BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 16
Giảng ngày 10-02-2004 âm lịch

Cái bài Vô chất tánh cảnh Hữu chất tánh cảnh chư Phật tử thấy sao? Bữa nay giảng sâu hơn một chút được không? Hay là tới đây mình thôi? Được. Được thì phải trả bài á, chớ không phải để một mình tôi nói là không được, nói là phải nói hết, tôi nói rồi, tới mấy ông mấy bà lặp lại á. Bữa nay chúng ta tập đại thành. Biết chữ tập đại thành không? Tức là bữa nay mình sửa cái bản này lại cho nó đúng đắn một chút, cho nó rõ ràng hơn, cô đọng hơn, và cho nó có thể là phiền toái hơn, phức tạp hơn, khó hiểu hơn, có thể dễ hiểu hơn, là tùy hén, theo cái khả năng của mấy ông mấy bà, nếu được thì chúng ta đi sâu thêm một chút nữa, và tôi tham thiền tôi thấy nó còn lộn xộn quá, bây giờ mới sửa lại cho nó rõ, thì đòi hỏi mấy ông mấy bà về mỗi người phải sửa lấy á,

rồi trình lại cho tôi coi cái nào gọn gọn, chớ tôi sửa không nổi. Sao tôi thấy cái nào cũng tùm lum quá đi, nhung mà tôi giảng thì thấy nó rõ, hén, tới chừng sửa tới cái bản này tôi thấy, tôi ngồi từ sáng tới giờ tôi sửa gần 2 tiếng đồng hồ, mà tôi thấy nó cũng còn chua rõ. Bây giờ mạnh ai nấy sửa, trình tôi coi hà, ai sửa coi đuợc lấy cái đó photo, cái bản cũ chắc phải bỏ, thì mấy ông mấy bà chịu thì giảng, còn nếu không thì chúng ta qua cái bài Kinh Sáu Sáu thì nó không rõ ràng hơn, bỏ thì tôi uổng, hén, mà tiếp tục giảng tôi thấy coi bộ người nào người nấy ngơ ngác quá, ngơ ngáo như ông kẹ, tôi thấy cũng rầu quá. Thì chư Phật tử phải cố gắng đấy, mỗi người phải cố gắng lấy, hén. Thì tôi nhớ, hôm trước có hỏi một lần rồi, mấy ông mấy bà trả lời: Sư đi đến đâu con đi đến đó.

Thì câu chuyện của Thiền Tông, tôi kể lại cho nó vui một chút, để không khí nó khô khan quá. Mấy ông mấy bà coi theo được không hén.

Thì câu chuyện đó là trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa, thì có một ông Thiền sư đó ổng độ hon 700 Tăng, tức là đệ tử đông, trên một cái ngọn núi, ông chiếm gần hết ngọn núi, thì nhà vua nghe tiếng đồn, mới kêu người quan đó, quan lớn trong triều đi thỉnh Thiền sư về triều dạy cho vua và hoàng hậu với cung phi mỹ nữ, hén. Thì ông quan đó đi rồi về tay không, tức là vị Thiền sư trụ trì đó không chịu, không chịu rời núi để xuống vào trong cung đền vua. Thì ông vua ông mới bực mình, ổng mới kêu ông quan lớn hon nữa đi xuống thỉnh. Thì thỉnh đã đời cuối cùng Thiền sư cũng từ chối thôi, Thiền sư đó không chịu trở về, thì ổng cũng trở về tay không thôi. Ông vua bực mình, ổng sai ông quan lớn hơn nữa đi, ổng nói: kỳ này đi không có trở về tay không, trở về là phải đứt đầu đấy, thì ông tính làm sao tính, ông liệu sao liệu hén, kỳ này ông đi thỉnh sao không biết, mà nếu ông về, Thiền sư không về ông phải bị xử trảm đấy. Thì ông này cái lệnh đó thì ông vua thì ổng làm thiệt đó, bị ổng ra lệnh rồi, nếu đi mà về không phải bị xử trảm. Thì vị quan này lớn nhất ở trong triều, mới ra đi, thì thỉnh Thiền sư không chịu xuống, nói: tôi thì cái nguyện tôi không tách rời núi, khi nào tôi đắc quả cao tôi mới có thể rời núi và tôi xuống độ vua và hoàng hậu, cung phi mỹ nữ với quan trong triều, bây giờ tôi không có xuống. Thì ông quan này ông nói: nếu không xuống thì tôi không về được, ông vua ra lệnh, nếu tôi về là phải chết thôi, thì thà rằng tôi chết tại đây, mà nếu tôi dùng chính trị đối với Ngài không được, thì tôi phải dùng quân sự đấy, tức là ở tỉnh thì cũng nhỏ hơn ổng thôi, ổng là quan lớn trong triều mà, thì ông tỉnh trưởng đối với ổng thì không ra cái lai nào hết á, thì ông có thể ra lệnh bắt Sư trụ trì, Sư này và tất cả bảy trăm mấy chục ông Tăng đều phải nhốt hết, hén. Thì ổng ra lệnh trong 7 bữa đó vị Thiền sư phải trả lời và cho Tăng chúng biết, nếu không thì chẳng những vị Thiền sư mà cả bảy trăm mấy chục Tăng chúng phải bị liên lụy hết, tức là có thể ổng bắt hết á, bắt hoặc là chở về triều hết, hoặc hoàn tục hết, hoặc lấy chùa luôn, vì cái lệnh của vua mà, lệnh của quan lớn mà. Thì trong 7 ngày đó, tới ngày thứ 3, thứ 4, rồi thứ 5, thì vị Thiền sư cũng không trả lời gì hết. Tới ngày thứ 6, thì ngày hôm sau là ngày thứ 7 rồi, thì chúng ta biết rằng bảy trăm mấy chục vị đều là trong đó có Thánh nhân mà cũng có phàm Tăng, mình không biết được, thì tất cả đều run hết, mới đắp y vô bạch với thầy, lễ thầy, xin thầy một vấn đề: ngày mai là ngày chót rồi, ngày chót đã hẹn với quan rồi, nếu quan vô đây Ngài không đi nữa thì sẽ sao? Bây giờ xin Sư phụ cho biết ý kiến, cuối cùng, chót Sư phụ tính như thế nào? Thì vị Thiền sư thấy rằng trong chúng xôn xao, mới 7 ngày không tu gì được hết, cho nên vị Thiền sư mới kêu hết chúng họp lại, coi ý kiến của chúng như thế nào. Thì trong đó hết 4/5 là thỉnh vị Thiền sư phải về triều thôi, nếu không cái chùa này sẽ bị tịch thu, hoặc bị đốt, và Tăng chúng sẽ bị bắt hết, bắt mà xử như thế nào thì chưa biết, có thể hoàn tục, có thể chở tù binh trở về triều, không chừng, thì do cái sự quyết định của quan lớn đó. Thì hết 4/5 là yêu cầu Sư phụ mình trở về triều thôi, trở về triều thì vinh hoa thôi, vinh quang thôi. Nhưng mà cái nguyện của ông Thiền sư đó thì không chịu trở về triều, vì ông biết mình đắc quả chưa cao, có thể khó độ được, trong lúc vua thì mờ ám vì vật chất mà, đó cõi ngũ dục mà, độ không khéo thì mình bị độ theo. Thì còn lại 1/5 đó thì chia làm hai, là một mớ thì tùy ý Sư phụ, nếu Sư phụ chịu về thì con sẽ về theo, mà không thì tụi con phải ở lại thôi; còn một số thì ở lại, một số rất ít thôi, ở lại, có chết thì chết. Thì vị thiền sư này thấy rằng hết 4/5 đã sọ rồi, đã rung động hết rồi, bây giờ theo lệnh nhà vua phải về thôi, nhà vua thỉnh ba lần mà. Thì vị Thiền su này cũng mỉm cười, bị Tăng chúng đã xao động rồi, bảy trăm mấy chục mà hết 4/5 là muốn trở về triều. Vị Thiền sư nói: thôi được, như vậy theo ý kiến số đông phải trở về triều, thầy cũng trở về triều, hén, thì ngày mai thầy đi, bây giờ có một số ít theo thầy thôi, khỏi cần đi hết, đại diện một hay vài vị thị giả theo thầy thôi. Bây giờ có ai theo thầy được? Hén, trong đó chúng thì có một vị anh cả đưa tay lên. Rồi thầy mới hỏi: một ngày ông đi được bao nhiêu dặm? Thì vị đệ tử nói con đi được 20 dặm. Thiền sư lắc đầu: ông không theo tôi nổi, không theo tôi được. Hỏi: bây giờ có ai theo thầy được nữa không? Thì vị Tổ trưởng gio tay lên. Nói: một ngày ông đi mấy dặm? Nói: con đi 30 dặm. Vị

Thiền sư lắc đầu: ông cũng không theo tôi được, ông không theo nổi. Thì tất cả trong hội chúng le lưỡi rồi đó, một ngày 30 dặm, một dặm có thể hơn một cây số bây giờ, một ngày đi 20 cây số, với 30 cây số, đi bộ, thì chúng ta biết 30km là mỏi giò đấy. Ông thầy mới nói: ông theo tôi không được. Thì cuối cùng hỏi riết, hỏi tới lần thứ 3, thứ 4, có một vị đưa lên nữa, rồi nói: con đi một ngày 40km. Thì vị Thiền sư nói: không được, không theo tôi nổi. 40 cây số chúng ta biết 40 cây số gần 50 cây số, mà bây giờ một dặm đó là một cây số ngoài, theo trong Tàu, thì tức vị này đi gần 50 cây số, thì chúng ta thấy một ngày chúng ta đi 30 cây số là chết, 30 cây số là bằng ở đây lội bộ lên Vĩnh Long 60 cây số, mà một ngày đi như vậy làm sao đi cho nổi, đi tới cỡ đó vị Thiền sư nói: ông cũng theo tôi nổi. Thì tất cả trong hội chúng hơn 700 đệ tử đều lắc đầu hết. Ngài hỏi lần thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, hỏi: vậy ai theo tôi nổi? Thì 40 cây số là 40 dặm, chúng ta biết quá xá, mà 50 cây số một ngày lội làm sao nổi, lội là lội liên tiếp cho đến đền vua, chúng ta biết từ cái núi bên Tàu nó rộng, xứ nó rộng lắm, có thể mười mấy ngàn km, thì đi cả tháng trời mới tới, một ngày đi 50-60 cây số như vậy làm sao đi nổi. Thì hỏi lần thứ hai thứ ba cũng không ai trả lời hết. Tới lần thứ tư, có một chú tiểu mười mấy tuổi hà, chú tiểu là chú nhỏ để chỏm, chú đưa tay nói: bạch thầy con theo thầy được. Ông thầy cười nói: chú đi một ngày bao nhiêu dặm? Thì chú tiểu mới trả lời: bạch Thầy, Thầy đến đâu con đến đó, hén. Không nói bao nhiêu dặm hết, ổng nói: bạch

Thầy, Thầy đến đâu con đến đó. Ông thầy cười: được, vậy thì con theo ta được. Ông chấp nhận liền, “Thầy đến đâu con đến đó”, hén, ông chấp nhận nói: con theo ta được. Mà chú mới mười mấy tuổi hà. Rồi tới sáng lại họp hết bảy trăm mấy chục Tăng, Thầy bắt cái bồ đoàn lên, rồi từ giã đệ tử, nói: hôm nay ta đi, ta dặn dò xong hết rồi, giao cho Trưởng toán, trưởng đoàn hết, xong hết rồi, thì hành lý mấy ông đệ tử chuẩn bị rồi hết rồi. Ông thầy bắt kiết già nói: thôi bây giờ ta đi nha. Thì ổng nhắm mắt ổng tịch luôn. Đi là đi bằng chết đấy, nhập định bỏ xác luôn, chớ không phải đi vào triều vua. Ngồi bắt kiết già, ông dặn dò đệ tử hết rồi, nếu đỉ đệ tử tưởng đỉ lâu, nếu đi về cung vua ít nhất cũng 9-10 năm mới trở về núi được, tức là dặn dỏ, căn dặn lại trong một thời gian đi vắng ở đó thì ai thay thế, hén, ai có thể thay thế, ai tu học như thế nào, vẫn giữ nguyên như cũ, đi bát làm sao, nghi thức hành trì sao, người nào lớn người nào nhỏ, sắp hết đàng hoàng, tưởng đâu đi mười mấy năm rồi về, không ngờ ông lên bắt kiết già rồi đi luôn, tức là chết luôn. Thì mấy thầy ngồi đó đọi ông thầy xả thiền, đợi lâu thấy nín thinh, lên thấy hết thở, mới biết Sư phụ đã chết, thì ông đệ tử, ông chú tiểu đó mới đem bồ đoàn ngồi sau ông Thầy, bắt kiết già không tới 5 phút ông cũng chết luôn. Ông nói câu: Thầy đến đâu con đến đó. Thầy nhập định bỏ xác, thì con cũng nhập định con bỏ xác.

Thì câu chuyện vậy đó. Bây giờ mấy ông mấy bà theo được không?

Bây giờ, hễ tôi đến đâu mấy ông mấy bà đến đó hén. Vậy thì tôi giảng tiếp, còn nếu không thì thôi, chớ tôi thấy cái bài này khó, tôi ngồi thiền muốn chết mồ chết tổ luôn á, thì tôi cứ miệt mài trong đó, thì ở trong thanh tịnh mới có thể tìm hiểu được, chớ không thể nói mép được. Mấy ông mấy bà phải có hạ thủ công phu rồi mới hiểu được cái này, tức là tôi nói ít nhất cũng phải là nhị thiền hay tam thiền, tức là niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, và thứ ba là khỏi niệm Phật, hoặc là chìm đắm trong tiếng niệm Phật; còn nếu theo hơi thở, thì hơi thở đếm từ 1 tới 10, hén, rồi hít vô thở ra khỏi đếm, còn thứ ba là khỏi theo dõi hơi thở nữa, giai đoạn thứ tư là chìm đắm trong trạng thái hơi thở, tức là mất người còn hơi thở thôi, còn nếu giai đoạn thứ năm mất luôn hơi thở nữa thì ngon đấy, giai đoạn này thì Sư đến đâu con đến đó, hén. Rồi nếu không thì thôi.

