BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 1
Giảng ngày 9-9-2003 âm lịch

Để giảng Kinh thuyết pháp thì hôm trước chúng ta cũng có giảng lâu rồi bài Kinh Sáu Sáu mỗi buổi chiều trước kia là 3h tới 4h mỗi ngày, sau đó tôi bệnh thì có thứ bảy và chủ nhật, rồi sau đó tôi yếu nữa rồi nghỉ luôn tới nay, thì bài Kinh Sáu Sáu nó dang dở.

Thì hôm nay, vấn đề tha thiết của chư phật tử thì chúng ta tiếp tục lại bài Kinh Sáu Sáu. Thì bài Kinh đó Đức Phật chú trọng về đạo quả Alahán tức là đạo quả Alahán trình bày rất rành trong đó thì cũng có đạo quả Bồ tát và Chư Như Lai nhưng mà chỉ trình bày sơ thôi. Thì chúng ta chú trọng quan trọng nhất là cái đạo quả Alahán, quan trọng nhất ỉà quả Nhập Lưu tức là quả đầu tiên, vì đó ỉà “cái tự do đầu tiên vầ tự do cuối cùng”. Thì quả Nhập Lưu là thay được Phật tánh từ đó chúng ta làm sao cho Phật tánh liên tục Nhập Lưu là 1/4 Phật tánh và cứ tiến liên tục làm sao cho Phật tánh 2/4 là quả Thánh thứ hai, 3/4 là quả Thánh thứ ba, 4/4 là quả Thánh Aỉahản, đó là xong con đường luân hồi sanh tử của cá nhân

chúng ta; rồi sau đó chúng ta phát bồ đề tâm thì đó là hết bài Kinh Sáu Sáu. Thì phát bồ đề tâm là chúng ta phải qua Kinh Thủ Lăng Nghiêm đó là Kinh Bồ tát là sự lý vô ngại, cỏn bài Kinh này nói cái lý vô ngại pháp giới, nếu qua Kinh cao nữa là Kinh Chư Như lai đó là Kinh Pháp Hoa hoặc Hoa Nghiêm hoặc Đại Bát Niết Bàn đó là sự sự vồ ngại pháp giới. Thì bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào bài Kinh Sáu Sáu.

Thì chúng ta biết bài Kinh Sáu Sáu nó rất là thâm u, quả Alahán đi vào cái chiều sâu nhiều, cỏn quả Bồ tát đi về chiều rộng, thành ra chúng ta không dùng Duy thức quán chiếu vào bài Kinh Sáu Sáu thì rất khó hiểu. Thành ra hôm nay tôi xin trình bày phần căn bản của Phật pháp tức là từ võ trụ mà chúng ta có một niệm bất giác rồi chúng ta mói lọt xuống alaya cá nhân tức là chúng ta bây giờ, rồi từ alaya cá nhân rồi chúng ta mới đi tới cái chỉ mạt vô minh để có tất cả các hiện tượng giói, thì tiến trình nó đỉ như thế nào chúng ta phải nắm vững thì chúng ta mới có thể đi sâu vào bài Kỉnh Sáu Sáu. Bài Kinh Sáu Sáu là đi vào chiều sâu của tâm thức của chúng ta để chúng ta tu tập.

Thì theo lối tu tập chúng ta biết nó có hai đường lối:

-Một đó là từ ẠỊgya của Võ Tru, bản đồ tôi đã cổ ghi rồi đó, tôi ghi trên bảng đó, lầ từ Vô Chat Tánh Cảnh tức ỉa cải cảnh bất biến haỵj)hi không gian phi thời gian hay còn gói ỉa Chân Như Tịnh tức là cái Thể Vỡ Tru^ thì đó là phan đứng lăng không có thời gian không gian tức là mót biển uyên nguyên^ noi đo chỉ có mót vùng hào quang sáng chói thôi không có hình tướng gì hếtcũng không thế bàn bạc nói cái gì về vấn đề vô chất tánh cảnh. Đó là Báo Thân của chư Phật hay nhất thiết trí

-Nhưng mà trong cái bất biến phì không gian phi thời gian dứ, thì sau khi nó chuyển biến chậm lai có Hữu Chất Tánh Cảnh tức ỉà

chuyển biến đứng, lăng có thời gian mà không có không gian^ đây Ịà chân như đong^ thường kêu là cái Tướng kêu ỉà ứng Hóa Thân của chư Phật.) từ đay mới bắt đau đi xuống tất cả các hình tưởng của các pháp, sau.

Thì đó là Algya Võ Tru gom có hai phần: Một phần Bản The, kêu là Chân Như Tịnh tức là yên lặng từ bao giờ tới bao giờ chúng ta còn kêu là diệt thọ tưởng định tức là Aỉahán sau khi bỏ xác thân đế nhập vào bản thế võ trụ này. Nhưng mà thiếu hữu chất tánh cảnh tức là Chân NhưĐông

Thì 2 cái này gom chưng lai. Thường thường cái Vo Chat Tanh Cảnh chúng ta thường kêu là Báo Thân của chư Phát hay nhát thiết trý cỏn Hữu Chat Tanh Cảnh thường kêu Ịà cái Tướng kêu là úng Hóa Thân của chư Phây Hai cáp Báo Thẩn yà úhg Hóa Thân gộp chưng thì nó có cái diêu dung cái diều dung goj là Pháp Thân.

Thành ra Alahán mới trờ về đươc cái Báo thân thôi, Alahán nếu không phát bồ đề tâm không đi giáo hóa không ứng hóa thân; ứng đây tức là ứng hiên, Hóa đây biến hóa, ứng thân là thân của 5 thức đầu: mắt tai mũi lưỡi thân.

Thí dụ như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đó thì có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp đó là ứng thân, rồi Ngài hóa hiện ra cõi người thì đó là hóa thân. Thành ra ứng thân tùy theo cái cảm của chúng sanh thì Ngài ứng hiện ra, thì chúng ta thường thường có 1-2 tướng tốt thôi, còn Đức Phật tới 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp tức là chúa của loài người, trong loài người thì Ngài là đẹp nhất, thì cái đó là ứng thân để giáo hóa chúng sanh ham thích tướng đẹp đó từ đó Ngài mới đi tới vô tướng được. Còn hóa thân là Ngài hóa ra loài người, có khi hóa ra sư tử, có khi hóa ra con khỉ chúa, con sư tử chúa hay con voi chúa,… thì tất cả những hóa hiện thân này thân khác gọi là hóa thân, nó thuộc về thức thứ 6. Còn ứng thân nó thuộc về 5 thức đầu.

Alahán thì không có cái này nếu phát bồ đề tâm thì phải ứng hóa thân.

Thì hễ ứng hóa thân môt phần thì pháp thân mới hiên ra môt phần. Còn cái báo thân là cái thể thanh tịnh không có hình không có tướng chúng ta gọi là vô chất tánh cánh nó chẳng có hình tướng gì hết. Còn ứng hóa thân có hình có tướng nhưng mà không rời cái báo thân, báo thân có thể nói giống như là nước vây, còn ứng hóa thân là sóng thì sóng với nước kêư chưng là biển, thành ra biển tức là pháp thân. Chúng ta phải hiểu như vậy. Cũng như ở ngoài biển chúng ta thấy thì trong đó có nước có sóng, thì nước đó có thể gọi là vô chất tánh cảnh tức là chân như tịnh thì chúng ta kêu là báo thân đấy, còn khi nước nó hiện ra hình tướng thì chúng ta nên nhớ nước với sóng không phải một cũng không phải là hai sóng là cái tướng của nước, nước là cái thể của sóng, nước tức là vô chất tánh cảnh tức là chân như tinh vây, còn sóng là hữu chất tánh cảnh tức là chân như đông vây, thành ra tam chia như vây chứ không phải chân như tinh chân như đông tách làm hai, chúng ta nên hiểu như vây. Và chúng ta nên hiểu chân như tịnh với chân như động, chân như tịnh là cái thể là nước, còn chân như động là sóng là cái tướng của nước, thành ra cái nước thì bất sanh bất diệt bất biến, còn cái sóng thì sanh diệt từng sátna từng chu kỳ, từng sátna là sóng chỉ có hình của sóng thôi mà chưa có tướng, rồi chúng sanh mới tìm cái đó mới chụp mũ mới có sóng con chó sóng con trâu con bò thì cái đó bắt đầu có tướng, chúng ta phải hiểu như vậy. Thành ra cái sóng đỏ chúng ta có thể kêư nó là hữu chất tánh cành, rồi từ cái hữu chất tánh cánh này đó chúng ta mới chụp mũ thành ra dời chất cành tức là có không gian có thời, còn ờ đây chưa có không gian sóng thì chưa có không gian, tới chừng có sóng con chó sóng con trâu con bò sóng người ta thì bắt đầư có thời gian không gian tưong ưng. Chư phật tử nghe nó hơi lạ lạ một chút hén, nhưng mà nếu không nắm được cái này chúng ta không tu tập đúng theo chánh pháp và không dứt con đường luân hồi sanh tử khổ được.

Thì từ cái alaya võ trụ này đi xuống do một niệm bất giác thì chúng ta mới lọt xuống alaya cá nhân, chớ alaya thì không có của ai hết mà nó chung của võ trụ, nó bàng bạc vô lượng vô biên, nhưng mà do một niệm mê mờ bất giác cho nên chúng ta mới lọt xuống alaya của cá nhân.

Rồi từ alaya cá nhân chúng ta mới thấy nó chia làm hai, từ đây mới chia làm hai, là: một cái chuyển biến đứng lặng và một cái chuyển biến xao động. Cái chuyển biến đứng lặng đó là chuyển biến có thời gian mà chưa có không gian, không gian bị hóa giải.

Thì chúng ta thấy alaya cá nhân có hiện lượng tánh cảnh chiếu soi và tự chiếu soi.

Chiếu soi vầ tự chiếu soi ỉà sao? Tức là nó chiếu ra vạn pháp rồi nó lại trở về, nghĩa là nó không có tướng nó chỉ có sự chớp nhoáng cũng như là điện tử thôi chúng ta thấy hình dáng của sự vật nó như cái điện tử nó chớp nhoáng nó chiếu ra rồi nó trở lại, mà hễ trở lại rồi thì nó chuyển biến nhanh thì nó chuyển biến chậm lại, rồi nó trở lại chuyển biến nhanh rồi nó trở lại chuyển biến chậm,… chúng ta kêu là chiếu soi tự chiếu soi tức là hai cái có thể nhập một, thì cái chiếu soi là kiến phần tức là nhận thức, còn tướng phần là đối tượng nhận thức, khi nó chuyển biến nhanh cái đó là nhận thức khi nó chuyển biến chậm thành ra đối tượng nhận thức, mà ở đây đối tượng nhận thức và nhận thức có thể nhập một tức là chưa có tướng gì hết có sự mờ mờ thôi, cái đó chư phật tử phải quán chiếu cho nhiều thì mới hiểu phần này, phần này là phần tu tập của chúng ta để trở về chấm dứt luân hồi sanh tử khổ đấy. Thành ra cái đầu tiên của nó là hiện lượng tánh cảnh. Hiện lượng, lượng đây có nghĩa là cái nhận thức cái hiểu biết, hiện bày ra ngoài, thì vẫn còn tánh cảnh tức là cảnh vẫn cỏn giữ Phật tánh, cảnh mà chưa có cảnh gọi là tánh cảnh.

Chiếu soi tự chiếu soi tức là nó chiếu soi ra ngoài rồi nó trở về nhập một với cái nhận thức, nhận thức chiếu soi ra chuyển biến chậm lại thành ra đối tượng nhận thức, đối tượng nhận thức mới trở về cái nhận thức chuyển biến nhanh lại rồi chuyển biến chậm lại, rồi từ đó nó mới xuống cấp, nó chuyển biến như vầy nghĩa là nó chuyển biến từ cái nhanh rồi đi tới cái chậm rồi trở về cái nhanh rồi trở về cái chậm, rồi nó xuống một cấp nữa rồi nó cũng chuyển biến nhanh rồi chậm nhưng mà nó mờ hơn cái cấp trước,… Thành ra trong Lăng Nghiêm kêu chuyển biến thứ nhất là mặt trăng thứ nhất, rồi khi nó xuống cấp một cái kêu là mặt trăng thứ hai, thì mặt trăng thứ nhất là alaya cá nhân của chúng ta kêu là cái tánh thấy, còn khi nó xuống cấp rồi đó chúng ta kêu là hư minh le lói chiếu soi hay còn kêu là 5 thức đầu nếu nó vọng tưởng ra 5 thức đầu, trong 10 kiết sử của Alahán trừ kêu là phóng dật, phóng dật tức là một trạng thái lơ lửng một trạng thái bị xao động, xao động mà xao động theo đứng lặng tức là nó xuống thấp lại.

Tôi giảng như vậy chắc chư phật tử hơi khó hiểu không? Chắc hơi khó hiểu hả? Có chép chưa, ai nấy có chép chưa? Chưa chép hả, cái bảng này tôi để kỳ trước tới giờ lận mà. À, có sửa lại, cái bảng này có sửa lại, hôm trước viết như vầy mà ổng viết trật, cái phần chú thích tôi viết phía sau ổng lại viết vô phần chính thức rồi ổng đẩy phần thức thứ 6 lên thành ra nó loảng choảng.

Không có sóng cái nhà gì hết trơn á, sóng thì có một lượn sóng lên xuống vậy thôi, cỏn tùy theo nghiệp của chúng sanh mà chụp mũ. Thí dụ như tôi đứng ở đây tôi dòm tôi thấy cái lượn sóng giống như con chó; thì ông B nói không phải, con thấy giống như con trâu; còn bà c nói tôi thấy giống như cái nhà;…. đó là tùy theo cái nghiệp lực của chúng sanh mà chụp mũ, chứ sóng chi là sóng thôi.

