ĐẠI CƯƠNG VỀ LUẬN CÂU XÁ

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

 

TỰA

Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ”chuyển mê khai ngộ” cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui. Mê thì thành chúng sanh luân hồi sanh tử, ngộ thì thành chư Phật giải thoát Niết-bàn. Nhưng mê là tâm mà ngộ cũng là tâm. Chuyển mê khai ngộ tức là chuyển đổi tâm mê lầmthành tâm giác ngộ. Như vậy đạo Phật chính là đạo nói về tâm (Phật ngữ tâm tôngnhất thế Phật ngữ tâm). Tùy theo trình độcăn cơ của chúng sanh mà mỗi kinh nói về tâm mỗi khác. Khi thì nói về tâm tánh, khi thì nói về tâm tướng, khi thì nói về tâm dụng. Thậm chí có khi đề cập vấn đề thế giới sắc trần, sự vật chuyển biến nhưng cũng cốt để chỉ rõ tâm hầu dễ thực hành chuyển mê khai ngộ.

Kinh Pháp Cú nói: “Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác mọi sự”. “Ham muốn sinh lo, ham muốn sinh sợ, không còn ham muốn có lo sợ gì !” Đó là nói tâm.

Kinh A-hàm nói: “Tứ đế, Thập nhị Nhơn duyênVô thườngVô ngã, Giới, Định, Tuệ…”. Đó là nói tâm.

Kinh Bát-nhã nói: “Bát nhã tâm, vô sở đắcvô trụnhất thiết khôngvô trú sinh tâm, vô tướng vô tự tánh…”. Đó là nói tâm.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tam giới thượng hạ pháp, duy thị nhất tâm tắc. Tâm như công họa sư, họa chủng chủng thế gian. Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo…”. Đó là nói tâm.vô tướng vô tự tánh…”. Đó là nói tâm.

Kinh Lăng Già nói: “Năm pháp, ba Tự tánh, tám thức, hai Vô ngãThánh trí tự giác …”. Đó là nói tâm.

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Bảy chỗ gạn tâm, mười phen chỉ tánh thấyThức tinh nguyên minh, tánh tịnh minh thể, tri kiến lập tri, tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến, tư tức Niết-bàn…”. Đó là nói tâm.

Kinh Pháp Hoa nói: “Phật tri kiếnnhất thừa đạochúng sanh đều thành Phật…”. Đó là nói tâm.

Kinh Niết-bàn nói: “Phật tánh thường trú, thường lạc ngã tịnh…”. Đó là nói tâm.

Kinh Viên Giác nói: “Huyễn tùng giác sanh, huyễn diệt giác viêngiác tâm bất động…”. Đó là nói tâm.

Thiền tông nói: ”Bản lai diện mụcvô vị chân nhân. Thuyền không đáy, đàn không giây…”. Đó là nói tâm.

Nhưng trong kinh, đức Phật nói tâm một cách vắn tắt cô đọng. Các vị Tổ sưLuận sư mới dựa theo để suy tầm tu chứng phát hiện ra nhiều ý nghĩa ẩn khuất trong đó, mới tạo luận để giải thíchdần dần mới phát sinh nhiều ý nghĩa mới lạ độc đáo giúp cho hành giả có thêm sự hiểu biết hết sức phong phú. Từ lý Tứ đế, ngài Long Thọ đã khái quát thành hai đế là tục đế và chơn đế, hay thế tục đếthắng nghĩa đế. Ngài Hộ Pháp lại khai triển ra thành bốn lớp hai đế (Tứ trùng Nhị đế) là thế gian thế tục đế, đạo lýï thế tục đếchứng đắc thế tục đếthắng nghĩa thế tục đếthế gian thắng nghĩa đếđạo lý thắng nghĩa đếchứng đắc thắng nghĩa đếthắng nghĩa thắng nghĩa đế. Chữ vô minh trong kinh cũng được trong luận chia ra làm phát nghiệp vô minh, nhuận sanh vô minhnhiễm ô vô tribất nhiễm ô vô trikiến hoặctư hoặctrần sa hoặcvô minh hoặc, năm trụ địa vô minh. Luận Du-già cuốn hai còn nói đến mười lăm thứ vô minh. Ngay luận Câu-xá này cũng đã hệ thống năm uẩnmười hai xứmười tám giới thành ba khoa và phân tích một cách tỉ mỉ theo hai mươi hai phương diện (hai mươi hai môn phân biệt) và đặt chúng thành một vấn đề tranh cải giữa các bộ phái Tiểu thừa về tính hư thật của chúng. Những gì thuộc về tâm mê như năm cái, mười triền mười hoặc…và những gì thuộc về tâm ngộ như giới, định, tuệ, biến tri, biến đoạn, tận trívô sanh trí…đều được gom lại sắp đặt có hệ thống để luận giải làm cho rõ ràng từng ly từng tí quá trình diễn biến trong khi mê, cũng như tuần tự tu chứng trên bước đường ngộ.

Đây là những hiểu biết sâu sắc, rộng rãi và cần thiết để xác định rõ ràng từng bước chuyển mê khai ngộmà luận tạng đã cung cấp cho chúng taTuy nhiên bên cạnh cái hay đó, luận tạng đã không tránh khỏinhược điểm vì đôi khi phân tách quá tỉ mỉ làm cho vấn đề bị văm vún, lại có khi còn nêu những việc tầm thường như vì sao có hai mắt, thấy với một mắt hay với hai mắt?…khiến cho người đọc bị chán nản, khó tập trung nghiên cứu các vấn đề thâm áo hơn. Vì lẽ đó ở tập Đại Cương Luận Câu Xá này chúng tôiđã lờ đi những gì tỉ mỉ rườm rà, mà chọn lấy phần rất cương yếu hầu giúp cho Tăng Ni sinh và những ai không ở vào hạng căn cơ “nhất đao triệt đoạn, nhất cú liễu nhiên siêu bách ức” muốn biết được phần giáo lý “chuyển mê khai ngộ” cơ bản của luận Câu Xá, trước khi nghiên cứu sâu xa vào những chi tiếtđầy đủ.

