VÔ MÔN QUAN

SỐ 2005

MỘT QUYỂN

Tống Tông Thiệu biên

 

TỰA CỦA VÔ MÔN

Phật dạy tâm là gốc, không cửa là cửa pháp. Đã không cửa, làm sao qua? Há chẳng nghe: Từ cửa mà vào thì không là đồ gia bảo, nhờ duyên tạo được tất phải có trước sau, có thành hoại. Nói như vậy, thiệt chẳng khác chi không gió mà dậy sóng, thịt da đang lành đem ra mổ mụt. Huống chi chấp vào văn tự để mong tìm lý giải, quơ đùi đập trăng, gãi ngứa ngoài giày, ăn nhằm chi đâu?

Vào mùa hạ năm Mậu Tý niên hiệu Thiệu Định, Huệ khai tôi thủ chúng tại chùa Long Tường, huyện Đông Gia, nhân tăng chúng tham hỏi, bèn mượn công án của người xưa, làm viên ngói gõ cửa, tuỳ căn cơ dẫn dắt người học mà sao lục, tự nhiên thành tập. Ban đầu chưa có bố cục trước sau, cộng chung được 48 bài, gọi là Vô Môn Quan.

Nếu kẻ gan dạ, không màng nguy vong, một đao vô thẳng thì Na Tra tám tay giữ lại không nổi, dù cho hai mươi tám vị Tổ Tây Thiên, sáu vị Tổ Đông độ cũng chỉ đứng xa nhìn xin tha mạng. Còn cứ chần chờ, khác chi đứng trong nhà nhìn ngựa chạy qua song cửa, vừa chớp mắt, việc đã vù qua.

  • Công án:

Đạo lớn không cửa, Ngàn sai có lối.

Thấu được cửa này, Đất trời độc bộ.

BÀI THỨ NHẤT CON CHÓ CỦA TRIỆU CHÂU

Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Triệu Châu:

  • Con chó có Phật tính không? Sư đáp:
  • Không.
  • Lời bàn:

Tham Thiền phải qua lọt cửa Tổ, diệu ngộ phải dứt tuyệt đường tâm. Cửa Tổ không lọt, đường tâm không dứt thì cũng như bóng ma nương nhờ cây cỏ.

Thử hỏi cửa Tổ là gì? Chỉ một chữ “không” chính là cửa ấy, nên gọi là “Vô Môn Quan của Thiền tông” vậy. Qua được cửa ấy, chẳng những thấy được Triệu Châu mà còn cùng các Tổ xưa, nắm tay chung bước, giao kết thâm sâu, cùng một mắt mà thấy, một tai mà nghe. Há chẳng thú sao? Há chẳng ai muốn qua cửa ấy sao?

Hãy tận dụng ba trăm sáu mươi xương cốt, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm khởi thành một mối nghi, tham thẳng chữ Không, ngày đêm nghiền ngẫm. Chớ nên cho Không là Không theo nghĩa trống rỗng, chớ nên cho Không là Không theo nghĩa có, không. Như nuốt hòn sắt nóng, nhả ra không được. Bỏ hết cái biết tệ hại trước kia, lâu ngày thành thuần thục, tự nhiên trong ngoài thành một khối. Như kẻ câm nằm mộng chỉ mình mình hay.

Bỗng nhiên bộc phát, trời kinh đất chuyển, như đoạt được vào tay thanh đại đao của Quan vũ, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, dửng dưng với bờ sinh tử, rong chơi chốn lục đạo, tứ sinh.

Vậy thử hỏi làm sao nghiền ngẫm? Hãy dùng hết sức lực mà nêu chữ Không ấy. Nếu chẳng gián đoạn, khác nào ngọn đuốc Pháp, mới châm nhẹ đã cháy bừng.

  • Kệ tụng:

Chó cùng Phật tính, N

êu toàn chỉ thẳng. V

ừa nói có, không,

Bỏ thân mất mạng.

BÀI THỨ HAI CON CHỒN HOANG CỦA BÁCH TRƯỢNG.

  • Công án:

Mỗi khi Hòa thượng Bách Trượng giảng pháp, thường có một lão già theo tăng chúng vào nghe. Một hôm Thiền Sư Bách Trượng thuyết pháp xong, đại chúng đều trở về, chỉ có moat ông già còn ở lại.

Sư hỏi:

Ông là ai?

Ông già đáp: Thưa, con không phải là người. Xưa, thời Phật Ca- diếp, con tu hành ở núi Bách Trượng này, nhân có vị tăng hỏi: “Bậc đại tu hành có rơi vào nhân quả không?”. Con đáp: “Không”. Do lời nói mà con bị đọa làm thân chồn năm trăm đời. Nay xin Hòa thượng nói cho một chuyển ngữ để con thoát khỏi thân chồn.

Ông già thưa: Bậc đại tu hành còn rơi vào nhân quả không? Sư đáp: Không lầm nhân quả.

Ngay lời nói này ông già đại ngộ, sụp lạy nói:

  • Con đã thoát thân chồn nay xác còn ở sau núi, dám xin Hòa thượng xếp đặt cho theo nghi lễ tăng của vị qua đời.

Sư bảo thầy duy-na bạch chùy bảo tăng chúng ăn xong sẽ làm lễ táng tăng.

Tăng chúng đều bàn:

  • Mọi người đều an lành. Niết-bàn đường không có ai đau ốm, sao lại có chuyện như vậy?

Dùng ngọ xong, chỉ thấy Sư dẫn tăng chúng đến sau hốc núi, dùng trượng khều ra xác một con chồn hoang rồi đem hỏa táng.

Tối đến Sư thượng đường, kể chuyện lại cho mọi người nghe, Hoàng Bá mới hỏi:

  • Người xưa vì đáp sai một chuyển ngữ mà bị đọa làm thân chồn hoang năm trăm kiếp. Giả như câu nào cũng đáp đúng thì sao?

Sư nói: Lại gần đây ta nói cho nghe.

Hoàng Bá lại gần, tát Sư một chưởng. Sư vỗ tay cười nói:

  • Tưởng chỉ có ông (chà và râu đỏ, nào hay lại có ông Ấn Độ đỏ râu) vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn.
  • Lời bàn:

Chẳng rơi vào nhân quả, sao lại đọa kiếp chồn hoang? Chẳng lầm nhân quả, sao lại thoát kiếp chồn hoang? Nếu ngó thấy chỗ đó thì hiểu được Bách Trượng xưa, lợi được năm trăm kiếp phong lưu.

  • Kệ tụng:

Không rời không lầm,

Hai tài ngang nhau

Không lầm không rơi

Ngàn lầm muôn lầm

  • Công án:

BÀI THỨ BA NGÓN TAY CỦA CÂU CHI

Hòa thượng Câu Chi hễ có ai tham hỏi, chỉ giơ một ngón tay lên. Có chú tiểu, hễ ai hỏi Sư dạy pháp yếu nào, cũng giơ ngón tay lên. Sư nghe được bèn lấy dao chặt đứt ngón tay chú tiểu. Chú đau đớn la khóc mà chạy. Sư bèn gọi lại, chú vừa quay đầu thì Sư lại giơ ngón tay lên. Chú tiểu bỗng lĩnh ngộ.

Khi sắp tịch, Sư nói với tăng chúng rằng:

–Ta thụ được của Thiên Long chỉ một ngón tay thiền mà cả đời dùng không hết.

Nói xong Sư tịch.

  • Lời bàn:

Chỗ ngộ của Câu Chi cũng như của chú tiểu không phải ở ngón tay. Nếu thấy được chỗ đó, thì xâu được Thiên Long. Câu Chi, chú tiểu và cả mình nữa vào chung một mối.

