BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC
Cố Hòa thượng Thích Giác Khang
TUẦN 6
Giảng ngày 06-11-2003 âm lịch
Hôm nay chúng ta trở lại cái bản đồ cũ tôi giảng một lần nữa, coi chư phật tử hiểu không, nếu hiểu chúng ta qua cái bài khác.
Khi giảng bài, chúng ta chỉ yên lặng mà nghe thôi, thì may ra hiểu được; còn nếu mà phê phán chỉ trích, tức là nghe bằng tư tưởng thì hơi kẹt một chút. Nghe đứng lặng nghĩa là nghe mà đừng phê phán, nghe để nghe mà thôi, chớ đừng nghĩ tôi giảng hay, hay giảng dở, hay giảng giống trong quyển nào, trong Pháp Bảo Đàn hay trong Kinh nào, thì chúng ta hơi kẹt vào cái thế đó là chúng ta không hiểu được trực tiếp. Chúng ta nghe một cách trực tiếp thôi, tức là đừng phê phán, hén, đừng khen chê, chỉ nghe mà thôi, lặng lẽ lắng nghe thì có thể hiểu được ngay bây giờ, tại đây.
Đừng có ghi, nếu ghi thì phân hai cái tâm: một tâm nghe, một tâm ghi, thì rốt cuộc không cái nào ra cái nào hết, chúng ta một cái một thôi.
Thì bây giờ chúng ta trở lại. Tôi nói nó hơi khác hơn, hơi lạ lạ cái thế giới tư tưởng, giảng về tư tưởng thì dễ giảng đấy, còn giảng về Bát nhã thì nó bao trùm cả tư tưởng, nghĩa là cái đứng lặng và cái xao động. Neu giảng về sóng thì dễ giảng, giảng về nước không cũng hơi dễ giảng, mà giảng về sóng và nước luôn nữa: nước không rời sóng, sóng không rời nước, nhưng mà nước là nước, còn sóng là sóng, thì vấn đề đó hơi khó giảng đấy.
Thì hôm nay tôi giảng theo cách đó, để rồi chúng ta tu theo Đạo Phật, chúng ta đừng lạc vào ngoại đạo nữa. Ngoại đạo là tu theo xao động, theo đường lối vọng hóa. Còn Đạo Phật là đi theo đường lối đứng lặng, theo đường lối trực giác.
Hễ ngay lúc đầu trực giác, là trực giác mãi, đi tới giải thoát. Còn ngay lúc đầu xao động, là xao động mãi, đi tới lẩn quẩn. Nó chỉ khác nhau chỗ đó thôi.
Thì đây là cái căn bản để chúng ta hiểu Đạo Phật, và bất cứ Kinh nào chúng ta coi chúng ta cũng hiểu hết.
Thì bây giờ cái đầu tiên là vô chất tánh cảnh thì bất biến, phi không gian phỉ thời gian, chân nhu tịnh, tức là thể võ trụ, cái này cũng khó hiểu đấy, hén.
Thì chúng ta thấy Vô Chất Tánh Cảnh ỉà gì? Vô là không, Chất là cái bản chất, Tánh là cái thể, Cảnh là không có hình tướng, chỉ có tánh thôi, tức là chỉ có một vùng hầo quang sảng rực rỡ thôi, nơi đó chẳng có không gian, chẳng có thời gian gì hết. Tôi xin thưa rằng chữ không gian ở đây dùng cho qua cái ngã, tức là có khoảng cách, tức là chúng ta di động, thí dụ như là tôi đưa tay di động từ đây qua đây thì đấy là có không gian; còn thời gian đây chúng ta dùng thời gian tuyệt đối, tức là nó chỉ có sự chớp nhoáng thôi, nó chỉ có khe hở thôi, nó chớp một cái nó tắt, chớp một cái nó tắt. Thành ra thời gian ở đây là dùng thời gian tuyệt đối, tức là vô lượng vô biên không có giới hạn, thì cái đó gọi là thời gian tuyệt đối, mà thường thường trong kinh kêu là cái hiện tiền, nghĩa là không có quá khứ không có hiện tại chẳng có vị lai, mà tất cả chỉ là hiện tiền, đây cái nền tảng đứng lặng để mà tất cả cái không gian thời gian tương ưng sẽ nương vào đó mà phát hiện.
Thành ra đây vô chất tánh cảnh là cái cảnh không có không gian không có thời gian, tức là chỉ có cái bất biến thôi, cái bất biến thôi, tức là chuyển biến quá nhanh một cách thần tốc, một cách thần kỳ, cho đến đỗi chúng ta thấy dường như nó bất biến, bất biến đây có nghĩa là nó bao trùm hết tất cả mọi sự chuyển biến đứng lặng và sự chuyển biến xao động, thì cái đó gọi là bất biến. Nghe nó nhột nhột lỗ tai hén, nhưng tập nghe hén, tôi giảng lúc này không có lẹ lắm đâu, cũng không chậm, vừa phải thôi.
Thì cái đó kêu phi không gian phi thời gian, tức là cái thể, còn gọi là chân như tịnh là sự yên lặng. Tịnh là tức là sự yên lặng, tịnh đây tức là hoàn toàn bất biến, hoàn toàn yên lặng, mà càng bất biến chừng nào, càng đứng lặng chừng nào, thì lại bao trùm tất cả mọi sự chuyển biến, đó là cái điều mà chúng ta cần suy gẫm cho nhiều, nếu muốn hiểu Phật giáo, muốn hiểu Đạo Phật, và muốn đi tới giải thoát.
Cũng như … (3’48/180406-009)… hễ đứng lặng chừng nào thì chúng ta thấy chuyển biến càng nhanh chừng nấy, mà chuyển biến càng nhanh chừng nào thì nó đứng lặng nó đi vào chiều sâu, sâu chừng nấy, mà càng sâu chừng nào thì nó chuyển biến càng nhanh chừng nấy, đó là cái vấn đề mà chúng ta cần phải hiểu. Mà nếu cái chiều sâu đứng lặng chừng nào tức là cái định mạnh chừng nấy, mà cái định mạnh chừng nào thì cái huệ sáng chừng nấy. Cũng như cái ngọn đèn vậy, nếu nó đứng lặng nó không bị gió thổi xao động thì nó càng tỏa sáng, mà càng tỏa sáng chừng nào thì hiểu rằng ngọn đèn càng đứng lặng chừng nấy, thì cái đứng lặng có thể chúng ta nói cái định, còn cái tỏa sáng là cái huệ.
Thì ở đây vô chất tánh cảnh là đứng lặng, mà đứng lặng đây có nghĩa là bất biến, bất biến đây nghĩa là bao trùm tất cả mọi sự chuyển biến, chớ không phải bất biến là đứng lặng hoàn toàn. Theo Đạo Phật là không có cái nào đứng lặng chết queo hết tron á, mà càng đứng lặng chừng nào càng bao trùm tất cả bởi mọi sự chuyển biến chừng nấy. Thì chúng ta phải hiểu vô chất tánh cảnh là vậy.
Thành ra khi vô chất tánh cảnh mà chuyển biến chậm lại, thì bắt đầu có thời gian, tức là có khe hở, tức là có sự chớp nhoáng. Còn vô chất tánh cảnh là nơi đó một vùng hào quang rực rỡ không có chớp nhoáng gì hết, hoàn toàn bất biến, hoàn toàn đứng lặng, thì nó sẽ chuyển biến chậm xuống. Nên nhớ vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh trùm khắp cả vô lượng vô biên, chớ nó không có giới hạn, mà nó vô giới hạn.
Còn xuống hữu chất tánh cảnh nó cũng vô lượng vô biên nữa, nhưng mà bắt đầu nó có sự chuyển biến, thì tất nhiên có thời gian mà thời gian tuyệt đối, thời gian mà tôi nói hồi nãy đó không có quá khứ hiện tại và vị lai, có nghĩa là nó bao trùm hết tất cả quá khứ hiện tại và vị lai, tất cả quá khứ hiện tại và vị lai sẽ nương vào nó làm cái bản thể, làm cái nền tảng để mà phát hiện, phát hiện chớ không phải nó sanh ra nhen, nên nhớ chỗ đó. Thành ra nơi đây có thời gian mà phi không gian kêu là chân như động, hay là chúng ta có thể mường tượng đây là phần sóng, còn chân như tịnh là phần nước, nước thì bao trùm hết tất cả biển, tất cả biển đều chứa nước, nước là toàn thể của biển, còn sóng đây là toàn thể cái phần chuyển biến của biển. Thành ra có thể nói biển tức là gồm cả vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh, vô chất tánh cảnh đây là phần nước, cỏn hữu chất tánh cảnh đây là phần sóng, cả sóng với nước kêu chung là biển. Vậy thì vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh không thể tách rời được, mà cũng chẳng phải là một, thành ra vô chất tánh cảnh là cái bất biến còn hữu chất tánh cảnh là cái chuyển biến, và chuyển biến từng sátna, rồi từ đó chúng ta mới qua chu kỳ đấy, sóng thì nó chuyển biến sátna, thành ra sóng cũng là toàn thể biển, nó vô lượng vô biên, cỏn nước cũng là toàn thể biển, nó cũng vô lượng vô biên, còn biển cũng vô lượng vô biên, chúng ta thấy 3 cái này đều là vô lượng vô biên hết.
Mà trong Đạo Phật thường kêu vô chất tánh cảnh đó là Báo thân, cỏn hữu chất tánh cảnh là ứng hóa thân, cỏn vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh kêu chung đó là Pháp thân, cái này là thật đấy, đó là cảnh giới của Như Lai đấy, cảnh giới của vô lượng quang, của trong Tịnh độ là vô lượng quang đó, tức là của Phật A Di Đà, tức là chúng ta thấy là noi đó thì có: Phàm thánh đồng cư Tịnh độ, Phương tiện hữu dư Tịnh độ, Thật báo trang nghiêm Tịnh độ, và Thường tịch quang Tịnh độ, thì là đây là cảnh giới Thường tịch quang đấy.
Rồi bây giờ do một niệm bất giác, tức là căn bản vô minh đấy, thì nó lọt xuống alaya cá nhân, thì chúng ta thấy một niệm bất giác thì nó lọt xuống alaya cá nhân, vậy alaya cá nhân là một cái hạt cát trong cái biển, trong cái bãi cát vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh, thành ra alaya cá nhân nó liên can với vô lượng vô biên cái alaya của cá nhân khác, thì những alaya cá nhân nào mà tương ưng với nhau, mà có một cái nhận thức giống nhau thì tạo nên một cái pháp giới, thành ra có vô lượng vô biên pháp giới, nhưng tất cả vô lượng vô biên pháp giới đều phát hiện từ hữu chất tánh cảnh, chúng ta phải hiểu như vậy.
Thành ra alaya cá nhân của mỗi mấy ông mấy bà đây là alaya cá nhân của loài người, tức là cái nhận thức cái nghiệp của người, thì tôi cũng là nghiệp người, tất cả chúng ta đây là nghiệp người, và 6 tỷ con người của chúng ta trên thế giới này cũng nghiệp người tạo ra một pháp giới người, nhưng mỗi người của chúng ta đều liên can tới 6 tỷ người này, và đồng thời liên can với vô lượng vô biên alaya của toàn thể pháp giới, tức là của loài thú, của người, của trời, của Nhập lưu Nhất vãng lai Bất lai, của loài địa ngục ngạ quỷ súc sanh, nó là một cái màn lưới, võng lưới mà kêu võng lưới của trời Đe Thích, nó liên can tùm lum hết trơn. Chư phật tử phải hiểu như vậy.
Thì bây giờ có cái radio, chúng ta thấy nó giống như vậy, chẳng hạn như chúng ta thấy trên không gian, chúng ta ngồi đây trong tịnh xá, chúng ta ngồi đây, bây giờ nếu chúng ta có thùng radio, thùng radio tượng trưng cho cái xác thân của mỗi người, thì chúng ta thấy cái thùng radio này sẽ có nhiều tần số, thì cái đài Mỹ cũng tại đây, đài Anh cũng tại đây, đài Pháp cũng tại đây, đài Trà Vinh cũng tại đây, cũng tại không gian này, đài Vĩnh Long, đài Cần Thơ, đài Sàigỏn, đài Hà Nội, đài Bắc Kinh,… đều nằm trên cái không gian của tỉnh
Trà Vinh chúng ta hiện tại đây, nhưng mà sở dĩ không đụng nhau là nó khác nhau ở tần số, khác nhau ở tần số.
Thì na ná như vậy, ở đây cũng vậy, alaya cá nhân của chúng ta, với alaya cá nhân của 6 tỷ người này cũng nằm trong một cái không gian này, nhưng mà sở dĩ không đụng nhau là khác nhau tần số, mà chẳng những nó liên can với 6 tỷ người này nhưng mà liên can tới những quả địa cầu, vô lượng vô biên quả địa cầu khác, chớ nó không phải chằng chịt như vậy, chúng ta phải hiểu như vậy. Thành ra ở đây nói về alaya cá nhân của chúng ta trước.
Chừng nào tu mà chúng ta thấy được cái chuyển biến của alaya cá nhân của chúng ta, thì chúng ta đắc quả Alahán, tức là xong phần gánh nặng của con đường luân hồi sanh tử của cá nhân đã chấm dứt, nhưng mà cỏn liên can tới alaya vô lượng vô biên, của vô lượng vô biên chúng sanh, và vô lượng vô biên cõi, thì chúng ta chưa tròn được quả Như Lai. Mà vô
lượng vô biên chúng sanh, vô lượng vô biên cõi, đều nằm chung trong hữu chất tánh cảnh và vô chất tánh cảnh. Nói thế có hiểu không? Thành ra chúng ta còn phải tùy thuận, phải thị hiện ra một thân, nhiều thân, một cõi, nhiều cõi, để hóa độ, độ duyên tất cả mọi loài chúng sanh trong vô lượng chúng sanh, vô lượng cõi thì chúng ta mới tròn quả Như Lai, mới trở về hữu chất tánh cảnh được. Thì cái đó gọi là hữu chất là vô chất tánh cảnh.
