THỨ LỚP
TU TẬP BỒ-ĐỀ TÂM
Ấn Thuận Đạo Sư
Sakya Minh-Quang dịch
I. Tâm Bồ-đề là hạt giống của Pháp Đại Thừa Tu học Phật Pháp lấy Pháp Đại Thừa làm cứu cánh. Trong Pháp Đại Thừa, phát tâm Bồ-đề là điều mà hành giả cần phải tu tập trước hết. Nhất là ở Trung Quốc, Giáo Pháp Đại thừa đặc biệt được hoằng dương từ xưa đến nay, nên rất chú trọng việc phát tâm Bồ-đề.
Ví dụ, trong hai thời khóa tụng niệm sớm tối, phần Tam Tự Quy Y, chúng ta đều đọc tụng câu: “Thể giải Đại đạo, phát vô thượng tâm”, hay “Tin hiểu Đạo Vô Thượng, đang phát Bồ-đề tâm.” Đây là mong muốn đại chúng giây phút nào cũng không xa lìa, và luôn đề khởi ý niệm căn bản của Đại Thừa, đó là phát tâm Bồ-đề, tự lợi lợi tha.
Vì vậy, mỗi khi người tu học Phật Pháp gặp mặt, đều lấy việc phát tâm Bồ-đề để khuyên nhắc và khích lệ lẫn nhau. Như vậy, có thể thấy trong Phật giáo Đại Thừa, tâm Bồ-đề được xem trọng như thế nào!
Tâm Bồ -đề chính là tâm yếu của Phật Pháp Đại Thừa. Cho nên, có thể nói: Nếu không có tâm Bồ-đề thì cũng không có Pháp Đại Thừa! Cho dù mình có tu thiền, tu tuệ, tu mật, hay lo sự nghiệp từ thiện, hoặc liễu sinh thoát tử, nhưng nếu không thể tương ưng với tâm Bồ-đề, thì tất cả những công phu trên cũng rơi vào Pháp Tiểu Thừa, hoặc là đồ ng với phàm phu hay ngoại đạo! Vì vậy, nếu nghĩ muố n thành Phật độ sinh, thì cần phải phát tâm Bồ -đề. Phát tâm Bồ-đề giố ng như chúng ta gieo xuống tâm mình một hạt giố ng thành Phật.
Trải qua thời gian, khi gặp cơ duyên thích hợp, hạt giố ng này sẽ tự nhiên nảy mầm, trưởng thành, ra hoa và kết trái. Không những người “trực nhập Đại Thừa” như vậy, mà người hồi Tiểu hướng Đại, tức từ Tiểu thừa chuyển hướng sang Đại thừa, cũng đều dựa vào công đức của tâm Bồ-đề[1].
Như Kinh Pháp Hoa nói: Các hàng đệ tử Thanh Văn như Xá-lợi-phất v.v… ban đầu chỉ định tu học Pháp Tiểu thừa, nhưng về sau đều có thể chuyển hướng sang Đại Thừa (hồi Tiểu hướng Đại). Liên quan đến nguyên nhân đó, trong kinh dùng một ví dụ rất khéo để diễn giải: Có người nghèo cùng khốn khổ làm khách trong nhà một người bạn giàu có. Khi anh ta uố ng rượu say, người bạn đem một viên ngọc quý vô giá thầm dấu ở trong chiếc áo rách của anh. Người này sau khi tỉnh rượu trở về, vẫn tiếp tục số ng nghèo khổ như trước. Người bạn sau
đó thấy vậy mới nói với anh: Trên người anh có viên ngọc quý vô giá vì sao không dùng, lại để bị khố n khổ thế này? Nhờ người bạn chỉ bảo, anh chàng nghèo khổ mới trở thành một người giàu có.
Viên ngọc quý vô giá này là dụ cho tâm Bồ-đề. Những hàng đệ tử Thanh văn như Xá-lợi-phất… trong đời quá khứ đã từng phát tâm Bồ-đề. Tuy nhiên, vì phiền não mê hoặc, trải qua nhiều kiếp sinh tử trong luân hồ i đã quên mất của báu lớn nơi mình, nên trở lại mong cầu Pháp nhỏ Thanh Văn. Tuy nhiên, khi được đức Phật chỉ ra, không còn quên mất tâm Bồ-đề sẵn có, liền chuyển sang giáo pháp Đại Thừa. Đây là hồi nhập Đại Thừa.
Lại nữa, trong kinh nói: Chúng sinh đã từng phát tâm Bồ-đề, cho dù quên mất rất lâu, lầm lạc đi vào đường tà, tạo ra nhiều nghiệp tội, đọa trong đường ác cũng chịu tội báo nhẹ hơn rất nhiều so với những người không phát tâm. Thứ nhất, những người đã phát tâm Bồ-đề cảm thọ sự đau đớn, khổ sở tương đối nhẹ nhàng. Thứ hai, thời gian thọ báo của người này cũng ngắn hơn, dễ ra khỏi đường khổ hơn so với người khác.
Cho nên, phát tâm Bồ-đề như viên kim cương quý báu, khi còn nguyên vẹn, đương nhiên là rất đắt giá, nhưng cho dù có bị cắt ra từng viên nhỏ, cũng vẫn có giá trị nhất định! Vì vậy, người học Phật, chỉ sợ không phát tâm Bồ-đề! Nếu không phát tâm Bồ-đề, thì tất cả công đức Đại Thừa đều không có chỗ để sinh khởi.
Người tu học Phật Pháp đều cho rằng mình làm những việc như thắp hương, lễ Phật, cúng dường, hoặc tu tập thiền định, hay trí tuệ bát-nhã v.v… chính là học Pháp Đại Thừa, tu Bồ-tát hạnh. Họ không biết, cho dù là thiền định, bát-nhã cũng chỉ là pháp chung với thế gian và thông với Tiểu thừa! Ví dụ, ngoại đạo thế gian cũng có thể tu đắc tứ thiền, bát định; còn hành giả Tiểu thừa cũng tu định, khai phát bát-nhã tuệ, liễu thoát sinh tử.
Thiền định là pháp chung của năm thừa (Thiên, nhân, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát), còn bát-nhã là chỗ tu chung của ba thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát). Nếu chuyên tu thiền định hay bát-nhã (mà không phát tâm Bồ-đề), chỉ có thể sinh thiên hay liễu thoát sinh tử, nhưng không thể thành Phật. Nếu muố n thành Phật, nhất định phải phát tâm Bồ-đề. Có tâm Bồ-đề làm căn bản, thì tu thiền liền thành thiền Đại Thừa, tu tuệ liền thành tuệ Đại Thừa, tất cả đều là tư lương cho Phật đạo.
