian, tuy không cảm đến quả dị thục của Thọ, mà có thể cảm đến sắc tâm bất tương ưng hành.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao sau này luận nói: Nghiệp thiện không có Tầm cảm đến Thọ của Tâm?
Đáp: Chỉ nói là có thể cảm đến Thọ của Tâm chứ không phải là thân, không nói là chỉ cảm đến dị thục của Thọ của tâm, không phải là cảm sắc tâm bất tương ưng hành.
Lại có người nói: Địa dưới cũng có dị thục không Khổ không Lạc thọ.
Hỏi: Trong này đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Thế nào là nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ? Đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Quãng Quả, và nghiệp thiễn hệ thuộc cõi Vô sắc.” Đáp: Trong này chỉ hiển bày về dị thục của nghiệp thuận theo không Khổ không Lạc thọ ở giới hạn cuối cùng, đó là Tĩnh lự thứ tư là giới hạn của địa có Sắc, cõi Vô sắc là giới hạn của ba cõi.
Lại có người nói: Trong này chỉ hiển bày về ruộng đất, đồ đựng riêng biệt của dị thục thuộc Thọ này. Nơi nào là ruộng đất, đồ đựng riêng biệt của dị thục thuộc Thọ này? Đó là Tĩnh lự thứ tư và cõi Vô sắc.
Lại có người nói: Địa dưới tuy có dị thục của Thọ này, nhưng mà bị các Thọ khác làm cho che kín, không rõ ràng, nối tiếp nhau không lâu; từ cõi Quãng Quả trở lên lại không có Thọ nào khác, chỉ có Thọ này nối tiếp nhau rõ ràng, vì vậy chỉ nói đến những nơi ấy.
Những cách nói về địa dưới không có dị thục của không Khổ không Lạc thọ, đó là nói đến những A-la-hán ở cõi Dục và ba Tĩnh lự dưới, trú vào tâm oai nghi mà nhập Niết-bàn; A-la-hán ở cõi Quảng Quả, trú vào tâm oai nghi, tâm dị thục mà nhập Niết-bàn; A-la-hán ở cõi Vô sắc, trú vào tâm dị thục mà nhập Niết-bàn.
Những cách nói về địa dưới cũng có dị thục của không Khổ không Lạc thọ, đó là nói đến những A-la-hán ở cõi Dục và bốn Tĩnh lự, trú vào tâm oai nghi, tâm dị thục mà nhập Niết-bàn; A-la-hán ở cõi Vô sắc, trú vào tâm dị thục mà nhập Niết-bàn.
Đã nói về tự tánh của ba nghiệp trước, sau, nay sẽ biểu hiện rõ ràng về tướng xen tạp, không xen tạp.
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Trước thâu nhiếp sau, không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký và nghiệp vô lậu.
Trong này, ba nghiệp trước bao gồm hữu ký, vô ký, ba nghiệp sau chỉ là hữu ký; ba nghiệp trươc bao gồm nghiệp hữu lậu và vô lậu, ba nghiệp sau chỉ là hữu lậu. Vì vậy nói là trước thâu nhiếp sau, không phải là sau thâu nghiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký và nghiệp vô lậu.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thân-ngữ và ý. Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp quá khứ, vị lai và hiện tại. Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thiện, bất thiện và vô ký. Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp Học-vô học và phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do kiến mà đoạn, do tu mà đoạn và không đoạn.
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Tuy theo sự việc mà lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tự tánh cùa nghiệp thân, ngữ và ý, hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc hiện tại, hoặc là thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, hoặc là Học, hoặc Vô học, hoặc Phi học phi vô học, hoặc là do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn, cho nên nói là tùy theo sự việc mà lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp nhau.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thân-ngữ và ý, lại có ba nghiệp, đó là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc và Vô sắc.
Hỏi: Là trước thâu nhiềp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Trước thâu nhiếp sau, không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu. Trong này, ba nghiệp trước bao gồm hữu lậu và vô lậu, ba nghiệp sau chỉ là hữu lậu. Vì vậy nói là trước thâu nhiếp sau, không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.
Bốn nghiệp như trước nói; ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả…
Hỏi: Là bốn thâu nhiếp ba, hay là ba thâu nhiếp bốn?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc bốn mà không phải là ba, đó là các nghiệp Tư thuộc Học có thể đoạn, nghiệp thiện-bất thiện-không nhất định hệ thuộc cõi Dục, nghiệp thiện-không nhất định hệ thuộc cõi Sắc.
2. Có lúc ba mà không phải là bốn, đó là nghiệp thiện, quyết định hệ thuộc cõi Vô sắc.
3. Có lúc bốn mà cũng là ba, đó là nghiệp thiện-bất thiện, quyết định hệ thuộc cõi Dục, và nghiệp thiện, quyết định hệ thuộc cõi Sắc.
4. Có lúc không phải là bốn cũng không phải là ba, đó là trừ ra các nghiệp Tư thuộc Học có thể đoạn, còn lại nghiệp vô lậu, nghiệp thiện, không nhất định hệ thuộc cõi Vô sắc, và nghiệp vô ký.
Bốn nghiệp như trước nói: ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo Lạc thọ…
Hỏi: Là bốn thâu nhiếp ba, hay là ba thâu nhiếp bốn?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc bốn mà không phải là ba, đó là các nghiệp Tư thuộc Học có thể đoạn.
2. Có lúc ba mà không phải là bốn, đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc.
3. Có lúc bốn mà cũng là ba, đó là nghiệp thiện-bất thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục, nghiệp thiện hệ thuộc cõi sắc.
4. Có lúc không phải là bốn cũng không phải là ba, đó là trừ ra các nghiệp Tư thuộc Học có thể đoạn, còn lại nghiệp vô lậu và nghiệp vô ký.
Bốn nghiệp như trước nói: Ba nghiệp, đó là nghiệp quá khứ… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thiện… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp Học…
Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do kiến mà đoạn…
Hỏi: Là bốn thâu nhiếp ba, hay là ba thâu nhiếp bốn?
Đáp: Ba thâu nhiếp bốn, không phải là bốn thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Đó là trừ ra các nghiệp Tư thuộc Học có thể đoạn, còn lại nghiệp vô lậu, nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, và nghiệp vô ký.
Bốn nghiệp như trước nói: Ba nghiệp, đó là nghiệp hệ thuộc cõi Dục…
Hỏi: Là bốn thâu nhiếp ba, hay là ba thâu nhiếp bốn?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc bốn mà không phải là ba, đó là các nghiệp Tư thuộc Học có thể đoạn.
2. Có lúc ba mà không phải là bốn, đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, tất cả nghiệp vô ký.
3. Có lúc bốn mà cũng là ba, đó là nghiệp thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục, nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc.
4. Có lúc không phải là bốn cũng không phải là ba, đó là trừ ra các nghiệp Tư thuộc Học có thể đoạn, còn lại nghiệp vô lậu.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo Lạc thọ…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp không nhất định. Trong này, ba nghiệp trước chỉ thâu nhiếp nghiệp quyết định, ba nghiệp sau thâu nhiếp chung cả nghiệp quyết định và không nhất định. Vì vậy nói là sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp không nhất định.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp quá khứ… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thiện… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp Học… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do kiến mà đoạn…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp không nhất định, nghiệp vô ký và nghiệp vô lậu. Trong này, ba nghiệp trước chỉ thâu nhiếp nghiệp quyết định, chỉ là hữu ký, chỉ là hữu lậu; các loại ba nghiệp sau thâu nhiếp chung cả các nghiệp quyết định, không quyết định, hữu ký, vô ký, hữu lậu, vô lậu. Vì vậy nói là sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp không nhất định, nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận quả… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp hệ thuộc cõi Dục…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thau nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp không nhất định, nghiệp vô ký. Trong này, ba nghiệp trước chỉ thâu nhiếp nghiệp quyết định, chỉ là hữu ký, ba nghiệp sau thâu nhiếp chung cả nghiệp quyết định, không quyết định, hữu ký và vô ký. Vì vậy nói là sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp không nhất định và nghiệp vô ký.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo Lạc thọ… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp quá khứ… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thiện… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp Học… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do kiến mà đoạn…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký và nghiệp vô lậu. Trong này, ba nghiệp trước chỉ là hữu ký, chỉ là hữu lậu; các loại ba nghiệp sau bao gồm hữu ký, vô ký, hữu lậu, vô lậu. Vì vậy nói là sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký và nghiệp vô lậu.
Hỏi: Tại sao nghiệp vô ký và vô lậu không cảm đến dị thục như Lạc thọ…?