Đọc luận Câu Xá và các luận thư A-tỳ-đạt-ma khác, còn cho thấy lịch sử chuyển biến về tư tưởng Phật giáo từ sau ngày phân chia hai bộ Thượng tọa và Đại chúng với sự hăng say sôi nổi tranh biện về giáo lý giữa các bộ phái suốt một thời gian dài trên 400 năm sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai tại Tỳ-xá-ly.

Riêng luận Câu-xá còn có vị trí rất quan trọng đối với Hữu bộ, cũng như luận Thắng Pháp Tập Yếu của ngài A-nậu-lâu-đà có một vị trí rất quan trọng đối với Tân Thượng tọa bộ. Và có thể nói môn tâm lý học, đạo đức học Phật giáo cũng đã được các luận này trình bày khá đầy đủ.

Từ Đàm, ngày 28 tháng 11 năm 1991
Soạn thuật

DẪN NHẬP 
SỰ HÌNH THÀNH CỦA A-TỲ-ĐẠT-MA

Ba tạng: Tu-đa-la-tạng, Tỳ-nại-da tạng, A-tỳ-đạt-ma tạng. Chữ A-tỳ-đạt-ma luận thường để chỉ các luận thư của các bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Đại thừa. Abhidharma Trung Hoa dịch âm là A-tỳ-đàm, A-tỳ-đạt-ma, và dịch nghĩa là Vô tỷ phápThắng phápĐối pháp.

A. ĐỊNH NGHĨA 

Nguyên trong kinh A-hàm đức Phật dùng chữ A-tỳ-đạt-ma với dụng ý tán mỹ các pháp nghĩa thâm huyền, rộng lớn không gì sánh kịp, dần dần nó biến chuyển qua nhiều nghĩa bởi các luận sư của các bộ phái. Như luận sư Bà-sa thì gọi A-tỳ-đạt-ma là phục pháp, vì nó hàng phục được tất cả tà thuyết của ngoại đạoHóa địa bộ thì gọi là chiếu pháp, vì nó có khả năng chiếu soi tất cả tánh tướng các pháp. Thí dụ sư thì gọi là thứ pháp, vì Niết-bàn là tối thượng, nó dưới pháp Niết-bàn một bực. Chánh lý sư thì gọi là Thông pháp, vì nó có khả năng thấu đạt tất cả khế kinhHiếp Tôn Giả thì gọi là Cứu kính tuệ, Quyết đoán tuệ v.v…đến ngài Thế Thân thì gọi là Đối pháp với hai nghĩa là đối hướng và đối quán. Đối là đối diện hướng tới. Đối diện hướng tới Niết-bàn gọi là Đối hướng Niết-bàn và đối diện quán sát pháp Tứ đế gọi là Đối quán. Pháp của Phật dạy không ngoài hai thứ là pháp Vô lậu thắng nghĩa (Niết-bàn) và pháp Hữu lậupháp tướngTrí tuệ quán sát pháp tướng và chứng nhập Niết-bàn thì gọi là Đối pháp trí hay A-tỳ-đạt-ma.

Đạt-ma dịch là Pháp có nghĩa là tự giữ lấy tính cách nó (nhậm trì tự tánh) và làm mẫu mực phát sinh cho sự nhận biết (quỹ sanh vật giải).

Đạt-ma tức Dharma từ tự căn Dhri (giữ lại, mang) tức là cái được nắm giữ, hay lý tưởng nếu giới hạn ý nghĩa nó trong tác vụ tâm lýTrình độ tâm lý sai biệt tùy sự tiếp nhận của mỗi cá thể:

1. Ở đức Phật nó là sự toàn giác hay viên mãn giác (Bồ-đề).
2. Lý tưởng diễn tả trong ngôn từ là giáo lý giáo pháp.
3. Lý tưởng đề ra cho đệ tử theo là luật nghi, đức lý, cấm giới.
4. Lý tưởng để chứng ngộ sẽ là nguyên lý, chân lýbản tính, luật tắc, điều kiện.
5. Lý tưởng thể hiện trong một ý nghĩa tổng quát đó là sự thật thực tạisự kiệnsự thểyếu tố, (bị tạo hay không bị tạo), tâm và vật, ý thể và hiện tượng. Trong trường hợp phái duy thật của các luận sư A-tỳ-đạt-ma, chữ Đạt-Ma được dùng nhiều nhất theo nghĩa thứ năm.

A-tỳ tức Abhi (tiếp đầu ngữ) có nghĩa là hơn thế, nói về. Như vậy Abhidharma, có nghĩa là pháp tối thắng, hay là “Thắng”, hay trần thuật về pháp. Ngài Buddhagosa (Phật ÂmPhật Minh) trong Na-tư-mạn-già-la Y-lạp-hy-ni (sách giải thích Dhiga Nikaya) dẫn bài tụng:” Có pháp tăng thịnh đặc thù, tôn trọng, nói rõ, tối thượng, thế gọi là A-tỳ-đạt-ma”. Như vậy nó rốt ráo có hai điểm. Về nội dung thì ý nghĩathù thắng, về phương pháp luận cứu thì tường tận khúc chiết. Ngài Phật Âm còn nói:”. Trong kinh, pháp ngũ uẩn chỉ được thuyết minh một cách đại khái chứ không đi sâu vào chi tiết, còn trong A-tỳ-đạt-ma thì phân biệt kinhphân biệt luậnphân biệt vấn đáp, nên pháp ngũ uẩn được thuyết minh một cách cặn kẻ đầy đủ”.

