BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 13
Giảng ngày 18-01-2004 âm lịch

Chúng ta bắt đầu đi vào bài giảng. Thì cũng cái bản cũ, hôm nay chúng ta ôn lại một lần chót nữa rồi chúng ta bắt đầu bản thứ hai, bản thứ ba, rồi bắt đầu đi vào bài Kinh Sáu Sáu, sau khi trả lời những câu hỏi cho rành rõ thì chúng ta mới bắt đầu vào bài Kinh Sáu Sáu đuợc.

Trong cái bản này nó rất quan trọng đấy, nó bao gồm hết tất cả cái nhận thức của nguờỉ trời, của Tứ Thánh, của chu Bồ Tát và chu Nhu Lai, cũng nằm trong bản này, thu gọn trong đó, rồi sau chúng ta sẽ đi vào chi tiết, thì mỗi nguời có một bản nha, về rồi coi tới coi lui á, tôi giảng rồi coi tới coi lui, không nhớ thì có thể mình thu băng cũng đuọc, nhung mà nội bộ thôi nha, đừng có đua ra ngoài, nguời ta coi nguời ta không hiểu đâu, cái này phải nghe giảng nhiều lần thì mới nắm đuọc thôi.

Hôm nay tôi giảng sớm một chút đó, để bốn giờ chúng ta trả bài tới bốn giờ rưỡi chúng ta bàn về vấn đề ủy lạo gì đó, cho nó gọn, tôi giảng một tiếng đồng hồ thôi.

Thì chúng ta trở lại như cái đầu là Vô chất tánh cảnh và Hữu chất tánh cánh, đây là thế giới của chư Như Lai.

Vô chất tánh cánh thì bất biến, tức là đứng lặng mà không có biến chuyển, tức là ở đó không có biến chuyển là không có không gian mà cũng chẳng có thời gian, nó là một thế giới một nguồn quang minh rực rỡ, một biển quang minh xán lạn, kêu là chân như tịnh tức là bản thể của võ trụ. Thì ở đây chúng ta nên nhớ tất cả vạn vật chúng sanh và các pháp đều nương vào cái bản thể này để mà phát hiện ra, để mà phát hiện ra, chúng ta còn kêu nó là cái tánh của tất cả: cái tánh thấy, tánh nghe tánh biết; còn cái kia xuống cấp rồi là: cái thấy, cái nghe, cái biết; thì ở đây là cái tánh.

Còn Hữu chất tánh cánh đây tức là do cái sự đứng lặng mà cũng như là sóng vậy, nó bắt đầu chuyển biến thì bắt đầu có thời gian nhưng mà chưa có không gian, chuyển biến rất là chớp nhoáng, nó bao trùm tất cả pháp giới, tất cả pháp giới, mà ở trong Duy Thức học thường kêu nó là ứng Hóa thân, cỏn Vô chất tánh cảnh là Báo thân, thì ứng Hóa thân không rời Báo thân, Báo thân không rời ứng Hóa thân kêu đó là Pháp thân. Thành ra

– Vô chất tánh cảnh, Hữu chất tánh cảnh cộng lại kêu là Pháp thân.

– Còn Vô chất tánh cảnh đó là Báo thân.

– Còn Hữu chất tánh cảnh là ứng Hóa thân.

Thì Vô chất tánh cảnh chỉ có Alahán mới thấy được thôi, tức là Alahán đạt được Vô chất tánh cảnh, nhưng mà nếu không phát bồ đề tâm thì không thấy được Hữu chất tánh cảnh, phải phát bồ đề tâm đi giáo hóa thì Pháp thân mới hiện từng phần, đó là trong Kinh đấy.

Bây giờ chúng ta thấy đo một niệm bất giác tức ỉà căn bản vô minh mới lọt xuống alayda cá nhân.

Thì căn bản vô minh từ đâu mà có? Là câu thắc mắc ngàn đời, muôn đời của chúng ta từ xua tới giờ, từ đó tôi cũng bất mãn với câu này, thì trong Kinh trả lời rất nhiều cách. Nhung mà chúng ta thấy rằng, tôi cũng không thỏa mãn, và cuối cùng có một câu trả lời mình thấy thỏa mãn nhất, tức là đối với người đui mà hỏi ánh sáng mặt trời, hôm trước tôi đã giảng rồi, ở đây mình chỉ nhắc lại thôi, thì câu đó mình thấy trả lời thỏa mãn nhất là câu hỏi này là câu hỏi vô lý, phải vô lý hóa câu hỏi, tức là chỉ có tu thôi, đạt tới quả Bồ Tát hoặc Như Lai thì câu hỏi này không còn nữa, giống như người đui mà hỏi ánh sáng mặt trời, thì không thể chấp nhận câu hỏi này, mà chỉ có đi trị bệnh đui con mắt cho người đui, thì câu hỏi sẽ được trả lời bằng cách không trả lời gì hết, bằng cách thấy rõ.

Thì xuống alaya cá nhân thì ở đây chúng ta thấy rằng: aỉayda cá nhân thì ở đây nó chân vọng hòa họp. Chân vọng hòa họp là sao? Là nó cũng chuyển biến đứng lặng và có thểm một cái chuyển biến xao động nữa, mà chuyển biến đứng lặng thì là chân, còn chuyển biến xao động là vọng, thì là chân vọng hòa họp, từ đây mới bắt đều có chuyện đay.

Thì chuyển biến đứng lặng thì chúng ta thấy nó đi xuống 5 thức đầu, do cái vọng tưởng kiên cố đập vào cái tướng phần alaya, hén, thì chúng ta thấy có tướng phần alaya đó, vọng tưởng kiên cố mới đập vào đó để mong rằng có một cái hình. Nhưng mà hình gì? thì chưa có, chỉ một trạng thái lờ mờ, một trạng thái mù mù, kêu là Hư vô vi tế, hình thức alaya kêu nó là Hư vô vi tế.

Hư vô vi tế là gì? Hư là không thật, vô là không có, nó một trạng thái mờ mờ vi tế, tức là rất nhỏ nhiệm, mà tôi thường nói mờ mờ nhân ảnh đấy, tức là một trạng thái lờ mờ bàng bạc khắp cả không gian, tràn lan khắp cả võ trụ vô lượng vô biên, thì từ đó nó đập xuống nó mong rằng có hình tướng, thì bắt đầu có xuống mặt trăng thứ hai.

Thì alaya thức tức là mặt trăng thứ nhất do vọng tưởng kiên cố mới lọt xuống mặt trăng thứ hai, là bắt đầu dường như có hình dường như không hình, dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, dường như có mùi dường như không mùi, một trạng thái bập bềnh, một trạng thái le lói chiếu soi, một trạng thái chập chờn, tức nhiên dường như có hình mà thật sự nó biến mất, rồi lại có hình nữa rồi lại biến mất, rồi lại có tiếng rồi lại biến mất, rồi lại có mùi rồi lại biến mất, mà mùi gì? tiếng gì? thì chưa biết gì hết, một trạng thái bập bềnh thôi, kêu là le lói chiếu soi, đó là phần thứ hai.

Kế xuống mặt trăng thứ ba nữa thì bắt đầu hiện hình, tức là có hình cô đọng, nhưng mà hình gì? cũng chưa biết; có tiếng, nhưng mà tiếng gì? cũng chưa biết; có mùi, nhưng mà mùi gì? cũng chưa biết, nhưng mà đã cô – đọng lại thành hình rõ rệt. Đó là ba phần, tới đây là hết.

Nên nhớ:

– Cái thứ nhất thường thường trong Duy Thức học kêu la Cái Nhìn* hay là kêư Cái Thi, thi là cái nhìn, dịch ra tiếng Việt chúng ta là cái nhìn;

– Còn cái thứ hai mát trăng thứ hai kêu là Cái Thấp, cái thấy;

– Còn mát trăng thứ ba kêu ỉa Cái Biết, cái biết.

Thì mấy cái này nếu đối với mặt trăng thiệt là chân như tịnh tức là Vô chất tánh cảnh Hữu chất tánh cảnh đó thì nó thuộc về vọng. Thì Vô chất tánh cánh mới kêu Tánh Thấy, Tánh Nhìn và Tánh Biết. Còn cái này kêu là: cái thấy, cái nhìn và cái biết, nhưng mà nên nhớ nó bắt đầu hiện hình thì nó vọng. Còn ở trên Vô chất tánh cảnh Hữu chất tánh cảnh hoàn toàn là một vùng hào quang sáng rực rỡ uyên nguyên không có hình, không có tướng gì hết; rồi tới chừng nó chớp nhoáng hơi chậm, chuyển biến chậm xuống mới kêu là Hữu chất tánh cảnh, vì nó chuyển biến rất thần tốc cho nên nó bao trùm tất cả vô lượng vô biên pháp giới, rồi từ đó nó mới bắt đầu căn bản vô minh nó mới lọt xuống alaya cá nhân là mặt trăng thứ nhất thì nó ở một trạng thái lờ mờ, một trạng thái mờ mờ sương ảnh, tức là bàng bạc khắp không gian mà cái chưa có hình tướng gì hết; rồi mới xuống mặt trăng thứ hai là cái thấy thì bắt đầu có vật và không vật, có tiếng và không tiếng, có mùi và không mùi, thì tất nhiên trạng thái chập chờn le lói; rồi xuống mặt trăng thứ ba nữa là cái hay, tức là kêu là cái thị, cái kiến, rồi cái tri, thì cái tri dịch ra là cái biết, thì cái biết này đó cái tánh của nó là tánh biết, tánh biết tức là Vô chất tánh cảnh đấy, rồi cái kiến là cái thấy thì tánh thấy của nó cũng là Vô chất tánh cảnh đấy, còn cái nhìn thì cái tánh của nó là tánh nhìn cũng là Vô chất tánh cảnh đấy, vì nó xuống cấp cho nên phải đi như vậy, thì cái này luôn luôn như vậy, dầu Phật có ra đời hay không ra đời nó cũng không bao giờ mất, nó từ mặt trăng thứ nhất là Vô chất tánh cảnh và Hữu chất tánh cảnh là mặt trăng thiệt đó xuống mặt trăng thứ nhất là cái nhìn, rồi xuống tới mặt trăng thứ hai là cái thấy, xuống mặt trăng thứ ba là cái biết, rồi nó lại trở lên cái thấy, rồi trở lên cái nhìn, trở về mặt trăng thiệt, cứ thế hoàn toàn chuyển biến như vậy mãi mãi từ bao giờ đến bao giờ. Nhưng chúng ta nên nhớ ba cái này cũng đều là vô lượng vô biên vì nó chưa có không gian, nó chỉ có thời gian tuyệt đối mà thôi, mà trong Thiền Tông thường kêu là cái “hiện tiền”, tức là không có quá khứ, không có hiện tại, không có vị lai, mà nó bao trùm cả quá khứ hiện tại và vị lai. Đó là xong phần đứng lặng.

