BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC
Cố Hòa thượng Thích Giác Khang
TUẦN 20
Giảng ngày 26-04-2004 âm lịch
Thì tôi cũng xin thưa trước, cái vấn đề giảng này nó hơi khó, tôi thì bạo gan tôi giảng thôi, chớ thì thiếu sót nhiều á, bài làm của chư Phật tử cũng thiếu xót nhiều, nhưng mà qua nhiều bài giảng của tôi thì nó đầy đủ, chớ một bài thì nhiều khi tôi giảng phương diện này tôi bỏ quên phương diện khác. Thì hôm nay tôi thấy cũng chưa đầy đủ, chúng ta giảng thêm một lần nữa, hoặc là 2-3 không chừng, thì chúng ta mới đi vào bài Kinh Sáu Sáu. Vì đây là căn bản của tất cả Phật pháp từ người Trời tới Alahán và chư Bồ Tát và Như Lai.
Thì chúng ta lật cái bảng lại. Thì ở đây Vô Chất Tánh Cảnh thì ở đây chúng ta thấy bất biến, phi không gian phi thời gian, tức Chân Như Tịnh, tức là thể võ trụ.
Còn Hữu Chất Tánh Cảnh là chuyển biến đứng lặng, hay là thời gian phi không gian, cái này thiếu nè, tôi không để ý, cái này được nhưng mà thiếu. Thời gian phi không gian và thời gian tương ưng, tức là chuyển biến này chuyển biến đứng lặng cùng với chuyển biến xao động luôn, chớ không có chuyển biến đứng lặng không. Cái Hữu Chất Tánh Cảnh này đó chuyển biến đứng lặng cùng với chuyển biến xao động, tức là thời gian phi không gian, và thời gian không gian tương ưng, tức là Chân Như Động.
Chân Như Động thì nó bao trùm cả hai chuyển biến. Cái đó tôi không để ý, sau đó tôi có giảng lại, phải không? Tôi có giảng trên bảng, tôi có giảng kỹ á, cái này sao tôi không để ý.
Thì Alaya võ trụ do một niệm bất giác, đó là căn bản vô minh (Cái này thì Alahán chưa phá được, cái này phải Bồ Tát phá rồi đi đến qua Như Lai) thì mới lọt xuống Alaya cá nhân, tức là ở đây Chân với Vọng hòa hiệp.
Mà chân chúng ta biết chân ở đây tức là từ Chân Như Tịnh, tức là Vô Chất Tánh Cảnh nó lọt xuống đây thì nó làm cái kiến phần.
Còn cái do nó vọng, do một niệm bất giác thì nó chiếu soi thôi, Vô Chất Tánh Cảnh là chiếu soi mà không có tự chiếu soi, rồi do một niệm bất giác nó mới tự chiếu soi, tôi nói: nó muốn hồi quang phản chiếu, nó muốn thấy cái bản mặt song song của nó đấy, thành ra nó chuyển biến chậm lại, thì không kêu là Chân Như Tịnh nữa, thì bắt đầu có thời gian mà chưa có không gian. Thì chúng ta gọi đó là, chúng ta gọi cái đó là cái gì? Cái đó tức là tướng phần của Alaya.
Còn cái Chân Như Tịnh tức là kiến phần của Alaya. Tướng phần của Alaya kêu là Hư Vô vi tế.
Cái này phải viết bảng mới được, vừa viết bảng vừa giảng. Cái đó là mặt trăng thứ nhứt đấy.
Thành ra ở đây Alaya của cá nhân gồm có chân vọng hỏa hiệp, chân tức là vô chất tánh cảnh đấy, tức là kiến phần, phần đó là chân, tức là phi không gian phi thời gian. Nhưng mà khi nó chịu sự chiếu soi rồi thì nó đứng lặng cho nên nó chậm lại, thành ra không thể kêu là phi không gian phi thời gian nữa, mà bắt đầu chuyển biến chậm, thì kêu đó là Hu Vô vi tế, tức là tướng phần vậy.
Thành ra có cái bảng thì dễ trình bày hơn, hén, tôi nói một chút nữa tôi lên tôi viết, hén. Rồi nó bắt đầu xuống cấp nữa thì thành mặt trăng thứ hai, thì cái Hư Vô vi tế, hồi nãy tướng phần bây giờ xuống đây nó trở thành kiến phần. Thì nó chiếu soi và tự chiếu soi thành ra chậm lại nữa, thành ra không thể kêu là Hư Vô vi tế, mà kêu là Hư Minh le lói chiếu soi. Thành ra hồi nãy Hư Vô vi tế là kiến phần, xuống đây thành tướng phần, thì cái chuyển biến chậm lại kêu là Hư Minh le lói chiếu soi, đây là mặt trăng thứ hai.
Rồi nó xuống cấp nữa thành mặt trăng thứ ba, thì cái Hư Minh le lói chiếu soi trở thành kiến phân của mặt trăng thứ ba. Hồi nãy nó là tướng phần của mặt trăng thứ hai, bây giờ nó là thành kiến phần của mặt trăng thứ ba. Thì nó chiếu soi và tự chiếu soi chậm lại nữa, thì thành ra vọng tưởng dung thông. Tới đây là hết. Rồi bắt đầu nó trở lên lại. Đây là cái phần hôm trước tôi đã giảng kỹ.
Bây giờ chúng ta qua phần xao động là phần khó khăn nhứt của chúng ta. Phần này đó, cái pháp này ngã không có thì còn lại cái pháp, nhưng mà nếu mà cái ngã này, đã dứt cái ngã thì lấy gì mà chấp pháp, bị vì ngã làm sao thì pháp như vậy.
Ngã là người thì pháp là nước. Còn ngã là loài thủy tộc thì bây giờ pháp đó trở thành nhà ở không khí.
Như vậy dứt cái ngã này, không cỏn pháp, thì lấy cái gì chấp pháp? Thì cái câu này rất có lý. Hồi đó tôi cũng thắc mắc cái chỗ này, rồi sau tôi qua học Duy Thức sâu tôi nắm được cái phần này, tôi biết cái pháp không phải là pháp này.
Nó có hai cái pháp:
– Pháp này là pháp chuyển biến chu kỳ, ngã và pháp tương ưng với nhau, ngã làm sao thì pháp như vậy, pháp làm sao thì ngã như vậy.
– Còn một cái pháp là pháp này, pháp là phần đứng lặng này, mà cái này ít có ai giảng, đi sâu vào Duy Thức mới nắm được cái này. Mà không nắm được cái này thì không trở về cái Chân Như, không đắc quả được. Nắm được cái này chỉ đắc quả Alahán thôi, còn Bồ Tát là không đắc được.
Thành ra theo tôi, cái pháp chấp đây là muốn nói rằng cái nhận thức và đối tượng đều không có hình tướng hết, chỉ là hào quang mà thôi, hào quang rực rỡ, rồi hào quang chuyển biến chậm lại, hén. Còn hào quang rực rỡ lại trở nên le lói. Còn hào quang le lói trở nên dường như cô đọng lại. Thế là hết. Thành ra một vị đắc quả Alahán rồi nhập vào Vô Chất Tánh Cảnh này thì vẫn thấy cái phần này chuyển biến như thường, nhưng mà phần này thì mất, phần Chân Như xao động này mất, không cỏn. Thành ra từ Địa Ngục tới cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, Dục Giới, sắc Giới, Vô Sắc Giới đối với vị Alahán khi nhập vào diệt thọ tưởng định là không còn nữa, nhưng mà cái này vẫn còn. Bị cái này là chuyển biến đứng lặng mà, nó cứ lên xuống lên xuống hoài, dầu cho đắc quả gì nó cũng lên xuống hết. Còn nếu mà chịu ra giáo hóa thì phần uế Độ này mới hiện ra, còn không thì nó vẫn ẩn nhu thuờng, nó vẫn ẩn nhu thường, hén.
Bây giờ chúng ta trở lại một chút. Cái này hiểu rồi hén? Tôi bôi á. Bây giờ chúng ta qua cái Căn Trần Thức này đó là nói về cõi uế Độ, hén. Bây giờ cũng Căn Trần Thức này chúng ta qua cõi Tịnh Độ. Bây giờ tôi giảng lại cho kỹ một chút, Căn Trần Thức này nè.
Thì bây giờ chúng ta thí dụ niệm Phật chẳng hạn. Niệm Phật thì tôi đang niệm Phật, hén, thì bây giờ nếu mà tôi có cái cảm giác vui, tôi nhập vô Nhị Thiền, hén.
Sơ Thiền là có ly dục mà sanh hỷ lạc. Tức là tôi phải niệm Phật thắng, niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, hai cái này thắng, là ly dục, ly những cái dục vọng của tôi, nhũng cái tạp niệm của tôi là cái dục vọng, để mà nhứt niệm thì tôi được cái hỷ lạc.
Còn nếu định sanh hỷ lạc, là tôi không cần niệm Phật nữa mà tự nhiên có tiếng niệm, đó là định sanh hỷ lạc. Thì cái hỷ lạc này tức là thức, cái hỷ lạc này tức là Thức. Còn cái câu niệm Phật tức là Trần, cỏn cái Căn là cái thân, thể xác tôi cảm thấy hỷ lạc, thì cái này là cái Căn, nương vào cái căn để mà có cái hỷ lạc. Thành ra mất cái căn này, thì cái hỷ lạc này nó không còn chỗ nưcmg. Thành ra cái thể xác của tôi là cái Căn, còn cái hỷ lạc của tôi là Thức.
Chúng ta coi chừng lộn cái này, lộn hai cái này. Thành ra ”ngu giả nan phân thức giữ căn” là nan phân chỗ này, rồi một hồi nan phân bên kia nữa.
Thành ra cái Thức là cái cảm giác. Còn cái Căn là cái chỗ mà cảm giác nương để mà phát hiện.
Cũng như hôm trước tôi nói cái ống loa của thùng radio chẳng hạn. Thì cái tiếng nói là tiếng nói của Thức. Còn cái ống loa là chỗ phát hiện tiếng nói, chớ cái ống loa không phải tiếng nói. Và cái Căn này không phải là cái hiểu biết, mà cái hiểu biết chính là Thức. Nhưng mà Thức nếu mà không có Căn này thì nó không phát hiện được, nó không phát hiện được. Cũng như cái tiếng nói, nếu mà không
CÓ cái ống loa thì tiếng nói không phát hiện được, nhưng mà tiếng nói vẫn còn, cái Thức vẫn còn, nhưng mà dưới hình thức ẩn, còn khi có Căn thì nó hiện. Cái này dễ hiểu mà phải không? Phải hiểu chỗ đó.
Còn Trần là cái câu niệm Phật. Nương vào câu niệm Phật thì tôi mới có được cảm giác này. Mà cảm giác này muốn phát hiện là phải nương vào cái xác thân của tôi. Mà nương vào xác thân, cái đó kêu là Căn. Căn là cái rễ. Còn cái Thức là cái biết. Thì cái biết tức là cảm giác biết.
Thì bây giờ chúng ta thấy rằng, khi mà chúng ta ở cái trạng thái Sơ Thiền, ở thiền thứ nhứt đó, thì chúng ta thấy là do chúng ta định tâm để mà thắng cái tạp niệm thì chúng ta có hỷ lạc.
Rồi trạng thái thứ hai do cái dinh, không còn thắng hỷ lạc nữa, định sanh hỷ lạc, thì tự nhiên ngồi xuống là có tiếng niệm Phật, thì có cái căn này, cảm giác vui, đó là Nhị Thiền. Rồi cái Tam Thiền đó thì ly hỷ diệu lạc, là đến đây mất cái Căn. Mất cái Căn đây không phải mất luôn, mà bây giờ cái Căn với Trần nhập một. Bởi chúng ta thấy cái Căn đó nó thuộc về sinh lý, cái Trần nó thuộc về vật lý. Hiểu sinh lý, vật lý không? Tôi có giảng nhiều rồi đó. Cũng nhu cái bảng này vật lý, tức là chua có cái biết, chua có sụ sống, cái bảng này không có sụ sống. Còn nhu con mắt tôi đó, hay là dây thần kinh thị giác thì đây là sinh lý, nó cũng là vật lý nhung mà nó có sụ sống, thành ra cái thọ cảm phải nương vào nó mới phát hiện được, còn cái thọ cảm không thể nương vào cái bảng này phát hiện ra cảm giác, không có nương được.
Thành ra cái sinh lý nó khác với vật lý. Sinh đây là sống, sinh lý. Còn vật lý đây là sự vật thô tháo, nghĩa là chưa có sự sống. Thành ra cái vật lý này là chưa có cái biết. Còn sinh lý này cũng chưa có cái biết nhưng mà cái chỗ để cảm giác nó phát hiện, thành ra nó vi tế hơn. Hai cái này: cái vật lý nó thô tháo hơn, cái sinh lý này vi tế hơn. Thành ra cái bảng này là vật lý. Còn cái tròng đen của tôi là vật lý pha với sinh lý. Còn dây thần kinh thị giác thì hoàn toàn là sinh lý.
Thành ra Đạo Phật rất khó nha, nếu học Duy Thức là rất khó.
Tôi nói lại, nhu cái bảng này là vật lý, cái ghèn con mắt tôi thì cái ghèn là vật lý. Còn tròng đen con mắt của tôi là nửa vật lý nửa sinh lý. Còn dây thần kinh thị giác bắt đầu từ cái tròng đen đưa lên trên óc, đó là hoàn toàn sinh lý. Chỗ này là chỗ cảm giác phát hiện nè, còn cái tròng đen chua phát hiện được, tròng đen chỉ là Nhãn Thức thôi, rồi cái Nhãn Thức đó, Nhãn Thức nửa sắc uẩn đấy. Còn qua Thọ uẩn phải nương vào dây thần kinh thị giác đưa lên óc, rồi thần kinh ở óc cũng là sinh lý nữa, đây mới là sinh lý gốc, sinh lý vi tế hơn. Thành ra coi chừng cái vật lý với cái sinh lý.
– Vật lý là chưa có cái biết.
– Sinh lý cũng chưa có cái biết, mà bắt đầu có cái biết chưa phân biệt.
– Còn cảm giác là có cái biết mà chưa phân biệt.
– Còn tư tưởng là có cái biết mà có sự phân biệt.
Học Duy Thức phải coi chừng hén, mấy cái này mấy cái khó, phải tham thiền á, tôi giảng, rồi nhớ về tham thiền lại, ngay trong con người mình thôi.
Thí dụ cái lỗ tai mình, cức ráy đó là vật lý hoàn toàn, cái màng nhĩ đó nửa vật lý nửa sinh lý. Còn dây thần kinh thính giác từ màng nhĩ đưa lên óc đó, là thuần sinh lý, mà sinh lý kêu là Tịnh Sắc căn đấy.
