BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 5
Giảng ngày 29-10-2003 âm lịch

Hôm nay chúng ta trở lại bản đồ cũ, tôi giảng một lần nữa coi chư phật tử hiểu không, nếu hiểu chúng ta sẽ qua bài khác, nên nhớ nhen, cái này chư phật tử về tham thiền cho kỹ, đó là cái căn bản của Đạo Phật đấy, tôi xuất gia mấy chục năm nay, tôi coi tất cả Kinh, rồi cuối cùng tóm được trong cái bản này, nếu mình nắm, hiểu được thì mình đỉ vào bài Kinh Sáu Sáu dễ dàng hơn, còn nếu không nắm được là sau đi vào bài Kinh Sáu Sáu rất khó đấy, tất cả cái này là để giải thích bài Kinh Sáu Sáu và tất cả các Kinh Pháp của Phật giáo đều nằm trong này, thì dựa vào Duy thức mà chúng ta giải thích vậy.

Thì chư phật tử có bản đồ đem ra hen, thì cái bản đó hôm trước có phát rồi, coi theo đó chúng ta giải thích theo cái bản đó để chúng ta nắm vững cái vấn đề tiến trình của ngũ uẩn, tức là tiến trình của luân hồi sanh tử khổ của chúng ta, và con đường đứng lặng để đi tới giải thoát, chỉ có bấy nhiêu đó thôi, chỉ có con đường xao động và con đường đứng lặng, mà từ đâu có xao động, từ đâu có đứng lặng thì trong bản này đã có chỉ một cách rõ ràng, nhưng mà chúng ta phải theo lời giảng chúng ta mới nắm được, về chúng ta phải ráng học thuộc nhé, coi tới coi lui rồi tham thiền chúng ta mới đi tới giải thoát đưọc, còn nếu không chúng ta lọt vào ngoại đạo đấy, tức đi con đường lẩn quẩn không đi tới con đường giải thoát luân hồi sanh tử khổ được.

Thì vô đầu đó là:

– Vô chất tánh cảnh, bất biến, phi không gian phi thời gian, chân như tịnh hay là tức thể võ trụ.

– Còn cái thứ hai hữu chất tánh cảnh ỉà chuyển biến đứng lặng hay thời gian, phi không gian, hay chân như động tức ỉà tướng của võ trụ.

Chúng ta biết rằng theo như trong Đạo Phật, thì thật tướng của tất cả các pháp tức là hiện tượng giới đấy: đất nước cỏ cây thú người trời, tất cả cái gì thiên la vạn tượng mà chúng ta thấy bằng mắt, nghe bằng cái lỗ tai, ngửi bằng cái mũi, nếm bằng cái lưỡi, xúc chạm bằng cái thân đều là không có, mà thật tướng của nó chỉ có thời gian và không gian, hay đi thẳng vào đó thời gian không gian cũng không có luôn, mà chỉ có một biển quang minh hào quang sáng chói thế thôi, đó là cái thật tướng của các pháp là vô tướng, tức là không có hình tướng, đó là cái căn bản của Đạo Phật.

Vô tướng đây không phải là không có hình tướng gì hết, nghĩa là chỉ có vùng hào quang sáng chói thôi, mà trùm khắp cả võ trụ, vô lượng vô biên, cái đó là cái đầu tiên, cái đó chúng ta kêu là cái bất biến, tức là không có thay đổi, không có biến chuyển, không sanh không diệt, không sạch không dơ, không thêm không bớt, không là gì hết, không đàn ông không đàn bà, không đất nước lửa gió, không

Cỏ cây không thú người, không trời Phật gì hết, chỉ là một vùng hào quang yên lặng mà thôi, cái đó trong Duy thức học kêu là vô chất tánh cảnh. Vô là không, chất là bản chất hình tướng hiện tượng, không có hiện tượng, là cảnh Phật tánh, tánh là Phật tánh, cảnh là hiện tượng giới, hiện tượng thật là không có hình ảnh gì hết, không có không gian và thời gian gì hết, nó luôn luôn đứng lặng kêu là chân như tịnh hay là bất biến, không có chuyển biến, mà định nghĩa cho rõ ràng không chuyển biến đó có nghĩa là bao trùm hết tất cả mọi chuyển biến, chúng ta phải hiểu Đạo Phật như vậy, chớ không phải không chuyển biến là trơ trơ như đất như đá, thật sự đất đá cũng chuyển biến đấy mà chúng ta không thấy thôi, chúng ta thấy đất đá hay cái nhà hay cái pháp đường mà chúng ta nghe giảng pháp đứng một chỗ, thật sự ra sự vật không có cái gì đứng một chỗ hết, tất cả đều đang chuyển biến từng sátna và từng chu kỳ. Thì theo Đạo Phật, cái chuyển biến nhanh nhất, vận tốc thần tốc dường như là bất biến, thì cái chuyển biến nhanh này chỉ có Như Lai mới thấy được thôi, còn Bồ tát cũng vẫn thấy nó là bất biến, thì đó trong Duy thức học kêu là vô chất tánh cảnh, thì cái chuyển biến nhanh này, nó quá nhanh như đứng lặng, nó hoàn toàn dường như bất biến.

Rồi bắt đầu nó chuyển biến chậm xuống thì chúng ta thấy dường như có chuyển biến, thì ở đây Bồ tát thấy được, thì cái chuyển biến này kêu là chuyển biến đứng lặng, nghĩa là chuyển biến mà nó không có lắc lư, nó không có dập dềnh, nó không có xao động, mà nó đứng lặng một chỗ, thì chuyển biến này luôn luôn đi theo đường thẳng, thì chúng ta kêu là thời gian tuyệt đối, tức là chỉ có nhận thức thôi mà không có đối tượng nhận thức. Thì tôi đã giảng nhận thức và đối tượng rồi.

Thí dụ con mắt thấy hình ảnh Phật Thích Ca, thì con mắt của tôi là nhận thức, còn cái hình ảnh Phật Thích Ca bị thấy đó là đối tượng của nhận thức, thì nơi đây chỉ có nhận thức thôi chứ không có đối tượng, nhưng mà chúng ta phải hiểu nghĩa “không có đối tượng” không có nghĩa là không có cái đối tượng của nó, nghĩa là có nó vẫn thấy, mà không có nó vẫn thấy, thì chúng ta kêu là nhận thức tuyệt đối, tức là tôi thường giảng kêu là cái hiện tiền, cái này không có quá khứ không có hiện tại cũng chẳng có vị lai, mà chỉ có cái hiện tiền thôi, nghĩa là chụp được cái hiện tại từng sátna, trong cái sátna này gồm cả quá khứ hiện tại và vị lai trong đó, nghĩa là quá khứ hiện tại và vị lai chỉ là sự chuyển biến thôi, chớ không có cái hiểu biết hôm qua hiểu biết hôm nay và cái hiểu biết ngày mai, vì chúng ta thấy cái hiểu biết hôm nay của chúng ta khác với cái hiểu biết hôm qua, nó khác với cái hiểu biết ngày mai, nhưng mà trong cái hiện tiền chỉ có sự hiểu biết thôi, nghĩa là quá khứ cũng là hiểu biết hiện tại cũng là cái hiểu biết và vị lai cũng là cái hiểu biết, bằng nhau, không có hiểu biết quá khứ hiện tại và vị lai khác nhau, thành ra kêu là cái hiểu biết tuyệt đối, hiểu biết tất cả sự vật theo chuyển biến của sự vật, thành ra nói nó là cái hiểu biết cũng không đúng mà nói nó là cái không hiểu biết cũng không đúng, thành ra người ta nói: “Bát nhã là biết mà không biết, không biết mà biết tất cả ” là cái chỗ đó, chư phật tử nên nhớ hén, hễ tôi giảng qua cái Bát nhã qua cái thực chứng võ trụ thì phải dùng danh từ làm như là chơi chữ vậy đó, thì chư phật tử phải hiểu cái đó cho nó rành.

Như vậy chúng ta kêu là hữu chất tánh cảnh, tức là cái cảnh thật của sự vật bắt đầu có cái hình mà chưa có tướng, có cái hình tức là có cái sự chớp nhoáng, có cái thời gian mà vẫn xuyên suốt, tức là chúng ta chụp mà nó không dính, nhưng mà nó mờ mờ dường như cái tịnh xá, nhưng mà thật sự không phải là cái tịnh xá, nó xuyên suốt, thì cái đó kêu là chuyển biến đứng lặng, cũng gọi là hữu chất tánh cảnh, tức là nơi đây có thời gian, có nhận thức, thời gian tức là nhận thức đấy, nhưng mà chưa có đối tượng nhận thức, tức là chưa có không gian, chưa có không gian tức là bao trùm tất cả mọi thời gian và không gian tương ưng xao động, chút nữa chúng ta đi sâu xuống dưới đó. Rồi từ đó chúng ta kêu hai cái đó là alaya của võ trụ, tức là alaya vô lượng vô biên của tất cả mọi chúng sanh và mọi pháp giới đều nằm trong alaya này, từ alaya này mà phát hiện ra.

Rồi do một niệm bất giác, niệm bất giác này thì khó đấy, thì chúng ta không thể hỏi một niệm bất giác này từ đâu mà có, muốn trả lời câu hỏi này thì tôi thường trả lời như người mù, người đui mà hỏi ánh sáng mặt trời vậy đó, thì cái câu mà đặt ra niệm bất giác này từ đâu mà có, câu hỏi này sai, câu này chỉ có người đui mới hỏi thôi, nhưng mà khi chúng ta có trí tuệ con mắt sáng rồi câu hỏi này không có, nhưng mà đối với chúng ta cỏn đang đui thì chúng ta cứ đặt câu hỏi, nhưng mà nên nhớ là không có câu trả lời, mà nên nhớ sự tu chứng đắc thì câu trả lời không còn nữa, thành ra người đui cứ tự do hỏi ánh sáng mặt trời, nhưng mà nhớ vĩnh viễn không bao giờ có câu trả lời cho người đui, mà chỉ có trị bệnh con mắt đui của người đui mà thôi, đó là câu trả lời độc đáo và dứt khoát và rõ ràng nhất.

Thì đó chúng ta kêu là một niệm bất giác, kêu là căn bản vô minh, tức là vô minh gốc, từ đây mà có vạn vật chúng sanh và các pháp.

Thì do cái niệm bất giác đó mới mới lọt xuống alaya của cá nhân tức là của chúng ta bây giờ, chúng ta bây giờ là cái alaya cá nhân, tức là nó dính liền một phần nhỏ tí teo với alaya của võ trụ.

Thì alaya cá nhân ở đây là nó không cỏn bất biến nữa, mà nó là chuyển biến đứng lặng, và từ nơi đó có chuyển biến xao động luôn, nó cả hai phương diện. Thành ra chuyển biến đứng lặng thì kêu là chân, còn chuyển biến xao động thì kêu là vọng, thành ra chân với vọng hòa hiệp chung với nhau. Chân đây có nghĩa là chỉ có chuyển biến đứng lặng thôi, tức là có thời gian tuyệt đối mà chưa có không gian; và đồng thời nơi đây cũng có thời gian tương ưng với không gian luôn đó là chuyển biến xao động. Hay nói cách khác chuyển biến đứng lặng đó chúng ta kêu là năng lực hay là thức, rồi chuyển biến xao động chúng ta kêu là chủng tử, tức là bắt đầu có những hột giống nhỏ nhỏ, những cái điện tử lăn tăn trong đó, rồi điện tử này nó biến mất thì nó biến thành ra đứng lặng, rồi một chút nữa nó bắt đầu hiện hình, bắt đầu có chủng tử nữa thì kêu là xao động, rồi nó lại biến mất thành năng lực hay là thức thì kêu là đứng lặng, rồi chớp nhoáng đó nó liền có xao động lại, bắt đầu có chủng tử nữa.

Thành ra chúng ta thấy rằng khoa học không thể nắm được cái đó. Tại sao có lúc thì nó biến mất thành một cái năng lực, tức là một luồng khói hay cái làn sóng, rồi nó lại hiện ra những điện tử, Phật giáo kêu là chủng tử, thì trong chủng tử này có thiện có ác có vô ký thì kêu là xao động, nhưng một chút nữa rồi chủng tử thiện ác và vô ký chuyển biến thành năng lực, rồi nó lại trở về với alaya võ trụ, rồi nó trở lại, rồi lại chuyển biến xao động, hén. Thì bây giờ chúng ta chia làm hai:

Khi nó chuyển biến đứng lặng thì nó tiếp tục nữa, thì alaya cá nhân của chúng ta chuyển biến đứng lặng kêu là mặt trăng thứ nhất; còn mặt trăng thật tức là chân như tịnh và chân như động, tức là vô chất tánh cảnh và hữu chất tánh cảnh của võ trụ, đây mới là cảnh giới thật sự, cảnh giới của tất cả chư Như Lai, chúng ta cũng sẽ trở về đó, nếu chúng ta biết cách tu tập.

