TRUYỆN A DỤC VƯƠNG

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư An Pháp, nước An Tức.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

NHỮNG NHÂN DUYÊN KHÁC VỀ ƯU-BA-CẤP-ĐA

Khi Đức Phật nói kệ xong thì nhập Niết-bàn. Chúng Tăng khởi xây tám tháp xá-lợi. Tháp thứ chín, mười thì đựng tro than. Thích Đềhoàn Nhân và Tứ Thiên vương, đem kỹ nhạc, hương hoa, mạt hương, đồ hương đến cúng dường xá-lợi và nói:

– Đức Phật trước khi Niết-bàn đã phó chúc cho ta, vậy từ nay về sau phải hộ trì Phật pháp.

Đế Thích bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

– Ngươi nên hộ trì Phật pháp tại hướng Đông. Lại bảo Tỳ-lâu-lạc:

Ngươi hộ trì ở hướng Nam.

Lại bảo Tỳ-lâu-bác-xoa:

– Ông nên ủng hộ Phật pháp tại phương Tây. Bởi đời vị lai có ba vua tà kiến hủy diệt đạo pháp. Đức Phật đã thọ ký, các ông nên giữ gìn.

Sau khi Đức Phật diệt độ, có vô số chư vị La-hán cũng nhập Niếtbàn. Chư Thiên ở trên không trung, đồng thanh lớn tiếng:

– Chư đệ tử đều đi theo Đức Phật. Ngọn đàn pháp đã gần hủy diệt. Nếu không hội tập tụng lại Tam tạng kinh điển, thì khi chư vị La-hán nhập Niết-bàn thì Phật pháp cũng diệt.

Thích Đề-hoàn Nhân đem Tứ Thiên vương và Thiên chúng, đến chỗ ngài Ca-diếp cúi đầu làm lễ thưa:

– Giáo pháp Đức Như Lai, phó chúc lại cho Tôn giả, Tôn giả nên tu tập pháp nhãn. Để cho ngàn năm sau, các chúng Thiên nhân đều được lợi ích.

Ngài Ca-diếp bay lên hư không đánh kiền chùy, cả ba ngàn thế giới đều nghe. Năm trăm vị La-hán liền tụ tập lại trong thành Câu-thina.

Ngài Ca-diếp hỏi A-na-luật:

– Chư Bồ-tát có ai chưa đến không?

A-na-luật đáp:

– Duy chỉ có Tôn giả Kiều-phạm-ba-đề, ở tại cung Thi-lợi-sa là chưa đến.

Ngài Ca-diếp hỏi:

– Hôm nay tụ chúng có ai là Hạ tọa không?

Ngài Phất-na đáp:

– Có tôi là Hạ tọa.

Tôn giả hỏi:

– Ông có theo Tăng như pháp học không?

Phất-na thưa:

– Dạ có tùy thuận.

Tôn giả nói:

– Lành thay! Ông có thể làm bậc Hạ tọa trang nghiêm chúng Tăng.

Nay ông có thể đến cung trời Thi-lợi nói với Kiều-phạm-ba-đề rằng:

– Ngài Ca-diếp và chúng Tăng có việc tăng sự cho gọi ngài gấp.

Phất-sSa liền đến cung Thi-lợi-sa mà thưa với Tôn giả Kiều-phạm-ba-đề:

– Ngài Ca-diếp và chúng Tăng đợi ngài.

Tôn giả nói:

–Trưởng lão! Ông nên nói là Đức Như Lai và chư Tỳ-kheo đang đợi. Sao lại nói Ca-diếp và chư Tỳ-kheo. Vì Phật không nhập Niết-bàn. Dừng để ngoại đạo nhân đây phá hoại Phật pháp và các ác Tỳ-kheo cũng sẽ phá Phật pháp.

Phất-na thưa:

–Đức Như Lai đã nhập Niết-bàn. Cầu pháp đã bị hoại, núi Tu di cũng đã băng. Chư Thanh văn ở Kiền-đà-sơn cũng nhập diệt.

Tôn giả nói:

–Đức Như Lai vẫn còn ở cõi Diêm-phù-đề thì ta có thể đến đó. Nay Phật đã nhập diệt, cõi Diêm-phù-đề trở thành hoang vắng không an vui. Ta làm sao đến đó được. Nay ta cũng muốn nhập Niết-bàn. Ta nay hướng về đó đảnh lễ ngài Ca-diếp và chúng Tăng. Nói xong liền nhập Niết-bàn.

Phất-na trở lại cõi Diêm-phù-đề, đến trong chúng Tăng thưa với Thượng tọa:

– Kiều-phạm-ba-đề đã lạy Thượng tọa và Tăng chúng mà nhập Niết-bàn rồi.

Đến đây thì chư Thượng tọa liền nói:

– Đại tướng đã mất thì hàng tiểu tướng cũng không còn. Chư Lahán thì phần nhiều cũng theo Đức Phật nhập diệt.

Ngài Ca-diếp liền ra lệnh cấm:

– Chưa kết tập pháp tạng thì không cho chư Tỳ-kheo nhập Niếtbàn.

Ngài bèn tập hợp năm trăm vị La-hán cùng hòa hợp để kết tập kinh tạng.