Đáp: Tự tánh của các nghiệp vô ký yếu kém, thế lực không tồn tại vững chắc, cho nên không có dị thục. Các nghiệp vô lậu lìa bỏ các phiền não, không phải là hệ thuộc ba cõi, cho nên không có dị thục. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu do tự tánh vững mạnh của nghiệp mà dấy khởi, do phiền não ràng buộc thì có thể cảm đến dị thục. Ví như hạt giống ở ngoài, nếu Thể cứng rắn, có nước đã thấm ướt, phân đất đã che phủ, thì mới có thể nảy mầm; nếu không cứng rắn, thì tuy có nước thấm ướt, phân đất đã che phủ mà không có thể nảy mầm. Nếu như tuy là cứng rắn, mà không có nước thấm ướt, không có phân đất che phủ thì cũng không nảy mầm. Nghiệp bên trong cũng như vậy, nếu Thể cứng rắn do nước Ái tưới thấm, do phiền não khác che phủ thì có thể cảm đến dị thục. Các nghiệp vô ký tuy có nước Ái tưới thấm, có phiền não khác che phủ mà tánh yếu kém không vững bền cho nên không cảm đến dị thục. Các nghiệp vô lậu tuy Thể cứng rắn, mà không có nước Ái tưới thấm, không có phiền não khác che phủ, cho nên không cảm đến dị thục. Các nghiệp bất thiện, nghiệp hữu lậu thiện có đầy đủ hai nghĩa cho nên có thể cảm đến dị thục. Vì vậy nghiệp vô ký và nghiệp vô lậu, không phải là do nghiệp trước thâu nhiếp.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thuận theo Lạc thọ… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp hệ thuộc cõi Dục…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là su thâu nhiếp trước?
Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký. Trong này, ba nghiệp trước chỉ là hữu, ba nghiệp sau bao gồm hữu ký-vô ký. Vì vậy nói là sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký.
Ba nghiệp, đó là nghiệp quá khứ… Lại có ba nghiệp đó là nghiệp thiện… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp Học… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do kiến mà đoạn…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Tùy theo sự việc mà lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp lẫn nhau, bởi vì nghĩa khác mà Thể không khác. Ba nghiệp, đó là nghiệp
quá khứ… Lại có ba nghiệp đó là nghiệp hệ thuộc cõi Dục…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Trước thâu nhiếp sau, không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu. Trong này, ba nghiệp trước bao gồm hữu lậu, vô lậu, ba nghiệp sau chỉ là hữu lậu. Vì vậy nói là trước thâu nhiếp sau, không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thiện… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp hệ thuộc cõi Dục…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Trước thâu nhiếp sau, không phải là su thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu. Trong này, ba nghiệp trước bao gồm hữu lậu, vô lậu, ba nghiệp sau chỉ là hữu lậu. Vì vậy nói là trước thâu nhiếp sau, không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.
Ba nghiệp, đó là nghiệp thiện… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp
Học… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do kiến mà đoạn… Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là thâu nhiếp trước?
Đáp: Tùy theo sự việc mà lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp lẫn nhau, bởi vì nghĩa khác – Thể không khác.
Ba nghiệp, đó là nghiệp hệ thuộc cõi Dục… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp Học… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do kiến mà đoạn… Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu. Trong này, ba nghiệp trước chỉ là hữu lậu, ba nghiệp sau bao gồm hữu lậu và vô lậu. Vì vậy nói là sau thâu nhiếp trước, không phải là trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.
Ba nghiệp, đó là nghiệp Học… Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do kiến đoạn…
Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?
Đáp: Tùy theo sự việc mà lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp lẫn nhau, như trước giải thích.
Hỏi: Có thể có nghiệp cảm đến thân Thọ chứ không phải là tâm chăng?
Đáp: Có, đó là nghiệp bất thiện, đó là bởi vì nghiệp bất thiện chỉ cảm đến dị thục của Khổ căn.
Hỏi: Tại sao nghiệp bất thiện không cảm đến tâm Thọ?
Đáp: Nó giống như tâm Thọ, đó gọi là Ưu căn, mà Ưu căn không phải là dị thục, cho nên không cảm đến tâm Thọ.
Hỏi: Tại sao Ưu căn không phải là dị thục?
Đáp: Bởi vì Ưu căn do tác ý sinh ra, do phân biệt mạnh mẽ, do lìa dục xả bỏ; dị thục thì không như vậy.
Hỏi: Có thể có nghiệp cảm đến tâm Thọ chứ không phải là thân chăng?
Đáp: Có, đó là nghiệp thiện không có Tầm. Trong này, có những người muốn làm cho địa dưới không có quả dị thục của không Khổ không Lạc thọ, là do nghiệp thiện không có Tầm này mà cảm đến dị thục của tâm Thọ, đó là Hỷ căn ở Tĩnh lự thứ hai, Lạc căn ở Tĩnh lự thứ ba, Xả căn ở Tĩnh lự thứ tư và cõi Vô sắc.
Có người nói: Cũng cảm đến Hỷ căn ở Tĩnh lự thứ nhất bởi vì cùng một địa, mà không cảm đến Lạc căn tương ưng với ba thức, bởi vì nghiệp này vi tế. Có những người muốn làm cho địa dưới cũng có quả dị thục của không Khổ không Lạc thọ, là do nghiệp thiện không có Tầm này mà cảm đến dị thục của tâm Thọ, đó là Hỷ căn và Xả căn ở Tĩnh lự thứ hai, Lạc căn và Xả căn ở Tĩnh lự thứ ba, Xả căn ở Tĩnh lự thứ tư và cõi Vô sắc.
Có người nói: Cũng cảm đến Xã căn ở Tĩnh lự trung gian. Có người nói: Cũng cảm đến Hỷ căn và Lạc căn ở Tĩnh lự thứ nhất, bởi vì thô cho nên không phải là do nghiệp này cảm đến.
Hỏi: Có thể có nghiệp cảm đến thân-tâm Thọ chăng?
Đáp: Có, đó là nghiệp thiện có Tầm. Có những người muốn làm cho cho địa dưới không có quả dị thục của không Khổ không Lạc thọ, nghiệp thiện có Tầm này, nếu ở cõi Dục thì cảm đến dị thục của thân Thọ thuộc Lạc căn tương ứng với năm thức thân, và cảm đến dị thục của tâm Thọ thuộc Hỷ căn tương ứng với ý thức; nếu ở Tĩnh lự thứ nhất thì cảm đến dị thục của thân Thọ thuộc Lạc căn tương ưng với ba thức thân, và cảm đến dị thục của tâm Thọ thuộc Hỷ căn tương ưng với ý thức. Có những người muốn làm căn địa dưới cũng có quả dị thục của không Khổ không Lạc thọ, nghiệp thiện có Tầm này, nếu ở cõi Dục thì cảm đến dị thục của thân Thọ thuộc Lạc căn, Xả căn tương ưng với năm thức thân, và cảm đến dị thục của thân Thọ thuộc Lạc căn, xả căn tương ưng với ý thức; nếu ở Tĩnh lự thứ nhất thì cảm đến dị thục của thân Thọ thuộc Lạc căn, xả căn với ba thức thân, và cảm đến dị thục của tâm Thọ thụôc Hỷ căn, xả căn tương ưng với ý thức.
Hỏi: Vì sao Hỷ căn là quả dị thục mà không phải là Ưu căn?
Đáp: Hành tướng của Hỷ căn thọ có thô có tế, không cần phải luôn luôn tác ý mà dấy khởi, không cần phải luôn luôn là phân biệt mạnh mẻ, cho nên trong Định vi tế cũng nhát định có được. Vả lại, Hỷ căn này không phải là lìa dục xả bỏ, cùng với pháp dị thục không trái ngược nhau, cho nên có dị thục này; Ưu căn thì không như vậy, cho nên không phải là dị thục.
Hỏi: Tại sao xả căn chỉ riêng nghiệp thiện cảm đến chứ không phải là nghiệp bất thiện?
Đáp: Hành tướng của xả căn vi tế vắng lắng, do người trí ưa thích, cho nên nghiệp thiện cảm được; tánh của các nghiệp bất thiện là thô thiển xao động, cho nên không có thể cảm được dị thục của xả căn.
Hỏi: Có thể có nghiệp không cảm đến thân, tâm Thọ mà cảm đến dị thục chăng?
Đáp: Có, đó là các nghiệp cảm đến dị thục của sắc, tâm bất tương ưng hành. Dị thục của sắc, đó là chín xứ, trừ ra Thanh xứ. Dị thục của tâm bất tương ưng hành, đó là mạng căn, chúng đồng phần, đắc-sinh -lão-vô thường. Có người nói: Cùng với sự của Vô tưởng.
Hỏi: Tronjg này, thế nào gọi là thân Thọ, thế nào gọi là tâm Thọ?
Đáp: Nếu Thọ thuộc về năm thức thân thì gọi là thân Thọ, thuộc về ý thức thì gọi là tâm Thọ. Lại có người nói: Trong các Thọ không có phân biệt thì gọi là thân Thọ, có phân biệt thì gọi là tâm Thọ. Lại có người nói: nếu Thọ duyên với cảnh của tự tướng thì gọi là thân Thọ, duyên với cảnh của tự tướng và cọng tướng thì gọi là tâm thọ. Lại có người nói: Nếu Thọ duyên với cảnh hiện tại thì gọi là thân Thọ, duyên với cảnh ba đời và vô vi thì gọi là tâm Thọ. Lại có người nói: Nếu Thọ duyên với cảnh có thật thì gọi là thân Thọ, duyên với cảnh có thật-có giả thì gọi là tâm Thọ. Lại có người nói: Nếu Thọ đối với cảnh đã một lần giữ lấy thì gọi là thân Thọ, nhiều lần giữ lấy thì gọi là tâm Thọ. Lại có người nói: Nếu Thọ đối với cảnh tạm thời duyên vào liền biết thì gọi là thân Thọ, suy sét tìm kiếm mới biết thì gọi là tâm Thọ. Lại có người nói: Trong các Thọ nếu dựa vào sắc duyên với sắc thì gọi là thân Thọ, nếu dựa vào phi sắc duyên với sắc – phi sắc thì gọi là tâm Thọ.
