BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 11
Giảng ngày 12-12-2003 âm lịch

Chúng ta tiếp tục về bài Kinh Sáu Sáu, đây là vô đầu để chúng ta đi sâu vào bài Kinh Sáu Sáu, và không những bài Kinh Sáu Sáu mà tất cả các Kinh sách của Phật giáo, thì đây là phần quan trọng nhất đấy, thì hôm trước tôi có nói theo Đạo Phật thì cái tâm là quan trọng, mà dùng cái chữ tâm thì nhiều người không hiểu, chúng ta phải nói đó là cái hiểu biết cái nhận thức của chúng ta, do nhận thức mà chúng ta thành địa ngục ngạ quỷ súc sanh atula: bốn đường ác; mà cũng do nhận thức mà chúng ta thành bốn đường thiện; mà cũng do nhận thức mà chúng ta thành Niết Bàn, thì cái nhận thức hiểu biết này Đạo Phật gọi một danh từ kêu là Tâm. Thì chúng ta thấy cái bản đồ 10 pháp giới có chữ Tâm đó, nó chia chỉ có một chữ tâm đó thôi mà từ địa ngục tới Như Lai, tức là 10 pháp giới, nếu phân cho rõ là 15, nếu phân ra thì vô số nữa, nhưng 15 tạm nó rõ ràng, 10 thì nó quá ngắn gọn.

Thì ở đây chúng ta thấy có những hiểu biết của Như Lai tức là của võ trụ đấy, võ trụ là chung chớ không riêng của người nào hết, nếu chúng ta tu thì chúng ta cũng có sự chứng đắc.

Thì nó chia làm hai cái hiểu biết: cái hiểu biết thật tướng của các pháp, thật tướng của võ trụ, mà thật tướng của võ trụ thì là vô tướng, tức là chỉ là hào quang ánh sáng mà thôi, nhưng mà từ chỗ đó mà một niệm bất giác vô minh chúng ta mới có hình tức là chuyển biến sátna.

Bữa nay chư phật tử nghe nổi không? nghe tiếp tục hay là thôi? chớ tôi thấy là coi bộ ngớ ngẩn nhiều á. Thì tôi thấy khó giảng chư phật tử cũng phải chuẩn bị về nhà tham thiền thêm, chớ giao hết cho tôi là không xong á, mỗi người một phần, có cái bản này về phải nghiền ngẫm, đừng có chép chi, nghe thôi, chớ một bên lo tốc ký một bên lo nghe nữa, nội nghe không không biết hiểu không á, nghe để cái tâm yên lặng đừng suy nghĩ gì hết, đừng có so sánh tôi nói giống ở đâu hết, chỉ nghe mà thôi, nghe bằng cách đứng lặng đấy.

Thì ở đây chúng ta thấy là chia làm hai phần: một phần đứng lặng tức là thường kêu là Bát nhã đấy, cỏn phần xao động mà chúng ta thường kêu là tư tưởng.

Mà nó độc đáo, Bát nhã là chúng ta không thể tìm kiếm được, bởi vì nó bàng bạc trong khắp võ trụ, chúng ta chỉ có nhận lại thôi, mà từ xưa giờ chúng ta chỉ hiểu cái pháp môn tu là cải sửa thôi, chớ chúng ta không hề biết pháp môn nhận lại. Nhận ỉại thì nó không có thời gian không có không gian tức là lập tức ngay bây giờ và tại đây, không có thầy, không có một đạo Sư, mà cũng không có pháp môn, không có gì hết, nhận là nhận ngay bây giờ và tại đây. Thì chúng ta thấy rằng cái đó nó quá đơn giản, nhưng mà quá khó khăn, Vì chúng ta đã vó lượng kiếp đi cái gì chúng ta cũng phải có thời gian có không gian, có cây gậy, có bậc đạo Sư, có tu tập, có cải sửa, có từ từ,…. Mà qua Bát nhã thì tất cả những cái đó đều bỏ hết, không có pháp môn nào, không có con đường nào đế đi đến giải thoát, đi đến Niết Bàn hết, nếu chúng ta đi theo con đường đứng lặng.

Thì tôi lấy một thí dụ mà chư phật tử dễ hiểu nhất mà thí dụ thì không phải là sự thật, nhưng mà nương theo cái đó để nhận sự thật, cái xao động thì dễ thí dụ rồi vì nó có hình tướng, cỏn cái Bát nhã là cái đứng lặng nó không có hình tướng, mà chúng ta mượn để mà ví dụ cho nó, thì chư phật tử nghe nhen để nhận cái này để biết cái pháp môn tu Bát nhã, tuy tôi giảng dài dòng vậy đó tới chừng trở về thì cũng có cái đơn giản cái một thôi.

Thì hôm trước tôi thí dụ lấy đất một cái khối đất thật lớn tức là vô lượng vô biên đấy, đất thì nó có hữu hạn thôi, nhưng mà mình thí dụ vô lượng vô biên, thì mình năn ra tât cả mọi hình tướng: nắn ra người ta, nắn ra cái tịnh xá, nắn ra con trâu, con bò, con chó, con heo,… nắn ra tất cả, nắn ra cảm giác, nắn ra tư tưởng, nắn ra ý chí, nắn ra kinh nghiệm kiến thức, tất cả đều bằng đất, đây là thí dụ thôi chớ đất không thể làm vậy được, nó có thể nắn con trâu, con bò, con chó, tịnh xá, người ta,… thì được, chớ nắn ra tư tưởng, ý chí, cái đó hơi khó tưởng tượng, nhưng mà chúng ta tạm tưởng tượng như vậy. Thì chúng ta thấy con trâu con bò con chó cỏ cây cảm giác tư tưởng đều là những cái hình tướng do tư tưởng và cảm giác tạo ra chớ, không phải đất sanh ra nó, tôi đã từng nói nhiều đất không có sanh ra cái gì hết, nhưng mà nếu không có đất làm nền tảng thì không có cái gì có hết, tất cả đều tiêu hết, không có một cái gì hết, bị vì mình nương vào cái đất để mình tạo ra những cái đó mà. Thành ra phải nói tất cả những cái đó nó phát hiện ra từ đất, do tư tưởng và cảm giác tạo ra. Thành ra từ dục giới địa ngục ngạ quỷ súc sanh atula cho đến người trời dục giới, cõi dục giới tam giới cõi sắc giới, cõi vô sắc thì cõi ta bà này chỉ có bây nhiêu đó thôi, mà tất cả đều phát hiện từ đất, mà trong Đạo Phật kêu là chân không đấy, kêu là chân không đấy, thì đây lấy cái đất cho mấy ông mấy bà có thể tưởng tượng ra được, thành ra chúng ta không thể nói chân không sanh ra vạn pháp, mà phải nói chân không hay đất là nền tảng để mà các pháp từ đó phát hiện ra, do tư tưởng và cảm giác phát hiện ra, chúng ta phải hiểu như vậy. Mà hồi đó tới giờ chúng ta cứ tu theo hình tướng, tức là, thí dụ như tôi nắn ra cái chén, thì đất còn ướt. Mấy bà mấy cô nói con không muốn cái chén, muốn cái tô hà. Thì bây giờ phải có pháp môn có thầy, có thể tôi làm thầy tôi chỉ cách mấy ông mấy bà cách bóp bỏ cái mấy ông mấy bà nói con không thích cái tô con muốn hình của ông Phật hà, ông Phật Thích Ca, Phật A Di Đà bằng đất. Thì tôi có thể làm thầy tôi hướng dẫn bóp bỏ cái đó, chỉ cách nắn, thì tất nhiên phải có pháp môn và có thời gian đê năn, bóp bỏ từ cái tô cái chén đê nắn ra Phật Thích Ca hoặc Phật A Di Đà bằng đất, thì cái đó có thầy đấy, có pháp môn đấy, tức là đứng trên phương diện hiện tượng giới trên hình tướng.

Nhưng mà cái không pháp môn đó là đất. Thành ra nói: Bạch Sư đất là cái gì? Tôi nói: đất không là cái gì hết, mà đất là tất cả.

Thì hỏi tôi: Bạch Sư cái tô phải là đất không? Tôi nói phải mà không phải.

Hỏi: Đất ở đâu? Tôi đưa cái tô, tôi nói đây là đất.

Hỏi: Cái chén cái tô đâu? Tôi đưa cái tô, tôi nói đây là cái tô.

Thì rời cái tô không có đất, mà rời đất không có tô. Nhưng mà đất tượng trưng cho cái Bản thể cho Bát nhã, còn cái tô đây tượng trưng cho hiện tượng hình tướng. Mà chúng ta thường thường sống với hình tướng mà chúng ta không thấy được cái Bản thể cái Phật tánh cái chân như cái đất, cái đất mới là ta mới là quan trọng mới là thiệt ta, mà đất thì không có hình tướng, nghĩa là có vô lượng hình tướng tất cả hình tướng đều phát hiện từ đất, nhưng mà đất không có nhận riêng một hình tướng nào hết do đó đất giải thoát, đất giải thoát. Mà muốn thấy được đất thì chúng ta không thể dùng pháp môn, không thể nương vào bậc đạo Sư, không thể nương vào ông thầy, không thể nương vào một cây gậy nào hết, không có thời gian không có không gian.

Mấy ông mấy bà hỏi: Bạch Sư! Chén đâu? Tôi đưa cái chén, tôi nói đây là chén.

Hỏi: Bạch Sư! Đất đâu? Tôi đưa cái chén, tôi nói đây là đất.

Nói: Bạch Sư! Con thấy chén, con không thấy đất. Bây giờ Sư làm sao cho con thấy được, làm sao cho con thấy ngay trong cái chén có đất trong đó, Sư chỉ con cái pháp môn con về con quán xét, con tu tập ngày này qua tháng khác, Sư làm đạo Sư, Sư hướng dẫn để con nhận thấy đất ở trong chén.

Thì nếu mà tôi nhận cái đó mà để pháp môn cho mấy ông mấy bà là tôi gạt mấy ông mấy bà, thì mấy ông mấy bà cũng ngu mà tôi cũng ngu luôn, cả hai đều ngu hết, cả hai đều lẩn quẩn hết. Nhận đất là nhận ngay bây giờ và tại đây, còn không nhận được thì thôi, chịu thôi, cái tâm mình chưa có đủ cái điều kiện để nhận.

Thì như tôi nói phải tu tới nhị thiền phải đi tới trạng thái hỷ, còn tầm sát là không đủ điều kiện để nhận thì phải chịu thôi, người nào tu tầm sát mà dưới tầm sát nữa thì phải chịu thôi, không có pháp môn nào nữa hết. Còn người nào tu tới hỷ, hỷ thì là thuộc pháp môn đấy có thầy có phương pháp đấy, nhưng mà tới đây để mà nhận lại chớ không phải tiếp tục tu qua tam thiền tứ thiền nữa, mà là nhận lại Phật tánh, nương vào cái thức trong sáng này, cái nhất niệm này chúng ta nhận lại Phật tánh, nhận ngay bây giờ và tại đây, và từ đó nương vào Phật tánh này để chúng ta thấy cho càng ngày càng liên tục càng rõ ràng càng sáng sủa hơn cho tới được 24/24 thì cái vấn đề luân hồi sanh tử sẽ chấm dứt. Nghĩa là nhận nó ngay trong xác thân này, nhận được Phật tánh ngay trong những cái cảm giác của chúng ta, và nhận được Phật tánh ngay những cái tư tưởng của chúng ta, nhận được Phật tánh ngay những cái hành vi ý chí nghiệp lực của chúng ta, và nhận được Phật tánh ngay trong kinh nghiệm kiến thức ký ức của chúng ta, tức là thức uẩn thì chúng ta đắc quả Alahán và chấm dứt con đường luân hồi sanh tử khổ. Còn mới nhận Phật tánh nó yếu quá, mờ quá, nhận được Phật tánh ngay trong xác thân cử động này thì chúng ta mới đắc quả Thánh đầu là Nhập lưu thôi. Còn Nhất vãng lai thì làm nhẹ đi, nhận được một phần nào của cái cảm thọ. Còn Bất lai mới nhận được rõ ràng cái cảm giác lạc thọ khổ thọ, chấm dứt hẳn lạc thọ khổ thọ. Rồi tới Alahán mới dứt được tưởng uẩn, hành uẩn ý chí nghiệp lực, và thức uẩn những cái kinh nghiệm kiến thức ký ức, thì xong rồi đó, vấn đề ngũ uẫn được chiếu sáng được chiếu kiến rõ ràng.

Thành ra mấy ông mấy bà thấy cái Bát nhã nó khó, cái đứng lặng này nó khó. Thành ra tôi mới giảng cái đứng lặng của Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai với Alahán, thì nói là một thì sai mà nói là hai thì trật, bởi vì nó cũng có cái một đó thôi, nhưng mà nó mờ với nó sáng, nó chuyển biến chậm với nó chuyển biến nhanh, có thế thôi, chớ nó không có là khác biệt, nó không có là nhân duyên, nó phi nhân duyên, phi thời gian phi không gian luôn, nó không có nhân duyên, không có nhân duyên gì hết. Chúng ta phải hiểu cái đó.

Còn thế giới xao động là thế giới nhân duyên, thế giới nhân quả, không có nhân quả là không có thế giới xao động, thế giới xao động là thế giới của tưong đối, tưong ưng, có nhận thức và đối tượng nhận thức, có phải có quấy, có tốt có xấu, có vinh có nhục, có lợi thì phải có hại, có thịnh thì phải có suy.

