TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG LUẬN

Thời Bắc Tống, Sa-môn Thích Khế Tung ở Đông sơn, Đằng Châu soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

THIÊN THỨ NHẤT

Từ thời nhà Tùy nhà Đường trở lại, tông chỉ của Đạt-ma càng được khuyến hóa mở mang lớn mạnh, mà các hàng nghĩa học lại nghi ngờ đó, lại bắm chấp “Phú Pháp Tạng Truyện” để cùng nhau phát nạn. Có nghĩa là trong truyện ấy nêu bày chỉ có hai mươi bốn đời Tổ sư, đến đời Tổ Sư Tử mà thôi. Và, sự tiếp thừa của Đạt-ma chẳng phải chánh lưu xuất từ Tôn giả Sư Tử. Trong truyện đó cho rằng: “Điều gọi là hai mươi tám đời Tổ sư là bởi do người đời sau quanh co nói thành”. Có các thiền giả hoặc dẫn nêu “Bảo Lâm Truyện” để chứng minh, và “Bảo Lâm Truyện” cũng là sách của thiền giả, mà các nhà cật nạn càng chẳng lấy. Cứ rầm rĩ như thế, tuy trải qua nhiều đời rồi mà không nghiệm chính. Khế Tung tôi thường lấy làm bệnh khổ đó. Nhân tham cứu cả hai bản truyện, trộm muốn phát bày các điều phải quấy đó.

Lúc đọc xem bản “Phú Pháp Tạng Truyện” được làm ra sau lúc chân quân phá hủy Phật giáo ở thời Bắc Ngụy, do Phạm Tăng Cát-cadạ phiên dịch thành. Xem về phẩm mục các truyện đời Tổ, như có thứ lớp tuần tự, nhưng khảo xét vào trong phần văn, thì việc thầy trò truyền nhận, cho đến xuất phát từ dòng họ quê quán, rất không gốc ngọn, thiếu sự rõ ràng. Từ đó xoay lại tham cứu lại các bộ trong Tam Tạng thì chẳng phải vốn vậy. Phàm muốn làm sách nêu rõ trước sau số đời người, hẳn lấy từ ông cha con thân thuộc tương thừa tiếp nối mà so sánh, lại thêm dòng tộc quê quán của người ấy cùng nguyên do việc ấy, đều không mất lạc manh mối, khiến người đời sau lấy đó làm tin, mới gọi đó là sử truyện. Nay sách ấy được gọi là truyện, mà việc ấy lại chẳng được rõ ràng. Như trong đó trình bày về Di-già-ca-đa, Phật-đà-nan-đề, Tỷ-la Trưởng giả, cho đến Bà-tu-bàn-đà, Ma-noa-la, Hạc-lặc-na, Dạ-xa cùng La-hán sư Tử; bảy vị tổ sư, đều không có cái nghĩa thầy trò thân gần tương tiếp truyền nhận, và ba Tổ sư Phật-đà-nan-đề, Hạc-lặc-na và Sư Tử rất khuyết thiếu phần trước của truyện. Đã không thấy, mà sau lại truyền đó, chỉ nói tiếp theo giao, tiếp theo đó, lại có Tỳ-kheo v.v… việc trao nhận quả thật không rõ ràng đầy đủ. Vậy sao đủ lấy làm truyện chỉ bày điều đáng tin cho đời sau ư?

Trong đó, về truyện Tỳ-kheo Sư Tử, nói rằng: “vua nước Kế Tân tin theo tà kiến, nhân dùng kiếm bén chém chặt, trong đầu Tỳ-kheo Sư Tử không có máu, chỉ có sữa chảy đổ, người cùng được trao truyền pháp bèn dứt tuyệt từ đó”.

Tôi cho rằng nói vậy rất không đúng, từng thử bình luận đó. Như trong đó về truyện Đại Ca-diếp nói: “Lúc Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, bảo Đại Ca-diếp rằng: “Ta sắp nhập Niết-bàn, đem diệu pháp sâu mầu này giao phó cho ông, sau này ông phải kính thuận theo ý ta rộng tuyên truyền lưu bố chớ khiến dứt tuyệt”. Vậy thì người đời sau đã tiếp thừa Đức Phật mà vì làm Tổ, lại có thể khiến cho pháp ấy dứt tuyệt ư? Lại nữa, trong truyện Cúc-đa nói rằng: “Trong ý Cúc-đa muốn nhập Niếtbàn, nhưng vì Đề-đa-ca chưa sinh ra đời, nên chờ đợi Đề-đa-ca ra đời, trao truyền đại pháp rồi mới thị tịch”. Lại nữa, trong truyện Ca-na-đề-bà nói là: “Vì dùng pháp đấu thắng ngoại đạo, bèn bị đệ tử của ngoại đạo làm hại, Ca-na-đề-bà mới nhẫn chịu chết”. Nói về quả báo xưa trước, đem đại pháp truyền trao cho La-hầu-la rồi mới tuyệt dứt. Nay, Sư Tử đã như Cúc-đa, Đề-bà vì đó làm Tổ, đâu riêng tiện chết mà chẳng đoái hoài về đại pháp ư? Phàm là bậc tiếp thừa Đức Như Lai làm Đại tổ xuất thế, nếu chẳng phải là Thánh nhân thì không thể dự phần ấy. Nay Tỳkheo Sư Tử đã dự phần ấy, hẳn là bậc Thánh nhân. Sao có Thánh nhân mà không biết chết bởi quả báo xưa trước ư? Biết hẳn chết như thế sao chẳng chịu dự bảo mà truyền pháp ấy khiến cùng tiếp nối làm Sư tổ đời sau ư? Giả sử tuyên tương thừa truyền pháp dừng tại Thánh nhân ấy, cũng phải dự biết để báo là dứt tuyệt. Giả sử không biết chết như vậy mà mất truyền trao mất báo trước, vậy thì sao đủ đáng xếp đặt làm Tổ mà truyền đó ư? Cùng với người làm truyện hẳn nên suy nghĩ đó. Giả sử trong Phạm bản vốn như vậy, thì tự có thể nghi ngờ, phải lưu lại sự khuyết mất đó để đợi người sau, chứ sao được tin viết, vội làm thành đầu mối tranh cãi của người đời sau lấy làm khuất phục tiên Thánh, há chẳng lo sợ ư!

Trong bộ “Truyền Đăng Lục” viết: “Xưa trước, trong thời Tiền Đường, có Hà Nam Duẫn Lý Thường từng nhân có được xá-lợi của Đại sư Tam Tổ Tăng Xán, một ngày nọ thiết trai cúng dường các Sa-môn để lưu lại đó, nhân hỏi Tam Tạng Pháp sư Kiện Na; người nước Tây vức rằng: “Thiền tông ở Thiên trúc có bao nhiêu Tổ sư?” Sa-môn Kiện Na đáp: “Từ Tôn giả Đại Ca-diếp đến Tôn giả Bát-nhã-đa-la có “cả thảy hai mươi bảy đời Tổ sư. Nếu bắt đầu từ Tôn giả Sư Tử lưu xuất nối dõi dòng pháp gần kề thì trong đời thứ tư sau đời Tôn giả Đạt-ma-đạt (đệ tử của Sư Tử) tự đã có hai mươi hai vị. Như vậy có cả thảy bốn mươi chín Tổ sư. Nếu từ bảy Đức Phật đời quá khứ cho đến Đại sư Tăng Xán đây, không gần các chi phái thì có cả thảy ba mươi bảy đời”. Lý Thường lại hỏi: Một vị kỳ đức khác ngồi trong pháp hội rằng: “Tôi từng đọc xem Biểu Đồ Chư Tổ, hoặc có thuyết nêu dẫn có hơn năm mươi đời, cho đến các chi phái sai khác, tông tộc không nhất định, hoặc chỉ có tên không. Như vậy, lấy gì làm chứng nghiệm ư?” vừa lúc đó có vị đệ tử của Lục tổ Tuệ Năng, tức là Thiền sư Trí Bản đáp rằng: “Đó do trong thời Bắc Ngụy, phá hủy Phật giáo, khi ấy có Sa-môn Đàm diệu trong lúc vội vàng biên ghi đơn lục danh mục chư Tổ, nghĩ nhớ các vị mất nơi núi đồng hoang trống, mãi đến lúc vua Thành Đế (Thác Bạt Duệ 452-466) thời Bắc Ngụy phục hưng lại Phật giáo, trước sau mất ba mươi năm. Lại đến đời vua Hiếu Văn Đế (Thác Bạt Hoành 471-450) thời Bắc Ngụy, Sa-môn Đàm Diệu được tấn cử lên làm Tăng Thống, mới đem bản ghi lục ấy ra, các Sa-môn nhân đó làm thành sách, đề là “Phú Pháp Tạng Truyện” (trong “Phú Pháp Tạng Truyện” cũng đề là do Sa-môn Đàm Diệu soạn thuật). Nên sự sai quá chẳng hoàn bị ấy bởi từ Sa-môn Đàm Diệu chạy lánh nạn trở lại mà khiến thành như thế”. Nên với điều tôi chỉ bản truyện ấy không gốc ngọn, nghiệm với lời Sa-môn Trí Bản nói đây, thật đúng loại góp nhặt rơi rớt mà làm thành sách vậy.

Lại nữa, trong phẩm mục truyện ấy nói: “Vị… trao, vị… đạt quả”, chỗ gọi là Đơn lục, chẳng phải nguyên vẹn toàn bản ấy vậy. Còn như “Bảo Lâm Truyện”, tuy văn tự quê kệch, trình bày phiền loạn, chẳng thuộc loại sách của học giả trước thuật, nhưng các việc trong đó có gốc ngọn, số đời họ tên, cũng có xuất xứ, tuy muốn trộm lấy đó và cả nguyên do gốc gác hoặc chỉ sách thế tục, thì điều không có ở thời nay, hoặc chỉ về Thích bộ thì trong mục lục kinh tạng chẳng còn có, tuy có hơi hợp với điều nói của trong tạng, cũng chẳng phải do từ các Tông khác làm nên. Tôi thường nghi ngờ đó là không chứng cứ mà chẳng dám liền bàn luận. Gặp ở trong Tạng Nam Bình vừa có được bộ sách xưa cũ tên là “Xuất Tam Tạng Ký” mười lăm quyển, do Sa-môn Tăng Hựu là bậc Cao Tăng ở thời nhà Lương biên thuật. Trong đó, ở Thiên “Tát-bà-đa-bộ Tương Thừa Truyền Mục Lục Ký”. Sa-môn Tăng Hựu tự trình bày về nguyên do rằng: “Chỉ Tát-bà-đa-bộ hành hóa ở đất Tề, bởi khởi nguyên từ Thiên trúc lưu truyền hoằng hóa đến nước Kế Tân, các bậc Hiền Thánh trước sau lại làm sáng tỏ thứ lớp. Từ Tôn giả Đại Ca-diếp đến Tôn giả Đạt-ma-đa-la trình bày trong hai quyển, tất cả có hơn trăm tên các tổ sư”. Theo đó mà suy cứu. Có nói “Bà-la-đa-la”, cùng với Bà-xá-tư-đa; Tổ thứ hai mươi lăm, tuy khác tên gọi mà đồng một vị vậy (nghĩa ấy thấy ở Bản truyện). Lại có nói: “Phất-nhã-mậtđa”, cùng với Bất-như-mật-đa; Tổ thứ hai mươi sáu, tức đồng tên một vị vậy. Lại có nói “Bát-nhã-đa-la”, cùng với Bát-nhã-đa-la; Tổ thứ hai mươi bảy là đồng tên một vị vậy. Lại có nói: “Đạt-ma-đa-la”, cùng với Bồ-đề-đạt-ma; Tổ thứ hai mươi tám, pháp và tục hợp tên đồng vậy (nghĩa ấy thấy ở bản truyện. Ngoài ra, các Tổ sư khác cũng đồng, như nói “Cúc-đa-quật”, hoặc chữ trước đồng mà chữ sau khác, hoặc chữ sau đồng mà chữ trước khác. Hoặc tên gốc thì trái mà tên riêng thì hợp. Như “thương-na-hòa-tu”, hay “Xá-na-bà-tư” đồng loại ấy vậy. Đó bởi do các Phạm Tăng phiên dịch trước sau về phương ngôn mỗi mỗi có khác nên vậy. Chỉ có “Bà-xá” trở xuống bốn vị Tổ sư đồng đó rất rõ. Theo sự nêu bày trong mục lục quyển thứ nhất thì có cả thảy năm mươi ba vị, mà bốn Tổ sư này rất tương quan liên thuộc, mà Đạt-ma thì được xếp đặt cuối cùng, đây tợ như nêu bày người trao và nhận cuối cùng ở đời sau. Sự xếp đặt số lượng nhiều vị như vậy là vì Sa-môn Tăng Hựu tìm có được mục lục của các nhà cả trước lẫn sau, chẳng so sánh đồng dị mà đều biên ghi tất cả các vị đệ tử được lưu xuất nối dõi dòng pháp gần kề từ Tôn giả A-nan, Tôn giả Sư Tử, nên có nhiều như thế, Samôn Tăng Hữu trình bày rằng: “Mọi sự đồng dị ở truyện trước, đều ghi lục để mở rộng ra, các bậc Hậu hiền chưa dứt tuyệt, chế truyện để bổ khuyết”. Nhưng đại khái trong đó, so với “Bảo Lâm Truyện”, “Truyền Đăng Lục” đồng nhau vậy. Và, Sa-môn Tăng Hựu là bậc cao đức ở đương thời, được suy tôn là Luật sư, học mà có biết, và mãi đến người đời nay vẫn tôn xưng. Sa-môn Tăng Hựu sinh trưởng tại đất Tề, về già sống ở đất Lương, mọi điều nghe biết hẳn rõ ràng, nên nay với sách do Sa-môn Tăng Hựu biên soạn cũng có thể đáng tin được vậy. Lấy đó để nghiệm thì Tôn giả Sư tử tuy chết, nhưng chánh pháp đó quả nhiên có lưu truyền, từ Tôn giả Bà-xá-tư-đa trở xuống, bốn đời Tổ sư tương tiếp truyền thừa không sai nhầm. Há chẳng rõ ràng ư? Điều ghi chép trong “Truyền Đăng Lục” thật có chứng cứ vậy. Than ôi! Sách của Sa-môn Tăng Hựu còn nơi Đại Tạng trải khắp thiên hạ đã mấy trăm năm, mà chưa gặp được điều phát hiện ấy, cho là người xưa không thấy ư? Và, đức của bậc chí nhân tối sáng cũng có số ư?