Như sắc-phi sắc, như vậy hữu đối, vô đối, tích tụ, phi tích tụ, hòa hợp, phi hòa hợp, nói cũng như vậy.
Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Đức Phật nói về hai Thọ, đó là thân Thọ và tâm Thọ. Thế nào gọi là thân Thọ? Thế nào gọi là tâm thọ? Trong này không có thân Thọ, tất cả các Thọ đều là tâm Thọ. Vì sao? Bởi vì tâm tương ưng. Nhưng tất cả Thọ nếu dựa vào năm căn mà chuyển thì gọi là thân Thọ, bởi vì luôn luôn dùng thân làm duyên tăng thượng; nếu dựa vào ý căn mà chuyển thì gọi là tâm Thọ, bởi vì luôn luôn dùng tâm làm duyên tăng thượng.”
Có người đưa ra cách nói này: Không có thân Thọ, tất cả các Thọ đều là tâm Thọ. Vì sao? Bởi vì tâm tương ưng. Nhưng tất cả Thọ nếu dựa vào ba căn mà chuyển, chọn lấy cảnh hòa hợp thì gọi là thân Thọ, bởi vì luôn luôn dấy lên tưởng; nếu dựa vào ba căn mà chuyển, chọn lấy cảnh không hòa hợp thì gọi là tâm Thọ, bởi vì không phải là luôn luôn dấy lên tưởng.
Đại đức nói rằng: “Thọ có hai loại:
- Thân thọ.
- Tâm thọ.
Nếu là thân thọ thì cũng là tâm thọ. Có lúc là tâm Thọ mà không phải là thân Thọ, đó là tất cả Thọ không chọn lấy sự vật bên ngoài mà khởi lên phân biệt; chỉ dựa vào sự vật bên trong chấp lấy tướng của nó mà khởi lên phân biệt, đó là duyên với tất cả Bổ-đặc-già-la, có duyên với sắc do pháp xứ thâu nhiếp, tâm bất tương ưng hành-pháp vô vi… gọi là tâm Thọ.”
Đại đức nói ba chướng, đó là phiền não chướng, nghiệp chướng và dị thục chướng.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Nếu các hữu tình thành tựu sáu pháp, thì tuy nghe Như Lai đã chứng, đã nói về pháp Tỳ-nại-da, mà không thể nào xa lìa trần cấu, ở trong các pháp sinh ra Pháp nhãn thanh tịnh. Thế nào là sáu pháp? Đó là:
- Phiền não chướng.
- Nghiệp chướng.
- Dị thục chướng.
- Không tin.
- Không thích.
- Tuệ ác.”.
Trong kinh tuy nói thành tựu sáu pháp như vậy, mà giải thích rộng ra, cũng chưa hề nói tại sao gọi là phiền não chướng, tại sao gọi là nghiệp chướng, tại sao gọi là dị thục chướng? Kinh ấy là duyên khởi căn bản của luận này, điều gì trong kinh chưa giải thích thì nay cần phải nói đến, cho nên soạn ra phần luận này.
Lại có người nói: Trước đây tuy phân biệt về các nghiệp, mà chưa phân biệt đến chướng ngại của các nghiệp ấy, nay muốn phân biệt cho nên soạn ra phần luận này.
Ba chướng như vậy, tổng quát dùng các loại dị thục của phiền não mạnh mẽ hừng hực-năm nghiệp vô gián-địa ngục… để làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là chướng?
Đáp: Ba loại như vậy, có thể ngăn trở Thánh đạo và thiện căn gia hạnh của Thánh đạo, cho nên gọi là chướng. Thế nào là phiền não chướng? Đó là như có một bản tánh đầy đủ phiền não tham-sân-si hừng hực, bởi vì như vậy cho nên khó sinh tâm chán ngán lìa xa, khó có thể dạy dỗ nhắc nhủ, khó có thể mở mang hiểu biết, khó tránh xa được, khó giải thoát được. Trong này, bản tánh đầy đủ phiền não tham mạnh mẽ hừng hực, là như Nan-đà…; đầy đủ phiền não sân mạnh mẽ hừng hực, là như Chỉ Man…; đầy đủ phiền não si mạnh mẽ hừng hực, là như Cadiếp-ba…
Hỏi: Nếu như vậy thì như nói là khó sinh tâm chán ngán lìa xa, khó có thể dạy dỗ nhắc nhủ, khó có thể mở mang hiểu biết, khó tránh xa được, khó giải thoát được; lời này dễ dàng thông hiểu, bởi vì loại ấy thường xuyên cố gắng tìm cách giáo hóa đều thấy được chân lý. Như nói có thể ngăn trở Thánh đạo và thiện căn gia hạnh của Thánh đạo, thì điều này làm sao thông hiểu?
Đáp: Loại ấy tuy có thể ngăn trở Thánh đạo và thiện căn gia hạnh của Thánh đạo, nhưng mà nhờ vào Phật lực phương tiện giáo hóa khéo léo thì loại ấy có thể thấy được chân lý, không phải là cảnh giới giáo hóa của các Đại Thanh văn như Xá-lợi-tử…
Lại có người nói: Đầy đủ phiền não tham mạnh mẽ hừng hực, là như Hoàng môn…; đầy đủ phiền não sân mạnh mẽ hừng hực, là như ngoại đạo thở phì…; đầy đủ phiền não si mạnh mẽ hừng hực, là như Lục Sư ngoại đạo…
Hỏi: Nếu như vậy thì như nói có thể ngăn trở Thánh đạo và thiện căn gia hạnh của Thánh đạo, lời này dễ dàng thông hiểu, bởi vì loại ấy rốt cuộc không thấy được chân lý. Như nói khó sinh tâm chán ngán lìa xa, khó có thể dạy dỗ nhắc nhủ…, thì điều này làm sao thông hiểu? Bởi vì loại ấy rốt cuộc không thể nào thấy được chân lý thì không gọi là khó.
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Không sinh tâm chán ngán lìa xa, không có thể dạy dỗ nhắc nhủ… Nhưng mà không nói như vậy là có ý nghĩa gì? Đó là đã không sinh tâm chán ngán lìa xa thì gọi là khó sinh tâm chán ngán lìa xa, cho đến đã không giải thoát được thì gọi là khó giải thoát được.
Hỏi: Tại sao kiến lập phiền não chướng này, là dựa vào thành tựu, hay là dựa vào hiện hành?
Đáp: Đây là dựa vào hiện hành, không dựa vào thành tựu. Nếu dựa vào thành tựu thì tất cả hữu tình không có gì sai biệt, bởi vì đều thành tựu đầy đủ các phiền não. Bởi vì dựa vào hiện hành mà kiến lập cho nên phiền não có sai biệt, thì làm thành bốn câu phân biệt:
- Hoặc có phiền não hừng hực mà không phải là mạnh mẽ.
- Hoặc có phiền não mạnh mẽ mà không phải là hừng hực.
- Hoặc có phiền não cũng hừng hực mà cũng mạnh mẽ.
- Hoặc có phiền não không phải là hừng hực cũng không phải là mạnh mẽ.
Phiền não hừng hực mà không phải là mạnh mẽ, đó chính là phiền não phẩm Hạ thường xuyên hiện hành; mạnh mẽ mà không phải là hừng hực, đó chính là phiền não phẩm Thượng không thường xuyên hiện hành; hừng hực mà cũng mạnh mẽ, đó chính là phiền não phẩm Thượng thường xuyên hiện hành; không phải là hừng hực cũng không phải là mạnh mẽ, đó chính là phiền não phẩm Hạ không thường xuyên hiện hành.
Trong này, phiền não hừng hực mà không phải là mạnh mẽ, cũng là phiền não chướng, bởi vì phiền não này tuy là phẩm hạ mà thường xuyên hiện hành, dựa vào phẩm Hạ phát sinh phẩm Trung, dựa vào phẩm Trung phát sinh phẩm Thượng, dần dần cho đến có thể đoạn mất căn thiện. Phiền não mạnh mẽ mà không phải là hừng hực, cũng không phải là phiền não chướng, bởi vì phiền não này tuy là phẩm Thượng mà không thường xuyên hiện hành, cho nên từ từ có thể giảm sút, cho đến có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh rồi cuối cùng diệt mất. Phiền não hừng hực mà cũng mạnh mẽ, là phiền não chướng ngại đến tất cả, bởi vì nặng nề. Phiền não không phải là hừng hực cũng không phải là mạnh mẽ, không phải là phiền não chướng ngại đến tất cả, bởi vì nhẹ nhàng.
Như vậy, căn thiện cũng có bốn câu phân biệt:
- Hoặc có căn thiện hừng hực mà không phải là mạnh mẽ.
- Hoặc có căn thiện mạnh mẽ mà không phải là hừng hực.
- Hoặc có căn thiện hừng hực mà cũng mạnh mẽ.
- Hoặc có căn thiện không phải là hừng hực cũng không phải là mạnh mẽ.
Căn thiện hừng hực mà không phải là mạnh mẽ, đó chính là căn thiện phẩm Hạ thường xuyên hiện hành; mạnh mẽ mà không phải là hừng hực, đó là căn thiện phẩm Thượng không thường xuyên hiện hành; hừng hực mà cũng mạnh mẽ, đó chính là căn thiện phẩm Thượng thường xuyên hiện hành; không phải là hừng hực cũng không phải là mạnh mẽ, đó chính là căn thiện phẩm Hạ không thường xuyên hiện hành.
