BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC
Cố Hòa thượng Thích Giác Khang
TUẦN 9
Giảng ngày 26-11-2003 âm lịch
Hôm nay chúng ta bắt đầu đi vào bài Kinh Sáu Sáu nhưng mà chúng ta chỉ dàn đầu thôi để chúng ta có chất liệu đi vào bài Kinh Sáu Sáu dễ hơn. Thì đúng ra hôm nay bắt đầu bài Kinh Sáu Sáu đấy, nhưng mà tôi thấy có một số chưa nắm vững, và tôi giảng cũng chưa có rõ ràng lắm, cái lỗi ở tôi thôi, thì hôm nay tôi giảng lại. Nhưng mà giảng lại thì phải đi sâu hơn một chút đấy, thì làm cho nó rõ ràng hơn, hoặc là cho nó rối rắm thêm, cái đó tùy ở cái nhận thức của chư phật tử, nhưng mà phải giảng thôi, thì hôm nay mình nghe cũng lần thứ sáu, thứ bảy rồi đó. Thì chúng ta nhớ ba cái bản này là gối đầu giường nha, chư phật tử nào cũng phải có ba cái: một cái thứ nhất là vô chất tánh cảnh vói hữư chất tánh cảnh, cái bản đầu tiên đó, hai cái bản sau là bổ túc, tức là: 5 thức đầu, thức thứ 6, thức thứ 7, thức thứ 8, thuộc về ba cảnh ba lượng, ba tánh ba thọ; cảnh, lượng, tánh, tho, cõi, địa với tâm sử với các duyên và thề tướng dung, thì đó là bổ túc, sau tôi giảng thêm qua bản này, nó bổ túc cho cái bản chính, nếu không có thì nó khó hiểu, rồi cuối cùng bân 15 pháp giới hay 15 hạng chúng sanh, chúng ta thường học cũng nằm trong này hết.
Thì bây giờ chúng ta lấy cái bản đầu ra, cái bản chính, tức là vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh, tôi giảng lại nhớ nắm cho vững hen, mỗi lần giảng chắc hơi rõ hơn, tôi giảng nhiều lần nó rõ, chư phật tử nghe nhiều lần cũng rõ, cỏn ai muốn rõ hơn nữa thì về nhà mượn băng nghe lại, nhưng mà đừng phổ biến rộng hen, để trong nội bộ thôi, thì ai có nghe giảng qua thì hiểu, còn cho những người khác coi cũng không hiểu gì đâu, có chư phật tử thấy cái bản này về mỏ hoài mỏ không ra, làm sao mò ra được, cái bản này do tôi sáng tạo lại thôi, thì tôi cũng thưa chư phật tử cái chỗ đó là trong này có cái theo Duy thức học, có cái của tôi tìm kiếm ra, thì chư phật tử đừng tin mà cũng đừng bỏ, ở đó mình nghiên cứu thêm, thì đây có thể sai đấy, thời gian có thể tôi giảng khác, nhưng bây giờ tôi thấy vậy tôi giảng vậy thôi.
Duy thức thì nó khó giảng. Duy thức mà kèm Bát nhã là cả một vấn đề khó khăn, khó khăn cho người giảng, khó khăn cho người nghe, còn cái khó khăn chứng đắc nữa, đó là vấn đề rất là gay cấn cho chúng ta đấy. Nhưng mà nếu chịu khổ cực bền bỉ thì chúng ta sẽ hiểu thôi. Còn ai mà không có nước bền thì thôi đừng đến đây nghe, không có thể đi vào Duy thức nổi đâu.
Tôi không sợ người kém hiểu biết, mà tôi sợ người không có chí thôi, nếu có chí thì:
“Thủng thẳng mà lượm hoa rơi.
Ở cho có chí hơn người trèo cao”.
Mình tập như con rùa, mình bò mãi, mình nghe mãi, rồi mình nghiên cứu lần lần mình hiểu thôi. Cái này thứ nhất nó cũng có một phần trình độ, trình độ kiến thức, cái thứ hai là phải có bền chí, nếu không có bền chí thì chúng ta không tiến được, như ở trong giáo hội này có Sư Thành đó là học tới lớp hai, nhưng mà trong Giáo hội ai cũng nể hết, thuyết pháp không ai thuyết pháp mà sâu sắc, mà độc đáo, ngắn gọn, mà rõ ràng bằng Sư. Mà hỏi lại mới học tới lớp 2 thôi, rồi chữ Hán không biết nữa, mà tự học chữ Hán rồi dạy cho các Sư học chữ Hán nữa, thì chúng ta thấy là con người ý chí mạnh như vậy đó. Thì chúng ta phải tập như vậy. Thì thôi bây giờ chúng ta đi vào cái bản hén.
Thì hôm trước tôi đã nói, cái bản này gồm cả Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa và Tối thượng thừa thì cũng nằm trong cái bản này hết.
– Thì cái thứ nhất của chúng ta là vô chất tánh cảnh tức là cái bản thể của võ trụ. Hay là chúng ta thí dụ như là cái biển, thì cái này là nước vô chất tánh cảnh đấy, tức là một khối nước yên lặng mà không có thời gian, chưa có thời gian và chưa có không gian gì hết, hén, nhưng mà thật sự ra đó thì ở trong kinh Hoa Nghiêm, cái vô chất tánh cảnh chỉ có Như lai thấy thôi, còn Bồ tát cũng vẫn thấy nó bất biến. Thành ra chữ bất biến ở đây đó, bất là không, biến là chuyển động, là không chuyển động, nhưng mà theo Phật giáo Bát nhã đó, không chuyển động tức là chuyển động cực kỳ thần tốc, bao trùm tất cả mọi chuyển động thì cái đó gọi là không chuyển động. Chúng ta phải hiểu như vậy hén, chớ còn hiểu khác là chết á, hiểu khác là lạc đấy.
Vô chất tánh cảnh tức là phi không gian phi thời gian nghĩa là chưa có không gian chưa có thời gian, chuyển biến quá nhanh cho đến đỗi chưa không gian chưa thời gian, có nghĩa là bao trùm tất cả mọi cảnh giới thời gian tuyệt đối và thời gian không gian tương ưng, như vậy mới gọi là phi không gian phi thời gian. Hén, phải hiểu như vậy đó. Thành ra Bát nhã khó giảng là chỗ đó, nếu chúng ta hớ một chút xíu là chúng ta lọt vào ngoại đạo ngay. Rồi khi nó chuyển biến chậm lại thì bắt đầu có thời gian. Thì phi không gian phi thời gian đây có nghĩa là vùng hào quang ánh sáng rực rỡ đứng lặng hoàn toàn và bất biến, thì chúng ta kêu là phi không gian phi thời gian. Và khi nó chuyển biến chậm lại thì bắt đầu nó có sự chớp nhoáng thì chúng ta kêu là đứng lặng mà chuyển biến, còn cái vô chất tánh cảnh là đứng lặng mà bất biến, vô chất tánh cảnh là đứng lặng mà bất biến kêu là cái thể của võ trụ, còn cái này kêu là cái tướng của võ trụ, tức là chuyển biến từng sátna, nó đứng lặng mà nó chuyển biến, còn vô chất tánh cảnh là đứng lặng mà bất biến, bất biến cho nên nó bao trùm tất cả mọi chuyển biến, đó thì chúng ta phải hiểu như vậy.
Vậy thì vô chất tánh cảnh tức là, ví dụ thôi, ví dụ như là nước là bất biến chả có hình tướng gì hết. Còn hữu chất tánh cảnh đây tức là sóng, là những cái giọt nước nhỏ nhỏ nối liền liên tiếp với nhau, thì tất nhiên sóng bắt đầu nó có hình, nhưng mà chưa có tướng, chưa có tướng, thì cái thế giới đó thường thường chúng ta kêu ỉà thế giới tánh cảnh, thế giới tánh cảnh.
Rồi tùy theo nghiệp lực của chúng sanh mới chụp mũ thành ra sóng con chó sóng con trâu sóng cái nhà, tùy theo nghiệp lực của từng chúng sanh, từng loạt chúng sanh, thì bắt đầu thế giới đó kêu là thế giói của đới chất cảnh, tợ đới chất cảnh.
Rồi khỉ thấy hình tướng sóng con chó, sóng con trâu chúng ta lại thương lại ghét thì bắt đầu qua thế giói của độc ảnh cảnh.
Chỉ có vậy thôi, cuộc sống của chúng ta chỉ có bây nhiêu đó thôi.
Tôi nói lại. Thì thí dụ cái biển là rõ nhất đấy, thì chúng ta thấy sáng tỏ nhất, nhưng mà nên nhớ ví dụ thôi nha, chớ không phải là sự thật, nhưng mà nương vào cái ví dụ đó chúng ta đạt được ý chúng ta hãy quên lời.
Đây tôi muốn nói trở lại, là vô chất tánh cảnh tức là nước trong biển, nước thì nó chẳng phải là sóng, nếu sóng thì người ta kêu là sóng, sóng thì có hình nhưng mà chưa có tướng, thì hữu chất tánh cảnh là sóng tức là bắt đầu hiện hình, nhưng mà chưa có tướng. Sóng gì? Chưa biết, chỉ sóng thôi, sóng cao, sóng thấp, sóng lăn tăn, đủ thứ sóng hết, nhưng mà hình thì chưa có, thì đó là thế giới tánh cảnh hữu chất, tức là cảnh thật đấy. Cảnh thật là cảnh có hình mà chưa có tướng, rồi thật sự cảnh thật nữa là chẳng hình chẳng tướng gì hết thì đó là nước, nước thì chẳng hình tướng gì hết chỉ là một sự yên lặng thôi, một vùng sáng soi thôi, cỏn nước với sóng gọp lại kêu là biển, biển, thành ra biển là cái diệu dụng của vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh.
Thành ra vô chất tánh cảnh nước, chúng ta có thể nói là cái thể hay là báo thân.
Còn hữu chất tánh cảnh chúng ta có thể nói là ứng hóa thân, tức là cái tướng.
Còn biển đây tức là bản thể báo thân và ứng hóa thân dính liền với nhau, kêu chung là pháp thân.
Thành ra nói pháp thân nói biển là bao gồm hết tất cả, còn nói nước là chỉ một phần của biển thôi, còn nói sóng là chỉ một phần của biển thôi.
Thì thế giới đứng lặng, thế giới của chân như, thế giới của các vị Thánh là thế giới đó, kêu là thế giới của Tịnh độ. Rồi từ đây chúng ta mới qua thế giới của uế độ, hén, thế giới uế độ. Thì từ những lượn sóng này chưa có hình tướng gì hết, tùy theo nghiệp lực từng chúng sanh từng loại chúng sanh mà chụp mũ thành có hình tướng: sóng con chó, sóng con trâu, con bỏ, sóng cái nhà, hay sóng điện tử, hay là sóng H2O, thì tùy theo nghiệp lực từng chúng sanh, từng loạt chúng sanh, nhưng mà thật sự của sóng chỉ là sóng thôi, chưa có tướng chỉ có hình của sóng mà thôi. Thì sóng mà chụp mũ thành sóng con chó, sóng con trâu, con bò,… chúng ta kêu là thế giới của tợ đới chất, tợ là tương tợ giống giống như là tánh cảnh nhưng mà sửa lại hết, đới là vay mượn, chất là tính chất, là cảnh vay mượn tính chất của tánh cảnh, mà không phải là chân, là tương tợ sửa lại hết rồi, theo cái nghiệp lực từng chúng sanh.
Rồi theo cái đới chất cảnh này chưa có thương ghét, bây giờ bắt đầu thương ghét. Ờ, tôi thấy nước theo nghiệp người, thì tất cả mọi người chúng ta ở đây đều là người đều thấy là nước hết, thì cái đó là thế giới của đới chất cảnh. Còn thật sự của nước là gì? Thật sự của nước là chưa có tướng, chỉ có nước mà thôi, nghĩa là chỉ có điện tử, chỉ có thức biến mà thôi, chỉ có thức mà thôi. Thì thức biến đó, thế giới thật sự thực tướng của nước, thực tướng của sóng, mà thực tướng của sóng là vô tướng, tức là không có tướng chỉ có hình lờ mờ thôi. Rồi chúng ta mới bắt đầu người thì thích nước, tắm hoài một ngày 2-3 lần; người thì ghét nước, sợ, cả tháng không dám tắm. Thì cái này ghét với thích thì gọi là thế giới của độc ảnh cảnh, đây là thế giới của đau khổ, thế giới của đau khổ. Chút nữa chúng ta trở lại vấn đề đó.
Thì bây giờ chúng ta thấy rằng sau khi vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh là cái alaya của võ trụ, thì do một niệm bất giác, một niệm mê mờ, cái mê mờ này kêu là căn bản vô minh thì chúng ta mới lọt xuống alaya của cá nhân. Thì hôm trước tôi đã giảng được căn bản vô minh rồi hén.