  • Kệ tụng:

*Công án:

Câu Chi dìm mất lão Thiên Long, Dao bén giơ riêng chặt tiểu đồng. Thần cự vẫy tay bao mấy sức, Hoa sơn tan vỡ dẫu trùng trùng.

BÀI THỨ BỐN TÊN HỒ KHÔNG RÂU

Ngài Hoặc Am nói: Sao tên Hồ ở Tây Thiên không có râu?

  • Lời bàn:

Tham thì phải thực tham, ngộ thì phải thực ngộ. Tên Hồ kia, phải tận mắt trông thấy một lần mới được. Nhưng hễ nói thấy tận mắt thì đã có hai đứa rồi.

  • Kệ tụng:

Trước kẻ còn mơ, Chẳng nên nói mộng. Rợ Hồ không râu,

Rõ lại thêm mù.

  • Công án:

BÀI THỨ NĂM HƯƠNG NGHIÊM LEO CÂY

Hòa thượng Hương Nghiêm nói: Như người trên cây, miệng cắn vào cành, tay chân lơ lửng. Dưới cây có người hỏi ý Tây lai, không đáp thì phụ câu hỏi, còn đáp lại thì bỏ thân mất mạng. Vậy phải đối đãi làm sao?

  • Lời bàn:

Dầu có lời biện luận khúc chiết đều không dùng được. Giảng được một tạng Kinh lớn cũng vô ích. Nếu đáp được chỗ ấy thì khơi dậy được con đường chết trước kia, diệt được con dường sống trước kia. Còn nếu chưa đáp được thì chờ sau này hỏi Di-lặc.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Hương Nghiêm thực ngoa ngụy, Ác độc quả thâm thúy.

Chận nghẹn họng thầy tu, Cùng mình ló mắt quỷ.

BÀI THỨ SÁU PHẬT CẦM HOA

Thế Tôn xưa tại pháp hội núi Linh Sơn cầm cành hoa giơ lên trước chúng. Bấy giờ mọi người đều làm thinh, chỉ có ngài Ca-diếp mỉm cười. Phật dạy:

  • Ta có nhãn tạng chánh pháp, diệu tâm Niết-bàn, tướng thực không tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập thành văn tự, truyền riêng ngoài giáo, nay trao ông Ma-ha Ca-diếp.
  • Lời bàn:

Lão Cồ-đàm mặt vàng không coi ai ra chi, ép tốt thành xấu, treo đầu heo bán thịt chó, coi bộ cũng tài đó! Giả như bấy giờ cả đám đều cười cả thì nhãn tạng chính pháp làm sao truyền? Lại giả như Ca- diếp không cười thì nhãn tạng chính pháp làm sao truyền được? Nếu nói nhãn tạng chính pháp có truyền thụ, thì lão Mặt Vàng đã lừa gạt bà con lối xóm; còn nếu bảo không truyền thọ, sao lại chỉ truyền cho Ca-diếp?

  • Kệ tụng:

Hoa vừa đưa lên,

Đuôi kia đã ló.

Ca-diếp mỉm cười,

Trời, người ngơ ngáo.

  • Công án:

BÀI THỨ BẢY TRIỆU CHÂU RỬA BÁT

Một ông Tăng hỏi ngài Triệu Châu:

  • Tôi mới vào chùa, xin Ngài chỉ dạy. Sư hỏi: Ăn cháo chưa?

Ông đáp: Ăn cháo rồi. Sư nói: Rửa bát đi.

Ông Tăng liền ngộ.

*Lời bàn:

Triệu Châu mở miệng là bày cả ruột gan. Ông Tăng nghe không hiểu, gọi chuông là lu.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Tưởng đã rõ làu làu,

Đâu ngờ thêm chậm chạp.

Sớm biết đèn là lửa,

Cơm chín đã từ lâu

BÀI THỨ TÁM HỀ TRỌNG CHẾ XE

Hòa thượng Nguyệt Am hỏi một ông Tăng:

  • Hề Trọng chế bánh xe trăm cây căm. Nắm hai đầu, bỏ trục đi, thế nghĩa là sao?
  • Lời bàn:

Nếu hiểu rõ được liền, mắt tựa sao băng, cơ như ánh chớp.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Chỗ bánh xe chuyển, Kẻ ngộ còn mê.

Bốn bề trên dưới, Nam bắc đông tây.

BÀI THỨ CHÍN PHẬT ĐẠI THÔNG TRÍ THẮNG

Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Hưng Dương Nhượng:

  • Phật Đại Thông Trí Thắng ngồi tu mười kiếp ở đạo trường, Phật pháp không hiển hiện, không thành được Phật đạo, thế nghĩa là sao?

Sư nói: Hỏi thật hay!

Ông Tăng nói: Đã ngồi tu ở đạo trường, sao lại không thành được Phật đạo?

Sư đáp: Vì ông ấy không thành Phật.

  • Lời bàn:

Chỉ cho lão Hồ biết, không cho lão Hồ hiểu. Kẻ phàm phu mà biết thì đó là thánh nhân, thánh nhân mà hiểu, đó là phàm phu vậy.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Rõ thân há đọ tâm trong sáng,

Sáng được tâm chừ, thân chẳng sầu.

Ví cả thân tâm đều tỏ sạch,

Thần tiên nào phải đợi phong hầu.

BÀI THỨ MƯỜI THANH THOÁT NGHÈO KHỔ

Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Tào Sơn:

-Thanh Thoát này nghèo khổ, xin Ngài cứu giúp. Sư nói: Thầy Thoát!

Ông Tăng đáp: Dạ. Sư nói:

  • Rượu Thanh Nguyên vốn sẵn của nhà, đã uống xong ba chén sao còn bảo chưa ướt môi?
  • Lời bàn:

Thanh Thoát trình cơ như vậy là ý làm sao? Tào Sơn lanh mắt, hiểu rõ ngay ý tứ. Tuy vậy, xem vào đâu mà bảo thầy Thanh Thoát uống rượu?

*Kệ tụng:

  • Công án:

Nghèo tợ Phạm Nhiễm,

Oai như Hạng Võ.

Nghề nghiệp trống trơn,

Dám so phú hộ.

BÀI THỨ MƯỜI MỘT TRIỆU CHÂU KHÁM CHỦ AM

Ngài Triệu Châu ghé thăm một chủ am, hỏi:

  • Có chăng? Có chăng?

Chủ am giơ nắm tay lên. Sư nói:

  • Nước cạn không phải chỗ đậu thuyền. Bèn bỏ đi.

Lại ghé một am khác, hỏi:

  • Có chăng? Có chăng?

Chủ am cũng giơ nắm tay lên. Sư nói:

  • Buông được, bắt được, giết được, cứu đuợc. Bèn bái lễ.

*Lời bàn:

Cả hai đều đưa nắm tay lên, sao lại chịu một chê một? Thử hỏi ngoa ngạnh ở đâu? Nếu hạ được chỗ này một câu chuyển ngữ thì thấy ngay Triệu Châu, lưỡi không xương, khen chê mặc sức. Tuy nhiên, ngặt nỗi Triệu Châu lại bị hai ông chủ am khám phá. Nếu bảo hai ông chủ am có hơn có kém thì tỏ ra không có mắt tham học, còn nếu bảo không hơn không kém thì cũng không có mắt tham học.

*Kệ tụng:

  • Công án:

Mắt sao băng,

Cơ ánh chớp.

Đao giết người,

Kiếm cứu người.

