Ban Túc Vương

Ban Túc Vương
Chưa được phân loại

ban túc vương

Phật Quang Đại Từ Điển

(斑足王) Ban túc, Phạm: Kalmàwapàda, Pàli: Kammà-sapàda. Dịch âm là Cu sa ba đà vương, Kiếp ma sa ba đà vương, Ca ma sa bạt vương, Yết ma sa ba la vương. Còn gọi là Bác túc vương. Lộc túc vương. Là tên vua trong chuyện cổ bản sinh. Về lí do tên ban túc, cứ theo kinh Hiền ngu quyển 11 phẩm Vô não chỉ man chép, thì cha của vua này là Ba la ma đạt đã tư thông với sư tử mà sinh ra vua, hình dáng thì giống người, duy có chân thì loang lổ, nhiều màu sắc, vì thế gọi là Ca ma sa ba đà. Kinh Đại thừa nhập lăng già quyển 6 phẩm Đoạn thực nhục, gọi là Ban túc, kinh Tạp thí dụ quyển thượng kinh thứ 8, gọi là Đạm nhân vương (vua ăn thịt người), kinh Lục độ tập quyển 4 kinh Phổ minh vương gọi là A quần. Cứ theo kinh Bản sinh 537 bằng văn Pàli truyện Đại tuđàtốma (Mahàsutasomajàtaka) chép thì đồng tử Ba la ma đạt (Brahmadatta-Kumàra) vốn là con vua nước Ba la nại (Bàrànasì). Đã từng với vương tử Tu đà tố ma (Sutasoma) con vua nước Câu lưu (Kuru), du học tại Đức xoa thi la (Takkasilà), nhà vua là Dạ xoa, có thói quen ăn thịt người, nên rất nhiều người đã bị nhà vua ăn thịt. Vì thế mà nhân dân trong nước oán ghét, bèn đuổi vào rừng, song vẫn không bỏ được thói ác ăn thịt người. Một hôm, đuổi bắt một người Bà la môn để ăn, không may bị thương ở chân, nhà vua mới cầu khấn thần cây Ni câu luật đà (Nigrodha), nếu khỏi sẽ hậu tạ thần cây. Chân khỏi, lại bắt cả bạn học cũ và nhiều người khác gồm một trăm linh một người. Sau nhân được nghe một bài kệ của Phật Ca Diếp (Kassapa) do từ cửa miệng một người Bà la môn nói ra, hơn nữa, lại được vua Tu Đà Tố Ma giáo hóa, bèn phóng thích mọi người, không ăn thịt nữa, rồi trở về nước lên ngôi lại. Vua Tu đà tố ma đây tức là tiền thân của đức Thế tôn. Nhưng sự tích Ban túc vương được chép trong kinh Nhân vương bát nhã có khác với truyện được ghi ở trên. Cứ theo kinh Nhân vương bát nhã quyển hạ nói về nhân duyên xuất gia của vua Ban túc nước Thiên la, bảo rằng nhà vua khi còn là Thái tử, từng đã theo một ngoại đạo học tà giáo, muốn lấy đầu của một nghìn ông vua để tế thần voi. Sau khi lên ngôi, đã có được chín trăm chín mươi chín vua rồi, lại đi lên phía bắc gặp vua Phổ Minh, vua Phổ Minh thỉnh Bách pháp sư giảng kinh Bát nhã cho nghe mà tỏ ngộ, rồi đến nước Thiên La, vì chín trăm chín mươi chín vua mà tụng kệ kinh Bát nhã, vua Ban túc cũng nghe pháp, được Không tam muội, bèn xuất gia, chứng Vô sinh pháp nhẫn. [X. kinh Bồ tát bản hạnh Q.hạ; kinh Tăng già la sát sở tập Q.thượng; luận Đại trí độ Q.4]. (xt. Tu Đà Tố Di Vương).

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

[Video nhạc] Bông Hồng Tôn Kính Mẹ Cha

Bông Hồng Tôn Kính Mẹ Cha Dương Đình Trí, Lệ Thủy
Chưa được phân loại

Phật Học Từ Điển (Sanskrit – Pali – Việt)

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY SANSKRIT/PALI-VIETNAMESE Thiện Phúc Tổ Đình Minh Đăng Quang
Chưa được phân loại

Đại Thừa Khởi Tín Luận (Cao Hữu Đính)

SỐ 1666 ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN Bồ-tát Mã Minh tạo luận Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Cao Hữu Đính dịch ra Việt văn   Chương 1 Tông Chỉ và Mục Đích Quy mạng đấng Đại Bi Đủ ba nghiệp tối thắng Ý...
Chưa được phân loại

Ý Nghĩa Ba Cái Lạy Của Phật Giáo

Như thế thì bản chất Phật và chúng sinh vốn là “không tịch” lặng lẽ, tạm gọi là chân tâm.

Chưa được phân loại

Phật Học Từ Điển (Anh – Việt)

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY ENGLISH-VIETNAMESE Thiện Phúc Tổ Đình Minh Đăng Quang
Chưa được phân loại

Tạ Tình

TẠ TÌNH Thơ: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm Nhạc: Minh Huy Tiếng hát: Chi Huệ    Tạ tình Thơ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm Em đã nợ anh một phiến tình Đã từng trả hết thuở ngày xanh Từ trăm năm trước, trăm năm...