Rồi bây giờ trên óc có dây thân kinh tiếp nối với cái thần kinh thính giác để nó đưa lên óc để phát hiện tư tưởng, thì cái này kêu là Thắng Nghĩa căn, nó vượt hơn cái Tịnh sắc căn một chút nữa để nó phát ra tư tưởng, Cái dây thần kinh này, Tịnh sắc căn này cũng không phải là cái tư tưởng, mà tư tưởng phải nương vào nó phát hiện, do đó cái tư tưởng rất là vi tế, nó là vô hình. Còn cảm giác nó hữu hình hơn. Còn cái sinh lý vật lý hữu hình hơn nữa, chúng ta có thể thấy được, mà sinh lý phải mổ mới thấy được, mổ con mắt mới thấy dây thần kinh thị giác. Còn cái tròng đen chúng ta có thể thấy được. Còn cái ghèn thì dễ thấy đó là vật lý hoàn toàn, cái cức ráy vật lý hoàn toàn.
Hiểu mài hén? Hơi khó á, tới đây hơi dội rồi đó, rồi chu Phật tử về nhớ hiểu hén
Thì đây cái Căn Trần Thức cõi uế Độ, tức là cõi Ta Bà của chúng ta thì dễ hiểu rồi đấy, hén, là phải có 3 cái- Thành ra nếu mà có cái thấy đó, thì chúng ta thấy phải có 9 duyên, chúng ta học trong Duy Thức có 9 duyên. – Còn cái nghe thì phải có 8 duyên. – Còn mũi, lưỡi, thân thì có 7 duyên. Đây là cái cối uế Độ của chúng ta.
Bây giờ chúng ta ở qua cái đứng lặng này, hén. Cái đứng lặng này thì nó lại không có duyên, đứng lặng thì bây giờ cái Căn – cái Trần – cái Thức, tất cả 3 cái này, cái Trần này là vật lý, cái Căn này là sinh lý, cái Thức này là tâm lý, qua bên đứng lặng này không có căn không có trần không có thức gì hết, tất cả cái này chỉ là một cái vùng hào quang, hào quang sáng, hào quang mờ. Hào quang sáng tức là Chân Như Tịnh, hén, Chân Như Tịnh đây, hào quang mờ tức là Hư Vô vi tế. Thì cái này kiến phần, cái này tướng phần.
Rồi xuống dốc đây thì Hư Vô vi tế tướng phần trở thành kiến phần. Rồi nó chuyển biến chậm nữa thì Hư Minh le lói chiếu soi. Nhưng mà tất cả cái này chỉ là hào quang sáng, rồi mờ, chập chờn le lói, rồi bắt đầu làm như dung thông, tức là làm như có hình nhưng mà chưa có tướng. Thành ra tất cả những cái này là cái bị xuyên suốt và vô lượng vô biên, tức là cùng khắp cả võ trụ, cùng khắp võ trụ. Còn cái này có giới hạn.
Thì bây giờ cái thức này đó thì cũng kêu cái thức, cái thức này cũng như ở bên uế Độ chúng ta kêu là kiến phần, còn bên đây đó là tướng phần, cái này kiến, cái này tướng.
Thì bây giờ cái kiến phần cái thức này đó chuyển biến thành cũng kiến phần nữa nhưng mà nó là trí tuệ, là cái trí, hén, thì cái trí này nó đứng lặng thì cái trần này cũng đứng lặng. Thành ra cái trần này có trần cũng được, mà không trần cũng được. Cái trần này nó chuyển biến chậm, cái kiến phần này là chuyển biến nhanh. Cái này cũng là hào quang, cái này cũng là hào quang, nhưng cái này mờ hon. Còn cái căn này không có, cái căn không có, bên đứng lặng này không có căn, tức là không có con người. Mà không có con người là không có cái ngã, không có cái ngã. Thành ra bên nây, cái điều kiện mà 9 phần, 8 phần, 7 phần là không có. Nó có 9 phần cũng thấy, có 8 phần cũng thấy, 7 phần cũng thấy, mà không có phần nào nó cũng thấy. Thành ra cái này là cái mả chúng ta khó hiểu nhứt, mà trong Thủ Lăng Nghiêm nói: cái thấy, cái nghe, hén, mà Anan thuờng bị lầm.
Đức Phật đua bàn tay hỏi: Anan có thấy không? Thì Anan nói: thấy.
Rồi Ngài để bàn tay xuống hỏi: Anan có thấy không? Anan nói: không thấy.
Rồi Ngài đua bàn tay lên hỏi: có bàn tay của Nhu Lai không? Thì Anan nói: có.
Rồi Ngài để bàn tay xuống hỏi: có bàn tay Nhu Lai không? Anan nói: không.
Rồi Ngài đưa lên một lần nữa hỏi: Con có thấy cái bàn tay Như Lai hay không? Thì Anan thưa rằng: thấy.
Rồi Ngài để bàn tay xuống hỏi: Anan có thấy bàn tay Như Lai không? Anan nói: không. Thì Đức Phật nói: điên đảo, điên đảo.
Lần thứ nhứt Ngài hỏi về uế Độ, thì có đủ 9 duyên mới thấy.
Lần thứ hai Ngài hỏi về Tịnh Độ, tức là cái chuyển biến đứng lặng, chuyển biến đứng lặng thì không có điều kiện.
Khi đưa cái bàn tay lên thì chúng ta thấy là có bàn tay, đó là nói về có bàn tay, tức là nói về sự vật uế Độ, hén, thì tất nhiên có bàn tay. Khi để bàn tay xuống thì không có là phải rồi.
Còn nếu mà đưa bàn tay lên hỏi có thấy không? Thì tức là hỏi về cái tâm.
Mà nếu cái tâm vọng đó thì thấy, mà có sự phân biệt. Còn khi để tay xuống theo cái tâm vọng thì không thấy. Đó là cái cõi uế Độ của chúng ta.
Nhưng mà Ngài muốn chỉ về cái cõi Tịnh Độ, thì cái thấy lúc nào cũng có, thấy là thấy chân tâm đấy, hén. Thì nói, bây giờ đưa tay lên thì cũng phải thấy, mà thấy có bàn tay. Mà khi để tay xuống thì cũng phải thấy chớ, thấy là thấy không có bàn tay nữa. Nếu không thấy lấy gì để thấy bàn tay.
Nhưng mà như cõi uế Độ chúng ta phải có đủ 9 duyên.
Còn cõi Tịnh Độ không cần duyên nào hết, mà nó vẫn thấy được 9 duyên này. Mà nếu 9 duyên này mất nó vẫn thấy là thấy mất hết 9 duyên, chớ cái thấy không bao giờ mất. Thành ra ở đây gọi là cái vô lượng vô biên, và đời đời kiếp kiếp lúc nào nó cũng vẫn còn, nó không bao giờ biến mất.
Còn cái này biến mất, căn – trần – thức biến mất, nếu mà nhập vào diệt thọ tưởng định. Thì căn – trần – thức nó tạo ra tam giới: Dục Giới, Sắc Giới, Vô sắc Giới. Nhưng mà nhập vào diệt thọ tưởng định chớ cái này vẫn còn.
Thành ra căn – trần – thức do cảm giác và tư tưởng mà tạo thành. Cảm giác kêu là thọ.Tư tưởng kêu là tưởng. Thành ra diệt cái thọ với cái tưởng thì tam giới: Dục Giới, sắc Giới, Vô Sắc Giới không cỏn nữa. Thành ra kêu trạng thái Chân Như Tịnh là diệt thọ tưởng định.
Mà bên đây thì không phải thuộc về thọ tưởng, không thuộc về thọ tưởng.
Thành ra cái khó khăn của chư Phật tử là ở chỗ này, ở chỗ này, hén.
Thành ra chúng ta nên nhớ cái thức này:
– Nếu nó là cảm giác đó thì cũng gọi là thức, là cái biết mà chưa phân biệt
– Còn nếu cái thức này chuyển thành tư tưởng, nó cũng là cái biết mà có phân biệt.
Thành ra qua Tứ Thiền:
– Thì cái Nhị Thiền hồi nãy chúng ta giảng đó là: có cảm giác, có tiếng niệm Phật, có cái xác thân cảm thấy lâng lâng, hén.
– Rồi qua tới Tam Thiền đó, thì nó chập chờn le lói, cái căn và cái trần này nó làm như dính liền với nhau. Cái thức cũng vậy nó chập chờn có cảm giác, cảm giác quá cao độ. Thành ra bây giờ cái căn này dường như mất, tức là cái thân mất, chỉ còn cái cảm giác và câu niệm Phật mà thôi, đây gọi là Tam Thiền.
– Niệm Phật ban đầu mình lắng nghe. Thứ nhứt đó là phải tranh đấu với vọng niệm, niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm. Hai cái này nhức nhối lắm, là thứ nhứt.
– Giai đoạn thứ hai là khỏi niệm Phật nữa, ngồi xuống nghe có tiếng niệm Phật.
Nhưng mà có người nghe, có người cảm giác hỷ lạc, và có tiếng niệm Phật hỷ lạc và có cái xác thân hỷ lạc. Đó là giai đoạn Nhị Thiền.
– Còn giai đoạn Tam Thiền thì cái người biến mất, cái này với cái này nhập một, không thể phân biệt nữa, nó chập chờn. Thành ra cái cảm giác dường như vi tế quá, nó dường như có cảm giác dường như không cảm giác. Rồi cái xác thân với cái niệm Phật dường như có tiếng niệm Phật dường như không tiếng niệm Phật, con người dường như biến mất. Thì là trạng thái thứ ba, tức là ly hỷ diệu lạc, bỏ cái hỷ này mà chìm đắm trong cái diệu lạc, là cái cảm giác và câu niệm Phật dường như là một, con người biến mất.
– Rồi qua tới giai đoạn Tứ Thiền thì bây giờ cái Căn này, cái Trần này, cái Thức này phân làm ba. Hồi nãy là đắm nhiễm, tức là có cái biết cảm giác mà không có sự phân biệt. Còn ở đây là bắt đầu ra khỏi cảm giác, thì cái cảm giác này bây giờ biến thành tu tuởng. À! Cái chỗ lạ là chỗ đó. Cái tu tưởng. Tức là người ta không còn cảm giác vui, không còn hỷ nữa, mà trở lại một trạng thái thực tế là cái Căn, cái Trần. Căn là xác thân, Trần là tiếng niệm Phật và tư tưởng là biết mình đang niệm Phật, thì trạng thái này là trạng thái Tứ Thiền.
Tôi muốn chết với trạng thái này. Hồi xưa tôi không phân biệt được trạng thái Tứ Thiền, tôi cứ chìm đắm trong Tam Thiền thôi, chớ tôi ít có ra khỏi trạng thái để đạt trạng thái thứ tư này. Chính thứ tư này cái cảm giác nó biến thành tư tưởng, mà tư tưởng là một sự phân biệt rất rõ ràng, hén.
Thành ra cảm giác chúng ta thường kêu là gì? Cảnh gì? Là cảnh Độc Ảnh. Là một mình mình tạo ra cảm giác rồi mình chìm đắm trong đó, cảm giác này chỉ có mình có thôi. Hén.
Rồi qua tới Tứ Thiền này thì cái Độc Ảnh này biến mất, bây giờ chúng ta thành ra tợ đới chất.
Tự đới chất là gì? Đới là vay mượn, Chất là tánh chất của Phật tánh, mà Tợ là tưong tợ là sửa lại hết không còn, sửa theo cái nghiệp lực, cái tư tưởng phân biệt của mỗi người.
Thí dụ tôi là người thì là nước, thì nước bị sửa. Còn cái nghiệp tôi, tư tưởng tôi là người, tôi phân biệt đây là nước, đây là có tôi, đây là có con mắt đề nhận thấy nước. Thì con mắt đó là Căn, còn cái nước đó là Trần, còn cái tư tưởng của tôi biết được đó là Thức.
Thành ra qua cái Tứ Thiền rồi chúng ta bỏ cái lạc thọ, thì cái cảm giác lúc này chìm đắm trong đó, chúng ta không còn chìm đắm nữa, ra khỏi trạng thái chìm đắm, thì cái Độc Ảnh này biến mất. Độc Ảnh là độc ảnh của chúng ta. Còn tư tưởng đới chất là đới chất của cộng nghiệp, cộng nghiệp người. Thí dụ tôi thấy đây là nước, thì mấy ông bà cũng thấy là nước, hễ con người là thấy nước, nam nữ trai gái gì cũng thấy là nước được hết trơn. Thì đó là đới chất cảnh, cảnh cộng nghiệp, tức là nghiệp chung của loài người.
Còn con cá thì cộng nghiệp con cá nó thấy nhà ở, không khí của nó.
Còn các nhà hóa học thấy H20, thì H20 là của các nhà hóa học. Tất cả các nhà hóa học vào trong phòng hóa học đều là H20 hết. Neu chúng ta vào đó chúng ta phân chất cũng là H20, thì đây là đới chất cảnh.
Mà đới chất cảnh thật sự của nước là gì? là hào quang, là cái này. Chúng ta theo cái nghiệp người chúng ta biến thành đới chất.
Rồi bây giờ chúng ta chìm vô Tam Thiền, chúng ta bỏ đới chất cảnh Tứ Thiền, chúng ta trở lại cái Tam Thiền thì nước biến thành Độc Ảnh. Tôi thấy nước tôi khoái, tôi rửa mặt, tôi uống, tôi thấy thích. Thí dụ nước mưa, có người không thích uống nước mưa, uống nước xá xị, coca-cola ngon hơn. Thì cái này là cái độc ảnh cảnh của mỗi người.
Cũng đồng thời là nước hết, nhưng mà người thì thích nước cà phê, người thích nước coca-cola, tôi sợ tôi thích nước khoáng thôi, hoặc là nước gạo lứt thôi. Thì đó là cái Độc Ảnh cảnh của mỗi người, cái này không còn là đới chất nữa.
Thành ra cái Độc Ảnh cảnh là cái thích của từng cá nhân, thành ra kêu là cảm giác, tức là không có phân biệt nữa, chìm đắm trong đó.
Có người thích cà phê tới nghiền, tới cữ mà không có là ụa. Có người ghiền thuốc, mà không hút thuốc là chịu không nổi, … thì đó là Độc Ảnh cảnh. Nhưng mà tôi thì cái mùi thuốc tôi chịu không nổi nữa đừng nói hút, thì cái này là cái Độc Ảnh cảnh cái tôi, hén.
