BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 17
Giảng ngày 05-04-2004 âm lịch

Nhưng trước đi vào Kinh Sáu Sáu, chúng ta tóm những cái đại cương của tất cả Phật giáo. Thì lâu quá, chúng ta nghỉ lâu quá, ngày hôm nay bắt đầu. Thì mấy ông mấy bà đem cái bản ra nghe tôi giảng lại một lần nữa, một lần, hai lần, rồi chúng ta bắt đầu đi vào bài Kinh Sáu Sáu đấy. Thì hôm nay tôi giảng lại, nhưng mà cũng có vài chỗ hơi khác một chút, chư Phật tử đi sâu một chút.

Thì ở đây, chúng ta thấy rằng có cái đầu tiên là Vô chất tánh cảnh tức là bất biến, phi không gian phi thời gian, tức là Chân Như tịnh hay là Bản thể của võ trụ. Như hôm trước chúng ta thấy là có ba cái nhận thức, ba cái hiểu biết, nghĩa là ba cái kiến phần, ba cái nhận thức:

1. Nhận thức cái thứ nhất đó là cái nhận thức kêu bằng bất biến, đứng lặng mà bất biến.

2. Còn cái nhận thức thứ hai đó là đứng lặng mà chuyển biến.

3. Còn cái nhận thức thứ ba đó là chuyển biến mà xao động.

Tôi lặp lại. Chúng ta để ý cái đó hén. Cái thứ nhất đó là bất biến, đứng lặng mà bất biến, bất động đấy, tức là cái Vô chất tánh cảnh đấy, tức là đứng lặng mà bất biến, hay là bất động; đã là bất biến đứng lặng rồi thì đây chẳng có thời gian, chưa có thời gian mà cũng chưa có không gian, chưa có chớ không phải là không có, thì cảnh này là của tất cả Chư Phật và chúng sanh từ đó mà lưu chuyển ra, từ đó mà xuất hiện ra, từ đó mà phát xuất ra, thì đó là cái cái thứ nhất là cái đứng lặng mà bất biến bất động.

Còn sau do một niệm bất giác thì có sự đứng lặng mà chuyển biến, chuyển biến, tức là cái nhìn của từ Bất Lai, Nhất Vãng Lai và Nhập Lưu đấy. Còn cái đứng lặng mà bất biến, cái nhìn của Alahán và Chư Bồ Tát và Chư Như Lai.

Còn sau đó, cái nhìn thứ ba, cái nhận thức thứ ba đó là chuyển biến mà xao động.

Tôi lấy cái thí dụ cho quý vị dễ hiểu một chút. Thí dụ thì không phải là sự thật, nhưng mà nhờ đó chúng ta nắm được sự thật. Chớ cái bất biến, đứng lặng bất biến thì khó diễn tả đấy, còn cái đứng lặng mà chuyển biến cũng hơi khó diễn tả, còn cái chuyển biến mà xao động thì dễ. Chuyển biến mà xao động chúng ta thường kêu là chuyển biến của tư tưởng và của alaya, tức là có quá khứ, có hiện tại, có vị lai, giữa nhận thức và đối tượng nhận thức có sự tương ưng với nhau. Còn chuyển biến đứng lặng chúng ta thường kêu là cái thấy của Bát Nhã, nhưng đây là Bát Nhã của tứ Thánh tức là cái nhận thức hiện tiền, không có quá khứ không có hiện tại và cũng không có vị lai, thành ra cái nhận thức này không có đối tượng mà có vô lượng đối tượng, nó không có đối tượng tương ưng nhưng mà nó thấy được tất cả những cái đối tượng khác. Tôi lấy thí dụ.

Thí dụ bây giờ chúng ta nhìn cái biển, thì chúng ta ví dụ nước là bất biến bất động mà đứng lặng, tức là cái thứ nhất đấy, tức là Chân Như tịnh của võ trụ đấy, nước là bất biến bất động mà đứng lặng, cỏn sóng là chuyển biến mà đứng lặng, khi có hình tướng người ta gọi đó là sóng. Nhưng chúng ta nên phân biệt một chút, sóng đây do nhiều hột nước, nhiều giọt nước kết lại thành, nó chỉ có cái hình thôi mà chưa có tướng, cái hình có lượn sóng nhỏ, lượn sóng to, lượn sóng thật to, lượn sóng nhỏ, chớ còn không có cái tướng rõ rệt, thì chúng ta kêu là chuyển biến mà đứng lặng. Còn nước thì không có chuyển biến, nước nó bất biến, nó bất động và luôn luôn đứng lặng, thì cái đó là chỗ mà chư Phật và tất cả vạn vật chúng sanh và các Pháp từ đó lưu xuất, từ đó phát hiện ra. Còn cái thứ ba là sóng mà chúng ta chụp mũ nó thành ra sóng con chó, thành ra sóng con trâu, thành ra sóng con bò, thành ra sóng người ta, thành ra sóng ông Phật, thành ra sóng cái cốc, thành ra sóng cỏ cây, đất nước, thì những cái hình tướng này thì chúng ta gọi là chuyển biến mà xao động, tức là của tư tưởng do alaya cung cấp, thì cái này là cái tương ưng của phàm phu chúng ta, tức là từ địa ngục cho đến cõi trời Phi Phi Tưởng đều nằm trong trạng thái chuyển biến mà xao động, do nghiệp lực tạo thành. Nghiệp lực tức là cái (phút thứ 5) ý chí nhận thức ham sống, cái ý chí xao động mà tạo ra, thành ra chúng ta thấy từ cái sóng: con chó, con trâu, con bò, con heo, cái tháp,… mà trở lại với nước thì buộc lỏng phải qua sóng mà chưa có bị chụp mũ chưa có hình tướng, còn nếu mà sóng thì nó dính liền với nước, sóng thì nó dính liền với nước; còn mà sóng con chó con trâu con bò thì cách nước một cửa ải nữa, còn cách nước một cửa ải nữa. Thí dụ như chúng ta thấy như là sóng mà chưa có hình chưa có tướng, sóng nhỏ sóng to sóng lớn hén, thì nó chưa có tướng gì đâu, chỉ sóng thôi. Rồi anh A mới chụp mũ: tôi thấy cái sóng như sóng lưỡi búa; anh B nói: không phải, tôi thấy giống như con chó; anh c nói: không phải tôi thấy giống như con trâu; anh kia nói: mấy anh nói sai hết rồi, tôi thấy giống như ông Phật. Thì cái nhìn này là cái nhìn theo nghiệp lực, cái nhận thức hiểu biết tương ưng của từng loại chúng sanh.

Tôi lấy thí dụ, hôm trước tôi thường thí dụ thường đó. Thí dụ như nước, thì cái nghiệp người thấy là nước; còn nghiệp của loài thủy tộc thì thấy là nhà ở, không khí của nó; còn cái nghiệp của các cõi trời thì thấy đây là H20; còn cái nghiệp của các nhà điện tử thì thấy 16 điện tử âm 16 điện tử dương nếu là oxy, một điện tử âm một điện tử dương nếu là hydro; còn các cõi trời thấy là lưu ly,… thì tất cả những cái thấy này đều là sóng mà bị chụp mũ, nó muốn trở lại với nước thì nó phải qua cái đứng lặng chuyển biến của sóng. Thành ra tôi mới nói cái thế giới của chúng ta là thế giới của mộng của mộng của thực; còn thế giới Cực Lạc là thế giới mộng của thực, có một lớp thôi, một lớp thôi. Thành ra chúng ta muốn về với thế giới chân tâm thì chúng ta phải qua thế giới Tịnh Độ.

Nhưng mà tôi xin nhắc lại một chút xíu là tôi nói thường hay sót, tôi không có nói rõ thế giới Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Thì với cái đứng lặng chuyển biến này, nó không phải một mà không phải khác, do cái nguyện lực 48 lời nguyện của Ngài, Ngài đã tạo ra hình tướng giống như thế giới Ta Bà uế độ của chúng ta, nhưng mà vẫn giữ được cái Tịnh Độ, tức là vẫn giữ chuyển biến từng sátna, nhưng mà đã chuyển biến từng sátna thì đâu có tướng, chỉ có hình thôi, mà đằng này Ngài tạo dường như có tướng, mà nếu có tướng thì có tư tưởng là chướng ngại, có ngã, đằng này Ngài tạo na ná như có tướng để chúng ta cầu vãng sanh về đó, nhưng mà cái tướng này vẫn giữ chỉ có cái hình thôi, tức là chưa có ngã, ở một trạng thái xuyên suốt không chướng ngại, cái đó là cái đặc biệt, mà chúng ta học Duy Thức chúng ta phải hiểu. Thành ra tất cả thế giới của Tịnh Độ, tất cả thế giới của uế độ, tất cả thế giới Tịnh Độ của vô lượng vô số chư Phật chư Như Lai, và thế giới uế độ của tất cả mọi chúng sanh từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cho đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, đều nương vào cái chuyển biến đứng lặng mà phát hiện ra, nhưng mà nếu dùng tư tưởng dùng nghiệp lực thì thành ra uế độ, còn dùng trí tuệ của chư Bồ Tát Thánh và chư Như Lai mà phát hiện ra thì kêu là Tịnh Độ của chư vị đó; cỏn cái bản chất của nó thì chỉ là chuyển biến đứng lặng, chỉ có hình, chưa có tướng gì hết. Nói như vậy hiểu hén? Nói vậy chư Phật tử hiểu, hơi khó hiểu một chút, nhưng mà nghe nhiều lần thì hiểu.

Thành ra chúng ta có ba cách nhìn:

– Một cách nhìn là đứng lặng mà bất biến bất động, thì cõi này phi không gian phỉ thời gian, vì nó bất biến bất động thì chưa có không gian thời gian gì hết, thì chỉ có một vùng hiểu uyên nguyên rực rỡ mà thôi.

– Rồi đến khi một niệm bất giác thì bắt đầu nó chuyển biến mà đứng lặng, vẫn đứng lặng nhung mà chuyển biến, tức là nước nó đứng lặng, nhưng mà bắt đầu nó có sóng, nhưng mà chưa có sóng con chó sóng con trâu gì hết, chỉ có sóng thôi, có hình sóng lớn sóng nhỏ sóng to, nhung mà sóng gì là tùy theo nghiệp lực của chúng sanh mà chụp mũ, đó thì kêu là chuyển biến mà vẫn đứng lặng.

– Còn cái thứ ba là chuyển biến mà lại xao động, xao động tức là chúng ta chuyển biến nhưng mà không có đứng lặng, mà nó lao xao nó tạp niệm, tùy theo cái tạp niệm nhiều hay ít, vi tế hay thô tháo, thô tháo nhất là địa ngục, và vi tế nhất là cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng đều nằm trong thế giới chuyển biến mà xao động. Mà từ Phật Thích Ca, Thái tử Sĩ-Đạt-Ta chưa thành Phật, trước đó thì ngoại đạo đều tu theo cái này thôi, tức là từ địa ngục tiến lên cõi trời Vô Sắc giới cao nhất là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, hết.

Đức Phật Thích Ca ra đời mới thấy rằng cái lối tu đó chưa đạt đến giải thoát, nó đưa vào cái mê hồn trận, tương tợ như giải thoát. Thành ra Ngải mới tìm được cái chuyển biến mà đứng lặng, chuyển biến mà đứng lặng; rồi Ngài rnới đi tới tột cùng của chuyển biến đứng lặng đạt được cái bất biến mà đứng lặng, đạt được cái bất biến mà đứng lặng, tức là cái đứng lặng mà bất biến bất động, thì tới đó là tới cái quả Alahán. Ngài chưa chịu nữa, Ngài đi sâu hơn nữa, tức là đến đây là tột cùng của Chân Như tịnh của võ trụ, nhưng mà Chân Như tịnh võ trụ mà nếu không có Chân Như động thì đó chỉ là nước chết mà thôi, chỉ là cây khô, chỉ là cát, nước chết, nước thì phải có diệu dụng của nó. Do đó Ngài suy nghĩ là mình phải tùy thuận trở lại tất cả những cái chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động, mà luôn luôn vẫn giữ được cái bất biến mà đứng lặng.

Hiểu không? Danh từ hơi nhiều hén, phải tập nghe đấy, rồi trở xuống nghe băng thêm, hén, tôi giảng mấy cái này nó hơi ấy, bữa nay tôi giảng rành á, giảng chậm đấy.

Thì Ngài thấy rằng khi đi tới cái bất biến bất động mà đứng lặng thì cái đó là Niết Bàn rồi, nhưng mà nó là Niết Bàn tịch tịnh, mà tịch tịnh là Niết Bàn chết, là nước chết, nước mà không chảy không chuyển biến, không xao động thì đó là nước chết, nhưng mà nếu chuyển biến mà xao động thì luân hồi đau khổ, hén. Thành ra muốn trở về thì phải trở về cái chuyển biến đứng lặng trước, rồi sau mới đi tới cái bất biến mà đứng lặng, mà nếu trở về được bất biến đứng lặng rồi mà nếu không trở ra tùy thuận với cái chuyển biến đứng lặng và chuyến biến xao động thì chưa gọi là rốt ráo, chưa gọi là rốt ráo. Thành ra sau Chân Như tịnh này lại thêm có Chân Như động. Mà Chân Như động là gì? Chân Như động chẳng qua là chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động mà thôi, chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động mà thôi.

