THIÊN THÂN TỊNH ĐỘ LUẬN
Nguyên tác: Vasubandhu’s discourse On The Pure Land
Tác giả: Thiên Thân Tôn Giả
Dịch từ Hoa Ngữ: Hisao Inagaki
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển- 04/12/2010
Thi Kệ Ngưỡng Vọng Vãng Sinh: Luận Theo Kinh Vô Lượng Thọ
Ô Đức Thế Tôn, với lòng nhất tâm,
Con xin quy y với Đấng Vô Lượng Quang
Chiếu soi khắp cả mười phương,
Và ngưỡng vọng vãng sinh về Tịnh Độ Hòa Bình và An Lạc] (1)
Nương theo sự diễn giải của kinh
Của sự biểu hiện công đức chân thật,
Con viết những vần kệ ngưỡng mộ này trong hình thức dõng mãnh,
Do thế y theo Phật Pháp. (2)
Khi con quán chiếu về tính tự nhiên của Quốc Độ ấy,
Con thấy rằng nó vượt hơn tất cả những cõi nước hiện hữu trong ba cõi.
căn bản như hư không,
Rộng rãi bao la và không cương giới. (3)
Hiển hiện Đại Từ Bi tự nhiên trong Chính Đạo
Và từ gốc rể của phẩm hạnh trần gian tuyệt vời trước đây khởi sinh
Rực rở hoàn toàn với ánh sáng trong lành
Như tấm gương hay mặt trời hay mặt trăng. (4)
Nó bao gồm những trân bảo hiếm hoi,
Và được phú cho với những sự trang hoàng tuyệt diệu.
Ánh sáng trong lành rực rở chói lòa
Và tĩnh lặng, bừng sáng toàn thế giới. (5)
Châu bảo trang hoàng, mềm mại và mượt mà như cỏ
Uốn bên phải và rẻ bên trái.
Chúng phát sinh cảm giác hoan hỉ trong những ai chạm phải,
Vượt hơn những cảm nhận sinh ra khi cỏ ca chiên lân đà [1] vuốt ve (6)
Vô vàn trạng thái khác nhau của châu báu rộ nở
Rãi rác vô số dọc theo hồ nước, dòng suối, dòng sông.
Khi một làn gió nhẹ thổi qua bông hoa và cây lá,
Ánh sáng phản chiếu xen lẩn và chiếu sáng khắp mọi phương. (7)
Cung điện và những tháp báo đủ loại
Bao quát những phong cảnh không chướng ngại khắp mười phương
Có những cây cối phô bày nhiều màu sắc,
Tất cả bao quanh với những hàng rào bằng trân bảo quý giá. (8)
Những màn lưới treo vô số châu báu
Giăng ngang bầu trời.
Khi chuông linh đủ loại rung lên,
Chúng tuyên dương những pháp bảo tuyệt vời. (9)
Bông hoa và y cà sa tuyệt đẹp rơi xuống,
Và vô biên hương báu đủ loại tỏa mùi thơm khắp mọi nơi.
Tuệ trí của Đức Phật tinh khiết và bừng sáng như mặt trời;
Xua tan bóng tối của thế giới si mê. (10)
Danh xưng thánh thiện giác ngộ con người xa thẩm và sâu rộng;
Vi tế và diệu kỳ và được nghe mọi nơi trong khắp mười phương.
Vùng đất được thủ hộ vững vàng bởi A Di Đà,
Đấng Giác Ngộ, Đấng Pháp Vương. (11)
Những bậc hiền nhân tham dự giống như những đóa hoa tinh khiết vây quanh Đức Như Lai
Được sinh ra ở đấy, hóa sinh từ trong những Đóa Hoa Giác Ngộ.
Tất cả thụ hưởng hương vị của Phật Pháp,
Và lấy thiền và định làm thực phẩm. (12)
Vĩnh viễn xa lìa những phiền não của thân thể và tinh thần,
Tất cả hưởng thụ niềm an lạc, mà không bị trở ngại.
Trong thế giới diệu kỳ này của Đại Thừa
Tất cả chúng sinh là bình đẳng và ngay cả những tên gọi của những chúng sinh không xứng đáng cũng không nghe đến ở đấy. (13)
Đàn bà, những người xấu xí và khiếm khuyết và
Những ai có hạt giống của Nhị thừa không sinh ra ở đây,
Bất cứ điều gì chúng sinh có thể khát ngưỡng
Họ đều được đầy đủ tất cả. (14)
Vì lý do này con ngưỡng vọng được sinh
Ở quốc độ của Đức Phật Di Đà.