Bây giờ chúng ta qua phần xao động của alaya. Alaya thì nó luôn luôn chuyển biến đứng lặng, nhưng nó vừa xao động một cái bắt đầu có không gian, bắt đầu có không gian tức là có chủng tử đấy, mà có chủng tử, có không gian thì đó là có ngã, không gian tức là một danh từ khác của ngã mà thôi, danh từ khác của ngã mà thôi.

Thành ra bên đứng lặng chúng ta thấy là chưa có ngã, chỉ có thời gian thôi, mà trong Kinh thường kêu là pháp chấp.

Còn bên đây kêu là ngã chấp. Hễ có ngã thì ngã đối với pháp phải tương ưng, tức là thời gian phải tương ưng với không gian.

Còn pháp chấp nơi đây chưa có không gian, nơi đây chỉ là một trạng thái nhận thức tuyệt đối, nhận thức tuyệt đối tức là có đối tượng hay không đối tượng nó cũng vẫn thấy, vẫn nhìn và vẫn biết.

Thành ra luôn luôn đứng lặng là thấy được xao động, mà xao động chẳng thấy được đứng lặng. Do cái chỗ đó là chỗ khác nhau.

Ngoại đạo luôn luôn tu theo con đuờng xao động, thì cái cốt lõi của xao động đi tới rốt ráo vẫn là xao động. Mà cái thế lẩn quẩn, tôi thường nói ở trong Tứ Diệu Đế là Khổ – Tập, cái Tập đấy, tất cả sự sai lầm của chúng ta là do tư tưởng, cái mê hồn trận của tư tưởng tức là ở đây, tư tưởng luôn luôn đi theo con đường xao động, dầu nó thăng hoa cách mấy thì cái lõi của nó vẫn là xao động, thành ra kêu nó là ngoại đạo, là ngoài con đường giải thoát.

Tới chừng Phật Thích Ca, sau 49 ngày dưới cội cây Ngài mới tìm được con đường đứng lặng. Mà tìm ở đâu? Xin thưa rằng tìm ngay trong cái xao động. Tìm nước, tìm ở đâu? Xin thưa tìm ngay trong sóng. Đó là vấn đề độc đáo.

Bây giờ chúng ta qua phần xao động. Chúng ta thấy phần xao động nó đập vào kiến phần của alaya, thì nó đập vào đó, thì chúng ta thấy rằng cái thức thứ 7 này độc đáo khó hiểu nhất. Alaya thì chiếu soi và tự chiếu soi, và tất cả những cái đứng lặng đều chiếu soi và tự chiếu soi hết, dầu cái nhìn cái thấy cái biết đều chiếu soi và tự chiếu soi hết, nhung mà xuống cấp, xuống cấp lần, từ trạng thái mờ mờ bàng bạc, cho tới trạng thái chập chờn le lói dường như có vật không vật, rồi tới có vật có hình rõ rệt, tới đó là hết; rồi trở lên chập chờn nữa, trở lên lờ mờ nữa trở lên vùng hào quang hoàn toàn xán lạn, không có vật gì hết.

Thành ra chỗ đó mà Huệ Năng nói: “Vô nhất vật. Bổn lai vô nhất vật. Hà xứ nhạ trần ai” là Huệ Năng đặt trên vấn đề Bản thể. Còn ông Thần Tú thì đặt trên vấn đề xao động, hén. Chúng ta thấy hai Ngài tu khác nhau chỗ đó thôi, nhưng mà thật sự nếu không qua Thần Tú là không qua Huệ Năng được. Hễ thấy đây là chúng ta thấy rõ đường lối tu của Thần Tú và Huệ Năng, nhưng mà chúng ta đừng coi thường Thần Tú nha, không có Thần Tú là không qua Huệ Năng được, nhưng mà phải công nhận Huệ Năng cao hon. Thần Tú đây là phải lau chùi đấy, tức là phải dùng pháp đối trị đấy.

Thì chúng ta thấy là cái mạtna nó chiếu soi, nhung mà nó cũng vẫn tự chiếu soi đuọc, cái độc đáo của nó là vậy, đúng cái xao động là không tự chiếu soi được, nhưng mà nó chiếu soi có nửa chừng thôi nó bắt đầu xao động, mà xao động thì tất nhiên là sanh ra muôn mảnh: “Trăng vàng bong vỡ thành muốn mảnh. Hóa hiện hình hài ngập thế gian”, thì đây là cái mầm mong đầu tiên nó chiếu soi, chiếu soi rồi chiếu soi ra ngoài thôi, hồi quang phản chiếu, nó hồi quang phản chiếu được nhưng mà lại xao động, thành ra nó chỉ có hồi quang phản chiếu có phân nửa thôi, thành ra nó chụp vào cái kiến phần của alaya nó thấy có một cái bóng mờ, cái bóng mờ, thì cái bóng mờ tôi muốn chết vì cái Duy Thức này đó, cái bóng mờ tức là không gian, tức là không gian. Chúng ta nên nhớ, trong Kinh nói không gian cũng là vật lý đấy, nhưng mà vật lý nhạt nét nhất, nhạt nét nhất hén. Vật lý là không gian bắt đầu mới có hình tướng đấy, mới bắt đầu có xác thân chúng ta đấy. Thành ra không gian này không thể kêu nó là tỷ lượng được, bị vì nó không có sự so sánh, không có tỷ giảo, mà nó là một trạng thái trực giác, nhưng mà trực giác sai lầm, trực giác mà có xao động trong đó, bắt đầu có không gian, có méo mó, thành ra bắt đầu có hình tướng, có tướng là có chướng ngại đấy, thành ra cái ngã là một cái chướng ngại, cỏn khi dứt ngã rồi thì cỏn pháp thôi, pháp là không chướng ngại nhưng mà phải tùy thuận. Thành ra Alahán là còn pháp chấp là chỗ đó, phải tùy thuận hóa hiện lại vô lượng hình tướng để mà tùy thuận trong đó mà không dính mắc, thành ra Alahán chỉ phá được cái xao động thôi, còn phần đứng lặng thì Alahán không phá được, đứng lặng cũng phải phá luôn, bị vì nó đối với mặt trăng thiệt nó là vọng mà.

Thành ra chúng ta thấy đứng lặng là: cái nhìn, cái thấy, cái biết so với mặt trăng thiệt tức là vô chất và hữu chất nó là vọng, nhưng mà so với cái xao động bên mạtna, thức thứ 6 nó lại là chân.

Thành ra Đức Phật mới nói, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm độc đáo nhất, là sau khi Anan trình bày bảy lần cái tâm, Đức Phật bác: đó không phải là tâm chân của ông đâu. Thì Đức Phật mới đua ra cái thấy.

Thì sau khi Anan nhận đuọc cái chân tâm là cái thấy rồi, Đức Phật nói: không phải đâu, cái đó cũng chua phải là chân, nhung mà cũng không phải là vọng, hén, không phải là vọng, nó là cái thấy, còn tánh thấy mới là chân. Thì Đức Phật tới đó là ngung, giết chết chúng ta đấy, là những cái Kinh Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nguyên Thủy gì cũng rất là cô đọng, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu, tôi tìm hiểu tôi mới thấy như vậy, có tới ba cái mặt trăng: cái nhìn, cái thấy và cái biết. Thành ra trong Duy Thức nói: “Thị nhi bất kiến. Kiến nhi bất tri” là “Nhìn mà không thay. Thấy mà không biết”.

Rồi chúng ta sẽ thấy rằng cái thức thứ 6 này độc đáo đây, nó sẽ dung thông hết, dung thông hết, ông Tôn Ngộ Không mà, ông Te Thiên này ổng dung thông hết.

