BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 18
Giảng ngày 12-04-2004 âm lịch

Hôm nay chúng ta cũng lại bắt đầu bài giảng để chúng ta đi vào bài Kinh Sáu Sáu. Hôm nay tôi lặp lại một lần nữa, rồi một số chư Phật tử lặp lại nha, để coi chúng ta nắm như thế nào, để rồi chúng ta mới đi vào bài Kinh Sáu Sáu dễ dàng, mà chẳng những đi vào bài Kinh Sáu Sáu mà đi vào tất cả các Kinh của Nguyên Thuỷ và Đại Thừa, tất cả đều gom về đây.

Thì chúng ta có cái bản đem ra coi để biết. Thì đầu tiên vô chất tánh cảnh, như tôi thường nói đó, đó là bất biến phi không gian phi thời gian, là Chân Như Tịnh, tức là cái bản thể của võ trụ, thì chúng ta thấy rằng cái này chúng ta thường gọi là Niết Bàn Tịch Tịnh, tức là tất cả chúng sanh vạn vật và các pháp, tất cả các hiện tượng giới đều lưu xuất từ đây, và nương vào đây để phát hiện.

Thì nó là vầng hào quang rực rỡ chiếu soi cùng khắp, nhưng do một niệm bất giác kêu là căn bản vô minh đó, thì chúng sinh mới tự chiếu soi, do tự chiếu soi do đó nó tự chuyển biến chậm lại thì lọt xuống alaya của cá nhân tức là phần chi mạt vô minh. Thì ở đây Alaya cá nhân chia làm hai: Một cái chuyển biến đứng lặng

Còn cái vô chất tánh cảnh kia, cảnh hào quang rực rỡ bất biến đó, phi không gian phi thời gian đó là cái nguyên nhân để lưu xuất tất cả các cảnh giới này do một niệm bất giác nó tự chiếu soi. Hay trong Duy thức thường kêu vấn đề danh từ là “tự chứng phần”, do tự chứng và tự nó muốn biết lại nó, cái bản mặt của nó thành ra nó chiếu trở về với nó. Do nó chiếu trở về với nó cho nên nó lọt xuống alaya cá nhân tức là chuyển biến chậm lại, chuyển biến chậm lại. Thì nơi đây chia làm 2 cách chuyển biến, hai cách tự chiếu soi:

– Một cách tự chiếu soi đứng lặng tức là chuyển biến đứng lặng

– Và một cái tự chiếu soi mà xao động, kêu là chuyển biến xao động

Chúng ta có ba phần hết thảy:

1- Một cái phần nhận thức bất biến tức là phi không gian phi thời gian.

2- Và một phần nhận thức chiếu soi và tự chiếu soi mà đứng lặng tức là cái nhận thức hiện tiền, chúng ta thường kêu là cái thấy hiện tiền, cái thấy này là cái thấy tuyệt đối không có đối tượng, nghĩa là có đối tượng nó cũng vẫn thấy, mà không đối tượng nó cũng vẫn thấy.

3- Còn một cái chuyển biến thứ hai là chuyển biến mà xao động, thì bắt đầu có không gian và thời gian tương ưng.

Còn cái chuyển biến đứng lặng là có thời gian mà chưa có không gian, cho nên nó không phải đỏi hỏi có đối tượng hay nói một cách khác là đối tượng và nhận thức nhập một.

Còn chuyển biến xao động, thì đối tượng và nhận thức vì xao động cho nên không thể nhập một được, nhưng mà nó phải tương ưng, tức là nhận thức như thế nào thì đối tượng nhận thức như thế nấy, nếu nhận thức mà khôn khéo tế nhị thì đối tượng nhận thức trở nên vi tế; còn nhận thức mà thô tháo thì đối tượng trở nên ù lì. Như hôm trước tôi nói đó. Thí dụ người thì thấy là nước, nếu mà cái nghiệp loài thú thấy đó là nhà ở không khí, còn cái nghiệp của ngạ quỷ thì thấy nước biến thành máu,… tùy theo nhận thức ù lì, tùy theo nhận thức thô tháo thì đối tượng nhận thức sẽ trở nên ù lì.

Đó là chúng ta có ba phần nhận thức, mà nhận thức của chúng ta bây giờ là nhận thức theo nghiệp lực, tức là chuyến biến chu kỳ thô tháo và vi tế. Còn bên chuyển biến đứng lặng thì đó là nhận thức của các bậc Thánh nhân của con đường trở về Niết Bàn, trở về Niết Bàn.

Thì hôm trước tôi trình bày rất rành về vấn đề chuyển biến đứng lặng, hôm nay tôi nói sơ thôi.

Là từ cái mặt trăng thiệt là một vùng hào quang rực rỡ sáng soi mà không có tự chiếu soi, thì đó là cái alaya võ trụ, do một niệm bất giác mà rớt xuống alaya cá nhân là bắt đầu có tự chiếu soi, mà tự chiếu soi đứng lặng cho nên vùng hào quang rực rỡ bất biến đó làm kiến phần, nó xuống một tầng thì kêu là mặt trăng thứ nhất, và khi chuyển biến tự chiếu soi chậm lại thì vùng hào quang rực rỡ này bắt đầu hơi mờ đỉ kêu là hư vô vi tế, hư vô vi tế. Như vậy mặt trăng thiệt là nhận thức mà đối tượng của nó là mặt trăng thứ nhất tức là hư vô vi tế, hư vô vi tế. Thì hư vô vi tế này khi nó chuyển biến nhanh nữa thì nó trở thành mặt trăng thiệt, mà khi nó chuyển biến chậm lại thì nó trở thành mặt trăng thứ nhất, cứ thế mà nó nhập một, rồi nó chuyển biến chậm, rồi nó chuyển biến nhanh. Rồi khi nó chuyển biến chậm một chút thì nó lọt xuống mặt trăng thứ hai, thì cái hư vô vi tế này hồi nãy nó là tướng phần của mặt trăng thứ nhất thì bây giờ nó trở thành chủ thể nhận thức, tức là kiến phần của mặt trăng thứ hai, và nó chuyển biến chậm lại thì cái chậm lại kêu là hư minh le lói chiếu soi, tức là bắt đầu chóp nhoáng dường như có vật dường như là hào quang, rồi dường như có tiếng rồi dường như là hào quang, rồi dường như có mùi dường như là hào quang, nó chập chờn le lói như vậy, chập chờn le lói như vậy. Thành ra nó chập chờn le lói dường như có vật, rồi lúc nó trở về cái hào quang rực rỡ sáng soi mà hoi mờ, tức hư vô vi tế, thành ra hư vô vi tế là nhận thức còn hư minh le lói chiếu soi là đối tượng nhận thức, hai cái này nhập một, lúc thì hư minh le lói chiếu soi dường như có vật dường như không vật, lúc thì trở về trở nên một vùng hào quang rực rõ hơi mờ, rồi lại chuyển biến chậm lại vùng hào quang này dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, rồi lại trở về nhập một lại vùng hào quang rực rỡ sáng soi hơi mờ.

Nói vậy có hiểu không? kỳ này tôi giảng hơi sâu một chút, cũng giống như kỳ trước nhưng rõ hơn, chi tiết hơn và phức tạp hơn, làm cho nó rõ ràng hơn hoặc làm cho nó khó hiểu hơn, là tùy theo chư Phật tử có theo dõi cái bài hay không.

Rồi bây giờ nó xuống cấp một cái nữa, thì cái hư minh le lói chiếu soi này, hồi nãy nó là tướng phần của mặt trăng thứ hai, bây giờ nó thành chủ thể kiến phần nhận thức của mặt trăng thứ ba, rồi nó chuyển biến chậm lại nữa nó thì nó thành ra vọng tưởng dung thông, vọng tưởng dung thông, rồi vọng tưởng dung thông trở về nhập một chuyến biến nhanh trở lại thì thành hư minh le lói chiếu soi, rồi hư minh le lói chiếu soi chuyển biến chậm thì thành ra dung thông, thành ra hai cái này có thể chuyển biến nhanh chậm nhập một với nhau, thành ra mới gọi là chuyển biến mà đứng lặng, thành ra nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một, nghĩa là chỉ có chủ thể nhận thức không cần đối tượng, có cũng được, không cũng được, nó chỉ là sự chuyển biến đứng lặng, hay trong Kinh thường kêu là chuyển biến một cách hồn nhiên không có tác ý, không có móng niệm, không có vọng tưởng, chẳng có vọng tình. Đen đây là hết phần chuyển biến đứng lặng. Bây giờ chúng ta qua phần thứ hai.

Chúng ta nên nhớ phần chuyển biến đứng lặng cỏn có chỗ là khi nó xuống mặt trăng thứ nhất rồi đó, thì có cái vọng tưởng kiên cố nó mới đập vào tướng phần của alaya, do đó mới có thêm vọng tưởng kiên cố, do đó mới lọt xuống mặt trăng thứ hai được.

Còn phía bên đây thì có cái vọng tưởng u ẩn nó mới đập vào cái kiến phần của alaya, mà nó chuyển biến nó chiếu soi và tự chiếu soi cũng giống bên đây, nhưng mà khi tự chiếu soi thì nó lại xao động, nó lại xao động, tức là nó lắc lư, nhưng mà do xao động thì hình ảnh của mặt trăng thiệt bị vỡ làm muôn mảnh.

Còn cái kia thì hình ảnh mặt trăng thiệt bị mờ đi, mờ đi tức là cũng vẫn trung thực như hình ảnh cũ, nhưng mà càng ngày càng mờ, mà mờ thì dường như có vật dường như không, cho đến lúc vọng tưởng dung thông thì bắt đầu nó hội tụ có hình, nhưng mà hình gì? thì chưa có, thành ra nó cũng vẫn cỏn trung thực thôi, vẫn là vùng hào quang hơi mờ dường như có hình nhưng mà chưa có tướng.

Còn qua bên đây có tướng đấy. Thì khi mà nó chiếu soi và tự chiếu soi mà xao động, thì mặt trăng thiệt cái kiến phần của mặt trăng thiệt đó bị vỡ làm muôn mảnh, do đó không thể nhập một được, nó mới chụp mũ lên cái kiến phần alaya một cái bóng mờ mờ, kêu là có tướng, bắt đầu có không gian, có không gian, thành ra sự vật bắt đầu có chướng ngại, thành ra ở đây chúng ta thường kêu đây là không gian vô biên, vô biên là tưởng tượng thôi, thật sự không gian này cũng vẫn hữu biên, hễ bắt đầu có không gian thời gian, có xao động là bắt đầu có hữu biên, tức là có giới hạn, thì chúng ta kêu đó là mạtna thức, hay là vọng tưởng u ẩn. Rồi khi nó vọng tưởng nặng hon nữa, nó xuống một lớp vọng nữa thì đó gọi là thức thứ 6, tức là vọng tưởng dung thông, vọng tưởng dung thông. Thì ở đây thức thứ 6 dung thông độc đáo thì chúng ta kêu đó là tứ thiền, tứ thiền, tức là ở đây thấy có nhận thức có đối tượng nhận thức và nó tạo ra cái căn để nương vào đó làm cho nhận thức rõ rệt hơn, hay cách khác làm cho sự vật rõ ràng hơn. Chẳng hạn như cái bình thủy trước mắt tôi, thì tôi thấy cái bình thủy, thì tư tưởng tôi phân biệt đây là cái bình thủy, nhưng mà tư tưởng tôi phải nương vào cái óc, mà cái óc thì phải nương vào cảm giác, dây thần kinh thị giác, dây thần kinh thị giác phải nương vào con mắt trỏng đen, và phải có đối tượng. Thành ra ở đây bắt đầu chia tới ba phần: nhận thức, đối tượng nhận thức và trung gian các cơ quan để làm cho nhận thức, làm cho đối tượng rõ rệt hơn, làm cho nhận thức làm cho đối tượng rõ rệt hơn. Chẳng hạn tư tưởng tôi muốn nhận được cái bình thủy trước mắt tôi thì phải nương vào căn mắt, rồi nương vào dây thần kinh thị giác, tức là tròng đen, rồi dây thần kinh thị giác, rồi nương vào cái óc, thì cái óc dây thần kinh thị giác con mắt tròng đen chỉ là cơ quan làm cho sự vật, cái bình thủy rõ ràng hơn, và tư tưởng nương vào đó để mà phân biệt.