Trong này, căn thiện hừng hực mà không phải là mạnh mẽ, không bị phiền não chường làm ngăn trở, vì vậy là căn thiện phẩm Hạ mà thường xuyên hiện hành, cho nên dựa vào phẩm Hạ phát sinh phẩm Trung, dựa vào phẩm Trung phát sinh phẩm Thượng, dần dần tăng trưởng có thể mau chóng hường đến chướng đoạn tất cả các kiết. Căn thiện mạnh mẽ mà không phải là hừng hực, thì bị phiền não chướng làm ngăn trở, vì vậy tuy là căn thiện phẩm Thượng mà không thường xuyên hiện hành, cho nên hoặc là do phiền não thường xuyên hiện hành, dần dần tăng trưởng có thể đoạn mất căn thiện. Căn thiện hừng hực mà cũng mạnh mẽ thì tất cả đều là hơn hẳn. Căn thiện không hừng hực cũng không mạnh mẽ thì tất cả đều là yếu kém.
Thế nào là nghiệp chướng? Đó là năm nghiệp vô gián. Những gì là năm nghiệp? Đó là:
- Làm hại mẹ.
- Làm hại cha.
- Làm hại A-la-hán.
- Phá hoại Tăng.
- Ác tâm làm thân Phật chảy máu.
Hỏi: Như trước đã nói có thể ngăn trở Thánh đạo và căn thiện gia hạnh của Thánh đạo, cho nên gọi là chướng. Trừ ra năm nghiệp vô gián, lại có hành diệu-hành ác khác, đó gọi là nghiệp quyết định của cõi thứ tám, và sân giận tăng cao ràng buộc làm hai nhiều loài vật…, vì vậy làm chướng ngại không thể nào ở trong pháp thiện hiện tại tiến vào Thánh đạo, tại sao không nói là nghiệp chướng?
Đáp: Cũng nên nói các loài này là nghiệp chướng, mà không nói thì nên biết là nghĩa này có khác. Trong này, ba chướng đều có cách nói khác.
Lại có người nói: Năm nghiệp vô gián nhất định luôn luôn làm chướng ngại, cho nên chỉ nói đến chúng; hành diệu-hành ác khác, hoặc có thể làm chướng ngại, hoặc không làm chướng ngại, cho nên không nói đến.
Lại có người nói: Năm nghiệp vô gián có đủ năm nhân duyên, dễ thấy-dễ biết cho nên chỉ nói đến chúng. Những gì là năm? Đó là:
- Bởi vì tự tánh.
- Bởi vì nơi đến.
- Bởi vì sinh ra.
- Bởi vì quả.
- Bởi vì Bổ-đặc-già-la.
Bởi vì tự tánh, nghĩa là tánh của năm loại này là quyết định thuộc về nghiệp ác nặng nhất. Bởi vì nơi đến, nghĩa là năm loại này quyết định nhận quả ở địa ngục chứ không ở nơi nào khác. Bởi vì sinh ra, nghĩa là năm loại này quyết định thuận theo đời kế tiếp nhận quả, không phải là thuận theo pháp hiện tại nhận quả, không phải là thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận quả, không phải là thuận theo không nhất định mà nhận quả. Bởi vì quả, nghĩa là năm loại này quyết định cảm đến quả không ưa thích nhất của thế gian. Bởi vì Bổ-đặc-già-la có thể tạo ra năm loại này thì dễ thấy-dễ biết, đó là kẻ này tự mình làm hại mẹ, kẻ này tự mình làm hại cha, cho đến kẻ này tự mình làm thân Phật chảy máu. Trừ năm loại này ra, tất cả hành diệu-hành ác khác, đều không có năm loại nhân duyên dễ thấy-dễ biết như vậy, cho nên không nói đến.
Hỏi: Các gia hạnh của nghiệp vô gián có thể làm đầy đủ quả ấy, nghiệp này đối với quả ấy là quyết định hay không quyết định? Nếu nói quyết định thì tại sao trong này không nói? Vả lại, Tôn giả Chỉ Man và Thất-lợi-cúc-đa tại sao có thể chuyển được? Nếu không quyết định, thì trong phẩm luận về Hại sinh mạng-làm hại sinh mạng chưa diệt, dị thục của nghiệp này quyết định sinh vào địa ngục chăng?
Đáp: Mạng chung giống như lúc gây ra gia hạnh của nghiệp vô gián.” Hoặc có người nói: Nghiệp này quyết định hướng đến quả ấy.
Hỏi: Phẩm luận về Hại sinh mạng thì dễ dàng thông hiểu, mà trong này tại sao không nói? Nếu như trong này cần phải nói đến năm nghiệp vô gián và gia hạnh cùa chúng, mà không nói đến thì có ý gì?
Đáp: Phần này đã nói ở trong năm vô gián, năm nghiệp vô gián sử dụng dị thục này làm gia hạnh, nếu nói đến quả thì nên biết là đã nói đến gia hạnh.
Hỏi: Tôn giả Chỉ Man làm sao có thể chuyển được ?
Đáp: Vị ấy còn chưa gay ra gia hạnh của nghiệp vô gián, vì thế cho nên vị ấy nói nay con tạm thời chưa giết mẹ mà phải ăn cơm.
Hỏi: Lẽ nào không phải là muốn làm hại bậc Nhất thiết trí hay sao?
Đáp: Lúc bấy giờ vị ấy khởi lên gia hạnh làm hại đối với người không phải là bậc Nhất thiết trí, chứ không phải là đối với bậc Nhất thiết trí. Bởi vì nhân duyên này mà Đức Thế Tôn hóa làm thân Tỳ kheo bình thường, đi vào rừng Đạp-bà không để cho Tôn giả ấy đối với bậc Nhất thiết trí khởi lên gia hạnh giết hại không thể nào cứu được. Nếu các hữu tình đối với bậc Nhất thiết trí mà khởi lên gia hạnh giết hại, thì hằng hà sa số chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không thể nào cứu giúp khiến cho thoát khỏi địa ngục được. Vì vậy biết rằng vị ấy khởi lên gia hạnh giết hại đối với người không phải là bậc Nhất thiết trí,chứ không phải là đối với bậc Nhất thiết trí.
Hỏi: Thất-lợi-cúc-đa làm sao có thể chuyển được?
Đáp: Vị ấy cũng không gây ra gia hạnh của nghiệp vô gián, vì thế cho nên vị ấy tuy bí mật làm ra hầm lửa và thức ăn trộn lẫn chất độc, mà tâm nghĩ rằng: Nếu Như Lai là bậc Nhất thiết trí thì sẽ bị hủy diệt, không để cho hạng người biến hóa kỳ ảo làm cho mê hoặc, ăn bám sống giữa thế gian. Vị ấy không phải là đối với bậc Nhất thiết trí mà khởi lên gia hạnh giết hại, vì vậy có thể chuyển được .
Lại có người nói: Nghiệp này không quyết định đối với quả ấy.
Hỏi: Trong này không nói đến thì dễ dàng thông hiểu, Tôn giả Chỉ Man và Thất-lợi-cúc-đa tuy tạo nghiệp mà cũng có thể chuyển được; phẩm luận về Hại sinh mạng nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Các gia hạnh của nghiệp vô gián có thể làm đầy đủ quả ấy, nghiệp này đối với quả ấy có lúc quyết định, có lúc không quyết định. Trong phẩm luận về Hại sinh mạng nói là nghiệp ấy quyết định, Tôn giả Chỉ Mạn và Thất-lợi-cúc-đa đã có thể chuyển đổi là nghiệp không quyết định. Như vậy hai cách nói đều là dễ dàng thông suốt.
Thế nào là dị thục chướng? Đó là những nơi chốn của hữu tình, như địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, Bắc Câu-lô-châu, cõi trời Vô tưởng.
Hỏi: Châu khác cũng có dị thục làm chướng ngại, như Phiến-trĩca, Bán-trạch-ca, không có hình thể-hai hình thể…, trong này tại sao không nói?
Đáp: trong này nên nói mà không nói thì nên biết rằng đây là có cách nói khác, vì vậy trước đây nói trong này ba chướng đều có cách nói khác.
Lại có người nói: Trong này chỉ nói quyết định là chướng, hữu tình ấy không phải là quyết định, bởi vì tất cả dị thục của hữu tình ấy, hoặc có loại là chướng ngại, hoặc có loại không là chướng ngại, vì vậy không nói.
Hỏi: Như vậy ba chướng đối với một sự nối tiếp nhau có thể thành tựu mấy loại?
Đáp: Hoặc chỉ thành tựu một, đó là đối với ba loại tùy theo một mà thành tựu một. Hoặc là thành tựu hai, đó là phiền não chướng và nghiệp chướng, hoặc là phiền não chướng và dị thục chướng. Không có thành tựu nghiệp chướng và dị thục chướng mà không phải là phiền não chướng, vì vậy cũng không có thành tựu cả ba loại.
Hỏi: Như vậy ba chướng thì chướng nào là nặng nhất?