Nhưng một điều quan trọng là chúng ta đừng tưởng cái chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động nó với cái bất biến là ba cái khác nhau, cái đó là một cái lầm rất lớn, cái lầm rất lớn. Chúng ta đừng tưởng sóng con chó sóng con trâu con bò có thể tách rời nước được, không thể có vấn đề đó. Và chúng ta đừng tưởng sóng mà chưa có tướng mà tách rời nước được, không có vấn đề đó. Mà chúng ta đừng tưởng là sóng có thể tách rời sóng con chó sóng con trâu con bò, không có vấn đề đó. Thành ra nước, sóng mà chưa có tướng, và sóng có hình tướng vô lượng hình tướng, không thể nói một mà cũng không thể nói ba.

Bây giờ tôi chỉ mấy ông mấy bà tôi nói: biển đó, nước đó. Rồi: bạch Sư sóng đâu? Tôi nói: đó sóng đó, tôi cũng chỉ ngay nước. Rồi: sóng con chó con trâu con bò đâu? Tôi cũng chỉ ngay nước. Thì nước nếu mà nó nằm êm, nếu mà không có gió bát phong thì nước nó nằm êm thì đó là nước, mình thấy rõ nước. Nhưng mà khi có gió bát phong nổi dậy thì mình thấy chỉ thấy sóng, nếu mình không tu tập mình không thấy nước, mình chỉ thấy sóng không hà, chớ không thấy nước. Nhưng mà nước ở đâu? Nằm ngay trong sóng đó, nằm ngay trong sóng đó. Còn bây giờ mỗi người mỗi nhìn, anh A nhìn thấy sóng con bò, anh B nhìn thấy sóng con chó, anh A nhìn thấy sóng cái lâu đài,… Bây giờ sóng con chó, cái lâu đài thì cái sóng đó, ở đâu? Thì nằm ngay trong sóng chớ ở đâu, nhưng mà sóng thì nó không có tướng, nó chỉ có hình thôi, mình chụp mũ thành tướng, mà tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sanh; nếu con cá thì thấy là nhà ở, không khí; loài người thấy là nước; cỏn loài trời thấy là lưu ly;… Nhưng mà thật sự nó là gì? Thật sự nó chỉ là những lượn sóng thôi. Nhưng mà thật sự của lượn sóng là gì? Là không có hình tướng, tức là nước thôi, bất biến, đứng lặng bất biến, cái này cái khó khăn của chư Phật.

Thành ra mấy người ngoại đạo từ Đức Phật Thích Ca chưa đắc đạo thì chúng ta chỉ thấy cái chuyển biến xao động mà thôi. Từ đó Đức Phật Thích Ca mới đi tìm hết các vị thầy thời bây giờ, không ai chỉ được cái chuyển biến đứng lặng hết, Ngài mới tự tìm lấy cái chuyển biến đứng lặng, và Ngài đi tới rốt ráo là đi trở về được cái bất biến mà đứng lặng, thì tới đây là quả Alahán, nhưng bất biến đứng lặng thì chưa rốt ráo, bất biến đứng lặng nếu không bao trùm được cái chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động thì chỉ có cái bất biến đứng lặng thôi, chỉ có nước mà không có sóng thì không đẹp đẽ. Thành ra các vị Bồ Tát thấy cõi đời đẹp đẽ là cõi đời phải có muôn vẻ, muôn hoa. Thành ra vô thường tức lằ chân thường, mà vó ngã tức là chân ngã. Còn vô thường vô ngã khổ đau thì Ngài thấy chính vô thường vô ngã mới là an lạc. Thành ra chúng ta thấy Đức Phật thuyết Pháp dường như mâu thuẫn, dường như mâu thuẫn.

Ban đầu thì Ngài nói: vô thưởng. Sự vật là bền hay không bền? Thì các Tỳ kheo nói không bền.

Sự vật có ngã hay không ngã? Thì các Tỳ kheo nói: không ngã, bởi vì do nhiều cái ráp lại.

Ngài nói: nếu không ngã thì không bền. Không ngã thì suớng hay khổ? Các Tỳ kheo nói khổ, hén, các Tỳ kheo nói khổ.

Rồi sau này mới thấy ngay trong vô thuởng không bền, vô ngã đó có cái chân ngã nằm ngay trong sóng đó, ngay sóng con chó con trâu con bò có nước nằm ngay trong đó, mà khi nhận được cái đó rồi thì sóng con chó con trâu con bỏ trở nên cái diệu dụng rất là mầu nhiệm, rất là bí hiểm, rất là linh động và sinh động của Niết Bàn, mà nếu mà mầu nhiệm, mà lỉnh động và sinh động, cái đó là khổ hay là vui? Thì chư Tỳ kheo trả lời rất là vui, rất là vui.

Chính vô thường là chân thường, chính vô ngã là chân ngã không có thể tách rời được, mà nếu thấy được như vậy thì vô thưởng vô ngã là một sự an lạc vô cùng, là một sự diệu dụng của Niết Bàn.

Thành ra giai đoạn đầu mấy ông mấy bà muốn tu thì phải thấy tất cả hiện tượng giới, tất cả những sóng con chó con trâu con bò con heo là đau khổ, là đau khổ, nếu mình cho xác thân này, con chó con trâu con bò là có thật, vĩnh viễn, trường tồn, thì mình sẽ đau khổ. Vì khi xác thân mình chết, vợ con mình chết, tiền bạc mình bị mất, bị tiền bạc cũng là thật nữa, thì mất tiền chúng ta đau khổ, vọ con mất là đau khổ, cha mẹ mất là đau khổ, bị vì mình cho là thường là có ngã, có ta, mà thật sụ các sự vật này là vô thưởng vô ngã, thành ra mình bị khổ đau.

Thành ra Đức Phật, ban đầu mới đầu bác hết: các con phải thấy sự vật là vô thưởng, cái nhìn các con thay đổi mãi, vô thưởng; còn sự vật mà mấy con nhìn được đó là không có ngã, do nhiều cái ráp lại, bác hết, không có cái ta chân thật, không có cái gì bền bỉ hết.

Rồi khi mà có cái đó, chúng ’ta mới đi đứng lặng mà chuyến biến, tức là chúng ta qua Nhập Lưu Nhất Vãng Lai Bất lai, tới vô sanh Alahán là chúng ta đi tới được cái bất biến mà đứng lặng. Như vậy là chúng ta trở về cái Bản thể của võ trụ, trở về cái chỗ mà lưu xuất, phát hiện ra tất cả vạn vật chúng sanh và các Pháp, mà nếu trở về cái đó mà chúng ta bỏ đi chuyển biến đứng lặng và bỏ đi chuyển biến xao động thì chỉ còn cái bất biến thôi, thì là nước chết, nước không có sóng, mà nếu không có sóng thì không có muôn hình muôn vẻ, thành ra kêu Niết Bàn tịch tịnh là Niết Bàn chết. Thành ra trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói: đó là hóa thành dụ, hóa ra cái Niết Bàn tạm cho tất cả chư tỳ kheo Thanh Văn để theo đó tu học, mà khi đạt được cái đó, Đức Phật mới dám nói một sự thật, là sự thật cái chuyển biến xao động này với cái chuyển biến đứng lặng này không tách rời được. Rồi cái bất biến đâu? nó là cái hình tướng hay nói cho đúng nó là cái diệu dụng của cái bất biến đứng lặng, nó là cái diệu dụng.

Nói vậy chư Phật tử chắc hiểu rồi phải không? Thì bữa nay tôi giảng cách khác một chút, hén. Rồi bây giờ cái sự tu tập xuống làm sao? Thì do đó mà cái Chân Như vô chất tánh cảnh này nó phải đi kèm với hữu chất tánh cảnh.

Mà Hữu chất tánh cảnh là gì? Thì tất nhiên chúng ta thấy hữu chất tánh cảnh là chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động, cái vòng ở trong đó luôn. Mà nếu chuyến biến mà đứng lặng chỉ có thời gian mà chưa có không gian, bị vì nó chưa có ngã.

Chúng ta nên nhớ chỗ này danh từ của Đạo Phật rất nhiều, nhưng mà chúng ta thấy rằng nó tuy là nhiều, chớ chúng ta nắm được rồi thì nó cũng chẳng khó gì, nhưng mà nó chỉ nói về nhiều khía cạnh của một thực tại, nhiều khía cạnh của một thục tại, tức là cái thục tại chỉ có một thôi, nhưng mà nhìn nhiều khía cạnh.

Thí dụ chẳng hạn như là cái chén đi, cái chén mà chúng ta ăn cơm đó, thì có một cái chén thôi, nhưng mà nhìn về khía cạnh đựng nước thì nó có thể chứa nước được, mà khía cạnh đựng cơm thì nó có thể đựng cơm được, mà khía cạnh đựng nước nó cũng có thế chứa nước được, nhưng mà thực tại nó cũng là cái chén thôi, nhưng mà nhìn về nhiều phương diện khác nhau của một thực thể, của một thực thể.

Thì ở đây cũng vậy, Chân Như thì chỉ có một Chân Như thôi, nhưng mà Chân Như thuộc về khía cạnh thời gian thì lại khác, nhìn về khía cạnh không gian thì lại khác, mà nhìn về khía cạnh xao động thì lại khác, mà nhìn về khía cạnh đứng lặng thì lại khác, rồi nhìn về khía cạnh bất biến thì lại khác, nhưng mà cũng một thực tại đó mà thôi. Chúng ta phải hiểu như vậy, phải hiểu như vậy.

Thành ra cái khó của Đạo Phật là chúng ta tách rời cái bất biến đứng lặng, và cái chuyển biến đứng lặng, và cái chuyển biến xao động, làm ba thì sai, mà chúng ta gom vô thành một thì lại trật, nhất là chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động rất là khó phân biệt, rất là khó phân biệt, bị vì hai cái đều chuyển biến hết, nhưng mà cái chuyển biến có ngã và có Pháp, tức là có nhận thức và có đối tượng nhận thức, nếu mà nhận thức mất thì đối tượng nhận thức phải mất theo.

Thí dụ như là cái bình thủy bình thủy trước mắt tôi, bây giờ tôi là nghiệp người thì tôi nhìn thấy là cái bình thủy, thì cái nhận thức cái biết của tôi về cái bình thủy, thì cái biết này là nhận thức; còn đối tượng nhận thức là bình thủy; là cái biết của tôi thay đổi theo thời gian, bữa nay biết khác, mai biết khác, mốt biết khác, bữa nay tôi thấy cái bình thủy là có thật, mai tôi học giáo Pháp tôi biết bình thủy là do nhiều duyên họp lại, rồi 5-6 bữa sau học cái bình thủy không có hình tướng như vậy nữa, thì cái hiểu biết của tôi nó cứ thay đổi mãi. Mà hễ cái hiểu biết tôi thay đổi thì cái đối tượng nhận thức tôi cũng phải thay đổi theo, tôi thấy bình thủy là có thiệt hễ bể là tôi khổ; rồi khi tôi thấy bình thủy là do nhân duyên hợp lại, khi nó rớt thì tôi biết nó là nhiều duyên hợp thôi. Thành ra khi mà đối tượng nhận thức, cái nhận thức mà thay đổi thì đối tượng nhận thức phải thay đổi theo, mà khi cái đối tượng nhận thức thay đổi thì nhận thức cũng phải thay đổi theo, tức là người ta giảng cho tôi biết cái bình thủy là không có thật, thì biết như vậy rồi thì cái đối tượng, cái nhận thức của tôi phải thay đổi theo, mà nếu cứ thay đổi vậy hoài tức là chúng ta nằm ở trong cái lẩn quẩn, một ngày một tiến hóa, một ngày một thông suốt, một ngày một sáng suốt, một ngày một thông minh, nhưng cái thông minh này không phải là trí tuệ, không phải là trí tuệ.

Chừng nào chúng ta thấy cái bình thủy này nó không có hình tướng như vậy nữa, mà nó chỉ là thức biến thôi, nó chỉ là năng lực thôi, thì cái thấy này chúng ta phải qua Bát Nhã, nghĩa là cái bình thủy này chỉ là những điện tử, những cái vi trần đang hội tụ lại, mà thấy như vậy cũng chưa đúng nữa, vi trần này cũng không có luôn, chỉ là một năng lực, chỉ là một cái luồng thức bao trùm hết võ trụ, thì cái nhìn này phải cái nhìn Bát Nhã, cái nhìn phải là chuyến biến mà đứng lặng.

Chúng ta đi tới chỗ rốt ráo nữa thì cái thức cũng không có chỉ có một vùng hào quang rực rỡ thôi, tất cả vạn vật chúng sanh và các Pháp võ trụ này không cỏn nữa chỉ còn một vùng hào quang sáng rực rỡ mà thôi, cái vùng hào quang này là cái bất biến mà đứng lặng, bất biến bất động mà đứng lặng.

Thì khi cái bất biến bất động này đứng lặng này do một niệm bất giác. Một niệm bất giác hôm trước tôi có giảng rồi, tôi nhắc lại, tôi giảng nó lạt lẽo nó làm nhạt cái buổi giảng, hén. Cái niệm bất giác này thì bắt đầu nó tuột xuống alaya cá nhân, thì từ đây bắt đầu có sự chuyển biến đứng lặng, từ cái bất biến đứng lặng này do một niệm bất giác đi xuống chuyển biến đứng lặng, thì nó kêu là alaya của cá nhân, alaya của cá nhân, mà cá nhân thì có vô lượng cá nhân, nhưng mà tất cả vô lượng cá nhân này đều phát hiện từ cái bất biến đứng lặng đó, từ cái bất biến đứng lặng đó.