Căn bản vô minh từ đâu mà có? Thì chúng ta thường đi thắc mắc tới cuối cùng chỗ này: căn bản vô minh từ đâu mà có? Trả lời được câu hỏi này là trả lời được tất cả, là nắm gọp được hết tất cả, là thành Như Lai, chỉ có Như Lai mới trả lời được câu hỏi này mà thôi, còn hầu ra Bồ tát trả lời còn chưa có thông nữa. Mà Như Lai trả lời bằng cách nào? Bằng cách không trả lời gì hết, đó là cách trả lời độc đáo nhất của chư Như Lai, là đỏi hỏi một người đui mà hỏi ánh sáng mặt trời như tôi thường thí dụ đấy. Thì câu hỏi này thì phải vô lý hóa, chớ không chấp nhận câu hỏi này. Nếu chấp nhận là một cái dại, là một cái ngu, mà tìm cách trả lời là thêm hai cái ngu, mà trả lời ba cách là ba cái ngu, trả lời hàng trăm cách là hàng trăm cái ngu, chỉ đưa người đui đi vào cái tưởng tượng, dầu người đui có biết ánh sáng mặt trời thật sự thì người đui cũng không biết, bởi vì con mắt vẫn là đui, thì có thể biết ánh sáng mặt trời bằng cách tưởng tượng, và ánh sáng mặt trời mà ánh sáng mặt trời tưởng tượng thì không phải là tự thân của ánh sáng mặt trời. Đó là cái câu trả lời về căn bản vô minh.
Thì bây giờ sau khi lọt xuống alaya cá nhân rồi, thì chúng ta thấy là nó đi theo hai chiều. Thì chúng ta nên nhớ alaya cá nhân đây đó thì thuộc về chuyển biến từng sátna, tức là thế giới của Tịnh độ chớ không phải uế độ, mà Tịnh độ thì nhận thức đối tượng nhận thức luôn luôn nhập một, thế giới này chua có ngã, tức là chưa có không gian mà chỉ có thời gian mà thôi. Thành ra ở đây, khi alaya cá nhân như vậy thì nó chia làm hai, “sông tương nước chảy đôi dòng”, một dòng tiếp tục đi vào con đường đứng lặng, một dòng tiếp tục đi vào con đường xao động.
Con đường đứng lặng đó, tức là vọng tưởng kiên cố đập vào tướng phần của alaya để đi vào đứng lặng.
Còn phần xao động đó là mạtna, nó đập vào kiến phần của alaya để đi vào phần xao động vọng hóa, xao động chúng ta kêu là vọng hóa nghen, đó là trong Kinh dùng danh từ đó. Còn đứng lặng thì trong Kinh không có thấy nói cái gì, tôi mới dùng chữ xuống cấp, là tôi dùng danh từ của tôi thôi. Thì ở đây chúng ta thấy rằng, nói thì nhiều chớ thật sự đứng lặng hay xao động gì cũng có ba phần hết á:
– Phần thứ nhất là nhận thức, nhận thức tức là cái hiểu biết đấy.
– Phần thứ hai là cái cảm giác.
– Phần thứ ba là tư tưởng.
Chỉ có vậy thôi. Thì cái nhận thức đó, thì chúng ta thấy đã đứng lặng thì ba cái nhận thức này đều giống nhau, mặt trăng thứ nhất tức là của thức thứ 8, mặt trăng thứ hai tức là nhận thức của 5 thức đầu, mặt trăng thứ ba tức là nhận thức của thức thứ 6, đều là nhận thức đứng lặng hết, tức là hiện lượng và tánh cảnh. Hiện là gì? Hiện là bày ra. Lượng là nhận thức, là hiểu biết, hiểu biết bày ra thẳng vào sự vật, không qua trung gian của phân tích và tổng họp, thì gọi là hiện lượng, mà đi thẳng vào sự vật thì cảnh đó là cảnh thiệt, mà cảnh thiệt ở đây là đúng ra không có hình mà không có tướng, nhưng mà vì bị xuống cấp cho nên dường như có hình mà chưa có tướng, nếu nó không có hình có tướng thì chúng ta kêu nó là vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh, còn ở đây nó đã xuống cấp thành ra kêu là hiện lượng chớ không thể kêu là vô chất hay hữu chất được, đó là danh từ của Duy thức để mà chúng ta rành rõ. Thì chúng ta thấy rằng thức thứ 8 cũng là hiện lượng cũng là tánh cảnh, 5 thức đầu cũng hiện lượng tánh cảnh, thức thứ 6 cũng hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà có sự khác nhau: hiện lượng của thức thứ 8 đó, thì chiếu soi và tự chiếu soi, tức là chiếu soi ra ngoài rồi hồi quang phản chiếu trở lại, còn 5 thức đầu cũng chiếu soi và tự chiếu soi, Thức thứ 6 cũng vậy, nhưng mà nó khác.
– Cái chiếu soi của thức thứ 8 thì chúng ta thấy rằng nó không có cái cảm giác vui buồn, mà chúng ta kêu là bất lạc bất khổ thọ, nó chuyển biến một cách cực kỳ thần tốc bởi vì nó là từ ở võ trụ nó xuống mà, chuyển biến rất nhanh, thì trong Kinh thường dùng danh từ là xả thọ. Thọ là cảm giác, xả là buông bỏ, những cảm giác buông bỏ tức là chưa có cảm giác gì hết, nhưng mà để giải thích tôi thêm bốn chữ nữa, là thường thường trong Kinh Dịch kêu nó là trạng thái của hồn nhiên hoặc hỗn độn, hồn nhiên tức là nó sống một cách tự nhiên mà nó chẳng hề hay biết gì hết, và nó hỗn độn tức là trong đó một trạng thái hư vô vi tế, trong Lăng Nghiêm kêu là hư vô vi tế. Hư vô là gì? Vô là không có gì hết, hư là một khoảng trống không, một khoảng trống không vi tế, tức là nhỏ nhiệm, vi là nhỏ, tế là đập nát ra, một cách nhỏ nhiệm vi tế bàng bạc khắp cả không gian, mà thức thứ 6 không hề hiểu biết chuyển biến như thế nào, thành ra không thể cải sửa gì về nó, thành ra kêu nó là hồn nhiên hỗn độn mà không ai có thể biết được nó chuyển biến và diễn tiến của nó như thế nào, chỉ do Như Lai nói lại mà chúng ta biết thôi. Thì cái đó kêu là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8.
– Rồi sau khi nó lọt xuống, nó xuống cấp tới hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu, thì tất nhiên nó bắt đầu mờ đi, chuyển biến chậm lại, thành ra chúng ta thấy rằng cái cảm giác của nó cũng là bất lạc bất khổ thọ, nhưng mà chúng ta thấy rằng cảm giác bình thường, tức là xuống cấp thì thức thứ 6 cái xao động của thức thứ 6, một chút chúng ta thấy, nó có thể cải sửa, cải sửa. Cải sửa thành cái gì? Cải sửa thành lạc thọ và khổ thọ. Thành ra trong Duy thức học nói rằng nó có bất lạc bất khổ thọ kêu là xả thọ đấy, và lạc thọ khổ thọ, có ba thọ thôi.
Nhung mà chúng ta thấy trong Duy thức thì thường tới năm thọ lận: cái lạc rồi tới cái hỷ, rồi bên khổ tới ưu, hỷ thì hết rồi đó, xuống đây bắt đầu bớt cảm giác không còn cảm giác nữa. Trong Kinh Sáu Sáu chúng ta thấy “ai cảm xúc với lạc thọ mà hoan hỷ tức là qua hỷ đấy, tới tán thán là mất cái lạc rồi đấy, chỉ còn khen thôi chớ chưa nhận được cái lạc, trú ở tức là chạy đi tìm kiếm để mà ẩn núp vào trong đó, ái trước là bắt đầu chìm đắm ở trong đó cho tới điên. Thì chúng ta thấy chỉ có hai cảm giác rõ ràng nhất đó là lạc thọ và hỷ, lạc thọ thì người cảm giác và đối tượng cảm giác dường như là xoắn tít lấy nhau, đắm nhiễm lấy nhau, khó mà phân biệt được người cảm giác và đối tượng cảm giác, và khi nó chuyển biến vọng hóa xuống nữa thì bắt đầu có người cảm giác và đối tượng cảm giác rõ rệt, cho nên nó vọng hóa xuống nó không thể chụp mũ không thể cải sửa 5 thức đầu, 5 thức đầu là cái chuyển biến nó rất nhanh, ánh sáng hào quang nó chói lòa, thành ra nó chỉ có chuyển biến, nó chỉ có cải sửa dung thông được cái lạc thọ thôi, còn cái ưu cái hỷ không thể dung thông được, đó là lý do tại sao 5 thức đầu nó chỉ có ba thọ. Cái này phải tham thiền sâu chúng ta mới thấy rõ chỗ đó, chớ thôi chúng ta không thấy rõ. Thành ra ở đây 5 thức đầu không thể kêu là thọ uẩn được, mà phải kêu hư minh le lói chiếu soi tức là phần đứng lặng, nhưng mà khi thức thứ 6 bên phần xao động chụp mũ nó rồi mới kêu nó là thọ uẩn. Còn vọng tưởng kiên cố cũng vậy chúng ta không thể kêu là sắc uẩn, mà phải kêu nó chi mạt vô minh, tức là nó chuyển biến rất nhanh, nhanh hơn hư minh le lói chiếu soi nữa. Thành ra thức thứ 6 đi đến đây là chuyển biến chậm hơn, hai cái nó đi ngược nhen, chúng ta để ý hai cái nó đi ngược, vọng tưởng kiên cố thì chuyển biến rất nhanh đứng lặng mà nhanh sáng lòa, còn chuyển biến minh le lói chiếu soi chuyển biến chậm lại bớt sáng lòa so vọng tuởng kiên cố, nhưng mà ngược lại cái vọng hóa của thức thứ 6 thì đi từ hư minh le lói chiếu soi mạnh hon, xuống tới vọng tưởng kiên cố thì yếu hon, nó xao động ù lì hơn, thành ra khó mà cải sửa hơn. Chúng ta phải để ý. Cái kia nó đi từ thức thứ 7 vòng tròn qua, cái này nó đi theo đường thẳng xuống. Để ý hen, chúng ta để ý chỗ đó. Thành ra 5 thức đầu, cái bất lạc bất khổ thọ của nó chỉ có trạng thái bình thường thôi, mà bình thường nó khác với bình thường hồn nhiên và hỗn độn của thức thứ 8, tức là có thể cải sửa thành ra lạc thọ và khổ thọ, tới đây là hết, chớ không thể cải sửa thành hỷ và ưu, thành nó có thọ mà thôi.
– Rồi xuống tới hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, đến đây cái sự đứng lặng bắt đầu thô tháo rồi đấy, chuyển biến chậm hơn nữa, do đó thức thứ 6 bên xao động mới có thể dung thông được nó, thức thứ 6 mà đi từ thức thứ 7, thức thứ 7 đưa qua thức thứ 6 rồi chuyển biến còn rất là nhanh, mặc dầu nó là xao động nhưng rất vi tế không có thô tháo, mà gặp cái chuyển biến hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 này thì lại ù lì thô tháo, đứng lặng thô tháo hon, thành ra hai cái trộn lại nhau như sữa với nước, hôm trước tôi đã nói. Thành ra nó có thể cải sửa cái này tới năm cảm giác, cảm giác bình thường bất lạc bất khổ thọ, và cảm giác lạc thọ và hỷ, ưu và khổ thọ, với bất lạc bất khổ thọ là năm cảm giác hết thảy. Thành ra lý do tại sao mà thức thứ 6 tới năm cảm thọ, còn 5 thức đầu chỉ có ba cảm thọ thôi. Và thêm một cái nữa là thức thứ 6 cái xao động có thể dung thông đứng lặng bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 6 thành ra một trạng thái siêu thường, kêu là siêu thường. Siêu thường sao?
Tôi xin qua cái phần xao động. Thì chúng ta thấy rằng cái thức thứ 8 nó thuộc về đứng lặng nhập vào đứng lặng ,tức là thế giới của nó là thế giới của rặc ròng chuyển biến đứng lặng, nhưng mà khi nó bắt đầu xao động rồi đó thì chúng ta kêu nó là mạtna thức, thì đứng lặng tức là nó chỉ là thức mà thôi, tức là sự chuyển biến từng sátna thôi, nhưng bắt đầu qua chu kỳ thì bắt đầu nó có chủng tử, rồi khi chủng tử trở vô alaya thức biến thành năng lực tức là thức, rồi khi nó xao động thì nó biến thành chủng tử, thì thức thứ 8 vừa chân vừa vọng, chân là nó nối liền alaya võ trụ, mà alaya võ trụ là chân, còn nó lại nối liền mạtna lại là vọng, thành ra nó ở giữa nó vừa chân vừa vọng, thành ra kêu là chân vọng hòa hợp. Chúng ta thấy chữ chân vọng hòa hợp đó, chân có nghĩa là nối liền với alaya võ trụ, mà alaya võ trụ là chân, còn nối liền với mạtna, thì mạtna là vọng là xao động, cho nên nó nửa chân nửa vọng. Còn mạtna cũng vậy, mạtna nó phát xuất từ alaya tức là chân đứng lặng, nhưng mà qua tới nó thành ra xao động, mà alaya thì đứng lặng nhập vào đứng lặng tức là chưa có ngã chỉ có pháp mà thôi, nhận thức là pháp mà đối tượng nhận thức cũng là pháp, tức là chỉ có nhận thức mà thôi, còn cái tướng chưa có chỉ có cái hình lờ mờ hư vô vi tế mà thôi.
