BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 14
Giảng ngày 25-01-2004 âm lịch

Chúng ta bắt đầu qua phần 8 thức, tức là 5 thức đầu thức thứ 6 thức thứ 7 và thức thức 8.

Nhưng trước khi qua 8 thức, chúng ta ôn lại bài giảng “Vô chất tánh cảnh và Hữu chất tánh cảnh”, cái này nó liên can với nhau đấy, liên can một cách chặt chẽ đấy, mình hiểu cho rành, cái kia nó nhìn qua cái phương diện khác thôi.

Thì tôi xin tóm sơ kỳ trước là vấn đề Vô chất tánh cảnh và Hữu chất tánh cánh, thì chúng ta biết đây là cái thế giới của Như Lai đấy.

Vô chất tánh cảnh, tức là bất biến phi không gian phi thời gian, chân như tịnh, tức là cái bản thể của Võ trụ, mà chúng ta thường gọi là Báo thân đấy.

Còn Hữu chất tánh cảnh là chuyển biến đứng lặng, hay là thời gian phi không gian, tức là chân như động, tức là cái tướng của Võ trụ, thì chúng ta biết đây là ứng thân và Hóa thân của chư Như Lai.

Hai cái này gộp chưng lại chúng ta kêu là Pháp thân. Thì tất nhiên Hữu chất tánh cảnh tức là vô lượng vô biên pháp giới đấy, còn Vô chất tánh cảnh thì là cái bất biến, tức là cái thể của vô lượng vô biên pháp giới, thì hai cái này gộp chung lại là cái dụng.

– Vô chất tánh cảnh là cái thể còn.

– Hữu chất tánh cảnh là cái tướng.

– Còn vô chất và hữu chất gộp chung lại đó là cái diệu dụng của Võ trụ, thì chúng ta thường gọi là Pháp thân của Như Lai.

Thì do một niệm bất giác mà chúng ta lọt xuống alaya cá nhân, thì niệm bất giác thường gọi là căn bản vô minh, là cái gốc mà vô minh chúng sanh bắt đầu có đây.

Thì căn bản vô minh từ đâu mà có? Thì chúng ta đã giảng nhiều lần rồi, đặt câu hỏi này là không đúng.

Thì khi xuống như vậy thì chúng ta thấy là cái alaya cá nhân gồm có hai phần: một phần đứng lặng là tiếp tục con đường chân nhưng mà đã xuống cấp, và một phần xao động.

Thì chúng ta thấy trên đó, Hữu chất tánh cảnh là có thời gian mà chưa có không gian, nhưng mà nếu có thời gian mà chưa có không gian có nghĩa là có vô lượng không gian đấy, thì xuống dưới này, thì chúng ta thấy alayda cá nhân đó thường kêu đó là hư vô vi tế, tức là ở trên Vô chất tánh cảnh và Hữu chất tánh cảnh là chưa có hình tướng gì hết, chỉ có một bản thể uyên nguyên sáng ngời rực rỡ hào quang thôi, quang minh thôi, xuống tới đây bắt đầu nó lờ mờ thì kêu là hư vô vi tế, vọng tưởng hư vô, tức là bàng bạc khắp nơi một cách rất là nhỏ nhiệm vi tế khó mà thấy được, cũng là vùng hào quang nhưng mà hơi mờ rồi; rồi nó xuống tới, do vọng tưởng kiên cố nó đánh vào tướng phần của alaya thì bắt đầu mới có 5 thức đầu, tức là dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, dường như có mùi dường như không mùi, tức là một trạng thái le lói chiếu soi; rồi xuống thấp nữa bắt đầu cô đọng lại, tức là có hình nhưng mà hình gì thì chưa biết, có tiếng nhưng mà tiếng gì chưa biết, có mùi nhưng mà mùi gì chưa biết, chớ không có chập chờn le lói nữa, mà nó bắt đầu dung thông, tới đây là hết. Rồi nó trở lên chập chờn le lói lại nữa, rồi trở lên bắt đầu hư vô vi tế, rồi trở về võ trụ là sáng lòa, một biển quang minh hào quang rực rỡ. Cứ như thế lên xuống mãi từ vô lượng kiếp tới bây giờ. Đó là nói về phần đứng lặng.

Còn phần xao động. Chúng ta thấy là từ alaya thức, thì phần xao động bắt đầu có tự nó chiếu soi và chiếu soi trở về với nó, khi chiếu soi trở về nó thì bắt đầu xao động, cho nên nó chụp mũ vào cái kiến phần của alaya có một phần mờ mờ, mà theo tôi cái giải thích là hư không, hư không, thì cái hư không là cái ngã, cái bản ngã đầu tiên thì bắt đầu có chủng tử.

Thì chủng tử tức là u ẩn, tức là cái trạng thái, là hư không, là một trạng thái đầu tiên của xao động, của xao động. Chúng ta thấy là ẩn đấy, ấn đây núp kín, u là sâu, núp kín một cách sâu, nghĩa là trạng thái hư không rất là mờ ảo.

Thành ra chúng ta thấy thường thường trong Kinh Đại thừa đặt ra tất cả là 7 đại, mà đất nước lửa gió hư không rồi mới tới kiến và thức, thì chúng ta thấy cái thức này chúng ta có thể nói là alayda thức, khi mà nó xao động thì hư không, hư không là cái bản ngã đầu tiên của mạtna, chúng ta có thể nói là chân đới chất, nó không phải là tỷ lượng, không có sự phân biệt tỷ giảo so sánh, nó là một trạng thái trực giác, mà trực giác khi xao động thì không còn là chân hiện lượng nữa, mà chúng ta kêu là tọ hiện lượng, cho nên cảnh nó không thể tánh cảnh, mà nó là chân đới chất, tức là nó chụp mũ cái trạng thái lờ mờ hư vô vi tế thành một trạng thái dường như có không gian, thì không gian này nó gần như nó bằng với thời gian, nhưng mà do nó xao động, nếu nó đứng lặng thì nó trở về bị hóa giải vào thời gian, vậy đó là theo ý kiến của tôi thôi, giảng như vậy thì nó chạy hơn, còn nếu mà ấy thì cái chân đới chất này khó hiểu nhất, thì tôi thấy cái chân đới chất là một cái trạng thái không gian nhạt mờ nhất, tức là cái ngã rất là u ẩn, đó thì nó thấy xuống tới dưới, thì chúng ta thấy cái đó chúng ta kêu là tợ hiện lượng thì chân đới chất, thì nó chiếu soi và tự chiếu soi có phân nửa thôi. Còn đi xuống thấp nữa nó chuyển biến chậm lại thì thành ra thức thứ 6, thì thức thứ 6 ở đây chúng ta kêu là tứ thiền, tức là không khổ không lạc, bất lạc bất khổ thọ, tức là tứ thiền đấy, thì tứ thiền ở đây là cái ranh giới của sự luân hồi sanh tử khổ đấy nó tạo ra tất cả tam giới nó là Te Thiên đấy, nó đủ 72 phép biến hóa tức là 51 tâm sở nó đều chiếm hết, do đó nếu mà nó đi xuống đó thì tứ thiền này bắt đầu, tứ thiền này đúng ra thế giới của đới chất cảnh, nghĩa là cảnh giới thật sự mà chua có tình nhiễm trong đó, chỉ có tưởng thôi chớ chưa có tình, mà nếu nó có tình nhiễm nó trở thành lạc thọ và khổ thọ, lạc thọ và khổ thọ.

Thì lạc thọ khổ thọ chúng ta có thể nói thế giới của tam thiền, của tam thiền.

Rồi xuống nữa thì nó thành ra hỷ và ưu, hỷ và ưu.

Chúng ta nên nhớ: lạc nó thuộc về tham, mà khổ nó thuộc về sân, hai cái này không thể tách hai được, hỷ và ưu cũng vậy, nếu xuống thấp nữa, chúng ta nhớ lạc thọ và khổ thọ, người nhận thức dường như chưa có, chập chờn thôi, chập chờn thôi. Thành ra chúng ta thấy đây là thế giới của 5 thức đầu, chỗ hồi nãy bên 5 thức đứng lặng đấy, 5 thức đứng lặng thì nó le lói, thì ở đây nó cũng le lói, nhưng mà le lói này le lói bên xao động, còn cái le lói kia là le lói bên đứng lặng, bên đứng lặng chập chờn dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, thì ở đây bắt đầu có lạc thọ hẳn, có khổ thọ hẳn, nhưng mà ở đây dường như có lạc thọ mà người nhận lạc thọ dường như chập chờn le lói, dường như có người nhận dường như không người nhận, thì trạng thái này tôi thường nói trạng thái của tam thiền, nó khác với trạng thái của hỷ ưu, hỷ ưu là có nhận thức và có đối tượng nhận thức rõ rệt.

Tôi thường thí dụ cũng như người khát nước vậy đó, mà đi đến hỏi nước, thì chúng ta nói có nước, mà nước đá dừa ngọt nữa, thì chúng ta thấy chúng ta có hỷ, mà nếu không có là chúng ta có ưu, cái hỷ thì nó khác với cái lạc chút xíu, là có người hỷ và đối tượng được hỷ, còn khi đem nước dừa nước đá ra uống chúng ta trạng thái lạc chúng ta quên mất con người, thì chỉ còn trạng thái lâng lâng của lạc thọ thôi, thì trạng thái lãng lãng của lạc thọ này dường như có người và dường như không người, chỉ còn một trạng thái lạc thôi, hai cái nó khác nhau rất xa.

Thì do đó chúng ta thấy nó trạng thái chập chờn, lạc thọ là trạng thái chập chờn. Thì bên bất lạc bất khổ thọ của 5 thức đầu cũng là một trạng thái chập chờn le lói. Cái này phải tham thiền cho sâu mới thấy nha, tôi thấy rất hay, khi tôi đi sâu càng đi sâu thì thấy hai bên cái đứng lặng với cái xao động nó chỉ cách nhau đuờng tơ kẽ tóc thôi, thành ra do đó ngoại đạo bị lầm, và nếu không có Thái tử Sĩ-Đạt-Ta ra thì chúng ta cứ đi theo con đuờng xao động mà thôi, thì cuối cùng đi đến kết quả là kết quả xao động, tức là vẫn lẩn quẩn trong vấn đề tư tưởng, vấn đề luân hồi sanh tử khổ.

Cái này thì tôi cũng hơi khó diễn đó. Có người hỏi tôi: bạch sư đã nói tứ thiền là lạc thọ rồi tại sao lại có khổ? Đã nói tam thiền là hỷ rồi tại sao có ưu, có lo? Như vậy nhập thiền thì có gì đâu sung sướng! Hén, tứ thiền với tam thiền thì cũng khổ cũng ưu thôi. Rồi tới nhị thiền thì “ai cảm xúc lạc thọ mà hoan hỷ, tán thán…” Nhị thiền thì tán thán, mà mất cái tán thán thì than van, thì nhị thiền lạc thọ hoan hỷ tán thán; trú ở cái sơ thiền, thì trú ở thì bên đây là than khóc. Thì chúng ta thấy là đã là thiền rồi còn cái khổ thì nhập thiền đâu có gì sung sướng. Nhưng mà chúng ta nên nhớ rằng, đúng ra ở đây để chư Phật tử trả lời đấy, hén,.. Bây giờ mình trả lời làm sao? Nói là tứ thiền bất lạc bất khổ thọ, còn tam thiền lạc thọ, thì phải rồi, mà tại sao lại có khổ trong đó nữa? tam thiền lạc thọ đi với khổ thọ đấy, còn nhị thiền thì hỷ đỉ với ưu ưu là lo lắng, là lo đấy là sầu muộn đấy, sầu muộn là lo đấy, hén, thì sơ thiền là tán thán, mà tán thán thì đi với than van, hén, tán thán than van; còn cõi trời dục giới thì than khóc, mà than khóc đi với trú ở; cỏn ái trước thì đi với đập ngực rơi vào bất tỉnh, tức là đi vào địa ngục.

Mấy cái này tôi cũng không để ý, nhưng mà tôi tham thiền có câu hỏi, có người hỏi tôi như vậy đó, thì tôi thấy nó cũng hay hay, hén. Bây giờ mình trả lời sao?

Thì theo người hỏi thì nói: đã là nhập thiền rồi thì chỉ có cái vui thôi chớ đâu có cái khổ trong đó, có cái lạc thôi chớ đâu có cái khổ, mà có cái hỷ chớ đâu có cái ưu. Như vậy thì cái khổ với cái hỷ ưu nó nằm trạng thái nào? Cái này là cái khó đấy chư Phật tử phải để ý đấy. Hôm trước giảng tôi cũng so sánh vậy đó, tứ thiền thì bất lạc bất khổ thọ, còn tam thiền thì nó thuộc về lạc thọ mà lạc thọ nó đi với cái khổ, hễ hết lạc thì tới khổ, như vậy cái tam thiền cũng đâu có sung sướng gì, hén; còn nhị thiền đó thì hỷ đi với ưu, ưu là sầu muộn đấy. Như vậy chúng ta trả lời sao?

