Tế Điên Hòa Thượng Tập 3

101: Thi Phật pháp, trí bắt Bồng đầu quỷ
102: Dương Lôi Trần trượng nghĩa giết yêu đạo
103: Lôi Minh đêm tối dò Tôn gia bảo
104: Tôn Nhị Hổ vu oan cho Lôi Minh, Trần Lượng
105: Luận thị phi, khuyên phá cân rỗng ruột
106: Tìm thầy thuốc minh oan ở Trường Sơn huyện
107: Lôi, Trần say ngủ bị mất trộm
108: Ba hào kiệt lén dò Ngô Gia bảo
109: Ngũ Lý Bia bệnh Tiểu côn lôn
110: Kê tử nhãn đưa lễ vật đầu người
111: Tri phủ định kế thăm tặc nhân
112: Dân bá tánh đầu đơn thưa Quốc Bổn
113: Tế Điên đấu phép với Chữ Đạo Duyên
114: Trịnh Huyền Tu quán rượu gặp Hòa thượng
115: Kim Mao hải mã náo sa thuyền

 

TẾ CÔNG HOẠT PHẬT
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch

 

Chương 115:
Kim Mao hải mã náo sa thuyền
Tế Điên khéo cứu Phùng Ngươn Khánh

Tế Điên cùng hai vị Ban đầu Sài, Đỗ áp giải bốn tên giặc bằng thuyền hướng về kinh độ Một ngày kia, đến Tiểu Long Khẩu, Tế Điên bỗng linh cơ máy động, liền toán biết dưới nước sẽ có bọn giặc đến. Tế Điên nói:

– Ngồi trên thuyền buồn quá! Ta có chủ ý như vầy: Mình câu cá công đạo nhé!

Mọi người xúm lại hỏi:

– Cá công đạo là như thế nào?

– Ta bắt cá không cần lưới, cũng không cần lưỡi câu. Các ông kiếm cho ta một sợi dây thật lớn, ta buộc vào đó một cái túi rồi thả xuống nước. Ta ở trên này niệm chú, cá dưới nước tự động chui vào túi hè! Ta muốn bắt một con cá hơn 100 cân để chúng ta nhậu chơi, các người có chịu không?

– Chịu quá đi chớ!

Mọi người kiếm một sợi dây lớn. Tế Điên bèn cột vào đó một cái túi và dằn bằng một cục đá rồi thả xuống nước. Tế Điên bảo:

– Cứ chèo tới, chèo tới.

Ai nấy đều không tin. Tế Điên hô:

– Bắt được rồi! Mấy người kéo lên đi.

Mọi người xúm lại kéo lên, quả nhiên cảm thấy rất nặng. Kéo ra khỏi nước, dòm lại không phải là cá, mà là một con người. Người này đầu đội mũ da cá rẽ nước, mặc áo lội nước, cả chiếc quần cũng thoa dầu da cá, mặt vằng ệch, hơn 30 mươi tuổi, Tế Điên kêu người trói hắn lại và nói:

– Còn nữa! Lại thả túi xuống.

Quả nhiên không lâu lại kéo lên một người mặt trắng, cũng là tay chuyên lội nước. Hai người này từ đâu đến? Trước đây, Diêu Điên Quang và Lôi Thiên Hóa chạy đi, hai người này đến núi Lăng Dương ước hẹn, hẹn được bốn người: một người tên là Kim mao hải mã Tôn Đắc Lượng, một người tên là Hỏa nhãn giang trư Tôn Đắc Minh, một người tên là Thủy dạ xoa Hàn Long, một người tên là Lãng lý toàn Hàn Khánh. Họ biết rằng các quan nhơn áp giải Hoa Vân Long sẽ đi bằng đường thủy, nên kêu bọn giặc đón chờ ở Tiểu Long Khẩu để cướp tù. Họ dò biết thuyền đã tới, Tôn Đắc Lượng và Tôn Đắc Minh đến trước lội theo đáy thuyền, nhưng không tự chủ được, lại chui vào túi, bị Tế Điên kêu kéo lên trói lại. Tế Điên nói

– Tụi bay là cái thá gì? Lớn mật dữ ả Họ tên là gì? Tới đây định làm chi?