Luận Đại Trí Độ nói: “A-tỳ-đạt-ma là gì? Đáp: Là đối vấn mà đáp, hoàn toàn là hình thức luận cứu, nêu ra nhiều mặt để phân biệt, như nói về 18 giới, thì phân biệt cái nào có sắc, cái nào không sắc? Cái nào có thể thấy, cái nào không thể thấy? Cái nào hưũ lậu, cái nào vô lậu? Cái nào thiện, cái nào bất thiện? Cái nào hữu báo, cái nào vô báo? v.v….như thế gọi là A-tỳ-đạt-ma”.

Lại như bảy kiết sử là dục nhiễmsân nhuếhữu áikiêu mạnvô minh, kiến, nghi (Kinh Mật Hoàn Dụ số 115, Trung A-hàm) trong đó cái nào là dục giới hệ (trói buộc ở cõi Dục)?. Cái nào là sắc giới hệ? Cái nào vô sắc giới hệ? Cái nào kiến đế đoạn?. Cái nào tư duy đoạn? Cái nào biến sử? Cái nào bất biếnsử? v.v…

Ngài Chân Đế và ngài Huyền Trang đều dịch Abhidharina là Đối pháp, có nhiệm vụ tập hợp các pháp nghĩa lại rồi đem ra phân loại, định nghĩa, giải thích và phân biệtĐối pháp có hai là Đối quán lý Tứ đếvà Đối hướng quả Niết-bàn. Như vậy không thể hiểu Abhi,A là vô, Bhi là tỷ một cách máy móc được.

B. NGUỒN GỐC CỦA A-TỲ-DẠT-MA 

Nó đã bao gồm trong sự thuyết pháp của đức PhậtĐức Phật thuyết pháp một cách ung dung tự tại. Lời Phật nói đơn giản minh bạch không có gì bí mật. Phật đã phân biệt và phân loại một cách rõ ràng. Như vậy nguồn gốc của A-tỳ-đạt-ma xuất phát từ Phật.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LUẬN THƯ A-TỲ-ĐẠT-MA

Thời kỳ 1: Luận thư còn giữ hình thức khế kinh. Trong thời kỳ 100 năm sau Phật Niết-bàn, chưa chia kinh luận như kinh A-hàm còn truyền đến ngày nay là do học phong của Giáo hội Tăng đoàn mà được chỉnh lý và A-tỳ-đạt-ma hóa, cho nên trong đó có những kinh mang nhiều sắc thái như luận, như kinh Tăng Nhất, Tạp A-hàm, kinh Thế Ký trong Trường A-hàm và Phân Biệt Bộ trong Trung Bộkinh Chúng Tập trong Trường Bộ.

Thời kỳ 2: Luận thư giải thích nghĩa kinh. Lấy kinh làm bối cảnh rồi định nghĩa, phân loại, phân biệtgiải thích những điều đã nói trong kinh chứ chưa phát huy vấn đề gì đặc sắc độc lập, như Vô Ngại Đạo Luận của Phật Âm, Ma-ha-ni-luật-sa, Cưu-lạp-ni-luật-sa trong Tiểu Bộ hay như Hán dịch Pháp Uẩn Túc Luận, Tập Dị Môn Túc Luận.

Thời kỳ 3: Luận thư tiến tới độc lậpThời kỳ này Luận thư không còn bàn giải nghĩa kinh mà lấy tất cả đề mục của các kinh tập hợp lại rồi phân loại một cách tường tận và theo mọi tiêu chuẩn để phân biệt tính chất các đề mục ấy, nội dung dần dần bao hàm các vấn đề sự thật độc lập hẳn với kinh luật. Đó là thời kỳ xuất hiện bảy bộ luận của Phật giáo Nam phương và Đại Tỳ-bà-sa luận của Hữu bộThành Thật luận của Kinh bộ.

Thời kỳ 4: Là thời kỳ Luận thư cương yếu. Các luận thư A-tỳ-đạt-ma phát huy giáo nghĩa của các bộ phái khi đã phát triển thì mắc phải cái nạn quá nhiều, khó học hỏi nổi, nên đòi hỏi phải có các luận thư toát yếu. Bộ luận thư toát yếu ra đời đầu tiên là bộ A-tỳ-đàm Tâm Luận của Pháp Thắng (Đạt-ma-thi-la), đến Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luận của Pháp Cứu, học trò Pháp Thắng, rồi đến Câu-xá luận của ngài Thế ThânThanh Tịnh Đạo luận của ngài Phật Âm, luận A-tỳ-đạt-ma Nghĩa Tập của ngài A-nậu-lâu-đà. Hai bộ sau này thuộc Thượng tọa bộ Tích Lan.