Thành ra giai đoạn đầu hữu chất tánh cảnh này chỉ có sóng thôi chứ chưa có tướng, mà chỉ có hình thôi, chúng ta nên nhớ hình với tướng khác nha. Tôi thường thí dụ hình là những cái điện tử ghép lại mà cỏn xuyên suốt chưa có cố định, như tôi thí dụ như là cái nhà tăng của chúng ta là có hình có tướng tức là cây cột mình nắm bắt được mình đi mình tránh cây cột mà không tránh thì lỗ đầu; cỏn bây giờ tôi ở trên mây tôi tạo đám mây giống hệt cái nhà tăng này y hệt thôi nhưng mà bằng mây, tức là những đám mây tụ lại giống hệt cái nhà tăng chúng ta ở mỗi người như vầy bằng mây hết, thì cái thế giới đó là thế giới của sóng đấy, tức là nó xuyên suốt mình thấy như có hình mà chưa có tướng, thì thế giới của hữu chất tánh cảnh này là thế giới Tịnh độ Cực lạc của Phật A Di Đà đấy mà chúng ta sắp sửa trở về đó; còn thế giới ở dưới này là thế giới ta bà của chúng ta là có sự chướng ngại có cái ngã. Thành ra thế giới đó, thế giới Phật A Di Đà là chỉ có thời gian mà chưa có không gian; cỏn thế giới chúng ta có thời gian có không gian, mà có thời gian có không gian thì có cái ngã, chính không gian là ngã. Thành ra thế giới Cực lạc chưa có ngã nhưng mà có pháp tức là có sự chuyển biến của những lượn sóng nhưng mà chưa có sóng con chó chưa có sóng con trâu chưa có sóng cái nhà, thì thế giới hữu chất tánh cảnh là thế giới như vậy, mà sở dĩ chúng ta thấy có hình tướng là do Phật A Di Đà tức là Pháp Tạng tỳ kheo trong 5 a tăng kỳ kiếp đã tạo ra như vậy, nhưng mà vẫn xuyên suốt, thành ra chúng ta thấy thế giới Cực lạc không có mặt trăng không có mặt trời, mà mỗi một con người là một hào quang, cả tới cây tới đất tới chim hót ở bển cũng là hào quang hết, thành ra thế giới đó không có đêm không có ngày luôn luôn nó sáng suốt như vậy, thành ra chúng ta đọc kinh A Di Đà chúng ta thấy có nhiều cái khó hiểu là bên đó không có mặt trăng mặt trời, mà cỏ cây hay đất đá đều là hào quang hết tức là nơi đó không có không gian, chưa có không gian; còn thế giới chúng ta có không gian thành ra có sự chướng ngại, chúng ta phải hiểu như vây. Thành ra hữu chất tánh cảnh này đó là cái cảnh đứng lặng chiếu soi.

Còn thế giới ta bà của chúng ta là thế giới xao động của kiến phần tức là của thức thứ 7, bắt đầu thức thứ 7 là bắt đầu có xao động đấy. Còn thế giới Cực lạc không có thức thứ 7 không có thức thứ 6 này mà chỉ có phần đứng lặng này thôi. Còn thế giới chúng ta đứng lặng với xao động là nó hòa họp với nhau. Chư phật tử phải hiểu như vậy. Bây giờ chúng ta trở lại hén.

Thành ra ở đây nói thế gliới đứng lặng hay thời gian mà phi không gian tức là không có không gian, mà nên nhớ cái không gian này chính là ngã, còn thời gian tuyệt đối mà không có không gian đó là pháp chúng ta kêu là pháp chấp, còn cái này kêu là ngã chấp, thành ra ngã với pháp nó phải tương ưng, tôi nói hoài mấy ông mấy bà nghe chữ tương ưng. Thí dụ như người thì nhìn thấy nước là nước thì cái nhận thức của người thì nước sẽ biến thành nước, còn nhận thức con cá nước biến thành không khí nhà ở của nó còn nhận thức nhà hóa học nước biến thành H20 tùy cái nhận thức mà cái không gian thời gian nó biến đổi tương ưng với nhau. Còn thế giới Cực lạc Phật A Di Đà thì không có không gian, thành ra thời gian chỉ có cái nhận thức thôi chứ không có đối tượng nhận thức, tức là tất cả hình tướng là không có, mình phải hiểu như vậy.

Thành ra kế đó sau khi một niệm bất giác tức là căn bản vô minh thì mới lọt xuống alaya cá nhân thì từ alaya cá nhân này đó thì chúng ta thấy nó có hiện lượng tánh cảnh tức là nó cũng vẫn giữ cái có thời gian mà chưa có không gian kêu là hiện lượng tánh cảnh và chiếu soi tự chiếu soi, tức là khi nó chuyển biến chiếu soi từ chuyển biến nhanh ra chuyển biến chậm, rồi từ chuyển biến chậm nó trở về chuyển biến nhanh mà nó không có không gian thành ra nó nhập một, nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một với nhau.

Còn chúng ta không nhập một được, bởi chúng ta thấy có tôi thấy là con người thấy nước là nước, nước với tôi là hai chứ tôi với nước không thể nhập một được.

Còn nếu mà tôi trở về thế giới Cực lạc thì nước nó biến chuyển thành những cái chớp nhoáng chớp nhoáng không có nước mà cũng không có tôi nữa, chỉ có sự chớp nhoáng thôi, chớp nhoáng nhanh chớp nhoáng chậm, chớp nhoáng nhanh chớp nhoáng chậm, rồi từ chậm trở lại nhanh từ nhanh trở lại chậm, cứ thế thôi.

Còn bây giờ tôi chớp nhoáng mà nó không có hào quang bởi vì nó xao động nó lắc lư như thế này.

Còn cái kia nó chuyển biến mà không có lắc lư, nó chuyển biến nhanh nó trở lại chậm, chậm trở lại nhanh, cứ chuyển biến đứng lặng như vậy mãi.

Mình phải hiểu, hai cái này nó hơi khó.

Thành ra mới nói đứng lặng nhập vào đứng lặng tức là nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một. Rồi từ alaya cá nhân này đó mới chia ra làm hai mà tôi thường nói “sông Tương nước chảy đôi dòng”, chảy làm hai, thì phần đứng lặng tiếp tục, chúng ta nên nhớ thức thứ 8 thì kiến phần tướng phần hai cái đều đứng lặng hết trơn á, thì cái kiến phần này nó chiếu soi ra cái tướng phần, rồi tướng phần nó chạy trở về kiến phần, nó cứ như vậy mãi, thành ra cái kiến phần này là cái chuyển biến nhanh cái tướng phần là cái chuyển biến chậm, chỉ có chuyển biến thôi, rồi chuyển biến chậm trở về chuyển biến nhanh, rồi chuyển biến nhanh trở ra chuyển biến chậm,… thế thôi. Bây giờ tiếp tục hén.

Rồi từ cái tướng phần đứng lặng đó nó mới đi xuống dốc thì ở đây mới có vọng tưởng kiên cố tức là từ xưa giờ cái vọng tưởng này nó muốn rằng có cái hình tướng nhưng mà vì nó muốn hình tướng mà hình tướng vẫn đứng lặng thành ra nó dường như có cái hình thôi mà chưa có tướng thì chúng ta kêu là chi mạt vô minh nó cứ đập vào tướng phần alaya này để nó tìm ra hình bóng nhưng mà vì nó đứng lặng cho nên nó chuyển biến cũng là vô ra như vậy thôi nhưng mà xuống cấp xuống cấp tức là mờ đi mờ đi, rồi nó mới xuống tới đây, nhớ bên đây là phần đứng lặng không nhen, thì chúng ta kêu là vọng tưởng kiên cố chứ chưa có sắc uẩn này, sắc uẩn bây giờ chưa có, chỉ có sự chuyển biến đứng lặng thôi tức là ở đây chỉ có thời gian mà chưa có không gian, rồi nó xuống nữa thì kêu là hư minh le lói chiếu soi.

Vô chất tánh cảnh giống như là nước, còn hữu chất tánh cảnh giống như là sóng, thì vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh không thể rời nhau được, thì hai cái này dính liền nhau chúng ta kêu là biển, biển thì gồm có sóng và nước dính liền, còn nếu chia ra chúng ta thấy nước riêng sóng riêng nhưng mà đừng có tách rời nước ra khỏi sóng, vì tách nước ra khỏi sóng thì không có nước, mà tách sóng ra khỏi nước thì cũng không có sóng luôn, sóng với nước thì không phải một mà cũng không phải hai, mà nếu nói biển trong đó có sóng có nước luôn, cái thí dụ đó dễ hiểu nhất. Thì chúng ta nói vô chất tánh cảnh tức là nước còn hữu chất tánh cảnh tức là sóng còn hữu chất tánh cảnh vô chất tánh cảnh kêu chung là biển, thì tức nhiên biển kêu là cái dụng của vô chất vậy. Thì như vậy vô chất tánh cảnh là cái Bản thể của võ trụ, cỏn hữu chất tánh cảnh tức là cái Tướng võ trụ, còn hai cái gộp chung là cái Diệu dụng của võ trụ, nói vậy chư phật tử dễ hiểu.

Thành ra cái vô chất tánh cảnh là Alahán đạt được sau khi chết tức là sau khi bỏ xác thân đấy thì trở về vô chất tánh cảnh mà chúng ta kêu là diệt thọ tưởng định, là chấm dứt đi cảm giác và tư tưởng. Mà chấm dứt cảm giác và tư tưởng thì tất cả tam giới này, tất cả cái này mất hết, chỉ còn một vùng hào quang thôi, thì cái đó kêu là Chân như tịnh hay là nước chết nước đọng, chúng ta nghe nói không có hữu chất tánh cảnh mà có vô chất thôi thì đó là chỗ Alahán nhập đấy, thì Alahán cũng cao chứ không phải thấp đâu, nhưng mà không có đi hữu chất, mà nếu Alahán phát bồ đề tâm trở ra hữu chất tánh cảnh thì tức mang nhiều xác thân, hữu chất tánh cảnh này tức là vô lượng pháp giới, nó có pháp giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula,… đủ thứ hết thì phải từ vô chất tánh cảnh mới phát hiện ra đây.

Vô chất tánh cảnh chúng ta còn kêu là bất biến; còn hữu chất tánh cảnh là chuyển biến mà chuyển biến sátna, rồi từ đó mới có chuyển biến chu kỳ là dựa vào chuyển biến sátna này chụp mũ thành ra vô số chuyển biến chu kỳ mới có những cái dưới này. Thành ra chuyển biến sátna này không phải chân không phải vọng mà chúng ta thường kêu là chuyển biến hay chuyển biến sátna tức là thế giới Tịnh độ, đây là cảnh giới Tịnh độ, rồi từ đó chúng sanh chụp mũ mới thành ra thế giới uế độ. Còn cái vô chất tánh cảnh là phi cảnh giới tức là không

Có cảnh giới gì hết mà nó có vô lượng cảnh giới, thường Đạo Phật kêu là Chân không, Chân không không phải là không có gì hết mà là có tất cả, mà cái như tôi thường giảng đó. Cũng như đất, đất không là gì hết mà là tất cả, đất tạo ra: chén, con trâu, con bò, người ta,… tất cả cái gì cũng nắn bằng đất hết, thì đất là vô chất tánh cảnh, còn tất cả hình tướng con trâu con bò cái chén cái dĩa cái ly đó không phải là hữu chất tánh cảnh mà là đới chất và độc ảnh, nhưng mà trong đó có hữu chất tánh cảnh. Chúng ta phải nhớ như vậy.

Thành ra Alahán được vô chất tánh cảnh mà nếu phát bồ đề tâm ra hữu chất tánh cảnh tức đi giáo hóa đó thì hiện ra hình tướng thì bắt đầu mới trở về cái biển được, còn như vậy là chưa trở về biển, mới là phưong diện tịnh của biển thôi, về cái nước thôi chứ chưa được biển, mà nước với sóng dính liền nhau, sóng không rời nước, nước không rời sóng thì đó mới gọi là biển, chúng ta phải hiểu như vậy.

Đó là cái thứ nhất.

Thành ra từ một niệm bất giác này mà tôi thường nói:

-Có người hỏi niệm bất giác này từ đâu mà có đấy? Từ đây rồi chúng ta trở về niệm bất giác.

-Vậy thì Đức Phật, Như Lai, Đức Thế Tôn chúng ta và tất cả chư Phật, chừng nào mới có một niệm bất giác để mà trở lại alaya cá nhân?

Thì cái này là câu hỏi đặc sắc nhất, cằu hỏi độc đáo nhất và là câu hỏi hóc búa nhất mà tất cả các tôn giáo đều bế tắc không trả lời được, mà đúng ra Phật giáo cũng không trả lời được nhưng mà trả lời, trả lời bằng cách không trả lời gì hết.

Cái niệm bất giác này mà tôi thường giảng hoài chư phật tử nghe đó, là Đức Phật có giảng mà tôi không thỏa mãn, nhưng cuối cùng có một câu giảng đó là vô lỵ hóa câu hỏi ” chứ không thể chấp nhận câu hỏi.

Nếu chấp nhận câu hỏi này là vĩnh viễn không trả lời đuợc là “Từ đâu có một niệm bất giác này trở lại alaya cá nhân. Tại sao tất cả đều là alaya võ trụ hết mà sanh ra một niệm bất giác để lọt xuống alaya cá nhân? Nhu vậy thì Phật Thích Ca Mâu Ni chúng ta trở về vô chất tánh cảnh hữu chất tánh cảnh rồi chừng nào Ngài mới bị một niệm bất giác để Ngài trở lại chúng sanh nữa? Nhu vậy tu uổng, tu làm chi!?! Thì câu hỏi này là câu hỏi độc đáo nhất mà tất cả mọi người đặt câu hỏi và tất cả mọi tôn giáo không có tôn giáo nào trả lời được hết.

Từ khi Phật Thích Ca ra đời mới trả lời được câu hỏi này, nhưng mà trả lời bằng cách không trả lời gì hết đó là cái độc đảo nhất của Đạo Phật, tức là vó lý hóa câu hỏi, nghĩa là ông đặt câu hỏi như vậy là không đúng. Thành ra Đức Phật mới có bài trong Đại Bát Niết Bàn “Pháp nhĩ như thị”, pháp là như vậy đừng đặt câu hỏi.