Tôi nói cái trạng thái tâm nó phức tạp lắm, chúng ta phải đi cho nó rõ, nếu muốn đắc Thánh quả, muốn đi vào Bát Nhã, thì mỗi trạng thái chuyển biến của tâm mình phải rành rẽ đấy, tôi cũng đầu hàng đấy, nhưng mà nếu mình chịu khó mình tìm hoài thì đi sâu vào thì tất nhiên mình cũng phải hiểu, cũng phải hiểu thôi. Nhưng mà đòi hỏi chúng ta phải có một thời gian thực tập, phải có thời giờ để tham thiền vô đó, chớ tất cả không giao người khác được. Như tôi diễn lại tôi không diễn hết được cái hiểu biết của tôi, danh từ khó mà trình bày hết được, nhưng mà khi mình ngồi thiền thanh tịnh mình thấy thôi, nhưng mà trình bày nó hơi khó. Thì bây giờ chư Phật tử ở đây trả lời trả lời sao nè? Ai có ý kiến không? Chớ nếu tôi giảng thì được rồi đó, nhưng mà tôi muốn để coi ở đây cái trình độ tham thiền, cái tìm hiểu có thao thức lắm không, nếu có thao thức thì chúng ta thấy cái trạng thái này, còn không thao thức chúng ta đành phải chịu thôi.

Thì cái này trong Kinh đó, trong Kinh Nguyên Thủy, trong Trung Bộ Kinh đấy, nhưng mà không có giải thích, chúng ta tự giải thích lấy thôi. Hôm trước tôi có giảng nhưng mà tôi không có để ý lắm, tôi cũng có giảng trong cái băng đó đó, tôi nói trạng thái bất lạc bất khổ thọ là tứ thiền, rồi trạng thái tam thiền là lạc thọ và khổ thọ, trạng thái của nhị thiền là hỷ và ưu là sầu muộn đó, mà trạng thái sơ thiền thì tức là tán thán, mà tán thán thì đi với than van, hén, rồi tới mất sơ thiền trở lại cõi trời dục giới, đây là cõi trời sơ thiền sắc giới, cõi trời dục giới thì than khóc, hén, than khóc tương đương trú ở, nếu trú ở được mà không ở được thì than khóc, rồi ái trước thì nó lọt về cõi người với 4 đường ác, mà ái trước không được thì phải đập ngực rơi vào bất tỉnh, tức là xuống địa ngục. Như vậy thì cái sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, theo trong Kinh thì:

Sơ thiền ly sanh hỷ lạc, ly dục mà sanh hỷ lạc. Nhị thiền là định sanh hỷ lạc. Tam thiền ly hỷ diệu lạc.Tứ thiền đó là bất lạc bất khổ.

Như vậy thì chúng ta thấy làm sao? Mấy cái thiền này toàn là vui không á, mà tại sao tôi lại nói có cái khổ trong đó! Ai có đi vào tứ thiền, có ngồi thiền nhập định trong đó thì thấy làm sao? Hay là chia làm tứ, ở đây chia làm ngũ chắc ở đây đi hết đi ngủ hết. Thì đúng ra tầm sát chia làm một là tứ thiền, còn tầm sát chia làm hai là ngũ thiền đấy.

Cô Phật tử: tại Sư đi vào tứ thiền tồi. Sao có mình tôi hà? Sao lạ vậy? Sao cô biết tôi đi vào tứ thiền? Vậy là bữa nay tôi được Phật bà ấn chứng rồi đó.

Một Phật tử nam nói:

Mô Phật! Còn không thấy được cái diễn biến của nó thì chúng ta khó qua Bát Nhã đấy, Bát Nhã là thấy rõ nó như là nó vậy thôi. Mà muốn thấy rõ tức là chúng ta phải đứng lặng, chỉ có đứng lặng mới thấy rõ được cái xao động, mà nếu chúng ta không thấy đứng lặng thì chúng ta không thấy xao động, mà chưa có đứng lặng được mà chúng ta biết được cái diễn biến của xao động qua bánh vẽ thì sau chúng ta đứng lặng, thì chúng ta biết đúng đó là đứng lặng đấy. Đó, thì chúng ta phải cố gắng tu tập, chớ không phải ở đây giáo lý, chúng ta sự thực hành phải đi song song với lý thuyết đấy, còn nếu không là chúng ta chẳng hiểu gì hết. Hén.

Bây giờ còn ai nữa không? Ở bên nam hội họp đó.

Thì tôi thường giảng đó, cái tứ thiền là bất lạc bất khổ thọ, mà chúng ta nên nhớ rằng cái bên khổ thọ nó thuộc về sân, còn bên lạc thọ nó thuộc về tham. Mà theo Đạo Phật, cái tham cũng luân hồi, mà cái sân cũng luân hồi, mà cái tham cái sân nó đi đôi, chớ nó không thể tách rời được.

Cũng như chúng ta thấy là:

– Quả Thánh thứ nhất thì còn tham dục và sân.

– Quả thánh thứ nhì thì nhẹ đi tham dục và sân

– Thánh thứ 3 dứt hẳn tham dục và sân.

Nếu sân dứt thì tham dục dứt, mà tham dục dứt thì sân cũng dứt, thì hai cái này nó phải đi đôi.

Mà sân nó thuôc về khổ tho: sầu muộn than van than khóc đập ngực rơi vào bất tỉnh.

Mà tham thì nó thuôc về lac tho: hoan hỷ tán thán trú ở ái trước. Nhưng mà cõi người cái thế tư tưởng chúng ta thích lạc thọ hoan hỷ tán thán, mà chúng ta ghét cái khổ thọ than van than khóc, nhưng mà thật sự hai cái này không thể tách rời được, hễ có tham thì có sân, hễ tham được thì cái tham càng nặng thêm, còn tham không được thì thuộc về sân, chớ không thể tách rời được nữa.

Tôi nói lại: Neu chúng ta tham mà chúng ta thích chiếm hữu được cái tham, thì cái tham càng ngày càng nặng, như trong Kinh nói uống nước biển vậy uống nước muối vậy, hễ càng uống thì càng khát. Mà nếu không chiếm hữu được thì nổi sân, thì cái sân cũng là hình thì trá hình của cái tham. Thành ra chúng ta đừng nghĩ tham là tốt, tham là cái xiềng vàng, hén, sân là cái xiềng sắt, thì nó đối chọi với nhau.

Thành ra chúng ta thấy cái lạc thọ bất lạc bất khổ thọ của tứ thiền là thế giới của tư tưởng, tức là thế giới của đới chất cảnh. Nhưng khi qua lạc thọ, bắt đầu qua thế giới của độc ảnh cảnh, tức là do cái biệt nghiệp riêng của cá nhân chúng ta, kêu là tình nhiễm đấy. Còn bất lạc bất khổ thọ nó thuộc về tư tưởng là nó chưa có lạc hay khổ, nhưng nó cũng là một trá hình của đau khổ đấy, do đè nén mà nó dường như được như vậy.

Rồi tới cái lạc thọ, ở đây chúng ta thấy ở đây đó là nó chập chờn, nghĩa là như hồi nãy tôi nói nó có trạng thái chỉ có lạc thọ thôi, nhưng mà thế giới của tư tưởng luôn luôn có nhận thức và đối tượng nhận thức tương ưng, ở đây cái nhận thức chập chờn dường như muốn mất, dường như không mất, qua tới tứ thiền thì mất luôn, tứ thiền là bất lạc bất khổ thọ, mất luôn, tức là còn một trạng thái, như là chúng ta theo hơi thở đó, thì người mất, trạng thái lạc thọ này là mất người còn hơi thở. Trạng thái tứ thiền mất luôn hơi thở, mất luôn hơi thở, thì chỉ còn một trạng thái hiển hiện của bất lạc bất khổ thọ mà thôi.

Đó, thì chúng ta thấy trạng thái lạc thọ qua hoan hỷ nó vọng hóa hơn, thì tất nhiên có nhận thức có người nhận thức, mà thường thường chúng ta dùng cái danh từ qua hoan hỷ đó là mừng, còn cái lạc đó là vui, cái vui thì nó dường như chìm đắm trong cảm giác mà chưa có con người, chập chờn dường như có con người. Thành ra chúng ta mới thấy là nó mới dung thông được với cái đứng lặng của 5 thức đầu, 5 thức đầu cũng là một trạng thái chập chờn le lói, hén.

Rồi xuống nữa chúng ta thấy tán thán. Tán thán là gì? Tán thán khen ngợi, khi mất cái mừng rồi thì chúng ta phải tìm cách để chiếm hữu nó, tìm cách để tranh đấu nó, mà tranh đấu được thì tán thán, tranh đấu được thì tán thán, mà không tranh đấu được thì than van. Đó, là chúng ta thấy nó phải đi đôi như vậy.

Thành ra khi nhập thiền đó, thì chúng ta thấy chúng ta được lạc thọ, mà khi xả thiền, cái tải nó quá sức chúng ta đó thì chúng ta sẽ qua cái khổ thọ, thì chúng ta hiểu rằng cái khổ thọ nó nhẹ hơn cái sầu muộn, sầu muộn là cái uu đấy, thì cái khổ thọ nó nhẹ hơn, cũng nhu cái lạc thọ nó vi tế hơn cái hoan hỷ, cái hoan hỷ nó vi tế hơn cái tán thán, tán thán thì nó vi tế hơn trú ở, trú ở nó vi tế hơn ái trước.

Thì cũng thế bên khổ thọ thì chỉ có trạng thái khổ thôi, còn chập chờn con người khổ chưa có, chỉ có một trạng thái khổ tràn lan thôi, còn sầu muộn cũng vậy, sầu muộn đây là ưu, thì có người ưu và có đối tượng cảm giác ưu, chúng ta nên nhớ vậy.

Thành ra cái này là trạng thái của nhập thiền và trạng thái không nhập thiền. Nhập thiền thì chúng ta được cái vui, chúng ta đắc. Mà không nhập thiền thì mất, thì nó khổ. Hễ nhập thiền được mà cái trạng thái hỷ lạc thì chúng ta thuộc về tham, mà nếu nhập không được hay là quá tải thì nó thuộc về sân.

– Thành ra chúng ta không thể nhập hoài, hễ mà tứ thiền tam thiền nhập rồi xuất, khi nhập thì lạc thọ, mà khi xuất thì khổ thọ.

– Mà hễ nhập thì hoan hỷ, mà khi xuất thì không khổ thọ nữa mà sầu muộn là ưu, cái định lực yếu rồi, hễ mình nhập nhị thiền thì mình được hỷ chớ không đưọc lạc, mà được hỷ, khi mất cái hỷ này rồi thì chúng ta sầu muộn chớ chúng ta không thể khổ thọ được. Chúng ta phải hiểu như vậy.

– Còn nếu mà chúng ta so thiền là tán thán thì cái định lực nó yếu, mất cái tán thán rồi chúng ta than van, chớ chúng ta không thể sầu muộn hay khổ thọ được, bị cái định lực nó yếu hơn thì nó phải đi đôi như vậy.

– Còn trú ở là chúng ta mất cõi trời sắc giới rồi, chúng ta lọt vào cõi trời dục giới. Dục giới là gì? Trú ở là muốn nằm ngay trong đó, nằm ì trong đó để hưởng, mà nếu nằm được không thì chúng ta phải than khóc, chớ không có than van nữa, than khóc nó nặng hơn than van, than van là gặp người này người kia kể: bữa nay tôi khổ quá! tôi mất tiền, tôi mất bạc này kia, nhưng mà tới than khóc, là khóc la la lối hét hò chửi trời mắng đất, thì cái này nó thuộc về nặng hơn cái than van, mà khi nhập được thiền thì chúng ta được cái ham muốn của chúng ta, chúng ta không mất mát nữa, thì chúng ta muốn trú ở là muốn nằm ì trong đó, muốn ở lì ở trong đó.

– Còn mất trú ở nữa thì chúng ta được ái trước. Ái trước tức là chúng ta chấp trước, ôm ghì chặt lấy không bỏ được, hén, mà mất ái trước rồi thì chúng ta phải chết giấc thôi, tức là chúng ta đập ngực tới chết, mất luôn cái biết.

Thì chúng ta thấy là từ cái lạc thọ xuống hoan hỷ, tán thán, trú ở, ái trước là đi xuống thấp; thì bên cái khổ này cũng vậy, bên cái sân cũng vậy nó đi từ cái khổ thọ đi tới sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực rơi vào bất tỉnh. Bên đây 5 thì bên kia cũng 5.