Lại bảo A-nan:

– Ông là đệ tử Đa văn đại trí tuệ của Đức Phật. Thường theo Phật tu hạnh thanh tịnh, có đầy đủ tri kiến tối hậu, làm lợi ích cho Phật pháp, mà Đức Phật đã từng khen ngợi.

Tôn giả lại bảo Tỳ-kheo:

– Phật nhập Niết-bàn rồi, mọi người tu tập tại đây làm huyên náo sẽ ngăn ngại chúng ta. Vậy thì nên tìm chỗ yên tịnh để tuyển tập lại kinh pháp. Thế là cùng năm trăm La-hán đi về thành Vương xá.

Tôn giả A-nan đem đệ tử là Phất-xỉ du hành lên tọa lạc Ba-lợixà. Mọi người ở trong tụ lạc đều buốn rầu ảo não. Ngài A-nan thấy vậy khởi lòng thương xót mới đăng tòa thuyết pháp để dẫn giãi những yếu chỉ cần thiết.

Khi đó đệ tử là Ba-xà-phất-đa thấy Tôn giả vẫn chưa đắc quả, liền hướng về ngài nói kệ:

An định dưới gốc cây
Tịch diệt chứng Niết-bàn
Cù-đàm nên nhập định
Chớ tu hành phóng dật
Không lâu đắc tịnh diệt
Niết-bàn pháp thanh tịnh.

A-nan nghe bài kệ thì tỉnh ngộ. Ngay đêm đó đi kinh hành tọa thiền nhập định. Hôm sau vừa hừng sáng, định đặt lưng xuống đất nằm nghĩ, đầu chưa đụng gối thì thoát nhiên đại ngộ chứng A-la-hán. A-nan liền đi về thành Vương xá. Tôn giả Ma-ha Ca-diếp cũng đem năm trăm vị La-hán đến thành Vương xá.

Vua A-xà-thế, con của bà Vi-đề-hy nghe Tôn giả đến, liền cho sửa soạn thành trì, tu bổ lại đường xá. Vua cũng ra khỏi thành cung nghinh. Ngày trước vua vì lòng bất tín, nên khi gặp Đức Phật tự ném mình xuống chân voi. Nay gặp Tôn giả, cũng ném mình như thế. Ngài Ca-diếp dùng thần lực đỡ nên vô hại. Tôn giả nói với vua:

– Thần túc Như Lai thật vô cùng, hàng Thanh văn không thể sánh bằng, Thanh văn công phu thật lực mới có thần túc. Từ nay về sau nếu thấy Tỳ-kheo thì chớ có ném mình xuống chân voi như thế mà nguy hại.

Vua thưa:

– Xin vâng lời Tôn giả.

Vua A-xà-thế cúi lạy xuống chân Tôn giả, xong đứng dậy chắp tay thưa:

– Đức Như Lai nhập Niết-bàn tôi không được trông thấy. Nếu Tôn giả nhập Niết-bàn thì xin cho tôi được thấy.

Tôn giả nói:

– Được.

Hứa khả với vua rồi, vua lại nói:

– Ta nay muốn kết tập pháp nhãn của Như Lai. Xin Đại vương vì ta mà làm Đàn-việt.

Vua nói:

– Xin nguyện dâng cúng cho chư Tỳ-kheo trọn đời các vật thức y cụ phòng xá thuốc men.

Tôn giả Ca-diếp ấn khả nhận lời, sau đó đi đến rừng Trúc suy nghĩ:

– Nơi đây nhiều phòng xá lại đông chúng Tăng. Có thể làm phương hại. Nơi hang Tát-bát-la phòng xá cũng đủ dùng. Ta nay nên đến đó mà tụng tập pháp nhãn.

Thế là Ca-diếp cùng năm trăm vị La-hán đi đến hang Tát-bát-la. Trãi tọa cụ xuống ngồi và bảo:

– Các Tỳ-kheo sau cùng thường ít có ghi nhớ. Chúng ta nên kiết tập bằng kệ cho dễ nhớ. Mỗi sau bữa ăn thì bắt đầu kiết tập.

Lúc này năm trăm vị La-hán đã vân tập đủ. Chư vị hỏi:

– Chúng ta nên tụng tập pháp nào trước?

Tôn giả đáp:

– Tụng Tu-đa-la trước.

Chư Tỳ-kheo nói:

– Nay trong chúng này ai có thể tụng lại Tu-đa-la?

Tôn giả A-nan là bậc Đa văn đệ nhất, các pháp tạng Tu-đa-la, A-nan đều lãnh thọ ghi nhớ hết. Chúng ta nên thỉnh A-nan trùng tuyên lại.

Liền bảo A-nan:

– Ông thông suốt hết pháp tạng Tu-đa-la mà Đức Phật đã nói ra. Lấy sự đa văn để ruồng bỏ hết duyên đời, giữ gìn pháp tạng duy chỉ có mình Ngài. Nay kiết tập pháp bảo, ông nên tuyên tụng lại.

A-nan nghe nói vậy trước pháp tọa, quan sát tâm của đại chúng mà nói kệ rằng:

Tỳ-kheo chỗ hành đạo
Lìa Phật không trang nghiêm
Giống như trong hư không
Tinh tú không bóng trăng
Tăng chúng không có Phật
Bỉ lậu cũng như thế.

Nói xong kệ thì năm vóc sát đất lễ Thượng tọa, rồi bay lên tòa cao thưa:

– Có Tu-đa-la nghe chính Đức Phật nói, có Tu-đa-la nghe từ Thanh văn nói ra.

