BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC
Cố Hòa thượng Thích Giác Khang
TUẦN 19
Giảng ngày 19-04-2004 âm lịch
Cũng như thường lệ ngày chủ nhật chúng ta đi vào bài giảng.
Thì chư Phật tử lật cái bảng ra. Thì hôm nay đúng ra là nghe nói chư Phật tử chuẩn bị trả bài hết rồi, thì thôi chậm lại kỳ tới. Kỳ này chúng ta đại tóm tắt, tập đại thành, nghĩa là tóm hết tất cả những cái điều học hỏi của chúng ta trên cái bảng, rồi chư Phật tử ghi nhớ, về mỗi người làm cho tôi một bảng như vậy, góp cho tôi, coi ai mà trình bày hay thì người đó vãng sanh đó. Tức là tôi giảng vậy rồi chư Phật tử sắp sao cho nó gọn cái bảng, hén, để thấy rằng nó rất khó khăn khi mình sắp. Thì mỗi người lấy một tờ giấy ra viết giống như cái bảng của tôi đó, nhưng mà cái bảng tôi chưa có rõ lắm, tôi muốn sắp lại.
Thì bây giờ nhờ Phật tử mỗi người mỗi sắp. Coi ai sắp giỏi nhứt thì người đó mau vãng sanh về Cực lạc, hén. Ai sắp giỏi nhứt người đó đắc quả Alahán đấy, thì tất nhiên chúng ta sẽ nắm vững Đạo Phật.
Như cái bảng này chúng ta nắm vững, nhưng mà tôi suy nghĩ hoài, tôi sắp không nổi, nó hơi khó sắp, thì hôm nay nhờ Phật tử có lẽ sáng suốt hơn tôi, hén, chư Phật tử thông minh hơn, sắp sao cho nó gọn theo cái bài giảng hôm nay.
Thành ra giảng hôm nay là tất cả những buổi giảng của chúng ta gom lại cái buổi giảng hôm nay thôi ha. Còn chư Phật tử về phải lập cái bảng làm sao cho nó tương ưng với nhau, nó ăn khớp với nhau. Ở đây chúng ta thấy, hôm trước tôi nói đó, gồm có:
– Vô chất tánh cảnh với hữu chất tánh cảnh là hết rồi đó. Vô chất tánh cảnh thì của Alahán, hữu chất tánh cảnh của Bồ Tát và chu Nhu Lai, gồm hai cái này gọi là pháp thân của Nhu Lai – tức là Phật đấy.
– Còn xuống dưới thì có con đường đứng lặng, thì nó có ba cái: mặt trăng thứ nhứt, mặt trăng thứ nhì, mặt trăng thứ ba. Thì con đường đứng lặng này dễ rồi đó, nó chỉ có một thôi, hén. Là nó cứ là xuống cấp, xuống cấp, xuống cấp ba lần, nhưng mà vẫn giữ trung thực, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một, thì nói vấn đề đó thì dễ rồi đấy.
– Còn qua vấn đề Xao Động là phức tạp đấy. Mà xao động là thế giới của chúng ta đang sống. Chúng ta làm sao mà nhận thức cho rõ vấn đề Xao Động này, hén.
Thì vấn đề nhận thức đây thì:
– Bên Đứng Lặng có nhận thức và đối tượng nhận thức, tức là chưa có căn, chỉ có nhận thức và trần thôi.
– Qua bên Xao Động thì có Căn – Trần – Thức. Thì căn chính là người ta đấy, chính là cái xác thân này đó, thì cái này mới gọi là Ngã.
Còn qua bên đứng lặng chúng ta thấy rằng không không không có căn, chỉ có thức, chỉ có trí tuệ và đối tượng của trí tuệ. Mà đối tượng trí tuệ nghĩa là không có đối tượng gì hết – mà có tất cả đối tượng.
Còn bên đây đối tượng nó phải tương ưng với nhau.
Thành ra:
– Bên Xao Động thì có căn – có trần – có thức.
– Bên Đứng Lặng thì chỉ có căn và trần thôi, hén, căn và trần thôi.
Và căn bên kia chúng ta kêu là thức.
Bên đây cái Căn không phải là căn bên Xao Động nha.
Bên Xao Động có Phù Trần căn, Tịnh sắc căn, Thắng Nghĩa căn.
Bên Đứng Lặng thì có Đệ Nhất Thắng Nghĩa căn.
Thì cái đó là cái phức tạp đấy, mà chúng ta cần phải hiểu cho rõ, để chúng ta nắm vững Phật Pháp từ: Tiểu Thừa, Trung Thừa và Đại Thừa, thì tất cả đều gồm ở trong cái bài giảng hôm nay. Để coi chu Phật tử nghe, thì bữa hỗm tôi hỏi thì nghe nói 18 cuộn băng rồi, thì tất nhiên mình thấm lắm rồi hén, chư Phật tử nắm sâu hết rồi, sâu sắc rồi đó, sâu sắc là sâu sắc xấu đó hén. Thì chúng ta bữa nay khéo liệu đấy.
Thì tôi bắt đầu giảng đấy, giảng bảng thôi, chư Phật tử vừa mắt nhìn thấy, tai vừa nghe hén, mũi vừa ngửi hén, rồi cái miệng vừa nói luôn hén, chúng ta có tất cả các căn đều hoạt động hết, để rồi chúng ta dễ hiểu hon. Thì hôm nay tôi thấy cái bài giảng rất khó đấy, mà tôi cũng ráng trình bày, đây trình bày lần thứ nhứt của tôi đấy. Hôm tôi tham thiền tôi thấy phải trình bày thôi, và tôi trình bày lần đầu chắc không được rõ.
Chân Như Động: Phật tử đã biết nhiều rồi hén, cái này là …, thì Đạo Phật hai cái này gôm chung đó, thì kêu là cái dụng, chỉ có bao nhiêu đó thôi.
Thành ra cái Thể là của Alahán, tức là trở về Chân Như Tịnh.
Còn cái Tướng đó là Bồ Tát, Bích Chi Phật và Bồ Tát. Hai cái này nhập lại, khi Thể và Tướng bằng nhau thì đó kêu là Diệu dụng, đây là Như Lai.
Thành ra kêu chung cái này: cái Thể thường người ta kêu là Báo Thân. Còn cái Tướng này kêu là ứng Hóa Thân. Rồi cái Dụng kêu là Pháp Thân.
Bấy nhiêu đó thôi.
– Cái này, cái Thể đó, tức là Chân Như Tịnh là Alahán, cái này còn kêu là diệt thọ tưởng, diệt thọ tưởng định, hén, nhớ đó.
– Tới cái này (cái Tướng) kêu là ứng Hóa Thân, tức là biến hóa, do một niệm bất giác.
– Cái này thường kêu là căn bản vô minh, thì chúng ta mới có, có cái Alaya của cá nhân.
Cái này là Alaya của võ trụ nè, còn kêu là Alaya võ trụ.
Một niệm bất giác chúng ta mới lọt xuống Alaya cá nhân.
Alaya cá nhân thì từ đây mới rắc rồi đó. Alaya cá nhân là alaya của chúng ta đó, thì từ cái Chân Nhu Tịnh này nó lọt xuống. Thành ra từ đây mới chia làm hai: Alaya cá nhân một cái đi về phuơng diện, một cái đi về – về cái đứng lặng, đây là đi về bên đứng lặng nè.
Alaya này có chia làm hai phần: một phần là Kiến Phần. Kiến Phần là phần thấy đó, phần nhận thức đấy. Tướng phần là đối tượng của nhận thức. Thì chúng ta thấy cái Tướng Phần này là đối tượng nhận thức, mà cái Kiến Phần là nhận thức. Chẳng hạn như tôi thấy cái hình A Di Đà, thì cái
Thấy của tôi là nhận thức, hình A Di Đà là đối tượng nhận thức. Cái này chúng ta hiểu rồi hén.
Thì chúng ta nên nhớ rằng:
– Cái Chân Như Tịnh này đó là cái mặt trăng thiệt, mặt trăng thiệt, mặt trăng thật nè. Nó chiếu soi thôi, nó cứ chiếu soi như vậy hoài, nó chiếu soi ra hoài, hào quang rực rỡ vô cùng, nghĩa là không có vật nào hết đó, nó chỉ là một vùng hào quang sáng rỡ thôi – thì cái này gọi là Chân Như Tịnh, tức là mặt trăng thiệt.
– Rồi khi nó xuống cấp, cái này xuống cấp danh từ tôi dùng hén, trong Kinh không có, nó xuống cấp một cái thì nó thành Alaya cá nhân. Tức là bây giờ nó bắt đầu chiếu soi, nó tự chiếu soi trở về, ác ôn vậy á. Tức là chứng phần và nó tự chứng phần nó chiếu soi trở về.
– Mà hễ nó chiếu soi đi thì rực rỡ, không có không gian, không có thời gian.
– Nhưng mà khi nó chiếu soi trở về thì bắt đầu có sự chuyển biến.
+ Chiếu soi ra như vầy kêu nó là bất biến, cái danh từ của nó người ta kêu thật là bất biến, phi không gian – thời gian, không có không gian thời gian gì hết. Đó, thì nó không có vật gì hết, không có thời gian không gian gì hết, thành ra nó tự chiếu soi thôi, chiếu soi tức là chiếu soi trở ra, hoàn toàn đứng lặng bất biến.
+ Rồi bây giờ nó tự chiếu soi trở về, tức là nó muốn biết cái bản mặt của nó, thì nó tự chiếu soi trở về, thì nó làm cho cái hào quang chậm đi, thành ra mờ đi, mờ đi, thành ra kêu mặt trăng thứ nhứt. Mặt trăng thứ nhứt. Mặt trăng thứ nhứt đó là chúng ta kêu là Hư,Hư Vô vi tế, hén, lọt xuống
dưới này kêu là Hư Vô vi tế. Thì cái này kêu là Hư Vô vi tế.
+ Từ cái Chân Như Tịnh này đó – là mặt trăng thật bất biến đó – nó lọt xuống đây là Hư Vô vi tế. Thì cái Hư Vô vi tế này chính là Tướng phần. Mặt trăng thật xuống dưới này đó. Chân Như Tịnh này là kiến phần. Cái này là đối tượng nhận thức. Còn hồi nãy, trên này có nhận thức thôi mà không có đối tượng, hén, thì Alahán như vậy đó, nhưng mà nhận thức này không có đối tượng mà bao trùm tất cả đối tượng, theo Như Lai đó, bao trùm tất cả Chân Như, Chân Như Động.
– Thành ra tôi thường nói:
+ Cái Chân Như Tịnh này thí dụ là nước. Còn Chân Như Động này đó, là gì? Là sóng, tịch chiếu. Là gì nữa? Là sóng và sóng con chó, con trâu, con bò. Hỗm tôi có giảng không?
+ Cái này, Chân Như Tịnh này đó kêu là nước. Chân Như Động này là sóng và là sóng trâu bò, heo, chó. Tức cái này là cái đứng lặng, sóng là đứng lặng. Cái này xao động. Cái đứng lặng và xao động nhập một lại kêu là Chân Như Động.
+ Cái này là Tịnh Độ. Cái này uế Độ.
Nhớ không? Hôm trước tôi có giảng rồi phải không? Hiểu không? Hiểu chỗ này không? Hiểu thì tôi qua. Không hiểu thì hỏi lại. Tôi làm lung tung hết hà, kỳ trước tôi có giảng rồi.
Thành ra Chân Như Tịnh này chính là nước. Còn Chân Như Động là bao trùm cả sóng, nghĩa là có hình mà chưa có tướng. Chúng ta thấy trên nước có những lượn sóng như vầy, mà hễ khi có lượn sóng chúng ta kêu là sóng. Khi im lặng hoàn toàn thì đó là nước. Nước với sóng dính liền.
Rồi chúng ta vì ngu si, dùng cái tư tưởng mới chụp mũ sóng con chó, con trâu, con bò. Người ta thì kêu là nước. Còn loài thủy tộc kêu là nhà ở không khí của nó. Rồi mấy nhà bác học, hóa học là H2O. Còn loài quỷ là máu, … Cái đó là sóng có hình có tướng luôn, cái này có hình có tướng luôn. Cái này chỉ có hình thôi.
Mà chỉ có hình thì kêu là cõi Tịnh Độ. Còn có hình có tướng kêu là cõi uế Độ.
Còn nước thì chẳng có hình chẳng có tướng gì hết, chẳng có sóng mà cũng chẳng có sóng trâu, bò gì hết.
Còn nếu hai cái này nhập một lại chúng ta kêu là, là gì? Là biển. Thành ra biển là không gì hết mà nó bao trùm cả nước, cả sóng và sóng con trâu, con bò, sóng có hình và sóng có hình tướng luôn, đó là bao trùm hết trơn cả thế giới này.
Mấy ông mấy bà hiểu cái này rồi là coi Kinh nào cũng được hết. Nhưng mà một chút chúng ta đi xuống dưới sâu nữa.
Bây giờ nắm được chưa? Nắm được tôi đi xuống à. Rõ nhưng mà viết thì không có đủ cách, phải vậy thôi. Thì bữa nay giảng nữa là hết á, bao nhiêu 18 bài pháp cũng gom lại trong này hết đó.
Còn ai thắc mắc gì không? Không ấy tôi giảng tiếp à. Ai thắc mắc gì thì hỏi. Bây giờ hiểu chưa? Hiểu thì tôi giảng tiếp, còn không hiểu thì hỏi, để tôi giảng vô sâu là không hiểu à. Tới chân như, tới xao động là mệt á. Rồi chưa?