Tóm lại, tâm Bồ-đề là hạt giố ng của Pháp Đại Thừa. Ngày nào chúng ta gieo xuống hạt giố ng tâm Bồ-đề là ngày đó chúng ta là Bồ-tát. (Đương nhiên không phải là Đại Bồ-tát, mà chỉ là Bồ-tát sơ phát tâm). Nếu không phát tâm Bồ-đề, cho dù tu hành trải qua ngàn đời muôn kiếp, qua lại các cõi, cũng chẳng phải là Bồ-tát, hay là Pháp khí Đại Thừa!
II. Phân loại tâm Bồ-đề
Nói đến tâm Bồ-đề, theo Thánh điển Đại Thừa có cạn sâu khác nhau. Theo trình tự hành chứng của hành giả Đại Thừa, đại thể có thể chia làm hai: (1) Thế tục Bồ-đề tâm và (2) Thắng nghĩa Bồ-đề tâm. Trong Thế tục Bồ-đề tâm, lại có Nguyện tâm Bồ-đề và Hạnh tâm Bồ-đề.
- Thế tục Bồ-đề tâm
-Nguyện tâm Bồ-đề
– Hạnh tâm Bồ-đề
- Thắng nghĩa Bồ-đề tâm
Phát tâm Bồ đề trước hết phải có tín tâm, phải có đại nguyện đố i với việc thành Phật, độ chúng sinh. Vì thấy được sự xấu ác của thế gian và thấy được sự khổ não của chúng sinh, cũng như thâm tín có thể tu chứng quả Phật viên mãn, và chỉ có tu chứng thành Phật mới có thể tịnh hóa thế gian, cứu giúp tất cả chúng sinh. Từ sự tin hiểu này sẽ phát nguyện rộng lớn, trên cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sinh, mãi cho đến hết đời vị lai. Do tín nguyện này mà phát tâm, gọi là Nguyện tâm Bồ-đề, hay Tín nguyện tâm Bồ-đề.
Sau khi có tín nguyện cần phải thực hành. Cho nên, kế đó là Hạnh tâm Bồ-đề, chủ yếu là chỉ thọ trì giới pháp Bồ-tát. Giới pháp Bồ-tát còn gọi là học xứ Bồ-tát, bao gồm tất cả hạnh lớn lợi mình, lợi người.
Bồ-tát chính là dùng giới hạnh vô biên này thực hành Bồ-tát đạo. Cả hai Nguyện tâm Bồ-đề và Hạnh tâm Bồ-đề này vẫn là tâm hạnh hữu lậu, không ra khỏi thế gian, nên gọi chung là Thế tục Bồ-đề tâm.
Từ Thế tục Bồ-đề tâm này tiến them một bước nữa, gọi là Thắng nghĩa Bồ-đề tâm. Đây là chỉ hành giả Đại Thừa ngộ nhập vô sinh pháp nhẫn, chứng được thật tướng chân như. Cảnh giới chân thật trí này không có tướng thời gian và không gian, không có tướng xanh vàng đỏ trắng, không có tướng tâm thức.
Trong kinh thường gọi là bất sinh bất diệt, chẳng có chẳng không, không đây không kia, không thể nói, không thể nhớ nghĩ v.v….
Thế tục Bồ-đề tâm chú trọng bi nguyện; Thắng nghĩa Bồ-đề tâm không rời bi nguyện mà hiện chứng được trí tuệ. Cũng có thể nói: Nguyện tâm Bồ-đề đặt trọng tâm nơi khởi tín phát nguyện, Hạnh tâm Bồ-đề chú trọng chỗ làm việc lợi tha, còn Thắng nghĩa Bồ-đề tâm chủ yếu nơi chứng lý bát-nhã. Như vậy, tâm Bồ-đề thố ng nhiếp cả ba mặt: tín nguyện, đại bi, và bát-nhã, xác thật đã nhiếp trì tâm yếu của Pháp Đại Thừa.
III. Tâm bi là cội gốc của tâm Bồ-đề
Phát tâm Bồ -đề vố n là lập đại tín tâm, đại chí nguyện đố i với việc lớn: Trên cầu thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh.
Cho nên, tâm Bồ -đề lấy tín nguyện làm chủ thể, lấy đại bi và bát-nhã làm trợ duyên thành tựu. Tuy nhiên, đại tín tâm và đại chí nguyện này chủ yếu đến từ tâm bi. Cho nên trong kinh nói: “Đại bi là căn bản”[2]; Hay bảo: “Đại bi là thượng thủ”[3] ; Hoặc nói: “Bồ-tát chỉ sinh ra từ đại bi, mà không phải sinh ra từ những thiện pháp khác.”[4]
Nền tảng của tâm Bồ-đề là tâm bi, mà đại dụng của tâm bi là cứu khổ. Cho nên, có thể nói đặc sắc của Bồ-tát đạo trong Đại Thừa là cứu giúp khổ nạn cho chúng sinh.
Khổ nạn của chúng sinh nhiều đến vô lượng, vô biên. Nhưng xét cho cùng, tất cả đều do chúng sinh tự gây tạo mới chiêu cảm ra quả báo như vậy. Ví dụ thế giới này, giữa các quốc gia, vố n có thể dùng tình hữu nghị và đạo nghĩa quốc tế để giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau, và tồ n tại trong mố i quan hệ chia sẻ lợi ích chung. Nếu được như vậy, chắc chắn sẽ không có chiến tranh, khiến cả nhân loại phải hy sinh một cách vô nghĩa.
Tuy nhiên, trên thật tế không phải như vậy. Mọi người đều đấu tranh hơn thua nhau đến mức kẻ số ng người chết mới thôi. Đây không phải là tự rước lấy khổ não hay sao?
Phạm vi lớn đã như vậy, phạm vi nhỏ cũng không khác. Trong gia đình, bạn bè, thậm chí nơi thân tâm của từng cá nhân cũng có mâu thuẩn, tranh đấu giố ng như vậy.
Từ quan điểm này khảo sát, chúng ta có thể kết luận: Thế gian này không có điều gì không phải là khổ. Thật tế cho thấy, người nghèo cùng, không cách nào xoay sở để kiếm số ng, đương nhiên là khổ. Tuy nhiên, có rất nhiều người tuy giàu có, đầy đủ phương tiện, nhưng vẫn khổ não vô cùng.
Nhìn ở phạm vi rộng hơn, cõi trời, cõi người đều không phải là nơi tuyệt đố i an vui, đương nhiên không cần nói đến cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh! Vì Bồ-tát lợi sinh chú trọng nơi cứu khổ, nên Bồ-tát có lòng từ bi. Theo kinh điển, tương truyền có hai vị Bồ-tát là Thường Đề và Thường Bi. Hai vị Bồ-tát này vì thấy chúng sinh chịu nổi khổ lớn, nên luôn thương xót mà rơi lệ. Điều này biểu thị Bồ-tát nặng long hương xót, cũng cho thấy tâm bi là căn bản của pháp môn Đại Thừa.