Còn thế giới Bát nhã thì nó không phải lợi không phải hại, cũng không phải vinh cũng chẳng phải nhục, mà nó bao trùm hết tất cả vinh nhục lợi hại thịnh suy, và nó siêu việt lên những cái vinh nhục lợi hại thịnh suy. Thành ra nói nó là cái gì cũng không đúng, mà nói nó không phải cái gì cũng không đúng, mà nó không là gì hết mà nó là tất cả. Thành ra mấy ông mấy bà nghe nó hơi nguợc ngạo, nó hơi khó hiểu, nhưng mà chúng ta phải tập bị vì đó là một sự thật, sự thật của Niết Bàn của giải thoát. Thành ra tu theo giải thoát là chúng ta từ cái pháp môn chúng ta phải dứt hết tất cả các pháp môn, chúng ta từ ông thầy rồi chúng ta phải dứt bỏ ông thầy, dứt bỏ tất cả, thì còn lại cái không thể dứt nữa thì cái đó chính là Niết Bàn. Thành ra Niết Bàn có trong cuộc sống, chớ ngoài cuộc sống không có Niết Bàn. Chúng ta phải hiểu như vậy.

Thì bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào cái giảng bài hôm nay. Thì tôi giảng mỗi lúc mỗi khác, nó cũng giống giống như trước, nhưng mà chắc tôi không nhớ kỳ trước tôi giảng cái gì, nhưng mà mỗi lúc tôi mỗi giảng nhiều khía cạnh.

Thì hôm nay tôi muốn nói gom lại là từ vô chất tánh cảnh cho tới hữu chất tánh cảnh đều là tâm hết, nhưng mà tâm đó là tâm đứng lặng tức là tâm giải thoát. Còn từ cái alaya qua cái tâm xao động đó cũng là tâm, nhưng mà tâm này thuộc về vọng tâm, tâm luân hồi.

Nhưng mà nên nhớ luân hồi mà luân hồi trong cái giải thoát, còn giải thoát là giải thoát ngay cải luân hồi, cái chỗ đó là chư phật tử phải nhận cho nó rõ.

Thành ra chúng ta đừng đì tìm Niết Bàn ở đâu, mà đi tìm Niết Bàn ngay trong cuộc sống này.

Mà cuộc sống này do ngũ uẩn: sắc thọ tưởng hành thức, chính sắc thọ tưởng hành thức đã làm chúng ta luân hồi từ vô lượng kiếp, bị vì chúng ta nhận sắc thọ tưởng hành thức là ta là của ta là chân ngã của ta. Bây giờ cũng ngay sắc thọ tưởng hành thức này chúng ta nhận lại cái Phật tánh cũng nằm ngay trong đó, không phải là sắc thọ tưởng hành thức mà cũng không rời sắc thọ tưởng hành thức. Giống như hôm trước tôi nói: muốn nhận nước thì phải nhận ngay trong sóng.

Bây giờ chúng ta đang song với sóng, chúng ta nhận sóng là ta là của ta là tự ngã của ta, mà sóng hễ có sanh là phải có diệt, thì hết ngọn sóng này sanh diệt rồi nó lại cái nghiệp lực cái sức muốn song của nó, cái lòng khát ái khao khát muốn sổng của nó tạo ra lượn sóng mới. Cũng như chúng ta thấy lượn sóng mà khi đập vào bờ roi nó lên rồi nó xuống, thì cải sức mạnh cái nghiệp lực cái khát ái muốn sống cái đà muốn song của nó tạo ra lượn sóng mới, nêu cái đà nó mạnh mà cái thức định thì nó tạo ra cái lượn sóng tốt đẹp cao hon, cỏn nếu sức định nó kém thì nó tạo lượn sóng nhỏ xấu xa hơn, mà nếu chúng ta cứ nhận cái lượn sóng này là ta thì chúng ta tiếp tục lang thang mãi mãi trong vo lượng cái lượn sóng, vô lượng xác thân. Bây giờ muốn trở về Niết Bàn, cũng ngay sóng này chúng ta nhận thấy nước, chúng ta chính ỉà nước chớ chúng ta không phải ỉà sóng, ntà nước thì không có hình tướng nhưng mà nó là chỗ nương của tất cả mọi hình tướng của sóng, nếu không có nước là không có lượn sóng nào hết, nước là cái nền tảng là cái căn bản để là tất cả mọi lượn sóng nương vào đó để phảt hiện, chớ không phải nước sinh ra sóng. Sóng sở dĩ có là do xao động của tư tưởng và cảm giác, do cái sức gió của tư tưởng và sức gió của cảm giác mà tạo ra những cái lượn sóng, chớ không phải nước sinh ra sóng.

Thành ra chúng ta đừng có chạy theo lượn sóng, đừng có chiếu soi bên ngoài, mà phải hồi quang trở về cái sóng thì chủng ta sẽ thấy nước nằm ngay trong đó. Mà hồi quang phản chiếu thì không có pháp môn không có không gian không có thời gian không có lai rai không có từ từ, mà lập tức ngay bây giờ và tại đây. Neu chúng ta ngay trong sóng mà chúng ta nhận nước thì nhận ngay bây giờ và tại đây, còn không nhận được thì vĩnh viễn không nhận được, không có một pháp môn nầo không có một đấng đạo sư nầo không có một thời gian nào để chúng ta nhận được, mà chỉ là một sự lập tức.

Còn nếu chưa được nữa thì chúng ta cứ tu theo pháp đối trị theo pháp môn đế cho cái thức trong sáng, mà thức trong nếu không có bậc đạo sư không có sự thao thức không có sự tha thiết thì chúng ta cũng không nhận ỉại được nữa.

Thành ra ở đây tôi thấy đa số không tha thiết, không có thao thức trên con đường giải thoát. Muốn giải thoát đòi hỏi phải có sự thao thức, có sự tha thiết, đặt vấn đề sống chết là tối thượng. Neu chúng ta quán xét thì cuộc đời này cái gì là quan trọng hơn hết? Làm vua làm quan giàu sang quan quyền, cả tỷ vàng cả tủ đô la, chúng ta thấy cũng hai bàn tay trắng, rồi cũng phải qua đường sanh tử thôi, tử sanh là một nhịp cầu phải qua, tất cả đều phải qua, rồi phải bỏ lại hết, thì vấn đề sanh tử là tối quan trọng. Neu chúng ta làm chủ vấn đề sanh tử, làm chủ được cả võ trụ này, còn không làm chủ vấn đề sanh tử thì làm bất cứ cái gì thì cũng hỏng thôi, con số không thôi. Chúng ta phải suy nghĩ sằu xa như vậy, vấn đề sanh tử là đại sự là lớn hơn hết, dầu cho làm vua làm trời, dầu cho có bao nhiêu phép thần thông, 72 phép biến hóa hay có ngũ thông, mà vẫn còn tham sân si thì chúng ta vẫn là con số không thôi.

Còn nếu chúng ta không có thần thông gì hết mầ chúng ta chấm dứt vấn đề tham sân si, chủng ta thấy được Phật tánh luôn luôn 24/24 trong sắc thọ tưởng hành thức của chúng ta, thì đây chính là Đạo Phật, đây chính là Đạo Phật. Thành ra Đạo Phật không có chủ trương những thần thông mà chủ trương trí tuệ thôi. Có thần thông trước cái đó làm cái ngã bự thêm, chướng ngại trên con đường trí tuệ, mà đa số chúng ta lại thích thần thông, đó là một cái điều ngược ngạo, mà muốn đả phá thần thông là cả một vấn đề. Như trong Tăng chúng bây giờ cũng thích thần thông, khai mở những cái luân xa những huyệt để có thiên nhãn để có thiên nhĩ để có tha tâm thông,….

Thiên nhãn là thấy được xa, thấy được chúng sanh chết ở đây sanh qua chỗ khác, thấy đưọc mặt trời mặt trăng, thấy cách vách, thấy được hàng ngàn hàng tỷ tỷ cây số, thì đó là thiên nhãn. Nghĩa là cái nhục nhãn tiến tới thiên nhãn, rồi tiến tới huệ nhãn, huệ nhãn mới là Đạo Phật đấy.

Còn Huệ nhãn là khác, huệ nhãn là thấy tất cả các pháp sai biệt đủ hình tướng hết: nào cây cỏ thú người trời đều là phát hiện từ chân không, đều nhờ chân không mà phát hiện ra, đều phát hiện từ chân không rồi lại trở về lại chân không, không đến không đi rồi không về không, thì đây là huệ nhãn đấy. Còn dám tùy thuận với các pháp mà không nhiễm không dính mắt vào đó, nhập pháp giới nhập từng chúng sanh nhiều chúng sanh vô lượng chúng sanh thì cái đó là Pháp nhãn của Bồ tát. Mà tới rốt ráo pháp nhãn vô lượng chúng sanh vô lượng cõi đây là Phật nhãn. Thì chính cái Huệ nhãn là bắt đầu từ của Đạo Phật đấy.

Còn cái thiên nhãn là tà ma ngoại đạo thôi, không đi tới giải thoát được. Thành ra thiên nhãn thì nó nằm ở giữa hai cái chân mày của chúng ta đấy, Đức Phật thường thường chấm một điểm ở đó đấy, đó là cái huyệt để khai cái thiên nhãn, thì chúng ta có thể tu tập theo lối thần thông, theo lối tập trung thì cái luân xa đó sẽ mở, nhưng đó không phải là Alahán không phải là Nhập lưu.

Còn thiên nhĩ đó tức là nghe được các cõi trời, nghe được tiếng của loài thú, tất cả tiếng của vô lượng loài thú khác, nghe được cái vô thanh tức là những âm thanh rất là nhỏ, thì đó là thiên nhĩ thông, cái lỗ tai của các vị trời. Còn tới Alahán thì khác đó là Huệ nhĩ, tức là nghe lại tất cả tiếng của loài thú, tất cả những âm thanh của chư thiên, tất cả những siêu thanh những vô thanh đều phát hiện từ chân không, cũng trở về cái đó thôi, tất cả hình tướng hình sắc cũng phát hiện từ chân không, tất cả âm thanh cũng trở về chân không, nương vào chân không mà phát hiện, chớ không phải đổi từ cái tiếng nhỏ nghe được xa nghe hàng trăm hàng triệu hàng tỷ tỷ cây số đó chỉ là thiên nhãn thôi, nghe được tiếng của loài chim loài cá loài cỏ cây, cỏ cây cũng có tiếng của nó đấy,

Nghe được từ lâu cá thở than,
Hôm nay mới sỏi tiếng cây ngàn,
Bao giờ tôi hiểu sâu lòng đất,
Là thấy đường lên cõi Niết Bàn.

“Nghe được từ lâu cá thở than ” cá cũng có cái tiếng nói của nó. “Hôm nay mới sỏi tiếng cây ngàn’’ là nghe được tiếng than thở của loài cây. “Bao giờ tôi hiểu sâu lòng đất” là nghe tiếng của đất đá, đất đá cũng có tiếng của nó, có than thở của nó đấy. Nhưng mà cái đó chỉ là thiên nhĩ thông thôi, không đưa tới giải thoát. Chừng nào thấy tất cả tiếng của loài cá loài cỏ cây loài đất đá, đất đá là địa ngục đấy, cỏ cây là ngạ quỷ đấy, còn loài thú là súc sanh đấy, nghe được tiếng loài người tiếng chư thiên, thì chỉ là ngoại đạo thôi, đó là thần thông không đưa tới giải thoát được.

Chừng nào tới huệ nhĩ tức là thấy tiếng loài thú tiếng chư thiên đều phát hiện từ chân không, tức là từ chất đất từ bản thể từ đó phát hiện ra, cũng một cái chân không này thôi, mà nó có thể thấy được tất cả các sự vật đều từ nó phát hiện, tất cả các tiếng từ đó phát hiện.

Rồi tới tư tưởng, tới cái tâm, cái tư tưởng mình nghĩ cái gì, tư tưởng của loài thú nghĩ cái gì, tư tưởng của chư thiên nghĩ cái gì, đều nghe đều biết được hết, kêu là tha tâm thông. Mấy ông mấy bà tới tôi muốn nói cái gì mà chưa nói thì tôi biết ông mấy bà muốn nói cái gì rồi, thì cái này tư tưởng phát hiện từ óc, do tư tưởng do ý thức mà phát hiện ra, nếu mà nắm được tư tưởng này cũng là ngoại đạo thôi, ngoại đạo thôi. Chúng ta rất sợ mấy cái này, nghe ai bắt được tư tưởng mình là mình nói người này đắc quả rồi, đây là Thánh nhân đấy, không phải Thánh đâu, mà phải nói là thiên nhân với thần nhân, ma quỷ cũng có được cái thần thông này nữa. Rồi tới Alahán thì cũng cái đó thôi, cũng là tha tâm thông thôi, những biết rằng tất cả những cái tha tâm thông bắt được tư tưởng người khác đều phát hiện từ chân không, phát hiện từ chân không, cũng vậy thôi cũng một cái chân không này thôi. Thì cái huyệt thiên nhĩ đó thường thường nó nằm ngay cái cần cổ mình ở chỗ cái óc ở này đó cái chỗ đó là cái huyệt của hai lỗ tai đấy, nghĩa là theo bên yoga đấy, hồi đó tôi có tu tiên tôi biết, tu tiên cũng vậy mà yoga cũng vậy, nó trùng trùng nhau đấy. Khi mình có định lực mạnh, mình tu tới sơ thiền, nhất là nhị thiền, sơ thiền cũng chua được, nhị thiền tam thiền mình tập trung hết định lực vào đó thì cái luân xa nó sẽ mở, mình sẽ nghe được những cái tâm của chư thiên, tâm của loài thú, tư tưởng của tất cả loài thú chư thiên cõi trời dục giới, sắc giới, vô sắc, nhưng mà giải thoát thì không giải thoát. Qua Alahán thì tất cả những cái tha tâm thông này đều phát hiện từ chân không, có một cái này thôi, cũng là chân không này thôi. Thì đó là ba thần thông rồi đấy. Thì cái tha tâm thông này ngay ở giữa ngực, chỗ cái chúng ta thường kêu là cái mỏ ác, xương mỏ ác đấy có cái lỗ hủng chỗ đó là cái huyệt của tha tâm thông nó ăn lên cái lỗ mũi, còn cái kia ăn lên cái lỗ tai.