Ngài ngự tọa trên tòa hoa sen thanh khiết diệu kỳ
Trang hoàng với vô số châu báu tuyệt hảo. (15)
Thân thể của Ngài hiển lộ ánh sáng diệu kỳ một sải tay;
Hình tướng của Ngài tuyệt diệu không thể sánh lường đến những chúng sinh khác.
Âm thinh phi thường của Thế Tôn như Phạm Thiên
Được nghe khắp mười phương.(16)
Giống như đất, nước, lửa, gió
Và không gian, Ngài không có những tư tưởng phân biệt.
Chư thiên và con người, không lay động trong sự thành tựu tâm linh của họ,
Được sinh ra từ đại dương của tuệ trí. (17)
Giống như núi Tu Di, vua của các ngọn núi,
Đức Phật A Di Đà là tối thượng, diệu kỳ, và không thể so sánh.
Chư thiên và những bậc hiền nhân cao quý
Tôn kính, đi nhiễu chung quanh Ngài và ngước nhìn Ngài một cách trìu mến. (18)
Khi con quán chiếu Nguyện Lực Nguyên Sơ của Ngài,
Con thấy rằng những ai gặp được sẽ không trôi qua trong tuyệt vọng.
Người ta có thể đạt đến một cách nhanh chóng
Biển lớn của kho tàng công đức. (19)
Vùng đất của hòa bình, an lạc là thanh tịnh và tĩnh lặng;
Đức Phật luôn luôn chuyển bánh xe pháp vô nhiễm.
Được chuyển hóa, chư Phật và Bồ Tát sáng rực toàn thế giới như mặt trời,
Trong khi duy trì sự bất động như núi Tu Di. (20)
Ánh sáng thanh tịnh, huy hoàng của chư Bồ Tát,
Trong sự bừng sáng đồng thời của một niệm,
Chiếu soi rực rở mỗi một chúng hội của Đức Phật
Và đem lợi ích cho vô lượng chúng sinh. (21)
Họ trổi âm nhạc, bông hoa, và y áo cõi trời,
Hương báu, và v.v…, và cúng dường chư Phật;
Tất cả ca ngợi và ngưỡng mộ công đức của chư Phật
Mà không có một tâm niệm phân biệt. (22)
Nếu bất cứ thế giới nào của vũ trụ
Không có kho tàng công đức của Phật Pháp,
Con quyết tâm được sinh ra ở đấy.
Và thuyết giảng Giáo Pháp như một Đức Phật . (23)
Con đã viết luận văn này và sáng tác những vần kệ
Với nguyện ước được thấy Đức Phật Di Đà
Và cùng với tất cả chúng sinh,
Được sinh ra trong vùng đất của Hòa Bình và Tịnh Lạc. (24)
Tôi đã trình bày chi tiết, bằng kệ văn, những thông điệp từ Kinh Đại Bổn Di Đà (Kinh Vô Lượng Thọ).
LUẬN GIẢI
- Ba Thực Tập Chính Niệm Đầu Tiên
Những vần kệ Ngưỡng Vọng Vãng Sinh này biểu lộ điều gì? Chúng cho thấy rằng chúng ta quán chiếu về cõi Tịnh Độ, vùng đất của Hòa Bình và An Lạc, thấy Đức Thế Tôn Di Đà và ngưỡng vọng được sinh về Cực Lạc.
Làm thế nào chúng ta quán chiếu và đánh thức niềm tin? Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hành và hoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc, cùng thấy Đức Thế Tôn Di Đà.
Những gì là Năm Cánh Cửa Thực Hành Chính Niệm? Đấy là: phụng thờ, ca ngợi, ngưỡng mộ, quán chiếu và hồi hướng công đức.
- Thế nào là Phụng thờ? – Đấy là hành động thân thể để phụng thờ [lễ lạy] Đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Bậc Giác Ngộ hoàn toàn. Chúng ta thực hiện hành động này vì chúng ta ngưỡng vọng được sinh về cõi Phật Di Đà.
- Làm thế nào để Ca ngợi và tán dương Đức Phật Di Đà? – Chúng ta ca ngợi và tán dương Ngài bằng phương tiện của ngôn ngữ. Chúng ta xưng Danh Hiệu của Đức Thế Tôn ấy mà danh hiệu ấy diễn tả Hào quang và hóa thân của Tuệ Trí của Ngài, nguyện ước thực hành phù hợp với Giáo Pháp, tương ứng với ý nghĩa của Danh Hiệu.
- Ngưỡng mộ đến cõi Tịnh Độ như thế nào? – Chúng ta liên tục phân tích; sửa đổi tư tưởng của chúng ta đối với việc cuối cùng đạt đến sự vãng sinh về vùng đất Hòa Bình và An Lạc, chúng ta nguyện ước việc thực hành thiền định một cách đúng đắn.