BÀI THỨ MƯỜI HAI THOẠI NHAM GỌI ÔNG CHỦ

Hòa thượng Thoại Nham Ngạn hàng ngày tự kêu: Ông chủ! Rồi tự đáp: Dạ.

Lại nói: Tỉnh táo nhé!

  • Dạ.
  • Mai kia mốt nọ đừng để người gạt nhé!
  • Dạ, dạ.
  • Lời bàn:

Lão Thoại Nham tự bán tự mua, bịa ra lắm đầu thần mặt quỷ. Cớ sao vậy? Một lão kêu, một lão dạ, một lão tỉnh táo, một lão không bị người gạt, ngó kỹ té ra vẫn không lão nào là thật lão. Nếu bắt chước lão, thì đó cũng là kiến giải của chồn rừng.

  • Kệ tụng:

Lẽ thực người tu chẳng biết soi,

Bởi gìn thần Thức đã bao đời.

  • Công án:

Từ muôn kiếp sống gốc sanh tử,

Mê muội xưng danh ấy vốn người.

BÀI THỨ MƯỜI BA ĐỨC SƠN BƯNG BÁT

Một hôm ngài Đức Sơn bưng bát ra khỏi thiền đường. Tuyết Phong hỏi:

  • Cái lão già, chuông chưa gióng, trống chưa điểm mà bưng bát đi đâu?

Sư liền lui về phương trượng.

Tuyết Phong kể chuyện lại cho Nham Đầu. Nham Đầu nói:

  • Đường đường là Hòa thượng Đức Sơn mà chưa hiểu câu nói tối hậu.

Sư nghe được, sai thị giả gọi Nham Đầu vô hỏi:

  • Ông chê lão tăng à?

Nham Đầu nói nhỏ ý mình. Sư bèn thôi.

Hôm sau Sư thăng đường, quả nhiên khác vẻ thường. Nham Đầu

ra trước chúng, vỗ tay cười lớn nói:

– Cũng may lão già biết câu tối hậu. Mai mốt thiên hạ chẳng ai làm gì nổi lão.

    • Lời bàn:

Nếu là câu tối hậu, cả Nham Đầu và Đức Sơn trong mộng cũng còn chưa thấy được. Xét kỹ lại, chẳng khác chi một rạp hát tuồng múa rối.

*Kệ tụng:

    • Công án:

Biết được câu khởi đầu,

Hiểu liền câu rốt chót.

Rốt chót với đầu câu,

Phải đâu là câu ấy.

BÀI THỨ MƯỜI BỐN NAM TUYỀN CHÉM MÈO

Tăng chúng hai chái đông tây tranh nhau con mèo. Hòa thượng Nam Tuyền giơ con mèo lên mà nói:

  • Các ông nói được thì tha, không nói được thì chém. Chẳng ai biết nói sao. Sư bèn chém con mèo.

Đến tối Triệu Châu về, Sư kể chuyện lại cho nghe. Triệu Châu bèn cởi dép, để lên đầu mà đi ra.

Sư nói:

  • Nếu lúc ấy có ông thì cứu được con mèo rồi!

*Lời bàn:

Thử hỏi Triệu Châu đội dép cỏ như vậy, ý thế nào? Nếu ở đây mà hạ được một câu chuyển ngữ, thì Nam Tuyền hành lệnh không uổng. Còn nếu chưa, hừ!

    • Kệ tụng:
    • Công án:

Ví có Triệu Châu,

Lệnh kia làm ngược.

Đoạt mất con dao,

Nam Tuyền xin mạng.

BÀI THỨ MƯỜI LĂM BA HÈO CỦA ĐỘNG SƠN

Ngài Vân Môn nhân Động Sơn đến tham học. Sư hỏi: Mới từ đâu đến?

Động Sơn đáp: Tra Độ.

Sư lại hỏi: Hạ an cư ở đâu?

Động Sơn đáp: Chùa Báo Từ ở Hồ Nam. Sư hỏi tiếp: Rời chùa hôm nào?

Động Sơn đáp: Hai mươi lăm tháng tám. Sư nói: Tha cho ông ba hèo.

Sáng hôm sao Động Sơn lại lên tham hỏi: Hôm qua đội ơn ngài tha ba hèo, không biết lỗi tôi ở đâu?

Sư nói: Cái túi cơm, cứ thế mà đi Giang Tây, Hồ Nam. Động Sơn nhân đó bèn ngộ.

    • Lời bàn:

Vân Môn bấy giờ giở ngón sở trường, khiến Động Sơn mở riêng một con đường sống, tông môn không đến nỗi đìu hiu. Qua một đêm hụp lặn trong biển thị phi, hôm sau trở lại được hóa giải, Động Sơn bèn ngộ, thế cũng chưa mau lẹ chi. Xin hỏi các người, ba hèo của Động Sơn đáng chịu hay không đáng chịu? Nếu bảo là đáng, thì cây cỏ cũng đều đáng chịu? Còn nếu bảo là không, thì té ra Vân Môn chỉ bịa xạo. Hiểu được chỗ này thì có thể hả giận giùm cho Động Sơn được tí.

* Kệ tụng:

* Công án:

Sư tử răn con thiệt lạ mầu,

Toan chồm ra trước lại quay sau.

Bỗng dưng lại gõ đầu hai cái,

Trước còn nương nhẹ, cái sau đau.

BÀI THỨ MƯỜI SÁU NGHE CHUÔNG MẶC ÁO

Ngài Vân Môn nói:

– Thế giới rộng lớn như vậy, sao nghe chuông lại mặc áo thất điều?

  • Lời bàn:

Tham Thiền học đạo, kỵ nhất là việc đuổi theo âm thanh sắc

tướng. Dù cho nghe âm thanh mà ngộ đạo, thấy sắc mà sáng tâm, cũng là chuyện thường. Phải biết rằng người tu vốn phải cỡi tiếng, đạp sắc, đâu đâu cũng rõ, chi chi cũng hay. Tuy như thế, thử hỏi tiếng đến bên tai, tai qua bên tiếng, đạt đến chỗ cả không tiếng lẫn có tiếng đều quên thì thế nào? Chỗ này nếu lấy tai mà nghe ắt khó được, còn lấy mắt mà nghe thì mới được.

    • Kệ tụng:
    • Công án:

Hiểu thì vốn chuyện một nhà,

Không hiểu ngàn sai vạn khác.

Không hiểu, vẫn chuyện một nhà,

Hiểu, lại ngàn sai vạn khác.

BÀI THỨ MƯỜI BẢY QUỐC SƯ GỌI BA LẦN

Quốc sư ba lần gọi thị giả, thị giả dạ ba lần.

Sư nói: Tưởng đâu ta phụ ngươi, té ra ngươi phụ ta.

    • Lời bàn:

Quốc Sư ba lần gọi, lưỡi rụng xuống đất. Thị giả ba lần dạ, tùy duyên tùy thuận. Quốc Sư già nua lẩm cẩm, đè đầu trâu bắt ăn cỏ. Thị giả không chịu. Của ngon không đáng cho người no ăn, thử hỏi thị giả phụ lòng Quốc Sư ở đâu? Nước Yên thì tài tử quý, nhà giàu thì trẻ con nhỏng nhẻo.

    • kệ tụng:

Gông cùm không lỗ bắt mang vào,

    • Công án:

Lụy đến cháu con chuyện dễ sao? Hễ muốn cửa nhà nguyên nếp cũ, Chân trần phải cố đạp non đao.

BÀI THỨ MƯỜI TÁM BA CÂN MÈ CỦA ĐỘNG SƠN

Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Động Sơn: Phật là gì? Sư đáp: Ba cân mè.