Thành ra chúng ta đừng tưởng bên lạc thọ hoan hỷ tán thán là chứng đắc được thiền là sướng, thì theo bên Bát Nhã thật sự thì nó cũng là một sự trói cột thôi, mà hễ khi được chừng nào thì chúng ta càng uống nước muối mặn chừng nấy, hén. Khi mất thì chúng ta nổi sân, thì cái sân với cái tham nó phải đi đôi, hễ tham cũng vi tế thì cái sân cũng vi tế theo, mà cái tham thô tháo lố bịch thì cái sân cũng phải điên cuồng loạn lố bịch theo, nó phải như vậy.

Như vậy có hiểu được không? Ai còn sở nghi thắc mắc gì không? Cái này câu hỏi rất hay đó, thì chúng ta thường tưởng là chúng ta nhập sơ thiền nhị thiền tam thiền tứ thiền là được sung sướng không, chớ không có đau khổ. Nhưng mà chúng ta nên nhớ nhập thì sướng, nhưng mà khi xuất, đụng cảnh thì khổ.

Cũng như tôi nói ly nước mà cặn cáu lóng xuống thì nó trong, trong là sung sướng hạnh phúc chớ gì, nhưng mà khi quá tải mà lắc nó rồi thì nó đục ngầu, mà hễ càng trong vi tế chừng nào thì lắc nhẹ nó nó đục ít, hén, mà nếu nó trong ít lắc nhiều nó đục nhiều, thì cái nước trong ít trong nhiều, thì cái đục cũng phải có đục ít đục nhiều, thì nó phải như vậy. Thành ra trạng thái của tam thiền khi được lạc thọ, khi mất lạc thọ thì nó chỉ khổ thôi, thì cái khổ này vi tế bởi vì cái lạc nó vi tế. Còn nếu hoan hỷ thì có người hoan hỷ, hén, và có đối tượng được hoan hỷ, thì cái sầu muộn này cũng vậy, cái ưu này cũng vậy, cũng là có người sầu muộn và có đối tượng được sầu muộn. Còn cái khổ thọ thì chập chờn chưa có người khổ, chỉ có trạng thái khổ thôi; thì cái lạc thọ cũng vậy, chỉ có cái vui thôi chập chờn chưa có con người vui, chưa có rõ rệt.

Theo tôi thì tôi thấy như vậy đó. Thì phải nhập thiền khi nào mất thì chúng ta mới thấy là trạng thái nó vi tế, nếu chúng ta không học giáo pháp thì chúng ta không để ý nó, chúng ta nhập vô mất chúng ta không để ý, khi mã khổ thọ sầu muộn chúng ta không để ý, nhưng mà chúng ta thấy cái khổ nó nhẹ hơn cái sầu muộn, sầu muộn nó nhẹ hơn cái than van, mà than van nó nhẹ hơn cái than khóc. Chúng ta than van người nào lại chúng ta cũng than khổ hết, nhưng mà chưa đến nổi chảy nước mắt đâu, còn than khóc là chảy nước mắt đấy, khóc nghe mùi rượu, kêu trời, kêu mẹ, kêu cha, kêu đủ hết á, thì than khóc; nhưng mà cái than khóc chưa bằng đập ngực đâu, đấm ngực, đấm này kia, đấm lưng đầu, đấm cổ, cho đến chết giấc, thì trạng thái này lại nặng hơn nữa, cái chết giấc thì đâu còn cái biết nữa. Thì chúng ta thấy nếu mà tỉnh dậy rồi thì chúng ta được người ta làm thỏa mãn, thì mình lại ái trước, tức mình muốn nắm chặt cái đó hoài, đừng cho trạng thái đập ngực rơi vào bất tỉnh còn nữa, hén, rồi khi mà than khóc, dứt được cái than khóc, được thỏa mãn rồi thì chúng ta muốn trú ở, muốn nằm ở lì trong đó, hưởng được cái lạc thú đó, mà khi mất rồi chúng ta phải than khóc.

Cũng như đứa bé vậy, cho nó món kẹo ăn rồi nó nắm ở trong đó, khi mất kẹo rồi nó khóc, mà được kẹo rồi thì nó muốn được như vậy mãi, nó muốn trú ở trong đó hoài. Còn than van thì gặp ai cũng than hết á, nhưng mà khi được cái đó rồi mình khen ngợi, hén, thì từ đây là chúng ta lên ở cái tán thán, là lĩnh vực chiếm hữu bên trong, tán thán là khi mất cái đó rồi mình phải dùng định lực, dùng cái tu tập tầm sát để chiếm hữu lại, mà chiếm hữu được thì chúng ta tán thán khen ngợi nó, nó đem lại cái an vui cho mình, còn mất nó thì mình than van. Còn đi xuống cái tán thán, trú ở là chúng ta muốn nằm lì trong đó, mà muốn nằm lì trong đó được cái hỷ lạc này là phải nhờ chiếm hữu bên ngoài, chiếm hữu bên ngoài, hén, thì cái nhẹ nhất đó của cái trú ở đó là cõi trời dục giới, chiếm hữu nhẹ mà cao thượng thôi, tức là hôm trước tôi nói ôm nhau, hoặc là bắt tay nhau, hoặc nhìn nhau cười, là bắt đầu có thai rồi đấy. Còn tới ái trước thì chúng ta thấy từ cõi người là bắt đầu bầy hầy rồi đấy, hén, dơ dáy rồi đó, nhưng mà chưa có loạn luân, còn luân thường đạo lý. Còn đi xuống thấp nữa, mất luân thường đạo lý thì đi tới súc sanh, tới ngạ quỷ, cuối cùng mất luôn cái biết, mất luôn cái biết, tức là đập ngực rơi vào bất tỉnh, Đấy là bên sân, thì chúng ta thấy phải như vậy.

Đó là cái tiến trình của xao động, của xao động.

Còn qua chỗ tứ thiền bất lạc bất khổ thọ đó, thì chúng ta thấy từ ở đây mà đi xuống, chúng ta thấy toàn là thế của tư tưởng không, thế tư tưởng không. Thì cái tư tưởng thuộc về vọng tưởng dung thông, thành ra ngay tứ thiền nó đã là dung thông rồi, tứ thiền là trạng thái gì trạng thái có hình có tướng luôn, nhưng mà chưa có cảm giác thành ra kêu là bất lạc bất khổ thọ, mà cái đứng lặng tức là cái hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 thì nó là có hình mà chưa có tướng, nó cô đọng lại dường như có hình nhưng mà vẫn xuyên suốt, tức là chỉ có thời gian tuyệt đối, có hiện tiền thôi, mà chưa có không gian, chưa có không gian, thì bây giờ nó mới chụp mũ có thời gian không gian tương ưng, tức là có hình mà có tướng luôn, tức là cũng cái hình lờ mờ đó xuyên suốt đó, bây giờ trở thành chướng ngại trở thành nắm bắt được, thì bây giờ kêu là có ngã; còn hiện lượng tánh cảnh chỉ có pháp thôi, mà chưa có ngã, mà hễ có pháp mà chưa có ngã thì xuyên suốt, tức là cái hình lờ mờ.

Thí dụ như thấy đây là có người, nhưng mà người gì? người nam, người nữ, người Pháp, người Việt người Anh, chưa có, nhưng mà khi chụp mũ qua rồi thì bắt đầu có người nam, người nữ, người Việt, người Pháp, thì bắt đầu nắm bắt được, rờ mó được, cầm tay nhau được; cỏn cái kia là không nắm bắt được, nhưng mà dường như có người, nhưng mà người gì? thì chưa biết, và không thể nắm bắt được, nó đi xuyên qua nhau được, xuyên suốt, hai người cầm tay nhau cũng không dính, đi vào thế giới đó là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6. Rồi khi thức thứ 6 xao động này xuống nó mới chụp mũ thành có hình có tướng luôn, thì cũng hình đó nhưng mà thêm cái tướng là có cái ngã, có không gian, không gian chính là một danh từ khác của cái ngã, khi mà chưa có không gian thì không có ngã, chỉ có pháp thôi, đó là pháp chấp của các bậc Alahán trở lên.

Thì chúng ta thấy rằng hai cái này rất là khó phân biệt, chỉ đường to kẽ tóc thôi, thì cái hình đó người ta nhưng mà xuyên suốt, còn khi cái hình đó người ta nam nữ phân biệt rõ ràng: người Mỹ, người Pháp, người Việt, người Tàu rõ rệt thì đó là qua tỷ lượng – đới chất cảnh, chân tỷ lượng – tợ đới chất cảnh. Chúng ta phải thấy như vậy.

Rồi nó mới bắt đầu đỉ xuống, là bắt đầu có lạc thọ, nhưng mà lạc thọ một cách lờ mờ, nghĩa là có cảm giác lạc thọ nhưng mà con người hưởng lạc chập chờn, do đó nó mới là chụp mũ lên cái trạng thái của 5 thức đầu, hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu. Hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu là gì? Là trạng thái le lói chập chờn, trạng thái le lói chập chờn, dường như có người dường như không, dường như có tiếng dường như không, dường như có mùi dường như không, đó thì bây giờ trạng thái lạc thọ này có lạc thật sự, nhưng mà con người thì chập chờn, dường như có người hưởng lạc dường như chưa có, cái lạc có rồi nhưng mà cái nhận thức, cái con người mà hưởng lạc chập chờn chưa có.

Thành ra một hồi nữa chúng ta đi qua 8 thức.

Chúng ta thấy 5 thức đầu không có hỷ ưu, mà chỉ có lạc thọ khổ thọ bất lạc bất khổ thọ mà thôi, bất lạc bất khổ thọ tức là thế giới của hiện lượng tánh cảnh 5 thức đầu, còn lạc khổ thọ này là thế giới của xao động do thức thứ 6 nó dung thông với hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu, mà nó không có hoan hỷ không có sầu muộn, bị vì đây là trạng thái chập chờn, thì hoan hỷ sầu muộn nó rõ rệt rồi thì nó phải đi xuống sắc uẩn chớ không nằm trong thọ uẩn được. Theo tôi là tôi thấy vậy đó, trong Duy

Thức chỉ đưa ra vậy thôi mà giải thích, hoàn toàn không nói gì hết, chỉ nói 5 thức đầu chỉ có bất lạc bất khổ thọ và lạc thọ thôi, bất lạc bất khổ thọ kêu là xả thọ đấy, xả thọ, lạc thọ và khổ thọ, không có hỷ ưu.

Còn thức thứ 6 đủ 5 thọ, đủ 5 thọ, thành ra chúng ta thấy những cái tán thán, trú ở, ái trước. Thì trong Duy Thức cái đó là thô tháo, tán thán do giành giựt, do ly dục mà được cái hỷ lạc, thành ra nó không chấp nhận là hỷ lạc; thường định đó mà được hỷ lạc mới kêu là hỷ lạc, theo trong Duy Thức á, thành ra cái lạc thọ khổ thọ của sơ thiền đó mà nó không chấp nhận đấy, bị vì do một sự giằng co tầm sát mà có, do ly sanh mới có hỷ lạc, còn nói về cõi trời với cái cõi người này kia có cái hỷ lạc, cái hỷ lạc thô tháo chiếm hữu bên ngoài thì không kêu là hỷ lạc được, mà hỷ lạc chính mình tạo ra bằng bên trong của mình thì mới kêu là hỷ lạc, thành ra cái sơ thiền đúng ra cũng hỷ lạc đấy, nhưng mà do sự giành giựt, do sự tầm sát, do sự giằng co giữa tạp niệm và nhất niệm mới sanh ra hỷ lạc, hỷ lạc do ly dục chớ không phải do định mà sanh, thì cái hỷ lạc đó cũng giữa thô và giữa tế. Còn từ nhị thiền trở lên tới tam thiền tứ thiền đó mới gọi sự thật hỷ lạc. Thì như ông Thiện Đức nói hồi nãy đó, khi có chiếm hữu bên ngoài mới có hỷ lạc, theo trong Duy Thức cái chiếm hữu đó do tạp niệm do chiếm hữu bên ngoài, do dùng cái sức lực chớ không phải cái nội lực của chính mình, thì cái hỷ lạc đó là thô tháo, thì trong Duy Thức không kể là hỷ lạc được, mà hỷ lạc từ nhị thiền trở lên là do cái định mà sanh, không cần tầm tứ, nghĩa là không cần niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, hơi thở đếm từ 1 tới 10 không được, cái hỷ lạc đó chưa phải, bị vì mới đếm tới 3-4 nó nghĩ cái khác rồi thì phải kéo trở lại, thì cái này không phải hỷ lạc thật sự. Còn khi mà hơi thở hít vô thở ra biết, một hồi nó chạy nữa, thì cũng chưa phải là hỷ lạc thật sự, hỷ lạc do sự giằng co, phải trở lại cái đếm hơi thở, tới chừng nào ngồi xuống mà hơi thở ở đây người nhận thức hơi thở ở đó, người nhận thức hơi thở ở đâu thì hơi thở ở đó, do cái định mà có, không cần tầm tứ, không cần niệm, không cần theo hơi thở từ 1 tới 10, không cần theo dõi hơi thở nữa, mà tự nhiên là hơi thở với con người nó quấn quít xoắn tít lấy nhau, thành ra kêu là định sanh hỷ lạc, hén, trạng thái hỷ lạc do định sanh không cần tầm tứ.

