BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC
Cố Hòa thượng Thích Giác Khang
TUẦN 8
Giảng ngày 20-11-2003 âm lịch
Chúng ta tiếp tục lại cái bản Vô chất tánh cảnh chúng ta tóm lại một lần nữa coi, chớ đúng ra chúng ta hôm nay qua bài Kinh Sáu Sáu á, nhưng mà có một số chưa có nắm vững lắm, nếu mà đi vào Kinh Sáu Sáu mà cái bản này chúng ta nắm không vững chúng ta hơi khó đi vào Kinh Sáu Sáu.
Thì chư Phật tử có cái bản rồi hén, mỗi người đem ra chúng ta tóm lược lại một lần nữa coi, nếu hiểu rồi thì chúng ta đi vào Kinh Sáu Sáu, còn chưa hiểu chúng ta lặp lại một lần cho nó sâu đậm hơn.
Thì cái bản này để vào Kinh Sáu Sáu và cũng sau này chúng ta đi vào Kinh Thủ Lăng Nghiêm nữa đó, cũng nó. Thì Kinh Sáu Sáu đúng ra nó chuyên về, nặng về phần đắc quả Alahán. Còn Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì nặng về phần Bồ Tát.
Hay nói cách khác đó là bài Kinh Sáu Sáu thuộc về lý vô ngại pháp giới đấy.
Còn người trời chúng ta sự pháp giới.
Còn bài Kinh Thủ Lăng Nghiêm sau này là sự lý vô ngại pháp giới.
Rồi tới Kinh Pháp Hoa, hay là Hoa Nghiêm, hay là Đại Bát Niết Bàn đó là sự sự vô ngại pháp giới, tức là cảnh giới của Như Lai.
Còn cái này là chúng ta đang đi vào cảnh giới của chư vị Alahán, tức là Tứ Thánh đấy.
Còn người trời chúng ta đi qua nhiều quá rồi, người trời tức là tứ thiền và tứ không, hén, với quán ngũ đình tâm quán.
Còn đây qua phần Phật tánh tức là đi vào lý của Bát Nhã đấy, còn sau này chúng ta đi vào sự lý thì cũng nằm trong bản này đấy, còn sự sự vô ngại thì cái đó không có nằm trong cái bản nào hết á, cái đó nó bao trùm hết, khi nào sự lý mà đi tới rốt ráo thì thành sự sự vô ngại pháp giới.
Bây giờ chúng ta trở lại cái bản, chúng ta đem cái bản ra chúng ta coi lại, hén.
Thì ở đây cũng là vô chất tánh cảnh tôi nói đó, thì Vô chất tánh cảnh và Hữu chất tánh cảnh đây là cảnh giới của chư Như Lai. Vô chất tánh cảnh chúng ta có thể kêu danh từ khác đó thuộc là Nhứt Thiết Trí, hay là có thể kêu là, nếu là ba phần: Pháp thân, Báo thân, ứng hóa thân.
Thì Vô chất tánh cảnh thuộc về Báo thân tức là cái thể đó, bất biến phi không gian phi thời gian, tức là chân như tịnh, tức là thể của võ trụ, đây là cảnh giới không có không gian, không có thời gian, nhưng mà nên nhớ, chưa có không gian chưa có thời gian đây có nghĩa là bao trùm vô lượng vô biên không gian và thời gian tuyệt đối và không gian thời gian tương ưng. Cái Bát Nhã chúng ta phải nói vậy chớ không có cái gì là ngoan không, chớ không có cái gì không là không một mình hết á, thì cảnh giới của Đạo Phật là cảnh giới chuyển biến và chuyển biến, chuyển biến chu kỳ và chuyển biến sátna, thế giới của Đạo Phật là thế giới của động chớ không phải thế giới hoàn toàn tịnh chết cứng một chỗ. Chúng ta phải hiểu như vậy, chúng ta mới có thể đi sâu vào Đạo Phật được.
– Thì vô chất tánh cảnh đó là cái phần bản thể, thì ngay có cái phần hiện tướng đó là hữu chất tánh cảnh. Thì tôi thường nói: vô chất tánh cảnh cũng như là nước, cỏn hữu chất tánh cảnh cũng như là sóng, thì tất nhiên là sóng bắt đầu là có thời gian, tức là có những cái lượn lên xuống, những cái chớp nhoáng, tức là chưa có không gian, nhưng mà có thời gian chuyển biến, nhưng mà chuyển biến ngay trong cái bất biến của vô chất tánh cảnh.
– Thì Hữu chất tánh cảnh chúng ta cũng phải coi như là ứng hóa thân của chư Như Lai.
– Thì hai cái này gọp chung lại chúng ta kêu là Pháp thân.
Hay nói cái khác: Vô chất tánh cảnh cũng giống như là nước, còn Hữu chất tánh cảnh cũng giống như là sóng, còn vô chất và hữu chất gom chung cũng giống như là biển, là biển, thì biển tức là cái diệu dụng vậy.
Nói tới biển trong đó có: vô chất tánh cảnh, hữu chất tánh cảnh. Còn tạm phân hai ra thì vô chất riêng, hữu chất riêng. Nhưng chúng ta nên nhớ hai cái không thể tách làm hai được, nước không thể rời khỏi sóng, sóng không thể rời khỏi nước, nếu rời khỏi nước là không có sóng, mà rời khỏi sóng cũng không có nước, nhưng mà nói nước với sóng là một là sai, mà nói nước với sóng là hai là trật, bởi vì nước nằm trong sóng, sóng nằm trong nước, vậy thì không thể là hai được. Nhưng mà sóng thì chuyển biến từng sátna còn nước là không chuyển biến, chưa có không gian chưa có thời gian. Vậy thì hai cái không thể giống nhau được, mà cũng không thể khác nhau, thì chúng ta thường kêu đó là alaya của Võ trụ, tức là của vô số vô lượng chư Như Lai, cũng là chỗ trở về của chúng ta đấy.
Thì do một niệm bất giác, tức là một niệm tối sơ, thì mới có alaya của cá nhân, niệm tối sơ này tôi có giảng hôm trước rồi, là chúng ta không thể hỏi: Niệm tối sơ, là căn bản vô minh này từ đâu mà có? Thì câu hỏi đó là câu hỏi vô lý, chúng ta phải vô lý hóa câu hỏi, chớ không có câu trả lời về câu hỏi đó.
Thì hôm trước tôi có nói vấn đề người đui khi mà hỏi ánh sáng mặt trời, thì câu hỏi này là câu hỏi vô lý, giống như là hỏi về căn bản vô minh vậy. Chúng ta không thể giải thích ánh sáng mặt trời cho người đui, cũng như chúng ta không thể giải thích về căn bản vô minh, chỉ có khi nào trị hết bệnh đau mắt của người đui, tức là khi nào chúng ta thành Phật thì câu hỏi này mới được giải thích sáng tỏ bằng cách không giải thích gì hết, thì có sự tu tập mà thôi.
Thì alaya cá nhân thì ở đây, chúng ta thấy là nó chơn vọng hòa hợp, chơn đây tức là nó nằm một phần từ alaya võ trụ nó là chơn, nhưng mà khi nó xuống cấp rồi, alaya võ trụ cũng giống như mặt trăng thiệt, còn nó xuống cấp rồi cũng như cái bóng của mặt trăng, thành ra nói nó giả thì không đúng mà nói nó thiệt cũng không đúng, nó là cái bóng của mặt trăng thiệt, thì nơi đây bắt đầu chia ra làm hai:
– Một cái gọi là đứng lặng và một cái gọi là xao động. Đứng lặng là tiếp tục con đường có thời gian mà chưa có không gian kêu là đứng lặng, tức là bắt đầu hiện hình mà chưa có tướng.
– Và một phương diện đi vừa có hình vừa có tướng luôn, kêu đó là xao động, đó là xao động.
Thành ra chúng ta để ý chỗ này chút xíu. Thì cái xuống cấp này, cái đứng lặng mà tiếp tục con đường đứng lặng ở trên đó, thì đối với mặt trăng thiệt, thì mặt trăng xuống cấp này, trong Kinh kêu nó là vọng, nhưng mà đối với phần xao động đó thì nó lại là chon. Thành ra chúng ta thường để ý cái chỗ đó một chút, bị vì nó khó nói. Nếu mà đứng lặng mà so với xao động thì xao động là vọng, vọng hóa. Thì đứng lặng gọi là chon, nhưng mà đứng lặng đây đã xuống cấp, thành ra so với cái mặt trăng thiệt, thì cái đứng lặng xuống cấp này lại là vọng, thì chúng ta phải hiểu như vậy, chúng ta mới có thể đi vào Kinh nó rõ ràng hon.
Thì ở đằy chúng ta để ý, bên đứng lặng hay bên xao động cũng vậy, đều có ba phần mà hôm trước tôi không để ý, tôi không có nói rành:
– Thứ nhất là phần nhân thức tức là cái hiểu biết của chúng ta, cái nhận thức tức là cái hiểu biết mà trong Đạo Phật thường kêu là tâm, thì nó có vọng tâm và có chân tâm, thì bên đứng lặng tức là nó đi về phần chân tâm đấy, còn bên xao động nó đi về phần vọng tâm.
– Còn hai cái nữa là: một cái cảm giác, và một cái tư tưởng. Tư tưởng thì về vấn đề phân biệt thiện ác. Còn cảm giác thì nó đi về tình cảm, về tình cảm: lạc thọ, hoặc là khổ thọ, hoặc là bất lạc bất khổ thọ.
Thành ra nó có ba phần thôi, bên đứng lặng cũng ba phần, mà bên xao động cũng ba phần.
Thì bên đứng lặng dĩ nhiên cái nhìn của nó là cái nhìn đứng lặng, tức là cái nhìn thật tướng của các pháp, thấy sự vật y như là sự vật, thì sự vật y sự vật tức là sự vật chưa có hình, chưa có tướng, nhưng mà đã xuống cấp, thành ra bắt đầu hiện hình, nhưng mà chưa có tướng, tức là một cảnh giới lờ mờ lù mù mà thôi, do đó mà cái cảm giác, cái sống về tình của nó chưa có, nó thuộc về bất lạc bất khổ thọ, còn sống về cái tưởng của nó về thiện ác thì nó cũng chưa có, thành ra nó thuộc về vô ký. Thành ra chúng ta để ý, cái vô kỵ nó thuôc yề tưởng tức ỉa phan lỵ trí nhiều hon; còn cái bất lác bất khổ tho nó thuộc, về tình nhiều hơn, thì bên nào cũng có 3 cái hết.
Nhưng mà bên xao động thì bắt đầu có lạc thọ khổ thọ, bắt đầu có thiện có ác có vô ký luôn. Nhưng mà vô ký hai bên khác nhau.
Bây giờ chúng ta nói về cái lạc thọ khổ thọ, bên đứng lặng, và cái thiện ác, cái vô ký bên đứng lặng.
Thì chúng ta thấy bên đứng lặng hoàn toàn là bất lạc bất khổ thọ không, từ thức thứ tám cho xuống năm thức đầu và thức thứ sáu thì hoàn toàn là bất lạc bất khổ thọ, nói về tình cảm, tức là chưa có vui chưa có buồn.
Còn nói về thiện ác cũng vậy, nó đứng lặng thì nó không có thiện không có ác, nhưng mà mỗi cái thiện ác, vô ký nó có khác nhau, và mỗi cái bất lạc bất khổ thọ nó khác nhau, chúng ta phải để ý.
1/- Bây giờ chúng ta nói tới cái Nhận thức của bên đứng lăng trước.
– Thì nhân thức của thức thứ tám là hiên lương tánh cảnh.
Hiện lượng đây: Hiện là bày ra, Lượng là hiểu biết. Sự hiểu biết được trực tiếp thẳng bày ra, tức là chúng ta thường kêu là hiểu biết trực giác, không qua cái sự suy tư, không qua cái sự phân tích, không qua cái sự tổng họp của lý trí, tức là của tư tưởng, thì cái đó kêu là hiện lượng.
Tánh cảnh là cái cảnh có mang tính chất Phật tánh, tức là cảnh không có hình tướng, ở đây dường như bắt đầu xuống cấp, thành ra như là hiện hình, thành ra cảnh thứ nhứt của thức thứ tám là hiện lượng tánh cảnh.
– Rồi kế đó xuống tới do vọng tưởng kiên cố đập vào cái tướng phần alaya thành ra có xuống tới Hư minh le lói chiếu soi, tức là ở đây bắt đầu cũng hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà bắt đầu có hình, có vật, dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, thành ra cái hiện lượng tánh cảnh ở đây bắt đầu cô đọng hơn.
Còn hiện lượng tánh cảnh của thức thứ tám thì vọng tưởng Hư vô vi tế, tức là một cách lù mù lờ mờ chưa có gì hết, nhưng mà ở đây dường như có sương mù, tức là lờ mờ rồi đấy.