Rồi tới túc mạng thông là ở dưới rún 5 phân mà chúng ta thường kêu là đơn điền, bên tiên kêu là hạ đơn điền, chỗ đó là biết được quá khứ đấy: một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp,… thì cũng là ngoại đạo thôi, biết được mình kiếp trước làm cái gì, hai kiếp ba kiếp trăm kiếp của mình về trước mình ở đâu, v,à mình chết mình tái sanh vào đây rồi một ngàn kiếp hai ngàn kiếp ba ngàn kiếp cả trăm ngàn kiếp thì cũng là ngoại đạo thôi. Thành ra chúng ta phải hiểu cho rành đấy, cái này gọi là thần thông, chúng ta thích lắm, mà chẳng những biết kiếp mình biết kiếp của người khác nữa, nếu mình tu cao, mấy ông mấy bà đến tôi có thể nói tiền kiếp của mấy ông mấy bà một kiếp hai kiếp ba kiếp cả trăm kiếp cả ngàn kiếp về trước, biết mấy ông mấy bà ở đâu sanh ra vào gia đình nào, con cái của ai, rồi làm tạo nghiệp gì bây giờ mới sanh ra đây, cũng là ngoại đạo thôi. Alahán cũng biết như vầy nhưng mà trực nhận những cái đó đều phát hiện từ chân không.

Thành ra chúng ta thấy Đạo Phật nó ngộ lắm, chỉ có một cái đó thôi, mà nhận được cái chân không này chuyển qua là trí tuệ, còn không nhận được nó là thần thông của tư tưởng, nhận được nó là thần thông của trí tuệ. Thành ra cái Phật tánh này rất là quan trọng, cái đứng lặng này rất là quan trọng. Chúng ta cứ theo xao động hoài không nhận được đứng lặng thì chúng ta đi trong vô lượng kiếp, dầu có bao nhiêu thần thông.

Thì đó là bốn cái thần thông rồi:

– Cái thứ nhất tôi nói là thiên nhãn là cái điểm giữa hai chân mày.

– Cái thứ nhì là thiên nhĩ là cái ở giữa cần cổ cái lỗ hủng mà chúng ta thường kêu huyệt ói mà nhận nó cho nó hết.

– Cái thứ ba là huỳnh đình, bên tiên kêu là huỳnh đình, tức là nơi chúng ta mà khoa học kêu là xương mỏ ác đấy, cái lỗ hửng là tha tâm thông.

– Còn dưới rún 5 phần là túc mạng thông. Đó là bốn cái.

– Còn dưới tuốt xương khu tức là dưới cái lỗ đít của chúng ta từ ở dưới lên cái xương khu đó có một cái lỗ thì cái này kêu là thần túc thông, cái huyệt này nó mở ra cái này con rắn Cadidi gì đó, kêu là con rắn nó nằm trụ dưới đó, thì khai cái huyệt này chúng ta có thể bay bằng xác thân này đấy, lên rờ mặt trăng mặt trời đấy, bằng cái xác thân này chúng ta luyện theo cái chiều kêu nội tức đấy, chúng ta thở thường thường hít vô thì cái bụng phình ra còn thở ra thì cái bụng xộp lại, do đó mà luân hồi sanh tử. Còn ở trong bào thai người mẹ đó thì khi chúng ta thở ra thì cái bụng lại phình, còn hít vô cái bụng lại hóp, thành ra chúng ta không có thở không khí ở ngoài mà không khí bên trong, từ cái không khí nó đi theo đường mạch đốc đó, ở dưới xương khu nó đi lên, xương khu thì chỗ ngay cái hậu môn kêu là cái lỗ đít đó nó chia làm hai: từ cái hậu môn trở lên trước này kêu là mạch nhâm, rồi từ lỗ hậu môn đi phía sau kêu là mạch đốc, thành ra muốn cho ấy lại thì nhíu cái hậu môn lại thì hai cái mạch này nó dính liền với nhau; còn ở trên từ môi này xuống cái môi dưới, chỗ cái miệng chúng ta cắt làm hai, phải ngậm cái miệng lại đưa cái nóc vọng cái lưỡi lên trên đầu thì mạch nhâm đốc nó sẽ nối liền với nhau, thì chúng ta sẽ đi theo cái đường nội tức, thì chúng ta có thể nhập định 1 năm 2 năm 10 năm 100 năm cũng được, đó là bên tiên đấy, tôi cũng có thử, rồi khi mà chúng ta hở cái miệng đó ra thì chúng ta hít hơi vô thì cái bụng chúng ta phình ra, thở ra thì cái bụng tóp lại, còn cái kia hít hơi vô thì cái bụng lại tóp mà thở ra cái bụng lại phình, nó cứ đi theo cái đường nội tức, cái hơi thở nó đi từ dưới xương khu lên trên đầu rồi từ trên đầu đi xuống bụng thì không có thở không khí bên ngoài, người ta kêu là thở nội tức, những con quy mà nó sống lâu năm cũng thở theo cái đó đấy, thì con nai cũng vậy nó thở bằng cái đó là ban đêm tối nó lấy cái sừng nó đút cái hậu môn của nó, nó thở theo đường đó, cái đó là bên tiên gia nói chớ tôi thì không thấy, không thấy con nai nó vậy, con rùa nó cũng thở theo nội tức, nhưng mà cũng luân hồi thôi, sống thì trường sanh bất lão, chớ bất tử là không có, không có vụ bất tử được.

Bất tử là cái đứng lặng mới bất tử, nó không có hình tướng, mầ không có hình thì nó không có hoại không có tướng hình thì nó có không hoại. Thì chúng ta thấy được cái này kêu là thần túc thông, có thể dùng xác thân này bay, có thể sống cả ngàn cả tỷ tuổi, nhưng mà rồi cũng phải chết thôi. Thì qua Alahán cũng nhận tất cả những cái hoi thở chuyển này cũng phát hiện từ chân không mà thôi, cũng có một cái chân không đó thôi.

Nhưng qua Bồ tát thì khác à, Bồ tát thì không có cái túc mạng này, không có túc mạng này, mà kêu là Thiên hiện minh, bữa nào tôi giảng qua Bồ tát, bữa nay không có thì giờ, Bồ tát thì kêu minh, bát minh chớ không có lục thông. Còn ngoại đạo thì có ngũ thông thôi.

Còn Alahán có lục thông, cỏn Bồ tát chư Như Lai thì bát minh chớ không phải là lục thông. Chữ minh nó khác, minh là trí tuệ và từ bi. Còn cái thông là thần thông là xuyên suốt không có chướng ngại. Chúng ta phải hiểu.

Thì ngoại đạo có 5 cái này thôi: cái thứ nhất là thiên nhãn là ở giữa 2 con mắt, cái thứ nhì là thiên nhĩ là cái ở giữa cần cổ, cái thứ ba là tha tâm là ở ngay cái huỳnh đình ngay cái xương mỏ ác, cái thứ tư ở dưới rún, cái thứ năm là ở sau xương khu, 5 cái này khai mở thì được ngũ thông.

Còn cái lục thông, cái thông thứ sáu là Lậu tận là nó nằm ở trên đỉnh đầu chúng ta, Lâu tận tức là chúng ta kêu là thượng đơn điền, tiên kêu là thượng đơn điền á, mà chúng ta kêu là mâu ni đó, bên Phật kêu là mâu ni, Thích Ca Mâu Ni đấy là cái cục nổi ở đầu này bự lên đó, cái đó thì không thể luyện được, cái đó nó tự nhiên thì nó khai mở, mà nếu không tự nhiên còn tu còn luyện thì vĩnh viễn không bao giờ mở, vĩnh viễn không bao giờ mở, chừng nào để tự nhiên của nó, khi mà cái tâm hết tham sân si thì nó sẽ khai, thì cái đó chúng ta sẽ biết được tất cả những cái chuyển biến của sắc thọ tưởng hành thức. Thành ra ngoại đạo thì không có biết mở cái đó, chỉ mở 5 cái thông kia thôi, rồi cho tự mãn đó là Niết Bàn, là tu theo con đường xao động, tu theo con đường xao động.

Thì bây giờ chúng ta trở lại cái bài này. Nãy thì bên Tiên, bên yoga rành lắm, hồi trước tôi cũng tu theo cái đó đấy, nhưng mà biết sai, biết sai.

Thì chúng ta thấy hôm trước tôi nói vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh đây tức là của võ trụ hay là cảnh giới của Như Lai, còn kêu nhiều danh từ khác nữa.

– Vô chất tánh cảnh thường kêu là nhất thiết trí hay là kêu là vô sai biệt trí, hay còn kêu là báo thân. Danh từ tôi nói nó nhiều, nó lộn xộn tùy theo cái bên kêu á, mỗi cái tông phái nó kêu khác nhau.

– Còn hữu chất tánh cảnh này thường kêu là sai biệt trí, vô chất tánh cảnh là vô sai biệt trí, cái này là sai biệt trí; còn nếu mà kêu báo thân thì vô chất tánh cảnh thì báo thân, còn hữu chất tánh cảnh là ứng hóa thân, thì kêu chung đó là pháp thân, vô chất và hữu chất chung, bị vì vô chất là bản thể hữu chất là cái hiện tướng, hiện tướng – bản thể dính liền nhau kêu là pháp thân, thì chỉ có Như Lai với Bồ tát mới có thôi.

Còn nếu kêu theo bên Duyên giác thì vô chất tánh cảnh đó là nhất thiết trí, kêu theo bên Hoa Nghiêm, còn hữu chất tánh cảnh tức là đạo chủng trí, còn vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh kêu chung là nhất thiết đạo chủng trí, mà bỏ chữ đạo kêu là nhất thiết chủng trí, đó là cũng vậy thôi.

Còn kêu theo mà Trung quán luận thì vô chất tánh cảnh đó là không, không hải; hữu chất tánh cảnh là giả; hữu chất vô chất tánh cảnh chung đó kêu là Trung đạo.

Thì nhiều mình phải kêu, nhưng mà nắm vững rồi mình thấy dễ thôi, cũng dễ thôi, tại mấy Ngài đặt tùm lum để cho mình chết cứng trong đó thôi, chớ không có gì hết. Còn nữa nhưng tôi nói một ít thôi, cỏn nhiều tùy theo Tông phái mà kêu nữa.

Thì chúng ta thấy là alaya võ trụ do một niệm bất giác thì chúng ta mới lọt xuống alaya cá nhân, niệm bất giác tức là căn bản vô minh tôi đã giảng rồi đấy, không thể trả lời câu hỏi này được, câu hỏi này là câu hỏi của người đui hỏi ánh sáng mặt trời tôi thường ví dụ đấy. Thì xuống alaya cá nhân thì chúng ta thấy chia làm hai: một cái tiếp tục đi theo con đường đứng lặng, và một cái đi theo con đường xao động. Thì ở đây con đường xao động kêu là vọng, con đường đứng lặng là chon, thành ra alaya là chân vọng hòa hợp, chân vọng hòa hợp. Thì chúng ta thấy giảng con đường đứng lặng trước, đứng lặng thì bao giờ nó vân là đứng lặng; còn xao động thì bao giờ nó vẫn là xao động.

Hễ cái cốt lõi xao động tu cho tới cùng cũng vẫn là xao động, mà xao động thì phải thuộc về nhân quả, đều điều kiện, đều sanh diệt, đều lang thang, đều khổ sở, vô thường khổ não vô ngã.

Còn đứng lặng thì chân thường chân ngã tịch tịnh.

Đó là chúng ta phải biết, tức là cái gốc chúng ta phải tu làm sao nhận được cái đứng lặng và chúng ta đi theo con đường đứng lặng mãi, nhưng mà đứng lặng không phải có một thứ đứng lặng, nó cũng có lên có xuống, nhưng mà nên nhớ đứng lặng là nó trùm khắp cả võ trụ vô lượng vô biên, nó khó vậy đó.

Còn cái xao động thì dù cho xao động vi tế cách mấy thì nó hữu lượng hữu biên tức là có giới hạn, mà có giới hạn thì tất nhiên phải

Có không gian có thời gian tương ưng, mà chúng ta nên nhớ không gian tức là ngã, thời gian đối tượng không gian tức là pháp.

Còn bên đứng lặng thì chưa có ngã, mà chưa có ngã tất nhiên là chưa có không gian, hay nói đúng là không gian bị hóa giải vào thời gian, thành ra chỉ có thời gian tuyệt đối tức là cái hiện tiền.

Còn bên kia có hiện tại có quá khứ có vị lai.

Mà hễ đứng lặng thì biết được cái xao động; còn xao động thì không biết được cái chuyển biến, cái diễn biến của đứng lặng.

Chúng ta phải nhớ như vậy, chút chúng ta thấy cái đứng lặng không có pháp môn để rồi chúng ta tập làm sao mà chúng ta nhận cái đứng lặng trong mỗi cái xao động của chúng ta: xao động của xác thân, xao động của cảm giác, xao động của tư tưởng phân biệt, xao động của ý chí nghiệp lực đắn đo suy tính chấp ngã, xao động của những kinh nghiệm kiến thức ký ức, mấy cái này khó à , kinh nghiệm kiến thức ký ức mà xao động mình khó thấy lắm, phải Alahán trở lên. Nhưng mà cái xao động của xác thân thì dễ rồi đấy, xác thân mình đi mình biết đi, nhưng mà mình đừng nói mình đi mà xác thân đi còn cái biết nó không có đi, xác thân đứng thì xác thân đứng chớ không phải cái biết đứng nhưng mà nó biết được xác thân đứng, thì cái này chúng ta thấy Nhập lưu so chúng ta nhận được đấy, nó cũng dễ thôi nhưng mà cũng phải qua nhị thiền đấy, hén. Cái tâm xao động tầm sát chưa xong thì đừng có trông mong nhận lại, lý thuyết nó như vậy nhưng mà thực tế nó không phải vậy, nó phải qua sự tu tập của nhị thiền, chư phật tử để ý hén.