Thì hai trạng thái chúng ta thấy khác nhau rõ quá rồi, hén. Chúng ta ở ngoài mà nếu chúng ta muốn chiếm hữu, thích ly cà phê, uống vô mới thấy là nó sảng khoái, lâng lâng, thì nếu không có cà phê thì chúng ta sẽ khổ, mà có cà phê thì chúng ta sẽ thấy hỷ lạc, thì theo trong Duy Thức học, cái hỷ lạc này không phải là hỷ lạc, là một cái trá hình của hỷ lạc thôi, hỷ lạc này đua tới sa đọa. cỏn cái hỷ lạc của thiền đó, thì cái hỷ là nhị thiền, tức là do mà định sanh, do cái nội lực của chúng ta, không chiếm hữu bên ngoài nữa. Còn cái lạc thọ do tam thiền, tức là mất luôn, chập chờn, con người chỉ còn một trạng thái lạc thọ tràn lan khắp cả võ trụ mà thôi, thì mấy cái này mới là hỷ lạc thật sự. Thì nó rõ quá rồi. Ngoài, thí dụ mình thích ly cà phê, mình uống ly cà phê mình hỷ lạc, thì hỷ lạc này không phải do định, thì mình chưa hưởng được cái vui sướng, thì tất nhiên cái đó là khổ thì nó thành ra than van than khóc rồi đó, chớ nó không thể là sầu muộn hay khổ thọ được. Thành ra muốn được cái khổ thọ không phải dễ đấy, tuy là nó khổ đấy nhưng cái khổ này là cái khổ rất là vi tế, chúng ta phải chứng được là tam thiền, thì khi mất tam thiền chúng ta mới hưởng được cái khổ, khổ ai mà muốn nhưng mà tôi dùng hưởng được khổ, chớ cỏn không khéo chúng ta đi tới sầu muộn hay than khóc hay đập ngực rơi vào bất tỉnh thì cái khổ này nó quá thô tháo, nó quá thô tháo, nó không phải là cái khổ của các cõi trời, cái khổ của các cõi trời cái khổ rất vi tế.

Như vậy được chưa? Hay là còn giảng sao? Thì tôi thấy khó giảng đấy, thì chư Phật tử phải cố gắng đấy, ngồi thiền phải để ý, để ý khi mình niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, thì cái trạng thái này nó sao? Rồi khi mình ngồi xuống mình khỏi cần niệm Phật, mình nghe tiếng niệm Phật. Như ở đây Sư Từ thường nói đó: trạng thái này nó khác với hai trạng thái kia sao? Rồi Sư tưởng đây là đắc quả Nhập lưu, Nhất vãng lai đấy, là Thánh nhân đấy, nhưng mà nó khác đấy, qua cái Bát Nhã nó lại khác, bị tôi nói nó đường tơ kẽ tóc.

Thì qua Bát Nhã nó cũng lắng nghe cái tiếng niệm Phật thôi, nhưng mà khác đấy.

Thành ra tôi thấy nó khó khăn đấy, chư Phật tử phải ngồi thiền, rồi phải để ý, ai cũng nằm trong đó.

Thí dụ mình niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, rồi khỏi cần niệm Phật nữa, thì cái trạng thái nó khác nhau làm sao, mình phải để ý chớ, hồi xưa mình không học giảo pháp mình không để ý. Bây giờ mình học giảo pháp, mình thử, mình ngồi xuống niệm Phật đếm từ 1 tới 10, rồi mình niệm Phật khỏi đếm; rồi có lúc mình khỏi cần niệm, mình lắng nghe có tiếng niệm Phật, thì mình coi trạng thái cái tâm mình nó làm sao; rồi khi mất cái đó mình thấy trạng thái tâm nó làm sao, hén, trạng thái tâm nó khổ thọ nó sầu muộn thì nó lại khác hơn cái trạng thái là than van than khóc nó khác, nó khác nhau xa lắm, hén, mình để ý rồi theo dõi cái đó. Rồi chừng đó mình qua Bát Nhã thì mình chỉ lắng nghe những cái đó, theo dõi tiến trình đó mà đừng có tham dự vào đó, đừng cải sửa gì hết, thì chúng ta qua Bát Nhã thôi. Thành ra Bát Nhã ỉà thấy rõ những cái diễn biến đó. Bây giờ mình nếu không học giáo pháp, mình không tập trung theo dõi nó, thì sau mình qua Bát Nhã hơi khó, qua Bát Nhã chỉ theo dõi mà đừng có tham dự vào đó.

Còn cái này mình là bị sầu muộn, mình cố gắng tăng lên tới khổ thọ, mình xuống hoan hỷ thì mình quán thăng hoa lên lạc thọ, cỏn nếu lạc thọ nó vọng hóa nó xuống thấp hoan hỷ mình phải biết.

Còn bây giờ nếu mình nhìn thấy lạc thọ ỉà lạc thọ; thì hoan hỷ, mình nhìn thấy hoan hỷ là hoan hỷ, thì cái này chúng ta qua Bát Nhã, giong hệt nhau thôi, nó đường tư kẽ tóc, Bát Nhã bao trùm những cải tư trưởng, đứng lặng bao trùm tư tưởng, nhưng mà tư trưởng không với tới Bát Nhã được.

Hai cái hai thế tu nó khác nhau. Cái này thì nó phải có pháp môn, nó phải có tập trung, tập trung càng mạnh càng lâu càng sâu thì nó càng vi tế hơn.

Còn cái kia không phải là tập trung là một sự nhận lại thôi, mà nhận lại thì không có không gian thời gian, mà không có pháp môn, nhân là nhân lập tức ngay lúc đó, mà không được phê phán cải sửa gì hết.

Thì chúng ta thấy hai cái nó khác. Còn nếu tập trung, nếu lạc thọ mà chúng ta tập trung không nổi thì nó xuống hoan hỷ, mà hoan hỷ nó mất nữa thì chúng ta xuống sầu muộn, rồi chúng ta thăng lên được lạc thọ nữa thì nếu mất thì chúng ta thành ra khổ.

Như vậy được chưa? Hay còn giảng làm sao nữa? Tôi cũng không biết giảng làm sao đấy, nó khó giảng đấy. Tôi hồi đó tới giờ tôi không từng giảng, nhưng mà ngồi thiền tôi thấy, tôi thấy buộc lòng phải giảng thôi. Nhân có ông Thiện Đức ông hỏi thì tôi cũng hơi chới với đấy, mình ngồi hồi đó tới giờ cũng không để ý lắm, không ngờ nó đi đôi như vậy. Cái này trong bài Kinh Sáu Sáu đây, chớ không phải của tôi, nhưng mà tôi thấy rất hay, tôi nhìn qua tôi so sánh, tôi thấy nó phải tương đương như vậy đấy, thì mình mới nhận cái khổ thọ nó vi tế hơn cái sầu muộn, thường thường mình sầu muộn. Bởi vậy người ta mới nói là người ta hăm đánh mình mình khổ hon là cái bị đánh thiệt, người ta nói: “một cái giá bằng 3 cái đánh, gì đó”.

Thí dụ như bây giờ, tôi nói thí dụ thôi, bây giờ công an viết giấy mời mình mà không nói gì hết, thì đêm nay, suốt đêm mình không ngủ được, mình không biết có chuyện gì đây, cái này nó khổ hơn là mai mình đi vô gặp mặt công an thì không có chuyện gì hết, nhưng mà không biết chuyện gì, mình cứ ngồi mình tư tưởng hoài, mình lo muốn chết mồ, cái khổ này khổ nặng hơn đi vô gặp. Vô gặp, thí dụ mình bị rầy bị chửi đi, đập bàn đập ghế đi, thì mình thấy cũng tỉnh bơ thôi, nhưng mà một đêm suy nghĩ: không biết ngày mai chuyện gì? Cái suy nghĩ đêm nó khổ hơn cái đụng chuyện thật sự.

Cũng như bây giờ mấy ông mấy bà ở đây, bây giờ ở nhà, có bỏ mấy đứa nhỏ ở nhà, mà xung quanh nhà là ao giếng không, bây giờ mình ở đây không biết mấy đứa nó có chạy ra ao giếng nó té chết hay không nữa? Thì cái này là sầu muộn, sầu muộn thì nó đau khổ hơn, hén. Còn nếu bây giờ thí dụ mà nó về nó té xuống chết thiệt thì mình khổ thọ, nó là đối diện, nó nhẹ hơn là cái sầu muộn, cái sầu muộn nó lo lắng, nó ray rức, kêu bằng có khi về nó không có, nó không có, nhưng mà bây giờ mình suy nghĩ, mình càng suy nghĩ chừng nào là mình càng khổ chừng nấy, cái sầu muộn nó đau đớn hơn là cái khổ thọ.

Chúng ta để ý nó khác nhau. Thành ra mới nói: “cái giá bằng 3 cái đánh”. Anh đánh tôi cứ đánh anh, chớ anh đừng có hăm, trời ơi! hăm mình nghĩ hoài không biết chừng nào nó đánh mình, nó đánh cỡ nào 2- 3 người, 3-4 người nó đập mình nhừ tử luôn, nhưng mà sự thật nó đánh vài bộp tai thôi, thì mình khổ ngay lúc đó thôi, còn cái hăm đó mới là cái đáng sợ.

Thành ra chúng ta thấy cái tâm lý của Đạo Phật rất là vi tế, mà nếu mình không ngồi thiền mình không đi nhập vào trong đó, thì mình khó biết được. Mà nếu không biết được thì con đường luân hồi sanh tử cứ tiếp tục dài dài, biết này biết cái bánh vẽ đấy, nhưng mà phải rành rẽ nó. Rồi sau qua cải nhận thức mình cứ nhận y như vậy thôi, khi cái trạng thái diễn biến tâm như the nào chúng ta nhận ra như vậy thôi.

Đây là tôi mới đi hơi sâu sâu, mà tôi thấy còn nữa còn nữa đấy, còn những cái chi tiết mà chúng ta còn phải cực khổ nữa. Thành ra chư Phật tử thấy, nếu được thì chúng ta tiếp tục, còn không thì chúng ta ngưng ở đây, chúng ta không đi sâu nữa, thì tùy ở Phật tử thôi.

Thì tôi thấy nếu đi sâu thì Phật tử về phải cố gắng ngồi thiền đấy, phải sắp có thời giờ tu tập đấy, chớ không phải là lý thuyết không á, nếu bắt tôi nói không thì chúng ta huề đấy, hén. Còn nếu tôi nói Phật tử nói, cả hai cùng nói, thì họa may, cả hai cùng nghe thì được. Còn một mình tôi nói thì thôi chúng ta xù thôi.

Bây giờ ở đây thấy sao? Ở đây thấy sao? Chúng ta tiếp tục hay là thôi, hoi sâu khó rồi đấy.

Thì tôi trở lại hén. Cái vấn đề của tứ thiền ở bất lạc bất khổ thọ là cái ranh giới của tợ đới chất đấy, đó là tỷ lượng, chân tỷ lượng tợ đới chất.

Còn nó đi xuống tam thiền thì chúng ta thấy có lạc, mà hễ lạc thì mất cái lạc thì nó khổ.

Mà xuống nhị thiền thì hoan hỷ, mất cái hoan hỷ thì sầu muộn.

Mà xuống sơ thiền đó thì còn tán thán, tán thán tức là nó mất rồi đấy, khi được khen ngợi tôi tán thán anh, tức là tôi khen ngợi anh đấy, nhưng mà hễ mất một cái thì chúng ta than van.

Mà trú ở tức là muốn nằm lì trong đó, mà ở không được thì phải khóc.

Mà khóc xuống tới dưới ái trước, tức là chiếm hữu nắm chặt lấy đấy, nắm chặt không được thì phải chết giấc thôi, chiếm hữu cho mình.

