BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC
Cố Hòa thượng Thích Giác Khang
TUẦN 10
Giảng ngày 05-12-2003 âm lịch
Tôi xin tóm lại một cái nữa, mỗi lần tôi tóm nó có hơi khác, nhưng tôi không để ý kỳ trước tóm sao, nhưng mà cái bảng này vậy mà nó nhiều phương diện lắm, mình mỗi lần tóm mỗi phương diện khác nhau, có khi nó trùng, có khi nó có những phương diện mới, thì chư phật tử đế ỷ, mình về mình cũng phải nghiền ngẫm thêm, chớ không phải giao cho tôi hết, giao cho tôi hết thì chúng ta không học được cái gì hết á, chư phật tử học mà đừng có nhớ, nhớ đế rồi hiếu, hiểu rồi quên tất cả, thì cái nhớ này của người khác, cỏn cái hiểu là của chỉnh mình. Thành ra yêu cầu chư phật tử nghe bài này rồi tối về nghiền ngẫm lại, chớ để 2-3 bữa rồi quên hết, rồi cứ nghe nữa rồi cứ quên nữa, thì học như vậy vô ích lắm, hén, phải có sự mồ hôi nước mắt của chính mình thì mới đi đến đạo quả được, cái này là cái phần tôi giảng đi thẳng vào vấn đề giải thoát đấy, chớ tôi không nói lẩn quẩn nữa, không có nói về tư tưởng nữa, mà đây từ tư tưởng đi qua tư tưởng nhất niệm đi qua vô niệm, chư phật tử nên nhớ giữa nhất niệm vô niệm rất khó phân biệt, ngoại đạo cũng lầm chỗ đó, nếu ngoại đạo Đức Phật ra đời thì không có ai giải thoát được hết, nó lẩn quẩn từ địa ngục cho tới cõi trời phi phi tưởng rồi trở xuống địa ngục nữa, cứ thế mãi. Thì bây giờ chúng ta không khéo chúng ta cũng đi con đường như vậy đấy, tiếc rằng có giáo pháp nhưng mà nó rất khó hiểu, không khéo chúng ta cũng đi lẩn quẩn nữa, bởi vì Đức Phật đã tịch rồi, thì chúng ta phải cố gắng nghiền ngẫm suy gẫm, rồi tôi cũng chư phật tử chúng ta phải đi sâu vào để đừng có lọt vào con đường của ngoại đạo.
Ngoại đạo không có gì xấu, đạo là con đường, ngoại là ngoài, tức là ngoài con đường giải thoát thôi, chớ cũng đi từ vọng hóa, tiến hóa từ thấp lên tới cao.
Mà cái Bát nhã thì không phải tiến hóa, không phải cải sửa, không phải đối trị, mà là một sự nhận lại cái Phật tánh đã có từ vô lượng kiếp rồi, nhưng mà sự nhận lại không phải một cái giống nhau mà cũng không phải khác nhau, mà nó là từ mờ cho tới sáng tỏ, từ chuyển biến chậm cho đến chuyển biến thật nhanh, mà nó thuộc về vô luợng vô biên, dầu chuyển biến chậm nó cũng vô lượng vô biên, nhưng mà nó mờ hon thôi, chuyển biến càng nhanh chừng nào thì nó càng sáng tỏ, do cái sự sáng tỏ đó, do cái hào quang quang minh sáng tỏ đó nó mới chiếu phá được tất cả các lớp vọng hóa của xao động, ý nghĩa nó là vậy.
Còn xao động thì có từ thấp tới cao đấy, nó thuộc về nhân duyên hay nhân quả, hay là khoa học kêu là điều kiện.
Còn bên đứng lặng Phật tánh thì phi điều kiện, phi điều kiện có nghĩa là nó có thể bao trùm hết tất cả điều kiện, nhưng mà nó tự thân thì không có điều kiện, nó là như vậy.
Cỏn bên nhân quả là phải luôn luôn có điều kiện. Mà chúng ta nhớ điều kiện tức là phải có sự tương ưng, tức là có nhận thức và đối tượng nhận thức phải song song với nhau và phải tương ưng với nhau, hén, nhận thức như thế nào thì đối tượng nhận thức phải phát hiện giống y như vậy.
Còn bên đứng lặng thì chỉ có nhận thức thôi, không có đối tượng, có nghĩa là có đối tượng cũng được mà không đối tượng cũng được, mà nó không phải là cái biết, mà là nó chỉ phản ảnh cái biết của xao động mà thôi, thành ra nói nó là biết cũng không đúng, mà nói là không biết cũng không đúng. Chư phật tử phải thông cảm, cái thế giảng Bát nhã rất là khó giảng, bởi vì nó bao trùm cả tư tưởng, mà nó không phải là tư tưởng mà cũng không khác với tư tưởng. Còn tư tưởng thì là tư tưởng đấy nó không thể hiểu biết cái đứng lặng, mà đứng lặng thì hiểu biết được nó. Chúng ta phải hiểu như vậy. Thành ra giảng qua Bát nhã thì nó hơi khó, nhưng mà chúng ta cũng phải tập nghe, vì trước sau gì chúng ta cũng đi con đường đó, đi trên con đường đó để chúng ta đi đến giải thoát.
Thì bây giờ tôi xin giảng về phần vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh, về phần Bát nhã trước, rồi sau đó chúng ta giảng về phần xao động.
Xao động bây giờ chúng ta đang sống đấy, thì nó phức tạp nhưng nó dễ hiểu bởi vì là cái sống thường trực của chúng ta, nhưng mà nếu không ai giảng chúng ta cũng không hay biết gì hết.
Còn bên Bát nhã, thì là cái sống nó cũng là hằng hằng với chúng ta, nhưng mà chúng ta chưa hề hay biết gì hết.
Thành ra hôm nay trình bày lại rất là khó, khó vì không thể trình bày theo cái chiều của tư tưởng được một với một là hai được, mà một với một có thể là hai có thể là ba có thể là bốn, một với một có thể là tất cả, nó khó trình bày là vậy đó, nó không có theo cái chiều của nhân quả cố định được, không có theo khuôn khổ nào hết, đó là một cách giảng khó khăn nhất về vấn đề Bát nhã mà chúng ta phải lưu ý.
Bây giờ chúng ta đi qua phần đứng lặng tức là phần Bát nhã trước, nó đơn giản thôi, nhưng mà nó rất là khó hiểu.
Thì vô chất tánh cảnh, thì chúng ta thấy ở đây là như tôi nói thường đó, tức là nước, tức là nó bất biến, nó chỉ là sự bất biến mà lại là đứng lặng, hén, nó bất biến mà nó đứng lặng, tức là đứng một chỗ, nó chuyển biến quá nhanh, cho nên thấy nó không có chuyển biến gì hết, kêu là bất biến, thì nếu mà không có chuyển biến thì không có thời gian, mà đứng lặng hoàn toàn bất biến nữa thì mất luôn không gian, thành ra nơi đây chẳng có không gian chẳng có thời gian, nhưng mà nói như vậy là nói theo cái thế tư tưởng thôi. Còn Bát nhã không có cái gì đứng lặng hoàn toàn, không có cái gì bất biến hết, bất biến tức là bao trùm tất cả mọi chuyển biến, phải hiểu như vậy thì mới hiểu Đạo Phật. Thành ra chữ bất biến chúng ta đừng có khuôn khổ, bất biến là bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh, chính cái bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh này mới sanh ra vô lượng cái sanh diệt cấu tịnh. Phải hiểu nhu vậy thì chúng ta mới hiểu Bát nhã và chúng ta mới có thể giải thoát được. Chớ chúng ta nghĩ bất biến là bất biến thì không được, chính bất biến này mới là vô lượng chuyển biến, chúng ta phải hiểu như vậy. Cũng như chúng ta phải hiểu nước là nước thì chúng ta hiểu sai, mà chúng ta phải hiểu nước là nước mà cũng tức là vô lượng sóng, bởi vì nếu không có nước là không có sóng nào hết trơn á, nhưng mà nước là nước, nước là sóng, bởi vì sóng nó sanh diệt từng sátna và từng chu kỳ; còn nước thì nó phi nhân duyên, phi sanh diệt nhưng mà nó là cái nền tảng để phát hiện ra tất cả mọi sự sanh diệt, thành ra nếu chúng ta nói nước không thì chúng ta sai Bát nhã, nước không mà không có sóng không là nước chết. Thành ra chỗ này là chỗ mà mấy vị Đại thừa thường rầy mấy vị Tiểu thừa, là trở về với cái Niết Bàn tịch tịnh thì đó chỉ là 1/3 Niết Bàn thôi, hóa thành dụ thôi, chúng ta hiểu như vậy. Thì không phải các vị Alahán không thấy được cái chỗ nước mà là sóng, nhưng mà các Ngài nghĩ rằng: sóng nó nhiều quá, nó như là bụi, như là cát kêu là trần sa hoặc, trần là bụi, sa là cát, nó nhiều như là cát bụi, mà tất cả đều là giả ảo, tất cả đều là tuồng hát, thì mình đi độ cũng như không, bởi vì người độ là chân không, mà người được độ cũng là chân không, mà phương pháp để giáo hóa để độ chúng sanh cũng là chân không, nhưng không phải là không có, đều là nước hết, tất cả mọi lượn sóng làm gì làm cũng đều là nước hết thì mình làm trò chơi làm cái gì, đã biết là tuồng hát thì không cần đóng kịch nữa, nhưng mà không đóng kịch thì không có linh động và sinh động, bởi vì tất cả những cái tuồng hát này, sau khi mà chúng ta biết nó là giả rồi, thì nó trở thành cái diệu dụng của chân như, cái diệu dụng của chân như, cái khó là chỗ đó, chớ nó không còn là hoa đốm giữa hư không nữa, nếu chúng ta chưa thấy được Phật tánh, chưa tùy thuận được nó, thì nó là tùy thuận đó là trỏ chơi, trỏ mộng ảo bào ảnh thôi. Nhưng mà khi thấy được Phật tánh rồi, chúng ta tùy thuận nó, thì nó lại là diệu dụng của chân như. Thành ra bên Đại thừa mới có dùng chữ “chư pháp thật tướng”, tướng thế gian thường trụ tất cả mọi sự sanh diệt, tức là bất sanh bất diệt, tất cả mọi sự sanh tử tức là Niết Bàn, ngay sanh tử đó là Niết Bàn, chớ không phải chạy trốn cái sanh tử mà tìm cái Niết Bàn ở đâu, đó là một cái mà chúng ta cần phải hiểu để chúng ta đi sâu, mà cái đó thì quá cao.