Rồi câu hỏi của ông Thiện Khánh, của ông Thiện Đức nằm trong bài giảng của tôi á, nếu mà trả lời không được là tôi bắt quỳ hương á, tôi giảng rộng vậy chớ câu trả lời nằm trong đó hết. Thì ông Thiện Đức hôm đó hỏi, ông

Thiện Khánh hôm đó hỏi, thì chúng ta chưa trả lời hết, ở đây mỗi người phải trả lời đấy, thì ở đây tôi nói vậy là biết rồi đó, cái câu hỏi ông Thiện Đức nó nằm trong bài giảng này, câu hỏi ông Thiện Khánh cũng nằm trong bài giảng này, tôi giảng gì là tất cả những câu hỏi gì đặt ra cũng nằm trong đó hết á, cả tới thiên tài hay Thánh nhân cũng nằm ở trong này, để rồi tôi nói ra chư phật tử mới thấy tức đập đầu vô gối để mà chết, thì nó như vậy tất cả đều được giảng hết mà chúng ta không chịu thao thức để mà so sánh để mà đúc kết để mà nối liền lại với nhau thôi, tất cả những câu hỏi đều nằm trong bài giảng hết, nhưng mà nó rời rạc mà tôi đã đúc kết nó nhiều lắm rồi đó, chớ còn nếu mấy ông mấy bà coi Kinh nữa thì chết luôn, coi Kinh không biết đâu mà nắm.

Thì như tôi nói vậy đó, thì bên đứng lặng chúng ta trở về cái đứng lặng, thì cái đứng lặng nó cũng có nhận thức thôi, cái gì cũng không ở ngoài cái tâm hết, nhưng mà tâm đây tâm đứng lặng tức là tâm chon, nhưng mà khi nó đã xuống cấp rồi thì đối với alaya võ trụ nó vẫn là vọng, nhung mà đối với cái xao động thì nó là chân, chu phật tử phải nắm chỗ này mới hiểu Kinh Phật. Nếu alaya võ trụ thì nó là một vùng ánh sáng thôi, nó không có hình cũng không có tướng nữa tức là phi không gian phi thời gian, thì nó là một vùng hào quang rực rỡ sáng lòa không có một vật gì hết, thì cái này mới là chân thiệt đấy, cái này mới là chân thật đấy, nhung mà khi nó xuống cấp, xuống alaya rồi thì nó đã muờng tượng dường như muốn có hình rồi đấy, thành ra kêu là Hư vô vi tế, vi tế là rất nhỏ nhiệm, vi là nhỏ, tế là nghiền nát ra, nhỏ nhiệm nghiền nát, mà hư vô là bàng bạc như hư không, tức là nó chập chờn nó mờ mờ, nó mờ mờ nó bàng bạc khắp cả không gian và thời gian, tức là bàng bạc khắp vô lượng vô biên, như vậy cái hào quang nó bớt sáng rồi đấy, thành ra nó hoi mờ mờ chập chờn, nhưng mà chưa có gì đâu cũng chưa có hình gì hết trơn á, thì cái đó kêu là alaya của võ trụ, “nơi đây sương khói mờ nhân ảnh” thì alaya của võ trụ, thì cái nhận thức này chúng ta thấy là rồi cái nhận thức xuống cấp nữa do niệm bất giác thứ nhì tức là chúng ta kêu vọng tuởng kiên cố nó đập vào tướng phần alaya nó muốn có hình rõ hon nữa thì mới ra cái đứng lặng của 5 thức đầu, tức là ở đây bắt đầu le lói rồi đấy tức là chập chờn rồi đấy, chập chờn tức là nó có như những cái điện tử mà nó hội tụ lại, cái hình nó có lúc có lúc không, cái sắc có lúc có lúc không, có lúc có vật có lúc không, có lúc có tiếng có lúc không, nó chập chờn nó le lói mà nó nửa sáng nửa tối, là hư minh, minh là sáng hư là không, là không sáng lắm, không tối, nửa sáng nửa tối, rồi le lói tức là chập chờn dường như ngọn đèn muốn tắt rồi cháy, lúc thì nó sáng lên rồi phụp xuống, kêu là le lói muốn tắt mà không tắt, thì bây giờ kêu chập chờn: dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, dường như có mùi dường như không mùi, nhưng mà vật gì tiếng gì mùi gì chẳng có, chỉ có cái hình le lói chập chờn thôi, thành ra ở đây nó xuống cấp rồi đấy, cỏn cái kia nó chỉ là bàng bạc thôi, bàng bạc thôi, ở đây nó bắt đầu hội tụ nhưng mà chưa rõ rệt.

Rồi xuống cấp một cái nữa thì tới mặt trăng thứ ba là thức thứ 6, hiện lượng tánh cảnh thức thứ 6, mặt trăng thứ hai hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu, mặt trăng thứ nhất là hiện lượng tánh cảnh của alaya thức, thức thứ 8, thức thứ 8 thì nó mới bàng bạc thôi thành ra hào quang nó cỏn sáng, tới đây là hào quang hoi tối xuống, thành ra dường như có vật dường như có tiếng, nhưng mà vật gì tiếng gì cũng chưa biết. Rồi tới thức thứ 6 xuống cấp nữa thì hiện hình bắt đầu rõ, bắt đầu rõ, tức là chúng ta thấy dường như có bông dường như có người dường như có thú mà bông gì chẳng biết, biết là bông thôi, bông cúc hay bông lài hay bông vạn thọ không biết, người thì người nào người nam hay người nữ đàn ông hay đàn bà trẻ hay già người Mỹ hay người Việt chưa biết, thành ra nó chỉ hiện cái hình thôi, nên nhớ ở đây hình là nó xuyên suốt đấy, chúng ta lại nắm bắt là không nắm được, nó như là cái bóng mờ như là làn khói vậy thôi, nhưng mà nó rõ rồi đấy, nó rõ rồi đấy, cái này kêu là mặt trăng thứ ba của thức thứ 6, của thức thứ 6.

Tôi nói lại. Mặt trăng thứ ba của thức thứ 6 là hiện hình chưa có tướng nhưng mà đã rõ rệt rồi, tức là thấy có bông có người có vật nhưng mà vật gì thì không biết; còn lên mặt trăng thứ hai thì cái vật này chập chờn dường như có giống như cái bông mà mất rồi lại hiện ra rồi lại mất mà không biết đó là cái gì, tức là không có bông không có loài thú không có gì rõ rệt hết, nhưng mà thấy có cái lù lù có sắc có vật mà vật gì thì không biết thành ra nó bắt đầu ấy; lên tới thức thứ 8 thì nó biến mất nó trở nên một làn khói mờ mờ, làn khói mờ mờ bàng bạc khắp cả không gian vô lượng vô biên, mà nên nhớ có vật hay không vật cũng vô lượng vô biên nha, còn cái hình cái bông hình loài thú cũng vô lượng vô biên, nên nhớ cái đứng lặng luôn luôn nó vô lượng vô biên, chúng ta phải biết như vậy, bởi vì nó không gian bị hóa giải vào thời gian, còn có thời gian tuyệt đối thôi, mà thời gian đó tức là nhận thức tuyệt đối. Nhận thức tuyệt đối là sao? là nhận thức đó không phải là nhận thức nhung mà là tất cả mọi nhận thức, cái Bát nhã phải nói nhu vậy, xin thông cảm với tôi. Nhận thức tuyệt đối tức là nhận thức nó không phải là nhận thức mà là nhận thức tất cả, mà ở trong sách chữ Hán trong Duy thức thường kêu cái thấy của alaya khi mà vọng tưởng kiên cố đập vào đó kêu là cái “nhìn” mà tiếng Hán kêu là thị, hén, còn của 5 thức đầu kêu là cái “thấy” tiếng Hán kêu là kiến “thị nhi bất kiến” thì chúng ta dịch ra tiếng Việt là “nhìn mà không thấy” nhìn mà chẳng thấy, rồi “kiến nhi bất tri” thấy mà chưa biết, thì cái biết tức biết sự vật rồi đó nhung mà chưa có phân biệt, thì cái biết này biết thẳng vào sự vật.

Tôi lấy thí dụ. Thí dụ như bây giờ cái biết, cái biết nó có hai: cái biết của hiện lượng tánh cảnh của đứng lặng đó thì là cái biết sự vật thôi, biết cái hình thôi chớ chưa có tướng, khi mà thức thứ 6 nó qua nó cải sửa. Thí dụ như cái ca trước mắt tôi, thì hiện lượng tánh cảnh thấy là cái ca có cái hình, nếu mà cái thấy của hiện lượng tánh cảnh thì cái ca này chúng ta cầm không được đấy, nó xuyên suốt nó chỉ có cái hình chớ nó chưa có cái tướng, nhưng mà khi thức thứ 6 nó xao động qua rồi nó mới bắt đầu là dung thông, thành ra trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm dùng hay “dung thông” tức là, thông là không chướng ngại, dung là trộn lẫn, trộn lẫn một cách không chướng ngại, nó mới lấy cái hình cái tướng nó qua trộn với cái hình này thành ra sự vật cố định, kiên cố, nắm bắt được, nắm bắt được, chúng ta phải hiểu như vậy, thành ra cái thấy của hiện lượng tánh cảnh thì thấy là cái ca thôi chớ không có phân biệt cái ca này khác với cái ca của Việt Nam như thế nào, cái ca này hình tròn hình vuông hay hình ống, thì cái đó là tỷ lượng đới chất cảnh của xao động của thức thứ 6. Còn thấy cái ca là cái ca chỉ có hình thôi thì cái này là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 về phần đứng lặng, về phần đứng lặng.

Thành ra thí dụ bây giờ tôi phân biệt đây là cái ca của Trung Quốc nó khác với ca Việt Nam như thế nào, hình nó là hình ống, ở trên thì lớn dưới thì nhỏ, thì cái này thuộc về tỷ lượng đới chất cảnh của xao động của thức thứ 6 xao động. Rồi bây giờ tôi biết rằng tôi đang phân biệt, biết rằng có tư tưởng phân biệt và có đối tượng được phân biệt, thì cái biết này là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 phần đứng lặng, có vậy thôi.

Mà khi nào mình làm được như vậy? Biết chỉ biết mà thôi, trong Kinh có chỗ đó đó, tôi không biết “Biết chỉ biết mà thôi” nghĩa là cái gì. “Thấy chỉ thấy mà thôi”. Nhìn chỉ nhìn mà thôi”, có thêm chữ “mà thôi” là tánh cảnh đấy.

Còn nhìn mà bắt đầu mà để mà tác ý mà cho nó gặp nhau để mà thấy, rồi thấy để mà phân biệt để mà biết, biết rồi tìm cách phân biệt, cái này phần xao động hết, phần xao động hết.

Còn “thấy là thấy mà thôi” biết rằng có cảm giác và có đối tượng của cảm giác, thì cảm giác đối tượng cảm giác tức là phần xao động, mà mình biết rằng có cảm giác có đối tượng cảm giác, thấy có cảm giác thấy có đối tượng cảm giác thì cái thấy này không phải cái thấy của xao động, xao động thì có nhận thức và có đối tượng nhận thức, cỏn cái này nó không có đối tượng mà nó có hết tất cả mọi đối tượng, mà đối tượng đó của cảm giác chớ không phải của đứng lặng.

Cũng như tôi phân biệt đây là cái ca, như tôi nói hồi nãy, thì có tư tưởng phân biệt và có cái ca được phân biệt, thì đó là phần xao động. Bây giờ tôi biết rằng cái tư tưởng phân biệt và cái ca được phân biệt, thì cái biết này đứng lặng. Rồi khi tư tưởng nó chấm dứt thì tư tưởng hết thì cái ca này biến mất không còn nữa, nhận thức mất thì đối tượng nhận thức mất, nếu lấy cái ca đi cái ca mất thì đối tượng là tư tưởng cũng chấm dứt theo, nhưng mà cái biết rằng tư tưởng chấm dứt biết rằng đối tượng chấm dứt, cái biết này vẫn còn, thì trước sau vẫn là cái biết thôi. Mà biết cái gì? Không biết cái gì hết, biết rằng có tư tưởng và có đối tượng tư tưởng, biết rằng không có tư tưởng và không có đối tượng tư tưởng, thì nó vẫn là biết thôi, nhưng mà nó không phải là tư tưởng mà cũng không khác với tư tưởng.

Chúng ta phải vi tế như vậy đó thì chúng ta mới đi vào Bát nhã được, nghĩa là hiểu cái bánh vẽ cho rành, rồi lúc nào mình đi tư tưởng thì mình biết, hễ tư tưởng mà đối tượng mất thì tư tưởng mất theo; còn cái tư tưởng đứng lặng của thức thứ 6 thì bây giờ cái tư tưởng biến mất cái đối tượng tư tưởng biến mất nó vẫn còn, nó vẫn là cái biết. Mà biết cái gì? Biết là không có vật gì hết, không có tư tưởng không có đối tượng, biết yên lặng biết về chân không, thì cái này chính là chân không, Phật tánh. Còn khi nó biết cho chiếu có tư tưởng và có cái tư tưởng phân biệt đây là cái ca, nó trực nhận hai cái này, biết hai cái này nhưng mà vẫn trở về hồi quang phản chiếu, trở về chân không, thì biết rằng tư tưởng phát hiện từ chân không, mà đối tượng của tư tưởng là cái ca này cũng phát hiện từ chân không, mà chân không mới chính là nó, chân không mới chính là ta.