Như vậy câu hỏi của anh là câu hỏi của những người đui, chỉ có người đui mới hỏi ánh sáng mặt trời từ đâu mà có, nó ra sao, còn những người có con mắt sáng là không bao giờ hỏi câu hỏi đó.

Thành ra Ngài vô lý hóa câu hỏi, là hỏi “Một niệm bất giác này từ đâu mà có?” thì anh cứ tu chừng nào anh trở về Chân như con mắt anh có trí tuệ có ánh sáng rồi câu hỏi này không có, câu hỏi ánh sáng mặt trời có thật hay không nó ra sao nó nóng hay nó lạnh nó có thể làm chết vi trùng cốc hay như thế nào… thì người đui phải hỏi câu đó, người đui thấy mình hỏi có lý. Nhưng mà Đức Phật nói hễ anh đui anh hỏi ngàn năm bây giờ anh cũng không biết ánh sáng mặt trời như thế nào nữa, anh muốn hiểu ánh sáng mặt trời thì anh phải trị bệnh con mắt của anh chứ không phải anh đặt câu hỏi đó.

Thì mình thấy câu hỏi Đức Phật trả lời rất là sáng tỏ nhưng mà ấm ức, ấm ức là mình đui mà mình chưa trị được bệnh con mắt thành ra mình tức, hén, mình thấy câu hỏi mình đui mà không cho hỏi ánh sáng mặt trời thì mình bực đi. Bởi vì hồi mới đầu Đức Phật có giảng là “Bất tri tất vấn, mà bất minh tất học” hễ mà không sáng thì phải hỏi mà không biết phải học, mà bây giờ mình không biết mình không sáng mà hỏi thì Đức Phật lại bác, nhưng mà đó là Đức Phật dạy cho lớp sơ cơ thôi.

Cũng như chúng ta bây giờ phải học nè, hỏi học để tu tới đắc quả Alahán, nhưng mà muốn trở về cái niệm bất giác này thì chúng ta không thể học hỏi được mà phải phát bồ đề tâm, thành ra Alahán còn chưa biết niệm bất giác này từ đâu mà có nữa. Chỉ có Như Lai mới là chấm dứt niệm bất giác này, thấy rõ nó, Như Lai có con mắt trí tuệ, nghĩa là có trí tuệ và từ bi bằng nhau. Còn Alahán có trí tuệ mà chưa có từ bi, phải phát bồ đề tâm từ bi thì cái niệm bất giác này mới sáng tỏ. Chư phật tử phải coi chừng cái niệm bất giác này khó nhất.

Còn niệm cuối cùng chi mạt vô minh thì cái này dễ, cái này là ngã chấp.

Cái kia, cái niệm bất giác kêu là pháp chấp. Pháp chấp tức là chấp rằng không có ta mà chỉ có pháp thôi, tức là có sự chớp nhoáng chớp nhoáng thôi chứ không có nhận thức và đối tượng nhận thức, thì chúng ta thấy cái thức uẩn chỉ có nhận thức là kiến phần đấy còn đối tượng nhận thức là tướng phần, nhưng mà hai cái này nó nhập môt, nhập một, thành ra nó không có hình tướng gì hết, không có người thấy và không có sự vật được thấy.

Còn như mình đây mình thấy có một cái nhà và có người ta thấy và có tôi thấy và có cái nhà được thấy, cái tôi thấy kêu là kiến phần hay là nhận thức còn cái nhà được thấy kêu là tướng phần, thành ra kiến phần tướng phần phải hiểu rõ.

Thí dụ như đây tôi cầm cái micro hay cái máy đây thì tôi biết đây là cái máy, thì tôi biết là nhận thức là kiến phần còn cái máy bị biết kêu là tướng phần, thì hai cái tôi và cái máy không thể nhập một được, nghĩa là kéo cái máy vô tôi, tôi biến thành cái máy, cái máy thành cái tôi là không được, tôi với cái máy là hai, tôi là con người nhận thức có cái biết, cái máy là vật lý không có cái biết, thành ra tôi với cái máy nhập một là không được, không được.

Nhưng mà nếu chư phật tử nhìn cái nhìn khác nữa hen thì nó nhập một được. Bây giờ nếu tôi tu đắc quả Alahán tôi nhìn thấy cái máy chỉ là điện tử thôi không có cái máy mà chỉ có những cái chớp nhoáng điện tử thôi, và con người tôi cũng là điện tử thôi, và cái tư tưởng mà nhận thức cũng là điện tử thôi, như vậy cái máy là điện tử, tôi là điện tử và cái tư tưởng tôi hiểu biết cũng là điện tử, thì điện tử với điện tử là một thôi, thì tôi với cái máy là một thứ, mà cái tư tưởng tôi cũng là một thứ thì cái đó kêu là đứng lặng, đứng lặng. Nhưng mà khi tôi xao động, tôi bắt đầu muốn tìm hiểu rồi bắt đầu nó lắc lu nó không còn đứng lặng nữa, thì bắt đầu có tôi có xác thịt, có ông su Khang và có cái tu tưởng hiểu biết và có cái máy khác nhau, thì bây giờ tôi với cái máy không thể nhập một được, không đứng lặng nữa mà là xao động, xao động chúng ta còn kêu một danh từ nữa là vọng, là vọng, cỏn đứng lặng chúng ta còn kêu một danh từ nữa là Chân, con người Chân tức là con người không dùng tư tưởng để phân biệt. Mà nếu có tư tưởng bắt đầu có kiến phần có nhận thức có đối tượng nhận thức thì nhận thức và đối tượng nhận thức không thể nhập một được. Nhưng mà khi hết vọng mình không còn tìm kiếm mình nhìn bằng cái trí tuệ cái trực giác nhìn thẳng vào sự vật. Cũng như qua kính hiển vi mình thấy cái máy này là điện tử, giờ mình chiếu soi trở lại mình nữa thì mình cũng là điện tử, chiếu soi cái tư tưởng cũng là điện tử, mà điện tử và điện tử thì không có chướng ngại nó chỉ những hột li ti hay điện tử, nhìn sâu nữa nó là năng lực, năng lực như là làn khói, thì cái máy này cũng là làn khói, tôi cũng là làn khói, tư tưởng tôi cũng là làn khói, thì làn khói với làn khói nhập một được, nhập một được, thành ra lúc đó chỉ có nhận thức thôi mà không có đối tượng, đối tượng cũng là nhận thức mà nhận thức cũng là đối tượng. Hiểu không? Hiểu cái này không? Cái này hơi khó, cái này qua Bát nhã đấy, qua Bát nhã đấy. Một chút chúng ta phải tu để chúng ta trở về cái này, mới trở về cái vô chất tánh cảnh được. Còn nếu chúng ta chạy theo cái xao động này rồi thì chúng ta vĩnh viễn luân hồi sanh tử mãi.

Bây giờ chúng ta nói về cái đứng lặng trước. Thì cái tướng phần alaya này cũng đứng lặng nè, chia là có tướng phần vậy thôi chớ nó với kiến phần giống hệt nhau, nhưng mà nói giống cũng không đúng, cái này nó chuyển biến nhanh nó là hào quang sáng rỡ, rồi nó chuyển biến chậm lại hào quang mờ tối, nhưng mà vẫn là hào quang tức là hai cái hào quang thì không có chướng ngại, nó chuyển biến nhanh thì hào quang nó sáng, chuyển biến chậm lại hào quang nó mờ đi, rồi nó trở lại chuyển biến nhanh rồi nó trở lại chuyển biến chậm, chuyển biến nhanh đó là kiến phần, chuyển biến chậm là tuớng phần, chuyển biến nhanh đó là nhận thức, chuyển biến chậm là đối tượng nhận thức, chuyển biến nhanh là hào quang sáng, chuyển biến chậm là hào quang mờ, nhưng mà vẫn là hào quang tức là không có hình tướng gì hết. Hiểu kịp không? Thì cái này tôi trong ấy kêu là đứng lặng tức là kiến đại là cái thấy trực giác, kiến là cái thấy trực giác, thấy trực giác thẳng vào sự vật chưa có sự phân biệt. Đó thì bắt đầu khi nó chuyển biến nhanh hào quang sáng rồi hào quang mờ, hào quang sáng rồi hào quang mờ, rồi từ đó nó mới sụt xuống một cấp nữa mà tôi thường dùng là xuống cấp đấy, xuống cấp tức là cái hào quang hồi nãy nó rất sáng bây giờ nó mờ đi một chút nữa, thì nó mờ đi thì nó chuyển biến chậm lại nó mờ hon nữa, thành ra cái cấp trên này hào quang sáng rồi mờ, nhưng mà

xuống cấp này hào quang sáng này so hào quang này mờ hơn nữa, thì tức nhiên nó chuyển biến chậm nó còn mờ hơn nữa, thì cái này kêu là mặt trăng thứ hai, còn cái kia là mặt trăng thứ nhất, cái này kêu là mặt trăng thiệt, còn cái thức alaya là mặt trăng thứ nhất tức là nó xuống đây rồi, thành ra so với mặt trăng thiệt nó là vọng bởi vì mặc dầu nó giống hệt cái này nhung mà nó mờ hào quang nó mờ đỉ. Rồi nó xuống một cấp nữa thì tới thọ uẩn này, cái sắc uẩn nên nhớ nó dính liền với cái này nó là cái môi truờng để kéo từ alaya này xuống qua cái thọ uẩn, thì thọ uẩn này chúng ta thường kêu là cái thấy, cái thấy mà Đức Phật thường giảng.

Đức Phật đưa cái tay hỏi Anan thấy hay không đó, thì Anan nói thấy. Rồi Đức Phật dấu tay đi Đức Phật hỏi Anan thấy không, Anan nói không thấy.

Như mọi lần tôi đưa cái khăn lên hỏi: mấy ông mấy bà có cái khăn không? Thì mấy ông mấy bà nói có. Rồi tôi bỏ cái khăn xuống tôi hỏi: trên tay tôi có cái khăn không? Thì mấy ông mấy bà nói không. Thì đúng. Rồi tôi đưa cái khăn lên tôi hỏi: thấy cái khăn không? Mấy ông mấy bà nói thấy. Rồi tôi thảy cái khăn xuống tôi hỏi thấy cái khăn trên tay không? Mấy ông mấy bà nói không thấy, là sai đấy. Tôi đưa cái khăn cũng phải nói thấy cái khăn; rồi tôi thảy cái khăn xuống cũng nói thấy mà thấy trên tay sư không có cái khăn nữa.

Thì cái thấy đó tức là thọ uẩn, chưa kêu là thọ uẩn được mà kêu vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi, tức là từ cái alaya này nó xuống một cấp nữa kêu là mặt trăng thứ hai, thì cái này so với cái vọng tưởng cái thọ uẩn thì nó thuộc về chân, nhưng mà so với mặt trăng thứ nhất và mặt trăng thiệt thì nó là vọng. Tôi nói như vậy hiểu không? À! Hiểu, hiểu kịp hén. Thì đó là vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi. Thì ở trong 10 kiết sử chúng ta thấy Alahán, nó kêu nhiều danh từ quá đi thành ra mấy ông mấy bà không biết nó, tôi cũng chết với nó mà sau này biết nó là phóng dật. Phóng dật là gì? Dật là chập chờn, phóng là buông ra, khi nó buông ra nó xuống cấp nó chập chờn chập chờn thì cũng giống nhu hu minh vậy, minh là sáng, hư là không thật sáng, nửa sáng nửa tối chập chờn, thành ra chữ phóng dật với chữ hư minh nó tương đương với nhau, thì ở đây nó cũng là hiện lượng tánh cảnh, nhưng tánh cảnh này đã bị xuống cấp rồi, tức là nó cũng hào quang thôi nhưng mà hào quang mờ hơn hào quang của alaya, còn thức alaya cũng là hào quang mà hào quang mờ hơn chân như tịnh này, nó cứ xuống xuống như vậy đó. Rồi xuống thêm một cấp thứ ba nữa thì cái này chúng ta thấy hiện lượng tánh cảnh nhưng mà hiện lượng tánh cảnh này so với hiện lượng tánh cảnh của thức uẩn thì nó mờ hơn nhưng mà vẫn là hào quang nghĩa là chưa có tướng gì hết cái đó chiếu soi tự chiếu soi thì nó cũng hào quang sáng rồi chậm lại mờ hơn rồi lại sáng rồi lại mờ. Thành ra ở đây chúng ta thấy nó xuống tới ba cấp, cái thứ ba là bất lạc bất khổ thọ như vậy thì nó chưa có cảm giác không có cảm giác vui mà cũng không có cảm giác khổ nữa, đó là mấy phần quan trọng của nó. Đó rồi nó lại xuống thêm một cấp nữa là mặt trăng thứ ba, tức là thức thứ 6, thức thứ 6 thì cũng có hiện lượng tánh cảnh nữa nhưng mà nó mờ hơn cái hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu, nó bắt đầu xuống cấp một cái nữa cũng hào quang hào quang mờ hơn, và nó cũng chiếu soi rồi tự chiếu soi tức là chuyển biến hào quang sáng hào quang mờ hào quang sáng hào quang mờ,… thì chúng ta thấy cái gương sao thì nó cũng giống như vậy, cái gương mà mấy ông mấy bà soi mặt để thoa son dồi phấn, thì cái gương đó nó chiếu soi chớ không tự chiếu soi được. Còn cái này nó cũng giống cái gương nó chiếu soi sự vật nhưng mà nó chiếu soi trở về nó được, nó khác có nhiêu đó. Cái gương thì chiếu soi thôi, nếu mình đưa cái gương đó cái hình mình cái mặt mình tròn thì nó tròn mà cái mặt mình méo xẹo thì nó sẽ chiếu méo xẹo, nhưng mà cái gương không thể soi nó, nó soi ở ngoài thôi tức là soi ra mà không soi trở về được. Còn cái này cũng giống như cái gương nó soi ra ngoài nó soi lại tự nó, thành ra nói soi ra ngoài là hào quang nó sáng tỏ rồi nó chiếu ra ngoài nó mờ, rồi nó trở lại chiếu soi nó sáng tỏ lại rồi nó trở lại chiếu ra mờ, rồi trở lại sáng tỏ rồi trở lại chiếu ra mờ, thành ra cái nhận thức của nó là hào quang sáng còn đối tượng nhận thức là hào quang mờ nhưng mà cũng không có hình tướng gì hết, không có tướng gì hết, thành ra kêu chiếu soi tự chiếu soi, chúng ta phải nhớ, nhưng mà chiếu soi tự chiếu soi của hiện lượng tánh cảnh này nó xuống một cấp nữa là chiếu soi tự chiếu soi của thức thứ 6, thành ra chúng ta thấy thức thứ 6 cũng hiện lượng tánh cảnh nhưng mà xuống thấp, xuống cấp thứ ba kêu là mặt trăng thứ ba; cỏn hiện lượng tánh cảnh của thọ uẩn là xuống cấp thứ hai; còn alaya thức, thức uẩn là hiện lượng xuống cấp thứ nhất, đây là mặt trăng thứ nhất là thức uẩn, mặt trăng thứ hai thọ uẩn, mặt trăng thứ ba là tưởng uẩn, tới đây là hết, hết cái phần đứng lặng. Chút nữa chúng ta phải tu cái này để trở về thức uẩn này để đắc quả Alahán đấy, đó là phần đứng lặng.