Thì ở đây chúng ta trở qua bên xao động. Thì khi mà thức thứ 7 nó nằm ở trong alaya thức, alaya thức khi mà đứng lặng rồi thì nó xuống cấp là đứng lặng; nhung mà khi nó xao động thì bắt đầu có chủng tử, nhung mà chủng tử đi vào alaya rồi thì nó biến thành năng lục hết. Cái này là cái chỗ các nhà bác học điên đầu với nó, hén, là khi nào phá vỡ điện tử rồi nó biến thành năng lục, tức là biến mất, hén, rồi một hồi trở lại có chủng tử nữa, hén, tạo thành vật chất, tạo thành thế giới này, hén, rồi biến thành năng lực nó đi đâu mất rồi một chút xíu nó trở lại nữa, thì các nhà khoa học đầu hàng. Nhung mà theo Phật giáo khi mà vật chất biến mất thành năng lực, thì năng lực biến thành cảm giác, mà cảm giác thì vi tế hon năng lực nữa, năng lục của cảm giác nó vi tế hơn. Rồi khi năng lục cảm giác biến mất, thì cái này khoa học chưa biết tới đó, chỉ biết mới có vật chất thôi; rồi khi năng lực cảm giác biến mất thì thành tư tưởng, tư tưởng còn vi tế hơn cảm giác nữa. Rồi khi mà năng lực của tư tưởng, tư tưởng này có thể cõi trời thấy được đấy, cõi trời thấy được đấy, còn cái hành vi ý chí cõi trời không thấy đâu, chỉ thấy lờ mờ thôi. Còn ý chí phải Alahán, còn Bất lai thấy được tư tưởng đấy, nó có hình, hình nó lờ mờ; rồi tới khi nó biến mất, cái hành vi ý chí biến thành thức, alaya thức, thì cái này mới là đứng lặng thật sự, cái này là trạng thái ánh sáng rồi, ánh sáng lờ mờ chớ không còn hình bóng gì nữa. Đó, thì chúng ta phải hiểu như vậy.

Thì ở đây chúng ta trở lại. Là sau khi thức thứ 7 nó chiếu soi trở về thức thứ 8, rồi nó mới chụp mũ lên cái kiến phần của alaya cái bóng mờ, tức là cái khoảng không gian, chúng ta nên nhớ không gian này nó tương đương với thời gian đấy, nhưng mà thật sự nó vẫn có giới hạn, còn cái thời gian của alaya thì vô lượng vô biên, vô giới hạn. Đã là không gian rồi là có giới hạn đấy, từ đây bắt đầu có quá khứ, có hiện tại, có vị lai, đó là nhận thức của mạtna, và có 10 phương tức là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc để mà tương ưng với nhau. Rồi bắt đầu nó vọng hóa nữa, ở đây chúng ta dùng chữ vọng hóa chứ không phải xuống cấp, vọng hóa là trong Kinh dùng đấy, còn xuống cấp là tôi dùng, trong Kinh không có danh từ đó, tôi tạm dùng chữ xuống cấp thôi, còn cái vọng hóa là trong Kinh dùng, nó vọng hóa xuống một cái nữa thành ra thức thứ 6, thì thức thứ 6 mới là chỗ độc đáo á, nó có hai chiều hướng, tôi ngồi tham thiền hoài tôi mới thấy giảng như vậy nó rõ hơn, tham thiền sâu rồi chúng ta mới thấy. Là thức thứ 6 này nó tập trung, tập trung tức là trạng thái đè nén đó, gạt bỏ tất cả tập trung vào một đối tượng nào thôi, thì nếu nó tập trung lâu, tập trung kỹ, tập trung sâu, nếu nó đi theo chiều hướng lên đó thì nó sẽ thấy được mạtna, khi mà cái sóng nó bớt xao động, người ta kêu là sóng lặng, sóng lặng không phải không có sóng, kêu là sóng ngầm, sóng ngầm là cũng vẫn có sóng, người ta nói nước lặng như tờ, lặng như tờ cũng vẫn còn sóng đấy, thì bắt đầu cái mạtna nó hiện, mạtna nó hiện hình trong cái thức thứ 6 này, thì thức thứ 6 lúc bây giờ kêu là hư không vô biên, hư không vô biên tức là mạtna đấy, theo tôi thấy nó vậy, cái này là đề nghị tôi thôi nhé, chớ cỏn trong Duy Thức không có giảng, cái này các bậc học giả cũng bế tắc, mù mờ thôi, tôi coi hết tất cả Kinh không có giảng, nhất là bộ Thanh Tịnh Đạo của Nguyên thủy đấy, còn bộ Đại Trí Độ Luận của Long Thọ đấy, giảng rất mập mờ, tôi phải giảng riêng theo cái của tôi, thì tôi đề nghị thôi, nó làm sáng tỏ thôi.

Đó thì sau khi thức thứ 6, tới đây chia làm hai giai đoạn:

1/ Nếu mà nó thăng hoa cái vong hóa nó lên nhẹ đó thì mạtna sẽ hiện trong nó, thì nó sẽ thấy hư không vi tế, nhưng mà chúng ta nên nhớ xao động là không có đứng một chỗ được, nó vừa thấy loáng thoáng thấy một cái là mất, rồi nó phải tạo ra cái đối tượng hư không vô biên để nó duyên, rồi nếu định lực nó mạnh nó tập trung kỹ tập trung lâu tập trung sâu thì nó loáng thoáng thấy nữa rồi lại mất, bởi vì cái thế của nó là thế xao động không thể đứng ngừng một chỗ được.

Đó, rồi nếu nó tập trung mạnh hơn nữa thì nó sẽ thấy được alaya thức, alaya thức sẽ hiện vô trong nó, chứ nó không thể đi tìm alaya được, nhưng mà nó làm sao cho cái vọng cái sóng của nó lặng đi thì alaya thức sẽ hiện trong nó, thì nó loáng thoáng thấy một cái cũng lại mất, nó tạo ra cái đối tượng alaya để nó duyên; rồi nếu nó tập trung mạnh trở lại nữa thì nó loáng thoáng thấy, rồi lại mất, nó tạo ra nó làm đối tượng.

Cỏn nếu nó tập trung mạnh hơn nữa thì nó sẽ thấy được chân như tịnh, tức là vô chất tánh cảnh hiện trong nó, tức là bất biến phi không gian phi thời gian, rồi lại mất, rồi nó lại tập trung vào nữa rồi nó hiện ra rồi lại mất, hễ mất thì nó tạo ra cái đối tượng giống như vậy để nó duyên. Tôi thấy cái anh Te thiên này độc đáo đó, bị vì tất cả luân hồi sanh tử là do tư tưởng, thành ra trong Duy Thức học: “công vi thủ mà tội vi khôi”, cái công mà giải thoát là hắn đấy, không ai giải thoát mà bằng hắn hết, nhưng mà cái tội nặng nhất cũng là hắn, dám xuống địa ngục mà bôi sổ mà, bôi sổ hết tất cả các loài khỉ, dám lên tới thiên đường mà quậy phá tới vua trời Đe Thích mà phải chạy. Tới Như Lai bắt đầu kể sự tích, cái gốc gác nó, thì nó mới đầu hàng, thì nói nó làm gì làm ông cũng không qua ngũ uẩn, thì lấy cái ngũ uẩn đè nó, nó mới nằm thôi, và nó đi thỉnh Kinh để mà phá cái ngũ uẩn này. Thì tôi nói trong truyện Tây Du hay lắm, hén.

Thì nếu nó tập trung mạnh nữa thì nó sẽ thấy hữu chất tánh cảnh và vô chất tánh cảnh, tức là thấy Pháp thân của Phật đấy, rồi nó lại mất, tới đây là hết, cái thế tập trung mạnh nhất là tới đây không còn tập trung nổi nữa, hén.

Thì nó tập trung lâu rồi nó nhàm chán nó trở xuống thấp, rồi nó tập trung lên nữa, thì cái này là cái thế vọng hóa càng ngày càng thăng hoa.

2/ Bây giờ chúng ta qua cái thế vọng hóa càng ngày càng sa đọa càng đi xuống. Thì từ cái thức thứ 6 này đó, chúng ta nên nhớ thì hu không vô biên xuống là tứ thiền.

Tứ thiền là gì? Là một trạng thái muốn có xác thân, hễ bỏ hu không, hu không là vật chất nhòa nhất, nhạt nhất, bây giờ vật chất bắt đầu đậm. Đậm là gì? là bắt đầu dường như có hơi thở, chớ chưa có xác thân, thành ra cái tứ thiền này là mất luôn hơi thở, rồi thỉnh thoảng chúng ta để ý kỹ là vẫn còn hơi thở rất vi tế, thành ra cõi này kêu là bất động, cái cõi bất động, hay là cõi bất lạc bất khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ, còn kêu là nhất tâm, tức là tập trung vô đây rồi cái xác thân đã mất rồi, từ tam thiền xác thân đã mất rồi, qua tứ thiền mất luôn hơi thở, mất luôn hơi thở mới thăng hoa lên, vọng hóa lên cao lên thì thành ra hư không, hư không là một cái nét nhạt của xác thân, mà nếu trọng trược trở xuống, vọng hóa nặng đó thì trở ra bắt đầu có hơi thở, có hơi thở, rồi lại mất hơi thở, hén, trở thành hư không, rồi lại có hơi thở, thì ở đây là trạng thái của tứ thiền, cõi bất động, mà chúng ta thấy là nước lửa gió không hề phá hoại được cái cõi tứ thiền này.