Bây giờ chúng ta nói về alaya cá nhân. Chúng ta nên nhớ, cái chuyển biến đứng lặng chúng ta kêu là chân là tạm thôi, còn nếu so với alaya võ trụ thì nó đã hiện hình rồi, nó bắt đầu có hình rồi, thành ra đối với alaya võ trụ thì nó vẫn là vọng, nhưng mà đối với cái chuyển biến xao động thì nó lại là chân, cái đó khó của Phật giáo, khó của Kinh Thủ Lăng Nghiêm đấy. Thành ra cái chuyển biến đứng lặng chúng ta kêu là không phải chân không phải vọng, tức là trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm kêu là mặt trăng thứ hai, chẳng phải chân mà chẳng phải vọng, chúng ta phải hiểu chỗ đó, chỗ đó là chỗ nhức đầu nhất của người đọc Kinh mà không hiểu. Thành ra thường thường chúng ta thấy cái chuyển biến đứng lặng nếu nói nó là chân thì sai, mà cũng không sai, nếu so sánh cái xao động thì nó là chân, nhưng mà so với cái bất biến của võ trụ thì nó lại là vọng.

Còn chuyển biến xao động thì vọng hẳn rồi đó, kêu là con đường vọng hóa, càng ngày càng đi xuống vô lượng hình tướng, càng hóa hiện vô lượng hình tướng, thành ra kêu là chuyển biến xao động là vọng.

Còn chuyển biến đứng lặng nó đi lên, đi xuống càng ngày càng chuyển biến càng nhanh, rồi chuyển biến chậm lại, nhưng mà luôn luôn xuyên suốt, tức là chỉ có lờ mờ cái hình mà chưa có tướng, tức là chúng ta còn kêu danh từ chuyển biến đứng lặng là pháp chấp.

Còn chuyển biến xao động là ngã chấp. Hễ ngã chấp thì có ngã với pháp tương ưng, tức là đối đãi với nhau.

Còn nếu chuyển biến đứng lặng đó thì chỉ có pháp mà thôi, nhận thức cũng là pháp, mà đối tượng nhận thức cũng là pháp, nơi đây chưa có không gian, tôi dùng chữ chưa có, chưa có không gian.

Hễ có không gian thì bắt đầu có ngã pháp tương ưng, tức là thời gian và không gian tương ưng.

Còn nếu mà chỉ có thời gian tuyệt đối thì nơi đây chỉ có sự chuyển biến và chuyển biến mà thôi, chớ không có người nhận thức và cũng không có đối tượng nhận thức. Chúng ta nên nhớ như vậy, chỉ có sự nhận thức tuyệt đối mà thôi, đó là con đường hiện tiền, con đường đứng lặng mà chúng ta phải tu tập để trở về alaya của võ trụ, tức là thành Như Lai, sự tu tập có thế thôi. Thành ra ở đây alaya cá nhân chúng ta để ý lại hen, chúng ta phải để ý lại cho nó rõ, thì alaya cá nhân là của chúng ta, còn alaya võ trụ chúng ta nói sau, cái đó nó cao siêu lắm.

Bây giờ alaya cá nhân trong đó tôi đề là chân vọng hòa họp, thì chữ chân đây nên nhớ là chuyển biến đứng lặng, còn vọng đây là chuyển biến xao động, nên nhớ nó như vậy, còn chuyển biến thật sự alaya võ trụ thì cái đó chân thật sự đấy, còn cái chân đây nên nhớ là chân đối với vọng, còn cái chân thật sự thì chân vọng gì cũng là tương đối với nhau. Thành ra theo đạo Phật, cái chân mà đối với vọng thì cái chân đó cũng chưa thật sự là chân, còn cái alaya võ trụ mới thật sự là chân đấy, nghĩa là nó bao trùm luôn cả chân vọng, nó không phải chân mà cũng không phải vọng, mà nó là bao trùm luôn cả chân vọng. Còn ở đây chân là đứng lặng đối với cái vọng xao động. Còn alaya võ trụ nói nó chân không đúng mà nói nó vọng không đúng, nó là tuyệt đối chân, thành ra bao trùm cả cái chân vọng tương đối với nhau. Chúng ta phải hiểu cái Đạo Phật nó hơi khó hiểu vậy đó.

Thì ở đây chúng ta thấy rằng nó chia làm hai, thành ra tôi thường nói là sông Tương nước chảy đôi dòng, ở đây alaya nó chảy làm hai dòng: một dỏng đứng lặng là tiếp tục cái alaya của võ trụ, tiếp tục cái đứng lặng của alaya võ trụ, tức là tiếp tục hữu chất tánh cảnh của võ trụ, của alaya võ trụ, tức là con đường đứng lặng; còn con đường xao động là tự nó tạo ra.

* Thì bây giờ chúng ta nói về con đường đứng lặng, tiếp tục cái alaya hữu chất tánh cảnh của võ trụ, thì bây giờ kêu là hiện lượng tánh cảnh, thì cái cảnh nó cũng là hữu chất tánh cảnh nhưng mà đã xuống cấp, danh từ của Phật giáo thì không có, nhưng mà tôi suy nghĩ hoài tôi dùng chữ xuống cấp thôi, trong đó chỉ nói xuống chớ không dùng chữ xuống cấp, thì tôi thấy ở đây chúng ta thường nói cái nhà xuống cấp, tức là cũng cái nhà đó nhưng mà lâu năm rồi nó sờn bớt nó bắt đầu mờ đi, bắt đầu nó cũ đi, nhưng mà hình tướng vẫn như cũ, chớ chúng ta không đập phá gì hết, càng ngày nó càng xuống cấp, tới chừng nó mục nó gãy thôi.

Thì đây cũng vậy, ban đầu nó là hữu chất tánh cảnh và vô chất tánh cảnh, nhận thức của nó là vô chất tánh cảnh, tức là không có thời gian không gian gì hết, nhưng mà đối tượng của nó chuyển biến là bắt đầu chuyển biến thì có thời gian mà chưa có không gian, thì xuống tới đây thì bắt đầu có hình, thành ra kêu là hiện lượng, Lượng là cái nhận thức là cái hiểu biết, Hiện là bày ra, bắt đầu nhận thức có sự bày ra. Bày ra cái gì? Bày ra cái hình, tức là lờ mờ hay lù mù, thì ở đây thường trong Duy thức học kêu là Hư vô vi tế.

Hư vô tức là nó rất mênh mang bềnh bồng khắp cả võ trụ, Vi tế tức là rất nhỏ nhiệm, vi là nhỏ, tế là đập nát ra bấy ra, thì Vi tế hai chữ này đều là nhỏ nhiệm, chữ vi chúng ta kêu là vi trùng tức là côn trùng rất nhỏ, tế là đập nát bấy nhầy ra, cái Hư vô vi tế là cái hình tướng rất là nhỏ nhiệm, nghĩa là chớp nhoáng dường như có hình, nhưng mà hình gì thì không có, nó chỉ là mờ mờ vậy thôi.

Còn vô chất tánh cảnh thì nó không có hình không có tướng gì hết, nó chỉ là một vùng ánh sáng uyên nguyên rực rỡ sáng lòa.

Còn đây bắt đầu hơi mờ xuống một chút, tôi dùng chữ mờ chớ thật sự nó sáng lắm đấy, nhưng mà so alaya võ trụ thì nó hơi mờ hơn, thành ra dường như có hình, thì bắt đầu có cái nhận thức.

Còn alaya võ trụ thì không có nhận thức không có đối tượng nhận thức gì hết, mà nó bao trùm tất cả nhận thức của đứng lặng và nhận thức của tương ưng.

Đó, thì chúng ta phải hiểu như vậy, Phật giáo nó hơi khó chỗ đó đấy.

Thành ra kêu là hiện lượng tánh cảnh, là cái nhận thức bắt đầu bày ra, hiện ra bày ra, còn cảnh thì vẫn là hữu chất tánh cảnh nhưng mà bị xuống cấp, tức là hữu chất tánh cảnh của võ trụ thì nó rất là sáng, nó chỉ hơi mờ thôi, xuống đây nó mờ nhiều một chút, thì cũng tánh cảnh thôi, tức là bắt đầu có hình, còn vô chất tánh cảnh là chưa có nhận thức, còn đây hiện lượng tức là bắt đầu có nhận thức mà nhận thức tuyệt đối, kêu là nhận thức hiện tiền, thì cái cảnh của nó là như vậy. Rồi bắt đầu chiếu soi và tự chiếu soi.

Chiếu soi ỉà gì? Chiếu soi tức là soi ra ngoài.

Tự chiếu soi tức là soi trở lại trong, mà chúng ta thường dùng danh từ nghe thường nhất là hồi quang phản chiếu, đó là tự chiếu soi.

Nhưng mà chúng ta thấy rằng nhận thức và đối tượng nhận thức ở đây đều là nhận thức hết, tức là chưa có đối tượng, nó chỉ là một vùng hào quang sáng rồi mờ, rồi trở lại sáng rồi mờ,…. cứ thế, thành ra chiếu soi và tự chiếu soi cũng vẫn là hào quang mà thôi, chỉ có nhận thức mà thôi, đối tượng nhận thức cũng là nhận thức, mà nhận thức cũng là nhận thức, thành ra chúng ta kêu nhận thức cũng là pháp mà đối tượng nhận thức cũng là pháp, cho nên chiếu soi nó về nó tự nhập một với tự chiếu soi, rồi tự chiếu soi nhập một với chiếu soi, hai cái nó chuyển biến tới chuyển biến lui, nhưng mà cái chiếu soi nó chuyển biến nhanh hon, còn cái tự chiếu soi nó chuyển biến hoi chậm hơn, nhưng mà vì chưa có tướng chưa có không gian cho nên nó vẫn nhập một. Chư phật tử phải hiểu cái chỗ đó. Thành ra tôi thường dùng chữ đứng lặng nhập vào đứng lặng, chiếu soi thì nó chuyển biến mà đứng lặng, và tự chiếu soi cũng chuyển biến mà đứng lặng, cho nên hai cái đi tới đi lui chiếu ra rồi hồi quang phản lại cũng dính một thôi, nên nhớ chỗ đó, thành ra ở đây chúng ta thấy rằng nó là vô ký vô phú.

Vô ký vỏ phú là sao? Là cái hiểu biết này rất là hồn nhiên, nó hiểu biết mà không hiểu biết gì hết, nó chỉ là cái nhận thức thế thôi, chớ tự nó không có cái hiểu biết, mà tất cả những chuyển biến nào thì nó đều hiểu biết theo chuyển biến đó. Cái này chúng ta phải hiểu biết cho rành dấy.

Cũng nhu cái guong vậy đó, cái gương nói nó có cái hiểu biết thì không đúng, nói nó không hiểu biết thì không đúng, nhưng mà tất cả sự vật gì nó đều chiếu rọi vào đó, cái gương thì nó nhận cái ánh sáng của mọi sự vật rồi nó phản chiếu trở lại, thành ra mọi sự vật gì có cái biết thì nó cũng biết y như vậy, nhưng mà cái biết không phải của nó, mà là của tất cả mọi sự vật khác. Thành ra nói nó là không biết thì đúng mà không đúng, bởi vì tự nó thì nó không có cái biết, nhưng mà sự vật nào có cái biết thì nó biết y như vậy, thành ra nói nó không biết cũng không đúng, thành ra chúng ta phải dùng là “nó biết mà không biết, không biết mà biết tất cả”. Đó là xong cái alaya cá nhân của thức thứ tám.

* Bây giờ nó xuống cấp thêm một bực nữa kêu là mặt trăng thứ hai, tức là do cái vọng tưởng kiên cố mới đập vào cái tướng phần alaya, alaya tôi nói hồi nãy đó, chia làm hai: với kiến phần là cái đứng lặng chuyển biến nhanh, còn cái tướng phần cũng là đứng lặng chuyển biến hơi chậm một chút, mà kiến phần này nó trở về với tướng phần, nó chạy ra tướng phần, rồi tướng phần chạy trở lại kiến phần,… cứ như thế mãi.

Bây giờ nó chuyển biến xuống một cấp nữa, thì do cái vọng tưởng kiên cố nó đập vào cái tướng phần của nó, thành ra nó xuống tới cái phần thứ hai, chúng ta kêu đó là vọng tưởng Hư minh le lói chiếu soi, chút nữa chúng ta thấy thức thứ 6 chụp mũ, đó chúng ta kêu là thọ uẩn, còn bây giờ nó chưa kêu là thọ uẩn.

Thì ở đây chúng ta qua kiến tinh tức là Hư minh le lói chiếu soi mà trong 10 kiết sử thường kêu là phóng dật, 10 kiết sử trong Kinh Sáu Sáu đấy, chúng ta thấy khó chỗ đó, danh từ nó quá nhiều.

Hư minh là gì? Hư là không thật, Minh là sáng, là không thật sáng, nó le lói dường như có hình mà dường như chưa có hình, đây không nói cái tướng à, tướng là vĩnh viễn không có rồi đó, nó dường như có cái hình mà dường như không có, mà dường như có hình thì là minh, mà dường như không có hình đó là hư, thành ra kêu hư minh là chập chờn le lói dường như có vật mà dường như không vật, dường như có hình mà dường như không hình, thành ra kêu là hư minh.