Nhưng, tôi khảo xét, người mở đầu phiên dịch việc ấy, trong các truyện trước đều nói: “Mới đầu có vị Sa-môn người nước xứ Trung Thiên trúc tên là Chi-cương-lương-lâu, từng đến nước Kế Tân, vào trong núi Tượng bạch của nước đó, thấy gặp Tỳ-kheo Đạt-ma-đạt, thổi tác sống thọ vượt số người thường. Đó là đệ tử được lưu xuất nối dõi dòng pháp gần kề từ Tôn giả Sư Tử. Nhân đó, Sa-môn Chi-cương-lương-lâu đem việc truyền pháp hưng suy như thế nào sau đời Tôn giả Sư Tử để hỏi. Tỳ-kheo Đạt-ma-đạt đáp: “Chánh pháp của Đức Như Lai truyền trao cho Đại Ca-diếp cho đến đời Tôn giả Sư Tử; bậc Đại sư của tôi, Thầy tôi tự biết hẳn sẽ mắc nạn, trước lúc chưa chết dự đem chánh pháp truyền trao cho bạn đồng học của tôi là Sa-môn Bà-xá-tư-đa người nước xứ Nam Thiên trúc, cũng còn có tên là Bà-la-đa-na (theo Bảo Lâm truyện nói: “Ở Bắc Thiên trúc thì gọi là “Bà-la-đa-la”, so với “Tam Tạng Ký” thì đồng, ở đây nói là “Đa-na”, do bởi phiên dịch có xứ sở và hạ vậy), lại trao pháp y để làm chứng tín và liền sai bảo đi đến nước ấy (Nam Thiên trúc) và Bà-xá-tư-đa mới làm hưng thạnh việc Phật tại nước ấy”. Sa-môn Chi-cương-lương-lâu lại bảo: “Tôi cũng biết người ấy (Bà-xá-tư-đa)”. Sa-môn Chi-cương-lương-lâu đến Lạc ấp trong đời Trần Lưu Vương; Tào Hoán (Nguyên đế 206-265) thời Tiền Ngụy, mới đầu dừng ở tại chùa Bạch mã, khi ấy nhà Ngụy đến lúc lâm nguy, Tào Hoán rất lo sợ, có vài lần theo hỏi sự hưng vong của nước nhà, Sa-môn Chi-cương-lương-lâu đều dùng ẩn ngữ mà đáp đó. Nhân đó nhóm tập các Sa-môn Đàm Đế, Khương Tăng Khải v.v… phiên dịch các kinh và sự tích truyền trao và thọ nhận đại pháp của chư Tổ lưu truyền tại Trung Hoa. Lấy đó mà nghiệm biết tại Trung Hoa trước kia đã có sự tích chư Tổ, chẳng phải tạm dựa vào “Phú Pháp Tạng Truyện” vậy. Nhưng, Samôn Chi-cương-lương-lâu phiên dịch việc ấy, đến đời Thác Bạt Đào (Thái Võ Đế 424-452) thời Bắc Ngụy giết hại Sa-môn, là đã trải qua hơn một trăm chín mươi năm vậy. Mà thuyết của Sa-môn Chi-cươnglương-lâu hẳn đã lưu truyền nơi đời. Tôi nghĩ liệu trong khoảng hơn một trăm chín mươi năm đó, hẳn đã có người truyền việc ấy đi đến phương Đông, nên số lượng các Tổ sư càng thêm, đã không dừng nơi hai mươi lăm năm vậy, chỉ chẳng rõ lưu truyền việc ấy lại là người nào thôi. (Gần đây, tôi đem Thiên kinh nghiệm xét, số Tổ sư có thêm ở đương thời hẳn vậy). Bởi Sa-môn Cát-ca-dạ Đàm Diệu ngay sau khi Phật giáo bị phế hủy, nương vào bản xưa trước làm sách ấy, xen lẫn các kinh, lấy thế nước nhà mà xiển dương. Khi ấy giả sử có người riêng truyền việc ấy cũng không thể sánh bằng sự trước thuật hiển bày phát xuất từ Sa-môn Đàm Diệu (tức bộ “Phú Pháp Tạng Truyện”). Người sau không thể tìm cái nguyên do đó, nhọc nhìn đó không còn trong Tạng nên liền cho là nói quanh co. Lại nữa, đời sau trong thiên hạ từng trải qua một số lần trị loạn, tuy lại có người gặp được, nhưng hoặc Nam Bắc cùng tuyệt mất, năm tháng dần xa. Sách ấy đã vốn không đề mục, hoặc tên người phiên dịch cũng mất, thêm vì người làm sách sử dụng văn từ quê kệch nói bày quá đáng nên khiến các Học giả càng không tin.

Lại nữa, có Sa-môn Na-liên-da-xá người nước Kế Tân, khoảng trong đời vua Hiếu Tỉnh đế (nguyên Thiệu Hiện 534-550) thời Đông Ngụy, đến Nghiệp đô mà chuyên việc phiên dịch. Đến lúc dòng họ Cao thay ngôi nhà Ngụy xưng hiệu nhà Tề, Sa-môn Na-liên-da-xá mới càng phiên dịch các kinh. Mới đầu cùng xử sĩ Vạn Thiên Ý phiên dịch “kinh Tôn Thắng Bồ-tát Vô Lượng Môn Đà-la-ni”, nhân đó, Sa-môn Na-liênda-xá bảo Vạn Thiên Ý rằng: “Ở Tây vức hai mươi bảy đời Tổ sư cũng tôn quý kinh này”. Lại chỉ việc Tôn giả Bồ-đề-đạt-ma; người kế thừa dòng pháp từ Tôn giả Bát-nhã-đa-la, bảo rằng: “Xứ này (tức Trung Hoa) tiếp về sau, chánh pháp sẽ lưu truyền mở lớn”. Mới dùng lời sấm dự ghi đó. Lại phiên dịch các việc của chư Tổ, cùng Vạn Thiên Ý chỉnh định đó. Và trong “danh hệ tập” của Dương Huyễn Chi cũng nói: “Samôn Na-liên-da-xá từng cùng Sa-môn phương Đông đây như Đàm Khải v.v… đến xứ Tây Thiên trúc cùng phiên dịch sự tích chư Tổ thành Hán văn. Phiên dịch hoàn thành, Sa-môn Na-liên-da-xá trước tiên mang đến phương Đông, và so với bản phiên dịch của Sa-môn Chi-cương-lươnglâu trước kia chưa từng có khác. Phàm, từ bảy Đức Phật ở thời quá khứ, cho đến Tôn giả Bà-xá-tư-đa; Tổ thứ hai mươi lăm, được phiên dịch ra do từ Sa-môn Chi-cương-lương-lâu. Lại thêm đến đời Tổ thứ hai mươi bảy cùng Tôn giả Đạt-ma-đa-la Tổ thứ hai mươi tám, sự tích truyền trao ở Tây vức lại do Sa-môn Na-liên-da-xá phiên dịch thành. Suy xét lại hai sách “Bảo Lâm Truyện”, “Truyền Đăng Lục”, cho đến bản đơn lục mới đầu của Sa-môn Đàm Diệu, bản ấy đều tiếp thừa thuật lại từ thuyết của Sa-môn Chi-cương-lương-lâu và Na-liên-da-xá, nhưng chì vì đời sau người viết mỗi có chuốt gọt khác nhau vậy”.

Hoặc có thuyết hỏi: “Cớ sao Sa-môn Chi-cương-lương-lâu biết được rõ ràng như vậy?” Đáp: “Sa-môn Chi-cương-lương-lâu vốn người ở nước xứ Trung Thiên trúc, sống cách đời Tôn giả Sư Tử rất gần, và cũng từng thấy gặp Tôn giả Bà-xá-tư-đa, lại được cùng Tôn giả Đạtma-đạt bàn luận về việc ấy, nên sự thấy biết hẳn đầy đủ hoàn bị vậy”. Còn như bộ “Xuất Tam Tạng Ký” là riêng được truyện ấy ở khoảng thời nhà Tề nhà Lương, nên Sa-môn Tăng Hựu nói: “Tát-bà-đa-bộ nguyên khởi ở Thiên trúc mà lưu truyền hoằng hóa đến nước Kế Tân. Nước Kế Tân là nơi Tôn giả Sư Tử hoằng hóa và cũng là nơi Tôn giả bị hại. Lời của Sa-môn Tăng Hựu rất rõ ràng vậy. Lại nói: “Bộ ấy riêng hành hóa tại đất Tề”. Sa-môn Tăng Hựu là người đất Tề, và Tôn giả Bồ-đề-đạtma là người Tây vức đầu tiên đến phương Đông và truyền bá tại đất Tề, Sa-môn Tăng Hựu ở tại nước đó bèn có được mà làm thành sách, chỉ mất tên người phiên dịch vậy. Nếu không như vậy thì Sa-môn Tăng Hựu theo đâu mà lưu truyền ư? Giả sử cho rằng do Thiền giả ở Chấn Đán (Trung Hoa) làm nên. Mà ở thời Sa-môn Tăng Hựu nào từng hơi có đệ tử của Tôn giả Bồ-đề-đạt-ma ư? Lại từ đâu lưu xuất Tát-bà-đa-bộ mà người hành trì Luật biên thuật thành đó ư? Phàm biện luận về sự, hẳn dùng lý mà suy và dùng vết tích mà nghiệm, rồi sau đó bàn bạc xem đó có xác đáng chăng. Trái lại, thì tuy có Thần minh như Kỳ quy lấy gì như vậy.

Xưa trước, Thần Thanh dèm pha Thiền giả, mời bảo rằng: “Đạtma nghe hai người đệ tử của mình bị người Tần xua đuổi đến Lô sơn, nên mới tự đến đất Lương, người đất Lương đã không tin, trông nhìn hơi khí bèn đi đến đất Ngụy”. Nhân đó lại dẫn Tôn giả Sư Tử chết lúc ấy tương đương với thời nhà Tề. Mà Tôn giả Bồ-đề-đạt-ma sai hai vị đệ tử vừa thuộc thời nhà Tấn. Bèn vì niên đại đó trái nhau mà bẻ gãy đó. Phàm, Tôn giả Sư Tử chết, lúc đó tương đương trong đời vua Phế Đế Tề vương (Tào Phương 240-254) thời Tiền Ngụy (theo âm lịch để tính thì lúc đó là năm Đinh mão (247), mà trong Bảo Lâm truyện sai nhầm viết là năm Kỷ mão (259). Tề Vương cũng là hiệu được phong của Tào Phương. Thần Thanh lại lấy làm về sau đến thời Nam Tề (479502) chú thích trong sách của Thần Thanh cũng viết là Nam Tề). Còn với người mà Thần Thanh cho là bị người Tần xua đuổi, đó chánh là Sa-môn Phật-đà-bạt-đà. Sa-môn Phật-đà-bạt-đà thật giống như con của pháp môn Bồ-đề-đạt-ma. Nói là “nghe đệ tử bị xua đuổi, bèn tự đến đất Lương”. Phàm, nơi Tổ sư đến là thuận theo Đại nhân duyên để truyện Phật tâm ấn, đâu riêng vì hai đệ tử bị xua đuổi mà đến ư? Lời nói ấy rất phi lý. Thần Thanh sao có thể lại lấy để khiến cùng sai trái? Nhưng đó chẳng đủ đáng cắt bỏ. Như Thần Thanh nói: “Chỉ pháp môn của Tổ sư, thiên hạ đều quy hướng về nhân vậy. Thiền đức tự cao, sao đợi truyền pháp sau đó mới làm Tông giáo ấy ư?” Lời của Thần Thanh giả sử đơn giản vậy, xưa kia Đức Như Lai sắp thị tịch, bảo Tôn giả Đại Ca-diếp rằng: “Ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông, ông nên tuyên truyền đó, chớ khiến dứt tuyệt”. Sau đó các bậc Đại Thánh nhân muốn tự mình đem chánh pháp truyền thừa, tự ta là chủ (Tông) của muôn đời, vì chánh chúng đông chứng, vì riêng khác đạo. Chẳng phải là việc nhỏ vậy. Nay lại bảo “sao đợi truyền pháp để làm chủ giáo”. Đâu phải tôi nhọc bảo vậy ư? Mà hẳn bởi chấp ở “Phú Pháp Tạng Truyện” để biện minh hai mươi tám đời Tổ sư, cho là do người đời sau nói quanh co vậy. Lại không thể hiểu “Đạt-ma-đa-la” là tên hợp cả pháp lẫn tục, mà cho là chẳng phải “Bồ-đề-đạt-ma nay vậy. Sao Thần Thanh chưa suy nghĩ đó vậy?

Phàm đọc sách mà không thể biện rành sự phải quấy của Đạo ấy, nghiên cứu gốc ngọn của việc ấy, đâu khác gì người gì người bán sách ở chợ, tuy có cả vạn quyển đâu bổ ích gì với điều nhận biết. Thần Thanh tự cho là hay viết sách phát minh mà học, lại không rõ như vậy thì đâu thể gọi là nhận biết cao xa ư? Như “Bảo Lâm Truyện”, trong đó biên ghi việc trao nhận tiếp thừa, họ tên đồng dị của các Tổ sư, cùng với quê quán nước nhà nơi xuất hiện, đại thể đồng như các sách khác. Quả thật đúng vậy, và tôi có lấy theo đó, chỉ các chi tiết nhỏ nhiệm các duyên khác dàn bày quá đáng, hoặc phiền rồi lại thêm sự lý trái nhau, hoặc trình bày sai nhầm đến nỗi không thể y cứ, đó hẳn là tiếp thừa từ chư Tăng Tây vức phiếm truyền chẳng xét mà người làm truyện không thể cắt bỏ đi. Tôi vừa lược bớt mà chẳng lấy vậy. Cũng như Thiền giả chất phác đơn lược, học thức chẳng đến, mới liền xa vời sai trái với văn, phiền lụy đến vết tích chân thật của tiên Thánh, không thể tin ở đời. Đó tuy muốn dàn bày mà trái lại càng cong cụt. Phàm viết sách là vì ban trải pháp đến vô cùng, hẳn cũng là việc thạnh của Thánh hiền, đâu có thể vọng vì học trò đời sau khéo muốn tự tên mình, trộm lấy vật người xưa mà đua nhau vì nơi đó, như thế biết hạn nào, Tôi thường vì đó mà chấm dứt, tuy không khả năng viết văn cao xa khẳng khái, nhưng đều muốn cắt các phiền tạp, khiến đạo của Đại Thánh nhân mở mang. Vừa lấy theo sách của các nhàn Thiền luật, tham tầm sự thật trong đó, biên tu chỉnh sửa, với lý không xác đáng và ngôn từ lộn xộn tà ngụy thì cắt bỏ. Với điều xưa trước tuy thấy mà không hoài bị thì tham cứu điều thiếu sót ấy để làm rộng ra. Quyết đoán thì Đức Thích-ca Như Lai cho đến Thiền sư Đại Giám -Tuệ Năng; Tổ thứ sáu ở Trung Hoa, có cả thảy ba mươi bốn Thánh giả. Đức Thích-ca Như Lai là tiêu biểu, tiếp đến các Thánh thì vì đó truyền thừa, mãi đến sau đời Thiền sư Đại Giám -Tuệ Năng, pháp ấy đã truyền rộng, thì vì phân gia lược truyện chư Tổ. Hoặc giăng ngang lưu xuất đồ chúng thì làm truyện lưu xuất nối dõi gần kề. Với người có luận nghị về chánh tông được sự thật thì làm thành truyện Tông Chứng, cùng với các luận được trước thuật cả trước lẫn sau hơn bốn mươi Thiên và Tổ đồ ấy, khắc thành mười hai quyển, lấy tự đề là “Truyền Pháp Chánh Tông Ký”.

 

THIÊN THỨ HAI

(Thiên này và hai thiên ở quyển hai tiếp tục thêm)

Ngày trước, Tôi dẫn bốn Tổ sư được biên ghi trong “Xuất Tam Tạng Ký” để chỉnh định sự sai lầm trong “Phú Pháp Tạng Truyện”, mãi đến nay đã bảy năm. Nhưng điều ghi chép ở “Xuất Tam Tạng Ký” chỉ là khái lược, còn sợ chưa thể chấm dứt sự tranh cãi trong thiên hạ, vừa rồi, thấy trong Thiền Kinh” và lời tự trong “Tu Hạnh Địa Bất Tịnh Quán Kinh”, nói về các Thánh truyền pháp quả thật có hai mươi tám Tổ sư đầy đủ vậy. Bà-xá-tư-đa trở xuống, bốn Tổ sư, tên hiệu rõ ràng như nhật nguyệt đang lên tỏa chiếu. Điều biên ghi của Sa-môn Tăng Hựu thật có căn bản, mà truyện của Cát-ca-la biên thuật khuyết thiếu, càng không đủ để khảo cứu, học giả cùng đồng đảng nói loạn ầm ỉ cũng có thể chấm dứt vậy.