Còn nhìn thấy thuốc là thuốc, aỉ cũng nhìn thấy thuốc là thuốc, tôi cũng nhìn vậy, mà mấy ông bà cũng nhìn vậy. Nhung mà người thích người không thích, thì cái đó là Độc Ảnh cảnh.
Thành ra chúng ta thấy cái Độc Ảnh ỉà sống bằng tình.
Thành ra trong Thủ Lăng Nghiêm nói: “Thuần tình tất đọa, mà thuần tưởng tất thăng”.
Cái tưởng này cỏn đưa tới cõi trời Vô sắc nữa đấy.
Còn cái tình thì đưa xuống tới địa ngục, hén.
Thành ra chúng ta thấy Độc Ảnh này độc đáo. Cái đới chất này cũng độc đáo.
Bây giờ hiểu kịp chua? Bữa hỗm tôi không có phân biệt cái này.
Bây giờ chúng ta qua cái Xao Động, rồi chúng ta trở lại cái giải thích này từng chúng sanh một ở trong đó, thì cái này phức tạp đấy, phức tạp đấy. Cố gắng nghe hén.
Được chưa? Tôi trở lại cái Căn – Trần – Thức một chút, để rồi chúng ta qua, nó hơi khó.
Ở cõi Uế Đô có:
Căn là: mắt tai mũi lưỡi thân, đó là Căn.
Còn Trần đây đối diện của sự vật, sự vật bị thấy.
Còn cái Thức này là cái thấy, cái biết.
– Cái thấy thường thường người ta kêu là kiến.
– Còn cái biết kêu là tri.
Thì cái kiến này tức là câm giác vây. Cái danh từ Đạo Phật nó khó lắm, nó tùm lum hết. Rồi khi mà chúng ta nắm được thì dễ thôi.
Còn cái Tri này là tư tưởng, vậy tư tưởng tức là Tri, Tri là biết. Vậy tư tưởng cái biết này có sự phân biệt. Có phân biệt cho nên mình không mê mờ.
Thì cái anh này là anh Tề Thiên nè, ảnh nhướng con mắt lên ảnh biết là ma, biết là Phật liền.
Còn anh Bát Giới này nè, kiến phần không có biết, ổng sống về tình cảm không hà. Thành ra kiến tức là tri, mà là ((Kiến – Văn – Giác”. Kiến là thấy mà chưa phân biệt. Văn là nghe mà nghe bằng tình cảm chưa có phân biệt. Tôi nghe cái gì mùi rượu trong đó tôi thích là tôi vui, nhưng mà tại sao vui? Không biết, phải qua cái anh Tri này.
Thành ra anh Bát Giới anh chìm đắm trong ngũ dục. Ăn thì cũng thích ăn ngon. Nhìn thì nhìn sắc đẹp, thích sắc đẹp. Nghe thì phải nghe tiếng hay. Nhưng mà tới anh Te Thiên này rồi thì ảnh phân biệt được hết.
Chúng ta thấy đi thỉnh Kinh, đó là mỗi người chúng ta đang đi thỉnh Kinh, hén.
Trong chúng ta có anh Bát Giới, có anh Te Thiên nữa. Chúng ta đề sau này tôi rảnh tôi giảng mấy cái này, nó hay lắm. Trong Duy Thức mà đem Te Thiên ra giảng thì thật là hay.
Thì cái kiến này là anh Bát Giới nè, anh Bát Giới là: mắt tai mũi lưỡi thân, tức là cảm giác của mắt tai mũi lưỡi thân, kêu là ‘Kiến – Văn – Giác
– Kiến là cái thấy
– Văn là cái nghe, cái thấy bằng tình cảm, văn là cái nghe bằng tình cảm.
– Cái Giác là cái hay, thường kêu là Thấy, Nghe, Hay, Biết.
Hay là cái gi? Hay tức là tôi ngửi là tôi hay tôi có ngửi, nhưng mà tôi không phân biệt.
Phân bịêt đó là cái gì? Thì phải cái tư tưởng xen vô thì cái kia mới phân biệt được.
Thành ra cái Hay, Hay đó, Hay, Biết. Người ta nói:
“Ngửi mà không hay, Hay mà không biết
“Nếm mà không hay Hay mà không biết”
“Rồi xúc mà không hay Hay mà không biết. ”
Xúc là tôi xúc chạm tới cái đó thuộc về phần của căn, hén. Rồi tới cái cảm giác, hén. Còn tới cái Tri thì bao trùm hết.
“Kiến – văn – giác”, nhưng mà rồi gom về cái Tri hết. Tất cả những cái Căn đó thuộc về ông Te Thiên hết, ông Te Thiên làm chủ hết, điều khiển Bát Giới, hén. Mấy cái căn mấy cái cảm giác cuối cùng do tư tưởng này phê phán.
Thành ra chúng ta luân hồi sanh tử là do anh tư tưởng này. Ảnh mê rồi ảnh đưa vô mê hồn trận chúng ta không biết. Mà khi mà tỉnh thức giác ngộ cũng là ảnh. Ảnh mà tỉnh thức, ảnh học hỏi, mấy ông mấy bà học hỏi bằng cái Tri này.
Còn nếu học hỏi bằng cảm tình, thì đời đời kiếp kiếp là xuống địa ngục luôn.
Còn học hỏi bằng tư tưởng phân biệt rõ ràng, thì chúng ta sẽ đi tới giải thoát, hén.
Thành ra Căn – Trần – Thức này chúng ta phải hiểu.
– Căn là cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái rờ xúc chạm.
– Còn Trần đây tức là đối tượng.
– Còn Thức là cái cảm giác hoặc là tư tưởng.
– Cảm giác cũng là cái biết mà chưa phân biệt.
– Còn tư tưởng là cái biết mà có phân biệt.
– Còn cái Trần này là chưa có biết. Cái Căn này là chưa có biết, nhưng mà cái Căn cao hơn Trần, cái Trần.
Thường thường cái Trần là vật lý, như tôi giảng hồi nãy, còn cái Căn là sinh lý.
Mà sinh lý chúng ta thấy nó ba sinh lý lận:
– Một cái là Phù Trần Căn tức là tròng đen.
– Một cái là Tịnh sắc Căn tức là dây thần kinh thị giác.
– Một cái là Thắng Nghĩa Căn tức là dây thần kinh của óc.
Mà Phù Trần căn, cái tròng đen chưa có cái biết mới manh nha thôi, mới phôi thai thôi.
Tới Tịnh Sắc căn thì cảm giác mới nương vào Tịnh sắc căn đề phát ra cái vui buồn.
Còn cái Thắng Nghĩa căn là thần kinh óc, thì tư tưởng nương vào đó mà phân biệt. Nhưng mà nhớ, phân biệt không phải là óc, mà không có óc thì cái phân biệt này nó bị gián đoạn, nó ẩn đi. Thành ra các nhà bác học, bên khoa học thường sai lầm cái chỗ này, mà học Duy Thức tôi mới biết.
Hồi tôi học lớp 12 có vấn đề triết lý, nói: các nhà bác học thường thường là thông minh hon mình, người phàm phu chúng ta không thông minh bằng các nhà bác học, người ta tìm ra máy bay, người ta tìm ra cái này cái kia, là nhờ bộ óc người ta có nhiều cái lằn xếp trong đó, khi mà chết rồi chẻ bộ óc người bác học ra thì cái lằn xếp nhiều hon chúng ta gấp mấy chục lần, thì người ta nói cái lằn đó chính là tư tưởng, là cái hiểu biết.
Phật giáo không chấp nhận. Phật giáo giải thích độc đáo hơn. Thì cái lằn đó bộ óc của họ, cái căn này nó vi tế hơn, còn cái hiểu biết là một cái khác, vô hình nó mượn cái căn để nó phát hiện.
Cũng như cái thùng máy này cũng vậy, bây giờ cũng cái máy này, cái thùng này có ống loa. Mà cái ống loa này không phải là tiếng nói, mà tiếng nói là của làn sóng. Neu làn sóng mạnh thì tiếng nói đó lớn.
Nhưng mà có một cái cũng làn sóng đó, mà cái thùng radio khác nhau, hén. Mà nếu cái thùng radio này cái lằn xếp cái ông loa nó vi tế hơn, cái lằn xếp nhiều hơn, thì cũng một tiếng nói, cũng đài phát thanh đó mà hai cái máy khác nhau, thì cái máy nào mà cái ống loa vi tế thì tiếng lớn hơn, cũng cùng bắt một làn sóng, cùng bắt một tần số, nhưng mà cái máy nào cái ống loa tốt thì tiếng nói lớn hon.
Lớn hơn đây không có nghĩa là làn sóng khác, cũng một làn sóng thôi, thì không phải tiếng nói là ống loa, mà tiếng nói chính là của làn sóng.
Thành ra một người thông minh cũng phải có một cái Thức trong sáng, có một cái Thức trong sáng, đồng thời phải có cái Căn tốt, tiếng nói muốn lớn là phải có làn sóng mạnh, đồng thời phải có thùng Radio tốt. Nếu làn sóng mạnh mà thùng radio yếu thì tiếng nói nhỏ hơn tiếng nói của thùng radio tốt. Còn nếu thùng radio tốt mà tiếng nói làn sóng yếu thì tiếng nói cũng nhỏ. Nhưng mà cái tiếng nói là của làn sóng chớ không phải của thùng radio.
Thành ra cái tư tưởng, cái thức mình quan trọng hơn. Nhưng mà chúng ta đừng tưởng vậy là Căn với Thức này là hai cái khác nhau, cái là chết nữa, nó không phải khác nhau. Bởi vì cái Thức này cũng phát hiện từ Alaya, còn cái Căn này cũng phát hiện từ Alaya, còn cái Trần này cũng phát hiện từ Alaya, vậy phát hiện cùng một thì cũng kêu là Thức hết, cũng đều là cái Biết hết, nhưng mà cái này cái Biết phân biệt, còn cảm giác là cái Biết chưa phân biệt, còn cái Trần là chưa biết, còn cái Căn là chua biết, chưa biết chớ không phải là không có biết.
Như vậy nếu cùng một cái Thức phát hiện thì nó giống nhau. Nhưng mà cái tác dụng của Căn Trần Thức khác nhau, thành ra khác nhau.
Cái Thức này là cái Biết có phân biệt. Còn cái đó cũng là cái Biết mà chưa phân biệt. Vậy thì cảm giác, tư tưởng này không phải là khác, mà cũng không phải là giống.
Nếu giống tại sao cái này phân biệt, cái không phân biệt được. Mà cái tư tưởng phân biệt được, cái này không phân biệt được. Mà tư tưởng cũng là biết, biết vui biết buồn, thôi, mà tại sao thì không biết, tới tư tưởng mới biết.
Rồi cảm giác này cũng là cái Biết, mà cái Biết chưa phân biệt.
Còn tư tưởng cũng là cái Biết, mà cái Biết có phân biệt.
Còn cái Trần này cũng vật lý, cũng là từ cái Biết phát hiện, nhưng mà chưa biết, nó chưa biết nó.
Còn cái Căn này cũng vậy, nó cũng là trần phát hiện, mà nó cao hơn cái Trần, bắt đầu nó muốn có cái Biết nhưng mà chưa được, thành ra nó nương vào cảm giác để nó phát hiện.
Còn nếu cảm giác nương vào trần là không phát hiện được. Bị vì cái Trần này quá thô tháo, chuyển biến quá chậm, vọng hóa quá nặng, rồi vọng hóa ít một chút nữa biến thành căn, vọng hóa ít nữa biến thành cảm giác, vọng hóa thăng hoa hơn nữa thì biến thành tư tưởng. Như vậy cái đó cái lên cấp xuống cấp, vọng hóa ít vọng hóa nhiều thôi.
Thành ra chúng ta thấy Căn Trần Thức này chúng ta đừng có chia ba, mà cũng đừng nhập một, hén. Bởi vì Căn Trần Thức cũng đều là Thức hết, đều phát hiện từ Alaya hết. Nhung mà cái Thức thì chuyển biến nhanh, cái Căn này chuyển biến chậm hơn, cái Trần càng chậm nữa. Thành ra chỉ có chuyển biến chậm nhanh thôi. Chúng ta phải hiểu chỗ đó.
Thành ra Căn Trần Thức này chia ba là sai, mà Căn Trần Thức mà nhập một là trật.
Chỗ đó là chỗ khó giảng nhất mà người ta nói tôi chơi chữ đó. Nhưng thật sự không phải chơi chữ. Hiểu tới đó để rồi chúng ta đi qua sâu một chút nữa, hén.
Rồi khỉ mà cối uế Độ này, cái Căn Trần Thức này nếu mà chúng ta chiếu sâu vào đó, thì cái này, ba cái này đều chụp mũ không, không có cái nào thiệt hết, chụp mũ không.
Chụp mũ cái gì? Chụp mũ cái kiến phần với tướng phần này.
Cái kiến phần này thì nó không có tướng, còn tướng phần hư minh le lói chiếu soi nó không có tướng, nó chỉ là sự chập chờn thôi, cái tướng này chúng ta không nắm bắt được, không nắm bắt được, thành ra ở đây nó không có Căn, không có Trần, mà cũng không có Thức nữa, mà nó chỉ có cái Trí.
Cái trí là gì? Cái trí là cái biết thẳng vào sự vật mà không qua Căn, không cần Trần, nó chỉ là cái nhận thức thôi.
Thành ra cái Hư Vô vi tế này chúng ta kêu kiến phần cũng là cái Biết. Mà Hư Minh le lói chiếu soi cái tướng phần cũng là cái Biết chớ nó không phải là đối tượng, nó không có đối tượng.
Chúng ta phải nhớ cái chỗ này, cái chỗ khó nhất của Bát Nhã. Cái này là tư tưởng nè. Còn cái này qua Bát Nhã, thì tất cả Căn Trần Thức này đều biến thành nhận thức, cái này cũng là nhận thức, cái này cũng là nhận thức, cái này cũng là nhận thức, nghĩa là chỉ có cái Biết thôi chớ không có đối tượng của cái Biết.
Nhưng mà nên nhớ cái Chân Như Tịnh này, khi nó chuyển biến chậm thành ra Hư Vô vi tế, thì nó thấy được Hư Vô vi tế, thấy một cách rõ ràng. Nhưng mà Hư Vô vi tế cũng thấy được nó, nhưng mà hơi mờ hơn.
Còn cái này chúng ta nên nhớ, Thức này biết được Trần, nhưng mà Trần không biết được Thức, Thức biết được Căn nhưng mà Căn cũng không biết được Thức.