Rồi nếu vọng hóa xuống nữa thì chúng ta thấy bắt đầu có xác thân, nhưng mà xác thân rất lờ mờ dường như có xác thân dường như không, chỉ có cảm giác lạc thọ khổ thọ mà thôi. Mà cảm giác lạc thọ khổ thọ là gì? nó mới chụp mũ qua cái 5 thức đầu. Thì chúng ta nên nhớ rằng cái xác thân này đó là thế giới của đới chất cảnh, nó bắt đầu dung thông với thức thứ 6 là dường như có hình, bây giờ có hình có tướng luôn, thành ra tứ thiền đó bắt đầu dung thông với thức thứ 6 của phần đứng lặng, thức thứ 6 của phần đứng lặng dường như có hình, có vật, có tiếng, có mùi,… nhưng mà vật gì? hình gì? tiếng gì? chưa biết; bây giờ có hình thật sự, có vật thật sự là người ta, con thú, người ta là: người Việt, người Mỹ, người da trắng, người da vàng, người da đen, người nam, người nữ; con thú là: trâu, bỏ hay chó; bông là: bông hồng, bông móng tay, hay là bông cúc,…. rõ ràng, thì cái này thế giới của đới chất, chân tỷ lượng mà đới chất cảnh, vọng hóa dung thông với thế giới của đứng lặng, của cái biết. Thành ra chúng ta thấy giữa đường tơ kẽ tóc, chúng ta không phân biệt được cái nào là tánh cảnh của thức thứ 6, cái nào là đới chất cảnh của thức thứ 6. Thì chúng ta nên để ý, tánh cảnh của thức thứ 6 là có hình, tức là có thời gian mà chưa có không gian; còn xao động của thức thứ 6 là thế giới đới chất cảnh thì có hình có tướng luôn, có sự phân biệt rõ rệt. Còn cái kia hình, có hình cô đọng thiệt mà hình gì? chưa biết; có tiếng, tiếng gì? chưa biết; có mùi, mùi gì? chưa biết. Cái này có hình rõ rệt, hình con chó, hình con trâu, hình con bò, hình người ta, hình người Việt, người Mỹ,… nhưng mà nên nhớ chưa có sự chiếm hữu nha, chỉ có sự phân biệt thôi.

Còn bên đứng lặng thì chưa có phân biệt gì hết, chỉ có một trạng thái lờ mờ của hình mà chưa có tướng, tức là có pháp mà chưa có ngã, ở đây ngã pháp dính liền luôn, thành ra chúng ta thấy giống như nước hòa với sữa khó mà phân biệt được, khó mà phân biệt được. Thì giai đoạn đầu chúng ta trở về là phải trở về với cái hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 này đấy, phải nhận được nó, hén, thì hai cái này nó hòa lẫn với nhau.

Rồi thức thứ 6 vọng hóa đi xuống nữa, mới chụp mũ lên 5 thức đầu, tức là cái thấy đứng lặng của 5 thức đầu. Chụp mũ làm sao? Thì cái thấy đứng lặng này, hôm nay tôi giảng hơi rõ hơn một chút hén, là một trạng thái chập chờn le lói, thì nó chụp mũ cũng chập chờn le lói. Chập chờn le lói là sao? Là chỉ có lạc thọ và khổ thọ thôi. Mà chúng ta nên nhớ lạc thọ với khổ thọ là một trạng thái chập chờn le lói, lạc thọ là một trạng thái có cảm giác mà dường như chưa có người cảm giác, dường như có người dường như không người, chỉ còn một trạng thái lạc thọ tức là một trạng thái vui tràn khắp cả thân thể mà quên mất con người, dường như có người, dường như không người, tôi đã giảng nhiều lần rồi. Thí dụ khát nước, mà đến đây hỏi có nước không? Thì tôi nói có, nhưng mà chưa uống, đó là hỷ chớ không phải lạc; rồi khi đem nước lại uống, mình đã khát, mình mát cả ruột gan, mình quên mất con người, không biết có người hay không, mà chỉ còn một trạng thái lạc thọ thôi, một trạng thái vui khắp cả cơ thể mà quên mất cơ thể, thì đây là một trạng thái chập chờn, một trạng thái le lói, dường như có người cảm giác, mà dường như chưa có người cảm giác, chỉ có cảm giác lạc thọ mà thôi. Còn cái khổ thọ cũng thế, một trạng thái đau, nhưng mà dường như chưa có người đau, cũng có người đau, dường như không có người đau, chỉ có một trạng thái khổ thọ tràn ngập khắp cả thân thể, thành ra cũng là chập chờn, chập chờn mới là dung thông với chập chờn, nhung mà chập chờn của cái kia là chỉ có hình, dường như có vật dường như không vật; cái này có vật hẳn nhưng mà cái vật đó lạc thọ, mà con người cũng vẫn còn chập chờn thôi. Một cái đứng lặng, một cái xao động, mà khó phân biệt được cái nào là chánh, cái nào là tà. Thì chút nữa chúng ta tu tập chúng ta sẽ thấy, thấy giai đoạn đó.

Chúng ta bây giờ phải nắm vững cái bánh vẽ nó trước, thì cái này, bởi vì trong Duy Thức nói là 5 thức đầu có ba thọ thôi: có lạc thọ, khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ. Còn hỷ ưu là thức thứ 6, chứ 5 thức đầu là không có.

Tôi nghĩ tại sao không có? Tại sao 5 thức đầu lại không có hỷ ưu, mà chỉ có lạc thọ khổ thọ thôi? Thì chúng ta thấy là nó dung thông tới đây hết rồi. Bị vì trạng thái của 5 thức đầu đứng lặng đó là chập chờn, thì lạc thọ khổ thọ nó cũng chập chờn, thì hai cái này dung thông với nhau, thành ra cái chập chờn thiệt cái chập chờn giả. Thì chúng ta phải hiểu nhu vậy.

Rồi bây giờ tiếp theo, cái thức thứ 6 đi xuống nữa thì bắt đầu có hỷ, lạc thọ rồi mất lạc thọ mới hỷ, hén. Neu ai cảm xúc với “lạc thọ?” mà hoan hỷ, tán thán. Hỷ bắt đầu qua nhị thiền, tức là có nguời cảm giác và có đối tuợng hỷ đuọc cảm giác, ở đây có đàng hoàng làm hai đấy, chớ không còn chập chờn nữa, không còn chập chờn nữa, ở đây có người cảm giác cái mừng và có cái đối tượng mừng được cảm giác rõ rệt thì xuống nhị thiền, thì đây là không còn trạng thái chập chờn nữa mà đây là trạng thái của độc ảnh cảnh thật sự, hay là một trạng thái chiếm hữu, nhưng mà chiếm hữu bên trong, chiếm hữu bên trong chớ không phải chiếm hữu bên ngoài, thì tới hoan hỷ.

Rồi tới “tán thán” là qua sơ thiền, tức là phải giành giựt mới được có cái hỷ, tức là phải giành giựt với cái tạp niệm, niệm Phật phải đếm từ 1 tới 10, mà hễ quên là phải trở lại 1, rồi niệm Phật khỏi đếm thì hễ quên là phải trở lại giai đoạn đầu, thành ra do “ly dục ly các ác bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ”, thì trạng thái này là sơ thiền, tức là sự chiếm hữu nặng nề, nhọc nhằn, nhọc nhằn. Tán thán rồi trú ở.

“Trú ở” tức là lọt xuống cõi trời dục giới và cõi người. Trú ở là gì? Ở là nằm ngay trong đó, trú là nằm lì ở trong đó, nắm giữ một cách chặt chẽ ở trong đó, tức là bắt đầu phải chiếm hữu bên ngoài. Chúng ta thấy là sơ thiền chiếm hữu bên trong, nhưng mà phải nhọc nhằn tranh đấu giữa tạp niệm và nhất niệm. Còn ở đây bên trong đã mất rồi, chiếm hữu bên ngoài, tức là cõi trời dục giới và cõi người. Cõi trời dục giới chiếm hữu bên ngoài là sao? Tức là gặp cõi trời, trong Kinh có kể đó, tôi đọc tôi mới hiểu, là phải có vợ có chồng, nhưng mà rất là cao thượng, họ chỉ bắt tay nhau, ôm nhau hôn, hoặc mỉm cười, hoặc đá lông nheo là bắt đầu có thai, chớ không có vấn đề giao cấu bầy hầy như cõi người vậy. Thành ra chúng ta thấy trú ở là nắm chặt, trú trước vào trong đó, tức là chiếm hữu bên ngoài mới cảm thấy lạc thọ, hỷ lạc được, chớ không phải cảm thấy bên trong nữa. Thành ra vấn đề tới cõi người bầy hầy hơn, tức là phải giao cấu bằng xác thịt, nhầy nhụa bầy hầy của nam nữ, nhưng mà có đạo lý có luân thường, hén.

Rồi tới “ái trước” là giao cấu bầy hầy mất luân thường rồi đấy, tức là giao cấu một cách không có tiết chế, một cách vô luân, vô đạo đức, tức là từ cõi atula, cõi thú và cõi ngạ quỷ, cho tới cõi súc sanh là mất luôn cái biết, mất luôn cái biết.

Tiến trình này chúng ta phải tham thiền cho kỹ đấy, chúng ta mới thấy. Đó là chúng ta nói bên hỷ lạc.

Bây giờ bên khổ. Thì khổ thọ như tôi nói hồi nãy là trạng thái chập chờn, tức là có cái khổ mà chưa có người khổ, dường như có người khổ dường như không, trạng thái chập chờn, thì tất nhiên nó qua 5 thức đầu. Rồi bây giờ thức thứ 6 mới xuống nữa, khổ thọ thì uu. Ai cảm xúc với “khổ thọ” mà sầu muộn, sầu muộn đó là uu, ưu là sầu muộn, thì có người sầu muộn và có đối tượng sầu muộn, hén, có người sầu muộn và có đối tượng sầu muộn, tức là nhị thiền rồi đấy, hén. Ai cảm xúc với “khổ thọ” mà sầu muộn, than van, thì bắt đầu than van là qua sơ thiền rồi đấy. Than khóc, than khóc là qua cõi trời dục giới. Chúng ta thấy Anan, Đức Phật chết là khóc, thì Anan cái định lực chỉ nằm ở trời dục giới mà thôi, cõi trời dục giới mà thôi. Đập ngực rơi vào bất tỉnh, “than van, than khóc, đập ngực rơi vào bất tỉnh”, bất tỉnh qua cõi 4 đường ác. Bất tỉnh là gì? xuống địa ngục không cỏn cái biết nữa, không còn cái biết nữa.