Thành ra, một vị Alahán khi còn sống thì kẹt vào alaya cá nhân, tức là chưa có tùy thuận được, chỉ lọt vào alaya của cá nhân thôi; thì sau khi chết rồi alaya cá nhân các Ngài mới rút trở về vô chất tánh cảnh, nhưng mà các Ngài không có hữu chất, tức là chỉ có cái bất biến thôi, bất biến này thì không phải bất biến của Như Lai, mà cũng không khác với cái bất biến của Như Lai, bất biến Như Lai là có cái tướng, tức là có cái diệu dụng, còn bất biến của Alahán là cái thể mà chưa có tướng, thành ra chưa có cái dụng. Thành ra, Alahán muốn thành Như Lai, phải từ vô chất tánh cảnh trở ra tùy thuận với hữu chất tánh cảnh, mà hữu chất tánh cảnh là bao trùm vô lượng vô biên pháp giới, vô lượng vô biên cõi và vô lượng vô biên chúng sanh, đây là mới độ có một chúng sanh là chúng ta thôi, kêu là phá được ngã chấp, nhưng còn vô lượng vô biên pháp chưa có phá được, mà vô lượng vô biên pháp là phải thị hiện ra giống chúng sanh đó, đi vào cảnh giới đó, thỏng tay vào chợ, mà không phải thị hiện một người mà thị hiện vô lượng chúng sanh, vô lượng người vô lượng cõi, thì như vậy mới tròn quả Phật. Thành ra trong Kinh thường nói Alahán mới đi có 1/3 đường thôi, còn 2/3 nữa là phải thị hiện tùy thuận với vô lượng chúng sanh trong vô lượng cõi. Nghe kịp không? Như vậy có nói lẹ lắm không? Vậy vừa phải thôi hen, chớ chậm nữa là không có thời giờ đó.
Bây giờ chúng ta qua alaya cá nhân, tức là alaya của chúng ta đấy.
Thì chúng ta thấy ở đây có hiện lượng tánh cảnh. Hiện lượng là gì? Lượng là là cái hiểu biết, là cái nhận thức, Hiện là bày ra, cái nhận thức bắt đầu bày ra. Thật ra hiện lượng tánh cảnh này với vô chất tánh cảnh nó không khác, mà cũng khác, không phái một mà không phải giống nhau. Hiện lượng tánh cảnh này đây tức là vô chất tánh cảnh vậy, nhận thức, nhưng mà vô chất tánh cảnh đó là nhận thức của Như Lai, nhận thức trực giác thẳng vào sự vật, mà cái nhận thức này là nhận thức luôn vô lượng vô biên, thì hiểu biết vô lượng vó biên chúng sanh; còn cái nhận thức này của chúng ta nhận thức về cái hiểu biết trực giác, về cái alaya cá nhân của chúng ta thôi, chớ không phải của võ trụ, thành ra không kêu là vô chất tánh cảnh mà kêu là hiện lượng. Vô chất tánh cảnh là cái hiểu biết mà không có tính chất, nghĩa là hiểu biết mà là khàng có hiểu biết gì hết, mà là hiếu biết tất cả, toàn diện, cỏn Hiện lượng tánh cảnh nó bày ra sự hiểu biết rồi.
Còn Tánh cảnh ở đây với Hữu chất tánh cảnh vỗ trụ cũng không phải một, mà không phải khác, nó cũng giống như vậy. Nhưng mà cái Tánh cảnh đây không kêu là Hữu chất bởi vì tánh cảnh này đã bị xuống cấp rồi. Còn hiện lượng này cũng vô chất tánh cảnh nhưng mà bị xuống cấp rồi.
Nói thế hiểu không? Tập nghe theo Bát nhã à. Thành ra vô chất tánh cảnh tức là hiện lượng, mà hiện lượng tức là vô chất tánh cảnh bị xuống cấp; cỏn tánh cảnh đây có nghĩa hữu chất tánh cảnh, nhưng mà hữu chất tánh cảnh bị xuống cấp xuống cấp. Cho nên hiện lượng tánh cảnh này là của chúng ta, của con người chúng ta.
Còn vô chất tánh cảnh tức và hữu chất tánh cảnh là cái hiểu biết và đối tượng hiểu biết của Như Lai, mà của Như Lai cũng là của chúng ta, khi chúng ta tu thành Phật. Thành ra ở đây, vô chất tánh cảnh tức và hữu chất tánh cảnh là của chung, nhưng mà chúng ta chưa nhận được, chưa tu tới đó, thành ra chúng ta dùng danh từ Như Lai, tức là Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà, mà cũng là của chúng ta trong tương lai.
Còn bây giờ chúng ta đang hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8, mà chúng ta niệm bất giác, căn bản vô minh chúng ta đã lọt xuống alaya cá nhân, thành ra cái kia là cái tương lai tu tập của chúng ta thôi.
Giờ hiểu được chưa? Hiểu được hiện lượng tánh cảnh, vô chất tánh cảnh với hữu chất tánh cảnh chưa?
Thành ra hiện lượng tánh cảnh đây, với vô chất tánh cảnh với hữu chất tánh cảnh đây, không phải khác mà cũng không phải giống, đây là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8 tức là của cá nhân chúng ta, còn cái kia là của võ trụ tức là của Như Lai. Thì ở đây chúng ta thấy hiện lượng tánh cảnh là cái trực giác, thì tất nhiên nó chiếu soi và tự chiếu soi.
Chiếu soi ỉà gì? Tức là chiếu soi ra mọi sự vật, ra đối tượng sự vật. Vầ Tự chiếu soi là hồi quang phản chiếu trở lại. Chiếu soi và tự chiếu soi là chiếu ra ngoài sự vật rồi chiếu trở lại chính mình, nó giống như cái gương như vậy đó, nhưng mà cái gương thì không có hồi quang phản chiếu được, cỏn đây nó hồi quang phản chiếu được, tức là tất cả những cảnh giới gì mà biến hiện thì cái gương nó nhận hết, rồi nó phản ánh trả lại y chang như vậy, nhưng mà cái gương không có tự chiếu soi cho nó, cái này tự chiếu soi.
Mà chúng ta thấy đã là hiện lượng tánh cảnh thì chưa có hình tướng, chỉ mới có cái hình lờ mờ thôi, thành ra hiện lượng và tánh cảnh hai cái nhập một, nhận thức đối tượng nhận thức nhập một được, bị vì nó chưa có hình tướng gì hết, nó chuyển biến nó chớp nhoáng, rồi nó chớp nhoáng chậm lại, rồi nó trở nên chuyển biến nhanh, rồi trở nên chuyển biến chậm, cứ thế nó tới nó lui mãi như con thoi vậy, mà chưa có hình tướng gì hết, chỉ có hào quang sáng rực rỡ và có sự chớp nhoáng mà tôi thường dùng có hình mà chưa có tướng, có hình mà chúng ta thấy nó xuyên suốt cũng như đám mây vậy, nhưng mà chúng ta nắm bắt là không được, thành ra cái đó gọi là chiếu soi và tự chiếu soi, hay còn dùng danh từ đứng lặng nhập vào đứng lặng, nó chuyển biến một cách đứng lặng rồi chuyển biến chậm lại, rồi nó trở nên chuyển biến nhanh nữa, đó là cái alaya của cá nhân của chúng ta, thức thứ 8.
Rồi sau đó nó có một vọng tưởng kiên cố kêu là chi mạt vô minh. Thì chúng ta thấy rằng alaya cá nhân chúng ta cũng chia làm hai: một cái gọi là kiến phần, một cái gọi là tướng phần. Kiến phần là hiện lượng, còn tướng phần là đối cảnh của nó, kêu là tánh cảnh. Cũng như võ trụ vậy đó, vô chất tánh cảnh là kiến phần, còn hữu chất tánh cảnh là tướng phần, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức, nhưng mà nhận thức, đối tượng nhận thức trên phương diện trực giác.
Cũng như tôi đây, tôi nhìn cái đồng hồ, thì tôi biết cái đồng hồ, thì cái biết của tôi đó là kiến phần tức là cái nhận thức, còn cái đồng hồ được biết, bị biết thì đó là tướng phần, đó là cái bị biết cái đối tượng của cái biết. Hiểu kịp không? Nhưng mà cái đó tôi nói cái thế xao động, cái thế tư tưởng đó, còn cái thế đứng lặng thì cái nhận thức của tôi là cái biết, cỏn cái đồng hồ là đối tượng của cái biết, nhưng mà nhận thức tôi không có hình tướng, nó chỉ là sự chuyển biến mà chưa có không gian, thành ra cái đồng hồ cũng vậy, nó cũng chưa có cái đồng hồ, mà nó chỉ là một số điện tử thôi, một số năng lực thôi, còn cái nhận thức kia cũng là năng lực, năng lực gặp năng lực thành ra nó nhập một được. Thành ra chúng ta thấy rằng cái đứng lặng chỉ có nhận thức thôi, mà không có đối tượng nhận thức. Như hồi nãy tôi giảng hơi kỹ, chư phật tử khó nghe. Thành ra cái trực giác chỉ có nhận thức mà không có đối tượng nhận thức, có nghĩa là có đối tượng cũng được mà không đối tượng cũng được. Hay tôi nói thí dụ rõ hơn.
* Bây giờ cái xác thân tôi đang đi, thì đi là cái xác thân đi, nhưng mà tôi biết là xác thân đi, thì cái biết này không phải là cái đi, cái đi là xác thân đi, cái biết nó không phải là cái đi, cái biết nó không đi, nhưng mà nó biết được xác thân đi, thì cái biết này tức là cái nhận thức trực giác, nghĩa là bây giờ không có xác thân thì cái biết vẫn còn, nó biết rằng không có xác thân, bây giờ xác thân chết đi, nhưng mà cái biết này không chết, cái biết này biết rằng xác thân chết.
* Bây giờ qua tới cảm giác. Bây giờ tôi cảm giác vui, thì cảm giác vui là có: người cảm giác và đối tượng cảm giác, tức là tôi đang vui, thì tôi là người nhận cảm giác, còn cái cảm giác vui là cái đối tượng để tôi cảm giác vui.
Thí dụ tôi gặp quý phật tử trả bài hay quá, tôi cảm thấy vui, thì tôi cảm thấy vui đó là nhận thức, cỏn quý phật tử trả bài hay quá là đối tượng nhận thức, do tôi biết được quý phật tử đang trả bài hay, thỏa mãn cái lòng giảng Kinh của tôi, tôi giảng Kinh mà được phật tử nghe và hiểu, thành ra khi trả bài rất là rõ ràng, tôi rất lấy làm vui, thì tôi vui đó là nhận thức, còn chư phật tử trả bài rất là giỏi đó là đối tượng nhận thức, do đó tôi cảm thấy vui. Nhưng cái đó là cái xao động đấy, cái xao động đấy: có nhận thức và có đối tượng nhận thức.
Nhưng bây giờ tôi biết rằng tôi đang vui, thì cái biết này không phải là cái vui, cái vui là cảm giác, cảm giác của tôi là các dây thần kinh của tôi cảm thấy vui, và chư phật tử là đối tượng trả bài rất hay cái đó là đối tượng của cái vui, nhưng mà tôi biết được tôi đang có cảm giác và có phật tử đang trả bài giỏi, thì cái biết này không phải cảm giác mà cũng không phải là đối tượng cảm giác, nhưng mà nó biết được cảm giác, biết được đối tượng cảm giác, và nó thấy rằng người cảm giác ông Sư Khang cảm giác cũng là không có hình tướng, và đối tượng cảm giác phật tử trả bài cũng là năng lực thôi, thì tôi cảm giác và chư phật tử cảm giác đó là đới chất cảnh, nhìn thẳng vào đới chất thấy là tánh cảnh nằm trong đó, tánh cảnh tức là không có hình tướng, chỉ có năng lực, chỉ có vùng hào quang thôi. Nhưng mà vì nghiệp lực của mỗi người, của tôi thị hiện người, hoặc là tôi chính là người thì tôi thấy có tôi và chư phật tử trả bài, thì có tôi là nhận thức, có chư phật tử trả bài là đối tượng nhận thức.
Còn bây giờ tôi biết rằng tôi đang vui, và chư phật tử trả bài hay làm cho tôi vui, thì tôi đang vui và chư phật tử trả bài hay làm cho tôi vui đó là xao động, đó là thế giới luân hồi, đó là thế giới của đới chất cảnh.
Bây giờ tôi lắng nghe tôi biết rằng tôi đang vui, và có đối tượng chư phật tử trả bài làm cho tôi vui, thì cái biết này không phải là cảm giác, cũng không phải là đối tượng cảm giác, nhưng mà nó biết hết, nó biết rằng ông Sư Khang vui, và đối tượng là chư phật tử làm cho Sư Khang vui, thì nó biết như vậy, thì cái biết này nó không có liên can gì tới người nhận thức và đối tượng nhận thức, nhưng mà cũng không khác, người nhận thức như thế nào thì nó chiếu y chang như vậy không khác gì hết, giờ tôi vui 100% thì nó chiếu 100%, và chư phật tử làm sao thì nó cũng phản ảnh y như vậy thôi, nhưng mà nói nó là cái biết thì sai, mà nói nó không biết thì trật, nó không phải là cái biết, nhưng mà nó biết tất cả, cảm giác vui như thế nào nó phản ảnh y chang như vậy, người đối tượng làm cho Sư Khang cảm giác vui nó cũng phản ảnh y chang như vậy, nhưng mà nói nó biết thì trật, mà nói nó không biết thì sai. Nó biết tại sao có ông Sư Khang vui và có người nhận thức vui. Thì khi Sư Khang buồn, người khác trả bài không thuộc, không thuộc bài gì hết, thì Sư Khang trở thành buồn, thì nó biết rằng có ông Sư Khang buồn và có đối tượng làm cho sư buồn, nó vẫn biết; rồi khi cái khổ này chấm dứt thì cái biết vẫn còn, nó biết rằng ông Sư Khang không còn vui không còn buồn nữa, và đối tượng không có nữa, nhưng mà nó vẫn có. Thành ra cảm giác vui, buồn, không vui không buồn thay đổi mãi mãi, nhưng mà cái biết vẫn là cái biết, mà nói nó biết thì không đúng, mà nói nó không biết thì cũng không đúng, phải nói nó không biết gì hết mà nó biết tất cả.