Còn nếu tôi đi sâu nữa thì chới với đấy, chới với đấy, thì tôi thấy nó rất khó, bị vì chân lý mà. Ở đây nó bao gồm cả thế giới của Kinh Hoa Nghiêm, nghĩa là Kinh tối thượng thừa Đại Thừa Trung Thừa Tiểu Thừa đều nằm ở trong cái bản này hết, thì tôi thấy nó sáng tỏ.

Thì mấy chục năm nay tôi so sánh, nhất là bên Thủ Lăng Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm bài Kinh Sáu Sáu là Nguyên Thủy đấy, Thủ Lăng Nghiêm thuộc về sự lý vô ngại thuộc về của Bồ Tát, và của Bát Nhã, Bát Nhã là Kinh Đại Thừa Khởi Tín Luận đấy. Thì chúng ta thấy là cái bảng này tôi rút trong ba cái đó, mà tôi mấy chục năm nay tôi so sánh, tôi cũng khổ đau về Phật giáo đấy. Tôi thấy Phật giáo nó mù tịt, tìm con đường, con đường thoát không ra, thoát không ra.

Thì hôm nay theo ý kiến của tôi, tôi giải thích theo hiểu biết của tôi thôi, đề nghị cho nó sáng tỏ thêm thôi, chớ còn đúng hay sai còn ở sự tu tập của mấy ông mấy bà và của tôi nữa. Thì tôi xin thưa cái này là sáng tạo tìm kiếm ra mà chưa có sự thực chứng của tôi, chỉ là do tôi tham thiền tôi nhận thấy như vậy thôi, chớ còn chứng đắc thì chưa có, đây chỉ là cái bánh vẽ mà thôi, nhưng mà tôi thấy nó sáng tỏ, hén. Neu mà có thời giờ tôi sẽ đọc về Duy Thức của tất cả các tác giả khác giảng về Duy Thức, thì chúng ta thấy rằng rối ben, hoàn toàn không có sáng tỏ gì hết, nhưng mà nếu chúng ta so lại cái bản này chúng ta thấy rất hay, nó rất sáng, thì tôi thấy nó rất hay, tôi không thể để một mình được, lúc sau này tôi nghỉ giảng lâu à, đúng là tôi không dám giảng, bị vì khó mà giảng lắm, hễ giảng tới rồi phải giảng lui, giảng xuôi giảng ngược, giảng qua phải giảng lại, không khéo chúng ta dính mắc vào cái thế một chiều, cái thế một chiều.

Thì nếu chư Phật tử cố gắng thì về phải ngồi thiền đấy. Mà ngồi thiền muốn cho rõ thì ít nhất hai tiếng trở lên, cỏn dưới hai tiếng là không có ích lọi gì đâu, bị vì chúng ta muốn nhập về: niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm và khỏi niệm Phật, thì chúng ta vô, mà chúng ta thu thúc tập trung vô cái đó cũng hết nửa tiếng rồi, rồi còn lại nửa tiếng nữa chúng ta đi sâu vào thiền định, rồi một tiếng sau chúng ta quán xét, chúng ta nghiền ngẫm. Chữ nghiền ngẫm rất hay, nghiền cho nát, rồi ngẫm nghĩ, thì chúng ta mới có thể đi sâu vào được.

Thành ra cái Duy Thức và Bát Nhã trộn lẫn này đó, cái này là Duy Thức và Bát Nhã chớ không phải, cái đứng lặng thuộc về Bát Nhã, còn cái xao động thuộc về Duy Thức, hai cái chúng ta trộn lẫn lại để chúng ta thấy cái vấn đề nội chế của tư tưởng, cái mê hồn trận của tư tưởng, mà biết bao nhiêu người tu bị nó mà phải sa đọa, chúng ta thường kêu là ngũ ấm ma. Phải coi cái này cho kỹ rồi chúng ta sẽ tránh được ngũ ấm ma. Tôi hồi đó tôi cũng khổ đau với ngũ ấm ma đấy. Ngũ ấm ma tức là: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, năm cái này người tu thường bị chết trong đó, bị chết trong đó, nhưng mà tới Alahán mới dứt được sắc thọ tưởng hành thôi, nhưng mà thức uẩn vẫn còn kẹt đấy, còn kẹt đấy, trong đó tôi thấy Alahán còn nằm trong ngũ uẩn, nếu theo cái nhìn của Đại Thừa. Thì chúng ta thấy là chúng ta cố gắng.

Thì sẵn đây tôi kể một cái câu chuyện câu chuyện của một chú bé, thì mấy ông mấy bà thấy cái Phật pháp nó rất thậm thâm, nó rất khó.

Thì có một chú bé, hôm trước chú đi Sài Gòn chú gác đèn xanh đèn đỏ gì đó, thì tôi có khuyên ở lại để tu tập. Thì hôm qua, hôm kia gì chú có đến cốc tôi, thì cũng lối hai giờ mấy ba giờ, tôi ăn xong tôi định nằm nghỉ, chú lại chú kêu, thì tôi tưởng đâu, tôi thấy chú tôi nói: sao hồi đó ở đây không có đi Sài Gòn nữa. Nói: hồi đó nghe Sư dạy con không có đi. Tôi nói: bữa nay lại tôi giờ này, mai chủ nhật rồi hả đến chớ. Nói: không con đến, Sư ấn chứng cho con đi, con kiến tánh rồi. Hén, kiến tánh là thành Phật đấy. Thì chú mới đem Kinh Pháp Bảo Đàn, chú nói với tôi, và Kinh Kim Cưong và Kinh Lăng Già, chú nói: con coi Pháp Bảo Đàn hoài mà không hiểu, hôm nay con ngộ rồi, thì Sư chứng cho con coi con có chứng đắc chưa. Thì tôi nói: mấy bữa rày chú ở đây mấy tháng trời mà không vô nghe pháp? Nói: Sư giảng thứ lớp không hà, tu bên Thiền Tông là không có thứ lớp, không có thứ tự, “kiến tánh là thành Phật”, thì kiến tánh mãi, cứ kiến tánh mãi đi mãi thì tới quả Như Lai thôi. Tôi nói là: thứ lớp là trên vấn đề Bản thể thì không có thứ lớp, trên hiện tượng thì phải có thứ lớp chớ, chú đạt được Bản thể chưa? Chú nói là: tu như tôi nó mệt, nghe pháp mệt, đói ăn, khát uống, buồn ngủ thì ngủ thôi. Tôi nói: ông nói cái đó thì không phải là sai, nhưng mà cái đó Tổ nói thì được, còn nếu ông nói mà ông làm được thì ông lên ngồi kiết già, tôi đắp y tôi lạy ông, chớ còn tôi chưa làm được vấn đề đó, tôi còn phải tu phải chứng còn phải đắc mới được. Ông nói: Nhập lưu mà biết mình đắc Nhập lưu thì đó không phải là Nhập lưu, Alahán mà biết mình đắc Alahán thì đó không phải là Alahán nữa, ổng nói Kim Cang nói vậy đó. Tôi nói: Kim Cang nói thì được, mà ông nói thì xuống địa ngục đấy. Ổng nói: vậy Kinh Kim Cang sai hả Sư? Tôi nói không phải Kinh Kim Cang sai, mà ông sai thôi, ỏng cỏn nói dài lắm, ổng lý luận toàn Kinh Kim Cang, toàn Bát Nhã không. Tôi nói: thôi giờ tôi buồn ngủ quá rồi, không tiếp chuyện ông được, để tôi đi ngủ. Ông đi về đi, nếu ông có đến nghe pháp thì được, còn bây giờ ông biểu tôi ấn chứng cho ông thì tôi không ấn chứng. Ông nói: vậy chớ Lục Tổ đâu có tu, đâu có hành, đâu có chứng gì đâu, Lục Tổ chỉ đến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ấn chứng cho, Lục Tổ đâu có tu với Ngũ Tổ gì đâu. Tôi nói: ông lầm rồi, ông không phải Lục Tổ, mà tôi cũng không phải là Ngũ Tổ nữa, tôi không có ấn chứng cho ông được, ông có thể Lục Tổ tôi cũng chưa biết được, còn tôi chắc chắn chưa phải là Ngũ Tổ, ông đi tìm chỗ khác đi, có ai ấn chứng cho ông thì ông tìm đến đó ấn chứng, ông về nghỉ đi, tôi buồn ngủ quá, tôi đi ngủ thôi.

Thì mấy ông mấy bà thấy cái nguy hiểm của Kinh Bảo Đàn, Kinh Pháp Bảo Đàn không phải sai, nhưng mình đọc mình hiểu sai, cái chỗ đó là cái chỗ chết, không có tu, ông không chứng, không đắc, kiến tánh là thành Phật thôi. Thành ra Sư Trưởng thường nói: kiến tánh là thành ma. Kiến tánh là tánh nào mới được? Thành ra cái chỗ mà ông Thiện Đức hỏi tôi rất hay, chúng ta phải thấy là nó có nhiều cái tánh.

Bây giờ chúng ta trở lại. Hén, chư Phật tử để ý, hôm nay tôi giảng rồi mấy ông mấy bà về tự sửa cái này lại, rồi kỳ tới nữa. À! Tôi nhắc kỳ tới, bữa nay mùng 10, tới bữa 17 là ngay chủ nhật, bữa 17 thì tôi phải đi Nha Trang, thành ra 17 chúng ta nghỉ một kỳ, tới bữa 24 bắt đầu học lại, 24 cũng chủ nhật nữa, thì bữa rằm chúng ta giảng pháp, thì 16 là tôi bắt đầu đi, đi 5 ngày chắc tới bữa 20 là xong, 20 về, thì tới 24 là chúng ta học lại, thì từ đây tới đó là nửa tháng, thì bữa nay tôi giảng, vì tôi không có thời giờ, thành ra tôi sắp lại cái bản khó sắp, tôi giảng cho mấy ông mấy bà thấy rõ rồi mỗi người về mỗi sửa lại, sửa cái bản này lại cho nó rõ ràng, tôi thấy ai sửa đúng thì chúng ta bắt đầu photo lại, cái bản cũ này bỏ, cái bản cũ này lộn xộn quá đi, chúng ta thấy rằng chúng ta lấy Kinh Thủ Lăng Nghiêm mà chúng ta không hiểu được ý nghĩa của Lăng Nghiêm, hôm nay tôi mới đi sâu được vào, thấy Lăng Nghiêm độc đáo, hén, chúng ta cũng trở lại cái bản đó, bản Vô chất tánh cảnh và Hữu chất tánh cảnh đó, tôi giảng lại một lần nữa, mà giảng hơi khác một chút.

Thì Vô chất tánh cảnh chúng ta biết rồi, đó là cái bất biến, mà hễ bất biến chỉ có một cái hào quang uyên nguyên, một cái biển uyên nguyên rực rỡ, không có hình không có tướng gì hết, tức là không có không gian thời gian gì hết, thì cái đó tức là cái Thể của võ trụ, giống như nước vậy, nó không có hình tướng. Nhưng mà chúng ta nên nhớ nước không thể rời sóng, thành ra Hữu chất tánh cảnh là sóng, mà sóng đây là sóng của võ trụ, tức là nó bao gồm vô lượng vô biên chúng sanh, vô lượng vô biên pháp giới, và vô lượng vô biên sự chuyển biến đứng lặng từng sátna, và vô lượng vô biên sự chuyển biến xao động của chu kỳ, tất cả đều nằm trong Hữu chất tánh cảnh. Thành ra Hữu chất tánh cảnh là cái chuyển biến đứng lặng mà chỉ có thời gian chưa có không gian, và tất cả đều nằm ở trong cái Hữu chất tánh cảnh này. Rồi nó có hai cách chuyển biến:

– Chuyển biến đứng lặng, chuyển biến đứng lặng từng sátna, tức là vô lượng vô biên chúng sanh, và vô lượng vô biên pháp giới.

– Và chuyển biến xao động từng chu kỳ, cũng vô lượng vô biên chúng sanh, và vô lượng vô biên pháp giới.

Tất cả đều nằm trong Hữu chất tánh cảnh, đó là cái chân như động. Nhưng mà chân như động này, cái chân như động là cái tướng, lấy cái Bản thể nó là chân như tịnh làm cái nền tảng để phát hiện, để duyên khởi. Hay chúng ta có thể nói là Hữu chất tánh cảnh là sóng, nưong vào cái nền tảng là nước để mà duyên khởi ra. Thì sóng và nước kêu chung là pháp thân; còn Vô chất tánh cảnh là Báo thân, là cái Thể; còn Hữu chất tánh cảnh là cái Tướng, tức là ứng hóa thân. Hai cái này không rời nhau kêu là Pháp thân của Như Lai. Đó là xong. Chỉ có bấy nhiêu đó thôi.

Nhưng mà do một niệm bất giác, tức là kêu là căn bản vô minh, hay còn kêu là câu sanh pháp chấp, thì tới quả Bồ Tát Đẳng Giác mới dứt được cái này, mới trở về Diệu Giác của Như Lai, thì cái này từ chân như tịnh xuống đấy, thì căn bản vô minh này chúng ta mới phát hiện ra, duyên khởi ra alaya của cá nhân, alaya cá nhân chân vọng hòa hợp.