Còn phóng đật là gì? Phóng là buông ra, dật là chập chờn, cái tâm buông ra chập chờn bồng bềnh dường như có vật mà dường như không vật, đó là danh từ trong 10 kiết sử, cỏn ở đây danh từ trong Kinh Lăng Nghiêm.

Thì ở đây cũng vậy, cũng còn giữ tánh chất là hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà nhớ rằng nó khác với hiện lượng tánh cảnh của thức thứ tám, nếu nói khác thì không đúng, mà nếu nói không khác thì cũng không đúng, mà ở đây phải nói rằng hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu bị xuống cấp. Bị xuống cấp tức là cái nhận thức của nó cũng là đứng lặng vậy, nhưng mà nó chuyển biến chậm lại, còn đối tượng nhận thức đó là tánh cảnh thì bắt đầu cũng chuyển biến chậm lại hơn nữa, thì sự vật dường như có hình rõ rệt hơn, cô đọng hơn, nhưng mà hình gì cũng chưa có, nhưng mà nó cô đọng hơn nó bắt đầu rõ ràng hơn, mà chúng ta nên nhớ cái gì càng rõ ràng thì cái đó càng thô tháo, mà cái gì càng vi tế càng nhỏ nhiệm là cái đó gần với chân lý vi tế hơn, nhưng mà người đời đảo lộn điên đảo, Đức Phật Thích Ca mới nói.

Như chúng ta thấy cái tịnh xá này có kèo cột cây rõ ràng, chúng ta cho cái này là thật, theo khoa học đó mà “thực nghiệm lâm sàn”, nhưng mà Đức Thế Tôn nói điên đảo.

Còn nếu cái tịnh xá này biến chuyển từng sátna, nó như là cái đám mây, nó cũng có cái tịnh xá như vầy, nhưng mà chúng ta đi qua cột không đụng đầu không lỗ đầu, muốn đi qua vách thì đi, đi qua cửa thì đi, thì chúng ta thấy cái này là hoang đường, vi tế, nhưng theo Đạo Phật thì cái này gần với chân lý hon, đó là cái chuyển biến đứng lặng đấy.

Còn cái tịnh xá mà đi theo cửa thì thôi, đi qua vách lỗ đầu, thì chúng ta cho đây là thật, nhưng mà theo Đạo Phật cái đó là đảo lộn, cái đời sống điên đảo. Cái gì càng kiên cố càng nắm bắt được càng thực nghiệm lâm sàn chừng nào thì cái đó càng thô tháo càng xa chân lý, xa sự thật hơn.

Thành ra chúng ta thấy cái nhìn của khoa học bây giờ với cái nhìn của chúng ta bây giờ là cái nhìn điên đảo, thì chính khoa học mới bây giờ cũng công nhận đạo Phật là đúng.

Như chúng ta thấy nước là nước, thì cái nhìn đó xa chân lý. Còn nếu thấy nước là H2O thì gần với chân lý hơn. Còn thấy nước là điện tử thì gần chân lý hơn nữa. Còn thấy nước là năng lực thì gần sát một bên chân lý rồi. Thì thấy nước là năng lực tức là quá vi tế rồi; mà nếu thấy nước thấp xuống là điện tử thì tất nhiên thô tháo hơn; còn nếu nước là H20 thì thô tháo hơn nữa; cỏn thấy nước là nước càng thô tháo nữa; còn thấy nước là máu thì quá tệ rồi.

Thành ra chúng ta thấy cái gì càng rõ ràng càng kiên cố càng sờ mó được thì cái đó càng xa sự thật, xa chân lý. Chúng ta phải có một cái nhìn như vậy, thì chúng ta mới đi tới giải thoát được. Đó là tôi xin nhắc lại thôi.

Vậy chúng ta trở lại. Đây hiện lượng tánh cảnh, chúng ta nên nhớ, hiện lượng tánh cảnh này với hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8 nói giống thì cũng không đúng, mà nói khác cũng không đúng, thì cũng là nhận thức đứng lặng thôi, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức đều là thức hết, đều là pháp hết, nhưng mà bắt đầu lộ hình tướng rõ rệt hơn, cô đọng hơn.

Còn hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8 cũng là nhận thức và đối tượng nhận thức cũng là pháp hết, cũng là đứng lặng hết, nhưng bắt đầu vi tế hơn, thành ra kêu là Hư vô vi tế, nó rất là bàng bạc, nó rất là mong manh.

Còn cái này kêu là Hư minh le lói chiếu soi, tức là bắt đầu có vật hay không vật thì tướng nó hiện ra rõ ràng hơn.

Còn hiện lượng tánh cảnh của võ trụ không thể kêu hiện lượng được, vì nó không phải là một sự nhận thức, mà nó bao trùm vô lượng nhận thức, thành ra kêu là vô chất tánh cảnh, nghĩa là cảnh thật sự mà không có hình tướng, không có hình không có tướng gì hết, có nghĩa là có vô lượng vô biên hình tướng và

Vô lượng vô biên cái hình mà chưa có tướng, thành ra không thể kêu nó là hiện lượng được mà phải kêu là vô chất tánh cảnh, thì vô chất tánh cảnh cũng là một hình thức khác của hiện lượng nhưng mà vượt hết tất cả mọi hiện lượng. Bởi vì alaya cá nhân hiện lượng tánh cảnh chỉ thấy được cái alaya cá nhân thôi. Còn alaya võ trụ là vô chất tánh cảnh thấy được vô lượng vô biên alaya cá nhân của người, của thú, của cỏ cây, của trời của Phật, thành ra đây dùng danh từ khác không phải kêu là là hiện lượng kêu là vô chất tánh cảnh, nhưng mà chúng ta phải hiểu rằng nó cũng là một cái hiện lượng đấy, nhưng mà hiện lượng siêu tuyệt, để chúng ta thấy rằng nó có liên lạc với nhau nhưng mà danh từ dùng khác để cho chúng ta có một cái nhận thức khác.

Cỏn thức thứ 8 và 5 thức đầu, chúng ta nên nhớ có vọng tưởng kiên cố thì đây không phải là nhận thức mà nó là một sự đập vào nhận thức đấy, nhưng mà nhận thức rất mơ hồ đập vào tướng phần của alaya để có Hư minh le lói, để có cái phóng dật, thành ra trong Duy thức thường không để nó, nó là cái gạch nối liền. Cũng như chúng ta thấy là một cái căn bản vô minh, thì nó cũng là một cái nhận thức vậy nhưng mà nó là một cái nối liền giữa alaya võ trụ và alaya cá nhân, thành ra kêu nó là căn bản vô minh. Thì ở đây cũng vậy, từ alaya cá nhân mà xuống tới cái nhận thức của 5 thức đầu thì có cái gạch nối tiếp thì đó kêu là chi mạt vô minh, tức là vọng tưởng kiên cố, nó chỉ là một sự đập vào đó, một sự tác ý vô đó để mà có 5 thức đầu thôi; cũng như alaya cá nhân có một sự tác ý vô trong đó mới có căn bản vô minh, do một niệm bất giác thành ra kêu là căn bản vô minh, còn ở đây do sự muốn có hình tướng muốn có hình, thành ra kêu là chi mạt vô minh. Thành ra Alahán phá được chi mạt vô minh thôi, còn căn bản vô minh thì Bồ tát Chư Như Lai mới phá được.

Mà hai cách phá khác nhau:

– A-la-hán, cách phá là nhận hết tất cả ngũ uẩn đều là chân không, đó là phá được chì mạt vô minh.

– Còn căn bản vô minh thì phải tùy thuận chở không phá, căn bản vô minh đời đời kiếp kiếp nó vẫn vậy thôi, mình phải thị hiện phải phát bồ đề tâm thì mới phá được căn bản vô minh.

Còn chi mạt vô minh là thấy rõ thì tất cả pháp giới này, tất cả tam giới này đều trở về chân không, tức là không hình tướng gì hết, chỉ là một vùng hào quang sáng chói thôi, tức là cái thế cái thể vô chất tánh cảnh của võ trụ, nhưng mà không có hữu chất, thành ra mới kêu là nửa Niết Bàn, hay là trong Kinh Pháp Hoa kêu là hóa thành dụ. Chúng ta phải hiểu.

Thành ra ở đây tôi nhắc lại, Hiện lượng tánh cảnh này nó giống cái hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8 mà không giống, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức cũng là đứng lặng cũng là pháp thôi, nhưng bắt đầu có hình hơi rõ rệt một chút, cô đọng hơn; rồi chiếu soi và tự chiếu soi cũng là cô đọng hơn, chiếu soi chậm lại tự chiếu soi cũng chậm lại nhung mà vẫn nhập một; cỏn chiếu soi của thức thứ 8 rất nhanh và tự chiếu soi cũng rất nhanh; còn ở đây chậm hơn nhung mà cũng giống vậy thôi, thành ra tôi dùng danh từ xuống cấp, tức là bắt đầu chuyển biến đứng lặng yếu hơn chậm hơn, do chuyển biến đứng lặng yếu hơn chậm hơn thì ở đây bắt đầu nó có vấn đề thọ cảm, cỏn thức thứ 8 thì nó bất lạc bất khổ thọ là nó chua có vui chua có buồn bởi vì nó đứng lặng mà, nó chua có cảm giác, thành ra chúng ta kêu là xả thọ, nhung mà tôi thêm một chữ, phật tử thêm vô chữ là hồn nhiên.

Hồn nhiên xả là gì? Xả là buông bỏ, buông bỏ tức là buông bỏ cái khổ cũng nhu buông bỏ cái vui, ở đây không có vấn đề khổ vui, bởi vì chua có không gian chua có con nguời, mà chỉ có cái hình mơ màng thôi, mà nó chuyển biến quá nhanh thành ra kêu là hồn nhiên, tức là ở đây chúng ta thấy là cũng cái cảm giác bất lạc bất khổ nhưng mà nó khác với bất lạc bất khổ của 5 thức đầu, của 5 thức đầu là bình thường.

Bình thường là sao?

Còn hồn nhiên là sao?

Cũng là xả thọ hết á, nhưng mà cái xả thọ của 5 thức đầu có thể cải sửa được, nghĩa là có thể dung thông được, danh từ trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm kêu là dung thông.

Dung là gì? Dung là trộn lẫn, thông là không chướng ngại, trộn lẫn không chướng ngại, cũng như sữa trộn với nước vậy, thì chúng ta thấy khó phân biệt cái nào là sữa khó phân biệt cái nào là nước, thì 5 thức đầu có thể bị trộn lẫn.

Nhưng mà thức thứ 8 này không trộn lẫn được, nghĩa là thức thứ 8 nó không đi tới chỗ đó, nó chuyển biến sao thì thức thứ 6 không

nhận biết được nó, thành ra nó cũng là xả thọ, nghĩa là nó không vui không buồn, nhưng mà không vui không buồn một trạng thái kêu là hồn nhiên là như vậy thôi. Cũng như đứa con nít nó không vui không buồn, bây giờ mình dạy làm sao mình nói làm sao thì nó vẫn là cái tánh con nít nó vẫn hồn nhiên thôi.

Còn 5 thức đầu thì nó không phải hồn nhiên đấy, nó không phải là hồn nhiên đấy, nó xả thọ nhưng mà khi mình cải sửa thành lạc thọ khổ thọ thì nó trở thành lạc thọ khổ thọ. Tôi lấy thí dụ, chẳng hạn như bây giờ tôi ngồi đây tôi không bệnh, tôi không nhức đầu, tôi nhức răng, thì trạng thái này trong Duy thức kêu là xả thọ của 5 thức đầu, nghĩa là bất lạc bất khổ đấy, nhưng mà tôi không biết, tôi không ý thức. Bây giờ tư nhiên cái răng tôi sâu tôi nhức quá xá, tôi phải đi nhổ hoặc tôi lấy cà lấy gì đơm vô cho nó hết nhức, thì bây giờ tôi mới biết hồi nãy không nhức răng đó là trạng thái vui, nhưng mà hồi nãy tôi không biết, tới chừng tôi chữa hết nhức răng rồi tôi quên đi tôi trở lại trạng thái bất lạc bất khổ nữa, thì đó là trạng thái bất lạc bất khổ của 5 thức đầu, tức là xả thọ bình thường, bình thường thì có thể cải sửa khi mà tôi bị nhức răng tôi biết hồi nãy không bị nhức răng đó là lạc, không nhức răng đó là lạc, rồi khi mình trở lại thường bình lâu quá rồi mình quên, mình ở trạng thái bình thường, mình không thấy đây là lạc nữa, thì trạng thái này kêu là bất lạc bất khổ. Thành ra 5 thức đầu có thể sửa được, khi mà thức thứ 6 nó xen vô thì nó sửa bất lạc bất khổ này thành ra lạc thọ. Hay là tôi thí dụ khác nữa. Bây giờ mình ở đây mình nghe cái đám ma ở bên ngoài, thì đây mình đang nghe giảng pháp, mình thấy đám ma bên ngoài thì ở đây đâu có ai vui buồn, đám ma là đám ma chớ biết đám ma của ai mà vui, biết đám ma của ai mà buồn, nhưng mà chút xíu khi xả ra mình nghe đám ma bà thân của người bạn đạo mình, mà bạn đạo đó là chí cốt của mình, thì mình bắt đầu buồn. Hồi nãy bất lạc bất khổ của 5 thức đầu, còn bây giờ bị sửa lại thành ra khổ thọ, thành ra cái bất lạc bất khổ này bị chồng lên, bị ý thức nó in lên, mà tôi kêu là chụp mũ đấy, hén, trong Kinh Lăng Nghiêm kêu là in lên, là cái khổ thọ.