Chư Phật tử hiểu mà hén. Bây giờ tôi giảng tiếp hén.

Đó, thì cái bất biến đứng lặng là một cái vùng hào quang rực rỡ chưa có không gian chưa có thời gian, cho nên chưa có đối tượng nào hết, nhưng mà bao trùm vô lượng đối tượng, nếu mà không có đối tượng nào hết là chúng ta tách rời cái bản thể, cái bất biến đứng lặng này rời khỏi ra cái chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động, cái đó là cái nhìn của Alahán. Thành ra Alahán sau khi chết rồi trở về cái đó thì tam giới này không còn, nghĩa là cái chuyển biến xao động không cỏn, chỉ còn thấy chuyển biến đứng lặng thôi, nhưng mà các Ngài không dám trở ra, thành ra gọi là Chân Như tịch tịnh, hay là Chân Như tịnh của võ trụ. Rồĩ chư Bồ Tát Thánh, chư Như Lai thấy rằng nó phải bao trùm luôn, bất biến đứng lặng phải bao trùm chuyển biến xao động và chuyển biến đứng lặng, tức là Chân Như động của võ trụ, thì tất cả cái chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động này trở thành sự thật, trở thành cái diệu dụng, trở thành một sự mầu nhiệm, sinh động và linh động của Chân Như tịnh, như vậy mới đi tới quả Như Lai rốt ráo được, đi tới quả Như Lai rốt ráo được. Thì bây giờ chúng ta tu tập cũng phải đi như vậy, chẳng có cái cách nào khác hết.

Đó, thì sau khi một niệm bất giác rồi, thì cái Chân Như tịnh của võ trụ mới lọt xuống alaya của cá nhân, thì alaya cá nhân đó thì chúng ta thấy lả cái bất biến đứng lặng nó xuống một cấp, xuống một cấp tức là so với cái Chân Như tịnh, cái bất biến này đó, nó đã hơi kém một chút, thì ở đây nó bắt đầu có, hễ mà có thời gian mà chưa có không gian thì tất nhiên có nhận thức, có nhận thức thì phải có đối tượng nhận thức, nhưng mà đối tượng nhận thức ở đây đứng lặng, cho nên hai cái có thể nhập một, thành ra theo tôi, cái này tôi giảng theo tôi thôi nha, cái tham thiền của tôi, kỳ tôi đi ở Đà Lạt đó, tôi thấy vậy thôi, hén. Thì tất nhiên ở đây là cái Chân Như tịnh khi nó xuống thành alaya cá nhân rồi thì nó phải có đối tượng của nó, mà đối tượng của nó xuống cấp tức là cái hào quang rực rỡ trở nên mờ đi, trở nên mờ đi, mà mờ thì trong Thủ Lăng Nghiêm kêu hư vô vi tế, hư vô vi tế, vậy hư vô vi tế là vùng hào quang rực rỡ của Chân Như tịnh, của cái bất biến, mà khi trở thành chuyển biến đứng lặng thì nó bị mờ đi, bị mờ đi. Thành ra ở đây chúng ta có thể nói rằng nhận thức tức là Chân Như tịnh, tức là vùng hào quang rực rỡ bất biến đã xuống cấp, còn đối tượng của nhận thức tức là vùng hào quang rực rỡ bị mờ đi, kêu là hư vô vi tế, hén, thành ra nhận thức là Chân Như tịnh đã xuống một cấp mới chiếu soi trở ra là hư vô vi tế, hư vô vi tế mới trở lại cái Chân Như tịnh, rồi Chân Như tịnh mới trở ra hư vô vi tế là mờ đi, rồi hư vô vi tế trở lại cái sáng rực rỡ không bị mờ đó là Chân Như tịnh, cứ thế. Thành ra hai cái này nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một, chớ không phải lả tương ưng, không phải là tương ưng, nghĩa là nó có hình mà chưa có tướng gì hết, thì nó nhập một thôi. Rồi nó xuống thêm một cấp nữa, cái này trong Kinh không có nói, nhưng mà theo tôi thì phải kêu nó mặt trăng thứ nhất, trong Kinh thì nói mặt trăng thứ hai thôi; rồi khi nó xuống một cấp nữa thì cái hư vô vi tế này, cái hào quang rực rỡ bị mờ đi nó lọt xuống mặt trăng thứ hai, lọt xuống mặt trăng thứ hai, thì khi mặt trăng thứ hai thì nó là phần nhận thức rồi đấy, tức là kiến phần đấy, thì nó chuyển biến chậm lại nữa thì kêu là hu vô vi tế, tức là cái hào quang này bắt đầu nó mờ bây giờ bắt đầu chớp nhoáng, nó lập lòe, nó chập chờn le lói, duờng nhu có vật dường như chưa có vật, thành ra kêu là hư minh le lói chiếu soi, minh là sáng, hư là không thật, sáng mà không thật sáng tức là chập chờn le lói đấy, chiếu soi; bây giờ cái hào quang rực rỡ từ Chân Như tịnh nó rớt xuống cái alaya của cá nhân thì nó bắt đầu chuyển biến chậm lại thì kêu là hư vô vi tế, tức là hào quang rực rỡ bị mờ đi, nhưng mà chưa có hình rõ rệt, chỉ có mờ thôi, rồi 20.36p bị xuống cấp thành mặt trăng thứ hai thôi, thì cái hư vô vi tế này mới chuyến biến chậm lại môt chút nữa thì bắt đầu chập chờn dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như chưa có tiếng, dường như có mùi dường như chưa có mùi, thì cái này kêu là le lói chiếu soi, le lói chiếu soi, mà trong Kinh thường kêu là cái thấy cái nghe; còn cái thứ nhất, cái trên đó là cái Chân Như tịnh, mà hào quang rực rõ, mà chuyển biến xuống hào quang rực rỡ mà mờ đi, thì cái này kêu là mặt trăng thứ nhất, kêu là cái nhìn, cái nhìn. Còn đây là cái thấy, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì nói cái thấy là mặt trăng thứ hai thôi, tôi nói nếu mặt trăng thứ hai thì phải có mặt trăng thứ nhất, vậy thì cái nhìn là mặt trăng thứ nhất; còn nó lọt xuống một tầng nữa là mặt trăng thứ ba, là cái hư minh le lói chiếu soi, cái hào quang rực rỡ bắt đầu nó mờ đi nữa thì bắt đầu nó chập chờn, nghĩa là có vật dường như không vật, tức là trở lại hư vô vi tế, hư vô vi tế là một vùng hào quang rực rỡ mà bị mờ đi, bây giờ trở xuống hào quang mờ đi nữa, rồi bây giờ trở xuống hào quang mờ đi nữa thì chập chờn có vật, có tiếng, rồi lại trở về cái hư vô vi tế, tức là trở về cái hào quang rực rỡ hơi mờ đi; rồi hào quang rực rỡ mờ đi này mới chuyển biến chậm lại, mới bắt đầu dường như có vật dường như không vật; rồi lại trở về cái hư vô vi tế tức là hào quang rực rỡ mờ đi, cứ thế. Rồi xuống thêm một cấp nữa, là cái hư minh le lói chiếu soi này bắt đầu chuyển biến chậm lại thì kêu là vọng tưởng dung thông, tức là sự vật bắt đầu cô đọng lại chớ không còn là chập chờn le lói nữa, mà cô đọng lại dường như có hình có tướng, nhưng mà thật sự chưa có tướng chỉ có hình thôi, thành ra cái nhận thức của mặt trăng thứ ba đó tức là hư minh le lói chiếu soi là nhận thức, còn vọng tưởng dung thông là đối tượng của nhận thức, hư minh le lói chiếu soi là hào quang dường như có vật dường như chưa có vật; còn vọng tưởng dung thông là có vật thật, có vật thật rồi nó đã hiện hình rồi, nó không còn chập chờn không còn le lói nữa mà nó đã cô đọng lại, nhưng mà cô đọng cái hình thôi nha, chớ chưa có tướng, chưa có tướng.

Hiểu nổi không? ngơ ngáo rồi đó, về nghe lại hén, giảng đây giờ hơi lạ, nhưng về nghe lại, chúng ta phải nắm vững cái này, hén. Bữa nay tôi tham thiền nhiều lần tôi mới dám nói à, chớ không khó nói à, tôi nói không chạy đó, tôi cứ nói tới nói lui, tập nói tập diễn thử coi, tập suy nghĩ cho nó thuần thục rồi mới diễn tả đuợc, chớ không thôi nó lộn xộn tùm lum hết, nó lộn xộn tùm lum, khó diễn lắm, hén, mấy ông mấy bà bữa nào trả bài cho tôi thì biết, nghe băng đi rồi cứ trả bài cho tôi coi trả nổi hay không, hén. Đó thì tôi diễn tả như vậy.

Chúng ta thấy rằng cái đó cái chuyển biến, bất biến mà đứng lặng đi xuống cái chuyển biến mà đứng lặng, thành ra cái alaya thức là chỗ đó chân với vọng hòa hợp. Chân là gì? Chân tức là cái bất biến nó lọt xuống dưới thì cái đó là chân, còn khi mà hư vô vi tế nó chuyển biến rực rỡ hơi mờ đi thì cái này là vọng, là vọng, vọng đối với chân, thì nó đã chuyển biến là vọng rồi, còn cái Chân Như tịnh là bất biến, bất biến thì là chân, còn cái này đã chuyển biến là vọng rồi, nhung cái vọng này đối với chân, còn nếu mà so với cái xao động thì nó lại là chân, thành ra cái này nó đứng giữa, thành ra cái alaya này chúng ta khó nói: chân vọng hòa hợp, ở đây chân là nó bất biến trong đó, rồi chuyển biến đứng lặng cũng nó, mà chuyển biến xao động cũng nó, nó bao gồm ba cái chuyển biến, ba cái chuyển biến, mà cái chuyển biến bất biến thì có một chút xíu thôi, từ alaya bất biến Chân Như tịnh của võ trụ nó lọt xuống đây thì nó trở thành cái nhận thức, và khi nó chuyển biến chậm lại thì thành đối tượng nhận thức, kêu là hư vô vi tế; rồi hư vô vi tế lọt xuống mặt trăng thứ hai thì nó trở thành nhận thức lại, hồi nãy nó là đối tượng, đối tượng của cái bất biến, bất biến là nhận thức còn đối tượng của bất biến là chuyển biến đứng lặng hư vô vi tế, tức là hào quang rực rỡ mà bị mờ đi, còn cái bất biến là hào quang hoàn toàn rực rõ không có mờ, thành ra hoàn toàn rực rỡ thì là nhận thức, còn rực rỡ mà bị mờ đi là đối tượng nhận thức; rồi bây giờ rực rỡ mà bị mờ đi trở lại thành nhận thức của mặt trăng thứ hai, và chuyển biến chậm lại thì thành ra hư minh le lói chiếu soi, là chập chờn, dường như có vật dường như không, rồi trở về cái hư vô vi tế lại, trở về cái hào quang sáng rực rỡ mà bị mờ đi; rồi chuyển biến chậm lại dường như có vật dường như không vật; rồi lại trở về cái rực rỡ nữa; rồi lại chuyển biến chậm nữa; rồi lại dường như có vật; trở về cái hào quang rực rỡ bị mờ đi, thành ra chúng ta kêu là le lói, le lói là có lúc có vật có lúc trở về cái hào quang rực rỡ bị mờ đi, thì mất vật; rồi chuyển biến chậm lại thì dường như có vật; rồi trở về cái rực rỡ bị mờ đi thì cái vật bị mất, thành ra nó chập chờn nó le lói, như ngọn đèn vậy đó, nó gần hết dầu rồi nhưng mà nó còn cháy, nó phựt lên cái nó sáng, cái nó phựt xuống cái nó tối, tối cái nó phựt lên cái nó sáng nữa, hễ nó sáng tức là cái hư minh le lói chiếu soi, còn nếu nó phụt xuống nó tối thì dường như mình thấy cái bóng tối mình dường như thấy có hình, rồi nó trở lại phựt lên sáng nữa thì cái hình nó mất, rồi bây giờ vì dầu nó gần hết mà, bây giờ nó phụt xuống ở đây chư Phật tử nào thấy ngọn đèn gần hết dầu thì biết, hén, bây giờ khi nó gần hết dầu nó phụt lên cái nó sáng thì mình thấy sự vật chung quanh hết, khi nó muốn tắt nó phựt xuống cái nó tối nhìn thấy chung quanh dường như có hình, có những bóng mờ, bóng ma quỷ xung quanh nó, rồi bây giờ nó loé lên thật sáng nữa thì những cái bóng ma quỷ nó mất, rồi nó lại tối xuống nữa thì những cái bóng ma quỷ nó lại hiện. Đó, cái vấn đề nó tuơng đương Ngài kêu le lói, le lói hay chập chờn, hễ mà trở về cái hư vô vi tế thì nó là một vùng hào quang rực rỡ mà bị mờ đi, rồi khi nó chuyển biến chậm lại thì nó phụt xuống nó tối thì những cái bóng ma bắt đầu hiện ra dường như có hình; rồi nó lại trở lại cái sáng nữa thì cái bóng ma này biến mất; rồi trở lại tối thì bóng ma lại hiện ra, nó cứ le lói cứ chập chờn như vậy. Thành ra trong duy thức, trong Thủ Lăng Nghiêm mới nói đó là cái thấy, cái thấy. Còn cái nhìn mới là sáng suốt, cái nhìn mới nhìn tất cả sự vật rõ rệt, cái nhìn là từ Chân Như tịnh hoàn toàn là cái vùng hào quang rực rỡ mới là chuyển biến chậm lại mới thành ra hào quang rục rỡ bị mờ đi, bị mờ chớ chưa có, bởi vì nó cũng còn hào quang rực rỡ, nhưng mà mờ một chút thôi, thành ra không có nhũng bóng ma. Rồi cái giai đoạn thứ hai bóng ma bắt đầu hiện, rồi khi nó lóe lên ngọn đèn nó lóe lên sáng bóng ma biến mất, thì bóng ma do mình tạo ra thôi, chớ sự vật chung quanh chẳng có gì hết, chỉ có hào quang thôi, nhưng mà khi hào quang bị tối rồi, thì tất nhiên mình nhìn mình thấy những cái tối này mình tạo ra những bóng ma, những cái chúng ta thường kêu là ảo ảnh hay kêu là những cái gì ở trên kêu lả hoa đốm giữa hư không, đó, cái này dùng chữ hoa đốm là đúng đấy, chúng ta nhìn lâu trên ấy mỏi mắt, cái con mắt nó mỏi nó mờ đi bắt đầu hoa đốm hiện ra, mình nhắm mắt lại cho mắt hết mệt khỏe rồi mình mở ra thì hoa đốm mất, rồi khi nhìn lâu con mắt mờ nhìn lâu hoa đốm hiện ra. Hoa đốm ở đâu? do chính con mắt mờ của mình, do sự vô minh mà có hiện ra, mà khi có viên minh sáng suốt rồi thì những cái hoa đốm biến mất. Cái khó khăn của Đạo Phật là ở chỗ đó.