Bây giờ chúng ta đi Alahán trước, nhưng mà chúng ta biết là đi Alahán là được 1/2 Niết Bàn thôi, nhưng mà phải đi, vì đó là con đường thấp nhất để chúng ta bò lần, nhưng mà khi vào Niết Bàn tịch tịnh rồi, trở về với nước hoàn toàn rồi, thì chúng ta phải phát bồ đề tâm để ra tùy thuận với sóng, bây giờ sóng đều là diệu dụng của Niết Bàn, chúng ta phải hiểu như vậy. Đó là tôi nói vô chất tánh cảnh.
Thành ra vô chất tánh cảnh này đó, thì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói rằng: Alahán chưa thấy Phật tánh là chỗ đó, là vị Alahán trở về cái thể võ trụ thôi, thành ra chưa thấy Phật tánh. Phật tánh là phải bao trùm cả thể và tướng, tức là thấy cái diệu dụng của Niết Bàn, của Phật tánh. Thành ra chúng ta phải hiểu, thành ra từ đó đi xuống dưới còn biết bao cái Phật tánh nữa. Bên đứng lặng thì chúng ta kêu đứng lặng tức là một danh từ khác của Phật tánh đấy, chư phật tử phải hiểu như vậy, danh từ Phật giáo dùng rất nhiều, nhưng mà không phải dùng để chúng ta lộn xộn, nhưng mà cái Phật tánh nó có nhiều khía cạnh, nhiều cái nhìn, nó như một hạt kim cương vậy á, chỉ có một hạt kim cương thôi, nhưng mà nhìn bên đây thì đỏ, bên kia thì xanh, bên kia trắng, bên kia vàng, bên kia tím, đủ màu hết, nhưng mà tất cả đều dồn vào hạt kim cương, hén. Thì trình bày nhiều khía cạnh, chúng ta phải hiểu, nếu không có nhiều khía cạnh thì chúng ta không hiểu cái diệu dụng của Niết bàn; và tùy theo mình có sở trường về màu vàng, mình thích màu vàng thì đi tới màu vàng, mình cũng trở về với kim cương; còn nếu người nào thích màu đỏ, đi màu đỏ cũng trở về với kim cương;… Khi trở về với kim cương rồi thì chúng ta trùng hết tất cả mọi màu.
Thành ra pháp tu cũng có nhiều pháp, nào Tịnh độ, nào Thiền Tông, nào Tứ Niệm Xứ, nào Mật Tông,… thì cũng khác nhau hết, nhưng mà đi cũng trở về Chân như Phật tánh, rồi từ đó, Chân như Phật tánh thấy tất cả các pháp cũng giống nhau thôi, pháp nào cũng đi từ: tạp niệm, tới nhất niệm, tới vô niệm, tới vô niệm niệm, tới niệm vô niệm, tới đây thì thấy tất cả mọi con đường đều là Niết Bàn hết. Chúng ta phải hiểu như vậy.
Thành ra ở đây, hữu chất tánh cảnh tức là sau khi vô chất tánh cảnh đứng lặng rồi, nếu chúng ta nhìn kỹ một chút nữa thì nó vẫn chuyển biến, nhưng mà vì chuyển biến quá nhanh cho nên chúng ta tạm kêu là bất biến, nên trong Kinh Hoa Nghiêm là Kinh cao nhất đó, thì chỉ có Như Lai thôi mới thấy được nó là chuyển biến, cỏn từ Bồ tát Đẳng giác trở xuống tức là thấp hơn Nhu Lai một bực, sắp sửa thành Nhu Lai, cũng thấy nó bất biến, thấy nó bất biến. Mà nếu thấy nó chuyển biến thật sự là nó phải bao trùm vô lượng vô biên pháp giới, vô lượng vô biên chúng sanh, đằng này Đẳng giác chưa được cái đó, chưa ôm trùm cả võ trụ được, chưa ôm trùm pháp giới được, thành ra thấy nó bất biến, nhưng mà bất biến cao siêu nhất, tức là bao trùm tất cả mọi chuyển biến. Chúng ta phải hiểu như vậy.
Thành ra hữu chất tánh cảnh là từ cái bất biến này, chúng ta nhìn là chuyển biến, nhưng chuyển biến này là chuyển biến bao trùm vô lượng vô biên pháp giới, vô lượng vô biên pháp giới, thì nó cứ vậy mãi mãi đời đời kiếp kiếp, dầu cho chúng ta có đắc quả hay không đắc quả nó cũng chuyển biến như vậy. Nhưng mà khi chúng ta trở về với nó thì xong con đường giải thoát của chúng ta. Thì cái Hữu chất tánh cảnh này kêu là cái Tướng của alaya võ trụ, còn cái Vô chất tánh cảnh là cái Thể của alaya võ trụ, thì Thể alaya chúng ta thường kêu là Báo thân, còn cái Tướng của alaya chúng ta thường kêu là ứng Hóa thân, còn hai cái: Vô chất và Hữu chất kêu chung là Pháp thân, cái này chỉ có Như Lai mới đạt được thôi, còn Bồ tát đẳng giác cũng gần gần đến mà chưa đạt được, còn Alahán thì đạt được vô chất tánh cảnh thôi, phải phát bồ đề tâm đi ra hữu chất tánh cảnh, tức là ứng thân và hóa thân thì lần lần pháp thân mới hiện từng phần. Đó là giáo lý cao siêu nhất của Kinh Hoa Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn và Pháp Hoa đấy.
Bây giờ chúng ta đi tiếp tục nữa, thì do một niệm bất giác, cái này tôi đã giảng chữ bất giác rồi, ở đây không nhắc lại câu hỏi bất giác vô minh này từ đâu mà có? thì câu hỏi này chúng ta đã trả lời hôm trước rồi, chúng ta phải vô lý hóa câu hỏi, nếu chấp nhận câu hỏi là một điều sai một điều mê muội một điều ngu, mà trả lời câu hỏi thì càng ngu thêm nữa, càng sanh thêm phức tạp. Thành ra chúng ta phải trở lại thấy rõ câu hỏi đặt như vậy là không đúng, giống như người đui mà hỏi ánh sáng mặt trời vậy.
Thì một niệm bất giác này chúng ta lọt xuống alaya cá nhân; alaya cá nhân lọt xuống đây thì tất nhiên chúng ta thấy rằng nó dính với alaya võ trụ, nhưng mà bắt đầu ở đây nó có chân với có vọng hòa hợp, thành ra trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm thường kêu nó là mặt trăng thứ nhất, nhưng mà trong đó không có nói, chỉ có nói mặt trăng thứ hai là bắt đầu xuống cấp nữa đó, thì ở đây tôi dùng chữ xuống cấp, trong Kinh không có danh từ này, thì chư phật tử cần phải hiểu.
Xuống cấp tức là mặt trăng thứ nhất này so với mặt trăng thiệt là vô chất tánh cảnh với hữu chất tánh cảnh đó là mặt trăng thiệt thì nó là cái bóng của mặt trăng thiệt, mà cái bóng của mặt trăng thiệt mà so với mặt trăng thiệt thì không khác, nhưng mà nó không phải là thiệt mà nó là bóng thôi, thành ra nói nó là vọng thì không đúng, vọng thì tất nhiên nó đổi sửa khác hết rồi, còn nếu nó là chân thì không đúng, nó là cái bóng mà làm sao là chân được, nhưng mà nó không cải sửa gì nó để y nguyên vậy thôi, thì kêu là vọng cũng không đúng, nó khó chỗ đó; rồi khi nó xuống cấp một cái nữa thì nó thành ra mặt trăng thứ hai là trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm dùng đấy, là 5 thức đầu, kêu là 5 thức đầu, thì cái này là cái bóng thêm một lần nữa nhưng mà không phải cái bóng của mặt trăng thiệt, mà cái bóng của mặt trăng thứ nhất, cái bóng của bóng mặt trăng thứ nhất, nó ác ôn như vậy đấy, mà cái bóng của mặt trăng thứ nhất so với mặt trăng thiệt thì không khác; bây giờ nó chiếu thêm một cái nữa thì cũng không khác, nhưng mà đã hai lớp rồi, trên mặt trăng thứ hai rồi, thì là nó so mặt trăng thứ nhất so với mặt trăng thiệt thì chúng ta nói rằng giống cũng không được, mà nói rằng khác cũng không xong, thành ra chúng ta thấy rằng trong cái Bát nhã khó trình bày là chỗ đó, cái tư tưởng chúng ta khó vói đến là chỗ đó, thành ra phải có thí dụ; rồi khi nó xuống cấp thêm một tầng nữa thì mặt trăng thứ ba đó là thức thứ 6, thì cái này ác ôn thay nó không chiếu vào mặt trăng thiệt mà cũng không rọi vào mặt trăng thứ nhất mà nó lại chiếu vào mặt trăng thứ hai thành ra nó ba lớp, ba lớp, mà kêu nó vọng cũng không được bởi vì nó đâu có cải sửa gì mà vọng, nó y chang thôi, nhìn mặt trăng thứ ba sao thì chúng ta thấy mặt trăng thiệt, mặt trăng thứ nhất, mặt trăng thứ hai cũng vậy thôi, nhưng mà nói nó là mặt trăng thiệt cũng không được, mà nói nó là mặt trăng thứ nhất cũng không được, mà nói nó là mặt trăng thứ hai cũng không được nữa, thành ra chúng ta phải dùng danh từ xuống cấp, tạm dùng từ xuống cấp nó cũng không đúng lắm, nhưng mà có thể tạm diễn tả tàm tạm được, trong Kinh cũng không thấy danh từ đó, thì chúng ta tạm để hiểu như vậy, tới đây là hết rồi đấy.