Nghe có nổ lỗ tai không? Tôi giảng là giảng sự thật đó. Chúng ta tu là chúng ta sẽ đắc quả đấy.
Thì cái nhận thức đứng lặng này, cái biết này chính là Phật chính là Niết Bàn, nó không ở đâu cả, mà nó ở cùng khắp các nơi, nó không là gì cả, mà nó là tất cả, tất cả đều phải nương vào nó để mà phát hiện, nó không sanh ra gì hết, nhưng mà không có nó thì không có cái gì được sanh hết. Hén, phải hiểu như vậy.
Như hôm trước tôi thí dụ đất vậy, đất thì không có cái gì sanh ra cái gì hết. Tôi nói thí dụ, đất là Niết Bàn, thí dụ thôi nhen, chớ đất làm sao là Niết Bàn được, nhưng mà để mình thấy đất nó không có sanh ra cái gì hết, bây giờ tôi mới nắn ra con trâu, con chó, cái tô, cái dĩa, cái ly, nắn ra cái tịnh xá, … đều bằng đất hết, thì đâu có thể nói đất sanh ra tịnh xá, sanh ra cái dĩa cái ly cái tô được, cái đó là cảm giác và tư tưởng của tôi nắn, nhưng mà nếu không có đất là không có gì hết, không có trâu bò heo chó gì hết. Thành ra tất cả hình tướng đều nương vào đất để mà phát hiện, dùng chữ phát hiện chớ không phải sanh ra, còn sanh ra chính là do cảm giác và tư tưởng của tôi.
Hiểu không? Ráng nghe hén, giảng vậy là quá cùng rồi, đâu có còn cách nào nữa. Ai có ý kiến gì không nè? Tôi giảng tiếp, đây là mới giảng phần đứng lặng thôi đấy, phần xao động còn khó giảng hơn, phần đứng lặng phải cho hiểu, như vậy là tôi giảng nó rõ rồi phải không, tôi cho thí dụ thì thấy dễ hiểu rồi hén.
Thì chính cái biết này là cái chỗ mà tôi muốn chư phật tử phải trở về, và Chư Phật hồi xưa cũng muốn vậy.
Nhưng mà cái này nếu tu ngoại đạo là không biết cái này đâu, cứ chạy theo xao động thôi.
Thành ra:
– Mình vui, khi mình có cảm giác vui thì mình khoái, mình muốn nắm cảm giác vui này hoài.
– Tôi có cảm giác khổ thì muốn đẩy nó đi. Mà hễ mình muổn nắm cảm giác vui này tôi tham; cỏn cảm giác khổ mình muốn đẩy nó đi, mà hễ mình đẩy không được thì sân.
– Mà tham, mà không biết tham, không biết mình là tham, không chấp nhận mình tham, đây là si mê; cỏn sân mà không biết mình sân, cứ nói mình không sân, nghĩa là si mê.
– Còn biết mình tham, biết mình sân, mà cải sửa cái tham này trở nên tham vi tế hơn, thì đây cũng là si mê; còn sân biết mình sân dùng pháp đổi trị đè nó xuống, đây cũng là trạng thái si mê.
Thành ra chúng ta cứ lẩn quẩn trong cải tham, sân và cái si mê này, không có ra khỏi, không có ra khỏi.
Bây giờ chỉ có cái biết thôi. Mình biết rằng mình đang tham.
“À, có tôi thấy chư phật tử trả bài hay quá, tôi thấy thích, bây giờ tôi muốn làm sao cho có cái trạng thái thích này mãi, tôi cố gắng tôi giảng bài, tôi cố gắng giảng chư phật tử nghe, tôi nhắc chư phật tử làm sao trả, hễ mỗi lần trả mà thuộc tôi cảm thấy thích thú, thì tất nhiên là tôi tham, tôi thích thú cái cảm giác vui này. Mà nếu không được, chư phật tử trả không thuộc bài, như bữa khác không thuộc bài, tôi nổi sân, thì tất nhiên tôi giận, thành ra tôi làm sao tránh cái sân này, tức là cái si mê.
Mà tôi biết rằng tôi đang tham, tôi biết rằng tôi đang sân, cái biết này không thuộc về tham, không thuộc về sân, nó biết được cái tham, biết được cái sân, nhưng mà nó không phải là tham, không phải là sân, nó là cái đứng lặng, nó là nước chớ nó không phải là sóng, còn tham với sân đó là sóng, mà nếu chúng ta nhận được cái biết này, chúng ta sống mãi mãi nó 24/24 thì xong, khỏi cần tu, đó là quả Niết Bàn của Alahán, tức là biết về mình thôi.
Bây giờ chúng ta mới lấy cái biết này mới chiếu soi vào người khác, thấy cái tham cái sân cái si của người khác, mình mới dùng đủ cách, pháp môn để mình chỉ cho người ta tu giống như mình được trở về, mà không phải giáo hóa một người đâu, mà nhiều người, vô lượng người, mà không phải loài người không, cả loài thú, cỏ cây, cả quả địa cầu này, và vô lượng quả địa cầu khác, thì như vậy là đang con đường Bồ tát, đi tới vô lượng vô biên chúng sanh đều được nhập pháp giới, đều được giống như mình hết, thì bây giờ mới thành Phật đạo.
Rõ không? Bữa nay tôi giảng vậy là quá rõ rồi, hén. Nhưng mà bây giờ chúng ta đi vào chi tiết, thực hành làm sao để đến như đó, thì đi theo chiều này, đó là tôi nói đại khái đại cương.
Chúng ta phải tu tập như vậy. “Chúng ta chính là Cái Biết”, biết mình đang đi, biết mình đang đứng, biết mình đang ngồi, nhưng mà cái thân đi đứng ngồi, cái biết không có đi, cái biết không có đứng, cái biết không có ngồi, mà nó biết hết tất cả, biết mình đang có cảm giác vui và có đối tượng làm cho mình vui, biết mình đang có cảm giác buồn và có đổi tượng làm cho mình buồn, nhưng mà cảm giác vui là của cảm giác và đối tượng của cảm giác chớ cái biết nó không phải là cảm giác, mà cũng khàng phải là đoi tượng, nhưng mà nó biết được cảm giác và biết được đối tượng, biết y chang như vậy. Thành ra nói nó không biết thì sai, mà nói nó biết thì trật, nó đâu có biết, cải đó ỉà cảm giác biết chớ nó đâu có biết, nó chỉ là chiếu soi trở lại y chang vậy thôi, nó phản ảnh y hệt vậy thôi. Thành ra cải Phật tánh là khó nói. Nói Phật tánh biết là không đúng, biết là cảm giác biết, tư tưởng biết, và tôi phân biệt, tôi đang phân biệt đây là cái ly, cái ly này tốt, cái ly này xấu, thì cái phân biệt đó là tư tưởng phân biệt, tư tưởng tôi phân biệt và có cái ly đối tượng để tôi phân biệt, nhưng mà tôi biết rằng đang có tư tưởng phân biệt và biết có cái ly đối tượng để phân biệt, thì cái biết này không phải là tư tưởng, nhưng mà cũng không khác với tư tưởng, tư tưởng phân biệt làm sao thì nó biết y chang như vậy, nhưng mà nó không phải là sự phân biệt, mà chính tư tưởng mới là phân biệt, mà nó là cái gương chiếu lại thôi, nó như cái máy thu băng nó phát hiện y chang như vậy thôi. Thành ra nói nó không biết là không được, mà nói nó biết nó đâu có biết gì đâu, tư tưởng biết chớ nó đâu phải biết, không phải là cái biết, mà cái biết đấy là của tư tưởng. Chư phật tử phải hiểu như vậy. Thành ra cái biết này nói nó ỉà cảm giác không đúng, mà nói nó ỉà tư tưởng cũng không đúng, nói nó ỉà xác thân cũng không đúng, mà nó là tất cả, nó là tất cả, cảm giác nó cũng biết cảm giác, mà tư tưởng phân biệt nó cũng biết tư tưởng phân biệt, mà ý chí là mạtna là hành uẩn nó cũng biết hành uẩn,… Vậy thì nó là cái gì? Nó là cảm giác, hay nó là xác thân, hay nó là tư tưởng? Nó không là gì hết, mà nó là tất cả, nó là tất cả, mà nó chỉ là một sự hiểu biết, một sự yên lặng thôi. Cái biết người này có đoi tượng cũng được, mà không đoi tượng cũng được, mà cả trăm cả triệu cả tỷ tỷ đoi tượng nó vẫn biết, mà không có một đoi tượng nào nó cũng vẫn biết, biết là hoàn toàn không có đoi tượng nào hết, là cái chân không.
Thành ra chúng ta về phải suy gẫm nhen, cái này suy gẫm tham thiền cho dữ đó, chớ tôi nói là của tôi thôi, tôi cũng nghiền ngẫm muốn chết đay rồi mới nhận được nó và chúng ta phải song với nó, song với nó là chúng ta Niết Bàn ngay trong cuộc sổng này. Thì cái sống đó Đạo Phật kêu là trực giác hay là tỉnh thức. Tỉnh thức mà Nhập lưu chỉ tỉnh thức 1/4 thôi, cỏn Aỉahán tỉnh thức 4/4 tức là 24/24, mà nếu tỉnh thức được 1/4 tức là phá được cái màn thứ nhất là sắc uẩn thôi, tức là thấy được tất cả những hình tướng đi, đứng, ngồi, nằm của xác thân mà thôi, còn những cảm giác thì Nhập lưu không nhận được, không nhận được, thì phải làm sao mà cho cái Phật tánh tức là cái tỉnh thức, cái trực giác này, cái đứng lặng này bén nhạy, tức là nó phải liên tục thì nó mới chiếu soi được cảm giác, tức là phải 2/4, mà 2/4 chỉ thấy được những cảm giác, làm nhẹ đi cảm giác của lạc thọ khổ thọ thôi, mà chấm dứt hẳn cảm giác lạc thọ khổ thọ phải Bất lai, tức là quả thánh thứ ba, tức là 3/4 trực giác liên tục. Thì thôi cái đó chúng ta nói sau. Còn Alahán mới chấm dứt được cái tư tưởng, cái hành uẩn, còn thức uẩn Alahán không có làm gì được.
Cái thức uẩn nó vừa đứng lặng vừa xao động, nó là chân vọng hòa hợp, lúc thì nó biến thành năng lực nó là chân, lúc thì nó biến thành chủng tử nó là vọng, rồi chủng tử biến thành năng lực, rồi nằng lực biến thành chủng tử,… mà hễ biến thành chủng tử nó đi qua con đường xao động, mà nó trở lại năng lực nó đi qua con đường đứng lặng, thành ra nước với sóng là dính một. Alaya chúng ta nó khó khăn như vậy, mà nó lại liên can với alaya của vô lượng vô biên của chúng sanh trong tất cả pháp giới, trong tất cả võ trụ, mà nó lại sông thưong nước chảy đôi dòng, lúc thì nó biến thành năng lực biến mất, biến thành một cái làn sóng, một cái ba động thôi, lúc thì nó có chủng tử hột giống nhỏ nhỏ thiện ác vô ký, rồi nó chạy qua bên mạtna, hễ nó có chủng tử thì thành ra mạtna, mà nó đứng lặng thì thành ra vọng tưởng kiên cố, rồi nó đi xuống theo cái đường vọng tưởng kiên cố để xuống Hư minh le lói chiếu soi, tức là 5 thức đầu mà chúng ta sắp sửa đọc tới.
Bây giờ chúng ta nghe tiếp. Có ai hỏi gì không? Nghe tôi giảng sâu là không hiểu đấy, cái mặt bơ bơ ngơ ngơ ngáo ngáo, tôi thấy không biết làm sao đây. Có một số than với tôi, nói Su giảng cao quá nghe không hiểu, có một số nói Su giảng tiếp tục, tôi thì tôi tính nghỉ, đi vô bài Kinh Sáu Sáu, mà nếu không nắm cái này, bài Kinh Sáu Sáu chúng ta cũng bế tắc, giảng ẩu giảng tả thì đuợc, mà giảng cho sáng tỏ mà không nắm cái này là không sáng tỏ được, thành ra tính bỏ thì tiếc, mà giảng tiếp nữa thì tôi thấy bộ ngơ ngáo quá, giảng thì nó hơi mát mát một chút, tới lui nó tùm lum, vậy hơi khó, nhưng mà tập nghe rồi chúng ta cũng phải đi con đường đó thôi. Thì hôm nay tôi thí dụ, chư phật tử thấy nó sáng tỏ chớ, hén.
Thì chúng ta sống là sống bằng sắc, tức là xác thân chúng ta: đi, đứng, ngồi, nằm mà chúng ta đâu có hay biết; rồi sống bằng thọ cảm, tức là những cảm giác: vui, buồn, và không vui không buồn, nhưng mà chúng ta cũng không hay, mà nếu hay chúng ta cũng cải sửa, như tôi nói hồi nãy, như cảm giác vui muốn làm sao, muốn nắm giữ, muốn cho nó tái hiện nữa, còn cảm giác buồn muốn đẩy nó đi, đừng cho nó phát hiện nữa, mà đẩy nó đi thì nó sân, mà muốn cho cảm giác vui nó còn mãi thì tham, mà tham mà không biết tham, sân mà không biết sân, ai nói mình tham mình cự liền đó là si mê, nhưng mà biết mình tham mà cải sửa qua đừng tham thì cũng là một hình thức si mê, nhưng mà si mê của cõi trời, còn cố cượng cãi lại đó là si mê của bốn đường ác, thì chúng ta cứ lẩn quẩn hoài trong vòng luân hồi sanh tử.