Rồi xuống tới hiện lượng tánh cảnh của năm thức đầu thì bắt đầu cô đọng hơn, dường như có vật dường như không vật, dường như có tiếng dường như không tiếng, dường như có mùi dường như không mùi, thì cái đó bắt đầu như nó hiện hình rồi. Nhưng mà tiếng gì? mùi gì? thì chưa biết, nó chỉ là lờ mờ le lói thôi, chập chờn thôi. Thành ra xuống đây thì nó khác với cái hiện lượng tánh cảnh của thức thứ tám, thức thứ tám hiện lượng tánh cảnh một cách lù mù chưa có gì hết, tới đây bắt đầu cô đọng hơn.
* Xuống tới thức thứ sáu cũng hiện luợng tánh cảnh, nhưng mà cũng khác nữa, đây là rõ rệt hơn, cái hình bắt đầu sáng tỏ hơn, bắt đầu rõ rệt hơn, cũng như có thể thấy cái hình nó giống như cây bông, hoặc cây cối, hoặc người ta, nhưng mà người gì? thì cũng chưa biết, thì bắt đầu nó cô đọng hơn là năm thức đầu. Tới đây là hết xuống, tới đây là hết, vì nó hiện hình hơi quá rõ rệt rồi. Thành ra chúng ta thấy, do đó cái hiện lượng tánh cảnh của thức thứ sáu mới có thể bị cái xao động thức thứ sáu dung thông, chút nữa chúng ta nói lại.
Đó là xong cái phần nhận thức. Thành ra đây chúng ta có ba nhận thức đứng lặng:
– Một nhận thức của thức thứ tám.
– Một cái nhận thức của năm thức đầu.
– Và một cái nhận thức của thức thứ sáu.
Cũng đều là hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà có hơi khác một chút, là:
– Hiện lượng tánh cảnh của thức thứ tám lờ mờ chưa có gì, bàng bạc như sương mù.
– Còn hiện lượng tánh cảnh của năm thức đầu bắt đầu le lói, dường như có vật, dường như có tiếng, hén, dường như có mùi, hén, nhưng mà chưa biết mùi gì.
– Tới hiện lượng tánh cảnh của thức thứ sáu thì cái mùi, cái tiếng, sự vật rõ rệt hơn, dường như hiện hình rồi, nhưng mà hình gì? tướng gì? chưa có.
Nhưng nên nhớ ở đây tất cả đều xuyên suốt, xuyên suốt tức là chúng ta không thể rờ, bắt, nắm lấy được.
Tới qua bên xao động bắt đầu có tướng. Chúng ta để ý, ở đây nếu mà xuyên suốt như vậy thì chỉ có pháp chấp mà thôi chớ chưa có cái ngã. Bắt đầu có không gian thì không gian ỉà một danh từ khác của ngã, chúng ta để ý vậy.
Còn chưa có không gian chỉ có thời gian tuyệt đối, thì đây ỉà một danh từ khác của pháp chấp, đây ỉà pháp tuyệt đoi, pháp đối với pháp, tức ỉà nhận thức và đoi tượng nhận thức nhập một, nghĩa là nói đúng ra ở đây chỉ có nhận thức thôi mà không có đối tượng, mà chúng ta phải hiểu đối tượng Phật giáo không có đối tượng có nghĩa là có vô lượng đối tượng, nghĩa là có đối tượng nó cũng thấy, mà không có đối tượng nó cũng thấy, và nó thấy luôn những cái đối tượng tương ưng của nhận thức và đối tượng nhận thức của phần xao động, cỏn nó thì không có đối tượng chuyển biến nhanh rồi chuyển biến chậm, chuyển biến nhanh là nhận thức, chuyển biến chậm là đối tượng nhận thức, nhưng chuyển biến nhanh cũng là năng lực, mà chuyển biến chậm cũng là năng lực, không có cái nào là có tướng hết, có hình lờ mờ thôi, thành ra nó mới có thể nhập một được. Thành ra chúng ta kêu là nhận thức tuyệt đối, mà danh từ bên Thiền Tông thường kêu là cái Hiện tiền, tức là không có hiện tại, không có quá khứ, mà cũng chẳng có vị lai, thành ra kêu Hiện tiền, thành ra cái Hiện tiền này nó bao trùm cả hiện tại quá khứ và vị lai của tương ưng, của cái nhận thức xao động, tương ưng tức là nhận thức xao động đấy, nhớ hen. Mấy cái này mình nhớ thì sau này chúng ta mới có thể đi vào giải thoát được, cái này là con đường giải thoát của chúng ta đấy, con đường đứng lặng này đấy.
Nhưng mà giải thoát chúng ta cũng phải có từ từ, chớ không phải một cái mà chúng ta nhảy vô alaya liền, không được đâu, chúng ta phải đi từ hiện ỉượng tánh cảnh của thức thứ 6, rồi hiện lượng tánh cảnh của 5 thức đầu, rồi mới tới hiện lượng tánh cảnh của aỉaya, tới đây mới là đắc quả Alahán đấy Rồi chúng ta còn phải phá hiện lượng tánh cảnh của thức thứ tám nữa để trở về với Alaya Võ trụ thì chúng ta mới thành Như Lai.
Thì tới hiện lượng tánh cảnh thức thứ tám là chúng ta đi được 1/3 đường rồi đấy còn thêm 2/3 nữa mới thành Như Lai, thì chừng đó phải phát Bồ đề tâm, tùy thuận vô một pháp giới nhiều pháp giới, một chúng sanh nhiều chúng sanh, thì cái đó phá phân biệt pháp chấp. Rồi tới chừng vớ lượng chúng sanh vó lượng pháp giới thì mới được câu sanh pháp chấp, thì chừng đó chúng ta mới phá được căn bản vô minh, thì đó là con đường đi của Đạo Phật.
Đó là tôi nói về phần nhận thức.
– Bây giờ chúng ta qua phần thứ hai là phần Tư tưởng, tức là thiện và ác, qua phần thứ hai tức là phần tư tưởng.
Thì ở đây chúng ta thấy rằng là không có tư tưởng, không có tư tưởng thì tất nhiên không có vấn đề thiện ác, mà chỉ có vấn đề vô ký thôi.
Thì ở đây chúng ta thấy ba cái đều vô ký hết:
– Thức thứ 8 cũng vô ký.
– 5 thức đầu cũng vô ký.
– Thức thứ 6 cũng vô ký.
Thì ở đây chúng ta thấy tuy là vô ký tức là không có thiện ác, nhưng mà mỗi cái cũng mỗi khác, cái khó của Duy Thức là chỗ đó, danh từ phải dùng một thứ thôi, chớ bây giờ đâu có dùng danh từ gì khác được nữa.
Thì chúng ta định nghĩa trước chữ vô ký: vô đây là không, ký là ghi nhận, nghĩa là không ghi nhận, không phân biệt được như thế nào là thiện như thế nào là ác, thì cái danh từ nó như vậy.
– Nhưng mà vô ký của thức thứ tám thì nó thuộc về vô ký vô phú vô. Vô phú là gì? vô đây là không, phú là che đậy, nghĩa là không có gì che đậy nó hết, nó từ xưa nó vốn là như vậy, là như vậy thôi, không ai đụng tới nó, không ai cải sửa nó, mà cũng không ai biết nó vô ký như thế nào, nghĩa là nó chuyển biến, nó diễn biến như thế nào thì không có thức nào hiểu biết được nó hết, chỉ có Alahán mới có thể biết nó thôi, cỏn ngoài ra những người phàm phu thức thứ sáu, năm thức đầu không thể nào hiểu biết cái chuyển biến của thức thứ tám này được, thành ra nó không bị gì che đậy, mà cũng không bị gì cải sửa, không ai rờ mó, mà cũng không ai biết gì tới nó hết, thành ra vô phú tức là không có ai che đậy, không có ai hiểu biết gì nó hết, mà tánh nó như vậy, trơ trơ như vậy thôi, nói nó thiện cũng không đúng, mà nó ác cũng không đúng, mà cải sửa nó cũng không được, vì không ai đi tới chỗ thâm sâu, nó thuộc về thâm thẩm, thâm sâu ở trong, mà nó liên can với tất cả vô lượng vô biên những cái alaya của cá nhân khác, nó liên can tới toàn thể alaya của võ trụ, thành ra nó chuyển biến như thế nào thăm thẳm không ai biết gì nó hết, thành ra chỉ có đấng Như Lai mới cho chúng ta biết như vậy thôi.
Thành ra kêu là vô phú, là chúng ta không hề biết gì về nó hết, nhưng mà biết rằng nó chẳng có thiện ác, thì tất cả những chủng tử gì chúng ta làm đều chứa trong kho đó, nhưng mà khi vô trong đó những cái thiện ác vô đó rồi, thì nó đều biến thành thức, tức là biến thành năng lực, cỏn khi nào một lúc nào nó biến thành chủng tử để rồi nó phát hiện qua bên phần xao động, rồi chúng ta lại huân tập vô những chủng tử thiện ác nữa nó cũng chứa luôn, nhưng mà vô đó rồi những chủng tử thiện ác này đã biến thành năng lực, tức là không còn thiện không còn ác, nó biến thành năng lực biến mất hết. Rồi khi nó chuyển biến xao động thì bắt đầu có chủng tử thiện ác, thì bắt đầu đi qua phần mạtna nó xao động nữa, thành ra không biết nó là cái gì, không biết nó là cái gì.
Thì trong Duy Thức học thường thí dụ cũng như là biển, thì nước trăm sông đổ về đó, thì có thể nước ngọt, nước chua, nước mặn, nước chát, nước dơ, nước sạch đều đổ về biển hết, biển chứa hết, nhưng mà khi vào trong biển chỉ còn một chất mặn mà thôi, dầu nước ngọt nước chua, nước cay, nước đắng, nước gì cũng về đó chỉ còn một vị mặn mà thôi. Nhưng mà khi đổ ra trăm sông thì lại có ngọt có chua có cay trở lại, thì trong Duy Thức chỉ có chứng minh như vậy thôi. Còn cái phần đó phải Như Lai biết nói lại, chớ chúng ta không biết nó làm sao, cái alaya chúng ta, nếu biết được đó là chúng ta bắt đầu đi vào quả thánh Alahán. Đó thì kêu là vô ký vô phú.
Ở đây nhớ, vô phú là không che đậy, không ai biết gì về nó hết, mà cũng không có ai che đậy gì nó hết, mà cũng không có ai cải sửa gì được nó hết, thành ra kêu là vô ký vô phú.
Còn xuống tới năm thức đầu thì cũng vô ký nữa, vô ký đây tức là không ghi nhận được thiện ác, tức là chưa phân biệt như thế nào là thiện, như thế nào là ác, nhưng mà khi ai giảng giải cải sửa thì nó chuyển thành thiện hoặc là ác.
Thì cái này tôi thường thí dụ như trong cuộc sống của chúng ta, thì hôm trước tôi thường nói thí dụ:
Mình không có đau, mình không có nhức đầu, bây giờ mấy ông mấy bà ở đây sung sướng, thấy vậy mình thấy bình thường thôi, đó là vô ký, ở trong trạng thái vô ký. Nhưng mà khi mình lỡ nhức đầu: con nhức đầu quá Sư! Hay là con nhức răng quá! Ôm cái răng nhức. Thì mới biết hồi nãy đó, trạng thái đó là trạng thái lạc thọ, khi mình không có nhức răng, không có nhức đầu, không có bệnh thì đó là trạng thái lạc thọ, sung sướng.
Cũng như mình bây giờ mình đi đứng ngồi nằm, chư Phật tử ở nhà chạy xe honda đến đây nghe pháp, thì chư Phật tử nói: thường thôi Sư, con hàng ngày cũng vậy, con đi đâu con lấy honda con chạy vù vù, con đi chơi vậy thôi. Mấy ông mấy bà không thấy đó là một cái lạc thọ, không thấy cái đó là cái vui. Khi nào bịnh nằm bán thân bất toại một chỗ, thì mới biết hồi lúc mình chưa bán thân lúc đó là lạc thọ, mà lúc đó mình thấy phay phay thôi, mình không thấy cái gì là sung sướng hết trơn, thấy là tầm thường thôi, nhưng mà khi bán thân rồi nằm đó một, hai năm thì nhìn thấy, trời ơi! mấy năm về trước tôi còn khỏe, tôi đi đây đó tôi vui quá, tôi không ngờ cái đó là cái vui, hôm nay mới biết những cái lúc mình sống như vậy là vui là lạc thọ, thì lúc bây giờ chúng ta đang ở trong trạng thái bất lạc bất khổ thọ của năm thức đầu, kêu là vô ký đó, tức là không có ghi nhận, tôi nói lộn, tôi nói qua lạc thọ khổ thọ rồi. Tôi xin nói lại.
Vô kỵ đâỵ là thiện ác là mình không phân biệt được như thế nào là thiện ác. Thì chúng ta thấy rằng năm thức đầu không phân biệt được thiện ác. Thí dụ như mà ở cái lạc thọ mà nhiều khi mình cho nó là thiện, nhưng mà chúng ta thấy là có những cái lạc thọ thiện, cũng có những cái lạc thọ ác, mà ở trong năm thức đầu của trạng thái đứng lặng này, thì cái lạc nó không phân biệt được cái nào là thiện cái nào là ác hết, nhưng mà phải thức thứ 6 tràn qua rồi thì bắt đầu có thiện ác.