Lão Động Sơn tham được đôi chút Thiền sò trai, vừa mở miệng là để lộ cả gan ruột. Tuy như vậy, thử hỏi thấy Động Sơn ở đâu?

    • Kệ tụng:
    • Công án:

Chợt đưa mè ba cân,

Lời gần, ý càng gần.

Ai người phân phải quấy,

Thị phi ấy kẻ trần.

BÀI THỨ MƯỜI CHÍN BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO

Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Đạo là gì? Sư đáp: Tâm bình thường là đạo.

Triệu Châu lại hỏi: Đến đó được không? Sư nói: Nghĩ đến đã sai.

Triệu Châu tiếp: Không nghĩ đến, làm sao biết đó là đạo?

Sư nói: Đạo không thuộc chuyện biết hay không biết. Biết là biết sai, không biết thì có ăn thua gì! Nếu quả đến được đạo, bấy giờ cũng như thái hư, trống không khoảng khoát, há có thể gượng cho là phải trái sao?

Triệu Châu liền ngộ.

    • Lời bàn:

Nam Tuyền bị Triệu Châu phát hỏi, thiệt là ngói bễ băng tan, phân biện không được. Triệu Châu dù cho có ngộ rồi, cũng phải tham thêm ba mươi năm nữa mới được.

    • Kệ tụng:

Xuân có trăm hoa, thu có trăng,

Hạ có gió lành, đông có tuyết.

Nếu lòng thanh thảng không lo nghĩ,

Ấy buổi êm đềm chốn thế gian.

    • Công án:

BÀI THỨ HAI MƯƠI KẺ ĐẠI LỰC SĨ

Hòa thượng Tùng Nguyên nói:

  • Kẻ đại lực sĩ, sao chất chân không nổi? Lại nói:
  • Nói không do miệng.
    • Lời bàn:

Tùng Nguyên thiệt là dốc cả ruột gan, chỉ hiềm không ai lãnh thọ. Hễ nghe mà lãnh thọ được ngay thì đáng được đến đây chịu đòn của Vô Môn tôi. Cớ sao vậy? Muốn biết thực vàng, phải dùng lửa để thử .

    • Kệ tụng:
    • Công án:

Giơ chân đá bật miền Hương Thủy,

Cúi xuống nhìn xem trời Tứ Thiền.

Sừng sững một thân không chỗ tựa,

Xin tiếp một câu.

BÀI THỨ HAI MƯƠI MỐT QUE CỨT CỦA VÂN MÔN

Một ông Tăng hỏi ngài Vân Môn: Phật là gì? Sư đáp: Que cứt khô.

    • Lời bàn:

Vân Môn có thể nói là nghèo đến không dọn nỗi bữa cơm chay, bận việc đến không có thì giờ thảo thư. Tiện tay vơ lấy que cứt, chống cửa đỡ nhà. Xem đó thì thấy ngay lẽ thịnh suy của Phật pháp.

    • Kệ tụng:
    • Công án:

Ánh chớp lóe,

Lửa đá xẹt.

Vừa nháy mắt,

Đã vút vèo.

BÀI THỨ HAI MƯƠI HAI CÂY SÁT CAN CỦA CA DIẾP

Ngài A-nan hỏi ngài Ca-diếp:

  • Ngoài bộ y kim lan ra, Thế Tôn còn truyền chi cho ngài nữa? Ca-diếp gọi: A-nan!

A-nan: Dạ.

Ca-diếp nói: Hãy xô ngã cây sát can trước cửa.

    • Lời bàn:

Nếu ở đây mà hạ được một câu chuyển ngữ cho chính xác thì thấy được pháp hội Linh Sơn như đang còn tiếp diễn. Còn nếu như chưa, thì quả là Phật Tỳ-bà-thi đã sớm lo toan, mãi đến giờ vẫn chưa xong.

    • Kệ tụng:
    • Công án:

Chỗ hỏi còn xa, đáp mới gần,

Bao người trố mắt nổi đường gân.

Anh kêu em dạ, tuồng gia giáo,

Há phải âm dương mới có xuân.

BÀI THỨ HAI MƯƠI BA KHÔNG NGHĨ THIỆN ÁC

Lục Tổ bị Thượng tọa Hụê Minh đuổi theo đến núi Đại Dữu Lĩnh, Tổ thấy Huệ Minh đến, liền quẳng y bát trên tảng đá mà nói:

  • Áo này vốn để làm tin, há tranh đoạt được ư ? Ông cứ việc lấy đi.

Huệ Minh toan lấy áo lên, thấy nặng trịch như núi, tần ngần run sợ nói:

  • Tôi đến cầu Pháp, chẳng phải vì áo. Xin hành giả khai thị cho. Tổ nói:
  • Không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Ngay lúc ấy, mặt mũi xưa nay của Thượng tọa Huệ Minh là gì?

Huệ Minh liền ngộ, khắp mình đẫm mồ hôi, khóc lóc sụp lạy nói:

  • Ngoài mật ý, mật ngữ đó ra, Ngài còn truyền thọ ý chỉ gì nữa chăng?

Tổ nói:

  • Điều tôi nói với ông đây không có chi là mật. Nếu ông tự quay nhìn mặt mũi chính mình, thì bí mật chính là ở phía bên ông.

Huệ Minh thưa:

  • Tôi tuy theo chúng học với Ngài Hoàng Mai, thực chưa từng xét kỹ mặt mũi mình. Nay đội ơn hành giả trỏ cho lối vào. Tôi như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Giờ đây hành giả Ngài là thầy tôi vậy.

Tổ nói:

  • Nếu được như thế, thì tôi cùng ông đều là học trò của Hoàng

Mai. Nên khéo tự giữ gìn.

  • Lời bàn:

Có thể nói Lục Tổ vì việc nhà, quá gấp. Tâm Lão bà tha thiết, như trái vải đầu mùa, lột vỏ bỏ hột nhét vô miệng cho, chỉ việc nuốt một cái là xong.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Vẽ không ra chừ, tả không được, Khen chẳng đến chừ, đành phải thôi. Mặt mũi xưa nay không chỗ dấu,

Dù tan thế giới vẫn không phai.

BÀI THỨ HAI MƯƠI BỐN LÌA KHỎI NÓI NĂNG

Một ông Tăng hỏi ngài Phong Huyệt:

  • Nói hay nín đều là việc vặt vãnh, làm sao khỏi vướng mắc? Sư đáp:
  • Giang Nam nhớ mãi ngày xuân ấm, Hoa lừng trong chốn chá cô kêu.
  • Lời bàn:

Thiền cơ của Phong Huyệt như ánh chớp, gặp đường là đi, ngặt lại không phá được khuôn sáo của người xưa. Nếu chỗ này mà thấy cho chính xác thì vạch được lối đi cho mình. Bây giờ thử rời bỏ ngôn ngữ tam muội, hãy đáp một câu xem!

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Câu kia còn nguyên vẹn,

Chưa thốt đã trao lời.

Chân đi, mồm lẩm bẩm,

Biết ông kẹt lắm rồi.

BÀI THỨ HAI MƯƠI LĂM TÒA THỨ BA NÓI PHÁP

Hòa thượng Ngưỡng Sơn nằm mơ thấy đến chỗ Phật Di-lặc, ngồi tòa thứ ba. Có một tôn giả bạch chùy thưa:

  • Hôm nay đến phiên tòa thứ ba thuyết pháp. Sư liền đứng dậy bạch chùy nói:
  • Pháp Ma-ha-diễn rời bốn câu lý luận dứt hết trăm cách phủ nhận. Nghe cho kỹ, nghe cho kỹ.
  • Lời bàn:

Thử hỏi đó là nói pháp hay không nói pháp? Mở miệng là sai, ngậm miệng là mất. Không mở không ngậm, mười vạn tám ngàn.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Ban ngày ban mặt,

Trong mộng nói mơ.