- Quán chiếu có ba loại:
- Quán chiếu về sự biểu hiện công đức huy hoàng của Cõi Phật.
- Quán chiếu về công đức huy hoàng của Đức Phật Di Đà.
- Quán chiếu về công đức huy hoàng đủ loại Bồ Tát.
- Hồi hướng công đức của sự thực hành là như thế nào? – Chúng ta không quay lưng lại với những chúng sinh khổ đau, mà liên tục quyết tâm trong tâm thức chúng ta để hoàn hảo lòng Đại Từ Bi bằng việc hồi hướng công đức ở bên trên tất cả mọi thứ khác.
- Quán chiếu về cõi Tịnh Độ
Chúng ta quán chiếu về những khía cạnh rực rở huy hoàng kỳ diệu của Cõi Phật như thế nào? Những phương diện diệu kỳ của Cõi Phật được cung ứng với năng lực không thể nghĩ bàn, và tính tự nhiên của những phương diện này giống như ngọc ước Ma ni.
Về sự quán chiếu những công đức diệu kỳ của Cõi Phật, có mười bảy phương diện. Những gì là mười bảy? Đấy là những công đức toàn hảo huy hoàng: 1- Thanh tịnh, 2- Rộng lớn, 3- Tự nhiên căn bản, 4- Hiện tướng rực rở, 5- Nhiều vẻ quý báu trang nghiêm, 6- Bừng sáng diệu kỳ, 7- Cảm giác siêu việt, 8- Ba nhân tố, 9- Mưa, 10- Ánh sáng, 11- Danh xưng tuyệt diệu, 12- Đức Phật Thế Tôn, 13- Thân quyến, 14- Nuôi dưỡng, 15- Tự do khỏi phiền não, 16- Đại nguyên lý môn, 17- Đầy đủ tất cả mọi nguyện vọng.
Chi tiết mười bảy phương diện:
1.- Hoàn thành công đức kỳ diệu thanh tịnh được diễn tả trong những dòng kệ:
Khi con quán chiếu về tính tự nhiên của Quốc Độ ấy,
Con thấy rằng nó vượt hơn tất cả những cõi nước hiện hữu trong ba cõi.
( 3 ab)
2.- Hoàn thành công đức kỳ diệu rộng lớn được diễn tả trong những dòng kệ:
Căn bản như hư không,
Rộng rãi bao la và không cương giới (3cd)
3.- Hoàn thành công đức tự nhiên căn bản được diễn tả trong dòng kệ:
Hiển hiện Đại Từ Bi tự nhiên trong Chính Đạo
Và từ gốc rể của phẩm hạnh trần gian tuyệt vời trước đây khởi sinh
- ab)
4.- Hoàn thành công đức kỳ diệu trang nghiêm đủ loại trân bảo được diễn tả trong những dòng kệ sau:
Nó bao gồm những trân bảo hiếm hoi,
Và được phú cho với những sự trang hoàng tuyệt diệu.
- ab)
5.- Hoàn thành công đức kỳ diệu bừng sáng rực rở được diễn tả trong những dòng kệ:
Ánh sáng trong lành rực rở chói lòa
Và tĩnh lặng, bừng sáng toàn thế giới. (5 cd)
6.- Hoàn thành công đức kỷ diệu cảm nhận được diễn tả trong những dòng kệ sau:
Châu bảo trang hoàng, mềm mại và mượt mà như cỏ
Uốn bên phải và rẻ bên trái.
Chúng phát sinh cảm giác hoan hỉ trong những ai chạm phải,
Vượt hơn những cảm nhận sinh ra khi cỏ ca chiên lân đà vuốt ve. (kệ 6)
Quan tâm đến việc hoàn thành công đức kỳ diệu của ba nhân tố, chúng ta phải biết rằng có ba nhân tố. Đấy là nước, đất, và bầu trời.
7.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của nước được diễn tả trong những dòng kệ:
Vô vàn trạng thái khác nhau của châu báu rộ nở
Rãi rác vô số dọc theo hồ nước, dòng suối, dòng sông.
Khi một làn gió nhẹ thổi qua bông hoa và cây lá,
Ánh sáng phản chiếu xen lẩn và chiếu sáng khắp mọi phương. (7)
8.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của đất được diễn tả trong những dòng kệ:
Cung điện và những tháp báo đủ loại
Bao quát những phong cảnh không chướng ngại khắp mười phương
Có những cây cối phô bày nhiều màu sắc,
Tất cả bao quanh với những hàng rào bằng trân bảo quý giá. (8)
9.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của bầu trời được diễn tả trong những dòng kệ:
Những màn lưới treo vô số châu báu
Giăng ngang bầu trời.