Tóm lạiphương pháp xử lý vấn đề của các A-tỳ-đạt-ma là trước hết nó hoàn toàn phụ thuộc vào kinh, chỉ có kinh là có quyền chứng tuyệt đối. Rồi dần dần từ việc giải thích từng mỗi câu kinh tiến lên thuyết minh toàn thể tư tưởng được gói ghém trong các câu kinh, trong sự tiến bộ đó nó đã nảy sinh ra thái độphê phán tư tưởng trong kinh, cho đến khi không còn bị kinh chi phối, thậm chí không tôn trọng kinh bằng luận. Luận Đại Tỳ-bà-sa cuốn 5 nói: “Nếu cứ khư khư chấp chặt từng câu kinh mà không đạt quan chân lý của nó thì người ấy là “Trước văn Sa-môn”. Đó là thái độ của Hữu bộ lấy A-tỳ-đạt-ma làm trung tâm. Và theo ngài Chân Đế thì Kê dẫn bộ còn cho rằng: “Kinh luật chẳng qua chỉ là phương tiện, còn đệ nhất nghĩa đế chính thật nằm trong A-tỳ-đạt-ma”. Như vậy A-tỳ-đạt-ma đã có chỗ đặc sắc không giống khế kinh. Chẳng hạn, ở khế kinh chú trọng giá trị tu chứng thực tiễn theo ch? trương “chuyển mê khai ngộ” cho nên những điều gì không thiết thực giúp cho việc chuyển mê khai ngộ thì đức Phật bỏ qua không nói đến. Trong những Pháp môn Ngài dạy để chuyển mê khai ngộ, Ngài chỉ dạy những điều vừa đủ hiểu để tu hành, nhưng đến A-tỳ-đạt-ma thì chuyển sang chú trọng nghiên cứu vấn đề sự thật. Thay vì xử lý các vấn đề tu dưỡng trước, thì A-tỳ-đạt-ma lại lo thuyết minh một cách tinh tế về sự thật liên quan đến nhân sanh vũ trụ trước rồi sau mới đề cập vấn đề tu dưỡngChủ ý các luận sư A-tỳ-đạt-ma tuy không coi thường vấn đề tu dưỡng nhưng muốn xác lập lý tưởng tu dưỡng thì trước phải xác định sự thật.

Sau hết, nhìn vào phạm vi phân chia các vấn đề cứu xét sự bất đồng giữa mới và cũ. Lúc đầu A-tỳ-đạt-ma chỉ luận cứu những đề mục đặc thù như thiền địnhtrí tuệ… Nhưng trong quá trình tiến bộ liên tục nó đã lấy việc thuyết minh các đề mục đó một cách hệ thống làm nhiệm vụ và để tránh khó khăn nó lại chia các vấn đề đó ra từng bộ môn (chư môn phân biệt). Do đó mới có nhiều luận thư, và sau cùng để tiện việc học hỏi lại có các luận thư cương yếu ra đời.

C. CÁC LUẬN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA BỘ 

1. Pháp Tụ Luận (Dhamma Sanghani)
2. Phân Biệt Luận (Vibhanga)
3. Giới Thuyết Luận (Dhatu Katha)
4. Nhân Thi Thiết Luận (Pudgala Pannati)
5. Song Đối Luận (Yamaka)
6. Pháp Trí Luận (Patthana)
7. Thuyết Sự Luận (Kathavasthu)

Ngoài bảy luận thư cơ bản này còn có các luận thư được sáng tác tiếp theo:

– Thanh Tịnh Đạo Luận (visudhimagga) của ngài Phật Âm thế kỷ 5 TL, có giá trị như một bộ bách khoa toàn thư Phật giáotính chất tương đương Câu-xá Luận đối với Hữu bộ. Đây là sách tiêu chuẩn của tân Thượng tọa bộ.
– Trường Tập Kinh Chú Sớ (Sumangala Vilasini) sách giải thích Trường Tập Kinh (Trường Bộ Kinh).
– Attha Salina, sách chú thích bộ Luận Pháp Tụ.
– Ngũ Thư Thuật Nghĩa (Panca-Pakarana Atthokattha): Năm sách Chú sớ Đối pháp tạng.

Sau ngài Phật Âm có nhiều tác phẩm ra đời, trong đó có giá trị nhất là bộ A-tỳ-đạt-ma Nghĩa Tập Luận (Abhidharmattha Sangaha; H.T Minh Châu dịch Thắng Pháp Tập Yếu) này do ngài A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) viết thế kỷ 8 T.L. Đây là bộ sách ngắn gọn toát yếu giáo nghĩa Phật giáo, làm sách chỉ nam của Phật giáo Nam phương, với những giải thích xác đáng rõ ràng giáo nghĩa của Thượng tọa bộ nên nhiều nơi đã dùng nó thay cho Thanh Tịnh Đạo Luận.

D. CÁC LUẬN THƯ CỦA HỮU BỘ 

1. Pháp Uẩn Túc Luận (Dharma Skandha): 12 cuốn, do Đại-Mục-kiền-liên (Mahamogalyayana), có thuyết nói do Xá-lợi-phất viết lúc Phật tại thế.
2. Tập Dị Môn Túc Luận (Sangti paryaya pada) do Xá-lợi-phất viết lúc Phật tại thế. (20 cuốn)
3. Thi Thiết Túc Luận (Prajnapti): Do Ca-chiên-diên (Kaiyaya) viết lúc Phật tại thế, chưa dịch ra Hán văn.
4. Thức Thân Túc Luận (Vijnanakaya): 16 cuốn do Đề-bà-thiết-ma (Devasarman) viết sau Phật Niết-bàn 100 năm . 5. Phẩm Loại Túc Luận (Ptrakarama): 18 cuốn do Thế Hữu viết sau Phật Niết-bàn 300 năm, cũng dịch là Chúng Sự Phần A-tỳ-đàm Luận (1).
6. Giới Thân Túc Luận (Dhatukaya): 3 cuốn do Thế Hữu viết sau Phật Niết-bàn 300 năm [*]
7. Phát Trí Luận (Janna Prasthana, A-tỳ-đàm Bát-kiền-độ Luận): 20 cuốn do Ca-chiên-diên tử (Katyayaniputra – Ca-na-diễn-ni tử) viết sau Phật Niết-bàn 300 năm.

[*] Có trước Đại Tỳ Bà Sa . Có giá trị nhất trong các luận khác thời đó . Sau đệ tử thấy nhiều mới gom lại thành Giới Thân Túc Luận.