Còn thức thứ 8 nó cũng bất lạc bất khổ nhu vậy, nhung mà thức thứ 6 không hề hay biết gì hết, không hề xen vô đó, không hề chồng lên đó, không hề in lên nó cái gì được hết, không hề chụp mũ lên trên nó, nó luôn luôn là một trạng thái xả thọ yên lặng thôi.

Thành ra, cái xả thọ của thức thứ 8 là bất lạc bất khổ thọ này nói nó giống như 5 thức đầu thì không đúng, mà nói nó khác 5 thức đầu cũng không đúng, nhưng mà bất lạc bất khổ thọ của 5 thức đầu này bắt đầu nó yếu, rồi nó trở nên bình thường chớ không có hồn nhiên nữa, tức là nó có thể bị thức thứ 6 cải sửa hoặc là in lên hoặc là chụp mũ.

Còn thức thứ 8 thì thôi, thức thứ 6 đầu hàng, là không biết gì về sự chuyển biến của nó hết, chỉ là do đấng toàn giác tức là do đấng Như Lai chúng ta nói ra chúng ta biết thôi, qua sự học Duy thức thôi, còn nếu chúng ta muốn biết thì chúng ta phải đắc quả Alahán, còn Bất Lai cũng chẳng biết gì về thức thứ 8 này, bất lạc bất khổ thọ là do đấng toàn giác nói ra thôi, thành ra nói bất lạc bất khổ thọ hay là xả thọ.

Thì ở dưới 5 thức đầu cũng kêu bất lạc bất khổ thọ, cũng là xả thọ, nhưng mà tôi thêm là xả thọ bình thường, bình thường tức là nó chưa biết gì hết, nhưng mà cải sửa được.

Còn ở đây là xả thọ hồn nhiên, tức là thức thứ 6 không xen vô được, đây là chư phật tử phải để ý nhen, Duy thức nó khó đấy, nhưng mà nó là sự thật, rồi sau này chúng ta thấy phải hiểu cho rành đó, thành ra danh từ thì không đủ danh từ dùng.

Thành ra bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 8 cũng kêu ỉà xả thọ, nhưng mà tôi thêm chữ hồn nhiên, tức là không cải sửa được.

Còn 5 thức đầu cũng là bất lạc bất khổ thọ, nhưng kêu ỉà bình thường, tức là có thể cải sửa, có thể chụp mũ, có thể in lên đó được. Còn thức thứ 8 không được.

Nên nhớ hen, hai chữ này nó “không khác mà khác, khác mà không khác ”.

Còn một cái nữa Vô Ký cũng vậy, chúng ta để ý chữ Vô Ký với Bất lạc Bất Khổ Thọ nó hơi giống giống nhau nhưng mà khác.

– Bất lạc Bất Khổ Thọ nói về cảm giác.

– Còn Vô Ký nói về thiện ác.

Nó khác một chút xỉu ỉà: Cái cảm giác có những cảm giác vui mà lại ác, có những cảm giác vui mà ỉại thiện.

– Chẳng hạn như chúng ta nhập tứ thiền: thì chủng ta được trạng thái nhị thiền ỉà hỷ, trạng thái tam thiền ỉà lạc, thì cảm giác này là cảm giác vui nhưng mà thuộc ve thiện chớ khâng phải ác.

– Còn bây giờ chúng ta đi hút xì ke ma túy thì chúng ta được cảm giác vui, tôi thì không rành hén, không biết, tôi không có hút, nhưng mà những người hút khi mê rồi ra ngoài múa tùm ỉum, nghĩa là nó lâng lâng tôi không biết được, như café trà tôi có biết, trạng thải lâng lâng, hồi đổ ở ngoài tôi cũng uống café, uống vô nó tỉnh táo lâng lâng, thì đó cũng cảm giác lạc thọ đay hỷ đấy nhưng mà nó thuộc về ác.

Ảc nghĩa là gì? Đạo Phật định nghĩa hay lắm, ác có nghĩa là sa đọa.

Còn thiện có nghĩa là gì? Thiện có nghĩa là tiến hóa, thì cái trạng thái hỷ lạc này giúp chúng ta tiến hóa, giúp chúng ta tinh thần minh man, giúp chúng ta thấy được con đường giải thoát, thay nha chớ không phải giải thoát đâu, thì chính cái lạc thọ, hỷ này mới giúp chúng ta thay được con đường giải thoát, thì cái đó gọi là thiện tức là tiến hóa.

Còn những cảm giác lạc thọ, hỷ lạc nào làm cho chúng ta sa đọa, thì đó kêu là ác.

Còn một trạng thái không thiện không ác, thì cái đó kêu là vô ký, tức là không ghi nhận.

Thành ra chúng ta thấy cảm giác lạc thọ khổ thọ với cái thiện ác hơi khác nhau, hơi khác nhau.

Lạc thọ khổ thọ là cảm giác thôi, nhưng mà cảm giác này có thể đưa lên tiến hóa hoặc đưa xuống sa đọa. Mà nếu đưa xuống thì là ác, sa đọa thì là ác. Còn đưa lên tiến hóa thì là thiện.

Thành ra chúng ta nên nhớ:

Có những cảm giác lạc thọ mà lại ác.

Có những cảm giác lạc thọ mà lại thiện.

Có những cảm giác không ác không thiện thì kêu là vô ký.

Thành ra vô ký cũng giống như xả thọ, nhưng mà xả thọ nó thuộc về cảm giác, còn cái kia nó thuộc về vấn đề tiến hóa của tư tưởng, chúng ta phải hiểu như vậy.

Thành ra vô ký vô phú nó nặng về vấn đề tư tưởng nhiều hơn.

Còn bất lạc bất khổ nặng về cảm tình nhiều hơn, về cảm giác nhiều hơn. Chúng ta phải hiểu như vậy.

Thành ra ở đây: vô ký vô phú của thức thứ 8 nó khác với vô ký của 5 thức đầu, hay nói: khác mà không khác, không khác mà vẫn khác đấy.

Thì vô ký của 5 thức đầu là sao? Vô ký của 5 thức đầu là có thể cải sửa được.

Còn vô ký vô phú của thức thứ 8 là không thể cải sửa được.

Hai cái nó khác nhau. Thành ra thêm chữ vô phú.

Vô phú là gì? VÔ là không, Phú là che đậy, theo tiếng Hán hén, nhớ phú là che đậy, vô phú là không có che đậy, tức là không có bị điều kiện gì đè nén nó hết, nó vẫn là nó, nó chuyển biến một cách lờ mờ, nó là thiện không đúng mà nó là ác cũng không đúng, vì tất cả thiện ác đi vào trong nó rồi thì nó chuyển biến thành năng lục, tức là không còn tính chất thiện ác nữa, nhung mà sau đó nó lại có chủng tử thiện ác lại, thành ra kêu nó là vô phú, không có ai cải sửa, không có ai che đậy gì nó hết, mà cũng không ai biết đuọc nó, chỉ có đấng toàn giác nói ra chúng ta biết thôi.

Còn vô ký của 5 thức đầu là không thiện không ác, nhung mà có thể cải sửa thành thiện hoặc là thành ác. Cũng nhu tôi làm việc đó tôi hút xì ke ma túy, tức là có một trạng thái lạc thọ khổ thọ, rồi tôi không còn biết nữa, không biết cái đó là thiện hay ác, nhung mà sau khi qua một nhà Su hoặc một nguời có đức giảng cho tôi nghe rằng: hút thuốc, xì ke ma túy là một cái ác, cái làm cho mình sa đọa, thì tôi có thể bỏ, tôi nhận thức tôi biết rằng cái đó, vô ký này là vô ký sa đọa, thì tôi có thể cải sửa lại là từ nay tôi bỏ, tôi không hút xì ke ma túy nữa, thì cái vô ký này có thể bị cải sửa, thành ra không thiện không ác này có thể bị cải sửa thành ra thiện hoặc là thành ra ác. Chúng ta phải hiểu.

Còn vô ký của thức thứ 8 là không ai đụng, mó tới được, và thức thứ 6 cũng không biết rằng cái vô ký của thức thứ 8 nó chuyển biến như thế nào, nhưng mà hôm nay chúng ta biết được là nhờ đấng toàn giác nói ra, thế thôi.

Còn cái vô ký này chúng ta nhận biết đấy, vô ký của 5 thức đầu do người khác giảng mà chúng ta nhận biết được. Cũng như tôi nói hồi nãy, chúng ta hút thuốc hoặc uống café thì chúng ta thấy một trạng thái lâng lâng, chúng ta không biết đó là ác, chúng ta cứ thấy nó làm cho mình khỏe thì mình tiếp tục mình dùng thôi. Nhưng mà khi có ai nói ác, trạng thái hút thuốc sẽ làm cơ thể mình hư, hay uống café nó làm cho tim mình đập mạnh, nó làm cho mình mất ngủ, sau khi trạng thái đó rồi thì biết nó là không tốt, thành ra trạng thái vô ký mình mất đi, mình từ nay mình sẽ bỏ café bỏ hút thuốc, thì vô ký này trở thành là thiện. Thành ra vô ký này có thể cải sửa được, có thể cải sửa được, thì của 5 thức đầu.

Bây giờ chúng ta hiểu chữ vô ký rồi phải không?

Thành ra vô ký của thức thứ 8 thêm chữ vô phú, tức là không bị cái gì che đậy, không bị cái gì cải sửa được hết.

Còn vô ký này là vô ký bình thường thôi, có thể cải sửa được, thì đó là 5 thức đầu. Hết rồi đấy.

Bây giờ xuống tới thức thứ 6, đây là con đường đứng lặng nhé. Tôi giảng hiểu không? Coi bộ thấy ngơ ngáo, tôi giảng một ngày một sáng tỏ hơn đấy.

Tới thức thứ 6 là mặt trăng thứ ba. Hồi nãy mặt trăng thứ nhất là alaya của cá nhân, còn mặt trăng thật là alaya của võ trụ. Mặt trăng thứ nhất là alaya cá nhân, tức là thức thứ 8. Mặt trăng thứ hai tức là 5 thức đầu, phần đứng lặng nhen, mặt trăng thứ ba là thức thứ 6 cũng phần đứng lặng nhen, chưa nói tới xao động đâu, thì ở đây cũng là hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà nó khác với hiện lượng tánh cảnh của là 5 thức đầu, nói khác cũng không đúng mà nói không khác cũng không đúng, mà ở đây cũng là cái nhận thức đứng lặng, tức là nhận thức mà không có đối tượng, nghĩa là có đối tượng nó cũng thấy biết, mà không đối tượng nó cũng thấy biết, nhưng mà nó cô đọng hon 5 thức đầu, tức là cái hình nó rõ rệt, cái hình nó rõ rệt. Chẳng hạn như bây giờ tôi nói cái đồng hồ trước mắt tôi, thì trong alaya cá nhân, hiện lượng tánh cảnh đó thì nó chỉ là Hư vô vi tế, chúng ta nhìn thấy như là một vùng hào quang chớp nhoáng chớp nhoáng vậy thế thôi, chớ chưa có hình tướng cái đồng hồ, chưa có hình cái đồng hồ gì hết, chỉ là một khối lù mù thôi, mà chúng ta thường thấy trong ấy có người thí dụ rất hay là “ở đây sương khói mờ nhân ảnh” nhìn cái đồng hồ chỉ là sương khói mờ nhân ảnh thôi, mờ mờ như có người có vật mà chưa có gì hết, đó là alaya của thức thứ 8, đó là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ 8. Còn qua cái hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu thì dường như có hình dường như có không rõ, nhưng mà thấy dường như có vật rõ rệt hơn, thấy dường cái đồng hồ hay khối gì vuông vuông đó. Chính tư tưởng là uế độ, chính tư tưởng tạo ra cái luân hồi sinh tử khổ.

Cái chuyển biến trở nên đứng lặng của 5 thức đầu, rồi trở về đứng lặng thức thứ 8, rồi trở về đứng lặng của alaya võ trụ. Nhưng mà nên nhớ mỗi cái đứng lặng không khác nhau mà cũng không giống nhau. Cái câu đó, phật tử nhức đầu, chư phật tử về tham thiền, tôi nói chỉ có vậy thôi, nhưng mà về tham thiền chúng ta mới thấm, chúng ta mới thấy không cách giảng nào khác hơn nữa, không cách giảng thứ hai nào khác hơn nữa, và võ trụ chắc là phải vậy thôi chớ không cách nào khác nữa, hén, rồi chúng ta thấy rằng mỗi cái mỗi khác.

Rồi cái chiếu soi và tự chiếu soi cũng khác nhau nữa:

– Chiếu soi và tự chiếu soi của võ trụ thì duờng nhu không có chiếu soi không có tự chiếu soi gì hết, chỉ có quá nhanh thì nó nhập một dường như bất biến hoàn toàn.