Cũng như mấy ông mấy bà thấy vấn đề mà ghen tuông đấy, có nhiều người ghen, đi bắt ghen chẳng hạn, lại tới chết giấc, là ái trước, ái trước không được, mà chạy đi đánh mà lại tới đó thấy ông bạn mình người khác, đứng đó chết giấc thôi, là chúng ta thấy đi tới chỗ mất cái biết luôn. Thành ra có người điên đấy, có nhiều người vì sự ghen tuông mà tới điên đấy.

Thành ra chúng ta thấy những cái trạng thái tâm là mình phải bắt được, khi mình đối cảnh mình phải bắt được thì nó nhẹ hơn, chớ để nó đi tới đập ngực rơi vào bất tỉnh thì chúng ta xuống địa ngục, chúng ta quá tệ rồi. Thành ra mới xảy ra những cuộc tạt axít gì đó, là cái này quá trời quá đất đó, đi tới cái đó, vì chúng ta không biết tâm lý, không biết cái tiến triển của tâm lý mình. Nếu mà chúng ta có quyền thế trong tay chừng nào thì ác ôn chúng ta càng nặng chừng nấy; còn nếu không có quyền thế thì nó nhẹ, hén; cũng như mấy bà lớn hại thì hại dữ, vì mình có quyền thế trong tay.

Thì bây giờ chúng ta trở lên cái đó, tôi nói trở xuống.

Bây giờ từ tứ thiền trở lên thì tôi nhắc lại chút nữa. Là đi tới thức thứ 6 rồi thì trên thức thứ 6 là mạtna, mà theo tôi tôi suy nghĩ hoài mạtna khó nhất, bị vì nó u ẩn, u ẩn thì tôi dùng ẩn núp kín, ẩn là trốn, u là thâm sâu, núp một cách thâm sâu, thì chúng ta thấy nói nó là tỷ lượng không được, nó không có so sánh tỷ giảo, mà nói nó hiện lượng thì cũng không đúng, hiện lượng là hiện lượng tánh cảnh thì nó chưa có tướng, đằng này bắt đầu có tướng.

Mà tướng nó là gì? Theo tôi thấy hư không, hư không, hư không là cái tướng nó chiếu soi, mà khi chiếu soi trở lại cái kiến phần của alaya thì nó bắt đầu xao động, xao động thì nó có một cái bóng mờ, thì cái bóng mờ này là không gian, không gian, thành ra không gian là cái ngã vi tế nhất là câu sanh ngã chấp, khi mà chiếu soi không gian này đứng lặng, cái hu không này tức là ngã mạn đấy, hay là cái ngã đầu tiên đấy, rồi cái kia là. Chúng ta để ý là tất cả cái này đều do alaya thức phát hiện ra, mà cái kiến là phần đứng lặng của alaya, còn thức là phần xao động, mà vừa xao động rồi thì có không gian, không gian, thành ra trong Kinh nói không gian là cái nét nhạt nhất của vật lý của hiện tượng giới, thì tức là anh thứ 7 đấy, anh thứ 7 đấy, nó chụp vào đó có cái bóng mờ, bóng mờ này rất là u ẩn, nó tràn lan cả võ trụ, bởi vì nó gần tương đương với thời gian mà, nó từ thời gian, bị vì không gian nó hóa giải vào đó, thì không gian thời gian là một, bây giờ nó bắt đầu có không gian rõ rệt, tách rời ra khỏi thời gian, mà tách rời ra, thì phải đi tương ưng, tương ưng mới xuống thức thứ 6.

Bây giờ thức thứ 6 nó mới là, thức thứ 6 là anh chàng ranh mãnh nhất “công vi thủ mà tội vi khôi”, cái công giải thoát là chính ảnh, tội luân hồi sanh tử là ảnh, ảnh đi từ địa ngục cho tới Như Lai, bây giờ ảnh tưởng tượng 51 tâm sở anh có thể tạo ra hết bộ binh, thủy binh lục chiến, hải quân, không quân, ảnh nắm hết, thành ra nếu ảnh làm từ cái gì ảnh cũng làm được hết. Thành ra từ ở dưới, ảnh đi từ mà cái cõi tứ thiền đó, ảnh tạt qua cái tam thiền rồi bắt đầu đi vào 5 thức đầu, tức là tôi nói hồi nãy là lạc thọ với khổ thọ, còn đi hoan hỷ với sầu muộn thì không được, hoan hỷ sầu muộn thì 5 thức đầu chập chờn nó chưa có rõ rệt, thì tất nhiên cái lạc với cái khổ cũng chưa rõ rệt, chưa có con người thật sự, mà chỉ có cái lạc với cái khổ thôi; mà đi xuống hoan hỷ, sầu muộn thì có con người hoan hỷ và có đối tượng được hoan hỷ, có con người sầu muộn và có đối tượng được sầu muộn, thì cái này ảnh phải chụp mũ vào vọng tưởng kiên cố, mà vọng tưởng kiên cố làm sao chụp được, nó là một trạng thái lờ mờ của hư vô vi tế, hư vô vi tế tức là chỉ có hào quang thôi, chẳng có gì hết, thành ra cái này là chỉ có một mình thức thứ 6 thôi. Thành ra thứ 6 nó có đủ: lạc thọ, có hoan hỷ, có sầu muộn luôn, nó đủ 5 thọ luôn: lạc thọ, khổ thọ, hoan hỷ, hỷ và ưu, thành ra trong Duy Thức học chúng ta thấy thức thứ 6 đủ 5 thọ. Còn tới tán thán, rồi trú ở, ái trước, trong Duy Thức không công nhận nó là lạc thọ, lạc thọ này do chiếm hữu bên ngoài, mà chúng ta thấy tán thán là sơ thiền đấy, mà trong Duy Thức không chấp nhận, sơ thiền này do sự dằng co “ly sanh hỷ lạc”, do sự tranh đấu giữa nhất niệm và tạp niệm mà có; tới hoan hỷ nhị thiền này mới là đúng đắn là do định mà sanh, còn nói trú ở ái trước thì cái hỷ lạc là cái hỷ lạc thô tháo của sa đọa thành ra Duy Thức không chấp nhận; còn cái than van, than khóc, đập ngực rơi vào bất tỉnh cũng vậy, nó là cái khổ thọ của cái thô tháo. Chúng ta phải hiểu như vậy. Thì thức thứ 6 nó đi xuống tới đây, tất cả cái này nó chụp mũ vô cái vọng tưởng kiên cố, tới cuối cùng thành ra đập ngực với ái trước này là sắc uẩn.

Chúng ta nên nhớ cái sắc uẩn với cái bất lạc bất khổ thọ nó gần giống nhau, sắc uẩn tức là sự vật làm sao, nó thấy y như vậy, nhưng mà ở đây không có người nhận thức, mà chỉ có ù lì của không gian thôi. Chẳng hạn như cái nhà giảng chúng ta đang giảng đây là sắc uẩn, nó do nhiều duyên hợp lại, thành ra mới nói là cái giới hạn của sắc uẩn đó là: sắc và Không.

Sắc và Không là sao? Nghĩa là, thí dụ cái xe honda, cái thân chúng ta thì không phải rồi đấy, cái xe honda, cái nhà giảng, hén, và cái bình thủy, cái đồng hồ…. cái đó thuộc về sắc uẩn, nó không phải là có. Có, thì nếu mà không hình tướng thì là không có sao? Cái này có hình hay không hình, nó đều là vật lý, nó là sắc uẩn, do nhiều duyên kết hợp lại, các duyên rã ra thì gọi là không. Thành ra cái giới hạn của sắc uẩn là sắc và không, chúng ta nên nhớ đây là trạng thái của hiện tượng giới nha, chớ nó không phải trạng thái đứng lặng, thành ra không thể giảng chữ không này là chân không được, mà cái không này là cái không vô ngã, tức là có nhiều duyên hợp lại, khi nhiều duyên rã ra không còn nữa, đó gọi là không.

Thành ra cái sắc uẩn này chúng ta coi chừng với cái tưởng uẩn, tưởng uẩn với sắc uẩn một thứ, hén, nó một thứ mà không một thứ. Cái tưởng uẩn là cái thế giới của đới chất cảnh của tứ thiền, tứ thiền thấy cái sắc uẩn như thế nào thì thấy y như vậy, nhưng mà tứ thiền ở đây có người nhận thức và có sắc uẩn đối tượng nhận thức, do cái sự nhớ lại, do sự nhớ lại mà chưa có chụp mũ chưa có phê phán gì hết. Thí dụ như tôi thấy cái nhà giảng này, thì tôi cũng thấy nó do nhiều duyên họp lại, nhưng mà có tôi nhận thức và có nó đưọc nhận thức; còn khi nó mất đi cái biết rồi thì cái nhà giảng này là nhà giảng, cũng nhà giảng này có nhiều duyên hợp lại nhưng mà không có nhận thức, chỉ có không gian thôi; còn cái này có thời gian tương ưng với không gian, thời gian là cái nhận thức của tôi cái nghiệp người của tôi, thì cái không gian là cái nhà giảng hiện ra.

Thành ra chúng ta để ý hai cái này khó, hồi xưa tôi cũng bị cái này tôi cũng lộn xộn hoài đấy, nhưng mà sau tôi nhớ lại là cái tưởng uẩn nó do nhớ lại tức là phải có nhận thức, cỏn sắc uẩn là mất cái biết, hồi nãy tôi giảng đập ngực rơi vào bất tỉnh là sắc uẩn đấy, còn một trạng thái ù lì của không gian mà chưa có thời gian, thời gian đã bị mất rồi, thời gian tức là nhận thức, nhận thức ở đây đã bị chết rồi.

Thành ra chúng ta kêu là sắc uẩn là chua có cái biết.

Còn thọ uẩn là có cái biết mà chưa phân biệt, có cái biết mà chưa phân biệt, là trạng thái chập chờn của lạc thọ và khổ thọ đấy, cái biết này là cái biết nhưng mà chưa có người nhận thức rõ rệt, chưa có người nhận thức rõ rệt.

Chúng ta thấy đi sâu chúng ta thấy rất là rõ, rất là rõ, thì cái lạc thọ khổ thọ này tức là có cái lạc, có cái khổ, nhưng mà chưa có sự phân biệt, cái người mà lạc thọ này chập chờn; còn khổ thọ, người mà chịu khổ thọ cũng chập chờn thôi; chừng nào qua tới hoan hỷ, sầu muộn, tán thán, than van, mới bắt đầu có nhận thức rõ rệt và có đối tượng nhận thức; cho tới xuống ở ái trước đập ngực rơi vào bất tỉnh mất luôn cái người nhận thức, chỉ còn một trạng thái ù lì của vật lý mà thôi. Thì trạng thái ở dưới này, từ hoan hỷ, tán thán, trú ở, đây trạng thái của từ thọ uẩn đi xuống sắc uẩn. Chúng ta phải hiểu như vậy.

Thì bây giờ trạng thái giữa, là trạng thái của tứ thiền, thì chúng ta thấy rằng, theo tôi cái hư không vô biên thì lại là của mạtna, thì thức thứ 6 khi mà nó đứng lặng, nó bớt vọng hóa rồi đó, nó ít vọng hóa, thì tất nhiên cái thức thứ 7 nó hiện trong nó, thì loáng thoáng nó thấy được thì nó mất, bởi vì cái tứ thiền nó cũng phải vọng hóa, nó lên xuống chớ nó không chìm đắm ở trong đó mãi, nếu mà tập tu mà định lực mạnh, sâu, giữ vững, thì nó ở được trạng thái lâu, mà khi định lực kém xuống rồi thì nó mất, mà mất thì anh ta phải tạo ra cái hư không vô biên để anh ta làm đối tượng để duyên; rồi khi anh ta ít xao động, ít xao động ít vọng hóa anh ta tập trung mạnh kỹ sâu nữa thì anh ta sẽ thấy được alaya, tức là thấy được cái thời gian mà phi không gian, cái đứng lặng của alaya cái này không phải anh ta tìm đến, nhrmg mà khi cái nước mà nó bớt xao động rồi thì tất cả những sự vật nó sẽ hiện xuống, sự vật sẽ hiện xuống chớ nó không phải đi theo con đường đứng lặng, mà nó đi theo con đường xao động, bị vì chúng ta thấy rằng: khi mà sóng nhiều quá thì chúng ta khó mà thấy nước, khi mà sóng yên sóng lặng rồi, tức là sóng ngầm, sóng ngầm vẫn là sóng, bị vì sóng là xao động thì bây giờ dầu có yên lặng, có ngầm cách mấy thì vẫn là sóng thôi, nhưng mà sóng ngầm thì tất nhiên những cái hình của đứng lặng nó hiện rõ trong đó, thì ở đây do cái ít xao động, ít vọng hóa, thành ra alaya thức hiện ra trong đó. Nhưng mà nó đã vọng hóa xao động thì nó phải xao động chớ, lúc xao động nhiều lúc xao động ít, thì xao động nhiều là mất, thì nó phải tạo ra hình ảnh giống vậy để đối tượng nó duyên; rồi nếu nó mà ít xao động nữa, tập trung mạnh kỹ sâu nữa, thì nó sẽ thấy được chân như, tức là cái bất biến, rồi nó cũng tạo ra đối tượng để nó duyên; rồi nếu mà nó kỹ mạnh hơn nữa nó tới cái phi tưởng phi phi tưởng là thấy được chân không diệu hữu, thì nó thấy: ủa! cái chân như bất biến này sao lại là chuyển biến vô cùng, sau đó mất, thì nó phải tạo ra đối tượng để nó duyên.