Hiểu không? Rồi sau khi đó nó bắt đầu chuyển biến xao động thì kêu là mạtna, thành ra mạtna nửa xao động mà nửa đứng lặng, bởi vì nó dính liền với thức thứ 8, nhưng mà nó nghiên về phần xao động nhiều hơn, thì bắt đầu có chủng tử, tức là bắt đầu có không gian, không gian là một tên gọi khác của ngã. Chúng ta phải hiểu, chúng ta đừng tưởng không gian là cái gì, có không gian là bắt đầu có ngã, nhưng ở đây không gian rất là vi tế, rất là nhỏ nhiệm, rất là u ẩn, thành ra kêu nó là vọng tưởng u ẩn, ẩn là núp kín, u là thâm sâu, ẩn núp một cách rất là thâm sâu khó mà lường biết được, rồi sau đó, thì ở đây chúng ta thấy bắt đầu không gian, không gian đầu tiên đó tức là mạtna vậy. Rồi từ đây không gian bắt đầu thô tháo đấy, thì bắt đầu đi xuống là phi tưởng phi phi tưởng, từ mạtna đi xuống nữa là phi tưởng phi phi tưởng, thành ra thế giới mạtna đó chúng ta kêu là trực giác thì không đúng, mà kêu là gián tiếp thì cũng chẳng đúng, nó có thể chiếu soi và phân nửa tự chiếu soi, nó có thể chiếu soi và hồi quang phản chiếu, nhung mà hồi quang phản chiếu phân nửa thì nó bị xao động, nếu mà nó phản chiếu hoàn toàn mà nó đứng lặng thì nó là alaya thức, mà nó chiếu soi phản chiếu trở lại thì nó xao động thành ra kêu là mạtna, thành ra hình ảnh, chúng ta không thể kêu nó là hiện lượng được mà cũng không thể kêu là tỷ lượng được, không thể nói nó là xao động được mà cũng không thể nói nó là đứng lặng được, nửa đứng lặng nửa xao động, nhưng mà nó còn nghiên về phần đứng lặng nhiều hơn, giống như đứng lặng thành ra kêu là tợ đứng lặng, tức là tợ hiện lượng, giống giống như trực giác nhưng mà méo mó sai lầm, thành ra kêu là tương tợ như là hiện lượng, tương tợ như là trực giác, nhưng mà thật sự chẳng phải, thì nó chiếu soi trở lại cái kiến phần alaya chụp lên trên đó, nó thấy một trạng thái lờ mờ dường như có tướng, nhưng mà tướng gì, thì chưa có, thành ra mới kêu nó là đới chất là vay mượn tánh cảnh, nhưng mà chưa có cải sửa gì hết, thành ra kêu là chân đới chất, có hình bắt đầu có tướng, tướng tức là không gian đấy, nhưng mà tướng gì, thì nó lờ mờ thôi, một cái bóng đen mờ mờ thôi, mà bóng đen thật sự không có, nếu mà nó đứng lặng thì hào quang sáng giới rực rỡ hoàn toàn, nhưng mà ở đây nó xao động cho nên có cái vòng hào quang đen đen, thì cái đó là cái tướng, là cái không gian, nhưng mà tướng gì thì rất vi tế, thành ra kêu nó là chân đới chất cảnh. Rồi xuống vọng hóa một lần nữa, ù lì hơn nữa, thì bắt đầu qua phi tưởng phi phi tưởng, tức là thế giới đây là thế giới của thức thứ 6 chớ không còn thức thứ 7 nữa, thức thứ 6 khi mà nó xao động ít, nó vi tế, thì những cái chân, những cái đứng lặng sẽ phản chiếu trong nó, chúng ta thấy chúng ta không thể đi tìm chân tâm không thể đi tìm chân như, mà chân như tự đến với chúng ta, khi chúng ta bót xao động.
Thì ở đây cũng vậy, khi một người tu mà đè nén hết tất cả vọng tâm, vọng tưởng vọng tình xuống rồi, rất ít vọng tưởng vọng tình, nghĩa là cái xao động ít, thì chúng ta thấy rằng mặt trăng chân như sẽ thoáng hiện, nhưng mà chúng ta đi theo pháp đối trị đè nén xao động thành ra không bao giờ đứng lặng được, nó vừa đứng lặng một chút, vừa bớt xao động thì cái chân như hiện ra, rồi nó lại chụp mũ nó tạo lấy cái hình ảnh đó để nó duyên, làm cái đối tượng để nó duyên. Thành ra phi tưởng phi phi tưởng là cái trạng thái cao nhất, vi tế nhất trong thức thứ 6. Thành ra lúc bấy giờ nó có thể thoáng thấy được chân như tịnh, tức là thoáng thấy được cái chuyển biến rực rỡ hào quang sáng lòa mà không có sự chớp nhoáng, tức là không có khe hở cũng chẳng có khoảng cách, tức là phi không gian và phi thời gian, lập tức nó xao động nó tạo ra cái phi không gian phi thời gian này để nó làm đối tượng để nó duyên, để nó duyên. Nhưng mà sau đó thì nó thấy trong cái phi không gian phi thời gian này lại có thời gian tuyệt đối, rồi lại chuyển biến xuống chậm nữa có thời gian và không gian tuơng ưng, thành ra nó thấy dường như là bất biến là phi phi tưởng chẳng có tư tưởng, nhưng mà nhìn cho kỹ thì một hồi vẫn có tư tưởng phát hiện, rồi tư tưởng lại biến mất, rồi tư tưởng lại phát hiện, nghĩa là phi không gian phi thời gian, rồi một chút nữa lại có thời gian tuyệt đối, rồi lại có thời gian không gian tương ưng, rồi lại trở về thời gian tuyệt đối, rồi lại trở về bất biến, cứ thế mà xoay vần mãi, thành ra nó kêu là phi tưởng phi phi tưởng.
Tôi xin thưa trước rằng đây là cái tham thiền của tôi, rồi trong Kinh chỉ đưa ra vậy thôi, không giải thích gì hết, mà các học giả giải thích tùy theo cái hiểu biết của mình, thì hôm nay tôi cũng giải thích theo cái hiểu biết của tôi, thì đây là một cái đề nghị thôi, chớ không phải là sự thực chứng, thì chư phật tử để ý cái chỗ đó.
Thành ra ở đây chúng ta có thể kêu một danh từ khác là chân không mà diệu hữu, chân không mà diệu hữu. Nhưng mà chân không diệu hữu đây là món đồ giả mạo vấn đề nội chế do tư tưởng nó tạo ra, ông tề thiên này nó tới 72 phép biến hóa lận, hễ nó thấy được Phật bà rồi nó tạo Phật bà giả để mà nó duyên, để mà nó duyên, nhưng mà nó vẫn thấy Phật bà thiệt nhưng mà không thể thấy mãi, rồi nó tạo ra Phật bà giả làm đối tượng để nó duyên, thì đây là chân không diệu hữu.
Thành ra một vị Alahán kể như một vị phi tưởng phi phi tưởng thấy cái nhìn mình đó tưong đưong Alahán, mà thật sự nó gần như tưong đương tương tợ đấy, nó cũng thoáng thấy chân không diệu hữu. Alahán thấy được chân không diệu hữu đấy, nhưng mà không dám phát bồ đề thôi. Đó là chúng ta, theo tôi phải hiểu vậy.
Còn kế đó là nó vọng hóa xuống nữa, ù lì hơn, chuyển biến xao động nhiều hơn, thì bắt đầu nó không còn thấy được cái chân không diệu hữu nữa, mà nó chỉ thấy còn chân như thôi, tức là cái bất biến thôi, từ cái bất biến mà chuyển biến ra tức là chân như tịnh bây giờ không còn thấy nữa, nó chỉ thấy được cái chân như động thôi, thấy được cái bất biến thôi, thì cái đó kêu là vô sở hữu xứ, nơi đây không có thời gian chưa có không gian gì hết, chỉ một vùng hào quang sáng lòe mà thôi. Đó, thì khi nó vọng hóa xuống rồi không còn thấy chân không diệu hữu nữa chỉ thấy chân không mà thôi, thì đó kêu là vô sở hữu xứ, rồi nó mới tạo ra chân không giả tạo để nó làm cái đối tượng để nó duyên.
Rồi khi nó vọng hóa xuống thấp nữa, thì nó ù lì thêm, thì nó không cỏn thấy cái chân như nữa, mà nó chỉ thấy cái alaya thức của cá nhân thôi, tức là chuyển biến đứng lặng mà thôi, chuyển biến đứng lặng mà thôi, chớ không còn thấy được sự bất biến nữa, thấy được chuyển biến đứng lặng, thì đó kêu là thức vô biên. Rồi nó mới tạo ra cái thức vô biên giả để làm đối tượng nó duyên, thành ra kêu là thức vô biên xứ, tức là alaya thức. Nhưng alaya thức đây là alaya thức của tư tưởng chớ không phải là alaya thức của thức thứ 8. Còn vô sở hữu xứ đây không phải chân như thiệt, mà là chân như của tư tưởng. Còn chân không diệu hữu đây cũng không phải là chân không diệu hữu thiệt, mà chân không diệu hữu của tư tưởng.
Rồi nó vọng hóa nữa, một lớp nữa, nó không cỏn thấy được thức alaya nữa, mà nó chỉ thấy mạtna, mà mạtna là đầu mối của hư không, mạtna là đầu mối của hư không, đầu mối của cái ngã, là cái ngã u ẩn nhất là cái hư không u ẩn nhất, thì bây giờ cái tư tưởng nó chỉ thấy được khi nó vọng hóa quá ù lì, quá nặng nề rồi thì nó chỉ thấy hư không của mạtna, rồi nó tạo ra hư không của tư tưởng để nó làm đối tượng nó duyên, nó làm đối tượng nó duyên.
Mà chư phật tử thường chú ý một cái nhen, là hư không của mạtna thì nó hữu biên, tức là nó không có vô lượng vô biên đâu, nhưng mà nó cũng rộng lớn đấy, còn tới hư không của thức thứ 6 tất nhiên là giới hạn còn nhiều hơn nữa, bởi vì nó vọng hóa nặng.
Còn cái alaya thức thì chúng ta nên nhớ nó thuộc về đứng lặng, thành ra nó vô lượng vô biên. Nhưng mà khi tư tưởng chụp mũ nó tạo thành cái thức vô biên rồi đó, thì cái vô biên này không có, mà thật sự là thức hữu biên, thức vô biên này là thức này không có vô biên đâu, thức của alaya là vô biên, nhưng mà thức do tư tưởng tạo thì hữu biên.
Còn vô sở hữu xứ thật sự của chân như thì tức cũng vô lượng vô biên, nhưng mà ở đây do thức thứ 6 tạo, thành vẫn là chân như hữu biên, chân như tưởng tượng thôi.
Rồi chân không diệu hữu cũng vậy, cũng là hữu biên, tất cả đây chỉ là đồ nội chế, đây là cái độc đáo nhất của Duy thức mà theo tôi nghĩ.
Thành ra chúng ta nên nhớ, là vô chất tánh cảnh đừng tưởng nó là vô chất tánh cảnh, nhưng mà nó dính liền với hữu chất; hữu chất tánh cảnh, chúng ta đừng tưởng là hữu chất tánh cảnh, nhưng mà nó dính liền với vô chất tánh cảnh, và dính liền với hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8, nó phải đi vậy á.
Hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8 đừng tưởng nó hiện, là bởi vì nó chuyển biến hoài không có gì đứng ngừng hết á. Thành ra alaya cá nhân thì nó dính liền với hữu chất tánh cảnh, và nó dính liền với chi mạt vô minh, tức là vọng tưởng kiên cố đấy, và nó dính liền với mạtna.
Còn mạtna cũng vậy, nó dính liền với alaya thức của thức thứ 8, và đồng thời nó dính liền với thức thứ 6.
Còn thức thứ 6 cũng vậy nó dính liền với thức thứ 6 của đứng lặng và thức thứ 6 của vọng tưởng, và nó dung thông 5 thức đầu và vọng tưởng kiên cố.
Thì chúng ta thấy, cái gì nó cũng là một cái khoen, kêu là thập nhị nhân duyên đấy, 12 cái khoen nối liền với nhau.
Có hiểu không? Thôi tới đây hen. Ai hỏi gì thì hỏi, không thì tôi giảng tiếp.
Đó, thì nó có hiện lượng tánh cảnh, thức thứ 8, 5 thức đầu và thức thứ 6, đều là hiện lượng tánh cảnh hết, nghĩa là cảnh thật. Nhưng mà ba cái nói một thứ thì trật, mà nói ba cái khác nhau thì sai. Tức là cảnh cũng thật sự hết, nhưng mà tánh cảnh đây nó bàng bạc hư vô vi tế, thành ra cái cảm giác của nó, cảm thọ của nó chưa có, nó chỉ có xả thọ thôi, nhưng mà xả thọ của nó là hồn nhiên hỗn độn, tức là không ai biết nó chuyển biến làm sao, không ai thay thế nó, không ai xen vào nó được.
Còn hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu thì cũng bất lạc bất khổ thọ, nhưng mà có thể bị cải sửa, cải sửa thành lạc thọ và khổ thọ do cái xao động của thức thứ 6, nhưng mà nó cũng còn chuyển biến nhanh, nhanh hon hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, thành ra nó chỉ có thể cải sửa thành lạc thọ khổ thọ mà thôi, còn hỷ với ưu thì chuyển biến thấp hơn, thì thức thứ 6 xao động không thể cải sửa nó, không thể dung thông nó, chỉ có thể dung thông chụp mũ nó thành lạc và khổ mà thôi, do đó nó chỉ có ba thọ.