Từ bi là chia sẻ niềm vui và cứu người hết khổ[5]. Đối với thế gian đầy dẫy đau khổ, lòng bi cứu khổ rõ ràng cấp thiết hơn so với lòng từ chia sẻ niềm vui. Điều này giống như một mảnh vườn hoang, trước hết cần phải dẹp bỏ cỏ dại, gai góc chướng ngại, rồi sau mới gieo hạt, như vậy mới có kết quả tốt. Chúng sinh có quá nhiều bệnh phiền não. Nếu không tìm cách dứt trừ gốc bệnh (tức là nhân khổ), thì cho dù có cho họ tất cả niềm vui, họ cũng không cách nào thọ dụng được.
Lại giố ng như một thanh niên, tập khí không tốt, chuyên kết giao với bạn xấu, mỗi ngày chơi bời lêu lõng, đến nỗi khuynh gia bại sản, không đủ cơm ăn áo mặc, làm ra mọi chuyện phi pháp. Muố n cứu người này, không phải chỉ cho tiền bạc, giúp hắn ta mưu tính an ổn trong một thời gian là được. Giúp như vậy không phải là triệt để, nhiều khi chỉ khiến cho anh ta càng them sa ngã, càng tồi tệ hơn. Đây là vì gốc rễ của vấn đề không được giải quyết. Gốc rễ đó là tính cách, là thói quen của anh vẫn chưa được sửa đổi. Nói khác đi, vì gố c khổ của anh vẫn chưa đoạn trừ, nên dù có giúp đỡ cũng không thật sự đem lại an lạc cho người này.
Cả thế giới cũng như vậy. Nếu không dứt sạch các loại tội ác, đau khổ, thì con người tuy có giàu vui cũng chỉ là tạm thời, không phải cứu cánh. Cho nên, Phật giáo chú trọng vấn đề khổ và việc cứu khổ.
Điều này nghe qua dường như là bi quan, tiêu cực. Nhưng thật ra, Phật giáo vì có thể nhận thức và nắm vững được vấn đề này nên mới có biện pháp triệt để tịnh hóa thế gian, giúp đem lại sự an lạc chân chính cho chúng sinh.
IV. Tiền đề tu tập Bồ-đề tâm
Nói đến việc tu tập tâm Bồ-đề, điều này cần phải từ cạn vào sâu. Theo lời khai thị của đức Phật Thích-ca, các đại Bồ-tát thường dùng một phương pháp, hay một trình tự để hoàn thành tâm Bồ-đề của mình. Trình tự tu học này có bảy giai đoạn.
Đó là (1) biết mẹ, (2) niệm ân, (3) cầu báo ân, (4) tâm từ, (5) tâm bi, (6) ý lạc tăng thượng, (7) tâm Bồ-đề. Trước khi bước vào trình tự tu học này, còn cần phải chuẩn bị đầy đủ hai quan niệm. Đó là (1) quán tưởng bình đẳng và (2) hoan hỷ hòa đồng[6].
1. Quán tưởng bình đẳng
Đố i với tất cả chúng sinh nên có tâm bình đẳng, quán tưởng thấy tất cả đều không sai biệt. Tâm bình đẳng này không những xuất phát từ quan điểm “tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, mà còn từ nhận thức mối tương quan qua lại, không có sai biệt tuyệt đối giữa chúng sinh, như nam nữ, già trẻ, hiền ngu, tốt xấu, cho đến kẻ oán người thân….
Chúng ta sở dĩ thấy có sự sai khác, đây là do nhân duyên bất đồ ng trong nhất thời.
Nếu nhìn chúng sinh qua nhiều đời nhiều kiếp, ai mà chẳng từng là cha mẹ, anh em, chị em, thân hữu của mình? Ai chẳng từng là kẻ thù, oan gia của chúng ta?
Nếu nói có ân, ai mình cũng mang ân; Nếu nói có oán, ai cũng là kẻ oán. Vậy thử hỏi, mình có thể thật sự phân biệt kẻ oán người ân, kẻ thân người sơ một cách tuyệt đố i chăng?
Lại nói về người trí kẻ ngu, người tốt kẻ xấu, mọi người đều có lúc thông minh, ai cũng có khả năng trở thành ngu si. Ngu si cũng có thể chuyển thành thông minh.
Người xấu nhất cũng đã từng làm được rất nhiều việc tốt. Lại nữa, họ không phải là người xấu mãi mãi. Người tố t đã từng làm rất nhiều việc xấu, tương lai họ cũng không nhất định là người tố t mãi. Tư duy tới lui như vậy thì những quan niệm sai biệt về oán thân, hiền ngu, tốt xấu tự nhiên sẽ lần lần nhẹ đi, cho đến hoàn toàn dứt sạch.
Tuy nhiên, điều này không phải là lẫn lộn bất phân phải trái, không biết tốt xấu, mà là thay thế cái thấy sai biệt, thiên lệch dựa trên sự chấp ngã của chúng ta từ vô thủy đến nay, bằng quan niệm bình đẳng thương yêu tất cả mà thôi.
Xưa có một vị tỳ-kheo thấy một người ngoại đạo điên đảo đủ điều liền cười chê.
Tuy nhiên, đức Phật cảnh tỉnh vị tỳ-kheo này. Ngài bảo: Ông đừng có chê cười người ta. Ông còn chưa tu đến bất thoát chuyển, tính ngoại đạo vẫn còn. Hãy cẩn thận, tương lai ông cũng giố ng như người đó!
Đây là lý do Phật dạy “không khinh người chưa học”, hay “không khinh người hủy phạm cấm giới”.
Người sơ học có thể từ cạn vào sâu, lần thành bậc đại Pháp khí. Lại nữa, cho dù người phạm lỗi lầm cũng có thể cải đổi thành tốt, thậm chí thay đổi đến vô cùng tốt.
Cho nên, chúng ta cũng không được khinh họ. Từ ý nghĩa này mà nói, mọi người, dù hiền hay ngu đều như nhau, oán thân bình đẳng. Cho nên, chúng ta có gì mà kiêu ngạo, cần chi phải tự ti, cũng không nhất thiết vì một điểm ân oán rước mắt mà sinh ra ái trước hay thù ghét. Giữ gìn tâm cảnh quân bình, an tịnh như vậy, theo thuật ngữ Phật giáo gọi là “tâm xả”.
Tâm xả một khi tu thành thì ý thức kẻ oán người thân theo cá nhân sẽ không còn tồ n tại. Đối bất cứ người nào cũng đều không yêu phát cuồ ng và cũng chẳng hận thấu xương!