– Tới thức thứ 8 mới có chiếu soi và tự chiếu soi; Chiếu soi là chiếu ra ngoài; Tự chiếu soi là hồi quang phản chiếu trở lại mình.

Còn thời buổi này của chúng ta chiếu soi thôi mà chúng ta không có tự chiếu soi được, mà tự chiếu soi cũng là chiếu ra ngoài thôi. Thành ra chúng ta mới chới với mất đất đứng, đầu khâng đụng trời mà chân khâng đụng đất, chúng ta bây giờ đang song hon loạn, mà chúng ta cứ chiếu soi thoi, cứ soi cải xấu người khác, soi cái xấu sự vật, soi ra ngũ dục, rồi chúng ta chụp lấy ngũ dục là ta, mà chúng ta quên chiếu soi cái nhận thức, cái tham đắm, tham sân si trong mình, cái này mới ỉà nguồn gốc cái cội nguồn của đau khổ.

Thành ra, chúng ta nhớ trong Đạo Phật là luôn luôn hồi quang phản chiếu, hãy nhớ có chiếu soi ra ngoài xin làm ơn chiếu soi trở lại một chút, chớ đừng có bỏ quên cái sự chiếu soi hồi quang phản chiếu.

Mà nếu tự chiếu soi mà xao động thì không kêu là tự chiếu soi được, không kêu là hồi quang phản chiếu được, nghĩa là nhận thấy tham sân si rồi cải sửa tham sân si thì đó không phải là hồi quang phản chiếu, không phải là tự chiếu soi, hay đúng là tự chiếu soi bằng cách xao động thì cái đó chỉ là vấn đề lẩn quẩn như con chó chạy theo đuôi nó vậy thôi, cái đó là chúng ta thấy đau khổ. Tôi, hồi xưa đau khổ pháp môn đối trị đấy, thì nó không phải là sai, nhưng mà nó chưa nhổ tận gốc cái tham sân si đâu. Thì ở đây chúng ta nên nhớ.

Tôi lặp lại, chiếu soi và tự chiếu soi của võ trụ thì không dùng chiếu soi và tự chiếu soi được, vì chiếu soi và tự chiếu soi là một thôi, vì nó quá nhanh không thấy chiếu ra không thấy trở về, mà trở về tức là đi ra, đi ra tức là trở về, chớp nhoáng quá nhanh một cách thần tốc.

Tới chừng xuống alaya cá nhân thì bắt đầu chuyển biến chậm lại thì chúng ta mới dùng chiếu soi và tự chiếu soi, nhưng nên nhớ nó khác với chiếu soi và tự chiếu soi của 5 thức đầu. Nhưng 5 thức đầu chiếu soi và tự chiếu soi bắt đầu xuống cấp, bắt đầu xuống cấp, mà do nó xuống cấp như vậy thành ra cái tánh cảnh của nó mới bắt đầu cô đọng hơn, bắt đầu hơi hơi rõ rệt hơn. Rồi chiếu soi và tự chiếu soi của thức thứ 6, thành ra tôi mới dùng chữ ít tự chiếu soi, thức thứ 6 nó chiếu soi ra nó chiếu soi trở lại nhưng mà quá chậm rồi, thành ra mới nói ít tự chiếu soi, chiếu soi quá chậm đi, thành ra sự vật làm như muốn có tướng rồi, thành ra do đó mà xao động mới cải sửa được, mới dung thông nó được. Chúng ta thấy Duy thức rất hay nhưng mà đòi hỏi chúng ta phải có một sự nghiền ngẫm, tôi dùng chữ nghiền ngẫm. Chư phật tử phải hiểu nghiền là cán cho nát ra, ngẫm là suy gẫm cho tới cùng, tức là cán cho nát ra suy gẫm từng chi li nó thì may ra chúng ta mới đắc quả được, chúng ta thấy tất cả những vọng tưởng của chúng ta đều rất là chi li, nhưng mà nếu không có hiểu đường đi nước bước của nó thì đừng có mong giải thoát, muốn bắt cọp thì chúng ta phải vào hang cọp, muốn bắt ăn cướp thì chúng ta phải biết đường đi nước bước của ăn cướp, thì chúng ta mới diệt trừ nó được. Thành ra mặc dầu nó là vọng nhưng mà chúng ta phải hiểu từng chi tiết cặn kẽ đường đi nước bước của hình, chuyển biến của vọng, thì may ra mới thoát được cái vọng thôi, thì sau mới thoát được cái vọng thì cái vọng trở thành chân, hay nói đúng là trở thành diệu dụng của chân như. Chư phật tử phải hiểu, thành ra cuối cùng không có bỏ cái vọng nào hết, thì tất cả vọng đều là diệu dụng của chân như, nếu không có vọng này thì chúng ta không giáo hóa, và sự vật muôn hình màu sắc này sẽ không được đẹp đẽ, chúng ta sống cuộc sống là cây khô cá chết. Thành ra tất cả cái vọng là diệu dụng của cái chân tâm thôi.

Thì tôi đã nói, chiếu soi và tự chiếu soi của thức thứ 8 và 5 thức đầu; chiếu soi và tự chiếu soi rất ít của thức thứ 6, tôi dùng chữ rất ít, chư phật tử phải hiểu hen, cũng là hồi quang phản chiếu vậy nhưng bắt đầu nó quá chậm rồi, nó bắt đầu cô đọng rồi, bắt đầu hiện hình hơi rõ rệt rồi, chúng ta phải hiểu như vậy.

Còn cái thứ ba là bất lạc bất khổ thọ thì kêu là xả thọ của thức thứ 8 khác.

Còn bất lạc bất khổ thọ của võ trụ thì chúng ta thấy chưa có, không thể dùng danh từ gì cho võ trụ hết á, vì nơi đây chẳng có không gian chẳng có thời gian, thì tất nhiên là không có vấn đề chiếu soi và tự chiếu soi, mà cũng không có hiện lượng tánh cảnh, mà cũng không có bất lạc bất khổ, không có gì hết, mà là có tất cả, tất cả đều xuất phát từ nó, và nó bao trùm tất cả.

Nghe cho kỹ nhen, đừng nói bữa nay tôi điên á, hơi kẹt á, tôi nói tới rồi tôi nói lui, nhung mà không cách diễn tả nào khác được.

Thành ra alaya võ trụ chúng ta bỏ riêng một bên, là nó không phải là hiện lượng tánh cảnh mà nó bao trùm vô lượng vô biên hiện lượng tánh cảnh, nó không phải là chiếu soi và tự chiếu soi hay đứng lặng nhập vào đứng lặng, nhưng mà nó bao trùm hết vô lượng vô biên chiếu soi và tự chiếu soi, cũng vô lượng vô biên alaya cá nhân, nó cũng không phải thiện ác, vô ký vô phú gì hết, nó bao trùm hết tất cả vô ký vô phú, chúng ta để nó riêng, nó bao trùm hết tất cả.

Bây giờ qua tới bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 8, thì như tôi nói hồi nãy là hồn nhiên, tức là không ai biết được nó; chúng ta biết được sự vật theo cái phàm phu của chúng ta là biết bằng thức thứ 6, bằng tư tưởng, mà tư tưởng nó còn không biết thức thứ 7 hoạt động làm sao nữa đừng nói thức thứ 8; còn thức thứ 8 khoa học bây giờ dùng danh từ hay lắm, kêu cái thức thứ 8 là vô thức, thức là biết, vô là không, là không biết thức thứ 8 không biết biến chuyển làm sao, khoa học bây giờ bắt đầu có cái danh từ đó; thức thứ 7 khoa học kêu là tiềm thức, nhưng mà giải thích không rành, tôi có coi khoa học bây giờ cũng khá rồi đó, nhưng mà nó giải thích vô thức mắc cười lắm, không biết gì hết. Mà theo Phật giáo, không biết gì hết mà biết tất cả, nó là tam tạng đấy, một cách lờ mờ lờ mờ không phân biệt như thế nào là Bồ tát thật như thế nào là ma, nhưng mà không phân biệt, đó chính là một cái dở mà cũng chính là một cái hay, thật ra đứng trên phương diện hiện tượng thì Bồ tát Phật với ma quỷ thì khác nhau rất xa, nhưng đứng trên phương diện bản thể thì Bồ tát Như Lai với ma là một thứ thôi, Phật tánh của ma của quỷ cũng bằng Phật tánh của Như Lai thôi, không có khác, không có Phật tánh thứ hai nào hết, nhưng mà Bồ tát Như Lai nhận Phật tánh, còn ma quỷ chưa nhận Phật tánh, khác nhau chỗ đó, chớ tu không phải mình cầu Bồ tát Như Lai cho mình, thì Bồ tát Như Lai Phật tánh với mình một thứ thôi, nhưng mà các Ngài chỉ con đường mình trở về nhận lại Phật tánh bằng với Như Lai, với Phật, đó là cái độc đáo của Đạo Phật, cái mà tôi thích thú nhất, mà tôi đi tu vì cái đó, tôi không phải đi tu để hầu hạ Như Lai hay là ôm bàn chân Như Lai hay ăn mày cầu cạnh cái gì của Như Lai, không, Đạo Phật không có vấn đề đó, nếu mình cầu cạnh Như Lai thì Như Lai tống cho mình một đạp, thì không phải là con đường Phật giáo, Phật giáo không cầu cạnh ai hết, nhưng mà phải nhờ ở Như Lai, nhờ ở cách thức, nhờ ở ngọn đuốc, nhờ chỉ đường cho mình tu tập, mình sẽ trở về đó, và mình tương đương bằng với Như Lai, vì Phật tánh là chung, alaya võ trụ là chung của tất cả chớ không phải riêng của Phật Thích Ca Mâu Ni, mà của chư phật tử của trâu bỏ heo chó, của cây cỏ đất đá, đều có Phật tánh như là Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta phải hiểu như vậy.

Thành ra Đạo Phật hay, rất sáng tỏ, chúng ta được tự tại, chúng ta không nô lệ vào bất cứ ai hết, nhưng mà nói như vậy không có nghĩa là không cần Phật Thích Ca, chúng ta rất cần, vì đó là ông thầy hướng đạo là ngọn đuốc soi đường để chúng ta nối truyền đăng, nối tiếp cái ngọn đuốc chúng ta, nhưng mà chúng ta đừng bao giờ cầu cạnh đừng bao giờ nô lệ đừng bao giờ ôm chân Ngài đừng bao giờ xin xỏ một cái gì ở Ngài hết, nhưng mà chúng ta phải nghe lời và phải thực hành theo con đường chỉ dạy của Ngài, đó là chúng ta đền ơn Ngài; còn không thì chúng ta là con người bất hiếu, con người không hiểu được Như Lai, đó là phỉ báng Như Lai vậy. Thì tôi đã nói.

Bây giờ chúng ta tiếp tục. Thì bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 8 là hồn nhiên; còn của 5 thức đầu đó là bình thường, tức là có thể cải sửa được, thức thứ 6 nó có thể cải sửa được, nhưng mà cải sửa thì nó qua lạc thọ khổ thọ, chút nữa chúng ta trở lại; còn bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 6 thì khác đấy, nó không giống như bất lạc bất khổ thọ của 5 thức đầu, mà cũng không khác mấy, thì nó cũng là bình thường, nhưng mà nó thêm một cái nữa là siêu thường, cái này nhớ tôi thêm vô nhé, chư phật tử phải nghiền ngẫm đó, nếu tôi sai thì tôi sa đọa đấy, còn chư phật tử mà tin tưởng hoàn toàn thì sa đọa chịu á, cái này trong Duy thức không có, nhưng mà tôi thêm vô thôi, tôi thấy nếu mà không như vậy là không sáng tỏ, tôi nắm cái gốc từ đó tôi phăng ra, chớ trong Duy thức thì:

– Bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 6 cũng đều bất lạc bất khổ thọ;

– Bất lạc bất khổ thọ của 5 thức đầu cũng bất lạc bất khổ thọ;

– Mà cũng đều bất lạc bất khổ thọ, thức thứ 8 xả thọ cũng bất lạc bất khổ thọ.

Ba cái một thứ, tôi nghĩ không một thứ được, mà cũng không khác được, thành ra ở đây tôi đề nghị “một thứ mà không một thứ, không một thứ mà một thứ”.

Thành ra cái xả thọ của thức thứ 8 tôi nói là hồn nhiên, tức là không thể cải sửa, mà thức thứ 6 cũng chẳng biết gì cái xả thọ này nó chuyển biến làm sao hết.

Còn cái xả thọ, bất lạc bất khổ thọ của 5 thức đầu nó bình thường, như tôi thí dụ hồi nãy, như mình gặp cái đám ma không vui không buồn, thì thức thứ 6 nó biết nó chụp mũ lên đó thì cái bất lạc bất khổ này mất thì biến thành lạc thọ hoặc khổ thọ, đó là mới 5 thức đầu.