Có ai hỏi gì không?

Rồi nó xuống cấp, mà nó xuống cấp tất nhiên nó chuyển biến chậm hơn, chuyển biến chậm lại, thành ra nó chiếu soi ra rồi nó muốn chiếu soi trở về hết sức rồi tới đây là chuyển biến quá chậm rồi, thành ra ít chiếu soi không còn chiếu soi mạnh nữa, thành ra nó xuống tới mặt trăng thứ ba là hết, không xuống tới mặt trăng thứ 4 được, tới đây là chấm dứt. Hiểu kịp không? À! Thành ra cái này chiếu soi tự chiếu soi nhưng mà còn mạnh lắm; cỏn mặt trăng thứ hai là thọ uẩn chiếu soi tự chiếu soi cũng còn mạnh lắm thành ra nó mới xuống cấp một cái nữa là chiếu soi tự chiếu soi cái thứ ba, cái này thì nó yếu rồi, thành ra rất ít tự chiếu soi, tới đây là chấm dứt không còn xuống cấp nữa được, tới đây là hết. Thì đây là phần đứng lặng của vọng tưởng kiên cố là sắc uẩn, chưa có sắc

Uẩn đâu mới vọng tưởng kiên cố thôi, và vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi cũng chưa có thọ uẩn đâu mới như vầy thôi, và vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi tới đây vọng tưởng dung thông. Đó là phần đứng lặng.

Bây giờ chúng ta qua phần xao động.

Phần đứng lặng thì nó đập vào tướng phần alaya tức là phần mờ của alaya thứ nhất, đây cũng là hào quang mà hào quang mờ, kiến phần đây là hào quang mà hào quang sáng tỏ hon.

Thì bên đây là mạtna thức tôi nói “sông Tương nước chảy đôi dỏng” tôi nói sông Tương là cái thức uẩn cái dòng nước nó chảy hai dòng một cái dòng đứng lặng một cái dòng xao động, xao động tức là qua đây nó lắc lư rồi chớ nó không còn hào quang sáng với tối nữa mà cái hào quang này nó bắt đầu lắc lư, lắc lư là nó chuyển biến tròn theo trôn ốc thành ra nó không đi theo đường thẳng nữa mà nó đi theo đường cong, theo đường vòng, thành ra cái thế giới này là thế giới uế độ ta bà của chúng ta; còn thế giới bên đây là thế giới Tịnh độ, Tịnh độ thì đi theo đường thẳng; còn uế độ đi theo đường vòng. Thành ra chúng ta thấy trình bày 12 nhân duyên là trình bày theo vòng tròn, Bát chánh đạo cũng là vòng tròn, vòng tròn là vỏng lẩn quẩn. Muốn ra vỏng lẩn quẩn thì chúng ta phải đi theo con đường đứng lặng, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức phải nhập một, tức là không gian phải biến mất phải được hóa giải vào thời gian, hóa giải là hai cái nhập một được; còn bên đây không gian với thời gian không thể hóa giải nhau được, không gian riêng thời gian riêng, thời gian là nhận thức không gian là đối tượng nhận thức, thời gian là kiến phần mà không gian là tướng phần, thì ở đây bắt đầu cái xao động là cái mạtna thức này nó đập trở vào kiến phần alaya, nó cũng trực giác đấy nhưng mà trực giác xao động, từ kiến phần alaya là trực giác đứng lặng mới xuống cấp, mới là vọng tưởng bên đây kêu là vọng tưởng chứ không xuống

Cấp được, bên đây thì xuống cấp bên đây là vọng tưởng hay là vọng hóa, tức là nó vọng nó xao động nó lắc lư thì nó xuống một cái xao động thì nó thành ra thức thứ 7, mà thức thứ 7 kiến phần với tướng phần hai cái không nhập một được kiến phần là có thời gian, tướng phần là không gian, mà thời gian có quá khứ hiện tại vị lai; còn bên đây thời gian là cái hiện tiền tức là không có quá khứ không có hiện tại không có vị lai bởi vì không có không gian; còn bên đây có thời gian có quá khứ hiện tại vị lai, không gian có 10 phương, 10 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông bắc, Tây Nam, Tây Bắc, phương thượng, phương hạ, thì hai cái này không nhập một được. Đó, thì thức thứ 7 bây giờ mới kêu là tợ hiện lượng tức là nó cũng trực giác nữa nhưng mà nó xao động thành ra khi nó chiếu soi ra bên ngoài nó tự chiếu soi trở lại thì nó lắc lư, lắc lư tức là nó chụp lên cái kiến phần alaya này một cái bóng nữa, nó lấy kiến phần nó rồi nó chiếu soi rồi nó tự chiếu soi trở về nó nhưng mà nó xao động, thành ra nó chụp lên kiến phần alaya là đứng lặng có một cái bóng mờ thì nó chấp cái này là một cái ngã, nguyên nhân luân hồi sanh tử là do thức thứ 7 này, chừng nào dứt được nó thì mới trở về cái đứng lặng này, mới trở lại đứng lặng của thức uẩn được, chư phật tử phải để ý cái này, cái độc đáo nhất, cái này cũng chiếu soi và tự chiếu soi xao động mà chiếu soi xao động thì không gọi là tự chiếu soi được, chỉ có chiếu soi chớ không có tự chiếu soi, mà đây là bắt đầu có phân nửa tự chiếu soi thành ra mới nói chiếu soi và phân nửa tự chiếu soi, nó chiếu soi ra ngoài rồi nó tự chiếu soi trở lại nó nhưng mà lắc lư thành ra nó tự chiếu soi có phân nửa thôi, thành ra nó chụp mũ lên kiến phần alaya, lấy chiếu soi của nó chụp mũ lên kiến phần alaya có một cái bóng mờ, thành ra trong Duy thức kêu là “Dĩ tâm duyên tâm” là lấy tâm nó duyên với kiến phần alaya, hén, chân đới chất, thành ra cái này kêu đới chất cảnh không kêu là tánh cảnh. Đới chất là gì? Đới là vay mượn là sợi dây nịch tức là nịch lại mượn lại vay mượn của người khác, chất là cái tính chất là cái cảnh vay mượn cái tính chất của kiến phần này làm cái ngã, chớ kiến phần thì nó không có hình tướng nhưng mà bây giờ nó chụp mũ lên có hình tướng, nhưng mà cái độc đáo của thức thứ 7 là không biết cải sửa, nó thấy sao thì nó thấy y như vậy thôi, nhưng mà vì nó thấy xao động thành ra cái lăng kính cái nhìn của nó mờ cái nhìn của nó méo mó, do méo mó cho nên chúng sanh mới bị khổ, thành ra bắt đầu từ đây có thời gian tưong ưng với không gian, mà thời gian là nhận thức không gian là đối tượng nhận thức, thời gian với không gian không thể nhập một mà phải đi song đôi với nhau, nếu thời gian chuyển biến nhanh vi tế thì không gian sẽ đẹp đẽ hạnh phúc, còn nếu thời gian cái nhận thức mà ù lì xấu xa thì không gian sẽ đen tối mờ ám. Thành ra tùy cái nhận thức của chúng ta, nếu nhận thức chúng ta sáng suốt thì cảnh giới chúng ta được khỏe nhẹ hạnh phúc còn nhận thức chúng ta ù lì đen tối xấu xa thì cái hoàn cảnh cái hình tướng cái cảnh vật ở ngoài sẽ đen tối và đau khổ. Cái này là cái sự tu tập cải sửa đấy, hén. Chư phật tử, nếu có nhận thức tham lam thì cảnh giới sẽ là ngạ quỷ, nghĩa là hiện ra những cái tướng xấu hay cái đầu bự như cái trống chầu, cái bụng thì lớn mà cái cổ thì như ống chỉ, do cái nhận thức tham lam mà cảnh giới xác thân chúng ta và cảnh giới ở ngoài đau khổ, thấy đồ ăn ăn vô thì nó biến thành lửa là tự mình làm khổ mình. Thành ra nhận thức như thế nào thì đối tượng nhận thức nhận thức như thế đó. Còn nếu nhận thức của chúng ta sáng suốt như là cõi trời thì chúng ta sẽ thấy nước là lưu ly, thành ra nước nó biến đổi, cái đối tượng nhận thức biến đổi thì cái nhận thức biến đổi theo, mà nhận thức biến đổi thì đối tượng nhận thức cũng biến đổi theo, nên nhớ như vậy, cái này là tu cải sửa. Thành ra từ địa ngục chúng ta cải sửa thành ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới tới đây là hết, nhận thức cao nhất là cõi trời vô sắc giới tức là cõi phi tưởng phi phi tưởng, cái đó chúng ta sẽ giảng sau.

Bây giờ chúng ta qua phần xao động, hén. Thì mấy ông mấy bà biết, xao động kêu là thức đại. Thức thứ 7 thì tợ hiện lượng thì nó giống như cái nhìn trực giác thẳng nhưng mà thật sự là tương tợ chứ không phải là trực giác nữa, nghĩa là không phải là tánh cảnh nữa mà là đới chất cảnh mà là chân đới chất, chân đới chất tức là đới chất thiệt nó chồng lên đó mà nó không biết cải sửa gì hết, cái bóng mờ mà nó lấy kiến phần nó chồng lên kiến phần cái kia là cái xao động của nó, nhưng mà nó không biết bóp méo không biết bóp tròn không biết phân biệt không biết chê khen không biết gì hết, y thật như vậy thôi thành ra kêu chân đới chất, vay mượn mà vay mượn một cách chân thật không có cải sửa; rồi chiếu soi và phân nửa tự chiếu soi vô ký hữu phú.

Vô ký là gì? Vô ký tức là không có ghi nhận, ký là ghi nhận vô là không, không ghi nhận.

Hữu phú là gì? Hữu là có, phú là che đậy, có bị che đậy và luôn luôn nó chấp cái hình bóng mà cái kiến phần nó chồng lên cái kiến phần kia cái mờ mờ nó kêu là ngã nó chấp cái đó làm ngã, thành ra chấp kiến phần của thức thứ 8 làm cái “Ta”, mà thức thứ 8 thực sự không có hình tướng mà nó chồng lên có hình tướng và nó cho cái đó là cái ta, và do cái ta này chúng ta lang thang mãi trong vô lượng kiếp, chừng nào thấy rõ ràng cái kiến phần alaya này không có hình tướng gì hết thì cái luân hồi sanh tử mới chấm dứt được. Hén. Chút nữa chúng ta phải tu tập. Cái Ta là cái kiêu căng, kiêu mạn tức là cái kiêu căng thấy mình hơn người khác thấy cái ta mình hơn cái ta người khác, đó kêu là hành uẩn hay là ngã mạn hay là vọng tưởng u ẩn.

U ẩn là gì? Ân là núp, u là sâu, chìm sâu ở trong cái kiến phần này, núp sâu trong đó thành ra rất khó mà trừ, rất khó mà trừ, khi mình học thì mình thấy thức thứ 6 giảng rành là nó không có cái ngã, nhiều khi mình đụng chuyện những cái u ẩn này nó kéo nó có chủng tử nó phát ra, cũng nhu chu phật tử ở đây học thì thấy rằng mình không nên sân, sân là hại cho mình hại cho người khác nữa, nhưng mà khi đụng chuyện người ta làm một cái bất tử thì chủng tử trong alaya hành uẩn nó đưa ra thì mình vẫn sân như thường, thì cái đó kêu câu sanh nghĩa là sanh cùng một lúc, vô lượng kiếp nó đã có chủng tử trong alaya rồi, thành ra cái này khó trừ lắm; còn thức thứ 6 dễ trừ bởi vì nó thuộc về phân biệt là mặt nổi trên mặt nước thôi chứ nó không có chủng tử ở trong, cái đó nữa chúng ta giảng rành hơn.

Thì từ hành uẩn này nó mới đi xuống thấp, hồi nãy từ đây nó đi xuống nhưng mà xao động, bây giờ nó xao động hơn nữa chuyển biến chậm hơn nữa và xao động lắc lư hơn nữa thì tất nhiên bây giờ nhận thức và đối tượng nhận thức càng ngày càng thô tháo thêm, càng thô tháo thêm, thành ra xuống tới đây thức thứ 6 kêu là đới chất cảnh nhưng mà tợ, bây giờ cũng vay mượn vậy nhưng mà nó sửa hết trơn sửa theo nghiệp lực của nó, nghĩa là theo cái nhận thức của nó, hồi nãy chỉ chồng lên cái bóng mờ thôi, bây giờ cái bóng mờ có hình tướng đàng hoàng.

