TỪ-ĐIỂN PHẬT HỌC
tìm kiếm theo điều kiện
Filter by Custom Post Type
Tìm kiếm theo từ điển

Thử tìm từ: 默理龍華會bất động Phậtmộc hoạn kinhPrajāpaya-Viniscaya-Siddhi ...

Mặc Chiếu Thiền

[thienminh_vce_heading_style text=”Từ Điển Đạo Uyển ” heading_style=”style7″ head_tag=”h4″ extrabold=”bolder” upper=”1″]

默照禪; C: mòzhǎo-chán; J: mokushō-zen; nghĩa là “Thiền của sự giác ngộ thầm lặng”;
Danh từ này xuất hiện và được sử dụng trong thời Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác (1091-1157) trong tông Tào Ðộng để phân biệt với phương pháp Khán thoại thiền trong dòng Lâm Tế. Theo phương pháp Mặc chiếu thiền, thiền sinh không cần phải dùng Công án mà chỉ việc ngồi trầm tĩnh tu tập Thiền định.
Như Khán thoại thiền trong dòng Lâm Tế, danh từ Mặc chiếu thiền được sử dụng ám chỉ dòng Tào Ðộng. Nói đến Mặc chiếu thiền là người ta nghĩ ngay đến Tào Ðộng.