Tôn Đắc Lượng, Tôn Đắc Minh mỗi người đều xưng tên họ, và nói:

– Hai đứa tôi nhất thời mờ tối, bị bạn bè xui sử mà đến, xin sư phó từ bi tha cho! Hai đứa tôi xin nhận lão nhân gia làm thầy.

– Ta muốn thả hai đứa bây, mà bây có trở lại không?

Tôn Đắc Lượng nói:

– Không dám trở lại nữa!

– Ta có việc cần hai đứa bây, mà bây có chịu làm không?

– Sư phó cần dùng đến hai chúng tôi, dù cho muôn chết cũng không từ!

– Bây đã nói như vậy, ta sẽ thả hai đứa ra. Bây kêu hai đứa kia cũng đừng tới nữa nhé! Ta không bắt tụi nó đâu.

Hai người được thả, dập đầu lễ tạ Tế Điên. Tế Điên kề tai nói nhỏ: Như vầy… như vầy… Hai người gật đầu, rồi nhẩy xuống nước đi mất.

Sài Nguyên Lộc và Đỗ Chấn Anh thấy vậy mới nói:

– Nếu không phải là sư phó, hai đứa tôi làm sao biết được trong nước có người!

– Hai ông yên tâm đi, sẽ không có việc gì nữa đâu!

Ngày kia, thuyền còn cách Lâm An không bao xa, Tế Điên nói:

– Ta muốn đi trước đây!

Sài Nguyên Lộc nói:

– Sư phó đừng có đi! Thảng như sư phó đi rồi, lại có chuyện bất trắc xảy ra thì chúng tôi phải làm sao đây?

– Không hề chi! Không có việc gì bất trắc đâu. Ta nói không có thì hai ông hãy yên tâm đi; giả sử nếu có đi nữa thì kể như Hòa thượng ta nói sai đi.

Nói rồi Tế Điên lên bờ, thi triển nghiệm pháp đến cửa Tiền Đường. Vừa vào đến cửa, Tế Điên thấy Tri huyện Tiền Đường đang ngồi kiệu, phía trước có thanh la mở đường, phía sau có rất nhiều quan nhơn dẫn theo một người tội tay chân bị trói chặt. Tế Điên ngước mắt xem, miệng niệm:

– A Di Đà Phật! Việc này Hòa thượng ta đâu thể bỏ qua! Nếu không can thiệp, người tốt bị đánh sẽ nhận bừa và bị chết ở chợ Chấn Dương như không! Hòa thượng ta đâu thể không ngó đến.

Nói rồi, Tế Điên bèn bước tới hỏi:

– Các vị Đô đầu! Có án mạng gì thế?

Có một quan nhơn dòm thấy, biết Tế Điên, bèn đáp:

– Tế sư phó ơi! Xin nói cho người biết: Hắn là tên cướp đường tham tài hại mạng người đấy!

Tế Điên nói:

– Trong này có oan uổng đây, xin thả người ta ra đi!

Mọi người hỏi:

– Chủ chốt là ai?

– Chủ chốt là ta đây.

– Chủ chốt là Hòa thượng hả? Đâu có được.

Nói tới đó thì thấy cha mẹ vợ con của người tội bu lại kêu khóc rất thảm thiết. Người tội ấy là ai? Tại sao bị bắt như thế? Anh ta họ Phùng, có tên đôi là Ngươn Khánh, nhà ở hẻm thứ hai phía Đông thành Lâm An. Nhà có cha mẹ, vợ và con nhỏ, sống bằng nghề thợ bạc, rất khéo léo và thành thật. Anh ta có người sư đệ họ Lưu, tên Văn Ngọc, đang mở tiệm thợ bạc ở phủ Trấn Giang, nhân vì buôn bán bề bộn, dùng người không xứng, mới viết thơ mời Phùng Ngươn Khánh đến coi sóc việc mua bán giúp. Phùng Ngươn Khánh thật tâm làm việc không từ khó nhọc, giúp đỡ đàn em của mình trong việc mua bán. Qua 4,5 năm, đem số tiền lời trả hết những chỗ vay mượn. Lưu Văn Ngọc đối xử với Phùng Ngươn Khánh như tình anh em, rất là cảm khích. Thấy Phùng Ngươn Khánh tận tụy trong công việc mới đem tiền lời chia cho Phùng Ngươn Khánh một nửa khi mỗi năm Phùng Ngươn Khánh về thăm nhà một lần. Không dè Phùng Ngươn Khánh lao lực lâu ngày sanh ra bệnh nặng, không thể duy trì nổi, mới nói với Lưu Văn Ngọc:

– Tôi muốn về nhà nghỉ ngơi dưỡng bệnh, mạnh rồi sẽ trở lại.