Cỏn thức thứ 6 đứng lặng đó, thì tất nhiên nó cũng hiện lượng tánh cảnh nhưng nó đã hiện hình rõ rệt, hiện hình rõ rệt. Mà trong Duy thức học thường thường chư phật tử thấy cái vọng tưởng kiên cố mà nó đập vào cái kiến phần của alaya, thường trong Kinh kêu là “Nhìn”, cái danh từ này độc đáo trong chữ Hán kêu là Thị.
Thị nhi bất kiến.
Kiến nhi bất tri.
Thì dịch ra tiếng Việt chúng ta là:
Nhìn mà không thấy.
Thấy mà không biết.
Nhìn là gì? Thì chúng ta để ý, cái nhìn này là cái nhìn đứng lặng.
Thí dụ tôi có con mắt, tôi nhìn ra ở ngoài cửu huyền kia.
Bây giờ tôi nhắm con mắt ỉại. Thì cái nhìn tôi còn không? Chúng ta thấy vẫn còn đấy. Cái nhìn là một cái gì lờ mờ, hén, cái gì lờ mờ mà trong bài Kinh Sáu Sáu là: do duyên nhãn căn, do duyên sắc trần, phát hiện nhãn thức. Nhãn thức đây là cái nhìn đấy, nhìn mà không thấy gì hết.
Thí dụ bây giờ tôi đang nhìn ra cửu huyền ở ngoài mà tôi đang tập trung giảng pháp như thế này, tức là không có tác ý, thì bây giờ có bóng hình ai đi ngang đó. Thì có người phật tử chạy vô: Bạch Sư hồi nãy có đứa con trai con nó chạy vô tịnh xá, Sư có thấy không? Nói nó chạy trước mặt Sư nó chạy ngang cửu huyền đó. Tôi nói dường như có dường như không, tôi không để ý lắm, tôi thấy dường như có bóng mờ mờ không biết là người ta hay là thú đi qua vậy thôi. Thì tôi vẫn có cái nhìn nhưng mà thiếu cái tác ý, thành ra nhìn mà không thấy, không thấy. Hỏi thì tôi mờ mờ vậy thôi, mờ mờ hư vô vi tế thôi. Thì đó gọi là cái nhìn.
Rồi qua tới khi mà có sự đắm nhiễm một chút rồi, thì mới bắt đầu có cái thọ, thọ bất lạc bất khổ thọ, tức là căn trần thức kêu là có một sự tác ý trong đó thì có cái thọ, mà cải thọ này là thọ bất lạc bất khổ, kêu là “kiến”, là tôi thấy, là tôi thấy dường như có cái vật gì, có cái con gì, có người ta, thấy lả người ta đay nhưng mầ người ta đó là ai, đứa con nít, trai hay gái, thĩ tôi chưa biết, nhưng mầ tôi biết có hình tướng người ta, dường như có dường như không, thì cái này “cái thấy” nhưng mà chưa có phân biệt, chưa có phân biệt.
Thành ra “thị nhi bất kiến” “nhìn mà không thấy”. Thì cái nhìn đây tức là vọng tưởng kiên cố chớ chưa phải là sắc uẩn đâu, sau cái vọng tưởng xao động mới chụp mũ đấy. Còn cái thấy đó là hư minh le lói chiếu soi hay còn kêu là phóng dật. Phóng dật là trong 10 kiết sử đó, còn vọng tưởng kiên cố thì 10 kiết sử kêu là vô minh, thì cái này Alahán mới trừ được đấy. Chúng ta thấy không phải dễ.
Còn cái sắc uẩn này thì Nhập lưu trừ được rồi; cỏn cái thọ uẩn thì Nhất vãng lai và Bất lai trừ được rồi; nhưng mà hư minh tức là phóng dật phải Aỉahán mới trừ được, hén.
Thì chúng ta thấy “cái thấy nầy” là cải thấy mà trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm kêu là cái thấy chân tâm đấy, Đức Phật chỉ cho Anan thấy, thì cái thấy này chính là chân, bác bỏ bảy lần vọng tâm, rồi cuối cùng Ngài chỉ cái thấy cái nghe cái biết, cái này mới là chân tâm, đó là mặt trăng thứ hai, chính là hư mình le lói chiếu soi là mặt trăng thứ hai đấy, nó là chân. Nhưng mà khi nhận được nó rồi, Anan muốn chết lên chết xuống mới nhận được nó, thì Ngài lại bác bỏ. Ngài nói: Anan ơi nó là mặt trăng thứ hai, nó không phải chân đâu, nhưng mà đừng nói nó vọng, nó cũng không phải vọng nữa, nhưng mà nó do đè mí mắt mà thấy một cái lằn nổi lên, cái lằn đó là mặt trăng thứ hai, nó không phải là mặt trăng thật.
Cái chỗ này là cái chỗ mấy chục năm tôi muốn chết cái câu trong Thủ Lăng Nghiêm. Nhưng mà sau coi Duy thức rồi, coi 10 kiết sử rồi, tôi ngộ, tôi ngồi cười một mình, nếu ai mà thấy tưởng đâu tôi điên. Khi mình tìm được cái gì mình khoan khoái trong người lắm, sau bao năm trường mà suy nghĩ tìm kiếm mà mình hiểu được, thì tôi thấy Đức Phật nói hay.
Thành ra cái hư minh le lói chiếu soi hay phóng dật này đó, thì so với cái alaya võ trụ thì nó là vọng, bị xuống cấp mà, xuống cấp mà, nhưng mà xuống cấp chớ chưa có tướng đâu, chỉ có hình thôi, alaya võ trụ thì chẳng có hình chẳng có tướng nó chỉ là vùng hào quang rực rỡ thôi, nhưng mà khi xuống cấp rồi nó lờ mờ, hén, nó hư vô vi tế, thì hư vô vi tế là mặt trăng thứ nhất, đây cũng chưa có gì, cái hình rất là lờ mờ. Rồi tới đây hình bắt đầu tương đối là cô đọng rồi đấy, nghĩa là dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, thì bên âm thanh kêu là lắng, “lẳng mà không nghe”, “nhìn mà không thấy”, hén, thì chúng ta để ý “nhìn mà nó không thấy”, mà lắng thì lỗ tai mình lắng xuống nhưng mà mình không nghe, còn “nghe mà không biết”, nghe thì nghe, nhưng mà không biết tiếng người ta, hay là tiếng loài chim, hay là tiếng người Mỹ, hay là tiếng người Việt, hay là tiếng người nam, hay là tiếng người nữ, có tiếng, thì cái này có tiếng mà dường như không tiếng, nó mập mờ mập mờ le lói như vậy, thành ra kêu là: thấy, nghe.
Rồi bây giờ tới cái thứ ba là “cái biết”. Chúng ta, “cái biết” này chúng ta mới chết, “biết mà không phân biệt” với “cái biết mà phân biệt”.
– Thì cái biết không phân Mét là hiện lượng tánh cảnh, đứng lặng của thức thứ 6.
– Còn cái biết mà phân bịêt là tỷ lượng, tợ đới chất cảnh, của xao động, của thức thứ 6.
Thì hai cái này. Cái vọng tưởng mà xao động đó, thì tất nhiên có hình mà có tướng. Còn cái đứng lặng hiện lượng tánh cảnh này, cái tri giác đó, thì có hình mà chưa có tướng. Cho nên hai cái nó dung thông như nước và sữa, nước và sữa. Trạng thái này rất khó mà phân biệt. Thành ra trong Duy thức học thường kêu nó là tri giác, là cái đứng lặng hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6; còn kêu là ý thức là cái xao động tỷ lượng tợ đới chất xao động của thức thứ 6, hai cái này dung thông với nhau một cách chặt chẽ một cách xoắn tít, đắm nhiễm với nhau, mà người không trực giác không phân biệt được. Tức là tôi nói hồi nãy là thế giới của tứ không và thiền thứ tư của cõi trời sắc giới, đây là thế giới của đới chất hòa lẫn với thế giới tánh cảnh, thế giới của đới chất hòa lẫn với thế giới tánh cảnh. Tức là ở đây tôi nói một tứ thiền của sắc giới và bốn vô sắc, thì đây chúng ta nói là thế giới của đứng lặng thì không đúng, mà nói là thế giới của xao động thì cũng không đúng, thành ra nói nó lạc thọ khổ thọ, nói lạc thọ thì không đúng, mà nói nó bất lạc bất khổ thọ cũng không đúng, thành ra tôi dùng chữ siêu thường, bất lạc bất khổ thọ mà vượt lên trạng thái bình thường, trạng thái bình thường, chớ thật sự theo cái nhìn của Duy thức thì nó là lạc thọ đấy, một cái lạc thọ trá hình mà nó quá vi tế đi, nếu mà nó là đứng lặng thì nó là bất lạc bất khổ thọ, mà nếu nó là xao động thì tất nhiên là lạc thọ, mà đằng này nói nó xao động cũng không đúng, mà nói nó đứng lặng cũng không đúng. Thành ra kêu nó, nó nghiên về chiều huớng đi về cái đứng lặng nhiều hơn, thành ra kêu nó là bất lạc bất khổ thọ siêu thuờng, tôi ngồi thiền tôi ngừng cái này muốn chết luôn á, nói đúng ra tôi thấy tôi mừng, vậy thì nó sáng tỏ thì mình tu mình mới khỏi lạc, nếu mình tu theo con đường xao động cứ thăng hoa mãi, hoặc là từ trên xuống, hoặc từ dưới lên, hén.
Rồi từ đây chúng ta mới thấy là cái hư không vô biên thì nó là tứ không. Rồi từ đây nó vọng hóa thêm nữa, cái thức xao động nó xao động nặng nề hơn nữa, thì bắt đầu nó bất lạc bất khổ thọ mà có xác thân, bắt đầu xuống cõi trời sắc giới đấy, tứ thiền của cõi trời sắc giới, nó có xác thân, nhưng mà xác thân nó rất là mờ, rất là mờ mờ chưa có rõ rệt. Thành ra nó cũng thuộc về bất lạc bất khổ thọ, nhưng mà bắt đầu có cái cảm giác chưa có rõ rệt trên xác thân, thì chúng ta kêu là tứ thiền bất lạc bất khổ thọ, cõi này kêu là cõi bất động bất động, nghĩa là có xác thân mà xác thân bất động, từ đây nó mới chuyển biến qua hư không được, thành ra ai muốn qua hư không vô biên, thức vô biên là phải qua tứ thiền, không qua tứ thiền là không qua hư không vô biên được. Mà qua hư không vô biên thì dễ thôi, chúng ta từ tứ thiền chúng ta cứ niệm là xác thân này là hư không, tư tưởng là hư không, hoàn cảnh xung quanh là hư không, cứ niệm như vậy mãi để chúng ta huân tập những cái chủng tử hư không, thì thời gian xác thân biến mất, chỉ còn hư không, cái tâm hư không, hư không là không gian, cái xác thân là không gian và hoàn cảnh xung quanh là không gian, thì chúng ta nhập vào hư không vô biên.
Theo cái thiển kiến tôi như vậy đó, tôi kỳ rồi đi Đại Ninh tôi tính nhập vào đó đó, thì cái đó phải thời gian ngồi 6-7 tiếng à, đủ điều kiện thì nhập thử. Còn tứ thiền thì chúng ta có thể nhập vào dễ thôi, nếu cố gắng thì vào được thôi, cỏn tứ không là khó đấy, phải qua tứ thiền rồi bắt đầu niệm, niệm mãi như vậy rồi cái thức chúng ta trong sáng từ tứ thiền chúng ta sẽ thấy mất thân, chỉ còn hư không thôi.
Rồi từ hư không chúng ta vỉ tế hơn nữa, tiến lên nữa, tiến lên nữa, tập trung kỹ, tập trung lâu, tập trung sâu và tập trung mạnh, thì chúng ta thấy cái alaya nó không có không gian, nó chưa có không gian, nó chỉ có thời gian thôi, không gian bị hóa giải vào thời gian. Đó, thì chúng ta cứ niệm thức vô biên, thức vô biên, một thời gian cái hư không này biến mất chúng ta đi sâu vào thức vô biên, thì chúng ta thấy được alaya thức, rồi từ đó thức thứ 6 mới tạo ra alaya giả để mà duyên vào đó, cái thức thứ 6 nó độc đáo vậy đó, bởi vì nó lên xuống vọng hóa hoài, nó không có nằm một chỗ được. Khi mà tập trung cho mạnh, tập trung cho kỹ, tập trung cho lâu, tập trung cho sâu, thì nó đạt được trạng thái đó, rồi nó lại trở xuống, văn ôn võ luyện mà, như vậy nó trở xuống rồi nó mất, nó mất nó mới tạo cái hình ảnh đó để nó duyên, hình ảnh giả tạo để duyên.
Rồi thỉnh thoảng nó tập trung kỹ, tập trung lâu, tập trung mạnh, tập trung sâu vào nữa thì nó thấy được cái bất biến, tức là chân như tịnh đấy, nó thoáng thấy được bất biến rồi lại biến mất, nó bắt đầu mới tạo cái hình giả của chân như tịnh để nó duyên.