Thí dư như là có tôi, có cái máy có hình tướng đàng hoàng. Thì thật sự:

-Cái máy là cái gì? Là tánh cảnh tức là không có hình tướng nó chỉ là điện tử thôi.

-Còn tôi là gì? Tôi cũng là điện tử thôi.

-Cái tư tưởng của tôi nhìn cái máy, thì tư tưởng cũng là điện tử thôi.

Mà bây giờ nó sửa lại: có con người Sư Khang, có tư tưởng nhận thức và có máy để nhận thức, cái này không thể nhập một được, thì cái này qua thức thứ 6 bắt đầu nó phân biệt đấy. Thành ra kêu đới chất mà tợ đới chất; tợ là giống tương tợ như là vay mượn vậy, nhưng mà thật sự không có vay mượn vì sửa hết rồi, cũng như nói tôi mượn cái nhà này để tôi ở thì giờ cho mượn, mượn về sửa hết trơn đập ra sửa lại hết thì thật sự cái nhà này không còn nữa nhưng mà có vay mượn, nhưng mà sửa hết. Còn thức thứ 7 nó vay mượn đấy, nghĩa là cái nhà nó không có cái nhà nghĩa là mờ đi bây giờ nó mượn cái nhà nó để y cái nhà nhưng mà thật sự nó không có cái nhà mà chỉ là những điện tử thôi, bây giờ nó mượn tạo thành cái nhà, còn thức thứ 6 thì không có nó sửa theo cái ý của nó, thì thức thứ 7 có cái ta nhưng cái ta mờ mờ, mượn cái nhà cái này không có nhà, khoảng đất trống điện tử thôi, bây giờ nó chụp mũ dường như có cái nhà nhưng mà chưa có hình tướng rõ rệt, qua tới đây mới rõ rệt, thành ra cái này kêu là tợ đới chất chứ không phải là chân nữa, cái bóng mờ mờ đó bây giờ có hình tướng Sư Khang và có đối tượng sự vật, bây giờ bắt đầu có rõ ràng, thành ra qua cái này kêu là tợ đới chất, thì tợ đới chất này đó mới có hai cái mà hôm trước mấy ông mấy bà thường lầm.

Thí dụ như cái máy này, cái máy này của tôi thì cái máy này mấy ông mấy bà nhìn thấy cái máy tôi cũng nhìn thấy cái máy thì cái máy này kêu là đới chất cảnh, nhưng mà khi tôi thích cái máy này, còn người khác như ông A ông ghét cái máy này, thì bây giờ không còn là đới chất nữa mà kêu là độc ảnh cảnh tức là có tình cảm xen vào đó; còn nhìn cái máy tôi không thương không ghét gì hết thì cái này là đới chất cảnh.

Thành ra cái đới chất cảnh với độc ảnh cảnh nó khác, đới chất cảnh là cộng nghiệp chúng sanh.

Thí dụ như mấy ông mấy bà là người thì thấy cái máy là máy, tôi là người thì thấy cái máy cũng là máy, mà người Mỹ người Pháp người Nga đến cũng thấy cái máy, thì đó là đới chất; nhưng mà ông A ông thấy cái máy ông thích, ông B ông thấy cái máy ông ghét, thì cái này khác rồi đấy, cũng thấy cái máy giống nhau nhưng người thích người ghét, thì người thích cái máy là độc ảnh cảnh, người ghét cái máy cũng là độc ảnh cảnh, bây giờ không còn là đới chất nữa, thì cái máy biến thành độc ảnh cảnh không cỏn đới chất cảnh.

Thành ra đới chất cảnh là con người cao hon, bị chụp mũ nhưng có một lớp thôi.

Cỏn độc ảnh cảnh chụp mũ hai lớp, thành ra độc ảnh cảnh kêu là cái nghiệp của riêng từng cá nhân kêu biệt nghiệp.

Còn cái máy là đới chất cảnh là cộng nghiệp, cộng nghiệp chung của tất cả chúng sanh của loài người.

Còn con kiến thì nó nhìn cái máy là khác nữa, thì con kiến sẽ có một đới chất cảnh riêng của con kiến, rồi trong loài kiến cũng có độc ảnh cảnh riêng của loài kiến. Chúng ta phải hiểu như vậy.

Thành ra chúng ta thường thường sống với độc ảnh cảnh chứ ít khi nào sống với đới chất, mà sống với đới chất là một lớp lầm rồi một lớp vô minh rồi, mà sống độc ảnh cảnh là hai lớp vô minh. Thành ra tôi thường nói thật sự của sự vật đó là tánh cảnh, tức là chẳng có hình tướng gì, tánh cảnh là cảnh thật, mà cảnh thật là không có hình tướng, vô tướng, mà chúng ta chụp mũ thành ra có cái máy này đó là ngã là một lớp vọng rồi, bây giờ lại thương ghét cái máy nữa thì hai lớp vọng, hai lớp vọng; còn bây giờ còn chết sống với cái máy nữa thì 3-4 lớp vọng cứ xuống vậy mãi, thì trong bài Kinh Sáu Sáu mới có chỗ đó, mất cái máy là khổ rồi, khổ đi tới “nếu ai cảm xúc khổ thọ thì sầu muộn” là mất cái máy rồi bây giờ bắt đầu buồn lo sầu muộn rồi; như vậy thôi sao, xuống nữa “than van” gặp ai cũng than hết “tôi mất cái máy tôi khổ quá”, ban đầu nếu nhìn cái máy là cái máy, mất cái máy tỉnh bo thì đó là đới chất cảnh thôi, còn bây giờ mất cái máy cảm thấy khổ là xuống một cấp rồi, mà xuống thấy khổ thì thôi đi, mất thôi đi, bây giờ khổ 5 phút thôi, “sầu muộn” về lo lắng “trời không biết của bạn mình gửi mình, làm sao mai mốt mình lấy tiền đâu mua cái khác để đền” bắt đầu lo thì xuống cấp thêm một lần nữa; rồi than van gặp ai cũng than hết “trời ơi tôi xui xẻo quá tôi mất cái máy bây giờ không biết làm sao!” than mà than vậy xuống thêm một cấp nữa rồi, lại “than khóc” nữa, than có người than rồi thôi, có người than khóc hụ hụ như đám ma, có người tức quá “đập ngực đập mình mẩy tới bất tỉnh” xuống tới địa ngục luôn. Thành ra chúng ta thấy cái độc ảnh cảnh này độc đáo á, nó xuống dần dần dần, phật tử phải coi chừng.

Thành ra thường thường ít khi nào mình sống với đới chất cảnh, chỉ có một sátna đầu thôi rồi từ đó cái tình cảm xen vào đó, khi mình mất cái máy rồi mình mới biết mình xuống cỡ nào, độc ảnh cảnh rồi nó có 3-4 lớp, mình sầu muộn rồi mình có than van hay không, mình có than khóc hay không, rồi bức tóc bức tai tới chết giấc hay không, hay có điên loạn không. Có nguời mất đồ rồi điên, cầm chìa khóa ăn rồi không biết, rồi mình có ăn chua nữa, có người ăn rồi mà nói nãy giờ tôi chưa ăn, cầm chìa khóa chạy đi kiếm chìa khóa bắt đầu điên loạn.

Chúng ta thấy thế giới độc ảnh cảnh chúng ta sống nhiều nhất nhưng mà thỉnh thoảng có đới chất cảnh.

Rồi mình thấy món đồ người ta mất mình tỉnh bo, nói: “tôi thấy đới chất cảnh rồi”, không đến đâu, vì nó không phải của mình.

Cái máy này mấy ông mấy bà làm mất tôi tỉnh bo hà, như vậy tôi đạt được đới chất cảnh? Chưa chắc. Chừng nào cái máy này của tôi mà nó mất tôi tỉnh bo thì tôi sống đới chất cảnh là sống ở cõi tứ thiền đấy, đạt tứ thiền, nếu ai là Thánh nhân là quả Thánh thứ ba đấy chứ không phải vừa đâu. Thành ra quả Thánh thứ ba tương đương tứ thiền trời vô sắc giới, tương tợ thôi, cái kia do đè nén nhập vào mà mất đi cái đau khổ sống với đới chất cảnh, còn cái nọ là người ta hằng hằng sống với đới chất cảnh, còn cái kia nhập định mà xả ra vẫn khổ như thường. Chư phật tử phải hiểu.

Thành ra đới chất cảnh này với độc ảnh cảnh này, rồi kế đó nữa là vô ký siêu thường. Vô ký siêu thường là sao? Vô ký tức là bất lạc bất khổ thọ. Chúng ta coi chừng danh từ đó, bất lạc bất khổ thọ là không vui không buồn, còn vô ký là không ghi nhận, thì vô ký và bất lạc bất khổ thọ là một thứ thôi, hén. Chúng ta còn kêu danh từ vô ký bất lạc bất khổ thọ, kêu là tánh cảnh nữa, tánh cảnh cũng là vô ký đấy.

Vô ký siêu thường là sao? Là vượt lên cái bình thường.

Thí dụ: Tánh cảnh 5 thức đầu là vô ký mà vô ký bình thường tức là nó không vui không buồn. Còn cái này nó vượt lên cái bình tức là nó vui mà mình không nhận được nó, chẳng hạn như chúng ta đi vào tứ thiền thì chúng ta thấy tầm sát hỷ lạc mà tới bất lạc bất khổ thọ là tứ thiền, nhưng mà thực sự cảnh giới đó có cái vui nhưng mà cái vui đó quá vi tế thành ra không nhận được, khi mà chúng ta hơi thở vô ra, mà khi nào mất đi con người mà chỉ còn hơi thở thôi thì cái đó kêu là lạc thọ, giờ mất luôn cái hơi thở nữa kêu là bất lạc bất khổ thọ, mất hơi thở là một trạng thái vui vô cùng cho tới không nhận được cái vui thành ra kêu tứ thiền bất lạc bất khổ thọ, nơi đó là tam tai không đụng tới, nghĩa là nước có lụt ngập, lửa có cháy thì cũng không cháy được cõi tứ thiền được, cái tâm ai nhập vào trong đó là vững vàng như vậy, thành ra kêu là vô ký siêu thường tức là vượt lên cái trạng thái bình thường của lạc thọ khổ thọ, chìm đắm trong một trạng thái im lặng hoàn toàn kêu là bất động kêu là vô ký siêu thường.

Còn thiện ác, chúng ta thấy thức thứ 6 đúng ra không có thiện ác, mà nó làm thiện ác kéo qua 5 thức đầu, thành ra chính nó có thiện ác luôn, nó là chủ chốt của thiện ác nhưng mà nó hợp tác 5 thức đầu để làm thiện làm ác, thành ra đúng ra nó có thiện ác mà có luôn cái lạc thọ khổ thọ nữa và luôn hỷ ưu nữa, nó tới 5 thọ hết thảy, lạc là vui, hỷ là mừng. Mừng với vui tôi đã giải thích rồi, mấy ông bà nhớ hén. Cái mừng là thấy có người mừng và có đối tượng được mừng cũng như nhị thiền là hỷ đó; còn lạc là tam thiền là chìm đắm trong trạng thái đó mất đi con người chỉ cỏn một trạng thái lâng lâng thôi. Chẳng hạn như bây giờ mấy ông mấy bà khát nước, nói: bạch sư có nước không? Thì tôi nói có, mà có nước dừa đá nữa, thì tất nhiên mình hỷ, hỷ là chưa được uống đâu tất nhiên là có mình mừng và có cái nước, mình sắp sửa vui nhưng mà có uống đâu, thì trạng thái đó kêu là hỷ là có nhận thức và đối tượng nhận thức; nhưng mà khi tôi đem nước dừa đá vô mấy ông mấy bà uống mát cả ruột gan quên mất mình chỉ còn một cái lâng lâng mát mẻ khắp cả cơ thể thì cái này là lạc, lạc là chìm đắm trong đó mất đi con người mình chỉ còn trạng thái lâng lâng thôi, nhưng mà thực sự vẫn có trạng thái con người nhưng mà siêu thường vượt lên trạng thái thường mình thấy làm như là lúc bây giờ không cỏn ta nữa chỉ còn trạng thái mát mẻ cả cơ thể; rồi bây giờ đi ra khỏi trạng thái đó đi sâu vào thì mất luôn cái lạc thọ mất luôn cái trạng thái lâng lâng ở một trạng thái hoàn toàn yên tịnh thì cái này cao hơn, cái này kêu là trạng thái siêu thường.

Thành ra ở đây chính thức thứ 6 là chủ chốt thiện và ác, thức thứ 6 nó nghĩ cái này nghĩ cái kia rồi nó sai 5 thức đầu làm việc.

Thí dụ: Bây giờ mình thấy ai làm rớt một túi tiền thì thức thứ 6 mở ra nó coi nó biết cái này là tiền, nó là phân biệt mà, nó biết cái này là tiền, mà số tiền lớn , thì thức thứ 7 mới xúi: số tiền lớn alaya sẽ sướng à, cái thức uẩn cái ngã mình ngon lành, mình sẽ đi mua đồ ăn mình sẽ đi làm đủ việc, mình sẽ giàu có, mình mua honda thì được, thôi lấy đi, thì đó là ác. Nhưng mà có tâm sở thiện, là thức thứ 6 tư tưởng nói lấy vậy mình là người phật tử, mình 5 giới kẹt đấy, hén, nếu đem lại trả người ta, người ta cảm ơn mình người ta cho mình một mớ, người ta cho là không phạm đấy, nghĩ vậy có thể hai cái nầy nó tranh giành nhau, nếu mình có tu tập định lực mạnh mình thắng mình đem tiền đi trả người ta, còn định lực mình yếu mình lấy mất. Thì cái lấy mất của người ta là ác, còn trả lại người ta là thiện. Thì chúng ta thấy thiện ác là tất cả đều do thức thứ 6 mới sai 5 thức đầu là tay chân mới bóc lấy đem cất bỏ tủ, thì cái đó do thức thứ 6 điều khiển, thành ra thiện ác của 5 thức đầu nó không có mà nó có, nó có là do thức thứ 6 chụp mũ qua chứ nó hồi nãy là đứng lặng hoàn toàn. Chúng ta phải hiểu vậy.