Lưu Văn Ngọc thấy sư huynh bệnh thể rất nặng cũng không ngăn cản, bèn cho 50 lượng bạc về nhà dưỡng bệnh, chính Phùng Ngươn Khánh cũng có riêng 20 lượng cùng đem về. Thuê một chiếc thuyền trở về Lâm An. Đến Lâm An thì trời đã tối. Người quản thuyền không cho Phùng Ngươn Khánh lên bờ, nói:

– Trời tối rồi, mai hãy lên bờ.

Phùng Ngươn Khánh hận mình chẳng thể về nhà ngay nên tự tay xách hành lý đồ đạc bước lên bờ đi về phía cửa Đông ngoại thành. Vì anh ta lâu nay mắc bệnh nên đi không nổi, cách nhà còn hai dặm, bèn tính dừng lại nghỉ đỡ. Nào ngờ vừa ngồi xuống nghỉ liền chợp mắt ngủ quên đi. Trời đã sang canh hai, canh phu đi qua dòm thấy mới đánh thức Phùng Ngươn Khánh dậy và hỏi:

– Tại sao anh ngủ ở đây? Chỗ này thường hay bị cướp lắm đấy!

– Nhà này ở hẻm thứ hai thành này. Tôi từ phủ Trấn Giang mắc bệnh trở về vừa xuống thuyền bèn đi về đây, mệt quá muốn nghỉ đỡ, không dè lại ngủ quên.

– Anh mau về nhà đi!

Phùng Ngươn Khánh vừa định đi, canh phu lại rọi đèn ra phía trước, thì thấy một thây chết người đàn ông trên cổ có một nhát dao mới tàng ràng. Canh phu lật đật níu Phùng Ngươn Khánh lại nói:

– Anh cả gan giết người rồi giả bộ ngủ hả? Đừng có đi!

– Tôi đâu biết gì!

– Thế là không xong rồi! Anh không được đi đấy!

Anh canh phu níu Phùng Ngươn Khánh lôi đến quan địa phương. Phùng Nguyên Khánh lập tức bị đưa đến nha môn. Quan huyện mới đáo nhiệm huyện Tiền Đường họ Đoàn tên là Bất Thanh, nghe quan địa phương bẩm báo lập tức thăng đường, bảo đưa Phùng Ngươn Khánh ra xét xử. Phùng Ngươn Khánh thưa:

– Khải bẩm lão gia! Tiểu nhơn họ Phùng, tên là Ngươn Khánh, nhà ở hẻm thứ hai bên góc thành Đông, làm nghề thợ bạc, đi buôn bán ở phủ Trấn Giang, vì bệnh nên ngồi thuyền về nhà. Tối nay lên thuyền về nhà, đi đến rừng cây, mệt quá đi không nổi, ngồi nghỉ giây lát bỗng chợp mắt ngủ quên. Canh phu đánh thức tôi dậy. Mở mắt ra thấy có một tử thi ở gần, tôi đâu có biết là ai giết họ.

Quan huyện truyền:

– Nó nói hoàn toàn không đúng, kéo nó ra đánh một trận, đánh xong rồi hỏi tiếp!

Phùng Ngươn Khánh vẫn khai là không biết, lập tức bị lôi ra đánh đòn. Ngày kế, quan Tri huyện đi khám nghiệm tử thi có người nhận biết tử thi, bảo rằng:

– Người bị giết có họ hàng với chưởng quỹ tiệm Thiên Hòa nơi đường lớn của huyện Tiền Đường. Hôm qua, anh ta đến tiệm gạo ngoài cửa Tế Thông lấy 70 lượng bạc, suốt đêm không thấy trở về, không biết bị ai giết chết mà số bạc cũng không còn.