Nói chung, yêu dường như không xấu. Nhưng theo lý giải Phật Pháp thì không hẵn như vậy. Đây là vì, yêu cho dù có tố t đối với người khác bao nhiêu, cũng vẫn là hẹp hòi, tự tư. Đối với chúng sinh rộng lớn mà nói, nó không những vô ích mà còn có khả năng gây hại. Mọi người đều biết, đã có yêu ắt có hận. Yêu và hận dường như là hai loại tâm lý cực đoan, tương phản với nhau. Thật ra, đây chỉ là hai mặt của đồ ng một phiền não nhiễm trước của nhân loại. Cho nên từ ái sinh hận, do ái dẫn đến bi kịch lớn trong đời là hiện tượng rất thường xảy ra.
Tâm đại bi bình đẳng mà đức Phật nói là tâm từ bỏ ái nhiễm trước, rồ i khởi long thương xót chúng sinh, muố n cứu độ tất cả. Còn như yêu thương dựa trên bản ngã, đây là tập tánh chung vố n có của nhân loại, không cần chúng ta tu học mới có. Nói vốn sẵn có, vì ai cũng biết yêu thương, như tình cảm gia đình, nam nữ, ai mà không có? Nói một cách nghiêm khắc, bởi vì ai cũng có cái mình yêu, cho nên mới không ngừng phát sinh đấu tranh, thù sát tàn khố c. Nếu mọi người đều buông bỏ chỗ yêu thương cá nhân theo ý mình, bình đẳng nhìn tất cả chúng sinh, thì sự khổ đau của nhân loại tin rằng sẽ lần lần chấm dứt.
2. Hoan hỷ hòa đồng
Điều kiện tiên quyết căn bản nhất của việc tu tập tâm Bồ-đề là phá vỡ quan niệm sai biệt đã ăn sâu vào tâm thức chúng ta. Điều này giúp chúng ta thấy rõ mình và chúng sinh đều đồ ng một thể, không có sân hận, không có ái niệm, nhưng cũng không phải là vô tâm với tất cả.
Nói cách khác, không những nên quán tưởng bình đẳng, vô phân biệt, mà còn đối với tất cả chúng sinh, có ấn tượng tố t một cách sâu sắc, cũng như sự đồ ng cảm, hài hòa thân thiết với họ.
Tuy nhiên, đây chẳng phải là tình yêu thương riêng tư, mà là tâm cảnh hoan hỷ không chút nhiễm trước. Phật Pháp gọi là “tâm hỷ”. Nếu chỉ có “tâm xả”, tức quan niệm bình đẳng, thì vẫn không thể thành tựu đại bi để khích phát Bồ -đề tâm. Điều này giố ng như trên đường phố lớn, có đến hàng ngàn người. Già trẻ lớn bé, nam nữ, giàu nghèo, đẹp xấu… đều có, nhưng khi chúng ta đi qua đều không chú ý, đều một mực bình đẳng, không có cảm giác yêu ghét. Đây đương nhiên có thể tính là tâm bình đẳng không phân biệt. Tuy nhiên, tâm bình đẳng này vô nghĩa đố i với việc tu học đại bi, vì nó không sinh ra tác dụng hiệu quả nào. Tâm thái này hoàn toàn không để mắt, không quan tâm đến tất cả chúng sinh.
Cho nên, chúng ta tu tập tâm Bồ-đề không những cần nhìn nhận tất cả chúng sinh bình đẳng để nuôi dưỡng tâm cảnh bình đẳng, mà còn cần quan tâm đến tất cả chúng sinh, trong lòng tràn đầy hòa khí và năng lượng lành. Trên quan niệm bình đẳng, nuôi dưỡng tâm thức mình hình thành tình cảm quan tâm, hài hòa với mọi người. Điều này thật vô cùng trọng yếu đối với việc thành tựu tâm bi và tâm Bồ-đề trong Phật Pháp Đại Thừa.
V. Chỗ y cứ tu tập tâm Bồ-đề: Biết mẹ, niệm ân, cầu báo ân
Sau đây sẽ nói đến bảy thứ lớp tu tập tâm Bồ-đề, bắt đầu từ “biết mẹ”.
Đây là nói đối với tất cả chúng sinh, từ trong tâm cảnh thâm thiết quan hoài nhưng không đánh mất sự bình đẳng mà sinh ra một loại ý niệm. Đó là ý niệm biết tất cả chúng sinh đều từng là mẹ của mình. Trong sinh tử luân hồi, tất cả chúng sinh đều từng là quyến thuộc gần gũi của mình. Đây là điều không có gì nghi ngờ. Trong kinh Phật nói:
Mỗi người uố ng sữa mẹ từ vô thủy đến nay còn nhiều hơn là nước của bố n biển. Cha và mẹ đố i với chúng ta vố n đều có ân lớn. Cho nên, cha và mẹ trong lòng con cái hẳn đều có địa vị bình đẳng như nhau.
Tuy nhiên, ở đây đặc biệt chú trọng “biết mẹ”, “niệm ân mẹ”. Đây là vì theo tình cảm thế gian nói chung, ân mẹ dường như nặng hơn cha. Mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, hầu hết trách nhiệm dưỡng dục con cái đều ở nơi người mẹ. Cho nên tình cảm giữa mẹ con thâm thiết nhất. Con cái nếu thấy mẹ chịu khổ , hẳn sẽ cảm thấy rất đau lòng. Nếu không quan tâm đến sự số ng chết của mẹ, thì sẽ bị xem là người bất hiếu, ngỗ nghịch, cả pháp luật và dư luận xã hội cũng đều không chấp nhận. Đức Phật dạy xem tất cả chúng sinh là cha mẹ, đây là đem tâm quan tâm cha mẹ của mình mà mở rộng ra, đến quan tâm tất cả chúng sinh.
Không phải chỉ có đức Phật dạy, mà ngay cả Nho gia và Mặc gia của Trung Quốc, cho đến Thiên Chúa giáo ở phương Tây cũng lấy điều này làm nền tảng của tất cả hành vi đạo đức. Ví dụ, đức hạnh của nhà Nho chủ yếu là hiếu. Cho nên, họ lấy hiếu đứng đầu việc thiện và cho rằng bất hiếu và việc cực ác. Tuy nhiên, tâm lý của đức hạnh là lòng nhân. Ý tưởng khởi đầu của lòng nhân chính là yêu kính cha mẹ, rồ i sau mới mở rộng ra yêu thương người khác.
Vì vậy, Luận Ngữ nói: “Hiếu kính với cha mẹ, thuận thảo cùng anh em, đây chính là nguồn gố c của lòng nhân.” Như vậy, nhà Nho nói lòng nhân phải bắt đầu từ việc hiếu thuận cha mẹ. Nếu không thể hết long hiếu thảo với mẹ cha thì hầu như không thể bàn đến lòng nhân!