Đáp: Hoặc có người nói: Dị thục chướng nặng nhất. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nhân thì có thể chuyển, quả thì không thể chuyển được. Lại có người nói: Nghiệp chướng là nặng nhất. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nghiệp chướng có thề dẫn đến dị thục chướng. Nói như vậy thì phiền não chướng là nặng nhất, bởi vì phiền não chướng có thể dẫn đến nghiệp chướng, nghiệp chướng lại có thể dẫn đến dị thục chướng. Như vậy đều lấy phiền não làm gốc, cho nên phiền não là nặng nhất.
Trong ba hành ác thì hành nào là tội lớn nhất? Đó là lời nói dối trá phá hoại Tăng bởi vì nghiệp này có thể dẫn đến quả khổ dị thục của thọ lượng một kiếp trong địa ngục vô gián, nghiệp khác thì không nhất định.
Hỏi: Ở đây nói lời nói dối trá phá hoại Tăng là tội lớn nhất; nơi khác lại nói: Ý nghiệp là tội lớn nhất; nơi khác lại nói: Tà kiến là tội lớn nhất. Ba tội lớn này có gì sai biệt?
Đáp: Hoặc có người nói: Tội có ba loại:
- Nghiệp.
- Phiền não.
- Hành ác.
Trong nghiệp thì ý nghiệp là tội nặng, trong phiền não thì tà kiến là tội nặng, trong hành ác thì lời nói dối trá phá hoại Tăng là tội nặng.
Lại có người nói: Làm não loạn đại chúng cho nên ý nghiệp là tội lớn, diệt mất tất cả căn thiện cho nên tà kiến là tội lớn, có thể cảm lấy quả dị thục khổ đau vô cùng cho nên lời nói dối trá phá hoại Tăng là tội lớn.
Lại có người nói: Trong ba nghiệp thì ý nghiệp là tội lớn, trong năm kiến thì tà kiến là tội lớn, trong năm nghiệp vô gián thì nói lời dối trá phá hoại Tăng là tội lớn.
Lại có người nói: trong nghiệp đạo do Kiến mà đoạn thì tà Kiến là tội lớn, trong nghiệp đạo do tu mà đoạn thì nói lời dối trá phá hoại Tăng là tội lớn, trong nghiệp do kiến-tu mà đoạn thì ý nghiệp là tội lớn.
Lại có người nói: Dựa vào nghiệp Tư cho nên nói ý nghiệp là tội lớn, dựa vào nghiệp do Tư mà tạo ra cho nên nói lời nói dối trá phá hoại Tăng là tội lớn, dựa vào nghiệp sai trái cho nên nói tà kiến là tội lớn.
Lại có người nói: Dựa vào nghiệp chủ đông phát khởi cho nên nói ý nghiệp là tội lớn, dựa vào nghiệp thụ động phát khởi cho nên nói dối trá phá hoại Tăng là tội lớn, dựa vào nghiệp sai trái cho nên nói tà kiến là tội lớn.
Lại có người nói: Dựa vào nghiệp chủ động chuyển đổi cho nên nói ý nghiệp là tội lớn, dựa vào nghiệp thụ động chuyển đổi cho nên nói lời nói dối trá phá hoại Tăng là tội lớn, dựa vào nghiệp sai trái cho nên nói tà kiến là tội lớn.
Đó gọi là sai biệt giữa ba loại tội lớn.
Hỏi: Lúc ấy phá hoại Tăng, cũng có thân nghiệp qua lại-gia hạnhtư duy và ngữ nghiệp khác, tại sao chỉ nói là lời nói dối trá có thể phá hoại Tăng?
Đáp: Nếu lúc Phá hoại Tăng thì gia hạnh đến cuối cùng, tất cả luôn luôn có thì trong này nói đến. Ở trong các nghiệp chỉ riêng lời nói dối trá là gia hạnh đến cuối cùng, tất cả luôn luôn mà có thể làm cho Tăng hư hoại, cho nên chỉ nói đến nghiệp ấy; nghiệp khác thì không như vậy, cho nên không nói đến.
Hỏi: Như nói có thể dẫn đến quả địa ngục vô gián, tại sao gọi là địa ngục vô gián?
Đáp: Đây là tên gọi giả lập và tướng giả lập, không cần phải như tên gọi đều có nghĩa của nó. Vả lại, địa ngục này cũng là vô gián, cũng gọi là sắt nóng-lửa dữ rừng rực bắn vào thân thể, cũng gọi là thường ở tại sáu cửa ngõ của nơi tiếp xúc nhận chịu các sự khổ não, cũng gọi là tự nhận chịu nghiệp đã dẫn đến khổ đau.
Lại có người nói: Bởi vì ở trong này không có gián đoạn-không có kẻ hở, có thể làm cho cảm thọ vui sướng tạm thời hiện rõ trước mắt, cho nên gọi là vô gián.
Hỏi: Trong địa ngục khác, là có những điều vui sướng như ca múa và ăn uống… chăng?
Đáp: Trong địa ngục khác tuy không có dị thục vui sướng, mà có Đẳng lưu vui sướng. Như luận Thi Thiết nói: “Địa ngục Đẳng hoạt có lúc có phần gió mát thổi vào trong chốc lát, hoặc nghe âm thanh xướng to lên như vậy: Cùng sống lại, cùng sống lại. Lúc ấy các hữu tình kia bỗng nhiên sống lại, thân thể-máu thịt bình phục như cũ, sinh ra vui sướng trong chốc lát.” Địa ngục vô gián không có sự việc như vậy, cho nên gọi là vô gián.
Lại có người nói: Hữu tình sinh vào nơi ấy với số lượng rất nhiều, không có gián đoạn-không có kẽ hở cho nên gọi là vô gián. Cách nói này không đúng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hành ác phẩm Thượng mới sinh vào địa ngục ấy, hữu tình ở thế gian không phải là đều có thể khởi lên hành ác phẩm Thượng; như cần phải tu tập hành diệu phẩm Thượng thì mới sinh đến cõi Hữu Đảnh, hữu tình ở thế gian không phải là đều có thể khởi lên hành diệu hành diệu phẩm Thượng. Vì vậy sinh đến cõi Hữu Đảnh là ít, sinh vào địa ngục vô gián thì cũng như vậy, cho nên người ấy nói không đúng.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao gọi là vô gián?
Đáp: Dựa vào quả dị thục cho nên gọi là quả vô gián. Bởi vì các hữu tình tạo ra nghiệp ác to lớn sinh vào địa ngục ấy, mang lấy thân rộng lớn, mỗi một thân hình thảy đều rộng lớn, phủ khắp nhiều nơi trong ấy, không có khe hở, cho nên gọi là vô gián.
*******
Hỏi: Nghiệp này có thể dẫn đến quả của thọ mạng trong một kiếp, là thuộc kiếp nào?
Đáp: Hoặc có người nói: Là thuộc kiếp Thành. Lại có người nói: Là thuộc kiếp Hoại. Lại có người nói: Là thuộc Đại kiếp. Nói như vậy thì đây là thuộc Trung kiếp, bởi vì nghiệp ấy cũng có lúc không hết Trung kiếp mà được thoát ra. Như trong Tỳ-nại-da nói: “ Đề-ba-đạt-đa, vào lúc con người sống thọ bốn vạn tuổi sẽ sinh trong loài người, nhất định sẽ chứng được Bồ-đề của Độc giác, xá-lợi-tử… vốn không thể nào sánh bằng.”
Hỏi: Như vậy thì bài kệ nói nên thông hiểu thế nào?
“Quả báo của những người phá Tăng, phá hoại sự hòa hợp của Tăng.
Sinh vào trong địa ngục vô gián, thọ lượng tồn tại qua một kiếp.”
Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Tồn tại giảm bớt một kiếp cũng gọi là một kiếp; như người thế gian giảm bớt một ngày, duy trì những việc làm cũng gọi là một ngày, ở đây cũng như vậy.”
Hỏi: Tội phá Tăng này cũng có thể dẫn đến dị thục của năm Uẩn địa ngục, tại sao chỉ nói là dẫn đến thọ mạng trong một kiếp?
Đáp: Hoặc có người nói: Lấy thọ mạng làm đầu tiên, Đức Thế Tôn nói chung là dẫn đến quả của năm Uẩn. Lại có người nói: Trong này, Đức Thế Tôn nói đến pháp mạnh nhất, nghĩa là trong năm Uẩn thì thọ mạng là mạnh nhất, cho nên chỉ nói đến nó. Lại có người nói: Thọ mạng có thể duy trì tất cả năm Uẩn, khiến cho không rời ra hư hoại, cho nên chỉ nói đến nó. Lại có người nói: Thọ mạng từ lúc mới lọt lòng ch đến hết chúng đồng phần, không hề có gián đoạn, khiến cho chúng đồng phần cũng không có gián đoạn; pháp khác thì không như vậy, cho
nên không nói đến. Lại có người nói: Nhờ vào thọ lượng mà biểu hiện, nhận biết về thế gian hoặc là tăng lên-hoặc là giảm xuống, hoặc là tiến tới-hoặc là lùi lại, hoặc là phát triển-hoặc là sa sút, cho nên chỉ nói đến nó.
Hỏi: Tại sao phá Tăng mang lấy tội tồn tại qua một kiếp(kiếp trú), chứ không phải là khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu?
Đáp: Nếu khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu thì phá hoại Sinh thân của Phật, nếu phá hoại Tăng thì phá hoại pháp thân của Phật, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều kính trọng Pháp thân chứ không coi trọng Sinh thân. Lại có người nói: Nếu khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu thì chỉ hủy hoại sự tôn trọng của tôn trọng. Nếu khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu thì chỉ tồn tại bậc Đại Sư, như vậy Pháp Vương-quay về nương tựa-nơi đến nương tựa, cũng như vậy.