Chẳng hạn như tôi nói xì ke ma túy, thì cái đó là một cái mấy người xì ke ma túy nhận đó là cái lạc thọ, nhưng mà trạng thái năm thức đầu này nó không phân biệt cái đó là thiện hay ác, nhưng mà khi cái thức thứ sáu qua rồi thì mới thấy xì ke ma túy hại bản thân, và có thể đưa tới trạng thái là chết, là khổ, là đủ thứ bịnh tật hết, gầy còm, rồi đi tới bịnh sida, có thể giết chết người, thì cái lạc thọ này thức thứ sáu phân biệt theo cái tỷ lượng đó, chân tỷ lượng thì nó lại là ác, chớ không phải là thiện.
Thì nếu mà năm thức đầu trạng thái đầu thì nó không phân biệt cái nào thiện ác hết, nhưng mà khi có thức thứ 6 qua cải sửa thì cái vô ký nó thành thiện hoặc ác. Thành ra chúng ta thấy năm thức đầu vô ký là chưa phân biệt như thế nào là thiện, như thế nào là ác. Vậy thì vô ký của năm thức đầu là có thể bị cải sửa, có thể bị cải sửa.
Còn vô kỵ vô phú của thức thứ tám là không ai động tới nó được, mà cũng không ai biết nó là vô ký, cũng không ai biết nó chuyển biến như thế nào, chỉ có đấng toàn giác nói lại chúng ta mới hiểu thôi.
Còn vô kỵ của thức thứ sáu, thì chúng ta thấy ở đây là một trạng thái vô ký cũng là bình thường thôi, nhưng mà nó lại dễ cải sửa hơn, cái thiện ác này nó dễ cải sửa, nó sáng tỏ hơn là vô ký của năm thức đầu, nó cũng giống vậy đó, nghĩa là có thể cải sửa nó. Thì ở đây, chúng ta thấy thức thứ sáu, cái vô ký này là có thiện có ác có vô ký, mà ở đây thiện ác này có thể đưa tới trạng thái là cũng như năm thức đầu thôi, tức là vấn đề thiện ác thì nó cũng có thể cải sửa được.
Còn bây giờ chúng ta qua lạc thọ khổ thọ. Thì ở đây cũng có ba cái lạc thọ khổ thọ của thức thứ tám, năm thức đầu và thức thứ sáu, thì cũng khác nhau nữa. Nếu nói nó khác thì cũng không phải là khác, nếu nó một thứ thì cũng không phải một thứ, nhưng mà vì nó xuống cấp cho nên có cái tác dụng khác nhau, mà tác dụng khác nhau thì tất nhiên là nó khác nhau, nhưng mà nó cũng đều là thức biến thành ra nó giống nhau. Chúng ta phải hiểu như vậy.
Thì cái bất lạc bất khổ thọ của đứng về phương diện cảm giác đó, thì của thức thứ tám chúng ta biết rằng bên đứng lặng thì tất nhiên không có lạc thọ khổ thọ, nhưng mà cái bất lạc bất khổ thọ của thức thứ 8 thì rất là hồn nhiên, tôi còn dùng danh từ tôi thường thấy đó là hỗn độn, một trạng thái lờ mờ, lờ mờ, nghĩa là đây cũng không cải sửa được, mà trong Duy Thức học thường kêu là xả thọ. Chữ xả này là buông bỏ hết, buông bỏ hết tức là nó không có vui mà cũng không có buồn một, trạng thái hồn nhiên mà cũng không ai cải sửa gì nó được hết, không ai biết đến nó nữa, thì cái đó kêu là bất lạc bất khổ thọ của thức thứ tám, tôi thường dùng danh từ xả thọ tôi sửa lại xả thọ là hồn nhiên hay hỗn độn, hỗn độn tức là một trạng thái sơ khai không thể nào cải sửa gì được hết.
Còn xuống tới năm thức đầu thì tất nhiên bất lạc bất khổ thọ chúng ta thấy có danh từ là bình thường. Bình thường là sao? Như là tôi nói nãy là chúng ta thấy cái bình thường là trạng thái lạc mà chúng ta thấy không biết vui không biết buồn, nhưng mà thật sự là một trạng thái vui mà chúng ta không hay. Trở lại như cái thí dụ hồi nãy của tôi đó. Mình ở trạng thái thường như thế này thì mình không thấy là, bình thường như thế mình được tự do, như vậy là một cái lạc thọ, nhưng mà mình ở trạng thái bất lạc bất khổ thọ, mình không cảm thấy không vui. Nhưng mà khi mình bệnh xuống, mình bán thân thì mới thấy trạng thái hàng ngày của mình là lạc thọ.
Hôm trước tôi cũng thí dụ như cái đám ma đi ngang chẳng hạn, thì mình nghe cái đám ma thì mình có một cảm giác là không vui không buồn, vì biết đám ma của ai đâu, thì mình thấy đám ma thường, bây giờ mười cái đám ma, ở đây mình cũng tỉnh bơ thôi, trong này người nào người ấy tỉnh bơ thôi. Nhưng mà khi nghe đám ma đó của người bạn chí cốt, hoặc đám ma bà thân ông Thiện Phước chẳng hạn, khi mình biết như vậy tất nhiên cái lạc thọ không còn nữa mà thành ra cái khổ thọ, thì tất nhiên là cái bất lạc bất khổ thọ bị cải sửa thành ra khổ thọ hoặc lạc thọ, người ta kêu là bất lạc bất khổ thọ bình thường, nó bình thường thôi. Thì cái năm thức đầu chỉ có vậy thôi.
Nhưng mà qua thức thứ sáu thì khác, thức thứ sáu nó bất lạc bất khổ thọ có bình thường, nó lại thêm một cái bất lạc bất khổ thọ siêu thường nữa. Bình thường tức là cũng giống như năm thức đầu, tức là nó bị cải sửa được, nhưng mà nó có thể thăng hoa một trạng thái bất lạc bất khổ thọ mà năm thức đầu không hề có, nhưng mà thật sự đây không phải là bất lạc bất khổ thọ mà là một trạng thái lạc thọ rất là vi tế mà nó không nhận được, tức là khi chúng ta nhập vào tứ thiền và tứ không.
Chúng ta để ý nha:
– Sơ thiền là tầm sát, thì đây là ly dục, do ly dục mà sanh hỷ lạc, ly sanh hỷ lạc địa.
– Rồi khi nào chúng ta bỏ tầm sát chúng ta chìm đắm trong trạng thái nhị thiền, hén, là định sanh hỷ lạc, thì ở đây là một trạng thái hỷ lạc, có hỷ lạc đàng hoàng, hén, không cần tầm không cần tứ.
– Rồi tới ly hỷ diệu lạc, là bỏ trạng thái nhị thiền này, chúng ta qua tam thiền là lạc thọ, bỏ cái hỷ qua lạc, tức là chìm đắm trong trạng thái lạc.
– Rồi trạng thái thứ tư, tứ thiền độc đáo là bất lạc bất khổ thọ, không còn chìm đắm ở trong trạng thái lạc thọ nữa, thì chúng ta ở một trạng thái bất động, bất động, nhưng mà thật sự ở đây là một trạng thái lạc thọ rất là vi tế mà chúng ta không nhận được, phàm phu không nhận được, nếu mà chúng ta qua Thánh quả chúng ta thấy trong tứ thiền cũng là một trạng thái trá hình của lạc thọ.
– Rồi qua tứ không thì trạng thái bất lạc bất khổ càng vi tế hơn nữa, tức là chúng ta không cỏn cảm giác nữa, không có xác thân nữa, sống hoàn toàn với bóng thức của tư tưởng, nhưng mà tư tưởng cũng là một cái trá hình của lạc thọ rất là vi tế, là: không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu và phi tưởng phi phi tưởng, bốn trạng thái này đều là cái lạc thọ rất là siêu thường, vượt lên cái trạng thái bình thường, đó chỉ có thức thứ sáu mới có trạng thái này. Thành ra cái này Đức Phật thường kêu là mê hồn trận, mê hồn trận, tức là vô đó rồi chúng ta thấy tứ thiền bất động với cái tứ không dường như là Niết Bàn, nó tương đương với Niết Bàn. Thành ra thường thường cái tứ thiền đó ngoại đạo cho tương đương với Bất Lai, còn tứ không ngoại đạo cho tương đương với A-la-hán, để rồi chúng ta đi sâu chúng ta thấy tương đương thiệt đấy.
Mà trong Kinh thường thí dụ hai ly nước tôi thường nói đó, một cái nước thì có cặn cáu, một cái nước lóng hết lọc hết cặn cáu, khi để yên lặng thì hai cái trong như nhau, thành ra khi nhập vào tứ không thì trạng thái mà yên lặng, một trạng thái tỉnh táo tỉnh thức nó tương đương với Alahán, nhưng mà khi đụng cảnh hay là khi không còn nhập thiền nữa, thì:
A-la-hán thì không có nhập không có xuất, cái thiền Bát Nhã thì nó không có nhập xuất.
Còn cái thiền của xao động, thiền tư tưởng thì có nhập có xuất, thành ra khi nó nhập vào đó rồi thì nó tương đương thiệt đấy, cái trạng thái tỉnh lặng, cái trạng thái an lạc của nó tương đương với Alahán, nhưng khi đụng cảnh hoặc là khi mà không có nhập định nữa thì nó lại mất, do đó mà mới có luân hồi sanh tử là chỗ đó.
Còn bên đứng lặng thì luôn luôn là đứng lặng, nó không có mất đứng lặng, đứng lặng thì nhập vào đứng lặng.
Còn cái kia không thể nhập đuợc, có nhận thức và đối tượng nhận thức hai cái phải đi tương ưng với nhau.
Đó là điều mà chúng ta cần phải để ý, thì như vậy là hết phần đứng lặng. Nắm được không? Bữa nay nghe cũng sáu-bảy lần rồi đấy, đó là phần đứng lặng hết đấy.
Bây giờ chúng ta qua phần xao động. Ở đây có ai hỏi gì không? về phần đứng lặng có ai hỏi gì không?
Ở đây tôi tóm lại hén:
Phan đứng, lúng cũng-có ba phương diên: một phương diện là nhận thức, một phương diện là tư tưởng và một phương diện là cảm giác.
Nhận thức thì tất cả đều là hiện lượng tánh cảnh, đều là đứng lặng hết, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức nhập một; và cảnh cũng là cảnh thật, tức là cảnh chưa có hình chưa có tướng, nhưng ở đây bắt đầu xuống cấp, có cái hình lờ mờ, nhưng mà hình gì thì cũng chưa có, và cảnh giới đây toàn cảnh giới xuyên suốt, cảnh giới mà chúng ta phải trở về cảnh giới thật là không có hình không có tướng.
Thì ở đây chúng ta thấy rằng có ba nhận thức: là nhận thức của thức thứ tám, của năm thức đầu và thức thứ sáu thì đều là hiện lượng tánh cảnh, nhưng mà có cái khác nhau là hiện lượng tánh cảnh của thức thứ tám là cái nhận thức còn lờ mờ, cỏn lờ mờ; còn năm thức đầu thì đã bắt đầu hiện hình hơi cô đọng một chút, le lói; còn tới thức thứ sáu hiện hình hơi rõ rệt, có vậy thôi, nhưng mà vẫn là xuyên suốt, tức là không có nhận thức quá khứ, không có hiện tại, không có vị lai, chỉ là nhận thức mà thôi, thì cái nhận thức đó kêu là nhận thức Hiện tiền, nó bao trùm cả quá khứ hiện tại và vị lai, nên nhớ như vậy.
Thành ra những quá khứ hiện tại và vị lai do không gian mà đặt ra, nếu chưa có không gian thì chúng ta thấy không có gì là quá khứ hiện tại vị lai hết.
Cũng như chúng ta thấy bây giờ là hiện tại, hôm qua là quá khứ, cỏn ngày mai là tưong lai, nhưng mà nếu không có không gian, không có mặt trời mặt trăng, không có sự chuyển biến xao động, thì làm gì có vấn đề đó, nếu không tất cả sự vật này đều không có hình tướng như mình thấy vậy, chỉ là những cái điện tử đang chuyển biến và chuyển biến, người ta cũng là điện tử, cái nhà cũng điện tử, thì làm gì có quá khứ hiện tại vị lai được, chúng ta nên nhớ như vậy.
Nhưng mà tùy theo nghiệp lực, tức là tùy cái nhận thức của mỗi chúng sanh, theo nhận thức mình chụp mũ nó tương ưng ra, thành ra mới có sự vật có không gian. Mà có không gian có sự vật thì phải có quá khứ có hiện tại và có vị lai. Mà có quá khứ hiện tại vị lai thì có đau khổ, có đau khổ. Nhưng mà nếu nhìn xuyên qua quá khứ hiện tại vị lai thì chúng ta thấy đó chỉ là sự chuyển biến Hiện tiền mà thôi, tức là tất cả đều là điện tử và điện tử đang chuyển mịt mùng trong không gian vô tận này, cái này khoa học bây giờ cũng đã nhận tới cái chỗ đó.