Thì alaya cá nhân là “sông Tương nước chảy đôi dòng”: thì cái dòng thứ nhất của nó là dòng đứng lặng, vẫn tiếp tục chuyển biến đứng lặng; và dòng thứ hai là dòng chuyển biến xao động.

chuyển biến đứng lăng chỉ có thời gian, có hình mà chưa có tướng, tức là vẫn một ngày một xuống cấp, xuống cấp là danh từ của tôi dùng đấy, nhưng mà vẫn giữ hình trung thực của mặt trăng thiệt. Thì chúng ta thấy vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh đó là mặt trăng thiệt, mặt trăng thiệt, do một niệm bất giác mà đi xuống bóng dáng mặt trăng thứ nhất, tức là alaya thức của cá nhân; rồi xuống cấp thêm một tầng nữa là mặt trăng thứ hai; xuống cấp cái thứ nhất chúng ta kêu là alaya thức, rồi xuống cấp một mặt trăng thứ hai nữa chúng ta kêu là 5 thức đầu, tức là mặt trăng thứ hai, mặt trăng thứ nhất thì mờ mờ nhân ảnh, tức là trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là hư vô vi tế, một trạng thái mờ mờ bàng bạc khắp cả võ trụ, hư vô vi tế, rồi xuống mặt trăng thứ hai nữa thì bắt đầu cô đọng hơi hơi lại, chập chờn hư minh le lói chiếu soi, le lói chớp nhoáng chập chờn dường như có hình, dường như không hình, dường như có tiếng dường như không tiếng, dường như có mùi dường như chưa có mùi; rồi xuống mặt trăng thứ ba nữa thì bắt đầu cái hình cô đọng rõ rệt, nhưng mà hình gì, tiếng gì, mùi gì, cũng vẫn chưa có, nhưng mà nó cô đọng lại khá rõ rệt, tới đây hết. Rồi bắt đầu nó trở lên mặt trăng thứ hai, rồi mặt trăng thứ nhất, rồi trở về mặt trăng thiệt, đời đời kiếp kiếp nó vẫn như vậy, vẫn như vậy.

Đó là tôi nói về phương diện đứng lặng, phương diện đứng lặng, tức là phương diện chúng ta phải tu tập từ mặt trăng thứ ba trở về mặt trăng thứ hai, trở về mặt trăng thứ nhất, rồi đi vô mặt trăng thiệt, thì mới đắc quả Alahán, là chấm dứt vấn đề luân hồi sanh tử khổ. Nhưng mà chính mặt trăng này lại không có luân hồi, nên nhớ phần đứng lặng luôn luôn nó vô lượng vô biên, vô lượng vô biên, bàng bạc khắp cả võ trụ, nhưng mà nó có xuống cấp mờ: mờ ít, mờ nhiều, rồi tới cô đọng lại; mờ ít đó là mặt trăng thứ nhất là alaya thức, mờ hơi nhiều tức chập chờn le lói chiếu soi là mặt trăng thứ hai, tức là cái thấy; còn tới cô đọng lại nữa là mặt trăng thứ ba, tức là cái biết, hay là trong chữ Hán kêu là tri, còn cái thấy kêu là kiến, tức là tri kiến, còn mặt trăng thứ nhất kêu là cái nhìn, tức là thị, Thị – Kiến – và Tri. Chúng ta phải hiểu như vậy.

Bây giờ qua bên phần xao động, phần xao động.

Thì alaya, thì chúng ta nên biết nó chỉ có thời gian tuyệt đối chớ chưa có không gian, cho nên nó chỉ có chuyển biến đứng lặng mà thôi, tức là hào quang sáng, rồi hào quang chậm lại, rồi lại sáng, rồi lại chậm lại, chuyển biến nhanh rồi chuyển biến chậm, rồi chuyển biến nhanh, rồi chuyển biến chậm, kêu là chiếu soi và tự chiếu soi, hay đứng lặng đi vào đứng lặng; rồi khi nó xuống cấp nữa nó thành mặt trăng thứ hai, nó chuyển biến chậm lại, cũng chưa có gì hết cũng nhập một thôi, tới mặt trăng thứ ba cũng nhập một thôi, nhưng mà hình rõ rệt hơn.

Bây giờ qua bên đây thì bắt đầu xao đông, mà hễ xao động thì có không gian, mà có không gian thì có chủng tử, mà có chủng tử thì đó là một danh từ của ngã, danh từ của ngã, tức là có cái tôi, có cái tôi. Thành ra khi nó chiếu soi rồi, nó tự chiếu soi trở về, chiếu soi có một nửa thôi, còn một nửa nó xao động, do cái xao động của nó lắc lu thành ra mới chụp vào cái kiến phần của alaya, thật ra alaya kiến phần tướng phần chưa có, kiến phần tướng phần cũng một thứ thôi, kiến phần chuyển biến nhanh, còn tướng phần chuyển biến hơi chậm lại, nhưng mà vẫn là chuyển biến, vẫn là chuyển biến, chưa có gì, vẫn là hào quang thế thôi. Bây giờ tự nó chấp vào đó, nó soi vào kiến phần của alaya, thì bắt đầu nó xao động, xao động cho nên nó thấy một cái bóng mờ, mà tôi đề nghị cái bóng mờ tức là cái tư tưởng kêu là hư không vô biên, vậy thì hư không tức là cái ngã đầu tiên, u ẩn nhất, u ẩn nhất, ẩn là núp, u là thâm sâu, là ẩn nấp một cách rất là thâm sâu, cái ta lúc bây giờ là hư không, mà chúng ta biết hư không thì cái ta nó quá vi tế, quá u ẩn, thành ra kêu nó là vọng tưởng u ẩn, chúng ta thấy Kinh Lăng Nghiêm dùng danh từ tôi phục, chúng ta thấy không thể dùng danh từ nào khác, nếu chúng ta không dựa vào danh từ là chúng ta không hiểu được 8 thức, không hiểu được, không thể nào hiểu nổi. Thì cái mạtna này tôi muốn chết, chết đứng với nó, chết đứng với nó, nhưng mà tôi nhớ lại danh từ u ẩn tôi thấy nó rất sáng tỏ, thành ra tôi nghĩ rằng cái hư không vô biên này chính là câu sanh ngã chấp, câu sanh ngã chấp, đó rồi thành ra cái câu sanh ngã chấp này nó chiếu soi và nó tự chiếu soi đuọc, thành ra nó là trực giác, nhưng mà nó có nửa khúc rồi nó lại xao động, chiếu soi thì nó đứng lặng, nhưng mà tự chiếu soi trở về thì nó lại xao động, thành ra xao động thì nó không còn trực giác đúng đắn nữa, trực giác méo mó, nhưng mà nói nó là so sánh tỷ lượng thì không đúng, bởi vì nó không có phân biệt, nó chưa có phân biệt, thành ra kêu nó giống như trực giác, thành ra kêu là tợ hiện lượng, tợ giống giống tương tợ, cái cảnh nó không còn tánh cảnh nữa, nhưng mà nó chưa cải sửa, thành ra kêu nó là chân đới chất, thì tôi thấy rất là sáng tỏ, tôi thấy được cái mạtna này tôi giải thích rất sáng tỏ, tôi rất mừng, hồi xưa tôi bế tắc với vấn đề mạtna này.

Rồi từ đó nó vọng hóa nữa, bên xao động thì trong Kinh kêu danh từ vọng hóa. Hóa là gì? Hóa là hiện ra nhiều hình tướng, vọng là không được chân, càng ngày càng xao động kêu là vọng, còn hóa là biến hóa đủ thứ hình tướng hết, tùy theo cái nghiệp lực chúng sanh hóa hiện đủ hình tướng hết; anh nhìn anh thấy đó là nước, tôi nhìn tôi thấy là máu, rồi khi nhìn thấy là lưu ly, rồi thấy là nhà ở, không khí,… thì cái đó kêu là phá lệ, biến đủ thứ hình tướng hết. Còn vọng là càng ngày càng vọng nhiều, vọng càng thô tháo nhiều thì cái hình tưóng sẽ càng thô tháo xấu xa đê tiện hơn, mà nếu cái vọng càng vi tế chừng nào hình tướng càng tốt đẹp chừng nấy, nhưng mà hình tướng tốt đẹp cũng là xiềng, mà cái thô tháo cũng là xiềng, thô tháo là cái xiềng sắt, mà tốt đẹp mỹ miều là cái xiềng vàng, tất cả đều nằm trong chữ xiềng mà thôi. Đó là cái độc đáo của Đạo Phật

Thành ra cái vọng hóa thứ nhất thì nó chua phải là vọng nhiều, nó vọng rất là vi tế; rồi bây giờ nó vọng hóa ra nữa thì nó thành ra tu tưởng này, tư tưởng bắt đầu mới phân chia đấy, thì cái tư tưởng đó, thì chúng ta bắt đầu thấy cái tư tưởng đầu tiên nhất đó là cái thức thứ 6, thức thứ 6, mà cái nền tảng nó là tứ thiền, tứ thiền, hồi xưa giờ tôi cũng không hiểu tứ thiền, tứ thiền thật sự tôi tu tứ thiền chớ tôi vô trong đó mà tôi không hay, bị vì không học giáo pháp, ngồi để cái tâm vậy thôi, tôi theo hơi thở chớ tôi không có niệm Phật, hồi xưa tôi tu thiền theo hơi thở: hít vô thở ra đếm một, hít vô thở ra đếm hai, rồi hít vô rồi thuần tôi bỏ đếm, hén, tôi theo hơi thở rồi tôi qua cái hỷ là tôi vui mừng, tôi chìm đắm trong đó, mà cái hỷ cái lạc tôi không phân biệt, hôi xưa tôi không phân biệt được hỷ với lạc, nó chìm đắm trong đó mất luôn xác thân, còn hơi thở không, tôi có trạng thái đó, nhưng mà tôi phân biệt được, tới có xác thân, có cái trạng thái mừng, rồi mất luôn xác thân còn trạng thái hỷ không, rồi mất luôn hơi thở nữa, thì tôi vẫn có, nhưng mà tôi không phân biệt được ba trạng thái này, bởi vì không có coi Kinh, mà tôi thích nhất là trạng thái lạc thọ, trạng thái tứ thiền bất lạc bất khổ thọ, thì tôi có mà không có lâu, trạng thái lạc thì tôi lâu, tôi chìm đắm trong đó không có thân nữa, chỉ còn hơi thở thôi, hơi thở vi tế, có lúc mất hơi thở thì nó lại có hơi thở, nó lại mất hơi thở rồi lại có hơi thở, rồi lại mất hơi thở, tôi có ở trạng thái này nhiều nhất, trạng thái tam thiền tứ thiền, nhưng mà không có biết, không có biết, hồi đó mau lắm, cứ ngồi xuống bắt kiết già tới 5 phút là vô tới trạng thái đó rồi, mà tôi không biết đi thứ lớp, cứ ngồi vô là nó vô thôi, bị hồi đó thanh tịnh lắm, hồi xưa tu thì khỏe không có bốn phận trách nhiệm gì hết, không có trụ trì mốc gì hết, hễ đi là đi, Sư Chân làm gì làm, tôi lại tịnh xá, mà tịnh xá ba tháng là đi, cảnh nó luôn luôn đổi mới, mà cứ độ cơm đường hoài, hén, hồi đó sống dễ dàng lắm, có bát cơm, thì khỏe lắm, mới có hai mươi mấy tuổi hà, thì lại gốc cây ăn cơm đã rồi đi kinh hành cho nó tỉnh táo rồi vô nhập thiền, rồi về nhà ngồi miết, sáng đi bát, trưa độ cơm, không có độ điểm tâm, hén, mà không có bệnh nữa, hồi tu tiên tôi bệnh là tôi luyện ra mồ hôi hết bệnh, hai mươi mấy tuổi mà khỏe lắm, thành ra tôi cứ chìm đắm trong tứ thiền hoài, mà không ai giảng gì hết, cứ vô trong đó, khoái trong đó, cứ nằm trong đó mãi, rồi sau học giáo pháp mới biết mình ở trong nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không phân biệt được, nhưng mà tứ không thì tôi không rành à, thì bây giờ ngồi tham thiền tôi mới thấy cái tứ thiền là cái nền tảng, từ tứ thiền này đó, thì nó chia làm hai, tứ thiền thì nơi đó nó chưa có, nó khó nhất của tứ thiền là bắt đầu nó dung thông, dung thông với cái mặt trăng thứ ba của đứng lặng, thành ra trong Duy Thức dùng chữ dung thông rất là hay, thông tức là không chướng ngại, dung là trộn lẫn, như nước trộn với sữa, trộn một cách không phân biệt được, dung là trộn lẫn lại một cách thông suốt không chướng ngại. Thì chúng ta thấy ở đây cái tứ thiền là nơi đó không còn cảm giác nữa, không còn cảm giác nữa.

Chúng ta trở lại vấn đề hơi thở để chúng ta biết. Mới đầu hít vô thở ra đếm một, hít vô thở ra đếm hai, rồi hít vô thở ra đếm ba, cho tới mười, thì trong Kinh nói: như chăn trâu, mình cầm cái vàm, tôi cũng không biết cách này, tôi không có rành, tôi tu thôi chớ không có coi giáo lý, mà không có ai dịch kinh nữa, mà mình cứ theo tu tiên, tu tiên cũng giống như vậy, cái này thuộc về tu tiên mà, cái tứ thiền tu theo ngoại đạo. Đức Phật hồi đó Ngài cũng tu cái đó, nhưng mà Ngài thấy không đưa tới Bát Nhã, nhưng đó là phương tiện thù thắng nhất, tu hơi thở là phương tiện thù thắng nhất, nó làm cho cơ thể khỏe, bây giờ thì tôi niệm Phật, tôi niệm Phật mà cũng có đi kèm hơi thở nữa, tôi thấy hai cái nó cũng vậy thôi, tôi thấy cái nào cũng thế thôi, khi tu đề mục cái nào cũng thế thôi.

Đó, thì chúng ta thấy:

– Cái thứ nhất: bắt đầu hít vô thở ra đếm một, hít vô thở ra đếm hai, cho tới mười.