Phàm, “Thiền Kinh” được lưu xuất từ Bồ-đề-đạt-ma mà do Phậtđà-bạt-đà phiên dịch, Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô sơn đề lời tựa (trong lời tụa bản kinh ấy hoặc mất tên Pháp sư Tuệ Viễn, nhưng đến trong “Xuất Tam Tạng Ký” thì thấy đó rất rõ ràng). Lời tựa của “Bất Tịnh Quán Kinh” cũng so Sa-môn Tuệ Quán ở thời nhà Tống trước thuật. Đạt-ma là người tiếp nối dòng pháp từ Đức Như Lai truyền thừa xuống, Phậtđà-bạt-đà là đệ tử của Phật Đại Tiên, là như con trong pháp môn Đạtma. Pháp sư Tuệ Quán tiếp thừa từ Phật-đà-bạt-đà, Tuệ Quán lại là đệ tử của Bạt-đà, nên điều của Tuệ Quán nói về Tổ và Tông của mình hẳn rất rõ ràng đầy đủ vậy.

Trong “Thiền Kinh” nói: “Sau khi Đức Như Lai diệt độ, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả A-nan, Tôn giả Mạt-điền-địa, Tôn giả Xá-nabà-tư (đây tức Thương-na-hòa-tu), Tôn giả Ưu-ba-quật (tức là Cúc-đa), Tôn giả Bà-tu-mật, Tôn giả Tăng-già Hựu (trong kinh tạng ở Linh ẩn, dưới “Tăng-già” biên là chữ “Hựu”. Mới đầu tức là lấy nghĩa của chữ “Hựu” ấy, sau thấy ở các kinh khác, viết là “Tăng-già-la-xoa”, nên lại xét chữ “Hựu” trước là sai lầm vậy. Nhưng, “Tăng-già-la-xoa” tức là Tổ được lưu xuất nối dõi dòng pháp gần kề Tôn giả Sư Tử trong chánh tông chúng ta, biện luận trong văn Tôi giải bày về sai lầm rất rõ ràng vậy), Tôn giả Ma-noa-la (Tôi thường biện giải đó đáng xưng là Bà-lađa-la Tổ thứ hai mươi lăm. Ở đó cho là “Hựu Tôn giả”, đó hẳn cho rằng Tổ thứ hai mươi lăm lại tiếp thừa từ Tôn giả Sư Tử Tổ thứ hai mươi bốn. Việc tương thừa kế tiếp ấy chưa từng dứt tuyệt vậy. Nay kinh ấy vốn hoặc nói là “Đạt-ma-đa-la” bởi đời sau truyền ghi sai lầm vậy.

Nếu Đạt-ma-đa-la tức là người nói kinh ấy, là đệ tử được Bất-như-đa-la truyền pháp. Đâu có đệ tử nói pháp mà đối trước thầy mình, tự xưng là Tôn giả ư? Biên ghi là Đạt-ma-đa-la cũng chữ cùng gần với Bà-la-đala vậy. Các bậc Cổ đức cũng có biện giải đó. Còn gọi là “Ma-noa-la”, sợ cũng chưa phải vậy. Nay đây tạm theo Tiên đức vậy). Cho đến Tôn giả Bất-như-mật-đa-la (chỉ chữ “Đa-mật” so với “Truyền Đăng Lục” và các thuyết có khác vậy). Các vị Trì pháp dùng đèn tuệ đây lần lượt truyền trao. Nay tôi như chỗ nghe mà nói nghĩa ấy. Như trong “Thiền Kinh” xưng gọi Tôn giả Đại Ca-diếp tức là Tổ thứ nhất trong chánh tông chúng ta vậy. Trong đó (Thiền Kinh) viết: “Cho đến Tôn giả Bấtnhư-mật-đa-la”, tức Tổ thứ hai mươi bảy trong chánh tông chúng ta vậy, cùng người đệ tử nói kinh tức là Đạt-ma-đa-la là Tổ thứ hai mươi tám trong chánh tông chúng ta vậy.

Theo các thuyết trong “Bảo Lâm Truyện”, “Truyền Đăng Lục” nêu bày hai mươi tám Tổ sư, so sánh về danh số thì chưa từng sai vậy. Ở Thiền Kinh chẳng lấy theo thứ tự, mà mỗi mỗi xưng tên của chư Tổ, hẳn đương thời muốn chuyên việc thuyết pháp, lược nêu như ấy vậy. Chỉ nêu bày người đầu tiên và người cuối cùng, thì các Tổ sư khác ở khoảng giữ ấy hẳn có thể biết vậy.

Trong lời tựa của “Tu Hành Địa Bất Tịnh Quán Kinh” viết rằng: “Truyền pháp này đến Kế Tân (Kế Tân tức nước, nơi Tôn giả Sư Tử hoằng hóa) chuyển đến Phú-nhã-mật-đa (tức Bất-như-mật-đa), Phúnhã-mật-đa cũng hết các lậu hoặc, đầy đủ Lục thông, sau đó tiếp đến đệ tử là Phú-nhã-la (tức Bát-nhã-đa-la) cũng chứng đắc ứng chân (tức A-la-hán), hai người đó ở trong nước Kế Tân làm Đệ nhất giáo chủ (căn cứ theo “Bảo Lâm Truyện” và “Truyền Đăng Lục” nói là hai Tôn giả này hưng thạnh hoằng hóa tại Đông Thiên trúc và Nam Thiên trúc. Ở đây nói là giáo chủ ở Kế Tân, hẳn là Tăng Đồ ở Kế Tân suy tôn kính ngưỡng người ấy làm Tông thủ của pháp họ tiếp nhận. Hoặc sợ rằng hai người ấy cũng thướng qua lại nước Kế Tân vậy). Phú-nhã-mật-đa thị tịch đã hơn năm mươi năm, đệ tử mới vừa thị tịch hơn hai mươi năm. (Pháp sư Tuệ Quán là đệ tử của Bạt-đà, hai người ấy đồng thị tịch tại đất Tống. Nay trong lời tựa của kinh, Pháp sư Tuệ Quán suy tôn Tổ tông của mình tiếp thừa dòng pháp cùng với Bạt-đà phiên dịch tại Lô sơn đều đồng, chỉ đề mục của kinh ấy lại khác. Lại suy cứu về năm thị tịch của hai Tổ sư Phú-nhã-mật-đa và Phú-nhã-la cùng trong hai sách “Bảo Lâm Truyện” và “Truyền Đăng Lục”, trước sau có sai lầm. Hoặc về sau Bạt-đà thì Pháp sư Tuệ Quán phiên dịch lại văn kinh ấy, mà tự đề lời tựa đó, hoặc tiếp thừa từ phiếm truyền nói về Phú-nhã-la thị tịch mà bèn biên ghi đó, hoặc “Bảo Lâm Truyện” là Pháp sư Tuệ Quán nghe từ chư Tăng Tây vức. Hoặc bộ loại Tông tỉnh chẳng đồng. Hoặc phiềm truyền từ năm xứ Thiên trúc không đích xác. Hoặc truyền đến xứ này (Trung Hoa) về niên Đại thừa xa, hoặc trải qua thời gian phá hủy Phật giáo mà người truyền ghi nhầm lẫn đến nỗi sai lầm như vậy ư? Chỉ lấy về năm Tông tổ thật sự thị tịch của nơi tiếp thừa dòng pháp, tuy hơi sai nhầm cũng không lắm không ngại, như các nhà nói về ngày Phật Đản sinh cũng không đồng nhất, đâu có thể bèn cho là chẳng phải Phật của chúng ta ư? Căn cứ theo truyện Sa-môn Tuệ Kiểu nói: “Bạt-đà thị tịch năm nguyên gia thứ sáu (429) thời Tiền Tống, mà đến năm Nguyên Gia thứ mười ba (436) thời Tiền Tống, Pháp sư Tuệ Quán mời chế tác lời tựa kinh Thắng Man”. Biết Tuệ Quán thị tịch sau Bạt-đà vậy. Đàm-ma-đala Bồ-tát (tức là Đạt-ma-đa-la) cùng Phật-đà-tư-na (tức Phật Đại Tiên) đều cùng tham học chứng đắc cao thắng, tuyên dương pháp bản. Phậtđà-tư-na hoằng hóa ở Kế Tân làm đệ tam huấn thủ (lời tựa đó cùng lời tựa của Pháp sư Tuệ Viễn đều thầy trong “Xuất Tam Tạng Ký” quyển thứ chín). Như Pháp sư Tuệ Quán nói “Phú-nhã-mật-đa” cũng là Tổ thứ hai mươi sáu trong chánh tông chúng ta, nói “Phú-nhã-la”, cũng là Tổ thứ hai mươi bảy trong chánh tông chúng sinh, nói “Đàm-ma-đa-la Bồtát”, cũng là Tổ thứ hai mươi tám trong chánh tông chúng ta, nói “Phậtđà-tư-na”, tức là Phật Đại Tiên; bạn cùng bẩm học với Bồ-đề-đạt-ma. Nói “Truyền pháp này đến Kế Tân, rồi chuyển đến Phú-nhã-mật-đa” là bởi vì đầu tiên Tôn giả Sư Tử Tổ thứ hai mươi bốn truyền đến nước Kế Tân, và lại từ Tôn giả Bà-xá-tư-đa tổ thứ hai mươi lăm triển chuyển truyền đến Tổ thứ hai mươi sáu. Đó chẳng hẳn đều liệt bày ư? Tên của hai Tổ sư Sư Tử và (Bà-xá)-tư-đa trong văn muốn lược nêu. Chỉ văn tự ở hai sách hơi khác, hoặc đầy đủ hoặc lược nêu, cùng với các thuyết trong tông môn hiện nay có khác chút ít, bởi vì phiên dịch có xứ đất sở, xứ tại Trung Hoa vậy.

Căn cứ theo “Cao Tăng Truyện” của Sa-môn Tuệ Kiểu nói: “Phật-đà-bạt-đà-la thọ học từ đại Thiền sư Phật Đại Tiên (trong truyện hoặc viết là chữ “Quang” là sai nhầm vậy) mới đầu ở nước Kế Tân, do Sa-môn Trí Nghiêm thỉnh mời bèn cùng đến phương Đông. Lúc đầu đến Trường sa nơi Tam Tạng Pháp sư La-thập, từng cùng La-thập luận nghị, cùng được rất tốt lành, Phật-đà-bạt-đà-la từng bảo La-thập rằng: “Ông phiên dịch chẳng vượt ngoài ý người, mà sao danh tiếng vang cao vậy ư?” La-thập đáp: “Vì tôi tuổi già nêu vậy, nào hẳn hay xưng đàm luận hay khéo”. Về sau, vì chư Tăng ở đất Tần lấy sự cẩu thả bài xích, Bạtđà bèn đến nơi Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô sơn, Pháp sư Tuệ Viễn vì gởi thư cởi mở sự xua đuổi, nhân đó cùng phiên dịch Thiền kinh”.

Trong “Truyện Bạt-đà” ở “Xuất Tam Tạng Ký” của Sa-môn Tăng Hựu, cũng nói: “Ở Lô sơn, cùng Viễn Công phiên dịch các kinh thiền số, nay triều đình nhà nước ấn bản Thiền kinh. Ở đầu đề viết là “Thời Đông Tấn, Tam Tạng Pháp Sư Phật-đà-bạt-đà-la phiên dịch”. Đó đủ rõ là Phật-đà-bạt-đà-la cùng Pháp sư Tuệ Viễn đồng phiên dịch. Nói “Bạt-đà thọ học ở Đại Thiền sư Phật Đại Tiên”, Phật Đại Tiên vốn là đệ tử thọ pháp ở Tôn giả Bát-nhã-đa-la Tổ thứ hai mươi bảy, cùng với Bồ-đề-đạt-ma Tổ thứ hai mươi tám đồng là huynh đệ nối dõi dòng pháp. Nên trong lời tựa “Thiền Kinh”, Pháp sư Tuệ Viễn viết: “Nay kinh được phiên dịch là phát xuất từ Đạt-ma-đa-la và Phật Đại Tiên, người ấy là bậc tuấn kiệt ở Tây vức làm chủ dạy răn thiền pháp”.

Theo “Bảo Lâm Truyện” nói: “Phật Đại Tiên là đệ tử của Bạt-đà, Bồ-đề-đạt-ma mới đầu cũng học Thiền quán Tiểu thừa ở Bạt-đà. Về sau, cùng Phật Đại Tiên đồng bẩm thọ Đại pháp nói Bát-nhã-đa-la. Như phàm phu Tiểu thừa thì lẫn lộn vì làm thầy trò cho nhau, tợ như Cưuma-la-thập cùng với Bàn-đầu-đạt-đa vậy, tại Tây vức có lắm nhiều, đâu riêng gì Đạt-ma mới đầu cũng hơi hỏi Thiền quán ở Bạt-đà, về sau Bạt-đà lại tỏ ngộ đại pháp từ Đạt-ma ư? Mà lời cả hai sách đều vậy. Nhưng đó tuy là pháp Tiểu thừa cũng sợ rằng Thánh nhân hiện bày hẳn có thầy tiếp thừa vậy. Như trong ký truyện nói là Đạt-ma tức Quán Thế Âm Bồ-tát ứng hiện, vừa mới bảy tuổi liền biết điển pháp bốn bộ Vệ Đà, Ngũ Minh Tập, kính mộ Đại pháp, bèn thông rành Tam Tạng, rất khéo giỏi Thiền định, nào phải hẳn nhờ học nơi người ư? Phàm, thuyết của “Bảo Lâm Truyện” cũng với “Thiền Kinh” thật rất gần nhau, chỉ nơi lời tựa đặt ghi tợ như trái ngược vậy. Hoặc giả “Bảo Lâm Truyện” chư Tăng Tây vức truyền đến chưa tinh tường ư? Dùng “Thiền Kinh” mà đoàn đó theo lý thì không thấy kinh ấy cho đệ tử vậy. Nay, Bạt-đà truyền dịch “Thiền Kinh” của Đạt-ma, và Bạt-đà là học trò của Đạtma. Tôi hẳn lấy theo lời của Pháp sư Tuệ Viễn và Sa-môn Tuệ Kiểu làm rõ ràng vậy. Suy cứu thì Bạt-đà quả thật là đệ tử của Phật Đại Tiên và là pháp diệt của Đạt-ma. Trong lời tựa kinh, Sa-môn Tuệ Quán cũng nói: “Đàm-ma-la đem pháp yếu này truyền trao cho Bà-đà-la. (Bà-đàla tức Bạt-đà-la. Theo Bảo Lâm Truyện chỉ xưng là Bạt-đà tức chỉ Bátnhã-đa-la, hiện ở xứ Nam Thiên trúc chưa thấy truyền pháp nên Bảo Lâm truyện cũng chưa thể lấy làm y cứ). Nay Phật-đà-bạt-đà truyền kinh của các cha ông (thầy tổ), nêu bày tên họ của Tổ sư, hẳn cũng thân gần không sai lầm vậy”.