Thành ra tư tưởng thường kêu đó là thức, là thức và sự phân biệt; còn cái bình thủy là trần là đối tượng của sự phân biệt; còn con mắt dây thần kinh thị giác và cái óc thường kêu đó là căn. Căn – Trần và Thức. Thì có Căn Trần Thức nhập một với nhau thì cái thức mới phát hiện, mới có thọ cảm, từ thọ cảm mới có sự phân biệt của tư tưởng. Thành ra chúng ta thấy ở đây cái nhận thức chu kỳ thì nó phải có ba phần.

Còn nhận thức và đối tượng về sátna thì chúng ta thấy có hai phần thôi, bị vì nó nhập một, thành ra nhận thức và đối tượng nhận thức không cần phải có căn, không cần phải có căn, nó không cần phải có trung gian của căn, mà nó nhận thức thẳng vào sự vật, mà sự vật thì chưa có tướng, chỉ có hình thôi.

Còn ở đây phải nương vào căn để làm cho sự vật rõ rệt hơn, là làm cho cho cái nhận thức rõ rệt hơn.

Thành ra chúng ta thấy thế giới uế độ của chúng ta có căn có trần có thức.

Thế giới Tịnh Độ thì không có căn, chỉ có trần và trí tuệ, tức là thức chuyển thành trí tuệ, thành ra thế giới đó gọi là thế giới hiện luợng và cái cảnh của nó gọi là tánh cảnh. Hiện luợng là gì? Lượng là nhận thức, hiện là bày thẳng ra không qua trung gian của căn, không qua trung gian của sự đắm nhiễm giữa căn trần và thức, thành ra cảnh giới hiện ra một cách trung thực hơn, thành ra gọi thế giới tánh cảnh thế giới có mang tính chất Phật tánh.

Hiểu không?

Thành ra tới đây, khi mạtna nó xuống vọng hóa rồi, nó xuống biến ra thức thứ 6 thì tất nhiên là có căn có trần có thức. Thì ở đây nó chia làm hai:

Nếu mà nó tu tập, tập trung mạnh tập trung kỹ lâu và sâu thì nó sẽ được yên lặng, yên lặng là do đè nén chớ không phải nó hồn nhiên mà yên lặng, do sự tu tập đè nén lấy đá dằn cỏ mà yên lặng thì nó sẽ loáng thoáng thấy đưọc cái mạtna hiện trong nó, mạtna hiện trong nó. Rồi nó vốn căn bản nó xao động mà, tâm viên ý mã mà, thành ra loáng thoáng thấy rồi nó lại mất, rồi nó mới tạo ra đối tượng hư không vô biên của mạtna đế nó duyên. Rồi nếu mà nó tập trung kỹ mạnh hơn nữa thì tất nhiên nó thấy cái hư không vô biên đó chưa có sáng tỏ, thành ra nó loáng thoáng nó thấy được alaya thức, alaya thức thì chưa có không gian chỉ có thời gian thôi, tức là cái thấy hiện tiền hiện, lượng tánh cảnh thật sự đấy. Còn cái thức thứ 7 hiện lượng tánh cảnh mà hiện lượng tánh cảnh tương tợ bị vì bắt đầu có không gian rồi, nhưng không gian rất là bao la, bao la nhưng thật sự vẫn có giới hạn. Thành ra chúng ta thấy cái không gian của mạtna thức với không gian của thức thứ 6, nói là một thì sai mà, nói là hai thì trật, cũng vẫn là không gian thôi, nhưng mà không gian của thức thứ 6 của tư tưởng thì tất nhiên có giới hạn nhiều hơn, còn không gian của mạtna thì vô lượng vô biên hơn, thành ra chúng sanh mỗi không gian thấy khác nhau. Cũng như con ếch thì không gian của nó là cái đáy giếng, chúng ta phải hiểu như vậy, con người không gian chúng ta có thế vài chục cây số, vài chục cây số; còn cõi trời có thể hàng ngàn hàng triệu cây số; không gian của mấy nhà bác học thì có thể hàng triệu hàng tỷ cây số, thấy được những quả địa cầu khác. Ở đây tới alaya thì không gian bị hóa giải vào thời gian, thì cái này vi tế hơn, thì sau khi mà tư tưởng nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu thì nó sẽ thấy được alaya, tức là cảnh giới mà không gian và thời gian nhập một, nhưng mà rồi nó lại bị mất, rồi nó tạo ra cảnh giới alaya tức là thức vô biên để mà nó duyên, thì tất nhiên thức vô biên này giới hạn rồi đấy; thức vô biên của alaya thì không có giới hạn. Rồi nó thấy cái này cũng chưa đúng nữa, nó tập trung mạnh kỹ lâu sâu hơn nữa thì nó sẽ thấy được cái chân như tức là vô sở hữu xứ, xứ là cái chỗ, vô sở hữu là không có gì hết, không có không gian mà cũng không có thời gian, chỉ là một cái vùng hào quang rực rỡ sáng soi, chiếu soi như vậy mà không có tự chiếu soi, thì tư tưởng vẫn loáng thoáng thấy được đấy, rồi nó liền lập tức mất, rồi nó cũng tạo ra cái vô sở hữu xứ này để nó duyên. Chúng ta thấy là tu tuởng rất độc đáo đấy. Rồi nếu nó tập trung kỹ lâu mạnh sâu hơn nữa nó sẽ thấy nghĩa là cái vùng hào quang rực rỡ sáng soi vô luợng vô biên này, không có tự chiếu soi, nhưng mà bao trùm hết tất cả những cái tự chiếu soi đứng lặng và tự chiếu soi xao động, tức là thấy được cái tự chiếu soi của sátna và tự chiếu soi của chu kỳ, hay nói đúng bao trùm hết tất cả các cõi Tịnh Độ và uế độ, cái đó là cái nhìn của Đại Thừa và của chư Như Lai, của chư Bồ Tát, thì cái này kêu là phi tưởng phi phi tưởng, phi tưởng là chẳng phải tư tưởng, mà chẳng phải là không có tư tưởng, chân không mà diệu hữu; còn cái vô sở hữu xứ là chân không rặc ròng thôi, chớ không có diệu hữu, tức là chỉ có Bản thể tuyệt đối mà chẳng có hiện tượng; cỏn chân không diệu hữu là Bản thể dính liền với hiện tượng. Đen đây là hết, đến đây là hết của phần chuyển biến xao động. Đó là nói về nó thăng hoa, nó tiến hóa.

Còn bây giờ nói về tư tưởng sa đọa. Chỗ này là chỗ khó nha, chư Phật tử để ý á. Tư tưởng sa đọa là tới tứ thiền là có nhận thức, có đối tượng nhận thức, và có căn để xuyên qua đó làm cái cửa sổ cho nhận thức rõ rệt, và cho đối tượng nhận thức rõ ràng hơn, rõ ràng hơn. Rồi từ đó thấy bắt đầu nó vọng hóa, cái này trong Kinh thường kêu nó là vọng tưởng. Tưởng là gì? Tức là do sự phân biệt, vọng tưởng phân biệt mọi sự vật, nhưng mà chưa có sự chiếm hữu, từ đây bắt đầu sa đọa, bắt đầu xuống dốc, bắt đầu biến vọng tưởng thành vọng tình, tức là có cảm giác xen vào đó, mà cảm giác vi tế nhất của nó tức là tam thiền, tam thiền. Thí dụ mấy ông mấy bà tu theo Tịnh Độ chẳng hạn. Thì niệm Phật tới đây là mất người niệm Phật, chỉ còn có cảm giác hỷ và đối tượng hỷ thôi, còn con người niệm Phật là biến mất, chập chờn; còn cảm giác này nó cũng chập chờn le lói dường như có dường như không, và câu niệm Phật cũng vậy chập chờn le lói dường như có dường như không, còn con người cảm giác dường như biến mất. Thì tôi thường giảng hoài, tam thiền mình đi tới đó; tứ thiền mới ra khỏi trạng thái đó là thấy mình mất luôn cảm giác, mất luôn cái hỷ, mà còn trở lại cái tư tưởng phân biệt, và có căn xuyên qua đó phân biệt, và có câu niệm Phật, thì cái này gọi là tứ thiền; còn tam thiền là bắt đầu mất cái tư tưởng, mất phân biệt, bắt đầu xuống dốc thành ra vọng tình, mà vọng tình vi tế nhất đó là chưa có căn, tức là con người mất đi, chỉ còn cái cảm giác hỷ và đối tượng của cảm giác là hỷ, thì có cảm giác và cái hỷ là làn đối tượng thôi. Rồi nếu nó xuống cấp nữa, nó vọng tình hơn nữa thì bắt đầu có căn, tức là có con người cảm giác chiếm hữu và có cảm giác, tức là nhận thức và đối tượng là hỷ, đối tượng là hỷ, thành ra cái này kêu là nhị thiền là định sanh hỷ lạc, định sanh hỷ lạc; còn cái tam thiền là bỏ cái hỷ để mà chìm đắm trong cái lạc, chập chờn dường như có lạc thọ và có cảm giác lạc thọ, nhưng mà con người biến mất; còn tới nhị thiền đó thì cái lạc nó bắt đầu thô tháo, thì có con người cảm giác, có cảm giác hỷ, bây giờ lạc mất rồi cỏn hỷ, và có đối tượng là hỷ, tức là có tôi, tôi cảm giác có cảm giác, và có con người tôi cảm giác và có cái hỷ được cảm giác, đó là nhị thiền.

Còn tới sơ thiền phải có sự tranh đấu, tức là phải niệm Phật đếm từ 1 tới 10, hoặc là khỏi niệm Phật, chỉ theo dõi tiếng niệm Phật thôi, thì cái đó kêu là ly dục sanh hỷ lạc, ly sanh hỷ lạc địa, đó là bắt đầu xuống dốc rồi đấy. Rồi qua mất đi cái sơ thiền nữa, tức là cõi trời sắc giới bị mất, bây giờ xuống cõi trời dục giới, xuống cõi trời dục giới. Thì bắt đầu xuống cõi trời dục giới thì trong Kinh nói là: Nếu ai cảm xúc với “lạc thọ” mà hoan hỷ là nhị thiền, tán thán là sơ thiền, trú ở đó là. Trú ở là gì? là muốn chìm đắm, muốn chiếm hữu cái lạc thọ đó, tranh đấu để mà chiếm hữu thì bắt đầu mất đi, và phải trở về với cái sự chiếm hữu bên ngoài. Chúng ta nên nhớ cái lạc thọ hỷ thọ là chiếm hữu cảm giác bên trong, rồi bây giờ cảm giác bên trong mất đi, thì con người mới soi ra chiếm hữu cảm giác bên ngoài, tức là có tha nhân, có vọ, có chồng, thì ở đây có nam căn nữ căn. Còn nếu chiếm hữu bên trong thì không có nam căn nữ căn, mà tất cả những cảm giác do ở trong dây thần kinh mình, trong con người của mình phát hiện ra, thì cái đó rất là vi tế. Còn bây giờ khi mất cái đó rồi thì chúng ta phải chiếm hữu bên ngoài, tức là có nam căn nữ, mà còn cao thượng thì đó là cõi trời dục giới, con người không có vụ giao cấu bầy hầy nữa, mà chỉ có bắt tay nhau, mỉm cười, ôm nhau hôn rồi bắt đầu có thai, mà có thai không phải ở bụng, mà ở bắp vế, ở nách, rồi đứa bé dứt ra, đứa bé tự ra chớ không có bú mớm, không có ăn uống, thì từ đó bắt đầu có sự sống, thì ở ở đây kêu là các ông tiên bà tiên, ở đây có tiên bà tiên đấy có ông tiên đấy, tức là cõi trời dục giới. Còn cõi trời sắc giới thì không có ông tiên bà tiên mà chỉ có đấng truợng phu mà thôi. Đó, thành ra kêu là gì trú ở. Mà khi thô tháo xuống nữa thì mất đi cõi trời dục giới tới cõi người là ái trước, trước là chấp chặt lấy, ôm chặt lấy, yêu thương một cách chiếm hữu nặng nề, tức là gây ra sự chém giết nhau, thì chúng ta thấy loài người là 5 tưởng 5 tình, hén, tức là cỏn có luân lý, có đạo đức, thì cái mức mà chiếm hữu bắt đầu hơi nặng rồi đấy, bắt đầu kéo lại bằng cái luân lý, tức là một vợ một chồng thôi, hén, chớ không có lang chạ chồng con người khác. Xuống loài người là loài atula, súc sanh, ngạ quỷ đó là lang chạ tùm lum đấy, tức là không cỏn luân thuờng đạo lý nữa, tức là vấn đề giao cấu vô độ, không có tiết chế, thành ra kêu là loài thú hoặc thần hoặc là quỷ, đó là quỷ. Thành ra nhũng người đa dâm người ta thường kêu đó là con quỷ, con quỷ xứ, con quỷ đực, con quỷ cái hoặc là loài thú, người ta nói con mày là con người mà tánh thú, thì chúng ta thấy thú giao cấu tùm lum, có khi cả cha mẹ con cái nó vẫn giao cấu, thành ra nơi đây không có luân thường đạo lý. Cho tới sự chiếm hữu quá nặng nề cho tới mất luôn cái biết, thì đó là địa ngục, địa là đất, ngục là chôn nhốt tối đen, không còn cái biết như là đất vậy. Thì chúng ta thấy trong Kỉnh sự thoái hóa của nó là như vậy, thoái hóa như vậy.