Bảy bộ luận này, bộ Phát Trí gọi là Thân Luận, còn sáu bộ kia gọi là Túc Luận, vì nó là chỗ dựa cho luận Phát Trí được thành, và vì nghĩa lý chứa đựng trong nó ít ỏi không bằng nghĩa lý trong Phát Trí Luậnrộng hơn. Trong đó ba bộ viết ra lúc đức Phật còn tại thế, bốn bộ viết ra sau khi Phật Niết-bàn. Ngoài bảy bộ luận cơ bản này, Hữu bộ còn có các luận thư để quảng diễn nghĩa lý các bộ trên như:

– Luận Đại Tỳ-bà-sa (Mahavibhasa) 200 cuốn, là kết quả của Đại hội Kiết tập lần thứ tư vào giữa thế kỷ 2 T.L tại Ca-thấp-di-la (Kasmir, Kế Tân) do các ngài Thế HữuDiệu ÂmGiác ThiênPháp CứuHiếp Tôn Giả chủ trì với sự ủng hộ tận lực của vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniska). Bộ này quảng diễn giáo nghĩa của luận Phát Trí.

– A-tỳ-đàm Tâm Luận (Abhidharmahridaya) do Pháp Thắng (Đạt-ma-thi-la) tạo vào thế kỷ 6 sau Phật Niết-bàn (đầu thế kỷ 3 T.L), toát yếu Đại Tỳ-bà-sa Luận.

– Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luận (Samyutara Abhidhar-mahridaya) do đệ tử của ngài Pháp Thắng là Pháp Cứu(Tăng-già-bạt-ma) tạo vào thế kỷ 7 sau Phật diệt độ (đầu thế kỷ 4 T.L) nhằm làm rõ nghĩa trong A-tỳ-đàm Tâm Luận, vì cho A-tỳ-đàm Tâm Luận quá giản lược.

– Câu xá Luận (Abhidharma Kosa) do Thế Thân (Vasubhandhu) tạo vào 900 năm sau Phật diệt độ (đầu thế kỷ 5 T.L), 30 cuốn.

– Thuận Chánh Lý Luận: 80 cuốn, do Chúng Hiền đồng thời Thế Thân tạo, nhằm bác lại Câu-xá.

– Hiển Tông Luận: 40 cuốn do Chúng Hiền tạo, nhằm nêu bật tông nghĩa của Hữu bô.

– Kinh Lượng Bộ – Có Thành Thật Luận 20 cuốn.

Đ. CÁC LUẬN THƯ DO AI NÓI? 

Theo ngài Phật Âm trong Nam phương Phật giáo thì cho rằng, sau khi thành đạođức Phật ngồi tư duydưới cội Bồ-đề, và về sau trong các buổi thuyết pháp cho thân mẫu trên cung trời Đao-lợi, chính đức Phật đã nói sáu bộ luận đầu trong bảy luận thư thuộc Thượng tọa bộ. Sáu luận thư này đã được hình thành tại Đại hội Kiết tập lần thứ ba, còn bộ Luận Sự thứ bảy do Mục-kiền-liên tử Đế-tu làm ra khoảng 200 năm sau Phật Niết-bàn, nhưng cũng do lời Phật chú ký mà làm, nên về quan hệ vẫn được xem nhưdo chính Phật nói. Trái lại, về phía Bắc phương Phật giáo thì cho rằng các luận thư A-tì-đàm không phải do Phật nói mà là do các đệ tử Phật nói trong các thời gian khác nhau, hoặc trong lúc Phật tại thế, hoặc sau khi Phật Niết-bàn. Quan điểm của Bắc phương sát với sự thật hơn.

LUẬN CÂU XÁ 

A. TÁC GIẢ VÀ THỜI GIAN TẠO LUẬN 

Tác giả luận này là Luận sư Bà-tấu-bàn-đậu (Vasubandhu – cựu dịch là Thiên Thântân dịch là Thế Thân), người Bắc Aán Độ, sanh trong khoảng 900 năm sau Phật nhập diệt, tại đô thành Bố-lâu-sa-bố-sa (Purusapura), nước Kiền-đà-la (Gandhara), họ Kiều-thi-la, chủng tộc Bà-la-môn, Ngài có ba anh em đều xuất giatheo bộ phái Tát-bà-đa (Sarvàstivada: Nhất thế hữu bộ, gọi tắc là Hữu bộ, một trong hai mươi bộ phái Tiểu thừa), nhưng anh ngài là Vô Trước (Asanga) sớm tỏ ngộ không lý (Sunyata) của Tiểu thừa, không còn bị bế tắc ở nơi đó, nên thông suốt thật tướngquay về nghiên cứu và hoằng dương giáo lý Đại Thừa. Em ngài là Tỷ-lân-trì-đạt-đa thì chỉ theo giáo nghĩa Tiểu thừa mà thôi. Riêng ngài là bậc thông tuệ tuyệt vời, khi còn theo Tiểu thừa đã viết 500 bộ luận để xiễn dương giáo nghĩa này. Về sau, được sự khuyến dẫn của anh là Vô Trước, ngài trở về Đại thừa và cũng viết 500 bộ luận để hoằng dương giáo nghĩa này. Vì thế, đương thời tôn ngài là Thiên Bộ Luận SưCâu-xá Luận là một trong 500 bộ luận Tiểu thừa do ngài trước tác. Đến năm 80 tuổi ngài viết bộ luận cuối cùng là “Duy Thức Tam Thập Tụng”. Như vậy, có thể ước định, ngài viết luận Câu-xá vào khoảng từ 40-50 tuổi, tức khi ngài đang theo Tiểu thừa.