Tôn giả hỏi:

– Lúc đầu Đức Phật nói Tu-đa-la tại chỗ nào?

A-nan đáp:

– Tôi nghe nghe vầy, một thời Đức Phật ở tại trú xứ Cổ tiên trong vườn Lộc giả, thành Ba-la-nại. Vì năm trăm vị Tỳ-kheo mà ba lần chuyển pháp luân, rộng nói pháp Tứ diệu đế… Tôn giả Kiều-trần-như suy nghĩ:

– Xưa Đức Phật vì bọn ta mà nói pháp này, nay A-nan nói lại đều không khác.

Tôn giả liền từ tòa đứng dậy, bước xuống đất nói kệ:

Than ôi! Các chúng khổ
Khuấy động như trăng nước
Không bền như ba tiêu
Như bóng nhiều hình huyển ảo
Như Lai đại dõng mãnh
Công đức khắp Tam giới
Do vì gió vô thường
Bay đi mà không trụ.

Năm trăm vị La-hán nghe nói kệ này liền từ tòa khởi dậy bước xuống đất ngồi. Tôn giả Ca-diếp bảo chư Tỳ-kheo:

– A-nan tuyên tụng lại có đúng không?

Đáp:

– Thưa đúng.

A-nan sau đó nói lại hết tạng kinh Tu-đa-la.

Tôn giả Ca-diếp nghĩ:

– Nay ai sẽ tụng lại tạng Tỳ-ni.

Lại nghĩ đến Tôn giả Ưu-ba-ly. Đức Phật thường nói vị nầy là bậc trì Luật đệ nhất. Tất cả tạng Tỳ-ni vị nầy đều lãnh thọ đầy đủ từ Đức Phật. Nay nên bảo Ưu-ba-ly tụng lại.

Ma-ha Ca-diếp liền hỏi Ưu-ba-ly:

– Ông thọ trì tạng Tỳ-ni, nay có thể tụng lại?

Ưu-ba-ly đáp:

– Được.

Ca-diếp hỏi:

– Đức Phật nói Tỳ-ni lúc đầu ở chỗ nào?

Đáp:

– Tại nước Tỳ-xá-ly, nhân do Tu-đạt Già-lan-đà-tử mà chế giới thứ nhất. Như thế lần lượt đến các giới sau đều rộng tuyên nói thành một tạng Tỳ-ni.

Tôn giả Ca-diếp nghĩ: Ta nay nên tự mình tụng Ma-đắc Lặc-giàtạng. Đó là bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Thánh đạo… phân ra làm bốn Nan hành đạo, bốn Dị hành đạo, Vô tránh Tam-muội, Nguyện trí Tam-muội… Thế luận ký, Kiết sử ký, Nghiệp ký, Định tuệ ký v.v… Chư trưởng lão gọi đây là Ma-đắc-la-tạng.

Kiết tập các pháp tạng xong. Tôn giả Ca-diếp liền nói kệ:

Pháp luân tối thượng nầy
Tế độ khắp quần sinh
Thập lực Tôn giả nói
Nên cần chuyên phụng trì
Pháp nầy là Minh đăng
Phá tan mọi tăm tối
Tàn lọng của vô minh
Nhiếp tâm chớ phóng dật.

Tôn giả A-nan nghĩ rằng: Đức Phật trước khi nhập Niết-bàn có nói: “Nếu bỏ bớt những giới vi tế thì tăng thêm an lạc. Ta nay nên hướng về chúng Tăng mà nói điều này.”

Tôn giả A-nan hướng về phía Thượng tọa nói:

– Tôi từng nghe Phật nói là xả bớt những giới vi tế thì tăng được an lạc.

Tôn giả Ca-diếp hỏi:

– Ông có hỏi Đức Như Lai những giới vi tế nào không?

Đáp:

– Không hỏi.

Ca-diếp nói:

– Ông không hỏi việc này, nên phạm tội Đột-kiết-la.

A-nan thưa:

– Tôi vốn ưu não cho nên không hỏi, tôi thật xấu hổ vì đã không hỏi.

Ca-diếp bảo:

– Ông cũng có lỗi, khi Đức Phật sắp nhập Niết-bàn có bảo ông đi lấy nước uống, mà ông không chịu lấy.

A-nan đáp:

– Tôi thật xấu hỗ vì không chịu lấy nước. Vì lúc bấy giờ, có năm trăm cỗ xe vừa lội qua làm nước đục cho nên tôi không lấy.

Lại nói:

– Ông cũng có tội là khi theo sau Đức Phật lại giẫm chân lên y Kim sắc của Đức Phật.

Đáp:

– Tôi thật là xấu hỗ, vì lúc đó không có vị Tỳ-kheo nào đứng gần cầm lấy y này cùng tôi.

Ca-diếp đáp:

– Nếu không có người cùng nắm y, thì sao ông không ném lên hư không cho chư Thiên cầm lấy. Lại nữa, ông cũng có tội khi Đức Phật nói: Nếu có Tỳ-kheo khéo tu đức như ý túc thì sẽ thọ mạng một kiếp rưỡi.

Trong pháp bốn Như ý túc Đức Phật đã nói ba lần, mà ông vẫn im lặng, không chịu cầu thỉnh Đức Phật trụ thế lâu đời. Do đấy mà ông cũng phạm Đột-kiết-la.