Khi chuông linh đủ loại rung lên,
Chúng tuyên dương những pháp bảo tuyệt vời. (9)
10.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của mưa được diễn tả bằng những dòng kệ:
Bông hoa và y cà sa tuyệt đẹp rơi xuống,
Và vô biên hương báu đủ loại tỏa mùi thơm khắp mọi nơi.(10 ab)
11.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của ánh sáng được diễn tả trong những dòng kệ:
Tuệ trí của Đức Phật tinh khiết và bừng sáng như mặt trời;
Xua tan bóng tối của thế giới si mê. (10 cd)
12.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của danh hiệu được diễn tả bằng những dòng kệ:
Danh xưng thánh thiện giác ngộ con người xa thẩm và sâu rộng;
Vi tế và diệu kỳ và được nghe mọi nơi trong khắp mười phương.(11 ab)
13.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của Đức Thế Tôn được diễn tả bằng những dòng kệ:
Vùng đất được thủ hộ vững vàng bởi A Di Đà,
Đấng Giác Ngộ, Đấng Pháp Vương. (11cd)
14.- Hoàn thành công đức diệu kỳ của thân quyến được diễn tả trong những dòng kệ:
Những bậc hiền nhân tham dự giống như những đóa hoa tinh khiết vây quanh Đức Như Lai
Được sinh ra ở đấy, hóa sinh từ trong những Đóa Hoa Giác Ngộ. (12 ab)
15.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của thực phẩm được diễn tả trong những dòng kệ:
Tất cả thụ hưởng hương vị của Phật Pháp,
Và lấy thiền [quán] và định[chỉ] làm thực phẩm. (12cd)
16.- Hoàn thành công đức kỳ diệu trong sự tự do chắc chắn khỏi phiền não trong những dòng kệ:
Vĩnh viễn xa lìa những phiền não của thân thể và tinh thần,
Tất cả hưởng thụ niềm an lạc, mà không bị trở ngại.(13 ab)
17.- Hoàn thành công đức kỳ diệu trong việc cung cấp cánh cửa của Đại nguyên tắc được diễn tả trong những dòng kệ:
Tất cả chúng sinh là bình đẳng và ngay cả những tên gọi của những chúng sinh không xứng đáng cũng không nghe đến ở đấy. (13cd)
Đàn bà, những người xấu xí và khiếm khuyết và
Những ai có hạt giống của Nhị thừa không sinh ra ở đây,(14ab)
Chúng ta phải biết rằng phần thưởng của Tịnh Độ là giải thoát khỏi hai loại chúng sinh không xứng đáng: (1) là chính họ và (2) danh xưng của họ. Chúng sinh có ba loại: (1) thành viên của nhị thừa ,(2) đàn bà và (3) những người xấu xí và khiếm khuyết. Bởi vì sự vắng mặt của ba loại không toàn hảo, ở đấy nói rằng ‘tự những chúng sinh không xứng đáng không tìm thấy ở đấy.’ Danh xưng cũng là ba loại. Không chỉ ba loại chúng ta như vậy tự không hiện hữu, mà ngay cả tên gọi của “nhị thừa”, ‘đàn bà’, và ‘những người xấu xí và khiếm khuyết’ cũng không nghe đến. Do vậy, nói rằng ‘ngay cả danh xưng không xứng đáng cũng không nghe thấy ở đấy.’ ‘Bình đẳng’ có nghĩa là thể hiện bình đẳng và có cùng đặc trưng.
Hoàn thành công đức kỳ diệu trong việc đầy đủ tất cả những nguyện vọng được diễn tả trong những dòng kệ:
Bất cứ điều gì chúng sinh có thể khát ngưỡng
Họ đều được đầy đủ tất cả. (14cd)
- Tự Lợi Và Lợi Tha Toàn Hảo
Tôi đã giải thích một cách ngắn gọn mười bảy loại công đức kỳ diệu của cõi Phật Di Đà, mà đấy là biểu hiện sự toàn hảo của Đức Như Lai của cả năng lực công đức lớn cho lợi ích của riêng Ngài và công đức vì lợi ích cho những người khác.
- Cõi Tịnh Độ Hướng Đến Thực Tại Tối Hậu
Những trang nghiêm của cõi Phật Vô Lượng Thọ là những khía cạnh hiện tượng của một thế giới kỳ diệu phát sinh từ thực tại tối hậu. Tôi đã giải thích theo thứ tự qua mười sáu đối tượng toàn hảo các trang nghiêm (từ thứ hai đến thứ mười bảy) và điều này (trang nghiêm thứ nhất). Điều này chúng ta phải biết.