Còn thức thứ 6 nó cũng giống vậy, nhưng mà nó rõ ràng hơn cái bình thường, có thể cải sửa dễ hơn, nó bắt đầu nghi ngờ; còn 5 thức đầu nó ù cạc hơn, lờ mờ hơn, phải thức thứ 6 xen vô mới sửa được nó; còn cái này thức thứ 6 luôn luôn đặt dấu hỏi, thành ra cái bình thường nó bắt đầu xuống cấp nhiều, nó thêm một cái nữa là siêu thường. Siêu thường là sao? Là thức thứ 6 này, cái bất lạc bất khổ thọ này không phải là đứng lặng nhưng mà do thức thứ 6 nó thăng hoa nó tiến hóa cái tư tưởng của nó lên thì nó thấy được cái bất lạc bất khổ thọ đứng lặng của thức thứ 6, của alaya võ trụ đi xuống, alaya cá nhân đi xuống, rồi cái xao động này mới bớt xao động đi nó nhận thấy nó mới tưởng tượng ra cái bất lạc bất khổ thọ, thành ra kêu là bất lạc bất khổ thọ siêu thường, vượt cái trạng thái bình thường, tức là tứ thiền, thiền thứ tư của tứ thiền, tức là bất lạc bất khổ thọ đấy, và tứ không: hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng, đều là bất lạc bất khổ thọ siêu thường, cái đó là tôi thêm, (tôi xin thưa cái đó chư phật tử thêm vô hén) để nhớ cái đó tôi thêm thôi, chớ trong Duy thức không có, Duy thức chỉ có bất lạc bất khổ thọ thôi, còn cái bình thường tôi cũng thêm vô, cái siêu thường tôi cũng thêm vô, chớ trong đó không có, trong đó chỉ có bất lạc bất khổ thọ thôi.

Thành ra ba cái: 5 thức đầu, thức thứ 8, và thức thứ 6 đều là bất lạc bất khổ thọ hết, đều là xả thọ hết, nhưng mà tôi thấy rằng nó khác.

Tôi vừa trình bày xong cái bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 8 là thức thứ 6 không hề hay biết gì hết, nhưng mình biết là do đấng toàn giác nói lại. Còn 5 thức đầu mình biết nhưng mà thức thứ 6 có thể xen vào cải sửa. Còn thức thứ 6 bình thường nó hơi xuống cấp hơn nữa, thành ra thức thứ 6 luôn luôn cải sửa nó. Còn cái siêu thường chỉ có thức thứ 6 mới có, 5 thức đầu không có, là một trạng thái tưởng tượng, khi mà chúng ta thăng hoa bớt xao động đi, thì cái bớt xao động này mới thấy loáng thoáng được cái đứng lặng thì bắt đầu nó mới chụp mũ in lên đó, nó tạo ra một trạng thái bất lạc bất khổ thọ của thiền thứ tư, của tứ thiền và tứ không, thì cái này kêu là bất lạc bất khổ thọ siêu thường, nó không phải là đứng lặng mà cũng không phải là xao động, mà nó dung thông giữa đứng lặng và xao động, thành ra tôi kêu là siêu thuờng, nó là do xao động tạo ra, còn cái kia là cái đứng lặng tự nhiên thành ra kêu là bất lạc bất khổ bình thường, cái này là do cái xao động tưởng tượng tạo ra thì kêu là siêu thường, tức là nó cũng là trạng thái lạc thọ trá hình đấy.

Nói thế có hiểu không? Bữa nay chắc là ngất ngư hết rồi đó. Cái này giảng tới đây là hết, cái này là hết phần đứng lặng. Vậy được chưa, hay là giảng thêm cái xao động nữa, bữa nay giảng rất rõ, nhưng mà rất là phiền toái, càng rõ chừng nào là càng phiền phức rắc rối chừng nấy, nếu mà người không có nghiền ngẫm lâu không có nghe nhiều lần, còn người nào nghe nhiều lần bữa nay giảng rất rõ, còn người nào mới nghe thì thôi như cái rừng phức tạp, Sư làm cho phiền phức thêm phiền toái thêm làm cho lộn xộn thêm, thì tùy theo cái người nhận thức thôi. Bây giờ được không, giảng tiếp hay là thôi.

Đó là phần đứng lặng, từ alaya võ trụ xuống alaya cá nhân xuống tới ấy đó.

Bây giờ giảng qua phần xao động. Phần xao động chúng ta biết nhiều rồi đó. Phần xao động là cuộc sống của chúng ta bây giờ. Còn đứng lặng chúng ta không hay biết, nó cứ chuyển biến vậy mà chúng ta không hay biết, nhung Đức Phật chỉ ra, bây giờ chúng ta mới nhận lại, thì chúng ta sẽ chấm dứt luân hồi sanh tử khổ đấy.

Chấm dứt luân hồi sanh tử khổ là do cái đứng lặng này. Chúng ta phải bắt đầu từ cái đứng lặng của thức thứ 6, qua đứng lặng 5 thức đầu, qua đứng lặng kiên cố, lọt qua cái đứng lặng của thức thứ 8 thì chúng ta đắc quả Alahán, chỉ có bấy nhiêu thôi.

Còn bây giờ phần xao động, hén, phần xao động là phần chúng ta đang sống nè, chúng ta cũng không hay biết, nhung mà giảng thì dễ hiểu đấy, chúng ta sống nhận ra liền, lấy cái ý thức nhận thì mình thấy nó, nó có như vậy.

Còn cái đứng lặng này thì phải tu tập mới được chớ không phải dễ đâu, mà chính đứng lặng mới soi tỏ cái xao động, còn cái xao động thì không biết được cái đứng lặng, chúng ta thấy người nào ít xao động, người nào lặng lẽ lắng nghe được người đó hiểu được người xao động, còn người xao động mà lăng xăng như con khỉ như con vượn thì không hiểu được cái người chứng đắc, cái người đứng lặng. Thành ra lúc nào mà chúng ta đứng lặng chúng ta đừng phê phán, đừng chỉ trích, đừng thiện ác, đừng thương ghét, thì chúng ta sẽ hiểu được tất cả mọi sự vật. Còn mà chúng ta lăng xăng thiện ác, chúng ta bắt đầu phê phán, chúng ta bắt đầu vui buồn, chúng ta trở thành con người xao động không biết gì hết, càng ngày càng sa đọa.

Đạo Phật rất thực tế, nhưng mà khi chúng ta dừng lại, dừng lại cái thương ghét, hén, thì chúng ta sẽ hiểu được sự thật. Thành ra đối với Đạo Phật ghét người ta thì chỉ làm cho mình khổ, mà thưong người ta thì cũng làm cho mình khổ, cái đó là cái khó hiểu.

Ghét mình khổ đã đành, người đó mình không ưa thấy mặt mình ghét quá, thì tất nhiên mình khổ.

Nhưng mà tại sao mình thương người đó mình cũng khổ nữa!?! Chúng ta ban đầu nghe nó kỳ, nhưng mà nếu chúng ta suy nghĩ cho sâu thì chúng ta thấy rất đúng.

Thí dụ:

Bây giờ có một người là kẻ thù mình, một người nghịch mình, người phật tử trong này không ưa mình, mình thấy mặt là mình bực mình, mình không muốn vô đây, mà vô đây hễ có mình đừng có cổ, hễ vô thấy mặt là thấy ghét, vậy là mình khổ.

Rồi bây giờ mình thương mẹ mình, thì mình nói thương thì đâu có khổ gì đâu, nhưng mà thương cũng là một cái trá hình của khổ. Khi mẹ mình mất thì mình sao? Khổ. Mình thương cũng bám víu, muốn người mẹ sống với mình mãi.

Còn ghét muốn người đó phải chết mất đi, mà nó không mất, nó cứ sống hoài. Còn người mình thương muốn sống mãi thì lại chết. Thì hễ mất đi thì khổ, mà sống hoài cũng khổ.

Thành ra chúng ta thấy cái thương ghét, Đạo Phật rất là hay, thương cũng luân hồi, mà ghét cũng luân hồi, chi bằng đừng thương đừng ghét, hén, đừng thương đừng ghét.

Mà đừng thương đừng ghét là sao? Là chúng ta phải đứng lặng. Đứng lặng tức là phải nhìn cái thương nhìn cái ghét, cái thương ghét là do tư tưởng, do tâm, mà cái tâm này chúng ta không cải sửa được, nếu cải sửa thì thương qua ghét ghét qua thương, làm sao đừng nên ghét người khác, mình nên thương người khác.

Chúng ta thấy hồi tôi học cái đó, tôi thấy dạy rất hay, nhưng bây giờ tôi thấy cũng không hay gì lắm, đừng nên ghét người khác mà nên thương người khác, mà nếu ghét thì luân hồi, mà thương thì sao? Thì cũng luân hồi. Mà thương thì luân hồi cảnh giới tốt. Neu nên thương, thì nên thương đừng ghét thì cũng tốt; nhưng mà nên nhớ thương cũng luân hồi đấy.

Khi nào thương tất cả mọi chúng sanh, cho đến đất đá cây cỏ,… thì tình thương này không phải là thương thường nữa, thì cái này là cái đại từ bi, cái đó khác nữa.

Còn thương bây giờ của chúng ta là thương ái nhiễm, hén, cái bi ái kiến thì cái bi đó khác, thương một số người này mà không thương người khác thì cái thương này vẫn luân hồi thôi.

Chúng ta thấy, khi nào chúng ta đứng lặng, chúng ta nhìn cái chuyển biến của thương ghét mà chúng ta đừng cải sửa gì hết, nó ghét thì biết nó ghét thôi, đừng cải sửa thành thương, thì chúng ta thấy cái đứng lặng này chính là cái chỗ trở về của chúng ta, cái đứng lặng này nó không có thương có ghét.

Khi mình khởi lên cái tâm thương người khác: có mình thương, có người khác được thương, thì cũng phải nhận được cái tư tưởng của mình, chớ đừng có chạy theo nó, đừng có cho nó là tốt rồi ôm nó làm nhận thức của mình, thì mình kẹt, nó cũng không phải là nhận thức thật sự, cái nhận thức ghét người khác cũng không phải là nhận thức thật sự, rồi cái nhận thức mà thương người khác cũng không phải là cái nhận thức thật sự. Chừng nào thương hết tất cả mọi chúng sanh, cái tình thương này bao la, nghĩa là không có thương đối với ghét nữa, thì cái này mới là thương đứng lặng tuyệt đối, có thế thôi. Nhưng mà chúng ta phải học sâu vào đó.

Bây giờ ngưng một chút coi chư phật tử suy nghĩ coi có hiểu được không, nếu hiểu tôi giảng tiếp, cỏn nếu không hiểu thì ngưng ở đây, chúng ta trả bài, tức là nói lại coi nãy giờ tôi nói cái gì, hén, rồi tôi bắt đầu giảng tiếp nữa, hén.

Nãy giờ tôi nói là nói từ alaya võ trụ xuống alaya cá nhân, mà đi về phần đứng lặng; còn bây giờ alaya võ trụ xuống alaya cá nhân mà đi về phần xao động.

Nhưng mà nên nhớ chia: xao động, đứng lặng, một hồi chúng ta theo tư tưởng, nói: vậy là nó hai cái hả Sư? Thì chết tôi nữa. Còn nói: nó một hả Sư? Thì lại chết tôi nữa.

Nó không phải một mà không phải hai, mà chia vậy tư tưởng mình thường tưởng vậy là cái đứng lặng cái xao động là hai cái khác nhau, thì chết. Còn nếu không phải khác nhau, vậy thì cái đứng lặng và cái xao động là một hả Sư, thì lại là một cái chết nữa.

– Thì tôi nói cái xao động, thường tôi thí dụ, nói là sóng.

– Còn đứng lặng nói ỉà gì? Nói là nước.

Vậy sóng với nước là một hay là hai? Không phải một, không phải hai. Nói thì hay nhưng mà tu tập cũng phải vậy đấy.

Thành ra, đừng bao giờ bỏ cái xao động mà đi tìm cái đứng lặng ngoài xao động, đừng bao giờ đi tìm Phật ngoài xác thân này, nhưng mà đừng cho xác thân là Phật, mà cũng đừng bỏ xác thân mà đi tìm ông Phật thật ở đâu khác. Cái đó là cái độc đảo của Đạo Phật, đừng bao giờ bỏ sóng mà đi tìm nước, mà đừng bao giờ nhân sóng là nước, nhận sóng là nước thì chúng ta chết.

Như bây giờ chúng ta đang nhận sóng là nước, đang nhận xác thân này là ta, đang nhận cái cảm giác này là ta, đang nhận cái tư tưởng này là ta, đang nhận cái ý chí hành động hành uẩn cái nghiệp là ta, đang nhận những kiến thức kinh nghiệm ký ức trong alaya thức thức thứ 8 là ta,… đó là chúng ta nhận sóng là nước, đó là cái chết của chúng ta.

Mà nói vậy thì tức nhiên con bỏ ngũ uẩn, con bỏ cái sóng con đi tìm nước hả Sư? Thì lại là một cái chết thứ hai nữa.

Thành ra, ngay trong xác thân này chúng ta biết là nó không phải là ta, nhưng mà trong xác thân này có cái chân tâm có chân ngã, trong cảm giác có chân ngã, trong tư tưởng có chân ngã có cái chân ta đấy, trong ý chí hành nghiệp có chân ngã, trong kinh nghiệm kiến thức có chân ngã.