Tới đây là bắt đầu nó hiện hình rồi đấy nhưng mà chưa có tướng, nên nhớ khoảng này là chưa có không gian nhen, chỉ có thời gian thôi, tức là chỉ có sự chớp nhoáng hào quang chúng ta kêu là xuyên suốt, mà tôi thường thí dụ giống như tịnh xá ở dưới đất của chúng ta và tịnh xá ở trên mây, trên không gian làm bằng mây, thì hai cái tịnh xá giống nhau, nhưng mà làm bằng mây thì nó xuyên suốt, tức là chúng ta không thể nắm bắt được, nhưng mà ở đây nó đã bắt đầu hiện hình rồi, bắt đầu hiện hình rồi.
Tôi lấy một cái thí dụ để chư phật tử hiểu rõ, thí dụ như mặt trăng thiệt thì chúng ta thí dụ như lấy cái hai ly nước trước mặt tôi, thì mặt trăng thiệt thì tất nhiên là nó không có ly nước, nó chỉ là một vùng hào quang rực rỡ sáng lòe, đó là hữu chất tánh cảnh và vô chất tánh cảnh của võ trụ, nó là một biển hào quang rực rỡ quang minh chói sáng rực rõ mà trong Kinh thường nói ma quỷ và Alahán nhìn còn không nổi, cái đạo lực nhìn không có nổi, hào quang nó chói đến nỗi ma quỷ phải chạy trốn và Alahán nhìn chưa thấu rõ nó, bởi vì nó quá chói lòa quá rực rỡ; rồi khi nó xuống cấp thành alaya cá nhân thì cái vùng hào quang nó bắt đầu hiện hình, hình mà hình gì? chưa có, bàng bạc trên không gian một cách lờ mờ, lờ mờ bàng bạc hư vô, thành ra trong Kinh mới kêu hu vô vi tế, nhung mà đã có hình rồi; còn cái vùng hào quang của võ trụ thì không hoàn toàn có gì hết, chỉ là vùng hào quang sáng rục rỡ, hào quang sáng rực rỡ mà tới Alahán, đạo lực Alahán còn thấy chói mất đấy thì chúng ta phải hiểu cỡ nào, cỏn ma quỷ thì chạy tét, còn chúng ta thì thôi đừng trông mong mà nhìn thấy nó; khi nó xuống alaya cá nhân tức là của chúng ta rồi đó thì bắt đầu nó hiện hình, nên nhớ tôi dùng chữ hình chứ không phải tuớng, chua có tuớng tức là chua có không gian, mà chỉ có thời gian thôi, thì nó cỏn hu vô vi tế tức là bàng bạc khắp võ trụ một trạng thái lờ mờ, mà tôi thuờng nói “ở đây suong khói mờ nhân ảnh” mờ mờ thôi; rồi nó xuống cấp cái thứ hai nữa thành ra mặt trăng thứ hai là 5 thức đầu, thì bắt đầu ở đây có vật, nhung mà vật đây là những cái hội tụ của điện tử duờng như có dường như không, chớ không phải nó có rõ ràng, nó chập chờn, nó le lói, le lói tức là có rồi mất, mất rồi có, cái tiếng duờng nhu có tiếng dường như mất, dường như có mùi dường như mất, thành ra chúng ta không biết mùi gì, không biết tiếng gì, không biết là vật gì, vừa le lói một cái rồi lại biến mất, rồi lại le lói rồi lại biến mất, như thế đó, cứ chập chờn như thế mãi, đó, thì chúng ta thấy là nó rõ hơn là cái hư vô vi tế, bắt đầu nó có hình rồi biến mất, rồi lại có hình biến mất, có tiếng lại biến mất, tiếng gì chúng ta nghe chúng ta cũng không biết, nhưng nghe là có tiếng; rồi lại có mùi không biết mùi hương hay mùi gì cũng chưa biết rồi lại biến mất, dường như không có mùi rồi dường như có mùi; rồi nếm cũng vậy, có vị nhưng không biết vị gì, vị chua cay đắng chát nhưng mà biết rằng có vị, rồi lại biến mất, thành ra chập chờn le lói. Thành ra trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm dùng danh từ rất hay đấy, kêu là hư minh le lói chiếu soi; rồi nó xuống cấp cái nữa mặt trăng thứ ba bây giờ bắt đầu hiện hình rõ rệt đấy, là có vật, nhưng mà vật đó là dường như là cái ly hay cái gì, mà ly gì không biết, làm như là người, nhưng mà người nam người nữ người Mỹ hay Việt, không biết, người nhỏ hay người bé, mập hay ốm, không biết, nó chỉ biết là hình như có người thôi, dường như có bông, nhưng mà bông gì, bông hồng hay bông lài hay là bông móng tay, không biết, thì tất nhiên chúng ta thấy hiện hình rõ rệt rồi đấy, bắt đầu rõ rệt nhưng mà chưa có phân biệt, thì chúng ta nên nhớ cái này toàn là thế giới của hiện lượng tánh cảnh, cái bàng bạc kêu bằng hư vô vi tế là cái hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8, còn hư minh le lói chiếu soi là hiện lượng của 5 thức đầu, còn bắt đầu có hình mà chưa biết là hình gì nhưng mà không có chập chờn nữa rõ ràng cái hình rồi đấy, nhưng mà cái hình người ta hay hình con thú, thì dường như người ta rồi đấy nhưng mà người nam người nữ không biết, con thú rồi đó mà con chó hay con voi hay con heo hay con bò, không biết, nhưng mà có hình rồi đấy, thì chúng ta thấy là cái bông nhưng mà bông gì bông hồng hay bông tóc tiên hay là bông móng tay hay là bông hoa lài chưa biết chỉ biết là bông thôi, nhưng mà nếu chúng ta nắm bắt là bắt không được, nó là xuyên suốt, chụp lấy người ta cũng chưa được, thành ra vọng tưởng này bị thức thứ 6 xao động của thức thứ 6 xen qua, cái này kêu là vọng tưởng cái đứng lặng của thức thứ 6, thì bên đây có hình có tướng nó xen qua nó dung thông, tức là nó trộn lẫn mà chúng ta không phân biệt được cái nào là cái xao động của thức thứ 6, cái nào là cái đứng lặng của hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, phân biệt không được, bởi vì một cái có hình rõ rệt còn một cái có hình có tướng luôn, thì nó chụp mũ cái tướng lên đây thôi thì cái hình nó cũng như vậy thôi, hồi nãy chúng ta thấy dường như có vật giống như cái ly không biết phải hay không, bây giờ cái ly rõ rệt, cái ly này bằng đất hay bằng sành hay bằng mica thì cái đó cái rõ rệt; hồi nãy hình người mà không biết người nào, bây giờ người ta rõ rệt, người nam người nữ người lớn người thấp người bé người Việt Nam người Mỹ rõ ràng, hồi nãy chỉ hình người thôi, thì chúng ta thấy khó mà phân biệt giữa cái hiện lượng tánh cảnh, tức là cái đứng lặng của thức thứ 6 và cái xao động của thức thứ 6, thành ra kêu là dung thông, vọng tưởng dung thông, thông là không chướng ngại, dung là trộn lẫn, trộn lẫn với nhau một cách không chướng ngại giống như sữa và nước. Đó là tôi trình bày về phần đứng lặng.
Bây giờ chúng ta qua phần xao động. Xao động cũng thế đấy, thì nó đi từ cái phần xuống thấp này nó dung thông với thức thứ 6, như tôi nói cái ly đấy, rồi bây giờ nếu mà đi xuống nữa thì bắt đầu nó từ ở trong đi ra, nó ở dưới đi lên, còn cái đứng lặng thì bắt đầu ở trên đi xuống, thành bắt đầu nó chụp mũ cái thức thứ 6 rồi nó bắt đầu qua 5 thức đầu, mà chúng ta nên nhớ rằng 5 thức đầu chuyển biến nhanh hon cái đứng lặng của 5 thức đầu chuyển biến nhanh hon cái đứng lặng của thức thứ 6, bởi vì nó bắt từ trên xuống mà, còn ở đây thức thứ 6 nó bắt đầu chuyển biến nhanh mà tới chừng nó xuống cái 5 thức đầu đứng lặng thì bắt đầu chuyển biến chậm lại, nó lại thô kệch, thành ra nó chụp mũ lên đó nó sửa không được nhiều, không được nhiều, thành ra ở đây bắt đầu nó in lên trên đó chớ nó không có dung thông như thức thứ 6 nữa mà nó chụp mũ lên, tôi thường dùng chữ chụp mũ mà trong Kinh thì kêu in lên, in lên tức là không có sửa được nhiều, mà nó chỉ in lên trên đó cái nhận thức của nó thôi, thì đây bắt đầu có tình trong đó, thành ra mấy cái này mấy cái nhức đầu, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm thường kêu cái đứng lặng này là kiến tinh. Kiến tinh ỉà gì? Kiến là cái thấy, tinh là rặc ròng, là cái thấy rặc ròng đứng lặng kêu là kiến tinh, danh từ dùng rất hay, nhưng mà mình khó hiểu; nhưng mà khi qua thức thứ 6 chụp mũ vô thì kêu là Ái kiến, kiến là gì kiến cũng là cái thấy, nhưng mà cái thấy bị thức thứ 6 ái nhiễm vô trong đó, thành ra bắt đầu có chiếm hữu, chiếm hữu.