Chừng nào chúng ta nhận được cảm giác như ỉà cảm giác, nhận được người nhận những cảm giác và đoi tượng của cảm giác mà chúng ta đừng cải sửa gì hết, chúng ta trở về cái nhận biết, giữ cái nhận biết, giữ cái đứng ỉặng này.
Thường thường chúng ta biết là chúng ta cải sửa liền, thì cái này vừa qua tánh cảnh bắt đầu qua đới chất liền, thành ra chúng ta thường thường sống với thế giới đới chất và độc ảnh, chớ chúng ta chưa hề biết thế giới tánh cảnh, mà thế giới tánh cảnh nó có trong đó ngay lúc đầu, khi chúng ta nhận biết cái gì đó là thế giới tánh cảnh thì lập tức là thế giới đới chất xen vào đó liền.
Thành ra bây giờ chúng ta phải ỉàm sao hồi quang phản chiếu, tức ỉà nhận biết sự vật rồi trở về cái biết đừng bao giờ chạy theo, đừng bao giờ chạy theo, tôi biết rằng tôi có cảm giác vui, thĩ trở về cái biết.
Còn cảm giác vui, tôi thấy cảm giác vui của tôi, thì rồi rồi, cái biết này mất, thì tôi lấy cảm giác vui này làm tôi, làm cái ngã, thì Đạo Phật kêu cái đó là cái ngã, cái ta, lấy cái cảm giác làm ta, bị mình thích cảm giác mà; rồi bây giờ cảm giác khổ, mình thấy cảm giác khổ, mình lập tức mình đẩy nó đi, thì nó không phải là ta, thì tất nhiên cái biết mất, cái biết mất, thì chúng ta cứ sống lẩn quẩn như vậy hoài. Còn ai nói mình là: anh tham quá, anh sân quá, cự liền à, tôi không có tham, không có sân, si mê hạng nặng, bốn đường ác. Biết tôi nhận, tôi nhận bữa nay tôi sân, tôi nhận là tôi đang tham, thôi từ nay tôi hứa anh tôi cải sửa tôi không còn tham nữa, tôi không còn sân nữa, lẩn quẩn si mê, si mê này của bốn đường thiện, mình cố gắng làm sao đừng tham nữa, mình thấy tiền mình ham, bạn mình nói anh tham quá, tiền người ta mới lấy anh mở miệng anh muốn chụp liền, tôi biết cái lỗi của tôi, từ nay tôi cải sửa, lọt vào si mê, nhưng mà si mê bốn đường thiện. Còn nói tôi không có, anh đừng nói oan, tôi giỡn choi thôi, chớ tôi không có muốn tiền đâu, thì cái này mình có tham, mà cái ngã mình che đậy, cái này si mê bốn đường ác.
Còn bây giờ nhận ra mình tham, lặng lẽ trở về cái biết, đừng chạy theo nó, thì chủng ta sẽ thấy có một sự độc đáo trong đó, có một hào quang chiếu soi trong đó, và chúng ta thấy rằng người nhận biết cái lỏng tham của mình và món vật vàng, món tiền để cho mình tham, hai cái khàng cỏn hình tướng nữa, nó trở nên mới lạ, chớp nhoáng.
Thành ra tới đó là:
– Thế giới của đới chất đấy, thì ai cũng thấy là tiền, thì biết là tiền.
– Nhưng mà nếu chúng ta sanh lòng tham muốn chiếm hữu, thuộc về độc ảnh cảnh.
– Còn nếu nhìn tiền là tiền, thì đó là đới chất.
– Nhưng mà nhìn tiền thấy nó không còn là tiền nữa, chỉ là năng lực thôi, thì cái này là tánh cảnh. Muốn vậy thì chúng ta phải trở về cái biết lặng lẽ mà chiếu soi vào nó, đừng làm gì hết, thì chúng ta sẽ thay người nhận biết, hén, chúng ta là ông Sư Khang và tiền bạc mà ổng tham, hai cái này đều không có hình tướng, nó chỉ là sự chuyến biến mới lạ, thì đây là Niết Bàn, đây là một vị đắc quả Alahán.
Rõ không? Như vậy là quá rõ rồi, co gắng nghe thôi, đừng có ghi, cái tâm nào ghi, cái tâm nào nghe, hén, nghe đi rồi chút xíu xuống dưới nghỉ, rồi tối nay về ngồi nghiền ngâm, rồi ghi lại, cỏn không biết hỏi bạn mĩnh, không biết hỏi tôi nữa. Bây giờ ghi, cái tâm nào ghi, cải tâm nào nghe, dồn một cái tâm mà không biết nghe nổi không, mà nếu nghe bằng cách tập trung cũng chưa chắc hiểu đấy, nghe như tôi nói nghe là biết ông Sư Khang giảng, biết vậy, đừng có nghĩ ông giảng hay quá, giảng dở quả, giảng giong trong Kinh nào đó, thì chết rồi, thì cải tâm chúng ta bắt đầu phan duyên nữa rồi, chúng ta nghe bằng cách tập trung, đó là dở.
Còn nghe bằng cách lắng nghe thôi, tức là trở ve cái nghe, trở ve cải biết, âng giảng vậy biết ông giảng vậy, đừng có chạy theo, ông thí dụ vậy roi trở về cái biết thôi, mà mình biết rằng ông đang giảng và có cái bài giảng của ông, rồi trở về cái biết.
Làm được không? Chắc khó à. Nhưng mà biết cái bánh vẽ cũng được, thì từ đó chúng ta sẽ làm, vì cái này đúng là con đường chánh pháp.
– Còn nếu biết mà cố cượng, biết mình tham mà cố cượng cải sửa, thì cái này con đường tà đạo.
– Còn biết mình tham mà cải sửa, thì đằy là con đường của ngoại đạo, đi vào con đường thiện, cũng được vậy, nhưng mà vẫn nằm trong luân hồi sanh tử khổ.
Giờ ai hỏi gì không? Tôi giảng mà tôi mệt quá, tới đây lần thứ 6-7 cái bài này, nhưng mà tôi cũng vẫn kiên trì, vì có một số nói khó quá, tôi tính bỏ, nhưng có một số nói đâu được Sư, trời Sư đang giảng con hiểu mà làm sao bỏ được, đây là cái gốc sự thật, phải hy sinh một mớ thôi. Tôi tính ba phần, tôi hy sinh một phần còn 2/3 hiểu thì tôi thỏa mãn, còn có 1/3 hiểu, 2/3 hy sinh thì nó hơi đau lỏng cò con một chút. Có hỏi gì không? Không có thì tôi tiếp tục đó.
Đó là phần alaya cá nhân xuống, thành ra chúng ta thấy rằng hiện lượng tánh cảnh thức thứ 8 thì cũng là cái nhận thức và đối tượng nhận thức, nhưng mà đứng lặng, như tôi nói hồi nãy là cái biết thôi. Nhưng mà cái biết đây thì nó alaya vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh; vô chất tánh cảnh cũng là hiện lượng đấy, nhưng mà của võ trụ, hữu chất tánh cảnh cũng là tánh cảnh đấy, nhưng mà cũng là của võ trụ, tức là của Như Lai đấy, thì nơi đó nói rằng có cái biết thì không đúng, mà không biết thì cũng không đúng, mà phải nói là vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh là không biết gì hết mà biết được vô lượng vô biên tâm niệm của tất cả mọi chúng sanh. Tôi nói lại: vô chất tánh cảnh, hữu chất tánh cảnh, thì hữu chất tánh cảnh là đối tượng, còn vô chất tánh cảnh là nhận thức, mà đây vô chất tánh cảnh là nhận thức của Như Lai, còn hữu chất tánh cảnh là đối tượng nhận thức của Như Lai, mà đối tượng nhận thức của Như Lai là tâm niệm của vô lượng vô biên chúng sanh và vô lượng vô biên pháp giới, Ngài biết một cái là biết hết trơn, một cái bãi sa mạc có bao nhiêu hạt cát Ngài cũng biết nữa, tôi có thể nói như vậy, một cái đám mưa xuống có bao nhiêu hạt mưa thì Ngài cũng biết luôn nữa, thì chúng ta thấy cái biết của Như Lai nó là như vậy, nó là như vậy, mà không những là cái bãi cát ở cõi ta bà này bãi cát ở vô lượng cõi có bao nhiêu hạt cát Ngài biết luôn vô lượng cõi, mà vô lượng hạt cát trong vô lượng bãi cát của vô lượng pháp giới, tôi nói vậy mấy ông mấy bà biết rằng hữu chất tánh cảnh vô chất tánh cảnh nó cỡ nào, chúng ta không thể dùng tư tưởng mà suy lường được, nếu mà đem số cát trong cõi ta bà chúng ta đem ra thì chúng ta thấy cũng không dùng cái số nào diễn tả nữa, mà không những cõi ta bà mà vô lượng vô biên pháp giới, vô lượng vô biên hạt cát trong vô lượng vô biên của bãi sa mạc của vô lượng vô biên pháp giới, thì chúng ta thấy tận cùng không tìm số nào mà kể được, thì đó là cũng hiểu biết của Như Lai, và bao nhiêu cảm giác, bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu tâm niệm của chúng sanh, của chúng ta và của 6 tỷ quả địa cầu này, và vô lượng vô biên quả địa cầu như vậy, tâm niệm như thế nào một cái là Ngài biết toàn hết, kêu là “Nhất tâm duyên quán”, Ngài quán một cái là toàn thể pháp giới đều ôm trọn trong cái hiểu biết của Ngài.
Còn đây là cái hiện lượng tánh cảnh là cũng hiểu biết của alaya của mỗi người chúng ta mà thôi. Thành ra cái hiểu biết này nó không khác với hiểu biết của Như Lai, nhưng mà nó xuống cấp quá rồi, nó xuống cấp rồi, nó mờ đi. Thành ra hiện lượng tánh cảnh là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8, thường kêu đó là Hư vô vi tế, tức là nó bắt đầu có hiện hình rồi đấy, nhưng mà cái hình lờ mờ lù mù chập chờn, mà ở đây ta thường thí dụ ở đây “sưong khói mờ nhân ảnh”, lại đây làm như tất cả hình ảnh của người ta như là lớp sương mù đó, lớp sương mù lờ mờ, thành ra bắt đầu hiện hình rồi đấy.
Còn ở trên vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh chỉ là vùng hào quang rực rỡ bất biến bất động. Còn ở đây bắt đầu chuyển biến chớp nhoáng, nghĩa là có khe hở có thời gian, nhung mà chua có khoảng cách, tức là không thể di chuyển đuọc, nó chớp nhoáng một cái là toàn thể võ trụ, cỏn mà bên xao động của nó là lại có giới hạn đấy, cái này là vô giới hạn.
Thì bây giờ nếu hiện lượng tánh này nó xuống cấp một cái nữa, kêu là mặt trăng thứ hai, còn alaya cá nhân là mặt trăng thứ nhất, còn mặt trăng thứ hai do một cái vọng tưởng kiên cố nó đập vào cái tướng phần của alaya, alaya chia làm hai: cái kiến phần, cái tướng phần, tức là cái nhận thức và cái đối tượng nhận thức, mà nhận thức đây cũng là hào quang chớp nhoáng, mà đối tượng cũng là hào quang chớp nhoáng, nhưng mà đối tượng thì chuyển biến chậm hơn, thì vọng tưởng kiên cố chi mạt vô minh nó đập vào tướng phần là chuyển biến đứng lặng mà chậm hơn đó để mong có một cái hình, thì xuống dưới là có một cái hình tương đối rõ rệt hơn, tức là có vật hay không vật, có nghe hay không nghe, có mùi hay không mùi, có tiếng hay không tiếng, có vị hay không vị, có xúc hay không xúc, nhưng mà xúc là xúc cái gì, có hình là hình gì, chưa biết, chỉ có một trạng thái hơi cô đọng hơn cái thức thứ 8, thành ra ở đây nó cũng là hiện lượng tánh cảnh nữa, nhưng mà hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu thì bắt đầu cô đọng hơn, bắt đầu có hình hơi khá rõ hơn, không phải là mờ nhân ảnh nữa, mà đều có vật, nhưng mà vật gì? chưa biết, dường như có lúc có vật, dường như có lúc biến mất, dường như có lúc có tiếng, dường như có lúc mất, dường như có lúc có mùi, dường như mất,… đây là trạng thái chúng ta dùng là: cái thấy, cái nghe, cái ngửi,… Còn của alaya là: tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi,… Cái Tánh thấy nó khác, còn cái thấy nó khác, cái thấy với cái tánh thấy nó khác nhưng mà không khác, là cái thấy nó đã xuống cấp, còn cái tánh thấy là chưa có xuống cấp bao nhiêu, tức là mặt trăng thứ nhất, còn đây là mặt trăng thứ hai. Hiểu không?