Bà-la-môn ở Ấn Độ và Ki-tô giáo ở Tây phương không nói đến tình thương yêu xuất phát từ sự hiếu thuận cha mẹ. Họ lại cho rằng trời hay Thượng đế là cha của tất cả. Vạn vật trên thế gian đều do Thượng đế tạo. Thượng đế là tổ tông sớm nhất của nhân loại, nên mọi người đều phải ái kính Thượng đế, tin thờ Thượng đế. Mối quan hệ này giố ng như con cái và cha mẹ. Mọi người không những ái kính cha mẹ, tức thần linh hay Thượng đế, mà còn phải theo ý của thần linh hay Thượng đế để yêu người khác, như yêu anh chị em của mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa người và thần (Thượng đế) là thần thoại mơ hồ , vẫn không bằng nhà Nho Trung Quố c dựa trên ân tình trực tiếp giữa cha mẹ và con cái. Nó thiết thật hơn thần thoại Thượng đế nhiều.
Chẳng qua nhà Nho chú trọng đời sống hiện tại mà bỏ qua quá khứ và tương lai. Vì vậy, nhà Nho nói chung đều thiên trọng về lòng nhân và hiếu thảo trong gia đình, khí phách không đủ lớn. Đức hạnh của Phật giáo cũng xây dựng trên mố I quan hệ cha mẹ và con cái, nhưng luận đến luân hồ I trong ba đời, xem tất cả chúng sinh là cha mẹ. Cho nên lòng bi mẫn thật sự là rộng lớn, khác với với sự mơ hồ của tín ngưỡng thượng đế và cũng bất đồ ng với sự hẹp hòi của Nho giáo.
Có người nói: Phật giáo xem tất cả chúng sinh là cha mẹ, từ bi bình đẳng, như vậy là bất cận nhân tình. Thái độ này có thể nói là đại biểu cho quan niệm truyền thống của Nho giáo. Lòng nhân được Khổng tử và Mạnh tử nói, trước hiếu cha mẹ, yêu gia đình, thân hữu, rồ i sau mới mở rộng ra đến người khác. Nếu mình có lòng thương yêu mọi người bình đẳng như hiếu thuận cha mẹ và ái kính anh em, liền sẽ bị phê bình là điên đảo thứ lớp, nặng nhẹ không phân, thậm chí còn bị bài xích, cho là trái với nhân tính.
Tuy nhiên, điều này không giố ng lắm so với những tôn giáo khác, như Phật giáo, Ki-tô giáo, cho đến Mặc tử. Mặc tử đề xướng kiêm ái, thương yêu rộng khắp, liền bị Mạnh tử mắng là cầm thú. Học thuyết của Mạnh tử vố n rất hay, chỉ là phạm vi quá hẹp, vĩnh viễn không ra khỏi phạm vi nhỏ bé của gia đình. Mặc gia kiêm ái tất cả mọi người, Phật giáo thương xót tất cả chúng sinh. Nội
dung đạo đức trong đó rõ ràng là khác với Nho gia lấy gia đình làm bản vị.
Thật ra, tâm đạo đức tùy cơ duyên mà hiển phát, không nhất định có thứ lớp. Như Mạnh tử nói: “Lòng trắc ẩn ai cũng có.” Ai ai cũng có tâm bất nhẫn, lòng trắc ẩn, tùy theo cơ duyên mà sinh khởi, không có chút thứ lớp trước sau. Mạnh tử lại từng nói qua, nếu đi giữa đường gặp một đứa bé không quen biết té xuố ng giếng, thì người đó khởi lên ý niệm đầu tiên là làm sao cứu đứa trẻ, mà không phải là suy tính nó có phải là con mình hay không. Lại như thấy con bò [bị đem đi làm thịt] mà sinh lòng bất nhẫn mà quên đi con dê [thay thế] cũng khổ như vậy.
Cho nên, đức tính của nhân ái không nên câu nệ nên thương yêu người này trước, còn người kia sau. Đây chính là điều mà nhà Nho không thể dung thông.
Lại nữa, theo hiện thật thế gian mà nói, có người ở trong nhà không nhất định là người hiếu để, nhưng đố i với bạn bè lại vô cùng chân thành, hết lòng quý mến, nhiệt tâm giúp đỡ, thậm chí có thể vì bạn bè mà vào sinh ra tử. Tâm yêu thương của người này không thể nói là không hợp lý (tức là nghĩa khí). Nên nó thuộc về tâm hành đạo đức. Theo cách nói truyền thố ng của nhà Nho, trước yêu thương gia đình (người thân), sau mới đến bạn bè (kẻ sơ). Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược. Chúng ta không thể vì sự trái ngược với thứ tự thân sơ mà phủ định giá trị luân lý đó.
Theo Phật Pháp, đức tính chung nhất nhân loại là tâm từ bi. Đây cũng chính là lương tri lấy lòng nhân làm thể tính mà ai ai cũng có như Khổ ng tử nói, nhưng được mở rộng ra đến mức viên mãn. Chẳng qua có một số người chỉ có thể phát huy tâm từ bi hay lương tri này ở trong phạm vi gia đình, hay ở trong một hạn độ nhất định, mà không thể mở rộng ra đến bên ngoài.
Sở dĩ có vấn đề này, nguyên nhân có hai: (1) Lý trí không đủ, bị hạn cuộc, nên không thể phát triển rộng lớn. (2) Vì mỗi chúng sinh từ vô thủy đến nay đều có nhân duyên phức tạp. Có người vì quá khứ có mối quan hệ ân ái nên nay kết thành mẹ con; có người vì quá khứ thù hận nên kết thành mẹ con.
Trong đời hiện tại, mỗ i người có cá tính, thói quen, ưa thích khác nhau. Nếu những tính cách này đồ ng với cha mẹ, thì họ thân thiết nhau, còn nếu bất đồ ng, thì họ cách xa nhau. Cho nên, có người có thể tận hiếu, thương lo cho cha mẹ của mình, nhưng lại không có lòng thương, sự cảm thông đối với người ngoài.
Cũng có trường hợp khác. Có người trong nhà đối với cha mẹ, anh em không có chi gọi là hiểu để, nhưng đối với bạn bè và người xa lạ lại vô cùng nhiệt tâm. Điều này cho thấy, rõ ràng không phải vì người này chưa từng yêu thương gia đình mà không thể yêu quý người khác!