Trong “Bảo Lâm Truyện” nói: “Phật-đà-bạt-đà từng nói cùng Pháp sư Tuệ Viễn rằng: “Ở Tây vức đã có hai mươi bảy đời Tổ sư, mà Bất-như-mật-đa mới đến hoằng hóa ở nước xứ Nam Thiên trúc”. Lấy đó mà kiểm hiểu vậy, (Bất-như-mật-đa hiện còn, Đạt-ma chưa nối dõi làm Tổ nên chưa nêu xưng). Trong “Truyện Phật-đà-bạt-đà” nói: “Bạt-đà đã bị chư Tăng đất Tần xua đuổi, bèn cùng các đệ tử như Sa-môn Tuệ Quán v.v… cả thảy hơn bốn mươi vị đều ra đi, mà thần trí vẫn thong dong như mới đầu sắc mặt không đổi khác”. Nghiệm đó thì trong lời tựa của Tuệ Quán thuật về Tông Tổ ước cũng thành đạt từ Phật-đà-bạt-đà vậy. Rõ ràng qua ý lời tựa đó thì “Bất Tịnh Quán Kinh” nên cùng với “Thiền Kinh” là một, chỉ vì chưa thấy được nguyên bản nên chẳng liền cắt dứt. Xét về thời gian của Bạt-đà phiên dịch kinh, tức khoảng năm Nghĩa Hy thứ bảy -tám (411-402) trong đời vua An Đế (Tư-mã-đức-tông 397-420) thời Đông Tấn, mà Bồ-đề Đạt-ma đến Nam Lương vừa khoảng đầu niên hiệu Phổ Thông (520), về số năm trước sau chẳng những cách cả trăm năm. Đó bởi vì Đạt-ma sống thọ vượt ngoài số thường nên vậy. Nên trong văn bia Đạt-ma, vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550) thời Nam Lương viết rằng: “Quyết hẳn Đạt-ma sống thọ một trăm năm mươi tuổi (trong tục “Cao Tăng Truyện” cũng nói như vậy). vua Võ Đế đem việc người đời bình thường mà nói như thế, cái nếu Đạt-ma chết, đã an táng sau đó lại xách chiếc giày trở về Tây vức, thì sao có thể dùng số năm mà tính toán về tuổi thọ đó ư? Tôi thường suy tính về năm mà Bạt-đà phiên dịch kinh, mà Đạt-ma lúc ấy đang vừa hai mươi bảy tuổi. Châm chước về Đạt-ma diễn nói: “Thiền Kinh” hẳn là trước đó vậy. Trong lời tựa nói: “Tuấn Kiệt ở Tây vức, chủ giảng thiền pháp”. Đó hẳn là Bạt-đà biết Thánh nhân ấy (Đạt-ma) có nhân duyên lớn với đời, sẽ tiếp nối làm Tổ thiền, dự ghi cùng Pháp sư Tuệ Viễn mà nói như vậy. Nhưng Bạt-đà tự cũng là người không thể lường biết. Nên Bạt-đà biết Đạt-ma là Thánh nhân vậy.

Nếu chẳng là Thánh chúng truyền pháp, thì sự tích ấy mới từ Samôn Chi-cương-lương-lâu biên dịch làm sách đề là “Tục Pháp Truyện”, đến lúc Thác Bạt Đào (Thái Võ đế 424-452) thời Bắc Tống phá hủy Phật giáo, sách của Sa-môn Chi-cương-lương-lâu bèn bị ẩn mất. Sau đó có đồng bạn Sa-môn Đàm Diệu Cát-la-dạ lại biên tập thành sách, biên chép trong đó hoặc đầy đủ hoàn toàn hoặc khuyết thiếu. Về sau đến đời Võ Đế (Võ Văn Ung 561-579) thời Bắc Chu, Võ Tông (Lý Viêm 841860) thời Tiền Đường, phá hủy Phật giáo, sách ấy lại mất. Đến người đời sau nữa tuy lại tham tầm gom nhặt mỗi tự lấy làm thành sách mà hoàn toàn hay khuyết thiếu càng sai. Xưa nay người biện giải việc này tuy nhiều, viện dẫn phiền tạp, đều chẳng đủ để quyết đoán, chẳng như nay lấy “Thiền Kinh”, cùng với lời tựa của Tuệ Quán chứng minh đó làm rõ ràng. Nhưng điều chấp ở đời vì tranh lấy tông môn của chúng ta rất suy trọng ở “Phú Pháp Tạng Truyện” vậy. Nay khảo xét sách ấy thì được hoàn thành trong năm Diên Hưng thứ hai (472) thời Bắc Ngụy. Mà Phật-đà-bạt-đà phiên dịch “Thiền Kinh” xuất hiện khoảng năm Nghĩa Hy thứ bảy -tám (411-412) thời Đông Tấn. Và niên hiệu Nghĩa Hy so với niên hiệu Diên Hưng đã trước sáu mươi hai năm. (Phiên dịch “Thiền Kinh” khoảng năm Nghĩa Hy thứ bảy -tám (411-412) thời Đông Tấn, là căn cứ theo truyện Bạt-đà trong “Xuất Tam Tạng Ký” của Samôn Tăng Hựu nói: “Đến Lô sơn, từ mùa Hạ đến mùa Đông, phiên dịch Thiền kinh, tức lấy năm Nghĩa Hy thứ tám (412), xong bèn đến kinh châu”. Trong “Cao Tăng Truyện” của Sa-môn Tuệ Khiểu cũng nói: “Bạt-đà đến Lô sơn dừng ở khoảng một năm, sau đó lại theo hướng Tây đến Giang lăng”. Còn “Phú Pháp Tạng Truyện” sau đó xuất hiện trong năm Diên Hưng thứ hai (472) thời Bắc Ngụy, tức thấy ghi ở đầu sách ấy vậy). Như vậy thì “Thiền Kinh) thật trước đã thấy ở Nam triều, mà “Phú Pháp Tạng Truyện” sau mới xuất hiện sau khi Bắc triều phá hủy Phật pháp vậy, mà nay riêng chấp ở một phương, sau đó biên xuất sách bổ khuyết sự mất mát để chống kháng toàn bản thấy trước, có thể là xác đáng chăng?

Có thuyết nói: “Sa-môn Chi-cương-lương-lâu trước làm “Tục Pháp Truyện”, nguyên có hai mươi lăm Tổ sư. Đến Tôn giả Bà-xá-tưđa, nghĩa là người truyền pháp, đến đời Tỳ-kheo Sư Tử tức dứt tuyệt”. Lại nói: “Cát-phất-yên cùng Đàm Diệu đồng thời riêng chỉnh tu đó, làm “Ngũ Minh Tập” (bởi rộng ở “Phú Pháp Tạng Truyện” vậy. Cátphất-yên cũng là Cát-ca-dạ vậy), cũng cho là có hai mươi bảy đời Tổ sư, chẳng dừng nói. Tôn giả Sư Tử mà thôi vậy. Trong đó, điểm khuyết thiếu là bởi do Đàm Diệu mới đầu gặp nạn vua Thái Võ Đế (Thác Bạt Đào (424-452) thời Bắc Ngụy phá hủy Phật giáo, vội vàng biên ghi đơn giản (đơn lục), chạy trốn nơi núi đầm, mà mất đó vậy. Nay lấy “Thiền Kinh” và lời tựa của Tuệ Quán chỗ đầy đủ hai mươi tám đời Tổ sư để nghiệm chỗ gọi là “nguyên có đó vậy”, quả nhiên tương truyền chẳng sai lầm. Lỗi quá ấy thật do Sa-môn Đàm Diệu tạo nên. “Ngũ Minh Tập lại cũng chẳng thấy, tuy có người hơi được đó, hoặc riêng đặt danh mục đó, đồng loại như “Bảo Lâm Truyện”, “Thánh Trụ Tập” v.v… Lại không xếp đặt tên họ người phiên dịch, đời sau lại không thể khảo cứu sự thật đó, chỉ cho Đàm Diệu trước biên tập, liền cùng Cát-ca-dạ, nêu xuất tên hai người ấy. Nhưng sách của Cát-ca-dạ cũng chẳng phải chánh bản đó, hẳn có thể thấy vậy. Học giả không biết chỉ thấy sách đó nói: “Tỳ-kheo Sư Tử bị vua nước Kế Tân tin theo tà kiến, nhân dùng kiếm bèn chém chặt, trong đầu Tỳ-kheo Sư Tử không có huyết, chỉ dòng sữa trắng đổ chảy, người cùng trao truyền pháp từ đó bèn dứt tuyệt”. Mới cho là đúng vậy, rất không biết, Tông đảng bạn học xưa kia, nên vì thuyết ấy cùng khi miệt để dấy khởi sự thông tin ở đời sau. Giả sử khiến có sự thật không người cùng trao truyền pháp, mà thức giả thẳng bút chỉ không viết người tiếp thừa pháp thì mọi người cũng tự thấy khuyết mất, sao phải viết ngay bèn dứt tuyệt ư? Lời nói ấy thật quá đáng mà lại phàm tục, thật là phá diệt Phật giáo về sau chẳng thể gấp. May truyện trước mất gốc, nhân việc của Tôn giả Sư Tử mà vọng làm nối dõi đó, gá vào tên của Phạm tăng Cát-ca-dạ để lưu hành, nhưng Cát-ca-dạ cũng tức là Cát-phất-yên. Các nhà cho rằng Cát-phất-yên từng làm “Ngũ Minh Tập”, chẳng dừng ở hai mươi bốn đời Tổ sư. Lấy đó mà nghiệm thì “Phú Pháp Tạng Truyện” gá mượn Cát-ca-dạ, đó chẳng phải ư? Giả sử đương thời, Sa-môn Đàm Diệu không làm, cũng sau khi vua Võ Đế (Võ Văn Ung 561-579) thời Bắc Chu phá diệt Phật giáo, mà người ấy liền làm hẳn vậy. Không như vậy thì “Thiền Kinh” và “Xuất Tam Tạng Ký” đều đầy đủ hoàn bị, mà đây (Phú Pháp Tạng Truyện) sao đặc biệt lại không ư? Tôi thường nói sách sai lầm ấy có thể đốt bỏ vậy (tức Phú Pháp Tạng truyện).

 

TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG LUẬN

QUYỂN 2

THIÊN THỨ BA

Có người khách nói với Tôi rằng: “Chánh tông của chúng ta lấy tâm truyền tâm mà thôi. Cớ sao ông hẳn lấy “Thiền Kinh”, nghĩa là thế nào?” Đáp: “Tôi lấy “Thiền Kinh”, vì trong đó nêu bày danh số Tổ sư rất hoàn bị, có yếu chỉ vi diệp rất hợp với chánh tông của chúng ta. Đại sư Lô Sơn tố thuật chánh tông rất rõ ràng, mà lời tựa của Tuệ Quán cũng vậy. Sách tôi từ đó suy cứu để làm chứng cứ. Tôi chẳng phải học “Thiền Kinh” mà chuyên lấy làm ý vậy”. Người khách lại hỏi: “Danh số của Tổ sư thì thấy đó vậy, mà Lô Sơn (Pháp sư Tuệ Viễn) tố thuật rất rõ ràng, nghĩa là thế nào?” Đáp: “Căn cứ theo trong “Xuất Tam Tạng Ký” của Sa-môn Tăng Hựu ghi rằng: “Tại Lô sơn, phiên dịch “Tu Hành Phương Tiện Thiền Kinh” tổng tựa do Thích Tuệ Viễn thuật”, đến lúc khảo xét lời tựa ấy, tìm cầu ý đích xác, thì ở đó có nói: “Phàm dấy khởi của ba nghiệp, lấy Thiền trí làm tông”. Lại có nói: “Lý Huyền, số rộng Đạo ẩn nơi văn, thì A-nan khúc thừa Âm Chiếu (trong kinh bản, hoặc viết là “Âm Chiếu”, bởi bút viết người đời sau truyền ghi sai lầm vậy. Tôi khảo xét trong “khuôn sơn tập” của Viễn Công, thấy Tổng tựa của Thiền kinh, thật viết là “Chỉ Chiếu”. Trong “Phổ Hiền Hạnh Nguyện Sớ” của Khuê Phong cũng xưng là “Chỉ Chiếu”. Đó hẳn do Khuê Phong y cứ vào tựa kinh bản cổ đã sa thải trước thời Bắc Chu, Tiền Đường vậy, tức nói “khúc thừa chỉ chiếu”. Khúc thì nghĩa là nhỏ nhiệm kín chặt, cón nói “Âm Chiếu” thì nghĩa đó đâu phải là vi mật ư? Trong lời tựa “Bất Tịnh Quán Kinh”, Pháp sư Tuệ Quán cũng viết là “Khúc Phụng