Rồi bây giờ nó xuống cấp một cái nữa, qua thức thứ 6, cũng hiện lượng tánh cảnh nữa, nhưng mà hiện lượng tánh cảnh này thô hơn, là bắt đầu hiện hình rõ rệt hơn. Tức là hồi nãy mình dùng cái bông đó, cái bông trước mắt hay là nhìn cái đồng hồ, thì nếu mà thức thứ 8 thì nó chỉ là một vùng hào quang thôi, nó chớp nhoáng chớp nhoáng, là Hư vô vi tế, rồi khi nó xuống cấp thì chúng ta thấy dường như có cái đồng hồ, dường như có vật, dường như không vật, nhưng mà vật gì, chưa biết, chưa biết, nó chỉ dường như có vật, xao động mới chụp mũ được nó, còn nếu chuyển biến nhanh như thức alaya rồi, alaya cá nhân, alaya võ trụ thì ông nội cái xao động cũng không thể chụp mũ, không thể in lên được, chỉ có thể in lên 5 thức đầu, thức thứ 6, và vọng tưởng kiên cố thôi, từ đó là không thể in nữa. Thì cô phải hiểu như vậy. Phần đứng lặng vẫn đứng lặng, nó không có bị cái gì mà đồng hóa hết, nhưng mà khi chuyển biến đứng lặng cái khác chụp mũ lên nó, in lên trên nó, nhung mà cái nền tảng vẫn là đứng lặng, nhu vậy chúng ta mới trở về cái Niết Bàn được. Có hiểu kịp không? Cái đó cần phải nghiền ngẫm cho kỹ đấy. Tôi cũng thường lộn cái đó, nhưng mà khi coi Duy thức cho kỹ, mình tu thiền cho sâu, thì mới thấy cái đứng lặng là đứng lặng, bị vì tôi nói là xuống cấp, tức là alaya võ trụ, alaya cá nhân, thức thứ 8, 5 thức đầu, vọng tưởng kiên cố, thức thứ 6 đều một thứ với nhau, nghĩa là vô lượng vô biên hết, nhưng một cái hoàn toàn sáng tỏ, một cái hoi chớp nhoáng, và một cái chớp nhoáng nhiều hon, chuyển biến càng chậm thì nó càng mù mờ hơn, thành ra mình thấy dường như có hình, nhưng thật sự cũng chưa có hình gì hết, do chuyển biến chậm, do mờ, thành ra mới bị chụp mũ, mới bị in lên trên đó; còn chuyển biến hoàn toàn sáng sủa, thì không có cái gì xen vô đó được hết, chúng ta phải hiểu như vậy, chút nữa tôi giảng tiếp qua bên xao động chúng ta sẽ thấy. Bây giờ tiếp theo hen.
Thì đó là tôi nói về phần hiện lượng tánh cảnh, chiếu soi và tự chiếu soi, tức là đứng lặng nhập vào đứng lặng, thì chúng ta thấy là nó rõ rồi đó. Thành ra đứng lặng nhập vào đứng lặng, chúng ta thấy rằng cái chiếu soi và tự chiếu soi của thức thứ 8 thì tất nhiên hoàn toàn nó sáng tỏ rồi đấy. Nhưng mà chiếu soi và tự chiếu soi của 5 thức đầu, thì chúng ta thấy rằng nó mờ rồi đấy, nó xuống cấp rồi đấy. Tới chiếu soi và tự chiếu soi thức thứ 6 chúng ta thấy chiếu soi và rất ít tự chiếu soi, nghĩa là nó chiếu soi ra ngoài được nhưng mà tự chiếu soi trở về nó là nó chiếu soi không muốn nổi rồi, nghĩa là nó muốn hiện hình rồi đấy, mà thật sự cũng chưa có hình gì hết, thành ra rất ít tự chiếu soi chỉ tới đây, đó là hết rồi, thì bắt đầu nó trở lên lại chiếu soi tự chiếu soi 5 thức đầu, rồi thức thứ 8, rồi alaya võ trụ, rồi trở xuống như vậy nữa.
Thành ra chúng ta thấy, đồng thời cũng chiếu soi và tự chiếu soi nhưng mà thức thứ 8 khác, còn võ trụ khác, còn 5 thức đầu khác, còn thức thứ 6 khác. Đó là phần thứ hai.
Phần thứ ba là vấn đề vô ký vô phú. Vô ký vô phú ỉà gì? Vô ký là không ghi nhận, tức là không phải thiện mà không phải ác. Còn vơ phú đây là, phú là che đậy, là không bị che đậy.
Nghĩa là nói thức thứ 8 này nó không thiện không ác một cách hồn nhiên mà không ai cải sửa nó được hết, không ai in lên nó được, không ai chụp mũ nó được, bị cái tính chất nó là hoàn toàn sáng suốt, nghĩa là không thiện không ác gì hết, vô trong đó rồi tất cả những thiện ác đều biến thành vô ký hết, rồi một lúc nữa nó biến thành thiện ác rồi bắt đầu kêu là mạtna, chớ nó tự nó là vô ký vô phú, tức là không ai cải sửa gì nó được hết, hén, chúng ta phải hiểu như vậy.
Còn vô ký vô phú của 5 thức đầu thì bị cải sửa, bị cải sửa, nhưng mà nó cũng là không thiện không ác nhé.
Nhưng mà thức thứ 6 có cải sửa, bị vì nó mờ xuống, do mờ đó mà thức thứ 6 phải xao động mới có thể in lên nó, mới có thể chụp mũ nó được, thành ra cũng là vô ký, nhưng mà tôi dùng vô ký bình thường. Còn vô ký vô phú là trạng thái không thiện không ác một cách hồn nhiên thôi, nghĩa là không ai mà chụp mũ cải sửa gì được hết. Còn ở đây trạng thái mà 5 thức đầu, vô ký vô phú, tôi thường nói thí dụ, chúng ta nhức đầu, thì chúng ta biết hồi nãy mình không nhức đầu đó là một trạng thái vô ký vô phú, khi mình nhức đầu biết nó là khổ, thì mình mới bắt đầu cái khổ, cái khổ này cũng có cảm giác xen vào đó.
Thành ra chúng ta thấy cảm giác lạc thọ mà nó vẫn khổ, có những cảm giác lạc thọ mà nó lại là thiện, có những cảm giác lạc thọ mà nó lại là ác, tùy theo cảm giác. Như hôm trước tôi thí dụ nếu lạc thọ mà tôi hút xì ke, hút thuốc mà cảm thấy một trạng thái lâng lâng là lạc thọ, nhưng mà lạc thọ này thuộc về ác; cỏn chúng ta nhập tứ thiền mà có cảm giác hỷ lạc, thì hỷ lạc này cũng lạc thọ nhưng mà thuộc về thiện. Thành ra thiện ác này tùy theo cảm giác cao thấp của từng chúng sanh mà có.
Thành ra:
– Vô ký vô phú ở đây, đó là thức thứ 8.
– Còn 5 thức đầu cũng vậy, là vô ký bình thường thôi, là có thể đi cải sửa được.
– Còn thức thứ 6 thì vô ký hai thứ, thì cũng bình thường, mà xuống cấp hơn, tức là bị cải sửa nhiều hơn. Còn một cái siêu thường là do thức thứ 6 nó tạo ra cảm giác lạc thọ của nó, vượt lên trạng thái bình thường, nghĩa là trạng thái đây cũng là trạng thái của lạc thọ, mà vì quá vi tế, thành ra nó kêu là siêu thường. Đó là 3 phần, như vậy là xong. Phải vậy không?
Xong phần đứng lặng. Bây giờ chúng ta qua phần xao động. Thì chúng ta nên nhớ, phần đứng lặng này là cái nền tảng, cũng như tôi nói chất đất để cho tất cả cái phần xao động nương vào đó mà phát hiện, chớ không phải phần đứng lặng này sanh ra những cái luân hồi sanh tử, tam giới không phải do phần đứng lặng này sanh ra, nhưng mà không có phần đứng lặng này thì dục giới, sắc giới, vô sắc giới không thể phát hiện được, không có dục giới, sắc giới, vô sắc giới nữa, nhưng mà không phải cái đứng lặng này sanh ra dục giới, sắc giới, vô sắc giới, không phải như vậy.
Dục giới, sắc giới, vô sắc giới là do cảm thọ và tư tưởng, thành ra chúng ta kêu là diệt thọ tưởng; nếu diệt cảm thọ và tư tưởng thì tam giới không còn. Mà cảm thọ và tư tưởng thì chúng ta kêu là tình và tưởng, hễ thuần tĩnh tất đọa, thuần tưởng tất thăng.
Tình đây, chúng ta thấy từ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula là đi về tình. Địa ngục thì mất luôn cái tình, mất luôn cái tưởng nữa, trở nên ù lì không còn tình tưởng gì hết. Còn ngạ quỷ, súc sanh, atula, thì tình nặng hơn, tưởng rất ít.
Tới cõi người tình tưởng bằng nhau. Bắt đầu cõi trời dục giới, tưởng nhiều hơn tình.
Tới cõi trời sắc giới, cũng tưởng là nhiều hơn.
Tới cõi trời vô sắc giới thuần tưởng, tình không có.
Chúng ta thấy nó đi cái đường hướng là như vậy để chúng ta biết đó là xao động. Nhưng mà tất cả cái này đều dựa vào phần đứng lặng để mà phát hiện, chớ không phải phần đứng lặng sanh ra nó, mà nó chính là tư tưởng và cảm giác mà sanh ra, nhưng mà tư tưởng cảm giác sở dĩ sanh ra là lấy chất liệu, lấy kinh nghiệm kiến thức ký ức ở trong alaya do mạtna là thức thứ 7 cung cấp, thành ra cái này mới kêu là câu sanh, alaya mạtna là câu sanh ngã chấp là nó có từ vô lượng kiếp rồi chớ không phải mới có đây. cỏn cái thức thứ 6 mà tạo ra, kêu này đó phân biệt ngã chấp, do lấy trong đó rồi nó tưởng tượng nó tạo ra tam giới này, nhưng mà chủng tử kiên cố thì nằm trong alaya, thành ra chúng ta mới kêu thức thứ 6 và cảm giác kêu là phân biệt ngã chấp, còn cái alaya mạtna kêu là câu sanh ngã chấp.
Thành ra dứt phân biệt ngã chấp chúng ta mới đắc quả thánh thứ nhất mà thôi. Còn câu sanh ngã chấp thì sẽ đắc quả Alahán, qua thức uẩn, qua kiến phần của thức uẩn. Kiến phần tức là phần nhận thức cũng chỉ là đứng lặng thôi, còn tướng phần cũng là nhận thức cũng là đứng lặng thôi, hai cái đều không có hình tướng chỉ là vùng hào quang chớp nhoáng mà thôi, nhưng mà tướng phần chớp nhoáng chậm hon, còn kiến phần chớp nhoáng lẹ hơn, lẹ hơn kêu là nhận thức, thành ra nhận thức, đối tượng nhận thức cũng đều là nhận thức hết, cũng đều là chuyển biến thôi, không có hình chưa có tướng gì hết.
Thì bên xao động, bắt đầu kiến phần này thì nó có chủng tử, tức là chủng tử này đều phát hiện từ alaya, thành ra mạtna do alaya sanh ra rồi trở lại chiếu soi trở lại kiến phần alaya, nhưng mà chiếu soi trở lại mà nếu đừng xao động thì nó thành alaya, nhưng mà nó xao động thành ra cái chiếu soi nó méo mó, thành ra nó thấy chụp hình bóng kiến phần của nó lên kiến phần alaya có một phần mờ mờ, thành ra nó kêu cái đó là cái ngã, đây là nguyên nhân của luân hồi sanh tử, là cái câu sanh ngã chấp, dứt được cái này thì đắc quả Alahán.
Thành ra chúng ta thấy cái thức thứ 7 này cũng là trực giác, nhưng mà trực giác méo mó, thành ra không thể, nó chưa có sự phân biệt, nó chưa có một sự cắt xén, nó chưa có phân tích và tổng hợp, nó chỉ là chụp mũ lờ mờ lên đó, rồi nó cho đó là cái ngã thôi, thành ra kêu nó là tỷ lượng là so sánh phân biệt thì không đúng, mà kêu nó là trực giác thì cũng không nhầm, thì trực giác là trực giác thẳng, cái này nó lại xao động, thành ra hình tướng cái sự vật nó không có, nó chỉ có hào quang thôi, bây giờ nó thấy cái bóng mờ mờ, thành ra đây là méo mó, sai lầm, thành ra kêu là tưong tợ như trực giác, mà trực giác tức là hiện lượng, thành ra kêu là tợ hiện lượng, cỏn cái cảnh nó là tánh cảnh, nhưng mà bây giờ bị méo mó rồi không kêu là tánh cảnh nữa, kêu là đới chất, nhưng mà đới chất, đới là vay mượn, vay mượn tánh cảnh, nhưng mà nó không có sửa gì được hết, nó để y chang vậy thôi, nhưng mà bị mờ đi, chớ nếu nó sáng lên thì tất nhiên chỉ là hào quang, mà mờ đi thì có bóng mờ, thì bóng mờ này cũng chưa có hình tướng gì hết, rồi bắt đầu có tướng rồi đấy, nhưng cái tướng chưa có rõ rệt, cái tướng này rất là mờ, rất là u ẩn, thành ra kêu nó là vọng tưởng u ẩn, thành ra kêu là đới chất, nhưng mà đới chất chân, chân thật chưa có cải sửa gì hết, do cái lý do đó tôi muốn chết vì cái mạtna này đó, nhưng mà sau tham thiền thấy nó rõ, thành ra kêu nó là tọ hiện lượng, mà cảnh của nó là chân đới chất. Hiểu rõ hen, thì nó cũng dễ hiểu thôi.