Quan Tri huyện đi khám nghiệm tử thi trở về, lục trong túi của Phùng Ngươn Khánh ra, quả nhiên có 70 lượng bạc. Quan huyện nghĩ thầm: “Không có ai khác vào đây! Chắc là tên này tham tài hại mạng người đây mà”, bèn dùng cực hình tra khảo. Phùng Ngươn Khánh chịu đòn không nổi mới nghĩ rằng: “Việc này tình ngay mà lý gian, chắc là oan gia đời trước đối đầu với mình”, mới nói:

– Lão gia không cần phải khảo tra nữa! Chính tôi giết đấy!

Quan huyện hỏi: – Con dao ở đâu?

– Con dao mang theo mình.

Quan huyện bảo cung khai đầy đủ, thế là thành án. Trình văn thơ lên phủ, quan Tri phủ là Triệu Phụng Sơn – một vị quan sáng suốt – thấy khẩu cung có vẻ hoảng hốt, lời lẽ chi li, cho rằng án này biện không đúng, bèn bác bỏ văn thơ của Tri huyện. Triệu Phụng Sơn phê rằng:

– Phải đưa lên phủ để thẩm vấn lại.

Hôm nay quan Tri huyện ngồi kiệu đưa vụ án và áp giải tội nhơn lên phủ. Cha mẹ vợ con của Phùng Ngươn Khánh đều đi theo. Nẹ anh ta nói:

– Con ơi! Sao con làm chi việc thế này?

Phùng Ngươn Khánh tằng hắng một tiếng, nói:

– Ba má ơi! Cha mẹ cả đời nuôi dưỡng con mà con không thể dưỡng nuôi cha mẹ cho đến cùng! Con đâu bao giờ làm chuyện bại hoại như thế! Đây là việc tình ngay lý gian, có miệng mà khó tỏ bày, phải chịu trọng hình như thế này. Lúc đưa con đến chợ Vân Dương, gia đình xin mua cho con một cỗ quan tài, rồi nhặt đầu con đem về là được rồi!

Cha mẹ vợ con anh ta nghe mấy lời đó lòng như dao cắt, nước mắt chảy như mưa. Trong cảnh náo nhiệt đó, mọi người ai nấy cũng thương tâm! Ngay lúc đó, Tế Điên ở đâu bước tới nói:

– Anh ta oan ức quá! Mấy người thả ảnh ra đi!

Quan nhơn nói:

– Ai dám thả anh ta rả Ông đi gặp Tri phủ bảo thả. Chúng tôi không có lớn mật như vậy đâu.

Có người nhận biết Tế Điên bèn nói:

– Ngài định cứu anh ta thì lên gặp quan Tri phủ đi!

– Ừ, ta sẽ lên gặp Tri phủ đây!

Nói rồi Tế Điên đi thẳng tới nha môn Tri phủ, nói lớn:

– Khổ quá!

Quan nhơn hỏi:

– Ông tìm ai?

Tế Điên nói:

– Chú vô bẩm với lão gia của mấy chú là có Tế Điên ở chùa Linh Ẩn đến nhé!

Quan nhơn nghe nói đâu dám chậm trễ, lật đật vào bẩm báo. Quan Tri phủ Triệu Phụng Sơn trước đây theo lệnh của Tần tướng phủ, mời Tế Điên đem hai Ban đầu đi bắt Hoa Vân Long, tới nay đã hai tháng mà chẳng thấy có tin tức gì, trong lòng còn đang lo lắng. Hôm nay bỗng nghe tin Tế Điên trở về, lật đật ra lệnh mời vào. Quan nhơn ra mời, Tế Điên bèn đi thẳng vào phủ đường. Quan phủ xuống thềm tiếp đón, hai tay ôm quyền nói:

– Thánh tăng đi đường dãi nắng dầm sương, chắc là vất vả lắm!

– Khéo nói, khéo nói thiệt!

Nói rồi cùng quan phủ bước vào thư phòng. kẻ hầu vừa dâng trà thì có một quan nhơn vào bẩm:

– Hiện có đại lão gia ở huyện Tiền Đường đưa hung phạm là Phùng Ngươn Khánh tới.