Thì ở đây cái tiến trình nó như thế nào, thì chúng ta thấy là nó dung thông, cái thức thứ 6 này độc đáo, khi nó xuống cấp mà thành cái lạc thọ tức là tam thiền rồi, thì cái tam thiền này tương đương, cái tứ thiền này nó dung thông với cái mặt trăng thứ ba, mặt trăng thứ ba, tức là vọng tưởng dung thông là dường như bây giờ cái hình, những cái điện tử, những cái sắc trần nó đã tụ hội lại dường như có hình, thì bắt đầu nó chụp mũ thành có tướng luôn tức là có tư tưởng, có cái óc, có căn và có đối tượng của nhận thức tức là cái hình của sự vật chụp mũ thành cái tướng. Thành ra giữa cái mặt trăng thu ba cái dung thông của tứ thiền, và cái dung thông của hiên lượng tánh cảnh của mặt trăng thứ ba tức là thức thứ 6 đấy rất là khó phân biệt.

Thì trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có giảng sơ đoạn đó, tôi xin lặp lại. Thì Đức Phật nói: Anan ơi! như ông đến trong cái Pháp hội này, tức là cái nhà giảng pháp như chúng ta đây, thì ông thấy trong đó có nhà giảng pháp, có tất cả chúng Tăng đang hội tụ tại đó, thì đó là bắt đầu có thể coi như là hiện lượng tánh cảnh, tức là đứng lặng đấy. Rồi bây giờ ông Anan mới vô phân biệt: Ờ! cái nhà giảng pháp này lớn nhỏ, dài ngắn, đẹp hay không, và trong hội chúng này: đây là Đức Thế Tôn, đây là Văn Thù, đây là Xá Lợi Phất, đây là Mục Kiền Liên… Thì Anan ơi! đã qua cái vọng tưởng thức thứ 6 rồi, tức là qua tứ thiền.

Thành ra chúng ta thấy phân biệt giữa tứ thiền và hiện lượng tánh cảnh của mặt trăng thứ ba, tức là cái đứng lặng và cái xao động khó mà phân biệt được.

Khi mình vô mình thấy trạng thái mờ mờ hội tụ lại dường như có pháp hội, dường như có Thánh chúng đang nghe pháp, thì đó là trạng thái của hồn nhiên đứng lặng.

Còn bây giờ vô bắt đầu thấy nhà giảng này cao thấp, nhà giảng này lớn hay nhỏ, đây là Đức Thế Tôn, đây là Xá Lợi Phất, đây là Mục Kiền Liên, đây là Anan; …Thì bắt đầu, than ôi! Cái hiện lượng tánh cảnh đã biến thành tứ thiền mất rồi.

Thành ra chúng ta thấy cái hiện lượng tánh cảnh nó là một trạng thái có hình mờ mờ chưa có hình rõ rệt. Tới chừng, nhìn kỹ nó rõ rệt thì nó đã qua tứ thiền rồi, đã qua tứ thiền rồi. Đó, thì chúng ta thấy nó khó, hén. Rồi qua tứ thiền không nói gì, bây giờ bắt đầu nó chiếm hữu. À! Thế Tôn là đấng đáng kính ta thích, còn đây là Anan là người lười biếng đa văn quản kiến mà không có sự tu tập chẳng hạn, đây là Xá Lợi Phất bậc trí tuệ đệ nhất, thì than ôi! đã qua cái vọng tình nữa rồi, thì bắt đầu tứ thiền biến mất là bắt đầu qua tam thiền. Thành ra chúng ta thấy giữa vọng tưởng vọng tình nó cũng nhích nhau một chút xíu thôi. Rồi giữa cái vọng tưởng với cái đứng lặng, cái hiện lượng tánh cảnh thì cũng nhích nhau một chút xíu thôi.

Đó, thì cái vọng tình này chẳng những đó, mà nó lại tư tưởng chụp mũ, đây là cái vọng tình cũng là tư tưởng thôi, nhưng mà nó đi thấp xuống có sự chiếm hữu, còn dứt sự chiếm hữu thì kêu là tư tưởng, mà có chiếm hữu thì kêu là tình cảm, giữa tình cảm tư tưởng không phải một, mà không phải khác. Khi mà bỏ mất sự chiếm hữu, mất cái tình cảm thì đó là lý trí, mà lý trí khi mà có sự chiếm hữu có sự phân biệt có sự thương ghét thì đó là tình cảm, thành ra chúng ta đừng tưởng tình cảm, lý trí là khác nhau và cũng đừng tưởng tình cảm, lý trí là một thứ, nó không phải một thứ.

Thí dụ mình thấy người đó, thì đó là lý trí thôi. Bây giờ tôi thấy người đó tôi mến, hay thấy người đó tôi không thích, thì đã bắt đầu qua tình cảm rồi, nó nhạy một chút xíu, hén.

Mà khi mình thấy người đó mà mình lờ mờ chưa phân biệt gì hết thì đó là hiện lượng tánh cảnh, đó là mặt trăng thứ ba vọng tưởng dung thông.

Bây giờ phân biệt người này cho nó rành rõ đây là người, mà người như thế nào? người đó có tên gì? cha mẹ như thế nào? bạn hay thù?

Còn mới bắt đầu nhìn thấy người đó một cái rồi, thì đó thế giới của hiện lượng tánh cảnh chỉ có hình chưa có tướng. Bây giờ tư tưởng mới xen vào để phân biệt người đó, thì đó là qua tứ thiền, qua cái vọng tưởng dung thông của vọng rồi; rồi bây giờ bắt đầu thương ghét nữa, thì thấy qua độc ảnh cảnh tức là qua sự chiếm hữu của tình cảm.

Thành ra nếu mà chúng ta không lặng lẽ đứng lặng theo dõi những cái đó, thì chúng ta không bao giờ giải thoát luân hồi sanh tử khổ được, chúng ta để cho cái tư tưởng kéo xuống cái tình cảm, tình cảm kéo xuống tới mất luôn cái biết. Thì cuộc sống chúng ta thường thường vậy, hễ vui thì chúng ta muốn chiếm hữu giữ lấy, mà khi khổ muốn đẩy nó đi. Thành ra Đức Thế Tôn mới dạy chúng ta bây giờ theo con đường phải đứng lặng, phải trở về con đường đứng lặng, tức là theo con đường chuyển biến đứng lặng để rồi trở về với mặt trăng thiệt là rực rỡ sáng soi vô lượng vô biên mà không có tự chiếu soi. Còn ra làm Bồ Tát thì không chiếu soi, nhưng bao trùm tất cả mọi sự chiếu soi và tự chiếu soi đứng lặng, và chiếu soi và tự chiếu soi xao động, bao trùm hết thì mới đi tới quả Như Lai được. Còn nếu chúng ta về với mặt trăng thiệt là rực rỡ sáng soi vô lượng vô biên mà không có tự chiếu soi, thì chúng ta chỉ đi tới quả Alahán mà thôi. Còn nếu rực rỡ sáng soi, không có tự chiếu soi mà vẫn bao trùm hết tất cả sự chiếu soi và tự chiếu soi đứng lặng, và chiếu soi và tự chiếu soi xao động, thì đó là quả của Bồ Tát và chư Như Lai.

Hiểu chưa? Thì đến đây là hết, đến đây là hết.

Thì chúng ta trở lại, là thấy tư tưởng nó đi từ địa ngục cho tới Như Lai, nhưng toàn là những cảnh giới do nó nội chế, nội chế tức là những cảnh giới dõm, nhưng mà chúng ta thấy rất là khó phân biệt giữa tư tưởng và trí tuệ, giữa cái chuyển biến xao động và chuyến biến đứng lặng chúng ta rất khó phân biệt, rất khó phân biệt. Thành ra chúng ta thấy tứ thiền thì nó ăn với cái mặt trăng thứ ba, hén; cỏn trở về cái cảm giác thì nó xuống mặt trăng thứ hai, nó chụp mũ vô đó, bị vì mặt trăng thứ hai là hư minh le lói chiếu soi, thì cái cảm giác nó cũng le lói chiếu soi, hén. Còn cái khó nhất của nó là cái vọng tưởng kiên cố, vọng tưởng kiên cố thì nó đứng lặng chuyển biến, đứng lặng đập vào tướng phần alaya một cách hồn nhiên, cái khó là hồn nhiên. Còn cái vọng tưởng bên đây đó, vọng tưởng xao động đó, thì nó đập vào cái, đi xuống dốc để nó tìm sự có hình có tướng một cách kiên cố mà xao động, tức là có vọng tưởng và vọng tình. Thành ra chúng ta đế ý, cái vọng tưởng kiên cố của hồn nhiên là tự bao giờ đến bao giờ nó vẫn vậy, nó đập vào tướng phần alaya một cách hồn nhiên, tức là một cách không có móng niệm, không có mong cầu, không tác ý, không có vọng tưởng vọng tình. Trái lại vọng tưởng kiên cố của tư tưởng thì có tác ý, có vọng tưởng có vọng tình. Mà cũng là đều kiên cố hết.

– Một cái kiên cố hồn nhiên, nghĩa là nó đập vào tướng phần một cách hồn nhiên vậy đó, nó không mong cầu cái gì hết, tại nó xuống cấp thì nó cứ vậy thôi.

– Còn bên đây nó vọng tưởng nó móng niệm, nó muốn có hình tướng, nó muốn có một sự vật kiên cố, một sự vật cứng ngắc bền bỉ trường cửu, thành ra biến thành đất đá, đất đá là kiên cố trường cửu, nhưng mà trường cửu với thời gian rồi cũng phải mòn hết, cũng phải mòn hết.

Cỏn cái kia vọng tưởng kiên cố hồn nhiên tức là cái tâm thôi, tức là cái hào quang, nó đập vào cái hào quang kia cho chuyển biến chậm lại trở nên mờ mờ, nhưng mà không có tướng gì hết.

Rồi tới cái cảm giác cũng vậy, cái cảm giác của hư minh le lói chiếu soi thì nó bắt đầu nó xuống cấp mờ đi, dường như có vật dường như không vật, nhưng mà cũng một cách hồn nhiên thôi. Còn cái cảm giác bên tư tưởng, khi tư tưởng vọng hóa thì nó thành ra cái cảm giác có sự chiếm hữu, có sự mong cầu, có sự vọng tình. Thì hai cái cũng lập lòe, cũng chập chờn như nhau thôi, nhưng mà khác là: một cái hồn nhiên, một cái có móng niệm vọng tưởng vọng tình.

