ma sái

Phật Quang Đại Từ Điển

(磨灑) Phạm: Màwa. Pàli: Màsa. Cũng gọi Ma sa, Ma sa ca (Phạm: Màwaka,Pàli: Màsaka). Hán dịch: Tiền, Đồng tiền. Loại tiền tệ thông dụng ở Ấn độ vào thời cổ đại. Về giá trị thì 80 bối xỉ (Phạm: Kaparda) là 1 ma sái, 20 (hoặc 12, 16, 40) ma sái là 1 ca lợi sa bát na (Phạm: Kàwàpaịa). Theo sự qui định của Luật bộ, nếu tỉ khưu lấy trộm 5 (hoặc 3, 4, 10) ma sái (tức ¼ ca lợi sa bát na) trở lên thì phạm tội Ba la di, bị đuổi ra khỏi tăng đoàn. Tỉ lệ giữa ca lợi sa bát na và ma sái nói trên tùy theo thời đại và địa phương mà có khác nhau. Theo luật Tứ phần quyển 1, thì 1 ma sái tương đương với 1 tiền đời xưa của Trung quốc; như vậy, nếu lấy trộm 5 ma sái, số tiền rất nhỏ, mà phạm trọng cấm thì e rằng điều này có chỗ lầm lẫn. Bởi thế, trong Nhất thiết kinh âm nghĩa quyển 60, ngài Tuệ lâm đời Đường bác bỏ thuyết này và chỉ ra rằng, 1 ma sái tương đương với 80 tiền của Trung quốc, mà 5 ma sái thì tương đương với 400 tiền, chứ không phải 5 tiền. Ngoài ra, Màsa tức là loại đậu thúc mà tên khoa học là Phaseolus radiatus. Do đó suy ra thì 1 ma sái tương đương với giá trị của 1 hạt vàng to bằng hạt đậu thúc. [X. Căn bản tát bà đa bộ luật nhiếp Q.2; Thiện kiến luật tì bà sa Q.8; luật Thập tụng Q.52; Câu xá luận bảo sớ Q.22; Huyền ứng âm nghĩa Q.21].