Đó thì sau khi chân đới chất như vậy rồi, nó vọng hóa, cái này chúng ta kêu là vọng hóa chớ không kêu xuống cấp được nữa, là mỗi lần nó mỗi tệ, cái đối tượng nó càng ngày càng phân biệt, thì nó bị vọng hóa, cái này danh từ trong Kinh chớ không phải của tôi, còn xuống cấp là của tôi đặt thôi, còn trong Kinh nói nó vọng hóa, nó vọng hóa xuống thức thứ 6, thì bây giờ cái chân đới chất không còn nữa, mà cái hiện luợng không còn nữa, mà kêu tỷ lượng, lượng là nhận thức, tỷ là so sánh tỷ giảo, do so sánh, do phân biệt thì mới hiểu biết sự vật, mà nếu hiểu biết thì bắt đầu có không gian, có thời gian, thì thời gian đây không cỏn thời gian tuyệt đối nữa, mà thời gian này là: quá khứ, hiện tại, vị lai; còn đối tượng của sự vật tức là có không gian, là có hình tướng thô kệch, nắm bắt được, thì đây là thức thứ 6, thành ra kêu là tợ đới chất, mà nếu nó nắm bắt mà nó đúng đắn thì nó kêu chân tỷ lượng, là sự thật sự vật sao thì nó nhìn y như vậy, thì đó là chân tỷ lượng, nhưng mà nếu nó nhìn sai thì kêu là tợ tỷ lượng, thì đó là chân tỷ lượng với tợ tỷ lượng. Còn nếu mà khi nó có alaya cá nhân, có biệt nghiệp riêng của chúng sanh thì tất nhiên có thương ghét, tức là chúng ta kêu là gió bát phong: buồn, vui, mường, giận, thương, ghét, muốn, hay là: vinh nhục, lợi hại, thịnh suy, khen chê, thì bây giờ cái cảnh đó thành ra là độc ảnh cảnh.
Thí dụ: như tôi thấy cái đồng hồ trước mắt tôi, thì chư phật tử là người, cái nghiệp người thì thấy cũng là cái đồng hồ thôi, thì cái đồng hồ này là thế giới của đới chất cảnh.
Nhưng mà tôi thấy đồng hồ tôi thích, vì nó đẹp, hay nó chạy đúng giờ, nó làm tiện cho tôi, tôi thích. Cỏn chư phật tử thấy đồng hồ ghét, nó nhỏ xíu, nó không ích lợi gì hết, thì ghét. Thì cái này đồng hồ trở thành độc ảnh cảnh, chớ không còn là đới chất nữa.
Còn nếu nhìn cái đồng hồ mà đừng có thương ghét, thì đây là thế giới của đới chất.
Còn nếu nhìn cái đồng hồ, xuyên cái đồng hồ, mà chúng ta lặng lẽ nhìn thôi, chúng ta trở về cái lặng lẽ, thì chúng ta sẽ thấy rằng cái người nhận thức, tôi biết cái đồng hồ, thì tôi biết đây cái tôi cũng không có hình tướng, đó chỉ là năng lực mà thôi, cái đồng hồ cũng biến thành năng lực mà thôi. Thành ra nhận thức và đối tượng nhận thức đều là năng lực hết, thì cái năng lực này kêu là thế giới của tánh cảnh, thì cái nhìn này kêu cái nhìn hiện lượng.
Còn nếu mà tôi nghiệp người, tôi nhìn cái đồng hồ mà tôi chụp mũ thành ra cái đồng hồ, thì nghiệp của tôi là cái nghiệp của loài chúng sanh người, thì cái thế giới tánh cảnh chuyển biến từng sátna ánh sáng hào quang đã trở thành có hình tướng, có cái đồng hồ, và có nghiệp người là tôi biết đó là cái đồng hồ, và chư phật tử nếu cùng là nghiệp người.
Còn nếu cõi trời thì nhìn cái đồng hồ khác. Cỏn con chó nhìn cái đồng hồ khác, thì là cái nghiệp đới chất của nó khác.
Thì chúng ta đồng thấy cái đồng hồ hết, mà chúng ta chưa khởi thương ghét, đó là đới chất. Còn tôi thích cái đồng hồ, còn chư phật tử ghét cái đồng hồ, thì đây bây giờ không còn đới chất nữa mà qua độc ảnh, qua độc ảnh.
Rồi tôi tham, chiếm cái đồng hồ, tôi mất luôn cái biết, tôi điên, thì mất hết, không có tánh cảnh, không có đới chất, không có độc ảnh gì hết, nhung mà vẫn còn nằm ở đó, thì chúng ta bắt đầu cuộc luân hồi sanh tử, thì đó là địa ngục.
Bây giờ hiểu chua? Nó là vậy.
Thành ra chúng ta thấy, ở đây mạtna thức thì nó lấy kiến phần của alaya làm cái chỗ nương tựa, tức là cái nền tảng của nó, tức là từ alaya.
Còn thức thứ 6 đây nó chưa có nền tảng, thành ra nó phải lấy thế giới tánh cảnh mà hồi nãy tôi nói cái đứng lặng của tánh cảnh làm cái nền tảng, tức làm chỗ mà nó phát hiện, làm chỗ nó phát hiện, nếu không có hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, thì thế giới đới chất chân tỷ lượng của thức thứ 6 không có, không phát hiện được, cỏn nếu không có alaya, không có kiến phần của alaya thì thức thứ 7 không phát hiện được. Còn nếu mà không có tướng phần của alaya thì cái chi mạt vô minh, tức là cái vọng tưởng kiên cố và 5 thức đầu, thức thứ 6 cũng không có được. Thành ra ở đây thức thứ 6 nó nương vào hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6, mà hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 6 thì quá mờ, chuyển biến quá chậm, thành ra nó mới bắt đầu chụp mũ dễ dàng, mà chụp mũ một cách mà chúng ta thấy rằng chúng ta khó mà phân biệt được cái nào là tánh cảnh cái nào là đới chất, đó là thế giới của phi tưởng phi phi tưởng, từ mạtna thức nó xuống phi tưởng phi phi tưởng. Mà mạtna thức là cái gì? Như hồi nãy tôi nói, là nó trực giác nhung mà trực giác sai lầm méo mó, thành ra nó chiếu soi và phân nửa tự chiếu soi, tức là phân nửa là gì? phân nửa tôi muốn nói là xao động đấy, nó có thể chiếu soi ra nhưng mà chiếu soi trở về, thì thật sự thế giới của xao động là không thể tự chiếu soi được, nhưng mạt na nó chiếu soi được một phần, nhưng mà chiếu soi nếu mà nó đứng lặng luôn nó thành thức thứ 8 rồi, nó thành kiến phần của alaya, đằng này nó chiếu soi mà nó vừa lung lay, vừa lắc lư, thành ra chiếu soi phân nửa, chiếu soi nó méo mó. Qua thức thứ 6 là không thể tự chiếu soi nữa, chỉ có chiếu soi thôi chớ không thể tự chiếu soi được, nó cứ nhìn người ta thôi, nhìn cái lỗi xấu người ta nhưng nó không nhìn trở về nó được, nó không có hồi quang phản chiếu được, thành ra ở đằy nó mới chụp mũ qua cái tự chiếu soi của đứng lặng, mà tự chiếu soi của đứng lặng ít tự chiếu soi, cái hay của Duy thức là chỗ đó. Thức thứ 6 nãy chư phật tử nhớ tôi giảng đó, là chiếu soi và rất ít tự chiếu soi, trong này có đó, nghĩa là về được nhung mà quá mờ; còn thức thứ 6 bên xao động thì chiếu soi thôi chớ không thể tự chiếu soi được, thành ra nó mới qua đây nó chụp mũ bên nây. Thành ra xuống có một thế giới gọi là phi tưởng phi phi tưởng là cái xao động rất là vi tế, xao động rất là vi tế, mà chúng ta để ý hen, cái đau đớn của chúng ta là cái đứng lặng thì nó đi theo đường thẳng, tức là ở trên đi xuống từ alaya của thức thứ 8 đi xuống vọng tưởng kiên cố, xuống 5 thức đầu, xuống thức thứ 6; còn ở đây nó đi vòng, mà nếu nó đi đường thẳng thì tất nhiên nó vô lượng vô biên, nó là một cái chớp nhoáng, chớp nhoáng một cái là cùng khắp võ trụ, và chớp nhoáng một cái nữa cùng khắp cả võ trụ, và nó càng ngày càng xuống, nhưng mà cũng cùng khắp cả võ trụ, vô lượng vô biên, nhưng mà càng ngày nó càng hiện hình, càng mờ đi. Còn cái này khác, bên đây là cái xao động có nhận thức đối tượng nhận thức nó xoáy tròn theo cái trôn ốc, thành ra nó phải đi theo đường vòng, đường vòng qua nó chụp mũ lên cái đứng lặng bên đây, thành ra bên kia cái đứng lặng đi càng sáng tỏ xuống cái mờ, bên đây thì nó đi từ cái chuyển biến nhanh chuyển biến ít xao động đi tới cái chỗ chuyển biến xao động nhiều, thành ra hai cái nó hơi tréo ngoe, hơi hơi tréo ngoe. Thành ra cái ít xao động nó lại thấy được cái chuyển biến đứng lặng thô tháo, chuyển biến đứng lặng mà thô tháo của thức thứ 6 đây là thô tháo nhất, còn cái 5 thức đầu hơi vi tế, tới thức thứ 8 vọng tuởng kiên cố, và thức thứ 8 rất là vi tế, Hu vô vi tế. Còn cái cõi trời phi tưởng phi phi tưởng lúc bấy giờ cái xao động rất là vi tế, xao động mà rất ít xao động, thành ra nó thấy được cái đứng lặng, thấy được cái đứng lặng, có lúc đứng lặng có lúc biến mất, thì nó thấy rằng có lúc có tư tưởng, có lúc phi phi tưởng, chẳng phải là không có tư tưởng, mà có lúc không có tư tưởng, thành ra vừa thấy như vậy rồi thì thức thứ 6 là cái anh mê hồn trận, nó mới tạo ra cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng để nó làm đối tượng nhận thức của nó, thành ra nó chỉ thấy có một thoáng đầu, tùy theo cái định lực mạnh hay yếu, nên nhớ cõi trời phi tưởng phi phi tưởng cũng nhiều tầng bực á, chớ không phải chỉ có một vị trời phi tưởng phi phi tưởng không đâu, mà có vô số cõi trời phi tưởng phi phi tưởng, và cái chứng đắc có cao thấp đấy, thành ra nếu mà thấy xa một chút nữa thì nó vừa thấy chớp nhoáng dường như có tư tưởng rồi lại biến mất, rồi biến mất rồi lại một hồi nó hiện ra có chủng tử là có tư tưởng, thành ra nó nói có tư tưởng mà phi phi tưởng, rồi sau phút đó rồi nó tạo ra cái phi tưởng phi phi tưởng để nó làm đối tượng nhận thức của nó.
Thành ra chúng ta để ý, khi chúng ta đi tới cảnh nào, thí dụ Đà Lạt, hồi đó tới giờ chúng ta chưa từng đi đến, thì trong alaya chúng ta chưa có chủng tử đó, chưa có chủng tử đó, mặc dù nó cũng nằm trong chân tâm đấy, nhưng mà cái chủng tử về Đà Lạt chưa có, chúng ta vừa tới Đà Lạt lần đầu thì thấy cảnh rất đẹp, thì cảnh đó tức là tánh cảnh đấy mà chúng ta không biết, nhưng mà 5-10 phút sau, hoặc 1-2 ngày sau, tùy theo cái định lực của mỗi người, thì bây giờ tư tưởng mới tạo ra cảnh giới Đà Lạt theo cái khuôn khổ của đới chất cảnh, bây giờ chúng ta chỉ nhận thức đới chất chớ không còn là tánh cảnh nữa, thành ra hết đẹp, ở chừng 5-7-10 ngày, 1-2 tháng rồi thì hết đẹp, hoặc là chúng ta đi cách 2-3 năm sau lại vừa tới thì thấy nó đẹp, nhưng mà một chút rồi cũng hết đẹp, thì vừa tới nhận thức mà alaya thức chưa có cảnh đó thì chúng ta thấy thế giới đó là thế giới tánh cảnh, mà chúng ta ít có hay biết. Thành ra chúng ta nói: trời ơi! chao ơi! cảnh đẹp quá, nhưng ở một vài tháng, 1-2 năm, thì thôi cảnh nó ù lì không cỏn đẹp nữa. Thành ra Đức Sư trưởng mới nói: phải thay đổi để khỏi nhàm chán. Thay đổi chỗ một cái, mình ngồi đây một thời gian qua chỗ khác, rồi qua chỗ khác nữa, chỗ khác mới lạ, nó mới lạ 5-10 phút, hoặc 1-2 tiếng thôi rồi bắt đầu nó cũ mèm, thành ra phải đổi chỗ hoài thì con người mới ở thế giới tánh cảnh, mà thế giới tánh cảnh tức là thế giới của Niết Bàn không bao giờ nhàm chán. Thành ra một vị Alahán có thể ở một chỗ 100 năm mà vẫn thấy đẹp mãi. Còn chúng ta ở một chỗ vài tháng, vài ngày chúng ta thấy nhàm chán, ù lì, bắt đầu giải đãi, bắt đầu thối chuyển, bắt đầu sa đọa.
Thành ra Sư Tổ mới nói: nguyên nhân của sự giải đãi, mất đức là bởi ở một chỗ vậy. Thành ra theo Khất sĩ cái luật là ở không quá 3 tháng, 3 tháng là phải đổi, còn đi hành đạo 1-2 ngày, 5-7 ngày, tùy duyên, thì phải đi chỗ khác. Thành ra Sư Trưởng nói: không ngồi thiền hai ỉần một chỗ, không ăn cơm hai lần một chỗ, không ngủ hai ỉần một chỗ. Chúng ta thấy là Đức Su Trưởng độc đáo đấy.
Mà trong Kinh Phật cũng vậy. Đức Phật là sau khi đệ tử đắc quả rồi là phải đi mãi, Đức Phật đi mãi suốt cuộc đời Ngài, trong 49 năm Ngài không ở một chỗ nào, đi hết nước Ấn Độ, nước này qua nước khác, tỉnh này qua tỉnh khác, ấp này qua ấp khác, xã này qua xã khác. Chi vậy? Để cảnh nó mới lạ mãi, và giáo hóa tất cả mọi chúng sanh, để đệ tử nó đừng có nhàm chán, nó khỏi bị sa đọa nếu chưa Alahán.
Thành ra chúng ta thấy cái thay đổi rất là hay.