Chỉ có cái này biết thôi, cái này nó biết Trần nó biết căn, nhưng mà Căn Trần không biết nó, mà Căn cũng không biết nó, bị cái này chưa có cái biết.
Còn cái này có cái Biết, hén. Chân Như Tịnh là cái Biết, cái Biết hoàn toàn sáng soi, cái Biết đứng lặng hoàn toàn, cái Biết bất biến.
Còn cái này cái Biết chuyển biến, thành ra Hư Vô vỉ tế biết được Chân Như Tịnh nhưng biết không sáng bằng, cỏn Chân Như Tịnh biết Hư Vô vi tế một cách rõ ràng. Thành ra hai cái này vẫn biết lẫn nhau, do đó cái Hư Vô vi tế có thể nhập một với Chân Như Tịnh, Chân Như Tịnh có thể nhập một với Hư Vô vi tế.
Còn ở đây nhập một với Thức không được. Trần nhập một với Thức không được, không được. Còn Thức nhập một với Căn với Trần cũng không được. Nhưng mà ba cái này đều là vọng hóa từ Alaya, từ Alaya thức mà nó có ra. Thành ra nếu đứng về Alaya thì nó một thứ. Còn đứng về cái tác dụng thì nó khác, nó khác.
Hiểu không? Nhức đầu không?
Còn nếu đứng về phần Hư Vô vi tế. Thì chúng ta thấy Chân Như Tịnh có thể thấy được Hư Vô vi tế. Còn Hư Vô vi tế trở lại Chân Như Tịnh thấy được Chân Như Tịnh nhưng mà không bằng cái thấy của Chân Như Tịnh.
Rồi khi nó xuống cấp, thì Hư Vô vi tế thấy được Hư Minh le lói chiếu soi. Hư Minh le lói chiếu soi vẫn thấy Hư Vô vi tế. Nhưng mà Hư Vô vi tế thấy Hư Minh le lói chiếu soi thì rõ hơn. Còn Hư Minh le lói chiếu soi thấy Hư Vô vi tế thì hơi mờ một chút.
Còn xuống Hư Minh le lói chiếu soi thấy được Dung Thông một cách rõ ràng. Dung Thông cũng thấy được Hư Minh le lói chiếu soi mà không rõ lắm.
Thành ra cái này nó cứ chiếu tới chiếu lui hai cái nó nhập một, thành ra Kiến phần và Tướng phần, Nhận thức và Đối tượng nhập một, hay nói đúng là chỉ có nhận thức và nhận thức thôi, nhận thức sáng, nhận thức mờ.
Còn cái này không có, cái này mới là Nhận thức nè, còn tất cả cái này đều là Đối tượng hết, cái này là đối tượng chánh, cái này cái thức nó nương vào căn đề làm cho cái Trần nó rõ hơn, cái Trần nó rõ hơn.
Cũng như bây giờ con mắt tôi đui, thì cái thức này, vẫn có nhưng mà ẩn, thành ra tôi không thấy, tôi không thấy.
Còn bây giờ nếu nói về Bát Nhã, con mắt tôi đui tôi vẫn thấy, mà thấy không có sự vật, thấy một vùng hào quang thôi.
Thành ra chúng ta thấy hai cái nó khác nhau một chút.
Thành ra muốn tu là phải nắm vững cái này, chúng ta có thể qua phần Đứng Lặng, mới có thể trở về Niết Bàn được, mới có thể trở về Niết Bàn được.
Còn nếu theo cái này hoài, đời đời kiếp kiếp cứ ở bên Xao Động. Nắm cho vững cái này hén. Hôm trước có một số quần tiên hội gì đó, cũng kẹt cái chỗ này lại hỏi tôi, kẹt chỗ này, với kẹt bên nây. Bữa hỗm tôi có giảng cái này rồi, nhưng mà không rõ lắm.
Thành ra qua cái tư tưởng, qua cái cảm giác, chúng ta không biết cái cảm giác có ba hay không? Cái cảm giác cũng ba. Nhưng cái tư tưởng biến thành cảm giác. Hễ biến cảm giác tức là chìm đắm trong đó, vì cảm giác là cái thế của tình mà, không có sự phân biệt.
Nhưng mà qua tới Tứ Thiền rồi đó, thì tư tưởng có sự phân biệt và chúng ta ra khỏi cảm giác.
Ra khỏi cảm giác, chúng ta mới thấy Căn Trần Thức không phải ba mà không phải một. Cái Thức là cái Hiểu biết, còn Trần là câu niệm Phật, còn Căn là cái óc, cái thân thể của chúng ta để làm cho câu niệm Phật rõ ràng.
Thành ra ba cái này đều là duyên khởi, do duyên mà có. Do chỗ đó nó mới có thể thăng hoa lên được, thăng hoa lên tới hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng.
– Hư không vô biên tức là nó với đụng Mạt-Na.
– Còn thức vô biên nó bắt đầu nó cải sửa cái Alaya.
– Còn vô sở hữu xứ nó bắt đầu nó nhập với Vô Chất Tánh Cảnh!
– Còn Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là nó nhập với vô chất và hữu chất luôn, nó là Như Lai.
Chúng ta thấy anh Te Thiên này độc đáo, anh tư tưởng này độc đáo, Tứ Thiền là chỗ độc đáo nhứt mà chúng ta thăng lên xuống. Thành ra Kinh Lăng Nghiêm nói: aThuần tình tất đọa, thuận tưởng tất thăng”, thì chúng ta sẽ thấy.
Bây giờ chúng ta tiếp tục qua phần Xao Động.
Ngã đối với pháp. Mà tôi thấy từ xưa tới giờ không ai giảng được cái này. Người ta cứ cho cái gã là cái nhận thức, và Pháp là đối tượng nhận thức, mà hễ nhận thức như thế nào thì đối tượng nhận thức như thế đó. Mà nếu dứt cái nhận thức rồi lấy gì chấp pháp?
Hồi xưa tôi không đồng ý cái này, cái chỗ chấp pháp là chấp: đất nước lửa gió hư không cảm giác và tư tưởng lại khác: Đất là một, Nước là hai. Lửa là ba. Gió là bốn. Hư không là năm. Cảm giác là sáu.
Và tư tưởng là bảy. Bảy cái này làm nhân làm duyên, duyên khởi tất cả vạn vật chúng sanh và các pháp, thì cái này đúng chớ không phải sai, nhưng mà cái này là cõi uế Độ.
Còn Tịnh Độ là không có, không có đất nước lửa gió hư không kiến thức gì hết, mà tất cả chỉ là hào quang thôi.
Hai cái nó khác nhau.
Chúng ta thấy bây giờ bỏ đất nước lửa gió hư không kiến thức, kêu là 7 đại. Đại là gì? Đại là lớn nó trùm khắp, nhưng mà thật sự không trùm khắp, tùy theo cái nhận thức của mỗi loài chúng sanh.
Bây giờ chúng ta qua cái này. Thành ra theo tôi pháp chấp là cái này, chấp rằng không có ngã, mà tất cả chỉ là hào quang thôi, mà hào quang này luôn luôn có, dầu có nhập diệt thọ tưởng định Alahán thì cái này vẫn chuyển biến mãi mãi. Nhưng mà cái này đối với vị Alahán là mất, cõi uế Độ này mất, thành ra nhập diệt thọ tưởng định cõi tam giới này không còn nữa, cõi này trồng trơn, chỉ còn cái này thôi.
Mà cái này nếu muốn ra tùy thuận với nó, thì tất nhiên cái này là do cái này nó bám đấy. Thành ra phải thị hiện cõi uế Độ này mà vẫn luôn luôn thị hiện trở cái Tịnh Độ, thì cái đó mới là gom bao gồm hết cả cái này, tức là Vô Chất Tánh Cảnh và Hữu Chất Tánh Cảnh. Thành ra Hữu Chất Tánh Cảnh gồm có bên xao động và bên đứng lặng luôn.
Còn cái này nó vượt lên xao động và vượt lên đứng lặng, thành ra kêu nó là bất biến.
Còn Hữu Chất Tánh Cảnh là chuyển biến, nhung có hai cách chuyển biến: chuyển biến đứng lặng là Sátna, chuyển biến xao động là chu kỳ.
Thì chấp Sátna đó là chấp pháp.
Rồi chấp xao động đó là chấp ngã, mà ngã này là ngã đối với pháp, hén. Ngã đối với pháp. Pháp đối với pháp. Cái này ngã mất thì còn lại pháp thôi. Còn cái này cũng là pháp thôi. Nghĩa là cái này là pháp thì cái này cũng là pháp thôi.
Căn Trần Thức hồi nãy cái Căn Trần là pháp; còn cái Thức là ngã. Mà ba cái này không thể nhập một được, mà cũng không thể chia ba được.
Còn cái này chỉ có một thôi, hén. Chỉ là vùng hào quang tới lui tới lui, hai cái nhập một. Nghĩa là nhận thức đối tượng nhập một, thì cái này gọi là pháp. Thành ra cảnh giới này là cảnh giới không có ngã.
Thành ra thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà là thế giới đó không có ngã.
Thành ra trong 48 lời nguyện đó một người vãng sanh về Cực lạc tương đương một vị Alahán. Tôi nói: nói dóc. Trời ơi! Ráng tu chết mồ chết tổ, trần thân mới dứt được cái ngã, mà tại sao mình phàm phu mình sanh về cái đó cái ngã chấp không có, chỉ còn pháp thôi.
Không hiểu được, tôi điên đầu với pháp môn Tịnh Độ.
Nhưng mà sau khi qua cái này, tôi nói: ồ! Cái này đúng rồi. Thế giới Tịnh Độ là thế giới này, nương vào cái này mà Đức Phật A Di Đà trong 5 a tăng kỳ kiếp, mà chúng ta thấy a tăng kỳ kiếp kế về cõi chúng ta là 16.800.000 năm đây là một kiếp, rồi 16.800.000 nhân cho 1.000 thì kêu là một trung kiếp, rồi trung kiếp này nhân cho 1.000 nữa thì kêu là một đại kiếp, tức là một a tăng kỳ đấy, a tăng kỳ kiếp, mà 5 a tăng kỳ kiếp như vậy mới tạo được thế giới Cực lạc nương vào cái chuyển biến Sátna, cái chuyển biến đứng lặng này mới tạo được thế giới Tịnh Độ, thành ra nó có hình có tướng nhưng mà vẫn chuyển biến Sátna, tức là không chụp được. Còn chúng ta cũng nương vào cái này để tạo ra thế giới uế Độ, có hình có tướng luôn, nắm bắt được, mà nắm bắt được thì có ngã.
Còn không nắm bắt được thì chưa có ngã mà chỉ có pháp thôi. Đó là cái tài tình của chư Như Lai. Thành ra cái Tịnh Độ khó hiểu, Tịnh Độ khó hiểu, mà chính trong quyển Kinh Pháp Môn Tịnh Độ tôi có in ra mới đầu đó, trong đó có một đoạn nói về cái này, nhưng mà tôi coi tôi không hiểu, tới nay tôi mới hiểu. Đoạn ngắn thôi, nói về Đức Phật A Di Đà trong 5 a tăng kỳ kiếp mà Ngài ngồi quán xét thế giới Tịnh Độ này để mà chuyển biến qua Cực lạc trong 48 lời nguyện. Thì nói quá ngắn thôi, nếu mình không coi Duy Thức là mình không hiểu được. Cuốn đó tôi coi bây giờ có in lại, tôi có mua, mua một quyển, nếu mà cần thì sau chúng ta photo, hén, quyên này của Thích Trí
Thủ soạn lại thôi, của các nhà học giả ngoại quốc, của Trung Quốc.
Chúng ta thấy trong 5 a tăng kỳ kiếp nương vào thế giới Sátna này, Tịnh Độ này để tạo ra cõi Tịnh Độ A Dỉ Đà. Và chư Phật cũng vậy, cũng nương vào thế giới này, cái Đứng Lặng để tạo ra mỗi cái Tịnh Độ riêng. Cũng như có Dược Sư Lưu Ly cũng có Tịnh Độ nè. Đại Thông Trí Thắng cũng có Tịnh Độ nè. Còn cõi uế Độ chúng ta là không phải do Đức Phật Thích Ca tạo ra, mà do mấy ông mấy bà với tôi, trong 6 tỷ người đã tạo ra thế giới uế Độ này, mà cũng nương vào đây mà tạo ra bằng cái nghiệp lực, bằng cái cộng nghiệp, hồi nãy tôi nói đó, bằng cái cộng nghiệp này tạo ra. Rồi Đức Phật mới vì cái sự từ bi, bi mẫn, thương mới nhảy vào đó mà dạy.
Thành ra tôi thường nói:
– Thế giới uế Độ, Ta Bà của chúng ta là thế giới dân lập, hay là cộng nghiệp của loài người đã lập.
– Còn thế giới này là do Phật lập.
Thì hai cái nó khác nhau.
Mà thế giới Phật lập này đương nhiên không có ngã, chỉ có pháp thôi.
Còn thế giới dân lập chúng ta có ngã có pháp, ngã với pháp phải tương ưng, ngã với pháp phải tương ưng với nhau. Thành ra bên đây chúng ta có ba khổ luôn luôn, có khổ khổ nè, hoại khổ nè, hành khô. cỏn thế giới này thì hoại khổ không có, khổ khổ không có, nhưng mà còn hành khổ, tức là còn chuyển biến từng Sátna.
Thành ra trong Thủ Lăng Nghiêm mới nói: Anan ơi! Hồi đầu thì Anan không biết, Ngài nói: Trời đất! Đức Thế Tôn nói vậy, thì con thấy ai cũng nói nhu vậy. Đức Thế Tôn đua cục phấn lên, thì con nói có phấn. Đức Thế Tôn đem xuống thì con nói không có phấn.
Rồi Đức Thế Tôn đua cục phấn lên hỏi thấy không? Con nói thấy. Thấy gì? Thấy có cục phấn. Rồi Đức Thế Tôn đua cục phấn xuống thì không thấy. Thì ai cũng vậy, Đức Thế Tôn hỏi tất cả mọi người ai cũng đều nói như vậy hết.
Ngài nói điên đảo! Chúng sanh cõi này điên đảo! Ta hỏi cái tâm, Chân Tâm của ngươi á.
Thì bây giờ đưa cục phấn lên, ngươi phải nói thấy, cái thấy lúc nào cũng có, nhưng mà khi có đối tượng thì nó hiện ra rõ, còn không thì nó cũng nằm ở đó, nếu mà con nhận về Chân Tâm này thì đó là Niết Bàn, đó là Niết Bàn. Mà thật sự chúng ta như vậy, bây giờ hỏi bất cứ 100 người cũng đều trả lời như vậy.