Thì ở đây chúng ta để ý lại đó, thì tất cả ở đây là thức thứ 6 nắm hết, thành ra trong Duy Thức học 51 tâm sở thức thứ 6 nắm hết, không có tâm sở nào lọt khỏi thức thứ 6 hết, tất cả tướng tá, thủy quân, không quân, lục quân, bộ binh gì nó nắm hết nắm hết, nắm hết. Thành ra chúng ta thấy từ địa ngục cho tới cõi Như Lai, thức thứ 6 đều đi qua hết, đều dung thông hết, không chừa cái nào hết, không chừa cái nào hết, nhưng mà toàn là đồ nội chế, đồ nội chế, đồ giả của nó. Thành ra chúng ta thấy cái mê hồn trận của tư tưởng khó mà lọt qua.

Thành ra hôm trước tôi có nói thí dụ mình sợ con rắn đi, hén, thì mình nghe mấy bà mấy cô thấy con rắn la bài hãi “con rắn”, thì có người xách cây lại nói: con rắn có gì đâu mà sợ, đâu, nó đâu, nó đâu. Thì nói: anh không sợ anh xách cái cây làm chi vậy? À! mình thấy nếu xách cái cây thì cũng còn sọ rồi, người ta sợ người ta la, mình xách cái cây mình đập nó mình khỏi sợ, cũng là sợ nữa. Bây giờ vứt cái cây, nhưng mà sợ chết mình thoa thuốc rắn, mà thoa thuốc cũng là hình thức sợ thôi. Bây giờ không thoa thuốc nữa, bây giờ mình lại mình thôi miên nó, thì thôi miên là cái gì? cũng là hình thức của sợ thôi. Bây giờ, cuối cùng nói; thôi không thôi miên nữa, để con rắn cắn trào đàm ngã xuống chết, như vậy chứng tỏ tôi không sợ. Neu không sợ mà còn chứng tỏ cho người ta biết mình không sợ, thì cái đó là hình thức của sợ hãi thôi.

Thành ra chúng ta thấy rằng cái thế tư tưởng nó ngóc ngách vô cùng, nó hóc búa vô cùng, chúng ta khó mà chạy qua nó được. Người ta mới đặt câu hỏi: Bạch Sư, Sư nói như vậy, bây giờ làm sao để cho con đừng sọ? Chúng ta thấy đặt chữ làm sao, nếu tôi chấp nhận câu hỏi này nữa, là chúng ta đi theo cái vòng tròn này nữa. Làm sao để con khỏi sợ? Sư nói rằng cầm cái cây, Sư cũng nói sợ; còn bây giờ thoa thuốc rắn, Sư cũng nói sợ; con thôi miên nó, Sư cũng nói sợ; con để cắn chết trào đàm, Sư cũng nói sợ. Bây giờ làm sao để hết sọ? Thì chúng ta hỏi câu hỏi này nếu chấp nhận câu hỏi này là chúng ta lẩn thẩn trong vô lượng kiếp, lọt vào cái mê hồn trận của tư tưởng.

Thì tôi muốn nói cái này ở đây tư tưởng nó tạo ra từ địa ngục tới Như Lai, cho tới Như Lai. Cái anh Te Thiên này anh độc đáo.

Thành ra chỉ khi nào mà đứng lặng lại, mình nhìn tất cả những cái diễn biến từ địa ngục cho tới Như Lai thì mởi thoát khói cái mê hồn trận này thôi, chớ không có cách nào hết, không có một pháp môn nầo đưa đến giải thoát, tất cả pháp môn đều chỉ là phương tiện, đều là dối gạt mà thôi.

Nếu mình chấp nhận pháp môn đưa tới giải thoát thì mình lọt vào mê hồn trận kêu là ngoại đạo, ngoài con đường giải thoát của Như Lai. Thành ra Đức Phật sau khi tìm thấy cái cái đứng lặng này mới tuyên bố chỉ có Đạo Phật mới có Tứ Sa môn thôi: Đệ nhất Sa môn, Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ.

– Đệ nhất là Nhập lưu 1/4.* Đệ nhị là 2/4.* Đệ tam là 3/4.* Đệ tứ 4/4. Đây mới rốt ráo giải thoát, gánh nặng đã được đặt xuống, từ nay là không còn tái sanh nữa, biết mình đã chấm dứt luân hồi sanh tử, từ nay không tiếp tục tái sanh nữa, nhung mà cho cá nhân mình thôi, cho cá nhân mình thôi, còn phải trở lại tùy thuận với cái xao động này để đua tất cả chúng sanh tới giải thoát thì mới đỉ tới cái vô chất và hữu chất tánh cảnh.

Đó là hôm nay tôi giảng chu Phật tử thấy rõ phải vậy không? Thấy rõ là từ cái ở trên là cái thức thứ 6 nằm ở ngay giữa, tức là tứ thiền. Thành ra “Đức Phật thuờng thường khuyên tu tới tứ thiền thôi, đừng có thăng hoa cái vọng hóa nữa”, vọng hóa mà thăng hoa lên lọt mê hồn trận khó ra, vì thăng hoa lên nó sẽ thấy được, nhưng mà cái vọng hóa nó nhẹ đi, cái ngọn sóng mà ngầm đi, cái ngọn sóng mà gọn sóng thôi, thì tất nhiên là tất cả những cái đứng lặng đều hiện ở trong đó hết, cũng như sóng mà ngầm, sóng đứng lặng thôi, sóng lặn rồi thì tất cả những mặt trăng nó sẽ hiện trong đó, chớ nó không phải là mặt trăng, nó vẫn đi theo con đường xao động thôi, thì nó thấy được cái đó rồi, nó vừa thấy loáng thoáng, loáng thoáng thấy rồi thì xao động tới, rồi nó mới tập trung mạnh nữa thì nó mới thấy lại nữa thì xao động tới, còn nếu nó vượt lên cái đó thì nó sẽ thấy cái đứng lặng cao hon, hén, thành ra nó thấy được mạtna, rồi nó thấy được alaya, rồi thấy được chân như tịnh, rồi thấy được chân như tịnh động dính liền nhau, dính luôn cả Pháp thân nữa, nhưng mà tất cả cái đó Đức Phật gọi là ngoại đạo, cõi đó kêu là cõi trời phi tưởng phi phi tưởng.

Phi tưởng là gì? chẳng phải có tư tưởng, phi phi tưởng mà cũng chẳng phải không có tư tưởng, chẳng phải là bất biến mà cũng chẳng phải là không bất biến, hễ mà bất biến thì không có tư tưởng, mà không phải bất biến dường như vẫn có tư tưởng, chân không nhưng mà dường như vẫn diệu hữu, diệu hữu là có tư tưởng, hữu là có tư tưởng nhưng mà có một cách mầu nhiệm, thành ra kêu là diệu hữu, không có tư tưởng là bất biến, bất biến là chân không, thành ra kêu là phi tưởng phi phi tưởng.

Còn vô sở hữu xứ là gì? là không có gì hết, vô là không, sở hữu là không có tùy thuộc cái gì hết, hoàn toàn bất biến, không có không gian không có thời gian, nhung mà là nội chế hết. Còn thức vô biên là alaya thức vô biên, nhung mà thật sự những cái tu tuởng đều là hữu biên hết, còn cái thật sụ cái đứng lặng thì vô biên, vô luợng vô biên thiệt. Đó là chúng ta thấy cái thế như vậy.

Còn bây giờ cái sự tu tập của chúng ta thì sao? Tôi nói sơ qua rồi chúng ta qua bài thứ hai, thứ ba, rồi kỳ tới chúng ta mới qua Kinh Sáu Sáu, thì nó rõ quá, đi vào Kinh Sáu Sáu dễ dàng hơn, chừng đó chu Phật tử phải làm bài đó, chớ tôi không có giảng nữa, trong đó có 10 câu hỏi, mỗi nguời phải trả lời 10 câu hỏi đó.

Bây giờ chúng ta tu tập đó, thì tất nhiên là ngay cái anh thức thứ 6 này, chúng ta phải nhận được Phật tánh. •           •           •

Phật tánh của thức thứ 6 tức là hiện lượng tánh cảnh mà chúng ta thấy là nó có hình mà chưa có tướng đấy. Rồi nó đi xuống nữa nó chụp mũ vô cái 5 thức đầu là trạng thái lạc thọ khổ thọ đấy, rồi từ đó mới đi xuống tới lạc thọ khổ thọ là thọ uẩn đấy, nhung mà cái thọ uẩn thật sự nó chỉ là hu minh le lói chiếu soi chớ không phải thọ uẩn, nhung mà khi thức thứ 6 đi xuống chụp mũ vô đó thành lạc thọ khổ thọ thì lạc thọ khổ thọ này kêu là thọ uẩn, còn cái nền tảng của nó là bất lạc bất khổ thọ, tức là le lói chiếu soi, rồi nó chụp mũ vô cái vọng tưởng kiên cố nữa, thì vọng tưởng kiên cố thật ra một trạng thái Hư vô vi tế, một trạng thái bàng bạc lờ mờ, mờ mờ sương ảnh, thì nó chụp mũ thành ra khổ hay là ưu, hén, rồi tới rơi vào bất tỉnh, tức là xuống tới địa ngục, ngạ quỷ đây là thế giới của độc ảnh cảnh, thế giới độc ảnh cảnh, tức là có tình cảm có tình nhiễm xen vào, cho tới đi mất luôn cái biết.