Cỏn cái tứ thiền với mặt trăng thứ ba thì nó cũng vậy thôi. Mặt trăng thứ ba là hiện lượng tánh cảnh, nó cũng một cách dường như có hình sự vật cô đọng, một cách hồn nhiên thôi. Nhưng bên đây cô đọng có hình có tướng một cách có tác ý, có móng niệm. Hai cái nó trộn lẫn với nhau, nhưng chúng ta thấy chúng ta muốn trở về, thì chúng ta cứ ngay cái cửa nào chúng ta trở về cái cửa đó. Chúng ta cứ trở lại đứng lặng thì chúng ta sẽ chiếu soi được cái xao động. Trái lại cái xao động thì không thế chiếu soi cái đứng lặng được.

Đó là bài giảng hôm nay của tôi. Đến đây tôi xin tạm ngưng.

Thì cái tu tập của chúng ta trong Kinh Sáu Sáu, cho tới qua Kinh Thủ Lăng Nghiêm, cho tới trạng thái của Kinh Hoa Nghiêm, ba giai đoạn đều nằm trong bản này, nằm trong bản này. Khi chúng ta nắm vững cái đó rồi, theo con đường phương pháp, nắm vững cái bánh vẽ này rồi, trên lý thuyết này rồi, chúng ta thực hành để đừng có lọt vào ngũ ấm ma, đó là người tu sợ nhứt là lọt ngũ ấm ma. Ngũ ấm ma tức là từ vọng tưởng kiên cố là sắc uẩn; rồi tới vọng tưởng kế đó hư minh le lói chiếu soi là thọ uẩn; rồi tới vọng tưởng thứ ba, mặt trăng thứ ba là vọng tưởng dung thông, đó là tưởng uẩn.

Thì chúng ta thấy sắc uẩn chúng ta đắc quả Nhập lưu, chúng ta thấy rõ được nó. Còn nếu chúng ta đi người trời dục giới đó thì chúng ta sẽ lọt vào ngũ ấm ma của sắc uẩn.

Còn nếu chúng ta thấy rõ cảm giác, cái thọ uẩn thì chúng ta đắc quả Nhất vãng lai và Bất lai, thấy rõ cái ngũ ấm ma của thọ uẩn. Còn nếu không chúng ta đi theo cõi trời dục giới, sắc giới thì chúng ta sẽ lọt vào ngũ ấm ma của thọ uẩn.

Còn nếu chúng ta đi theo cõi trời vô sắc, thì chúng ta lọt vào ngũ ấm ma của tuởng uẩn. Và trừ được cái này chỉ có Alahán mới thấy được rõ cái ngũ ấm ma của tưởng uẩn và của hành uẩn, nhưng mà Alahán cỏn kẹt vào cái ngũ ấm ma của thức uẩn, còn kẹt vào thức uẩn. Đó là cái độc đáo.

Tới quả Bồ Tát và chư Như Lai, phát bồ đề tâm thì mới phá được thức uẩn thôi.

Đó là tiến trình tu tập mà chúng ta cần phải hiểu.

Thành ra chúng ta thấy Alahán mà còn kẹt vào thức uẩn đấy, chưa có thoát khỏi ngũ ấm ma của thức uẩn đâu, chỉ có thoát khỏi ngũ ấm ma của: sắc, thọ, tưởng, hành; còn thức uẩn vẫn nằm trong đó. Chúng ta phải hiểu.

Thì thôi, bây giờ hết, phần của tôi xong. Bây giờ tới chư Phật tử lặp lại coi như thế nào, hén. Rồi bữa hôm có ai nhắc tôi còn hai câu hỏi mà tôi quên rồi. Câu hỏi của ông Thiện Đức, với câu hỏi của cô Thiền. Thì dường như của ông Thiện Đức, dường như chúng ta trả lời gần rồi; còn câu hỏi của cô Thiền thôi. Thì tất cả những câu hỏi đều nằm trong cái bài giảng của tôi. Thì câu hỏi của ông Thiện Đức dường như vấn đề, mấy ông mấy bà lặp lại lâu quá rồi tôi không nhớ, với câu hỏi của cô Thiền lặp lại, rồi bây giờ chúng ta trả bài này trước, đây 1-2 người đại diện trả, xong thì chúng ta qua câu hỏi của ông Thiện Đức và câu hỏi của cô Thiền, ông Thiện Đức dường như chúng ta trả lời gần hết rồi đó, gần sáng tỏ rồi; cỏn có câu hỏi của cô Thiền thôi.

Mô Phật! Bây giờ phần tôi xong đó. Tới chư Phật tử nào phát tâm để trả bài mà tôi vừa giảng xong đó, nghĩa là trả bài từ mặt trăng thiệt, hén, nó xuống cấp tới mặt trăng thứ nhất thứ nhì thứ ba, đó là chuyển biến, mặt trăng thiệt là bất biến sáng soi, còn mặt trăng xuống cấp đó là chuyển biến đứng lặng, chiếu soi và tự chiếu soi mà đứng lặng.

Còn bên đây vọng tình, chuyển biến xao động, tức là uế độ đấy, thì cũng có chuyển biến chiếu soi và tự chiếu soi nhung mà xao động, do đó thời gian và không gian phải tương ưng.

Còn bên đây thời gian tuyệt đối, tức là không có tương ưng với không gian, mà không gian đã nhập một vào thời gian rồi.

Còn cái mặt trăng thiệt ở trên, tất nhiên chẳng có không gian chẳng thời gian gì hết.

Đó là ba cách nhận thức của chúng ta:

– Một cách nhận thức phi không gian phi thời gian.

– Và một cách nhận thức không gian và thời gian nhập một, và cái đó là cái nhận thức hiện tiền.

– Còn một cái nhận thức không gian và thời gian tương ưng, đó là nhận thức của uế độ có quá khứ hiện tại và vị lai của chúng ta đang bây giờ.

Và muốn trở về mặt trăng thiệt chúng ta phải đi qua cái hiện tiền, cái nhận thức của hiện tiền, tức là nhận thức tuyệt đối.

Mô Phật! Vậy là tôi xong đấy, tới chư Phật tử.

(Phật tử trả bài).

Thưa Sư con xin phát tâm trình bày lại lời giảng của Sư. Mô Phật! Thì trước hết con xin nói ve Vô chất tánh cảnh, vỏ chất tánh cảnh như Sư giảng nó là cái bằng danh từ khác là Bản thể hay chân tâm hay là Phật tánh chân không v.v… nó là một biển quang minh rực rỡ nó bất biến nhận thức bất biển , phi thời gian phi không gian, cỏn phần thứ hai là phần Hữu chất tánh cảnh, phần Hữu chất tánh cảnh chia làm hai. Một là vấn đề chuyến biến mà đứng lặng có thời gian mà phi không gian. Và phần thứ hai là chuyển biến mà xao động có thời gian tương ưng với không gian, thì sự tu tập của chủng ta cũng từ cái chuyến biến xao động này mà trở về cái chuyển biến đứng lặng rồi đi đến cái bất biến phi thời gian, phi không gian. Neu đến đây chúng ta dừng chân lại thì trong Kinh Pháp Hoa đức Phật nói đó là hoả thành dụ là quả Alahán mà thôi. Nếu chúng ta phát tâm bồ đề thì trở ra phần Hữu chất tánh cảnh gồm có chuyển biến đứng lặng phi thời gian và phi không gian mà phần chuyển biến xao động có thời gian và không gian tương ưng đó ỉà của Bồ Tát và rot ráo là Như Lai. Đây nói về vớ chất tánh cảnh thì nó cũng chỉ có chiếu soi mà thôi mà có biển quang minh rực rỡ rồi một niệm bất giác nổi ỉên từ đó chúng ta mới có Alaya cá nhân, Aỉaya cá nhân thì bây giờ mới có chiếu soi và tự chiếu soi. Tức là nó có nhận thức và đoi tượng nhận thức, thì phần nhận thức của nó gọi là kiến phan và cái phần từ chân như tịnh trở xuống, cỏn phần đoi tượng của nó tức là phần hư vô vi tế tức là biển quang minh rực rỡ y nguyên đã mờ mờ tức là những là những cái mà Sư kêu là sương khói mờ nhân ảnh hay là những cái năng lực roi cái đó nó xuống cấp một bậc do cái vọng tưởng kiên cổ nó đặt vào cái tướng phần của hư vô vi te. Tức là Alaya thì cái phần hư vô vi tế nó trở lại một phần nhận thức là kiến phần và phần nhận thức đoi tượng của nó tức của nó tức là hư minh vi tể chiếu soi. Tức là từ biển quang minh rực rỡ mờ mờ bây giờ mới có chập chờn , dường như có vật hay không vật, dường như có tiếng hay không tiếng, dường như có mùi hay không mùi đó là mặt trăng thứ hai. cỏn cái phan hư vó vi tế là mặt trăng thứ nhất bây giờ nó lại xuống cấp một bậc nữa thì phần tướng phần mà cái phan hư minh le lói trở nên phần kiến phần, tức là phần nhận thức và đoi tượng nhận thức của nó, tức là cái tướng phần nhận thức tướng phần vọng tưởng dung thông nó chiếu soi và nó cũng tự chiếu và chiếu soi. Tức là nó vừa chiếu soi và chiếu soi lại nó, nhưng mà nó chiếu soi đứng lặng cho nên nó có thể nhập một. Thì muổn nhập một thì cái phần mặt trăng thứ ba nó trở lên cái phần chiếu soi và tự chiếu soi mặt trăng thứ hai nhập một rồi nó lại trở lên chiếu soi và tự chiếu soi của hư vô vi tế roi nó lại nhập một trở nên vô chất tánh cảnh tức là bất biển phi thời gian phi không gian cứ thế tiếp tục nó lên và nó xuống 5 thức xuống hư vỏ vi tế roi xuống 5 thức đau thức thứ 6 đó là con nói ve phan đứng lặng.

Còn về phan xao động, khi một niệm xao động trở lên thì bắt đầu có mạtna tức là có vọng tưởng u ấn tức là có không gian thì bắt đầu cũng có cái nó đập vào kiến phần của Alaya, nó lấy đó làm cái vọng xao động do vì có ngã xem vó, không gian xem vô nó không thế nhập một được. Và nó lại tiếp tục ( bị mất không có tiếng, phút thứ 43).

Thức thứ 6 ở đây cũng như Sư giảng chúng ta ỉấy cái phần tứ thiền làm căn bản. Phần tứ thiền chia làm hai phần:

Một phần đi lên gọi là thăng hoa, một phần đi xuống gọi là sa đoạ

Nếu mà tứ thiền nó tập trung mạnh kỹ lâu sâu thì nó loáng thoáng thay được không vỏ biên tức là cái mạtna. Roi nó lại do cái đứng lặng mà đè nén này nó lại xao động lại nó mất đi do đó cái tư tưởng nó mới tạo ra một cái không vô biên, rồi nó lại tập trung kỹ mạnh lâu sâu thì nó loáng thoáng thay được cái Alaya nhưng mà do cái đứng lặng đè nén đoi trị nó làm mất đi. Tư tưởng tiếp tục nó tạo ra cái Alaya thức mà nó duyên, rồi nó lại tập trung mạnh kỹ lâu sâu thì loáng thoáng nó thấy được cái vô sở hữu xứ tức là phần chân tâm hay là cái phần bản thể. Rồi nó lại xao động mất đi, cái tư tưởng nó mới tạo ra một cái bản thể, rồi nó lại tập trung kỹ mạnh lâu sâu nó loáng thoáng mới thay được cái phần phi tưởng, phi phi tưởng xứ tức là cái phần diệu dụng của cái phần chân tâm, roi nó lại mất đi, tư tưởng nó mới tạo ra cái phần diệu dụng để mà nó duyên thì đó là cái phần thăng hoa của thức thứ 6.