Còn nếu tập trung kỹ, tập trung lâu, tập trung mạnh, tập trung sâu, đè nén cho mạnh nữa thì nó thấy được cái chân không diệu hữu, hết rồi, tới đây là hết rồi, thấy được một thoáng thôi, tới đằy thức thứ 6 nó tạo ra cái giả cảnh để làm đối tượng nó duyên. Thì tôi thấy cõi trời phi tưởng phi phi tưởng tới đây là hết, cõi này là cõi cao nhất trong cảnh giới vô sắc, tức là sống hoàn toàn bằng tư tưởng không, hoàn toàn bằng bóng thức thôi. Mà tư tưởng ở đây có liên can tới thế giới tánh cảnh, liên can tới thế giới tánh cảnh, bởi vì tới đới chất cảnh thì hết rồi, đới chất rồi thì mình lên chân đới, chất tợ đới chất là của tư tưởng, chân đới chất là của mạtna là hư không, hư không vô biên, lên chân đới chất nữa tức là tánh cảnh của alaya, rồi lên tới tánh cảnh alaya nữa thì tất nhiên là tánh cảnh của võ trụ, rồi lên tới tánh cảnh võ trụ nữa, tới chân như tịnh tức là phi thời gian phi không gian, chỉ thoáng thấy loáng thoáng như vậy thôi nó tạo ra. Thành ra phi phi tưởng thường cho mình tương đương Alahán. Alahán cũng đi tới chỗ đó trở về, sau khi bỏ xác thân ngũ uẩn này, Alahán trở về với vô chất tánh cảnh, tức là cái thể của võ trụ.
Như thế có rõ không? Bây giờ tạm ngưng ở đây hen. Có ai hỏi gì thì hỏi, rồi chút tôi giảng tiếp đấy. Hôm nay tôi đi sâu á, càng ngày càng sâu, hoặc là bữa nay nghe rõ hơn hoặc là rối loạn thêm, thì tùy chư phật tử thôi. Kỳ tới nếu mà chưa được tôi giảng nữa, còn được rồi chúng ta bắt đầu đi qua cái thứ hai, cái tờ thứ hai tức là 8 thức đấy, rồi tới bài thứ ba là 15 hạng chúng sanh, cái đó thì mau thôi, nó nằm trong này, rồi chúng ta mới bắt đầu đi vào bài Kinh Sáu Sáu, đi cách dễ dàng thôi. Nếu không nắm cái này, chúng ta không đi vào bài Kinh Sáu Sáu được.
Thành ra ở đây tôi mới đề là vọng tưởng kiên cố tức là danh từ của Thủ Lăng Nghiêm, mà trong 10 kiết sử của Alahán kêu là vô minh, còn hư minh le lói chiếu soi cũng danh từ của Thủ Lăng Nghiêm thôi, mà trong 10 kiết sử kêu là phóng dật, còn thức thứ 6 kêu là vọng tưởng dung thông, vọng tưởng dung thông, mà trong 10 kiết sử kêu là cõi trời sắc giới, và vô sắc giới. Mà nên nhớ sắc giới đây là tứ thiền sắc giới nha, chớ cỏn sơ thiền nhị thiền tam thiền không phải, cái này là cái chết. Hồi đó tôi tưởng trời sắc giới là sơ thiền, nhưng mà về nghi nghi lại, thì trời ơi sơ thiền thì nhị thiền tam thiền cũng còn ở trong cái chiếm hữu, chiếm hữu về những cái cảm giác bên trong, tới tứ thiền thì bất lạc bất khổ thọ mới dứt được cảm thọ.
Như vậy thì Bất lai đã dứt rồi, tam thiền Bất lai đã dứt rồi, chỉ có tứ thiền Bất lai chưa dứt, lọt vào tứ thiền, thì tứ thiền mới là bất lạc bất khổ thọ.
Thành ra trong 10 kiết sử nói Alahán trừ được cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc, phóng dật, ngã mạn và vô minh.
Mà chữ sắc giới trong Kinh độc đáo, dùng chữ sắc giới mình tưởng đâu sơ thiền nhị thiền tam thiền tứ thiền. Nhưng mà không phải, sắc giới này là cõi bất động tức là tứ thiền của sắc giới, chớ không phải tam thiền nhị thiền. Hồi đó giờ tôi cứ tưởng là từ sơ thiền tới tứ thiền thôi, bị trong Kinh không có giảng gì hết trơn á, Phật độc đáo á, tức là trong Kinh bí hiểm mà chúng ta phải so sánh từ bên này qua bên kia, bên kia qua bên nọ thì may ra chúng ta bì bõm chúng ta nhận được một phần nào của thánh ý thôi, còn không là chết cứng. Thành ra dòi hỏi người tu là phải ít bổn phận, ít phật sự, chìm đắm ở trong yên lặng, thì mới tìm ra cái thánh ý của chư Bồ tát và chư Như Lai, chớ không phải dễ. Chúng ta phải hiểu như vậy.
Thôi giờ ngưng ở đây một chút. Chư phật tử có hỏi gì thì hỏi, để rồi tôi tiếp tục giảng
thêm. Chứng tỏ vậy là chúng ta chưa có Nhập lưu được đấy, chưa vào quả Nhập lưu được. Nhập lưu với tứ thiền chúng ta không phân biệt rõ. Tứ thiền tứ không với Nhập lưu chỉ cách nhau đường tơ kẽ tóc mà thôi. Thì nó khó khăn, nó liên can bài hỏi của tôi và những bậc Thánh nhân và những bậc thiên tài đấy, là cái chỗ này là chỗ tương ưng hoài đấy, thì qua Nhập lưu không phải dễ. Ba kiết sử đầu coi vậy: thân kiến, giới cấm thủ, nghi là cả một vấn đề đấy, không khéo là chúng ta lọt vào ngoại đạo, chỉ cách nhau đường tơ kẽ tóc mà thôi. Thì chư phật tử phải có một cái sự sáng tạo, không thể tin vào ai hết, mình phải đọc hết tất cả Kinh sách, và phải có một cái nòng cốt, một cái lõi của mình để mình nắm, tức là cái lõi này đòi hỏi mình phải có sự thực chứng, phải có sự sáng tạo trong đó, dầu Đức Phật nói bây giờ cũng vậy nữa, mình không thể tin được.
Cũng như Thượng tọa ở Vĩnh Long nói với tôi là một vị Alahán đó, đã đắc quả Alahán rồi mà khi bệnh còn chịu cái khổ không nổi, thành ra tự vận. Hỏi tôi thấy làm sao. Tôi nói hoàn toàn không tin, nếu dựa vào cái lõi trong đó mình thấy là tứ thiền là bất lạc bất khổ thọ rồi, một vị trời mà tứ thiền có thể khi đau nhức có thể nhập vào tứ thiền thì không còn cảm giác nữa, thì làm sao mà tự vận, mà huống gì một vị Alahán là vuợt qua cái đó, Bất lai là cũng được cái đó rồi, Bất lai thường trực đấy chớ không phải đợi tới nhập, bị vì cái Bát nhã không có nhập xuất, còn tứ thiền của sắc giới phải nhập vào đó thì mới hết cái đau đớn. Mà vị đó chịu không nổi, Đức Phật đến hỏi, ngài nói chịu không nổi, rồi cuối cùng Đức Phật khuyên ngài cũng chịu đi, nhưng Đức Phật đi thì ngài cầm dao tự sát, đâm vào mình chết. Thì chư tỳ kheo cho hay, Đức Phật trở lại, đây tôi không nhớ đọc ở đâu tôi không nhớ, nghe trụ trì ở Ngọc Viên nói thôi, mà ngài rất tin vào đó, rồi Đức Phật mới ấn chứng cho vị Tỳ kheo đó là vị Tỳ kheo đắc quả Alahán. Rồi hỏi trên hư không có những đốm đen, những cái bóng đen trên đó, chư Tỳ kheo có biết là ai không? Thì chư Tỳ kheo không biết. Thì Đức Như Lai mới giảng rằng đó là ác ma đấy, nó đi tìm cái alaya của vị Tỳ kheo này, tức là tìm cái linh hồn của vị Tỳ kheo đó, nhưng mà vị Tỳ kheo đó đã vào diệt thọ tưởng định rồi, dầu cho người trời phi phi tưởng, dầu cho ngoại đạo thế nào cũng không tìm được cái alaya của vị Alahán, Alahán không còn alaya nữa, không còn alaya cá nhân nữa, không cỏn ngã nữa, đã nhập vào alaya võ trụ, tức là trở về diệt thọ tưởng định, tức là vô chất tánh cảnh. Theo tôi á, thì tôi không chấp nhận cái đó, mặc dầu Kinh nói, Kinh của Nguyên thủy đấy. Thì đó là Thế Tôn nói lại đấy, thì trong Kinh viết miệng Thế Tôn ấn chứng vị Tỳ kheo này đắc quả Alahán mà phải tự đâm mình chết. Thì cái đó tôi hoàn toàn không tin. Hén.
Cũng như hồi sáng tôi nói về vấn đề Na Tiên Tỳ kheo cũng vậy. Nói mà một người từ đây nghĩ tới Trà Vinh, đây tôi đổi sửa lại thôi, và một người nghĩ tới chợ Bến Thành, thì hai cái tư tưởng này tới một lượt. Tôi cũng không chấp nhận. Hồi xưa tôi chấp nhận, nhưng mà tôi thấy nó có một cái gì á, có một cái gì không ổn, không ổn, mà đó là Kinh đấy, Kinh Na Tiên Tỳ kheo là bộ Kinh nổi tiếng của thế giới, mười mấy hai chục nước đã dịch ra mười mấy hai chục thứ tiếng, nhưng mà trật hay không tôi chưa dám nói trong đó sai, chưa dám nói tôi đúng, nhưng mà đây là đề nghị cách giải thích cho nó sáng tỏ, tôi chỉ làm cho sáng tỏ vấn đề thôi, chừng nào của tôi mờ tối đó, mà bế tắc đó, thì tôi tin vào Kinh, mà Kinh phải giải thích sáng tỏ đấy. Bây giờ có Như Lai thiệt, có Phật Thích Ca Mâu Ni tôi cũng đưa ý kiến tôi hỏi. Ngài chỉ con chó, Ngài nói con bê, tôi cũng phải hỏi: con thấy con bê, Ngài nói con chó, con không đồng ý, Ngài chỉ cái ngu của con, tại sao con nhìn lầm như vậy, chừng nào Ngài chỉ sáng tỏ. Còn không sáng tỏ dầu cho Như Lai, kim khẩu Như Lai nói, thì tôi cũng không đồng ý, bởi cái nhìn tôi là như vậy, cái nhìn ngu si của mình nó là như vậy, chừng nào mình sáng tỏ mình mới bỏ cái ngu si của mình. Thì đó là theo trong Kinh là kính Thế Tôn nhất. Còn Thế Tôn nói gì cũng A Di Đà Phật, amen hết, thì đó là bất kính. Theo Đạo Phật, cái gì cũng phải hiểu cho thấu đáo.
Thì trở lại vấn đề ông Thiện Khánh nói rằng cái: hu không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng là loáng thoáng thấy, rồi tạo ra cái đối tượng giả để mà duyên, thì cái đó kể như Nhập lưu rồi đấy, đã thấy được Phật tánh, đã thấy được tánh cảnh. Thì chư phật tử thấy sao?
Tôi có coi trong Thanh tịnh đạo, trong Trí độ luận, cũng có giảng về tứ thiền tứ không, nhưng mà nó mờ, tôi không chấp nhận mấy, đây là đề nghị, đã nói trước đây là đề nghị của tôi thôi, hén, rồi tôi sẽ giải thích thêm, giải thích thêm, chớ đây chỉ là giải thích sơ thôi, giải thích cách nhìn của những bậc Thánh nhân nhìn như thế nào, hén, để chúng ta biết rõ hơn.