– Bảo họ chờ giây lát, ta mắc tiếp khách.

Tế Điên nói:

– Lão gia thăng đường đi! Hòa thượng ta đặc biệt vì chuyện này mà tới đây đó!

– Hai vị Ban Đầu của tôi đâu rồi? Sư phó có bắt được Hoa vân Long không?

– Họ theo sau, sắp về tới. Chuyện đó sẽ nói sau. Bây giờ lão gia hãy thăng đường xét vụ án đi. Hòa thượng ta muốn dự nghe hỏi cung thử!

Quan Tri phủ lập tức truyền chuẩn bị thăng đường. Quan Tri huyện bước tới hành lễ nói:

– Ty chức đưa phạm nhân Phùng Ngươn Khánh đến để đại nhân hỏi cung lại.

Quan Tri phủ cho dọn một chiếc bàn để Tri huyện ngồi một bên. Quan Tri huyện dòm sang thấy một ông Hòa thượng kiếc cũng ngồi một bên quan Tri phủ, bèn nghĩ thầm: “Ta là mệnh quan của triều đình, là cha mẹ của dân ngồi đây là phải. Còn Hòa thượng kiếc kia để ngồi trên đại diện như vầy coi không được tí nào”. Ông ta nghĩ vậy nên có ý không vui, chớ đâu biết Tế Điên chính là thế tăng của Tần Thừa tướng!

Lúc đó, quan phủ sai đưa Phùng Ngươn Khánh ra trước công đường và hỏi:

– Này Phùng Ngươn Khánh! Ở Đông Thọ Lâm tham tài hại mạng người có phải do ngươi không?

Phùng Ngươn Khánh đáp:

– Lão gia không cần phải hỏi nữa, tôi đã nhận tội là được rồi mà!

– Ngươi hãy khai thiệt đi! Tại sao lại giết người như thế?

– Tiểu nhân thiệt là oan uổng! Quan huyện lão gia dùng cực hình tra tấn, tiểu nhân chịu không nổi nên đành nhận bừa đó thôi!

Nói câu ấy xong, Phùng Ngươn Khánh bèn đem những việc oan ức bị khảo tra thuật lại. Quan Tri phủ nghĩ thầm: “Hiện giờ có Tế Công là vị Phật sống ở đây, tại sao mình không thỉnh cầu Ngài phân giải hộ?”. Nghĩ rồi bèn nói:

– Bạch Thánh tăng! Lão nhân gia thấy việc này phải xử như thế nào?

Tế Điên nghe nói chỉ cười ha hả.

Thật là:

Gấp cứu lương dân trừ khuất khúc,
Tóm ngay hung thủ hỏi căn do.