– Còn giai đoạn thứ hai: hít vô biết hít vô dài biết, thở ra dài biết, hít vô ngắn biết, thở ra ngắn biết, thì chúng ta theo dõi cái đó.

– Còn giai đoạn thứ ba: chúng ta khỏi theo dõi nữa, hơi thở với cái tâm: cái tâm đâu hơi thở đó, hơi thở đâu cái tâm đó, hai cái khắng chặt nhau, thì giai đoạn này không có cái niệm nào xen vô được hết đó, nhưng mà có người biết và có hơi thở được biết, có người biết và có hơi thở được biết.

– Qua trạng thái thứ tư: đó là mất người, chỉ còn hơi thở thôi, chỉ còn hơi thở thôi, đó kêu là lạc thọ, mà mất cái lạc này chúng ta tới cái khổ.

– Qua giai đoạn thứ năm nữa: kêu là tứ thiền, thì chúng ta thấy mất luôn hơi thở, mất luôn hơi thở, chỉ cỏn một trạng thái yên lặng, thật là phẳng lặng.

Rồi nếu nó vọng hóa lại, chúng thấy có hơi thở hiện ra, thì nếu chúng ta tập trung mạnh kỹ lâu sâu thì nó lại mất hơi thở. Tôi ở trạng thái này thôi, hén. Thì thỉnh thoảng nhập vô bao lâu mình không biết, nhưng mà khi xả ra rồi thì 3-4 tiếng mình thấy chừng 5 phút thôi, cái này nó độc đáo á, thời gian nó làm như nó là cao su, nó là dây thun, chúng ta không nắm được, có khi chúng ta ngồi 12 giờ khuya, tôi thức 12 giờ khuya, hồi đó đây có cây cầu, ngồi chừng thấy chùng 15 phút 20 phút mà mở ra là 4-5 giờ sáng, chúng ta 4-5 tiếng coi chừng 5-10 phút thôi, bị vì chúng ta chìm trong đó chúng ta không có thời gian.

Rồi khi nào mà nó vọng hóa nó xuống thấp nữa thì hơi thở hiện ra, rồi khi tập trung mạnh kỹ lâu sâu nữa thì hơi thở lại mất, nhung mà tôi không biết qua tứ không.

Tứ không, vấn đề tứ không mình chiêm nghiệm thôi, hén, tư tưởng mình mạnh mình niệm hư không vô biên, hư không vô biên rồi hư không nó hiện ra, nội hóa mà, nội chế mà, hén. Neu mà biết alaya thức, mà phải rành giáo pháp, alaya thức là phi không gian phi thời gian, hén; rồi mình niệm một cái vô sở hữu, vô sở hữu hay là alaya thức, alaya thức là vô biên, thì tư tưởng mình tạo ra alaya thức, nhưng mà phải thấy qua nó, tức là alaya thức phải hiện trong cái tứ thiền của mình, mình thấy qua mình mới tạo cái cảnh nội chế để mình duyên. Bây giờ tôi thấy như vậy đó, nhưng mà tôi chưa làm được, vì cảnh đó là phải cảnh thanh tịnh. Hôm trước tôi lên Đại Ninh, tôi tính vô đó làm, nhưng bây giờ chắc làm không được, bị vì sức khỏe đã yếu rồi. Thành ra tu tứ thiền đòi hỏi một cái sức khỏe dẻo dai, còn trẻ, tức hai mươi mấy, ba chục, chớ còn mấy ông già 50-60 chục là hơi khó, nhất là thời buổi hóa chất này, tôi thấy chắc không làm được, khó làm.

Đó, thì cái này chúng ta thấy chúng ta để ý hén, cái này càng đi sâu chúng ta thấy càng hay.

Cái tam thiền đi vô đó, thì chỉ còn hơi thở mà không có người, không có người, hơi thở mấy ông biết trong đó nó lạc thọ khổ thọ, cái này gọi lạc thọ, mà mất cái lạc thọ này thì khổ.

Còn khi mất cái lạc này chúng ta đi cái vọng hóa xuống kêu là hỷ, mất cái hỷ chúng ta trở qua cái ưu, ưu là lo. Khi mà chúng ta lo chúng ta nhập định vào nữa thì chúng ta được cái hỷ. Rồi khi đưọc hỷ chúng ta không vừa ý chúng ta tập trung mạnh chúng ta qua cái lạc, mất cái lạc thì chúng ta qua cái khổ. Thì chúng ta thấy cái lạc cái khổ đi đôi với nhau. Mà cái lạc nó khác với cái hỷ rất nhiều, mấy ông mấy bà phải suy gẫm, ở đây tôi nói, rồi về ngồi thiền suy gẫm, chớ cỏn nếu mà hiểu chắc là khó hiểu à, phải nhập trong đó rồi mấy ông mấy bà mới thấy rõ, bây giờ tôi ngồi là tôi thấy rõ, nhưng mà hồi xưa tôi không thấy rõ, tôi cũng mới thấy rõ mấy tháng nay thôi, mấy tháng nay thôi. Bị vì bên tiên nó có: Tinh – Khí – Thần.

– Tinh là gì? Tinh là cái xác thân này.

– Khí là cái hơi thở.

– Còn thần là cái hiểu biết, cái nhận thức, thần tức là linh hồn, cái tâm của chúng ta vậy.

Thì chúng ta thấy cái tư tưởng, cái biết của chúng ta với cái xác thân này, nó được nối liền bởi hơi thở, ai có tu sổ tức thì mới thấy rõ cái này, nối ba cái lại.

Như cái xác thân tôi ngồi đây, hén, nhờ cái hơi thở tôi càng ngày càng vi tế nhỏ nhiệm thì cái thức của tôi mới trong sáng; mà khi cái thức tôi u tối thì cái hơi thở tôi dồn dập, cái hơi thở nó ngắn, hễ thở ngắn thì xác thân này phải bệnh hoạn, xác thân sẽ yếu. Thành ra:

– Bên tiên rất chú trọng xác thân.

– Còn bên Phật chú trọng linh hồn tức là cái biết cái thức.

Hai cái nó khác nhau có bây nhiêu đó thôi. Tôi sau này tôi mới phân biệt được. Thành tu tiên mới thấy sống lâu trường sinh bất tử, nhưng mà thật sự trường sinh bất lão. Chỉ khi nào nhận được chân tâm, từ cái tâm nhận được chân tâm, mới là trường sinh bất tử, chỉ có Phật tánh mới bất tử.

Còn cái xảc thân này bây giờ song một triệu năm thì cũng phải chết thôi, chở không thể bất tử được, mà phải bất lão, mấy ông tu tiên rất là trẻ, có ông 400-500 tuổi mà coi như con nít 17-18 tuối, cái đó là có thiệt chớ không phải không có, nhưng mà làm cái gì? Rồi cũng phải chết thôi. Hồi xưa Bát tiên trong đó có, như ông Lữ Đồng Xanh gì đó, coi như đứa con nít, thì chúng ta thấy cái tu nó khó.

Còn Phật không chủ trọng cải đó, mà chú trọng cái chân tâm, cái thức trong sáng mới đi tới cái chân tâm được.

Mấy ông mấy bà để ý, mà khi cái hơi thở mình nhẹ rồi đó, cái thể xác mình nhẹ, hễ thế xác nhẹ, khỏe rồi đó, chủng ta thay cái tư tưởng chúng ta trong sáng, cái tư tưởng chúng ta trong sáng. Thành ra ba cái này nó ảnh hưởng với nhau, nó ảnh hưởng với nhau.

Thành ra mấy ông mấy bà để ý cái lạc thọ đó, sở dĩ có lạc đó là nó nương vào cái xác thân, bị xác thân đó là căn, còn cái lạc thọ đây là cái thức, cái cảm giác, mà cái cảm giác mà nương vào cái hơi thở này thì mới nhận được cái cảm giác, hơi thở là trung gian giữa cái xác thân và cái cảm giác. Để ý mấy cái này nha, mấy ông mấy bà ngồi thiền mới thấy à, chớ tôi giảng là không nắm được đâu, nó hơi khó nắm đấy, ai có tu qua thì nắm được, còn không tu là khó nắm đấy.

Thành ra cái thứ hai là “cái thấy đó”, thì chúng ta thấy là trong Thủ Lăng Nghiêm nói là vọng tưởng hư minh le lói chiếu soì, cái này cái giết chết mình. Còn cái thứ ba, mặt trăng thứ ba đó, kêu là vọng tưởng dung thông. Còn cái thứ nhất đó, kêu là vọng tưởng hư vô vi tế. Mà giữa hư vô vi tế xuống cái hư minh le lói chiếu soi có một cái nữa, kêu là vọng tưởng kiên cố, vọng tưởng kiên cố, hén, thì mấy ông mấy bà để ý chỗ đó, hén. Thì chúng ta thấy rằng cái vọng tưởng mà cái thứ ba là vọng tưởng dung thông đó, thì nó là gì? Hôm trước tôi có giảng, là nó chỉ có cái hình thôi mà nó chưa có cái tướng.

Thí dụ như tôi nói là cái bình thủy đây. Thì cái bình thủy là cái vọng tưởng kiên cố, tức là cái vọng tưởng kiên cố của đứng lặng nó đập vào tướng phần của alaya nó mong rằng có hình, nhưng mà đâu có hình gì đâu, bị vì nó là một vùng hào quang mờ mờ, nó hư vô vi tế thôi, rồi bắt đầu nó đập vào đó hoài, nó xuống cấp thành ra vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi là dường như có cái bình thủy, dường như không, chập chờn dường như có hình dường như không, nhưng mà không phải hình bình thủy, có một cái khối hội tụ lại, một số điện tử hội tụ lại, rồi mất, mất rồi hội tụ lại; có một số tiếng hội tụ lại, rồi mất, chập chờn le lói có tiếng, le lói không tiếng, chúng ta dùng danh từ của Thủ Lăng Nghiêm thấy rất rõ, hư minh le lói: chập chờn dường như có tiếng, dường như không tiếng; dường như có mùi, dường như không mùi. Còn cái vọng tưởng kiên cố là không có gì, hư vô vi tế nó bàng bạc, bàng bạc chưa có hình gì, chưa có hình gì rõ rệt hết. Rồi xuống cấp thứ hai nữa, thấy chập chờn le lói chiếu soi, hư minh le lói. Rồi tới giai đoạn thứ ba bắt đầu có hình, nghĩa là có mờ mờ một khối hội tụ nhưng mà chưa có hình bình thủy đâu, thì cái đó chúng ta kêu là hình chớ chưa có tướng, dường như có tiếng hội tụ lại, nhưng mà tiếng gì? Chưa biết, tiếng người hay tiếng chim hay tiếng chó tiếng heo, tiếng gà, tiếng vịt,… chưa có, mà có tiếng rồi; dường như có mùi, nhưng mà mùi thơm mùi thúi, mùi dầu thơm,… mùi gì? Chưa biết, nhưng mà đã có cái mùi. Chúng ta để ý cái này với cái sản phẩm nội chế của tư tưởng nó rất giống nhau, hén, thành ra từ đó mà cái thức thứ 6, khi nó xuống cấp rồi nó mới bắt đầu tạo ra có hình có tướng luôn, hồi nãy thì cái khối này nó có hình mờ, bây giờ chụp mũ lại thành ra có cái bình thủy có hình tướng, bình thủy hình trụ, màu đen như thế nào, của Việt Nam hay của ngoại quốc. Còn hồi nãy có hình mờ mờ thôi, có hình mờ mờ thôi.

Tôi lấy thí dụ để mấy ông mấy bà hiểu. Bây giờ tôi lấy thí dụ có cái bình thủy trước tôi, tôi lấy một số khói hoặc mây trên trời, tôi tạo ra cái bình thủy bằng mây, tức mây khói, bằng mây bằng khói, khói nấu lửa đó, hay cái mây trên trời, tôi tạo ra cái bình thủy bằng mây, thì bình thủy này chúng ta kêu là hình, cái này là cái thế của đứng lặng, mà chúng ta kêu là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, tức là phần đứng lặng của hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, tức là chúng ta lấy một cái đám mây chúng ta tạo ra một cái bình thủy như vậy bằng mây, tức là mấy ông mấy bà có thể cầm không dính, nhưng mà có cái hình như vậy, hình mờ mờ. Phải là bình thủy không? Chưa chắc, nó chỉ mờ mờ, nó một khối hội tụ thôi, chúng ta nắm lấy là nắm không được, bị vì nó bằng mây, bằng khói, nhưng mà cũng chưa có cái bình thủy, mà nó có một một khối hội tụ, mà chưa biết là cái gì. Thức thứ 6, bây giờ cái vọng hóa của thức thứ 6 nó xuống mới tạo cái hình bình thủy, hình khối trụ màu đen của

Trung Quốc, của Việt Nam, đó, thì cái này có hình có tuớng luôn, có hình có tuớng luôn.

Thành ra giữa cái hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 mà đứng lặng với cái vọng hóa của thức thứ 6 chúng ta phân biệt không được, nó dung thông nhau một cách rất là chặt chẽ, rất là chặt chẽ. Nhưng mà cái hình hồi nãy nó vô lượng vô biên, tức nó bàng bạc khắp cả võ trụ, vô lượng vô biên không có giới hạn. Còn cái bình thủy này có giới hạn. Nó khác nhau chỗ đó, bình thủy này có thể cầm nắm được, có thể đựng nước được. Còn cái hình kia là chưa có làm gì được hết, nó như một cái khối hội tụ thôi, thì đó kêu là hiện lượng tánh cảnh đứng lặng của thức thứ 6. Còn cái bình thủy tôi cầm lên, tôi chứa nước tôi uống, thì đây là tỷ lượng, chân tỷ lượng tợ đới chất cảnh xao động của thức thứ 6.

