TỪ-ĐIỂN PHẬT HỌC
tìm kiếm theo điều kiện
Tìm chính xác mục từ
Tìm kiếm theo mục từ
Tìm kiếm trong nội dung mục từ
Filter by Custom Post Type
Tìm kiếm theo từ điển
Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Anh - Việt)
Phật Học Đại Từ Điển
Phật Học Từ Điển Thiện Phúc (Sanskrit – Pali – Việt)
Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Việt - Anh)
Từ Điển Đạo Uyển
Phật Học Từ Điển (Anh – Việt)
Từ Điển Thuật Ngữ Phật Học Hán Ngữ
Từ-điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo Thiện Phúc [Anh - Việt]
Phật Quang Đại Từ Điển
Từ Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo
Thuật ngữ Phật học Anh Hán
Từ Điển Pali - English
Từ Điển Phật Học Việt - Anh Minh Thông
Concise Pali-English Dictionary
Từ Điển Phật Học Việt - Việt
Phật Học Từ Điển Thiện Phúc
Tự Điển Pāli-Việt Giản Lược
Từ-điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo Thiện Phúc (Việt - Anh)

Thử tìm từ: 默理龍華會bất động Phậtmộc hoạn kinhPrajāpaya-Viniscaya-Siddhi ...

AN THẾ CAO

Từ điển Đạo Uyển


安 世 高; C: ān shìgāo, tk. 2;

Cao tăng xứ An Tức, đến Trung Quốc năm 148 và là người đầu tiên dịch Kinh sách Phật giáo ra tiếng Hán, nhất là kinh sách về các phép tu thiền, như An-ban thủ ý (s: ānā-pānasati). Vì vậy Sư được xem là người lập ra Thiền tông trong thời Phật pháp được truyền qua Trung Quốc lần đầu.

An Thế Cao là hoàng tử nước An Tức (e: parthie) nhưng xuất gia đi tu và sang Trung Quốc, sống trên 20 năm ở đây. Sư là danh nhân đầu tiên được ghi rõ trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, là người đã thúc đẩy các công việc dịch kinh điển có hệ thống. Ðể đạt được như vậy, Sư thành lập những văn phòng chuyên dịch kinh sách. Số lượng những bản dịch của Sư được ghi chép lại từ 34 đến 176. Những bản dịch này được chia làm hai loại: 1. Những tác phẩm chuyên về Thiền (s: dhyāna) với những kĩ thuật như An-ban thủ ý, quán Biến xứ (p: kasiṇa), Quán thân (p: kāyagāta-sati)…. 2. Kinh sách với những nội dung xếp đặt theo hệ số – ví dụ như Ngũ uẩn (s: pañcaskandha), Lục xứ. Sư thường sử dụng từ ngữ đạo Lão (Lão Tử) để dịch kinh sách sang Hán văn.


Từ điển Minh Thông


An Shin Kao (C), Ān Shigāo (C)Tu sĩ Ba tư, vào Trung quốc năm 148 đời Hậu Hán, đã dịch 176 quyển kinh. Thái tử Vương quốc Parthie, vào Trung quốc năm 148 AD. Đã có công sử dụng rất nhiều từ Lão giáo để dịch kinh Phật ra tiếng Trung quốc.