Thành ra chúng ta thấy đi từ địa ngục cho tới phi phi tưởng hoàn toàn là do tư tưởng hết, do cái anh tề thiên này tạo hết, nhưng mà có cái phần đứng lặng nằm ngay trong đó, mà nếu chúng ta tu theo cái thức thứ 6 này thì chúng ta luân hồi sanh tử khổ. Đó là cái thời, cái thời Đức Phật chưa xuất hiện.

Khi Thái tử Sĩ-Đạt-Ta xuất hiện rồi mới nắm được cái đứng lặng này, thì nó nằm ngay trong cái xao động, nhưng mà rất khó nhận nó, rất khó nhận nó. Vì chúng ta quen cái thế tư tưởng rồi, thế tư tưởng là thế điều kiện, cái thế nhân quả, cái thế có nhiều duyên, hén, cái thế có cây gậy, có chỗ bám víu, mà hễ bám rồi thì rất là khó bỏ, rất là khó bỏ. Cũng như đứa bé mà nó bú vú mẹ chẳng hạn, hay là cầm cây gậy chẳng hạn, mà khi dứt sữa nó rất là khó, dứt người ta lấy hột vịt, hột gà, hột gì đó người ta lăn dưới sàn, người ta thảy làm sao đó, người ta niệm chú, niệm bùa cho nó dứt, hén, tôi thấy thường thường ở nhà bà thí chủ tôi thường làm vậy á. Hén, thì chúng ta thấy là cầm cây gậy thì dễ, mà vứt cây gậy là chúng ta chửi chúng ta chửi.

Thành ra Đức Phật mới nói đi tới tứ thiền thôi, đừng có qua tứ không, tứ không là cây gậy rất vi tế đấy, tứ không là đi về cảnh giới thật không đó, hén, là hư không vô biên thì bắt đầu bước vào trong cái đứng lặng, tới thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi phi tưởng, đây là thế giới hoàn toàn của đứng lặng, của Bát Nhã tột đỉnh, nhưng mà Bát Nhã nội chế, thành ra bỏ rất là khó bỏ. Thành ra tôi mới nghĩ: cái lý do tại sao Đức Phật khuyên chư đệ tử đừng có đừng có qua tứ không, đi tới tứ thiền rồi qua Alahán luôn, bị tứ thiền nó rất dễ qua, rất dễ qua.

Thành ra trong cái tứ thiền nó có 9 cõi, mà trong đó có 4 cõi của ngoại đạo, tức là đi qua tứ không đấy là ngoại đạo, mà tứ thiền đi qua Alahán đó, kêu ngũ tịnh cư thiên của Bất lai đấy, thì qua Alahán ngay. Thành ra trong Kinh nhiều cái nó bí hiểm là không có giải thích, chỉ nói vậy thôi, nghĩa là 9 cõi Đức Phật khuyên, bị Bất lai thì ở 5 cõi, còn 4 cõi để ngoại đạo, mình nói tại sao kỳ ha! Thì đồng thời tứ thiền hết, nhưng mà tứ thiền của Bất lai khác, tứ thiền của ngoại đạo khác, tứ thiền ngoại đạo đi trên con đường tứ không, tứ thiền của Bất lai là đi qua Bát Nhã luôn. Bị vì hai ly nước mà, nó giống hệt nhau thôi.

Rồi thôi tới đây, bây giờ chúng ta qua cái bảng này lại hén, để coi cái bảng thứ hai tức là 5 thức đầu đây, còn có 35 phút (4h25’). Thì chúng ta thấy 5 thức đầu, có 3 cảnh, mà 5 thức đầu trong 3 cảnh 5 thức đầu chỉ có tánh cảnh thôi, thì chúng ta biết rồi đó, 5 thức đầu thì nó không có đới chất; còn thức thứ 6 có đủ 3 cảnh là tánh cảnh đới chất và độc ảnh. Thì chúng ta đã phân biệt đới chất rồi phải không? Đới chất, thì chúng ta nên nhớ ở đây là tợ đới chất đấy, chớ không phải chân đới chất, chúng ta thêm chữ tọ vô đó, tợ đới chất cảnh, còn độc ảnh cảnh: hữu chất độc ảnh cảnh và vô chất độc ảnh cảnh luôn, thức thứ 6 một mình có thôi. Còn 5 thức đầu, mấy cái thức kia là không ai có đuợc cái độc ảnh cảnh này hết á. Còn thức thứ 7 chỉ có chân đới chất thôi. Chúng ta nên nhớ hén, chỉ có chân đới chất thôi. Còn thức thứ 8 trong sách viết vô bản chất tánh cảnh, tôi thấy cái này chắc in lầm, in lộn sao á, chớ còn thức thứ 8 làm sao nó vô bản chất tánh cảnh, vô bản chất tánh cảnh là của võ trụ, hén, mà cái này thuộc về cảnh, thì tất nhiên tánh cảnh chớ không phải là vô chất tánh cảnh, vô chất tánh cảnh thuộc về hiện lượng đấy, nhưng hiện lượng của võ trụ, đó là nhận thức chớ không phải đối tượng, còn tánh cảnh đây đối tượng, vậy thì mấy ông mấy bà mở ngoặc để dưới tánh cảnh đóng ngoặc lại, cái đó là cải sửa của tôi, hén, còn bên Duy Thức học là vô bản chất tánh cảnh, nhưng mà tôi sửa lại là tánh cảnh, thì đây là đối tượng chớ không phải nhận thức, cảnh thì là đối tượng, còn lượng đây mới nhận thức đấy, ở dưới 3 lượng. Thì 5 thức đầu chỉ có hiện lượng thôi, tức là 5 thức đầu nó không có tỷ lượng, nó không biết so sánh tỷ giảo gì hết. Còn thức thứ 6 thì đủ 3 lượng đấy, nó có hiện lượng, tỷ lượng và phi lượng.

Nhưng mà chúng ta nên nhớ chữ phi lượng, ở đây là nó gồm có hai, phi là chẳng phải, chẳng phải nhận thức, thì ở đây đó là tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng, gọi chung là phi lượng, bị vì cái tợ hiện lượng với cái tợ tỷ lượng không đưa tới giải thoát, không đưa tới giải thoát, thành ra trong Duy Thức kêu tợ là tương tợ như giải thoát, nhưng mà không đưa đến giải thoát. Chỉ có chân hiện lượng và chân tỷ lượng mới đưa đến giải thoát. Cái này chư Phật tử cũng phải nắm cho vững hén. Chân hiện lượng đi tới giải thoát thì đúng rồi, chân hiện lượng tức là tánh cảnh, còn tợ hiện lượng tức là chân đới chất, là mạtna, chỉ có một mình mạtna mới có tợ hiện lượng thôi, cỏn tất cả những cái đứng lặng đều là chân hiện lượng hết, thì đó là con đường đưa đến giải thoát, mặc dầu nó xuống cấp, nhưng mà nó vẫn trung thực, chúng ta phải để ý chỗ đó, hén, chỉ có một mình thức thứ 7 là tợ hiện lượng thôi, bị vì nó không có so sánh, như tôi nói hồi nãy, không gian thì đâu có so sánh, nhưng mà nói không gian là trạng thái so sánh thì không đúng, mà nói nó khác với cái tánh cảnh thì cũng không đúng, tánh cảnh thì vô lượng vô biên, đằng này hư không thì hữu lượng hữu biên, mà hư không thành vô lượng vô biên thì nó nhập với thời gian mất rồi, thành ra không gian này không thể vô lượng vô biên, nhưng mà nó gần như vô lượng vô biên, bị vì nó tách rời cái thời gian, còn nếu nó vô lượng thì không gian thời gian là một, thì nó trở thành đứng lặng, tức là đứng lặng.

Chúng ta phải hiểu, tham thiền sâu chúng ta thấy, nếu không gian thời gian nhập một, hén, không gian bị hóa giải vào thời gian thì chỉ có một cái thôi, thì cái đó gọi là đứng lặng, nhưng mà khi nó xao động rồi đó, thì tất nhiên có không gian, thì không gian phải là đối tượng của thời gian. Có người không đồng ý tôi là: Sư nói thời gian là nhận thức, mà không gian là đối tượng nhận thức thì khó hiểu lắm. Thì cái này chư Phật tử phải hiểu, chớ bây giờ khó hiểu, tôi làm sao bây giờ, cái này tôi cũng trần ai đó. Không gian thời gian nói là hai thì cũng không đúng, mà nói là một thì cũng không nhầm, bị vì khi không gian thành vô lượng vô biên rồi, thì nó nhập một với thời gian, thì lúc bây giờ chỉ có nhận thức thôi mà không có đối tượng nữa, mà không có đối tượng có nghĩa là có vô lượng đối tượng đấy.

Giống như là cái gương bây giờ chỉ có nhận thức thôi, thì tất cả những cái nhận thức và đối tượng nhận thức của tương ưng nó đều nhận lấy hết, nhưng mà nó không phải là nhận thức mà cũng chẳng phải là không nhận thức. Chúng ta phải hiểu cái đó.

Cũng như là nói về khoa học chúng ta thấy dễ hiểu hơn đấy. Thì cũng như ông khoa học thì chúng ta thấy là cái điểm, hén, nhiều điểm nối tiếp nhau thì kêu là đường thẳng, hai đường thẳng gặp nhau thì kêu là mặt phẳng, mặt phẳng là do hai đường thẳng, còn khi đường thẳng mà hai mặt phẳng có chiều cao nữa thì biến thành không gian, thì không gian có ba chiều, còn mặt phẳng có hai chiều thôi, còn đường thẳng thì có một chiều thôi.

Thì chúng ta thấy, cũng như trong sự vật thì chúng ta thấy như con kiến, con cua, thì nó không biết mặt phẳng, mà nó chỉ biết đường thẳng thôi hà, để ý con kiến nó đi đường thẳng thôi, nó không có biết cái đường quẹo, còn con cua cũng vậy; còn cái loài nó không biết nhảy cao đó thì nó đi theo mặt phẳng, nó biết quẹo qua quẹo lại, nhưng mà cái nhảy cao thì không biết; còn như con thỏ hay con dế nó biết nhảy cao, thì nó thuộc về không gian ba chiều, tức là có chiều cao, tức là ta kêu khối đấy, còn không gian hai chiều chúng ta kêu là mặt phẳng, hình học hình học phẳng, hình học ơ-lit gì đó, thì đó là không gian có hai chiều thôi, tới hình học không gian thì có ba chiều, rồi sau ông Einstein tìm ra được không gian bốn chiều, thì ông mới nghĩ ra không gian bốn chiều, cái chiều thứ tư này phải là chiều thời gian, chiều thời gian. Mà thời gian là cái gì? là nhận thức, khi cái đối tượng người ta biến đổi thì không gian nó biến đối, theo thì các nhà bác học chới với hết, bác học đó, lúc đó tôi coi trong cái sách gì khoa học đó, có một số không hiểu, thì ông mới tìm ra cái vật lý là vật chất và tinh thần đó, không phải là một không phải là khác, vật chất có thể biến thành tinh thần, tinh thần có thể biến thành vật chất, thành ra cái nhận thức có thể chuyển đổi với không gian, không gian có thể chuyển đổi nhận thức.

Thành ra trong Đạo Phật đã nói từ lâu rồi, là: tâm là vô thường, mà pháp thì vô ngã, mà tâm là nhận thức, pháp là đối tượng của nhận thức, mà nhận thức thì vô thường, tức là có: quá khứ, hiện tại, vị lai; còn không gian thì có 10 phưong. Thành ra chúng ta thấy ở đây thì ông Einstein ông nói: chiều thời gian phải thay đổi thì cái không gian nó thay đổi theo.