Theo Tây Vức Ký 2, cách thành Bố-lâu-sa-bố-la, khoảng tám, chín dặm về phía đông, có một cây tất-bát-la, phía nam cây này có một ngôi tháp cao do vua A-nị-sắc-ca (Kaniska, 120TL) dựng lên khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, phía tây ngôi tháp có một ngôi chùa cao rộng, với nhiều tầng, tên là Quỳnh Lâm, cũng do vua Ca-nị-sắc-ca lập. Tầng thứ ba là một Tăng phòng, nơi mà trước kia ngài Hiếp Tôn Giả ở, phía đông Tăng phòng có một gian nhà, chính nơi đây ngài Thế Thân viết bộ luận Câu-xá này.

B. Ý HƯỚNG TẠO LUẬN

Khi tách khỏi Thượng tọa bộHữu bộ có kiến giải riêng về Phật pháp. Theo Hữu bộ mục đích của toàn bộ Phật pháp ở chỗ chỉ ra sự khổ của thế giới hiện hữu và phương cách thoát ly sự khổ đó để đạt Niết-bàn an ổn vĩnh cửu. Nói đầy đủ hơn là chỉ rõ sự khổ mà người cầu giải thoát cần phải biết, nguyên nhânsự khổ mà người cầu giải thoát cần phải diệt trừphương cách diệt khổ cần phải tu và cảnh giới Niết-bàn an vui cần phải chứng. Đó là bốn Thánh đế bao gồm tất cả mọi sự vật thế gian và xuất thế gian. Mọi sự vật này lại có thể chia ra năm vị là sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng và vô vi. Sắc tức năm căn, năm trần và vô biểu sắc. Tâm tức tinh thần, khả năng nhận thứctức tâm vương. Tâm sở là công dụngtinh thần đặc thù như cảm giáctri giác, tưởng tượng v.v… Công dụng đặc thù này không phải là công dụng của tâm vương nhưng nó có tự thể riêng hợp cùng với tâm vương thành có cảm giác tri giác, như thọ tâm sở hợp với tâm vương thành có sự cảm thọ vui khổ. Tâm bất tương ưng hành, hành là tạo tác, những pháp có công dụng tạo tác gọi là hành như sanh, trụ, dị, diệt v.v… nó từ tâm và sắc mà có được, chứ không phải như tâm sở tương ưng với tâm vương, nên gọi tâm bất tương ưng hànhVô vi pháp tức ba thứ trạch diệtphi trạch diệt và hư không vô vi. Năm vị pháp này theo chỗ tiện nghi chia làm năm uẩnvà vô vi, hoặc chia làm mười hai xứ, hoặc chia làm mười tám giớiNăm uẩnmười hai xứmười tám giới hợp lại gọi là ba khoa, thể nó thường hằng bất diệt, chỉ khi tác dụng nó chưa khởi gọi là pháp vị lai, khi đã khởi rồi gọi là quá khứ, khi đang khởi gọi hiện tại. Đây là chủ trương “ba đời thật có”, “pháp thể hằng có” của tông phái Hữu bộPháp thể tuy hằng có, nhưng tác dụng của nó sanh khởi được phải nhờ đến sự hòa hợp của các cái khác và sự quan hệ trước sau, tức là nhờ nhân duyên, chứ không thể đơn độc khởi lên tác dụng. Tự thể mỗi pháp riêng còn không thể khởi lên tác dụng huống là có một chủ tểthường nhất để gọi đó là ngã được sao? Do đó tông này còn được gọi là “Pháp hữu ngã vô tông”.

Hỏi: Nếu không có ngã thể chủ tể thường nhất thì cái gì dẫn đến sự khổ của thế giới hiện thực này?

Đáp: Dẫn đến sự khổ của thế giới hiện thực không ngoài nghiệp nhân và phiền não duyên, nếu dứt hết nghiệp nhân và phiền não duyên thì quả báo sự khổ tự dứt, đồng thời chứng đắc diệu thể Niết-bàn. Phương pháp dứt nghiệp phiền não này nói lược là Thánh đạo tám chi, nói rộng là bảy khoa ba mươi bảy giác phầnTóm lạitông phái Hữu bộ rất chú trọng lý tánh, chú trọng dùng tuệ giản trạch các pháp để dứt mê hoặc chứng chân lý. Cho nên trên bước đường tu đạo không ngoài vận dụng tuệ thế tục (hưũ lậu tuệ) và tuệ thắng nghĩa (vô lậu tuệtuần tự tiến theo ba đạo là kiến đạotu đạovô học đạoKiến đạo là dựa vào tuệ trạch pháp thấy biết một cách xác thật về lý Tứ đế, dứt được kiến hoặc cũng gọi mê lý hoặc. Tu đạo là tiến lên dùng sức tuệ trạch pháp tiếp tục quán sát lý Tứ đế, để dứt trừ tư hoặc cũng gọi là mê sự hoặc (sự là sự trạng). Nhưng hai đạo này còn trên đường tu tập dứt hoặc chứ chưa hòan toàn thanh tịnh, nên còn gọi chúng là hữu họccho đến khi hòan toàn sạch hết mê hoặc chứng đạt Niết-bàn mới gọi là vô học đạo, còn gọi là vô học vị. Lại do căn cơ người tu có hạ, trung, thượng nên kết quả khác nhau. Hạ căn phải nhờ nghe giáo pháp Phật để tu mới được giải thoát, đây là chủng tánh thanh văn, kết quả chứng A-la-hán. Trung căn không nhờ sự nghe giáo, chỉ do tự lực quán sát lý Mười hai Nhân duyên mà dứt hoặc ngộ đạo. Đây là chủng tánh duyên giác, kết quả chứng độc giác PhậtThượng căn trải nhiều kiếp tu hành đầy đủ nhất thế chủng trí, dứt sạch mê hoặcviên mãn công hạnh tự lợi lợi tha, chứng vô thượng giác. Đây là chủng tánh đại giác.