Thành ra mình phân biệt giữa tư tưởng của xao động và tư tưởng của đứng lặng. Đứng lặng cũng thuộc về cái biết vậy, nhưng mà cái biết biết được tư tưởng phân biệt thôi. Còn cái cảm giác cũng vậy, nó cảm giác thì nó biết rằng có cảm giác và có đối tượng cảm giác, nó thấy được cái cảm giác và thấy được đối tượng của cảm giác, nhưng cái thấy nó không là gì hết mà nó là tất cả.

Thành ra chư phật tử thấy rằng cái nhìn đó thì nó chưa có rõ ràng, tới cái thấy thì nó tương đối hơi khá, tới cái biết thì bây giờ mới bắt đầu hiện hình rõ rệt, đó là ba trường hợp đi xuống của đứng lặng.

Thì đây là tôi nói về cái nhận thức, nhưng mà nhận thức ở đây chúng ta thấy là hiện tượng giới sở dĩ có là do cảm giác và tư tưởng, tôi thường nói như vậy đó.

Thì ở đây chúng ta coi nhận thức đứng lặng này có cảm giác có tư tưởng hay không?

Thì chúng ta thấy nếu có cảm giác có tư tưởng thì nó thuộc về xao động nó không phải đứng lặng, thành ra kêu nó luôn luôn xả thọ, xả thọ tức là bất lạc bất khổ thọ đấy, bất lạc bất khổ thọ.

Nhưng mà bất lạc bất khổ thọ có một thứ hay là khác? Thì chúng ta thấy nếu nó đứng lặng thì một thứ, nhưng mà thật sự không một thứ, mà nói khác thì thật sự cũng không phải khác, nó khó là khó chỗ đấy, bên Bát nhã rất khó khăn chỗ đó, nói khác là không phải khác mà nói một thứ thì không phải một thứ, bị vì nó cảm giác nó cũng vậy, nhưng mà nó xuống cấp.

Còn tư tưởng thì sao? Thì nếu có tư tưởng thì đâu gọi là đứng lặng nữa, mà nếu không có tư tưởng thì nó thuộc về vô ký, vô ký, thì tất cả đứng lặng đều thuộc về vô ký hết.

Nhưng mà vô ký một thứ hay khác? Vô ký của alaya, vô ký của 5 thức đầu, vô ký của thức thứ 6 là một thứ hay là khác? Nói một thứ là sai mà nói khác là trật.

Còn cảm giác nếu nó là cảm giác thì nó là xao động, thành ra nó không có cảm giác, nó không có lạc thọ khổ thọ, vì tất cả đều thức thứ 8, 5 thức đầu, thức thứ 6, đều bất lạc bất khổ hết. Nhưng một thứ hay khác? Thì chúng ta nói một thứ là sai mà khác thì trật. Neu một thứ thì làm gì có bất lạc bất khổ của thức thứ 8, 5 thức đầu, thức thứ 6, nếu một thứ là có một thôi, hén, mà nếu mà nó có lạc thọ khổ thọ thì nó là xao động chớ không phải đứng lặng; còn nếu có tư tưởng thì nó là xao động chớ nó không phải là đứng lặng, thành ra nó phi tư tưởng, nó là vô ký, nó không phải thiện mà cũng không phải ác. Mà không phải thiện không phải ác của thức thứ 8, 5 thức đầu, thức thứ 6, là một thứ hay là khác? Mà đã là không phải thiện không phải ác thì một thứ, nhưng một thứ thì tại sao có thức thứ 8, 5 thức đầu, thức thứ 6, thì chúng ta thấy nó phải hơi khác. Phải nhìn cái chỗ đó chúng ta mới qua Bát nhã được.

Thì bây giờ chúng ta nói qua phần đó. Hồi nãy chúng ta nói phần nhận thức rồi, nhận thức thì cũng hiện lượng tánh cảnh thôi, nhưng mà hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8, 5 thức đầu, thức thứ 6 cũng không phải một thứ cũng không phải khác, hén.

– Nhận thức của thức thứ 8 thì nó lờ mờ, nó bàng bạc, nó hư vô vi tế, nó nhỏ nhiệm, mà nó bàng bạc cả khắp không gian.

– Còn tới hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu thì bắt đầu nó lên lù lù, nó chập chờn rồi đấy, nó le lói rồi đấy, nó nửa có nửa không, nó hư minh le lói chiếu soi, thành ra trong Thủ

Lăng Nghiêm dùng danh từ rất sát, hư minh là nửa sáng nửa tối, minh là sáng, hư là không, là không sáng không tối, nó le lói chập chờn dường như có vật dường như không vật. Rồi trên kia nó bàng bạc, bàng bạc là nó chưa có gì hết, nhưng nó mờ mờ. Xuống đây là bắt đầu nó chập chờn, nó le lói; còn cái kia là vi tế mà hư vô; cái này chập chờn le lói mà hư minh.

– Rồi xuống tới thức thứ 6 là dung thông, dung thông tức là có hình rồi đấy, có thể trộn lẫn được với cái xao động, cũng như sữa hòa với nước mà khó phân biệt cái nào sữa cái nào nước, mấy ông mấy bà thử lấy sữa lấy nước đổ vô rồi đố mấy ông phân biệt cái nào sữa cái nào nước, không phân biệt được, trừ ra khi nó lóng xuống mà khi sữa cỏn đặc nó lóng cặn ở dưới thì mới nhận cái cặn đó là sữa, còn khỉ mà nó hòa lẫn rồi đó thì không phân biệt được sữa nước, thì ở đây kêu là dung thông, thông là không chướng ngại, dung là trộn lẫn, trộn lẫn với nhau một cách không chướng ngại.

Thì chúng ta thấy như vậy không thể nói là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8 với 5 thức đầu là khác, mà cũng không thể nói là một thứ, mà cái này đều là xuyên suốt hết, đều là vô lượng vô biên hết, nhưng mà một cái còn lờ mờ, một cái thì le lói, một cái thì bắt đầu dung thông, hén. Chúng ta phải hiểu. Rồi bây giờ bên cái phần đó.

Tới phần cảm giác và tư tưởng. Thì dĩ nhiên là nó không có cảm giác mà cũng không có tư tưởng. Mà không cảm giác, ba cái này không cảm giác hết một thứ hay là khác? Không có tư tưởng hết nhưng mà một thứ hay là khác? Neu mà có cảm giác có tư tưởng thì thuộc về xao động, mà không cảm giác không tư tưởng thì thuộc về đứng lặng. Nhưng mà có một cái cảm giác hay là ba cái cảm giác? Một cái tư tưởng hay là ba cái không cái tư tưởng? Thì chúng ta thấy không phải một, không phải ba, nhưng mà nó xuống cấp. Thành ra:

* Cái bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 8 thì thường thường kêu là xả thọ, hay là hồn nhiên, hay là chúng ta còn kêu danh từ nữa là hỗn độn, nó một cách lờ mờ, thành ra không có vui mà cũng không có buồn, nhưng mà không ai biết được nó, bị vì nó quá vi tế, nó hư vô vi tế mà, thành ra thức thứ 6 không có xen vô được, không có biết nó ra sao hết, mà do Đức Như Lai, Đức Phật Tổ nói chúng ta hiểu thôi, chớ tự chúng ta thì không mong gì thấy được nó, chỉ có Alahán mới thấy nó lờ mờ thôi, Alahán lờ mờ, chúng ta chỉ nghe giảng lại thôi. Thành ra ở đây kêu nó là xả thọ hay hồn nhiên, hỗn độn.

* Rồi khi nó xuống tới 5 thức đầu thì cũng bất lạc bất khổ thọ, nhưng ở đây nó là bình thường. Bình thường là gì? Là một trạng thái bớt hồn nhiên rồi, nó không nhận đưọc thôi, nhưng mà thức thứ 6 có thể cải sửa nó, có thể cải sửa nó thành ra lạc thọ hay khổ thọ, lạc thọ và khổ thọ như tôi thường thí dụ đó. Thí dụ bình thường mình cũng có trạng thái là xả thọ vậy, hiện lượng tánh cảnh vậy, của 5 thức đầu đó. Thí dụ như tôi nói đám ma đi ngang, thì ở đây mình không biết thì đó là trạng thái bình thường, nhưng khi mình biết rồi thì có thể lạc thọ hoặc khổ thọ, nếu người thân mình thì khổ thọ mà kẻ thù mình thì lạc thọ, đó là do thức thứ 6 nó cải sửa, nó in lên, còn để mà tự nhiên của nó thì bất lạc bất khổ thọ, đó là cái cảm thọ thì nó cũng khác với thức thứ 8. Còn khi đám ma đi ngang thì thức thứ 8 làm việc sao mấy ông mấy bà không biết nổi đâu, không biết nổi đâu, mà thức thứ 6 cũng không biết nổi nó, còn ở đây thức thứ 6 có thể xen vô sửa đấy, xen vô sửa đấy, khi mà đem cái hiện tượng bên ngoài có thật đem vô sửa cái hồn nhiên cái bất lạc bất khổ thọ của đứng lặng của 5 thức đầu nó sửa lại thành lạc thọ, khổ thọ.

* Còn bây giờ xuống tới thức thứ 6 thì nó dung thông à, cái này nó dung thông dữ đấy, thì bất lạc bất khổ thọ đây tôi mới nói là. Mà tại sao mấy ông mấy bà biết tại sao 5 thức đầu mà nó chỉ sửa là lạc thọ với khổ thọ, còn hỷ ưu không có; còn thức thứ 6 lại có: lạc thọ, khổ thọ, hỷ, ưu, tới năm lận; còn 5 thức đầu có ba thôi: lạc thọ, khổ thọ và bất lạc bất khổ thọ; còn ở đây: lạc thọ, khổ thọ, hỷ, ưu và bất lạc bất khổ thọ, 5 thọ, cái này cũng tìm chết luôn á, nếu chúng ta không phăng cái tiến trình của Duy thức thì chúng ta không hiểu Duy thức, trong Duy thức thường mất cái này đó, bên bất lạc bất khổ thọ thức thứ 6 là không có đấy, nó bỏ sót, nhưng mà tôi thấy dường như phải 5. Còn cái cảm thọ của 5 thức đầu có ba hà. Tại sao vậy biết không? Đúng ra bắt mấy ông mấy bà hỏi á, mấy ông mấy bà làm biếng quá, làm biếng quá, không chịu thao thức, không chịu tìm kiếm gì hết á. Thì cái này là cái quan trọng mà chúng ta thấy là cái đứng lặng thì nó đi từ trên xuống dưới, còn cái xao động nó bắt từ dưới đi lên trên, hai cái nó đi nghịch nhau, chúng ta phải hiểu như vậy. Thì chúng ta thấy rằng từ thức thứ 8 là cái đứng lặng sáng soi nhất, từ alaya võ trụ là một vùng hào quang rực rỡ chưa có hình tướng gì hết, tới thức thứ 8 là bắt đầu hiện hình lờ mờ, rồi xuống 5 thức đầu, tới thức thứ 6; thức thứ 6 là cái đứng lặng thô tháo nhất, thô tháo nhất, bị đi từ trên mà, còn thức thứ 8 là mặt trăng thứ nhất là cái đứng lặng ít thô tháo, cái thứ hai là mặt trăng thứ hai là 5 thức đầu thì cũng hơi thô tháo, còn cái mặt trăng thứ ba là thức thứ 6 nó thô tháo hạng nhất, mặc dầu nó đứng lặng nó chuyển biến nhanh nhung mà nó đã hiện hình rồi, hễ hiện hình tức là thô tháo cách xa chân lý cách xa sự thật nhiều, tới ba lớp rồi đấy. Còn cái xao động này chúng ta thấy đi từ mạtna, alaya thì nó luôn luôn đứng lặng thôi, nhung mà nó vừa xao động có không gian rồi thì bắt đầu có chủng tử, thì chủng tử đó kêu mạtna chớ không kêu alaya nữa, thành ra alaya một chân bên đứng lặng một chân bên mạtna mạtna thì một chân bên xao động một chân cũng cỏn bên đứng lặng, hai cái này chúng ta phải hiểu, cái biến chuyển nó phải vậy, nối tiếp vậy, chớ chúng ta cho mạtna là xao động không thì kẹt, chúng ta cứ cho alaya đứng lặng không thì kẹt, nó đều hai chân hết á, cái nào nó cũng hai chân hết á. Thì mạtna nó mới đi xuống, rồi nó mới nở xòe ra, mạtna tức là nghiệp lực đấy, chúng ta kêu nghiệp tức là mạtna, nó là nguyên nhân chính của luân hồi sanh tử khổ, cái nguyên nhân chính, bởi vì bắt đầu là bắt đầu có chủng tử, có chủng tử là bắt đầu từ nó, bắt đầu từ nó, nó mới nở xòe ra nó đi xuống thức thứ 6, nó xuống chậm nữa, nó thô tháo thì nó biến thành thức thứ 6, rồi thức thứ 6 mới bắt đầu dung thông với thức thứ 6 của đứng lặng, đây là dung thông đấy. Thì chúng ta thấy mạtna chuyển biến xao động rất là ít, tới thức thứ 6 nhiều, rồi bắt đầu mới chụp mũ qua 5 thức đầu thì cái xao động nặng hơn nữa, chụp mũ vọng tưởng kiên cố thì xao động quá nặng biến thành ra địa ngục, sắc uẩn. Thành ra hai cái đi ngược, hai cái đi ngược, hai cái đi ngược. Thành ra thức thứ 6 nó có đủ 5 thọ, nhưng mà khi qua nó dung thông 5 thức đầu, 5 thức đầu chuyển biến quá nhanh, cái hào quang đứng lặng quá nhiều nó không thể cải sửa được, nó chỉ có thể cải sửa lạc thọ khổ thọ thôi, còn hỷ với ưu không thể nào cải sửa được, bị cái đạo lực cái hào quang nó quá sáng, thành ra cái xao động thì càng ngày càng đi chậm xuống càng thô tháo, mà cái kia thì cái đứng lặng quá sáng sủa, thành ra chỉ có cải sửa in lên trên đó được là cái lạc thọ cái khổ thọ thôi, còn hỷ ưu thì thức thứ 6 phải chịu lấy hết. Chúng ta phải quan tâm, cái này về phải tham thiền lại hén, tôi giảng đây mấy ông mấy bà nghe chắc là cũng không thấm đâu, phải về tham thiền lại mới thấy. Rồi cái thức thứ 6 đi xuống tới vọng tưởng kiên cố nữa thì quá thô, quá thô, mà chúng ta biết vọng tưởng kiên cố cái chuyển biến nó sáng rực cũng như là thức thứ 8 đấy, bị vì nối liền thức thứ 8 với 5 thức đầu mà, thành ra ở đây thức thứ 6 không cải sửa gì được hết, nó in lên trên đó thành cái sắc uẩn, chớ vọng tưởng kiên cố nó đứng lặng dữ à, nó là đứng lặng chỉ thua thức thứ 8 thôi, nó hơn 5 thức đầu đấy, nó sáng hào quang nó sáng sủa tới vậy đó, thành ra ở đây thức thứ 6 phải chịu là in lên đó thành cái thô tháo mà mất luôn cái biết, mất luôn cảm giác, chỉ còn vật lý thô tháo thôi mà chúng ta kêu là sắc uẩn.