Chẳng hạn con người, cái chiều nhận thức của quá khứ hiện tại vị lai với cái nghiệp người thì thấy là nước; nhưng mà khi mà vọng hóa xuống cái nhận thức này ù lì hơn thì chúng ta thành loài thú, loài thủy tộc, thì nước là nhà ở, là không khí; còn nếu thăng hoa cái nhận thức, vọng hóa nhẹ hơn, vi tế hơn, thành cõi trời thì nước chuyển thành lưu ly. Thì lưu ly hay là nhà ở hay là nước đó là cái đối tượng, còn người biết cái đó là nhận thức, thì nhận thức phải theo quá khứ hiện tại vị lai, tức là theo thời gian chứ gì? cỏn đối tượng phải nắm trong 10 phương là không gian chứ gì? Nhưng mà chúng ta đừng nghĩ không gian thời gian là hai mà cũng đừng nghĩ nó là một, hén, nó khó là khó chỗ đó.

Chúng ta phải hiểu như vậy, phải hiểu như vậy. Thì cái này tôi chỉ giảng vậy thôi, chư Phật tử phải ngồi tham thiền sâu, rồi tự mình thầm hội thôi. Còn giảng ra, tới chừng thầm hội chư Phật tử thấy cũng khó mà trình bày, không biết trình bày sao! cái danh từ không thể trình bày được những cái mà nó phi danh từ, thì chúng ta phải hiểu.

Thành ra ở đây có một số người thắc mắc với tôi: Tại sao Sư nói thời gian là nhận thức, còn không gian là đối tượng nhận thức?

Thì cái đó trong Kinh có, trong Tứ Niêm Xứ:

Niệm thân bất tịnh. Niệm thọ thị khổ.

Niệm tâm vô thường. Niệm pháp vô ngã.

Tại sao không nói tâm vô ngã? Mà nói tâm vô thường?

Tại sao không pháp vô thường, mở nói pháp vô ngã?

Thì chúng ta phải hiểu pháp là đối tượng, mà đối tượng với nhận thức thì không phải là hai, mà cũng chẳng phải là một, mà nó phải tương ưng, nghĩa là một cái chuyển biến nhanh một cái chuyển biến chậm, mà chuyển biến nhanh thì thấy được chuyển biến chậm, rồi chuyển biến chậm thì không thấy được chuyển biến nhanh, cái đó Phật tử phải để ý.

Thí dụ bây giờ tôi có cảm giác, tôi nói một cái cho dễ. Bây giờ tôi cảm giác lạc thọ, hay cái hỷ. Thì tôi thấy rằng tôi có cảm giác và có cái hỷ được cảm giác, có người cảm giác và có cái hỷ được cảm giác, thì cái hỷ là đối tượng chớ gì? cái hỷ là đối tượng, còn cái người mà cảm giác, cái người này là nhận thức chứ gì? cái người này là không gian, rồi khi mà tôi hạ xuống, tôi bị vọng hóa xuống mất cái hỷ thì tôi trở thành cái tán thán, thì tán thán là nhận thức chớ gì? Hén, thì cái tán thán này là có nhận thức, và có người nhận thức, có người tán thán và có đối tượng được tán thán; nhưng mà khi tôi thăng hoa lên tất nhiên tôi trở nên hoan hỷ, thì hoan hỷ tôi sẽ thấy được tán thán và đối tượng của tán thán, nhưng mà tán thán thì nó không thấy được cái hoan hỷ, nó chỉ thấy được đối tượng của tán thán thôi, thành ra hồi nãy nhận thức tán thán và đối tượng nhận thức tán thán, thì cái nhận thức tán thán tức là thời gian, nhưng mà khi tôi qua cái hoan hỷ rồi, tôi biết có người tán thán và có đối tượng tán thán, thì cái tán thán này trở thành không gian, hồi nãy nó là thời gian nó là nhận thức, bây giờ bị cái hoan hỷ nó cao hon nó thấy được nhận thức, thì cái này nó nằm thuộc về không gian.

Hiểu không? có điên cái đầu không? nó nhức đầu thì thôi, hén.

Thành ra chúng ta thấy cái pháp nó rộng hơn cái nhận thức, cái đối tượng nhận thức nó rộng hơn nhận thức, khi mình thăng hoa lên, hồi nãy nó là nhận thức bây giờ mình thăng hoa cao hơn cái nhận thức này nó trở thành đối tượng, trở thành đối tượng.

Thành ra mới nói cái pháp là bao trùm hết, pháp là có nhận thức và có đối tượng nhận thức.

Hiểu kịp không?

Thí dụ, tôi nói: thí dụ tôi có cảm giác hoan hỷ, thì tất nhiên phải có tôi cảm giác và có cái đối tượng. Thí dụ tôi thấy một người bạn đến, thấy Sư Giới xuống, thì tất nhiên tôi hoan hỷ, tức là có tôi cảm giác vui và có đối tượng là Sư Giới, tôi thấy vui; rồi bây giờ tôi quán xét tôi có cảm giác vui, thì cảm giác vui này nó trở thành cái của tu tuởng tôi quán xét, thì bây giờ nó trở thành pháp, nó trở thành không gian chớ không phải là thời gian, không phải nhận thức nữa, mà nó trở thành đối tuợng nhận thức, chúng ta càng thăng hoa cao chừng nào thì những nhận thức và đối tượng nhận thức ở dưới trở thành đối tượng nhận thức hết.

Hiểu không? tôi giảng tôi cũng rầu, nói đúng tôi cũng rầu, đi vào sâu thì chư Phật tử ngồi ngơ ngơ ngáo ngáo, thấy muốn bộp bộp tai, còn nếu không giảng thì uổng, mà giảng thì ngơ ngơ ngáo ngáo. Thì thôi bây giờ trở lại tôi giảng sơ thôi, hết giờ rồi đó, hết giờ, có ai hỏi gì thì hỏi, kỳ tới giảng tiếp nữa, giảng nhiều quá không nắm được đâu, nó khó, cái này khó, rồi đây tới mà 51 tâm sở thì lại kẹt nữa đấy.

Có người hỏi tôi: bạch Sư! Cái chuyển biến của 34 tâm sở của 5 thức đầu sao? Chuyển biến 51 tâm sở của thức thứ 6 sao? Rồi chuyển biến 18 tâm sở của mạtna sao? Chuyển biến 5 tâm sở của thức thứ 8 sao?

Dường như tôi cũng mù chắc luôn á. Cái đó là cả một vấn đề khó khăn đấy, cái đó phải có Bát Nhã nhận bắt kịp nó thôi, bị nó chuyển biến rất là nhanh, mà chuyển biến rất nhanh, thì cái đứng lặng cũng phải rất vi tế, rất cao siêu mới thấy được cái diễn biến của nó, đây là các bậc Thánh nhân để đưa lại thôi, chớ bây giờ mình nhập được một cái chuyện gì đó thì cái tâm sở của 51 đứng vững tới đâu? những cái đó. Rồi qua 34 tâm sở của 5 thức đầu chuyển biến sao? Rồi thức thứ 8, 5 tâm sở này sao? Rồi 18 tâm sở của thức thứ 7 nó chuyển biến sao? Thì cái đó cho một cái thí dụ là cả động trời động đất đấy, hén. Thì chắc tôi cũng phải kiếm thí dụ thôi. Thành ra tôi ngừng ở đây, nếu kiếm không được thì tôi chỉ giảng đại khái thôi, bị cái đó phải qua Bát Nhã, qua Bát Nhã phải có thực chứng thì có thể thí dụ, mà thí dụ cái bánh vẽ, dóc thôi, gạt thôi, thì cũng được, nhưng mà cũng khó mà gạt đây, khó mà trình bày những cái tưởng tượng ra đó, thì chúng ta, nếu mà tôi làm không được thì thôi, tôi chỉ giảng sơ thôi. Thì bây giờ tới đây tạm ngưng, giảng nữa là chư Phật tử không nắm được, tôi thấy coi bộ ngơ ngơ ngáo ngáo quá, thành ra nó hơi khó, về phải cố gắng đấy, ráng ngồi thiền đi, ngồi tứ thiền đi, tới chừng nào qua nhị thiền chúng ta có thể hiểu dễ dàng Duy Thức một chút, tức là niệm Phật khỏi đếm, chúng ta lắng nghe trên không gian có tiếng niệm, rồi chúng ta chìm đắm trong trạng thái đó nữa thì cái thức chúng ta vi tế hơn đó, thì chúng ta nghe con người chúng ta sẽ trở nên thông minh, hén, sắc xảo, sâu sắc, sâu sắc là sâu sắc xấu á, hén, thì chúng ta có thể hiểu được Duy Thức một cách khá hơn, còn nếu mà chúng ta ở sơ thiền tầm sát, niệm Phật đếm từ một đến 10 và niệm Phật khỏi đếm thì ông nội tôi cũng không hiểu nổi Duy Thức đâu, không có đi vô sâu nổi, chúng ta ráng qua trạng thái thứ ba là có hỷ mà khỏi tầm sát đấy, còn tầm sát là không hiểu được Đạo Phật đâu, đó cái hỷ, cỏn cái lạc cỏn ngon nữa, bất lạc bất khổ thọ còn ngon nữa. Thì chư Phật tử về phải cố gắng công phu ngồi thiền, rồi 3 cái bảng này là giải thích hết à, giải thích hết tất cả Kinh Phật từ Nguyên Thủy Tiểu

Thừa Đại Thừa cho đến Tối Thượng Thừa nằm trong này đấy, hén, nhưng đại cương thôi, đại khái thôi, còn giải chi tiết thì chắc người trời với Alahán, còn Bồ Tát tôi chạy rồi đó, tôi không có giảng nổi, chỉ có vậy thôi, nhưng mà đại khái của Bồ Tát thì tôi có thể nói được, còn đi sâu vào chi tiết chúng ta phải biết là 10 Pháp thú, 10 Trưởng dưỡng, 10 Kim Cang 10 địa, nghĩa là Tam Hiền rồi Thập Địa nầy kia, cái đó tôi giảng không có nổi đâu, cái đó để thời gian sau, khi có nghiên cứu sâu rồi coi làm sao.

Thì thôi bây giờ cũng cỏn 20 phút nữa, chư Phật tử nào có sở nghi điều gì, hay là chúng ta trả lời câu hỏi? Còn câu hỏi chưa trả lời hết đó, câu hỏi bữa đó ông Thiện Đức hỏi đó, rồi câu hỏi của ông Thiện Khánh, rồi câu hỏi của cô Thiền, ba câu á, ba câu này cũng rắc rồi đây.

Câu thứ nhất của ông Thiện Khánh đó là, như tôi nói hồi nãy đó là khi mà đạt tới tứ thiền chúng ta bớt xao động, hén, tập trung mạnh kỹ lâu sâu chúng ta loáng thoáng thấy không vô biên, rồi thấy thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng, nó tạo đối tượng để nó duyên. Thì theo ông Thiện Khánh nói: thường như vậy đắc quả Nhập lưu, như vậy Sư nói nó là tứ không. Thì Nhập lưu và tứ không khác nhau làm sao? Đó là câu hỏi thứ nhất.

Còn câu hôi thứ hai của ông Thiện Đức đó, thì là tôi thường nói rằng: khi mà lên tới, bỏ tầm sát đỉ tới nhị thiền là hỷ, thì có thiện trí thức hoặc Thánh nhân giúp đỡ thì có thể nhận được Phật tánh. Nhưng mà khi qua tới tứ thiền thì Sư nói tứ thiền là thế giới của đới chất cảnh, chân tỷ lượng mà đới chất cảnh, thì cái này phải là Phật tánh của Alahán mới chiếu kiến nó chấm dứt được. Như vậy thì phải Phật tánh của Alahán, vậy Phật tánh của Alahán với Phật tánh của nhị thiền, nó khác hay giống? Có mâu thuẫn hay không? Hén, thì chúng ta trả lời câu hỏi đó. Nó cũng hay đấy.

Thì tôi nói thì tôi không nói hết được tôi, cũng nói sơ sót nhiều lắm, cái giảng không thể giảng đầy đủ được, có khi tôi giảng về phương diện này kỹ thì sơ sót phương diện khác, có khi giảng về phương diện khác kỹ, thì sơ sót phương diện này, bị cái thế giới hiện tượng nó rất là phức tạp.

Còn câu hỏi cô Thiền: Sư nói hiện lượng tánh cảnh là cảnh thật, mà cảnh thật là không có hình tướng, thật tướng là vô tướng không có tướng, mà bây giờ Sư nói nhìn ở ngoài kia thấy loáng thoáng có Sư nào đó, mà nếu nhận đưọc đó là Sư Giới mà không qua sự suy nghĩ, không qua thức thứ 6 phân biệt, mà chúng ta thấy lại đúng là Sư Giới, thì đó là chân hiện lượng, đó là tánh cảnh. Vậy thì tánh cảnh có hình tướng. Như vậy là có mâu thuẫn hay không? Mà tánh cảnh là cảnh chưa thật tướng của các pháp, là vô tướng mà như vậy có hình tưóng của Thượng tọa Trụ trì ở Ngọc Viên, như vậy có mâu thuẫn hay không?