- Quán Tưởng Đức Phật Di Đà
Quán tưởng hoàn thành công đức kỳ diệu về Đức Phật là gì? Chúng ta phải biết rằng có tám khía cạnh. Tám khía cạnh ấy là gì? Chúng là:
- Hoàn thành công đức kỳ diệu của pháp tòa.
- Hoàn thành công đức kỳ diệu của thân thể.
- Hoàn thành công đức kỳ diệu của lời nói.
- Hoàn thành công đức kỳ diệu hành vi tinh thần.
- Hoàn thành công đức kỳ diệu của chúng hội.
- Hoàn thành công đức kỳ diệu của năng lực tối thượng.
- Hoàn thành công đức kỳ diệu của giáo chủ.
- Hoàn thành công đức kỳ diệu của phương tiện chắc chắn.
1.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của pháp tòa là gì? Nó được nói trong:
Ngài ngự tọa trên tòa hoa sen thanh khiết diệu kỳ
Trang hoàng với vô số châu báu tuyệt hảo. (15)
2.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của thân thể là gì? Nó được nói trong:
Thân thể của Ngài hiển lộ ánh sáng diệu kỳ một sải tay;
Hình tướng của Ngài tuyệt diệu không thể sánh lường đến những chúng sinh khác.(16 ab)
3.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của lời nói là gì? Nó được nói trong:
Âm thinh phi thường của Thế Tôn như Phạm Thiên
Được nghe khắp mười phương.(16 cd)
4.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của hành vi tinh thần là gì? Nó được nói trong:
Giống như đất, nước, lửa, gió
Và không gian, Ngài không có những tư tưởng phân biệt.(17ab)
Đức Phật Di Đà không có những tư tưởng phân biệt bởi vì Ngài không có tâm phân biệt.
5.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của chúng hội là gì? Nó được nói trong:
Chư thiên và con người, không lay động trong sự thành tựu tâm linh của họ,
Được sinh ra từ đại dương của tuệ trí. (17)
6.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của năng lực tối thượng là gì? Nó được nói trong:
Giống như núi Tu Di, vua của các ngọn núi,
Đức Phật A Di Đà là tối thượng, diệu kỳ, và không thể so sánh.(18 ab)
7.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của Giáo Chủ là gì? Nó được nói trong:
Chư thiên và những bậc hiền nhân cao quý
Tôn kính, đi nhiễu chung quanh Ngài và ngước nhìn Ngài một cách trìu mến. (18 cd)
8.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của phương tiện chắc chắn là gì? Nó được nói trong :
Khi con quán chiếu Nguyện Lực Nguyên Sơ của Ngài,
Con thấy rằng những ai gặp được sẽ không trôi qua trong tuyệt vọng.
Người ta có thể đạt đến một cách nhanh chóng
Biển lớn của kho tàng công đức. (19)
Khi chư Bồ Tát chưa đạt đến tâm thanh tịnh để thấy Đức Phật, họ sẽ cuối cùng có thể thực chứng Pháp thân Bình Đẳng và sẽ bình đẳng với những Bồ Tát tâm thanh tịnh và những vị ở những tầng bậc cao hơn trong việc thân chứng tịch tĩnh và bình đẳng.
Tôi đã giải thích ngắn gọn tám khía cạnh về hành vi của Đức Phật, minh chứng rằng những công đức kỳ diệu của Đức Thế Tôn vì lợi ích của riêng Ngài và cho những người khác đã được hoàn tất qua thứ tự. Quý vị phải thể nhận ngụ ý của điều này.
- Quán Chiếu Về Những Bồ Tát
Quán chiếu về việc hoàn thành những công đức kỳ diệu của những Bồ Tát là gì? Đấy là quán chiếu về những vị Bồ Tát, mà trong những vị ấy chúng ta thấy sự hoàn thành những công đức của việc thể hiện bốn điều thực tập đúng đắn. Quý vị phải thể nhận ngụ ý của điều này.
Bốn điều thực tập đúng đắn là gì?
- Thứ nhất, trong khi cư ngụ bất động trong cõi Phật, chư Bồ Tát thể hiện nhiều thân chuyển hóa khác nhau khắp mười phương, biểu lộ sự thực hiện những thực tập phù hợp với Giáo Pháp và dấn thân liên tục trong Phật sự. Kệ nói rằng:
Vùng đất của hòa bình, an lạc là thanh tịnh và tĩnh lặng;
Đức Phật luôn luôn chuyển bánh xe pháp vô nhiễm.