Bây giờ tôi giảng có nghe không? Nói: Bạch Sư nghe. Rồi tôi ngưng giảng, nghe không? Nói: không nghe.
Thì nó như vậy thôi, ai cũng vậy, nhưng mà đó là điên đảo. Bây giờ tôi có giảng cũng nghe, tôi không giảng cũng nghe, nghe không có tiếng giảng nữa, chớ sao nói không nghe, thì chính cái này là Tịnh Độ.
Thành ra chúng ta thấy có điều kiện thì có nhân quả.
Mà phi điều kiện, thì phi luân hồi, mà phi nhân quả luôn.
Thành ra cuối cùng. Đức Phật giảng lần đầu giảng duyên khởi là nhân quả. Muốn có sự vật thì phải có nhân duyên.
– Muốn có xe Honda thì phải có yên, có tay cầm, có này có kia.
– Muốn có người thì phải có: mắt, tai, mũi, lưỡi, có tim, gan, tỳ, phế, thận.
Cuối cùng Ngài bác hết, không có cái gì hết, không có tim gan tỳ phế thận, không có con người, không có gì, mà chỉ là hào quang thôi. Thì cái này người Trời với bên Tiểu Thừa chới với, chới với, bác luôn nhân quả.
Mà mới đầu Đức Phật nói: ai mà không tin nhân quả, ai mà bác nhân quả thì bốn đường ác đạo, đó là địa ngục.
Thành ra Đức Thế Tôn nói nó mâu thuẫn, hén. Mới đầu giảng pháp Ngài nói không tin nhân quả là ngoại đạo, học Phật pháp thì phải tin nhân quả, gieo nhân nào gặt quả nấy. Nhưng mà qua Thủ Lăng Nghiêm Ngài bác luôn nhân quả, không có nhân quả đâu. Nhưng mà không phải là bác, mà là đưa trình độ lên, đưa trình độ lên.
Cũng như tôi nói đi học vậy. Thì ông thầy giáo nói: các con phải ráp vần nha, không ráp vần không đọc chữ được, nha, thằng nào không ráp vần thằng đó ngu, làm sao đọc chữ được, phải ráp “i-tờ-tờ-i-t” mới được. Rồi khi lên lớp cao nói: thằng nào ráp vần thằng đó ngu, đứa nào còn ráp vần là không làm tho được, đọc thẳng thôi đừng có ráp nữa. Nhưng mà làm sao đọc thẳng đừng có ráp được, các con phải học thuộc luật bằng trắc hén, thằng nào không thuộc bằng trắc là không làm thơ được. Tới chừng thầy nói: phải quên luật bằng trắc nha thì thơ nó mới hay, ai còn chấp vào luật bằng trắc làm thơ nó không có hay, thơ con cóc thôi, bỏ hết luật bằng trắc đi, trong nó ra thôi mà không sai luật bằng trắc.
Thì cũng Đức Phật nói, cũng thầy giáo nói. Thầy giáo nói mâu thuẫn, ba hồi thầy giáo nói: phải học luật bằng trắc, ba hồi phải quên luật bằng trắc. Thì chúng ta thấy đúng hay sai? Đức Phật không mâu thuẫn đâu, thì tùy trình độ của mỗi nguời.
Thành ra nếu qua thế giới này thì thể giới uế Độ phải bác hết.
– Thế giới uế Độ là thế giới của điều kiện.
– Thế giới này là thế giới phi điều kiện.
Nhưng mà khi đua qua tới đây rồi đó hén, thì Anan nhận đuợc cái Chân Tâm. Đức Phật mới nói: không phải chân đâu nghe Anan, coi chừng cái đó chua phải là chon, nó không phải là vọng, nhung mà cũng chua phải chon. Cái thấy đó là mặt trăng thứ hai thôi, cỏn mặt trăng thứ nhứt nữa. Mà mặt trăng thứ nhứt cũng là vọng nhen Anan. Mặt trăng thiệt mới là thiệt, chỉ có Chân Như Tịnh này.
Nhưng mà nói cái này vọng là không đúng, mà nói nó chơn cũng không đúng, cái này mới thật sự là chơn.
Nhưng mà ba cái này: mặt trăng thứ nhứt, mặt trăng thứ hai, mặt trăng thứ ba mà đối với mặt trăng thiệt thì nó là vọng, nhưng mà đối với mặt trăng muôn mảnh này thì nó lại là chơn. Như vậy nói nó chơn không được, mà nói nó vọng không được, hay là tùy nó đối với cái đối tượng thôi.
Thì cái này chúng ta thấy nhức đầu.
Đức Phật bác rồi đưa qua cái khác, rồi đưa qua cái khác, rồi cái khác Ngài lại bác cái đó, rồi đưa lên nữa, cuối cùng nhận được cái chơn như. Ngài đưa lên mặt trăng thiệt này nói: cũng chưa phải là thiệt nha. Thì chết nữa!
Chúng ta thấy, Chân Như Tịnh cũng chưa phải là thiệt, hén, nước cũng chưa phải là thiệt.
Ban đầu Ngài nói cái sóng con chó, con trâu, con bò, con heo, cái sóng đó là giả, không có sóng con chó, con trâu, con bò, chỉ có sóng thôi. Sóng con trâu, con bỏ, con chó là cái nghiệp lực thôi. Tùy cái nghiệp lực của mỗi chúng sanh mà chụp mũ nó. Trật hết, không có, chỉ có sóng thôi.
Rồi khi nhận được sóng nói: sóng cũng chưa phải thiệt nha. Không có hình tướng, nước mới là thiệt.
Rồi khi nhận được nước, nói: chưa nha! nước cũng chưa phải là thiệt, biển mới là thiệt, là Vô Chất Tánh Cảnh bao trùm Hữu Chất Tánh Cảnh hết, thì đây mới là thiệt.
Mà thiệt là gì? Thiệt tức là không thiệt gì hết, đó mới là thiệt. Neu Vô Chất Tánh Cảnh là thiệt, Hữu Chất Tánh Cảnh là giả, mà giả nằm trong thiệt, thiệt nằm trong giả, thì cái đó mới thật sự là thiệt.
Cái gọi là Đức Phật không phải là Đức Phật, cái đó mới thật sự là Đức Phật.
Nếu Đức Phật là Đức Phật thì Đức Phật chết cứng rồi.
Đức Phật phải linh động và sinh động. Mà linh động và sinh động phải sanh diệt. Mà sanh diệt thì là phàm phu, nhung mà phàm phu mà vẫn trở về cái bất sanh bất diệt, thì đây mới là Nhu Lai đuợc. Chúng ta thấy là Phật pháp nó tùm lum. Nhung mà khi mình tham thiền cho sâu thì thấy không có tùm lum gì hết, chúng ta phải đi thôi, Đó là từng giai đoạn của sự tiến hóa của chúng ta.
Cái này theo vấn đề tiến hóa và sa đọa.
Còn cái này thì không có tiến hóa, mà cũng chẳng có sa đọa nữa. Nhung mà cõi này là cõi phi tiến hóa, phi sa đọa. Rồi lên tới cõi này không có bàn về tiến hóa, sa đọa gì hết.
Cuối cùng vẫn tiến hóa, vẫn sa đọa dài dài. Nhưng mà sa đọa mà không sa đọa đó mới thật sự sa đọa. Tiến hóa mà không tiến hóa đó mới thật sự là tiến hóa. Thì đó qua hai cái này, hén.
Bây giờ chúng ta đi vô sâu một chút nữa.
Cái này là cái giả, nhưng mà nó nhức đầu nha, cái thế giới uế Độ này nó lộn xộn lắm.
Kỳ tới mỗi người phải làm bài hén, đây mới nộp có 3-4 người hà, nhưng mà thấy còn xót nhiều quá đi, xót tùm lum hết, tôi cũng xót, Phật tử ghi lại cũng xót luôn, mà nếu mà gồm nhiều bài của tôi giảng thì không xót, còn nếu lấy một bữa giảng nay thì xót tùm lum hết, còn nếu lấy nhiều bài giảng, có bữa tôi giảng cái này tôi quên cái kia, gộp lại hết ghép, ghép, ghép lại hết thì nó đủ, nó không xót, nhưng mà nếu lấy một bài, thành ra lấy 19 kỳ giảng, 19 lần nghe gom lại hết, thì chúng ta mới thấy nó đầy đủ trong đó, tội nghiệp cho tôi, hén, cái đó thông cảm, phải như vậy thôi.
Bây giờ qua cái chân như, qua uế độ.
Thì ở đây kiến phần, tức là ở đây độc đáo là cái Chân Như Tịnh, tức là phần mặt trăng thiệt, từ này nó xuống đây, thì nó chia Chân Như Tịnh tức là Vô Chất Tánh Cảnh này, nó chiếu soi thành ra Hư Vô vi tế.
Thì ác nghiệt thay ở đây nó cũng là chiếu soi và tự chiếu soi, nhưng mà không phải tự đứng lặng mà nó xao động, tức là lắc lư, cái độc đáo là chỗ này. Khi lắc lư thì bắt đầu có không gian. Mà có không gian thì có chướng ngại.
Còn bên đây có thời gian mà chưa có không gian, thành ra nó xuyên suốt.
Còn đây nó lắc lư, thành ra cái mặt trăng thiệt, chân như, kiến phần này nó vỡ thành hàng triệu, hàng tỷ cái mặt trăng.
Còn bên đây mặt trăng thiệt vẫn là mặt trăng thiệt, nhưng mà mờ, mờ, mờ lần, nhưng mà vẫn trung thực, vẫn giữ mặt trăng thiệt, nghĩa là vẫn tròn vành vạnh, nhưng mà không có sáng rờ rỡ nữa, mà hơi mờ tối, mờ tối, dường như là hơi mờ, hơi có hình mà dường như không có hình.
Còn bên đây là mặt trăng thành ra con heo, con bò, con trâu, con chó,… tùm lum hết, của cái mặt trăng nó vỡ thành muôn mảnh, mặt trăng méo, mặt trăng tròn, mặt trăng lưỡi liềm, mặt trăng phân nửa gì đó,.. nó tùm lum hết, thì cũng do cái chiếu soi của Chân Nhu Tịnh nầy, bây giờ nó tự chiếu soi trở về nhung mà nó lắc lu. Lắc lu thành ra có không gian, có không gian, mà không gian tức là trá hình của cái ngã. Mấy ông mấy bà nắm được cái này thì mới nắm đuợc.
Còn thời gian mà chua có không gian là chỉ có pháp thôi. Thời gian chua có không gian kêu đó là pháp chấp. Pháp chấp còn kêu là sở tri chướng.
Còn cái có không gian này thường kêu là phiền não chướng.
Trong Kinh kêu tùm lum, nữa chúng ta phân biệt danh từ đó. Bây giờ cần hiểu rõ thôi, rồi sau này nó dễ dàng thôi, không có gì khó hén.
Thì nó tự chiếu soi thành ra nó vỡ muôn mảnh, thì bây giờ không kêu là Chân Nhu Tịnh nữa, hén, thì kêu là Mạt-Na, Mạt-Na kêu là thức thứ 7. Cái này nó chiếu soi ra lặng lẽ thì nó đúng rồi, bây giờ khi chiếu soi trở về thì nó lại xao động. Mà xao động thì bắt đầu có cái ta, nó chiếu về cái mặt trăng rực rỡ này, thì nó thấy rằng trong đó có cái mờ mờ, chúng ta kêu bằng hoa đốm giữa hu không, thấy nó vỡ thành muôn mảnh cái hoa đốm.
Cũng nhu con mắt chúng ta nhìn mặt trời không gian sáng rực rỡ không có vật gì hết, nhung mà dòm lâu mỏi mắt thì bắt đầu có hoa đốm. Thì cái Mạt-Na bắt đầu có hoa đốm đầu tiên. Thành ra bây giờ cái thời gian nó tách rời ra, chuyển biến xao động thành ra không gian. Mà không gian với thời gian không thể nhập một được, bây giờ có kiến phần và tướng phần, kiến và tướng phần, thì hai cái này không thể nhập một được, nhưng mà tương ưng.
Tương ưng là sao? Như tôi nói hồi nãy, người thì thấy là nước. Còn nhà hóa học thì thấy H2O, đó là tương ưng với cái nhận thức của mình.
Thành ra cái kiến phần là phần chuyển biến nhanh. Còn cái tướng phần cũng là thức chuyển biến, mà chuyển biến chậm. Mà hễ chuyển biến nhanh thì thấy được chuyển biến chậm, mà hễ chuyển biến chậm thì không thấy được chuyển biến nhanh.
Còn bên đây chuyển biến nhanh thì thấy chuyển biến chậm, chuyển biến chậm vẫn thấy chuyển biến nhanh, và chậm với nhanh có thể nhập một lại được.
Còn cái này không thể nhập một được, mà nó càng ngày càng vọng hóa, chuyển biến chậm rồi xuống đây nó chuyển biến chậm hơn nữa.
Còn cái này chuyển biến chậm hơn nữa thì cái kiến phần là phần nhận thức, thành ra chúng ta thường kêu là thời gian, còn đối tượng kêu là không gian, mà cái thời gian này không phải là thời gian bên kia, thời gian này là thời gian vọng hóa.
Còn thời gian bên kia là thời gian đứng lặng, bên kia chỉ có thời gian với thời gian thôi.
Bên đây thời gian đối với không gian. Nghĩa là thời gian này nó biến chuyển theo quá khứ hiện tại và vị lai. Bữa nay tôi thấy khác, hôm qua tôi thấy khác, rồi ngày mai tôi sẽ thấy khác.
Bữa nay tôi cho con người ta: mắt tai mũi lưỡi là có thật, thì cái đó là hôm qua tôi tưởng như vậy. Bữa nay vô nghe pháp thấy Sư phân biệt tôi biết rằng nó không thật, thì cái hiểu biết bây giờ nó khác. Rồi mai mốt đọc sách vô sâu nữa, tôi mới hiểu rành nữa, là nó cũng không có luôn nữa, thì cái chuyển biến của ngày mai nó lại khác. Thành ra cái nhận thức
của tôi là nó chuyển biến theo quá khứ, hiện tại và vị lai.
Còn bên kia cái biết là cái biết thôi nó không có quá khứ không có hiện tại không có vị lai.
Mà biết cái gì? Biết tất cả đều là hào quang thì đâu có cái gì đâu, hôm qua cũng vậy, bữa này cũng vậy, mà ngày mai cũng vậy, nó cũng một thứ thôi, tất cả không có hình tướng, không có nhân quả gì hết, chỉ là sự chuyển biến và chuyển biến mà thôi, chuyển biến từng Sátna. Thành ra bên đây kêu là cái hiện tiền.