Thành ra chúng ta thấy cái nền tảng của sắc uẩn chính là vọng tuởng kiên cố, nhưng mà thức thứ 6 không sửa được; Còn nền tảng của thọ uẩn tức là hư minh le lói chiếu soi mà trong 10 kiết sử kêu là phóng dật, còn cái kia vọng tưởng kiên cố kêu là vô minh. Chúng ta hiểu như vậy chúng ta qua bài Kinh Sáu Sáu chúng ta thấy nó dễ, cỏn không là không chạy được, không chạy được. Thành ra chư phật tử phải hiểu.

Thì ở đây, như tôi nói hồi nãy, vấn đề lạc thọ khổ thọ thì ở đây thức thứ 6 nó tới 5 cái: lạc, khổ, hỷ, ưu, thì chúng ta nên biết là cái lạc thọ khổ thọ này đó, thì chúng ta thấy ở thức thứ 6 chúng ta thấy nó có cái bình thường và có cái siêu thường, tôi đề siêu thường trong Duy thức không có nhen. Bình thường tức là nó giống như 5 thức đầu, nó bình thường chưa

Có vui buồn gì hết, nhung mà nó bị thức thứ 6 dung thông cải sửa, còn cái siêu thường đó thì thật sự nó là lạc thọ khổ thọ mà do thức thứ 6 tự nó nó thăng hoa lên, đó là tứ thiền của sắc giới và tứ không, tứ thiền của sắc giới và tứ không, chúng ta nên nhớ.

Tôi giảng lại cái tứ không. Từ ở cái alaya của thức thứ 8 khi mà nó chuyển biến xao động thì bắt đầu có không gian, còn khi nó đứng lặng thì không gian hóa giải vào thời gian, có không gian là có chủng tử, có chủng tử rồi thì tất nhiên có khoảng cách, có người nhận thức và đối tượng nhận thức, mà chúng ta nên nhớ ở đây cái không gian của thức thứ 7 rất là vi tế, bị vì nó từ cái phi không gian mà nó chuyển biến ra không gian, cái này rất là nhỏ nhiệm, thành ra nó có thể tự chiếu soi, nhưng mà chiếu soi tới cuối cùng là nó xao động, xao động rất nhỏ, mà hễ xao động thì tất nhiên sự vật bị méo mó, thành ra nó chiếu soi, tự chiếu soi trở lại cái kiến phần của alaya thì nó xao động, thành ra nó chụp lên trên đó cái bóng mờ, thì nó chấp cái bóng mờ tức là ngã, nhưng mà nó không có sự khái niệm, không có sự phân biệt, thành ra cái ngã này kêu là chân đới chất, đới là mượn, chất là tánh cảnh, tánh cảnh của Phật tánh là vô tướng, mà nó mượn cái đó để nó sửa lại theo cái nhận thức của nó thì kêu là đới chất cảnh, nhưng mà sửa lại mà chưa có khái niệm, chưa có chụp mũ, chưa có phân biệt nhiều, mà trực giác sửa thôi, tức là thấy cái bóng mờ đó thôi. Mà bóng đó là gì? Thì chưa có, thành ra kêu là đới chất, mà chằn đới chất. Chúng ta phải nhớ như vậy. Thì cái nhìn của nó bây giờ không thể kêu là tỷ lượng nữa, tỷ lượng tức là có sự tỷ giảo so sánh có sự phân biệt khái niệm, mà đằng này nó chưa có khái niệm chưa có tỷ giảo, thành ra kêu nó là hiện lượng mà trực giác nhưng mà trực giác sai lầm, trực giác mà có một chút xao động thành ra kêu là tợ trực giác, tương tợ như trực giác chớ thật sự không phải là trực giác; Còn kêu là tỷ lượng thì không được, bị vì nó chưa có sự phân biệt chưa có sự tỷ giảo chưa có sự so sánh, nó còn rất là chân. Thành ra chúng ta phải hiểu danh từ của mạtna này khó nhất, dứt được nó là đắc Alahán, mà nếu còn nó là còn luân hồi tiếp tục mãi mãi. Đó, rồi sau khi nó xuống dưới thấp này nữa đó thì nó thành ra là phi tưởng phi phi tưởng, rồi xuống thấp nữa thành ra vô sở hữu xứ, là càng ngày càng xao động nhiều đấy, còn xao động nhiều nữa thành ra thức vô biên, xao động nhiều nữa thành ra hư không vô biên. Thì phi tưởng phi phi tưởng chúng ta thấy rằng, như tôi nói là nó loáng thoáng nó thấy được cái vô chất tánh cảnh tức là thấy cái đứng lặng cái bản thể của võ trụ thì nó lập tức nó tạo ra cái đối tượng để nó duyên, thành ra ở đây là nó bắt đầu nó duyên lấy cái đó, thành ra cảnh này cái phi tưởng phi phi tưởng là cái cảnh của nó tự tạo lấy; Rồi khi mà nó xuống thấp nữa nó xao động nhiều nữa thì nó không còn thấy được cái đó nữa, mà nó thấy được cái đứng lặng bất biến cái đứng lặng bất biến của vô chất tánh cảnh, rồi nó mới tạo ra cái đối tượng để nó duyên chớ không phải cái đó, thoáng thấy một cái thôi, trong cái Bồ Đe Đạt Ma bà gì bả nói: con chỉ thấy bất động cõi Phật A Súc một lần thôi, mà khó thấy lại lần thứ hai, là thỉnh thoảng nó đè nén nó thoáng thấy được, nhưng mà rồi nó xao động lại thì khó mà thấy, nó mới tạo ra cái cảnh để mà nó duyên. Cũng như chúng ta đi tới Đà Lạt là cảnh mới chúng ta chưa từng thấy, thì mới đầu chúng ta thấy bằng tánh cảnh đấy, nhưng mà sau đó rồi tư tưởng mới tạo ra cảnh đó để rồi nó duyên, thì từ đó về sau chúng ta không còn thấy mới lạ nữa, chúng ta sống với đới chất cảnh chân tỷ lượng, còn ban đầu là chúng ta sống với hiện lượng tánh cảnh. Đe ý, chúng ta thấy chúng ta thỉnh thoảng cũng thấy với hiện lượng tánh cảnh khi chúng ta tới nơi đó mà alaya chưa có cái hình bóng đó, mà chúng ta nên nhớ tất cả cảnh giới này đều nằm trong alaya nhen, nhưng mà khi thức thứ 6 thức thứ 7 chưa xen vào đó thì alaya nó phát hiện ra liền thì chúng ta nhận được hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà sau 5-10 phút rồi thì bắt đầu mạt na và thức thứ 6 bắt đầu xao động nó tạo ra cảnh giới y hệt như vậy để nó duyên. Cái này học Duy thức chúng ta chiêm nghiệm cho sâu, chúng ta thấy cuộc sống chúng ta có nhưng cảnh giới như vậy mà chúng ta không hề hay biết gì hết, do đó chúng ta mới phàm phu. Còn bậc Thánh nhân thì người ta hay biết liền, người ta bắt được những cái chuyển biến đó, nó khác nhau chỗ đó thôi, mà bắt bằng cái đứng lặng, cỏn chúng ta bắt bằng cái xao động thì trớt lớt, trớt lớt. Chúng ta phải hiểu chỗ đó.

Thì đây tôi nói về, cái này đó thì bên xao động kêu là bất lạc bất khổ thọ, nhưng thật sự đây là một cái lạc thọ rất vi tế, thành ra kêu bất lạc bất khổ thọ siêu thường, nó vượt lên trạng thái bình thường, mà thật sự nó là một lạc thọ rất vi tế, rất vi tế; Rồi khi nó xao động nữa, nó không còn thấy được cái đứng lặng của thức thứ 8 nữa, mà nó chỉ thấy được cái hư không của thức thứ 7 thôi, thức thứ 6 khi mà nó bớt xao động nó thấy được cái đứng lặng cái xao động của thức thứ 7 xao động rất vi tế, cái hư không của thức thứ 7 này nó gần tương đương với vô lượng vô biên đấy, nhưng mà nó vẫn hữu lượng hữu biên bởi vì nó xao động, thì nó mới tạo ra cái hư không để nó duyên lấy chớ nó không phải duyên thẳng cái hư không của thức thứ 7 đâu, hư không của thức thứ 7 rất bao la nó gần như vô lượng vô biên nhưng mà vẫn hữu lượng hữu biên; Còn cái không vô biên của thức thứ 6 này thì quá tệ hơn thức thứ 7, nói là tệ chớ nó rộng lớn lắm chớ không phải vừa, thức thứ 6 này nó quá xá, Te thiên mà, nó đủ phép biến hóa; Tới bắt đầu nó xuống cấp nữa, nó xao động nhiều quá nữa thì nó không thấy được cái hư không vô biên nữa, mà nó thấy được cái xác thân này, nó thấy được cái sắc giới cõi trời sắc giới, mà nơi đây thì nó chưa có cảm giác, chưa có cái lạc thọ khổ thọ, nó dứt đi cái lạc thọ khổ thọ thì nó nương vào xác thân mà thấy rằng không có cảm giác, thành ra kêu là đệ tứ thiền, mà trong Kinh thường kêu là cõi bất động, bất động vô vi đấy, nương vào tứ thiền mà đi tới vô vi, thì cõi này thường thường tam tai không đụng tới. Hồi đó tôi nghe tam tai không đụng tới, tôi không biết gì, tam tai đây là: nước lửa gió, mà khi không có xác thân rồi, ở đây bắt đầu từ xác thân qua không có xác thân đấy, thành ra ở đây nếu mà mình tu theo hơi thở đó thì mất thân còn hơi thở, tới tứ thiền mất luôn hơi thở, mất luôn hơi thở thì tất nhiên mất hơi thở mất luôn xác thân rồi, nhưng mà từ chỗ mất xác thân chúng ta mới qua hư không được, mới qua hư không được, mà hư không nếu qua hư không thì nước trôi đâu có nhằm gì nó, mà lửa cháy đâu có nhằm gì xác thân nữa, thành ra kêu là cõi bất động, cõi bất động.

Chúng ta phải hiểu như vậy hén, càng đi sâu chúng ta càng thấy rõ, càng thấy rõ, thì nếu thấy rõ như vậy rồi chúng ta tu qua Bát nhã mới mau, chúng ta giải thoát nó dễ dàng hơn, liễu tri rành rẽ đấy, mặc dầu nó là vọng, nhưng mà nếu không rành thì chúng ta khó mà đừng dính mắc vào nó. Thì ở đây thì tôi thấy đa số là bị dính mắc vào cái xao động này. Nhiều phật tử lại nói: tôi con đắc quả Nhập lưu rồi đó Sư. Mà không biết Nhập lưu hay nhập hũ, chừng đó nếu mà niệm Phật con về Phương tiện hữu dư, tôi nghe tôi cũng giởn óc đấy, hén.

Thì thường thường khi niệm Phật đếm từ 1 đến 10, thứ hai là niệm Phật khỏi đếm, thứ ba là khỏi niệm Phật luôn mà vẫn có tiếng niệm Phật, thì giai đoạn này giống như Nhập lưu, bởi tôi mới nói nhị thiền nó tương đương Nhập lưu, nhị thiền tam thiền nó tương đương quả Nhập lưu và Nhất vãng lai, còn tứ thiền nó tương đương với Bất lai, nó giống hệt thôi, bị tôi thường thí dụ hai ly nước, mà phật tử đây đa số là lầm, đa số là lầm. Niệm Phật tới vấn đề khỏi niệm Phật nữa mà vẫn lắng nghe tiếng niệm Phật là con Nhập lưu rồi đấy, con nhập hũ rồi đấy Sư, con trở về Phương tiện hữu dư là Trung phẩm, con không ở Hạ phẩm đâu. Mà không khéo lại chết, nhận giặc làm cha. Tôi thấy ở đây lầm nhiều á, ở đây nhiều người lầm, lại bạch với tôi, tôi cười cười thôi. Bây giờ tôi nói thẳng ra thì buồn, mà tôi chấp nhận thì tôi nói dối, mà tôi không chấp nhận thì khổ, tôi chỉ cười trừ thôi, rồi đợi tới chừng nào giảng pháp tôi sẽ vạch ra thì người đó tự biết thôi, chớ đa số lầm đấy, mà chính trong này các Sư cũng có một Sư lầm đấy, tôi thấy nghe giáo pháp rất quan trọng, nghe giáo pháp phải nghiền ngẫm giáo pháp là một việc khác nhau. Thành ra chúng ta coi chừng đấy, cái quả Nhập lưu, Nhất vãng lai, hai quả này nó tương đương với nhị thiền tam thiền, cỏn Bất lai tương đương với tứ thiền, còn tứ không tương đương với Alahán, là cái nhìn giống hệt Alahán thôi, nhưng mà cái nhìn từ xao động.