Còn sau đây là phần sa đoạ từ tứ thiền đi xuống, thì phần tứ thiền chủng ta cỏn kêu là vọng tưởng thì khi cái vọng tưởng này nó bắt đầu nó hơi xao động đi nó lọt xuống tam thiền là cái phần lạc , tức là bây giờ cái căn và cải thức dường như mất đi mà chỉ có cái phần chập chờn dường như có cái trần tức là cái lạc, cái lạc thọ. Rồi nó tiếp tục sa đoạ nữa thì nó xuống cái phần nhị thiển. Tức là định sanh hỷ lạc địa tức là thấy có căn có trần có thức tức là có người hỷ và đoi tượng được hỷ. Rồi nó tiếp tục nó xao động nó lại sa đoạ xuống sơ thiền thì cỏn gọi là ly sanh hỷ lạc địa. Đây là cái phần tranh đau giữa tạp niệm và nhất niệm. Tức là niệm Phật đến từ 1 đến 10 hoặc chỉ là niệm Phật mà không cỏn đếm nữa chỉ có theo dõi tức là giai đoạn tầm sát. Rồi từ đó nếu mà sa đạo nữa thì nó bắt đầu xuống cõi trời dục giới. Thì cõi trời tứ thiền người ta cỏn kêu là bậc trượng phu tức là họ chỉ an lạc trong cái thiền duyệt thực mà không có nam căn nữ căn tức trong cái tứ thiền. Rồi xuống cái phần sa đoạ xuong cái phần dục giới thì bắt đầu bây giờ nó có cái cảm giác từ bên ngoài đưa vào. cỏn cái cảm giác của tứ thiền ỉà do cảm giác của mình tu tập tạo ra những cái cảm giác. Thì cõi trời dục giới có cái phần ái trước, tức là cái phần có dâm dục tức ỉầ cái phần có vợ nhưng mà chỉ một vợ giữ năm giới tu tập tứ thiền thì đó ỉà cõi trời dục giới. Rồi nếu mà nó sa đoạ nó xuống nữa thì nó xuống côi người thì bắt đau chỉ giữ có ba giới thôi mà bắt đầu không cỏn tu tập tứ thiền nữa. Roi nó tiếp tục nó sa đoạ nữa xuống cõi Atuỉa, ngã quỵ, súc sanh và địa ngục thì ở đây con xin nhắc lại các cõi tứ thiền. Thì cái cõi tứ thiền như Sư giảng là nó dung thông qua cái mặt trăng thứ ba tức là phần hiện lượng tánh cảnh thì cái phần tứ thiền ở đây kêu là xả niệm thanh tịnh địa là cái phần đứng lặng của mặt trăng thứ ba. Thì trong Kinh đã nói tất cả Bất lai cũng không có phân biệt được chỉ có Alahán mới phân biệt được mà thôi, cỏn cái phần của tam thiền tức ỉà phần chập chờn dường có lạc dường như không lạc so với mặt trăng thứ hai ỉà cái phần ỉạc thọ khổ thọ chập chờn dường như có vật không vật thì ở đây đến cả Bất ỉai cũng chưa có phân biệt được đó thì ta gọi là ngu giả năng nhân phân đức dĩ căn khó mà phân biệt được thì trở lại như chúng ta biết cái vọng tưởng kiên cố nếu nó đạt được một cách hồn nhiên không có tác ý thì nó bắt đầu xuống cái phần đứng lặng của 5 thức đầu, tức là phần hư minh le lói. Rồi cái phần đứng lặng xuống tức là cái phần vọng tưởng hư minh le lói nó cũng đặt được một cách hồn nhiên thì nó cũng là những cái cảm giác chập chờn rồi tiếp tục đứng lặng xuống thức thứ 6.

Còn phần xao động thì cái vọng tưởng kiên co nó đập vào tướng phần Alaya, nó đập một cách có tác ý. Do đó mà ỉâu ngày như vậy nó mới đập một cách bền chắc, thì nó mới đi xuống nó mới cô đọng kết thành ỉợi sắc uẩn. Cỏn bên thọ uẩn cũng vậy, nó đập mà đập mà có tác ý của tình nhiễm do đó nó có thọ uẩn. Cỏn tưởng uẩn cũng vậy nó đập vào có sự tác ý sự phân biệt do đó cái tưởng uẩn thĩ như vậy con xin tóm tắt lại mình tu tập cái quả Nhập lưu là mình thấy được cái Phật tánh ngay trong sắc uẩn. Tức là sắc uẩn này nó là những cái sắc trần, những cái niệm niệm sanh diệt tương sanh tương duyên. Nói một cách khác nó là tia chớp nhoáng độc khởi danh từ như biển chân không. Do đó trong Kinh kệ nhà Phật có nói rằng:

Muôn pháp đến từ đó
Đột hiện rồi đột tan
Tương tợ như bào ảnh
Chẳng khác một giấc mơ.
Kẻ bên muốn nắm bắt
Như nắm bắt như hư không
Tựa như đường chim bay.
Mịt mùng không vết tích.

Thì đó là kệ nhà Phật, còn cái phan Nhất vãng lai và Bất lai thì nó thấy được cái Phật tánh ở trong cái Thọ uẩn. Thì Nhất vãng lai thay được nhưng mà chưa chấm dứt, còn Bất lai thấy được và chấm dứt cái phần thọ uẩn. Cỏn Alahán thì thấy được phần tưởng uẩn và hành uẩn do đó khi nhập vào diệc thọ tưởng định cỏn kêu là vỏ chất tánh cảnh. Còn Alahán vẫn còn kẹt vào phần thức uẩn, tức ỉà phần pháp chấp vi tế. Mô Phật! Sư con xin hết.

Con xin lập lại bài giảng của Sư mà trước hết thì nói ve vỏ chất tánh cảnh. Thì vô chất tánh cảnh là thể của vũ trụ còn gọi là chân như tịnh. Nó chưa có không gian, chưa có thời gian, bất biến cỏn gọi là… (51:05 không nghe rõ) cỏn gọi là nước, cỏn hữu chất tánh cảnh gọi là cái tướng của vũ trụ còn gọi là chân như động. Nó chuyển biến đứng lặng, phi không gian mà theo thường vỉ dụ của chúng ta là sóng thì cái thể của vũ trụ và cái tướng của vũ trụ này nó hợp lại cho một cái quang minh uyên nguyên mà chúng ta gọi là biển, cỏn cái vô chất tánh cảnh này cỏn có gọi là Báo thân, hữu chất tánh cảnh gọi là ứng hoá thân và hai cái này gọi chung là Pháp thân. Một niệm bất giác muốn tự chiếu soi cho nên từng cái mảng uyên nguyên này nó tách rời ra mới ỉọt vào trong Alaya cá nhân có thức 8 cỏn gọi là hư minh, hư vô vi te còn gọi là mặt trăng thứ nhất giữa cái đoi tượng nhận thức nhập một với nhau thành Alaya cá nhân hay thức thứ 8. Nó chia ra làm hai phần: Một phần đứng lặng và một phần xao động. Phần đứng lặng thì thức thứ 8 này nó tách qua phần tướng phần rồi do cái vọng tưởng kiên cố nó đập vào tướng phần Alaya cho nên nó xuống cấp là cái thức uẩn cái thứ 8 nằy nó mặt trăng thứ nhất này nó là nhận thức và nó thôi thúc tự chiếu soi cho nên nó có một cái đối tượng nhận thức thọ uẩn tức là cảm giác của 5 thức đầu, còn gọi là hư minh le lói nó chiếu soi và lúc này ỉà từ cái thức uẩn nó chưa có hình tướng nó chỉ là lờ mờ. Khi tới thọ uấn thì nó hư minh le lói chiếu soi tức là khi có vật khi không vật, khi có tiếng khi không tiếng, khi có mùi khi không mùi. Tức là nó có một sự chập chờn, từ thọ uẩn nó mới xuống thấp nữa thì thọ uẩn nhận thức đối tượng bây giờ nó thành là nhận thức và nó thôi thúc tự chiếu soi nữa. Cho nên nó mới xuống cấp nữa thành mặt trăng thứ 3 tức là tưởng uẩn tức là vọng tưởng dung thông của thức thứ 6 đó là phần đứng lặng. Bây giờ nói về phần xao động thì khi mà thức uẩn nó chia làm hai phần thì, thì cái phần mà kiến phần Alaya tức là cái nhận thức nó có một cái móng niệm, móng niệm xao động cho nên từ trong Alaya mới tạo ra thức thứ 7 tức là mạt na tạo ra một cái hình bóng đế nó duyên, có một cái bóng mờ từ đó mà nó kết tụ thành một cái không gian là cái ngã đế mà xuống cấp nữa thành cái thức thứ 6. Thức thứ 6 này ở đây có phân biệt rô ràng có hình tướng. Tới phần tứ thiền này thì nó chia ỉàm hai phần:

Một phần là thăng hoa và một phần là sa đoạ cái phần thăng hoa thức vô biên, phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Còn cái phan do tập trung kỹ mạnh …(55:30 bị mất).

Nghĩa là duyên chất tánh cảnh bất biến, bất động, đứng lặng là mặt trăng thật. Nơi đây chưa có thời gian chưa có không gian, chưa có chứ không phải là không có. Nơi đây gọi là tánh nhìn tánh thấy và tánh biết chỉ có chư Bồ Tát, chư Như Lai, chư Phật chúng sanh từ đó lưu xuất mà phát hiện ra. Do một niệm bất giác mà có đứng lặng và chuyển biến tức ỉà một vùng hào quang rực rỡ bất biến bất động đứng lặng mà do một niệm bất giác nó trở xuống Alaya cá nhân bất biến đứng lặng bất đầu xuống cấp tức so với chân như tịnh thì nó kém một chút thì hào quang rực rỡ trở thành mờ đi gọi là hư vô vi tế thức thứ 8 gọi là hiện lượng tánh cảnh. Tức là cái nhìn hư vỏ vi te là một vùng hào quang rực rỡ của chơn như tịnh, của cái bất biến mà trở thành chuyển biến đứng lặng nó mờ đi vậy, chúng ta có thế nói rằng nhận thức tức là chơn như tịnh một vùng hào quang rực rỡ bị xuống cấp, cỏn đoi tượng của nhận thức tức là một vùng hào quang rực rỡ bị mờ đi kêu là hư vô vi tế, thành ra nhận thức là chơn như tịnh một vùng hào quang rực rỡ và bị xuống cấp mới chiếu soi trở ra là hư vô vi tế và chiếu trở lại là chơn. Thành ra hai cái này nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một chứ không phải là tương ưng nghĩa là có hình mà chưa có tướng rồi nó xuống thêm một cấp nữa là hư vô vi tế này là cái hào quang rực rỡ lại mờ đi tức lọt xuống mặt trăng thứ hai tức là hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu tức là cái thấy, cái nghe chuyển biển chậm lại thì kêu là hư minh le lói chiếu soi, tức là một vùng hào quang này nó bị mờ đi và bắt đầu chớp nhoáng chập chờn le lói như có mùi dường như không mùi, dường như có vật dường như không vật. Rồi nó xuống thêm một cấp nữa tức là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 gọi là cái biết tức là hư minh le lói chiếu soi làm một cái hào quang bị mờ đi, tức là chuyển biến chậm ỉại kêu là vọng tưởng dung thông. Sự vật bắt đầu có cô đọng lại chứ không còn chập chờn le lói nữa, cô đọng lại dường như có hình có tiếng nhưng thật sự chưa có tướng chỉ có hình mà thôi. Thành ra cái nhận thức của mặt trăng thứ hai hư minh le lói chiếu soi là nhận thức đoi tượng là vọng tưởng dung thong đó là phan đứng lặng. Con xin trình bày ra phần xao động, phần xao động thì con xin nói tóm thôi chuyển biến xao động thì từ thô tháo nhất là địa ngục cỏn vi tế nhất là cõi trời phi phi tưởng. Vật con xin dùng một ví dụ để chỉ cái chuyển biến xao động, cái chuyển biển đứng lặng và bất biến đứng lặng. Nhưng ba cái nó không phải là ba nhưng nó liên thủ. Con xin ví dụ có ba người anh A, anh B và Anh C. Anh A mới nói như vầy Sư đi tu tịnh xá về anh có lầm bài chưa, tôi vẫn thấy anh ngồi cười hả hả không tu gì hết. Anh B mới trả ỉời nói là sao anh biết tôi không tu thân không sát sanh miệng không đâm thọc chửi rủa, không có cái ý vậy không phải ỉà tu sao. Rồi anh A mới nói tiếp sư đi tu tịnh, tịnh xả vang lặng thật là buồn cỏn anh thì sao, anh B mới trả lời anh sao sao nghe kỳ vậy sư phụ tôi đi mà tôi không nhớ vậy thì nhớ ai, nhớ ai bây giờ. Anh B trả lời đúng nhưng van là chân tỷ lượng đó chính là chuyển biến đứng lặng. Còn anh c vẫn im bặt như là không biết gì nhưng biết hết tất cả, biết mà không biết mà biết hết tất cả . Nhớ mà không nhớ mà nhớ hết tất cả. Anh c biết mà không phê phán, biết mà trở về với xác thân tánh cảnh của thức thứ 6 tức là mặt trăng thứ 3 đó là chuyển biến đứng lặng. Cỏn các Ngài nhìn thấu đáo xuyên suốt không có anh A không có tiếng nói hay là không có tiếng nói trả lời gì hết chỉ là những thức hay cỏn gọi là năng lượng bàng bạc những lượng thức bao trùm cả vũ trụ mà thôi. Đây mới chính là bất biến bất động mà đứng lặng. Kính bạch Sư con xin hết.