Bây giờ qua phần thứ hai.
Thành ra tôi mới nói nhận thức là chiếu soi và tự chiếu soi tức là đứng lặng nhập vào đứng lặng đấy.
Còn cái thứ hai là phần tư tưởng thì là vô ký. Thì chúng ta thấy vô ký đây là không ghi nhận được thiện với là ác. Nhưng mà ở đây ba cái nói khác không đúng, mà nói giống cũng không đúng, nhưng mà có hoi khác chút ít.
– Thì vo kỵ vô phú là thức thứ tám, tức là nó không nhận thiện ác, nhưng mà không ai biết tới, không ai đi đến để mà cải sửa nó, và không ai biết nó chuyển biến như thế nào, thì kêu nó là vô phú, tức là không bị cái gì che đậy hết.
– Còn vô kỵ. của năm thức đầu đó thì tức là vô ký được cải sửa, được cải sửa, do cải sửa đó mà thức thứ sáu bên xao động mới qua chụp mũ in lên nó thành ra thiện và ác.
– Còn thức thứ sáu vô kỵ. cũng giống như năm thức đầu, tức là cũng không thiện không ác, nhưng mà có thể bị cải sửa bởi cái xao động của thức thứ sáu.
Còn cái bất lạc bất khổ thọ đây là cái cảm giác, thì cảm giác cũng khác nhau, cũng hơi khác nhau, tức là cũng đều là bất lạc hết, bất lạc bất khổ hết, nhưng mà có những cái hơi khác, cái xuống cấp hơi khác.
– Thành ra bất Ịac bất khổ tho của thức thứ tám là một trạng thái hồn nhiên, một trạng thái hỗn độn, chưa có giải thích gì được nó hết đó, nó cứ là yên lặng như vậy thôi, không ai biết nó chuyển biến ra sao, và cũng không ai cải sửa nó.
– Còn tới bất lác bất khổ tho của năm thức thứ đầu là bình thường., tức là nó thường thường ở trong trạng thái bình thường, không ghi nhận được, nhưng mà khi có ai cải sửa thì nó trở thành lạc thọ hoặc là khổ thọ, cái này là cái độc đáo đấy.
– Còn thức thứ sáu cũng vâỵ nó cũng giống như năm thức đầu những nó thêm một cái nữa là siêu thường, là nó có thể tu thăng hoa nhận thức nó lên trạng thái tứ thiền và tứ không, nhưng cái này không phải là đứng lặng. Nên nhớ nó không phải là phần đứng lặng, nó thuộc về phần xao động, nhưng mà nó tưong đưong với cái đứng lặng, chúng ta không thể phân biệt được nó là đứng lặng hay là xao động, bởi vì trong cái này là nó dung thông với cái tánh cảnh, nó thuộc về đới chất, nhưng mà nó dung thông với tánh cảnh, thành ra giữa nó với tánh cảnh khó mà phân biệt được, bị có lúc nó thấy được tánh cảnh rồi nó chụp mũ tánh cảnh làm đối tượng để nó duyên, để nó duyên theo, cái khó là chỗ đó. Thành ra vô ký siêu thường này đúng ra chúng ta để bên phần xao động, nhưng mà để bên phần xao động cũng được, mà để bên phần đứng lặng cũng được, nó một chân bên đứng lặng và một chân bên xao động, chúng ta phải hiểu như vậy. Đó là chúng ta nói xong về phần đứng lặng.
Bây giờ chúng ta tiếp tục qua phần xao đông..
Nên nhớ rằng cái phần đứng lặng hồi nãy đó là do vọng tưởng kiên cố mà có, tức là nó đập vào cái tướng phần của alaya nó mới bắt đầu xuống cấp như vậy.
Còn phần xao động này trái lại nó đập vào kiến phần của alaya, tức là thức thứ bảy, mạtna này đó nó phát xuất từ alaya, do alaya bắt đầu chuyển biến có chủng tử thì bắt đầu kêu là mạtna, mạt na nó xuất từ alaya nó trở lại chiếu
soi trở lại alaya, tức là nó có thể tự chiếu soi đấy, nó giống như phần đứng lặng, nhưng mà nó chiếu soi được có một phần, còn bây nhiêu nó là xao động, thành ra nó hồi quang phản chiếu được một nửa thôi.
Nên nhớ bên phần đứng lặng là hồi quang phản chiếu hoàn toàn chiếu soi và tự chiếu soi hoàn toàn.
Cái này nó chiếu soi trở ra rồi nó tự chiếu soi trở về nhưng mà nó xao động, do đó bắt đầu tạo thành không gian, tạo thành một cái bóng mờ chụp ngay trên cái kiến phần alaya, thì cái đó mới chấp cái đó làm cái tôi, cái ngã, vấn đề đau khổ bắt là đầu từ đây.
Thành ra nó một trạng thái xao động rất là vi tế, thành ra chúng ta kêu nó là cái nhận thức xao động thì không đúng, mà kêu nó là nhận thức đứng lặng cũng không đúng, nó nửa đứng lặng nửa xao động, thành ra trong Kinh kêu là giống giống như nhận thức đứng lặng, nhưng mà không phải là nhận thức đứng lặng, kêu là tợ hiện lượng, tợ tương tợ, đây là tương tợ, bị vì nó cũng có thể tự chiếu soi mà nó trực giác mà, nhưng mà trực giác nó là trực giác méo mó, trực giác sai lầm, bị xao động, thành ra nó tạo ra không gian, thành ra nó phải tương ưng chớ nó không thể nhập một được, chúng ta phải hiểu cái mạtna này rất là khó hiểu. Thành ra danh từ trong Duy Thức kêu là u ẩn, ẩn là nấp, nấp là núp kín, u là thâm sâu, ẩn nấp một cách thâm sâu, thành ra nói nó là đứng lặng thì cũng không đúng, mà nói nó xao động cũng không đúng, mà nó nửa đứng lặng nửa xao động, tức là xao động rất là vi tế. Đó chúng ta phải hiểu như vậy.
Thành ra ở đây chúng ta thấy cũng có ba phần: một phần nhận thức, một phần tư tưởng, và một phần cảm giác.
Thì chúng ta nên nhớ tam giới được tạo ra do tư tưởng và cảm giác, tức là 5 thức đầu và thức thứ 6 tạo ra tam giới này: dục giới, sắc giới, vô sắc.
Dục giới gồm có:
- Địa ngục.
- Ngạ quỷ.
- Súc sanh.
- A-tu-la.
- Cõi người.
- Cõi trời dục giới.
Thì sáu cái này trong Duy Thức học kêu là ngũ thú tạp cư, ngũ thú tạp cư là năm con đường đi vào trong đời sống phức tạp.
Thì chúng ta thấy đó là cõi trời dục giới chia ra sáu cõi:
- Là cõi Tứ Thiên Vương.
- Là cõi Đao Lợi.
- Là cõi Đâu Suất.
- Là Dạ Ma.
- Là Tha Hóa.
- Là Hóa Lạc.
Sáu cõi này, thì cộng chung lại thì chúng ta kêu là ngũ thú tạp cư địa. Thì ở đây chúng ta thấy là cũng có chia ra làm ba phần, hén, thì chúng ta thấy cõi trời dục giới thì cũng tạo ra do cái tình nhiều hơn là cái tưởng, cái tình nhiều hơn là cái tưởng, tức là cảm giác nhiều hơn là lý trí.
Thì tới địa ngục mất luôn cảm giác mất luôn lý trí.
Rồi tới ngạ quỷ súc sanh atula thì cái tình nhiều hơn cái tưởng.
Tới cõi người tình tưởng bằng nhau.
Rồi tới cõi trời dục giới thì tưởng nhiều hơn tình, hễ tưởng hơn, thì “thuần tưởng tất thăng mà thuần tình tất đọa” mà.
Thì tất nhiên cõi người 5 tưởng 5 tình, thành ra người vấn đề dâm dục nó nửa dâm dục nửa ít, thành ra có sự giao cấu. Còn tới cõi trời dục giới thì không có giao cấu, chỉ bắt tay mỉm cười thôi, thì tất nhiên cái tưởng nó đi nặng hon, cái tình ít hơn.
Rồi tới cõi trời sắc giới là dứt về cái dâm luôn, chỉ còn sống về cái tưởng thôi, nhưng mà có cái tình bên trong, tức là chỉ chiếm hữu những cảm giác bên trong, thành ra cái tình rất là nhẹ, cái tình rất là nhẹ, dường như chấm dứt.
Tới cõi trời sắc giới của tứ thiền đó thì hoàn toàn chấm dứt cái tình, tới cõi tứ thiền với tứ không hoàn toàn sống về tưởng, chúng ta phải hiểu như vậy.
Thành ra chúng ta thấy là từ cõi dục giới, sắc giới, vô sắc đều do tình và tưởng mà tạo ra, tình và tưởng tạo ra, ngoài ra không có gì hết.
Thành ra ở đây chúng ta qua bên nây chúng ta cũng thấy như vậy, gồm có nhận thức, gồm có tình và có tưởng, ba cái, tức là gồm có nhận thức, gồm có cảm giác, và gồm có tư tưởng, mà cảm giác tức là lạc thọ khổ thọ và bất lạc bất khổ thọ, còn tư tưởng là vô ký, hén, chúng ta để ý cái đó.
Thành ra thức thứ tám sau khi nó xao động rồi, sau khi nó biến thành chủng tử rồi, thì kêu nó là thức thứ bảy mạtna.
Thì mạtna nó như tôi nói hồi nãy, nếu nói nó là hiện lượng thì không đúng mà nói nó là xao động thì cũng không đúng, mà nó nửa xao động nửa trực giác, nó trực giác rất là méo mó một chút thôi, xao động một chút thôi, thành ra kêu nó là tợ hiện lượng; mà cảnh nó là cảnh đới chất, nhưng mà đới chất không phải tọ mà nó là chon. Chơn là sao? tức là nó chụp lên cái kiến phần alaya một cái bóng mờ, một cái bóng mờ, mà cái bóng mờ này thì chưa có, bắt đầu có hình có tướng đấy, nhưng mà tướng gì? thì chưa có, chưa rõ rệt, bắt đầu hiện hình hiện tướng luôn nữa, nhưng mà tướng đầu tiên rất là phôi thai, thành ra kêu nó là chân đới chất. Đới chất là gì? đới là vay mượn, chất là cái thể chất, bản chất, vay mượn bản chất của tánh cảnh, nhưng mà chưa có cải sửa gì hết, chưa có cải sửa gì hết, thành ra nếu nói nó có tướng thì cũng không đúng, mà nếu nói nó chưa có tướng thì cũng không đúng, nó lờ mờ dường như có tướng, thành ra chưa cải sửa, thành ra kêu nó là vay mượn, mà vay mượn thật tình chân đới chất, chúng ta phải hiểu như vậy, từ đó về sau xuống là tợ hết, tức là cải sửa rõ rệt. Thành ra cái tợ hiện lượng này còn kêu danh từ là phi lượng, bởi vì tương tợ, tương tợ như là cái nhận thức trực giác, nhưng chẳng phải cái nhận thức trực giác, thành ra kêu chẳng phải nhận thức, chẳng phải nhận thức, thì Duy Thức nói vậy để chúng ta đừng có theo những cái phi, cái phi không đưa tới giải thoát, mà theo cái chân thì mới đưa tới giải thoát, hén.
Rồi bây giờ kế tới nữa là vô ký. vấn đề vô ký là thiện ác, thì chúng ta thấy đây thiện ác là hữu phú. Hữu phú là gì? hữu là có, phú là che đậy, là có che đậy, có điều kiện để mà đè nén nó, điều kiện đó tức là nó chấp lấy cái kiến phần alaya làm cái ta, kiến phần alaya làm cái ngã, thành ra tất cả nó đều đem lại cho cái ngã này, đem lại cho cái ngã này, thành ra thiện cũng được, ác cũng được, xuống địa ngục cũng được, miễn làm sao ông chủ nó được lợi thôi, ông chủ nó sẽ che chở cho nó hết, thành ra ở đây chúng ta thấy một trạng thái dường như thiện ác, đây cái này kêu là cuồng tín, cuồng tín.
Thành ra chúng ta thấy có nhiều tôn giáo đi tới cuồng tín, hén, giết người nhưng mà nhân danh chúa, nhân danh thượng đế để mà giết, dầu cho chết bao nhiêu cũng được, biết cái đó là ác rồi, nhưng mà chúa che chở, chúa sẽ phong thánh cho mình, do đó mà chúng ta thấy trạng thái này kêu vô ký hữu phú, là bị vô minh, bị cái alaya điều kiện hóa nó, điều kiện hóa nó, chúng ta phải hiểu nhu vậy.
Mà nếu nói vậy thì bây giờ qua tới thức thứ 6 thì cũng có vô ký nữa, nhưng mà thức thứ 6 trạng thái vô ký như tôi nói hồi nãy đó, là có thiện có ác, chữ vô ký này nó không có ghi nhận rõ ràng, nhưng mà khi thức thứ 6 cải sửa nó có thể trở thành thiện hoặc là ác, thiện hoặc là ác.
