tiểu tụng

Phật Quang Đại Từ Điển

(小誦) Pàli: Khuddaka-pàỉha. Tập kinh trong Tiểu bộ kinh (Pàli: Khuddada-nikàya) của Phật điển Nam truyền, thu chép các bài văn quan trọng và các bản kinh ngắn của Phật giáo. Nội dung toàn tập có 4 thứ Tụng văn và 5 loại kinh điển. Tụng văn thứ nhất là Tam qui (Pàli: Saranattaya). Tụng văn thứ 2 là Thập giới (Pàli: Dasasikkhàpada), liệt kê 10 giới từ sát sinh cho đến nhận lãnh vàng bạc. Tụng văn thứ3 là Tam thập nhị thân phần (Pàli: Dvattiôsàkàra),nói về pháp quán bất tịnh từ tóc cho đến óc não. Tụng văn thứ 4 là văn Vấn sa di (Pàli:Kimàra-paĩha), gồm các mục: Xuất thực, Danh sắc, Tam thụ, Tứ đế, Ngũ uẩn, Lục xứ, Thất bồ đề phần, Bát thánh đạo, Cửu hữu tình cú, Thập chi… Còn 5 loại kinh điển là: 1. Kinh cát tường (Pàli: Maígalasutta), gồm bàitựa và 12 bài tụng, nói về các việc cát tường tối thượng, nội dung giống kinh Đại cát tường thứ 4trong Tiểu phẩm của Kinh tập. 2. Kinh Tam bảo (Pàli: Ratanasutta) gồm 17 bài tụng, giải thích nguyên do Tam bảo thù thắng, nội dung giống với bài kinh cùng tên trong Tiểu phẩm của Kinh tập. 3. Kinh Hộ ngoại (Pàli:Triokuđđa) gồm 13 bài tụng, nói về quả báo thí thực cho ngã quỉ và tăng già, nội dung giống với Hộ ngoại quỉ sự trong phẩm Xà thuộc Ngã quỉ sự. 4. Kinh Phục tàng(Pàli:Nidhikanđasutta) gồm 16 bài tụng, nói vềviệcphải tôn trọng phúc nghiệp. 5. Kinh Từ bi (Pàli: Karuịàmettasutta) gồm 10 bài tụng, nói về từ bi và lí Phạm trụ, nội dung giống với bài kinh Từ trong phẩm Xà của Kinh tập. Kinh này vốn được biên soạn dành cho những sa di mới xuất gia học thuộc, hoặc để tụng đọc trong các nghi thức cúng bái. Ngoài kinh Hộ ngoại, kinh Phục tàng, 4 tụng 3 kinh còn lại hiện nay được Phậtgiáo Tích lan đọc tụng trong các nghi thức cầu phúc như phổ thỉnh, an táng, trị bệnh… Sách chú thích bộ Tiểu tụng này hiện còn trong tác phẩm Chân đế quang minh (Pàli:Paramattha-jotikà), theo truyền thuyết, do ngài Phật âm (Pàli:Buddha= ghosa)soạn. Nguyên văn của kinh này đã được xuất bản, đồng thời có bản dịch tiếng Anh (Sacred Books of Buddhist, No. 71931) và bản dịch tiếng Nhật (Nam truyền Đại tạng kinh quyển 23). [X. A History of Pàli Literature by B.C.Law; Dictionary ofPàli Proper Names by G.P.Malalasekera].