Thánh Chỉ”. “Bất Tịnh Quán Kinh” tức là “Thiền Kinh”. Mới đầu, Khế Tung kẻ phàm ngu tôi chưa dám cải đổi liền văn của Đại Tạng Quốc Bản, sau đây mới lấy lấy chỉ chiếu làm rõ. Xin vì làm chuẩn định của trăm đời vậy). Ngu chẳng phải người ấy, hẳn là Linh phủ ẩn tàng, tâm người nào không đáng khuôn phép. Nó biến hóa lắm phương, số không định tượng, đợi cảm mà ứng cho nên hóa hành ở Thiên trúc. Ngậm đó có khéo giỏi, u quan chẳng mở, hiếm lén thấy sân nhà. Từ đó mà quán xét, thì Lý có hành tàng, đạo không hư truyền, sở dĩ có vậy, sau khi Đức Như Lai nhập Niết-bàn không bao lâu, A-nan truyền pháp ấy cùng ban hành cho đệ tử Mạt-điền-địa, Mạt-điền-địa lại truyền cho Xá-na-bà-tư. Ba vị Ứng thân (A-la-hán) ấy đều thừa chí nguyện thầm khế hợp từ xưa, công vượt ngoài lời, điều kinh không biện giải, hẳn là khuôn phép tối Nguyên tượng (Nguyên tượng dụ cho Đức Phật), yếu đuối không sai. Sau đó có Ưu-ba-quật, mềm yếu mà siêu ngộ, trí trọn làm mô phạm cho đời, tài cao ứng ít, chạm lý theo giản đơn, tám vạn pháp tạng, còn lại chỉ cốt yếu, phân chia năm bộ có bắt đầu từ đó. Nhân đó mà suy thì hẳn biết hình vận vì phế hưng từ điềm thần dụng, thì bước ngầm không vết, động khéo khó tìm, giẫm trải thô bày sinh khác. Có thể chẳng thận trọng ư? Có thể chẳng thẩm xét ư? Từ đó trở lại, cảm ở sự biến nghĩ nhớ pháp cũ. Tầm học trong ngũ bộ đều có con người ấy, đều có con người ấy, đều sợ đại pháp sắp suy đồi, Lý sâu bùi ngùi đó, bèn tự mỗi thuật tán thán “Thiền Kinh” để làm sáng lớn nghiệp ấy (tán thán thiền kinh, chẳng phải văn kinh, mà là pháp yếu của kinh đó). Có thuyết nói: “Tìm cành kiếm rễ thì đông nhiều, bao gồm gốc chuyển ngọn thì hiếm ít, hoặc sắp kịp mà chẳng thấu đạt, hoặc giữ phương mà chưa biến”. Có thuyết nói: “Nguyên phàm Thánh chỉ chẳng nhọc toàn sở trường đó, cũng do vì tìm cầu sở đoản ấy. N`ếu vậy, thì ngũ bộ khác nghiệp còn ở người ấy, người chẳng nối dõi, đạo hoặc thạnh suy, hưng phế có lúc, thì lẫn lộn cùng lên xuống, mục của Đại tiểu đó có thể định ư? Lại nữa, đại tiết khéo biến, xuất xứ không ngằn, ẩn danh giấu vết không nghe không bày. Với người như thế lại không thể đem phân danh bộ. Đã không chỗ phân danh bộ, cũng chẳng vượt ra ngoài đó, riêng có Tông minh vậy”. Có thuyết nói: “Kinh phiên dịch của hiện nay xuất phát từ Đạt-ma-đa-la cùng Phật Đại Tiên, người ấy là bậc tuấn kiệt ở Tây vức là chủ chốt dạy răn thiền pháp. Rút nhóm kinh cốt yếu khuyến phát Đại thừa”. Có thuyết nói: “Nếu chẳng là Đạo trùm ba thừa, Trí thông mười địa, ai có thể thấu suốt huyền căn nói pháp thân, quy tông nhất nơi vô tướng, lắng mà không sót chiếu, động mà chẳng lìa tịch đó thay! Nay thuyết đầu số này, há chẳng do A-nan, Cúc-đa khúc thừa chỉ chiếu, đợi người ấy mà kín cùng trao nhận, điều gọi là công ở ngoài lời, chỗ kinh chẳng biện giải, bao gồm cả một Đại tạng giáo của Đức Phật Thích-ca văn chúng ta. Nào kinh nào luật nào luận, người học ba tạng ấy không gì chẳng do đây mà thấu đạt vậy. Điều mà Sa-môn Tăng Hựu gọi là Tổng tựa, đây là do vì ấy vậy. Trong “Cao Tăng Truyện” của Sa-môn Tuệ Kiểu nói là Phật-đà-bạt-đà bỏ đất Tần ra đi gặp Viễn Công ở Lô sơn, phiên dịch các kinh thiền số”. Truyện Bạt-đà trong “Xuất Tam Tạng Ký” của Samôn Tăng Hựu cũng nói: “Thường cùng Viễn Công phiên dịch “Thiền Kinh” này, mà Viễn Công là do từ Bạt-đà truyền trao pháp yếu ấy, Bạtđà thì thọ học từ Đạt-ma”. Nên trong lời tựa đó thuật là rộng lớn vi diệu bí mật như vậy, bởi phát minh kinh ấy lấy tâm làm chủ vậy. Đây đáng gọi là người biết được rõ ràng Chánh Tông chúng ta vậy. Trong khoa “Luận Thiền” ở bộ “Đại Tống Cao Tăng Truyện” nói: “Phàm, giáo pháp diễn giảng tại Sân Hán, tên của cực chứng chưa hiển bày, phong hành tại Lô phụ, học Thiền na bắt đầu nẩy mầm. Phật-đà-thập bị người đất Tần xua đuổi mà đến, Bát-nhã-đa đến từ trong thời nhà Tấn. Bấy giờ Viễn Công kín truyền tọa pháp sâu cứng huyền cơ, dần nhiễm thi hành, nương trái (y vi) tố thuật”. Trong đó nói “nương” (y) tức có nghĩa nương theo pháp yếu, còn “vi (trái)” có nghĩa là trái với giáo tích, xét nghiệm đó thì Viễn Công truyền huyền yếu ở Bạt-đà, há chẳng đúng vậy ư? (Chỗ dùng “Phật-đà” và “Bát-nhã” của nhà viết truyện, tợ như hai người này đều đã đến Lô sơn, thì Viễn Công kín truyền quả được từ ai? Theo chỗ nêu bày trong hai truyện của Sa-môn Tuệ Kiểu và Tăng Hựu cũng không thấy nói có Bát-nhã đồng đến, nhưng điều nêu dẫn của nhà viết truyện ấy sợ không đầu mối thẩm xét. Ninh Công cũng thiếu suy nghĩ đó. Nay lấy phiên dịch đó mà đoán thì Viễn Công đáng truyền ở Bạt-đà, Bạt-đà thì đạt được từ Đạt-ma. Trong lời tựa của Tuệ Quán trình bày rõ ràng vậy. Nhưng “Bát-nhã-đa” đó tợ như gần giống tên Tổ thứ hai mươi bảy, song, lấy theo truyện ký để chứng minh thì Tổ thứ hai mươi bảy, chưa từng nghe có đến đất Tấn, và cũng chỉ thị tịch tại Thiên trúc. Nếu như Thánh nhân ấy chợt đến chợt đi, thì quả nhiên trước đã từng dùng sức thần thông mà lại, vì Thiền tông của Đạt-ma mà nêu bày gốc. Đối với thống nhiếp đây, thật không thể lường biết vậy. Nếu không như vậy thì thật tự có một Bát-nhã-đa, hoặc chi phái của các Tổ trước đến lộ bày thiền chỉ ấy vậy, sau hoặc có lấy sự tích này mà luận bàn, xin lấy lời ghi chú của Tôi mà chỉnh định đó. Đương thời của Viễn Công, Đạt-ma chưa đến, kín truyền thuyết cực chứng, mà người Trung Hoa chưa bắt đầu hỏi nghe. Lô Sơn tuy tự thấu đạt đó, bèn phát thì kinh hãi, chúng sinh phỉ báng, liệu không thể riêng dấy khởi, gặp lưu xuất kinh ấy (Thiền Kinh), bèn nhân đó mà phát động. Nhưng thuyết đó càng cao huyền so với văn của các kinh hoặc chẳng cùng loại. Ý ấy tại trong bí yếu của kinh đó, không nên chuyên cầu khư khư nơi khoảng ba số muôn văn tự mà thôi vậy. Nếu đó nói A-nan khúc thừa chỉ chiếu, chẳng loại kinh ấy, mà đầu tiên xưng là đại Ca-diếp, là hẳn đặc biệt muốn rõ A-nan truyền ngoài kinh giáo của Phật mà riêng thọ huyền chỉ đây. Nếu không như vậy thì sao liền cùng với kinh tương phản ư? Lời tựa của Tuệ Quán, đại khái tuy đồng với thuyết của Lô Sơn, mà đề mục kinh ấy, cùng với người đầu tiên nói kinh, mờ mịt chẳng thể biện rành. Tôi chẳng suy tầm đến cùng lấy làm đốc luận, chỉ tán thán Tuệ Quán đặc biệt đầy đủ danh số Tổ sư cùng đồng loại như Thánh tông chúng ta. Lại lấy điều Tuệ Quán nói là: “A-nan khúc phụng Thánh chỉ lưu hành ngàn năm”. Lại nói: “Đàm-ma-la đem pháp yếu này truyền cho Phùđà-la. Phù-đà-la cùng Phật-đà-tư-na xót thương chiên đàn đây không thấy đáng tập (chân tập khả sư), bèn lưu truyền pháp này đến Đông châu”. Đó tợ như gần với chánh tông của chúng ta vậy. Nhưng ngay thời của Tuệ Quán, Phật pháp lưu truyền vào Chấn Đán (Trung Hoa) đã hơn ba trăm bảy mươi năm. Lưu truyền đến đó gồm cả các kinh luận lớn cũng rất hoàn bị, sao mượn một kinh “Bất Tịnh Quán” mà vì làm thầy ư? Ở đó nói: “không thầy đáng tập (vô chân tập khả sư”, chánh vì ở Trung Hoa mới đầu tuy có pháp cực chứng bí mật vì làm mô phạm cho người học giáo đây vậy”. Lại có người hỏi: “Sao gọi là “thiền kinh có vi chỉ hợp với chánh tông của chúng ta ư?” Đáp: “Trong “Thiền Kinh” nói: “Phật dạy, muốn cầu A-tỷ-tam-muội-da (nguyên chú nói đây là tên của kiến đạo), nên làm Đạt-ma-ma-na-tư-già-la, thường quán thật nghĩa đó, dùng dao Thánh hạnh chém trừ giặc âm, chẳng như yếu kém không thể báo thù, bị kia làm hại, cho đến hết thảy pháp lạc, vì đời sau mà làm đại minh, dứt trừ tất cả gốc khổ, làm lợi ích cho quần sinh, huống gì ở phàm phu không; vô sở đắc, mà tự buông lung chẳng siêng năng tu tập””. Phía dưới đó mới giải rằng: “Đạt-ma nói thế gian Đệ nhất pháp. Ma-natư-già-la nghĩa là một kinh tâm, phiên dịch là nghĩa ngôn tư duy”. Phàm, “Thiền Kinh” có hai quyển, từ đầu đến cuối đều là chữ Trung Hoa, chỉ “kiến đạo” cùng “Đệ nhất pháp” và “một kinh tâm” đây, riêng dùng bằng Phạm ngữ, bí mật mà không phiên dịch. Theo ý tôi người phiên dịch kinh như thế mới hợp với vi chỉ của Phật, đặc biệt muốn dùng bì mật cảm ngộ siêu bạt. Đó nên theo đây mà tư duy Đạo ư? Nên tiếp theo lại nêu lời Phật dạy rằng: “Thường quán nghĩa chân thật”. Như điều đó gọi là “dùng dao Thánh hạnh chém trừ giặc Ân”. Căn cứ theo Trí Độ luận nói: “Mười dao Thánh hạnh, nghĩa ấy chẳng lìa ba giải thoát môn”. Nhưng bố thí giải thoát môn thông cả Đại thừa Tiểu thừa, chỉ vì sở duyên của nó có hơn kém vậy. Ba giải thoát môn của Đại thừa duyên với thật tướng các pháp, của Tiểu thừa thì khác vậy. Nay đây quả thật duyên với thật nghĩa, mà khiến dùng dao Thánh hạnh nghiệm với sở quán đó thật là mật pháp vi diệu của Đại thừa vậy. Lại trong câu kết phần “Thắng đạo quyết định” của kinh đó nói: “Ta dùng sức tuệ nhỏ, lược nói các pháp tánh, như nghĩa cứu cánh đó, cảnh giới, mười trí lực”. Lại nữa, ở cuối quyển Hạ kinh đó nói bài kệ tụng rằng:

“Phương tiện trị địa hạnh, cho đến nói cứu cánh, chủ thí pháp Vô thượng, thí là truyền đến nay”. Và phần kết đó lại nói: “Chỉ kia đã độ rồi, sau mới là cứu cánh”. Đó há không nói nơi cứu cánh ấy là tâm bí mật vi diệu giữa Phật với Phật, chẳng thể dùng tình mà biết tâm trạng, chỉ lấy chứng đây mới tương ưng vậy. Đó là hợp với chánh tông chúng ta vậy.

Xưa kia trong thời Phật giảng kinh Niết-bàn, các vị Tỳ-kheo đã nghe thuyết “xa lìa tứ đảo”, bèn lại cầu thỉnh Phật sống lâu nơi đời để vì họ mà dẫn đạo, Đức Như Lai giúp chỉnh định tri kiến ấy mới bảo: “Nay ta có chánh pháp Vô thượng đều đã giao phó cho Đại Ca-diếp. Đại Ca-diếp sẽ vì các ngươi làm nơi nương tựa lớn, tợ như Đức Như Lai vì các chúng sinh mà làm nơi nương tựa vậy”. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Đức Phật lúc sắp nhập Niết-bàn xoay đầu về hướng Bắc mà nằm, trước tiên bảo cùng A-nan rằng: “Hiện tại nay đây hay sau khi ta đã thị tịch, các Tỳ-kheo phải tự nương tựa nơi pháp”. Phàm người tự nương tựa nơi pháp, nghĩa là bên trong quán thân thường niệm nhất tâm trí tuệ, siêng tu tinh tấn v.v… Bởi vì, giác chẳng dư thừa nương tựa. Thứ nữa có nghĩa là dùng giới kinh làm thầy, đến lúc A-nan thực hiện việc kết tập pháp bảo tạng, phần kinh sau của Niết-bàn cũng vậy. Phàm trong Niết-bàn chỗ gọi là “Chánh pháp vô lượng”, tức là chỉ thẳng pháp tánh sở chứng của Đức Như Lai, đã giao phó cho Đại Ca-diếp, muốn các người học pháp, nương tựa lấy làm nơi chân chánh của họ. Nhưng vốn liếng người làm chủ giáo pháp trong đời sau, nếu chẳng truyền trao pháp ấn khiến gìn giữ thì lấy gì để làm chủ ư? Nay trong đó cho rằng: “Đà giao phó cho Đại Ca-diếp”, há chẳng khiến dùng pháp đó mà làm khuôn phép chánh ấn chứng cho người phụng trì mà tu chứng ư? Lại nữa, trong kinh đó nói: “Bốn người xã hội nơi đời hộ trì pháp phải nên chứng biết mà làm nương tựa. Người đó khéo giải hiểu tạng thâm áo vi mật của Đức Như Lai”. Lại nói: “Có khả năng giải hiểu mật ngữ của Như Lai và có khả năng giảng nói”. Đó há chẳng phải vậy thay! Trong Đại luận trước dạy nương tựa pháp thân, ý ấy cùng với bốn nơi nương tựa cùng gần nhau vậy. Trong “Thiền Kinh” nói: “Đại Ca-diếp tiếp thừa từ Đức Phật chúng ta. Sau khi Đức Phật diệt độ lấy đó lần lượt truyền trao”, hẳn cùng xác nghiệm vậy. Viễn Công nói “khúc thừa chỉ chiếu”, cùng với điều gọi là “mật ngữ” đâu xa khác đó ư? Học giả hẳn dùng tâm thông thì đối với yếu chỉ sâu mầu trong chánh pháp Vô thượng mà Đức Như Lai giao phó, có thể cầu được vậy. Đây hẳn cùng với quyển khác trong kinh Niết-bàn Đức Như Lai đem chánh pháp giao phó cho các hàng Vương thần bốn bộ chúng, thì sự việc đồng mà ý có khác vậy. Lại nữa. Ở phẩm “chúc lụy” trong Đại luận, có lời hỏi: “Lại có pháp nào sâu mầu ưu thắng Bát-nhã chăng, mà đem Bát-nhã chúc lụy cho A-nan, mà các kinh khác thì chúc lụy cho Bồ-tát. (Kinh khác tức là văn trước trong luận đó nói: “Kinh Pháp Hoa, ngoài ra các kinh Phương Đẳng đem chúc lụy cho Hỷ Vương các Bồ-tát v.v…)?” Đáp: “Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải là pháp Bí mật (đây há chẳng cho là pháp Bí mật mới ưu thắng hơn Bát-nhã ư? Đó là nói rõ Long Thọ lìa kinh mà lại truyền yếu chỉ bí mật ấy, hẳn vậy, sao có thể dùng giáo bộ mà luận bàn. Sau khi Tôi tấu trình bộ “Chánh Tông Ký” rồi, mới thấy ý vi diệu này chẳng dám liền cải đổi trong văn đã tấu. Lại nêu sự thật ra đây, muốn người học xét biết vậy). Mà các kinh Pháp Hoa v.v… nói A-la-hán thọ nhận quyết định làm Phật, Đại Bồ-tát hay thọ trì dùng thí như Đại Dược sư hay lấy độc làm thuốc, như luận ấy mới đầu tôn đại ư? Trong “Bát-nhã” nói: “Ma-ha-Bát-nhã-ba-la-mật kinh là lớn (Đại) đệ nhất trong các kinh”. Lại nói: “Bát-nhã Ba-la-mật-đa được mệnh danh là mẹ của chư Phật ba đời, hay hiện bày thật tướng tất cả các pháp”. Lại nói: “Thật tướng các pháp tức là Bát-nhã Ba-la-mật”. Lại nói: “Trừ thật tướng các pháp thì tướng các pháp dư tàn đều gọi là ma”. Lại nữa, trong ‘kinh Niết-bàn” nói: “Ma-ha-bát-nhã thành tạng bí mật”, nay ở đó sau khi chúc lụy cho các chúng Tây vức, Bồ-tát rồi mới đặc biệt bảo: “Bát-nhã Ba-la-mật chẳng phải là pháp Bí mật. Đó há chẳng phải Long Bản (chữ “bản” là lánh tên ma, phía dưới cũng phỏng theo đây) nương thừa Đại Ca-diếp, A-nan làm Đại tổ truyền pháp, mà ngoài kinh lại được thật tướng đó, muốn bao quát mà hỏi phát đó ư? Không như vậy, sao lại cho là Đại Bát-nhã chẳng phải pháp Bí mật ư? Tôi nghiên cứu đó hay lấy độc làm thuốc để thí dụ càng thấy huyền chỉ đó có ở đây. Lại chưa dễ dùng giáo bộ mà đoán đó (trong luận đó lại nói: “Dùng pháp vi diệu nhỏ nhiệm hết vọng mà trị đó, thí như có độc hay trị các độc”. Lại nữa, các bậc Cổ đức nói: “Tứ giáo đều là quuyền xảo hóa vật”, mới dẫn trong kinh nói: “Nắm tay không, lừa dối trẻ con”. Vì chứng đó có thể dùng cái nghĩa kia dùng độc làm thuốc vậy). Như trong lời tựa của Viễn Công nói: “A-nan khúc thừa chỉ chiếu, gặp chẳng phải người đó, hẳn là Linh phủ của Tạng”. Lại nói: “Công ở ngoài lời, chỗ kinh chẳng phải bày”. Đó cũng là ý của Long bản vậy”.