A-nan đáp:

– Tôi thật đáng xấu hổ.

Bấy giờ vì ác quỷ che mờ tâm khiến cho tôi không nghe lời Đức Phật nói.

Lại bảo:

– Ông cũng có tội, vì đã cho người nữ thấy được ẩn tướng của Đức Phật khi Niết-bàn.

Đáp:

– Tôi thật xấu hổ vì đã để cho người nữ thấy ẩn tướng của Đức Như Lai. Bởi vì tôi muốn cho họ nhàm chán thân nữ mà cầu thân nam tử.

Lại nói:

– Ông cũng có tội. Ngày trước ông khẩn cầu xin Đức Như Lai điều này, là vì tôi nghe trong quá khứ chư Phật đều có bốn bộ chúng, nên mới ân cần cầu thỉnh. Tôn giả Ca-diếp dạy cho A-nan tác pháp lục Độtkiết-la sám hối xong liền bảo chư Tỳ-kheo:

– Chúng ta không nên bỏ những giới vi tế. Vì sao? Vì có Tỳ-kheo nói thất Diệt tránh là giới vi tế. Lại có vị cho pháp học chúng là giới vi tế. Lại có Tỳ-kheo nói pháp tứ Ba-la-đề-xá-ni là giới vi tế. Lại có Tỳkheo cho Ba-dật-đề là giới vi tế, nên bỏ hết các giới vi tế nầy. Có vị lại bảo nên bỏ hai pháp bất định, mười ba việc, nhẫn đến tứ sự đều xả bỏ. Ngoại đạo mà nghe được sẽ cho là Sa-môn Cù-đàm, pháp tu như mây khói. Khi Đức Phật còn tại thế thì tu trì giữ giới, còn khi Đức Phật nhập Niết-bàn rồi, thì muốn trì thì trì, muốn bỏ thì bỏ.

Tôn giả Ca-diếp bảo chư Tỳ-kheo:

– Như Lai từng nói rằng: Những gì cần chế giới thì ta đã nói hết. Những gì không chế giới thì cẩn thận chớ có chế. Nay những gì ta nói đều không thêm không bớt. Chư Tỳ-kheo nên giữ gìn giới này, để cho thiện pháp ngày càng tăng trưởng, các pháp bất thiện vĩnh viễn tiêu diệt. Vì nghĩa này mà Đức Phật chế giới. Vì vậy phải nên hộ trì, để cho chánh pháp được cửu trụ.

 

NHÂN DUYÊN NGÀI MA-HA CA-DIẾP NHẬP NIẾT-BÀN

Tôn giả Ma-ha Ca-diếp kết tập Tu-đa-la và A-tỳ-đàm xong, nhập vào nguyện trí Tam-muội quán sát pháp tạng có gì khiếm khuyết không. biết là không còn khiếm khuyết gì. Năm trăm vị La-hán cũng nhập nguyện trí mà quán xét.

Ca-diếp tự nghĩ: Đức Như Lai là bậc Đại Thiện Tri Thức của ta, vậy cần phải báo ân Đức Phật. Báo ân xong thì những gì muốn làm ta đã làm xong. Vì sự lợi ích của các pháp mà cùng tu phạm hạnh, vì chúng sinh mà làm nhiều lợi ích, muốn khai thị chúng sinh đời vị lai mà tưởng đại Bi. Muốn cho các pháp được lưu truyền không dứt. Vì người không biết tàm quý mà làm pháp Yết-ma. Vì người biết tàm quý làm pháp an lạc. Như thế chính là báo ân của Đức Phật.

Lại suy nghĩ: Ta nhiều năm đối với thân già yếu này rất nhàm chán. Giờ Niết-bàn đã đến. Tôn giả Ca-diếp đem phó chúc lại cho Anan mà nói rằng:

– Này Trưởng lão A-nan, Phật đem giáo pháp phó chúc cho ta. Ta nay muốn nhập Niết-bàn nên phó chúc lại cho ông, ông phải giữ gìn.

Ngài A-nan thưa:

– Xin thọ giáo Đức Thế Tôn, trong thành Vương Xá có một trưởng giả có đứa con trai, khi sinh ta đã có vải Thương-na khoác sẵn trên người, cho nên đặt tên là Thương-na, tức Thương-na-hòa-tu. Người này lớn lên đi vào biển tìm báu vật.

Ca-diếp nói với A-nan:

– Thương-na-hòa-tu phát ý nguyện đi ra biển khi trở về muốn thiết lập hội cúng dường chúng Tăng, khi lập hội xong ông nhớ độ cho vi ấy xuất gia và giáo lạii giáo pháp. Ngài Ca-diếp phó chúc cho A-nan xong liền suy nghĩ: Nay ta đối với lòng đại Bi khổ hạnh khó làm Bà-già-bà Thiện tri thức tu vô lượng tịnh thiện công đức để đạt được chỗ chân diệu xá-lợi. Tiếp đến Tôn giả đảnh lễ tháp Đức Phật. Lần lượt lễ tháp Đức Phật xong, Tôn giả lại lên cung trời Đế Thích đảnh lễ răng Đức Phật. Lúc này Thích Đề-hoàn Nhân cùng chư Thiên đến cúng dường lễ lại Tôn giả Ca-diếp.