Tôi cho cái thí dụ nó thực tế mà tôi kỳ đó lặp không rõ lắm, thì cái này nó sáng tỏ hơn, nhưng mà nên nhớ nó vẫn là thí dụ thôi chớ không phải sự thật, nhưng mà thí dụ này rất sát với cái bài giảng của tôi.

Là thí dụ về biển, tôi thường thí dụ đấy. Thì trong biển chúng ta thấy có nước, có sóng và có sóng mà bị chụp mũ thành có hình tướng. Chúng ta nên nhớ, hén, nước có thể bất biến, chúng ta nên nhớ là chân như tịnh đấy là cái bản thể của võ trụ, nên nhớ đây là cái thí dụ thôi nha, nhưng mà nó rất sát tức là không phải nói hết, còn khi mà có gió bát phong thì nó nổi lên sóng, sóng thì chúng ta thấy có hình nhưng mà chưa có tướng; còn nước thì không có hình mà cũng không có tướng, mà không hình không tướng thì hết thì đó là phi không gian phi thời gian đó là nước; còn sóng thì bắt đầu có hình mà chưa có tướng, chỉ là chuyển biến mà chuyển biến đứng lặng, đó là những giọt nước liên tục nối nhau thôi, người ta kêu là hằng mà chuyển, đó là tượng trưng alaya đấy, hằng mà chuyển, chuyển biến nhưng mà hằng là liên tục hoài; còn từ cái sóng này chúng ta mới chụp mũ tùy theo vọng tưởng vọng tình của mỗi loài chúng sanh, chúng ta thấy sóng con chó; anh A thấy sóng con chó; anh B nói không phải, tôi thấy sóng con trâu; còn loài thú thì nó thấy sóng khác; còn các cõi trời thấy sóng cái nhà; đó là tùy theo cái chụp mũ. Thì chúng ta thấy sóng con chó, con trâu, con bò, cái nhà, đó là chuyển biến của cõi uế độ của phàm phu, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức tương ưng với nhau, do tương ưng mới biến thành vô lượng hình vô lượng tướng, nhưng mà tất cả cái này đều nương vào sóng mà có, mà sóng thì chỉ có hình là sóng nhỏ sóng to, thì sóng lớn sóng nhỏ, sóng thì chuyển biến chậm, chuyển biến nhanh, chớ còn cái tướng thì không có, không có tướng mà chỉ có hình thôi, thì cái này tức là chuyển biến đứng lặng. Còn sóng con chó con trâu con bỏ là chuyển biến xao động. Mà tất cả cái này đều phát hiện từ nước, phát hiện từ nước, mà nước thì không có hình tướng, chẳng có chuyển biến gì hết, nó hoàn toàn là một sự yên lặng sáng soi rực rỡ mà thôi, không có chuyển biến chiếu soi tự chiếu soi gì hết, thì đó chúng ta có thể nói chân như tịnh đây là cảnh giới của Alahán sau khi bỏ xác thân Niết Bàn tịch tịnh. Còn sóng mà đứng lặng thì đó là cảnh giới của Bất lai, Nhất vãng lai và Nhập lưu, tức là đang con đường trở về đấy, là vấn đề vọng đấy, nhưng mà vọng đây là đối với mặt trăng thiệt thì nó là vọng, đối với nước thì là vọng, còn chư Bồ Tát và chư Như Lai đó, chúng ta không thể kêu là nước, cũng không phải kêu là sóng, mà cũng không phải là sóng con chó con trâu mà là tất cả, mà chúng ta thường kêu danh từ độc đáo đó là. Là gì? là biển. Biển là cái gì? Biển là gồm có nước, có sóng đứng lặng và có sóng xao động, tất cả cái này đều gồm trong cái gọi là biển, thì biển là cái nhìn của chư Bồ Tát và rốt ráo là chư Như Lai.

Thì chúng ta về nghiền ngẫm, nghiền ngẫm tới nghiền ngẫm lui.

Bây giờ chúng ta đang ở trong sóng có hình có tướng luôn, tức là sóng xao động, chúng ta chụp mũ cái sóng thành ra vô lượng hình tướng, do đó chúng ta phàm phu cứ luân hồi sanh tử mãi.

Bây giờ chúng ta muốn chấm dứt thì chúng ta phải trở về cái mà đối với mặt trăng thiệt thì nó vẫn là vọng, nhưng đối với cái xao động thì nó là chân, tức là cái thấy cái nghe cái ngửi cái nếm, tức là trở về với sóng mà không có bị chụp mũ nữa, chỉ có hình thôi mà không có tướng; và cái rốt ráo là dứt luôn hình nữa thì chỉ còn là nước, bất biến bất động, hén. Mà nếu trở về nước, thì nước mà không có sóng, không có sóng con chó con trâu đó là nước chết, vẫn là nước đấy, nước thiệt đấy, Alahán mà nhập diệt thọ tưởng định thì chưa phải là rốt ráo, còn phải đi con đường trở lại nữa. Mà biển thì không bỏ gì hết, nó bao trùm nước, sóng đứng lặng và sóng xao động.

– Sóng xao động thì có tướng có hình.

– Mà sóng đứng lặng thì chỉ có hình thôi.

– Mà biển thì bao trùm hết.

Thành ra ở đây chúng ta thấy rằng:

Cái sóng xao động có hình có tướng đó thì cũng không rời sóng, mà cũng không rời nước, mà cũng không rời biển, mà nói nó là biển là sai, mà nói nó là nước là trật, mà nói nó là sóng thì cũng trật, nó là sóng xao động có hình có tướng mà, mà tách rời ra làm bốn cái là không được, mà nói nó là một thì cũng không xong.

Còn sóng cũng vậy, chúng ta nói sóng là với sóng xao động, sóng cái hình với có hình tướng là một cũng không đúng, mà nói sóng là nước cũng không được, mà nói sóng tách rời khỏi nước cũng không xong, mà nói sóng là biển cũng không được, mà nói sóng khác với biển cũng không xong.

Thành ra cái Đạo Phật khó cho ngoại đạo là khó chỗ đó, nói một cũng sai, mà nói bốn cũng sai, mà nói một cũng trật, mà nói tách rời ra cũng trật. Thành ra chúng ta thấy phàm phu chúng ta cũng vẫn là biển là Như Lai, nó cũng dính liền với Như Lai đâu có khác; còn Alahán thì cũng không rời Như Lai, Alahán là nước; còn Bất lai Nhất vãng lai Nhập lưu, ba quả Thánh này là sóng chỉ có hình thôi mà chưa có tướng, thì cũng không thể tách rời Như Lai, không thể tách rời Alahán; còn phàm phu chúng ta, thì chúng ta thấy sóng con chó con trâu thì cũng không ngoài biển, không ngoài nước, không ngoài sóng được, thành ra nói khác là trật mà nói môt thứ là sai; mà nếu nói về biển là bao trùm hết.

Mà ác nghiệt thay chúng ta quên mất chúng ta là biển mà quên mất là biển mà biết mình là nước thì cũng đỡ, quên mất luôn nước nữa, mà quên mất nước cũng còn đỡ, quên mất mình là sóng luôn, mà thấy mình là con chó con trâu con heo con bò người ta cái nhà tịnh xá là có mà thật. Mà thật sự con chó cái nhà con heo đâu có gì thật, nó chỉ là một vùng hào quang của nước thôi, là cái bất biến không có hình tướng, “vô nhất vật” không có vật gì hết. Nhưng mà coi chừng “vô nhất vật” không phải ngoan không, không phải không có gì hết nha, “vô nhất vật” đó thì là nước chết, cũng trở về Bản thể đấy, nhưng mà “vô nhất vật” này bao trùm tất cả.

“Vô nhất vật trung vô tận tạng,

Hữu hoa hữu nguyệt hữu lâu đài”.

Mà chấp nhận hoa nguyệt lâu đài rồi mất vô nhất vật thì chúng ta thành phàm phu.

Chư Phật tử về hén, cái này hiểu nhưng mà phải nghiền ngẫm cho kỹ, rồi chúng ta mới đi vào cái bài giảng của tôi nó rõ ràng hơn, bài giảng của tôi nó nằm trong đó đấy, nhưng mà tóm lại có bấy nhiêu thôi, hén:

– Có sóng, có nước là bất biến bất động hào quang rực rỡ chiếu soi mà không có tự chiếu soi, đó là nước.

– Rồi bắt đầu gió bát phong nổi lên thành ra sóng, tức là vọng nhưng mà vọng đứng lặng, sóng đứng lặng chuyển biến, thì đó là đường trở về của chúng ta, bây giờ chúng ta vẫn vọng nhưng mà vọng đứng lặng.

-Rồi từ cái đứng lặng này, chuyển biến đứng lặng này chúng ta mất đi cái đứng lặng, chúng ta thành ra chuyển biến xao động, thành có vô lượng chúng sanh từ địa ngục cho tới phi phi tưởng, địa ngục tới phi phi tưởng toàn là sóng xao động hết, nhưng mà trong đó có kèm theo cái sóng đứng lặng, kèm sóng đứng lặng. Mà khi trở về mất luôn cái sóng đứng lặng, mất luôn cái sóng xao động nữa, trở về cái nước hoàn toàn, thì đó là giải thoát, xong con đường luân hồi sanh tử của cá nhân. Nên nhớ xong con đường luân hồi sanh tử, nhưng mà của cá nhân mỗi vị thôi, còn tất cả chúng sanh đều đang đau khổ.

Mà chúng sanh đau khổ thì thật ra không có thật, nhưng mà nếu đắc quả Alahán, đắc quả Như Lai, thì chúng sanh cũng trở nên cái thật, là cái diệu dụng của cái thật, cái Đạo Phật nó khó hiểu là cái chỗ đó. Thành ra sóng con chó con trâu con bò đó là mộng ảo, nó không thật, như bây giờ chúng ta thấy cái nhà cái cửa này toàn là hào quang không, nhưng mà khi một vị Như Lai một vị Bồ Tát Thánh phát bồ đề tâm rồi thì nó trở thành thật, hay nói một cách rõ ràng hơn nó là cái diệu dụng của sự thật, bị vì nó có biển ở trong đó, nó có cái Bản thể là nước trong đó, nhưng mà khi mình nhận được nước mình tùy thuận với nó thì mình vẫn không rời nước, thành ra vẫn luân hồi mà không luân hồi, không luân hồi mà vẫn luân hồi dài dài, thì cái đó khó nói được, mình khó hiểu được, nhưng mà sự thật nó là như vậy.