Hiểu không? Nói như vậy dễ hiểu không? Một chút nữa mấy ông mấy bà sửa qua đó.

Thì thành ra chúng ta chia làm hai: một phần đứng lặng, một phần xao động chụp mũ qua, hén, thì về mấy ông mấy bà làm cái bản đó hén, làm cho nó rõ, cái bản này cũng tôi soạn đấy, hồi trước cô Bi với ông Thiện Khánh soạn mà tôi thấy nó không rõ, tôi sửa lại nó cũng không rõ nữa, thì hôm nay mấy ông mấy bà sửa coi sửa làm sao, tôi ngồi 1-2 tiếng đồng hồ mà tôi sửa chưa rõ, tôi sửa tùm lum trong này hết đó, có thì giờ thì được, nhưng mà thì giờ tôi còn phải tham thiền đi sâu nữa, chớ không phải sửa mấy cái này, mấy ông mấy bà chắc rảnh hơn tôi, thông minh hơn nữa, nói rảnh chắc không rảnh bằng tôi á, tôi trong này tôi rảnh, tối ngày tôi không làm gì hết, mà tôi cũng không lo gì hết, mấy ông mấy bà còn lo chạy ăn từng bữa toát mồ hôi. Còn tôi thì không có, tôi quảy cái bát đi, tôi về là tôi có ăn thôi. Thành ra tối ngày tôi ngồi thiền, nhưng mà không giống hồi xưa, bị bây giờ còn bổn phận trụ trì, cái bổn phận của ông Sư phụ mà không có khả năng, hén, làm cái việc mà không xứng đáng, mà lại làm ẩu, thành ra tôi phải hơi khổ, phải hơi khổ, chớ đúng ra một người Sư trụ trì như tôi là không xứng đáng, không xứng đáng làm trụ trì, nhưng mà thời buổi này thiếu thốn phải chịu thôi, thì khả năng tôi tới đó tôi phải chịu thôi, chớ đúng ra tôi không làm trụ trì được, trụ trì là phải có khả năng độ đệ tử, và phải có chứng đắc và biết căn cơ đệ tử, mà phải lo về Phật sự nữa, thì tôi không có, tôi cứ chìm đắm, người ta vui vẻ, còn ở đây lặng trang, như cõi chết rồi, nhưng mà nó hạp với tôi thôi.

Bây giờ chúng ta trở lại.

Tôi nói lại, bây giờ tôi nói, về mấy ông mấy bà tập sửa, mấy ông mấy bà nhận cho rõ, về mỗi người tập sửa hén, sửa giùm cho tôi, nạp cho tôi, tôi thấy cái nào mà nó rõ ràng thì chúng ta hãy photo bản này, bản này không rõ. Hén, thì chúng ta để một phần xao động riêng, phần đứng lặng riêng, rồi chúng ta dùng cái mũi tên làm qua làm lại sao đó cho nó rõ ràng hơn. Thành ra chúng ta thấy rằng trong cái này, chúng ta có một đó là nhận thức và đối tượng nhận thức. Mà chúng ta nên nhớ, bên đứng lặng chỉ có một cái thôi, hiện lượng tánh cảnh, cái nào cũng hiện lượng tánh cảnh hết, không có tỷ lượng, không có tợ tỷ lượng, mà luôn luôn nó là hiện lượng. Nhưng mà hiện lượng xuống cấp khác nhau.

Hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8 là hư vô vi tế. I

Hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu là hư minh le lói chiếu soi thì nó khác, hiện lượng kia nó chỉ là một vùng hư vô bàng bạc khắp cả võ trụ, hào quang mờ mờ chớ chưa có hình tưóng gì hết, chưa có hình, nói về tướng là không có gì hết. Rồi tới mà vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi, mặt trăng thứ hai cũng là hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu, thì đã bắt đầu có le lói chiếu soi, tức là chập chờn có hình, dường như có hình dường như không, dường như có tiếng dường như không, dường như có mùi dường như không, bây giờ mùi gì? tiếng gì? Chẳng biết, đó là cái đứng lặng.

Rồi tới hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 là mặt trăng thứ ba, thì xuống cấp nữa, thì bắt đầu hình cô đọng, tiếng cô đọng, mùi cô đọng, vị cô đọng, nhưng mà hình gì? tiếng gì? cũng chẳng có, dường như có tiếng, nhưng tiếng người, hay tiếng chó, hay tiếng heo, hay tiếng gà vịt,… chưa biết mà có tiếng. Cái đó, tới đây là độc đáo đấy. Thành ra nó cũng vẫn là đứng lặng thôi, cũng vẫn là đứng lặng thôi, hén; có hình, mà hình gì? hình honda, hình nhà cửa, hình người ta, hình con bò, con chó, con trâu,… chưa có, nhưng mà có hình, có hình cô đọng rồi.

Thành ra bên đây nó mới sửa được, mà nó sửa là chúng ta đâu có phân biệt được, đâu phân biệt được. Cũng như cái ca hồi nãy tôi nói. Cái ly trước mặt tôi, nếu mà cái ly làm bằng mây, cũng giống hệt như vậy, mà nó mờ mờ dường như có hình, chớ chưa phải là cái bình thủy đâu, bây giờ nó có cái bình thủy thiệt. Thì chúng ta thấy rằng: giữa cái hiện lượng tánh cảnh này với cái xao động của thức thứ 6, là chúng ta dung thông, dung thông. Chúng ta phải hiểu như vậy. Thành ra cái này, cái thứ nhất của chúng ta đó là nhận thức, đối tượng nhận thức.

Mà bên đứng lặng thì chỉ có hiện lượng tánh cảnh, không có cái thứ hai nữa, nhưng mà ba cái hiện lượng tánh cảnh của mặt trăng thứ nhất, thứ nhì và thứ ba hoàn toàn không giống, nhưng mà cũng hoàn toàn không khác nhau. Hiểu được rồi hén. Cái thứ nhất đó là mờ mờ chưa có hình; cái thứ hai là chập chờn le lói chiếu soi, dường như có hình dường như chưa có; cái thứ ba có rồi, nhưng mà cũng chưa biết là cái gì, cũng trung thực, mà chưa có gì hết. Rồi đó là xong phần đứng lặng.

Bây giờ cái phần xao động này, thì chúng ta thấy rằng: từ cái alaya thức đó bắt đầu nó xao động, mà xao động thì có chủng tử. Chúng ta nhớ cái alaya này độc đáo, khi mà những chủng tử này vào trong nó thì biến mất hết, chỉ còn đứng lặng nhập vào đứng lặng, tức là nơi đó không có không gian, mà khi nó xao động trở ra thì nó có chủng tử. Thành ra trong cái này, hồi đó tôi coi cái này tôi điên đầu, trong Kinh có thí dụ, nhung mà cái thí dụ mình nhức cái đầu luôn, trong Kinh nói: nước trăm rạch, trăm sông chảy về biển cả, thì trăm rạch trăm sông có nước ngọt, nước chua, có nước mặn có, nhưng mà vào biển cả rồi hóa một màu như nhau thôi. Thì cái alaya thức giống như biển cả, còn nước trăm sông đó là tất cả các chủng tử, chủng tử có thiện có ác, có vô ký, nhưng mà vào trong alaya thành vô ký hết, trời ơi! Cái đó là cái điên đầu của mình, nhưng mà sau này tôi thấy dễ thôi, ngồi thiền sâu tôi thấy dễ, thì cũng vậy, khi vào alaya, nơi đó chưa có không gian, hay nói đúng là có không gian mà không gian bị hóa giải vào thời gian, chỉ có nhận thức mà chưa có đối tượng nhận thức, có nghĩa là có vô lượng đối tượng, nó thấy nhưng mà không cần đối tượng của thấy, có đối tượng nó cũng thấy, mà không đối tượng nó cũng thấy, cái độc đáo nó là như vậy. Bây giờ chúng ta hiểu tôi hén.

Khi vọng hóa như vậy rồi, tất nhiên nó chiếu soi trở về cái alaya, nếu mà chiếu soi đứng lặng thì đâu có chuyện gì, mà khi trở ra nó đứng lặng mà khi trở về nó xao động mới chết chớ. Mà xao động thì tất nhiên nó lắc lư, mà lắc lư thì tất nhiên nó chụp lên cái hình đó có một cái hình đen đen, cái mờ mờ, mà mờ mờ thì nó bàng bạc cả không gian, cả võ trụ, nhưng chưa hết võ trụ, nó bị giới hạn, bị vì xao động thì nó giới hạn. Thành ra tôi mới đề nghị, đó là hư không vô biên, mà đã là hư không rồi thì tất nhiên có không gian có thời gian, có nhận thức và có đối tượng nhận thức, nhưng mà chưa có rõ rệt, nó còn ảnh hưởng cái đứng lặng của alaya, thành ra trong Kinh kêu nó là trực giác, tức là cái nhìn thẳng cái nhìn hiện lượng nhưng mà hiện lượng thì đâu có xao động, thành ra giống như hiện lượng, thành ra kêu tợ hiện lượng, mà cái cảnh nó không còn là tánh cảnh nữa, nhưng mà nó đâu có sửa, nó để y nguyên thôi, nhưng mà nó có cái bóng mờ, thành ra kêu đới chất, đới chất là vay mượn. Thành ra cái trạng thái này kêu là trạng thái u ẩn, ẩn là núp, u là thâm sâu, u ẩn là núp kín một cách thâm sâu, có cái ngã, mà không ai biết đó là ngã, thành ra câu sanh ngã chấp là cái ngã sanh ra, mà có xác thân này là đã có nó rồi, có nó rồi. Mà bây giờ nó xuống vọng hóa nữa thành ra thức thứ 6, mà thức thứ 6 tức là tứ thiền, tức là nơi này nó bắt đầu nó lấy cái này xen qua cái hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 là mặt trăng thứ ba, mặt trăng thứ ba như tôi nói hồi nãy, hén. Thì chúng ta nên nhớ, là ở đây nó chia làm hai đường:

– Nếu mà đi lên đó, vọng hóa mà tiến hóa, tức là thiện đấy, thì nó sẽ thấy được cái mạtna, thấy được mạtna tức là thấy được hư không vô biên, thì thấy được hư không vô biên vì nó xao động, nên nó thấy rồi là nó mất, mất nó mới tạo ra cái hư không vô biên nội hóa, nội chế của nó, vì tư tưởng là nó tưởng tượng cái gì cũng được, tưởng tượng ra cái hư không vô biên để nó duyên, cái hư không vô biên làm đối tượng để nó duyên. Rồi nếu nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu nữa nó sẽ thấy được alaya thức, mà nó đã xao động thì thấy rồi mất, rồi tập trung nữa thấy rồi lại mất, do đó sau đó nó tạo ra cái alaya thức để nó duyên. Rồi nếu nó tập trung kỹ mạnh lâu sâu nữa nó sẽ thấy đuợc chân nhu tịnh, nó đã xao động rồi thì nó cũng thấy loáng thoáng rồi mất, rồi nó tạo ra cái đối tuợng của chân nhu tịnh để nó duyên. Rồi nó thấy chân nhu tịnh với chân nhu động dính liền nhau, vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh dính liền nhau, là chân không diệu hữu, rồi nó mới mất, rồi nó lại tạo ra đối tuợng để nó duyên nữa. Tới đây là hết, thì cõi đó kêu là cõi phi tưởng phi phi tưởng.

Hiểu được chưa? Nên nhớ, nữa làm cái bản cho tôi đó, tiến hóa của thức thứ 6, tức là của tứ thiền nó lên tứ không, tức là hư không vô biên là mạtna thức, rồi tới alaya thức thức vô biên là alaya thức, rồi tới vô sở hữu xứ là chân như tịnh, rồi tới phi tưởng phi phi tưởng là chân không diệu hữu. Tới đó là hết, thì nó đi tới Như Lai đấy. Tôi thấy cái tư tưởng này độc đáo đấy.

– Bây giờ nó đi vọng hóa trở xuống, tức là thoái hóa đấy, thì chúng ta thấy cái chỗ này cũng độc đáo. Thoái hóa nó bắt đầu đi qua lạc thọ trước, mà tôi nói hồi nãy cái lạc thọ đó, là chúng ta thấy ở đây là có hoi thở mà con người mất, con người mất đây không phải là mất luôn, mà chập chờn dường như có người thở dường như chưa có người thở, chỉ có hơi thở thôi. Hồi nãy cái hỷ đó, là tất nhiên có tôi thở và có cái hơi thở mà tôi biết, cái hơi thở mà tôi biết. Còn đây cái lạc thọ là còn cái hơi thở thôi, con người mất, mà con người mất thì chúng ta thấy cái cảm giác nó cũng chập chờn theo, nó cũng le lói theo, thành ra lạc thọ khổ thọ này nó là trạng thái le lói, nó hư minh le lói, nó là trạng thái hư minh le lói. Mà hư minh le lói thật sự của hiện lượng tánh cảnh là gì? Là dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, dường như có hoi thở dường như không hoi thở, mà không phải hơi thở đó, nó dường như vậy thôi, chớ còn cái gì thì không biết, dường như có trạng thái hư không vô ra, nhưng mà ở đây nó chụp mũ thành hơi thở, hơi thở thì có, nhưng con người mà nhận thức hơi thở đấy thì cái xác thân này dường như có dường như không, và cái người biết rằng mình có hơi thở, cái cảm giác mà lạc thọ đó dường như có dường như không, nó chập chờn, nó le lói chiếu soi, thì chúng ta thấy cái trạng thái lạc thọ này đó, với trạng thái hư minh le lói chiếu soi giống hệt nhau, giống hệt nhau, khó mà phân biệt ra được, cái trạng thái lạc thọ trạng thái khổ thọ này đó; khổ thọ cũng vậy, chỉ có cái khổ thôi, chìm đắm trong trạng thái khổ, mà con người khổ và cảm giác khổ chập chờn dường như có dường như không; còn cái lạc thọ cũng vậy, chỉ có cái lạc thọ thôi, mà con người lạc thọ và cảm giác, cái nhận thức lạc thọ chập chờn dường như có dường như không, hư minh le lói chiếu soi. Thành ra chúng ta thấy tư tưởng nó nội chế giống hệt không khác gì hết. Giống như thế giới bây giờ, Việt Nam có nhiều cái nội chế, chúng ta thấy làm dầu xanh chúng ta không phân biệt đưọc, hén, giống hệt thôi, nhưng mà dầu đó dầu giả, còn dầu thiệt thì cũng giống vậy, không thể nào phân biệt được; bây giờ tiền giả cũng vậy, chúng ta thấy không thể nào phân biệt được, chúng ta thấy là chúng ta khó mà nhận ra; con mắt giả nữa, rồi cái lỗ mũi giả nữa; chúng ta thấy đổi cái gan giả; cái tim giả luôn nữa, chúng ta nhìn vào chúng ta thấy con mắt giả chúng ta nhìn chúng ta không biết, nó vẫn chớp nhoáng như thường, hén.