Thì bây giờ, khi nó lọt xuống đây rồi đó hén, thì cái Chân Như Tịnh này nó, Chân Như Động thì nó động rồi nó gồm có hai cái này. Nhưng mà Chằn Như Tịnh nó lọt xuống đây thì nó xuống cấp là nó hơi mờ một chút, nhưng cũng còn là Chân Như Tịnh, nó cũng còn rực rỡ sáng soi, hén, nhưng mà nó tự chiếu soi lại, mà tự chiếu soi thì cái Chân Như Tịnh này nó mờ đi. Cái này rực rỡ nè, rực rỡ sáng soi. Cái này cũng rực rỡ sáng soi mà hơi mờ một chút, là bị vì nó tự chiếu soi trở lại cho nên nó chuyển biến chậm lại, thành ra kêu là Hư Vô vi tế, chớ không kêu Chân Như Tịnh nữa.
Hiểu kịp không?
Thành ra cái Chân Như Tịnh này thì thấy Hư Vô vi tế. Hư vô vi tế thấy Chân Như Tịnh mà thấy một cách mờ thôi, thành ra cái này là chúng ta có thể kêu là tướng phần – là phần bị nhận thức. Cái này là phần nhận thức. Nhưng mà nhận thức của đứng lặng nha. Thành ra ở đây chỉ có nhận thức và đối tượng nhận thức, chỉ có căn và trần thôi. Mà căn đây có nghĩa là nhận thức – tức là trí tuệ, dùng trí tuệ để thấy sự vật, mà cái này là không có vật – chỉ là hào quang. Cái này cũng chỉ là hào quang, hai cái đều hào quang hết. Nhung cái nào hào quang mờ một chút, cái nào hào quang rực rỡ.
Cái này chỉ có chiếu soi thôi, không có tự chiếu soi.
Cái này chiếu soi rồi tự chiếu soi mờ đi một chút, thành ra kêu là Hu Vô vi tế.
Cái này chiếu soi – mà không có tự chiếu soi – thành ra kêu mặt trăng thiệt. Nhung mà nó xuống cấp một lúc rồi, rồi nó mới sanh ra cái Hu Vô vi tế này. Thành ra cái này kêu là mặt trăng thứ nhứt, xuống cấp đấy. Còn cái này là mặt trăng thiệt, cái này chiếu soi thôi, không có tự chiếu soi, thành ra cái này kêu bất biến.
Còn cái này kêu là chuyển biến, mà chuyển biến đứng lặng, đứng lặng.
Còn cái này đứng lặng mà bất biến, nhớ hén, bất biến là nó chỉ vậy thôi, bị vì nó không có tự chiếu soi, thành ra chỉ có một hào quang rục rỡ mãi mãi vậy thôi.
Còn cái này vừa hào quang rực rỡ, vừa mờ, mờ rồi lại rực rỡ, rực rỡ rồi lại mờ, mờ lại rục rỡ, thành ra nó cứ tới lui nó nhập một, giữa nhận thức và đối tuợng nhập một, chia hai rồi nhập một.
Còn cái này không có đối tượng, mà không có đối tượng cho nên bao trùm hết mọi đối tượng, bao trùm hết cái đứng lặng và cái chuyển biến này.
Hiểu không?
Cái này bất biến, hén, thì nó không có đối tượng nhưng mà nó bao trùm hết mọi đối tượng, đó là Như Lai.
Còn Alahán thì không có đối tượng, Alahán chỉ có trở về bất biến này, là diệt thọ tưởng định rồi thôi, tam giới này mất hết, chỉ có một cái này thôi, thành ra kêu là Alahán.
Còn Bồ Tát mới đi ra Chân Như Động này, tức là ra cái sóng và cái nước này, nhưng mà cũng không rời nước, sóng và sóng con trâu mà không rời nước.
Còn Alahán trở về nước thôi, cái này bỏ hết, tam giới tiêu luôn.
Còn Bồ Tát phát tâm trở về tam giới, mà tức là trở về Tịnh Độ và uế Độ để mà tùy thuận giáo hóa mà vẫn không rời nước, thì cái đó kêu là Như Lai rốt ráo, còn đang đi kêu là Bồ Tái.
Thành ra cái giai đoạn đầu Chân Như Tịnh này lọt xuống Alaya cá nhân, thì Chân Như Tịnh này nó cũng chiếu soi vậy, nhưng mà nó tự chiếu soi nên kêu là Hư Vô vi tế, cái này mờ đi, hào quang rực rỡ mà mờ đi.
Còn cái này hào quang rực rỡ mà không mờ, cái này chỉ có chiếu soi thôi. Nhưng mà tự chiếu soi nên nó chia ra làm hai, thì cái sáng hơn là nhận thức, mà cái tối hơn là đối tượng nhận thức, cái này nó thấy được cái này, nhưng cái này khó thấy cái này lắm, nó trở về thôi chớ nó khó thấy cái này, nó rõ ràng hơn nó nhìn thấy cái này rõ rệt, cái này nhìn thấy nó hơi kém, thì kêu là mặt trăng thứ nhứt.
Rồi bây giờ xuống một cái nữa. Thì cái Chân Như Tịnh này, Hư Vô vi tế hồi nãy nó là đối tượng nhận thức. Bây giờ xuống đây nó là Hư Vô vi tế thành ra nhận thức, nó chiếu soi rồi nó tự chiếu soi nữa, thành ra kêu là Hư Minh le lói chiếu soi. Thì cái này trở thành đối tượng. Cái này trở thành nhận thức. Bị tôi nói không có cái bảng là trình bày không được. Thành ra cái này, hồi nãy nó là đối tượng nhận thức của Chân Như Tịnh, bây giờ nó xuống đây nó thành ra nhận thức, thì hư minh le lói chiếu soi thành ra đối tượng nhận thức lại. Thành ra cái này nó thấy được cái này, cái này thấy cái này rất mờ, cái này thấy cái này rất tỏ, nhưng mà thấy được nha. Còn tới cái xao động là không thấy, à, xao động lại khác à. Cái này thuộc về thế giới Tịnh Độ, toàn cái này là thế giới Tịnh Độ không. Thành ra để ý hén. Chân Như Tịnh là trên này, khi nó xuống cấp xuống đây, thì nó thành ra cái nhận thức, rồi nó chuyển biến chậm nó chiếu soi trở lại nó, thành ra chuyển biến chậm đi. Thành ra chuyển biến chậm kêu là hư vô vi tế, là mờ mờ, tôi thường nói là mờ mờ nhân ảnh đó, là cái này. Còn cái này thì hoàn toàn sáng suốt, hoàn toàn sáng soi. Khi mà nó hồi quang phản chiếu trở lại, nó tự chiếu soi lấy nó, thì bây giờ mới kêu là Hư Vô vi tế.
Còn xuống cấp một cái nữa thì Hư Vô vi tế trở thành nhận thức, thì nó chuyển biến chậm lại nữa thì kêu là Hư Minh le lói chiếu soi. Thì Hư Minh le lói chiếu soi này là trở thành tướng phần. Cái này trở thành kiến phần. Thành ra hồi nãy nó là phần bị nhận thức, bây giờ nó trở thành phần nhận thức, đây kêu là mặt trăng thứ hai.
Hiểu chưa?
Mặt trăng thứ hai trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm kêu là cái gì? Kêu là cái gì? Kêu là cái thấy, cái nghe. Thành ra Đức Phật mới giảng cho Anan: Ông thấy hay không? Ông nghe hay không?
– Đưa cái tay hỏi: Ông thấy cái tay không? Rồi để tay xuống hỏi: Ông thấy không? Nói: không thấy. Nói: ông điên đảo.
– Hỏi: có tay không? Bạch Thế Tôn có. Rồi Ngài để xuống, hỏi: có tay không? Bạch Thế Tôn, không. Rồi Ngài mới hỏi Anan: thấy cái tay không? Ngài nói: thấy. Ngài đưa tay xuống: thấy tay không? Nói: không. Ông điên đảo.
Cái tay lúc có lúc không. Còn cái thấy lúc nào cũng có hết, hén. Neu mà không thấy làm sao con biết là không có cái tay của Như Lai.
– Khi đưa tay lên: bạch Thế Tôn con thấy. Thấy cái gì? Thấy cái tay.
– Rồi khi để tay xuống hỏi: có thấy không? Nói: Bạch Thế Tôn con thấy.
– Thấy gì? Thấy không có tay nữa, chớ không phải là không thấy.
Thì là cái thấy này đấy, là Hư Minh le lói chiếu soi này.
Hiểu kịp chua?
Rồi bây giờ xuống cấp thêm một cái nữa: là cái hu minh le lói chiếu soi này trở thành chủ thế nhận thức lại. Hu minh le lói chiếu soi này nó chuyển biến chậm lại nữa thì thành ra ra gì? Ra gì? Ờ! ra vọng tuởng dung thông, đây là mặt trăng thứ ba. Het.Phần đứng lặng có nhiêu đó.
Chút nữa chúng ta phải trở về đó thì mới thành Phật được.
Còn nếu đi theo con đường kia là luân hồi mãi. Con đường này là con đường chúng ta phải trở về. Hiểu kịp không?
Thành ra khi hư minh le lói chiếu soi này đó, nó chiếu soi rồi nó tự chiếu soi trở lại thì làm cho chậm đi, thì không kêu le lói nữa mà kêu là dung thông.
Dung thông tức là gì? Tức là bắt đầu, sự vật bắt đầu có hình rồi đó, đã cô đọng lại rồi. Hồi nãy Chân Nhu Tịnh này là mặt trăng thiệt, là rục rỡ hoàn toàn không có hình tướng gì hết. Nhưng mà do tự chiếu soi cho nên mờ đi kêu là Hư Vô vi tế, là lờ mờ lờ mờ, cái hào quang không còn sáng như cái Chân Như Tịnh nữa. Nhưng mà nói không sáng chớ nó rực rỡ dữ lắm à, nhưng mà so với Chân Như Tịnh là nó bớt thôi, thành ra cũng chưa có gì hết.
Rồi bây giờ nó xuống đây, Hư Vô vi tế nó tự chiếu soi trở lại, Hư Minh le lói bắt đầu chập chờn. Dường như có vật dường như không vật. Dường như có mùi dường như không mùi. Dường như có tiếng dường như không tiếng. Là cái Hư Minh le lói chiếu soi này.
Dường như có mùi dường như không mùi. Dường như có vật dường như không vật, là cái thấy đấy. Dường như có mùi dường như không mùi là cái lỗ mũi đấy. Dường như có tiếng dường như không tiếng là cái lỗ tai đấy. Dường như có xúc chạm dường như không xúc chạm là cái thân ngũ căn đấy, đủ trong này hết.
Nhưng mà bắt đầu dường như có vật dường như chập chờn biến mất, dường như, bị vì cái hào quang nó sáng, hư vô vi tế thì nó mờ đi, mà khi nó mờ một cái nữa thì nó làm như nó hội tụ lại, rồi nó lại trở về cái hư vô vi tế nó mất, chỉ có hào quang thôi, rồi hào quang nó mờ đi một cái làm như có vật, rồi nó trở về hư vô vỉ tế nó hoàn toàn sáng suốt, cái vật mất, rồi nó lại trở ra hư minh le lói chiếu soi làm như có vật hiện ra, rồi nó lại trở về hư vô vi tế vật biến mất.
Hiểu kịp không?
Thành ra mới nói nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một.
Chút qua bên Xao Động là hổng không có như vậy, không có nhập một nữa.
Cái này bị vì nó đứng lặng, nó chuyển biến mà luôn luôn nó đứng lặng, và lên xuống như vậy hoài. Còn cái kia chuyển biến mà vừa lắc lư, thành ra không thể nhập vô được.
Phải tham thiền cho kỹ à, tôi giảng kỳ sau làm bài gom hết cho tôi, mỗi người mỗi làm á, lập cái bảng đàng hoàng hén, lập làm sao cho được thì mấy ông mấy bà vãng sanh và đắc Alahán, hay là đắc nhập hũ cũng được, hén. Thì tôi giảng cái này quan trọng lắm á, mấy chục năm trời của tôi đó. Hén.
Thì đó, thành ra chúng ta thấy cái Hư Vô vi tế này, nó vừa, vừa cái vùng hào quang mờ, rồi lại dường như hào quang có những cái vật cô đọng, rồi nó đi ra hào quang rực rỡ mờ lại nữa cái nó lại biến mất. Biến mất rồi nó trở đi chậm nữa làm như có sự vật, hén. Rồi xuống tới dưới này cái hào quang mờ có sự vật. Khi nó chuyển biến chậm nữa thì thấy kết động thành cái hình, bây giờ cái dung thông này có hình thật đấy, hình nhưng mà chưa có tướng. Cái này là thế giới của, thế giới giữa Tứ Thiền với nó. Nghĩa là chúng ta thấy có cái bảng, nhưng mà lấy tay rờ thì không dính, đi thì nó xuyên qua. Còn tới mà thế giới uế Độ chúng ta dung thông, đi cái bảng này thì lủng lỗ đầu.
Thành ra cái cái bảng này ở thế giới Cực Lạc thì nó có cái bảng giống hệt vậy nhưng mà đi được xuyên suốt. Thành ra cái dung thông là cái độc đáo nhứt.
Còn chúng ta cũng có cái bảng y hệt như vậy, nhưng mà đi thì lỗ đầu. Còn nếu Cực Lạc cũng có cái bảng như vầy, giống hệt như vầy, nhưng mà tôi có thể đi qua cái bảng đó, nó cũng giống hệt, nhưng mà cái bảng bên Cực Lạc có hình, bên Tịnh Độ. Còn bên chúng ta là có hình có tướng luôn. Hễ có tướng là có chướng ngại, có tướng là có không gian. Còn hình không là chưa có không gian, chỉ có thời gian thôi.
Thành ra có hình có tướng ỉà có ngã chấp.
Còn có hình không, mà chưa có tướng đó ỉà phảp chấp.