Sau đó trời Đế Thích thưa:

– Tôn giả hiện nay muốn đến cúng dường xá lợi để nhập Niết-bàn, cho nên mới đến đây.

Tôn giả đáp:

– Ta muốn lễ bái răng Đức Phật, cùng tóc, mão thiên và bình bát của Đức Như Lai. Nay ta đến cúng dường lần cuối.

Trời Đế Thích và chư Thiên nghe xong thì rất áo não. Thích Đềhoàn Nhân cung kính dâng răng Đức Phật cho Tôn giả. Tôn giả đem hoa Chiên-đàn Mạn-đà cúng dường răng Đức Phật, cúng dường xong Tôn giả bảo chư Thiên tinh tấn chớ có phóng dật. Sau đó, trưởng lão trở về thành Vương xá. Bấy giờ, A-nan nhận lời phó chúc xong, sợ Tôn giả Niết-bàn mà không thấy, cho nên luôn đi theo bên cạnh không xa rời.

Tôn giả bảo A-nan:

– Ông nên đi riêng một mình vào thành khất thực để làm ba điều thiện.

  1. Có sắc mạo chân thật.
  2. Đa văn chân thật, khiến cho người nghe không nhàm chán.
  3. Tên của A-nan cũng được lợi ích chân thật.

Bấy giờ Tôn giả A-nan vào thành khất thực. Chợt nhớ đã hứa về thăm vua A-xà-thế trước khi nhập Niết-bàn. Tôn giả liền đi vào cung vua.

Người giữ cửa nói:

– Vua đang ngủ nên tôi không dám đánh thức.

Tôn giả nói:

– Khi vua thức, ông nên nói lại là Tôn giả Ca-diếp muốn nhập Niết-bàn, nên đến để từ biệt vua.

Thế là tôn giả Ca-diếp đi đến núi Kê khước Tam nhạc, trải tòa cỏ mà ngồi kiết già, suy nghĩ: Ta nay đắp, mặc y phấn tảo của Đức Phật, tự trì bát của Đức Phật, cho đến khi Đức Phật Di-lặc ra đời chớ cho hủy hoại. Khi ấy, để cho đệ tử Di-lặc thấy thân ta mà nhàm chán ác đạo.

Tôn giả lại nghĩ:

– Nếu vua A-xà-thế không thấy thân ta, thì sẽ hộc máu từ trên mặt xuống, mạng khó bảo toàn. Tôn giả Ca-diếp đã xả bỏ thân xác, chỉ lưu lại tiểu thọ, liền khi đó cả đại địa lục chủng đều chấn động.

Tôn giả Ca-diếp muốn nhập định liền nghĩ: Nếu A-nan và A-xàthế đến núi thì núi mở khiến cho được vào, khi trở về thì núi lại mở ra.

Thích Đề-hoàn Nhân đem vô số chư Thiên và hoa trời Mạn-trà-la, mạt hương đến cúng dường, xong núi liền đóng lại che thân Tôn giả.

Thích Đề-hoàn Nhân thấy Tôn giả xã bỏ báo thân thì lòng rất áo não.

– Như Lai Niết-bàn, sự khổ não chưa dứt. Nay Tôn giả cũng lại nhập Niết-bàn, sự khổ não cũng gấp bội.

Thần của hang Tất-bát-la nghe Tôn giả Niết-bàn liền nói:

– Ngày nay hang này trở thành hoang vắng, nước Ma-kiệt-đà cũng thành trống không, người bần cùng già khổ từ nay mất nơi nương tựa, không còn lòng từ mẫn xót thương của người làm cho lợi ích. Từ đây trở thành kẻ nghèo thiện pháp. Núi đã băng hoại núi pháp cũng chìm mất, cây pháp bị chặt phá, biển pháp thành khô cạn. Ngày nay cõi Ma đang vui sướng, còn chốn nhân thiên ai bi sầu não. Nói xong Thích Đề-hoàn Nhân cùng chư Thiên bay về cõi trời.

Tôn giả A-nan đi khất thực xong, liền tư duy sâu lắng về các pháp chư hành vô thường. Bấy giờ vua A-xà-thế nằm mộng thấy cây xà nhà bị gãy đổ, tỉnh dậy thì hoang mang lo sợ. Khi đó người giữ cửa vào tâu:

– Ngài Ca-diếp có đến từ giả vua để nhập Niết-bàn.

Vua nghe nói liến đau đớn té xỉu xuống đất. Người hầu lấy nước rửa mặt hồi lâu mới tỉnh. Vua liền đến vườn trúc lễ lạy Tôn giả A-nan mà thưa:

– Tôn giả ngày nay muốn vào Niết-bàn.

A-nan bảo:

– Tôn giả đã nhập Niết-bàn rồi.

Vua lại hỏi tiếp:

– Xin chỉ cho tôi biết thân xác của Tôn giả chỗ nào, tôi muốn cúng dường.

A-nan dẫn vua đến núi Kê túc. Khi vua đến thì núi tự mở ra. Vua và Tôn giả A-nan vào trong trông thấy ngài Ca-diếp ngồi bất động. Khắp thân mình và nửa đầu đầy ngập các loại hoa trời. Vua năm vóc lạy xuống đất. Sau đó đứng dậy cầm khúc khải Chiên-đàn, A-nan hỏi vua muốn gì?

Vua đáp:

– Muốn hỏa thiêu Tôn giả.