Thì ở đây cũng vậy. Tới giai đoạn thứ ba đó là cái hoa đốm nó lọt xuống mặt trăng thứ ba, thì cái hư minh le lói chiếu soi này, hồi nãy nói là đối tượng nhận thức của hư vô vi tế, bây giờ nó trở lại thành nhận thức của vọng tưởng dung thông, bây giờ nó trở xuống đây thì nó chập chờn le lói, rồi nó chuyển biến chậm lại thì bây giờ không còn chập chờn nữa, mà hiện rõ cái hình, tất cả những cái đó chỉ là một sự cô đọng, nghĩa là ngọn đèn nó tắt rồi, nó vừa muốn tắt một cái thì chúng ta thấy hình ma thật sự là có, bởi vì nó không lóe lên nữa, ánh sáng không có nữa, bây giờ chỉ còn bóng tối thôi, thì bao nhiêu hình bóng ma quỷ hiện ra hết, nó cô đọng lại, nó cô đọng lại. Thành ra vọng tưởng dung thông này độc đáo, do đó mà cái tứ thiền nó mới chụp mũ cái này, thành ra giữa cái vọng tưởng dung thông và cái mặt trăng thứ ba đứng lặng và tứ thiền xao động này khó, không phân biệt được, không phân biệt được. Một chút nữa chúng ta qua cái đó.

Bây giờ chúng ta qua tiếp đó là tôi nói xong về phần bất biến đứng lặng và phần chuyển biến mà đứng lặng. Thì chúng ta thấy khi mà cái bất biến từ alaya của võ trụ rớt xuống alaya cá nhân rồi thì đây là tiếp tục đi theo con đường đứng lặng mà chuyển biến, còn alaya của võ trụ thì bất biến mà đứng lặng, ở đây cũng còn đứng lặng nhưng mà đã chuyển biến, thì bất biến đứng lặng không có hình không có tướng, không có thời gian – chưa có không gian, chưa có thời gian chưa có không gian, ở đây bắt đầu có thời gian mà chưa có không gian, tức là chưa có ngã; còn trên kia chẳng có ngã mà cũng chẳng có Pháp luôn. Ở đây chưa có ngã mà có Pháp, thời gian, tức là Pháp, còn có không gian thì mới ngã, mà hễ có không gian thì không gian và thời gian tương ưng, tức là ngã với Pháp phải tương ưng với nhau; cỏn khi cái ngã chấm dứt thì chỉ còn Pháp thôi, tức là chỉ còn chuyển biến từng sátna thôi, cái đó là Pháp, Pháp đây là Pháp tuyệt đối kêu là cái nhận thức hiện tiền, thì cái nhận thức hiện tiền này sẽ thấy được cái nhận thức xao động, nhưng mà cái xao động thì không thấy được cái hiện tiền; cái gì đứng lặng thì nó sẽ soi hết mọi sự vật; còn cái gì xao động nó chỉ soi được xao động của nó thôi. Mấy ông mấy bà để ý. Thành ra cái lối tu của Đạo Phật tới qua Bát Nhã rồi mắc cười lắm, rất là giản dị, mà cái gì càng giản dị thì càng khó khăn chừng nấy.

Khi chúng ta bị nổi sân, hén, thì chúng ta cứ chạy theo nổi sân thì chết. Bây giờ chúng ta dừng lại nghĩa là đứng lặng lại, hén, chiếu soi nó chiếu soi cái sân này từ đâu đến, cái tư tưởng nào? cái nhận thức nào? đối tượng nào làm cho mình sân? thì chúng ta thấy cái sân chấm dứt, cái ngộ vậy á, nhưng mà cái đó rất khó làm đấy.

Tôi nói sơ thôi, nữa chúng ta tu tập, chúng ta sẽ thấy. Chung ta phải đi từ lớp vậy, nếu chúng ta còn sơ cơ.

Bây giờ chúng ta thấy, bây giờ chúng ta qua cái chuyến biến mà xao động, thì cái alaya đây là nó chứa Chân Như tịnh, hén, là bất biến mà đứng lặng, cỏn cái chiều hướng của nó đằy là chuyển biến mà đứng lặng. Thì tôi vừa diễn rồi: mặt trăng thứ nhất, thứ nhì và thứ ba.

Còn bây giờ qua phần xao động. Thì chúng ta thấy rằng ở cái chuyển biến đứng lặng, thì đây nó chia làm hai: Chân Như tịnh tức là vùng hào quang rực rỡ mà chưa có mờ, rực rỡ sáng soi, thì cái đó chúng ta có thể kêu là nhận thức hay kiến phần, kiến phần nhận thức một thứ; còn chuyển biến hư vô vi tế tức là cái hào quang rực rỡ này bị mờ đi thì chúng ta kêu nó là tướng phần, kêu nó là tướng phần, thì cái đứng lặng này đó là do một niệm bất giác tiếp theo là đập vào cái tướng phần này, thì mới có mặt trăng thứ hai, đập vào cái hư vô vi tế này, cái hào quang rực rỡ này bị mờ đi thì nó bắt đầu xuống cấp.

Còn bên đây xao động thì khác. Xao động thì nó đập vào cái kiến phần tức là mặt trăng thiệt đấy, mặt trăng vùng hào quang rực rỡ mà không có mờ, sáng soi hoàn toàn đấy. Thỉ sau khi nó trở ra thì nó mới chiếu soi trở lại; cái bên đây cũng là chiếu soi tự chiếu soi nha; còn ở trên hào quang rực rỡ hoàn toàn rực rỡ sáng soi thì không có chiếu soi, vì chiếu soi không có tự chiếu soi, tức là nó chiếu ra rực rỡ vậy thôi. Còn bây giờ do một niệm bất giác nó mchiếu ra rồi chiếu trở lại, do cái niệm bất giác mới chiếu trở lại thành ra nó chuyển biến chậm lại, chuyển biến chậm lại; còn nếu nó mà chuyển biến ra rồi nó chuyển biến trở lại mà nó bị xao động lắc lư thì nó thành ra chuyển biến xao động; còn nó chỉ chiếu soi thôi mà không có tự chiếu soi, không có chiếu soi trở lại thì đó là cái mặt trăng thiệt, đó tức là Chân Như tịnh, Chân Như tịnh chỉ là một vùng hào quang rực rỡ chỉếu soi mãi mãi như vậy, nó cứ rực rỡ bao trùm hết không gian và thời gian võ trụ, bao trùm khắp nơi chỉ có chiếu soi thôi. Bây giờ do một niệm bất giác đầu tiên bắt đầu nó tự chiếu soi, do cái tự chiếu soi này mới chết, người ta kêu tự chứng phần, trong Duy Thức kêu là tự chứng phần, do nó tự chiếu soi lại thì tất nhiên tự chiếu soi lại thì nó phải chuyến biến chậm, nó đã chiếu soi ra rồi bây giờ nó chiếu soi trở lại, thì tất nhiên chiếu soi trở lại dội, đụng với cái chiếu soi trở ra hai cái đụng nhau, thành ra cái chuyển biến nó phải chậm lại, do chậm lại là nó bắt đầu bị mờ đi, bị mờ đi; rồi nó xuống cấp một cái nữa thì cái mờ đi chiếu soi và tụ chiếu soi trở lại nữa, thì nó chậm đi một cái nữa thì bắt đầu hiện ra: dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng; rồi xuống cấp một cái nữa chiếu soi và tự chiếu soi một cái nữa thì nó chuyển biến chậm lại nữa, thì bắt đầu những cái vật chập chờn này, lờ mờ này bắt đầu cô đọng lại, cô đọng lại kêu là vọng tưởng dung thông. Đó là nói về phần đứng lặng.

Hiểu không? Chắc phải nghe nhiều lần nữa, bây giờ tôi giảng lần thứ 9 thứ 10, tôi muốn qua bài Kinh Sáu Sáu hoài đấy.

Đứng lặng, đây là chuyển biến mà đứng lặng. Đó, rồi bây giờ tới đây là phần tướng phần tức là hư vô vi tế bị cái vô minh vọng tưởng kiên cố nó đập vào đó mới có mặt trăng thứ hai, rồi xuống tới mặt trăng thứ ba.

Còn bên phần xao động này cũng vậy, nó chiếu soi thôi, bây giờ nó cũng tự chiếu soi, mà nếu tự chiếu soi nó đứng lặng thì đâu có chuyện gì, thì bắt đầu mờ thôi, cái này xao động tức là lắc lư, thành ra do xao động đó mà nó thấy là sự vật có tướng luôn, tức là có không gian, có không gian.

Còn bên đây nó chuyển biến mà nó đứng lặng, nó chiếu soi, cái mặt trăng thiệt nó chiếu soi thôi, không có tự chiếu soi; còn mặt trăng mà giả, cái chuyển biến từng sátna là chiếu soi rồi tự chiếu soi nhưng mà đứng lặng, thành ra nhận thức và đối tượng nhận thức nó mờ đi thôi, nó nhập một được, nó đi rồi nó trở về bị vì nó đứng lặng mà.

Còn bên đây nó lại khác, nó đập vào kiến phần tức là Chân Như tịnh vùng hào quang rực rỡ mà không có bị mờ đó, nó đập vào trong đó nó muốn tìm một cái sự vật, thành ra nó chiếu soi rồi tự chiếu soi, nhưng mà trở về nó bắt đầu lắc lư, bắt đầu xao động, xao động cho nên mặt trăng bị vỡ thành muôn mảnh, mặt trăng thiệt bây giờ thành ra những mặt trăng nhỏ nhỏ như mặt trăng lưỡi liềm, hàng ngàn hàng triệu cái mặt trăng lưỡi liềm, đó là vô lương hình tướng, đó là những hình ma bóng qưỷ châp chờn, tức là có cảnh giới của chúng ta, cánh giới giờ chúng ta nhìn thấy là cảnh giới cửa ma qưỷ, ma qưỷ tức là tư tường của chúng ta đấy. Đó, thành ra chúng ta mới tưởng thiệt chúng ta mới chiếm hữư, chúng ta mới tham tiền, tham bac, tham vơ, tham con, tham nhà, tham cửa, tham ăn, tham ưống, tham ngủ, tham nghỉ,… chúng ta tưởng là nhà cửa vơ cơn ăn ngủ là có thât, nhưng đó chỉ là những bóng ma bóng qưỷ mà thôi, dơ chính tư tường chúng ta xaơ đông mà tao ra nó, nó là hoa đốm giữa hư không, nó là một giấc chiêm bao, nó là một cái tưồng hát, mà chúng ta cứ tưởng thiêt chúng ta cứ an vưi trong đó, mà hễ mất thì khố, khóc, mà đươc cái cười bở lở.

Hôm nay Đức Phật mới chỉ cái sự thật như vậy, hén. Thành ra tôi nói lại.

Đó thì là do cái chỗ, do cái chỗ mà nó chiếu soi, nó tự chiếu soi mà nó lại lắc lư, nó lại xao động, mà hễ xao động thì tất nhiên là có sự vật chướng ngại, có không gian , thành ra thế giới này là thế giới có không gian có thời gian, mà cái không gian thời gian mấy ông mấy bà định nghĩa cho rõ đấy. Không gian thời gian đây không có phải là một, mà cũng chẳng phải là hai, hén. Cái Đạo Phật thường thường đi tới Chân Như thì phải nói như vậy, chớ không phải tôi chơi chữ đâu, hén. Thì ở đây chúng ta phải hiếu là: cái thời gian tức là nhận thức, còn không gian là đối tượng của nhận thức.

Vậy thì thời gian là gì? Thời gian cũng là thức biến, nhưng mà chuyển biến nhanh. Không gian là gì? Không gian cũng là thức biến, mà chuyến biến chậm.