Nhưng mà bây giờ Khất sĩ bị kẹt rồi, ở một chỗ. Như tôi đây gần 20 năm ở đây rồi, bây giờ tôi đã nhàm chán, lâu lâu tôi phải phóng đi một chút xíu cho nó cảnh lạ, trở về nó thấy mới lạ, nhưng mới lạ chừng một vài tiếng thôi, rồi nó cũng cũ mèm. Chư phật tử phải hiểu chỗ đó.
Thành ra muốn tu tinh tẩn, chúng ta đừng bao giờ ngồi thiền hai lần một chỗ, đừng bao giờ ngủ hai ỉần một chỗ, đừng bao giờ ăn cơm hai ỉần một chỗ. Nhưng mà chư phật tử chắc không hai lần đâu, mà chắc cả 100 lần thì được, chớ không nên ăn hai lần mà ăn mười mấy 20 lần thì được, phật tử có cái tếu độc đáo lắm, hén. Thì nó là như vậy.
Thì chúng ta muốn luân hồi thì cứ luân hồi.
Còn muốn giải thoát, thì nên thay đổi để mà giải thoát, rồi vĩnh viễn khi nào thấy được Phật tánh thấy tánh cảnh 24/24 thì cái đó không thành vấn đề đối với một vị Alahán nữa.
Còn chúng ta bây giờ chưa Alahán thì phải tập theo cái đó. Thì bây giờ chúng ta trở lại.
Tôi nói vậy đó. Thì bây giờ đi tới cái thế giới thứ hai là phi tưởng phi phi tưởng, rồi từ đó chúng ta mới thấy cái xao động ù lì đi xuống thấp hon, không còn vi tế nữa, thì bây giờ nó mới thoáng thấy rằng là không còn phi tưỏng phi phi tưởng nữa, mà vô sở hữu xứ, tức là thấy được cái thức thứ 6, đây là bắt đầu qua tánh cảnh của thức thứ 6 chớ không còn thấy được tánh cảnh của thức thứ 8 nha, chỉ có thức thứ 7 moi thấy được tánh cảnh của thức thứ 8, còn từ phi phi tưởng trở xuống là thấy tánh cảnh của thức thứ 6, chúng ta phải nhớ vậy, mà tánh cảnh của thức thứ 6 nó đi từ cái chuyển biến chậm lên chuyển biến nhanh, cái này là nó đi từ xao động ít đến xao động nhiều, nó ngược vậy đó, thành ra xuống xao động nhiều, thì tất nhiên cái xao động nhiều thì cái nhận thức nó kém đi, thành ra nó không còn thấy là có tư tưởng rồi biến thành năng lực, nó không thấy nữa, mà toàn thấy năng lực không, nó
không còn thấy cái sáng suốt của cái kia nữa, thành ra nó tưởng là bất biến, nó tưởng đây là thế giới bất biến, tức là không có không gian không có thời gian nữa, rồi sau đó nó mới tạo ra một cái bất biến để nó làm cái đối tượng để nhận thức của nó, thành ra cái này kêu là vô sở hữu xứ, tức là nơi đây không có gì hết, chỉ có một vùng hào quang thôi, mà thật sự đây hào quang chớp nhoáng mà nó không thấy, bởi vì nó xao động hơi nhiều, thành ra kêu là vô sở hữu xứ.
Rồi nó xuống vọng hóa nữa, thì tất nhiên là nơi đây vọng hóa nữa, thì thế giới tánh cảnh bị sửa lại, thành ra nó không cỏn thấy cái đứng lặng, không còn thấy cái vô sở hữu xứ nữa, mà thấy dường như có sự chớp nhoáng, thì chớp nhoáng này nó kêu là thức vô biên, nhưng mà thật sự cái thức của alaya của võ trụ thì vô biên, nhưng mà ở đây nó bị sửa lại thành cái thức của tư tưởng, như tôi nói hồi nãy, thành ra nó hữu biên, nhưng mà với cái nhận thức của nó, nó vẫn cho là vô biên, thành ra kêu là thức vô biên, tới đây là thế giới, đây là xuống cấp, đây là vọng hóa nữa đó, thì tới cái này là không còn thấy được tánh cảnh nữa, mà chỉ là xao động thôi, thành ra kêu là hư không vô biên, từ đây đi qua thế giới đới chất hoàn toàn, không còn ăn với tánh cảnh nữa, bởi vì nó đã vọng hóa nặng quá rồi, nó không còn thấy được tánh cảnh nữa, mà chỉ cỏn thấy được cái vi tế của vọng hóa thôi, vi tế của cái xao động thôi, thành ra nó thấy nó là hư không, hư không là một cái rộng lớn nhất của tư tưởng, một cái bao la nhất của tư tưởng, thành ra kêu là hư không vô biên, thật sự hư không này hữu biên, bởi vì hư không này của tư tưởng, hư không làm đối tượng nhận thức của nó, thì đây là hết thế giới của vô sắc giới. Nghe hoi khó, hén, về nghiền ngẫm, cái này khó giảng đấy.
Thì tôi nói tóm lại mạtna thức thì là xao động, một là dung thông với đứng lặng mà đứng lặng của thức thứ 8, kiến phần của thức thứ 8; còn qua phi tưởng phi phi tưởng và vô sở hữu xứ và thức vô biên xứ thì tánh cảnh và đới chất cảnh dung hòa với nhau, dung thông với nhau, nhưng mà từ thế giới xuống cấp có tánh cảnh có đới chất, qua tới hư không vô biên là hoàn toàn tánh cảnh không cỏn thấy được nữa, mà chỉ thấy đới chất cảnh thôi, mà đới chất cảnh này cao nhất kêu là hư không vô biên, xuống đây là hết thế giới của vô sắc giới, từ đây là lọt xuống thế giới hữu sắc, tức là có hình tướng, có hình tướng, nhưng mà còn nối liền với vô sắc, thành ra dường như là hoàn toàn im bặt, kêu là bất lạc bất khổ thọ. Hết giờ rồi, uổng quá hén, còn có 20 phút nữa. Đó thì ở đây kêu là bất động, cõi bất động, tức là noi đây dường như có xác thân, dường như chưa có xác thân, nó từ vô sắc giới trở xuống sắc giới mà, thành ra ở đây kêu là bất lạc bất khổ thọ, nhưng mà đã có chớm nở cái xác thân rồi, nhưng mà chưa có rõ ràng lắm, thành ra kêu là bất lạc bất khổ thọ, ở đây là bắt đầu cõi sắc giới, tức là thế giới của đới chất cảnh còn thuần túy, và bắt đầu qua thế giới của độc ảnh cảnh, thì đây là tứ thiền.
Xuống một cái nữa là tam thiền là bắt đầu qua độc ảnh cảnh, đới chất cảnh ăn liền với độc ảnh cảnh, thì bắt đầu có lạc thọ, nơi đây chìm đắm trong lạc thọ, nghĩa là có cái lạc thọ mà chua có phân biệt: người cảm giác và lạc thọ được cảm giác, mà chỉ có cảm giác lạc thọ thôi, đây thì bắt đầu qua thế giới của độc ảnh cảnh, nhưng mà cỏn rất là vi tế.
Xuống tới nhị thiền nữa là hỷ, thì nơi đây bắt đầu hiện tướng rồi đấy: có người cảm giác và có cái hỷ được cảm giác, có cái mừng và có người mừng, còn cái vui chỉ có cái vui thôi mà con người chưa hiện rõ, thành ra đây là kêu nhị thiền là định sanh hỷ lạc, do cái định lực mạnh mà sanh hỷ lạc.
Còn xuống cấp nữa là ly sanh hỷ lạc, là cái sanh hỷ lạc mất rồi, phải do cái sự đè nén, cái sự giằng co giữa tạp niệm và nhất niệm, bắt đầu mới có hỷ lạc, kêu là ly sanh hỷ lạc, tức là niệm Phật đếm từ 1 đến 10 và niệm Phật khỏi đếm, hoặc là hơi thở phải đếm dùng cái vàm để mà kéo lại thì mới có lạc thọ, chớ không phải tự nhiên vào định mà có được, mới có hỷ lạc được, thì đây là sơ thiền, đây là cái cõi của tình cảm, cái cõi của đới chất và độc ảnh, cái cõi của tưởng và tình, nhưng cái tình này là cái tình bên trong, không phải là chiếm hữu bên ngoài, thành ra cũng kêu là cõi sắc giới, chớ sắc giới có chiếm hữu đấy, chỉ có tứ thiền không chiếm hữu thôi, còn tam thiền, nhị thiền, sơ thiền còn có chiếm hữu hết, nhưng mà chiếm hữu bên trong, chiếm hữu nơi cái thể xác của mình, cái hỷ lạc một cách rất là cao thượng, rất là vi tế, từ đây là hết đấy.
Bây giờ tới chiếm hữu bên ngoài, thành ra kêu là cõi trời dục giới, tức là không phải nhập thiền nữa mà chiếm hữu bên ngoài, tức là giữa nam nữ với nhau, khi thấy nhau ôm hôn, hoặc bắt tay, hoặc mỉm cười, thì bắt đầu có sự giao cấu, có thai; còn cõi trời sắc giới chỉ cảm giác lạc thọ thôi, mà lạc thọ của chính xác thân mình, kêu là cõi trời sắc giới, chiếm hữu bên trong, hướng về bên trong mà chiếm hữu; còn cái này bên trong đã mất rồi, thì hướng về bên ngoài để chiếm hữu, nhưng mà còn rất là vi tế, rất là cao thượng, là chỉ gặp nhau bắt tay mỉm cười hoặc hôn hít, thì bắt đầu có thai, nhưng mà thai nở trên bắp vế, nở ngang hông, rồi tự nó đẻ ra, chớ không cần bà mụ, không cần gì hết, đó là cõi trời của 6 cõi dục dục thiên, tức là từ: Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Đâu suất, Tha Hóa, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại, 6 cõi này.
Còn xuống tới cõi người nữa thì thô, nửa thô nửa vi tế, tức là 5 tình 5 tưởng, tức là cõi này có giao cấu hẳn hòi, không như cõi trời dục giới nữa, nhưng mà chưa có loạn luân.
Tới cõi atula, thú và cõi ngạ quỷ, thì loạn luân đấy, tức là giao cấu không có điều độ nữa. Tới địa ngục sự giao cấu quá nặng tới mất luôn cái cảm giác.
Đó là tiến trình của xao động mà tôi vừa trình bày, nhưng mà phải nương vào phần đứng lặng, nương vào phần đứng lặng, thì chúng ta để ý đó là cái phần tưởng không đó, của tứ thiền và tứ không thì nương vào thức thứ 6. Nhưng mà qua tới cảm giác thì phải nương vào 5 thức đầu, mà 5 thức đầu chúng ta thấy nó chuyển biến quá nhanh, cái đứng lặng nó chuyển biến quá nhanh, thành ra nó chỉ in lên trên đó, nó chụp mũ lên trên đó, thành ra chính cái hiện lượng tánh cảnh này bị thành ra cái tình, thành ra hiện lượng tánh cảnh là bất lạc bất khổ thọ bây giờ thành ra lạc thọ và khổ thọ, khi thức thứ 6 chụp mũ lên, nhưng cái bất lạc bất khổ thọ nó vẫn đứng lặng như vậy chớ không cải sửa nó được, còn cái thức thứ 6 này, hai cái này khó phân biệt đấy. Chúng ta thấy cái đứng lặng, cái tánh cảnh của phi tưởng phi phi tưởng, vô sở hữu xứ với thức vô biên thì chúng ta thấy giữa hai cái này cái đứng lặng và cái xao động thì khó mà phân biệt được, khó mà phân biệt được, bị vì nó nhận thấy nó tạo ra giống hệt như vậy, thành ra kêu là cái mê hồn trận của tư tưởng, mà Đức Phật khuyên không nên đi vào đó, không nên đi vào đó, qua tới đó rồi phải trở ra liền, chớ cỏn ở trong đó lâu thì, ngoại đạo nhận cái này là Niết Bàn, đây là cái đường lối tu sai lầm của ngoại đạo, mà từ Đức Phật chưa ra đời là không ai thấy được cái phần đứng lặng mà tôi diễn tả hồi nãy, nó có như vậy và chúng ta phải có thức trong sáng mới nhận được nó, mà cái thức trong sáng theo Đạo Phật thì qua nhị thiền, qua hỷ lạc, với bất lạc bất khổ thọ tứ thiền, thì đủ khả năng để nhận lại rồi, còn nếu qua tứ không thì càng tốt, nhưng sợ vào đó mình không ra, mình ở trong đó cho đó là Niết Bàn, đó là cách tu của ngoại đạo. Còn cái xao động đi tới cái tình cảm rồi, đi tới cái chỗ mà mất luôn cái tình cảm, thì đó là nó đập vào cái vọng tưởng kiên cố.
Vọng tưởng kiên cố là gì? Kiên cố tức là làm mãi mãi như vậy một cách kiên nhẫn và cố định, tức là đập vào mãi mãi tướng phần alaya mong có hình và có tướng, nhưng mà không có được, bị vì nó đứng lặng, nó chỉ có cái hình mờ mờ thôi, do đó mà cái xao động của thức thứ 6 mới chụp mũ qua bên đó biến thành sắc uẩn, thành cái sắc uẩn là có sau, nó in lên trên vọng tưởng kiên cố, chớ thật sự vọng tưởng kiên cố tức là cái đứng lặng, còn sắc uẩn tức là cái xao động quá thô, quá ù lì, nó chụp mũ lên vọng tưởng kiên cố. Còn cái hư minh le lói chiếu soi, tức là cái đứng lặng, cái thấy, cái nghe bị cái thức thứ 6 chụp mũ lên thành ra lạc thọ và khổ thọ. Còn cái dung thông của thức thứ 6 với cái đứng lặng của thức thứ 6, xao động thức thứ 6 hai cái này khó phân biệt, đó là tứ thiền, thiền thứ tư của sắc giới và tứ không, hai cái này do sự dung thông giữa vọng tình của thức thứ 6 và đứng lặng của thức thứ 6, thì cái này khó mà phân biệt được, thành ra kêu là dung thông.