Như vậy thì là sao? Thì như tôi nói, bây giờ tôi trở lại giảng luôn cái 5 uẩn mà hồi đó tôi hỏi mấy ông mấy bà đấy, chưa có ai trả lời rõ ràng hết á. Thì người ta nói biên giới á:

– Cái giới hạn của sắc uẩn là sẳc và không.

– Cái giới hạn của thọ uẩn đó là xúc và ly.

– Cái giới hạn của tưởng uẩn đó là nhớ và quên.

– Cái giới hạn của hành uẩn thì sinh và diệt.

– Cái giới hạn của thức thứ 8 đó, alaya thức là đứng lặng đi vào đứng lặng.

Bây giờ giải thích sao ? Đúng ra, cái này mấy ông bà phải về làm bài á, tôi giảng như vậy là hết rồi đó, 5 cái này rõ ràng, 5 cái này rõ ràng, hén. Vậy thì về làm hén. Chắc cũng không làm ra, chắc cũng không làm ra, nhất là cái “sắc và không” mấy ông bà cứ tơ tưởng hoài, không biết nó là cái gì. Thì đây là sắc không đấy, sắc không là sắc uẩn, mà sắc uẩn có là do thức thứ 6 đi xuống nó chụp mũ qua cái vọng tưởng kiên cố, mà làm sao chụp mũ được.

Vọng tưởng kiên cố là gì? Kiên cố, cố là cứng ngắc, kiên là bền bĩ, bền bĩ đập vào alaya, thì bây giờ có cũng bền bĩ thành ra một cái vật kiên cố, thành ra trong Thủ Lăng Nghiêm dùng danh từ rất là hay, cái kiên cố kia là cái tâm, cái tâm mà vô minh nó đập vào cái tướng phần alaya mong rằng có một cái hình phát hiện ra. Thì ở đây nó đập vô bằng cái vật chất là thành ra một khối ù lì kiên cố, cũng là kiên cố vậy, cố là cứng, kiên là bền bĩ, một cái cục đất, cục đá, cục vàng kiên cố, thì cái này cũng kiên cố mà kiên cố theo vật chất, vật lý. Còn cái này kiên cố là kiên cố cái tâm, đập vô cái tướng phần mong rằng có một cái hình gì hiện ra. Thành ra hai cái này dung thông, làm sao mấy ông mấy bà nắm được, cái nào cũng kiên cố hết, cái tâm đập vào cái tướng phần alaya một cách kiên cố, rồi ở đây cái thức thứ 6 nó đưa xuống cái chiếm hữu tán thán, trú ở, ái trước, rồi đây tới bất tỉnh, bất tỉnh thì thành một trạng thái cứng ngắc, kiên cố như là đá như là vàng. Thành ra chữ kiên cố rất hay, kiên cố rất hay.

Còn chữ le lói cũng vậy nữa. Hư minh le lói chiếu soi là chập chờn, le lói. Le lói thì cái gì? Dường như có hình dường như chưa có hình, dường như có tiếng dường như chưa có tiếng. Thì ở đây nó cũng vậy, lạc thọ khổ thọ, lạc thọ dường như có người lạc thọ mà dường như chưa có người; khổ thọ cũng vậy, dường như có khổ thọ, dường như có người khổ dường như chưa có người khổ, chỉ có một trạng thái khổ tràn lan thôi, chỉ có một trạng thái lạc tràn lan thôi, chập chờn le lói. Thì cái này le lói là có vật chất, có tinh thần, cái này le lói hoàn toàn đứng trên phưong diện đứng lặng thì cũng le lói hết. Thành ra chúng ta mới nói dùng chữ Dung thông rất là hay, mà chữ le lói cũng rất là hay, le lói là chập chờn, cái nào cũng chập chờn hết, cái lạc thọ khổ thọ cũng chập chờn, mà cái hình tướng vật có lúc có lúc không, tiếng có lúc có lúc không, cũng là chập chờn. Còn dung thông của thức thứ 6 thì một cái có hình chưa có tướng, một cái có hình có tướng luôn, thì cũng vậy thôi, thấy rằng có vật rõ ràng mà không biết vật gì, bây giờ nói vật đó là con thú, con chó, con heo, con gà, thấy có người Rõ ràng, nhưng mà người gì? không biết, người Việt, người Mỹ, người nam, đứa bé, đứa trai, đứa gái, thì cái này thuộc về xao động; cái này thuộc về đứng lặng, đứng lặng thì nó chưa có không gian, nhưng mà nó đã cô đọng rồi, thành ra nó dung thông, dung thông. Tôi suy nghĩ tôi ngồi tôi mắc cười, nói cha cái ông Thủ Lăng Nghiêm này độc đáo thiệt, dùng danh từ rất là độc đáo, dùng danh từ rất là độc đáo.

Còn cái hư không vô biên. Hư không vô biên ỉà cái gì? Là cái ngã chớ có gì đâu, cái ngã quá rộng gần như bằng với thời gian, nhưng mà vẫn có giới hạn, vẫn có giới hạn, mà cái hư không trong Kinh nữa là cái nét nhạt nhất của vật lý của vật chất. Qua tới hư không rồi hết rồi, trở về với thức, tức là chỉ có năng lực thôi chớ không còn hình tướng nữa, hình tướng nhạt nhất mà kêu là u ẩn nhất, u uẩn là gì? Ân là núp, u là thâm sâu, núp một cách thâm sâu, nó dường như đứng lặng, nhung thật sự nó xao động, mà xao động một chút thôi, một cách u ẩn khó mà biết được, ẩn núp một cách thâm sâu vào trong đó. Thành ra chiếu soi tự chiếu, mà chiếu soi xao động, thành ra nó méo mó, sự vật bị méo mó, méo mó bắt đầu có không gian, không gian chính là một cái tên trá hình của ngã, nếu mà phi không gian thì chỉ có thời gian thôi là cái đứng lặng, đó là con đường trở về của chúng ta, trở về của chúng ta.

Thôi tới đây thôi hén, còn 5 cái kia để mấy ông bà về suy nghĩ hén, tôi thấy là chắc không.

Xuống như vậy đó, thì cái sắc uẩn tại sao không nói có và không? Chữ sắc, nó bao trùm những cái vô hình và hữu hình thành ra gọi là sắc.

Chẳng hạn như chúng ta đều gọi là sắc uẩn, cây cột cái nhà này gọi là sắc uẩn; nhưng mà những con vi trùng là gì? cũng là sắc uẩn; những cái điện tử là gì? cũng là sắc uẩn; những cái vô hình chúng ta không thấy nhưng mà nó vẫn là vật lý. Chúng ta để ý vật lý với sinh lý nó hơi khác nhau một chút xíu nha, vật lý sinh lý nó gần gần nhau, bởi vậy Đạo Phật nó rất khó.

Vật lý là trong Duy Thức nó rành, là những cái gì có thành trụ hoại không nhưng mà chưa có sự ăn uống ngủ nghỉ, chưa có cái sống.

Chẳng hạn như cái cột nhà, cục đá, cái đôi dép, cái bình thủy, cái micro, là vật lý.

Còn sinh lý, chẳng hạn như con mắt của tôi, cái tròng đen thì đó là sinh lý, còn cục ghèn của tôi thì đó là vật lý; cái lỗ tai tôi cức

ráy là vật lý mà cái màng nhĩ của tôi đó là sinh lý. Sinh lý nó có sự sống sự ăn uống ngủ nghỉ bồi dưỡng. Neu con mắt của tôi mà tôi chết rồi không có ăn uống ngủ nghỉ bồi dưỡng thì tròng đen này phải hư. Còn cái cức ráy mà tôi không ăn uống ngủ nghỉ thì nó vẫn vậy thôi, nó là trơ trơ bất động. Còn đất ở ngoài khi mà bỏ bom, Mỹ nó bỏ bom xăng đặc gì đó thì nó chết thì đó là vật lý, nhưng mà nó màu mỡ trồng đồ sống đó là sinh lý, nó phải có sự ăn uống ngủ nghỉ, nó có bồi dưỡng.

Thành ra chúng ta để ý trong Duy Thức độc đáo á, nó phân biệt những cái đó mình coi mình ngẫm tới ngẫm lui thì mình thấy, định nghĩa rất là gọn, nhưng mà nếu mình coi không có thông là coi không có vô, nói cái gì không, nhưng mà coi kỹ mình thấy rất hay, mà mình phải tham thiền mình mới thấy rõ.

Thì ở đây “sắc và không” thì nói ỉà những cái gì hữu hình hay vô hình ntà do nhiều nhân duyên góp lại gọi ỉà sắc, khi nhân duyên rã ra thì là không, nhân duyên rã ra thì là không, sắc uẩn là vậy, là do những cái tư tưởng thức thứ 6, khi nó cô đọng lại xuống nó tạo ra những cái có hình tướng, hình tướng này ráp lại thì kêu là sắc, rồi khi hình tướng này rã ra thì kêu là không, không là không có những nhân duyên họp lại nữa, chớ không phải “không” là Chân không đâu, mà không phải “không” là vô ngã đâu, “không” là không có hình tướng như vậy nữa, có duyên thì gọi là sắc, mà hết duyên rã ra thì gọi là không, đó là “sắc và không”, đó là sắc uẩn, giới hạn của nó là vậy.