Bây giờ ai có ý kiến nữa? Chúng ta cứ đưa ý kiến theo hiểu biết của mình đi, rồi khi mình thấy rằng không sáng tỏ, mình chấp nhận cái gì sáng tỏ tạm thôi, rồi mai mốt cái gì sáng tỏ hơn nữa cái mình nó sai mình sữa nữa, tu là mình tiến hóa từ từ chớ chưa ai là thánh nhân đâu, ở đây tôi cũng chưa phải là thánh nhân, nhưng mà tôi may mắn hơn là tôi có thì giờ để mà tham thiền, thì hơn chư phật tử ở chỗ đó, hơn nhau là ở chỗ bền bỉ và có thời gian để mà đi sâu, thời gian vắng lặng yên tịnh để mà đi sâu vào chân lý, chân lý võ trụ nó đòi hỏi một sự yên lặng tỉnh táo, đòi hỏi vô sư trí, tức là ngồi cho lâu, ngồi lâu là phải biết cách ngồi á, để tâm như thế nào, chớ ngồi lâu thành đất đá thì nó lại kẹt nữa, ngồi lâu để tham thanh tịnh tất cả sự xao động nó lắng chìm xuống, hoặc là trực nhận nó, hoặc là đè nén nó xuống, thì cơ duyên chúng ta mới hiểu được Phật pháp, chớ Phật pháp không phải dễ hiểu. Thì chư phật tử nào có cơ duyên vậy đó thì chúng ta tham thiền, rồi chúng ta đưa ý kiến, nhiều khi nó đúng hơn của tôi, bởi vì tôi chưa phải là đắc quả thánh, chưa phải là đấng toàn giác, thì nhiều cái sơ sót. Thành ra ở đây tôi muốn giảng tới giảng lui mấy lần. Hồi xưa tôi cũng có giảng vậy, mà giảng không có rõ, tôi cũng nói bốn cái tiến trình này, đó là tôi thấy tiến trình của hư không vô biên, rồi thức vô biên là alaya thức, rồi vô sở hữu xứ tức là chân như, phi tưởng phi phỉ tưởng là chân như diệu hữu, nhưng mà cái giải thích nó không sáng tỏ lắm, kỳ này tôi thấy nó sáng tỏ, và tôi cũng trở lại ý kiến cũ thôi, ý kiến cũ thôi. Thì tôi cũng coi trong Kinh, mà trong Kinh giảng rất là lờ mờ, không biết là do người dịch hay sao, nó càng tối thêm, càng rắc rối thêm, giảng thật là nhiều, thật là dài dòng, nhưng mà không có phân biệt rõ bốn giai đoạn này, bốn giai đoạn này. Tứ thiền chúng ta có thể thấy rõ, mà tứ không thì khó đấy. Thành ra tôi ở Đại Ninh, tôi tính nhập thử tứ không này đấy, tôi niệm thì tứ thiền qua rồi mình niệm niệm tới là mình đi vô được thôi, nhưng mà lâu à, cái đó phải đòi hỏi sức khỏe, thành ra tôi thấy tôi cũng yếu yếu bệnh rồi thôi, mình cũng lớn tuổi rồi chắc khó mà nhập tứ không, với phần thấy ở trong Kinh Đức Phật khuyên đừng nên đi vào tứ không, từ đó đi qua diệt thọ tuởng định luôn để đắc quả Alahán, vì tứ không là cái mê hồn trận của thức thứ 6. Tôi đi dài dài từ đây lên thành phố, tôi thấy bên đuờng có đề cái bảng, tôi cũng hơi sợ sợ, cái bảng “đừng bao giờ thử xì ke ma túy, dù chỉ một lần thôi”, thì nó na ná là “đừng bao giờ thử cái tứ không, dù chỉ một lần thôi”, rồi sợ, rồi không ra được, vô đó mê mẩn nằm trong đó, rồi cái quả Alahán mình không đạt tới nữa, “dù chỉ một lần thôi”, thành ra tôi hơi ngán ngán, mình nhập vào đó rồi mê man quá mình tưởng đó là Niết Bàn, bởi trình độ mình còn kém, nếu có Phật tôi nhập đấy, có gì Ngài nắm đầu mình kéo ra, còn không có Ngài mình chìm trong đó hoài, mình cho đó là Niết Bàn, bởi vì nó rất là vi tế. Thành ra trong Kinh Đức Phật cũng khuyên mấy vị Bất lai đừng nên đi vào tứ không, các con nên đi vào diệt thọ tưởng định, bỏ tứ không đi, vì nó là cái mê hồn trận, mê hồn trận, đó là trong Kinh khuyên đấy. Thành ra các vị Bất lai thường thường ít có muốn đi vào tứ không, đi thì được, nhưng mà phải biết ra. Chúng ta đi vô thì vô mà ra thì không ra. Thành ra xì ke ma túy tôi có nghe nói, có ông đại tá gì đó ông thấy mấy thằng con ông bị, ông nói trời cái gì mà tới mê lận, để tao hút thử sao, hút thử ông ghiền luôn, một lần thôi, dù chỉ một lần thôi thì chết cuộc đời rồi. Tôi nghĩ cái này nó cũng mê hồn vậy đó, nó cũng mê mẩn, nghe nói hút xì ke nó cũng mê mẩn dữ lắm, ra tới ngoài đường mà nó lâng lâng nó múa ngoài đường, mà tôi nghe nói thôi chớ tôi không thấy, mấy cô mấy cậu đều ra ngoài đường múa nhảy, không còn biết trời đất là gì nữa, rồi sau không có nó thì chịu không nổi. Thì chúng ta thấy cái tứ không này tôi nghe tôi cũng hoi sợ sợ đấy.
Còn đắc quả Alahán mình thấy khó đắc quá, mình tính đi tứ thiền qua tứ không cho thức trong sáng, rồi mình qua diệt thọ, thì cái trình tự nó phải đi như vậy. Còn nếu mà nhảy lớp thì tốt hơn, bởi vì thiền sắc giới nó còn thực tế hơn, nó không có đi vào mộng. Thiền vô sắc thì nó không có xác thân nữa, mà nó sống bằng bóng thức, nó dính liền với tánh cảnh, nó với tánh cảnh dung thông, khó mà phân biệt được sữa với nước, đó là trạng thái nó như vậy.
Bây giờ ai có ý kiến nữa nè. Chư phật tử tập đi, chớ ngồi nghe không sao. Ai có tham thiền như thế nào đó thì thử ý kiến coi, ở đây gạo cội cũng nhiều á.
Cõi trời sắc giới, sơ thiền là tầm sát chưa qua Bát nhã được, tới nhị thiền là hỷ lạc thì chúng ta mới có thể qua Bát nhã được. Đó là hôm trước tôi có giảng vậy. Như vậy thì cõi trời vô sắc thì mới thấy được tánh cảnh, loáng thoáng thấy được tánh cảnh, là thế giới đới chất cảnh nó hòa với thế giới tánh cảnh. Như vậy thì hai cái nó khác nhau làm sao? Phải vậy không? Thì chư phật tử tham thiền, thử so sánh thử coi, rồi sau đó tới tôi. Câu hỏi vậy nó rõ rồi phải không?
Rồi hôm nay tôi giảng tôi nói tứ không đó, thì không vô biên là thấy đuợc cái hư không của thức thứ 7 là mạtna, mạtna cái không gian là rộng lớn nhất, nhưng mà đây có giới hạn rồi đấy. Rồi tới thức vô biên tức là của alaya thức, là vô giới hạn. Rồi tới vô sở hữu xứ tức là chân không của vô chất tánh cảnh. Rồi tới chân không diệu hữu là phi tưởng phi phi tưởng, đó rồi nó mới tạo ra cái cảnh giả nội chế để nó làm đối tượng nó duyên. Thì giữa tợ đới chất này và tánh cảnh là dung thông với nhau, thành ra mới kêu thức thứ 6 là vọng tưởng dung thông, là trộn lẫn một cách thông suốt không chướng ngại, thông là không chướng ngại, dung là trộn lẫn, trộn lẫn không chướng ngại. Như vậy cái tánh cảnh này với tánh cảnh của nhị thiền của cõi trời sắc giới nó khác nhau làm sao? Hay thấy tu tập như thế nào? Thì chư phật tử thử tìm lại coi.
Cái bảng này trong này có đấy, có trong đó đấy, cõi trời vô sắc giới nó phức tạp lắm đấy, phức tạp lắm đấy. Nhị thiền hôm trước tôi giảng là thấy được Phật tánh, Nhị thiền đó tức là có thể nhận được Phật tánh, nếu Nhập lưu, Nhất vãng lai nếu có thiện tri thức giúp đỡ thì chúng ta có thể đắc hai tầng thánh đầu, hén, tức là Nhập lưu, Nhất vãng lai. Mà Nhập lưu tức là nhận được 1/4 Phật tánh, Nhất vãng lai là 2/4. Cỏn ở đây thì chúng ta chỉ thấy là có Bất lai với Alahán mới thấy được tánh cảnh. Như vậy thì nó khác nhau làm sao? Thì cái này cũng là một cái sơ sót của tôi đấy, sơ sót rất lớn đấy. Thì chư phật tử thấy như thế nào? Chúng ta dựa vào cái bảng này chúng ta thấy có bao nhiêu thứ tánh cảnh? Có bao nhiêu thứ tánh cảnh? Thì chúng ta phải hiểu như vậy.
Tánh cảnh của alaya là thức thứ 8.
Tánh cảnh của 5 thức đầu. Đúng ra còn tánh cảnh của chi mạt vô minh, với vọng tưởng kiên cố cũng là tánh cảnh đấy, nhưng-mà nó là cái nối liền giữa thức thứ 8 và 5 thức đầu, cũng giống như căn bản vô minh cũng là tánh cảnh đấy, mà nó là nối liền của vô chất hữu chất xuống alaya cá nhân, thành ra nó chỉ là cái gạch nối thôi. Thành ra trong này không có nói rõ, mà chính nó sau là sắc uẩn đấy.
Còn cái tánh cảnh của thức thứ 6 cũng là hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà nói một thứ với 5 thức đầu, một thứ với thức thứ 8, thì trật, mà nói khác thì sai.
Thành ra cái Phật tánh nó khó nói. Thành ra hôm trước tôi giảng về Phật tánh, thì tôi nói Phật tánh của Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai với Alahán, với Như Lai, nói một thứ thì trật, mà nói khác nhau thì sai. Cái khó khăn Bát nhã khó giảng là ở chỗ đó.
Thì chư phật tử suy nghĩ coi, là:
– Nhập lưu thấy được Phật tánh, thấy được hiện lượng tánh cảnh, mà hiện lượng tánh cảnh nào? Nhập lưu, Nhất vãng lai.
– Còn Bất lai thấy được tánh cảnh, mà tánh cảnh nào?
– Còn Alahán thấy được tánh cảnh, mà tánh cảnh nào?
Rồi 1/4 đó, thì chúng ta nên nhớ chỗ này một chút, tôi thấy là tôi giảng cũng không rành, lỗi ở tôi. 1/4 của Phật tánh chúng ta cứ hiểu theo thế tư tưởng, là cái bánh chia làm 4 phần, chúng ta dứt được 1 phần còn lại 3 phần. Như vậy là không phải, không phải như vậy. Tôi thấy đa số hiểu như vậy thôi. 1/4 đây nó hơi khác một chút 1/4 ở đây đó không phải 24 tiếng nó chiếm 1/4 là 6 tiếng, thì thường thường tôi giảng vậy thì nó dễ hiểu lầm, chúng ta nên nhớ chân tâm cũng như cái mặt trời, nghĩa là vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh nó bị 5 lớp mây mù che:
– Một lớp mây mù đầu tiên đó là thức thứ 8, thức thứ 8 là thức uẩn.
– Một lớp mây mù kế nữa là thức thứ 7, là hành uẩn
– Một lớp mây mù kế nữa là tưởng uẩn
– Một lớp mây mù kế nữa là thọ uẩn.
– Một lớp mây mù cuối cùng nữa là sắc uẩn.
Thì cái mặt trời bao giờ nó cũng sáng, nhưng mà xuyên qua 5 lớp mây mù này thì nó trở nên mờ tối.
– Thì Nhập lưu dứt được lớp mây mù sắc uẩn, cỏn 4 lớp mây mù. Thì 1/4 là như vậy chớ không phải 1/4 là Phật tánh nó chiếu 1/4, là khi mà cái lớp mây mù nó nhận Phật tánh rồi lớp mây mù đầu sắc uẩn nó phải tan mất, còn lại 4 phần.
– Rồi tới Nhất vãng lai, Bất lai dứt luôn mây mù của thọ uẩn, còn lại tưởng uẩn hành uẩn thức uẩn.
– Tới Alahán mới dứt được mây mù của hành uẩn mới lọt vào mây mù cuối cùng của thức uẩn.
Thành ra nó khó, bây giờ trình bày làm sao bây giờ, giờ cũng phải nói 1/4 – 2/4 – 3/4, nhưng mà phải hiểu theo vấn đề Bát nhã.
Thành ra Phật tánh của Nhập lưu nó cũng bàng bạc khắp võ trụ nó vô lượng vô biên, nhưng mà so với Phật tánh Nhất vãng lai, Bất lai thì nó lại không khác mà cũng không giống, không khác mà không giống.
Vậy thì tôi ý kiến vậy thôi, chư phật tử về suy ngẫm thêm, rồi kỳ tới chúng ta giải thích lại, nếu chúng ta có sự suy ngẫm đó, còn để tôi làm không, chư phật tử nghe cũng khó mà hiểu, chúng ta thử tập đi vào trong đó, tập câu hỏi của ông Thiện Đức đưa ra, rồi câu hỏi của ông Thiện Khánh, để rồi chúng ta phải suy ngẫm như thế nào cho nó thật sự sáng tỏ, chớ tôi cũng chưa sáng tỏ lắm, nó còn nhiều cái
khó khăn ở trong này, bởi vì cái khó khăn giữa thế giới xao động với thế giới mà đứng lặng.
Đứng lặng thì nó hoàn toàn vô lượng vô biên, luôn luôn nó là đứng lặng, nhưng mà nó có xuống cấp, nó mờ thôi.
Còn thế giới của xao động thì nó hữu lượng hữu biên, nó phải tiến hóa hoặc là sa đọa.
Thành ra hai cái thường thường nó chéo cẳng ngỗng nhau, mà nó lại dung thông với nhau. Thế giới đứng lặng luôn luôn là thế giới nền tảng của thế giới xao động. Thế giới xao động nương vào thế giới đứng lặng để mà phát hiện. Nhưng không phải thế giới đứng lặng sanh ra thế giới xao động là không phải, cái đó mà thế giới xao động do hoa đốm giữa hư không của cảm giác và tư tưởng tạo ra, nương vào cái căn bản để mà phát hiện. Đó là cái khó khăn nhất của vấn đề đứng lặng và xao động.
Còn ngoại đạo thì tu theo con đường xao động để đi đến cuối cùng là loáng thoáng thấy được Phật tánh, mà cái nòng cốt nó vẫn xao động.
Còn Thánh nhân đi theo con đường đứng lặng, để rồi Phật tánh càng ngày càng liên tục sáng tỏ để chiếu kiến tất cả những vọng tình vọng tưởng của xao động, làm bớt đi những lớp mây mù, thành ra nó vẫn là đứng lặng. Mà đứng lặng thì đi tới đứng lặng rốt ráo là thành Thảnh, Đại thánh tức là Như Lai.
Còn xao động đi tới rốt ráo vẫn là xao động tức là cái ngã vi tế tức là vọng tưởng u ẩn tới đó là hết thì vẫn là xao động thôi.