Thành ra kiến tinh với ái kiến tôi đọc hoài tôi nói, sau này biết chữ Hán kiến tinh tinh là rặc ròng không có pha trộn là cái thấy rặc ròng. Thấy rặc ròng là thấy gì? Cái không có pha trộn cái xao động trong đó, tức là cái thấy cái nghe cái ngửi cái nếm, thì cái đó kêu là kiến tinh. Rồi khi mà thức thứ 6 xen vô kêu là ái kiến, người ta thường nói anh này thương người ta mà cái lòng từ bỉ mà từ bi ái kiến, mình nghe mình lạ lạ, thì bây giờ mới biết chữ ái kiến tức là chữ kiến tinh bị in lên trên đó bị chụp mũ lên trên đó, thành ra cái thấy bây giờ bị chiếm hữu, cái thấy có một sự bị chiếm hữu trong đó. Rồi xuống tới dưới thấp nữa thì nó gặp cái vọng tưởng kiên cố là cái nối liền giữa thức thứ 8 và 5 thức đầu đấy, kêu là vọng tưởng kiên cố, nó cứ đập vào cái tướng phần của alaya để mong hiện hình, bị cái kia bàng bạc mà, hư vô bây giờ đập ra đặng có cái hình có cái hư minh le lói thì cái này gọi là vọng tưởng kiên cố, ngàn năm bao giờ nó cũng đập như vậy, thì bây giờ thức thứ 6 nó không thể dung thông thành ra nó in lên trên đó nữa là vật lý, nghĩa là chiếm hữu cho tới cùng rồi mất luôn cảm giác, thì trở thành ra sắc uẩn, thành ra sắc uẩn nó in lên nó chụp mũ cái vọng tưởng kiên thành ra sắc uẩn, rồi thức thứ 6 nó chụp mũ lên 5 thức đầu kêu là hư minh le lói chiếu soi thành ra thọ uẩn, chúng ta nên nhớ như vậy, chúng ta nên nhớ như vậy. Rồi từ đó mới qua cái vọng tưởng dung thông của thức thứ 6 tức là chúng ta thường kêu là tứ thiền của sắc giới tức là bất lạc bất khổ thọ, tức là mọi sự vật bây giờ hiện rõ có hình có tướng luôn, có hình có tướng luôn, nhưng mà chưa có sự chiếm hữu tức là chưa có cảm giác thành ra cái tứ thiền này kêu là bất lạc bất khổ thọ, tức là hiện ra cái hình cái tướng của sự vật, cũng như cái ly, cái đồng hồ, người nam người nữ, người Việt Nam người Mỹ, hen, bông hồng bông cúc, hiện rõ hết, thì cái trạng thái này nếu chúng ta nhận được nó mà đừng có tình cảm xen vô đó thì đó là trạng thái của tứ thiền vậy, trạng thái của tứ thiền vậy.
Chúng ta coi chừng đấy, có tình cảm trong đó mà chúng ta không hay biết rồi chúng ta nhận giặc làm con đấy, rồi từ đó cái tư tưởng này, tư tưởng nó độc đáo, tới đây là cái mức tình cảm đã chấm dứt rồi, đây là thế giới của tợ đới chất, của tợ đới chất; rồi nó thăng hoa lên nữa thì nó biến cái hình tướng này muốn cao hơn nữa, thành ra hư không, hư không tức là tới đây là mức cuối cùng của tợ đới chất rồi, thì bây giờ nó thăng hoa lên tư tưởng là bỏ cái hình tướng này đi, đi vào một cái trạng thái là sống bằng tư tưởng thôi, tức là sống bằng cái bóng thức của tư tưởng, sống bằng cái tưởng tượng mà không cần xác thân nữa, kêu là cõi trời vô sắc giới, thì tới đây hết rồi thì nó thăng hoa lên, khi mà nó tập trung kỹ tập trung mạnh tập trung lâu tập trung sâu thì nó sẽ thấy được cái thế giới của chân đới chất, chân đới chất đây tức là mạtna, mạtna thì nó phát xuất từ alaya, nên nhớ hén, từ alaya tức là từ thức thứ 8, rồi thức thứ 8 khi mà nó xao động đó thì kêu là mạtna, xao động tức là có không gian, mà có không gian tức là có chủng tử, rồi chủng tử khi nó trở về alaya thì nó biến mất, nó biến thành năng lực, thì năng lực tức là đứng lặng của alaya.
Thành ra alaya nó chia làm hai: khi nó xuống cấp thì thành ra vọng tưởng kiên cố biến qua vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi, thì nó là đứng lặng đấy, thì nó thuộc về thức, nơi đó phi không gian; rồi khi mà nó xao động lập tức kêu nó là có không gian tức là mạtna, bắt đầu có chủng tử, thì chủng tử là một hình thức khác của không gian vậy, và chủng tử không gian ngã là một tên gọi như nhau thôi, ngã chính là không gian, ngã chính là chủng tử, thành ra chủng tử khi trở về alaya thì biến thành năng lực, biến thành đứng lặng, mà khi năng lực biến qua xao động thì biến thành chủng tử tức là mạtna, chúng ta phải coi chừng cái đó, phải coi chừng cái đó.
Thì mạtna sau khi nó biến thành chủng tử rồi thì nó có thể chiếu soi và tự chiếu soi, nhưng mà qua thức thứ 6 rồi không thể tự chiếu soi nữa, tự chiếu soi tức là chúng ta kêu là hồi quang phản chiếu, còn thức thứ 8 thì luôn luôn chiếu soi và tự chiếu soi, rồi 5 thức đầu vọng tưởng kiên cố, vọng tưởng hư minh và vọng tưởng dung thông cũng chiếu soi và tự chiếu soi, mà đã chiếu soi và tự chiếu soi rồi thì nó đứng lặng, mà đứng lặng thì nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một, tức là không cần đối tượng nữa, nghĩa là có đối tượng cũng được mà không đối tượng cũng được, mà do nó đứng lặng cho nên nó thấy được nhận thức và đối tượng nhận thức của xao động; cỏn xao động thì không thể nhận thấy nó được, bởi vì đã xao động thì không thể nhận thấy nữa, chính mình còn không nhận thấy mình được nữa mà, chỉ khi nào hồi quang phản chiếu mới nhận được, thành ra mạtna là cái khó hiểu nhất, là cái ù lì nhất, một cái vi tế nhất, mà trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm kêu là u ẩn, ẩn núp kín, u là thâm sâu, núp kín một cách thâm sâu, bởi vì nó có thể hồi quang mà, mà hồi quang thì phải đứng lặng, nhưng mà hồi quang có phân nữa thôi, thành ra tôi trong đó có đề phân nữa, nó hồi quang mà vừa xao động, nhưng mà xao động rất là vi tế, tức là u ẩn, thành ra kêu nó là trực giác thì không đúng nó đã xao động rồi, mà kêu nó là tỷ lượng là phân biệt là khái niệm thì lại không đúng, vì nó chưa cải sửa cái gì hết, nó chỉ là cái bóng mờ thôi, thành ra trong Duy thức học kêu nó là hiện lượng mà tương tợ giống giống như hiện lượng, mà thật sự không phải hiện lượng vì đã có chút ít xao động rồi, đã xao động một cách rất là u ẩn rồi, thành ra cảnh nó không còn là tánh cảnh nữa, mà kêu là đới chất, nhưng mà đới chất ở đây mượn cái cảnh, đới là vay mượn, vay mượn tánh cảnh mà chưa kịp cải sửa gì hết, không biết, cải sửa không biết khái niệm hóa, không biết khuôn khổ, thành ra kêu nó vẫn còn là chân chưa có tợ, thành ra kêu nó là chân đới chất, chư phật tử về suy nghĩ cho kỹ nhen cái này phải nghiền ngẫm lắm mới hiểu được mạtna đấy, nó là một cái khó khăn nhất, mà hiểu nó rồi thì chúng ta mới có thể chuyển hóa nó thành bình đẳng tánh trí được, còn không hiểu nó, không hiểu cái bánh vẽ thì nó cứ gạt gẫm mình mãi, nó độc đáo như vậy đấy. Thành ra ở đây bắt đầu có không gian, xao động tức là không gian, chủng tử tức là không gian, mà dứt xao động dứt chủng tử trở về năng lực của mạtna thì phi không gian, chẳng có không gian, nơi đó không có không gian mà cũng chẳng có chủng tử, mà cũng chẳng có nhận thức và đối tượng nhận thức, chúng ta phải phân biệt như vậy chúng ta mới nhận được Bát nhã, rồi sau này chúng ta tu tập mà nếu chúng ta biết như vậy rồi chúng ta biết lúc nào chúng ta Bát nhã và biết lúc nào chúng ta là tư tưởng, mà tư tưởng thì tiếp tục con đường luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp, tư tưởng là tư tưởng mãi, còn Bát nhã sẽ là chấm dứt luân hồi sanh tử đi tới rốt cùng của Bát nhã là vùng hào quang rực rỡ sáng lòe, đó là thực tướng của võ trụ, thực tướng của các pháp là vô tướng, vô tướng có nghĩa là có vô lượng hình tướng.
Tôi cứ lặp tới lặp lui chư phật tử coi chừng hen, tôi nói như chơi chữ vậy á, nhưng mà tội nghiệp cho tôi, đó là sự thật thôi, chớ tôi không muốn chơi chữ đâu, mà giảng Bát nhã là phải giảng như vậy, để chư phật tử đừng có nắm, hễ mà nắm cứng một cái rồi là tôi bác liền, mà bác ra một cái là rồi phải nắm trở lại. Thành ra Bát nhã là không bỏ cái gì hết trơn á, nói tất cả, điều ban đầu thì bác hết tất cả: cái này không phải Ta, không phải của Ta, không phải Tự ngã của Ta, toàn thể võ trụ: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn không phải là chân như, bác bỏ hết, như vậy chúng ta mới trở về chân không được, mà khi được chân không rồi thì sắc uẩn cũng là chân không, mà thọ tưởng hành thức cũng là chân như hết, mà là cái diệu dụng của chân như, cái đó là trong Kinh của Phật chớ không phải của tôi, nhưng mà giảng làm sao bây giờ, phải nói vậy thôi. Làm sao mà ban đầu thì bác hết, nếu mà còn nắm vào sắc uẩn là ta thì chúng ta lọt, thọ uẩn là ta, tưởng uẩn là ta,… chúng ta lọt: “Nhược dĩ sắc kiến ngã dĩ âm thinh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo bất năng kiến Như Lai”. Câu này đúng mà sai, trong Kinh Kim Cang đấy, “nếu mầ thấy sắc ỉấy hình sắc mà coi ta, lấy âm thinh mà cầu ta, thì người này hành theo tà đạo, không bao giờ thấy được Như Lai ”, không bao giờ thấy được Phật tánh, đó là cái Phật tánh chân không đấy, phải bác bỏ hết, bị trong Kinh không có gì hết mà có tất cả, rồi sau được cái chân không rồi thì sắc chính là ta, âm thinh chính là ta, người nào cầu Như Lai mà không thấy được như vậy là không thành Như Lai, cái kia là không thành Alahán, cái này nếu không như vậy là không thành Như Lai. Thành ra trong bài Ý có một câu rất là hay đó: Tâm không thì vạn sự đều không, mà khi tâm chân đó, thì vạn pháp thảy đồng quy chân.