Bản chất của từ bi và nhân ái vố n là bình đẳng, không có thiên lệch. Lòng từ hay lòng nhân sở dĩ chưa thể thương yêu bình đẳng vì có sự chướng ngại bởi phân biệt. Như ánh sáng ngọn đèn vố n có thể chiếu khắp xa gần, nhưng nếu bị vật che ngăn, ngay cả gần bên nó cũng không thể soi chiếu. Nhưng nếu dời vật cản trở đó đi, thì dù ở xa cũng có thể chiếu đến. Do đó, thế gian có người hiếu thuận cha mẹ nhưng không yêu thương người ngoài; lại cũng có người không yêu thương cha mẹ, anh em (thân), nhưng lại yêu quý bạn bè (sơ). Tóm lại, hễ là người có lòng thượng yêu người khác, chúng ta nên tán thán.
Đương nhiên, tốt nhất vẫn là tình yêu thương phổ quát, bình đẳng. Nếu nhất định phải trước phụng sự cha mẹ sau mới hành xử nhân đức với người ngoài (tiên thân thân nhi hậu ái dân), thì không những không hợp với thế tình, mà trái lại còn làm chướng ngại người hành thiện!
Cha mẹ thương yêu, chăm sóc con cái. Con cái nên tận hiếu với cha mẹ. Nhớ ơn và tìm cách báo ơn, đây là yếu tố quan niệm luân lý trên thế gian. Phật giáo từ trong thời gian vô hạn và không gian vô cùng, mà thể nhận được ý nghĩa bình đẳng giữa tất cả chúng sinh. Xem tất cả chúng sinh là cha mẹ của mình là mở rộng quan niệm luân lý gia đình cho đến mức viên mãn.
Cho nên, hiếu thuận cha mẹ và từ bi thương yêu tất cả chúng sinh về mặt thật chất là không sai biệt. Chẳng qua, theo tâm cảnh phàm phu nói chung, họ đã không còn ghi nhớ được những ân tình đã thọ nhận từ cha mẹ trong vô lượng kiếp đó (chỉ tất cả chúng sinh). Dù họ có biết cũng không có cảm giác thân thiết.
Do đó, biện pháp thật tiễn duy nhất không luận là niệm ân hay cầu báo ân nên từ cha mẹ, thân thuộc hiện tiền mà bắt đầu tu tập, rồ i sau mới mở rộng từ thân đến sơ.
Lại tiếp tục mở rộng lòng thương yêu đến những người bình thường, không có ân huệ với mình, cho đến kẻ oán thù. Từ gần đến xa, từ thân đến oán, từng bước mở rộng, nuôi dưỡng thành quan niệm xác thật tất cả chúng sinh là mẹ, để niệm ân, cầu báo ân cho tất cả. Điều này gần với cách “suy kỷ cập bỉ” (suy từ mình cho đến người) của nhà Nho. Tuy nhiên, ở đây không phải nói bản thân đạo đức có phạm vi cố định như vậy, hay có thứ lớp cái này trước cái kia sau không thể vượt qua. Đây là thứ lớp huân tu trên quan niệm. Trên thật tiễn, luôn tùy cơ duyên mà dẫn phát. Cho nên, đức hạnh bình đẳng cứu giúp tất cả của Phật Pháp không thể xem là bất cận nhân tình, mà cũng không nhất thiết phải bắt đầu được thực hiện từ gia đình nhỏ hẹp.
Từ biết mẹ đến niệm ân, cầu báo ân chính là xu thế tất nhiên. Đã thông qua vô hạn thời gian và không gian vô hạn, giác sát được tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, đều đố i với mình có ân đức lớn.
Như vậy đã có ân thì có báo ân, nhất là khi họ gặp khổ nạn. Tuy lòng từ bi bình đẳng, cứu giúp tất cả là đố i với mọi người đều thương yêu như nhau, nhưng để dạy phàm phu còn trong địa vị triền phược tu tập, thì phải bắt đầu từ tình yêu mẹ, rồi mở rộng ra để dẫn phát [tâm Bồ-đề], là có sức mạnh nhất.
Đây là vì, mẹ là người thương yêu con mình nhất. Cả đời của mẹ vì con mà chịu khổ thật không biết bao nhiêu! Mẹ cho con bú mớm, chăm sóc việc ấm lạnh của con, thậm chí con đã đến ba, bố n mươi tuổi mà mẹ vẫn xem như là còn bé thơ để quan tâm, chăm sóc. Gặp con cái không nghe lời, mẹ tuy giận nhưng vì thương con nên vẫn lo cho con. Mẹ trong đời này thương yêu con mình như vậy, nên biết mẹ trong vô lượng kiếp quá khứ cũng từng thương yêu, chăm sóc mình như vậy. Cho nên, chúng ta không được quên ân đức đó của tất cả chúng sinh, cần phải tận tâm báo đáp. Do đó biết rằng, Phật giáo khuyến khích người phát tâm Bồ-đề, rõ ràng nhất là xuất phát từ hiếu đạo.
Lấy việc tưởng niệm ân mẹ làm điểm xuất phát, đây là điều khế hợp nhất với quan niệm luân lý của nhà Nho!
VI. Chánh tu tâm Bồ-đề: Từ, bi, tang thượng ý lạc
Tu tập tâm Bồ -đề trải qua ý hướng “biết mẹ”, “niệm ân”, “cầu báo ân”, tiến thêm bước nữa là tu tập tâm từ và tâm bi. Từ bi có mối quan hệ mật thiết nhất với việc phát tâm Bồ-đề. Trong kinh bảo: Tâm Bồ-đề không đến từ thiền định, cũng không đến từ trí tuệ, mà đến từ tâm đại bi.
Từ bi thường được xem là một từ, nhưng thật ra là hai từ có ý nghĩa riêng biệt. Theo quá trình tâm lý của người tu học, có thể phân biệt thuyết minh như sau:
1. Tâm từ: Từ là cho người niềm vui, tức là dùng các thiện lợi thế gian và xuất thế gian để làm lợi ích chúng sinh, khiến tất cả đều được an vui, hạnh phúc. Nói theo Phật Pháp, tu tập tâm từ công đức lớn nhất. Tâm từ thành tựu có thể xa lìa tai nạn, cho dù gặp nạn đao binh cũng có thể phùng hung hóa kiết.
Thuở xưa, Đề-bà-đạt-đa từng cùng với Vua A-xà-thế âm mưu hại Phật. Họ đợi lúc đức Phật ôm bình bát đi khất thực liền cố ý thả một con voi say ra, muố n voi dày đạp, giết Phật. Nhưng không ngờ, con voi say điên cuồ ng đầy hung tính này vừa mới trông thấy đức Phật liền trở nên thuần phục, quỳ ngay xuố ng trước chân Ngài, để mặc đức Phật xoa đầu. Đức Thế Tôn vì công đức của tâm từ đã cứu cánh viên mãn nên có thể hàng phục voi say điên cuồ ng, không bị tổ n hại chút nào. Trung Quố c có câu nói: “Người có lòng nhân là vô địch.” Đây
cũng chính là nghĩa này.