Thành ra chúng ta nếu ban đầu tu mà tu theo thế tiến hóa mãi, thì chúng ta tiến hóa tới cuối cùng là đi tới vọng tuởng u ẩn, rồi chúng ta lại trở xuống tới địa ngục, thì đó là luân hồi sanh tử của chúng ta.
Còn đi theo thế giới của Nhập lưu, là cái quả Thánh đầu tiên của đứng lặng, thì chúng ta đi tới Alahán, chấm dứt cái ngã mạn tức là mạtna. Và chúng ta còn lọt vào thức thứ 8 là thế giới của pháp chấp, thì chúng ta phải phát bồ đề tâm để tùy thuận, thì thức thứ 8 nó liên can tới vô lượng vô biên alaya của vô lượng vô biên thức cá nhân và vô lượng vô biên pháp giới. Đó là con đường đi của Đạo Phật.
Thì chư phật tử phải suy gẫm về vấn đề đứng lặng và xao động, rồi từ đó chúng ta mới có thể đi sâu vào được, và tôi giải thích thì chư phật tử mới có thể hiểu được.
Đúng ra tôi sợ vấn đề giải thích về Bát nhã và Duy thức, rất là khó giảng, một cái xao động, một cái đứng lặng, hai cái nó không bao giờ cùng chiều, nó đi lại là sóng với nước. Mà nếu sóng với nước mà chúng ta chia hai thì chúng ta lại chết, mà chúng ta nhập một chúng ta lại bế tắc. Nó xao động mà xao động trong cái đứng lặng của nước, mà đứng lặng là đứng lặng trong cái xao động của sóng. Mà nó xao động thì nó thuộc về nhân duyên nhân quả, mà nó đứng lặng thì nó lại phi nhân quả, mà phi nhân quả ở trong cái nhân quả, ở trong cái nhân quả xao động. Mà nhân quả xao động lại là nhân quả trong cái phi nhân quả của đứng lặng. Đó là hai cái mà khó khăn.
Mà chúng ta nên nhớ cái đứng lặng nó đi từ cái ở trên xuống dưới, đi theo con đường thẳng, con đường vô lượng vô biên.
Còn xao động nó bắt đi từ ở dưới mà nó trở lên, thành ra nó càng vi tế chừng nào thì cái đứng lặng càng thô tháo chừng nấy, mà khi nó càng thô tháo chừng nào thì cái đứng lặng càng vi tế chừng nấy, hai cái nó chéo cẳng ngỗng với nhau. Thành ra chúng ta thấy nó cả một vấn đề khó khăn cho vấn đề giải thích của chúng ta. Nếu chúng ta giải thích riêng về phần xao động thì chúng ta lọt vào ngoại đạo, nó có cái đứng lặng nhưng mà chúng ta đứng trên cái lõi xao động, cỏn nếu đứng trên vấn đề mà đứng lặng hoàn toàn thì chúng ta không thể phát bồ đề tâm được, chúng ta không thể thấy được cái hai cái sóng và nước không thể rời nhau được. Thành ra cái lối giảng hơi khó khăn, mà tôi cũng chập chững trên vấn đề giảng Bát nhã này thôi, tôi thấy rất rất là khó giảng, khó giảng.
Thành ra giảng mà không khéo thì nó trở nên mâu thuẫn. Yêu cầu chư phật tử về phải coi lại cái bảng này, coi tới coi lui, để chúng ta nắm được cái đó, rồi kỳ tới có nhân duyên tôi giảng lại. Tôi giảng bây giờ tôi biết là không sáng tỏ, nó cỏn nhiều chỗ mâu thuẫn, nhiều chỗ mập mờ, nhưng mà biết làm sao, cái trình độ cái khả năng giảng của tôi chỉ có vậy thôi, tôi phải giảng nhiều lần, rồi tôi tham thiền, rồi tôi rút làm sao vừa ngắn vừa gọn vừa có thí dụ thì may ra pháp hội mới hiểu được.
Thành ra có một số xuống cốc tôi nói: Sư giảng từ đầu tới đuôi con chẳng biết gì hết. Đó là cái thất bại rất lớn của tôi, mà bỏ thì uổng, mà tiếp tục thì giảng không có nổi, nó khó khăn như vậy đó. Nhưng mà thôi, cũng phải ráng thôi, thì phải hy sinh một số thôi. Còn nếu chư phật tử nào bền chí, thì chúng ta coi cái bảng này, coi tới coi lui nghiền ngẫm, rồi hỏi mấy bạn đạo mình trước để mình có một chất liệu, mình làm sẵn dọn sạch những cỏ cú của mình, những cái dơ dáy của cỏ, để mình chuẩn bị miếng đất trong sạch, thì tôi gieo hột giống thì nó mới bắt đầu mọc nổi, còn không thì vĩnh viễn chúng ta không thể đi sâu vào Duy thức vậy.
Thì thôi tới đây chúng ta tạm ngưng. Còn ai ý kiến gì không? Chớ bây giờ giảng thì cũng hết giờ, còn 15 phút nữa thôi, thì tôi cũng mệt, giảng như vậy nó mệt lắm.
Hiểu nó như vậy. Thành ra bên hai thế trình bày rất là khó, mà chúng ta thường thường theo cái thế của khái niệm, hễ chia là phải chia hẳn đó, kiên cố là kiên cố như vậy, chớ không thể nói là, nó một là một, cỏn nói hai là hai, chớ không phải vừa một vừa hai, mà chẳng phải một mà chẳng phải hai.
Mà cái thế Bát nhã thì nó lại khác, nó vừa một mà cũng vừa hai mà cũng vừa ba vừa bốn, chẳng phải một chẳng phải hai chẳng phải ba chẳng phải bốn, nó là một cái lối hiểu biết nhức óc của chúng ta, theo khoa học là chúng ta không hiểu Phật giáo được,
Chúng ta y theo khoa học, khoa học ở ngoài kêu là logic gì đó, là cái chặt chẽ.
Đạo Phật không có chặt chẽ, không có định pháp, mà là bất định pháp.
Thành ra nói Phật giáo cũng như nói chơi vậy đó, ba hồi vầy ba hồi khác, cái nào cũng được hết. Thì nói, người ta cười Phật giáo chỗ đó. Tôi thấy nó đúng, nhưng mà thật sự cái pháp giới này nói làm sao bây giờ, pháp giới này nói làm sao bây giờ.
Có hay không? Cảnh bây giờ chúng ta đang ngồi đây, có hay không? Còn nếu có thì giờ cảnh giới ma quỷ, cảnh giới thiên đường, cảnh giới cũng đều có hết. Còn nếu bây giờ cảnh giới này không, thì toàn thể võ trụ đều không hết, không có cái nào có hết.
Thì cái nào cũng đúng hết, nhưng mà tùy theo cái nhận thức như thế nào là có hay không có.
Cũng như mình thấy nước. Nước có hay không? Mình nói không có không được, mà nói có cũng không được. Đối với người thì nước là có. Nhưng mà nếu có, thì tại sao loài khác lại thấy không có.
Nhưng mà thật tưởng của nước là gì? Thì lại là vô tướng. Mà vô tướng không phải là không có, vô tướng là vô lượng hình tưởng.
Như vậy khoa học vô nghe trong này là không có nghe được, không có nghe được, không có ai nói chuyện kỳ khôi như mấy ông Phật giáo hết.
Mà thiệt nó kỳ khôi, nó là kỳ khôi, nó không phải là vấn đề của lý trí, không phải là vấn đề của tư tưởng, không phải là vấn đề của tỷ lượng, của so sánh, của khái niệm, mà nó là thế giới của trực giác.
Chư phật tử phải cố gắng như vậy thì mới có thể đi vào quả Nhập lưu được.
Thành ra tôi nói Nhập lưu rất là dễ mà rất là khó, mà đi được cái đó rồi từ đó chúng ta đi tới Alahán, Như Lai thì nó dễ dàng thôi. Thành ra cái quả thấp nhất của Thánh quả mà cũng là cái quả khó khăn nhất, đó là “Tự do đầu tiên cũng là tự do cuối cùng. Đó là giải thoát đầu tiên mà cũng là giải thoát cuối cùng”.
Thành ra chư phật tử phải cố gắng rồi tôi mới giảng được, chớ bây giờ tôi giảng nữa, chư phật tử không có chất liệu gì hết, cỏ mọc đầy nhóc cái miếng đất tâm của mình, cỏ dại không, bây giờ phải dọn sạch cỏ trước, về nghiền ngẫm cái bảng này trước, tôi đã biểu photo mỗi người một cái về mình coi, tôi có giảng rồi, mình coi tới coi lui đi, còn không ấy mình nghe cái băng đó, nghe thôi, nhưng mà đừng phổ biến, trong nội bộ thôi, ai có nghe có thể hiểu được, bởi vì mình có nghe ở đây rồi, nghe nhiều lần, rồi mình bắt đầu mình nghiền ngẫm cái bảng này, tôi giảng trong cái bảng không đấy, nhưng mà mỗi lần giảng thì mỗi lần khác. Tôi không nhớ tôi giảng sao làm nữa. Kỳ đó tôi đi lên Sài Gòn, tôi nghe hai cái băng, tôi nói kỳ này giảng khá nhưng mà cũng chưa có rõ ràng lắm, nhưng mà tôi thấy tương đối rõ ràng, giảng chậm mà rõ ràng đi vào chiều sâu một chút, thì hôm nay tôi muốn đi sâu hơn nữa thì nó lại bế tắc, nó mâu thuẫn, nó làm như mâu thuẫn, mà chính tôi thấy nó cũng dường như mâu thuẫn, thì tại tôi giảng không rành, mà làm sao giảng rành được, giữa cái thế tư tưởng với cái thế Bát nhã là hai cái thế không bao giờ có ăn chịu nhau đuợc, không có thể nào dung hòa được, mà có lúc lại dung hòa. Thành ra chúng ta phải cố gắng thông cảm trên vấn đề đó, thì chư phật tử phải cố gắng làm sao nhận Phật tánh, cố gắng thấy cái xao động mà thời gian không gian tương ưng; và một cái đứng lặng mà hoàn toàn phi không gian, cái thế giới này là thế giới khó khăn đấy, thế giới khó khăn đấy.
Thành ra thường thường ở ngoài người ta thấy thế giới của Tịnh độ là một thế giới hoang đường, chính hồi xưa tôi cũng không tin pháp môn Tịnh độ, tôi nói thật, có lẽ tôi còn bài bác thế giới Tịnh độ nữa đấy, thế giới gì mà không có sanh không có già không có bệnh không có chết … 8 khổ không có mà sao lại có xác thân, rồi xác thân lại xuyên suốt, cái xuyên suốt đó mới giết chết mình đấy, hén. Bây giờ chúng ta coi lại 48 lời nguyện Phật A Di Đà, hồi trước tôi coi tôi chẳng hiểu gì hết, tôi thật không hiểu gì hết, nói cái gì ở đâu trên trời dưới đất không, mà nếu đi vào Duy thức rồi, thế giới tánh cảnh đới chất độc ảnh rồi chúng ta hiểu được 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, chúng ta mới hiểu 5 a tăng tỳ kiếp để tạo ra một thế giới Tịnh độ này là cả một vấn đề.
Thì thôi hén, tới đây thôi hén, phật tử về suy ngẫm thêm, chuẩn bị để kỳ tới tôi giảng lại, tôi giảng lại, tức là tôi còn sơ sót nhiều đấy, thì tôi cố gắng giảng sao cho nó khít khao một chút. Bây giờ chư phật tử về coi cái bảng này hén. Là:
– Hiện lượng tánh cảnh tôi nói rồi đó, là của 5 thức đầu của thức thứ 6 của thức thứ 8 không giống nhau mà cũng chẳng khác nhau.
– Còn bên xao động thì hoàn toàn khác nhau rồi đấy. Là tỷ lượng: chân tỷ lượng tợ tỷ lượng khác nhau hoàn toàn, nhưng mà liên can nhau chặt chẽ, nên nhớ chỗ đấy, khác nhau hoàn toàn nhưng mà liên can nhau chặt chẽ, bỏ tợ tỷ lượng là không có chân tỷ lượng, chân tỷ lượng nó liên can với tợ tỷ lượng, nhưng mà chân tỷ lượng là chân tỷ lượng, còn tợ tỷ lượng là tợ tỷ lượng, nó không bao giờ giống nhau được. Rồi chân đới chất với tợ đới chất cũng vậy, nó khác nhau hoàn toàn, nhưng nếu mà không có chân đới chất thì không có tợ đới chất, nó liên can nhau chặt chẽ. Thì nói làm sao bây giờ, nói làm sao bây giờ.
Còn hiện lượng tánh cảnh bên đây, 3 cái đều hiện lượng tánh cảnh hết, thì nói nó khác nhau không được mà nói nó một thứ không được, cái xuống cấp nó khác nhau.
Rồi bất lạc bất khổ thọ cũng vậy, bất lạc bất khổ của thức thứ 8, bất lạc bất khổ của võ trụ, bất lạc bất khổ của 5 thức đầu, của thức thứ 6, thì không phải một cũng không phải khác, không phải khác nhưng mà khác.
Còn cái lạc thọ của bên xao động bên của 5 thức đầu với lạc thọ của thức thứ 6 hoàn toàn khác nhau, nhưng mà liên can nhau chặt chẽ, bỏ cái này thì cái kia không thể đứng vững được, rồi chư phật tử biểu tôi phải giảng làm sao.