Hồi xưa tôi đọc hoài mà tôi không hiểu, nhưng mà sau tôi hiểu tôi ngồi tôi cười một mình thôi. Tâm không là tâm của Alahán, chân không đấy, trở về chân không hải, biển không đấy, trở về cái Niết Bàn tịch tịnh đấy, trở về cáivô chất tánh cảnh đấy, thì tất cả vạn hữu tam giới này đều là chân không, tức là không có nữa, biến mất, chỉ còn cái nền tảng là chân như thôi, chân như tịch tịnh thôi. Nhưng mà đâu có thể nằm như vậy hoài, tại Alahán nhập vào đó thấy vậy thôi, chứ thật sự nó vẫn chuyển biến mãi mãi, rồi sau khi vào đó rồi phát bồ đề tâm ra, thì tất cả sắc thọ tuởng hành thức đều là chân như hết, hay nói cho đúng hơn là diệu dụng của chân như.
Thành ra chúng ta thấy Bát nhã khó hiểu là khó hiểu chỗ đó, nói tới cũng nó, nói lui cũng nó, nói qua nói lại cũng nó, nhưng mà chư phật tử phải nghiền ngẫm cho kỹ nha, tôi nói như vậy nghe hiểu, hiểu lỗ tai bên đây qua lỗ tai bên kia, mai mốt lặp lại không được đấy, mình phải nghiền ngẫm cho tới hiểu biết rõ ràng, rồi từ đó hiểu cho rõ ràng rồi mới đi tới chỗ thực chứng tức là sống được với nó, tôi thì mới qua giai đoạn thứ hai thôi, còn chư phật tử thì giai đoạn thứ nhất chắc chưa xong. Thành ra nói lại không được, thiếu cái sự nghiền ngẫm, rồi cái về bạch sư, cứ lại tôi bạch sư, bạch sư hoài, bạch sư sao con hay quên quá.
Ai không quên, có một mình mấy ông mấy bà biết quên sao, tôi cũng quên chớ đâu có ai mà nhớ hoài được, trời ơi bộ mình là cái bộ từ điển sao, alaya mình chứa vô lượng vô biên trong đó thì được, nhưng mà làm sao nó hiện hình được, phải cho nó thấu hiểu. Alaya vô lượng vô biên trong đó nó biến thành năng lực, rồi thỉnh thoảng nó lại biến ra thành chủng tử, chúng ta phải hiểu cái đó, thành ra alaya kêu là chân vọng hòa hợp, chúng ta thấy nó là vấn đề khó khăn. Chân tức là năng lực, nó đi xuống cấp xuống cấp hoài là chân. Còn vọng tức là nó biến thành chủng tử, rồi nó biến qua cùng khắp vô lượng vô biên cái sai biệt để rồi tất cả sai biệt đều nằm trong cái nền tảng vô sai biệt, chỉ có vậy thôi, chúng ta phải hiểu cho kỹ. Nhưng mà coi chừng đấy, nó rắc rối trong đó đấy.
Thành ra những câu hỏi ông Thiện Khánh, ông Thiện Đức hỏi rất là hay, nhưng mà đòi hỏi chúng ta phải moi óc, chớ tôi không trả lời, bị vì tôi giảng hết rồi, bây giờ chúng ta chỉ lựa chọn qua lựa chọn lại để chúng ta ráp lại để chúng ta trả lời thôi, nếu mà tôi trả lời nữa thì chết phật tử hết, ở đây chết hết, chúng ta không chịu nghiền ngẫm, chúng ta cứ để người khác làm sẵn cho mình ăn thôi, mình không chịu đổ mồ hôi, không chịu sót con mắt, không chịu tìm hiểu, không chịu cách mạng alaya mình, thì một thời gian nó quên hết, nó quên hết. Thành ra phải nghiền ngẫm cho kỹ rồi nghiền ngẫm được cái bánh vẽ này rồi cỏn phải thực hành trăm vạn năng nữa, thì tôi chưa làm được cái thứ ba này. Thì ít nhất cũng phải đi qua cái bánh vẽ trước.
Thì bây giờ chúng ta tiếp tục. Thành ra sau khi thức thứ 6 mà nó đi xuống chụp mũ cái phần thứ hai là hư minh le lói chiếu soi rồi, nó dung thông không nổi thì nó in lên trên đó, nó chụp mũ lên trên đó, rồi nó chụp mũ lên vọng tưởng kiên cố nữa thành ra sắc uẩn, hư minh le lói chiếu soi thành ra thọ uẩn, rồi bây giờ nó trở lên trở lên thì dung thông với tứ thiền của sắc giới thành ra tợ đới chất, tợ đới chất, tới đây là cao rồi, nơi đây không có tình cảm nữa, bất lạc bất khổ thọ, thì sự vật đới chất hiện ra nguyên hình, từ đó nó thăng hoa lên nữa, nó tập trung kỹ tập trung mạnh tập trung lâu tập trung sâu thì nó sẽ thấy được cái không gian của mạtna, không gian của mạtna, mà thức thứ 6 nó độc đáo lắm, bị vì luân hồi sanh tử là do nó mà, mà thoát luân hồi sanh tử cũng do nó đấy, thành ra nó đi dung thông nó xuống tới 5 thức đầu, tới thức dưới rồi nó đi lên tới thức thứ 7, nó dung thông hết, nhưng mà mỗi chỗ nó mỗi khác, thức thứ 6 nó dung thông hoàn toàn như sữa với nước đấy, còn tới 5 thức đầu nó le lói nó không làm gì được nó chụp mũ lên đó, in lên đó thôi, rồi vọng tưởng kiên cố nó chuyển biến còn nhanh nữa, chúng ta nên nhớ dùng chữ vọng tưởng kiên cố, chớ cỏn cái đứng lặng của nó là hơn hư minh le lói chiếu soi, bị vì nó nối tiếp giữa hư vô vi tế và hư minh le lói chiếu soi, thành ra nó thua cái hư vô vi tế thôi, nó thua thức thứ 8 thôi, chớ còn nó chuyển biến nhanh và sáng lòe hơn là chuyển biến của 5 thức đầu, rồi chuyển biến của 5 thức đầu là kiến tinh lại sáng hơn là vọng tưởng dung thông của thức thứ 6. Còn ngược lại vọng tưởng dung thông của thức thứ 6 mà đi ngược trở lên thức thứ 7 thì nó chuyển biến nhanh, mà nó đi xuống 5 thức đầu nó lại chuyển biến chậm lại, nó ù lì nó thô kệch, xuống tới vọng tưởng kiên cố nó cỏn ù lì nữa, cho đến nó in lên đó chỉ là cái sắc uẩn thôi, cái sắc uẩn thôi, chúng ta phải hiểu như vậy.
Bây giờ chúng ta qua tới sắc uẩn, thọ uẩn rồi tưởng uẩn. Bây giờ chúng ta trở ngược lên, hén, là chúng ta qua tới tứ thiền của sắc giới, tức là ở đây là tợ đới chất, rồi bây giờ nó thăng hoa lên nữa thành ra nó tập trung kỹ lâu mạnh sâu hơn nữa, thì nó thấy được cái xao động mà vi tế của không gian là của thức thứ 7. Nên nhớ thức thứ 7 là ngã, không gian là ngã, mà cái ngã này là cái ngã rất vi tế, như tôi nói nãy đó, cái không gian này gần tương đương với thời gian, tức là nó gần như vô lượng vô biên, gần chớ cũng thật sự hữu lượng hữu biên vì đã là xao động rồi, là xao động rồi, nhưng xao động rất là u ẩn, do đó nó từ cái đứng lặng, bị vì hồi nãy tôi nói là nó hồi quang phản chiếu được, nhưng mà có phân nửa thôi, nó xao động thành ra nó bắt đầu hữu lượng hữu biên, không gian thì không có không gian nào vô lượng vô biên hết á, trừ khi không gian được hóa giải với thời gian thì nó vô lượng vô biên, thì bây giờ nó thuộc về thời gian rồi, nhưng mà khi không gian mà tách ra khỏi thời gian rồi thì cái không gian này hữu lượng hữu biên, thì cái thời gian bị tách ra cũng hữu lượng hữu biên luôn, hễ có nhận thức có đối tượng thì có tương ưng là hữu lượng hữu biên.
Mà hữu lượng hữu biên thì đau khổ, thì thuộc về nhân quả, thuộc về điều kiện, thuộc về xao động.
Còn vô lượng vô biên thì chấm dứt đau khổ, chấm dứt xao động. Chúng ta phải hiểu như vậy. Mà hễ vô lượng vô biên thì nó bao trùm cái hữu lượng hữu biên. Chúng ta phải hiểu như vậy, nó thấy rõ tất cả mọi sự hữu lượng hữu biên, nhưng mà cái thấy không phải thuộc về nó, nhưng mà nó chỉ là chiếu soi và tự chiếu soi, nó như cái kiếng vậy thôi, nhận tất cả sự vật rồi phản ảnh ỉạiy hệt như vậy. Thành ra cái Bát nhã nói nó biết là sai, mà nói nó không biết là trật, nó không biết gì hết nhưng mà nó sẽ biết tất cả. Phải nhớ hén, tôi thường hay nói tới nói lui, phải nhớ.
Còn bên xao động thì nói một là một, hai là hai thôi chớ không the nói như vậy được.
Còn Bát nhã luôn luôn phải nói như vậy, nếu không nói như vậy là không hiểu Bát nhã, và không thực chứng Bát nhã được.
Thành ra bên xao động thì nó có một chiều thôi, đường có một chiều thôi.
Còn bên Bát nhã đường có hai chiều, bị nó chiếu soi và tự chiếu soi mà, nó có the phản chiếu và hồi quang phản chiếu.
Còn bên kia thì nó phản chiếu thôi, nó không hồi quang được, không hồi quang được.
Cỏn bên thức thứ 7 thì nó hồi quang được nhưng mà có một chút thôi, nó chết là chỗ đó, nó hồi quang đấy nhưng mà xao động.