Còn Thọ uẩn là gì? Thọ uẩn chúng ta nên nhớ là “có xúc mới có thọ”.

Xúc là gì? Là có sự tác ý có: căn trần thức đẳm nhiễm với nhau thì bây giờ mới có xúc, xúc là có cái cảm tình đầy, có cảm tình, là có sự tác ý vào đó có sự chiếm hữu sự vật. Hồi nãy sự vật đó là chết cứng thôi, bây giờ mình thấy thương thấy ghét thương ghét là có căn trần thức nó đắm nhiễm vô, có sự tác ý muốn chiếm hữu cái đó, thì có xúc là bắt đầu có cảm thọ, mà không có xúc là không có cảm thọ, ly ra, rời cái căn trần thức ra là cảm thọ không có, cảm thọ không có.

Còn tưởng uẩn là gì? Mấy ông mấy bà coi chừng chữ tưởng uẩn với sắc uẩn là chết đó. Tôi suy nghĩ hoài không ra, Tưởng uẩn và sắc uẩn nó khác nhau làm sao?

Thí dụ như bây giờ cái nắp bình thủy đây, hay cái đồng hồ đây. Thì cái này là cái gì? Thì chúng ta nói cái này là sắc uẩn. Rồi bây giờ tưởng uẩn là cái gì? Nếu cái đồng hồ này, tưởng uẩn là cái gì? Cũng là cái đồng hồ thôi. Như vậy thì có khác nhau hay không? Mình thấy thường thường là thấy như vậy, nhưng mà đi sâu vô trong thấy trời oi sao mà nó tùm tum vậy!!! Phải ngồi suy nghĩ.

Bây giờ mấy ông bà nói cái đồng hồ này là cái gì nè? Thì nó là sắc uẩn chớ gì. Rồi tôi hỏi tưởng uẩn là cái gì? Tưởng uẩn ngoài cái đồng hồ là cái gì? Cũng là cái đồng hồ thôi. Như vậy tưởng uẩn là cái gì?

Mình thấy như vậy mà nó khó đấy, hén. Đúng ra để Phật tử, ở đây làm biếng, Phật tử không chịu làm việc giao cho một mình tôi. Cái này lâu lắm rồi, tôi hỏi cả năm trời à, nói đúng là cả năm, năm ngoái tới bây giờ, mà tôi thấy người nào cũng èo uột, nội cái “sắc với không” là muốn chết rồi, bây giờ nếu tôi đưa ra cái này nữa là chết queo.

Thì chúng ta thấy cái tưởng uẩn với sắc uẩn một thứ thôi, nhưng mà khác.

Cái sắc uẩn đó lầ sự vật chết, không có nhận thức, chỉ có sự vật ù lì thôi.

Còn cái tưởng uẩn ỉà có nhận thức vầ có đổi tượng nhận thức, thêm một cái nhận thức nữa, mà sắc uẩn không có.

Chúng ta thấy sắc uẩn là địa ngục mà mất cái biết, chỉ cái đồng hồ là sắc uẩn. Còn tôi

biết cái đồng hồ, tôi phân biệt đây là cái đồng hồ của Nhật Bản, của Trung Quốc, của Việt Nam, thì cái nhận thức của tôi với cái đồng hồ đuợc nhận thức đây là tuởng uẩn chớ không còn là sắc uẩn nữa. Hiểu kịp không? Hiểu không?

Thành ra cái tưởng uẩn với sắc uẩn hơi khác một chút. Tưởng uẩn cũng là nhận thức cái đồng hồ là cái đồng hồ thôi, nhưng mà cái đồng hồ này được nhận thức và cái đồng hồ trở thành đối tượng nhận thức, cỏn hồi nãy chỉ có cái đồng hồ thôi, nghĩa là có không gian thôi mà không có thời gian, bị vì cái đồng hồ là địa ngục, nó là vật lý. Nhưng mà tôi nhận thức cái đồng hồ với cái nghiệp tôi, tôi thấy nó là cái đồng hồ, thì cái này là tưởng uẩn, bởi vì có tôi biết, tôi tư tưởng, tôi nhớ lại, bị vì cái tưởng uẩn là nhớ lại, do cái alaya cung cấp chất liệu cho thức thứ 7, thức thứ 7 mới cung cấp cho thức thứ 6, thức thứ 6 nhớ lại đây là cái đồng hồ, thì phải có người nhớ và có đối tượng được nhớ, thì cái này kêu là tưởng uẩn, mà đối tượng là cái đồng hồ. Nhưng mà khi tôi chiếm hữu quá trời rồi tôi mất luôn cái biết, thì chỉ còn cái đồng hồ trơ trọi thôi, cái đó sắc uẩn. Thì bây giờ tôi nhận thức tôi biết cái đồng hồ cũng do nhiều nhân duyên ráp lại, nhưng mà bây giờ không thể kêu là sắc uẩn nữa mà kêu là tưởng uẩn. Hiểu không? Vậy là cũng đâu có khó hiểu gì hén, nhưng mà nếu để mấy ông mấy bà suy nghĩ chắc cũng một năm, hén.

Tôi ngồi tôi suy nghĩ nói: “ối! vậy thì cái sắc uẩn, cái tưởng uẩn nó khác nhau làm sao?” Thì mới nhớ là cái tưởng là nhớ lại, tức là có nhận thức và có đối tượng nhận thức.

Còn cái sắc uẩn là không có nhận thức, mà chỉ có một trạng thái ù lì của địa ngục mà thôi.

Còn cái thọ uẩn là một trạng thái chiếm hữu. Tôi thấy cái đồng hồ tôi cảm thấy thích, cảm thấy ghét, đó là thọ uẩn tức là phải có sự tác ý và có sự tiếp xúc giữa căn – trần và thức thì bắt đầu mới có thọ.

Rồi bây giờ tôi mới trở lên, tôi quán xét cái đồng hồ là đồng hồ, tại sao mình thương ghét? chính cái thương ghét mới giết hại mình! Thì bỏ thương ghét, cái đồng hồ lộ ra nguyên hình cái đồng hồ không có thương ghét trong đó, như vậy thì cái đồng hồ này cũng là sắc uẩn nữa, nhưng mà sắc uẩn này có nhận thức, còn sắc uẩn kia chưa có nhận thức.

Hiểu kịp không? Hiểu không? Sao ngồi nín thinh đây! Neu hiểu tôi qua cái khác á. Vậy là tiếp tục nữa hén, hay là tới đây thôi? Thôi hén, để cái hành uẩn với cái thức uẩn, để cho mấy ông mấy bà suy nghĩ. Thôi tới đây thôi, làm nhiều quá mấy ông bà làm biếng, để cho siêng siêng một chút, tôi giảng ba cái thôi, còn hai cái để đó.

Cái hành uẩn cũng khó đấy, không phải dễ à. Còn cái thức uẩn cũng khó đấy.

Hành uẩn là sanh diệt, mà cái sanh diệt mấy ông bà coi chừng đấy, sanh diệt không phải dễ đâu á.

Cỏn đứng lặng đi vào đứng lặng cũng là cả một vấn đề đấy, thì cái đó để kỳ tới.

Thôi bây giờ tới đây tạm ngưng, bây giờ tới mấy ông bà trả bài, hén, trả bài thêm nửa tiếng, rồi chúng ta bắt đầu chuyện khác.

Thì trở lại, bữa nay rành rồi hén, bữa nay chúng ta thấy là cái tưởng uẩn nó đi từ vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh, rồi đi tới vô chất tánh cảnh không, rồi trở xuống tới hành uẩn, rồi xuống tới đứng của nó là thức thứ 6, rồi nó ăn qua 5 thức đầu, luôn luôn danh từ nó đi bàng bạc nhau, chúng ta không phân biệt được.

Chữ kiên cố là cứng ngắc, cứng ngắc đây là: cố là cứng, kiên là bền bĩ, bền bĩ mà cứng ngắc đập vào tướng phần alaya, tướng phần alaya; còn cái này nó bền bĩ nó tạo ra một cách cứng ngắc bền bĩ không bao giờ phá vỡ, đó là đất nước lửa gió đấy, tức là những cái vàng bạc lưu ly, những cái khối cứng ngắc, vật lý.

Cỏn những cái chập chờn le lói, thì chúng ta thấy cái kia cái le lói, cái này cũng le lói, chập chờn le lói của đứng lặng là chưa có hình, chập chờn chập chờn dường như có hình, bây giờ nó tạo ra cái hình nhưng mà cái hình này cũng chập chờn dường như có người cảm giác, dường như chưa có người cảm giác, chỉ có cảm giác thôi; cỏn cái hình của cái thức thứ 6 chưa có gì hết, thì nó tạo cái hình tướng luôn, thì một cái xao động một cái vọng một cái chân, một cái vọng một cái chân, mà nếu đi đường vọng là tiếp tục vọng mãi; còn đi đường chân là tiếp tục trở về Chân như tịnh tới giải thoát. Thì nữa chúng ta sẽ đi con đường chân đó, chúng ta sẽ giải thích cách khác, hén.

Thì đây tạm ngưng. Bây giờ trở lại câu hỏi của ông Thiện Khánh và của ông Thiện Đức.