Lại hỏi: “Trước ông cho rằng Niết-bàn phó chúc cho Ma-ha-cadiếp là truyền pháp bí mật đó, cùng với chúc lụy cho A-nan này đây chẳng là cũng đồng vậy, cớ sao trong thời Niết-bàn đều chẳng nói ư?” Đáp: “A-nan là đệ tử hàng thứ, lại chuyên truyền kinh luận của Phật, giả sử có vượt thứ bậc nêu bày xưng A-nan thì chẳng riêng ngoài kinh ư? Mà khúc có chỗ truyền vậy, chỉ đến Ca-diếp là chuyên giao phó cho người Trưởng, và sở dĩ tôn xưng đó là tâm truyền bí mật vậy. Tuy có chúc lụy đến A-nan ngay đó hẳn cũng còn ở không nói vậy. Trong “Truyền Đăng Lục” nói: “Và bảo A-nan làm phó nhị lưu truyền hoằng hóa”. Đó há chẳng chuyên ở Đại Ca-diếp ư? Nhưng Đại Kinh Đại Luận đây, cùng với điểm trong “Thiền Kinh” nói; “Sau khi Đức Phật diệt độ, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả A-nan, cho đến Tôn giả Bất-như-mật-đa, các người trì pháp đều đem đèn tuệ này lần lượt truyền trao thọ nhận”. Lại cùng trong hai lời tựa của Sa-môn Tuệ Viễn và Tuệ Quán nói: “Anan khúc thừa chỉ chiếu, linh phủ của tạng, gặp người đó mà sau truyền trao”. Hẳn cũng đồng vậy. Nay dùng năm thuyết đây mà nghiệm trong “Bảo Lâm Truyện” và “Truyền Đăng Lục”, điều gọi là “Đức Như Lai lúc sắp thị tịch mới bảo Ma-ha-ca-diếp rằng: “Tôi đem pháp nhãn thanh tịnh Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng chánh pháp vi diệu, nay giao phó cho ông, ông phải hộ trì, và bảo A-nan làm phó nhị lưu truyền hoằng hóa chớ khiến dứt tuyệt”. Lại trong đời gần đây ở “Quảng Đăng Lục” của Lý Lệnh Công Tuân Húc nói: “Đại Ca-diếp bảo A-nan rằng: “Lúc chưa viên tịch, Đức Bà-già-bà ngay trước tháp Đa tử đem Đại pháp nhãn tạng kín trao cho tôi, nay tôi truyền trao cho ông”. Mà gốc ngọn đó nào từng khác ư? Xưa nay chỗ gọi là ngoài ngôn giáo, người riêng truyền chánh pháp đó há chẳng nung đốt đến đó ư?”

Người khách lại nói: “Điều ông suy luận diễn giải rõ ràng vậy! Vả lại, như trong “Thiền Kinh”, chỗ thấy chỉ Tứ niệm xứ. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, đó đều là hành tướng của Tiểu thừa, mà ông cho là được lưu xuất từ Bồ-đề-đạt-ma, há được thích nghi ư? Tôi rất ngờ vực, cớ sao như vậy?” Đáp: “Phàm, tứ niệm xứ -Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, hẳn thông cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Ông hãy lắng nghe, căn cứ theo luận “Đại Trí Độ” nói: “Phật giảng nói pháp tứ niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần, là Ma-ha-diễn (Đại thừa)”. Trong Tam Tạng cũng chẳng nói ba mươi bảy phẩm trợ đạo, riêng là pháp Tiểu thừa. Lại nói: “Sáu pháp Ba-la-mật, trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, sinh ra chư Phật trong thời quá khứ, hiện tại và vị lai ở khắp mười phương. Cho nên, Tu-bồ-đề! Bồ-tát muốn chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, thế giới chư Phật, thành tựu chúng sinh, phải học sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo”. Lại nói: “Phật bảo Tu-bồ-đề! Bồ-tát Ma-ha-tát học như vậy là học sáu pháp Ba-la-mật, là học Tứ niệm xứ. Học như vậy là học hết các học đạo. Học như vậy là học nơi hành xử của chư Phật, học như vậy là mở môn cam lồ, học như vậy là hiện bày tánh vô vi. Tu-bồ-đề! Hạng người căn tánh hạ liệt, không thể học như vậy”. Ý Phật như thế đó, ai bảo tứ niệm xứ -ba mươi bảy phẩm trợ đạo là hành tưởng của Tiểu thừa ư? Nay Bồ-đề-đạt-ma mới dùng Đại Bồ-tát Tăng truyền pháp làm Tổ, diễn nói “Thiền Kinh”, hành pháp Đại thừa đó, đúng rất thích nghi vậy. Sao lại nghi ngờ ư? Mượn khiến Tứ niệm xứ chỉ là đạo của Tiểu thừa, mà trong luận đó lại nói: “Tu-bồ-đề! Bồ-tát học như vậy, trong hết thảy pháp đều được thanh tịnh, chỗ gọi là tâm của hàng Thanh văn và Bích Chi Phật”. Lại nói: “Bồ-tát như vậy là hay rõ biết nơi hướng thú của tâm tất cả chúng sinh”. Lại nói: “Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là đạo Niết-bàn của Thanh văn và Bích Chi Phật”. Phật khuyên Tu-bồ-đề nên hành đạo đó. Như vậy, thì Bồ-tát cũng được dùng pháp Thanh văn mà tiến người, rõ vậy. Nay, trong “Thiền Kinh” diễn nói đó đâu phải không vâng phụng ý Phật ư? Sao cho là không thể vậy. Huống gì đó chưa chứng quả dùng Tiểu thừa mà đợi người ư? Phàm, “Thiền Kinh” là do Tổ sư Đạt-ma mới đầu dùng phương tiện giáo hóa người tu hành Tam thừa, muốn nhân từ cạn đó mà dẫn dắt vào sâu vậy. Trong kinh đó nói: “Cảnh giới Như Lai không thể nghĩ bàn, nay đây chỉ nêu bày ấy vậy”. Trong lời tựa của Sa-môn Tuệ Viễn nói: “Rút nhơn cốt yếu của các kinh mà khuyên phát Đại thừa”, rõ ràng vậy. Lại hỏ: Nếu vậy thì phần đầu trong “Thiền kinh” nêu bày chư Tổ truyền pháp, há chư Tổ xưa trước cũng truyền kinh giáo ư? Đáp: Đúng vậy. Việc truyền pháp xưa trước do vì chứng hạnh giáo đó vậy, mà dùng dạy người vào đạo, hẳn lấy chỗ truyền của Tổ sư làm ấn chánh vậy. Thiền nguyên thuyên giải rằng: “Chư Tổ truyền pháp mới đầu dùng Tam Tạng giáo thừa gần thực hành. Sau đó, Tổ sư quán căn cơ mà đặc biệt hiển bày tông, phá chấp, càng lại riêng truyền tâm ấn ấy vậy’.

Người khách lại hỏi: “Tôi nghe Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ đem đại pháp được giao phó cho Đạt-ma, khiến chỉ thẳng hàng thượng cơ, mới ở ngoài kinh giáo ư? Chẳng lập văn tự chỉ thẳng tâm người thành cứu cánh giác, chưa nghe Đại ma lại theo hành tướng của Đại thừa Tiểu thừa để vì đó nói ư?” Đáp: “Đúng vậy, sự trao truyền và thọ nhận của Bát-nhã và Đạt-ma, thật đó là chánh truyền của Phật tổ. Nhưng người học cũng lại phải cầu gốc ngọc của Tiên Thánh chúc lụy, nghiên cứu ý cơ nghi hành hóa đó vậy, không nên tự chấp lời của một thời mà cùng khởi cật nạn. Phàm, dùng đại pháp được chỉ thẳng hàng thượng cơ, chẳng lập văn tự chỉ thẳng tâm người thành cứu cánh giác, đó bởi vì mới đầu, Bát-nhã-đa-la dạy răn Đạt-ma nên du phương quán xét căn cơ để thực hành chánh truyền đó, ý cho rằng sau khi Bát-nhã-đa-la diệt độ cách sáu mươi bảy năm tại nước Chấn Đán (Trung Hoa) mới có bậc Thượng cơ. Nay “Thiền Kinh” đã có từ trước khi Đạt-ma đến Trung Hoa hơn cả trăm năm trước. Mới đầu tại Tây vức, vì thời điểm chánh truyền đó chưa đến, bậc thượng cơ còn thiếu, tạm thuận theo có người xứ ấy mà dùng phương tiện chỉ giáo gần kề Đại thừa Tiểu thừa, và dùng nghĩa nói đó vậy (trong “Bảo Lâm Truyện” cũng nói: “Đầu tiên, Đạt-ma ở tại Nam Thiên trúc dùng pháp Tiểu thừa hóa đạo bao nhiêu người). Đây cũng là Đạt-ma tạm hành hóa trước đó vậy. Chỗ gọi là: “Bồ-tát vì hết các học đạo, vì rõ biết nơi thú hướng của tâm hết thảy chúng sinh”. Mà đạo của Tổ sư chẳng chỉ dừng tại đó mà thôi vậy. Nếu như chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, mà tiếp hàng thượng cơ, “Thiền Kinh một mai tích chứa đó mà chưa phát từ đầu, khi thời điểm đó vừa đến, Đạtma mới tự nhiên đến phương Đông, nhân tại nước Chấn Đán (Trung Hoa) có người căn khí Đại thừa, chỗ gọi là người chánh truyền đó, bèn phấn phát lớn ngay trong văn tự, đàm nói Tam thừa chỉ quán, liền cho rằng không phải lời của Bồ-đề-đạt-ma. Sao yên ổn vậy? Như trong “Thiền Kinh” nơi câu kết của phần “Thắng Quyết Định” nói: “Ta dùng ít sức tuệ lược nói tánh các pháp, như nghĩa cứu cánh đó, cảnh giới trí mười lực”. Đó là ý Tổ sư tự khiêm nhường vậy. Kinh nay là ta hãy lược nói tánh pháp đây, nếu như theo lý cứu cánh đó thì là cảnh giới bí mật vi diệu của Phật, chẳng phải văn tự nghĩa thuyết có thể tuyên bày, hẳn là kín truyền khéo chứng mới có thể thấu đạt vậy. Lại nữa, ở cuối kinh đó nói bài kệ tụng rằng: “Phương tiện trị Hành địa, cho đến nói cứu cánh, chư thí pháp tối thượng, thí là truyền đến nay”. Câu kết ở đó lại nói: “Chỉ người kia đã độ, sau đó mới cứu cánh”. Trong đó nói: “Phương tiện trị địa hành” có nghĩa là đó tạm dùng nghĩa mà diễn nói Thiền kinh. Lại nói: “Cho đến nơi cứu cánh” có nghĩa là chánh truyền, Đại pháp đó thẳng tiếp hàng thượng cơ vậy. Lại nói: “Chủ thí pháp tối thượng, thí là truyền đến nay”, có nghĩa là Đạt-ma tự cho rằng mình tiếp thừa sở truyền của Phật mà mãi đến ngày nay vậy. Lại nói: “Chỉ người kia đã độ, sau đó mới cứu cánh”, có nghĩa là pháp này bí mật không lời không chỉ bày. Khó tin khó thấu đạt. Chỉ phải dùng người đã chứng đây, sau mới rõ biết nguyên do cứu cánh vậy. Ý đó như vậy, đâu chẳng phải ngoài kinh mà tự có diệu chỉ ư? Đâu chẳng phải mượn văn tự mà đợi người thẳng dùng tâm chứng ư? Kịp đến lúc Viễn Công tiếp thừa từ học trò của Đạt-ma mà kín truyền đó. Là lời tựa “Thiền Kinh” nói: “A-nan khúc thừa chỉ chiếu, gặp chẳng phải người đó hẳn là Linh phủ của tạng”. Lại nói: “Công ở ngoài lời, chỗ kinh không biện giải”. Lại nói: “Như người ấy không nghe không chỉ bày, riêng có Tông minh vậy. Như vậy mà sở đắc của Viễn Công nào từng ở nơi kinh giáo ngữ ngôn tự ư? Than ôi người học ở đời mạt pháp ít biết, sao biết Cổ đức trước đã truyền Thiền kinh này, là trương bản của Chánh thống Đạt-ma, được lấy làm minh chứng của Chánh tông chúng ta suy vi ư? Lại có người hỏi: “Thầy của Tông khác cũng có tên là Đạt-ma-đa-la, nay ông cho rằng Đạt-ma-đa-la tức là Bồ-đề-đạt-ma của Thiền tông. Vậy lấy gì làm chánh đó ư?” Đáp: Luận trước, tôi dùng danh số hai mươi tám Tổ sư ở “Thiền Kinh” chứng minh đó đã rõ ràng. Lại nữa, trong lời tựa, Viễn Công nói: “Đạt-ma-đa-la, là bậc tuấn kiệt ở Tây vức, là chủ chốt dạy răn về thiền pháp”. Đó chẳng phải là Tổ sư của chúng ta thì ai ư? Người đồng tên của tông khác, sao được thấu triệt dự ở đây ư? Nhưng mà phát huy “Thiền Kinh” đó là do Tam Tạng Pháp sư Bạt-đà cùng với Đại sư Lô Sơn, và Tuệ Quán cũng có dự tham vậy. Ba người ấy đều cho rằng đó đầy đủ ý của viên đốn Đại thừa. Lời nói đó đâu giả dối ư? Như Viễn Công là người mà trong thiên hạ xưa nay là An -Viễn (Đạo An và Tuệ Viễn) ấy vậy. Phật giáo được hưng thạnh tại Trung Hoa chúng ta, bắt đầu bởi từ hai người đó, rất Đại Pháp sư vậy! Tôi thường nói rằng Viễn Công thức rất cao, lượng rất xa, là một Thích tử có văn có chất, hình nghi Tăng bảo mà phong liệt trội vượt, là Thánh hiền của Nho giáo cảnh tạng trăm đời, với cao Tăng từ xưa đến nay thì Viễn Công là tuyệt xuất, đó là người không thể lường biết vậy. Tôn giả Bạt-đà gồm thông Tam Tạng nhớ biết rất mạnh, ở Tây vức xưng gọi là người thông rành kinh sách nội ngoại, xưng hiệu là “Dị Tăng”. Sa-môn Tăng Triệu mới tôn kính xưng gọi là “Thiền sư Đại thừa”. Còn Tuệ Quán là bậc nghĩa học tài tuấn, đương thời cùng ngang với các Sa-môn Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo dung, Tăng Duệ v.v… cùng là các bậc Pháp sư có tên tuổi từ xưa vậy. Mà ba người ấy như vậy đều tôn quý thiền yếu, và đạo của Đạt-ma, sợ cũng thấu đạt vậy. Tôi thường nghe trong luận Đại Trí Độ nói rằng: “Thiền, rất lớn, như vua, nói thiền thì hết thảy đều nhiếp Tammuội của Phật Bồ-tát và Phật đắc đạo xả bỏ thọ mạng, các thứ công đức thắng diệu như vậy đều tại trong thiền”. Và Hóa Quyển lại cho rằng nghĩa đó là: “Giải thoát Thiền Tam-muội đều gọi là Định, Định gọi là tâm”. Chỗ đó gọi là tâm tức là chỗ truyền của chư tổ ấy vậy. Người xưa gọi Thiền môn là Tông môn. Đó cũng là ý của Tổ sư Long Thọ vậy. Cũng gọi là Tông môn của chúng ta là Đại tông chánh thú của một Phật Thích-ca Văn chỉ dạy. Chỉ vì ý nghĩa của kinh gọi là Tông môn tan rải trong các kinh, ẩn giấu xưa nay, chưa rõ ràng thấy nơi thiên hạ vậy. Thường ngày, Tôi khảo xét đó, đoán rằng: Từ khi Đức Như Lai trao truyền đại pháp, nhập Niết-bàn đến nay, với chỗ thấy ở đại tạng, vừa tạm dùng thuyết của trong Tổng tựa của Viễn Công, cùng với Thiền kinh, luận Đại Trí Độ luận, kinh Bát-nhã, bốn nơi ấy mà suy tìm áo chỉ và nghiệm xét đó. Nhưng với Phật pháp đại dự, há tôi là hàng hạ sĩ phàm ngu mà liền ức đoán cắt dứt ư? May tạm phát hiện chỗ tích chứa của Hiền Thánh đời trước vậy. Các thức già cho là thế nào? Như Viễn Công nói “Ba nghiệp dấy khởi, dùng Thiền trí làm tông”. Đó há chẳng phải cho rằng thiền là chủ (Tông) của kinh, luật, luận tam học đó ư? Lại nói: “Mỗi lúc bùi ngùi đại giáo đây lưu truyền đến phương Đông, thiền số rất hiếm ít, ba nghiệp luôn luôn bao gồm. Đạo đầy nguy phế vậy”. Đó há chẳng có nghĩa là giới định tuệ hẳn bao gồm nơi thiền yếu ư? Lại nói: “Hàng Đạt tiết khéo biến, nói xuất xứ không ngằn, ẩn danh dấu vết không nghe không bày, với người như thế, không thể đem phân theo danh bộ. Đã không chỗ phân danh bộ, cũng chẳng ra khỏi ngoài đó, riêng có Tông minh vậy”. Đó há không phải nghĩa Thánh là bậc đạt tiết, biến mà thông, thường dùng mật chứng diệu dụng riêng làm chư (Tông) của các bộ ư? Lại nói: “Tám vạn pháp tạng hiện còn chỉ cốt yếu”. Đó há chẳng phải cho là tuy Phật có tám vạn bốn ngàn pháp tụ nhưng không gì chẳng lấy mật truyền cực chứng đây làm cốt yếu chánh chân ư? Lại nói: “Tìm cành kiếm rễ thì đông nhiều, gồm gốc chuyển ngọn thì hiếm ít. Hoặc sắp kịp mà chưa thấu đạt, hoặc giữ phương mà chưa biến”. Đó há chẳng có nghĩa là trước là ngọn, sau là gốc, ngu phu học giả ngược bày chấp phương mà không biết viên biến ư?” Lại nói: “Nguyên Thánh chỉ chẳng không toàn dở trường đó, do vậy cũng tìm cầu sở đoản vậy”. Đó há chẳng phải cho là Thánh chỉ của Phật không chỉ toàn nơi sự ưu trường của diệu bản, cũng là cực cầu sự tối đoản theo ngọn đó ư?” Lại nói: “Ba ứng chân (A-la-hán) ấy đều thầm khế hợp từ xưa, công ở ngoài lời, chỗ kinh không biện giải”. Đó há chẳng có nghĩa là Ca-diếp, A-nan cùng với Cúc-đa (tức lấy Ca-diếp và Cúc-đa mà xưng là ba ứng chân, rộng ý thầm khế hợp đó vậy) khúc phụng mặc truyền đều khế hợp với Diệu tâm vi mật của Đức Phật chúng ta xưa trước mà vượt thoát ngoài kinh giáo ư? Từ “Ma-na-tư-già-la, nhất kinh tâm” trong “Thiền Kinh” bí mật mà không phiên dịch. Phía dưới đó tiếp nói: “Cho đến hết thảy Hiền Thánh đều nên siêng năng tu tập Chánh quán như vậy”. Đó há không có nghĩa là phàm người dự vào trong giáo pháp của Đức Phật chúng ta đều phải dự cực chứng bí mật này mới là chánh kiến ư? Trong kinh Niết-bàn nói: “Nay ta có chánh pháp vô lượng thảy đều giao phó cho Ma-ha-ca-diếp, Ca-diếp sẽ vì các ông làm nơi nương tựa”. Đó há chẳng có nghĩa là từ nay về sau đều có thể nương tựa mật pháp vi diệu vô thượng nơi Ca-diếp mà làm chánh chân ư? Lại nói: “Bốn người xuất hiện nơi đời hộ trì giáo pháp, phải nên chứng biết mà làm nương tựa. Bốn người đó tức gọi là Như Lai. Cớ sao? Vì hay giải hiểu mật ngữ của Như Lai và hay giảng nói đó”. Dó há chẳng phải nghĩa là đời đời bốn người nương tựa xuất hiện nơi đời là y cứ mật ngữ diệu tâm đó lấy làm minh chứng về sau ư? Như trong luạn “Đại Trí Độ” nói: Bátnhã Ba-la-mật chẳng phải là pháp bí mật”. Ý chỉ ấy cũng nghiệm ở trong thiền vậy. Vừa tạm nêu lược, chẳng phải giải lại nữa, kiểm xét đó thì ý để lại của Đại Thánh nhân đâu chẳng quả nhiên dùng mật pháp vi diệu thanh tịnh Thiền làm Đại tông của giáo đó ư? Muốn đời đời các hàng Tam học nhờ đó lấy làm ấn nghiệm tiêu chánh nhập đạo đó ư? Người xưa nói thiền môn chúng ta là tông môn và tôn ở ngoài giáo tích khác đó vậy. Nhưng thiền yếu đây đã là tông của một Phật giáo thì người hoằng truyền pháp yếu đó, ba mươi ba Tổ sư Đại Ca-diếp cho đến Tào Khê (Tuệ Năng) đều là Tổ của một Phật giáo, mà người nhận biết cạn vọng phân biệt Đạt-ma cho đến Tào Khê (Tuệ Năng) riêng làm Tổ thiền môn, cũng chẳng rất sai lầm ư? Phàm, đạo hẳn không ngoài, pháp cùng với văn tự chưa khác vậy, ai là trong hay ngoài? Chỉ tạm lược lời đó mới nói vốn mười hai bộ loại kinh giáo v.v… cắt ngay để hoàn toàn tâm tánh người, bởi đề gốc vì chỉnh định vết tích đó, hiện bày để khác với sơ đó, khiến đó tức là cực chứng nay đây, chẳng lại che khuất mảy tóc xa cong vậy. Nhưng đây chưa dễ dùng miệng lưỡi mà biện giải, chưa thể dùng trí mà hiểu thấu. Như trong Viên giác nói: “Chỉ chỗ cảnh giới tròn đầy của các Thanh văn, thân tâm ngữ ngôn thảy đều dứt tuyệt, trọn không thể đến đó thân chứng chỗ hiện Niết-bàn”. Há chẳng như vậy thay!