Rồi thức thứ 6 trở xuống là không thể hồi quang nữa, có một chiều thôi, một là một, hai là hai, khuôn khổ hoàn toàn cứng ngắc. Còn thức thứ 7 nói khuôn khổ thì không đúng, mà nói không khuôn khổ cũng không đúng, mà hoi hoi nghiên về cái khuôn khổ, thành ra nó là mầm mong của cái ngã chấp. Diệt ngã chấp của thức thứ 6, 5 thức đầu dễ dàng thôi, kêu là phân biệt ngã chấp, tôi nói dễ dàng là nói với bậc Nhập lưu nha, cỏn đối với chúng ta nếu ấy thì không phải dễ dàng đấy. Chỉ Nhập lưu mới dứt được phân biệt ngã chấp đấy, chỉ quả Thánh đầu tiên thôi, tức là nghe giáo pháp chưa có thực hành mấy, nghe giáo pháp phân biệt được rõ ràng thế nào là tư tưởng, thế nào Bát nhã, thì đi vào dòng Thánh đầu.
Nhưng mà cái ngã chấp của thức thứ 7, thì trời ơi, bị vì nó u ẩn vô cùng, nói nó ngã thì không đúng, nói nó đứng lặng thì không đúng, mà nó là cái ngã bắt đầu vi tế vô cùng, u ẩn vô cùng, thành ra kêu nó là câu sanh ngã chấp, cái ngã có từ vô lượng kiếp, bắt đầu có hình tướng này là đã có nó rồi, chủng tử nằm trong alaya, lúc nó vô alaya thì nó biến thành năng lực, mà trở ra thì chính là nó đấy. Chừng nào chuyển hóa được nó thì đắc quả Alahán, tức là chấm dứt con đường luân hồi sanh tử khổ. Còn phân biệt ngã chấp, chấm dứt nó thì chúng ta mới đắc quả Thánh thứ nhất thôi, mới đi có 1/4 đường thôi, chư phật tử phải hiểu như vậy.
Giờ tới thức thứ 6 nữa, nó chưa thôi đâu, cái ông Tề thiên mưu mẹo, ổng lý lắc lắm, 72 phép biến hóa mà, thành ra sau khi ổng thấy được thế giới tợ đới chất rồi ổng tập trung kỹ sâu nữa thì ổng thấy được cái hư không của thức thứ 7 kêu là hư không vô biên, thì theo ảnh thấy là vô biên đấy, nhưng mà ảnh đã chụp mũ rồi ảnh mới tạo ra cái đối tượng để ảnh duyên vào đó, thì cái hư không này lại là ngắn ngủn nữa, ngắn ngủn nữa. Thành ra chúng ta thường nói ếch nằm đáy giếng đấy, con ếch nó nhìn thấy hư không là cái đáy giếng thôi; còn người ta mình hư không nó có thể cả ngàn cây số cả trăm cây số, bao la rộng hơn; còn cõi trời thì cao hơn nữa, nhưng mà cũng là hữu lượng hữu biên thôi, không có hư không nào mà vô lượng vô biên hết á, trừ hư không bị hóa giải vào thời gian. Chúng ta phải hiểu như vậy, phải hiểu cho sâu như vậy, hén.
Như vậy thì cái anh Tề thiên cũng chưa yên, ảnh mới tập trung kỹ lằu sâu và kỹ hơn nữa thì ảnh thấy được cái alaya, vượt qua không gian rồi tất nhiên qua alaya. Mà chúng ta nên nhớ rằng, tất cả những cái này là do ảnh đè nén cái xao động, mặt trăng mà sở dĩ nó hiện xuống dưới nước đó, không phải là nước đi tìm mặt trăng, mà nước làm sao bớt xao động thì mặt trăng sẽ hiện hình xuống dưới. Chúng ta nên nhớ cái câu trong đó. Thì nhờ bớt xao động do đè nén này thì nó hiện hình xuống, nhưng mà chúng ta nói nước cái căn bản của nó là xao động chớ nó không thể bao giờ đứng lặng, hén, sóng thì luôn luôn nó là sóng, dù cho mình thấy nó không nổi sóng thì nguời ta cũng kêu vẫn là có sóng, nhưng mà kêu đó là sóng ngầm, danh từ có nhiều cái rất hay, sóng ngầm không phải không có sóng, mình thấy mặt nước dường như phẳng lặng như tờ, nhưng mà nó có lăn tăn gọn sóng, thành ra chúng ta dùng mặt nước phẳng lặng như tờ, chớ thật sự nước nào cũng có sóng, mà sóng luôn luôn hiện hoặc là ẩn, nhưng mà sóng ẩn thì vẫn là sóng, chớ không phải sóng ẩn là không có sóng, thì ở đây sóng càng ẩn chừng nào, càng bớt xao động chừng nào thì mặt trăng càng hiện rõ ràng chừng nấy. Cái chỗ này là chỗ khó khăn nhất mà chư phật tử phải chiêm nghiệm cho kỹ.
Thì khi nó bớt xao động rồi thì nó thấy được mạtna, rồi bớt xao động nữa tức là phải tập trung cho nhiều thì nó thấy được alaya. Alaya là gì? là chuyển biến đứng lặng, nhưng mà thấy một lúc thôi rồi từ đó có định lực rồi nó cũng trở lại xao động nữa, thì tất nhiên mất, tất nhiên mất, thì nó phải tạo ra đối tượng của alaya để nó duyên, để nó duyên; Rồi một thời gian nữa nó thấy không êm, bởi vì bên xao động là bỏ cái thấp lên cao, bỏ cái thấp lên cao. Thành ra chúng ta để ý trong Kinh, cái này trong Kinh không có giảng nhen, chỉ có đưa ra thôi, còn cái Sơ thiền trong Kinh có giảng: tầm sát là cái gai đoi với Nhị thiền, bỏ cái gai đó lên Nhị thiền là hỷ, thì hỷ lại là cái gai đoi với Tam thiền, đó là trong Kinh, lời trong Kinh thôi, thì tôi dựa vào đây tôi thăng hoa thôi.
Thì cái thế bên xao động là cái thế tiến hóa, mà tiến hóa thì chúng ta nên nhớ phải văn ôn võ luyện, cứ tập trung mãi, tập trung tập mãi, tập trung mãi trong đó, mà yếu một chút xíu là nó mất, nó trở xuống liền. Thành ra tu tứ thiền thường bị mất, như tôi hồi xưa tôi nhập tứ thiền hon bây giờ, bây giờ tôi không làm được, tôi nói thiệt tôi không làm được như hồi xưa, hồi xưa tôi ngồi 7-8 tiếng, 9-10 tiếng tôi đi vào cái xao động mà tôi đè nén nó, nó thanh tịnh hon bây giờ, bây giờ tôi không vào được như vậy nữa, thành ra gặp những cảnh nào thanh tịnh tôi đi vào trong đó được, tôi thích, tôi biết cái này cũng là một trạng thái sai, cái mê hồn trận, hén. Bây giờ tôi Bát nhã thì hơn hồi xưa, nhưng mà cái thế tứ thiền tôi thua hồi xưa xa lắm, thì tôi ngồi có 1-2 tiếng thôi, còn hồi xưa tôi nhập vào trong đó là tôi đi sâu vào trong đó tôi thấy nhiều cảnh giới mà trong Kinh thường kêu là ngũ ấm ma đấy, nhưng may là tôi đã sớm coi Kinh Thủ Lăng Nghiêm, thì tôi chỉ có một cái là không chấp thôi, tôi mới lọt ra, chớ không nếu không khéo bây giờ là điên hết, chúng ta thấy là nó cả một vấn đề khó khăn, thành ra bây giờ tôi gặp cảnh giới mà thanh tịnh tôi cũng muốn nhập vào đó nhưng mà hơi sợ sợ, sợ lọt ngũ ấm ma, sợ như sợ xì ke vậy, mình chưa biết nó ra sao mà vô đó mình sợ ra không được, mặc dù giáo pháp mình đã khá hơn xưa, nhưng mà chưa chắc, đừng có thử, dù một lần thôi cũng đừng thử nữa, câu đó tôi hơi ngán ngán, thành ra tôi cũng cố gắng đi Bát nhã là tốt hơn. Hồi xưa tôi chả biết Bát nhã là gì hết, Bát nhã môi mép thì tôi biết, chớ còn Bát nhã thật sự mà thực chứng tôi cũng chẳng hiểu gì hết, chư phật tử nhận cái tứ thiền tứ không này là Bát nhã, hồi xưa tôi cũng lầm vậy đó, tôi nói đi tới đây mình kể như là đạt Niết Bàn rồi đó, mình có thể đắc Nhập lưu, Nhất vãng lai, nhưng mà không biết Nhập lưu là sao, có lẽ mình nhập vô hũ mình không hay, nó khó khăn đấy, chư phật tử coi chừng đấy, nó cả một vấn đề đấy.
Thì bây giờ chúng ta tiếp tục, thì khi mà tập trung kỹ tập trung lâu sâu nữa thì chúng ta thấy rằng thoáng thấy được cái bất biến, cái bất biến, nhưng mà loáng thoáng thấy thôi rồi nó xao động nữa, đâu thể tập trung lâu được, tùy theo cái định lực của mỗi vị, nó có thể thấy 5-10 phút hay 1-2 tiếng gì, hay là 5-3 phút gì nó biến mất, thì nó cũng tạo ra cái đối tượng để nó duyên, để nó duyên, hén; Rồi nếu mà nó tập trung kỹ lâu sâu mạnh hon nữa thì nó thấy rằng cái bất biến này vẫn chuyển biến, vẫn chuyển biến, nó không thể bất biến được, nó vẫn chuyển biến, thì nó loáng thoáng thấy như vậy thì nó lại mất, tới đây là hết rồi đó, cái tập trung không nổi nữa, mà cái con đường đi đến đây là hết rồi, là hết rồi.
Thành ra chúng ta thấy tu tứ thiền phải tu phải luyện mãi, thành ra phải dùng chữ tu luyện là đúng.
Còn Bát nhã nên nhớ, tu thì có tu nhận lại thôi chớ không có luyện.
Mà hễ có luyện thì phải có mất, “văn ôn võ luyện”, nếu ai tập võ bỏ lâu quá 5-3 năm không tập lại không luyện lại quên hết trơn, quên hết tron. Hồi đó tôi tu tiên tôi biết tới mấy trăm huyệt, bây giờ không cỏn nhớ huyệt nào hết, phải ôn lại mãi.