Thí dụ làm cái đó là vô ký, như tôi hút á phiện hay xì ke, thì tôi không biết cái này nó hại như thế nào, mà ai khuyên cái đó, ai giảng cho tôi biết cái đó là ác, thì tôi biết đó là ác, còn nếu không, như một đứa bé mà lờ mờ nó ấy, người ta nói hút cái này nó khỏe, hút cái này mày sẽ lâng lâng, mày sẽ đi vào một trạng thái đại định của mấy ông thầy tu vậy đó, thì nó nghe nó khoái quá nó hút, bị vì nó ở trong trạng thái vô ký. Nhưng mà khi gặp người tu, một người đàng hoàng giảng cho nó nghe: hút cái này thân thể sẽ gầy còm, sẽ đi tới chỗ chết
chóc đấy, nó nghe rồi nó bỏ, thì cái này trở thành thiện. Thành cái vô ký này nó không ghi nhận được thiện ác, không ghi nhận phân biệt rõ ràng như thế nào là thiện như thế nào là ác, thì cái vô ký đó của thức thứ sáu.
Cái cảm giác, thì cảm giác chúng ta thấy rằng thức thứ bảy ở đây, trong Duy Thức học thì cảm giác nhưng mà tôi thêm thôi, cái này là cái suy tư của tôi thôi, tôi thấy rằng nó cũng phải có cảm giác đấy, nó có cảm giác đấy, mà cảm giác của nó cũng là cảm giác bất lạc bất khổ thọ, chớ nói nó là không có là không được, nhưng cái cảm giác kêu là tro lỳ, cảm giác trơ lỳ, mà ở trong Duy Thức thường thường tôi đề là xả thọ cuồng tín, cuồng tín, nghĩa là nó cũng có cái cảm giác là khổ vậy, nhưng mà nó trơ lỳ, kệ, khổ cũng được miễn mình đem ích lợi cho đấng chí tôn của mình thôi, thành ra cái xả thọ này là cái xả thọ cuồng tín, nghĩa là biết rằng cái việc làm này nó sẽ đưa tới cái khổ thọ, vẫn làm, cái việc làm này đưa tới lạc thọ, vẫn không làm, nếu không lợi cho ông chủ. Thành ra nó cũng có cảm giác chớ, nhưng mà cảm giác của nó là cảm giác cuồng tín, cảm giác không còn phân biệt được nữa, không còn phân biệt, biết phân biệt đấy, nhưng mà bất chấp, thành ra tôi thêm vô trong đó cái thức thứ bảy thuộc trạng thái xả thọ cuồng tín. Mấy ông mấy bà có thêm thì nhớ gạch dưới đó hén, đó là cái sự thêm thắt của mình thôi, còn trong Duy Thức học thì không có, nó không có đề là bất lạc bất khổ thọ gì hết, nó chỉ đề có vô ký hữu phú thôi, nhưng mà tôi thấy để vậy là thiếu, là thiếu, trong Duy Thức có nhiều chỗ cũng thiếu mà tôi phải thêm vô thôi.
Thì ở đây chúng ta để ý lại thêm một cái nữa là cái nhận thức của thức thứ 7 đó thì chúng ta thấy là tọ hiện lượng rồi.
Cái nhận thức của thức thứ sáu là phức tạp đấy, thì nó tới hai cái: một cái là chân tỷ lượng và một cái là tợ tỷ lượng. Chân tỷ lượng tức là nó phải có sự so sánh nó mới biết, nó phải có sự nhớ lại thì nó mới biết, nó phải có sự nhớ lại nó mới biết, thành ra kêu là tỷ lượng, lượng đây hiểu biết, còn tỷ là so sánh phân biệt, do so sánh mới hiểu biết được, thành ra kêu là tỷ lượng, chớ không phải hiểu biết thẳng vào sự vật. Thì có hai cái hiểu biết:
– Một cái hiểu biết chon, tức là hiểu biết đúng như sự thật, do so sánh nhớ lại mà hiểu biết, thành ra kêu là chon tỷ lượng, thì cảnh của nó kêu là cảnh tọ đới chất, tợ đới chất, tợ là tương tợ, đới chất là vay mượn của tánh cảnh mà sửa lại theo cái nghiệp lực, theo cái nhận thức của từng loài chúng sanh, thành ra kêu là tợ đới chất cảnh. Chúng ta nên nhớ như vậy, tợ đới chất cảnh, nhưng mà nó theo cái cộng nghiệp của chúng sanh, thành ra nó vẫn đúng là chân tỷ lượng, mặc dầu nó là sai, nó là đới chất rồi chớ đâu còn là tánh cảnh nữa, nhưng mà đới chất đúng theo cái cộng đồng, cái cộng nghiệp của chúng sanh đó, thành ra kêu là chon tỷ lượng.
– Còn nếu mà nó có tình cảm xen vô, hén, thì tất nhiên cái cảnh vật bị méo mó, thành ra chúng ta không kêu là chân tỷ lượng nữa, mà kêu là tợ tỷ lượng, thì cái cảnh bây giờ kêu là độc ảnh cảnh, chớ không phải là đới chất cảnh nữa.
Thành ra hai cái này mấy ông mấy bà để ý một chút. Thành ra chúng ta thường thường đó, chúng ta sống với tợ tỷ lượng, sống với độc ảnh cảnh hơn là sống với đới chất cảnh, mà thường thường chúng ta không hay biết, không hay biết, thành ra chúng ta mới luân hồi sanh tử khổ.
Thành ra học Duy Thức, chúng ta biết hằng ngày chúng ta sống với thế giới của độc ảnh cảnh nhiều, ít khi nào chúng ta sống với thế giới của đới chất cảnh lắm, nhưng mà thường chúng ta nhận mình sống với đới chất cảnh.
Cũng như hôm trước có mấy ông mà anh hùng quán gì đó, cũng bàn cãi về vấn đề này, thì cũng lầm như vậy đấy.
Cũng như bây giờ, như hôm trước tôi có thí dụ đấy, thì mấy ông nói Sư giảng như vậy thì chúng ta thấy rằng cái đới chất cảnh cái tỷ lượng chân tỷ lượng này đó, thường thường là bậc Thánh thứ ba mới sống được với nó, hoặc là một người nhập vào tứ thiền thì mới sống được với nó. Tứ thiền thì bắt đầu mới dứt tình cảm đấy, nghĩa là sống với bất lạc bất khổ thọ. Thì quả Thánh thứ ba cũng là dứt tình cảm đấy, sống với bất lạc bất khổ thọ, thì đây là cảnh đới chất cảnh mới hiện ra đấy, đây mới thật sự tỷ lượng đấy, thì thật sự mới tỷ lượng. Còn Alahán sống được với tánh cảnh đấy, Còn đới chất này là quả Thánh thứ ba sống được, hoặc là cõi trời tứ thiền của sắc giới thì mới sống được. Mà thường thường chúng ta nghe giảng thì chúng ta sống với đới chất cảnh dễ dàng thôi, đâu có gì đâu.
Thí dụ như cái nhà giảng này, thì ai không thấy nhà giảng, thì nhà giảng là chân tỷ lượng mà tợ đới chất, bây giờ mấy ông mấy bà thấy là nhà giảng, cột cũng bằng xi măng này kia, thì tôi cũng thấy như vậy, mình đâu có thương ghét cái nhà này bao giờ đâu, mình đâu có chiếm hữu nó bao giờ đâu, hén, thì mình thấy là mình sống với đới chất.
Nhưng nếu mấy ông mấy bà, cái chùa này là của mấy ông mấy bà, bây giờ tôi nói thí dụ thôi, bị lấy mất, bị hư sập, hay là ai vô phá nó sập đổ xuống, thì bây giờ mấy ông mấy bà nghe có buồn không? Tất nhiên nếu là phật tử của tịnh xá Ngọc Vân thì buồn, nghe nói, trời ơi! tụi nó vô đập cái nhà giảng mình sập hết trơn, Sư ơi! Bây giờ mình nghe mình buồn không? Hay là tôi đi Bạc Liêu, đi đâu, tôi nghe hay tin dưới này cái nhà này bị sập rồi, tôi nói thí dụ thôi, có ai vô phá kèo cột sập, thiết ngã hết trơn, sập san thành đất bằng hết, thì tôi nghe tôi khổ. Như vậy là tôi đâu sống với đới chất đâu?
Mấy ông mấy bà cũng vậy, thấy cái nhà giảng này, ai cũng thấy, con đâu có thương cái nhà giảng chi, con đâu có chiếm nó chi Sư, nó là của tịnh xá phật tử chung mà, nghe nói vậy ai cũng nói được, nói rất hay, hén, cái này là của phật tử chung đóng góp, nó còn nó mất cũng thường thôi, con đâu có gì đâu.
Nhưng mà đùng một cái mình nghe có ai vô, kẻ phá hoại nó vô nó giật sập cái nhà này hết trơn, mình nghe mình buồn, bây giờ ký tên đi thưa, ký liền. Hén. Như vậy là có phải đới chất cảnh nữa chưa? Thì chúng ta thấy sống độc ảnh cảnh rõ ràng, độc ảnh cảnh rõ ràng.
Còn nếu mình là đệ tử của tịnh xá khác, hoặc là của bên Tin lành, Thiên chúa, thì mình nghe mình tỉnh bơ thôi, mình tỉnh bơ thôi, cái này đâu có liên can gì tới mình.
Còn mình là một phật tử thuần thành trong này, mình nghe mình khổ, khổ, bây giờ nếu người ta làm đơn thưa, mình cũng ký tên vô thưa nữa. Hén, thì như vậy là cái gì? Như vậy là chúng ta đâu có thấy là chúng ta có sống với đới chất bao giờ đâu.
Nhưng mà bình thường không có đụng chuyện, thì rõ ràng chúng ta sống với đới chất cảnh.
Nhưng mà khi đụng chuyện rồi thì chúng ta thấy có tình cảm xen vào đó, nhưng mà chúng ta không hề hay biết.
Thành ra chúng ta biết được thì đỡ, biết được chúng ta có thể thoát được.
Còn nếu mình sống tình cảm mà mình không biết, cái này mới là cái chết, cái này mới là cái chết đấy, hén, cái này mới là cái chết đấy.
Thành ra khi con mình, hay cha mẹ mình, trong gia đình những đứa con mình thấy ghét quá, muốn nó chết cho rồi. Nhưng mà không ngờ, khi nó chết thiệt, mình khổ, hén.
Thành ra mình tưởng mình sống với đới chất, nhưng mà thường thường trong đó là xen độc ảnh cảnh trong đó, xen độc ảnh cảnh trong đó, do đó chúng ta cứ luân hồi sanh tử mãi.
Nhưng mà Đức Phật nói: luân hồi không sợ, mà chỉ sọ mình luân hồi mình không biết mình luân hồi. Mà thường thường chúng ta nói: nhận giặc làm cha đấy, hay là nhận giặc làm con đấy, thứ này mới thứ khổ.
Thành ra mình luân hồi, mình sống sai mình biết mình sống sai. Còn mình sống sai, sống trật, mà mình tưởng là đúng, thì cái này vĩnh viễn là không bao giờ giải thoát được.
Thành ra chính Duy Thức đem lại sự hiểu biết đúng đắn cho chúng ta, hiểu biết đúng đắn cho chúng ta. Thành ra trong Duy Thức nói hồi đó tôi thấy khó: thường thường chúng ta sống với thế giới độc ảnh cảnh nhiều hơn là sống với thế giới đới chất. Tôi nghĩ: trời ơi! mình sống với đới chất cảnh nhiều hơn, chớ làm sao sống với độc ảnh cảnh nhiều hơn!
Hén, mình thương ghét, thường thường thương ghét đậm đà mình mới biết, mà khi mình sống thường thường chưa có xảy ra cái gì thì mình mới thấy cái thương ghét nó không có tới với mình, nhưng mà khi xảy ra một cái mình thấy là trong đó có tình cảm nằm ẩn nấp trong đó rất lâu, mà mình không hề hay biết. Thành ra chư phật tử phải hiểu chỗ đó, để mà chúng ta mới có thể giải thoát được.
Cũng như vấn đề sống hàng ngày của chư phật tử, nếu mình không bị bán thân nằm một chỗ, thì mình không thấy được cái lúc mình tự do đi như vầy nè là một cái lạc thọ, một cái sung sướng vô cùng, mà mình tỉnh bơ hà, mình thấy đâu có gì đâu Sư! Thì hàng ngày con cũng đi lên đi xuống, con đi tùm lum, con đi Đà Lạt, Nha Trang, con đi qua Pháp, qua Mỹ, có cái gì đâu mà Sư nói vậy là sung sướng! Nhưng mà đùng một cái bán thân bất toại thì mới thấy rằng cái sự đi hồi đó của mình đó là một cái lạc thọ, mình thấy nó bình thường thôi, mà thật sự không bình thường đâu, nó tự do vô cùng, tự do vô cùng. Nhưng mà khi mất cái tự do đó rồi, mình mới thấy ở ngoài là tự do, tự do. Như chư Phật tử bây giờ thấy không có gì, thấy tự do, nhưng mà có làm gì phạm pháp phải ở tù một cái, mới thấy là lúc không ở tù đó là sung sướng, thì nó đã qua rồi.