2. Tâm bi: Bi là cứu người hết khổ, tức là làm giảm nhẹ hay dứt trừ tận gố c rễ khổ đau của chúng sinh. Vì đền đáp ân đức của chúng sinh, nguyện giúp tất cả được an lạc, cho nên tu tập tâm từ. Nhưng lại cảm thấy, nếu gốc rễ nỗ i khổ niềm đau của chúng sinh không trừ sạch, thì không thể đạt đến mục đích “ban tặng hạnh phúc” của tâm từ. Cho nên từ đó dẫn phát ra tâm bi. Tâm bi là cứu khổ, mà cứu cánh của việc cứu khổ là giúp tất cả chúng sinh đồ ng vào vô dư niết-bàn, diệt độ khổ đau. Đây mới là chân thật dứt trừ khổ nạn.
Còn như sự tu tập tâm hạnh từ bi cũng là theo thứ tự mà triển khai. Cha mẹ, anh em… có mố i quan hệ thân mật gọi là “người thân”. Người ta nói chung, những người không có mố i quan hệ với mình gọi là “người thường”. Oan gia có cừu hận gọi là “người oán”. Tu tập từ bi, bắt đầu trải tâm từ bi đến “người thân”, rồ I mở rộng đến “người thường”, lại mở rộng hơn đến “người oán”, cuối cùng thành tựu tâm từ bi bình đẳng đốivới tất cả chúng sinh.
Tâm này rộng lớn vô biên, nên gọi là “bi vô lượng”, hay “đại bi” v.v…. Nếu chỉ duyên nơi một bộ phận chúng sinh mà khởi tâm từ bi thì không khế hợp với Phật Pháp.
Nó chỉ gần với nhân ái của thế gian, mang tính giai đoạn, đồ ng thời cũng bao hàm hạt giố ng tàn khố c trong đó.
Trong quá trình tu tập tâm Bồ-đề, tâm bi tuy là cực kỳ cao diệu, vô cùng khó được, nhưng vẫn phải tiến thêm bước nữa, cường hóa tâm bi, đòi hỏi phải phát động các loại hành vi thật tế, cứu khổ chúng sinh. Đây chính là tăng thượng lạc. Tăng thượngý lạc lấy tâm bi làm gố c. Đây là một loại hạnh nguyện rất mạnh mẽ. Theo cách nóihiện đại, đó chính là “tâm cuồ ng nhiệt”, tức nhiệt tâm đố i với sự nghiệp độ sinh.
Nhiệt tâm đến mức cao nhất, liền có thể chẳng kể gian nan, không quan tâm thời gian dài xa, không gian có rộng lớn, chúng sinh vô lượng …, mà không tiếc hy sinh tất cả của bản thân, hết lòng hết sức cứu độ chúng sinh. Nếu Bồ-tát không vào địa ngục thì không thể cứu chúng sinh nơi địa ngục.
Bồ-tát muố n thành Phật cũng phải đến nhân gian khổ nạn. Phật và Bồ-tát có đầy đủ nguyện hạnh mạnh mẽ này, tức tang thượng ý lạc, nên mới có thể thành Phật và Bồ -tát! Thánh giả Tiểu thừa vố n cũng có tâm từ bi, nhưng chỉ vì quá yếu ớt, thiếu ý chí mạnh mẽ, nên không thể thành tựu sự nghiệp độ sinh, mà chỉ “tự lợi” mà thôi.
Trong kinh ví dụ, có một gia đình sinh được một người con dễ thương. Cả nhà ai cũng hết mực thương yêu. Một hôm, đứa bé này không may bị vấp ngã, rơi vào trong hố phân. Mẹ và các chị của chú bé ấy ai cũng hố t hoảng, trong lòng chỉ nghĩ “mau cứu nó, mau cứu nó.” Tuy nhiên, ai cũng không có nhảy xuố ng.
Lúc đó cha của chú bé chạy đến, liền nhảy xuố ng hố phân, không quản hố phân sâu bao nhiêu, hôi thúi thể nào, mà chỉ lo cứu lấy đứa nhỏ. Đây là nói, chỉ dựa vào tâm bi mà không có tâm “tăng thượng ý lạc” vẫn chưa đủ. Đây là vì, tâm bi chỉ là tình cảm và tấm lòng thương trời xót người, mà không phải là ý chí mãnh liệt, không quản tất cả, sẵn sàng hy sinh.
Vì vậy, Thanh văn tuy thương xót chúng sinh khổ não, muố n giúp họ thoát khổ được vui, nhưng chúng sinh vẫn không được cứu, vẫn không hết khổ, vẫn không được an lạc. Cho nên, cần phải giố ng Bồ -tát, không những chỉ có tâm từ bi, mà còn có đầy đủ “tăng thượng ý lạc”, mới có thể khích phát ra các hành động thật tế, đem lại lợi ích chân thật cho chúng sinh.
VII. Thành tựu tâm Bồ-đề
Từ tâm bi mà tiến vào tâm “tăng thượng ý lạc” là bước qua một tâm cảnh khác. Đến giai đoạn này, tâm cảnh của người tu học thấy chúng sinh thọ khổ, liền giố ng như mình đang thọ khổ, mà không phải là kẻ bàng quan. Có thể nói, đó là lấy cái khổ của chúng sinh khổ làm cái khổ của mình; lấy an lạc của chúng sinh làm an lạc cho mình.
Trải qua quá trình giác sát thâm thiết, thấy tất cả học vấn, tôn giáo, và biện pháp trong thế gian đều không thể triệt để giải quyết đau khổ của chúng sinh, chỉ có đức Phật và Phật Pháp mới có thể cứu khổ, là thuốc hay trị lành bệnh phiền não.
Cho nên, chỉ có tu hạnh Bồ-tát, chứng quả Bồ-đề, mới có thể giúp giải thoát chúng sinh từ trong vô biên khổ não.
Như vậy, vì cứu độ chúng sinh mà phát tâm thành Phật, lấy đại hạnh độ sinh làm tư lương thành Phật. Đem bi tâm, hạnh nguyện của mình hòa thành một phiến với đau khổ của chúng sinh để phát tâm học Bồ-tát hạnh, cầu thành quả Phật. Thành tựu đại tín nguyện kiên cố này chính là thành tựu tâm Bồ-đề.
VIII. Thứ lớp tiến tu tâm Bồ-đề
Trên đây là thứ lớp bảy tầng nhân quả tu tập phát tâm Bồ -đề. Đây là Bồ-tát Liên Hoa Giới (Kamalaśīla, khoảng 740-795) v.v…căn cứ vào các thuyết thứ lớp tu học trong A-tỳ-đạt-ma, mà lập ra thứ lớp tu học bảy tầng nhân quả để thành tựu “nguyện tâm Bồ -đề”. Phát tâm Bồ -đề quan trọng nhất là ở chỗ này.