Thành ra cái chán ngán của thế nhất niệm, cái thế tư tưởng, cái thế thần thông là như vậy. Thần thông mà dùng mà khi có tạp niệm, có sai có dùng sai rồi là mất hết thần thông. Thành ra trong Kinh thường nói loài thú nó tu nó biến thành người, thần thông đó, rồi khi mà bị đánh chết hóa hiện nguyên
hình thú, rồi phải tu trở lại. Trời ơi! làm cái đó mệt lắm, tu mất hết tu trở lại.
Còn Bát nhã không hề có vấn đề đó. Cho nên một vị Nhập lưu là vĩnh viễn không bao giờ lọt xuống bốn đường ác đạo, cái hay của Bát nhã chúng ta phải để ỷ chỗ đó, Nhập lưu là vĩnh viễn không bao giờ lọt xuống bốn đường ác đạo.
Còn tu theo cõi trời vô sắc giới cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng đỉnh toi cao của tam giới mà lọt có thế xuống ngay địa ngục chớ đừng có nói là ngạ quỷ súc sanh, có thể xuống thẳng địa ngục. Cái thế lẩn quấn, hễ càng đè nén chừng nào cái thế phản phục càng mạnh chừng nấy.
Còn cái kia (Bát nhã) là thấy rõ chớ không có đè nén.
Chúng ta phải đế hai cái đó cho nó rõ ràng, hén, cho nó rõ ràng.
Thì đây tôi giảng về phần đứng lặng và xao động nó hóa hợp nhau như vậy. Thì đến đây tạm ngưng ở đây. Chư phật tử có hỏi cái gì hay không?
Bữa nay tôi giảng cái phần hơi khác khác nữa hen, nó nhiều cách lắm, bữa nay thì bỏ về cái lạc thọ khổ thọ với cái vô ký, cái đó giảng thì mất thời giờ nữa đó, mà hôm trước tôi có giảng rồi, còn hôm nay chúng ta đi vào tứ thiền tứ không cho nó rõ. Chư phật tử để ý, cái chỗ này là cái chỗ vi tế mà chư phật tử phải để ý. Như ông Thiện Đức đó nói đó thì cái vọng tưởng kiên cố mà tôi nói hồi nãy đó, với cái dung thông của thức thứ 6 thì tôi giảng nó lộn ngược lại. Hén, thì đúng ra cái hình tướng mà có hình tướng này phải dung thông với thức thứ 6, bởi vì bên đứng lặng của thức thứ 6 nó là hình thì bên vọng tưởng xao động đó nó chụp mũ qua thành hình tướng, thì tất nhiên là phải có vật rõ rệt, phải có vật rõ rệt. Như vậy thì cái sắc uẩn với cái tưởng uẩn nó khác nhau làm sao? Mà ông Thiện Đức nói giữa sắc uẩn với tưởng uẩn đấy, phải vậy không? À, thì nó khác nhau làm sao? Chư phật tử phải để ý cái chỗ đó.
Ai trả lời được câu hỏi này nè? Mấy cái này là mấy cái rắc rối đó, mình có nghiền ngẫm, có đi sâu thì mới là hiểu được. Tôi để chư phật tử trả lời trước, rồi sau đó rồi tôi sẽ giải thích.
Nay chúng ta thấy có nhiều cái rắc rối đó, chúng ta cần phải tìm hiểu đấy, để rồi sau đi vào Kinh Sáu Sáu nó dễ dàng lắm, còn không là sau khó đấy.
Vậy sự vật đó là chúng ta thấy như thế nào? Rồi sau này đi tới cái sắc uẩn, cái thọ uẩn, cái tưởng uẩn. Thì đây cái sắc uẩn, tưởng uẩn nó khác nhau làm sao? Cái đó hôm trước tôi có hỏi rồi mà tôi chưa có giảng chưa có trả lời, thì hôm nay sẵn mình giảng luôn cái đó, hén, là cái giới hạn của sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Cái này tôi hỏi biết bao lâu mà tôi cũng quên.
– Thì cái giới hạn của sắc uẩn là gì? là giữa có và không. Thì hai cái này chư phật tử thường lộn xộn đấy.
– Còn cái giới hạn của thọ uẩn là giữa xúc và ly.
– Cái giới hạn của tưởng uẩn thì giữa nhớ và quên.
– Còn cái giới hạn giữa hành uẩn thì giữa sanh và diệt. Hay quá mà không biết có giảng nổi hay không.
– Còn cái giới hạn thức uẩn đó, thì là đứng lặng nhập vào đứng lặng, hay là chiếu soi đi vào tự chiếu soi.
Đó chúng ta thấy, nếu chúng ta nắm được cái này thì chúng ta trả lời câu hỏi của ông Thiện Đức được, còn không là bế tắc, còn không là bế tắc, nó độc đáo.
Tôi lặp lại hén.
– Cái giới hạn của sắc uẩn đó là có và không, mà hồi đó tới giờ đa số trả lời trật, cái câu này là khó khăn nhất đấy, thành ra ông Thiện Đức hỏi câu này là độc đáo đấy.
– Rồi cái gỉới hạn của thọ uẩn đó là xúc và ly. Rồi chúng ta coi chừng chữ “xúc” đấy, hiểu cho đúng nhu thế nào gọi là xúc? trong Kinh định nghĩa rõ ràng đấy, nhất là bài Kinh Sáu Sáu định nghĩa rõ rệt, chúng ta dựa vào đó chúng ta mới hiểu đuợc.
– Còn cái giới hạn của tưởng uẩn đó là nhớ và quên.
– Còn cái giới hạn giữa hành uẩn đó là sanh và diệt. Thì đa số trả lời câu này cũng không đúng lắm chua có rõ ràng lắm.
– Còn cái giới hạn của thức uẩn (thức thứ 8) đó là đứng lặng nhập vào đứng lặng.
Thì bây giờ ai trả lời đuợc nè nếu muốn trả lời thì phải nắm đuọc 5 giới hạn của ngũ uẩn này, còn nếu không thì chúng ta trả lời không chạy, rắc rối ôi là rắc rối. Bắt đầu trả lời đi, ở đây tinh là gạo cội không á. về, chủ nhật có họp nhau bàn tùm lum hết mà, tôi nghe nói ngon lành lắm mà, rồi bây giờ cái ban gạo cội bàn gì đó đâu đem ra ý kiến nào coi. cỏn trả lời hai câu nữa, câu này câu thứ 3 tùm lum hết. Cái trình độ nhận thức, nhiều cái nhìn ở trong đó. Bây giờ ai nè, ai có một số chuẩn bị rồi đó. Mô Phật!
Phật tử trả lời.
ít ra cũng phải vậy. Mà tôi giảng biết bao lần trở lại rồi mà có một số ít thôi, rồi ông Thiện Đức ổng hiểu nhiều đấy, nhưng mà có cái khúc chót đó, cái khúc mà ổng nói Nhập lưu, Nhất vãng lai mới đầu cũng thấy hết tánh cảnh, thì cái đó suy nghĩ cho kỹ, cái đó tôi cũng giảng rồi, chúng ta phải để ý cho kỹ; Với ổng lộn ngược cái chỗ mà cái vọng tưởng kiên cố với 5 thức đầu đấy, với thức thứ 6, thì tôi thường nói là nó chụp mũ nó in lên cái hư minh le lói chiếu soi thành ra cái thọ uẩn, còn vọng tưởng kiên cố nó chụp mũ nó in lên thành ra sắc uẩn, thì Nhập lưu trừ được sắc uẩn thôi còn vọng tưởng kiên cố phải Alahán lận chớ không phải Nhập lưu mà thấy được cái đó đâu, rồi vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi tức là phóng dật đấy, thì Nhất vãng lai, Bất lai trừ được thọ uẩn thôi, còn cái vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi vẫn còn nằm đó phải Alahán mới trừ được, danh từ trong 10 kiết sử kêu nó là phóng dật, còn vọng tưởng kiên cố mà Thủ Lăng Nghiêm kêu, thì theo tôi là trong 10 kiết sử kêu nó là vô minh, nó là căn bản của vô minh tức là nó là câu sanh ngã chấp vậy, còn thức thứ 6 ở trên 3 kiết sử đầu thì kêu là phân biệt vô minh, nhưng mà nếu so alaya võ trụ thì căn bản vô minh trở thành chi mạt vô minh alaya võ trụ mới là căn bản, là căn bản vô minh ở trên đó, chư phật tử phải hiểu chỗ đó, hiểu giùm tôi chỗ đó, bởi danh từ nó khó dùng lắm, thì ông Thiện Đức ổng lộn chỗ đó, ổng nhập một cái thọ uẩn với hư minh le lói chiếu soi là một, còn vọng tưởng kiên cố với Sắc Uẩn là một, thì tôi thấy không phải một mà cũng chẳng phải hai, thì Nhập lưu chỉ là trực nhận chiếu kiến được sắc uẩn thôi, còn vọng tưởng kiên cố thì không đá động tới nổi đâu, Bất lai cũng chưa động được tới, tới Alahán mới được; còn thọ uẩn thì Nhất vãng lai và Bất lai hai quả Thánh này chiếu kiến được thọ uẩn, nhưng mà hư minh le lói chiếu soi cái nền tảng đó không động được đâu, phải Alahán mới động được, đó kêu là phóng dật, đó là theo cái hiểu của tôi, còn những cái trên ổng trình bày thì rất đúng, có thể nói 100% mà tôi trình bày lại tôi thấy cũng khó trình bày, thành ra khi hỏi là tôi cũng mệt, nhất là ổng trình bày bốn phần để thấy, tôi thấy rất hay, tôi cũng chưa nghĩ ra cái đó mà tôi có giảng hết, nhưng mà sắp cho một người mà từ quả mà phải thấy được: 1/ Phải tu tập mà phải giữ 5 giới và phải đắc nhị thiền tức là hỷ đấy thì mới có thể thấy Phật tánh. 2/ Còn cái thứ hai là phải nghe giáo pháp nắm vững giáo pháp nhờ có thiện tri thức giúp đỡ. 3/ Cái thứ 3 là nãy ổng nói cái gì tôi quên rồi, à nắm vững 10 kiết sử. 4/ Cái thứ tư là phải thực hành trong cuộc sống mình. Thì cái đó rất đúng, tôi cũng thấy cái đó mà tôi không trình bày bốn phần vậy được, tôi không để ý tới. Nhưng mà tôi để ý chư phật tử cái chỗ này nữa:
Tại sao mà tầm sát lại không nhận được Phật tánh, mà phải qua hỷ? Thì chúng ta nên nhớ:
– Tầm sát tôi thường thí dụ là chúng ta chăn trâu còn tranh đấu giữa nhất niệm và tạp niệm chưa xong nữa thì làm sao mà yên lặng mà nhận Phật tánh. Đó là cái điều mà chúng ta thấy là không thể nhận được.