Chúng ta thấy cái tư tưởng nó nội chế ra độc đáo, thành ra kêu nó là cái mê hồn trận, cái mê hồn trận.

Thì ở đây chúng ta ngồi thiền sâu chúng ta thấy cái lạc thọ này, bị vì chúng ta có lạc thọ là phải có căn có trần có thức. Có căn là gì? Có cái xác thân này.

Cái xác thân này, căn nào là căn cảm giác, mấy ông mấy bà biết không? Chắc không biết nữa à. Cái căn cảm giác mình là tịnh sắc căn.

Bây giờ tôi ngồi thiền đi, tôi có cảm giác lạc thọ, tất nhiên tôi phải, nếu do con mắt con mắt cũng lạc thọ, mà cái lỗ tai cũng lạc thọ, nếu cái lỗ tai, tôi lắng nghe hơi thở, con mắt tôi nhìn hơi thở, cái lỗ tai tôi lắng nghe hơi thở, thì bây giờ tôi thấy mất cái lỗ tai, cái dây thần kinh thính giác nó biến mất, chỉ còn hơi thở thôi, mà nếu dây thần kinh thính giác nó biến mất, thì cảm giác lạc thọ tôi cũng chập chờn biến mất, le lói luôn, thì những cảm giác này nó nuơng vào dây thần kinh thính giác là cái căn để nó nhìn lấy cái hơi thở, mà bây giờ hơi thở còn mà cái dây thần kinh thính giác hu minh le lói, thì cái cảm giác này cũng hư minh le lói theo, chỉ cỏn hơi thở vi tế. Thành ra chúng ta thấy căn trần thức đắm nhiễm với nhau thì mới có cảm giác. Hôm trước tôi giảng căn trần thức xúc đối nhau thì mới có thọ, bây giờ chỉ có trần thôi, mà căn và thức lại chập chờn, hư minh le lói, thì trạng thái này là hư minh le lói giả của thức thứ 6 nó đi xuống, thì nó tương đương với mặt trăng thứ hai, tương đương với mặt trăng thứ hai, bị vì mặt trăng thứ hai hư minh le lói chiếu soi dường như có hơi thở dường như không hơi thở, mà hơi thở này không phải là hơi thở thiệt, mà nó là nó chập chờn dường như có hình hơi thở dường như không hình hơi thở, thì nó chụp mũ thành cái hình luôn, nhưng mà con người và cảm giác còn ở trạng thái hư minh le lói, hư minh le lói.

Thành ra chúng ta thấy rằng Duy Thức độc đáo 5 thức đầu chỉ có bất lạc bất khổ thọ và lạc thọ khổ thọ thôi, không có hỷ ưu, chỉ có ba thọ thôi. Tôi coi hoài tôi không biết tại sao thức thứ 6 thì đủ năm thọ, mà 5 thức đầu chỉ có ba thọ, chúng ta coi lại cái bản của Duy Thức có ba thọ thôi, 5 thức đầu chỉ có lạc thọ khổ thọ và bất lạc bất khổ thọ, kêu là xả thọ. Mà chúng ta nhớ rằng cái vọng hóa không có xả thọ, hồi đó tôi giảng trật chỗ này, mấy ông mấy bà thông cảm cho tôi, tôi tưởng rằng cái vọng hóa cũng có xả thọ, thật sự xả thọ chỉ có cái đứng lặng thôi.

Mà bất lạc bất khổ thọ là gì? là dường như có cảm giác dường như chưa có cảm giác thì ở đây nó cho cảm giác lạc thọ nhưng mà lạc thọ này, người nhận thức và cảm giác cũng chập chờn theo, hư minh le lói thôi. Thành ra nghĩa là hồi xưa tôi sai, là tôi nghĩ rằng cái vọng hóa cũng có, tôi kêu là cảm giác bình thường đấy, thật ra bỏ, bỏ cái đó, không phải là cảm giác bình thường, tôi đề bất lạc bất khổ thọ bình thường, thì chúng ta vứt bỏ, gạt bỏ cái bình thường đi, mà chúng ta đề là bất lạc bất khổ thọ hư minh le lói thì đúng hơn, hư minh le lói, mấy ông mấy bà bôi bỏ cái đó hén, sắp lại hén.

Thành ra bên đứng lặng thì bất lạc bất khổ thọ hư minh le lói. cỏn bên thức thứ 6 kéo qua thì cũng bất lạc bất khổ thọ hư minh le lói. Hai cái một thứ, nhưng mà khác. Nhận được cái khác chưa? Một cái bất lạc bất khổ thọ hư minh le lói của đứng lặng đó thì chập chờn thôi, chưa có lạc thọ chưa có khổ thọ. Còn của thức thứ 6 kéo qua đó thì bất lạc bất khổ thọ hư minh le lói chính là lạc thọ và khổ thọ.

Tôi nói vậy hiểu không? Cái đứng lặng đó, cái đứng lặng của bất lạc bất khổ thọ hư minh le lói là chưa có lạc thọ, chưa có khổ thọ, hén. Nhưng mà khi thức thứ 6 kéo qua đó thì nó thành ra lạc và thành ra khổ, lạc thọ khổ thọ, chính lạc thọ khổ thọ này cũng kêu hư minh le lói nhưng mà nội chế của vọng hóa, của thức thứ 6, bị vì tôi nói lạc thọ khổ thọ là có lạc có khổ, chìm đắm trạng thái đó, nhưng mà người lạc thọ và cảm giác lạc thọ hư minh le lói thôi, nó lấy cái hư minh le lói này nó kêu là cái cảm giác của nó, thành ra cái hư minh le lói của lạc thọ khổ thọ này so với cái hư minh le lói của bất lạc bất khổ thọ này dung thông với nhau. Cái này là cái giảng mới của tôi mấy

Ông mấy bà cố gắng hiểu rồi tối nay về ngồi thiền thử, hén, coi thử đi vào trong cái, mấy ông mấy bà giỏi lắm đi vào trong cái lạc thọ khổ thọ của tứ thiền thôi của tam thiền thôi, thì mấy ông mấy bà ngồi trong đó, mấy ông mấy bà nhìn thấy mới biết nó là trạng thái nội chế, cái lạc thọ và khổ thọ này nó làm như mất người, mất cảm giác, chỉ còn hư minh le lói người và cảm giác thôi, nhưng mà có cái lạc có cái khổ, nhưng mà chưa có người nhận cái lạc và chưa có cảm giác lạc, hư minh le lói chập chờn chưa có rõ; thì trạng thái này cũng gọi là hư minh le lói chớ gì, hư minh le lói là của con người và cảm giác, tức là của căn và thức, nhưng mà chỉ có trần thôi, trần đó là lạc thọ khổ thọ.

Cỏn bên đứng lặng đó thì mất luôn trần, mất luôn người, mất luôn cảm giác, chỉ một trạng thái hư minh le lói chập chờn mà thôi, chưa có gì rõ rệt hết.

Hiểu không? Bây giờ Sư tới đâu con tới đó được chưa? Tôi thấy khó đây, tôi giảng không nổi, tôi thấy được mà tôi giảng không nổi. Thì mấy ông mấy bà nên nhớ.

Còn nếu xuống cấp nữa, vọng hóa nữa hén, thì chúng ta thấy rằng: đi qua cái hỷ với cái ưu, cái hỷ với cái ưu này tình nhiễm rồi đấy, tức là đi theo cái cảm giác là có người nhận thức và có đối tượng nhận thức, thì cái hỷ thường thường chúng ta dịch ra tiếng Việt là mừng, tức là tôi thường thí dụ.

Thí dụ như bây giờ chúng ta khát nước, thì tất nhiên lại hỏi: bạch Sư! ở đây có nước không? Tôi nói có mà nước dừa, nước đá nữa. Thì chúng ta mừng, tức là có người được khát và có người được đã khát, nhưng mà chưa uống đâu. Bây giờ chúng ta bắt đầu uống nước dừa, nước đá vô nó mát cả gan ruột thì chúng ta quên cái xác thân này, chỉ còn một trạng thái lạc thọ thôi, lạc thọ này chúng ta không còn nhớ xác thân nữa, mà không còn có cảm giác lạc thọ nữa, chỉ còn cảm giác chìm đắm trong lạc thọ, nghĩa là còn lạc thọ thôi, với cảm giác nhận biết lạc thọ là nó hư minh le lói, và con người mà nhận cảm giác này cũng hư minh le lói, chỉ còn một trạng thái lạc tràn lan cả không gian, thì cái này gọi là hư minh le lói của nội chế còn gì nữa, hư minh le lói của nội chế.

Cỏn nếu mà trở về cái hư minh le lói của đứng lặng đó, thì chẳng có gì hết, chẳng có gì hết, chỉ hư minh le lói chập chờn thôi. Rồi từ đó thức thứ 6 mới sửa lại có lạc thọ khổ thọ, con người và cảm giác chập chờn thôi, căn và thức chập chờn thôi, mà chỉ có cái trần thôi.

Thành ra trong Duy Thức cỏn một câu rất hay mấy ông mấy bà nếu không giảng vậy là chết queo Duy Thức. Duy Thức có cái thức thứ 6 đó là 5 thức đầu là “thức với căn khó phân” “Ngu giả nan phân thức giữ căn” mà trong Duy Thức học giảng tôi không đồng ý là Alahán là ngu giả, Alahán trở xuống tới Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai là ngu giả, là phân biệt giữa căn và thức của 5 thức đầu phân biệt không nổi. Tôi thấy câu này hoi quá đáng. Phải nói Bất lai trở xuống không phân biệt được giữa thức và căn, còn Alahán phân biệt được, Alahán trở lên.

Vậy “thức và căn” là cái gì? Bây giờ chỉ còn hơi thở, chỉ còn lạc thọ, mà con người cái căn mà nhận lạc thọ và cảm giác lạc thọ hư minh le lói chiếu soi, thành ra cái căn và cái cảm giác này không phân biệt được, hai cái nó đều chập chờn le lói chiếu soi thôi, nếu không giảng như vậy là cái câu này giảng không chạy, tôi muốn chết câu này nhưng mà 2-3 bữa trước tôi ngộ. Tôi nói; rồi câu này “ngu giả nan phân thức giữ căn”, là người ngu khó mà phân biệt được thức và căn của 5 thức đầu, bị vì đây chỉ có lạc thọ thôi, mà cái căn, tịnh sắc căn. Bây giờ cái lỗ tai tôi, thì bây giờ tịnh sắc căn cái lỗ tai là dây thần kinh thính giác hư minh le lói, mà dây thần kinh hư minh le lói thì cái cảm giác lạc thọ cũng hư minh le lói, chỉ còn có lạc thọ thôi, căn – trần – thức, mà căn và thức hư minh le lói hết, chỉ còn có một cái trần thôi, chìm đắm trong cái trần đó, trạng thái này trạng thái thứ ba của tam thiền, mà nó dung thông qua cái mặt trăng thứ hai, đứng lặng của mặt trăng thứ hai, thì hai cái này chúng ta thấy khó mà phân biệt được, mà sản phẩm này là sản phẩm nội chế của thức thứ 6, của tư tưởng, thành ra tư tưởng nó dung thông với mặt trăng thứ hai.

Hiểu được không? Tôi thấy khó đấy. Bây giờ tiếp tục nữa không? Hay thôi? Tiếp tục nữa tôi xuống tới sắc uẩn đấy. Tiếp tục không? Nghe nữa không?

Bây giờ lặp lại đi, rồi tôi tiếp tục nữa. Hồi nãy giờ tôi giảng làm sao, chớ bây giờ tôi giảng sâu nữa là chết queo á. về lập cái bản lại cho tôi á, cái này tôi không biết sửa sao, mấy ông mấy bà thông minh hơn tôi, sửa thử coi cho nó rõ hơn nữa.

Thì chúng ta thấy là cuối cùng chỉ có:

–  nhận thức nè,

– cảm giác nè,

– và tư tưởng.

Có bao nhiêu đó thôi, nhận thức.

Tức là nhận thức bên đây là hiện lượng tánh cảnh, toàn là hiện lượng tánh cảnh không, đứng lặng.

Nhận thức bên đây là tợ hiện lượng, chân hiện lượng, tợ tỷ lượng, chân tỷ lượng. Có bấy nhiêu đó thôi.

Còn bên đây hoàn toàn hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà hiện lượng tánh cảnh thì khác nhau á, xuống cấp khác nhau.

Còn bên đây chỉ có thức thứ 6 là độc đáo nhất: hiện lượng tánh cảnh nó cũng có, tỷ lượng nó cũng có, tọ tỷ lượng nó cũng có, mà chân tỷ lượng cũng có, mà tọ tỷ lượng cũng có, mà độc ảnh cảnh cũng có, đới chất cảnh cũng có luôn, nó trùm hết. Và nó đi từ Như Lai xuống cho tới địa ngục, mà đều sản phẩm nội chế không, vẫn có cái tánh cảnh nằm trong đó mà nó sửa lại, dung thông hết tron hết trọi, cái này cái độc đáo.