Nhưng mà trong cái chân ngã thì không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có hành, không có thức.

– Trong sắc thọ tưởng hành thức thì có chân tâm.

– Nhưng mà trong chân tâm không có sắc thọ tưởng hành thức.

Nghe ngược không? Phải để ý à, tôi nói mấy cái này phải nghiền ngẫm chết luôn á, phải suy nghĩ, về tham thiền cho dữ đấy. Tôi nói lại.

Trong sắc tức là xác thân của chúng ta, trong thọ tức là cảm giác của chúng ta, trong tưởng tức là sự phân biệt của tư tưởng của ý thức của chúng ta, trong hành tức là trong đắn đo suy nghĩ lựa chọn của chúng ta, và trong kinh nghiệm kiến thức của chúng ta, đều có chân tâm.

Nhưng mà trong chân tâm thì không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có hành, không có thức, mà là có tất cả.

Nếu nó có riêng cái chân tâm, thì có sắc thọ tưởng hành thức của chúng ta, thì không có trong cái sắc thọ tưởng hành thức của người khác sao? không có trong cái sắc của đất đá sao? không có trong cái sắc thọ của cỏ cây sao? không có trong cái sắc thọ tưởng của loài thú sao? không có trong cái sắc thọ tưởng của loài atula và người sao? không có trong cái sắc thọ tưởng hành thức trong cõi trời dục giới, sắc giới, vô sắc giới hay sao?

Thành ra nó không là gì hết, nhưng mà nó là tất cả, nó nằm trong vô lượng vô biên ngũ uẩn, nhưng mà trong mỗi cái ngũ uẩn trong sắc này có chân tâm trong đó, trong thọ có chân tâm, trong tưởng có chân tâm, trong hành có chân tâm, trong thức có chân tâm, nhưng mà Chân tâm không có gì hết, có nghĩa là có tất cả.

Chúng ta phải để ý hén, để rồi chúng ta nói chân tâm có trong sắc thọ tưởng hành thức của tôi thôi, thì những người khác không có, như vậy là những người khác không có Phật tánh, cỏ cây không có Phật tánh,…

Thành ra trong Duy thức giảng rất là hay mà chúng ta phải để ý. Hồi đó tôi đọc vô, tôi thấy kỳ, sao mà trong sắc trong thọ trong tưởng trong hành trong thức có chân tâm, nhưng mà chân tâm không có sắc thọ tưởng hành thức. Sau này mới có định nghĩa khác, thì coi tới coi lui có khi quyển đó viết tới vầy thôi, mình coi mình chết cứng, sao kỳ cục vậy há. Sau có quyển nói là: chân tâm không có sắc thọ tuởng hành thức, nhưng mà có vô lượng vô biên sắc thọ tưởng hành thức, bây giờ mới hiểu, chớ hồi đó coi tôi thắc mắc hoài, nói như vậy là nói gì kỳ cục, tại sao trong sắc thọ tưỏng hành thức có chân tâm mà trong chân tâm không có sắc thọ tưởng hành thức, ngưng ở đây là chết người ta, nó nói không phải sai mà thiếu xót, phải thêm một câu nữa, nhưng mà trong chân tâm không có sắc thọ tưởng hành thức, nhưng mà có vô lượng vô biên sắc thọ tưởng hành thức, thì như vậy mới đúng.

Chư phật tử về nghiền ngẫm hén, phải đi sâu mấy cái này chúng ta mới giải thoát được đấy.

Thành ra chúng ta nói học giáo lý rất là quan trọng, chư phật tử nên nhớ. Thành ra trong đó có một câu: “Tam thiên thất bảo, nhạo thí tuy đa, dụng tận hoàn nguyên sanh diệt”, nghĩa là tam thiên thất bảo bố thí: vàng, bạc, pha lê, lưu ly, xa cừ, châu đỏ, mã não bằng tam thiên đại thiên thế giới, tức là 3.000 thế giới mà 7 báu: vàng bạc pha lê lưu ly xa cừ châu đỏ mã não đem đi bố thí thì tuy là nhiều, nhưng mà xài thì nó hết, nó vẫn luân hồi sanh tử “nhất cú pháp ngôn chi hữu mà liễu ngộ năng chứng bồ đề” một câu pháp thôi mà gặp cái miếng đất mà dọn cỏ sẵn thì đi tới giải thoát luân hồi sanh tử, thì quý gấp trăm ngàn lần cả triệu cả tỷ lần cái vàng bạc pha lê lưu ly xa cừ châu đỏ mã não, chỉ một câu pháp nhỏ thôi.

Thành ra chúng ta thấy hồi xưa, mấy người học đạo đi tìm thầy, không lấy ngàn dặm làm xa là chỗ đó.

Như Huyền Giác chứng đắc mà không biết mình chứng đắc, lại Huệ Năng, Huệ Năng đâu có dạy gì đâu, ổng chứng đắc mà ổng không biết, không biết cái đó là vàng thật hay vàng giả, đi tới Huệ Năng có một câu thôi, có một sự đối đáp nhau thôi, từ đó ông chứng đắc đi thẳng luôn tới quả Như Lai, mà nếu không có Huệ Năng là ông chết cứng. Thành ra chúng ta đọc bài Chứng Đạo Ca, cái bài ca sau khi ổng gặp Huệ Năng rồi, ổng biết mình chứng đắc ổng mới làm bài Chứng Đạo Ca nổi tiếng, mới dịch ra 18 thứ tiếng trên thế giới. Chúng ta đọc cái bài đó chúng ta thấy lâng lâng trên chín tầng mây, đạt cái trạng thái của hữu chất tánh cảnh và vô chất tánh cảnh thật là hay, mà trước đó chưa gặp Huệ Năng thì ổng lại lờ mờ không biết mình có chứng đắc không, sau này gặp Huệ Năng chỉ có đối đáp một đêm giác ngộ bắt đầu đi tới quả Như Lai.

Thì chúng ta thấy là một câu pháp ngôn, một bài pháp, một cái pháp thí nó quan trọng vô lượng vô biên, nó hơn tài thí và vô úy thí hàng trăm hàng tỷ lần. Thành ra chúng ta phải ráng nghe pháp, về phải nghiền ngẫm, phải suy gẫm thì chúng ta mới đi tới giải thoát luân hồi sanh tử khổ được, mới giải thoát luân hồi sanh tử khổ.

Thành ra trong Kinh mới nói: thờ đa thần giáo, là thờ: Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Di Đà,…. Thờ tùm lum hết, không bằng thờ độc thần giáo. Thành ra Sư Trưởng chỉ thờ Phật Thích Ca thôi, thờ tùm lum hết, mà mình biết vô lượng Phật tức là một vị Phật, Phật Thích Ca là vô lượng Như Lai, hễ mình thấy Phật tánh rồi mình thành Thích Ca rồi, tức là mình là Phật Thích Ca, mình là Phật A Di Đà, mình là Dược Sư Lưu Ly Phật, mình là Tối Thắng Nan Phật,… mình là đủ thứ hết, Phật nào cũng là trong mình.

– Thành ra, Thờ đa thần giáo không bằng thờ độc thần giáo. Thờ độc thần giáo là con người có xu thế sáng suốt hơn. Chúng ta thấy, bây giờ các tịnh xá, các chùa đi vào đa thần giáo, thờ tùm lum hết, ở đây bây giờ cũng bắt đầu, bắt đầu thờ đa thần giáo đấy, hồi đó có Phật Thích Ca không, bây giờ có lai thêm Phật A Di Đà nữa, hén, thì cái căn cơ chư phật tử như vậy tôi phải chịu thôi, tôi biết tức là nó phải vậy thôi, thì tôi cũng hơi phiền đấy, nhưng mà căn cơ chư phật tử thấp quá thì bây giờ mình phải đi xuống, nương tựa vào Tịnh độ thêm, nhưng mà cố gắng đừng thêm cái gì nữa nha. Thì đó không bằng độc thần giáo.

– Thờ Độc thần giáo không bằng thờ quyển Kinh.

Tại sao vậy? Độc thần giáo, thờ Phật Thích Ca, treo cái hình có dạy mình cái gì đâu, mình bây giờ lang thang trên vấn đề luân hồi sanh tử, muốn tìm đường giải thoát, mình hỏi cái hình này:

– Bạch đấng toàn giác! Ngài dạy cho con, con phải làm sao giải thoát? Thì Ngài cũng mỉm cười thôi.

– Bạch đấng toàn giác! Ngài không dạy cho con cái gì hết! Ngài cũng mỉm cười thôi.

– Bạch đấng toàn giác! Bây giờ con đi à, thì Ngài cũng mỉm cười thôi.

Có nói cái gì đâu, không có dạy cái gì được hết. Thì phải thờ quyển chân lý, thờ quyển Kinh, Kinh giải thoát, tức là thờ nào là: Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, Thủ Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa,… cái đó có chỉ mình con đường giải thoát. Nhưng mà đố chư phật tử coi mà hiểu, tôi coi mấy chục năm rồi, ba mươi mấy gần bốn chục năm, bây giờ có hơi hiểu hiểu thôi, tôi dùng hơi hiểu hiểu chớ không hiểu thấu đâu, hiểu thấu là phải chứng đắc đó, bây giờ hiểu cái bánh vẽ thôi, thì trong Kinh có chỉ nhưng mà không hiểu đâu, nhất là chư phật tử người cư sĩ đầu tắt mặt tối, làm lụng quần quật suốt ngày đâu có thì giờ rảnh mà ngồi thiền, đâu có thì giờ rảnh mà coi Kinh.

Thành ra:

  • “Thờ đa thần giáo không bằng thờ độc thần giáo”,
  • “Thờ độc thần giáo không bằng thờ quyển chân lý, quyển Kinh ”.
  • “Mà Thờ quyển Kinh không bằng thờ ông Thầy dạy đạo ”. Thờ một vị Chân sư, một vị Minh sư, một vị có tu hành có chứng đắc có nghiền ngẫm có suy gẫm trong đó, thì chỉ có người tu mới được vậy thôi.

Người tu là không tiền không bạc không nhà không cửa không vợ không con,… không có gì hết, thì mới có thì giờ đi bát xỉn ăn; rồi không tiền bạc không vợ con không lo lắng gì hết mới chìm đắm trong thiền định; mà thiền định phải nhờ có Kinh; coi Kinh rồi mới bắt đầu chiêm nghiệm thực chứng, thì từ cái bánh vẽ đó mới đi qua một phần nào bánh thiệt. Thì thờ vị Chân sư này, Minh sư này thì hơn quyển Kinh.

Nhưng mà thờ vị Chân sư, mà mình ôm vị Chân sư, mình nói: nữa Sư về Cực lạc con níu y Sư đó. Thì chết queo, cái này là cái sai lạc nữa. Ông Thầy dạy đạo này không thể tu thế cho mình được, “ai ăn nấy no”. Mình đói bụng, mình nói: Bạch Sư! Sư ăn giùm con. Mình bệnh, mình nói: Bạch Sư! thuốc đắng quá Sư uống giùm con. Thì cái này không thể có, trong Đạo Phật không chấp nhận vấn đề này.

Thờ vị Minh sư là theo cái lời dạy của vị đó, theo bánh vẽ vị đó chỉ mà thực hành cái bánh thiệt. Thì cuối cùng bánh thiệt ỉà cái gì? Tức là Chân tâm Phật tánh, tức là cái đứng lặng của tư tưởng thì cái này mới thật sự là Ông Thầy thật sự của chúng ta.

– Thành ra thờ vị Minh sư không bằng thờ lấy cái Chân tâm, cái Phật tánh của mình. Đây là cái cuối cùng của chúng ta.

Tôi lặp lại, thờ đa thần giáo, cái này tôi lặp lại trong Kinh chớ không phải của tôi, mà nhiều người đọc không để ý.

– Thờ đa thần giáo không bằng thờ độc thần giáo. Thờ nhiều vị Phật không bằng thờ một vị Phật.

– Thờ độc thần giáo không bằng thờ quyển Chân lý, quyển Kinh chân tý giải thoát.

– Thờ quyển Kinh chân lý không bằng thờ ông Thầy dạy đạo.

– Thờ ông Thầy dạy đạo không bằng thờ “cái chân tâm bổn tánh của mình ”.

– Ông Thầy dạy đạo mà chỉ cái chân tâm bổn tánh, đây là Minh sư.

– Ông thầy dạy đạo chỉ mình thần thông, đi con đường lẩn quẩn, đây là Tà sư, ngoại đạo.

Thành ra Đạo Phật là đạo của trí tuệ, chúng ta thấy bảng “Duy Tuệ Thị Nghiệp”.

Mà nếu chúng ta không trí tuệ được thì chúng ta phải “Duy Nguyện Vãng Sanh”, kiếm ông thầy thật sự mình là Phật A Di Đà.