Thì chúng ta thấy Alahán thấy cái gì? Alahán thấy được hư không vô biên, nhưng mà từ cái đứng lặng mà thấy. Còn cái kia từ cái xao động đè nén xuống mà cái hư không vô biên nó hiện.

Rồi A-la-hán thấy được cái gì? Thấy được cái alaya tức là thấy cái đứng lặng của alaya. Rồi Alahán đi sâu vô nữa, khi chết bỏ xác thân này thì vô cái đứng lặng bất biến của vô chất tánh cảnh, thì cái đó kêu Niết Bàn tịch tịnh đấy, thì Alahán thường thường trở về cái đó, vạn vật chúng sanh các pháp từ cái đó mà phát hiện, nãy tôi nói trực nhận trở về cái này đấy. Nhưng mà có nhiều cấp nhé, tới Alahán mới là trở về cái này thiệt đấy, ở đây mới thật sự là tánh thấy tánh nghe chớ không phải cái thấy cái nghe nữa. Đó, Alahán mới vô trong Niết Bàn tịch tịnh nhìn ra mới thấy rằng Niết Bàn tịch tịnh nó liên can tới vô lượng vô biên alaya của cá nhân, vô lượng vô biên của pháp giới, thì cái đó kêu là pháp chấp đấy, là phân biệt pháp chấp đấy, thì Alahán còn kẹt cái này, phải phát bồ đề tâm nhảy ra nhập pháp giới nữa thì mới được hóa giải cái này. Thành ra chúng ta thấy rằng Alahán thấy được cái đó, mà thấy được cái đó tức là thấy được chân không diệu hữu, nhưng mà dám diệu hữu hay không đó là một vấn đề khác. Alahán mà lợi căn thì dám phát bồ đề tâm thì diệu hữu. Thành ra Alahán thấy vậy.

Còn cõi tứ không cũng thấy như vậy. Phi tưởng phi phi tưởng là gì? Là chân không diệu hữu. Vô sở hữu xứ là gì? Là chân không. Rồi thức vô biên là gì? Là alaya thức. Hư không vô biên là gì? Là mạtna. Thì tứ không này họ cũng thấy như vậy mà thấy bằng đè nén, đè nén cái xao động xuống rồi những cái đứng lặng mới hiện ra, cũng như sóng nó làm cho bớt sóng thì nước sẽ dễ thấy hơn, nước sẽ hiện ra ngay trong những sóng bớt xao động, thì người ta nói mặt nước phẳng lờ, phẳng lờ tức là không có sóng, nhưng mà thật sự lúc nào cũng có sóng, nó không hiện thì kêu là sóng ngầm, nó lăn tăn thì chúng ta từ đó dễ nhận được nước, nước sẽ hiện trong những cái sóng mà bớt xao động.

Thành ra tôi thường nói chúng ta không thể đi tìm chân như được, mà chúng ta làm sao cho cái vọng niệm, cái vọng động chúng ta bớt đi thì mặt trăng chân như sẽ hiện trong cái bớt vọng động chúng ta, nhưng mà tu đó là tu lẩn quẩn.

Chúng ta phải nhận ngay cái mặt trăng đứng lặng mà xuống cấp, rồi đi lên tới lên cấp, đì tới cái thấy cái nghe, rồi đì lên tới cái tánh thấy tánh nghe, thì cái này là chúng ta đi theo cái đứng lặng theo cáì thật sự, theo Nhập lưu.

Thành ra bên xao động thì loáng thoáng mà thấy được nó hiện hình thôi. Còn cái Phật tảnh thì không thể loáng thoảng, nhận là nhận thẳng vào nó, không nhận là thôi, chớ không thể đứng bên ngoài mà thấy loáng thoáng bằng cách xao động đè nén được. Đó là hai cái tu khác nhau rất là xa, chúng ta phải hiểu.

Thành ra chúng ta thấy ở đây tôi đề đó là một tứ thiền sắc giới và bốn tứ thiền vô sắc giới kêu là siêu thường. Còn bất lạc bất khổ thọ bình thường thì đó là nó giống như 5 thức đầu, nhưng mà khác là nó chuyển biến xuống cấp thành ra nó bị dung thông được; còn 5 thức đầu tuy là bất lạc bất khổ thọ bình thường nhưng mà nó chuyển biến nhanh hơn, nó đứng lặng sáng hơn, thành ra thức thứ 6 không thể sửa được, mà chỉ sửa lạc thọ khổ thọ thôi chớ không có hỷ ưu.

Hiểu không? Cái này chúng ta phải rành đó, chút nữa tôi tóm cái bảng này tôi sẽ đọc lại, thì nó là tóm trong này đấy, tôi là làm đủ thứ, cái này là bao trùm hết đấy, còn cái kia là cái bảng phân biệt để chúng ta thấy 8 thức: 5 thức đầu, thức thứ 6, thứ 7, thứ 8, làm cái bảng riêng nữa thì chúng ta thấy rõ hơn. Đó là chúng ta nói về phần cảm giác.

Bây giờ về phần tư tưởng thì cũng vậy thôi. Tư tưởng dựa vào cảm giác mà phát hiện.

Cảm giác là cái biết mà chưa phân biệt.

Còn tư tưởng là cái biết mà có phân biệt, nói về phần xao động. Còn phần đứng lặng thì chẳng có cảm giác cũng chẳng có tư tưởng, mà nếu có cảm giác có tư tưởng thì thuộc về xao động rồi. Thành ra nó luôn luôn là xả thọ và vô ký, xả thọ và vô ký. Thì chúng ta thấy rằng cái vô ký này:

Vô ký của thức thứ 8 cũng vậy kêu là vô ký vô phú. Vo phú là gì? Phú là che đậy, vô là không, là không có che đậy, tức là nó tự nhiên vậy thôi, nó hỗn độn trong đó nó không có như thế nào là thiện như thế nào là ác, mà thức thứ 6 không biết được nó, không có cái nào biết được nó hết, nó thiện ác làm sao không biết, vô trong đó rồi thiện ác vô trong đó chủng tử biến thành năng lực, biến thành thức, bây giờ làm ác cách mấy lọt vô trong đó rồi thành ra vô ký, thành ra nó nhận hết mà làm thiện nhiều cách mấy vô đó cũng biến thành thức thôi, nhưng mà khi trở ra thì bắt đầu có thiện ác. Thành ra trong Kinh hồi đó tôi coi tôi không hiểu, trong Duy thức coi không hiểu, nước của trăm sông đều đổ về biển, mà nước của trăm sông có nước ngọt nước chua nước mặn mà đổ vô biển một màu mặn hết, nhưng mà khi ra rồi có ngọt có chua, trong Duy thức thí dụ vậy đó, nhưng mà thí dụ vậy mình đâu có hiểu gì, chỉ hiểu hơi hơi thôi, nhưng mà khi biết rằng cái chủng tử sẽ biến thành thức, thức sẽ trở thành chủng tử, mà nếu thức là thức là đứng lặng thì đó là alaya chân, cỏn khi mà xao động thì có không gian thì có chủng tử thì đó là mạtna, tôi tham thiền sâu tôi nói: à, như vậy thì Duy thức có lý, nhưng mà không phải dễ hiểu, không phải dễ hiểu. Thành ra tất cả chủng tử mà lọt vào alaya rồi chủng tử biến mất, chỉ còn có cái năng lực thôi, mà khoa học kêu năng lực, Đạo Phật kêu là thức, nhưng mà năng lực một hồi nó có chủng tử, bây giờ khoa học cũng chết chỗ đó đó, tất cả những điện tử có hạt nhân, điện tử âm điện tử dương, rồi tới chừng phá điện tử âm dương nó biến mất thành năng lực nó biến mất, rồi một chút xíu là lập tức ngay đó bắt đầu có chủng tử lại, rồi nó lại biến mất rồi nó lại có chủng tử, nhưng mà khoa học chỉ biết có là vật chất thôi, có sắc uẩn thôi, thật ra nó biến mất là biến thành thọ uẩn, nhưng mà khoa học không nhận được cái thọ uẩn, bị máy móc làm sao nhận được, thọ uẩn nó quá vô hình; rồi thọ uẩn chút xíu nó biến mất là biến thành tưởng uẩn rồi nó trở lại thọ uẩn, nó biến thật là nhanh mà cái mắt phàm phu chúng ta không có nhận kịp; rồi nó biến thành hành uẩn trở về thức uẩn kinh nghiệm kiến thức rồi nó lại trở lại vô thức uẩn kinh nghiệm kiến thức vô alaya nó biến mất thành năng lực hết, rồi bắt đầu có kinh nghiệm kiến thức trở lại rồi có mạtna có thức thứ 6 rồi 5 thức đầu rồi sắc uẩn, rồi lại trở lên, theo Đạo Phật là như vậy, nhưng mà khoa học bây giờ mới nhận thấy sắc uẩn thôi, những cái điện tử lăn tăn nó biến mất nó không biết đi đằu một hồi nó trở lại liền, nói một hồi chớ nó rất nhanh, biến mất rồi nó trở lại sắc uẩn nữa, khoa học bây giờ đầu hàng chỗ đó, mà nhiều nhà bác học phải tự vận, tìm cái viên gạch đầu tiên để tạo nên võ trụ này, tìm cuối cùng là không có gì hết, nó biến mất rồi một hồi nó trở lại nữa.

Vậy thì cuộc sống này, sống để mà làm gì?!? Nhưng mà theo Đạo Phật nó biến tới thức uẩn, thức uẩn mới thật sự là vùng hào quang rực rỡ quang minh rực rỡ đấy rồi mới đi về alaya của võ trụ, rồi nó phải đi trở xuống nữa mà chúng ta thấy đi thật là chớp nhoáng thật là thần tốc, danh từ trong Kinh Lăng Nghiêm dùng là thần tốc, tốc là tốc độ chuyển biến, thần là quá linh động và sinh động một cách nhu là thần thông, một cách nhanh chóng chúng ta không thể tuởng tuợng đuọc, nhung mà danh từ có thể giảng nhu vậy thôi, chớ còn tuởng tượng chúng ta tưởng tượng không nổi, cho đến nổi mà. Trong Kinh Na Tiên Tỳ kheo mà vấn đề nói là bây giờ tôi ngồi đây thì tôi nghĩ tới cái chợ của thị xã Trà Vinh với nghĩ tới chợ của bên Mỹ hay Đà Lạt thì nó bằng nhau. Tôi không công nhận, hén. Cái đó là một cái kêu bằng chúng ta nhìn hoi lệch lạc thôi, kêu là thác giác, trong danh từ Duy thức kêu là thác giác, cái nhìn lơ lệch, nó thì thấy nó dường như một lượt, nhưng mà thật sự có không gian là phải có trước sau, không có một lượt được, một lượt là chỉ khi nào nó đứng lặng thì một lượt, đứng lặng thì không có không gian, thành ra nó chỉ là phát hiện thôi, chỉ là phát hiện thôi. Còn bây giờ tôi nghĩ tới chợ Trà Vinh tôi nghĩ tới chợ Đà Lạt thì có trước sau chớ làm sao mà một lượt được, nhưng mà theo tôi nhìn thì nó một lượt thấy một lượt, nhưng mà thật sự không có một lượt được. Thành ra tôi thí dụ vầy mấy ông mấy bà thấy nè. Bây giờ hai người cùng đứng một chỗ nhau, cùng bắn cái mũi tên vào cái bia cách đây chừng một cây số chẳng hạn vậy, nhưng nếu một người bắn với mũi tên 10 cây số một, người kia 100 cây số, thì chúng ta thấy cái 100 cây số tới trước, 10 cây số tới sau, thấy rõ như vậy, bị cách nhau quá xa, 10 cây số so với 100 cây số gắp tới 10 lần, thì chúng ta thấy mũi tên 100 cây số tới trước. Nhưng bây giờ hai người cũng đứng một chỗ bắn cùng mục đích bắn, cùng cái bia đó, một người 10.000 cây số một người 15.000 cây số thì chúng ta thấy hai mũi tên tới một lượt, hai mũi tên tới một lượt, nhưng mà thật sự cái trước cái sau, 15.000 cây số phải tới trước 10.000 cây số phải tới sau, nhưng mà đi quá nhanh chúng ta thấy hai mũi tên ghim vô bia một lượt nhau thôi, nhưng mà thật sự thì trước sau, cái đó ngồi tham thiền cho sâu, Kinh Na Tiên Tỳ kheo tôi không chịu, không biết tôi đúng hay trong đó đúng, nhưng mà tôi thấy là nó không rõ, không rõ ràng.

Còn nếu thế giới Cực lạc thì một lượt. Nếu bây giờ tôi sanh một người về Hạ phẩm, một người cũng đồng ở đây một người ở Mỹ sanh về Trung phẩm tôi đây sanh về Hạ phẩm tôi nói qua thế giới Cực lạc một lượt, tôi Hạ phẩm Hạ sanh, bên kia Trung phẩm Thượng sanh cũng về một lượt thôi. Vì thế giới đó không phải thế giới đi để đến, không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu, Như Lai đến không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu, vì thế giới của đứng lặng là thế giới của vô lượng vô biên, còn thế giới kia là hữu lượng hữu biên thì phải có trước có sau, theo tôi nghĩ vậy, tôi không đồng ý vấn đề đó, nhưng mà đúng hay không thì để thời gian trả lời, bị tôi cũng chưa đắc quả, nhưng mà do Duy thức tôi thấy như vậy, thì chư phật tử về cũng nghiền ngẫm, hén. Hai cái cảnh giới nó khác nhau rất xa:

*Tịnh độ thì nó vô lượng vô biên, dầu cho cõi nào: Hạ phẩm, Trung phẩm, Thượng phẩm thì cũng vô lượng vô biên hết, không có cõi nào mà hữu lượng hữu biên, tất cả các cõi đó đều không có không gian, hay là không gian bị hóa giải vào thời gian.