Hiểu được không? Cái này khó giảng, nó tùm lum, nhưng mà chúng ta hiểu được, bởi vì chúng ta đang sống trong đó.
Thành ra từ cái mạtna này mà cung cấp chủng tử cho thức thứ 6 để nó cải sửa, cho thức thứ 6 cho nó cải sửa, rồi thức thứ 6 mới đè lên 5 thức đầu, rồi mới sửa 5 thức đầu là hư minh le lói chiếu soi thành ra lạc thọ khổ thọ, rồi mới cải sửa chi mạt vô minh tức là vọng tưởng kiên cố thành ra sắc uẩn, rồi từ sắc uẩn này thức thứ 6 mới điều khiển hiểu cái hành động, rồi qua cảm giác, rồi thức thứ 6 mới phân biệt, rồi mấy cái này lợi hại, mới đưa cho mạtna, mạtna mới quyết định hành động, rồi mới chứa vào trong kho alaya, thì cái đó kêu là huân tập. Rồi khi kho alaya mà do mạtna cung cấp chất liệu trong đó, cung cấp cho thức thứ 6, thức thứ 6 mới phân biệt và sai khiến 5 thức đầu và xác thân hành động, thì cái đó kêu là hiện hành, là hiện thời chúng ta đang sống với hiện hành và huân tập, đang sống với vấn đề vọng tình vọng tưởng mà chúng ta không hề hay biết, thì chúng ta cứ cải sửa cái vọng tình vọng tưởng này từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, cõi trời đến phi tưởng phi phi tưởng, tới đó hết rồi chúng ta trở xuống cõi trời sắc giới, rồi vọng tình vọng tưởng để xuống tới địa ngục rồi lại trở lên, cứ đi mãi mãi như vậy, lang thang trong vô lượng kiếp, mà chúng ta chưa hề ra khỏi.
Nhưng muốn ra khỏi phải làm sao? Thì chúng ta phải tìm ngay trong cái ngũ uẩn này, ngay trong cái vọng tình vọng tưởng này có một cái đứng lặng, tức là cái biết như hồi nãy tôi vừa nói, chúng ta biết vọng tình, biết vọng tưỏng và chúng ta trở về cái biết, đừng có thấy vọng tình thích thú, lạc thọ chúng ta chạy theo, mất cái đứng lặng, mất cái biết, đừng có thấy cái khổ thọ chúng ta ghét chúng ta muốn đẩy nó, đi thì chúng ta mất cái đứng lặng, mất cái biết, thì chúng ta phải tranh đấu với khổ thọ làm cách tiêu diệt nó, tức là lấy vọng để trừ vọng. Còn chúng ta thấy cảm giác lạc thọ thích, mà chúng ta chạy theo nó thì lạc thọ đây cũng là một cái vọng, mà cái vọng thiện, mà chúng ta muốn giữ nó mãi thì lấy vọng để kiềm chế kiếm lấy vọng. Thành ra trong Kinh thường nói: “giục trừ phiền não trùng tăng bệnh, mà chiêu khởi chân như tổng thị tà”, muốn trừ phiền não thì thêm cái bệnh phiền não nữa, lấy cái phiền não thiện để trừ cái phiền não ác, thì được hai cái phiền não. Tôi đang sân mằ tôi quán xét rằng không nên sân, thì quán xét này cải sửa cái sân trở thành không sân, mà không sân ỉà cái phiền não thiện, cỏn sân là phiền não ác, thì phiền não thiện chồng lên phiền não ác, in lên phiền não ác, chụp mũ lên phiền não ác, là hai cái phiền não. Thành ra tu theo pháp môn đối trị là pháp môn lẩn quẩn, đối trị tức là tu theo pháp môn nhất niệm, tu theo ngoại đạo. Nhưng mà không có nhất niệm là không qua vô niệm được, nhưng mà nhất niệm vẫn là nhất niệm, thiện vẫn là trói cột, nhưng mà không có thiện không đi tới giải thoát, không đi tới tánh cảnh được, nhưng mà thiện vẫn là trói cột, trói cột vào trong các cõi tốt, cỏn ác là trói cột vào trong các cõi xấu, thành ra chúng ta phải lay cái thiện để đè cái ác, nhưng mà chúng ta biết đó là cái thể lẩn quẩn, từ cái thiện này chúng ta mới đi tới giải thoát, chớ đừng ngừng ở cái thiện, đừng ôm chấp lay cái lạc thọ làm ta, nhưng mà thường thường chúng ta thấy lạc thọ chúng ta khoái rồi, ai cũng thích hưởng cái lạc thọ hết, thành ra sửa cái kho thọ thành lạc thọ, chúng ta cứ ôm chầm lấy lạc thọ, mà nếu chúng ta từ cái khổ thọ chúng ta đi giải thoát là không the đi được, cái thức quá tạp niệm, quá u toi, quá ù lì, thì không nhận lại Phật tánh được. Bị Phật tánh là một sự nhận lại chớ không phải một sự cải sửa, nhưng mà phải cải sửa cho đến cái thức trong sáng, thì thức trong sáng vẫn là thức, cỏn thức u toi vẫn là thức, nhưng mà thức u toi không nhận được Phật tánh, thành ra thức trong sáng là thức hạnh phúc, cỏn thức u tối là thức đau khổ, mà hạnh phúc đây là một cái trá hình của đau khổ, hạnh phúc đối với đau khổ.
Còn có một cái hạnh phúc tuyệt đối ỉà nó bao trùm cả hạnh phúc tương đối đối với đau khổ, nó vẫn là hạnh phúc tuyệt đối, thì cái đó tức là cái đứng lặng, nghĩa là chúng ta biết được đau kho, chúng ta trở về cái biết, đừng chạy trốn đau khổ, đừng tìm cách tiêu diệt đau khổ, chúng ta biết đây là hạnh phúc là sung sướng đoi với đau khổ, chúng ta biết trở về cái biết, đừng có chìm đẳm, đừng có ôm nắm chặt lấy cái hạnh phúc tương đối này, thì tất nhiên đây gọi là Niết Bàn. Cái tu của Đạo Phật chỉ có thế thôi, chỉ nắm lấy cái biết, nắm lấy cái đứng lặng. Nhưng đứng lặng nó có nhiều tầng bậc, nó có nhiều cấp, hoặc là cao cấp, hoặc là hạ cấp, hoặc là xuống cấp hoặc là thăng cấp, thì thấp nhất đó là đứng lặng của thức thứ 6, thăng cấp lên thành đứng lặng của 5 thức đầu, thăng cấp lên nữa thành đứng lặng của vọng tưởng kiên cố, thăng cấp lên nữa thành đứng lặng của thức thứ 8, thì đến đây là chấm dứt cái cuộc luân hồi sanh tử cá nhân, đắc quả Alahán. Đó là con đường tu của Đạo Phật.
Còn nếu chúng ta chạy theo con đường xao động, thì chúng ta đi từ mạtna, đi xuống cho tới thức thứ 6, rồi dung thông nghĩa là trộn lẫn một cách khó mà nhận ra giữa cái đứng lặng của thức thứ 6 và cái xao động của thức thứ 6, thành ra kêu là dung thông, dung là trộn lẫn, thông là không chướng ngại; rồi bây giờ mới qua 5 thức đầu, 5 thức đầu thì chuyển biến quá nhanh, đứng lặng quá sáng ngời, thành ra cái thức xao động nó càng thô tháo nó không thể dung thông được, thành ra nó in lên trên đó, nó chụp mũ lên trên đó, chuyển cái bất lạc bất khổ thọ của 5 thức đầu thành lạc thọ khổ thọ; rồi nó qua tới vọng tưởng kiên cố cái đứng lặng càng sáng hơn nữa, bị từ trên đi xuống mà, càng đứng lặng càng sáng sủa hơn thì không thể cải sửa nữa, cái xao động càng quá ù lì, thành ra mới chụp mũ lên đó thành cái sắc uẩn, là cái xác thân sắc uẩn.
Đó là tất cả cái sự chuyển biến của võ trụ.
Bây giờ muốn như vậy thì chúng ta phải trở về với cái thức thứ 6, tức là cái đứng lặng của thức thứ 6 là cái đứng lặng thấp nhất mà chúng ta dễ nhận, rồi từ cái đứng lặng này chúng ta mới chiếu soi vào cái xao động của thức thứ 6.
Mà chiếu soi cái gì trước? Thì chúng ta thấy là cái xao động mà xuống thấp nhất, dễ chiểu soi thấp nhất đó là sắc uẩn, tức là xác thân của chúng ta, hén. Thành ra từ nay: chúng ta đi biết mình đi, đứng biết mình đứng, đi nhanh biết mình đi nhanh, đi chậm biết mình đi chậm, trở về cái biết. Đi nhanh sửa thành đi chậm mất cái biết, đó là cái thế sửa. Cỏn ngồi mà không biết mình ngồi đó là địa ngục, vỏ ký. Ngồi biết mình ngồi, mà ngồi thấy đau quá, bây giờ muốn ngồi cho nó êm, thì phải biết trở về cái biết, cỏn chạy theo cái ngồi cho nó êm, hay không êm, lay cái ngồi êm làm ta, lấy cái ngồi không êm làm không phải ta, thì chúng ta sẽ luân hồi sanh tử kho.
Thì cái nhận biết xác thân là cái nhận biết dễ dàng nhất, mà bài Kinh Sáu Sáu sẽ diễn tả, hen, rồi kế đó bài Kinh Sáu Sáu:
-Cái đầu tiên chúng ta thấy, nếu mà chúng ta thấy cái này là ta, cái này là của ta, cái này là tự ngã của ta, thì tập khởi thân kiến. Cái này không phải ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta, thì đoạn diệt thân kiến, tức là đoạn diệt cái sắc uẩn đấy.
Rồi qua cái thọ uẩn, qua cái tưởng uẩn, qua cái hành uẩn.
Thọ uẩn thì tất nhiên chúng ta thấy có cái lạc thọ và khổ thọ, mà hễ lạc thọ thì tham, khổ thọ thì sân. Thì chúng ta thấy ở đây thì Nhất vãng lai, quả thánh thứ hai mới làm nhẹ được thôi, quả thánh thứ ba mới dứt hẳn lạc thọ và khổ thọ. Cái này tôi nói đại cương thôi hen. Neu lạc thọ mà chúng ta không nắm được nó, tức lạc thọ là cái tam thiền đấy mà không nắm được nó, chạy theo nó, lạc thọ chúng ta muốn nắm nắm níu lạc thọ thì lạc thọ biến thành hỷ, bị vì chúng ta là vọng mà, thấy cái lạc thọ khoái quá muốn giữ cái lạc thọ lại thì tất nhiên là vọng hóa thêm, thì tất nhiên mất cái lạc thọ tức là mất cảm giác lạc; nhưng mà ở đây có người biết lạc và đối tượng được biết thì cái đó kêu là hỷ chớ không còn là lạc nữa, cỏn lạc thọ là mất người biết, dường như mất nhưng vẫn có, nhưng mà nó quá vi tế, nó tràn lan trong cơ thể, một trạng thái vui thôi, mà giờ muốn nắm cái vui này, thì cái vui này xuống cấp, nó vọng hóa thành ra cái hỷ, có người vui và đối tượng được vui, người ta kêu là mừng. Rồi bây giờ chúng ta muốn giữ cái mừng này lại nữa, thì mất luôn cái mừng. Thì cảm xúc với lạc thọ mà hoan hỷ, mà nếu hoan hỷ chúng ta muốn giữ cái hoan hỷ nữa thì nó mất cái hoan hỷ, thì chúng ta nuối tiếc, còn tán thán thôi, tán thán tức là qua sơ thiền, tán thán tức là làm sao mà nắm nó lại được, thì chúng ta dùng cách là ly dục, ly tất cả những cái tư tưởng kéo nó trở về đó, thì cái này phải một sự tranh đấu dữ lắm thì chúng ta mới được cái hỷ lạc. Tán thán, rồi bây giờ trú ở, thì chúng ta muốn giữ cái này, cố gắng tranh đấu, nó mà mất cái tranh đấu thì chúng ta lọt xuống cõi trời dục giới, cõi trời dục giới là chiếm hữu bên ngoài, chớ không còn bên trong được nữa, vì cái thức mình quá u tối rồi, quá ù lì, cái xao động quá nhiều, thì phải tìm kiếm đối tượng, đối tượng đó tức là người khác phái của chúng ta, nhưng mà còn cao thượng, còn trú ở trong đó, tìm kiếm cái đó. Còn ái trước, tức là mất cõi trời dục giới luôn, cái chiếm hữu nặng nề, chiếm hữu một cách thô kệch, chiếm hữu một cách là không có tiết chế, không có tiết độ, thì đi xuống tới địa ngục luôn.
Đó là tiến trình trong Kinh Sáu Sáu trình bày rất hay.
– Nếu ai cảm xúc với “lạc thọ” mà không trở về cái biết, hén, muốn chiếm hữu lạc thọ thì thành ra hoan hỷ. Hoan hỷ mà không được nữa thì qua tán thán. Tán thán không được thì trú ở. Trú ở là bắt đầu qua người trời đấy, qua trời dục giới đấy. Tới trú ở rồi xuống tới ái trước, ái trước nặng quá rồi thì thành địa ngục.
Đó là chúng ta thấy cái tiến trình xao động là nó đi như vậy, chư phật tử phải để ý hen. Thì tới đây là hết đấy. Thì hôm trước có câu hỏi, bây giờ tôi đặt lại, chư phật tử kỳ tới trả bài hén, đúng ra là hết giờ rồi, phải trả đấy, cũng còn 10 phút.