Phát tâm Bồ -đề, đầy đủ tín nguyện Đại Thừa, thì phải tiến tu Bồ-tát hạnh. Như đồ ng tử Thiện Tài trong Kinh Hoa Nghiêm. Thiện Tài có đủ tín nguyện Đại Thừa, thâm thiết phát tâm thành Phật, độ chúng sinh.
Cho nên, trong suố t quá trình tham học Đại Thừa Đạo, Thiện Tài đến gặp vị thiện tri thức nào cũng đều hỏi: “Con đã phát tâm Bồ-đề, không biết làm thế nào để tuBồ-tát hạnh?” Sau khi phát tâm, thật tu Bồ-tát hạnh lấy việc lợi tha làm gốc, không ra ngoài Bồ-tát giới.
Trong Bồ-tát giới tuy cũng lấy sát, đạo, dâm v.v…. làm tội trọng. Nhưng đây là thông tất cả luật nghi. Nếu chỉ dừng lại ở phương diện này, thì không thể hiển lộ đặc chất Đại Thừa, cũng không hiển lộ tinh thần riêng có của Bồ-tát. Bồ-tát có Ba tụ giới. Đó là (1) Nhiếp luật nghi giới, (2) Nhiếp thiện pháp giới, (3) Nhiêu ích hữu tình giới. Ba tụ giới này chủ yếu lấy lục độ, tứ nhiếp làm thể.
Như Du-già Giới Bản dựa vào lục độ và tứ nhiếp để phân loại. Bồ-tát lấy không thoái thất tâm Bồ-đề làm giới căn bản. Không lìa tâm Bồ-đề mà xa lìa các điều ác, lợi ích chúng sinh, thành thục Phật Pháp, tức là “hạnh tâm Bồ-đề”.
Tu tập tâm Bồ-đề, tích chứa rộng lớn tư lương phước đức, trí tuệ, tiến tới ngộ vô sinh pháp nhẫn, thể chứng tính bất sinh, bất diệt của tất cả pháp. Đây gọi là “Thắng nghĩa Bồ-đề tâm”.
Thắng nghĩa Bồ-đề tâm là chứng trí không lìa tín nguyện và từ bi. Có thể trong một niệm tâm tương ưng, phát được tâm Bồ -đề thắng nghĩa này, tức là “phần chứng tức Phật”. Vị này nơi một trăm thế giới hiện thành Phật đạo. Cho nên đây có thể nói là phát tâm thành Phật. Có nghĩa do phát tâm Bồ -đề mà gọi là thành Phật.
Từ ban đầu phát khởi tín nguyện, kế đó tu hành, rồi ngộ chứng. Ngay cả sau khi
ngộ chứng, vẫn tu tập tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề như viên ngọc báu, càng mài giũa càng sang sạch. Như vậy, thêm một phần công phu là thêm một phần thành tựu, đoạn trừ chướng ngại càng nhiều, viên ngọc báu tâm Bồ-đề càng sáng sạch. Theo Kinh Hoa Nghiêm nói, thứ lớp phần chứng của Bồ-tát thập địa chính là từng phần sáng sạch, từng phần viên mãn của viên ngọc báu tâm Bồ-đề. Cho đến khi tâm Bồ -đề cứu cánh viên mãn, tức là viên chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, hay vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức cứu cánh thành Phật.
Ấn Thuận Đạo Sư
Sakya Minh-Quang Dịch xong ngày 14 tháng 09, 2024
***
MƯỜI CÔNG ĐỨC LỚN CỦA VIỆC IN KINH
1. Những tội lỗi gây tạo trước đây, nếu nhẹ sẽ tiêu trừ, còn nặng sẽ thành nhẹ.
2. Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi các nạn ôn dịch, thiên tai, trộm cướp, giặc giã, lao tù….
3. Nhờ công đức Pháp bảo khiến oan gia trái chủ đời trước được giải thoát, không còn phải khổ vì nạn oán thù.
4. Không bị dạ xoa, ác quỷ xâm phạm; rắn độc, thú dữ làm hại.
5. Tâm được an ổn, ngày không hiểm nạn, đêm không ác mộng, sắc mặt hồng hào, sức khỏe dồi dào, việc làm kiết lợi.
6. Thành tâm phụng trì giáo Pháp, tuy không mong cầu mà cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước thọ lâu dài.
7. Nói ra và làm điều gì đều được trời người yêu mến, phàm đi đến đâu cũng được nhiều người thật lòng ái mộ, cung kính.
8. Người ngu thành trí, kẻ bệnh được lành, lúc khốn khó sẽ hanh thông. Còn như phụ nữ lúc xả báo thân, sẽ được chuyển thành thân nam.
9. Xa hẳn đường ác, sinh vào cõi lành, tướng mạo đoan chánh, tư chất ưu việt,
phước báo thù diệu.
10. Có thể gieo trồng căn lành cho tất cả chúng sinh, lấy tâm chúng sinh làm ruộng phước, sẽ được vô lượng quả báo thù thắng; sinh ra chỗ nào cũng thường gặp Phật nghệ Pháp, mãi đến khi khai mở ba minh, thân chứng sáu thông, sớm thành quả Phật.
Trích dịch từ Ấn Quang Đại Sư Văn Sao, quyển 4.
***
Chú thích
[1] Người có duyên với Phật Pháp Đại Thừa có thể từ địa vị phàm phu phát tâm Bồ-đề, trở thành Bồ-tát sơ phát tâm. Đây gọi là “Trực nhập Đại Thừa”, hay đi thẳng vào Đại Thừa. Còn người trước tu theo Giải thoát đạo, cầu quả vị A-la-hán, sau đó phát tâm hướng Đại Thừa, gọi là “Hồ i nhập Đại Thừa”, hay quay trở lại Đại Thừa.
[2] Kinh Đại Bát-niết-bàn.《大般涅槃經》卷11〈6 現 病品〉:「三世諸世尊, 大悲為根本,」 T12, no. 374, p. 429c8.
[3] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật. 《大般若波羅蜜多經》卷48〈13 摩訶薩品〉:「以應一切智智心,大悲為上首,無所得而為方便」T05, no. 220, p. 273b19-20.
[4] Thập Nhị Môn Luận Sớ.《十二門論疏》卷1:「菩提心唯從大悲生, 從餘善生,故菩薩以大悲為 本。」T42, no. 1825, p. 179a8-9.
[5] Luận Đại Trí Độ nói: “Từ là có thể chia sẻ cho người niềm vui; bi là có thể cứu giúp cho người hết khổ.”
[6] Nguyên văn “duyệt ý tướng”, dịch sát nghĩa là “tướng ý hoan hỷ”. Theo nội dung giải thích thì đó là sự hoan hỷ, hòa đồ ng với mọi người.