Nghĩ bậy, nghĩ bậy,

Lừa bác gạt cô.

BÀI THỨ HAI MƯƠI SÁU HAI TĂNG CUỐN RÈM

Trước giờ trai, các học tăng đến tham hỏi ngài Đại Pháp Nhãn ở chùa Thanh Lương. Sư giơ tay trỏ bức rèm. Bấy giờ có hai ông Tăng cùng ra cuốn rèm.

Sư nói: Một được, một mất.

  • Lời bàn:

Thử hỏi ai được ai mất? Nếu thấy được chỗ này thì thấy được chỗ lải nhải của Quốc Sư Thanh Lương. Tuy vậy, kỵ nhất là việc so đo chỗ được mất.

  • Kệ tụng:

Rèm cuốn trông vời chốn thái không,

Thái không vẫn chửa hợp nguồn tông.

Chi bằng gạt hết từ nơi ấy,

Một mạch liền liền gió chẳng thông.

BÀI THỨ HAI MƯƠI BẢY KHÔNG PHẢI TÂM KHÔNG PHẢI PHẬT

  • Công án:

Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Nam Tuyền:

  • Có pháp nào chưa dạy nữa không? Sư đáp: Có.

Ông Tăng lại hỏi: Pháp chưa dạy là pháp gì vậy?

Sư nói: Không phải tâm, không phải Phật, không phải vật.

  • Lời bàn:

Nam Tuyền bị hỏi một câu như thế, phải dốc hết vốn liếng, thiệt là lận đận.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Dặn kỹ làm mất đức,

Không lời mới có công.

Dù cho dâu bể đổi,

Đành quyết chẳng khai thông.

BÀI THỨ HAI MƯƠI TÁM CÂY ĐUỐC CỦA LONG ĐÀM

Ngài Đức Sơn tham hỏi Ngài Long Đàm cho đến tối. Sư nói:

  • Đã khuya, sao ông chưa về đi?

Đức Sơn vái chào, vén rèm mà ra, thấy bên ngoài trời tối đen liền quay trở vào thưa:

  • Bên ngoài tối quá!

Sư thấp một cây đuốc giấy trao cho. Đức Sơn toan cầm lấy, Sư liền thổi tắt mất. Đức Sơn tỉnh ngộ, sụp lạy.

Sư nói:

  • Ông thấy được ý nghĩa chi? Đức Sơn đáp:
  • Tôi từ nay trở đi hết nghi hoặc những lời dạy của chư Hòa thượng trong thiên hạ.

Hôm sau Sư thăng đường nói:

  • Trong đây có một kẻ răng như rừng gươm, miệng như chậu máu, bị đánh một hèo mà chẳng quay đầu lại, mai kia mốt nọ leo lên đỉnh cao dựng đạo của ta.

Đức Sơn đem mấy bộ sớ sao đến trước pháp đường, cầm một bó đuốc giơ lên nói:

  • “Hết thảy sự biện giải cao thâm chỉ như một sợi lông tơ ở trong hư không cả thảy then chốt trên đời giống như một giọt nước trong biển cả mà thôi”.

Đức Sơn bèn đốt hết các bộ sớ sao, rồi vái lạy mà đi.

  • Lời bàn:

Đức Sơn trước khi ra cửa, tâm hừng hực, miệng hằm hằm, dong ruổi về Nam, quyết tâm dập tắt yếu chỉ Giáo ngoại biệt truyền. Trên đường đến Lễ Châu, Đức Sơn hỏi một bà lão để mua đồ ăn điểm tâm. Bà lão nói: “Trong xe của Đại đức có chở sách vở gì đó?”. Đức Sơn đáp: “Mấy bộ sớ sao Kinh Kim Cương”. Bà lão nói: “Cứ như trong kinh dạy, tâm quá khứ bắt không được, tâm hiện tại bắt không được, tâm vị

lai bắt không được. Vậy Đại đức điểm tâm là điểm cái tâm nào?”. Đức Sơn ngậm miệng như hến nhưng vẫn cố hỏi: “Gần đây có Tông sư nào để đến tham học không?”. Bà lão đáp: “Cách đây ngoài năm trăm dặm có Hòa thượng Long Đàm”. Đức Sơn bèn tới Long Đàm, giở hết trò bê bối, thiệt là cà kê dê ngỗng. Long Đàm thực như người thương con không sợ dơ xấu, thấy kẻ kia có đôi chút lửa, vội lấy nước dơ dập tắt liền. Bình tĩnh xét lại, thực đáng nực cười.

  • Kệ tụng:

Nghe tên chẳng được như nhìn mặt,

Nhìn mặt sao bằng nghe được tên.

Dẫu đã khai thông đường mũi nọ,

Ngặt rằng mắt ấy lại đui liền.

BÀI THỨ HAI MƯƠI CHÍN CHẲNG PHẢI GIÓ, CHẲNG PHẢI PHƯỚN

  • Công án:

Nhân gió lay phướn, có hai ông Tăng tranh luận. Một ông nói: Phướn động.

Ông kia nói: Gió động.

Cãi qua cãi lại không ra lẽ. Lục Tổ nói:

  • Không phải gió động, không phải phướn động, tâm các ông động

Hai ông Tăng giật mình run sợ.

  • Lời bàn:

Không phải gió động, không phải phướn động, không phải tâm

động, thấy Tổ sư ở đâu? Nếu thấy chỗ này cho được chính xác, mới biết hai ông Tăng đổi sắt được vàng. Lục Tổ nhịn không được, phải một phen lận đận.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Gió, phướn, tâm động,

Nhận liền một hơi.

Chỉ hay mở miệng,

Nào ngờ lời rơi.

BÀI THỨ BA MƯƠI TỨC TÂM TỨC PHẬT

Ngài Đại Mai hỏi ngài Mã Tổ: Phật là gì?

Sư đáp: Tức tâm tức Phật.

  • Lời bàn:

Nếu thấy liền được như vậy thì mặc áo Phật, ăn cơm Phật, nói lời Phật, làm việc Phật. Tức là Phật vậy. Tuy như thế, Đại Mai đã khiến bao người nhận lầm phương hướng. Đâu biết rằng nói một chữ Phật, phải ba ngày súc miệng. Nếu là người có trí, nghe nói tức tâm tức Phật thì bịt tai mà chạy.

    • Kệ tụng:

Sự việc vốn rõ ràng,

Đừng tìm kiếm lang bang.

Còn hỏi han này nọ,

Cầm tang vật kêu oan.

BÀI THỨ BA MƯƠI MỐT TRIỆU CHÂU KHÁM PHÁ BÀ LÃO

  • Công án:

Có ông Tăng hỏi một bà lão: Đường nào đi núi Đài Sơn? Bà lão đáp: Cứ đi thẳng.

Ông Tăng mới bước đi năm ba bước, bà lại nói:

  • Đường đường một ông thầy tu, cứ thế mà đi kìa! Sau có người kể lại cùng ngài Triệu Châu. Sư nói:
  • Để ta tới xem bà lão này ra sao cho.

Hôm sau Sư bèn đến, cũng hỏi như vậy, bà lão cũng đáp như vậy.

Sư trở về nói với tăng chúng:

  • Bà lão ở Đài Sơn, ta đã khám phá cho các ông rồi đó.
  • Lời bàn:

Bà lão chỉ biết ngồi trong trướng liệu việc binh, bị giặc đến mà

không biết. Còn lão Triệu Châu giỏi việc cướp trại, lại không ra người lớn đàng hoàng. Xét kỹ lại, cả hai đều có lỗi. Thử hỏi đâu là chỗ Triệu Châu khám phá bà lão?