A-nan bảo:

– Tôn giả dùng đinh để trụ thân lại mà đợi Đức Phật Di-lặc ra đời nên không thể hỏa thiêu. Khi Đức Phật Di-lặc ra đời, chúng sinh đến núi này sẽ trông thấy Tôn giả. Lúc này mọi người sẽ nghĩ: Hàng Thanh văn thân nhỏ, Đức Phật kia chắc cũng nhỏ, như vậy nên tỏ ý xem thường. Ma-ha Ca-diếp liền bay lên hư không, biến hóa thân lớn thành mười tám lần, ngài Di-lặc cũng nói là Đức Phật Thích-ca cùng Tănggià-lợi đều biến hiện vô cùng như Ca-diếp.

Chín mươi sáu ức Sa-môn thấy được thân tuy nhỏ mà đạo đức thần thông sáng chói viên mãn như thế. Tự lấy làm hổ thẹn, liền dứt trừ tâm kiêu mạn mà chứng quả A-la-hán. Vua thiết lễ cúng dường rồi thì trở về, A-nan cũng theo ra. Sau khi hai vị đi ra khỏi, thì núi tự nhiên khép lại. Vua chắp tay bạch với Tôn giả:

– Khi Như Lai Niết-bàn, tôi đã không được thấy. Tôn giả Ca-diếp nhập Niết-bàn tôi cũng không được thấy. Vậy Tôn giả có Niết-bàn xin cho tôi được thấy.

A-nan nói:

– Được.

Khi đó Thương-na-hòa-tu từ biển trở về được bình an, liền đem trân báu đến Trúc lâm cúng dường. Lúc này Tôn giả A-nan đang đi kinh hành trước cửa tịnh xá. Thương-na-hòa-tu liền bước tới lễ lạy Tôn giả rồi đứng một bên thưa:

– Tôi có phát ý đi biển, nay bình yên trở về, vì chư Phật và chúng Tăng sẽ thiết lễ cúng dường. Nay Thế Tôn đang ở chỗ nào.

Tôn giả đáp:

– Đức Phật đã nhập Niết-bàn.

Nghe xong Thương-na-hòa-tu ngã quỵ xuống đất. Đem nước rửa mặt hồi lâu mới tỉnh dậy, lại hỏi các Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiềnliên, Ca-diếp ở chỗ nào?

Đáp:

– Các vị ấy cũng đã nhập Niết-bàn.

Thương-na-hòa-tu thưa:

– Thưa Đại đức! Tôi muốn vì chúng Tăng thiết lễ cúng dường.

Tôn giả bảo:

– Có thể tùy ý.

Khi làm xong, A-nan lại nói:

– Ông đã làm tài thí thì nay cũng có thể làm pháp thí.

Hỏi:

– Tôn giả muốn tôi làm pháp thí gì?

Tôn giả nói:

– Ở trong Phật pháp xuất gia chính là pháp thí.

Hòa-tu đáp:

– Được, con xin y giáo.

A-nan liền độ cho xuất gia và thọ giới Cụ túc, cho đến bạch tứ Yết-ma. Thương-na-hòa-tu nói, con vốn sinh ra đã mặc y Thương-na. Con sẽ mang y này suốt đời. Thế là tổng trì tám vạn bốn ngàn pháp tạng của ngài A-nan, chứng đầy đủ ba Minh sáu Thông rõ suốt cả Tam tạng.

Tôn giả A-nan ở trong vườn Trúc lâm nghe một vị Tỳ-kheo tụng pháp cú rằng:

– Nếu người sinh ra đời được một trăm tuổi, mà không thấy nước Cô quán, không bằng sống một ngày mà thấy nước Cô quán. Tôn giả A-nan đứng một bên thấy lỗi này liền nói:

– Đệ tử Đức Phật không nên tụng như vậy. Lời Đức Phật dạy là: Người sinh ra đời một trăm tuổi mà không giải thoát sinh tử, không bằng sinh một ngày mà được giải thoát sinh tử.

A-nan lại nói:

–Người Phật tử có hai hạng người hủy báng Phật: Một là người đa văn mà giải nghĩa lý rơi vào chỗ không có nhân quả. Hai là điên đảo mà giải nghĩa, đó cũng là tà độc. Nếu giải đúng chánh nghĩa thì chính là quả Niết-bàn.

Vị Tỳ-kheo này liền đến bạch với thầy:

– Tôn giả A-nan nói bài ấy không phải do Phật nói ra.

Vị thầy nói:

– Tôn giả A-nan vì già cả nên quên đấy thôi. Người cứ tụng y như vậy.

A-nan khi trở lại vẫn nghe vị Tỳ-kheo tụng như cũ, Tôn giả bảo:

– Ta đã bảo là đây không phải lời Đức Phật dạy. Ông không nghe à!

Đáp:

– Thầy Hòa thượng của con bảo là A-nan già cả rồi nên không nhớ và bảo con tụng y như vậy.

A-nan nghĩ:

– Nếu ta tự thân làm hay nói thì sẽ không được tin thọ. A-nan nhập định quán xem có vị Tỳ-kheo nào khiến cho Tỳ-kheo này thay đổi không? Nhưng thấy là không có ai có thể làm sửa đổi được. Những vị Tôn túc Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-diếp đều đã nhập Niếtbàn. Ta nay biết hướng về ai để nói điều này. Thôi ta cũng nên nhập Niết-bàn. Chư thiện hữu cùng học với ta nay đã nhập Niết-bàn từ lâu.