Giáo nghĩa của Hữu bộ từ khi tách khỏi Thượng tọa bộ cho đến khi luận sư Ca-đa-diễn-ni tử ra đời mới tổ chức hoàn chỉnh có hệ thốngvới bộ luận Phát Trí của ông, được truyền bá mạnh nhất tại nước Ca-thấp-di-la (Kasmir, Kế Tân) ở Bắc Aán. Đến giữa thế kỷ thứ hai TL, vua Ca-nị-sắc-ca của Ca-thấp-di-la triệu tập Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ tư dưới sự chủ trì của các ngài Hiếp Tôn GiảPháp CứuThế HữuDiệu ÂmGiác Thiên thuộc Hữu bộ (trong đó, Thế Hữu làm Thượng thủ), kết quả đặc bi?t của cuộc kết tập là cho ra đời bộ luận A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa 200 cuốn, nhằm giải thích luận Phát Trí. Từ trước các học giả A-tỳ-đạt-ma được gọi là Đối pháp sư, từ khi luận Đại tỳ-bà-sa ra đời thì các học giảnày được gọi là Tỳ-bà-sa sư, nghĩa là vị thầy giải thích tỉ mỉ. Họ truyền bá rất mạnh Hữu bộtôn trọngluận Lục Túc, Phát Trí hơn kinh, mạt sát các kinh luận của các bộ phái khác hành trì và cứ mê chấp chủ trương “Ba đời thật có, ba khoa đều thật”, cho đó là chân lý, rồi chê bai kẻ khác.

Đến đây các luận thư của Hữu bộ đã phong phú, lý nghĩa dồi dào đến chi li phiền toái, người học khó theo nổi, đòi hỏi đến sách tóm lược. Đáp ứng nhu cầu đó, Pháp Thắng đã viết A-tỳ-đàm Tâm luận, rồi Như Ý Luận sư viết Vô Y Hư Không Luận giải thích Tâm Luận. Pháp Cứuđệ tử của Pháp Thắng (cũng gọi Pháp Thượng, Đạt-ma-thi-la), không đồng ý Hư Không Luận nên viết Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luận để giải thích Tâm Luận của thầy mình. Các luận này tuy nói là tóm lược Đại Tỳ-bà-sa nhưng đã có nhiều điều không trung thực với Đại Tỳ-bà-sa, nghĩa là không trung thực với lý thuyết Hữu bộ, nên khi Tâm Luận ra đời được truyền bá tại nước Càn-đà-la trở thành đối lập với sự truyền bá của Đại Tỳ-bà-sa ở Ca-thấp-di-la. Ngài Thế Thân sinh tại Càn-đà-la đọc đến Tâm LuậnTạp Tâm Luận, cùng giáo nghĩa của Kinh bộ có chỗ đồng tình, ngược lại không đồng tình một số giáo nghĩa chính của Hữu bộ nhưng Hữu bộ đã tôn trọng nó hơn cả kinh Phật nói, nên ngài muốn thẩm định lại thị phi, bèn cải trang đến tại Ca-thấp-di-la nghiên cứu giáo nghĩa Hữu bộ, nhất là nghiên cứu bộ luận Đại tỳ-bà-sa, được giữ nghiêm ngặt tại nước đó. Khi đến nơi ngài được vị A-la-hán Ngộ Nhập (Tác-kiện-đà) (Tây Tạng truyền rằng ngài học với Chúng Hiền là học trò của Ngộ Nhập) truyền dạy giáo nghĩa Hữu bộ cho. Sau 4 năm học hiểu thấu trọn giáo nghĩa Hữu bộ ngài được ngài Ngộ Nhập ngầm khuyên trở về. Khi ngài trở về nước bắt đầu giảng Đại Tỳ-bà-sa, tập hết yếu nghĩa tạo thành 600 bài tụng, trong đó thường thêm chữ “truyền thuyết” biểu thị sự không tin hẳn chủ trương “Ba đời thật có, pháp thể hằng có” của Hữu bộ. Sáu trăm bài tụng này được đưa đến Ca-thấp-di-la, các học giả Ca-thấp-di-la rất hoan nghênh và yêu cầu giải thích, ngài đã giải thích và đúc kết thành bộ luận Câu-xá với nội dung trình bày theo sự hiểu biết độc lậpcủa mình chứ không thiên vị tông phái nào. Tuy ngài theo Hữu bộ, nhưng nếu giáo nghĩa nào của Hữu bộ không đúng thì ngài đều bỏ qua, còn nếu giáo nghĩa nào của Kinh bộ mà đúng thì thì ngài thu lấy, mục đích là trừ bỏ bịnh tình chấp ngoan cố hẹp hòi từ trước của nhà Hữu bộ, để phát huy chân lý Phật, và phát huy chân lý Phật tức là để giúp cho chúng sanh khai sinh trí tuệ, đoạn trừ phiền não, lấy đó làm cách duy trì Chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian. Xem bài tụng cuốn luận này đủ thấy ngài không theo hẳn giáo nghĩa chính thống của Hữu bộ: “Nghĩa lý của Ca-thấp-di-la đã hoàn bị. Có một ít điều chê bai đó là lỗi ở tôi, nhưng phê phán đâu là chính, điều đó chỉ do ở đức Mâu-ni”. Đối với luận Câu-xá này, Tây Vức Ký cuốn 4 đã viết: “Bấy giờ có Bồ-tát Thế Thân chuyên tâm đạo mầu, tìm hiểu nghĩa lý bên ngoài ngôn ngữ, phá chỗ mê chấp của Tỳ-bà-sa, tạo luận Câu-xá, lời lẽ nghĩa lý tinh vilý trí cao siêu trong sáng”.