Ông Thiện Khánh thì hôm trước ông có nói đó là “Neu Sư nói thức thứ 6 đó, loáng thoáng thấy được mạtna, loáng thoáng thấy được alaya thức, loáng thoáng thấy được Chân như tịnh, loáng thoáng thấy được Chân như tịnh và động cùng một lúc, thì như vậy là đắc quả Nhập lưu, chớ không phải là cõi trời sắc giới được”. Vậy chúng ta giải thích làm sao giữa Nhập lưu và cõi trời vô sắc giới. Ở đây trả lời đi, rồi tới câu hỏi của ông Thiện Đức. Rồi kỳ sau, nếu thuộc cái này, trả lời xong xuôi hết chúng ta sẽ qua bảng thứ hai, bảng thứ ba chúng ta mới đi vào bài Kinh Sáu Sáu. Mô Phật! Giờ đằy nhường cho chư Phật tử vậy.

Phật tử hỏi.

Tánh cảnh đó với tánh cảnh của Alahán khác nhau sao? Phải vậy không? Phải không? Hả? À, thì ổng hỏi như vậy, câu hỏi đó rất hay đấy. Bị vì tôi có giảng là sơ thiền tầm sát không thấy được Phật tánh dầu có thiện tri thức giúp đỡ cũng không thấy được, phải tới nhị thiền “hỷ” đó thì có thiện tri thức giúp đỡ mới nhận được Phật tánh, rồi sau tôi mới giảng là phải Alahán mới thấy được tánh cảnh, thì

Ông hỏi như vậy “giữa nhị thiền mà nhận được Phật tánh với Alahán nó khác nhau sao?” Phải không? Ờ! Rồi, ông trả lời rồi, ông đưa qua bốn giai đoạn hết thảy, ông trả lời trong ấy rồi, thứ nhất là cái gì, thứ ba, thứ tư là cái gì, chính ông nói luôn mà, chớ đâu phải câu hỏi. Phải không? À, câu thứ hai chưa, câu thứ nhất ổng trả lời rồi, ổng nói phải qua bốn giai đoạn, câu thứ hai ông hỏi là: Sư giảng sơ thiền tầm sát không có thấy Phật tánh, dầu có thiện tri thức giúp đỡ cũng không thấy, tới nhị thiền, hỷ đó, có thiện tri thức giúp đỡ mới thấy được Phật tánh. Bây giở ông hỏi: Sư giảng Alahán mới thấy được tánh cảnh, như vậy thì tánh cảnh của Alahán với tánh cảnh của nhị thiền nó khác nhau sao? Tôi thấy câu đó rất hay, tôi muốn pháp hội trạch pháp, tôi có giảng rồi, nhưng mình phải tự trạch pháp, mình lựa chọn, mình so sánh đặng mình thấy chỗ khác nhau chỗ đó, mấy ổng hỏi bây giờ mấy ổng quên rồi. Vậy thì sao? Cô hỏi sao? Có thiện tri thức giúp đỡ mới thấy được Phật tánh, mà Phật tánh tức là đối tượng của nó là tánh cảnh chớ gì, Phật tánh là hiện lượng đó, ổng muốn nói như vậy đó. Nhưng mà ở đây, có lúc tôi nói qua tới Alahán mới nhận được tánh cảnh, hén, thì tánh cảnh là Phật tánh, hiện lượng tánh cảnh chớ gì, như vậy nhị thiền nhận được Phật tánh tức là mới Nhập lưu thôi, mà thấy được tánh cảnh, vậy Alahán mới thấy được tánh cảnh. Vậy thì hai cái này có mâu thuẫn hay không? Nghe hiểu không? Phải không? Hồi nãy tôi hỏi ông không chịu, thành ra nhị thiền đó là thấy Phật tánh, mà đối tượng của Phật tánh là tánh cảnh, bây giờ Sư nói tới tứ thiền, tới Alahán mới thấy được tánh cảnh, hén. Tại sao Nhập lưu cũng thấy tánh cảnh, mà Alahán cũng thấy tánh cảnh, vậy hai tánh cảnh này khác nhau làm sao? có mâu thuẫn hay không? nó rõ như vậy chớ gì đâu. Phải không? Bây giờ về suy nghĩ lại rõ chưa?

Như trước tôi nói so thiền tầm sát không thấy được Phật tánh, tới nhị thiền hỷ đó, nếu có thiện tri thức, mà hỷ đó là cõi trời sắc giới thôi, nhị thiền của cõi trời sắc giới, nhưng mà có thiện tri thức hoặc là Thánh nhân giúp đỡ thì thấy được Phật tánh, Phật tánh tức là hiện lượng chứ gì, thì đối tượng của Phật tánh là tánh cảnh, nhưng mà ở đây tôi nói tới Alahán mới thấy được tánh cảnh, còn Bất lai cũng chưa thấy, vậy thì tánh cảnh của Alahán với tánh cảnh của Nhập lưu khác nhau làm sao? Nhị thiền là Nhập lưu, chớ nhị thiền đỉ tới Alahán sao, thì mới đầu chỉ cho cô thấy được tánh cảnh rồi cô nhảy tới Alahán sao, thì ý tôi muốn nói như vậy thì ông Thiện Đức biết rằng nếu mà nhị thiền thấy được tánh cảnh thì đó là Nhập lưu thôi, mà bây giờ nói Alahán thấy được tánh cảnh, vậy thì hai cái này có mâu thuẫn hay không? Phải không? câu hồi đó ông hỏi như vậy chớ gì. À! tôi nói vậy đó, phải không? phải câu hỏi vậy không? nãy giờ trả lời trật hết trơn, đâu phải vậy, mấy cô lập lại câu hỏi ông Thiện Đức, cổ lập cái gì đâu mà tôi không hiểu, rồi cô trả lời dài dài mà ở đâu không, không có ngay đầu đề.

Bây giờ trở lại, bây giờ trở về câu đó trả lời hén. Còn của cô Thiền thì bữa khác. Bây giờ hết giờ rồi đó, còn 15 phút nữa, chúng ta bàn về vấn đề ngày mai đi ủy lạo.

À! có một vấn đề nữa, có người đến nhờ tôi thỉnh là chúng ta sửa lại giảng pháp ngay bữa chủ nhật luôn, bởi vì thứ bảy mấy trò nhỏ nó mắc đi học, chủ nhật nó mới nghỉ ở nhà, thì mới có thì giờ đến nghe pháp, còn thứ bảy là không đến được. Thì tôi nói tùy ở pháp hội thôi, tôi thì hai ngày, ngày nào cũng được hết. Thì ở đây pháp hội tính sao? cái đó phải hỏi pháp hội, chớ còn tôi thì dễ thôi, thì tôi nói ở đây mấy đứa nhỏ ở nhà, chủ nhật nó nghỉ mới đi tới đây dễ, còn thứ bảy nó mắc đi học phải đưa nó đi học, hén, thì không có thời giờ vô đây được, thì bây giờ pháp hội đồng ý hay không? đồng ý thì đổi chủ nhật chớ không thứ bảy nữa, ba giờ tới năm giờ chiều bữa chủ nhật. Thì sao? Thì tùy ở pháp hội thôi, chớ tôi cũng vậy thôi, ngày nào cũng vậy. Bữa nào tiện? ông Vân Toàn thì ông chủ nhật, ông Vân Toàn thì hôm trước xin bữa thứ bảy, bữa chủ nhật ổng mắc đi chở thuốc gì đó, thì có mình ổng thôi. Thì pháp hội thấy sao? Hôm nay có ông Vân Toàn đi không hả. Không có hả. ủa! bữa nay chủ nhật thành ra ông không có đi. À, đó cái chung nên tôi mới hỏi pháp hội đó. Bữa nào? Tôi thì bữa nào cũng được, nhưng mà pháp hội á, nếu lợi ích chung hy sinh một hai người thì phải hy sinh thôi, hén, một số đông, ít thì mình phải hy sinh cho số đông. Phải vậy không? Chớ tôi không có thiên vị ai hết đó, tôi thì ngày nào cũng vậy, hễ 10 người mà muốn ngày chủ nhật, 1-2 người muốn ngày thứ bảy thì phải theo 10 người thôi, cái này là cái học chung, mình phải hy sinh thôi. Bây giờ pháp hội trả lời coi nè, thứ bảy hay chủ nhật?

Mô Phật! Mô Phật! Mô Phật!

Thì hôm trước cũng do Phật tử đề nghị thôi, tôi theo thứ bảy, hôm trước tôi tính thứ bảy, chủ nhật, có người đề nghị thứ bảy. Rồi bây giờ chủ nhật hết, đồng ý không? Có ai không đồng ý thì cho biết, còn nếu im lặng là đồng ý hén, còn ai không đồng ý thì lên tiếng. Như vậy kỳ tới chúng ta học chủ nhật, tức là bữa nay ngày 18, kỳ tới ngày 25, mình học từ ba giờ tới năm giờ hén. Rồi vấn đề đó đã xong.

Rồi tới vấn đề ngày mai đi ủy lạo. Đi mấy giờ? Bao nhiêu người đi? Tổ chức xong chưa? Cái đó tôi chứng minh thôi, chớ cái đó tôi không rành à, tôi nói trước, thỉnh tôi đi là tôi lèo tèo đi theo thôi, tôi thì mấy cái vụ đó tôi không có rành đâu, tôi là thuộc bù nhìn thôi, nói một cái gì là tôi gật một cái thôi, Phật tử kéo tôi xuống đó thì tôi chứng minh vậy thôi, còn tổ chức xe đi, quần áo phân phát, là Phật tử làm hết à, tôi đem cái mặt đại diện, mặt lớn tới đó thôi, mặt bự, tôi thuộc về đại diện, đại diện tịnh xá Ngọc Vân, đại là lớn, diện là mặt là cái mặt bự. Bây giờ cho tôi biết để chuẩn bị chớ.