Alahán trừ được cái ngã này, nhưng mà cái pháp Alahán trừ không được. Thành ra thế giới Tịnh Độ, Alahán chưa làm xong. Ở đây toàn thế giới Tịnh Độ không.
Xong chưa? Bây giờ qua uế Độ. Như vậy được chưa?
Bây giờ tôi qua uế Độ. Qua uế Độ thì nhức đầu gấp ba chớ không phải vừa. Không biết tôi trình bày nổi không á.
Nên nhớ cái này chút xíu hén, ba cái này thì chúng ta, như tôi nhắc, bên này chúng ta cái thấy đó: có quá khứ nè, có hiện tại nè, có vị lai nè. Đó là thế giới uế Độ của chúng ta, có ba đời.
Còn thế giới này không có, nó chỉ có, có cái hiện. Hiện gì? có hiện tiền thôi. Mà hiện tiền nó lại bao trùm luôn quá khứ, hiện tại, vị lai. Quá khứ, hiện tại, vị lai phải nương cái hiện tiền này để phát hiện ra, phải nương cái Tịnh Độ này đó để phát hiện ra quá khứ, hiện tại, vị lai. Cái này là chưa có ngã nè, chỉ có pháp thôi. Cái này có ngã, có pháp.
Nhớ hén, nó có nhiều cái khác nhau mình phải để ý.
Cái này chỉ có căn với trần thôi, chớ không có, cái nó khó, cái khó chỗ này, cái này nhận thức đó, thường thường nhận thức kêu là Huệ mới đúng, trí tuệ, cái trí nè, mà nhận thức là trí, rồi phần đối tượng nhận thức đó đúng ra là trần.
Bên kia chúng ta kêu cái trí này là Thức đấy, hén. Rồi cái thức này nó lên đối tượng với cái trần, thì nó phải tạo ra cái căn. Phải phân biệt cái này đó.
Chẳng hạn như bây giờ tôi thấy cái thùng radio này, hén, thì cái biết của tôi đây là cái thùng radio, thì cái biết đó là? Cái biết là gì? Im ru hết. Bây giờ thí dụ cái thùng radio đây, tôi biết đây là cái thùng radio. Thì cái biết tôi là gì? Hả! Cái biết là gì? Cái biết là Thức. Trời ơi! Cái biết này là thức, là tư tưởng đấy. Còn cái thùng radỉo này là gì? là Trần. Đúng rồi đấy, ít nhất cũng phải vậy chớ, trời ơi!
Còn muốn biết được cái Trần này, tôi phải nương vào cái gì? Nương vào con mắt. Con mắt là gì? là Căn. ít ra cũng phải vậy chớ.
Phải có Căn – có Trần – có Thức thì tôi mới biết được sự vật này.
Tôi nghe cũng vậy. Tôi nghe mấy ông mấy bà nói. Thì tiếng của mấy ông mấy bà nói là cái gì? À! là Trần, thinh trần. Rồi tôi nghe bằng cái gì? Bằng cái lỗ tai. Lỗ tai là gì? À! là Căn. Tôi biết tiếng này của cô A cô B nói. Thì tôi biết đó là gì? Ờ! đó là Thức.
Thành ra thế giới uế Độ chúng ta phải có Căn – Trần – Thức mới có sự hiểu biết.
Coi chừng hén, để chúng ta phân biệt với cái này, rồi chúng ta mới biết cách tu.
Thì phải có Căn – Trần – Thức.
Nhưng mà qua thế giới Tịnh Độ này không có Căn.
Cái Căn này chính là Ngã đấy. Con mắt, lỗ tai, lỗ mũi của tôi là ngã đấy, là ngã đấy.
Nhưng mà cái ác nghiệt của trong Kinh Phật nó là độc đáo. Chữ Căn này đó qua bển thì chữ Thức này mất này, mà Thức bây giờ chuyển thành Trí, trí huệ đó. Còn bây giờ cái Trí này mới kêu bằng cái Căn mới chết chớ. Tôi là muốn điên đầu với cái vụ này. Cái Căn này bên phần Đứng Lặng, phần Tịnh Độ kêu nó là trí, thành ra mới chia làm là: Phù Trần căn, Tịnh sắc căn, Thắng Nghĩa căn.
Trời ơi! điên á, tôi kỳ lên Đà Lạt tôi tìm ra hết tron, tôi ngôi tôi cười một mình hoài, tôi nói chết rồi, về không biết làm sao giảng, bữa nay tôi mới làm gan tôi giảng đấy, giảng thử coi hiểu không, không hiểu kỳ tới tôi giảng nữa rồi nghỉ luôn, hén, tôi chạy luôn, nếu không hiểu nữa tôi chạy luôn.
Phù Trần căn. Tịnh sắc căn. Thắng Nghĩa căn. Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn.
Biết làm sao mà rờ?!
Thì Phù Trần căn là gì? Là con mắt của tôi, cái tròng đen. Neu mà đâm cái tròng đen này thì tiêu, cái này là thế giới của uế độ đấy, ông nào ông bà thấy cái tròng đen mà hư, nó bể rồi là không có thấy nữa.
Nhưng mà còn một cái thứ hai nữa là cái tròng đen còn tốt, mà cái Tịnh sắc căn này hư, tức là dây thần kinh thị giác bị đứt, ngay cái tròng đen
Có những dây thần kinh lăn tăn đưa lên óc, chúng ta kêu là thần kinh thị giác. Cái lỗ tai kêu là thần kinh gì? Thính giác. Cái lỗ mũi kêu là thần kinh gì? Khứu giác. Cái lưỡi thần kinh gì? Vị giác. Cái thân thần kinh gì? Xúc giác. Ờ! ít ra cũng vậy chớ, Phật tử đây cũng thông minh, đâu có phải là kém đâu. Hén, thì cái này đó Tịnh sắc Căn, là thần kinh: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
– Con mắt, cái ỉỗ tai, cái ỉỗ mũi, cái lưỡi, cái thân, ỉà cái gì? Cái đó là cái gì? À! Phù Trần căn.
– Thần kinh thị giác, thần kinh thính giác, thần kinh xúc giác, thần kinh khứu giác, thần kinh vị giác, đó ỉà Tịnh sẳc căn.
Cũng là căn hết, là cái rễ, nó đưa mình đi tới chỗ hiểu biết.
Còn Thắng Nghĩa căn là gì? Thắng là vượt lên hết, vượt lên mọi cái nghĩa này hết, kêu là Thắng Nghĩa căn, tức là ông nội này, ba cái này, kêu là Thắng Nghĩa căn. Nghĩa là cái căn của nó không còn là cái căn thấy được nữa, mà căn của nó bằng tâm, thành ra kêu nó là thắng, là vượt trội lên hết phù trần và tịnh sắc, kêu là thắng nghĩa căn, thì kêu nó đúng là căn bây giờ kêu là kiến. Mà ở trong Duy Thức học, ở trong Phật thì kêu là căn, mới nói là “nhĩ căn viên thông”. Trời ơi! cái này tôi điên đầu á, mười mấy năm trời tôi mới hiểu được cái này.
Hồi xưa tôi nghe nói Đức Phật, Phật Bà, mấy bà đi tu, Phật bà tu theo “nhĩ căn viên thông”. Thì tôi nghĩ nhĩ căn viên thông là cái lỗ tai, màng nhĩ này viên thông. Tôi nói màng nhĩ làm sao viên thông được, thụt nó rồi nó bể cái cái màng nhĩ rồi là điếc làm sao mà viên thông? Hén, thì tôi muốn chết cái đó.
Rồi sau đó tôi nghĩ chắc không phải màng nhĩ, mà dây thần kinh thính giác thì mới gọi là “nhĩ căn viên thông”. Mà nếu dây thần kinh thính giác đứt, chết rồi làm sao mà viên thông?
Đó, rồi sau tôi mới nghĩ chắc là Thắng Nghĩa căn, nhung mà cũng trật luôn. Thắng Nghĩa căn thì nó còn, bởi vì cái nhĩ căn viên thông đó là mấy ông mấy bà dùng cái lỗ tai để thấy, dùng cái lỗ tai để nghe, dùng cái lỗ tai để ngửi, dùng cái lỗ tai để nếm, một cái căn lỗ tai viên thông luôn 6 căn, mới kêu là nhĩ căn viên thông.
Tôi nói: trời đất oi! vậy rồi làm sao! Mấy căn này làm sao mà viên thông được, ai mà lấy con mắt mà nghe, lấy con mắt mà ngửi bao giờ, ai lấy lỗ tại mà ngửi, lấy lỗ tai mà thấy bao giờ…
Nhưng mà Đức Quan Âm thì lấy lỗ tai để nghe, để thấy, để ngửi, để nếm, để xúc chạm.
Trời ơi! trong cái Kinh Thủ Lăng Nghiêm là chết cái chỗ này.
Tôi ngồi tôi tham thiền hoài, tôi nói: vậy thì cái Thắng Nghĩa Căn tức là Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn. Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn là cái gì? Là ông nội này, là Chân Như Tịnh. Đi Chân Như Tịnh rồi nó sẽ dung thông hết 6 căn. Bởi vì tất cả đều từ Chân Như Tịnh này phát hiện ra. Chân Như Tịnh đi xuống Hư Vô vi tế, rồi Hư Vô vi tế đi xuống Hư Minh le lói chiếu soi, rồi Hư Minh le lói chiếu soi đi tới Dung Thông, thì ông này thấy hết tất cả cái này.
Còn cái Dung Thông nó thấy le lói lờ mờ, mà cái Dung Thông này thấy cái Hư Vô vi tế là không thấy nổi, bị vì nó chuyển biến mờ hơn. Còn cái Hư Vô vi tế này thấy Chân Như Tịnh thấy lờ mờ thôi, còn cái Hư Minh le lói chiếu soi thấy Chân Như Tịnh không thấy được, nó qua tới hai bậc, không thấy được. Cái Dung Thông này nó tạm thấy le lói chiếu soi, còn Dung Thông thấy hư vô vi tế là không thấy. Còn Hư Minh le lói chiếu soi này thấy Hư Vô vi tế thấy một cách lờ mờ, nhưng mà thấy Chân Như Tịnh là không thấy. Cái Chân Như Tịnh là hào quang quá sáng, thành ra Chân Như Tịnh có thể Hư Vô vi tế, có thể thấy Hư Minh le lói chiếu soi, có thể thấy Dung Thông, và có thể thấy luôn cái phần Xao Động này nữa, thì cái đó kêu là Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn. Nghĩa là vượt hết tất cả, mà vượt tới Đệ nhứt luôn, chớ không phải cái Thắng nghĩa này không, Thắng nghĩa đây là mấy cái căn này. Thắng nghĩa tới đây là Đệ Nhứt Thắng Nghĩa, nó là rốt ráo hết thảy.
Thành ra Duy Thức bị cái này mà chết người ta, nhưng mà tìm ra rồi nó cũng vậy thôi. Cái này là nhờ ông Vô Sư Trí, ông Thầy của tôi, mà cũng Thầy của mấy ông mấy bà, thầy của chư Phật nữa, cứ ngồi yên lặng, yên lặng, yên lặng rồi trong đó nó sẽ chỉ hết những cái này.
Trong Kinh không có chỉ, chỉ đưa ra vậy thôi, đưa ra bốn cái: một cái Phù Trần căn, một cái Tịnh Sắc căn, một cái Thắng Nghĩa căn, một cái Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn, chúng ta chết queo.
Bây giờ chúng ta sống là sống với Phù Trần căn và Tịnh sắc căn là cùng. Bây giờ bắt đầu mấy ông mấy bà đi qua Thắng Nghĩa căn. Rồi đi tới rốt ráo nữa là ông nội Chân Như Tịnh này, thì cái này kêu là Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn, đó là của Alahán thôi đấy.
Bên Đại Thừa không chấp nhận đấy, Đệ Nhất Thắng Nghĩa căn phải bao trùm hết cái này, động và tịnh luôn, tịnh không chua được, phải phát Bồ Đe tâm đi giáo hóa thì mới kêu là Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn, thì cái này là cái nhìn của Đại Thừa.
Còn Tiểu Thừa là đạt được cái Chân Như Tịnh đó là Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn rồi. Để ý một chút xíu hén, hơi khác một chút.
Vậy rõ chưa? Bữa nay nhức đầu á. Tôi giảng bữa nay tôi bạo gan lắm, chớ không ấy tôi lưỡng lự hoài, kỳ nay tôi lưỡng lự hoài, đi Đà Lạt tôi tham thiền rồi tôi mới dám giảng, nghĩa là tôi nhạo tới nhạo lui, nhạo tới nhạo lui, chớ bây giờ viết giấy làm sao viết, tôi phải nhạo tới nhạo lui cho nó nhớ, tôi giảng làm sao nó thông suốt hết mới được, chớ bây giờ làm sao viết giấy, nó tùm lum hết. Hén. Bây giờ được chưa? Được tôi giảng
thêm, còn không thì thôi, bây giờ không hiểu gì hết.
Hiểu không? Có ai không hiểu?
Qua bên Xao Động còn mệt.
Cái này mới bên Đứng Lặng thôi, nó rất dễ đấy, nó chỉ có xuống cấp xuống cấp xuống cấp.
Nên nhớ mấy cái này là chua có, cái này là dường như có hình nè, nghĩa là có những cái vi trần nó hội tụ lại. Cũng như cái điện tử nó hội tụ lại thì mình thấy nó dường như có cái hình, nhưng mà chụp nó không dính, chụp nó không dính, thấy có hội tụ giống như cái bảng, nhưng mà lại rờ cầm cái bảng khiêng đi không nắm được nó, nhưng mà thấy hình tướng cái bảng rõ ràng, thành ra kêu là có hình mà chưa có tướng.