Tôi thấy hay vô cùng. Mà nếu không nắm cái này chúng ta tu lọt vào ngũ ấm ma, chúng ta phải phân rành giữa cái mê hồn trận của tư tưởng và cái cảnh thật, thì tất cả mê hồn trận của tư tưởng toàn là xao động hết, nhưng mà xao động một cách y hệt như là bên đứng lặng, khó mà phân biệt được.

Thành ra chúng ta thấy viết quyển Tề Thiên Đại Thánh rất là tài, ông nào viết là rành Duy Thức vô cùng. Thì chúng ta thấy Te Thiên sau này tới Lục Lục Nhĩ Hầu đó là chúng ta thấy độc đáo, ông hóa hiện Tề Thiên giống hệt, Tề Thiên 72 phép ông cũng 72, nếu chúng ta coi Duy Thức chúng ta giải thích được tất cả những cái trong Tây Du ký, chúng ta thấy hay vô cùng, vui vô cùng, độc đáo vô cùng. Sau này nữa, tôi đọc tôi tính đem lên, bữa nay chắc không có thời giờ, đọc cho mấy người nghe được cái chỗ giải của các nhà học giả khác, chúng ta mù tịt luôn. Nhất là ông Đường Đại Viên cách đây 500- 600 năm về trước, bị cái ông đó mà tất cả hậu thế sau chết nhiều, ổng giải thích trật lất hết, không biết cái nhìn của ổng làm sao, tôi cũng không hiểu, nhưng mà nó khác với chúng ta. Rồi sau này ông Nhất Hạnh là ông Thạc Đức, ông độc đáo, nhưng mà chưa có sáng tỏ lắm, nhưng mà ổng hướng dẫn cho mình đi cái thế rõ ràng hơn, nếu rảnh chúng ta sẽ xem qua những bản ổng giải thích. Chúng ta thấy cái bản của mình độc đáo, nó rõ hơn nữa, nó rõ hơn, thì chúng ta nắm cách tu nó dễ dàng hơn. Thành ra Duy Thức phải giảng hết tất cả những cái pháp tu ở trong Phật giáo một cách sáng tỏ rõ ràng, chúng ta không còn bị ngũ ấm ma nữa.

Thì thôi giờ tới đây lặp lại hén rồi tôi giảng tiếp chút nữa. Bên đứng lặng hết rồi.

Bây giờ tới bên xao động, mà xao động thì chúng ta sợ nhất chỉ có ông Te Thiên Đại Thánh này thôi, ổng tới 72 phép biến hóa, tức là 51 tâm sở ổng nắm hết, ổng bắt đầu từ tứ thiền.

Tứ thiền chúng ta nên nhớ là thế giới của chân tỷ lượng và tọ đới chất cảnh, tức là thế giới cộng nghiệp của nhiều chúng sanh. Thí dụ như hồi nãy tôi nói: cũng như là nước, thì mấy ông mấy bà cũng thấy là nước, tôi cũng thấy là nước, đó là cộng nghiệp, thì cái nước này tôi không thể nhìn nó mà nó biến mất được, bị vì nó là cộng nghiệp của chúng sanh, muốn cái nước này biến mất thì tôi phải nhập pháp giới, tức là tôi sẽ làm loài thủy tộc, tôi sẽ thấy là nhà ở không khí của tôi; hoặc là tôi phải biến thức tôi cao lên thành cõi trời, thì tôi sẽ thấy nước biến thành lưu ly, đó là tôi thoát khỏi cộng nghiệp này; cỏn nếu tôi là người thì tôi cũng phải đi thấy nước là nước chớ không thể thấy khác được, vì đó là cộng nghiệp của một loài chúng sanh, là cái nghiệp của loài người, thành ra kêu thế giới này là thế giới của tợ đới chất, tợ đới chất, tợ là tương tợ, đới chất là vay mượn của người ta rồi sửa lại theo cái nghiệp của mình.

Chớ thật sự nó là gì? Nó không là gì hết, thật tướng của nước là vô tướng, là không có hình tướng gì hết, nó chỉ là một khối cô đọng lại thôi, nếu là thức thứ 6; còn nếu mà 5 thức đầu, mặt trăng thứ hai thì chập chờn thôi; còn nếu mặt trăng thứ nhất nữa thì bàng bạc, mờ mờ nhân ảnh, chẳng có gì hết, đó là thật tướng. Mà cũng chưa phải là thật nữa, là tạm tạm thôi, thật tướng là mặt trăng thiệt vô chất tánh cảnh đấy, là một vùng hào quang, một biển hào quang uyên nguyên, đó là thật tướng của các pháp là chỉ có hào quang thôi, chỉ có hào quang thôi.

Tôi thấy khó. Tôi ở dưới, tôi suy nghĩ tôi giảng rất dễ, tới lên giảng tôi giảng không nổi, bao nhiêu suy nghĩ ở dưới rất rõ ràng, lên đây biến mất hết, hồi nãy tới giờ tôi ráng nhắm mắt lại tôi giảng cho nó sáng tỏ, nhưng mà, ở dưới hồi hôm tôi ngồi thiền 2-3 giờ sáng cho tới sáng tôi thấy tôi giảng rất rõ, lên đây nó biến mất hết, nó biến mất đi đâu mất tiêu hết, cái danh từ không đủ diễn tả, cỏn ở dưới mình tham thiền mình thấy sáng, tôi tính bữa nay làm rõ những cái đứng lặng và xao động. Rồi sáng ăn cơm, tôi đi bát tôi đi về cho sớm để sửa cái bản này lại, tôi ngồi sửa một tiếng mấy đồng hồ, sửa không được, tôi nói: trời ơi! tùm lum hết làm sao sửa.

Tôi nắm là chỉ có hiện lượng, chỉ có nhận thức, đối tượng nhận thức, với cái lạc thọ, khổ thọ là cái cảm giác và cái tư tưởng là thiện ác, chỉ có vô ký nè, thiện ác, lạc thọ, khổ thọ và bất lạc bất khổ thọ, thì đây là thế giới của cảm giác, đây là thế giới của tư tưởng, đây là nhận thức, nhận thức đứng lặng và nhận thức xao động, có nhiêu đó thôi. Bây giờ cái bản chúng ta làm theo cái đó thôi. Thì chúng ta lấy danh từ của Lăng Nghiêm là rõ hơn hết.

– Chúng ta, cái đầu chúng ta phải nói mặt trăng thứ nhất, alaya thức đó là mặt trăng thứ nhất, là hiện lượng tánh cảnh của hư vô vi tế, tánh cảnh ở đây tức là nó bàng bạc khắp võ trụ, chớ không có gì hết, nó chỉ là hào quang mờ thôi, thì cái bất lạc bất khổ thọ của nó cũng là hư vô vi tế, tức là xả thọ đấy, nhưng nó là hồn nhiên, nó là hỗn độn, mờ mờ vậy thôi, thành ra tất cả những chủng tử thiện ác vô đó thành ra năng lực hết, không cỏn cái gì hết, nó chỉ là một cái hình bóng mờ mờ bàng bạc khắp võ trụ, vô lượng vô biên không có giới hạn, thì nó gọi bất lạc bất khổ thọ. Còn tánh của nó nó không có thiện không ác, đã nói không cảm giác thiện ác, lạc thọ khổ thọ, nó làm sao có thiện ác được, nhưng mà tất cả những cái thiện ác vô đó thì nó biến thành là hư vô vi tế nữa, bàng bạc nữa thôi. Thành ra chúng ta thấy rất rõ, rất rõ.

Bây giờ nó xuống cấp mặt trăng thứ hai, thì mặt trăng thứ hai thì hiện lượng tánh cảnh của nó là hư minh le lói chiếu soi, chập chờn, chập chờn, thì cảm giác nó cũng là cảm giác chập chờn, hén, cảm giác chập chờn, do chập chờn này mà lạc thọ khổ thọ của tư tưởng mới dung thông nó được. Chập chờn là gì? Là nó dường như có cảm giác dường như không cảm giác, mà do có cảm giác không cảm giác nó mới sửa cảm giác lạc thọ khổ thọ là có người và cảm giác cũng chập chờn luôn, nhưng mà lại có lạc thọ khổ thọ. Chúng ta thấy rất hay. Rồi tới cái thiện ác, vô ký, thì nó cái vô ký của nó cũng là vô ký hư minh le lói chiếu soi, cũng hư minh le lói chiếu soi thôi, cái đứng lặng là hư minh le lói chiếu soi, do hư minh le lói chiếu soi này mới bị cái tư tưởng sửa lại là thành ra thiện và ác, chớ tự nhiên cái xao động nó không có cái vô ký, mà vô ký là của đứng lặng bị nó sửa. Hồi xưa tôi phân biệt hai cái, tôi mới kêu là lạc thọ khổ thọ bình thường, vứt bỏ hết đi, sai rồi, nó lộn xộn lắm, làm cho lộn xộn thêm. Bình thường là cái gì? Nó là hư minh le lói chiếu soi, dùng danh từ của Thủ Lăng Nghiêm chúng ta thấy sáng tỏ hơn.

Rồi xuống mặt trăng thứ ba, thì chúng ta thấy hiện lượng tánh cảnh của nó là bắt đầu cô đọng lại có hình, nhưng mà hình gì chưa biết, hén, thì tất nhiên đó là ở đây chúng ta phải thấy rằng; bất lạc bất khổ thọ của nó thì cũng là có một cái khối có hình thôi, do có hình này đó mà cái phần xao động của vọng tưởng thức thứ 6 mới sửa lại có hình có tướng luôn, nhưng mà không có cảm giác, không cảm giác. Vậy thì đó là trạng thái của tứ thiền, tứ thiền là không có cảm giác, mất luôn hoi thở nữa, chỉ còn một sự yên lặng thôi, yên lặng tức là hiện hình rõ rệt. Như hôm trước tôi có giảng. Thí dụ như cái bình thủy này, thì cái bình thủy khi tôi nhận thấy cái bình thủy là bình thủy, mà tôi chưa có cảm giác thương ghét, thì đây là tứ thiền, đây là tỷ lượng, chân tỷ lượng tợ đới chất, nếu cái nghiệp người hén, tôi nói cái nghiệp người, thì mấy ông mấy bà cũng thấy đây là cái bình thủy, thì cái nhìn thấy này là chân tỷ lượng mà là tợ đới chất.

Vậy thì hiện lượng cái bình thủy này là gì? Cũng là cái bình thủy, nhưng mà trạng thái lờ mờ cô đọng lại, thì đó là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, bị cái thức thứ 6 xao động nó sửa thành ra có cái bình thủy, thành ra chân tỷ lượng tợ đới chất. Vậy thì chân tỷ lượng tợ đới chất, với hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, dung thông nhau một cách rất chặt chẽ như sữa và nước, không thể phân biệt được, không thể phân biệt được, chỉ có khi nào đạt Alahán, hén, từ cái alaya thức, cái mặt trăng thứ nhất và đi sâu vào mặt trăng thiệt, hai cái họp tác với nhau mới chiếu soi, mới hiện nguyên hình của cái bình thủy này là hình thôi mà chưa có tướng, thì từ cái chân tỷ lượng tợ đới chất mới thấy hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, hiện ra nguyên hình hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6. Thì hôm trước tôi nói cái này mới kêu là Alahán mới thấy được, còn Bất lai không thấy được hiện lượng tánh cảnh này đâu, phải đòi hỏi là mặt trăng thiệt hợp tác alaya thức mới chiếu soi nó mới hiện nguyên hình là cái bình thủy này có hình chớ chưa có tướng.

Hiểu kịp không? Nhức cái đầu. Bây giờ tiếp nữa hay thôi? Thôi đến đây thôi hén, tôi thấy coi bộ không vô, nói ra thì hăng lắm, Sư tới đâu con tới đó, Sư tam thiền thì con ngủ, rồi làm sao theo được. Nói đúng ra mấy ông mấy bà tôi rất kính đấy, mà rất thương hại đấy, thương hại mà kính nữa, kính là thời giờ không được như tôi, hén, tôi xuất gia rồi rảnh, Đức Tôn Sư nói: “cư sĩ là kẻ lỡ hội đường ” đi thi mà lỡ hội rồi xách cái túi trở về, thi rớt.

Còn người xuất gia là người cũng như con chim phượng hoàng tung bay khắp noi. Còn người cư sĩ là kẻ lỡ hội đường, đã trói cột tùm lum hết: con là nợ, chồng là oan gia, cửa nhà nghiệp báo, thì trói cột tùm lum hết mà ráng lại đây nghe cả một cái mà tôi đáng kính. Nhưng mà thương hại là không có thì giờ ngồi thiền, không có thì giờ để chỏng cẳng mà ngủ, không có thì giờ để nghe truyền hình, hén, nó chiếm hết thì giờ làm sao ngồi thiền, mà không có thì giờ thì làm sao hiểu được cái bài tôi giảng, không phải mà lấy trí phân biệt mà giảng được, mà phải có một sự chiêm nghiệm, như tôi nói ít nhất cũng nhị thiền tam thiền thì mới có thể hiểu được, mà mấy ông mấy bà dễ gì nhị thiền, có thể đi tới ngủ thiền thì được, chớ còn nhị thiền tam thiền chắc vô không nổi, mà ngủ thiền thì qua được, hén. Thì bây giờ về ráng làm sao thì niệm Phật khỏi đếm, hén, thì có thể nghe bà tôi giảng, hoặc là chìm đắm trạng thái niệm Phật thì bắt đầu bài giảng này chiêm nghiệm thì sẽ ra đấy, sẽ hiểu được đấy, còn không thì thôi, chịu thôi. Mà mấy ông mấy bà dễ gì ngồi một, hai tiếng đồng hồ được. Thành ra tôi rất là thương hại, nhưng mà rất kính, như vậy mà vẫn vùi đầu: Sư tới đâu con theo ông tới đó.