Được chuyển hóa, chư Phật và Bồ Tát sáng rực toàn thế giới như mặt trời,
Trong khi duy trì sự bất động như núi Tu Di. (20)
Vì các ngài tìm cách để làm cho những chúng sinh có thể khai mở như những hoa sen trong đầm lầy.
- Thứ hai, bất cứ lúc nào họ muốn, thân thể các ngài điều tiết và chuyển hóa phóng ra hào quang vĩ đại và chiếu đến đồng thời tất cả thế giới trong mười phương và trong một thoáng suy nghĩ nhằm để dạy dỗ và hướng dẫn chúng sinh; vì các ngài tìm cách để tiêu trừ khổ đau của chúng sinh bằng những phương tiện, thực hành và hoạt động thực tiển đa dạng. Kệ nói rằng:
Ánh sáng thanh tịnh, huy hoàng của chư Bồ Tát,
Trong sự bừng sáng đồng thời của môt niệm,
Chiếu soi rực rở mỗi một chúng hội của Đức Phật
Và đem lợi ích cho vô lượng chúng sinh. (21)
- Thứ ba, đã chiếu soi tất cả thế giới không thiếu nơi nào, các ngài chiếu sáng mỗi một chúng hội của chư Phật. Trên một mức độ đo lường rộng rãi mênh mang, các ngài cúng dường đến chư Phật, chư Thế Tôn, đỉnh lễ và ca ngợi đức độ của các Ngài. Kệ nói rằng:
Họ trổi âm nhạc, bông hoa, và y áo cõi trời,
Hương báu, và v.v…, và cúng dường chư Phật;
Tất cả ca ngợi và ngưỡng mộ công đức của chư Phật
Mà không có một tâm niệm phân biệt. (22)
- Thứ tư, các ngài thăm viếng những vị trí trên tất cả mọi thế giới trong mười phương nơi Ba Ngôi Tôn Quý không hiện hữu. Thiết lập và vinh danh công đức như đại dương quý báu của Phật, Pháp, và Tăng, các ngài biểu lộ và giải thích những sự thực hành đúng đắn cho tất cả. Kệ nói rằng:
Nếu bất cứ thế giới nào của vũ trụ
Không có kho tàng công đức của Phật Pháp,
Con quyết tâm được sinh ra ở đấy.
Và thuyết giảng Giáo Pháp như một Đức Phật . (23)
- Tất Cả Những Sự Biểu Hiện Kỳ Diệu Thâm Nhập Vào Trong Tâm –Nguyện
Tôi (Vasubadhu) đã giải thích trên sự quán chiếu việc hoàn thành những công đức kỳ diệu của cõi Phật, Đức Phật và chư Bồ Tát. Ba loại hoàn thành này được trang nghiêm với thệ nguyện. Chúng ta phải thể nhận những hàm ý này.
- Thâm Nhập vào trong Giáo Pháp Một Nguyên Lý
Trình bày tóm tắt, các ngài thâm nhập vào trong Giáo Pháp Một Nguyên Lý. Giáo Pháp Một Nguyên Lý là Nguyên Tắc Thanh Tịnh; Nguyên Tắc Thanh Tịnh là Pháp Thân Vô Điều Kiện được thân chứng qua Tuệ Trí Chân Chính.
IX- Hai Loại Thanh Tịnh
Thanh tịnh được phân biệt thành hai loại. Chúng ta phải nhận ra điều này. Những gì là hai loại? Thứ nhất,Thanh tịnh của cõi Phật như nơi cư trú. Thứ hai, Thanh tịnh của những cư dân ở đấy.
- Sự thanh tịnh của cõi Phật liên hệ đến việc hoàn thành mười bảy loại trang nghiêm của cõi Phật ấy; những điều này gọi là sự thanh tịnh của cõi Phật.
- Sự thanh tịnh của cư dân liên hệ đến tám loại trang nghiêm của Đức Phật và bốn loại trang nghiêm của Bồ Tát; những điều này được gọi là sự thanh tịnh của cư dân.
Vì thế Một Nguyên lý Giáo Pháp bao hàm hai loại thanh tịnh này. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.
- Chuyển hóa chúng sinh với phương tiện thiện xảo
Vì thế, chư Bồ Tát thực hành thiền định (Shamatha) phô bày sâu đậm và thiền quán (vipashyana) hiển lộ rộng lớn, và vì thế đạt đến tâm nhu nhuyến. Các ngài thể chứng thật sự cả những biểu hiện rộng lớn và nguyên tắc bao quát tất cả. Vì thế các ngài hoàn thành chuyển hóa công đức bằng những phương tiện thiện xảo.