Xưa kia, Tôn giả Mã Minh nói: “Lìa niệm cảnh giới, chỉ chứng tương ưng”. Nên Tôn giả Long Thọ cũng nói: “Không thể nói đó là thật nghĩa, có thể nói đó đều là danh tự”. Đó cũng là hai vị Tổ sư tôn quý tâm chứng thân mật, vì khác với theo vết tích mà tình giải đó vậy, muốn người giới hạn đó mà chỉ chỉnh định vậy. Trong thời nhà Tùy, Đại sư Trí Giả xưng rằng: “Đức Như Lai thường bảo các đệ tử, khiến mỗi mỗi tự thuật điều mà Duy-ma-cật chê trách mình xưa trước, và Phật mới im lặng ấn chánh đó. Nhưng đó hẳn cùng Tịnh danh im lặng ấn chứng ba mươi hai Thánh Đại sĩ giảng nói pháp đồng vậy”. Căn cứ theo đó thì Đại Thánh nhân quả nhiên dùng chánh tông đó mà im lặng chứng vi mật để lại đời sau làm nêu chánh ấn nghiệm đó vậy, hẳn cũng đã thấy trong thời Phật còn tại thế, người học cũng có thể tôn quý mà kính tin đó vậy. Than ôi! Hàng Tỳ-kheo chúng ta ngày nay tập học kinh luật luận, ai chẳng dự trong phần giáo của Đức Phật Thích-ca Văn ư? Với người học kinh luật luận đó, ai chẳng dự trong tám vạn bốn ngàn pháp tạng ư? Chỉ mỗi chuyên tập ở thầy riêng mà đồng học hành đó chẳng đoái hoài pháp yếu, chẳng xét cầu chánh thú đại tông đó. Trái lại chợt gọi sở truyền của Tổ sư Đạt-ma, cho đó không như đạo của thầy chúng ta. Đó không chỉ trái ngược ý Phật, mà cũng là tự mê mờ gốc đạo, thật đáng than thương ấy vậy! Như chỗ nêu bày của Thiền giả ngày nay, hoặc nói hoặc nín, hoặc động dụng, đều là diệu dụng của Phật xưa trước, chỉ không thể liền thấy, chỉ nguồn gốc đó vẫn hiện có, tôi cảm xét phiền nhiễu chẳng lại mở giải tiếp nữa. Nhưng diệu dụng đó sợ Thánh ý riêng di chúc làm chủ (Tông) của mật truyền chúng ta mới được pháp môn vậy. Sao phải dùng cùng thích nghi đó”. Nếu không như vậy, sao từ Tổ sư Đạt-ma đến nay Tông phong đó phấn phát lớn ư? Trong kinh nói: “Lời nói chánh, tợ như trái ngược”. Ai tin đó ư? Xưa kia, Tôn giả Long Thọ nêu bày trong luận Đại Trí Độ luận rằng: “Trì giới là da, Thiền định là thịt, Trí tuệ là cốt, vi diệu thiện tâm là tủy”. Phàm, vi diệu thiện cũng là nương Phật mà kín truyền vậy, đến lúc Tổ sư Đạt-ma bình phẩm về sở chứng cạn sâu của đệ tử mới đặc biệt dẫn nêu đó mà bảo rằng: “Ngươi được phần da của ta. Ngươi được phần thịt của ta, ngươi được phần cốt của ta, ngươi được phần tủy của ta”. Từ đó mà tâm ấn của Phật càng có hiệu nghiệm. Đó chẳng nói Giới, Định, Tuệ, Diệu tâm cùng nghĩa đó, nên đây lược bớt mà chỉ còn yếu chỉ vi mầu ấy vậy. Sau đó cả trăm năm, đến thời nhà Tùy, Thiền sư Trí Khải nhân giảng giải kinh mới lại dùng nghĩa mà phân biện thuyết của bốn người. Đến vi diệu thiện tâm là tủy, có nghĩa đó là hành xứ của chư Phật, dứt đường ngôn ngữ diệt chỗ tâm hành, chẳng chẳng hai, vi diệu Trung đạo. Nhưng lời nói của Tôn giả Long Thọ và Đạt-ma, đến lúc Thiền sư Trí Giả luận bàn mà càng tôn quý và giải rõ vậy. Tâm vi mật đó thật là chỗ gọi là không thể nghĩ bàn, chẳng phải nói chẳng phải nín. Thức biết chỗ chẳng kịp, trí hay chỗ chẳng đến. Thuở thiếu thời tôi thường được truyền nghe từ các bậc thiện tri thức trước bảo rằng: “Sa-môn Đạo Dục nói: “Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng phải có, và nơi tôi thấy không một pháp có thể chứng đắc, dứt đường ngôn ngữ, diệt chỗ tâm hành”. Và Tôn giả Đạt-ma bảo rằng: “Ngươi (Đạo Dục) được phần cốt của Ta”. Đến lúc Nhị tổ (Tuệ Khả) ra lễ bái rồi im lặng về đứng nơi cũ, Tôn giả Đạt-ma mới bảo: “Ngươi (Tuệ Khả) được phần tủy của Ta”. Yếu chỉ đó rất cùng cực thay lời nói của Tổ sư. Đó sở dĩ lấy làm Tông của Huyền học vậy.

Trong thời Tiền Đường, Sa-môn Thần Thanh dèm pha Thiền giả mà bảo rằng: “Thánh hiền truyền pháp đó, lúc ấy vì hành Thanh văn, như Đại Ca-diếp tuy tức đồng tâm mà còn là Tiểu trí, đâu có thể truyền Phật tâm ấn?” Thần Thanh sao chẳng suy nghĩ đó ư? Trong kinh Niếtbàn nói: “Nay Ta có chánh pháp Vô thượng thảy đều giao phó cho Ma-ha-ca-diếp”. Như lời nói của Thần Thanh thì Đại Thánh nhân vọng truyền trao pháp đó vậy. Trong “Chánh Tông Ký” đây, tôi chống kháng đó đã lắm rõ ràng, không cần phải nói nhiều nữa. Nghiệm rõ Thần Thanh biết cạn sai lầm, chẳng kịp bờ rào xa của Trí Giả vậy. Ở đời tôn xưng Thần Thanh là bậc khéo học, há như vậy? Học là vì cầu đại đạo, đường là vì thông thiên hạ. Đến kia mê họ mà che khuất đạo, mê đường mà quên trở lại. Phàm, học và đường cũng là hoạn nạn vậy. Nên bậc chí nhân chẳng quý học nhiều, chẳng muốn lắm đường rẽ, mà hàng hậu học ngu lậu hoặc vọng bình phán chỗ gọi là “ngươi được phần tủy của Ta” của Tổ sư Đạt-ma. Sao kẻ ấy khuấy loạn thuyết của bậc Trí giả vậy ư?.