Còn bên nây kêu là quá khứ, hiện tại, vị lai. Mà nếu quá khứ, hiện tại, vị lai thì đối với cái không gian này nó phân biệt có sự vật, bị vì nó chuyển biến chậm. Thành ra cái chuyển biến nhanh này nó dường như nó vô hình, cỏn chuyển biến chậm là nó hữu hình.
Cũng như cái nhận thức tôi, tôi biết đây là cái bảng. Thì cái bảng có hình tướng nằm trong không gian, còn cái biết tôi cũng có hình tướng, nhưng mà cái biết nó không thấy được cái biết. Bên kia thì thấy được. Nhưng mà tôi biết đây là cái bảng mà tôi không thấy được cái biết của tôi, tôi chỉ thấy được cái bảng thôi, thành cái bảng phải nằm trong không gian là 10 phương: Đông Tây Nam
Bắc Đông Nam Tây Bắc, … thì cái bảng này thuộc về đối tượng của nhận thức của tôi. Thành ra cái đối tượng nhận thức, cái không gian này có 10 phương. Còn thời gian nó có ba đời.
Còn bên kia thì không có ba đời, mà cũng chẳng có 10 phương, mà chỉ có sự nhận biết thôi.
Thành ra chúng ta hiểu cái Bát Nhã cái tư tưởng nó khác nhau rất xa, rất xa.
Thành ra khi xuống như vậy rồi đó, thì cái thức thứ 7 là Mạt-Na, thì bắt đầu cái thời gian với không gian nó nhập một.
Bên đây thời gian với không gian nó nhập một, tức là chưa có không gian.
Bây giờ bắt đầu có không gian, nhưng mà không gian rất vi tế, hén, tức là nó thấy được cái Chân Như Tịnh này là một cái vùng đen đen, cái vùng mờ mờ, thì nó cho đó là cái ngã, đó là cái ngã. Thì tất cả nhũng cái đó kêu là kinh nghiệm kiến thức ký ức và tội phước, khi mà nó trở vô cái Chân Như Tịnh này rồi thì nó trở thành vùng hào quang. Cái này là cái khó bây giờ mấy ông mấy bà phải tham thiền.
Mà khi nó động ra rồi thì có kỉnh nghiệm, kiên thức, ký ức và tội phước.
Mà khi nó trở vô đây rồi thì nó thành hào quang, nó ẩn đi.
Mà khi nó ra xao động rồi bắt đầu có nghiệp, tức là có kinh nghiệm, kiến thức và ký ức.
Rồi khi nó trở vô nữa thì tất cả cái này biến thành hào quang hết, mà trong Duy Thức kêu là thức, mà ở ngoài khoa học kêu là năng lực, biến thành năng lực hết.
Khi năng lực nó xao động trở ra thì biến thành điện tử, điện tử âm dương, và trung hòa không âm không dương, tất cả những điện tử này mới kết hợp lại mới có cõi đời của chúng ta, hén.
Cái đó nhớ hén, cái Mạt-Na này khó hiểu á, khó hiểu đấy.
Khi nó ra ngoài thì nó có kinh nghiệm kiến thức ký ức có tội có phước. Mà khi nó trở vô Alaya thì nó.
Cũng như trong Duy Thức thường có thí dụ cũng hay, nhưng mà cũng hơi khó hiểu. Là: nước của trăm sông đều chảy về biển cá, trăm sông thì có nước chua, nước phèn đấy, nước mặn, nước ngọt, nhưng mà khi về biển có một vị mặn của biển thôi, chớ không thể nước ngọt vô biến thành ngọt, nước mặn vô biển thành mặn, nước chua vô biển thành chua, không có, hóa một màu. Nhưng mà khi biển chảy về sông thì mỗi sông mỗi khác, có chỗ sông ngọt, có chỗ sông mặn, có chỗ sông nước phèn, thành ra nước sông nước phèn đó là Mạt-Na. Còn khi vào Alaya thì có một vị ngọt, một vị mặn vậy thôi như nhau thôi.
Thì cái đó là cái thí dụ. Nhưng mà cái Alaya nó vi tế hơn. Nhưng mà nhờ cái thí dụ này chúng ta hiểu được một phần nào về cái Alaya và cái Mạt-Na.
Thành ra chúng ta nói Alaya là đứng lặng đi vào đứng lặng, nó không có xao động.
Nhưng mà khi đi ra, thì cái Mạt-Na này là cái u ẩn, nghĩa là khó hiểu.
Nhưng mà nó trở về đây thì nó đứng lặng đi vào đứng lặng.
Mà nó trở ra thì nó trở thành vọng tưởng.
Cái này chúng ta phải tham thiền sâu.
Thành ra cái cái Alaya này chúng ta thường kêu là vô thức, khoa học kêu là vô thức.
Vô thức là gì? Thức là cái biết, mà vô là không, không biết, nghĩa là nó chuyển biến làm sao, cái ý thức cái tư tưởng mình không thể biết được nó.
Còn cái này chúng ta lắng sâu, chúng ta có thể biết được, cái Mạt-Na này khó biết nhưng có thể biết được.
Thành ra cái này kêu là trực giác, nghĩa là nó chuyển biến tới nó chuyển biến lui, nó đi thẳng vào trực giác.
Còn cái Mạt-Na này nửa trực giác nửa phân biệt, nửa trục giác mà nửa tỷ lượng. Nhưng nó ở trong này nó trực giác, nhưng mà đi ra này thì nó là phân biệt, nó là cái nguồn gốc của sự phân biệt.
Để ý mấy chỗ này, mấy ông mấy bà về tham thiền hén.
Rồi xuống tới một cái này nữa, nó vọng hóa một cái nữa thì trở thành thức thứ 6, tức là tư tưởng, là tư tưởng, cái này là thức thứ 7, cái này thức thứ 6, cái này là tư tưởng nó là thức thứ 6.
Thì tư tưởng ở đây chúng ta thấy rằng nó chia làm hai. Tư tưởng đây thường kêu là Tứ Thiền, thì như tôi nói hồi nãy, Tứ Thiền gồm có Căn – Trần – Thức. Như hồi nãy tôi nói:
– Căn tức là cái thể xác này: mắt tai mũi lưỡi.
– Còn Trần tức là đối tượng của nó, tức là vật lý, tức là: sắc thỉnh hương vị xúc.
– Còn thức đó là cái phân biệt.
Cái tư tưởng biết mà phân biệt.
Rồi cái tư tưởng phân biệt Tứ Thiền này đó, nếu mà nó thăng hoa ỉên, thì tức là chúng ta phải tu thiền dữ lắm.
Khi đắc Tứ Thiền rồi, chúng, ta tập trung kỹ mạnh lâu sâu thì nó sẽ thấy đuợc cái Mạt-Na này. Bị vì cái Mạt-Na với mấy cái này, trên này, khi cái tu tưởng nó đứng lặng rồi, nghĩa là cái Xao Động nó bớt rồi, thì tất nhiên cái mặt trăng thiệt nó hiện, thì nó sẽ thấy được cái Mạt-Na. Ròi, bởi vì cái căn bản nó là xao động mà, thành ra vừa loáng thoáng thấy là nó bắt đầu xao động nữa, thì bắt đầu cái
Mạt-Na nó biến mất. Thì thấy rồi nó tạo ra cái hình ảnh ra cái chuyển biến giống hệt cái Mạt-Na này, thành ra bây giờ nó lấy Mạt-Na này, lấy không gian cái căn bản Mạt-Na thành ra hư không vô biên, hư không vô biên. Bây giờ cái tư tưởng này Tứ Thiền mới tạo ra hư không vô biên giống hệt như cái Mạt-Na nó duyên vào đó, thành ra cái hư không tư tưởng, hư không vô biên này đối với Mạt-Na thì nó giới hạn hơn, tức là nó không rộng như cái Mạt-Na này.
Còn ở bên đây cái Đứng Lặng thì hư không vô biên với không gian với thời gian bằng nhau, thành ra kêu là nhập một. Cái này đúng ra kêu là không gian, cái này là thời gian, nhưng mà hai cái này nhập một, bị vì nó đều vô lượng vô biên hết, nó chỉ là một sự chuyển biến thôi chớ nó không có giới hạn. Còn cái này có giới hạn đấy, cái này là cái nhận thức thì vô lượng vô biên hơn, cỏn đối tượng thì hữu lượng hữu biên hơn. Đó, thành ra hai cái này không thể nhập một.
Rồi khỉ nó vọng hóa xuống tư tưởng nữa, tư tưởng mới tạo hư không vô biên này, thì không bằng cái hư không vô biên của Mạt-Na được, nó phải có giới hạn nhiều hơn, bị vì nó là vọng hóa mà, nó vọng hóa nó xuống thấp.
Hiểu kịp không? Cái này về tham thiền hén, tôi giảng qua rồi về tham thiền lại.
Rồi tư tưởng đó mới tập trung kỹ mạnh lâu sâu nữa lên tới đây thấy được Alaya. Bị vì Mạt-Na từ Alaya phát hiện ra mà, Mạt-Na này có là do Alaya. Alaya nó chuyển biến xuống rồi hồi quang trở về, chiếu soi tự chiếu soi, do tự chiếu soi mà xao động cho nên mới có Mạt-Na. Thành ra Mạt-Na chấp lấy cái kiến phần của Alaya, chấp lấy Chân Như Tịnh là ta, nhưng mà làm sao thấy được Chân Như Tịnh, bị vì nó lăng xăng, nó lắc lư, thành ra cái Chân Như Tịnh này vỡ thành muôn mảnh, thì nó chấp cái muôn mảnh, cái mờ mờ đó là cái ngã, là hư không, hư vô, hư không.
Hiểu kịp không? Thành ra thức thứ 6 này nó mới thấy được hư không này lúc nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu thì Mạt-Na hiện, hiện rồi mất, nó tạo ra cái Mạt-Na giả để nó duyên.
Rồi nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu hơn nữa nó lại thấy cái Chân Như Tịnh này, cái Alaya cá nhân hiện ra trong nó. Loáng thoáng thấy rồi lại mất, thì nó mới tạo ra cái Alaya cá nhân này để nó duyên, thì Alaya cá nhân này đó là có không gian thời gian, cỏn của người ta không gian thời gian nhập một. Bây giờ nó chia ra làm hai, thành ra ở đây đồ giả mạo, hén. Nhưng mà chúng ta đâu có biết. Thành ra những người đi tới Alaya cá nhân này, thì chúng ta tưởng là Niết Bàn.
Nhưng mà nếu tu lâu sâu, tập trung kỹ mạnh nữa thì cái mặt biển xao động này bắt đầu nó yên lặng hơn, thì cái Chân Như Tịnh này mới hiện, hiện ở trong cái Tứ Thiền, trong cái tư tưởng, rồi nó lại mất, bị vì nó luôn luôn xao động mà, thì nó tạo ra Chân Như Tịnh này để nó duyên, kêu là Vô Sở Hữu Xứ.
Cái này tôi đề nghị là tôi giảng thôi hén, còn các nơi tôi chưa thầy giảng cái đó, tôi tham thiền tôi thấy, thì tôi phải chịu trách nhiệm thôi.
Vô Sở Hữu Xứ đó là Chân Như Tịnh. Rồi nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu hơn nữa thì cái nước yên lặng hơn. Nhưng mà yên lặng rồi lại xao động thôi. Thành ra nó vừa thoáng thấy vô chất và hữu chất. Mà vô chất là phi tưởng là không có tư tưởng, mà hữu chất này là có tư tưởng. Thành ra có lúc có tư tưởng có lúc không tư tưởng, đó là tùy thuận của Bồ Tát và chư Như Lai. Nó thoáng thấy rồi lại mất, nó mới tạo ra cái Pháp thân của Như Lai này nó duyên. Thành ra mới kêu là phi tưởng phi phi tưởng. Tới đây là hết.
Cái bổn phận của anh Tể Thiên này là hết. Thành ra Tề Thiên có thể đến chỗ Như
Lai á. Thành ra gặp Như Lai ổng không có ngán, ông cũng tranh đấu với Như Lai như thường, đưa bàn tay, Như Lai đưa bàn tay ổng nhảy qua như thường. Nhưng mà Như Lai nói: ông cũng nằm trong bàn tay của Ta thôi, tức là trong ngũ uẩn thôi, ông làm cái gì làm cũng nằm trong sắc thọ tưởng hành thức thôi. Ông nhảy qua một cái, ông leo tuốt ngón tay giữa, trên đỉnh núi ngón tay của Như Lai, ông đái ở trên đó, để làm dấu, để mà ăn cá với Như Lai: “Ta là Tề Thiên, ta “nhất vương đáo thử” một cái nhảy lên tới cõi trời phi phi tưởng rồi, lên tới cái cõi là Pháp thân của ông rồi, ta đâu có thua ông”. Như Lai mới đưa bàn tay, nói: con khi đái vắt, mày đái trên bàn tay tao. Lợi thấy còn nước bọt của con khỉ. Thì Như Lai nói: bây giờ nhảy lại đi. Nhảy lại Như Lai úp một cái dính liền, lấy ngũ uẩn đè nó, lấy sắc thọ tưởng hành thức, “chừng nào mày đi thỉnh Kinh, mày tùy thuận sắc thọ tưởng hành thức, thì mày mới thành Như Lai được. Còn bây giờ mày cũng nằm trong ngũ uẩn thôi, nằm trong bàn tay Như Lai”. Thì cái quyển Tề Thiên hay lắm, cái triết lý hay lắm, để tôi nói sơ thôi, để không có thì giờ, hén. Thì đó, nếu mấy Ông coi lại bộ Tây Du Ký hay lắm, nó triết lý thật là tài tình.
Thì tư tưởng này là Tứ Thiền, hễ mà nó thăng hoa lên nó thấy Mạt-Na, mà thăng hoa lên nữa thì thấy Alaya, mà thăng hoa lên nữa thì thấy Vô Chất Tánh Cảnh, mà thăng hoa lên nữa thì thấy Như Lai, tức là Vô Chất và Hữu chất tánh cảnh là Pháp thân, nhưng mà vẫn nằm trong ngũ uẩn thôi.
Thành ra ở đây chúng ta cái Tứ Thiền thăng hoa lên thì chúng ta thấy thức thứ 6, cái này tư tưởng lên thì nó thấy: Mạt-Na là thức thứ 7, rồi thấy thức thứ 8, rồi thấy được chân như, Chân Như Tịnh đó, tức là vô sở hữu, rồi thấy được luôn cái Pháp thân của Như Lai, tức là phi phi tưởng đó. Bốn cái này là tư tưởng thăng hoa lên.