Tới chừng nắm được khiêng đi như hồi nãy, như đây tôi rờ, tôi gõ cộp cộp thì nó có tướng rồi đấy. Còn bây giờ tôi gõ không kêu, mà thấy cái bảng rõ ràng giống hệt, không khác gì hết, thì đó là thế giới của Tịnh Dộ.
Còn nắm được, khiêng đi chỗ khác là thế giới của uế Độ.
Cái này là cái chết của mấy ông mấy bà đấy. Đó là nói về cái Dung Thông, là nó dung thông, hai cái nó dung thông nhau, giữa hình với tướng nó dung thông nhau.
Còn đi tới lên mấy cái này bắt đầu mơ màng nữa à, bắt đầu mơ màng. Nghĩa là nó bàng bạc, nó bắt đầu là mịt mù, mù mịt hết, người ta kêu là mịt mù. Nhưng mà chúng ta có thể hiểu được, nếu chịu tập trung, chịu nghiền ngẫm.
Nên nhớ câu này đòi hỏi mấy ông mấy bà về quán xét đấy, rồi tôi bắt trả bài đấy, rồi mỗi người làm tờ giấy nữa, kỳ tới trốn hết à, hén, làm cái tờ giấy trình cho tôi trả bài. Tôi chưa kêu trả đâu, làm cái tờ giấy giùm, đưa cái bài cho tôi coi tôi chấm, coi mấy ông mấy bà hiểu cái giảng tôi như thế nào, mấy ông mấy bà làm giấy cái bảng giống như cái bảng của tôi á, nhưng mà cái bảng tôi thì thiếu xót nhiều lắm, nó đúc kết nó gọn đấy, nhưng mà nó không đầy đủ. Tôi muôn làm cho gọn nhưng mà đầy đủ hơn nữa. Thì mỗi người làm đi, rồi cuối cùng tôi mới đúc kết sau, đó là cả một cái mồ hôi nước mắt của mấy ông mấy bà và cũng của tôi đấy, hén.
Bây giờ chúng ta tiếp tục hén.
Phù Trần căn, Tịnh sắc căn là của chúng ta, thế giới uế Độ này.
Thắng Nghĩa căn là ba cái này.
Còn Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn là Chân Như Tịnh, hoặc là Chân Như Tịnh bao gồm Chân Như Động luôn, cái đó của Bồ Tát. Còn cái này của Alahán. Trở về Alahán cũng đủ lắm rồi đó, tôi cầu tới đó thôi.
Còn mấy ông mấy bà bây giờ làm sao ráng được ba cái này: Dung Thông, Hư Minh le lói chiếu soi, Hư Vô vi tế, đó là Thắng Nghĩa Căn đấy. Còn Đệ Nhứt chắc chưa đâu, chắc mới đệ ngũ, đệ lục.
Tôi viết lại, Chân Như Tịnh khi nó chuyển biến mà nó tự chiếu soi làm cho hào quang chậm lại kêu là Hư Vô vỉ tế. Hư vô vi tế xuống cấp một cái nữa, thì khi nó chuyển biến hào quang chậm, chiếu soi hào quang chậm kêu là Hư Minh le lói chiếu soi. Rồi rớt xuống một cái nữa xuống cấp một cái nữa, Hư Minh le lói chiếu soi chuyển biến chậm lại thành ra kêu là Dung Thông. Thì cái này là mặt trăng thứ hai, cái này là mặt trăng thứ ba. Thì cái này chúng ta thường kêu cả ba cái này, hén, cả ba cái này đều là chuyển biến đứng lặng hết nha: một, hai, ba là đứng lặng hết, cứ xuống, xuống, xuống. Nhưng mà nên nhớ nó cứ chuyển biến tới lui, tới lui, tới lui đứng lặng chớ nó không có lắc lư, do đó mà chưa có ngã, mà chỉ có pháp thôi.
Còn cái này bất biến nha, tức là hoàn toàn đứng lặng mà không có chuyển biến gì hết, bị vì chiếu soi vậy hoài, cứ chiếu soi hoài. Cái này nó ngược lại, nó tự chiếu soi lại. Do đó mà hễ tự chiếu soi thì hai cái nó dội nhau nó làm cho hào quang chậm lại, mà chậm lại thì không thể kêu Chân Như Tịnh nữa, mà kêu là Hư Vô vi tế. Hư vô là gì? Vô là không, hư là thật, không thật, dường như có dường như không, mờ mờ, mờ mờ, kêu là bàng bạc, một trạng thái mờ mờ bàng bạc khắp cả không gian. Nên nhớ ba cái này đều là vô lượng vô biên. Vô lượng vô biên tức là không lường được, nó trùm khắp cả võ trụ.
Còn bên kia là hữu lượng hữu biên, bên Xao Động. Nên nhớ có điều khác nhau.
Bên đây là cái nhìn hiện tiền. Thường thường cái này người ta kêu là, kêu là cái gì? cái Nhìn. Mà chữ Hán kêu là, là gì? Thị. Thị chúng ta dịch ra tiếng Việt mình là Nhìn.
Rồi cái này kêu là gì? Kiến. Mà chữ việt kêu là gì? Cái này kêu là cái Thấy.
Cái này kêu là cái gì? cái Tri. Tiếng Việt mình kêu là Cái Biết.
Thành ra tôi thường nói:
Thị nhi bất Kiến. Kiến nhi bất Tri.
(Nhìn mà không thấy. Thấy mà không biết.)
– Nói thấy anh nhìn hoài, anh có thấy gì không? Nói: tôi nhìn mà tôi không thấy gì hết. Tức là con mắt phóng ra, nhưng mà không thấy gì hết.
– Hỏi anh thấy gì không? Nói: tôi thấy. Mà anh biết cái gì không? Nói: tôi thấy mà tôi để ý hoài mà không biết đó là cái gì.
Thành ra cái nhìn này đó chỉ là phóng ra thôi mà không có gì hết, bởi vì con mắt tôi nhìn vậy nè.
– Hỏi: anh nhìn cái gì mà nhìn hoài vậy? Hỏi: có thấy cái gì không? Nói: không, tôi nhìn vậy mà sao tôi không thấy gì hết.
Thấy là phải có thêm sự chú ý, tức là có tác ý vô đó mới thấy. Anh thấy cái gì? Tôi thấy màu xanh, màu đỏ. Mà anh biết cái đó cái gì không? Không biết, tôi thấy nhu vậy chớ tôi không biết nó là cái gì. Thành ra:
– Cái thấy này đó là cái biết mà chua phân biệt.
– Còn cái biết này đó là cái biết mà có phân biệt.
– Còn cái nhìn này là chưa có cái biết, mới có phóng tầm mắt thôi.
Để ý không? Bây giờ tôi giảng như vậy rõ không?
* Cái Nhìn đó là tôi phóng tầm mắt mà chưa có cái biết, chưa có cái biết hén. Mà cái nhìn, bên đây cũng có cái nhìn vậy. Còn cái nhìn kia là cái nhìn xao động. Bên Đứng Lặng cũng có cái nhìn mà cái nhìn đứng lặng.
Đứng Lặng vói Xao Động khác nhau làm sao?
– Đứng Lặng là không có tác ý, không có móng niệm, không có vọng tưởng, không có vọng tình, một cách hồn nhiên thôi, người ta kêu là cái nhìn đứng lặng.
– Còn cái nhìn mà khi có tác ý trong đó, có ý muốn, có vọng tình vọng tưởng trong đó, thì cái nhìn đó là cái nhìn Xao Động.
Coi chừng đó, một chút mình tu là tu theo cái đó, chỉ có cái Đứng Lặng với cái Xao Động thôi thành Phật.
Đứng Lặng thì thành Phật. Mà Xao Động thành chúng sanh.
Phải để ý, một chút nữa tôi giảng lại cái này.
* Còn cái Thấy là có sự biết mà chưa phân biệt, mà chúng ta thường kêu là, kêu là gì? Là cảm giác, cảm giác.
– Cái này bên Xao Động thường kêu là vật lý hoặc là sinh lý, cái này cảm giác kêu là thọ cảm. Cái này là sắc uẩn, cái này là Thọ uẩn, đó là bên Xao Động.
– Còn bên đây thường thường kêu là cái gì? Sắc uẩn thường kêu là cái gì? là Vọng Tưởng kiên cố, cái này có một cái vọng tưởng kiên cố ở đây. Từ cái nhìn xuống đây có cái vọng tưởng kiên cố đó là Sắc uẩn đấy. Mà Vọng tưởng kiên cố kêu là phần Đứng Lặng. Còn sắc uẩn là phần Xao Động. Hai cái cũng là cái nhìn hết.
Một chút nữa tôi giảng thêm, cái đó mới cái rắc rối.
– Còn cái này là cái cảm giác, cảm thọ. Mà cái cảm giác này là cảm giác hồn nhiên. Rồi qua bên Xao Động cũng cảm giác nữa, mà cảm giác có tác ý, có móng niệm, có vọng tưởng, có vọng tình, cái cảm giác này thường kêu là vọng tình. Còn cái này chính là tư tưởng, vọng tưởng. Nhưng mà bên Đứng Lặng thì nó phân biệt mà phân biệt tự nhiên, tức là nó không có phân biệt, mà tư tưởng phân biệt làm sao thì nó cũng phân biệt y như tư tưởng, chớ tự thân nó là không có phân biệt, thành ra mới kêu là Dung Thông.
Thôi bây giờ chúng ta tiếp tục hén.
Thì chúng ta thấy rằng cái Chân Như Tịnh, thì chúng ta thấy Chân Như Tịnh, đây là phần Tướng phần, nó đối với cái Kiến phần. Thì cái Chân Như Tịnh này đó, khi mà nó đập vào cái này đó, nó đập cái Tướng phần của Alaya đấy, nên nhớ đây Kiến phần, Tướng phần của Alaya, tức là phần Alaya cá nhân, thì cái này nó đập vào cái Tướng phần để nó mong rằng có cái hình tướng xuất hiện, thành ra ở đây thường kêu đó là là Vọng Tưởng kiên cố. Do Vọng Tưởng kiên cố này mới có cái mặt trăng thứ hai, đập vào tướng phần Alaya mong rằng có hình có tướng, nhưng mà thật sự chỉ có hình thôi, không có tướng.
Vọng Tưởng kiên cố là gì? cố là cứng. Nói: thằng này ngoan cố, tức là cứng đầu. Chữ cố là cứng, kiên là bền bỉ. Anh kiên nhẫn hay không? Thì kiên nhẫn, kiên đây có nghĩa là bền bỉ, còn cố là cứng đầu, nó bền bỉ nó đập vào cái Tướng phần Alaya này mong có một cái hình. Thành ra giai đoạn thứ nhì thì bắt đầu có hình le lói.
Tới giai đoạn thứ ba: Dung Thông là hình rõ rệt. Cái này những cái sắc trần nó mới hội tụ rõ rệt, giống như cái bảng, nhưng mà vẫn dung thông, nghĩa là vẫn không có chướng ngại, xuyên
suốt cũng như cái bảng hồi nãy, thì bên Đứng Lặng là dung thông. Còn bên Xao Động bắt đầu có chướng ngại. Thành ra hai cái khó mà phân biệt được, đây là trạng thái Tứ Thiền. Một chút nữa tôi giảng sẽ giảng tới.
Thì chúng ta nhớ khi cái Tướng phần này, cái Vọng Tưởng nó đập vào cái tướng phần này, cái Chân Như Tịnh này, thì bắt đầu mới lòi cái Hư Vô vi tế. Thành ra ở giữa cái Chân Như Tịnh này thì có một vọng tưởng kiên cố.
Rồi bên đây cũng vậy. Bên đây thì ở đây có cái Mạt-Na. Kiến phần này đó, chúng ta nên nhớ Alaya này đó thì nó là chân vọng hòa họp, chân vọng hòa hợp.
Bị vì chúng ta để ý, cái kiến phần của nó tức là Chân Như Tịnh. Chân Như Tịnh là hình thức khác của kiến phần thôi. Bây giờ tôi nói Chân
Như Tịnh đây, Hư Vô vi tế đây là nhận thức, đây là đối tượng nhận thức, vậy thì cái Chân Như Tịnh này xuống đây thành cái kiến phần, Chân Như Tịnh này. Còn cái tri kiến Hư Vô vi tế này, do cái vọng tưởng kiên cố nó đập vào cái Chân Như Tịnh này nó mới lòi, đập vào cái tướng phần này chớ. Vọng tưởng kiên cố mới đập vào tướng phần Alaya, mà tướng phần Alaya tức là vọng tưởng Hư Vô vi tế. Cái này là tướng phần nè. Cái này là kiến phần nè, cho nó rõ, cái này là kiến phần. Thành ra phần này là phần nhận thức, phần này là tướng phần – là phần đối tượng nhận thức.
Đó thì bây giờ cái Vọng Tưởng kiên cố nó mới đập vào cái tướng phần Alaya này, thì lúc bây giờ kêu nó là Hư Minh le lói chiếu soi. Thành ra ở đây có một cái vọng tưởng kêu là kiên cố, nó cứ đập vào tướng phần mong ra có hình, thì tới đây có cái hình le lói thôi.
Rồi xuống một cấp nữa thì cái hình kia rõ rệt, hình rõ rệt, tức là cái này nó vừa le lói nó trở về Hu Vô vi tế nữa thì nó mất cái hình, rồi nó lại trở ra Hư Minh le lói chiếu soi là dường như có hình, rồi nó lại trở về Hư Vô vi tế nữa thì cái hình nó mất.
Bây giờ Hư Vô vi tế là chưa có hình, chỉ có một vùng hào quang sáng soi hơi mờ, hơi mờ.
Còn cái Chân Như Tịnh là hào quang sáng soi, hoàn toàn sáng soi không có mờ, cái này không có mờ, bị vì cái này nó chiếu soi thôi, nó không có tự chiếu soi.