  • Kệ tụng:

Hỏi đã là một,

Đáp cũng không hai.

Trong cơm có sạn,

Trong bùn có gai.

  • Công án:

BÀI THỨ BA MƯƠI HAI NGOẠI ĐẠO HỎI PHẬT

Một Kẻ ngoại đạo bạch Phật:

  • Không hỏi lẽ hữu ngôn, không hỏi lẽ vô ngôn. Phật ngồi tòa.

Kẻ ngoại đạo tán thán:

  • Đức Thế Tôn đại từ đại bi, vén lớp mây mờ khiến tôi vào được. Rồi bái lạy mà đi.

Ngài A-nan bèn bạch Phật:

  • Kẻ ngoại đạo chứng được điều gì rồi tán thán mà đi như vậy? Phật dạy:
  • Như ngựa hay trên đời, nhìn bóng roi mà chạy.
    • Lời bàn:

A-nan là đệ tử của Phật mà kiến giải không bằng kẻ ngoại đạo.

Thử hỏi kẻ ngoại đạo cùng đệ tử của Phật khác nhau bao nhiêu?

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Đi trên lưỡi gươm trần,

Chạy trên bờ dao sắc.

Khỏi phải bận leo trèo,

Thỏng tay mà ngắm vực.

BÀI THỨ BA MƯƠI BA CHẲNG TÂM, CHẲNG PHẬT

Một ông Tăng hỏi ngài Mã Tổ:

  • Phật là gì?

Sư đáp:

  • Chẳng tâm, chẳng Phật.
    • Lời bàn:

Nếu thấy được chỗ đó, việc tham học đã xong.

  • Kệ tụng:

Gặp người chơi kiếm nên khoe kiếm,

Không gặp người thơ chớ nói thơ.

Mới gặp đôi lời thưa ướm đã,

Chớ trình rốt chuyện lúc ban sơ.

  • Công án:

BÀI THỨ BA MƯƠI BỐN TRÍ CHẲNG PHẢI ĐẠO

Ngài Nam Tuyền nói:

  • Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo.
  • Lời bàn:

Lão Nam Tuyền thiệt là già không biết thẹn. Mới mở miệng hôi, thói nhà đã lộ. Tuy như vậy, kẻ biết ơn cũng ít.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Mây quang, vầng nhật rọi,

Mưa về, đất được tưới.

Dốc lòng nói hết ra,

Chỉ e tin không nổi.

BÀI THỨ BA MƯƠI LĂM CÔ THANH LÌA HỒN

Ngài Ngũ Tổ hỏi một ông Tăng:

  • Cô Thanh lìa hồn, cô nào là thật?
  • Lời bàn:

Nếu chỗ này mà hiểu cho xác thiết thì thấy rằng thoát xác, nhập xác như ra vào quán trọ. Còn như chưa, chớ nên chạy bậy. Một mai đất, nước, lửa, gió phân tán, như cua đinh bị thả nước sôi, chân tay luống cuống. Lúc ấy chớ bảo rằng ta không nói trước.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Mây, trăng không khác,

Khe, núi chẳng đồng.

Vạn phước, vạn phước,

Một chăng, hai chăng?

BÀI THỨ BA MƯƠI SÁU GẶP NGƯỜI ĐẮC ĐẠO

Ngài Ngũ Tổ nói:

  • Giữa đường gặp người đắc đạo, chớ nói hay im mà đối đãi. Thử hỏi đối đãi ra làm sao?
  • Lời bàn:

Nếu ở đây mà đối đãi cho được chính xác, há chẳng thú sao? Còn nếu chưa được như thế thì phải lắm cẩn thận.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Trên đường hễ nhận ra người đạo,

Chớ nói hay im đối đãi người.

Thẳng mặt tống liền cho một đấm,

Hễ mà hiểu được, hiểu liền thôi.

BÀI THỨ BA MƯƠI BẢY CÂY BÁCH TRƯỚC SÂN

Một ông Tăng hỏi ngài Triệu Châu:

  • Ý Tổ sư sang Đông là gì? Sư đáp:
  • Cây bách ở trước sân.
  • Lời bàn:

Nếu thấy rõ được chỗ đáp của Triệu Châu thì trước không có Thích-ca, sau không có Di-lặc.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Ngã Tổ nói:

Lời không tả chuyện,

Tiếng chẳng hợp duyên.

Đeo lời mất mạng,

Vướng câu tối lòng.

BÀI THỨ BA MƯƠI TÁM TRÂU QUA KHUNG CỬA

  • Ví như con trâu đi qua khung cửa, đầu, sừng, bốn chân đều đã lọt, sao đuôi lại không lọt được?
  • Lời bàn:

Nếu thấy được chỗ hiểm hốc này, hạ nổi một câu chuyển ngữ, thì trên báo được bốn ơn, dưới độ được ba cõi. Còn nếu chưa, phải nên lưu ý đến cái đuôi kia.

  • Kệ tụng:

Bước tới lọt xuống hố,

Lui về lại hoại thân.

Đuôi kia xem chẳng mấy,

Cớ sao kỳ quái vậy?

  • Công án:

BÀI THỨ BA MƯƠI CHÍN VÂN MÔN SẨY LỜI

Một ông Tăng hỏi Ngài Vân Môn:

  • Quang minh tịch chiếu biến hà sa. Lời nói chưa dứt, Sư vụt hỏi:
  • Chẳng phải thơ của Tú tài Trương Chuyết đó sao? Ông Tăng đáp: Phải.

Sư nói: Sẩy lời rồi vậy!

Về sau Tử Tâm nhắc chuyện lại, bàn rằng:

  • Thử hỏi đâu là chỗ ông Tăng bị sẩy lời?
  • Lời bàn:

Nếu ở đây mà thấy được chỗ dụng bí hiểm của Vân Môn cùng chỗ sẩy lời của ông Tăng, thì có thể làm thầy ở hai cõi trời, người. Còn nếu chưa rõ thì tự cứu mình cũng không xong.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Nước xiết buông câu,

Tham mồi mắc họa.

Miệng vừa mới há,

Tính mạng còn đâu.

BÀI THỨ BỐN MƯƠI ĐÁ ĐỔ TỊNH BÌNH

Hòa thượng Quy Sơn trước ở với ngài Bách Trượng, giữ chức điển tòa. Bách Trượng sắp chọn người đến núi Đại Quy làm chủ trì, bèn dạy Sư cùng ông thủ tòa ra đối đáp trước chúng, xem ai đối đáp giỏi sẽ được phái đi.

Bách Trượng cầm tịnh bình đặt xuống đất, hỏi:

  • Không được gọi là tịnh bình thì gọi là gì? Ông thủ tòa đáp:
  • Không thể gọi là khúc cây.

Bách Trượng quay sang hỏi Sư. Sư bèn đá đổ tịnh bình mà đi.

Bách Trượng cười nói:

  • Ông đệ nhất tòa thua mất hòn núi rồi vậy! Bèn phái Sư đi làm Tổ khai sơn.
  • Lời bàn:

Quy Sơn một phen hăng hái, ngặt rằng vẫn không vượt qua được

cái bẫy của Bách Trượng. Xét lại cho kỹ, té ra bỏ nhẹ lựa nặng. Sao vậy chớ? Tránh khỏi bưng mâm, lại bị mang gong sắt.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Đong đếm, so đo, bỏ hết đi,

Thẳng đường xông phá há hiềm chi.