Vậy thì ta cũng chớ lưu lại thân với trụ xứ này nữa.

Tôn giả A-nan nói với Thương-na-hòa-tu:

– Đức Phật đem pháp phó chúc lại cho ngài Ca-diếp. Ngài Ca-diếp giao lại cho ta. Nay ta muốn nhập Niết-bàn, vậy ông nên truyền thừa gìn giữ, ở nước Ma-đột-la có núi Ưu-lưu-mạn-trà, ông nên lập tháp tự ở nơi đó.

Bấy giờ, có hai anh em nhà trưởng lão kia, một người tên Na-la, một người tên Bạt-lợi, Đức Phật nói đây là hai vị Đàn-việt, sẽ tại núi này tạo lập tăng phường A-lan-nhã. Ở nước Ma-đột-la, có con trưởng giả tên Cúc-đa, ông nên theo độ cho xuất gia. Phật đã thọ ký vị này, sau một trăm Đức Phật nhập diệt vị ấy sẽ làm Phật sự tại núi này, độ chúng vô lượng.

Thương-na-hòa-tu lãnh thọ lời dạy của ngài A-nan

Sáng sớm Tôn giả A-nan cầm y bát vào thành khất thực, mà khởi ý nghĩ: Vua A-xà-thế có cùng ta giao ước, nay ta phải đến từ tạ, liền đi đến cung vua nói với người giữ cửa:

–Vào thưa với vua là có Tôn giả A-nan đến.

Người giữ cửa vào thấy vua còn ngủ liền trở ra thưa là vua đang ngủ.

A-nan bảo:

– Ông vào đánh thức đi Đáp:

– Vua tánh rất hung dữ, nên không dám đánh thứcA-nan nói:

– Nếu khi vua thức thì bạch lại rằng: A-nan muốn nhập Niết-bàn nên đến đây từ biệt vua.

Tôn giả A-nan khất thực xong trở về suy nghĩ: Nếu ta ở thành Vương xá nhập Niết-bàn. Vua A-xà-thế cùng nước Tỳ-xá-ly không thuận nhau. Vua A-xà-thế sẽ không chia xá-lợi cho nước kia. Còn như ta đến nước Tỳ-xá-ly nhập Niết-bàn thì nước kia cũng không chia xá-lợi của ta cho A-xà-thế. Hai nước sẽ tranh giành nhau. Ta nên đến giữa sông Hằng mà nhập diệt. Vua A-xà-thế nằm mộng thấy cái bảo cái đang cầm bị người ta bẻ mất cái chuôi đi.

Vua thấy vậy thì rất sợ hãi, bèn tỉnh dậy. Người giữ cửa vào thưa là có Tôn giả A-nan đến từ biệt để nhập Niết-bàn. Vua nghe vậy thì buồn đau té xỉu xuống đất. Người hầu phải lấy nước rửa mặt hồi lâu mới tỉnh.

Vua vội hỏi:

– Tôn giả đã đi bao lâu. Đến chỗ nào để nhập Niết-bàn.

Lúc này có thần Trúc viên đến bảo vua:

– Tôn giả A-nan đến nước Tỳ-xá-ly để nhập Niết-bàn.

Vua nghe nói liền tụ tập bốn bộ binh, kéo đến bờ sông Hằng. Thần Trúc viên cũng đến nói với dân Tỳ-xá-ly. Tôn giả A-nan nhập Niết-bàn ở thành Viên xá dân Tỳ-xá-ly nghe nói cũng cử đại binh đến bờ sông Hằng. Thần Trúc viên cũng đến nói với dân Tỳ-xá-ly. Ngài Anan nhập Niết-bàn ở thành Viên xá. Dân Tỳ-xá-ly nghe nói cũng cử đại binh đến bờ sông Hằng.

Tôn giả A-nan đang ở trên thuyền nơi giữa dòng sông. Vua A-xàthế trông thấy Tôn giả thì đảnh lễ thưa:

– Ngọn đèn trong Tam giới là Đức Như Lai đã bỏ chúng tôi. Ngài là ngọn minh đăng để chúng tôi nương về. Nguyện xin lòng Từ mẫn chớ nhập Niết-bàn.

Dân Tỳ-xá-ly cũng lễ Tôn giả mà nói:

  • Tôn giả A-nan, nếu muốn nhập Niết-bàn xin đến nước Tỳ-xály.

Lúc nầy cả đại địa đều chấn động, có năm trăm vị tiên nhân có đầy đủ ngũ thông đều tư duy: Đất nầy do nhân duyên gì nay lại chấn động. Quán xét thì thấy A-nan nhập Niết-bàn nên mặt đất chấn động. Vị thủ lảnh tiên nhân liền dẫn năm trăm vị tiên kia đến chỗ A-nan, đảnh lễ dưới chân Tôn giả rồi thưa:

– Xin cho con được xuất gia.

A-nan nghĩ:

– Hàng đệ tử Thánh hiền của ta nên đến đây. Năm trăm vị A-lahán tự nhiên cũng đến.