Rồi bây giờ tới đây nó tự chiếu soi rồi, thành ra không kêu là Chân Như Tịnh nữa mà kêu là Hư Vô vi tế. Mà hễ nó chiếu soi chuyển biến chậm mờ hơn thì nó thuộc về cái bị thấy. Còn cái này hoàn toàn sáng soi thì kêu là cái thấy, cái nhận thức. Cái này đối tượng nhận thức.
Thành ra ở đây, cái vọng tưởng kiên cố nó đập vào cái tướng phần Hư Vô vi tế này mong tìm một cách hình. Thì nó đập thì nó lọt xuống dưới này thì có cái hình chập chờn le lói, tức là dường như có hình; rồi khi nó trở lại cái Hư Vô vi tế nó biến mất, không có hình; rồi nó lại chuyển biến chậm nữa thì dường như có hình; rồi nó chuyển biến nhanh nữa thì mất cái hình; rồi nó chuyển biến chậm nữa dường như có vật, có tiếng; rồi chuyển biến nhanh cái tiếng mất; rồi nó chuyển biến chậm nữa dường như có mùi; rồi nó chuyển biến nhanh cái mùi mất; rồi chuyển biến chậm nữa dường như có vị; rồi chuyển biến nhanh cái vị mất. Thành ra cứ như vậy, vô tới vô lui hoài.
Rồi xuống tới đây thì bây giờ chuyển biến chậm nữa thì có mùi rõ rệt, cái mùi có mùi rõ rệt, nhưng mà mùi gì? Chưa biết. Tới một chút Xao Động qua nó mới sửa cái mùi. Còn có tiếng là tiếng rõ rệt rồi đó, nhưng mà tiếng của loài chim, mà chim gì? Chưa biết. Mà bây giờ cái Xao Động này nó sửa lại. Thấy có vật rồi đó, mà dường như có bông, bông gì? Chưa biết.
Thành ra mới gọi là Dung Thông, giữa cái Đứng lặng và cái Xao động này không phân biệt nổi, trừ ra khi mình đạt tới quả Thánh Thứ Ba thì mới có thể nắm được nó.
Một chút nữa chúng ta nói về tiến trình tu tập, hén, đó là cái đường lối. Bây giờ nhớ chưa?
Bây giờ tôi qua cái Xao Động hén. Thì cái này là cái tướng phần, tức là Hư Vô vi tế là cái phần chuyển biến chậm, là rực rỡ mà hơi mờ; cái này chuyến biến rực rỡ mà không mờ.
Thì bây giờ ở đây, khi mà như vậy nó xao động nó đi xuống dưới này thì kêu đó là Mạt-Na, tức là thức thứ 7, Mạt-Na nó cũng là chiếu soi.
Chân Như Tịnh này, bên đây nó chiếu soi, nhưng mà nó tự chiếu soi.
Bên đây cũng vậy, chiếu soi rồi cũng tự chiếu soi, nhưng mà ác nghiệt thay tự chiếu soi trở về nó lắc lư, nó xao động.
Hai cái này giống hệt nhau.
– Chân Như Tịnh này chiếu soi, rồi trở về tự chiếu soi kêu là Hư Vô vi tế, mà chiếu soi trở về chiếu soi luôn luôn đứng lặng như vậy.
– Còn cái này cũng vậy chiếu soi trở về tự chiếu soi lại lắc lư, thành ra kêu là Mạt-Na. Do lắc lư mà chúng ta kêu là Xao Động. Thành ra bây giờ phải có thêm cái Căn nữa, tức là thêm cái con
người trong đó để làm cái môi giới này, nó có căn, có trần, có thức.
– Còn bên đây không có thức, chỉ có căn và trần, chỉ có nhận thức và đối tượng nhận thức thôi. Bên đây nhận thức và đối tượng nhận thức phải thêm có con người ta làm cái môi giới để nhận thức. Thành ra nó cũng vậy, Chân Như Tịnh này soi sáng soi ra, rồi nó lại tự chiếu soi trở về, nhưng mà ác nghiệt thay trở về nó lắc lư.
– Còn ở đây cũng vậy, Chân Như Tịnh chiếu soi tự chiếu soi, nhưng mà luôn luôn đứng lặng, thành ra nó mờ đi kêu là Hư Vô vi tế.
– Còn ở đây nó chiếu soi rồi nó tự chiếu soi nhưng mà nó lắc lư thành ra kêu là Mạt-Na. Chấp cái ngã, chấp rằng có một cái xác thân: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân làm căn, để mà làm cái môi trường nối tiếp giữa hai cái này.
Thành ra cái này kêu là kiến phần của Mạt-Na. Tôi nói hồi nãy nó cũng là kiến phần của cái đứng lặng, bây giờ nó cũng là nhận thức của Xao Động.
Hiểu kịp chua?
Đó, thì bây giờ cái Mạt-Na này nó không cần cái kiến phần này nữa, bị vì nó xao động mà, thành ra nó không bao giờ nó thấy được cái Chân Như Tịnh.
Cái này thì nó thấy được Chân Như Tịnh một cách mờ. Chân Như Tịnh thì thấy được Hư Vô vi tế rất rõ ràng. Còn Hư Vô vi tế thấy cái Chân Như Tịnh rất là mờ.
Còn cái này nó thấy được Mạt-Na, nhưng Mạt-Na không bao giờ thấy được nó. Tại vì sao? Vì nó xao động, nó không thể trở về cái Chân Như Tịnh được.
Cái này trở về chân Chân Như Tịnh.
Cái này nó không thể trở về được, bị nó xao động, nó lắc lư. Khi mà chiếu soi ra nó thì Chân Như Tịnh thấy nó, nhưng mà nó trở về thì nó lắc lư, thành ra nó không bao giờ thấy Chân Như Tịnh. Do đó nó mới tạo thêm một cái căn là người ta để mà thấy được cái Chân Như Tịnh giả. Cái anh xao động này là đồ giả không á, hoàn toàn đồ giả. Chúng ta đang sống với đồ giả. Còn bên đây là đồ thiệt. Bên đây là đồ giả. Hén. Phật tử thấy khó phân biệt lắm, khó mà phân biệt được. Thành ra ở đây bắt đầu có không gian có thời gian. Bên đây chỉ có thời gian thôi mà chưa có không gian.
Mà không gian là một cái danh từ khác của cái Ngã. Hê có Ngã là có không gian, mà có không gian thì có: mắt tai mũi lưỡi thân.
Còn không có không gian thì mắt tai mũi lưỡi thân khỏng có, chỉ là những chuyển biến, chuyển biến và chuyển biến, có hành động mà không có con người hành động, đó là nhận thức hiện tiên, không có: quá khứ, vị lai.
*Còn có hành động, có con người hành động, thì đó là cái luân hồi của Chúng ta. Tôi đi thì có cái đi, chớ không có tôi đi. Nói tôi đi thì luân bồi.
Vậy thì ai đi đó? Xin thưa có đi, có động tác đi, mà không có con người, không có con người đi. Có nói, thì có tiếng nói, nhưng mà không có con người nói, Đó ỉà the giới trở về giải thoát.
Còn nói tỏi nói, tôi ăn…. thì luân hồi sanh tử. An thì có ăn, mà có tiển trình của ăn, chớ hhông có con người ăn, đó ỉà thế giới này.
Còn khi có con người ăn thì thế giới xao đồng của Mạt-Na.
Thành ra Mạt-Na nó phải có căn – trần – thức.
Còn bên kia chỉ có cái Trí Tuệ và cái đối tượng nhận thức, có hai cái thôi, có hai cái thôi, không có căn. Mà không có căn, mà ác nghiệt thay cái Trí Tuệ nó lại kêu là Căn, thành ra giết chết người tu học ở chỗ đó.
Hồi nãy tôi có giảng rồi phải không? Cái Trí Tuệ lại kêu là căn, mà tới là Thắng Nghĩa căn. Thắng Nghĩa căn thì chưa có dung thông, đi tới Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn, cái này nó mới dung thông.
Thành ra trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: Quan Thế Âm Bồ Tát có thể dùng lỗ tai để thấy tất cả mọi chúng sanh đau khổ, dùng lỗ tai để ngửi tất cả mọi sự đau khổ của chúng sanh, dùng lỗ tai để nghe tất cả mọi sự đau khổ của chúng sanh, dùng lỗ tai để xúc chạm với tất cả mọi sự vật. Cái lỗ tai có thể thấy, có thể nghe, có thể ngửi, có thể nếm. Còn nếu dùng con mắt có thể thông luôn 6 căn, bởi vì cái này là nó nắm hết, cái gì cũng phải trở về nó hết, nó là chỗ nuơng tựa để phát hiện ra tất cả, và tất cả trở về nó hết.
Thì cũng giống nhu luồng điện chớ không có gì. Chúng ta thấy khó hiểu, nhung mà không khó hiểu. Thí dụ bây giờ tôi lấy cái luồng điện nè, tôi ghim vô cái bóng đèn nó ra ánh sáng, tôi rút cái điện này ra tôi ghim vô quạt máy nó làm cho quạt máy quay, tôi rút luồng điện tôi ghim bàn ủi nó cho sức nóng. Nhu vậy trong sức nóng bàn ủi, ánh sáng của bóng đèn, của quạt máy, là một điện hay là nhiều thứ điện? Có một thứ thôi. Một thứ điện mà nó qua 6 căn thì nó hóa hiện ra 6 cách khác nhau. Thì ánh sáng của bóng đèn phải là điện không? Nói phải là trật, mà nói không phải là sai. Ánh sáng bóng đèn không phải là điện, sức nóng bàn ủi không phải là điện, cây quạt máy không phải là điện, nhưng mà tất cả đều là cái dụng của điện. Điện thì có một thôi, nhưng diệu dụng nhiều thứ, ánh sáng bóng đèn đâu phải là điện mà là cái dụng của điện, quạt máy cũng không phải là điện mà là cái dụng của điện, bàn ủi điện không phải là điện nhưng mà cái dụng của điện.
Thì cũng thế, chúng ta thấy Chân Như Tịnh này nó không là gì hết mà nó là tất cả. Chúng ta có thể dùng cái Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn có thể thấy, có thể nghe, có thể ngửi, có thể nếm. Hay đúng con mắt không phải thấy, mà thấy là thấy bằng cái linh hồn, cái thần thức. Nếu mà chúng ta nói: thấy bằng mắt, chúng ta nghe băng tai, đi bằng chân, thì người chết cũng có mắt cũng có tai chân vậy. Nhưng người chết đâu có thấy, người chết đâu có nghe, người chết đâu có đi.
Như vậy là thấy bằng cái gì? Chúng ta thấy bằng cái tư tưởng. Mà tư tưởng không thấy.
Cái gì mới thấy? Chính cái Alaya, là chủng tử cung cấp cho tư tưởng thấy. Nhưng mà Alaya cũng không phải nữa.
Alaya phát xuất từ đâu? Phát xuất từ Chân Như. Thành ra rốt ráo chỉ có cái Chân Như này thấy thôi. He nắm được Chân Như, nắm được tất cả.
Nắm được điện, chúng ta có thể có ánh sáng, có thể có sức nóng, có thể quạt máy quay, có thể có radỉo, có thể có ti vi,… Nhưng mà tất cả cái này chỉ là cái diệu dụng của điện thôi, điện có một mà diệu dụng vô lượng, vô cùng.
Hiểu không? Thấy thì khó, nhưng mà khi giải thích chúng ta thấy dễ. Nhưng mà phải về chiêm nghiệm đấy. Cái này là cái suy nghiệm của tôi,
hén, cái nghiền ngẫm của tôi, tôi mới đưa cái chất liệu mấy ông mấy bà về nghiền ngẫm mới thành của mình được, nếu không có chất liệu này chúng ta không biết nghiền ngẫm được. Nói: cái gì kỳ, cái lỗ tai mà thấy, lỗ tai mà nghe, lỗ tai mà ngửi, lỗ tai mà nếm,… Sự thật nó như vậy.
Thành ra cái đó trong Kinh kêu ỉà cái chữ “Căn”, giết chết người ta, kêu đó là Căn.
Tôi nghĩ hoài “Nhĩcăn viên thông”, nhĩ căn là cái lỗ tai, là màng nhĩ. Màng nhĩ không phải, là cái dây thần kinh thính giác, thì cũng trật nữa. Thì cuối cùng nghĩ là cái óc, cái dây thần kinh nó đưa lên óc, thì óc mới phải. Óc cũng không phải nữa. Thì cuối cùng chúng ta mới nhớ là cái Chân Như Tịnh này, thì tất cả đều phát xuất từ đó. Thành ra Chân Như Tịnh có thể thấy, có thể nghe, có thể ngửi, có thể nếm, không cần mắt tai mũi lưỡi. Mắt tại mũi lưỡi là những tên nô lệ, những tay sai thôi. Chính bây giờ chúng ta thấy, chúng ta không phải thấy bằng mắt nữa. Bây giờ chúng ta thấy nè, không phải nghe bằng lỗ tại nữa. Thành ra cái chỗ này mấy ông mấy bà cần thường để ý, thường để ý-
Thành ra tôi hỏi mấy ông mấy bà vậy chớ khi mình chết rồi, hén, thì cái thần thức nó xuất ra khỏi thân mình rồi. Thì mình có thấy không? Cái xác thân này có thấy không? Thấy không? Ngồi trơ trơ tráo tráo, cái mặt ngơ ngơ ngáo ngáo, bơ bơ.
Bây giờ thí dụ:
+ Thần thức xuất ra xác thân này, thì xác thân này có thấy không? Không. Bây giờ xác thân đã chết rồi, nhưng mà còn thần thức, thì còn cái thấy không? Còn không? cỏn. Vậy cũng thông minh đó. Như vậy cũng hay đó, không phải giỡn đâu.