Thành ra thường thường mình đau khổ là mình sống với những kỷ niệm nhiều hơn là những hiện tại.
Bây giờ thì mình không thấy cái gì là hạnh phúc hết á, hén. Nhưng mà năm-bảy năm khi bán thân nằm một chỗ mới nhớ lại hồi lúc nhỏ, mới nhớ lại lúc mình còn mạnh khỏe, thì mình nhớ lại những cái đó là những cái quá khứ rồi, chúng ta thường sống với cái quá khứ hơn là sống với cái hiện tại, do đó mà chúng ta mới đau khổ.
Mà nếu sống hiện tại, bắt kịp hiện tại mỗi lúc, bây giờ mình thấy luôn luôn mình như vậy là sung sướng, thì cái đó là cái hiện tiền, cái đó là cái hiện tiền, thì dầu mình có nằm xuống, thì mình thấy nằm xuống cũng là một cái sung suớng thôi.
Bởi vì nằm, hay đứng, đi gì cũng là một sụ tỉnh thức thôi. Nhung mà tỉnh thức thì không có người đi, không có người đứng, đó là sự chuyển biến của chuyển biến từng sátna, mà sátna trong đó không có người, mà chỉ có sự chuyển biến mà thôi.
Chư phật tử phải để ý mấy vấn đề đó, để rồi chúng ta tu tập nó dễ dàng hơn, thì Duy Thức sẽ chiếu soi những vấn đề đó của chúng ta.
Thì ở đây tôi trở lại. Thì chúng ta thấy ở đây thì cái thế giới của xao động nó không phải dễ như vậy, hén, là nó đi từ thức thứ bảy là tợ hiện lượng chân đới chất, là nó chiếu soi như vậy rồi, nó là một trạng thái u ẩn. Rồi khi mà nó đưa một trạng thái u ẩn này xuống chuyển biến chậm lại thì nó qua thức thứ sáu. Rồi thức thứ sáu này mới chụp mũ đấy, bây giờ nó mới chụp mũ đấy, nó mới dung thông với thức thứ sáu của đứng lặng, thức thứ sáu đứng lặng thì bắt đầu có hình nhưng mà chưa có tướng, bây giờ nó mới in lên trên đó nó mới dung thông. Chúng ta dùng chữ thông đây đó là danh từ trong Kinh rất là hay đó, thông là không chướng ngại, còn dung là trộn lẫn, trộn lẫn với nhau một cách không chướng ngại, giống như nước mà trộn với sữa vậy, sữa mà trộn với nước rồi chúng ta không phân biệt cái nào sữa cái nào là nước, hén. Rồi khi mà cái xao động trộn với cái đứng lặng rồi thì chúng ta không phân biệt cái nào là xao động cái nào là đứng lặng hết.
Thành ra từ thức thứ bảy là lấy cái chiếu soi tức là lấy cái nhận thức của nó đấy, nó chiếu soi sự vật, rồi nó chiếu soi trở lại, hồi quang phản chiếu trở lại cái kiến phần của alaya, bị vì thức thứ bảy nó là alaya mà, nó phát xuất từ alaya, khi alaya đứng lặng tức là năng lực đó, là thức đó, thì nó chưa có, nhưng khi alaya đã xao động một chút rồi thì bắt đầu có chủng tử, hén, rồi chủng tử này bắt đầu mới chiếu soi và tự chiếu soi trở lại alaya, nhung mà nó xao động thành ra tạo ra cái chân đới chất, cái chân đới chất, hén. Rồi từ đó bắt đầu mới đi xuống, đi xuống là bắt đầu có vấn đề phi tưởng phi phi tưởng.
Mà phi tưởng phi phi tưởng là cái gì? Thì chúng ta nên nhớ, bốn cái tứ không này mấy ông mấy bà cố gắng nghe nhen, tôi giảng không chạy đấy, cái này khó giảng đấy, tôi cũng chưa nhập vào đó, chưa có biết, nhưng mà tôi do cái suy tưởng thì tôi giảng ra thôi, tức là nó khó giảng, bị vì nó đi từ cái mạtna, cái mạtna tức là cái phi lượng, tợ hiện lượng đó, là chân đới chất, nó đi xuống bắt đầu qua phi tưởng phi phi tưởng, nó dính liền với nhau, nó như là cái khoen vậy, cái này dính liền với kia, thành ra chúng ta thấy rằng thế giới của mạtna đó là thế giới của đứng lặng và bắt đầu đi vào xao động, mà xao động rất là vi tế, rất là vi tế, rất là u ẩn, rất là u ẩn, rồi xuống đây thì bây giờ cái phi tưởng phi phi tưởng này đó nó nhận thấy cái đứng lặng của thức thứ 8 đó, có lúc nó đứng lặng, có lúc nó lại xao động, mà hễ đứng lặng thì tất nhiên chẳng có tư tưởng, mà khi xao động thì có tư tưởng, rồi tư tưởng lại biến mất, chủng tử lại biến mất trở thành đứng lặng, rồi đứng lặng trở lại thành ra tư tưởng, nghĩa là có chủng tử, thành ra có chủng tử thì kêu là phi phi tưởng chẳng phải là không có tư tưởng, nhưng mà khi biến mất thì phi tưởng không có tư tưởng, thành ra nhập vào cảnh giới đó nó mới tạo ra đối tượng để mà nó chiếu soi, thành ra kêu là cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng, cảnh giới này nối tiếp với cái thức thứ bảy, nối tiếp với cái thức thứ bảy, thành ra ngoại đạo nó đi tới chỗ này, đi tới chỗ này. Nghĩa là sau khi mà nó đè xuống, kêu bằng danh từ bên ấy chúng ta kêu bằng là xao động, hay là kêu là tập trung đó, tập trung kỹ tập trung lâu và tập trung sâu thì nó thấy được cái alaya, alaya có lúc thì nó biến mất, biến thành năng lực, tức là tất cả chủng tử biến thành thức, rồi thức biến thành chủng tử, mà nếu chủng tử tức là có tư tưởng, mà tư tưởng lại biến mất, tức là biến thành năng lực, thành ra phi tưởng, thành ra nó thấy có lúc phi tưởng có lúc phi phi tưởng, thức thứ sáu này độc đáo lắm, nó mới tạo ra cái đối tượng như vậy để nó chiếu soi, nó tưong ưng, nó tạo ra đối tượng nhận thức để nó nhận thức, thành ra kêu là cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng.
Rồi khi mà nó chuyển biến xuống, vọng hóa xuống chậm nữa, thì bây giờ nó không còn thấy như vậy được nữa, không còn thấy như vậy được nữa, nó chỉ thấy là một cái vùng sáng hoàn toàn thôi, thành ra kêu là vô sở hữu, nghĩa là nơi đây không thấy có thời gian không thấy có không gian, thấy một vùng sáng thôi, chớ không thấy là có lúc thì biến thành thức có lúc chủng tử, mà bây giờ chỉ thấy có một vùng sáng, cái chỗ biến thành chủng tử không thấy, thành ra nó kêu là cũng như chân như vô sở hữu, nghĩa là không có không gian cũng chẳng có thời gian, hén.
Rồi nó bắt đầu nó xuống cấp nữa, nó vọng hóa nữa, thì nó thấy rằng không thấy được như vậy nữa, không thấy được như vậy nữa, mà chỉ thấy có sự chuyển biến thôi, chuyển biến của alaya thôi, thành ra kêu là thức vô biên, thức vô biên.
Rồi xuống nữa vọng hóa nữa, càng biến chậm nữa, thì nó không còn thấy thức nữa, mà chỉ còn thấy, nó không còn thấy được chuyển biến của thức, mà chỉ thấy chuyển biến của không gian, tức là của xao động mà thôi, chớ còn không thấy được đứng lặng nữa, thì cái xao động mà vi tế nhất đó là không gian, không gian, hư không vô biên, mà chúng ta nên nhớ hư không vô biên đây là hư không của Võ trụ, rồi nó tự chế lại thành hư không của nó, thành ra hư không vô biên này là hư không có giới hạn, chớ không phải hư không vô biên của Võ trụ, hư không vô biên của Võ trụ là nó bằng với thức vô biên, thời gian và không gian nhập một, bị hóa giải, mà nếu không gian bị hóa giải thời gian, thì không gian này là không gian vô lượng vô biên, còn không gian mà do nó tự chế ra, nội chế ra thì không gian này hữu biên, rồi nó mới làm đối tượng để nó nhận thức, nó nhận thức.
Rồi khi nó chuyển biến nhanh hơn nữa thì nó mới thấy rằng không gian là chướng ngại, chỉ có thời gian, mất không gian, hay không gian bị hóa giải thời gian thì kêu là thức vô biên.
Rồi nó chuyển biến nhanh hơn nữa, càng tập trung mạnh tập trung lâu tập trung kỹ tập trung sâu nữa thì nó sẽ thấy rằng cái thức vô biên là chưa ổn, mà đi tới vô sở hữu tức là nơi đây không còn không gian, không còn thời gian nữa, nó mới lọt xuống đứng lặng của alaya.
Rồi nếu mà nó xao động ít nữa, nó tập trung kỹ tập trung lâu tập trung sâu vào nữa, thì nó sẽ thấy: ủa! sao mà alaya có lúc là năng lực có lúc lại có chủng tử, rồi có lúc chủng tử lại biến mất thành ra thức, có lúc thức lại biến thành chủng tử, thành ra kêu là phi tưởng phi phi tưởng, rồi nó mới tạo cái đối tượng để nó nhận thức.
Theo tôi thì cái tứ không nó như vậy, thành ra nó rất là mông lung, rất là huyền ảo.
Thành ra Đức Từ Phụ tức là Bổn Sư chúng ta, thường dặn các vị Bất Lai đi thẳng vào Niết Bàn tịch tịnh, không nên chìm đắm sâu ở trong tứ không, không nên chìm đắm trong tứ không. Muốn chìm đắm trong này, tất nhiên chúng ta phải có thời giờ đấy, cái tu này nó khó đấy, tức là phải ngồi bảy-tám tiếng, chín-mười tiếng, chìm sâu trong đó, và có một cảnh thật là vắng lặng, thật là vắng lặng. Thành ra ông uất Đầu Lam Phất, chúng ta thấy là cái tiếng ăn, cái tiếng mà của con cá mà nó đớp mồi, cái tiếng đó chúng ta thấy nó rất là nhỏ nhiệm, chúng ta ngồi thiền có thể chúng ta không nghe, thế mà ông nhập vào tứ không ông nghe tiếng động như là sấm nổ, ông bực mình, ông bực mình, ông nổi sân, ông mới sa đọa, ông chết làm con chim phi ly, ông nguyện rằng ông làm con chim nào ăn hết tất cả những con cá đó, thì chúng ta thấy rằng cảnh giới này rất là thanh tịnh, rất là thanh tịnh, nhưng mà do sự đè nén do sự tập trung kỹ tập trung mạnh tập trung lâu tập trung sâu thì nó thoáng thấy được những cái đứng lặng của cái Niết Bàn.
Chúng ta phải hiểu cái này, hoi khó giảng à, chư phật tử cố gắng về nghiền ngẫm, tôi chỉ là đưa cái nhận thức thôi, ở đây trong Duy Thức học thì không có giải thích về cảnh tứ không, mà tôi cũng ít thấy ở trong sách vở của các vị tiền bối của chúng ta cũng ít thấy ông nào mà giảng cái này, lánh lánh cái này hết, tới tứ thiền thì giảng rành, hén, còn tứ không thì tôi thấy bên Tiểu Thừa bên Đại Thừa không có giảng kỹ, thì tôi suy nghĩ do cái thiền định của tôi mà tôi giảng vậy thôi, khi nào tôi nhận thức khác nữa thì tôi giảng thêm, thì nó là như vậy.
Đó thì chúng ta thấy nó trở xuống dưới, thì một tứ thiền sắc giới và bốn tứ thiền vô sắc, và cái cảnh giới nó xuống như vậy.
Rồi từ đó cái không vô biên mới lọt xuống cõi trời sắc giới, tức là tứ thiền, thì nơi đây bắt đầu có hình tướng, nhưng mà vẫn còn giữ ở trạng thái ở bất lạc bất khổ thọ.
Rồi xuống tới tam thiền, hén, thì bắt đầu có lạc thọ, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức cũng chưa có rõ rệt, chúng ta chìm đắm trạng thái vui.
Rồi khi lọt xuống nhị thiền, thì tất nhiên có hỷ, tức là có nhận thức và đối tượng nhận thức rõ rệt.
Rồi tới là tán thán tức là mất luôn cái hỷ, mà chúng ta phải do cái tầm sát, do cái sự chiến đấu ly dục, ly những cái ngũ dục mà chúng ta trở về trạng thái hỷ lạc. Thành ra cái hỷ lạc này nó rất là mơ hồ, dường như là không rõ lắm, thành ra kêu tán thán, khen ngợi.