Do lẽ trên nên khi luận Câu-xá ra đời được mọi người hoan nghênh nghiên cứu và được tôn là Thông minh luận, khiến Luận sư Chúng Hiền viết Thuận Chánh Lý luận 80 cuốn để kích bác lại.

C. TỔ CHỨC CỦA BỘ LUẬN CÂU-XÁ. 

Như đã biết, luận này nhằm mục đích phá thiên chấp của Hữu bộ để làm sáng tỏ chân lý của giáo phápTuy nhiên, để thấy rõ chân lý ấy, Luận được trình bày như sau: Toàn bộ luận này có 30 cuốn chia làm 9 phẩm:

1. Phẩm Phân biệt giới, 2 quyển
2. Phẩm Phân biệt căn, 5 quyển
3. Phẩm Phân biệt thế gian, 5 quyển
4. Phẩm Phân biệt nghiệp, 6 quyển
5. Phẩm Phân biệt tùy miên, 3 quyển
6. Phẩm Phân biệt hiền thánh, 4 quyển
7. Phẩm Phân biệt trí, 2 quyển
8. Phẩm Phân biệt định, 2 quyển
9. Phẩm Phân biệt ngã, 1 quyển

Chín phẩm này nhằm thuyết minh hai điều:

1. Tám phẩm đầu (29 quyển): Thuyết minh sự tướng của các pháp.
2. Phẩm Phá ngã (1 quyển): Thuyết minh lý vô ngã.

Hoặc nói rõ hơn, toàn bộ Luận không ngoài thuyết minh về bốn nghĩa chính sau đây:

1. Thể dụng của vũ trụ vạn hữu (phẩm Giới và Căn).
2. Nhân và quả của mê (các phẩm 3, 4 và 5).
3. Nhân và quả của ngộ (các phẩm 6, 7 và 8).
4. Đạo lý vô ngã (phẩm 9).

Đồ biểu:
1. Thể dụng các phápThể (P.1)Nói tổng quát pháp hữu lậuvô lậu.
Dụng (P.2)
2. Nhân quả của mêQuả (P.3)Nói riêng về hữu lậu (mê)
Thân nhân (P.4)
Sơ duyên (P.5)
3. Nhân quả của ngộQuả (P.6)Nói riêng về vô lậu(ngộ)
Thân nhân (P.7)
Sơ duyên (P.8)
4. Đạo lý vô ngã(P.9)

D. TÔN CHỈ CỦA LUẬN

Như tổ chức của Luận này chắc chắn nó phải có đối tượng tôn sùng và có chủ đích để làm tôn chỉ. Vậy tôn chỉ của nó là gì? Đó là: “Quán sát cùng tột lý nhân quả của mê và ngộ để đạt đến chân trí vô lậu của Niết-bàn”. Tại sao nói như vậy? Bởi lẽ, nếu không nhằm mục đích ấy, thì thuyết minh về thể tánhtác dụng của vạn hữu ở hai phẩm Giới và Căn gồm 7 quyển để làm gì? Thuyết minh về nhân và quả của mê ở ba phẩm Thế gian, Nghiệp, Tùy miên gồm 14 quyển, để làm gì? Thuyết minh về nhân và quả của ngộ ở ba phẩm Hiền Thánh, Trí, Định gồm 8 quyển, để làm gì? Và đả phá chủ trương Hữu ngã của luận phái cổ đại Aán Độ như Số luận (Samkhya) và Thắng luận (Vaisesika) và Độc tử bộ ở phẩm Phá ngã 1 quyển, để làm gì? Tất cả đều nhằm mục đích phát khởi chân trí vô lậu của chúng sanh để quét sạchtrần cấu vọng niệm vô minh mà đạt đến Niết-bàn. Cứ xem đề mục của Luận thì càng thấy rõ tôn chỉ của nó. Đề mục của Luận là: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá (Abhidharma Kosa). A-tỳ (Abhi) dịch là đối; Đạt-ma (Dharma) dịch là pháp;Câu-xá (Kosa) dịch là tạng. Vậy A-tỳ-đạt-ma Câu-xá là Đối pháp tạng.

Đối có hai nghĩa: 1. Đối quán lý mê ngộ (lý Tứ đế). 2. Đối hướng quả Niết-bàn. Nhưng lấy cái gì để đối quán và đối hướng? Đó là trí tuệ vô lậu chân chính. Luận này chứa đựng trọn vẹn trí tuệ ấy nên mệnh danh là Đối pháp tạng. Đã gọi là Đối pháp tạng, thì tôn chỉ được thuyết minh trong đó không ngoài trí tuệđối pháp.

Tóm lạigiáo nghĩa của Luận này tuy trăm sai ngàn biệt, nhưng tôn chỉ trọng yếu không ngoài khai phát trí tuệ vô lậu mà thôi.

Đ. PHIÊN DỊCH VÀ HOẰNG TRUYỀN

Luận được truyền sang do hai nhà dịch: Chân Đế – người nước Ưu-thiền-ni (Ujyaini) ở Aán Độ sang Trung Hoa dịch thành 22 quyển dưới triều Trần Văn Đế, niên hiệu Thiên Gia thứ 4 (563 TL), được các Ngài Trí Khải đời Trần và Tịnh Huệ đời Đường viết sớ giải truyền bá. Người thứ hai là Huyền Trang đời Đường dịch thành 30 quyển, trong những năm 650 TL và có các Ngài Thần TháiPhổ QuangPháp BảoViên HuyHuệ Huy viết sớ giải truyền bá. Từ đó, Luận này trở thành bộ Luận căn bản của Câu-xá tông tại Trung Hoa.