Cũng giống như bên đứng lặng thôi, nhưng mà bên đứng lặng nó chuyến biến nhanh chuyển biến chậm, nhưng mà nó vẫn đứng lặng. Còn cái này chuyển biến nhanh chuyến biến chậm mà lại xao động, mà hễ xao động thì làm sao nhập một, không thể nhập một được.

Thành ra cái chuyển biến mà thời gian đó là: có quá khứ, có hiện tại, có vị lai, đó là cái nhận thức, cái hiểu biết của chúng ta. Còn đối tượng nhận thức sự vật bị thấy, tướng phần đó, thì những cái sự vật mà chúng ta thấy, mà sự vật chúng ta thấy cũng là thức biến, nhưng chuyển biến chậm và xao động; còn nhận thức của chúng ta là chuyển biến nhanh mà xao động, xao động, cũng hai cái xao động hết tức là cũng thức hết, nhưng mà cái nhanh cái chậm, nhưng mà vì xao động cho nên nhận thức và đối tượng nhận thức không thể nhập một được. Không thể nhập một thì sao? phải tương ưng, tức là phải đi song đôi. Neu tôi thăng hoa cái nhận thức tôi lên. thì cái đối tượng nhận thức cũng bị vi tế hơn.

Tôi lấy thí dụ. Thí dụ như nước, tôi là nghiệp người thì cái nhận thức, cái hiểu biết của tôi, kiến phần của tôi là người ta thì nước nó trở thành nước; còn bây giờ nhận thức tôi thăng hoa cao lên cõi trời, thì nước trở thành lưu ly, nó phải tương ưng; còn bây giờ nếu mà cái kính điển vi, cái nhà hóa học, thì nước biến thành H2O; cỏn nếu tôi qua kính điện tử thì nước trở thành oxy hydro, 16 điện tử âm 16 điện tử dương,… chỉ là điện tử thôi, thì cái nhận thức thăng hoa thì sự vật được nhận thấy, bị nhận thấy, bị biết cũng phải vi tế thay đổi theo; còn cái nhận thức mà sa đọa xuống thì sự vật đối tượng cũng phải thô kệch theo.

Thành ra cõi địa ngục là gì? địa ngục là cái tâm điên đảo. Mà điên đảo thì sự vật phải làm sao? sự vật phải đảo điên. Mà đảo điên thì làm sao? thì đau khổ. Thì đau khổ tại ai? tại cái nhận thức của mình. Bây giờ muốn hết đau khổ thì sao? thăng hoa cái nhận thức.

Chẳng hạn người uống rượu, cờ bạc, cái nhận thức này là nhận thức địa ngục, cái hiểu biết địa ngục, cho rượu là “nam vô tửu như kỳ vô phong”, uống rượu vô nó hừng chí hết đau khổ. Nhưng mà uống rượu còn thua con chó nữa. Tôi nói xin lỗi, mà say rồi mình còn thua loài thú nữa. Mà nếu nhận thức như vậy thì làm sao? Thì cảnh giới đau khổ, đánh đập vợ con, đập chén đập đập dĩa hết, thì tới chừng tỉnh lại chở vợ con đi nhà thương. Ai ra tiền? bế tắc càng thêm bế tắc. Hiện tại nhận thức là địa ngục thì cảnh là địa ngục, cảnh do mình thấy là: vợ con bị ông chồng say sưa đánh máu me tùm lum hết, chén đĩa ly dĩa đèn neon,… gì đập bể bấy nhậy hết trơn. Thì cảnh đó cảnh gì? cảnh địa ngục. Cảnh địa ngục là gì? tại cái tâm ông địa ngục, tâm ông uống rượu là địa ngục. Bây giờ muốn hết thì sao? thọ 5 giới. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Không uống rượu thì sao? tỉnh táo, đó là cõi trời Dục giới. Thì vợ con làm sao? mừng quá, sung sướng, vợ con không bị đánh đập nữa, chén bát ly dĩa gì không bị bể nữa, thì cảnh giới này là cảnh giới của cõi trời Dục giới. Mà cõi trời Dục giới là tại cái gì? tại vì cái nhận thức của ông uống rượu trở nên cõi trời Dục giới, giữ 5 giới.

Đó là tôi nói thực tế đấy. Thành ra trong cuộc sống: nhận thức như thế nào thì đối tượng nhận thức như thế đó, mà đối tượng nhận thức như thế nào thì cái nhận thức cũng như thế đó. Tôi vô cái nhà tôi thấy chén bát đồ bể hết, vợ con nằm máu me tùm lum hết, tôi biết đây cái ông chủ này phải ở địa ngục, nhìn cái cảnh là biết cái tâm, nhận biết cái tâm thì biết cái cảnh. Thành ra chúng ta thấy hai cái phải đi tương ưng với nhau, đi tương ưng với nhau, đó là thế giới của chúng ta, thế giới của chúng ta.

Vậy thì cõi Dục giới nó chia ra làm hai là:

– Một cõi có xác thân và có sự chiếm hữu, chiếm hữu một cách thô tháo, đó là từ cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula.

– Rồi cõi chiếm hữu vi tế là cõi người, cõi trời Dục giới.

Như hôm trước tôi kể đó. Cõi bốn đường ác thì thôi rồi giao cấu tùm lum, không có tiết chế, không có điều độ gì hết. Chúng ta nhìn loài thú có khi con cái mà giao cấu với cha mẹ luôn, con chó hay con ngựa, con ngựa nó biết là nó chết đấy. Còn con người bắt đầu có luân lý, hén, vợ chồng theo vợ chồng, không tà dâm, không có vợ bé, là không có sự lang chạ giữa cha con hay mẹ con, không có vấn đề đó, nếu có đó là loài thú chớ không phải người nữa. Còn tới cõi trời Dục giới thì chúng ta thấy là cao thượng hơn, là con người không có giao cấu nữa, nhưng mà còn bắt tay, còn hun hít, còn mỉm cười với nhau, để rồi có thai, thì chúng ta thấy rất là cao thượng trong vấn đề chiếm hữu.

Tới cõi trời Sắc giới không có đàn ông đàn bà, không có tướng nam căn nữ căn gì hết á, mà suốt ngày ở trong thiền định hỷ lạc, do ly dục sanh hỷ lạc, do định sanh hỷ lạc, bỏ hỷ mà chìm đắm trong lạc, bỏ hỷ bỏ lạc luôn trở về tứ thiền. Chúng ta thấy cõi này sướng quá, trượng phu không, tức là không có nam căn nữ căn gì hết, toàn là trượng phu, trong Kinh dùng chữ trượng phu là hay, không phải nam mà cũng không phải nữ. Đó, như vậy chúng ta sống trong cái hỷ lạc.

Nhưng mà hỷ lạc là cái gì? là cái cảm giác giả tạm, là cái trò chơi của cảm giác. Khì khi thấy được như vậy người ta mới bỏ, người ta mới đi qua cõi Vô sắc, tức là không có hình tướng, không có cảm giác luôn, sống bằng cái tư tưởng, sống bằng lý trí chớ không sống bằng tình cảm nữa, thì đó là hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng. Chúng ta phải hiểu như vậy, chúng ta phải hiểu như vậy.

Thành ra ở đây tôi mới nói: khi mà chúng ta chiếu soi rồi tự chiếu soi trở lại mà xao động thì sanh về cõi Ta Bà, cõi uế độ của chúng ta.

Còn chiếu soi tự chiếu soi mà vẫn đứng lặng thì đó là cõi Tịnh Độ, Tịnh Độ chớ không phải Tịnh Độ của A Di Đà nha.

A Di Đà cũng nương vào cái cõi này để mà diễn ra.

Còn chúng ta cũng nương vào cái cõi Tịnh Độ này để biến thành uế độ.

Còn chư Phật cũng nương vào cái cõi Tịnh Độ này mà tạo ra thế giới Tịnh Độ dường như có tướng, nhưng mà vẫn giữ là chuyển biến sátna thôi.

Chúng ta phải hiểu cái Tịnh Độ riêng. Cái Tịnh Độ này là Tịnh Độ căn bản, nương cái Tịnh Độ căn bản này chúng ta tạo thành uế độ; nương cái Tịnh Độ căn bản này với 48 lời nguyện A Di Đà tạo, ra thế giới Cực Lạc tương ưng, nó giống giống như thế giới Ta Bà, để cứu độ thế giới Ta Bà.

Còn Tịnh Độ của Dược Sư Lưu Ly lại khác nữa, cứu những cõi khác.

Như chúng ta thấy mỗi người có cái tư tưởng, cái nghiệp lực thành ra tạo khác:

Như cõi chúng ta có hai con mắt, hai cái lỗ mũi, một cái miệng. Có cõi có ba mắt. Có cõi có một mắt. Có cõi có 5 mắt. Có cõi tới hai mặt. Tùy theo cái nghiệp báo, nghiệp lực mà tưởng tượng làm sao, nếu mình hợp cái đó thì mình sanh qua thế giới đó.

Mà theo Đạo Phật có vô lượng thế giới. Thì thế giới Tịnh Độ cũng phải có vô lượng thế giới Tịnh Độ để mà cứu những thế giới uế độ này. Nhưng mà thật sự, cái Tịnh Độ thật sự nó không có tướng, nó chỉ có hình thôi, cỏn cõi uế độ chúng ta có hình có tướng, mà tướng là chướng ngại.

Còn cõi Tịnh Độ của các vị Phật, với lời nguyện của mỗi vị Phật, thì có hình cũng chưa có tướng mà dường như có tướng, đó là cái nguyện lực và cái Phật lực của các Ngài, cái trí tuệ thù thắng các Ngài tạo ra cái giả tạm thôi. Thành ra mới nói là thế giới Cực Lạc, Đức Phật nói là ao bát nước công đức, lầu các, chim hót, cái này không phải là chim thật đâu, mà nó hóa sanh, chúng ta có thể giết chim đó mà nó không trả thù, bị vì nó không có cái mạng sống, mà nó chỉ là hóa hiện thôi, cũng như giấc chiêm bao thôi.

Chúng ta thấy loài chim hay thấy loài thú ở trong giấc chiêm bao, chúng ta giết thì chúng ta chỉ có ý nghiệp thôi, chớ thân nghiệp khẩu nghiệp không có.

Thì cũng vậy, A Dỉ Đà mà chúng ta thấy, con chim Cực Lạc bên xứ Cực Lạc mà chúng ta có bóp nó chết, thì cái đó là hóa hiện thôi, là giấc chiêm bao thôi, chớ không có thật, thành ra cái thế giới Cực Lạc thế giới rất là khó hiểu. “Ta nói ra những Pháp trong đời khó tin, khó tin”. Hồi đó tôi cũng không tin, nói thật sự tôi cũng không tin, tôi nói thế giới đó thế giới gạt con nít, nhưng mà sau này khi coi Duy Thức sâu rồi tôi mới hiểu thế giới tánh cảnh, thế giới tánh cảnh, thế giới đới chất, thế giới độc ảnh. Thì cõi chúng ta cũng nương vào thế giới tánh cảnh này mà hóa hiện ra. Thành ra chúng ta chưa hề thấy được tánh cảnh, mà chúng ta chỉ thấy được độc ảnh và đới chất mà thôi, chúng ta sống hoàn toàn với độc ảnh và đới chất.

Còn thế giới Cực Lạc thì thế giới độc ảnh và đới chất không có, chưa có, chỉ có thế giới tánh cảnh thôi. Mà tánh cảnh là tánh cảnh của A Di Đà, mà tánh cảnh A Di Đà với tánh cảnh thật sự của cái đứng lặng mà chuyển biến cũng không khác mấy, đó là nguyện lực của chư Bồ Tát và Phật lực của chư Như Lai thôi. Nói vậy chư Phật tử hiểu hén.

Chúng ta trở lại cái xao động.

Thành ra khi mà nó chiếu soi mà tự trở lại chiếu soi trở lại cái kiến phần tức là cái mặt trăng thiệt cáỉ hào quang rực rỡ mà chưa mờ đó, thì nó chiếu soi tự chiếu soi trở lại thì nếu vậy thì đâu có chuyện gì, đằng này nó chiếu soi trở lại nó lại xao động. Mà hễ xao động thì nó chụp mũ vô trong đó có một cái bóng đen mờ, thì chúng ta cho cái bóng đen đó là cái ngã, cái chân ngã, tức là bất biến là hằng cửu, vĩnh viễn còn hoài, Đó là cái lầm đầu tiên, khi mà nó chuyển biến nó xao động rồi, thì cái xao động đầu tiên chúng ta kêu là mạtna thức, tức là thức thứ 7, hay còn kêu là nghiệp, còn kêu là ý chí, còn kêu là sự khát ái muốn sống. Chừng nào sự khát ái muốn chiếm hữu, muốn huởng ngũ dục này, còn tiếp tục thì chúng ta còn tiếp tục luân hồi sanh tử, hay nói cách khác là chúng ta còn tiếp tục xao động mà chúng ta chua nhận được chuyển biến đứng lặng, thì chúng ta chưa có giải thoát luân hồi sanh tử khổ. Mà chuyển biến đứng lặng chưa phải là giải thoát cuối cùng, chuyển biến đứng lặng này để đua tới cái bất biến đứng lặng. Mà cái bất biến đứng lặng cũng chưa phải là giải thoát cuối cùng, đó là của Alahán thôi. Bất biến đứng lặng phải tùy thuận, phải tự tại, phải nhậm vận trong cái chuyển biến đứng lặng và chuyển biến xao động mà vẫn không rời cái bất biến, thì đây mới là rốt ráo của chư Bồ Tát và chư Như Lai.