Vậy thì biết rồi đó. Thành ra cái thấy chính là Thần Thức chớ không phải là con mắt, con mắt là cái cơ quan làm phát hiện cái thấy của thần thức.
+ Rồi bây giờ còn xác thân, xác thân này chết nè, thì còn nghe không? Cái xác thân này còn nghe không? Không. Bây giờ xác thân này chết rồi, thì cái Thần Thức còn, còn nghe không? Còn. Còn dưới hình thức ẩn thôi. Thì chính cái thần thức này nghe.
+ Rồi bây giờ xác thân này chết nè, thì xác thân này còn ngửi không? Còn không? Không. Khi xác thân này chết, cái thần thức còn, thần thức còn ngửi không? Còn. Nó vậy đó.
Chính cái nghe, cái ngửi, cái thấy là của thần thức, chớ đâu phải của xác thân.
Nhưng mà đi sâu vào không phải thần thức nữa, thần thức tức là Alaya, chưa phải. Alaya nó
phải nương vào cái gì? Chân Như Tịnh, chính cái này thấy nghe ngửi nếm. Cái này chỉ là Thắng Nghĩa Căn thôi, chớ chưa phải Đệ nhứt, hén. Mấy ông mấy bà còn chưa đi tới chỗ đó, mới đi tới cái này là hay lắm rồi đó, tôi phục á.
Chớ ở ngoài mấy ông mấy bà hỏi 100 người, 100 người trả lời như nhau: Bạch Sư! Con thấy bằng mắt, con nghe bằng tai, con đi bằng chân…. Tôi nói cái đó không phải là sai, nhưng mà chưa đúng. Phải bằng cái Alaya.
Nhưng mà Alaya cũng chưa đúng nữa. Bằng cái này, cái này mới rốt ráo. Mà theo Đại Thừa cũng chưa đúng nữa, phải bằng hết hai cái này, hén. Đó, một ngày nó một cao. Thôi, cái đó quá xa, để đó đi, khi nào mấy ông mấy bà khá khá tôi giảng tới cái chỗ đó, hén. Bây giờ bài Kinh Sáu Sáu đi tới cái này thôi, cái này thôi.
Bây giờ nghe nữa nổi không? Coi bộ uể oải hết rồi, người nào người nấy nói riết coi bộ khờ, người nào người nấy coi bộ khờ hết, tôi cũng khờ luôn nữa.
Hả! Không kịp hả? Chép làm chi, nghe thôi, biết bao lâu rồi, hồi đó tới giờ chép cả đống rồi, coi lại để nhớ thôi, chớ bây giờ chép làm sao chép kịp. Bây giờ giảng cái này thêm cả hai tiếng nữa, cái Chân Như Xao Động mới là khó à, cái này như vậy mấy ông mấy bà thấy nó dễ đấy. Còn qua tới bên đây là chết cứng đó, tôi cũng đừ rồi đó, tôi giảng cũng hết nổi rồi, đúng ra tôi muốn choáng váng rồi đó.
Bây giờ giảng tiếp hén, coi nghe kịp không. Cái sau này khó, mà tôi lại yếu rồi, cái này phải tỉnh lắm mới giảng nổi, tôi lên tôi là tôi quất một ca sâm đó, uống cho nó tỉnh thôi chớ nó mê rồi giảng không nổi đâu, bữa nay tôi không dám ăn nữa đó, nhịn đói là dễ giảng, mà no là không có giảng nổi.
Thì bây giờ chúng ta xuống tới cái này. Thì tôi nhắc lại hén. Từ cái Hư Vô vi tế là cái tướng, còn cái Chân Như Tịnh là cái kiến phần. Kiến phần là phần sáng rực rỡ. Còn Hư Vô vi tế là phần sáng rực rỡ mà hơi mờ, là do bị vì nó hồi quang phản chiếu nó tự chiếu soi. Cái này chiếu soi không, mà không có tự chiếu soi. Cái này tự chiếu soi trở về, thành ra kêu là Hư Vô vi tế, chớ không kêu Chân Như Tịnh được.
Đó rồi, cái Vọng Tưởng kiên cố mới đập vào cái Hư Vô vi tế kiến phần này, mong tìm một cái hình, thì lại lọt ra mặt trăng thứ hai, thì bắt đầu có hình thiệt. Mà hình này có lúc có lúc mất – kêu là le lói. Le lói là trạng thái chập chờn đấy. Cũng như cái đèn nó le lói, nó phựt lại nó sáng cái nó muốn tắt, rồi phụt lên nó sáng rồi nó tắt. Thì cái này cũng vậy phụt lên nó sáng thì nó Hư Vô vi tế, mất cái hình, rồi nó lại trở về tối lại – dường như có hình le lói, rồi nó lại trở về Hư Vô vi tế là hoàn toàn cái hình mất, rồi trở về Hư Minh le lói cái hình này hiện ra nữa. Thành ra mới kêu là le lói.
Thì mấy ông mấy bà coi ngọn đèn le lói làm sao thì nó như vậy, khi nó sáng lên cái nó hết dầu, hết dầu thì nó xuống muốn tắt. Chúng ta thấy rằng có cái bóng ma, chúng ta kêu là cái gì đó – cái hoa đốm. Hoa đốm mà khi cái đèn nó lóe lên sáng rồi cái hoa đốm biến mất, rồi khi cây đèn nó phụt xuống muốn tắt thì có hoa đốm muốn hiện ra, bóng ma chập chờn hiện ra, thì chúng ta kêu là chập chờn hoặc là le lói. Trong Kinh dùng rất hay, mấy danh từ này tôi thấy rất hay.
Còn xuống cấp một cái nữa Hư Minh le lói này bắt đầu chiếu soi, rồi tự chiếu soi trở lại làm chậm thêm một cái nữa, bắt đầu Dung Thông, bây giờ rõ rệt, có hình rõ rệt. Nhưng mà nên nhớ chưa có tướng, chưa có tướng. Như tôi nói cái bảng này có hình rõ rệt rồi đấy, nhưng mà nếu tôi rờ đụng vậy thì qua cái vọng tưởng Xao Động. Còn nếu tôi rờ tôi chụp nắm không được thì đây là Dung Thông của bên Đứng Lặng, rồi nó dung thông với bên này.
Nhớ không? Bây giờ tiếp tục hén? Tôi thấy cái mặt bơ bơ tôi ngán rồi đó.
Bây giờ Mạt-Na hén.
Thì bây giờ cái này nó kiên cố nó đập vào cái tướng phần, cho nên nó qua bên phần Đứng Lặng. Còn cái Mạt-Na này độc đáo nó đập vào cái kiến phần, mà kiến phần là cái hào quang rực rỡ mà không có mờ, thì cái Chân Như Tịnh nó mới chiếu xuống đây, mà chiếu xuống đây thì êm rồi, nó cũng hồi quang trở lại giống như bên đây, nhưng mà ác nghiệt thay khi trở lại nó lắc, nó xao động. Xao Động thì nó làm cho Chân Như Tịnh vỡ thành muôn mảnh, tôi thường nói mặt trăng bị vỡ thành muôn mảnh là cái chỗ này.
Còn cái này mặt trăng khi mờ đi, thành ra kêu mặt trăng thứ nhứt, mặt trăng thứ nhì, mặt trăng thứ ba, vẫn là mặt trăng, nhưng là bóng dáng của mặt trăng.
Tôi thường nói như cái bảng này mặt trăng thiệt, tôi lấy cái gương soi mặt tôi để đây một cái thì cái gương này nó dọi cái bảng, thì đây là mặt trăng thứ hai. Rồi tôi lấy cái gương tôi dọi vào mặt trăng này, cái này mặt trăng thứ ba. Thì cái mặt trăng thứ ba thứ hai này với cái bảng mặt trăng thiệt là một thứ thôi, nhưng một thứ là sai mà khác nhau là trật. Cái này là cái bóng dáng của mặt trăng thiệt, cái này là cái bóng dáng của mặt trăng thiệt của thứ hai, cái này là cái bóng dáng
của mặt trăng thiệt thứ ba. Nhưng mà ba cái này đều là mặt trăng giống hệt nhau, trung thực, không có sửa gì hết, nhưng mà mờ đi, mờ đi, mờ đi.
Hiểu không? Cái này phải hiểu cho rành đó.
Còn bên đây thì khác. Bên đây khi mà chiếu soi như vậy rồi nó chiếu soi trở lại giống hệt bên đây, nhưng mà nó lắc lư. Mà lắc lư thì cái này bị vỡ thành muôn mảnh. Cái mặt trăng thiệt bây giờ thành ra cả trăm ngàn mặt trăng cả tỷ tỷ mặt trăng, tùy theo cái nghiệp lực, tùy theo cái ngu si của mỗi chúng sanh. Mà hễ nó vỡ thành cả tỷ tỷ mặt trăng thì đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Còn hàng trăm, hàng chục cái mặt trăng thì đó là cõi trời Dục Giới, sắc Giới, và Vô sắc. Tùy theo cái xao động nhiều hay ít, hễ xao động nhiều thì vỡ thành muôn mảnh, mà xao động ít thì cả ngàn mảnh, xao động ít nữa thì năm, mười mảnh, thì đó là ít xao động đấy. Thành ra cái thế giới của chúng ta phức tạp đó. Thành ra bây giờ nó chiếu soi rồi nó tự chiếu soi nó lắc lư, thành ra kêu nó là Mạt-Na. Thì bây giờ nó không thể thấy được cái hình ảnh thiệt của cái Chân Như Tịnh nữa. Thành ra nó mới tạo ra con người: mắt tai mũi lưỡi… làm môi giới kêu là Căn – Trần và Thức, Căn – Trần – Thức.
Bên Chân Như Tịnh kêu đó là trí tuệ, mà trí tuệ ác nghiệt thay trong Kinh lại kêu là Căn. Chúng ta phải hiểu cái chỗ đó, hiểu giùm tôi, hiểu chỗ đó thì mới hiểu thông suốt được Phật giáo. Thành ra:
– Cái thức đây chính là cái hiểu biết của chúng ta,
– Còn cái trần đây đối tượng của hiểu biết,
– Còn cái căn là con mắt của cơ thể chúng ta để hiểu biết.
Như tôi thí dụ hồi nãy. Thí dụ cái máy này. Thì nếu tôi biết cái máy này, thì:
– Tôi biết đó là Thức.
– Còn cái máy này bị tôi biết đó là Trần.
– Còn con mắt, tôi nương vào con mắt để tôi thấy cái này, con mắt đó là Căn.
Nếu mà thiếu một trong ba cái này thì cái thấy không có, đó là uế Độ đấy.
Còn bên đây là không có, bên đây muốn thấy cái máy thì phải nhờ vào cái Thức này chuyển biến thành cái Trí. Thì cái máy bây giờ xuyên qua cái máy tôi thấy chỉ là một bóng mờ thôi, đó là Nhập Lưu đó. Tôi thấy đây cái máy này đó, thay vì chúng ta thấy là chướng ngại, nhưng mà Nhập Lưu thấy nó là xuyên suốt, nó chụp không dính, nó có cái máy hình bóng thiệt, giống như cái bảng hồi nãy, nhưng mà nó xuyên suốt.
Còn nếu Nhứt Vãng Lai, Bất Lai thì thấy nó mờ đi, dường như có máy dường như không máy.
Còn Alahán, Alahán thì thấy nó là một cái vùng hào quang. Nó lại khác, cái đó chúng ta giảng sau. Thì cái đó không thể kêu là Thức nữa mà kêu là Trí. Trí bây giờ người ta sửa thành Căn. Thì chỉ còn có Căn với Trần thôi, không có cái thể xác. Mà không có cái thể xác, không có mắt tai mũi lưỡi này, thì tất nhiên không có luân hồi, chấm dứt cái Ngã.
Cái Ngã nặng nhứt tức là xác thân này. Anh chửi tôi, anh đánh tôi. Đánh vào đâu? Đánh vào cái xác thân này.
Còn vị Alahán không có xác thân, hén. Mấy ông mấy bà muốn đánh, muốn đập, muốn giết chết gì cũng được hết á. Bị vì các Ngài không có căn, không có Phù Trần căn, không có Tịnh sắc căn.
Nhập Lưu, Nhứt Vãng Lai sống với Thắng Nghĩa căn, là có nửa căn, nửa phần không.
Còn Alahán thì sống hoàn toàn là không có căn, hoàn toàn với cái Đệ Nhứt Thắng Nghĩa căn…
Thành ra Nhập Lưu, Nhứt Vãng Lai, Bất Lai còn luân hồi, phân nửa có căn, phân nửa không, hén. Cái đó chúng ta giảng sau. Nhớ hén.
Là cái Chân Như Tịnh, chúng ta quên mất tiêu hết, Chân Như Tịnh mà khi nó chuyển xuống đây thì nó chiếu soi, mà khi nó trở về đây thì nó chuyển biến, nó lắc lư vỡ thành trăm mảnh. Thành ra:
+ Mạt-Na này không thể thấy được Chân Như Tịnh. Mà Chân Như Tịnh thấy được Mạt-Na.
+ Chân Như Tịnh thấy được Hư Vô vi tế. Hư Vô vi tế có thể thấy Chân Như Tịnh mờ mờ. Rồi Chân Như Tịnh thấy Hư Vô vi tế rất là sáng tỏ, rồi thấy Mạt-Na cũng rất sáng tỏ.
+ Nhưng Mạt-Na không thể thấy Chân Như Tịnh, mà thấy Chân Như Tịnh là một ngàn một triệu cái mặt trăng vỡ.