Có người nói: Lúc ấy khởi lên tâm giết hại làm thân Phật chảy máu, chỉ là tội thuộc gia hạnh, bởi vì pháp của Phật như vậy không thể làm hại được. Phá Tăng thì không như vậy, là tội thuộc căn bản. Như gia hạnh và căn bản, như vậy gia hạnh và cứu cánh, cũng như vậy.
Lại có người nói: Nếu khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu, không phát khởi nhiều gia hạnh rộng lớn, thì chỉ do sơ suất bất ngờ mà làm tổn thong. Phá Tăng thì không như vậy, chủ yếu là do phát khởi gia hạnh rộng lớn, hoặc trãi qua một tháng cho đến bốn tháng, tìm cách dụ dỗ lừa dối các Tỳ kheo mới tu học làm cho họ thuận theo rồi, sau đó mới có thể phá hoại, vì vậy mang lấy tội nặng.
Lại có người nói: Nếu khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu mà không não loạn đến Đại chúng, thì tuy làm tổn thong thân Phật mà không có thể làm cho Phật sinh tâm não loạn, cũng không ồn áo náo loạn; bởi vì gây ra điều này, chúng sinh ở thế gian hoặc có người nghe biết, hoặc có người không nghe biết. Nếu phá hoại Tăng thì Đại chúng náo loạn, vô cùng ồn ào náo loạn ; bởi vì lúc phá hoại Tăng, người đúng ra được tiến vào Chánh tánh ly sinh thì không được tiến vào Chánh tánh ly sinh, người đúng ra được chứng quả thì không được chứng quả, người đúng ra được lìa dục thì không được lìa dục, người đúng ra không còn phiền não thì không thể nào trừ hết phiền não, không được tụng trì-tư duy về ba Tạng, không được yên lặng để tư duy về các pháp, tụ tập về Đẳng chí của Tĩnh lự-Vô sắc, không được gieo trồng chủng tử cùa ba Thừa, ba ngàn Đại thiên thế giới không chuyển được pháp luân, âm thanh lần lượt chuyển đến các trời Tịnh Cư, làm cho Giác Tuệ của họ không được yên lặng-hiện hành rõ ràng. Nếu lúc sự phá hoại Tăng trở lại hòa hợp, thì người thuận theo tiến vào Chánh tánh ly sinh sẽ tiến vào Chánh tánh ly sinh, người thuận theo được chứng quả sẽ được chứng quả, người thuận theo lìa dục sẽ được lìa dục, người thuận theo không còn phiền não sẽ được trừ hết phiền não, sẽ có người tụng trì-tư duy về ba Tạng, ở nơi vắng lặng trống trải tư duy về các pháp, tu tập về Đẳng chí của Tĩnh lự-Vô sắc, cũng có thể gieo trồng chủng tử của ba Thừa, pháp luân lại chuyển trong ba ngàn Đại thiên thế giới, âm thanh lần lượt chuyển đến các cõi trời Tịnh Cư, khiến cho Giác Tuệ của họ lại được yên lặng-hiền lành rõ ràng. Bởi vì nhân duyên này, cho nên nếu khởi lên tâm ác làm thân Phật chảy máu thì không thể nào sinh khởi tội lỗi tồn tại trải qua một kiếp, nếu phá hoại Tăng thì có thể sinh khởi tội lỗi tồn tại trải qua một kiếp.
Hỏi: Tăng phá lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Lấy bất tương ưng hành-vô phú vô ký-không hòa hợp để làm tự tánh, là do Hành uẩn bất tương ưng thâu nhiếp; tức là nơi khác nói lại có những bất tương ưng hành khác thuộc chủng loại như vậy, cho nên Tăng phá khác-tội Tăng lại khác.
Tăng phá là tánh không hòa hợp-vô phú vô ký, là do Hành uẩn bất tương ưng thâu nhiếp. Tội phá Tăng là lời nói dối trá, do Sắc uẩn thâu nhiếp thuộc về ngữ nghiệp bất thiện.
Như thể lui sụt khác-pháp lui sụt cũng khác. Thể lui sụt là tánh không thành tựu-vô phú vô ký, do Hành uẩn bất tương ưng thâu nhiếp. Pháp lui sụt là bất thiện, do năm Uẩn hữu phú vô ký thâu nhiếp. Ở đây cũng như vậy, tăng phá khác-tội Tăng phá khác. Vì vậy, Tăng phá là do Tăng mà thành tựu, tội phá Tăng là do người phá Tăng mà thành tựu.
Hỏi: Nơi nào phá Tăng?
Đáp: Ở loài người cõi Dục. Nếu phá Yết-ma Tăng thì gồm chung ba châu, nếu phá Pháp luân Tăng thì chỉ riêng châu Thiệm-bộ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu nơi bào có Đại Sư có thể đạt được và đạo có thể đạt được, thì ở nơi ấy có phá Pháp luân; châu khác không có Đại Sư và đạo, cho nên cũng không có người phá Pháp luân. Ví như thế gian, nếu nơi nào có vua thì nơi ấy có vua mạo danh nổi lên, nếu nơi nào có lực sĩ thì nơi ấy có người đấu sức nổi lên. Ở đây cũng như vậy, nếu ở nơi này có Đại Sư thì nơi này có Tà Sư xuất hiện, nếu nơi này có đạo thì nơi này có tà đạo nổi lên. Pháp vốn như vậy, tà-chánh cùng một nơi mà trái ngược lẫn nhau.
Hỏi: Phá Yết-ma Tăng và phá Pháp luân Tăng có gì sai biệt?
Đáp: Phá Yết-ma, đó là trong một phạm vi có hai bộ Tăng, tất cả đều trú riêng biệt mà tiến hành Bố-tát, Yết-ma, thuyết giới theo từng Bộ. Phá Pháp luân, đó là lập ra Sư khác-đạo khác; giống như Đề-bàđạt-đa nói: “Ta là Đại Sư, chứ không phải Sa-môn Kiều-đáp-ma là Đại Sư; năm pháp tà đạo, chứ không phải là tám chi Thánh đạo mà Kiềuđáp-ma đã nói là đạo. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu có thể tu tập năm pháp này, thì mau chóng chứng được Niết-bàn chứ không phải là tám chi Thánh đạo. Thế nào là năm pháp? Đó là:
- Suốt đời mặc áo rách rưới khâu lại.
- Suốt đời thường khất thực mà ăn.
- Suốt đời chỉ ăn một ngày một bữa.
- Suốt đời thường ở nơi trống trải xa xôi.
- Suốt đời không ăn tất cả các loại cá thịt-muối-dầu-bơ sữa…”
Đó gọi là sự sai biệt giữa phá Yết-ma Tăng và phá Pháp luân Tăng.
Hỏi: Vào lúc phá Tăng, ít nhất có mấy người thì thành sự phá Tăng?
Đáp: Phá Yết-ma Tăng, ít nhất là tám người, bởi vì bốn người trở lên mới gọi là Tăng, ba người thì không như vậy; ở trong một phạm vi có hai bộ Tăng, tất cả đều trú riêng biệt mà tiến hành Bồ-tát, Yết-ma, thuyết giới theo từng Bộ, mới được gọi là hủy hoại Yết-ma. Phá Pháp luân Tăng, ít nhất là chín người, bởi vì trong một phạm vi có hai bộ Tăng, tất cả đều trú riêng biệt; ở trong Bộ không có tàm quý, chắc chắn có một chúng riêng biệt được tôn trọng mới có thể dạy dỗ nhắc nhủ, nên biết chính là Đề-bà-đạt-ma. Ở trong chúng Chánh ít nhất là bốn người, ở trong chúng Tà ít nhất là năm người, như vậy ít nhất cho đến chín người thì Pháp luân Tăng hư hoại.
Hỏi: Đến mức nào thì nên nói là Pháp luân Tăng hư hoại?
Đáp: Trong luận Thi Thiết nói: “Đề-bà-đạt-đa tự mình làm người thứ năm, đều cùng nhau chấp nhận tính toán.” Đến mức này thì nên nói là Pháp luân Tăng hư hoại.
Lại có người nói: Thực hiện trình bày rõ ràng rồi. Lại có người nói: Tách rời nơi đã nghe. Lại có người nói: Tách rời nơi đã thấy. Lại có người nói: Tách rời nơi thấy-nghe.
Nói như vậy là nếu bởi vì ý thích mà thề nhận thầy khác, đó là các Tỳ kheo ngu si kia, do xác định ý thích phát tâm như vậy, nói ra lời nói như vậy: Đề-bà-đat-đa là Đại Sư của mình chứ không phải là Phật Thế Tôn. Đến mức này thì nên nói là Pháp luân Tăng hư hoại.
Hỏi: Những chủng loại Bổ-đặc-già-la nào phá Pháp luân Tăng?
Đáp: Bổ-đặc-già-la có hai loại:
- Ái hành.
- Kiến hành.
