Bát Kiêu

Bát Kiêu
Chưa được phân loại

bát kiêu

Phật Quang Đại Từ Điển

(八憍) Tám kiêu. Kiêu, hàm ý ngạo mạn, khoe khoang. Nghĩa là người có tính hay khoe mình hơn người, như loài chim bay trên cao mà khinh thường những gì ở dưới. Bởi thế, Pháp hoa văn cú quyển 6 mới dẫn kinh Văn thù vấn, đem tám thói kiêu phối với tám giống chim: 1. Thịnh tráng kiêu như si (con cú tai mèo). Nghĩa là kẻ cậy mình mạnh khoẻ to lớn mà lấn lướt người yếu kém, như con cú tai mèo, cậy mạnh hiếp yếu. 2. Tính kiêu như kiêu (loài chim cú vọ). Nghĩa là kẻ cậy giòng giống của mình to mạnh, mà khinh khi lấn lướt người khác, như loài chim kiêu bất hiếu, ăn thịt mẹ nó. 3. Phú kiêu như điêu (chim cắt). Nghĩa là kẻ cậy mình giàu có, nhiều của, mà lấn lướt người khác, như loài chim cắt cậy thế mạnh, bắt nạt các chim khác. 4. Tự tại kiêu như thứu (chim ưng), nghĩa là kẻ cậy mình to lớn, làm theo ý muốn mà được tự tại, lấn lướt người khác, như loài chim ưng ăn ở trong rừng, đi, ở tự do. 5. Thọ mệnh kiêu như ô.., nghĩa là kẻ cậy mình tuổi cao, khinh khi người khác, như loài quạ mớm mồi cho quạ già, sống lâu không chết. 6. Thông minh kiêu như thước .., nghĩa là cậy mình sáng suốt lanh lợi, lấn lướt người khác, như tính chim khách rất thông minh, hay báo tin lành, dữ cho người. 7. Hành thiện kiêu như cưu .., nghĩa là kẻ cậy mình làm được chút việc tốt, liền khinh dễ người có đức, như chim tu hú tuy hiền, nhưng không tự biết mình vụng về. 8. Sắc kiêu như cáp.., nghĩa là kẻ cậy mình có nhan sắc, khinh thường lấn lướt người khác, như loài chim bồ câu, tuy đẹp hơn các loài khác, nhưng lại đa dâm, vì thế gọi là sắc kiêu như cáp.

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

Bảo vệ: 42 Hnads

Không có trích dẫn vì bài này được bảo vệ.

Chưa được phân loại

Bao La Tình Mẹ

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi,

Chưa được phân loại

Công Đức Phóng Sanh

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH   LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH LỜI DẪN CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ? CHUƠNG II: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH CHUƠNG III: NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA LỊCH ĐẠI TỔ SƯ Đại sư Trí Giả Đại sư...
Chưa được phân loại

Thư gởi Hoằng Nhất thượng nhân

Giảng Khởi Tín Luận bất tất phải tuân theo Liệt Võng Sớ, nhưng quyết chẳng thể nói Liệt Võng là sai.

Chưa được phân loại

Tạ Tình

TẠ TÌNH Thơ: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm Nhạc: Minh Huy Tiếng hát: Chi Huệ    Tạ tình Thơ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm Em đã nợ anh một phiến tình Đã từng trả hết thuở ngày xanh Từ trăm năm trước, trăm năm...