Nói thế có rõ không? Chết! Tôi nói tôi giảng tôi cũng không dám giảng, tôi tham thiền lâu quá tôi thấy giảng thì được, nhưng mà tiếp thu là chắc không có bao nhiêu, nhưng mà cũng cố gắng, bị vì đây là bước cuối cùng của Chư Phật. Theo tôi á, tôi hiểu, mấy chục năm nay tôi tìm được tôi thấy tôi mừng, cái bánh vẽ nó tương đối rõ ràng, chớ tôi khổ đó, đối với Đạo Phật tôi rất khổ, tôi nắm không được cái bánh vẽ, nắm không được Đạo Phật rõ ràng. Thành ra mấy ông mấy bà nắm cái này coi Kinh nào cũng hiểu hết. Mà Ngài nói cái xao động thì mình biết, từ địa ngục cho tới Phi Phi Tưởng; nói về cái đứng lặng thì mình biết, hén; nói về Chân Như tịnh thì biết; nói về chư Bồ Tát, chư Như Lai, Chân Như tịnh và vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh thì mình lại biết, mặc dầu cho mình thời buổi này, chỉ nhờ Kinh điển mà ấn chứng thôi.

Thì tôi trở lại. Là sau khi mà nó chuyển biến, nó chiếu soi nó tự chiếu soi rồi nó xao động thì bắt đầu kêu là mạtna, bắt đầu có không gian có thời gian, không gian và thời gian phải tưong ưng, thì tương ưng nãy tôi nói rồi đó. Chẳng hạn nghiệp người thấy là nước; loài thủy tộc thấy là nhà ở, không khí; loài trời thấy là lưu ly; các nhà hóa học thấy là H2O,… thì cái đó kêu là cái chuyển biến xao động. Xao động thì có cao có thấp, nhưng mà tất cả đều nằm trong vấn đề lẩn quẩn, nằm trong cái vòng luân hồi. Hồi là trở lại, luân là cái bánh xe, cái bánh xe nó quay hết; như cái kim đồng hồ tới số 12, rồi bắt đầu số 1 tới số 12 nữa; cũng như con kiến mà bò trên miệng chén.

Thì bây giờ chúng ta coi cái bò nó như thế nào? Là khi mà chúng ta chiếu soi và tự chiếu soi mà bắt đầu lắc lư xao động thì bắt đầu sanh ra không gian, cái không gian rất là vi tế mà chúng ta kêu là hư không vô biên, hư không vô biên của mạtna thức thứ 7; rồi khi nó vọng hóa hóa thêm nữa, đây chúng ta phải kêu là vọng hóa, bị vì nó thuộc về xao động, còn bên kìa dùng chữ xuống cấp, xuống cấp là tôi đặt ra thôi, trong Kinh tôi không thấy, cỏn vọng hóa của Kinh nha, của Kinh; chúng ta thấy vọng hóa nặng hon nữa thì bắt đầu có thức thứ 6 là tư tưởng, kêu là ý thức, hén, thành ra mạtna nó xuống thấp, nó vọng hóa nặng thì có thức thứ 6, tức là tư tưởng, hén. Thì tư tưởng đây đó, cái tư tưởng này ác ôn đấy, tư tưởng này tức là tứ thiền, thiền thứ tư; sau đó nó vọng hóa thêm thì nó thành ra tư tưởng, thì tư tưởng đầu tiên của nó là tứ thiền. Rồi ở đây chia làm hai, cái tư tưởng thì nó là con khỉ tức là Tề Thiên đấy, nó tới 72 phép biến hóa lận, nghĩa là nó có thể là, nếu nó thanh tịnh thì tất cả những cái mạtna hiện ra trong nó, những cái alaya hiện ra trong nó, những cái Chân Như tịnh của võ trụ tức là bất biến hiện ra trong nó, rồi bất biến mà tùy duyên cũng hiện ra trong nó, nhưng mà nó đã xao động thành ra nó chỉ yên lặng một chút thôi rồi lại xao động nữa, bị nó là con khỉ mà “tâm viên ý mã”, nó không thể nằm yên được, hễ nó tập trung mạnh tập trung kỹ tập trung lâu tập trung sâu thì nó lại dường như nó muốn đứng lặng, nhưng mà rồi nó lại xao động. Cũng như nước vậy muốn thấy mặt trăng thì mặt trăng sẽ đến với nước, chớ nước không thể đi tìm mặt trăng, cái đó là cái khó khăn của chúng ta, nghĩa là chúng ta đừng đi tìm chân lý, mặt trăng đây tượng trưng cho chân lý, mà chúng ta làm sao cho cái vọng tâm chúng ta càng bớt đi, tức là cái nước bớt xao động thì mặt trăng sẽ hiện nguyên hình ở trong nước, nhưng mà nước làm sao mà đứng lặng đưọc, cái xao động làm sao đứng lặng, nó chỉ đứng lặng trong 5-10 phút thôi, thì mặt trăng chân lý nó hiện xuống thì nó lại xao động thì mặt trăng vỡ thành muôn mảnh, muôn ngàn mặt trăng nhỏ, thành ra thành hoa đốm giữa hư không. Chúng ta phải nhận thấy cái chỗ này.

Thành ra cái tứ thiền là cái bước chia hai, nếu chúng ta tập trung mạnh tập trung kỹ tập trung lâu tập trung sâu thì tất nhiên chúng ta được cái nước bót vọng. Mà bót vọng thì sao? thì mạtna đầu tiên hiện ở trong đó, thì nó thấy cái alaya cao hon nó, cao hơn nó, cái hư không vô biên của nó có hạn hẹp thôi, cái hư không vô biên của mạtna thì nhiều hơn, thành ra nó mới tưởng tượng, khi mà xao động mất rồi nó tưởng tượng cái hư không vô biên, hư không vô biên, nó mới lấy hư không vô biên làm đối tượng của nó. Rồi nó tập trung kỹ tập trung mạnh lâu sâu nữa thì nó thấy cái alaya thức chuyển biến hiện ra trong nó, rồi lại mất đi vì nó xao động, mà alaya thức thì chưa có không gian chỉ có thời gian thôi, chỉ có thời gian thôi, hén, khi nào nó xao động thì mới là thành mạtna, mới có không gian, còn ở trong nó thì chỉ có thời gian thôi, thành ra tất cả những chủng tử thiện ác kinh nghiệm kiến thức ký ức vô đó thì biến thành năng lực hết, nhưng mà khi trở ra thì có chủng tử, đó là một điều khó khăn nhất của Duy Thức, điều khó khăn nhất thực tế của chân lý mà chúng ta thấy khó hiểu, khó hiểu. Vì đâu, tại sao vô đó thành ra chưa có không gian, chỉ có thời gian tuyệt đối thôi, mà tại sao trở ra lại có không gian, nó là do cái gì? Một niệm bất giác, do cái sự xao động mà có, do hoa đốm hư không hoa mà có.

Hỏi: hoa đốm hư không ở đâu mà có? Thì câu hỏi này là câu hỏi sai. Hôm trước tôi có giảng cái đó rồi. Thành chúng ta thấy rằng chúng ta không thể trả lời cho người đui bẩm sinh câu hỏi. ánh sáng mặt trời là gì? Con voi là gì? Nếu người đui bẩm sinh không biết con voi mà chúng ta ở đó thỏa mãn câu hỏi này, thì chúng ta thấy chúng ta lẩn quẩn, chúng ta ngu. Nhưng mà Đức Phật vẫn trả lời để cho người đui thỏa mãn, bởi vì Đức Phật nói: “Bất tri tất vấn, mà bất minh tất học” đã không biết thì phải hỏi, mà không sáng thì cũng phải tìm cho nó sáng. Bây giờ tôi đui tôi không biết, tôi hỏi mà cấm tôi hỏi làm sao được, không lẽ để tôi đui suốt đời, tôi không biết gì hết sao! Tôi đui bẩm sinh, tôi không biết ánh sáng mặt trời, tôi không biết con voi, cho nên tôi hỏi con voi, ánh sáng mặt trời, thì nói tôi ngu tôi hỏi sai, hỏi vô lý, thì người đui sẽ là nằm vạ, người đui sẽ quấy quậy ngay, hén, thành ra Đức Phật cũng tạm trả lời. Để chi vậy? Để cho người đui thỏa mãn. Mà trả lời đâu phải một cách, 5-10, cả trăm cách, cách này không vừa ý thì trả lời cách khác, cái khác không vừa ý trả lời cách thứ ba, thứ ba không vừa ý trả lời cách thứ tư, chừng nào người đui thỏa mãn thôi. Nói: Đức Thế Tôn giảng vậy con hiểu, bây giờ con biết ánh sáng mặt trời là gì rồi á. Đức Phật nói: không, cái này là cũng chưa phải ánh sáng mặt trời đâu, cái này là cái tường tượng về ánh sáng mặt trời, chớ không phải là tự thân của ánh sáng mặt trời đâu. Thì người đui nói: chết rồi! con tưởng con hiểu rồi, bây giờ Đức Thế Tôn nói cũng chưa phải ánh sáng mặt trời, chưa phải tự thân nữa, mà đó do tưởng tượng thôi. Bởi vì mình nghe Đức Thế Tôn giảng mình nghĩ ánh sáng mặt trời như thế này, nghĩ ánh sáng mặt trời như thế nọ, thì đó đâu phải là ánh sáng mặt trời thật, mà ánh sáng mặt trời của tư tưởng, cái tư tưởng này giết chết chúng ta đấy, chúng ta phải hiểu như vậy, giết chết chúng ta. Thành ra ở đây Đức Phật nói: các con phải đi trị bệnh con mắt thôi, chớ các con hỏi hoài, mà Đức Thế Tôn trả lời cả trăm cách mà con chấp nhận đây là cái câu trả lời của Đức Thế Tôn này sáng tỏ, con hiểu ánh sáng mặt trời rồi, thì con vẫn ngu như thường, con vẫn đui suốt đời thôi, dầu con có hiểu ánh sáng mặt trời, hiểu đó là hiểu bằng con mắt đui, chớ không phải là ánh sáng mặt trời thiệt, mà ánh sáng mặt trời của tư tưởng của người đui, mà chỉ có người đui mới đặt câu hỏi này, người sáng mắt là không có câu hỏi. Như vậy là con phải trị bệnh con mắt chớ không phải là con đặt câu hỏi, câu hỏi là vô lý. Thành ra sau khi tìm thuốc trị hết bệnh con mắt, thì câu hỏi ánh sáng mặt trời không có đối với người mắt sáng nữa. Thì chúng ta thấy câu hỏi đó là vô lý thật sự, hén, còn ban đầu Đức Phật nói vô lý mình không chịu.

Tôi hồi xưa tôi khổ về vấn đề này, vô minh. Đức Phật nói ai cũng là viên minh hết, ai cũng là Phật hết, nhưng mà do một niệm bất giác mà chúng ta luân hồi sanh tử. Như vậy thì mình tu để làm cái gì? Mình vốn từ xưa là Phật mà do một niệm bất giác mình trở lại vô minh luân hồi sanh tử. Vậy Đức Phật chừng nào do một niệm bất giác mới trở lại chúng sanh như mình? Câu hỏi rất là chí lý, rất là hay. Nhưng mà câu hỏi này gặm nhấm tôi 13 năm trời, tức là trả lời không được, kiếm Kinh này Kinh kia coi, trả lời đủ cách hết, Đức Phật trả lời như Diễn Nhã Đạt Đa là đi soi kiến, hén, soi rồi tự chiếu soi một ngày nào đó vọng lên thì muốn đi tự chiếu soi coi cái bản mặt song song mình đẹp cỡ nào, hén, đi tìm cái bản mặt mình mới rọi vô kiến, thì rọi vô kiến thấy bản mặt mình đẹp quá, mình khoái, khoái nói: tại sao mặt của mình mà mình lại không thấy, hén, phải có kiến mới thấy được, như vậy cái mặt mình mất từ lâu rồi, tại sao có kiến mới thấy, tại sao con mắt mình không thấy bản mặt mình? Đó là cái niệm đầu tiên, một niệm bất giác là muốn đi chiếu soi, mình sống vậy là sướng quá rồi, còn muốn tìm cái bản mặt của mình nữa, coi nó đẹp hay nó xấu, thì cái vọng đó, từ cái vọng đó bây giờ đi soi trong đó rồi: ủa! có cái mặt đẹp quá mà tại sao con mắt mình không thấy, như vậy là cái đầu mình không có. À! nó vọng tới nữa, bắt đầu chạy la làng: cái đầu tôi mất rồi, ông bà nào có thấy cái đầu, chỉ cái bản mặt song song của tôi coi. Thì nó càng vọng, càng đi sâu tới địa ngục.

Giảng rất hay, nhưng mà tôi không thỏa mãn, tôi nói: sao kỳ vậy, tại sao khi không mình vọng lên muốn đi tìm cái bản mặt của mình! Thì sống như vậy là Niết Bàn là Phật, ai cũng có bản mặt hết tron, tại sao có một niệm bất giác khởi lên là muốn đi soi gương để thấy cái bản mặt, cái bản mặt của mình, cái mặt mo của mình. Tại sao kỳ vậy!?! Thì mình thấy rất là khó giảng, khó giảng.