Tôn giả A-nan biến dòng sông Hằng thành đất vàng, rồi xuất gia cho năm trăm vị tiên nhân và họ đều chứng quả A-la-hán. Thế là tiên nhân ở nơi giòng sông Hằng được thọ giới, lấy tên là Ma-điền-đề. Khi đã đắc quả A-la-hán liền làm lễ dưới chân Bồ-tát mà thưa rằng:

– Đệ tử cuối cùng của Như Lai là Tu-bát-đà đã nhập Niết-bàn trước Đức Phật. Con nay cũng là đệ tử cuối cùng của ngài, nên cũng muốn nhập Niết-bàn, không nở nhìn Hòa thượng nhập Niết-bàn trước.

Tôn giả A-nan nói:

– Đức Thế Tôn đem giáo pháp phó chúc cho ta rồi nhập Niết-bàn, vậy thì ông nên nước Kế tân mà khởi hưng Phật pháp. Phật đã thọ ký, sau khi ta Niết-bàn có Tỳ-kheo Ma-điền-đề hành trì Phật pháp tại nước Kế tân. Tôn giả A-nan đem giáo pháp phó chúc cho Ma-điền-đề xong, thì bay lên hư không, biến hóa khôn lường khiến cho Đàn-việt trông thấy thì rất hoan hỷ, gió lớn Tam-muội phân thân làm bốn phần. Một phần bay lên cung trời Đao lợi của Thích Đề-hoàn Nhân. Một phần bay lên Đại hải của long vương Ta-kiệt-la. Một phần đến nước của vua Axà-thế. Một phần đến nước Tỳ-xá-ly. Thế là bốn nơi đều xây tháp cúng dường.

 

NHÂN DUYÊN VỀ MA-ĐIỀN-ĐỀ

Ma-điền-đề nghĩ rằng: Hòa thượng A-nan phó chúc pháp cho ta, dạy ta đem pháp mà an định nước Kế tân. Lúc này, nước Kế tân có Đại long, trước nay đã từng ở đó. Ma-điền-đề liền đến nước Kế tân ngồi kiết già nghĩ rằng:

– Nếu ta không làm xúc não, thì rồng sẽ không chịu hàng phục.

Liền nhập định làm cho nước Kế tân bị chấn động. Rồng tức giận cũng làm sấm chớp mưa đá vân vũ tràn ngập. Tôn giả liền nhập từ bi tâm Tam-muội, làm cho điên đảo một giọt nước cũng không động đến y, huống gì là thân, hóa giải hết sấm chớp mưa đá thành ra hoa Bát-đầuma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lợi, hoa Ưu-bát-la, rồng liền tạo ra mưa kiếm dao búa và các khí trượng. Ma-điền-đề liền hóa thành bảy báu, lại hóa thành mưa cây đá núi, Ma-điền-đề hóa cây đá thành thức ăn y phục, rồng lại làm cho mưa lớn trong bảy ngày. Tôn giả hóa giải đưa nước vào trong biển lớn, rồng phun lửa muốn đốt Tôn giả, Tôn giả biến lửa thành chân châu, rồng lại hóa vô số rồng con, Tôn giả hóa vô số kim xí điểu. Rồng thấy kim xí điểu thì lo sợ đến chỗ Tôn giả nói:

– Tôn giả muốn gì?

– Ngươi có thể thọ Tam quy.

Rồng lại hỏi:

– Tôn giả muốn gì nữa?

– Cùng ta ở đây.

Rồng nói:

– Không thể ở cùng.

Tôn giả bảo:

– Đức Phật trước khi nhập Niết-bàn đã thọ ký đất này làm nơi an ổn để tọa thiền.

Rồng nói:

– Phật thọ ký chỗ nào?

Đáp:

– Chính là chỗ nầy.

Rồng:

– Muốn khoảng bao nhiêu?

Đáp:

– Muốn được một chỗ ngồi.

Ma-điền-đề liền hóa thân khắp cả nước Kế tân cùng ngồi.

Rồng hỏi:

– Dùng bao nhiêu đất?

Đáp:

– Tôi nay có nhiều chúng bạn.

Hỏi:

– Có bao nhiêu người?

Đáp:

– Có năm trăm La-hán.

Rồng nói:

– Nếu thiếu một người thì không được, Tôn giả nhập định quán coi có đủ năm trăm vị không? thì thấy đủ.

Sau đó đem vô số người đến xứ này tự lập ra thành ấp thôn xóm, Ma-điền-đề đưa người đến núi Hương sơn, muốn lấy các thứ trân báu đem đến nước Kế tân. Bấy giờ, Long thần ở Hương sơn đều ủng hộ.

Rồng hỏi:

– Cần bao nhiêu?

Tôn giả đáp:

– Tùy pháp trụ ở đời.

Lại hỏi tiếp:

– Phật pháp trụ bao lâu?

Đáp:

– Một ngàn năm.

Rồng nói:

– Ông tùy đó mà lấy.

Sau đó Ma-điền-đề lại nghĩ: Hòa thượng dạy ta đến nước Kế tân này để hoằng truyền Phật pháp. Nay đã xong ta nên nhập Niết-bàn. Tôn giả liền bay lên hư không biến hóa mười tám lần khiến cho Đànviệt đều sinh lòng hoan hỷ, cùng làm lợi ích mà tu phạm hạnh. Thí như nước hết lửa tắt, rồi nhập Niết-bàn. Đại chúng lấy củi chiên-đàn thiêu xong thu lấy Xá lợi xây tháp.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7