Những người thuộc Kiến hành phá Pháp luân Tăng chứ không phải là người thuộc Ái hành. Bởi vì người thuộc Kiến hành vốn có ý thích kiên cố mạnh mẽ, đối với phẩm tạp nhiễm-thanh tịnh đã dấy lên quyết định không có gì lui sụt chuyển đổi. Những người thuộc Ái hành không có sự việc như vậy, cho nên không có thể phá hoại. Vả lại, chỉ riêng người nam phá Pháp luân Tăng, không phải là những người nữ cũng không phải là hạnh Phiến-trĩ-ca, Bán-trạch-ca… Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc phá Pháp luân thì pháp vốn như vậy, tự mình sắp đặt lập ra làm Đại Sư, mà những người nữ không phải là khí chất tăng thượng, đối với địa vị Đại Sư không phải là phần của mình, cho nên không có thể phá hoại. Nhưng có thể gây ra nhiều phương tiện để phá Tăng, giống như Tỳ kheo Ni Thổ Hỷ… Các loại Phiến-trĩ-ca, Bán-trạch-ca, không có hình thể-hai hình thể, đều là thuộc Ái hành. Những người thuộc Ái hành vốn có ý thích không kiên cố-không mạnh mẽ, đối với phẩm tạp nhiễm-thanh tịnh đều không quyết định, cho nên loại ấy không có thể phá Tăng.
Hỏi: Vào thời gian nào có thể phá Pháp luân Tăng?
Đáp: Ở trong sáu thời không có thể phá Tăng, lúc khác thì có thể, nghĩa là không phải lúc bắt đầu cũng không phải là lúc sau cuối, không phải là ở lúc hai mụn nước chưa xuất hiện, không phải là lúc chưa hòa hợp cùng kiết giới, không phải là lúc chưa kiến lập đôi thứ nhất, không phải là ở lúc sau khi Đại Sư Niết-bàn.
Không phải là bắt đầu-sau cuối, bởi vì hai lúc này các chúng Tỳ kheo ở trong Thánh giáo hòa hợp thành một vị, không thể phá hoại được.
Không phải là ở lúc hai mụn nước chưa xuất hiện, nghĩa là lúc trong Thánh giáo chưa sinh ra hia loại mụn nhọt của Giới và Kiến.
Không phải là lúc cua hòa hợp cùng kiết giới, bởi vì cần phải trong một phạm vi có hai bộ Tăng, trú riêng biệt-chấp nhận khác nhau thì mới gọi là phá Tăng.
Không phải là lúc chưa kiến lập đôi thứ nhất, nghĩa là lúc chưa kiến lập đôi thứ nhất thì chắc chắn không có ai có thể phá Pháp luân Tăng. Pháp của chư Phật vốn như vậy, đều có đệ tử Hiền Thánh thuộc đôi thứ nhất, nếu có người phá hoại Pháp luân Tăng rồi không trải qua một ngày đêm, đôi thứ nhất này lại làm cho hòa hợp.
Không phải là ở lúc sau khi Đại Sư Niết-bàn, nếu ở sau khi Đại Sư nhập Niết-bàn, dấy lên nói như vậy: Ta là Đại Sư, không phải Như Lai là Đại Sư. Tất cả cùng trách mắng rằng: Lúc Đại Sư tại thế, sao ông không nói Ta là Đại Sư tại thế, sao ông không nói Ta là Đại Sư, nay sau khi Đại Sư Niết-bàn mới nói ra lời này?
Vì vậy, quyêt định ở sáu thời này thì Pháp luân không hư hoại, đối với những lúc khác thì Pháp luân có thể hư hoại.
Hỏi: Tăng phá trú vào những tâm nào?
Đáp: Hoặc có người nói: Trú vào nhãn thức. Lại có người nói: Trú vào nhĩ thức. Lại có người nói: Trú vào ý thức. Nói như vậy thì trong sáu thức thân tùy theo trú vào một thức đều cho phép Tăng phá.
Hỏi: Tăng phá trú vào những Thọ nào?
Đáp: Hoặc có người nói: Trú vào Lạc căn. Lại có người nói: Trú vào Khổ căn. Lại có người nói: Trú vào Hỷ căn. Lại có người nói: Trú vào Ưu căn. Lại có người nói? Trú vào Xả căn. Nói như vậy thì ở trong năm Thọ tùy theo trú vào một Thọ đều cho phép Tăng phá.
Hỏi: Tăng phá là quả của tâm nào?
Đáp: Hoặc có người nói: Là quả của tâm xuất gia. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tại gia không có Tăng phá hoại. Lại có người nói: Thọ quả của tâm Tỳ kheo. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Sao-di không có Tăng phá hoại. Lại có người nói: Nếu chọn lấy gần bên cạnh thì thọ quả của tâm Tỳ kheo, nếu chọn lấy xa côi thì quả của tâm xuất gia. Nói như vậy là nếu Tăng phá hoại trú vào tâm này thì chính của tâm này.
Hỏi: Những chủng loại Bổ-đặc-già-la nào có thể phá hoại?
Đáp: Chỉ là dị sinh chứ không phải là các Thánh giả. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đức Thế Tôn phi nhận nói là không có nơi nào-không có lẽ nào tất cả Thánh giả có thể phá hoại.
Hỏi: Những hữu tình đã đạt được Thuận quyết trạch phần là có thể phá hoại hay không?
Đáp: Hoặc có người nói: Trừ ra loại khác thì có thể phá hoại. Lại có người nói: Loại này cũng có thể phá hoại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đức Thế Tôn chỉ ghi nhận nơi nào-không có lẽ nào tất cả Thánh giả là có thể phá hoại, chứ không ghi nhận gì khác.
Hỏi: Như Đề-bà-đạt-đa có thể phá hoại Tăng, tại sao nói là quyến thuộc của Đức Thế Tôn không có thể phá hoại?
Đáp: Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Trong này nói bốn Hướng-bốn Quả gọi là quyến thuộc của Đức Thế Tôn, là đệ tử thật sự, là Tăng chân thật, không thể nào phá hoại. Lại nữa, quyến thuộc của Phật có hai loại:
- Dị sinh.
- Thánh giả.
Đề-bà-đạt-đa chỉ phá hoại dị sinh, vì vậy cho nên nói ông ta có thể phá hoại Tăng. Tất cả Thánh giả đều không thể nào phá hoại, vì vậy cho nên nói quyến thuộc của Đức Thế Tôn không thể nào phá hoại.” Đại đức nói rằng: “Quyến thuộc của Phật có hai loại:
- Trong.
- Ngoài.
Trong là Thánh giả không có lay động-không có hủy hoại, ngoài là dị sinh có thể dao động-có thể hủy hoại. Trong này, dị sinh có thể dao động-hủy hoại, cho nên Đề-bà-đạt-đa có thể phá hoại Tăng. Thánh không có dao động-hủy hoại, cho nên nói quyến thuộc của Đức Thế
Tôn không hủy hoại.”
Hỏi: Lúc phá Tăng thì Đức Phật ở trong chúng hay không?
Đáp: Lúc ấy Đức Phật an trú trong phạm vi ấy mà không ở trong chúng. Tại sao biết vậy? Từng nghe lúc Đề-bà-đạt-đa sắp phá Tăng, Đức Phật vì thương xót cho nên trách mắng ngăn cản rằng: Này Đề-bàđạt-đa! Ông đừng phá Tăng, đừng khởi lên nghiệp ác bất thiện nặng nề quá mức, đừng hướng về nơi của qủa khổ đau to lớn không phải là yêu quý! Tuy Đức Phật ân cần trách mắng ngăn chặn như vậy, mà tâm của ông ta cũng không hề dừng lại. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn khởi lên Chánh tri kiến quán sát tỉ mỉ đời trước, không lẽ thời xưa Ta phá hoại quyến thuộc của người khác? liền tự quán sát trông thấy mình xưa kia trong vô lượng vô số kiếp trước, đã từng phá hoại quyến thuộc của người Tiên khác, dị thục của nghiệp ấy nay hiện rõ ở trước mắt. Nhìn thấy sự việc này rồi biết là Tăng chúng này nhất định sẽ bị phá hoại, liền đi vào Tịnh thất ngồi thư thái im lặng. Đề-bà-đạt-đa thì được dịp phá hoại Tăng. Vì vậy biết là Đức Thế Tôn an trú trong phạm vi ấy mà không ở trong Đại chúng.
Hỏi: Là hết thảy chư Phật đều có sự cố phá Tăng như vậy chăng?
Đáp: Có người nói: Không phải như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu có tạo tác tăng trưởng nghiệp phá hoại người khác như vậy thì có sự cố phá Tăng, nếu không có nghiệp này thì không có sự cố pháTăng, chỉ riêng Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, từng có tạo tác tăng trưởng nghiệp này, cho nên nay Tăng phá chứ chư Phật khác thì không như vậy.
Có người nói: Chư Phật khác cũng có sự cố phá Tăng, từng nghe thời Đức Phật Ca Diếp Ba, có Tỳ kheo tên gọi Hoa Thượng, là con trai của Dư Thượng, tạo ra năm nghiệp vô gián, đoạn mất căn thiện.
Hỏi: Đề-bà-đạt-đa là phá Tăng trước-đoạn căn thiện sau, hay là đoạn căn thiện trước-phá Tăng sau?
Đáp: Hoặc có người nói: Ông ta phá Tăng trước-đoạn căn thiện sau. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cần phải đầy đủ giới luật-đa văn-đoan chánh, dòng họ cao quý-uy lực trang nghiệm, ngôn từ khóe léo tài tình, thì mới có thể phá Tăng. Nếu đoạn căn thiện thì mất giới thanh tịnh, không phải là tăng thượng cho nên không có thể phá Tăng.