Ba câu hỏi này cũng độc đáo đấy, độc đáo đấy. Để thấy rằng cái giảng nó khó, phải đặt câu hỏi này rồi chúng ta mới đi sâu vấn đề mới sáng tỏ được, còn cứ giảng lướt lướt qua thì nó sơ sót nhiều chỗ lắm, khi nào có hỏi như vậy thì chúng ta mới đi sâu vào những chỗ sơ sót đó, chúng ta mới nắm, chớ giảng là chúng ta không thể giảng hết, nhưng mà khi có câu hỏi cái chỗ sơ sót đó bị vạch ra chúng ta mới đi sâu được.

Bây giờ ai trả lời nào trả lời luôn ba câu càng tốt, còn một trong ba câu cũng được. Cái này lâu lắm à cả 2-3 tháng nay cũng chưa có giải quyết xong, qua cái này hết đi, câu hỏi này trả lời xong rồi chúng ta bắt đầu đi vào Kinh Sáu Sáu đấy, hén.

Còn 15 phút nữa, ai trả lời nè? Phật tử đi, chớ tôi mệt rồi.

Tánh cảnh, Nhất vãng lai, Bất lai cũng chưa thấy tánh cảnh, chỉ có Alahán mới thấy tánh cảnh không thôi. Không biết tôi có giảng hay không, tôi nhớ không lẽ tôi mát, tôi giảng kỳ cục vậy, sao lại Nhập lưu chưa thấy tánh cảnh.

Tôi nhớ ông Thiện Đức hỏi vầy nè, ổng nói: Bạch Sư, Sư nói tầm sát tức là sơ thiền thì không thể nào thấy được Phật tánh, phải qua nhị thiền tức là định sanh hỷ lạc đấy, mà phải có thiện trí thức hay là Thánh nhân giúp đỡ thì mới thấy được Phật tánh. Thì tôi nhớ tôi có giảng vậy. Rồi tới hôm nay Sư giảng rằng: muốn thấy được thế giới đới chất cảnh của tứ thiền, hén, nghĩa là muốn chiếu kiến, chiếu phá được thế giới đới chất cảnh, thì phải Phật tánh của Alahán thì mới chiếu phá được, còn Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai không chiếu phá được. Như vậy thì cái tánh cảnh của nhị thiền với tánh cảnh của Alahán có mâu thuẫn hay không? Nghe rõ không? Nói rõ để cho mà nghe, tôi nói lại, hén. Cái câu hỏi nó như vầy thì mới trả lời được, chớ câu hỏi mấy cô sao mà tôi nhớ tôi đâu có giảng kỳ cục, tôi không biết tôi có chiêm bao không, hay tôi có bữa đó có lộn xộn hay không thì tôi không biết, thì có cái băng mở cái băng lại coi giảng làm sao. Thì ông Thiện Đức hỏi cái câu này nó sáng tỏ nè, là: hồi đó giờ Sư giảng sơ thiền là tầm sát thì cái tâm chưa có yên lặng không có nhận được Phật tánh, tới nhị thiền đó thì nếu có thiện trí thức giúp đỡ mới thấy được Phật tánh, thì cái đó tôi có giảng vậy thôi, tôi có nói Phật tánh thôi. Cỏn bây giờ Sư lại nói phải Phật tánh của Alahán mới chiếu kiến được thế giới đới chất cảnh của tứ thiền, Phật tánh của Alahán mới chiếu kiến được thế giới đới chất cảnh của tứ thiền, còn Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai không chiếu kiến được. Như vậy thì Phật tánh của Alahán tứ thiền nó khác với Phật tánh của nhị thiền mà khi có thiện trí thức giúp đỡ hay không? Có gì mâu thuẫn hay không? Cái câu như vậy thì nó mới rõ chớ, cái đó thì tôi có giảng, còn cái kia mấy cô nói thì tôi không biết, cái nói mà Nhập lưu chưa thấy được tánh cảnh, Nhất vãng lai Bất lai cũng chưa thấy, chỉ Alahán mới thấy tánh cảnh, thì không biết cái đó tôi có giảng hay không, không biết bữa đó tôi có giảng, tôi có bệnh hoạn giảng tầm bậy tầm bạ không, thì tôi không nhớ, nhưng mà tôi đâu có nói Nhập lưu không có tánh cảnh đâu, Alahán mới thấy được tánh cảnh, cái đó tôi thấy không lẽ tôi giảng kỳ vậy. Phải không? Hả? mà tôi có giảng vậy không chớ? tánh cảnh là đối tượng của hiện lượng chớ tại sao mà lại kỳ vậy, tôi nói Phật tánh là tôi nói hiện lượng nói nhận thức đấy, còn đối tượng của nhận thức đó là vô tướng tức là tánh cảnh, hai cái nó cũng là một mà cũng là khác, cái Phật tánh nói chung đó là nói về cái nhận thức của đứng lặng.

Nói lại đi, bây giờ theo câu hỏi tôi hỏi hồi nãy đó, thì quý vị về trả lời. Là tôi nói: nhị thiền thì nếu có thiện trí thức hoặc Thánh nhân giúp đỡ mới nhận được Phật tánh, thì Phật tánh đây chỉ là hiện lượng đấy, cái đứng lặng, cái nhận thức của đứng lặng đấy; còn qua thế giới tứ thiền là thế giới của chân tỷ lượng mà tợ đới chất, thì cái tợ đới chất này đó Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai cũng không chiếu kiến được, nghĩa là không thấy được cái tợ đới chất này, chỉ có Alahán, Phật tánh của Alahán mới thấy được cái tợ đới chất này. Vậy thì Phật tánh của Alahán với cái nhị thiền, cái Phật tánh của nhị thiền có khác nhau không? Thì nhị thiền cũng Phật tánh vậy. Còn Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai cũng Phật tánh vậy, mà Alahán cũng Phật tánh vậy, mà sao Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai không chiếu kiến được tứ thiền? Tứ thiền là cái xao động đấy, tứ thiền là bất lạc bất khổ thọ đấy chỉ Alahán mới chiếu kiến được, còn Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai không chiếu kiến được. Mà tôi đã nói rằng nhị thiền là thấy Phật tánh rồi, mà tại sao tới Alahán, Phật tánh của Alahán mới chiếu kiến được, mà nhị thiền Phật tánh nó như thế nào? có khác với Phật tánh của Alahán hay không? Thì bởi vì tôi nói nhị thiền là thầy Phật tánh, tôi nói vậy thôi, chớ tôi không nói Phật tánh của ai hết, thì mấy ông mấy bà trả lời câu hỏi này thì nó sáng tỏ hơn. Còn cái kia không biết tôi có giảng lộn hay không, cái giảng cái này khó lắm, trình bày nhiều khi nó lộn chữ mà tôi cũng không hay, hén, thì không biết làm sao. Mà nêu đặt câu hỏi vậy mấy ông trả lời, trả lời làm sao? Thì tôi thấy trả lời suông hết trơn, ông Thiện Khánh trả lời, cô Hạnh cũng trả lời, mà tôi nghe mà không biết trả lời cái gì. Bị câu hỏi nó không đúng, mấy ông giảng làm sao mà cũng trả lời được. Trả lời mà có trả lời đại nữa! Trời đất ơi! cái này cũng như kêu trả nợ quỷ thần đó mà, làm cho có thôi, để lâu quá không làm để Sư cứ rầy, cứ hỏi mình hoài, cứ xiết hoài, thôi làm đặng trả nợ quỷ thần cho rồi, nghĩa là có trả bài thôi.

Cái câu hỏi nó không rõ. Cũng như cô Bi câu hỏi hôm trước, nắm câu hỏi trật lất, rồi cứ đó mà trả bài thôi, mà không biết trả cái gì. Câu hỏi là nó không có đúng gì hết tron mà cứ trả lời, hôm trả lời câu hỏi gì đó, mà nó trật lất của người ta. Mình phải nắm câu hỏi cho rõ, giữa câu hỏi nó khác nhau làm sao, rồi mới bắt đầu lấy cái bài giảng. Nên nhớ câu hỏi của tôi là câu hỏi trạch pháp, chớ không phải đem bài học mình ra trả bài hết, không phải như vậy, mà lấy trong bài học đó mình lựa chọn để mình phân biệt giữa câu hỏi, giữa chỗ hóc búa của nó để mình trình bày, thì cái này đòi hỏi một cái trí tuệ, cũng như bài bài toán vậy, toán đố muốn làm bài toán đố thì có cộng trừ nhân chia, nhưng mà cái nào cộng trước, cái nào trừ trước, cái nào nhân trước, cái nào chia trước, thì mình phải áp dụng trạch pháp, chớ không phải mình bắt cộng rồi mới trừ mới nhân chia, không có; có khi nhân trước, có khi chia trước, có khi cộng trước, có khi trừ sau, thì cái đó do cái linh động của mỗi người. Thì cái rạch pháp trả lời câu hỏi là vậy đó, chớ không phải cộng trừ nhân chia, có khi nhân có chia trước, có khi chia trước rồi mới cộng trừ, có khi cộng trừ trước rồi mới nhân chia, thì cái đó là cái linh động của mỗi người, khi mà nắm được cái bài vở trả lời ngắn gọn. Còn cái này cô đem bài vở cô học bao nhiêu cô đem tràn lan đại hải cô trả hết, 15 phút mà không vô cái đề hỏi gì hết trơn. Bị vì cái đầu đề cô nắm không được, cô cứ trả dài dài dài, rồi đợi muốn chết luôn, tôi muốn dứt ngang nhung mà sợ cô nổi sân.

Rồi bắt đầu ghi kỳ tới trả lời. Câu hỏi: tôi thuờng giảng đó là tới nhị thiền mà nếu có thiện trí thức giúp đỡ thì mới nhận đuợc Phật tánh, hồi đó giờ tôi có giảng vậy. Còn sơ thiền tầm sát là không được. Khi bỏ tầm sát rồi đó, có thiện trí thức giúp đỡ thì mới nhận được Phật tánh. Hén. Rồi tới thế giới bất lạc bất khổ thọ, tức là gọi là thế giới chân tỷ lượng mà tợ đới chất đấy. Lẹ quá không? Lẹ!. Rồi đọc chính tả làm người ta cầm quyển sách người ta coi trên đó người ta đọc từng chữ, cỏn cái này nó hiện ra mình bỏ qua một cái là đọc không có kịp. Bây giờ đọc lại, thì tôi có cái giấy gì đâu. Thì thường Sư nói: thế giới, khi mà đắc nhị thiền, tức là không cần tầm sát đó, thì nếu có thiện trí thức, hay là Thánh nhân giúp đỡ thì có thế thấy được Phật tánh, nhưng mà tôi không nói Phật tánh của Thánh nào hén? ừa!

Còn câu kế đó là: qua tứ thiền là bất lạc bất khổ thọ, tức Sư nói đó là chân hiện lượng tợ đới chất cảnh. Thì cái này (kịp không?) chân tỷ lượng hay chân hiện lượng? Hiện lượng hả? Thôi viết lại: chân tỷ lượng tợ đới chất cảnh, khó khăn quá. Hả! Tợ hiện lượng gì? Tợ hiện lượng là mạtna, cái này thức thứ 6 mà tợ hiện lượng gì, chân tỷ lượng tợ đới chất cảnh, thì cảnh này chỉ có Phật tánh của Alahán, rồi chưa? chấm phết (;) chỉ có Phật tánh của Alahán mới chiếu kiến được, hay là chiếu phá được thôi. Rồi chưa? bây giờ chấm (.), như vậy thì Phật tánh của Alahán với Phật tánh của thiện trí thức giúp đỡ lúc đắc nhị thiền đấy có mâu thuẫn, có khác nhau không? Nhu vậy thì Phật tánh của Alahán với Phật tánh mà nhờ thiện trí thức giúp đỡ lúc đắc nhị thiền đó, có mâu thuẫn có khác nhau không? Rồi chưa? Rồi chấm hết.

Bây giờ về coi trả lời hén, vậy thì sáng tỏ rồi phải không? Hén, về coi có mâu thuẫn Phật tánh của nhị thiền với Phật tánh của Alahán, vì Alahán thì mới chiếu phá được cái tợ đới chất cảnh Alahán mới chiếu phá được, chớ Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai không chiếu phá được đó, thì nó khác nhau ở chỗ nào? Thôi vậy là hết. Bây giờ ai còn ý kiến gì nữa không? 5h15? quá 15 phút rồi.