Còn nếu mà trong ỊrưưCi sa đoa đó, thì cái Tứ Thiền này biến thành tam thiền, tư tưởng này là Tứ Thiền. Tam thiền tức là chúng ta thấy rằng có Căn, có Trần, có Thức, như hồi nãy tôi nói đó: Căn Trần Thức.
Thì ở đây chúng ta thấy là Tam Thiền cái Căn này với cái Trần này làm như biến mất, cái Căn này mất, con người mất, đến đây chỉ còn có cảm giác là Thức và cái câu niệm Phật thôi. Thành ra niệm Phật tới giai đoạn này chúng ta chìm đắm trong đó, chúng ta thấy chỉ có câu niệm Phật và cảm giác lạc thọ thôi.
Thành ra kêu là “ly hỷ diệu lạc”, bỏ cái hỷ, là bỏ cái căn này, không thấy con người nữa, con người mất, mà chỉ có cái cảm giác này, chúng ta thích trạng thái này. Tôi hồi đó rất thích, mà ra khỏi cái này tôi ít có ra. Ra khỏi thì trở về Tứ Thiền, nhưng mà mình không biết Tứ Thiền là cái gì. Bị vì không có rành giáo lý, tôi cứ chìm đắm trong Tam Thiền này thôi.
Mà khi mà nó xuống cấp sa đọa nữa thì nó thành ra Nhị Thiền, rất rõ rệt: Thức này là cảm giác, Trần là câu niệm Phật, Căn là cái thể xác cảm giác hỷ, cảm giác nó thấy lâng lâng.
Nhưng mà khi chìm đắm nó thấy cái thể xác này mất, chỉ còn trạng thái cầu niệm Phật và lâng lâng thôi, mà lâng lâng dường như không có thân, không có căn tức là không có thân. Nhưng mà khi chúng ta thấy vọng hóa xuống nữa, thô tháo hơn nữa thì chúng ta thấy có xác thân hỷ, có câu niệm Phật và có cảm giác lâng lâng.
Rồi nếu xuống cấp một cái nữa là Sơ Thiền là thiền thứ nhất, thì chúng ta thấy rằng cái lâng lâng mất, cái thức này mất, hén, và cái căn với cái trần hiện ra. Bây giờ phải tập trung cho mạnh hén, hễ nó mất phải kéo trở về, kéo câu niệm Phật, kéo trần này trở về nè, kéo trần này trở về thì nương vào cái căn này phải ngồi lại cho mạnh mẽ, và cái xác thân này phải ngồi cho kỹ, đừng có cong lưng, đừng có nghĩ tới xác thân nữa, thì bây giờ cái Trần mới trở về hợp với cái Thức, tức là cái hỷ mới trở lại. Niệm Phật đếm từ 1 tới 10 bắt đầu cái Thức mình nghĩ chuyện khác rồi thì cái Trần này biến mất, cái câu niệm Phật biến mất, thì cái xác thân này nó hiện lù lù, nó không có cảm giác. Thành ra phải tranh đấu giữa câu niệm Phật, giữa tạp niệm và nhứt niệm. Rồi khi mà đuợc yên rồi đó, bây giờ không còn niệm Phật đếm từ 1 tới 10 nữa, bây giờ chỉ còn niệm Phật thôi. Mà hỗ nó suy nghĩ thì phải trở lại giai đoạn thứ nhứt. Thành ra Căn Trần Thức ở đây là cái Thức này phải tranh đấu với cái Trần, hai cái phải tranh đấu với nhau. Còn cái hỷ giai đoạn Nhị Thiền đó là Thức, Căn Trần Thức này không còn tranh đấu nữa, nó làm nhu nhập một. Con trâu đâu người ta đó, người ta đâu con trâu đó. Xác thân đâu thì câu niệm Phật đó, mà câu niệm Phật đâu thì cảm giác ở đó. Thành ra cái cảm giác lâng lâng với câu niệm Phật, với xác thân này nó dường như nó được nối liền với nhau.
Còn chìm đắm trong Tam Thiền nữa cái xác thân này dường như biến mất, còn có câu niệm Phật với cảm giác lâng lâng thôi, đây là Tam Thiền.
Rồi trở xuống nữa là có cái xác thân cảm giác và có cái tiếng niệm Phật và có cảm giác.
Rồi xuống thấp nữa là cái Trần với cái Thức nó phải tranh đấu với nhau, cái cảm giác mất là câu niệm Phật mất, câu niệm Phật mất là cảm giác mất. Bây giờ phải tranh đấu kéo cái câu niệm Phật về với cái cảm giác, thì đó là giai đoạn So Thiền, niệm Phật đếm từ 1 tới 10, và khỏi đếm. Đây là cái trạng thái tu của chúng ta.
Bữa nay rõ quá hén, tôi giảng rồi sau tôi hỏi lại đó.
Sơ Thiền rồi tức là thiền thứ nhứt, đây là những cái cảm giác ở trong con nguời chúng ta, chiếm hữu cảm giác mà cảm giác bên trong.
Bây giờ vọng hóa nữa, xuống thấp nữa, vọng tuởng nữa, vọng tuởng nữa, thì bây giờ cái vọng tình này bắt đầu chiếm hữu bên ngoài. Bây giờ chúng ta không còn niệm Phật đuợc nữa, không còn tập trung vào câu niệm Phật đuợc nữa, thì bây giờ đi tìm cái xác thân khác, cái con người khác để mà có cảm giác, tức là ở đây trở thành cõi trời Dục Giới, nhưng mà còn cao thượng, tức là ở đây có Tiên ông Tiên bà, có Trời nữ Trời nam, có nam căn nữ căn. Còn cái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ
Thiền toàn là trượng phu, tức là không có nam căn nữ căn, không có nam căn nữ căn, tức là đấng trượng phu, tức là con người không có nam căn nữ căn, thành ra không có vợ chồng, mà cái cảm giác là do tự xác thân mình nó phát hiện ra, do sự chiếm hữu cảm giác bên trong xác thân.
Còn bây giờ không đủ định lực nữa, yếu rồi cái vọng hóa quá nặng, cái vọng tình quá nhiều rồi.
Chúng ta nên nhớ từ Tứ Thiền này trở lên cho tới tứ không 7-8, Chân Như Tịnh cái này kêu là vọng tưởng, thuần tưởng. Từ Tứ Thiền trở lên kêu là thuần tưởng: Tứ Thiền cho tới hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng đây là thuần tưởng, không có tình cảm, ở cõi này không có tình cảm. Tứ không với Tứ Thiền là không có tình cảm, hoàn toàn sống bằng phân biệt bằng tư tưởng, thành ra không có nam không có nữ.
Từ Tam Thiền trở xuống Nhị Thiền, Sơ Thiền cũng chưa có nam chưa có nữ, nhưng mà chuyên về cảm giác, tức là sống về tình, tưởng ít, tình bắt đầu len lói vào, tình bắt đầu len lói vào.
Cho tới xuống bỏ cõi này đó thì cái chiếm hữu bên trong chịu không nổi nữa, cái định lực quá yếu, cái sự tán tâm quá nhiều, bây giờ phải tạo ra đối tượng chiếm hữu, những cái đối tượng bên ngoài, tức là nam căn nữ căn, người đàn bà người đàn ông, nhưng mà ở đây còn cao thượng kêu là cõi trời Dục Giới.
Dục Giới là sự chiếm hữu, trời là nhẹ là thanh thiện, là cao thượng, thành ra chiếm hữu mà không có sự giao cấu, tức là như tôi nói: trời Dục Giới có tất cả là 6 cõi:
1- Cõi trời Tứ Thiên Vương, 2- Cõi trời Đao Lợi, 3- Cõi trời Đâu Suất, 4- Cõi trời Dạ Ma, 5- Cõi trời Hóa Lạc, 6- Cõi trời Tha Hóa Tự Tại là sáu.
Sáu cõi này là có tiên nam có tiên nữ nhưng mà chỉ bắt tay nhau, hôn hít nhau, ôm nhau, thế là có thai, mà có thai là ở ngang hông hoặc ở bắp vế, rồi cái thai nở ra như con trâu, con bò, đi, khỏi có cho ăn uống gì hết, hén, thì đó là cõi trời còn thanh cao.
Rồi từ cõi trời này mới xuống cõi người, cõi người thì kêu bằng nửa tình nửa tưởng, tình tưởng bằng nhau, tức là bây giờ cái tư tưởng và cảm giác bằng nhau, 5 tưởng 5 tình. Thành ra cõi người chúng ta dễ tu, mà cũng dễ sa đọa, vừa khổ mà cũng không khổ lắm, cũng không sướng lắm, thành ra cõi này chúng ta giác ngộ được. Thành ra Đức Phật thường thường thị hiện ở cõi 5 tình 5 tưởng, tức là ở đó không sướng lắm, mà khổ cũng không khổ lắm, bị vì đây là có luân lý. Thành ra chúng ta thấy cái giới thứ 3 của mấy ông mấy bà cấm tà dâm, vẫn được dâm nhưng mà chánh dâm, tức là một vợ một chồng thôi, còn có vợ bé thuộc về tà dâm, đó là loạn luân, qua tới loài thú, atula rồi, hén. Thành ra chúng ta thấy cõi người của chúng ta đó là 5 tình 5 tưởng, thành ra cõi này thì đau khổ mà không đau khổ lắm, mà sung sướng thì không sung sướng lắm.
Còn từ bất đầu cõi trời Dục Giới có sung sướng. Rồi tới Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền thì sung sướng. Mà sung sướng hoàn toàn là Tam Thiền, một trạng thái rất là hỷ lạc, sống về tình cảm, mà tình cảm rất là cao thượng, cái cảm giác chiếm hữu bên trong không ai chiếm hữu được.
Còn cõi trời Dục Giới có sự ganh tỵ nhưng mà cao thượng.
Rồi tới cõi người chúng ta thì cái ghen này nặng.
Còn tới cõi atula, loài thú súc sanh, với ngạ quỷ, là loạn luân, cõi này là loạn luân, tức là tình nhiều mà tuởng ít.
Tới cõi ngạ quỷ là hoàn toàn sống về tình không có tuởng nữa, tình tức là có cảm giác, nhung mà không có sự phân biệt.
Chúng ta thấy nhu cỏ cây không có phân biệt, nhung mà nó có cảm giác, tức là nó có cái biết, ánh sáng mặt trời nó biết gie ra, chỗ nào có nước nó bò qua. Như cái hồ nước của mình, hôm trước nó ăn qua bên đó, nước chảy tùm lum nhưng mà không biết làm sao, tới chừng đào thấy rễ cây một đống trong đó, mấy cái cây ở ngoài nó lỏn vô trong đó, rồi chỗ nào xi măng mục nó len vô trong đó nó hút nước, nhưng mà nó phân biệt là không phân biệt.
Cũng như mấy ông mấy bà đến đây không biết, tôi về đây nó không biết là chủ của nó, nó không có biết, nó cứ vậy thôi. Thành ra nó có cảm giác, nó có cái biết, nhưng mà phân biệt không có.
Còn loài thú nó có phân biệt nha. Con chó mấy ông mấy bà nuôi ở nhà hén, khi về nó ngẩy cái đuôi, là nó biết phân biệt đây là chủ nó, còn ăn trộm, người khác lạ đến là nó sủa nó cắn chết luôn.
Còn cái cây nó đâu có biết sủa, đâu có cắn, đâu có biết ai là chủ, nhưng mà nó có cái biết kiếm ăn. Thành ra trong Kinh rất rõ ràng. Cỏ cây là chỉ có cái cảm giác mà chưa có cái phân biệt.
Loài thú bắt đầu có phân biệt, nhưng mà ngu si, tình nhiêu hơn tưởng.
Rồi tới cỏ cây toàn tình không.
Rồi xuống nữa thành ra đất đá là địa ngục, mất luôn cái biết, cảm giác cũng không có, mấy ông mấy bà đánh cái bảng, bây giờ đánh tới chết nó cũng không biết chạy trốn, không biết đau, cái đất đá này cũng vậy, đánh chết nó cũng vậy thôi, nó là vật vô tri vô giác, nó chưa có cảm giác, nó phải thọ khí âm dương một thời gian nó mới thành ra rong rêu, mới bắt đầu thành ra cỏ nhỏ, mới bắt đầu thành ra cây lớn. Cái này trong Chơn Lý Sư Trưởng giảng rất rành, tôi 5 năm tôi học cái đó tôi mới hiểu được, hén.
Hôm nay tôi giảng là nhờ Đức Minh Đăng Quang thôi. Chúng ta phải hiểu.
Thành ra tới đây Sơ Thiền. Rồi tới cõi trời Dục Giới, dục nữa là cõi người, dục nữa là Atula. Rồi xuống cõi Atula nữa thì đó là Súc sanh. Rồi xuống thấp hơn Súc sanh nữa là Ngạ quỷ. Rồi xuống thấp hơn Ngạ quỷ nữa là Địa ngục. Đen đây là hết, không cỏn xuống nữa.
Cái này là chưa có cái biết. Cái này Ngạ quỷ là cái biết mà chưa phân biệt. Thì cái này là đất đá, còn Ngạ quỷ là cỏ cây. Thành ra ai mà sống tham lam 24/24 hoặc là 20/24 thì chết thành ra cỏ cây, chỉ có cái biết thôi, có cái tình thôi, đây là sống về tình mà chưa có tư tưởng, chưa có cái phân biệt.
Rồi tới Súc sanh là có tưởng, nhưng tưởng mới manh nha phôi thai thôi, tưởng chớ còn chưa có ý chí, chưa có sự cải sửa, tức là chưa có nghiệp đấy.
Tới Atula với Người bắt đầu có nghiệp, tức là biết chạy trốn cái khổ và tìm cái vui.
Chúng ta nói rồi, như chúng ta bịnh. Thì chúng ta thấy Súc sanh nó bịnh, như con chó mấy ông mấy bà để ý, nó bịnh thì nó làm sao? Nó kiếm cỏ nó ăn rồi nó ọc ra. Mà nếu không hết thì sao? Thì chết, có bấy nhiêu thôi, cỏn người ta mình bịnh thì không có dễ như vậy đâu, kiếm cỏ cây thuốc nam, không hết thì qua thuốc bắc, thuốc bắc không hết thì qua thuốc tây, mà thuốc tây không hết thì qua châm cứu, châm cứu không hết thì qua mồ xẻ, không mổ
Xẻ thì xạ trị… đủ thứ hết, làm sao cho hết. Còn nếu không hết nữa thì sao? Thì phải chết.