Cửa ải Tông sư ngăn chẳng được,

Giơ chân đá phắt, Phật ra gì.

BÀI THỨ BỐN MƯƠI MỐT ĐẠT-MA AN TÂM

Sơ Tổ Đạt-ma ngồi ngó vách. Nhị Tổ đứng giữa tuyết, tự chặt tay mà thưa:

  • Tâm đệ tử không an, xin Ngài an cho. Sơ Tổ dạy:
  • Đưa tâm đây ta an cho. Nhị tổ thưa:
  • Đệ tử tìm tâm mãi không được. Sơ Tổ nói:
  • Ta an tâm cho ông rồi đó.
  • Lời bàn:

Lão già Hồ sún răng, mười vạn dặm dong thuyền vượt biển mà đến, thiệt quả là không gió mà nổi sóng. Sau rốt truyền thụ được cho một người, lại sáu căn không đủ. Hỡi ơi, Tạ Tam Lang ( Huyền Sa Sư Bị ) không biết bốn chữ!

    • Kệ tụng:
    • Công án:

Sang Đông chỉ thẳng,

Bày chuyện trao truyền.

Náo loạn chùa chiềng,

Nguyên do tại lão.

BÀI THỨ BỐN MƯƠI HAI NỮ NHÂN XUẤT ĐỊNH

Một hôm Phật giảng pháp, có chư Phật mười phương tụ hội. Ngài Văn-thù đến đó, gặp lúc chư Phật vị nào đều trở về quốc độ vị đó, chỉ còn lại một nữ nhân đến gần Phật tòa mà nhập định. Văn-thù bạch Phật:

  • Nữ nhân nào mà lại đến gần được Phật tòa, còn tôi thì lại không đến gần được?

Phật dạy Văn-thù:

  • Ông cứ khiến nàng xuất khỏi tam muội mà tự hỏi lấy.

Văn-thù đi quanh nữ nhân ba vòng, búng tay một cái, rồi nâng lên đến trời Phạm thiên, lại dùng đủ hết các môn thần lực mà không sao thức nàng được.

Phật dạy:

  • Dù cho trăm ngàn Văn-thù cũng không thể khiến nàng ra khỏi định được. Ở phương dưới, qua khỏi số quốc độ nhiều bằng số cát của mười hai ức sông Hằng, có Bồ-tát Võng Minh mới có thể thức nàng được.

Liền đó ngài Võng Minh từ dưới đất vọt lên chấp tay bái Phật. Phật sai Võng Minh đến thức nữ nhân. Võng Minh đến bên nàng, búng tay một cái, nàng liền xuất khỏi định.

  • Lời bàn:

Lão Thích-ca dựng ra tuồng này đâu phải là chuyện chơi? Thử hỏi, Văn-thù là thầy của bảy vị Phật, sao lại không thể làm nàng kia xuất định được? Võng Minh mới chỉ là Bồ-tát Sơ địa sao lại làm được việc ấy? Nếu chỗ này mà thấy cho được chính xác, thì dù nghiệp thức mênh mang, vẫn Na-già đại định.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Thức được, thức không được,

Hai đàng vẫn tự do.

Đầu thần cùng mặt quỷ,

Lận đận mà phong lưu.

BÀI THỨ BỐN MƯƠI BA GẬY TRÚC CỦA THỦ SƠN

Hòa thượng Thủ Sơn giơ gậy trúc trước chúng mà nói:

  • Này các ông, nếu gọi là gậy trúc thì xúc phạm, không gọi là gậy trúc thì trái nghịch. Vậy gọi là gì?
  • Lời bàn:

Gọi là gậy trúc thì xúc phạm, không gọi là gậy trúc thì trái ngịch.

Không được có nói, không được không nói, đáp mau, đáp mau!

  • Kệ tụng:

Gậy trúc giơ ra,

    • Công án:

Lệnh ban tha giết.

Xúc nghịch cùng hòa, P

hật, Tổ xin tha.

BÀI THỨ BỐN MƯƠI BỐN CÂY GẬY CỦA BA TIÊU

Hòa thượng Ba Tiêu nói với Tăng chúng:

  • Các ông có cây gậy, tôi cho các ông cây gậy. Các ông không có cây gậy, tôi đoạt cây gậy của các ông.
  • Lời bàn:

Để vịn qua khe khi cầu gãy, để tìm về xóm lúc không trăng. Nếu gọi đó là cây gậy thì vào địa ngục như tên bắn.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Khắp cùng dầu sâu cạn,

Cũng tùy tay nắm thôi.

Chọc trời cùng chống đất,

Nếp nhà rạng nơi nơi.

BÀI THỨ BỐN MƯƠI LĂM KẺ ẤY LÀ AI?

Ngài Pháp Diễn ở Đông Sơn nói:

  • Thích-ca, Di-lặc còn là tôi đòi của kẻ ấy. Thử hỏi kẻ ấy là ai?
  • Lời bàn:

Nếu thấy rõ kẻ ấy, ví như ở giữa ngã tư mà gặp ngay thân phụ mình, chẳng cần phải hỏi người khác xem đó có phải không.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Cung người chớ dang,

Ngựa người chớ cưỡi.

Người lầm chớ vạch,

Người hay chớ màng.

BÀI THỨ BỐN MƯƠI SÁU ĐẦU SÀO TIẾN THÊM

Hòa thượng Thạch Sương nói:

  • Đầu sào trăm thước làm sao tiến thêm?

Có vị cổ đức lại nói:

Đầu sào trăm thước đã ngồi lên,

Thấy đạo mà chưa thật nhập chân.

Trăm thước đầu sào, cần bước nữa,

Mười phương thế giới hiện toàn thân.

  • Lời bàn:

Bước thêm được, nhào thân được, còn ngại chỗ nào mà không xưng tôn? Tuy như vậy, thử hỏi đầu sào trăm thước làm sao tiến thêm? Hừ !

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Mù mắt trên chớp trán,

Nhận lầm hướng sao soi.

Liều thân mà bỏ mạng,

Đứa mù dẫn lũ đui.

BÀI THỨ BỐN MƯƠI BẢY BA CỬA CỦA ĐÂU SUẤT

Hòa thượng Đâu Suất Duyệt đặt ra ba cửa để hạch hỏi người học rằng:

  • Lặn lội tìm học, chỉ mưu thấy tính, vậy tính ở đâu? Biết được tính mình mới thoát sinh tử, vậy khi nhắm mắt buông tay làm sao thoát? Thoát được sinh tử mới biết chỗ mình đi về, vậy khi tứ đại tan rã, mình đi về đâu?
  • Lời bàn:

Nếu nơi đây mà hạ được ba câu chuyển ngữ thì ở đâu cũng làm chủ được, nơi nào cũng là nhà được. Còn nếu chưa, đồ ăn dở dễ no, nhai kỹ khó đói.

  • Kệ tụng:
  • Công án:

Một niệm xem cùng vô lượng kiếp, Chuyện đời vô lượng chính là đây. Giờ đây một niệm bằng nom thấy, Là thấy ai kia thấy niệm này.

BÀI THỨ BỐN MƯƠ TÁM MỘT ĐƯỜNG CỦA CÀN PHONG

Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Càn Phong:

  • Chư Bạc-già-phạm mười phương cũng chỉ một đường Niết-bàn, không biết đầu đường ở đâu?

Sư cầm gậy vạch một đường nói: Đây!