Rồi chúng ta mới là trú ở, tức là mất luôn, tới cõi trời dục giới là mất luôn cảm giác hỷ lạc, chúng ta phải đi chiếm hữu bên ngoài, chiếm hữu bên ngoài.
Còn ói trước là quá tệ rồi, bây giờ chúng ta chiếm hữu một cách thô tháo, tức là từ cõi người.
Cõi a-tu-la, ngạ quỷ, địa ngục, là chiếm hữu quá nhiều, tới địa ngục là mất luôn cảm giác, mất luôn cảm giác.
Thì cái tiến trình của chúng ta đi là như vậy, thì cái tiến trình giải thoát chúng ta cũng phải đi như vậy, đi như vậy.
Tức là địa ngục chúng ta chưa có cảm giác gì hết, chưa có cảm giác lạc thọ cảm giác khổ thọ gì hết.
Rồi tới ngạ quỷ, súc sanh, atula thì chúng ta thấy cái cảm giác lạc thọ bắt đầu chiếm hữu nặng, nặng về tình, nặng về chiếm hữu, tình dục rất là mạnh, mà chúng ta kêu là tà dâm đấy, tà dâm là giao cấu một cách vô độ.
Tới loài nguời thì bắt đầu có lễ độ, tức là 5 tình 5 tưởng, hén.
Tới cõi trời dục giới bắt đầu cái tưởng nhiều hon, tức là sự giao cấu nó nhẹ, không còn cái sự giao dâm như cõi người nữa, mà chỉ là bắt tay, hoặc mỉm cười thôi.
Rồi tới cõi trời sắc giới là cái tình bắt đầu rất là nhẹ, chỉ còn chiếm hữu bên trong thôi, cái tứ thiền dứt luôn cái tình, dứt dâm, dứt dục, dứt luôn cái tình dục nữa, thì chỉ còn có trên xác thân thôi.
Tới cõi trời sắc giới, vô sắc giới tứ thiền của sắc giới thì bắt đầu sống không có thân, sống bằng bóng thức.
Nên nhớ bóng thức là tư tưởng nha, là tư tưởng, hành vi và thức trí tức là tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, nhưng mà thật sự nếu mà tu cao, chúng ta thấy tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn vẫn có hình tướng đấy, mà chúng ta kêu là vô hình, vô hình không có phải là không có hình, nhưng mà cái hình nó rất vi tế.
Chẳng hạn như chúng ta thấy vi trùng, thì đối với con mắt chúng ta kêu vi trùng là vô hình, nhưng mà nếu có kính hiển vi thì chúng ta thấy vi trùng là hữu hình, hữu hình chớ không phải vô hình, nó nhỏ như con lăng quăng vậy, thì chúng ta thấy, nếu có kính hiển vi thì chúng ta thấy con vi trùng nhỏ như con lăng quăng thì tất nhiên nó hữu hình, nhưng mà nếu coi tỏ nữa thì con lăng quăng, cái con vi trùng này nó là điện tử, thì chúng ta thấy điện tử lại là vô hình, nhưng mà chúng ta có kiến điện tử chúng ta thấy rọi con vi trùng này thì vi trùng trở thành điện tử, thì điện tử bắt đầu hữu hình, hữu hình. Hén.
Chúng ta thấy Đạo Phật, chúng ta phải hiểu rõ như vậy. Vô hình đây không phải là không có gì hết nhưng mà cái hình tướng nó rất là vi tế chúng ta tu tới một bực nào, chúng ta có thiên nhãn thì chúng ta thấy sáng tỏ hơn. Rồi khi có huệ nhãn thì những cái thiên nhãn đó lại sai lạc, nó lại là vô hình của thiên nhãn lại bị huệ nhãn chiếu soi thấy. Thì cứ lên lên như vậy thì chúng ta thấy là rất độc đáo. Rồi tới chừng nó biến thành năng lực là thức, thì đây mới là chúng ta kêu dường như vô hình, vô hình vô tướng, nhưng mà thật sự nó vẫn còn hình đấy. Tới chân như mới hoàn toàn là không có hình tướng gì hết, nhưng mà không hình tướng lại có vô lượng hình tướng, tất cả đều nương vào chân như này để phát hiện.
Như vậy là hết cái phần xao động đấy. Thì phần xao động, chúng ta thấy nó bắt qua bên đứng lặng của thức thứ sáu, rồi nó qua đứng lặng của năm thức đầu thì nó chụp mũ thành ra tình, rồi nó chụp mũ luôn cái vọng tưởng kiên
Cố thành ra sắc uẩn, thành ra sắc uẩn là cái thô tháo nhất ở trong cái cuộc sống của chúng ta.
– Sắc uẩn tức là cái thể xác của chúng ta, tức là chỉ có vật lý mà chưa có cái biết.
– Còn thọ uẩn tức là có cái biết mà chưa phân biệt.
– Còn tưởng uẩn đây là có cái biết mà có phân biệt, nhưng mà chưa có sự đắn đo, suy nghĩ, tính toán.
– Tới mạt na tức là hành uẩn có sự đắn đo, nhưng mà chưa có kinh nghiệm kiến thức và ký ức.
Đó là như vậy.
Thành ra chúng ta để ý rằng vọng tưởng kiên cố này đó nó thuộc về đứng lặng, nhưng mà khi bị thức thứ 6 chụp mũ thành sắc uẩn, thì sắc uẩn đây là phần xao động. Thành ra trừ được sắc uẩn rồi đó, thì vọng tưởng kiên cố vẫn còn, vẫn còn đấy, chừng nào chúng ta trừ vọng tưởng kiên cố rồi đó thì bây giờ chúng ta mới đắc A-la-hán, mới lọt vào mạtna thức, chớ không phải trừ sắc uẩn là vọng tưởng kiên cố mất đâu.
Sắc uẩn này là cái xao động của thức thứ 6, nó mượn cái vọng tưởng kiên cố là cái đứng lặng làm nền tảng để nó chụp mũ, nó in lên trên đó, trong Kinh dùng chữ in lên, mà tôi thường dùng chữ chụp mũ, tức là đội cái nón cho nó đấy. Rồi sau khi mà chúng ta diệt được sắc uẩn tức là Nhập lưu đấy. Nhập lưu thì thấy được sắc uẩn, nhưng mà vọng tưởng kiên cố tới Alahán thì mới chiếu kiến được nó, trong Kinh thường dùng danh từ chiếu kiến nó.
Còn cái Thọ uẩn cũng vậy, là nó là hư minh le lói chiếu soi, nhưng mà bị in lên trên đó, bị chụp mũ thành ra thọ uẩn, thành ra thọ uẩn. Thành ra khi chúng ta diệt được thọ uẩn rồi thì cái hư minh le lói chiếu soi này vẫn còn, nó là cái đứng lặng mà trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm thường dùng là cái thấy, cái nghe, lúc mà Anan nhận bảy lần nhận sai cái tâm đấy, thì Đức Phật mới đưa ra cái hư minh le lói chiếu soi này làm chân tâm, chúng ta coi vô Thủ Lăng Nghiêm chúng ta thấy hư minh le lói chiếu soi này Đức Phật nói nó là chân tâm: cái thấy, cái nghe, cái ngửi,… cái đó là chân tâm đấy Anan. Anan bảy lần nhận không được, cuối cùng Ngài Anan nhận được.
Thì sau khi nhận được rồi Anan mới lễ Đức Thế Tôn bây giờ con nhận được chân tâm rồi. Thì Đức Phật mới cười, mới nói: cái đó cũng chưa phải chân đâu Anan.
Cái này coi mình chới với đấy, chưa phải chân đâu, nhưng mà nên nhớ nó cũng không phải là vọng, nó là mặt trăng thứ hai do đè mí mắt mà thấy, do đè mí mắt mà thấy.
Chỗ này cái chỗ nhức đầu của tôi đó, mấy chục năm về trước tôi coi cái này nhức đầu.
Ban đầu Ngài nói là vọng, Ngài đưa là vọng, rồi mình coi muốn chết mà nói nhận 7 cái đều là vọng hết.
Cuối cùng Ngài đưa cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm là chân, thì mình mừng quá rồi, mình thấy cái này mình suy gẫm thì mình hiểu được.
Tới chừng hiểu được rồi, Ngài nói: cái đó cũng không phải chân đâu, không phải chân đâu, nhưng mà Ngài thêm một cái: nó cũng không phải là vọng, mà nó là mặt trăng thứ hai do đè mí mắt mà thấy.
Thì chúng ta thấy rõ ràng mặt trăng thứ nhứt đó là thức thứ tám. Mặt trăng thứ hai là năm thức đầu, hư minh le lói chiếu soi, nhưng mà khi bị thức thứ sáu chụp mũ qua thì thành ra thọ uẩn, thì thọ uẩn không phải là hư minh nhé, mà hư minh là cái nền tảng để thọ uẩn phát hiện. Thọ uẩn đây là lạc thọ khổ thọ. Còn hư minh le lói chiếu soi là bất lạc bất khổ thọ. Chúng ta nên nhớ như vậy.
Thành ra hư minh le lói chiếu soi này rồi cũng phải chiếu kiến nó, chiếu kiến nó, chiếu kiến nó là chúng ta mới phá luôn cái vọng tưởng kiên cố thì chúng ta mới lọt vào vọng tưởng hư vô vi tế, thì đắc quả Alahán. Thành ra Alahán còn lọt vào cái vọng tưởng hư vô vi tế của thức thứ tám, chừng nào phá được vọng tưởng hư vô vi tế này thì mới thành Như Lai được. Thành ra lọt vào cái vọng tưởng hư vô vi tế này thì đắc quả Alahán, đi được 1/3 đường, 1/3 đường.
Còn hỏi gì nữa không? Bữa nay tôi hơi mệt, sao tôi giảng không chạy, không có hứng như mọi lần, bữa nay tôi giảng cũng như muốn lộn xộn, chính tôi nghe tôi cũng thấy lộn xộn, mấy bữa tôi giảng rành lắm á, bữa nay sao mà tôi giảng không chạy. Hồi nãy đi cầu liên miên, hôm nay ăn cái gì không biết mà nó.
Nhìn ra đó thì mình thấy có bóng hình, nhưng mà ở xa quá thì mình đoán, nếu mà nhìn ra mình đừng suy nghĩ gì hết mình biết đó là Thượng tọa Giới, nghĩa là không có một phút nghĩ suy, nhìn ra thì mình biết đó là Thượng tọa Giới, thì theo trong Duy Thức đó là hiện lượng tánh cảnh, nếu đúng thì kêu là chân hiện lượng, chân hiện lượng thì đó là tánh cảnh; còn nếu mà có một phút suy nghĩ trong đó thì nó sai, thì ra lúc bây giờ kêu là tợ hiện lượng, tức là mạtna đã xen vào đó rồi, thì cái này phải có sự tu tập mới để ý đấy, nó cũng trực giác vậy nhưng mà nó có một phút nghĩ suy, thì tôi nói: “một phút nghĩ suy mây bay ngàn dặm” đấy, có một phút suy nghĩ mà thường thường mình phàm phu mình không bắt kịp, một phút nghĩ suy thường thường nó bị tợ đới chất, chớ không phải chân đới chất, thì ra nhìn không phải là Thượng tọa Giới, mà Sư Đăng chẳng hạn. Thì cái đó kêu là phi lượng, hay là tợ hiện lượng, mà cảnh đó là cảnh chân đới chất.
Còn bây giờ nếu mà nhìn thấy hình ảnh đó, mà bây giờ mình phải suy nghĩ, thì suy nghĩ tức là nhớ lại chớ gì, thì nhớ lại tức là phải có alaya cung cấp: Sư xuống đây nhưng mà Sư xuống ít quá, lâu quá rồi, cả năm trời Sư không xuống, thành ra cái hình ảnh nó nằm trong alaya nó chìm sâu trong ký ức rồi, thành ra bây giờ mình phải moi lên, chớ còn Sư xuống mỗi ngày hai-ba bữa hay là một tuần xuống một lần thì nó dễ, đằng này cả mấy năm trời Sư không xuống, bây giờ xuống mình phải moi ký ức này ra để mà coi coi là hình ảnh của ai, thì bây giờ mình moi ra thì nó đưa ra thì mình biết đây là Thượng tọa Giới. Mà nếu đúng như vậy đó thì là chon tỷ lượng, do sự suy nghĩ phân biệt tính toán, mà đúng đắn thì đó là chân tỷ lượng, thì cảnh đó là tợ đới chất cảnh, tức là có khuôn khổ rồi đấy, có khái niệm trong đó rồi, nhưng mà khái niệm theo cái cộng đồng của nghiệp người.
Còn bây giờ mình có tình cảm xen vào đó mình moi cái alaya ra, như thí dụ mình mến Sư Đăng hơn, mình trong lúc đó có cái tình cảm xen vô đó, thành ra mình đóan cái này chắc là Sư Đăng, hén, nếu mà mình không tu tập mình không để ý đâu, không để ý đâu, thì mình ra coi lại là Thượng tọa Giới. Thì cái này không còn là chân tỷ lượng nữa, mà là tợ tỷ lượng, thì cảnh nó là cảnh độc ảnh cảnh, là cảnh có xen tình cảm vào đó.
