Tô Tức

Tô Tức
Chưa được phân loại

tô tức

Phật Quang Đại Từ Điển

(蘇息) Gọi đủ: Phù tô hưu tức. Giúp đỡ cho tỉnh lại rồi nghỉ ngơi. Tiếng dùng đặc biệt của tông Thiên thai. Nghĩa là từ quả vị tạm thời tiến lên mà chứng quả hoàn toàn rốt ráo. Trong 5 thời phán giáo do tông Thiên thai lập ra, thì thời Niết bàn thứ 5, trước thuận theo các căn cơ tạm thời, giảng nói lại đương phần của 4 giáo trước là Hoa nghiêm, Lộc uyển, Phương đẳng và Bát nhã để chứng quả tiệm tu tạm thời. Sau đó, từ khi nói dứt trừ sự sai khác giữa 4 giáo trước, đến lúc hòa nhập vào diệu lí Nhất thực viên dung, gọi là Phù tô hưu tức.Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết quyển 3, phần 4 (Đại 46, 244 trung) ghi: Về ý của Niết bàn, cả 4 giáo trong kinh ấy đều nói nghĩa thường trụ, cho nên ý gốc là ở Viên giáo, nhưng tạm thời dùng 3 giáo để đưa đến cảnh giới Nhất thực viên dung (Tô tức) chứ thực ra không lấy phương tiện làm cứu cánh. (xt. Truy Thuyết Truy Mẫn). TÔ TỨC XỨ I. TôTứcXứ. Pàli: Assàsaniyà dhamma. Chỉ cho phương pháp an úy (khuyên giải). Kinh Tạpa hàm quyển 41 (Đại 2, 298 thượng) ghi: Này nhân giả! Ông sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với pháp, đối với Tăng, dùng 3 Tô tức xứ này để truyền dạy. II. TôTứcXứ. Chỉ cho Niết bàn khôi thân diệt trí của Tiểu thừa. Cảnh giới thân, tâm đều dứt bặt này, đối với Tiểu thừa, chính là Niết bàn chân thật, nhưng đối với Đại thừa thì đó mới chỉ là hóa thành tạm thời được đặt ra, còn cần phải tu hành trải qua nhiều kiếp nữa mới thực sự chứng nhập Phật đạo. Kinh Thắng man (Đại 12,219 hạ) ghi: Nói A la hán, Bíchchiphật quán xét giải thoát, đạt đến chỗ rốt ráo của 4 trí, đó cũng chỉ là thuyếtPhương tiện hữu dư bất liễu nghĩa của Nhưlai mà thôi. [X. Thắng man bảo quật Q.trung, phần cuối; Kim quang minh kinh huyền nghĩa Q.thượng].

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

100 Pháp

Chữ “pháp” ở đây có nghĩa là mọi sự vật trong vũ trụ

Chưa được phân loại

Cư Sĩ Chứng Quả Dự Lưu

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka

Chưa được phân loại

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á Nguyễn Gia Quốc Tư tưởng Đại thừa ra đời như một bước ngoặt mới của sự phát triển Phật giáo mà nổi bật nhất là lý tưởng hình tượng Bồ tát ngày càng...
Chưa được phân loại

Ý Nghĩa Ba Cái Lạy Của Phật Giáo

Như thế thì bản chất Phật và chúng sinh vốn là “không tịch” lặng lẽ, tạm gọi là chân tâm.

Chưa được phân loại

Thư gởi Hoằng Nhất thượng nhân

Giảng Khởi Tín Luận bất tất phải tuân theo Liệt Võng Sớ, nhưng quyết chẳng thể nói Liệt Võng là sai.

Chưa được phân loại

Đại Thừa Khởi Tín Luận (Cao Hữu Đính)

SỐ 1666 ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN Bồ-tát Mã Minh tạo luận Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Cao Hữu Đính dịch ra Việt văn   Chương 1 Tông Chỉ và Mục Đích Quy mạng đấng Đại Bi Đủ ba nghiệp tối thắng Ý...