Chết thì sao? Thì từ cõi người chúng ta lên cõi trời Dục Giới. Cõi trời Dục Giới xác thân có hào quang, sống hàng triệu hàng triệu tuổi, nhưng mà rồi cũng phải chết, hàng triệu tuổi.
Thì chúng ta thấy như vậy là cũng không ngon nữa, có xác thân mà có sự chiếm hữu. Thôi bây giờ chiếm hữu bên trong thì qua Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền.
Tới Tam Thiền thì chiếm hữu sống bằng tình cũng kẹt nữa, bây giờ bỏ cái tình qua tưởng là Tứ Thiền mà Tứ Thiền thì đâu có chết, nó biến mất thôi, nó không có chết nguyên con, bị vì đâu có xác thân. Tứ Thiền trở lên qua tới Hu không vô biên thì cái xác thân là hu không, cái đối tượng xác thân là cái tướng phần cũng là hư không, mà cái tư tưởng cũng là hư không, thì hư không vô biên là ngon, nó Mạt-Na, thì đây tư tưởng nó tạo ra thôi. Còn Mạt-Na thật sự nó chỉ là có hư không thôi, hén. Là bây giờ nó lấy xác thân làm hư không. Nhưng mà chúng ta thấy cái xác thân hư không quá lớn, nó bự bằng cả mấy trăm quả địa cầu, mây ngàn mấy tỷ quả địa cầu này. cỏn cái tư tưởng mình cũng là hư không, hén. Mà cái đối tượng của mình nhìn cũng là hư không, thành ra ba cái này nhập vô thành ra Mạt-Na, hư không thôi. Mà Mạt-Na còn hư không tất nhiên cỏn cái tướng, có sự chướng ngại, có sự trở ngại, không xuyên suốt, hư không còn trở ngại nha, không phải là không.
Chừng nào hư không tiến lên nữa thành ra nhập với thời gian, thì hư không biến thành nhận thức, nhận thức với nhận thức, đứng lặng đối với đứng lặng, thì đây mới là trở về được. Nhưng mà trở về đây cũng là cái mặt trăng thứ nhứt thôi, của cái mặt trăng thiệt thôi, tức là nó bị mờ đi, bị mờ đi. Chừng nào trở về với cái vô chất tánh cảnh mặt trăng thứ nhứt là chiếu soi mà không có tự chiếu soi nữa, không có tự chiếu soi nữa. Nghĩa là chỉ có tự chứng phần thôi, chớ không có chứng phần, có tự chứng phần thôi, mà không có kiến và tướng, tức là chiếu soi vậy thôi, chớ nó không có tự chiếu soi trở lại.
Mà khi có một niệm bất giác thì cái này giảng sau, tôi có giảng mấy lần.
Một niệm bất giác này, hỏi nó từ đâu? Cái đó là cái hỏi của người đui. Khi nó muốn thấy bản mặt của nó rồi, nó chiếu soi trở về, mà hễ chiếu soi trở lại thì nó chậm, chậm nhưng mà trung thực, bị vì nó đứng lặng, thành ra bắt đầu có Alaya cá nhân. Alaya cá nhân này liên can tới vô lượng Alaya khác mới tạo ra cái Hữu Chất Tánh Cảnh này.
Còn Alaya cá nhân nó chia làm hai đường: một đường là xao động, một đường là đứng lặng.
Đứng lặng thì trung thực, mặt trăng thứ nhứt cũng giống mặt trăng thiệt nhưng mà mờ hơn, thì cái đó kêu là Hư Vô vi tế. Còn mặt trăng thứ hai cũng giống mặt trăng thứ nhứt và mặt trăng thiệt thành kêu là Hư Minh le lói chiếu soi. Còn mặt trăng thứ ba, Hư Minh le lói chiếu soi trở xuống thì nó thành Dung Thông, Dung Thông cũng là mặt trăng thứ nhứt, mặt trăng thiệt, nhưng mà bắt đầu dường như có hình, dường như nhưng mà không có hình gì hết. Do đó cái Tứ Thiền này đó, nó mới là đi cái Dung Thông này có hình mà chưa có tướng bây giờ nó tạo ra tướng luôn, nó tạo ra có hình có tướng luôn.
Chẳng hạn như bây giờ như tôi thấy cái bảng, thì cái bảng này tôi chụp được nó nè, rờ được nó, thì nó thuộc về Tứ Thiền, mà tứ thiền của nghiệp người, tức là mấy ông mấy bà cũng thấy cái bảng, mà đi qua đây không tránh thì lỗ đầu.
Bây giờ qua cái Dung Thông của Đứng Lặng thì cũng là cái bảng này, nhung mà cầm không được, đi xuyên qua được, nó có cái hình giống cái bảng, nhưng mà không có tướng.
Thì hai cái này chúng ta thấy rằng không có phân biệt nổi Tứ Thiền này và Dung Thông. Tứ Thiền này cũng dung thông, mà cái Đứng Lặng cũng dung thông, phân biệt không nổi.
Nhưng bên đây là Tịnh Độ. Còn bên đây là uế Độ.
Rồi khi nó xuống cấp nữa thì nó qua Tam Thiền thì bắt đầu sông vê tình. Mà Tam Thiền này thì chập chờn, chập chờn thì nó lại qua cái Hư Minh le lói này. Hư Minh le lói là một cái chập chờn nữa, nhưng mà chập chờn này là chập chờn hồn nhiên Đứng Lặng. Còn chập chờn này là chập chờn Xao Động, mà vọng tưởng vọng tình.
Thì cũng hai cái chập chờn hết. Nhưng cái chập chờn kia người ta mờ xuống dường như có hình dường như không hình, hén. Còn cái này có hình có tướng luôn, nhưng mà hình tướng có lúc biến mất, có lúc thì dường như nhập một.
Thì cái Tam Thiền hồi nãy tôi có giảng: có Căn, có Trần, có Thức. Còn bên đây không Căn, không Trần, không Thức, mà chỉ là Trí tuệ mà thôi.
Thành ra chúng ta phân biệt không nổi, thành ra cái Tam Thiền này nó tương đương với mặt trăng thứ hai, nó là cảm giác. Còn cái
Tứ Thiền này đó, thì nó tương đương với dung thông.
Nhưng mà coi chừng, tôi giảng vậy mà coi chừng đó. Bị vì chúng ta để ý là cái Tứ Thiền là nó bắt đầu đi xuống, hén, thành ra nó dung thông với cái này.
Còn cái này ở trên nó đi xuống, càng ngày càng xuống.
Còn cái này càng ngày nó càng vọng hóa.
Mà ác nghiệt thay cái Tứ Thiền này đó, là nó cao hơn Tam Thiền, mà nó lại bắt với cái này.
Thành ra ở đây chúng ta thấy cái Tứ Thiền là Căn Trần Thức, hồi nãy tôi nói đó.
Cái này nè tức là cái thấy, cái nghe đó, nó chiếu soi được cái dung thông.
Mà dung thông đây là dung thông của Căn với của Trần thôi, chớ cái Thức này không có chiếu soi nổi. Hư Minh le lói này không có chiếu soi nổi, nó chiếu soi nổi được Căn Trần Thức của cái tứ thiền này đó, là chiếu soi được cái Căn với cái Trần, tức là sinh lý vật lý thôi, tức là Sắc Uẩn thôi.
Còn cái Thức này nó thuộc về Tưởng Uẩn, nó chuyển biến rất nhanh. Còn cái này chuyển biến rất chậm.
Cái này vọng hóa vi tế. Cái này vọng hóa thô tháo.
Thành ra cái Hư Minh le lói chiếu soi, cái Thấy này chỉ thấy được hai cái này thôi, thấy căn trần này có chướng ngại, thì nó thấy căn trần cũng là căn trần nhưng mà xuyên suốt.
Thành ra khi đi, mình phải biết mình đi.
Mà đi mình bị cái nghiệp kéo mình không biết mình đi. Ăn, mà không biết mình ăn, đúc vô cái lỗ mũi. Thì cái đó chúng ta sống với Căn Trần Thức của thế giới uế Độ. Đang ăn mà nghĩ tới tiền bạc, đang ăn mà nghĩ tới con cái, là chúng ta sống với thế giới uế Độ.
Mà hễ, còn ăn mà theo dõi mình ăn, biết mình đang ăn, mà đừng phê phán, đừng chỉ trích gì hết, thì chúng ta sống qua cái Hư Minh le lói này. Tức Căn Trần bây giờ nó trở thành ra xuyên suốt, chúng ta thấy rằng nó mờ mờ, làm như nó có một số sắc trần hội tụ, chớ nó không có chướng ngại. Thì cũng căn trần này, nhưng mà nó trở thành đứng lặng hồn nhiên.
Còn nếu chúng ta ăn mà chúng ta không biết chúng ta ăn, thì chúng ta Căn Trần Thức này trở nên xao động, tức là vọng tình và vọng tưởng.
Thì chúng ta làm sao phân biệt!
Thành ra Đức Phật mới nói: Đi các con chỉ đi mà thôi. Nghe chỉ nghe mà thôi. Đứng chỉ đứng mà thôi, đừng thêm một cái gì nữa mà thôi. Tức là lặng lẽ nhìn mọi sự vật thì tức là hồn nhiên.
Còn bây giờ đi, biết mình đi lẹ, mình sửa lại đi chậm, thì cái này thuộc về thế giới uế
Độ, cái nhìn của tư tưởng. Thì chúng ta đã quen cải sửa rồi, hén, đã xấu thì cải sửa thành tốt, hén, mà đi chậm thì cải sửa thành đi vừa, đi mau cải sửa thành đi vừa, Hễ cải sửa tức là qua cái Thức.
Còn cái Thức này đứng lặng trở thành cái Trí, cái trí là hồn nhiên, không có móng niệm.
Còn cái Thức xao động thì móng niệm, vọng tình, vọng tưởng.
Thành ra tu là không có tìm đâu hết, ngay cái xao động này đứng lặng lại, có vậy thôi. Ngay cái sóng, ngay cái sóng con chó, con trâu thì trở về với nước. Mà nước ở đâu? Ở ngay sóng con chó, con trâu. Thành ra chúng ta thấy khó, hén.
Mà đứng lặng như vậy đó là chúng ta mới đứng lặng về Hư Minh le lói chiếu soi thôi, thì chúng ta thấy được cái dung thông, dung thông giữa cái căn trần này, của cái thức với căn trần của cái trí, hén, thì cái đó chúng ta mới đắc quả Nhập Lưu thôi, đi vào cái quả đầu tiên, Thánh quả đầu tiên.
Rồi bây giờ qua tới cái Hư Minh le lói chiếu soi này, thì phải cái Hư Vô vi tế mới thấy được nó, thấy nó chập chờn le lói, có lúc có lúc không.
Thì cái này cũng vậy, Tam Thiền cái xác thân chúng ta Căn Trần Thức, cái Căn với cái Trần có lúc có lúc không, chữ căn trần hồi nãy chúng ta dùng Hư Minh le lói chiếu soi chúng ta thấy rằng nó là một sắc trần hội tụ, thì bây giờ qua tới cái Hư Minh le lói chiếu soi này đó thì cái sắc trần hội tụ không có, mà nó sẽ le lói chập chờn.
Hiểu nổi không? Thành ra cái cảm giác cũng le lói chập chờn, mà cái xác thân bây giờ cũng trở thành le lói chập chờn, chớ không còn là một số sắc trần hội tụ nữa, thành ra đắc quả thứ hai và thứ ba, tức là Nhứt Vãng lai và Bất Lai. Là cái nhìn của Nhứt Vãng Lai và Bất Lai thấy xác thân cũng là le lói, mà thấy cảm giác cũng là le lói.
Còn Nhập Lưu thấy xác thân là dung thông, tức là một số sắc trần hội tụ chớ không thấy nó le lói, không thấy le lói, mà cũng không thấy cảm giác, chỉ thấy xác thân thôi, không bắt được cảm giác. Thì cái nhìn đầu tiên của nó là Hư Minh le lói chiếu soi sẽ thấy được xác thân, trừ được sắc uẩn. Còn Thọ uẩn là Hư Minh le lói chiếu soi không trừ được.
Mà bây giờ chúng ta tiến lên, thăng hoa lên, nghĩa là không còn là xuống cấp nữa mà lên cấp, tôi dùng chữ lên cập, hén.
Lên cấp tạm thành Hư Vô vi tế, tức là lấy cái Hư Vô vi tế, cái trước này, mới chiếu soi thì mới thấy là xác thân này, hồi nãy mình thấy nó là một số sắc trần hội tụ, bây giờ nó biến thành chập chờn dường như có dường như là hào quang, cái sắc trần bây giờ trở nên hào quang, và có lúc thì dường như nó có sắc trần, mà có lúc nó trở thành hào quang, thì thấy luôn cái cảm giác cũng chập chờn le lói luôn. Thành ra Thánh thứ hai là Nhứt Vãng Lai và Bất Lai, thấy được xác thân và thấy được cảm giác.
Còn Thánh Thứ Nhứt là Nhập Lưu thấy được xác thân, mà xác thân là một số sắc trần hội tụ xuyên suốt.
Thánh Thứ Nhì thấy sắc trần hội tụ xuyên suốt, mà thấy luôn nó chập chờn nữa, nó le lói nữa, và thấy luôn cảm giác là le lói.
Hiểu không? Chết rồi, chết cứng rồi, hén.
Rồi qua tới quả Thánh Thứ Tư. Thành ra cái quả Thánh Thứ Nhì, Thứ Ba đó là trừ được Thọ uẩn, trừ được Thọ uẩn, mà trừ được Thọ uẩn thì trừ được sắc uẩn.
Mà trừ Sắc uẩn đó thì Nhập Lưu chỉ thấy Sắc uẩn là một số sắc trần hội tụ thôi, chớ không thấy nó là chập chờn, không thấy nó le lói, không thấy nó là hào quang.
Mà qua tới quả Thánh Thứ Hai, Thứ Ba thì thấy nó là hào quang, xuyên qua cái chập chờn thấy nó luôn là hào quang chập chờn, và thấy luôn cảm giác chỉ là hào quang thôi. Mà qua Thánh Thứ Nhứt không thấy đuọc cảm giác, thành ra không trừ đuợc Thọ uẩn, mã trừ đuợc Sắc uẩn thôi, hén.
Còn tới quả Thánh Thứ Tu là Alahán đó, thì thấy luôn cái Thức, cái tu tưởng này. Quả Thánh Thứ Nhì, Thứ Ba không thấy tư tưởng mà chỉ thấy cảm giác thôi, là cái biết mà chưa phân biệt, còn đây cái biết mà phân biệt, thì quả Thánh Thứ Tư mới thấy được.