Như vậy thì mấy ông mấy bà thấy sao? Ở đây hôm trước có một số. Thì thôi giờ tới phật tử nói đi, chút nữa tôi mới nói.
Có một số phật tử xuống cốc tôi là không đồng ý với cái trạng thái diễn tả này. Nhưng mà tôi thấy không đồng ý cũng đúng, mà cũng không đúng lắm, chúng ta phải phân biệt cho nó rành, hén, cho nó rành.
Ở đây, cái này nó cũng liên can tới cái vấn đề mà thiên tài, thần đồng với thánh nhân đấy, nó độc đáo vậy đó. Thành ra tôi thấy Duy Thức nó liên can tùm lum. Neu mình sáng tỏ là sáng tỏ hết, còn nếu mịt mờ là mịt mờ hết, thành ra chúng ta phải trạch pháp cho nó rành.
Bây giờ phần của tôi tới đây tạm ngưng đó. Tới chư phật tử đi. Bây giờ trình bày như thế nào? Không sáng tỏ chỗ nào? Chư phật tử làm đi chớ để tôi.
Thí dụ trong Kinh trong sách giảng về Duy Thức thì có hai thí dụ.
– Cái thí dụ của thầy Thạc Đức giảng đó, thì thầy cho: cũng như nhìn ở xa mình thấy khói lên, ở xa thấy khói lên, thì nếu kêu ông bạn mình: nhìn ở kia có khói lên kìa, khói gì vậy? Thì mình nói: khói nhà cháy, không có suy nghĩ gì hết, nhìn ra mình thấy mình biết khói nhà cháy, nhà ai bị cháy. Mà nếu đúng nhà cháy thì hiện lượng tánh cảnh. Đó là của thầy Thạc Đức thí dụ đấy, hén, là hiện lượng tánh cảnh. Còn nếu mà đi lại đó không phải nhà cháy, mà là ống khói của nhà máy, ống khói nhà máy, thì đó là tợ hiện lượng chân đới chất, thì nó sai không phải đúng nữa, còn nó đúng thì đó là hiện lượng tánh cảnh, đó là cái thí dụ của thầy Thạc Đức.
Còn tiếp theo nữa cũng khói đó, khói nó bay lên nghi ngút, vỗ tay ông bạn nói: mình thấy khói gì kia kìa? ờ! khói này gì lạ quá ha, để tôi tính coi khói gì, hoặc là khói ống sẹc- măng, hoặc là khói ống nhà máy, hoặc là khói ống nhà máy, khói nhà cháy. Còn đang suy nghĩ so sánh, thì cuối cùng mới kết luận cái này tôi thấy giống nhu khói cháy nhà đấy, hén. Thì đi tới đó có cháy nhà, thì đây là tỷ luợng, mà đúng nhu vậy thì là chân tỷ lượng và tợ đới chất cảnh. Cỏn nếu lại cái đó mà sai, thì đây là tợ tỷ luọng và độc ảnh cảnh, ông thí dụ vậy thôi, không giải thích không gì hết. Vậy thì tôi cũng đua ra chư phật tử về suy nghĩ.
– Còn Đường Đại Viên thì thí dụ khác. Ông nói: bây giờ cách vách mình thấy cái sừng, mà không biết đó là con gì, mình vỗ vai ông bạn mình: có cái sừng con gì kìa? ông bạn mình nói: sừng con trâu chớ gì mậy, tao khỏi cần suy nghĩ nữa, ra nhìn biết sừng con trâu. Mà nếu qua đúng là sừng con trâu, thì đúng là chân hiện lượng mà tánh cảnh. Còn qua nếu mà sừng bỏ hoặc là con tê giác, thì đây là tọ hiện lượng chân đới chất.
Còn nếu vỗ vai ông bạn, chỉ: bên đó thấy có sừng con gì kìa? ông bạn: chà! cái này lạ lạ, để mình tính coi sừng con này con gì ha, hoặc con trâu, hoặc con tê giác, hoặc con bò. Thì cuối cùng là con trâu, thì đây là tỷ luọng có sự so sánh, có sự nhớ lại, nhớ lại tức là alaya phải cung cấp rồi đấy, thì nhớ lại mà nếu đúng thì là chân tỷ lượng, mà cảnh là tợ đới chất, cỏn nếu qua mà sai thì là tợ tỷ lượng mà độc ảnh cảnh.
Cũng vậy thôi, không giải thích gì hết, hén. Thì tôi phải chịu khó ngồi thiền tôi giải thích, tôi giải thích cũng mấy tháng trời đấy, thì tôi thấy nó có thể sáng tỏ hơn.
Thành ra bây giờ để chư phật tử giải thích trước, rồi tôi sẽ ý kiến sau. Bây giờ về suy nghĩ hén, bây giờ dựa vào chỗ đó tôi có thể lấy cả trăm cả ngàn cái thí dụ khác nhau, nhưng mà cái giải thích mới là khó, ở trong đó hai ông khôn đưa vậy thôi, chớ còn không giải thích tại sao là chân hiện lượng, tại sao tợ hiện lượng, tại sao chơn tỷ lượng, tại sao tợ tỷ lượng, cái giải thích mới là khó. Muốn giải thích thì chúng ta, như tôi nói: phải nắm cái tâm, không cái gì khác hết, nắm cái tâm, chớ không khéo là chúng ta trớt lớt.
Trong Thiền đa số các Thiền sư cũng nói như vậy đấy, nhưng mà cũng không giải thích, cái độc đáo là các Ngài chỉ đưa vậy thôi, các Ngài không giải thích gì hết.
Vậy sự khác nhau giữa: chon hiện lượng, tợ hiện lượng làm sao? chon tỷ lượng, tọ tỷ lượng làm sao?
Thì theo Phật giáo nếu mà muốn giải thích cái gì phải nắm cái tâm, thì tất cả đều sáng tỏ, còn nếu không nắm cái tâm là chết.
Thì ở đây tôi cũng nhắc chư phật tử về nắm cái tâm, thì chúng ta có thể trả lời bốn câu hỏi này, bốn cái vấn nạn này, còn nếu không là chúng ta bị bế tắc.
Và tất cả những cái gì muốn giải quyết là chúng ta phải nắm trên vấn đề tâm thôi. Mà tâm thì chúng ta phải nắm vọng tâm, chơn tâm đấy, ở đây liên can đứng lặng và xao động đấy, hén, thì chúng ta thấy là sáng tỏ hết, còn không là chúng ta bị bế tắc.
Thôi bây nhiêu thôi, bữa nay tôi không có giảng, tôi không có khỏe. Nhưng mà nếu làm hết thì chư phật tử sẽ lười lắm, bây giờ mỗi aỉ phải cố gắng nghiền ngẫm, đập cho nó nát bấy ra, về tập ngồi một tiếng không ra thì tiếng hai tiếng, không ra thì ba tiếng, cũng tập chịu đựng đau khổ với người ta cũng đổ vài chục lu mồ hôi chớ, hén.
Vậy thì rõ rồi hén, giờ tất cả ai muốn cho bao nhiêu thí dụ tôi cũng cho được hết á, nhưng mà giải thích thì chư phật tử giải thích. Bây giờ mình làm cái gì cũng được.
Cũng như vấn đề sư Giới đó, tôi là tự tôi đặt ra thôi, nhưng mà cũng không khác với thí dụ này, nhưng mà giải thích là vấn đề khó, là
Vấn đề khó. Thử coi chư phật tử đã nghe giáo pháp đã lâu rồi, nghe cái đứng lặng xao động, rút từ ở trong này ra giảng chớ không có gì hết, rút từ trong này ra giảng, thì tôi đã giảng rồi, nói đúng ra tôi đã giảng rồi, tôi đã giải thích rồi đấy, nhưng mà chúng ta chịu khó gom lại những cái giải thích này chúng ta so sánh qua thì chúng ta thấy nó sáng tỏ thôi.
Nếu mà chúng ta không nắm tâm là chúng ta không thể giải thích được bốn trường họp này khác nhau như thế nào. Và nếu giải thích được vấn đề này thì vấn đề thần đồng với vấn đề Thánh nhân cũng sáng tỏ luôn.
Thần đồng, Thánh nhân khác nhau vấn đề tâm thôi, hén, cũng một cách nhìn, cũng cảnh đó thôi. Nhưng mà nếu cái nhìn xao động thì khác, mà cái nhìn đứng lặng thì khác. Nhưng mà chúng ta phải hiểu Duy Thức cho sâu, hén, để rồi chúng ta tu tập nó không sai lầm.
Thành ra tôi muốn chư phật tử trạch pháp, nếu trạch pháp được là chúng ta đắc Thánh quả thứ nhứt là Nhập Lưu, rồi từ nay con đường giải thoát nắm trong tay chúng ta, chúng ta cứ đi con đường Nhập Lưu đó cho tới quả Như Lai thôi, chớ không có gì hết.
Thành ra quả Nhập Lưu rất là quan trọng, tối ư quan trọng, mặc dù nó là quả Thánh đầu tiên, quả Thánh thấp nhứt trong tất cả quả Thánh, nhưng mà nó quyết định cái quả Thánh tột cùng tối thượng là quả Thánh Như Lai. Cũng vậy thôi, cũng có một cái Phật tánh, cái trực giác này thôi, nhưng mà nên nhớ nó liên tục và nó có diệu dụng hay không diệu dụng, liên tục thì đi tới A-la-hán. Mà Alahán chưa có diệu dụng, mà có diệu dụng độc đáo rốt ráo ôm choàng cái pháp giới thì đó là Như Lai. Thì tôi thấy con đường chỉ có bây nhiêu thôi.
Còn không thì chúng ta đi theo con đường xao động là suốt đời chúng ta cứ lang thang mãi trong vô lượng kiếp, chúng ta vẫn luân hồi vẫn xao động thôi.
Nếu cái cốt lõi là xao động thì đi tới rốt ráo vẫn là xao động, dầu xao động có vi tế cách mấy, cái xiềng có thay đổi cách mấy, thì nó vẫn là xiềng.
Còn khi dứt được xiềng đi, cái cốt lõi đứng lặng, thì đi tới cuối cùng là đứng lặng rốt ráo hoàn toàn, thì chúng ta mới thoát vòng luân hồi sanh tử khổ, nghĩa là không thoát gì hết.
Mô Phật!
Thì bằy giờ nếu một bậc Alahán đó thì cũng thấy là, thí dụ không suy nghĩ gì hết, nhìn ra thì biết đó là khói nhà máy chẳng hạn, thì một bậc ở cõi trời vô sắc giới cũng thấy đó là nhà máy, thì hai vị cái thấy giống nhau chớ không thể khác nhau được, thì hiện lượng tánh cảnh mà, thì vị kia cũng đạt hiện lượng tánh cảnh như thường, nhưng mà khác, nhưng mà khác, hơi khó khó là chỗ đó, hén, nhưng mà nó khác. Thành ra chư phật tử để ý chỗ đó.
Thành ra cõi trời vô sắc giới thường thường nó tự xưng nó là Alahán, nhưng mà thật sự thì nó còn thua Nhập Lưu nữa, nhưng mà thua là thua về phương diện gì mới được, coi chừng đấy, chư phật tử phải để ý. Nó hơn Nhập Lưu ở phương diện nào? Mà nó thua Nhập Lưu ở phương diện nào? Nếu mà so Nhập Lưu chưa chắc Nhập Lưu hơn cõi trời vô sắc giới đấy, nó là phương diện nào? Còn nếu thua Nhập Lưu là thua phương diện nào? Thì chúng ta phải hiểu chỗ đó.
Thành ra một vị cõi trời vô sắc giới cái nhìn của nó tương đương Alahán đấy, chớ không phải vừa đâu, nhưng mà thật sự bên trong nó khác. Thì chư phật tử, tôi nhắc lại vậy thôi, để chúng ta nghiền ngẫm sâu vào đó, để chúng ta rủi ro có mà đắc Alahán, mà có đắc tứ thiền, tứ không thì chúng ta nhận cái nào là thiệt cái nào là giả, để chúng ta đừng có chìm đắm trên đó, cái này là chúng ta thuộc về ngũ ấm ma đấy, ngũ ấm ma đấy, để tránh vào ngũ ấm ma, thành ra đa số bây giờ chúng ta tu theo ngũ ấm ma nhiều, bởi ít có ai đứng lặng được, cảnh giới này là cảnh giới đè nén thôi. Mà hễ đè nén càng kỹ càng lâu càng sâu chừng nào thì chúng ta có thể thoáng thấy được tánh cảnh, thoáng thấy được tánh cảnh, do đè nén.
Còn cái kia do chiếu kiến, chiếu kiến kỹ chiếu kiến lâu chiếu kiến sâu vào đó chúng ta sẽ thấy rõ sự vật, do sự chiếu kiến mà chúng ta thấy.
Thành ra cái thấy cảnh thì cũng y hệt với nhau, nhưng mà cái tâm bên trong nó khác nhau. Tôi nhắc lại chư phật tử để về suy nghĩ, để kỳ tới chúng ta trả lời thôi. Thôi bây giờ hết giờ, như vậy chúng ta nghỉ hén.
Mô Phật!