Rồi Ngài mới thí dụ cái vòi nước, khi mà mình xịt nước mình tưới cây, thì mặt trời nó chiếu qua, thì nước đâu có màu mà có tới 7 màu, thì do một niệm bất giác mà thành ra 7 màu. Thì mình cũng không thỏa mãn, cũng không thỏa mãn. Nói: một niệm bất giác, tại sao mà nước không có màu giờ qua mặt trời thì thành ra 7 màu, thì do mặt trời thành 7 màu? hay do nước thành 7 màu? do mình cầm mình xịt thành 7 màu? hay do hư không thành 7 màu? Vô lý, không có do cái nào hết, cái đó là những cái duyên giả hợp thôi. Rồi khi đi tới duyên thì thấy mặt trời không có nước không có mà mình cũng không có mà cây cũng không có mà xịt vòi nước cũng chẳng có cái gì hết, đó là thức thôi. Nhưng mà làm sao thấy vậy?

À! Thì Đức Phật mới chỉ mình cách tu tập: con cứ tu tập đi rồi câu hỏi sẽ đến với con, con sẽ thấy là câu hỏi vô lý, con người đui mà con hỏi mãi thì con vẫn là người đui thôi.

Thành ra Đạo Phật là đạo của thực hành, chớ không phải đế học hỏi, không phải lý thuyết như tôi giảng vậy. Tôi lại đau đớn lại cái này nữa, mấy ông mấy bà nghe tôi giảng rành, chắc ông đắc rồi, đắc cái mốc gì đâu, còn lâu. Đây là cái bánh vẽ của tôi đưa cho mấy ông mấy bà ăn cái bánh vẽ, chúng ta cùng ăn cái bánh vẽ. Biết bánh vẽ không? Bánh vẽ là mấy ông mấy bà thích cái bánh bao, tôi mới vẽ cái bánh bao lên tờ giấy đó, rồi chúng ta cùng xé tờ giấy bỏ vô miệng nhai, chúng ta nói đó là bánh bao thiệt, vô tình ăn giấy, cái bánh bao bằng giấy, thành ra kêu đó là bánh bao vẽ. Thì bây giờ tôi đang ăn bánh bao vẽ, mấy ông mấy bà cũng ăn bánh bao vẽ, hén, thì nó lại đau đớn. Chúng ta phải hiểu chỗ đó. Tôi sẽ nói bánh bao làm bao nhiêu ký bột, bao nhiêu ký đường, để bột nổi như thế nào, và đánh bằng cách nào để thành bánh bao đó, là cái bánh vẽ, rồi tôi ghi trong tờ giấy, rồi chúng ta về chúng ta lấy tờ giấy chúng ta xé, chúng ta vò như là thuốc tế, chúng ta bỏ họng chúng ta nhai, chúng ta nói xong rồi đấy, thì chết. Nhưng mà phải nương vào bột, vào đường, vào cách chỉ dẫn của Đức Phật để lại mà tôi trùng tuyên lại, chúng ta thực hành cho tới khi nào mắt chúng ta hết đui, thì tất cà những câu hỏi không cỏn nữa.

Thì chúng ta mới thấy Đức Phật nói rất hay: câu hỏi của con là vô lý. Mà trong lúc còn đui là chúng ta nằm vạ ngay, chúng ta quầy quậy ngay, lắc đầu ngay, nói: Đức Phật nói kỳ cục quá! con đui mà không cho con hỏi ánh sáng mặt trời, con không biết Đức Phật đã dạy “bất tri tất vấn. Bất minh tất học” không biết thì hỏi, mà không sáng thì tìm cho nó sáng, đằng này con tìm sáng, con hỏi mà Đức Phật lại cấm. Thì tất nhiên mình không chịu được, thành ra Đức Phật mới đưa từ cõi người lên cõi trời Dục giới, trời sắc giới, rồi trời Vô sắc giới, mà Ngài không dám đưa qua Vô sắc, tới trời sắc giới Ngài nói thôi ở đây được rồi con, con vô đó mê hồn trận con ra không có được, thôi tới đây con qua Bát Nhã, không ấy con qua nhị thiền là hỷ, còn so thiền không qua được đâu, nhị thiền cũng khó, đúng ra phải tứ thiền thì con qua dễ hơn. Chừng nào chúng ta ngộ được theo Phật tánh Nhập Lưu rồi chúng ta mới thấy là Đức Phật nói đúng, hén. Thấy con mắt chúng ta là trị nó gần gần lành rồi, nó thấy được 1/4 rồi, còn đui 3/4 hén, chúng ta tin là Đức Phật nói đúng, bây giờ chúng ta thấy ánh sáng mờ mờ thôi, ánh sáng thiệt đấy chớ còn không phải ánh sáng giải thích nữa, tự thân của ánh sáng, nhưng mà mờ mờ, thấy được có 1/4 thôi, 3/4 vẫn còn đui đấy, thì bây giờ những cái thắc mắc của chúng ta nó làm như nó đã vỡ hết 1/4 rồi, hén.

Bây giờ tôi nói tiếp để rồi chúng ta nghỉ, hết giờ rồi, kỳ tới mấy ông mấy bà ấy à, tôi là qua bài Kinh Sáu Sáu đấy, còn trả bài mới qua bài Kỉnh Sáu Sáu, trả bài tức là lặp lại như tôi nói vậy đó, giải thích làm sao nó gọn hơn tôi càng hay, mấy ông mấy bà giải thích chắc gọn hơn đó, tôi giải thích 100 phần, mấy ông mấy bà giải thích chắc còn 1-2 phần thôi, nó gọn mà nó không rõ ràng lắm, nó cũng không đầy đủ nữa, hén. Kỳ tới vô ai trả được thì được không được thôi hén, nói vậy trốn ở nhà không được đó, vô đây không trả thì thôi, tôi hăm hăm, tôi thường thường tôi hăm chớ tôi ít có đánh thiệt, mà mấy ông mấy bà nghe cái vá bằng ba cái đánh, sợ chết luôn, tôi thì chuyên môn vá không có chuyên môn đánh. Thì bây giờ chúng ta tiếp tục.

Thành ra cai tứ thiền nó lọt nhằm ở trạng thái mà thức thứ 7 khi mà nó vọng hóa thì nó thành tứ thiền. Tứ thiền đây chia làm hai:

– Nếu nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu thì nó thăng hoa cái vọng hóa lên. Đây tôi dùng chữ vọng hóa, trong Kinh dùng đấy vọng hóa với thăng hoa, thăng hoa là tiến, thăng hoa là tiến lên, còn vọng hóa nặng xuống là sa đọa. Thì bây giờ chúng ta thăng hoa lên, chúng ta sẽ thấy rằng có hư không vô biên của mạtna. Nhưng nhớ là thức thứ 6 cũng có hư không, nhưng mà nó không có vô biên bằng, bị nó đã bị vọng hóa rồi, còn thức thứ 7 nó bị vọng hóa ít hơn, thành ra cái hư không của nó bao la gần như là phi không gian, nhưng mà thật sự đây là không gian đầu tiên, thành ra nó rất là bao la, nó từ cái phi không gian chưa có không gian nó xuống cái có không gian, rồi cái không gian xuống thấp nữa thì thành ra thức thứ 6, thành ra chúng ta thấy mỗi người cái không gian khác nha, cũng như mấy ông mấy bà mà ở đây nhìn cái không gian có thể nhìn ra 5-7 cây số, còn con ếch không gian của nó là cái đáy giếng, người ta nói: ếch nhìn đáy giếng, thì nằm dưới đáy giếng thì nó thấy không gian của nó chỉ là bằng cái miệng giếng thôi. Còn nếu mấy ông mấy bà có cái kính viễn vọng, kính thiên văn, nhìn cái không gian sẽ hàng triệu hàng tỷ cây số, nếu kính càng lớn. Như vậy cái không gian là cái chúng ta đặt ra một cái tư tưởng chúng ta thôi, hễ tư tưởng càng cao chừng nào càng vi tế chừng nào thì cái đối tượng tư tưởng càng bao la chừng nấy, càng tế nhị chừng nào. Như hồi nãy tôi nói, thì cũng chung quy có bao nhiêu thôi.

Thành ra chúng ta tập trung kỹ mạnh lâu sâu chúng ta sẽ thấy được alaya hiện trong đó, mà alaya thì chưa có không gian, thì cái cõi này của vô lượng vô biên đấy. Còn đã có không gian rồi thì hữu lượng hữu biên, tức là thế giới của uế độ này luôn luôn có giới hạn, mà có giới hạn tất nhiên có đau khổ, có chướng ngại, có ngã, có ta. Còn thế giới alaya là chưa có ta, tôi dùng chữ chưa có chớ không phải là không có, nếu mà nói không có làm sao nó xuống thành mạtna được, nó chưa có thôi, thành ra thế giới của alaya này nó chưa có không gian, nó chỉ có thời gian, tức là chỉ có thời gian thì chuyển biến sátna thôi, chuyển biến sátna thôi, tức là nó là sóng đấy, mà chưa có sóng con trâu con chó gì hết; còn mạtna bắt đầu có sóng con trâu con chó. Thành ra khi mà nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu rồi thì tất nhiên cái alaya thức một lúc nào hiện ngay trong đó, rồi nó lại xao động rồi lại mất. Mà cái anh chàng tư tưởng này anh chàng Tề Thiên này độc đáo, mất rồi thì nó tạo ra cái đối tượng giống hệt như vậy.

Cũng như thế giới của chúng ta bây giờ cũng vậy, cái đồ giả rất nhiều, khi món đồ đó thiệt rồi thì chúng ta tạo món đồ giả giống hệt như vậy thôi. Dầu xanh chẳng hạn, dầu xanh ngoại quốc rất thiệt, cái về Việt Nam bơm rút bớt, xen dầu xanh giả vô, cái nhãn cũng giống hệt như vậy, ai mà biết, ông nội tôi cũng không biết được.

Thì cái anh chàng tư tưởng này, chính anh chàng tư tưởng mới tạo ra cái dầu xanh giả đấy, cũng ảnh đấy, chúng ta phải hiểu vậy, khi ảnh thăng hoa lên, ảnh ít vọng hóa, ảnh thăng hoa lên, thì tất nhiên ảnh thấy được alaya, rồi ảnh thì luôn luôn là con khỉ mà, thấy được thanh tịnh đó rồi xao động lại, xao động rồi thanh tịnh, rồi lại xao động nữa, mà nếu ảnh chịu tu, chịu văn ôn võ luyện, tập trung hoài thì ảnh lên, mà nếu ảnh làm biếng một cái thì ảnh xuống, vì nó xao động mà. Thành ra cái thế giới của tứ thiền, tứ không là phải luyện hoài, tôi tu tôi chán cái chỗ đó, hồi tôi tu tiên cũng vậy, tôi chán cái chỗ luyện hoài, tối ngày cứ ngồi luyện hơi thở đi vòng theo xương sống lên để mà có cái tư tưởng càng ngày càng thăng hoa càng trong sạch hơn, mà khi không luyện không ngồi không ấy, ra tiếp xúc ngoài mất hết, mất hết. Cũng như mấy ông mấy bà học lớp 7, lớp 8 bây giờ bỏ học đi ra chơi bời này kia, cờ bạc rượu chè một thời gian mất hết, phải ngồi lại ôn lại từ đầu nữa. Thành ra chúng ta thấy cái thế tư tưởng nó chán chết mồ. Rồi khi vô trong đó thì thích, mà phải cũng như tập võ vậy, hồi đó tôi cũng tập võ nở nang, bắp thịt ngon lành lắm, uống sữa tươi này kia, tôi bây giờ bỏ tôi ốm nhom, ốm còn dữ hơn nữa, nhưng mà nó nở ra nó thẳng rồi mình không ấy không còn tập, đi dạy không còn tập nữa thì nó tóp de lại thì da nó nhăn hết trơn, bây giờ tới già còn còm hơn nữa. Rồi bây giờ tôi tập lại, tôi ấy nữa thì cũng có thể mập lại, nhưng mà mệt lắm, mệt lắm.

Còn cái Bát Nhã không có vậy, Bát Nhã không có vậy. Bát Nhã chỉ nhận lại Phật tánh, mà Phật tánh nó vốn có, mà nó bất sanh bất diệt thì đâu có mà luyện gì.

Thành ra tu theo thế giới từ địa ngục tới phi phi tưởng, mấy ông mấy bà phải luyện tập hoài, các ngài phải ngồi trong thiền định hoài, mà dứt thiền định một cái là nó sa đọa, thì thấy sung sướng đâu có sung sướng gì đâu, sung sướng mà không sung sướng gì hết trơn á, mình phải nghĩ suy, phải tính toán, phải tập luyện, phải văn ôn võ luyện hoài hoài hoài cho nó thuần thục, bỏ một, hai bữa nó quên.