Do đó luân hồi sanh tử là từ cái nhìn sai lạc này, từ cái nhìn sai lạc này. Thành ra Mạt-Na lúc bây giờ là, nên nhớ bên đây chỉ có thời gian chưa có không gian, không gian và thời gian nhập một, thành ra nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một, cái này là nhận thức là thời gian, cái này đối tượng nhận thức là không gian, nhưng mà nó vô ra được hết, thành ra không gian thời gian bằng nhau.
Chúng ta không thể chia làm hai được, thành ra nhận thức đối tượng nhận thức dường như nó là một thôi. Bị tất cả cái đều là hào quang hết: hào quang sáng, hào quang mờ; hào quang mờ, hào quang mờ chập chờn; hào quang mờ chập chờn, hào quang dường như kết tụ, xuyên suốt vô lượng vô biên.
Còn cái này khác. Cái này là bây giờ chiếu soi thì phải tạo ra một cái ngã, một cái ta. Một cái ngã tức là không gian, còn cái nhận thức đó là thời gian. Thành ra có tôi thấy và có sự vật đối tượng được thấy, và cái tôi thấy thời gian, đối tượng được thấy là không gian. Mà thời gian với không gian phải tương ưng, nhận thức tôi như thế nào thì đối tượng nhận thức phải như vậy.
Nếu tôi là người thì nhận thức tôi là nước. Neu tôi là con cá thì nhận thức tôi là nhà ở, không khí của tôi. Neu tôi là nhà hóa học thì nhận thức nước biến thành H20. Neu tôi là Quỷ thì nhận thức là máu, nước chuyển biến thành máu. Nếu cái tâm tôi quỷ thì đối tượng nhận thức tôi là máu. Neu cái tâm tôi là trời Dục Giới, sắc Giới nhận thức cái nước biến thành lưu ly.
Thành ra cái thời gian nhận thức và không gian là sự vật đối tượng nhận thức phải luôn luôn đi song với nhau.
Hiểu không? Thì cái thời gian này chính là cái Ngã, cái thời gian chính là cái ngã, không gian chính là pháp là đối tượng của ngã.
Hiểu không? Coi bộ mờ mờ thấy rầu, cái mặt bơ bơ tôi thấy rầu. Giảng đi sâu vô là khó đấy.
Thành ra cái không gian này nó vừa tách khỏi thời gian.
Bên đây thì nó nhập một. Bên đây nó vừa tách khỏi, thành ra nó hữu lượng hữu biên. Bị vì tách ra thì nó không thể vô lượng được. Còn cái này tất cả cái này đều là dính liền nhau, vô lượng.
Cái này bắt đầu không gian này có lượng có biên. Nghĩa là có lường được, có ranh giới, có khuôn khô. Mà khuôn khổ rất là vi tế, bị vì nó là cái ngã vi tế nhứt. Thành ra dẹp được cái Mạt-Na này rồi là đắc quả Alahán. Mạt-Na này khó, bị vì nó là không gian rất là vi tế, nó gần bằng với thời gian, bị vì nó vừa ở đây nó đi xuống mà. Đó, rồi bây giờ nó xuống, nó vọng hóa nữa, cái này kêu là vọng hóa chớ không phải xuống cấp nha. Từ xuống cấp là nó giữ nguyên trung thực. Cái này vọng hóa bắt đầu hình tướng tùm lum à.
Vọng hóa thì nó mới xuống thức thứ 6. Cái Mạt-Na này chúng ta thường kêu là Vọng Tưởng u Ẩn. Rồi thức thứ 6 mới là Vọng Tưởng Dung Thông, đây anh chị này mới khó khăn nhứt á. Khi nó vọng hóa nữa, hóa là biến hóa, vọng là không chân không thật, nó biến hóa một cách không thật, nó xuống cấp nữa thì đây là Vọng Tưởng Dung Thông.
Dung Thông với cái gì? Thì ở đây chúng ta kêu là Tứ Thiền, thế giới của Tứ Thiền, là thiền thứ tư đấy. Hôm trước tôi có giảng rồi: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ thiền.
– Sơ thiền là do tầm sát, hén, ly dục ly ác bất thiện pháp chứng vào trú thiền thứ nhất, là Sơ Thiền. Tức là niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, đó là trạng thái của Sơ Thiền.
– Rồi khỏi niệm Phật luôn, chỉ lắng nghe thôi, có trạng thái hỷ, đó là Nhị Thiền.
– Rồi chìm đắm trong trạng thái hỷ, có cái lạc thôi, đó là Tam Thiền.
Tôi phân biệt nhị thiền, tam thiền rồi hết phải không, hén. Ai mà không đi nghe thì chịu á, chớ tôi không giảng lại được nữa.
– Còn Tứ Thiền là bỏ luôn cả hỷ lạc, hén.
Tới Tam Thiền đó thì tất nhiên là hỷ. Nhị Thiền đó là hỷ, tức là có người hỷ, có đối tượng được hỷ, và có cảm giác hỷ. Nghe kịp không?
Thí dụ bây giờ tôi vui nè, tôi cảm giác vui là tôi biết tôi vui: có con người tôi vui, có cái cảm giác vui, cảm giác vui là cảm giác nó mượn cái căn, cái cơ thể tôi là căn, cái cảm giác là cái tâm, cái thức, cái thức nó vui nó mượn cái cơ thể để nó tràn lan một cảm giác vui, đối tượng cảm giác vui tức là câu niệm Phật. Thành ra:
– Câu niệm Phật là gì? Là gì? Là Trần.
– Còn cái thể xác tôi biết vui, cái thể xác là gì? Là gì? Là Căn.
– Còn bây giờ cái cảm giác vui, cảm giác là gì? Hả? Cảm giác ỉà Thức, cảm giác vui là thức.
– Mà cảm giác làm sao vui? Mượn cái thể xác tôi để tràn lan, cái thể xác là Căn
– Mà vui là vui cái gì? Vui là câu niệm Phật, câu niệm Phật là Trần.
Phải phân biệt cho kỹ à, không thấy là không thể đi sâu được đấy.
Bây giờ tôi ngôi đầy tôi niệm Phật cho tới chỗ mà không niệm nữa mà tôi lắng nghe có tiếng niệm Phật, thì coi có một niềm cảm giác vui, cảm giác vui tức là Thức.
Mà vui ở đâu? Vui nương vào xác thân, mà xác thân đó là Căn. Mà nhờ đâu mà tôi có niềm vui này? Nhờ câu niệm Phật. Câu niệm Phật là gì? Là Trần.
Mấy ông mấy bà không phân biệt được là không đi sâu vào Phật giáo được á, không phải dễ đâu, khó mà đắc quả đấy, đắc quả cao á. Còn nếu tu Tịnh Độ thì dễ. Tu Thiền Tông là phải nắm cho vững á, mà nắm vững cái này Tịnh Độ cũng nhẹ thôi, không thôi bị người ta bác một cái là văng á.
Bây giờ nắm được chưa? Bữa nào tôi hỏi lại á, tôi giảng rất rành đó, hén, tôi giảng như vậy đâu còn cái gì nữa. Chúng ta phải hiểu á. Hôm nay tôi đừ á.
Trạng thái của Dung Thông này đó là trạng thái của Tứ Thiền. Ở đây bắt đầu chia hai đấy, hén. Bây giờ Tứ Thiền thì tất nhiên là nếu mà nó vọng hóa đi xuống nữa thì nó qua Tam Thiền. Tứ Thiền này là gì? Tứ Thiền này đó là có Căn, có Trần, có Thức. Tôi viết lại: Căn nè, Trần nè, Thức nè. Thành ra bên đây nó tới ba.
Mà bên đây nó có hai thôi, mà hai kể nhu một thôi, bị vì nó nhập một được.
Bên đây ba là ba, cái này là cái kiềng ba chân nè, nó khác nhau hệt trơn á, nhưng mà gãy một cái chân là hai cái chân kia không có xài được. Thành ra thế giới của chúng ta Giới – Định – Tuệ là ba cái riêng nha.
Còn thế giới của Bát Nhã đó, Giới – Định- Tuệ có một thôi. Do cái chỗ đó mà mấy ông mấy bà nhận thấy nó rõ ràng, một nhưng mà hai, hai mà một. Nó là một cây cột mà có hai mặt, một đồng tiền mà có hai mặt: một mặt là nhận thức, một mặt là đối tượng nhận thức, nguyên đồng tiền đó mới là cái nhận thức Bát Nhã.
Còn cái này Căn – Trần – Thức riêng hết, ba cái chân, mà gãy một chân thì cái kiềng này xài không được, nhưng mà ba cái này không nhập một được, bị vì nó là thế giới xao động mà. Còn cái kia nó là hai, nhưng mà nhập một được. Hiểu kịp không?
Nhập một của nó là trở về với Chân Như Tịnh nè. Còn nó với cái này hai cái, nó là hai cái này, nó là hai cái: đây là bề mặt của đồng tiền, đây là bề trái của đồng tiền, hai cái này gom lại là Chân Như Tịnh. Hiểu kịp không? Thành ra cuối cùng cái Bát Nhã này nó có một thôi, một đồng xu mà hai mặt, mặt phải mặt trái. Một mặt thì Hư Vô vi tế, một mặt thì Hư Minh le lói chiếu soi, nhưng mà hai mặt này gom lại thì đó là Chân Như Tịnh.
Còn cái này khác: cái này Căn – Trần – Thức, ba cái là ba chân riêng nhau hết. Nhưng mà gãy cái Căn này thì Căn này tiêu luôn, mà gãy cái Thức này thì cái này cũng tiêu luôn, không có cái nào mà ấy, nhưng mà nó liên can nhau chặt chẽ.
Chúng ta phải nắm cái đó rồi chúng ta mới tu rõ ràng được. Khi nào tu lạc, như bên đây, tu trở về bên đây phải biết. Còn không biết là chúng ta đi vào ma chướng, Ngũ Ấm Ma.
Thì bây giờ trở lại Căn – Trần – Thức.
Thì cái Tứ Thiền này đó nó nằm trong Căn – Trần – Thức. Căn – Trần – Thức ở đây, thí dụ là thức là cái sự phân biệt, đây là tư tưởng, Thức đây là tư tưởng, còn Trần đây là đối tượng của tư tưởng.
Thí dụ tôi niệm Phật, bây giờ tôi biết rằng, tôi biết rằng tôi niệm Phật, hén. Thì cái biết tôi, tôi nương vào cái Căn để tôi niệm Phật, nương vào cái miệng, nương vào cái óc để tôi nhớ tới Phật, mà tôi nhớ là tư tưởng, còn cái óc mà tôi nhớ đó là Căn, nếu không có óc thì tôi không tưởng tượng được, thế giới này là thế giới phải nương nhờ. Tôi suy nghĩ tôi nhớ tới Phật, thì cái nhớ của tôi là Thức chớ không phải là Căn, nhưng mà cái nhớ này muốn phát hiện ra cái tư tưởng nó phải nương vào cái óc, thì óc là Căn, còn cái nhớ tới Phật đó là Thức. Mà nhớ tới cái gì? Nhớ tới Phật, Phật là gì? Là gì? Trần, là đối tượng để tôi nhớ.
Hiểu kịp không?
Rồi bây giờ tôi chìm đắm trong trạng thái đó, thì tư tưởng tôi trở thành cảm giác, bây giờ có sự chiếm hữu. Hồi nãy thì có sự phân biệt, cái biết phân biệt nhưng mà không có chiếm hữu. Bây giờ mất cái biết này rồi, cái tư tưởng, cái Thức này biến thành cảm giác là sự chiếm hữu. Hiểu không? Sự chiếm hữu đây là cái biết mà không có sự phân biệt. Thành ra cái cảm giác, cái cảm tình là cái biết mà không phân biệt.
Còn cái tư tưởng là cái biết mà có phân biệt. Tư tưởng là Tề Thiên. Mà cảm giác là Bát Giới, làm cái gì là ảnh, cứ tình cảm là ảnh đi sâu trong đó thôi, chớ ảnh không có phân biệt gì hết. Còn Tề Thiên mà nhướng con mắt lên là biết cái nào phải quấy, cái nào tốt xấu, cái nào là ma, cái nào là Phật, thì chính cái tư tưởng này là cái chỗ độc đáo.
Thành ra tư tưởng mà khi nó sa đọa xuống đó thì nó thành ra cảm giác.
Mà khi tư tưởng, căn trần thức này phân biệt cho rõ ràng, thì nó mới dung thông với vọng tưởng dung thông này, hén, nó mới thấy cái bảng mờ mờ hồi nãy đó là có hình không đó, nó mới chụp mũ thành có hình có tướng, có hình có tướng. Thành ra hai cái này phân biệt không có nổi, phân biệt không có nổi.
Chỉ có đắc quả Nhập Lưu mới thấy được một cách mờ mờ thôi, thấy người đi mà không có con người đi, thấy có cái bảng mà không có người chủ của cái bảng, thì cái bảng này biến thành mờ mờ xuyên suốt, thì giai đoạn Nhập Lưu mới thấy được trạng thái mờ mờ của vật chất, tức là của sắc uẩn, của Sắc uẩn. Hiểu kịp chưa?
Đó, rồi bây giờ khi cái Thức này nó sa đọa xuống, thì cái Thức này nó mất sự phân biệt. Mà mất phân biệt thì nó sống bằng cảm tình. Cảm tình là một sự chiếm hữu mà chưa có phân biệt. Đó là tiếng nói của tình cảm, tiếng nói của trái tim, mà tư tưởng không biết tới được. Thành ra kêu là bây giờ cái thức này nó chuyển biến thành ra tình cảm, thành ra kêu nó là cảm giác, chớ không còn tư tưởng nữa. Mà cảm giác khi nó chiếm hữu một cách le lói đó, thì bắt đầu nó dung thông với cái Hư Minh le lói kia, cái mặt trăng thứ hai. Thành ra chúng ta thấy nó đi ngược.