– Còn thứ hai là niệm Phật mà khỏi đếm thì hễ nó quên cũng phải trở lại giai đoạn thứ nhất, tức là quăng cái vàm rồi nhưng mà còn phải quan sát theo dõi con trâu, nếu mà nó phóng một cái thì phải nhảy xuống chụp vàm. Thì hai cái này còn tranh đấu, tôi thường nói đổ mồ hôi xót con mắt, hai cái này xả thiền ra nó mệt muốn chết luôn, chúng ta nghĩ là chúng ta không thể tu đuợc, thì hơi đâu ở đâu được yên lặng mà nhận lại được Phật tánh.
– Còn qua cái hỷ thì trâu và người xoắn tít lấy nhau, quấn quít với nhau, người chăn trâu và con trâu không còn dòm ngó nhau nữa, thì kêu là định sanh hỷ lạc, thì giai đoạn này nếu có thiện tri thức, có học giáo pháp, như ông Thiện Đức nói thì đúng đấy, thì nhận Phật tánh được, nhưng mà rất kém. Nhưng mà như thế nào, Phật tánh với cái đó như thế nào? Thì chúng ta thay, tôi cũng thường nói như vậy, nếu mà đối trị thì có người niệm Phật và có tiếng niệm Phật, nhưng bây giờ người niệm Phật tiếng niệm Phật xoắn tít quấn quít ỉấy nhau không cần phải theo dõi nữa, không cần phải kéo trở lại nữa, không cần phải nhiếp tâm nữa, mà luôn luôn người niệm Phật ở đâu thì đoi tượng niệm Phật ở đó, thì như vây qua Phát Ịánhi nếu thiên trí thức chỉ, thì bây giờ mình chỉ đứng lặng lại và mình nhận biết rằng có người niệm Phật và có đối tượng được niệm Phật, có con trâu và có người chăn trâu mà đừng cải sửa đừng phê phán gì hết, thì cái đứng lặng đó biết rằng có nhận thức và có đoi tượng nhận thức, còn nhận thức và đối tượng nhận thức do tập trung mà có, cái này mình không phải tập trung, mà lặng lẽ mình nhìn người chăn trâu và con trâu, thì cái này là Phật tánh chớ còn cải gì nữa, hen. Thì cái này tâm định rồi, tôi có giảng, nếu mà không giảng mình không để ý thì mình không nhận Phật tánh, nhưng mà Phật tánh này rất lầ yếu, rất là yếu, nếu qua cái lạc nữa đó thì nó vi tế hơn. Thành ra cái xao động càng ít chừng nào thì Phật tánh lại càng rõ rệt chừng nay Phật tánh càng rõ rệt chừng nấy. Chư phật tử phải để ý về tu cái đó chớ có gì đâu. Giờ mĩnh niệm Phật tới là ngoi xuống nghe tiếng niệm Phật, mình chỉ lắng nghe thôi, bây giờ muốn nghĩ cái gì cũng khàng có nghĩ hết, nó chỉ là cái tiếng niệm Phật đâu người nghe niệm Phật ở đó, bây giờ mình dừng lại một chút xíu mình lẳng nghe có người niệm và có tiếng niệm Phật, niệm chậm mình biết niệm chậm, niệm mau mình biết niệm mau, rồi bây giờ mình nhận ra cái đó mình đừng cải sửa đừng gì hết, thì cái nhận biết này chính là Phật tánh chớ còn cái gì nữa. Nó khác với cái người niệm Phật và đoi tượng niệm Phật, người niệm Phật và đoi tượng niệm Phật thì nó tương ưng, người niệm Phật nhanh thì đối tượng niệm Phật nhanh, người niệm Phật cái thức trong sáng thì đoi tượng niệm Phật cũng trong sảng. Nhưng mà cái này nó biết được thôi chứ nó không phải là người niệm Phật, nó không phải là đoi tượng niệm Phật, nhưng mà nó biết được người niệm Phật và nó biết được đối tượng niệm Phật, thì nó chính là Bát nhã chớ gì. Rồi mình qua cái lạc nữa cái Phật tánh này nó tiến hơn nữa thì nó cũng là Phật tảnh thôi.
Tôi nhắc sơ vậy để phật tử nhớ, rồi kỳ tới lập lại, lấy của ông Thiện Đức mà tôi chưa chắc là phật tử lặp lại nổi, nhưng mà tập lặp tập làm thì cái đó là của mình, cỏn mình nghe vậy thôi nó không được, còn cái sau của ông Thiện Đức thì nó khác với tôi, không giống thôi chớ tôi chưa chắc tôi trúng, tôi chưa chắc là ông Thiện Đức trật, nhưng mà nếu tôi giải thích là tôi giải thích cách khác, còn cái trước thì giống thôi, giống thôi, nếu tôi có giảng cũng vậy thôi, trình bày chắc cũng vậy chớ không hơn nổi.
Thành ra bây giờ chúng ta lặp lại câu của ông Thiện Đức là: Tại sao mà Sư có giảng là nhị thiền, tức ỉà niệm Phật khỏi đếm thì có the thấy Phật tánh nếu nhờ thiện tri thức hoặc Thánh nhân giúp đỡ thấy Phật tánh, nhưng mà tới tứ thiền, tới Alahán thì Sư nói cũng Phật tánh mà thấy được tánh cảnh. Như vậy có khác nhau hay không?
Chúng ta về trả lời, hồi nãy ông Thiện Đức cũng có trình bày chỗ đó đó. Thì hiện lượng tánh cảnh đây không phải có một hiện lượng tánh cảnh, mà có rất nhiều, hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu, hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8, hiện lượng tánh cảnh của alaya thức thứ 8 đó. Còn hiện lượng tánh cảnh của alaya võ trụ không kêu là hiện lượng tánh cảnh nữa, vì đó là mặt trăng thật, thành ra kêu là vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh để phân biệt. Thì chúng ta về tham thiền lại, chúng ta tập trả lời câu hỏi này, thì bây giờ nó sáng tỏ tới 80-90% rồi đó, chỉ cần chúng ta tập làm sao chúng ta trình bày, nếu mà không rõ nữa chúng ta viết ra giấy đọc cũng được, nhưng mà nên nhớ của mình làm nhen, nếu qua sự quan sát qua sự cải sửa người khác thì được, còn lấy người khác đọc tôi xin thưa đừng làm như vậy nó mất cái công lao tu tập của mình, đó là mình lấy cái tu tập của người khác làm của mình thì nó không thật, đó là cái sai chạy nhất của Phật giáo, cái tối kỵ nhất của Phật giáo, mình cứ sống thật, thà là mình làm nhờ người khác cải sửa, nhưng là của mình chớ đừng người khác viết rồi mình đọc thì cái đó chư phật tử ngàn đời cũng không đắc quả đâu.
Còn câu hỏi thứ hai của ông Thiện Khánh chúng ta hai câu thôi là ông nói rằng: như trong tứ thiền, thì như hồi nãy cô Tánh trả lời cô cũng hiểu một phần nào đó, nhưng mà chưa sáng tỏ lắm, thì chúng ta dựa vào đó chúng ta làm cho sáng tỏ hơn. Tôi hồi nãy có trình bày đấy, là tứ thiền đi tới chỗ thăng hoa, cái chỗ mà tập trung kỹ tập trung lâu tập trung sâu thì sau đó mới thấy loáng thoáng thấy được Phật tánh, thì hồi nãy tôi có giảng đó:
Muốn thấy Phát tánh thì có hai cách:
1/ Một là mình nhận thấy phần đứng lặng mình đi thẳng.
2/ Hai là do đè nén cái sự xao động mà Phật tánh nó hiện cho mình.
Thành ra tôi thường nói đừng có mong đi tìm Phật tánh, đừng mong tìm mặt trăng, mà làm sao cho cái xao động mình bớt xao động thì mặt trăng sẽ hiện rõ, mặt trăng hiện rõ. Mà đã xao động rồi làm cho nó bớt thì nó cũng trở lại xao động thôi, chớ nó không thể đứng vững được, bị cái thế xao động nó lên xuống lên xuống mất, rồi nhớ lại rồi còn rồi mất, rồi mất rồi cỏn, chúng ta nên nhớ như vậy chớ nó không bao giờ mà nó có xao động một chỗ, xao động lên rồi xuống, cao rồi thấp, thì nó cứ như vậy mãi. Thành ra khi xao động sâu thật sâu rồi thì nó loáng thoáng nó thấy được, hén. Thì như vậy thì nó khác làm sao?
Còn một người Nhập lưu thì cũng thấy Phật tánh, mà cũng thấy Phật tánh, mà tại sao tứ thiền tứ không này cũng thấy Phật tánh, thì hai cái nó thấy khác nhau làm sao? Chúng ta phân biệt để rồi chúng ta lỡ mà tu tứ không mà chúng ta lọt vào đó chúng ta biết đây không phải là Thánh nhân, đây chỉ là phàm phu thôi. Còn nếu mà nhận Phật tánh thì chúng ta biết đây là Phật tánh. Thì hai cái nó khác nhau làm sao? Chư phật tử về phải chiêm nghiệm, tôi đã có giảng rồi chúng ta chỉ so sánh chúng ta trình bày lại.
Thôi thì thời giờ đã hết, quá 15 phút rồi. Thì tới đây xin tạm ngưng. Ai có cái gì, kỳ tới trả lời hai câu hỏi này há, mỗi người cố gắng làm.
Mô Phật đến đây xin tạm ngưng vậy.
Hai câu hỏi, một câu của ông Thiện Khánh hay của ông Thiện Đức, để coi làm sáng tỏ, chư phật tử nào có gì sở nghi nữa thì hỏi cho nó rành, để rồi chúng ta bắt đầu qua bài Kinh Sáu Sáu, thì nắm cho vững cái này chúng ta đi vào bài Kinh Sáu Sáu dễ dàng hơn.