Ở đây Minh sư thì ít, nếu có thì cũng giảng về cái bánh vẽ thôi, không biết căn co của mình, cái pháp môn thì vô lượng, mà chỉ có những bậc Minh sư chứng đắc thật sự chiếu soi vào alaya của mình biết mình chấp vào cái gì, mình cái tham nặng hay cái sân nặng hay cái si nặng,… thì người ta tùy duyên chỉ mình pháp môn đối trị rồi đưa tới giải thoát. Còn bây giờ Minh sư chỉ là trình bày, là tuyên thuyết lại những lời Phật giảng thôi chớ không có chiếu soi vào alaya mình được, đó là phải bậc Alahán mà lợi căn, độn căn cũng chưa chắc là biết được cái alaya thức của mình, thì các Ngài không có phát bồ đề tâm, chỉ phát bồ đề tâm thì vị Alahán mới chiếu soi được vào căn co, nhưng mà cũng kém lắm, chỉ có Như Lai thì mới biết rõ rành. Thành ra gặp được Như Lai là một điều tối hạnh phúc, một đại phước báo của mình.

Thành ra, bây giờ cõi này thì vắng Như Lai rồi, Ông Thầy đã mất rồi thì nếu chúng ta khó mà được “Duy Tuệ Thị Nghiệp” thì chúng ta “Duy Nguyện Vãng Sanh” vậy, hén, thì tùy.

Còn ai nếu mà chịu chơi, thấy mình có thể đứng vững cõi này, thì cứ “Duy Tuệ Thị Nghiệp ” vậy, thì cái đó là người thượng căn, và tối tối thượng căn.

Còn “Duy Nguyên Vãng Sanh” thì hạ căn, hạ hạ hạ căn hen. Thì chúng ta tùy, chúng ta đừng tự cao. Hén.

Thành ra tôi thấy ở đây là phải “Thiền Tịnh giao nhau”. Nếu ai tu Thiền được thì càng tốt, mà kiêm Tịnh độ thì quý báu hơn. Tôi Thiền nhưng mà tôi cũng kiêm Tịnh độ, là cũng như ngân hàng bảo hiểm vậy đó, nếu không ấy thì tôi phải về Cực lạc thôi, còn nếu đắc quả A-la-hán ở kiếp này thì cái đó khỏe thôi, có thể tôi ở lại, còn nếu không thì tôi phải về bên đó, chứng đắc như Đức Quán Thế Âm Bồ tát thì tôi trở lại cõi này, vì cõi này ân nghĩa rất nhiều đối với tôi.

Thì thôi, bây giờ như vậy là còn có nửa tiếng nữa đấy. Có ai hỏi gì không? Chớ bây giờ giảng nữa chắc nắm không được đó, tôi thấy giảng như vầy là, bị tôi giảng tới giảng lui, phật tử phải thông cảm cho tôi nhen, không có cách giảng nào khác đâu, tôi thấy tôi suy nghĩ không có cách giảng nào, muốn giảng cho rành thì phải giảng nhu là không rành gì hết thì đó mới thật là rành đấy, thì đó Đạo Phật hơi qua Bát nhã thì nó phải vậy đấy. Thành ra ở đây, chu phật tử nhớ về coi lại, kỳ tới tôi hỏi hen, hay là hỏi liền bây giờ cũng đuợc, ở đây thông minh lắm, nguời nào cũng sáng suốt hết.

Thì chúng ta thấy ở đây có:

– Vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh là của võ trụ.

– Còn hiện lượng tánh cảnh cũng có ba cái.

Hiện luợng tánh cảnh của võ trụ thì không kêu là hiện lượng tánh cảnh được mà phải kêu là vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh.

Còn bắt đầu bày ra hình mà chưa có tướng thì kêu là hiện lượng tánh cảnh đây là phần đứng lặng của alaya.

Còn alaya của võ trụ thì không thể nói đứng lặng mà không thể nói xao động gì được hết á, vì nó bao trùm hết.

Còn alaya cá nhân thì có phần đứng lặng và có phần xao động mà đứng lặng xao động là không phải một không phải khác, phần đứng lặng tức là nước, phần xao động tức là sóng.

Còn alaya võ trụ là gì? Đây tôi giảng hoài, chư phật tử nhớ không? Là biển. À! Là biển, vậy là thông minh đấy, thì chúng ta thấy rằng, ít ra cũng phải vậy. Hén.

Thì ở đây chúng ta thấy là alaya cá nhân chia làm hai: phần đứng lặng tức là phần cái thể, phần của nước; còn alaya xao động là phần sóng.

Còn alaya võ trụ không phải sóng, không phải nước, chúng ta kêu nó là biển. Mà biển là gì? Biển là gồm cả sóng và nước, thành ra biển là diệu dụng, nó có Thể có Tướng.

– Còn alaya cá nhân mà đứng lặng đó ỉà cái thể.

– Alaya xao động là cái tướng.

– Còn alaya của võ trụ đó là cái dụng.

Thì thế thôi.

Thành ra chúng ta thấy rằng Đạo Phật khó hiểu, nhưng mà có thí dụ chúng ta thấy dễ hiểu: nước thì không phải là sóng, nhưng mà nước không thể rời sóng được.

* Nhưng mà sóng thì xao động có sanh có diệt, có lên có xuống, có lớn có nhỏ,… có muôn vạn hình tướng, nhưng mà tất cả hình tướng này đều nằm trong quy tắc của nhân duyên, ngoài nhân duyên thì không có sóng, sóng tất cả biến chuyển xao động, biến chuyển tương đối, đối đãi tương ưng với nhau, nhưng mà tương ưng theo cái quy luật của nhân duyên, của duyên khởi.

* Còn nước thì sao? Nước thì chuyển biến đứng lặng, không theo quy luật của nhân

quả nữa, mà là phi nhân quả, tức là ở đây phi không gian. Thì hai cái này khác.

* Còn biển là gì? Biển thì nó chuyển biến vừa đứng lặng vừa xao động, trong xao động có đứng lặng và trong đứng lặng thì luôn luôn tùy thuận với xao động, tùy thuận xao động nhung mà không bao giờ rời cái đứng lặng, thì cái đó kêu là biển. Biển không phải là nước mà cũng chẳng phải là sóng. Mà biển là gì? Biển là sóng và nước. Hiểu được chưa?

– Thành ra Như Lai là gì? Như Lai không là gì hết, mà Như Lai là tất cả.

– Còn chúng sanh chúng ta là gì? Chúng ta là sóng, mà chúng ta chưa nhận được nước.

– Nhưng mà sóng này có rời nước không? Xin thưa rằng không. Chúng ta muốn đi tìm nước thì tìm ngay trong sóng, nhưng nhớ rằng sóng không phải là nước, nhưng mà sóng không rời nước.

Khi mà trở về được nước rồi, thì đó là chúng ta qua trạng thái của gì? Của tứ Thánh, tức là: Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai, Bất Lai, vô sanh Alahán, thì trở về với đứng lặng, với nước rồi, thì chúng ta trở về được vô chất tánh cảnh, nhưng mà không tùy thuận hữu chất tánh cảnh, chúng ta ôm chầm lấy Chân Không, cho đó là thân, tâm và hoàn cảnh, thì chừng đó tam giới sẽ biến mất, tất cả hiện tượng giới từ: sắc thọ tưởng hành thức của cá nhân và của võ trụ đều biến mất, chỉ cỏn một trạng thái hào quang rực rỡ mà thôi, thì đó là cây khô cá chết, là Niết Bàn tịch tịnh, chỉ là nước thôi mà chưa có sóng, tôi dùng chữ chưa có chớ không phải không có, nó vẫn là nổi sóng đấy, nhưng các Ngài trốn vào cái Không Hải, trốn vào cái Chân Không, thành ra mới có nửa Niết Bàn thôi.

Thành ra nhận sóng là chúng ta là phàm phu, bây giờ chúng ta đang nhận sóng là chúng ta, thì trong này dạy cái đứng lặng là trở về với nước, mà trở về với nước mới đắc quả A-la-hán thôi, chúng ta phải từ nước mà tùy thuận với sóng, tùy thuận với sóng mà đừng quên mình là nước, mà nhớ mình là nước nhưng mà thấy vô lượng sóng cỏn đang đau khổ thì phải tùy thuận giáo hóa, thì cái đó kêu là biển là cái diệu dụng, mà giáo hóa vô lượng vô biên lượn sóng giáo hóa vô lượng vô biên cõi thì cái đó mới trở về biển được, thành ra biển không gì hết mà là tất cả.

Trước tôi có nói về vấn đề quan trọng nhất của chúng ta là vấn đề nhận thức, Đạo Phật luôn luôn đặt vấn đề nhận thức, thành ra chư phật tử phải nhớ. Nhận thức là cái hiểu biết đấy mà chúng ta thường kêu là tuệ đấy, “Duy tuệ thị nghiệp” đấy, là lấy cái nhận thức làm căn bản, Đạo Phật khác với tất cả tôn giáo khác là khác ở cái nhận thức. Chúng ta nắm được cái nhận thức rồi, bất cứ câu hỏi nào chúng ta cũng trả lời được hết. Mà chúng ta chạy theo cái hoàn cảnh và xác thân thì chúng ta sẽ bế tắc. Nhưng mà chúng ta nắm được cái tâm, cái nhận thức rồi theo cái tâm mà trả lời thì sẽ thông suốt hết.

Nhưng mà tâm thì: có chân tâm, có vọng tâm. Thì tâm có vô lượng; vọng tâm có vô lượng; thì chân tâm cũng có vô lượng. Còn chân tâm võ trụ thì không thể nói cái gì hết, nó bao trùm hết tất cả.

Thì ở đây, chúng ta thấy cái nhận thức chúng ta có ba thứ, nó rất nhiều nhưng mà gom lại có ba thôi. Thì hôm trước tôi có nói:

* Một là Hiên lương là cái nhận thức trực giác đi thẳng vào sự vật, không có qua cái sự phân biệt của tư tưởng thì kêu là hiện lượng. Lượng là nhận thức, Hiện là bày ra, nhận thức mà bày thẳng vào sự vật, đi thẳng vào sự vật, mà bên khoa học thường kêu là trực giác, thì cái đó là nhận thức về tánh cảnh, nhận thức về cái cảnh thật của tất cả võ trụ hiện tượng giới này.

Thì chúng ta sẽ thấy được tất cả là hiện tượng giới này không có hình tướng, thì đó là thật tướng, thật tướng là vô tướng, tức là không có hình tướng, đó là cái nhận thức của bậc Thánh nhân mà chúng ta đang tu tập để trở về đó.

* Còn cái nhận thức thứ hai đó, kêu là nhận thức Tỷ lương. Tỷ lượng là gì? Tỷ là so sánh, tỷ giảo, Lượng là nhận thức, nhận thức bằng cách so sánh phân biệt chia chẻ thì kêu là tỷ lượng, tức là nhận thức của chúng ta hiện tại, nhận thức bằng thức thứ 6 có sự phân biệt, có sự suy nghĩ, nhận thức bằng lý trí.

* Còn nhận thức thứ 3 đó kêu là Phi lương. Phi là gì? Phi là chẳng phải, Lượng là nhận thức, là chẳng phải là nhận thức, cái đó không phải là sự hiểu biết, theo Đạo Phật hiểu biết sai lầm thì không phải là hiểu biết, chính hiểu biết đúng đắn bằng phân biệt đó, thì cái hiểu biết này mới đi tới cái phi hiểu biết, đi tới siêu hiểu biết.

Muốn đi tới tánh cảnh, muốn đi tới hiện lượng thì chúng ta phải đi tới cái chân tỷ lượng. Mà nếu chúng ta đi cái tợ tỷ lượng rồi không bao giờ đi tới chân hiện lượng được. Nhưng mà ở trong đó chúng ta thấy rằng có cái chân hiện lượng, có cái tợ hiện lượng, có cái chân tỷ lượng và có cái tợ tỷ lượng, chân là đúng đắn, cỏn tọ là sai lầm, tọ là tương tợ nhưng thật sự không đúng.

Thì ở đây chúng ta thấy rằng thức thứ 8 nó là chân hiện lượng, vì cái hiện lượng nó là cái hiện lượng đúng đắn, nó trực giác mà không có ai cải sửa gì nó được hết, không ai biết được nó hết. Cái quan trọng, tôi nhắc lại: thức thứ 8 chuyển biến như thế nào thì thức thứ 7, thức thứ 6, 5 thức đầu không hề biết được nó, nó có thể hợp tác với thức thứ 7, thức thứ 6, 5 thức đầu, nó có thể hợp tác với thức thứ 7, thức thứ 6, không cần 5 thức đầu, nó có thể hợp tác với thức thứ 7, mà không cần thức thứ 6, 5 thức đầu, nó có thể làm việc một mình không cần thức nào hết, độc đáo à, nó độc đáo.

Thành ra mấy thức khác không thức nào hiểu được thức thứ 8 hết, nó chuyển biến làm sao, nó diễn biến như thế nào, phàm phu chúng ta không biết được, mà dầu cho đi tới cõi trời sắc giới, vô sắc giới cũng không biết được cách chuyển biến của nó, cho tới quả Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai, Bất Lai cũng không biết được cách chuyển biến của nó, chỉ có quả Alahán là mới biết được một phần mà thôi, có Như Lai mới biết được toàn diện của nó, thì chúng ta thấy khoa học kêu nó là vô thức, khoa học đầu hàng.