116: Triệu Thái thú đoán thông kỳ án
117: Phụng đường dụ, chém cả bọn Vân Long
118: Xách thủ cấp tìm kiếm Dương Minh
119: Báo thù em, lên Linh Ẩn tìm Tế Công
120: Nơi Song Nghĩa lầu, bọn giặc gạt người
122: Châu viên ngoại phái người thỉnh Thánh Tăng
123: Bạch Thủy Hồ thỉnh Tế Công bắt yêu
124: Vâng lệnh cha, chủ tớ rời cố hương
125: Lượm đầu người, chủ tớ đến cửa quan
126: Phụng lệnh quan, vây bắt Đoàn Sơn Phong
127: Thi diệu pháp cợt đùa giúp nghĩa sĩ
128: Các quan binh ra sức bắt giặc
129: Thấy thơ rơi lập chí bỏ vợ hiền
130: Tại công đường, quan huyện hỏi khẩu cung
131: Tỏ tình thật, Trịnh thị tố Biện Hổ
132: Đưa Thánh Tăng bắt yêu Bạch Thủy Hồ
133: Miếu Mã Vương, thiệt giả cùng gặp mặt
134: Bạch Thủy Hồ mất tiêu Liệt Hỏa kiếm
135: Tế Điên thỉnh Lôi thần trừ yêu quái
136: Tại phủ nha, Ngộ Thiền thi diệu pháp
137: Tiểu Giang Khẩu chủ tớ gặp người quen
138: Cứu mọi người, Ngộ Thiền đốt bọn giặc
139: Núi Bát Quái, Lôi Trần gặp yêu đạo
140: Trương Sĩ Phương gian tâm ếm ngày sanh
141: Các gia nhân lòng trung bảo hộ chủ
142: Hai yêu đạo tham tài thi tà thuật
143: Lôi Minh lanh trí giết Trương Thái Tố
144: Lão tiên ông nổi giận bắt Ngộ Thiền
145: Thôn Vĩnh Ninh làm phép cứu Vương An Sĩ
146: Tôn Đạo Toàn bắt yêu bị hại
147: Tế Điên thi pháp trị yêu phụ
148: Thăm cậu mợ, Tế Điên về làng cũ
149: Yêu phụ hiến mình thức tỉnh Văn Mỹ
150: Mua thuốc độc ngầm hại người em họ
151: Đến địa phủ thấy tội nhân lòng ác không chừa
152: Tu Duyên công tử chầu Bửu Duyệt
153: Ngọc diện hồ lên Thanh cung hỏi đạo
154: Lão tiên ông đấu phép cùng Tế Điên
155: Gởi bức thư, dùng lời hay khuyên cậu
156: Xét nghiệm cầu, bắt giữ tặc hòa thượng
157: Thi Phật pháp, khéo độ Vương Thái Hòa
158: Lý Hàm Linh xem tướng độ quần mê
159: Được vàng báu, tướng cũng theo phước đổi
160: Lương Hưng Lang ngàn lượng xem ẩn thi
161: Dạo Tây Hồ, ác bá gặp yêu tinh
162: Tôn Đạo Toàn hét đuổi yêu hòa thượng
163: Liêu Đình Quí ỷ thế hiếp người nghèo
164: Vì bạn hữu giận tìm Ma diện hổ
165: Tôn Thái Lai nén giận mời tri kỷ
166: Ngưu Cái cùng đường đi mãi võ
167: Thiết thiên vương cảm nghĩa tình Ngưu Cái
168: Thấy người đẹp, ác nhân định diệu kế
169: Vương Thắng Tiên thấy sắc động lòng tà
170: Trúng gian kế, lầm vào Hợp Hoan lầu
171: Gặp bạn cũ dò được tin xác thực
172: Lầu Hợp Hoan, chị em đều bị khổn
173: Cải hình dung ngầm cứu người trinh tiết
174: Trước Hình đình, pháp thuật kinh gian đảng
175: Với Lương Tâm, giữa công đường tha hảo hán
176: Lục Hình đình ra lệnh bắt cường tặc
177: Phật gia điểm hóa cứu anh hùng
178: Núi Thúy Vân, anh hùng làm thảo khấu
179: Mai Thành Ngọc nguy khốn gặp anh họ
180: Cưới người đẹp chó trắng náo động phòng
181: Túy Thiền sư đề chữ Trung Hiền Tử
182: Ngô Thị bị hại, lệnh truyền bắt giặc
183: Nhân kì án, Tế Công mời thần
184: Vương Tam Hổ tiết lộ viện Đại Bi
185: Giải cường đạo đồng đến phủ
186: Gặp tặc đảng, nghe kể Từ Vân quán
187: Lục Diệu Thông có lòng cứu hảo hán
188: Tứ hùng vâng lệnh thám Trường giang
189: Thiệu Hoa Phong thăng điện tra hào kiệt
190: Ngộ Thiền tăng thi pháp cứu tứ hùng
191: Lỗ Tu Chơn mạo hiểm vào Từ Vân
192: Hoàng Thiên Hóa hành thích bị bắt
193: Lôi, Trần ra sức giết thủy khấu
194: Binh thụt ống dương oai phá yêu thuật
195: Tế Công mang binh vây Từ Vân quán
196: Ngũ Lý Bia, Lôi Trần gâp yêu đạo
197: Triệu gia trang, anh hùng thấy việc lạ
198: Đái gia bảo, yêu ma tác quái
199: Thủ pháp bửu lầm thâu đạo đồng
200: Các yêu đạo xúm đốt chùa Linh Ẩn
error: https://tangthuphathoc.net/