Còn thêm cái tư tưởng nữa thiện ác và vô ký, thì bên đứng lặng cũng hoàn toàn là vô ký, thức thứ 8 cũng vô ký, 5 thức đầu cũng vô ký, thức thứ 6 cũng vô ký, mà alaya võ trụ cũng vô ký, mà alaya võ trụ lại không nói tới vô ký, không thể nói được, nhưng mà nếu nói thì nói nó phải vô ký, mà vô ký chân thường đấy, hén, dùng danh từ nó rắc rối trong Duy thức bỏ không có nói tới nó, bị không thể trình bày nó được.
Còn vô ký thiện ác của thức thứ 8 lại khác, mà của 5 thức đầu thì lại khác, của thức thứ 6 thì lại khác, nhưng mà nói khác thì lại trật, mà nói giống thì lại sai, nó khổ vậy đó, bên Bát nhã bên đứng lặng mình khó mà trình bày, bởi vì khi mình trình bày là trình bày ra thế tư tưởng, là thế mà đối trị, mà Bát nhã tuyệt đối kỵ cái đối trị, mà kỵ đối trị tức là nó vẫn đối trị mà vẫn siêu việt lên đối trị mà vẫn viên dung trong đối trị chớ không phải là nó bỏ cái đối trị, cái Bát nhã nó không phải là thiện không phải là ác mà nó siêu việt lên thiện ác mà nó vẫn viên dung trong thiện ác. Chư phật tử biểu giảng làm sao! Nếu mà theo thế tư tưởng mà bắt bẻ tôi từng chút, từng chút, chặt, chẻ ra như vậy thì tôi giảng hoàn toàn mâu thuẫn hết, hoàn toàn mâu thuẫn hết, không có cái nào đúng hết, nếu theo khái niệm của tư tưởng thì chúng ta mà sống thường thì cái thế giảng như vầy là hoàn toàn trật hết, trật từ đầu tới đuôi, không thể lãnh hội được, không thể có một thế giới nào mà như vậy được hết á. Chúng ta phải hiểu cái khó khăn chỗ đó, khó khăn chỗ đó. Chư phật tử về nghiền ngẫm hai cái này, tôi mới chia ra hai cái bảng: một cái đứng lặng, một cái xao động đấy, để chư phật tử nhận thấy cái đứng lặng cái xao động nó không thể mà tách hai mà nó cũng không thể nhập một, không thể nhập một mà không thể tách hai, mà cách giải thích bên xao động thì dễ giải thích, nó phức tạp nhưng mà dễ giải thích, bởi vì giải thích theo đường lối tư tưởng, đường lối logic tức là chặt chẽ.
Còn bên Bát nhã càng giảng chặt chẽ chừng nào lại càng sai Bát nhã chừng nấy, nó phải giảng lờ mờ, giảng lờ mờ, giảng hoang đường. Bây giờ làm sao, phật tử biểu tôi phải làm sao!?! Thì cũng nhờ phật tử ở chỗ tham thiền cho sâu, về ngồi thiền lại 2-3 tiếng đồng hồ, rồi đem cái bảng này ra coi nghiền ngẫm tới nghiền ngẫm lui, tối nay ngủ thẳng giò đi, rồi kỳ tới vô rồi hỏi nữa, thì chết tôi, thì chắc là cái gánh hát bồ tèo này phải ngưng quá, giao cho một mình tôi là tôi không làm nổi. Ở đây, nếu có giảng thì có thể có một số nắm được thôi, một số tôi biết nắm được, nhưng mà số kia chết queo hết, chỉ vì người ta dọn cỏ rồi người ta sạch sẽ rồi, người ta có thể, mình huân tập hột giống vào nó mọc được, nhưng mà số ít thôi. Chư phật tử cố gắng, nếu mà nghe tới nghe lui rồi bây giờ có cái băng mình thâu lại mình nghe lại, mình nghe tới nghe lui nữa thì mình sáng tỏ đấy, bởi vì mỗi lần tôi giảng nó hơi khác, có khi tôi nghiên về đứng lặng nhiều, có khi tôi nghiên về xao động nhiều, có khi tôi hòa hợp giữa đứng lặng và xao động, nó tùm lum trong đó hết, nhưng mà nghe tới nghe lui rồi mình mới phân biệt được hai cái đó thì mình mới có thể đi vào quả Thánh đầu tiên thôi. Quả Thánh đầu tiên nó khó như vậy đấy, là phải nhận được đường to kẽ tóc của Bát nhã và tư tưởng, mà tôi nghe hầu hết các Kinh, viết thì viết rất nhiều nhưng mà giải thích, không ai giải thích sáng tỏ hết trơn á, mà trong này hai người sáng tỏ nhất mà tôi nương vào đó, rồi tôi cũng phải đi một mình thôi, đó là Nghiêm Xuân Hồng và Nhất Hạnh, hai người độc đáo nhất, mà tôi nhờ đó mà thôi đi sâu vào được, còn tất cả những học giả khác tôi thấy rất nhiều, giảng tùm lum hết, giảng toàn thế tư tưởng không, Bát nhã mà giảng qua tư tưởng, không được, giảng như vậy là không được, cái băng bây giờ cũng toàn là giảng tư tưởng không, thì tôi ráng tôi bạo dạn tôi giảng Bát nhã thôi, nhưng mà nếu Bát nhã thì tôi phải đắc quả Alahán đấy, mà không đắc thì giảng chỉ là cái bánh vẽ cái trỏ chơi thôi, thì tất nhiên phải có sơ hở nhiều. Thành ra tôi muốn đi tìm chỗ vắng lặng để tôi đi sâu vào đó thì cái giảng tôi nó mới sáng tỏ rõ ràng, nó mới thực chứng. Mà hỡi ơi! Hén, một là nó già, hai là hoàn cảnh nó không đầy đủ, chớ tôi còn trẻ nhu hồi xưa có đủ sức khỏe, ngồi 7-8 tiếng có thể tôi đi sâu vào được, chỉ trong vô sư trí trong yên lặng đó thì chúng ta mới thấy rõ và chúng ta mới trực nhận thẳng vào đó, mới nhập vào đó. Ngoài cái thiền định ra là chúng ta không thể đi sâu vào Bát nhã được, tôi nói thật như vậy đó. Chư phật tử về mà làm biếng không chịu ngồi thiền không chịu tham thiền quán xét nữa thì đừng mong hiểu cái tôi giảng, đừng mong hiểu cái tôi giảng, tôi giảng đòi hỏi chư phật tử như tôi nói hồi nãy, là phải dọn sạch cỏ cái miếng đất tâm mình, thì may ra tôi trồng hột giống đó mới hiểu. Thành ra cái băng này đem ra phổ biến ở ngoài không ai hiểu đâu, không ai hiểu đâu. Cái bảng này, cái cô gì ở Mỹ về nói đọc ban đêm mỏ tới mỏ lui mò không ra, tôi nói càng mò thì càng tối, đừng mò gì hết thì thấy nó, càng mò càng phân tích càng tìm hiểu thì nó càng tối, không nghe giảng mà bây giờ làm sao mò được, phải nghe giảng một vài lần 5-7 lần rồi mình suy nghĩ nghiền ngẫm về nó thì chúng ta mới hiểu được.
Vậy thôi giờ cũng một lần, tôi yêu cầu hen, chư phật tử về cố gắng ngồi thiền, sắp xếp thời gian, ngồi ít nhất cũng 2 tiếng, tệ nhất đó, thì chúng ta mới đi sâu vào cái bảng này được, mà phải trong thanh tịnh giờ tức là giờ khuya đó, khi mà mọi tiếng động đều im hết rồi đó, nhưng mà ngồi đừng có đối trị hoài hén, đừng có đè nén hoài nó bùng nổ là mệt đó, làm chuyện này chuyện kia tày trời là nó kẹt đấy. Chúng ta phải hiểu Bát nhã chúng ta lắng nghe một chút, hén, đi vào so thiền nhị thiền, qua tam thiền thì càng tốt, rồi chúng ta mới tìm cách tìm hiểu để qua Phật tánh chúng ta mới đi sâu được.
Mà Phật tánh đó là Phật tánh nào? Đó là hiện lượng tánh cảnh đấy, mà hiện lượng tánh cảnh nào mới được.
Rồi tới Nhập lưu, Nhất vãng lai hiện lượng tánh cảnh nào? Tới Bất lai? Rồi tới Alahán là hiện lượng tánh cảnh nào?
Cũng như hôm trước có ông nào, Thiện Đức hay ai hỏi tôi là: Sư giảng cái này phật tử cũng không hiểu. Là Sư giảng có lúc là ông Uất Đầu Lam Phất thì cõi trời phi tưởng phi phi tưởng đó, ông ngồi thiền mà nghe tiếng đớp của con cá mà ông nghe như tiếng sấm nổ, ông bực mình ông mới nổi sân, ông chết đọa làm con chim phi ly ăn cá; còn có lúc nói một vị Tỳ kheo nhập định mà trời đánh con trâu con bò gì đó chết mà vị Tỳ kheo cũng không hay biết gì hết. Như vậy thì mấy thứ định? Tại sao cái định kia tiếng đớp của con cá nhỏ xíu vậy mà phải sa đọa, cái định này tại sao không còn biết gì hết, thì cái đó cũng là cái sơ sót của tôi, nhưng mà nếu nhìn hết tiến trình tôi giảng thì tôi có giảng rồi chớ, tôi có giảng chớ mà tôi không có nói lúc đó, đâu có biết so sánh ở chỗ đó, cái này tôi giảng khác nhau, chớ không phải cùng một lúc tôi giảng hai cái định này, tôi giảng cái đó bài pháp nào, hôm nay tôi giảng bài pháp khác, nhưng mà định của Tỳ kheo là định của Alahán, cỏn cái định đây là định cõi trời vô sắc giới, thì tất nhiên là phải hai cái định khác nhau chớ, một cái định là xao động, một cái định là đứng lặng, thì tất nhiên nó phải khác nhau chớ. Mà cái đó tôi có giảng không? Dường như cũng có chớ, nhưng lúc đó tôi không có giảng rành, nhưng mà mình so sánh, thì có lúc tôi có nói chớ, diệt thọ tưởng định là tam giới này không còn dục giới, sắc giới, vô sắc giới đều mất hết mà dục giới, sắc giới, vô sắc giới tam giới không còn thì còn tiếng động nào nữa, còn cái gì mà giựt mình hay không giựt mình nữa; còn cái kia là một cái đè nén rất là mạnh, đè nén đối trị rất là tối đa, tập trung kỹ tập trung mạnh tập trung lâu tập trung sâu thì chúng ta thấy nó phản phục là phản phục dữ lắm đấy chớ không phải vừa. Chư phật tử thử, cái gì mà đè nén nhẹ nhẹ thôi, mà đè nén quá có thể đi tới giết người đấy. “tao nhịn mày tao nhịn một lần, hai lần thôi, nhất quá tam” lần thứ 3-7. Chúng ta nhớ ông Bá Nhẫn không? Nhịn 100 lần thế, tới cuối cùng ông nhịn không được, mà nhịn đè nén là nguy hiểm đấy, nó không bùng nổ mà nó bùng nổ là tiêu tan hết, bao nhiêu sự nghiệp đều tiêu tan hết. Đó, thì chúng ta lấy những cái kinh nghiệm đó, thông cảm cho tôi, là cái thời giờ ít, và cái chứng đắc của tôi cũng không có, thì cái diễn giảng dĩ nhiên là nó không có được thông suốt rồi đấy, nó còn có nhiều chỗ hơi nhiều chỗ mâu thuẫn, nhiều chỗ nó hơi khó hiểu, thì tôi cũng cố gắng thôi, nhưng mà trình độ tôi tới đâu tôi cố gắng tới đó, mà vượt nữa tôi làm không nổi, hén. Chư phật tử nếu cố gắng thì chúng ta tiếp tục, còn không thì thôi tới đây ngưng, nó khó quá thì thôi ngưng, bởi vì khó nghe, mà khó giảng, người giảng cũng khó giảng, mà nhưng nghe cũng khó nghe, rồi biết làm sao bây giờ. Chúng ta đi vào bài Kinh Sáu Sáu luớt luớt nhu mọi lần, mọi lần tôi giảng bài Kinh Sáu Sáu lần thứ nhất, lần thứ hai thì nó hơi sáng tỏ một chút nhưng mà cũng chưa, tôi thấy còn nhiều chỗ hớ, hôm nay giảng lại lần thứ ba thì chắc cũng chưa sáng tỏ lắm, bởi vì tôi cũng chưa phải Alahán, mà bài Kinh Sáu Sáu là của Alahán, chúng ta nên nhớ như vậy đó, còn tôi còn cái mộng cao nữa là muốn giảng qua tới Bồ tát đấy, còn qua tới quả Như Lai nữa đấy, rồi qua Kinh Pháp Hoa là của Như Lai, Kinh Thủ Lăng Nghiêm của Bồ tát đấy, Kinh này mới Alahán thôi đó, mà nếu xuyên suốt được thì chúng ta tiếp tục, còn không thì thôi.
Thì thôi, bây giờ cũng hết giờ rồi đó, năm giờ rồi. Thì ai có ý kiến gì không? Neu không có thì chúng ta nghỉ. Kỳ tới về cố gắng, chư phật tử cố gắng thì tôi cố gắng, còn không thì gánh hát bồ tèo tạm ngưng vậy. Hén. Mô Phật.