Sự chuyển hóa công đức của chư Bồ Tát bằng phương tiện thiện xảo là gì? Sự chuyển hóa công đức bằng phương tiện thiện xảo là biến tất cả những công đức và gốc rể của những sự tích tập thánh thiện bằng việc thể hiện năm loại thực hành, chẳng hạn như phụng thờ, đến tất cả chúng sinh, tiêu trừ khổ não của họ, và các ngài không tìm kiếm sự hưởng thụ những khoái lạc vì sự sống của chính các ngài, nhưng nguyện ước ôm ấp tất cả chúng sinh và hổ trợ họ đạt đến vãng sinh về cõi Phật hòa bình và an lạc cùng với chính các ngài. Điều này gọi là “sự hoàn thành chuyển hóa công đức của chư Bồ Tát bằng phương tiện thiện xảo.”
- Tiêu Trừ những Chướng Ngại đến Giác Ngộ
Đã chủ động phương pháp hoàn thành sự chuyển hóa công đức, bây giờ chư Bồ Tát có thể tiêu trừ ba loại chướng ngại đến Giác Ngộ. Những gì là ba?
- Thứ nhất, bằng việc thâm nhập vào cánh cửa của tuệ trí, các ngài không tìm sự khoái lạc cho riêng mình, và vì thế các ngài diệt trừ bất cứ tư tưởng nào của chấp ngã.
- Thứ hai, bằng việc thâm nhập vào cánh cửa của từ bi, các ngài giải thoát khổ đau của tất cả chúng sinh và tiêu trừ sự miễn cưỡng do dự để ban hòa bình cho họ.
- Thứ ba, bằng việc thâm nhập vào cánh cửa của phương tiện thực tiển, các ngài đạt đến từ bi cho tất cả chúng sinh và vì thế diệt trừ bất cứ tư tưởng nào tìm cầu sự ngưỡng mộ và tôn trọng của người khác.
Đây gọi là sự diệt trừ ba loại chướng ngại đến Giác Ngộ.
- Thành Tựu Phù Hợp với Giác Ngộ
Đã tiêu trừ ba loại chướng ngại đến Giác Ngộ, chư Bồ Tát bây giờ có thể hoàn toàn đạt đến ba loại tâm trong sự phù hợp Giác Ngộ. Những điều này là gì?
- Thứ nhất, tâm thanh tịnh vô nhiễm: các ngài đạt đến tâm này vì các ngài không tìm cầu sự khoái lạc của riêng các ngài.
- Thứ hai, tâm hòa bình thanh tịnh: chư Bồ Tát đạt đến tâm này vì các ngài tìm cách tiêu trừ khổ đau của tất cả chúng sinh.
- Tâm thanh tịnh an lạc: chư Bồ Tát đạt đến tâm này vì các ngài có thể làm cho tất cả chúng sinh tiếp cận Đại Giác Ngộ và vì mục tiêu này các ngài tiếp đón và đưa chúng sinh đạt đến việc vãng sinh vào cõi Cực Lạc.
Những điều này được gọi là “hoàn toàn đạt đến ba tâm phù hợp với Giác Ngộ”. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.
- Tóm Tắt Một Số Thuật Ngữ Chìa Khóa
Ba cánh cửa đã đề cập ở trên – tuệ trí, từ bi, và phương tiện thiện xảo – bao hàm Bát nhã; Bát nhã chứa đựng phương tiện thiện xảo. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.
Ba loại tiêu trừ kể trên – tiêu trừ bất cứ tư tưởng nào của ngã chấp, tiêu trừ sự miễn cưỡng do dự ban bố hòa bình cho tất cả chúng sinh, và tiêu trừ bất cứ tư tưởng nào tìm cầu sự ngưỡng mộ và tôn trọng bởi những người khác – là những cung cách của việc loại bỏ những chướng ngại đến Giác Ngộ. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.
Ba loại tâm đề cập ở trên – tâm thanh tịnh vô nhiễm, tâm hòa bình thanh tịnh, và tâm thanh tịnh an lạc – được phối hợp để hình thành “tâm tối thượng, an lạc, vô tỉ và chân thật.” Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.
- Hoàn Thành những Thệ Nguyện và Hành Động
Trong cách này, tâm tuệ trí, tâm thiết thực, tâm vô chướng ngại, tâm vô thượng và chân thật của chư Bồ Tát đem đến sự vãng sinh trong cõi Tịnh Độ của Phật. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.