 

THIÊN THỨ TƯ

Người khách hỏi: “Giáo dã chuyên chở đạo, sao chẳng ngoài giáo mà truyền đạo ư? Lại nghe, phàm, giáo viên đốn, giáo cùng với chứng là một vậy, mà nay đây giáo và Đạo cùng khác nhau, há là viên đó ư?” Đáp: “Tâm ông chưa thông, nên khéo nghe đó. Xưa trước nói với giáo và chứng là một. Bởi vì tánh của văn tự cũng có không phân, cùng với chánh lý suốt thông vậy, chẳng phải chỗ gọi là quyển vàng tập đỏ, tiếng lời sắc chữ, khua bày có hình trạng, thẳng cùng thật tướng vô tướng là một vậy. Như mười hai bộ loại kinh giáo là do bậc đại Thánh nhân khéo dùng phương tiện ứng cơ thị hiện mà dàn bày, tạm mượn ngôn ngữ văn tự của thế gian mà khai mở Lý để tiếp người tỏ ngộ vậy. Nhưng Lý diệu không chỗ giáo, tuy nói kịp mà nói chẳng cùng tột. Đó chính chỗ gọi là Truyền riêng ngoài giáo, chẳng phải quả nhiên khác biệt Phật giáo vậy, chánh chỗ giáo tích không thể thấu đạt đến đó vậy. Như trong luận Đại Trí Độ luận nói: “Nói tợ như nói kịp mà huyền chỉ sâu xa, tìm đó tuy sâu mà mất đó càng xa”. Đó chánh nghĩa ấy vậy. Xưa kia trong thời nhà Tùy, Khải Công Trí giả là người rất biết giáo, há chẳng nói: “Chí lý của Phật pháp không thể dùng ngôn từ mà tuyên bày”. Đâu còn nói lời mới nói vốn mười hai bộ loại kinh giáo ư? Căn cứ theo luận Đại Trí Độ nói: “Chư Phật dứt pháp ái, không lập kinh sách, cũng chẳng trang nghiêm ngôn ngữ”. Như vậy, thì ý đó của đại Thánh nhân nào thường hẳn tại nói giáo ư? Trong kinh nói: “Lúc ta ngồi Đạo tràng chẳng đắc một pháp, thật không nắm tay lừa dối trẻ em, vì độ cho tất cả”. Đó há chẳng phải đại Thánh nhân dùng giáo làm phương tiện mà chẳng hẳn chuyên đó ư? Lại nữa, trong kinh nói: “Tu-đa-la giáo nêu chỉ vầng nguyệt, nếu đã thấy vầng nguyệt trọn phải biết nêu ấy rốt ráo không phải vầng nguyệt”. Đó đâu phải khiến người chấp chặt giáo tích ư? Lại nữa, trong kinh nói: “Mới đầu từ vườn Lộc uyển, cuối cùng đến bờ sông Bạt-đề, trong suốt khoảng thời gian năm mươi năm đó, chưa từng nói một chữ”. Đó hẳn có nghĩa là ngoài giáo ấy vậy. Nhưng, cùng cực đây, sâu mầu đây tuy chuyên tải nơi kinh cũng chỉ thuyết vậy, Thánh nhân nghiệm đó nên bảo dùng tâm tương truyền, mà điều Thiền giả gọi là “Truyền riêng ngoài giáo” chánh là đó vậy. Ngay đó có thể gọi là giáo và chứng đồng nhất ư? Hay chẳng đồng nhất ư? Viên ư? Hay chẳng phải viên ư? Lại hỏi: “Mười hai bộ loại kinh giáo đều là thật ngữ của Phật há đều là phương tiện mà quả thật có thể ngoài ư? Đáp: Ông phải tỏ ngộ mới tự rõ biết đó vậy. Lại hỏi: “Như thiền đức xưa trước có hết mượn kinh tượng lại chẳng chuyên đó, cớ sao vậy? Đáp: Đó chỉ là hủy tướng hết tâm, cũng như trong kinh nói: “Chỉ trừ người Đốn giác và pháp chẳng tùy thuận”. Ở phần trước tôi có nói mới đầu chư vị Tổ sư cũng bao gồm kinh giáo mà hành hóa đó, người con Phật tự nên dùng hai mối này lường sức mà xử đó có thể được vậy. Như Tổ sư đem chánh tông mà vào Chấn Đán (Trung Hoa), cùng hàng nghĩa học, dứt tâm bén nhọn đua tranh đó. Có vậy, cùng hàng học giả chỉ thẳng tâm thọ mà khỏi phải khổ nhọc chương cú, có đó. Cùng hàng phàm phu học giả tỏ ngộ từ nơi khác mà chỉnh định, nghiệm đó có phải chăng, có đó. Cùng với hàng chuyên dùng chánh tông mà được hỷ, suốt hơn năm trăm năm, số người như thế đông nhiều không thể tính kể, mà nêu chánh ấn của Đức Như Lai để lại cho đời sau, hẳn ứng nghiệm, vi chỉ ấy cũng chẳng công hiệu ư? Đức của Tổ sư trùm khắp nơi đời. Đó cũng là thấu đạt vậy, nhưng chánh tông rất vi diệu rất bí mật, hẳn phải chứng đắc chân chánh Đạo nhãn mới thấy. Giả sử dùng ý để giải và gượng biện giải, tuy càng biện giải thì càng sai lầm vậy. Tôn giả Long Thọ nói trong luận rằng: “Nếu phân biệt ức đoán tưởng tượng tức là lưới ma, chẳng động chẳng tựa nương, đó là Pháp sư. Đợi ông đến lúc nào lắng sạch tâm phân biệt hý luận, mới có thể tin chỗ truyền ngoài giáo của tôi là thật pháp ấn của Phật vậy”. Lại hỏi: “Đã nói là truyền riêng ngoài giáo thì hẳn là không liên quan với giáo, mà ông nêu dẫn lời của kinh Niết-bàn làm chứng cứ, há đó là thích nghi ư? Đáp: “Đúng vậy, ý ấy tuy truyền riêng ngoài giáo, mà việc ấy hẳn nêu chỉ trong giáo, cũng có nghĩa là diệu tâm đó, tôi đã thường truyền đó vậy. Ai cho là không liên quan với giáo ư? Và tôi nêu dẫn trong kinh Niết-bàn cũng chẳng phải vậy ư? Viễn Công nói: “Đã chẳng phải chỗ phân của danh bộ, cũng chẳng vượt thoát ra ngoài đó được, riêng có tông minh vậy”. Lời nói đó có thể nghĩ suy vậy. Lại hỏi: Ông cho rằng hẳn đời đời truyền trao thọ nhận tâm ấn, trọn làm nêu nêu chánh ấn ứng nghiệm. Sao tương thừa xưa trước đến đời Tào Khê (Tuệ Năng) mà Tổ ấy bèn dứt tuyệt ư? Đáp: Tổ đâu quả thật dứt tuyệt ư? Chỉ vì chánh tông lưu truyền vào Chấn Đán (Trung Hoa), đến đời Tào Khê, trải qua thời gian đã lâu, người tập học biết pháp đó, cơ duyên thuần thục đông nhiều, chánh tông được dùng truyền rộng khắp, tuy chi phái càng phân mà lớp lớp tương thừa, cũng mỗi tự làm Tổ đó, dùng pháp mà lần lượt cùng nêu chánh ấn ứng nghiệm, nào từng khuyết mất, cũng như trăm dân trong thế tục được dòng họ mỗi tự làm nhà mình, mà con cháu tương thừa tiếp nối làm ông cha thì chưa từng không vậy. Chỉ tương thừa pháp này tuy có chi Tổ mà chẳng như sự hưng thạnh của Chánh tổ vậy. Lại hỏi: “Tôi dùng giáo mà cũng có thể thấy đạo, sao hẳn phải chỗ truyền của Tông ông mới lấy làm thấu đạt ư? – Đáp: Ông hẳn dùng giáo mà thấy đạo, tức là Thây thuyết, chẳng phải là thấy đạo. Phàm, thật thấy đạo, chỗ gọi là cùng tột lý vậy. Cùng thì hay biến, biến thì hay thông, khéo biến thông đó mới thấy đạo vậy. Phàm Biến mà thông đó thì mới đầu phát xuất từ chánh tông của Tôi vậy. Phật tử giả sử có khả năng biến thông tức là đã dự ở Tông tôi vậy, sao cho rằng “vào hẳn phải chỗ truyền của tông ông mới là thấu đạt ư?” Huống gì bọn ông chưa biết biến, đâu thể là Thấy đạo ư? Viễn Công nói: “Hoặc sắp kịp mà chẳng thấu đạt, hoặc giữ phương mà chưa biến”. Có nghĩa như ông vậy ư? Như vua trong đời đời là Thánh hiền của càng hàng Vương hầu khanh tướng sĩ phu đại nho, phục ứng mà suy kính Tông môn này, không thể ghi lại hết, đại khái như vua Thái Tông (Triệu Quýnh 976-998), vua Chân tông (Triệu Hằng 998-1023) trong thời Bắc Tống chúng ta đều duyệt ý rất sâu mầu. Và Hoàng Đế Chương Thánh có làm thơ Tu Tâm rằng:

“Sơ Tổ truyền thiền ở Thiếu lâm
Chẳng truyền kinh giáo, chỉ truyền tâm
Người sau nếu ngộ chân như tánh
Mật ấn nguyên do diệu lý mầu”.

Mãi đến nay mà Hoàng thượng lưu thần, càng chuyên làm kệ làm tụng, mới lưu bố trong thiên hạ, lại làm biểu đồ của Tổ sư truyền pháp trao y, để chỉnh định Tông tổ đó vậy. Trong Đường Thư (Đường thư của Lưu Húc) nói: “Đạt-ma vốn vì hộ trì nước nhà mà xuất gia; vào Nam Hải được diệu pháp Thiền tông từ Đức Phật Thích-ca văn tương truyền có pháp y bình bát làm chứng ký, vì đời cùng truyền trao thọ nhận”. Tướng Quốc Bùi Hưu làm văn bia truyền pháp của Khuê Phong (Tông Mật), viết rằng: “Đức Thích-ca Như Lai sau cùng đem chánh pháp nhãn tạng giáo phó cho Đại Ca-diếp, khiến Tổ Tổ tương truyền riêng hành hóa nơi đời chẳng riêng đối với Ca-diếp mà cả ngoài người trời, Thanh văn Bồ-tát vậy. Từ Ca-diếp đến Đạt-ma cả thảy có hai mươi tám đời Tổ sư, Đạt-ma truyền trao đó lại đến đời Tuệ Năm làm Tổ sư thứ sáu ở Trung Hoa”. Xưa kia, Lại Bộ Lý Hoa thường tập học biết đến Chỉ quán của Thiên thai, đến lúc Thiền sư Phạm Nhiên cùng chư Tăng bảo Lý Hoa làm văn bia Thiền sư Lãng ở Tả Khê. Trong văn đó mở đầu dẫn nêu Bồ-đề-đạt-ma, nói rằng hai mươi chín đời Tổ sư tương thừa, Đại Ca-diếp truyền Phật tâm Phật pháp, chưa nghe có người chẳng phải đó. Và, Khải Công -Trí Gaỉ ở thời nhà Tùy cũng thường nêu dẫn nghĩa Từ Tùy ở trong “Thiền Kinh” để chứng minh Tứ-tất-đàn của giáo đó. Như Trí giả đặc biệt hay phân rành tứ giáo, là chẳng phải đại Pháp sư của đời vậy, giả như Đàm-ma-đa-la, Đạo đó chẳng đến, người đó chẳng phải tổ, kia đâu chịu suy lời nói đó mà làm chứng cứ ư? Đại sư Huyền Giác -Vĩnh Gia vốn học Tam quán Thiên thai, Nghĩa giải tinh tu gần như là bậc Dị Tăng (Huyền giác học sở chứng Tam quán, trông thấy ở “Thiên thai tứ giáo nghi” và “Vĩnh Gia tập”). Đến lúc trước thuật “Chứng Đạo Ca”, mới nói: “Sáng ngời Phật sắc Tào Khê phải”. Quốc sư Trừng Quán ở Thanh lương cũng là bậc đại Pháp sư, thường nói rằng: “Quả hải lìa niệm mà tâm truyền”. Khuê Phong mới giải thích rằng: “Đó tức là ý của Đạt-ma dùng tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự vậy”. Thiền Nguyên thuyên giải Tổ Đồ, nói rằng: “Quán Công thường tham hỏi Đại Thiền Đức rằng: “Phù bôi (bát nối)”. Hoặc nói: “Lại học nơi Thiền sư Vong Danh (mất tên) ở Ngũ đài nên lời nói ấy mới như vậy”. Đại Luật sư pháp thân ở Duy dương cũng nói: “Chỉ quán của Thiên thai (Trí Giả) bao gồm hết thảy nghĩa kinh, pháp môn Đông sơn là hết thảy Phật thừa”. Nếu như Chánh tông chúng ta, Đạo đó chẳng lớn đến cùng, mà ba Đại Thánh nhân trong triều đại Bắc Tống đâu có thể chịu theo phụng sự hưng thạnh như thế ư? Từ xưa, các người dự theo đó như Tổ sư Dung ở Ngưu đầu, như An Công, Tú Công, Đại sư Nhất Hạnh, Khuê Công ở Tung sơn, như Quốc sư Nam Dương, Tha Đại Tịch ở Giang tây v.v… các vị như thế không thể tính lường hết, đều là những bậc Đạo phong thiên hạ, Đức suốt thần minh, tuy muôn thừa bái phúc tôn kính mà chẳng tự mừng vui, cao vời như trụ tản, dòng họ Phật muôn đời tỏa sáng đại giáo. Đó cũng có thể dùng bói đoán pháp ấy như thế nào vậy. Và, giả sử Đạo ấy cực huyền, các học giả kia chẳng thể thấy đó, sao chẳng xét nghĩ chút ít. Nay chí Thánh thiên tử cùng các Đại sư nghĩa học ở thời nhà Tùy nhà Đường, với ý việc làm đó dùng tự cảnh tỉnh ư?

Mới đầu, Luật sư Đạo Tuyên vì Đạt-ma, dự làm cao Tăng tập thiền, hàng phục đó đã lắm, lại chẳng liệt xếp Đạo Tuyên tiếp thừa tông Pháp sư, mịt mờ thường khổ hoạn bất công đó, đến trong thời Bắc Tống chúng ta, Sa-môn Tăng lục Tán Ninh kế thừa Đạo Tuyên, làm truyện. Tán Ninh bình phán về Tam giáo, mới nói: “Tâm giáo nghĩa thêm (có nghĩa là kinh luật luận tam thừa là hiển giáo, Du già năm bộ pháp Mạntrà-la là Mật giáo, Thiền tông chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật là tâm giáo vậy) nhiều nên luận đó hành tập Thiền khoa”. Rất tôn quý tông của Đạt-ma, nói rằng: “Tu chứng như vậy là Tối thượng thừa thiền. Thiền là vì vật vậy. Thiền đó lớn vậy thay. Chư Phật đắc đó mà lên Đẳng giác Diệu giác. Các môn dẫn dắt nhanh chóng, không gì qua đây vậy”. Đến lúc khảo xét về “Thứu phong Thánh hiền lục” do Tán Ninh biên thuật, tuy luận về Tổ tông truyền pháp, bởi cũng nương tựa “Bảo Lâm Truyện” vá “Phú Pháp Tạng Truyện”, chẳng có khác rộng, nhưng điều quyết đoán trong đó phù phiếm, phải quấy chẳng rõ ràng, trọn chẳng thể suy tầm sâu vào đại kinh đại luận mà nghiệm thật ý Phật, khiến người học ở đời sau càng vì đó cùng nghi ngờ. Đó cũng là hai sở đoản của người xưa vậy. Mới đến nay, tông môn tuy suy. Các bậc thầy mô phạm tiêu biểu lẫn lộn, ít tìm được người đó, mà người học kia có biết tự phải tôn trọng kính phụng ý Phật Thánh xưa trước, đâu nên cầu suy đó, nhân không người chẳng đoái hoài đại tông đại tổ đó, mà khuấy loạn sự thể pháp môn ư? Đó có thể gọi là có biết ư? Sách thế tục nói rằng: “Tứ, ông mến quý dê của ông, ta mến lễ đó”. Đó cũng là người chính xác quên Đạo Thánh nhân vậy. Người học kia cũng ít nên tư duy đó.

Mới đầu, Đạo của Đạt-ma hiển bày ở Bắc Ngụy, mà vua Võ Đế (Tiêu Diễn ở Nam Lương 502-550) viết thư gởi đến Bắc ngụy rằng: “Cùng đội nhờ ân quán âm phân hóa”. Lại nói: “Đại sư Thánh Trụ”, Pháp sư Tuệ Viễn trong lời tựa “Thiền Kinh”, viết rằng: “Chẳng phải bậc Đạo suốt Tam thừa, trí thông thập địa, ai có thể Thiện Sinh huyền căn ở pháp thân, Quy tông một nơi vô tướng”. Như vậy, thì Đạt-ma quả thật Thánh nhân vì vua Võ Đế thời Nam Lương tôn quý, là Hiền Thánh của Viễn Công. Sự tôn xưng của những vị đó cũng đáng tin được vậy. Tôi thấy đó, liền lấy Đạt-ma làm đùa cười, sao đó không biết lường vậy. Như Đạt-ma xuất hiện đời sau của Đức Phật, mới xưng là Thiền kinh”. Bởi đó tham cứu các kinh, mới đầu muốn dùng lời Phật làm lượng để để khơi phát tâm tin của người sau vậy. Nên trong lời tựa của Viễn Công viết rằng: “Nhóm rút cốt yếu của các kinh, để khuyên phát Đại thừa”. Lấy đó chứng minh vậy.