Tôn giả Thế Hữu cũng đưa ra cách nói này: “Đề-bà-đạt-đa phá hoại Tăng trước-đoạn căn thiện sau. Nếu đoạn căn thiện trước-phá hoại Tăng sau, thì vào lúc phá hoại Tăng lẽ ra không có thể sinh ra tội lỗi tồn tại qua một kiếp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là Bổ-đặc-giàla đoạn căn thiện, ở trong pháp sai trái khởi lên tưởng là pháp sai trái, ở trong sự phá Tăng khởi lên tưởng là có tội. Nếu đối với pháp sai trái khởi lên tưởng đối với pháp, ở trong sự phá Tăng khởi lên tưởng không có tội, mà phá Tăng thì cuối cùng không có thể sinh ra tội lỗi tồn tại qua một kiếp. Cần phải đối với sai trái khởi lên tưởng là pháp sai trái, ở trong sự phá Tăng khởi lên tưởng là có tội, như vậy phá Tăng mới có thể sinh khởi tội lỗi tồn tại qua một kiếp. Do đạo lý này mà tất cả các sự phá hoại Tăng thì đều sinh ra tội lỗi tồn tại qua một kiếp chăng? Giả sử có lúc có thể sinh ra tội lỗi tồn tại qua một kiếp, thì tất cả đều có thể phá Tăng chăng? Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Hoặc có lúc phá Tăng mà không phải là có thể sinh khởi tội lỗi tồn tại qua một kiếp, đó là đối với pháp sai trái khởi lên tưởng đối với pháp, và đối với sự phá Tăng khởi lên tưởng không phải là tội lỗi, mà phá hoại Tăng.
2. Hoặc có lúc có thể sinh khởi tội lỗi tồn tại qua một kiếp mà không phải là phá Tăng, đó là đoạn căn thiện.
3. Hoặc có lúc phá Tăng mà cũng có thể sinh khởi tội lỗi qua một kiếp, đó là đối với pháp sai trái khởi lên tưởng là pháp sai trái, ở trong sự phá Tăng khởi lên tưởng là có tội, mà phá hoại Tăng.
4. Hoặc có lúc không có thể phá hoại đối với Tăng, cũng không có thể sinh khởi tội lỗi tồn tại qua một kiếp, đó là trừ những tướng trước.”
Đại đức nói rằng: “Lúc người kia khởi lên gia hạnh phá Tăng, cũng khởi lên gia hạnh đoạn căn thiện; khởi lên gia hạnh đoạn căn thiện, cũng khởi lên gia hạnh phá Tăng. Vì vậy lúc người ấy phá Tăng thì đoạn căn thiện, lúc đoạn căn thiện thì phá Tăng. Bởi vì người ấy cùng lúc tạo ra hai đội, cho nên thành tựu nghiệp ác bất thiện rất nặng nề, mà tâm không có một niệm hối hận xấu hổ.”
Hỏi: Những người tạo ra nghiệp vô gián, người ấy đoạn căn thiện chăng? Giả sử đoạn căn thiện thì đó là tạo ra nghiệp vô gián chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Hoặc có lúc tạo ra nghiệp vô gián mà không phải là đoạn căn thiện, như vua Vị Sinh Oán…
2. Hoặc có lúc đoạn căn thiện mà không phải là tạo ra nghiệp vô gián, như Lục Sư…
3. Hoặc có lúc tạo ra nghiệp vô gián mà cũng đoạn căn thiện, như Đề-bà-đạt-đa và Thỉ-khiên-trì…
4. Hoặc có lúc không tạo ra nghiệp vô gián mà cũng không đoạn căn thiện, đó là trừ những tướng trước.
Trong ba hành diệu thì hành nào là quả lớn nhất? Đó là Tư Đẳng chí thuộc Hữu nhất, nghiệp này có thể dẫn đến quả sống thọ tám vạn kiếp ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nên biết trong này dựa vào quả dị thục để hỏi cho nên đưa ra cách trả lời này. Nếu dựa vào năm quả, hoặc chỉ dựa vào quả ly hệ để hỏi thì nên đưa ra cách trả lời này, đó là Tư tương ưng với định Kim cang dụ, Tư này có thể chứng quả biết khắp và đoạn hết tất cả các kiếp. Bởi vì ý trong này hỏi về quả dị thục, cho nên đưa ra cách trả lời này.
Hỏi: Là một Tư có thể cảm đến thọ mạng tám vạn kiếp, hay là nhiều Tư? Nếu là một Tư thì tại sao nghiệp ít mà có thể cảm đến quả nhiều? Nếu là nhiều Tư thì tại sao không gọi là quả của một Chúng đồng phần mà từng phần cảm đến riêng biệt?
Đáp: Hoặc có người nói: Một Tư có thể cảm đến.
Hỏi: Tại sao nghiệp ít mà có thể cảm đến nhiều?
Đáp: Trước tiên dùng một Tư cảm đến tổng quát, sau đó dùng nhiều Tư để thành tựu đầy đủ; ví như người vẽ tranh, trước tiên dùng một màu làm phác họa, sau bổ sung thêm nhiều màu khác. Ở đây cũng như vậy. Lại có người nói: Nhiều Tư có thể cảm đến.
Hỏi: Tại sao không gọi là quả của một Chúng đồng phần mà từng phần cảm đến riêng biệt?
Đáp: Ở trong Định ấy, duyên với một cảnh giới-một loại hành tướng, có rất nhiều Tư nối tiếp nhau mà dấy khởi, hoặc có Tư có thể cảm đến thọ mạng mười ngàn kiếp, hoặc có Tư có thể cảm đến thọ mạng hai mươi ngàn kiếp, hoặc có Tư có thể cảm đến thọ mạng ba mươi ngàn kiếp, hoặc có Tư có thể cảm đến thọ mạng bốn mươi ngàn kiếp… Như vậy nhiều Tư cảm đến riêng biệt từng phần một. Nhưng dựa vào gia hạnh trước của một loại Định, dấy khởi một Định tương tự, duyên với một cảnh giới-một hành tướng tương tự, nhiều Tư nối tiếp nhau hiện rõ trước mắt mà cảm đến, cho nên gọi là một thân. Nói như vậy thì một Tư cảm đến tổng quát, nhiều Tư thành tựu đầy đủ.
Hỏi: Tư này là thuộc về địa Cận phần, hay là thuộc về địa Căn bản?
Đáp: Hoặc có người nói: Là địa Cận phần. Lại có người nói: Là địa Căn bản. Nói như vậy thì Tư này là không nhất định, hoặc là địa Cận phần, hoặc là địa Căn bản. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả các Tư cùng chung một địa.
Hỏi: Nghiệp này có thể dẫn đến dị thục của bốn Uẩn, tại sao chỉ nói là dẫn đến quả thuộc thọ mạng?
Đáp: Hoặc có người nói: Lấy thọ mạng làm đầu, cho nên Đức Thế Tôn nói chung là dẫn đến quả thuộc bốn Uẩn. Lại có người nói: Trong này Đức Thế Tôn nói về pháp thù thắng nhất, đó là trong bốn Uẩn thì thọ mạng là thù thắng nhất, cho nên chỉ nói đến thọ mạng. Có người nói: Chỉ riêng thọ mạng có thể duy trì bốn Uẩn khiến cho không phân tán hư hoại, cho nên chỉ nói đến thọ mạng. Có người nói: Thọ mạng đối với một kỳ hạn không có đoạn dứt, khiến cho Chúng đồng phần cũng không gián đoạn; pháp khác thì không như vậy, cho nên chỉ nói đến thọ mạng. Lại có người nói: Nhờ vào thọ lượng cho nên biểu lộ nhận biết về thế gian, hoặc là tăng lên-hoặc là giảm xuống, hoặc là tiến tới-hoặc là lùi lại, hoặc là phát triển-hoặc là sa sút, bởi vì nhân duyên này cho nên chỉ nói đến thọ mạng.
Như nói về hành ác-hành diệu cảm đến quả yêu thích-không yêu thích lớn nhất, như vậy căn thiện-căn bất thiện và mười người đạo cũng cần phải nói rộng ra. Nghĩa là trong ba căn bất thiện, căn nào là tội lớn nhất? Đó là có thể khởi lên lời nói dối trá phá hoại Tăng, căn bất thiện này có thể dẫn đến quả của thọ mạng một kiếp trong địa ngục vô gián. Trong mười nghiệp đạo bất thiện, nghiệp đạo nào là tội lớn nhất? Đó là lời nói dối trá phá hoại Tăng, nghiệp này có thể dẫn đến quả thọ mạng một kiếp trong địa ngục vô gián. Trong ba căn thiện, căn nào là quả lớn nhất? Đó là có thể khởi lên Tư trong Đẳng chí thuộc Hữu thứ nhất, căn thiện này có thể dẫn đến quả của thọ mạng tám vạn kiếp ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Trong mười nghiệp đạo thiện, nghiệp đạo nào là quả lớn nhất? Đó là đi cùng với Tư trong Đẳng chí thuộc Hữu thứ nhất, nghiệp đạo này có thể cảm đến quả của thọ mạng tám vạn kiếp ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nên biết trong này bởi vì nói tóm lược, cho nên chỉ nói về quả lớn nhất của hành ác-hành diệu chứ không phải là loại nào khác.