Còn ở đây kế cái thứ tư tứ thiền và tứ vô sắc, nghĩa là trạng thái siêu thường này đó là nó nằm trong thiền thứ 4 như tôi nói hồi nãy không vui không buồn. Rồi tới tứ không còn không vui không buồn hơn nữa, cái này hôm nào tôi giảng mới được, hén, tứ thiền với tứ không nó hơi khác một chút, phải qua tứ thiền tới giai đoạn bất lạc bất khổ rồi bắt đầu mới thăng hoa cái nhận thức lên thì bây giờ biến mình thành hu không, do mình sống tu tưởng bây giờ không còn xác thân nữa, bởi tới tứ thiền sắc giới là không có ta mà cũng không có nhận thức nữa, tức là mình cảm thấy vui bây giờ mất luôn cái vui mất luôn người chỉ còn hơi thở bây giờ mất luôn hơi thở thì nó thuộc về tứ thiền, tức là không cỏn gì chỉ còn trạng thái yên lặng bây giờ mới tưởng tượng trạng thái này là hư không, tức là xác thân mình là hư không tư tưởng mình là hư không hoàn toàn chung quanh là hư không thì cái đó thuộc hư không vô biên, rồi tới thức vô biên,…. Rồi chúng ta bây giờ. Chút nữa chúng ta trở lại vấn đề đó. Cái đó là cái giao thoa dung thông giữa thức thứ 6 đứng lặng và thức thứ 6 xao động, cái này khó phân biệt đấy. Thì chúng ta nói tới thức thứ 6.

Bây giờ thức thứ 6 sau khi nó xuống dốc như vậy đó có mũi tên là nó đi qua thức thứ 6 này rồi nó lại đi qua 5 thức trước, đi qua thức thứ 6 là nó chồng lên trên thức thứ 6, thức thứ 6 tất cả đứng lặng nó là bất lạc bất khổ tức là không vui không buồn, cỏn bên đây bây giờ nó chồng qua thì thức thứ 6 lại có lạc thọ khổ thọ có luôn 5 thọ: lạc thọ, khổ thọ, hỷ, ưu và xả. Thật sự đứng lặng của thức thứ 6 nó chỉ là bất lạc bất khổ thọ tức là vô ký, bây giờ lại có thêm lạc thọ khổ thọ có hỷ ưu luôn, rồi lại có thêm tỷ lượng và phi lượng nữa, tỷ lượng là so sánh, cỏn bên đây nó chỉ là hiện lượng tánh cảnh tôi nói nãy nó xuống cấp, bây giờ nó lại có tỷ lượng là có sự phân biệt, phân biệt: cái này phải cái này quấy,… thì cái đó gọi là tỷ lượng so sánh, mà nếu tỷ lượng mà đúng, đúng là đúng theo hiện tượng giới của cõi người thì kêu là chân tỷ lượng, còn nếu mà sai kêu là tợ tỷ lượng, tợ tỷ lượng kêu là phi lượng là chẳng phải, lượng là nhận thức là cái nhận xét, rồi sau khi nó hòa đồng với cái này hai cái nó xen vô.

Mà chư phật nên nhớ cái khó khăn chúng ta đó là cái đứng lặng ban đầu nó chuyển biến rất nhanh, rồi khi nó xuống cấp tới thức uẩn thì nó cũng còn nhanh nhưng mà chậm hơn võ trụ, rồi khi mà thức uẩn nó xuống cấp tới mặt trăng thứ hai thì nó lại chậm hơn mặt trăng thứ nhất, rồi mặt trăng thứ ba nó lại chậm hơn mặt trăng thứ hai nữa, nó cũng đứng lặng mà càng ngày nó càng xuống cấp nó càng ngày càng chuyển biến chậm hơn. Hiểu kịp không? Còn ngược lại bên đây từ thức thứ 7 nó xao động nhưng mà xao động vi tế chứ không có thô tháo khi mà xuống tới thức thứ 6 thì xao động nó thô tháo hơn, rồi khi thức thứ 6 đi qua 5 thức đầu là thọ uẩn thì nó thô tháo hơn nữa, rồi đi qua sắc uẩn nó càng thô tháo hơn nữa, rồi nó càng ngày càng chuyển biến chậm xuống thì nó đi theo vỏng tròn, từ đây qua đây nó đi theo vòng tròn, còn ở đây không có nó đi theo đường thẳng tới đây là hết.

Thành ra đứng lặng thì đi theo đường thẳng, mà đường thẳng thì không có luân hồi.

Còn đi theo vòng tròn cái vòng luân hồi lẩn quẩn. Thành ra chúng ta sống là sống theo cái vòng tròn lẩn quẩn này. Bây giờ chúng ta tu tập là phải tu tập theo con đường đứng lặng này.

Đó là hai cách khác nhau: tu con đường đứng lặng kêu là tu theo bát nhã tu theo trí tuệ, còn tu theo con đường cải sửa vỏng vòng đó kêu là tu theo tư tưởng tức là tu theo uế độ.

Thành ra chúng ta phải hiểu cái vòng lẩn quẩn này rồi chúng ta mới hiểu cái vòng đứng lặng này, rồi từ trong vòng lẩn quẩn có đứng lặng, từ trong đứng lặng có vòng lẩn quẩn, từ trong cái xao động có cái đứng lặng, từ trong cái đứng lặng có cái xao động.

Nhưng mà từ xưa giờ chúng ta cứ nhận cái xao động mà chúng ta không hề nhận được cái đứng lặng, chúng ta chỉ tưởng mình là sóng thôi mà chúng ta không ngờ trong sóng nó có nước, mà chúng ta cứ sống theo sóng chớ không biết nước nằm trong sóng đó.

Bây giờ Đức Phật mới chỉ lại là chúng ta đừng tu theo sóng nữa mà chúng ta nhận nước ở trong sóng đó chúng ta tu theo nước chứ đừng tu theo sóng nữa. Thành ra có hai cách tu nếu tu trong nước đó là tu theo bát nhã, còn tu theo sóng là tu theo uế độ tu theo tư tưởng vọng hóa. Mà nên nhớ nước ở trong sóng và sóng ở trong nước, xao động nằm ngay trong đứng lặng và đứng lặng nằm ngay trong xao động, xao động tức là sóng mà đứng lặng tức là nước, mà từ xưa giờ chúng ta không thấy mình là đứng lặng chỉ thấy mình là xao động thôi. Bây giờ Đức Phật giảng là ngay trong xao động các con phải nhận được cái đứng lặng và các con luôn luôn tu là trở về cái đứng lặng. Thành ra nhìn thấy cái xao động thì phải trở về đứng lặng. Hồi xưa mình nhìn thấy cái xao động mình trở về cái xao động, mình nhận cái xao động là ta do đó mình cứ xao động cứ đau khổ mãi cứ lăng xăng mãi, mà càng lăng xăng thì càng xao động chúng ta càng thấp xuống địa ngục, rồi đau khổ quá chúng ta bớt cái xao động bớt cái lăng xăng để trở lên cõi trời, rồi cõi trời hưởng phước đã rồi chúng ta không thấy gì hết chúng ta trở lại xao động, xao động càng nhiều nữa thì xuống địa ngục ngạ quỷ súc sanh, rồi đau khổ quá, địa ngục ngạ quỷ súc sanh mới bớt xao động đi để sanh về cõi trời, nhưng mà không hay rằng trong cái xao động luôn luôn có cái đứng lặng nằm trong đó, cái đứng lặng tức là cái thể của xao động mà xao động là cái tướng của đứng lặng, mà từ xưa tới giờ mình không hề hay không hề biết rằng trong cái xao động có cái đứng lặng nằm trong đó, mà cái xao động phải tu theo thứ lớp tu theo thăng hoa từ từ cải sửa, cỏn cái đứng lặng không có tu mà chỉ nhận lại thôi nhận lại ngay trong xao động có nước.

Thí dụ: Như cái lượn sóng đó.

– Mấy ông mấy bà: “Bạch Sư sóng đâu?” Tôi chỉ cái lượn sóng đó, tôi nói đó là sóng.

– Mấy ông mấy bà hỏi: “Bạch Sư nước đâu?” Tôi chỉ lượn sóng tôi nói đó là nước.

– Nói: “Bạch Sư cái đó là sóng mà Sư!” Tôi nói: ờ, sóng tức là nước.

– Nói: “Con không thấy nước mà con chỉ thấy sóng thôi, con thấy sóng cái nhà, con thấy sóng con trâu.” Tôi nói con trâu cái nhà không phải, chỉ có sóng thôi, mà sóng cũng chưa phải nữa, nước mới là chánh.

Thành ra mấy ông mấy bà cứ nhận sóng con trâu, sóng con bò, sóng người ta,… thì người ta, con trâu, con bò mới là thật. Tôi nói cái đó không thật đâu, người ta con trâu con bỏ là mấy ông mấy bà chụp mũ thôi, tùy theo nghiệp lực của mỗi loài chúng sanh mà có, thật sự nó chỉ là sóng thôi, thì mấy ông mấy bà bây giờ mới trở về sóng, con trâu con bò mới thật sự là sóng, mình thấy nó là sóng con trâu người khác thấy nó là sóng con bò người khác thấy sóng cái nhà, người khác thấy sóng người ta,… nhưng mà thật sự nhìn chỉ có sóng thôi, chớ đâu có người ta đâu có trâu bò gì đâu. Nhưng mà đi tới sóng rồi mình thấy sóng không phải Chân không phải Vọng, sóng con trâu con bò con chó mới là vọng. Nhung mà nếu chúng ta nhìn về nuớc nữa thì sóng cũng chua phải là Chân, chính nuớc mới là Chân, nuớc không có hình tuớng, hễ có hình tuớng nguời ta kêu đó là sóng, thành ra nếu nói về nuớc thì sóng đó là vọng, còn nếu nói sóng là chân chân đối với sóng con trâu con bò con chó. Hiểu kịp không? Tôi nói tùm lum hết, nghe tùm lum. Hén tôi giảng nhiều lần, kỳ tới tôi giảng lại, hén.

Chúng ta thấy đó, thì ở đây cái ác nghiệt là cái phần đứng lặng nó đi từ cái chuyển biến nhanh đi xuống cái chuyển biến chậm, cái phần đứng lặng từ thức uẩn thức thứ 8 chuyển biến nhanh, tới thọ uẩn chuyển biến chậm lại là mặt trăng thứ hai, tới cái sắc uẩn là vọng tuởng dung thông chuyển biến chậm hơn nữa, cho tới chiếu soi có phân nửa thôi, tức là tới đây chấm dứt rồi, nó bắt đầu nó hiện hình rồi duờng nhu nó có bóng lờ mờ nó cô đọng lại thấy rõ hơn nhung mà cũng chua có hình gì hết, nhưng mà nó cũng như đám mây mình thấy đám mây tụ lại cô đọng lại rõ ràng hơn thì ở trên xuống chuyển biến xuống thấp.

Còn ác nghiệt thay cái này nó chuyển biến xao động ít, xuống đây xao động nhiều, rồi nó qua đây nó xao động càng nhiều hơn nữa, nó chụp mũ cái này, thì cái này là chuyển biến xuống, chuyển biến là cái này đứng lặng đứng lặng bắt đầu mờ đi, thì cái xao động xao động vi tế, còn lên đây chuyển biến càng nhanh chừng nào cái đứng lặng càng ít chừng ấy thì cái xao động lại càng chậm chừng nấy. Thành ra hai cái này nó đi ngược nhau, cái này ở trên đi xuống, còn cái này ở dưới nó chuyển biến đi lên càng lên thì nó càng chậm, còn ở đây càng nhanh nó xuống dưới càng chậm, thành ra hai cái nó đi ngược nhau, cái đứng lặng nó chuyển biến chậm cỏn cái xao động nó chuyển biến từ nhanh trở ngược lên chậm, hai cái đi ngược nhau đó là cái khó khăn mà chúng ta phải hiểu. Tôi nói vậy hiểu không? Nó rõ như vậy nè:

Giờ thức thứ 8 đứng lặng nhanh tức là hào quang sáng rồi mờ sáng rồi mờ luôn, xuống một cái nữa tới thọ uẩn thì hào quang mờ hơn cái thức uẩn này, lọt xuống một cái nữa thành thức thứ 6 hào quang mờ hơn nữa, nhung mà vẫn đứng lặng, thành ra cái này sáng cái này hơi mờ cái này thật mờ, tức là bắt đầu có hình mà chua có tướng.

Còn bây giờ ở đây nó lại khác, ở đây xao động ít, rồi xuống thức thứ 6 là xao động nhiều, rồi bắt đầu thức thứ 6 qua đây rồi nó lại lên đây thì cái xao động nó lại là nhiều hơn nữa, xao động nhiều hơn nữa mà nhè lại chụp mũ cái đứng lặng lại chuyển biến nhanh, rồi chụp mũ qua đây chuyển biến này đứng lặng lại là thô tháo, mà chuyển biến nhanh nó lại chụp mũ qua cái thô tháo, mà cái chuyển biến đây bắt đầu cái xao động nó thô tháo mà nó gặp chuyển biến đứng lặng là vi tế, hai cái nó đi ngược nhau, thành ra Đức Phật mới nói là người tu phải đi ngược dòng, ngược dòng tức là đi ngược cái dòng này.