Thì thôi tới đây hén. Bây giờ tới mấy ông mấy bà, bây giờ trả lại bài của ông Thiện Khánh và ông Thiện Đức cho nó xong, rồi tới cô Thiền, tới cô Thiền cũng hóc búa đấy. Ba câu này là độc đáo, hễ trả ba câu này thì hiểu cái bài của tôi giảng đấy, tôi giảng ngầm trong ba câu này. Bây giờ ai chuẩn bị rồi? Hết một tuần rồi đó, cho mấy ông mấy bà thêm nửa tháng nữa, bữa 24 là bắt đầu trả nhiều hén. Bây giờ còn nửa tiếng nữa tới mấy ông mấy bà đó. Bây giờ trả hai câu của ông Thiện Khánh và ông Thiện Đức. Ông Thiện Khánh thì đa số đuợc rồi đó, nhưng người nào chưa trả bữa nay bắt đầu trả luôn hai câu, còn của ông Thiện Đức thì hôm trước tôi giảng quá tỏ rồi, hén. Cô Như Quang có đi không? Có hả. Tôi tưởng là cổ rút giò rồi chớ, tôi tưởng đâu bỏ học không đi, cho Sư chết luôn. Thôi, bây giờ vậy thì tốt. Tôi tưởng bữa nay xin lỗi cổ đó chớ, hôm nay cổ có vô thì đõ rồi. Bây giờ trả lời nè. Bây giờ ai? Bây giờ cô Như Quang trả lời trước đi. Chưa. Rồi bây giờ ai? Ai bắt đầu trả nè? Cái ban quỳnh tiên nữ hội gì đó. À! Ai cũng được.

Phật tử trả lời câu hỏi.

Thì chúng ta trả lời cho sáng tỏ hơn, chưa sáng tỏ lắm. Ông Thiện Đức thì trình bày khá, nhưng khúc sau thì giữa Bất lai với Alahán thì chưa có rõ. Còn cô Thiền trình bày được, nhưng mà cũng chưa phân biệt rành rẽ, chưa có rõ giữa cái câu hỏi nó chưa có được rõ lắm. Chúng ta khó đấy, để ý tôi giảng nhiều lần lắm, nghe lại cho kỹ coi, hén, rồi chúng ta so sánh cái bản này. Cái bản này phải sửa lại, bây giờ khoan có photo thêm, sửa lại cho nó rành hơn. Thì tôi xin nhắc lại, cái bản này cầm lên, chúng ta thấy là chúng ta không có dùng danh từ của Thủ Lăng Nghiêm nó uổng, thì chỗ alaya cá nhân chân vọng hòa hiệp đó, thì hiện lượng tánh cảnh đầu tiên của alaya đó, thì chúng ta nên nhớ nó là hư vô vi tế, tức là chiếu soi tự chiếu soi, hay đứng lặng nhập vào đứng lặng có một thứ thôi, thì bất lạc bất khổ thọ của nó cũng là hư vô vi tế, mà tôi thêm hồn nhiên hỗn độn cho nó rõ thôi, mà trong Duy Thức kêu là xả thọ đấy, thì nó cũng xả thọ, nhưng xả thọ của hư vô vi tế, tức là bất lạc bất khổ là xả thọ đấy, nhưng mà nó chưa có hình chưa có tướng, nó chỉ là một vùng hào quang mờ mờ, thì cũng là bất lạc bất khổ đấy; còn vô ký vô phú là danh từ của Duy Thức, tôi thêm vô chữ hư vô vi tế nữa, vô phú ở đây tức là không có che đậy, nó mờ mờ, nghĩa là tất cả các thiện ác vô đó đều thành bất thiện bất ác hết, thì chúng ta kêu là hư vô vi tế, thành ra nơi chỗ cái alaya này đó là tất cả những cái lạc thọ khổ thọ vào đó đều biến thành bất lạc bất khổ hết, bởi vì nó hư vô vi tế mà, cỏn tất cả những cái thiện ác vô đó cũng biến thành hư vô vi tế, tức là không có thiện không có ác, thành ra kêu là vô phú, phú là che đậy, là không có gì che đậy, không có gì cải sửa được nó hết, bao giờ tất cả những cái thiện ác vào đó đều thành không thiện không ác, và những cái khổ vui vào trong đó đều thành không khổ không vui nữa, đó là cái độc đáo của alaya thức cá nhân.

Bây giờ xuống cấp. Xuống cấp thì chúng ta thấy alaya của 5 thức đầu thì nó cũng vậy, thì nó cũng là hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà hiện lượng tánh cảnh này đó là hư minh le lói chiếu soi, tức là khác với hiện lượng trên là hư vô vi tế, tức là nó le lói chập chờn, bắt đầu có lạc có khổ nhưng mà lạc khổ là gì? cũng chưa có, hén, thành ra kêu nó bất lạc bất khổ, nhưng mà bắt đầu nó chập chờn, do chập chờn này thức thứ 6 mới sửa thành lạc thọ khổ thọ, nhưng mà người hưởng lạc và cái cảm giác lạc còn chập chờn, nó còn hư minh le lói, thì chúng ta phải hiểu như vậy, thành ra hai cái này, tư tưởng với nó giống giống nhau, hén, còn cái thức thứ 8 là thức thứ 6 không có sửa nổi nó, không có sửa nổi nó, không có ai mà xen vô trong đó được, bị vì nó bàng bạc hư vô; còn 5 thức đầu này đó bất lạc bất khổ thọ của đứng lặng là hư minh le lói tức là chập chờn, dường như có lạc dường như chưa có lạc, bây giờ nó mới sửa lại có lạc có khổ luôn, nhưng mà con người hưởng lạc và cái cảm giác, cái biết lạc thọ đó chập chờn hư minh le lói, thì tất nhiên chúng ta thấy hai cái gần gần như giống nhau, nhưng thật sự khác nhau. Cái đứng lặng là tự nhiên hư minh le lói không có lạc không có khổ gì hết, nó chập chờn dường như có lạc dường như không lạc, dường như có khổ dường như không khổ. Thì bên cái thức thứ 6 nó sửa qua là có lạc có khổ hẳn hoi, nhưng mà con người hưởng lạc và cái biết lạc thì hư minh le lói, và con người bị cái khổ và cái cảm giác khổ cũng hư minh le lói, nhưng mà có lạc thọ khổ thọ, đây là thế giới của tam thiền mà tôi nói chìm đắm trong trạng thái lạc thọ khổ thọ, tôi dùng chữ chìm đắm, mấy ông mấy bà biết là có lạc có khổ nhưng mà con người lạc thọ khổ thọ chưa có, thì kêu là hư minh le lói, chúng ta nên nhớ chỗ đó, hén, thành ra ở đây tôi mới nói là 5 thức đầu khi thức thứ 6 sửa qua đó thì bắt đầu hư minh le lói và bắt đầu có thiện có ác. Cỏn thế giới đứng lặng thì bất lạc bất khổ thọ không có thiện ác gì hết. cỏn vấn đề tư tưởng đó thì bên đứng lặng là vô ký, mà đây cũng là vô ký hư minh le lói, tức là dường như thiện dường như ác, dường như chưa có thiện dường như chưa có ác, thì thức thứ 6 mới sửa xuống là có thiện có ác, có thiện có ác, nếu mà cái lạc thọ này đi xuống thì là ác, lạc thọ khổ thọ đi xuống thì là ác, lạc thọ khổ thọ đi lên tứ thiền, tới tứ không thì thuộc về thiện, còn lạc thọ khổ thọ xuống nhị thiền sơ thiền, rồi đi xuống hoan hỷ, tán thán, rồi trú ở, ái trước, thì đó là ác. Thành ra ở cái tứ thiền này là không thiện không ác, nhưng mà, nếu cái tư tưởng nó sửa mà đi lên đó thì thuộc về thiện, mà đỉ xuống thì thuộc về ác.

Còn bên đứng lặng là không có lên không có xuống gì hết, nó bất lạc bất khổ thọ thiệt, là nó hư minh le lói.

Còn cái tam thiền của chúng ta lạc thọ khổ thọ, thì có lạc có thọ đàng hoàng, nhưng mà người nhận cảm giác và đối tượng cảm giác thì hư minh le lói, mà nó có thiện có ác là khi cái lạc thọ khổ thọ mà đi xuống, từ tam thiền xuống nhị thiền, tức là hoan hỷ tán thán, rồi trú ở ái trước, thì thuộc về ác; còn từ lạc thọ đi lên tứ thiền rồi đi lên tứ không thì thuộc về thiện. Chúng ta phải hiểu như vậy. Thì mấy ông mấy bà sửa làm sao thì sửa, sửa giùm tôi.

Còn bây giờ xuống tới thức thứ 6. Thì cái đứng lặng của thức thứ 6 cũng là hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà bắt đầu có hình, nhưng mà hình gì? bắt đầu có tiếng, tiếng gì? chưa có, chỉ lờ mờ mà cô đọng lại thôi. Thì thức thứ 6 mới sửa lại có hình sự vật: con chó, con mèo, người ta, cây cỏ; có tiếng: tiếng người, tiếng nam, tiếng nữ, tiếng Mỹ, tiếng chim, tiếng loài thú, thì cái đó là của tư tưởng. Thành ra một cái có hình chưa có tướng, một cái có hình có tướng luôn. Thì chúng ta thấy đây là vọng tưởng dung thông giữa đứng lặng và giữa xao động. Thành ra chúng ta đề hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 (dung thông) thì hiện lượng tánh cảnh của tư tưởng cũng là dung thông, nhưng hai chữ dung thông khác, dung thông của tánh cảnh là dung thông thiệt, còn dung thông của thức thứ 6 mà xao động là dung thông của nội chế, tức là có hình có tướng, còn bên đây có hình mà chưa có tướng, cũng như hồi nãy ông Thiện Đức nói. Mà tôi thường nói sữa với nước, thì chúng ta thấy cái nước là cái của đứng lặng, còn cái sữa hòa trong nước của xao động, bây giờ khó mà chia được, thành ra tới Alahán mới nhận thấy cái này nó mới hiện nguyên hình, nguyên hình của cái vọng tưởng xao động của thức thứ 6, hiện nguyên hình vọng tưởng đứng lặng của thức thứ 6, thì cái này Alahán mới nhận thấy được, về suy nghĩ hén.

Còn cái chiếu soi và rất ít tự chiếu soi thì tất nhiên đây cái chiếu soi nó chậm, thành ra kêu là mặt trăng thứ ba, còn bất lạc bất khổ thọ của nó chúng ta bỏ chữ bình thường đi hay siêu thường đi, mà phải nói là dung thông. Dung thông là gì? Tức là bất lạc bất khổ thọ đây nó chưa có cái gì hết, nó chỉ là một trạng thái không vui không buồn, không vui không buồn, do đó cái tư tưởng mới sửa lại là tứ thiền của sắc giới, và bốn vô sắc giới, thật sự tứ thiền của sắc giới và bốn vô sắc giới là lạc thọ vi tế, cái chỗ này là chỗ độc đáo, hôm trước tôi có giảng qua, nó là cái lạc thọ, chớ không phải bất lạc bất khổ, tư tưởng nó là hình thức của lạc thọ, nhưng mà nó dứt cảm giác rồi nó kêu bất lạc, chớ thật sự cái tư tưởng cũng là hình thức vi tế của cái lạc, bị vì trong Tứ Niệm Xứ nói là: thọ thị khổ, mà tư tưởng không phải là không thọ, không thọ làm sao có tư tưởng, nhưng mà chưa có cái thọ thô tháo, thành ra cái tư tưởng này nó tứ thiền của sắc giới và bốn vô sắc giới nó thuộc về lạc thọ vi tế, nhưng mà nó dung thông qua bên bất lạc bất khổ thọ bên đứng lặng của thức thứ 6, thành ra hai cái chúng ta khó mà phân biệt được, khó mà phân biệt được. Thành ra ở đây một tứ thiền của sắc giới và bốn vô sắc giới chúng ta cũng để bất lạc bất khổ thọ dung thông, còn bất lạc bất khổ thọ của đứng lặng cũng dung thông. Mấy ông mấy bà phải phân biệt qua hai cái dung thông này nó khác nhau làm sao. Thì tôi đã có giảng rồi đó.

Còn cái vô ký cũng vậy. Vô ký của đứng lặng cũng là dung thông, tức là không có thiện không có ác. Còn vô ký của tư tưởng bắt đầu có phân biệt thiện ác, nếu mà tiến hóa thì là thiện, vô ký này chuyển thành thiện, mà nếu thoái hóa thì vô ký này chuyển thành ác. Còn bên đứng lặng không có tiến mà cũng chẳng có thối, nó luôn luôn vô ký, không có thiện ác.

Nhưng mà qua tư tưởng thì vô ký này thành thiện hoặc là ác.

Thí dụ như một tứ thiền của sắc giới và bốn của vô sắc giới thì không thiện không ác, nhưng mà trong đó bắt đầu có thiện ác, nếu đỉ xuống tứ thiền là tam thiền nhị thiền thì thuộc về ác, vô ký bị sửa thành ác, còn nếu đi lên tứ không thì thuộc về thiện. Còn bên đứng lặng vĩnh viễn là không có cái đó.

Hiểu kịp không? Nó dung thông là như vậy đó. Thành ra nếu mấy ông mấy bà mà không nhận được cái thế của tư tưởng thì chúng ta sẽ lọt ngũ ấm ma. Còn nếu chúng ta nhận được thì chúng ta trở về cái đứng lặng của thức thứ 6, rồi dùng đứng lặng của thức thứ 6 chúng ta sẽ chiếu kiến được sắc uẩn.