Sau có ông Tăng đem chuyện ấy hỏi ngài Vân Môn. Vân Môn cầm quạt giơ lên bảo:

  • Quạt nhảy một cái lên tận tầng trời thứ ba mươi ba, gõ lỗ mũi Đế Thích. Con lý ngư ngoài biển Đông đánh một hèo, trời mưa như trút.
    • Lời bàn:

Một người đi dưới biển sâu, bụi bay mù mịt; một người đứng trên đỉnh cao, sóng trắng ngất trời. Nắm đứng, buông đi, mỗi bên đều trỏ ngón mà nêu rõ tông phong, thật giống hai con ngựa chạy đụng vào nhau. Trên đời e chẳng ai rõ được lẽ đó. Xét lại cho kỹ, cả hai ông lão đều không biết đầu đường ở đâu.

  • Kệ tụng:

Chưa bước chân đi đã đến rồi,

Môi chưa hé mở đã nên lời.

Cho dù trăm việc đều như thế,

Còn một đường lên phải biết noi.

LỜI CUỐI SÁCH

Từ xưa, những cơ duyên truyền dạy của Phật và chư Tổ đều là ngay đâu chỉ đó, vốn không có lời thừa, cốt lột sọ mở mắt cho người nghe, chỉ cần người học ngay đó mà nhận lãnh, khỏi tìm kiếm đâu xa. Kẻ linh lợi vừa nghe nêu lời là đã biết ý trỏ vào đâu. Tuyệt chẳng ngõ ngách, cũng không tầng bậc. Vẫy tay qua ải, khỏi hỏi phép quan. Há chẳng nghe Huyền Sa bảo: “Không cửa là cửa giải thoát, không ý là ý người đạo”. Và Bạch Vân bảo: “Biết rõ làu làu rằng chỉ là cái đó, sao qua chẳng lọt?” Nói như vậy lại cũng chỉ như đất đỏ nhồi sữa mà thôi. Qua được cửa “vô môn”, sớm đã là thiệt thòi cho Vô Môn tôi. Còn nếu không qua được, thì lại cô phụ tự mình. Cho nên nói: “Tâm Niết-bàn dễ tỏ, trí sai biệt khó sáng”. Trí sai biệt đã sáng, nhà nước tự bình yên.

Năm hôm trước ngày giải hạ, Đầu niên hiệu Thiệu Định.

Đệ tử đời thứ tám dòng Dương Kỳ, Tỳ-kheo Huệ Khai Vô Môn cẩn chí.

(2 ) Thiền Giam, Theo quy giữ cũ, không có giây mà tự ràng buộc, tung hoành vô ngại, ma quân ngoại đạo, giữ tâm lắng trong, thầm soi chiều tà thiền, lung ý vong duyên, đọa lạc vào hầm sâu, tỉnh táo không mê mờ, mang khóa vác xiềng, nghĩ thiện nghĩ ác, địa ngục thiên đường, Phật thấy pháp thấy hai núi Thiết vi, niệm khởi liền giác, đùa giỡn tinh hồn ông, ngớ ngẩn tu tập định, kế sống nhà quỷ, tấn thì mê lý, thối thì trái tông, không tiến không thối, có khí người chết. Lại nói như thế nào giẫm đạp, đời nay nỗ lực phải rõ biết, không có giáo pháp nhiều kiếp chịu các tai ương.

TAM QUAN CỦA NGÀI HUỲNH LONG

Tay ta sao giống tay Phật, sờ mó được đầu gối sau lưng, bất giác cười lớn ha ha, xưa nay toàn thân là tay.

Chân ta sao giống chân lừa, khi chưa cất bước giẫm đạp, một phen mặc tình đi khắp bốn biển, đi ngược nhành dương ba chân.

Mọi người có cái sinh duyên, mỗi mỗi thấu suốt căn cơ, Na Tra chỉ xương lại cha, Ngũ Tổ há nhờ duyên cha.

Tay Phật, chân lừa sinh duyên, chẳng phải Phật chẳng đạo chẳng phải thiền, chớ lấy làm lạ không cửa nẻo nguy hiểm hết hết nạp tử oan sâu

Thụy nham cận ngày có Vô Môn

Một là lượm lặt thắng sàng phán xưa nay

Con đường phàm Thánh đều dứt đoạn

Bao nhiêu sâu bọ khởi lôi âm.

Thỉnh Thủ tòa Vô Môn

Lập núi tăng vâng theo kệ từ tạ

Mùa xuân Canh dần tiếp nối định.

Sách vô lượng (Tông thọ)

Đức Đạt-ma từ Tây Trúc, bất chấp văn tự, chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật, nói cái trực chỉ, đã là uẩn khúc, lại nói thành Phật, là phải không ít. Đã là Vô Môn nhân rất có liên quan, tâm Phật rất ghét thinh lưu bố. Vô Am muốn thêm một tiếng lại thành bốn mươi chín tắc ngữ, trong ấy vài câu sai lầm, lựa bỏ ra chọn lấy mi mao. Trùng khắc vào mùa hạ Ất tỵ, Thuần Hựu.

Kiểm xét quân Tiết độ sứ Kinh Hồ An vào năm Ninh Võ Thiếu Bảo đưa ra đặt để Đại sứ gồm đền điền Đại sứ kiêm quỳ lộ sách ứng Đại sứ kiên tri Phu Gia Lăng Quận Hán khai quốc công ban ấp có hai ngàn một trăm hộ, bổng lộc phong đất cho trăm họ.

Mạnh Củng làm lời bạt

Lão thiền Vô Môn làm bốn mươi tám tắc ngữ, phán đoán công án cổ đức rất giống bán bánh ráng, khiến người mua về nhà hả miệng ăn vào nuốt nhả không được. Song tuy như vậy, An Vãn muốn đến Từ nhiệt lư ngao, lại đánh một gậy chân thành mấy đại diễn, lại vẫn giống như đưa tiễn trước. Chưa biết Lão sư từ dưới răng chỗ nào, như một miệng nhai được, phóng ra ánh sáng chấn động địa, nếu vẫn chưa được, cũng thường thấy ở bốn mươi tám câu, đều thành đi trên cát nóng, nói mau nói mau.

TẮC NGỮ THỨ BỐN MƯƠI CHÍN

Trong kinh nói: Thôi thôi không cần nói pháp ta nhiệm mầu khó nghĩ bàn. An Vãn nói: “Pháp từ đâu đến, nhiệm mầu từ đâu có, lúc nói lại sinh cái gì, đâu chỉ lắm lời tốt đẹp, vốn là Thích-ca nhiều lời, Lão Tử đây tạo tác yêu quái, khiến trăm ngàn con cháu bị dây sắn trói ngược, chưa được ló đầu ra, giống như câu nói đúng dày đặc đây, muỗng khiêu không lên, nồi đất chưng không chín, có bao nhiêu lầm nhận.

Có người bèn hỏi: Rốt ráo làm thế nào đoạn kết, An Vãn hợp mười móng tay nói thôi thôi không cần nói pháp của ta nhiệm mầu khó nghĩ bàn, lại mau bỏ hai chữ nghĩ bàn, đánh cái tương tư tửu viên, chỉ bày chúng nhân. Đại tạng có năm ngàn quyển, Duy-ma môn bất nhị, đều cho ở trong đó.

Tụng rằng:

Lời lửa là đèn

Quay đầu không đáp lại.

Duy bại thức bại

Một phen hỏi liền lãnh hội.

Sơ kết sách của An Vãn ở Hồ Ngư Trang vào mùa hạ năm Bính ngọ, Thuần Hựu.

Vì bản xưa bị tiêu diệt, công trùng khắc lại đã xong, bản đây để ở chùa Quảng Viên Thiền núi Châu Đâu-suất Võ Tạng.

Ngày mười ba tháng mười Ất dậu Ưng Vĩnh, Tỳ-kheo Cán Duyên thường thâu tập.