Điều này được gọi là ‘sự hoàn thành những hành động của Bồ Tát, Ma Ha Tát, khi khao khát thâm nhập qua năm cánh cửa của Pháp Bảo.’ Những hành động của thân thể, lời nói, tâm ý, tuệ trí và tuệ trí của phương tiện thiện xảo như được đề cập ở trên là những cánh cửa của Pháp Bảo làm cho thích ứng đến con đường vãng sinh về cõi Tịnh Độ.
- Hoàn Thành Những Hành Động Lợi Ích
Một lần nữa, có năm cánh cửa, mà chúng nhằm để sản sinh năm loại công đức. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này. Những gì là năm cánh cửa? Chúng là:cánh cửa của tiếp cận, cánh cửa của chúng hội lớn, cánh cửa của nơi cư trú, cánh cửa của phòng nhà, và cánh cửa của nơi giải trí.
Trong năm cánh cửa, bốn cánh cửa đầu sản sinh công đức trong phương diện ‘đi vào’ và cánh cửa thứ năm sản sinh công đức trong phương diện ‘đi ra’.
- Cánh cửa thứ nhất trong phương diện ‘đi vào’ là để phụng thờ lễ bái Đức Phật Di Đà nhằm để được vãng sinh trong cõi Phật; bằng điều này, chúng ta đạt đến việc vãng sinh vào cõi Hòa Bình và An Lạc, và vì thế nó được gọi là Cánh cửa thứ nhất trong phương diện ‘đi vào’[Tịnh Độ].
- Cánh cửa thứ hai trong phương diện ‘đi vào’ là để ca ngợi Đức Phật Di Đà, trong khi trì danh hiệu Phật trong sự phù hợp với ý nghĩa và thực hành trong sự phù hợp với ánh sáng của tuệ trí; bằng điều này chúng ta tham dự chúng hội lớn. Điều này được gọi là cánh cửa thứ hai trong phương diện ‘đi vào’.
- Cánh cửa thứ ba trong phương diện ‘đi vào’ là ngưỡng mộ một cách nhất tâm và chân thành để được vãng sinh và thể hiện sự thực hành thiền định (shamatha) tĩnh lặng; bằng điều này chúng ta có thể đến cõi Sen báu. Điều này được gọi là cánh cửa thứ ba của phương diện ‘đi vào.’
- Cánh cửa thứ tư trong phương diện ‘đi vào’ là quán chiếu một cách nhiệt tình những trang nghiêm kỳ diệu và vì thế thực tập thiền quán (vipashyana); bằng điều này chúng ta có thể đến cõi Tịnh Độ, nơi mà chúng ta sẽ thụ hưởng những sự hấp dẫn đủ loại của Giáo Pháp. Điều này được gọi là cánh cửa thứ tư của “đi vào.”
- Cánh của thứ năm của phương diện ‘đi ra’ là quán chiếu với lòng đại từ bi với tất cả chúng sinh đau khổ, biểu hiện thân thể thích hợp và chuyển hóa, và thâm nhập vào khu vườn sinh tử và khu rừng đam mê tội lỗi, nơi những Bồ Tát diễn bày, những năng lực biểu hiện siêu việt, vì thế, các ngài cư trú trong tầng bậc giáo hóa chúng sinh khác qua sự chuyển hóa công đức của Đức Phật Di Đà bằng Năng Lực của Thệ Nguyện Nguyên Sơ của các ngài. Điều này được gọi là cánh cửa thứ năm trong phương diện ‘đi ra’ [hóa độ].
Chư Bồ Tát hoàn thành sự thực tập vì lợi ích của riêng các ngài với bốn cánh cửa trong phương diện ‘đi vào’. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.
Qua cánh cửa thứ năm của ‘đi ra’ chư Bồ Tát hoàn thành sự thực tập về việc làm lợi ích cho người khác bằng việc chuyển hóa công đức. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.
Do thế, bằng việc thể hiện năm sự thực hành chính niệm, Bồ Tát hoàn thành cả tự lợi và lợi tha, và vì vậy nhanh chóng đạt đến Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Kết thúc sự trình bày giản lược của tôi về căn bản của Những Vần Kệ Ngưỡng Vọng Vãng Sinh, Luận theo Kinh Vô Lượng Thọ (hay Kinh Đại Bổn Di Đà).
—
[1] Ca Thi Lân Ðà [kacilindika]là một thứ cỏ rất mềm mại, mịn màng ở Ấn Ðộ, người khi chạm vào cỏ ấy sanh lòng vui vẻ êm dịu
[Bibliography] H. Inagaki, Ojoronchu: T’an-luan’s Commentary on Vasubandhu’s Discourse on the Pure Land: A Study and Translation, Nagata Bunshodo, Kyoto, 1998, pp. 120-291.
Tuệ Uyển chuyển ngữ – 16/12/2010