Thành ra cuối cùng chúng ta thấy, chúng ta muốn tu thì cái chuyển biến này từ trong thức uẩn cái hiện hành nó đi qua mạtna là ngã mạn, mạtna tức là hành uẩn nó mới moi trong alaya thức, alaya là chỗ chứa tất cả kinh nghiệm kiến thức ký ức kỷ niệm, tất cả sự tu tập của chúng ta mà tôi thường giảng, chúng ta còn kêu là linh hồn tức là thức uẩn đấy, tội phước kỉnh nghiệm kiến thức ký ức đều chứa trong này hết, thì thức thứ 7 mới moi ra moi trong này mới cung cấp cho thức thứ 6, thức thứ 6 nhờ thức thứ 7 moi ra cung cấp cho nó mới nhớ lại, nhớ lại nó mới bắt đầu cải sửa chụp mũ vào thức thứ 6 này tức là có hình tướng, rồi bắt đầu mới sai thọ uẩn tức là 5 căn đầu hành động, hành động tạo nghiệp, tạo nghiệp rồi thì nó mới bắt đầu tạo nghiệp rồi mới đưa trở về kêu huân tập đi qua 5 thức đầu qua thức thứ 6 rồi đưa qua thức thứ 7, thức thứ 7 mới tống vô trong thức thứ 8. Thành ra đi ra kêu là hiện hành mà trở vô kêu là huân tập, truyền ra là hiện hành tống trở vô là huân tập, thành ra thức thứ 8 là kho chứa, từ trong kho này đưa ra.

Thí dụ: Bây giờ chư phật tử muốn làm cái nhà, muốn cất cái nhà mà bây giờ nếu mình không có số vốn trong này làm sao cất, tất nhiên mình phải biết bao nhiêu gạch bao nhiêu sắt bao nhiêu xi măng thì tất cả cái thức uẩn nếu ai có kinh nghiệm qua thì người ta tính được, thì tính được là nhờ thức uẩn, thì mạtna thức thứ 7 nó mới lấy trong này số vốn cung cấp cho thức thứ 6, thức thứ 6 mới tính toán, tính toán thức thứ 6 mới sai 5 thức đầu mới hành động làm việc, khi làm việc rồi thức thứ 6 mới đưa vào thức thứ 7 mới huân tập vô đó, để mai mốt…

Thí dụ bây giờ mấy ông mấy bà nghe tôi giảng pháp thì tức nhiên là giảng mà có hiểu hay không là do thức uẩn này ai mà có nghe pháp nhiều lần Sư giảng dễ hiểu quá, còn ai mà mới nghe lần đầu không hiểu gì hết là trong này không có chủng tử, còn mình nghe qua 30-40 lần, 70-80 lần, mấy trăm lần rồi thì tức nhiên Sư giảng thì cái số alaya thức này nó mới cung cấp cho thức thứ 7, thức thứ 7 đưa thức thứ 6, thức thứ 6 mới phân biệt Sư giảng dễ hiểu quá, là bởi vì mình có chủng tử, còn ai mới nghe lần đầu không hiểu gì hết, Sư giảng tôi nghe tôi không hiểu gì hết, tôi có vốn gì đâu mà hiểu, tôi nghe lần đầu mà, không hiểu gì hết, thành ra thức thứ 7 nó moi trong alaya này cung cấp cho thức thứ 6, mà alaya trống trơn nó moi hoài moi hoài đưa ra không hiểu gì hết, nhưng mà hôm nay nghe nó huân tập một chút được một hai cái gì đó hiểu một hai cái gì đó, rồi nghe lần thứ hai nó hiểu bốn năm cái, nghe lần thứ ba nó hiểu mười mấy cái, nghe lần thứ mười thứ trăm lần nó hiểu rồi bắt đầu từ đó về sau hiểu liền, Sư giảng một cái là trong này có chủng tử sẵn rồi thức thứ 7 nó moi ra Sư giảng hôm đó mình có nghe rồi, mình nghe trăm lần, giờ dễ hiểu quá, dễ hiểu là bởi mình nghe nhiều lần rồi. Thành ra tôi khuyên mấy ông mấy bà đi nghe pháp đừng có nghe một lần mà cố gắng đi nghe mười mấy lần đi, chừng nào không hiểu tôi chịu tội hết, mỗi lần nghe nó huân tập vô đây, rồi nghe nữa mạtna moi trong alaya này ra nó cung cấp cho thức thứ 6, thức thứ 6 mới phân biệt Sư nói thế này hiểu hay không hiểu, mà nếu có chủng tử thì hiểu liền, còn không chủng tử moi hoài không có gì hết làm sao hiểu, rồi cuối cùng về chán quá không đi nữa, thì thôi chịu thôi. Ở đây có nhiều người nghe tôi giảng hiểu liền, có nhiều người không hiểu gì hết, nhưng mà nói không hiểu gì hết là không đúng hiểu tí teo thôi 100 phần tôi giảng hiểu 1-2 phần thôi chứ nói không hiểu là không có vấn đề đó, mình tập trung nó cũng lọt vô đây.

Cũng như niệm Phật vậy đó, nếu mà hồi đó tới giờ mình chưa từng niệm, niệm không quen thì khó nhất niệm, niệm 100 câu không lọt một câu nào hoặc 1-2 câu lọt đấy mà mình không biết, nhưng mà nó không hiện hành bởi vì chủng tử mình có 2-3 câu niệm Phật làm sao nó hiện hành, còn người ta cả ngàn câu niệm

Phật nằm trong alaya, thành ra vừa đụng tới nó là nó hiện hành nó trào ra tùm lum hết, rồi bây giờ huân tập thêm vô rồi khi chết nó đau, nó đau nhung vẫn nhớ niệm Phật, thì niệm Phật nó hiện hành ra nó đè mất cái đau, nó không chú ý tới cái đau nữa thì người này vãng sanh. Còn hồi đó tới giờ mình không có chủng tử niệm Phật, giờ đau quá tới chừng A Di Đà Phật, A Di Đà Phật mà nó đâu có hiện hành, chủng tử đâu mà hiện hành, hồi xưa giờ đâu có niệm Phật, niệm Phật biết bao nhiêu mà không có nhất niệm thì trong alaya mình có chừng 100 chủng tử niệm Phật thôi mà chủng tử đau nó có cả trăm cả triệu ngàn cái đau thì nhớ tới cái đau, nhớ tới cái đau thì vãng sanh về cái đó.

Tu mà đắc quả hay không do mình thói, thành ra mình phải huân tập.

Thành ra đọc cái alaya thức này mình biết nó độc đáo, làm một việc gì nhỏ cách mấy nó cũng chứa. Thành ra trong Kinh mới nói “Một việc ác nhỏ cũng tránh đừng làm, một việc thiện nhỏ cũng đừng bõ” là cái alaya này. Người ta nói: “Thiên võng khôi khôi sư nhi bất lộng. Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt”, không có lọt đi đâu hết, alaya thức này nó chứa đủ hết, thành ra mình đừng sợ người khác mà sợ ông này, ông này là ông quyết định cho mình Niết bàn hay địa ngục hay ngạ quỷ súc sanh đều do ông này hết, nhưng mà ông cung cấp cho thức thứ 7, thức thứ 7 đưa cho thức thứ 6, thức thứ 6 mới làm quân sư bày biện vẽ vời tùm lum hết, vẽ vời rồi mới đưa qua ông này, ông này mới đề nghị 5 ông tướng ngoài này hành động, hành động thiện ác rồi đó, nếu mà thiện thì ông đưa vô thức alaya chứa đây, còn nếu ác cũng đưa vô chứa đây, hễ chứa đây thì có ngày nó phát hiện ra, mà phát hiện nếu ác mang thân đui điếc ngọng câm, còn thiện thì mang thân đẹp đẽ, còn có chủng tử Cực lạc thì vãng sanh về Cực lạc, còn không có thì ở lại đây nữa để mà trả lại cái nghiệp mà mình đã tạo ra. Thành ra theo Đạo Phật là không

SỢ ai hết chỉ SỢ có mình thôi, sợ có mình thôi, ông Phật cũng không sợ nữa, ông Diêm vương, ông địa ngục cũng không sợ, thập địa Diêm vương cũng không ngán nữa, mà chỉ ngán ông này, ổng chứa hết cái đó, thành ra chư phật tử phải nhớ cái chỗ đó.

Đó là tôi giảng hết phần đó, rồi sau này chúng ta tu tập chúng ta bắt đầu từ thức thứ 6 này, tức là từ cái đứng lặng từ võ trụ lọt xuống thức uẩn là xuống một cấp đây là mặt trăng thứ nhất, đây là mặt trăng thiệt, muốn trở về mặt trăng thiệt thì trần ai đấy, Như lai mới trở về mặt trăng thiệt này, cỏn đây thức uẩn Alahán, Alahán mới tới đây tới đây hà, tới đây thì có thể chết rồi đó thì có thể trở về vô chất tánh cảnh chứ không trở về hữu chất tánh cảnh được, thức uẩn này. Thành ra Alahán không diệt thức uẩn này được, thức uẩn này phải tùy thuận tức phát bồ đề tâm giáo hóa thì thức uẩn này, Alahán chỉ trừ được cái thức thứ 7 thôi mạtna thôi. Thành ra khi tu tập là chúng ta bắt cái thức thứ 6, cái mặt trăng thứ nhất là thức Uẩn, mặt trăng thứ hai là thọ uẩn, mặt trăng thứ ba thức thứ 6 vọng tưởng dung thông, đó thì chúng ta mới bắt đầu lấy này chúng ta mới chiếu soi cái sắc uẩn này, sắc uẩn này do thức thứ 6 nó chụp mũ chứ không có sắc uẩn, chỉ có vọng tưởng kiên cố tức là chi mạt vô minh thôi, rồi chi mạt vô minh này chúng ta thấy là nó đứng lặng bây giờ nó mới chụp mũ lên thành ra vật lý tức là xác thân chúng ta, mà thường thường xác thân chúng ta hành động chúng ta không biết tức là xao động.

Mà trong xác thân này có gì? Có vọng tưởng kiên cố chi mạt vô minh tức là có đứng lặng, nhưng mà đứng lặng này chúng ta không nắm được đâu, đứng lặng nó chuyển biến quá nhanh, tới chuyển biến mờ là cái đứng lặng này thức thứ 6 này, chúng ta mới lấy cái đứng lặng của thức thứ 6 chúng ta mới bắt đầu theo dõi cái sắc uẩn, tức là:

– Đi mình biết mình đi, đứng mình biết mình đứng, ngồi mình biết mình ngồi, nằm mình biết mình nằm, ăn cơm mình biết mình ăn cơm,…. nhưng mà cái đi không phải là mình cái Biết mới là mình, cái Biết tức là nước cỏn cái đi là sóng. Thành ra ngay trong cái đi mình phải biết mình đi thì mình biết rằng cái thân đi mà thân không phải là cái Biết, cái thân không phải là Ta nghĩa là không phải là cái Biết, mà cái thân không phải là của cái Biết, mà cái thân không phải là cái Biết nhỏ của cái Biết lớn là trong bài Kinh Sáu Sáu đấy.

– Ăn cơm cũng vậy, cái thân ăn cơm, cái miệng ăn cơm nhưng mình Biết mình đang ăn cơm, mình trở ve cái Biết đừng chạy theo cái miệng, thì cái miệng đang ăn cơm thì cải miệng không phải là cái Biết mà cũng không phải là của cái Biết mà cũng không phải là cái Biết nhỏ của cái Biết lớn, cái Biết nó khổng dính liền, cái Biết nó không là gì hết mà nó là tất cả. Thanh ra trong cái ăn cơm có cái Biết mà trong cái Biết không có cái ăn cơm. Hiểu không? Cái này mới nghe chắc là chới với. Khi mình ăn cơm thì mình Biết mình ăn cơm.

Có nhiều người ăn cơm mà không biết, ăn cơm mà đang nghĩ tới con, ăn cơm mà đang nghĩ tới tiền bạc ỉà biết tiền bạc chứ không biết ăn cơm, có khi ăn rồi đưa cái muổng cơm ỉên lỗ mũi chứ không đưa ỉên cái miệng, tức là mình không có mặt không biết mình đang ăn cơm, và ăn cơm roi nghĩ ngày mai mình thiếu nợ người ta mình chưa có trả mai nó lại đỏi thì không biết làm sao, thì lúc đó là cái biết thiếu nợ chứ không phải cái biết ăn cơm.

Ngồi đây nghe pháp nghĩ không biết má mình ở nhà có chửi mình không mình đi quá giờ, thì cái thân ở đây mà cái biết ở nhà như vậy là không có cái biết; có người ngoi đây chứ không biết ở nhà sao nhớ nãy mình đi không có mưa bây giờ mưa quá chút ve lấy gì về, ve trễ giờ thì óng bạn mình ông chửi mình chết luôn, thì ngồi ở đây chứ cái biết ở nhà, như vậy là chúng ta không song với cái biết. Ngồi ở đây chúng ta Biết mình đang ngồi ở đây. Nhưng mà cải gì ngồi? Cải biết ngồi là trật, cái Biết không có ngồi mà cái xác thân ngồi, xác thân ngồi mà mình Biết xác thân đang ngoi, thĩ cái Biết nó không ăn thua gì xác thân hết trơn. Trong xác thân này có cái Biết nhưng mà trong cái Biết không có xác thân, bị vì cái Biết là xác thân thì cải Biết ỉà cái đi, thì cái xác thân này thay đổi lúc nó ngồi mỏi mệt quá nó đứng, mệt quả nổ đi, mệt quá nó nằm thì xác thân đứng, xác thân đi, xác thân nằm. Cái Biết có nằm không? Không, nó Biết xác thân nằm. Cái Biết có đi không? Không. Cái Biết có ngoi không? Không, nó Biết được xác thân ngồi. Thành ra trong xác thân có cái Biết, nhưng mà trong cái Biết không có xác thân, không có gì hết mà nó là tất cả, nó như cái gương vậy đó. Hiếu không? Hả, tu được không? Đó là Nhập Lưu đấy tu mới có vậy thôi có biết xác thân thôi.

Còn bây giờ đi tới cảm giác, thọ cảm là kẹt đấy, cái này qua Thánh thứ hai, Thánh thứ 3 đấy, còn Thánh thứ nhất mới biết được xác thân thôi.