Thành ra tôi nói mấy ông mấy bà đừng có học đừng có nhớ, giai đoạn đầu thì phải nhớ, rồi phải tìm hiểu nghiền ngẫm cho đến khi hiểu rồi thì quên hết tất cả, thì đó qua Bát Nhã đấy. Mấy ông mấy bà thường nói: bạch Sư! Sư giảng mà con quên hết trơn. Trời ơi! tôi đâu có biểu mà nhớ. Nhưng mà bây giờ về tối phải nhớ, nếu mấy ông mấy bà nhớ thì bây giờ về tối thì nhớ liền, có khi quên một vài chỗ nữa thì về hỏi bạn mình, còn để 2-3 bữa không còn mốc gì hết. Rồi: Sư! Sư giảng lại cho con nữa. Trời đất ơi! tôi đâu phải là, vậy là tôi vô lò thiêu sớm, tôi lặp tới lặp lui, cái này tôi cũng lặp 9-10 lần đó, mấy ông mấy bà cứ chỏng cẳng ngủ. Trời đất ơi! sướng quá trời, về coi nhớ sáng này Sư giảng cái gì, mình ôn lại mình nghiền ngẫm. Thí dụ là Sư nói Chân Như tịnh là như thế nào? bất biến là như thế nào? còn chuyển biến đứng lặng là như thế nào? chuyển biến xao động là như thế nào? Mình lấy thí dụ đi. Thí dụ cái bình thủy này như thế nào là bất biến? như thế nào là chuyển biến đứng lặng? như thế nào là chuyển biến xao động? bất cứ cái gì mình cũng gặp được, mình phải nghiền ngẫm suy gẫm, chỗ nào kẹt hỏi bạn mình, chỗ nào kẹt nữa hỏi tôi, chớ mỗi cái mỗi hỏi tôi thì kẹt quá, “học thầy không tày học bạn”. Mà khi mấy ông mấy bà hiểu rồi, bất cứ chỉ cái gì mấy ông mấy bà cũng thấy ba cái chuyển biến nằm trong đó; chỉ cái bình bông thì mình biết cái bất biến bình bông là cái gì? khi nhìn như thế nào gọi là cái nhìn bất biến? Mà khi lỡ, rủi ro mình được cái nhìn đó mình biết đây là chứng đắc. Rồi khi mà mình thấy được cái chuyển biến đứng lặng của cái bình bông thì mình biết đây là chuyến biến đứng lặng; rồi khi chuyển biến xao động mình phải biết nhìn như thế nào là chuyển biến xao động. Bây giờ mình đang nhìn với cái chuyển biến xao động, mà tu tập như thế nào? cái bánh vẽ của Đức Phật đưa ra chuyển biến đứng lặng là sao? khi mình lọt qua trong đó mình biết mình đắc quả Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai; rồi khi mình đi tới cái bất biến của Alahán thì biết đây là bất biến.

Cái bánh vẽ phải nắm cho vững, mặc dầu chưa đắc, nhưng mà lý thuyết và cái bánh vẽ phải nắm cho thật vững, tôi 13 năm trời tôi mới tìm ra được nó, hén, mà cũng không rõ ràng, tới bây giờ mới tương đối là cái bánh vẽ khá rõ thôi, chớ tôi không biết nó rõ chưa, mình phải chứng, đắc nữa mới được, thì chư Phật tử thông cảm tôi, tôi cũng nói dóc thôi, cũng gạt gẫm chư Phật tử thôi, để cùng tôi đi làm cái bánh vẽ thiệt, trở thành cái bánh vẽ thiệt. Thành ra thỉnh thoảng tôi phải trốn đi làm cái bánh thật, không được trở về nữa, phải không? Tiếp tục để làm cho tới chừng nào được thôi, hén. Sau đó mình mới hồi hướng cái bánh vẽ này về Cõi Phật chớ đừng về cõi trời, nếu mà tham thiền như vậy chúng ta có cái nhất niệm đấy, không nhất niệm là không giảng được như vậy đâu, hễ nhất niệm chừng nào thì càng sáng tỏ chừng nấy, nhưng mà vẫn là nhất niệm thôi, vẫn là bánh vẽ thôi, nếu mà không phát nguyện về Cõi Phật thì về cõi trời, để tự nhiên nó về cõi trời thôi, muốn cho nó ngã hướng nào nó ngã, nhưng mà nhất định phải ngã về hướng Tây, hướng mặt trời lặn, thì nó phải mở cái miệng về đó thì phải về đó thôi, nhân nào quả đó. Chư Phật tử phải hiểu.

Bây giờ tôi giảng tiếp nữa hén.

Rồi cái tư tưởng này nó tập trung kỹ lâu mạnh sâu nữa nó sẽ thấy được Chân Như tịnh, tức là cái bất biến, một loáng thoáng nào nó thấy nó hiện ra rồi nó lại mất, rồi nó lại tạo ra cái giả để nó làm cái chỗ duyên, làm cái chỗ duyên của nó, là cái đối tuợng của nó, mà chúng ta thấy, thấy đuợc sự thật tạo ra cái giả so với sự thật làm sao được! không thể được, nhưng mà nó vẫn thấy là sự thật. Rồi nó tạo ra cái chân không diệu hữu, nó thỉnh thoảng nó tập trung kỹ lâu mạnh sâu nữa nó thấy chân không diệu hữu, tạo ra cái giả nữa thì tới đây là hết rồi. Thành ra chúng ta thấy cõi trời Phi Phi Tưởng rất là độc đáo đấy, nó làm như tương đương Như Lai rồi đấy; cỏn Vô Sở hữu xứ tương đương với Alahán thật, nhưng mà đó là cái bánh vẽ, cái bánh giả, cái đồ giả, đồ dỏm thôi; còn alaya thức tương đương Nhập Lưu Nhất Vãng Lai Bất Lai đấy, với người trời đấy; qua tới mạtna nó bắt đầu là đi vào cõi vọng của mạtna đấy. Rồi chúng ta nói về cái tiến hóa.

Bây giờ nói về cái vọng hóa, cái sa đọa. Sa đọa thì chúng ta thấy tứ thiền, tứ thiền bây giờ bắt đầu nó đi qua nó mới chụp mũ cái vọng tuởng dung thông, vọng tuởng dung thông hồi nãy là cái gì? là có hình mà chua có tướng, khi nó chập chờn le lói rồi bây giờ nó thấy cô đọng lại có cái hình, có những sắc trần, những cái vi trần đang cô đọng lại, nhưng mà vi trần đó là cái gì? chưa có, chưa có tướng mà.

Thí dụ như bây giờ tôi thấy có một số vi trần hội họp lại giống như cái bình bông, nhưng chưa có hình chưa có tướng bình bông, bây giờ nó chụp mũ thành có cái tướng bình bông, có thể cầm lên, có thể đập bể, có thể chưng bông, có thế đổ nước vào đó, hồi nãy thì là dường như có tướng bình bông nhưng mà cầm không dính, đổ nước không vô, nó không có thật, nhưng mà cái hình nó giống giống như cái bình bông, nếu là nghiệp người, còn cái nghiệp con kiến thì khác, có thể nó thấy bình bông đó cũng như cái biển, nó đang bò xung quanh cái biển đó, thì mỗi nghiệp chúng sanh chụp mũ.

Thành ra giữa tứ thiền và vọng tưởng dung thông cái đứng lặng, chuyển biến đứng lặng và cái chuyển biến xao động này khó mà phân biệt được, khó mà phân biệt được.

Đây tôi lấy cái thí dụ, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật có thí dụ tôi thấy hay, hay. Đức Phật có nói: Anan ơi! như mà khi

Ông đi vào giáo hội của Đức Thích Ca thì ông thấy có một cái Pháp hội, thì noi đó tất cả chư Tăng và Đức Phật đang ngồi trong đó, thì cái đó là thế giới của đứng lặng, của mặt trăng thứ ba đấy, mà Đức Phật không có nói mặt trăng thứ ba nha, cái đó là thế giới của đứng lặng, sau đó ông vô mới phân biệt: đây là Đức Thế Tôn, đây là Xá Lợi Phất, đây là Mục Kiền Liên, thì ông qua tứ thiền rồi đấy, qua cái xao động rồi đấy. Ông làm sao phân biệt? Hồi nãy thấy cái bóng mờ mờ dường như có người ta, có một cái Pháp hội, có này kia, thì cái đó là thế giới của đứng lặng chuyến biến đấy; bây giờ nhích một chút xíu là thế giới của đứng lặng chuyển biến thành ra thế giới của xao động, chuyển biến mà xao động, hồi nãy chuyển biến mà đứng lặng, bây giờ chuyển biến mà xao động, tôi biết đây là Đức Thế Tôn, đây là Xá Lợi Phất, đây là Mục Kiền Liên thì đây tứ thiền, mà Đức Phật không có nói là tứ thiền nha, chỉ nói là thế giới của xao động đấy. Rồi bắt đầu mới thấy là Đức Thế Tôn đáng kính, cái vẻ mặt hào quang sáng rỡ, rực rỡ hơn các vị Bồ Tát, đây là Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất, Mục Kiền Liên mình thấy mình kính mến các Ngài, mình thương các Ngài – bắt đầu qua tam thiền, qua yêu ghét rồi, qua cảm giác chớ không còn là tứ thiền nữa, qua xao động rồi, tôi nắm được cái này tôi mừng quá, tôi nói: trời ơi! hồi xưa giờ tứ thiền với mặt trăng thứ ba, bị vì dùng chữ dung thông rất là hay, bởi tôi thấy là danh từ của Đức Phật mình dùng là mình thấy không cải sửa được. Thông là gì? thông là không có chướng ngại, hễ chướng ngại thì nó không thông, bây giờ cũng như cái đường mương nó chướng ngại là nó không thông, bây giờ nó thông tức là mình đã khai mở lấy được rác lên hết là thông. Còn dung là gì? dung là trộn lẫn với nhau, cũng như đường với nước vậy, bỏ cục đường vô nước nó tan ra hết, mà làm sao phân biệt cái nào là đường cái nào là nước? không phân biệt được, chỉ khi nào mà đem đi bắt lên bếp mình nấu tới chừng nước bốc hơi hết đường mới cô đọng lại. Hoặc là muối với nước chẳng hạn, khi mấy ông mấy bà bỏ cục muối, hay muối bọt vô trong nước rồi, đố mấy ông mấy bà phân biệt được muối với nước. Muối kể như cho tứ thiền đỉ, còn nước kế cho chân tâm đi, bây giờ làm sao phân biệt nước? làm sao phân biệt được muối? không phân biệt, nó trộn lẫn, dung là trộn lẫn, mà thông là không có chướng ngại, trộn lẫn một cách không chướng ngại nhau.

Thành ra ngoại đạo mới lầm tứ thiền này đó là Alahán, tứ thiền này là Niết Bàn.

Tới chừng Đức Phật mới thấy rằng không phải, không phải. Ngài mới nhận ngay cái tứ thiền đó là nhận thấy cái đứng lặng nằm ngay trong cải xao động đó, nhận thấy cái đứng lặng mà chuyển biến nằm ngay trong cái xao động mà chuyến biển, chỉ can chúng ta đừng phân biệt, đứng lại, dừng lại chúng ta nhìn sự vật vậy thôi. Nhìn sự vật như vậy, tức là nhìn được cái, lấy cái hư minh le lói chiếu soi mà chiếu phá vào cái dung thông, dung thông là tứ thiền. Bây giờ tôi nhìn cái bình bông thì tôi biết đây là cái bình bông, giai đoạn biết đây cái bình bông, đây là cái bình bông gì, hoa gì để trong đó, thì chúng ta thấy là tứ thiền chưa có thương ghét. Nhưng mà nếu nhìn kỹ một chút, chúng ta đứng lặng lại thì chúng ta thấy bình bông thật chỉ là một số vi trần đang hội tụ, không có hình tướng như vậy, một số vi trần đang hội tụ. Thì giữa một số vi trần đang hội tụ và cái bình bông thật sự này, hai cái này không phân biệt được, không phân biệt được. Nhưng mà khi chúng ta thấy là cái bình bông có thật, có thế cắm bông vô thì qua tứ thiền. Còn chúng ta nhìn kỹ nữa, chúng ta đứng lặng lại đừng có phân biệt nữa, thì chúng ta thấy cái bình bông mờ đi, mờ đi, nó chỉ là những cái vi trần những cái sắc trần đang hội tụ lại thế thôi, thì đây mới là mặt trăng thứ ba mà thôi, tức là

Nhập Lưu đấy, thấy được tất cả những sự vật: vật lý và sinh lý, chỉ là những cái bóng hình đang hội tụ, có đi, có đứng, có ngồi, có nằm, có ăn, có mặc, có nói, có làm, nhưng mà không có con người nói làm, không có con người đi đứng, chỉ là những sắc trần, những bóng ma đang hội tụ lại, đang chuyển biến trong không gian này thôi.

Thôi tới đó thôi. Rồi sau tôi nói về cảm giác. Thì đây là mặt trăng thứ ba; qua cảm giác rồi là mặt trăng thứ hai thì bắt đầu Nhất Vãng Lai và Bất Lai; cỏn qua cái tư tưởng thì phải Alahán là mặt trăng thứ ba đó thì chúng ta mới đi rốt ráo được.

Thì thời giờ hết rồi. Bây giờ tới đây xin tạm ngưng, kỳ tới chúng ta lặp lại một lần nữa, hén, rồi chúng ta có thể một, hai lần nữa rồi chúng ta qua bài Kinh Sáu Sáu, nhưng mà cố gắng, trước khi đọc lại có một số người nào đại diện diễn giảng lại cho tôi nghe, thấy được thì tôi mới qua bài Kinh Sáu Sáu, còn không thấy chắc phải lặp lại nữa, hén, thì trả bài mà đại diện thôi, chớ còn kêu hết chắc rút hết không còn ai hết, cỏn mình tôi thôi, ai mà phát tâm chớ tôi không bắt buộc, hén, phát tâm nói lại.