Chúng ta phải quỳ xuống lạy lễ Đức Như Lai thôi chớ không có thể cách nào khác được. Và con đường đó chúng ta sẽ đi và sẽ đến chư Như Lai, nếu theo cách giảng của Ngài, lâu hay mau là tùy sự tinh tấn và bền bỉ của chúng ta. Neu chúng ta cõi người thì hàng tỷ tỷ tỷ năm, nhưng mà so với cõi trời dục giới thì còn hàng tỷ năm thôi, còn cõi trời sắc giới thì hàng triệu năm, cõi trời vô sắc giới hàng ngàn năm, cái thời gian chỉ là một sợi dây thun mà thôi. Thành ra nói mau cũng được, mà nói chậm cũng được, là tùy theo sự móng niệm của chúng ta, thành ra dứt móng niệm trong một sátna thành Như Lai, còn móng niệm hàng tỷ tỷ tỷ, vô lượng thời gian mới có thể thành Như Lai. Thành ra chúng ta đừng có phiền não, đừng có thấy lâu hay là mau, lâu hay mau là tùy cái vọng của chúng ta.

Thành ra tôi nhắc lại là chư Phật tử về phải tham thiền cho kỹ về cái thí dụ này, về cái thí dụ này. Thí dụ nước là bất biến, là mặt trăng thiệt, là chân như tịnh, hén. Rồi nước do cái gió bát phong, do một niệm bất giác tự chiếu soi, phảie chiếu soi không thì êm thôi, mà nếu chiếu soi không thì làm sao có sự linh động và sinh động của sự vật, thành ra phải tự chiếu soi, mà tự chiếu soi phải kèm vô cái chiếu soi thì nó khỏe, cái này chiếu soi rồi tự chiếu soi nó quên mất nó là luôn luôn chiếu soi mà không có tự chiếu soi, nó tự chiếu soi hễ tự chiếu soi tất nhiên nó hồi quang phản chiếu trở lại nó, thành ra nó phản chiếu chậm lại, do chậm lại mới là có cái mờ mờ của hình, cái đau đớn là như vậy, bắt đầu là nước bắt đầu có sóng, chớ còn nước không thì êm rồi, nhưng mà nước nó muốn dợn sóng chơi, nhưng mà nó dợn sóng mà nó biết nó là nước thì đỡ, nó dợn sóng nó quên nước, nó cho nó là sóng, đó cái khổ của chúng ta là chỗ đó, chiếu soi như vậy thì được rồi, nhưng mà tự chiếu soi lại làm cho nó chuyển biến chậm lại, nhưng mà tự chiếu soi như vậy biết mình là chiếu soi không có tự chiếu soi, tại là mình muốn tự chiếu soi thôi, đằng này mình tự chiếu soi cái mình quên mất mình luôn luôn chiếu soi mà chẳng hề có tự chiếu soi gì hết, thành ra mới có nước. Mà nước nó xuống cấp như vậy, bậy giờ nó tự chiếu soi nó mờ mờ, mờ dần, tức là có hình là lượn sóng nhỏ, lượn sóng lớn, lượn sóng cao, lượn sóng thấp thế thôi, được rồi, đằng này không, vì xao động lắc lư nữa, thành ra cái sóng cao thấp nhỏ to, biến thành có hình tướng, vỡ thành muôn mảnh trăng: có con chó, có con trâu, có con bò, có con heo, có nước, có máu, rồi có H20, rồi có điện tử,…

Nhưng mà thật sự nước là gì? nước không là gì hết, chỉ là một năng lực, chỉ là sóng thôi, thành ra chính năng lực này tạo ra vô lượng hình tướng, mà vô lượng hình tướng thì phát hiện từ năng lực, tức là tất cả những sóng con chó con trâu con bò,… đều phát hiện từ sóng hết, chỉ có sóng thôi chớ không có sóng con trâu con bò con heo con chó cái nhà,… không có. Nhưng mà sóng cũng là vọng nữa, hén, là vọng đứng lặng. Còn cái sóng con chó, con trâu, con bỏ là vọng, mà vọng xao động.

Chừng nào chúng ta dứt cái vọng chúng ta mới trở về nước, nước thì không có chuyển biến nữa, nó là bất biến, nó là bất biến, nó là không có chuyển biến, bất biến, mà hễ bất biến thì không có không gian, không có thời gian, mà không không gian thời gian thì không có cảnh giới gì hết, chẳng có sóng, mà chẳng có sóng con chó con trâu gì hết, chỉ là một trạng thái hoàn toàn sáng suốt hào quang rực rõ bất biến bất động, mà nếu bất biến bất động thì con người không có sinh động, không có linh động gì hết, đó là cái nước chết. Chúng ta thấy nước trong ao hồ, nếu mà không có gió bát phong nổi dậy thì nó là nước chết, nó thúi, nước mà đọng là nước thúi, còn nước ngoài biển ngoài sông nó chảy thì thôi nó lượn sóng tùm lum hết, thì nước đó không bao giờ thúi.

Thành ra mấy vị Đại Thừa Bồ Tát mới rầy mấy vị Alahán là: “cây khô cá chết” cây mà khô tất nhiên cây cũng còn nhưng mà nó chết rồi, còn con cá mà không biết bơi lội không có vùng vằng, không có linh động sinh động thì đó là cá chết “manh nha bại chủng”, bại chủng là mất cái hột giống của sinh động, manh nha là mất cái mầm mong của loài cây, cái mầm chồi lên mà bẻ nó đứt thì nó chết queo thôi.

Nhưng mà cái Niết Bàn đó chúng ta đừng khi dễ, tôi bây giờ cũng mong trở về Niết Bàn đó thôi, rồi chúng ta phát bồ đề tâm thì không sao, nhưng mình nắm vững nước rồi mình muốn cho sóng, mình muốn cho sóng con chó con trâu, sóng Tịnh Độ, sóng uế độ gì cũng được hết.

Thành ra chư Phật mới nương vào cái sóng đó mà tạo ra có hình có tướng, nhưng mà với cái nguyện lực của Bồ Tát, cái tướng này là cái tướng của hóa hiện chớ không phải cái tướng của nghiệp lực, chúng ta coi chừng, cái tướng này cái tướng của nguyện lực và của Phật lực, chớ không phải cái tướng của nghiệp lực.

Còn chúng ta chụp mũ là chụp bằng nghiệp lực, tức là bằng tư tưởng, bằng cái xao động.

Còn các Ngài chụp mũ, các Ngài cải sửa, cải sửa bằng cái đứng lặng, hai cái khác nhau.

Thành ra thế giới của Tịnh Độ thật sự là chỉ có sóng thôi, có hình thôi, chưa có tướng. Nhưng mà thế giới Tịnh độ của Phật A Di Đà, thế giới Tịnh Độ của Phật Bất Động, thế giới Tịnh Độ của Phật Lưu Ly,… thì có tướng luôn, nhưng mà tướng này vẫn tướng chuyển biến sátna. Chúng ta coi chừng á, cái Tịnh Độ không thì khác, Tịnh Độ của Phật A Dỉ Đà khác, Tịnh Độ của Phật Lưu Ly khác, Tịnh Độ của Phật Đại Thông Trí Thắng khác. Bị chúng ta biết rằng cái xao động nó có vô lượng hình tướng. Cõi người có những cõi người có hai mặt, có bốn mắt hay có một con mắt, có nhiều cõi trời tới ba mặt, bốn mặt,… thì các Ngài muốn độ cõi nào thì các Ngài phải thị hiện ra cái hình tướng giống như vậy. Như Phật A Di Đà có duyên với chúng ta, chúng ta qua đó thấy con người có hai con mắt, hai lỗ mũi, hai lỗ tai, nhưng mà con người đó với con người chúng ta, nói là khác thì trật, mà nói một thứ thì sai, con người đó là con người của hóa hiện, con người của hóa sanh. Con người của chúng ta là con người của nghiệp sanh. Nhưng mà hai con người dường như giống nhau, tức là cũng có hai con mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi vậy, nhưng mà chúng ta nắm không được, chụp không được. Còn cái này chúng ta nắm chúng ta có thế quăng xuống sông, có thể đập chết được, chôn nó thúi quắc. Còn cái kia cái chết là nó biến mất thôi chớ nó không có ấy, nhưng mà chúng ta thấy giống hệt thôi. Cũng như chúng ta mặc áo vàng cũng như vậy thôi, nhưng mà đi tránh thì tránh không tránh thì đi xuyên qua bụng nhau. Còn bây giờ chúng ta không tránh nhau là lỗ đầu. Bây giờ nói làm sao bây giờ?!? Cái thì chuyển biến mà đứng lặng, cái chuyển biến xao động, nhưng mà thật

Sự nó giống hệt nhau thôi. Thành ra thế giới Cực Lạc cũng có lầu các, cũng có tịnh xá này kia, mà chúng ta muốn đi cửa thì đi, có cửa đàng hoàng, không muốn đi cửa mà đi qua vách. Còn cái này đố mấy ông mấy bà đỉ qua vách được, lỗ đầu. Nhưng mà cái hình thì nó giống y hệt vậy, mà cái này có hình có tướng, cái kia có hình mà chưa có tướng.

Đó là chỗ mà chư Phật tử về tham thiền, suy nghĩ cho kỹ, tôi nói của tôi thôi, chư Phật tử về nghiền ngẫm lại.

Cái biển mà tôi thí dụ nó rất là sát với cái bài giảng của tôi.

Cái nhìn của biển là cái nhìn của Bồ Tát và Như Lai.

Cái nhìn của nước, cái nhận thức của nước là nhận thức của Alahán.

Cái nhận thức của sóng mà chưa có tướng, cái nhận thức của Bất lai Thánh thứ ba, Thánh thứ nhì và Nhập lưu Thánh thứ nhất.

Mà cái nhận thức của sóng mà có con chó con trâu con bò con heo,… đó là nhận thức của phàm phu, tức là địa ngục cho tới cõi trời phi tưởng phi phi tưởng.

Thành ra có ba nhận thức, ba cũng như bốn, thêm của Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai so với Alahán là hoi khác đấy. Thành ra chúng ta thấy Alahán so với Bất lai còn xa lắm, Bất lai chỉ có diệt trừ cảm giác thôi, cái thọ uẩn thôi, còn tưởng uẩn hành uẩn thức uẩn Bất lai làm không nổi, mà cái tưởng uẩn hành uẩn rất là vi tế, rất là vi tế.

Vậy thì tôi cũng xin nhắc lại chỗ đó, chỗ này bữa nay cô Thiền nhắc lại có một khúc, cô chỉ nhắc biển với nước thôi, còn sóng với sóng xao động chúng ta phải để ý hai cái đó. Thành ra bốn cái này rất là vi tế, nó có một thôi, nhưng mà mà là bốn, bốn nhưng mà là một, chúng ta không thể tách biển ra khỏi nước, ra khỏi sóng, ra khỏi sóng con chó con trâu được, mà cũng không thể tách sóng con chó con trâu ra khỏi sóng, ra khỏi nước, ra khỏi biển được.

Thành ra tôi thấy cái hiện tưọng giới nó có nhiều cái na ná, nhưng mà nên nhớ không phải nha, đó là thí dụ thôi, thí dụ thôi, nhưng mà chúng ta thấy là nó không thể phân làm bốn, mà không thể nhập làm một được, có ai nói biển là nước bao giờ đâu, biển thì bao trùm hết tất cả, còn nước chỉ có nước thôi, có ai nói nước là sóng bao giờ đâu, khi có hình người ta kêu là sóng chớ không kêu là nước được, nước là không có hình không có tướng, nhưng mà khi sóng con chó con trâu không thể kêu là sóng được, đó là sóng của mỗi nghiệp chúng sanh, mỗi người nhìn khác nhau, mỗi loài chúng sanh nhìn khác nhau.