Rồi bây giờ mình đang đi mình nhức mỏi quá cái này không phải xác thân qua thọ cảm đấy, bữa nay mệt quá mình đi sao thấy nhức cái chân quá mình thấy khổ thì bắt đầu qua thọ cảm chớ không còn xác thân nữa, thì bắt đầu qua thọ uẩn này, không nhận nổi đâu, không nhận nổi, nhận cái xác thân truớc cái đã, chừng nào nhận xác thân thuần thục 24/24 hoặc 20/24 thì bắt đầu cái đứng lặng này bắt đầu khá rồi đấy nhung mà cũng chua qua đứng lặng của thọ uẩn được đâu, mới có đứng lặng của thức thứ 6, mới mặt trăng thứ ba thôi, còn chừng nào diệt hết cái đó xuống tới thức thứ 6 này, bắt đầu qua vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi thì mặt trăng thứ hai mới hiện, mặt trăng thứ ba mới chiếu kiến mới là thăng mới là lên cấp lên mặt trăng thứ hai, cái đó chúng ta giảng sau, tôi nói sơ sơ cái tiến trình tu vậy thôi.

Bây giờ chúng ta phải hiểu tiến trình luân hồi, chúng ta hiện hành là sao, huân tập là sao. Thì chúng ta thấy hiện hành là từ thức thứ 8 đi qua thức thứ 7, thức thứ 7 đua qua thức thứ 6, thức thứ 6 mới hành động, hành động rồi mới huân tập trở vô thức thứ 8 trở lại, cứ hiện hành – huân tập, chúng ta cứ sống cái xao động chúng ta chua hề đi vào cái đứng lặng, nhung mà phải biết rõ cái tiến trình của cái này, rồi sau này chúng ta sẽ theo rõ cái tiến trình này từng li từng tí, biết rõ sắc uẩn biết rõ thọ uẩn biết rõ tưởng uẩn biết rõ hành uẩn thì chúng ta đắc quả Alahán, biết rõ hành uẩn thôi đắc quả Alahán chúng ta lọt vào trong thức uẩn, còn muốn biết rõ thức uẩn thì phải tùy thuận giáo hóa phát bồ đề tâm thì chúng ta mới trở về Chân như của võ trụ mới thành Như lai được. Thành ra Alahán là lọt vào đây, còn dứt được cái này phải phát bồ đề tâm, khi mà Alahán còn sống còn kẹt cái thức uẩn này kêu là Niết bàn ngũ uẩn, Niết bàn mà còn kẹt cái thức uẩn, khi chết mới diệt được thức uẩn này tạm đè thôi, mới lọt về Vô chất tánh cảnh là Niết bàn tịch tịnh, nếu phát bồ đề tâm trở lại thức uẩn, thức uẩn này nó liên can vô lượng chúng sanh, cái thức uẩn này thức uẩn của chúng ta khi mà không có chúng ta, thức uẩn này là một chúng sanh trong vô luợng chúng sanh mà chúng sanh này sẽ liên can vô luợng chúng sanh khác, mà nếu trở về thức uẩn này rồi thì cái ngã không có, mạtna này chấm dứt chỉ còn chuyển biến sátna thôi, tức là đứng lặng nhập vào đứng lặng thì tùy thuận đứng lặng, từ đứng lặng này mới hiện ra vô luọng hình tướng tới chừng đó mới trở về alaya của võ trụ mới thành Như Lai được. Con đường còn xa, hén. Bây giờ chúng ta cố gắng được cái sắc uẩn này thôi, hén.

Thì tới đây xin tạm ngưng, kỳ tới chúng ta giảng lại, chưa đâu chưa hiểu gì đâu, tôi thấy cái mặt còn ngo ngơ ngáo ngáo, chưa có biết gì đâu, thì nghe lần thứ 3 thứ 4 thứ 5, tôi cũng cố gắng giảng rồi chúng ta mới bắt đầu vào bài Kinh Sáu Sáu.

Bài Kinh Sáu Sáu này dạy chúng ta từ sắc uẩn thọ uẩn tưởng uẩn hành uẩn và thức uẩn, hết rồi đấy, bài Kinh Sáu Sáu tới đó tức là tới Alahán rồi đó, nhung mà không nắm được cái này là vào bài Kinh Sáu Sáu không nổi. Hôm trước tôi giảng hoài tôi thấy tôi cũng không vô được nữa, rồi tôi coi tới lui Duy thức tôi mới nắm được cái này, nhưng mà tôi cái nhớt cũng nhiều quá tôi không có làm, ở đó hoài, rồi sau cô Bi với ông Thiện Khánh mới bắt đầu làm cái bảng đưa cho tôi sửa, tôi sửa hoài, thì thôi mình viết cái bảng khác thì bây giờ mới có cái bảng này. Thì hôm trước ông thầy giáo gì đó ổng tới ổng viết, ổng viết nhè ổng lấy kiến thức của tôi ổng xen vô đây nó loảng choảng hai cái này, bây giờ viết lại cho nó rõ. Bây giờ như vậy thành ra thiếu ở chỗ này. Chỗ này trong Duy thức thiếu, có thiện ác thôi không có lạc thọ khổ thọ, nhưng mà theo tôi tham thiền thì có lạc thọ khổ thọ bất lạc bất khổ thọ, 5 thọ hết thảy, còn 5 thức này thọ uẩn có ba thọ thôi, cái đó kỳ sau tôi giảng, cái đó hơi khó, còn cái này bây giờ chúng ta phải thêm vô đây thiện ác (lạc thọ, khổ thọ, hỷ, ưu, còn xả đây tức là vô ký bình thường rồi, thành ra có thêm 4 cái nữa là: lạc thọ, khổ thọ, hỷ thọ, ưu thọ, là 4 cái, còn vô ký siêu thường là xả thọ đấy, đó là 5 cái hết thảy).

Alaya cá nhân đây hả, đứng lặng nhập vào đứng lặng tức là chiếu soi tự chiếu soi đấy. Nhưng mà coi chừng đứng lặng nhập vào đứng lặng của alaya cá nhân khác, còn của vọng tưởng kiên cố khác, vọng tưởng kiên cố cũng là đứng lặng nhập vào đứng lặng nhưng mà xuống cấp, hiểu kịp không, còn đứng lặng nhập vào đứng lặng là hư minh le lói chiếu soi tức là chiếu soi tự chiếu soi của thọ uẩn, một thứ, mà nói một thứ trật mà nói khác cũng trật, cũng là chiếu soi tự chiếu soi cũng là đứng lặng nhập vào đứng lặng nhưng mà xuống cấp, cô hiểu kịp không, còn ở dưới này thức thứ 6 cũng là đứng lặng nhập vào đứng lặng tức là chiếu soi ít tự chiếu soi cũng là đứng lặng nhập vào đứng lặng nữa nhưng mà xuống cấp nữa. Thành ra tôi mới nói alaya này là mặt trăng thứ nhất, còn cái này là mặt trăng thiệt, còn cái này cũng là mặt trăng mà mặt trăng thứ hai, còn cái này là mặt trăng thứ ba, cô hiểu kịp không? Thành ra từ alaya này đều là vọng hết nếu so với võ trụ, cô hiểu kịp không? Còn nếu so với cái xao động thì nó là chon, thành ra Đức Phật mới nói nó không phải chon không phải vọng, nếu so với võ trụ thì nó vọng, còn so với cái xao động của thức mạtna thì nó là chon, thành ra nó không phải chon mà không phải vọng tùy cái nhìn, Thủ Lăng Nghiêm khó chỗ đó, chết nguời ta là ở chỗ đó. Hiểu kịp không? Thành ra cái đứng lặng nhập vào đứng lặng tức là chiếu soi tự chiếu soi đấy, nhung mà đứng lặng này khác, nói khác cũng không đúng mà nói một thứ cũng không đúng, nhung mà nó xuống cấp từ từ. Thành ra danh từ nó nhiều, đứng lặng nhập vào đứng lặng tức là chiếu soi tự chiếu soi đấy, nhung mà không phải một thứ mà cũng không phải khác.

Thôi tới đây tạm ngung hén. Có ai hỏi gì nữa không? Hỏi sẳn có cây roi đây tôi đua luôn. Cũng đúng 5h rồi đó, hồi nãy 3h tới 5h thì 2 tiếng đồng hồ. Kỳ tới tôi giảng một lần, hai lần nữa thì chúng ta mới bắt đầu đi vào bài Kinh Sáu Sáu. Bài Kinh Sáu Sáu tôi đã đọc bài Kinh đó, mấy ông mấy bà đọc bài Kinh đó rồi chúng ta cũng phải trả đấy, ai cũng phải trả hết, cứ học thuộc lòng bài Kinh đó, tôi tóm lại cho nó gọn rồi chúng ta trả bài Kinh đó rồi chúng ta mới bắt đầu giảng vào bài Kinh đó. Neu giảng bài Kinh Sáu Sáu xong cũng hai năm chớ không phải vừa đâu, bị chúng ta còn trả bài nữa chớ không phải học không, học với tôi là khó à, đi là phải có một cái quyển tập hén, trong đó ghi rồi tôi sẽ đua những câu hỏi, rồi chúng ta nghe cái bài giảng rồi chúng ta lấy cái bài giảng của tôi đó rồi trả lời những câu hỏi, trả lời đuợc rồi tôi mới giảng tiếp, còn trả lời không đuọc thì tôi trở lại nữa, thành ra nó kéo dài lâu. Thành ra ai có đi học thì học cho liên tục, hén, còn không ấy thì thôi, không biết thì nói không biết, chớ tôi kêu rồi trốn ở nhà luôn, tôi kêu ngán quá coi nó quê, tôi nói không có gì quê, sợ mình không sợ mình mà SỢ người khác, phật tử nhìn con con quê quá thôi Sư đừng kêu con nữa, mà không kêu thì nó kẹt, có người tôi kêu mà nói sao Sư không kêu con, con là đệ tử da, còn kia là đệ tử ruột, tùm lum hết á, tôi nhức đầu á, không kêu thì nói tại sao không kêu, mà kêu thì nói con không đi nữa,… Tôi thấy cứ làm thôi, ai còn thì còn ai mất thì mất, hén, mỗi người phải tự cố gắng lấy thì tôi mới cố gắng được, chớ tôi không thể đi thế được, hén thành ra mỗi người đến đây học tôi cũng yêu cầu là phải trả bài, dầu thuộc hay không thuộc dầu trả bài rành hay không rành thì cứ trả rồi nó quen thôi, bởi vì mỗi lần trả là mỗi lần mình tập trung mạnh lắm, mà tập trung mạnh là giúp cho mình có định lực, mà hễ có định lực thì vãng sanh, còn mình sợ hoài thì không vãng sanh, tôi biết Duy thức mà mấy ông mấy bà không biết nó khổ ở chỗ đó. Tôi bắt trả bài, mỗi người mỗi trả là thời giờ nó mất nhiều lắm đấy, nhưng giúp cho mấy ông bà có định lực, ở nhà mình học thuộc lòng hết, vô đây cái quên liển, quên hết tron bởi vì mình yếu, còn nếu người định lực mạnh rồi tập trung ở đâu người ta ấy, mà hễ định lực mạnh thì được nhất niệm, mà nhất niệm thì vãng sanh, mà đa số mình tạp niệm, mà tạp niệm lại sợ nữa, muốn vãng sanh về Cực lạc mà khi đưa cái vãng sanh thì lại chạy, con người nó mâu thuẫn là chỗ đó, hén, cứ cái ngã không hà, người ta trả bài hay quá con trả không thuộc con quê quá, Sư kêu hoài con ở nhà con không học không tới nữa. Tại sao mình không chịu học, mình thua người ta, thua thì thua chớ có cái gì đâu, chớ mình muốn bằng người ta sao bằng được, người ta nghe mười mấy năm, người ta tu nhiều kiếp còn mình mới tu đây, mà bây giờ mình cứ sợ hoài rồi làm sao tiến được, mình cứ nhìn mình thôi, nhiều người hoàn cảnh bế tắc hơn, có người thì ở không học tối ngày, mình thì làm đầu tắc mặt tối có đến đây nghe thôi thì làm sao bằng người ta được. Tại sao mình không tập làm con rùa mà mình cứ muốn so sánh với con thỏ, mình đã là rùa thì mình nhận mình là rùa chớ mình so sánh với con thỏ sao được, mình đi cả 1-2 tiếng đồng hồ con thỏ nó phóng 5 phút là nó hơn mình rồi, nhưng mà thây kệ nó, mình cứ bò mãi đi rồi cuối cùng mình cũng thắng thôi, hễ “bền quân thì thắng trận”. Thành ra tôi nói cái tu có cái “BÊN”, yêu cầu mấy ông bà có cái bền, đừng có ngó ai hết thì mới có thể tu được, thành ra là tập trả bài, mỗi lần trả bài mình sợ lắm, do sợ mình mới tập trung, mà hễ trả được một cái là lần sau mình cứ trả hoài chừng đó bấm nút mình cũng không ngưng nữa, khi mà mình hứng rồi thì thôi mình muốn trả hoài, bởi cái đó mình đã rành rồi, mà cái gì đã rành rồi thì mình thích lắm, cũng như Duy thức nghe là chán hà, như tôi hồi đó tôi coi 10 năm trời tôi nghiên cứu Duy thức, ngồi tới gục quyển Duy thức rớt xuống rồi lượm lên rồi nghỉ 2-3 bữa rồi coi nữa, coi rồi cũng gục nữa rồi lượm lên rồi nghỉ 5-7 bữa rồi coi nữa, phải biết bền như vậy thì hôm nay tôi mới giảng chạy như vậy chớ không phải dễ vô Duy thức đâu, mấy ông mấy bà cỏn có người chỉ dạy, tôi không có ai chỉ dạy hết, một mình phải mò lấy, mà Duy thức biết là chữ Hán cả đống, mà tôi đã học chữ Hán biết bao nhiêu mà chữ Hán chữ ngoài đời không đâu có học chữ triết học bao giờ đâu, thì phải lật tự điển phải mày mò, nhưng mà tôi may là tôi vô Khất sĩ.