Hồi nãy trên này đi xuống, từ cái sáng sủa mà đi xuống tới cái mờ, còn cái này nó vọng hóa ít thì nó lại đi ngược trở lên. Cái khó khăn của chúng ta là ở chỗ đó. về phải suy nghiệm hén, cái này tôi khó giảng đấy.
Thành ra khi mà Căn – Trần – Thức. Thức là tư tưởng thì nó lại dung thông với cái Hư minh le lói chiếu soi – cái mặt trăng thứ ba, mặt trăng thứ ba là mặt trăng tệ, vì nó xuống cấp mà, mà nó lại là cái tư tưởng. Còn khi tư tưởng nó vọng hóa xuống nặng quá rồi thì nó lại dung thông với cái trên này, cái Hư Minh le lói.
Cảm giác thì lúc này cảm giác của Tam Thiền chúng ta thấy là mất người, còn có tiếng niệm Phật thôi. Ban đầu thì có người nè, có tiếng niệm Phật và có cảm giác. Nhưng mà khi xuống đó thì còn có cảm giác với tiếng cái niệm Phật thôi, còn con người cái căn này mất. Bị nó le lói chập chờn mà, le lói chập chờn thì nó lại dung thông với cái chập chờn Hư Minh le lói này. Mà nên nhớ Hư Minh le lói này là hồn nhiên. Còn cái chập chờn này là hồn nhiên mà có sự tác động, có ý, có móng niệm.
Còn dung thông này cũng vậy, dung thông này là dung thông hồn nhiên, tức là nó một trạng thái mập mờ mập mờ, nó là những vi trần kết tụ lại thôi, chớ nó không có ý muốn gì hết. Còn cái này nó kết tụ mà nó có ý muốn, ý muốn là có phân biệt và có chiếm hữu. Do cái chiếm hữu thành ra bắt đầu nó mới cảm tình, mất cái phân biệt đi, trở thành cảm tình.
Rồi cảm tình nó xuống dốc nữa trở thành ra Nhị Thiền, từ Tam Thiền nó lọt xuống Nhị Thiền. Bây giờ có cảm giác, có câu niệm Phật và có nguời niệm Phật. Trạng thái thứ ba thì mất con nguời, còn có cảm giác niệm Phật và câu niệm Phật thôi. Rồi nó xuống cấp nữa, vọng hóa nữa còn cái hỷ, là trạng thái Nhị Thiền là bắt đầu có con người.
Còn nó xuống vọng hóa nữa bắt đầu là phải tranh đấu, bây giờ chiếm hữu bên trong không được, nó thường thường nó bị tán loạn, nó phải kéo trở về, tranh đấu giữa tạp niệm và nhất niệm, đó là trạng thái của Sơ Thiền.
Rồi vọng hóa nữa thì nó không đủ định lực mà chiếm hữu cảm giác bên trong, nó lại chiếm hữu bên ngoài, phải có đối tượng của người khác phái để nó thỏa mãn cái cảm giác hỷ lạc của nó, tức là qua cõi trời Dục Giới.
Thành ra cõi trời Dục Giới thì có tiên nam tiên nữ. Cõi trời sắc Giới thì chưa có, toàn là trượng phu, tức là mình cảm cái hỷ lạc ở nơi trong mình phát hiện ra.
Còn khi qua Sơ Thiền tầm sát là niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, đó là tranh đấu giữa bên ngoài và bên trong. Mà tranh đấu thắng thì đó là Sơ Thiền.
Còn tranh đấu bại thì mất Sơ Thiền, lọt xuống cõi trời Dục Giới. Ở đây bắt đầu có tiên nam tiên nữ, thì có sự giao hợp giữa tiên nam tiên nữ, nhung mà rất là thuợng, rất là cao thượng. Tức là như tôi nói hồi nãy, chỉ mỉm cười nhau, hun hít nhau, bắt tay nhau là bắt đầu có thai rồi, mà thai ở cái bắp đùi hoặc ở cái hông, rồi tự nó đẻ ra giống như con trâu con bò, nó rớt ra, nó sanh ra rồi tự nó đi thôi.
Rồi tới cõi người năm ăn năm thua đó, tức là 5 tình cảm và 5 dục vọng, thành ra có sự giao hợp nhau, dơ uế. Rồi từ cõi người xuống Atula, Ngạ Quỷ, Súc Sanh thì thôi loạn luân, thì nó đi tới vọng tưởng kiên cố.
Chữ kiên cố như tôi giảng hồi nãy: cố là cứng đầu cứng ngắc, kiên là bền bỉ, bền bỉ đập một cách hồn nhiên vào cái Hư Vô vỉ tế này để mong có hình. Còn ở đây nó bền bỉ nó đập xuống hoài cho tới vọng tưởng kiên cố thành ra sắc uẩn, thành ra đất đá, đất đá là kiên cố, đật đá cứng ngắc.
Thành ra hai chữ kiên cố, mà hai cái nghĩa nó khác nhau.
Kiên cố này là bền bỉ đập vào đây để có hình.
Kiên cố này biến thành sự vật cứng ngắc hoàn toàn không thể lay động được, đó là vật lý và sinh lý. Thành ra kêu cái này là sắc uẩn.
Cái này cũng kêu nó là sắc uẩn, nhưng mà kêu nó là vô minh, vô minh chi mạt đối với vô minh căn bản. Thành ra dứt được cái vô minh này mới đắc quả Alahán.
Mà dứt được sắc uẩn này đắc quả Nhập Lưu thôi, Nhập Lưu thôi.
Mà hai cái này khó phân biệt, cũng đồng thời là kiên có hết á. Nhưng mà kiên cố của vọng động thì kêu Sắc Uẩn.
Mà kiên cố của đứng lặng kêu là vọng tưởng kiên cố, kêu là vô minh, cái này kêu là vô minh nè.
Còn kiên cố này kêu là sắc uẩn.
Hai cái cũng kiên cố hết: một cái kiên có có tác ý, có móng niệm, có vọng tưởng, có vọng tình. Một cái kiên cố hồn nhiên, hồn nhiên thì kêu vô minh.
Còn cái vọng tưởng này kêu xao động, vọng tưởng có vọng tình có tác ý, có cố tình, có cố ý muốn, thì kêu là sắc uẩn, là trơ trơ như đất như đá. Thì cái này là gì? Địa ngục.
Còn cái này kêu là chi mạt vô minh, cái này là một sự sáng lờ mờ hồn nhiên, như đứa trẻ hồn nhiên. Thành ra tất cả bên đây, bên Đứng Lặng này hồn nhiên hết. Mà hễ hồn nhiên thì vô lượng vô biên, nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một.
Bên đây có tác ý, có móng niệm, có xao động thì không còn hồn nhiên nữa, mà chia ra tới ba: Căn – Trần – Thức. Thì chữ Căn này tức là Ngã. Còn bên đây không có Căn, không có Thứ và Trần. Thức bây giờ kêu là trí, thì hai cái Trần và cái Trí này nhập một, thành ra bên đây không có ngã, chưa có ngã, mà có pháp, tức là có sự chuyển biến, chuyển biến và chuyển biến.
Còn nơi đây là không có ngã, không có pháp, không có chuyển biến gì, hoàn toàn bất biến, hoàn toàn đứng lặng, thì cái này là chỗ mặt trăng thiệt của chúng ta.
Nhưng mà theo Đại Thừa thì nó phải bao trùm hết những cái chuyển biến xao động và chuyển biến đứng lặng, mà luôn luôn nó vẫn là bất biến, thì như vậy mới thật sự là bất biến.
Còn bất biến không mà không bao trùm được cái chuyển biến Xao Động và chuyển biến Đứng Lặng này thì chưa phải bất biến thiệt. Thành ra cái gọi là bất biến là không bất biến đó mới thật sự là bất biến, đó là cái nhìn của Đại Thừa.
Đó là tôi nói về cái vọng hóa đi xuống.
Bây giờ nói vọng hóa đi lên. Vọng hóa đi lên từ cái dung thông này, từ thức thứ 6 này.
Hồi nãy đi xuống thì đi tới đây, rồi nó qua cái Hư Minh le lói chiếu soi là Thọ uẩn. Rồi đi xuống kiên cố này là sắc uẩn. Hết. Xuống thành địa ngục là hết.
Rồi bây giờ nó đi lên, Vọng Tưởng dung thông này nó đi lên, thì bắt đầu nó tập trung mạnh, tập trung kỹ, tập trung lâu, tập trung sâu thì nó đè nén những cái xao động của nó xuống, dường như bớt xao động, dường như muốn hết xao động, thì cái Mạt-Na này hiện ra, hiện ra trong cái Tứ Thiền. Thì nó thấy đưọc cái Mạt-Na này, loáng thoáng Mạt-Na mới chiếu xuống nó, thì nó loáng thoáng thấy Mạt-Na, rồi nó xao động thì mất, nó mới tạo ra cái Mạt-Na giả. Mà Mạt-Na này trong Kinh thường kêu là Hư Không vô biên, vì nó là hư không mà, u ẩn, nó ban đầu cái hư không đầu tiên, thành ra nó mới thấy được Hư Không vô biên, nó mới tạo Hư Không giả để nó duyên vào đó, thành ra nó nương vào cái Mạt-Na.
Rồi nó thấy vậy chưa đúng nữa nó tập trung kỹ, tập trung mạnh, tập trung sâu, tập trung lâu vào đó nữa thì nó sẽ thấy được cái Alaya cá nhân, tức là Chân Như Tịnh hay là Alaya của chúng ta. Trong này có tịnh có động luôn, bởi vì Chân Như Tịnh là tịnh rồi, còn đây là Đứng Lặng, còn đây là Xao Động, mà hết cả cái này, Mạt-Na, cả cái này đều nằm trong Alaya cá nhân của chúng ta hết. Thành ra Alaya cá nhân có Chân Như Tịnh tức là nó tịnh, còn Alaya cá nhân là chỗ phát xuất của Mạt-Na, là động, vậy thì nó bao trùm cả động và tịnh. Thành ra cái alaya của chúng ta phức tạp, hén. Xao Động thì cũng phát xuất từ Alaya của chúng ta, mà bên Đứng Lặng cái phát xuất từ Alaya của chúng ta.
Bên Đứng Lặng thì nương vào Hư Vô vi tế. Hư Vô vi tế là cái kiến phần của Alaya. Còn bên Xao Động nương vào Chân Như Tịnh, mà Chân Như Tịnh là kiến phần của Alaya. Thì Alaya này chứa cả động và tịnh, cả chân và nhiễm, cả mê và tỉnh, tất cả đều nằm trong Alaya cá nhân.
Đó, bây giờ thì cái Thức này sau khi nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu nó thấy được Mạt-Na, rồi nó xao động, cho nên mất cái Mạt-Na, nó tạo ra Mạt-Na khác để nó duyên.
Rồi nó tập trung mạnh kỹ lâu sâu nữa nó vượt lên thấy được Alaya, mà Alaya nơi đây chưa có không gian. Mạt-Na là cái không gian đâu tiên. Cái này không gian thời gian hóa giải, tức là không gian thời gian nhập một, thì cái này vô lượng vô biên. Cái Mạt-Na hữu lượng hữu biên. Thì nó thấy được cái Alaya này, bị vì mặt nước nó bớt xao động rồi thì mặt trăng thiệt mới hiện xuống dưới đó, nó không thể đi tìm mặt trăng, mà mặt trăng sẽ đến với mọi vật khi được yên lặng. Mà cái này nó yên lặng, yên lặng do đè nén, mà hễ đè nén thì nó bộc phát lại, thành ra nó vừa đè nén xuống Alaya cá nhân hiện lên trong cái thức thứ 6 vọng tưởng dung thông cái Tứ Thiền này.
Thì nó thấy được Alaya cá nhân nó thấy rằng bao la hơn Mạt-Na, nhưng mà nó xao động liền mất, rồi nó lại đè mạnh xuống nữa thì hiện, rồi nó xao động lại mất, bị vì nó là anh chàng lăng xăng, mà anh Te Thiên mà, đó. Thành ra nó mới tạo ra Alaya cá nhân để nó duyên, thì Alaya cá nhân nó tạo ra Alaya cá nhân giả. Nhưng mà nó thấy được Alaya cá nhân thiệt, nó cứ loáng thoáng thấy rồi mất, loáng thoáng thấy rồi mất, nó tạo ra Alaya giả để nó duyên.
Rồi nó tập trung kỹ mạnh nó đè nén xuống sâu nữa cho tới cái xao động nó bớt đi hoàn toàn thì nó lại thấy được cái Chân Như Tịnh, độc đáo vậy đó. Chân Như Tịnh loáng thoáng mới hiện xuống mặt trăng của Tứ Thiền, của tư tưởng này, tư tưởng nó mới nhận được cái đó thì mất. Mất rồi nó tập trung kỹ mạnh lâu nó hiện ra cái nữa rồi lại mất, cho nên nó thấy vậy nó mới tạo ra cái mặt trăng giả, cái mặt trăng thiệt giả này để nó duyên.
Rồi nó lại tập trung kỹ mạnh lâu sâu nữa thì nó thấy được luôn cả Chân Như Tịnh và Chân Như Động, thấy thế giới của Như Lai, thấy thế giới pháp thân của Như Lai. Nhưng mà làm sao thấy lâu, vừa thấy là mất, vừa thấy là mất. Rồi nó tập trung kỹ mạnh nó hiện thấy rồi lại mất, bị vì nó không thể đứng lặng được, nó cứ xao động mãi, nó mới tạo ra cái Chân Như Tịnh và Chân Như Động, cái pháp thân này để nó duyên, thì cái đó kêu là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Còn cái Chân Như Tịnh không, kêu là gì? Vô sở hữu xứ.