Thành ra chúng ta thấy từ sóng con chó con trâu mà trở về với nước cách tới hai bậc, muốn trở về cái đó chúng ta phải trở về cõi Tịnh Độ trước. Thành ra dầu muốn dầu không từ uế độ này chúng ta phải qua Tịnh Độ nếu mà tu theo Thiền Tông. Mà thay vì qua Tịnh Độ chúng ta qua Tịnh Độ của A Di Đà sướng hơn, thì cũng vậy thôi, nhưng mà dễ một cái là dường như có tướng, có hình dường như có tướng, mà tướng này là tướng hóa hiện do nguyện lực, Phật lực của A Di Đà và nguyện lực và chư Bồ Tát. Còn nếu chúng ta qua Tịnh Độ thì chỉ có là sóng thôi. Đằng này sóng mà dường như có tướng, nhưng mà tướng này không phải là tướng của thế giới uế độ, như tôi nói hồi nãy. Thành ra tôi ít nói chỗ này, khó giảng. Thành ra tôi thường thường nói thế giới của A Di Đà, thế giới của Tịnh Độ, thì đó là tôi nói chung, chớ thật sự thế giới Tịnh Độ của Tinh Độ khác, thế giới Tịnh Độ A Di Đà khác, mà thế giới của Tịnh Độ của Đại Thông Trí Thắng hay của Dược Sư Lưu Ly lại khác, nhưng mà nói khác thì cũng không đúng nữa, mà nói một thứ cũng không đúng. Xin lỗi tôi thấy chỗ này khó nói, như tôi nói hồi nãy khó nói. Thì cũng từ cái cõi Tịnh Độ đó mà ra, cõi sóng mà ra, nhưng mà sóng thì không có tướng, đằng này các Ngài tạo dường như có tướng nhưng mà vẫn xuyên suốt. Còn chúng ta dùng cái nghiệp lực chúng ta tạo thì lại chướng ngại, thì lại chướng ngại. Thành ra khó nói, nói khác không được, mà nói một thứ không được.

Chư Phật tử phải hiểu cái chỗ giảng Bát Nhã khó giảng là chỗ này, chúng ta nhích một chút là chúng ta chết, chúng ta phải làm sao mà. Thành ra Đức Phật thuyết pháp, Ngài thuyết rồi Ngài bác, bác rồi Ngài thuyết, thuyết hết tất cả rồi Ngài bác, nói: trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào, nếu aỉ nói Như Lai nói Pháp là phỉ báng Như Lai. Như vậy thì Kinh điển để làm cái gì? Không phải Đức Thế Tôn nói sao? Mà nói Kinh điển không phải Đức Thế Tôn nói là phỉ báng Tam Bảo, thì cái đó mới chết, mà nói Thế Tôn nói là phỉ báng Thế Tôn. Chúng ta nghe cái gì mâu thuẫn kỳ cục. Hồi đó đọc tôi cũng không hiểu gì hết, tại sao Kinh điển của Phật nói, mà nói: ai nói Phật nói là phỉ báng Như Lai, phỉ báng ta! Còn ai nói Kinh điển không phải Phật nói là phỉ báng Tam Bảo! thì chúng sanh nương vào đâu để tu. Bây giờ tôi với chư Phật tử cũng nương vào Kinh mà tu chớ đâu, nhưng mà nói Kinh của Phật nói thì lại là phỉ báng Như Lai! mà không phải Phật nói chúng ta phỉ báng Tam Bảo! dựa vào đâu mà tu, mà cái Kinh này chỉ là bánh vẽ thôi, mà chấp bánh vẽ là chúng ta chết, nương vào cái bánh vẽ để thực hành. Thành ra cái Đạo Phật rất khó hiểu, đọc vô nếu mà sơ cơ chúng ta thấy mâu thuẫn tùm lum trong đó hết, nhưng mà nắm cái bản đồ tôi vừa giảng rồi chúng ta thấy không mâu thuẫn chút nào hết, chừng đó chúng ta có thể kết nhẹ đi vào Đạo Phật một cách rõ ràng, một cách thực tế, mà khi diễn cho người khác nghe thì chúng ta thấy dường như nó mâu thuẫn, dường như ba phải, dường như chơi chữ, tôi bị mang tiếng là chơi chữ đấy, bị mang tiếng nhiều là chơi chữ, làm cho người ta hấp dẫn “phải mà không phải, không phải mà phải, không phải một mà ba, không phải ba là một”, nhưng mà tôi thây cái đó là cái sự thật, tôi cũng coi Kinh mà tôi diễn thôi, nhưng mà tôi phải tham thiền lắm mới là nói được, cái nói nó cũng rất khó nói. Tôi muốn chư Phật tử nắm vững cái đó để rồi chúng ta đi vào những cái bài giảng sau rất là dễ dàng, chớ còn không mà đi vào Kinh Sáu Sáu là chư Phật tử chết ở trong đó, nó tùm lum trong đó hết, hén:

– Do duyên con mắt do duyên sắc trần phát hiện nhãn thức.

– Điểm gặp gỡ 3 pháp này là xúc.

– Do duyên xúc là thọ.

– Do duyên thọ là ái.

Chết!

– Nhãn thức là sao?

– Nhãn xúc là sao?

– Nhãn thọ là sao?

– Nhãn ái là sao?

Vô đó là mù tịt luôn. Nhưng mà nếu qua cái này chúng ta thấy nhẹ thôi, dễ dàng thôi, rồi cái quả từ địa ngục tới phi phi tưởng chúng ta biết nó làm sao, nhưng mà giờ nó rõ ràng thôi, rồi từ Nhập lưu cho tới Bất lai nó như thế nào chúng ta thấy rõ ràng, Bất lai qua Alahán như thế nào chúng ta thấy rõ ràng thôi, rồi từ Alahán đi tới Như Lai như thế nào chúng ta thấy rõ ràng thôi, đại khái chúng ta nắm được hết.

Nhưng mà còn đi vào chi tiết, đi vào chi tiết là vào sự thực hành của quý vị. Thì chúng ta sẽ đi vào chi tiết từ quả địa ngục cho tới phi phi tưởng cõi trời vô sắc; rồi chúng ta qua Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai, đi tới Alahán đó là bài Kinh Sáu Sáu; rồi từ đó chúng ta mới qua Kinh Thủ Lăng Nghiêm là của Bồ Tát, Kinh Pháp Hoa hoặc là Hoa Nghiêm đó là của chư Như Lai, thì chúng ta có thể tạm vĩnh biệt cõi đời này.

Thôi giờ tới đây cũng hết giờ rồi đó, tính là trả hai câu hỏi, nhưng mà không có giờ, vậy thì ở đây chư Phật tử ôn lại cái tôi nói về biển với nước, với sóng đứng lặng và sóng xao động nha, bốn cái này chúng ta ngồi suy ngẫm lại, nhớ là suy ngẫm nghiền ngẫm cho kỹ rồi chúng ta thấy bài giảng tôi từ xưa giờ có nhiêu đó thôi.

Có ba cách nhìn hay thêm một cái Alahán nữa là bốn cách nhìn, bị vì cái nhìn của Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai khác; còn cái nhìn của nước không mà không có sóng thì nó lại cao hon, cái nhìn đó mới thoát luân hồi sanh tử khổ đấy; còn Bất lai cũng còn nằm trong sự luân hồi sanh tử thôi, hễ sóng mà có hình đó, bắt đầu sóng mà có hình bắt đầu luân hồi rồi đấy; còn nước chấm dứt luân hồi thiệt, nước thì không có hình tướng, mà không có hình tướng thì đó là Niết Bàn tịch tịnh, không có không gian không có thời gian, mà không có tam giới gì hết, mà trở về Alahán khi mà khi nhập diệt thọ tưởng định thì tam giới này tiêu, tiêu với vị Alahán đó à, chớ còn tam giới vẫn còn như thường. Nhưng mà cái này rồi đó, xong đó, tôi mong cầu tới chỗ đó, chừng đó phát tâm mình giáo hóa, nhưng mà cũng không rời cái hào quang rực rỡ bất biến này, thì chúng ta ra tùy thuận với tất cả sự chuyển biến mà vẫn ở trong bất biến thì mới đi tới quả Như Lai, bao trùm hết, trọn pháp giới mới được. Thì cũng mong cầu chư Phật tử làm sao Bất lai Alahán cũng được rồi, còn tệ lắm cũng phải bất lai, hén.

Kỳ tới, tức là bữa 19, thì chúng ta bắt đầu trả cái bài này lại thêm một số nữa, ít quá mới có bốn người hà, bên nam hai, bên nữ hai, ít nhất bên nam phải chừng 10, bên nữ 10 nữa là 20 là xong đấy, cỏn số kia thôi, nhưng mà phát tâm nha, tôi không bắt buộc, vẫn đi đều đều hén, nghe tôi hăm bỏ trốn như vậy không được đó, tôi không có kêu đâu, phải phát tâm thôi, bởi tôi biết cái này khó lắm, khó lắm, chư Phật tử nói mà cỏn phải cầm giấy mà, ai bỏ giấy thì ngon á, nhưng mà cầm giấy đi mà nói được rõ ràng vậy tôi cũng mừng, tức là có cái hiểu biết, nói như vậy cũng định lực ấy, định lực lắm, nhưng mà nhớ giấy mình soạn nha, tự mình soạn lấy, tự mình coi, hén, nắm được cái bản đồ này là cái bản đồ chánh, thành ra tôi cứ ngừng ở đây hoài, giảng bữa nay dường như lần thứ mười mấy rồi đó, không biết gần 20 chưa đó? Mười 18 hả? có đếm đàng hoàng hả.

Nhớ hén, mỗi lần tôi giảng mỗi chỗ khác hén, có khi tôi thí dụ, như hồi nãy cô Thiền nhắc đó là biển, nước rồi sóng; có khi tôi thí dụ cái bông; có khi tôi thí dụ 3-4 cái tôi quên một cái; có khi tôi thí dụ về Báo thân, Pháp thân, ba thân, bởi vì nó rất nhiều chỗ. Thành ra khi giảng vậy khác, có khi tôi giảng về vấn đề sóng xao động nhiều hơn, có khi tôi giảng về sóng đứng lặng nhiều hơn, tôi nhớ gì tôi giảng cái đó, thì học những cái đó nghe qua nghe lại mới thấy nó bổ túc cho nhau, chớ một bữa không thể giảng hết được, mà danh từ thì nó vô lượng, danh từ thì nó vô lượng: Báo thân nè, Pháp thân nè, ứng hóa thân nè; rồi Không nè, Giả nè, Trung nè; rồi vô sai biệt trí nè, sai biệt trí nè, vô sai biệt sai biệt trí cộng chung nè,… thì chúng ta thấy biết bao nhiêu danh từ trong đó, nhung mà nếu nắm được thì dễ dàng thôi, chúng ta chết vì danh từ Phật Pháp, nhưng mà chúng ta linh động, sống động, sống lại cũng từ danh từ Phật Pháp, hễ nắm được nó chúng ta thấy chỗ nào cũng giảng cũng được, ai chấp chỗ nào chúng ta giảng theo cái đó. Thành ra Phật Pháp nó vô lượng vô biên chúng ta thấy mâu thuẫn tùm lum, nhưng mà khi nắm được cái bài này rồi mấy ông mấy bà đi vào tất cả Kinh rất nhẹ trong đó hết, Kinh nào mình coi mình cũng hiểu hết á, rồi từ lớp mẫu giáo cho đến lớp đại học, chúng ta đi suốt thông hết. Thành ra tôi ngưng cái bài này rất là lâu để rồi chư Phật tử nắm được, chúng ta đi bài Kinh Sáu Sáu rất là dễ dàng, không có khó khăn như mọi lần tôi giảng hai năm trời đâu, bây giờ chúng ta có thể đi chừng 6-7 tháng chắc hết cái bài đó, hén.

Thì thôi tới đây tôi xin tạm ngưng, quá 5 phút rồi, vậy hẹn kỳ tới hén. Mô Phật! Bây giờ có ai có ý kiến gì, có thắc mắc gì không? Nếu không có thì chúng ta nghỉ ở đây vậy.

Mô Phật!