*Còn cõi này là không gian với thời gian tương ưng, không gian với thời gian tương ưng. Thành ra nếu bây giờ tôi chết, một người ở Mỹ một người ở đây tôi chết, một người sanh về cõi trời dục giới, một người sanh về cõi trời sắc giới, thì người về cõi trời sắc giới phải mau hơn, chớ không có nói là một lượt được, không nói một lượt được, hai cảnh giới nó có không gian đàng hoàng, nhưng mà cái mắt thác giác mình thấy dường như một lượt, nhưng mà thật sự không có một lượt, cảnh uế độ này không có cảnh nào một lượt được hết trơn á, có không gian là phải có khoảng cách có ngã, mà có ngã là phải có cao có thấp.

Còn bên đứng lặng đứng về Phật tánh thì chưa có ngã, mà chưa có ngã thì không có cao thấp, không có phải quấy, không có vinh nhục, không có lợi hại, không có cái tương đối, không có cái nhận thức và đối tượng nhận thức, không có vấn đề tương ưng. Thành ra chúng ta thấy là thế giới Cực lạc là một thế giới rất là hy hữu, hy hữu, khó mà hiểu được nó, về đó là cái vấn đề tu rất là dễ dàng. Thành ra trong 48 lời nguyện có một cái câu lời nguyện thứ mấy tôi không nhớ một người vãng sanh về Cực lạc mà Hạ phẩm Hạ sanh có cái nhìn tương đương với một vị Alahán, tôi không hiểu câu đó, bây giờ tôi mới hiểu, cái nhìn thấy giống như cái nhìn của Alahán, tức là thấy được hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng, thấy được những cái đứng lặng của alaya, đứng lặng của chân không, đứng lặng của chân không diệu hữu, nhưng mà cái đó là nhờ Phật lực A Di Đà chớ một người vãng sanh về đó không có nhận thức được như vậy, thành ra những cái nhìn tương đương với Alahán, tương đương với Alahán, nhưng mà sau khi thả Phật lực A Di Đà ra thì cũng trở lại phàm phu thôi. Nhưng mà nếu mình tu mình sẽ được như vậy, mình không cần A Di Đà nữa, mình sẽ làm A Di Đà, thì Đạo Phật hay là hay chỗ đó, không phải nô lệ, không phải sanh về hầu hạ chúa, hay là hầu hạ A Di Đà, chúng ta không có hầu hạ Ngài, nhưng mà nương vào cái trợ duyên của Ngài để mình tu chứng đắc.

Thì thôi bây giờ tới đây tạm ngưng hén, còn có 20 phút nữa thôi, để cho phần phật tử. Để tôi nhắc lại hai câu hỏi, ở đây tôi trả lời hết rồi đó, cái này tóm hết rồi đó, kỳ tới nữa tôi có thể nói một lần nữa rồi chúng ta qua bài Kinh Sáu Sáu, chúng ta còn hai bảng nữa, thì hai bảng cũng giải thích cái này thôi, hén, thì tôi đọc hai bảng tôi giải thích chừng 1-2 lần nữa chúng ta bắt đầu đi vào bài Kinh Sáu Sáu dễ dàng hơn. Thì ai có hỏi cái gì, chúng ta bắt đầu trả lời cho nó rõ ràng, để rồi chúng ta qua. Thì bây giờ trở lại hai câu hỏi cái của ông Thiện Khánh cái của ông Thiện Đức, thì tôi giảng rồi đó, bây giờ hỏi phật tử, phật tử tóm lại để trả lời câu hỏi đó.

Câu hỏi ông Thiện Khánh là nói rằng: Su nói rằng tứ không là do tập trung đè nén càng lâu càng kỹ càng sâu thì sẽ thấy đuợc hu không vô biên; tập trung càng sâu, tập trung tức là của mạtna tập trung là đè nén đấy, rồi đè nén càng kỹ càng sâu thì chúng ta sẽ thấy được alaya thức, rồi nó mới tạo ra cái đối tượng để nó duyên; rồi đè nén càng kỹ càng sâu tập trung càng mạnh vào đó nữa thì chúng ta sẽ thấy cái bất biến tức là chân như tịnh; rồi đè nén càng kỹ càng lâu càng sâu chúng ta thoáng thấy cái bất biến mà vẫn chuyển biến tức là chân không diệu hữu, nhưng mà nó cũng tạo ra cái đối tượng để nó duyên. Như vậy thì người đó là Nhập lưu chớ không thể cõi trời vô sắc giới được, đã thấy được tánh cảnh rồi thì là Nhập lưu chớ không phải cõi trời vô sắc giới.

Vậy thì cõi trời vô săc giới với Nhập lưu khác nhau làm sao? Thì đó là câu hỏi của ông Thiện Khánh.

Còn ông Thiện Đức câu hỏi thứ hai: nghe tôi giảng là tầm sát sơ thiền thì không thấy được Phật tánh, phải đi qua tới nhị thiền hỷ thì có thiện tri thức hoặc Thánh nhân giúp đỡ mới nhận Phật tánh, nhưng mà tôi giảng khúc sau này thì lại khác Nhập lưu, Nhất vãng lai thì chưa thấy được thế giới, còn ở thế giới độc ảnh cảnh, tới Bất lai mới dứt được độc ảnh cảnh, và tới Alahán mới thấy được thế giới tánh cảnh của Phật tánh. Như vậy thì Alahán mới thấy được Phật tánh, còn ở dưới cõi trời sắc giới, nhị thiền cõi trời sắc giới làm sao thấy được Phật tánh mà Sư nói cái đó là thấy được Phật tánh. Như vậy Phật tánh của nhị thiền với Phật tánh của Alahán khác nhau sao? Có mâu thuẫn không? Phải vậy không?

Hôm trước có câu hỏi đó, tôi cũng đã trả lời trong bài này rồi, tôi không có trả lời thẳng, những bài giảng nó có đủ trong đó hết, chư phật tử mà không nắm được là không tu được, mặc dầu là cái bánh vẽ nhưng mà phải rành rẽ đấy, phải rành rẽ đấy. Hôm trước tôi có giảng, tôi nói nhị thiền qua cái hỷ thì có thiện tri thức chỉ dạy, chớ không có thì chúng ta đi qua tam thiền tứ thiền, chúng ta qua tứ không thì trớt lớt thôi, hén, mà nếu có bậc thiện tri thức chỉ dạy chúng ta có thể nhận Phật tánh. Nhưng mà qua tới cái này tôi giảng nhị thiền tam thiền quả Nhập lưu Nhất vãng lai cũng chưa nhận Phật tánh mới là độc ảnh cảnh cảnh, hén, tới Bất lai mới dứt được độc ảnh cảnh tức là dứt được lạc thọ khổ thọ, hén, mới thấy được đới chất cảnh thôi. Qua tới Alahán thì mới thấy được tánh cảnh trong đới chất, mới thấy được Phật tánh. Như vậy thì tôi nói ba hồi nói cõi trời hỷ lạc thấy Phật tánh, ba hồi tôi nói qua cái kia mới thấy. Như vậy thì nó khác nhau làm sao?

Giờ còn có 15 phút phật tử ai trả lời, kỳ tới chúng ta bắt đầu qua tờ thứ hai, rồi tờ thứ ba, chúng ta đi qua bài Kinh Sáu Sáu. À! Tôi nghe ở đây thì chúng ta giờ gần tết rồi, tôi thì không có tết, chu phật tử thì, tôi thì 365 ngày đều là tết hết, “Tam thập lục cung đô thị xuân”, tôi sống thì không có ngày tết, chu phật tử thì có tết, tôi nghe nói bận rộn lắm, thì có người xin tôi bữa nay rồi nghỉ, rồi qua tết chúng ta tiếp tục học lại, chớ giờ học không có tinh thần, cái thân ngồi đây mà cái tâm ở nhà lo ăn tết, “tết tết thì vịt gà kêu chết chết”, thì chúng ta cúng ông bà, ông cố nội gì đó, đám giỗ, ba mươi gì đó, có ghế có bàn gì đó, thì thôi chết tùm lum hết, thì cái tục lệ tôi cũng phải chịu thôi. Tì tính bây giờ mình nghỉ, tới bữa nào mới học lại, tới bữa rằm cũng giảng một bữa nữa, hết rồi đó, rồi tới mùng 1 mới có giảng, 30 thì chúng ta theo truyền thống, lệ cũ là 30 cũng lo rước ông bà ông cố nội gì đó, thì chúng ta không có đi tịnh xá được, tới mùng 1 chúng ta bắt đầu nghe pháp, thì một năm có bữa mùng 1 là thay đổi thôi, còn 30 chúng ta phải rước ông bà có bàn có ghế, hén, thì bắt đầu bữa nay với ngày mốt bữa rằm rồi chúng ta bắt đầu nghỉ á. Rồi nghỉ tới chừng nào mới học lại nè? Chừng nào chu phật tử mới hết ăn tết? Học lại thứ 7 hay bữa nào? Thứ 7.

Lạc thọ xao động của thức thứ 6 khác nhau làm sao? Hồi nãy tôi có giảng chua? Có chua? Hồi giảng có cho thí dụ không? Tờ nào đâu? Vô ký là thiện ác chớ. Vô ký vô phú cỏn siêu thường nữa, trời đất ơi! danh từ rồi đặt ở đâu? Vô ký vô phú của thức thứ 8, vô ký hữu phú của thức thứ 7, vô ký bình thường của thức thứ 6, vô ký bình thường của 5 thức đầu nè. Tôi có giảng rồi đó, đứng lặng thì có, chớ bất lạc bất khổ thọ của phần xao động đâu có, lạc khổ hỷ ưu là bên xao động, còn bất lạc bất khổ thọ bên đứng lặng, thì nó vậy thôi chớ bên xao động đâu có bất lạc bất khổ thọ được, đâu có, cô nghe lộn rồi, bất lạc bất khổ thọ là bên đứng lặng của thức thứ 6, cỏn bên xao động của thức thứ 6 là lạc khổ hỷ ưu, có bốn hà, mà nó dung thông cái đứng lặng thì là 5, à kể dung thông nữa là 5, phần xao động đâu có bất lạc bất khổ, bất lạc bất khổ thọ là tứ thiền tứ không đó, tôi mới nói là siêu thường đó, thì siêu thường tức là một tứ thiền sắc giới và bốn vô sắc giới là bất lạc bất khổ thọ đấy, còn cái bất lạc bất khổ thọ kia là nó bình thường nó có thể bị cải sửa. Hiểu kịp không? Thành ra cái bất lạc bất khổ thọ tức là thiền sắc giới một, tứ thiền sắc giới và bốn vô sắc giới đó là bất lạc bất khổ thọ siêu thường, còn bất lạc bất khổ thọ bình thường đó là trạng thái bình thường nó bị cải sửa, cải sửa thành ra lạc thọ khổ thọ hỷ ưu. Thiện ác thì bên xao động có thiện ác, bên đứng lặng thì vô ký đâu có thiện ác gì.

Đạo sư gì văng hết trơn, thì cái đó mới khó, chúng ta cứ theo cây gậy hoài thì quen có thời gian có pháp môn có tu tập này kia. Tới chừng qua Bát nhã phải dứt hết, thì nó là cả một vấn đề á, gặp Bát nhã là kẹt đấy, Bát nhã của Lục Tổ Huệ Năng, nhất là thời bây giờ Bát nhã của Krishna, coi tới chới với luôn á, mấy ông mấy bà nếu không nắm vững là mệt đấy. Thì chúng ta phải đi qua pháp môn, rồi chúng ta phải dứt pháp môn, đi qua đạo sư phải dứt đạo sư luôn, thì chúng ta mới đi qua giải thoát được, còn nương vào cây gậy là còn kẹt.

Thành ra mới nói chúng ta coi chừng, nếu không đắc quả Nhập lưu thì chúng ta còn giới cấm thủ đấy, giới cấm thì không hại mà cái thủ mới chết, hén; ngũ uẩn thì không hại mà ngũ thủ uẩn mới là hại. Chúng ta nên nhớ cái nào cũng có ngũ uẩn thì là thường thôi, mà ngũ thủ uẩn thì mới chết đó, có chữ thủ vô đó, giới cấm thì không hại mà giới cấm thủ là chết, cái nào cũng có cái lợi hại trong đó, chớ không phải là bỏ giới cấm, không phải là bỏ nghi thức, nhưng mà nghi thức bằng cách nào, không phải là bỏ niệm Phật, trì chú, nhưng mà niệm Phật, trì chú thì nó không có lợi không có hại, nhưng mà niệm Phật với cái tâm như thế nào, chấp thủ vào đó cho đó là Niết Bàn, khi được nhất niệm rồi cho là Niết Bàn thì kẹt. Cũng như mấy ông mấy bà niệm Phật mà tới không niệm nữa mà vẫn có tiếng niệm Phật thì cho đó là Nhập lưu thì chết rồi, cái đó phạm giới Cấm thủ đấy, cái đó phạm vào cái xao động đấy, cho cái xao động là đứng lặng thì chết, nó giống hệt thôi. Thành ra tôi mới giảng cái này đó, cái kia là do đè nén do tầm do sát do niệm Phật đếm từ 1 đến 10 niệm Phật khỏi đếm khỏi rồi nó đầy alaya rồi nó phát hiện ra, thì cái này đâu phải là Bát nhã. Nhưng mà nếu chúng ta nhận một chút xíu nữa thì khéo.